KINH ĐẠO HÀNH BÁT-NHÃ BA-LA-MẬT
Hán dịch: Đời Hậu Hán, Tam tạng Pháp sư Chi-lâu-ca-sấm, người nước Nhục Chi.
QUYỂN 9
Phẩm 25: DẶN DÒ, ỦY THÁC GIÁO PHÁP
Đức Phật nói với A-nan:
–Bồ-tát lập hạnh như thế thì không ai hơn được. Lập hạnh như thế là lập hạnh như Phật, lập hạnh như thế thì không có ai làm thầy, đó là lập hạnh trí Nhất thiết trí. Người muốn lập hạnh như thế thì phải theo giáo pháp Bát-nhã ba-la-mật. Phải biết người thực hành Bát-nhã ba-la-mật là người từ trong loài người đến hoặc từ trên cõi trời Đâu-thuật lại. Người này hoặc từ trong loài người hoặc từ trên cõi trời đã nghe qua Bát-nhã ba-la-mật, hoặc từ trong loài người hoặc từ trên cõi trời đã hành qua Bát-nhã ba-la-mật. Vì sao? Vì sau khi Phật Bát-nê-hoàn hoặc thấy Bát-nhã ba-la-mật ở khắp mười phương hoặc thấy pháp ấy ở trên cõi trời Đâu-thuật có người thực hành Bát-nhã ba-la-mật hoặc biên chép thì chư Phật đều trông thấy và hộ trì họ. Bồ-tát ấy còn đem ra dạy người khác khiếnhọ tùy hỷ pháp này, thì biết Bồ-tát ấy từ trước đến nay đã cúng dường biết bao Đức Phật. Người chẳng làm các công đức thuộc phẩm loại A-la-hán, Bích-chi-phật thì biết người đó là Bồ-tát từ trước đến nay đã cúng dường biết bao Đức Phật. Người học Bát-nhã ba-la-mật này mà không kinh, không sợ hoặc có người thọ nhận Bát-nhã ba-la-mật này, hoặc có người học, hoặc có người trì, hoặc có người hiểu những điều dạy trong pháp này, hoặc có người tu theo, thì biết những Bồ-tát ấy như được diện kiến Đức Phật không khác. Bồ-tát ấy chẳng đình chỉ cũng chẳng bài báng Bát-nhã ba-la-mật thì biết Bồ-tát đã cúng dường biết bao Đức Phật từ trước đến nay.
Đức Phật nói với A-nan:
–Tuy có người ở chỗ Đức Phật tạo tác công đức mà lại đem dùng để cầu A-la-hán, Bích-chi-phật, nhưng rồi họ cũng sẽ được thành Phật. Nếu có Đại Bồ-tát nào thực hành Bát-nhã ba-la-mật thì thường phải nên xa lìa đạo A-la-hán, Bích-chi-phật.
Đức Phật nói với A-nan:
–Ta đem Bát-nhã ba-la-mật này ủy thác cho ông. Này A-nan! Pháp ta thuyết cho ông nghe trừ Bát-nhã ba-la-mật, Ma-ha Âu-hòa câu-xa-đa-la (Đại phương tiện thiện xảo) và các Ma-ha Duy-viết-la, còn những kinh khác của ta nói ra ông ghi nhớ hoặc có lúc quên mất thì tội còn ít, nhưng ông theo Phật nghe Bát-nhã ba-la-mật mà nếu như quên mất thì tội rất lớn.
Đức Phật nói với A-nan:
–Ta lại ủy thác cho ông phương pháp thọ học, thọ trì Bát-nhã ba-la-mật. Thọ học thì phải học cho kỹ, thọ trì thì phải thọ trì cho đầy đủ, đọc tụng thì không để thiếu sót một chữ. Kinh tạng của chư Phật quá khứ, vị lai, hiện tại vẫn như nhau, không khác. Này Anan! Ông phải nghĩ rằng: “Chớ làm cho Bát-nhã ba-la-mật thiếu sót.” Vì sao? Vì Đức Phật hiện tại hôm nay có lòng từ và ân đức của Phật. Người muốn báo ân Phật thì phải cúng dường đầy đủ. Ông nếu như có lòng từ hiễu đối với Phật thì phải thọ trì Bát-nhã ba-la-mật, phải cung kính đảnh lễ cúng dường. Nếu ông làm như thế là ông đã cúng dường báo ân Phật, là ông đã cung kính chư Phật quá khứ, vị lai, hiện tại rồi. Ông đã từ hiễu đối với Phật, nhưng cung kính nhớ ân đối với Phật cũng chẳng bằng cung kính đối với Bát-nhã ba-la-mật. Ông hãy thận trọng chớ để quên mất một câu.
Đức Phật bảo A-nan:
–Ta ủy thác cho ông Bát-nhã ba-la-mật để làm tin. Nếu có người chẳng muốn lìa Phật, lìa kinh, lìa Tỳ-kheo Tăng, cũng chẳng muốn lìa chư Phật quá khứ, vị lai, hiện tại thì chẳng nên xa lìa Bát-nhã ba-la-mật. Đó là lời Phật dạy.
Đức Phật bảo A-nan:
–Nếu có người thọ trì Bát-nhã ba-la-mật thì đó là thọ trì giáo pháp của chư Phật quá khứ, vị lai, hiện tại. Vì sao? Vì chư Phật quá khứ, vị lai, hiện tại đều được sinh ra từ Bát-nhã ba-la-mật. Bồ-tát muốn đắc Phật đạo cần phải học sáu pháp Ba-la-mật. Vì sao? Vì sáu pháp Ba-la-mật là mẹ của các Đại Bồ-tát.
Đức Phật bảo A-nan:
–Ta ủy thác cho ông sáu pháp Ba-la-mật. Sáu pháp Ba-la-mật là tạng kinh pháp chẳng thể cùng tận của Phật. Chư Phật quá khứ, vị lai, hiện tại đều được sinh ra từ sáu pháp Ba-la-mật.
Đức Phật bảo A-nan:
–Ông hằng ngày dạy người, tất cả mọi người trong một cõi nước Phật, ông đều giáo hóa khiếnhọ đắc đạo A-la-hán, tuy ông giáo hóa như vậy nhưng vẫn còn chưa báo được ân Phật, chẳng bằng nói đầy đủ Bát-nhã ba-la-mật cho Bồ-tát nghe. Những người được ông giáo hóa đều đắc đạo A-la-hán, họ tạo công đức trì giới, tinh tấn giữ đạo. Giáo hóa mọi người Như thế, phước đó có nhiều chăng?
A-nan bạch Phật:
–Bạch Đức Thiên Trung Thiên, rất nhiều, rất nhiều!
Đức Phật nói với A-nan:
–Chẳng bằng đem Bát-nhã ba-la-mật nói đầy đủ cho Bồ-tát nghe. Dù chẳng thể nhiều, một ngày cũng được, dù không thể một ngày, thì trong thời gian một bữa ăn cũng được. Dù chẳng thể dài như thời gian một bữa ăn thì nói trong khoảnh khắc cũng được, phước đó còn hơn phước độ người đắc đạo A-la-hán. Đại Bồ-tát tự quán niệm các việc trong Bát-nhã ba-la-mật thì công đức của Bồ-tát ấy vượt lên trên các A-la-hán, Bích-chi-phật. Tuy chỉ quán niệm về các việc trong ấy, nhưng sẽ đắc không thoái chuyển với điều kiện chẳng ở giữa chừng lui sụt.
