佛山* Buddha Mountain * Phật Sơn

Calgary Alberta Canada

[中文ENGLISH]

[ TRANG CHỦ KINH ĐIỂN | ĐẠI TẠNG KINH | THẦN CHÚ | HÌNH ẢNH ]

 

KINH PHÓNG QUANG BÁT-NHÃ

Hán dịch: Đời Tây Tấn, Tam tạng Vô-la-xoa, người nước Vu Điền.

QUYỂN 3

Phẩm 12: KHÔNG HÀNH

Tôn giả Tu-bồ-đề bạch Đức Phật:

–Bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát không có phương tiện quyền xảo mà hành Bát-nhã ba-la-mật, đối với năm ấm bị rơi vào hành tướng; cho năm ấm là thường, năm ấm là vô thường, năm ấm là khổ, năm ấm là của ta, hay nói năm ấm là tịch tĩnh đều bị rơi vào hành tướng cho đến học ba mươi bảy phẩm Trợ đạo và mười tám pháp Bất cộng cũng bị rơi vào hành tướng.

Bạch Thế Tôn! Nếu Bồ-tát hành Bát-nhã ba-la-mật mà tự nghĩ: “Ta hành Bát-nhã ba-la-mật”, giả sử vị ấy muốn được sự thủ đắc th́ cũng chỉ là hành tướng. Nếu Bồ-tát nghĩ: “Người học như vậy là học Bát-nhã ba-la-mật” th́ cũng chỉ là hành tướng. Nếu cho người học như vậy th́ nên biết vị ấy chưa có phương tiện quyền xảo.

Tu-bồ-đề nói với Xá-lợi-phất:

–Bồ-tát thực hành Bát-nhã ba-la-mật v́ trụ vào sắc, v́ phân biệt sắc nên ràng buộc vào sắc; v́ phân biệt sắc nên tạo tác nghiệp về sắc; do cầu về sắc nên không thoát khỏi sinh, già, bệnh, chết. Bồ-tát lại không dùng phương tiện quyền xảo hành Bát-nhã ba-la-mật nên căn cứ nơi mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý phân biệt sáu căn, mười tám giới; lại trụ ở ba mươi bảy phẩm Trợ đạo và mười tám pháp Bất cộng đều tính toán phân biệt, t́m cầu về sắc th́ vị ấy cũng không thoát khỏi sinh, già, bệnh, chết. Bồ-tát này không thể chứng quả vị của Thanh văn, Bích-chi-phật, huống ǵ cầu mong được Chánh đẳng giác, điều ấy không thể được. V́ vậy ta nên biết đó là Bồ-tát hành Bát-nhã ba-la-mật không có phương tiện quyền xảo.

Xá-lợi-phất hỏi Tu-bồ-đề:

–Làm thế nào để biết Bồ-tát hành Bát-nhã ba-la-mật có phương tiện quyền xảo?

Tu-bồ-đề đáp:

–Đại Bồ-tát hành Bát-nhã ba-la-mật đối với sắc, thọ, tưởng, hành, thức không chấp vào tướng hành, cũng không cho năm ấm là thường hay không thường. Không rơi vào khổ, lạc, thọ; không chấp rằng của ta hay không phải của ta; không vướng vào Không, Vô tướng, Vô nguyện hay tịch tĩnh.

Xá-lợi-phất! V́ năm ấm là năm ấm; năm ấm không ngoài Không, Không không ĺa năm ấm; năm ấm chính là Không, Không chính là năm ấm... Cho đến sáu pháp Ba-la-mật, ba mươi bảy phẩm Trợ đạo và mười tám pháp Bất cộng đều không. Giả sử cho rằng Không, th́ Không cũng không ĺa mười tám pháp, mười tám pháp cũng không rời Không. Như vậy gọi là Bồ-tát hành Bát-nhã ba-la-mật có phương tiện quyền xảo. Vị ấy là Bồ-tát hành Bát-nhã ba-la-mật sẽ thành tựu Chánh đẳng giác. Người hành Bát-nhã ba-la-mật không thấy ḿnh hành Bát-nhã ba-la-mật, cũng không thấy người khác có hành hay không hành.

Xá-lợi-phất hỏi Tu-bồ-đề:

–V́ sao Đại Bồ-tát hành Bát-nhã ba-la-mật mà không thấy ḿnh hành Bát-nhã ba-la-mật?

Tu-bồ-đề đáp:

–V́ tướng trạng của Bát-nhã ba-la-mật quả thật là không thể thấy được. V́ sao? V́ sự có ấy tức là không thật có, nên hành Bát-nhã ba-la-mật không có điều ǵ để thấy. Bởi v́ Bồ-tát đều biết các pháp có tức là không thật có.

Tu-bồ-đề nói tiếp:

–Có Tam-muội tên là Ư chư pháp vô sở sinh, đó chính là diệu dụng rộng lớn vô lượng, vô biên của Đại Bồ-tát. Nó không phải là hiểu biết của hàng Thanh văn và Bích-chi-phật. Đại Bồ-tát trụ nơi Tam-muội này mới mau thành tựu Chánh đẳng giác.

Xá-lợi-phất hỏi Tu-bồ-đề:

–Chỉ có Tam-muội này mới giúp cho Bồ-tát mau thành Chánh đẳng giác thôi sao, hay còn có Tam-muội nào khác?

Tu-bồ-đề đáp:

–Cũng còn có những Tam-muội khác làm cho Bồ-tát mau chóng thành Phật.

Xá-lợi-phất hỏi:

–Đó là Tam-muội nào?

Tu-bồ-đề đáp:

–Có Tam-muội tên là Thủ-lăng-nghiêm Bồ-tát hạnh, trụ Tam-muội ấy cũng mau thành Phật.

Lại có Tam-muội Bảo Ấn, Tam-muội Sư tử du bộ, Tam-muội Nguyệt, Tam-muội Tác nguyệt tràng, Tam-muội Chư pháp ấn, Tam-muội Chiếu đảnh, Tam-muội Chân pháp tánh, Tam-muội Tất tạo tràng, Tam-muội Kim cang, Tam-muội Chư pháp sở nhập ấn, Tam-muội Tam-muội vương sở nhập, Tam-muội Vương ấn, Tam-muội Lực tấn, Tam-muội Bảo khí, Tam-muội Tất nhập biện tài. Tất cả các Tam-muội như thế Đại Bồ-tát đều học hết sẽ mau thành Phật.

Xá-lợi-phất! Còn có vô số Tam-muội không thể tính hết, Bồ-tát cần phải học, nó cũng giúp cho vị ấy mau thành Phật.

Khi ấy, nương oai thần của Phật, Tu-bồ-đề nói:

–Nếu Đại Bồ-tát hành Tam-muội này th́ vị ấy đã được chư Phật trong quá khứ thọ ký và chư Phật hiện tại thọ ký. Vị ấy cũng không có Tam-muội, không nghĩ Tam-muội, cũng không tự cao cho rằng ta đắc Tam-muội này, trụ Tam-muội này, mà hoàn toàn không có tưởng về Tam-muội.

Xá-lợi-phất hỏi Tu-bồ-đề:

–Các vị trụ những Tam-muội này đã được chư Phật trong quá khứ thọ ký rồi ư?

Tu-bồ-đề đáp:

–Xá-lợi-phất! Không phải vậy, v́ Bát-nhã ba-la-mật, Tam-muội và Bồ-tát không có ǵ khác. Bồ-tát tức là Tam-muội, Tam-muội chính là Bồ-tát, Bát-nhã ba-la-mật cũng vậy không có ǵ khác. Những vị ấy không biết các pháp đều là Tam-muội. V́ sao không biết? V́ Bồ-tát không thấy đâu là Tam-muội nên không biết.

Đức Phật khen Tu-bồ-đề:

–Hay thay, hay thay! Như ta từng ngợi khen ông là người Giải không đứng đầu. Đại Bồ-tát phải phát tâm học sáu pháp Ba-la-mật, ba mươi bảy phẩm Trợ đạo và mười tám pháp Bất cộng như vậy.

Xá-lợi-phất bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát phải phát tâm học Bát-nhã ba-la-mật như thế nào?

Đức Phật nói:

–Đúng vậy, Đại Bồ-tát phải phát tâm học sáu pháp Ba-la-mật, ba mươi bảy phẩm Trợ đạo và mười tám pháp Bất cộng nhưng không nghĩ rằng ta được, ta thấy.

