KINH PHÓNG QUANG BÁT-NHÃ
Hán dịch: Đời Tây Tấn, Tam tạng Vô-la-xoa, người nước Vu Điền.
QUYỂN 1
Phẩm 1: PHÓNG QUANG
Tôi nghe như vầy:
Một thuở nọ, ở núi Kỳ-xà-quật thuộc nước La-duyệt-kỳ, Đức Phật cùng với chúng đại Tỳ-kheo gồm năm ngàn vị đều là bậc A-la-hán đã hết các lậu, ý đã giải thoát không còn ô nhiễm, trí tuệ tự tại thông suốt các việc, ví như rồng chúa đã hoàn tất công việc, vứt bỏ gánh nặng, thành tựu được chí nguyện, ba nghiệp đã thanh tịnh, chánh trí đã hiển bày.
Lại có năm trăm vị Tỳ-kheo-ni, chúng Ưu-bà-tắc, Ưu-bà-di. Các Đại Bồ-tát đã đắc Đà-la-ni, Không hạnh Tam-muội, Vô tướng, Vô nguyện tạng, đắc Đẳng nhẫn và pháp môn vô ngại Đà-la-ni, đắc cả năm pháp thần thông, lời nói nhu hòa, không giải đãi, xả bỏ lợi dưỡng, không còn mong cầu, đã đạt đến pháp nhẫn sâu xa, được sức tinh tấn vượt qua hành động của ma, không còn sinh tử, tuần tự giáo hóa trải qua a-tăng-kỳ kiếp thuận theo bản hạnh, việc làm không quên mất, nhan sắc vui vẻ, thường khiêm nhường cung kính, lời nói hòa nhã, ở trong đại chúng ghi nhớ đầy đủ, trong vô số kiếp nhận lãnh sự giáo hóa, lời nói như huyễn, như mộng, như tiếng vang, như ánh sáng, như ảo ảnh, như huyễn hóa, như bong bóng nước, như ảnh trong gương, như sóng nắng, như trăng đáy nước, thường đem pháp này để giác ngộ hữu t́nh, biết được chí hướng của chúng sinh, dùng trí tuệ vi diệu tùy theo ý nguyện của chúng sinh mà độ thoát cho họ, ý không chướng ngại, hành tŕ nhẫn nhục một cách trọn vẹn, thấu rõ chân đế, mong được hộ tŕ vô lượng, vô số cõi Phật và thể nhập vào Tam-muội của chư Phật, thường thỉnh chư Phật thuyết pháp cho các hữu t́nh, làm cho chúng đều được giác ngộ, xa ĺa chấp trước và tự tại an lạc trong trăm ngàn Tam-muội, oai đức của các Bồ-tát đều như vậy.
Tên của các vị ấy là: Bồ-tát Hộ Chư Hệ, Bồ-tát Bảo Lai, Bồ-tát Đạo sư, Bồ-tát Long Thí, Bồ-tát Sở Thọ Tắc Năng Thuyết, Bồ-tát Vũ Thiên, Bồ-tát Thiên Vương, Bồ-tát Hiền Hộ, Bồ-tát Diệu Ý, Bồ-tát Hữu Tŕ Ý, Bồ-tát Tăng Ích Ý, Bồ-tát Hiện Vô Si, Bồ-tát Thiện Pháp, Bồ-tát Quá Bộ, Bồ-tát Thường Ứng, Bồ-tát Bất Trí Viến, Bồ-tát Hoài Nhựt Tạng, Bồ-tát Ý Bất Khuyết Giảm, Bồ-tát Hiện Âm Thanh, Bồ-tát Ai Nhã Oai, Bồ-tát Bảo Ấn Thủ, Bồ-tát Thường Cử Thủ, Bồ-tát Từ Thị… có hơn trăm ngàn ức na-thuật Bồ-tát đều ở quả bổ xứ. Lại có vô số trăm ngàn các vị Bồ-tát và các vị Tôn giả đều đến hội họp.
Bấy giờ Đức Thế Tôn ngồi kiết già trên tòa cao, nhập vào Tam-muội Định ý, Tam-muội ấy là vua trong các Tam-muội, các Tam-muội khác từ đó mà lưu xuất. Trụ trong Tam-muội này, Đức Thế Tôn dùng Thiên nhãn quan sát thế giới, từ tướng bánh xe ngàn căm dưới chân Ngài phóng ra ánh sáng đi từ bắp chân lên đến nhục kế, khắp các chi phần trong thân Phật đều phóng ra sáu mươi ức trăm ngàn ánh hào quang chiếu tới phương Đông, phương Tây, phương Nam, phương Bắc, bốn góc, trên dưới, trùm khắp tam thiên đại thiên thế giới. Các loài chúng sinh trong các cõi Phật nhiều như số cát sông Hằng, khi thấy hào quang liền sinh lòng tin kiên cố và phát tâm tu theo đạo chân chánh.
Khi ấy, từ lông chân trên thân Đức Thế Tôn, từng lỗ chân lông đều phát ra hào quang chiếu sáng khắp tam thiên đại thiên thế giới, lại chiếu các thế giới như cát sông Hằng khắp mười phương, làm cho tất cả chúng sinh thấy hào quang này đều phát lòng tin theo đạo Vô thượng chân chánh.
Thế Tôn lại dùng pháp Vô sở trước Chánh đẳng giác của các Đức Như Lai phóng ra đạo hào quang lớn, chiếu khắp tam thiên đại thiên thế giới lại chiếu khắp mười phương thế giới, như số cát sông Hằng, làm cho tất cả chúng sinh thấy hào quang này đều phát tâm Vô thượng chân chánh.
Bấy giờ, Đức Thế Tôn hiện ra tướng lưỡi rộng dài che kín cả tam thiên đại thiên thế giới. Từ tướng lưỡi ấy lại phóng ra vô số ức trăm ngàn ánh hào quang rực rỡ; mỗi một ánh hào quang lại hóa ra hoa quý ngàn cánh, màu sắc như vàng ròng; trên mỗi cánh hoa đều có hóa Phật ngồi thuyết sáu pháp Ba-la-mật. Tất cả chúng sinh khi nghe pháp ấy đều phát tâm theo đạo Vô thượng chân chánh. Từ ánh sáng của tướng lưỡi có các bông hoa chiếu khắp mười phương thế giới như số cát sông Hằng. Tất cả chúng sinh khi được thấy ánh sáng và nghe pháp ấy đều phát tâm theo đạo Vô thượng chân chánh.
Bấy giờ, Đức Thế Tôn ngồi trên tòa Sư tử, nhập Tam-muội tên là Sư tử du hý. Thân Ngài phóng ra thần túc làm tam thiên đại thiên thế giới chấn động sáu cách. Do oai thần của Tam-muội ấy làm cho mặt đất trong tam thiên đại thiên thế giới trở nên mềm mại đàn hồi theo bước chân. Các loài chúng sinh trong địa ngục, ngạ quỷ, loài côn trùng cùng các chúng sinh ở trong tám nạn đều được giải thoát, sinh vào cõi trời, cõi người, ngang với cõi trời thứ sáu. Những chúng sinh vừa sinh ra, liền vui mừng đều biết được túc mạng, đi đến chỗ Phật đảnh lễ và lãnh thọ giáo pháp.
Như vậy, chúng sinh trong mười phương thế giới nhiều như số cát sông Hằng ở ba đường ác và tám nạn xứ được xa ĺa đau khổ, sinh vào cõi trời, người, cõi trời thứ sáu, vừa sinh ra đều vui mừng biết được túc mạng, đi đến chỗ Phật đảnh lễ và lãnh thọ giáo pháp.
