VT0268
QUYỂN 1 QUYỂN 2 QUYỂN 3 QUYỂN 4 QUYỂN 5 QUYỂN 6
KINH PHẬT THUYẾT QUẢNG BÁC NGHIÊM TỊNH BẤT THOÁI CHUYỂN LUÂN
Hán dịch: Đời Lưu Tống, Sa-môn Trí Nghiêm và BảoVân, người Lương châu.
QUYỂN 3
Lại nữa, này A-nan! V́ sao Như Lai nói các Đại Bồ-tát được gọi là Tư-đà-hàm?
A-nan nên biết! Các Đại Bồ-tát tu học theo trí tuệ Phật, hiểu rõ là giác ngộ chẳng từ các duyên sinh, v́ trí không duyên mà mong cầu trí Phật, dùng các nhân duyên để mong đạt đến thiền định không có nơi chốn. Mong đạt đến trí tuệ Phật để thiêu đốt các phiền não, nhờ thiêu đốt các phiền não mà đạt được các pháp b́nh đẳng của Phật, mong cầu pháp chưa được như các Đức Phật Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác.
Đại Bồ-tát tuy hóa độ chúng sinh nhưng bất động đối với chúng sinh, mong cầu bất động đối với cõi chúng sinh, có các chúng sinh tâm trí tuệ yếu kém, thường lo buồn khổ não không hiểu được pháp giới, Đại Bồ-tát muốn cho họ trụ trong trí tuệ nên cầu trí Phật.
Đại Bồ-tát luôn tu tập các phẩm Căn, Lực, Giác, Giải thoát, Chánh định, v́ để ḿnh được giác ngộ trước, rồi giác ngộ cho chúng sinh. Mà mong cầu trí tuệ Phật, trí vận dụng này có công năng đưa đến đạo tràng, v́ đạt được trí này mà cầu được mắt Phật, Phật trí, là mắt vô chướng ngại, không thể suy nghĩ bàn luận thường dùng mắt này làm lợi ích cho thế gian. V́ cầu mắt trí này cho nên mong đạt được trí tuệ hơn hết trong các trí tuệ cũng như đối với các lực dụng của nó, từ đó biết tất cả pháp là Như như, cũng gọi là không thật có. Trí tuệ ấy cũng như diệu dụng của nó nhằm khiến cho tất cả chúng sinh an trụ ở trong trí ấy, tức là trí tuệ không chấp tất cả pháp. Do sự việc như vậy nên đến cõi này, đến rồi thấy cõi chúng sinh là cõi chẳng thể nghĩ bàn. Cầu cõi này mà chẳng thấy ḿnh
được cõi này, thắc mắc chúng sinh từ đâu mà sinh, không biết chỗ sinh của chúng sinh, từ cõi chúng sinh có những tên gọi khác nhau. Khi quán sát pháp giới và cõi chúng sinh không thấy tướng khác nhau này, thấy cõi chúng sinh đều nhập vào pháp giới, thấy chúng sinh là đạo b́nh đẳng, đạo Phật pháp, là đạo chúng sinh không thật có, là đạo chúng sinh có trí b́nh đẳng. Đại Bồ-tát v́ mong đạt đến trí tuệ không ǵ so sánh này, là thứ trí tuệ thanh tịnh, dứt sạch phiền não. Trí ấy là vô đắc nên không thể mong cầu đạt tới. Phải biết trí ấy là trí vô sở tri.
Các Đại Bồ-tát nhờ trí này mà có khác nhau. V́ chưa đạt được trí tuệ ấy, v́ mong đạt được trí tuệ ấy mà đến cõi này.
Này A-nan! Do những việc ấy mà các Đại Bồ-tát được gọi là Tư-đà-hàm.
Bấy giờ, Đức Thế Tôn muốn lặp lại ý nghĩa vừa nêu nên nói kệ rằng:
Học theo trí các Phật
Trí ấy không ǵ hơn
V́ mong cầu trí Phật
Đó gọi Tư-đà-hàm.
Các nhân duyên đã nói
Năng sinh ra Bồ-đề
V́ nhân duyên như thế
Cho nên đến cõi này.
Thiền không chỗ đã nói
Đốt cháy các phiền não
Do đó đến cõi này
V́ sinh Thiền này nên
Pháp trước chưa chứng được
Điều Nhất thiết trí hành
Ta cũng muốn mong cầu
Mà đến nơi cõi này.
Bất động các chúng sinh
Pháp giới cũng như vậy
V́ không dời không động
Cho nên đến cõi này.
Khổ não, không trí tuệ
Các chúng sinh lo buồn
Muốn giúp chúng sinh ấy
Trụ vô lượng trí Phật.
Các Căn, Lực, Giác, Đạo
Giải thoát và thiền định
Tự giác và Giác tha
Mà mong đạt trí Phật.
Đến được chốn đạo tràng
Pháp Phật trước đã hành
V́ mong cầu pháp này
Cho nên đến cõi này.
V́ cầu trí như thế
Mắt Phật không nghĩ bàn
V́ cầu mắt như thế
Cho nên đến cõi này.
Các Phật Bậc Đạo Sư
Thực hành phương tiện khéo
V́ nhằm đạt trí ấy
Hơn hết trong các trí.
Cùng dụng lực trí đó
Biết được các pháp như
Trí này không thật có
Làm sao cầu các pháp?
Xin giúp nhiều chúng sinh
An trụ trí vô thượng
Cũng khiến người khác biết
Cho nên đến cõi này.
Đến rồi thấy chúng sinh
Cõi ấy chẳng nghĩ bàn
Là bậc Tư-đà-hàm
Đến đây cầu chúng sinh
V́ cầu cõi chúng sinh
Chúng sinh không thật có
Cho nên tuy đến cầu
Cũng lại không thể biết.
Không biết các chúng sinh
Và cõi của chúng sinh
Nếu biết được cõi này
Biết chúng sinh khác nhau.
Quán sát tất cả pháp
Quán rồi không thật thấy
An trụ trong tâm định
Mà cầu các Phật pháp.
Nếu đạt trí tịnh này
Tánh không nhơ, thanh tịnh
Cũng không đạt trí này
Mà biết rõ sở tri.
V́ các chúng sinh này
Chứng đạt được trí này
Gọi Bồ-tát không nương
Cho nên đến cõi này.
A-nan! Do lẽ đó
Gọi là Tư-đà-hàm.
Chúng sinh không trí tuệ
Phân biệt lầm việc này.
A-nan! Do lẽ đó
Gọi là Tư-đà-hàm.
Chúng sinh siêng tinh tấn
Th́ biết được việc ấy.
Người trí hiểu sâu xa
Quyết định đối pháp sâu
Hiểu được nghĩa như thế
Mau sinh ra Bồ-đề.