Lúc thuyết Bát-nhã ba-la-mật, bốn bộ đệ tử, chư Thiên, A-tuluân và quỷ thần trong một cõi nước Phật, nhờ oai thần của Đức Phật Thích-ca Văn, tất cả họ đều thấy Đức Phật A-súc và chúng Tỳ-kheo đông không kể xiết đều là bậc A-la-hán, các Bồ-tát cũng nhiều vô số. Từ đó về sau, họ không còn thấy nữa.
Phật bảo A-nan:
–Ví như thấy người trong cõi nước đó, nhưng lại chẳng thấy Đức Phật A-súc và các Bồ-tát, A-la-hán, cũng như mắt chẳng thấy được các kinh pháp. Pháp chẳng thấy pháp, pháp chẳng niệm pháp. Vì sao? Vì các kinh pháp không niệm, chẳng thấy, cũng không có ích.
Đức Phật dạy A-nan:
–Các kinh pháp đều không, không được thọ trì, cũng chẳng thể niệm. Ví như nhà ảo thuật biến hóa ra người, các kinh pháp cũng vậy, không niệm cũng không đau. Vì sao? Vì vô hình. Bồ-tát hành như vậy là thực hành Bát-nhã ba-la-mật, học như vậy là học Bát-nhã ba-la-mật. Người muốn đắc sáu pháp Ba-la-mật thì phải học Bát-nhã ba-la-mật. Học như thế là hơn hết trong các việc học, không có cái học nào bằng, là gấp trăm, gấp ngàn, gấp vạn cái học khác. Đó là vì làm an ổn mọi người trong thiên hạ mà học Như thế, khiếncho kẻ khổ ách đều được cứu giúp. Đó là học theo pháp Phật. Người vâng theo lời Phật dạy học như thế dùng tay nhấc một cõi nước Phật dời đến địa phương khác rồi mà mọi người ở trong đó vẫn không hề hay biết.
Đức Phật bảo A-nan:
–Đức Phật do học Bát-nhã ba-la-mật này mà thành Phật, các pháp trí tuệ không ngăn ngại của chư Phật quá khứ, vị lai, hiện tại đều từ Bát-nhã ba-la-mật mà thành tựu đầy đủ. Muốn được giới hạn của Bát-nhã ba-la-mật là muốn được giới hạn của hư không. Vì sao? Vì Bát-nhã ba-la-mật chẳng thể cùng tận. Mọi sự việc ở mười phương đều có tính kể, việc của Bát-nhã ba-la-mật thì không thể tính kể.
Đức Phật bảo A-nan:
–Việc của Bát-nhã ba-la-mật không thể tính kể, không thể cùng tận. Bát-nhã ba-la-mật vốn tịnh. Vì sao? Vì không thể kể xiết các Đức Phật thời quá khứ đều từ trong pháp này mà được thành Phật mà Bát-nhã ba-la-mật cũng chẳng thêm cũng chẳng bớt. Không thể kể xiết các Đức Phật thời vị lai đều từ Bát-nhã ba-la-mật mà được thành Phật mà Bát-nhã ba-la-mật cũng chẳng thêm cũng chẳng bớt. Không thể kể xiết các Đức Phật hiện tại ở khắp mười phương đều từ Bát-nhã ba-la-mật mà được thành Phật mà Bát-nhã ba-la-mật cũng không thêm cũng không bớt. Thế nên Bát-nhã ba-la-mật không thể cùng tận, hư không cũng chẳng thể cùng tận.
Phẩm 26: CHẲNG THỂ CÙNG TẬN
Bấy giờ Tu-bồ-đề nghĩ: “Bát-nhã ba-la-mật do Đức Phật nói rất sâu. Ta cần phải thưa hỏi.” Tu-bồ-đề bạch Phật:
–Bạch Thế Tôn! Bát-nhã ba-la-mật chẳng thể cùng tận ví như hư không chẳng thể cùng tận thì Bồ-tát phải nhân vào đâu mà tư duy Bát-nhã ba-la-mật?
Đức Phật bảo Tu-bồ-đề:
–Sắc chẳng thể cùng tận, phải tư duy Bát-nhã ba-la-mật Như thế. Thống dương, tư tưởng, sinh tử, thức chẳng thể cùng tận, phải tư duy Bát-nhã ba-la-mật Như thế. Mười hai nhân duyên chẳng thể cùng tận, phải tư duy Bát-nhã ba-la-mật Như thế.
Phật nói với Tu-bồ-đề:
–Bồ-tát phải tư duy Bát-nhã ba-la-mật Như thế. Bồ-tát tư duy như thế thì mười hai nhân duyên chỉ đắc trong đó. Lúc Bồ-tát mới ngồi dưới cội cây tư duy mười hai nhân duyên không cùng chung với quả vị Bích-chi-phật thì lúc đó trí tuệ Nhất thiết trí đều đầy đủ.
Phật nói với Tu-bồ-đề:
–Nếu có Bồ-tát lúc thực hành Bát-nhã ba-la-mật tư duy mười hai nhân duyên chẳng thể cùng tận. Tư duy như thế thì vượt hơn quả vị A-la-hán, Bích-chi-phật, trụ ngay Phật đạo. Nếu Bồ-tát không tư duy thực hành Bát-nhã ba-la-mật như thế mà tư duy mười hai nhân duyên chẳng thể cùng tận thì sẽ ở giữa chừng đắc A-la-hán, Bích-chi-phật. Bồ-tát chẳng lui sụt ở giữa chừng đắc A-la-hán, Bích-chi-phật. Bồ-tát chẳng lui sụt ở giữa chừng là nhờ tư duy thực hành Bát-nhã ba-la-mật, tư duy hành Ma-ha Âu-hòa-câu-xá-la (Đại phương tiện thiện xảo).
Đức Phật nói với Tu-bồ-đề:
–Lúc Bồ-tát thực hành Bát-nhã ba-la-mật thì tư duy quán mười hai nhân duyên chẳng thể cùng tận. Quán mười hai nhân duyên như thế thì thấy pháp sinh, pháp diệt đều do nhân duyên. Pháp cũng không có người tạo tác. Tư duy mười hai nhân duyên như thế lúc thực hành Bát-nhã ba-la-mật thì chẳng thấy sắc, chẳng thấy thống dương, tư tưởng, sinh tử, thức, chẳng thấy cõi nước Phật, không có pháp sở nhân để thấy cõi nước Phật. Đó là Bồ-tát thực hành Bát-nhã ba-la-mật.
Nếu có Bồ-tát thực hành Bát-nhã ba-la-mật, lúc ấy ma rất buồn khổ ví như cha mẹ mới chết, khóc lóc, buồn khổ, ưu tư. Lúc Bồ-tát thực hành Bát-nhã ba-la-mật, ma buồn khổ như thế đó.
Tu-bồ-đề bạch Phật:
–Chỉ một ma buồn khổ hay những ma khác cũng lại buồn khổ?
