佛山* Buddha Mountain * Phật Sơn

Calgary Alberta Canada

 TRANG CHỦ*--KINH ĐIỂN*--ĐẠI TẠNG KINH*--THẦN CHÚ*--HÌNH ẢNH*--中文*--ENGLISH

 VT0268

QUYỂN 1    QUYỂN 2    QUYỂN 3    QUYỂN 4    QUYỂN 5    QUYỂN 6

KINH PHẬT THUYẾT QUẢNG BÁC NGHIÊM TỊNH BẤT THOÁI CHUYỂN LUÂN

Hán dịch: Đời Lưu Tống, Sa-môn Trí Nghiêm và BảoVân, người Lương châu.

Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh

QUYỂN 4

Lúc bấy giờ, Tôn giả A-nan bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn! Tất cả chúng sinh ở thế gian đều sinh nghi ngờ không thể hiểu rõ, v́ sao Như Lai Đẳng Chánh Giác nói về, Kiên tín, Kiên pháp, cho đến Bích-chi-phật?

Phật bảo A-nan:

–A-nan nên biết! Nếu có chúng sinh đối với các hạnh lành mà các Đức Phật quá khứ đã thực hành mà hiểu được mật ngữ của Như Lai th́ sẽ không sinh tâm nghi ngờ. V́ sao? V́ biết mật ngữ của Như Lai như huyễn, như ánh lửa khi trời nóng, như cảnh trong mộng, như bóng, như tiếng vang.

Này A-nan! Người biết mật ngữ như thế sẽ không sinh tâm, nghi ngờ. Cho nên, này A-nan! Các Đại Bồ-tát đối với mật ngữ của Như Lai Đẳng Chánh Giác nên biết như thế. Nếu có người siêng năng thực hành mà không thấy ḿnh tinh tấn, siêng năng tu tập trí tuệ mà không thấy ḿnh được trí tuệ th́ không sinh tâm nghi ngờ.

Bấy giờ, Đức Thế Tôn muốn lặp lại ý nghĩa vừa nêu nên nói kệ rằng:

Các Phật dẫn dắt đời

Nói mật ngữ khó biết

Phát khởi trang nghiêm lớn,

Không khác Bồ-tát nói.

Kẻ trí kém, biếng lười

Chẳng hiểu được mật ngữ

Phải nên siêng tinh tấn

Mới mong thấu đạt được.

Như huyễn, cảnh trong mộng

Như ánh chớp, tiếng vang

Dùng lời nói hiển bày

Các pháp như vậy thảy.

Biết các Phật như thế

Lời mật ngữ nói ra

Dùng trí tuệ như thế

Soi sáng trí vi mật.

Chẳng nên biết như thế

Bồ-đề có thể nói

Nên giác biết như vầy:

Vô ngôn ngữ nên không

Không chẳng thể biết không

Không, chẳng phân biệt không

Dứt tất cả phân biệt

Hiển bày không như thế

Hư không chẳng chỗ chấp

Cũng không có lấy, bỏ

Cho nên, biết pháp không.

Phật bảo A-nan:

–Nếu biết pháp hữu vi như thế đều như mộng mà không buông lung th́ không sinh tâm nghi ngờ.

Khi Đức Phật nói pháp này, có năm ức Tỳ-kheo phát tâm Kiên tín, liền đứng dậy, sửa sang y phục để trần vai bên phải, gối bên phải quỳ sát đất, nhất tâm chắp tay đều cùng hòa hợp, đứng trước Phật nói kệ:

Hôm nay Đức Mâu-ni

Dứt tâm nghi chúng con Được hiểu nghiơa vi mật Để tin cầu Bồ-đề.

Lại có năm ức vị Tỳ-kheo phát tâm Kiên pháp, nghe các Tỳ-kheo nói bài kệ ấy liền đứng dậy chắp tay, đứng trước Phật, nói kệ:

Nay nhờ ánh Bồ-đề

Chiếu trừ mọi nghi tối

Được hiểu nghĩa vi mật

Kiên pháp cầu Bồ-đề.

Lại có mười ức vị Tỳ-kheo phát tâm tám bậc, nghe các Tỳ-kheo nói kệ ấy liền đứng dậy, hòa hợp đứng trước Phật, nói kệ:

Trước trụ tâm tám địa

Hôm nay đều dứt bỏ

Hiểu được nghĩa vi mật

Tám bậc cầu giác ngộ.

Lại có mười một ức vị Tỳ-kheo phát tâm Tu-đà-hoàn, nghe các Tỳ-kheo nói kệ ấy liền đứng dậy, hòa hợp đứng trước Phật, nói kệ:

Nay đối với pháp Phật

Xé rách được lưới nghi

Rõ mật ngữ của Phật

Giảng nói Tu-đà-hoàn.

Lại có hai muôn năm ngàn vị Tỳ-kheo phát tâm Tư-đà-hàm, nghe các Tỳ-kheo nói kệ ấy liền đứng dậy, hòa hợp đứng trước Phật, nói kệ:

Chúng con vốn đắm nhiễm

Chí cầu Tư-đà-hàm

Nay ĺa được đắm nhiễm

Vắng lặng, không đùa bỡn.

