KINH PHÓNG QUANG BÁT-NHÃ
Hán dịch: Đời Tây Tấn, Tam tạng Vô-la-xoa, người nước Vu Điền.
QUYỂN 2
Phẩm 4: HỌC NĂM LOẠI MẮT
Tôn giả Xá-lợi-phất bạch Phật:
–Đại Bồ-tát tương ưng với Bát-nhã ba-la-mật từ đâu sinh đến đây và từ đây sinh về đâu?
Phật bảo Xá-lợi-phất:
–Bồ-tát tương ưng với Bát-nhã ba-la-mật, từ nơi cõi trời Đâusuất sinh xuống cõi này, hoặc ở cõi Phật khác vào cõi này, hoặc từ trong loài người mà sinh ở cõi này. Nếu từ nơi cõi trời Đâu-suất đến đây th́ giữ đầy đủ Bát-nhã ba-la-mật, các pháp Đà-la-ni, các pháp Tam-muội, các pháp Trí tuệ đều tồn tại. Từ nơi cõi Phật khác đến th́ mau chóng thành tựu Bát-nhã ba-la-mật. Trí tuệ mỗi ngày thêm tăng, đầy đủ các pháp sâu xa, về sau mới thành tựu Bát-nhã ba-la-mật, sinh ra ở đâu cũng thường gặp Phật và không rời xa chư Phật. Từ loài người đến th́ Bồ-tát chưa đạt được quả vị không thoái chuyển, các căn ám độn không thể thành tựu Bát-nhã ba-la-mật, không gặp được các pháp Đà-la-ni.
Xá-lợi-phất! Câu hỏi của ông về “Bồ-tát thực hành Bát-nhã ba-la-mật ở cõi này sau sẽ sinh về đâu?” là như thế này: Bồ-tát này sẽ sinh ở cõi Phật khác, từ cõi Phật này đến cõi Phật kia, lại thường gặp, không rời xa chư Phật Thế Tôn. Lại có Bồ-tát không có phương tiện quyền xảo, từ bốn Thiền thực hành sáu pháp Ba-la-mật, giữ phước thiền này sinh vào cõi trời Trường thọ. Ở cõi trời sống lâu vô cùng này, sinh đến thế gian cúng dường chư Phật, các Bồ-tát này các căn chậm lụt không thông minh lắm.
Xá-lợi-phất! Lại có Bồ-tát hành bốn Thiền và bốn Vô đẳng ý, bốn vô h́nh Thiền niệm, ba mươi bảy phẩm, đại Từ, đại Bi, giữ ǵn phương tiện thiện xảo của phước Thiền th́ không thể ở lâu chỗ đó mà thường sinh đến chỗ chư Phật giáo hóa, sẽ sinh trong Hiền kiếp thành bậc Giác ngộ, không xa ĺa Bát-nhã ba-la-mật.
Lại có Bồ-tát thực hành bốn Thiền, bốn Vô đẳng ý, bốn Định vô h́nh, dùng phương tiện quyền xảo, nên không sinh vào các cõi Thiền mà sinh vào dòng tộc tôn quý, sinh vào nhà Phạm chí, vào nhà bậc trưởng giả, sinh vào chỗ nào cũng thường giáo hóa chúng sinh.
Lại có Bồ-tát thực hành bốn Thiền, bốn Vô đẳng ý, bốn Vô h́nh định, dùng phương tiện quyền xảo, nên không bị lệ thuộc vào Thiền, sinh vào cõi thiền Tứ thiên vương, trời Đao-lợi, tầng trời thứ sáu, thường giáo hóa chư Thiên làm thanh tịnh cõi Phật, giáo hóa chúng sinh cung kính cúng dường chư Phật.
Lại có Bồ-tát thực hành Bát-nhã ba-la-mật, dùng phương tiện quyền xảo, hành Thiền thứ nhất sinh vào nơi tôn quý, cõi trời Phạm thiên, từ cõi đó đi khắp mười phương thỉnh chư Phật Thế Tôn chuyển pháp luân; lại sinh làm Bồ-tát Nhất sinh bổ xứ hành Bát-nhã ba-la-mật, dùng phương tiện quyền xảo, gồm đủ bốn Thiền, bốn Đẳng ý, bốn Định vô h́nh, ba mươi bảy phẩm Trợ đạo, Không, Vô tướng, Vô nguyện, thực hành đầy đủ Tam-muội, không lệ thuộc vào tầng Thiền nào, thường gặp chư Phật, phụng sự Thế Tôn, giữ ǵn hạnh thanh tịnh, nên sinh vào cõi trời Đâu-suất, trong cõi trời này sống lâu tùy ý, các căn đầy đủ, thuyết pháp cho hàng trời người quyến thuộc đang vây quanh, về sau sinh trong loài người thành bậc Chánh đẳng giác.
Xá-lợi-phất! Lại có Bồ-tát tuy đã chứng được sáu phép thần thông nhưng không sinh vào Sắc giới hay Vô sắc giới của cõi Dục, mà lại đi từ cõi Phật này đến cõi Phật khác để lễ bái các Đức Phật. Lại có Bồ-tát chứng sáu pháp thần thông đi khắp các cõi Phật, đến những cõi không có danh tự Thanh văn, Bích-chi-phật mà giáo hóa.
Lại có Bồ-tát hành tŕ sáu pháp thần thông sinh vào các cõi Phật, sinh vào cõi nào cũng thọ mạng vô lượng. Lại có Bồ-tát dùng sáu pháp thần thông đi khắp các cõi, đi đến chỗ không có Phật để hoằng dương đạo pháp, khiếnchúng sinh kia nghe công đức của Tam bảo, nghe xong hoan hỷ mà sinh vào các cõi Phật.
Lại có Bồ-tát từ lúc bắt đầu phát tâm đạt được bốn Thiền, bốn Thanh tịnh, bốn Định vô h́nh, ba mươi bảy phẩm Trợ đạo, cho đến mười tám pháp Bất cộng, không sinh trong Tam giới, sinh những nơi làm lợi ích cho tất cả chúng sinh.
Lại có Bồ-tát thực hành sáu pháp Ba-la-mật, từ lúc bắt đầu phát tâm liền đạt địa vị Bồ-tát cho đến địa vị Không thoái chuyển.
Lại có Bồ-tát từ lúc bắt đầu phát tâm liền đạt được Chánh đẳng giác, chuyển pháp luân làm lợi ích trăm ngàn vạn ức chúng sinh, rồi từ nơi cảnh giới Vô dư mà nhập vào Niết-bàn, pháp này lưu lại từ nửa kiếp đến một kiếp.
Lại có Bồ-tát vừa phát tâm liền tương ưng với Bát-nhã ba-la-mật, cùng với vạn ức Bồ-tát đồng đi đến các cõi Phật làm cho thanh tịnh.
Lại có Bồ-tát thực hành sáu pháp Ba-la-mật, từ bốn Thiền, bốn Đẳng ý cho đến bốn Định vô h́nh, hưởng vui trong các pháp ấy, trụ ở bốn Thiền. Từ bốn Thiền đến thiền giải thoát, từ thiền giải thoát đến định vô h́nh, từ định vô h́nh vào thiền giải thoát, từ thiền giải thoát vào thiền Vô tư tưởng tuệ thiền, lại từ đây trở về thiền giải thoát, dùng phương tiện quyền xảo nhập Tam-muội Bổ-khư-xà. Đây là Bồ-tát thực hành Bát-nhã ba-la-mật.
Lại có Bồ-tát thực hành ba mươi bảy phẩm Trợ đạo cho đến mười tám pháp Bất cộng, không chấp vào quả vị Thanh văn, Bích-chi-phật.
Lại có Bồ-tát thực hành Bát-nhã ba-la-mật, dùng phương tiện quyền xảo hành ba mươi bảy phẩm Trợ đạo, làm cho những vị mới phát tâm hạn hẹp đều được độ; các vị Thanh văn, Bích-chi-phật được đạo Tuệ đều do sự kiên tŕ của Bồ-tát. Nên biết, người hành Bát-nhã ba-la-mật này là bậc Không thoái chuyển.
Xá-lợi-phất! Lại có Bồ-tát thực hành sáu pháp Ba-la-mật, sinh vào cõi trời Đâu-suất. Nên biết, đây là các vị Bồ-tát trong kiếp Hiền.
Lại có Bồ-tát dùng bốn phước thiền cho đến mười tám pháp Bất cộng đều không chấp vào quả vị đã đạt. Nên biết, đây là vị Bồ-tát Nhất sinh bổ xứ.
Lại có Bồ-tát hành sáu pháp Ba-la-mật, từ cõi Phật này đến cõi Phật khác, d́u dắt chúng sinh đến đạo tràng. Bồ-tát này từ lúc mới phát tâm đến nay trải qua vô số a-tăng-kỳ kiếp mới được thành Phật.
Lại có Bồ-tát thực hành sáu pháp Ba-la-mật, không nói những điều vô ích cho chúng sinh.
Lại có Bồ-tát thực hành sáu pháp Ba-la-mật, nên từ cõi Phật này đến cõi Phật khác, đoạn trừ ba đường ác cho chúng sinh.
Lại có Bồ-tát thực hành sáu pháp Ba-la-mật, thường bố thí làm an lạc tất cả, hoan hỷ cung cấp voi, ngựa, xe, y phục, tiền, thức ăn, thành quách và châu báu cho người xin.
Lại có Bồ-tát thực hành sáu pháp Ba-la-mật, có khả năng hóa nhiều h́nh dạng Đức Phật đi vào ba đường ác, tùy theo ngôn ngữ mà thuyết pháp làm cho họ được giải thoát.
Lại có Bồ-tát thực hành sáu pháp Ba-la-mật, hóa ra thân Phật ở khắp mười phương giáo hóa chúng sinh làm thanh tịnh cõi Phật, rồi đến khắp nơi quán các oai nghi tốt xấu dơ sạch của chư Phật, tạo nên cõi vi diệu thù thắng khác nhau, chỉ dùng Nhất thừa để giáo hóa các vị Bồ-tát Nhất sinh bổ xứ.
Lại có Bồ-tát thực hành sáu pháp Ba-la-mật liền được thân bậc Đại sĩ, đầy đủ ba mươi hai tướng tốt, các căn hoàn hảo. Chúng sinh trông thấy đều cung kính hoan hỷ. Nhân họ vui vẻ, Bồ-tát dùng pháp Tam thừa khiếnhọ được độ thoát nhập vào Niết-bàn.
