KINH PHÓNG QUANG BÁT-NHÃ
Hán dịch: Đời Tây Tấn, Tam tạng Vô-la-xoa, người nước Vu Điền.
QUYỂN 10
Phẩm 45: ĐẲNG
Ngài Tu-bồ-đề bạch Phật:
–Bạch Thế Tôn! Bát-nhã ba-la-mật không có giới hạn.
Phật đáp:
–Hữu không không có ranh giới.
Tu-bồ-đề thưa:
–Bạch Thế Tôn! Ba-la-mật b́nh đẳng.
Đáp:
–Các Pháp đều b́nh đẳng.
Tu-bồ-đề thưa:
–Bạch Thế Tôn! Ba-la-mật vắng lặng.
Đáp:
–Thường không có tự tánh.
Tu-bồ-đề thưa:
–Bạch Thế Tôn! Ba-la-mật không ai có thể bẻ gãy được.
Đáp:
–Các Pháp không có sự đắc.
Tu-bồ-đề thưa:
–Bạch Thế Tôn! Các pháp Ba-la-mật đều không.
Đáp:
–Cũng không có văn tự, cũng không có tên gọi.
Tu-bồ-đề thưa:
–Bạch Thế Tôn! Ba-la-mật đều không.
Đáp:
–Sự hô hấp vào ra không thể thấy.
Tu-bồ-đề thưa:
–Bạch Thế Tôn! Ba-la-mật không có tạo tác.
Đáp:
–Không có hiểu biết cũng không có hành động.
Tu-bồ-đề thưa:
–Bạch Thế Tôn! Ba-la-mật không có văn tự.
Đáp:
–Thọ, tưởng, niệm không thể thấy.
Tu-bồ-đề thưa:
–Bạch Thế Tôn! Ba-la-mật không có đi.
Đáp:
–Các pháp không có đến.
Tu-bồ-đề thưa:
–Bạch Thế Tôn! Ba-la-mật không có bằng nhau.
Đáp:
–Các pháp không có sự nhận lấy.
Tu-bồ-đề thưa:
–Bạch Thế Tôn! Ba-la-mật mất hết.
Đáp:
–V́ các pháp luôn tận cùng.
Tu-bồ-đề thưa:
–Bạch Thế Tôn! Ba-la-mật không phát sinh.
Đáp:
–Các Pháp không có sinh.
Tu-bồ-đề thưa:
–Bạch Thế Tôn! Ba-la-mật không có yếu tố hành động.
Đáp:
–Không có tác giả.
Tu-bồ-đề thưa:
–Bạch Thế Tôn! Ba-la-mật không có trí.
Đáp:
–Trí ấy không thể thấy được.
Tu-bồ-đề thưa:
–Bạch Thế Tôn! Ba-la-mật không có chỗ vượt qua Tu-bồ-đề thưa:
–Đáp:
–T́m sinh tử không thể thấy.
Tu-bồ-đề thưa:
–Bạch Thế Tôn! Ba-la-mật không bị đánh bại.
Đáp:
–Các Pháp không bị phá hoại.
Tu-bồ-đề thưa:
–Bạch Thế Tôn! Ba-la-mật như mộng.
Đáp:
–Những việc trong giấc mộng không thể thấy được.
Tu-bồ-đề thưa:
–Bạch Thế Tôn! Ba-la-mật như tiếng vang.
Đáp:
–Không có âm thanh để nghe.
Tu-bồ-đề thưa:
–Bạch Thế Tôn! Ba-la-mật như cái bóng.
Đáp:
–Bóng dáng không thể thấy.
Tu-bồ-đề thưa:
–Bạch Thế Tôn! Ba-la-mật như sóng nắng.
Đáp:
–Như dòng nước không thể nắm bắt được.
Tu-bồ-đề thưa:
–Bạch Thế Tôn! Ba-la-mật như huyễn.
–Việc ảo thuật không thể nắm bắt được.
Tu-bồ-đề thưa:
–Bạch Thế Tôn! Ba-la-mật không bám víu.
Đáp:
–Đầu mối không thể thấy được.
–Bạch Thế Tôn! Ba-la-mật không thể đoạn.
Đáp:
–Không có đầu mối.
–Bạch Thế Tôn! Ba-la-mật không ra ngoài.
Đáp:
–Không có chỗ sơ hở.
Tu-bồ-đề thưa:
–Bạch Thế Tôn! Ba-la-mật không có hý luận.
Đáp:
–Các pháp hý luận đều đã dứt hết.
–Bạch Thế Tôn! Ba-la-mật không tự cao.
Đáp:
–Các sự tự cao đều bị diệt hết.
–Bạch Thế Tôn! Ba-la-mật không thoái chuyển.
Đáp:
–Pháp tánh thường trụ.
Tu-bồ-đề thưa:
–Bạch Thế Tôn! Ba-la-mật không có trụ.
Đáp:
–Xét kỹ ra các pháp bằng nhau như vậy.
Tu-bồ-đề thưa:
–Bạch Thế Tôn! Ba-la-mật không có chỗ bám.
Đáp:
–Các pháp không có nhớ nghĩ.
–Bạch Thế Tôn! Ba-la-mật tĩnh lặng.
Đáp:
–Các pháp tưởng, hành không thể thấy.
Tu-bồ-đề thưa:
–Bạch Thế Tôn! Ba-la-mật không có dâm dục.
Đáp:
–Dâm dục không thể thấy.
Tu-bồ-đề thưa:
–Bạch Thế Tôn! Ba-la-mật không có si mê.
Đáp:
–Diệt trừ sự tối tăm.
Tu-bồ-đề thưa:
–Bạch Thế Tôn! Ba-la-mật không có cấu bẩn.
Đáp:
–Không còn ngờ vực ǵ nữa.
Tu-bồ-đề thưa:
–Bạch Thế Tôn! Ba-la-mật chẳng phải chúng sinh.
Đáp:
–Không có chúng sinh.
Tu-bồ-đề thưa:
–Bạch Thế Tôn! Ba-la-mật không có chỗ từ bỏ.
Đáp:
–Các Pháp không có nơi chốn.
Tu-bồ-đề thưa:
–Bạch Thế Tôn! Ba-la-mật hai bờ không diệt.
Đáp:
–Xa ĺa các ranh giới.
Tu-bồ-đề thưa:
–Bạch Thế Tôn! Ba-la-mật không có phá hoại. –Các pháp không có thọ nhận.
Tu-bồ-đề thưa:
–Bạch Thế Tôn! Ba-la-mật không có chỗ so sánh.
Đáp:
–Đã vượt qua địa vị Thanh văn, Bích-chi-phật.
Tu-bồ-đề thưa:
–Bạch Thế Tôn! Ba-la-mật không có chỗ phân biệt.
Đáp:
–Các pháp không có lựa chọn.
Tu-bồ-đề thưa:
–Bạch Thế Tôn! Ba-la-mật không có giới hạn.
Đáp:
–Các pháp không có tướng b́nh đẳng.
Tu-bồ-đề thưa:
–Bạch Thế Tôn! Ba-la-mật là hư không.
Đáp:
–Các pháp không thể tính kể.
Tu-bồ-đề thưa:
–Bạch Thế Tôn! Ba-la-mật vô thường.
Đáp:
–Các pháp hư hoại tan nát.
Tu-bồ-đề thưa:
–Bạch Thế Tôn! Ba-la-mật là khổ.
Đáp:
–Các pháp không có bè đảng chiến đấu với sư tử.
Tu-bồ-đề thưa:
–Bạch Thế Tôn! Ba-la-mật vô ngã.
Đáp:
–Các pháp không có chỗ vào.
–Bạch Thế Tôn! Ba-la-mật là không.
Đáp:
–Các pháp không thể thấy.
Tu-bồ-đề thưa:
–Bạch Thế Tôn! Ba-la-mật không có tưởng.
Đáp:
–Các pháp không có sinh ra.
Tu-bồ-đề thưa:
–Bạch Thế Tôn! Ba-la-mật nội không.
Đáp:
–Các pháp nội không không thể được.
Tu-bồ-đề thưa:
–Bạch Thế Tôn! Ba-la-mật ngoại không.
Đáp:
–Các pháp ngoại không không thể thấy.
Tu-bồ-đề thưa:
–Bạch Thế Tôn! Ba-la-mật nội ngoại không.
Đáp:
–Pháp nội ngoại không không thể thấy.
Tu-bồ-đề thưa:
–Bạch Thế Tôn! Ba-la-mật không không.
Đáp:
–Pháp không không không thể thấy.
Tu-bồ-đề thưa:
–Bạch Thế Tôn! Ba-la-mật Đại không.
