Số 2087
Đại Đường Tây Vức Kư
Hán Dịch : Pháp sư Huyền Trang Việt Dịch : Thích Như Điển
-o0o-
Đại Chánh Tân Tu, Đại Tạng Kinh quyển thứ 51, thuộc Sử Truyện bộ thứ 3, từ trang 867 đến trang 948, gồm 12 quyển, thứ tự kinh văn số 2087, do Ngài Huyền Trang đời nhà Đường dịch, Ngài Biện Cơ soạn lại.
Sa Môn Thích Như Điển, Phương Trượng Chùa Viên Giác, Đức Quốc, dịch từ tiếng Hán sang tiếng Việt, từ ngày 24 tháng 10 đến ngày 15 tháng 12 năm 2003 D.L., tại Tu Viện Đa Bảo, Úc Đại Lợi, trong mùa nhập thất, với sự trợ dịch của Tỳ Kheo Thích Đồng Văn và Tỳ KheoThích Hạnh Giới.
MỤC LỤC
Lời tựa Bài tựa Đại Đường Tam Tạng Thánh Giáo của Vua Đường Thái Tông Bài tựa thứ nhất Đại Đường Tây Vức Kư Bài tựa thứ hai Đại Đường Tây Vức Kư
01 - Đại Đường Tây Vức Kư - Quyển thứ nhất
1. Nước A Kỳ Ni 2. Nước Quật Chi 3. Nước Phạt Lục Già 4. Nước Xích Kiến 5. Nước Giă Thời 6. Nước Phế Hăn 7. Nước Tốt Đỗ Lợi Sắc Na 8. Nước Phong Mạc Kiến 9. Nước Nhi Chư Hạ 10. Nước Kiếp Bố Xương Na 11. Nước Quật Tương Nhi Ca 12. Nước Yết Hăn 13. Nước Bổ Yết 14. Nước Đại Địa 15. Nước Hóa Lợi Tập Di Dà 16. Nước Yết Tương Na 17. Nước Đăn Mật 18. Nước Diệt Ngạc Hạnh Na 19. Nước Nhẫn Lộ Ma 20. Nước Dụ Mạn 21. Nước Cúc Ḥa Hằng Na 22. Nước Hoạch Sa 23. Nước Khả Xuất La 24. Nước Câu Mễ Đă 25. Nước Phược Già Lăng 26. Nước Ngật Lộ Tất Ni Kiến 27. Nước Nhẫn Lẩm 28. Nước Phược Yết 29. Nước Duệ Mạt Da 30. Nước Hồ Thật Kiến 31. Nước Đản Sắc Kiến 32. Nước Yết Thức 33. Nước Phạm Hành Na 34. Nước Ca Tất Thí
02 - Đại Đường Tây Vức Kư - Quyển thứ hai
1. Nước Lam Bà 2. Nước Na Yết La Yết 3. Nước Càn Đà La
03 - Đại Đường Tây Vức Kư - Quyển thứ ba
1. Nước Ô Trượng Na 2. Nước Bát Lộ La 3. Nước Đản Hựu Thỉ La 4. Nước Tân Ha Bổ La 5. Nước Ô Sách Thi 6. Nước Ca Thấp Di La. 7. Nước Bán Nô Sai 8. Nước Yết Na Phược Bổ La
04 - Đại Đường Tây Vức Kư - Quyển thứ tư
1. Nước Trách Ca 2. Nước Chí Na Bộc Đệ 3. Nước Phiệt Lan Đạt La 4. Nước Quật Lộ Đa 5. Nước Thiết Đa Đồ Lô 6. Nước Ba Lư Dạ Đản La 7. Nước Vị Thố La 8. Nước Tát Tha Nễ Thấp Phạt La 9. Nước Tốt Lục Cần Na 10. Nước Châu Đệ Bổ La 11. Nước Bàng La Hấp Ma Phổ La 12. Nước Cù Tỳ Sương Na 13. Nước Ác Ê Chế Đản La 14. Nước Tỳ La Sắc Na 15. Nước Kiếp Tỷ Tha.
05 - Đại Đường Tây Vức Kư - Quyển thứ năm
1. Nước Yết Nhă Cúc Xà (Kanjakubja) 2. Nước A Du Đà 3. Nước A Dà Mục Khứ 4. Nước Bát La Dà Dà 5. Nước Kiều Thường Di 6. Nước Bi Tác Ca
06- Đại Đường Tây Vức Kư - Quyển thứ sáu
1. Nước Thất La Phiệt Tất Để 2. Nước Kiết Tỷ La Phạt Tốt Đổ 3. Nước Lam Ma 4. Nước Câu Thi Na Yết La
07 - Đại Đường Tây Vức Kư - Quyển thứ bảy
1. Nước Ba La Nại 2. Nước Chiến Chủ 3. Nước Phệ Xá Phân (Tỳ Xá Ly - Vesali) 4. Nước Phất Phiêu Tŕ 5. Nước Ni Ba La
08 - Đại Đường Tây Vức Kư - Quyển thứ tám
Nước Ma Kiệt Đà - Phần một
09 - Đại Đường Tây Vức Kư - Quyển thứ chín
Nước Ma Kiệt Đà - Phần hai
10 - Đại Đường Tây Vức Kư - Quyển thứ mười
1. Nước Y Lan Nơa Bát Phạt Dà 2. Nước Chiêm Ba 3. Nước Yết Châu Ôn Đệ La 4. Nước Bôn Na Phạt Đản Na 5. Nước Ca Ma Lầu Ba 6. Nước Tam Ma Đản Thát 7. Nước Trầm Ma Phiêu Đệ 8. Nước Yết La Noa Tô Phạt Sắc Na 9. Nước Ô Trà 10. Nước Cung Ngự Đà 11. Nước Yết Lăng Già 12. Nước Kiều Tát La 13. Nước Án Đạt La 14. Nước Đà Na Yết Lân Ca 15. Nước Châu Lợi Da 16. Nước Đạt La Tỳ Trà 17. Nước Chư La Cự Thác
11 - Đại Đường Tây Vức Kư - Quyển thứ mười một
1. Nước Tăng Già La (Tích Lan) 2. Nước Trà Kiến Na Bổ La 3. Nước Ma Ha Sách Trạch 4. Nước Phạt Lục Yết Chiêm Ba 5. Nước Ma Lạp Ba 6. Nước A Thác Lư 7. Nước Khiết Thác 8. Nước Phạt Lạp Tỳ 9. Nước A Nan Đà Bổ La 10. Nước Tô Sắc Đà 11. Nước Cù Chiết La 12. Nước Ô Phiệt Diễn Na 13. Nước Trinh Chỉ Đà 14. Nước Ma Ê Thấp Phạt La Bổ Đa 15. Nước Tín Độ 16. Nước Mậu La Tam Bộ Lô 17. Nước Bát Phạt Đa 18. Nước A Điểm Ba Sí La 19. Nước Lang Yết La 20. Nước Ba Sắc Tư (Ba Tư) 21. Nước Kiên Đa Thế La 22. Nước A Quân Trà 23. Nước Phạt Sắc Noa
12 - Đại Đường Tây Vức Kư - Quyển thứ mười hai
1. Nước Tào Cự Thác 2. Nước Phất Phiêu Tŕ Tát Quân Na 3. Nước An Đản La Phược 4. Nước Hoạt Tất Đa 5. Nước Hoạt 6. Nước Tào Kiến 7. Nước A Lợi Ni 8. Nước Yết La Hồ 9. Nước Ngật Phiêu Sắc Ma 10. Nước Bát Lợi Yết 11. Nước Tu Ma Đản La 12. Nước Bát Thích Sán Na 13. Nước Nhâm Bạ Kiến 14. Nước Quật Năn Noa 15. Nước Đạt Ma Tất Thiết Đế 16. Nước Thi Khí Ni 17. Nước Thương Di 18. Nước Yết Bàn Đà 19. Nước Ô Sát 20. Nước Khư Sa 21. Nước Nghiên Cẩu Da 22. Nước Cù Tác Đản Na
[ ^ ] ‖ Mục lục ‖ Lời tựa ‖ 01 ‖ 02 ‖ 03 ‖ 04 ‖ 05 ‖ 06 ‖ 07 ‖ 08 ‖ 09 ‖ 10 ‖ 11 ‖ 12
Đại Đường Tây Vức Kư
Hán Dịch : Pháp sư Huyền Trang Việt Dịch : Thích Như Điển
--o0o--
Lời tựa
Quư vị đang cầm trên tay quyển "Đại Đường Tây Vức Kư" được chuyển dịch từ chữ Hán sang tiếng Việt là do kết quả của sự miệt mài dịch thuật của chúng tôi từ ngày 24 tháng 10 năm 2003 đến ngày 10 tháng 12 năm 2003 tại Tu Viện Đa Bảo, Úc Đại Lợi nhân mùa nhập thất lần đầu tại đây.
Xin tạ ơn Tam Bảo đă chiếu soi cho chúng con để lần ḍ từng câu văn, từng ư chữ mà Ngài Huyền Trang, một bậc danh tăng đời Đường đă thể hiện trọn vẹn hết tâm ư khi đi chiêm bái, học hỏi và ghi lại nơi Thánh Địa ṛng ră trong 17 năm trời. Để rồi về lại kinh đô Tràng An với 657 bộ kinh bằng chữ Phạn. Ngài trải qua 110 nước và về sau cùng 100 vị Cao Tăng Học giả đương thời, dưới quyền chủ tọa của Ngài, phiên dịch suốt trong ṿng 19 năm, kể từ khi Ngài về lại Tràng An Trung Quốc, vào ngày 24 tháng giêng năm 645 (năm Trinh Quán thứ 19 đời nhà Đường).
Ngài lên đường ra đi khỏi Trung Quốc vào năm Trinh Quán thứ 3 đời nhà Đường tức năm 628, lúc ấy Ngài đă 33 tuổi. Như vậy Ngài sinh vào năm 595 và Ngài thị tịch vào ngày mồng 5 tháng 2 năm 664, tại Ngọc Hoa Cung, hưởng thọ 69 tuổi. Ngài về lại Kinh Đô đúng 50 tuổi và chủ tŕ phiên dịch trong 19 năm ṛng ră như thế và ngày nay Ngài đă để lại cho hậu thế một gia tài Pháp Bảo vô giá mà đông tây kim cổ khó có người thứ hai sánh kịp.
Đây là một tập sách gồm 12 quyển và hai lời tựa được đăng trong Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh, quyển thứ 51 thuộc Sử Truyện, bộ thứ 3 từ trang 867 đến trang 948, theo thứ tự kinh văn số 2087. Chỉ có 81 trang kinh mà chúng tôi phải dịch ṛng ră gần 2 tháng dài. Mỗi ngày từ 5 đến 6 tiếng đồng hồ và kết quả là hơn 460 trang sách khổ A5 và gồm 127.264 chữ, như quư vị đang đọc. Đại Tạng Kinh không chỉ có một quyển mà cả một trăm quyển như thế. Mỗi quyển dày từ 1000 đến 2000 trang. Nếu một người để cả một đời ra đọc chưa chắc ǵ đă hết, đừng nói đến vấn đề phiên dịch.
Bây giờ Phật Giáo Việt Nam đă bắt đầu cho phiên dịch nhiều phần từ Kinh, Luật, Luận trong Đại Tạng Kinh ra tiếng Việt. Trong đó phải nói rằng về phần Kinh Văn, Ḥa Thượng Thích Trí Tịnh, Cố Đại Lăo Ḥa Thượng Thích Trí Nghiêm, Cố Ḥa Thượng Thích Thiện Siêu, Cố Ḥa Thượng Thích Huệ Hưng đă đóng góp dịch thuật phần chính. Về Luật Tạng có Cố Ḥa Thượng Thích Hành Trụ, Cố Ḥa Thượng Thích Thiện Ḥa, Cố Ḥa Thượng Thích Trí Thủ, Cố Ḥa Thượng Thích Trí Minh, Ḥa Thượng Thích Đổng Minh v.v...Về Luận Tạng có Cố Ḥa Thượng Thích Khánh Anh, Cố Ḥa Thượng Thích Thiện Hoa, Cố Ḥa Thượng Thích Trí Thủ, Cố Ḥa Thượng Thích Thiện Siêu, Cố Ḥa Thượng Thích Thanh Kiểm, Cố Ḥa Thượng Thích Trung Quán, Cố Ḥa Thượng Thích Đức Niệm, Cố Thượng Tọa Thích Viên Đức, Cố Sư Bà Thích Nữ Như Thanh, Cố Sư Bà Thích Nữ Diệu Không v.v... đă đóng góp phần ḿnh không nhỏ cho vấn đề phiên dịch từng loại như thế. Riêng phần Kinh Tạng Pali do Ḥa Thượng Thích Minh Châu đă dịch gần xong tất cả Kinh Văn. Phần Luật và Luận do Chư Tôn Đức Trưởng Lăo thuộc Phật Giáo Nguyên Thủy phiên dịch. Ḥa Thượng Thích Tịnh Hạnh người chủ trương một Đại Tạng Kinh Việt Nam đă đang và sẽ cho Tăng Ni phiên dịch những phần c̣n lại, rồi san định trước sau để h́nh thành. Hiện nay Ḥa Thượng đă cho xuất bản được 10 bộ. Một bộ Đại Tạng Kinh Việt Nam được h́nh thành trọn vẹn, chắc phải 200 bộ như thế, mỗi bộ dày chừng 1000 đến 2000 trang.
Riêng bộ "Đại Đường Tây Vức Kư" nầy sở dĩ chúng tôi dịch trước v́ nghĩ rằng chính đây là tấm bản đồ đầy đủ nhất, chi ly nhất mà đương thời từ năm 628 đến năm 645 tại Ấn Độ và Trung Hoa chưa có một người nào viết được một bộ Sử Phật Giáo như thế. Đây là kết quả của 17 năm trường mà Ngài Huyền Trang đă ở tại Ấn Độ. Đi đến đâu Ngài cũng ghi lại từ khí hậu, phong thổ cho đến tập quán và nhất là những câu chuyện liên quan đến cuộc đời đức Phật cũng như chư vị Bồ Tát, A La Hán. Số nước mà Ngài đă đi qua là 110, ngày nay chúng ta có thể gọi là những tiểu bang, v́ ngày xưa mỗi một vùng có một ông Vua nhỏ, hoặc tù trưởng đứng đầu. C̣n ngày nay, Ấn Độ chỉ c̣n một nước mà thôi. Chung quanh đó có một số nước, ngoài Ấn Độ như Ba Tư, Kasmir, Tân Cương v.v... là những nước lớn ta có thể kể riêng. nhưng tựu chung chỉ đi bộ và dùng voi ngựa mà vượt qua được những chặng đường dài gần 50 ngàn dặm ấy th́ quả thật thế gian nầy chỉ có một không hai.