Xá-lợi-phất bạch Phật:

–Những ǵ là được, là thấy?

Đức Phật nói:

–Đối với ta và chúng sinh trong ngoài đều không, không có ǵ để thấy. Đối với năm ấm, mười hai xứ, mười tám giới, mười hai nhân duyên không thể thấy, v́ nó thường tịnh; Khổ, Tập, Diệt, Đạo không thể thấy v́ nó thường tịnh; Dục giới, Sắc giới, Vô sắc giới... Ba mươi bảy phẩm Trợ đạo, mười tám pháp Bất cộng, sáu pháp Ba-la-mật... Tu-đà-hoàn cho đến quả vị Phật đều không thể thấy v́ nó thường tịnh.

Xá-lợi-phất bạch Phật:

–Những ǵ là tịnh?

Đức Phật nói:

–V́ nó vô sinh, không có nên không thể thấy, không tạo tác nên gọi là tịnh.

Xá-lợi-phất bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát phát tâm học như vậy là học pháp nào?

Phật bảo:

–Bồ-tát học ở đây là học các pháp “không có ǵ để học”. V́ sao? V́ pháp không giống như sự hiểu biết của phàm phu.

Xá-lợi-phất bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn! Pháp đó thế nào?

Phật nói:

–Cái có của pháp không thật có tác dụng, v́ không tác dụng nên gọi là không thật có.

Xá-lợi-phất bạch Phật:

–Những ǵ không thật có mà lại có?

Đức Phật nói:

–Năm ấm không có v́ trong và ngoài của nó; có và không có đều không đến ba mươi bảy phẩm Trợ đạo, mười tám pháp Bất cộng cũng vậy... Hàng phàm phu từ si sinh ái, rồi từ nơi ái tạo nghiệp si, bị rơi vào hai bên nên cho rằng có và không; không biết, không thấy được pháp Không nên chấp vào danh sắc; lục nhập..., ba mươi bảy phẩm Trợ đạo và mười tám pháp Bất cộng. Tuy nhập vào trong ấy, nhưng pháp vốn là không, nên dù có suy nghĩ cũng không thấy và không biết.

Hỏi:

–Không biết, không thấy những ǵ?

Đức Phật đáp:

–Không biết, không thấy năm ấm, ba mươi bảy phẩm Trợ đạo và mười tám pháp Bất cộng, bởi thế nên rơi vào hàng phàm phu, không ra khỏi tham, không thoát khỏi cảnh Dục giới, Sắc giới, Vô sắc giới, không ra khỏi pháp của hàng Thanh văn, Bích-chi-phật, chẳng những thế mà họ còn không tin.

Họ không tin những ǵ? Họ không tin năm ấm, ba mươi bảy phẩm Trợ đạo và mười tám bất cộng là Không. Và họ lại không trụ, không trụ vào đâu? Không trụ vào sáu pháp Ba-la-mật, không thoái chuyển cho đến mười tám pháp Bất cộng. V́ vậy nên gọi là phàm phu ngu muội, nên rơi vào sáu căn, năm ấm, sáu xứ, mười tám giới, dâm, nộ, si, các kiến chấp, cho đến ba mươi bảy phẩm Trợ đạo, mười tám pháp Bất cộng và rơi vào đạo.

Xá-lợi-phất bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn! Bồ-tát học như vậy mà không học Bát-nhã ba-la-mật th́ không thành tựu tuệ trí Nhất thiết chăng?

Phật nói:

–Đúng vậy, học như thế mà không học Bát-nhã ba-la-mật th́ không sinh tuệ trí Nhất thiết.

Xá-lợi-phất bạch Phật:

–V́ sao Bồ-tát không học Bát-nhã ba-la-mật th́ không sinh tuệ trí Nhất thiết?

Phật nói:

–V́ Đại Bồ-tát không có phương tiện quyền xảo mà dùng tưởng niệm đi vào sáu pháp Ba-la-mật, ba mươi bảy phẩm Trợ đạo, mười tám pháp Bất cộng, bằng tưởng niệm đi vào trí Nhất thiết. V́ thế nên Bồ-tát nếu không học Bát-nhã ba-la-mật th́ không thể sinh tuệ trí Nhất thiết.

Xá-lợi-phất bạch Phật:

–Để thành tuệ trí Nhất thiết Bồ-tát phải học Bát-nhã ba-la-mật như thế nào?

Phật nói:

–Đại Bồ-tát hành Bát-nhã ba-la-mật không thấy Bát-nhã ba-la-mật, chính là Đại Bồ-tát hành Bát-nhã ba-la-mật. Vả lại, học như thế mới sinh tuệ trí Nhất thiết, nhưng phải không có chỗ thấy, không có chỗ được.

Xá-lợi-phất thưa:

–Những ǵ là không có chỗ thấy, không có chỗ được?

Phật nói:

–Không thấy v́ tất cả các pháp đều không.

Phẩm 13: HỎI VỀ HUYỄN

Tu-bồ-đề bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn! Nếu có người hỏi: “Người huyễn Bố thí, Tŕ giới, Tinh tấn, Nhẫn nhục, Thiền định, Trí tuệ, học ba mươi bảy phẩm Trợ đạo, mười tám pháp Bất cộng và học trí Nhất thiết th́ sẽ được thành tựu trí Nhất thiết không?” Chúng con sẽ trả lời cho họ như thế nào?

Đức Phật bảo Tu-bồ-đề:

–Ta hỏi lại ông, hãy theo ý ḿnh mà trả lời. Ông hiểu thế nào, năm ấm với huyễn có khác nhau không? Sáu căn, sáu trần và mười tám giới với huyễn có khác nhau không?

Tu-bồ-đề thưa:

–Bạch Thế Tôn! Không khác.

Đức Phật nói:

–Ba mươi bảy phẩm Trợ đạo, mười tám pháp Bất cộng, Không, Vô tướng, Vô nguyện, đạo với huyễn có khác nhau không?

Tu-bồ-đề thưa:

–Bạch Thế Tôn! Không có ǵ khác cả, năm ấm tức là huyễn, huyễn tức là năm ấm; mười hai xứ, mười tám giới, ba mươi bảy phẩm Trợ đạo và mười tám pháp Bất cộng đều là huyễn.

Phật bảo Tu-bồ-đề:

–Người huyễn còn bị trở ngại, còn bị trói buộc, còn sinh tử không?

Tu-bồ-đề đáp:

–Thưa không.

Phật hỏi:

Tu-bồ-đề! Ông hiểu thế nào? Người huyễn không sinh không tử, học Bát-nhã ba-la-mật có thành trí Nhất thiết không?

Tu-bồ-đề bạch Phật:

–Thưa không thể được.

Phật hỏi:

–Tu-bồ-đề! Ông hiểu thế nào? Lấy danh tự hợp với pháp năm ấm, nên gọi là Bồ-tát phải không?

Tu-bồ-đề đáp:

–Thưa thật đúng như vậy.

Phật hỏi:

–Dựa vào tên gọi có thấy năm ấm sinh diệt được không?

Tu-bồ-đề đáp:

–Thưa, không thể thấy được.

Phật hỏi:

–Lại nữa, nếu không sinh không diệt, không tên gọi, không có hành nghiệp về thân ý, không bị lệ thuộc, không bị ràng buộc th́ học Bát-nhã ba-la-mật có thành trí Nhất thiết không?

Tu-bồ-đề đáp:

–Thưa, không thể thành được.

Phật nói:

–Bồ-tát học Bát-nhã ba-la-mật phải không có sự thủ đắc.

Tu-bồ-đề bạch Phật:

–Bồ-tát học Bát-nhã ba-la-mật, học Chánh đẳng giác cũng như người huyễn. V́ năm ấm như người huyễn.

Phật nói:

–Vậy, ông hiểu thế nào? Năm ấm học Bát-nhã ba-la-mật có thành trí Nhất thiết không?

Tu-bồ-đề thưa:

–Thưa không. V́ sao? Cái có của năm ấm cũng không thật có; không thật có th́ không thể thấy được.

Phật hỏi:

–Tu-bồ-đề! Theo ý ông th́ thế nào? Năm ấm như mộng, như tiếng vang, như sóng nắng, như huyễn hóa sẽ học Bát-nhã ba-la-mật ư?

