佛山* Buddha Mountain * Phật Sơn

Calgary Alberta Canada

 TRANG CHỦ*--KINH ĐIỂN*--ĐẠI TẠNG KINH*--THẦN CHÚ*--HÌNH ẢNH*--中文*--ENGLISH

 VT0272

| ML | Q 01 | Q 02 | Q 03 | Q 04 | Q 05 | Q 06 | Q 07 | Q 08 | Q 09 | Q 10 |

KINH ĐẠI TÁT-GIÀ NI-KIỀN TỬ SỞ THUYẾT

Hán dịch: Đầu đời Ngụy, Tam tạng Bồ-đề-lưu-chi, người xứ Thiên Trúc.

Việt Dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh

QUYỂN 3

Phẩm 5: VƯƠNG LUẬN (Phần 1)

Bấy giờ, quốc vương Nghiêm Sí nghe Đại Tát-già Ni-kiền Tử nói chánh pháp rồi, rất vui mừng tin nhận. Ngay lúc đó, nhà vua hỏi Đại Tát-già Ni-kiền Tử:

–Đại Tát-già từ nơi xa xôi đến giáo hóa chúng sinh, trên đường nhiều hiểm trở, không biết Đại sư thân thể, khí lực có an ổn không? Chúng sinh dễ giáo hóa không? Các đại đệ tử có thực hành theo lời dạy của Đại sư không? Hân hạnh, nhờ Đại sư không chê đất nước của con nên được phụng kiến và được nghe chánh pháp, trong lòng vô cùng vui sướng. Như được gặp mẹ hiền, như đói được thức ăn, như khát gặp nước, như trần truồng gặp y phục, như người nghèo gặp của báu, như lúc nóng gặp mát, như lạnh gặp lửa, như mù được thấy, như điếc được nghe, như kẻ ngồi tù được phóng thích, như bần tiện được tôn quý, như kẻ lạc đường được trở về, như người học trò gặp được thầy. Lòng con vui sướng cũng như thế.

Thưa Đại sư! Từ xưa tới nay, con cứ nghĩ rằng: “Chánh pháp khó được nghe, thầy giỏi khó gặp, thân người khó được, các căn khó vẹn toàn, chánh kiến khó sinh, lòng tin khó phát, khó được hội họp, tự do khó được, thái b́nh khó gặp.” Như thế, những điều khó khăn ấy con đã vượt cả. Hôm nay gặp được Đại sư, như người vào biển muốn nhặt trân bảo liền gặp được một vùng báu lớn. Hôm nay con có sự nghi ngờ, xin được hỏi, cúi mong Đại sư thương xót giải quyết cho con!

Lúc ấy, Tát-già Ni-kiền Tử bảo vua Nghiêm Sí:

–Nay nhà vua có điều ǵ nghi ngờ hãy cứ hỏi, ta sẽ phân biệt giải nói, khai thông, trừ hết sự nghi ngờ để nhà vua được hiểu rõ.

Bấy giờ, vua Nghiêm Sí thấy Tát-già Ni-kiền Tử đã cho phép ḿnh hỏi, trong lòng rất vui mừng rồi đưa ra điều nghi vấn:

–Thưa Đại sư! Những ǵ là sinh pháp? Những ǵ là trụ tŕ? Ở trong những pháp nào mà có tên này?

Đại Tát-già Ni-kiền Tử đáp:

–Đại vương nên biết! Gọi là sinh nghĩa là các chúng sinh; nói trụ tŕ nghĩa là các quốc độ thế giới. Nói chúng sinh nghĩa là năm thủ ấm. Như vậy, những pháp nào gọi là năm thủ ấm? Đó là sắc thủ ấm, thọ thủ ấm, tưởng thủ ấm, hành thủ ấm và thức thủ ấm. Đại vương! Dựa vào năm pháp này gọi là chúng sinh, gọi là khí thế gian. Nói đến chúng sinh nghĩa là bao gồm bốn loại sinh: noãn sinh, thai sinh, thấp sinh và hóa sinh. Nói khí thế gian nghĩa là bao gồm hư không, đất, nước, gió và lửa.

Nhà vua hỏi:

–Thưa Đại sư! Ai có khả năng che chở cho tất cả chúng sinh và ai có thể giữ ǵn giới này?

Đáp:

–Này Đại vương! Tất cả đều do quả báo nghiệp của chúng sinh và năng lực của nhà vua làm chủ quốc gia, với khả năng đó có thể giữ ǵn.

Nhà vua hỏi:

–Thưa Đại sư! V́ sao do quả báo nghiệp chúng sinh có thể bảo hộ chúng sinh?

