佛山* Buddha Mountain * Phật Sơn

Calgary Alberta Canada

[中文ENGLISH]

[ TRANG CHỦ KINH ĐIỂN | ĐẠI TẠNG KINH | THẦN CHÚ | HÌNH ẢNH | LIÊN LẠC ]

Số 1585  Trọn bộ 10 Quyển

Quyển 1  Quyển 2  Quyển 3  Quyển 4  Quyển 5  Quyển 6  Quyển 7  Quyển 8  Quyển 9  Quyển 10

Thành Duy Thức Luận

Hán dịch: Tam Tạng Pháp Sư Huyền Trang
Việt dịch: Ḥa Thượng Thích Thiện Siêu
  Mùa An cư P.L. 2539 – 1995

-o0o-

QUYỂN 6

XI.  THỨC BIẾN HIỆN THỨ BA ( tiếp theo phần 1)

Đă nói hai tâm sở Biến hành và Biệt cảnh, c̣n tâm sở Thiện tướng nó như thế nào?

tụng rằng:

Thiện là tín, tàm, quư,

Ba thiện căn: không tham v.v...

Cần, an, bất phóng dật,

Hành xả và bất hại.

Luận rằng: Thức Liễu biệt cảnh chỉ cùng khởi với tâm sở Thiện, nên gọi là Thiện tâm sở. Đó là tín, tàm v.v... mười một thứ.

Tín là thế nào? Tánh của ḷng tin là tâm thanh tịnh, nhẫn chịu sâu sắc đối với Thật, vui thích sâu sắc đối với Đức, ưa muốn (hy vọng) sau sắc đối với Năng Nghiệp của tín là đối trị tâm không tin, vui thích cầu các việc lành.

Nhưng Tín sai khác nhau lược có ba thứ:

1. Tin Thật có – Là đối với thật sự (tục đế) thật lư (chơn đế) của các các pháp, tin sâu sắc là thật có mà tùy thuận nhẫn chịu theo.

2. Tin có Đức – Là đối với Tam Bảo đầy đủ chơn tịnh đức, tin sâu sắc mà vui thích theo.

3. Tin có Năng – Là đối với tất cả điều thiện của thế và xuất thế gian, tin sâu sắc nó có năng lực, và ḿnh có năng lực thực hành theo là có thể được quả báo vui và sẽ chứng thành Thánh đạo, mà khởi tâm hy vọng, mong muốn.

Do đó Tín nhằm đối trị không tin nơi Thật, Đức, Năng kia, đồng thời ưa thích chứng tu điều thiện của thế và xuất thế gian.

Hỏi: - "Nhẫn chịu" tức là "Thắng giải" (trong Biệt cảnh ), đó chính là nhân của Tín. "Vui thích, ưa muốn" tức là "Dục" (trong Biệt cảnh), đó chính là quả của Tín. Vậy chưa xác định tự tướng của Tín là thế nào!

Đáp: - Há không vừa nói Tín lấy tâm thanh tịnh làm tự tánh đó sao?

Hỏi: - Đây c̣n chưa rơ nghĩa chữ "tâm thanh tịnh" kia.

Nếu tịnh tức là Tâm (Tâm vương) th́ tín không phải là Tâm sở (làm sao gọi là tâm sở Tín?). C̣n nếu nói làm cho Tâm vương được tịnh mà gọi là Tín tâm sở, th́ Tín đó có khác ǵ tâm sở Tàm, Quư (cũng làm cho tâm thanh tịnh )? Nếu nói có pháp tịnh cùng khởi với tâm, mà gọi là tâm tịnh, th́ cũng nạn vấn như thế.

Đáp: - Tánh của Tín là lặng trong, có  khả năng làm tịnh được Tâm, Tâm sở. Nhưng v́ Tâm vương thắng hơn Tâm sở nên chỉ nói "tâm tịnh". (chứ không nói Tâm sở tịnh). Ví như hạt ngọc thanh thủy tánh nó vốn trong lại có  khả năng làm trong nước đục. Tàm, Quư v.v... tuy thiện nhưng không phải tánh vốn thanh tịnh; c̣n tâm sở Tín th́ tánh vốn thanh tịnh, nên không có lỗi xen lạm với Tàm, Quư v.v...

Lại các pháp ô nhiễm đều có tướng riêng, nhưng chỉ có tâm bất tín là có tự tướng hỗn trược, lại làm hỗn trược các Tâm, Tâm sở khác. Như vậy rất nhớp, tự nhớp lại làm nhớp cái khác. Tín ngược với Bất tín, Tín lấy tịnh làm tướng.

- Có ư kiến cho rằng Tín lấy ưa vui làm tướng. Nói vậy th́ có thể thông cả ba tánh, tức Tín thông tánh thiện, ưa thông tánh nhiễm, vui thông vô kư. Và đă thông ba tánh th́ thể nó chính là dục trong Biệt cảnh (c̣n Tín chỉ thông tánh thiện). Lại có thể Khổ Tập đế, không phải là sở duyên của Tín.

- Có người cho Tín lấy sự tùy thuận làm tướng. – Nói vậy th́ Tín nên thông ba tánh, mà thông ba tánh th́ chính là thắng giải và dục (chứ không phải Tín). V́ nếu ấn thuận tức là thắng giải trong Biệt cảnh. Nếu thuận vui tức là dục trong Biệt cảnh, ĺa hai thể này th́ không có tướng tùy thuận.

- Do đó nên biết, tâm tịnh là Tín.

Tàm là thế nào? Là tính biết hỗ với ḿnh, do dựa vào sức ḿnh và giáo pháp đă học mà sùng trọng hiền thiện, nó có nghiệp dụng đối trị tâm không biết hỗ, và ngưng dứt ác hành. Nghĩa là dựa nơi chính bản thân và giáo pháp ḿnh mà biết tôn quư, tăng thượng (mạnh mẽ) đối với bản thân và giáo pháp, do đó sùng trọng người hiền việc thiện, xấu hỗ tội ác không dám làm nữa, đối trị tâm không biết hỗ, dứt các ác hành.

Qúy là thế nào? Là tính biết thẹn với người, dựa vào sức thế gian mà khinh khi chống cự điều bạo ác, nó có nghiệp dụng đối trị tâm không biết thẹn, ngưng dứt ác hành. Nghĩa là dựa nơi sự sự chê bai, khinh khi chống cự bạo ác của thế gian mà biết thẹn, nó có công dụng đối trị tâm không biết thẹn, ngưng dứt nghiệp ác.

Hỗ và thẹn tội lỗi, hai tướng thông nhau của hai pháp Tàm và Qúy. Cho nên Thánh giáo giả nói là tự thể. Nếu chấp hỗ và thẹn hai tướng khác nhau th́ Tàm và Qúy chỉ có một thể, hai pháp một thể th́ quyết không tương ưng nhau, v́ không có hai thể thọ và hai thể tưởng mà có nghĩa cùng tương ưng nhau được. Nếu đợi có tướng tự lực ḿnh và tha lực thế gian mới có hai Tàm và Quư riêng, th́ Tàm và Quư không phải thật có, bèn trái với Thánh giáo. Nếu chấp nhận Tàm và Qúy có thật nhưng khởi riêng th́ trái với luận nói mười thứ biến khắp thiện tâm (Luận nói mười một Thiện tâm sở, trong đó khinh an không biến khắp các thiện tâm, c̣n mười thứ kia trong đó gồm Tàm và Quư, biến khắp các thiện tâm. Nếu cho Tàm và Quư là một, th́ c̣n lại chín thứ biến khắp sao?). Sùng trọng và khinh khi chống cự, nếu hai tướng ấy khác nhau thời sở duyên của nó phải khác, có thể không cùng sanh. Nói hỗ và thẹn cùng sanh hay khác sanh đều có lỗi giống nhau, tại sao lại quở trách thiên lệch về lỗi khác sanh?

- Luận chủ: - Ai nói hai pháp có cảnh sở duyên khác nhau?

- Người khác nói: - Không vậy, th́ như thế nào?

- Khi Thiện tâm khởi lên, tùy duyên cảnh thiện hoặc ác đều có sự sùng trọng người thiện việc thiện và khinh cự người ác việc ác. Cho nên biết Tàm và Quư đều biến khắp thiện tâm, sở duyên đồng nhau.

- Đâu phải tôi đă không nói đến nghĩa Tàm và Quư hai tướng thông nhau?

- Chấp Tàm và Quư tự tướng đă đồng như ông, lẽ ǵ có thể ngăn sự thiết nạn trước đó cho có mười thứ biến khắp thiện tâm.

Nhưng Thánh giáo nói: "Nh́n vào tự, tha đối đăi". Việc nơi ḿnh gọi là tự, thế gian gọi là tha. Hoặc trong đó sùng thiện đối với ḿnh có ích gọi là tự, chống ác đối với ḿnh không tổn gọi là tha.

Vô tham thảy là chỉ cho vô sân, vô si, ba thứ này gọi là gốc thiện (thiện căn) v́ nó có  khả năng sanh thiện mạnh hơn cả và v́ gần nhất th́ nó đối trị ba căn bất thiện.

Vô tham là thế nào? Là tính không tham đắm vào ba cơi (Hữu) và các hữu cụ của ba cơi, công dụng của nó là đối trị tâm tham đắm, ưa làm điều thiện.

Vô sân là thế nào? Là tánh không sân hận đối với khổ và nghiệp nhân của khổ (khổ, khổ cụ), công dụng của nó là đối trị sân hận, ưa làm thiện.

Khi thiện tâm khởi lên hễ duyên theo cảnh ǵ đều không tham đắm, không sân hận đối với hữu hữu cụ, khổ khổ cụ. Hai thiện căn vô tham vô sân này chỉ quán sát nơi hữu và khổ để lập, chứ không phải đợi khi duyên đến hữu và khổ mới lập; cũng như Tàm và Quư trước đây, là do quán sát theo cảnh thiện ác mà lập (tức quán sát sự sùng thiện mà lập Tàm, quán nơi sự khinh ác mà lập Quư). Cho nên hai thứ Tâm sở này đều biến khắp thiện tâm.

Vô si là thế nào? – Là tánh minh giải đối với các sự lư. Nó có công dụng đối trị ngu si, ưa làm lành.

- Có ư kiến cho rằng "tuệ" là tánh của Vô si (dựa tuệ mà giả lập ra Vô si). Tập Luận nói Vô si lấy sự quyết trạch của báo, giáo, chứng, trí, làm thể, v́ các tuệ do sanh đắc (báo) do nghe (giáo), do suy nghĩ (chứng) và do tu (trí), thứ lớp như thế đều có tánh quyết trạch (tuệ). Vô si tuy là tuệ nhưng để hiển thị nó có công năng thù thắng hơn tuệ, (Vô si là thuần thiện, chứ tuệ thông cả thiện và nhiễm) cũng như ác kiến trong năm căn bản phiền năo (ác kiến thuần ác, chứ tuệ th́ thông cả ác, thiện), cho nên nói riêng ra.

