佛山* Buddha Mountain * Phật Sơn

Calgary Alberta Canada

[中文ENGLISH]

[ TRANG CHỦ KINH ĐIỂN | ĐẠI TẠNG KINH | THẦN CHÚ | HÌNH ẢNH ]

 

KINH PHÓNG QUANG BÁT-NHÃ

Hán dịch: Đời Tây Tấn, Tam tạng Vô-la-xoa, người nước Vu Điền.

QUYỂN 6

Phẩm 28: VÔ TRỤ

Bấy giờ, trong tam thiên đại thiên thế giới, có bốn vị Thiên vương cùng vô số trăm ngàn muôn ức chư vị Thiên tử đồng đến pháp hội.

Các vị Thích Đề-hoàn Nhân cùng vô số trăm ngàn muôn ức Thiên tử cùng đến pháp hội.

Từ cõi trời Tu-diệm Thiên tử lên đến Thủ đà hội thiên, công đức và quang minh của chư Thiên rực rỡ. Tuy vậy vẫn không bằng ánh sáng của Đức Phật chiếu xuống sáng gấp trăm ngàn vạn ức lần, che lấp cả ánh sáng của chư Thiên và các vật báu bằng vàng. Ở gần Đức Phật, ánh sáng của chư Thiên nhỏ như tim đèn. V́ vậy ánh sáng của chư Thiên không hiện ra nữa.

Thích Đề-hoàn Nhân bạch Tôn giả Tu-bồ-đề:

–Hôm nay, bốn vị Thiên vương, các vị Thủ đà hội thiên ở trong tam thiên đại thiên thế giới này, đều muốn nghe Tôn giả Tu-bồ-đề nói Bát-nhã ba-la-mật để giảng dạy cho các hàng Bồ-tát. Đại Bồ-tát nên an trụ trong Bát-nhã ba-la-mật như thế nào? Những ǵ là Bát-nhã ba-la-mật của Đại Bồ-tát? Đại Bồ-tát nên thực hành Bát-nhã ba-la-mật như thế nào? Tu-bồ-đề đáp:

–Này Câu-dực! Tôi sẽ nương oai thần của Đức Phật nói Bát-nhã ba-la-mật cho các hàng Bồ-tát, thuyết giảng pháp thích ứng cho các vị Bồ-tát được an trụ.

Nay các Thiên tử nào chưa phát tâm Bồ-đề sẽ phát tâm, người nào đã an trụ vào đạo mà lệ thuộc th́ năng lực không thể phát tâm Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. V́ sao? V́ chướng ngại bởi cảnh giới sinh tử. Nếu những người này phát tâm Bồ-đề th́ tôi cũng tùy hỷ với họ, làm cho đạt đến chỗ cao tột. Tôi không ngăn trở công đức của họ ở giữa đường.

Này Câu-dực! Những ǵ là Bát-nhã ba-la-mật?

Đại Bồ-tát nên thọ tŕ ứng với tâm trí Nhất thiết, để suy nghĩ sắc là vô thường, khổ, không, vô ngã; già bệnh, lo buồn, khổ não, tập hợp, biến chuyển, tan hoại, lo sợ, đấu tranh, không thể nương cậy. Bồ-tát nên suy nghĩ như vậy nên không chấp giữ.

Không chấp thủ về thọ, tưởng, hành, thức, sáu t́nh (sáu căn), sáu cảnh tất cả đều là khổ, được tịch tĩnh cũng không chấp thủ, nên nghĩ đến tịch tĩnh của năm ấm; nghĩ đến tịch tĩnh của sáu căn, sáu cảnh; Bồ-tát dùng tâm trí Nhất thiết để biết từ si mà có tập khởi của ái, mười hai nhân duyên cũng không có thủ. Đại Bồ-tát nên nghĩ: “V́ si ái diệt nên mười hai nhân duyên cũng diệt, các khổ cũng không chấp giữ.”

Lại nữa, này Câu-dực! Đại Bồ-tát dùng tâm trí Nhất thiết nên nghĩ ba mươi bảy phẩm Trợ đạo cho đến mười tám pháp Bất cộng cũng không chấp giữ.

Lại nữa, này Câu-dực! Đại Bồ-tát dùng tâm trí Nhất thiết để thực hành Bố thí ba-la-mật, Tŕ giới ba-la-mật, Nhẫn nhục ba-la-mật, Tinh tấn ba-la-mật và Thiền định ba-la-mật cũng không chấp giữ.

Này Câu-dực! Bồ-tát thực hành Bát-nhã ba-la-mật nên quán như vầy: Chỉ có các pháp và các pháp tương tục làm nhân duyên cho nhau, tương đắc với nhau làm cho đầy đủ. Đối với các pháp, Bồ-tát không nghĩ ngã và ngã sở. Nếu nghĩ khác đi th́ không thích ứng với đạo niệm.

Này Câu-dực! Với những ý niệm khác nhau đối với đạo th́ không thể thấy cũng không thể đắc. đạo không có ý niệm th́ ý không thể đắc cũng không thể thấy.

Này Câu-dực! Bồ-tát thực hành Bát-nhã ba-la-mật nên quán như vầy: Đối với tất cả pháp đều không chấp giữ.

Thích Đề-hoàn Nhân thưa Tôn giả Tu-bồ-đề:

–Thế nào là Niệm ý khác với đạo ý? Đạo ý khác nhau với Niệm ý như thế nào? Niệm ý và đạo ý cả hai đều không thể đắc, không thể thấy như thế nào?

Tu-bồ-đề đáp:

–Này Câu-dực! Niệm ý không thành ý, đạo ý cũng phi ý, cũng không thành ý, không giữ lấy phi ý, ý niệm về phi ý th́ ý ấy là phi ý, phi ý cũng là ý. Đây là Bát-nhã ba-la-mật của Đại Bồ-tát.

Lúc ấy, Đức Phật khen ngợi Tôn giả Tu-bồ-đề:

–Lành thay, lành thay! Đúng như lời ông thuyết giảng về ý của Bát-nhã ba-la-mật để dạy bảo và giúp đỡ các hàng Bồ-tát.

Tu-bồ-đề bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn! Con sẽ báo ân chứ không thể không báo ân. Con sẽ báo ân chư Như Lai Vô Sở Trước Chánh Đẳng Giác và chúng đệ tử trong quá khứ, cố gắng giúp đỡ và làm an ổn tâm của các Bồ-tát.

Bạch Thế Tôn! Thuở xưa, chư Phật và Đại Bồ-tát cũng học sáu pháp Ba-la-mật mà chứng Vô thượng Bồ-đề.

Bạch Thế Tôn! Chúng con sẽ cố gắng giúp đỡ làm an ổn cho các hàng Bồ-tát, học sáu pháp Ba-la-mật và sẽ chứng Vô thượng Bồ-đề.

Rồi Tôn giả Tu-bồ-đề nói với Câu-dực:

–Này Câu-dực! Ông hãy lắng nghe, tôi sẽ nói về Đại Bồ-tát an trụ trong Bát-nhã ba-la-mật. Trụ cũng như không trụ. Năm ấm và không của năm ấm, Bồ-tát và không của Bồ-tát; năm ấm không và Bồ-tát không là một không, chẳng phải hai.

Này Câu-dực! Bồ-tát nên an trụ vào Bát-nhã ba-la-mật như vậy.

Này Câu-dực! Sáu t́nh và không của sáu t́nh, Bồ-tát và không của Bồ-tát; sáu t́nh không, Bồ-tát không đều không khác. Sáu tánh và không của sáu tánh, Bồ-tát và không của Bồ-tát; sáu tánh không, Bồ-tát không đều không khác. Đại Bồ-tát nên suy nghĩ như vậy và trong Bát-nhã ba-la-mật cũng nên an trụ như vậy.

Lại nữa, này Câu-dực! Mười hai nhân duyên và không của mười hai nhân duyên; mười hai nhân duyên diệt và không của mười hai nhân duyên diệt; Bồ-tát và không của Bồ-tát, mười hai nhân duyên và không của mười hai nhân duyên, là một, chẳng phải hai.

Này Câu-dực! Đại Bồ-tát phải an trụ trong Bát-nhã ba-la-mật như vậy.

Sáu pháp Ba-la-mật và không của sáu pháp Ba-la-mật, nội ngoại không và hữu pháp, vô pháp không, ba mươi bảy phẩm Trợ đạo, mười tám pháp Bất cộng, các môn Tam-muội, các môn Đà-lani, Thanh văn thừa, Bích-chi-phật thừa cũng như vậy. Bồ-tát, Như Lai, trí Nhất thiết cũng như vậy. Không của Bồ-tát, không của trí Nhất thiết là một không, không phải hai. Bồ-tát phải an trụ trong Bát-nhã ba-la-mật như vậy.

Thích Đề-hoàn Nhân thưa Tôn giả Tu-bồ-đề:

–Ý Tôn giả thế nào? Thế nào là Đại Bồ-tát không dừng lại trong Bát-nhã ba-la-mật?

Tu-bồ-đề đáp:

–Này Câu-dực! Bồ-tát không dừng lại vào sự đắc về năm ấm, cũng không dừng lại vào sự đắc của sáu t́nh, không dừng lại vào sự đắc về sáu tánh, không dừng lại về sự đắc về ba mươi bảy phẩm Trợ đạo cho đến trí Nhất thiết. Không dừng lại vào sự đắc từ quả Tu-đà-hoàn, A-la-hán, Bích-chi-phật đến Phật. Không dừng lại vào không chấp giữ sự đắc từ năm ấm cho đến trí Nhất thiết. Không dừng lại vào sự đắc từ quả Tu-đà-hoàn đến Phật. Không dừng lại vào sự chướng đắc về năm ấm vô thường, thường, khổ, lạc, tịnh hay bất tịnh, ngã, vô ngã, không, bất không; diệt, bất diệt; tịch, bất tịch...