Đáp:

–Này Đại vương! Do năng lực báo tăng thượng của nghiệp ḿnh cho nên sinh ở nơi tốt đẹp. Nhưng những chúng sinh ấy đối với các vật không có tâm nuối tiếc, giữ ǵn; không sinh tâm đây, kia, ta, người. Bởi thế, tất cả các vật để sinh sống, không cần phải thêm công sức mà chỉ tùy theo ý nghĩ là được đầy đủ, đến trọn đời thường sống ở nơi an ổn, hưởng lạc. Ĺa khỏi những đau khổ về bệnh thô như lạnh, nóng, đói khát và các thứ đau đớn hành hạ. Họ cũng không có ác tâm xâm lấn, gây thêm sự thiệt thòi cho nhau; cũng không có tâm lường gạt, dối trá nhau. Những thôn xóm, thành ấp đều có bảy báu trang nghiêm, họ thường đi lại ở trong cảnh giới thù thắng vi diệu; sống thọ đến một ngàn tuổi. Khi thọ mạng của họ hết, liền xả thân sinh lên cõi trời hưởng lạc trong đường thiện. Như thế, những chúng sinh này được nghiệp Uất-đơn-việt hộ tŕ.

Đại vương nên biết! Lại có chúng sinh nhờ năng lực quả báo nghiệp của chính ḿnh, nên được sinh ở nơi thù thắng, thân có ánh sáng, bay trên hư không, lấy niềm vui ở trong thiền định làm món ăn ngon bổ, không sinh vào thai, tuổi thọ vô lượng, sống ở thế gian mãi mãi. Đây gọi là kiếp đầu của chúng sinh.

Đại vương nên biết! Lại có chúng sinh nhờ vào nhân năng lực nghiệp báo của họ trong quá khứ, có công đức thù thắng nên sinh ở trong thế gian, có tâm kính trọng cha mẹ và những bậc trưởng thượng trong gia tộc, cùng các Sa-môn, người tu tịnh hạnh, lấy đó làm ruộng phước. Họ thường làm các việc thiện, làm điều đáng th́ nên làm, bỏ hạnh ác, thường thọ tŕ tốt năm giới và tám giới, thực hành bố thí, tích chứa phước đức. Đây là những chúng sinh có thiện căn ở kiếp thứ hai. Đại vương! Bấy giờ, chúng sinh thiện căn đầy đủ, không khởi lên những điều ác, cho nên thế gian chưa lập vương pháp. V́ thế, gọi là tự nghiệp quả báo có thể che chở chúng sinh.

Nhà vua hỏi:

–Thưa Đại sư! Được nghiệp bảo hộ như thế con đã biết rồi. V́ sao gọi là năng lực của một người làm chủ đất nước có thể bảo hộ chúng sinh?

Đáp:

–Này Đại vương! Các vua chúng sinh là người làm chủ của chúng sinh mà năng lực của các vị ấy có thể che chở cho chúng sinh.

Nhà vua hỏi:

–Những vị ấy, sao gọi là vua?

Đáp:

–Đại vương nên biết! Vua là cha mẹ của dân. V́ dựa vào phép tắc để bảo hộ chúng sinh, khiến cho họ được sống an lạc, nên gọi là vua. Đại vương! Nhà vua nuôi dưỡng dân như con đỏ, đưa họ từ nơi ẩm ướt đến chỗ khô ráo, không chờ họ kêu gọi. V́ sao? Đại vương nên biết! Vua được đứng vững là nhờ lấy dân làm nền tảng. Tâm nhân dân một khi đã không yên ổn th́ nước ắt sẽ diệt vong. V́ thế, nhà vua phải nghĩ đến nhân dân như con đỏ, không bỏ tâm niệm ấy. Phải biết khổ, vui của người dân trong nước, làm việc kịp thời; biết lũ lụt, khô hạn, biết gió, mưa; biết nóng và không nóng; biết thời thịnh vượng, biết nơi thiếu thốn, biết có, biết không; biết buồn, biết vui; biết già, biết trẻ; biết bệnh, biết không bệnh của người dân. Nhà vua phải biết đúng các việc kiện tụng, biết có tội, hay không tội; biết nhẹ hay nặng. Đối với các vương tử, đại thần và các quan, phải biết người có công và người không có công. Người biết như vậy gọi là không ĺa tâm.

Đại vương! Người làm vua khi đã biết trong nước như thế, rồi đem khả năng giúp đỡ. Người nên cho th́ cấp cho kịp thời, người nên thu th́ phải suy nghĩ kỹ. Sai khiến biết đúng thời, không đoạt danh lợi, phải nghiêm ngặt đối với kẻ tham nhũng để nhân dân được yên ổn. Đó là người giúp đỡ, cũng gọi là vua.

Đại vương nên biết! Vua có bốn hạng:

1.     Vua Chuyển luân.

2.     Vua của từng quốc độ.

3.     Vua chư hầu.

4.     Vua biên địa.

Vua Chuyển luân nghĩa là vua Sát-lợi có quán đảnh, quán xuyến bốn châu thiên hạ, là bậc Pháp vương độc tôn tối thắng cao quý nhất giữ ǵn pháp. Vua Chuyển luân ấy có đầy đủ bảy báu:

1.     Báu phu nhân.

2.     Báu Ma-ni.

3.     Xe báu.

4.     Voi báu.

5.     Ngựa báu.

6.     Đại thần báu.