Đáp:
–Các pháp không thể thấy.
Tu-bồ-đề thưa:
–Bạch Thế Tôn! Ba-la-mật cứu cánh không. –Pháp vô vi, không thể thấy được.
Tu-bồ-đề thưa:
–Bạch Thế Tôn! Ba-la-mật hữu vi không.
Đáp:
–Pháp hữu vi không, không thể thấy được. Tu-bồ-đề thưa:
–Bạch Thế Tôn! Ba-la-mật thường không.
Đáp:
–Pháp thường không không thể thấy.
Tu-bồ-đề thưa:
–Bạch Thế Tôn! Ba-la-mật là không của chẳng có bờ.
Đáp:
–Pháp của chẳng có bờ không thể thấy.
Tu-bồ-đề thưa:
–Bạch Thế Tôn! Ba-la-mật là không của sự tạo tác.
Đáp:
–Sự tạo tác không thể thấy.
Tu-bồ-đề thưa:
–Bạch Thế Tôn! Ba-la-mật tánh không.
Đáp:
–Tánh của pháp hữu vi không thể thấy.
Tu-bồ-đề thưa:
–Bạch Thế Tôn! Các pháp Ba-la-mật là không.
Đáp:
–Pháp nội ngoại không, không thể thấy.
Tu-bồ-đề thưa:
–Bạch Thế Tôn! Tự tướng ba-la-mật là không.
Đáp:
–Tự tướng vắng lặng.
–Bạch Thế Tôn! Ba-la-mật là không hữu vô không.
Đáp:
–Hữu vô không không thể nắm bắt.
Tu-bồ-đề thưa:
–Bạch Thế Tôn! Ba-la-mật là bốn Niệm xứ.
Đáp:
–Thân, thọ, ý, pháp không thấy được.
Tu-bồ-đề thưa:
–Bạch Thế Tôn! Ba-la-mật là bốn Chánh cần.
Đáp:
–Pháp thiện ác không thể thấy.
Tu-bồ-đề thưa:
–Bạch Thế Tôn! Ba-la-mật là thần thông.
Đáp:
–Bốn Thần túc không thể thấy.
Tu-bồ-đề thưa:
–Bạch Thế Tôn! Ba-la-mật là năm Căn.
Đáp:
–Năm Căn không thể thấy.
Tu-bồ-đề thưa:
–Bạch Thế Tôn! Ba-la-mật là năm Lực.
Đáp:
–Năm Lực không thể thấy được.
Tu-bồ-đề thưa:
–Bạch Thế Tôn! Bảy Giác ý là Ba-la-mật.
Đáp:
–Bảy Giác ý không thể thấy được.
Tu-bồ-đề thưa:
–Bạch Thế Tôn! Tám Chánh đạo là Ba-la-mật.
–Tám Chánh đạo không thể thấy được.
Tu-bồ-đề thưa:
–Bạch Thế Tôn! Ba-la-mật là Vô nguyện.
Đáp:
–Nguyện không thể thấy được.
Tu-bồ-đề thưa:
–Bạch Thế Tôn! Ba-la-mật là không.
Đáp:
–Pháp không vắng lặng, không thể thấy được.
Tu-bồ-đề thưa:
–Bạch Thế Tôn! Ba-la-mật là Vô tướng.
Đáp:
–Sự tịch tĩnh không thể thấy.
Tu-bồ-đề thưa:
–Bạch Thế Tôn! Tám bối xả (tám giải thoát) là Ba-la-mật.
Đáp:
–Tám giải thoát không thể thấy được.
Tu-bồ-đề thưa:
–Bạch Thế Tôn! Định là Ba-la-mật.
Đáp:
–Chín thứ tự thiền định không thể thấy được.
Tu-bồ-đề thưa:
–Bạch Thế Tôn! Bố thí là Ba-la-mật.
Đáp:
–Sự ganh ghét không thể thấy được.
Tu-bồ-đề thưa:
–Bạch Thế Tôn! Giới là Ba-la-mật.
Đáp:
–Ác giới không thể thấy được.
–Bạch Thế Tôn! Nhẫn nhục là Ba-la-mật.
Đáp:
–Nhẫn nhục không thể thấy được.
Tu-bồ-đề thưa:
–Bạch Thế Tôn! Tinh tấn là Ba-la-mật. Đáp:
–Tinh tấn giải đãi không thể thấy được.
Tu-bồ-đề thưa:
–Bạch Thế Tôn! Thiền định là Ba-la-mật.
Đáp:
–Định do loạn không thể thấy được.
Tu-bồ-đề thưa:
–Bạch Thế Tôn! Trí tuệ là Ba-la-mật.
Đáp:
–Ác trí và Tuệ không thể thấy được.
Tu-bồ-đề thưa:
–Bạch Thế Tôn! Mười Lực là Ba-la-mật.
Đáp:
–Các pháp không thể điều phục được.
Tu-bồ-đề thưa:
–Bạch Thế Tôn! Dõng mãnh là Ba-la-mật.
Đáp:
–Trí tuệ thông hiểu sự việc không thể thấy được.
Tu-bồ-đề thưa:
–Bạch Thế Tôn! Trí phân biệt là Ba-la-mật.
Đáp:
–Tất cả tuệ không có ngại.
Tu-bồ-đề thưa:
–Bạch Thế Tôn! Phật pháp là Ba-la-mật.
–Vượt lên khỏi các pháp.
Tu-bồ-đề thưa:
–Bạch Thế Tôn! Như Lai là Ba-la-mật.
Đáp:
–Những lời đã nói không có khác.
Tu-bồ-đề thưa:
–Bạch Thế Tôn! Ba-la-mật là tự nhiên.
Đáp:
–Bát-nhã ba-la-mật tự nhiên được tự tại trong các pháp.
Tu-bồ-đề thưa:
–Bạch Thế Tôn! Phật pháp là Ba-la-mật.
Đáp:
–Các pháp là Phật trí.
Phẩm 46: CHÂN TRI THỨC
Bấy giờ, Thích Đề-hoàn Nhân suy nghĩ: “Thiện nam, thiện nữ nào thoáng nghe được Bát-nhã ba-la-mật đều là người đã tạo công đức thời các Đức Phật quá khứ, đã gặp bậc Chân thiện tri thức, huống chi người đọc tụng, thọ tŕ thuyết giảng và thực hành theo những điều trong ấy.” Những người này đã cúng dường nhiều chư Phật, họ có khả năng hỏi và giải thích cho những người khác nghe hiểu; đời nay họ lại thọ tŕ Bát-nhã ba-la-mật như những giáo lý trong đó. Thiện nam, thiện nữ nào nghe Bát-nhã ba-la-mật mà không sợ hãi th́ người này trong nhiều trăm ngàn kiếp đã thực hành rốt ráo những Ba-la-mật trong sáu pháp Ba-la-mật.
Tôn giả Xá-lợi-phất bạch Phật:
–Thiện nam, thiện nữ nào nghe Bát-nhã ba-la-mật sâu xa mà không khiếp sợ, nghe xong lại có khả năng giữ ǵn đọc tụng thực hành theo những điều trong đó th́ nên xem hàng Bồ-tát đó như Bồ-tát không thoái chuyển. V́ sao? Bát-nhã ba-la-mật rất sâu xa, những người chưa có khả năng thực hành sáu pháp Ba-la-mật th́ nhất định không thể hiểu được.
Như vậy, bạch Thế Tôn! nếu có thiện nam, thiện nữ nào muốn chê bai hủy báng Bát-nhã ba-la-mật th́ nên biết những người này trong quá khứ đã coi khinh Bát-nhã ba-la-mật. V́ sao? V́ khi nghe giảng Bát-nhã ba-la-mật, họ không tin nhận ưa thích, chưa từng nghe Phật và chúng đệ tử của Ngài để nghe cho đến thực hành sáu pháp Ba-la-mật, chưa nghe đến nội ngoại không, hữu vô không, ba mươi bảy phẩm Trợ đạo và mười tám pháp Bất cộng.
Thích Đề-hoàn Nhân hỏi Xá-lợi-phất:
–Bát-nhã ba-la-mật có những sự kỳ lạ đặc biệt nào? Hàng tân học Bồ-tát nghe Bát-nhã ba-la-mật sâu xa làm sao hiểu được sáu pháp Ba-la-mật? Làm sao hiểu được nội ngoại không, hữu vô không, ba mươi bảy phẩm Trợ đạo, mười Lực và mười tám pháp Bất cộng?