Tu-bồ-đề đáp:

–Bạch Thế Tôn! Theo ý con, không phải như vậy. V́ sao? V́ năm ấm, sáu căn như mộng, như huyễn, không thật có, không thể thấy được.

Tu-bồ-đề bạch Phật:

–Người mới phát tâm Bồ-tát Đại thừa nghe nói như vậy, họ sẽ không khiếp sợ Bát-nhã ba-la-mật hay sao?

Phật nói:

–Bồ-tát mới phát tâm Đại thừa chưa đạt phương tiện quyền xảo của Bát-nhã ba-la-mật, nghe nói như vậy th́ không thể thân cận bên Thiện tri thức v́ khiếp sợ.

Tu-bồ-đề bạch Phật:

–Bồ-tát phải hành những phương tiện quyền xảo nào để khỏi bị khiếp sợ?

Phật dạy:

–Bồ-tát hành Bát-nhã ba-la-mật nên dùng trí Nhất thiết quán chiếu năm ấm vô thường, cũng không chấp vào năm ấm, đó là Bồ-tát hành Bát-nhã ba-la-mật có phương tiện quyền xảo.

Lại nữa, Tu-bồ-đề! Bồ-tát dùng trí Nhất thiết quán chiếu năm ấm là vô thường, khổ, không, vô ngã; Không, Vô tướng, Vô nguyện và tịch tĩnh, không rơi vào sự đắc với chấp trước đó là Bồ-tát hành Bát-nhã ba-la-mật có phương tiện quyền xảo. Bồ-tát sẽ nghĩ : “V́ tất cả chúng sinh, ta sẽ thuyết giảng pháp vô thường, khổ, không, vô ngã; Không, Vô tướng, Vô nguyện và tịch tĩnh không có sự đắc, không nương cậy vào nó.” Đó là Bố thí ba-la-mật của Bồ-tát.

Lại nữa, Tu-bồ-đề! Bồ-tát không dùng tâm La-hán, Bích-chi-phật để quán chiếu năm ấm là vô thường, khổ, không, vô ngã; Không, Vô tướng, Vô nguyện và tịch tĩnh, đó là Tŕ giới ba-la-mật của Bồ-tát. V́ vậy nên Bồ-tát không khiếp không sợ. Bồ-tát quyết tâm tu hạnh Nhẫn nhục, đó là Bồ-tát Nhẫn nhục ba-la-mật.

Lại nữa, Tu-bồ-đề! Bồ-tát dùng trí Nhất thiết quán chiếu năm ấm là vô thường..., nên không có sự thấy và sự chấp trước mà an trụ trí Nhất thiết, đó là Bồ-tát hành Tinh tấn ba-la-mật, không dùng tâm La-hán hay Bích-chi-phật. Bồ-tát hành pháp này có người khác tạo điều kiện ác cũng không động tâm, đó là Bồ-tát hành Thiền định ba-la-mật, nên không khiếp sợ.

Lại nữa, Tu-bồ-đề! Bồ-tát hành Bát-nhã ba-la-mật nên quán như vầy: Không những năm ấm là không, không chính là năm ấm; sáu căn, mười tám giới, ba mươi bảy phẩm Trợ đạo cũng vậy. V́ thế nên Bồ-tát hành Bát-nhã ba-la-mật, không khiếp, không sợ.

Tu-bồ-đề bạch Phật:

–Bồ-tát hành Bát-nhã ba-la-mật phải nhờ những bậc Thiện tri thức nào để được nghe giảng về hành Bát-nhã ba-la-mật mà không khiếp sợ?

Phật bảo:

–Bồ-tát quán năm ấm là vô thường, khổ, không, vô ngã; Không, Vô tướng, Vô nguyện và tịch tĩnh nhưng không có niệm mong cầu thực hiện phước. Vị ấy không cầu ở quả vị La-hán, Bích-chi-phật, chỉ cầu trí Nhất thiết, đó là Thiện trí thức của Bồ-tát. Vị ấy thuyết giảng sự tịch tĩnh của sáu căn, mười tám giới không có niệm mong cầu. Thực hiện công đức không mong cầu, vị ấy không dừng ở quả vị Thanh văn hay Bích-chi-phật mà chỉ cầu trí Nhất thiết, đó là Thiện tri thức của Bồ-tát.

Lại nữa, Tu-bồ-đề! Bồ-tát niệm ba mươi bảy phẩm Trợ đạo, mười tám pháp Bất cộng, trí Nhất thiết và Đạo, không có niệm mong cầu thực hiện phước. Vị ấy không mong cầu quả vị Thanh văn hay Bích-chi-phật mà chỉ cầu trí Nhất thiết, đó là Thiện tri thức của Bồ-tát.

Tu-bồ-đề bạch Phật:

–Bồ-tát học Bát-nhã ba-la-mật không có phương tiện quyền xảo bị ác tri thức nào khi nghe thuyết giảng Bát-nhã ba-la-mật nên bị sợ hãi?

Phật nói:

–Bồ-tát không có trí Nhất thiết nương Bát-nhã ba-la-mật nên tự cao, Vị ấy tu Thiền định, Tinh tấn, Nhẫn nhục, Tŕ giới và Bố thí rồi chấp vào Bố thí ba-la-mật mà tự cao.

Lại nữa, Tu-bồ-đề! Bồ-tát không có trí Nhất thiết quán trong ngoài của năm ấm, sáu căn, mười tám giới đến ba mươi bảy phẩm Trợ đạo và mười tám pháp Bất cộng đều không, rồi nương vào những pháp không ấy mà tự cao, đó là Bồ-tát không hành Bát-nhã ba-la-mật với phương tiện quyền xảo nên nghe thuyết giảng Bát-nhã ba-la-mật th́ bị khiếp sợ.

Tu-bồ-đề bạch Phật:

–Những hạng người nào là ác tri thức của Bồ-tát?

Phật nói:

–Đó là hạng người khuyên bảo Bồ-tát xa ĺa sáu pháp Ba-la-mật, khuyên đừng nên học pháp này v́ chẳng phải lời Phật dạy. Ở đây họ chỉ tu tập làm như vậy chứ không nghe thuyết giảng, không thọ tŕ đọc tụng, cũng không dạy cho người khác, đó là ác tri thức của Bồ-tát.

Bồ-tát còn có ác tri thức, cùng bàn về việc vui của ma. Ma Batuần giả dung nghi của Phật đến chỗ Bồ-tát khuyên vị ấy xa ĺa sáu pháp Ba-la-mật, nói rằng: “Thiện nam tử, người dùng sáu pháp Ba-la-mật này để làm ǵ.” Nên biết đó là ác tri thức của Bồ-tát. Ma lại giả dung nghi của Phật đến bên Bồ-tát phân biệt, tuyên dương pháp lành căn bản của Thanh văn, nhưng trong ấy chỉ nói việc của ma, nên biết đó là ác tri thức của Bồ-tát. Ma lại giả dung nghi của Phật đến chỗ Bồ-tát nói: “Thiện nam tử, ông có tâm Bồ-tát, cũng chẳng phải là hàng không thoái chuyển và cũng không thành Chánh đẳng giác.” Nếu ai không dạy cho Bồ-tát biết việc của ma, đó là ác tri thức của Bồ-tát. Ma Ba-tuần giả dung nghi của Phật đến chỗ Bồ-tát nói: “Sáu căn, sáu trần, mười tám giới cho đến sáu pháp Ba-la-mật, ba mươi bảy phẩm Trợ đạo, mười tám pháp Bất cộng đều là không, vậy học pháp Chánh đẳng giác này để làm ǵ?” Ai dạy như vậy là ác tri thức của Bồ-tát.

Lại nữa, Tu-bồ-đề! Ma lại giả dung nghi của Bích-chi-phật đến chỗ Bồ-tát nói: “Thiện nam tử, mười phương đều không, không có Phật cũng không có Bồ-tát, không có Thanh văn” và lại nói cho Bồ-tát về sự việc của ma, đó là ác tri thức của Bồ-tát.

Ma lại giả dung mạo, trang phục của Thanh văn đến phá trừ trí Nhất thiết của Bồ-tát, rồi giảng về hạnh Thanh văn, Bích-chi-phật cho vị ấy. Ai giảng điều này là ác tri thức của Bồ-tát.

