佛山* Buddha Mountain * Phật Sơn

Calgary Alberta Canada

[中文ENGLISH]

[ TRANG CHỦ KINH ĐIỂN | ĐẠI TẠNG KINH | THẦN CHÚ | HÌNH ẢNH ]

 

KINH PHÓNG QUANG BÁT-NHÃ

Hán dịch: Đời Tây Tấn, Tam tạng Vô-la-xoa, người nước Vu Điền.

QUYỂN 14

Phẩm 61: HỎI VỀ TƯỚNG HẠNH NGUYỆN

Tu-bồ-đề thưa:

–Bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát thực hành Bát-nhã ba-la-mật, thực hành Tam-muội Không, Tam-muội Vô tướng, Tam-muội Vô nguyện như thế nào? Nên thể nhập và thực hành như thế nào? Nên hành và niệm ba mươi bảy phẩm Trợ đạo như thế nào?

Phật dạy:

–Tu-bồ-đề! Đại Bồ-tát thực hành Bát-nhã ba-la-mật, quán năm ấm là không, cho đến quán Dục giới, Sắc giới, Vô sắc giới cũng là không, nên quán như vậy mà tâm không tán loạn. Đối với các pháp v́ không có chỗ thấy, cho nên không chứng đắc. V́ sao? V́ Bồ-tát đã học thông suốt pháp không, cho nên đạt đến chứng đắc cũng không dừng. V́ các pháp không quyết định, nên đối với các pháp chứng được, cũng không chứng, cũng không thấy pháp này.

Tu-bồ-đề thưa:

–Bạch Thế Tôn! Như lời Phật dạy, tại sao Bồ-tát chấp lấy chỗ chứng đối với pháp không? Tại sao lại an trụ pháp không mà lại có chỗ chứng?

Phật bảo Tu-bồ-đề:

–Quán không hoàn toàn không thiếu khuyết cũng không nghĩ rằng: Ta sẽ chứng cũng không phải là chứng, pháp của Bồ-tát phụ thuộc vào chỗ thực hành, không lấy chỗ chứng đắc làm thời hạn mà chỉ lấy chỗ thực hành làm thời hạn. Bồ-tát không lệ thuộc vào ý muốn cố định, cũng không lệ thuộc vào sở hữu. Đối với ba mươi bảy phẩm Trợ đạo không có lui sụt, cũng không chứng được lậu tận. V́ sao? V́ Đại Bồ-tát đầy đủ pháp thậm thâm vi diệu và an trụ trong ba mươi bảy phẩm Trợ đạo. Bồ-tát biết rằng đây là lúc thực hành chứ không phải là lúc chứng đắc. Bồ-tát thực hành Bát-nhã ba-la-mật nên quán như vầy: Nay chính là lúc thực hành năm pháp Ba-la-mật chứ không phải lúc chứng đắc, nay chính là lúc thực hành ba mươi bảy phẩm Trợ đạo chứ không phải là lúc chứng đắc; nay chính là lúc thực hành ba Tam-muội, mười Lực, bốn Vô lượng tâm, đại Từ, đại Bi, đó là lúc thực hành trí Nhất thiết chứ không phải là lúc chứng quả Tu-đà-hoàn, A-la-hán, Bích-chi-phật.

Này Tu-bồ-đề! Bồ-tát thực hành Bát-nhã ba-la-mật, do thực hành Ba Tam-muội là Không, Vô tướng, Vô nguyện; thực hành ba mươi bảy phẩm Trợ đạo, năm Căn, năm Lực, bảy Giác chi cũng không nhận lấy chỗ chứng Thanh văn.

Này Tu-bồ-đề! Ví như có người đàn ông khôi ngô, cường tráng, giỏi về binh pháp, người ấy được trang bị đầy đủ áo giáp, đao, trượng, hiểu rõ sáu mươi bốn pháp chiến đấu, được mọi người kính phục, làm việc ǵ cũng được thành tựu. Được mọi người kính phục tráng sĩ lại càng vui vẻ. Nếu có công việc phải đi đến nơi nào đó, đi qua những chỗ ách nạn nguy hiểm, có những kẻ thù mạnh bạo, những người đi theo như cha mẹ, người lớn, người nhỏ đều sợ hãi. Khi ấy, người mạnh mẽ ấy làm cho cha mẹ an ổn và an ủi những người đi theo rằng: “Đừng có sợ hãi, ta có phương pháp để trừ bọn giặc và được thoát khỏi ách nạn. Đã được thoát ách nạn còn làm cho bọn giặc hàng phục mà ta không bị hại.” Lúc đó, cha mẹ và những người đi theo đều được an ổn và vui vẻ. V́ sao? V́ tráng sĩ dũng mãnh này có đầy đủ phương pháp trừ bọn giặc.

Phật bảo Tu-bồ-đề:

–Bồ-tát dùng bốn Tâm vô lượng Từ, Bi, Hỷ, Xả. V́ chúng sinh nên Bồ-tát đầy đủ sáu pháp Ba-la-mật, chưa được lậu tận, mở ra con đường lớn, đưa đến trí Nhất thiết để an trụ trong Vô tướng, Vô nguyện; cũng không do Không, Vô tướng, Vô nguyện, tùy theo chỗ chứng đầy đủ, không đi vào địa vị La-hán, Bích-chi-phật. Ví như đàn chim bay trên hư không mà không bị rơi xuống đất, cũng không đứng yên trong hư không. Bồ-tát thực hành Không, Vô tướng, Vô nguyện như vậy, mà không nhận lấy chỗ chứng, vượt qua địa vị La-hán, Bích-chi-phật, đều đầy đủ mười Lực, bốn Vô sở úy và mười tám pháp Bất cộng của Phật, tuệ trí Nhất thiết đều không nhận lấy chỗ chứng. Ví như tráng sĩ dũng mãnh nhiều sức lực, có tài bắn cung, bắn mũi tên vào hư không, rồi bắn mũi tên sau ghim vào mũi tên trước, hai mũi tên nối nhau đứng yên trong hư không chẳng rơi xuống đất theo ý muốn của tráng sĩ. Mũi tên sau không bắn nữa th́ các mũi tên mới rơi xuống đất.

Này Tu-bồ-đề! Đại Bồ-tát thực hành Bát-nhã ba-la-mật dùng phương tiện quyền xảo giữ ǵn, tăng trưởng các công đức, đầy đủ tất cả thiện căn, không hoàn tất từng các việc mà không chứng đắc nửa chừng, cho đến thành Vô thượng Chánh đẳng giác. Công đức đầy đủ đến tận cùng mới chứng đắc.

Thế nên Tu-bồ-đề! Bồ-tát thực hành Bát-nhã ba-la-mật phải đầy đủ các pháp trên đây.

Tu-bồ-đề bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn! Bồ-tát học các khổ này rất khó. Người học như vậy là học rốt ráo, đó là học Như, học pháp tánh, học bản không, học tự không, học Ba giải thoát, học những điều như vậy không từ bỏ giữa chừng.

Bạch Thế Tôn! Thật là kỳ diệu.

Phật bảo Tu-bồ-đề:

–V́ sao? V́ Bồ-tát có chí nguyện không xả bỏ tất cả chúng sinh.

Này Tu-bồ-đề! Bồ-tát nào có ý không xả bỏ chúng sinh đều nên độ thoát tất cả chúng sinh ra khỏi các pháp không có đầu mối, sau đó Bồ-tát chứng được ba môn giải thoát, nên biết đó là phương tiện quyền xảo. Bồ-tát cần phải thành tựu tuệ trí Nhất thiết, quyết không nhận lấy chỗ chứng chưa rốt ráo.

Lại nữa, Tu-bồ-đề! Bồ-tát muốn quán biết các pháp thâm sâu: Nội không, ngoại không, hữu không, vô không, ba mươi bảy phẩm Trợ đạo và ba môn giải thoát, nên suy nghĩ: “Tất cả chúng sinh ngày đêm thường có tưởng về ngã, nhân, thọ mạng, tri kiến, ý nghĩ và hành động đều dựa vào các tưởng này.” Do thấy chúng sinh có các tưởng này, muốn làm cho chúng sinh trừ các tưởng này để thành tựu Vô thượng Bồ-đề mà Bồ-tát nói pháp cho họ thực hành Không, Vô tướng, Vô nguyện Tam-muội. Tuy thực hành như vậy nhưng không nên nhận lấy chỗ chứng nửa chừng là La-hán, Bích-chi-phật.

Này Tu-bồ-đề! Do đây, Bồ-tát có nguyện này, công đức đầy đủ cũng không nhận lấy chỗ chứng nửa chừng, không mất bốn Thiền, bốn Tâm vô lượng, bốn Không định, ba mươi bảy phẩm Trợ đạo, ba môn giải thoát, bốn Vô sở úy, bốn Vô ngại trí, mười Lực và mười tám pháp Bất cộng, liền được đầy đủ các pháp, cuối cùng đạt đến Chánh đẳng giác. Các Bồ-tát được phương tiện quyền xảo hộ tŕ làm cho đầy đủ công đức, thiện pháp tăng trưởng, các căn thông suốt vượt qua La-hán, Bích-chi-phật.