Thích Đề-hoàn Nhân lại nói với ngài Xá-lợi-phất:
–Bát-nhã ba-la-mật có tiếng tăm lớn, những ai không cung kính Bát-nhã ba-la-mật là không cung kính trí Nhất thiết.
Phật bảo Thích Đề-hoàn Nhân:
–Đúng như vậy!
Này Câu-dực! Người không cung kính Bát-nhã ba-la-mật là không cung kính trí Nhất thiết. V́ sao? V́ trí Nhất thiết của Như Lai đều từ Bát-nhã ba-la-mật sinh ra.
Này Câu-dực! Thiện nam, thiện nữ nào muốn trụ vào trí Nhất thiết th́ phải trụ vào Bát-nhã ba-la-mật, người muốn phát sinh đạo tuệ th́ tu tập thực hành Bát-nhã ba-la-mật. Thiện nam, thiện nữ nào muốn xa ĺa các tập khí th́ phải nên tu tập thực hành Bát-nhã ba-la-mật; người nào muốn chuyển pháp luân của chư Phật th́ phải thực hành Bát-nhã ba-la-mật; thiện nam, thiện nữ nào muốn đắc quả Tu-đà-hoàn, Tư-đà-hàm, A-na-hàm, A-la-hán, Bích-chi-phật, Chánh đẳng giác th́ phải tu tập thực hành Bát-nhã ba-la-mật.
Thích Đề-hoàn Nhân bạch Phật:
–Tại sao Bồ-tát phải trụ vào sáu pháp Ba-la-mật? Tu tập sáu pháp Ba-la-mật, thực hành Bát-nhã ba-la-mật, tu tập pháp nội ngoại không, hữu vô không. thực hành ba mươi bảy phẩm Trợ đạo, bốn Vô sở úy và mười tám pháp Bất cộng.
Phật bảo Thích Đề-hoàn Nhân:
Lành thay, lành thay! Này Câu-dực! Người nào nương vào oai thần của Phật mới có thể hỏi Như Lai Vô Sở Trước Chánh Đẳng Giác như vậy.
Phật dạy tiếp:
–Bồ-tát thực hành Bát-nhã ba-la-mật th́ không trụ vào năm ấm cũng như năm ấm không trụ và lệ thuộc vào năm ấm; không trụ vào nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý; không trụ vào sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp; không trụ vào và làm theo mười hai xứ; không trụ và làm theo sáu pháp Ba-la-mật, nội ngoại không và hữu vô không; không trụ vào ba mươi bảy phẩm Trợ đạo, bốn Vô sở úy, mười Lực cho đến mười tám pháp Bất cộng và làm theo mười tám pháp Bất cộng. V́ sao? V́ không thấy năm ấm có thể trụ, có thể làm cho đến mười tám pháp Bất cộng cũng không thấy có thể trụ và làm theo.
Lại nữa, này Câu-dực! Bồ-tát không hòa hợp và làm theo năm ấm, cho đến không hòa hợp làm theo mười tám pháp Bất cộng của chư Phật. V́ sao? V́ năm ấm của quá khứ không thể thấy được, cho đến mười tám pháp Bất cộng của chư Phật cũng như vậy.
Tôn giả Xá-lợi-phất bạch Phật:
–Bạch Thế Tôn! Bát-nhã ba-la-mật rất sâu xa.
Phật dạy:
–Năm ấm cũng rất sâu xa. Này Xá-lợi-phất! Cho đến mười tám pháp Bất cộng, chân như cũng rất sâu xa.
Tôn giả Xá-lợi-phất thưa:
–Bạch Thế Tôn! Bát-nhã ba-la-mật rất sâu xa, khó giữ ǵn, khó nhận lấy.
Phật dạy:
–Năm ấm khó giữ ǵn, khó nhận lấy, Bát-nhã ba-la-mật khó giữ, khó nhận cho đến mười tám pháp Bất cộng cũng vậy. Bát-nhã ba-la-mật khó giữ, khó nhận.
Xá-lợi-phất thưa:
–Bạch Thế Tôn! Bát-nhã ba-la-mật không có tướng đo lường được.
Phật dạy:
–Năm ấm không có tướng đo lường được, Bát-nhã ba-la-mật cho đến mười tám pháp Bất cộng không có tướng đo lường được, Bát-nhã ba-la-mật không có tướng đo lường được.
Phật bảo Xá-lợi-phất:
–Bồ-tát nào thực hành Bát-nhã ba-la-mật, nhưng không thực hành năm ấm sâu xa là thực hành Bát-nhã ba-la-mật cho đến không thực hành mười tám pháp Bất cộng sâu xa là thực hành Bát-nhã ba-la-mật. V́ sao? V́ năm ấm sâu xa chẳng phải là năm ấm cho đến mười tám pháp Bất cộng sâu xa chẳng phải là mười tám pháp Bất cộng.
Phật dạy:
–Bồ-tát nào thực hành Bát-nhã ba-la-mật nhưng không thực hành năm ấm khó giữ, khó nhận là thực hành Bát-nhã ba-la-mật. V́ sao? V́ năm ấm khó giữ khó nhận chẳng phải là năm ấm, mười tám pháp Bất cộng khó giữ khó nhận chẳng phải là mười tám pháp Bất cộng.
Này Xá-lợi-phất! Bồ-tát thực hành Bát-nhã ba-la-mật nhưng không thực hành tướng không lường được của năm ấm th́ chính là thực hành Bát-nhã ba-la-mật. V́ sao? V́ năm ấm không có tướng lường được th́ chẳng phải là năm ấm cho đến mười tám pháp Bất cộng của chư Phật không có tướng lường được th́ chẳng phải là mười tám pháp Bất cộng.
Xá-lợi-phất bạch Phật:
–Bát-nhã ba-la-mật rất sâu xa khó hiểu và không thể lường được, không nên nói Bát-nhã ba-la-mật sâu xa cho hàng tân học Bồ-tát, v́ những người này nghe rồi hoặc e dè hoặc sợ hãi nghi ngờ làm trở ngại sẽ không tin ưa, phải v́ Đại Bồ-tát không thoái chuyển mà nói Bát-nhã ba-la-mật này. Những người này nghe rồi nhất định không nghi ngờ, sợ hãi, trở ngại và tin hiểu liền.
Thích Đề-hoàn Nhân hỏi Xá-lợi-phất:
–Nếu như giảng dạy Bát-nhã ba-la-mật sâu xa cho hàng tân học Bồ-tát th́ có những lỗi lầm ǵ?
Xá-lợi-phất đáp:
–Người nào nói Bát-nhã ba-la-mật cho hàng Bồ-tát tân học sẽ làm cho họ sợ hãi nên có thể phỉ báng th́ không được độ thoát và phải chịu tội đau khổ tàn khốc, lại bị gian nan gấp bội mới thành Chánh đẳng giác.
Thích Đề-hoàn Nhân hỏi Xá-lợi-phất:
–Có Bồ-tát nào chưa thọ ký nghe Bát-nhã ba-la-mật sâu xa mà không sợ hãi không?
Xá-lợi-phất đáp:
–Có người nghe Bát-nhã ba-la-mật sâu xa này mà không sợ hãi th́ không bao lâu nữa sẽ được thọ ký, chỉ còn gặp một Đức Phật, hai Đức Phật liền được thọ ký.
Bấy giờ, Đức Thế Tôn bảo ngài Xá-lợi-phất:
–Như vậy, như vậy! Người nào nghe Bát-nhã ba-la-mật sâu xa mà không sợ hãi th́ nên biết đó là người từ lâu đã phát ý Đại thừa Bồ-tát thực hành sáu pháp Ba-la-mật, cúng dường chư Phật. Nhờ việc làm đó lần lượt vượt lên điều đã học, đã làm trước đây.
Xá-lợi-phất bạch Phật rằng:
–Bạch Thế Tôn! Con đã hiểu được những lời Ngài giảng.
Bạch Thế Tôn! Nếu có thiện nam, thiện nữ nào phát tâm Bồ-tát, hoặc ngay trong giấc mộng thực hành sáu pháp Ba-la-mật, hoặc thấy ngồi trên tòa của Đức Phật th́ nên biết thiện nam, thiện nữ này không bao lâu nữa sẽ đạt đến địa vị Chánh đẳng giác, huống chi những ai thực hành sáu pháp Ba-la-mật cầu chứng Chánh đẳng giác mà không nhanh chóng thành địa vị Phật?
