KINH PHÓNG QUANG BÁT-NHÃ
Hán dịch: Đời Tây Tấn, Tam tạng Vô-la-xoa, người nước Vu Điền.
QUYỂN 11
Phẩm 48: KHÔNG HÒA HỢP
Đức Phật bảo Tôn giả Tu-bồ-đề:
–Có người thích nghe và thọ tŕ Bát-nhã ba-la-mật, nhưng v́ Pháp sư thân thể mệt nhọc không thể nói, nên biết đây là việc ma. Hoặc vị Pháp sư thân thể khỏe mạnh muốn thuyết pháp nhưng người nghe pháp lại bị lệ thuộc vào duyên sự khác, mỗi bên đều tự phân tán, nên biết đây là việc ma.
Tu-bồ-đề! Người nghe kinh muốn ghi chép Bát-nhã ba-la-mật, nhưng Pháp sư muốn đến chỗ khác, đây là do việc ma. Pháp sư muốn được cúng dường chỗ nằm ngồi, ẩm thực, thuốc men, y phục, nhưng người thọ kinh lại thiểu dục tri túc, tâm tịch tĩnh không biết cúng dường. Hai bên không hòa hợp, đây là việc ma.
Tu-bồ-đề! Vị Pháp sư thiểu dục tri túc, giữ giới không tham, tâm trí thường tinh tấn, thích thiền định nhưng người thọ tŕ kinh không biết đủ, tham cầu cúng dường, nên hai bên không hòa hợp, đây là do việc ma.
Tu-bồ-đề! Vị Pháp sư thích ở chốn thanh tịnh, tu tập mười hai hạnh Đầu-đà, nhưng người thọ tŕ không thể ngồi yên, lại không phụng hành được mười hai hạnh Đầu-đà. Hoặc người thọ tŕ kinh có thể một ḿnh ở chốn thanh tịnh, hành tŕ mười hai hạnh Đầu-đà, nhưng Pháp sư vĩnh viến không có ý nghĩ này. Cả hai không hòa hợp, nên không ghi chép học tập được, đây là do việc ma.
Tu-bồ-đề! Người thọ tŕ kinh tinh tấn có tín tâm, phụng hành Giới luật đúng pháp, thích ứng với Bát-nhã ba-la-mật, nhưng Pháp sư đa dục không thể giữ giới; hoặc vị Pháp sư tinh tấn có tín tâm, thích hành tŕ luật, giữ ǵn cấm giới, thực hành Bát-nhã ba-la-mật, nhưng người thọ tŕ kinh phần nhiều hủy hoại giới luật nên cả hai không hòa hợp, đó là do việc ma.
Tu-bồ-đề! Vị Pháp sư không mong cầu, thích bố thí cùng với chí nguyện rộng khắp; nhưng người thọ kinh đa cầu, tham muốn luyến tiếc, ý chí hạn hẹp, cho nên cả hai không hòa hợp. Hoặc người thọ kinh không tham muốn, thích bố thí, không luyến tiếc chí nguyện vô ngại, nhưng Pháp sư lại tham cầu không dừng, tâm ý hẹp hòi, nên cả hai không hòa hợp, đây là do việc ma.
Tu-bồ-đề! Người thọ kinh muốn cúng dường tất cả vật cần dùng cho vị Pháp sư, nhưng Pháp sư không chịu nhận cho nên không được học tập thọ tŕ Bát-nhã ba-la-mật. Hoặc vị Pháp sư hy vọng cúng dường y phục cần dùng, nhưng người thọ kinh lại liêm khiết, giữ tiết độ, không chú trọng lợi dưỡng, nên không hòa hợp, đây là do việc ma.
Tu-bồ-đề! Vị Pháp sư hiểu rõ kinh điển, trí tuệ biện tài dõng mãnh, nhưng người thọ tŕ kinh th́ căn cơ ám độn, tŕ trệ không hiểu được nghĩa lý. Hoặc người thọ kinh lại thông minh thấu đạt, trí tuệ biện tài, tỏ ngộ nghĩa lý sâu xa, nhưng Pháp sư lại ám độn không thấu đạt nghĩa lý kinh, nên cả hai không hòa hợp, đây là việc ma.
Tu-bồ-đề! Vị Pháp sư thông suốt mười hai bộ kinh, giải nói theo thứ lớp, không có chỗ sai sót; nhưng người thọ tŕ kinh không biết thứ lớp, chưa hiểu sự thuận nghịch. Hoặc người thọ kinh thông suốt, giải nói thứ lớp mười hai bộ kinh, biết sự thuận nghịch, nhưng Pháp sư lại không hiểu được, tâm chí cả hai không hòa hợp, nên biết đây là do việc ma.
Tu-bồ-đề! Vị Pháp sư đầy đủ sáu pháp Ba-la-mật nhưng người thọ kinh không đầy đủ. Hoặc người thọ kinh đầy đủ sáu pháp Ba-la-mật nhưng Pháp sư không đầy đủ, nên cả hai không hòa hợp, đây là do việc ma.
Tu-bồ-đề! Vị Pháp sư đầy đủ sáu pháp Ba-la-mật, gồm cả phương tiện quyền xảo, nhưng người thọ kinh không có sáu pháp Ba-la-mật, lại không có phương tiện quyền xảo, cả hai không hòa hợp, đây là do việc ma.
Tu-bồ-đề! Vị Pháp sư đắc pháp Đà-la-ni, người thọ tŕ kinh không đắc. Hoặc người thọ kinh đắc pháp Đà-la-ni, nhưng Pháp sư không đắc, cả hai không hòa hợp, đây là do sự ma.
Tu-bồ-đề! Người thọ kinh muốn ghi chép Bát-nhã ba-la-mật để thành quyển kinh, nhưng Pháp sư không bằng lòng. Vị Pháp sư thích chép kinh, người thọ kinh lại không muốn chép, cả hai không hòa hợp đây là do việc ma.
Tu-bồ-đề! Vị Pháp sư trói buộc bởi tà kiến của năm ấm cái, nhưng người thọ kinh thấy sự che đậy đó nên tâm ý cả hai không hòa hợp. Hoặc người thọ kinh bị mê hoặc nơi năm ấm th́ vị Pháp sư đã diệt tận ấm cái rồi. Cả hai không hòa hợp, đây là việc ma.
Tu-bồ-đề! Khi viết Bát-nhã ba-la-mật có người đến nói về sự khổ nạn dữ dội của ba đường ác. Người đó nói rằng: “Tôi có thể làm cho người ta ĺa sự cần khổ đó, đâu cần phải dụng tâm học Bát-nhã ba-la-mật.” Đây là do việc ma.
Tu-bồ-đề! Nếu khi muốn viết Bát-nhã ba-la-mật lại có người đến ca ngợi sự khoái lạc trên cõi Dục, sự thọ hưởng năm dục, tự do ăn uống, y phục, âm nhạc tự nhiên. Ở cõi Sắc chỉ lấy thiền định làm vui làm thức ăn. Ở cõi Vô sắc lấy sự tịch tĩnh làm vui làm thức ăn. Từ cõi Tứ thiền cho đến cõi trời Vô hữu tư tưởng, trời Vô hữu tư tưởng tuệ. Ba cõi tuy vui nhưng đều chi phối bởi khổ, không, vô ngã, vô thường, tất cả bị diệt tận không được lâu dài, chi bằng thọ pháp La-hán, Bích-chi-phật, chớ thích ba cõi mà chịu sinh tử, đây là do việc ma.
Vị Pháp sư muốn ở một ḿnh ở chỗ vắng vẻ yên tĩnh, người thọ kinh ưa chốn ồn ào đông người. Hoặc vị Pháp sư ưa chốn đông người, nhưng người thọ kinh lại thích một ḿnh tịch tĩnh, cả hai không hòa hợp nên biết đây là do việc ma.
Vị Pháp sư thích nuôi nhiều đệ tử, ngược lại người thọ kinh chỉ thích một ḿnh. Hoặc người thọ kinh thích đông người, Pháp sư lại thích tịch tĩnh cả hai không hòa hợp, đây là do việc ma.
Vị Pháp sư tự tôn trọng, muốn được tôn kính; người thọ kinh tâm kiêu mạn, không cung kính. Hoặc Pháp sư không thích sống trong sự hiễu thuận, cung kính, nhưng người thọ kinh lại thích thực hành sự cung kính, nên cũng không hòa hợp, đây là việc của ma.
Vị Pháp sư khi viết Bát-nhã ba-la-mật trong lòng ghi nhớ thọ tŕ, người thọ tŕ kinh không bao giờ để tâm trí tới, nên không hòa hợp, đây là việc ma. Người thọ kinh khi viết Bát-nhã ba-la-mật lại sinh ý niệm muốn chuyển đổi Bát-nhã ba-la-mật để được tài lợi, đây là do việc ma.
Vị Pháp sư muốn đến chỗ nguy hiểm tánh mạng, thức ăn quý hiễm, người thọ kinh không thích đi theo, cũng không hòa hợp, đây là do việc ma.