Ma lại đội lốt giả làm thầy Bổn sư của Bồ-tát đến khuyên vị ấy bỏ hạnh Bồ-tát và trí Nhất thiết cho đến ba mươi bảy phẩm Trợ đạo, mười tám pháp Bất cộng, rồi đem Không, Vô tướng, Vô nguyện truyền dạy lại vị ấy rằng: “Ông nên tư duy pháp này th́ chóng được quả vị của Thanh văn, cần ǵ học pháp Chánh đẳng giác.” Nhưng thật ra những điều ấy chỉ là việc của ma thôi.

Lại nữa, Tu-bồ-đề! Ma còn giả dạng mẹ của Bồ-tát đến chỗ vị ấy nói: “Này con, con nên nhận lấy quả vị Tu-đà-hoàn để chứng quả A-la-hán, cần ǵ quả Chánh đẳng giác, để phải chịu sinh tử trong vô số kiếp và sẽ chịu nỗi thống khổ chặt tay, chặt chân.” Người đem việc của ma nói với người ấy như vậy chính là việc của ma bày ra.

Lại nữa, Tu-bồ-đề! Ma lại giả dạng Tỳ-kheo đến nói với Bồ-tát về nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý; vô thường, khổ, không, vô ngã; Không, Vô tướng, Vô nguyện và tịch tĩnh cho đến ba mươi bảy phẩm Trợ đạo, mười tám pháp Bất cộng; và đều nói để chấp trước vào các pháp trên. Nên biết, đó là ác trí thức của Bồ-tát. Đã biết rồi th́ các người phải nhanh chóng lánh xa những hạng ấy đi.

Phẩm 14: LIỄU BỔN

Tu-bồ-đề bạch Phật:

–Bồ-tát hiệu là Bồ-tát, nghĩa của từ ấy thế nào?

Đức Phật bảo Tu-bồ-đề:

–Nghĩa của từ Bồ-tát là không có sở hữu. V́ sao? đạo vốn không có câu nghĩa, không có ngã, nghĩa Bồ-tát cũng vậy.

Tu-bồ-đề! Ví như chim bay trong hư không không để dấu chân, nghĩa Bồ-tát cũng vậy. Ví như mộng, huyễn hóa, sóng nắng và sự biến hóa của Như Lai không thật có, nghĩa Bồ-tát cũng như vậy. Cũng như pháp tánh và chân tế không thật có. Ví như năm ấm của người huyễn không thể thấy và nắm bắt được, nghĩa của Đại Bồ-tát hành Bát-nhã ba-la-mật cũng vậy. Ví như người huyễn hành nội và ngoại không không thật có, nghĩa của Bồ-tát hành Bát-nhã ba-la-mật cũng vậy.

Tu-bồ-đề! Ví như năm ấm của Phật không thể nắm bắt được. V́ sao? V́ không có năm ấm th́ Bồ-tát hành Bát-nhã ba-la-mật không thấy câu và nghĩa của Bồ-tát.

Tu-bồ-đề! Ví như sáu căn của Bậc Như Lai Chánh Đẳng Giác không thật có, nghĩa của Bồ-tát hành Bát-nhã ba-la-mật cũng vậy.

Tu-bồ-đề! Ví như Phật hành nội và ngoại không, biên giới ấy không thể thấy được, hành ba mươi bảy phẩm Trợ đạo và mười tám pháp Bất cộng cũng không thể thấy được, nghĩa Bồ-tát cũng vậy; tánh hữu vi, vô vi cũng không có nghĩa.

Tu-bồ-đề! Ví như những từ không sinh, không diệt, không thật có, không tạo tác, không chấp trước, không đoạn diệt cũng không thật có.

Tu-bồ-đề hỏi:

–Không sinh, không đoạn diệt, không chấp trước, không có, không tạo tác là những ǵ?

Đức Phật đáp:

–Đó là năm ấm không sinh, không diệt, không chấp trước, không đoạn diệt cũng không thể thấy sáu căn, sáu trần, mười tám giới. Năm ấm không chấp trước vào ba mươi bảy phẩm Trợ đạo và mười tám pháp Bất cộng, không chấp trước, không đoạn diệt cũng không thể thấy nghĩa, nghĩa Bồ-tát hành Bát-nhã ba-la-mật cũng vậy.

Tu-bồ-đề! Ví như ba mươi bảy phẩm Trợ đạo và mười tám pháp Bất cộng vốn là tịnh không có nghĩa, nghĩa Bồ-tát cũng vậy. Ví như tôi, ta tịnh th́ nó không có biên giới; ta, người, chúng sinh, thọ mạng tịnh hoàn toàn không thể thấy được, v́ không có biên giới, nghĩa Bồ-tát hành Bát-nhã ba-la-mật cũng vậy.

Tu-bồ-đề! Ví như Thế Tôn đầy đủ giới nên những tập khí, ác giới từ trước không còn xuất hiện; đã đắc định nên những hiện tượng làm loạn ý không còn xuất hiện; đã được trí tuệ nên không còn dấu vết ngu si; được giải thoát nên không còn thấy vết tích của chưa giải thoát; đã chứng tuệ giải thoát th́ không thấy tuệ không giải thoát.

Ví như hào quang của Phật xuất hiện th́ không còn thấy ánh sáng của mặt trời mặt trăng và ánh sáng chư Thiên Đao-lợi cho đến chư Thiên Hữu đảnh. Cũng vậy, tất cả nghĩa của Bồ-tát hành Bát-nhã ba-la-mật không thể thấy. V́ đạo và nghĩa của Bồ-tát không hợp cũng không tan, không có bóng dáng, không thể thấy được, không có một tướng đối đãi, một tướng là chẳng phải tướng.

Tu-bồ-đề! Đối với các pháp, Bồ-tát nên học nhưng không chấp trước th́ hiểu biết hết tất cả các pháp.

Tu-bồ-đề bạch Phật:

–Các pháp ấy là những ǵ? Thế nào là các Bồ-tát học các pháp mà không chấp trước? Thế nào là Bồ-tát hiểu biết các pháp?

Đức Phật bảo Tu-bồ-đề:

–Các pháp ấy là pháp thiện, pháp ác, pháp ký, pháp vô ký, pháp tục, pháp đạo, pháp hữu lậu, pháp vô lậu, pháp hữu vi và pháp vô vi, đó là những pháp Bồ-tát cần học, kể cả không chấp trước.

Tu-bồ-đề bạch Phật:

–Thiện pháp của thế gian là những ǵ?

Đức Phật bảo Tu-bồ-đề:

–Thiện pháp của thế gian như hiễu thuận cha mẹ, cúng dường Sa-môn, tu sĩ; nuôi dưỡng người già, thi hành các việc phước, giữ thân thủ tiết, chuyên cần nuôi lòng thiện, tôn trọng phương tiện mười thiện nghiệp. Có pháp tục quán chiếu về nội thân như: Tưởng thối nát, tưởng śnh trướng, tưởng máu, tưởng thú ăn không hết, tưởng rơi vãi, tưởng xương, tưởng cháy một nửa, bốn Thiền, bốn Tâm vô lượng, bốn Thiền vô sắc; tưởng Phật, Pháp, Tăng, tưởng Giới, Thí, Thiên; tưởng tinh tấn, tưởng hơi thở, tưởng thân, tưởng chết. Tu-bồ-đề, đó là pháp thiện của thế gian.

Ác pháp của thế gian là sát sinh, trộm cướp, tà hạnh, ác khẩu, vọng ngôn, ỷ ngữ, tật đố, tà kiến. Đó là ác pháp của thế gian.

Những ǵ là pháp ký? Đó là thiện pháp và ác pháp.

Những ǵ là vô ký? Đó là pháp không có sự cộng tác của thân, khẩu, ý, năm ấm, bốn đại, mười hai xứ và mười tám giới.

Những ǵ là pháp thế tục? Pháp thế tục gồm có năm ấm, mười hai xứ, mười tám giới, mười thiện nghiệp, bốn Thiền, bốn Tâm vô lượng, bốn Thiền vô sắc.

Những ǵ là pháp đạo? Đó là ba mươi bảy phẩm Trợ đạo, ba môn giải thoát, ba căn, ba Tam-muội giải thoát nhiếp ý, tám Giải thoát, chín cấp độ thiền, mười tám không, mười Lực của Phật, bốn Vô sở úy, mười tám pháp Bất cộng, đó là pháp đạo.