Đức Phật nói với Tu-bồ-đề:
–Ma trong cõi nước Phật, các ma đó đều bất an ở nơi trú xứ của chúng. Lúc Bồ-tát hành theo giáo pháp Bát-nhã ba-la-mật thì các hàng Trời, A-tu-luân, Rồng, Quỷ thần, Người hoặc chẳng phải người chẳng thể làm hại Bồ-tát. Nếu có Bồ-tát muốn đắc Phật đạo thì phải thực hành Bát-nhã ba-la-mật. Bồ-tát thực hành Bát-nhã ba-la-mật là hành đầy đủ Bố thí ba-la-mật, Trì giới ba-la-mật, Nhẫn nhục ba-la-mật, Tinh tấn ba-la-mật, Thiền ba-la-mật. Đại Bồ-tát thực hành Bát-nhã ba-la-mật là hành đầy đủ Âu-hòa-câu-xá-la (phương tiện thiện xảo) và các Ba-la-mật. Đại Bồ-tát thực hành Bát-nhã ba-la-mật nếu có việc ma khởi lên thì liền hay biết, khiếnnó chẳng đến. Bồ-tát muốn được hết Âu-hòa-câu-xá-la và các Ba-la-mật thì phải hành trì Bát-nhã ba-la-mật, phải giữ gìn Bát-nhã ba-la-mật. Nếu có Bồ-tát hành trì Bát-nhã ba-la-mật, giữ gìn Bát-nhã ba-la-mật thì bấy giờ Bồ-tát đó tư duy bổn hạnh của vô số không thể kể xiết chư Phật hiện tại ở khắp mười phương lúc hành đạo Bồ-tát, các Tôn giả đều được sinh ra từ Bát-nhã ba-la-mật. Bồ-tát nghĩ rằng: “Ta cũng sẽ được hết kinh pháp như chư Phật đã được.” Như vậy lúc Bồ-tát thực hành Bát-nhã ba-la-mật khởi ý niệm đó trong khoảnh khắc như búng ngón tay, nếu có Bồ-tát bố thí đầy đủ nhiều như số cát sông Hằng cũng chẳng bằng Bồ-tát thực hành Bát-nhã ba-la-mật trong khoảnh khắc như búng ngón tay đó. Bồ-tát hành như thế là trụ vào quả vị không thoái chuyển. Bồ-tát ấy được chư Phật hộ niệm, không còn trở lại với đạo khác, sẽ được thành Phật, không bao giờ đọa vào ba đường ác. Lúc Bồ-tát ấy chưa từng lìa chư Phật, Bồ-tát thực hành Bát-nhã ba-la-mật trong khoảnh khắc như búng ngón tay có công đức như vậy, huống là một ngày tuân thủ Bát-nhã ba-la-mật. Thực hành Bát-nhã ba-la-mật phải như Bồ-tát Càn-đà-ha-trú (Hương Tượng). Bồ-tát Càn-đà-ha-trú là bậc tối tôn đệ nhất ở cõi nước của Đức Phật A-súc.
Phẩm 27: TÙY
Tu-bồ-đề bạch Phật:
–Bạch Thế Tôn! Vì sao Bồ-tát vâng theo giáo pháp Bát-nhã ba-la-mật?
Đức Phật nói với Tu-bồ-đề:
–Các kinh pháp, không ai có thể hủy hoại được, Bồ-tát hành theo giáo pháp Bát-nhã ba-la-mật phải biết như vậy.
Hư không chẳng thể cùng tận, Bồ-tát hành theo giáo pháp Bát-nhã ba-la-mật phải biết như vậy.
Năm ấm vốn vô hình, Bồ-tát hành theo giáo pháp Bát-nhã ba-la-mật phải biết như vậy.
Bốn đại vốn vô hình, Bồ-tát hành theo giáo pháp Bát-nhã ba-la-mật phải biết như vậy.
Sáu việc Sa-la-y-đàn (Lục nhập) vốn rỗng không vô hình, Bồ-tát hành theo giáo pháp Bát-nhã ba-la-mật phải biết như vậy.
Người phát tâm hành Phật đạo thì không ai sánh bằng, Bồ-tát hành theo giáo pháp Bát-nhã ba-la-mật phải biết như vậy.
Phát tâm hạnh nguyện rộng lớn, tâm Bồ-tát bình đẳng đối với mọi người ở khắp mười phương không có cùng tận.
Phật có bốn việc không hộ trì, mỗi việc đều khác nhau vô cùng, Bồ-tát hành theo giáo pháp Bát-nhã ba-la-mật phải biết như vậy.
Bồ-tát thì che chở cứu hộ không kể xiết các hàng Trời, A-tuluân, Rồng, Quỷ thần, Chân-đà-la, Ma-hầu-lạc, Người và chẳng phải người. Bồ-tát hành theo giáo pháp Bát-nhã ba-la-mật phải biết như vậy.
Cái mà mọi người trong thiên hạ ở khắp mười phương gọi là ngã sở, thật ra chẳng phải là ngã sở, do đó đều phải đoạn trừ. Bồ-tát hành theo giáo pháp Bát-nhã ba-la-mật phải biết như vậy.
Tiếng vang trong hư không không vô hình, Bồ-tát thực hành Bát-nhã ba-la-mật phải biết như vậy.
Ví như biển cả không thể dùng đấu đong lường, Bồ-tát hành theo giáo pháp Bát-nhã ba-la-mật phải biết như vậy.
Ví như trân bảo trên đỉnh núi Tu-di, mỗi mỗi đều khác nhau, Bồ-tát hành theo giáo pháp Bát-nhã ba-la-mật phải biết như vậy.
Đế-Thích, Phạm thiên, mỗi vị đều tự có giáo pháp riêng, Bồ-tát hành theo giáo pháp Bát-nhã ba-la-mật phải biết như vậy.
Ví như mặt trăng đầy đặn đẹp đẽ, Bồ-tát hành theo giáo pháp Bát-nhã ba-la-mật phải biết như vậy.
Ví như mặt trời soi sáng khắp nơi, Bồ-tát hành theo giáo pháp Bát-nhã ba-la-mật phải biết như vậy.
Các kinh pháp chỉ có văn tự mà thôi, không có xứ sở, Bồ-tát hành theo giáo pháp Bát-nhã ba-la-mật phải biết như vậy.
Bát-nhã ba-la-mật vốn vô hình, chỉ có danh tự mà thôi, Bồ-tát hành theo giáo pháp Bát-nhã ba-la-mật phải biết như vậy.
Bát-nhã ba-la-mật vốn không từ đâu sinh ra, Bồ-tát hành theo giáo pháp Bát-nhã ba-la-mật phải biết như vậy.
Bát-nhã ba-la-mật bình đẳng không có sai khác, Bồ-tát hành theo giáo pháp Bát-nhã ba-la-mật phải biết như vậy.
Huyễn hóa và sóng nắng chỉ có tên gọi chứ không có hình, Bồ-tát hành theo giáo pháp Bát-nhã ba-la-mật phải biết như vậy.
Đất, nước, lửa, gió, bốn đại này vô biên, Bồ-tát hành theo giáo pháp Bát-nhã ba-la-mật phải biết như vậy.
Thân tướng Phật vốn không có hình sắc, Bồ-tát hành theo giáo pháp Bát-nhã ba-la-mật phải biết như vậy.
Cõi nước của chư Phật đều như rỗng không, Bồ-tát hành theo giáo pháp Bát-nhã ba-la-mật phải biết như vậy.
Phật vốn không nói, không dạy các kinh, Bồ-tát hành theo giáo pháp Bát-nhã ba-la-mật phải biết như vậy.