Vị Pháp sư muốn đến chỗ phồn thịnh, thức ăn đầy đủ, người thọ kinh thích đi theo, giữa đường vị Pháp sư cản lại: “Ngươi chỉ v́ tham sự cúng dường nên theo ta. Ta biết trước sẽ không cho ngươi đi cùng.” Người thọ kinh thấy hiện tướng đó nên từ từ rút lui, đây là do sự ma.
Hoặc vị Pháp sư nói những người thọ kinh: “Tôi muốn đến chỗ hoang vắng nơi đó có giặc cướp, thợ săn, hổ, sói, rắn, rít, trùng độc; ngươi có chịu theo ta đến chỗ khổ nạn ấy không?” Người thọ kinh nghe như vậy trong lòng lo sợ không vui, nghĩ rằng: V́ không muốn cho ḿnh đi theo cho nên nói những điều quái lạ cản trở để ḿnh không được học tập thành người thọ kinh. Nên biết là do việc ma.
Pháp sư thường đến chỗ dạy bảo họp bàn, người thọ kinh muốn đi đến chỗ đó. Giữa đường Pháp sư nói với người thọ kinh: “Tạm thời ta có việc qua chỗ khác, ngươi hãy về đi.” Người thọ kinh buồn rầu v́ không được theo để nghe và thọ tŕ Bát-nhã ba-la-mật, đây là do việc ma.
Lại nữa, ma Ba-tuần có nhiều mưu kễ, muốn mặc pháp phục Sa-môn để phá hoại, nhiễu loạn, không muốn cho người học tập, thọ tŕ Bát-nhã ba-la-mật.
Tu-bồ-đề bạch Phật:
–Bạch Thế Tôn! V́ sao ma Ba-tuần thường mặc pháp phục Sa-môn để phá hoại nhiễu loạn, không muốn có người học tập Bát-nhã ba-la-mật?
Phật bảo Tu-bồ-đề:
–Ma Ba-tuần mặc pháp phục Sa-môn, muốn phá hoại ly gián người học Bát-nhã ba-la-mật, nói với người đó rằng: “Hãy nghiên cứu suy xét giáo pháp của ta, chớ trong kinh của ngươi chẳng phải Bát-nhã ba-la-mật.” Tu-bồ-đề, người chưa thọ ký nghe điều đó liền hồ nghi, nên không thọ tŕ Bát-nhã ba-la-mật, đây là do việc ma.
Tu-bồ-đề! Ma Ba-tuần lại giả làm h́nh tướng Tỳ-kheo nói với người học Bát-nhã ba-la-mật: “Thiện nam, thiện nữ, người học tập, thọ tŕ, đọc tụng Bát-nhã ba-la-mật sẽ giải thoát, đắc Tu-đà-hoàn, La-hán, Bích-chi-phật. Làm được việc này rất khó, đừng học tập, thọ tŕ, ghi chép Bát-nhã ba-la-mật nữa.” Đó là việc ma.
Tu-bồ-đề! Khi thuyết Bát-nhã ba-la-mật sâu xa này thường gặp ma sự khởi lên để cho đoạn tuyệt, v́ vậy nên biết rõ những việc ma này.
Tu-bồ-đề bạch Phật:
–Bạch Thế Tôn! Làm sao Bồ-tát biết ma sự khởi lên để xa ĺa?
Phật bảo Tu-bồ-đề:
–Giống như sáu pháp Ba-la-mật, người hiểu biết phải ủng hộ người kia xa ĺa việc ma đó. Bồ-tát thường nên xa ĺa La-hán, Bích-chi-phật và những điều nên thực hành trong kinh pháp đó.
Lại nữa, Tu-bồ-đề! Ma Ba-tuần ở các nơi Bồ-tát thuyết về nội không, ngoại không, hữu vô không, ba mười bảy phẩm Trợ đạo, cho đến ba môn giải thoát. Điều đó chỉ là sở đắc của La-hán, đây là việc ma.
Ma Ba-tuần lại hóa làm Như Lai thân vàng ánh sáng chói khắp đến chỗ các Bồ-tát làm cho các Bồ-tát vọng tưởng, khi vọng tưởng th́ đối với trí Nhất thiết sẽ tổn giảm, nên biết đây là việc ma.
Tu-bồ-đề! Ma Ba-tuần lại giả làm Phật có chúng Tỳ-kheo tùy tùng, đến chỗ thiện nam, thiện nữ làm cho thiện nam, thiện nữ vọng tưởng: “Đời sau ta cũng được thân như vậy, ở giữa các đệ tử thuyết pháp như ngày nay.” Khi vọng tưởng th́ trí Nhất thiết sẽ tổn giảm.
Ma Ba-tuần lại hóa làm vô số trăm ngàn Bồ-tát thực hành sáu pháp Ba-la-mật, xuất hiện trước thiện nam, thiện nữ làm cho họ thấy để vọng tưởng. Ai vọng tưởng th́ trí Nhất thiết sẽ tổn giảm, đây là việc ma.
V́ sao? Tu-bồ-đề! V́ trong Bát-nhã ba-la-mật không có năm ấm, cho đến với đạo quả cũng không thật có. Không có năm ấm cũng không có đạo quả, không có Phật pháp và chúng đệ tử, v́ các pháp đã đoạn tận không thật có.
Tu-bồ-đề! Thiện nam, thiện nữ khi ghi chép hoặc đọc tụng Bát-nhã ba-la-mật, có nhiều sự cố khởi lên. Ví như nhà đại trưởng giả ở Diêm-phù-đề có nhiều vàng bạc, ngọc quý, lưu ly, trân bảo rất đẹp th́ bị nhiều người ganh ghét. Thiện nam, thiện nữ thọ tŕ, đọc tụng ba-la-mật cũng bị nhiều người ganh ghét một muốn phá hoại.
Tu-bồ-đề bạch Phật:
–Bạch Thế Tôn! Đúng như vậy. Gặp nhiều ma sự và nhiều người ganh ghét, v́ những người đó ngu si ít trí tuệ, bị ma sai sử chuyên làm việc phá hoại người thọ tŕ học tập Bát-nhã ba-la-mật. Đó là bọn phá hoại Phật pháp, tâm họ trọn đời không muốn ở trong diệu pháp này.
Phật bảo Tu-bồ-đề:
–Đúng như lời ông nói, bọn ngu si đó bị ma sai sử chuyên làm việc phá hoại. Đó là hạng người ngu si phá hoại Chánh pháp. V́ là hạng tân học mới nghe không thấu đạt được, không tạo công đức lành v́ không làm được nhiều công đức, không thân cận với các vị Thiện tri thức, không cúng dường chư Như Lai Vô Sở Trước Chánh Đẳng Giác thời quá khứ.
Tu-bồ-đề! Khi ghi chép, thọ tŕ, đọc tụng, giảng thuyết, thực hành Bát-nhã ba-la-mật không có trở ngại, ma sự không phát sinh, không có những tai nạn này th́ đầy đủ sáu pháp Ba-la-mật, cho đến trí Nhất thiết cũng không bị trở ngại. Nếu thiện nam, thiện nữ thọ tŕ đọc tụng Bát-nhã ba-la-mật th́ đầy đủ năm pháp Ba-la-mật và trí Nhất thiết, nên biết đây là Phật sự. Hoặc đầy đủ nội ngoại không và hữu vô không, ba mươi bảy phẩm Trợ đạo, mười tám pháp Bất cộng, mười Lực, đầy đủ trí Nhất thiết, nên biết đây cũng là Phật sự. Chư Như Lai Vô Sở Trước Chánh Đẳng Giác hiện tại trong mười phương đã làm Phật sự, giống như các thiện nam, thiện nữ hành tŕ Bát-nhã ba-la-mật.
Bậc không thoái chuyển và các Đại Bồ-tát đang ở khắp mười phương đều ủng hộ trợ giúp thiện nam, thiện nữ hành tŕ Bát-nhã ba-la-mật.
Phẩm 49: ĐẠI MINH
Phật bảo Tu-bồ-đề:
–Ví như có người mẹ sinh ra các con, từ một cho đến ngàn người. Trong lúc người mẹ đau nặng, các người con kia đều lo lắng, cầu cứu, chữa trị, lạnh ấm, khô ướt đều chăm sóc chu đáo, mong mẹ được lành bệnh. V́ sao? V́ chúng nó trưởng thành đầy đủ, hiểu biết là nhờ mẹ cho nên suốt đời chúng không bất hiễu và luôn báo ân cho mẹ.
