KINH ĐẠO HÀNH BÁT-NHÃ BA-LA-MẬT
Hán dịch: Đời Hậu Hán, Tam tạng Pháp sư Chi-lâu-ca-sấm, người nước Nhục Chi.
QUYỂN 6
Phẩm 15: KHÔNG THOÁI CHUYỂN
Tu-bồ-đề bạch Phật:
–Bồ-tát không thoái chuyển phải lấy ǵ so sánh? Phải lấy ǵ để xét công hạnh của vị ấy? Phải nhờ tướng trạng nào để biết đó là Bồ-tát không thoái chuyển?
Đức Phật dạy:
–Bồ-tát không thoái chuyển nếu chứng đắc thiền th́ chẳng lay chuyển như A-la-hán, Bích-chi-phật địa, Phật địa. Phật địa ấy như pháp vốn không không bao giờ lay chuyển. Nghe Phật nói vốn không, vị ấy không nói là sai. Không chính là từ trong pháp này, vốn không nhập vốn không. Vốn không được nhập vào này phải là vốn không, cũng chẳng nói là sai. Nhập vào trong đó Như thế, nhập vào trong rồi, nghe nói về vốn không ấy rồi, nếu qua đến xứ khác nghe nói đến vốn không, tâm hoàn toàn không nghi ngờ, cũng chẳng nói là sai. Vốn không như thế phải trụ vốn không. Lời nói của vị ấy không khinh mạn, không nói điều dở của người khác, chỉ nói điều hay của người khác, không dòm ngó đến việc làm của người khác. Nhờ vào sự so sánh ấy, tướng trạng ấy, công hạnh ấy đầy đủ mà biết vị ấy là Bồ-tát không thoái chuyển. Bồ-tát không thoái chuyển không bao giờ mang h́nh tướng của Sa-môn ngoại đạo và diện mạo Bà-la-môn, chẳng cúng tế quỳ lạy trời, chẳng cầm hoa hương cúng trời, cũng không bảo người khác làm. Thân họ không sinh vào chỗ ác, không thọ thân người nữ, thường ǵn giữ mười giới là không sát sinh, trộm cắp, dâm dật, nói lời gây chia rẽ, uống rượu, ác khẩu, nói dối, nói lời thêu dệt, không tật đố, giận hờn, mắng chửi, chẳng chút nghi ngờ cũng chẳng dạy người khác làm. Thân tự giữ ǵn mười giới không chút nghi ngờ, còn dạy người khác ǵn giữ mười giới. Trong chiêm bao cũng tự ǵn giữ mười giới, ở trong mộng cũng vẫn tự thấy mười giới tại trước mặt.
Tâm của Bồ-tát không thoái chuyển lúc nghe thuyết kinh điển thâm diệu không bao giờ nghi ngờ, chẳng nói chẳng tin cũng chẳng sợ hãi, lời nói dịu dàng, vi diệu mật thiết, ít ngủ nghỉ, đi đứng ra vào, tâm yên tịnh, không loạn. Lúc bước đi chậm rãi nh́n thẳng phía trước, áo quần tốt đẹp sạch sẽ, không dính bụi bẩn, không có rận rệp, trong thân không có tám mươi loại vi trùng. Công đức đạt được dần dần đầy đủ và cảm thấy rất thanh tịnh. Công đức của vị ấy vượt hơn thế gian.
Tu-bồ-đề bạch Phật:
–Tâm Bồ-tát thanh tịnh như thế nào? Và làm sao biết?
Đức Phật dạy:
–Công đức của Bồ-tát này tạo tác ngày càng thêm nhiều th́ tâm của vị ấy tiến lên đến chỗ tột cùng là tự tại vô ngại. Đạt được công đức ấy th́ tâm rất thanh tịnh. Thanh tịnh hơn người đắc đạo Ala-hán, Bích-chi-phật.