Những ǵ là pháp lậu? Pháp hữu lậu: Năm ấm, mười hai xứ, mười tám giới, mười hai nhân duyên, bốn Thiền, bốn Thiền vô sắc, đó là pháp lậu.

Những ǵ là pháp vô lậu? Pháp vô lậu: Ba mươi bảy phẩm Trợ đạo và mười tám pháp Bất cộng, đó là pháp vô lậu.

Những ǵ là pháp hữu vi? Pháp hữu vi: Dục giới, Sắc giới, Vô sắc giới, ba mươi bảy phẩm Trợ đạo và mười tám pháp Bất cộng, đó là pháp hữu vi.

Những ǵ là pháp vô vi? Pháp vô vi là không sinh, không diệt, không thỉ, không chung, không trụ, không biến đổi; hoàn toàn không có dâm, nộ, si, như pháp tánh và chân tế vẫn như vậy, đó là pháp vô vi. Đại Bồ-tát đối với pháp vô tướng không chấp trước, không khuynh động giác ngộ; các pháp là không hai.

Tu-bồ-đề bạch Phật:

–Sao gọi là Đại?

Phật nói:

–Vị ấy nhất định là người Thượng thủ trong các đại chúng v́ vậy nên gọi là “Đại”.

Tu-bồ-đề bạch Phật:

–Vị ấy sẽ làm thượng thủ ở chúng sinh nào?

Phật bảo Tu-bồ-đề:

–Đại chúng đây có nghĩa là hàng Tu-đà-hoàn, Tư-đà-hàm, A-na-hàm, A-la-hán, Bích-chi-phật, Đại Bồ-tát mới phát tâm đến bậc Không thoái chuyển, đó là các đoàn thể đại chúng. Bồ-tát sẽ làm Thượng thủ trong hội ấy. Ở trong ấy, vị nào phát tâm Kim cang th́ làm thượng thủ.

Tu-bồ-đề bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn! Thế nào gọi là tâm Kim cang?

Phật bảo Tu-bồ-đề:

–Đại Bồ-tát phát tâm như vầy: Ta sẽ trải qua vô số kiếp chịu khổ sinh tử làm hạnh Tinh tấn; ta sẽ v́ chúng sinh mà xả bỏ tất cả vật sở hữu; ta sẽ đem tâm b́nh đẳng đối với các chúng sinh; ta sẽ dùng ba thừa cứu độ chúng sinh làm cho họ đạt đến Niết-bàn, nhưng không thấy có chúng sinh được Niết-bàn; ta sẽ thông hiểu các pháp không sinh từ đâu, thường thực hành sáu pháp Ba-la-mật bằng trí Nhất thiết; ta sẽ học và cứu tế tất cả. Tu-bồ-đề, đó là tâm Kim cang của Bồ-tát.

Bồ-tát lại phát tâm: Ta sẽ chịu thống khổ thay chúng sinh trong địa ngục, ngạ quỷ; ta sẽ chịu thống khổ thay chúng sinh trong số kiếp, làm cho chúng sinh hoàn toàn an nghỉ nơi Niết-bàn rồi mới tự ḿnh trải qua vô số kiếp tu hành để thành Chánh đẳng giác.

Tu-bồ-đề! Đó là Bồ-tát phát tâm Kim cang làm Thượng thủ trong đại chúng.

Tu-bồ-đề! Bồ-tát nên phát tâm vi diệu, do tâm vi diệu nên làm Thượng thủ trong đại chúng. Khi phát tâm rồi về sau vị ấy không sinh dâm, nộ, si, nên không làm phiền chúng sinh, cũng không phát tâm Thanh văn hay Bích-chi-phật. Đó là Đại Bồ-tát phát tâm vi diệu làm Thượng thủ trong đại chúng, nhưng cũng không tự cao, thường phát tâm trí Nhất thiết ủng hộ chúng sinh cũng không bỏ chúng sinh và thường thực hành pháp, vui với pháp.

Hỏi:

–Những ǵ là pháp lạc?

Đáp:

–Tùy theo sự hiểu biết của ḿnh mà thọ tŕ đọc tụng. Bồ-tát hành Bát-nhã ba-la-mật nơi các pháp không, làm người dẫn đường cho đại chúng cũng không cậy vào sự chứng đắc. Bồ-tát an trụ ở trong ba mươi bảy phẩm Trợ đạo và mười tám pháp Bất cộng làm thượng thủ cho đại chúng nhưng không cậy vào tri kiến. Bồ-tát hành Bát-nhã ba-la-mật an trụ ở hạnh như Tam-muội Kim cang cho đến tận hư không giới cũng không bị nhiễm để đạt đến Tam-muội Giải thoát, làm Thượng thủ cho đại chúng nhưng không có chỗ chứng đắc và ỷ lại.

Tu-bồ-đề! Bồ-tát an trụ vào pháp và địa này th́ có thể làm Thượng thủ cho chúng sinh, nên gọi là Đại.

Phẩm 15: MA-HA-TÁT

Bấy giờ, Tôn giả Xá-lợi-phất bạch Phật:

–Con cũng sẽ nói v́ sao gọi là Đại Bồ-tát.

Đức Phật bảo:

–Tôn giả Xá-lợi-phất hãy tự nhiên giải bày.

Xá-lợi-phất nói:

–Bồ-tát đoạn các vọng kiến nên gọi là Đại.

Sao gọi là vọng kiến trong các kiến? Thấy sai lầm (vọng kiến) là thấy có ta, có người, có chúng sinh, có đoạn, có thường, có hữu kiến, có vô kiến, có năm ấm, có mười tám giới, có mười hai xứ, có bốn đế, có mười hai nhân duyên, có ba mươi bảy phẩm Trợ đạo, có mười tám pháp Bất cộng, có nuôi dưỡng chúng sinh, có thanh tịnh cõi Phật, có đạo, cho đến có Phật chuyển pháp luân, tất cả các kiến chấp đều đoạn, thuyết pháp như thế nên gọi là Đại.

Tu-bồ-đề hỏi Xá-lợi-phất:

–V́ sao Đại Bồ-tát thấy có năm ấm, mười hai xứ, mười tám giới, mười hai nhân duyên, ba mươi bảy phẩm Trợ đạo cho đến mười tám pháp Bất cộng và các vọng kiến?

Xá-lợi-phất đáp:

–Đại Bồ-tát không dùng phương tiện quyền xảo hành Bát-nhã ba-la-mật, thuận theo năm ấm, sáu căn, mười tám giới, nương vào mười hai nhân duyên, nương vào sáu pháp Ba-la-mật, ba mươi bảy phẩm Trợ đạo và mười tám pháp Bất cộng mà sinh các kiến chấp, Đại Bồ-tát hành Bát-nhã ba-la-mật bằng phương tiện quyền xảo th́ đoạn các kiến chấp này, thuyết pháp cho người mà không cậy vào việc ấy.

Tu-bồ-đề bạch Phật:

–Con cũng sẽ nói v́ sao gọi là Đại.

Đức Phật bảo Tu-bồ-đề:

–Ông hãy nói đi.

Tu-bồ-đề nói:

–Ý đạo cao siêu chẳng phải sự hiểu biết của hàng Thanh văn và Bích-chi-phật. V́ sao? Trí Nhất thiết là pháp vô lậu cùng với tâm vị ấy không chấp trước nên gọi là Đại.

Xá-lợi-phất hỏi Tu-bồ-đề:

–Bồ-tát có những ǵ cao siêu mà các hàng La-hán, Bích-chi-phật không sánh kịp?

Tu-bồ-đề đáp:

–Từ lúc Bồ-tát phát tâm trở về sau, không thấy các pháp có sinh diệt, tăng giảm, ràng buộc và đoạn diệt.

Này Xá-lợi-phất! Các pháp không sinh, không diệt, không tăng, không giảm, không ràng buộc và không đoạn diệt, cũng không có tâm La-hán hay Bích-chi-phật, cho đến tâm đạo và tâm Phật, đó là tâm cao siêu của Đại Bồ-tát mà La-hán và Bích-chi-phật không hiểu biết được.

Xá-lợi-phất nói:

–Vậy, theo ý Tôn giả là không vướng vào năm ấm, ba mươi bảy phẩm Trợ đạo, mười tám pháp Bất cộng, cũng không chấp trước.