Cũng vậy, Tu-bồ-đề, các Như Lai Vô Sở Trước Chánh Đẳng Giác thường dùng Phật nhãn quan tâm đến người hành tŕ Bát-nhã ba-la-mật, v́ Bát-nhã sâu xa là ánh sáng lớn của thế gian. Mười phương các Như Lai Vô Sở Trước Chánh Đẳng Giác cũng dùng Phật nhãn quan tâm đến người hành tŕ Bát-nhã ba-la-mật. V́ Bát-nhã ba-la-mật sâu xa sinh ra các Như Lai Vô Sở Trước Chánh Đẳng Giác chứng đắc tuệ trí Nhất thiết, cho nên các Như Lai Vô Sở Trước Chánh Đẳng Giác thường quan tâm người hành tŕ Bát-nhã ba-la-mật.
Đối với chư Phật, Ba-la-mật cũng sinh từ đó; nội ngoại không và hữu vô không, ba mươi bảy phẩm Trợ đạo cũng sinh từ đó. Mười tám pháp Bất cộng, trí Nhất thiết cũng sinh từ đó. Tu-đà-hoàn, Tưđà-hàm, A-na-hàm, A-la-hán, Bích-chi-phật đạo, Chánh đẳng giác cũng từ Bát-nhã ba-la-mật phát sinh, tự chứng đắc thành Vô thượng Chánh đẳng giác.
Tu-bồ-đề! Nếu có thiện nam, thiện nữ ghi chép, thọ tŕ, học tập Bát-nhã ba-la-mật, chư Phật thường dùng Phật nhãn quan tâm người hành tŕ Bát-nhã ba-la-mật, chư Phật thường ủng hộ để họ không thoái chuyển cho đến khi họ đắc Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác mà không bị tổn giảm.
Tu-bồ-đề bạch Phật:
–Như lời Thế Tôn dạy, vậy Bát-nhã ba-la-mật là mẹ của các Bồ-tát, là ánh sáng lớn cho thế gian. Thưa Thế Tôn, v́ sao Bát-nhã ba-la-mật là mẹ của các Bồ-tát, là ánh sáng lớn cho thế gian? V́ sao chư Phật từ Bát-nhã ba-la-mật sinh ra? V́ sao lại thị hiện ánh sáng cho thế gian?
Phật bảo Tu-bồ-đề:
–Bát-nhã sinh ra mười Lực của Phật, mười tám pháp Bất cộng, trí Nhất thiết. V́ các pháp trên, Như Lai đã thị hiện đầy đủ, cho nên các Như Lai từ Bát-nhã ba-la-mật sinh ra trong thế gian.
Tu-bồ-đề bạch Phật:
–Như Lai dạy về năm ấm. Bạch Thế Tôn, v́ sao Bát-nhã ba-la-mật sâu xa thị hiện năm ấm?
Phật nói:
–Bát-nhã ba-la-mật không sinh, thị hiện năm ấm không diệt, thị hiện năm ấm không thường, không đoạn, không tăng, không giảm, không lấy, không bỏ, cũng không quá khứ, hiện tại, vị lai. V́ sao? V́ Không, Vô tướng, Vô nguyện không hiện thành bại, không hiện hữu vi, không hiện vô vi, không thị hiện không sự sinh, không sự có, không thị hiện các pháp chân thật. Như vậy không thị hiện thành bại. Tu-bồ-đề, đó là Bát-nhã ba-la-mật thị hiện thế gian.
Tu-bồ-đề! Bát-nhã ba-la-mật cũng biết tất cả ý nghiệp của chúng sinh. Bát-nhã ba-la-mật không biết chỗ chúng sinh, không biết chỗ của năm ấm, sáu t́nh cho đến chỗ của trí Nhất thiết cũng không biết. Tu-bồ-đề, đó là Bát-nhã ba-la-mật thị hiện thế gian.
Bát-nhã ba-la-mật sâu xa không thị hiện năm ấm cho đến trí Nhất thiết cũng không thị hiện. V́ sao? V́ Bát-nhã ba-la-mật sâu xa không thấy Bát-nhã ba-la-mật sâu xa huống chi thấy năm ấm cho đến trí Nhất thiết.
Tu-bồ-đề! Sao gọi là chúng sinh? Chúng sinh ở Dục giới, Sắc giới, Vô sắc giới, khắp thế gian và mười phương, chúng sinh có ý loạn ý định Như Lai đều biết, lại biết tất cả các sự việc. Tu-bồ-đề, v́ sao Như Lai đều biết các sự việc khác của chúng sinh? Do nhờ pháp cho nên Như Lai biết chúng sinh có ý loạn ý định.
Tu-bồ-đề bạch Phật:
–Như Lai dùng những pháp ǵ để biết chúng sinh có ý loạn, ý định?
Phật bảo Tu-bồ-đề:
–Các pháp còn không thể thấy được, huống chi biết chúng sinh có loạn, có định. Do dùng pháp này cho nên Như Lai biết.
Tu-bồ-đề! Như Lai Vô Sở Trước Chánh Đẳng Giác biết tâm ý chúng sinh có loạn hay định. V́ sao biết? V́ nhờ dùng vô thường, dùng giải thoát, do sự tịch tĩnh, nhờ sự diệt tận cho nên biết. Do điều này cho nên Như Lai biết có loạn, có định.
Lại nữa, Tu-bồ-đề! Như Lai còn biêt tường tận chúng sinh có dâm, nộ, si.
Tu-bồ-đề bạch Phật:
–Bạch Thế Tôn! Làm sao biết được?
Phật bảo Tu-bồ-đề:
–Như Lai biết tâm ý chúng sinh có dâm, nộ, si. V́ sao? V́ ý niệm và sự có không thể thấy được th́ làm sao có dâm, nộ, si để mà thủ đắc, do điều này cho nên Như Lai biết rõ.
Tu-bồ-đề! Như Lai lại biết tâm ý chúng sinh không có dâm, nộ, si Như Lai đều biết. V́ sao? V́ biết sự có thể biết là không dâm, nộ, si; tâm ý cũng chẳng phải có tâm ý. V́ sao? V́ cả hai ý không hòa hợp. Do điều này nên Như Lai biết.
Tu-bồ-đề! Như Lai nhờ Bát-nhã ba-la-mật mà biết tâm ý chúng sinh có quảng đại. V́ sao biết? Tu-bồ-đề, Như Lai biết tâm quảng đại của chúng sinh, tâm không hạn hẹp của chúng sinh, tâm không tăng của chúng sinh, tâm không giảm của chúng sinh, tâm không đến không đi của chúng sinh. V́ sao? V́ tâm ý không thể thủ đắc được tiến thoái. Do đây cho nên biết.
Lại nữa, Tu-bồ-đề! Như Lai nhờ Bát-nhã ba-la-mật biết chúng sinh có đại tâm. V́ Như Lai biết tâm chúng sinh không đến, không đi, không sinh, không diệt, không trụ, không biến đổi. Do điều này nên biết.
Lại nữa, Tu-bồ-đề! Như Lai nhờ Bát-nhã ba-la-mật biết tâm chúng sinh không có hạn lượng. V́ sao biết? Tu-bồ-đề, Như Lai không thấy tâm chúng sinh có tăng, có giảm, có chỗ trú. V́ sao? V́ tâm chúng sinh không có chỗ giữ chứa, cho nên không thể thấy. Do điều này nên biết.
Lại nữa, Tu-bồ-đề! Như Lai nhờ Bát-nhã ba-la-mật mà biết tâm chúng sinh không thể thấy được. V́ sao biết? V́ các tâm ý không có h́nh tướng, không có sở hữu.
Lại nữa, Tu-bồ-đề! Như Lai nhờ Bát-nhã ba-la-mật biết tâm chúng sinh không thể quan sát được. V́ sao biết? V́ Như Lai dùng năm loại mắt để thấy đối tượng tâm của chúng sinh.
Lại nữa, Tu-bồ-đề! Như Lai nhờ Bát-nhã ba-la-mật mà biết sự cúi ngửa co duỗi của chúng sinh. V́ sao biết? V́ sự cúi ngước co giãn trong tâm chúng sinh đều từ năm ấm phát sinh ra nhưng không biết năm ấm, chỉ biết thở vô, thở ra có ngã và thế giới. Chỉ biết việc này ngoài ra không phân biệt được việc khác. Năm ấm cũng lại không biết thở ra thở vô chỉ biết có ngã và thế giới, ngoài ra không biết việc khác. Thân là mạng sống, mạng sống là thân; thân này chẳng phải mạng, mạng này chẳng phải thân. V́ vậy, Tu-bồ-đề, Như Lai nhờ Bát-nhã ba-la-mật mà biết rõ sự cúi ngước co giãn của chúng sinh.
Tu-bồ-đề! Phật biết năm ấm. V́ sao biết? Biết Như của năm ấm, biết Như của Như, biết Như của không tạo tác, biết Như của không tướng, biết Như của không tiến tới, biết Như của không hý luận, biết Như của không có ngã, biết Như của không ỷ lại. V́ vậy, Tu-bồ-đề, Như Lai dựa vào Như của chúng sinh mà biết được Như cúi ngước co giãn của năm ấm, biết Như của năm ấm là Như của các pháp, Như của các pháp là Như của sáu pháp Ba-la-mật, Như của sáu pháp Ba-la-mật là Như của ba mươi bảy phẩm Trợ đạo, Như của ba mươi bảy phẩm Trợ đạo là Như của mười tám pháp không. Như của mười tám pháp không là Như của tám bối xả, chín Thứ đệ thiền.