Như vậy nếu có người đến cúng dường, Bồ-tát không thoái chuyển không thọ dụng mà chỉ vui mừng v́ người cúng dường đã xả bỏ được tâm bỏn sẻn tham lam. Lúc thuyết kinh thâm diệu chưa từng chán nản, mệt mỏi giữa chừng, mà ngay trong trí tuệ thâm nhập. Ngoài ra, nếu có người muốn thưa hỏi kinh thâm diệu th́ đem Bát-nhã ba-la-mật thâm diệu này thuyết cho họ nghe. Nếu có người theo đạo khác không được chân chánh th́ đem Bát-nhã ba-la-mật để làm cho họ chân chánh. Pháp được sinh ra từ trong kinh này cũng đều dùng sự tướng vô thường để nói với họ. Những điều kinh sách thế gian không thể giải thích được th́ đem Bát-nhã ba-la-mật này để giải thích. V́ thế nên ma tệ ác đến bên cạnh Bồ-tát, biến ra tám địa ngục lớn, trong mỗi địa ngục ấy có biết bao ngàn, trăm ngàn Bồ-tát cũng do ma biến hóa ra, rồi ma chỉ vào các Bồ-tát ấy và nói:
–Những người này đều là Bồ-tát không thoái chuyển được Phật thọ ký, hiện nay đều đọa vào địa ngục. Phật thọ ký cho các Bồ-tát này như là thọ ký địa ngục mà thôi. Nếu như làm Bồ-tát được thọ ký không thoái chuyển th́ phải mau mau nói lời hối hận: “Tôi chẳng phải không thoái chuyển”. Nếu nói lời hối hận như thế th́ không còn bị đọa vào trong địa ngục, sẽ được sinh lên cõi trời.
Đức Phật dạy:
–Giả sử Bồ-tát ấy tâm chẳng lay chuyển th́ biết đó là không thoái chuyển?
Ma tệ ác lại biến hóa làm vị thầy đắp y đi đến chỗ Bồ-tát nói lời dối trá: “Những điều ông nghe nhận được của ta trước kia, nay hãy bỏ hết đi! Đó đều là điều không thể dùng được. Nếu tự hối lỗi, chấp nhận sự hối hận đó mà theo lời nói của ta th́ hằng ngày ta đến thăm ông, còn ông không theo lời ta th́ ta không bao giờ đến nh́n ông nữa. Thôi, đừng nói đến những điều ấy nữa, ta không còn muốn nghe. V́ như thế th́ chẳng phải là điều Phật nói, chỉ là điều thừa bên ngoài mà thôi. Bây giờ ông hãy nghe lời ta, lời nói của ta nói đều là lời nói của Phật.”
Đức Phật dạy:
–Bồ-tát nghe lời ấy mà tâm lay chuyển đó là người không được Phật quá khứ thọ ký, chưa lên hàng Bồ-tát, chưa vào quả vị không thoái chuyển. Nếu Bồ-tát tâm không lay chuyển th́ biết là do pháp không của kinh thâm diệu này mà được, nghĩ như thế th́ không bao giờ tin theo lời kẻ khác. Ví như vị Tỳ-kheo đắc đạo quả A-la-hán không còn nghe theo lời người khác, thấy rõ chứng đạo là do pháp không trong kinh này mà được th́ nhất định không thể lay chuyển. Như pháp phải quán niệm của A-la-hán, Bích-chi-phật không bao giờ còn quay trở lại, vị Bồ-tát ấy đang trụ ở quả vị không thoái chuyển, hướng thẳng vào cửa Phật không bao giờ ở quả vị không thoái chuyển, hướng thẳng vào cửa Phật không bao giờ còn quay trở lại. Đó là sự cứu cánh tột cùng. Nhờ sự so sánh ấy, tướng trạng ấy, công hạnh ấy đầy đủ mà biết đó là Bồ-tát không thoái chuyển.
Lại có ma tệ ác làm người lạ đi đến chỗ Bồ-tát và nói:
–Nếu phát tâm cầu đạo Bồ-tát chỉ là cầu sự cực khổ mà thôi, chứ chẳng phải cầu Phật pháp. Nếu luống không tức là uổng công chịu khổ. Ông lấy sự khó khăn khổ sở ấy làm điều mong cầu chăng? Nếu nói ở trong đường ác th́ từ trước đến nay đã ở lâu lắm rồi, bây giờ được làm người, chẳng nên nghĩ muốn vào trong đó nữa, chẳng đáng tự chán ghét hay sao mà còn muốn thọ thân ở nơi nào nữa! Sao ông không sớm chọn lấy quả vị A-la-hán mà lại đi chọn quả vị Phật để cầu.” Bồ-tát ấy tâm không lay chuyển th́ biết đó là bậc không thoái chuyển. Ma tệ ác không làm lay chuyển được bèn bỏ đi.
