佛山* Buddha Mountain * Phật Sơn

Calgary Alberta Canada

[中文ENGLISH]

[ TRANG CHỦ KINH ĐIỂN | ĐẠI TẠNG KINH | THẦN CHÚ | HÌNH ẢNH ]

 

KINH PHÓNG QUANG BÁT-NHÃ

Hán dịch: Đời Tây Tấn, Tam tạng Vô-la-xoa, người nước Vu Điền.

QUYỂN 5

Phẩm 23: KHEN NGỢI VỀ THỪA

Tu-bồ-đề bạch Thế Tôn:

–Thưa Thế Tôn! Nói về Đại thừa th́ Đại thừa nghĩa là vượt trên Trời, Người và A-tu-la. Đại thừa này như hư không, cứu độ vô lượng, vô số chúng sinh. Do đó Đức Thế Tôn gọi là Đại thừa. Đại Bồ-tát này không thấy lúc đến, không thấy lúc đi, không thấy lúc dừng lại, Đại thừa cũng như vậy, không thấy trước, sau và cũng không thấy ở giữa.

Bạch Thế Tôn! Cho nên Đại thừa này không ǵ sánh bằng cũng không có hai, nên gọi là Đại thừa.

Đức Phật bảo Tu-bồ-đề:

–Đúng vậy, đúng vậy!

Này Tu-bồ-đề! Đại thừa là sáu pháp Ba-la-mật. Lại nữa, còn là các pháp môn Đà-la-ni, các pháp môn Tam-muội, từ Tam-muội Thủ-lăng-nghiêm cho đến Tam-muội Hư không tế giải thoát vô sở trước, đó là Đại thừa của Đại Bồ-tát.

Này Tu-bồ-đề! Lại có Đại thừa tên là cả trong ngoài không cho đến hữu vô không. Lại có Đại thừa tên là ba mươi bảy phẩm Trợ đạo, mười tám pháp Bất cộng, đó là Đại thừa của Đại Bồ-tát. Như lời ông nói, Đại thừa này hơn tất cả Trời, Người, A-tu-la.

Này Tu-bồ-đề! Giả sử ở trong cõi Dục này có pháp thật có, không thay đổi, chắc chắn, không điên đảo, thường còn, kiên cường, không biến đổi, chẳng phải là pháp không. Nếu như vậy th́ Đại thừa này cũng không thể vượt lên trên tất cả Trời, Rồng, A-tu-la, Nhân dân.

Này Tu-bồ-đề! Nên biết rằng, Dục giới vào thời kiếp tận, lửa cháy không còn ǵ hết, vô thường, không mạnh mẽ, không còn ǵ vững chắc cả. Đó là Đại thừa vượt trên tất cả Trời, Người, A-tu-la.

Nếu Sắc giới có thường, kiên cố th́ Đại thừa cũng không thể vượt trên hết. V́ Sắc giới là không, không thường, không kiên cố, sẽ diệt tận, không trường tồn nên Đại thừa vượt trên tất cả, cho đến Vô sắc giới cũng đều diệt tận như vậy.

Này Tu-bồ-đề! Nếu sắc vẫn như vậy, thường còn, chắc chắn, không điên đảo, là pháp kiên cố th́ Đại thừa cũng không thể vượt trên tất cả Trời, Người, A-tu-la. V́ sắc vô thường, không kiên cố, không chân thật là điên đảo, nên Đại thừa vượt trên tất cả.

Thọ, tưởng, hành, thức, tất cả đều vô thường cũng như vậy; nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý; sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp và mười hai nhân duyên vẫn như vậy, bền vững, kiên cố, không điên đảo, thường trụ th́ Đại thừa không vượt trên tất cả. Bởi v́ các pháp và mười hai nhân duyên không thường, không kiên cố, không điên đảo cũng như kiếp thiêu, chẳng phải là pháp an trụ nên Đại thừa vượt trên tất cả Trời, Người, Rồng, Quỷ thần trong thế gian.

Tu-bồ-đề! Nếu trong pháp tánh có sự có th́ không phải là Đại thừa. Giả dụ như chân tế không thể nghĩ bàn, thể của chân tế có sự có th́ cũng không phải là Đại thừa. Nếu như thể của chân tế không thể nghĩ bàn, không có sự có th́ gọi là Đại thừa.

Tu-bồ-đề! Nếu sáu pháp Ba-la-mật có sự có th́ không gọi là Đại thừa, sáu pháp Ba-la-mật không có sự có mới gọi là Đại thừa, vượt trên tất cả Trời, Người, A-tu-la trong thế gian.

Nếu cả trong ngoài không và hữu vô không có sự có th́ không phải là Đại thừa, cả trong ngoài không và hữu vô không không có sự có nên gọi là Đại thừa vượt trên tất cả Trời, Người, A-tu-la, nhân dân, thế gian. Nếu ba mươi bảy phẩm Trợ đạo và mười tám pháp Bất cộng không có sự có nên mới gọi là Đại thừa vượt trên tất cả Trời, Người, A-tu-la trong thế gian.

Này Tu-bồ-đề! Nếu tám địa vị là pháp Tu-đà-hoàn, pháp Tưđà-hàm, pháp A-na-hàm, pháp A-la-hán, pháp Bích-chi-phật, pháp

Hiện Đẳng Giác và pháp Phật có sự có th́ không phải Đại thừa. V́ pháp tám vị từ Tu-đà-hoàn đến Phật không sự có, nên gọi là Đại thừa vượt trên tất cả Trời, Người, A-tu-la trong thế gian.

Này Tu-bồ-đề! Nếu pháp tám vị Tu-đà-hoàn, Tư-đà-hàm, Ala-hán, Bích-chi-phật, Hiện đẳng giác, Phật có sự có th́ không phải là Đại thừa. V́ tánh chất của Tu-đà-hoàn đến Phật không có sự có nên gọi là Đại thừa, vượt trên tất cả Trời, Người, A-tu-la trong thế gian.

Này Tu-bồ-đề! Nếu Trời, người, A-tu-la có sự có th́ không gọi là Đại thừa, v́ Trời, Người, A-tu-la trong thế gian không có sự có nên gọi là Đại thừa vượt trên tất cả các hạng trên.

Này Tu-bồ-đề! Nếu có Đại Bồ-tát từ lúc mới phát tâm đến khi thành Phật, trong khoảng thời gian đó, tất cả việc làm đều khởi ý niệm về có sự có th́ không phải là Đại thừa. V́ Đại Bồ-tát từ lúc mới phát tâm cho đến khi thành Phật không có sự có nên gọi là Đại thừa vượt trên tất cả Trời, Người, A-tu-la trong thế gian.

Này Tu-bồ-đề! Nếu Kim cang tuệ của Bồ-tát có sự có th́ Bồ-tát không hiểu được nguyên nhân của các sự tập khởi và không thành tựu trí Nhất thiết. V́ Kim cang tuệ không có sự có nên Bồ-tát biết được nguyên nhân của sự tập khởi và thành tựu trí Nhất thiết chủng trí. Do đó nên Đại thừa này vượt khỏi Trời, Người, A-tu-la trong thế gian.

Này Tu-bồ-đề! Nếu ba mươi hai tướng của Như Lai Vô sở trước Chánh Đẳng Giác có sự có th́ Như Lai Vô Sở Trước Chánh Đẳng Giác không thể vượt trên Trời, Người, A-tu-la trong thế gian, cũng không có oai đức, thần thông, hào quang rực rỡ. Nếu ba mươi hai tướng không có sự có th́ Như Lai Vô Sở Trước Chánh Đẳng Giác đầy đủ oai đức, thần thông, hào quang rực rỡ vượt trên tất cả Trời, Người, A-tu-la trong thế gian.

Này Tu-bồ-đề! Nếu ánh sáng của Như Lai Vô Sở Trước Chánh Đẳng Giác có sự có th́ ánh sáng của Như Lai không thể chiếu đến hằng hà sa quốc độ khắp mười phương.

Này Tu-bồ-đề! Nếu ánh sáng của Như Lai không có sự có th́ có thể chiếu đến hằng hà sa quốc độ.

Này Tu-bồ-đề! Nếu tám loại âm thanh có sự có, th́ âm thanh của Như Lai không thể vang khắp vô lượng quốc độ khắp mười phương. Nếu pháp luân của Phật có sự có th́ Như Lai không thể chuyển pháp luân mà tất cả Bà-la-môn, Sa-môn, thế gian, chư Thiên, Quỷ, Thần, Ma vương Phạm vương cũng đều không thể chuyển được.

Này Tu-bồ-đề! Nếu chúng sinh có sự có th́ Như Lai không thể v́ chúng sinh chuyển pháp luân, làm cho chúng nhập vào cảnh giới Vô dư Niết-bàn. V́ chúng sinh không có sự có đối với bất cứ vật ǵ nên Như Lai chuyển pháp luân, làm cho chúng chứng Niết-bàn trong hiện tại và tương lai.

Phẩm 24: ĐẠI THỪA NHƯ HƯ KHÔNG

Phật bảo Tu-bồ-đề:

–Như lời ông nói Đại thừa như hư không. Đúng vậy, đúng vậy! Thật sự Đại thừa như hư không. Ví như không nên, không thể biết hết khắp mười phương Đông, Tây, Nam, Bắc, bốn góc và trên dưới.