Nếu có Bồ-tát lúc thực hành Bát-nhã ba-la-mật thì phải tùy thuận Như thế, phải quán niệm Như thế, phải thâm nhập Như thế, phải nhìn thấy Như thế, lìa bỏ dua nịnh, lìa bỏ kiêu ngạo, lìa bỏ hùng hổ, lìa bỏ phi pháp, lìa bỏ tự dụng, lìa bỏ của cải, lìa bỏ cầu may, lìa bỏ thế sự, quên mình chẳng tiếc tánh mạng, vừa không có tham cầu, chỉ nghĩ đến việc làm của Phật mà an ổn. Bồ-tát hành như vậy thì chẳng bao lâu sẽ thành Phật, chẳng bao lâu sẽ được hết công đức của trí Nhất thiết trí. Nhưng Bồ-tát như thế chẳng nên gọi là Bồ-tát mà phải gọi là Phật. Vì sao? Vì chẳng bao lâu nữa thành Phật. Nếu có Bồ-tát hành theo giáo pháp Bát-nhã ba-la-mật thì vào đời vị lai sẽ được gọi là Phật, dù Phật tại thế cũng phải hành theo giáo pháp Bát-nhã ba-la-mật sau khi Phật Bát-nê-hoàn cũng phải hành theo giáo pháp Bát-nhã ba-la-mật.
Phẩm 28: BỒ-TÁT TÁT-ĐÀ-BA-LUÂN
Đức Phật nói với Tu-bồ-đề:
–Người muốn chóng thành Phật cầu Bát-nhã ba-la-mật phải như Bồ-tát Tát-đà-ba-luân (Phổ Từ). Hiện nay ở phương trên, qua sáu trăm ba mươi ức cõi Phật, có Đức Phật hiệu Kiền-đà-la-ba (Hương Tích), nước tên Ni-già-kiền-đà-ba-vật (Chúng Hương), Bồ-tát Tát-đà-ba-luân đang ở trên đó.
Tu-bồ-đề bạch Phật:
–Nhân duyên Bồ-tát Tát-đà-ba-luân cầu Bát-nhã ba-la-mật là như thế nào?
Đức Phật nói với Tu-bồ-đề:
–Đời quá khứ cách nay rất xa, có vị Bồ-tát tên Tát-đà-ba-luân, nhờ công đức đã tạo tác từ đời trước mà bản nguyện được thành tựu. Do đời đời tạo tác các công đức và đời trước đã cúng dường hàng ngàn vạn ức Phật, cho nên lúc Bồ-tát ngủ, có vị Trời đến trong giấc mộng nói: “Ông nên đi tìm cầu đại pháp.” Lúc thức dậy, Bồ-tát đi tìm cầu nhưng không được, nên lòng buồn bực không vui. Bồ-tát muốn được gặp Phật, muốn được nghe pháp nhưng tìm mãi vẫn không được, cũng không có pháp tắc của Bồ-tát thực hành. Vì thế, rất âu sầu. Bồ-tát vừa đi vừa khóc ví như người đắc tội với triều đình, tài sản bị sung công, cha mẹ và bản thân bị giam cầm trong ngục thất. Người ấy buồn rầu khóc lóc không thể nói, Bồ-tát Tát-đà-ba-luân cũng buồn rầu khóc lóc như vậy.
Bấy giờ Thiên nhân ở cõi trời Đao-lợi giáng xuống hư không thấy Bồ-tát ngày nào cũng khóc lóc. Thiên nhân thấy Bồ-tát hết lòng than khóc, liền tìm hiểu Bồ-tát qua cha mẹ, anh em, thân thuộc, bạn bè mới biết Bồ-tát tên là Tát-đà-ba-luân. Lúc đó, ở thế gian có Đức Phật tôn hiệu là Đàm-vô-kiệt A-chúc-kiệt-la từ khi Phật Bát-nê-hoàn đến nay rất lâu, chẳng còn nghe kinh, chẳng thấy Tỳ-kheo Tăng. Bấy giờ trong mộng, Bồ-tát Tát-đà-ba-luân nghe Thiên nhân của cõi trời Đao-lợi nói: “Đời trước có Đức Phật danh hiệu là Đàm-vô-kiệt A-chúc-kiệt-la.” Bồ-tát trong mộng nghe danh hiệu Phật liền tỉnh dậy. Dậy rồi vui mừng hớn hở, liền từ bỏ gia đình đi vào trong núi sâu vắng vẻ, quên mình không chút tham tiếc, lớn tiếng gào khóc và tự nghĩ: “Do ta đã tạo nghiệp ác cho nên hôm nay chẳng thấy Phật, chẳng nghe kinh, chẳng được pháp của Bồ-tát thực hành.” Lúc đó Bồ-tát Tát-đà-ba-luân khóc thì trong hư không có tiếng nói:
–Này thiện nam, thôi đi! Chớ gào khóc nữa! Có đại pháp tên là Bát-nhã ba-la-mật, nếu người nào thực hành hay có người nào giữ gìn thì người đó mau chóng thành Phật. Ông nên cầu đại pháp này. Ông nghe pháp này rồi hoặc thực hành hoặc giữ gìn thì ông sẽ được hết các công đức của Phật, ông sẽ được ba mươi hai tướng tốt, tám mươi vẻ đẹp của Phật. Ông sẽ đem kinh pháp này dạy mọi người trong thiên hạ ở khắp mười phương.
Bồ-tát Tát-đà-ba-luân hỏi:
–Làm thế nào để được Bát-nhã ba-la-mật? Phải đi về hướng nào để cầu? Phải dùng phương tiện gì để được?
Tiếng trong hư không đáp:
–Từ đây đi về hướng Đông không được ngơi nghỉ. Lúc ông đi, chớ nghĩ trái, chớ nghĩ phải, chớ nghĩ trước, chớ nghĩ sau, chớ nghĩ trên, chớ nghĩ dưới, chớ nghĩ đi. Lúc đi chớ nghĩ đến sợ, chớ nghĩ đến mừng, chớ nghĩ đến ăn, chớ nghĩ đến uống, chớ nghĩ đến ngồi, chớ nghĩ đến đang đi trên đường, chớ nghĩ đến dừng lại giữa đường, chớ nghĩ đến dâm, chớ nghĩ đến nộ, chớ nghĩ đến si, chớ nghĩ đến thủ, chớ nghĩ có sở đắc, chớ nghĩ trong, chớ nghĩ ngoài, chớ nghĩ đến sắc, chớ nghĩ đến thống dương, tư tưởng, sinh tử, thức; chớ nghĩ đến mắt, chớ nghĩ đến tai, chớ nghĩ đến mũi, chớ nghĩ đến miệng, chớ nghĩ đến thân, chớ nghĩ đến tâm ý, chớ nghĩ đến đất, nước, lửa, gió; chớ nghĩ đến không, chớ nghĩ đến nhân, chớ nghĩ đến ngã, chớ nghĩ đến mạng, chớ nghĩ đến có pháp không, chớ nghĩ đến không có pháp không, chớ nghĩ đến hành đạo Bồ-tát, chớ nghĩ đến có Kinh, chớ nghĩ đến không có Kinh, chớ nghĩ sinh lên trời, chớ nghĩ sinh ở thế gian, chớ nghĩ Bồ-tát thiện, chớ nghĩ Bồ-tát ác. Đoạn trừ hết tất cả niệm đang hướng đến, không còn dính mắc.