Nhờ bản đồ hành hương của Ngài qua truyện Đại Đường Tây Vức Kư nầy mà những nhà Học giả, những nhà Khảo Cổ Học người Âu Châu mới t́m đến Ấn Độ để xác nhận, t́m kiếm những di tích ấy vào cuối thế kỷ thứ 18 và cho đến nay th́ bốn Thánh Địa căn bản của đức Phật từ khi Đản Sinh cho đến khi Thành Đạo, Thuyết Pháp lần đầu tiên và thị tịch Đại Bát Niết Bàn đă rơ ràng. Bây giờ các nhà Khảo Cổ Học người Nhật Bản vẫn c̣n đang tiếp tục t́m kiếm các di tích cũ ngày xưa cách đây 2547 năm về trước. Tất cả đều nhờ vào công đức của Ngài Huyền Trang đă vẽ cho chúng ta một tấm bản đồ cách đây 1375 năm (2003-628, là năm mà Ngài Huyền Trang 33 tuổi bắt đầu sang Ấn Độ); đây là một tấm bản đồ cũ nhất trong tất cả những tấm bản đồ của thế giới hiện nay.
Đại Đường Tây Vức Kư nầy đă được dịch sang tiếng Anh, tiếng Đức, tiếng Nga; và tiếng Việt h́nh như đây là bản đầu tiên. V́ cho đến nay, chúng tôi vẫn chưa đọc được một bản nào mô tả tỉ mĩ như thế. Gần đây chúng tôi có đọc được quyển "Đường Tam Tạng Thỉnh Kinh" của nhà văn Vơ Đ́nh Cường tái bản lần thứ 3 năm 2000 th́ mới biết ngày 7 tháng 5 năm 1960, ông đă cho xuất bản cuốn "Huyền Trang", nhưng lúc ấy tại quê nhà tôi chưa có cơ duyên đọc đến. Căn cứ theo lời tựa lần thứ nhất xuất bản vào năm 1960, được biết rằng nhà văn Vơ Đ́nh Cường dùng tài liệu của Học giả Lương Khải Siêu người Trung Hoa soạn và nhờ Cố Ḥa Thượng Thích Thiện Siêu, Cố Ḥa Thượng Thích Trí Thủ dịch tài liệu ấy ra tiếng Việt; nhưng phần ḿnh, nhà văn không cho biết ông đă căn cứ vào tài liệu nào để viết. Dĩ nhiên phải có tài liệu chính trong tay, ông mới hoàn thành tác phẩm ấy được. V́ đây là một nhân vật lịch sử chứ không phải Dă sử hoặc Huyền sử, cho nên chúng ta phải làm sáng danh điều nầy.
Nhân nghiên cứu để viết lời tựa cho quyển sách quan trọng nầy, chúng tôi mới thấy bài dịch của lời tựa Vua Đường Thái Tông đă viết vào năm 648 gồm 780 chữ mà Ngài Trí Thủ và Ngài Thiện Siêu đă dịch ra tiếng Việt thật tuyệt vời. Nay chúng tôi xin trích đăng lại cho đủ ba lời tựa cho phần đầu của dịch phẩm nầy.
Trong chương 5, phần XVI về việc phiên dịch Kinh Điển, nhà văn Vơ Đ́nh Cường viết như sau:
"Mùa thu năm sau, phụng mệnh Vua Thái Tông, Ngài thuật cho một đệ tử là Biện Cơ chép lại cuộc Tây Du của Ngài trong 17 năm trải qua 138 nước một cách tường tận..."
Ở đây có thể phân tích một vài việc như sau: Có một điều chúng tôi thắc mắc là: "Ngài Tam Tạng Pháp Sư Huyền Trang phụng chiếu dịch" quyển nầy. Tại sao Ngài phải dịch? Lẽ ra phải nói là Ngài soạn mới đúng. Khi viết lại chắc Ngài phải viết bằng chữ Hán, nghĩa là đi đến đâu ngài chép đến đó. Chứ sau 17 năm về lại Trung Quốc làm sao nhớ hết mà kể lại cho ngài Biện Cơ soạn lại? Và một điều khó hiểu nữa - Không lẽ Ngài viết bằng chữ Phạn? - Chắc chắn là không. V́ tiếng mẹ đẻ của Ngài là tiếng Trung Hoa, khi qua đó Ngài đă 33 tuổi, trong khi tiếng Phạn chưa giỏi th́ phải lấy tiếng mẹ đẻ làm chuẩn vậy.
Thứ nữa ở trong Đại Tạng Kinh, Phần tựa thứ nhất cho biết Ngài đă đi 110 nước; trong khi đó ông Vơ Đ́nh Cường bảo đi đến 138 nước; và ngay cả trong lời tựa thứ 2 trong Đại Đường Tây Vức Kư của Thượng Thơ Tả Bộc Xạ Yến Quốc Công Trương Thuyết có ghi là: Lời tựa của Tam Tạng Thánh Giáo do Vua Đường Thái Tông viết chỉ có 780 chữ" mà ông Vơ đă viết là 781 chữ. Điều đó cũng dễ hiểu thôi v́ ông cũng có nhận định rằng: "Ông Lương Khải Siêu bảo rằng Ngài Huyền Trang sang Ấn Độ năm Trinh Quán nguyên niên là sai" và ông đă chứng minh là năm Trinh Quán thứ ba mới đúng. Điều chứng minh nầy của ông Vơ đúng với Đại Tạng Kinh.
Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh (Taisho Shinshu Daijokyo) là Đại Tạng Kinh được hoàn thành dưới thời Vua Đại Chánh (Taisho). Vua nầy là con của Vua Minh Trị Thiên Hoàng (Meiji Tenno). Vua Minh Trị đă có công duy tân đất nước Nhật vào năm 1868 cách đây 135 năm (2003-1868) và sau khi Minh Trị Thiên Hoàng băng hà, Vua Đại Chánh lên ngôi. Ông Vua nầy trị v́ không lâu; nhưng được một việc dưới thời ông Tam Tạng Kinh Điển bằng chữ Hán đă được sưu tập chỉnh lư và đóng lại thành bộ, để ngày hôm nay tại Trung Hoa, Đại Hàn, Việt Nam, Mỹ Quốc, có cơ hội căn cứ vào đó mà dịch thuật nghiên cứu. Vào thời ấy, năm 1923 đến năm 1933 ( Đại Chánh năm 13 đến năm Chiêu Ḥa thứ 7), Vua cho triệu tập 100 Học giả Tăng Sĩ và Cư Sĩ toàn là những vị đỗ Tiến Sĩ có tŕnh độ Phật học thâm sâu kết thành bộ Đại Tạng Kinh nầy.
Chúng ta biết rằng bản Đại Đường Tây Vức Kư nầy y cứ vào bản Đại Đường Tây Vức Kư của Kinh Đô Đế Quốc Đại Học (Kyoto Teikoku Daigakku) soạn ở trang 867 quyển 51. Như vậy đây là một tài liệu đáng tin cậy. V́ lẽ tài liệu từ Đại Học soạn dịch và dạy cho sinh viên ở Nhật phải nói là hoàn chỉnh hơn những tài liệu khác. Dĩ nhiên không phải là hoàn toàn đúng hết; nhưng tài liệu ấy ta có thể y cứ được.
Đại Đường Tây Vức Kư được soạn từ năm 646, như vậy cách nay đă 1357 năm (2003-646) mà văn thời đó là cổ văn và dĩ nhiên những triều Tống, Nguyên, Minh, Thanh đều có sửa đổi lại cho hợp với câu văn của thời đại, để người sau đọc dễ hiểu hơn. Rồi đến thời Đại Chánh của Nhật Bản, tức hơn 1200 năm về sau, Đại Tạng Kinh nầy mới được h́nh thành tại Nhật và dĩ nhiên là đă được những học giả Nhật Bản san định lại một lần nữa theo sự hiểu biết của người Nhật qua tác phẩm Hán Văn trên. Rồi đến bây giờ 2003 đă hơn 100 năm như thế, ngay cả người Trung Hoa trong hiện tại, nếu không có học Phật và không rành cổ ngữ mà xem vào cũng giống như lội vào rừng chẳng có lối ra. Nghĩa là có thể đọc, chứ phần hiểu biết th́ rất ít. C̣n phần chúng tôi cố gắng dịch sát từng chữ để cho đúng ư của tác giả; nhưng chắc chắn là phạm rất nhiều sai lầm. Lư do là thời gian quá lâu đă hơn 1300 năm, tác phẩm nầy mới dịch sang Việt ngữ và đă trải qua nhiều lần san định; nên chắc rằng vấp phải nhiều điều ngoài ư muốn.
Chúng tôi được một điều là biết thêm tiếng Nhật, cho nên việc tra cứu có phần dễ hơn một ít. Riêng chữ Hán nào không rơ th́ phải tra tự điển cùng với Thầy Đồng Văn để làm cho rơ nghĩa, trước khi dịch. Thầy Đồng Văn biết nhiều chữ Hán và đă tốt nghiệp Tiến Sĩ Phật Học ở Ấn Độ năm 2001 tại Đại Học New Delhi nên những phong tục tập quán và địa danh Thầy ấy tương đối rành rẽ.
Sau khi dịch xong, chúng tôi trao qua Ḥa Thượng Thích Bảo Lạc, bào huynh của tôi cũng đă tốt nghiệp Đại Học Phật Giáo Thiền Tào Động (Komazawa) tại Nhật để xem lại cho thật kỹ một lần nữa, trước khi cho in thành sách. Cho nên có thể tin tưởng thêm một phần lớn của dịch phẩm nầy. Thêm vào đó, Hạnh Giới là đệ tử xuất gia của tôi cũng mới vừa tốt nghiệp Tiến Sĩ Triết Học về Tôn Giáo và Ngôn Ngữ Học tại Đại Học Hannover, Đức Quốc cũng đă phụ lực trong việc đánh máy, tham cứu bài vở trong khi dịch để dịch phẩm nầy được thành h́nh. Dịch phẩm nầy được thành tựu cũng không thiếu phần đóng góp của Thầy Tông Nghiêm, người Mă Lai, Cao Học Phật Học, và chú Hạnh Tuệ, thị giả đă trợ lực cho Sư Phụ trong việc dịch thuật, vốn là điều cần tŕ chí mà sức khỏe con người có giới hạn, phải đầy đủ thời gian cũng như hoàn cảnh xung quanh tốt th́ mới hoàn thành được dịch phẩm nầy.
Khi đọc sách, quư vị sẽ gặp những danh từ của nước, của địa danh, đôi khi khó đọc hoặc sai khác với nhiều bản, chẳng qua đó là do sự phát âm sang tiếng Trung Hoa, chỉ tựa tựa với tiếng gốc chứ không hẳn là hoàn toàn đúng. Ví dụ ngày xưa chúng ta phiên âm chữ Hán khi đọc tên Montesqieu là Mạnh Đức Tử Kiêu, th́ người Pháp đọc chắc họ cũng chẳng hiểu là ông nào vậy; nhưng đó là một cái lệ mà người Trung Hoa và người Nhật, người Đại Hàn v́ muốn đọc được hết các tên địa phương, tên người của quốc gia đó; nên đă phiên âm ra như vậy, để ai cũng có thể đọc được. Phần nầy, người Việt Nam chúng ta có thể tiến bộ hơn v́ đă để nguyên nguyên âm danh từ nước hay nhân vật của nước ấy để đọc th́ quả là tiện lợi vô cùng.
Lúc đầu khi đọc đến chữ "Tốt Đổ Ba" chúng tôi chẳng biết là nghĩa ǵ; nhưng sau mới biết là Ngài phiên âm chữ Stupa có nghĩa là Tháp hay Bảo Tháp. Nếu dịch thẳng ra tiếng Hán là Phù Đồ. Hoặc chữ "Đỗ Lợi Đa" nghĩa là Tushita cung trời Đẩu Suất. Hay chữ "Tu Đa La" có nghĩa là Sutra là Kinh tạng. Nếu không hiểu danh từ Phật Học khi gặp những chỗ nầy thật khó mà giải quyết.
Quư độc giả sẽ không t́m được Trư Bát Giới, Tôn Hành Giả, Sa Tăng và con Bạch Mă trong tác phẩm nầy như Ngô Thừa Ân đă giới thiệu qua tác phẩm Tây Du Kư mà ngày nay người ta đă đóng thành phim, ai xem cũng thích ba nhân vật kia hơn là Đường Tam Tạng; nhưng thật ra Đường Tam Tạng mới là vai chính trong khi đi thỉnh kinh như thế. Dĩ nhiên trên đường đi Ngài cũng đă gặp những nước chỉ toàn là đàn bà không có đàn ông, qua sa mạc, qua sông Tín Độ chảy xiết, voi bị sụp nước, kinh bị ướt mất, qua núi Thống Lĩnh lạnh buốt v.v...nhưng không có những yêu quái xuất hiện quá nhiều như trong Tây Du Kư đă mê hoặc độc giả.
Những điều muốn nói, chúng tôi đă bộc bạch hết rồi. Mong rằng quư độc giả khi đi sâu vào nội dung của câu chuyện sẽ học hỏi được nhiều hơn. Tiện đây chúng tôi cũng xin phép tác giả họ Vơ của quyển "Huyền Trang" và quyển "Đường Tam Tạng Thỉnh Kinh" cho in lại bài dịch ra tiếng Việt về lời tựa của Đại Đường Tam Tạng Thánh Giáo của Vua Đường Thái Tông mà Cố Ḥa Thượng Thích Trí Thủ và Cố Ḥa Thượng Thích Thiện Siêu đă dịch năm 1960 để độc giả lăm tường.
Cuối cùng đại chúng tại Tu Viện Đa Bảo gồm năm người đến từ Đức đă ở đây gần ba tháng dưới sự chăm sóc của Ḥa Thượng Thích Bảo Lạc và Thầy Phổ Huân cũng như quư cô và quư Phật Tử chùa Pháp Bảo ở Sydney; xin đa tạ thâm ân đó. Nếu không có sự trợ duyên nầy th́ phần nhập thất, dịch Kinh và tu học khó thành tựu được.