Lại nữa, Tu-bồ-đề! Bồ-tát thường nghĩ đến chúng sinh sống theo bốn điên đảo, tưởng có thường, lạc, ngã, tịnh, v́ hạnh người này ta sẽ hành đạo. Khi thành tựu Phật trí, ta sẽ nói pháp cho họ là nói vô thường, bất tịnh, vô lạc, vô ngã. Bồ-tát có đầy đủ hành động ý nghĩ như vậy, là dùng phương tiện quyền xảo thực hành Bát-nhã ba-la-mật, đầy đủ mười trí Lực, bốn Vô sở úy, đại Bi, bốn Tâm vô lượng, ba mươi bảy phẩm Trợ đạo, Vô nguyện Tam-muội, sau đó mới nhập định của Phật chứng đắc rốt ráo. Bồ-tát nghĩ như vầy: “Tất cả chúng sinh thường có chấp trước, chấp vào bản ngã và thọ mạng của ḿnh; chấp vào năm ấm, sáu trần, mười tám giới, bốn Thiền, bốn Không định, bốn Tâm vô lượng. Khi ta thành Chánh đẳng giác và Phật trí, làm cho chúng sinh đều không có bệnh chấp trước này.” Bồ-tát giữ ǵn ý nghĩ hành động này dùng phương tiện quyền xảo thực hành Bát-nhã ba-la-mật. Khi Bồ-tát chưa đầy đủ mười Trí lực, bốn Vô sở úy, bốn Vô ngại trí, Vô nguyện Tam-muội, đều không chứng đắc nửa chừng, đầy đủ các nguyện rồi mới chứng lấy.

Lại nữa, Tu-bồ-đề! Bồ-tát thực hành Bát-nhã ba-la-mật lại nghĩ rằng: Chúng sinh thường chấp tướng hành hoặc tướng niệm, tướng nam nữ, có sắc, không sắc. Lúc ta siêng năng thực hành thành tựu Chánh đẳng giác, làm cho chúng sinh không có bệnh chấp trước này. Do đầy đủ niệm này, Bồ-tát dùng phương tiện quyền xảo thực hành Bát-nhã ba-la-mật. Lúc chưa đầy đủ mười Lực, bốn Vô sở úy, mười tám pháp Bất cộng của Phật th́ không có nhận lấy chứng đắc. Khi thành tựu các công đức đầy đủ Vô tướng Tam-muội th́ mới chứng đắc.

Này Tu-bồ-đề! Bồ-tát thực hành sáu pháp Ba-la-mật, học nội không, ngoại không, hữu không, vô không, ba mươi bảy phẩm Trợ đạo, mười tám pháp Bất cộng của Phật. Đầy đủ các hạnh này th́ không còn trôi lăn trong tam giới.

Này Tu-bồ-đề! Bồ-tát thực hành ba mươi bảy phẩm Trợ đạo. Khi thực hành ba mươi bảy phẩm Trợ đạo rồi, Bồ-tát nên hỏi rằng: “V́ sao muốn chứng được Vô thượng Chánh đẳng giác?” Bồ-tát không do pháp không mà chứng, lại do nơi sự hiểu biết rốt ráo mà chứng được Tu-đà-hoàn, Tư-đà-hàm, A-na-hàm, A-la-hán, Bích-chi-phật, cũng không chứng Vô tướng, Vô nguyện, không chứng Niếtbàn, không chứng sự tạo tác, không chứng sự sinh cũng không chứng không sự có mà nghĩ đến Bát-nhã ba-la-mật.

Này Tu-bồ-đề! Nếu có Bồ-tát nào hỏi các Bồ-tát, bằng như nghe nói không th́ sẽ nghĩ không; nghe Vô tướng, Vô nguyện th́ sẽ nghĩ Vô tướng, Vô nguyện; nghe không sự tạo tác sẽ nghĩ không sự tạo tác; nghe không sự sinh, không sự có, sẽ nghĩ không sự sinh, không sự có, chỉ nên thực hành không, ba mươi bảy phẩm Trợ đạo mà không thực hành Vô tướng, Vô nguyện, không sự tạo tác cũng không thực hành không sự sinh.

Này Tu-bồ-đề! Nên biết Bồ-tát này chưa thọ ký, chưa được các Đức Phật thọ ký. V́ sao? V́ Bồ-tát không thoái chuyển cũng không nghĩ như vậy, không thực hành, không nói, cũng không tưởng như vậy, chỉ thực hành những việc của Bồ-tát không thoái chuyển, chỉ nghĩ, thực hành, nói, tưởng những việc ấy.

Này Tu-bồ-đề! Nên biết Bồ-tát này đã vượt qua các địa vị: đang ở địa vị không thoái chuyển và vượt qua địa vị ấy.

Tu-bồ-đề thưa:

–Bạch Thế Tôn! Bồ-tát này có được không thoái chuyển không?

Phật bảo:

–Nếu có Bồ-tát nào nghe sáu pháp Ba-la-mật mà không nghe về sự việc như trên, đúng là Bồ-tát không thoái chuyển.

Tu-bồ-đề bạch Phật rằng:

–Có nhiều người thực hành Phật đạo, mà ít có người thực hành như Bồ-tát không thoái chuyển. V́ sao? V́ ít có Bồ-tát được thọ ký địa vị Tuệ không thoái chuyển. Bồ-tát không thoái chuyển được thọ ký là đã xa ĺa các tưởng chấp trước và các việc không hoàn tất như trên đã nói. Đại Bồ-tát này, chư Thiên, nhân loại không ai có thể sánh kịp.

Phẩm 62: TƯỚNG KHÔNG THOÁI CHUYỂN

Đức Phật bảo Ngài Tu-bồ-đề:

–Ở trong mộng Bồ-tát không thân cận La-hán, Bích-chi-phật, không thân cận ba cõi cũng không hủy hoại ba cõi, cũng không sinh tâm xem các pháp như mộng, như tiếng vang, như ảo thuật, như sóng nắng, nên xem các pháp như huyễn hóa mà không chấp chứng.

Này Tu-bồ-đề! Đó là tướng không thoái chuyển của Đại Bồ-tát.

Lại nữa, Tu-bồ-đề! Ở trong mộng Bồ-tát thấy Phật với trăm ngàn vô số bốn chúng đệ tử vây quanh nghe Phật thuyết pháp. Bồ-tát nghe Phật thuyết pháp liền hiểu biết ý nghĩa rồi thực hành theo giáo pháp, lời nói không trái với phép tắc. Đó là tướng không thoái chuyển.

Lại nữa, Tu-bồ-đề! Ở trong mộng Bồ-tát thấy Phật có ba mươi hai tướng tốt và tám mươi vẻ đẹp, thần thông biến hóa, bay vọt lên hư không, thuyết pháp giáo hóa cho chúng Tỳ-kheo, khuyến hóa người đến cõi Phật khác làm Phật sự. Đó là tướng không thoái chuyển.

Lại nữa, Tu-bồ-đề! Nếu ở trong mộng, Bồ-tát thấy giặc nổi lên giết hại nhau ở quận, huyện, hoặc thấy nạn lửa cháy, hoặc thấy sói, sư tử, trùng độc, các điều ghê sợ, buồn rầu, đau khổ, hoặc thấy nạn đói khát, hoặc thấy anh em bạn bè thân thiết chết, hoặc thấy những sự việc như vậy mà Bồ-tát vẫn không sợ hãi. Sau khi thức giấc liền suy nghĩ: Những việc trong ba cõi đều như chiêm bao mà thôi, ta sẽ tinh tấn để thành tựu Phật trí, sẽ thuyết pháp cho chúng sinh trong ba cõi.

Này Tu-bồ-đề! Đó là tướng không thoái chuyển.

Phật bảo Tu-bồ-đề:

–Làm thế nào mà mọi người biết Bồ-tát thành tựu quả Vô thượng Bồ-đề?

Này Tu-bồ-đề! Nếu thấy địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh, các sự khổ trong ba đường ác, Bồ-tát nên phát nguyện rằng: Khi thành tựu Phật trí, ta sẽ làm cho nước ta không có ba đường ác. V́ sao? V́ các việc thấy trong mộng và các pháp không hai, nên biết đó là tướng không thoái chuyển.

Lại nữa, Tu-bồ-đề! Nếu ở trong mộng, Bồ-tát thấy lửa trong địa ngục đốt nấu chúng sinh, tỉnh giấc, Bồ-tát nghĩ rằng: Những sự việc tai biến ta thấy trong chiêm bao hoặc trong mộng tự ḿnh thấy tướng không thoái chuyển liền phát thệ nguyện rằng: Lửa mà ta thấy trong địa ngục sẽ tắt. Nếu lửa tắt, nước sẽ nguội dần, nên biết Bồ-tát này đã được thọ ký sẽ thành Chánh đẳng giác. Đó là tướng Bát thoái chuyển. Nếu lửa đốt cháy nhà này đến nhà khác, làng này qua làng khác, hoặc thiêu đốt nhà này mà không thiêu đốt nhà khác, hoặc thiêu đốt làng này mà không thiêu đốt làng khác, nên biết những nhà bị thiêu đốt là do đời trước hủy hoại Chánh pháp nên đời này phải chịu tai họa ấy. Từ đó về sau, dư nghiệp đều dứt, đây là tội diệt phước sinh, đó là tướng không thoái chuyển.

