KINH PHÓNG QUANG BÁT-NHÃ
Hán dịch: Đời Tây Tấn, Tam tạng Vô-la-xoa, người nước Vu Điền.
QUYỂN 4
Phẩm 19: HỎI VỀ ĐẠI THỪA
Bấy giờ, Tu-bồ-đề bạch Phật:
–Bạch Thế Tôn! Thế nào là đại nguyện của Đại Bồ-tát? Làm sao để biết Bồ-tát hướng đến Đại thừa? Đi bằng thừa này sẽ đến đâu? Ai sẽ thành tựu thừa này?
Phật bảo Tu-bồ-đề:
–Sáu pháp Ba-la-mật là Đại thừa của Đại Bồ-tát. Đó là Bố thí, Tŕ giới, Nhẫn nhục, Tinh tấn, Thiền định và Trí tuệ ba-la-mật.
Tu-bồ-đề hỏi Phật:
–Thế nào là Bồ-tát Bố thí ba-la-mật?
Phật dạy:
–Đại Bồ-tát bố thí ý hợp với trí Nhất thiết để bố thí ở bên trong và bên ngoài, rồi đem công đức này bố thí cho chúng sinh, cùng với chúng sinh hướng đến quả Vô thượng Chánh đẳng giác. Đó là Bố thí ba-la-mật của Đại Bồ-tát.
Tu-bồ-đề hỏi Phật:
–Thế nào là Tŕ giới ba-la-mật?
Phật dạy:
–Bồ-tát tŕ giới bằng trí Nhất thiết, tự giữ và dạy người khác làm mười điều thiện nhưng không chấp thủ. Đó là Bồ-tát giữ giới mà không chấp thủ.
Tu-bồ-đề bạch Phật:
–Thế nào là Nhẫn nhục ba-la-mật?
Phật dạy:
–Bồ-tát tự thân đã trọn vẹn hạnh nhẫn nhục, lại khuyên mọi người tu hạnh nhẫn nhục nhưng không chấp thủ. Đó là tu hạnh Nhẫn nhục ba-la-mật của Đại Bồ-tát.
Tu-bồ-đề bạch Phật:
–Thế nào là Tinh tấn ba-la-mật?
Phật dạy:
–Ý của Bồ-tát ứng hợp với trí Nhất thiết, không bỏ năm pháp Ba-la-mật, ở giữa chúng sinh tu năm pháp Ba-la-mật mà không thấy có pháp để chấp thủ. Như vậy gọi là Tinh tấn ba-la-mật của Đại Bồ-tát.
Tu-bồ-đề bạch Phật:
–Thế nào là Thiền định ba-la-mật?
Phật dạy:
–Đại Bồ-tát dùng trí Nhất thiết với phương tiện quyền xảo vào thiền nhưng không đắm vào cảnh giới của thiền, lại còn giáo hóa người khác hành thiền mà không có chỗ để chấp thủ. Đó là Thiền định ba-la-mật của Bồ-tát.
Tu-bồ-đề bạch Phật:
–Thế nào là Trí tuệ ba-la-mật của Bồ-tát?
Phật dạy:
–Đại Bồ-tát với trí Nhất thiết không bị lệ thuộc vào các pháp, quán tánh của các pháp không bị chấp thủ; giáo hóa người khác không bị lệ thuộc vào các pháp, quán tánh của các pháp không bị chấp thủ. Đó là Trí tuệ ba-la-mật của Đại Bồ-tát và chính là Đại thừa của Đại Bồ-tát.
Lại nữa, này Tu-bồ-đề! Có Đại thừa mà bên trong không, bên ngoài không, cho đến hữu, vô cũng không.
Thế nào là bên trong không? Bên trong pháp ấy là nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý. Nhãn vốn không, v́ không dính mắc các trần và không hoại diệt. V́ sao? V́ bản tánh nó là như vậy. Nhĩ vốn rỗng không, tỷ vốn rỗng không, thiệt vốn rỗng không, thân vốn rỗng không, ý vốn rỗng không. mỗi mỗi đều không dính mắc trần cấu cũng không hoại diệt. V́ sao? V́ bản tánh của chúng đều là như vậy.
Thế nào là bên ngoài không? Bên ngoài là sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp. Sắc vốn rỗng không, không dính mắc trần cấu cũng không hoại diệt. V́ sao? V́ bản tánh của sắc là như vậy. Thanh, hương, vị, xúc, pháp đều như vậy. V́ sao? V́ tánh của chúng vốn rỗng không.
Thế nào là cả trong ngoài không? Sáu căn ở trong và sáu trần bên ngoài là cả trong ngoài pháp. V́ bên trong pháp không nên bên ngoài pháp không. V́ bên ngoài pháp không nên bên trong pháp không, không dính mắc và không hoại diệt. V́ sao? V́ bản tánh của chúng vốn như vậy. Đó là cả trong ngoài không.
Thế nào là Không không? Cái không của các pháp giữ cho các pháp hoàn toàn không, không ở trong không. Đó là Không không.
Thế nào là Đại không? Tám phương và phương trên phương dưới đều không. Đó là Đại không.
Thế nào là Không tối thượng? Niết-bàn không dính mắc, không hoại diệt là Không tối thượng.
Thế nào là hữu vi không? Từ căn bản không đắm trước, không hoại diệt, cho đến ba cõi đều không là hữu vi không.
Thế nào là vô vi không? Là không sinh, không diệt, trụ vào không thay đổi, do không dính mắc, không hoại diệt nên đều không. V́ sao? V́ cội gốc là không.
Thế nào là Cứu cánh không? Các pháp hữu vi và vô vi đều không bờ mé th́ gọi là Cứu cánh không.
Thế nào là Vô thỉ không? Các pháp có thể đến nhưng không biết từ đâu đến và không có chỗ đến, gọi là Vô thỉ không.
Thế nào là Vô tác không? Đối với các pháp không có chỗ xa ĺa gọi là Vô tác không.
Thế nào là Tánh không? Tánh các pháp, tánh của pháp hữu vi và vô vi chẳng phải cái mà La-hán, Bích-chi-phật, chư Phật Thế Tôn tạo ra nên gọi là Tánh không.
Thế nào là các pháp không? Các pháp là năm ấm, mười hai xứ, mười tám giới, hữu vi pháp, vô vi pháp. Đối với các pháp, từ chỗ không dính mắc, không hoại diệt cho đến tánh các pháp.
Thế nào là Tự tướng không? Tướng của sắc là tướng được (căn) nhận lấy, tướng được nhận lấy đó làm ra tưởng. Từ tưởng mà có sự biết về tướng, đó là thức, cho đến tướng hữu vi và vô vi. Từ hữu vi, vô vi tướng đến các pháp đều không. Đó là Tự tướng không.
Thế nào là không của không thủ đắc? Từ sự không dính mắc, không hoại diệt đến không có cái đạt được, pháp cũng không có cái đạt được.
Thế nào là Vô không? Ở trong các pháp mà không có cái thấy là Vô không.
Thế nào là Hữu không? Các pháp không có ngẫu nhiên nhưng có sự tập hợp mà không có thật, đó là Hữu không.
Thế nào là hữu vô không? Ở trong các sự tập hợp không có thật, đó là hữu vô không.
Lại nữa, Tu-bồ-đề! Hữu lấy Hữu làm không, Vô lấy Vô làm không, khác lấy khác làm không.
Thế nào là hữu? Hữu là tánh năm uẩn, tánh lấy tánh làm không, đó là Hữu không.
Thế nào là Vô? V́ vô là không, nên không có cái tạo thành, không có tạo thành là không. Cái không ấy không phải do trí có thể tạo tác, cũng chẳng phải do kiến có thể tạo tác.
Thế nào là việc Khác không? Có Phật, không Phật th́ pháp tánh, pháp tịch vẫn như thế và chân tế cũng như vậy, thế nên khác không chính là việc Khác không.
Này Tu-bồ-đề! Đây là Đại thừa của Đại Bồ-tát. Thế nào là thừa? Hằng trăm Tam-muội, mỗi Tam-muội có một tên. Nhưng Tam-muội nào tên là Thủ-lăng-nghiêm?
Thế nào là Tam-muội Thủ-lăng-nghiêm? Các Tam-muội đều hướng vào Tam-muội này nên gọi là Thủ-lăng-nghiêm.
Lại có Tam-muội tên là Bảo ấn. Thế nào là Tam-muội Bảo ấn? Là Tam-muội ấn chứng các Tam-muội khác.
Lại có Tam-muội tên là Sư tử du hý. Thế nào là Sư tử du hý?
Người trụ trong Tam-muội này th́ tự tại trong các Tam-muội khác.
Lại có Tam-muội Nguyệt, người trụ Tam-muội này th́ có thể dùng ánh hào quang chiếu sáng các Tam-muội.
Lại có Tam-muội Nguyệt tràng, người trụ Tam-muội này nắm giữ các Tam-muội khác.
Lại có Tam-muội Tải chư pháp thượng, người trụ Tam-muội này sẽ phát sinh các Tam-muội khác.
Lại có Tam-muội Chiếu đảnh, người trụ Tam-muội này có thể dùng ánh sáng chiếu khắp các Tam-muội.
Lại có Tam-muội Pháp tánh tất, người trụ Tam-muội này hiểu rõ các pháp một cách chắc chắn.
Lại có Tam-muội Tất tạo tràng, người trụ Tam-muội này nắm giữ kiên cố các Tam-muội.
Lại có Tam-muội Kim cang, người trụ Tam-muội này không ai dám đương đầu.
Lại có Tam-muội Pháp sở nhập ấn, người trụ Tam-muội này ứng hợp với các pháp ấn.
Lại có Tam-muội An trụ, người trụ Tam-muội này liền có thể trụ các Tam-muội.
Lại có Tam-muội Phóng quang minh, người trụ Tam-muội này có thể chiếu khắp các Tam-muội.
Lại có Tam-muội Thế tấn, người trụ Tam-muội này có thể dùng thế lực giáo hóa các Tam-muội.
Lại có Tam-muội Đẳng bộ, người trụ Tam-muội này có thể đi lại trong các Tam-muội.
Lại có Tam-muội Nhập biện tài giáo thọ, người trụ Tam-muội này có thể biện giải các Tam-muội.
