VT0272
| ML | Q 01 | Q 02 | Q 03 | Q 04 | Q 05 | Q 06 | Q 07 | Q 08 | Q 09 | Q 10 |
KINH ĐẠI TÁT-GIÀ NI-KIỀN TỬ SỞ THUYẾT
Hán dịch: Đầu đời Ngụy, Tam tạng Bồ-đề-lưu-chi, người xứ Thiên Trúc.
Việt Dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
QUYỂN 4
Phẩm 5: VƯƠNG LUẬN (Phần 2)
Nhà vua hỏi:
–Thưa Đại sư! Ở trong thời kỳ nào, các tiểu vương thực hành pháp vương luận?
Đáp:
–Đại vương! Vào thời kỳ mạt pháp, vua Chuyển luân thánh ẩn mất, không xuất hiện, chánh pháp bị coi thường, chỉ thực hành theo tà pháp, khởi lên sự đấu tranh. Tâm chúng sinh xấu xa, phát sinh ba sự sai lầm:
1. Tâm tham ưa thích phi pháp.
2. Tâm tham khởi lên điên đảo.
3. Mạng lưới tà pháp che khuất tâm.
Những tiểu vương kia chính họ không có trí tuệ, đánh mất sự sáng suốt. V́ thế, Thánh nhân nói: “Các tiểu vương cai trị đất nước bằng luận pháp là thực hành chánh pháp và bảo hộ chúng sinh trong thế gian.”
Nhà vua hỏi:
–Thưa Đại sư! Thế nào là tâm tham ưa thích phi pháp?
Đáp:
–Đại vương! Đối với mười bất thiện nghiệp đạo mà sinh tâm ưa thích, đó gọi là tâm tham ưa thích phi pháp.
Hỏi:
–Thế nào là tâm tham điên đảo?
Đáp:
–Của cải do năng lực của chính ḿnh làm ra, hoặc nhờ thời tiết mà có được, nhờ chánh pháp mà có được, nhờ như pháp mà được, nhưng tâm tham lam lại vô cùng, còn mong cầu của cải của người khác. Như vậy, gọi là tâm tham điên đảo.
Nhà vua hỏi:
–Thưa Đại sư! Thế nào là tâm bị màng lưới tà kiến trói buộc?
Đáp:
– Đại vương! Đối với những lập luận không đúng của ngoại đạo mà lại khởi lên tưởng là luận đúng; đối với luân không lợi ích lại khởi tưởng lợi ích; đối với phi pháp mà khởi tưởng là chánh pháp. Vào đời mạt pháp, chẳng phải là bậc trí đã làm ra luận này mà lại cho là chánh luận rồi sinh lòng tin, tu tập theo tà kiến cho là được phước. Đó gọi là màng lưới tà pháp che khuất tâm.
Nhà vua hỏi:
–Thưa Đại sư! Những pháp nào gọi là Vương luận? Nay các tiểu vương theo pháp luận này để cai trị đất nước, dạy dỗ nhân dân, đó có thể bảo hộ chúng sinh như pháp chăng?
Đáp:
–Đại vương! Ĺa bỏ các tâm tham dục điên đảo, ĺa bỏ các tâm giận dữ điên đảo, ĺa bỏ các tâm ngu si điên đảo, nương theo đối trị, nương theo thật thể, nương theo sai biệt, nương theo lợi ích. Nương theo đối trị, nương theo thật thể là thiện căn không tham, không sân và không si. V́ sao có thể phát khởi pháp bị đối trị và pháp đối trị? Pháp bị đối trị là tâm buông thả và tâm không từ bi. Pháp để đối trị là nhà vua thực hành pháp hạnh, tâm vua không buông thả. Có Từ bi rộng lớn, biết thân là vô thường, của cải là vô thường, khéo tự quán sát thân thấy nhiều lỗi lầm; có thể biết như thật, thấy như thật, từ bỏ thọ hưởng của cải, thực hành pháp hạnh của vua; dẫu được tự do nhưng không làm phi pháp. Như thế gọi là tâm không buông lung.
Đại vương nên biết! Theo pháp luận của vương pháp, không nên được vật, được th́ không nên lấy; chỗ đáng được nhưng chẳng phải thời th́ không lấy. Nếu theo thời tiết, vật đáng được nhưng đối với người nghèo khổ th́ không nên cưỡng ép lấy. Cho đến như nạn nguy hiểm, nạn giặc cướp, nạn phản nghịch, nạn tàn sát lẫn nhau, khi có những nạn như thế nên khởi lòng Từ, không xa lánh sự nguy hại để bảo hộ các chúng sinh. Đối với những người nghèo khổ nên ban phát cho họ cơm ăn, áo mặc; đối với người làm ác th́ dùng pháp thiện dạy bảo họ. Đó gọi là lòng Từ.
Đại vương nên biết! Nương theo hai pháp này gọi là vua thực hành pháp hạnh, đúng là bảo hộ chúng sinh, tâm không buông thả, tâm Từ bi rộng lớn.
Nhà vua hỏi:
–Thưa Đại sư! Vua thực hành pháp hạnh th́ phải có lòng Từ bi. Như thế làm sao xử trị những chúng sinh ác hạnh kia?
Đáp:
–Đại vương! Vua thực hành pháp hạnh, nếu muốn tự phạt những chúng sinh ác hạnh kia, trước hết phải khởi tâm Từ, dùng trí tuệ quán sát, suy nghĩ về năm pháp rồi sau đó mới trị phạt.
Năm pháp đó là:
1. Dựa theo sự thật, chẳng phải không thật.
2. Dựa theo thời, chẳng phải không đúng thời.
3. Theo nghĩa, chẳng phải vô nghĩa.
4. Phải nói những lời từ tốn, không nên nói những lời thô thác.
5. Nương theo lòng Từ bi, chẳng phải tâm giận dữ.
Nhà vua hỏi:
–Thưa Đại sư! Thế nào là y theo sự thật, chẳng phải không thật?
Đáp:
–Đại vương! Phải nên như pháp mà tra hỏi, căn cứ vào lời họ tự khai rồi y theo đúng tội trị phạt họ, chứ không theo điều không thật. Đó gọi là y theo sự thật chẳng phải không thật.