Dịch Kinh công đức thù thắng hạnh Vô biên thắng phước đều hồi hướng Khắp nguyện chúng sanh trong Pháp Giới Đều được văng sanh về Cực Lạc
Viết xong ngày 15 tháng 12 năm 2003 D.L. tại Tu Viện Đa Bảo, Úc Đại Lợi nhân mùa nhập thất. Thích Như Điển
-o0o-
[ ^ ] ‖ Mục lục ‖ Lời tựa ‖ 01 ‖ 02 ‖ 03 ‖ 04 ‖ 05 ‖ 06 ‖ 07 ‖ 08 ‖ 09 ‖ 10 ‖ 11 ‖ 12
Bài tựa
Đại Đường Tam Tạng Thánh Giáo của Vua Đường Thái Tông
Trộm nghe rằng: "Trời đất có Tượng, chở che đă tỏ rạng đức Hàm Sinh; đông hạ vô h́nh, mưa nắng vốn âm thầm hóa vật. Bởi thế ngắm trời trông đất, kẻ dung ngu cũng so biết mối manh; thông âm rơ dương, bậc hiền triết thật khó cùng đầu số. Song le, trời đất bao hàm âm dương mà dễ biết là nhờ có tượng; âm dương ở trong trời đất mà khó cùng là bởi không h́nh. Cho biết: Tượng kia bày rơ đành rành, dù ngu cũng chẳng hoặc; h́nh nọ kín che mờ mịt, dẫu trí vẫn c̣n mê. Huống nữa, Phật đạo hư truyền, u thâm lặng lẽ; cứu khắp muôn vật, trị ngự muời phương. Nói đến uy linh th́ tuyệt đối; nghĩ đến thần lực lại vô cùng. Lớn th́ bao la ngoài vũ trụ; nhỏ th́ thâu rút trong hào ly. Không diệt không sanh, trải ngàn kiếp mà chẳng cổ; như ẩn như hiện, diễn trăm phúc măi đến nay. Đạo cả sâu huyền, noi theo mà chẳng biết đâu là bờ mé; pháp mầu thẳm lặng, kiếm t́m cũng chẳng thấu đến căn nguyên. Cho nên những kẻ phàm phu ngu xuẩn, dung tục tầm thường, nghe đến há không nghi hoặc được ư?
Song Phật giáo khởi hưng, nền tảng xây từ Tây độ; Hán đ́nh báo mộng, từ quang chiếu đến Đông phương. Nhớ ngày xưa h́nh tích vừa phân, chưa nói ra, người đều cảm hóa; vả lúc trước Phật c̣n tại thế, ngửa trông đức ai chẳng tuân theo; kịp đến khi ẩn bóng quy chơn, dung quang cách biệt; ánh vàng mờ tối, ba ngàn cơi chẳng chiếu hào quang; ngọc tượng phô bày, bốn tám tướng luống trơ h́nh dạng. Từ đó kim ngôn lan khắp, cứu vạn loại thoát khỏi tam đồ; di huấn truyền xa, dẫn chúng sinh đều lên thập địa. Nhưng mà chân giáo khó tin, được mấy kẻ nhất tâm quy ngưỡng; tạp học dễ tập, nào ai hay phân biệt chánh tà. V́ thế, không luận, hữu luận, quen thói tục, tranh thị tranh phi; Đại thừa Tiểu thừa, phải tùy thời thoạt suy, thoạt thịnh. Nay Pháp Sư Huyền Trang là bậc lănh tụ chốn thiền môn. Nhỏ đà linh mẫn, tâm tam không (1) sớm tỉnh ngộ từ xưa, lớn lại thần t́nh, tánh tứ nhẫn (2) trước bao hàm đủ cả. Gió tùng trăng nước, chưa đủ ví thanh hoa; tuyết sáng ngọc trong, khó so bằng tư chất. Vậy nên, trí suốt thông không bị ǵ hệ lụy, thần soi thấu cả những việc chưa thành: vượt sáu trần xa hẳn lao lung; tột thiên cổ không ai sánh kịp. Lưu tâm nội cảnh, thương Chánh Pháp Suy vi; chú ư huyền môn, buồn thâm văn sai uyển. Nghĩ muốn chia điều chẽ lư, mở rộng chỗ học xưa; bỏ ngụy thêm chơn, khai thông kẻ hậu tấn. Vậy nên, ḷng trông đất Tịnh, thân đến cơi Tây, mạo hiểm ngh́n trùng, xông pha chiếc bóng. Ban mai tuyết phủ, đất mất đuờng đi; chiều xế, cát bay, trời mờ lối tới. Muôn dặm non sông, vén mây mù mà tiến bước; trăm tầng nắng rét, đạp sương tuyết để lên đuờng. Nặng ḷng thành coi nhẹ gian lao; mạnh chí quyết sở cầu nguyện đạt. Châu du Tây vức muời lẻ bảy năm. Trải khắp đạo tràng tham cầu chánh giáo. Song lâm bát thủy (3) , suy nếm mùi thiền; Lộc Uyển Thứu Phong, thánh cảnh. Vâng chí ngôn của đấng thiên thánh, lănh chơn giáo với bậc thượng hiền. T́m thấu cửa mầu, tin cùng nghĩa áo. Đạo nhất thừa cùng năm luật bộ, đầy dẫy tâm điền; văn bát tạng với ba ḥm kinh, dập dồn khẩu hải (4).
Những nước đă kinh lịch đi qua, tóm thâu được tám tạng (5) kinh văn, gồm có sáu trăm năm mươi bảy bộ, đem về dịch truyền bá khắp Trung Quốc, để tuyên dương thắng nghĩa. Dẫn mây Lành ở nơi Tây vức, rưới mưa Pháp vào chốn Đông thùy. Thánh giáo khuyết mà lại toàn, thương sanh tội mà lại phúc. Dập tắt ngọn lửa nồng hỏa trạch, dắt khỏi đuờng mê; lắng trong làn sóng dục ái hà, đồng lên bờ giác. Thế mới biết, ác do nghiệp trụy, thiện bởi duyên thăng, cái cớ thăng hay trụy đều chỉ tại ḷng người. Ví như: quế mọc trên đỉnh cao, sương móc mới thấm nhuần được ngọn; sen sanh trong nước biếc, bụi nhơ khó vấy bợn đến hoa. Đó không phải là tánh sen tự sạch, chất quế vốn trinh, chỉ bởi ở tại nơi cao, nên vật hèn không thể lụy; nương vào chốn tịnh, nên loại bẩn khó làm nhơ. Ḱa như cây cỏ vô tri, c̣n phải nhờ thiện mới nên thiện; huống hồ loài người có biết, lại chẳng bởi lành mà thành lành. Những mong kinh này lưu khắp, trải bao nhật nguyệt vô cùng, phúc ấy nhuần xa, sánh với càn khôn vĩnh viễn.
(Bản dịch của Cố Ḥa Thượng Thích Trí Thủ và Cố Ḥa Thượng Thích Thiện Siêu, Sài G̣n, ngày 7 tháng 5 năm 1960)
Chú thích:
(1) Tam không: không, vô tướng, vô tác: ba môn giải thoát
(2) Tứ nhẫn: Trong kinh Tư Ích về phẩm Tứ nhẫn nói: Bồ tát có bốn pháp nhẫn để tiêu trừ tội phá giới: một là vô sanh nhẫn, hai vô diệt pháp nhẫn, ba nhân duyên nhẫn, bốn vô trú nhẫn. Các vị Bồ tát quan sát bốn điều nhẫn này khi chứng được th́ tội phá giới thảy được tiêu trừ.
(3) Bát thủy: Tên tám con sông lớn Ấn Độ. Trong kinh Niết Bàn về phẩm Trường thọ nói rằng: Phật bảo ngài Ca Diếp, như tám con sông lớn, một Hằng Hà, hai Cát Ma La, ba Bát La, bốn A Di La Bạt Đề, năm Ma Hà, sáu Tân Đầu, bảy Bát Xoa, tám Tất Đà, đều chảy về biển cả.
(4) Khẩu hải: ư nói khẩu Thuyết thao như sóng biển
(5) Tám tạng: Đại, Tiểu mỗi thừa đều có bốn tạng là kinh, luật, luận, tụng.
-o0o-
Bài tựa thứ nhất
Đại Đường Tây Vức Kư
Thiết nghĩ: Cái nghĩa sâu xa th́ chuyên chở vô cùng mà sự chứa nhóm của việc hiểu biết khác nhau tùy theo tâm tánh. Bàn đến chuyện trời đất cũng khó có chỗ cùng cực. Đất đai bao la rộng răi, há chăng đây là bước đầu tiên. Muốn biết hết cái ư chí ấy mà chưa truyền đạt được. Mong nghe lời dạy dỗ mà chưa đến kịp. Há có thể hiểu được Đạo sao? Rành mạch về Thiên Trúc cũng v́ nước nhà mà đến đó. Thánh Hiền là cầu nối bắc qua, nhân nghĩa ở đó đă thành tục lệ. Những việc như thế tuyệt nhiên thay cho túi đựng của Càn Khôn. Quả đất cách ngăn người và vật. Núi kia không kể thời gian năm tháng mà Vua cũng chẳng có thể ghi lại hết thành sách. Nh́n rộng ra th́ như một khoảng trống không. Ít mong nơi dấu Trúc. Đàn hậu học rơ con đường bí lối, sai lầm phóng túng mà sức mạnh như hồ nước Cơ Thần. Bèn làm cho giá ngọc trong sáng như sao đêm. Hận cho sự huyền diệu đă trôi đi ngàn đời. Mộng và Ảnh theo nhau như mặt trời, mà cái ánh sáng thần kỳ ấy xa xôi trong vạn dặm.
Kịp đến lúc nhớ đi t́m Đạo như Ma Đằng đă vào Lạc Dương. Kinh tạng nằm nơi nhà đá, cũng chưa hết nơi Long Cung. H́nh tượng họa vẽ tươi đẹp mỹ miều như đỉnh cao Linh Thứu. Từ trước đến nay, thời thế chính sự nhiều lo âu, yểm người giỏi lên cầm quyền. Dân bỏ Đông Kinh mà trơ trọi một ḿnh. Mẫu hậu soán ngôi, quét sạch trong Triều và đă xé ra từng mảnh. Hiến chương như một cái ḥm bị bó lại. Đốt đuốc để cảnh tỉnh nhưng vẫn bị bế tắc. Bốn phía nhân đây mà lập nên nhiều thành lũy. Đâu có xa xôi đây bao nhiêu, mà những khách đến mua danh chuộc tiếng, trong đời khó biết dường bao. Sự lệch lạc đó vẫn c̣n ghi chú lại. Yên ổn cho đến đất đai cũng vậy, bỏ bê việc tinh thần, chưa hết ḷng như lời sắc chỉ. Dẫu có muốn thống nhất cũng thật là công việc biên cương to lớn. Trên cản trở ḷng thành nơi bốn biển mà phải thở than. Hướng về phía đông như cái thoi liên kết. Đưa cao tiêu biểu trước cửa ngọc. Lại có nhiều người tin. Lợi lạc rộng răi như khởi đầu của non cao. Che chở không những đầy đủ đời đời mà c̣n có thể chỉ lối Tuyết Sơn để đến. Hướng về Hồ Rồng mà chỉ một ḷng. Chỉ v́ cái Đức không bị vật uy hiếp mà chẳng thích hợp.
Đại Đường của ta có thiên hạ, mở mang đất nước, lập ra đế quốc quét sạch sao chổi, tẩy trừ sạch sẽ từng lối trong cơi đời. Công ấy ngang hàng với tạo hóa. Ánh sáng rọi soi, người như được tái sanh. Cốt nhục mà giống như lang sói, nhà cửa được triều đ́nh ban thưởng dài lâu. Trở lại hồn ma nơi mồ mả. Gồm chưng các loại nơi xa lạ. Che đậy xa gần hoang sơ hưng phế. Cung điện mười châu như cái hồ nơi biển cả. Năm đời Vua là Vương Triều thưở trước. Pháp Sư từ nhỏ đă gần gũi Phật Môn. Bùi ngùi to lớn nơi vườn nhà chưa rơ hành vi tông tích, ḷng nhớ nghĩ lâu dài đến Thánh tích. Nguỡng vọng nơi Lộc Uyển với tâm cao ngất. Áo Y nơi cảnh Tịnh, thật ra chỉ lo nghĩ cho vẹn toàn. Gặp thuần phong tập tục ở phương Tây, rồi sau đó mang Giới Luật về Đông Độ.
Năm Trinh Quán thứ ba, tay cầm tích trượng ḍ đường, để báo ơn Hoàng Đế bao đời trong cơi Tục, mà quên đi những khó khăn nguy hiểm chất chồng. Giả thật cũng là trợ duyên, đă đặt chân đến được nơi xa lạ ấy, đă gặp bao hiểm nguy như giá lạnh sương sa nhưng vẫn ra đi. Chỉ một ḷng mong đến. Dùng ngôn ngữ để t́m Thật Tướng. Thấy hay không thấy, Có hay Không đều khảo sát tinh vi rơ hiểu. Nghe hay chẳng nghe, bởi v́ việc sanh diệt, mở bày sự nghi ngờ như biển cả đă giác ngộ cho bao nhiêu kẻ c̣n mê. Tất cả đều nằm nơi kinh điển. Lời nói không cùng; nên cúi đầu trước Thánh tích. Chẳng có việc nào mà chẳng để ư đến, rồi mang trở về đây không ít, như cờ, xí, lọng, kinh. Vào tháng giêng năm Trinh Quán thứ 19 về đến Trường An, chở theo Kinh, Luận 657 bộ, được chiếu chỉ nên liền phiên dịch. Xem qua đă đi 110 nước. Những chuyện được kể ở đây rút ra trong 28 nước. Hoặc chính mắt thấy, hoặc chính tai nghe lại được chuyện xưa. Tuy mọi việc chưa ổn định, liền bắt tay vào việc lúc mới về, thỉnh mời thêm để dịch nghĩa, như bắc thang lên núi để t́m. Rồi hỷ hoan mừng rỡ như vỗ tay reo. Chịu nhận áo, mũ, cân, đai để thành lập.