Xá-lợi-phất hỏi Tu-bồ-đề:

–Giả sử trí Nhất thiết vô lậu th́ tâm người phàm sẽ vô lậu v́ là tánh không, cho đến A-la-hán, Bích-chi-phật và chư Phật cũng vậy?

Tu-bồ-đề đáp:

–Đúng như lời Tôn giả nói.

Xá-lợi-phất hỏi:

–Năm ấm cũng vô lậu v́ tánh vốn không, đến ba mươi bảy phẩm Trợ đạo và mười tám pháp Bất cộng cũng vậy?

Tu-bồ-đề đáp:

–Đúng như lời Tôn giả nói.

Xá-lợi-phất hỏi Tu-bồ-đề:

–Không có ý tức là không hợp với ý chăng? Không có sắc, thọ, tưởng, hành, thức v́ không hợp với thức chăng?

Tu-bồ-đề đáp:

–Đúng như lời Tôn giả nói.

Xá-lợi-phất hỏi:

–Ba mươi bảy phẩm Trợ đạo, mười tám pháp Bất cộng cũng không phải mười tám pháp, v́ không chấp trước và không hợp chăng?

Tu-bồ-đề đáp:

–Sự có và không đều hợp.

Tu-bồ-đề nói với Xá-lợi-phất:

–Đại Bồ-tát hành Bát-nhã ba-la-mật như vậy, không chấp vào đạo ý, La-hán và Bích-chi-phật không thể hiểu biết đến, tâm cũng không tự cao mà có chỗ nương vào, nương vào đó nhưng chẳng có chỗ nương.

Phẩm 16: HỎI VỀ ĐẠI THỆ NGUYỆN

Bấy giờ, Bân-nậu Văn-đà-ni Tử bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn! Con cũng xin nói về Ma-ha-tát.

Đức Phật bảo:

–Ông hãy nói đi.

Bân-nậu nói:

–Bồ-tát dùng dây cương đại công đức nên đi xe Đại thừa, v́ thế gọi là Ma-ha-tát.

Xá-lợi-phất hỏi Bân-nậu:

–Đại Bồ-tát dùng những công đức nào mà gọi là Ma-ha-tát?

Bân-nậu đáp:

–Đại Bồ-tát hành Bố thí ba-la-mật không chỉ giới hạn với người mà bố thí cho các chúng sinh, v́ tất cả chúng sinh; vị ấy thực hành tŕ giới, Nhẫn nhục, Tinh tấn, Thiền định, Bát-nhã ba-la-mật. V́ tất cả chúng sinh, Bồ-tát thực hành khổ hạnh. Bồ-tát lập đại hoằng thệ nguyện không giới hạn với tất cả chúng sinh, không nói rằng ta sẽ hóa độ có giới hạn trong những người có quan hệ chứ không độ cho những người khác; cũng không nói rằng sẽ hóa độ những người gần gũi với đạo chứ không hóa độ những người khác. V́ tất cả chúng sinh nên Bồ-tát phát đại nguyện rằng: Bản thân ta phải đầy đủ sáu pháp Ba-la-mật và giáo hóa mọi người đầy đủ sáu pháp Ba-la-mật bằng trí Nhất thiết, với tâm nguyện đem công đức này hồi hướng cho tất cả chúng sinh đều thành tựu Chánh đẳng giác.

–Tôn giả Xá-lợi-phất! Đó là Bồ-tát tu hành Bát-nhã ba-la-mật mà làm việc Bố thí.

Lại nữa, Bồ-tát bố thí bằng trí Nhất thiết, không cầu quả vị Lahán và Bích-chi-phật, đó là Bồ-tát hành Bát-nhã ba-la-mật làm việc Bố thí và Tŕ giới ba-la-mật.

Bồ-tát bố thí dùng trí Nhất thiết nghĩ về pháp mà thực hành, đó là thực hành Nhẫn nhục ba-la-mật. Như vị ấy siêng năng trong việc đáng làm, đó là Tinh tấn ba-la-mật. Nhiệt t́nh bố thí th́ hợp với trí Nhất thiết, hoàn toàn không có niệm Thanh văn hay Bích-chi-phật, đó là tu tập Thiền định ba-la-mật. Sự bố thí giống như huyễn, không thấy có người thí, vật đem thí và người nhận thí, đó là Bồ-tát bố thí tu tập Bát-nhã ba-la-mật bằng trí Nhất thiết, Bồ-tát không tưởng chấp vào các độ. Nên biết đó là Bồ-tát hành đại thệ nguyện.

Lại nữa, Xá-lợi-phất! Đại Bồ-tát Tŕ giới ba-la-mật song song với việc Bố thí bằng trí Nhất thiết, đem công đức bố thí hồi hướng cho tất cả chúng sinh cùng cầu Chánh đẳng giác, đó là Bồ-tát Tŕ giới ba-la-mật mà đủ cả Bố thí ba-la-mật.

Lại nữa, Xá-lợi-phất! Bồ-tát Tŕ giới ba-la-mật mà đầy đủ Tinh tấn là v́ vị ấy tu tập Tinh tấn ba-la-mật. Bồ-tát Tŕ giới ba-la-mật tâm không cầu quả vị La-hán hay Bích-chi-phật. Bồ-tát Tŕ giới ba-la-mật xem các độ như tướng huyễn, không tự cao cũng không ỷ lại. Đó là Bồ-tát Tŕ giới ba-la-mật bằng Bát-nhã ba-la-mật, chính v́ vị ấy Tŕ giới ba-la-mật nên đủ các pháp Ba-la-mật, thế nên gọi là đại thệ nguyện. Bồ-tát hành Nhẫn nhục ba-la-mật th́ hợp với Bố thí bằng trí Nhất thiết. Bồ-tát nhập Thiền vô sắc cũng không trụ trong ấy, đó là Bồ-tát hành Bát-nhã ba-la-mật bằng phương tiện quyền xảo.

Lại nữa, Xá-lợi-phất! Bồ-tát hành Thiền phân biệt về Không, Vô tướng, Vô nguyện, đó là Bồ-tát hành Ma-ha-tát bằng Bát-nhã ba-la-mật, v́ thế nên gọi là Đại thệ nguyện. Vị Bồ-tát hành đại thệ nguyện này, được các Đức Thế Tôn trong mười phương đồng lớn tiếng khen ngợi vị ấy rằng: “Vị Bồ-tát ở nước kia đủ các công đức đại thệ nguyện sẽ nuôi dưỡng chúng sinh làm thanh tịnh cõi Phật.” Xá-lợi-phất hỏi Bân-nậu Văn-đà-ni:

–Bồ-tát Ma-ha-diến Tam-bạt-trí là những ǵ? (Bồ-tát Ma-hadiến Tam-bạt-trí: Đời Tấn dịch là hướng đến Đại thừa). Sao gọi là hướng đến Đại thừa?

Bân-nậu đáp:

–Hành rốt ráo sáu pháp Ba-la-mật theo các tầng Thiền thích ứng, rồi hướng về trí Nhất thiết; ở tám Thiền quán chiếu vô thường, khổ, không, vô ngã, vô nguyện, đó là Bồ-tát hành Bát-nhã ba-la-mật Đại thừa. Bồ-tát niệm ba mươi bảy phẩm Trợ đạo, mười tám pháp Bất cộng, đó là Đại thừa của Bồ-tát. Tâm Bồ-tát không gần với quả vị La-hán, Bích-chi-phật mà chỉ mong đạt được trí Nhất thiết, đó là Bồ-tát hành bốn Tâm Vô lượng mà có Nhẫn nhục ba-la-mật. Bồ-tát chuyên cần hành trí Nhất thiết, đó là Tinh tấn ba-la-mật của Bồ-tát. Tuy Bồ-tát hành bốn Thiền nhưng Từ, Bi, Hỷ, Xả và tám thiền cũng không thể lay động, v́ vị ấy có phương tiện quyền xảo. Bồ-tát hành bốn Tâm vô lượng làm triệt tiêu các lậu hoặc của chúng sinh, đó là Bồ-tát hành bốn Tâm vô lượng mà có Bố thí ba-la-mật. Các pháp được tạo tác và Thiền không hồi hướng về quả vị La-hán hay Bích-chi-phật mà luôn cầu trí Nhất thiết, đó là Bồ-tát hành bốn Tâm vô lượng mà không chấp thủ Tŕ giới ba-la-mật. Bồ-tát còn có Đại thừa, đối với pháp nội và ngoại không, không làm cho trí tuệ vị ấy thoái chuyển, nhưng không có cậy vào, không nắm bắt và kiến chấp, đó là Đại thừa của Bồ-tát. Lại có pháp Đại thừa không ở các pháp, tuệ cũng không ở nơi loạn hay định; hữu thường, vô thường, khổ, lạc, ngã hay vô ngã, đó là Đại thừa của Bồ-tát nhưng thích ứng với không chấp thủ. Lại có Đại thừa không ở nơi quá khứ, hiện tại, tương lai, cũng không rời ba thời gian, đó là Đại thừa thích ứng với không chấp thủ. Đại thừa là tuệ không trụ ở ba cõi hay ĺa ba cõi. Lại có Đại thừa, Tuệ không trụ ở pháp tục, pháp đạo, pháp hữu vi, pháp vô vi, pháp hữu lậu, pháp vô lậu. Tôn giả Xá-lợi-phất! Đó là Đại thừa của Đại Bồ-tát.