Ma tệ ác lại t́m cách biến hóa ra nhiều vị Bồ-tát đứng bên cạnh Bồ-tát ấy, rồi chỉ các vị này và nói:
–Ông có thấy chăng? Các vị này đều là Bồ-tát đã cúng dường chư Phật nhiều như số cát sông Hằng đầy đủ các thứ y phục, thức uống ăn, giường nệm, thuốc men. Các vị này đã đều theo chư Phật nhiều như số cát sông Hằng tu học, mọi việc làm của họ đều đúng như pháp, mọi mong cầu của họ đều đúng như pháp. Họ đều học tập, thọ tŕ, thực hành đúng như pháp mà còn không thể được thành Phật. Nếu ông từ trước đến nay cũng tu học như thế th́ làm sao được thành Phật!
Bồ-tát nghe lời này mà tâm vẫn không lay chuyển. Ma tệ ác bỏ đi không bao xa lại biến hóa ra các vị Tỳ-kheo và chỉ các vị ấy, nói:
–Các vị này đều là bậc A-la-hán. Các vị này vào thời quá khứ đều cầu đạo Bồ-tát mà không thể thành Phật. Nay đều đã đắc đạo A-la-hán. Như vậy, Tỳ-kheo phải tu theo pháp nào để được thành Phật!
Bồ-tát nghe lời ấy mà tâm không lay chuyển th́ phải nhận biết đó là do ma làm.
Đức Phật dạy:
–Học Như thế, cầu Như thế, hành như thế là trụ trong Bát-nhã ba-la-mật, nên tâm không lay chuyển. Do sự so sánh Như thế, tướng mạo Như thế, thực hành như thế đầy đủ th́ biết đó là bậc không thoái chuyển.
Đức Phật dạy:
–Bồ-tát phải học Như thế, cầu Như thế, hộ tŕ giáo pháp này thọ nhận lời Phật dạy, phải nghĩ rằng dù đi đến phương khác nghe ma nói lời như thế tâm cũng không lay chuyển, không thể đổi dời, biết rõ là ma làm. Bồ-tát học như thế mà không thành Phật th́ lời Phật nói là có sai khác. Lời Phật nói không bao giờ lừa dối.
Ma tệ ác lại đi đến chỗ Bồ-tát nói lời dối trá rằng:
–Phật như hư không, kinh này không dạy đến nơi đến chốn, không thể đến chỗ triệt để. Ta đã biết rồi, trong kinh này ta đã biết rồi, đều rỗng không mà thôi. Nếu siêng năng cực khổ tu học kinh này mà chẳng nhận biết là do ma làm ra việc ấy. Ma làm ra kinh này th́ làm sao tu học kinh này mà thành Phật được! Kinh ấy chẳng phải do Phật nói.
Bồ-tát cần phải nhận biết kỹ càng đó là do ma làm.
Bồ-tát tuy tu Tam-muội Sơ thiền, Nhị thiền, Tam thiền, Tứ thiền để tiến đến không thoái chuyển nhưng không duyên theo bốn bậc Thiền này, chỉ lấy Thiền này làm Tam-muội mà sinh vào cõi Dục để độ người. Bồ-tát ấy nhất định không tuân theo lời dạy của bốn Thiền th́ công đức của Bồ-tát ấy vượt lên trên công đức bốn Thiền. Bồ-tát ấy nếu được người ngợi khen không vui mừng, chẳng được ngợi khen cũng không buồn bực. Tâm của vị ấy không bao giờ loạn động, thường nghĩ đến mọi người ở thế gian khéo ra vào, bước đi, ngồi xuống, đứng lên thường đoan chính tâm ý, ý ít dâm dật. Ở tại nhà, lòng không ưa thích gặp gỡ phụ nữ và thường mang tâm lo sợ. Nếu giao tiếp với phụ nữ, th́ quán niệm họ nhơ nhớp không sạch sẽ, chẳng phải là pháp của ta mong cầu, suốt đời ta chẳng còn muốn gần gũi họ nữa, cần phải thoát khỏi đồ nhơ nhớp ấy. Ví như có người đi trong chỗ rất hoang vắng sợ bọn giặc cướp, thầm nghĩ: “Ta phải mau mau ra khỏi con đường nguy hiểm này.” Bồ-tát phải ĺa bỏ dâm dật ấy, sợ nó như đi trong chỗ rất hoang vắng, nhưng cũng chẳng nói người phụ nữ kia ác. V́ sao? V́ mọi người ở thế gian đều muốn được an ổn.