Tu-bồ-đề! Như Lai thừa cũng không có Đông, Tây, Nam, Bắc cũng không có bốn góc trên dưới.

Này Tu-bồ-đề! Ví như hư không không dài, không ngắn, không vuông, không tròn, Như Lai thừa cũng như vậy. Ví như hư không không xanh, vàng, đỏ, trắng, hồng, Như Lai thừa cũng như vậy.

Tu-bồ-đề! Thừa như hư không, nên gọi là thừa. Thí như hư không, không quá khứ, hiện tại, tương lai; Như Lai thừa cũng như vậy, thừa cũng như hư không. Thí như hư không chẳng dài, chẳng lớn, chẳng tăng, chẳng giảm, Như Lai thừa cũng như vậy, nên thừa cũng như không.

Tu-bồ-đề! Ví như hư không, không thường, không đoạn, Như Lai thừa cũng như vậy, như hư không, không sinh, không diệt, không thường trụ, không thay đổi, cho nên gọi Đại thừa như hư không. Thí như hư không, không thiện, không ác, không ngôn ngữ; Đại thừa cũng như vậy, không ngôn ngữ cũng không thiện ác, cho nên Đại thừa như hư không.

Tu-bồ-đề! Ví như hư không, không thấy, không nghe, không hay, không biết; Đại thừa cũng không thấy, không nghe, không hay, không biết, cho nên Đại thừa như hư không.

Tu-bồ-đề! Ví như hư không, không tư duy, không cảm giác, không chấp nhận, không vứt bỏ cũng không ghi nhớ; Đại thừa cũng như vậy. Ví như hư không, không có pháp dâm dục, cũng chẳng có pháp không dâm; Đại thừa cũng như vậy.

Tu-bồ-đề! Ví như hư không, không thuộc về Dục giới, không thuộc về Sắc giới, không thuộc về Vô sắc giới; Đại thừa cũng như vậy, không thuộc ba cõi cho nên Đại thừa như hư không. Ví như hư không chẳng có mới phát tâm; cũng chẳng có hai, ba, bốn, năm, sáu, bảy, tám, chín; cũng không có trụ tâm thứ mười; Đại thừa cũng như vậy, không có tâm ở mười trụ, cho nên Đại thừa như hư không. Ví như hư không, không có Tu-đà-hoàn đạo, Tư-đà-hàm đạo, A-na-hàm đạo, A-la-hán đạo; Đại thừa cũng vậy, cho nên Đại thừa như hư không.

Này Tu-bồ-đề! Ví như hư không, chẳng phải địa vị Thanh văn, chẳng phải địa vị Bích-chi-phật, chẳng phải địa vị Chánh giác; Đại thừa cũng như vậy, cho nên Đại thừa như hư không. Ví như hư không, chẳng phải h́nh sắc cũng chẳng phải phi h́nh sắc, chẳng phải ngại cũng chẳng phải chẳng ngại, chẳng phải tương ưng cũng chẳng phải chẳng tương ưng; Đại thừa cũng như vậy, cho nên Đại thừa như hư không.

Tu-bồ-đề! Ví như hư không, chẳng có thường cũng chẳng phải vô thường; không khổ, không vui, không ngã cũng không phải phi ngã; Đại thừa cũng như vậy, cho nên Đại thừa như hư không. Ví như hư không, chẳng phải không cũng chẳng phải phi không; không tướng cũng chẳng phải phi tướng; không nguyện cũng chẳng phải phi nguyện; Đại thừa cũng như vậy, cho nên Đại thừa như hư không.

Tu-bồ-đề! Ví như hư không, không diệt tịnh cũng chẳng phải bất diệt tịnh; không phải tịch cũng chẳng phải phi tịch; Đại thừa cũng như vậy, cho nên Đại thừa như hư không. Ví như hư không, không sáng suốt cũng không tối tăm, Đại thừa cũng như vậy.

Tu-bồ-đề! Ví như hư không, không có thể thấy cũng không có thể không thấy, Đại thừa cũng vậy, cho nên Đại thừa như hư không. Như hư không chẳng phải hành cũng chẳng phải phi hành; Đại thừa cũng vậy, cho nên Đại thừa như hư không.

Tu-bồ-đề! Tóm lại Đại thừa như hư không.

Tu-bồ-đề! Như lời ông nói, hư không che chở vô số người, không thể tính được; Đại thừa cũng như hư không vậy.

Này Tu-bồ-đề! Chúng sinh không có khởi điểm, hư không không có khởi điểm th́ Đại thừa cũng không có khởi điểm, nên nhớ điều này, nên biết điều này.

Này Tu-bồ-đề! Cho nên không thể đếm được vô số chúng sinh kính ngưỡng Đại thừa. V́ sao? Này Tu-bồ-đề! V́ chúng sinh, Đại thừa, hư không đều không có sự có. Chúng sinh không có hạn lượng, hư không không có hạn lượng, nên biết như vậy, Đại thừa cũng không có hạn lượng, cho nên vô lượng, vô số chúng sinh đều ngưỡng vọng Đại thừa.

Này Tu-bồ-đề! Hư không, Đại thừa, chúng sinh đều không thể thấy được.

Tu-bồ-đề! Như chúng sinh không có hạn lượng, hư không không có hạn lượng, nên biết như vậy, Đại thừa cũng không có hạn lượng; chúng sinh không có khởi điểm, pháp tánh không có khởi điểm. Nếu như pháp tánh không có khởi điểm th́ hư không cũng không có khởi điểm. Nếu hư không không có khởi điểm th́ Đại thừa cũng không có khởi điểm. Nếu Đại thừa không có khởi điểm th́ vô hạn lượng cũng không có khởi điểm. Nếu vô hạn lượng không có khởi điểm th́ chẳng thể tính kể cũng không có khởi điểm. Cho nên, này Tu-bồ-đề, không thể tính số chúng sinh ngưỡng vọng Đại thừa. V́ sao? V́ chúng sinh, pháp tánh, hư không, Đại thừa vô số, không có hạn lượng, không thể tính đếm, đều không thể thấy được.

Này Tu-bồ-đề! Nếu như chúng sinh không khởi điểm, nên biết Như Lai cũng không khởi điểm. Nếu như Phật không có khởi điểm th́ hư không cũng không có khởi điểm. Nếu hư không không có khởi điểm th́ nên biết rằng Đại thừa cũng không có khởi điểm. Nếu Đại thừa không có khởi điểm th́ a-tăng-kỳ cũng không có khởi điểm. Nếu a-tăng-kỳ không có khởi điểm, nên biết rằng vô hạn, vô lượng cũng không có khởi điểm. Như vô lượng không có khởi điểm, nên biết tất cả chúng sinh cũng không có khởi điểm.

Này Tu-bồ-đề! Như vậy vô số chúng sinh không thể tính được đều kính ngưỡng Đại thừa. V́ sao? V́ chúng sinh, Phật, hư không, Đại thừa, a-tăng-kỳ, vô hạn, vô lượng, tất cả các pháp đều không thể thấy.

Lại nữa, Tu-bồ-đề! Nếu biết khởi điểm của tự ngã cho đến khởi điểm của tri kiến, th́ sẽ biết khởi điểm của chân tế; mà biết khởi điểm của chân tế th́ sẽ biết khởi điểm của các pháp cũng giống như vậy. Thế nên, Tu-bồ-đề, vô lượng, vô số chúng sinh đều kính ngưỡng Đại thừa. V́ sao? V́ chúng sinh và các pháp đều không thể thấy.

Tu-bồ-đề! Khởi điểm của tự ngã, chúng sinh và tri kiến, thể của nó chẳng thể nghĩ bàn. Nếu biết khởi điểm của chẳng thể nghĩ bàn th́ sẽ biết khởi điểm của năm ấm và khởi điểm của các pháp.

Tu-bồ-đề! Vô số chúng sinh không thể đếm đều ngưỡng vọng Đại thừa. V́ sao? V́ tự ngã và các pháp đều không thể thấy.

Tu-bồ-đề! Nếu tự ngã có đầu mối th́ nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý không có đầu mối. V́ sáu t́nh không có đầu mối nên biết các pháp không có đầu mối. Thế nên, Tu-bồ-đề, vô số chúng sinh không thể tính đều kính ngưỡng Đại thừa. V́ sao? V́ tự ngã và các pháp đều không thể thấy.

Tu-bồ-đề! Nếu tự ngã và tri kiến không có đầu mối, biết rõ như vậy th́ sáu pháp Ba-la-mật cũng không có khởi điểm. Nếu Bát-nhã ba-la-mật không có khởi điểm, nên biết các pháp cũng không có khởi điểm.

Tu-bồ-đề! V́ vậy vô lượng, vô số chúng sinh đều kính ngưỡng Đại thừa. V́ sao? V́ tự ngã và các pháp đều không thể thấy.

Tu-bồ-đề! Do tự ngã không có khởi điểm nên cả trong ngoài không và hữu vô không cũng không có khởi điểm. Nếu hữu vô không, không có khởi điểm th́ các pháp cũng không có khởi điểm, cho nên vô số chúng sinh không thể tính đều ngưỡng vọng Đại thừa. V́ sao? V́ tự ngã và các pháp đều không thể thấy.