Phẩm 17: MA-HA-DIẾN

Bấy giờ, Xá-lợi-phất hỏi Bân-nậu Văn-đà-ni:

–Những ǵ là Đại Bồ-tát cỡi xe Đại thừa?

Bân-nậu đáp:

–Bồ-tát hành Bát-nhã ba-la-mật ngồi trên xe Bố thí, Tŕ giới, Nhẫn nhục, Tinh tấn, Thiền định, ngồi xe sáu pháp Ba-la-mật này không thấy có sáu pháp Ba-la-mật cũng không dựa vào. Bồ-tát hoàn toàn không dựa vào đâu, đó là Bồ-tát ngồi trên xe Đại thừa.

Lại nữa, này Xá-lợi-phất! Đại Bồ-tát chuyên tâm học trí Nhất thiết, đủ ba mươi bảy phẩm Trợ đạo và mười tám pháp Bất cộng, tuy mong muốn thành tựu nhưng không có dựa vào, đó là Bồ-tát ngồi xe Đại thừa.

Lại nữa, này Xá-lợi-phất! Bồ-tát suy nghĩ: “Bồ-tát chỉ là văn tự thôi, năm ấm, sáu căn, ba mươi bảy phẩm Trợ đạo, nội ngoại không và mười tám pháp Bất cộng đều chỉ là văn tự thôi, nên không dựa vào các pháp ấy cho đến pháp Như Lai cũng chỉ là văn tự nên pháp tánh không thể thấy; chân như chỉ có văn tự nên chân như không thể thấy; Phật và đạo chỉ có văn tự nên không thể dựa vào, đó là Đại Bồ-tát ngồi xe Đại thừa.

Lại nữa, Đại Bồ-tát từ khi mới phát tâm cho đến lúc đầy đủ thần thông của Bồ-tát, đủ rồi vị ấy muốn nuôi dưỡng chúng sinh, từ cõi Phật này đến cõi Phật kia cúng dường lễ bái hầu cận các Đức Thế Tôn và gần gũi giáo pháp của các Ngài.

Sao gọi là giáo pháp? V́ Bồ-tát Đại thừa đi xe Đại thừa du hóa các cõi Phật để làm thanh tịnh cõi Phật và nuôi dưỡng chúng sinh nhưng vị ấy hoàn toàn không tưởng đến cõi Phật, không tưởng về chúng sinh, cũng không tưởng trụ vào hai cảnh giới ấy. V́ chúng sinh, Bồ-tát tùy theo căn cơ thích ứng mà hóa hiện thân h́nh, không trụ ở trí Nhất thiết và vĩnh viến không xa rời Bồ-tát, đi đến trí Nhất thiết chuyển pháp luân, mà tất cả hàng La-hán, Bích-chi-phật, Trời, Rồng, Dạ-xoa, Càn-thát-bà, A-tu-la và Người trong thế gian không thể chuyển được.

Khi ấy nghe tiếng các Đức Phật ở hằng hà sa cõi trong mười phương khen ngợi rằng ở cõi kia có vị Đại Bồ-tát đi chiếc xe Đại thừa đến trí Nhất thiết và chuyển pháp luân.

Này Xá-lợi-phất! Đó là Đại Bồ-tát cỡi xe Đại thừa.

Phẩm 18: CÁC THỆ NGUYỆN

Bấy giờ, Tu-bồ-đề bạch Phật:

–Các thệ nguyện của Đại Bồ-tát là những ǵ?

Đức Phật bảo Tu-bồ-đề:

–Đó là sáu pháp Ba-la-mật, ba mươi bảy phẩm Trợ đạo, nội ngoại không, hữu vô không, mười tám pháp Bất cộng và trí Nhất thiết. Bồ-tát mặc áo giáp các công đức ấy thành tựu thân Phật sáng chói cả tam thiên đại thiên thế giới, lại phóng quang minh khắp mười phương hằng sa cõi Phật làm chấn động sáu cách, các Bồ-tát ở cõi Phật hằng hà sa trong mười phương tiếp nhận được ánh sáng này rồi, trụ vào Bố thí ba-la-mật mặc giáp Đại thừa, liền biến hóa tam thiên đại thiên thế giới trở thành lưu ly, tự ḿnh hóa làm Chuyển luân vương, tùy theo sự mong cầu của chúng sinh mà bố thí: Đói cho ăn, khát cho uống, lạnh cho áo, bệnh cho thuốc, có người cần hương hoa th́ cho hương hoa, thích nghi theo thân từng chúng sinh mà cung cấp đầy đủ. Làm việc ấy rồi, Bồ-tát liền nói hạnh sáu pháp Ba-la-mật cho họ. Chúng sinh nghe Bồ-tát dạy rồi cho đến lúc thành Vô thượng Bồ-đề họ cũng không rời hạnh sáu pháp Ba-la-mật, đó là Bồ-tát mặc áo giáp Đại thừa.

Tu-bồ-đề! Ví như nhà ảo thuật biểu diến ở ngã tư đường, trước mặt mọi người, tùy theo sở thích của họ mà bố thí: Cơm, nước, áo, mền, tiền của, tùy theo nhu cầu của từng người, người huyễn đều cung cấp đầy đủ.

Tu-bồ-đề! Ông nghĩ xem nhà ảo thuật có bố thí cho người không?

Tu-bồ-đề thưa:

–Không có vật thí cũng không có người được thí.

Phật bảo Tu-bồ-đề:

–Bồ-tát tự hóa thân làm Chuyển luân vương thực hành bố thí, tùy theo sở thích của người ưa thích ǵ mà cho vật ấy, vừa ý từng người, tuy cho mà không có vật cho và người nhận.

Tu-bồ-đề! V́ pháp ấy là pháp huyễn nên như vậy.

Lại nữa, Tu-bồ-đề! Đại Bồ-tát trụ vào Tŕ giới ba-la-mật cũng hóa hiện làm Chuyển luân vương, trong địa vị đó dạy người tu mười thiện nghiệp, dạy cho người hành bốn Thiền, bốn Tâm vô lượng, bốn Thiền vô sắc, dạy bảo ba mươi bảy phẩm Trợ đạo, đến mười tám pháp Bất cộng. Chúng sinh kể từ khi nghe dạy pháp cho đến lúc đắc đạo vĩnh viến không rời pháp này.

Tu-bồ-đề! Ví như nhà ảo thuật biến hóa ra một số người, rồi dạy số người ấy tu mười thiện nghiệp và ba mươi bảy phẩm Trợ đạo đến mười tám pháp Bất cộng.

Tu-bồ-đề! Ông hiểu thế nào? Có người thực hành mười thiện nghiệp, bốn Thiền, bốn Thiền vô sắc, cho đến ba mươi bảy phẩm Trợ đạo và mười tám pháp Bất cộng không?

Tu-bồ-đề thưa:

–Bạch Thế Tôn! Không có người thực hành.

Phật bảo Tu-bồ-đề:

–Bồ-tát dạy chúng sinh bằng mười thiện nghiệp, ba mươi bảy phẩm Trợ đạo, mười tám pháp Bất cộng, cũng không thấy có người trụ ở pháp này. V́ pháp là huyễn hóa nên như vậy. Tu-bồ-đề, v́ thế nên Bồ-tát mặc giáp của Đại thừa.