Không dừng lại ở quả Tu-đà-hoàn không trọn vẹn đến quả Phật không trọn vẹn, không dừng lại ở phước đức của Tu-đà-hoàn lên đến phước đức của Phật.

Lại nữa, này Câu-dực! Đại Bồ-tát không nên dừng lại vào sự chướng đắc từ bậc Địa thứ nhất đến bậc Địa thứ mười.

Từ Địa thứ nhất không nên dừng lại vào sự đắc và nói: “Ta đang đầy đủ Bố thí ba-la-mật, Nhẫn nhục ba-la-mật, Tinh tấn ba-la-mật, Thiền định ba-la-mật và Trí tuệ ba-la-mật.” Ta phải thành tựu đầy đủ ba mươi bảy phẩm Trợ đạo. Không nên dừng lại trong đó mà cho là có sự đắc, không nên dừng lại ở Bồ-tát đạo.

Không nên dừng lại vào Bồ-tát đạo cho đến quả vị không thoái chuyển. Không nên an trụ vào sự đắc khi Bồ-tát có đầy đủ năm pháp thần thông.

Bồ-tát có đầy đủ năm pháp Thần thông mà nói: “Tôi sẽ đến vô lượng, vô số a-tăng-kỳ kiếp cõi Phật để chiêm ngưỡng chư Như Lai, để nghe thuyết pháp, nghe xong, truyền lời dạy ấy đến tất cả chúng sinh.” Bồ-tát không nên dừng lại vào sự đắc ấy.

Bồ-tát không nên dừng lại vào sự đắc này mà nói: “Ta sẽ biến hóa làm như thế giới của chư Phật, Như Lai.” Bồ-tát không nên dừng lại vào sự đắc của Bát-nhã ba-la-mật, sẽ giảng dạy và giáo hóa tất cả chúng sinh để họ đạt đến đạo quả. Không nên dừng lại vào ý tưởng khi ta sẽ cúng dường vô lượng, vô số chư Phật với các tràng phan, hoa hương, lọng báu nhiều vô lượng, vô số trăm ngàn tấm vải và sẽ làm cho vô lượng, vô số chúng sinh thành tựu Vô thượng Bồ-đề. Không dừng lại vào ý tưởng như thế này: “Tôi sẽ được đầy đủ năm loại mắt: Nhục nhãn, Thiên nhãn, Pháp nhãn, Tuệ nhãn và Phật nhãn, sẽ sinh tất cả Tam-muội.”

Không nên nguyện rằng: “Khi ta chứng được các môn Tam-muội, th́ sẽ tự tại trong ấy.” Bồ-tát không nên dừng lại như vậy. Không nên dừng lại vào sự đắc, khi ta có đầy đủ tất cả Đà-la-ni, bốn trí vô ngại, bốn Vô sở úy, mười Lực, mười tám pháp Bất cộng, sẽ đầy đủ bốn Đẳng, tâm đại Từ, đại Bi, ba mươi hai tướng tốt, tám mươi vẻ đẹp.

Ở trong tám quả vị (bốn hướng, tứ quả) được thành tựu tín yếu và pháp yếu, không nên dừng lại vào đó. Ta không nên dừng lại ở quả Tu-đà-hoàn còn bảy lần qua lại sinh tử; Tư-đà-hàm còn một lần sinh tử. Không nên dừng lại ở các quả ấy, khi qua đời, dứt sạch các phiền não, không nên dừng lại trong đó. Đạo Tu-đà-hàm nhập Niếtbàn không nên dừng lại trong đó; Tư-đà-hàm chưa được đoạn trừ các gốc khổ không trụ lại trong đó, đắc được đạo ý A-na-hàm cũng không trụ lại; ở nơi quả A-na-hàm nửa đường nhập Niết-bàn không nên trụ lại trong đó; đắc quả A-la-hán chứng được A-la-hán ở trung gian nhập Vô dư Niết-bàn không trụ lại ở trong đó; ở bậc Bích-chi-phật không trụ lại ở trong đó, người này vượt hơn A-la-hán, Bích-chi-phật cho đến Bồ-tát địa cũng không nên trụ lại.

Không nên trụ vào sự đắc, khi Đại Bồ-tát làm Phật sự độ vô lượng chúng sinh, v́ tất cả những việc làm ấy mà đắc Vô thượng Bồ-đề, đến khi các phiền não dứt sạch sẽ chứng được Như Lai Vô Sở Trước Chánh Đẳng Giác, sẽ chuyển pháp luân làm Phật sự độ vô lượng chúng sinh th́ cũng không trụ vào đó.

Được bốn Thần túc ở trong Tam-muội này sẽ được tuổi thọ nhiều kiếp như số cát sông Hằng, làm cho tuổi của ta nhiều vô số kiếp, sẽ được ba mươi hai tướng tốt của Đại sĩ. Mỗi tướng có một trăm phước công đức cũng không trụ vào đó; làm cho thế giới của ta lớn như hằng hà sa cỏi Phật trong mười phương, tam thiên đại thiên thế giới của ta toàn là kim cương, cây Bồ-đề của ta sẽ phát ra mùi thơm làm cho tất cả chúng sinh nghe mùi thơm này không còn tham, sân, si; cũng không phát tâm Thanh văn, Bích-chi-phật. Chúng sinh nghe mùi thơm này tâm bệnh và thân bệnh đều tiêu trừ, sẽ khiếntrong thế giới của ta nghe danh tự năm ấm: Sắc, thọ, tưởng, hành, thức; không nghe danh tự sáu pháp Ba-la-mật; khiếnthế giới của ta không nghe ba mươi bảy phẩm Trợ đạo và mười tám pháp Bất cộng, cũng không nghe danh từ Tu-đà-hoàn cho đến Phật. Tất cả như vậy, Đại Bồ-tát không nên an trụ vào đó.

V́ sao vậy? V́ Như Lai Vô Sở Trước Chánh Đẳng Giác lúc đắc Vô thượng Bồ-đề, không có sự đắc đối với các pháp.

Này Câu-dực! Thế nên ở trong Bát-nhã ba-la-mật, Bồ-tát nên trụ vào không có sự đắc.

Bấy giờ, Tôn giả Xá-lợi-phất nghĩ: “Đại Bồ-tát phải trụ lại trong Bát-nhã ba-la-mật như thế nào?”

Tu-bồ-đề biết tâm niệm của Xá-lợi-phất liền hỏi:

–Xá-lợi-phất! Theo ý Tôn giả th́ chư Phật trụ chỗ nào?

Xá-lợi-phất đáp:

–Chư Phật không ở chỗ trụ và ý không dùng ở chỗ nào cả; không an trụ trong năm ấm, không an trụ trong thành tựu, cũng không an trụ trong không thành tựu, không an trụ trong tánh hữu vi và vô vi, cũng không an trụ trong mười tám pháp Bất cộng và không an trụ trong trí Nhất thiết.

Tu-bồ-đề nói:

–Trong Bát-nhã ba-la-mật, Đại Bồ-tát phải an trụ như chư Phật Vô Sở Trước Chánh Đẳng Giác trụ như không trụ. Đại Bồ-tát phải trụ như vậy, trụ vào chỗ không trụ.

Bấy giờ trong pháp hội có Thiên tử nghĩ: “Những lời nói của Dạ-xoa th́ có thể biết được, những lời nói của Tu-bồ-đề giảng về

Bát-nhã ba-la-mật th́ chúng tôi không biết.”

Tôn giả Tu-bồ-đề biết tâm niệm của các Thiên tử nên hỏi:

–Các ông không hiểu, không biết chăng?

Các Thiên tử thưa:

–Đúng vậy, thưa Tôn giả! Chúng tôi thật chẳng hiểu chẳng biết ǵ.

Tu-bồ-đề nói với các Thiên tử:

–Những điều tôi nói ra, không thấy một chữ cũng không có người nghe. V́ sao vậy? V́ trong Bát-nhã ba-la-mật chẳng phải văn tự cũng không có người nghe.

Này các Thiên tử! Đạo pháp của Như Lai Vô Sở Trước Chánh Đẳng Giác cũng không có văn tự.

Này các Thiên tử! Ví như Như Lai biến hóa làm Phật và làm bốn chúng đệ tử, biến hóa xong rồi v́ họ mà thuyết pháp. Ý các ông nghĩ thế nào? Trong đó có người dạy, có người nói và có người nghe không?

Các Thiên tử thưa:

–Thưa không!

Tôn giả Tu-bồ-đề nói:

–Tất cả các pháp ví như biến hóa, trong đó không có người nói, không có người nghe, cũng không có người biết. Ví như người nằm mộng, thấy Đức Phật thuyết pháp, các ông nghĩ sao, có người nói và có người nghe không?

Các Thiên tử thưa:

–Không có người nói, không có người nghe.

Tu-bồ-đề nói:

–Tất cả các pháp đều như huyễn, không có người nói, không có người nghe, không thật có.

Ví như có hai người, mỗi người ở hai đầu hẻm vực sâu, cả hai đều lên tiếng ca ngợi Phật, Pháp, Tăng; tiếng vọng của hai người ấy có biết nhau không?

Các Thiên tử nói:

–Thưa Tôn giả! Không biết.

Tu-bồ-đề nói:

–Ví như có nhà ảo thuật giỏi ở giữa ngã tư đường, hóa làm Như Lai và bốn chúng đệ tử rồi thuyết pháp. Ý các ông nghĩ sao, trong đó có người nói, người dạy và người nghe không?