Tuy rằng gió mưa, sự vật có sự sai khác, tập quán núi sông cũng thế; nhưng phải cúi đầu nơi nước xa xôi kia. Rồi họp lại các bậc kỳ túc của triều đ́nh gần xa; Nương vào việc hiện tại mà chẳng quản nài cực khổ làm chỗ căn bản, chỉ vẽ rơ ràng cho người xung quanh. Đặt tên là "Đại Đường Tây Vức Kư" gồm một quyển 12 tập. Quên đi mọi việc mà viết nên thành lời, rồi nối chắp lại với nhau để trở thành những lời đẹp đẽ ghi chép thành câu với con đường khó khăn ấy để bổ sung thành sách.
Thư Kư: Tả Lang kính viết lời tựa.
-o0o-
Bài Tựa thứ hai
Đại Đường Tây Vức Kư
Nếu ngọc đẹp sẽ măi chiếu sáng lưu truyền, nước Cam Lồ nhuần thấm nơi Đại Thiên. Kính soi màu vàng giương cao chiếu sáng. Hương thơm của gió mang lại nơi nầy. Cho nên phải biết rằng đó là sự thị hiện nơi Tam Giới, bằng xưng là bậc đáng quư trong đất trời. Ánh sáng bốn bên làm tiêu chuẩn to lớn trong thiên hạ. Đây là ánh sáng trí tuệ được rạng soi. Rồi nhờ ngựa, voi mang về Đông Độ. Vua đă rộng đường mở lối, thành lập từng bước có tính cách Điển Chương.
Tại Từ Ân Đạo Tràng có Tam Tạng Pháp Sư húy Huyền Trang, tánh họ Trần. Trước tiên chở người qua sông, rồi ngựa xe của Vua đến rước. Kinh sách chở về lại chỗ bắt đầu. Đài cao cửa rộng, đă trải qua chốn núi non cao vót tạo thành. Ba điều cung kính chiếu soi nơi Vu Cơ được chuyên chở. Sáu điều kỳ dị được chiếu sáng từ đời Nhà Hán đến nay. Sách của Nhà Tần như ánh sáng của mặt trăng. Con đường ra đi ấy giống như cái Đức tụ lập của sao Mai. Phó thác nơi hiểm hóc liên tục như vảy cá. Vua vốn nhờ gió Nhà Tề che chở. Cứu đời là cái đẹp. Chở che làm cảnh như bao dung. Pháp Sư đă được sanh ra, bao hàm cả cái Đức, đă có gốc gác thâm sâu tươi tốt ấy, rồi được dẫn dắt vào chốn linh thiêng, mở ra một thời đại mới, như ánh sáng mặt trăng. Cát góp nhiều năm như hoa Lan xông đến, như mùi thơm của Quế, liền thành lập ngay những người giỏi giang cao quư. Chín bệ chờ nghe, năm phủ giao tiếp. Phải sớm rơ giả chơn. Kính cẩn triệu mời từ bi trí tuệ.
Tấm gương chơn chánh ấy như nơm rợp cá, do sự sanh nhai luôn cần đến, mà dây chỉ đỏ được cột nơi mũ áo. Đó là cương giới buộc ràng. Xe quư, thuyền vững để đón người xuất thế. Do đó mà khách trần ai lưu lạc, rồi vào chốn nước đục. Lời nói khi trở về nhẹ nhàng rộng răi làm cho huynh trưởng Tiệp Pháp Sư cũng là rường cột của ḍng họ Thích mà thân thế cũng là bậc Long Tượng. Giống như con c̣ trắng của nơi nầy. Trong triều ngoài nội đâu đâu cũng nghe thấy tiếng. Liền v́ t́nh thâm bằng hữu ḥa kính với Thiên Nhan. Pháp Sư đă nghe lời chiếu chỉ. Những phần bị che lấp v́ Nghiệp mà làm cho sáng tỏ phía trên. Kẻ ưu tú nơi nhà Thiền lấy cái Đức mà làm chuẩn mực. Bèn chia pḥng ốc mà dịch sách, dịch kinh. Gói chín bộ kinh như ôm một giấc mộng, đánh trống, khơi nguồn sâu sắc. Cúi đầu bốn hướng mà cầu, từ đây biên thành chuyến ra đi qua việc hiểu biết mà đàm luận, đến được nhiều nơi như ḷng đă thổn thức và việc ấy đă thành công. Có thể hoàn tất như trời đất mới bắt đầu ngày tháng. Tiếp xúc với sự vi diệu của thần linh, ai ai cũng đều vui vẻ, để phát huy sự linh thiêng ấy.
Đây là lời vàng mở đầu, nhân mùa thu lạnh sương tuyết tràn đầy, ngọc bính vừa thắt vào cũng giống như sương kia ẩn tính nước. Nếu gặp bánh xe chuyển động, dụ như biết được giây đàn. Rót nước vào b́nh nghe rơ tiếng. Thuyền hư trôi nổi đi xa mà gặp được đất liền, th́ trước tiên phải lo cho cái bụng đă xa rời làng xóm. Nổi trôi ở một góc xa xôi, xa rời cố quốc, cho nên nói rằng:
Ngày xưa nghe người họ Cẩu cùng tám con rồng, c̣n nay th́ thấy được cửa nhà họ Trần. Người luôn biết nhiều nơi lạ và nay chép lại những lời thành thật nầy. Pháp Sư từ nhỏ đến lớn, có cái tâm sâu sắc lúc ra đi t́m chân lư, danh ấy vẫn c̣n lưu lại ngày sau. Đem Kinh sách về, tiếng hay đồn khắp đó đây mà vẫn không quên gốc gác. Bẻ hoa làm đau sự thật; nên có sự học hỏi sai khác giữa nam và bắc, đúng sai chia rơ. Lời xưa như thế, hăy dùng cái tốt là chuyện hiển nhiên. Hoặc sợ sự tuyển dịch dẫm chân lên nhau, chưa có thể đi sâu hơn, muốn xông hương lời văn và sẽ để mắt vào nơi Long cung nữa. Đó là cái Đức tuyệt luân, đă đến thời kỳ làm cho rơ cái ư; nên đă chống tích trượng mặc Pháp y, lần ḍ theo biên giới. Đây là do sự mong muốn của Ngài, vượt qua núi cao thẳng đến nơi Thánh Tích. Sông đất nối dài quá nhiều nguy hiểm. Nếu không có nguyện vọng rộng lớn th́ không thể đi xa; nên đă nương theo Ngài Pháp Hiển mà đến. Dùng bước chân của ḿnh đến đó để nghiên cứu hoàn thành, ngay cả tiếng địa phương cũng thông suốt. T́m cầu học hỏi mọi lẽ huyền vi và sự vi diệu vô cùng ấy cũng đă gặp. Văn từ ấy như con hạt vàng mang về từ Thiên Trúc. Lời Kinh c̣n ghi trên lá Bối, mang về chỉnh trang lại.
Thái Tông Văn Hoàng Đế đă ngự đến bằng xe vàng, mang Kinh Điển đặt lên chỗ quư, chở đi cẩn thận; rồi quanh khắp điện Vua. Qua chỗ hiểu biết, sắp đặt cho chỗ ăn chỗ ở, rồi tự tay ban bố chu cấp cho người tiếp tục. Cúi đầu bày vẽ chỗ sáng suốt hiểu biết và Vua đă ban cho lời Tựa cho Tam Tạng Thánh Giáo có 780 chữ. Nay vẫn c̣n tồn tại lời thuật của Thánh Ư. Trong đó có 579 chữ nhằm tán dương sự huyền diệu của kinh thơ và nêu cao ư chỉ, như một vệt sáng để chim có thể bay về rừng, mà ánh sáng ấy đă phát xuất từ non Linh Thứu. Há việc ấy đă giáng lâm.
Phụng chiếu phiên dịch bản chữ Phạn gồm 657 bộ qua việc thấy, nghe, biết về những tục lệ khác ấy, chẳng mất tính chất đặc thù và địa dư cách trở. Nhân đây làm lời Tựa vào ngày mồng một để bắt đầu cho sự hiểu biết Giáo lư ấy mà viết lên Đại Đường Tây Vức Kư gồm có 12 quyển, biên chép sao lục những điển tích, cũng như những gốc gác rơ ràng. Lời nói ấy không mục nát vẫn c̣n ở lại nơi nầy.
Thượng Thơ Tả Bộc Xạ Yến Quốc Công Trương Thuyết soạn
[ ^ ]‖ Mục lục ‖ Lời tựa ‖ 01 ‖ 02 ‖ 03 ‖ 04 ‖ 05 ‖ 06 ‖ 07 ‖ 08 ‖ 09 ‖ 10 ‖ 11 ‖ 12
Đại Đường Tây Vức Kư
Hán Dịch : Pháp sư Huyền Trang Việt Dịch : Thích Như Điển
-o0o-
Quyển thứ nhất (34 nước)
1. Nước A Kỳ Ni 2. Nước Quật Chi 3. Nước Phạt Lục Già 4. Nước Xích Kiến 5. Nước Giă Thời 6. Nước Phế Hăn 7. Nước Tốt Đỗ Lợi Sắc Na 8. Nước Phong Mạc Kiến 9. Nước Nhi Chư Hạ 10. Nước Kiếp Bố Xương Na 11. Nước Quật Tương Nhi Ca 12. Nước Yết Hăn 13. Nước Bổ Yết 14. Nước Đại Địa 15. Nước Hóa Lợi Tập Di Dà 16. Nước Yết Sương Na 17. Nước Hằng Mật 18. Nước Diệt Ngạc Hạnh Na 19. Nước Nhẫn Lộ Ma 20. Nước Dụ Mạng 21. Nước Cúc Ḥa Hằng Na 22. Nước Hoạch Sa 23. Nước Khả Xuất La 24. Nước Câu Mễ Đă 25. Nước Phược Già Lăng 26. Nước Ngật Lộ Tất Ni Kiến 27. Nước Nhẫn Lẩm 28. Nước Phược Yết 29. Nước Duệ Mạt Da 30. Nước Hồ Thật Kiến 31. Nước Đản Sắc Kiến 32. Nước Yết Thức 33. Nước Phạm Hành Na 34. Nước Ca Tất Thí
Lịch sử được diễn ra để dâng hiến cho Hoàng Đế xem xét qua sự việc biên chép, gói ghém những lễ nghi đầu tiên đưa ra làm chấn động. Cái trục quay của bánh xe ấy, đă rũ xuống như chiếc áo che chở lúc ban đầu. Cho nên Ty Mục Lê Nguyên căn cứ vào đây mà chia ra cương lănh. Huống hồ nhà Đường nhận được mệnh Trời từ Vua Nghiêu, ánh sáng ấy đă nhuần thấm bốn bể. Nhà Ngu, nhà Vũ đă thêm vào địa đồ, cái đức ấy đă nhuần khắp nơi chín cơi. Từ ấy đến nay, những việc Có, Không đều ghi nơi sách vở. Xa nghe nơi phía trước đă sửa đổi và sự nghe biết ấy ghi lại thành sử. Đó chẳng phải là lúc gặp Đạo Vận Vô Vi sao?
Đại Đường của chúng ta tối cao trong trời đất, thừa thời cơ nắm lấy vận mệnh đă từ lâu, mười sáu nơi hợp thành cung nội, bốn mươi ba đời Vua liên tiếp chiếu soi. Sự huyền hóa ấy chan ḥa khắp chốn. Gió lành mở cửa, cùng càn khôn chuyên chở, mưa móc nhuần thấm cỏ cây. Làm hưng thịnh phía đông và người phía tây phải triều cống. Sáng Nghiệp ấy chưa hoàn toàn thống nhất, nhưng đă trừ sạch những loạn quân phản chánh. Việc ấy đă hơn hẳn những vị Vua đời trước. Ví như văn hiến cùng cung cách trị nước đă thành công, chẳng ghi chép vào đây cũng không phải là sự tán dương không to lớn. Không được sự soi sáng th́ làm sao Nghiệp Đế lại vững bền. Cho nên Huyền Trang mới theo đó mà đi được, đến ở nước kia, để khảo cứu những tập tục lạ. Nhờ ḷng tin mà đă vượt qua năm ba cơi. Cùng với nơi kia bị gió mưa làm nhọc; nhưng vẫn chưa nói lời nào để tâng công, đă tự ḿnh vượt qua quan ải, mới đến được các nơi ở Thiên Trúc, chỗ ấy chứa đầy tục lệ khác ta, đều là những nơi chưa hề quen biết, hoặc thừa lúc gió bấc mà thấm vào lời dạy. Đó là do sự huân tập của Người. Nói lên sự thật nơi cửa miệng. Lời văn thật hay nhờ cái Đức cao dày, v́ đă xem xét rơ ràng mà được sự che chở. Cho nên thường nghe: Xa xôi mưu nghĩ về sách vở, mà sự thành thật không có hai. Nếu không có sự trung thực hà tất phải viết lại ở đây. Nay căn cứ theo sự thấy nghe ấy mà thuật lại.
Ở thế giới Ta Bà nầy là một trong ba ngàn đại thiên quốc độ, Phật đă v́ đây mà nhiếp hóa, ngày nay nhật nguyệt đă chiếu soi trong bốn châu thiên hạ. Căn cứ vào trong ba ngàn đại thiên thế giới ấy, chư Phật Thế Tôn đều v́ đó mà giáo hóa, hiện đang sanh, hiện đang diệt. Cả đạo Thánh lẫn đạo Phàm mà Tu Di Sơn đă do bốn báu hợp thành nằm giữa biển lớn. Trên đó có bánh xe vàng, mặt trời, mặt trăng đều chiếu rọi. Đây cũng là nơi chư Thiên qua lại, dạo chơi nơi băi núi, băi biển ấy. Xoay tṛn như thế, cho đến núi biển sông ng̣i, trở thành nước tám công đức. Bên ngoài thất kim sơn kia là biển cả. Trong biển ấy cũng có thể ở được mà đại lược gọi là bốn châu thiên hạ. Phía đông có Tỳ Đề Ha Châu. Phía nam có Chiêm Bộ Châu (Diêm Phù Đề). Phía tây có Cù Đà Ni Châu. Phía bắc có Câu Lô Châu. Tất cả đều được bao bọc bởi Kim Luân Vương trong bốn châu thiên hạ.