- Có ư kiến cho rằng Vô si không phải chính là tuệ, mà nó có tự tánh riêng, v́ nó chính thức đối trị vô minh, cũng như vô tham, vô sân, nhiếp về ba thiện căn. V́ luận Du già nói: "Tâm đại bi nhiếp về vô sân, Vô si chứ không phải nhiếp về tuệ căn (trong hai mươi hai căn)". Nếu Vô si lấy tuệ làm tánh, th́ tâm đại bi cũng như mười lực, bốn vô úy, nên nhiếp về tuệ căn (trong hai mươi hai căn).

Lại nếu Vô si không  có tánh riêng th́ như tâm bất hại, (lấy Vô sân làm thể) không có thật vậy, bèn trái với Luận nói: "Trong mười một thiện, ba thứ không phóng dật, xả, bất hại chỉ có trong thế tục, các thứ c̣n lại (trong đó có Vô si) đều là thật có".

Nhưng Tập Luận nói Vô si lấy tuệ làm thể, là nêu tính nhân quả của ba tuệ để hiển thị tánh minh giải của nó. Cũng như lấy nhẫn và lạc để biểu thị tự thể của Tín. Lư phải như vậy.

V́ tham, sân, si là chính phiền năo tương ưng sáu thức, nó khởi ác mạnh hơn cả, nên lập tên nó là ba thứ bất thiện căn. Dứt nó phải do sự đối trị chung và riêng, chung đối trị chỉ là do thiện tuệ, riêng đối trị chính là do ba thiện căn. Do đó nên phải có riêng Vô si.

Cần tức là tinh tấn, có tánh Dơng Hăn trong việc tu thiện đoạn ác, và có nghiệp dụng đối trị giải đăi, dầy đủ việc thiện. Dơng là biểu thị thắng tấn, không phải như các pháp nhiễm; Hăn là biểu thị tinh thuần, không phải như tịnh vô kư (vô phú vô kư). Tức khi hiển thị tinh tấn nó chỉ nhiếp vào tánh thiện.

Tướng sai biệt của tinh tấn có năm, là : Bị giáp, gia hành, vô hạ, vô thối, vô túc. Chính khi nói có thể có dơng, có cần, kiên mănh, và không bỏ cái ách thiện, theo thứ lớp nên biết.

Năm tướng này sai khác nhau, tướng sơ phát tâm (bị giáp, có thế) tự phần tu hành thắng tấn (gia hạnh, có dơng). Trong tự phần tu hành có ba bậc thượng, trung, hạ (vô hạ, vô thối, vô túc), đó là năm. Hoặc tướng sơ phát tâm và bốn tướng tu sai khác là trường thời tu, vô gián tu, ân trọng tu, vô dư tu là năm. Hoặc có năm đạo sai khác là tư lương, gia hạnh, kiến đạo, tu đạo, vô học đạo.

Hoặc Nhị thừa cứu kính vô học đạo có tâm ham thích đại Bồ đề, hoặc chư Phật ở cứu kính đạo mà ưa làm lợi ích hóa tha, hoặc hai địa vị gia hạnh là vô gián và giải thoát có sự thắng tấn khác nhau, đều gọi là Cần.

An là khinh an, có tánh kham nhậm, xa ĺa thô trọng là khinh, điều sướng thân tâm là an; và có công dụng đối trị hôn trầm, khiến thân tâm được chuyển thành an vui. Nghĩa là nó dẹp trừ pháp thường làm chướng ngại Thiền định, khiến cho thân tâm y chỉ được an thích.

Bất phóng dật, là không buông lung, gồm Tinh tấn và ba Thiện căn, có tánh pḥng ngừa điều ác phải đoạn, không cho khởi lên, và siêng tu điều thiện phải tu, làm cho tăng trưởng; và có công dụng làm thành tựu trọn vẹn mọi thiện sự của thế, xuất thế gian. Nghĩa là chính nhờ bốn pháp là Tinh tấn và ba thiện căn mà có thể pḥng điều ác phải đoạn, tu điều Thiện phải tu, nên gọi là không buông lung, chứ không ngoài bốn pháp kia mà có tự thể riêng, v́ không có tướng khác; v́ đối với việc pḥng ác và tu thiện, nếu ĺa bốn công năng trên th́ không có công dụng riêng. Tuy Tín, Tàm, Quư v.v... cũng có  khả năng pḥng ác tu thiện nhưng so với bốn pháp là Tinh tấn và ba Thiện căn th́ thế lực và công dụng nó vi tế yếu ớt, nó không phải ba căn và tinh tấn sách lệ mọi sự, cho nên Tín, Tàm, Quư không phải chỗ nương của bất phóng dật.

Nạn: - Há không phải chính pḥng ác tu thiện là tướng và dụng của bất phóng dật?

Đáp: - Nếu vậy, pḥng ác tu thiện khác ǵ với Tinh tấn và ba Thiện căn?

Nạn: - Bốn pháp kia phải chờ có bất phóng dật mới có pḥng ác tu thiện?

Đáp: - Nếu vậy, bất phóng dật cũng phải chờ cái khác nữa, th́ thành lỗi vô cùng.

Nạn: - "Cần" chỉ là cùng khắp sách tấn thiện pháp, "thiện căn" chỉ là khắp làm chỗ nương cho thiện pháp, tại sao nói nó công dụng pḥng ác tu thiện?

Đáp: - Ông nói công dụng pḥng ác tu thiện tướng nó như thế nào? Nếu khắp dựa vào tất cả thiện tâm gọi là pḥng ác tu thiện th́ chính đó là ba Thiện căn vô tham, vô sân, vô si. Nếu cùng khắp sách lệ thiện pháp th́ có khác ǵ tinh tấn. Nếu ngừng ác tấn thiện th́ chính đó là chung cả bốn pháp là Tinh tấn và ba Thiện căn. Nếu khiến tâm không tán loạn, th́ đó là đẳng tŕ (định). Nếu khiến Tâm, Tâm sở đồng thủ cảnh, th́ đó có khác ǵ xúc. Nếu khiến Tâm không quên mất, th́ đó chính là Niệm. Suy tầm như vậy, thấy cái công dụng của bất phóng dật. Nếu ĺa bốn pháp là Tinh tấn và ba Thiện căn, th́ hoàn toàn không thể có được. Cho nên biết bất phóng dật không có tự thể riêng.

Hành xả là thế nào? Là Tinh tấn và ba Thiện căn, có tánh khiến tâm được b́nh đẳng chánh trực vô công dụng mà an trú, và có nghiệp dụng đối trị trạo cử, được trú yên tịnh. Nghĩa là chính nhờ bốn pháp là Tinh tấn và ba Thiện căn khiến tâm xa ĺa các chướng trạo cử v.v... được trú yên tịnh gọi là Xả. Nói b́nh đẳng, chánh trực, vô công dụng mà an trú đó là biện biệt ba cấp sơ, trung, và hậu sai khác của Xả.

Do Bất phóng dật, trước trừ tạp nhiễm, Hành xả lại khiến tâm tịch tịnh mà an trụ. Hành xả không có tự thể riêng, cũng như bất phóng dật ĺa bốn pháp kia th́ không có tướng và dụng riêng. Khả năng làm cho được tịch tịnh chính là bốn pháp. Được làm cho tịch tịnh đó chính là tâm.

Bất hại là thế nào? Là tánh không sân hận, không làm tổn năo các hữu t́nh; và có nghiệp dụng đối trị hại, có ḷng thương xót. Nghĩa là chính từ sự không giận, không làm tổn năo các hữu t́nh mà giả gọi là không hại. Vô sân ngược lại với Sân là dứt mạng sống chúng sanh, Bất hại ngược lại với Hại là hay làm tổn năo chúng sanh. Vô sân th́ cho vui, Bất hại th́ cứu khổ. Đó là hai thô tướng sai khác của Bất hại. Đúng thật, Vô sân thật có tự thể, c̣n Bất hại là nương một phần của Vô sân mà giả lập. V́ để hiển thị hai tướng Từ và Bi khác nhau, trong việc lợi lạc hữu t́nh th́ hai thứ Vô sân và Bất hại, Từ và Bi này hơn cả.

- Có ư kiến cho rằng không Hại không phải chính là không sân, mà nó có tự thể riêng, đó là tánh hiền thiện. Tướng đó thế nào? Đó là không làm tổn năo, không sân cũng thế, không có tánh riêng. Nghĩa là không làm tổn năo loài hữu t́nh, từ biến hiền thiện là không sân vậy.

- Bài Tụng nói chữ "cập, (và) để hiển rơ ngoài mười một tâm sở Thiện vừa nói, c̣n có những Tâm sở khác. Đó là Thiện tâm sở "Hân" và "Chán" v.v... Những Tâm sở này tùy nghĩa có khác nhau nên nói ra nhiều tên, nhưng thể nó vẫn là một, cho nên không lập riêng. "Hân là hân thích, cùng đi với "Dục", là một phần của không giận, v́ không giận ghét đối với cảnh vui thích. Không phẫn, hận, năo, tật v.v... cũng thế. Tùy theo đó, thứ này đảo ngược lại thành thứ kia. Như đảo ngược lại với bất phẫn và phẫn (giận), là một phần của sân, "Chán" cùng đi với Tuệ, là một phần của vô tham, v́ không nhiễm trước đối với cảnh đáng chán. Không xan lẫn, không kiêu mạn v.v... nên biết cũng giống như thế. Tùy theo đó mà đảo ngược lại thành xan lẫn, kiêu mạn, đều là một phần của Tham. Không che dấu, không gian trá, không dua nịnh là một phần của không tham, không si, tùy theo đó mà đảo ngược lại thành che dấu, gian trá, dua nịnh, đều là một phần của Tham, Si.

- Có ư kiến cho rằng không che dấu chỉ là một phần không si. Không có chỗ nào nói che dấu là một phần của Tham.

- Có ư kiến cho rằng không kiêu mạn là một phần của Tín. Nghĩa là tin ai th́ không kiêu mạn với họ.

- Có ư kiến cho rằng không kiêu mạn là một phần của Hành xả, v́ tâm b́nh đẳng th́ không kiêu mạn.

- Có ư kiến cho rằng không kiêu mạn, một phần nhiếp vào vào Tàm (hổ) v́ sùng trọng ai đó th́ không kiêu mạn với họ.

- Có ư kiến cho rằng không nghi chính là nhiếp về Tín, v́ tin điều ǵ th́ không c̣n do dự nghi ngờ.

- Có ư kiến cho rằng không nghi chính là Thắng giải, v́ khi đă quyết định th́ không do dự nghi ngờ.

- Có ư kiến cho rằng không nghi chính là Chánh tuệ, v́ khi có chánh kiến th́ không do dự. Thể không tán loạn tức nhiếp tuệ. "Bất vong niệm", chính là Chánh niệm. Hối, Miên, Tầm, Tứ thông cả và bất nhiễm như xúc, dục v.v... Nên không có nghĩa đảo ngược lại.