Các Thiên tử thưa:

–Bạch Tôn giả! Không.

Các Thiên tử lại nghĩ: “Tôn giả Tu-bồ-đề tŕnh bày Bát-nhã ba-la-mật, pháp ấy rất sâu, chỗ dạy càng sâu và rất nhiệm mầu.” Tu-bồ-đề biết tâm niệm của các Thiên tử nên nói:

–Sắc không sâu cũng không vi diệu, không phải v́ năm ấm mà vi diệu; sáu t́nh, nội ngoại không, hữu vi pháp không, vô vi pháp không cho đến sáu pháp Ba-la-mật, mười tám pháp Bất cộng đều như vậy. Các môn Tam-muội và Đà-la-ni đến trí Nhất thiết; tất cả đều không sâu cũng không nhiệm mầu, không phải v́ trí Nhất thiết mà thâm diệu.

Các Thiên tử nghĩ: Trong khi thuyết pháp chẳng nói đến năm ấm, sáu t́nh, sáu pháp Ba-la-mật, nội ngoại không, hữu pháp không, vô pháp không; không nói ba mươi bảy phẩm Trợ đạo, mười tám pháp Bất cộng, không nói quả Tu-đà-hoàn cho đến quả A-la-hán; không nói Bích-chi-phật đạo, chẳng nói đến văn tự. Việc ấy như thế nào?

Tu-bồ-đề nói:

–Này các Thiên tử, đúng như vậy! Đạo của Như Lai đều không sự đắc và không có thể thuyết. Cho nên các pháp không có người nói, không có người nghe, không có người nhận và cũng không có người đắc.

Tu-bồ-đề nói:

–Này các Thiên tử! Người muốn an trụ Tu-đà-hoàn quả, muốn chứng Tu-đà-hoàn quả; hoặc người muốn an trụ, muốn chứng A-la-hán quả, Bích-chi-phật đạo và Phật đạo th́ người ấy nên an trụ như vậy hoàn toàn chẳng ĺa Trí nhãn.

Bồ-tát từ bắt đầu phát tâm đến nay, không có ǵ để nói cũng không có ǵ để nghe, nên an trụ như vậy.

Phẩm 29: NHƯ HUYỄN

Bấy giờ, các Thiên tử nghĩ: “Chúng ta phải làm thế nào để nghe giáo pháp của Tôn giả Tu-bồ-đề?”

Biết tâm niệm của các Thiên tử, Tôn giả Tu-bồ-đề nói:

–Này các vị! Những người trong hội này nghe tôi thuyết pháp như người huyễn hóa, người này dầu có nghe cũng không nhận, không có thấy cũng không có chứng.

Các Thiên tử hỏi:

–Thưa Tôn giả! Chúng sinh như huyễn hóa chăng?

Tu-bồ-đề đáp:

–Đúng vậy! Tất cả chúng sinh như huyễn, những người trong hội này cũng như huyễn; chúng ta cũng như huyễn, như mộng. Năm ấm như huyễn như hóa; sáu căn, thức, trần như huyễn như hóa. Nội ngoại không và hữu pháp, vô pháp không, ba mươi bảy phẩm Trợ đạo và mười tám pháp Bất cộng cũng đều như huyễn như hóa. Tu-đà-hoàn quả cho đến Phật đạo Chánh đẳng giác cũng như huyễn.

Ngay lúc đó, các vị Thiên tử hỏi Tôn giả Tu-bồ-đề:

–Tại sao đạt đến quả vị Phật rồi cũng lại như huyễn như mộng? Tu-bồ-đề đáp:

–Ta nói đạt đến quả Phật cũng như huyễn. Nếu còn có pháp nào hơn Niết-bàn tôi cũng nói như huyễn.

Này các Thiên tử! Mộng huyễn là một, không hai.

Bấy giờ các ngài như Tôn giả Xá-lợi-phất, Đại Mục-kiềnliên, Ma-ha Câu-hy-la, Ma-ha Ca-chiên-diên, Bân-nậu-văn-đà-nitử, Đại Ca-diếp... và vô lượng, vô số Bồ-tát đồng hỏi Tôn giả Tu-bồ-đề:

–Bát-nhã ba-la-mật rất sâu, rất rộng, khó hiểu, khó rõ, khó thấy, khó biết như vậy, ai sẽ là người có thể thấu triệt được?

Bấy giờ, Tôn giả A-nan thưa với các vị đại đệ tử cùng các Bồ-tát:

–Bát-nhã ba-la-mật này là pháp rất sâu, thâm diệu, rất rộng, khó thấy, khó hiểu, khó biết, chẳng thể nghĩ bàn, chỉ có các bậc không thoái chuyển, các Đại Bồ-tát, bậc Kiến đế hoàn toàn A-la-hán từ vô lượng, vô số kiếp trước, ở chỗ chư Phật đã gieo trồng công đức, thường gần gũi các bậc Thiện tri thức và các thiện nam, thiện nữ có đại trí tuệ, những người này nghe Bát-nhã ba-la-mật sâu rộng và vi diệu liền có thể tin ưa thích, không bao giờ từ bỏ. Họ không dùng không để phân biệt năm ấm, không dùng năm ấm để phân biệt không; không dùng năm ấm để phân biệt Vô tướng, Vô nguyện; không dùng Vô tướng, Vô nguyện để phân biệt năm ấm; không dùng không sự sinh, không sự diệt để phân biệt năm ấm; không dùng năm ấm để phân biệt không sự sinh, không sự diệt; không dùng tịch tĩnh để phân biệt năm ấm, không dùng năm ấm phân biệt tịch tĩnh, cho đến sáu t́nh và các duyên khởi cũng lại như vậy. Từ Bố thí ba-la-mật đến Bát-nhã ba-la-mật cũng như vậy; từ nội ngoại không đến hữu pháp vô pháp không cũng như vậy; từ ba mươi bảy phẩm Trợ đạo đến mười tám pháp Bất cộng đều cũng như vậy; không dùng các môn Tam-muội và Đà-la-ni để phân biệt năm ấm, không dùng năm ấm để phân biệt các môn Tam-muội và Đà-la-ni; không dùng Tu-đà-hoàn, A-la-hán, Bích-chi-phật cho đến trí Nhất thiết để phân biệt không, không dùng không để phân biệt trí Nhất thiết. Cũng không dùng Vô tướng, Vô nguyện để phân biệt trí Nhất thiết, không dùng trí Nhất thiết để phân biệt Vô tướng, Vô nguyện; không dùng tánh đầy đủ, không đầy đủ để phân biệt không; không dùng không để phân biệt tánh đầy đủ, không đầy đủ, cho đến Vô tướng, Vô nguyện cũng như vậy; không dùng không sự sinh, không sự diệt để phân biệt tịch tĩnh; không dùng tịch tĩnh để phân biệt năm ấm.

Tu-bồ-đề nói với các Thiên tử:

–Bát-nhã ba-la-mật rất thâm diệu nên những người có trí tuệ luôn luôn thực hành. V́ sao? V́ pháp này không có ǵ để lo cũng không có ǵ để buồn. Nếu không lo buồn th́ chúng sinh cũng không đoạn tuyệt.

Xá-lợi-phất nói với Tôn giả Tu-bồ-đề:

–Trong Bát-nhã ba-la-mật này rộng nói giáo pháp ba thừa và giáo pháp bảo hộ Bồ-tát, từ bậc bắt đầu phát tâm đến bậc trụ Địa thứ mười, sáu pháp Ba-la-mật, ba mươi bảy phẩm Trợ đạo, mười tám pháp Bất cộng và pháp bảo hộ Đại Bồ-tát.

Đây là Bồ-tát thực hành Bát-nhã ba-la-mật để giáo hóa chúng sinh, đi đến các cõi Phật, chẳng tổn mất chút thần thông nào, tùy họ ưa thích ǵ đều do thiện căn xưa kia cúng dường chư Phật liền đạt như ý nguyện. Theo chư Phật, Thế Tôn để nghe và lãnh thọ giáo pháp mãi đến trí Nhất thiết không đoạn tuyệt, chưa từng rời Tam-muội, thời sẽ được biện tài vô ngại, biện tài bất tận, biện tài đúng căn cơ, biện tài lanh lợi, biện tài đúng nghĩa, biện tài hơn tất cả thế gian.

Tu-bồ-đề nói:

–Đúng như vậy, như Xá-lợi-phất nói Bát-nhã ba-la-mật rộng nói đầy đủ giáo pháp ba thừa và giáo pháp Bồ-tát thừa. Đại thừa Bồ-tát được biện tài tối thượng, không thủ đắc và cũng không chấp trước. Không chấp vào ngã sở, tri kiến, thọ mạng, năm ấm, từ Bố thí ba-la-mật đến Trí tuệ ba-la-mật, từ nội ngoại không đến hữu pháp, vô pháp không, từ ba mươi bảy phẩm Trợ đạo, mười tám pháp Bất cộng đến Nhất thiết chủng trí.

Xá-lợi-phất hỏi:

–V́ sao trong Bát-nhã ba-la-mật rộng nói giáo pháp ba thừa mà không sự đắc? V́ sao nói bảo hộ cả Bồ-tát? V́ sao trong Bát-nhã ba-la-mật được Biện tài tối thượng mà không sự đắc?