Lại có năm trăm ức vị Tỳ-kheo phát tâm A-na-hàm, nghe các Tỳ-kheo nói kệ ấy liền đứng dậy, hòa hợp đứng trước Phật, nói kệ:

Nay gặp Đấng Cứu Thế

Xa ĺa các đùa bỡn

Được ánh Bồ-đề chiếu

Dứt sạch mọi tưởng quả.

Lại có ba vạn năm ngàn ức vị Tỳ-kheo được bốn Thiền phát tâm A-la-hán, nghe các Tỳ-kheo nói kệ ấy liền đứng dậy, hòa hợp ở trước Phật, nói kệ:

Con đã ĺa phiền não

Thông đạt pháp không khác

Biết các thừa b́nh đẳng

Thảy đều như huyễn hóa.

Lại có hai vạn vị Tỳ-kheo sinh tâm Thanh văn nghe các Tỳ-kheo nói kệ ấy liền đứng dậy hòa hợp ở trước Phật nói kệ:

Đấng Mâu-ni ĺa buộc

Dứt nói luống cho con

Thầm nói nghĩa Thanh văn

Nay con đều thông đạt.

Lại có năm ngàn vị Tỳ-kheo phát tâm Bích-chi-phật, nghe các Tỳ-kheo nói kệ ấy liền đứng dậy hòa hợp ở trước Phật, nói kệ:

Nay chúng con nhận rõ

Việc làm Bích-chi-phật

Hiểu mật nghĩa của Phật

Bích-chi-phật khó lường.

Lại có một muôn vị Tỳ-kheo-ni sinh tâm đối với bốn quả Tuđà-hoàn, Tư-đà-hàm, A-na-hàm, A-la-hán, nghe các Tỳ-kheo nói kệ ấy liền đứng dậy hòa hợp ở trước Phật, nói kệ:

Nay biết pháp b́nh đẳng

Ĺa hẳn thân người nữ

Phật không nói lời khác

Bậc nhất trong loài người.

Lại có tám muôn tám ngàn vị Ưu-bà-tắc phát tâm đối với các quả Tu-đà-hoàn, Tư-đà-hàm, A-na-hàm nghe các Tỳ-kheo nói kệ ấy liền đứng dậy hòa hợp ở trước Phật, nói kệ:

Tâm chúng con không nhiễm

Trong như ngọc lưu ly

V́ tu hành Phật pháp

Hôm nay xin xuất gia.

Bấy giờ, trong hư không có sáu mươi ức na-do-tha các vị trời rải hoa Mạn-đà-la cõi trời xuống chỗ Phật để cúng dường, cùng đứng nói kệ:

Vốn có các tưởng thừa

Và những tưởng các quả

Hôm nay đều dứt bỏ

Chắc chắn thành Bồ-đề.

Lúc này, có hàng trăm ngàn A-la-hán như Tôn giả Xá-lợi-phất, Tôn giả Đại Mục-kiền-liên, Tôn giả Tu-bồ-đề, Tôn giả A-nê-lư-đầu, Tôn giả Ly-bà-đa, Tôn giả Kiếp-tân-na. Liền đứng dậy, sửa lại y phục bày vai áo bên phải, gối phải sát đất, nhất tâm chắp tay cùng hòa hợp đứng trước Phật, bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn! Hôm nay chúng con chí nguyện đã đầy đủ, hàng phục được ma quân, oán địch, thành tựu đầy đủ năm nghiệp vô gián. Hôm nay chúng con đã thành tựu đầy đủ công đức của năm thứ dục lạc, hôm nay chúng con đầy đủ tà kiến, xa ĺa chánh kiến. Hôm nay chúng con đã hại trăm ngàn thân mạng chúng sinh. Hôm nay chúng con đã được Bồ-đề, ngay trong Vô dư Niết-bàn hôm nay được nhập Niết-bàn.

Lúc bấy giờ, Đức Thế Tôn im lặng không nói ǵ.

Khi ấy, trong hội có trăm ngàn chúng sinh đều sinh tâm nghi ngờ, cho rằng chúng ta đang ở trong sự mờ tối, v́ sao các vị đại A-la-hán lại nói như vậy, huống chi là hàng phàm phu!

Do tâm nghi ngờ nên đại chúng người ở chỗ này không thể đi đến chỗ kia, người ở chỗ kia không thể đi đến chỗ này, người ngồi không thể đứng dậy, người đứng th́ không thể ngồi xuống. Lúc này, Tôn giả A-nan biết rõ điều nghi ngờ trong tâm trăm ngàn chúng sinh nên nương theo thần lực Phật hỏi Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi Pháp vương tử:

–Hiện tại trong đại chúng này có trăm ngàn chúng sinh nghe các Đại đức Tỳ-kheo nói những lời vừa rồi nên sinh tâm nghi ngờ, Đức Thế Tôn im lặng không nói ǵ. Vậy kính mong Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi nói rõ về việc ấy, do đâu mà các Đại đức Tỳ-kheo đã thốt lên những lời khó hiểu như vậy?

Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi đáp:

–A-nan nên biết! Đây là việc không thoái chuyển nơi quả vị Bồ-đề, chỉ có các vị Bồ-tát không còn thoái chuyển mới chứng biết được những lời nói khó hiểu của các vị Đại đức Tỳ-kheo.

A-nan hỏi Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi:

–Có phải các Đại đức Tỳ-kheo này đều là những vị Bồ-tát không còn thoái chuyển chăng?

Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi đáp:

–Đúng như vậy! Các vị Đại đức Tỳ-kheo này đều là Bồ-tát đều không còn thoái chuyển đối với đạo Bồ-đề.

Tôn giả A-nan thỉnh Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi:

–Mong Bồ-tát giải thích ý nghĩa những lời nói khó hiểu của các Đại đức Tỳ-kheo.

Bấy giờ, Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi nói:

–Vô minh có công năng sinh ra sinh tử, cho nên gọi là mẹ. V́ dứt bỏ vô minh nên gọi là hại mẹ. Cha là chỉ cho sự tư duy không chính đáng và sự hỷ ái, cho nên dứt bỏ sạch những thứ ấy gọi là hại cha. Dùng các pháp không thể phá hoại làm phương tiện phá hoại các tưởng chấp của chúng sinh, cũng phá hoại các hành gọi là hoại Tăng. Nên phá hoại pháp phàm phu gọi là A-la-hán. Dùng phương tiện bất diệt để diệt tưởng chấp về A-la-hán gọi là giết A-la-hán. Dùng phương tiện bất diệt để diệt trừ tưởng chấp về Như Lai gọi là làm cho thân Phật chảy máu. Các tướng như vậy đã đoạn trừ, đã hủy bỏ hết không còn sót một chút nào.

Này A-nan! V́ lý do ấy mà các Đại đức Tỳ-kheo nói: “Hôm nay chúng con thành tựu đầy đủ năm nghiệp vô gián.” V́ sao? V́ đối với pháp này chẳng tụ chẳng tan, không giảm không đầy, do đó mà gọi là đã thành tựu đầy đủ năm nghiệp vô gián. A-nan nên biết! Các vị ấy nói là: “Hôm nay chúng con đã thành tựu đầy đủ công đức của năm thứ dục lạc, v́ các Tỳ-kheo ấy đối với năm thứ dục lạc đã biết rõ chúng như mộng như huyễn, như ngọn lửa lúc trời nóng, như h́nh bóng, như tiếng vang. Các vị ấy đã thành tựu đầy đủ trí này nên đối với năm thứ dục lạc không thêm không bớt. V́ sao? V́ biết pháp này rốt ráo không thật có. V́ không thật có, nên biết đúng như thật đối với pháp ấy được pháp nhẫn như thế. Do đó mà gọi là thành tựu đầy đủ công đức của năm thứ dục lạc.”

Này A-nan! V́ lý do đó mà các Đại đức Tỳ-kheo đã nói: “Hôm nay chúng con thành tựu đầy đủ công đức của năm thứ dục lạc.” A-nan nên biết! Các vị ấy nói: “Hôm nay chúng con thành tựu đầy đủ tà kiến, xa ĺa chánh kiến.” Các vị Tỳ-kheo ấy biết các pháp tà kiến là các pháp tà.

Này A-nan! Tà gọi là hữu vi. Các pháp đều là luống dối, pháp luống dối ấy cũng giống như hư không, không thêm không bớt, cũng chẳng có nơi chốn, cũng không bị lệ thuộc. V́ sao? V́ các pháp ấy xa ĺa tự tánh. Các vị ấy biết các pháp đều b́nh đẳng, v́ b́nh đẳng nên chánh kiến cũng b́nh đẳng, các vị ấy đã ĺa bỏ cái tưởng chấp về b́nh đẳng ấy. V́ sao? V́ nếu có ý tưởng về b́nh đẳng th́ sẽ có tưởng về chẳng b́nh đẳng. Các Tỳ-kheo ấy không có ý tưởng b́nh đẳng và không b́nh đẳng. V́ sao? V́ các pháp của các Đức Phật ĺa tất cả tưởng. Các vị đó, đối với pháp Phật đã thông đạt vô sinh, tức là pháp vô đắc, vô sinh. Cho nên, này A-nan! Các Đại đức Tỳ-kheo ấy nói rằng hôm nay chúng con đã thành tựu đầy đủ tà kiến, xa ĺa chánh kiến.