Ngân Luân Vương giữ ǵn Bắc Câu Lô Châu. Đồng Luân Vương giữ Bắc Cu Lô và Tây Cù Đà Ni. Thiết Luân Vương ở Chiêm Bộ Châu. Phàm là Luân Vương là kẻ làm Vua tùy theo phước báu và chiêu cảm để có được đại Luân Bảo. Nổi trôi trên hư không mà đến và được phân biệt bởi các danh từ: kim, ngân, đồng, thiết sai khác nhau thay v́ nêu thứ tự của các cảnh giới là: thứ tư, thứ ba, thứ hai và thứ nhất. Nhân đây mà phóng ra ánh sáng đoan nghiêm để làm hiệu lệnh. Phía Thiệm Bộ Châu ở giữa có đất, lại có hồ Nhiệt Năo. Núi Hương Sơn nằm ở phía Nam. Núi Tuyết Sơn nằm ở phía bắc. Chu vi tám trăm vạn dặm. Bên bờ lại được trang sức bởi kim, ngân, lưu ly, pha lê mà thành. Chung quanh có cát vàng bao bọc. Sóng trong xanh như tấm kính. Nơi đại địa Bồ Tát do nguyện lực mà hóa thành Long Vương lấy đó làm nhà.
Ra khỏi nước trong mát kia, nơi cơi Chiêm Bộ Châu, có một cái hồ ở mặt phía đông, màu nước bạc chảy ra khỏi một cái miệng, lớn như miệng ḅ. Sông Hằng bao quanh hồ nầy, rồi nhập vào phía đông của biển. Mặt hồ phía nam như miệng của Voi, lưu chảy đến sông Tín Độ, vây quanh hồ một đoạn, rồi nhập vào phía tây nam của biển. Mặt hồ phía tây như lưu ly, giống như miệng của con ngựa và chảy đến sông Phược Sô, vây quanh hồ một lần, rồi nước đổ vào biển phía tây bắc. Mặt hồ phía bắc giống như miệng con sư tử Phả Thi chảy vào sông Đồ Đa, ṿng quanh hồ một ṿng rồi nhập vào phía đông bắc của biển. Hoặc nói rằng thấm vào đất, khiến cho sanh ra núi đá, tức là sông Đồ Đa, cũng gọi là sông khởi nguyên ở giữa nước Ấn Độ.
Lúc ấy Vua Luân Vương ứng vận, đất đai ở Chiêm Bộ Châu có bốn vị chủ thần. Phía nam có Tượng Chủ, tức Trứ Thấp Nghi Tượng. Tây Bảo chủ giáp với biển quư. Bắc Mă chủ với Hàng Kinh Nghi Mă. Đông Nhơn chủ, cùng với con người tạo nên quốc gia Tượng chủ. Hay nóng nảy, thường làm điều sai trái và đặc biệt rất nhàn hạ với các nghệ thuật khác. Ăn mặc th́ quấn ngang bên phải, đầu chia tóc ra bốn bên, thuộc loại ở nhà cửa lầu các. Đó là quê hương của Bảo chủ. Vô lễ nghĩa trọng tài vật. Chế ra đồ mặc ngắn, cắt tóc và để tóc mai dài ra. Cư trú nơi Đô Thành, thâu gặt buôn bán lấy làm lợi tức. Trong tục lệ của Mă chủ, trời sai hung bạo, tánh t́nh hay sát hại, lông bụng mọc nổi lên như chim có thể làm tổ được.
Nơi con người làm chủ th́ có phong tục, trí tuệ nhân nghĩa được chiếu sáng. Đầu đội mũ, áo mang đai bên phải như quân phục. Đất đai có nhiều loại và cày cấy trồng trọt có nhiều vụ. Trong ba vị làm chủ ấy, phong tục phương Đông đứng đầu. Họ ở nơi pḥng ốc và cửa nhà hướng về phía đông. Ngày ngày vào mỗi buổi sáng hướng về hướng đông để lễ bái. Đất đai của con người nằm ở phía Nam, gồm nhiều vật quư. Phong tục đặc thù. Rất đặc biệt nhưng đại khái là như vậy. Họ đối với nhau bằng cái lễ của quân thần có trên, có dưới. Lấy hiến chương làm căn bản và đất đai của con người có giới hạn. Tâm trong sạch, thích nghe lời giải thích khi cần đến và muốn xa ĺa nơi sanh tử theo lời dạy.
Trong khi đó, nước Tượng chủ đang có cái lư ưu thế, liền mặc áo đi qua để cật vấn những tục lệ địa phương, rộng biết mở bày xưa nay và tra cứu rơ ràng việc nghe thấy. Cho nên từ đó, giáo pháp của Phật mới truyền sang Đông độ, thông dịch tiếng nói, ngôn ngữ của địa phương. V́ chú âm sai lầm nên ư nghĩa thường không đúng. Khi chữ sai th́ lư trái ngược cho nên phải làm cho đúng vậy, đừng cho sai trái. Phàm làm người có cương nhu khác nhau, tiếng nói chẳng giống; nhưng đều giàu có về phong tục và khí hậu đất đai. Có nhiều phong tục được đặt ra. Sông, núi, sản vật, phong tục, tập quán tuy không giống nhau nhưng con người vẫn làm trọng tâm. Có sử sách nước ḿnh ghi lại rơ ràng. Tục lệ của Mă Chủ, làng xóm của Bảo Chủ đă được chuyên chở đầy đủ trên nhiều sử sách. Ở đây xin lược bớt. Nước Tượng Chủ, th́ chuyện xưa chẳng rơ. Chỉ biết đất đai nóng và ẩm ướt. Những tập tục tốt và nhân từ được lưu lại. Nhưng c̣n vấn đề ở đâu, không thấy nêu lên rơ ràng. Há con đường ấy đă có, nhưng vô thường đă thay đổi vậy. Đời sau muốn hiểu biết phải t́m mà đến.
Uống nước nên đến nơi bờ, vượt qua hiểm nguy mà đến nơi cửa ngọc. Cống hiến những điều kỳ lạ mà bái vọng. Bởi lẽ cái khó được mà nói được. Do lư nầy mà phải t́m đường để đi xa. Sự ích lợi ấy c̣n ghi lại cả phong thổ tập quán. Những đỉnh núi cao đă vượt qua; nhưng tục lệ của Hồ chưa rơ hết. Tuy con người có lớn nhỏ khác nhau, nhưng đều thông suốt và tộc loại có chia ra biên giới lănh thổ. Đại khái về phong thổ, ăn mặc, xây dựng thành ấp, mùa màng, trồng trọt, ruộng vườn, gia súc, tánh t́nh hay quư trọng tiền tài. Có nơi tục lệ lại coi nhẹ nhân nghĩa. Giá thú không lễ nghi, tôn ty chẳng có. Có nơi trọng đàn bà, c̣n đàn ông th́ không được trọng dụng. Chết th́ thiêu, hài cốt c̣n vô số. Có chỗ th́ mặt bôi than, tai cắt, tóc ngắn, mặc xà rông, giết hại súc vật để cúng tế thần linh. Đồ th́ mặc nhiều lớp, hung ác, hèn hạ. Những phong tục như thế đều giản lược bớt, chỉ tuyển ra một vài tập quán với những chính sách đặc thù được chế ra, do từng địa phương khác biệt. Sau đây sẽ ghi lại những phong tục, ngôn ngữ của Ấn Độ, để xướng danh đất nước nầy cho những người gần xa. Đầu tiên là nước A Kỳ Ni.
1) Nước A Kỳ Ni, đông tây hơn sáu trăm dặm. Nam bắc hơn bốn trăm dặm, chu vi của Thủ đô 67 dặm. Bốn phía bao bọc bởi núi non hiểm trở. Sông ng̣i ao hồ, lấy nước đó làm ruộng. Ruộng ấy cấy lúa. Trồng hoa, trồng nho, lê và các thứ cây ăn quả khác. Khí hậu điều hoà, phong tục chất trực. Chữ nghĩa lấy từ tiếng Ấn Độ. Dùng vải thô để phục sức, cắt tóc không trang điểm. Tiền th́ có tiền vàng tiền bạc và tiền đồng nhỏ. Vua của nước này là người dơng mănh mưu lược; nhưng nước không có kỷ cương, luật pháp không chỉnh đốn. Nơi đây có hơn 10 ngôi chùa. Tăng tín đồ có hơn 2000 người. Họ theo Tiểu Thừa giáo, Thuyết Nhứt Thiết Hữu Bộ. Kinh điển luật nghi đều học theo Ấn Độ. Sự học tập cũng như văn chương ấy đều lấy giới luật thanh tịnh làm đầu; nhưng dùng tam tịnh nhục, đại biểu cho Tiệm giáo vậy. Từ đây đi đến phía tây Nam hai trăm dặm hơn, phải qua một núi nhỏ, hai con sông lớn. Phía Tây có B́nh Nguyên, đi hơn 700 dặm th́ đến nước Quật Chi.
2) Nước Quật Chi, đông tây hơn ngàn dặm. Nam Bắc hơn 600 dặm. Thủ đô của nước này 78 dặm. Có trồng lúa mạch, nho, lựu và nhiều đào lê. Những thổ sản như vàng, đồng, thiếc, khí hậu phong tục ôn hoà. Chữ nghĩa cũng lấy từ Ấn Độ để cải biến thành. Đối xử tốt đẹp với các nước láng giềng. Ăn mặc bằng vải thô, tóc cắt ngắn. Tiền bạc dùng bằng đồng vàng, đồng bạc và tiền đồng loại nhỏ. Nước này có Vua mưu lược dơng mănh, lại có những cường thần. Ở đây có nhiều sự biến thái của dân tộc. Chùa chiền hơn trăm cái. Tăng tín đồ hơn 5.000 người học tập theo Tiểu Thừa giáo thuộc Thuyết Nhứt Thiết Hữu Bộ. Kinh giáo luật nghi đều lấy từ Ấn Độ. Đọc nguyên theo những bản văn chính. Theo tiệm giáo nên dùng tam tịnh nhục. Kẻ thanh tịnh được cung kính. Phía đông của quốc gia này có một ao rất lớn. Nơi đó xuất hiện nhiều con rồng hay lấy nhau với ngựa sanh ra ngựa rồng trông rất khó coi. Ngựa rồng được huấn luyện thuần thục. Cho nên nước này có nhiều ngựa hay. Nghe người xưa thuật lại rằng: Nhà Vua gần đây hiệu là Kim Hoa Chánh Giáo Minh Sát Cảm Long Mă Thừa. Vua muốn khi chết chưa hết tiếng; nên đă truyền lại cho đến ngày nay. Ở trong thành không có giếng mà lấy nước từ ao hồ. Rồng cũng biến thành người, giao hợp với phụ nữ, sanh con mạnh mẽ như ngựa. Như thế những người ở đây đều thuộc giống rồng, dùng sức mạnh để ra uy không tuân theo Vương mệnh. Vua sát hại những người trong thành này, v́ không có sách lược nên ít hại được ai và thành này bây giờ cũng không c̣n người nữa.
Hoàng thành phía Bắc hơn 40 dặm giáp với núi và sông. Có hai ngôi chùa cùng có tên Chiếu Cổ Cốc; nhưng Đông Tây th́ tùy xưng. Sự trang sức Phật tượng do nhân công làm lấy. Tăng tín đồ dùng trai thanh tịnh. Tại Phật đường Chùa Chiếu Cổ này có ngọc thạch. Mặt dài hai tấc, màu vàng và trắng giống như nước biển. Tại đây cũng có dấu chân của Đức Phật, chiều dài cở tám tấc, chiều rộng cở sáu tấc. Những ngày lễ lạc đều có thắp đèn. Bên ngoài cửa phía Tây của thành ở hai bên đường đều có dựng tượng Phật. Cao hơn 90 tấc. Nơi trước tượng này cứ mỗi 5 năm có một lần đại hội, cúng lễ mùa thu đến 10 ngày. Tăng tín đồ đều đến đây tập hội. Trên từ quân vương, dưới đến thứ dân theo phong tục này phụng tŕ trai giới. Thọ kinh thính pháp ngày này qua ngày khác. Chư Tăng sửa soạn Phật tượng nơi già lam dùng vải để trang sức, kết hoa nơi Phật tượng. Vương Đại Thần cũng hội nghị quốc sự cùng với cao Tăng, khi đông nhất có cả ngàn người vân tập thường vào ngày 15 mỗi tháng. Từ hội trường tây bắc qua sông đến A Nhă Lư có hai ngôi Già Lam, nơi đây thờ tự Phật tượng rất đẹp đẽ. Tăng tín đồ siêng năng tu học không giải đăi. Họ là những người có đức độ và học vấn cao. Xa xôi cách mấy cũng có nhiều người đến không dừng. Quốc Vương đại thần thứ dân tả hữu luôn luôn có tứ sự cúng dường và có tâm cung kính. Nghe người xưa nói lại rằng Vua đời trước rất sùng kính Tam Bảo, muốn đi chiêm bái các Thánh Tích, nên để cho mẹ và em nhiếp chính. Người em lănh giữ, nhưng chưa tự pḥng giữ được như vua anh, nên có vấn đề. Khi ngài trở về lại chẳng như ư nên Vua đă cho người khác thay thế. Những kết quả của Vua em làm đă tạo nên những việc loạn dâm trong triều đ́nh cung nội. Khi Vua nghe được như vậy liền giận dữ muốn nghiêm phạt. Người em nói rằng : "Em muốn cho Vương Triều phát đạt tạo nên thế lực lớn, mà sanh ra kết quả khác thường như vậy. Có ngờ đâu sinh ra việc ấy".
Lại nói khi Vua đi du hành để lại những công việc triều chính, mà người em đă làm hại th́ kết quả bây giờ đă có nhật nguyệt chiếu soi. Nhà Vua v́ t́nh cảm anh em mà cho vào ra nơi cung đ́nh không có nghiêm cấm. Sau đó Vua em đă tự tiện giết 500 con ḅ, thấy thế liền nghi mọi việc băng hoại. Chẳng qua là túc nghiệp của ta giống như loài ḅ nầy v́ ḷng từ thiện mà hy sinh vậy. Những kẻ có h́nh người nam không được nhập cung. Nhà Vua được điều trần trước sau như vậy; nhưng nhà Vua vẫn đặc biệt cho kiến tạo già lam xây dựng chỗ ở cho Tăng. Từ đây đến phía tây sáu trăm dặm, trải qua sa mạc nhỏ đến nước Phạt Lục Già.