Lại có Tam-muội Quá lượng âm thanh, người nhập Tam-muội này được nhập vào vô lượng danh tự Tam-muội.
Lại có Tam-muội Chiếu xứ xứ, người trụ Tam-muội này có thể chiếu khắp các phương diện.
Lại có Tam-muội Tổng tŕ ấn, người trụ Tam-muội này có thể giữ ǵn ấn của các Tam-muội.
Lại có Tam-muội Bất vong, người trụ Tam-muội này không quên các Tam-muội khác.
Lại có Tam-muội Hư không phổ, người trụ Tam-muội này có thể ở khắp các Tam-muội khác.
Lại có Tam-muội Kim cang bộ, người trụ Tam-muội này nắm giữ các Tam-muội.
Lại có Tam-muội Bảo thắng, người trụ Tam-muội này hàng phục các cấu trược.
Lại có Tam-muội Xí diêm, người trụ Tam-muội này có thể dùng ánh sáng do lửa bốc cháy để chiếu khắp các Tam-muội.
Lại có Tam-muội Vô nguyện, người trụ Tam-muội này không có sự mong cầu đối với các pháp.
Lại có Tam-muội Thẩm trụ, người trụ Tam-muội này không thấy trụ xứ các pháp.
Lại có Tam-muội Tuyển trạch, người trụ Tam-muội này không thường nhớ đối với các pháp.
Lại có Tam-muội Vô cấu đăng, người trụ Tam-muội này sẽ là ngọn đèn sáng cho các Tam-muội.
Lại có Tam-muội Vô hạn quang, người trụ Tam-muội này không có hạn lượng đối với các Tam-muội.
Lại có Tam-muội Tác quang minh, người trụ Tam-muội này có sự chiếu sáng đối với các Tam-muội.
Lại có Tam-muội Phổ chiếu minh, người trụ Tam-muội này sẽ có các Tam-muội khác hiện ra trước mặt.
Lại có Tam-muội Tịnh yếu, người trụ Tam-muội này sẽ theo kịp các Tam-muội.
Lại có Tam-muội Vô cấu quang, người trụ Tam-muội này sẽ giải tán các cấu uế của các Tam-muội khác.
Lại có Tam-muội Tạo lạc, người trụ Tam-muội này sẽ cảm thọ được sự an lạc của các Tam-muội.
Lại có Tam-muội Điện minh, người trụ Tam-muội này sẽ làm sáng tỏ cho các Tam-muội.
Lại có Tam-muội Vô tận, người trụ Tam-muội này sẽ không thấy được hết v́ bất tận.
Lại có Tam-muội Thượng oai, người trụ Tam-muội này oai đức hơn hẳn các Tam-muội.
Lại có Tam-muội Tất tận, người trụ Tam-muội này sẽ thấy hết các chỗ tận cùng không thể thấy của các Tam-muội.
Lại có Tam-muội Bất động, người trụ Tam-muội này làm cho Tam-muội bất động, không biết, không tán loạn.
Lại có Tam-muội Bất Biệt, người trụ Tam-muội này không thấy sự biệt ly.
Lại có Tam-muội Nhật đăng, người trụ Tam-muội này sẽ chiếu sáng các môn Tam-muội.
Lại có Tam-muội Nguyệt vô cấu, người trụ Tam-muội này sẽ bỏ đi sự tối tăm của các Tam-muội.
Lại có Tam-muội Tịnh quang minh, người trụ Tam-muội này sẽ phân biệt bốn trí tuệ vô ngại đối với các Tam-muội.
Lại có Tam-muội Tác minh, người trụ Tam-muội này sẽ làm sự sáng suốt cho các Tam-muội.
Lại có Tam-muội Tạo tác, người trụ Tam-muội này sẽ làm sự cứu cánh cho các Tam-muội.
Lại có Tam-muội Chư tuệ, người trụ Tam-muội này thấy được trí tuệ của các Tam-muội.
Lại có Tam-muội Kim cang, người trụ Tam-muội này sẽ quyết đoán các Tam-muội.
Lại có Tam-muội Trụ ý, người trụ Tam-muội này sẽ bất động, không trạo cử, không lo sợ cũng không có ý tưởng.
Lại có Tam-muội Hiện minh, người trụ Tam-muội này thấy ánh sáng khắp nơi trong các Tam-muội.
Lại có Tam-muội An lập, người trụ Tam-muội này được an ổn trong các Tam-muội.
Lại có Tam-muội Bảo tích, người trụ Tam-muội này sẽ thấy tất cả các báu của các Tam-muội.
Lại có Tam-muội Pháp ấn, người trụ Tam-muội này sẽ ấn chứng các Tam-muội, từ những chỗ có ấn chứng và những chỗ không được ấn chứng.
Lại có Tam-muội Đẳng, người trụ Tam-muội này không thấy sự giải thoát các pháp.
Lại có Tam-muội Khí lạc, người trụ Tam-muội này sẽ bỏ hết các sự an lạc.
Lại có Tam-muội Quá pháp định, người trụ Tam-muội này sẽ diệt sự mê muội của các pháp và an trú ở Tam-muội trên.
Lại có Tam-muội Tán kiết, người trụ Tam-muội này có thể làm tan mất công dụng của các Tam-muội.
Lại có Tam-muội Giải chư pháp cú, người trụ Tam-muội này có thể giải thích các pháp cú và các Tam-muội.
Lại có Tam-muội Đẳng văn tự, người trụ Tam-muội này sẽ hiểu hết các văn tự.
Lại có Tam-muội Tất tự, người trụ Tam-muội này không thấy dù chỉ một chữ.
Lại có Tam-muội Đoạn nhân duyên, người trụ Tam-muội này sẽ cắt đứt các nhân duyên.
Lại có Tam-muội Vô thái, người trụ Tam-muội này sẽ không theo trạng thái của các pháp.
Lại có Tam-muội Vô hành, người trụ Tam-muội này sẽ không thấy sự lưu chuyển của các pháp.
Lại có Tam-muội Vô quật hành, người trụ Tam-muội này sẽ không thấy sự đi lại nơi tổ hang.
Lại có Tam-muội Tất âm, người trụ Tam-muội này có thể làm sạch các âm khí.
Lại có Tam-muội Chư hành, người trụ Tam-muội này thấy được sự tu tập của các Tam-muội.
Lại có Tam-muội Bất khởi, người trụ Tam-muội này không thấy được tánh động của các Tam-muội.
Lại có Tam-muội Độ cảnh giới, người trụ Tam-muội này vượt qua được các cảnh giới.
Lại có Tam-muội Tụ chư thiện, người trụ Tam-muội này sẽ tụ hợp được các pháp trong các Tam-muội.
Lại có Tam-muội Chỉ tuyển, người trụ Tam-muội này ý không đọa lạc.
Lại có Tam-muội Thanh tịnh hoa, người trụ Tam-muội này sẽ được các Tam-muội cúng dường hoa trong sạch.
Lại có Tam-muội Chủ giác, người trụ Tam-muội này có bảy giác ý đối với Tam-muội.
Lại có Tam-muội Vô hạn biện, người trụ Tam-muội này sánh kịp với các bậc biện tài vô hạn.
Lại có Tam-muội Vô đẳng đẳng, người trụ Tam-muội này liền chứng quả Vô đẳng đẳng.
Lại có Tam-muội Độ chư pháp, người trụ Tam-muội này sẽ vượt qua ba cõi.
Lại có Tam-muội Quyết đoán, người trụ Tam-muội này quyết đoán các sự việc khi thấy các pháp và Tam-muội.
Lại có Tam-muội Tán chư hồ nghi, người trụ Tam-muội này sẽ chứng được tán chư pháp Tam-muội.
Lại có Tam-muội Vô trú, người trụ Tam-muội này không thấy các pháp xứ.
Lại có Tam-muội Nhất hành, người trụ Tam-muội này không thấy các pháp có hai.
Lại có Tam-muội Chúng sinh sở nhập, người trụ Tam-muội này không thấy chúng sinh và chỗ đi vào của chúng sinh.
Lại có Tam-muội Nhất sự, người trụ Tam-muội này không thấy việc của các Tam-muội.
Lại có Tam-muội Yểm cai chúng sự, người trụ Tam-muội này không thấy có sự riêng biệt.
Lại có Tam-muội Tán chư sinh tử lao oán, người trụ Tam-muội này đạt được Tam-muội chư yểm và có trí tuệ giác ngộ tất cả.
Lại có Tam-muội Chúng hành âm sở nhập, người trụ Tam-muội này các hành nghiệp và âm thanh đều tùy tùng.
Lại có Tam-muội Thoát chư âm hưởng tự, người trụ Tam-muội này thấy các Tam-muội thoát khỏi lời nói và văn tự.
Lại có Tam-muội Nhiên cự, người trụ Tam-muội này có oai đức sáng ngời trong các Tam-muội.
Lại có Tam-muội Tịnh tướng, người trụ Tam-muội này sẽ làm sạch tất cả tướng của Tam-muội.
Lại có Tam-muội Vô chuẩn, người trụ Tam-muội này không thấy chuẩn mực trong Tam-muội.
Lại có Tam-muội Cụ túc chúng sự, người trụ Tam-muội này sẽ được đầy đủ các Tam-muội.
Lại có Tam-muội Bất nguyện khổ lạc, người trụ Tam-muội này không thấy có khổ có vui trong các Tam-muội.
Lại có Tam-muội Sự bất giảm, người trụ Tam-muội này không thấy các Tam-muội có sự kết thúc.
Lại có Tam-muội Tŕ tích, người trụ Tam-muội này giữ ǵn các Tam-muội một cách rốt ráo.
Lại có Tam-muội Tà chánh tụ, người trụ Tam-muội này thấy tà chánh trong các Tam-muội.
Lại có Tam-muội Diệt nhuế tranh, người trụ Tam-muội này không thấy sự tranh cãi giận hờn trong các Tam-muội.
Lại có Tam-muội Vô nhuế, người trụ Tam-muội này không thấy có giận hờn hay không giận đối với các pháp trong các Tam-muội.