Như thế, này A-nan! Như Lai Đẳng Chánh Giác dùng năng lực phương tiện v́ hàng Thanh văn mà nói các Đại Bồ-tát là Tư-đà-hàm.
Lại nữa, này A-nan! V́ sao Như Lai nói các Đại Bồ-tát là A-na-hàm?
A-nan nên biết! Các Đại Bồ-tát đã vượt khỏi tạo tác phân biệt để đạt được các công hạnh của Phật, xa ĺa tất cả các pháp đã thực hành, biết pháp không đến đi, của các pháp, đối với các pháp không có nương tựa, không có chấp đắm, do đó không đến cõi này. V́ sao? V́ cũng không thấy tướng đến đi của các pháp.
Đại Bồ-tát đã vượt qua phàm phu, ĺa khỏi ý tưởng phàm phu. Cũng ĺa Phật tưởng, vượt cả pháp Vô sở trụ, không có nhân duyên có khả năng khiến ḿnh phải trở lại con đường sinh tử. V́ sao? V́ đã đạt đến cõi vắng lặng.
Đại Bồ-tát luôn xem các Đức Phật là Bậc Thầy dẫn dắt thế gian, nói pháp Thiền phàm phu không vãng sinh, ĺa tất cả nơi chốn sinh tử, dứt hẳn ái dục, không tham đắm ăn uống, ĺa các ý tưởng về vị trần, đạt tới giác ngộ, thấy rõ các nẻo tà kiến, không còn tham đắm, rõ sáu mươi hai kiến chấp tánh đồng với Niết-bàn nên ĺa các phiền não che lấp.
Đại Bồ-tát xa ĺa tất cả lỗi lầm đối với các pháp, thanh tịnh không còn cấu nhiễm. Chế phục kiêu mạn, nhổ mũi tên vô minh, dứt bỏ ái dục, không còn ham thích ái dục, đốt cháy các phiền não, ĺa bỏ tất cả vọng tưởng, nhổ mũi tên lo buồn, ĺa mạn, đại mạn, khéo nhận rõ các ấm nên được sự thông tỏ sáng suốt, nương theo Phật thừa không thể suy nghĩ bàn luận, đạt được thể tánh của Đại Bồ-tát. Ĺa khỏi bùn lầy ái dục, đạt đến nơi kho tàng sâu xa của các Đức Phật quá khứ, đó là kho tàng trí tuệ trên hết, không thêm không bớt, đạt được Phật thừa trên hết trong các thừa của tất cả chúng sinh, ĺa tất cả h́nh tướng hữu vô, dứt bỏ tất cả nghi ngờ.
Đại Bồ-tát thành tựu các pháp như vậy, không còn đến cõi này nên được gọi là A-na-hàm.
Lại nữa, này A-nan! Đại Bồ-tát có nhân duyên đối với chúng sinh, khiến họ an trụ trong Bồ-đề. Làm thế nào để trụ? Đó là coi chúng sinh chính là Bồ-đề, Bồ-đề chính là chúng sinh, có khả năng giác ngộ tư tưởng của chúng sinh. V́ sao? V́ đã thông tỏ được tánh các pháp là không, đã rõ cảnh giới chúng sinh tức là cảnh giới không thể suy nghĩ bàn luận cho nên có khả năng giác ngộ tư tưởng này, biết rõ cõi chúng sinh chính là cõi hư không, v́ cõi hư không là không nên xa ĺa cảnh giới chúng sinh. Cõi hư không ĺa tánh hư không, không có dừng trụ, cõi hư không cùng thể tánh của hư không là không.
Đại Bồ-tát đem các pháp như vậy khiến cho các chúng sinh hồi hướng về Bồ-đề. V́ sao? V́ đã rõ chúng sinh là cõi hư không, cõi chúng sinh đều nhập vào cõi hư không. V́ sao? V́ thể tánh của chúng sinh, thể tánh của các pháp đều nhập vào nhau. V́ sao? V́ tất cả đều là không thật có. Do không thật có cho nên không đến cõi này, v́ thế gọi là A-na-hàm. Đối với tất cả các pháp không có h́nh tướng, số lượng, các Đức Phật đã vượt khỏi tất cả h́nh tướng, số lượng. Do những sự việc như vậy mà Đại Bồ-tát được gọi là A-na-hàm.
Bấy giờ, Đức Thế Tôn muốn lặp lại ý nghĩa vừa nêu nên nói kệ rằng:
Đã ĺa, chẳng trở lại
Cũng chẳng tu phần hạnh
Đã ĺa những phần hạnh
Nên gọi A-na-hàm.
Khéo biết tướng đến đi
Chẳng nương tất cả pháp
Không được thiếu nơi chốn
Có thể đến cõi này
Các Phật, Thầy dẫn đường
Giảng nói thiền phàm phu
Không còn đến cõi này
Đó là A-na-hàm.
Các pháp không tướng đến
Tướng đi chẳng thật có
Được tướng không đến, đi
Đó là A-na-hàm.
Bậc ấy không bao giờ
Trở lại ba đường ác
Đã được các pháp Phật
Đó là A-na-hàm.
Dứt hẳn tất cả dục
Chẳng tham đắm ăn uống
Đạt được đạo Bồ-đề
Đó là A-na-hàm.
Các kiến chấp đã nói
Gồm sáu mươi hai thứ
Lại chẳng trụ kiến chấp
Nên gọi A-na-hàm.
Các pháp không tánh tướng
Đã xa ĺa tánh tướng
V́ biết rõ như thật
Chẳng trở lại cõi này
Nêu Niết-bàn vắng lặng
Đốt cháy các phiền não
Xa ĺa được các tưởng
Chẳng trở lại cõi này
Đã bỏ các chỗ nạn
Ĺa bỏ các phiền não
Đạt Niết-bàn an ổn
Đó gọi A-na-hàm.
Đã hàng phục ma ác
Và quyến thuộc của chúng
Không bị chúng làm động
Đó gọi A-na-hàm.
Đã nhổ tên vô minh
Loại trừ các mối buộc
Cùng dứt các ái kiết
Đã tỏ rõ hỷ ái
Đó gọi A-na-hàm.
Đốt cháy các phiền não
Cũng ĺa tưởng ba cõi
Quyết đạt quả Thắng diệu
Đó gọi A-na-hàm.
Đã nhổ tên lo buồn
Dứt bỏ các kiêu mạn
Khéo biết tướng năm ấm
Đó gọi A-na-hàm.
Đạt được sự sáng tỏ
Phật thừa chẳng nghĩ bàn
Xa ĺa bùn ái dục
Đó gọi A-na-hàm.
Đạt được kho trí lớn
Kho tàng của Phật trước
Trên hết trong các kho
Đó gọi A-na-hàm.
Đã an trụ Vô thượng
Đại thừa của các Phật
Dứt hẳn các tâm nghi
Đó gọi A-na-hàm.