Từ đây đi về hướng Đông đoạn hết các niệm. Người thực hành như thế không thiếu sót thì chẳng bao lâu sẽ đắc Bát-nhã ba-la-mật. Chư Phật quá khứ lúc hành đạo Bồ-tát, các Ngài cầu Bát-nhã ba-la-mật cũng giống như vậy mà đắc Bát-nhã ba-la-mật. Người hành theo giáo pháp này thì chóng được thành Phật. Người tu hành tinh tấn như thế sẽ mau được thành Phật.
Bồ-tát Tát-đà-ba-luân nghe lời dạy trong hư không thì rất vui mừng, nên nghe theo lời dạy của Thiên nhân.
Tiếng trong hư không lại bảo: “Chớ quên lời dạy này”. Nói xong, không còn nghe tiếng nữa. Bồ-tát Tát-đà-ba-luân nghe lời chỉ dạy ấy càng phấn khởi vui mừng. Ông tuân theo lời dạy đi về hướng Đông, tâm không dính mắc. Đang đi dọc đường, Bồ-tát thầm nghĩ: “Còn cách đây bao xa nữa mới gặp được Bát-nhã ba-la-mật.” Nghĩ xong rồi đứng lại gào khóc to hơn nữa. Lúc Bồ-tát Tát-đà-ba-luân gào khóc, trên hư không có vị Hóa Phật đứng nói rằng: “Hay thay, hay thay! Người cầu đạo như thế thật hiễm có, người tinh tấn như ông thì chẳng bao lâu sẽ được Bát-nhã ba-la-mật.”
Bồ-tát Tát-đà-ba-luân chắp tay ngước nhìn Hóa Phật thấy Phật thân màu vàng ròng, thân phóng mười ức hào quang, thân có ba mươi hai tướng. Thấy rồi mừng rỡ chắp tay bạch Hóa Phật:
–Xin Phật vì con mà thuyết kinh pháp, con theo Phật nghe kinh. Nghe kinh rồi, con đều muốn được hết kinh pháp của chư Phật.
Hóa Phật nói với Bồ-tát Tát-đà-ba-luân:
–Đã thọ nhận giáo pháp của ta thì phải thọ trì. Các kinh vốn không nên không sợ hãi, vốn tịnh nên không trụ đầu mối. Các kinh pháp, tất cả không ngăn ngại, đầu mối không trụ sở nhân. Các kinh pháp vốn không nên không nói đến trụ đầu mối sở nhân. Các kinh pháp là giáo pháp không được nói, như hư không vô hình, vốn không có đầu mối. Như Nê-hoàn không có khác, các kinh pháp cũng như Nê-hoàn, không có khác, không từ đâu sinh, không trụ hình tướng. Các kinh pháp không từ đâu sinh ra, kể như vô hình, như huyễn vô hình. Như thấy bóng trong nước, các kinh pháp như bóng hiện trong nước không khác. Như thấy việc trong mộng, các kinh pháp như thấy việc trong mộng không khác. Tiếng Phật thuyết pháp đều thấy như vậy. Ông phải nên vâng theo lời dạy của kinh pháp này.
Này thiện nam! Ông phải giữ gìn ý niệm Như thế, từ đây đi qua hướng Đông cầu Bát-nhã ba-la-mật, cách đây khoảng hai vạn dặm, có nước tên Kiền-đà-việt, nhà vua cai trị nước ấy giàu có hưng thịnh an vui, nhân dân đông đúc. Kinh thành ngang dọc bốn trăm tám mươi dặm, đều dùng bảy báu xây thành. Thành ấy có bảy lớp, khoảng giữa đều có cây lạ bảy báu. Trên thành đều có bảy báu. Lụa là bóng mượt màu hồng che phủ trên thành, nơi ấy có xen bảy báu, nơi ấy có treo chuông rung. Bên ngoài bốn cửa thành đều có nhà hát. Quanh thành có bảy lớp ao nước. Trong nước có đủ thứ hoa như hoa sen Ưubát, hoa Câu-văn-la, hoa Bất-na-lợi, hoa Tu-kiền-đề, hoa Mạtnguyện-kiền-đề… Chúng đều mọc ở trong ao nước. Trên đất liền thì có hoa Chiêm-bặc… những loài hoa như vậy, số đến hàng ngàn, hàng trăm chủng loại. Trong ao ấy có nhiều giống chim lạ như le le, nhạn, uyên ương…, các loài chim lạ khác, số nhiều đến hàng ngàn, hàng trăm loại. Trong ao có thuyền bằng bảy thứ báu, người trong thành ấy ngồi thuyền vui chơi trong ao. Trong thành, cờ phướn năm màu sắc đều sắp thành hàng lối, lại còn treo cờ phướn năm màu sắc, lại có lọng hoa đủ màu bày la liệt. Đường cái, đường hẻm trong thành đều dẫn đến khắp nơi. Ví như cung điện của Đế Thích ở trên cõi trời Đao-lợi, treo cờ phướn, trổi âm nhạc đến hàng ngàn hàng trăm loại suốt ngày chẳng dứt. Ví như nhà hát Nan-đà-hoàn trên cõi trời Đaolợi, trong đó có tiếng âm nhạc, vui sướng chẳng dứt, sự vui sướng trong thành ấy cũng giống như vậy. Trong thành không có loại người nào khác mà đều là Bồ-tát. Trong đó có người thành tựu, trong đó có người mới phát tâm, họ đều ở chung trong thành đó, vui sướng không thể nói. Phục sức của người trong thành đó màu sắc quý lạ không thể kể được.
Trong nước đó có vị Bồ-tát tên Đàm-vô-kiệt, ông có quả vị cao nhất trong chúng Bồ-tát. Ông có sáu trăm tám mươi vạn phu nhân, thế nữ cùng nhau vui sướng. Các Bồ-tát trong nước Kiền-đà-việt thường cùng nhau cung kính Đàm-vô-kiệt. Ở trung ương nước đó có bày tòa cao, rồi theo thứ tự trở xuống mà đặt tòa ngồi. Trong đó có tòa ngồi bằng vàng ròng, tòa ngồi bằng bạc trắng, tòa ngồi bằng lưu ly, tòa ngồi bằng thủy tinh. Trên các tòa ngồi đều có hoa văn đủ màu viền quanh. Nơi tòa ngồi đều rải đủ loại hương hoa. Trên tòa ngồi đều bày tán lọng kết bằng các thứ châu báu. Trong ngoài giáp vòng đều đốt hương thơm danh tiếng. Bồ-tát Đàm-vô-kiệt thường ngồi trên tòa cao vì các Bồ-tát thuyết giảng Bát-nhã ba-la-mật. Trong đó có người nghe, có người chép, có người học, có người phúng tụng, có người thọ trì.
Ông từ đây đi đến chỗ Bồ-tát Đàm-vô-kiệt tại nước Kiền-đàviệt, tự vị ấy sẽ vì ông mà thuyết giảng Bát-nhã ba-la-mật, sẽ vì ông làm thầy dạy ông. Vì sao? Vì hàng ngàn ức đời trước vị ấy thường làm thầy ông. Đó là vị thầy từ lúc ông mới phát tâm. Lúc ông đi đến chỗ của thầy hoặc thấy hoặc nghe, ông không được nói lỗi của thầy, cũng chớ nghĩ đến lỗi của thầy. Nếu như ông thấy thì hãy thận trọng chớ nghi, chớ chán. Vì sao? Vì ông chưa hiểu phương tiện thiện xảo, ông cần phải tỉnh giác biết về việc của ma.