Xá-lợi-phất! Bồ-tát thực hành Bát-nhã ba-la-mật trước hết làm cho thân, khẩu, ý được thanh tịnh; khiếncho các căn đã hoàn hảo rồi làm cho hoàn hảo hơn, không tự đề cao ḿnh cũng không hạ thấp người.
Lại có Bồ-tát từ lúc mới phát tâm, do thực hành Bố thí và Tŕ giới ba-la-mật không bị đọa vào ba đường ác cho đến lúc thành bậc Chánh đẳng giác.
Lại có Bồ-tát từ lúc mới phát tâm cho đến lúc thành Chánh đẳng giác thường không quên thực hành mười điều thiện.
Lại có Bồ-tát thực hành Bố thí ba-la-mật, làm vua Chuyển luân bố thí vô ngại, giáo hóa chúng sinh tu theo mười điều thiện, đem tài vật bố thí rộng rãi cho chúng sinh.
Lại có Bồ-tát Bố thí, Tŕ giới ba-la-mật, trăm ngàn ức kiếp làm Chuyển luân vương luôn bố thí không ngại, thường cúng dường không bị đọa vào ba đường ác, cung kính chư Phật.
Lại có Bồ-tát thực hành sáu pháp Ba-la-mật, giáo hóa chúng sinh, thắp sáng Chánh pháp, cho đến lúc thành bậc Chánh đẳng giác không rời đuốc tuệ.
Do đó, Bồ-tát làm sáng rạng Phật pháp, Đại Bồ-tát thực hành Bát-nhã ba-la-mật. Người hành đạo Bồ-tát thường giữ ǵn thân, khẩu, ý, khiếncho các việc bất thiện không khởi lên.
Xá-lợi-phất bạch Phật:
–V́ sao Bồ-tát phải giữ ǵn thân, khẩu, ý?
Phật đáp:
–Nếu Bồ-tát không có ý giữ ǵn thân, khẩu, ý th́ từ các nhân duyên xấu dễ gây thành tội lỗi.
Bồ-tát thực hành Bát-nhã ba-la-mật cũng không thấy thân, khẩu, ý; tuy có thân, khẩu, ý nhưng không sinh tật đố tà kiến, không lưỡng thiệt, ác khẩu, vọng ngôn, ỷ ngữ; không sát, đạo, dâm; không giải đãi, ý không bao giờ nghĩ việc làm ác. Nếu Bồ-tát không xả bỏ các điều ác này th́ không phải là Bồ-tát.
Lại có Bồ-tát thực hành sáu pháp Ba-la-mật, bỏ hành động ác, bỏ lời nói ác, bỏ ý niệm ác.
Xá-lợi-phất bạch Phật:
–Thế nào là Bồ-tát trừ bỏ thân, khẩu, ý?
Phật nói:
–Bồ-tát không lệ thuộc vào thân, khẩu, ý cho nên có thể đoạn trừ. Bồ-tát từ lúc bắt đầu phát tâm đến nay thường giữ mười điều thiện, cho nên hơn hẳn Thanh văn và Bích-chi-phật.
Bồ-tát thực hành Bát-nhã ba-la-mật, dùng sáu pháp Ba-la-mật làm thanh tịnh cõi Phật.
Xá-lợi-phất bạch Phật:
–Bồ-tát làm thanh tịnh cõi Phật như thế nào?
Phật dạy:
–Bồ-tát không lệ thuộc vào thân, khẩu, ý; không lệ thuộc vào sáu pháp Ba-la-mật; không lệ thuộc vào A-la-hán, Bích-chi-phật; không lệ thuộc vào Bồ-tát cũng không lệ thuộc vào Phật. V́ sao vậy? V́ đối với tất cả các pháp đều không có sự lệ thuộc, đó là Bồ-tát đạo.
Xá-lợi-phất! Lại có Bồ-tát luôn thực hành các pháp Bát-nhã ba-la-mật, nhờ đó mà không ai có thể thu phục.
Xá-lợi-phất bạch Phật:
–Tại sao Bồ-tát thực hành sáu pháp Ba-la-mật th́ không ai có khả năng thu phục?
Phật dạy:
–Bồ-tát thực hành sáu pháp Ba-la-mật th́ không có niệm năm ấm, niệm sáu căn; không có niệm sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp; không có niệm mười tám tánh; không có niệm ba mươi bảy phẩm Trợ đạo; không có niệm sáu pháp Ba-la-mật; không có niệm mười Lực của Phật, bốn Vô sở úy, mười tám pháp Bất cộng, không có niệm pháp Thanh văn, Bích-chi-phật, không có niệm Phật đạo, cũng không có niệm Chánh biến tri.
Này Xá-lợi-phất! Bồ-tát thực hành sáu pháp Ba-la-mật, công đức này ngày càng thêm lợi ích, nhờ thế nên không ai có thể thu phục.
Lại nữa, này Xá-lợi-phất! Bồ-tát trụ nơi Bát-nhã ba-la-mật, đầy đủ trí Nhất thiết. Nhờ trí tuệ nên không sinh vào cõi ác thú, không sinh trong bần cùng, lại được làm người có các căn đầy đủ, không bị oán ghét, thường được chư Thiên, A-tu-la kính mến.
Xá-lợi-phất bạch Phật:
–Trí tuệ Bồ-tát như thế nào?
Phật dạy:
–Bồ-tát với trí tuệ đầy đủ thấy hết hằng hà sa số chư Phật Thế Tôn, theo Thế Tôn nghe và thọ tŕ giáo pháp của chư Phật. Bồ-tát có trí tuệ không có tưởng Phật, không có tưởng Bồ-tát, không có tưởng Thanh văn, không có tưởng Bích-chi-phật, không có tưởng về ngã, tưởng về nhân, không có tưởng về Phật quốc.
Bằng trí tuệ, Bồ-tát thực hành Bát-nhã ba-la-mật, thực hành ba mươi bảy phẩm Trợ đạo, nhưng không nghe danh tự ba mươi bảy phẩm Trợ đạo, cũng không thấy mười tám pháp Bất cộng. Xá-lợi-phất! Đây là trí tuệ của Bồ-tát, do trí tuệ này nên được đầy đủ các pháp, nhưng không tự cao cho rằng thấy tất cả các pháp.
Bồ-tát thực hành Bát-nhã ba-la-mật làm thanh tịnh năm loại mắt: Nhục nhãn, Thiên nhãn, Tuệ nhãn, Pháp nhãn và Phật nhãn.
Xá-lợi-phất bạch Phật:
–Bồ-tát thanh tịnh Nhục nhãn như thế nào?
Phật đáp:
–Có Bồ-tát dùng Nhục nhãn để thấy một trăm do-tuần, thấy hai trăm do-tuần; lại có Bồ-tát dùng Nhục nhãn để thấy một cõi Diêm-phù-đề, hai cõi Diêm-phù-đề, thấy khắp bốn thiên hạ.
Có Bồ-tát dùng Nhục nhãn để thấy một ngàn thế giới, thấy hai ngàn thế giới, thấy cả ba ngàn thế giới. Đó là Bồ-tát có Nhục nhãn thanh tịnh.
Xá-lợi-phất bạch Phật:
–Thiên nhãn là ǵ?
Phật đáp:
–Bồ-tát dùng Thiên nhãn để thấy, hiểu biết tường tận cõi trời Tứ Thiên vương, từ trời Đao-lợi đến cõi trời thứ sáu; đến cõi trời Sắc cứu cánh, Bồ-tát đều thấy, hiểu biết hết. Những người trên cõi trời Tứ Thiên vương, cõi trời Vô sắc đều không thấy, không biết được Thiên nhãn của Bồ-tát thấy đếm. Thiên nhãn của Bồ-tát thấy khắp hằng sa thế giới ở mười phương, biết hết các việc sinh tử, thiện ác của chúng sinh trong mười phương, đó là Bồ-tát có Thiên nhãn thanh tịnh.
Xá-lợi-phất bạch Phật:
–Tuệ nhãn của Bồ-tát thấy thế nào?
Phật dạy:
–Tuệ nhãn của Bồ-tát không khởi lên ý niệm có pháp hữu vi, pháp vô vi, pháp đạo, pháp tục. Bồ-tát có Tuệ nhãn th́ thấy hết các pháp, nghe hết các pháp và biết hết các pháp, đó là Bồ-tát có Tuệ nhãn thanh tịnh.
Xá-lợi-phất bạch Phật:
–Thế nào là Bồ-tát được Pháp nhãn thanh tịnh?
Phật dạy:
–Bồ-tát dùng Pháp nhãn thanh tịnh thấy đây là người có lòng tin vững chắc vào pháp, đây là người đã an trú trong Vô tướng, Vô nguyện giải thoát. Bên trong th́ không lệ thuộc vào cảm thọ của năm Căn, vào định nên thành tựu Tuệ giải thoát.
Lại dùng Tuệ giải thoát vượt qua ba chướng ngại: Thân ngại, hồ nghi ngại, tà tín ngại mà đắc quả Tu-đà-hoàn.
Bồ-tát nhờ sự chứng đắc này khiếncho dâm, nộ, si mỏng dần rồi đắc quả Tư-đà-hàm.
Bồ-tát siêng năng tu tập đến lúc dâm, nộ, si diệt trừ th́ đắc quả A-na-hàm; khiếncho năm ái tiêu trừ: Một là sắc ái, hai là vô sắc ái, ba là si ái, bốn là hận ái, năm là loạn chí ái. Người đoạn trừ năm ái này liền đắc quả A-la-hán.
Bồ-tát thực hành pháp quán không, liền được giải thoát về pháp không và thành tựu năm Căn, nhanh chóng thành tựu A-la-hán đạo mà không lệ thuộc vào tầng Thiền định. Đó là bậc đã đạt Vô tướng giải thoát, thành tựu năm Lực cho đến quả A-la-hán.
Đó là Bồ-tát chứng đắc Pháp nhãn thanh tịnh. Bồ-tát biết pháp sinh đều là pháp diệt liền thành tựu năm Căn, đó là Bồ-tát đạt Pháp nhãn thanh tịnh.
Bồ-tát phát tâm thực hành Bố thí ba-la-mật đến Bát-nhã ba-la-mật, đầy đủ Trí căn, Tinh tấn căn, phương tiện quyền xảo căn, giữ ǵn ba căn cùng các công đức sẽ sinh vào nhà vương giả, dòng tộc lớn, nhà Phạm chí, nhà Trưởng giả, sinh lên cõi trời Tứ Thiên vương, đến tầng trời thứ sáu. Ở các cõi trời Bồ-tát đều dạy bảo chúng sinh, ở chỗ nào cũng an lạc làm thanh tịnh cõi Phật, lễ bái cúng dường chư Phật, không rơi vào Thanh văn, Bích-chi-phật mà thành tựu bậc Chánh giác. Đây là Bồ-tát có Pháp nhãn thanh tịnh.