Nhà vua hỏi:
–Thưa Đại sư! Thế nào là y theo thời, chẳng phải không đúng thời?
Đáp:
–Đại vương! Khi nhà vua có năng lực, người kia trái lệnh vua th́ nên trị tội người ấy. Nếu nhà vua không có năng lực th́ nên dừng lại không trị. Đó gọi là y theo thời, chẳng phải không đúng thời.
Nhà vua hỏi:
–Thưa Đại sư! Thế nào là y theo nghĩa, chẳng phải vô nghĩa?
Đáp:
–Đại vương! Nên hỏi người đối địch rằng họ gây nên tội lỗi với tâm như thế nào? Nếu phát xuất từ tâm ác th́ nên như pháp mà trị, còn nếu chẳng tâm ác th́ không nên trị tội. Đó gọi là dựa theo nghĩa, chẳng phải vô nghĩa.
Nhà vua hỏi:
–Thưa Đại sư! Thế nào là lời nói từ tốn, không nói những lời thô ác?
Đáp:
–Đại vương! Khi biết chúng sinh này đã phạm vương pháp, nhưng chỉ quở trách không cần trị phạt ǵ cả, nên như tội ấy khai báo đúng không che dấu, khéo nói những lời hòa thuận, khéo nói lời nhã nhặn, quở trách như thế mới đúng là quở trách. Đó là gọi là lời nói không thô thác.
Nhà vua hỏi:
–Thưa Đại sư! Thế nào là tâm Từ chẳng phải tâm giận dữ?
Đáp:
–Đại vương! Người trí biết tội này không chỉ quở trách, nhưng phán xét tội này đáng bị tử h́nh th́ không được chặt tay, chân, móc mắt, cắt tai, mũi, lưỡi, mà nên y theo tâm đại Từ bi ra lệnh bắt nhốt họ vào nhà lao; hoặc gông, cùm, trói, đánh; dùng những lời lẽ để trách mắng; lấy hết của cải đuổi đi nơi khác. Làm như vậy là để họ hối cải, chẳng phải đem lòng ác từ bỏ chúng sinh này. Đó gọi là tâm Từ, chẳng phải tâm giận dữ.
Nhà vua hỏi:
–Thưa Đại sư! V́ sao vua thực hành pháp hạnh trói nhốt, đánh đập, làm khổ những chúng sinh khác như thế, mà lại còn nói là có lòng đại Từ bi? Hai điều này đều mâu thuẫn nhau.
Vậy, thế nào là vua thực hành pháp hạnh?
Bấy giờ, Đại Tát-già Ni-kiền Tử nói:
–Đại vương! Theo như nghĩa ở trên, nay ta nói với ông ví dụ này: Ví như cha mẹ có một người con làm điều ác. V́ nghĩ đến con, muốn để nó ăn năn hối cải nên buộc lòng phải trị phạt thật. Ngoại trừ ra không giết, không đoạn dứt các chi phần trên thân thể, mà chỉ trị phạt bằng cách trách mắng, đánh đập, tùy theo tội đó mà trị thật nặng. Đó không thể gọi là vô lương tâm, tâm ác hay tâm làm hại mà chỉ v́ quá thương đến con nên phải làm như thế để khiến nó hối cải không tiếp tục làm ác nữa. Người cha mẹ ấy không thể gọi là phi pháp mà gọi là nghĩ đến con, không đánh mất tâm Từ.
Đại vương nên biết! Vua thực hành pháp hạnh phải trị phạt tất cả những chúng sinh làm việc ác cũng như vậy. Với lòng Từ sâu nặng, v́ khiến người ác hối cải, tuyệt đối không tử h́nh, không hủy hoại thân thể. V́ lòng Từ, lòng Bi nên giam cầm, đánh, trói, mắng nhiếc, thu lấy của cải, đuổi đi nơi khác. Đó là muốn khiến cho họ hối cải, bỏ điều ác, làm điều thiện, và cũng khiến những chúng sinh khác có ý nghĩ ác th́ không làm phi pháp. Đấy chẳng phải chỉ b́nh thường đối với tâm ác bỏ những chúng sinh này, cũng không cố tâm làm cho chúng sinh đau khổ và hành hạ họ. Đó là vua thực hành pháp hạnh, v́ lòng Từ bi buông ra những lời nói không tốt đẹp để trị tội chúng sinh.
V́ thế, hai hành động này tuy là mâu thuẫn nhau nhưng không trái ngược nhau.
Nhà vua hỏi:
–Thưa Đại sư! Những chúng sinh nào là ác hạnh?
Đáp:
– Đại vương! Chúng sinh ác hạnh nói sơ lược có năm hạng:
1. Chúng sinh đó đối với vua không có lợi ích.
2. Những chúng sinh đó cùng nhau tụ họp làm những việc không lợi ích.
3. Chúng sinh ấy khởi lên sự chống đối.
4. Chúng sinh tà hạnh.
5. Chúng sinh tà mạng.
Đại vương nên biết! Những chúng sinh đối với nhà vua không lợi ích có mười một hạng:
1. Chúng sinh đó chống đối nhà vua.
2. Chúng sinh đó dạy người khác làm phản.
3. Chúng sinh đó cho nhà vua uống thuốc độc.
4. Chúng sinh đó cướp đoạt của cải của nhà vua.
5. Chúng sinh đó phá hoại những công việc của nhà vua đang làm.
6. Chúng sinh đó xâm phạm hoàng hậu và cung nữ của nhà vua.
7. Chúng sinh đó trái với mệnh lệnh của nhà vua.
8. Chúng sinh đó tiết lộ bí mật của nhà vua.
9. Chúng sinh đó dò xét đất nước.
10. Chúng sinh đó chửi mắng nhà vua.
11. Chúng sinh đó nói xấu hủy nhục nhà vua.
Như vậy, này Đại vương! Đó là những chúng sinh đối với nhà vua không có lợi ích.