- V́ sao những tâm nhiễm đảo ngược lại thành tâm thiện mà có cái lập riêng, có cái không lập riêng?

- Tâm nào có tướng và dụng khác nhau th́ lập riêng; c̣n các tâm thiện th́ không có tâm nào đảo ngược lại nên không lập riêng, không nên gạn trách.

Lại v́ các nhiễm pháp bất thiện là tham, sân, si, vô tàm, vô quư, bất tín, giải đăi, hôn trầm, trạo cử, phóng dật biến khắp cả sáu thức mạnh hơn, cho nên đảo ngược lại lập thành mười pháp thiện là vô tham, vô sân, vô si, tàm, quư, tín, cần, khinh an, hành xả.

Mạn, phẫn v.v... chỉ tương ưng với ư thức, nên đảo ngược lập riêng. "Hại" tuy cũng thế, nhưng v́ nó thường hiện khởi làm tổn năo người khác và làm chướng ngại tâm bi là thắng nhân của vô thượng thừa, v́ để nói rơ tội lỗi lớn lao đó của hại, nên đảo ngược với hại mà lập riêng ra bất hại.

Thất niệm, tán loạn, bất chánh tri, đảo ngược lại th́ thành niệm, định, tuệ trong Biệt cảnh thiện, nên không nói riêng.

Hỏi: - Tâm sở nhiễm và Tâm sở tịnh đảo ngược nhau, mà sao số Tâm sở tịnh lại ít hơn số Tâm sở nhiễm?

Đáp: - Tâm sở tịnh thù thắng,Tâm sở nhiễm yếu kém, đó là tịnh ít định nhiễm nhiều.

Lại v́ thiện th́ ngộ giải thông lư, nên tuy Tâm sở thiện nhiều mà đồng thể, c̣n Tâm sở nhiễm v́ mê t́nh cuộc theo sự tướng nhiều mới chia ra nhiều thứ. Cho nên không nên trách về số lượng nhiều ít của Tâm sở nhiễm và Tâm sở tịnh.

- Trong mười một thiện tâm ấy, ba thứ là không phóng dật, hành xả, không hại là giả có, như trước đă nói, c̣n tâm thứ kia thật có tướng và dụng khác nhau.

- Có ư kiến cho rằng trong mười một thiện, có bốn thứ biến khắp thiện tâm, đó là Tinh tấn và ba Thiện căn, c̣n bảy thứ kia th́ bất định, v́ khi suy tầm sự lư chưa quyết định th́ không sanh tín tâm. Tàm và Qúy th́ đồng loại nhưng chỗ nương khác nhau, tùy khi khởi lên tâm này th́ tâm kia không khởi. Khinh an th́ đợi khi có đạo thế gian đoạn phiền năo khởi lên th́ mới có được. Tâm Bất phóng dật và Hành xả, th́ khi có đạo vô lậu mới khởi lên được. Khi có tâm bi mẫn loài hữu t́nh mới có tâm Bất hại.

- Luận nói 11 thiện được khởi lên trong sáu địa vị. Đó là khi ở địa vị quyết định mới có Tín tương ưng. Khi ngưng dứt nhiễm mới có tâm Tàm Qúy khởi lên nh́n lại ḿnh và người. Ở địa vị thiện có tâm Tinh tấn và ba Thiện căn. Khi có thế gian đạo (bốn Thiền tám Định) th́ có tâm Kinh an khởi. Khi có đạo xuất thế (vô lậu đạo quán vô ngă) th́ có tâm Hành xả và Bất phóng dật khởi. Khi nhiếp hoá chúng sanh th́ có tâm Bất hại khởi lên.

- Có ư kiến cho rằng kia nói thế chưa đúng lư. Khi suy tầm sự lư, tâm chưa quyết định, tín nếu không sanh th́ không phải là thiện, như khi nhiễm tâm là v́ không có tịnh tín. Tàm và Quư khác loại, nương tha th́ khác mà cảnh duyên th́ đồng, nó điều biến khắp thiện tâm, như trước đă nói.

Nếu có xuất thế đạo mà tâm Khinh an không sanh th́ Khinh an giác chi ấy chẳng phải vô lậu. Nếu có thế gian đạo mà không có Hành xả và Bất phóng dật th́ không phải tịch tịnh pḥng ác tu thiện, lại không thể dẹp trạo cử, phóng dật. Thiện tâm hữu lậu đă có đủ bốn pháp là Tinh tấn và ba Thiện căn th́ nó như xuất thế đạo,nên có hai tâm là Hành xả và Bất phóng dật. Lại khi thiện tâm khởi lên đều không tổn hại vật, chính do pháp trái với sự tổn hại đó mà có tên Bất hại.

Nhưng Luận nói: "Trong sáu trường hợp có mười một thiện tâm khởi lên là nương nơi sự tăng mạnh của mỗi thứ mà nói tên mỗi thứ đó"; cho nên ư kiến đầu tiên kia nói, nhất định không đúng lư.

Nên nói rằng trong mười một Thiện, Tín, Tàm, Quư v.v... mười thứ biến khắp các thiện tâm, trừ "Khinh an" th́ không biến khắp. Phải khi ở địa vị Thiền định mới có Khinh an. V́ sự điều sướng thân tâm ở địa vị khác (không phải Thiền định) không có được.

Trong Quyết trạch phần của luận Du già nói: "Mười Thiện tâm sở dù ở địa vị Thiền định hay không Thiền định nó đều biến khắp thiện tâm, chỉ trong định địa th́ "Khinh an" tăng hơn".

Có ư kiến cho rằng ở địa vị định gia hạnh cũng được gọi là định địa, v́ ở đó cũng có sự điều sướng thân tâm vi tế. Do đó ở cơi Dục cũng có Khinh an. Không như vậy th́ trái với Bản địa phần trong luận Du già nói: "Mười một thiện như Tín, Tàm, Quư v.v... thông hết thảy địa.

- Có ư kiến cho rằng Khinh an chỉ khi có định mới có, vi do định tư dưỡng, mới có sự điều sướng. Luận nói: "Các Tâm, Tâm sở ở cơi Dục v́ thiếu Khinh an nên gọi là bất định địa". Nói hết thảy địa đều có mười một thiện, v́ nó thông cả ba địa là địa có tầm có tứ, địa không tầm chỉ có tứ, địa không tầm không tứ (căn bổn Sơ Thiền gọi là hữu tầm hữu tứ Tam ma địa; Nhị Thiền, gia hạnh gọi là vô tầm duy tứ Tam ma địa).

- Mười một thiện này trước đă nói đủ, đệ thất, đệ bát thức tùy theo địa vị hoặc có hoặc không (khi địa vị mê th́ không có, khi ở địa vị ngộ th́ hai thức đều có đủ mười một thiện); c̣n đệ lục thức ở các địa vị th́ đều có đủ. Nêú không phải định vị là chỉ thiếu Khinh an.

Có ư kiến cho năm thức chỉ có mười thứ, v́ tự tánh năm thức tán động nên không có Khinh an.

Có ư kiến cho rằng năm thức cũng có Khinh an. V́ thiện do định dẫn phát cũng có sự điều sướng Khinh an. V́ thiện cùng đi với Thành sở tác trí, chắc chắn có Khinh an.

- Mười một Thiện tâm sở này tương ưng với thọ nào? Mười Thiện tâm sở tương ưng với đủ năm thọ, chỉ Khinh an tâm sở, không tương ưng ưu thọ, khổ thọ, v́ có ưu khổ th́ không có điều sướng Khinh an.

- Mười một Thiện tâm sở này đều cùng tương ưng với năm Biệt cảnh. V́ Tín, Tàm, Quư v.v... với Dục, Thắng giải v.v... không trái nhau vậy.

- Mười một thứ Tâm sở này chỉ là thiện.

- Trừ Khinh an không có ở cơi Dục, c̣n mười thứ kia thông ở cả ba cơi.

- Mười một thứ tâm sở Thiện, không chướng kiến đạo, nên không phải loại bị kiến đạo diệt trừ. Luận Du già nói: "Sáu căn là Tín, Tấn, Niệm, Định, Tuệ và Vị tri đương tri căn (nếu thuộc hữu lậu, chỉ do tu mới đoạn, chứ không phải do kiến đoạn được".

C̣n phân biệt mười một thiện này theo các phương diện (môn) khác nữa, như lư nên biết.

- Như vậy đă nói tâm sở thiện, c̣n tâm sở Phiền năo tương ưng với sáu thức, tướng nó như thế nào?

Tụng nói:

Phiền năo là tham, sân,

Si, mạn, nghi, ác kiến.

Luận rằng: "Sáu thứ tham, sân v.v... tánh nó thuộc về căn bản phiền năo nên được gọi là phiền năo".

Tham là thế nào? Là tánh nhiễm đắm đối với hữu và hữu cụ. Nó có nghiệp dụng làm chướng ngại vô tham, phát sanh  khổ năo. Nghĩa là v́ do năng lực của tham ái mà có thủ uẩn sanh thành.

Sân là thế nào? là tánh ghét giận đối với khổ và khổ cụ. Nó có nghiệp dụng làm chướng ngại vô sân và làm chỗ nương cho tánh bất an ổn và ác hành. Nghĩa là v́ sân nên chắc chắn khiến thân tâm nóng bức, khởi lên các ác nghiệp bất thiện.

Si là thế nào? Là tánh mê muội đối với các sự lư, nó có nghiệp dụng chướng ngại vô si, và làm chỗ nương cho tất cả tạp nhiễm. Nghĩa là do vô minh (si) khởi lên các căn bản phiền năo nghi, tà kiến, tham, v.v... và các tùy phiền năo mà tạo tác nghiệp ác có thể chiêu cảm pháp tạp nhiễm ở đời sau.

Mạn là thế nào? Là tánh ỷ ḿnh mà cao ngạo đối với người, và có nghiệp dụng là chướng ngại tánh không kiêu mạn, và phát sanh khổ năo. Nghĩa là nếu có mạn th́ tâm không khiêm hạ đối với Tam bảo chơn tịnh đức và người có đức; do đó mà bị sanh tử luân chuyển vô cùng, chịu các khổ năo. Mạn này sai biệt có bảy (mạn, quá mạn, mạn quá mạn, ngă mạn, tăng thượng mạn, ty liệt mạn, tà mạn), hoặc chín thứ là đối nơi ba bậc thượng, trung, hạ về ngă, đức và xứ sở  (ta hơn, ta bằng, ta thua) mà thành ra chín mạn.

Tấc cả mạn đều thông cả kiến sở đọan. Ở nơi Thánh vị, câu sanh ngă mạn đă không c̣n hiện hành, thời các loại mạn từ nó khởi lên cũng không có lỗi.

Nghi là thế nào? là tánh do dự chẳng quyết đối với các đế lư, và nó có nghiệp dụng làm chướng ngại tâm không nghi, chướng ngại thiện pháp. Nghĩa là do dự th́ điều thiện không sanh.