Này thiện nam! Hãy thận trọng chớ tin theo lời dạy của ma và chớ dùng. Thầy ở tại thâm cung tôn quý. Kính thầy như kính Phật không có khác. Ông phải dụng tâm theo kinh pháp, chớ nghĩ đến tiền của lợi lộc, lòng nghĩ ý tham, mọi sở hữu phải đem dâng cho thầy, phải ưa thích cung kính đối với thầy. Ông làm hạnh ấy chẳng thiếu sót thì chẳng bao lâu sẽ được nghe Bát-nhã ba-la-mật.
Bồ-tát Tát-đà-ba-luân nghe lời dạy đó từ vị Hóa Phật thì vui mừng hớn hở. Do vui mừng hớn hở nên liền được thấy mười phương chư Phật đang trụ Tam-muội. Lúc ấy mười phương chư Phật đều ngợi khen: “Hay thay, hay thay! Thiện nam tử! Lúc ta còn là Bồ-tát nhờ tinh tấn nên được nghe Bát-nhã ba-la-mật mà thành tựu được trí Nhất thiết trí, cũng lại sẽ được ba mươi hai tướng tốt, tám mươi vẻ đẹp, mười Lực, bốn Vô sở úy, bốn việc chẳng hộ trì, mười tám pháp Bất cộng. Lúc ta được các Tam-muội ấy, chư Phật cũng ngợi khen ta như vậy. Ông tu hành cũng phải như ta. Ông tu hành như vậy thì sẽ được đầy đủ hết các công đức của Bồ-tát.”
Bồ-tát Tát-đà-ba-luân từ Tam-muội xuất, nghĩ rằng: “Chư Phật từ đâu đến, rồi đi về đâu?” Ông suy nghĩ như vậy rồi, lại cất tiếng khóc lớn. Ông lại nghĩ: “Chư Phật dạy ta đến chỗ Bồ-tát Đàm-vô-kiệt”. Bồ-tát Tát-đà-ba-luân liền từ đây ra đi, giữa đường gặp một nước. Nước đó tên là Ma sở nhạo. Bồ-tát Tát-đà-ba-luân nghỉ qua đêm trong một khu vườn ở ngoại thành. Ông tự nghĩ: “Kinh pháp của Phật khó đạt được, huống chi là nghe! Ta phải tận lực cúng dường Thầy.” Hôm nay ta có một thân một mình lại thêm nghèo nàn, cũng không có vật tốt trân kỳ và hoa hương để đem cúng dường Thầy. Như ta không có của cải thì xin tự bán thân để đem cúng dường Thầy. Nghĩ rồi, ông liền vào thành, đến ngã tư đường la lên rằng:
–Có ai muốn mua tôi không?
Bấy giờ ma đang ở ngoài thành vui chơi cùng với năm vạn thể nữ từ xa thấy Bồ-tát đang tự rao bán mình ở ngã tư đường, mà liền tự nghĩ: “Đây là Bồ-tát Tát-đà-ba-luân tự bán thân, muốn cúng dường Bồ-tát Đàm-vô-kiệt để cầu thành Phật. Người này sẽ ra khỏi cảnh giới của ta, giải thoát cho nhiều người. Hôm nay ta phải phá ông ấy.” Lúc đó Bồ-tát Tát-đà-ba-luân không bán được thân liền tự nằm lăn lộn dưới đất khóc lóc, kêu lớn:
–Tôi muốn tự bán thân để cúng dường Thầy mà hoàn toàn không có người mua.
Thích Đề-hoàn Nhân từ trên trời, từ xa trông thấy Bồ-tát Tát-đà-ba-luân tinh tấn như vậy, thầm nghĩ: “Ta phải xuống thử ông ấy để biết ông ấy có chí thành cầu Phật đạo không, hay chỉ dua nịnh?” Thích Đề-hoàn Nhân đi xuống hóa làm một vị Bà-la-môn hỏi Bồ-tát Tát-đà-ba-luân:
–Này thiện nam! Vì sao ông phải chịu khổ sở đến thễ? Vì sao ông lăn lộn khóc lóc?
Bồ-tát Tát-đà-ba-luân đáp:
–Chẳng cần hỏi!
Đạo nhân Bà-la-môn hỏi như thế đến lần thứ ba, ông muốn Bồ-tát nói ra chí nguyện của mình, nên nói:
–Tôi muốn trợ giúp ông.
Bồ-tát Tát-đà-ba-luân nói:
–Đạo nhân muốn biết ư! Tôi tự bán thân vì muốn cúng dường Thầy.
Bà-la-môn nói với Bồ-tát Tát-đà-ba-luân:
–Ông muốn cúng dường Thầy. Này thiện nam! Hôm nay tôi muốn cúng tế lớn, muốn có được thịt người, muốn có được tủy người, muốn có được tim người. Nếu như ông có thể cho tôi thì tôi trả cho ông nhiều tiền.
Bồ-tát Tát-đà-ba-luân rất vui mừng đáp:
–Tôi sẽ cho ông.
Bồ-tát Tát-đà-ba-luân liền lấy dao tự đâm vào hai cánh tay, máu chảy ra nhiều đem cho vị Bà-la-môn. Lại cắt thịt hai đùi vễ đem cho, lại tự đập bể xương đem cho. Ông vừa định tự mổ ngực thì ở trên lầu đài có người con gái của ông Trưởng giả từ xa trông thấy ông, thương xót vô cùng. Tức thời con gái của ông Trưởng giả cùng các kỹ nhân, thể nữ những năm trăm người theo nhau đi đến chỗ Bồ-tát Tát-đà-ba-luân, hỏi:
–Này thiện nam! Tuổi ông còn trẻ, đẹp trai Như thế, tại sao ông lại tự chặt cắt thân thể của mình?
Bồ-tát Tát-đà-ba-luân đáp lại:
–Tôi muốn cúng dường Thầy. Vì thế nên tôi muốn đem bán máu, thịt, tủy để cúng dường Thầy.
Người con gái của ông trưởng giả hỏi Bồ-tát Tát-đà-ba-luân:
–Nếu như cúng dường cho thầy thì ông có thể được những phước gì? Thầy ông là ai? Tên gì? Ở đâu?
Bồ-tát Tát-đà-ba-luân đáp:
–Thầy tôi ở phương Đông, Thầy tên là Đàm-vô-kiệt sẽ vì tôi mà thuyết Bát-nhã ba-la-mật. Tôi nghe rồi sẽ hành trì kinh đó thì sẽ mau được thành Phật. Thân tôi được ba mươi hai tướng tốt, tám mươi vẻ đẹp, mười Lực, bốn sự bất hộ, bốn Vô sở úy, mười tám pháp Bất cộng, sẽ được chuyển pháp luân, sẽ độ thoát người trong thiên hạ ở khắp mười phương.
Người con gái của ông trưởng giả nói với Bồ-tát Tát-đà-ba-luân:
–Như lời thiện nam tử nói thì trong hàng trời người không ai sánh bằng. Ông chớ tự làm khổ đến thế. Tôi sẽ tự cho ông vàng bạc, trân bảo, vật quý. Tôi tự cùng năm trăm thể nữ đi theo ông. Tôi cũng muốn tự cúng dường Bồ-tát Đàm-vô-kiệt và muốn nghe kinh nữa.