A-nan nên biết! Các vị ấy nói: “Hôm nay chúng con đã giết hại nhiều trăm ngàn thân mạng chúng sinh.” Này A-nan! Tức là các vị ấy muốn cho trăm ngàn chúng sinh, các vị trời, người, hiện có trong chúng hội này thấy rõ các pháp hữu vi đều như huyễn, như h́nh bóng, như tiếng vang. Biết được các pháp như thế th́ ĺa được tưởng chúng sinh, về thọ mạng, về người, tưởng ĺa tất cả các pháp. V́ tất cả pháp không thể gieo trồng cho nên phương tiện gieo trồng căn lành Bồ-đề. Các Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni, Ưu-bà-tắc, Ưu-bà-di nghe các Tỳ-kheo nói lời khó hiểu ấy cũng ĺa được tưởng chúng sinh, tưởng thọ mạng, về người, chẳng còn bị trôi lăn trong sinh tử. V́ sao? V́ nếu chấp trước về các tưởng: chúng sinh, thọ mạng, người, th́ phải chịu trôi lăn trong sinh tử. Các vị đó đã xa ĺa pháp như thế nên rốt ráo không sinh. Cho nên, này A-nan! Các Tỳ-kheo ấy nói rằng hôm nay chúng con đã hại nhiều trăm ngàn mạng căn chúng sinh. A-nan nên biết! Các vị ấy nói: “Hôm nay chúng con đã đạt được Bồ-đề, ở trong Niết-bàn Vô dư mà nhập Niết-bàn.”

Này A-nan! Các Tỳ-kheo ấy muốn giúp cho trăm ngàn muôn ức na-do-tha các vị trời người trong đại chúng này, ngay trong ngày hôm nay sẽ ĺa khỏi các phiền não, đạt đến nẻo giác ngộ. V́ sao? V́ các đại chúng này đều phát tâm Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, mà hôm nay nghe nói Pháp cú kim cang, đều được pháp Nhẫn vô sinh, được thấy Bồ-đề.

V́ lẽ ấy mà các Đại đức Tỳ-kheo nói: “Hôm nay chúng con đã được Bồ-đề, hôm nay chúng con ở trong Vô dư Niết-bàn mà nhập Niết-bàn.” Các vị ấy không dứt bỏ phiền não, không tu Phật pháp, không dứt bỏ các phiền não khác. Cho nên, này A-nan! Các Tỳ-kheo ấy nói là hôm nay chúng con đã đạt đến giác ngộ, ở trong cảnh giới Vô dư Niết-bàn mà nhập Niết-bàn.

A-nan nên biết! Nói là “hôm nay” tức là ở ngay ngày này không sinh cũng không có cái sinh ra, nên gọi là hôm nay. Cho nên A-nan! Các vị thiện nam, thiện nữ cầu Bồ-tát thừa phát tâm Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, đối với tất cả pháp nên loại bỏ dần các pháp không thật có để phát tâm Bồ-đề”, đối với tất cả pháp gọi là “ĺa bỏ tưởng Bồ-đề” đối với tất cả pháp gọi là: “Nhập Vô dư Niết-bàn mà nhập Niết-bàn.”

Này A-nan! Các vị trong dòng họ của Như Lai cầu Bồ-tát thừa chẳng nên đắm sâu ý tưởng về ngày, không nên v́ có mặt trời mà sinh tưởng là ngày.

Này A-nan! Kẻ ngu tối thấy mặt trời th́ tưởng ban ngày, đó không phải là hạng có trí tuệ. V́ sao? V́ nếu ban ngày là chân thực, là chắc chắn, là luôn luôn tồn tại th́ phải có một sự chứa nhóm, không qua đi, chỉ có ngày mà không có đêm. A-nan nên biết! Có tưởng chấp về ngày đêm th́ đó là hạng phàm phu. Cho nên, này A-nan! Các vị trong dòng họ của Như Lai cầu Bồ-tát thừa phải có tâm sâu xa, được các Thiện tri thức giúp đỡ, chẳng nên dấy tưởng về ngày đêm. V́ sao? V́ mong đạt đến nẻo giác ngộ th́ phải ĺa bỏ tất cả tưởng chấp.

Bấy giờ, Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi muốn lặp lại ý nghĩa vừa nêu nên nói kệ rằng:

Vô minh gọi là mẹ

Sinh ra sự sinh tử

Nhổ sạch cội rễ chúng

Đó chính là làm hại.

Không quán đúng, suy nghĩ

Hỷ, ái, gọi là cha

Thảy đều biết như thật

Rốt ráo không thật có.

V́ biết không thật có

Mà dứt mọi gốc rễ

Không duyên, không thật có

Đó chính là làm hại.

Pháp La-hán đã nói

Cùng với pháp phàm phu

Đã dùng trí tuệ hủy

Đó chính là làm hại.

Tất cả các thứ tưởng

Đã biết rõ tánh, tướng

Dùng pháp chẳng thể hại

Hoại tướng gọi hoại Tăng.

Điều xưa nay phân biệt

Các pháp tưởng Như Lai

Đã đoạn và xa ĺa

Biết rõ không sinh diệt.

Tưởng ấy lần lượt khởi

Suy nghĩ biết là không

Như b́nh đẳng đã nói

Đã chứng biết được rồi

Công đức dục đã nói

Có năm thứ tên gọi

Xa ĺa các tưởng này

Biết tưởng đều như huyễn.

Các vị Tỳ-kheo này

Đối dục không thêm, bớt

Ở trước Bậc Đạo Sư

Mà nêu bày như vậy.