Có ư kiến cho rằng nghi này lấy thiện làm thể. Do dự trong sự lựa chọn nên nói là nghi. V́ chữ "Tỳ" (trợ giúp) mạt để (tuệ) là nghĩa của nghi. V́ nghĩa chữ "mạt để" và chữ Bát nhă là một (Tỳ mạt để hay Tỳ Bát nhă là giúp cho Bát nhă, giúp cho giác ngộ. Có nghi mới có ngộ, không nghi ắt không ngộ, cho nên giúp cho ngộ đó là nghi).

Có ư kiến cho rằng nghi này có tự thể riêng, nó làm cho tuệ không quả quyết, chứ nó không phải tuệ.

Luận Du già nói: "Trong sáu phiền năo, chỉ ác kiến là thế tục có, v́ nó là một phần của tuệ, c̣n các thứ phiền năo kia đều thật có tánh riêng. Do chữ "Tỳ" trợ giúp chữ Mạt để " thành "Tỳ mạt để" mà chấp tuệ là nghi, thế th́ có thể do chữ "Tỳ" trợ giúp "Nhă nam" (trí) thành "Tỳ nhă nam", mà trí biến thành thức được sao? Chẳng phải do trợ giúp mà nghĩa của nó biến chuyển khác đi được, thế nên nghi này không phải lấy tuệ làm thể.

Ác kiến là thế nào? Là tánh của tuệ ô nhiễm suy đạt điên đảo đối với các đế lư, nó có nghiệp dụng làm chướng ngại thiện kiến, chiêu cảm sự khổ. Nghĩa là người ác kiến phải chịu nhiều khổ năo. Hành tướng của ác kiến sai biệt có năm (tức năm lợi sử).

1. Tát ca gia kiến (thân kiến) - Tức là đối với năm thủ uẩn chấp cho là ngă và ngă sở; nghiệp của nó là làm chỗ nương cho hết thảy kiến thủ (thân kiến thông cả phân biệt và câu sanh). Kiến này sai biệt có 20 câu, 65 câu, chúng đều là phân biệt khởi chứ không phải câu sanh sanh (năm thứ ác kiến này, hăy xem rơ kinh Phạm Vơng trong Trường Bộ Kinh, hoặc kinh Phạm Động trong Trường A hàm).

2. Biên chấp kiến - Tức là chấp Tát ca gia kiến kia là đoạn là thường, nó chướng ngại sự tu hành hạnh xuất ly theo trung đạo phi đoạn phi thường. Sự sai biệt của kiến này là trong các kiến thú. Như đối với đời quá khứ chấp bốn Biến thường luận. Nhất phần thường luận, đối với đời vị lai chấp có mười sáu Hữu tưởng, tám Vô tưởng và tám Câu phi. Và bảy Đoạn diệt luận v.v... đều thuộc về phân biệt khởi.

3. Tà kiến - Tức là phỉ báng nhân quả, phỉ báng tác dụng, phỉ báng sự thật. Và gồm những tà chấp khác ngoài bốn ác kiến kia là thân kiến, Biên kiến, kiến thủ, giới cấm thủ. Cũng như tăng thượng duyên là gồm tất cả những duyên c̣n lại ngoài ba duyên là Nhân duyên, Đẳng vô gián duyên, Sở duyên duyên; v́ nó có danh và nghĩa rất bao quát. Sự sai biệt của kiến này là ở trong các kiến thủ, chấp hai Vô nhân luận về quá khứ, chấp bốn Hữu biên luận, Bất tử kiểu loạn luận, và chấp vị lai năm hiện Niết bàn; hoặc chấp trời Tự Tại, Thế chủ, Thích, Phạm và các vật loại khác là thường hằng biến đổi; hoặc chấp trời Tự Tại là nguyên nhân của mọi vật; hoặc chấp bướng các lối giải thoát tà vạy; hoặc vọng chấp phi đạo là đạo. Những lối chấp như thế đều nhiếp vào tà kiến này.

4. Kiến thủ - Tức là chấp các tà kiến trên và các thủ uẩn mà các tà kiến dựa vào để chấp, cho là tối thắng, có thể làm chúng sanh thanh tịnh; nghiệp dụng của nó là làm chỗ nương cho mọi sự đấu tranh.

5. Giới cấm thủ là thuận theo giới cấm của tà kiến đó và các uẩn mà tà kiến dựa vào để chấp, cho là tối thắng, có thể làm cho chúng sanh thanh tịnh; nghiệp dụng của nó là làm chỗ nương cho sự khổ hạnh vô ích.

Nhưng có chỗ nói chấp nó là tối thắng (không phải quả chấp là quả) th́ gọi là kiến thủ, chấp nó có thể làm cho được thanh tịnh (không phải nhân tốt mà chấp là nhân tốt), th́ gọi là giới thủ. Đây là lối nói ưóc lược phản ảnh. Hoặ là nói theo phương diện tùy chuyển (tùy chuyển nghĩa là nói tối thắng tức trong đă có thanh tịnh, nói thanh tịnh là trong đă có tối thắng). Không như vậy th́ tại sao phi tịch diệt chấp tịch diệt, phi đạo chấp là đạo th́ gọi là tà kiến, mà chẳng phải hai thủ là kiến thủ và giới thủ?

- Trong mười thứ phiền năo tổng và biệt như trên, có sáu thứ là tham, sân, si, mạn, thân kiến, biên kiến thông cả câu sanh và phân biệt khởi. Hoặc nhậm vận hoặc tư sát đều khởi lên ác kiến được cả. C̣n nghi và ba kiến là tà kiến, kiến thủ, giới cấm thủ th́ chỉ là phân biệt khởi; v́ cần phải do bạn ác và năng lực tà giáo, tự thẩm xét, tư sát mới được sanh khởi.

- Có thuyết cho rằng trong biên chấp kiến, thứ nào thông câu sanh th́ nó thuộc loại đoạn kiến, c̣n tướng của thường kiến thô phù, phải có năng lực của bạn ác và tà giáo mới dẫn sanh ra được. Như luận Du già nói: "Biên chấp kiến nào là thứ câu sanh? Đó là thứ biên chấp kiến thuôc loại đoạn kiến. Người học hiện quán sanh tâm sợ như vầy: "Cái ta của ta nay ở tại chỗ nào? "Cho nên như loài cầm thú nếu gặp nghịch duyên, đều sợ cái ta đoạn mất, mà sanh tâm sợ hăi".

- Có ư kiến cho rằng Luận kia nói đó là y theo thô tướng mà nói. Lư thật, câu sanh cũng thông cả thường kiến. Nghĩa là như cầm thú v́ chấp cái ta thường c̣n nên hăng hái tạo tác chứa nhóm các đồ dùng để lâu dài. Các luận như Hiển Dương v.v... đều nói: "Đối với năm thủ uẩn chấp đoạn chấp thường, hoặc là câu sanh, hoặc là phân biệt".

- Mười thứ phiền năo ấy thứ nào tương ưng với thứ nào?

- Tham nhất định không cùng sanh với sân và nghi, v́ hai cảnh yêu và ghét không đồng nhau. Đối với cảnh c̣n nghi ngờ không quyết chấp th́ không có tham đắm. Tham có thể tương ưng với mạn và kiến, nhưng v́ cảnh tham ái và kiêu mạn chẳng phải một, nên không cùng sanh một lần. C̣n cảnh ô nhiễm của ái và cảnh ỷ thị của mạn có thể đồng nhau, nên được tương ưng. V́ đối với cảnh của năm ác kiến đều có thể tham ái, nên tham và năm kiến tương ưng nhau, không lỗi ǵ.

- Sân với mạn, nghi, hoặc có thể cùng khởi một lần, v́ cảnh sân và cảnh ỷ thị chẳng phải một, nên nói sân với mạn không tương ưng nhau. Cảnh miệt thị và cảnh ghen ghét có thể là một cho nên nó có thể cùng sanh. V́ lúc đầu c̣n do dự (nghi) th́ chưa ghét, nên nói sân và nghi không cùng sanh. Suy nghĩ lâu mà vẫn không quyết được, mới phát giận, nên sân và nghi có thể được tương ưng. Nghi cảnh thuận hay nghịch tùy theo đó cũng vậy. Sân và hai thủ là giới cấm thủ và kiến thủ chắc không tương ưng, v́ khi đă chấp cho đó là đạo thù thắng, th́ không ghét nó. Sân với ba kiến là thân, biên, tà kiến hoặc được tương ưng mà không nhất định. V́ đối với thân năm uẩn đáng ưa mới khởi lên chấp cho thân là thường, mà không ghét nó, đó là sân không tương ưng. Nếu đối với thân năm uẩn khổ đau đáng ghét mà khởi lên chấp thân thường th́ sanh tâm ghét giận nó, nên nói sân được cùng khởi. Đối với đoạn kiến, th́ ngược lại với đây mà xét sân có tương ưng hay không. Tà kiến th́ bài bác luôn cả việc xấu, việc tốt, theo thứ tự đó mà xét sân có hay không có tương ưng với tà kiến.

Mạn tâm sở là đối với cảnh đă quyết, c̣n Nghi tâm sở th́ không thể. Cho nên mạn và nghi không tương ưng nhau. Mạn và năm kiến th́ câu khởi, v́ hành tướng hai thứ không chống trái nhau. Nhưng mạn th́ không câu sanh với "đoạn kiến", v́ khi chấp ngă bị đoạn th́ không thể ỷ thị kiêu mạn với ai được. Mạn có một phần không câu sanh với thân kiến, và tà kiến cũng vậy.

Nghi là không thẩm quyết, nên trái với năm kiến, cho nên nghi và năm kiến không thể câu sanh. Năm kiến cũng không tương ưng câu khởi với nghi, v́ không thể trong một tâm có nhiều tuệ (kiến).

Si và chín phiền năo kia đều được tương ưng, v́ các phiền năo sanh ra được, phải do si mới có.

- Mười phiền năo này tương ưng với thức nào?

- Tạng thức hoàn toàn không có. Mạt na thức có bốn, Ư thức có đủ mười. Năm thức trước chỉ có ba đó là tham, sân, si. V́ năm thức trước không có tánh phân biệt nên không có mạn v.v... v́ do có phân biệt so sánh mới khởi kiêu mạn v.v...

- Mười phiền năo nàu tương ưng với thọ nào?

- Câu sanh tham, sân, si và phân biệt tham, sân, si, tất cả đều tương ưng với năm thọ; v́ khi tham mà gặp cảnh duyên trái nghịch th́ cả ưu và khổ thọ cùng sanh, gặp cảnh duyên thuận th́ cả hỷ thọ và lạc thọ cùng sanh.

Có ư kiến cho rằng mạn câu sanh và phân biệt khởi tương ưng với bốn thọ, trừ khổ thọ. V́ chúng sanh ỷ thị thân ngũ uẩn xấu khổ của ḿnh, mà sanh ưu thọ, nên mạn tương ưng với ưu thọ.