Đức Phật dạy:
–Như vậy, Bồ-tát phước đầy đủ. Đó đều là sức oai thần của Bát-nhã ba-la-mật thâm diệu khiếncho quỷ thần nghĩ rằng: “Đó là Bồ-tát”. Thần chấp Kim Cang biến hóa ra các quỷ thần theo sau bảo vệ khiếncho các quỷ thần khác không dám đến gần Bồ-tát. Bồ-tát chẳng bao giờ đánh mất ý chí hành đạo, tâm chẳng khởi vọng, thân thể hoàn chỉnh, không có ghẻ lác, tuy rất mạnh mẽ nhưng không bao giờ dụ dỗ vợ con của người khác. Chính ḿnh không làm các việc như điều chễ chất độc, phù chú, thuốc thang và cũng không bảo người khác làm, thấy người khác làm th́ tâm không vui, không bao giờ nói các việc trai gái, cũng không nói điều trái đạo lý, cũng không sinh sống ở chỗ hung ác. Nhờ sự so sánh ấy, tướng trạng ấy, công hạnh ấy đầy đủ mà biết đó là Bồ-tát không thoái chuyển.
Tu-bồ-đề bạch Phật:
–V́ sao Bồ-tát được gọi là không thoái chuyển?
Đức Phật dạy:
–Bồ-tát không làm việc cùng nhà vua hoặc người thế tục trong thành quách xóm làng, không làm việc cùng với hạng giặc cướp hoặc quân đội, binh lính, không làm việc cùng kẻ nam, người nữ, không làm việc cùng với ngoại đạo hoặc cúng tế quỷ thần bằng rượu thịt cơm gạo, không làm các nghề xoa hương, đốt hương hoặc làm tơ lụa năm sắc và làm các nghề hát xướng để thu lợi, không làm nghề t́m châu báu trong biển hoặc các điều ham muốn, không làm việc cùng với kẻ tệ ác không biết hối hận, thích não loạn người, mà chỉ làm theo Bát-nhã ba-la-mật thâm diệu. Tâm không bao giờ xa ĺa trí Nhất thiết trí. Thường thích chánh pháp, không thích phi pháp. Thường ngợi khen ý nguyện cao thượng của bậc Hiền thiện. Thường theo bậc Thiện tri thức, không theo kẻ ác tri thức. Thường cầu Phật pháp nguyện sinh về cõi nước Phật ở phương khác. V́ thế nên thường gặp Phật để cúng dường. Từ cõi Dục, cõi Sắc, cõi Không (Vô sắc) sinh vào nơi có nền văn minh rực rỡ, thường sinh vào trong hạng người lành thông tuệ, sinh vào hàng trí thức thông hiểu kinh sách. Thường không thích tham dự vào việc thế tục, suốt đời không phạm pháp. Thường sinh ra trong nước lớn, không sinh vào chốn biên địa. Nhờ những điều so sánh ấy, tướng trạng ấy, hành vi ấy đầy đủ v́ thế được gọi là Bồ-tát không thoái chuyển. Bồ-tát ấy không bao giờ nói ta chính là không thoái chuyển, cũng không nói ta chẳng phải là không thoái chuyển, cũng chẳng nghi ta chẳng phải là bậc không thoái chuyển, cũng chẳng nói ta là bậc không thoái chuyển.
Ví như có người đắc quả Tu-đà-hoàn, ở tại quả vị ấy không bao giờ nghi ngờ việc ma, vừa khởi việc ma, lập tức nhận biết, ma từ từ đến, không nghe theo nó. Ở quả vị không thoái chuyển không bao giờ nghi ngờ, biếng nhác.