Biết tánh dục đều không

Như cảnh thấy trong mộng

Rốt ráo chẳng thật sinh

Trí này được đầy đủ

Hiểu pháp bằng trí tà

Luống dối không bền chắc

Tà gọi là luống dối

Trí này được đầy đủ

Pháp hữu vi luống dối

Mà chẳng có xa gần

Vô tri, không gần xa

Như tay rờ hư không.

Kia nói các chánh kiến

Đều thấy là b́nh đẳng

Như các pháp b́nh đẳng

Tri kiến thảy cũng thế.

Phàm phu nhiều phân biệt

Tưởng chúng sinh nên chết.

Nếu không có chúng sinh

Cũng không có tưởng chết

Các chúng sinh có duyên

Dứt tưởng chấp thọ mạng

Biết lỗi chấp thọ mạng

Dứt bỏ tưởng như thế.

Xa ĺa tưởng chúng sinh

Và tưởng chấp thọ mạng

Các vị nói như vầy:

Hại nhiều mạng chúng sinh

Đã xa ĺa tưởng chết

Được pháp không phân biệt

Biết Bồ-đề chẳng hoại

Không thêm, không quả báo.

Tử sinh không đáng chấp

Tỏ ngộ pháp thanh tịnh

Mọi pháp không tranh chấp

Không sinh, thường vắng lặng

Không nên phân biệt ngày

Cũng không phân biệt đêm

Đối pháp chẳng đến, đi

Mà mong đạt giác ngộ

Phàm phu thường phân biệt

Cho mặt trời là ngày

Người mong được giác ngộ

Chớ sinh tâm phân biệt

Nêu bày những mật ngữ

Các vị dùng mật ngữ

Giảng nói các pháp ấy

V́ đã rõ pháp ấy

Nên nói lời như thế.

Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi Pháp vương tử nói xong bài kệ, lúc ấy trong hội có trăm ngàn chúng sinh nhổ sạch được mũi tên nghi ngờ, không còn nghi ngờ mà đều được sáng tỏ, nên đối với các pháp được pháp Nhẫn vô sinh. Do đó các vị đều cởi những tấm áo quý giá đang mặc trên người dâng lên Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi Pháp vương tử và cùng thưa:

–Chúng tôi xin nguyện ở đời vị lai cũng được nói về pháp mầu này để giác ngộ chúng sinh, giống như Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi Pháp vương tử đã giác ngộ chúng sinh vậy.

Bấy giờ, Đức Thế Tôn bảo Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi:

–Lành thay, lành thay! Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi đã dứt bỏ được tâm nghi ngờ của chúng sinh, làm sáng tỏ pháp Phật. Pháp nên như thế!

Lúc bấy giờ, A-nan bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn! Nay tất cả các mũi tên nghi ngờ của trăm ngàn chúng sinh này chúng hội có phải đã được Thế Tôn nhổ sạch chăng?

Phật bảo A-nan:

–Giờ đây, trăm ngàn chúng sinh này đều do Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi giáo hóa thành tựu Bồ-đề, nên khi nghe Bồ-tát nói pháp th́ họ đều kính tin và hiểu rõ.

A-nan lại hỏi Phật:

–Các chúng sinh ấy đều không thoái chuyển đối với đạo Bồ-đề phải không?

Phật bảo A-nan:

–Đúng vậy, các chúng sinh này không thoái chuyển đối với đạo Bồ-đề. V́ sao? V́ họ đều được Thiện tri thức Văn-thù-sư-lợi giúp đỡ khuyến khích.

Lúc bấy giờ, Tôn giả A-nan bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn! Các Tỳ-kheo này đã phát tâm Kiên tín, phát tâm Kiên pháp, phát tâm tám bậc, phát tâm Tu-đà-hoàn, Tư-đà-hàm, A-na-hàm, A-la-hán, phát tâm Thanh văn, phát tâm Bích-chi-phật, không còn lui sụt đối với đạo Bồ-đề chăng?

Phật bảo A-nan:

–Việc ấy khó tin, v́ có những chúng sinh ưa thích các pháp nhỏ, biếng nhác lười trễ, kiêu mạn, không siêng năng tinh tấn, tham đắm ăn uống, mê say dục lạc, gần gũi những người thích làm những pháp dục nhiễm, ưa bàn nói những lời vô ích. Tâm th́ thường tán loạn, mất chánh niệm, không có uy nghi. Tâm ý luôn lăng xăng, các căn không nhiếp phục, lao chao đùa bỡn, ngu bướng lắm lời. Những chúng sinh như vậy rất khó kính tin pháp này.

Này A-nan! Lại còn có những kẻ chấp đắm tăng thượng mạn, không thể giữ thân, tham đắm thân mạng, xa ĺa nơi vắng lặng, không chịu học rộng, kiêu mạn phá giới, hủy pháp, trộm pháp, không tôn trọng pháp, huỷ diệt chánh pháp, nghèo nàn, pháp tài, ưa thích phi pháp, phỉ báng chánh pháp, thích làm những việc phi pháp, chẳng biết ân nghĩa, không báo đáp ân nghĩa, không kính Phật, Pháp, Tăng.