Phật bảo Tu-bồ-đề:

–Ta sẽ nói hành tướng của Bồ-tát không thoái chuyển. Nếu có người nam, người nữ bị quỷ thần bắt giữ, Bồ-tát này liền nghĩ: “Chư Phật, Như Lai Vô Sở Trước Chánh Đẳng Giác đời quá khứ đã thọ ký cho tôi, thực hành hạnh nguyện thanh tịnh không có ô uế, không rơi vào địa vị La-hán, Bích-chi-phật, sẽ thành tựu Phật trí, cũng không thành, cũng không phải là không thành. Mười phương chư Như Lai Vô Sở Trước Chánh Đẳng Giác trong hiện tại, không có ǵ là không biết, không thấy, không hiểu. Giả sử chư Phật biết chắc chắn ta sẽ thành tựu Vô thượng Bồ-đề th́ quỷ thần sẽ bỏ đi. Nếu quỷ thần không bỏ đi th́ nên biết Bồ-tát này chưa được chư Phật quá khứ thọ ký.”

Này Tu-bồ-đề! Nên biết Bồ-tát này đã thuyết kinh rồi th́ quỷ thần liền bỏ đi, nên biết Bồ-tát này đã được Như Lai Vô Sở Trước Chánh Đẳng Giác thọ ký.

Này Tu-bồ-đề! Do h́nh tướng, hành động đầy đủ mà biết là tướng của Bồ-tát không thoái chuyển.

Lại nữa, Tu-bồ-đề! Bồ-tát thực hành sáu pháp Ba-la-mật mà xa ĺa phương tiện quyền xảo, chưa thực hành ba mươi bảy phẩm Trợ đạo, ba môn giải thoát, chưa đạt đến địa vị Bồ-tát, chưa đạt đến Tam-muội Bồ-tát, cũng chưa được chư Phật quá khứ thọ ký, Bồ-tát này đi đến chỗ thiện nam thiện nữ nói rằng: “Tôi đã được thọ ký sẽ thành Chánh đẳng giác, quỷ thần sẽ bỏ đi, bằng như quỷ thần không đi là do Bồ-tát này nói kinh pháp không dứt.” Khi ấy ma Ba-tuần đi đến chỗ quỷ thần, nghĩ rằng: “Ta sẽ làm cho quỷ thần này bỏ đi.” V́ sao? V́ ma Ba-tuần có oai lực lớn hơn quỷ thần. Khi ấy ma Ba-tuần liền bảo: “Quỷ thần hãy đi đi.” Bồ-tát này không biết ma Ba-tuần bảo quỷ thần đi nên vui vẻ bảo là do thần lực của ta mà quỷ thần đi, liền tự cống cao, khinh miệt các người khác và nói rằng: “Tôi đã được chư Phật quá khứ thọ ký, còn những người khác th́ chưa được.” Do cống cao, khinh dễ người khác nên Bồ-tát ấy xa ĺa trí Nhất thiết, không được trí tuệ của Như Lai Vô Sở Trước Chánh Đẳng Giác. Cũng do cống cao này mà bị mất đi phương tiện quyền xảo, liền đi vào hai bậc La-hán, Bích-chi-phật. Do không chí thành thệ nguyện nên ma sự phát sinh, xa ĺa bạn chân chánh, rơi vào lưới ma. V́ sao? V́ Bồ-tát không hành sáu pháp Ba-la-mật, không nắm vững phương tiện quyền xảo.

Này Tu-bồ-đề! Nên biết Bồ-tát này tự làm việc ma.

Phật bảo Tu-bồ-đề:

–Bồ-tát này chưa thực hành sáu pháp Ba-la-mật, chưa được phương tiện quyền xảo, chưa đạt đến địa vị Bồ-tát, do làm việc ma nên ma Ba-tuần đến chỗ Bồ-tát hóa ra h́nh tướng lạ bảo Bồ-tát rằng: “Này thiện nam, Như Lai sẽ thọ ký cho ông thành Chánh đẳng giác, cha mẹ ngài tên đó, anh chị em tên đó, bạn bè thân thuộc tên đó, cha mẹ bảy đời tên đó, ngài sinh ở trong xóm, làng, huyện, nước đó.”

Nếu thấy Bồ-tát tánh hạnh hòa thuận, ma nói: “Đời trước ngài cũng nhu hòa.” Nếu thấy Bồ-tát tài trí thông minh, sáng suốt, thực hành mười hai pháp Sa-môn, lời nói dè dặt, ma Ba-tuần tùy theo đó mà nói với Bồ-tát rằng: “Đời trước ngài cũng có những hạnh như vậy, cũng thực hành mười hai pháp Sa-môn này.” Nghe ma nói những việc đời trước của ḿnh, Bồ-tát tự quán xét việc làm, lại càng thêm cống cao khinh dễ những bạn đồng học.

Ma lại nói rằng: “Như Lai đời quá khứ đã thọ ký cho ngài, công đức của ngài làm không còn thoái chuyển.” Ma Ba-tuần giả làm h́nh tướng Tỳ-kheo hoặc hiện làm cha mẹ hoặc hiện làm thân tộc đến nói rằng: “Ngài chắc chắn sẽ thành Chánh đẳng giác. V́ sao? V́ ngài đã có đầy đủ hành động, tướng mạo của Bồ-tát không thoái chuyển.

Phật bảo Tu-bồ-đề: 

–Ta sẽ nói hành động của Bồ-tát không thoái chuyển, thật ra Bồ-tát đó không có được tướng này, nên biết Bồ-tát đó bị ma sai sử. Do nghe tiếng khen mà sinh ra cống cao, khinh miệt bạn đồng học, chê cười người khác, không thể nói hết. Do cống cao nên biết đó là ma sự.

Lại nữa, Tu-bồ-đề! Đối với nhân duyên của ma, Bồ-tát nên biết đó là việc ma. V́ Bồ-tát này không thực hành sáu pháp Ba-la-mật, không biết đúng việc ma, không biết đúng về năm ấm. Bồ-tát ấy do không biết việc ma, nghe Tỳ-kheo trước nói việc thọ ký, nay lại nghe danh từ thọ ký, liền vui vẻ tự nghĩ rằng: “Do chứng cứ như vậy nên ta chắc chắn sẽ được quả Vô thượng Bồ-đề”; lại càng thêm cống cao khinh dễ người khác là không biết ǵ. Bồ-tát như vậy không có tướng không thoái chuyển, liền xa ĺa Bát-nhã ba-la-mật với phương tiện quyền xảo, đánh mất Trí tuệ Vô thượng Chánh đẳng giác, xa ĺa chân tri thức, lại gần ác tri thức. Nên biết Bồ-tát này sẽ không được thành tựu, đi vào hai địa và sau đó chịu khổ rất lâu trong đường sinh tử mới được gặp chân tri thức, mới được nghe Bát-nhã ba-la-mật. Bấy giờ Bồ-tát mới hối hận trước đây đã chấp trước danh tự, do hối hận nên mới chứng đắc La-hán, Bích-chi-phật. Ví như Tỳkheo phạm bốn giới trọng, hiện đời không thành tựu bốn quả Sa-môn.

Này Tu-bồ-đề! Bồ-tát kia phạm bốn giới trọng do chấp vào danh tự rồi cống cao. Người phạm tội này là cống cao, chấp vào danh tự giả dối, tội đó còn hơn tội ngũ nghịch.

Tu-bồ-đề! Nếu chấp vào danh tự, lệ thuộc vào tưởng th́ hãy mau hộ tŕ Chánh giác những nhân duyên vi tế của ma.

Lại nữa, Tu-bồ-đề! Ma Ba-tuần lại đến chỗ Bồ-tát khen ngợi hạnh viến ly, nói lên công đức của hạnh viến ly. Ma nói rằng Phật khen ngợi việc làm của ông, hãy nên làm như vậy.

Này Tu-bồ-đề! Theo lời ta nói, pháp viến ly của Bồ-tát không phải như vậy. Nếu một ḿnh ở nơi vắng vẻ, không có người như ở trên núi hay dưới gốc cây th́ chưa chắc đó là pháp viến ly.

Tu-bồ-đề bạch Phật:

–Thế nào là pháp viến ly của Bồ-tát?

Phật bảo Tu-bồ-đề:

–Pháp viến ly của Bồ-tát là xa ĺa ý nghĩ mong cầu quả Thanh văn, Bích-chi-phật, xa ĺa ý nghĩ ở một ḿnh nơi rừng vắng hay dưới gốc cây.