Tu-bồ-đề! Nếu tự ngã, chúng sinh và tri kiến không có đầu mối th́ ba mươi bảy phẩm Trợ đạo, mười tám pháp Bất cộng cũng không có khởi điểm. Nếu mười tám pháp Bất cộng không có khởi điểm th́ vô số chúng sinh không thể tính đều kính ngưỡng Đại thừa. V́ sao? V́ tự ngã và các pháp đều không thể thấy.

Tu-bồ-đề! Tự ngã không có khởi điểm, chủng tánh đã hoàn bị các pháp không có khởi điểm, cho nên vô số chúng sinh không thể tính đều ngưỡng vọng Đại thừa. V́ sao? V́ tự ngã và các pháp đều không thể thấy.

Tu-bồ-đề! Tu-đà-hoàn, Tư-đà-hàm, A-na-hàm, A-la-hán, Bích-chi-phật cho đến Nhất thiết chủng trí Phật và các pháp đều không có khởi điểm, cho nên tất cả chúng sinh đều ngưỡng vọng Đại thừa. V́ sao? V́ tự ngã và các pháp đều không thể thấy.

Ví như tánh Niết-bàn v́ tất cả chúng sinh mà che chở bảo hộ, cho nên Đại thừa cũng v́ tất cả chúng sinh mà che chở bảo hộ.

Tu-bồ-đề! Khi nói về Đại thừa, không thấy lúc đến, không thấy khi đi, không thấy chỗ trụ. V́ sao? V́ các pháp không lay động, các pháp cũng không đi, không đến, không có chỗ trụ. V́ sao? V́ tánh của năm ấm, tướng của năm ấm, sự của năm ấm, chân như của năm ấm cũng không đến, không đi, không chỗ trụ.

Tánh của sáu căn, sáu trần; tướng của sáu căn, sáu trần; chân như của sáu căn, sáu trần; sự của sáu căn, sáu trần cũng không đến, không đi, không chỗ trụ. Tánh của bốn đại, tướng của bốn đại, sự của bốn đại, chân như của bốn đại; tánh của thức, tướng của thức, sự của thức, chân như của thức cũng không đến, không đi, không chỗ trụ. Như vậy, tánh của chân tế chẳng thể nghĩ bàn cũng không đến, không đi, không chỗ trụ. Tánh của sáu pháp Ba-la-mật, sự của sáu pháp Ba-la-mật, chân như của sáu pháp Ba-la-mật cũng không đến, không đi, không chỗ trụ. Tánh của ba mươi bảy phẩm Trợ đạo, mười tám pháp Bất cộng cũng không đến, không đi, không chỗ trụ. Tánh, như, tướng, đạo và Phật cũng không đến, không đi, không chỗ trụ. Tánh, như, tướng, hữu vi, vô vi cũng không đến, không đi, không chỗ trụ.

Tu-bồ-đề! Như lời ông nói, Đại thừa cũng chẳng thấy Đông, Tây, Nam, Bắc, bốn góc, trên dưới, cho nên Đại thừa b́nh đẳng với ba đời, v́ vậy gọi là Đại thừa.

Tu-bồ-đề! Đúng như lời ông nói thật chắc chắn, không sai khác. V́ sao? V́ cả ba đời quá khứ, hiện tại, vị lai đều là không. Tất cả ba đời đều là không. Nói về Đại thừa th́ tự tánh nó rỗng không. Nói về Bồ-tát th́ tự tánh Bồ-tát rỗng không.

Tu-bồ-đề! Không ấy chẳng phải là số đếm, chẳng phải nhiều, chẳng phải ít, cho nên gọi là Đại Bồ-tát. Đại thừa với ba đời b́nh đẳng, không hai, không một; không tham, sân, si cũng không ĺa tham, sân, si; không sân giận cũng không thể thấy; thiện ác cũng không thể thấy; thường, vô thường và tự ngã cũng không thể thấy; khổ, vui, ngã, phi ngã cũng không thể thấy; ba cõi cũng không thể thấy. V́ sao? V́ các h́nh đều không thể thấy được. Sắc của quá khứ là do sắc của quá khứ tự tánh của nó rỗng không, sắc của vị lai do sắc của nó tự tánh sẽ rỗng không, sắc của hiện tại là do sắc của hiện tại tự tánh nó rỗng không; thọ, tưởng, hành, thức cũng vậy. Sắc của quá khứ cũng chẳng thể thấy, không của quá khứ cũng chẳng thể thấy. Sắc không của năm ấm hiện tại còn chẳng thể thấy, huống ǵ không của năm ấm quá khứ và tương lai làm sao có thể thấy được. Không cũng không thể thấy năm ấm, năm ấm cũng không thể thấy không. Giả sử không có thể thấy năm ấm th́ năm ấm cũng sẽ thấy không.

Tu-bồ-đề! Sáu pháp Ba-la-mật của quá khứ không thấy, sáu pháp Ba-la-mật hiện tại không thấy, sáu pháp Ba-la-mật của tương lai cũng không thấy, sáu pháp Ba-la-mật của ba đời đều không thể thấy. Tất cả đều không thấy nhau. Tất cả không thấy tất cả, cho nên không thấy ba đời quá khứ, hiện tại, tương lai, ba mươi bảy phẩm Trợ đạo và mười tám pháp Bất cộng cũng không thể thấy. Tất cả ba đời cũng không thấy.

Tu-bồ-đề! Tất cả không thấy, ba mươi bảy phẩm Trợ đạo và mười tám pháp, quá khứ, hiện tại, tương lai, tất cả đều không; ở ba đời không thể thấy, trong ba đời không thể thấy có ba mươi bảy phẩm và mười tám pháp, huống là tất cả ba đời mà có thể thấy.

Lại nữa, Tu-bồ-đề! Quá khứ, hiện tại, tương lai người phàm phu cũng không thể thấy. V́ sao? V́ chúng sinh vốn không thể thấy; cho nên đời quá khứ, hiện tai, tương lai, Thanh văn, Duyên giác, Bồ-tát và Phật cũng không thể thấy. Ba đời tất cả Thanh văn, Duyên giác, Bồ-tát, Phật và chúng sinh vốn không thể thấy.

Này Tu-bồ-đề! Đại Bồ-tát trụ trong Bát-nhã ba-la-mật, hiểu rõ ba đời nên đầy đủ Nhất thiết chủng trí. Ba đời Đại Bồ-tát đều học Đại thừa. Đại Bồ-tát an trụ trong đây rồi th́ vượt trên Trời, Người, A-tu-la trong thế gian, thành tựu Nhất thiết chủng trí.

Tu-bồ-đề bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn! Lành thay, lành thay! Đại Bồ-tát học Đại thừa tự đạt đến đầy đủ trí Nhất thiết. Quá khứ mười phương các vị Bồ-tát đều từ Đại thừa mà được chứng đắc Nhất thiết chủng trí. Hiện tại, tương lai mười phương các vị Bồ-tát cũng học từ trong Đại thừa mà được Nhất thiết chủng trí, nên gọi là Đại thừa của Đại Bồ-tát.

Đức Phật bảo Tu-bồ-đề:

–Này Tu-bồ-đề! Đúng như vậy! Quá khứ, hiện tại, vị lai chư Phật đều học từ Đại thừa mà thành tựu. Đã chứng, chưa chứng, sẽ chứng đều học từ Đại thừa mà đầy đủ Nhất thiết chủng trí.

Phẩm 25: HỢP TỤ

Lúc đó Bân-nậu Văn-đà-ni Tử thưa:

–Bạch Thế Tôn! Thế Tôn dạy ngài Tu-bồ-đề thuyết Bát-nhã ba-la-mật, chính là giảng dạy giáo lý Đại thừa.

Tu-bồ-đề thưa:

–Bạch Thế Tôn! Khi con thuyết giảng Đại thừa có xa ĺa Bát-nhã ba-la-mật không?

Đức Phật đáp:

–Không, Tu-bồ-đề! Ông giảng Đại thừa tùy thuận không trái ngược, không mất giáo nghĩa Ba-la-mật. V́ sao? Này Tu-bồ-đề! V́ tất cả các pháp thiện, pháp Thanh văn, pháp Bích-chi-phật lên đến pháp Phật đều hòa nhập trong Bát-nhã ba-la-mật.

Tu-bồ-đề thưa:

–Bạch Thế Tôn! V́ sao các pháp thiện, pháp Thanh văn, pháp Bích-chi-phật, pháp Bồ-tát, pháp Phật đều hòa nhập trong Bát-nhã ba-la-mật?

Đức Phật bảo Tu-bồ-đề:

–V́ sáu pháp Ba-la-mật, bốn Niệm xứ, bốn Chánh cần, bốn Như ý túc, năm Căn, năm Lực, bảy Giác chi, tám Thánh đạo, ba môn giải thoát, bốn Tuệ vô ngại, đại Từ, đại Bi, mười Lực của Phật, bốn Vô sở úy, mười tám pháp Bất cộng đều không phải là pháp để mong cầu, luôn hoạt động b́nh đẳng.