Thiện nam, thiện nữ nào nghe Bát-nhã ba-la-mật và luôn thực hành vâng giữ theo th́ đã thành tựu công đức lành, đã từng cúng dường chư Phật thời quá khứ, đã gặp được bậc Chân thiện tri thức, thọ tŕ, đọc tụng Bát-nhã ba-la-mật th́ không bao lâu nữa sẽ được thọ ký vào địa vị Vô thượng Bồ-đề, nên biết Bồ-tát không còn thoái chuyển nơi địa vị Chánh đẳng giác, những người đang tin và sẽ tin Bát-nhã ba-la-mật cũng sẽ được như vậy.
Bạch Thế Tôn! Như có người đi qua nơi hoang vắng một trăm, hai trăm, ba trăm cho đến bốn trăm do-tuần có đủ các tai nạn kịch liệt, đói khát, giặc cướp ngăn đường, đến khi trông thấy rừng cây, vùng đất chăn trâu th́ họ biết rằng chỗ ở dân cư cách đó không xa và vui mừng biết chắc họ sẽ thoát khỏi các tai nạn không còn sợ hãi, không còn đói khát. Người nào thọ tŕ Bát-nhã ba-la-mật sâu xa th́ nên biết rằng Bồ-tát này được thọ ký không bao lâu nữa sẽ thành Phật. Bồ-tát này không còn sợ phải đi vào địa vị La-hán, Bích-chi-phật. Đây là điềm báo trước bậc Đại Bồ-tát thành tựu.
Phật bảo Xá-lợi-phất:
–Những việc thuyết giảng biện tài của ông đều là Phật sự.
Tôn giả Xá-lợi-phất bạch Phật:
–Bạch Thế Tôn! Như có người muốn thấy biển lớn liền bắt đầu đi ra hướng biển, không dừng nghỉ. Không thấy một gốc cây nào cũng chẳng thấy ngọn núi nào, người ấy suy nghĩ: “Không bao lâu nữa ta sẽ đến gần biển lớn.” Mặc dầu chưa thấy biển lớn nhưng người này vẫn tưởng tượng rằng: “Theo như những việc ta thấy th́ biết không bao lâu nữa ta sẽ đến được biển lớn.”
Bạch Thế Tôn! Bậc Đại Bồ-tát nên biết như vầy: “Những người nghe, thọ tŕ, đọc tụng Bát-nhã ba-la-mật th́ dù chưa được các Như Lai thọ ký thành Vô thượng Bồ-đề, nhưng biết rằng không bao lâu nữa họ sẽ thành Phật.” V́ sao? V́ họ thấy và thọ tŕ, đọc tụng Bát-nhã ba-la-mật.
Bạch Thế Tôn! Như vào mùa xuân cây cối đâm chồi nảy lộc hấp thu không khí th́ người trông thấy biết rằng cây này không bao lâu nữa sẽ ra lá đơm bông kết quả. V́ sao? V́ cây này đã hiện tướng tốt đẹp ra báo trước, người Diêm-phù-đề nh́n thấy th́ không một người nào không hoan hỷ.
Bạch Thế Tôn! Bồ-tát được nghe Bát-nhã ba-la-mật, nghe rồi thọ tŕ, đọc tụng, thực hành theo. Thế nên biết rằng công đức của Bồ-tát này đã thành tựu viên mãn, đã cúng dường vô lượng trăm ngàn chư Phật đến lúc gặt hái công đức trước và đắc thành quả Phật. Chư Thiên trên trời đã từng gặp chư Phật đều hoan hỷ nói: “Các vị Bồ-tát đời quá khứ đều nhận sự thọ ký có, điềm lành ứng ra như vậy.”
Bạch Thế Tôn! Như người mẹ mang thai, thai dần dần lớn lên th́ người mẹ đứng ngồi không yên, bước đi không thuận lợi, khí lực suy kém, ăn uống kém cỏi, ngồi nằm không yên, dần dần cảm thấy đau nhức, chán những thói quen cũ, chịu những sự khổ não. Người mẹ khác xem thấy hiện tượng ấy biết được người phụ nữ này không bao lâu nữa sẽ sinh con. Bậc Đại Bồ-tát đã tạo gốc lành từ xa xưa, đã cúng dường bao nhiêu trăm ngàn chư Phật, thường gặp bậc chân trí thức công đức thành tựu. Bậc Đại Bồ-tát thực hành các công đức rồi liền đắc được Bát-nhã ba-la-mật, thọ tŕ, đọc tụng, thực tập, tu hành những điều theo đúng như Pháp.
Bạch Thế Tôn! Bậc Đại Bồ-tát này không bao lâu nữa nhất định sẽ được thọ ký thành Vô thượng Bồ-đề.
Phật dạy:
–Lành thay, lành thay! Những điều ông vừa nói là Phật sự.
Tôn giả Tu-bồ-đề thưa:
–Bạch Thế Tôn! Kỳ lạ thay, đặc biệt thay! Thế Tôn biết trước việc sẽ xảy ra cho Bồ-tát.
Phật dạy Tu-bồ-đề:
–Bậc Đại Bồ-tát Vô thượng Bồ-đề muốn làm lợi ích cho chúng sinh đem an ổn cho tất cả trời, người; muốn đem bốn việc thực hành Bồ-tát đạo là:
1. Bố thí cho người.
2. Có lòng nhân ái.
3. Làm lợi người.
4. Cộng tác giúp đỡ.
Bồ-tát khuyến khích người làm mười điều lành, chính ḿnh thực hành bốn Thiền và bốn Không định; khuyến khích người thực hành bốn Thiền và bốn Không định, còn chính ḿnh thực hành sáu pháp Ba-la-mật; khuyến hóa người thực hành sáu pháp Ba-la-mật, còn ḿnh th́ đem Bát-nhã ba-la-mật khuyến hóa làm cho người đắc được đạo Tu-đà-hoàn tự ḿnh khuyên người thực hành La-hán, Bích-chi-phật đạo, không nhận sự chứng đắc La-hán, Bích-chi-phật đạo; khuyến hóa giúp đỡ vô số trăm ngàn Bồ-tát thực hành sáu pháp Ba-la-mật, tự ḿnh vươn lên địa vị không thoái chuyển, khuyến hóa người trụ vào địa vị không thoái chuyển, tự ḿnh thanh tịnh quốc độ Phật, khuyến hóa người làm thanh tịnh quốc độ Phật, tự ḿnh đầy đủ thần thông, khuyến khích người tu tập thần thông; tự ḿnh thanh tịnh pháp môn Đà-la-ni, khuyến hóa người thanh tịnh pháp môn Đà-la-ni; tự ḿnh thực hành đầy đủ biện tài, khuyên người thực hành biện tài; tự ḿnh thành tựu thân tướng, khuyến hóa người thành tựu thân tướng; tự ḿnh thành tựu trụ thứ tám, khuyến hóa người tu tịnh khiết hành địa; tự ḿnh đắc được mười Lực của Phật, khuyến hóa người thực hành mười Lực; tự ḿnh xây dựng trí Nhất thiết, khuyến hóa người xây dựng trí Nhất thiết; tự ḿnh xa ĺa các tập khí, khuyến hóa người xa ĺa các tập khí; tự ḿnh chuyển bánh xe pháp, khuyến hóa người chuyển bánh xe pháp.
Tôn giả Tu-bồ-đề bạch Phật:
–Bạch Thế Tôn! Kỳ lạ thay, đặc biệt thay! Bậc Đại Bồ-tát v́ chúng sinh mà làm đầy đủ các công đức, tu hành Bát-nhã ba-la-mật, cầu đạt quả vị Vô thượng Bồ-đề.
–Bạch Thế Tôn! Bậc Đại Bồ-tát niệm Bát-nhã ba-la-mật làm sao được đầy đủ?
Phật dạy:
–Thực hành Bát-nhã ba-la-mật cũng không thấy năm ấm có tăng có giảm. Thế nên, bậc Đại Bồ-tát thực hành Bát-nhã ba-la-mật được đầy đủ niệm cho đến trí Nhất thiết, cũng không thấy có tăng có giảm. Đó là Bồ-tát được đầy đủ niệm.
Lại nữa, Tu-bồ-đề! Bồ-tát thực hành Bát-nhã ba-la-mật không thấy chánh pháp, cũng không thấy phi pháp, cũng không thấy pháp ác, pháp lành, không thấy đời quá khứ hiện tại vị lai, cũng không thấy được thọ ký, cũng không thấy không thọ ký; pháp hữu vi, pháp vô vi, ba cõi, sáu pháp Ba-la-mật cho đến trí Nhất thiết cũng không thấy được.
V́ thế, Bồ-tát thực hành Bát-nhã ba-la-mật được đầy đủ niệm. V́ sao? V́ Pháp, tướng pháp của các pháp không phá hoại, không, không vững chắc, hư dối, pháp cũng không có sinh, không có tuổi thọ, không có mạng.