Có ư kiến cho rằng nếu là câu sanh th́ mạn cũng tương ưng với khổ thọ; v́ nơi ư thức có khổ thọ, như trước đă nói. Nếu là phân biệt mạn v.v... th́ nó không có ở những nơi thuần chịu khổ, v́ ở nơi ấy không có tà sư tà giáo. Nhưng chúng sanh ở chỗ chỗ thuần khổ đó không tạo nghiệp dẫn đến đường ác, v́ phải cần có phiền năo phân biệt từ ư thức khởi mới tạo nghiệp dẫn đến chỗ ác đó.

Nghi và ba kiến là tà kiến, kiến thủ kiến và giói cấm thủ chỉ tương ưng với bốn thọ, trừ khổ thọ. Ở cơi Dục, nghi không tương ưng với khổ nhưng tương ưng với hỷ và ưu. Kiến thủ và giới thủ nếu duyên theo cảnh của ưu tương ưng với kiến th́ bấy giờ nó tương ưng với ưu thọ.

Có ư kiến cho rằng câu sanh thân kiến, biên kiến chỉ tương ưng với hỷ, lạc, xả thọ. Hai kiến này không tương ưng năm thức nên không có khổ thọ, v́ năm thức là vô kư, nên không có ưu thọ. C̣n phân biệt thân kiến, biên kiến chỉ tương ưng với bốn thọ, trừ khổ thọ. Chấp thân ngũ uẩn cùng sanh với khổ là ngă, ngă sở, mà thường, th́ thân, biên kiến đó có ưu thọ. Nếu chấp thân ngũ uẩn cùng sanh với lạc là ngă, ngă sở mà đoạn, th́ thân biên kiến đó cũng tương ưng với ưu thọ.

Có ư kiến cho rằng thân kiến, biên kiến nếu là câu sanh th́ tương ưng với khổ thọ; v́ ở chỗ thuần khổ chỉ duyên với thân ngũ uẩn cực khổ, nên tương ưng với khổ thọ.

Luận nói: "Tất cả phiền năo năo câu sanh đều cùng hiện hành với ba thọ". Nói rộng như trước. C̣n các nghĩa khác như trước đă nói.

- Dưới đây theo nghĩa thật nói, nói theo tướng thô, th́ tham, mạn và bốn kiến đều tương ưng với lạc, hỷ, xả thọ. Sân chỉ tương ưng với khổ, ưu, xả thọ. Nghi th́ tương ưng đủ năm thọ. Nghi và tà kiến tương ưng bốn thọ, trừ khổ thọ. Tham, si tương ưng với lạc thông ở bốn địa dưới là Ngũ thú tạp cư địa đến Tam Thiền địa; c̣n bảy thứ là năm ác kiến, mạn và nghi kia tương ưng với lạc, th́ trừ Dục giới địa, nó thông ba địa là Sơ Thiền, Nhị Thiền, Tam Thiền. Nghi và độc hành si, nếu ở cơi Dục th́ chỉ tương ưng với ưu và xả thọ. Các thọ khác câu khởi như thế nào, cứ theo lư suy biết.

- Mười phiền năo này mấy thứ tương ưng với Biệt cảnh tâm sở?

- Tham, sân, si, mạn cùng khởi với năm Biệt cảnh. V́ chuyên chú một cảnh là có Định tâm sở. Nghi và năm Kiến mỗi mỗi tương ưng với bốn Biệt cảnh, v́ nghi không tương ưng với thắng giải, v́ nghi th́ không quyết định. Kiến không phải tương ưng với tuệ, v́ nó không khác tuệ.

- Mười thứ phiền năo này nhiếp thuộc về tánh ǵ?

- Sân chỉ có tánh bất thiện, v́ nó làm tổn hại ḿnh, người. Chín thứ c̣n lại tương ưng cả thiện và bất thiện. Nếu ở hai cơi trên là Sắc, Vô sắc giới th́ nhiếp về vô kư, v́ ở đó nó bị đè bẹp. Nếu hệ thuộc cơi Dục mà sân phân biệt khởi th́ chỉ nhiếp về bất thiện, v́ nó phát sanh ác hành. Nếu sân câu sanh ác hành th́ cũng nhiếp về bất thiện, v́ nó làm tổn hại ḿnh, người. Các phiền năo c̣n lại nhiếp về vô kư, v́ vi tế không làm chướng ngại thiện mà không có làm tổn hại ḿnh, người quá lắm. Nên biết câu sanh thân kiến và biên kiến chỉ nhiếp về tánh vô kư. V́ không phát sanh nghiệp ác, tuy thường hiện khởi, song không làm chướng ngại thiện pháp.

- Mười thứ phiền năo này hệ thuộc vào cơi nào?

- Sân chỉ hệ thuộc cơi Dục, chín thứ c̣n lại thông cả ba cơi. Khi sanh ở địa dưới, chưa ĺa sự ô nhiễm của địa dưới, th́ phiền năo địa trên không hiện tiền. Phải được căn bản định ở địa trên kia, khi đó phiền năo ở địa trên kia mới hiện tiền.

Các hữu lậu đạo (chỉ bốn Thiền tám Định, không có quán hai không, nên gọi là hữu lậu đạo) tuy không dẹp được phiền năo phân biệt và phiền năo câu sanh vi tế trong thức thứ bảy, nhưng có thể dẹp trừ được phiền năo câu sanh thô phù ở thức thứ sáu, để dần dần chứng được căn bản định của địa trên. V́ phiền năo câu sanh đó chỉ là mê sự, hướng ra bên ngoài sanh khởi, tán loạn thô động, chính thức làm chướng ngại Thiền định, nên khi được định địa trên rồi, vậy sau các phiền năo câu sanh và phân biệt ở địa trên này đều hiện tiền. Nếu người khi sanh địa trên, các phiền năo phân biệt câu sanh địa dưới đều được hiện khởi. Như người sanh ở Vô tưởng thiên trong đệ Tứ Thiền, trung hữu của họ do phỉ báng đạo giải thoát mà phải sanh vào địa ngục.

Lại khi thân đang ở địa trên mà sắp sanh xuống địa dưới, khởi lên câu sanh ái để nhuận sanh xuống địa dưới. Như có chỗ nói người sanh địa trên không khởi phiền năo địa dưới, đó là dựa theo đa phần mà nói, hoặc nói theo môn tùy chuyển.

Phiền năo ở địa dưới cũng duyên địa trên mà khởi. Luận Du già nói: "Tham" hệ thuộc cơi Dục mà vẫn câu sanh địa trên là v́ thích định địa trên, cũng như đă bao sân nhuế, cũng ghen ghét, tật đố khi duyên Diệt đế và Đạo đế mà khởi, th́ cũng nên nói ghen ghét và tật đố duyên Ly dục địa mà khởi. V́ tổng duyên các hành sắc tâm ba cơi mà chấp ngă ngă sở (thân kiến) là đoạn hoặc là thường (biên kiến) mà khởi mạn, th́ đó là đều được duyên cơi trên mà khởi lên. C̣n lại năm kiến duyên cơi trên mà khởi, lẽ đó chắc chắn.

Nhưng có chỗ nói tham, sân, mạn v.v... không duyên cơi trên, đó là nói theo tướng thô; hoặc dựa theo duyên khác mà nói. Không thấy người thế gian nào chấp các pháp của tha địa là ngă v.v... và biên kiến th́ phải dựa thân kiến mới có được. Phiền năo ở địa trên cũng duyên pháp ở địa dưới là nói kẻ sanh lên cơi trên, đối với hữu t́nh hạ giới, ỷ thị đức ḿnh cao hơn mà sanh tâm lấn lướt.

Duyên chung các hành mà chấp làm ngă, ngă sở là đoạn hoặc thường mà ưa thích nó th́ được duyên hạ địa.

Nghi và ba kiến sau, như lư nên xét biết. Nhưng mà nói phiền năo cơi trên không duyên cơi dưới, đó là dựa theo đa phần mà nói, hoặc theo duyên khác mà nói.

- Mười phiền năo này nhiếp thuộc học vị nào?

- Chỉ nhiếp thuộc học vị phi học, phi vô học, chứ không nhiếp thuộc vào học và vô học vị, v́ học và vô học vị chỉ là thiện mà nó là ô nhiễm.

- Mười phiền năo này do kiến sở đọan, tu sở đoạn hay phi sở đoạn?

- Nó không phải phi sở đoạn. V́ phi sở đoạn là thứ không ô nhiễm. Mười phiền năo này nếu là phân biệt khởi th́ chỉ do kiến đạo là đoạn, v́ thô dễ đoạn. Nếu là câu sanh th́ chỉ do tu đạo đoạn được, v́ vi tế nên khó đoạn. Mười thứ phiền năo phân biệt khởi thuộc kiến đạo đoạn, thật sự là kíp đoạn một lần, v́ chơn kiến đạo một lần tổng duyên đủ Tứ đế. (Do mê lư Tứ đế mà có mười thứ phiền năo phân biệt khởi lên, nên khi thấy rơ lư Tứ đế th́ mười phiền năo phân biệt khởi này kíp được dứt sạch).

Nhưng mê tướng Tứ đế có tổng có biệt. Tổng nghĩa là mười thứ phiền năo đều do mê lư Tứ đế mà có. Khổ, Tập đế là nhân, là chỗ nương của mười phiền năo; Diệt, Đạo đế là chỗ mười phiền năo sợ hăi. Biệt nghĩa là riêng mê tướng Tứ đế mà khởi các phiền năo, như trong đó hai thứ thân kiến và biên kiến chỉ do mê Khổ đế mà khởi, c̣n tám thứ kia do mê chung cả Bốn đế mà khởi. V́ thân và biên kiến chỉ đối với thân khổ quả mà khởi. V́ riêng tướng không và tướng vô ngă là thuộc Khổ đế (Khổ đế có bốn tướng là vô thường, khổ, không, vô ngă). Nghĩa là nghi và ba kiến trực tiếp mê lư khổ, c̣n hai thứ là chấp vàp ba kiến đó, và chấp giới cấm thủ cùng thân ngũ uẩn cho là thù thắng có thể đạt thanh tịnh. Đối với tự kiến và tha kiến và quyến thuộc của nó mà thứ tự tùy lúc khởi lên tham, sân, mạn (tức đối ḿnh khởi tham, đối người khởi sân, đối quyến thuộc khởi mạn), tương ưng với vô minh (tức là thứ vô minh đi chung với tham, sân ...) cùng với chín thứ kia đồng mê lư Khổ đế mà khởi. "Bất cộng vô minh" (hay Độc hành vô minh, nó không đi chung với tham, sân v.v... nên chỉ cho kiến đạo đoạn) th́ trực tiếp mê lư Khổ đế mà khởi. Nghi và tà kiến th́ trực tiếp mê lư Tập đế ... mà khởi. Hai thủ và tham v.v... chuẩn theo Khổ đế nên biết. Nhưng sân cũng có thể trực tiếp mê Diệt và Đạo đế, v́ sợ hăi Diệt và Đạo đế mà sinh ra ghen ghét, sân giận.