Tu-bồ-đề! Đó là pháp thiện. Thế nên ba mươi bảy phẩm Trợ đạo, pháp Thanh văn, pháp Bích-chi-phật, pháp Bồ-tát, pháp Phật đều hòa nhập trong Bát-nhã ba-la-mật.

Tu-bồ-đề! Đại thừa, sáu pháp Ba-la-mật, năm ấm, mười hai xứ, mười tám tánh, ba mươi bảy phẩm Trợ đạo, mười tám pháp Bất cộng, ba môn giải thoát, pháp thiện, pháp lậu, pháp hữu vi, pháp Khổ, Tập, Diệt, Đạo, cõi Dục giới, Sắc giới, Vô sắc giới, Nội không, Ngoại không, Sở hữu không, Vô sở hữu không, các môn Tam-muội, các môn Đà-la-ni, mười tám pháp Bất cộng của Phật, Như Lai, những lời dạy của Như Lai về tánh của pháp và luật và tự tánh chân tế chẳng thể nghĩ bàn, Niết-bàn cùng tất cả các pháp này không hòa hợp, không tan rã, không có h́nh, cũng không có thể thấy, không có đối đãi, có một tướng, một tướng gọi là không có tướng. Cho nên khi ông giảng về Đại thừa, cũng như giảng Bát-nhã ba-la-mật, giáo nghĩa của chúng tùy thuận nhau, không có tướng chống trái.

V́ sao? V́ Đại thừa cùng với Bát-nhã ba-la-mật không phân biệt, không sai khác. Đại thừa cùng với ba mươi bảy phẩm Trợ đạo cho đến mười tám pháp Bất cộng không phân biệt. Đại thừa tức là pháp Phật, pháp Phật tức là Đại thừa. Điều đó chỉ là một, không hai, không tướng chống trái. Thế nên, Tu-bồ-đề, khi ông giảng Đại thừa chính là giảng Bát-nhã ba-la-mật.

Phẩm 26: BA GIAI ĐOẠN KHÔNG THỂ THỦ ĐẮC

Khi đó Tu-bồ-đề thưa:

–Bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát không có khởi điểm, không có giới hạn, không có kết thúc; sắc, thọ, tưởng, hành, thức cũng không có khởi điểm, không có giới hạn, nên biết Bồ-tát cũng như vậy. Chẳng lẽ sắc là Bồ-tát ư? Hay không phải? Hay là thọ, tưởng, hành, thức là Bồ-tát ư? Hay không phải?

Tu-bồ-đề thưa:

–Bạch Thế Tôn! Con hoàn toàn không thấy có Bồ-tát nên sẽ v́ ai mà thuyết Bát-nhã ba-la-mật và sẽ dạy cho ai? Gọi là Bồ-tát th́ nên biết chỉ là danh tự Bồ-tát mà thôi.

Bạch Thế Tôn! Ví như người tự nói ngã của pháp không sinh là có hay không? V́ sao sắc, thọ, tưởng, hành, thức không sinh?

Bạch Thế Tôn! Không sinh là chẳng phải sắc; chẳng phải thọ, tưởng, hành, thức; cũng không có chỗ sinh, vậy nên v́ ai mà thuyết Bát-nhã ba-la-mật mà không xa ĺa chỗ sinh, thấy Bồ-tát hành đạo và thực hành những lời dạy đó. Bồ-tát nghe lời này tâm không sợ sệt, không thối lui. Đó là Bồ-tát thực hành Bát-nhã ba-la-mật.

Xá-lợi-phất hỏi Tu-bồ-đề:

–Bồ-tát ở trước, sau, hai bên, chính giữa đều không thể thủ đắc được. V́ sao? V́ sắc cùng với Bồ-tát đều không có giới hạn. V́ sao sắc, thọ, tưởng, hành, thức chẳng phải là Bồ-tát? V́ sao nói hoàn toàn không thấy có Bồ-tát? V́ ai thuyết Bát-nhã ba-la-mật? V́ sao nói Bồ-tát chỉ là danh tự mà thôi? V́ sao nói các pháp không sinh, có ngã hay không có ngã? Năm ấm do đâu sinh? V́ sao nói không sinh là chẳng phải năm ấm? V́ sao nói không sinh th́ thuyết Bát-nhã ba-la-mật cho ai? V́ sao nói không thấy có ly sinh tử mà hành Bồ-tát đạo? V́ sao nói Bồ-tát nghe như vậy th́ không sợ sệt mà hành Bát-nhã ba-la-mật?

Tu-bồ-đề trả lời Xá-lợi-phất:

–V́ khởi điểm của chặng đầu và kết thúc chúng sinh đều không thể thủ đắc; Bồ-tát trước, sau, giữa cũng không thể thủ đắc được.

Xá-lợi-phất! V́ chúng sinh trống không cho nên không thấy được khởi điểm của Bồ-tát, v́ chúng sinh tịch tĩnh nên không thể thấy được khởi điểm của Bồ-tát. V́ năm ấm không có giới hạn, v́ năm ấm trống không, năm ấm tịch tĩnh, năm ấm không chân thật, cho nên không thể thấy được khởi điểm của Bồ-tát. V́ sáu pháp Ba-la-mật không có kết cuộc, không có giới hạn.

Xá-lợi-phất hỏi:

–V́ sao?

Tu-bồ-đề đáp:

–Xá-lợi-phất! V́ không, năm ấm và Bồ-tát b́nh đẳng không sai khác. Ba pháp này đều là một, không hai. Cho nên, này Xá-lợi-phất! Không thể thấy được khởi điểm của Bồ-tát. V́ sáu pháp Ba-la-mật trống không, tịch tĩnh, không chân thật, cho nên không thể thấy được khởi điểm của Bồ-tát. V́ sao? Xá-lợi-phất! Cái không ấy đầu không thể thấy, cuối không thể thấy, giữa không thể thấy, cho nên không cùng với Bồ-tát đều không thể thấy được.

Xá-lợi-phất! Khởi điểm của không và Bồ-tát là một, không hai, cho nên khởi điểm của Bồ-tát không thể thấy được. Nội không, ngoại không và hữu vô không, giới hạn không thể thấy cho nên khởi điểm của Bồ-tát không thể thấy.

Lại nữa, Xá-lợi-phất! Ba mươi bảy phẩm Trợ đạo và mười tám pháp Bất cộng của Phật đều không có khởi điểm. V́ pháp của Phật trống không, pháp của Phật tịch tĩnh, pháp của Phật không chân thật, cho nên khởi điểm của Bồ-tát không thể thấy được. Từ sáu pháp Ba-la-mật cho đến mười tám pháp Bất cộng của Phật đều không có khởi điểm, đều trống không, đều tịch tĩnh, đều không chân thật, cho nên khởi điểm của Bồ-tát không chứng đắc không thể thấy được.

Lại nữa, Xá-lợi-phất! Các môn Tam-muội, môn Đà-la-ni đều không có khởi điểm, đều là trống không, đều là tịch tĩnh, đều không chân thật, cho nên khởi điểm của Bồ-tát đều không thể thấy được. 

Lại nữa, này Xá-lợi-phất! Pháp tánh và tánh chân tế chẳng thể nghĩ bàn, đều không có khởi điểm, không tịch tĩnh, không chân thật, cho nên khởi điểm của Bồ-tát không thể thấy được.

Lại nữa, này Xá-lợi-phất! Thanh văn, Bích-chi-phật, Như Lai đều không có khởi điểm, đều trống không, tịch tĩnh, không chân thật, cho nên khởi điểm của Bồ-tát đều không thể thấy được. đạo Nhất thiết chủng trí đều không có đầu mối, đều trống không, tịch tĩnh, không chân thật, cho nên khởi điểm của Bồ-tát không thể thấy. V́ sao? Này Xá-lợi-phất! V́ khởi điểm, tận cùng và chặng giữa của không đều không thể thấy được, cho nên Bồ-tát cũng không thể thấy được.

Xá-lợi-phất! Không, năm ấm, Bồ-tát; ba pháp đó đều là một, không hai, cho nên khởi điểm của Bồ-tát không thể thấy.

Theo câu hỏi của Xá-lợi-phất th́ năm ấm không có kết thúc cho nên biết Bồ-tát cũng không có kết thúc.

Tu-bồ-đề đáp:

–Năm ấm như không; giới hạn của hư không là không giới hạn, vô biên, cũng không lường, không có kết thúc, nên chỉ có danh tự là hư không. Xá-lợi-phất! Không của sắc không có giới hạn; không của thọ, tưởng, hành, thức không có giới hạn cũng không thể thấy. Cho nên, này Xá-lợi-phất! Sự chấm dứt của hư không, sự chấm dứt của năm ấm, sự chấm dứt của Bồ-tát cũng không thể thấy. Mười hai xứ, mười hai nhân duyên, ba mươi bảy phẩm Trợ đạo, mười tám pháp Bất cộng của Phật, khởi điểm của các pháp này, khởi điểm của Bồ-tát đều không thể thấy được, đều không có giới hạn.

Tu-bồ-đề nói:

–Này Xá-lợi-phất! Tôn giả hỏi năm ấm là Bồ-tát ư? Không thể thấy được cũng không giới hạn, không lường, không chấm dứt, chỉ có tên gọi là hư không.