Duyên khắp các chúng sinh
Đều giúp trụ Bồ-đề
V́ kia trụ Bồ-đề
Nên chẳng lại cõi này.
Biết được các cõi không
Cõi chúng sinh khó nghĩ
Ĺa các tưởng như vậy
Đó gọi A-na-hàm.
Biết được cõi chúng sinh
Và v́ pháp giới không
Mọi chúng sinh không thật
Đó gọi A-na-hàm.
Tâm ấy lại chẳng cầu
Chấp đắm tưởng ba cõi
Đã đến chỗ vô tướng
Đó gọi A-na-hàm.
A-nan! Do lẽ ấy
Gọi là A-na-hàm.
Đem pháp không chỗ trụ
Nên trụ trong Phật pháp.
Cho nên, này A-nan! Như Lai Đẳng Chánh Giác dùng năng lực phương tiện v́ hàng Thanh văn nói các Đại Bồ-tát là A-na-hàm.
Lại nữa, này A-nan! V́ sao Như Lai nói các Đại Bồ-tát là A-la-hán?
A-nan nên biết! Đại Bồ-tát ĺa những tạo tác phân biệt mà tu tập theo hạnh Phật, cứu giúp tất cả chúng sinh, dứt bỏ các phiền não, nên v́ các chúng sinh bị phiền não làm khổ mà cởi mở sự trói buộc của phiền não cho họ, nhưng chúng sinh không thật có nên cũng không bị phiền não trói buộc. Đạt đến như vậy gọi là A-la-hán. Ĺa bỏ sở đắc trụ trong vô sở đắc, rõ tất cả là không, mà cái không ấy cũng là không nên thông đạt vô tướng, ĺa bỏ các tướng, ĺa bỏ các tưởng. Biết tưởng chúng sinh là pháp lỗi lầm, nên bỏ vô trí để đạt được pháp vô tâm, hiểu rõ pháp không nên được Bồ-đề, nên sinh Bồ-đề Phật không thể suy nghĩ bàn luận do đạt được như thế nên gọi là A-la-hán.
Đại Bồ-tát nên giảng nói pháp như các Phật ba đời đã nói, đang nói sẽ nói. Pháp được giảng nói thảy đều vắng lặng, không có đùa bỡn, thanh tịnh không nhơ. Người thông đạt việc ấy gọi là A-la-hán. Nên giúp cho chúng sinh an trụ trong Bồ-đề, rõ tất cả pháp và Bồ-đề là không thật có mà cũng không đáng chấp, nên tu theo tâm Từ bi của Phật, không mê đắm lòng Từ bi đối với chúng sinh, đem tinh thần từ bi ấy duyên khắp các chúng sinh, nhưng chúng sinh không thật có, đã được lòng Từ đối với chúng sinh không thật có, nên gọi là A-la-hán.
Đại Bồ-tát nên nói các pháp lợi ích cho chúng sinh, mà cũng không dấy tưởng về pháp và phi pháp, đối với các pháp ấy nên thực hành trước, đó gọi là A-la-hán. Nên v́ chúng sinh mà nói về các phẩm Căn, Lực, Giác, Đạo, nhưng đối với pháp ấy không nhiễm, không đắm, nên gọi là A-la-hán. Nên giúp cho chúng sinh nhận biết nẻo giác ngộ thanh tịnh, khiến chúng sinh ấy sinh khởi sự giác ngộ, như thế nên gọi là A-la-hán. Không nên tham đắm lợi dưỡng của chúng sinh ở thế gian, nên v́ chúng sinh nói không tham đắm pháp lợi dưỡng, v́ nói pháp này nên gọi là A-la-hán.
Đại Bồ-tát nên đến thế giới của các Đức Phật, nên thấy các Đức Phật như Phật thấy Phật, thấy thế giới Phật như thế rồi th́ nên phát tâm dốc cầu đạt được thế giới như thế. Đó chính là thế giới không thể suy nghĩ bàn luận, thế giới không thể tính lường, thế giới không ǵ so sánh được, thế giới vô biên, thế giới không đùa bỡn, thế giới không thể dùng lời để diễn tả, thế giới không, thế giới vô tướng, thế giới vô tác, thế giới không thoái chuyển, thế giới ĺa người nữ, thế giới không có dâm dục, thế giới không có phiền não, thế giới biện tài vô ngại của Phật, thế giới Bồ-tát, thế giới không chướng ngại, thế giới vô nhiễm, thế giới hàng ma, thế giới không có kẻ thù, thế giới Niết-bàn rốt ráo.
Những thế giới này là trên hết trong tất cả các thế giới. Cầu được thế giới như thế, gọi là A-la-hán. Các pháp chưa sinh th́ nên sinh khởi, nên gọi là A-la-hán.
Đối với cảnh dục không nhiễm, đối với trường hợp đáng sinh giận tức mà không sinh giận tức, nên gọi là A-la-hán.
Đối với trí Tập và trí Diệt vô thượng mau chóng thông đạt nên gọi là A-la-hán. V́ là A-la-hán nên gọi là giác ngộ và do đã giác ngộ nên gọi là A-la-hán. Bồ-đề là bất động, v́ cõi chúng sinh bất động khiến cho trăm ngàn muôn ức chúng sinh an trụ trong đạo Bồ-đề, v́ trụ trong đạo Bồ-đề nên gọi là A-la-hán. Tất cả chúng sinh và Bồ-đề đều sinh ra từ chỗ không phân biệt, nên dùng pháp b́nh đẳng này giáo hóa các chúng sinh, pháp b́nh đẳng này trong tất cả pháp không ǵ sánh được. Bồ-đề b́nh đẳng này từ không phân biệt sinh ra. Nên thông tỏ pháp ấy, đã được thông tỏ th́ giảng nói cho chúng sinh nghe không thêm, không bớt, thành tựu pháp không thêm không bớt nên gọi là A-la-hán. Nên nói như thế, ĺa pháp âm thanh nên gọi là A-la-hán.