3) Nước Phạt Lục Già, đông tây hơn 600 dặm. Nam Bắc hơn 300 dặm, chu vi thành nội 56 dặm, thời tiết phong tục điều ḥa. Chữ viết dùng giống như nước Quật Chi. Tiếng nói ít đổi khác. Có sự giao thiệp với nước lân bang rất tốt. Chùa viện có hơn 10 cái. Tăng tín đồ hơn 1000 người tu theo Tiểu Thừa, thuộc Thuyết Nhứt Thiết Hữu Bộ. Phía tây bắc hơn 300 dặm từ núi đá đến Lăng Sơn, phía nầy có núi cao và b́nh nguyên. Có nhiều sông chảy về hướng đông, núi cao có tuyết. Mùa xuân mùa hạ vẫn c̣n đóng băng, tùy lúc băng tan rồi trở thành nước. Đường đi hiểm trở, mùa đông gió lạnh thê lương. Nơi đây đa phần những kẻ phạm nhân bị đày, đường đi khó khăn, chẳng mang theo được đồ dùng, kêu nhau lớn tiếng. Nếu có vi phạm th́ nguy đến tính mạng. Gió thổi mạnh làm cát đá bay như mưa. Nếu ai gặp phải chẳng toàn sinh mệnh. Đi núi suốt như thế hơn 400 dặm th́ tới ao rất lớn, nơi nầy c̣n gọi là biển nóng, chu vi ngàn dặm. Phía đông tây dài phía nam bắc th́ hẹp, bốn phía đều là núi, nước chảy từ trên ấy xuống. Màu nước xanh đen, vị thường đăng đắng. Sóng chao gió đảo có rồng cá đủ loại, linh quái nổi lên. Cho nên khách văng lai phải tạo phước. Những loài thủy tộc nầy đa phần là cá lớn. Ao nước nầy từ phía tây bắc đi hơn 500 dặm, đến thành Tố Diệp Thủy.
Thành nầy chu vi 67 dặm, đây là nơi các nhà buôn bán ở với nhau lẫn lộn. Thổ sản ở đây là lúa mạch, nho, cây rừng. Khí hậu gió mùa rất lạnh, phía tây thành Tố Diệp nầy c̣n có mười thành khác riêng lẽ, thành nào cũng dài, nhưng không dùng đến. Tất cả đều loang lỗ. Từ thành Tố Diệp Thủy đến nước Yết Sương Na có địa danh là Tốt Lợi. Người cũng như vậy. Văn tự ngôn ngữ rất tùy tiện. Chữ căn bản rất đơn giản, chỉ có hai mươi chữ. Từ đó phát sanh lưu chuyển rộng răi. Cũng có thư kư ngồi đọc kinh văn để phụ giúp những giáo thọ sư, ăn mặc đơn giản. Áo phủ đầu, nhưng tóc để lộ ra ngoài hoặc đôi khi che kín, trông h́nh dung thật khác thường. Tánh t́nh cũng vậy, phong tục thuần hóa nhưng không thành thật, nhiều tánh tham lam. Cha con kế thừa lợi tức, tiền càng nhiều càng quư. Tiền là trên hết. Có rất nhiều người giàu, tiền bạc lương thực, kẻ ăn người ở rất nhiều.
Phía tây Tố Thành đi bốn trăm dặm hơn đến 1000 cái suối, người địa phương gọi là ngàn suối, cách hơn 200 dặm về phía nam, có núi Tuyết, ba mặt khác giáp b́nh nguyên, đất đai tốt tươi, cây trái xanh tốt. Những tháng mùa xuân có hoa lạ, nước nơi ngàn suối nầy cung cấp mà nên. Sau đó chảy vào nhiều nơi khác nhau, làm cho mọi nơi được xanh tốt. Người qua lại chỗ nầy chốn nọ cũng không có ǵ kinh sợ lắm. Họ thường quây quần với nhau. Kẻ có tội th́ giết, không có ân xá. Cho nên sự sống thành tập đoàn nầy rất có ư nghĩa. Từ phía tây một ngàn suối nầy đi hơn 145 dặm đến thành Đản La Tu, thành nầy chu vi 89 dặm, các nước buôn bán tạp lục ở đây. Đất đai khí hậu cây cối ôn ḥa, đi về phía nam hơn 10 dặm có một thành riêng biệt, nơi đó có 300 căn nhà, trong ấy có người ở. Ngày xưa chỉ là những hang động. Sau nầy thành nước non để cùng giữ thành nầy. Những người sống trong đó ăn mặc giống nhau, tiếng tăm lễ nghĩa vẫn c̣n bảo tồn. Từ đây đi qua phía tây nam hơn hai trăm dặm đến thành Bạch Thủy, thành nầy chu vi 67 dặm, đất đai thổ sản phong tục khí hậu hơn hẳn ở Đản La Tu. Phía tây nam đi hơn 200 dặm th́ đến thành Cung Ngự, thành nầy chu vi 56 dặm, nơi đây có nhiều cây cối to lớn. Từ phía nam nầy đi hơn 45 dặm, đến nước Xích Kiến.
4) Nước Xích Kiến, chu vi hơn ngàn dặm, đất đai tốt tươi, nhà xây tường. Cây cỏ hoa trái sum sê, có nhiều loại nho quư. Thành ấp có trăm thành, mỗi thành có vị đứng đầu. Đến lui đi ở thưa tŕnh. Tất cả tụ lại thành khu và tổng xưng là nước Xích Kiến. Từ phía tây bắc đi hơn 200 dặm, đến nước Giả Thời.
5) Nước Giả Thời, chu vi hơn ngàn dặm, phía tây giáp Diệp Hà, phía đông tây hẹp, phía nam bắc dài, đất đai khí hậu cũng giống như nước Xích Kiến. Thành ấp hơn mười cái, mỗi cái đều có vị đứng đầu, nhưng không có người tổng chỉ huy. Từ phía đông nam nầy, hơn ngàn dặm, đến nước Phế Hăn.
6) Nước Phế Hăn, chu vi bốn ngàn dặm. Bốn bề núi bao bọc, đất đai hẹp, nhà cửa xây tường, có nhiều hoa quả và ngựa dê. Khí hậu gió mưa con người đều cương trực. Ngôn ngữ khác với các nước kia. H́nh hài cũng khác biệt. Từ hơn mười năm không có vị đứng đầu. V́ lẽ ai cũng tranh quyền lực không phục nhau. Có hiểm họa sẽ chia đất. Từ phía tây đi đến hai ngàn dặm th́ đến nước Tốt Đỗ Lợi Sắc Na.
7) Nước Tốt Đỗ Lợi Sắc Na, chu vi một ngàn bốn trăm năm chục dặm, phía đông giáp sông Diệp, từ sông Diệp nầy về hướng b́nh nguyên phía bắc, từ tây bắc chảy tiếp tục với lưu lượng nước chảy xiết, đất đai phong tục cũng giống như nước Giả Thời, từ xưa đă có Vương Phủ cai trị. Từ phía tây bắc vào đến sa mạc chẳng có cỏ nước ǵ cả. Giữa đường khó biết được biên giới nơi đâu, chỉ nh́n núi cao để t́m dấu vết, mới có thể biết được. Từ đó đi qua hơn năm trăm dặm nữa, đến nước phong Mạc Kiến.
8) Nước Phong Mạc Kiến, chu vi một ngàn sáu trăm bảy mươi dặm, phía đông tây dài, phía nam bắc hẹp, chu vi của thủ đô hơn 20 dặm, có nhiều Cư dân sinh sống. Có nhiều hàng hóa trân quư của các nước khác đem đến nước nầy, đất đai màu mỡ, nhà làm bằng gỗ và xây tường. Cây cỏ hoa quả tốt tươi, nơi đây có nhiều ngựa quư và có nhiều đồ công nghệ tốt đẹp. Khí hậu ôn ḥa, phong tục sống động. Phàm các nước lân cận đến nước nầy, phải theo quy tắc xa gần mà giữ lấy. Vua của nước nầy tôn trọng luật pháp của lân bang. Binh mă hùng dũng, đa phần giống như tánh cách hùng dũng của người nước Giă Thời và nước Yết Sương Na, xem nhẹ sự chết không luyến tiếc. Từ đây đến phía đông nam đi đến nước Nhi Mạc Hà.
9) Nước Nhi Mạc Hà, chu vi bốn trăm năm chục dặm, có nhiều sông; đông tây hẹp, nam bắc dài, đất đai phong tục giống như nước Phong Mạc Kiến. Từ phía bắc đến nước Kiếp Bố Đăn Na.
10) Nước Kiếp Bố Đăn Na, chu vi 1450 dặm, phía đông tây dài, phía nam bắc hẹp, đất đai phong tục giống như nước Phong Mạc Kiến. Từ nước nầy đi về phía tây hơn 300 dặm, đến nước Quật Tương Nhi Ca.
11) Nước Quật Tương Nhi Ca, chu vi một ngàn bốn trăm năm mươi dặm, đông tây hẹp, nam bắc dài, đất đai phong tục giống như nước Phong Mạc Kiến. Từ nước nầy đi qua phía tây hai trăm dặm hơn đến nước Yết Hăn.
12) Nước Yết Hăn, chu vi hơn một ngàn dặm, đất đai phong tục giống như nước phong Mạc Kiến, từ phía bắc nước nầy đi về phía tây hơn 400 dặm đến nước Bổ Yết.
13) Nước Bổ Yết, chu vi một ngàn sáu trăm bảy mươi dặm, đông tây dài nam bắc hẹp, đất đai phong tục giống như nước Phong Mạc Kiến. Từ nước nầy đi về phía tây hơn bốn trăm dặm đến nước Đại Địa.
14) Nước Đại Địa, chu vi hơn bốn trăm dặm, đất đai phong tục giống như nước Phong Mạc Kiến, từ đây đi về phía tây nam hơn năm trăm dặm, đến nước Hóa Lợi Tập Di Già.
15) Nước Hóa Lợi Tập Di Già, hai bên có sông bao bọc, đông tây hơn hai mươi ba dặm, nam bắc hơn năm trăm dặm, đất đai phong tục giống như nước Đại Địa, ngôn ngữ không khác mấy. Từ nước phong Mạc Kiến đi về phía tây nam hơn 300 dặm, đến nước Yết Tương Na.
16) Nước Yết Tương Na, chu vi một ngàn bốn trăm năm chục dặm, đất đai phong tục giống như nước Phong Mạc Kiến, từ đây đi về phía tây nam hơn hai trăm dặm đến núi, đường núi hẹp rất nguy hiểm ít người qua lại, hiếm cỏ cây và nước. Từ núi phía đông nam đi hơn ba trăm dặm, qua một cái cổng làm bằng sắt, hai bên cổng sắt núi non bao phủ, càng lúc càng hẹp, sự hiểm trở càng nhiều hơn. Đường hai bên đá dựng đứng màu sắc giống như màu thiếc, tất cả đều giống như thiếc vậy. Có nhiều chuông làm bằng sắt treo nơi cửa ra vào để kiểm tra sự nguy hiểm. Ra khỏi cổng sắt đến nước Đỗ Hóa La.
Nước nầy nam bắc hơn ngàn dặm, đông tây hơn ba ngàn dặm, phía đông nguy hiểm có núi cao, phía tây tiếp xúc với Ba Lặt Kỳ, phía nam có núi tuyết, phía bắc có cổng sắt, chung quanh sông ng̣i bao bọc chảy về hướng tây, từ hơn một trăm năm nay, vương tộc không có người nối quyền. Do vậy những thế lực cạnh tranh với nhau để nắm quyền, thật là nguy hiểm. Nước nầy chia làm 27 nước nhỏ, chỉ có một khu tổng hành dinh. Khí hậu nơi đây khá ôn ḥa nhưng dễ sinh bệnh. Cuối mùa đông đầu mùa xuân, luôn luôn có mưa phùn, do vậy cảnh trí ở phía nam ôn ḥa hơn phía bắc, phong thổ của nước nầy thuộc ôn đới nên có nhiều bệnh tật. Vào ngày 16 tháng 12 Tăng tín đồ của nước nầy vào an cư đến 15 tháng 3 th́ giải chế, mùa nầy cũng là mùa mưa cho nên cũng thích hợp vậy. Phong tục nầy đă lâu đời, mọi người tuân theo tin tưởng vào sự tu học. Ngôn ngữ được dùng khá khác biệt với các nước khác. Chữ gốc chỉ có 25 chữ, từ đó phát triển ra, để dùng viết thư, chữ viết ngang, đọc từ trái qua phải. Ngôn ngữ đa phần giống như chữ của nước Tốt Lợi, y phục, hàng hóa dùng tiền để mua, đối với nước nầy từ sông phía bắc xuống hạ lưu đến nước Đăn Mật Quốc.
17) Nước Đăn Mật Quốc, chu vi đông tây hơn 600 dặm, nam bắc hơn 400 dặm. Thủ đô của nước này hơn 20 dặm. Đông Tây dài, Nam Bắc hẹp. Có hơn 10 cảnh chùa. Tăng tín đồ hơn 1.000 người. Nước này nằm gần biên giới của nước Tốt Đỗ Lợi. Nơi đây, có xây nhiều ngọn tháp; nhưng nay đă không c̣n. Các tượng Phật cũng như các tượng thần linh dáng vẽ khác nhau. Đi đến phía Đông th́ gặp nước Diệt Ngạc Hạnh Na.
18) Nước Diệt Ngạc Hạnh Na, chu vi đông tây 400 dặm hơn. Tây bắc hơn 500 dặm. Chu vi thủ đô hơn 10 dặm. Chùa chiền có năm cơ sở. Tăng tín đồ rất ít. Đi đến phía đông là nước Nhẫn Lộ Ma.
19) Nước Nhẫn Lộ Ma, chu vi đông tây hơn 100 dặm. Nam bắc hơn 300 dặm. Chu vi của thủ đô hơn 10 dặm. Nước này có Vua. Chùa có hai ngôi. Tăng tín đồ trên 100 người. Phía đông giáp nước Dụ Mạn.
20) Nước Dụ Mạn chu vi đông tây hơn 400 dặm. Nam bắc hơn 100 dặm. Chu vi thủ đô hơn 16,7 dặm. Nước này cũng có Vua. Chùa có hai ngôi. Tăng tín đồ rất ít. Phía Tây nam giáp với sông. Kế đến là nước Cúc Ḥa Hạnh Na.
21) Nước Cúc Ḥa Hạnh Na, chu vi đông tây hơn 200 dặm. Nam bắc hơn 300 dặm. Chu vi của thủ đô hơn 10 dặm. Có ba ngôi chùa. Tăng tín đồ hơn 100 người. Phía đông giáp nước Hoạch Sa.