7.     Chủ kho báu.

Vua Chuyển luân ấy đã có đầy đủ bảy báu, đi khắp mọi nơi không có ai đối địch, không có người oán ghét, không có điều buồn phiền, không dùng các loại binh khí. Chỉ dựa vào chánh pháp, b́nh đẳng không thiên vị để an ủi và thu phục.

Nhà vua hỏi:

–Thưa Đại sư! V́ sao gọi Chuyển luân thánh vương là người thống lãnh bốn cõi?

Đáp:

–Này Đại vương! V́ vua ấy có quyền lực khắp bốn châu thiên hạ vậy!

Nhà vua hỏi:

–Thưa Đại sư! V́ sao gọi vua ấy là bậc cao quý tối thắng nhất?

Đáp:

–Đại vương! V́ lệnh của vua Chuyển luân thánh không ai dám chống lại.

Nhà vua hỏi:

–Thưa Đại sư! V́ sao gọi vua ấy là vị Hộ pháp?

Đáp:

–Đại vương! V́ vua ấy tu theo mười pháp thiện, không làm theo tà pháp, giết hại… nên gọi là Hộ pháp.

Nhà vua hỏi:

–Thưa Đại sư! Tại sao gọi là Pháp vương?

Đáp:

–Này Đại vương! Vua Chuyển luân thánh dùng mười pháp thiện giáo hóa bốn châu thiên hạ, khiến cho tất cả đều giữ ǵn, xa ĺa mười nghiệp ác, thực hành mười pháp thiện đầy đủ và thành tựu, nên được gọi là Pháp vương.

Nhà vua hỏi:

–Thưa Đại sư! Vua Chuyển luân thánh nhờ nhân duyên ǵ mà được đệ nhất phu nhân, và v́ sao được thành tựu?

Đáp:

–Này Đại vương! Vua Chuyển luân thánh nhờ từ bỏ tâm giận dữ nghiệp bất thiện, cho nên được báu phu nhân cùng ở bên ḿnh thọ hưởng niềm vui tối thắng, đó gọi là thành tựu. V́ sao gọi là thọ hưởng niềm vui tối thắng? Đại vương! Phu nhân của vua Chuyển luân thánh ấy trong thân toát ra hương Chiên-đàn vi diệu vô giá; hơi trong miệng thường bay ra hương vô giá của loài hoa Ưu-bát-la; thân thể mềm mại như chim Ca-lăng-già. Nếu có loài chúng sinh khác xúc phạm vào thân chim Ca-lăng-già ấy th́ thân thể vĩnh viễn không còn mỏi mệt nữa, xa ĺa sự đói khát cùng với những nỗi lo âu, buồn phiền; được thọ hưởng sự vui sướng vô cùng tối thắng. Cũng vậy, vua Chuyển luân thánh gặp phu nhân ấy cũng thọ hưởng vui sướng.

Đại vương nên biết! Thân thể phu nhân ấy, lúc thời tiết lạnh có thể làm cho ấm áp, khi thời tiết nóng có thể làm cho mát mẽ. Tay của những người trong thế gian không thể đụng chạm đến thân của phu nhân. V́ sao? V́ nhờ thiện căn, xa ĺa tâm tham dục và nghiệp bất thiện. Tất cả chúng sinh chỉ quan sát, kính trọng, như mẹ, như con gái, như chị em. Nhưng phu nhân ấy phát sinh ba tâm đối với vua Chuyển luân thánh:

1.     Tâm thường tôn trọng vua, không sinh tâm khác.

2.     Tâm thường cung kính vua.

3.     Tâm thường nghĩ đến vua Chuyển luân. V́ sao thế? V́ đã xa ĺa tâm tham dục cấu bẩn.

Lại nữa, này Đại vương! Phu nhân báu của vua Chuyển luân đã xa ĺa năm loại pháp ác của người nữ:

1.     Ĺa tâm hời hợt không có chí hướng của người nữ.

2.     Ĺa tâm ham muốn người nam khác.

3.     Xa ĺa tâm keo kiệt, ghen ghét.

4.     Đối với chỗ phi xứ xa ĺa tâm dâm dục điên đảo.

5.     Khi vua Chuyển luân thánh lâm chung th́ người ấy cũng đi theo.

Đại vương! Phu nhân báu ấy có năm công đức:

1.     Biết nghĩ đúng với tâm của nhà vua.

2.     Có thể sinh đầy đủ ngàn người con.

3.     Tự nhiên dòng họ được tôn quý.

4.     Làm cho chỗ ở đầy đủ tất cả vật dụng.

5.     Nếu khi nhà vua cùng với người nữ khác thụ hưởng dục lạc th́ không phát sinh tâm ghen ghét, sân hận.

Đại vương! Phu nhân của vua Chuyển luân thánh ấy đã thành tựu ba công đức.