Đại Bồ-tát nên cởi mở sự chấp đắm của nhiều chúng sinh như thế. Đó là chấp đắm về chúng sinh không thật có. Chấp đắm chúng sinh đoạn, thường. Chấp đắm về thân kiến của chúng sinh. Chấp đắm về pháp không ai hơn. Chấp đắm về nhận thức các pháp là bất sinh bất diệt, vô vi vô tác. Chấp đắm về sắc không bị hủy hoại. Chấp đắm về thọ, tưởng, hành, thức không bị hủy hoại. Chấp đắm về pháp ĺa bỏ pháp phàm phu. Chấp đắm về việc xây dựng pháp Phật. Chấp đắm về tưởng đối với bốn quả Tu-đà-hoàn, Tư-đà-hàm, A-na-hàm, A-la-hán. Chấp đắm ý tưởng đối với quả Bích-chi-phật. Chấp đắm về tưởng đối với Như Lai Đẳng Chánh Giác. Chấp đắm về tưởng đối với tâm Bồ-đề. Chấp đắm về thực hành bố thí v́ Bồđề. Chấp đắm về tưởng giữ giới v́ Bồ-đề. Chấp đắm tưởng thực hành Nhẫn nhục. V́ Bồ-đề chấp đắm về tưởng dứt bỏ biếng nhác thực hành Tinh tấn. Chấp đắm về tưởng đối với việc dứt tâm loạn tu tập Thiền định. Chấp đắm về tưởng đối với việc dứt trừ tuệ xấu ác, tu tập Trí tuệ. Chấp đắm đối với những người thân thương yêu mến như cha mẹ, vợ con, gái trai, anh chị em. Chấp đắm về việc muốn thấy những người thân yêu mến. Chấp đắm về việc thích bàn luận. Chấp đắm về việc phân biệt giữa pháp phiền não và pháp giải thoát. Chấp đắm về tham đắm lợi dưỡng. Chấp đắm về nhận thức tại gia, xuất gia. Chấp đắm các pháp hơn thua. Chấp đắm về xa ĺa pháp phàm phu. Chấp đắm về việc duyên theo Phật pháp. Chấp đắm về việc thấy các pháp có trên dưới. Chấp đắm về đầy đủ các tướng phương tiện; chấp đắm về tưởng đối với thế giới của Phật và chúng sinh.
Dứt trừ tất cả mọi thứ chấp đắm của chúng sinh như vậy nên gọi là A-la-hán, cũng không phân biệt chúng sinh này là pháp Niết-bàn, hay chúng sinh này chẳng phải pháp Niết-bàn, chúng sinh này có khả năng tạo ra các pháp, chúng sinh này không có khả năng tạo ra các pháp. Chúng sinh này thực hành Bồ-đề, chúng sinh này chẳng có khả năng thực hành Bồ-đề. Chúng sinh này giữ giới, chúng sinh này phá giới. Chúng sinh này phước nhiều, chúng sinh này phước ít. Không sinh hai kiến chấp như vậy nên gọi là A-la-hán.
Cũng không phân biệt: chúng sinh này là ruộng phước, chúng sinh này chẳng phải là ruộng phước; chúng sinh này tinh tấn, chúng sinh này chẳng tinh tấn; chúng sinh này thấp kém, chúng sinh này thông minh, đây là người nữ, đây là người nam, đây là chẳng phải nam chẳng phải nữ, đây là pháp, đây là phi pháp. Không sinh hai kiến chấp như vậy gọi là A-la-hán.
Cũng không phân biệt: chúng sinh này lui sụt Bồ-đề chúng sinh này không lui sụt Bồ-đề, chúng sinh này tự tại đối với Bồ-đề, chúng sinh này không được tự tại đối với Bồ-đề, chúng sinh này gần gũi Bồ-đề, chúng sinh này xa ĺa Bồ-đề. Phát tâm như vầy: “Ta sẽ đạt đến Bồ-đề, nhập vào Niết-bàn vô dư. Tóm lại, v́ bỏ tất cả các chấp đắm của chúng sinh nên gọi là A-la-hán.”
Này A-nan! Bậc A-la-hán dứt bỏ các chấp đắm của chúng sinh như thế, lại v́ chúng sinh mà nói thật tánh của chúng sinh. V́ nói pháp như thế nên các vị Đại Bồ-tát được gọi là A-la-hán.
Bấy giờ, Đức Thế Tôn muốn lặp lại ý nghĩa vừa nêu nên nói kệ rằng:
Đã bỏ được tất cả
Tất cả các phân biệt
V́ bỏ được phân biệt
Nên gọi A-la-hán.
Dứt được các phiền não
Trói buộc chúng sinh khổ
Đều giúp được giải thoát
Đó gọi A-la-hán.
Xa ĺa có sở tắc
Trụ pháp Vô sở đắc
Biết tất cả pháp không
Đó là A-la-hán.
Đã nhận rõ pháp không
Cũng thông đạt vô tướng
Xa ĺa tất cả tướng
Đó gọi A-la-hán.
Nên hành hạnh tối thắng
Là việc làm các Phật
Độ thoát các chúng sinh
Sinh tử hiểm nạn lớn
Đã ĺa tất cả tướng
Biết lỗi tưởng chúng sinh
V́ bỏ được các tưởng
Đó gọi A-la-hán.
Bỏ các tưởng vô tri
Thông đạt pháp vô tâm
Nhờ đã biết pháp không
Đó gọi A-la-hán.
Nên đạt được Bồ-đề
Chẳng nghĩ bàn của Phật
Nên siêng hành tinh tấn
Đó gọi A-la-hán.
Nên giảng nói các pháp
Thanh tịnh không đùa bỡn
Giúp chúng sinh trụ đạo
Đó gọi A-la-hán.
Nên dùng từ duyên khắp
Giúp chúng sinh an vui
Nhưng chúng sinh không thật
Đó gọi A-la-hán.
Nên giảng nói các pháp
Là bậc nhất trong chúng
Không tưởng pháp, phi pháp
Đó là A-la-hán.
Nên v́ các chúng sinh
Nói Căn, Lực, Giác, Đạo
Chẳng nhiễm đắm pháp này
Đó là A-la-hán.
Nên giúp chúng sinh khác
Tỏ ngộ pháp thanh tịnh
Cũng sinh được Bồ-đề
Đó là A-la-hán.
Chẳng nên sinh tham đắm
Mọi lợi dưỡng ở đời
V́ không tham lợi dưỡng
Đó là A-la-hán.
Nên đến các thế giới
Nghiêm tịnh của các Phật
Nơi các Phật an trụ
Nói pháp cho chúng sinh.
Phải nên phát tâm này
Cầu cõi trang nghiêm này
Phải nên cầu cõi này
Đó là A-la-hán.
Đối dục chẳng đắm nhiễm
Đáng giận cũng chẳng giận
Rõ Bồ-đề b́nh đẳng
Đó là A-la-hán.
Đối trí diệt, trí tập
Thông đạt tướng vắng lặng
V́ được đạo Bồ-đề
Đó gọi A-la-hán.
Đối cõi các chúng sinh
Không dời động chúng sinh
Khiến nhiều ức chúng sinh
Đều trụ đạo Bồ-đề
Chúng sinh và Bồ-đề
Từ không phân biệt sinh
Biết được b́nh đẳng này
Đó gọi A-la-hán.
Trong mọi pháp b́nh đẳng
Pháp này là trên hết
B́nh đẳng và Bồ-đề
Từ không phân biệt sinh.
Biết rồi, giảng người nghe
Mà chẳng hề thêm, bớt
Cũng từ pháp này sinh
Đó là A-la-hán.