Này Xá-lợi-phất! Không của sắc không có giới hạn; không của thọ, tưởng, hành, thức cũng không có giới hạn, cũng không thể thấy được. Cho nên, này Xá-lợi-phất! Sự chấm dứt của hư không, sự chấm dứt của năm ấm, sự chấm dứt của Bồ-tát cũng không thể thấy được. Mười hai xứ, mười hai nhân duyên, ba mươi bảy phẩm Trợ đạo, mười tám pháp Bất cộng của Phật, khởi điểm của các pháp này và khởi điểm của Bồ-tát đều không thể thấy, đều không có giới hạn.

Này Xá-lợi-phất! Hỏi năm ấm là Bồ-tát không thể thấy, cho nên năm ấm cùng với Bồ-tát đều không thể thấy.

Này Xá-lợi-phất! Sáu pháp Ba-la-mật, tự tánh không của sáu pháp Ba-la-mật, nội ngoại không, tự tánh không của nội ngoại không, hữu vô không, tự tánh không của hữu vô không, ba mươi bảy phẩm Trợ đạo, tự tánh không của ba mươi bảy phẩm Trợ đạo, cho đến mười tám pháp Bất cộng của Phật, tự tánh không của mười tám pháp Bất cộng của Phật, tánh chân như, tánh chân tế, tánh chẳng thể nghĩ bàn, các môn Tam-muội, Đà-la-ni, trí Nhất thiết, Thanh văn, Duyên giác, Phật, giáo nghĩa của Phật, tự tánh của tất cả đều không.

Này Xá-lợi-phất! Không của Như Lai, không của năm ấm vốn không có, không thấy. Cho nên, này Xá-lợi-phất! Năm ấm của Bồ-tát không thể thấy được. Đây là điều Xá-lợi-phất hỏi v́ sao Bồ-tát không thể thấy, không thể đắc, sẽ v́ ai mà thuyết Bát-nhã ba-la-mật.

Tu-bồ-đề đáp Xá-lợi-phất:

–Sắc không thấy sắc; sắc không thấy thọ; thọ không thấy sắc; thọ không thấy hành; hành không thấy thọ, thọ không thấy tưởng, tưởng không thấy thọ, tưởng không thấy thức; thức không thấy tưởng; sắc, thọ, tưởng, hành, thức cũng như vậy. Các nhãn cũng không có, không thấy, đến cái ý cũng không có, không thấy; nhãn thức, ý thức không có, không thấy; từ nhãn đưa đến ý, ý đưa đến pháp nhân duyên cũng không có, không thể thấy. Ba-la-mật không có không thấy; nội ngoại không đến sở hữu không, vô sở hữu không cũng không thể thấy. Ba mươi bảy phẩm Trợ đạo và mười tám pháp Bất cộng của Phật cũng không có, không thấy; các môn Tam-muội, môn Đà-la-ni cũng không có, không thấy. Từ pháp Tu-đà-hoàn đến pháp A-la-hán cũng không có, không thấy; thập Trụ không có, không thấy; pháp đạo, pháp trí Nhất thiết không có, không thấy; từ Tu-đà-hoàn đến A-la-hán, Bích-chi-phật và Phật cũng không có, không thấy; đến giáo pháp cũng không có, cũng không thấy.

Này Xá-lợi-phất! V́ các pháp không có sự có nên không thể thấy, Bồ-tát cũng không thể thấy, do đó không ǵ để dạy.

Tu-bồ-đề nói với Xá-lợi-phất:

–Như Tôn giả đã hỏi v́ sao chỉ dùng danh tự để gọi Bồ-tát, pháp gọi tên th́ chỉ dùng tên giả mà gọi là Bồ-tát, cho nên Bồ-tát chỉ là danh tự mà thôi. Sắc, thọ, tưởng, hành, thức cũng là tên đặt ra. Nếu tất cả những ǵ có tên th́ không phải là sắc, thọ, tưởng, hành, thức. V́ sao? V́ không th́ không có tên thật. Giả sử không chẳng phải là Bồ-tát th́ nói Bồ-tát chỉ là danh tự mà thôi.

Lại nữa, này Xá-lợi-phất! Sáu pháp Ba-la-mật chỉ là danh tự mà thôi, sáu pháp Ba-la-mật cũng chẳng phải là danh tự, danh tự cũng chẳng phải là sáu pháp Ba-la-mật. V́ sao? V́ danh tự của Bồ-tát và các ba-la-mật đều không thể thấy được. Cho nên Bồ-tát chỉ là tên đặt ra mà thôi.

Này Xá-lợi-phất! Nội ngoại không, hữu vô không cũng chỉ là tên gọi, danh tự chẳng phải là không, không chẳng phải là danh tự. V́ sao? V́ danh tự của nội không, ngoại không cho đến hữu vô không đều không thể thấy. Này Xá-lợi-phất! Cho nên Bồ-tát chỉ là danh tự.

Này Xá-lợi-phất! Ba mươi bảy phẩm Trợ đạo cho đến mười tám pháp Bất cộng cũng chỉ là tên giả mà thôi. Các môn Tam-muội, môn Đà-la-ni cũng như vậy, cho đến trí Nhất thiết cũng đều như vậy.

Này Xá-lợi-phất! Tôn giả hỏi v́ sao gọi là tự ngã vốn không có chỗ sinh?

Từ xưa đến nay đối với tự ngã không thể thấy được, từ lúc sinh ra có thân mạng đến khi hiểu biết thường không thấy chỗ sinh, từ khi có tên đến lúc năm ấm đầy đủ không thể thấy chỗ sinh. Từ sáu t́nh đến mười hai nhân duyên cũng không thể thấy, huống chi có sinh. Sáu pháp Ba-la-mật cũng không thể thấy huống chi có sinh. Từ nội ngoại không và hữu vô không thường không thể thấy huống chi có sinh. Từ hữu danh cho đến ba mươi bảy phẩm Trợ đạo và mười tám pháp cũng không thể thấy sẽ sinh từ đâu. Từ hữu danh đến các môn Tam-muội, môn Đà-la-ni cũng không thể thấy sẽ sinh từ đâu. Từ hữu danh đến Thanh văn, Bích-chi-phật và Phật cũng không thể thấy sẽ sinh ra từ đâu.

Này Xá-lợi-phất! Do đó gọi là tự ngã các pháp đều không sinh.

Lại nữa, này Xá-lợi-phất! Theo lời Tôn giả hỏi, th́ việc có và không của các pháp không có tác giả.

Xá-lợi-phất hỏi Tu-bồ-đề:

–V́ sao sự có của các pháp không có tác giả?

Tu-bồ-đề đáp:

–Sự có của năm ấm không có tác giả, sự có của sáu t́nh, nội ngoại đến mười hai nhân duyên cũng không có tác giả. Sự có của sáu pháp Ba-la-mật không có tác giả. Tất cả đều do nhân duyên. Này Xá-lợi-phất! Các pháp không có cũng chẳng không.

Lại nữa, này Xá-lợi-phất! Tất cả các pháp đều vô thường, không biến hoại.

Xá-lợi-phất hỏi Tu-bồ-đề:

–V́ sao các pháp không thường, không biến hoại?

Tu-bồ-đề đáp:

–Năm ấm không có thường, không biến hoại. V́ sao? V́ vô thường không có sự có, diệt tận; cho nên các pháp đều vô thường, không biến hoại.

Này Xá-lợi-phất! Do đó các pháp không tụ hội cũng không tan rã.

Xá-lợi-phất hỏi:

–V́ sao các pháp không tụ hội không tan rã?

Tu-bồ-đề nói:

–Năm ấm không tụ hội không tan rã, v́ tự tánh như vậy, cho nên các pháp thiện, pháp ác, pháp hữu vi, pháp vô vi, pháp hữu lậu, pháp vô lậu đều không tụ hội, không tan rã. V́ sao? V́ tự tánh như vậy, cho nên các pháp không có cũng chẳng không.

Xá-lợi-phất! Tôn giả hỏi về năm ấm không sự sinh. V́ năm ấm, sáu trần không có tác giả, không thấy có tác giả, cho nên không chỗ sinh.

Xá-lợi-phất! Theo lời Tôn giả hỏi th́ không sự sinh, chẳng phải năm ấm, v́ tự tánh của năm ấm vốn là không; cũng không sinh, không diệt, không trụ cho đến tánh hữu vi là tánh không. Tự tánh của các pháp là không, cho nên không khởi, không diệt, không trụ; do đó, không sự sinh chẳng phải là năm ấm.

Xá-lợi-phất! Theo lời Tôn giả hỏi, nếu các pháp không sự sinh th́ ai thuyết Bát-nhã ba-la-mật? Nếu không sự sinh chẳng phải là Ba-la-mật, Bát-nhã ba-la-mật chẳng phải là sự sinh; không sự sinh và Bát-nhã ba-la-mật chỉ là một, không hai, th́ nói Bát-nhã ba-la-mật cho ai.

Xá-lợi-phất! Theo lời Tôn giả hỏi th́ hành Bồ-tát đạo sao không ĺa năm ấm? V́ không chỗ sinh là Bát-nhã ba-la-mật, Bát-nhã ba-la-mật là không chỗ sinh. Không chỗ sinh là năm ấm, năm ấm là không chỗ sinh. Pháp ấy không phân biệt cũng không có hai. Này Xá-lợi-phất! Cho nên cũng không rời sinh mà hành Bồ-tát đạo.