Bồ-tát có Pháp nhãn biết tất cả chúng sinh đã được thọ ký hay chưa được thọ ký, thoái chuyển hay không còn thoái chuyển, đầy đủ thần thông hay không đầy đủ thần thông.
Bồ-tát đã có đầy đủ thần thông liền đi đến các cõi Phật, gần gũi lễ bái chư Phật. Cũng có những vị chưa đạt được, có vị được ở cõi Phật thanh tịnh hay không thanh tịnh. Bồ-tát có giáo hóa chúng sinh hay không giáo hóa chúng sinh. Bồ-tát được chư Phật tán thán hay không được chư Phật tán thán. Bồ-tát có gần gũi chư Phật hay không gần gũi chư Phật. Bồ-tát thành Phật, chúng đệ tử của Ngài số lượng vô hạn hoặc hữu hạn. Lúc Bồ-tát thành Phật, lấy các Bồ-tát làm Tăng, không lấy Bồ-tát làm Tăng. Có Bồ-tát do chuyên cần khổ hạnh thành Phật, có vị không do chuyên cần khổ hạnh mà thành Phật. Có Bồ-tát Nhất sinh bổ xứ hay có Bồ-tát chưa đạt Nhất sinh bổ xứ. Có Bồ-tát đến đạo tràng hoặc có Bồ-tát chưa đến đạo tràng. Có Bồ-tát ngồi dưới gốc cây thu phục các ma. Tất cả các việc Bồ-tát đều biết rành rẽ. Đó là Bồ-tát đạt được Pháp nhãn thanh tịnh.
Xá-lợi-phất bạch Phật:
–Bồ-tát đắc Phật nhãn thanh tịnh như thế nào?
Phật dạy:
–Bồ-tát thành tựu Tam-muội Kim cang, đạt trí Nhất thiết, mười Lực, bốn Vô sở úy, thực hành bốn Đẳng tâm, mười tám pháp Bất cộng, đại Từ, đại Bi. Tuệ nhãn Bồ-tát thấy tất cả sự vật của vạn pháp, không có việc ǵ Bồ-tát không thấy, không có âm thanh nào Bồ-tát không nghe, không có vật nào Bồ-tát không phân biệt, không có pháp nào Bồ-tát không biết.
Xá-lợi-phất! Đây là Bồ-tát được Chánh đẳng giác, đạt được Chánh giác nhãn thù thắng.
Bồ-tát muốn đạt được năm loại mắt thanh tịnh nên tu tập sáu pháp Ba-la-mật. V́ sao? V́ tất cả các pháp của Bồ-tát, Thanh văn, Bích-chi-phật đều không hơn được Bát-nhã ba-la-mật. Bát-nhã ba-la-mật đây chính là mẹ của năm loại mắt, sẽ mau chóng thành tựu bậc Chánh giác.
Phẩm 5: ĐỘ NĂM THẦN THÔNG
Lại nữa, Xá-lợi-phất! Bồ-tát thực hành Bát-nhã ba-la-mật với chánh niệm đầy đủ, vượt qua năm thần thông, đạt vô lượng Thần túc của Bồ-tát, có khả năng làm chấn động trời đất, biến thành vô số thân rồi trở lại một thân, nh́n xuyên suốt không trở ngại, có khả năng đi qua vách đá. Ví như chim bay không bị trở ngại, có khả năng đi trên nước và hư không, trên thân tuôn ra nước và lửa, vói tay tới mặt trời, mặt trăng, thân đến trời Phạm thiên.
Bồ-tát tuy có khả năng nhưng không có tự cao cũng không biểu hiện sự tự cao, v́ Bồ-tát đã thành tựu pháp không. Ai là người có thể đạt được Thần túc như vậy? Chỉ có bậc trí Nhất thiết mới có thể đạt được.
Này Xá-lợi-phất! Bồ-tát học Bát-nhã ba-la-mật chứng được Thần túc, tai nghe âm thanh vi diệu hơn hẳn trời, người. Tuy đạt được sự vi diệu nhưng Bồ-tát không tự cao, bởi v́ không có ǵ đạt được trong pháp có và không ấy. Đối với không của có và không của không đều không có sự sinh.
Bồ-tát thực hành Bát-nhã ba-la-mật, chứng được Thiên nhĩ, Tuệ thần thông có khả năng biết được suy nghĩ của người khác; biết được người kia có dâm, nộ, si hay không có dâm, nộ, si; biết được người kia trong ý có ái dục hay không có ái dục, biết có loạn ý hay không có loạn ý; biết người có hay không, có nhiều hay ít, có định hay không có định, có giải thoát hay không giải thoát, cao thấp đều biết. Tuy biết như vậy mà không tự cao. Tại sao vậy? Do ý không phải là ý, ý không thể nghĩ bàn. Bồ-tát với thần thông biết được túc mạng, biết từ một ý niệm đến trăm ý niệm, từ một ngày đến một trăm ngày, từ một tháng đến một trăm tháng, từ một năm đến một trăm năm, từ một kiếp đến một trăm kiếp, đến vô số ngàn vạn ức na-do-tha kiếp, biết tất cả danh tánh dòng tộc, việc làm thói quen, biết tuổi thọ cao thấp, biết cảm thọ quả khổ vui, chỗ này mất đi sinh về chỗ kia, từ chỗ kia sinh về chỗ này, nguồn gốc các sự vật, oai nghi lễ tiết Bồ-tát đều biết rõ.
Bồ-tát không v́ có thần thông mà tự cao. Bồ-tát học như vậy là học Bát-nhã ba-la-mật. Bồ-tát dùng thần thông biết rõ túc mạng, dùng Thiên nhãn thấy rõ chỗ sinh tử của chúng sinh là đường thiện hay nẻo ác, tùy theo việc làm mà sinh vào cõi cao hay thấp. Người làm việc xấu, miệng nói lời ác, ý nghĩ bất thiện, hủy báng Thánh hiền, tin theo tà kiến, do nhân duyên tà kiến này làm hủy hoại thân ḿnh, chết đọa địa ngục. Người làm lành, nói và nghĩ điều thiện, không hủy báng Thánh hiền, như vậy là thực hành với chánh kiến và niềm tin sâu xa th́ được sinh cõi trời, có khả năng thấy rõ tất cả năm đường chúng sinh khắp mười phương. Bồ-tát có oai đức thần thông thấy rốt ráo cả mười phương, giữ ǵn thần thông chứng đắc quả vị, lậu hoặc được đoạn trừ hoàn toàn, không chấp giữ pháp Thanh văn, Bích-chi-phật, không chấp giữ các pháp khác nên thành tựu bậc Chánh đẳng giác.
Bồ-tát không v́ có thần thông đã chứng và đoạn trừ lậu hoặc mà tự cao. Bồ-tát thực hành Bát-nhã ba-la-mật có đầy đủ thần thông công đức này tăng trưởng dần cho đến thành Chánh đẳng giác.
Bồ-tát thực hành Bát-nhã ba-la-mật trụ pháp Bố thí ba-la-mật với trí Nhất thiết thanh tịnh không còn nghi ngờ về không, không còn hồ nghi.
Bồ-tát trụ và giữ Giới ba-la-mật với trí Nhất thiết thanh tịnh th́ không còn nghi ngờ về tội phước, nhờ quán không nên không còn phát sinh nữa.
Xá-lợi-phất! Lại có Bồ-tát trụ vào Nhẫn ba-la-mật với trí Nhất thiết thanh tịnh nương pháp Không, nên không khởi lên sân nhuế.
Bồ-tát trụ vào Tinh tấn ba-la-mật với trí Nhất thiết thanh tịnh nên thân tinh tấn không lười biếng.
Bồ-tát trụ vào Thiền ba-la-mật với trí Nhất thiết thanh tịnh nên tâm không tán loạn.
Bồ-tát trụ vào Bát-nhã ba-la-mật với trí Nhất thiết thanh tịnh nên không còn ngu si.
Bồ-tát thực hành Bát-nhã ba-la-mật gồm cả sáu pháp Ba-la-mật với trí Nhất thiết thanh tịnh, hành động trong pháp không: không nghi, không phạm, không sân, không nhẫn nại, không tinh tấn, không giải đãi, không định, không loạn, không trí, không ngu, không bố thí cũng không tham lam, không giữ giới cũng không phạm giới, không tiến cũng không lùi, không nhẫn cũng không giận, không định, không loạn, không trí tuệ, không ngu si, không hủy báng, không ca ngợi, không hữu vi cũng không vô vi.
Này Xá-lợi-phất! Pháp không có chỗ sinh, nên không bị khinh, không được khen, không hữu vi, không vô vi. Đây là Bồ-tát thực hành Bát-nhã ba-la-mật được công đức đặc biệt mà Thanh văn, Duyên giác không thể sánh bằng, đem công đức đầy đủ giáo hóa chúng sinh làm thanh tịnh cõi Phật.
Phẩm 6: THỌ KÝ
Lại nữa, này Xá-lợi-phất! Bồ-tát thực hành Bát-nhã ba-la-mật dùng tâm b́nh đẳng đối với tất cả mọi người, nhờ đó chứng tất cả pháp b́nh đẳng, nên đạt được tâm b́nh đẳng với tất cả pháp, nên hiện tại được chư Phật, Bồ-tát, La-hán, Bích-chi-phật kính mến. Sinh ở chỗ nào cũng không bao giờ thấy việc ác, ý không có niệm ác. Bồ-tát thực hành Bát-nhã ba-la-mật không tổn giảm đối với địa vị Chánh đẳng giác.
Lúc Đức Phật thuyết về hạnh Bát-nhã ba-la-mật th́ trong chúng có ba vạn Tỳ-kheo đều dâng y trên thân để cúng dường Phật, đều phát tâm đạt đạo giác ngộ, khi ấy Phật mỉm cười.
A-nan từ chỗ ngồi đứng dậy liền sửa sang y phục, bày vai hữu, chắp tay quỳ gối, bạch Phật:
–Bạch Thế Tôn! Do nhân duyên ǵ Ngài mỉm cười?