1.     Không nói lời ác.

2.     Không tà kiến.

3.     Nếu vua đi nơi khác th́ không ở trong cảnh giới ngũ dục và không động tâm.

Đại vương! Phu nhân của vua Chuyển luân thánh khi xả thân sẽ sinh lên cõi trời. V́ sao? V́ đã ĺa khỏi tham dục, ghen ghét, đó gọi là công đức của phu nhân vua Chuyển luân thánh là như vậy, khiến cho nhà vua hưởng vui tối thắng hơn hết.

Nhà vua hỏi:

–Thưa Đại sư! Vua Chuyển luân thánh nhờ nhân duyên ǵ được báu Ma-ni ấy?

Đáp:

–Này Đại vương! Vua Chuyển luân thánh nhờ từ bỏ tâm giận dữ, nghiệp bất thiện, nên được ngọc báu Ma-ni thứ hai, được thọ hưởng ánh sáng tối thắng và vật dụng an lạc tối thượng. V́ sao tối thắng? Đại vương nên biết! V́ ngọc báu Ma-ni của vua Chuyển luân thánh có tám công đức:

1.     Ngọc báu Ma-ni ấy, khi trong đêm tối th́ phóng ra ánh sáng lớn, như trăng rằm vào mùa thu; ánh sáng có thể chiếu đến một trăm do tuần. Đến mùa hè chúng sinh bị nóng bức, nhờ ánh sáng báu Mani chiếu đến, thân thể khi tiếp xúc th́ được mát mẽ.

2.     Nếu vua Chuyển luân thánh đi ở trong đồng vắng, chỗ không có nước, lại gặp các chúng sinh đói khát, báu Ma-ni ấy sẽ phóng ra nước công đức có đầy đủ tám vị th́ không còn đói khát.

3.     Khi vua Chuyển luân thánh cần điều ǵ th́ tất cả đều phát ra từ báu Ma-ni.

4.     Báu Ma-ni có tám cạnh, trong mỗi cạnh phát ra các thứ ánh sáng, như xanh, vàng, đỏ, trắng, pha lê, hồng, tía.

5.     Báu Ma-ni kia đặt ở đâu th́ chúng sinh ở xung quanh trong khoảng một trăm do-tuần đều được xa ĺa những khổ đau, bệnh tật, thường định tâm, làm những điều thiện đều có kết quả.

6.     Báu Ma-ni ở cảnh giới nào th́ không có các loài rồng phóng ra khí độc, sấm chớp, gió dữ, mưa lâu ngày làm tổn hại chúng sinh.

7.     Khi nước ở tất cả núi, sông, khe, hang, rãnh, suối khô cạn, ngọc ma-ni làm cho nó được hồi phục trở lại. Khi rừng cây, hoa quả bị khô héo, có thể khiến cho tươi tốt phồn thịnh, hoa ở trong ao và rừng tất cả đều đầy đủ.

8.     Báu Ma-ni ở chỗ nào th́ chỗ đó người dân không có đau ốm, bệnh tật, bị những chất độc hay chết, và cho đến không bị các loài súc sinh cọp, chó sói, sư tử, rắn, chuột, mèo, hồ ly, chim cắt, diều hâu cùng ăn chung một thức ăn, không sinh tâm hại nhau.

Lại nữa, này Đại vương! Vua Chuyển luân thánh có đủ ngàn người con, thân thể cao lớn, khỏe mạnh, hùng dũng, có tài sức xuất chúng, chinh phục thế gian, vâng lời vua dạy, có thể giữ ǵn đại pháp, thực hành theo pháp, tâm thương yêu tất cả chúng sinh. Đó là nhờ công dụng báu Ma-ni của vua Chuyển luân thánh khiến cho nhà vua hưởng thọ niềm vui tối thượng thù thắng.

Nhà vua hỏi:

–Thưa Đại sư! Vua Chuyển luân thánh nhờ nhân duyên ǵ được xe báu thứ ba?

Đáp:

–Đại vương! Vua Chuyển luân thánh nhờ xa ĺa tâm giận dữ, nghiệp bất thiện nên được xe báu ấy. Xe báu đi đến chỗ nào th́ chinh phục tất cả, được vui đại thắng.

Nhà vua hỏi:

–Thưa Đại sư! Thế nào là được vui đại thắng?

Đáp:

–Đại vương nên biết! Xe báu của vua Chuyển luân thánh, có đầy đủ năm công đức:

1.     Xe báu kia toàn thân bằng vàng Diêm-phù-đàn, có đầy đủ ngàn căm, lớn năm do-tuần, hiển hiện ở thế gian như mặt trời thứ hai.

2.     Xe báu kia bay thẳng lên hư không không bị chướng ngại, một ngày có thể đi tám ngàn do-tuần.

3.     Tùy theo suy nghĩ của vua Chuyển luân thánh, muốn đi đến chỗ Tứ Thiên vương, đi đến bốn châu thiên hạ, Nam Diêm-phù-đề, Tây Cù-già-ni, Bắc Uất-đơn-việt, Đông Phất-ba-đề. Khi đó, tùy theo suy nghĩ của nhà vua liền bay lên hư không đi về phía trước. Nương vào năng lực của bánh xe kia, bốn đội binh voi, ngựa, xe, bộ tất cả đều bay vụt lên hư không.