Này Xá-lợi-phất! V́ sao nghe như vậy mà không sợ sệt, không thoái lui mà hành Bát-nhã ba-la-mật đa? Đại Bồ-tát thấy các pháp đều không, như mộng, như huyễn hóa, như bóng nắng, như tiếng vang, như ảnh, như biến hóa. Cho nên Bồ-tát nghe dạy như vậy mà không sợ sệt, không thoái lui.

Tu-bồ-đề bạch Phật:

–Khi Bồ-tát thực hành Bát-nhã ba-la-mật quán sát như vậy th́ chẳng thấy sắc, không nhập vào sắc, không sinh sắc, không trụ vào sắc, cũng không nói đây là sắc, thọ, tưởng, hành, thức, cũng không nhập vào thức, cũng không thấy sinh thức, cũng không thấy trụ vào thức, cũng không trụ vào thức, cũng không nói đây là thức, nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý; cũng không thấy, không nhập, không sinh, không trụ, không nói đây là ngã sở. Nội ngoại không đến hữu vô không cũng không thấy, không nhập, không sinh, không trụ; cũng không nói đây là ngã sở.

Bạch Thế Tôn! Bồ-tát hành Bát-nhã ba-la-mật cho đến ba mươi bảy phẩm Trợ đạo, mười tám pháp Bất cộng của Phật cũng không thấy nhập, không sinh, không trụ; không nói đây là ngã sở. Các môn Tam-muội, môn Đà-la-ni không thấy, không nhập, không sinh, không trụ; không nói đây là ngã sở. V́ sao? V́ Bồ-tát hành Bát-nhã ba-la-mật không thấy sắc cho đến Nhất thiết chủng trí cũng không chỗ thấy.

Bạch Thế Tôn! Sắc không sinh th́ chẳng phải sắc; thọ, tưởng, hành, thức không sinh là chẳng phải thọ, tưởng, hành, thức; sáu trần không sinh là chẳng phải sáu trần; sáu pháp Ba-la-mật không sinh là chẳng phải sáu pháp Ba-la-mật. Sáu pháp Ba-la-mật đến không sự sinh chỉ là một, không hai. Nội ngoại không, không sinh là chẳng phải không; hữu vô không không sinh th́ chẳng phải là không. Hữu vô không và không sự sinh là một, không hai.

Bạch Thế Tôn! Ba mươi bảy phẩm Trợ đạo không sinh v́ chẳng phải ba mươi bảy phẩm Trợ đạo. Mười tám pháp Bất cộng của Phật không sinh v́ chẳng phải mười tám pháp Bất cộng của Phật. Không sự sinh và mười tám pháp Bất cộng của Phật chỉ là một pháp, không hai.

Bạch Thế Tôn! Không sự sinh là pháp duy nhất không hai, không ba, không bốn, không năm cũng không bao nhiêu. Cho nên, pháp của Phật là pháp không sự sinh, chỉ là một, không hai.

Bạch Thế Tôn! Tánh chân như và tánh chẳng thể nghĩ bàn không sinh là v́ chẳng phải chân như, chẳng phải tánh chẳng thể nghĩ bàn, không phát sinh, đạo là phi đạo. Trí Nhất thiết không sinh là v́ chẳng phải trí Nhất thiết. Không sự sinh và trí Nhất thiết là một pháp, không hai.

Bạch Thế Tôn! Không sự sinh cũng là pháp không một không nhiều, cho nên bất sinh. Trí Nhất thiết là chẳng phải trí Nhất thiết, Diệt sắc th́ chẳng phải sắc. Diệt và sắc là một pháp, không hai.

Bạch Thế Tôn! Diệt chỉ là một, không hai. Cho nên diệt sắc chẳng phải là sắc, diệt thọ, tưởng, hành, thức chẳng phải là thức. Cho nên sinh thức chẳng phải là thức. Nội ngoại không đến hữu vô không và ba mươi bảy phẩm Trợ đạo, mười tám pháp Bất cộng của Phật cũng như vậy.

Bạch Thế Tôn! Đó là diệt chẳng phải bấy nhiêu th́ từ thức đến trí Nhất thiết cũng như vậy. Đó là hành Bát-nhã ba-la-mật.

Phẩm 27: HỎI VỀ QUÁN

Khi đó, Xá-lợi-phất hỏi Tu-bồ-đề:

–Đại Bồ-tát hành Bát-nhã ba-la-mật th́ quán các pháp ǵ? Sao gọi là Bồ-tát? Sao gọi là Bát-nhã ba-la-mật? Sao gọi là quán?

Tôn giả Tu-bồ-đề đáp:

–Theo lời Tôn giả hỏi th́ sao gọi là Bồ-tát. Bồ-tát là người hành đạo, nên gọi là Bồ-tát. Do dùng đạo mà biết các pháp là không chỗ vào.

Xá-lợi-phất hỏi:

–Sao biết việc của các pháp?

Tu-bồ-đề:

–Biết việc của sắc th́ không vào sắc; biết việc của sắc, thọ, tưởng, hành, thức th́ không vào thức. Biết tận cùng về Phật sự, mười tám pháp Bất cộng th́ không vào mười tám pháp Bất cộng.

Xá-lợi-phất hỏi:

–Sao gọi là các pháp sự?

Tu-bồ-đề:

–Đó chỉ là tên gọi tướng mạo của các pháp là sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp; tướng mạo của các pháp nội, pháp ngoại, pháp hữu vi, pháp vô vi. Những danh tự đó gọi là sự tướng của các pháp.

Xá-lợi-phất! Theo lời Tôn giả hỏi th́ sao gọi là Bát-nhã ba-la-mật? Bát-nhã ba-la-mật là tên gọi để xa ĺa.

Xá-lợi-phất hỏi:

–V́ sao là tên gọi để xa ĺa?

Tu-bồ-đề! V́ nó xa ĺa năm ấm, xa ĺa tám giới, xa ĺa sáu trần, xa ĺa sáu pháp Ba-la-mật, xa ĺa nội ngoại không cho đến hữu vô không, xa ĺa ba mươi bảy phẩm Trợ đạo đến mười tám pháp Bất cộng. Đó gọi là xa ĺa. Xa ĺa trí Nhất thiết, xa ĺa sự tướng trí Nhất thiết. Tất cả gọi là xa ĺa Bát-nhã ba-la-mật.

Xá-lợi-phất! Theo lời Tôn giả hỏi, v́ sao là quan sát, hành tŕ Bát-nhã ba-la-mật. Bồ-tát không quán năm ấm có thường, vô thường; không quán năm ấm có khổ, vui; không quán năm ấm có ngã, phi ngã, bất không; chẳng bất không, bất tướng chẳng bất tướng, bất nguyện chẳng bất nguyện; bất diệt, chẳng bất diệt; bất tịnh, chẳng bất tịnh; không quán sát như vậy cho đến sáu pháp Ba-la-mật, nội ngoại không, hữu vô không đến mười tám pháp Bất cộng của Phật cũng như vậy. Các môn Tam-muội, môn Đà-la-ni đến trí Nhất thiết đều quán diệt, bất diệt, bất tác, có thường, vô thường. Xálợi-phất, hành tŕ Bát-nhã ba-la-mật nên quán như vậy.

Xá-lợi-phất hỏi:

–V́ sao Hiền giả nói năm ấm không sự sinh là chẳng phải năm ấm, cho đến trí Nhất thiết không sự sinh là chẳng phải trí Nhất thiết?

Tu-bồ-đề đáp:

–Năm ấm không ấy chẳng phải là năm ấm, thế nên năm ấm không sự sinh chẳng phải là năm ấm. Không của sáu pháp Ba-la-mật, không ấy cũng chẳng phải sáu pháp Ba-la-mật, cũng chẳng phải sinh ấy là sáu pháp Ba-la-mật, không sự sinh chẳng phải là sáu pháp Ba-la-mật. Từ nội ngoại không đến hữu vô không cũng như vậy. Ba mươi bảy phẩm Trợ đạo, mười tám pháp Bất cộng của Phật cũng như vậy. Trí Nhất thiết cũng như vậy. Do năm ấm không sự sinh là chẳng phải năm ấm, năm ấm cũng chẳng sinh, nên trí Nhất thiết cũng không sự sinh.

Xá-lợi-phất hỏi Tu-bồ-đề:

–V́ sao nói năm ấm không hai chẳng phải là năm ấm, cho đến trí Nhất thiết nếu không hai là chẳng phải trí Nhất thiết.

Tu-bồ-đề đáp:

–Năm ấm không hai, không hòa hợp, không tan rã, không có h́nh, không thể thấy là một tướng, một tướng là vô tướng, trí Nhất thiết cũng như vậy. Cho nên, gọi là năm ấm không hai th́ chẳng phải năm ấm, trí Nhất thiết không hai th́ chẳng phải trí Nhất thiết.

Xá-lợi-phất hỏi:

–V́ sao năm ấm không hai chỉ là số, cho đến trí Nhất thiết không hai cũng chỉ là số phải không?