Tôn giả Tu-bồ-đề thưa:
–Những lời Thế Tôn dạy thật chẳng thể nghĩ bàn.
Phật dạy Tu-bồ-đề:
–Do năm ấm chẳng thể nghĩ bàn nên những lời dạy cũng chẳng thể nghĩ bàn.
Này Tu-bồ-đề! Vị Bồ-tát nào thực hành sáu pháp Ba-la-mật biết được năm ấm chẳng thể nghĩ bàn th́ biết được đầy đủ Bát-nhã ba-la-mật cho đến trí Nhất thiết, biết được sự chẳng thể nghĩ bàn, biết đầy đủ về Bát-nhã ba-la-mật.
Tu-bồ-đề bạch Phật:
–Bạch Thế Tôn! Những người nào sẽ tin hiểu Bát-nhã ba-la-mật sâu xa?
Phật dạy:
–Những Bồ-tát đã từ lâu thực hành Bát-nhã ba-la-mật, làm các việc lành cúng dường vô lượng chư Phật, gặp bậc chân trí thức th́ cũng chính những hàng Bồ-tát này mới tin hiểu Bát-nhã ba-la-mật sâu xa.
Tu-bồ-đề thưa:
–Những Bồ-tát thực hành sáu pháp Ba-la-mật, làm các việc lành từ xưa đến nay cúng dường bao nhiêu Đức Phật và gặp các bậc chân tri thức.
Phật dạy Tu-bồ-đề:
–Bậc Đại Bồ-tát không có tên năm ấm, không phân biệt năm ấm, cũng không do tưởng mà có sự phân biệt năm ấm, cũng không có tên năm ấm phân biệt có thực và sáu t́nh, ba cõi, sáu pháp Ba-la-mật, nội ngoại không, hữu vô không, ba mươi bảy phẩm Trợ đạo, mười tám pháp Bất cộng, đạo tuệ và trí Nhất thiết cũng không có tên phân biệt, cũng không do tưởng mà có tên phân biệt, có sự hư dối, có sự thật. V́ sao?
Này Tu-bồ-đề! Do năm ấm chẳng thể nghĩ bàn cho đến trí Nhất thiết cũng chẳng thể nghĩ bàn, nên Đại Bồ-tát đã từ lâu xa thực hành sáu pháp Ba-la-mật, làm các việc lành và gặp các bậc Chân thiện tri thức.
Tu-bồ-đề bạch Phật:
–Bạch Thế Tôn! Bát-nhã ba-la-mật rất sâu xa, v́ năm ấm rất sâu xa, v́ trí Nhất thiết rất sâu xa nên Bát-nhã ba-la-mật rất sâu xa.
Bạch Thế Tôn! Bát-nhã ba-la-mật là sự tích tụ những vật quý báu, là sự tích tụ quý báu của các quả vị Tu-đà-hoàn, La-hán, Bích-chi-phật, cũng là sự tích tụ của các địa vị Vô thượng Bồ-đề, mười Lực, bốn Vô sở úy, bốn Vô ngại tuệ, bốn Vô lượng tâm, bốn Không định, năm Thần thông, ba mươi bảy phẩm Trợ đạo, mười tám pháp Bất cộng và trí Nhất thiết cho đến sự tích tụ quý báu của các pháp.
–Bạch Thế Tôn! Bát-nhã ba-la-mật là sự tích tụ của thanh tịnh, v́ thanh tịnh của năm ấm cho đến thanh tịnh của trí Nhất thiết.
–Bạch Thế Tôn! Bát-nhã ba-la-mật thật là kỳ diệu, trong Bát-nhã ba-la-mật sâu xa này làm sao còn gây trở ngại?
Phật dạy:
–Đúng là còn có gây trở ngại. Thiện nam, thiện nữ nào muốn viết Bát-nhã ba-la-mật th́ phải nhanh chóng viết, hoặc là muốn thọ tŕ đọc tụng thực hành th́ đều phải nhanh chóng thực hiện. V́ sao? V́ khi chưa thọ tŕ, biên chép và thực hành th́ hay bị trở ngại.
Thiện nam, thiện nữ nào có khả năng biên chép thọ tŕ Bát-nhã ba-la-mật trong một tháng, hoặc hai tháng, ba tháng, bốn tháng, năm tháng cho đến một năm mới hoàn thành th́ cần phải biên chép, thọ tŕ, đọc tụng và học tập theo. Người nào trong một tháng biên chép xong th́ học tập, thọ tŕ cũng sẽ hoàn tất; nếu họ biên chép thọ tŕ cho đến một năm th́ cũng sẽ hoàn thành. V́ sao? V́ trong các sự quý báu phần nhiều khởi lên những nguyên nhân gây trở ngại.
Tu-bồ-đề thưa:
–Bạch Thế Tôn! Việc biên chép, thọ tŕ, đọc tụng, thực hành, nhớ nghĩ Bát-nhã ba-la-mật sâu xa này luôn luôn bị ma Ba-tuần t́m cách tiêu diệt.
Phật dạy Tu-bồ-đề:
–Nếu ma Ba-tuần muốn tiêu diệt th́ không thể nào tiêu diệt hay làm cho người không thể thực hành, giữ ǵn, học tập Bát-nhã ba-la-mật.
Xá-lợi-phất bạch Phật:
–Bạch Thế Tôn! Nhờ ân đức ǵ làm cho ma Ba-tuần không thể tiêu diệt việc học tập Bát-nhã ba-la-mật sâu xa?
Phật Bảo Xá-lợi-phất:
–Đó là việc của Phật làm cho ma Ba-tuần không thể tiêu diệt, cũng nhờ ân đức của mười phương chư Phật ủng hộ Bồ-tát này.
Những người thọ tŕ Bát-nhã ba-la-mật sâu xa làm cho không bị ma Ba-tuần tiêu diệt. V́ sao? Này Xá-lợi-phất! Bồ-tát thọ tŕ Bát-nhã ba-la-mật được chư Phật hộ tŕ nên Thiên ma Ba-tuần không thể tiêu diệt và gây trở ngại được. V́ sao? Này Xá-lợi-phất! Những Bồ-tát nào biên chép, thọ tŕ, học tập, nhớ nghĩ, đọc tụng Bát-nhã ba-la-mật th́ sẽ được sự ủng hộ của chư Phật làm cho ma Ba-tuần không gây trở ngại giữa đường.
Này Xá-lợi-phất! Nếu thiện nam, thiện nữ nào suy nghĩ: “Bây giờ ta sẽ biên chép, thọ tŕ Bát-nhã ba-la-mật, đều là việc làm của chư Phật.”
Xá-lợi-phất bạch Phật:
–Bạch Thế Tôn! Nếu có thiện nam, thiện nữ nào biên chép, học tập, thọ tŕ Bát-nhã ba-la-mật th́ đều được nhờ ân Phật hộ tŕ.
Phật dạy:
–Đúng vậy, đúng vậy!
Xá-lợi-phất bạch Phật:
–Bạch Thế Tôn! Mười phương hiện tại chư Như Lai Vô Sở Trước Chánh Đẳng Giác với Phật nhãn có thể biết thiện nam, thiện nữ nào biên chép, học tập, thọ tŕ Bát-nhã ba-la-mật, đọc tụng, nhớ nghĩ Bát-nhã ba-la-mật?
Phật dạy Xá-lợi-phất:
–Những người biên chép, thọ tŕ, đọc tụng, thực hành Bát-nhã ba-la-mật đều đã được chư Như Lai Vô Sở Trước Chánh Đẳng Giác trong mười phương thấy biết. Những thiện nam, thiện nữ thực hành Bồ-tát đạo biên chép, thọ tŕ, học tập, đọc tụng, thực hành Bát-nhã ba-la-mật không bao lâu nữa sẽ đạt đến quả vị Vô thượng Bồ-đề.
Này Xá-lợi-phất! Nếu thiện nam, thiện nữ nào thực hành Bồ-tát đạo biên chép thọ tŕ Bát-nhã ba-la-mật, đọc tụng thực hành theo những việc trong Bát-nhã ba-la-mật này, ưa thích cúng dường Bát-nhã ba-la-mật bằng những loại hoa thơm, hương bột, hương nước, tạp hương, lọng lụa, lọng hoa, cờ xí th́ chư Phật với Thiên nhãn chắc chắn thấy được những thiện nam, thiện nữ này. Những thiện nam, thiện nữ nào biên chép thọ tŕ, vâng làm và học tập Bát-nhã ba-la-mật th́ được phước rất lớn, công đức lớn và được hạnh thù thắng. Những thiện nam, thiện nữ giữ ǵn các công đức lành này th́ nhất định không còn đọa vào đường ác, đắc quả vị không thoái chuyển, quyết chắc không rời xa chư Phật, sáu pháp Ba-la-mật; Nhất định không rời xa nội ngoại không và hữu vô không, đạt được quả vị Vô thượng Bồ-đề, không bao giờ rời xa ba mươi bảy phẩm Trợ đạo, mười tám pháp Bất cộng.