Phật bảo A-nan:
–Ba vạn Tỳ-kheo này sau khi qua đời sẽ sinh vào cõi Phật Asúc, sau đó trải qua sáu mươi hai kiếp, tất cả đều thành Phật hiệu Ma-ha Chi-đầu. Lại có sáu vạn Thiên tử cõi Dục đều sinh vào thời Phật Di-lặc, cùng xuất gia làm Sa-môn. Nhờ oai thần của Phật khiếncho hội chúng được thấy một ngàn Đức Phật ở phương Đông cùng bốn bộ chúng và một ngàn Đức Phật trong mười phương đều xuất hiện.
Khi ấy, cõi nước Sa-ha-lâu-đà không đạt trang nghiêm thanh tịnh như cõi Phật kia.
Trong hội chúng có mười ngàn người đồng phát thệ nguyện: “Chúng ta cùng tạo công đức để sinh vào cõi nước Phật kia.” Biết được ý niệm của các người kia, Đức Phật lại mỉm cười.
Phật bảo A-nan:
–Ông có thấy một vạn người này không?
A-nan thưa:
–Bạch Thế Tôn! Con đã thấy.
Phật dạy:
–Một vạn người này sau khi qua đời, sẽ sinh vào cõi Phật kia, không rời chư Phật, sau đó sẽ thành Phật hiệu là Trang Nghiêm Vương Như Lai Vô Sở Trước Chánh Đẳng Giác.
Phẩm 7: DIỆU ĐỘ
Bấy giờ, Tôn giả Xá-lợi-phất, Ma-ha Mục-kiền-liên, Ma-ha Ca-diếp và các Tỳ-kheo đại thần thông, Ưu-bà-tắc, Ưu-bà-di cùng đến bạch Phật:
–Bát-nhã ba-la-mật của Ngài chính là Tối đại trí độ, Thượng đại trí độ, Diệu đại trí độ, Vô thượng tôn đại trí độ của Bồ-tát. Chỉ có độ biện tài của Thế Tôn là không ǵ sánh bằng. Các độ không ǵ bằng như pháp không, vô tướng không, các pháp không, hữu vô không, đầy đủ các đức không.
Bạch Thế Tôn! Các Đại Bồ-tát thực hành Bát-nhã ba-la-mật nên có công đức đầy đủ, không ai có thể thu phục, cúi xin Thế Tôn giúp các Bồ-tát thành tựu công đức Đại trí độ. Bồ-tát hành Bát-nhã ba-la-mật là đã bố thí không ǵ hơn, không ǵ sánh bằng, đầy đủ các pháp Bố thí ba-la-mật. Bố thí các chi phần trên thân không ǵ sánh bằng, rồi được lợi hành Bát-nhã ba-la-mật không ǵ bằng, tự đạt được Chánh đẳng giác. Thế Tôn cũng thực hành Bát-nhã ba-la-mật, là các pháp căn bản không ǵ sánh bằng, lợi ích năm ấm không ǵ sánh bằng và chuyển pháp luân vô thượng.
Chư Phật Thế Tôn quá khứ, tương lai thực hành Bát-nhã ba-la-mật cũng như vậy, cũng chuyển pháp luân vô thượng.
Bạch Thế Tôn! Các Đại Bồ-tát muốn vượt qua các pháp đạt đến giải thoát nên tu tập Bát-nhã ba-la-mật.
Bạch Thế Tôn! Nếu có Bồ-tát thực hành Bát-nhã ba-la-mật th́ trời, rồng, quỷ, thần, A-tu-la, nhân dân đều nên đảnh lễ.
Phật bảo đại chúng Tỳ-kheo:
–Các vị Bồ-tát nên đảnh lễ các vị thiện nam, tín nữ thực hành Bát-nhã ba-la-mật, các trời, rồng cũng nên làm lễ.
Phật bảo Xá-lợi-phất:
–Đại Bồ-tát ở thế gian nên có Đế Thích, dân chúng, Phạm chí, trưởng giả, Chuyển luân thánh vương, Tứ đại thiên vương, trời Sắc cứu cánh, Tu-đà-hoàn đạo, La-hán, Bích-chi-phật, lại có Bồ-tát đạo, Phật đạo. Đã có Bồ-tát nên có sự cúng dường y phục, thức ăn, giường nằm, bảy báu, châu báu, anh lạc, lưu ly, ma-ni.
Xá-lợi-phất! Trời người đều vui vẻ khi trên thân được đầy đủ, nhờ tất cả Bồ-tát nên được như vậy.
Tại sao Như thế? V́ việc làm của Bồ-tát là trụ vào sáu pháp Ba-la-mật để nhiếp phục chúng sinh tu hành Bố thí cho đến thành tựu Triù tuệ độ. Đại Bồ-tát muốn an ổn chúng sinh nên thực hành Bát-nhã ba-la-mật!
Phẩm 8: HÀO QUANG CỦA TƯỚNG LƯỠI
Bấy giờ, Đức Thế Tôn xuất hiện tướng lưỡi rộng dài che khắp tam thiên đại thiên thế giới. Từ nơi lưỡi, Ngài chiếu ra vô lượng hào quang sáng khắp mười phương hằng sa cõi nước.
Bấy giờ, ở phương Đông cùng các cõi nước ở mười phương có vô số Bồ-tát đều thấy hào quang này, tất cả đều bạch Phật nơi cõi ḿnh:
–Bạch Thế Tôn! Điềm lành ǵ có hào quang đẹp đến như vậy.
Phật bảo các Bồ-tát:
–Đi về hướng Tây, khoảng một hằng hà sa cõi nước, có thế giới tên là Ta-bà. Ở đó có Phật tên là Thích-ca Văn hiện tướng lưỡi phóng hào quang, v́ hàng Bồ-tát nói pháp Bát-nhã ba-la-mật. V́ vậy nên có điềm lành này.
Các Bồ-tát ở hằng hà sa cõi nước khắp mười phương đều bạch Phật ở cõi ḿnh:
–Bạch Thế Tôn! Chúng con muốn gặp Phật Thích-ca cùng các Bồ-tát, muốn được nghe pháp Bát-nhã ba-la-mật.
Chư Phật đều bảo các Bồ-tát:
–Được, các ông hãy tùy ý!
Bấy giờ, các Bồ-tát tay cầm hương thơm, phướn dài, lọng báu, châu báu..., rời khỏi nước của ḿnh, thẳng tới thế giới Ta-bà. Các vị Tứ Thiên vương, trời Sắc cứu cánh đều cầm các loại hương thơm cõi trời đến chỗ Phật. Trời, người, các Bồ-tát cũng đồng đến. Thấy Đức Phật Thích-ca, tất cả đều tung hương thơm cúng dường. Hương hoa được tung lên không trung hóa thành đài cao. Đài cao này cao vút bốn phương, có một cửa sổ. Đài cao hiện khắp ba ngàn cõi nước, phân bố đều không bị che khuất, khắp nơi đều thấy, đài này trang trí xinh đẹp không đâu sánh bằng.
Ở trong hội, có ức trăm ngàn người rời chỗ ngồi đứng dậy, chắp tay quỳ xuống bạch Phật:
–Cúi xin Đức Thế Tôn làm cho tất cả chúng con ở đời vị lai đạt được pháp lợi như Đức Thế Tôn. Nay xin Ngài thuyết pháp cho trăm ngàn chúng sinh vây quanh được hóa hiện oai lực cũng Như thế.
Phật biết đại chúng như vậy, đối với các pháp đã có thể đạt được Vô sinh pháp nhẫn nên Ngài mỉm cười.
A-nan bạch Phật:
–Bạch Thế Tôn! Xin cho con biết v́ sao Ngài mỉm cười?
Phật bảo A-nan:
–Trăm ức ngàn người đây đều thành tựu Vô sinh pháp nhẫn. Sau đây, trải qua sáu mươi tám ức kiếp, có kiếp tên là Tán hoa, tất cả đều được thành Phật hiệu là Giác Hoa Như Lai Vô Sở Trước Chánh Đẳng Giác.
Phẩm 9: HÀNH
Bấy giờ, Đức Thế Tôn bảo Tôn giả Tu-bồ-đề:
–Hãy v́ hàng Đại Bồ-tát nói các nhân duyên thành tựu Bát-nhã ba-la-mật.
Bấy giờ, trong hội chúng có Bồ-tát, các vị đại đệ tử, Trời Người đồng suy nghĩ: “Ngài Tu-bồ-đề nói pháp Bát-nhã ba-la-mật, tự dùng biện tài hay nhờ oai thần của Phật mà thuyết pháp?”
Tu-bồ-đề biết tâm niệm các Bồ-tát, đại đệ tử, Trời, Người như vậy, nên nói với Xá-lợi-phất:
–Đệ tử của Phật chẳng làm được sự thuyết pháp. Sự phát ra âm thanh, sự giáo hóa đều là những việc của Đại Sĩ Thế Tôn. Pháp do Phật nói cùng với pháp này không trái nhau. Này thiện nam, học giáo pháp th́ dùng giáo pháp để tác chứng.
Xá-lợi-phất! Chúng ta nương oai thần của Phật thuyết pháp Bát-nhã ba-la-mật cho hàng Bồ-tát chứ không phải cảnh giới mà chúng ta có thể xâm nhập được. Hàng Thanh văn, Bích-chi-phật, không thể nói pháp Bát-nhã ba-la-mật cho hàng Bồ-tát.
Ngay lúc ấy, Xá-lợi-phất cùng Tu-bồ-đề bạch Phật:
–Bạch Thế Tôn! Nói có Bồ-tát, vậy ở trong pháp, chỗ nào nói có Bồ-tát? Chúng con chưa bao giờ thấy pháp có Bồ-tát, cũng không thấy Bồ-tát, cũng không thấy tên gọi Bồ-tát, cũng không thấy Bát-nhã ba-la-mật. Nay v́ Bồ-tát nào mà nói pháp Bát-nhã ba-la-mật?
Phật bảo Tu-bồ-đề:
–Bồ-tát và Bát-nhã ba-la-mật cùng danh hiệu, không có ở trong, không có ở ngoài, không ở hai bên, cũng không ở giữa.
Phật bảo Tu-bồ-đề:
–Ví như tên chúng sinh là chúng sinh; nói ta, người, sống, người nam, kẻ sĩ, đàn ông, là làm, là biết, là hiểu.
Phật bảo Tu-bồ-đề:
–Đặt ra tên của pháp rồi chấp vào tên của pháp ấy, pháp ấy cũng không sinh không diệt, từ trước đến nay chỉ truyền nhau danh tự mà thôi.