Này A-nan! Những chúng sinh như thế kính tin pháp này rất khó tâm keo lận, tâm chấp đắm sâu chặt vào tà giới, tâm tức giận, không hiểu pháp Phật, đầy đủ pháp ác, nghèo nàn trí tuệ, xa ĺa bạn lành, cấu kết với bạn xấu, không chịu tu tập theo pháp Bát-nhã ba-la-mật nên không được sự che chở của các pháp Tổng tŕ cũng như các kinh điển chủ yếu, sinh khởi kiến chấp thấy ḿnh có chứng đắc, coi trọng lợi dưỡng, tham đắm y bát, đối với các vật y bát rất sinh tâm xem trọng, chẳng biết tôn kính các bậc Hòa-thượng, A-xàlê vào lúc đầu hôm, gần sáng không siêng năng thực hành phương tiện.

Này A-nan! Những chúng sinh như thế tin pháp này rất khó, lại còn những kẻ sát sinh, trộm cắp, tà dâm, nói dối, hai lưỡi, ác khẩu, nói năng không đúng lúc, tham lam, tức giận, tà kiến, gần gũi tà kiến, tu hành nhiều pháp phương tiện sai lạc, không biết hổ thẹn, giao du kết bè kết lũ, tách riêng một ḿnh, không theo các pháp của hàng Sa-môn, làm những pháp không đúng với Sa-môn, chẳng tin vào các pháp không, vô tướng, vô tác, vô vi, bất sinh, bất diệt, tất cả các pháp, chẳng phải tướng phá hoại.

A-nan nên biết! Những chúng sinh như vậy th́ khó có thể tin pháp này.

Bấy giờ, Đức Thế Tôn nói lời ấy rồi liền im lặng. Tôn giả A-nan nương uy thần Phật, hỏi Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi, v́ sao Đức Thế Tôn im lặng không nói?

Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi đáp:

–Chúng sinh ở vào đời ác năm trược thời tương lai có đầy đủ các pháp ác, bất thiện như vậy, chẳng thể tin hiểu pháp sâu xa, v́ lý do ấy nên Đức Thế Tôn im lặng.

Tôn giả A-nan lại hỏi:

–Chúng sinh đời sau ít có người tin hiểu pháp ấy chăng?

Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi đáp:

–Đúng là chúng sinh đời vị lai ít có người tin được pháp này, Giống như chúng sinh, người không biết châu báu th́ nhiều, còn người biết th́ rất ít. V́ sao? V́ năng lực hiểu biết của họ không đủ để lãnh hội giá trị của các món châu báu đó.

Này A-nan! Chúng sinh cũng như thế, nghe nói pháp này th́ người tin hiểu rất ít, nếu có những người tin hiểu pháp đó th́ không được dân chúng trong các thôn xóm, thành ấp của đất nước tôn kính. Dân chúng trong nước đều cùng xem thường mà xa ĺa. V́ sao? V́ những người ấy đời trước đã gây ra những nghiệp xấu ác, do nhân duyên đó mà đời bây giờ phải chịu quả báo như thế.

Tôn giả A -nan hỏi Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi:

–Kính mong Bồ-tát hãy v́ số ít chúng sinh tin hiểu ấy mà nói rộng thêm về ý nghĩa.

Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi nói:

–Việc này nên hỏi Phật, Phật sẽ giảng nói.

Tôn giả A-nan liền hỏi Phật.

Lúc bấy giờ, Đức Thế Tôn nh́n khắp bốn phương, rồi hiện ra tướng lưỡi che phủ khắp tam thiên đại thiên thế giới. Từ tướng lưỡi rộng lớn ấy phát ra ánh sáng chiếu sáng khắp hằng hà sa thế giới trong mười phương.

Lúc này, bốn bộ chúng nhờ thần lực Phật đều trông thấy các Đức Phật, Thế Tôn ở hằng hà sa thế giới trong mười phương, các Đức Thế Tôn này đều nói về pháp ấy và bốn bộ chúng đều được nghe, nghe xong đều hòa hợp khuyến thỉnh Đức Thế Tôn:

–Cúi mong Thế Tôn hãy giảng nói pháp ấy, khiến cho không bị dứt mất.

Bạch Thế Tôn! Trong các thế giới ở mười phương hiện giờ, vô lượng, vô biên không thể tính kể các Đức Phật, Thế Tôn trong các thế giới đó đều giảng nói pháp ấy, chúng con đều được thấy nghe, pháp do các Ngài giảng nói không thêm, không bớt chẳng khác ǵ Thế Tôn hiện giờ đang giảng nói.

Bấy giờ, Đức Thế Tôn liền thu hồi tướng lưỡi lại và bảo A-nan:

–Ông có thấy những người nào chuyên nói lời dối trá mà được tướng lưỡi dài rộng chăng?