Tu-bồ-đề đáp:

–Không sự sinh và năm ấm không hai. Năm ấm là không sự sinh, không sự sinh là năm ấm, cho nên năm ấm không hai chỉ là số, cho đến trí Nhất thiết không hai cũng chỉ là số.

Khi ấy, Tu-bồ-đề bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn! Khi Bồ-tát học tập Bát-nhã ba-la-mật là quán pháp này, thấy năm ấm không sự sinh thường tịnh, thấy ngã sở không sự sinh thường tịnh, thấy Bố thí ba-la-mật đến Bát-nhã ba-la-mật không sự sinh thường tịnh, thấy nội ngoại không đến hữu vô không không sự sinh thường tịnh, thấy ba mươi bảy phẩm Trợ đạo và mười tám pháp Bất cộng của Phật không sự sinh thường tịnh; thấy các môn Đà-la-ni, Tam-muội không sự sinh thường tịnh; thấy trí Nhất thiết không sự sinh thường tịnh; thấy phàm nhân, pháp phàm nhân không sự sinh thường tịnh; thấy Tu-đà-hoàn, pháp Tu-đà-hoàn; thấy Tư-đà-hàm, pháp Tư-đà-hàm; thấy A-na-hàm, pháp A-na-hàm; thấy A-la-hán, pháp A-la-hán; thấy Bích-chi-phật, pháp Bích-chi-phật; thấy Bồ-tát, pháp Bồ-tát; thấy Phật, pháp Phật đều không sự sinh thường tịnh.

Xá-lợi-phất hỏi:

–Như con đã được nghe Tôn giả Tu-bồ-đề nói năm ấm là không sự sinh, cho đến đạo cũng không sự sinh, pháp Phật không sự sinh, không sự đắc. Tu-đà-hoàn cho đến A-la-hán Bích-chi-phật cũng không sự đắc, Bồ-tát không sự đắc, trí Nhất thiết cũng không sự đắc, Đại Bồ-tát cũng không sự đắc. Trí Nhất thiết là làm phá hoại năm đường ác, đây là Bồ-tát không đắc đạo trong năm đường ác.

Xá-lợi-phất nói tiếp:

–Nếu các pháp không sự sinh th́ tại sao Tu-đà-hoàn phải diệt tận ba phần kết sử, chánh niệm mới thành đạo; Tư-đà-hàm làm mỏng ba cấu nhiễm, chánh niệm mới thành đạo; A-na-hàm phải diệt tận năm hạ phần kết sử, chánh niệm mới thành đạo; A-la-hán phải đoạn diệt năm thượng phần kết sử, chánh niệm mới thành đạo; Bích-chi-phật phải dùng phép quán về duyên khởi, chánh niệm mới thành đạo? V́ sao Bồ-tát phải hành khổ hạnh để thay thế chúng sinh chịu đựng khổ cực? V́ sao Như Lai Vô Sở Trước Chánh Đẳng Giác phải chuyển pháp luân?

Tu-bồ-đề nói với Xá-lợi-phất:

–Tôi cũng không thể làm cho pháp không sự sinh có thể chứng đắc. Tôi cũng không thể làm cho pháp không sự sinh đắc Tu-đà-hoàn đạo, Tư-đà-hàm đạo, A-na-hàm đạo, A-la-hán đạo và Bích-chi-phật đạo. Tôi cũng không thể làm cho Bồ-tát siêng năng hành khổ hạnh. Xá-lợi-phất, Bồ-tát cũng không có ý tưởng rằng ḿnh sẽ khổ. V́ sao? Này Xá-lợi-phất! V́ không thể v́ khổ mà không cứu độ vô số chúng sinh. Bồ-tát đối với chúng sinh tưởng như cha, như mẹ, như con, như thân ḿnh nhưng không có sự có.

Bồ-tát đối với pháp nội ngoại thường khởi lên ý niệm rằng: “Ta và tất cả chúng sinh đều không có, không thể thấy.” Khi khởi lên ý niệm này th́ không tưởng ḿnh có siêng năng hành khổ hạnh. V́ sao? V́ tất cả không có sự có.

Bạch Thế Tôn! Đối với các pháp không sự sinh chẳng phải là thuộc về ngã, khi chứng đắc Như Lai Chánh Đẳng Giác cũng không sự sinh. Như Lai không từ không sự sinh mà chuyển pháp luân.

Xá-lợi-phất hỏi Tôn giả Tu-bồ-đề:

–Từ không sự sinh mà chứng đắc hay từ vô sự sinh mà chứng đắc?

Tu-bồ-đề trả lời:

–Không có pháp nào từ không sự sinh mà chứng đắc, cũng không có pháp nào từ có sự sinh mà chứng đắc.

Xá-lợi-phất hỏi:

–Theo lời Tôn giả nói th́ không có chỗ chứng và không có chỗ đắc.

Tu-bồ-đề đáp:

–Có chỗ chứng và có chỗ đắc nhưng là hai việc của thế tục, cho nên không dùng. Khi dùng Thế tục đế, th́ có Tu-đà-hoàn, Tưđà-hàm, A-na-hàm, A-la-hán, Bích-chi-phật và Phật. Nếu nói về Đệ nhất nghĩa đế th́ không có, không có chỗ chứng và không có chỗ đắc, cho nên từ Tu-đà-hoàn lên đến Phật cũng không có chỗ chứng, không có chỗ đắc.

Xá-lợi-phất hỏi Tu-bồ-đề:

–Nếu dùng Thế tục đế th́ có chứng, có đắc. Vậy người thoát ly được năm đường th́ cũng như vậy sao?

Tu-bồ-đề trả lời:

–V́ Thế tục đế th́ có chứng, có đắc. V́ Thế tục đế nên mới có năm đường. V́ sao? V́ pháp Đệ nhất nghĩa không có sinh tử, không có quả báo thiện ác, không đoạn diệt không thường.

Xá-lợi-phất! Như vậy không sự sinh là có không sinh hay có sự sinh là có sự sinh.

Tu-bồ-đề:

–Tôi không thể làm cho không sự sinh thành có sự sinh hay có sự sinh thành có sự sinh.

Xá-lợi-phất:

–Làm thế nào pháp không sự sinh thành có sự sinh?

Tu-bồ-đề:

–Tôi không làm năm ấm, hữu vô không có sự sinh, cho đến đạo hữu vô không cũng không thể biết không sự sinh.

Xá-lợi-phất hỏi:

–Không sinh là sinh hay sinh là sinh?

Tu-bồ-đề:

–Sinh cũng không sinh, không sinh cũng chẳng phải sinh. V́ sao? V́ các pháp có sự sinh, không sự sinh đều là một, không sai khác, vô h́nh, không thể thấy, không thể đắc, là một tướng, một tướng là tướng không có sự có. Cho nên có sự sinh cũng không sinh, không sự sinh cũng không sinh.

Xá-lợi-phất hỏi:

–Như vậy sẽ thuyết không sự sinh là pháp không sự sinh, có sự sinh là pháp không sự sinh. Tôi rất thích nghe.

Tu-bồ-đề nói:

–Hay thay, Xá-lợi-phất! Pháp không sự sinh, có sự sinh, không sự lạc là các pháp không hòa hợp, không tan rã, không h́nh, không thể thấy, không thể đắc là một tướng. Một tướng là vô tướng.

Xá-lợi-phất:

–Sự sinh là không sự sinh, sự lạc cũng là không sự sinh, các pháp cũng không sự sinh, quả báo cũng không sự sinh?

Tu-bồ-đề nói:

–Đúng vậy, đúng vậy! Xá-lợi-phất, các pháp đều không sự sinh. V́ sao? V́ năm ấm không sự sinh, sáu t́nh không sự sinh. Sáu tánh: Địa, thủy, hỏa, phong, không, thức cũng không sự sinh. Thân, khẩu, ý, hành cũng không sự sinh, cho đến trí Nhất thiết cũng không sự sinh. Thế nên, Xá-lợi-phất! Quả báo cũng là pháp không sự sinh. Nhân, duyên, thích, nghe đều không sự sinh.

Xá-lợi-phất! Theo lời Tôn giả nói th́ Tôn giả là vị Pháp sư cao tột. V́ sao? V́ tùy theo câu hỏi mà có thể chuyển đổi giảng giải, không trùng lập. V́ các pháp là không có sự lệ thuộc.

Xá-lợi-phất lại hỏi Tôn giả Tu-bồ-đề:

–V́ sao các pháp là không bị lệ thuộc?

Tu-bồ-đề nói:

–Xá-lợi-phất! Tánh không của sắc không dựa vào trong, không dựa vào ngoài, không dựa vào cả hai bên, không dựa vào ở giữa. Tánh không của thọ, tưởng, hành, thức cũng không dựa vào trong, không dựa vào ngoài, không dựa vào cả hai bên, không dựa vào ở giữa. Tánh không của sáu căn và mười hai xứ cũng không dựa vào trong, không dựa vào ngoài, không dựa vào ở giữa. Tánh của sáu pháp Ba-la-mật không dựa vào trong, không dựa vào ngoài, không dựa vào ở giữa. Tánh không của nội ngoại không và hữu vô không không dựa vào trong, không dựa vào ngoài, không dựa vào ở giữa. Tánh không của ba mươi bảy phẩm Trợ đạo cho đến mười tám pháp Bất cộng cũng không dựa vào trong, không dựa vào ngoài, không dựa ở giữa. Tánh không của các pháp đều không dựa vào trong, không dựa vào ngoài, không dựa vào cả hai bên.