Ví như có người làm điều nghịch ác suốt đời tâm không thể chuyển khiếncho làm thiện, chẳng nghĩ ác. Tâm ác này đến chết cũng không thôi. Bồ-tát ấy trụ ngay, ở tại quả vị không thoái chuyển, tâm không thể lay chuyển, cả mười phương cũng không bao giờ có thể làm lay chuyển tâm của vị ấy. Tự có quả vị của đạo, chẳng bao giờ nghi không có A-la-hán, Bích-chi-phật. Tâm không nghĩ là Phật th́ khó đắc. Tâm lớn vô cùng, trụ vững vàng an ổn nơi quả vị của ḿnh, không ai có thể hàng phục được. Trụ như thế ma tệ ác buồn khổ nói: “Bồ-tát ấy tâm như gang thép không thể lay chuyển”. Rồi nó biến hóa ra h́nh dáng Phật đến nói với Bồ-tát: “Tại sao không sớm ngay bây giờ chứng đến quả vị A-la-hán? Hoặc chưa được thọ ký Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, hoặc chẳng được sự so sánh ấy, chẳng được tướng trạng ấy. Dẫu cho Bồ-tát nhờ sự so sánh ấy, nhờ h́nh tướng ấy đầy đủ, như vậy mà vẫn không được thành Phật. Nếu thế th́ phải do đâu mà được thành Phật!” Đức Phật dạy:
–Nếu Bồ-tát ấy nghe lời của ma mà tâm không lay chuyển th́ đó là Bồ-tát đã được Đức Như Lai ở thời quá khứ thọ ký đắc Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, v́ thế nhận biết ma biến thành h́nh dáng Phật đến. Bồ-tát ấy nói: “Đó chẳng phải là Phật, chỉ là ma mà thôi. Ma muốn khiếntâm ta lay chuyển, nhưng tâm ta không thể nào làm lay chuyển được.”
Đức Phật nói tiếp:
–Bồ-tát ấy tâm không thể lay chuyển là người đã được Đức Như Lai thời quá khứ thọ ký, truyền trao đạo Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, trụ nơi quả vị không thoái chuyển. V́ sao? V́ nhờ vào sự so sánh ấy, tướng trạng ấy, công hạnh ấy đầy đủ mà biết đó là Bồ-tát không thoái chuyển.
Người đắc pháp đều tu hành chân chánh, hiện đời chẳng tiếc thân mạng. Bồ-tát ấy đều thọ nhận được hết tất cả pháp, pháp của các Đức Phật quá khứ, vị lai, hiện tại hôm nay đều được thọ tŕ. V́ thế sẽ v́ Phật pháp không tiếc thân mạng chưa từng biếng nhác, không bao giờ chán nản, nghe Đức Như Lai và các đệ tử của Ngài thuyết kinh này, tâm không bao giờ nghi, cũng không nói là chẳng phải lời của Phật nói, nghe nói Bát-nhã ba-la-mật thâm diệu tâm không có nghi, cũng không nói là chẳng phải. Như thế, Bồ-tát đắc pháp Vô sở tùng sinh và ưa thích an lập trong đó mà công đức đầy đủ. Nhờ sự so sánh ấy, tướng trạng ấy, công hạnh ấy mà biết đó là Bồ-tát không thoái chuyển.
Phẩm 16: ƯU-BÀ-DI ĐÁT-KIỆT
Tu-bồ-đề bạch Phật:
–Bồ-tát không thoái chuyển từ công đức lớn lao đã thành tựu mà thuyết pháp thâm diệu dạy Bồ-tát tiến sâu vào pháp ấy.
Đức Phật dạy:
–Lành thay, lành thay! Này Tu-bồ-đề! Nếu là pháp bên trong mà Bồ-tát phải vào sâu th́ đó là những pháp thâm diệu nào? Không là pháp thâm diệu, vô tướng, vô nguyện, vô thức, không sinh, không diệt. Nê-hoàn chính là giới hạn.
Tu-bồ-đề bạch Phật:
–Nê-hoàn chính là giới hạn, chẳng phải chính là các pháp.
Đức Phật dạy:
–Các pháp rất thâm diệu. Sắc, thống dương, tư tưởng, sinh tử, thức rất thâm diệu. V́ sao sắc, thống dương, tư tưởng, sinh tử, thức rất thâm diệu? V́ như pháp vốn không, sắc, thống dương, tư tưởng, sinh tử, thức cũng vốn không, thế nên rất thâm diệu.