Tu-bồ-đề nói:

–Từ nội không cho đến giáo pháp ba thừa đều xuất phát từ Bát-nhã ba-la-mật cũng không sự đắc. Từ nội ngoại không đến hữu pháp, vô pháp không, rộng nói giáo pháp ba thừa cũng không sự đắc. Từ nội ngoại không rộng nói giáo pháp bảo hộ Bồ-tát đạt được biện tài tối thượng vi diệu trong tất cả thế gian, cũng không sự đắc. Từ hữu pháp, vô pháp không đến Bồ-tát đạt được Biện tài tối thượng đều ủng hộ cho tất cả thế gian không sự đắc vậy.

Phẩm 30: MƯA PHÁP

Bấy giờ, Thích Đề-hoàn Nhân nghĩ: “Tôn giả Tu-bồ-đề nói pháp như mưa rưới khắp tam thiên đại thiên thế giới.”

Từ cõi trời Tứ Thiên vương lên đến cõi trời Sắc cứu cánh, các cõi trời đều suy nghĩ: “Nay Tôn giả Tu-bồ-đề v́ chúng ta mà ban mưa pháp. Chúng ta nên hóa hiện hoa đẹp để rải trên Đức Phật Thế Tôn, các Đại Bồ-tát, các đại đệ tử và Tôn giả Tu-bồ-đề.”

Ngay lúc ấy, các vị Thích Đề-hoàn Nhân và các cõi trời Tứ Thiên vương trong tam thiên đại thiên thế giới đều hóa hiện hoa đẹp rải trên Đức Phật, các Đại Bồ-tát, các Tỳ-kheo Tăng cùng Tôn giả Tu-bồ-đề và cúng dường Bát-nhã ba-la-mật. Lúc bấy giờ, khắp tam thiên đại thiên thế giới, chư Thiên rải hoa đầy trong hư không giống như cái hoa ở chỗ ngồi. Ngay lúc ấy, những hoa đang lơ lửng trong hư không hóa thành những đài hoa xinh đẹp đặc biệt.

Khi ấy, Tu-bồ-đề nghĩ: “Từ khi ta lên cung trời này chưa từng trông thấy những hoa như vậy. Những hoa mà Thiên tử rải là hóa hoa, không phải hoa từ cây sinh ra.”

Thích Đề-hoàn Nhân nói với Tôn giả Tu-bồ-đề:

–Những hoa này chẳng phải hoa tươi cũng không phải hoa của cây ý tưởng.

Tôn giả Tu-bồ-đề nói:

–Này Câu-dực! Những hoa này nếu không do cây sinh ra th́ chẳng gọi là hoa.

Thích Đề-hoàn Nhân hỏi Tu-bồ-đề:

–Chỉ có hoa này là không sinh hay là năm ấm cũng không sinh?

Tu-bồ-đề đáp:

–Hoa này và năm ấm cả hai đều không sinh. Nếu không sinh th́ không phải là năm ấm; sáu t́nh cũng không sinh, nếu không sinh th́ không phải sáu t́nh; sáu pháp Ba-la-mật cũng không sinh, nếu sáu pháp Ba-la-mật không sinh th́ không phải sáu pháp Ba-la-mật. Từ nội ngoại không đến hữu pháp, vô pháp không cũng không sinh, nếu không sinh th́ chẳng phải hữu pháp, vô pháp không, ba mươi bảy phẩm Trợ đạo, mười tám pháp Bất cộng; cho đến trí Nhất thiết cũng không sinh, nếu không sinh th́ không phải là trí Nhất thiết.

Thích Đề-hoàn Nhân nghĩ: “Biện tài của Tôn giả Tu-bồ-đề rất sâu và vi diệu, nên mới biết như vậy. Tùy theo biện tài ấy mà Tôn giả Tu-bồ-đề thuyết pháp thích hợp căn cơ mà không bị trái ngược.”

Đức Phật bảo Thích Đề-hoàn Nhân:

–Đúng như vậy! Này Câu-dực! Tôn giả Tu-bồ-đề thật là vi diệu tối thượng, thuyết pháp hợp căn cơ không trái ngược.

Thích Đề-hoàn Nhân bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn! Tôn giả Tu-bồ-đề thuyết pháp hợp với căn cơ không trái ngược sai lầm như thế nào?

Đức Phật bảo Câu-dực:

–Năm ấm, sáu t́nh chỉ là số mà thôi. V́ năm ấm, sáu t́nh chỉ là số cho nên những ǵ Tu-bồ-đề nói là không nhầm lẫn. V́ sao? V́ theo đúng như pháp th́ không nhầm lẫn cũng không hòa hợp, v́ không hòa hợp nên không nhầm lẫn. V́ thế những điều mà Tu-bồ-đề nói là không nhầm lẫn. Cho đến sáu pháp Ba-la-mật, nội ngoại không, hữu pháp Vô pháp không, ba mươi bảy phẩm Trợ đạo, mười tám pháp Bất cộng cũng đều như vậy. Từ quả Tu-đà-hoàn cho đến Bích-chi-phật đạo cho đến trí Nhất thiết và sự thực hành trí Nhất thiết cũng như vậy; từ Tu-đà-hoàn, A-la-hán, Bích-chi-phật cho đến Chánh đẳng giác cũng như vậy.

Này Câu-dực! Những quả vị đó chỉ là những pháp số thôi, những điều Tôn giả nói cũng là những pháp số. Cho nên Tôn giả Tu-bồ-đề nói không sai trái. V́ sao? Như pháp th́ không hòa hợp cũng không nhầm lẫn, v́ không hòa hợp không nhầm lẫn cho nên Tu-bồ-đề nói pháp như vậy, tùy theo căn cơ của họ nên không nhầm lẫn.

Tu-bồ-đề nói:

–Đúng như vậy! Này Câu-dực, như giáo pháp Đức Phật Thế Tôn đưa ra mà Bồ-tát thực hành Bát-nhã ba-la-mật, th́ nên biết những pháp ấy cũng chỉ là những pháp số thôi.

Này Câu-dực! Bồ-tát học như vậy là học sắc, thọ, tưởng, hành, thức cũng không thấy năm ấm để học. Bồ-tát học như vậy là không học nội ngoại không và hữu pháp, vô pháp không. V́ sao? V́ không thấy có pháp để học. Bồ-tát học như vậy là học ba mươi bảy phẩm Trợ đạo, mười tám pháp Bất cộng, không học quả Tu-đà-hoàn, A-la-hán, Bích-chi-phật cho đến Nhất thiết chủng trí đạo. V́ sao? V́ không thấy trí Nhất thiết để học.

Thích Đề-hoàn Nhân thưa Tôn giả Tu-bồ-đề:

–V́ sao không thấy năm ấm cho đến trí Nhất thiết cũng không thấy.

Tu-bồ-đề đáp:

–Này Câu-dực! Năm ấm và không của năm ấm, trí Nhất thiết và không của trí Nhất thiết. V́ sao? Không thể v́ sắc của không mà học không của sắc, không v́ không của trí Nhất thiết mà học trí Nhất thiết của không, không v́ học không là để học không, không v́ cả hai học như vậy để học, không v́ cả hai việc để học không của năm ấm, không v́ cả hai việc để học không của Nhất thiết chủng trí.

Này Câu-dực! Không dùng hai việc để học năm ấm của không là học sáu pháp Ba-la-mật, không dùng hai việc học không của Nhất thiết chủng trí để học sáu pháp Ba-la-mật, để học nội ngoại không đến Hữu pháp Vô pháp không, để học ba mươi bảy phẩm Trợ đạo, mười tám pháp Bất cộng; không v́ hai việc học để học Tu-đà-hoàn cho đến A-la-hán, Bích-chi-phật; không dùng hai việc để học Chánh đẳng giác; cũng không dùng hai việc để học Nhất thiết chủng trí, học Phật.

Bồ-tát này học trí Nhất thiết là học trong vô lượng, vô biên atăng-kỳ pháp Phật.

Bồ-tát này học Phật pháp, không học năm ấm tăng, không học năm ấm giảm, cho đến không v́ Nhất thiết tăng mà học, cũng không v́ Nhất thiết giảm mà học. Như vậy Bồ-tát học về không tăng không giảm, cũng không chấp nhận năm ấm cũng không nửa đường diệt năm ấm mà học, đến trí Nhất thiết cũng không thọ học cũng không nửa đường diệt trí Nhất thiết.

Xá-lợi-phất hỏi Tôn giả Tu-bồ-đề:

–Bồ-tát học như vậy không v́ nhận lấy trí Nhất thiết mà học cũng không v́ nửa đường diệt trí Nhất thiết mà học chăng?

Tu-bồ-đề đáp:

–Đúng như vậy!

Xá-lợi-phất lại hỏi:

–Tại sao từ năm ấm đến trí Nhất thiết không v́ nhận lấy mà học, cũng không v́ nửa đường diệt trí Nhất thiết mà học?

Tu-bồ-đề đáp:

–Sắc này tự nó không nhận lấy cũng không có người nhận lấy sắc, cho đến trí Nhất thiết cũng không tự nhận được cũng không người nhận trí Nhất thiết, từ nội ngoại không đến hữu pháp, vô pháp không chẳng tự nhận cũng không người nhận lấy không. Như vậy, Xá-lợi-phất, đối với các pháp, các Đại Bồ-tát đã không có sự nhận lấy cho nên ở trong trí Nhất thiết sinh ra.

Xá-lợi-phất hỏi:

–Bồ-tát học Bát-nhã ba-la-mật đối với các pháp không nhận lấy th́ sinh ra trí Nhất thiết phải không?

Tu-bồ-đề đáp:

–Đúng như vậy!

Xá-lợi-phất lại hỏi:

–Bồ-tát học như vậy đối với tất cả pháp không nhận lấy cũng không học nhận lấy, không học diệt th́ làm sao sinh ra được trí Nhất thiết?