Lúc đó, trong tam thiên đại thiên quốc độ, người mù được sáng mắt, người điếc được nghe, người câm th́ nói được, người gù lưng được thẳng, người tật nguyền được lành lặn, người khùng được b́nh phục, người cuồng được định tĩnh, người bệnh được lành, người đói khát được no đủ, người gầy ốm được khỏe mạnh, người già được trẻ, người thiếu y phục được y phục. Tất cả chúng sinh đều được toại ý, xem nhau như cha mẹ anh chị em, đều thực hành mười điều thiện, tu phạm hạnh không có lỗi lầm, được vui vẻ thoải mái, ví như Tỳ-kheo đắc Thiền thứ ba. Tất cả chúng sinh đều đạt đến trí tuệ, tự thân đã điều phục, không làm nhiễu hại chúng sinh.
Thế Tôn ngồi trên tòa Sư tử trong tam thiên đại thiên thế giới, công đức của Ngài tôn quý đặc biệt, thân Ngài rực rỡ oai đức cao cả. Ví như núi chúa Tu-di, các núi khác không thể sánh bằng.
Bấy giờ, Đức Thế Tôn thể theo pháp Vô sở trước Chánh đẳng giác của các Đức Như Lai mà phát ra âm thanh lớn, vang khắp tam thiên đại thiên thế giới. Các cõi trời Thủ đà hội, Phạm thiên, Đế Thích, Tứ Thiên vương..., chư Thiên các cõi trời và các chúng sinh khi được thấy tòa Sư tử, được nghe thuyết pháp, liền mang các thứ hương hoa quý, đến cúng dường pháp Vô sở trước Chánh đẳng giác của các Đức Như Lai.
Chúng sinh trong tam thiên đại thiên thế giới đều đem các nước thơm, các loại hoa ở thế gian đến dâng cúng Đức Thế Tôn. Hương hoa của chư Thiên và chúng sinh dâng cúng, nhóm lại trụ trên hư không, hóa thành một đài lớn. Trong đài ấy hóa ra phướn dài, lọng báu bằng hoa năm màu rực rỡ rủ xuống, phát ra ánh sáng, làm cho cõi đất trong tam thiên đại thiên thế giới thành màu hoàng kim... Cho đến khắp các phương thế giới nhiều như cát sông Hằng cũng đều như vậy.
Lúc đó, người trong cõi Diêm-phù-đề nghĩ rằng: “Hôm nay Đức Như Lai Vô Sở Trước, Đẳng Chánh Giác chỉ thuyết pháp ở chỗ chúng ta, chứ không thuyết pháp ở chỗ khác.” Những chúng sinh trong tam thiên đại thiên thế giới đều nghĩ: “Hôm nay, Đức Như Lai chỉ thuyết pháp ở đây, chứ không thuyết pháp ở nơi khác.”
Ngồi trên tòa Sư tử, Thế Tôn lại phóng ra ánh sáng chiếu khắp tam thiên đại thiên thế giới. Những chúng sinh khi thấy ánh sáng đều thấy được Phật và chúng đệ tử ở phương Đông nhiều như cát sông Hằng, trong đó có Phật Thích-ca Văn và chúng hội ở cõi Sa-ha... những chúng sinh trong mười phương thế giới cũng đều thấy như vậy.
Các cõi nước ở phương Đông nhiều như số cát sông Hằng, trong đó có quốc độ tên là Bảo tích; Đức Phật ở cõi nước ấy hiệu là Bảo Sự Như Lai Vô Sở Trước Đẳng Chánh Giác đang thuyết Bát-nhã ba-la-mật giáo hóa hữu t́nh. Bồ-tát Phổ Minh thấy ánh hào quang, oai thần biến hóa chấn động của Phật Thích-ca Văn liền thưa với Đức Bảo Sự Như Lai:
–Hôm nay, do duyên ǵ có hào quang của Phật biến hóa chấn động như vậy?
Bảo Sự Như Lai bảo Phổ Minh:
–Rất xa về phương Tây có thế giới Sa-ha, Phật ở cõi ấy hiệu là Thích-ca Văn đang v́ các Bồ-tát thuyết Bát-nhã ba-la-mật, nên có điềm lành này.
Phổ Minh bạch Phật:
–Bạch Thế Tôn! Con muốn đến chỗ Phật Thích-ca để cúng dường lễ bái, bởi v́ các Bồ-tát ở cõi kia đều đắc Tổng tŕ và đắc Tam-muội vượt trên tất cả các Tam-muội.
Phật bảo Phổ Minh:
–Ông muốn đi hãy tùy ý!
Khi ấy, Phật Bảo Sự lấy một ngàn hoa sen màu sắc như vàng ròng đưa cho Bồ-tát Phổ Minh, bảo rằng:
–Ông hãy đem hoa này đến cúng dường Phật Thích-ca.
Lại bảo:
–Ông đến cõi kia hãy giữ ǵn oai nghi, đừng để mất phép tắc. V́ sao vậy? V́ ở cõi kia Bồ-tát có hành tŕ giới luật mới sinh vào cõi ấy.
Lúc ấy, Bồ-tát Phổ Minh cùng với vô số trăm ngàn Bồ-tát và vô số Tỳ-kheo, chúng thiện nam, thiện nữ, từ phương Đông đi đến trải qua các cõi Phật lễ bái dâng hoa cúng dường; đến cõi Kham nhẫn găp Phật Thích-ca Văn cúi đầu đảnh lễ thưa:
–Đức Bảo Sự Như Lai ân cần thăm hỏi Thế Tôn thân thể nhẹ nhàng và sức khỏe b́nh thường không! Xin dâng hoa này cúng dường Thế Tôn.
Đức Phật Thích-ca nhận hoa, rải đến các cõi Phật ở phương Đông nhiều như số cát sông Hằng; trên mỗi hoa đều có hóa Phật ngồi thuyết Bát-nhã ba-la-mật giáo hóa chúng sinh. Người được nghe pháp đều phát tâm theo đạo Vô thượng chân chánh. Những thiện nam, thiện nữ theo Bồ-tát Phổ Minh đều cúi đầu đảnh lễ và dâng hoa cúng Phật Thích-ca Văn.
Các cõi nước ở phương Nam nhiều như cát sông Hằng; trong đó có cõi nước tên là Độ ưu, Đức Phật ở cõi ấy hiệu là Vô Ưu Uy Như Lai Vô Sở Trước Đẳng Chánh Giác và có Bồ-tát tên là Lưu Ưu.
Các cõi nước ở phương Tây nhiều như cát sông Hằng, trong đó có cõi nước tên là Diệt ác, Đức Phật ở cõi ấy hiệu là Bảo Thượng Như Lai Vô Sở Trước Đẳng Chánh Giác và có Bồ-tát tên là Ý Hành.
Các cõi nước ở phương Bắc nhiều như cát sông Hằng, trong đó có quốc độ tên Thắng, Đức Phật ở cõi ấy hiệu là Nhân Vương Như Lai Vô Sở Trước Đẳng Chánh Giác và có Bồ-tát tên là Thí Thắng.
Các cõi nước ở phương dưới nhiều như cát sông Hằng, trong đó có quốc độ tên Hiền, Đức Phật ở cõi ấy hiệu là Hiền Uy Như Lai Vô Sở Trước Đẳng Chánh Giác và có Bồ-tát tên là Diệu Hoa.
Các cõi nước ở phương trên cũng nhiều như cát sông Hằng, trong đó có quốc độ tên là Tư lạc, Phật ở cõi ấy hiệu là Tư Lạc Như Lai Vô Sở Trước Đẳng Chánh Giác và có Bồ-tát tên là Tư Lạc Thí. Như vậy, các vị Bồ-tát ở sáu phương đều bạch với Phật ở cõi ḿnh:
–Do nhân duyên ǵ mà có sự biến hóa này?
Các Đức Phật đáp:
–Cách thế giới này rất xa có thế giới Kham nhẫn, Đức Phật cõi ấy hiệu là Thích-ca Văn đang v́ Bồ-tát mà thuyết giảng Bát-nhã ba-la-mật nên mới hiện ra điềm lành này.
Các Bồ-tát đều thưa:
–Con muốn đến cõi Kham nhẫn để lễ bái cúng dường Phật Thích-ca Văn.