Nên v́ chúng sinh này
Nói pháp không âm thanh
Giải thoát nhiều chúng sinh
Mà vẫn luôn bất động.
Chúng sinh không thật có
Và hai bên thường đoạn
V́ trừ các tà kiến
Khiến thoát mọi nỗi khổ.
Chấp các pháp sinh, diệt
Tướng vô vi, vô tác
Các chúng sinh khổ não
Do tưởng mà phân biệt.
Không hủy hoại sắc ấm
Đối thọ ấm cũng vậy
Tưởng, hành cùng với thức
Khiến ĺa các chấp này
Đối pháp phàm phu này
Mà thấy có dời đổi
Trụ Phật pháp, bất trụ
Đều khiến được giải thoát.
Chấp tưởng về các quả
Tưởng Duyên giác cũng thế
Nói pháp cho chúng sinh
Khiến ĺa tưởng chấp Phật.
Chấp đắm tâm Bồ-đề
Chấp về thí cũng thế
Người chấp về giới, nhẫn
Giảng nói pháp không đắm
Chấp thủ tưởng biếng nhác
Phân biệt hành tinh tấn
Tâm định với tâm loạn
Tuệ sai và tuệ đúng
Không phân biệt pháp này
Biết không có các tướng
Phải nên nói như thế
Đó gọi A-la-hán.
Đắm chặt đối ngã tưởng
Thanh văn nhiều phân biệt
V́ dứt bỏ phân biệt
Nên nói pháp cho nghe.
Cha mẹ và vợ con
Vô trí nên tham đắm
Chẳng phải đạo Bồ-đề
Là đi trong sinh tử
Đó là anh em ta
Chị em, tâm thương nhớ
Dứt bỏ tham ái đó
Nên gọi A-la-hán.
Do v́ khéo bàn nói
Tâm kẻ khác dấy vui
Phát tâm vui mạnh mẽ
Ý khởi mong được thấy
Trước sau các người thân
Nếu lúc được gặp gỡ
Xoay vần sinh ái chấp
V́ vô trí điên đảo
Thuộc ma, chẳng tự tại
Xa ĺa các lợi dưỡng
Biết lỗi lầm lợi dưỡng
Nên v́ các chúng sinh
Nói tội lỗi lợi dưỡng.
Đây là pháp phiền não
Đây là pháp giải thoát
Chẳng chấp hai chấp này
Đó là A-la-hán.
Tham đắm các lợi dưỡng
Không thể tự hiểu biết
Dứt bỏ chấp đắm kia
Đó gọi A-la-hán.
Đây là pháp tại gia
Đây là pháp xuất gia
Phàm phu sinh phân biệt
Nên cởi bỏ chấp kia
Đối với tất cả pháp
Mà thấy có thấp, cao
Chấp là khí, chẳng khí
Nên cởi bỏ chấp ấy.
Xa ĺa pháp phàm phu
Mà duyên theo Phật pháp
Nên nói pháp họ nghe
Ĺa chấp được, chẳng được
Pháp lớn nhỏ chẳng bền
Người như thế rất nhiều
Nên cởi mở cho họ
Chúng sinh tướng như thế
Sinh ra các tướng tốt
Việc ấy cũng rất nhiều
Chỉ có người nhu hòa
Dứt bỏ được tưởng kia
Thế giới mầu các Phật
Sinh khởi tâm tu tịnh
Chấp tưởng thế giới ấy
Phải nên dứt bỏ hết.
Niết-bàn, chẳng Niết-bàn
Sinh ra, chẳng thể sinh
Đây hành đạo Bồ-đề
Đấy chẳng cầu Bồ-đề.
Giới tốt và giới xấu
Có phước và không phước
Mọi chúng sinh ngu, trí
Sinh ra các thứ tưởng
Các chúng sinh như thế
Thường có rất nhiều tưởng
V́ dứt bỏ tưởng này
Nên nói pháp họ nghe
Đó là ruộng phước tốt
Đây chẳng phải ruộng phước
Phân biệt pháp ngu, trí
Việc ấy cũng rất nhiều.
Chấp thủ tưởng về nữ
Nên cũng phân biệt nam
Là Thánh, là chẳng Thánh
Phân biệt sinh nhị kiến
Chúng sinh không tâm tuệ
Sinh khởi hai kiến này
Lại chấp trước vào đó
Người chấp hai kiến này
Nên phải mau dứt bỏ.
Thoái chuyển, không thoái chuyển
Hữu ký và vô ký
Đó gần với Bồ-đề
Đó chẳng gần Bồ-đề
Đạt đến nẻo Bồ-đề
Rốt ráo nhập Niết-bàn
Hành các tướng như thế
Phân biệt đối Niết-bàn.
Chỉ có người nhu hòa
Dứt bỏ tưởng chúng sinh
Đó gọi A-la-hán.
Cũng gọi bậc trừ tưởng
Đó là pháp Bồ-tát
Thuyết gọi A-la-hán
Nếu thấy bản duyên này
Biết là A-la-hán.
Như thế, này A-nan! Như Lai Đẳng Chánh Giác dùng năng lực phương tiện v́ hàng Thanh văn mà nói các Đại Bồ-tát là A-la-hán.
Lại nữa, này A-nan! V́ sao Như Lai nói các Đại Bồ-tát đều là Thanh văn?
A-nan nên biết! Các Đại Bồ-tát dùng âm thanh pháp Phật, dùng âm thanh pháp chẳng thể nghĩ bàn, dùng âm thanh pháp vắng lặng Bồ-đề, dùng âm thanh pháp không đùa bỡn, dùng âm thanh pháp thanh tịnh vô cấu, khiến cho vô lượng, vô biên không thể tính kể chúng sinh đều được nghe, nên gọi là Thanh văn, lại dùng âm thanh pháp Niết-bàn an vui không ǵ sánh bằng, âm thanh pháp Niệm xứ, Chánh cần, Thần túc, Căn lực, Giác, Đạo... khiến cho nhiều chúng sinh mau siêng năng cần cầu, nên gọi là Thanh văn. Nói thân này là không, chẳng phải pháp bền chắc, bền chắc không thật có, kẻ phàm phu si mê căn trí thấp kém nên tham đắm thân này, v́ họ mà nói âm thanh giải thoát.
Lại nói về cái mà nhãn nhập thấy đều là luống dối, ứng theo mắt của sinh Phật, mắt pháp chẳng thể suy nghĩ bàn luận, dùng mắt Phật khiến cho nhiều chúng sinh không có âm thanh mê lầm.
Lại nói âm thanh các pháp không có tướng sinh, nên gọi là Thanh văn.