Như của tám bối xả, vô thiền, chín Thứ đệ thiền là Như của mười Lực. Như của mười Lực là Như của bốn Vô ngại trí, bốn Đẳng tâm, bốn Vô sở úy, đại Từ, đại Bi, mười tám pháp Bất cộng của Phật. Như của mười tám pháp Bất cộng của Phật là Như của trí Nhất thiết tuệ. Như của trí Nhất thiết tuệ là Như của tất cả các pháp ác, pháp thiện, pháp đạo, pháp tục, pháp hữu lậu, pháp vô lậu. Như của pháp này là Như của quá khứ, hiện tại, vị lai. Như của quá khứ, hiện tại, vị lai là Như của hữu vi, vô vi. Như của pháp hữu vi, vô vi là Như của Tu-đà-hoàn, Tư-đà-hàm, A-na-hàm, A-la-hán. Như của La-hán là Như của Bích-chi. Như của Bích-chi-phật là Như của Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Như của Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác là Như của đạo. Như của đạo là Như của Như Lai. Như của Như Lai là nhất như không thể phá hoại, không thể phân biệt, không có đoạn tận, không hai, không khác.
Tu-bồ-đề! Đó là Như của các pháp, nhờ Bát-nhã ba-la-mật mà Như Lai biết Như của tất cả các pháp. Tu-bồ-đề, Bát-nhã ba-la-mật này là mẹ của chư Như Lai, là ánh sáng lớn của thế gian. Thế nên, Tu-bồ-đề, Như Lai Vô Sở Trước Chánh Đẳng Giác đều biết Như của các pháp là như vậy hay không như vậy, đều không làm khác đi, đều biết Như của các pháp là như vậy. Cho nên chư Phật Thế Tôn gọi là Như Lai.
Tu-bồ-đề bạch Phật:
–Bạch Thế Tôn! Như của các pháp là như vậy hay không như vậy đều rất sâu xa. Thế Tôn, sự phân bố giáo hóa Chân như đúng như lời Phật thuyết. Pháp sâu xa này ai có thể hiểu được, chỉ có bậc không thoái chuyển cho đến Đại Bồ-tát, La-hán lậu tận mới có thể hiểu được.
Phật bảo Tu-bồ-đề:
–Như của vô tận là Như của vô tận ǵ? Đó là Như vô tận của các pháp. Tu-bồ-đề, Như Lai Vô Sở Trước Chánh Đẳng Giác khi thành Phật đều thuyết Như này của các pháp.
Phẩm 50: VẤN TƯỚNG
Lúc bấy giờ, các vị trời ở cõi Dục, cõi Sắc khắp tam thiên đại thiên thế giới đều rưới hương hoa tán thán cúng dường và đảnh lễ Phật rồi đứng lui một bên bạch Phật:
–Bạch Thế Tôn! Bát-nhã ba-la-mật của Ngài dạy thật sâu xa. Vậy, tướng Bát-nhã ba-la-mật là ǵ?
Phật bảo các vị trời:
–Bát-nhã ba-la-mật sâu xa này không là tướng của vô tướng, là tướng vô nguyện, tướng vô hành, tướng vô sinh diệt, tướng vô thường, vô đoạn, tướng không của vô sở hữu, tướng của vô sở y, tướng của hư không.
Này chư Thiên! Tướng của Bát-nhã sâu xa là như vậy. Như Lai v́ thế gian cho nên thuyết cũng không v́ đạo, không v́ diệt tận.
Này chư Thiên! Tướng đó là tướng Trời, Rồng, Quỷ, Thần, Nhân loại trong thế gian không thể làm được, không thể trưởng dưỡng được. V́ sao? V́ Trời, Rồng, Quỷ, Thần và Nhân loại trong thế gian này cũng là tướng này.
Này chư Thiên! Các tướng đó không thể trưởng dưỡng cho nhau, các tướng đó không thể biết nhau, tướng cũng không thể biết vô tướng, vô tướng cũng không thể biết tướng; tướng với vô tướng cả hai đều không, không thể thành tựu được, không thể hòa hợp, không thể hiểu được.
Này chư Thiên! Tướng ấy chẳng phải năm ấm làm ra, chẳng phải sáu pháp Ba-la-mật tạo thành, chẳng phải nội ngoại không và hữu vô không, chẳng phải trí Nhất thiết tạo thành.
Tướng ấy chẳng phải người, chẳng phải phi nhân, chẳng phải hữu lậu, chẳng phải vô lậu, chẳng phải đạo, chẳng phải tục, chẳng phải hữu vi, chẳng phải vô vi.
Khi ấy, Phật hỏi chư Thiên:
–Nếu có người hỏi tướng của hư không là ǵ. Ý của chư Thiên thế nào? Người hỏi như vậy có đúng hay không?
Chư Thiên đáp:
–Bạch Thế Tôn! Không đúng. V́ hư không không có tướng, không tạo thành tướng.
Phật bảo chư Thiên:
–Có Phật hay không có Phật thể tánh của các tướng vẫn thường trụ. V́ Như Lai đã như thật đạt đến thể tánh các tướng, cho nên gọi là Như Lai.
Như Lai đạt đến tướng Giác ngộ sâu xa nhờ trí tuệ vô ngại của Vô thượng Chánh đẳng giác mà an trú nơi tướng đó tụ hợp nơi Bát-nhã ba-la-mật sâu xa. Chư Thiên thưa:
–Bạch Thế Tôn! Bát-nhã ba-la-mật sâu xa này là kho tàng của chư Phật Như Lai Vô Sở Trước Chánh Đẳng Giác. Ở nơi kho tàng đó thành tựu Vô thượng Chánh đẳng giác. Trong kho tàng đó mà thực hành thấu đạt tướng của các pháp, tướng của năm ấm, tướng của trí Nhất thiết.
Phật bảo chư Thiên:
–Sắc là tướng của h́nh, xúc là tướng của cảm giác, thọ là tướng của tưởng, thiện ác là tướng của hành, sự biết là tướng của thức. Như Lai không chấp trước các tướng cho nên thành Chánh giác.
Không luyến tiếc là tướng Bố thí ba-la-mật, không bại hoại là tướng của Tŕ giới ba-la-mật, không sân hận là tướng của Nhẫn nhục ba-la-mật, không thoái chuyển là tướng của Tinh tấn ba-la-mật, tập trung là tướng của Thiền định ba-la-mật, nghe liền giác ngộ liền hiểu biết là tướng của Bát-nhã ba-la-mật. Như Lai không chấp trước tướng đó nên thành Chánh giác.
Bốn Thiền, bốn Đẳng, bốn Không định là tướng của không sân hận. Như Lai không chấp trước tướng đó mà thành Chánh giác.
Làm cho ra khỏi ba cõi là tướng của ba mươi bảy phẩm Trợ đạo. Như Lai không chấp thủ tướng đó mà thành Chánh Giác. Tướng khổ là tướng của Vô nguyện giải thoát môn, tướng tịch là tướng của Không giải thoát môn, tướng tịnh là tướng của Vô tướng giải thoát môn, Như Lai không chấp thủ tướng đó mà thành Chánh giác. Tướng tịch là tướng không sinh khởi, tướng không chung nhau là mười tám pháp Bất cộng. Như Lai không chấp thủ các tướng đó mà thành Chánh giác.
Tướng hiển lộ là tướng trí Nhất thiết. Như Lai không chấp thủ các tướng đó mà thành Chánh giác.
Như vậy, các Thiên tử, Như Lai không chấp thủ các tướng của các pháp mà thành Chánh giác, cho nên Như Lai gọi là Bậc Trí Tuệ Vô Ngại.
Lúc đó, Phật bảo Tu-bồ-đề:
–Bát-nhã ba-la-mật là mẹ của chư Phật Như Lai Vô Sở Trước Chánh Đẳng Giác; Bát-nhã ba-la-mật là ánh sáng lớn của chư Phật, Như Lai trong thế gian.
Như Lai nương vào pháp này mà thành tựu. V́ vậy các Như Lai đều tôn trọng, cung kính, lễ bái, phụng sự Bát-nhã ba-la-mật. V́ sao? V́ chư Phật Như Lai đều từ Bát-nhã ba-la-mật sâu xa mà sinh ra. Đó là nơi Như Lai báo ân. Tu-bồ-đề, không có ai báo ân hơn Như Lai cả.
Lại nữa, Tu-bồ-đề! Như Lai tri ân và báo ân như thế nào? Như Lai đi bằng pháp có thể đi được này nên chứng đắc Vô thượng Chánh đẳng giác, cho nên phải giữ ǵn pháp đã đi bằng cách cung kính, phụng sự, làm lễ nó. Tu-bồ-đề, đó là cách tri ân và báo ân của Như Lai Vô Sở Trước Chánh Đẳng Giác.