Khi ấy, các Đức Phật đều lấy hoa quý trao cho vô số trăm ngàn Bồ-tát; các Tỳ-kheo Tăng, thiện nam, thiện nữ cùng đi đến cõi Kham nhẫn. Trải qua các cõi Phật, các vị ấy đều dâng hoa cúng dường... dần đến cõi Kham nhẫn, gặp Phật Thích-ca Văn thăm hỏi cúng dường...; như các Bồ-tát ở phương Đông đã làm.
Bấy giờ, trong khoảnh khắc, cõi đất tam thiên đại thiên thế giới hóa thành bảy báu, cỏ cây đều trổ hoa thơm, treo các phướn dài, lụa năm màu, lọng bằng hoa. Như quốc độ của Phật Phổ Hoa Như Lai trong thế giới Hoa tích, quốc độ của Văn-thù-sư-lợi, Thiên tử Thiện Trụ Ý Vương và các Bồ-tát Đại Oai Thần, trân bảo tốt đẹp của thế giới Kham nhẫn cũng như ở các cõi kia. Chúng hội các vị Trời, Rồng, Ma, Phạm, Sa-môn, Bà-la-môn, nhân dân trong nước, các Bồ-tát, người mới phát tâm đều đến hội họp. Khi ấy, biết chúng hội đã tập hợp, Đức Phật bảo:
–Này Xá-lợi-phất! Đại Bồ-tát cần phải tu học Bát-nhã ba-la-mật.
Xá-lợi-phất bạch Phật:
–Con phải thực hành Bát-nhã ba-la-mật như thế nào để thông suốt tất cả các pháp?
Phật bảo:
–Này Xá-lợi-phất! Đại Bồ-tát thực hành Bát-nhã ba-la-mật luôn luôn bố thí, có vật thí và người thọ nhận thí, đó là thực hành Bố thí ba-la-mật; biết tội phước là Tŕ giới ba-la-mật; không sinh tâm sân hận là hành Nhẫn nhục ba-la-mật; thân, khẩu, ý thường siêng năng không biếng nhác là hành tŕ Tinh tấn ba-la-mật; không ham thích theo sáu căn là hành tŕ Thiền định ba-la-mật.
Lại nữa, này Xá-lợi-phất! Đại Bồ-tát hành tŕ Bát-nhã ba-la-mật nên tâm ý không loạn động, sẽ được đầy đủ bốn Ý chỉ, bốn Đoạn ý, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy Giác ý, tám Chánh đạo; sẽ đầy đủ Tam-muội Không, Vô tướng, Vô nguyện, bốn Thiền, bốn Đẳng, bốn Tam-muội vô h́nh, tám Giải thiền, chín Thứ đệ thiền; lại thông suốt chín pháp quán tưởng: Tướng thây mới chết, tướng gân quấn xương như dây bó củi, tướng xanh bầm, tướng mủ, tướng máu, tướng thây chết còn lại (sau khi bị côn trùng rúc rỉa), tướng xương rơi vãi, tướng xương trải qua thời gian dài, tướng xương ghê tởm sau khi bị thiêu hủy. Đã biết những tướng ấy rồi nên thường niệm Phật, Pháp, Tăng, niệm Bố thí, niệm Giới, niệm hơi thở vào ra, niệm vô thường, khổ, không, vô ngã; tưởng không có lạc, tưởng không sinh diệt, tưởng không có tận, tưởng không có sự phát khởi, tưởng về thiện, tưởng về pháp, đoán biết tâm ý của chúng sinh, đó là Tuệ. Lại có đắc được Tam-muội Giác ý, Tam-muội Vô ý, có tưởng có sợ hãi, không tưởng không sợ hãi; cũng không tưởng cũng không sợ hãi, đối với bất tri căn, đương tri căn, dĩ tri căn, sẽ biết rõ Dục; vượt qua tám nạn, mười hai xứ; gồm đủ mười Lực, mười tám pháp Bất cộng của chư Phật, bốn Vô sở úy, bốn Vô ngại tuệ, đại Từ, đại Bi, hiểu rõ tất cả tuệ của Bồ-tát cần phải tu học Bát-nhã ba-la-mật. Đại Bồ-tát muốn đủ tất cả trí Nhất thiết xa ĺa sinh tử th́ phải tu học Bát-nhã ba-la-mật.
Như vậy, này Xá-lợi-phất! Đó là Đại Bồ-tát thực hành Bát-nhã ba-la-mật.
Lại nữa, này Xá-lợi-phất! Đại Bồ-tát muốn lên quả vị Bồ-tát, vượt qua địa vị Thanh văn và Bích-chi-phật, đạt đến địa vị không thoái chuyển, chứng sáu thần thông, biết được ý muốn mọi người; muốn vượt lên trí tuệ Thanh văn, Bích-chi-phật th́ phải tu học Bát-nhã ba-la-mật. Đại Bồ-tát muốn chóng đạt các Đà-la-ni, các Tam-muội, các trí th́ phải tu học Bát-nhã ba-la-mật; muốn vượt trên các công đức khuyến trợ, Bố thí, Tŕ giới của hàng Thanh văn, Bích-chi-phật th́ phải tu học Bát-nhã ba-la-mật. Đại Bồ-tát muốn biết giới, Tam-muội, trí tuệ, giải thoát kiến, giải thoát tuệ của hàng Thanh văn, Bích-chi-phật, lại muốn vượt qua các pháp ấy th́ phải tu học Bát-nhã ba-la-mật. Đại Bồ-tát hành tŕ Thí, Giới, Nhẫn, Tinh tấn, Thiền định chỉ một ít mà muốn vô lượng công đức th́ phải tu học Bát-nhã ba-la-mật. Đại Bồ-tát muốn cho thân h́nh của thân tộc giống như thân Phật th́ phải tu học Bát-nhã ba-la-mật. Đại Bồ-tát muốn được ba mươi hai tướng tốt và tám mươi vẻ đẹp của bậc Đại sĩ, thành tựu chủng tánh của Bồ-tát, mau đến quả vị Thập địa th́ phải tu học Bát-nhã ba-la-mật. Đại Bồ-tát muốn gần gũi cúng dường chư Phật Thế Tôn, làm tất cả việc v́ muốn thành tựu công đức th́ phải tu học Bát-nhã ba-la-mật. Đại Bồ-tát muốn làm mãn nguyện những mong cầu của tất cả chúng sinh như: Nước uống, thức ăn, xe cộ, voi, ngựa, giày dép, áo mặc, hương thơm, tràng hoa, giường nằm..., th́ phải tu học Bát-nhã ba-la-mật.
Này Xá-lợi-phất! Đại Bồ-tát muốn mọi người trong hằng hà sa cõi Phật đều được đầy đủ sáu pháp Ba-la-mật th́ phải tu học Bát-nhã ba-la-mật. Đại Bồ-tát muốn làm công đức để đạt đến quả Phật th́ phải tu học Bát-nhã ba-la-mật. Đại Bồ-tát muốn được chư Phật Thế Tôn trong hằng hà sa quốc độ tán thán công đức th́ phải tu học Bát-nhã ba-la-mật. Đại Bồ-tát muốn trong khoảng một niệm hiện thân hằng hà sa cõi Phật khắp mười phương th́ phải tu học Bát-nhã ba-la-mật. Đại Bồ-tát muốn phát ra âm thanh làm cho mười phương thế giới đều nghe th́ phải tu học Bát-nhã ba-la-mật. Đại Bồ-tát muốn giữ ǵn cho tất cả cõi Phật trong mười phương không bị đoạn diệt th́ phải tu học Bát-nhã ba-la-mật. Đại Bồ-tát muốn trụ vào Nội không, Ngoại không, Đại không, Tối thượng không, Không không, Hữu vi không, Vô vi không, Cứu cánh không, Vô hạn không, Sở hữu không, Tự tánh không, Nhất thiết pháp không, Vô sở ỷ không, Vô sở hữu không, lại muốn biết pháp không ấy th́ phải tu học Bát-nhã ba-la-mật. Đại Bồ-tát muốn biết như thật về chư Phật và các pháp th́ phải tu học Bát-nhã ba-la-mật. Đại Bồ-tát muốn biết tánh và tướng trạng của các pháp th́ phải tu học Bát-nhã ba-la-mật. Đại Bồ-tát muốn biết chân tế của tất cả các pháp th́ phải tu học Bát-nhã ba-la-mật.