Trực tiếp mê lư Tứ đế và gián tiếp mê lư Tứ đế về thô tướng là như thế. Nếu nói tướng vi tế của nó là tham, sân, mạn, ba kiến và nghi câu sanh, th́ tùy khi thích ứng mà nó cũng mê lư Tứ đế như trên. C̣n hai kiến câu sanh và ái, mạn, vô minh tương ưng với nó, tuy là do mê Khổ đế mà có, nhưng vi tế khó đoạn, phải tu đạo mới đoạn được. Sân và độc đầu ái, mạn cùng vô minh tương ưng với nó là do mê riêng hữu t́nh hoặc cảnh sự tướng mà có, không trái với trí quán đế lư (v́ mấy thứ này không phải do lư Tứ đế mà khởi, nên nó không làm chướng ngại trí quán lư Tứ đế), nên cần phải khi tu đạo mới đoạn được.

Tuy các phiền năo này đều có tướng phần, nhưng bản chất để cho nó nương cậy mà biến ra tướng phần th́ hoặc có hoặc không, và được gọi là phiền năo duyên hữu sự hay là phiền năo duyên vô sự (như duyên cảnh hiện tại có thật mà sanh phiền năo, gọi là phiền năo duyên hữu sự có bản chất, c̣n duyên cảnh quá khứ, vị lại v.v... mà sanh phiền năo, th́ gọi là phiền năo duyên vô sự, không có bản chất). Tướng phần thân sở duyên của nó tuy đều là pháp hữu lậu, nhưng bản chất của nó nương cậy để biến ra tướng phần th́ cũng thông cả pháp vô lậu và được gọi là phiền năo duyên hữu lậu hay phiền năo duyên vô lậu mà khởi (như duyên pháp hữu lậu Khổ, Tập đế mà sanh phiền năo, th́ gọi là phiền năo duyên hữu lậu, c̣n duyên pháp vô lậu Diệt, Đạo đế mà sanh phiền năo th́ gọi là phiền năo duyên vô lậu, hay gọi hữu lậu, vô lậu duyên hoặc).

Phiền năo duyên tự địa (nơi ḿnh đang ở), th́ tướng phần của nó tương tợ bản chất và được gọi là duyên cảnh cụ thể do phân biệt khởi. C̣n phiền năo duyên Diệt, Đạo đế và tha địa (nơi khác, cơi khác) th́ tướng phần của nó không tương tợ bản chất, và được gọi là duyên cảnh trừu tượng danh ngôn do phân biệt khởi.

C̣n các mặt phân biệt khác về mười phiền năo, cứ như lư nên suy nghĩ.

- Đă nói tướng sáu Phiền năo căn bản, các Tùy phiền năo tướng nó thế nào?

Tụng rằng:

Tùy phiền năo là phẫn,

Hận, phú, năo, tật, xan,

Dối, nịnh và hại, kiêu,

Vô tàm và vô quư,

Trạo cử với hôn trầm,

Không tín cùng giải đăi,

Phóng dật và không nhớ,

Tán loạn, không chánh tri.

Luận rằng: "Chỉ là tánh đẳng lưu và phận vị sai biệt của căn bản phiền năo gọi là Tùy phiền năo (tức những phiền năo tùy thuộc nơi căn bản phiền năo mà có)".

Tùy phiền năo này gồm có hai mươi thứ chia làm ba loại. Mười thứ từ "phẫn, hận" đến "hại, kiêu", mỗi mỗi thứ khởi riêng, nên gọi là Tiểu tùy phiền năo. Vô tàm, vô quư biến khắp các tâm bất thiện, nên gọi là Trung tùy phiền năo. Tám thứ từ "trạo cử" đến "bất chánh tri", biến khắp tâm ô nhiễm, nên gọi là Đại tùy phiền năo.

Phẫn là thế nào? Là tánh tức giận đối với cảnh không nhiêu ích trước mắt, nó có nghiệp dụng là chướng ngại tánh không tức giận. Nghĩa là người ôm ḷng tức giận th́ thường phát hiện ra thân biểu nghiệp hung ác (như cầm gậy). Phẫn lấy một phần sân nhuế làm tự thể. Ĺa sân th́ không có tướng và dụng của phẫn.

Hận là thế nào? Là tánh ôm ḷng hung ác oán kết không bỏ về những điều đă tức giận trước đó. Nó có nghiệp dụng là chướng ngại tâm không hận, dễ nóng nảy. Nghĩa là người kết hận th́ không thể ẫn nhẫn mà thường nóng nảy. Nó cũng lấy một phần sân nhuế làm tự thể. Ĺa sân nhuế th́ không riêng có tướng và dụng của hận.

Phú là thế nào? Là tánh che dấu tội lỗi ḿnh đă làm, v́ sợ mất lợi dưỡng danh dự. Nó có nghiệp dụng làm chướng ngại tâm không che dấu, dễ hối hận, bức năo. Nghĩa là người che dấu tội, về sau chắc chắn hối hận bức năo không an.

Có ư kiến cho rằng "Phú" lấy một phần si làm tự thể, v́ luận nói phú là một phần của si, v́ không biết sợ sự khổ tương lai (si) nên che dấu tội lỗi ḿnh.

Có ư kiến cho rằng phú nhiếp thuộc một phần tham và si, v́ cũng sợ mất lợi dưỡng danh dự mà che dấu tội ḿnh. Luận cứ theo mặt thô hiển mà nói nó là một phần của si. Như nói "Trạo cử" là một phần của tham, nhưng nói trạo cử biến khắp các nhiễm tâm, th́ không thể chấp nó chỉ là một phần của tham.

Năo là thế nào? Là tánh tàn ác hung bạo truy xúc do phẫn, hận phát sanh. Nó có nghiệp dụng làm chướng ngại tâm không năo, dễ hiểm độc ... Nghĩa là truy nhớ điều oán ghét đă qua, lại gặp duyên ngang trái hiện ra trước mắt làm cho tâm nổi tàn ác, phát sanh hung bạo, nói năng thô bỉ, hiểm độc với người. Nó cũng lấy một phần sân nhuế làm tự thể. Ĺa sân nhuế không riêng có tướng dụng của năo.

Tật là thế nào? Là tánh quay cuồng theo danh lợi, đố kỵ không chịu nổi trước sự hiển vinh của người khác. Nó có nghiệp dụng làm chướng ngại tâm không tật đố, dễ lo buồn. Nghĩa là người có tâm đố kỵ khi thấy nghe người khác có sự vinh hiển th́ rất lo buồn không yên ổn. Nó cũng lấy một phần sân làm tự thể. Ĺa sân th́ không có riêng tướng và dụng của tật.

Xan là thế nào? Là tánh xan lẫn, đắm trước trước tài và pháp không chịu huệ thí cho ai. Nó có nghiệp dụng làm chướng ngại tâm không xan tham, ưa cất chứa thấp hèn. Nghĩa là người có tâm xan lẫn th́ hay keo rít, cất chứa tài và pháp không chịu thí xả. Nó cũng lấy một phần tham ái làm tự thể. Ĺa tham th́ không có tướng và dụng của xan.

Cuống là thế nào? Là tánh v́ muốn được lợi dưỡng danh dự mà trá ngụy dối hiện ḿnh có đức. Nó có nghiệp dụng làm chướng ngại tánh không trá ngụy, ưa tà mạn. Nghĩa là người kiêu cuống, tâm thường mưu kế kỳ lạ, dối hiện những điều bất thật, tà mạn. Nó cũng lấy một phần tham, si làm tự thể. Ĺa tham, si th́ không riêng có tướng và dụng của cuống.

Siễm là thế nào? Là tánh quanh co hiểm hóc, v́ muốn gạt người mà dối bày các h́nh nghi kỳ lạ. Nó có nghiệp dụng làm chướng ngại tánh không dua nịnh và tánh dễ dạy bảo. Nghĩa là người có tánh nịnh hót quanh co v́ giăng lưới gạt người mà chiều thuận theo thời nghi, dối bày phương tiện để được ḷng người, hoặc che dấu lỗi ḿnh không chịu nghe lời dạy bảo của thầy bạn. Nó cũng lấy một phần tham và si làm tự thể. Ĺa tham và si th́ không riêng có tướng và dụng của siễm.

Hại là thế nào? Là tánh ưa làm tổn hại khổ năo các hữu t́nh, không có chút thương xót. Nó có nghiệp dụng làm chướng ngại tánh không hại, ưa bức năo. Nghĩa là người có tâm hại th́ ưa bức năo người khác. Nó cũng lấy một phần sân nhuế làm tự thể. Ĺa sân nhuế th́ không riêng cớ tướng và dụng của hại. Nên biết, chuẩn theo mười một thiện, sân và hại, tướng khác nhau, không sân th́ cho vui (từ), không hại th́ cứu khổ (bi) khác nhau.

Kiêu là thế nào? Là tánh mê say kiêu ngạo, nhiễm đắm sâu xa đối với sự vinh thạnh của ḿnh. Nó có nghiệp dụng làm chướng ngại tánh không kiêu và làm chỗ nương cho nhiễm đắm. Nghĩa là người mê say kiêu ngạo th́ dễ sanh trưỏng hết thảy điều tạp nhiễm. Nó cũng lấy một phần tham ái làm tự thể. Ĺa tham ái th́ không riêng có tướng và dụng của kiêu.

Vô tàm là thế nào? là tánh không biết nh́n lại điều ḿnh làm, cứ khinh khi chống cự điều hiền thiện. Nó có nghiệp dụng làm chướng ngại tánh biết hổ, sanh trưởng điều ác. Nghĩa là đối với điều ḿnh làm không biết nh́n lại, cứ khinh khi chống cự hiền thiện, không biết hổ trước điều tội lỗi, sanh trưởng các điều ác.

Vô quư là thế nào? Là tánh không biết nh́n người khác, cứ tôn sùng quư trọng điều bạo ác. Nó có nghiệp dụng làm chướng ngại tánh biết thẹn, sanh trưởng điều ác. Nghĩa là không biết trông nh́n người khác, cứ nhắm mắt tôn sùng quư trọng điều bạo ác, không biết hổ tội lỗi, sanh trưởng các ác hành.

không biết hổ tội lỗi, là tướng thông cả hai thứ vô tàm, vô quư. Cho nên các Thánh giáo giả nói là thể. Nếu chấp "không biết hổ" là hai tướng riêng, không hổ theo vô tàm và không hổ theo vô quư, th́ thể nó vẫn không sai khác. Do đó mà hai pháp ấy không thể cùng sanh một lần, không phải như thọ và tưởng có nghĩa đó. Nếu v́ đối đăi với tự với tha mà lập ra vô tàm và vô qúy, th́ nó không phải thật có, bèn trái với Thánh giáo. C̣n nếu chấp nhận hai thứ đó là có thật thể mà phát khởi riêng biệt, th́ lại trái với luận nói hai thứ đó đều biến khắp các ác tâm. Khi tâm bất thiện nổi lên th́ bất cứ duyên cảnh nào cũng đều có tánh khinh khi chống cự điều thiện và tôn sùng quư trọng điều ác, cho nên nói hai thứ vô tàm và vô quư này biến khắp các ác tâm, cảnh sở duyên của hai thứ đó không khác, nên nó không có lỗi khởi riêng. Nhưng các Thánh giáo nói không nh́n đến ḿnh và người, là chính ḿnh làm gọi là tự, thế gian gọi là tha. Hoặc trong đó chống cự thiện hay tôn sùng ác đối với ḿnh nó đem lại lợi ích hay tổn hại mà gọi là tự và tha, nhưng luận nói nó là một phần của tham v.v... tức là nói nó là phần đẳng lưu của tham v.v... chứ không phải chính tham là tánh của tham v.v... chứ không phải tham là tánh của vô tàm, vô quư (tức do tham diễn tiến mà thành vô tàm, vô qúy chứ nó không phải một phần của tham).