Lại nói âm thanh được dụ như tiếng vang, chẳng nên đối với âm thanh mà sinh đắm nhiễm, không có người nghe, cũng không có người nói. Đối với mùi không có ý tưởng về ngửi, không có người ngửi mùi. Như người trong mộng thấy ḿnh ngửi nhiều mùi hương, nhưng thật ra không có mùi hương, cũng chẳng có người ngửi mùi hương, v́ điên đảo nên nghĩ là có ngửi mùi, mùi hương này cũng như việc trong mộng, không đáng tin, cũng không bền chắc. Âm thanh để nói pháp này gọi là Thanh văn.
Lại nói thiệt nhập cũng như cục thịt, không biết được về vị. Cục thịt này giống như chùm bọt nước không có thực. Tưởng về vị như thế không thể suy nghĩ bàn luận cảnh giới của vị là vô tâm, ĺa các tâm pháp không nên sinh tâm, biết tâm là tướng không trụ. Âm thanh nói pháp như vậy khiến chúng sinh nghe, gọi là Thanh văn.
Lại đối với pháp này biểu hiện rõ ràng, âm thanh thấy như thế nào th́ có khả năng giảng nói.
Lại nói thân này là không, vô tướng, vô tánh, do vô tướng cho nên không sinh, cũng không có pháp sinh ra. V́ nhiều chúng sinh mà nói tiếng pháp Bồ-đề này gọi là Thanh văn.
Lại nói ý nhập là không, không thật có, cũng không tự tánh, giống như cảnh huyễn, chẳng sinh chẳng diệt. Nói ra pháp thanh ấy gọi là Thanh văn.
Lại nói pháp thí chẳng thể suy nghĩ bàn luận, pháp này có công năng chứng được Bồ-đề, Bồ-đề không thể suy nghĩ bàn luận, Pháp thí cũng không thể suy nghĩ luận bàn. V́ sao? V́ như hạt giống, quả trái cũng như thế, trong đó không có quả, chỉ dùng âm thanh mà nói có quả.
Lại nói về thí tài thấp hèn, thí pháp cao thượng dứt bỏ tâm keo lận, không hề phân biệt, không sinh ý tưởng về bố thí. Giống như nhà ảo thuật đối với vật huyễn hóa ra không có phân biệt. Như vậy, v́ không có tâm phân biệt mà thực hành bố thí có công năng sinh ra Bồ-đề.
Thuyết giảng về pháp thanh như vậy gọi là Thanh văn. Pháp thanh ấy ĺa tất cả lời nói, dứt hẳn các phiền não, vượt qua mọi lời nói, ĺa các đắm nhiễm, dùng âm thanh ấy v́ các chúng sinh giảng nói Phật pháp. V́ sao? V́ đó là âm thanh trên hết trong tất cả các thứ âm thanh nên dùng âm thanh này để giảng nói Phật pháp. Âm thanh ấy không thể phá hoại, cũng không hề nương tựa, v́ được sinh ra từ không hai, không khác. Như chỗ sinh ra mà nói Phật pháp không hai không khác. Cho nên A-nan! Các vị Đại Bồ-tát dùng pháp thanh như thế khiến cho các chúng sinh nghe gọi là Thanh văn.
Bấy giờ, Đức Thế Tôn muốn lặp lại ý nghĩa vừa nêu nên nói kệ rằng:
Dùng âm thanh của Phật
Trên hết, chẳng nghĩ bàn
Khiến nhiều chúng sinh nghe
Bồ-tát là Thanh văn
Nên v́ nhiều chúng sinh
Nói Bồ-đề vắng lặng
Thanh tịnh không đùa bỡn
Đó gọi là Thanh văn.
Giảng nói Niết-bàn vui
Vui ấy không ǵ sánh
Cũng nói tướng vắng lặng
Đó gọi là Thanh văn.
Giảng Niệm xứ, Chánh cần
Căn, Lực và Giác, Đạo
Mau sinh ra pháp này
Đó gọi là Thanh văn
Nói thân này là không
Chẳng thể nào bền chắc
V́ những kẻ phàm ngu
Nói rõ tướng thân này,
Lại nói về nhãn nhập
Thấy ǵ đều luống dối
Các chúng sinh vô trí
Thấy ǵ cũng đắm nhiễm.
Nên sinh khởi mắt Phật
Mắt b́nh đẳng khó lường
Đối với pháp vô sinh
Cũng chẳng sinh mê đắm
Như âm thanh tiếng vang
Biết tai cũng như vậy
Trong đó, không người nghe
Cũng lại không người nói.
Do dứt mọi tướng ấy
Không người nghe, người nói
Chẳng nên sinh đắm nhiễm
Chỉ bày các chúng sinh
Đó gọi là Thanh văn.
Như người đang nằm mộng
Mũi ngửi các mùi hương
Chỉ do điên đảo sinh
Kỳ thực chẳng thật có
Nên biết mũi như thế
Không thể ngửi huơng kia
V́ chúng sinh điên đảo
Bồ-tát nói như thế
Nói thiệt là không, vô
Cục thịt chẳng biết vị
Nếu thịt mà biết vị
Th́ tay đụng nên biết.
Giảng nói về tưởng ấy
Tưởng vị nhiều lỗi lầm
Nên biết cảnh giới vị
Là chẳng thể nghĩ bàn
Bồ-tát chẳng nương tựa
Mà hiện thấy rõ ràng
Giảng nói pháp hiện thấy
Đó gọi là Thanh văn.
Giảng về thân như vậy
Là không, không tánh tướng
V́ không, không tánh tướng
Không sinh, không pháp sinh
Bồ-đề cũng như thế
Không sinh, không pháp sinh
V́ nhiều chúng sinh nói
Nên gọi là Thanh văn.
Nói tánh tướng ý nhập
Kỳ thật không thật có
Nói pháp không thật có
Nên gọi là Thanh văn.
Giảng nói pháp bố thí
Pháp thí khó nghĩ bàn
Thí này sẽ sinh ra
Bồ-đề Phật vô thượng.
Thí tài là thấp kém
Pháp thí là cao thượng
Dứt bỏ tâm keo lận
Đạt đến quả Bồ-đề.
Ĺa âm thanh nói năng
Dứt các thanh phiền não
Ĺa các thanh đắm nhiễm
Thanh không nhơ, thanh tịnh.
Thanh nhiệm mầu trên hết
Tánh thanh ấy vắng lặng
Dùng thanh vắng lặng này
Nói pháp Phật khó nghĩ
Thanh này chẳng thể hoại
Cũng không chỗ nương tựa
Nói không hai không khác
Nên gọi là Thanh văn.
Dùng âm thanh như thế
Giảng pháp các Phật nói
Tùy âm thanh mà nói
Mà cầu đạo Bồ-đề.
Thường giảng nói người nghe
Nghiêm tịnh thế giới
Phật Bậc Đạo Sư vô thượng
Nơi các Phật an trụ.