Này Xá-lợi-phất! Sau khi Như Lai diệt độ, Bát-nhã ba-la-mật sẽ còn lại ở phương Nam. Các Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni, Ưu-bà-tắc, Ưubà-di ở phương Nam sẽ thọ tŕ đọc tụng, học tập, biên chép, giữ ǵn Bát-nhã ba-la-mật này, quyết chắc không còn rơi vào cõi ác, được phước đức trong cõi trời, cõi người, do thực hành theo sáu pháp Ba-la-mật. Họ hiểu rõ sáu pháp Ba-la-mật rồi sẽ cúng dường phụng sự chư Phật, sau khi phụng sự nhờ ba thừa mà được giải thoát.
Này Xá-lợi-phất! Bát-nhã ba-la-mật truyền đến phương nào cũng được bốn hàng học sĩ thọ tŕ, biên chép, giữ ǵn, đọc tụng Bát-nhã ba-la-mật sâu xa, do công đức giữ ǵn nên không rơi vào đường ác, nhận được phước đức cõi trời, cõi người, cũng sẽ phụng hành sáu pháp Ba-la-mật. Họ hiểu rõ sáu pháp Ba-la-mật rồi sẽ cúng dường phụng sự chư Phật, sau khi phụng sự nhờ pháp ba thừa mà được độ thoát.
Này Xá-lợi-phất! Bát-nhã ba-la-mật này sẽ di chuyển về phương Bắc, bốn hàng đệ tử ở phương Bắc cũng sẽ thọ tŕ biên chép, giữ ǵn, đọc tụng, thực hành sáu pháp Ba-la-mật sâu xa, nhờ công đức giữ ǵn nên không bị sinh vào ba cõi ác, nhận phước đức của hai cõi trời và người, họ cũng sẽ vâng làm theo sáu pháp Ba-la-mật, cũng sẽ phụng sự chư Phật, Thế Tôn và nhờ pháp ba thừa mà được độ thoát.
Này Xá-lợi-phất! Bấy giờ, Bát-nhã ba-la-mật sâu xa sẽ làm Phật sự. V́ sao? Này Xá-lợi-phất! Sau khi ta Niết-bàn, lúc Pháp sắp diệt hết ta đã biết trước thiện nam, thiện nữ ấy thọ tŕ Bát-nhã ba-la-mật. Ta lại biết thiện nam, thiện nữ ấy hết lòng cúng dường Bát-nhã ba-la-mật bằng các thứ hương thơm, vải lụa, lọng hoa, nhờ công đức vâng giữ Bát-nhã ba-la-mật nên họ không rơi vào ba đường ác, nhận được phước lành của hai cõi, thực hành sáu pháp Ba-la-mật, cúng dường chư Phật và nhờ pháp ba thừa mà được độ thoát. V́ sao? Này Xá-lợi-phất! Như Lai đã thấy người này, đã khen ngợi những người này, Như Lai đã chỉ rõ nơi chốn của những người này, chư Phật hiện tại trong mười phương, cũng khen ngợi, cũng thấy người này, cũng chỉ rõ những người này.
Xá-lợi-phất bạch Phật:
–Bạch Thế Tôn! Bát-nhã ba-la-mật này về sau sẽ được phổ biến ở phương Bắc chăng?
Phật dạy:
–Như lời ông nói, thiện nam, thiện nữ đời sau sẽ nhận học, biên chép giữ ǵn thực hành Bát-nhã ba-la-mật. Ông nên biết những người này phát tâm Đại thừa, cúng dường đã nhiều chư Phật và tạo công đức lành từ lâu rồi.
Xá-lợi-phất thưa:
–Bạch Thế Tôn! Về sau ở phương Bắc sẽ có bao nhiêu thiện nam, thiện nữ hành Bồ-tát đạo, thọ tŕ, đọc tụng và hiểu được Bát-nhã ba-la-mật? Phật dạy:
–Này Xá-lợi-phất! Về đời sau mặc dù có nhiều thiện nam, thiện nữ thọ tŕ Bát-nhã ba-la-mật, nhưng chỉ một số ít người thành tựu được Đại thừa.
Này Xá-lợi-phất! Đó là những thiện nam, thiện nữ hành Bồ-tát đạo nghe thuyết Bát-nhã ba-la-mật sâu xa th́ không hỏi vặn, không nhàm chán, không sợ hãi. V́ sao? V́ những thiện nam, thiện nữ này đã được thấy Phật, đã được nghe chư Phật giảng dạy pháp sâu xa. V́ những thiện nam, thiện nữ này đã đầy đủ sáu pháp Ba-la-mật; đầy đủ nội ngoại không, hữu vô không, mười tám pháp Bất cộng và ba mươi bảy phẩm Trợ đạo. Những thiện nam, thiện nữ này đã tạo nhiều công đức, phát tâm Vô thượng Bồ-đề v́ tất cả chúng sinh.
Này Xá-lợi-phất! Ta đã v́ những thiện nam, thiện nữ này thuyết về trí Nhất thiết, quá khứ chư Như Lai Vô Sở Trước Chánh Đẳng Giác cũng đã thuyết trí Nhất thiết. Những người cầu đạo Vô thượng Bồ-đề đều v́ sự sinh, già, bệnh, chết, ta cũng v́ họ thuyết đạo Bồ-đề. Những thiện nam, thiện nữ này từ nhỏ cho đến trọn đời đều cầu đạo Vô thượng Bồ-đề nên ma và các thiên ma chắc chắn không thể phá hoại được, huống chi những người có ác hạnh khác muốn phỉ báng Bát-nhã ba-la-mật sâu xa.
Này Xá-lợi-phất! Những thiện nam, thiện nữ nào nghe Bát-nhã ba-la-mật sâu xa liền được hoan hỷ rất vi diệu làm cho nhiều người đạt đến địa vị Vô thượng Bồ-đề.
Phật dạy:
–Khi còn làm Bồ-tát, ta đã phát thệ nguyện: Ta sẽ giúp đỡ vô số người khuyến hóa họ hành đạo Bồ-tát, ta sẽ thọ ký họ thành Vô thượng Bồ-đề. Nếu có người phát tâm Bồ-tát th́ ta nhất định hoan hỷ. Nếu có người nào khuyến hóa người khác làm cho họ phát tâm Vô thượng Bồ-đề th́ ta cũng rất hoan hỷ. Thiện nam, thiện nữ nào hành Bát-nhã ba-la-mật th́ người này ở đời trước đã phát thệ nguyện trước chư Phật, nay lại phát thệ nguyện độ chúng sinh với ta, ta phải làm lợi ích, làm an ổn, khuyến hóa tất cả chúng sinh phát tâm Vô thượng Bồ-đề làm cho họ không còn bị thay đổi. V́ sao? V́ chư Phật ở quá khứ cũng đã tùy hỷ, cho những người phát tâm Bồ-tát, lập thệ nguyện như vậy.
Này Xá-lợi-phất! Ta rất hoan hỷ v́ những thiện nam, thiện nữ muốn an ổn giúp đỡ chúng sinh, mong cầu địa vị Vô thượng Bồ-đề, xa ĺa sáu trần, được hạnh thanh tịnh vi diệu, đã được hạnh thanh tịnh vi diệu rồi lại đem tịnh thí, bố thí thanh tịnh rồi lại được nhận phước. Do công đức thanh tịnh vi diệu, nhận được phước thanh tịnh vi diệu rồi lại v́ chúng sinh phân biệt tất cả bên trong và bên ngoài làm cho chúng sinh được phước thanh tịnh vi diệu. Nhờ giữ ǵn công đức này, họ được nghe chư Phật ở các quốc độ khắp mười phương thuyết Bát-nhã ba-la-mật. Nghe nhận rồi, họ lại khuyến hóa những chúng sinh khác làm cho đạt đến Vô thượng Bồ-đề.