Tu-bồ-đề đáp:

–Bồ-tát thực hành Bát-nhã ba-la-mật không thấy sắc sinh cũng không thấy sắc diệt, không thấy thọ cũng không thấy không thọ, không thường, không đoạn, không tăng, không giảm. Tại sao? Xálợi-phất! Không cho năm ấm là có, không thấy sinh cũng không thấy diệt, không thấy thọ không thấy không thọ, không thấy thường không thấy đoạn, không thấy tăng không thấy giảm. Tại sao? V́ không thấy có năm ấm đến trí Nhất thiết, không thấy sinh diệt, không thấy nhận lấy, không thấy thường, không thấy đoạn, không thấy tăng, không thấy giảm. V́ sao? V́ trí Nhất thiết là không nên không sự đắc. V́ thế Bồ-tát đối với tất cả các pháp không sinh, không diệt, không thọ, không thường, không đoạn, không tăng, không giảm mà học Bát-nhã ba-la-mật nên sinh trí Nhất thiết. Nên nghĩ như vầy: “Không có ǵ để học cũng không có ǵ để sinh.” Thích Đề-hoàn Nhân hỏi Xá-lợi-phất:

–Bồ-tát nên do đâu để cầu Bát-nhã ba-la-mật?

Xá-lợi-phất đáp:

–Này Câu-dực! Đại Bồ-tát nên cầu tuần tự như Tu-bồ-đề.

Thích Đề-hoàn Nhân hỏi:

–Có phải do nhân duyên và ân lực của Tu-bồ-đề mà khiếnXálợi-phất nói Đại Bồ-tát Bát-nhã ba-la-mật nên cầu tuần tự như Tu-bồ-đề chăng?

Tu-bồ-đề đáp:

–Này Câu-dực! Chẳng phải nhân duyên và ân lực của tôi.

Thích Đề-hoàn Nhân hỏi:

–Đó là ân lực của ai vậy?

Tu-bồ-đề đáp:

–Đó là thần lực của Đức Phật.

Thích Đề-hoàn Nhân nói:

–Tất cả các pháp đều không nơi chốn, tại sao nói do từ nơi oai thần của Phật? Như Lai không từ trong pháp khác với nơi chốn mà thấy, Phật cũng không ở trong như mà thấy?

Tu-bồ-đề đáp:

–Đúng như vậy!

Này Câu-dực! Như Lai không từ trong nơi chốn khác mà thấy, cũng không từ trong của nơi chốn khác mà thấy, cũng không lấy Như Lai là Như, cũng không lấy Như là Như Lai; không cho Như của năm ấm là Như Lai, cũng không cho Như Lai là Như của năm ấm; không lấy pháp của năm ấm là Như Lai, cũng không lấy Như Lai là pháp của năm ấm; không lấy Như của trí Nhất thiết là Như Lai, cũng không lấy Như Lai làm Như của trí Nhất thiết; không lấy pháp của trí Nhất thiết là Như Lai, cũng không lấy Như Lai là pháp trí Nhất thiết.

Này Câu-dực! Nếu Phật cùng pháp năm ấm không hợp, cũng chẳng không hợp, không ĺa pháp của năm ấm là có hợp hay không hợp? Cũng không ĺa Như của năm ấm là có hợp hay không hợp? Cho đến trí Nhất thiết, pháp Như của trí Nhất thiết không hợp cũng không phải không hợp; không ĺa trí Nhất thiết, pháp Như của trí Nhất thiết không hợp cũng không phải không hợp.

Này Câu-dực! V́ thế trong tất cả các pháp không hợp, không tan là xứ sở của thần lực. Đây là hành động không xứ sở.

Như lời Câu-dực vừa hỏi: Nên cầu Bát-nhã ba-la-mật như thế nào? Không nên ở trong năm ấm mà cầu cũng không rời năm ấm mà cầu Bát-nhã ba-la-mật. V́ sao? Này Câu-dực! Bát-nhã ba-la-mật này là năm ấm, tất cả pháp này không đồng, không khác, không h́nh, không thể thấy, không chướng ngại, một tướng, một tướng tức là vô tướng.

Lại nữa, này Câu-dực! Bồ-tát cầu Bát-nhã ba-la-mật không rời trí Nhất thiết mà cầu cũng không ở trong trí Nhất thiết mà cầu. Tại sao? V́ Bát-nhã ba-la-mật và trí Nhất thiết, những điều cầu không đồng, không khác, không h́nh, không thấy, không ngại, một tướng, một tướng tức là vô tướng. V́ sao? V́ Bát-nhã ba-la-mật không phải năm ấm cũng không rời năm ấm. Bát-nhã ba-la-mật không phải trí Nhất thiết cũng không ĺa trí Nhất thiết; Như của năm ấm không phải Bát-nhã ba-la-mật, Bát-nhã ba-la-mật cũng không ĺa Như của năm ấm; Bát-nhã ba-la-mật không phải pháp của năm ấm cũng không ĺa pháp của năm ấm; Bát-nhã ba-la-mật không phải pháp của trí Nhất thiết cũng không rời pháp của trí Nhất thiết.

V́ sao? Này Câu-dực! V́ tất cả pháp này không có cũng không thể thủ đắc. V́ tất cả pháp không thể thủ đắc nên Bát-nhã ba-la-mật không phải là năm ấm cũng không ĺa năm ấm. Bát-nhã ba-la-mật không phải pháp năm ấm cũng không ĺa pháp năm ấm; Bát-nhã ba-la-mật không phải Như của năm ấm cũng không ĺa Như của năm ấm; Bát-nhã ba-la-mật không phải trí Nhất thiết cũng không ĺa trí Nhất thiết; Bát-nhã ba-la-mật không phải Như của trí Nhất thiết cũng không ĺa Như của trí Nhất thiết, không phải pháp trí Nhất thiết cũng không ĺa pháp trí Nhất thiết.

Thích Đề-hoàn Nhân nói:

–Ma-ha ba-la-mật này là hạnh lớn của Đại Bồ-tát. Ba-la-mật là hạnh lớn của vô lượng, vô biên của hàng Bồ-tát, do học pháp này mà đạt được Tu-đà-hoàn, Tư-đà-hàm, A-na-hàm, A-la-hán, Bích-chi-phật, học các pháp này th́ thành tựu Bồ-tát, thanh tịnh cõi Phật, giáo hóa chúng sinh, chứng Vô thượng Bồ-đề.

Tu-bồ-đề nói:

–Này Câu-dực, đúng như vậy! Đúng như Thích Đề-hoàn Nhân đã nói, người đã chứng, người đang chứng đều từ trong Bát-nhã ba-la-mật này mà thành tựu bậc Chánh đẳng giác. V́ năm ấm rộng lớn nên Bát-nhã ba-la-mật cũng rộng lớn.

Này Câu-dực! Năm ấm không trước, không sau, không ở giữa cũng không ở bờ mé, cho đến trí Nhất thiết cũng vậy.

Này Câu-dực! Đây là sự hóa độ lớn lao của Đại Bồ-tát, v́ năm ấm vô lượng cho nên sự hóa độ của Đại Bồ-tát cũng vô lượng. Tại sao? V́ năm ấm không thể lường; ví như hư không, không thể lường; cho nên năm ấm cũng không thể lường. V́ hư không không thể lường nên năm ấm không thể lường, v́ năm ấm không thể lường nên Bát-nhã ba-la-mật cũng không thể lường. Cho đến trí Nhất thiết không thể lường nên Bát-nhã ba-la-mật của Đại Bồ-tát cũng không thể lường. V́ sao? V́ trí Nhất thiết không lường, nên hư không cũng không thể lường. V́ trí Nhất thiết không lường nên hư không cũng không thể lường; v́ hư không không thể lường nên Bát-nhã ba-la-mật cũng không thể lường.

Này Câu-dực! Do nhân duyên này nên Bát-nhã ba-la-mật của Đại Bồ-tát không thể lường, hư không cũng không thể lường. V́ năm ấm vô biên nên Bát-nhã ba-la-mật của Bồ-tát cũng vô biên. V́ sao? V́ bờ mé và đáy của năm ấm không thể thấy được, cho đến trí Nhất thiết cũng không có đáy nên Bát-nhã ba-la-mật của Bồ-tát cũng không có đáy.

V́ sao? Này Câu-dực! V́ trí Nhất thiết không có đáy cũng không có bờ mé, cho nên Bát-nhã ba-la-mật của Đại Bồ-tát cũng không có đáy. Từ năm ấm không có đáy đến trí Nhất thiết cũng không có đáy.

Lại nữa, này Câu-dực! V́ nhân duyên không có đáy nên Bát-nhã ba-la-mật của Bồ-tát cũng không có đáy.

Thích Đề-hoàn Nhân thưa:

–Bạch Tôn giả Tu-bồ-đề, thế nào là nhân duyên không có đáy nên Bát-nhã ba-la-mật của Bồ-tát không có đáy?

Tu-bồ-đề đáp:

–V́ nhân duyên của trí Nhất thiết không có đáy nên Bát-nhã ba-la-mật của Bồ-tát không có đáy; v́ nhân duyên của pháp không có đáy nên Bát-nhã ba-la-mật của Bồ-tát không có đáy.

Thích Đề-hoàn Nhân hỏi:

–Thế nào là nhân duyên của pháp không đáy nên Bát-nhã ba-la-mật của Bồ-tát không đáy?

Tu-bồ-đề đáp:

–Này Câu-dực! Pháp tánh không đáy nên nói chúng sinh có thật chăng?

Thích Đề-hoàn Nhân thưa:

–Thưa Tôn giả, không có thật!