Này Xá-lợi-phất! Đó gọi là không bị lệ thuộc. Thế nên Bồ-tát hành sáu pháp Ba-la-mật, làm thanh tịnh năm ấm cho đến Nhất thiết trí.

Xá-lợi-phất hỏi Tu-bồ-đề:

–Tại sao Bồ-tát hành sáu pháp Ba-la-mật thanh tịnh là hành Bồ-tát đạo?

Tu-bồ-đề nói:

–Xá-lợi-phất! Đạo có Bố thí ba-la-mật, tục cũng có Bố thí ba-la-mật, cho đến Bát-nhã ba-la-mật cũng có đạo, có tục.

Xá-lợi-phất hỏi:

–Sao gọi là tục Bố thí ba-la-mật? Sao gọi là đạo Bố thí ba-la-mật?

Tu-bồ-đề nói:

–Bồ-tát trong lúc Bố thí hoặc có Sa-môn, Bà-la-môn, người nghèo, người bệnh, người tàn tật; tùy theo yêu cầu của họ mà Bồ-tát bố thí thành ấp, vàng bạc, quần áo, cơm nước, vợ con, quyến thuộc, đầu mắt, da thịt, tủy não, xương máu, cung cấp những ǵ ḿnh có, nhưng còn lệ thuộc những ǵ ḿnh đã cho, với ý nghĩ ta cho họ nhận, ta không ganh ghét người khác cho. Nếu nói ta là thí chủ, ta bố thí tất cả, ta theo lời Phật dạy, ta hành Bố thí ba-la-mật. Bố thí như vậy là có lệ thuộc vào hành động. Bậc Vô thượng Chánh đẳng giác mà bố thí cho chúng sinh chỉ v́ muốn chúng sinh chứng được Vô dư Niết-bàn.

Bố thí có ba điểm làm trở ngại tâm ý: Một là tưởng có ta bố thí, hai là tưởng có người nhận thí, ba là tưởng có vật bố thí. Ba điều này gọi là sự bố thí của thế gian. V́ sao? V́ không rời thế tục và không vượt khỏi thế tục.

Sao gọi là sự bố thí của đạo? Do thanh tịnh ba việc: Một là Bồ-tát bố thí mà không thấy có ḿnh bố thí, hai là không thấy có người khác nhận của bố thí, ba là không mong quả báo.

Xá-lợi-phất! Bồ-tát bố thí cho chúng sinh, không v́ chúng sinh mà v́ Vô sở trước Chánh đẳng giác, cũng không thấy có Vô sở trước Chánh đẳng giác. Đó là Bố thí ba-la-mật của đạo.

Sao gọi là Bố thí ba-la-mật của đạo? V́ Bố thí ba-la-mật của đạo thù thắng hơn sự bố thí của thế gian. Từ Bố thí ba-la-mật đến Bát-nhã ba-la-mật đối với thế tục có sự lệ thuộc, nhưng đối với đạo th́ không có sự lệ thuộc.

Tu-bồ-đề nói:

–Đó là Bồ-tát hành sáu pháp Ba-la-mật làm thanh tịnh đạo Bồ-tát.

Xá-lợi-phất hỏi Tôn giả Tu-bồ-đề:

–Những ǵ là đạo của Đại Bồ-tát?

Tu-bồ-đề đáp:

–Ba mươi bảy phẩm Trợ đạo là đạo của Đại Bồ-tát; Không, Vô tướng, Vô nguyện, nội ngoại không đến hữu vô không, các môn Tam-muội, các môn Đà-la-ni, mười Lực của Phật, bốn vô úy, mười tám pháp Bất cộng của Phật, bốn Tuệ vô ngại, đại Từ, đại Bi... đều là đạo của Đại Bồ-tát.

Xá-lợi-phất:

–Lành thay, lành thay! Thưa ngài Tu-bồ-đề, những ǵ là oai lực của Công đức ba-la-mật?

Tu-bồ-đề! Bát-nhã ba-la-mật là oai lực công đức. V́ sao? V́ Bát-nhã ba-la-mật là mẹ của các công đức, là pháp hành tŕ của ba thừa. Chư Phật Thế Tôn ở đời quá khứ đã hành tŕ Bát-nhã ba-la-mật, đã đạt thành Chánh đẳng giác. Chư Phật Thế Tôn ở đời vị lai cũng hành tŕ Bát-nhã ba-la-mật nên thành Chánh đẳng giác. Trong hiện tại, hằng hà sa cõi nước khắp mười phương, chư Phật Thế Tôn cũng hành tŕ Bát-nhã ba-la-mật đạt thành Chánh đẳng giác.

Nếu nghe thuyết Bát-nhã ba-la-mật mà không nghi ngờ, không sợ hãi, nên biết đã là Bồ-tát hành tŕ Bồ-tát đạo, không ĺa chúng sinh, v́ bảo hộ tất cả chúng sinh, không chấp trước, luôn luôn không rời tâm niệm đại Từ, đại Bi.

Xá-lợi-phất lại hỏi:

–Giả sử Bồ-tát không bỏ tâm đại Từ, đại Bi, không rời tâm niệm này th́ tất cả chúng sinh đều sẽ là Bồ-tát. V́ sao? V́ tất cả chúng sinh không rời tâm niệm ấy?

Tu-bồ-đề nói:

–Lành thay, lành thay! Xá-lợi-phất, tôi đã biết những ǵ Tôn giả hỏi để lợi cho đời sau, tôi sẽ ghi nhận.

Nếu như chúng sinh không thật có th́ ý niệm cũng không thật có; có hay không cũng không thật có. Nếu chúng sinh tịch tĩnh th́ ý niệm cũng tịch tĩnh. Nếu chúng sinh trống không th́ ý niệm cũng trống không. Nếu chúng sinh không sự giác th́ ý niệm cũng không sự giác. Nếu năm ấm không thật có thí ý niệm cũng không thật có. Năm ấm không thật có, năm ấm không, năm ấm tịch tĩnh, năm ấm không có sự giác ngộ th́ niệm cũng không có sự giác ngộ. Nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý; sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp; địa, thủy, hỏa, phong, không, thức cũng vậy. Sáu pháp Ba-la-mật không, nội ngoại không, hữu vô không, ba mươi bảy phẩm Trợ đạo, mười tám pháp Bất cộng của Phật, các môn Tam-muội, môn Đà-la-ni và trí Nhất thiết, cho đến thuộc về Nhất thiết trí, cho đến đạo và niệm, tất cả đều không thật có.

Nếu như đạo không sự giác ngộ th́ niệm cũng không sự giác ngộ. Xá-lợi-phất! Tôi muốn làm cho Bồ-tát không rời tâm niệm hành Bồ-tát đạo này.

Khi ấy, Thế Tôn khen ngợi ngài Tu-bồ-đề:

–Lành thay, lành thay! Ông đã v́ các Đại Bồ-tát mà thuyết Bát-nhã ba-la-mật, nên theo lời Tu-bồ-đề đã nói v́ Tu-bồ-đề đã nương oai lực Phật mà thuyết Bát-nhã ba-la-mật, Đại Bồ-tát cũng nên thuyết như Tu-bồ-đề.

Khi Tu-bồ-đề thuyết phẩm Bát-nhã ba-la-mật, ba ngàn thế giới chấn động sáu cách, trước ch́m sau nổi, khắp tám phương và trên dưới đều như vậy.

Khi ấy, Đức Phật thấy việc đó liền mỉm cười. Tu-bồ-đề chắp tay bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn! V́ nhân duyên ǵ mà Ngài mỉm cười?

Phật bảo Tu-bồ-đề:

–Ta thuyết Bát-nhã ba-la-mật, ở phương Đông có vô số chư Phật cũng v́ các vị Bồ-tát mà thuyết Bát-nhã ba-la-mật giống như vậy.

Tu-bồ-đề! Khi thuyết Bát-nhã ba-la-mật này có mười hai vô số ức chư Thiên và A-tu-la đều chứng đắc Vô sinh pháp nhẫn. Khi mười phương chư Phật thuyết Bát-nhã ba-la-mật, vô số chúng sinh đều phát tâm Vô thượng Bồ-đề.

KINH PHÓNG QUANG BÁT-NHÃ

 Mục Lục

Quyển-1   Quyển-2   Quyển-3   Quyển-4   Quyển-5   Quyển-6   Quyển-7   Quyển-8   Quyển-9   Quyển-10   Quyển-11   Quyển-12   Quyển-13   Quyển-14   Quyển-15   Quyển-16   Quyển-17   Quyển-18   Quyển-19   Quyển-20

 

previous.png         back_to_top.png          next.png

 

[ TRANG CHỦ KINH ĐIỂN | ĐẠI TẠNG KINH | THẦN CHÚ | HÌNH ẢNH ]

google-site-verification=Iz-GZ95MYH-GJvh3OcJbtL1jFXP5nYmuItnb9Q24Bk0