Lại có Tam-muội Vô cấu quang, người trụ Tam-muội này không thấy sáng cũng không thấy cấu bẩn đối với Tam-muội.
Lại có Tam-muội Chủ yếu, người trụ Tam-muội này không thấy có sự quan trọng trong các Tam-muội.
Lại có Tam-muội Minh nguyệt mãn vô cấu nhiễm, người trụ Tam-muội này có thể làm cho các Tam-muội đầy đủ trọn vẹn như trăng ngày rằm.
Lại có Tam-muội Đại trang sức, người trụ Tam-muội này hay làm cho các Tam-muội trang nghiêm tốt đẹp.
Lại có Tam-muội Dữ thế gian tác quang minh, người trụ Tam-muội này sẽ chiếu hào quang khắp các pháp ở mười phương.
Lại có Tam-muội Đẳng, người trụ Tam-muội này không có các pháp có định hay có loạn.
Lại có Tam-muội Vô phần, người trụ Tam-muội này có thể sai khiếncác Tam-muội mà không có giận hờn.
Lại có Tam-muội Vô ỷ vô quật vô lạc, người trụ Tam-muội này không thấy có những sơ hở trong các Tam-muội.
Lại có Tam-muội Tối như, người trụ Tam-muội này không thấy có sự lay động đối với thật tướng các pháp.
Lại có Tam-muội Thân hài, người trụ Tam-muội này không thấy tánh của Tam-muội.
Lại có Tam-muội tên Đoạn khẩu hành dữ không hợp, người trụ Tam-muội này không thấy có ngôn từ trong các Tam-muội.
Lại có Tam-muội tên là Hư không bản thoát, người trụ Tam-muội này ngộ được các pháp vốn không.
Này Tu-bồ-đề! Đó là Đại Bồ-tát thực hành Bát-nhã ba-la-mật của đại thừa.
Phẩm 20: ĐÀ-LÂN-NI
Lại nữa, Tu-bồ-đề! Đại thừa là ǵ? Đó là bốn Ý chỉ: Bồ-tát tự quán thân ḿnh, quán thân người, quán nội ngoại thân nhưng không có thân tưởng cũng không có chấp thủ, khi hành động hoặc khi thiền định thường nghĩ đến sự thống khổ do ngu si ở thế gian; quán nội thọ, tâm, pháp.
Này Tu-bồ-đề! Thế nào là Bồ-tát quán sự hoạt động bên trong của thân? Bồ-tát đang đi biết đang đi, đang đứng biết đang đứng, đang ngồi biết đang ngồi, đang nằm biết đang nằm. Bồ-tát biết rõ các hành động của thân. Đó là Bồ-tát quán sát tự thân khi hành động, khi thiền định đều nhớ nghĩ đến sự khổ não của thế gian.
Này Tu-bồ-đề! Bồ-tát ra vào lui tới đều an nhàn, ghi nhớ không quên, ngồi nằm hai bên cũng b́nh tĩnh, mặc ba y đúng pháp không mất oai nghi, thực hành Bát-nhã ba-la-mật. Bồ-tát tự quán nội ngoại thân, tu tập như vậy mà không có sự chấp trước, Bồ-tát luôn theo dõi hơi thở vô, hơi thở ra. Hơi thở dài biết hơi thở dài, hơi thở ngắn biết hơi thở ngắn. Giống như cái bàn xoay của người thợ gốm, do điều khiển mà có nhanh có chậm. Bồ-tát tự theo dõi hơi thở và ý niệm, đó là Bồ-tát quán nội thân, khi hoạt động cũng như khi thiền định, thường nghĩ đến sự thống khổ ngu si ở thế gian.
Lại nữa, Tu-bồ-đề! Do thực hành Bát-nhã ba-la-mật này thường quán sát mà phân biệt bốn đại: Địa, thủy, hỏa, phong của thân, như mổ trâu rồi phân làm bốn phần. Bồ-tát quán bốn phần phân biệt của thân, từ xưa đến nay đều như vậy. Đó là Bồ-tát quán cả trong ngoài thân mà không có sự chấp trước.
Này Tu-bồ-đề! Bồ-tát quán thân từ đầu đến chân toàn là những thứ bất tịnh: tóc, lông, răng, móng, xương, tủy, năm tạng và ba mươi sáu vật chẳng có ǵ để tham đắm. Giống như những bồ chứa của nhà nông đựng đầy ngũ cốc, người có mắt mở những bồ chứa ra và phân tích, biết rõ; Bồ-tát quán những thứ ở trong thân cũng như vậy. Đó là Bồ-tát tự quán nội thân, khi sinh hoạt cũng như khi thiền định thường nghĩ nhớ đến sự si, ái và thống khổ ở thế gian th́ chẳng có ǵ để chấp trước.
Lại nữa, này Tu-bồ-đề! Bồ-tát quán sát thân người, từ ngày mới chết đến ngày thứ năm; cơ thể trương śnh lên, thâm tím, thối nát, máu mủ tràn lan, không còn chỗ nào là sạch sẽ; hoặc bị chim thú ăn, hoặc ăn hết hoặc ăn một nửa, gớm ghiếc bất tịnh; hoặc có người chết chỉ còn gân dính xương, máu chảy tràn lan; hoặc có người chết máu thịt đã hết, gân xương lẫn lộn; hoặc có người chết máu thịt đã hết chỉ còn gân xương vung vãi khắp nơi; hoặc có người chết đã lâu, đốt xương ngã màu xanh, màu trắng đã vụn nát hoặc cùng màu với đất. Bồ-tát đều khởi lên ý tưởng này, quán tưởng như vậy rồi trở lại quán thân ta, nếu chưa giải thoát chưa xa ĺa pháp này th́ cũng sẽ như vậy. Đó là Bồ-tát quán pháp ở trong thân ḿnh và thân người khác để không còn tham trước, đam mê.
Khi tạo tác cũng như khi thiền định, Bồ-tát thường nghĩ nhớ đến sự si mê, thống khổ và tai họa ở thế gian. Bồ-tát quán pháp giác ý của ḿnh cũng như người khác, phân biệt, nhớ nghĩ để đoạn trừ tâm si mê.
Này Tu-bồ-đề! Đấy là Đại thừa của Đại Bồ-tát.
Lại có Đại thừa dần dần chễ ngự bốn Ý đoạn.
Những ǵ là bốn?
1. Đối với các pháp xấu trong tâm chưa sinh, phải thường chễ ngự hành động, siêng năng giữ ý làm cho nó không sinh.
2. Pháp xấu trong tâm đã sinh khởi phải siêng năng chễ ngự, hộ tŕ Ý làm cho nó đoạn diệt.
3. Pháp lành chưa sinh phải siêng năng tu tập làm cho nó được sinh.
4. Pháp lành đã sinh muốn được đầy đủ, truyền rộng không mất, nên siêng năng gom giữ tâm làm cho nó được thành tựu. Đó là Đại thừa của Đại Bồ-tát.
Tu-bồ-đề! Lại có Đại thừa gọi là bốn Thần túc. Đó là:
1. Bồ-tát dùng định với ý muốn đoạn trừ các sự tạo tác, gia hành đạt được Thần túc.
2. Dùng định với tinh tấn đoạn trừ các sự tạo tác, gia hành đạt được thần túc.
3. Dùng định với tŕ ý đoạn trừ các sự tạo tác, gia hành đạt được Thần túc.
4. Dùng định với trí tuệ đoạn trừ các sự tạo tác, gia hành đạt được Thần túc.
Đó là Đại thừa của Đại Bồ-tát.
Này Tu-bồ-đề! Lại có Đại thừa là năm Căn. Năm Căn là ǵ? Tín căn, Tinh tấn căn, Niệm căn, Định căn, Trí tuệ căn. Đó là Đại thừa của Đại Bồ-tát.
Này Tu-bồ-đề! Lại có Đại thừa là năm Lực. Năm Lực là ǵ? Tín lực, Tinh tấn lực, Niệm lực, Định lực, Trí tuệ lực. Đó là Đại thừa của Đại Bồ-tát.
Này Tu-bồ-đề! Lại có Đại thừa là bảy Giác ý. Đó là Niệm giác ý, Pháp giác ý, Tinh tấn giác ý, Duyệt hỷ giác ý, Tín giác ý, Định giác ý, Vô sở trước giác ý. Đó là Đại thừa của Đại Bồ-tát.
Này Tu-bồ-đề! Lại có Đại thừa là tám Thánh đạo. Đó là Chánh kiến, Chánh niệm, Chánh ngữ, Chánh hành, Chánh nghiệp, Chánh tập, Chánh chí, Chánh định. Đó là Đại thừa của Đại Bồ-tát mà không có chấp trước.
Tu-bồ-đề! Lại có Đại thừa gồm ba Tam-muội. Đó là Tam-muội Không, Tam-muội Vô tướng, Tam-muội Vô nguyện. Đó là Đại thừa của Đại Bồ-tát. Lại có Đại thừa gồm các trí tuệ: Khổ tuệ, Tập tuệ, Tận tuệ, Đạo tuệ, Tiêu tuệ, Vô sở khởi tuệ, Pháp tuệ, Minh tuệ, các tri tha nhân số Niệm tuệ và Chân tuệ.
Thế nào là Khổ tuệ? Sự khổ không còn sinh gọi là Khổ tuệ. Tập khí đoạn diệt gọi là Tập tuệ. Diệt hết các sự khổ gọi là Tận tuệ. Thánh đạo tám ngành gọi là Đạo tuệ. Làm cho tham dục, sân hận, ngu si chấm dứt gọi là Tiêu tuệ. Không còn rơi vào vòng sinh tử gọi là Bất khởi tuệ. Biết rõ sự đoạn trừ năm ấm là tuệ Pháp. Biết rõ mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý vô thường và sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp cũng vô thường nên gọi là Minh tuệ. Biết được tất cả những tâm niệm khởi lên trong tâm của chúng sinh gọi là Tuệ biết các ý niệm của người khác. Trí Nhất thiết của Như Lai gọi là Chân tuệ. Đối với những pháp ấy Bồ-tát không có sự chấp trước.