Này Xá-lợi-phất! Đại Bồ-tát nên như thế mà tu tập và an trụ trong Bát-nhã ba-la-mật.
Lại nữa, này Xá-lợi-phất! Đại Bồ-tát muốn biết số vi trần, cỏ cây, cành lá... trong tam thiên đại thiên thế giới th́ phải tu học Bát-nhã ba-la-mật. Đại Bồ-tát muốn lấy một phần trăm của sợi lông để đếm biết số giọt nước biển trong tam thiên đại thiên thế giới và biết rõ được mà vẫn giữ nguyên không hại tánh nước th́ phải tu học Bát-nhã ba-la-mật. Lửa lớn bùng cháy trong tam thiên đại thiên thế giới ví như lửa vào thời kiếp thiêu, Đại Bồ-tát muốn trong khoảnh khắc thổi tắt ngọn lửa ấy th́ phải tu học Bát-nhã ba-la-mật. Cuồng phong nổi dậy trong tam thiên đại thiên thế giới, thổi núi Tu-di nát như cám, Đại Bồ-tát có thể dùng ngón tay ngăn được sức gió làm cho gió lặn th́ phải tu học Bát-nhã ba-la-mật. Đại Bồ-tát muốn ngồi kiết già khắp hư không trong tam thiên đại thiên thế giới th́ phải tu học Bát-nhã ba-la-mật. Đại Bồ-tát muốn dùng một tay nâng các núi Tu-di trong tam thiên đại thiên quốc độ để ở phương khác cách vô số thế giới cõi Phật th́ phải tu học Bát-nhã ba-la-mật. Đại Bồ-tát muốn đem một bát cơm cúng dường và làm cho mười phương hằng hà sa Phật và các đệ tử Phật được no đủ th́ phải tu học Bát-nhã ba-la-mật. Lại muốn đem trân bảo, đồ trang sức, y phục, tràng phan, lụa ngũ sắc, lọng báu, hoa hương cúng dường hằng sa Phật và chúng đệ tử Phật th́ phải tu học Bát-nhã ba-la-mật. Đại Bồ-tát muốn làm cho chúng sinh trong mười phương hằng sa quốc độ đầy đủ giới, Tam-muội, trí tuệ, kiến giải thoát, tuệ giải thoát, bốn đạo Sa-môn..., cho đến Vô-dư Niết-bàn th́ phải tu học Bát-nhã ba-la-mật.
Lại nữa, này Xá-lợi-phất! Đại Bồ-tát thực hành Bát-nhã ba-la-mật, nếu Bố thí th́ nghĩ như vầy: “Ta sẽ được quả báo lớn, sinh trong nhà tôn quý, thuộc dòng họ Phạm chí, trưởng giả, được sinh lên cõi trời Tứ thiên vương..., cho đến cõi trời thứ sáu. Nhờ nhân Bố thí này nên được sinh vào cõi Thiền thứ nhất cho đến cõi Thiền thứ tư, Thiền không vô h́nh, được địa vị Hiền thánh, tám phẩm đạo, Tu-đà-hoàn..., cho đến quả A-la-hán, Bích-chi-phật, cho nên phải tu học Bát-nhã ba-la-mật.
Này Xá-lợi-phất! Đại Bồ-tát muốn tu học Bát-nhã ba-la-mật phải dùng Trí tuệ làm phương tiện th́ mới trọn đủ sáu pháp Ba-la-mật.
Xá-lợi-phất bạch Phật:
–Đại Bồ-tát bố thí như thế nào để đủ sáu pháp Ba-la-mật?
Phật dạy:
–Đại Bồ-tát tu tập Bố thí ba-la-mật nếu không nương câu chấp vào hành vi, vật thí và người nhận thí th́ đủ sáu pháp Ba-la-mật đó là đầy đủ Bố thí ba-la-mật; đối với thiện ác không sinh ý niệm tội phước, đó là Tŕ giới ba-la-mật; không sân hận, không vui mừng, đó là Nhẫn nhục ba-la-mật; tâm không lười biếng, đó là Tinh tấn ba-la-mật; đối với sự th́ không chấp trước, không sinh tâm nghi ngờ, đó là Thiền định ba-la-mật; xa ĺa các pháp, đó là Bát-nhã ba-la-mật.
Lại nữa, này Xá-lợi-phất! Đại Bồ-tát muốn biết các pháp của chư Phật, Thế Tôn trong ba thời quá khứ, hiện tại, vị lai vượt qua pháp hữu vi và vô vi th́ phải tu học Bát-nhã ba-la-mật. Đại Bồ-tát muốn biết như thật về Phật-pháp trong ba thời quá khứ, hiện tại, vị lai và sự phát khởi của Pháp tướng để đạt đến sự giác ngộ hoàn toàn, vượt qua hàng Thanh văn và Bích-chi-phật làm quyến thuộc và phụng sự tất cả chư Phật Thế Tôn, làm đại quyến thuộc của Bồ-tát, làm đại bố thí, thực hành Vô tướng thí, không khởi ác niệm, sân hận, giải đãi, loạn động, ác trí th́ phải tu học Bát-nhã ba-la-mật.
Này Xá-lợi-phất! Đại Bồ-tát muốn làm cho chúng sinh trụ trong bố thí, tŕ giới, chánh niệm để làm công đức khuyến trợ th́ phải tu học Bát-nhã ba-la-mật. Đại Bồ-tát muốn thành tựu Nhục nhãn, Thiên nhãn, Trí nhãn, Pháp nhãn th́ phải tu học Bát-nhã ba-la-mật.
Này Xá-lợi-phất! Đại Bồ-tát muốn đạt được Thiên nhãn để thấy mười phương chư Phật, thiên nhĩ nghe qua mười phương chư Phật thuyết pháp, muốn hiểu được ý của chư Phật th́ phải tu học Bát-nhã ba-la-mật. Đại Bồ-tát muốn thường nghe tiếng thuyết pháp của chư Phật trong mười phương..., cho đến muốn đạt quả Vô thượng Chánh đẳng giác th́ phải tu học Bát-nhã ba-la-mật.
Này Xá-lợi-phất! Đại Bồ-tát muốn thấy chư Phật ở các quốc độ trong ba thời quá khứ, hiện tại, vị lai th́ phải tu học Bát-nhã ba-la-mật. Đại Bồ-tát muốn nghe Pháp của mười phương chư Phật giảng thuyết và đọc tụng mười hai bộ kinh cùng với pháp mà các Thanh văn chưa từng được nghe th́ phải tu học Bát-nhã ba-la-mật. Đại Bồ-tát muốn nghe và biết pháp của chư Phật mười phương đã nói, sẽ nói để giảng dạy cho chúng sinh th́ phải tu học Bát-nhã ba-la-mật. Đại Bồ-tát muốn nghe hết các pháp của chư Phật thuyết giảng trong ba thời quá khứ, hiện tại, vị lai rồi giảng dạy cho khắp tất cả hữu t́nh th́ phải tu học Bát-nhã ba-la-mật. Đại Bồ-tát muốn đem ánh sáng chiếu khắp các chỗ tối tăm không có ánh sáng mặt trời mặt trăng, chiếu đến trong mười phương hằng sa thế giới chư Phật th́ phải tu học Bát-nhã ba-la-mật. Đại Bồ-tát muốn làm cho người chưa từng nghe tiếng Phật, Pháp, Tăng được Chánh kiến th́ phải tu học Bát-nhã ba-la-mật.