Tu-bồ-đề! Đó là pháp đại viến ly của Bồ-tát, ngày đêm Bồ-tát phải thực hành th́ gọi là Bồ-tát có hạnh tịch tĩnh viến ly. Nếu ở nhân gian theo giáo pháp tịch tĩnh của ta th́ tuy ở thành thị cũng không khác ǵ ở núi rừng, đồng trống. Nếu theo lời ma dạy th́ liền mất pháp viến ly, đi vào địa vị La-hán, Bích-chi-phật, không thích ứng với Bát-nhã ba-la-mật, không đầy đủ trí Nhất thiết. Nếu nghĩ và làm như vậy th́ không phải là pháp thanh tịnh, v́ nó bị xen lẫn với tâm La-hán, Bích-chi-phật, trở lại khinh dễ chê cười người có hạnh thanh tịnh ở nhân gian. Mặc dù những người ở nhân gian không xen lẫn tâm La-hán, Bích-chi-phật, mà trở lại khinh dễ họ, cũng lại khinh chê người được thiền định Tam-muội và người được thần thông. Bồ-tát không có phương tiện quyền xảo, tuy ở tận ngoài trăm do-tuần, chỗ mà cầm thú, quỷ thần, giặc cướp không thể đến dược, hoặc ở lâu trong đó đến ngàn vạn ức năm mà không biết pháp viến ly của Bồ-tát th́ cũng không có lợi ích ǵ. Theo lời dạy của ma Ba-tuần, Bồ-tát thực hành hạnh viến ly mà không thích theo lời dạy của ta th́ không thể đầy đủ pháp viến ly, cũng không ở trong pháp viến ly. V́ sao? V́ đã xa ĺa pháp viến ly ấy.

Bồ-tát vừa mới xa ĺa pháp viến ly th́ ma Ba-tuần ở trong hư không khen rằng: “Lành thay, lành thay! Thiện nam tử, đó là lời nói của Phật, là pháp viến ly chân thật. Ông thực hành pháp này có thể mau đến Vô thượng Bồ-đề.” Bồ-tát quên mất hạnh viến ly kia, được tán thán như vậy rối, liền vui vẻ cống cao khinh dễ hạnh viến ly chân thật, quay lại phỉ báng: “Đây là người không hiểu biết ǵ, nghĩa là tâm ý rối loạn, không thanh tịnh. Người không thanh tịnh lại cho là thanh tịnh, người không đáng cung kính lại cung kính, người đáng cung kính lại khinh mạn. V́ sao? V́ tôi được chư Thiên, nhân loại, phi nhân giúp đỡ cung kính. Đó là do tôi sống chân thật, còn ông ở ngoài thành th́ ai mà đến cung kính khen ngợi.” Các thiện nam, thiện nữ ở ngoài thành mong cầu Bồ-tát đạo, Bồ-tát tự cống cao nói rằng: “Không bao lâu ta sẽ đắc đạo.”

Tu-bồ-đề! Nên biết Bồ-tát tự cao này như bọn Chiên-đà-la (Chiên-đà-la là bọn người ngang ngược, hay sát sinh). Bọn người này ở trong hành Bồ-tát mà gây tội lớn. Hạng người này là kẻ bệnh nặng trong hàng Bồ-tát, là kẻ dựa vào pháp giả dạng Bồ-tát, là kẻ giặc lớn trong trời, người; là kẻ đại tặc giả dạng Sa-môn, lại là đại tặc trong hàng thiện nam, thiện nữ. Với hạng người như vậy không nên đi theo, gặp gỡ, cùng ngồi, cùng nói chuyện, cùng ăn uống với họ. V́ sao? V́ hạng người này cống cao, ương ngạnh. Nếu có Bồ-tát không muốn xả bỏ trí Nhất thiết, Chánh đẳng giác mà mong cầu Phật trí, muốn cứu độ tất cả chúng sinh th́ nên xa ĺa hạng người này, không nên theo họ mà tự ḿnh tu hành, chớ nên qua lại với họ mà nên nhàm chán họ. Đối với thế gian không nên hưởng lạc trong ba cõi mà nên thương xót chúng sinh, sinh lòng đại Bi đối với lòng tà kiến điên đảo này. Bồ-tát nên tự nghĩ rằng: Đời đời ta không gặp những chuyện phi pháp, nếu có ý này th́ mau nhanh chóng diệt trừ. Tu-bồ-đề, nên biết Bồ-tát này tự phát ra thần thông.

Lại nữa, Tu-bồ-đề! Nếu có Bồ-tát nào chí thành nghiêm trang mong cầu Chánh đẳng giác th́ nên gần gũi chân tri thức.

Tu-bồ-đề bạch Phật rằng:

–Những ǵ là chân tri thức của Bồ-tát?

Phật bảo Tu-bồ-đề:

–Chư Phật Thế Tôn là chân tri thức của Bồ-tát, các Đại Bồ-tát là chân tri thức của Bồ-tát, các chúng đệ tử cũng là chân tri thức của Bồ-tát. Bậc chân tri thức thường giảng nói Bát-nhã ba-la-mật cho Bồ-tát. Sáu pháp Ba-la-mật, ba mươi bảy phẩm, mười tám pháp Bất cộng của Phật, chân tế, pháp tánh đều là chân tri thức của Bồ-tát. Sáu pháp Ba-la-mật là cây Đa-la tôn quý trong thế gian, là đạo, là ánh sáng lớn, là ngọn đuốc lớn, là ánh sáng trí tuệ lớn, là hộ tŕ, là chỗ quay về, là cha, là mẹ, là ba mươi bảy phẩm Trợ đạo, là trí Nhất thiết, là từ bỏ những tập khí của con người. V́ sao? Này Tu-bồ-đề, ba mươi bảy phẩm Trợ đạo là mẹ của mười phương chư Phật trong ba đời. V́ chư Như Lai Vô Sở Trước Chánh Đẳng Giác trong ba đời đều từ trong ba mươi bảy phẩm Trợ đạo mà sinh ra. V́ vậy, Bồ-tát muốn thành tựu Chánh đẳng giác, làm thanh tịnh cõi Phật, giáo hóa chúng sinh th́ nên dùng bốn việc làm lợi ích để nhiếp hóa chúng sinh. Đó là Bố thí, Ái ngữ, Lợi hành và Đồng sự.

Tu-bồ-đề! Do quán sát sự việc này nên ta nói như vậy, ba mươi bảy phẩm Trợ đạo là cha mẹ của Bồ-tát, là nhà, là sự bảo vệ, là đèn sáng.

Tu-bồ-đề! Bồ-tát không muốn theo lời dạy của người khác mà muốn đoạn tất cả nghi ngờ của chúng sinh, muốn làm thanh tịnh cõi Phật, giáo hóa chúng sinh th́ nên học Bát-nhã ba-la-mật, v́ Bát-nhã ba-la-mật nói rộng các hạnh của Bồ-tát, các Bồ-tát cần nên học.

Tu-bồ-đề bạch Phật:

–Những ǵ là tướng của Bát-nhã ba-la-mật?

Phật dạy:

–Tướng của Bát-nhã ba-la-mật như tướng của hư không, cũng chẳng phải tướng, cũng chẳng phải tạo tướng.

Tu-bồ-đề thưa:

–Nếu có nhân duyên th́ có thể biết tướng của Bát-nhã ba-la-mật không? Do tướng biết được các pháp không?

Phật bảo:

–Đúng vậy! Này Tu-bồ-đề, muốn biết tướng của Bát-nhã ba-la-mật th́ cũng như tướng của các pháp, v́ các pháp vắng lặng thường thanh tịnh. V́ thế, này Tu-bồ-đề, tướng của Bát-nhã ba-la-mật là tướng của các pháp, đó là không tịch.

Tu-bồ-đề bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn! Nếu các pháp là vắng lặng, là không th́ tại sao biết các pháp có chấp trước, có xả ly, không và vắng lặng cũng không xả bỏ, cũng không đắm trước, cũng không thành Chánh đẳng giác, ở trong không và vắng lặng cũng không có pháp, không thấy đắc trí của Phật. Bạch Thế Tôn, làm thế nào chúng con biết được nghĩa này?

Phật bào Tu-bồ-đề:

–Chúng sinh thường chấp trước vào cái ngã hiện hành.

Tu-bồ-đề thưa:

–Bạch Thế Tôn! Đúng vậy. Chúng sinh thường chấp trước vào bản ngã hiện hành.

Phật hỏi: 

–Ông có biết ngã của ḿnh là không và vắng lặng không?

Tu-bồ-đề thưa:

–Bạch Thế Tôn! Biết.

Phật dạy:

–Này Tu-bồ-đề! Ông có biết chúng sinh do cái ngã nên ở lâu trong sinh tử không?

Tu-bồ-đề thưa:

–Bạch Thế Tôn! Biết. Do chúng sinh chấp trước vào ngã nên ở lâu trong thế gian, chịu nhiều sự cực khổ.