Tu-bồ-đề! Đó là Đại thừa của Đại Bồ-tát gồm ba căn: năm Căn của người học đạo từ bạch y cho đến quả Tu-đà-hoàn, những điều chưa từng biết phải biết. Từ Tu-đà-hoàn đến A-na-hàm cũng có năm Căn cần nên biết đã biết. Từ A-la-hán, Bích-chi-phật, Bồ-tát cho đến quả Phật cũng có năm Căn, những điều đã biết không cần học lại. Phải biết đó là Đại thừa của Bồ-tát.
Này Tu-bồ-đề! Lại có Đại thừa tên là ba Tam-muội. Đó là có giác có quán, không giác có quán và thứ ba là không giác không quán. Có giác có quán là Thiền thứ nhất. Thế nào là không giác có quán? Trong khoảng từ Thiền thứ nhất đến Thiền thứ hai gọi là không giác có quán. Thế nào là không có giác không có quán? Từ Thiền thứ hai trở đi không còn tư tưởng, không có tư tưởng chỉ có trí tuệ thiền gọi là không có giác không có quán. Đó là Đại thừa của Đại Bồ-tát.
Này Tu-bồ-đề! Lại có Đại thừa tên là Thập niệm. Đó là niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng, niệm Giới, niệm Thí, niệm Thiên, niệm diệt, niệm hơi thở, niệm nỗi khổ của thân, niệm chết, tất cả đều không có sự chấp trước, gọi là Đại thừa.
Này Tu-bồ-đề! Lại có Đại thừa tên là bốn Thiền, bốn Tâm b́nh đẳng, bốn Thiền vô h́nh, tám Thiền duy vô, chín Thiền thứ đệ, mười Lực của Phật, bốn Vô sở úy.
Mười lực ấy là ǵ?
Đức Phật thị hiện với thân tướng tốt, thần túc biến hóa làm tác động kẻ có tâm tà vạy phải quay về nẻo chánh, đó là Lực thứ nhất.
Miệng nói ra những lời cao thượng hơn người, làm cho kẻ ngu si cố chấp được khai mở giải thoát, đó là Lực thứ hai.
Ý nhập vào không định thanh tịnh đạt được sáu phép thần thông, dù tà thần nhiễu loạn nhưng đạo chí vững bền, là Lực thứ ba.
Lực thứ tư là im lặng chấm dứt vọng tưởng, thần túc vô vi làm chấn động tam thiên đại thiên thế giới, mặt trời, mặt trăng làm nhân loại khiếp sợ.
Lực thứ năm là thông suốt ý đạo, diến giảng giáo pháp giáo hóa truyền khắp mười phương đều đạt được đạo.
Lực thứ sáu là đối với ý nghĩ và cảnh giới họ đi đến, dầu cho bị trói hoặc được giải thoát th́ đều được giải thoát.
Lực thứ bảy có trí tuệ lớn thông hiểu tất cả những họa phước trong ba đời đã tạo ra mà hiện nay chưa thọ quả báo.
Lực thứ tám là biết được nguyên nhân sâu xa của chúng sinh trước đây do tạo nghiệp khác nhau nên thọ thân không đồng.
Lực thứ chín là dùng tuệ nhãn thanh tịnh thông suốt vô hạn nên thấy được sự luân hồi của chúng sinh trong sinh tử.
Lực thứ mười là trí tuệ đã đầy đủ, phương tiện đã sẵn sàng, sinh tử đã chấm dứt, hành nghiệp đã đoạn tận, việc làm đã xong, không còn trở lại đời sống này nữa, tự nhiên, không có thầy, tự xưng là trí Nhất thiết.
Bốn đức vô úy: Phật là Bậc Chánh Đẳng Giác nên hàng Sa-môn, Bà-la-môn, Ma vương, chư Thiên, Phạm vương và các chúng khác không ai có khả năng cật vấn Ngài. Ngài cũng không thấy ai có khả năng đó. V́ chứng được pháp này nên Ngài tu hành an ổn, đạt được Vô sở úy thứ nhất.
Hạnh tinh tấn của Ngài đạt đến chỗ cao tột, nên ở giữa loài người Ngài có thể cất tiếng như tiếng rống sư tử và chuyển bánh xe pháp mà hàng Sa-môn, Bà-la-môn, chư Thiên, Ma vương, Phạm thiên và các chúng khác không thể chuyển được, chỉ có Phật mới có thể chuyển được, đó là Vô sở úy thứ hai.
Đức Phật đã đoạn tận lậu hoặc nên hàng Sa-môn, Bà-la-môn, chư Thiên, Ma vương, Phạm thiên không ai dám nói lậu hoặc của Phật chưa đoạn tận là Vô sở úy thứ ba.
Những lời Phật dạy chân thật không trái với quả báo thiện ác và có kết quả đúng theo hành động, những chúng khác như chư Thiên, Ma vương, Phạm thiên không ai dám trái lời Phật. Như lời Đức Phật dạy, thực hành tám Thánh đạo sẽ đắc đạo và vượt qua thống khổ, tất cả chúng khác như chư Thiên, Ma, Phạm không ai có thể đi ngược lại sự giáo hóa ấy. Đức Phật cũng không có sự quan tâm điều này, đó là Vô sở úy thứ tư.
Đó là Đại thừa của Đại Bồ-tát mà không có sự chấp thủ.
Này Tu-bồ-đề! Lại có Đại thừa tên là bốn Trí tuệ vô ngại. Đó là Trí tuệ vô ngại biết được hết tất cả các pháp; Trí tuệ vô ngại có thể không đạt các ngôn từ; Trí tuệ vô ngại có thể phân biệt biện tài; Trí tuệ vô ngại nên những điều nói ra đều rõ ràng. Đó là Đại thừa của Đại Bồ-tát.
Tu-bồ-đề! Lại có Đại thừa gồm mười tám pháp của Phật:
1. Chư Phật từ khi thành Phật đến nay không có sai lầm.
2. Từ khi thành Phật đến nay không nói lời thô tháo, sai sót.
3. Luôn Chánh niệm.
4. Không có các loại vọng tưởng.
5. Ý luôn ở trong định.
6. Đã rõ rồi không quan tâm đến nữa.
7. Sự tự tại không giảm.
8. Sự tinh tấn không giảm.
9. Chí niệm không giảm.
10. Trí tuệ không giảm.
11. Sự giải thoát không giảm.
12. Giải thoát tri kiến không giảm.
13. Mọi thân nghiệp đều làm theo trí tuệ.
14. Mọi khẩu nghiệp đều làm theo trí tuệ.
15. Mọi ý nghiệp đều làm theo trí tuệ.
16. Thấy các nghiệp trong quá khứ với trí tuệ vô ngại.
17. Thấy các nghiệp trong tương lai với trí tuệ vô ngại.
18. Thấy các nghiệp trong hiện tại với trí tuệ vô ngại. Đó là Đại thừa nhưng không có chấp trước.
Tu-bồ-đề! Lại có Đại thừa tên là Đa-la-ni mục-khư. Đà-la-ni mục-khư là ǵ? Là cùng với các chữ và lời nói mà chữ đi vào trong pháp môn. Những ǵ là Quán tự môn?
1. Chữ A là phép quán các pháp không có sự ra vào.
2. Chữ La là không có trần cấu đối với các pháp.
3. Chữ Ba đối với các pháp, Niết-bàn là chân lý cao tột.
4. Chữ Gia không có sự sinh tử đối với các pháp.
5. Chữ Na đối với các pháp chữ Tự đã quán xong. Dù cội gốc đã quán xong nhưng không cho là được hay mất.
6. Chữ La được diệt hết những duyên phụ đã vượt qua được biển ái.
7. Chữ Đà là các pháp như không đoạn tuyệt.
8. Chữ Ba các pháp đã xa ĺa lao ngục.
9. Chữ Trà các pháp đã hết cấu uế.
10. Chữ Sa các pháp không có ngăn ngại.
11. Chữ Hòa các pháp đã chấm dứt lời nói và hành động.
12. Chữ Đa các pháp như bất động.
13. Chữ Dạ các pháp thật không chỗ sinh.
14. Chữ Tra các pháp mạnh bạo không thể thấy.
15. Chữ Gia sự tạo tác của các pháp cũng không thể thấy.
16. Chữ Sa khi các pháp không thủ đắc th́ không chuyển được.
17. Chữ Ma bản ngã của ta và các pháp không thể thấy.
18. Chữ Gia sự thọ tŕ của các pháp không thể thấy.
19. Chữ Tha vị trí của các pháp không thể nắm bắt.
20. Chữ Xà không nắm bắt chỗ sinh của các pháp.
21. Chữ Thấp-ba sự khéo léo của các pháp không thể nắm bắt.
22. Chữ Đại tánh của các pháp không thể nắm bắt.
23. Chữ Xá sự vắng lặng của các pháp không thể nắm bắt.
24. Chữ Khư sự rỗng không của các pháp không thể nắm bắt.
25. Chữ Xoa sự tiêu diệt các pháp không thể nắm bắt.
26. Chữ Xí các pháp ở trong vị trí của nó không thể lay động.
27. Chữ Nhã trí tuệ của các pháp không thể nắm bắt.
28. Chữ Y-đà nghĩa của các pháp không thể nắm bắt.
29. Chữ Phồn ý nghĩa của các pháp không thể nắm bắt hết.
30. Chữ Xa trong các pháp không có pháp nào đáng vứt bỏ.
31. Chữ Ma các pháp không có gò đống.
32. Chữ Phả các pháp không thể phân biệt.
33. Chữ Tha sự tử vong của các pháp không thể nắm bắt.
34. Chữ Nga các pháp không có quần đảng.
35. Chữ Ra các pháp tuy có sai khác nhưng có vị trí riêng.
36. Chữ Na các pháp không đến cũng không đi, không đứng cũng không ngồi, không nằm và không sai khác.
37. Chữ Phá các pháp không an ổn trong tam giới.
38. Chữ Ca tánh của các pháp không thể nắm bắt.
39. Chữ Sai các pháp không thể b́nh thường.
40. Chữ Ta sự phân chia và xả bỏ của các pháp không thể nắm bắt.
41. Chữ Tra trong các pháp không có sự vượt qua.
42. Chữ Đồ các pháp đã đến chỗ tận cùng rốt ráo không còn sinh tử nữa.
Như vậy các chữ số trên không vượt qua chữ Đồ. V́ sao? V́ đến chữ đó không còn số cũng không thể nghĩ rằng chữ này có mất, cũng không thấy, cũng không thể nói, không thể ghi chép cũng không hiện hữu.