Lại nữa, này Xá-lợi-phất! Đại Bồ-tát muốn làm cho chúng sinh trong mười phương trong hằng sa thế giới mù được sáng mắt, điếc được nghe, cuồng được định tĩnh, thiếu quần áo được quần áo mặc, đói khát được no đủ..., th́ phải tu học Bát-nhã ba-la-mật. Đại Bồ-tát muốn làm cho chúng sinh ở địa ngục, ba đường ác trong mười phương hằng sa quốc độ đều được giải thoát, thọ thân người th́ phải tu học Bát-nhã ba-la-mật. Đại Bồ-tát muốn làm cho chúng sinh trong hằng sa thế giới đều được đầy đủ Giới hạnh, Tam-muội, Trí tuệ, Giải thoát, Giải thoát tuệ, Giải thoát kiến, Tu-đà-hoàn, A-la-hán, Bích-chi-phật, các oai nghi của chư Phật, cho đến Vô thượng Chánh đẳng giác th́ phải tu học Bát-nhã ba-la-mật.
Này Xá-lợi-phất! Đại Bồ-tát muốn thông suốt việc đời việc đạo th́ phải tu học Bát-nhã ba-la-mật. Đại Bồ-tát muốn khi đi chân cách đất bốn tấc mà vẫn để lại dấu bánh xe ngàn căm, muốn được chư Thiên cõi trời Tứ thiên vương, A-ca-nị-tra, cùng vô số quyến thuộc chư Thiên nhiễu quanh, đi đến cây Bồ-đề dùng lụa quý để trải tòa cho ngồi, muốn được thành Bậc Vô Thượng Chánh Đẳng Giác, chốn chốn du hóa, muốn tòa ngồi đều bằng kim cang th́ phải tu học Bát-nhã ba-la-mật. Đại Bồ-tát muốn trong một ngày xuất gia liền thành Vô thượng Chánh đẳng giác, chuyển pháp luân làm vô lượng, vô số người xa ĺa các pháp ô nhiễm, được mắt pháp thanh tịnh, không còn phiền não, ý được giải thoát, được trí Nhất thiết, thành Vô thượng Chánh đẳng giác, th́ phải tu học Bát-nhã ba-la-mật. Đại Bồ-tát nguyện khi thành Phật v́ vô số chúng đệ tử thuyết pháp, làm cho họ đắc quả ngay tòa ngồi; người phát tâm Bồ-tát được trí Nhất thiết, thành Vô thượng Chánh đẳng giác, quốc độ không có tên dâm, nộ, si; trí tuệ chúng sinh đều như nhau, thường niệm bố thí, tŕ giới, tự điều phục, không còn nhiễu hại chúng sinh; sau khi Niết-bàn muốn cho chánh pháp không có tên hoại diệt, th́ phải tu học Bát-nhã ba-la-mật. Đại Bồ-tát muốn khi thành Vô thượng Chánh đẳng giác, chúng sinh nào nghe được danh hiệu đều đạt đến danh hiệu Chánh đẳng giác, th́ phải tu học Bát-nhã ba-la-mật.
Phẩm 2: VÔ KIẾN
Lại nữa, này Xá-lợi-phất! Khi Đại Bồ-tát mới phát tâm thực hành Bát-nhã ba-la-mật, Tứ Thiên vương đều hoan hỷ nghĩ: “Chúng ta sẽ đem bốn bát báu dâng lên, như pháp dâng bát của các bậc Thiên vương trước đây.”
Vua cõi trời Đao-lợi và vua cõi trời thứ sáu cũng đều hoan hỷ nghĩ: “Khi Bồ-tát này thành Phật, chúng ta cũng sẽ theo hầu và cúng dường làm cho loài A-tu-la luôn giảm bớt, chư Thiên tăng trưởng.”
Chư Thiên các cõi trời A-ca-nị-tra trong tam thiên đại thiên thế giới cũng đều hoan hỷ suy nghĩ: “Bồ-tát này thực hành Bát-nhã ba-la-mật, khi thành Phật chúng ta cũng sẽ thỉnh Ngài chuyển pháp luân.”
Như vậy, này Xá-lợi-phất! Đại Bồ-tát thực hành Bát-nhã ba-la-mật th́ sáu pháp Ba-la-mật dần dần tăng trưởng đầy đủ. Những thiện nam, thiện nữ đều hoan hỷ nghĩ: “Ta sẽ v́ Bồ-tát này mà làm cha mẹ, anh chị em, vợ con, quyến thuộc, bạn bè.”
Khi ấy, Tứ Thiên vương và chư Thiên cõi trời A-ca-nị-tra đều nghĩ: “Chúng ta nên làm cho vị Bồ-tát này thường tu phạm hạnh từ lúc mới phát tâm cho đến khi thành Phật, chớ để gần gũi sắc dục. Nếu người phạm vào sắc dục th́ mất phạm hạnh, đâu thể hành đạo được. Bồ-tát này thường tu phạm hạnh, chắc chắn sẽ thành Phật, không phạm sắc dục nên được đắc đạo.” Xá-lợi-phất bạch Phật:
–Bồ-tát có phải có cha mẹ, vợ con, quyến thuộc không?
Phật bảo:
–Này Xá-lợi-phất! Có Bồ-tát có cha mẹ không có vợ con; có Bồ-tát từ lúc mới phát tâm thị hiện thân đồng nam không có vợ, tu hành cho đến khi thành Phật; có Bồ-tát dùng phương tiện quyền xảo thị hiện trong ở năm dục phát tâm Vô thượng Chánh đẳng giác rồi xuất gia.
Này Xá-lợi-phất! Ví như nhà ảo thuật khéo làm trò huyễn hóa, hiện năm món dục rồi vui chơi trong ấy th́ ý ông nghĩ sao? Việc ăn mặc của người do nhà ảo thuật hóa hiện ra đó có thật không?
Xá-lợi-phất thưa:
–Bạch Thế Tôn! V́ huyễn hóa nên không thật.
–Như vậy, Xá-lợi-phất! Bồ-tát dùng phương tiện quyền xảo thị hiện có dục, ở trong sắc dục nuôi dưỡng tất cả mà không bị ô nhiễm; quán dục như lửa, như oan gia, cho dục là xấu ác, ý luôn nhàm chán. Bồ-tát thị hiện ở trong sắc dục thường nhớ nghĩ như vậy. Hàng quyền thừa Bồ-tát còn thường niệm Như thế, huống chi người mới phát tâm Bồ-tát mà không niệm ư?
Xá-lợi-phất bạch Phật:
–Bồ-tát phải thực hành Bát-nhã ba-la-mật như thế nào?
Phật dạy:
–Bồ-tát thực hành Bát-nhã ba-la-mật th́ không thấy có Bồ-tát, cũng không thấy tên Bồ-tát, không thấy có Bát-nhã ba-la-mật, đều không có đối tượng bị thấy, cũng không thấy có người không làm. V́ sao? V́ Bồ-tát là không, tên cũng không, không có năm ấm.
Năm ấm là sắc, thọ, tưởng, hành, thức. Năm ấm tức là không, không tức là năm ấm. V́ sao? V́ chỉ có danh tự vậy. Dùng danh tự gọi là đạo, là Bồ-tát, là không, là năm ấm, nhưng sự thật không có sinh, không có diệt, không đắm trước, không dứt bỏ.
Bồ-tát thực hành như vậy th́ không thấy có sinh, không thấy có diệt, cũng không thấy bị dính mắc, trừ bỏ. V́ sao vậy? V́ lấy không làm pháp để lập, danh hiệu hư dối làm tên. Bồ-tát thực hành Bát-nhã ba-la-mật không thấy tên của các pháp, v́ không có đối tượng thấy nên không có chỗ nhập vào.
Phẩm 3: GIẢ HIỆU
Lại nữa, này Xá-lợi-phất! Bồ-tát thực hành Bát-nhã ba-la-mật nên quán sát như vầy: “Bồ-tát chỉ là danh tự, Phật cũng là danh tự, Bát-nhã ba-la-mật cũng là danh tự, năm ấm cũng là danh tự.”