–Này Câu-dực! Nếu không nói có chúng sinh th́ chúng sinh ở đâu mà có biên giới?

Này Câu-dực! Như Lai Vô Sở Trước Chánh Đẳng Giác sống lâu đến hằng hà sa số kiếp nói chúng sinh có sinh, có diệt. Ý ông thế nào? Thật có chúng sinh có sinh, có diệt không?

Thích Đề-hoàn Nhân thưa:

–Thưa không! V́ sao? V́ chúng sinh thanh tịnh nên không có ǵ thanh tịnh cả.

–V́ vậy, Câu-dực nên biết, v́ chúng sinh không có đáy, nên Bát-nhã ba-la-mật không đáy, cũng không ngằn mé.

Phẩm 31: TÁN THÁN

Bấy giờ các Phạm vương cùng các Phạm thiên đều ở trong pháp hội. Thích Đề-hoàn Nhân cùng các quyến thuộc và các Thiên nữ cũng ở trong pháp hội.

Các Thiên tử Thích, Phạm đồng khen:

–Hay thay, hay thay! Pháp của Tôn giả Tu-bồ-đề tuyên thuyết thật là hy hữu, do nhân duyên thần lực của Đức Phật mà diến thuyết ban bố giáo pháp này. Nếu có Bồ-tát nào thực hành Bát-nhã ba-la-mật này mà không xa rời, thời chúng tôi xem các vị Bồ-tát đó như Đức Phật, không có người nào thấy được pháp này cũng không có người nào thấy được sắc, thọ, tưởng, hành, thức cho đến trí Nhất thiết, giáo pháp ba thừa, A-la-hán, Bích-chi-phật và Phật cũng không thể nắm bắt được.

Đức Phật bảo các Thiên tử:

–Đúng như vậy, như lời của chư Thiên nói, giáo pháp này không thể đắc cũng không thể thấy. Từ sắc, thọ, tưởng, hành, thức cho đến trí Nhất thiết đều không thể đắc không thể thấy, chỉ có giáo pháp ba thừa mà thôi. Giáo pháp ba thừa không thể đắc cũng không thể thấy.

Nếu có Đại Bồ-tát thực hành Bát-nhã ba-la-mật này mà không thủ đắc th́ nên xem vị ấy như Đức Phật. V́ sao? V́ trong Bát-nhã ba-la-mật rộng nói về giáo pháp ba thừa, không rời sáu pháp Ba-la-mật để đắc quả Phật, cũng không rời nội ngoại không và hữu pháp không, vô pháp không, không rời ba mươi bảy phẩm Trợ đạo, mười tám pháp Bất cộng, cũng không rời trí Nhất thiết để đắc quả Phật.

Này các Thiên tử, tất cả các Bồ-tát nên học và biết các pháp từ Bố thí ba-la-mật đến trí Nhất thiết. Thế nên xem vị Bồ-tát ấy cũng như Đức Như Lai.

Đức Phật bảo các Thiên tử:

–Thuở xưa ở nước Hoa nghiêm, ta theo Đức Phật Nhiên Đăng đến nay, chưa từng rời sáu pháp Ba-la-mật, nội ngoại không đến hữu pháp, vô pháp không, ba mươi bảy phẩm Trợ đạo, bốn Thiền, bốn Tâm b́nh đẳng, bốn Định vô sắc, các môn Tam-muội và Đà-la-ni, mười Lực, bốn Vô sở úy, bốn Vô ngại trí, đại Từ, đại Bi, mười tám pháp Bất cộng và vô lượng, vô số các Phật pháp khác, không bao giờ rời các pháp này cũng không thủ đắc. Bấy giờ Đức Phật Nhiên Đăng thọ ký cho ta: “Qua khỏi một a-tăng-kỳ kiếp vào đời vị lai sẽ thành Phật hiệu Thích-ca Mâu-ni, Như Lai Vô Sở Trước Chánh Đẳng Giác, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều

Ngự, Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn.” Lúc đó, các Thiên tử bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn! Thật là hy hữu, Bồ-tát thực hành Bát-nhã ba-la-mật nhưng này đối với trí Nhất thiết không giữ, không bỏ. Đối với pháp năm ấm cũng không giữ không bỏ.

Bấy giờ Đức Phật nh́n quanh bốn chúng đệ tử Tỳ-kheo, Tỳkheo-ni, Ưu-bà-tắc, Ưu-bà-di, các Đại Bồ-tát, các vị Tứ Thiên vương lên đến chư Thiên cõi trời Sắc cứu cánh... Thấy đại chúng rồi, Đức Phật bảo Thích Đề-hoàn Nhân:

–Này Câu-dực! Nếu có Đại Bồ-tát Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni, Ưubà-tắc, Ưu-bà-di và các Thiên tử nào mà thọ tŕ đọc tụng kinh Bát-nhãba-la-mật, lại bố thí cho người, khiếnhọ đọc tụng ghi nhớ không ĺa tâm trí Nhất thiết, thời các loài Ma và Thiên ma không thể nào phá hoại được. V́ sao? V́ các thiện nam, thiện nữ đó đã hành Không, Vô tướng, Vô nguyện của năm ấm nên không t́m được chỗ sơ hở của Không, Vô tướng, Vô nguyện; cho đến hành không của trí Nhất thiết, cũng không t́m chỗ sơ hở về không của trí Nhất thiết, cũng không thấy việc này có sơ hở ǵ cả.

Này Câu-dực! Các phi nhân không t́m được chỗ sơ hở của các thiện nam, thiện nữ này. V́ sao? V́ các thiện nam, thiện nữ này có lòng đại Từ, đại Bi, đem tâm Từ, Bi, Hỷ, Xả ban bố cho tất cả chúng sinh.

Này Câu-dực! Các thiện nam, thiện nữ này được tuổi thọ dài lâu. V́ sao? V́ các thiện nam, thiện nữ này khi thực hành Bố thí ba-la-mật, b́nh đẳng với tất cả chúng sinh. V́ thế cho nên được kéo dài tuổi thọ.

Này Câu-dực! Các cõi trời Tứ thiên vương, Đao-lợi, Diễm, Đâu-suất, Hóa lạc, Tha hóa tự tại, Thiền thứ nhất, Thiền thứ hai, Thiền thứ ba, Thiền thứ tư ở trong tam thiên đại thiên thế giới có ai phát tâm Vô thượng Bồ-đề mà chưa từng nghe Bát-nhã ba-la-mật này và chưa thọ tŕ đọc tụng, thời các vị Thiên tử ấy nay phải nghe, thọ tŕ, đọc tụng và thực hành Bát-nhã ba-la-mật, không rời tâm Nhất thiết trí.

Này Câu-dực! Các thiện nam, thiện nữ này thực hành Bát-nhã ba-la-mật rồi, hoặc thọ tŕ, đọc tụng, giảng thuyết, ghi nhớ, thực hành không rời tâm trí Nhất thiết. Các thiện nam, thiện nữ này nếu đến nơi thanh tịnh vắng lặng xa xôi, hoặc ngồi nơi đất trống, hoặc trong nhà, luôn luôn không bị sợ hãi. V́ sao? V́ các thiện nam, thiện nữ này biết rõ nội ngoại không cho đến hữu pháp, vô pháp không cũng đều không nắm bắt được.

Bấy giờ, các vị tứ Thiên vương lên đến trời Thủ đà hội trong tam thiên đại thiên thế giới đồng thanh bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn! Chúng con sẽ ủng hộ các thiện nam, thiện nữ thọ tŕ đọc tụng giảng thuyết giữ ǵn và thực hành Bát-nhã ba-la-mật, chúng con sẽ ủng hộ làm cho họ không rời tâm trí Nhất thiết.

V́ sao vậy? V́ do nhân duyên qua lại của Bồ-tát, nên dứt được ba đường ác, đoạn được sự nghèo khó của Trời Người, dứt được các khổ trong loài người; dứt tất cả những tai họa, bệnh tật, đói khát..

V́ nhân duyên qua lại của Bồ-tát, nên có việc thiện xuất hiện trong thế gian, liền biết có bốn Thiền, bốn Đẳng, bốn Không định, sáu pháp Ba-la-mật; từ nội ngoại không đến hữu pháp, vô pháp không, liền biết có ba mươi bảy phẩm Trợ đạo, mười tám pháp Bất cộng đến trí Nhất thiết.

V́ do nhân duyên qua lại của Bồ-tát, nên biết thế gian có những dòng Sát-lợi, Trưởng giả; biết những dòng Bà-la-môn tôn quý, biết có Chuyển luân Thánh vương, biết có tứ Thiên vương đến cõi trời Sắc cứu cánh.

V́ do nhân duyên qua lại của Bồ-tát, nên biết có quả Tu-đà-hoàn, Tư-đà-hàm, A-na-hàm, A-la-hán, Bích-chi-phật đạo, biết giảng dạy chúng sinh, biết có cõi Phật thanh tịnh.

V́ do nhân duyên qua lại của Bồ-tát, nên biết chư Phật, Thế Tôn, Như Lai Vô Sở Trước Chánh Đẳng Giác; biết có Chuyển luân Thánh vương, biết có Tam bảo.

V́ thế cho nên chư Thiên, A-tu-la và loài Người trong thế gian đều ủng hộ Đại Bồ-tát này.

Phật bảo Thích Đề-hoàn Nhân:

–Đúng như vậy! Này Câu-dực! V́ do nhân duyên qua lại của Bồ-tát mà dứt ba đường ác, làm hưng thịnh Tam bảo. V́ thế cho nên chư Thiên và loài Người trong thế gian đều nên cung kính, cúng dường, tôn trọng và thường ủng hộ các Đại Bồ-tát này.