Nói cõi tam thiên này
Như hư không mà trụ
Các chúng sinh như không
Đều đồng tướng Niết-bàn.
Nói ra bốn mươi bốn
Khiến chúng sinh khác nhau
Thảy đều như hư không
Không nghĩ, không phân biệt.
Cõi này cũng như vậy
Chớ nghĩ là bền chắc
Trong đó, không sinh tử
Không phiền não để dứt.
Trong sinh, không pháp sinh
Cũng không có chúng sinh
V́ đều là vắng lặng
Nên không người sinh ra
Thường nói chúng sinh nghe
Đêm ngày không đoạn dứt
Mà không dấy niệm này:
“Ta v́ chúng sinh nói.”
Thanh văn biết như vậy
Cũng v́ chúng sinh nói
Không nghe, không người nghe
Đó gọi là Thanh văn.
Tâm ý luôn mạnh mẽ
Giảng nói pháp trên hết
Nếu biết rõ pháp này
Cũng biết các pháp như.
Thanh văn nói như vậy
Không nhiễm, không hữu lậu
Cũng v́ nhiều chúng sinh
Nói pháp không đắm nhiễm
Nếu biết pháp dứt nhiễm
Thanh tịnh, không đùa bỡn
Ở trong pháp các Phật
Muốn thấy không thấy được
Pháp do các Phật nói
Xa th́ không thấy được
Gần cũng lại không có
Mà người lại thấy được.
Thanh văn nói pháp này
Khiến nhiều chúng sinh tin
An trụ trong pháp này
Nên gọi là Thanh văn.
A-nan do lẽ ấy
Ta nói là Thanh văn
Nên biết Thanh văn đó
Là Bồ-tát không nương.
Cho nên, này A-nan! Như Lai Đẳng Chánh Giác dùng năng lực phương tiện v́ hàng Thanh văn nói các Đại Bồ-tát được gọi là Thanh văn.
Lại nữa, này A-nan! V́ sao Như Lai nói các Đại Bồ-tát là Bíchchi-phật?
A-nan nên biết! Đại Bồ-tát đối với tất cả pháp đều hiện thấy rõ ràng, v́ hiện thấy rõ ràng nên biết được pháp Phật. Đối với các pháp không thêm không bớt, tỏ ngộ tất cả pháp không có thêm bớt. Hiện thấy rõ ràng các pháp được gọi là Bích-chi-phật. Tức là tỏ ngộ tất cả các pháp không thể nghĩ bàn, tỏ ngộ tất cả chúng sinh đều đồng với Niết-bàn, đều không thật có, chẳng sinh chẳng diệt, v́ chẳng sinh chẳng diệt nên đó chính là cảnh giới thật, cảnh giới Niết-bàn, cảnh giới chúng sinh, tất cả các pháp không thật có cảnh giới, tuy gọi là cảnh giới nhưng không thể nói về cảnh giới, không dựa vào lời nói, không thể dùng lời nói để diễn đạt. V́ sao? V́ lời nói là không, không được tự tại. Lời nói không thể biết cảnh giới chúng sinh và cảnh giới của các pháp, hiện thấy rõ ràng, tỏ ngộ cảnh giới này gọi là Bích-chi-phật.
Hiện thấy sắc ấm, v́ dùng lời nói nên gọi là sắc ấm. Mà sắc ấm này vốn không có nói năng, v́ ĺa nói năng nên chỉ dùng lời nói để gọi là sắc ấm, trong đó không có ngã và cái của ngã. V́ sao? V́ lời nói và người nói, cả hai đều không, không được tự tại, chẳng sinh chẳng diệt.
Lời nói là vô tri th́ làm sao có thể nói đây là sắc ấm, thọ, tưởng, hành, thức ấm? Cũng nên hiện thấy rõ ràng như vậy.
Hiện thấy về thức ấm, v́ dùng lời nói nên gọi là thức ấm, nhưng thức ấm này không có nói năng, v́ ĺa nói năng nên, chỉ dùng lời nói mà gọi là thức ấm, trong đó ngã và cái của ngã đều không có. V́ sao? V́ lời nói và người nói cả hai đều không, không được tự tại, chẳng sinh chẳng diệt, lời nói là vô tri th́ làm sao có thể nói đây là thức ấm?
Đối với năm ấm này, lời nói các duyên đều hiện thấy rõ ràng gọi là Bích-chi-phật. V́ sao? V́ ấm, lời nói, các duyên này th́ duyên này vô duyên, chẳng phải duyên ấy có thể biết được.
Này A-nan! Các Đại Bồ-tát này gọi là Bích-chi-phật.
Bấy giờ, Đức Thế Tôn muốn lặp lại ý nghĩa vừa nêu nên nói kệ rằng:
Hiện thấy tất cả pháp
Biết pháp Phật cũng thế
Dứt tranh, chẳng thể hoại
Rốt ráo không có tướng.
Hiện thấy tất cả pháp
Tánh, tướng thảy đều không
Nếu biết tánh, tướng ấy
Rốt ráo không thật có
Đã được nhận thức ấy
Không khác với pháp ấy
Đó gọi là Chánh giác
Bích-chi-phật khó lường.
Chúng sinh như Niết-bàn
Khởi đầu không thật có
Chỗ vô thủy vô chung
Đó gọi cảnh giới thật
Chúng sinh như Niết-bàn
Rốt ráo là không sinh
Nếu pháp không có sinh
Gọi đó là Niết-bàn.
Chúng sinh như Niết-bàn
Cũng có các chiếu dụng
Chiếu dụng không có ngã
Nên gọi là Niết-bàn
Chúng sinh như Niết-bàn
Đặt ra nhiều tên gọi
Không sinh cũng không diệt
Dùng lời nói diễn đạt.
Tánh lời nói là không
Lời nói không biết ǵ
V́ không biết ǵ nên
Chúng sinh là Niết-bàn.
Lời nói không tự tại
Vô ngã, không có tâm
Do ngôn thuyết vô tánh
Rốt ráo không thật có.
Lời nói không mé nương
Cũng lại không chỗ trụ
Điều lời nói tŕnh bày
Khó nghĩ cõi chúng sinh
Cõi chúng sinh, Niết-bàn
Chẳng nghĩ bàn cõi thật
An ổn, không đùa bỡn
Chỗ nương tựa trên hết.
Giống như cảnh điện chớp
Chính là cõi chúng sinh
Không duyên, không nơi chốn
Cõi thật chẳng nghĩ bàn.
Ranh giới tất cả pháp
Không có các tên gọi
Dùng tên gọi để gọi
Chốn ấy không thật có.
Cõi thật không thể gọi
Cũng không thể biết được
Cõi chúng sinh vô ngã
Nên biết cõi ấy không.