Phật bảo Tu-bồ-đề:
–Gọi là Bát-nhã ba-la-mật, là Bồ-tát, là danh hiệu của Bồ-tát tức là chấp vào danh tự. Bởi từ trước đến nay chỉ lưu hành tên pháp ấy, nhưng pháp ấy không sinh cũng không diệt.
Này Tu-bồ-đề! Ví như có sắc, thọ, tưởng, hành, thức đó là chấp trước vào danh tự các pháp. Từ xưa đến nay, do các nhân duyên hòa hợp tạo thành các pháp. Pháp do các nhân duyên hợp lại ấy không sinh cũng không diệt. Gọi là Bát-nhã ba-la-mật, Bồ-tát và danh hiệu của Bồ-tát cũng Như thế.
Phật bảo Tu-bồ-đề:
–Gọi là mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý là do từ trước tới nay chấp vào danh tự. Pháp ấy không sinh cũng không diệt. Sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp cũng như vậy, không ở trong cũng không ở ngoài, không sinh cũng không diệt, từ trước đến nay chỉ chấp vào danh tự. Bát-nhã ba-la-mật, Bồ-tát và danh hiệu không ở trong cũng không ở ngoài, không ở hai bên cũng không ở giữa.
Phật bảo Tu-bồ-đề:
–Ví như trong thân có tên đầu, vai, cổ, cánh tay, xương sườn, lá lách, mỡ, ruột già, chân. Các pháp này không sinh cũng không diệt, không ở trong, không ở ngoài, không ở hai bên, cũng không ở giữa. Do đó gọi là Bát-nhã ba-la-mật, Bồ-tát và danh tự Bồ-tát cũng như vậy.
Phật bảo Tu-bồ-đề:
–Ví như bên ngoài có cỏ, cây nhánh, lá, hoa, thân, từ xưa đến nay chỉ chấp vào danh tự. Nhưng danh tự này không sinh cũng không diệt, không ở trong cũng không ở ngoài. Bồ-tát, Bát-nhã ba-la-mật và danh tự cũng như vậy. Phật bảo Tu-bồ-đề:
–Này Tu-bồ-đề! Ví như quá khứ chư Phật Thế Tôn, từ trước đến nay nhân nơi danh tự mà an trụ, danh tự này không sinh cũng không diệt, không ở trong cũng không ở ngoài. Ví như mộng, tiếng vang, huyễn, quáng nắng, như sự giáo hóa của Như Lai đều dựa vào các pháp.
Do vậy, Bát-nhã ba-la-mật, Bồ-tát và danh hiệu không sinh cũng không diệt, không ở trong cũng không ở ngoài, không ở hai bên cũng không ở giữa.
Phật bảo Tu-bồ-đề:
–Đại Bồ-tát thực hành Bát-nhã ba-la-mật nên học về danh tự các pháp, hòa hợp các pháp, phương tiện quyền xảo các pháp, để hành tŕ Bát-nhã ba-la-mật; không thấy danh tự sắc, thọ, tưởng, hành, thức là thường hay vô thường, cũng không thấy danh tự năm ấm là khổ hay lạc; không thấy năm ấm có ngã hay không ngã; không thấy năm ấm là Không, Vô tướng, Vô nguyện; không thấy năm ấm tịnh cũng không thấy năm ấm tịch; không thấy chấp trước cũng không thấy chấp đoạn; không thấy năm ấm sinh cũng không thấy năm ấm diệt. Mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý; sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp; mười tám tánh cũng Như thế.
Đại Bồ-tát thực hành Bát-nhã ba-la-mật không thấy Bồ-tát, không thấy danh hiệu của Bồ-tát cũng lại không thấy trong tánh vô vi. Tại sao? Này Tu-bồ-đề, Đại Bồ-tát thực hành Bát-nhã ba-la-mật đối với các pháp không có tưởng niệm. Bồ-tát hành Bát-nhã ba-la-mật trụ trong pháp vô tưởng thành tựu ba mươi bảy phẩm Trợ đạo mà hành Bát-nhã ba-la-mật, nhưng không thấy Bát-nhã ba-la-mật cũng không thấy tên Bát-nhã ba-la-mật, không thấy Bồ-tát cũng không thấy danh hiệu Bồ-tát hành Bát-nhã ba-la-mật; thành tựu mười tám pháp Bất cộng, không thấy Bát-nhã ba-la-mật, không thấy tên Bát-nhã ba-la-mật, không thấy danh hiệu Bồ-tát. Bồ-tát thực hành Bát-nhã ba-la-mật là vượt qua hết tướng các pháp. Bồ-tát đạt được siêu việt rồi, không chấp thường cũng không chấp đoạn.
Phật bảo Tu-bồ-đề:
–Bồ-tát thực hành Bát-nhã ba-la-mật nên biết các pháp do danh tự và số lượng, có hiểu biết rồi không vướng vào sắc, thọ, tưởng, hành, thức; không vướng vào mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý; không vướng vào sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp; không vướng vào khổ, lạc; không vướng vào không khổ, không lạc; không vướng vào tánh hữu vi; không vướng vào tánh vô vi; không vướng vào Bố thí, Tŕ giới, Nhẫn nhục, Tinh tấn, Thiền định; cũng không vướng vào Đại trí độ; không vướng vào các tướng đẹp, không vướng vào thân Bồ-tát, không vướng vào năm Căn; không vướng vào Tuệ độ; không vướng vào thần thông độ; không vướng vào độ tuệ; không vướng vào nội ngoại không; không vướng vào sự có; không vướng vào sự có của không; không vướng vào sự giáo hóa chúng sinh; không vướng vào cõi Phật thanh tịnh, không vướng vào phương tiện quyền xảo. Do không thấy có pháp, nên không bị vướng vào pháp.
Phật bảo Tu-bồ-đề:
–Đại Bồ-tát thực hành Bát-nhã ba-la-mật, đối với các pháp không có sự nhập vào nên sáu pháp Ba-la-mật được tăng trưởng, bước vào địa vị Bồ-tát, vượt qua địa vị không thoái chuyển, đầy đủ thần thông đi khắp cõi Phật, giáo hóa chúng sinh, cúng dường lễ bái làm thanh tịnh cõi Phật, được gặp hết chư Phật, nương nơi chư Phật, ước muốn điều ǵ cũng được như ý. Bồ-tát nương nơi Phật Thế Tôn nghe pháp, đạt được các pháp Đà-la-ni, pháp Tam-muội, Chánh đẳng giác không bị gián đoạn.
Phật bảo Tu-bồ-đề:
–Bồ-tát thực hành Bát-nhã ba-la-mật nên biết tất cả các pháp như trên đều là danh tự.
Này Tu-bồ-đề! Ý ông nghĩ sao? Sắc, thọ, tưởng, hành, thức có phải Bồ-tát không? Mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý có phải Bồ-tát không? Nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức, ý thức là Bồ-tát không?
Tu-bồ-đề thưa:
–Bạch Thế Tôn! Không phải như vậy.
Phật hỏi:
–Ý ông thế nào? Địa, thủy, hỏa, phong, không, thức có phải là Bồ-tát không?
Tu-bồ-đề đáp:
–Bạch Thế Tôn! Không phải như vậy.
Phật hỏi:
–Si có phải là Bồ-tát không?... Hành, thức, danh sắc, lục nhập, cho đến xúc, giác, ái, thủ, hữu, sinh, lão tử là Bồ-tát không?
Tu-bồ-đề đáp:
–Bạch Thế Tôn! Không phải.
Phật hỏi Tu-bồ-đề:
–Ý ông nghĩ sao? Ngoài năm ấm, sáu trần, sáu t́nh, mười tám tánh, địa, thủy, hỏa, phong không ngoài mười hai nhân duyên có phải là Bồ-tát không?
Tu-bồ-đề đáp:
–Bạch Thế Tôn! Không phải.
Phật hỏi Tu-bồ-đề:
–Ý ông nghĩ sao? Năm ấm, mười hai nhân duyên có phải là Bồ-tát không?
Tu-bồ-đề:
–Bạch Thế Tôn! Không phải.
Phật dạy:
–Này Tu-bồ-đề! Ý ông nghĩ sao? Có phải ĺa như vậy là Bồ-tát không?
Tu-bồ-đề thưa:
–Bạch Thế Tôn! Không phải.
Phật bảo Tu-bồ-đề:
–Ông quán các pháp nghĩa đó như thế nào mà nói năm ấm, sáu trần, mười hai nhân duyên... không phải là Bồ-tát; cũng không ĺa năm ấm, sáu trần, mười hai nhân duyên... cũng là Bồ-tát?
Tôn giả Tu-bồ-đề bạch Phật:
–Bạch Thế Tôn! Con chưa bao giờ thấy có chúng sinh nay dựa vào đâu nói có Bồ-tát? Có phải năm ấm, sáu trần, mười hai nhân duyên là Bồ-tát, hay là ĺa năm ấm, sáu trần, mười hai nhân duyên là Bồ-tát? Như như cũng không phải là Bồ-tát, ĺa Như không phải là Bồ-tát, không có việc Như thế.
Thế Tôn tán thán Tu-bồ-đề:
–Lành thay, lành thay! Này Tu-bồ-đề, Bồ-tát khi học nên học không sự thấy, không thấy có chúng sinh, không thấy có Bát-nhã ba-la-mật.
Này Tu-bồ-đề! Ý ông nghĩ sao? Cho rằng năm ấm là thường mà nói là Bồ-tát chăng? Hay năm ấm vô thường mà cho là Bồ-tát? Cho năm ấm là ngã sở mà cho là Bồ-tát, hay không phải là ngã sở mà cho là Bồ-tát? Hay cho năm ấm, Không, Vô tướng, Vô nguyện mà nói là Bồ-tát?
Tu-bồ-đề bạch Phật:
–Bạch Thế Tôn! Không phải.
Phật bảo:
–Ĺa năm ấm, Không, Vô tướng, Vô nguyện là Bồ-tát chăng?
Tu-bồ-đề đáp:
–Bạch Thế Tôn! Không phải.
Phật bảo Tu-bồ-đề:
–Ông quan sát các nghĩa ấy như thế nào mà nói năm ấm, Không, Vô tướng, Vô nguyện, không phải là Bồ-tát, cũng không ĺa năm ấm, Không, Vô tướng, Vô nguyện là Bồ-tát chăng?
Tu-bồ-đề bạch Phật:
–Con chưa từng thấy năm ấm, nay v́ sao nói năm ấm là Bồ-tát? Con chưa từng thấy có thường, nay sao nói vô thường là Bồ-tát?