Này Tu-bồ-đề! Các pháp không như hư không, pháp quán tự này là cửa ngõ để vào Đà-lân-ni. Nếu vị Bồ-tát nào hiểu rõ pháp quán tự này th́ dù không trụ vào số ngôn ngữ này, nhưng với trí tuệ vẫn hiểu biết rõ ngôn ngữ này. Nếu có Đại Bồ-tát nghe được câu giải thích của bốn mươi hai chữ này liền thọ tŕ đọc tụng hoặc v́ người khác giải nghĩa nó, người ấy nếu không đem vọng kiến thọ tŕ sẽ được hai mươi công đức:
1. Có năng lực ghi nhớ và phân biệt.
2. Có năng lực về tàm quý.
3. Có năng lực tu hành kiên cố.
4. Có năng lực về giác tri.
5. Có năng lực biện tài nói năng khôn khéo.
6. Có năng lực về Đà-lân-ni.
7. Không nói những việc gấp gáp.
8. Trọn đời không hoài nghi đối với kinh.
9. Nghe điều lành không vui, nghe điều ác không buồn.
10. Bản thân không tự cao, tự ti.
11. Đi lại đàng hoàng không mất oai nghi.
12. Hiểu rõ năm ấm và sáu trần.
13. Thông thạo bốn đế và mười hai nhân duyên.
14. Khéo hiểu biết và phân biệt nhân duyên.
15. Giỏi các pháp, đầy đủ Trí tuệ và các căn.
16. Biết rõ sự báo ứng lành dữ do ý niệm của người khác.
17. Với Thiên nhĩ nghe được tất cả và biết được túc mệnh.
18. Khéo biết chỗ sinh của chúng sinh.
19. Có thể làm tiêu sạch các lậu hoặc.
20. Qua lại khắp nơi và khéo dạy bảo.
Này Tu-bồ-đề! Đó là môn Tổng tŕ đà-lân-ni, là pháp môn bằng chữ, là pháp môn đi vào, chính là Bồ-tát Ma-ha-tát, đó là Đại thừa của Đại Bồ-tát.
Phẩm 21: TRỊ ĐỊA
Phật bảo Tu-bồ-đề:
–Như điều ông hỏi Đại Bồ-tát về đại thệ nguyện và phát thú của Đại thừa, Bồ-tát thực hành sáu pháp Ba-la-mật từ cõi này đến cõi khác. Thế nào là Bồ-tát vượt qua từ địa này đến địa khác? V́ các pháp không đến không đi; không có pháp để qua và pháp không qua; các pháp cũng không có hư hoại, cũng không có cống cao, không có nhớ nghĩ, chỉ tu hành ở trị địa chớ không thấy địa.
Thế nào là Bồ-tát tu hành ở Trị địa?
Bắt đầu khi trụ ở Địa thứ nhất phải thực hành mười việc:
1. Phải thanh tịnh đối với ba loại tham, sân, si mà không chấp thủ.
2. Bố thí không v́ bản thân mà không chấp thủ, v́ tất cả chúng sinh và thanh tịnh với bốn tâm b́nh đẳng nhưng không thấy có chúng sinh.
3. Làm việc bố thí mà không thấy có vật bố thí và người nhận thí.
4. Phải theo bậc Thiện tri thức để tu tập, không được cao ngạo.
5. Muốn được v́ pháp dù không có tất cả pháp.
6. Muốn làm cho người xuất gia không còn ái dục.
7. Muốn cầu làm thân Phật nhưng không v́ có tướng tốt.
8. Muốn làm việc truyền bá giáo pháp, trọn đời không hủy hoại giáo pháp.
9. Muốn diệt trừ tâm lệ thuộc, dù không có pháp tài.
10. Muốn nói đúng dù không có phương pháp để nói.
Tu-bồ-đề! Ở Trị địa, Bồ-tát phải làm mười việc như vậy.
Tu-bồ-đề! Ở trong Địa thứ hai, Đại Bồ-tát thường nghĩ đến tám pháp phải thành tựu. Đó là:
1. Phải giữ giới thanh tịnh.
2. Thường nhớ nghĩ việc báo ân.
3. Luôn luôn nhẫn nhục.
4. Tâm luôn hoan hỷ.
5. Không ĺa bỏ chúng sinh.
6. Lấy lòng đại Từ làm gốc.
7. Đối với Tôn sư phải tôn kính, phụng thờ và tin tưởng hoàn toàn.
8. Đối với các pháp Ba-la-mật như phụng thờ Thế Tôn và thường tu tập tôn sùng.
Tu-bồ-đề! Đại Bồ-tát ở trong Địa thứ hai phải đầy đủ tám pháp này.
Này Tu-bồ-đề! Bồ-tát ở trong Địa thứ ba phải nương vào năm pháp:
1. Học hỏi mãi không nhàm chán.
2. Không lệ thuộc vào văn tự của pháp nên khi trao truyền pháp không tự cao.
3. Làm thanh tịnh cõi Phật.
4. Bố thí với tâm tốt, không tự cao.
5. Luôn biết tàm quý và hổ thẹn.
Tu-bồ-đề! Đây là năm pháp mà Bồ-tát ở Địa thứ ba phải nương theo.
Này Tu-bồ-đề! Bồ-tát ở trong Địa thứ tư phải phụng hành mười việc như pháp, không được bỏ:
1. Không được bỏ việc tọa thiền.
2. Phải thiểu dục.
3. Tri túc.
4. Không được bỏ mười hai pháp hành của Sa-môn.
5. Không bỏ Giới.
6. Thấy Dục là điều nhơ uế.
7. Phải khởi niệm như Niết-bàn.
8. Không nuối tiếc những vật sở hữu.
9. Không có sự biếng nhác khinh lờn.
10. Không mến chuộng sở hữu.
Đây là mười việc như pháp mà vị Bồ-tát ở Địa thứ tư phải phụng hành không được bỏ.
Tu-bồ-đề! Bồ-tát ở trong Địa thứ năm phải xa ĺa tám pháp:
1. Phải xa ĺa tài sản gia đ́nh.
2. Phải xa ĺa Tỳ-kheo-ni.
3. Tạo nhiều công đức xa ĺa tật đố.
4. Xa ĺa hội họp thế gian.
5. Xa ĺa tranh cãi oán hận.
6. Xa ĺa sự đấu tranh kiện tụng.
7. Xa ĺa tâm tự cao.
8. Xa ĺa người có tính miệt thị.
Tu-bồ-đề! Bồ-tát ở trong Địa thứ sáu phải đầy đủ sáu pháp. Đó là sáu pháp Ba-la-mật. Lại có sáu việc không nên làm:
1. Không có ý Thanh văn.
2. Không có ý Bích-chi-phật.
3. Không có ý nhỏ mọn.
4. Gặp người đi xin không có ý nhàm chán.
5. Đã bố thí vật tốt rồi sau không hối tiếc.
6. Xa ĺa tưởng của ta.
Tu-bồ-đề! Bồ-tát ở trong Địa thứ sáu phải đủ sáu pháp, xa ĺa sáu việc.
Tu-bồ-đề! Bồ-tát ở trong Địa thứ bảy không được làm theo hai mươi việc: Đó là có ngã, có chúng sinh, có tuổi thọ, có mạng sống (nhân), có đoạn, có thường, có niệm tưởng, có tưởng chủng loại, nhập ấm, nhập giới, nhập xứ, muốn sinh vào ba cõi, không theo tri kiến của Phật, không thể nhập tri kiến pháp, không thể nhập tri kiến tăng, không thể nhập giới, không thể nhập không, không thể nhập Vô tướng, Không, Vô nguyện và không thể nhập đạo. Đó là hai mươi việc không nên làm.
Bồ-tát phải đầy đủ hai mươi việc: Đó là sự giác ngộ vô tướng của không; chứng tuệ vô nguyện; thanh tịnh thân, khẩu, ý; thường yêu tất cả chúng sinh nhưng không thấy có chúng sinh; b́nh đẳng quán sát các pháp. Tuy vậy nhưng không có chỗ lệ thuộc; muốn làm người hướng dẫn nhưng không tự cao; không thấy có chỗ để nhẫn nại; một mực giáo hóa; chấm dứt tâm phân biệt; đổi vọng tưởng; đổi kiến chấp; đổi kiến chấp về sự đoạn diệt cấu uế; có tuệ tự điều phục; tuệ ý không có chỗ ngăn ngại; không nhiễm đắm các việc dục vọng. Đây là hai mươi pháp Bồ-tát ở Địa thứ bảy phải đầy đủ.
Tu-bồ-đề! Bồ-tát ở trong Địa thứ tám đầy đủ bốn pháp. Bốn pháp là ǵ?
1. Dùng thần thông đi du hành để quán sát tâm chúng sinh.
2. Đến quốc độ của Phật để quán sát sự kỳ lạ đặc biệt của Phật.
3. Tự ḿnh làm trang nghiêm quốc độ của Phật.
4. Đi thăm viếng đảnh lễ cúng dường chư Phật rồi quán thân Phật như thật.
Bồ-tát phải đủ bốn pháp này.
Lại nữa, Tu-bồ-đề! Đại Bồ-tát ở trong Địa thứ tám cũng phải đủ bốn pháp. Những ǵ là bốn?
1. Nhờ Trí tuệ các căn đầy đủ.
2. Làm thanh tịnh quốc độ của Phật.
3. Thường nhập như huyễn Tam-muội biết được bản tánh của chúng sinh và những công đức của chúng sinh đã tạo.
4. Người nào đáng độ th́ tùy theo họ mà làm cho họ được thanh tịnh.
Bồ-tát ở Địa thứ tám phải đủ bốn việc này.
Tu-bồ-đề! Đại Bồ-tát ở trong Địa thứ chín phải đầy đủ mười hai pháp. Đó là:
1. Tùy theo đối tượng đem nguyện rộng lớn không có giới hạn truyền sự tu chứng của ḿnh cho Trời, Rồng, Dạ xoa, Kiền-đà-la đều đầy đủ.