Lại nữa, Tu-bồ-đề! Pháp mà Như Lai chứng đắc không tác giả, người làm không thể thấy. Như Lai thấy rõ và chứng đắc pháp đó, được pháp không tác giả là pháp không còn tranh cãi.
Tu-bồ-đề! Như Lai biết tri ân và báo ân là nhờ Bát-nhã ba-la-mật, từ nơi các pháp không tác giả mà giác ngộ được các pháp.
Lại nữa, Tu-bồ-đề! Như Lai Vô Sở Trước Chánh Đẳng Giác thực hành Bát-nhã ba-la-mật đạt các thiện pháp mà không có sự đạt, cho nên nói Bát-nhã ba-la-mật là mẹ của chư Phật, là Đạo sư soi sáng cho thế gian.
Tu-bồ-đề bạch Phật:
–Bạch Thế Tôn! Các pháp vốn không, không chỗ biết, không chỗ thấy, không chỗ sinh ra. Tại sao nói Bát-nhã ba-la-mật là mẹ của chư Phật? Sao lại sinh ra Như Lai? Sao lại làm Đạo sư soi sáng cho thế gian?
Phật bảo Tu-bồ-đề:
–Đúng vậy, đúng vậy! Tất cả các pháp không biết, không thấy. V́ sao? V́ tất cả các pháp đều không, không sở hữu, không vững chắc, không chỗ sinh. Cho nên các pháp không chỗ sinh.
Lại nữa, Tu-bồ-đề! Các pháp không biết, không thấy. V́ sao? V́ các pháp không có chỗ vào, không có chỗ lệ thuộc, cho nên Bát-nhã ba-la-mật là mẹ của Như Lai, là Đạo sư sáng suốt của thế gian.
Không thấy năm ấm cho nên làm Đạo sư, cho đến trí Nhất thiết cũng không thấy cho nên làm Đạo sư. V́ vậy Bát-nhã ba-la-mật là mẹ của chư Phật, là Đạo sư sáng suốt của thế gian.
Tu-bồ-đề hỏi Phật:
–Bạch Thế Tôn! V́ sao không thấy năm ấm lại làm Đạo sư sáng suốt cho thế gian?
Phật dạy:
–Tu-bồ-đề! Không dựa nhân duyên của năm ấm để phân biệt đó là không thấy năm ấm; không dùng trí Nhất thiết để khởi vọng tưởng, đó là không thấy trí Nhất thiết. V́ vậy, Bát-nhã ba-la-mật là mẹ của Như Lai, là Đạo sư sáng suốt của thế gian.
Lại nữa, Tu-bồ-đề! V́ sao Bát-nhã ba-la-mật là mẹ của Như Lai, là Đạo sư sáng suốt của thế gian? Tu-bồ-đề, Bát-nhã ba-la-mật chỉ bày không của thế gian, v́ sao chỉ bày không của thế gian, chỉ bày không của năm ấm, mười hai xứ, mười tám giới, chỉ bày mười pháp ác của thế gian? Từ si có ái do mười hai nhân duyên là pháp căn bản của ngã và ngã sở, sáu mươi hai tà kiến biểu thị không của thế gian, bốn Thiền, bốn Đẳng và bốn Không định biểu thị không của thế gian, ba mươi bảy phẩm Trợ đạo, sáu pháp Ba-la-mật, nội không, ngoại không và hữu vô không, biểu thị không của thế gian. Tánh hữu vi, vô vi, mười Lực của Phật, mười tám pháp Bất cộng, cho đến trí Nhất thiết cũng biểu thị không của thế gian.
Tu-bồ-đề, v́ vậy, Bát-nhã ba-la-mật là mẹ của chư Phật, là Đạo sư sáng suốt cho thế gian.
Lại nữa, Tu-bồ-đề! Như Lai lấy không chỉ bày cho thế gian, lấy không niệm thế gian, biết không của thế gian. V́ vậy Bát-nhã ba-la-mật là mẹ của chư Phật, là Đạo sư sáng suốt của thế gian.
Lại nữa, Tu-bồ-đề! Bát-nhã ba-la-mật chỉ bày Như Lai, chỉ bày không của thế gian, chỉ bày những không ǵ? Chỉ bày không của năm ấm, không của mười hai suy, không của mười tám giới, chỉ bày không của trí Nhất thiết. V́ vậy, Bát-nhã ba-la-mật là mẹ của chư Phật, là Đạo sư sáng suốt của thế gian.
Thế nên, Tu-bồ-đề! Bát-nhã ba-la-mật chỉ bày Như Lai, chỉ bày chẳng thể nghĩ bàn của thế gian, cho đến chỉ bày trí Nhất thiết, chỉ bày chẳng thể nghĩ bàn của thế gian.
Lại nữa Tu-bồ-đề! Bát-nhã ba-la-mật sâu xa chỉ bày tịch tĩnh của Như Lai, của thế gian. Chỉ bày những tịch tĩnh ǵ? Chỉ bày tịch tĩnh của năm ấm và chỉ bày tịch tĩnh của trí Nhất thiết. Cho nên Bát-nhã ba-la-mật chỉ bày tịch tĩnh của Như Lai, của thế gian.
Tu-bồ-đề! Bát-nhã ba-la-mật chỉ bày Như Lai, thế gian thường không. Chỉ bày những ǵ? Từ năm ấm cho đến trí Nhất thiết chỉ bày thế gian thường không.
Lại nữa, Tu-bồ-đề! Bát-nhã ba-la-mật chỉ bày tất cả không của Như Lai, thế gian. Chỉ bày những không ǵ? Từ năm ấm cho đến trí Nhất thiết chỉ bày tất cả không của thế gian.
Lại nữa, Tu-bồ-đề! Bát-nhã ba-la-mật chỉ bày tất cả không của Như Lai, thế gian. Chỉ bày những ǵ? Từ năm ấm cho đến trí Nhất thiết chỉ bày không của thế gian.
Lại nữa, Tu-bồ-đề! Bát-nhã ba-la-mật chỉ bày không của sở hữu, vô sở hữu của Như Lai, từ năm ấm cho đến trí Nhất thiết chỉ bày không của sở hữu, không của vô sở hữu.
Lại nữa, Tu-bồ-đề! Bát-nhã ba-la-mật chỉ bày diệt của Như Lai, thế gian. Chỉ bày những diệt ǵ? Từ năm ấm cho đến trí Nhất thiết là diệt của thế gian.
V́ vậy, Bát-nhã ba-la-mật là mẹ của Như Lai, là Đạo sư sáng suốt của thế gian. Bát-nhã ba-la-mật thị hiện thế gian, không có tướng đời này đời sau. V́ sao? V́ pháp này không có tướng đời này đời sau.
Tu-bồ-đề bạch Phật:
–Bạch Thế Tôn! Bát-nhã ba-la-mật v́ việc lớn mà xuất hiện, v́ việc chẳng thể nghĩ bàn mà xuất hiện, v́ việc không thể tính kể mà xuất hiện, v́ việc không thể giới hạn mà xuất hiện, v́ việc không ǵ sánh bằng mà xuất hiện.
Phật dạy:
–Đúng vậy, Tu-bồ-đề! Bát-nhã ba-la-mật v́ việc lớn, v́ việc chẳng thể nghĩ bàn mà xuất hiện.
Tu-bồ-đề hỏi:
–Bạch Thế Tôn! V́ sao Bát-nhã ba-la-mật v́ việc lớn mà xuất hiện?
Phật đáp:
–Tu-bồ-đề! Các Đức Như Lai Vô Sở Trước Chánh Đẳng Giác v́ cứu độ tất cả chúng sinh cho nên không bỏ chúng sinh.
Tu-bồ-đề hỏi:
–V́ sao Bát-nhã ba-la-mật v́ sự chẳng thể nghĩ bàn mà xuất hiện?
Phật đáp:
–Phật sự, tự nhiên và trí Nhất thiết đều chẳng thể nghĩ bàn. V́ vậy Bát-nhã ba-la-mật v́ sự việc chẳng thể nghĩ bàn mà xuất hiện.
Tu-bồ-đề hỏi:
–Bạch Thế Tôn! V́ sao Bát-nhã ba-la-mật v́ sự việc không thể tính kể mà xuất hiện?
Phật bảo Tu-bồ-đề:
–Tất cả chúng sinh thọ thân đều có thức, không thể biết được hay tính kể Phật sự, tự nhiên và trí Nhất thiết.
Tu-bồ-đề hỏi:
–Bạch Thế Tôn! V́ sao Bát-nhã ba-la-mật v́ việc không giới hạn mà xuất hiện?
Phật đáp:
–Tu-bồ-đề! Phật sự không có giới hạn, Như Lai sự cũng không có giới hạn, tất cả chúng sinh không có ai sánh bằng Phật huống chi muốn vượt hơn Như Lai. V́ vậy, Bát-nhã ba-la-mật v́ sự việc không giới hạn của Như Lai Vô Sở Trước Chánh Đẳng Giác mà xuất hiện.