Phật dạy:

–Này Tu-bồ-đề! Không có ngã, ngã sở; không có người lãnh thọ, cũng không ở lâu trong thế gian, chịu nhiều sự cực khổ.

Phật dạy:

–Này Tu-bồ-đề! Không có ngã, ngã sở, không có người lãnh thọ, cũng không ở lâu trong thế gian, cũng không chịu nhiều cực khổ lâu dài, cũng không chấp trước, không xả bỏ.

Tu-bồ-đề bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn! Bồ-tát thực hành như vậy là không thực hành năm ấm, cũng không thực hành ba mươi bảy phẩm Trợ đạo, bốn Vô ngại tuệ. V́ không thấy có pháp có thể thực hành được, cũng không thấy pháp đáng để thực hành. Bồ-tát thực hành như vậy th́ chư Thiên, nhân loại không thể hàng phục được; La-hán, Bích-chi-phật không thể sánh kịp. V́ sao? V́ đạt đến chỗ không ai sánh kịp. Như vậy Bồ-tát sẽ mau đạt đến trí Nhất thiết.

Phật dạy:

–Tu-bồ-đề! Ý ông thế nào? Giả sử chúng sinh trong cõi Diêmphù-đề đều được làm người, đều được thành Chánh đẳng giác. Nếu có thiện nam, thiện nữ trọn đời cung kính, cúng dường chư Phật ấy, rồi đem phước đức cúng dường hồi hướng Vô thượng Bồ-đề. Như vậy, phước đức của thiện nam, thiện nữ đó có nhiều không?

Tu-bồ-đề thưa:

–Bạch Thế Tôn! Rất nhiều.

Phật dạy:

–Nhưng không bằng thiện nam, thiện nữ này đem Bát-nhã ba-la-mật dạy cho người khác và giảng giải đầy đủ Trí tuệ trong đó, làm cho xa ĺa niệm trí Nhất thiết.

Giả như chúng sinh trong tam thiên đại thiên thế giới đều được làm người, hoặc có thiện nam, thiện nữ dạy họ thực hành mười điều thiện, an trú trong bốn Thiền, bốn Tâm vô lượng, bốn Không định; lại an trụ trong quả Tu-đà-hoàn, Tư-đà-hàm, A-na-hàm, A-la-hán, Bích-chi-phật đến quả Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, rồi đem công đức đó hồi hướng quả Vô thượng Bồ-đề. Phước đức của thiện nam, thiện nữ đó có nhiểu không?

Tu-bồ-đề thưa:

–Bạch Thế Tôn! Rất nhiều.

Phật dạy:

–Vẫn không bằng thiện nam, thiện nữ này đem Bát-nhã ba-la-mật giảng nói đầy đủ, chỉ bày cho người hiểu rõ ý nghĩa của nó, không xa niệm trí Nhất thiết, vượt lên trên tất cả Hiền thánh. V́ sao? V́ trừ Như Lai Vô Sở Trước Chánh Đẳng Giác ra chỉ có Đại Bồ-tát mới làm được việc này. V́ sao? V́ thiện nam, thiện nữ này thực hành Bát-nhã ba-la-mật, đối với chúng sinh phát khởi lòng đại Từ, v́ thấy chúng sinh hướng đến chỗ chết nên sinh lòng đại Bi, không cùng chung với vọng niệm liền được đại Hỷ, do thực hành như vậy nên được đại Xả.

Này Tu-bồ-đề! Đó là trí tuệ sáng suốt của Bồ-tát. Trí tuệ sáng suốt là sáu pháp Ba-la-mật. Thiện nam, thiện nữ này tuy chưa đắc đạo, nhưng v́ cứu độ chúng sinh nên đối với quả Chánh đẳng giác không thoái chuyển, hưởng thọ sự cúng dường y phục, thức ăn, giường nằm, thuốc thang, đồ vật báu. Do thực hành Bát-nhã ba-la-mật, chắc chắn đem phước đức đến cho chúng sinh và tín thí mau gần trí Nhất thiết.

Này Tu-bồ-đề! Nếu không muốn uổng phí việc nhận đồ tín thí, mà muốn chỉ dạy con đường đạo cho chúng sinh, hoặc muốn hiểu rõ về không sự có, hoặc muốn cứu giúp người thoát khỏi lao ngục, hoặc muốn ban con mắt sáng cho tất cả chúng sinh, hành động của thân phải phù hợp với Bát-nhã ba-la-mật, th́ người khác không t́m được khuyết điểm của ḿnh; nên tạo phương tiện để thường nghĩ đến Bát-nhã ba-la-mật, chớ để quên mất.

Tu-bồ-đề! Ví như có người được ngọc ma-ni, nên vui mừng hớn hở, sau đó bị mất nên rất sầu khổ, thường nhớ tưởng đến viên ngọc đó không một chút nào quên, tự nghĩ rằng: “Tại sao bỗng nhiên ta bị mất viên ngọc quý này?”

Phật bảo:

–Tu-bồ-đề, Bồ-tát xa ĺa niệm trí Nhất thiết, cũng như người mất viên ngọc báu kia, đứng ngồi không lúc nào quên.

Tu-bồ-đề bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn! Tại sao tất cả các niệm không có chỗ dừng lại đều là không, vắng lặng. V́ sao? V́ Bồ-tát không xa ĺa niệm trí Nhất thiết, cũng không từ nơi xa ĺa, nơi niệm, nơi trí Nhất thiết mà có thể thành Bồ-tát.

Phật bảo Tu-bồ-đề:

–Nếu có Bồ-tát nào biết các pháp tự nó là xa ĺa, pháp tánh th́ thường trụ, đạo pháp và chân như thường trụ chẳng phải do Phật tạo ra, cũng chẳng phải do La-hán, Bích-chi-phật tạo ra. Bồ-tát biết như vậy hoàn toàn không xa ĺa Bát-nhã ba-la-mật. V́ Bát-nhã ba-la-mật là không, vắng lặng, cũng không tăng, không giảm.

Tu-bồ-đề bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn! Nếu Bát-nhã ba-la-mật tự nó là không, vắng lặng th́ tại sao Bồ-tát cùng với Bát-nhã ba-la-mật để đạt thành Phật trí?

Phật dạy:

–Bồ-tát cũng không cùng với Bát-nhã ba-la-mật, không tăng, không giảm; cứu cánh cũng không tăng, không giảm. V́ sao? V́ Bát-nhã ba-la-mật cũng không phải một, cũng không phải hai. Nếu Bồ-tát nghe tướng Bát-nhã như vậy mà không kinh sợ, không nghi ngờ th́ nên biết Bồ-tát này đã an trụ địa vị không thoái chuyển, thực hành Bát-nhã ba-la-mật.

Tu-bồ-đề bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn! Niệm không và vô sở hữu của Bát-nhã ba-la-mật là thực hành Bát-nhã ba-la-mật chăng?

Phật bảo:

–Không phải!

Tu-bồ-đề thưa:

–Bạch Thế Tôn! Xa ĺa Bát-nhã ba-la-mật là thực hành Bát-nhã ba-la-mật phải không?

Phật dạy: 

–Không phải!

Tu-bồ-đề thưa:

–Bạch Thế Tôn! Bát-nhã ba-la-mật thực hành Bát-nhã ba-la-mật có được không?

Phật dạy:

–Không được!

Tu-bồ-đề thưa:

–Bạch Thế Tôn! Năm ấm thưcï hành Bát-nhã ba-la-mật được không?

Phật dạy: 

–Không được!

Tu-bồ-đề thưa:

–Sáu pháp Ba-la-mật thực hành Bát-nhã ba-la-mật được không?

Phật dạy:

–Không được!

Tu-bồ-đề thưa:

–Bạch Thế Tôn! Cho đến bốn Vô ngại trí thực hành Bát-nhã ba-la-mật được không?

Phật dạy:

–Không được!

Tu-bồ-đề thưa:

–Không của năm ấm, pháp như vậy, pháp tánh, bốn Vô ngại tuệ có thực hành Bát-nhã ba-la-mật được không?

Phật dạy:

–Không được!

Tu-bồ-đề thưa:

–Bạch Thế Tôn! Nếu các pháp này không thực hành Bát-nhã ba-la-mật hoặc không thực hành pháp này th́ Bồ-tát làm sao thực hành Bát-nhã ba-la-mật?

Phật bảo Tu-bồ-đề:

–Ý ông thế nào? Ông thấy có pháp nào thực hành Bát-nhã ba-la-mật được không?

Tu-bồ-đề thưa:

–Bạch Thế Tôn! Không thấy.

Phật hỏi:

–Ông thấy có Bồ-tát có thể thực hành Bát-nhã ba-la-mật không?

Tu-bồ-đề thưa:

–Bạch Thế Tôn! Không thấy.

Phật hỏi:

–Ý ông thế nào? Pháp mà ông thấy đó có thể thấy được không?

Tu-bồ-đề thưa:

–Bạch Thế Tôn! Không.

Phật hỏi Tu-bồ-đề:

–Pháp không thể được đó có sinh diệt không?