2. Nhờ Biện tài Bồ-tát đem sự nhận biết âm thanh.
3. Lời nói để truyền trao những nguyên nhân tu tập.
4. Thành tựu về bào thai.
5. Thành tựu về tại gia.
6. Thành tựu về cha mẹ.
7. Thành tựu về dòng tộc.
8. Thành tựu về thân thuộc.
9. Thành tựu về sự sinh ra đời.
10. Thành tựu sự xuất gia.
11. Thành tựu sự trang nghiêm cây Bồ-đề, thành tựu các công đức lành.
Tu-bồ-đề! Khi ở Địa thứ chín, Đại Bồ-tát phải thành tựu mười hai pháp này.
Tu-bồ-đề! Ở trong Địa thứ mười, Đại Bồ-tát sẽ được gọi là Như Lai.
Tu-bồ-đề bạch Phật:
–Bạch Thế Tôn! Thế nào là Bồ-tát thanh tịnh các vật ḿnh có?
Phật dạy:
–Phàm những việc thiện mà ḿnh làm ra thích hợp theo ý với trí Nhất thiết gọi là Bồ-tát thanh tịnh đối với vật ḿnh có.
Thế nào là Bồ-tát b́nh đẳng với chúng sinh?
Phật dạy:
–Phải thanh tịnh bốn tâm b́nh đẳng đối với chúng sinh.
Thế nào là Bồ-tát thí vật sở hữu?
Phật dạy:
–Bố thí cho chúng sinh mà không có phân biệt.
Thế nào là Bồ-tát phải phục vụ người bạn lành?
Phật dạy:
–Người dạy sự thâm nhập trí Nhất thiết, khuyên tu, khuyên giúp đỡ, phải theo người này cùng nhau tu học, cung kính vâng lời như là thầy, đó là Thiện tri thức Bồ-tát.
Thế nào là sự ham muốn đúng Pháp?
Phật dạy:
–Những việc ḿnh làm chỉ cầu pháp trí Nhất thiết chứ không cầu La-hán, Bích-chi-phật địa vậy.
Thế nào là Bồ-tát thường mong muốn xuất gia hành đạo?
Phật dạy:
–Bồ-tát sống nơi nào cũng thích làm Sa-môn, chứ không thể bỏ dở giữa đường, luôn nhớ nghĩ việc xuất gia.
Thế nào là ý nguyện sự cầu thân tướng Phật?
Phật dạy:
–Nếu thấy h́nh tượng Phật, tâm phải hướng về Phật cho đến khi đạt đến trí Nhất thiết mà không có lúc ĺa bỏ.
Thế nào là sự lưu thông giáo pháp?
Phật dạy:
–Khi Phật còn tại thế hoặc sau khi Phật diệt độ, Bồ-tát tŕ mười hai bộ kinh truyền giáo, thời đầu dạy chân lý, thời cuối cũng dạy chân lý, nghĩa lý trước sau đều đầy đủ và thanh tịnh.
Thế nào là Bồ-tát không lệ thuộc người khác?
Phật dạy:
–Từ khi diệt sạch sự sân hận tới nay, không bao giờ còn đọa vào chỗ hạ tiện.
Thế nào là Bồ-tát nói đúng như thật?
Phật dạy:
–Những lời nói và việc làm phải tương ứng nhau. Đó là mười pháp Bồ-tát phải thực hành.
Tu-bồ-đề bạch Phật:
–Bạch Thế Tôn! Những ǵ là Bồ-tát giữ giới thanh tịnh?
Phật dạy:
–Không nghĩ đến La-hán, Bích-chi-phật và những kẻ ác giới phỉ báng đạo, đó là giới thanh tịnh. Thế nào là Bồ-tát báo ân và niệm ân?
Phật dạy:
–Người hành đạo Bồ-tát dù ân nhỏ còn không quên huống ǵ ân lớn, đó là niệm ân.
Thế nào là Bồ-tát trụ vào sức nhẫn nhục?
Phật dạy:
–Đối với các chúng sinh không bức bách, không tức giận, đó là nhẫn nhục.
Thế nào là Bồ-tát được Hoan hỷ lạc?
Phật dạy:
–Bồ-tát lấy việc dạy bảo chúng sinh làm niềm vui. V́ sao Bồ-tát không bỏ chúng sinh?
Phật dạy:
–V́ Bồ-tát muốn cầu tất cả.
Thế nào là Bồ-tát có đại Bi?
Phật dạy:
–Tâm Bồ-tát nghĩ rằng: “Ta phải v́ mỗi mỗi chúng sinh ở trong địa ngục, trải qua hằng hà sa kiếp thay cho chúng sinh chịu đựng gian nan khổ cực. Mỗi mỗi chúng sinh đều có thể thành Phật, khi ấy ta có thể nhập Niết-bàn.” V́ vậy khuyên bảo họ với lòng đại Bi.
V́ sao Bồ-tát kính trọng Sư trưởng với lòng tin tưởng cung kính?
Phật dạy:
–V́ phụng sự Sư trưởng cũng như phụng sự Phật.
Thế nào là Bồ-tát ham tu tập các Ba-la-mật?
Phật dạy:
–Bồ-tát xa ĺa các việc khác, chỉ cầu các Ba-la-mật.
Thế nào là Bồ-tát học nhiều mà không nhàm chán?
Phật dạy:
–Bồ-tát phải thọ tŕ hết thảy những lời dạy của chư Phật trong mười phương không nhàm chán.
Thế nào là Bồ-tát đem pháp bố thí khắp nơi mà không có sự mong mỏi ǵ?
Phật dạy:
–Bồ-tát đem pháp bố thí mà không mong mỏi đạo quả huống ǵ thứ khác.
V́ sao gọi là Bồ-tát thanh tịnh Phật độ?
Phật dạy:
–Bồ-tát v́ các căn lành gieo trồng công đức, rồi đem công đức này làm thanh tịnh cõi Phật.
Thế nào là Bồ-tát chịu sinh tử vô lượng a-tăng-kỳ kiếp không có thời hạn?
Phật dạy:
–Bồ-tát đem các công đức chuẩn bị đầy đủ nuôi dưỡng chúng sinh và làm thanh tịnh cõi Phật cho đến đầy đủ trí Nhất thiết không có nhàm chán, không biếng nhác.
V́ sao Bồ-tát trụ vào tàm quý?
–Bồ-tát thẹn với La-hán, Bích-chi-phật.
Thế nào là Bồ-tát không bỏ việc tọa thiền?
–Bồ-tát không bỏ việc ngồi thiền nên các vị La-hán, Bích-chi-phật không thể theo kịp.
Thế nào là Bồ-tát ít ham muốn?
Phật dạy:
–Đối với Bồ-tát đạo còn không ham muốn huống ǵ thứ khác.
Thế nào là Bồ-tát tự biết đủ?
Phật dạy:
–Bồ-tát đạt được trí Nhất thiết đó là biết đủ.
V́ sao Bồ-tát không bỏ đức hạnh của vị Sa-môn đầu-đà.
Phật dạy:
–V́ vị ấy đã vào sâu pháp Nhẫn.
V́ sao gọi là Bồ-tát không bỏ giới?
Phật dạy:
–Bồ-tát không còn giữ giới nữa th́ gọi là không bỏ giới.
Thế nào là Bồ-tát nhàm chán sắc dục?
Phật dạy:
–Bồ-tát đối với dâm dục và tật đố không có chỗ sinh.
V́ sao nói ý của Bồ-tát cùng với Niết-bàn b́nh đẳng?
Phật dạy:
–V́ Bồ-tát không thấy có pháp nào trong tất cả các pháp.
Thế nào là Bồ-tát vứt bỏ các vật sở hữu?
–Bồ-tát không thọ nhận đối với các sở hữu, bên ngoài cũng như bên trong, đó là vứt bỏ.
V́ sao Bồ-tát không nhàm chán và không biếng nhác?
Phật dạy:
–V́ Bồ-tát không sinh hai tâm niệm phân biệt, ấy là không nhàm chán.
V́ sao Bồ-tát không luyến mộ các vật sỡ hữu?
Phật dạy:
–V́ đối với các vật, Bồ-tát không có tâm niệm ǵ.
Tu-bồ-đề bạch Phật:
–Bạch Thế Tôn! Thế nào là Bồ-tát xa ĺa hành nghiệp thế gian?
Phật dạy:
–Khi du hành trong các cõi Phật cũng như khi đến chỗ sinh ra, Bồ-tát thường cạo bỏ râu tóc, mặc áo ca-sa.
Thế nào là Bồ-tát xa ĺa chúng Tỳ-kheo-ni? Dù chỉ trong khoảng khảy móng tay cũng không được sống chung và cũng không được thân cận. Đó là Bồ-tát xa ĺa Tỳ-kheo-ni.
Thế nào là Bồ-tát xa ĺa sự tật đố?
Bồ-tát phải nghĩ: “Ta phải giúp chúng sinh được an ổn, không nên sinh tâm đố kî.”
Thế nào là Bồ-tát xa ĺa chỗ tụ tập hội họp?
Phật dạy:
–Ở những nơi tụ tập hội họp của Bồ-tát nếu có Bích-chi-phật, La-hán th́ phải xa rời chỗ ấy.
Thế nào là Bồ-tát xa ĺa sân nhuế?
Phật dạy:
–Bồ-tát không để cho sự sân giận ghen ghét đấu tranh được nổi dậy.
V́ sao Bồ-tát xa ĺa việc đề cao ḿnh? V́ pháp bên trong không thể thấy được.
V́ sao Bồ-tát phải xa ĺa sự khinh chê của người khác? V́ Bồ-tát không thấy pháp bên ngoài.
V́ sao Bồ-tát xa ĺa mười điều ác? Mười điều ác này thường hủy hoại đạo của Thánh hiền, huống ǵ đạo Phật mà không xa ĺa, v́ thế phải xa ĺa mười điều ác.
Thế nào là Bồ-tát phải xa ĺa sự chống trái? Bồ-tát không thấy pháp đáng để tự cao, đó là sự xa ĺa chống trái.