A-nan bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn! Không hề có việc ấy, đó là nhờ Đức Thế Tôn thành thực nói về các pháp giới, định, nhẫn nhục, luôn thể hiện lòng Từ, Bi, Hỷ, Xả đối với muôn loài, thương xót đem lại lợi ích cho chúng sinh, được đến Nhất thiết trí nên mới hiện ra tướng lưỡi rộng lớn như vậy. Cho nên, bạch Đức Thế Tôn! Cúi mong Đức Thế Tôn hãy v́ số ít chúng sinh nam nữ trong dòng họ của Như Lai mà giảng rõ về ý nghĩa ấy. Nhờ đó mà những người chưa tin sẽ nhờ đó, mà chứng biết và sẽ phát khởi lòng tin.

Bấy giờ, Đức Thế Tôn bảo A-nan:

–Hiện giờ bốn chúng đều đến nhóm họp, Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni, Ưu-bà-tắc, Ưu-bà-di, cùng với tám chúng là Trời, Rồng, Dạ-xoa, Càn-thát-bà, A-tu-la, Ca-lâu-la, Khẩn-na-la, Ma-hầu-la-già, Nhân phi nhân... nghe được pháp ấy đều không còn lui sụt trên đường tiến đến quả vị Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, lần lượt tu hành sẽ chứng được quả Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, sẽ ở nơi cõi này mà giảng nói pháp này, không có thêm bớt, chẳng khác ǵ như nay ta đang giảng nói vậy.

Lúc này, bốn chúng đệ tử cùng tám bộ chúng là Trời, Rồng, Dạ-xoa... thảy đều vui mừng hớn hở vô lượng, nên có người th́ tung những tấm y quý giá lên để cúng dường Phật, người khác th́ tung rải hoa, hoặc dùng các xâu chuỗi đủ loại: hoa Tu-ma-na vàng, bạc, tỳlưu-ly, pha-lê, xa-cừ, mã não, san hô, báu nhật quang, bảy thứ báu lẫn lộn… nói chung là đủ các thứ xâu chuỗi quý giá như vậy để tung rải lên chỗ Phật cúng dường.

Các vị trời th́ tung rải các loại hoa như: Mạn-đà-la, Ma-ha mạn-đà-la, Ba-lưu-sa, Ma-ha ba-lưu-sa, Mạn-thù-sa, Ma-ha mạnthù-sa, Ca-ca-lặc-ki, Ma-ha ca-ca-lặc-ki, Lư-già-ma-na-nĩ... lên chỗ Phật cúng dường. Lại tung rải các thứ hoa như Ưu-bát-la, hoa Câuvật-đầu, hoa Ba-đầu-ma, hoa Phân-đà-lợi... cõi trời để cúng dường. Trên hư không vang lên tiếng kỹ nhạc, cùng các thứ tán tụng, khen ngợi công đức của Phật.

Các vị vua rồng th́ tung rưới các loại ngọc trai quý giá lên chỗ Phật, tất cả những người nữ th́ cởi những xâu chuỗi ngọc anh lạc đeo trên ḿnh tung lên cúng dường, hoặc dâng lên Phật những y phục quý giá, rồi th́ tất cả mọi người đều sửa lại y phục, gối bên phải quỳ sát đất, nhất tâm chắp tay đứng trước Phật, đều hòa hợp bạch Phật:

–Chư Phật, Như Lai lời nói không hai, trí tuệ không chướng ngại, thọ ký cho chúng con chắc chắn sẽ thành Phật.

Bấy giờ, Đức Phật bảo A-nan:

–Đúng thế, này A-nan! Những vị nữ nhân này đều không còn lui sụt trên đường tiến đến quả vị Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. V́ sao? V́ các Đức Phật, Thế Tôn là những bậc đã dứt hẳn si mê tham dục, tức giận và các thứ kiêu mạn cấu uế tối tăm, cũng như tất cả nhiễm đắm.

Các Đức Phật, Thế Tôn đã đốt sạch các thứ phiền não, đầy đủ tinh tấn, đầy đủ năng lực, uy đức tôn nghiêm, thần túc tự tại, ánh sáng chiếu soi, đầy đủ quyến thuộc, oai thế tôn quý, dòng họ nơi chốn đều đầy đủ, tướng tốt đầy đủ, ánh sáng đầy đủ, được đến chỗ yên ổn, như Đế Thích, như Phạm thiên, như các vị được tôn quý trong cõi Dục. Uy nghi đầy đủ, giới hạnh đầy đủ quán sát đầy đủ, được các vị Trời, Rồng, Dạ-xoa, Càn-thát-bà, A-tu-la, Ca-lâu-la, Khẩn-na-la, Ma-hầu-la-già, Nhân phi nhân đều tôn trọng cung kính, khen ngợi không nhiễm pháp thế gian, bỏ hẳn tất cả các pháp hữu vi, đầy đủ giải thoát, pháp của các Phật, thấy nghe không luống dối.

A-nan bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn! V́ sao sự thấy nghe của họ đối với các Đức Phật, Thế Tôn không luống dối?

Đức Phật hỏi:

–Ông không hiểu rõ điều ấy sao?

A-nan bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn! Con thật không biết. Kính xin Thế Tôn nói rõ v́ sao mà sự thấy nghe của họ đối với Như Lai không hề luống dối?