Tu-bồ-đề thưa:

–Bạch Thế Tôn! Không.

Phật bảo Tu-bồ-đề:

–Như Bồ-tát đã được Vô sinh pháp nhẫn và được thọ ký Chánh đẳng giác cũng vậy. Nếu Bồ-tát học các thừa, nên vận dụng bốn Vô sở úy, bốn Vô ngại tuệ của Như Lai, tu tập pháp này th́ hoàn toàn không xa ĺa trí tuệ Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, trí tuệ trí Nhất thiết, trí tuệ Đại thừa. V́ sao? V́ Bồ-tát đã được Vô sinh pháp nhẫn, cho đến thành tựu Chánh đẳng giác th́ hoàn toàn không lui sụt.

Tu-bồ-đề bạch Phật:

–Thế Tôn! Từ chỗ các pháp vô sinh, các Bồ-tát có thọ ký thành Chánh đẳng giác không?

Phật dạy:

–Không!

Tu-bồ-đề thưa:

–Bạch Thế Tôn! Từ trong các pháp có sinh, có thọ ký cho các Bồ-tát không?

Phật dạy:

–Không!

Tu-bồ-đề thưa:

–Bạch Thế Tôn! Bồ-tát được thọ ký không phải từ pháp vô sinh, cũng không phải từ pháp hữu sinh, như vậy tại sao Bồ-tát được thọ ký thành Chánh đẳng giác?

Phật bảo Tu-bồ-đề:

–Ông có thấy pháp nào được thọ ký Vô thượng Bồ-đề không?

Tu-bồ-đề thưa:

–Con cũng không thấy pháp nào được thọ ký, cũng không thấy chứng đắc Vô thượng Bồ-đề, không thấy người sẽ chứng đắc, cũng không thấy người đã chứng đắc Vô thượng Bồ-đề.

Phật dạy:

–Đúng như vậy! Này Tu-bồ-đề! Đối với các pháp vô sở đắc, Bồ-tát cũng không nghĩ rằng: “Có Phật trí”; cũng không nghĩ rằng: “Ta sẽ chứng đắc Phật trí.” V́ sao? V́ Bồ-tát thực hành Bát-nhã ba-la-mật đối với các pháp không có phân biệt, Bát-nhã ba-la-mật cũng không có phân biệt.

Phẩm 63: THÍCH ĐỀ-HOÀN NHÂN

Lúc bấy giờ, Thích Đề-hoàn Nhân bạch Phật rằng:

–Bạch Thế Tôn! Bát-nhã ba-la-mật rất sâu xa vi diệu, khó hiểu, khó biết không thể suy nghĩ được. Do bản tính thanh tịnh nên nghe Bát-nhã ba-la-mật thâm sâu này liền ghi chép, thọ tŕ, tu tập, được như vậy là do chúng sinh ấy đã tạo nhiều công đức, ý tưởng đắm trước không phát sinh trở lại, cho đến không tưởng đến Chánh đẳng giác.

Phật bảo Thích Đề-hoàn Nhân:

–Đúng như vậy! Này Thích Đề-hoàn Nhân, người có thực hành Bát-nhã ba-la-mật chẳng phải từ nơi công đức nhỏ mà được như vậy. Chúng sinh trong cõi Diêm-phù-đề đều thực hành mười điều thiện, bốn Tâm vô lượng, bốn Thiền, bốn Không định; chẳng bằng thiện nam, thiện nữ này ghi chép thọ tŕ Bát-nhã ba-la-mật, đọc tụng đúng như giáo pháp, đạt đến Chánh đẳng giác mà không nghĩ đến việc khác. Phước đức ấy gấp trăm ngàn vạn lần, không thể dùng ví dụ để so sánh.

Lúc bấy giờ, có vị Tỳ-kheo khác nói với Thích Đề-hoàn Nhân rằng: 

–Thưa Đế Thích! Người thiện nam, thiện nữ này thực hành vâng giữ Bát-nhã ba-la-mật, rồi chỉ dạy cho người khác th́ công đức của người đó vượt lên trên tất cả chúng sinh trong Diêm-phùđề.

Thích Đề-hoàn Nhân nói:

–Người nam, người nữ nào chỉ một lần phát tâm thực hành Bát-nhã ba-la-mật th́ hơn chúng sinh trong cõi Diêm-phù-đề thực hành mười điều thiện, bốn Thiền, bốn Tâm vô lượng, năm Thần thông; huống chi vâng giữ, ghi chép, thọ tŕ, đọc tụng đúng như giáo pháp Bát-nhã. Người đó vượt hơn chư Thiên, A-tu-la, loài người ở thế gian. Bồ-tát này không chỉ hơn chư Thiên, loài người thế gian mà còn hơn các bậc Tu-đà-hoàn, Tư-đà-hàm, A-na-hàm, A-la-hán, Bích-chi-phật; chẳng phải chỉ hơn các bậc này mà còn hơn Bồ-tát, Bồ-tát thực hành năm pháp Ba-la-mật, Bát-nhã ba-la-mật mà không có phương tiện quyền xảo, thực hành đúng như Bát-nhã ba-la-mật dạy, th́ vượt lên trên tất cả chư Thiên, loài người. Chư Thiên, loài người đều không sánh kịp. Bồ-tát thực hành Bát-nhã ba-la-mật đúng như giáo pháp th́ không mất chủng tánh trí Nhất thiết, hoàn toàn không xa ĺa danh hiệu Như Lai, hạnh Bồ-tát không mất đạo tràng. Thực hành như vậy là Đại Bồ-tát muốn cứu vớt chúng sinh ra khỏi biển sinh tử. Người nào học như vậy là học những điều của Bồ-tát, không học những điều của Thanh văn, Bích-chi-phật. Bồ-tát học như vậy, bốn vị Thiên vương sẽ đến chỗ Bồ-tát nói rằng: “Người thiện nam, thiện nữ này siêng năng tinh tấn tu học thành tựu quả Vô thượng Bồ-đề. Khi ngồi đạo tràng này, chư Như Lai Vô Sở Trước Chánh Đẳng Giác đời quá khứ đã nhận bốn cái bát th́ không bao lâu chúng tôi cũng sẽ dâng cho ngài.” Bồ-tát thực hành Bát-nhã ba-la-mật như vậy, các vị Thích Đề-hoàn Nhân sẽ đến hỗ trợ. Người nam, người nữ đó sẽ được Tu-diễm Thiên tử dẫn các Diễm Thiên tử đến, Đâu-suất Thiên tử sẽ dẫn Đâu-suất Thiên tử đến, các Ni-ma-la Thiên cũng đều đến, các Bala-ni-mật Thiên cho đến chư Thiên Thủ đà hội đều đến. Chư Thiên đến chỗ các Bồ-tát thực hành Bát-nhã ba-la-mật này; chư Như Lai Vô Sở Trước Chánh Đẳng Giác mười phương trong hiện tại đều nghĩ đến thiện nam, thiện nữ này. Bồ-tát thực hành Bát-nhã ba-la-mật thâm sâu th́ các việc khốn khổ, ách nạn trong thế gian đều không còn nữa.

Này Tu-bồ-đề! Đây là công đức, phước báo hiện đời của việc thực hành Bát-nhã ba-la-mật.

Tất cả thế gian đều có bốn loại bệnh, một là sự động các căn trong thân đều bị đau đớn, do đó tâm cũng khổ não. v́ thực hành Bát-nhã ba-la-mật, Bồ-tát không còn mắc các bệnh khổ này. Đó là phước báu công đức hiện đời.

Bấy giờ, A-nan nghĩ rằng: “Thiên Đế Thích tự ḿnh nói như vậy hay là do thần lực của Phật?” Biết tâm niệm của A-nan, Thích Đề-hoàn Nhân nói: 

–Lời tôi nói đều do thần lực của Phật cả.

Phật bảo A-nan:

–Những điều Thích Đề-hoàn Nhân nói đều là oai thần của Phật. Lúc Bồ-tát học Bát-nhã ba-la-mật, bọn ma trong ba ngàn thế giới đều nghi ngờ. Bồ-tát này sẽ chứng được rốt ráo, hay chứng quả Thanh văn, Bích-chi-phật; hay là sẽ thành tựu Chánh đẳng giác, Phật trí.

Này A-nan! Khi nào Bồ-tát không xa ĺa Bát-nhã ba-la-mật th́ ma rất sầu khổ, khi ấy bọn ma phóng ra gió lớn muốn làm cho Bồ-tát khiếp sợ, biếng nhác, bị rối loạn đối với trí Nhất thiết.

A-nan hỏi Phật:

–Bạch Thế Tôn! Tất cả các Bồ-tát đều bị ma quấy nhiễu phải không?

Phật bảo:

–Có người bị ma quấy nhiễu, có người không bị ma quấy nhiễu.

A-nan thưa:

–Bạch Thế Tôn! Người nào bị ma quấy nhiễu, người nào không bị ma quấy nhiễu?