Tu-bồ-đề bạch Phật:
–Bạch Thế Tôn! Phật sự, Như Lai sự, Tự nhiên sự, trí Nhất thiết sự, là chẳng thể nghĩ bàn không thể tính kể, không thể giới hạn chăng?
Phật nói:
–Đúng vậy, đúng vậy! Tu-bồ-đề, Phật sự, Tự nhiên sự, Như Lai sự, trí Nhất thiết sự là chẳng thể nghĩ bàn không thể tính kể, không thể giới hạn.
Phật bảo Tu-bồ-đề:
–Năm ấm, trí Nhất thiết chẳng thể nghĩ bàn, không thể tính kể, không có giới hạn.
Này Tu-bồ-đề! Pháp của các pháp lấy tướng lấy tưởng làm tác ý cũng không thể thủ đắc.
Phật dạy:
–Năm ấm chẳng thể nghĩ bàn, không thể tính kể, không có giới hạn, cho đến trí Nhất thiết cũng chẳng thể nghĩ bàn.
Tu-bồ-đề hỏi:
–Bạch Thế Tôn! V́ sao?
Thế Tôn đáp:
–V́ năm ấm chẳng thể nghĩ bàn không ǵ sánh bằng. Năm ấm không có giới hạn, cho đến trí Nhất thiết cũng không có giới hạn.
Tu-bồ-đề hỏi:
–Bạch Thế Tôn! V́ sao năm ấm, trí Nhất thiết không có giới hạn?
Phật đáp:
–V́ năm ấm cho đến trí Nhất thiết chẳng thể nghĩ bàn cho nên không có giới hạn. Tu-bồ-đề, ý ông nghĩ sao? Trong chẳng thể nghĩ bàn không có giới hạn đó, có thể t́m được năm ấm và đạo không?
Tu-bồ-đề nói:
–Bạch Thế Tôn! Không thể được.
Phật dạy:
–Thế nên, Tu-bồ-đề! Các pháp chẳng thể nghĩ bàn, không có giới hạn. Pháp của Như Lai chẳng thể nghĩ bàn, không ǵ sánh bằng, không có giới hạn cũng không tính kể, đó là chẳng thể nghĩ bàn cho nên lời dạy cũng chẳng thể nghĩ bàn, hư không chẳng thể nghĩ bàn, cũng không ǵ sánh bằng. Tu-bồ-đề, pháp của Như Lai chẳng phải thế gian, Người, chư Thiên và A-tu-la có thể nghĩ bàn.
Khi Phật thuyết phẩm Như Lai chẳng thể nghĩ bàn, không thể tính, không thể giới hạn, không ǵ sánh bằng, năm trăm Tỳ-kheo và hai ngàn Tỳ-kheo-ni, các lậu tận được giải thoát, tâm giải thoát, sáu vạn Ưu-bà-tắc, ba vạn Ưu-bà-di xa ĺa trần cấu đắc pháp nhãn tịnh, hai ngàn Bồ-tát chứng đắc Vô sinh pháp nhẫn, tất cả đều sẽ làm Phật trong hiền kiếp.
Phẩm 51: ĐẠI SỰ XUẤT HIỆN
Lúc bấy giờ, Tu-bồ-đề bạch Phật:
–Bạch Thế Tôn! Bát-nhã ba-la-mật này rất sâu xa v́ việc lớn mà xuất hiện, chẳng thể nghĩ bàn không thể tính, không ǵ sánh bằng, không giới hạn.
Phật dạy:
–Đúng vậy. Tu-bồ-đề! Bát-nhã ba-la-mật v́ việc lớn mà xuất hiện, v́ việc không ǵ sánh bằng mà xuất hiện. V́ sao? Tu-bồ-đề, v́ năm pháp Ba-la-mật kia đều từ trong đó mà thành, tương ưng với Bát-nhã ba-la-mật. Nội không, ngoại không và hữu vô không đều từ trong Bát-nhã ba-la-mật mà có; ba mươi bảy phẩm Trợ đạo, mười Lực, mười tám pháp Bất cộng đều từ trong đó mà có, tương ưng với Bát-nhã ba-la-mật; địa vị Phật và trí Nhất thiết đều từ trong đó mà có, tương ứng với Bát-nhã ba-la-mật.
Phật bảo Tu-bồ-đề:
–Ví như Chuyển luân thánh vương có các nước nhỏ. Khi có việc mỗi nước tự lo cho hoàn thành th́ vua Chuyển luân vương không phải lo lắng. V́ sao? V́ vua các nước nhỏ đã làm theo lệnh của Thánh vương. Do dó, Thánh vương không phải lo lắng.
Pháp của các đệ tử, pháp của Bích-chi-phật, pháp của các Bồ-tát và pháp của chư Phật, tất cả đều từ Bát-nhã ba-la-mật mà có, cho nên Bát-nhã ba-la-mật làm thành tựu những việc đó.
V́ vậy, Tu-bồ-đề! Bát-nhã ba-la-mật v́ việc lớn, v́ sự việc không ǵ sánh bằng mà xuất hiện, không nhận lấy năm ấm, không nhập vào năm ấm là không nhận lấy, không nhập vào, cho đến trí Nhất thiết cũng vậy. Tu-đà-hoàn đến A-la-hán, Bích-chi-phật cũng không nhận lấy, không nhập vào; Vô thượng Chánh đẳng giác cũng không nhận lấy cũng không nhập vào.
Tu-bồ-đề bạch Phật:
–Bạch Thế Tôn! V́ sao năm ấm không nhận lấy, không nhập vào, cho đến Vô thượng Chánh đẳng giác cũng không nhận lấy, không nhập vào?
Phật bảo Tu-bồ-đề:
–Ý ông nghĩ sao? Ông thấy năm ấm có chỗ nhận lấy, có chỗ nhập vào không?
Tu-bồ-đề đáp:
–Bạch Thế Tôn! Không thấy.
Thế Tôn nói:
–Vô thượng Chánh đẳng giác cũng không nhận lấy cũng không nhập vào.
Tu-bồ-đề đáp:
–Bạch Thế Tôn! Không thấy năm ấm có nhận lấy, có nhập vào, cũng không thấy Vô thượng Chánh đẳng giác có nhận lấy, có nhập vào.
Phật dạy:
–Lành thay, lành thay! Tu-bồ-đề, ta cũng không thấy năm ấm, ta cũng không giữ lấy năm ấm, cho đến Chánh đẳng giác ta cũng không thấy, không giữ lấy, không nhập vào. Tu-bồ-đề, đối với địa vị Phật, ta cũng không thấy; trí Nhất thiết, ta cũng không thấy, việc của Như Lai ta cũng không nhận lấy, không giữ. V́ vậy, Tu-bồ-đề, Đại Bồ-tát không nên giữ lấy năm ấm. Đối với việc của Phật, việc của trí Nhất thiết, việc của Như Lai cũng không giữ lấy không nhập vào.
Chư Thiên ở cõi Sắc và cõi Dục đều bạch Phật:
–Bạch Thế Tôn! Bát-nhã ba-la-mật rất sâu xa khó liễu ngộ, chẳng thể nghĩ bàn, thậm thâm vi diệu chỉ có người trí mới có thể hiểu nổi Bát-nhã ba-la-mật sâu xa này.
Bạch Thế Tôn! Khi Ngài ở nơi chư Phật quá khứ đã tạo công đức căn bản này và thân cận với Thiện tri thức nên đạt đến như vậy.
Bạch Thế Tôn! Giả sử tam thiên đại thiên thế giới, tất cả chúng sinh đều tin tưởng tôn trọng Tam bảo, chứng đắc Tu-đà-hoàn, Tư-đà-hàm, A-na-hàm, A-la-hán, Bích-chi-phật. Những bậc Thánh hiền đó có trí tuệ, có đạo đức cũng không bằng thiện nam, thiện nữ trong một ngày quán niệm xưng tán Bát-nhã ba-la-mật sâu xa này. Công đức đó vượt lên trên các bậc trên kia. V́ sao? V́ từ quả Tu-đà-hoàn đến Bích-chi-phật, bậc Tín hạnh đến bậc Vô sinh pháp nhẫn, chư Thiên cũng không bằng thiện nam, thiện nữ một ngày thọ tŕ, phúng tụng, biên chép Bát-nhã ba-la-mật. Họ mau chóng chứng đắc Niết-bàn, công đức thù thắng hơn La-hán, Bích-chi-phật, dù trải qua một kiếp phụng hành những kinh khác mà xa ĺa Bát-nhã ba-la-mật cũng không trụ trong trí Nhất thiết. V́ sao? V́ trong Bát-nhã ba-la-mật sâu xa này đã rộng nói ba thừa, làm cho các bậc La-hán, Bích-chi-phật đều được lòng tin nơi đó, không mất chỗ tương ứng. Các Đại Bồ-tát cũng từ đây mà thành Vô thượng Chánh đẳng giác.