4.     Chỗ nào không phục tùng theo vua Chuyển luân thánh, theo sự suy nghĩ của nhà vua, xe báu kia liền bay đến khiến cho họ phải quy phục.

5.     Sức mạnh của xe báu kia không có đối thủ, tất cả vua nhỏ thấy nó đều hàng phục. V́ vua Chuyển luân thánh nương vào pháp mà tu hành, ĺa bỏ tâm giận dữ.

Đó gọi là công dụng của xe báu của vua Chuyển luân thánh, làm cho nhà vua hưởng thọ niềm vui đại thắng tối thượng.

Nhà vua hỏi:

–Thưa Đại sư! Vua Chuyển luân thánh nhờ nhân duyên ǵ được voi báu thứ tư?

Đáp:

–Đại vương! Vua Chuyển luân thánh nhờ từ bỏ tâm giận dữ, nghiệp bất thiện nên được voi báu, hưởng thọ niềm vui ở cỗ xe tối thắng đệ nhất.

Nhà vua hỏi:

–Thưa Đại sư! Thế nào là niềm vui ở trên cổ xe tối thắng.

Đáp:

–Đại vương nên biết! Voi báu lớn kia, giống như con ngựa tốt đã được điều phục thuần thục, dùng nó đi chinh phục các nước khác. Nó có đầy đủ bảy chi vững vàng là: bốn chân, vòi, âm căn và đuôi. Bảy chi ấy trụ vững vàng và rất hùng mạnh, sức lực có thể địch nổi đến mấy ngàn con voi b́nh thường. Nó có màu trắng giống như tuyết, như voi Y-ta, Ba-la của trời Đế Thích. Tất cả các con voi thường không thể xuất hiện đến trước mặt nó ngửi hương. Đại vương! Con voi kia có khả năng sử dụng tự do ở ba nơi là trên không, đường bộ và đường thủy. Voi ấy đi rất nhanh, một ngày đi quanh Diêm-phù-đề ba vòng.

Đại vương nên biết! Khi vua Chuyển luân cỡi trên voi chúa, nó biết được tâm của nhà vua và đi theo sự suy nghĩ đó. Nó đi rất vững vàng, giống như ngỗng chúa, không nhanh, không chậm, không cong quẹo, không ngang ngược. Người nếu đi cùng đường với nó th́ nó không làm người ta sợ, cho đến ngay cả người phụ nữ nào xúc phạm đến nó th́ nó cũng không giận dữ. Nhưng khi chiến đấu th́ nó thể hiện tướng vô cùng hung dữ, không ai dám đến gần. Lúc b́nh thường, đi, đứng, nằm, ngồi, ngủ, ăn đều do chủ điều khiển, chỉ dùng sợi dây như sợi tơ là dẫn nó đi, thuận theo không trái lệnh. Đó là voi báu của vua Chuyển luân thánh sử dụng, khiến cho nhà vua thọ hưởng niềm vui tối thắng khi cỡi nó.

Nhà vua hỏi:

–Thưa Đại sư! Vua Chuyển luân thánh nhờ nhân duyên ǵ được ngựa báu thứ năm?

Đáp:

–Đại vương! Vua Chuyển luân thánh nhờ từ bỏ tâm giận dữ, nghiệp bất thiện nên được ngựa báu, hưởng thọ niềm vui tối thượng nhanh chóng khi cỡi lên nó.

Nhà vua hỏi:

–Thưa Đại sư! Thế nào là rất nhanh chóng?

Đáp:

–Đại vương nên biết! Ngựa báu kia có màu sắc trắng như hoa Câu-nâu-đầu, có những xoáy tròn như cõi trời khắp toàn thân. Thân thể không lớn, không nhỏ, không cao, không thấp, rất sung mãn, tâm tánh thuần hậu rất dễ điều phục. Giống như ngựa Bà-la-hà của trời Đế Thích, tự do đi lại. Một ngày có thể đi quanh Diêm-phù-đề ba vòng không biết đến mệt mỏi. Đại vương! Đó gọi là công dụng ngựa báu của vua Chuyển luân thánh, khiến cho nhà vua hưởng thọ niềm vui nhanh chóng tối thượng khi cỡi trên nó.

Nhà vua hỏi:

–Thưa Đại sư! Vua Chuyển luân thánh nhờ nhân duyên ǵ được đại thần báu thứ sáu?

Đáp:

–Đại vương! Vua Chuyển luân thánh nhờ từ bỏ tâm giận dữ nên được đại thần báu để nhà vua đi dạo chơi thoải mái, thọ hưởng niềm vui vô sự thù thắng đệ nhất.

Nhà vua hỏi:

–Thưa Đại sư! Thế nào là niềm vui vô sự thù thắng đệ nhất?