Tu-bồ-đề bạch Phật:
–Bạch Thế Tôn! Con chưa từng thấy có lạc, nay sao nói năm ấm khổ là Bồ-tát? Chưa từng thấy năm ấm, nay sao nói năm ấm vô ngã là Bồ-tát? Chưa từng thấy có người, nay sao nói năm ấm Không là Bồ-tát? Chưa từng thấy có tướng, tại sao nói năm ấm Vô tướng là Bồ-tát? Chưa từng thấy có nguyện, tại sao nói năm ấm Vô nguyện là Bồ-tát?
Bấy giờ Thế Tôn khen ngợi Tu-bồ-đề:
–Lành thay, lành thay! Đại Bồ-tát học từ năm ấm khởi lên Không, Vô tướng, Vô nguyện; không sự thấy, cũng không có sự chứng đắc. Bồ-tát thực hành Bát-nhã ba-la-mật nên học như vậy.
Phật bảo Tu-bồ-đề:
–Những lời ông vừa nói, ta không thấy pháp nào có Bồ-tát cả. Đúng như lời ông nói.
Này Tu-bồ-đề! Pháp pháp không thấy nhau, pháp không thấy pháp tánh, pháp tánh cũng không thấy Pháp; tánh năm ấm không thấy pháp tánh, tánh pháp tánh không thấy năm ấm, tánh sáu căn không thấy pháp tánh, pháp tánh không thấy sáu căn.
Phật bảo Tu-bồ-đề:
–Tánh hữu vi không thấy tánh vô vi, tánh vô vi không thấy tánh hữu vi; hữu vi không ĺa vô vi, vô vi không ĺa hữu vi.
Phật bảo Tu-bồ-đề:
–Bồ-tát nhận thức như thế nên thực hành Bát-nhã ba-la-mật th́ đối với các pháp không có sự thấy, không thấy các pháp, không có e ngại, cũng không lo sợ, không hối hận, không giải đãi. V́ sao? V́ không thấy năm ấm, không thấy nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý; không thấy sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp; không thấy dâm, nộ, si; không thấy mười hai nhân duyên; không thấy ta, của ta; không thấy biết, không thấy việc, không thấy ba cõi; không thấy Thanh văn, Bích-chi-phật cũng không thấy Bồ-tát và pháp Bồ-tát; không thấy Phật cũng không thấy Phật pháp; không thấy đạo cũng không thấy pháp nào cả nên không có sợ, không có lo, không có sợ sệt.
Tu-bồ-đề bạch Phật:
–Bạch Thế Tôn! Tại sao Bồ-tát không lo ngại sợ sệt?
Phật bảo Tu-bồ-đề:
–V́ Bồ-tát hiểu biết các pháp không thể nắm bắt cũng không thể thấy nên không lo sợ. Bồ-tát đối với các pháp nên học không có sự được, không có sự thấy, để hành Bát-nhã ba-la-mật cũng không thấy Bồ-tát, không thấy có tên gọi Bồ-tát, không thấy ý của Bồ-tát. Đó chính là việc học và hành của Bồ-tát.
Phẩm 10: HỌC
Bấy giờ, Tôn giả Tu-bồ-đề bạch Phật:
–Bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát muốn đầy đủ Bố thí ba-la-mật nên học Bát-nhã ba-la-mật, muốn đầy đủ Tŕ giới, Nhẫn nhục, Tinh tấn, Thiền định ba-la-mật cũng nên học Bát-nhã ba-la-mật.
Đại Bồ-tát muốn biết sắc, thọ, tưởng, hành, thức nên học Bát-nhã ba-la-mật; muốn biết sáu căn bên trong, bên ngoài nên học Bát-nhã ba-la-mật; muốn biết mười tám tánh, muốn tiêu diệt dâm, nộ, si, muốn diệt tưởng về ta, của ta nên học Bát-nhã ba-la-mật; muốn trừ nghi ngại, muốn trừ phạm giới, tà kiến, dâm dục trong ba cõi; muốn xả bỏ tập khí sáu trần; muốn trừ bốn cách ăn; muốn xả bỏ bốn vực nước sâu, bốn thứ ràng buộc, bốn điên đảo; muốn xả bỏ mười ác hạnh, làm mười thiện hạnh nên học Bát-nhã ba-la-mật.
Đại Bồ-tát muốn biết bốn Thiền, ba mươi bảy phẩm Trợ đạo, bốn Đẳng ý, mười tám pháp Bất cộng, nên học Bát-nhã ba-la-mật, muốn chứng đắc Tam-muội Học ý nên học Bát-nhã ba-la-mật, muốn biết bốn Thiền, bốn Không định, muốn được Tam-muội Sư tử du bộ, Tam-muội Sư tử phấn tấn; muốn được các Đà-la-ni, các Tam-muội như Tam-muội Thủ-lăng-nghiêm, Tam-muội Hải bảo, Tam-muội Nguyệt tràng, Tam-muội chư pháp Phổ chí, Tam-muội Quán ấn, Tam-muội Chân pháp tánh, Tam-muội Tác vô cấu tràng, Tam-muội Kim cang, Tam-muội chư pháp Sở nhập môn, Tam-muội Vương, Tam-muội Vương ấn, Tam-muội Lục tịnh, Tam-muội Nguyệt tràng, Tam-muội chư pháp Sở nhập chân biện tài, Tam-muội chư pháp Ngôn sở nhập chiếu thập phương, Tam-muội chư pháp Đà-la-ni môn ấn, Tam-muội Bất vong chư pháp, Tam-muội chư pháp đô tụ ấn, Tam-muội Hư không sở chỉ, Tam-muội Tịnh, Tam-muội Xứ, Tam-muội Bất khởi thần thông, Tam-muội Tác thượng tràng.
Bồ-tát muốn đạt được các Tam-muội này cùng các Tam-muội khác nên học Bát-nhã ba-la-mật.
Tu-bồ-đề bạch Phật:
–Đại Bồ-tát muốn làm cho chúng sinh mãn nguyện nên học Bát-nhã ba-la-mật. Bồ-tát muốn công đức đầy đủ, giữ ǵn đầy đủ công đức này, không đọa vào ác xứ, không sinh vào nhà ty tiện, không trụ vào La-hán, Bích-chi-phật, không làm Bồ-tát Đảnh tránh, nên học Bát-nhã ba-la-mật.
Tôn giả Xá-lợi-phất hỏi ngài Tu-bồ-đề:
–Bồ-tát Đảnh tránh thực hành như thế nào?
Tu-bồ-đề đáp:
–Đại Bồ-tát không dùng phương tiện quyền xảo để thực hành sáu pháp Ba-la-mật, cũng không dùng phương tiện quyền xảo để đạt Tam-muội Không, Vô tướng, Vô nguyện, cho nên rơi vào địa vị Thanh văn, Bích-chi-phật, cũng không thuận với Bồ-tát đạo. Đây chính là Bồ-tát Đảnh tránh.
Tôn giả Xá-lợi-phất hỏi ngài Tu-bồ-đề:
–V́ sao có tên là Bồ-tát Đảnh tránh?
Tu-bồ-đề đáp:
–Đó là pháp Ái. Vậy pháp Ái là những ǵ?
Bồ-tát thực hành Bát-nhã ba-la-mật đi vào năm ấm chấp lấy năm ấm Không, Vô tướng, Vô nguyện, đó là tùy thuận pháp ái. Đi vào năm ấm chấp lấy năm ấm không tịch, vô thường, khổ, không, vô ngã. Đây là pháp ái của Bồ-tát suy tính cho rằng nên diệt năm ấm, là không, là chứng, không phải chứng, là thành đạo, là chấp trước, là đoạn, là học tập, là không thể học tập, là Bồ-tát hành, là không phải Bồ-tát hành, là đạo, là phi đạo, đây là điều Bồ-tát học, đây là không phải sự học của Bồ-tát, đây là sáu pháp Ba-la-mật, đây không phải là sáu pháp Ba-la-mật, đây là phương tiện quyền xảo, không phải phương tiện quyền xảo. Đây là Bồ-tát thuận pháp ái.
Tôn giả Tu-bồ-đề hỏi Xá-lợi-phất:
–Bồ-tát hành Bát-nhã ba-la-mật đi vào trong pháp do suy tính phân biệt mà tùy thuận pháp ái.
Tôn giả Xá-lợi-phất hỏi Tu-bồ-đề –Thế nào là Bồ-tát tùy thuận đạo?
Tu-bồ-đề đáp:
–Bồ-tát thực hành Bát-nhã ba-la-mật không nên dùng nội không quán ngoại không, không dùng ngoại không quán nội không; không lấy nội ngoại không để quán không không, không lấy không không để quán nội ngoại không; không dùng không không để thấy đại không, không dùng đại không để quán không không; không dùng đại không để thấy tối đệ nhất không, tối đệ nhất không cũng không thấy đại không; đệ nhất không cũng không quán hữu vi không, hữu vi không cũng không quán đệ nhất không, cũng không dùng hữu vi không để quán vô vi không, không dùng vô vi không để quán hữu vi không; không dùng vô vi không để quán vô biên tế không, không dùng vô biên tế không để quán tác không; tác không cũng không quán tánh không, tánh không cũng không quán tác không, tác không cũng không quán tự không, tự không cũng không quán tánh không, tự không cũng không quán pháp không, không dùng các pháp không để quán tự không; các pháp không cũng không quán vô không, vô không cũng không quán pháp không; các pháp không không quán hữu không, hữu không cũng không quán vô không; hữu không cũng không quán vô hữu không, vô hữu không cũng không quán hữu không.
Xá-lợi-phất! Bồ-tát thực hành pháp quán Bát-nhã ba-la-mật, liền hướng thượng khế hợp với đạo Bồ-tát.
Lại nữa, Xá-lợi-phất! Bồ-tát thực hành việc học Bát-nhã ba-la-mật như vậy th́ không niệm năm ấm, không có cống cao, không niệm nhãn, nhỉ, tỷ, thiệt, thân, ý; không niệm sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp; không niệm sáu pháp Ba-la-mật, cho đến không niệm mười tám pháp Bất cộng, cũng không tự cao. Thực hành việc học Bát-nhã ba-la-mật cũng không có niệm; đạo ý vi diệu không ǵ bằng, cũng không có niệm, không tự cao, tại v́ sao? V́ do ý chẳng phải ý, nên tánh của ý rộng lớn mà thanh tịnh.