Phật dạy:

–Lúc Bồ-tát mới nghe Bát-nhã ba-la-mật, trong tâm không vui không hiểu nên ma Ba-tuần liền đến quấy nhiễu; hoặc khi nghe chỗ thâm sâu của Bát-nhã ba-la-mật, trong tâm nghi ngờ không biết có thật hay không thật. Do đó nên ma Ba-tuần đến quấy nhiễu.

Lại nữa, A-nan! Nếu có Bồ-tát xa ĺa bạn tốt chân thật nên không nghe không biết Bát-nhã ba-la-mật, không hiểu rõ việc đó nên ý không vui, do đó ma Ba-tuần liền đến quấy nhiễu.

Lại nữa, A-nan! Bồ-tát xa ĺa Bát-nhã ba-la-mật trở nên tán thán phi pháp, ma vui mừng nghĩ rằng: “Nếu có Bồ-tát nào nói việc phi pháp th́ ta sẽ có nhiều bè đảng và thỏa mãn nguyện vọng của ta, lại làm cho người khác đi vào hai thừa La-hán, Bích-chi-phật.”

Lại nữa, A-nan! Nếu có Bồ-tát nào lúc nghe nói Bát-nhã ba-la-mật thâm sâu, liền nghĩ rằng: “Thâm sâu đó không phải là thâm sâu hay sao?" Biết điều suy nghĩ của Bồ-tát, ma nghĩ rằng: “Nay ta được chỗ sơ hở của người rồi.”

Lại nữa, A-nan! Nếu có Bồ-tát nào hướng đến người khác mà cống cao nói rằng: “Ta có thể thực hành sáu pháp Ba-la-mật, còn ông th́ không thực hành được.” Bồ-tát bị ma t́m được chỗ sơ hở, lúc dó ma Ba-tuần vui mừng hớn hở.

Lại nữa, A-nan! Bồ-tát nào tự ỷ vào trí tuệ, dòng họ, điều thiện, hiểu biết của ḿnh, liền sinh cống cao, khinh rẻ người khác; Bồ-tát này cũng không có h́nh tướng, hành động không thoái chuyển mà nói với vị khác rằng: “Ông hiện không ở trong dòng họ Bồ-tát, cũng không ở trong Đại thừa.”

Lúc bấy giờ, ma Ba-tuần vui mừng nghĩ rằng: “Nay cung điện của ta không trống không nữa, tăng thêm ba đường ác, dòng họ ta không giảm bớt.” Ma thường xem xét Bồ-tát có nói việc phi pháp không và muốn làm cho mọi người nghe pháp đó, làm cho tà kiến nhơ bẩn tăng thêm, gây ra hành động điên đảo đối với pháp nên thân, khẩu, ý tham đắm vào tà phước, do đó càng tăng thêm ba đường ác, quyến thuộc của ma càng nhiều. Bấy giờ, ma Ba-tuần càng vui mừng hớn hở vui chơi.

Lại nữa, A-nan! Nếu Bồ-tát thực hành Bồ-tát đạo, tranh đấu với người cầu quả Thanh văn th́ ma nghĩ rằng: “Người này đã xa ĺa trí Nhất thiết, đại Trí.” V́ sao? V́ đấu tranh, oán hận chẳng phải là đạo trí Nhất thiết. Đó là nghiệp của ba đường ác.

Lại nữa, A-nan! Bồ-tát lại đấu tranh với Bồ-tát th́ ma Ba-tuần nghĩ rằng: “Cả hai đều xa ĺa Phật, trí Nhất thiết, đều không thành Chánh đẳng giác.” V́ sao? V́ thiện nam đó tạo ra ba nghiệp ác, chẳng phải là trí Nhất thiết.

Này A-nan! Bồ-tát chưa được thọ ký có ác tâm tranh tụng với Bồ-tát đã được thọ ký, tùy theo ý đó trải qua nhiều số kiếp, tuy có ác tâm như vậy nhưng nhờ không xả bỏ trí Nhất thiết nên phải trải qua nhiều kiếp số trong các cõi, sau đó mới thành Chánh đẳng giác.

A-nan bạch Phật: 

–Bạch Thế Tôn! Ngay trong những kiếp số trải qua đó có thể giảm bớt giữa chừng không?

Phật dạy:

–A-nan! Ta nói pháp cho cả ba thừa tùy theo ý của họ mà có số kiếp ít hay nhiều, phải làm hết các việc không thể nào giảm bớt ở giữa chừng.

Phật dạy tiếp: 

–Nếu Bồ-tát cùng nhau tranh tụng, sân hận, mắng chửi, giận hờn mà không ăn năn, ta nói họ không trừ được tranh tụng. Bồ-tát phải trải qua nhiều kiếp siêng năng thực hành đại thệ nguyện, sau đó mới thành Chánh đẳng giác. Nếu có Bồ-tát nào khi tranh tụng sân hận rồi, tự ḿnh hối hận nghĩ rằng: “Lợi này rất khó được, nay ta sẽ hạ ḿnh dưới tất cả mọi người, đời nay và đời sau, ta sẽ làm cho chúng sinh đều được hòa giải. Tại sao ta lại nói điều xấu và nghĩ điều xấu cho người, trọn đời ta sẽ không dám làm như vậy nữa. Ta như con dê điếc, tự tiêu trừ tội lỗi để thành tựu Chánh đẳng giác, độ thoát chúng sinh. Tại sao ta lại sân hận mà tự chôn vùi ḿnh, ta không nên sân hận và tự chôn vùi ḿnh như vậy nữa.” Khi Bồ-tát vừa nghĩ như vậy, ma Ba-tuần không t́m được khuyết điểm của Bồ-tát.

Lại nữa, A-nan! Người thực hành Bồ-tát không nên ở chung với hàng Thanh văn, nếu ở chung th́ không nên đấu tranh với nhau, nên tự nghĩ rằng: “Ta không nên sân giận, tranh cãi cùng với hạng người này. ta sẽ thành tựu Chánh đẳng giác vượt qua các khổ ách.” A-nan thưa:

–Bạch Thế Tôn! Bồ-tát cùng ở chung với nhau phải như thế nào?

Phật bảo:

–Pháp Bồ-tát ở chung với nhau phải xem nhau như ở chung với Thế Tôn. Nên nghĩ rằng: Bồ-tát này là bạn cùng ngồi chung một thuyền với ta, cùng học với ta, cùng thực hành Bố thí ba-la-mật đến trí Nhất thiết. Nếu Bồ-tát đó không hiểu không thuận theo Nhất thiết rí th́ ta không nên theo, còn Bồ-tát đó quyết định không xa ĺa trí Nhất thiết th́ ta sẽ học theo. Như vậy, Đại Bồ-tát học như vậy gọi là cùng học.

Phẩm 64: HỎI NHỮNG ĐIỀU HỌC

Tu-bồ-đề thưa:

–Bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát nên học những điều ǵ?

Phật bảo Tu-bồ-đề:

–Đại Bồ-tát nên học nội không, ngoại không, tự tánh năm ấm là không, cho đến tự tánh của đạo quả Bồ-đề cũng là không.

Này Tu-bồ-đề! Pháp không này là điều Đại Bồ-tát nên học, an trụ trong pháp không này, Đại Bồ-tát thành tựu Chánh đẳng giác.

Tu-bồ-đề thưa:

–Bạch Thế Tôn! Bồ-tát học tiêu trừ năm ấm là học trí Nhất thiết, năm ấm không ô nhiễm là học trí Nhất thiết, học diệt trừ năm ấm là học trí Nhất thiết, không sinh năm ấm là học trí Nhất thiết, cho đến học bốn vô ngại là học trí Nhất thiết.

Phật bảo:

–Tu-bồ-đề! Đúng như lời ông nói! Học tiêu trừ năm ấm là học trí Nhất thiết, cho đến học vô sinh là học trí Nhất thiết.

Phật hỏi:

–Tu-bồ-đề! Ý ông thế nào? Như của sự có năm ấm cho đến Như của đạo, Như của Thế Tôn, các Như này có khi nào giảm bớt không?

Tu-bồ-đề thưa:

–Bạch Thế Tôn! Không. Bồ-tát học như vậy là học Như, học trí Nhất thiết, Như cũng không đoạn tận, cũng không giảm, không diệt., học như vậy là học Như, học trí Nhất thiết. Bồ-tát học như vậy là học sáu pháp Ba-la-mật, học ba mươi bảy phẩm Trợ đạo, mười tám pháp Bất cộng, trí Nhất thiết.

Phật bảo Tu-bồ-đề:

–Bồ-tát học Phật như vậy là vượt lên trên các môn học, là đệ nhất học; Thiên ma, Ma vương không thể phá hoại được, sẽ mau đến bậc không thoái chuyển. Bồ-tát học như vậy là tu tập nghiệp cao thượng, học pháp của Như Lai, hướng dẫn chúng sinh, làm thanh tịnh cõi Phật; học đại Từ, đại Bi, giáo hóa chúng sinh.