Này Xá-lợi-phất! Tất cả tên gọi tôi, ta cũng là danh tự. T́m cầu tôi, ta cũng không có tôi, ta; không có chúng sinh cũng không có sự sinh; không có người sinh cũng không có tự sinh ra; không có người, không có sinh, không tạo, không tác, không người làm thành cũng không người thọ nhận, không người trao cho, không thấy, không được. V́ sao? V́ tất cả pháp đều không thật có nên là không, cho nên Bồ-tát đối với tất cả pháp chỉ có tên mà không có sự thấy, đối với sự không thấy ấy cũng không thấy.
Bồ-tát hành Bát-nhã ba-la-mật Như thế, đối với việc vận dụng không quán tuy chưa bằng Phật nhưng đã vượt xa so với Thanh văn và Bích-chi-phật. V́ sao? V́ đối với tất cả các pháp đều không thấy có chỗ vào.
Này Xá-lợi-phất! Với Bồ-tát như vậy mà thực hành Bát-nhã ba-la-mật th́ dù cho tất cả cỏ cây, lúa, mè, tre, mía, trúc, lau trong cõi Diêm-phù-đề đều như Xá-lợi-phất và Mục-kiền-liên có trí tuệ thần túc, đức độ như thế mà đem so sánh Bồ-tát hành Bát-nhã ba-la-mật th́ hoàn toàn không thể sánh bằng; nếu so sánh th́ số trăm ngàn ức cũng không bằng một phần, không thể ví dụ so sánh được. V́ sao vậy? Này Xá-lợi-phất! V́ Bồ-tát hành Bát-nhã ba-la-mật, độ thoát tất cả chúng sinh vậy.
Lại nữa, này Xá-lợi-phất! Bồ-tát hành Bát-nhã ba-la-mật, nhớ nghĩ Bát-nhã ba-la-mật trong một ngày cũng vượt trên hàng Thanh văn và Bích-chi-phật.
Này Xá-lợi-phất! Hãy để các việc Diêm-phù-đề lại. Nếu cỏ cây đầy khắp tam thiên đại thiên thế giới đều như Xá-lợi-phất, Mục-kiền-liên, cũng để việc ấy lại... Ví dụ, Xá-lợi-phất, Mục-kiềnliên đầy khắp mười phương hằng sa thế giới, số lượng như thế không thể tính đếm, muốn so sánh với Bồ-tát hành Bát-nhã ba-la-mật th́ đến trăm ngàn vạn ức cũng không thể sánh bằng Bát-nhã ba-la-mật của Bồ-tát. Trí tuệ của Bồ-tát th́ hơn trí tuệ của Thanh văn và Bích-chi-phật trăm ngàn vạn lần.
Xá-lợi-phất bạch Phật:
–Bạch Thế Tôn! Trí tuệ của Thanh văn từ Tu-đà-hoàn đến Thanh văn, Bích-chi-phật cho đến trí tuệ của Bồ-tát, chư Phật, Thế Tôn, các vị ấy không trái nhau, không chỗ sinh, đều là không; không sai khác, không xuất hiện, không sinh ra; cái không chân thật ấy không có sai khác, hơn, kém. Tại sao Thế Tôn nói Bồ-tát nhớ nghĩ, hành Bát-nhã ba-la-mật trong một ngày th́ vượt hơn hàng Thanh văn và Bích-chi-phật?
Phật bảo Xá-lợi-phất:
–Sở dĩ vượt qua hàng Thanh văn, Bích-chi-phật là v́ trong một ngày hành Bát-nhã ba-la-mật, Bồ-tát ấy nghĩ: “Ta nên dùng nhân duyên đạo pháp đem tất cả pháp để giác ngộ và độ thoát tất cả chúng sinh.”
Này Xá-lợi-phất! Các Thanh văn, Bích-chi-phật có nghĩ như vậy không?
Xá-lợi-phất bạch Phật:
–Bạch Thế Tôn! Các Thanh văn, Bích-chi-phật chưa từng nghĩ như vậy.
V́ thế, này Xá-lợi-phất! Nên biết và nhớ nghĩ như vầy: “Trí tuệ của Thanh văn, Bích-chi-phật muốn so sánh với trí tuệ của Bồ-tát th́ trăm ngàn vạn ức lần không thể sánh bằng.”
Lại nữa, này Xá-lợi-phất! Hàng Thanh văn, Bích-chi-phật có nghĩ: “Ta thực hành sáu pháp Ba-la-mật để làm thanh tịnh cõi Phật và chỉ dạy cho chúng sinh đầy đủ mười Lực, bốn Vô sở úy, bốn Tuệ vô ngại, đủ mười tám pháp sẽ thành tựu Vô thượng Chánh đẳng giác, làm cho vô lượng, vô số người được Niết-bàn” không?
Xá-lợi-phất bạch Phật:
–Bạch Thế Tôn! Họ không nghĩ như vậy.
Phật dạy:
–Bồ-tát có khả năng như vậy, thực hành sáu pháp Ba-la-mật, đủ mười tám pháp Bất cộng thành Vô thượng Chánh đẳng giác sẽ độ thoát tất cả chúng sinh.
Này Xá-lợi-phất! Ví như con đom đóm không thể nghĩ: “Ta chiếu ánh sáng làm cho khắp cõi Diêm-phù-đề sáng rực.” Như vậy, này Xá-lợi-phất! Các Thanh văn, Bích-chi-phật cũng không nghĩ: “Ta thực hành sáu pháp Ba-la-mật, đủ mười tám pháp Bất cộng thành Vô thượng Chánh đẳng giác để độ thoát chúng sinh.”
Này Xá-lợi-phất! Ví như mặt trời xuất hiện chiếu sáng khắp cõi Diêm-phù-đề, không nơi nào mà không có ánh sáng. Bồ-tát thực hành sáu pháp Ba-la-mật cũng như vậy, đủ mười tám pháp thành Vô thượng Chánh đẳng giác độ thoát vô số chúng sinh.
Xá-lợi-phất bạch Phật:
–Bồ-tát làm thế nào mà vượt qua hàng Thanh văn, Bích-chi-phật để đạt đến địa vị không thoái chuyển, làm trang nghiêm Phật đạo?
Phật bảo Xá-lợi-phất:
–Bồ-tát từ lúc mới phát tâm, về sau thường thực hành sáu pháp Ba-la-mật, trụ vào pháp Không, Vô tướng, Vô nguyện, vượt qua địa vị Thanh văn và Bích-chi-phật để đạt đến địa vị Không thoái chuyển.
Xá-lợi-phất bạch Phật:
–Bồ-tát trụ vào địa vị nào để làm ruộng phước cho hàng Thanh văn và Bích-chi-phật?
Phật bảo Xá-lợi-phất:
–Bồ-tát từ khi phát tâm đến nay thường thực hành sáu pháp Ba-la-mật cho đến khi đến đạo tràng, trong thời gian đó thường hộ tŕ hàng Thanh văn và Bích-chi-phật. V́ sao?
Này Xá-lợi-phất! V́ ở trong đời có Bồ-tát nên biết có năm giới, mười điều thiện, tám trai giới, bốn Thiền, bốn Vô lượng tâm, bốn Không định, cho đến ba mươi bảy phẩm Trợ đạo đều xuất hiện ở đời; lại có đầy đủ mười tám pháp Bất cộng, mười Lực của Phật, bốn Vô sở úy. Thế gian có pháp ấy, lại biết có dòng dõi vua, Phạm chí, trưởng giả, cư sĩ; lại biết có bốn Thiên vương đệ nhất lên đến cõi trời Ba mươi ba; lại biết có bậc Tu-đà-hoàn, Tư-đà-hàm, A-nahàm, A-la-hán, Bích-chi-phật, cho đến chư Phật đều xuất hiện ở đời.