Xá-lợi-phất hỏi Tu-bồ-đề:
–Thế nào gọi là tánh của ý rộng lớn mà thành tịnh?
Tu-bồ-đề đáp:
–Đối với dâm, nộ, si không hợp cũng không ĺa; đối với trần lao không hợp cũng không ĺa; đối với ác hạnh và sáu mươi hai kiến không hợp cũng không ĺa; đối với Thanh văn, Bích-chi-phật, ý cũng không hợp không ĺa. Đây là tánh ý của Bồ-tát rộng lớn mà thanh tịnh.
Xá-lợi-phất lại hỏi:
–Nói ý là có, lời nói này có ý hay không có ý?
Tu-bồ-đề hỏi lại:
–Khi ý không có chỗ niệm th́ có ý hay không có ý có thể đắc, có thể thấy, có thể biết được không?
Xá-lợi-phất đáp:
–Không thể đắc, không thể thấy, không thể biết.
Tôn giả Tu-bồ-đề nói với Xá-lợi-phất:
–Nếu lúc ý không khởi niệm th́ không thấy có ý cũng không thấy vô ý, không thể đắc cũng không thể thấy, cho nên được thanh tịnh.
Xá-lợi-phất hỏi Tu-bồ-đề:
–Những ǵ là ý vô ý?
Tu-bồ-đề đáp:
–Đối với các pháp không tạo tác, không khởi niệm chính là Ý vô ý.
Xá-lợi-phất lại hỏi:
–Vô vi vô tác cũng là ý phải không? Cho đến đạo th́ vô vi vô tác cũng là ý phải không?
Tu-bồ-đề đáp:
–Đúng vậy, đúng vậy! Như lời ông hỏi.
Xá-lợi-phất khen ngợi ngài Tu-bồ-đề và nói:
–Lành thay, lành thay! Tôn giả Tu-bồ-đề đúng là con Phật, từ nơi Phật sinh ra, từ nơi pháp hóa sinh, đây là thí pháp không phải là thí theo dục, tùy chỗ chứng đắc. Tôn giả đã thuyết pháp, đúng như Phật khen, là bậc ưa thích nơi vắng lặng, đạt tịch tĩnh đệ nhất.
Đại Bồ-tát nên thực hành Bát-nhã ba-la-mật như vậy th́ đạt được quả vị không thoái chuyển, vĩnh viến không rời Bát-nhã ba-la-mật.
Bồ-tát muốn học hỏi để biết quả vị Thanh văn, Bích-chi-phật nên cầu học Bát-nhã ba-la-mật, nên đọc tụng, học tập, thọ tŕ.
Muốn học địa vị Bồ-tát nên học Bát-nhã ba-la-mật, nói đủ giáo pháp ba thừa nên các Đại Bồ-tát, Thanh văn, Bích-chi-phật đều nương vào đây để học.
Phẩm 11: BẢN VÔ
Bấy giờ Tôn giả Tu-bồ-đề bạch Phật:
–Bạch Thế Tôn! Bồ-tát thực hành Bát-nhã ba-la-mật, con không biết có Bồ-tát cũng không thấy có Bồ-tát. Vậy, v́ hàng Bồ-tát nào mà nói thực hành Bát-nhã ba-la-mật, nên dạy ai? Con không thấy gốc ngọn các pháp, làm sao sẽ v́ Bồ-tát mà đặt tên gọi rồi nói là Bồ-tát?
Bạch Thế Tôn! Tên gọi này chẳng trụ cũng chẳng không trụ. V́ sao? V́ tên gọi này chẳng thể thấy, cũng không thể nắm bắt được.
Bạch Thế Tôn! Con cũng không thấy gốc ngọn của năm ấm th́ làm sao con đặt tên gọi cho Bồ-tát.
Thế nên, bạch Thế Tôn! Tên gọi không trụ cũng không không trụ.
Bạch Thế Tôn! Con cũng không thấy gốc ngọn của sáu căn, làm sao v́ Bồ-tát mà đặt tên, v́ tên gọi này chẳng trụ cũng chẳng không trụ. V́ sao? V́ tên gọi nầy không thể thấy, không thể biết, làm sao đặt tên gọi cho hàng Bồ-tát? V́ tên gọi đó không thể thấy cũng không thể biết, v́ tên gọi đó không trụ cũng chẳng không trụ.
Bạch Thế Tôn! Con cũng không thấy gốc ngọn của mười tám tánh, mười hai nhân duyên.
Bạch Thế Tôn! Con cũng không thấy nguồn gốc sinh diệt của mười hai nhân duyên; cũng không thấy gốc ngọn của dâm, nộ, si; không thấy gốc ngọn của sáu mươi hai kiến; không thấy gốc ngọn của sáu pháp Ba-la-mật; không thấy gốc ngọn của ngã; không thấy người cũng không thấy tuổi thọ; không thấy mạng của chúng sinh; không thấy gốc ngọn của ba mươi bảy phẩm Trợ đạo, Không, Vô tướng, Vô nguyện; bốn Thiền, bốn Đẳng, bốn Thiền vô h́nh, cho đến không thấy gốc ngọn của niệm Phật, Pháp, Tăng, giới, thí, thiên; niệm sổ tức, niệm chết; cũng không thấy gốc ngọn của mười tám pháp của Phật.
Bạch Thế Tôn! Năm ấm như mộng, như tiếng vang, như bóng, như huyễn, như quáng nắng, không thể nắm bắt gốc ngọn; tịch tĩnh không sinh không diệt, không có gốc ngọn; không có gốc ngọn của không chấp thường, không đoạn và gốc ngọn của chân như, pháp chân tế của pháp tánh, tất cả đều không thấy được.
Bạch Thế Tôn! Con không thấy gốc ngọn của các pháp thiện, ác, hữu vi, vô vi, hữu lậu, vô lậu.
Bạch Thế Tôn! Con không thấy gốc ngọn các pháp quá khứ, hiện tại, vị lai. Con không thấy gốc ngọn của các pháp không quá khứ, không hiện tại, không vị lai. Con không thấy gốc ngọn của Thế Tôn, không thấy gốc ngọn của hằng hà sa cõi nước khắp mười phương các Đức Như Lai Vô Sở Trước Chánh Đẳng Giác cùng các đệ tử và chúng Bồ-tát.
Bạch Thế Tôn! Gốc ngọn các pháp nói trên không thể nắm bắt được, không thể thấy, vậy nên dạy hàng Bồ-tát thế nào? Nên v́ ai mà thuyết Bát-nhã ba-la-mật? Tên gọi này chẳng trụ cũng chẳng phải chẳng trụ, tên gọi này không thể biết được, không thể nắm bắt cũng không thể thấy. Như vậy, tên gọi này không trụ cũng không không trụ. Tại sao v́ hàng Bồ-tát mà lập tên gọi? Tại sao? V́ tên gọi các pháp không thể thấy cũng không thể nắm bắt.
Bạch Thế Tôn! Các Bồ-tát do tập hợp và số mà tạo tên gọi các pháp, cũng không tạo ra tên gọi. Các pháp như năm ấm, mười tám tánh, mười hai xứ, ba mươi bảy phẩm Trợ đạo, mười tám pháp Bất cộng cũng không tạo các tên gọi.
Bạch Thế Tôn! Các pháp như mộng, tiếng vang, ánh sáng, quáng nắng, biến hóa, gọi là hư không.
Bạch Thế Tôn! Đất, nước, gió, lửa không cũng không có người tạo danh tự. Nói giới, định, giải thoát, giải thoát tri kiến trên đây cũng không tạo tên gọi. Nói thiện, ác, thường, vô thường, khổ, lạc, hữu ngã; nói tịch, tịch tĩnh, sở hữu, vô sở hữu, các tên ấy không cùng tạo ra cho nên con hồ nghi. V́ sao? Gốc ngọn các pháp không thể thấy được, làm sao v́ Bồ-tát mà tạo ra tên gọi.
Bạch Thế Tôn! Tên gọi không trụ pháp tánh. V́ sao? V́ tên gọi không thật có, không thể nắm bắt được, nên tên gọi này không trụ cũng chẳng không trụ. Nếu Đại Bồ-tát nghe và thực hành Bát-nhã ba-la-mật đúng lời dạy, th́ không oán, không hối hận, không giải đãi, không lo lắng, không sợ sệt. Đây chính là Bồ-tát an trụ chắc chắn vào quả vị không thoái chuyển, trụ vào nơi không chỗ trụ.
Lại nữa, Bạch Thế Tôn! Bồ-tát thực hành Bát-nhã ba-la-mật th́ không nên trụ vào sắc, thọ, tưởng, hành, thức; cũng không nên trụ vào nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý; không nên trụ vào sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp; không nên trụ vào sáu thức; không nên trụ vào sáu xúc; không nên trụ vào sáu thọ; không nên trụ vào địa, thủy, hỏa, phong, không, thức; không nên trụ vào mười hai nhân duyên. V́ sao? V́ sắc, thọ, tưởng, hành, thức đều là không.
Bạch Thế Tôn! Nếu năm ấm là không th́ không phải năm ấm, nếu năm ấm không rời không, không cũng không ĺa năm ấm th́ không chính là năm ấm, năm ấm chính là không.
Đúng vậy, bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát thực hành Bát-nhã ba-la-mật không nên trụ vào năm ấm, cho đến trụ vào mười hai nhân duyên. V́ sao? V́ không của mười hai nhân duyên, mười hai nhân duyên chính là không, không chính là mười hai nhân duyên.
Bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát thực hành Bát-nhã ba-la-mật, không nên trụ vào ba mươi bảy phẩm Trợ đạo, cho đến mười tám pháp Bất cộng của Phật. Mười tám pháp Bất cộng của Phật cũng không ĺa không, không là mười tám pháp, mười tám pháp tức là không, cho nên không trụ vào nơi đó.
Bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát hành Bát-nhã ba-la-mật không nên trụ vào sáu pháp Ba-la-mật. V́ sao? V́ sáu pháp Ba-la-mật là Không, nếu trụ vào th́ không phải sáu pháp Ba-la-mật. Sáu pháp Ba-la-mật không rời không, không cũng không rời sáu pháp Ba-la-mật. Bồ-tát không nên trụ vào sáu pháp Ba-la-mật.
Bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát thực hành Bát-nhã ba-la-mật không trụ vào tên gọi và số, không trụ vào tên gọi số nhiều hay số ít. V́ sao? V́ tên gọi và số đều là không.
Bạch Thế Tôn! Bồ-tát thực hành Bát-nhã ba-la-mật không nên trụ vào thần thông. V́ sao? V́ thần thông chính là không, không chính là thần thông.