Lời nói không chốn nương
Lời nói không chỗ nêu
Nếu biết được điều ấy
Không có cõi chúng sinh
Lời chẳng tự tại, không
Lời chẳng biết các cõi
Lời được người nói ra
Khó nghĩ cõi chúng sinh.
Các cõi như vậy thảy
Thông tỏ thảy như như
Tự nhiên biết rõ được
Đó gọi là Chánh giác
Bích-chi-phật khó lường.
Hiện thấy về năm ấm
Dùng tên gọi để gọi
Ấm này không nói năng
V́ thường ĺa lời nói
Xa ĺa sự hiểu biết
Hiểu biết là tính lường
Bỏ được hiểu biết này
Là không có chỗ trụ.
Cái gọi là sắc ấm
Sắc ấm không có ngã
Lời chẳng tự tại, không
Rốt ráo chẳng sinh diệt.
Tánh lời nói đã nói
Rốt ráo không thật có
V́ không thật có nên
Gọi tên là sắc ấm.
Thọ, tưởng cũng như vậy
Hành, thức cũng như thế
V́ không có, lời nói
Gọi tên là năm ấm.
Ấm này chẳng thể nói
Cũng lại chẳng thể đoạn
Chẳng sinh cũng chẳng diệt
Không chỗ, chẳng vô thường.
Chẳng phiền não, giải thoát
Chẳng báo, cũng chẳng nghiệp
Chẳng giữ cũng chẳng bỏ
Chẳng đùa bỡn, vắng lặng.
Cũng chẳng Xa-ma-tha
Chẳng Tỳ-bà-xa-na
Chẳng ham nhiều, biết đủ
Chẳng tinh tấn, biếng nhác.
Chẳng động cũng chẳng hối
Cũng không có thêm, bớt
Không được pháp sinh ra
Có thể dùng làm giới
Không tu, không phân biệt
Giảng nói không phân biệt
Không sợ, không tranh chấp
Không buộc, cũng không mở.
Do đó vào lời nói
Lời nói không chỗ nhập
Lời nói và nói pháp
Không lời nói mà nói.
Tự ḿnh hiện thấy được
Nói pháp vô cùng tận
Nương pháp chánh định ấy
Chẳng đắm mọi lời nói.
Có trí hiện thấy này
Biết lời nói b́nh đẳng
Như nói năng các pháp
Dùng không lời để nói
Đã được hiện thấy này
Nên đạt được tự tại
Không còn theo người khác
Đó gọi là Chánh giác
Bích-chi-phật khó nghĩ.
Lại nữa, này A-nan! Các Đại Bồ-tát hiện thấy vô minh và vô minh hành, không dấy tưởng chấp, biết tự tánh của thức, biết tự tánh của danh sắc, biết tự tánh của lục nhập, biết tự tánh của xúc, biết tự tánh của thọ, biết tự tánh của ái, biết tự tánh của thủ, biết tự tánh của hữu, biết tự tánh của sinh, biết tự tánh của già chết. Đối với các pháp này hiện thấy rõ ràng gọi là Bích-chi-phật.
Lúc này, Thế Tôn muốn lặp lại ý nghĩa vừa nêu nên nói bài kệ sau đây:
Nhận thức về vô minh
Rốt ráo chẳng hề sinh
Như bóng dưới đáy nước
Đầu, cuối không thật có
Thấy rõ tất cả pháp
Không có tướng dao động
Nếu thấy pháp như vậy
Nên gọi là thông sáng.
Tánh sáng như hư không
Tất cả pháp đều thế
Nếu nhận thức được vậy
Đó gọi Bích-chi-phật.
Như nói hành thân này
Là không ở bên trong
Cũng không ở bên ngoài
Hành thân này không sinh.
Hành thân như cây chuối.
Rốt ráo không bền chắc
Chẳng sinh cũng chẳng diệt
Tánh ấy như hư không.
Các Bồ-tát không sợ
Nếu được nhận thức ấy
Đó gọi là Chánh giác
Bích-chi-phật khó lường.
Biết rõ tất cả pháp
Tánh chất là như huyễn
Cũng tin hiểu sâu xa
Biết tánh không thật có.
Quán sát thức như vậy
Mọi tạo tác đều vọng
Do rõ được như thế
Biết tánh thức là không.
Đã biết trí, chẳng trí
Tất cả chỗ không nhiễm
Nếu biết pháp như vậy
Nên thức đồng với huyễn.
Như nói các danh sắc
Vô thọ, không thể nói
Biết rõ tánh, tướng ấy
Rốt ráo không thật có
Nói được tánh các nhập
Mà không có tướng chấp
Biết nhập được như vậy
V́ đó là tánh không.
Tánh xúc đâu cũng có
Có mặt trong các nhập
Khi quán sát lúc này
Như huyễn, không thật có.
Tánh xúc vốn tự không
V́ phân biệt nên biết
Nhưng tánh các xúc này
Chỗ trụ không nơi chốn.
Nếu hiện thấy được xúc
Người trí xa ĺa được
Có tuệ xa ĺa xúc
Đó gọi Bích-chi-phật.
Biết tướng thọ là không
Thọ cũng không tự tánh
Như bọt không bền chắc
Rốt ráo không thật có
Đã đoạn tất cả ái
Thông đạt pháp vô ái
Đã đến chỗ ái hết
Đó gọi Bích-chi-phật.
Biết thủ không chỗ thủ
Cũng biết thủ là không
Chẳng sinh, không thật có
Như trời nóng lửa nóng
Xưa nay các tưởng hữu
Và vốn có tưởng sinh
Nếu rõ tánh tưởng này
Rốt ráo không thật có.
Đã ĺa tất cả già
Th́ không còn phải chết
Ở mọi nơi mọi chốn
Không còn thọ thân nữa.
Đã được nhận thức ấy
Nên không có chỗ nương
Gọi là Bích-chi-phật
Giảng nói các Bồ-tát.
Như thế, này A-nan! Như Lai Đẳng Chánh Giác dùng năng lực phương tiện v́ hàng Thanh văn nói các Đại Bồ-tát được gọi là Bíchchi-phật.
Như thế, này A-nan! Các Đức Phật Như Lai nói các Đại Bồ-tát được gọi là Kiên tín, Kiên pháp, tám bậc, Tu-đà-hoàn, Tư-đà-hàm, A-na-hàm, A-la-hán, Thanh văn, Bích-chi-phật.
Bấy giờ, Tôn giả A-nan nói kệ rằng:
Bậc Đạo Sư tự tại
Chẳng thể nói mà nói
Trong không trung tạo buộc
Cũng trong không mà mở.
Phật có phương tiện lớn
Giảng nói pháp không đắm
Đối pháp không thể nói
Mà phân biệt giảng nói.
KINH PHẬT THUYẾT QUẢNG BÁC NGHIÊM TỊNH BẤT THOÁICHUYỂN LUÂN
<<-- --ĐẦU TRANG-- -->>
|