Đại vương nên biết! Những chúng sinh cùng nhau tụ họp làm những việc không có lợi ích, có mười hạng:
1. Những chúng sinh tụ họp giết hại lẫn nhau.
2. Những chúng sinh tụ họp cướp đoạt của nhau.
3. Những chúng sinh tụ họp xâm chiếm vợ của nhau.
4. Những chúng sinh dối trá làm chứng cho người khác.
5. Chúng sinh đó không thật, lừa dối người khác.
6. Những chúng sinh đó phá sự thân thiết bạn bè của người khác.
7. Những chúng sinh đó dùng lời ác khẩu mạt sát người khác.
8. Những chúng sinh đó hành ác nghiệp, cân đo đong đếm luôn lường gạt, thu góp của người khác.
9. Những chúng sinh đó tụ họp để hủy báng nhau.
10. Những chúng sinh đó tụ họp thiêu đốt lẫn nhau.
Đại vương! Đó là những chúng sinh quây quần, tụ họp làm những việc không có lợi ích.
Đại vương nên biết! Những chúng sinh phản nghịch, nghĩa là các tiểu vương ở biên địa, thành ấp, hoặc chủ tụ lạc… không tuân mệnh lệnh căn bản của Đại vương đã đưa ra. Đó gọi là những chúng sinh phản nghịch.
Đại vương nên biết! Những chúng sinh tà hạnh là những chúng sinh không có giới. Sao gọi là không có giới? Chúng sinh đó có đầy đủ luật nghi ác, như làm đồ tể, thợ săn, nuôi heo, dê, gà, chó, ngỗng, vịt, mèo, hồ, chim, cú, diều; dùng câu bắt cá, ba ba; giăng lưới, đào hầm, đốt lửa, tên độc để đánh bắt cầm thú, giết hại người khác. Tự ḿnh buông lung làm những việc độc ác. Đó là những chúng sinh có hạnh sai trái.
Đại vương nên biết! Những chúng sinh tà mạng là những chúng sinh đó tuy đã xuất gia, cạo bỏ râu tóc, từ bỏ các thứ của cải, tu hạnh không tham đắm, mặc những thứ y phục khác đời, nhưng lại không có giới, khởi lên tà kiến, làm những việc lạ lùng, t́m mọi phương tiện để cầu lợi dưỡng, đời sống không đúng với chánh pháp; tất cả những ý nghĩ và hành động của họ đều không có trong chánh pháp.
Đó là những chúng sinh có đời sống sai trái.
Nhà vua hỏi:
–Thưa Đại sư! V́ sao vua thực hành pháp hạnh lại tự phạt năm hạng chúng sinh kia?
Đáp:
–Đại vương! Vua thực hành pháp hạnh trị phạt tội nhân kia, nhưng không tử h́nh, không thi hành những h́nh phạt hủy hoại thân thể như móc mắt, cắt tai, mũi, lưỡi, tay chân. Có ba h́nh thức trị phạt:
1. Trị tội bằng cách quở trách.
2. Trị tội bằng cách tịch thu tài sản của người đó.
3. Trị tội bằng cách dùng dây trói nhốt vào lao, hoặc gông cùm, đánh đập, trách mắng rồi đuổi đi.
Tùy theo những việc làm ác của chúng sinh kia thuộc tội nặng, vừa hay nhẹ mà tự phạt họ trong ba phương pháp này. Đó là vua thực hành pháp hạnh trị phạt năm loại chúng sinh làm ác kia.
Nhà vua hỏi:
–Thưa Đại sư! Vua thực hành pháp hạnh lại trị phạt những chúng sinh đối với nhà vua không có lợi ích như thế nào?
Đáp:
–Đại vương! Những tội nhân như thế, trị tội bằng cách không tử h́nh, không hủy hoại thân thể mà được dùng dây trói, nhốt vào nhà lao, gông cùm, đánh đập, tịch thu tài sản, đuổi đi nơi khác. Đại vương! Đó là vua thực hành pháp hạnh trị tội những chúng sinh đối với nhà vua không có lợi ích.
Nhà vua hỏi:
–Thưa Đại sư! Vua thực hành pháp hạnh trị phạt những chúng sinh cùng nhau tụ họp làm việc không lợi ích như thế nào?
Đáp:
–Đại vương! Ngoài việc không tử h́nh, không hủy hoại thân thể ra, họ được dùng dây trói, nhốt vào nhà lao, gông cùm, đánh đập. Không nên đoạt hết tất cả tài sản của họ, mà trong sáu phần chỉ tịch thu một phần rồi đuổi đi nơi khác. Đại vương! Đó là vua thực hành pháp hạnh trị tội những chúng sinh cùng nhau tụ họp làm việc không lợi ích kia.
Nhà vua hỏi:
–Thưa Đại sư! Vua thực hành pháp hạnh trị phạt những chúng sinh nổi lên chống đối nhà vua kia như thế nào?
Đáp:
–Đại vương! Vua thực hành pháp hạnh, trước hết dùng lời nói tốt đẹp như pháp hướng dẫn chỉ dạy họ. Nếu họ nghe theo lệnh vua liền bỏ tâm chống đối, xin vua trị tội ḿnh th́ vua nên ban bố đại ân, tha thứ trọng tội cho họ; dựa vào nơi quốc thổ mà nhà vua quản lý, không giảm, không đoạt, không đuổi đi. V́ sao? V́ để họ biết vua có ba việc:
1. Có tánh.
2. Có ân.
3. Có thế lực mạnh.
Để những người chưa hàng phục khiến họ hàng phục, người đã hàng phục khiến họ không làm nữa, người có ý đồ chống lại khiến họ không dám phát khởi.
Đại vương nên biết! Những người có tội kia được miễn tội, họ trở lại kính phục nhà vua, nhân dân an ổn. Nhà vua như pháp kia được phước vô lượng, tiếng tốt lưu truyền khắp nơi. Nếu như người có tội ấy khi nghe lệnh của nhà vua mà không chịu nhận tội th́ nên tăng thêm h́nh phạt nặng, nhưng không được tử h́nh, không được hủy hoại thân thể, chỉ tịch thu hết tài sản, quốc độ nhân dân và đuổi đến nơi khác. V́ sao? V́ khiến những chúng sinh khác không còn nổi lên phản nghịch. Đại vương! Đó là vua thực hành pháp hạnh, trị phạt những chúng sinh phản nghịch.