22) Nước Hoạch Sa, chu vi đông tây hơn 300 dặm. Nam bắc hơn 500 dặm. Thủ đô 16,7 dặm. Phía đông th́ giáp nước Khả Xuất La.
23) Nước Khả Xuất La, chu vi đông tây hơn 1.000 dặm. Nam Bắc hơn 1.000 dặm. Thủ đô của nước này hơn 20 dặm. Phía đông giáp với núi cao. Tiếp đến nước Câu Mê Đa.
24) Nước Câu Mê Đa, chu vi đông tây 2.000 dặm. Nam bắc hơn 200 dặm. Giữa nước có núi cao. Thủ đô chu vi hơn 20 dặm. Phía tây nam giáp với sông hồ. Phía nam giáp với nước Hộ Khí. Qua phía nam vẫn c̣n sông. Tiếp với nước Đạt Ma Tất Thiết Đế, nước Bát Thích Sáng Na, nước Dâm Bạt Kiến, nước Quật Lăng Nô, nước Ma Đẳng La, nước Bát Lợi Yết, nước Cật Phiếu Sắc Ma. Nước Yết La Hồ. Nước A Lợi Ni. Nước Tào Kiến. Nước Tự Hoạt. Đi về hướng đông nam, đến nước Khoát Tất Đa và nước An Đăn La. Trong hồi kư, viết rằng từ nước Hoạt đến phía tây nam là nước Phược Gia Lăng.
25) Nước Phược Gia Lăng, chu vi đông tây 50 dặm. Nam bắc 200 dặm. Thủ đô hơn 10 dặm. Phía nam tiếp với nước Ngật Lộ Tất Ni Kiến.
26) Nước Ngật Lộ Tất Ni Kiến, chu vi hơn 1.000 dặm. Thủ đô hơn 14 dặm. Phía tây bắc giáp với nước Nhẫn Lẩm.
27) Nước Nhẫn Lẩm, chu vi hơn 800 dặm. Đô thành chu vi 56 dặm. Nơi đây có 10 ngôi chùa. Tăng tín đồ hơn 500 người. Phía tây giáp với nước Phược Yết.
28) Nước Phược Yết, đông tây hơn 800 dặm. Nam bắc hơn 400 dặm. Phía bắc có nhiều sông ng̣i. Thủ đô chu vi hơn 20 dặm. Người ở đây thường gọi Tiểu Thành Vương Xá. Tuy nhiên trong thành sống rất ít người. Đất đai màu mỡ. Sản vật rất nhiều. Hoa quả cũng lắm loại. Già Lam có hơn 100 ngôi. Tăng tín đồ trên 3.000 người. Tất cả đều theo Tiểu Thừa. Phía ngoài thành tây nam có Già Lam lớn do tiên đế đă kiến thiết nên. Có các vị Đại Luận Sư tập họp ở núi tuyết phía Bắc. Chỉ có nơi Già Lam này là tuyệt đẹp không thể xưng tán hết. Những tượng Phật là những bảo vật trân quư vô giá. Chùa trang hoàng những bảo vật rất lộng lẫy. V́ vậy có nhiều nước lân bang công kích. Chùa này có tượng Tỳ Sa Môn Thiên Vương. Những vật quư được bảo vệ nơi đây. Gần đó lại có những hang động. V́ lẽ có khuynh hướng sống theo bộ lạc cho nên hay di động, mà Gia Lam này trở thành biểu tượng trân quư. Trong quá khứ điều này khó có được. Có người trong đêm mộng thấy vị Tỳ Sa Môn Thiên Vương nói rằng:
- Nếu nhà ngươi có sức lực cũng không nên phá hoại Già Lam này. V́ đây là năo bộ của con người. Nếu phá đi th́ con người sẽ bệnh hoạn.
Trong mộng cũng báo rằng nên thỉnh chư tăng sám hối lễ tạ. Nếu trái lại th́ có nguy cơ. Trong đất Già Lam này ở phía nam Phật đường có nhiều tượng Phật màu sắc vàng của đá khác nhau. Đây cũng có răng Phật, chiều dài hơn mấy tấc, chiều rộng 8, 9 phân. Răng có màu vàng màu trắng chiếu ánh sáng, lại cũng có áo Cà Sa của Phật ngay cả Y Tăng Già Lê cũng có. Chiều dài hơn hai thước, chiều ngang bảy tấc. Gồm nhiều vật quư hợp thành. Ba vật quư này mỗi năm đến kỳ tế lễ chư Tăng đem trần thiết trang hoàng, để cúng dường. V́ sự chí thành cảm ứng nên răng đă phóng quang. Phía bắc của chùa này có tháp cao hơn 20 thước. Gọi là tháp Kim Cang. Trong đó trang trí nhiều đồ quư và ở giữa có thờ Xá Lợi rất quư giá.
Phía tây nam của Chùa có một tinh xá thành lập đă lâu đời. Xa gần lui tới toàn những bậc cao đức. Họ chứng thánh quả không nói hết được. Tại đây cũng có Vị A La Hán đă nhập Niết Bàn và đă thị hiện thần thông mọi người biết được. Cho nên những tháp khác được mọc lên số kể hơn 100 ngôi. Tuy chứng thánh quả; nhưng không phải tất cả đều biến hoá. Quả việc này có ngàn cách khác nhau không ghi hết được. Lúc đó Tăng tín đồ hơn 100 người ngày đêm túc trực nơi đền thánh.
Chu vi thành hơn 50 dặm. Tiếp đến là thành khác. Thành phía bắc hơn 40 dặm. Tiếp đó có thành Ba Lợi. Ở trong thành có một ngôi tháp cao 3 thước. Ngày xưa nơi đây Như Lai đă sơ chứng Phật quả. Sau khi rời khỏi cây Bồ Đề có hai vị trưởng giả người Miến Điện gặp Ngài với oai đức uy nghiêm. Dáng đi trầm mặc thong thả. Thế Tôn v́ người mà nói phước báu của nhân thiên. Thế Tôn đă truyền ngũ giới thập thiện cho họ. Sau khi nghe Pháp họ đă cúng dường mật ngọt. Như Lai đă cho họ tóc và móng tay. Hai trưởng giả này về lại nước với ḷng tôn kính vô biên. Như Lai đă làm việc ấy khi Tăng Già chưa thành lập. Kế đến là dâng Uất Đa La Tăng y và những y áo khác cũng như b́nh bát. Họ đă làm tháp để thờ. Hai người này khi trở lại nước đă vâng thánh chỉ của Vua mà tôn sùng kiến tạo chùa tháp để tôn thờ giáo pháp của Đức Thích Ca. Đây là ngôi tháp đầu tiên vậy.
Thành phía tây hơn 70 dặm có một tháp khác cao hơn 2 thước. Tháp này được kiến tạo từ thời Phật Ca Diếp. Từ thành lớn này ở phía tây nam đi vào núi tuyết th́ đến nước Duệ Mạt Đa.
29) Nước Duệ Mạt Đa, đông tây 56 dặm; nam bắc hơn 100 dặm. Đô thành hơn 10 dặm. Phía tây nam giáp đến nước Hồ Thỉ Kiến.
30) Nước Hồ Thỉ Kiến, đông tây hơn 500 dặm; nam bắc hơn 1.000 dặm. Đô thành hơn 20 dặm. nơi đây có nhiều sông núi và có nhiều ngựa hay. Phía tây bắc giáp nước Đản Sắt Kiến.
31) Nước Đản Sắt Kiến, đông tây hơn 500 dặm. Nam bắc hơn 56 dặm. Kinh thành chu vi hơn 10 dặm. Phía tây tiếp với biên giới của nước Ba Sắc Kỳ. Tiếp theo là nước Phược Yết. Đi về phía nam hơn 100 dặm th́ gặp nước Yết Chức.
32) Nước Yết Chức, đông tây hơn 500 dặm; nam bắc hơn 300 dặm. Đô thành chu vi 45 dặm. Đất đai ph́ nhiêu nhưng ít hoa quả, nhiều lúa mạch. Khí hậu lạnh, phong tục lành mạnh. Có hơn 10 cảnh chùa. Tăng tín đồ trên 300 người. Họ theo phái Tiểu Thừa thuộc Thuyết Nhứt Thiết Hữu Bộ. Phía đông nam đi vào núi tuyết. Núi cao ṿi vọi nguy hiểm khôn cùng. Gió tuyết ngay cả mùa Hạ cũng đông lạnh. Tuyết đóng thành băng nên rất khó đi. Ở đây họ tôn trọng sơn thần và những loài quỷ mị. Bọn cướp hợp đoàn tung hoành ngang dọc sát hại. Đi thêm sáu trăm dặm nữa th́ đến nước Đô Hoá. Sau đó là nước Phạm Hạnh Na.
33) Nước Phạm Hạnh Na, đông tây hơn 2.000 dặm; nam bắc hơn 300 dặm. Nằm ngay trong núi tuyết. Người người hay sống trong hang động. Đô thành đa phần cũng là động đá. Chiều dài 67 dặm. Phía bắc rất cao, có lúa mạch, ít hoa quả. Nuôi gia súc, đa phần là dê và ngựa. Khí hậu lạnh, phong tục tốt đẹp, đa phần ăn mặc kín đáo. Chữ nghĩa phong tục do sự giáo hoá mà thành. Sử dụng tiền tệ giống như nước Đô Hoá La. Ngôn ngữ ít có sự sai khác. Lễ nghi đại khái giống nhau. Có ḷng tin cũng giống như nước láng giềng. Trên cũng kính Tam Bảo, dưới cho đến thần dân không bị mất cướp, thành thật, tâm địa tôn kính. Có nhiều khách thương văng lai. Thiên thần thường hay xuất hiện. Đó là do sự biến hoá của việc cầu phước đức mà nên. Chùa chiền hơn 10 ngôi. Tăng tín đồ hơn 1.000 người. Họ theo Tiểu Thừa Giáo thuộc Thuyết Xuất Thế Bộ. Vương thành phía đông bắc gần núi có tượng Phật đá đứng cao 145 mét. Màu sắc vàng, trang sức bằng những loại đá quư. Phía đông có Già Lam do Tiên đế đă kiến tạo nên. Tiếp đó có tượng Thích Ca bằng đá đứng cao hơn 100 thước. Phân thân đứng riêng biệt để trở thành một quần thể như thế.
Thành phía đông có 23 dặm. Giữa chùa có tượng Phật nhập Niết Bàn nằm, chiều dài 100 thước. Vua nước này thường hay thiết lễ cầu siêu. Trên từ vợ con dưới đến thần dân đều lấy của trong kho của Vua, đem ra bố thí. Quần thần tả hữu cũng đều làm việc đó như là một nhiệm vụ.
Chùa có tượng Phật nằm. Đi về hướng đông nam hơn 200 dặm th́ gặp núi tuyết. Phía đông đến một số sông nhỏ. Có ao hồ cây trái sum sê, lại có một cảnh chùa khác giữa chùa có thờ Răng Phật, và thờ Răng Phật của Bích Chi, dài hơn 5 phân, ngang 4 phân. Lại cũng có Răng của Kim Luân Vương dài 3 phân, rộng 2 phân. Thương Na Ḥa Tu Đại A La Hán cũng có b́nh bát bằng thiếc, tám chín cái. Tất cả ở đây đều là đồ vật của các Thánh Hiền và những phong thư vàng, lại có y Tăng Già Lê, cửu điều của ngài Thương Na Ḥa Tu. Y nầy có màu hoại sắc làm bằng da và cỏ. Đệ tử của Ngài A La Hán Thương Na Ḥa Tu đă làm nên những chiếc y nầy, nhân cơ hội an cư của chúng tăng mà cúng dường. Đây là y Phước Điền để hàng phục thân trung ấm trong thời gian năm trăm lần. Đến thân sau cùng sẽ được đầu thai trở lại. Thân thể cao thấp y nầy sẽ theo đó mà lớn rộng ra. Và theo các vị A La Hán khác để xuất gia. Y nầy sẽ trở thành Pháp phục để đầy đủ cụ túc giới. Và cũng biến thành y Tăng Già Lê, cửu điều chứng tịch diệt nhập vào biên tế định. Phát thành trí tuệ và nguyện lực, lưu giữ nơi Ca Sa nầy, cho đến đời Thích Ca Như Lai, sau khi giáo pháp diệt rồi y nầy sẽ biến hoại. Đây là ư chỉ ḷng tin vi diệu vậy. Từ phía đông nầy, đi vào núi tuyết tên là Du Việt Hắc đến nước Ca Tất Thí.
34) Nước Ca Tất Thí, chu vi bốn ngàn dặm hơn, nằm phía bắc Hy Mă Lạp Sơn, ba bên có ngọn núi cao, chu vi thủ đô hơn mười dặm. Nơi đây có nhiều lúa mạch và hoa quả. Sản xuất nhiều ngựa quư và uất kim hương (nghệ). Có nhiều làng mạc trong quốc gia nầy. Khí hậu phong thổ lạnh. Nhân t́nh hiền hậu. Lời nói dễ nghe, cưới hỏi phức tạp. Chữ viết giống như nước Đổ Hóa La, nhưng phong tục, ngôn ngữ và tôn giáo có nhiều khác biệt. Ăn mặc dùng toàn đồ bằng lông và da. Tiền tệ th́ sử dụng tiền vàng, tiền bạc và tiền đồng. Về cách thức sử dụng cũng có nhiều khác biệt tại quốc gia nầy. Nhà vua nước nầy cũng có mưu trí mănh liệt, hay đi uy hiếp lân bang, thống hợp hơn 10 nước, nhưng có tâm thương bá tánh và tôn sùng Tam Bảo, đă kiến tạo tám tượng Phật bằng bạc và thường chẩn tế để cứu độ sanh linh. Chu cấp cho những người nghèo khổ. Già lam có hơn 100 ngôi. Tăng tín đồ có hơn 6000 người, đa phần người ở đây theo Phật giáo Đại Thừa. Tháp, chùa được xây dựng rộng lớn để hoằng pháp giáo hóa một cách nghiêm tịnh. Chùa Viện của tôn giáo khác hơn mười ngôi, những người theo đạo khác hơn 1000 người, hoặc lơa thể, hoặc bôi ḿnh, hoặc nhuộm từ đầu đến chân.