Trạo cử là thế nào? Là tánh khiến tâm không tịch tịnh đối với cảnh. Nó có nghiệp dụng làm chướng ngại hành xả và việc tu Xa ma tha (tức tu Chỉ).

Có ư kiến cho rằng trạo cử nhiếp thuộc về một phần tham. Luận chỉ nói nó là một phần của tham, v́ nó do nhớ lại chuyện vui ngày trước mà phát sanh.

Có ư kiến cho rằng trạo cử không phải nhiếp về tham, v́ Luận nói: "Trạo cử biến khắp các nhiễm tâm". Lại tướng của trạo cử là không tịch tịnh, v́ nó là tướng chung giữa các phiền năo. Trạo cử nếu ĺa các phiền năo th́ không có tướng và dụng riêng. Tuy dựa tất cả phiền năo mà giả lập, nhưng trong đó phần tham tăng hơn nên nói trạo cử là một phần của tham.

Có ư kiến cho rằng trạo cử có tự tánh riêng, nó biến khắp các nhiễm tâm, như bất tín v.v... không phải v́ nói nó là một phần của cái khác mà thể nó không thật. Chớ bảo bất tín v.v... cũng là giả hữu. Nhưng Luận nói: "Nó chỉ có theo nghĩa thế tục, cũng như thùy miên v.v... ", đó là nói theo tướng của cái khác (theo phiền năo khác). Tướng riêng của trạo cử chính là tánh huyên động làm cho Tâm, Tâm sở cùng sanh với nó không được tịch tịnh. Nếu ĺa phiền năo, không riêng có tướng trạo cử, không nên nói riêng trạo cử làm chướng ngại Xa ma tha. Cho nên không tịch tịnh, không phải là tướng riêng của trạo cử.

Hôn trầm là thế nào? Là tánh khiến tâm đối với cảnh không kham nỗi. Nó có nghiệp dụng làm chướng ngại khinh an và việc tu Tỳ bát xá na (tu Quán).

Có ư kiến cho rằng hôn trầm là một phần của si. Luận chỉ nói nó là si phần, hôn muội trầm trầm trọng là tướng của si.

Có ư kiến cho rằng hôn trầm không phải chỉ nhiếp về si. Nghĩa là không kham nỗi là tướng của hôn trầm. Tất cả phiền năo đều có tánh không kham nỗi. Ĺa tánh không kham nỗi đó không riêng có tướng hôn trầm. Tuy dựa tất cả phiền năo mà giả lập hôn trầm, nhưng trong đó v́ tướng si tăng hơn, nên chỉ nói hôn trầm là một phần si.

Có ư kiến cho rằng hôn trầm có tự tánh riêng. Tuy gọi là si phần, nhưng là đẳng lưu của si, cũng như bất tín v.v... không phải nó chính là si. Nói theo tha tướng (là theo tham, sân, si mà có nó), gọi nó là có theo nghĩa thế tục, cũng như thụy miên v.v... là có tánh thật. Tướng riêng của hôn trầm chính là hôn muội trầm trọng, khiến cho Tâm, Tâm sở cùng sanh với nó cũng trầm trọng không kham nỗi. Nếu ĺa phiền năo ra th́ không riêng có tướng hôn trầm; không nên nói riêng hôn trầm làm chướng ngại việc tu Tỳ bát xá na. Cho nên tính không kham nỗi, không phải là tướng riêng của hôn trầm. Hôn trầm với tướng si có khác nhau là, si th́ mê ám đối với cảnh, trực tiếp chướng ngại không si, nhưng không phải hôn mê trầm trọng. C̣n tướng của hôn trầm là hôn mê trầm trọng đối với cảnh, và trực tiếp chướng ngại khinh an, nhưng không phải mê ám.

Bất tín là thế nào? Là tánh của tâm ô uế không nhận chịu vui thích mong muốn đối với Thật, Đúc, Năng. Nó có nghiệp dụng làm chướng ngại ḷng tin thanh tịnh, và làm chỗ nương cho đọa lạc. Nghĩa là người không có ḷng tin th́ dễ biếng lười, ba tướng của bất tín, ngược lại với tín là tin Thật, Đức, Năng. Nhưng các pháp ô nhiễm đều có tướng riêng, chỉ bất tín này tự tướng là ô trược lại làm ô trược các Tâm, Tâm sở khác, như vật rất nhớp, tự làm nhớp lại làm nhớp vật khác, cho nên nói bất tín lấy tâm ô uế làm tánh. Do bất tín nên đối với Thật, Đức, Năng không nhẫn chịu, vui thích, mong muốn chứ không phải bất tín có tánh riêng. Nếu đối với việc khác mà tâm nhẫn chịu, vui thích mong muốn một cách tà vạy, th́ đó chỉ là nhân quả của không tin (thuộc tà dục, tà thắng giải) chứ không phải là tự tánh của bất tín.

Giải đăi là thế nào? Là tánh lười biếng đối với việc tu thiện đoạn ác. Nó có nghiệp dụng làm chướng ngại tinh tấn và làm tăng ô nhiễm. Nghĩa là người lười biếng th́ nuôi lớn sự ô nhiễm. Người siêng năng theo việc ô nhiễm cũng gọi là giải đăi, v́ sự siêng năng đó làm hư mất điều thiện. Người siêng năng theo việc vô kư th́ đối với điều thiện cũng không có tiến thoái ǵ. Đây chỉ thuộc dục và tà thắng giải, chứ không có tánh riêng của sự siêng năng đó. Như đối với việc vô kư mà nhẫn chịu, vui thích, mong muốn th́ đó không phải là tịnh hay nhiễm, cũng không phải là tín hay bất tín.

Phóng dật là thế nào? Là tánh phóng đảng, không biết pḥng ngừa điều ô nhiễm, tu điều thanh tịnh. Nó có nghiệp dụng làm chướng ngại tánh không phóng đảng và làm chỗ dựa cho điều ác được tăng, điều thiện bị giảm. Nghĩa là do giải đăi và tham, sân, si nên không ngăn ngừa ô nhiễm, không tu tập thanh tịnh, gọi chung là phóng dật, chứ không phải có tự thể phóng dât riêng. Tuy mạn, nghi v.v... cũng có  khả năng này nhưng so với giải đăi và tham, sân, si th́ mạn, nghi yếu kém không mạnh như tham, sân si làm chướng ngại ba thiện căn và giải đăi là chướng ngại tinh tấn (nên không dựa vào mạn, nghi để lập phóng dật). Suy cứu tướng phóng dật cũng như tướng bất phóng dật.

Thất niệm là thế nào? Là tánh không ghi nhớ rơ ràng các cảnh sở duyên. Nó có nghiệp dụng làm chướng ngại chánh niệm và làm chỗ dựa cho tán loạn. Nghĩa là người thất niệm th́ tâm tán loạn.

Có ư kiến cho rằng thất niệm là một phần của niệm, v́ đó là cái niệm có phiền năo tương ưng.

Có ư kiến cho rằng, thất niệm là một phần của si, v́ luận Du già nói: "Thất niệm là si phần". Si khiến cho niệm bị mất, nên gọi là thất niệm.

Có ư kiến cho rằng thất niệm là một phần của tham, sân, si v.v... v́ do hai văn trước đối chiếu lược nói, v́ Luận c̣n nói: "Thất niệm biến khắp các nhiễm tâm".

Tán loạn là thế nào? Là tánh làm cho tâm lưu đẳng đối với cảnh sở duyên. Nó có nghiệp dụng làm chướng ngại chánh định và làm chỗ dựa cho ác tuệ. Nghĩa là người tán loạn th́ phát sanh ác tuệ.

Có ư kiến cho rằng tán loạn nhiếp thuộc vào tham, sân, si, v́ Tập Luận nói: "Tán loạn là ba phần tham, sân, si". Luận Du già nói: "Tán loạn là si phần", là v́ nó biến khắp các tâm ô nhiễm, tức là tham, sân, si khiến tâm lưu linh phóng đảng hơn pháp ǵ khác, nên nói là tán loạn.

Có ư kiến cho rằng tán loạn có thể tự thể riêng. Tập Luận nói: "Ba phần tham, sân, si ...", đó là nói tán loạn là tánh đẳng lưu của ba thứ tham, sân, si, như vô tàm v.v... chứ không phải nói tán loạn chính là tham, sân, si. Tùy theo tướng khác (là tướng tham, sân, si) mà nói, gọi là có theo nghĩa thế tục. Tướng riêng của tán loạn là tháo động nhiễu loạn khiến cho Tâm, Tâm sở cùng sanh với nó đều bị lưu đẳng. Nếu ĺa ba thứ tham, sân, si không có tự thể tán loạn riêng, th́ Luận không nên nói riêng tán loạn làm chướng ngại Tam ma địa (định).

- Trạo cử và tán loạn tác dụng khác nhau thế nào? Trạo cử khiến tâm biến đổi sự hiểu biết (cùng nơi một cảnh mà biến động, vừa hiểu này lại hiểu khác, không yên như ngọn đèn soi một chỗ mà cứ nhấp nháy) tán loạn khiến tâm biến đổi cảnh duyên (vừa duyên cảnh này đổi sang duyên cảnh khác không yên như ngọn đèn vừa soi chỗ nsày lại soi chỗ khác lia lịa). Tuy trong một sát na th́ hiểu biết và cảnh duyên không đổi, nhưng trong nhiều sát na tiếp nối th́ có sự biến đổi đó. Trong khi tâm ô nhiễm, thường do năng lực của trạo cử và tán loạn mà làm cho tâm biến đổi hiểu biết và biến đổi cảnh duyên. Nếu có lúc tâm đúng yên là hoặc do năng lực của niệm v.v... chế phục như dây buộc khỉ, vượn khiến đứng yên tạm thời, cho nên trạo cử và tán loạn đều biến khắp các tâm ô nhiễm.

Bất chánh tri là thế nào? Là tánh hiểu lầm đối với cảnh sở quán. Nó có nghiệp dụng làm chướng ngại sự hiểu biết đúng, làm chỗ dựa cho sự hủy phạm.

Có ư kiến cho rằng bất chánh tri nhiếp về một phần của tuệ, tức tuệ có phiền năo tương ưng thành bất chánh tri. Có ư kiến cho rằng bất chánh tri là nhiếp về một phần của si, v́ luận Du già nói: "Bất chánh tri là si phần". Si khiến cái biết không đúng, gọi là bất chánh tri.