Thế nào là Bồ-tát xa ĺa sự tự dùng? Bồ-tát không thấy có h́nh sắc th́ phải ở chỗ nào mà làm theo sự dùng.
V́ sao Bồ-tát xa ĺa sự điên đảo? V́ h́nh tướng không thể thấy được.
V́ sao Bồ-tát xa ĺa sự dâm dục, sân hận, ngu si? V́ Bồ-tát không thấy có h́nh tướng của dâm dục, giận hờn và ngu si.
V́ sao Bồ-tát ở lục trú phải đầy đủ sáu pháp Ba-la-mật? Chư Phật, Thế Tôn, Thanh văn, Bích-chi-phật; trụ vào sáu pháp Ba-la-mật, chỗ ấy có thể đưa sang bờ bên kia, nên Bồ-tát phải đầy đủ sáu pháp Ba-la-mật.
V́ sao Bồ-tát không có ý Thanh văn? V́ việc của Thanh văn chẳng phải là đạo b́nh đẳng nên Bồ-tát không làm việc nhỏ nhặt.
V́ sao không được nhàm chán? V́ nhàm chán cũng chẳng phải là đạo b́nh đẳng, nên khi mới khởi lên ý này liền bố thí ngay, không được hối tiếc.
V́ sao Bồ-tát không được khởi lên ngã tướng? V́ từ xưa đến nay không thể thấy hết, cho đến chúng sinh có tướng, có thọ, có mạng, từ xưa đến nay cũng không thể thấy.
V́ sao Bồ-tát không có đoạn kiến? V́ các pháp không có sự đoạn tuyệt, từ xưa đến nay không có Pháp được sinh.
V́ sao Bồ-tát không bị thường kiến? V́ Bồ-tát thấy các pháp không có chỗ sinh cũng không có thường.
V́ sao Bồ-tát không khởi niệm tưởng về không cấu uế?
V́ sao Bồ-tát không khởi các thứ tướng về kiến chấp không thể thấy được? V́ Bồ-tát không nhập vào danh sắc, không thấy có h́nh tướng.
V́ sao Bồ-tát không nhập vào năm ấm, cũng không nhập Pháp giới, không nhập xứ? V́ thật ra, những Pháp đó cũng không thể nắm bắt được.
V́ sao Bồ-tát không vào ba cõi? V́ ba cõi không chân thật.
V́ sao Bồ-tát không làm trụ xứ? V́ không nhờ vào hư không, không có chỗ nương cậy. V́ sao vậy? V́ không có h́nh tượng.
V́ sao Bồ-tát không nhập Phật kiến? V́ Bồ-tát không do nương tựa mà được thấy Phật?
V́ sao Bồ-tát không cùng với hư không tranh cãi. V́ sao Bồ-tát đầy đủ Pháp?
V́ Bồ-tát muốn đầy đủ tướng. V́ sao Bồ-tát chứng được Vô tướng? V́ Bồ-tát không có niệm đối với các tướng.
V́ sao Bồ-tát chứng được trí Vô nguyện? V́ không còn đắm trước ba cõi.
V́ sao Bồ-tát thanh tịnh đối với ba việc? V́ đầy đủ mười điều lành.
V́ sao Bồ-tát dùng trí tuệ đầy đủ để thương xót chúng sinh? V́ muốn thanh tịnh cõi Phật.
V́ sao Bồ-tát b́nh đẳng quán các pháp? V́ các pháp không cao, không thấp.
Thế nào là Bồ-tát chứng được giác ngộ? Bồ-tát tùy theo sự giác ngộ về các pháp mà độ thoát họ.
Thế nào là Bồ-tát chứng được Vô sinh nhẫn? Bồ-tát chứng được tất cả các pháp đều không sinh, không diệt, không có chỗ nhẫn.
V́ sao Bồ-tát chứng được trí tuệ vô sinh? V́ Bồ-tát biết được danh và sắc không có chỗ khởi.
V́ sao Bồ-tát được giáo pháp của Phật đạo? V́ không có hai giáo pháp.
V́ sao Bồ-tát diệt trừ các sự phân biệt? V́ đối với các pháp Bồ-tát không thấy có sự phân biệt từng bộ phận.
V́ sao Bồ-tát không tu pháp môn chuyển kiến? V́ Bồ-tát không khởi lên mong cầu quả A-la-hán và Bích-chi-phật.
V́ sao Bồ-tát chuyển đổi cấu trược? V́ để diệt trừ những tập khí lậu hoặc.
V́ sao Bồ-tát diệt được cấu uế mà đạt đến chỗ thanh tịnh? V́ Bồ-tát đạt được tuệ trí Nhất thiết.
V́ sao Bồ-tát lại điều phục tâm ý? V́ không nhàm chán ba cõi.
V́ sao Bồ-tát được tâm ý? V́ chễ ngự sáu căn.
V́ sao Trí tuệ của Bồ-tát không có ngăn ngại? V́ đạt được Phật nhãn.
V́ sao Bồ-tát biết t́nh dục không bền vững? V́ quán Lục trần.
V́ sao Bồ-tát có thể đi vào trong ý của chúng sinh? V́ biết được một ý th́ sẽ biết hết ý niệm của chúng sinh.
V́ sao khi Bồ-tát quán được Phật độ, Bồ-tát dùng thần thông đi du hành từ quốc độ này đến quốc độ khác? V́ không có tưởng về Phật độ.
V́ sao Bồ-tát theo sự hiểu biết của ḿnh, thấy các quốc độ của
chư Phật thành quốc độ của ḿnh? V́ Bồ-tát trụ vào địa vị Luân vương mà du hành các quốc độ trong ba ngàn cõi.
V́ sao Bồ-tát được diện kiến chư Phật? V́ thấy pháp nên thấy được Phật.
V́ sao Bồ-tát thật sự thấy được thân Phật? V́ Bồ-tát thấy được pháp tánh nên đó là thật thấy.
V́ sao Bồ-tát có những năng lực đầy đủ với trí tuệ? V́ Bồ-tát sau khi trụ vào mười Lực của Thế Tôn th́ có thể đầy đủ các lực của chúng sinh.
V́ sao Bồ-tát có thể làm thanh tịnh Phật độ? V́ có thể làm thanh tịnh hành động chúng sinh?
V́ sao Bồ-tát đạt được như huyễn Tam-muội? V́ Bồ-tát tùy theo đối tượng mà không lay động.
V́ sao Bồ-tát thường trụ Tam-muội? V́ đã được quả báo thích ứng.
V́ sao Bồ-tát thâm nhập các công đức? V́ tùy theo đạo pháp mà cứu độ và giải thoát chúng sinh.
V́ sao Bồ-tát là chẳng thể nghĩ bàn? V́ tự Bồ-tát có khả năng giáo hóa tất cả chúng sinh.
V́ sao sở nguyện của Bồ-tát hợp nhau? V́ đầy đủ sáu pháp Ba-la-mật.
V́ sao Bồ-tát biết được những lời nói và tri thức của chư Thiên, Long, Quỷ, Thần? V́ Bồ-tát có trí tuệ biện tài nên không việc ǵ không biết.
V́ sao Bồ-tát thành tựu khi nhập thai? V́ đến đâu Bồ-tát cũng thường giáo hóa chúng sinh.
V́ sao Bồ-tát thành tựu các việc thế gian? V́ Bồ-tát ở trong nhà hào quý.
V́ sao Bồ-tát thành tựu phụ mẫu? V́ Bồ-tát được sinh trong dòng Sát-lợi, Bà-la-môn.
V́ sao Bồ-tát thành tựu chủng tộc? V́ Bồ-tát được nối dòng các vị Bồ-tát đời quá khứ.
V́ sao Bồ-tát thành tựu thân thuộc? V́ Bồ-tát nhận các vị Bồ-tát làm quyến thuộc.
V́ sao sự đản sinh của Bồ-tát được thành tựu? V́ khi Bồ-tát đản sinh, ánh hào quang chiếu khắp vô lượng cõi, làm chấn động vô lượng thế giới.
V́ sao sự xuất gia của Bồ-tát thành tựu? V́ khi Bồ-tát xuất gia làm yên ổn vô số trăm ngàn chúng sinh, làm trọn vẹn các nguyện của ba thừa.
V́ sao Bồ-tát trang nghiêm cây giác ngộ? V́ dùng vàng làm thân cây, bảy báu làm cành lá, ánh sáng từ cây ấy chiếu đến vô số thế giới khắp cả mười phương, đó là sự thành tựu cây giác ngộ.
V́ sao Bồ-tát thành tựu hoàn toàn các công đức? V́ Đại Bồ-tát thanh tịnh cõi Phật và thanh tịnh chúng sinh nên hoàn toàn thành tựu các công đức.
V́ sao khi Bồ-tát ở trong Địa thứ mười th́ gọi là Như Lai? V́ Bồ-tát đầy đủ sáu pháp Ba-la-mật, các tập khí được diệt tận và đạt được mười tám pháp của Phật, đầy đủ trí Nhất thiết.
–Tu-bồ-đề! V́ thế nên Đại Bồ-tát khi đạt được Địa thứ mười th́ gọi là Như Lai.
V́ sao Bồ-tát đã trụ vào Địa thứ mười?
Phật bảo Tu-bồ-đề:
–Đại Bồ-tát dùng phương tiện quyền xảo thực hành sáu pháp Ba-la-mật, cho đến ba mươi bảy phẩm hạnh và mười tám pháp, trải qua Diệt tịnh địa, Chủng tánh địa, Bát địa, Kiến địa, Bạt địa, Diệt dâm, sân, si địa; Dĩ tác địa; Bích-chi-phật địa và Bồ-tát địa.
Này Tu-bồ-đề! Đại Bồ-tát trải qua chín địa này liền trụ ở Phật địa. Tu-bồ-đề, đó là mười địa của Đại Bồ-tát đã trụ, nên biết đó là phát thú Đại thừa của Đại Bồ-tát.
Phẩm 22: HỎI VỀ PHÁT SINH THỪA
Phật bảo Tu-bồ-đề:
–Như điều ông hỏi th́ Đại Bồ-tát, từ trong thừa phát sinh ra cái ǵ và trụ vào nơi nào?
Tu-bồ-đề bạch Phật:
–Kính xin Đức Thế Tôn giảng nói.