Nhà vua hỏi:
–Thưa Đại sư! Vua thực hành pháp hạnh, trị tội những chúng sinh tà hạnh như thế nào?
Đáp:
–Đại vương! Người ác như vậy, không tử h́nh, không hủy hoại các chi tiết trên thân, không được đuổi đi, không được tịch thu tài sản của người đó, mà chỉ trách mắng để trị tội, và nói như thế này: “Nếu còn làm việc như thế, sẽ bị tội nặng”. Đó là vua thực hành pháp hạnh trị tội những chúng sinh tà hạnh.
Nhà vua hỏi:
–Thưa Đại sư! Vua thực hành pháp hạnh trị phạt những chúng sinh có đời sống sai trái như thế nào?
Đáp:
–Đại vương! Phải nên tùy thuận chúng Tăng như pháp, nếu vị Tỳ-kheo kia phá giới tà kiến, không theo chánh pháp, như thật để tu hành. Tỳ-kheo sống không đúng chánh pháp như thế, Tăng nên hòa hợp gọi họ đến trước Tăng bắt họ phải nói lên lỗi của ḿnh. Nếu người kia tự biết việc của ḿnh làm là có tội, tùy theo phạm nặng hay nhẹ nên như pháp mà trị. Hoặc Tỳ-kheo kia chống lại lệnh của Tăng, không nghe theo lời dạy bảo của Thầy bạn, của Thiện tri thức mà còn quấy phá chúng Tăng, không để cho ai tu hành được. Nếu quốc chủ kia là người pháp vương th́ Tăng nên đến thưa để nhà vua dạy bảo họ phải tuân theo lệnh của Tăng.
Bấy giờ, vua mới thực hành pháp hạnh. Trước hết, phải gọi Tỳ-kheo phá giới kia đến, dùng lời khéo léo khuyến khích, dẫn dụ để họ tuân theo lệnh của Tăng. Nếu Tỳ-kheo ấy không tuân theo, nên tập hợp hai chúng lại để họ có mặt trước Tăng trả lời sự thật. Nếu có tội th́ nên theo pháp của Tăng trị tội Tỳ-kheo kia, nhưng không được tử h́nh, không được hủy hoại thân thể, không giam cầm, không xiềng xích, không đánh đập, không được cởi bỏ ca-sa, không tịch thu tài sản mà chỉ quở trách rồi đuổi đi.
Đại vương nên biết! Nếu có hai nhóm bè đảng tranh nhau kiện tụng, dựa vào sự phá giới, theo tà kiến, dựa vào tà hạnh điên đảo, dựa vào những việc làm sai trái, khởi lên những cố chấp sai lầm, và những lời nói ngôn ngữ kỳ quái; vua thực hành pháp hạnh tự biết pháp, tự biết nghĩa nên như pháp để chấm dứt sự tranh cãi đó. Nếu quốc vương là kẻ ngu muội, không có trí, không tự biết pháp, không biết nghĩ, không biết chánh pháp, không biết tà pháp, không biết đúng pháp luật, không biết phi pháp luật, không biết đúng pháp ngữ, không biết phi pháp ngữ. Th́ nhà vua nên hỏi các vị Sa-môn có đạo đức biết pháp, biết nghĩa, có trí tuệ, thường tu theo chánh pháp, làm lợi ích chúng sinh, khéo biết chấm dứt sự tranh cãi, có thể nói như pháp; nên hỏi các vị ấy, v́ đối với chánh pháp các ngài biết phạm hay không phạm. Biết như vậy, rồi sau đó theo đúng như pháp chấm dứt sự tranh cãi đó. Đại vương! Đó là vua thực hành pháp hạnh trị tội những chúng sinh có đời sống sai trái.
Nhà vua hỏi:
–Thưa Đại sư! Nếu quốc vương kia là một hôn quân, không có trí, trong nước có rất nhiều Sa-môn, Bà-la-môn mà những việc làm của họ đều khác nhau, đúng sai lẫn lộn. Mỗi người tự nói rằng: “Ta là Sa-môn tu hành chánh đạo, có thể làm lợi ích cho chúng sinh. Ta là ruộng phước, đáng được dành cúng dường.” Những điều đúng sai lẫn lộn như vậy, làm sao biết được vị nào là Sa-môn chân chánh, vị nào là chẳng phải Sa-môn? Đâu là chánh đạo, đâu là tà đạo? Ai là người nói đúng pháp, ai nói phi pháp?
Đáp:
–Đại vương nên biết! Có một vị Đại Sa-môn con dòng họ Thích, v́ đạo xuất gia, chứng đắc thần thông, có đại danh xưng là Như Lai Ứng Cúng Chánh Biến Tri. Các đệ tử Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni; ở trong pháp của vị Cù-đàm kia đều là những Sa-môn chân chánh, thường hành chánh đạo, làm lợi ích cho chúng sinh. Họ là ruộng phước biết rõ chánh pháp, nói đúng như pháp.
Đại vương nên biết! Ngoài pháp của Sa-môn Cù-đàm ra, tất cả các Bà-la-môn khác đều là tà đạo, chẳng phải Sa-môn chân chánh, họ đều nói lời phi pháp. Đại vương không nên nghe theo lời nói ấy. V́ sao? V́ họ không phải chánh pháp th́ làm sao nói như pháp?
Nhà vua hỏi:
–Thưa Đại sư! Nếu quốc vương kia là một kẻ hôn quân, không có trí, không biết pháp vua, không thực hành theo chánh pháp, tự do làm ác. Vậy th́ quốc vương ấy có tội ai trị phạt ông ta?
Đáp:
–Đại vương! Vua kia tự thân làm ác th́ chính ông ta trị tội ḿnh.
Nhà vua hỏi:
–Thưa Đại sư! Thế nào gọi là tự thân gây tội, rồi tự thân trị tội?