Có ư kiến cho rằng bất chánh tri là một phần chung của các phiền năo, v́ do hai văn trước đây đối chiếu lược nói, và luận c̣n nói: "Bất chánh tri biến khắp các nhiễm tâm".

- Trong bài tụng có ba chữ "dữ, tinh, cập" là hiển thị tùy phiền năo không phải chỉ có 20 thứ, v́ trong luận Tạp Sự nói: "Có nhiều thứ phiền năo của tham, sân v.v..."; nói: "Tùy phiền năo cũng nhiếp luôn cả các phiền năo nhiễm ô khác ngoài 20 thứ trên", v́ nó là tánh đẳng lưu của căn bản phiền năo trước kia. Các pháp phiền năo nhiễm ô khác đồng loại với căn bản phiền năo th́ chỉ gọi là Tùy phiền năo, chứ không nhiếp vào căn bản phiền năo. Nay chỉ nói hai mươi Tùy phiền năo là v́ nó không phải căn bản phiền năo, nó chỉ ô nhiễm và thô trọng. C̣n những pháp nhiễm khác hoặc là phận vị của Tùy phiền năo, hoặc là tánh đẳng lưu của Tùy phiền năo, đều nhiếp thuộc vào đây. Tùy theo loại khác nhau, như lư nên biết.

- Trong hai mươi Tùy phiền năo như thế, tiểu tùy mười, đại tùy hai, chắc chắn là giả có; c̣n vô tàm, vô quư, bất tín, giải đăi chắc chắn là thật có, v́ có giáo và lư chứng thành. Trạo cử, hôn trầm, tán loạn ba thứ, có ư kiến cho là giả, có ư kiến cho là thật. Và dẫn giáo và lư làm chứng, như trước nên biết.

- Hai mươi Tùy phiền năo đều có câu sanh và phân biệt, v́ nó tùy theo thế lực của hai thứ phiền năo căn bản  câu sanh và phân biệt phát khởi.

- Trong hai mươi Tùy phiền năo đó, tiểu Tùy phiền năo mười thứ từ phẫn, hận, đến hại, kiêu là lần lượt thay nhau sanh khởi, chứ chắc chắn không cùng sanh khởi một lần, v́ tánh nó trái nhau. Hành tướng mỗi thứ thô trọng mănh liệt, tự làm chủ riêng. C̣n trung Tùy phiền năo hai thứ là vô tàm, vô quư th́ tương ưng với tất cả tâm bất thiện, nó cùng sanh khởi một lần với cả tiểu tùy và đại tùy. Luận nói: "Đại Tùy phiền năo tám thứ từ bất tín, đến bất chánh tri th́ biến khắp các nhiễm tâm, nó thay nhau cùng sanh khởi với tiểu tùy, trung tùy". Có chỗ nói sáu thứ là bất tín, giải đăi, phóng dật, thất niệm, tán loạn và trạo cử tăng mạnh th́ cùng khởi một lần. Có chỗ nói năm thứ biến khắp nhiễm tâm v́ hôn trầm, trạo cử chỉ trái với thiện, nghĩa là hôn trầm th́ chướng khinh an, trạo cử th́ chướng hành xả.

- Hai mươi Tùy phiền năo chỉ là ô nhiễm nên không tương ưng với thức thứ tám. Thức thứ bảy chỉ là tương ưng với tám đại tùy. Hoặc thủ hoặc xả khác nhau nên biết như trên. Thức thứ sáu tương ưng với đủ cả hai mươi thứ. Tiểu tùy mười, có tánh thô mănh không tương ưng với năm thức trước, trung tùy và đại tùy thông nhau, trong năm thức đều có đủ.

- Do đó trung tùy, đại tùy tương ưng với năm thọ. Có ư kiến cho rằng tiểu tùy mười trừ ba là siễm, cuống, kiêu, bảy thứ c̣n lại là phẫn, hận v.v... tương ưng với ba thọ là hỷ, ưu, xả; ba thứ siễm, cuống, kiêu tương ưng với bốn thọ, trừ khổ thọ. Có ư kiến cho rằng phẫn v.v... tương ưng với bốn thọ, trừ lạc thọ; c̣n siễm, cuống, kiêu ba thứ th́ tương ưng với cả năm thọ. Ư thức có khổ thọ, trước đă nói.

Tướng Tùy phiền năo tương ưng với năm thọ. Ba thứ c̣n lại tương ưng thêm lạc thọ. Trung tùy, đại tùy thô tướng cũng có nghĩa đúng như thế.

- Hai mươi Tùy phiền năo như thế đều cùng sanh khởi với năm Biệt cảnh, v́ không trái nhau. Niệm ô nhiễm, tuệ ô nhiễm (niệm ô nhiễm tức là thất niệm, tuệ ô nhiễm tức bất chánh tri). Tuy không cùng phát sanh với niệm và tuệ, nhưng nó là si phần (vô minh), nên cũng được tương ưng. "Niệm" cũng duyên được loại cảnh hiện tại và thường tập quen, "Phẫn" cũng duyên được sát na quá khứ, cho nên phẫn và niệm cũng được tương ưng nhau. Khi định ô nhiễm phát khởi, tâm cũng tháo động nhiễu loạn, cho nên loạn và định tương ưng.

- Trung tùy hai, đại tùy tám, với mười thứ căn bản phiền năo, cùng tương ưng nhau. Tiểu tùy mười thứ chắc chắn không tương ưng với ác kiến và nghi, v́ tướng nó thô động; c̣n ác kiến và nghi th́ thẩm xét vi tế. Phẫn, hận, năo, tật, hại năm thứ tương ưng với mạn và nghi, chứ không tương ưng với tham và sân, v́ nó là một phần của sân. Xan, si, mạn cùng tương ưng với nhau chứ không phải tham và sân cùng tương ưng được, v́ nó là một phần của tham. Kiêu thi tương ưng với si, khác với mạn và giải đăi, là một phần của tham. Phú, cuống, siễm, tham, si, mạn tương ưng nhau, v́ hành tướng không trái nhau, đều là một phần của tham, si.

Tiểu tùy bảy là phẫn, hận, năo, phú, tật, kiêu, hại. Trung tùy hai là vô tàm, vô qúy, chỉ nhiếp về tánh bất thiện. Tiểu tùy ba là siễm, cuống, kiêu. Đại tùy tám cũng thông cả tánh vô kư.

- Tiểu tùy bảy, trung tùy hai, chỉ nhiếp thuộc về Dục giới. Cuống và siễm thông cả Dục và Sắc giới. Các thứ c̣n lại thông cả ba cơi. Sanh ở hạ địa, có thể khởi sanh mười một thứ của thượng địa, v́ tham đắm định cảnh mà khởi tâm kiêu, đối với Dục giới lại khởi tâm cuống, siễm. Nếu sanh ở thượng địa th́ khởi mười thứ sau của hạ địa, tà kiến và ái tương ưng nhau nên có thể khởi lên nơi đó. Tiểu tùy mười, khi sanh ở thượng địa, th́ không c̣n lư do khởi lên ở hạ địa, v́ nó không phải thứ trực tiếp nhuận sanh và không phải tà kiến phỉ báng tịch diệt. Trung tùy hai, đại tùy tám ở cơi dưới cũng duyên được ở cơi trên; v́ tương ưng với tham duyên cơi trên mà khởi vậy.  

Có ư kiến cho rằng tiểu tùy mười thứ ở cơi trên dưới không thể duyên cơi trên; v́ hành tướng nó thô trọng, thiển cận không thể chấp thứ cảnh ở xa.

Có ư kiến cho rằng tật v.v... cũng duyên được cơi trên, v́ đối với pháp ở cơi cao hơn mà sanh tật đố. Đại tùy tám thứ thêm siễm, cuống ở cơi trên cũng duyên được cơi dưới; v́ tương ưng với "mạn" duyên cơi dưới mà khởi lên vậy.

Ví như Phạm thiên đối với Thích tử khởi tâm siễm, cuống, "Kiêu" không duyên cơi dưới v́ không phải đối tượng đáng để ỷ thị.

-Hai mươi Tùy phiền năo đều nhiếp thuộc phi học, phi vô học, v́ nó chỉ là nhiễm, mà học và vô học là tịnh.

-Mười thứ sau trong hai mươi Tùy phiền năo chỉ thông kiến đạo và tu đạo đoạn, v́ nó tương ưng với hai thứ căn bản phiền năo câu sanh và phân biệt khởi lên.

- Phiền năo kiến sở đoạn là thứ phiền năo tùy ở chỗ nó mê về tướng Tứ Đế hoặc tổng hoặc biệt, cùng lúc sanh ra, cho nên tùy sự thích ứng mà nó đều thông cả bốn bộ hoặc (tức bốn bộ phiền năo do mê lư Bốn đế phát sanh, phiền năo do mê một Đế mà sanh, đó là một bộ hoặc, mê Bốn Đế thành bốn bộ hoặc). Mê Bốn Đế hoặc trực tiếp mê, hoặc gián tiếp mê, đều nói như cách nói về phiền năo.

Có ư kiến cho rằng mười thứ trước trong 20 Tùy phiền năo chỉ là thứ phiền năo do tu đoạn, v́ nhậm vận câu sanh, duyên cảnh sự tướng thô thiển.

Có ư kiến cho rằng nó cũng thông cả kiến đạo và tu đạo đọan, v́ dựa theo thế lực hai thứ căn bản phiền năo là câu sanh và phân biệt khởi lên, v́ duyên tà kiến của người khác cũng sanh phẫn, hận v.v....

Kiến sở đoạn hoặc (phiền năo do kiến đạo đọan trừ) là tùy theo năng lực nó duyên Bốn đế hoặc tổng và biệt nên nó đều thông cả bốn bộ hoặc (bốn bộ phiền năo).

Trong đây có ư kiến cho rằng phẫn v.v... chỉ gián tiếp duyên theo lậu hoặc mê lư Bốn đế phát sanh, chứ không phải trực tiếp mê lư Bốn Đế; v́ hành tướng nó thô thiển không chấp thủ được đi sâu xa.

Có ư kiến cho rằng tật v.v... cũng trực tiếp mê lư Bốn Đế, v́ đối với Diệt Dế, Đạo Đế sanh ganh ghét.

Nhưng mười thứ như phẫn, hận v.v... chỉ duyên các sự thật, v́ phải dựa bản chất của sự thật mới sanh dược. Duyên pháp hữu lậu, chuẩn theo trên đây mà biết.

(Hết cuốn VI của bản Hán)

 

previous.png   back_to_top.png   next.png

[ TRANG CHỦ KINH ĐIỂN | ĐẠI TẠNG KINH | THẦN CHÚ | HÌNH ẢNH | LIÊN LẠC ]

 

 

google-site-verification=Iz-GZ95MYH-GJvh3OcJbtL1jFXP5nYmuItnb9Q24Bk0