Tu-bồ-đề thưa:
–Hy hữu thay! Bạch Đức Thiên Trung Thiên! Sắc, thống dương, tư tưởng, sinh tử, thức hư vọng tiêu tan th́ đó là Nê-hoàn.
Đức Phật dạy:
–Pháp thâm diệu, tương ưng với Bát-nhã ba-la-mật, cần phải nên tư duy ghi nhớ và học tập. Bồ-tát phải theo đúng lời dạy của Bát-nhã ba-la-mật mà tu hành. Thường tư duy ghi nhớ theo đúng lời dạy trong đó tu hành dù một ngày, Bồ-tát ấy cũng trừ bỏ được mấy kiếp sinh tử. Ví như người dâm dật có hẹn hò với cô gái xinh đẹp mà người ấy rất mực yêu thương. Nhưng cô gái này không được tự do nên đã lỗi hẹn không đến. Vậy người ấy có nghĩ nhớ đến cô ta chăng?
Tu-bồ-đề đáp:
–Người ấy có ý nghĩ rằng chẳng bao lâu cô ta sẽ đến, gặp nhau, bên nhau, ngồi, đứng, nói, cười.
Đức Phật dạy:
–Lúc cô ta chưa đến th́ người ấy có bao nhiêu ý nghĩ?
Tu-bồ-đề thưa:
–Có rất nhiều ý nghĩ.
Đức Phật dạy:
–Cũng vậy, Bồ-tát quán niệm Bát-nhã ba-la-mật thâm diệu một ngày tâm không lay chuyển th́ trừ bỏ được biết bao kiếp sinh tử. Bồ-tát học Bát-nhã ba-la-mật tư duy, quán niệm như lời dạy trong đó, như lời nói trong đó, rồi theo đó tu hành một ngày cũng diệt ác trừ tội. Nếu có Bồ-tát xa ĺa Bát-nhã ba-la-mật thâm diệu, giả sử bố thí trải qua số kiếp nhiều như số cát sông Hằng cũng không bằng Bồ-tát tu hành một ngày theo lời dạy của Bát-nhã ba-la-mật thâm diệu. Công đức của Bồ-tát này hơn Bồ-tát kể trên.
Nếu lại có Bồ-tát sống lâu bằng số kiếp nhiều như cát sông Hằng bố thí như trước cúng dường các vị Tu-đà-hoàn, Tư-đà-hàm, A-na-hàm, A-la-hán, Bích-chi-phật và Phật, nhưng chẳng có được Bát-nhã ba-la-mật thâm diệu. Nếu lại có Bồ-tát tu hành theo lời dạy trong Bát-nhã ba-la-mật thâm diệu th́ công đức của Bồ-tát này hơn Bồ-tát kể trên.
Nếu lại có Bồ-tát sống lâu bằng số kiếp nhiều như số cát sông Hằng bố thí cúng dường giống như trước lại còn thêm tŕ giới đầy đủ. Nếu lại có Bồ-tát cầu Bát-nhã ba-la-mật thâm diệu, theo ý niệm khởi lên mà thuyết kinh, th́ công đức của Bồ-tát này hơn Bồ-tát kể trên.
Nếu lại có Bồ-tát đem kinh này bố thí, th́ công đức của vị ấy càng hơn, sẽ đắc Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Bồ-tát đem kinh bố thí ấy từ trước đến nay đã vào sâu trong pháp này, đã vâng theo lời dạy của pháp này, nên công đức của Bồ-tát này hơn Bồ-tát kể trên.
Nếu lại có Bồ-tát đem kinh này bố thí, mà chẳng thâm nhập vào trong pháp này th́ công đức không bằng Bồ-tát thâm nhập.
Nếu lại có Bồ-tát đem kinh này bố thí, lại còn thâm nhập vào trong pháp này, chưa từng có lúc rời xa, được Bát-nhã ba-la-mật hộ tŕ, th́ công đức của Bồ-tát này rất nhiều, rất nhiều.
Tu-bồ-đề bạch Phật:
–Hễ có nhận thức là có chấp trước, qua sự phân biệt này th́ công đức nào là nhiều?