Này Câu-dực! Cúng dường tôn trọng Đại Bồ-tát này cũng như cúng dường cung kính tôn trọng ta, các ông phải biết như vậy, như cúng dường Như Lai không khác.

Này Câu-dực! Chư Thiên và loài Người trong thế gian sẽ cung kính các vị ấy như vậy.

Này Câu-dực! Trong tam thiên đại thiên thế giới có các vị Thanh văn, Bích-chi-phật nhiều như lúa, mè, tre, lau, rừng rậm. Nếu có thiện nam, thiện nữ cung kính cúng dường tôn trọng và cung cấp những thứ cần dùng cho các vị ấy, cũng không bằng các thiện nam, thiện nữ cúng dường tôn trọng các bậc Bồ-tát mới phát tâm và thực hành sáu pháp Ba-la-mật.

V́ sao? V́ không thể dựa vào A-la-hán, Bích-chi-phật mà biết là có Bồ-tát và Như Lai Vô Sở Trước Chánh Đẳng Giác mà phải dựa vào Bồ-tát làm nhân duyên nên mới biết có A-la-hán, Bích-chi-phật và Chánh đẳng giác.

V́ thế nên, này Câu-dực! Tất cả các hàng chư Thiên và loài người trong thế gian phải thường cung kính tôn trọng và ủng hộ các Đại Bồ-tát này.

Phẩm 32: ĐIỀU PHỤC CHÚNG SINH

Lúc bấy giờ, Thích Đề-hoàn Nhân bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn! Thật kỳ lạ và hy hữu thay! Nếu có người nào nghe, thọ tŕ, đọc tụng, thủ hộ và thực hành Bát-nhã ba-la-mật th́ được công đức trong hiện tại, giáo hóa chúng sinh làm thanh tịnh cõi Phật, từ quốc độ Phật này đến quốc độ Phật khác, chiêm ngưỡng chư Phật rồi, tâm muốn cúng dường, tùy theo với ước nguyện ǵ liền có để cúng dường, được đầy đủ căn lành là do người ấy theo Phật nghe pháp đến được Vô thượng Bồ-đề, không giữa chừng quên sót, liền được gia đ́nh thành tựu, phụ mẫu thành tựu, sinh ra thành tựu, quyến thuộc thành tựu, tướng mạo thành tựu, quang minh thành tựu, mắt thành tựu, tai thành tựu, Tam-muội thành tựu, Đà-la-ni thành tựu.

Bồ-tát dùng phương tiện quyền xảo biến hóa như Phật, đi từ quốc độ này đến quốc độ khác, tới chỗ không có Phật để tán dương công đức sáu pháp Ba-la-mật, tán dương nội ngoại không và hữu pháp, vô pháp không, bốn Thiền, bốn Đẳng, bốn Không định đều tán dương các công đức này. Lại tán dương công đức ba mươi bảy phẩm Trợ đạo, mười tám pháp Bất cộng, dùng phương tiện quyền xảo mà thuyết pháp cho các hàng chúng sinh, đem giáo lý Tam thừa để giáo hóa chúng sinh.

Thích Đề-hoàn Nhân bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn! Thật lạ thay, hy hữu thay! Tại sao thọ tŕ một Ba-la-mật là thọ tŕ bao gồm cả năm Ba-la-mật, cũng bao gồm cả ba mươi bảy phẩm Trợ đạo, mười tám pháp Bất cộng, cũng là thọ tŕ pháp của Thanh văn, Bích-chi-phật và trí Nhất thiết?

Đức Phật bảo Thích Đề-hoàn Nhân:

–Này Câu-dực! Đúng như vậy! Người thọ tŕ Bát-nhã ba-la-mật là đã bao gồm các Ba-la-mật rồi, đã thọ tŕ ba mươi bảy phẩm Trợ đạo, mười tám pháp Bất cộng, Thanh văn, Bích-chi-phật đến trí Nhất thiết.

Lại nữa, này Câu-dực! Người thọ tŕ, người thuyết giảng, người đọc tụng, người ghi nhớ Bát-nhã ba-la-mật này liền được tất cả các công đức. Các ông hãy lắng nghe cho kỹ, ta sẽ nói các ông nghe các công đức của các thiện nam, thiện nữ này.

Thích Đề-hoàn Nhân thưa:

–Bạch Thế Tôn! Chúng con xin muốn nghe.

Đức Phật dạy:

–Này Câu-dực! Nếu có các hàng ngoại đạo, dị học và ma vương những bộ phái khác, những kẻ ương ngạnh có ý muốn phá hoại và chống trái Bồ-tát, những kẻ ấy vừa sinh lòng ác muốn đến phá hoại th́ họ không thực hiện được, bị tiêu diệt nửa đường. V́ sao? Này Câu-dực! V́ Bồ-tát này ngày đêm thường thực hành sáu pháp Ba-la-mật. V́ do các chúng sinh tham lam, tranh giành của cải, còn Bồ-tát đều xả bỏ tất cả nội ngoại pháp và thực hành Bố thí ba-la-mật để làm an ổn cho các chúng sinh. V́ chúng sinh mãi mãi làm những điều ác, còn Bồ-tát xả bỏ tất cả pháp bên trong va bên ngoài lấy việc Tŕ giới ba-la-mật làm an ổn cho các chúng sinh.

Do các chúng sinh mãi mãi kiện tụng, oán thù, sân hận lẫn nhau; Bồ-tát th́ xả bỏ tất cả pháp bên trong, bên ngoài thực hành Nhẫn nhục ba-la-mật để an ổn cho các chúng sinh.

V́ các chúng sinh biếng nhác, Bồ-tát th́ xả bỏ tất cả pháp bên trong, bên ngoài, thực hành Tinh tấn ba-la-mật để an ổn cho các chúng sinh.

V́ các chúng sinh thường loạn tâm, Bồ-tát th́ xả bỏ tất cả pháp bên trong, bên ngoài, thực hành Thiền định ba-la-mật để an ổn cho các chúng sinh.

V́ các chúng sinh mãi mê ch́m đắm trong trí ác, Bồ-tát th́ xả bỏ tất cả pháp bên trong, bên ngoài thực hành Bát-nhã ba-la-mật để an ổn cho các Bồ-tát.

V́ các chúng sinh luôn ân ái trong vòng sinh tử, Bồ-tát th́ dùng phương tiện quyền xảo để nhổ tận gốc ái trong sinh tử để an ổn cho các chúng sinh và thực hành bốn Thiền, bốn Đẳng, bốn Không định, ba mươi bảy phẩm Trợ đạo, Không, Vô tướng, Vô nguyện, khuyến hóa và giúp đỡ để an ổn các chúng sinh đắc quả Tu-đà-hoàn đến quả A-la-hán, khuyến hóa chúng sinh đắc quả Bích-chi-phật, khuyến hóa và an ổn chúng sinh thực hành Bồ-tát hạnh để chứng quả Phật.

Này Câu-dực! Hành Bồ-tát hạnh là công đức hiễm có trong đời hiện tại, qua đời sau liền chứng Vô thượng Bồ-đề, chuyển pháp luân ứng với căn cơ của tất cả chúng sinh để độ thoát họ. Đó là đức thù thắng đời sau của Bồ-tát.

Lại nữa, Câu-dực! Có thiện nam, thiện nữ nào mà thọ tŕ, đọc tụng, ủng hộ và thực hành Bát-nhã ba-la-mật này mà chỗ ở có ma, thiên ma, các hàng dị học ngoại đạo và những kẻ ương ngạnh muốn phá hoại quấy nhiễu hoặc muốn đoạn nửa đường hoặc kiện tụng, đem những điều xấu ác đến th́ chúng không bao giờ thực hiện được những điều đó. Đó là Bồ-tát thực hành công đức của ḿnh, càng làm sáng tỏ và thù thắng không ai sánh kịp.

Nhờ nghe Bát-nhã ba-la-mật này liền phát sinh ba thừa để được độ thoát.

Này Câu-dực! Ví như có vị thuốc tên là Ma-kỳ. Có con rắn đói đi kiếm trùng để ăn, trùng trông thấy rắn liền chạy đến chỗ vị thuốc ấy, rắn muốn qua bắt nhưng do hơi thuốc nên không thể tiến đến được. V́ sao? V́ do oai lực của cây thuốc đó nên làm cho rắn nửa đường vội lui về. Này Câu-dực! Cây thuốc Ma-kỳ này có oai lực như vậy đó.

Nếu có thiện nam, thiện nữ nào thực hành đọc tụng, giảng thuyết thực hành Bát-nhã ba-la-mật này, hoặc có ai muốn phá rối hoặc muốn đoạn diệt đấu tranh hướng đến người đó nhưng nhờ sức oai đức của Bát-nhã ba-la-mật này, th́ họ không bao giờ đến nơi đó được. Tại sao? V́ Bát-nhã ba-la-mật này là định của các pháp, chẳng phải là việc tranh cãi của các pháp.

Các pháp là những ǵ? Chính là tham, sân, si, mười hai nhân duyên, ý có chấp trước, các kiến chấp về ngã, người, chúng sinh, đoạn, thường, vô cấu, vô hữu, các tà, tật đố, ác giới, sân hận, biếng nhác, loạn ý, ác trí thường tưởng, lạc tưởng, tịnh tưởng, ngã tưởng, nghiệp ân ái; chấp thọ sắc, thọ, tưởng, hành, thức; chấp thọ sáu pháp Ba-la-mật, chấp thọ nội ngoại không và hữu pháp, vô pháp không, chấp thọ ba mươi bảy phẩm Trợ đạo, mười tám pháp Bất cộng, chấp thọ trí Nhất thiết, chấp thọ Niết-bàn làm tăng trưởng năm căn. Đó là không của các pháp.