Này Tu-bồ-đề! Bồ-tát học như vậy là học ba lần chuyển, mười hai hành pháp luân, độ thoát chúng sinh. Học như vậy là học không mất giống Phật, mở cửa bất tử, học như vậy là học hiển bày pháp vô vi.

Này Tu-bồ-đề! Người hạ liệt không thể học được như vậy. Người học như vậy là muốn cứu vớt chúng sinh ra khỏi biển khổ sinh tử. Người học như vậy không đọa vào ba đường ác, không sinh ở biên địa, không sinh vào nhà Chiên-đà-la. Người học như vậy không bị tật điếc, đui, câm, ngọng, què quặt; các căn đầy đủ, không có khuyết tật, có âm thanh hay, không phạm điều ác, hoàn toàn không học điều tà vạy. Tự ḿnh sống như vậy, làm việc ǵ cũng thuận tiện, không bị trái nghịch, không tụ tập với người ác.

Tu-bồ-đề! Người học như vậy, do dùng phương tiện quyền xảo, nên không sinh vào cõi trời trường thọ. Phương tiện quyền xảo là những ǵ? Như trong Bát-nhã ba-la-mật đã nói, bốn Thiền, bốn Tâm vô lượng, bốn Không định, không chấp vào sự chứng về thiền. Người học như vậy có năng lực làm thanh tịnh tất cả các pháp, làm thanh tịnh tâm La-hán, Bích-chi-phật.

Tu-bồ-đề thưa:

–Bạch Thế Tôn! Tự tánh của tất cả các pháp là thanh tịnh, tại sao Bồ-tát lại muốn làm thanh tịnh các pháp?

Phật bảo:

–Đúng vậy! Bồ-tát bản tánh thanh tịnh, học Bát-nhã ba-la-mật không nhàm chán, không biếng nhác, đó là Bát-nhã ba-la-mật. Pháp này người phàm phu, ngu muội không thể học, không thể hiểu được. V́ chúng sinh nên Bồ-tát hành Bố thí ba-la-mật cho đến trí Nhất thiết, Bồ-tát học như vậy là học mười Lực, Vô sở úy lực. Người học như vậy là vượt lên trên việc làm của chúng sinh.

Này Tu-bồ-đề! Ví như bảo vật vàng bạc lấy từ lòng đất ra thật ít nơi có, phần nhiều phát tâm cầu Thanh văn, Bích-chi-phật, ít có người có thể tu tạo phước của Chuyển luân thánh vương, mà người tu tạo phước vua nhỏ th́ nhiều, ít có chúng sinh có khả năng thể nhập trí Nhất thiết, phần nhiều người thể nhập đạo La-hán, Bích-chi-phật.

Này Tu-bồ-đề! Nhiều người phát tâm cầu Chánh đẳng giác, mà người thành tựu th́ rất ít, phần đông chỉ trụ La-hán, Bích-chi-phật.

Này Tu-bồ-đề! Nhiều người thực hành Bồ-tát đạo, học Bát-nhã ba-la-mật, nhưng đạt đến không thoái chuyển th́ rất ít. Do đó, Tu-bồ-đề, Bồ-tát muốn trụ vững chắc vào địa vị không thoái chuyển nên học Bát-nhã ba-la-mật thâm sâu.

Lại nữa, Tu-bồ-đề! Lúc học Bát-nhã ba-la-mật Bồ-tát không sinh tâm tật đố, phá giới giận hờn, tán loạn, biếng nhác, ngu si; không sinh ba độc tham, sân, si; không sinh tâm chấp lấy năm ấm cho đến đạo Vô thượng Bồ-đề. V́ sao? V́ khi Bồ-tát thực hành Bát-nhã ba-la-mật thâm sâu, không thấy pháp hữu sinh, đối với pháp vô sinh cũng không có được, cũng không phát sinh. V́ thế, Bồ-tát thọ tŕ Bát-nhã ba-la-mật thâm sâu là tổng tŕ các Ba-la-mật. V́ sao? V́ khi Bồ-tát học Bát-nhã ba-la-mật, các Ba-la-mật đều theo đó. Ví như người sắp chết, trước tiên là tắt thở, sau đó các căn đều diệt.

Tu-bồ-đề! Bồ-tát thực hành Bát-nhã ba-la-mật sâu xa đều thể nhập trong các độ. Muốn cho các độ được rốt ráo Bồ-tát nên học Bát-nhã ba-la-mật sâu xa. Bồ-tát học Bát-nhã ba-la-mật sâu xa vượt lên trên tất cả các người học khác.

Phật hỏi:

–Tu-bồ-đề! Chúng sinh trong ba ngàn thế giới có nhiều không?

Tu-bồ-đề thưa:

–Bạch Thế Tôn! Chúng sinh trong cõi Diêm-phù-đề còn rất nhiều, huống ǵ là chúng sinh trong cả ba ngàn thế giới.

Phật hỏi:

–Nếu chúng sinh này đều được học đạo làm người, đều thành Chánh đẳng giác, Bồ-tát nào đem y phục, đồ ăn uống cúng dường cho những vị đó trọn đời th́ phước đức có nhiều không?

Tu-bồ-đề thưa:

–Bạch Thế Tôn! Rất nhiều.

Phật dạy:

–Phước ấy cũng không bằng phước thiện nam, thiện nữ hết lòng tŕ niệm Bát-nhã ba-la-mật. V́ sao? V́ Bát-nhã ba-la-mật thâm sâu này làm cho các Đại Bồ-tát được lợi ích lớn, có thể thành tựu Chánh đẳng giác.

Tu-bồ-đề! Bồ-tát muốn lên trên tất cả chúng sinh, làm chỗ nương tựa cho tất cả chúng sinh, muốn là người dẫn đường thông suốt cho kẻ mù, muốn cầu làm Phật, muốn chứng được cảnh giới Phật, người muốn được tự tại như Phật, muốn rống tiếng sư tử như Phật, muốn gióng lên tiếng chuông trống của Phật, muốn thổi kèn lớn, muốn lập hội cho Phật thuyết pháp, giải quyết các nghi ngờ cho mọi người, muốn đạt hết những điều này Bồ-tát nên học Bát-nhã ba-la-mật thâm sâu, thực hành Bát-nhã ba-la-mật. Bồ-tát được phước đức lành trong ba cõi, không có điều ǵ là không được.

Tu-bồ-đề thưa:

–Bạch Thế Tôn! Bồ-tát này có được phước đức của La-hán, Bích-chi-phật không?

Phật dạy:

–Cũng được phước đức của La-hán nhưng không lệ thuộc vào chỗ chứng đắc. Bồ-tát dùng trí tuệ quán sát tuệ La-hán, Bích-chi-phật, liền vượt qua không an trụ vào trong đó và vượt lên địa vị Bồ-tát. Bồ-tát học như vậy là cách trí Nhất thiết không xa, mau thành Chánh đẳng giác.

Này Tu-bồ-đề! Học như vậy là Bồ-tát được chư Thiên, A-tu-la hỗ trợ. Bồ-tát thực hành như vậy là vượt lên trên La-hán, Bích-chi-phật, mau gần trí Nhất thiết.

Này Tu-bồ-đề! Bồ-tát học như vậy không bao lâu sẽ thực hành Bát-nhã ba-la-mật và không xa ĺa Bát-nhã ba-la-mật. Bồ-tát thực hành Bát-nhã ba-la-mật thâm sâu như vậy, nên biết đó là pháp không hao giảm, không xa trí Nhất thiết, mau gần Tuệ ba thừa. Nếu Bồ-tát nghĩ ngược lại. Bát-nhã ba-la-mật này không đạt được trí Nhất thiết. Nghĩ như vậy là không thực hành Bát-nhã ba-la-mật. Hoặc lại nghĩ Bát-nhã ba-la-mật thâm sâu này, không biết Bát-nhã ba-la-mật, không thấy Bát-nhã ba-la-mật, không biết Bát-nhã ba-la-mật là ai, cũng không biết ai sẽ ở trong Bát-nhã ba-la-mật mà chứng được Chánh đẳng giác; hoặc lại nghĩ: Bát-nhã ba-la-mật cũng không kia cũng không đây, cũng không từ trong đó mà sinh ra, pháp tánh thường trụ chân thật, có Phật hay không có Phật, pháp tánh vẫn thường trụ. Bồ-tát học như vậy là học Bát-nhã ba-la-mật.

KINH PHÓNG QUANG BÁT-NHÃ

 Mục Lục

Quyển-1   Quyển-2   Quyển-3   Quyển-4   Quyển-5   Quyển-6   Quyển-7   Quyển-8   Quyển-9   Quyển-10   Quyển-11   Quyển-12   Quyển-13   Quyển-14   Quyển-15   Quyển-16   Quyển-17   Quyển-18   Quyển-19   Quyển-20

 

previous.png         back_to_top.png         next.png

 

[ TRANG CHỦ KINH ĐIỂN | ĐẠI TẠNG KINH | THẦN CHÚ | HÌNH ẢNH ]

google-site-verification=Iz-GZ95MYH-GJvh3OcJbtL1jFXP5nYmuItnb9Q24Bk0