Thành lớn phía đông hơn ba dặm tư, dưới chân núi phía bắc cũng có một đại Già Lam, Tăng tín đồ hơn 300 người. Họ theo Tiểu Thừa giáo. Nghe người xưa nói lại rằng đây là nước Kiền Đà La của vua Ca Nị Sắc Ca uy hiếp lân bang chinh phục những nước ở xa, binh lính dàn trải cho đến dăy núi phía đông. Và vượt sông sang phía tây để uy hiếp tiếp tục. Vua Ca Nị Sắc Ca được toại nguyện, xây dựng cung điện ở nhiều nơi theo mùa nóng và lạnh. Mùa đông ở các nước tại Ấn Độ, mùa hè trở về nước Ca Tất Thí. Mùa xuân và mùa thu th́ đến kiến thiết nước Kiền Đà La. Nhà Vua nầy chia cách sinh hoạt làm ba nơi, kiến tạo Già Lam và những Già Lam nầy là chỗ ở mùa hạ vậy. Trên tường của những nơi nầy có những bức họa dung nhan phục sức khác nhau, giữa mùa hạ, trở lại bổn quốc để duỡng tâm. Tuy cách trở giang sơn nhưng vẫn phát tâm cúng dường cho tăng chúng trong mùa an cư kiết hạ. Tổ chức nhiều trai đàn pháp hội để cầu phước bố thí, điều đó luôn luôn được diễn ra, không bao giờ ngừng nghỉ. Chùa Viện ở cửa đông có tạo nên tượng Nam Đại Thần Vương. Chân bên phải có những vật quư, có nghĩa rằng người nầy giữ ǵn cho Già Lam. Tướng của vị nầy rất hung bạo. Nghe chùa nầy có nhiều của quư, được tồn trữ, nên nhiều người muốn khai quật. Các tượng thần vương cũng có h́nh chim oanh vũ, có cất được tiếng kêu. Đất nơi đây có thể giao động. Nhà Vua và quân lính đến nơi đây th́ trở lại yên ổn và lại ra về.
Phía bắc Già Lam nầy có núi cao, và trong núi ấy có nhiều pḥng ốc bằng đá, dùng để học tập. Trong nầy cũng có chứa nhiều của quư. Ở trong nầy cũng có bảo tồn những loài thuốc quư, nếu có ai muốn khai quật lấy đi bảo vật, th́ thuốc nầy sẽ được biến hiện khác h́nh hoặc trở thành Sư Tử, hoặc trở thành măng xà mănh hổ độc trùng, h́nh thù biến dị cho nên chẳng có người nào có thể lấy được. Từ những động đá nầy hơn bốn trăm hai mươi ba dặm, đến núi cao và trên ấy có tượng đức Quán Tự Tại Bồ Tát, người nào có ḷng thành sẽ thấy được. Bồ Tát từ nơi tượng nầy phát xuất ra những màu sắc vi diệu để an ủi những người muốn cầu.
Cách thành lớn từ phía đông nam hơn ba mươi dặm th́ đến Tăng Già Lam Yết La Cổ La, nơi đó cũng có đại tháp cao hơn 100 thước. Khi đến giờ Ngọ trai th́ đốt đèn, dùng đèn dầu để đốt ra khói màu đen. Vào đêm tối lại nghe âm nhạc. Chuyện xưa kể rằng đây là nơi được kiến thiết bởi vị Đại Thần Yết La Cổ La, sau khi xây thành xong nằm mộng thấy có người bảo rằng: Ngươi nên kiến lập bảo tháp, sau đó ắt có xá lợi. Ngày hôm sau quả nhiên như vậy có người hiến xá lợi. Nhà Vua đă cho thỉnh vào triều. Do chỗ cầu nguyện mà nhà vua muốn rằng nhà vua có trước. Vua bảo sau nầy sẽ làm một nơi để bái vọng tại nước Yết La Cổ La. Ta chỉ là một người mang Xá Lợi. Vị Đại Thần hỏi rằng:
- Cúng Xá Lợi nào?
Đáp:
- Xá Lợi của Phật
Vị Đại Thần nói:
- Hạ Thần đang giữ đây, xin tâu bệ hạ biết Nước Yết La Cổ La, sợ Vua trân quư Xá Lợi mà không suy nghĩ. Do đó cho nên dựng xây già lam và bảo tháp.
V́ lẽ chí thành cho nên được cảm ứng, bát bằng đá kia tự mở nắp để an trí Xá Lợi vào. Khi an trí xong, niêm phong rồi bảo mọi người thối lui, đóng cửa đá lại. Từ đó sinh ra mùi hương dầu màu đen. Thành phía nam hơn bốn chục dặm, đến thành Tập Tô Đa Đợi Sắc Ty. Phàm có động đất, đến độ nào, thành nầy vẫn không giao động.
Thành Tập Tô Đa Đợi Sắc Ty từ phía Nam hơn 30 dặm đến núi A Lộ Như. Trên núi nầy có nhiều hang động. Đỉnh núi mỗi năm cao thêm hàng trăm phân, cùng với nước Tào Thần Ngật và núi Hiếp Na Tu La, hai bên gần nhau và cùng thịnh suy như nhau. Được biết từ các phong tục rằng: Ngày xưa Hiếp Na Thiên Thần từ xa đến, muốn dừng chân ở núi nầy. Sơn Thần phẩn nộ, dao động thành hang động. Thiên Thần nói: Nếu không chừa bỏ th́ sẽ khuynh động đổi thành tài sản của chủ mới. Ta nay đến nước Tào Thần Ngật và núi Hiếp Na Tu La, mỗi năm ta nhận lễ vật từ Quốc Vương Đại Thần hiến dâng và luôn luôn phải như vậy, th́ núi A Lộ Như sẽ được nâng cao lên, bằng không sẽ bị băng hoại. Vương thành phía tây bắc hơn 200 dặm th́ đến núi Tuyết, trên đỉnh có hồ. Do sự cầu nguyện mà nước mưa luôn có. Nghe người xưa thuật lại rằng: xưa có vị A La Hán ở nước Kiền Đà La thường hay nhận sự cúng dường từ Long Vương ở ao hồ nầy. Mỗi ngày cho đến bữa ăn trưa hay dùng thần thông để ngồi trên giường bay qua lại nơi hư không. Các thị giả Sa Di đều được an ổn ở nơi ấy. Chỉ có vị A La Hán th́ hay qua lại Long Cung. Khi gặp Sa Di, Long Vương mời ở lại dùng cơm. Long Vương dùng đồ ăn cam lồ của A La Hán biến thành hương vị của nhân gian cho vị Sa Di, A La Hán khi dùng cơm xong v́ Long Vương mà thuyết các Pháp quan trọng. Sa Di như thường lệ v́ Thầy mà rửa bát. Trong bát có dư hạt cơm có hương vị liền khởi lên niệm ác rằng hận Thầy và phẩn nộ với Long Vương. Nguyện cho các phước lực ngay bây giờ đoạn mất mệnh của Long Vương và ta tự làm vua. Khi Sa Di phát nguyện như vậy rồi th́ Long Vương bị đau đầu. Khi A La Hán thuyết pháp xong, Long Vương tạ lễ, Sa Di phẩn nộ v́ chưa được có lời tạ nên trở lại Già Lam và phát nguyện tiếp: nhờ phước lực mà đêm nay mệnh chung v́ Đại Long Vương uy đức mà phát. Chờ vào nơi ao để sát hại Long Vương và ở luôn nơi Long Cung, để thống lĩnh tất cả mọi loài. Do lời nguyện đó mà gió mưa nổi dậy làm găy đổ cây cối và hại cả Già Lam. Cho nên Vua Ca Nị Sắc Ca kinh ngạc và hỏi rằng vị A La Hán nầy có phải là Vua không? Vị Vua đó tức là rồng đang ở trong núi tuyết, lập Tăng Già Lam kiến tạo bảo tháp cao hơn 100 thước. Rồng v́ giận mà làm cho nổi mưa nổi gió. Vua v́ có tâm hoằng truyền Phật Pháp, rồng v́ sân hận mà làm dữ, nên chùa viện và bảo tháp sáu cái bị hư biến thành bảy. Vua Ca Nị Sắc Ca xấu hổ v́ chẳng thành công nên muốn trấn hồ rồng nầy để làm chỗ cư ngụ. Cho nên đă đem binh lính đến dưới núi Tuyết sơn. Lúc ấy bị Long Vương nhớ lại chuyện xưa làm chấn động biến thành một người Bà La Môn già lạy Vua mà trần t́nh rằng: Đại Vương ngày xưa đă trồng nhiều căn lành nhiều loại khác nhau cho nên thắng vậy. Được làm vua trên đời, chẳng có ư niệm báo ân. Ngày hôm nay, v́ cớ sao mà giao tranh với Long Vương. Phàm là rồng thuộc về loại súc sanh vậy, cũng thuộc loài ác. V́ sao mà uy lực không đủ để cạnh tranh, như hô phong hoán vũ để có nước mà người thường không làm được. Há rằng tâm vua vẫn c̣n phẩn nộ sao? Vua bây giờ vừa cầm nước vừa cầm binh cùng chiến đấu với một con rồng, sự thắng chắc chắn thuộc về vua, không c̣n xa xôi ǵ nữa. Do vậy mà vua cũng không có ǵ xấu hổ, cho nên Vua lập kế rút binh. Về sau trở thành vua Ca Nị Sắc Ca vậy.Rồng cũng trở lại hồ nghe được âm thanh chấn động, gió mưa cuồn cuộn làm cho cây cối đất đá lung lay, mưa rơi nặng hạt làm cho quân mă kinh hoàng. Nhà vua quy y Tam Bảo thỉnh cầu lực gia hộ cho nên ngay lúc đó có được nhiều phước và được làm vua trên cơi đời. Uy hiếp những cường địch thống lĩnh các bộ châu. Cho nên nay mới đến đảo t́m rồng mà té ra ta là người bạc phước vậy. Nguyện cho các phước đức hiện tiền nếu có th́ ở nơi hai vai ta bốc khói lên. Rồng liền dứt gió ngưng mưa, trời trở nên trong lặng. Vua đă ra lệnh cho quân lính dùng đá để trấn Long Tŕ. Long Vương biến lại thành Bà La Môn yêu cầu Vua rằng:
- Ta là Long Vương của ao kia, xin quy mệnh. Nhưng xin Vua v́ ḷng từ mà nghĩ về quá khứ, nếu Vua muốn các sinh linh được sống lâu làm sao để cho ta bị sát hại. Nếu Vua muốn sát hại ta, ta sẽ cùng vua bị đọa vào ác đạo mà vua trở thành đoản mệnh. Ta nhớ lại tâm sợ hăi lo lắng kia v́ nghiệp báo và thiện ác sẽ rơ ràng. Vua lùi bước và rồng minh thị rằng nếu ai phạm th́ không xứng đáng. Rồng nói rằng ta v́ ác nghiệp mà thọ thân làm rồng. Tánh rồng hung ác không thể tự giữ được tâm sân hận khi khởi lên lại hay quên mà không chế ngự được. Nay Vua làm chùa, đừng hủy hoại nữa. Mỗi người chúng ta nên trở về núi, nếu có mây đen nổi lên th́ nên thối lui. Ta nghe tiếng rằng do tâm ác kia mà vua nầy tu phước kiến tạo Già Lam, Bảo Tháp, hầu muốn mưa gió không dứt. Nghe tục lệ chép lại rằng: Nơi bảo tháp kia có nhục cốt xá lợi của Như Lai có thể hơn một thăng, biến hóa vô cùng khó nói hết được, có lúc ở trong tháp nầy có khói phát ra, từ cửa nhỏ phát ra khói lớn. Lúc đó có người nghi rằng tháp kia tự bốc cháy. Chiêm ngưỡng lâu th́ lửa tắt khói tiêu. Lại thấy Xá Lợi trắng như lưu ly trở vào nơi bát và thăng lên không trung, thăng lên trên cao rồi hạ xuống trở lại.
Vương thành phía tây bắc có sông lớn. Phía nam có Già Lam. Ở bên trong có răng nhỏ của đức Thích Ca chiều dài hơn một phân, tại Già Lam nầy phía đông nam lại có một Già Lam nữa cũng có tên của Tiên vương. Lại có xá lợi xương của Như Lai một mảnh bề rộng hơn một tấc, màu vàng, c̣n lông tóc màu trắng rất rơ ràng. Lại cũng có tóc của Như Lai màu xanh mượt giống như màu đá, dài hơn một thước, có thể cuốn lại phân nửa. Phàm ba việc nầy gặp được là nhà vua và đại thần tung hoa cúng dường. Từ Già Lam đến phía tây nam có một Già Lam khác trong Bảo Tháp có thờ tượng vàng cao hơn 100 thước. Được biết từ phong tục rằng ở trong tháp nầy, lại có Xá Lợi Phật hơn một đấu, mỗi tháng vào ngày 15, giữa đêm phát ra ánh sáng tṛn. Ánh sáng kia rất rực rỡ bay lên hạ xuống rồi nhập vô tháp.
Thành phía tây nam có núi Tỳ Là Bạt có tạo tượng sơn thần, cũng gọi là tượng hiền. Ngày xưa khi Như Lai c̣n tại thế, thần nầy phụng thỉnh đức Thế Tôn cùng với một ngàn hai trăm vị Đại A La Hán, trên đỉnh núi có bàn đá lớn, Như Lai ngồi đó thọ sự cúng dường của thần. Từ đó về sau, nhà Vua đă xây tháp nơi bàn đá nầy cao hơn 100 thước. Đời nay, người ta gọi là tháp Tượng Hiền vậy. Lại cũng gọi là tháp có hơn một đấu Xá Lợi Như Lai.
Ở phía bắc của tháp Tượng Hiền, dưới chân núi có một hồ rồng, nơi đây chính là nơi đức Như Lai thọ lănh bữa cơm của thần và nơi mà các vị A La Hán ăn xong xỉa răng. Nhờ trồng thiện căn nầy mà thành cây rừng, để người đời sau kiến tạo thành Già Lam tên là Bi Thích Khứ, (Tước Dương Chi). Từ phía đông đi qua hơn 600 dặm, núi khe tiếp giáp với đỉnh đồi. Vượt qua đỉnh núi đen, vào biên giới phía bắc Ấn Độ đến Lam Bà.
Hết quyển một
[ ^ ] ‖ Mục lục ‖ Lời tựa‖ 01 ‖ 02 ‖ 03 ‖ 04 ‖ 05 ‖ 06 ‖ 07 ‖ 08 ‖ 09 ‖ 10 ‖ 11 ‖ 12
|