Đáp:
–Đại vương! Vị vua kia nên theo hai pháp để tự trị tội ḿnh:
1. Nương vào nội lực.
2. Nương vào ngoại lực.
Nương vào nội lực, vị vua phải nên suy nghĩ rằng: “Nay hành động của ta là buông lung hay chẳng phải buông lung; có lòng Từ hay không có lòng Từ; là việc nên làm hay không nên làm; là thiện nghiệp hay ác nghiệp.” Nếu người biết việc đó không nên làm, là ác nghiệp liền chấm dứt không làm, sinh tâm hổ thẹn, tự hối hận ăn năn, sợ mang phải tiếng xấu, sợ đọa vào các đạo, nên nương hai pháp để bảo vệ, giữ ǵn thân ḿnh:
1. Không lung.
2. Không có tâm Từ.
Như vậy, gọi là nương vào trí lực tự trị tội ḿnh.
Nếu vua không có trí, không có khả năng tư duy như thế, nên đi khắp mọi nơi trong nước t́m cầu các Sa-môn có trí tuệ lớn, khéo biết vương luận, thường thực hành chánh pháp, có thể nói đúng sự thật. Vị vua kia nên đích thân đến chỗ những vị Sa-môn ấy. Nếu nhà vua không đích thân đến được th́ nên sai đại thần, vương tử, người tôn quý, hoặc người được tôn trọng đi đến chỗ Sa-môn ấy thưa rằng: “Nhà vua rất quý trọng và mong muốn được gặp, các vị có thể đến chỗ nhà vua”. Nếu những Sa-môn ấy đến th́ vua nên ra nghinh đón, đảnh lễ, thăm hỏi, và phải hết lòng cung kính tôn trọng hỏi Sa-môn: “Những ǵ là việc làm thiện? Những ǵ là hành động ác? Thực hành những pháp nào có thể được lợi ích? Thực hành những pháp nào không có lợi ích? Tâm ta ám muội, không có trí tuệ, xin v́ ta giảng nói.”
Khi ấy, vị Sa-môn nên thuyết giảng rõ ràng cho nhà vua về những pháp các vua trong quá khứ đã làm và các pháp vương luận; dùng lời nói từ tốn nói với nhà vua rằng: “Pháp này nên phụng hành, có lợi ích lớn, đó là mười pháp thiện như không sát sinh… Những pháp thế này không nên thực hành, không có ích lợi, gọi là mười pháp ác, như: sát sinh,… Những pháp thế này là vua thực hành pháp hạnh đã làm. Nay vua chưa biết th́ nên bỏ mười pháp ác thực hành mười pháp thiện.” Khi vua đã nghe như vậy rồi phải thọ tŕ, như pháp hối cải. Nếu được như vậy, gọi là nương vào năng lực bên ngoài tự trị tội ḿnh.
Nhà vua hỏi:
–Thưa Đại sư! Vua thực hành pháp hạnh phải bảo hộ thế gian như thế nào?
Đáp:
–Đại vương! Vua thực hành pháp hạnh không thiêu đốt, không phá hoại, không úng nước, đó là hạnh giữ ǵn khí thế gian. V́ sao? V́ tất cả những việc làm đó đều là nghiệp bất thiện. V́ thế, vua thực hành pháp hạnh không nên thiêu đốt, phá hoại, úng nước thành ấp, tụ lạc, núi rừng, sông đầm, vườn tược, cung điện trang nghiêm, lầu các. Tất cả đường sá, cầu cống, hang ổ, nhà cửa tự nhiên; tất cả các thứ lúa, đậu, mè, ngô, hoa quả, cỏ cây, rừng rú đều không nên thiêu đốt, phá hoại, úng nước, chặt phá. V́ sao? V́ các vật ấy là vật chung của các chúng sinh ở đó, chúng không có tội lỗi ǵ, không nên làm mất đi vật thọ dụng của chúng, khiến chúng phải đau khổ.
Lại nữa, ngoài tất cả những rừng cây, các trời thiện tịnh và tất cả quỷ thần đều sống chung ở trong đó và cùng có nhà cửa, cung điện, lầu đài trang nghiêm của các vị trời đó. Vườn, ao, nhà cửa, cung điện, lầu các trang nghiêm nên xem tất cả dưới nước hay trên cạn đều có các côn trùng sinh sống. Đó là các loài chim sẻ, chuột, gà, chó, chim gáy gù, bồ câu, oanh vũ, voi, ngựa, trâu, dê, mèo, hổ, rắn, mọt, ngỗng, vịt, các, ba ba…, cho đến tất cả các loài côn trùng nhỏ bé. Vua thực hành pháp hạnh và các chúng sinh cùng nương vào nơi thế gian này để sinh sống, không nên phá hoại. Như vậy, gọi là vua thực hành pháp hạnh bảo hộ thế gian, làm cho chúng sinh được an lạc.
Nhà vua hỏi:
–Thưa Đại sư! Vua thực hành pháp hạnh có vô lượng chư Thiên hầu hạ, đi theo che chở cho vua, bởi v́ năng lực của trời tự trị, có quyền che chở cho người. Nhưng v́ sao nói người lại che chở cho trời?
Đáp:
–Đại vương! Vua thực hành pháp hạnh có thể cho trời ăn thức ăn trong sạch để đời sống chân chánh. Nghĩa là, vua nói cho họ về thiền định, giải thoát và mười điều thiện trong pháp môn cam lồ chánh giáo của Như Lai, khiến họ ra khỏi sự đau khổ trong đường ác. Đó gọi là che chở, trừ các sự sát sinh bất thiện, xấu xa… V́ sao? V́ ở trong nghiệp ác để đời sống của ḿnh có một phần của chúng sinh. Cho nên, vua thực hành pháp hạnh, tức là thân có thể tích tập vô lượng công đức, có lợi ích trong hiện tại và vị lai, cũng có thể tích tập các quả thiện.
Đại vương! Vua thực hành pháp hạnh không nên thiêu đốt, phá hoại, hủy diệt tháp miếu của Như Lai, cho đến phòng ốc, nhà cửa, các vật sinh sống của những vị Sa-môn tịnh hạnh. Vườn tược, lầu các, quán xá, cây rừng, hoa quả không nên chiếm đoạt, không nên phá. Ngoài ra là còn v́ muốn có lợi ích cho Phật, Pháp, Tăng.