Đáp:

–Đại vương nên biết! Các vị đại thần kia thay nhà vua xử lý đất nước như ý nghĩ của vua. Họ v́ nước quên thân, không cầu tư lợi, nghĩ đến việc giúp đỡ trăm họ cũng như hộ vệ đôi mắt của ḿnh. Làm việc theo ý của nhà vua; thực hiện ngay theo suy nghĩ không trở ngại, không lệ thuộc. Họ tu hành theo chánh đạo, từ bỏ phi pháp, tùy thời, tùy nơi không làm tổn hại. Y theo đúng mệnh lệnh của nhà vua thực hành mười pháp thiện, không trái điều thiện, không trái chánh pháp, không trái y nghĩa đúng pháp, đều thực hành đầy đủ tất cả. Đại vương! Như thế gọi là nhờ công dụng của đại thần báu của vua Chuyển luân thánh, làm cho nhà vua thọ hưởng niềm vui đệ nhất tối thắng.

Nhà vua hỏi:

–Thưa Đại sư! Vua Chuyển luân thánh nhờ nhân duyên ǵ được làm chủ kho báu thứ bảy?

Đáp:

–Đại vương! Vua Chuyển luân thánh nhờ từ bỏ tâm giận dữ, nghiệp bất thiện nên được làm chủ kho báu, thỏa mãn tâm nguyện nhà vua, yên ổn hưởng thọ vui sướng.

Nhà vua hỏi:

–Thưa Đại sư! Thế nào là đầy đủ, thỏa mãn, yên ổn hưởng thọ sự vui sướng?

Đáp:

–Đại vương nên biết! Chủ kho báu ấy có công đức rất lớn. Tất cả các núi lớn, khe sâu, hang tối, đồng hoang, sông, đầm, gò, đồng bằng, bến bãi, hầm hố, những chỗ cao thấp không bằng nhau, th́ dùng các trân báu như báu Kim cương, báu Nhân-đà-la, báu Ma-laca-đa, báu Mã não lấp đầy hết những nơi kia mà báu vẫn không hết; huống ǵ còn vàng bạc, lưu ly, pha lê không kể số lượng. Chủ kho báu ấy, tâm luôn luôn vui vẻ, không có thái độ dối trá, không có tướng hai lòng, không làm người khác buồn phiền, ai thấy cũng đều hoan hỷ.

Đại vương nên biết! Đó gọi là công dụng của vua Chuyển luân thánh làm chủ kho báu, khiến cho nhà vua vui sướng, thỏa mãn ước nguyện.

Đại vương nên biết! Vua Chuyển luân thánh nhờ có đầy đủ bảy báu như thế, cho nên vua trong bốn thiên hạ và các vua rồng, hai loại vua trời, là Tứ Thiên vương và cõi trời Tam thập tam, cùng với Đế Thích phân chia tòa ngồi. Họ nhờ từ bỏ sân hận, tâm ác, nghiệp bất thiện nên được đầy đủ bảy báu như thế, hưởng thọ niềm vui thù thắng, huống ǵ thực hành đầy đủ mười thiện nghiệp ư!

Đại vương nên biết! Vua Chuyển luân thánh còn có bảy thứ gọi là báu mềm mại, công đức của nó không bằng bảy báu ở trước. Bảy báu đó là:

1.     Kiếm báu.

2.     Da báu.

3.     Giường báu.

4.     Vườn báu.

5.     Nhà báu.

6.     Y phục báu.

7.     Đầy đủ các đồ dùng báu.

Nhà vua hỏi:

–Thưa Đại sư! Thế nào là kiếm báu đệ nhất của vua Chuyển luân thánh, nó có công dụng như thế nào?

Đáp:

–Đại vương nên biết! Kiếm báu ấy, các vua chư hầu trong nước của vua Chuyển luân thánh, nếu người nào có tâm niệm trái lệnh nhà vua th́ ngay lúc ấy kiếm báu từ trên hư không bay đến nơi người ấy. Những Tiểu vương trông thấy liền quy phục, đảnh lễ kiếm báu, mà kiếm báu kia không khởi tâm giết hại. Cho nên đó được gọi là công đức kiếm báu của vua Chuyển luân thánh. Tất cả các quốc sĩ không cần dùng dao gậy, tự nhiên tuân theo.

Nhà vua hỏi:

–Thưa Đại sư! Thế nào là da báu của vua Chuyển luân thánh?

Đáp:

–Đại vương nên biết! Da báu của vua Chuyển luân thánh chính là da của vua rồng lấy từ trong biển ra. Chủ thương buôn mang về từ trong biển lớn, dâng lên nhà vua Chuyển luân thánh. Tấm da báu ấy rộng trăm do-tuần, dài mười do-tuần. Thể chất của nó sạch sẽ, tinh khiết, chiếu sáng lóng lánh như mặt trời, lửa đốt không cháy, ngâm nước không mục, gió thổi bạt núi nhưng không lay động được nó, luôn điều hòa nhiệt độ, khử trừ nóng và lạnh. Khi nhà vua đi đến chỗ nào th́ nó cũng đi theo đến đấy. Tùy theo số lượng binh lính của vua Chuyển luân thánh, da báu ấy trải rộng mười do tuần che khắp ở trên. Có thể làm nhà đầy đủ cho mọi người ở. Những người ấy đều ở riêng từng phòng, không trở ngại nhau. Đó là công dụng của công đức da báu.