Xá-lợi-phất bạch Phật:
–Bồ-tát thi ân và báo ân như thế nào?
Phật dạy:
–Bồ-tát không báo ân và ban phước. V́ Bồ-tát vốn đã báo ân rồi, Bồ-tát thường đem pháp thiện để thi ân. Những pháp thiện đó là mười pháp thiện, cho đến pháp của chư Phật Thế Tôn như: mười Lực, bốn Vô sở úy, mười tám pháp Bất cộng... đem những pháp ấy để ban cho chúng sinh.
Xá-lợi-phất bạch Phật:
–Thế nào là Bồ-tát tương ứng với Bát-nhã ba-la-mật?
Phật dạy:
–Nếu Bồ-tát biết sắc hợp với không th́ tương ưng với Bát-nhã ba-la-mật; biết nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý căn hợp với không; biết sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp trần hợp với không; cùng nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức hợp với không th́ tương ưng với Bát-nhã ba-la-mật; lại biết Khổ, Tập, Diệt, Đạo bốn đế hợp với không. Nên biết mười hai nhân duyên.
Những ǵ là mười hai?
Đó là vô minh, hành, thức, danh sắc, lục nhập, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sinh, tử. Mười hai nhân duyên này cũng hợp với không. Nên biết tất cả pháp hữu vi, vô vi cũng hợp với không; nên biết tất cả bản tánh cũng hợp với không. Đó là Bồ-tát tương ưng với Bát-nhã ba-la-mật.
Như vậy, Xá-lợi-phất! Đại Bồ-tát biết bảy pháp hợp với không.
Thế nào là bảy pháp?
Đó là bảy pháp đã nêu ở trên vậy. Bồ-tát biết bảy pháp này th́ tương ưng với Bát-nhã ba-la-mật. Lại không thấy hợp với năm ấm, cũng không thấy không hợp, cũng không thấy pháp năm ấm sinh, không thấy pháp năm ấm diệt, không dính mắc pháp năm ấm, không đoạn trừ pháp năm ấm, cũng không thấy sắc hợp với thọ, cũng không thấy thọ hợp với tưởng, cũng không thấy tưởng hợp với thức, cũng không thấy thức hợp với hành. V́ sao vậy? Bởi v́ bản tánh vốn không nên chưa từng thấy có pháp hợp với pháp.
Này Xá-lợi-phất! V́ sắc là không nên chẳng phải sắc; v́ thọ, tưởng, hành, thức là không nên chẳng phải thọ, tưởng, hành, thức. V́ sắc là không nên không có sự thấy, thọ là không nên không có sự biết, tưởng là không nên không có sự nhớ, hành là không nên không có sự hoạt động, thức là không nên không có sự thấy biết. V́ sao vậy? V́ sắc cùng với không không sai khác. V́ sao? V́ sắc tức là không, không tức là sắc; thọ, tưởng, hành, thức tức là không, không tức là thọ, tưởng, hành, thức cũng không thấy có sinh diệt, cũng không dính mắc, đoạn trừ; cũng không thấy tăng giảm; cũng không có quá khứ, hiện tại, vị lai; cũng không có năm ấm; không có sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp; cũng không có nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý và mười hai nhân duyên; cũng không có Tứ đế; không có chỗ đạt đến; cũng không có quả vị Tu-đà-hoàn, Tư-đà-hàm, A-la-hán, Bích-chi-phật, không có Phật, không có đạo.
Như vậy, này Xá-lợi-phất! Đại Bồ-tát hành Bát-nhã ba-la-mật nên nghĩ như vậy, biết như vậy, tương ưng như vậy và thực hành như vậy. Cũng không thấy tương ưng, cũng không phải không tương ưng, cũng không thấy hợp với sáu pháp Ba-la-mật, năm ấm, cho đến pháp thân cũng không thấy hợp với không, ba mươi bảy phẩm, mười Lực của Phật, bốn Vô sở úy, mười tám pháp, cho đến trí Nhất thiết cũng không thấy tương ưng cùng với không tương ưng. Cho nên Xá-lợi-phất, nên biết Bồ-tát như vậy là tương ưng với Bát-nhã ba-la-mật.
Lại nữa, này Xá-lợi-phất! Đại Bồ-tát thực hành Bát-nhã ba-la-mật không hợp với Không cũng không hợp với Vô tướng, Vô nguyện; Vô tướng, Vô nguyện cũng không hợp với Không. V́ sao vậy? V́ pháp Không thấy hợp cũng không thấy không hợp; Vô tướng, Vô nguyện cũng như vậy. Bồ-tát như thế là tương ưng với Bát-nhã ba-la-mật.
Này Xá-lợi-phất! Bồ-tát thực hành Bát-nhã ba-la-mật đã vượt qua pháp không và pháp tướng, không hợp với năm ấm cũng không phải không hợp; không hợp với sắc; không hợp với quá khứ, hiện tại, vị lai; thọ, tưởng, hành, thức cũng như vậy. V́ sao? V́ tên gọi ba đời đều là không. Bồ-tát hợp như thế là tương ưng với Bát-nhã ba-la-mật.
Này Xá-lợi-phất! Bồ-tát hành Bát-nhã ba-la-mật đối với trí Nhất thiết cũng không thấy hợp với quá khứ, hiện tại, vị lai; cũng không thấy có quá khứ, hiện tại, vị lai. Bồ-tát nên nhớ nghĩ và tương ưng Như thế.
Lại nữa, này Xá-lợi-phất! Trí Nhất thiết cũng không thấy hợp với năm ấm và năm ấm cũng không thấy hợp với trí Nhất thiết; trí Nhất thiết cũng không thấy hợp với sáu căn và sáu căn cũng không thấy hợp với trí Nhất thiết; sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp cũng không hợp với trí Nhất thiết và trí Nhất thiết cũng không hợp với sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp mà cũng không phải không hợp. Đó là Bồ-tát tương ưng với Bát-nhã ba-la-mật.
Này Xá-lợi-phất! Bồ-tát hành Bát-nhã ba-la-mật, đối với Bố thí ba-la-mật cũng không thấy hợp với trí Nhất thiết. Tŕ giới ba-la-mật, Nhẫn nhục ba-la-mật, Tinh tấn ba-la-mật, Thiền định ba-la-mật, cho đến Bát-nhã ba-la-mật cũng không thấy hợp với trí Nhất thiết, cũng không thấy trí Nhất thiết hợp với sáu pháp Ba-la-mật; lại không thấy trí Nhất thiết hợp với ba mươi bảy phẩm Trợ đạo và mười Lực; ba mươi bảy phẩm và mười Lực cũng không hợp với trí Nhất thiết. Đó là Bồ-tát tương ưng với Bát-nhã ba-la-mật.
Này Xá-lợi-phất! Bồ-tát hành Bát-nhã ba-la-mật cũng không thấy Phật hợp với trí Nhất thiết và trí Nhất thiết cũng không hợp với Phật; đạo cũng không hợp với trí Nhất thiết, trí Nhất thiết cũng không hợp với đạo. V́ sao vậy? V́ trí Nhất thiết tức là Phật, Phật tức là trí Nhất thiết; đạo là trí Nhất thiết, trí Nhất thiết là đạo. Đó là Bồ-tát hợp với Bát-nhã ba-la-mật.
Lại nữa, này Xá-lợi-phất! Bồ-tát hành Bát-nhã ba-la-mật biết năm ấm không hợp với hữu, hữu không hợp với năm ấm; năm ấm cũng không hợp với khổ, vui, hữu ngã, vô ngã, sáu căn và pháp cũng như vậy. Năm ấm cũng không hợp với Không, Vô tướng, Vô nguyện, cũng không phải không hợp; cũng không thấy hành, cũng không thấy không hành. Bồ-tát nên hành như vậy và ứng hợp như vậy.