Phật bảo A-nan:

–Ông hãy nhất tâm khéo lắng nghe, bây giờ ta sẽ giải thích. A-nan nên biết nếu có chúng sinh đã nghe, đang nghe, hay sẽ nghe danh hiệu Phật Thích-ca Mâu-ni, th́ các chúng sinh không còn thoái chuyển trên đường tiến đến quả vị Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. V́ sao? V́ sự giác ngộ của các Đức Phật không hề luống dối, cũng không có tham dục, tức giận.

Này A-nan! Chỉ được nghe tên thôi mà còn được như vậy, huống chi hiện tại đang ở trước Phật rải một bông hoa lên cúng dường Phật. Cho nên sau khi ta nhập Niết-bàn, nếu có chúng sinh nào đối với h́nh tượng hay xá-lợi Phật mà cầm một cành hoa cúng dường th́ chúng sinh ấy cũng không còn thoái chuyển trên đường tiến đến quả vị Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.

A-nan bạch Phật:

–Nếu như loài súc sinh được nghe danh hiệu Phật Thích-ca Mâu-ni th́ loài súc sinh ấy đã gieo trồng hạt giống nhân duyên đối với đạo Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác phải chăng?

Phật bảo A-nan:

–Nếu có súc sinh nghe danh hiệu Phật Thích-ca Mâu-ni th́ đó là súc sinh ấy đã gieo trồng hạt giống nhân duyên đối với đạo Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. V́ sao? V́ chúng sinh ấy đã được nghe danh hiệu các Đức Phật Như Lai, th́ việc nghe ấy không hề luống dối, cho nên các Đức Phật, Như Lai không nói hai lời.

Này A-nan! Ví như cây Ni-câu-đà cành lá um tùm, có thể che bóng mát cho trăm người đến năm trăm người. Vậy theo ý ông th́ cây con ấy lúc mới đem trồng lớn hay nhỏ?

A-nan bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn! Cây con đó rất nhỏ.

Phật bảo A-nan:

–Cây Ni-câu-đà này lúc mới đem trồng tuy nhỏ, nhưng nhờ các duyên như đất, nước, gió, sức nóng, hư không nên được lớn lên và dần dần trở nên cao lớn.

Này A-nan! Như vậy th́ các chúng sinh kia gieo trồng hạt giống Bồ-đề cũng dần dần lớn lên, cho đến sẽ đạt đến quả vị Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác và sự vun trồng hạt giống Bồ-đề ấy không thể bị mục nát, không thể bị hư hoại. V́ sao? V́ không trụ trong tất cả pháp mà gieo trồng hạt giống, cho nên không thể bị mục nát, không thể bị hư hoại.

Bấy giờ, A-nan bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn! Đó là nhờ năng lực bản nguyện của các Đức Phật hay nhờ pháp của các Đức Phật mà được như vậy?

Phật bảo A-nan:

–Đó là do bản nguyện của ta: Nếu có chúng sinh nào nghe danh hiệu ta th́ chắc chắn không còn lui sụt trên đường tiến đến quả vị Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Mà cũng nhờ pháp của các Đức Phật mà được như vậy. V́ sao? V́ tất cả pháp của các Đức Phật đều b́nh đẳng.

A-nan bạch Phật:

–Nếu pháp của các Đức Phật là b́nh đẳng th́ v́ sao còn phải lập thệ nguyện?

Phật bảo A-nan:

–Khi các Đức Phật, Thế Tôn giảng nói các pháp, th́ các Đại Bồ-tát trong chúng hội nghe Phật nói pháp liền lập thệ nguyện: Rằng ḿnh về sau cũng thành Phật, nói pháp, thấy nghe không luống dối cũng như thế.

Bấy giờ, A-nan bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn! Thật kỳ diệu thay, đã thành tựu được pháp ít có như vậy, lại dùng pháp ấy để làm lợi ích cho chúng sinh.

Phật bảo A-nan:

–Đúng thế, đúng thế, đúng như lời ông vừa nói! Ta v́ làm lợi ích cho các chúng sinh, nên đã ở khắp các cõi Phật cúng dường các Đức Phật không hề tiếc rẻ thân mạng ḿnh, xả bỏ tất cả mọi vật không chút tiếc bỏn sẻn, siêng tu tinh tấn, chứa nhóm các pháp khó được và đạo Bồ-đề không chỗ nương tựa, đối với tất cả pháp không hề chấp đắm, để nhiếp phục chúng sinh.

KINH PHẬT THUYẾT QUẢNG BÁC NGHIÊM TỊNH BẤT THOÁICHUYỂN LUÂN

<<-- --ĐẦU TRANG-- -->>

 

-

TRANG CHỦ*--KINH ĐIỂN*--ĐẠI TẠNG KINH*--THẦN CHÚ*--HÌNH ẢNH*--中文*--ENGLISH

Uploaded / Updated on 2020-01-20

 

google-site-verification=Iz-GZ95MYH-GJvh3OcJbtL1jFXP5nYmuItnb9Q24Bk0