Lúc ấy vị Bà-la-môn nói với Bồ-tát Tát-đà-ba-luân:
–Hay thay, hay thay! Này thiện nam! Tinh tấn như thế thật khó bì kịp! Ông muốn biết tôi chăng? Này thiện nam! Tôi là Thiên vương Thích Đề-hoàn Nhân cố đến thử ông mà thôi! Ông muốn tìm cầu thế nào cứ xin, tôi sẽ cho ông.
Bồ-tát Tát-đà-ba-luân nói với Thiên vương Đế-Thích:
–Thiên vương muốn thương tôi thì hãy làm cho thân thể tôi bình phục như cũ.
Thân thể của Bồ-tát liền bình phục như cũ. Thích Đề-hoàn
Nhân liền tự biến mất. Lúc đó con gái của ông Trưởng giả nói với Bồ-tát Tát-đà-ba-luân:
–Hãy cùng tôi đi về nhà cha mẹ tôi xin vàng bạc, trân bảo, vật quý, đồng thời thưa với cha mẹ để ra đi.
Bồ-tát Tát-đà-ba-luân liền theo đến nhà cha mẹ cô. Người con gái về đến nơi, đem sự việc đó thuật lại đầy đủ với cha mẹ. Cha mẹ cô liền nói:
–Những điều con nói ta rất thích, hiễm khi mà được nghe! Ta cũng muốn đi cùng với con, nhưng tự nghĩ, tuổi già chẳng thể tự đi được! Ý muốn của con như thế nào hãy tự nói ra đi!
Người con gái nói:
–Con muốn được vàng bạc, trân bảo, vật quý.
Cha mẹ cô nói:
–Con cứ tự ý lấy đi!
Người con gái liền tự lấy vàng bạc, đủ thứ châu báu trân kỳ, đồ vật tốt đẹp đựng đầy bột thơm Chiên-đàn danh tiếng và các loại bột thơm, nước thơm khác. Tất cả được chở trên năm trăm xe tải. Năm trăm người gái hầu tự mình ghé theo xe.
Lúc đó năm trăm thị nữ đều đi báo cho cha mẹ của người con gái ông Trưởng giả là muốn hầu hạ người con gái quý theo Bồ-tát ra đi. Báo xong, họ liền theo nhau cùng ra đi. Khi ấy Bồ-tát Tát-đà-ba-luân cùng năm trăm người con gái theo đường cái tuần tự tiến bước. Xa xa thấy nước Kiền-đà-việt có cờ phướn, ví như cờ phướn treo trên cõi trời Đao-lợi. Xa xa nghe tiếng âm nhạc của nước Kiền-đà-việt. Lại xa xa thấy trên thành của nước Kiền-đà-việt có bảy lớp lụa là thất bảo, bên dưới thành có bảy lớp thất bảo xen nhau, mỗi lớp đều có treo chuông rung. Giáp vòng bên ngoài thành có bảy lớp cây thất bảo. Bên ngoài thành đều có nhà hát mà con trai, con gái đang dạo chơi vui sướng ở trong đó. Có người đi xe tự vui chơi. Có người đi bộ tự vui chơi. Gió thơm tứ tán phân bố cùng khắp không đâu mà chẳng nghe thơm, ví như hương trời. Vì thế nên gọi là nước Kiền-đà-việt. Lúc đó Bồ-tát Tát-đà-ba-luân và năm trăm người con gái đều từ xa thấy như vậy. Họ thấy rồi đều rất vui mừng phấn khởi, tự nghĩ: “Về đạo nghĩa, chúng ta chẳng thể ngồi ở trên xe, phải xuống đi bộ vào nước đó!”
Bồ-tát Tát-đà-ba-luân và năm trăm người con gái đồng đi vào thành từ cửa Tây. Bồ-tát Tát-đà-ba-luân qua khỏi cửa thành thì xa xa thấy ngôi đài cao, hoa văn chạm trổ bằng vàng bạc, mài giũa ngũ sắc huyền hoàng ánh sáng rực rỡ. Bốn mặt bốn góc của đài, các nóc nhọn đều hướng lên trời, treo chuông rung, cờ, lọng, âm nhạc hòa nhau. Xa xa thấy rồi, họ hỏi người trong thành đi ra rằng:
–Đó là đài gì mà thất bảo xen nhau trang sức đẹp đẽ đến thễ?
Người ấy đáp:
–Hiền giả chẳng biết sao? Trong thành này có Bồ-tát tên là Đàm-vô-kiệt, là đấng tối cao trong mọi người, không ai mà chẳng cúng dường, lễ bái. Bồ-tát ấy vì Bát-nhã ba-la-mật mà dựng cái đài này. Trong đài ấy có cái hộp bảy báu. Dùng vàng ròng tử ma làm chất liệu để chép Bát-nhã ba-la-mật-đặt vào trong hộp đó. Trong hộp có hàng trăm thứ danh hương. Bồ-tát Đàm-vô-kiệt mỗi ngày cúng dường. Ông đem đủ loại hoa, danh hương, thắp đèn, treo cờ phướn, lọng hoa, đủ các loại báu, hàng trăm thứ âm nhạc để cúng dường Bát-nhã ba-la-mật cũng giống như vậy. Chư Thiên trên cung trời Đao-lợi ngày đêm sáu lần đem hoa Văn-đà-la, hoa Ma-ha Vănđà-la để cúng dường Bát-nhã ba-la-mật Như thế.
Bồ-tát Tát-đà-ba-luân và năm trăm người con gái cúng dường Bát-nhã ba-la-mật xong liền đi đến chỗ đại hội có tòa cao của Bồ-tát Đàm-vô-kiệt. Họ cùng nhau đi chẳng bao xa thì đã thấy xa xa Bồ-tát Đàm-vô-kiệt ngồi trên tòa cao là một người trẻ tuổi dung mạo đẹp đẽ, hào quang chiếu sáng, đang thuyết Bát-nhã ba-la-mật cho hàng ngàn hàng ức người nghe. Bồ-tát Tát-đà-ba-luân và năm trăm người con gái thấy Bồ-tát Đàm-vô-kiệt rồi, họ đều rất vui mừng hớn hở đem đủ thứ hoa hương tung lên trên Bồ-tát Đàm-vô-kiệt, lại đem biết bao thứ báu tung lên trên Bồ-tát, lại đem hàng trăm thứ áo trân bảo đủ màu dâng lên Bồ-tát. Họ đảnh lễ và nhiễu quanh Bồ-tát tám trăm vòng rồi, thưa:
–Chúng con cũng sẽ đạt được tôn kính! Cũng sẽ lại như vậy!
Bấy giờ Bồ-tát Đàm-vô-kiệt đem lời hay trong kinh thâm diệu nói với Bồ-tát Tát-đà-ba-luân và năm trăm người con gái:
–Chúc mừng các người đã đến! Các người không mệt mỏi chứ! Các người hãy nói lên những điều các người muốn được đi! Chớ tự nghi nan! Ta chính là thầy độ các người, thật không có điều đáng tiếc.