Đức Phật dạy:
–Qua sự nhận thức của Bồ-tát, nếu cầu Bát-nhã ba-la-mật thâm diệu, ưa thích không, ưa thích vô sở hữu, ưa thích khổ tận (Nê-hoàn), ưa thích vô thường và quán niệm các pháp ấy tức là chẳng ĺa Bát-nhã ba-la-mật th́ Bồ-tát được công đức vô số chẳng thể tính kể.
Tu-bồ-đề bạch Phật:
–Chẳng thể tính kể còn nói là vô số nữa, th́ có ǵ khác chăng?
Đức Phật dạy:
–Vô số là số của nó chẳng thể cùng tận. Còn chẳng thể tính kể là không thể tính lường được nó, hoàn toàn không có bờ bến. V́ thế nói là vô số chẳng thể tính kể.
Tu-bồ-đề thưa:
–Phật nói chẳng thể tính kể có phải là nói sắc, thống dương, tư tưởng, sinh tử, thức chẳng thể tính kể chăng?
Phật bảo Tu-bồ-đề:
–Như lời ông hỏi nghĩa là phải có cái nhân nào đó khiếncho sắc, thống dương, tư tưởng, sinh tử, thức chẳng thể tính, chẳng thể lường.
Tu-bồ-đề hỏi Phật:
–Thế nào là chẳng thể lường?
Đức Phật dạy:
–Kể Không là chẳng thể lường; Vô tướng, Vô nguyện cũng kể là chẳng thể lường.
Tu-bồ-đề thưa:
–Kể không th́ pháp ấy chẳng thể tính kể.
Phật nói:
–Thế nào? Ta thường chẳng nói các pháp không chăng?
Tu-bồ-đề thưa:
–Đúng là Đức Như Lai nói các pháp thảy đều không.
Đức Phật dạy:
–Các pháp đều không, chẳng thể cùng tận, chẳng thể tính kể. Kinh không có riêng từng loại trí tuệ, không có từng thứ khác biệt. Đức Như Lai chỉ phân biệt mà nói vậy. Không chẳng thể cùng tận, chẳng thể lường. Tùy theo sự ưa thích của người học mà giải nói, mà thị hiện chỉ dạy về tướng ấy, về nguyện ấy, thức ấy, sinh ấy, dục ấy, diệt ấy, Nê-hoàn ấy. Đức Như Lai thuyết pháp là như vậy!
Tu-bồ-đề thưa:
–Hy hữu thay! Bạch Đức Thiên Trung Thiên! Kinh vốn không mà thôi. Tại sao lại ở trong không thuyết kinh th́ kinh ấy chẳng thật có? Như con hiểu lời Phật dạy, các pháp chẳng thật có.
Đức Phật dạy:
–Đúng thế! Các pháp chẳng thật có, chỉ là không mà thôi. Không th́ chẳng thật có.
Tu-bồ-đề thưa:
–Đúng như lời Phật đã nói, vốn là không th́ chẳng thật có. Ngài giải thích về trí tuệ chẳng thật có phải chăng là có tăng, có giảm?
Đức Phật dạy:
–Chẳng phải vậy!
Tu-bồ-đề thưa:
–Nếu trí tuệ chẳng thật có có tăng, có giảm th́ Bố thí ba-la-mật, Tŕ giới ba-la-mật, Nhẫn nhục ba-la-mật, Tinh tấn ba-la-mật, Thiền ba-la-mật, Bát-nhã ba-la-mật chẳng thêm, chẳng giảm. Nếu Ba-la-mật chẳng thêm th́ Bồ-tát nhân vào đâu để gần Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, do duyên ǵ chứng đắc Vô thượng Chánh giác? Giả sử Ba-la-mật chẳng giảm th́ Bồ-tát nhân vào đâu để gần Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác và do duyên ǵ được ngồi gần Vô thượng Chánh giác?