Hỏi:

–Thưa Đại sư! Thế nào là giường báu của vua Chuyển luân thánh?

Đáp:

–Đại vương nên biết! Giường báu của vua Chuyển luân thánh được kiến tạo rất bằng phẳng, vững chắc không lay động, không cao, không thấp; không rộng, không hẹp; không dài, không ngắn; không khôn, không điệt; không cứng, không mềm; không rít, không trơn mà chỉ mềm mại dịu dàng. Nếu khi nhà vua ngồi tọa thiền ở trên giường báu kia th́ liền nhập vào thiền định Tam-muội giải thoát. Nếu khi nhà vua phát khởi tâm tham, sân, si ngồi trên giường báu kia th́ tức thời liền chấm dứt. Người nữ nào thấy vua ngồi trên giường báu ấy th́ liền từ bỏ tâm tham, sân, si. Đó là công dụng của công đức giường báu.

Hỏi:

–Thưa Đại sư! Thế nào là vườn báu của vua Chuyển luân thánh?

Đáp:

–Đại vương nên biết! Nếu khi vua Chuyển luân thánh muốn nhập thiền định th́ đi vào trong vườn ấy, liền được định tâm. Nếu lúc nhà vua muốn thọ hưởng năm thứ dục lạc, đi vào trong vườn ấy và nhờ công đức làm điều thiện của vua th́ những thú vui của các cõi trời như hoa quả, các loài chim, nước suối, nước dòng, nước ao, nước sông và tất cả các nhạc cụ, kỹ nhạc, hát múa, xướng ca; những thứ kia đang ở nơi cõi trời tự nhiên biến mất rồi liền hiện ra trước mặt nhà vua. Khi đó, vua Chuyển luân hưởng thọ dục lạc cũng như các vị trời khác. Đó là dụng của công đức vườn báu.

Hỏi:

–Thưa Đại sư! Thế nào là nhà báu của vua Chuyển luân thánh?

Đáp:

–Đại vương nên biết! Nếu khi vua Chuyển luân thánh ngồi trong ngôi nhà ấy muốn thấy mặt trời, mặt trăng và các ngôi sao th́ liền thấy được tất cả ngay trong ngôi nhà đó, và thấy được cả các thứ ngọc báu kỳ lạ của cung trời không trở ngại. Ở trong ngôi nhà này cũng nghe được các loại âm nhạc. Khi nghe những kỹ nhạc này th́ buông bỏ những nỗi ưu phiền, mệt mỏi; ở trong giấc ngủ rất sảng khoái, rất hy hữu và có thể mơ thấy các điềm lành. Khi thời tiết lạnh th́ lại ấm áp, gió thoang thoảng đưa hương thơm. Khi thời tiết nóng th́ lại mát mẻ, gió nhè nhẹ thoảng đưa thật là thích thú và thọ hưởng sự vui sướng. Vào canh hai th́ ngủ, canh ba thức dậy hưởng thọ pháp lạc, đến canh tư nói pháp giáo hóa. Đó là dụng của công đức nhà báu.

Hỏi:

–Thưa Đại sư! Thế nào là y báu của vua Chuyển luân thánh?

Đáp:

–Đại vương nên biết! Y báu của vua Chuyển luân thánh không như tơ lụa, hay vải vóc ở thế gian, mà nó lại có những đường hoa văn ngang dọc rất tuyệt đẹp, cực kỳ mềm mại, tất cả trần cấu không thể làm nhiễm ô dù một tí nhỏ. Khi mặc y báu ấy th́ không còn nóng, lạnh, đói khát, bệnh tật, buồn phiền, mỏi mệt. Đại vương! Y báu đó lửa không thể đốt cháy, dao cắt không đứt, nước ngậm không mục. Đó là dụng của công đức y báu.

Hỏi:

–Thưa Đại sư! Thế nào là vật dụng báu dưới của chân vua Chuyển luân thánh?

Đáp:

–Đại vương nên biết! Vật dụng báu dưới chân của chân vua Chuyển luân thánh đó là đôi giày. Khi nhà vua mang nó vào đi trên nước cũng giống như đi trên đất, vào lửa không bị cháy giống như vào ao nước sạch sẽ, mát mẻ. Nhà vua muốn đi thưởng ngoạn, dù đi trăm ngàn do tuần cũng không cảm thấy mệt mỏi. Đó là dụng của công đức vật dụng báu dưới chân.

Đại vương! Đó là bảy thứ báu uyển chuyển của vua Chuyển luân thánh, đó chỉ là phần nhỏ quả báo, tập khí công đức trong mười điều thiện, chứ thực sự chưa nói đầy đủ quả báo của mười thiện nghiệp đạo.

Nhà vua hỏi:

–Thưa Đại sư! Thế nào gọi là đi khắp trời đất không có đối địch? 