Tôn giả Xá-lợi-phất bạch Phật:
–Bạch Thế Tôn! Những lời của Đức Như Lai Vô Sở Trước Chánh Đẳng Giác thật kỳ lạ! Pháp quá khứ hiện tại tương lai không một pháp nào Như Lai không biết; những việc làm của chúng sinh không một việc nào Như Lai không biết. Như Lai cũng biết được sự việc của chúng Tăng, sự việc của chư Phật trong quá khứ, hiện tại, vị lai. Nếu có thiện nam, thiện nữ nào được sáu pháp Ba-la-mật rồi muốn đọc tụng, thọ tŕ, nhưng ý muốn thoái lui th́ không thể học sáu pháp Ba-la-mật được. Nếu thiện nam, thiện nữ nào mong cầu sáu pháp Ba-la-mật, không có thoái lui, siêng năng, không biếng nhác th́ trong một lúc có thể có đầy đủ sáu pháp Ba-la-mật.
Tôn giả Xá-lợi-phất bạch Phật:
–Thiện nam, thiện nữ nào thực hành như vậy liền được kinh điển sâu xa, được ứng hợp với Bát-nhã ba-la-mật chăng?
Phật dạy:
–Đúng như vậy! Kinh sâu xa như vậy là ứng hợp với Bát-nhã ba-la-mật. V́ sao? V́ có công năng khuyến hóa giúp đỡ chúng sinh làm cho họ phát tâm Vô thượng Bồ-đề.
Này Xá-lợi-phất! Đối với sáu pháp Ba-la-mật, thiện nam, thiện nữ nào không kể đến sinh, già, bệnh, chết mà siêng năng, không biếng nhác thực hành theo Bát-nhã ba-la-mật, làm thanh tịnh cõi Phật giáo hóa chúng sinh, làm cho đạt được quả vị Vô thượng Bồ-đề th́ ý chí không bao giờ biếng nhác.
Phẩm 47: GIÁC MA
Tôn giả Tu-bồ-đề bạch Phật:
–Bạch Thế Tôn! Ngài đã khen ngợi những thiện nam, thiện nữ phát tâm Vô thượng Bồ-đề, thực hành sáu pháp Ba-la-mật làm nghiêm tịnh cõi Phật, giáo hóa chúng sinh có công đức như vậy. Thiện nam, thiện nữ ấy làm sao tiến tới tiêu diệt các sự trở ngại?
Phật dạy ngài Tu-bồ-đề:
–Biện luận không nhanh là việc ma.
Tu-bồ-đề thưa:
–Bạch Thế Tôn! Thế nào là Bồ-tát biện luận không nhanh biết rõ là việc ma?
Phật dạy:
–Bồ-tát thực hành Bát-nhã ba-la-mật kéo dài thời gian mới đầy đủ sáu pháp Ba-la-mật. Do vậy nên biết Bồ-tát biện luận không nhanh gọi là việc ma. Này Bồ-tát biện luận vội vã cũng là việc ma.
Tu-bồ-đề thưa:
–Bạch Thế Tôn! V́ sao biện luận vội vã cũng là việc ma?
Phật dạy:
–Bồ-tát thực hành sáu pháp Ba-la-mật biện luận vội vã. V́ sao? V́ Bồ-tát học không có thứ tự biện luận vội vã không được rốt ráo, v́ vậy nên biết đó là việc ma. Khi Bồ-tát biên chép kinh này mà cười đùa với nhau, ý tán loạn không định, tâm ý không hòa thuận, như vậy là việc ma của Bồ-tát. Khi biên chép kinh này, Bồ-tát suy nghĩ: “Ta t́m không thấy hương vị Từ bi trong kinh này.” Vị ấy liền bỏ dở công việc nửa chừng. Bồ-tát nên biết đó là việc ma.
Này Tu-bồ-đề! Khi nói kinh này hoặc lúc thọ tŕ, nếu cống cao, nói thêu dệt, che giấu cho người khác th́ đó là việc ma.
Khi thọ tŕ, phúng tụng, học tập kinh này, Bồ-tát cống cao cười đùa với nhau, th́ Bồ-tát nên biết đó là việc ma.
Này Tu-bồ-đề! Khi thọ tŕ kinh này, Bồ-tát có ý loạn, không hòa thuận, nên biết đó là việc ma.
Tôn giả Tu-bồ-đề thưa:
–Bạch Thế Tôn! Tại sao khi không thấy được điều hay trong kinh, Bồ-tát liền bỏ dở công việc, không làm nữa, nên biết đó là việc ma?
Phật dạy:
–Hàng Bồ-tát chưa từng thực hành sáu pháp Ba-la-mật, không nên nghe Bát-nhã ba-la-mật mà nghĩ rằng: “Ta không được thọ ký nơi sáu pháp Ba-la-mật.” Do vậy Bồ-tát nghe Bát-nhã ba-la-mật không có vui mừng mà bỏ đi, ông nên biết đó là việc ma.
Tôn giả Tu-bồ-đề thưa:
–Bạch Thế Tôn! V́ sao Bồ-tát nói “Ta không được thọ ký”, nên không ưa thích mà bỏ đi?
Phật dạy:
–Người chưa đạt được đạo Bồ-tát th́ nhất định không nhận được sự thọ ký Vô thượng Chánh đẳng giác. Thế nên, những người này mới nói “Ta không được thọ ký” và bỏ đi. Ông nên biết đây là việc ma.
Bồ-tát nào nghĩ rằng: “Làng xóm ta không nghe được Bát-nhã ba-la-mật và nơi ta sinh ra cũng không nghe đến điều này”, nên Bồ-tát bỏ đi không muốn học Bát-nhã ba-la-mật. Ý nghĩ xoay chuyển trong một niệm liền trải qua một kiếp, tùy theo ý xoay chuyển nhiều ít mà có số kiếp trải qua nhiều ít. Bồ-tát liền học những kinh khác nhưng không đi vào trí Nhất thiết cũng không đến được trí Nhất thiết. Như vậy hàng Bồ-tát này đã bỏ gốc rễ mà nắm lấy cành nhánh. Ông nên biết đó là việc ma.
Tu-bồ-đề thưa:
–Bạch Thế Tôn! Những loại kinh nào không bắt nguồn từ trí Nhất thiết và ai muốn đọc tụng những kinh khác đó?
Phật dạy:
–Này Tu-bồ-đề! Hàng Thanh văn thích ứng ba mươi bảy phẩm Trợ đạo và ba môn Giải thoát. Thiện nam, thiện nữ trụ vào hai pháp này cầu đạt được Tu-đà-hoàn đạo, Tư-đà-hàm đạo, A-na-hàm đạo, A-la-hán đạo th́ không cầu đạt trí Nhất thiết mà còn có nghi ngờ.
Này Tu-bồ-đề! Đó là những người bỏ gốc mà nắm lấy cành lá. V́ sao? V́ hàng Bồ-tát này cũng từ Bát-nhã ba-la-mật sinh ra. Bát-nhã ba-la-mật cũng sinh ra đạo pháp và Tục pháp. Ví như con chó được thức ăn của ông chủ, nhưng nó không chịu ăn, ngược lai, khi được thức ăn của người làm thuê th́ nó lại ăn.
Này Tu-bồ-đề! Tương lai có người học đạo Bồ-tát đắc được Bát-nhã ba-la-mật sâu xa liền bỏ đi, nhưng lại nắm lấy cành lá.
Này Tu-bồ-đề! Ông nên biết đó là việc ma của Bồ-tát.
Lại nữa, Tu-bồ-đề! Như có người muốn thấy con voi, khi bắt được voi rồi lại bỏ đi, trở lại t́m dấu chân voi. Như vậy ý ông nghĩ sao? Người này có sáng suốt không?
Tôn giả Tu-bồ-đề thưa:
–Bạch Thế Tôn! Không.
Phật dạy:
–Vào đời sau có người thực hành Bồ-tát đạo được Bát-nhã ba-la-mật sâu xa liền bỏ đi, rồi lại t́m học kinh pháp của Thanh văn, Bích-chi-phật. Ý ông nghĩ sao? Bồ-tát này có sáng suốt không?
Tu-bồ-đề đáp:
–Bạch Thế Tôn! Không.
Phật dạy:
–Bồ-tát này đang học việc ma!
Này Tu-bồ-đề! Ví như có người muốn thấy biển lớn, nhưng khi thấy rồi lại bỏ đi mà t́m nước trong dấu chân trâu rồi nói: “Tại sao biển lớn mà nhỏ như thế này?” Ý ông nghĩ sao? Người này có sáng suốt không?
Tu-bồ-đề thưa:
–Bạch Thế Tôn! Không.
Phật dạy:
–Đời sau có người học đạo Bồ-tát được Bát-nhã ba-la-mật lại bỏ đi t́m kinh pháp của Thanh văn và Bích-chi-phật thọ tŕ, học tập và đọc tụng.