Bạch Thế Tôn! Bồ-tát hành Bát-nhã ba-la-mật, đối với vô thường của sắc, thọ, tưởng, hành, thức không nên trụ vào đó. V́ vô thường là không. Giả như nói vô thường không phải là không th́ Không không phải vô thường. Không cũng không rời vô thường, vô thường chính là không, không chính là vô thường, Bồ-tát không nên trụ vào đó. Bồ-tát không nên trụ vào khổ của năm ấm, vô ngã của năm ấm, không nên trụ vào không của năm ấm, không nên trụ vào tịch tĩnh của năm ấm.
Bạch Thế Tôn! Bồ-tát thực hành Bát-nhã ba-la-mật không trụ vào trong như như, vào pháp, pháp tánh, không trụ vào chân tế.
Bạch Thế Tôn! Bồ-tát thực hành Bát-nhã ba-la-mật không trụ vào các pháp Tam-muội, các pháp Đà-la-ni.
Bạch Thế Tôn! Bồ-tát không có phương tiện quyền xảo nên tạo ra tưởng về ngã rồi chấp vào năm ấm. Tuy có theo năm ấm để nhận lấy Bát-nhã ba-la-mật nhưng không thuận Bát-nhã ba-la-mật, không đầy đủ Bát-nhã ba-la-mật, không có năng lực phát sinh trí Nhất thiết.
Bạch Thế Tôn! Bồ-tát thực hành Bát-nhã ba-la-mật chấp trước vào tướng về ngã, trụ vào các pháp Đà-la-ni, Tam-muội, dùng tưởng mà phân biệt mong cầu các môn Tam-muội Đà-la-ni. Tuy có thọ tŕ Bát-nhã ba-la-mật, nhưng không tương ưng, không tùy thuận Bát-nhã ba-la-mật, không được đầy đủ Bát-nhã ba-la-mật, không có năng lực phát sinh trí Nhất thiết. V́ sao? V́ không chấp thủ vào sắc, thọ, tưởng, hành, thức; không chấp thủ năm ấm chính là không phải năm ấm. Tại v́ sao? V́ tánh của nó vốn là không; đối với các pháp Đàla-ni, các pháp Tam-muội cũng không chấp thủ th́ không phải Đàla-ni Tam-muội, v́ tánh này vốn không; cho đến Bát-nhã ba-la-mật cũng không chấp thủ, v́ bản tánh vốn là không.
Đại Bồ-tát hành Bát-nhã ba-la-mật nên quán các pháp là tánh không, tuy quán các pháp nhưng không chấp trước. Đó gọi là Tam-muội Không sự chấp thủ của Đại Bồ-tát, có công dụng tích tụ công năng to lớn vi diệu mà các A-la-hán, Bích-chi-phật không thể sánh bằng; không chấp thủ vào trí Nhất thiết, cho đến nội ngoại không, hữu vô không cũng không chấp thủ. Tại v́ sao? V́ không theo tướng để hành. V́ sao? V́ hành theo tướng là cấu. Những ǵ là tướng? Tướng năm ấm, tướng Tam-muội đều là tướng cấu, nên sự tạo tác là thủ, sự tạo tác là niệm. Nếu không như vậy th́ ngoại đạo Tiên ni hoàn toàn không tin vào trí Nhất thiết trí. Họ tin vào những ǵ? Tin vào Bát-nhã ba-la-mật không chấp tướng, tin vào giải thoát, tu tập quán sát chỗ tương ưng của nó, không chấp tướng cũng không chấp vô tướng. Làm như vậy mà không chấp thủ tướng, th́ ngoại đạo Tiên ni liền được tín giải chắc chắn, liền đạt được Tuệ không tánh, không còn chấp thủ thọ, tưởng, hành, thức. V́ sao? V́ thấy hiểu các pháp là tướng không. V́ không lệ thuộc vào bên trong và bên ngoài mà thấy tuệ, không ĺa các sự việc bên trong và bên ngoài mà thấy tuệ. V́ sao? V́ không thấy các pháp có sự hiểu biết, không lệ thuộc vào bên trong năm ấm mà thấy tuệ; không lệ thuộc vào bên ngoài năm ấm mà thấy tuệ; không ĺa năm ấm mà thấy tuệ. Do nhân duyên này mà ngoại đạo được hiểu, được hiểu rồi liền phát lòng tin vào trí Nhất thiết.
Nghĩa là do tin các pháp như trên mà chứng đắc nhưng không có thấy các pháp. Tiên ni được giải thoát, như vậy đối với các pháp không có thọ, không có tưởng, không có niệm. Pháp này không có người được, không có người thọ nhận, không có người giải thoát. Pháp này chẳng thọ cũng chẳng giữ ǵn, không có chỗ đạt được, không có niệm, tất cả đều không niệm vậy.
Bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát làm thế nào để thông đạt Bát-nhã ba-la-mật và qua lại hai bờ dễ dàng? Do không chấp thủ đối với các pháp nên không chấp thủ sắc, thọ, tưởng, hành, thức. Do không chấp thủ các pháp, nên không chấp thủ Tam-muội Đà-la-ni. Do không chấp thủ các pháp cho nên không chấp thủ vào đầy đủ ba mươi bảy phẩm Trợ đạo, mười Lực của Phật, mười tám pháp Bất cộng, cho đến Trung đạo Niết-bàn. V́ sao? V́ ba mươi bảy phẩm chẳng phải là ba mươi bảy phẩm, cho đến mười tám pháp chẳng phải là mười tám pháp. Đó là pháp chẳng phải là pháp cũng chẳng phải phi pháp. Đó là Đại Bồ-tát thực hành Bát-nhã ba-la-mật không chấp thủ năm ấm.
Bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát thực hành Bát-nhã ba-la-mật nên quán như vầy: “Nói thế nào là đúng Bát-nhã ba-la-mật này? Bát-nhã ba-la-mật này là ǵ? Ai có Bát-nhã ba-la-mật?” Bồ-tát hành Bát-nhã ba-la-mật nên có ý nghĩ: “Lời nói không thể nắm bắt được, pháp không thể thấy, pháp không phải là Bát-nhã ba-la-mật.” Ngay khi ấy, Xá-lợi-phất hỏi Tôn giả Tu-bồ-đề:
–Thưa Hiền giả! Những pháp nào là không thể nắm bắt được, cũng không thể thấy?
Tu-bồ-đề đáp:
–Bát-nhã ba-la-mật không thể nắm bắt được cũng không thể thấy. Thiền định, Tinh tấn, Nhẫn nhục, Tŕ giới, Bố thí ba-la-mật không thể nắm bắt được cũng không thể thấy. Ngoại không, nội không và hữu vô không, năm ấm không thể nắm bắt thấy được; ba mươi bảy phẩm Trợ đạo, mười tám pháp, thần thông cũng không có cũng không thấy được; pháp tánh, pháp trụ, chân tế, trí Nhất thiết của Phật cũng không có, không thấy được; nội ngoại không, hữu vô không đều là không vậy.
Này Xá-lợi-phất! Đại Bồ-tát hành Ba-la-mật, nếu quán như vậy, suy nghĩ như vậy th́ ý không mệt mỏi, không nhàm chán, không lo, không sợ. Nên biết, đây là Bồ-tát không rời Trí tuệ ba-la-mật.
Xá-lợi-phất hỏi Tôn giả Tu-bồ-đề:
–Tại sao biết Bồ-tát không rời Trí tuệ ba-la-mật?
Tu-bồ-đề đáp:
–Như tướng mạo của sắc là ĺa sắc; như tướng mạo của thọ, tưởng, hành, thức là ĺa thọ, tưởng, hành, thức; như tướng mạo Bố thí ba-la-mật th́ ĺa Bố thí ba-la-mật, cho đến tướng mạo Bát-nhã ba-la-mật cũng ĺa Bát-nhã ba-la-mật; mười tám pháp Bất cộng của Phật cho đến chân tế cũng đều như vậy.
Xá-lợi-phất hỏi Tu-bồ-đề:
–Tướng mạo năm ấm là những ǵ? Tướng mạo sáu pháp Ba-la-mật, mười tám pháp Bất cộng là những loại nào? Tướng mạo pháp tánh và chân tế là những ǵ?
Tu-bồ-đề nói:
–Năm ấm không thật có tướng mạo, sáu pháp Ba-la-mật, mười tám pháp Bất cộng, chân tế cũng không thật có tướng mạo, nó không thuộc vào loại nào.
Xá-lợi-phất! Do vậy nên biết, tướng mạo năm ấm th́ ĺa năm ấm, như tướng mạo sáu pháp Ba-la-mật th́ ĺa sáu pháp Ba-la-mật, cho đến chân tế cũng như vậy. Năm ấm ĺa tướng năm ấm, cho đến chân tế cũng ĺa tướng của nó, tướng cũng ĺa chân tế của nó.
Xá-lợi-phất hỏi Tu-bồ-đề:
–Đại Bồ-tát nương vào chỗ này mà sinh trí Nhất thiết phải không?
Tu-bồ-đề đáp:
–Câu hỏi của ông không có ǵ lạ. V́ sao? V́ các pháp không chỗ xuất cũng không chỗ sinh.
Xá-lợi-phất lại hỏi:
–Tại sao các pháp không có chỗ sinh không có chỗ xuất?
Tu-bồ-đề đáp:
–Năm ấm là không cho nên không thấy nó xuất cũng không thấy nó sinh. Bát-nhã ba-la-mật, mười tám pháp Bất cộng của Phật, chân tế cũng không thấy nó xuất cũng không thấy nó sinh. Đại Bồ-tát học và thực hành Bát-nhã ba-la-mật như vậy th́ dần dần đạt được trí Nhất thiết, gần được trí Nhất thiết th́ đạt được thân ý đều thanh tịnh; thân ý thanh tịnh rồi th́ không còn dâm, nộ, si; tâm ý hung bạo, ý tham không còn sinh nữa, ý không còn sáu mươi hai tà kiến, không còn sinh trong thai mẹ, thường được hóa sinh, từ cõi Phật này đến cõi Phật kia giáo hóa chúng sinh làm thanh tịnh cõi Phật, đến lúc thành bậc Chánh đẳng giác cũng không rời chư Phật, Thế Tôn.
Xá-lợi-phất! Đại Bồ-tát thực hành Bát-nhã ba-la-mật nên học và thực hành như vậy.
KINH PHÓNG QUANG BÁT-NHÃ
|