Lúc ấy, chư Thiên ở cõi Dục và cõi Sắc đều tán thán:
–Bạch Thế Tôn! Đại Bát-nhã ba-la-mật này chẳng thể nghĩ bàn, trong đây phát sinh lòng tin, ưa thích, làm cho các Thanh văn đều đạt đến sở nguyện, thành Tu-đà-hoàn, Tư-đà-hàm, A-na-hàm, A-la-hán, Bích-chi-phật. Lại làm cho các Đại Bồ-tát chứng đắc Vô thượng Chánh đẳng giác. Bát-nhã ba-la-mật này cũng không tăng, không giảm.
Chư Thiên ở cõi Sắc và cõi Dục đem đầu mặt đảnh lễ sát đất, àm lễ Phật, nhiễu quanh ba vòng rồi đi và bỗng nhiên biến mất trở về cõi trời.
Tu-bồ-đề bạch Phật:
–Bạch Thế Tôn! Nếu có thiện nam, thiện nữ nghe Bát-nhã ba-la-mật sâu xa này mà hiểu rõ ngay, vậy họ ở đâu mà sinh vào đây?
Phật bào Tu-bồ-đề:
–Nếu Đại Bồ-tát nghe Bát-nhã ba-la-mật sâu xa này liền hiểu rõ nghĩa kinh không nhàm chán, không nghi ngờ, không trở ngại, tâm thường nhớ nghĩ, thích được nghe pháp luôn luôn không xa ĺa, kể cả khi đi đứng nằm ngồi thường theo vị Pháp sư, lòng không xa ĺa. Tu-bồ-đề, giống như con nghé không muốn rời xa mẹ nó, thiện nam, thiện nữ này nghe Bát-nhã ba-la-mật sâu xa, trên miệng thường đọc tụng, trong lòng th́ hành tŕ giải nghĩa kinh, tâm ý không muốn xa ĺa Pháp sư dù chỉ chốc lát. Thiện nam, thiện nữ này vốn từ trong cõi người đến, nay sinh trong cõi này, lại được làm người. V́ sao? V́ đời trước thiện nam, thiện nữ đó nghe Bát-nhã ba-la-mật liền ghi chép, thọ tŕ, đọc tụng, hành tŕ những việc trong đó rồi cúng dường hoa hương, cờ, đèn. Nhờ công đức đó mà đến cõi này, nay được nghe Bát-nhã ba-la-mật liền thấu hiểu ngay.
Tu-bồ-đề bạch Phật:
–Bạch Thế Tôn! Có Đại Bồ-tát nào làm các công đức như lời Phật dạy, đầy đủ căn lành cúng dường chư Phật, lại từ cõi ấy sinh đến cõi này, được nghe Bát-nhã ba-la-mật sâu xa th́ ghi chép thọ tŕ, đọc tụng, tin tưởng, ưa thích, giữ ǵn, hành tŕ. Có người như vậy không?
Phật bảo Tu-bồ-đề:
–Vị nào từ phương khác đã cúng dường chư Phật, được nghe Bát-nhã ba-la-mật sâu xa nên sinh đến trong cõi này, lại được nghe Bát-nhã ba-la-mật sâu xa liền thấu hiểu, tin tưởng, ưa thích, giữ ǵn, hành tŕ.
Lại nữa, Tu-bồ-đề! Nên biết Đại Bồ-tát này cung trời Đâusuất cũng đã có đầy đủ công đức căn lành. V́ sao? V́ Bồ-tát này được nghe kinh sâu xa từ Bồ-tát Di-lặc, cho nên ngày nay sinh vào cõi này được nghe Bát-nhã ba-la-mật sâu xa liền tin hiểu, ưa thích, hành tŕ.
Tu-bồ-đề! Đối với Bát-nhã ba-la-mật sâu xa, có Bồ-tát nào sinh hoài nghi, trong lòng nhàm chán là do người này đời trước nghe Bát-nhã ba-la-mật sâu xa mà không hỏi để hiểu biết, cho nên ngày nay tuy sinh trong cõi này, nghe sáu pháp Ba-la-mật mà trong lòng tiếp tục hồ nghi không tin, không tiếp thu cũng không hoan hỷ.
Lại nữa, Tu-bồ-đề! Trước đây, khi người này nghe nói về nội không, ngoại không và hữu vô không, cũng không hỏi ý nghĩa trong đó, cho nên nay tiếp tục không tin, không ưa thích. Người này đời trước nghe ba mươi bảy phẩm Trợ đạo, mười tám pháp Bất cộng của Phật không tin, không ưa thích, không hỏi ý nghĩa trong đó, cho nên ngày nay nghe Bát-nhã ba-la-mật liền kinh hãi, nghi ngờ, không tin, không ưa.
Lại nữa, Tu-bồ-đề! Nếu có Bồ-tát nghe Bát-nhã ba-la-mật, từ một ngày đến năm ngày thường hỏi ý nghĩa trong đó, nhờ vậy nên sinh ở chỗ nào thường được nghe Bát-nhã ba-la-mật sâu xa, luôn luôn hỏi ý nghĩa. V́ sao? Tu-bồ-đề, v́ Bồ-tát đó chỉ siêng năng nghe hỏi ý nghĩa trong đó, nhưng việc hành tŕ th́ chưa đầy đủ.
Tu-bồ-đề! Nếu có người khi muốn nghe, có lúc không muốn nghe, ý chí không bền vững, hoặc có thể trong khi đó khởi lên nhân duyên khác. Giống như chiếc áo mỏng bị gió thổi bay tứ tung. Nên biết, Bồ-tát này học hỏi chưa lâu dài, không gặp Thiện tri thức, chưa cúng dường chư Phật thời quá khứ, không tạo công đức, chưa được căn lành, không siêng năng học tập, đọc tụng, chẳng thấu đạt sáu pháp Ba-la-mật, chưa thấu đạt nội ngoại không và hữu vô không, không thấu đạt sáu Thần thông, ba mươi bảy phẩm Trợ đạo, trí Nhất thiết. Nên biết đó là người mới học, ít thích giáo pháp, do dó chẳng ghi chép, thọ tŕ Bát-nhã ba-la-mật, cũng chưa tu tập, hành tŕ việc ấy.
Nếu có thiện nam, thiện nữ hành Bồ-tát đạo gặp Bát-nhã ba-la-mật sâu xa này mà không nhớ nghĩ, ghi chép, thọ tŕ, đọc tụng, hành tŕ cho đến trí Nhất thiết cũng không nhớ nghĩ, học tập, thọ tŕ, gần gũi. Nên biết những người này sẽ rơi vào Nhị địa. V́ sao? V́ thiện nam, thiện nữ này thấy Bát-nhã ba-la-mật sâu xa không nhớ nghĩ, ghi chép, thọ tŕ, đọc tụng, học tập và thân cận, cho nên người đó liền đi vào Nhị địa là A-la-hán và Bích-chi-phật.
Phẩm 52: THÍ DỤ
Phật bảo Tu-bồ-đề:
–V́ trong biển lớn có thuyền bị vỡ nát, người trong thuyền nếu không ôm lấy tấm ván mà bám vào thây người chết, nên biết người đó không thể sống, bị ch́m không cứu được, v́ không bám vào chỗ đáng nên bám. Ngược lại, người trong thuyền ấy biết bám vào tấm ván, cột buồm th́ được cứu thoát an ổn, v́ người đó biết bám vào vật đáng bám mà được cứu sống.
Tu-bồ-đề! Nếu có thiện nam, thiện nữ hành Bồ-tát đạo với lòng tin ưa ít ỏi, tuy gặp Bát-nhã ba-la-mật nhưng không đọc tụng, thọ tŕ, nương tựa, gần gũi, không tu tập hành tŕ sáu pháp Ba-la-mật, cho đến trí Nhất thiết cũng không gần gũi. Nên biết, người đó giữa đường gặp trở ngại, không thể đắc trí Nhất thiết, sẽ giữ lấy quả vị tu chứng của La-hán, Bích-chi-phật.
Nếu có thiện nam, thiện nữ hành Bồ-tát đạo, đối với Vô thượng Chánh đẳng giác có lòng tin, ưa thích, có năng lực, có chánh niệm, có hiểu biết, có phương tiện, có tu tập, gặp Bát-nhã ba-la-mật liền ghi chép thọ tŕ, học tập, gần gũi, đọc tụng. Nên biết, những người này có thể thọ tŕ Bát-nhã ba-la-mật sâu xa, thành Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, đạt đến trí Nhất thiết, luôn luôn không gặp trở ngại nửa chừng, cũng chẳng rơi vào La-hán, Bích-chi-phật đạo, có thể giáo hóa chúng sinh, làm thanh tịnh cõi Phật.
Ví như có người cầm b́nh đất chưa nung để lấy nước, nên biết không bao lâu nó sẽ rã nát. V́ sao? V́ dùng vật đất chưa nung chín.