Bồ-tát Tát-đà-ba-luân bạch Bồ-tát Đàm-vô-kiệt:
–Trước kia, lúc con đang tìm cầu Bát-nhã ba-la-mật, ở trong núi vắng kêu gào khóc lóc thì ở trong hư không có vị Hóa Phật xuất hiện. Thân Ngài có ba mươi hai tướng, thân màu vàng tử ma phóng ra ngàn ức tia sáng. Bấy giờ Hóa Phật ngợi khen con: “Hay thay, hay thay! Người tìm cầu Bát-nhã ba-la-mật phải như thế đó!” Rồi, nói với con: “Cách đây hơn hai vạn dặm về hướng Đông có nước tên Kiền-đà-việt, ngang dọc bốn trăm tám mươi dặm, trân bảo xen nhau trang hoàng ví như cung điện trên cõi trời Đao-lợi, có Bồ-tát tên Đàm-vô-kiệt là bậc tối tôn trong mọi người ở đây thường cặn kẽ dạy người. Ông hãy đi đến đó thì sẽ được nghe Bát-nhã ba-la-mật. vị Bồ-tát ấy từ hàng ngàn vạn ức đời trước thường làm Thầy của ông, là vị Thầy lúc ông mới phát tâm.” Lúc ấy nghe đến tên của Thầy, con rất vui mừng hớn hở không thể tự kềm chễ được. Vì vui mừng hớn hở nên liền thấy mười phương chư Phật đang trụ Tam-muội. Khi ấy chư Phật đều ngợi khen con: “Hay thay, hay thay! Người tìm cầu Bát-nhã ba-la-mật phải như vậy đó! Trước kia chúng tôi cầu Phật đạo, cầu Bát-nhã ba-la-mật cũng giống như vậy. Người được Bát-nhã ba-la-mật thì sẽ tự tiến đến thành Phật.” Các Đức Phật ấy thuyết kinh cho con nghe xong, thì không còn thấy nữa. Con tự nghĩ: “Phật từ đâu lại và đi về đâu?” Con đem việc này bạch với Thầy, xin Thầy giảng giải về việc Đức Phật từ đâu lại và đi về đâu?
Bấy giờ Bồ-tát Đàm-vô-kiệt đáp:
–Này Hiền giả, hãy lắng nghe!
Bồ-tát Tát-đà-ba-luân thưa:
–Vâng, con sẵn sàng lắng nghe.
Bồ-tát Đàm-vô-kiệt nói:
–Không vốn không từ đâu lại cũng không đi về đâu, Phật cũng giống như vậy.
Vô tưởng vốn không từ đâu lại cũng không đi về đâu, Phật cũng giống như vậy.
Vô xứ sở vốn không từ đâu lại cũng không đi về đâu, Phật cũng giống như vậy.
Vô sở tùng sinh vốn không từ đâu lại cũng không đi về đâu, Phật cũng giống như vậy.
Vô hình vốn không từ đâu lại cũng không đi về đâu, Phật cũng giống như vậy.
Huyễn vốn không từ đâu lại cũng không đi về đâu, Phật cũng giống như vậy.
Sóng nắng vốn không từ đâu tới cũng không đi về đâu, Phật cũng giống như vậy.
Người trong chiêm bao vốn không từ đâu tới cũng không đi về đâu, Phật cũng giống như vậy.
Nê-hoàn vốn không từ đâu lại cũng không đi về đâu, Phật cũng giống như vậy.
Tưởng tượng vốn không từ đâu lại cũng không đi về đâu, Phật cũng giống như vậy.
Không có sinh, không có tưởng vốn không từ đâu lại cũng không đi về đâu, muốn biết Phật cũng giống như vậy.
Vô sở thích vốn không từ đâu lại cũng không đi về đâu, muốn biết Phật cũng giống như vậy.
Hư không vốn không từ đâu lại cũng không đi về đâu, muốn biết Phật cũng giống như vậy.
Kinh quả vốn không từ đâu lại cũng không đi về đâu, muốn biết Phật cũng giống như vậy.
Đầu mối gốc vốn không từ đâu lại cũng không đi về đâu, muốn biết Phật cũng giống như vậy.
Lúc đó Bồ-tát Tát-đà-ba-luân được nghe giáo pháp thâm diệu của Phật, so sánh như vậy thì chẳng thể kể, chẳng thể nghĩ, chẳng thể lường. Đại pháp này là như vậy đó!
Ngay khi đó, tại chỗ ngồi, Bồ-tát Tát-đà-ba-luân đắc sáu vạn Tam-muội. Đó là những môn Tam-muội nào? Tam-muội Vô xứ sở, Tam-muội Vô khủng cụ y mao bất khởi, Tam-muội Thoát các ma trung bất khủng cụ, Tam-muội Thoát ư ái dục chi bổn, Tam-muội Thoát xuất cách chiến ly hoạn, Tam-muội Bất khả Kếhướng nhập, Tam-muội Thí như đại hải bất khả lượng đa tuệ sở nhập, Tam-muội Tại Tu-di sơn công đức trang sức, Tam-muội Ngũ ấm lục suy vô hình quán, Tam-muội Nhập chư Phật giới, Tam-muội Tất kiến chư Phật, Tam-muội Bồ-tát thủ đạo, Tam-muội Các kinh pháp bổn vô hình hiện thuyết, Tam-muội Trân bảo trang sức, Tam-muội Tất học trân bảo sở nhập, Tam-muội Tất niệm chư Phật, Tam-muội Bồ-tát thượng cao, Tam-muội Chân-a-duy-việt-trí cập pháp luân vị chuyển, Tam-muội Trang nghiêm Phật công đức, Tam-muội Vô hà uế tất cập tịnh, Tam-muội Sở văn chúng sự như đại hải, Tam-muội Vô sở hữu quá, Tam-muội Nhạo kinh âm thanh biến chí, Tam-muội Kinh pháp chương hiển kỳ phan, Tam-muội Đát-tát-a-kiệt (Như Lai) thân vô hình, Tam-muội chư kinh pháp vô hình biến thị, Tam-muội Bồ-tát ấn phong, Tam-muội Chiếu minh Phật cảnh giới sở nguyện cụ túc, Tam-muội Giải thập phương nhân nạn, Tam-muội Lâm thành Phật trang nghiêm, Tam-muội Chủng chủng tạp hoa dị sắc, Tam-muội Đa trân bảo, Tam-muội Pháp luân thường chuyển, Tam-muội Chư âm thanh viến văn nhập yếu, Tam-muội Nhập thập phương nhân bổn vô, Tam-muội Chư tam giới tất biến chí, Tam-muội Thành chư công đức, Tam-muội Vô hữu năng quá lục Ba-la-mật, Tam-muội Đát-tát tọa thọ hạ thời hoại dư ngoại đạo la võng, Tam-muội Đát-tát-a-kiệt hiện phi, Tam-muội Bất khả phục Kếcông đức đạc trang nghiêm, Tam-muội Chư trân bảo trí tuệ công đức, Tam-muội Tát-vân-nhã địa, Tam-muội Tất tịnh nhân, Tam-muội Tất biến chiếu, Tam-muội Tất nhập thập phương nhân sinh tử chi căn trí tuệ xuất trung, Tam-muội Quá khứ vị lai hiện tại tất đẳng. Những so sánh Như thế, Bồ-tát Tát-đà-ba-luân đắc sáu vạn môn Tam-muội như vậy. Lúc đó, Bồ-tát Đàm-vô-kiệt đứng dậy đi vào cung.
KINH ĐẠO HÀNH BÁT-NHÃ BA-LA-MẬT
|