Thế nào gọi là không có những mũi nhọn?

Thế nào là không có phiền não?

Thế nào là không có đao trượng?

Thế nào là nương theo chánh pháp?

Thế nào là b́nh đẳng?

Thế nào là an ủi những kẻ hàng phục?

Thế nào là không có sự buồn giận?

Đáp:

–Đại vương! Đi khắp trời đất không có đối địch, v́ khắp mọi nơi đều được tự tại.

Không có những mũi nhọn là v́ không có những mũi nhọn ác đối với xấu ác oán địch vậy.

Không có sự buồn giận, là v́ không dùng sức mạnh, thế lực để uy hiếp người.

Không có binh khí, là v́ từ bỏ dao gậy, không làm tổn hại.

Nương theo chánh pháp là v́ xa ĺa phi pháp tham, sân và si; thực hành theo chánh pháp, cải hóa ngu si tối tăm.

B́nh đẳng là đem lòng thương đến khắp tất cả chúng sinh đều như nhau, như nghĩ đến một người con, không thiên vị ai.

An ủi kẻ hàng phục tức là như các vua khác nhau trong chúng sinh, mỗi người đều có phần đất làm chủ, không dời đổi, không chiếm đoạt, sống trong sự an ổn

V́ sao? V́ vua Chuyển luân thánh là vua trong bốn châu thiên hạ. Những thành ấp trong thời đại, trong xứ sở của vua Chuyển luân thánh đều có các vua nhỏ.

Những vị vua nhỏ này phải đón rước vua Chuyển luân thánh và tâu lên:

–Đại vương biết cho! Khắp mọi nơi trong bốn châu thiên hạ đều được yên ổn, đầy đủ, thịnh vượng và rất sung sướng. Như thế là không có bệnh tật; y phục, ăn uống tự nhiêm đầy đủ, không có các sự đau khổ. Có rất nhiều các chúng sinh, nhân dân, voi, ngựa, tất cả đều đầy đủ, đều thuộc sở hữu của Đại thiên thánh, tùy ý nhà vua thọ dụng. Chúng con xin vâng theo lời dạy của Đại vương, không dám trái nghịch.

Bấy giờ, vua Chuyển luân bảo các vua:

–Này các chư hầu! Mỗi vị phải làm cho quốc gia của ḿnh được thái b́nh. Ta đến là v́ chư vị, chứ không v́ đất nước. Các vị phải y theo chánh pháp cai quản và xây dựng đất nước, không theo tà pháp, phải có tâm b́nh đẳng, không thiên vị. Trong nước của các vị, nếu có tà pháp th́ mau chóng trừ diệt đi, đó là tuân theo lệnh của ta, mới gọi là các vị yêu nước. Nếu không trừ diệt đi th́ ta và các vị mắc tội rất nặng.

Đại vương nên biết! Như thế mới gọi là Chuyển luân thánh vương bảo hộ các chúng sinh.

Các tiểu vương là vua cai quản phần nhỏ, dưới vua cai quản phần nhỏ là vua ở biên địa. Hai hạng vua ấy đều tuân theo mệnh lệnh của vua Chuyển luân thánh. Đại vương nên biết! Như thế gọi là vua làm chủ quốc độ giáo hóa chúng sinh.

Nhà vua hỏi:

–Thưa Đại sư! Các tiểu vương khác, nương theo những pháp ǵ để cai trị đất nước, chăm lo đời sống nhân dân?

Đáp:

–Đại vương! Các vua nhỏ phải y theo pháp Vương luận, lấy đạo đức cai trị đất nước, bảo hộ các chúng sinh, trừ vua Chuyển luân. V́ sao? Khi vua Chuyển luân thánh xuất hiện ở thế gian, khi ấy các chúng sinh từ bỏ pháp bất thiện, tâm tham ác, ĺa tâm tham điên đảo, ĺa tâm tà kiến. Từ đó các quốc độ ấy không còn phi pháp, không có thợ săn, mổ giết… V́ sao? V́ họ sống theo vương pháp, nhận thức rõ ràng về tội và phước; đối với pháp không mê mờ, lầm lẫn, thực hành hợp với lý, không gây ra lỗi lầm.

Đại vương nên biết! Như thế, vua Chuyển luân thánh chỉ dựa theo công đức nghiệp lực của chính ḿnh để bảo hộ thế gian. Lúc bấy giờ, các vua nhỏ bàn luận với nhau về những việc không nên làm.

KINH ĐẠI TÁT-GIÀ NI-KIỀN TỬ SỞ THUYẾT

<<-- --MỤC-LỤC-- -->>

 

-

TRANG CHỦ*--KINH ĐIỂN*--ĐẠI TẠNG KINH*--THẦN CHÚ*--HÌNH ẢNH*--中文*--ENGLISH

Uploaded / Updated on 2020-02-04

 

google-site-verification=Iz-GZ95MYH-GJvh3OcJbtL1jFXP5nYmuItnb9Q24Bk0