Tu-bồ-đề! Nếu có thiện nam, thiện nữ hành Bồ-tát đạo, tuy có tin ưa, có chánh niệm, có phương tiện, có hiểu biết, có gần gũi, có hành tŕ, nhưng đối với Vô thượng Chánh đẳng giác th́ không thọ tŕ sáu pháp Ba-la-mật, không có phương tiện quyền xảo, lại không thọ tŕ nội ngoại không và hữu vô không, không thọ tŕ năm Thần thông, ba mươi bảy phẩm Trợ đạo cho đến trí Nhất thiết cũng không gần gũi. Nên biết người này giữa đường gặp trở ngại.
Tu-bồ-đề! Giữa đường gặp trở ngại ǵ? Tức sẽ đi vào La-hán và Bích-chi-phật đạo.
Ví như có người cầm b́nh nung chín đi đến sông, giếng, ao hồ lấy nước. Nên biết, người này lấy nước trở về được yên ổn, không bị chảy. V́ sao? V́ biết dùng b́nh đã nung chín.
Nếu có thiện nam, thiện nữ hành Bồ-tát đạo, đối với Vô thượng Chánh đẳng giác có lòng tin ưa, có phương tiện, có chánh niệm, có hiểu biết, có tu tập, có trí tuệ, thọ tŕ sáu pháp Ba-la-mật và phương tiện quyền xảo, gần gũi trí Nhất thiết. Nên biết người này đạt đến Vô thượng Chánh đẳng giác, không bị cản trở.
Tu-bồ-đề! Ví như trên biển lớn có thuyền mới đóng chưa chắc chắn, chưa hoàn hảo, chưa trang bị đầy đủ, lại chở hàng hóa trong thuyền rất nhiều. Nên biết thuyền đó không bao lâu, giữa đường sẽ bị hư hại, bị tổn thất mỗi thứ một nơi. V́ dùng phương tiện chưa hoàn hảo nên khách buôn bị mất hàng hóa quý báu.
Tu-bồ-đề! Nếu có thiện nam, thiện nữ hành Bồ-tát đạo, đối với Vô thượng Chánh đẳng giác, tuy có tin ưa, có chánh tín, có phương tiện, có chánh niệm, có hiểu biết, nhưng công đức ít, dù gặp Bát-nhã ba-la-mật, nhưng không ghi chép, thọ tŕ, đọc tụng, học tập đối với sáu pháp Ba-la-mật, không thọ tŕ học tập cũng không gần gũi việc của trí Nhất thiết, không có phương tiện quyền xảo. Tu-bồ-đề, nên biết người này giữa đường gặp trở ngại, bị mất báu quý, báu quý là trí Nhất thiết. Giữa đường người đó đi vào Lahán, Bích-chi-phật đạo.
Ví như người có trí, trước tiên sửa chữa thuyền đó, trang bị vững chắc đầy đủ, chở hàng hóa đến chỗ muốn đến, nên biết người này sẽ đi đến nơi, không bị mất. V́ sao? V́ người đó dùng thuyền đầy đủ và vững chắc.
Nếu có thiện nam, thiện nữ hành Bồ-tát đạo, có lòng tin ưa lớn, có thí, có niệm, có hiểu biết, có thực hành nơi Vô thượng Chánh đẳng giác, gặp Bát-nhã ba-la-mật liền học tập, ghi chép, đọc tụng, hànhï tŕ. Đối với sáu pháp Ba-la-mật đều có công đức, thường gần gũi trí Nhất thiết, mới chứng đắc Vô thượng Chánh đẳng giác, rốt ráo không bị trở ngại, không đi vào La-hán, Bích-chi-phật đạo.
Tu-bồ-đề! Ví như có người một trăm hai mươi tuổi, người này có bệnh, hoặc bị trúng gió, hoặc nóng lạnh. Ý ông nghĩ sao? Người đó có thể tự ḿnh đi, đứng, nằm, ngồi được không?
Tu-bồ-đề thưa:
–Bạch Thế Tôn! Không thể được. V́ sao? V́ người đó tuổi đã già rồi, dù không bệnh đi đứng cũng không nổi, huống chi có bệnh. Sức lực đã tiêu mòn, đâu có thể đi đến chỗ muốn đến.
Tu-bồ-đề! Nếu có thiện nam, thiện nữ hành Bồ-tát đạo, đối với Vô thượng Chánh đẳng giác tuy có lòng tin ưa, có thí, có niệm, có năng, có hành, nhưng đối với sáu pháp Ba-la-mật công đức ít, không gần gũi trí Nhất thiết, không có phương tiện quyền xảo. Nên biết, người đó giữa đường gặp trở ngại, đi vào La-hán, Bích-chi-phật đạo. V́ sao? V́ không đạt được phương tiện quyền xảo của Bát-nhã ba-la-mật sâu xa.
Tu-bồ-đề! Như người già kia bệnh đã bớt, nhưng có nhờ hai người khỏe mạnh, một người d́u bên nách, một người đở cánh tay. Họ nói với người già rằng: “Ông hãy yên tâm, đừng sợ hãi, chúng tôi sẽ đưa ông đến nơi và không bỏ ông giữa chừng.” Phật hỏi:
–Tu-bồ-đề! Người này có thể đến nơi được không?
Tu-bồ-đề đáp:
–Bạch Thế Tôn! Có thể đến được.
Phật dạy:
–Nếu thiện nam, thiện nữ hành Bồ-tát đạo, đối với Vô thượng Chánh đẳng giác có lòng tin ưa, có năng lực, có phương tiện, có tu tập, có trí tuệ, có công đức nơi sáu pháp Ba-la-mật, thường gần gũi trí Nhất thiết, có phương tiện quyền xảo. Nên biết Bồ-tát này không bị trở ngại, có khả năng chứng Vô thượng Chánh đẳng giác mà tâm không lay động, không đi vào Thanh văn, Bích-chi-phật đạo.
Bấy giờ, Thế Tôn khen ngợi Tu-bồ-đề:
–Lành thay, lành thay! Tu-bồ-đề v́ các Đại Bồ-tát mà thưa hỏi Như Lai việc như vậy.
Nếu có Bồ-tát dùng ý tưởng về tự ngã mà phụng hành sáu pháp Ba-la-mật và nói:
–Ta là người hành tŕ sáu pháp Ba-la-mật.
Đó là Bồ-tát cống cao ngã mạn. Người làm những hành động đó trọn đời không đắc sáu pháp Ba-la-mật.
Thiện nam, thiện nữ này cũng không biết bờ bên này, bờ bên kia, không được sự hộ tŕ của sáu pháp Ba-la-mật, của trí Nhất thiết, giữa đường rơi vào La-hán, Bích-chi-phật địa, cũng không sinh từ trong Nhất thiết trí.
Tu-bồ-đề! Thế nào là Bồ-tát không có phương tiện quyền xảo?
Thiện nam, thiện nữ này hành Bồ-tát đạo không dùng phương tiện quyền xảo để hành tŕ sáu pháp Ba-la-mật nên đối với sáu pháp Ba-la-mật đều có tưởng về tự ngã, tưởng ta có làm việc này. Hành tŕ sáu pháp Ba-la-mật mà tự cống cao ngã mạn. V́ sao? V́ trong sáu pháp Ba-la-mật không bao giờ có ý niệm ấy, không có sự phân biệt. Người có ý niệm như vậy thường ở bờ bên này, chỉ biết bờ bên này, không biết bờ bên kia, không được sự hộ tŕ của sáu pháp Ba-la-mật và trí Nhất thiết, giữa đường đi vào La-hán, Bích-chi-phật đạo, cũng không sinh ra từ trong trí Nhất thiết.
Tu-bồ-đề! Bồ-tát như vậy không được sự hộ tŕ của phương tiện quyền xảo, liền đi vào La-hán Bích-chi-phật.
Tu-bồ-đề! Thế nào là Bồ-tát hành tŕ Bát-nhã ba-la-mật, được sự hộ tŕ của phương tiện quyền xảo, không rơi vào La-hán, Bích-chi-phật đạo, thành Vô thượng Chánh đẳng giác?
Tu-bồ-đề! Bồ-tát hành tŕ Bát-nhã ba-la-mật không có ý niệm về tự ngã, đối với sáu pháp Ba-la-mật không cống cao ngã mạn. Bồ-tát biết bờ bên này, bờ bên kia, được sự hộ tŕ của sáu pháp Ba-la-mật và phương tiện quyền xảo, được sinh ra từ trí Nhất thiết; không đi vào La-hán, Bích-chi-phật đạo.
Tu-bồ-đề! Bồ-tát hành tŕ như vậy sẽ không đi vào La-hán, Bích-chi-phật đạo v́ được sự hộ tŕ của sáu pháp Ba-la-mật, của phương tiện quyền xảo và trí Nhất thiết.
KINH PHÓNG QUANG BÁT-NHÃ
|