Tu-bồ-đề! Bồ-tát trụ vào Nhẫn nhục ba-la-mật cũng giáo hóa chúng sinh bằng Bố thí ba-la-mật. Bồ-tát từ khi mới phát tâm trở đi phát thệ nguyện: “Giả sử bị chúng sinh cầm dao gây hại, ta đều chấp nhận không sinh một chút ác ý nào cả mà lại dùng tâm nhẫn nhục giáo hóa chúng sinh. Tuy dạy chúng sinh bằng pháp Nhẫn nhục nhưng không như nhà ảo thuật, không có tưởng về chúng sinh. Tu-bồ-đề, đó là Bồ-tát mặc áo giáp Đại thừa.

Lại nữa, Tu-bồ-đề! Đại Bồ-tát trụ vào Tinh tấn ba-la-mật giáo hóa chúng sinh bằng trí Nhất thiết mà cũng giống như nhà ảo thuật, đó là Bồ-tát mặc giáp Đại thừa. Bồ-tát trụ vào Thiền định ba-la-mật dạy chúng sinh ở nơi các pháp, Bồ-tát không thấy có pháp loạn hay nhất tâm. Tu-bồ-đề, đó là Bồ-tát trụ vào Thiền định ba-la-mật dạy cho người nhất tâm hành thiền, cho đến khi thành Vô thượng Bồ-đề vĩnh viến không rời định này, cũng chỉ như nhà ảo thuật, v́ thế nên gọi là Đại thệ nguyện.

Lại nữa, Tu-bồ-đề! Bồ-tát trụ vào Bát-nhã ba-la-mật, nhưng đối với các pháp không thấy có bên này, bên kia và sự giáo hóa chúng sinh cũng như huyễn, không thấy có người dạy, người tiếp thu. Tu-bồ-đề, đó là các thệ nguyện của Đại Bồ-tát.

Lại nữa, Tu-bồ-đề! Bồ-tát mặc giáp Đại thừa đề làm an ổn vô lượng, vô biên chúng sinh trong hằng hà sa cõi Phật, được vào sáu pháp Ba-la-mật, thuyết cho chúng sinh nghe về sáu pháp Ba-la-mật, nghe rồi nhớ mãi cho đến khi thành Vô thượng Bồ-đề nhưng cũng như huyễn không thấy người thọ tŕ pháp và người tiếp nhận sự giáo hóa, đó là Bồ-tát mặc áo giáp Đại thừa.

Bồ-tát mặc áo Đại thừa tâm khế hợp với trí Nhất thiết, vị ấy không nói rằng ta sẽ dạy ba mươi bảy phẩm Trợ đạo, mười tám pháp Bất cộng cho bao nhiêu người, cũng không thể nói bao nhiêu người ta không thể dạy, cũng không nói ta dạy cho bao nhiêu người đắc quả Tu-đà-hoàn, cho đến La-hán, Bích-chi-phật, không nói ta không dạy cho bao nhiêu người chứng quả A-la-hán, cũng không nói ta giáo hóa cho bao nhiêu người được trí Nhất thiết, hay nói ta không dạy hết cho số các người ấy. V́ việc giáo hóa của Bồ-tát không có giới hạn, không có thân và sơ.

Tu-bồ-đề! Bồ-tát cũng giống như nhà ảo thuật dạy người huyễn, không thấy có dạy và người được dạy, đó là thệ nguyện của Đại Bồ-tát.

Tu-bồ-đề bạch Phật:

–Như con nghe nghĩa lý nơi Đức Phật, nên biết Bồ-tát chẳng có hành theo thệ nguyện, v́ các pháp đều không, nên sắc, thọ, tưởng, hành, thức; nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý; sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp; mười tám giới... Bát-nhã ba-la-mật, nội ngoại không, ba mươi bảy phẩm Trợ đạo, mười tám pháp Bất cộng, cho đến Bồ-tát và Đại thệ nguyện đều không.

Bạch Thế Tôn! V́ thế nên con biết rằng, Bồ-tát không có hành theo đại thệ nguyện.

Đức Phật bảo Tu-bồ-đề:

–Đúng như lời ông nói.

Phật bảo Tu-bồ-đề:

–Trí Nhất thiết không có làm ra, không tạo tác. V́ tất cả chúng sinh, Bồ-tát phát thệ nguyện lớn những chúng sinh ấy không có hành động không có tạo tác.

Tu-bồ-đề bạch Phật:

–Trí Nhất thiết và chúng sinh không hành động không tạo tác là v́ sao vậy?

Đức Phật đáp:

–V́ không thấy có người, thế nên trí Nhất thiết không có hành động và tạo tác. Tu-bồ-đề! V́ năm ấm không tạo tác cũng chẳng không tạo tác, cho đến sáu căn, sáu trần, ta, người, thọ mạng đều không có chỗ hành động, không có tạo tác, v́ cảnh giới không nắm bắt được.

Tu-bồ-đề! Như mộng, như huyễn, như hóa, như tiếng vang, như sóng nắng không có hành động, không có tạo tác; nội ngoại không, ba mươi bảy phẩm Trợ đạo, mười tám pháp Bất cộng vốn không có hành động, không có tạo tác, v́ không có cảnh giới cứu cánh.

Tu-bồ-đề! V́ thế nên trí Nhất thiết và chúng sinh không có, không có tạo tác bởi thế nên biết Bồ-tát chẳng phải hành theo là đại thệ nguyện.

Tu-bồ-đề bạch Phật:

–Như con quán chiếu nghĩa của Thế Tôn nói, năm ấm không bị trói buộc, không được giải thoát.

Bân-nậu Văn-đà-ni hỏi Tu-bồ-đề:

–Những ǵ là năm ấm không trói buộc, không giải thoát?

Tu-bồ-đề đáp:

–Năm ấm như mộng, như huyễn, như hóa, như tiếng vang, như sóng nắng, trong ba thời không có trói buộc, không có giải thoát; năm ấm không có đầu mối, không có trói buộc, không có giải thoát; năm ấm vắng lặng, không sinh nên không có trói buộc, không có giải thoát; dù năm ấm là thiện, ác, tục, đạo, hữu lậu, vô lậu cũng không có trói buộc, không có giải thoát. Tất cả các pháp như: Vô biên tế, tịch tĩnh, sáu pháp Ba-la-mật, vô biên tế, nội ngoại không, ba mươi bảy phẩm Trợ đạo, mười tám pháp Bất cộng, đạo, Bồ-tát, trí Nhất thiết và pháp trí Nhất thiết, pháp tánh, chân như, vô vi, vô biên tế, tịch tĩnh, không sinh nên tất cả đều không trói buộc và giải thoát như thế đó.

Này Bân-nậu! Bằng sự không trói buộc, không giải thoát, Đại Bồ-tát thực hành Bát-nhã ba-la-mật, trí Nhất thiết, nuôi dưỡng chúng sinh, thanh tịnh cõi Phật, gặp gỡ các Đức Phật, luôn nghe pháp, luôn diện kiến các Đức Thế Tôn, luôn an trụ trong thần thông, không rời năm loại mắt, chuyển pháp luân, không buộc, không thoát, an lập chúng sinh nơi Ba thừa. Như thế đó, này Bânnậu, bằng không buộc, không thoát, Đại Bồ-tát thực hành Bát-nhã ba-la-mật và các pháp đạt đến giác ngộ, vô biên tế, tịch tĩnh không có chỗ sinh.

Bân-nậu nên biết, đó là Bồ-tát hành các thệ nguyện không trói buộc, không giải thoát.

KINH PHÓNG QUANG BÁT-NHÃ

 Mục Lục

Quyển-1   Quyển-2   Quyển-3   Quyển-4   Quyển-5   Quyển-6   Quyển-7   Quyển-8   Quyển-9   Quyển-10   Quyển-11   Quyển-12   Quyển-13   Quyển-14   Quyển-15   Quyển-16   Quyển-17   Quyển-18   Quyển-19   Quyển-20

 

previous.png         back_to_top.png          next.png

 

[ TRANG CHỦ KINH ĐIỂN | ĐẠI TẠNG KINH | THẦN CHÚ | HÌNH ẢNH ]

google-site-verification=Iz-GZ95MYH-GJvh3OcJbtL1jFXP5nYmuItnb9Q24Bk0