Này Tu-bồ-đề! Hàng Bồ-tát này nên biết đó là việc ma.
Này Tu-bồ-đề! Ví như một người thợ muốn dùng kích thước cung điện của mặt trời mặt trăng mà lại dựng lên cung điện Đế Thích. Ý ông nghĩ sao? Người thợ này tuy khéo léo nhưng có thể làm được không?
Tu-bồ-đề thưa:
–Bạch Thế Tôn! Việc này rất khó, chẳng phải kẻ phàm phu ngu si ở đời có khả năng làm được.
Phật dạy:
–Đời sau có người thực hành đạo Bồ-tát được học Bát-nhã ba-la-mật sâu xa, giữa đường lại bỏ đi t́m kinh pháp của Thanh văn và Bích-chi-phật, muốn được trí Nhất thiết và sự việc trí Nhất thiết. Ý ông thế nào? Người này có thể thành tựu trí Nhất thiết không?
Tu-bồ-đề thưa:
–Không thể thành tựu.
Phật dạy:
–Bồ-tát nên biết rõ đó là việc ma.
Này Tu-bồ-đề! Ví như có người muốn thấy Chuyển luân thánh vương, nhưng khi thấy rồi lại quan sát tiểu vương thật rõ rồi nói: “Thân thể của Thánh vương có khác ǵ tiểu vương đâu?” Ý ông nghĩ sao? Người này có sáng suốt không?
Tu-bồ-đề đáp:
–Bạch Thế Tôn! Không.
Phật dạy:
–Đời sau có người thiếu đức học đạo Bồ-tát, được nghe Bát-nhã ba-la-mật sâu xa rồi học tập, thực hành và giữ ǵn theo, nửa đường lại bỏ dở rồi t́m học kinh pháp của Thanh văn, Bích-chi-phật. Người này nói: “Ở trong kinh pháp này đầy đủ trí Nhất thiết.” Ý ông nghĩ sao? Bồ-tát này có sáng suốt không?
Tu-bồ-đề thưa:
–Bạch Thế Tôn! Không.
Phật dạy:
–Đó là việc ma của Bồ-tát.
Ví như có người đói được thức ăn có trăm mùi vị, liền suy nghĩ muốn được thức ăn sáu mươi vị thôi, người ấy liền bỏ thức ăn trăm vị mà ăn thức ăn sáu mươi vị. Ý ông thế nào? Người này có sáng suốt không?
Tu-bồ-đề thưa:
–Bạch Thế Tôn! Không.
Phật dạy:
–Đời sau có người học đạo Bồ-tát đạt được Bát-nhã ba-la-mật sâu xa liền bỏ đầy đủ lại cầu trí Nhất thiết trong kinh pháp của Thanh văn, Bích-chi-phật. Ý ông nghĩ sao? Người này có sáng suốt không?
Tu-bồ-đề thưa:
–Không!
Phật dạy:
–Đó là việc ma của Bồ-tát. Thí như có người đàn ông được viên ngọc ma-ni vô giá rồi chọn lấy thủy tinh. Ý ông thế nào? Người này có sáng suốt không?
Tu-bồ-đề thưa:
–Bạch Thế Tôn! Không.
Phật dạy:
–Đời sau có người học đạo Bồ-tát được Bát-nhã ba-la-mật sâu xa rồi bỏ đi và chọn lấy kinh pháp của Thanh văn, Bích-chi-phật. Người như vậy có thông minh không?
Tu-bồ-đề thưa:
–Bạch Thế Tôn! Không.
Phật dạy:
–Đó là việc ma của Bồ-tát.
Lại nữa, Tu-bồ-đề! Nếu có thiện nam, thiện nữ nào biên chép Bát-nhã ba-la-mật rồi, do nhân duyên khác phát sinh nên không biên chép nữa; hoặc bị sự trở ngại của sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp; hoặc bị Bố thí ba-la-mật, Tŕ giới ba-la-mật, Thiền định ba-la-mật trở ngại cho đến quả vị Vô thượng Bồ-đề làm trở ngại. V́ sao? Này Tu-bồ-đề, Bát-nhã ba-la-mật chẳng phải trở ngại, chẳng thể nghĩ bàn cũng chẳng phải lựa chọn, không phát sinh, không hoại diệt, không chấp trước, không đoạn dứt, không ngăn ngại, chẳng phải thấy, chẳng phải làm, chẳng phải nương tựa. V́ sao? Này Tu-bồ-đề! Bát-nhã ba-la-mật không phải là tượng pháp. Bồ-tát nào khi biên chép kinh này mà bị các sự trở ngại ấy th́ nên biết đó làviệc ma.
Tu-bồ-đề bạch Phật:
–Bạch Thế Tôn! Bát-nhã ba-la-mật này có thể biên chép không?
Phật dạy:
–Không! V́ sao? V́ Bát-nhã ba-la-mật thật ra không thể thấy được, cho đến Bố thí ba-la-mật, trí Nhất thiết và các sở hữu đều không thể thấy được. V́ sao? V́ không thật có sở hữu nên không thể biên chép.
Này Tu-bồ-đề! Thiện nam, thiện nữ nào thực hành Bồ-tát đạo mà suy nghĩ: “Bát-nhã ba-la-mật sâu xa này không thật có sở hữu”, th́ đó là việc ma.”
Tu-bồ-đề thưa:
–Bạch Thế Tôn! Những người thực hành Bồ-tát đạo biên chép kinh văn Bát-nhã ba-la-mật, mới vào văn liền nghĩ: Ta đã chép Bát-nhã ba-la-mật.
Bạch Thế Tôn! Sáu pháp Ba-la-mật này không có văn tự. V́ sao? V́ sáu pháp Ba-la-mật không có văn tự, năm ấm không có văn tự, cho đến trí Nhất thiết cũng không có văn tự.
Bạch Thế Tôn! Thiện nam, thiện nữ nào thực hành Bồ-tát đạo cho đến trí Nhất thiết mà cho rằng không có văn tự để đi vào trong Bát-nhã ba-la-mật cũng là việc ma của Bồ-tát.
Phật dạy:
–Này Tu-bồ-đề! Thiện nam, thiện nữ nào hành Bồ-tát đạo mà trong khi biên chép Bát-nhã ba-la-mật nhớ nghĩ đến thôn, xóm, làng, xã, quận, huyện, đất nước hoặc nghe những tiếng gọi tôn quý của cha mẹ, nhớ nghĩ đến cha mẹ, anh chị em; hoặc nhớ nghĩ đến việc dâm dục, giặc giã... suy nghĩ này nối tiếp suy nghĩ khác. Lợi dụng sự nghĩ nhớ của Bồ-tát, những lúc này ma Ba-tuần gây trở ngại làm cho Bồ-tát bỏ việc nửa chừng không biên chép Bát-nhã ba-la-mật nữa. Này Tu-bồ-đề! Đó là việc ma của Bồ-tát.
Phật dạy tiếp:
–Thiện nam, thiện nữ nào hành Bồ-tát, trong khi biên chép giữ ǵn Bát-nhã ba-la-mật, bắt đầu được cúng dường y phục, chăn mền, của cải, thức ăn, giường nằm, thuốc thang nên nói rằng: “Ta biên chép Bát-nhã ba-la-mật cho nên được cúng dường như vậy.” Người ưa thích như thế nên biết đó là việc ma của Bồ-tát.
Này Tu-bồ-đề! Khi Bồ-tát biên chép kinh này, ma Ba-tuần sẽ trực tiếp nói với Bồ-tát các kinh sâu xa kỳ lạ khác, Bồ-tát có phương tiện thắng trí không nghe lời ma dụ. V́ sao? V́ các kinh này không làm cho người đạt đến trí Nhất thiết.
Này Tu-bồ-đề! Bồ-tát nào không có phương tiện thắng trí th́ khi nghe Bát-nhã ba-la-mật sâu xa liền muốn bỏ đi.
Phật dạy tiếp:
–V́ các Bồ-tát, ta sẽ nói rõ các phương tiện thắng trí. Người nào muốn t́m các phương tiện thắng trí th́ nên t́m trong Bát-nhã ba-la-mật sâu xa.
Này Tu-bồ-đề! Thiện nam, thiện nữ nào cầu Bồ-tát thừa mà bỏ Bát-nhã ba-la-mật sâu xa, muốn cầu phương tiện thắng trí trong phương tiện kinh pháp của Thanh văn, Bích-chi-phật.
Này Tu-bồ-đề! Ông nên biết đó là việc ma của Bồ-tát.
KINH PHÓNG QUANG BÁT-NHÃ
|