Nhà vua hỏi:
–Thưa Đại sư! Vua thực hành pháp hạnh có quan phụ tá nhà vua là vị quan tể tướng đứng đầu trong triều đ́nh. Nhưng ông ta lại không lo việc nước mà chỉ mưu lợi cho ḿnh; hoặc v́ tư thù mà hại đến việc công, hoặc nhận hối lộ bẻ cong pháp luật; để nhân dân tụ họp bè đảng tăng thêm sự khinh thường, làm loạn; dùng sức mạnh uy hiếp kẻ yếu đuối; lấy quyền quý khinh thường sự thấp hèn; lấy sự giàu sang khinh chế người nghèo khổ; lấy việc quanh co, dua nịnh để dối gạt điều ngay thẳng. Kẻ giàu có th́ huênh hoang vênh váo, còn người nghèo khổ phải chịu thiệt thòi; kẻ dối trá dua nịnh lại lên nắm chính quyền, còn bậc trung hiền phải lui về ở ẩn; hoặc khi còn ở chốn quan trường sợ lụy đến ḿnh nên phải im lặng, hoặc t́m cầu tiền của hối lộ để được yên thân. Trăm họ bần cùng khốn khổ, không biết đâu để cứu vãn. V́ chán chường sự đau khổ nên họ nghĩ đến việc làm loạn, không nghe theo lệnh vua. Ấy là do các quan lại hành xử không trung tiết, dối gạt người trên, nhiễu loạn kẻ dưới, hô hào để nhận bổng lộc của vua. Những người ác như thế, nên ghép họ vào số những chúng sinh nào?
Đáp:
–Đại vương! Những người ác như thế nên ghép họ vào trong số những chúng sinh cướp đoạt bậc nhất để trị tội. V́ sao? V́ họ nhậm chức quan lớn, hưởng bổng lộc rất nhiều của nhà vua, lại bỏ việc công lo việc tư, không giữ đúng phép tắc, cho nên tai họa làm loạn cũng chính là phát sinh từ đấy. Đây là kẻ giặc rất lớn của quốc gia. Vua là bậc Pháp vương không xử tội họ bằng cách tử h́nh, cho nên ghép họ vào trong số chúng sinh cướp đoạt ở bậc cao nhất để trị tội.
Nhà vua hỏi:
–Thưa Đại sư! Vua thực hành pháp hạnh, nếu trong nước có chúng sinh bất hiếu, không nghĩ đến ân dưỡng dục của cha mẹ, bỏ cha mẹ để ở với vợ con. Những thứ y phục, thức ăn, thuốc men dùng khi bệnh tật chỉ nghĩ đến cung cấp cho vợ con, không cho cha mẹ. Cha mẹ già yếu không còn sức lực ra vào th́ chưa từng lo lắng, gần gũi giúp đỡ, hầu hạ, thế mà đối với vợ con họ ngày đêm không ĺa; được một chút ngon ngọt không dám ăn một ḿnh để dành cho vợ con; hoặc trộm của cha mẹ cung cấp cho vợ con ăn chơi thỏa thích. Cha mẹ nói điều tốt không chịu nghe theo, vợ con nói điều ác th́ tin dùng không bỏ. Hoặc v́ vợ con mà chửi mắng cha mẹ. Hoặc cùng với những người trong thân tộc như cô, chị, em gái sang hèn, trên dưới cùng với họ làm việc dâm dục, không biết hổ thẹn. Những người như thế nên ghép họ vào trong số những chúng sinh nào?
Đáp:
–Đại vương! Những người ác như thế, nên ghép họ vào trong số những chúng sinh cướp đoạt bậc nhất để trị tội họ. V́ sao? V́ ân cha mẹ sâu nặng như thế, hết lòng hiếu dưỡng còn không đền đáp hết, huống ǵ từ bỏ chống lại mệnh lệnh. Đó gọi là giặc cướp rất lớn trong thế gian.
Nhà vua hỏi:
–Thưa Đại sư! Vua thực hành pháp hạnh, trong nước có người buông lung, không có lòng Từ. Đối với vợ con, tôi tớ, bà con, họ thường làm những điều bất nhẫn, sai khiến phi pháp, sai khiến phi thời. Người nào không làm, cưỡng bức khiến họ phải làm, đến cả đánh đập, chửi mắng không có điều ǵ không làm. Còn áo cơm không đủ ăn mặc, ngủ nghỉ không có chỗ, gọi chưa kịp đến th́ thù ghét, lánh mặt; xuất ngôn toàn là những lời mắng chửi giống như oan gia. Những người như thế, nên giúp họ trong thành phần chúng sinh nào?
Đáp:
–Đại vương! Nên ghép họ vào hạng chúng sinh tà hạnh bậc trung để trị tội. V́ sao? V́ nhà cửa, của cải, nô tỳ cùng làm ra nên họ có nửa phần ở trong đó, nên phần thực ấy họ tự ý ăn mặc. Nhưng lại phần của nô tỳ th́ tiếc giữ không cho, giả sử có cho đi nữa th́ không đúng thời tiết, được nhiều th́ cho ít, thường làm cho thiếu thốn. Đó là tà hạnh lớn nhất trong thế gian.