Các vị Tứ Thiên vương, các vị Thích Đề-hoàn Nhân và các vị Phạm vương đến cõi trời Sắc cứu cánh trong tam thiên đại thiên thế giới và các hàng trời người đều đồng ủng hộ các thiện nam, thiện nữ nào mà có thực hành đọc tụng giảng thuyết và thọ tŕ Bát-nhã ba-la-mật này, thời đời hiện tại được chư Phật trong mười phương đồng ủng hộ họ.

Các thiện nam, thiện nữ nào mà thực hành đọc tụng thuyết giảng và thọ tŕ Bát-nhã ba-la-mật th́ tất cả các việc ác đều tiêu diệt, các việc lành luôn luôn tăng trưởng, đối với sáu pháp Ba-la-mật cũng được tăng trưởng không thủ đắc.

Nếu có nói ra điều ǵ mọi người đều tin nhận, với tất cả chúng sinh cùng kết làm thân hữu, lời nói không lỗi lầm, không sân hận, không tự ý buông lung, không tật đố, tự ḿnh không sát sinh, dạy người làm việc lành.

V́ tất cả chúng sinh mà khen ngợi đức không sát sinh, thường khen ngợi những người không sát sinh. Tự ḿnh xa ĺa trộm cắp, dạy người không trộm cắp, thường khen ngợi đức không trộm cắp. Tự ḿnh làm việc thanh tịnh, dạy người không dâm dục, lại khen ngợi đức không dâm dục. Tự ḿnh xa ĺa nói dối lời nói thô ác, nói ác khẩu, nói thêu dệt, xa ĺa tật đố, sân hận, tà kiến, dạy người thấy những điều chân chánh, thường khen ngợi công đức của chánh kiến. Tự ḿnh thực hành sáu pháp Ba-la-mật thường khuyên bảo và giúp đỡ mọi người thực hành sáu pháp Ba-la-mật, khen ngợi công đức rộng lớn khi thực hành sáu pháp Ba-la-mật. Tự ḿnh thực hành nội ngoại không và khuyên người làm việc không, cũng lại khen ngợi công đức thực hành việc không. Đối với hữu pháp, vô pháp không cũng như vậy.

Tự ḿnh thực hành các môn Đà-la-ni và các môn Tam-muội, của các điều trên. Tự ḿnh thực hành ba Tam-muội, tám Bối xả, chín Thứ đệ thiền, mười Lực của Như Lai, bốn Vô sở úy, bốn Vô ngại trí, đại Từ, đại Bi, mười tám pháp Bất cộng, Nhất thiết chủng trí, dạy người thực hành Nhất thiết chủng trí, khen ngợi tán thán công đức của Nhất thiết chủng trí. Thường thực hành sáu pháp Ba-la-mật mà bố thí cho tất cả chúng sinh, hồi hướng Vô thượng Bồ-đề cũng không thủ đắc.

Bố thí, Tŕ giới, Nhẫn nhục, Tinh tấn, Thiền định và Trí tuệ, chỉ v́ tất cả chúng sinh, làm cho họ được giải thoát và chứng Vô thượng Bồ-đề cũng không thủ đắc.

Các thiện nam, thiện nữ thực hành sáu pháp Ba-la-mật nên suy nghĩ: Nếu ta không thực hành Bố thí th́ sẽ sinh vào nhà bần cùng, hạ tiện, không thể giáo hóa chúng sinh cũng không thể được cõi Phật thanh tịnh và chẳng chứng được trí Nhất thiết.

Nếu ta không thọ tŕ Giới luật sẽ sinh trong ba đường ác, không được làm thân người, không thể giáo hóa chúng sinh, không được cõi Phật thanh tịnh cũng không được Nhất thiết chủng trí.

Nếu ta không thực hành nhẫn nhục liền hủy hoại các căn, không thể thực hiện được tướng lưỡi che trùm cả mặt, h́nh thể không đầy đủ, không thể được sắc thân trọn vẹn của Đại Bồ-tát, không thể giáo hóa chúng sinh, không thanh tịnh cõi Phật cũng không chứng được Nhất thiết chủng trí.

Ta không tinh tấn mà biếng nhác th́ thân sẽ sinh nơi đường ác, ngu muội, không thể giáo hóa chúng sinh, không thanh tịnh cõi Phật cũng không chứng được trí Nhất thiết.

Nếu ta không thực hành thiền định th́ tâm ý rối loạn, không có khả năng đạt được các tuệ Tam-muội, không thể giáo hóa chúng sinh, không được cõi Phật thanh tịnh cũng không chứng được Nhất thiết chủng trí.

Nếu ta làm ác trí th́ không thể được phương tiện quyền xảo để vượt hơn bậc A-la-hán, Bích-chi-phật, không thể giáo hóa chúng sinh, không được cõi Phật thanh tịnh cũng không đạt được Nhất thiết chủng trí.

Các thiện nam, thiện nữ nên suy nghĩ: Nếu ta không thể v́ tâm tham lam, tật đố mà không thực hành đầy đủ Bố thí ba-la-mật; nếu ta không thể v́ giới ác mà không thực hành đầy đủ Giới ba-la-mật; nếu ta không thể v́ sân hận mà không thực hành đầy đủ Nhẫn nhục ba-la-mật; nếu ta không thể v́ giải đãi mà không thực hành đầy đủ Tinh tấn ba-la-mật; nếu ta không thể v́ tâm rối loạn mà không thực hành đầy đủ Thiền định ba-la-mật; nếu ta không thể v́ trí ác mà không thực hành đầy đủ Trí tuệ ba-la-mật; nếu ta không thực hành đầy đủ sáu pháp Ba-la-mật th́ không bao giờ thành tựu trí Nhất thiết.

Các thiện nam, thiện nữ này mà thọ tŕ, đọc tụng, thủ hộ và thực hành Bát-nhã ba-la-mật này thời sẽ được các công đức đời này và đời sau không bao giờ xa ĺa tâm trí Nhất thiết.

Thích Đề-hoàn Nhân bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn! Thật hy hữu thay, kỳ diệu thay! Những điều Bố thí mà Đại Bồ-tát làm ra là nhờ Bát-nhã ba-la-mật hướng dẫn nên mới được như vậy.

Phật hỏi:

–Này Câu-dực! Đại Bồ-tát làm việc Bố thí nhờ Bát-nhã ba-la-mật làm người dẫn đường như thế nào?

Thích Đề-hoàn Nhân bạch Phật:

–Những điều mà thế gian bố thí th́ không dùng phương tiện quyền xảo. Nếu cúng dường cho chư Phật, Thanh văn, Bích-chi-phật và bố thí những người bần cùng khốn khổ, không dùng phương tiện quyền xảo nên sinh tâm cống cao. Họ nghĩ rằng: Ta thực hành đầy đủ Bố thí ba-la-mật, Tŕ giới ba-la-mật, Nhẫn nhục ba-la-mật, Tinh tấn ba-la-mật, Thiền định ba-la-mật. Ta thực hành đầy đủ Bát-nhã ba-la-mật, đối với thế tục, Ba-la-mật liền sinh tâm cống cao. Ta thực hành đầy đủ ba mươi bảy phẩm Trợ đạo, ba Tam-muội; ta thực hành đầy đủ các môn Đà-la-ni.

Họ nghĩ rằng: Ta thực hành đầy đủ mười Lực, mười tám pháp Bất cộng, ta sẽ giáo hóa chúng sinh, thanh tịnh cõi Phật và chứng được trí Nhất thiết với những người có tâm ngã mạn cống cao, đó là Bát-nhã ba-la-mật của thế gian. Nếu Bồ-tát thực hành pháp thế gian này th́ sinh tâm ngã mạn tự cao.

Bồ-tát thực hành Bố thí ba-la-mật, không thấy có tự ngã, không thấy có người cho, không thấy có vật để cho, cũng không thấy có người nhận. Đó là Đại Bồ-tát bố thí và được Bát-nhã ba-la-mật làm người dẫn đường. Bồ-tát thực hành tŕ giới mà chẳng có Giới ba-la-mật để tŕ. Bồ-tát thực hành nhẫn nhục cũng không có Nhẫn nhục ba-la-mật. Bồ-tát thực hành tinh tấn, chẳng có Tinh tấn ba-la-mật. Bồ-tát thực hành Đại trí cũng không có Bát-nhã ba-la-mật. Bồ-tát thực hành ba mươi bảy phẩm Trợ đạo cho đến mười tám pháp Bất cộng không có sự có và không thủ đắc. Bồ-tát thực hành đại Từ, đại Bi; thực hành trí Nhất thiết cũng không có sự có và không thủ đắc.

Bạch Thế Tôn! Đây là sự thực hành của Đại Bồ-tát có Bát-nhã ba-la-mật dẫn đường.

KINH PHÓNG QUANG BÁT-NHÃ

 Mục Lục

Quyển-1   Quyển-2   Quyển-3   Quyển-4   Quyển-5   Quyển-6   Quyển-7   Quyển-8   Quyển-9   Quyển-10   Quyển-11   Quyển-12   Quyển-13   Quyển-14   Quyển-15   Quyển-16   Quyển-17   Quyển-18   Quyển-19   Quyển-20

 

previous.png         back_to_top.png          next.png

 

[ TRANG CHỦ KINH ĐIỂN | ĐẠI TẠNG KINH | THẦN CHÚ | HÌNH ẢNH ]

google-site-verification=Iz-GZ95MYH-GJvh3OcJbtL1jFXP5nYmuItnb9Q24Bk0