Lại nữa, này Xá-lợi-phất! Bồ-tát cũng không lấy Bát-nhã ba-la-mật để thực hành Bố thí ba-la-mật, Tŕ giới ba-la-mật, Nhẫn nhục ba-la-mật, Tinh tấn ba-la-mật, Thiền định ba-la-mật; cũng không đem năm pháp Ba-la-mật để thực hành Bát-nhã ba-la-mật; cũng không dùng không thoái chuyển để truyền dạy cho chúng sinh, cũng không v́ thanh tịnh của cõi Phật mà hành Bát-nhã ba-la-mật, cũng không đem bốn Vô sở úy, bốn Vô ngại tuệ, mười Lực của Phật, mười tám pháp Bất cộng để thực hành Bát-nhã ba-la-mật; cũng không lấy nội không, ngoại không, sở hữu không, vô sở hữu không, không không, đại không, tất cánh không để thực hành Bát-nhã ba-la-mật; cũng không dùng hữu vi không, vô vi không, vô để không, các pháp tướng không, tất cả các pháp không, cũng không lấy sinh không, vô sinh không, chân không, ngụy không, như, pháp tánh, chân tế để thực hành Bát-nhã ba-la-mật. V́ sao vậy? V́ không thấy có pháp bị ngại và hoại vậy.
Lại nữa, này Xá-lợi-phất! Bồ-tát hành Bát-nhã ba-la-mật cũng không dùng thần túc để nghe và quán sát, biết rõ tâm ý của người khác. Bởi v́, để tự biết túc mạng nên thực hành Bát-nhã ba-la-mật. V́ sao vậy? V́ Bồ-tát hành Bát-nhã ba-la-mật không thấy có Bát-nhã ba-la-mật, huống chi thấy có Bồ-tát và các việc thần thông của Bồ-tát. Đó là Bồ-tát tương ưng với Bát-nhã ba-la-mật.
Này Xá-lợi-phất! Bồ-tát thực hành Bát-nhã ba-la-mật không nghĩ: “Ta sẽ dùng thần túc đi đến mười phương gặp các Đức Phật Thế Tôn.”
Cũng không nghĩ: “Ta sẽ nghe chư Phật mười phương thuyết pháp và thọ tŕ.”
Cũng không nghĩ: “Ta sẽ biết tâm niệm của chúng sinh trong mười phương.”
Cũng không nghĩ: “Ta sẽ biết sự thọ sinh trong vô số kiếp.”
Lại không nghĩ: “Ta thấy cảnh giới thiện ác sinh tử của chúng sinh đi đến trong mười phương.”
Đó là Bồ-tát tương ưng với Bát-nhã ba-la-mật.
Này Xá-lợi-phất! Bồ-tát nghĩ: “Ta sẽ độ vô số người làm cho họ vào Niết-bàn.” Đó là Bồ-tát thực hành Bát-nhã ba-la-mật. V́ Bồ-tát thực hành như thế th́ thu phục được các sự việc trong thế gian và các ma không thể t́m được chỗ sơ hở; mười phương chư Phật đều hộ tŕ Bồ-tát ấy, làm cho không rơi vào địa vị Thanh văn, Bích-chi-phật; bốn Thiên vương, cho đến chư Thiên A-ca-nị-tra đều hộ vệ vị Bồ-tát ấy, làm cho không bị trở ngại trên đường đạo. Thân Bồ-tát ấy trong đời hiện tại nếu có các bệnh đều được lành. V́ sao vậy? V́ Bồ-tát dùng tâm Từ gia hộ khắp chúng sinh vậy. Nên biết, Bồ-tát ấy tương ưng với Bát-nhã ba-la-mật.
Lại nữa, này Xá-lợi-phất! Bồ-tát thực hành Bát-nhã ba-la-mật th́ mau chóng đạt được Tổng tŕ và các Tam-muội ngay trong hiện tại, sinh ở đâu cũng thường gặp chư Phật và đạo tràng, thường không ĺa Phật. Đó là Bồ-tát tương ưng với Bát-nhã ba-la-mật.
Bồ-tát thực hành Bát-nhã ba-la-mật cũng không nghĩ có pháp hợp với không hợp; b́nh đẳng với không b́nh đẳng. V́ sao? V́ không thấy pháp hợp cũng không thấy các pháp b́nh đẳng. Đó là Bồ-tát tương ưng với Bát-nhã ba-la-mật.
Bồ-tát thực hành Bát-nhã ba-la-mật không nghĩ: “Ta sẽ mau chóng đạt đến sự giác ngộ Pháp tánh, cũng không phải không chóng đạt đến giác ngộ.” V́ sao vậy? V́ Pháp tánh không có chỗ mau chóng để đạt đến giác ngộ. Đó là Bồ-tát hợp với Bát-nhã ba-la-mật.
Lại nữa, này Xá-lợi-phất! Bồ-tát hành Bát-nhã ba-la-mật không thấy có ĺa hay hợp với Pháp tánh, cũng không nghĩ: “Pháp tánh có nhiều sự sai khác.” Đó là Bồ-tát hợp với tất cả.
Lại không nghĩ: “Pháp này với pháp tánh hiện hữu, cũng không phải không hiện hữu.” V́ sao vậy? V́ chưa bao giờ thấy có Pháp tánh hiện hữu. Nên biết, như thế là hợp với Bát-nhã ba-la-mật.
Lại nữa, này Xá-lợi-phất! Bồ-tát thực hành Bát-nhã ba-la-mật đối với pháp tánh không thấy hợp với không, không cũng không hợp với pháp tánh, đó là hợp. Sáu căn, mười tám tánh cũng không hợp với không, không cũng không hợp với sáu căn, mười tám tánh, cho đến pháp tánh không hợp với không, không cũng không hợp với pháp tánh.
Này Xá-lợi-phất! Hợp với không như thế là tối thượng bậc nhất. Bồ-tát thực hành pháp không, không rơi vào địa vị Thanh văn, Bích-chi-phật, làm thanh tịnh cõi Phật, giảng dạy cho chúng sinh mau chóng thành Phật.
Này Xá-lợi-phất! Bồ-tát thực hành như vậy, nên biết Bồ-tát ấy đã được thọ ký gần với đạo tràng, làm lợi ích cho vô lượng, vô số người.
Bồ-tát không nghĩ: “Ta tương ưng với Bát-nhã ba-la-mật.”
Cũng không nghĩ: “Các Đức Phật Thế Tôn sẽ thọ ký cho ta.”
Lại cũng không nghĩ: “Ta thọ ký không bao lâu sẽ làm thanh tịnh cõi Phật.”
Lại không nghĩ: “Ta sẽ thành Phật và chuyển pháp luân.”
V́ sao vậy? V́ Bồ-tát cùng với Pháp tánh cùng một thể không sai khác, cũng không thấy có pháp, Bồ-tát thực hành Bát-nhã ba-la-mật cũng không thấy chư Phật thọ ký thành Chánh đẳng giác. V́ sao? V́ Bồ-tát hành Bát-nhã ba-la-mật, chưa từng thấy có sinh tướng chúng sinh, cũng không thấy diệt tướng chúng sinh. V́ sao? V́ không thấy sự sinh diệt của tất cả chúng sinh, tất cả chúng sinh không thấy có sinh, cũng không thấy có sinh diệt. Tại sao Bồ-tát hành Bát-nhã ba-la-mật? V́ hành Bát-nhã ba-la-mật th́ Bồ-tát không sinh khởi tướng chúng sinh cũng không phải không tướng chúng sinh; không thấy hạnh của chúng sinh, cũng không khác hạnh của chúng sinh. Đó là Bồ-tát thực hành hạnh Không đệ nhất. Bồ-tát trụ trong hạnh ấy, th́ gồm được các hạnh, các hạnh đều ở trong hạnh ấy. Bồ-tát an trụ hạnh như thế là đại Từ, đại Bi; không còn ý tật đố kiêu mạn, tâm ý không còn loạn động biếng nhác, tâm không còn sân hận, ý không nghĩ ác và không sinh khởi ác trí.
KINH PHÓNG QUANG BÁT-NHÃ
|