Nhà vua hỏi:
–Thưa Đại sư! Vua thực hành pháp hạnh, trong nước có người đối với Phật, Pháp, Tăng làm việc không lợi ích, như là: thiêu đốt, phá hoại chùa tháp, tượng Phật và các kinh sách; dùng lời nói hủy nhục, nói xấu, nói rằng: “Làm việc này không có lợi lộc ǵ. Những người cúng dường trong hiện tại bị hao tổn, trong tương lai cũng không có lợi ích”. Hoặc ghét chùa tháp, và các h́nh tượng nên làm chướng ngại chỗ đó bằng cách phá hoại, trừ diệt hay đưa đi đặt ở chỗ khác. Hoặc đập phá phòng ốc, nhà cửa của những người Samôn tịnh hạnh. Hoặc lấy của Phật, Pháp, Tăng như vườn ruộng, rừng, nhà, voi, ngựa, xe, bò, lừa, lạc đà, nô tỳ, tôi tớ, y phục, đồ ăn thức uống, vàng bạc, lưu ly, xà cừ, mã não và tất cả trân bảo. Hoặc bắt Sa-môn sai khiến làm việc, moi móc những lỗi lầm, cởi áo ca-sa. Hoặc khinh khi xem thường, đùa bỡn các Sa-môn, muốn làm trò cười nên không để họ chuẩn bị lúc đó hỏi cung. Hoặc dối gạt, mời thỉnh đến nhưng không cho ăn uống; dẫu có cho ăn uống th́ không đúng lúc, cho thức ăn phi pháp. Hoặc có khi xem thường hủy nhục, chửi mắng và dùng những lời thô tục để phỉ báng. Hoặc dùng gậy, hòn đất, gạch đá, đến cả tự tay đánh các Sa-môn. Hoặc cầm dao, mác, cung tên, giáo, kích để chặt, bắn làm thương tổn. Hoặc xô xuống nước. Hoặc đẩy vào lửa, hoặc đẩy từ trên núi xuống hố, hầm nguy hiểm. Hoặc thả voi, ngựa, cọp, beo, sư tử, chó dữ, thú độc làm hại thương tích thân thể họ.
Những người ác như thế th́ nên ghép họ vào loại chúng sinh nào?
Đáp:
–Đại vương! Những người ác như thế phải ghép họ vào trong số những chúng sinh ác nghịch bậc cao để trị tội. V́ sao? V́ họ gây nên tội căn bản rất nặng.
Nhà vua hỏi:
–Thưa Đại sư, những ǵ gọi là tội căn bản?
Đáp:
– Đại vương! Tội căn bản có năm loại:
1. Phá hoại chùa tháp, thiêu đốt kinh tượng; hoặc lấy vật của Phật, Pháp và Tăng; hoặc dạy người làm, hoặc thấy người làm th́ hổ trợ vui mừng. Đó là tội nặng căn bản thứ nhất.
2. Hoặc phỉ báng pháp Thanh văn, Bích-chi-phật và pháp Đại thừa; hủy nhục, nói xấu, gây sự khó khăn, ngăn cản, che giấu. Đó là tội nặng căn bản thứ hai.
3. Hoặc có Sa-môn với lòng tin xuất gia, cạo bỏ râu tóc, mặc áo ca-sa, hoặc có người tŕ giới, hoặc có người không tŕ giới đều bị họ trói nhốt vào lao ngục, gông cùm đánh đập, bắt sai khiến làm việc, moi móc những lỗi lầm, chửi mắng đủ điều rồi đuổi đi gấp; hoặc cởi ca-sa bức hiếp khiến cho họ hoàn tục, hoặc giết chết. Đó là tội nặng căn bản thứ ba.
4. Gây nên một tội trong năm tội Ngũ nghịch, đó là tội nặng căn bản thứ tư.
5. Phỉ báng, phủ nhận tất cả nghiệp thiện ác, thường làm mười điều bất thiện, không sợ đời sau; đích thân làm, dạy người làm khiến họ giữ mãi không bỏ. Đó là tội nặng căn bản thứ năm.
Đại vương! Nếu người phạm những tội nặng căn bản như thế nhưng lại không tự ḿnh sám hối, nhất định sẽ thiêu đốt tất cả thiện căn, thẳng đến địa ngục lớn, chịu khổ vô cùng.
Đại vương! V́ trong nước của nhà vua thực hành nghiệp bất thiện rất nặng này, cho nên các vị La-hán phạm hạnh, các vị Tiên, Thánh nhân đều bỏ nước ra đi. Chư Thiên thương xót, khóc lóc. Tất cả quỷ thần thiện, các vị thần có sức mạnh lớn không bảo hộ nước ấy. Các đại thần giết hại lẫn nhau, các quan đứng đầu triều đ́nh tranh nhau, nghịch tặc khắp nơi cùng nhau nổi dậy, vua trời không xuống, vua rồng ẩn mất, nắng mưa bất thường, mưa gió trái mùa. Các rồng đều bỏ đi hết nên suối, khe, ao, sông đều khô cạn, cỏ cây cháy rụi, ngũ cốc mất mùa, nhân dân đói khát, giặc cướp hoành hành, ăn thịt lẫn nhau, xương trắng phơi đầy đồng; bệnh hủi, bệnh dịch, tử vong vô số. Khi đó, những người dân không biết tự suy nghĩ là ḿnh đã làm nên tội mà còn oán giận các trời, trách mắng quỷ thần. V́ thế, vua thực hành pháp hạnh, v́ cứu những nỗi khổ này nên thực hành pháp trị tội.
Nhà vua hỏi:
–Thưa Đại sư! Vua thực hành pháp hạnh, nếu người với tâm không nhiễm ô, tâm không ác độc, v́ sao với tâm Từ lại không được tử h́nh hoặc hủy hoại thân thể.
Đáp:
–Đại vương! V́ vua thực hành pháp hạnh tâm không nhiễm ô, tâm không ác độc, không thể khởi lên những ý nghĩ như: giết hại chúng sinh hoặc hủy hoại thân thể. V́ sao? V́ vua thực hành pháp hạnh, thấy chúng sinh kia đến nỗi khi chết cũng nương theo kết quả hành động của chính ḿnh, sinh tâm sân hận, chết rồi lại sinh vào đường ác, tâm ác cứ đi theo mãi, không bao giờ chấm dứt. Cho nên, vua thực hành pháp hạnh không tử h́nh, không hủy hoại thân thể. V́ sao? V́ việc này thật nguy hiểm. Nếu giết hoặc hủy hoại thân thể, một khi đã làm rồi th́ sau không thể cứu vãn được. Còn trói nhốt vào nhà lao, hoặc gông cùm, đánh đập, la mắng…, th́ không phải từ bỏ vĩnh viễn. V́ thế, Đức Phật dạy: “Vua thực hành pháp hạnh là bảo hộ chúng sinh. Nếu giết họ, hoặc hủy hoại thân thể họ th́ không gọi bảo hộ chúng sinh đầy đủ được.”