Phật dạy:
–Nên ra khỏi ba cõi trụ vào trí Nhất thiết mà không có chấp trước. V́ sao? V́ Đại thừa và trí Nhất thiết b́nh đẳng như nhau, không sai biệt, không đồng nhau, không h́nh tướng, chẳng thấy được cũng chẳng ngăn ngại. Sự b́nh đẳng ấy gọi là Vô tướng. V́ sao vậy? Tu-bồ-đề, pháp Vô tướng ấy không ra khỏi cũng chẳng phải không ra khỏi.
Tu-bồ-đề! Nếu ra khỏi pháp vô tướng th́ tánh pháp cũng ra khỏi sự sinh. Giả sử như vậy th́ chân như cũng ra khỏi sự sinh. Muốn ra khỏi sự sinh của pháp vô tướng là v́ muốn ra khỏi sự sinh của tánh chẳng thể nghĩ bàn. Muốn ra khỏi sự sinh của pháp vô tướng là muốn ra khỏi sự sinh của diệt tận. Muốn ra khỏi sự sinh của pháp vô tướng là v́ muốn ra khỏi sự sinh của thể diệt tận. Muốn ra khỏi sự sinh của pháp vô tướng là muốn ra khỏi sự sinh của không sắc, thọ, tưởng, hành, thức. V́ sao vậy? V́ cái không của sắc không ra khỏi ba cõi cũng không trụ vào trí Nhất thiết; cái không của thọ, tưởng, hành, thức cũng như vậy. V́ sao?
Này Tu-bồ-đề! Đối với sắc, sắc tự là không; đối với thọ, tưởng, hành, thức tự cũng là không. Muốn ra khỏi sự sinh của pháp vô tướng là muốn ra khỏi cái không của nhãn, muốn ra khỏi cái không của ý. Muốn ra khỏi sự sinh của pháp vô tướng là muốn ra khỏi cái không của sáu trần và mười hai nhân duyên. V́ sao ? V́ cái không của sáu trần cũng không ra khỏi ba cõi và không trụ vào trí Nhất thiết. Muốn ra khỏi sự sinh của pháp vô tướng muốn ra khỏi sự sinh của mộng, huyễn, sóng nắng, tiếng vang, bóng của ánh sáng. Muốn ra khỏi sự sinh của pháp vô tướng là muốn ra khỏi sự sinh của pháp được Như Lai biến hóa. V́ sao? V́ mộng huyễn, sóng nắng, tiếng vang, bóng của ánh sáng và pháp biến hóa của Như Lai cũng không ra khỏi ba cõi, không trụ vào trí Nhất thiết. V́ sao? V́ mộng lấy mộng làm không; sóng nắng, tiếng vang, bóng của ánh sáng cho đến pháp được Như Lai biến hóa đều tự chúng là không. Muốn ra khỏi sự sinh của pháp vô tướng là muốn ra khỏi sự sinh của Bố thí ba-la-mật. Muốn ra khỏi sự sinh của pháp vô tướng là muốn ra khỏi sự sinh của Giới ba-la-mật, Nhẫn nhục ba-la-mật, Tinh tấn ba-la-mật, Thiền định ba-la-mật. Muốn ra khỏi sự sinh của pháp vô tướng là muốn ra khỏi sự sinh của Bát-nhã ba-la-mật. V́ sao?
Tu-bồ-đề! Sáu pháp Ba-la-mật cũng không ra khỏi ba cõi, không trụ vào trí Nhất thiết. V́ sao? V́ sáu pháp Ba-la-mật tự nó là không. Muốn ra khỏi sự sinh của pháp vô tướng là muốn ra khỏi sự sinh của cả trong ngoài không. Muốn ra khỏi sự sinh của pháp vô tướng là muốn ra khỏi hữu không và vô không. V́ sao?
Này Tu-bồ-đề! V́ cả trong ngoài không cho đến hữu vô không, tự chúng là không, nhưng cũng không ra khỏi và không trụ vào trí Nhất thiết.V́ sao? V́ cả trong ngoài không cho đến hữu vô cũng hoàn toàn không. Muốn ra khỏi sự sinh của pháp vô tướng là muốn ra khỏi sự sinh của bốn Niệm xứ, bốn Chánh cần, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy Giác chi và tám Chánh đạo. Muốn ra khỏi sự sinh của pháp vô tướng là muốn ra khỏi sự sinh của mười tám pháp. Muốn ra khỏi sự sinh của pháp vô tướng là muốn ra khỏi sự sinh của A-la-hán, Bích-chi-phật, cho đến Như Lai, Bậc Chánh Đẳng Giác. V́ sao? V́ từ La-hán, Bích-chi-phật đến Phật cũng không ra khỏi ba cõi, không trụ vào trí Nhất thiết. V́ sao? V́ đối với La-hán th́ Lahán là không; với Bích-chi-phật th́ Bích-chi-phật cũng là không; với Phật th́ Phật cũng là không. Muốn ra khỏi sự sinh của pháp vô tướng là muốn ra khỏi sự sinh của quả Tu-đà-hoàn, Tư-đà-hàm, A-na-hàm, A-la-hán, Bích-chi-phật và quả Phật. Muốn ra khỏi sự sinh của pháp vô tướng là muốn ra khỏi sự sinh của trí Nhất thiết. Muốn ra khỏi sự sinh của pháp vô tướng là muốn ra khỏi sự sinh của danh tướng. Muốn ra khỏi sự sinh của pháp vô tướng là muốn ra khỏi sự sinh của sự thành lập và dạy bảo pháp số. V́ sao?
Này Tu-bồ-đề! Danh là không và thiết lập giáo pháp hành cũng là không. V́ sao? V́ danh hoàn toàn không, nên muốn ra khỏi sự sinh của pháp vô tướng là muốn ra khỏi sinh của không chỗ sinh, không chỗ diệt, không chỗ chấp trước, không chỗ đoạn và không có sở hữu.
Này Tu-bồ-đề! V́ thế Đại thừa từ ba cõi phát sinh ra và trụ vào chỗ bất động của trí Nhất thiết.
Tu-bồ-đề! Như điều ông hỏi th́ thừa trụ vào chỗ nào?
Nay Phật dạy rằng:
–Thừa không có chỗ trụ. V́ sao? Giống như các pháp cũng không có chỗ trụ, chỗ trụ của thừa cũng như không có chỗ trụ. Giống như pháp tánh không trụ và không có chỗ trụ. Thừa ấy không trụ cũng không không trụ. Không có chỗ sinh cũng không trụ và không không trụ. Không sinh, không diệt, không thường, không đoạn, không thật có cũng không trụ và không không trụ. Thừa cũng như vậy. V́ sao? V́ sự pháp giới không trụ cũng không không trụ; sự pháp giới tự nó là không, cho đến vô sở hữu tự nó cũng là không.
Này Tu-bồ-đề! Thừa không có chỗ trụ. V́ sao? V́ các pháp không trụ mà trụ nên bất động như điều ông hỏi: “Cái ǵ sẽ ra khỏi
Thừa?”
Không có cái ǵ từ trong thừa phát sinh ra. V́ sao vậy? Tu-bồ-đề! Vật có thể ra khỏi thừa và người có thể ra khỏi thừa cũng không có sở hữu, không thể thấy được, các pháp không thể thấy được th́ sẽ không từ chỗ nào mà ra. V́ sao? V́ cái ngã không thể thấy được, cho đến thọ mạng, tri kiến từ gốc trở đi rốt ráo thanh tịnh. Từ ngã, nhân cho đến tri kiến và pháp tánh không thể thấy được, chân như không thể thấy và chân tế cũng không thể thấy cho đến rốt ráo thanh tịnh. Không thể nghĩ bàn về giới, ấm và nhập đều không thể thấy được. Sáu pháp Ba-la-mật cũng không thể thấy được cho đến rốt ráo thanh tịnh. Cả trong ngoài không cho đến hữu vô không cũng không thể thấy được và không có chỗ để thấy. Ba mươi bảy phẩm Trợ đạo và mười tám pháp Bất cộng không thật có cũng không thể thấy được. Từ Tu-đà-hoàn đến Phật đều không thật có và không thể thấy: Từ Tu-đà-hoàn đạo đến Phật đạo Vô thượng Chánh đẳng giác không thật có và không thể thấy, không sự sinh, không thể thấy được cho đến không có. Từ không thật có đến không thật có không thể thấy. V́ sao vậy?
Này Tu-bồ-đề! V́ không thật có nên không thể thấy. Khi trụ ở Sơ địa cũng không thể thấy, đến trụ ở Thập địa cũng không thật có nên không thể thấy. Không thật có không thể thấy cho đến rốt ráo thường thanh tịnh.
Những ǵ là Sơ trụ địa, Diệt tịnh địa, Chủng tánh địa, Đệ bát địa, Kiến địa, Bạt địa, Trừ cấu địa, Sở tác dĩ tác địa, Bích-chi-phật địa, Bồ-tát địa và Phật địa?
Đối với cả trong ngoài không cũng không thấy. Từ Sơ địa không thấy cho đến cả trong ngoài không, hữu vô không, cũng không thật có. Trụ ở Địa thứ hai, Địa thứ ba, Địa thứ tư cho đến Địa thứ mười; từ cả trong ngoài không, hữu vô không cho đến Địa thứ mười cũng không có thấy. V́ sao?
Này Tu-bồ-đề! Từ Địa thứ nhất đến Địa thứ mười không thật có, không thấy có, cho đến rốt ráo thanh tịnh. Từ cả trong ngoài không, đến hữu vô không trong đó chúng sinh thanh tịnh không thật có cho đến rốt ráo thanh tịnh. Từ cả trong ngoài không cho đến hữu vô không trong đó cõi Phật thanh tịnh, không thật có cho đến rốt ráo thanh tịnh. Cả trong ngoài không, hữu vô không, trong đó năm loại mắt không thật có cho đến rốt ráo thanh tịnh.
Này Tu-bồ-đề! Như vậy là Đại Bồ-tát dựa vào việc không lệ thuộc khiếncho các pháp nhờ vào Đại thừa mà phát sinh trí Nhất thiết.
KINH PHÓNG QUANG BÁT-NHÃ |