Đại vương! Giết hoặc hủy hoại thân thể thật là việc sợ hãi lớn nhất ở thế gian. Đức Phật không cho phép vị vua thực hành pháp hạnh làm những việc như thế!
Nhà vua hỏi:
–Thưa Đại sư! Vua thực hành pháp hạnh, những người trong nước phải nộp vật thuế khóa cho nhà vua th́ đó là vật của vua hay của người khác?
Đáp:
–Đại vương! Đó chẳng phải vật của vua cũng chẳng phải vật của người khác. V́ sao? V́ vật đó do chính công sức của họ làm ra, cho nên chẳng phải vật của riêng nhà vua. Chẳng phải vật của người khác là v́ vua bảo hộ những người này, cho nên chẳng phải vật thuộc về họ. Những chúng sinh kia lập pháp như thế v́ thế nên nhà vua cũng được phần, chẳng phải vật của người khác.
Nhà vua hỏi:
–Thưa Đại sư! Vua thực hành pháp hạnh, nếu có người dân đóng nộp vật cho nhà vua mà không nộp th́ người đó là kẻ ăn cắp vật của nhà vua hay không ăn cắp vật của nhà vua?
Đáp:
–Đại vương! Chẳng phải ăn cắp vật của nhà vua, nhưng người ấy tham tiếc của, coi thường nhà vua không nộp thuế th́ bị vô số tội. V́ sao? V́ đóng nộp thuế cho nhà vua mà lại không nộp.
Nhà vua hỏi:
–Thưa Đại sư! Tất cả mọi người ở trong nước đều nộp thuế cho nhà vua nhưng không cần nộp. Như vậy, nhà vua liền thi hành biện pháp dùng roi gậy đánh đập, chửi mắng, hoặc lấy vật của họ. Hành động như vậy gọi là cướp đoạt hay không cướp đoạt?
Đáp:
–Đại vương! Đó chẳng phải cướp đoạt. V́ sao? V́ vua có khả năng bảo hộ những hoạn nạn, do đó đời sống của họ được yên ổn, th́ phải nộp thuế cho nhà vua. Đó chẳng phải cướp đoạt.
Nhà vua hỏi:
–Thưa Đại sư! Nếu người nghèo khổ phải nộp vật cho nhà vua, nhưng v́ không có vật để nộp nên bị cưỡng ép đánh đập, buộc họ phải nộp thuế, đó là cướp đoạt hay chẳng phải cướp đoạt?
Đáp:
–Đại vương! Có người bị coi là cướp đoạt, nhưng có người không phải cướp đoạt. Có người không phải là cướp đoạt, khi người ấy lười biếng, giải đãi, không chuyên cần làm ăn, sống phi pháp, tà dâm, cờ bạc. Với những sự ăn chơi như thế nên cướp đoạt của cải người khác, đến nỗi làm cho họ nghèo khổ. Những người như thế, vua thực hành pháp hạnh phải dùng roi trừng phạt họ, tịch thu hết tài sản, để họ đi vay mượn vật nộp cho nhà vua. Đó gọi là vua chẳng phải cướp đoạt. V́ sao? V́ nhà vua nghĩ rằng, để cho người kia không dám làm việc phi pháp, làm tổn thất của cải. Như vậy, cả vua lẫn dân đều được lợi ích, là đời sống được thành tựu và lại không có tội lỗi.
Nhà vua hỏi:
–Thưa Đại sư! Với những hạng người nào, vua là kẻ cướp đoạt? Đáp:
–Đại vương! Tất nhiên nhà vua được quyền thu góp. Nhưng nếu biết rõ gia nghiệp của người kia bị giặc cướp đoạt, người thân dối gạt lấy, chủ phi pháp cướp đoạt; hoặc bị lửa thiêu đốt, bị gió dữ, mưa hung, bảo cát, mưa đá làm hư hoại gia nghiệp; hoặc họ ở nơi không được an ổn, nhân dân bỏ đi mất hết gia nghiệp; hoặc bị sâu bọ, chim sẻ, chuột, chim oanh vũ ăn hết ngũ cốc; hoặc gặp thời buổi hạn hán, hoa màu không chín, nước ngập thu hoạch không được. Có những nguyên nhân như thế, không xây dựng được cơ nghiệp, của cải hết sạch. Với những người này th́ nên miễn, không nên bắt họ nộp tài sản. Nếu như nhà vua lấy tài sản của họ th́ gọi là cướp đoạt. V́ sao? V́ không có lòng thương yêu đối với những người nghèo khổ này, nên không gọi là bảo hộ chúng sinh đầy đủ được.
Đại vương nên biết! Ta nêu ra một ví dụ để minh họa việc này, người trí th́ ở ngay nơi ví dụ này sẽ hiểu được. Như có người muốn đem đồ ăn thức uống cúng dường những người Sa-môn tịnh hạnh. Khi đã chuẩn bị đầy đủ những đồ ăn thức uống ngon bổ, nhưng bỗng nhiên nhà ấy bị cháy, gió thổi ngã, nước cuốn trôi; hoặc bị giặc cướp lấy hết đồ ăn, thức uống; hoặc bị đồ bất tịnh làm dơ, không thể ăn được. Đến giờ thọ trai, các vị Sa-môn đến nhà thí chủ, nhưng thấy gia đ́nh họ bị tổn thất, nên trở lại giúp đỡ, chia xẻ khổ đau và khất thực về cho họ. Lòng dạ nào lại dám lấy đồ ăn của thí chủ nữa? Nhưng người thí chủ kia không cúng dường thức ăn cũng không có tội.
Đại vương! Cũng vậy, vua thực hành pháp hạnh tuy nhiên được quyền thu góp, những người ấy không nộp cũng không phạm vương pháp, không nên tịch thu, đánh đập. Vua thực hành pháp hạnh ở trong thế gian cai trị nhân dân là luôn luôn mong muốn họ được hạnh phúc.
KINH ĐẠI TÁT-GIÀ NI-KIỀN TỬ SỞ THUYẾT
<<-- --MỤC-LỤC-- -->>
|