Đức Phật dạy:
–Trí tuệ chẳng thật có này chẳng thêm, chẳng giảm, Bồ-tát cầu Bát-nhã ba-la-mật thâm diệu nếu nắm giữ trí tuệ ấy th́ đó là Bồ-tát có phương tiện thiện xảo chẳng nghĩ Bố thí ba-la-mật là tăng, cũng chẳng nghĩ là giảm. Lại nghĩ đó chỉ là giả danh Bố thí ba-la-mật, nghĩ đem công đức bố thí này hồi hướng đến Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Cũng vậy, Tŕ giới ba-la-mật, Nhẫn nhục ba-la-mật, Tinh tấn ba-la-mật, Thiền ba-la-mật, Bồ-tát cầu Bát-nhã ba-la-mật nếu giữ các hạnh ấy th́ được phương tiện thiện xảo, chẳng nghĩ Bát-nhã ba-la-mật có tăng có giảm, đó chỉ là giả danh Bát-nhã ba-la-mật. Người cầu Bát-nhã ba-la-mật nếu thọ tŕ pháp ấy th́ nên phát tâm đem công đức này hồi hướng về Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.
Tu-bồ-đề bạch Phật:
–Cái ǵ là Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác?
Đức Phật dạy:
–Đó là pháp vốn không. Pháp vốn là không này chẳng thêm, chẳng giảm, thường theo pháp này quán niệm chẳng rời tức là ngồi gần Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, là pháp chẳng thật có, là trí tuệ chẳng thật có. Nếu Bát-nhã ba-la-mật đều chẳng thêm, chẳng giảm, Bồ-tát quán niệm pháp ấy chẳng rời tức là tiếp cận với Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.
Tu-bồ-đề bạch Phật:
–Bồ-tát dùng tâm trước hay tâm sau để tiếp cận Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác?
Đức Phật dạy: –Tâm trước, tâm sau, cả hai tâm này không có đi đôi.
Tu-bồ-đề hỏi:
–Tâm trước, tâm sau không có đi đôi th́ công đức làm sao được tăng trưởng?
Phật hỏi:
–Ví như đốt tim đèn, ngọn lửa trước đốt sáng tim đèn hay ngọn lửa sau đốt sáng tim đèn?
Tu-bồ-đề thưa:
–Chẳng phải ngọn lửa trước đốt sáng tim đèn, cũng chẳng ĺa ngọn lửa trước, cũng chẳng phải ngọn lửa sau đốt sáng tim đèn, cũng chẳng ĺa ngọn lửa sau.
Đức Phật hỏi Tu-bồ-đề:
–Thế nào, có phải đúng như vậy chăng?
Tu-bồ-đề thưa:
–Bạch Đức Thiên Trung Thiên, đúng như vậy!
Đức Phật dạy:
–Bồ-tát chẳng dùng tâm trước đắc Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, cũng chẳng ĺa tâm trước đắc, cũng chẳng dùng tâm sau đắc, cũng chẳng ĺa tâm sau đắc.
Đức Phật nói tiếp:
–Thế nào, có phải như vậy là đắc Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác không?
Tu-bồ-đề thưa:
–Vô thượng Chánh giác rất thâm diệu! Nhân duyên đó, Bồ-tát chẳng dùng tâm trước đắc Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, cũng chẳng ĺa tâm trước đắc, cũng chẳng dùng tâm sau đắc, cũng chẳng ĺa tâm sau đắc.
Đức Phật dạy:
–Có phải tâm trước diệt rồi tâm sau sinh không?
Tu-bồ-đề thưa:
–Chẳng phải.
Đức Phật dạy:
–Tâm trước sinh có thể diệt không?
Tu-bồ-đề thưa:
–Có thể diệt.
Đức Phật hỏi:
–Đang lúc diệt có thể nào khiếncho chẳng diệt được không?
Tu-bồ-đề thưa:
–Chẳng được.
Đức Phật dạy:
–Pháp vốn không có thể khiếncho trụ được không?
Tu-bồ-đề thưa:
–Muốn trụ pháp vốn không, phải như pháp vốn không mà trụ.
Đức Phật dạy:
–Giả sử trụ ở trong pháp vốn không th́ có cách nào làm cho trụ vững chãi không? Pháp vốn không có hữu tâm, vô tâm chăng? Chẳng ĺa pháp vốn không có hữu tâm chăng? Thấy pháp vốn không được chăng? Cầu như thế có phải là cầu một cách sâu sắc chăng?
Tu-bồ-đề thưa:
–Bạch Đức Thiên Trung Thiên! Cầu như thế là không cầu ǵ cả. V́ sao? V́ pháp ấy hoàn toàn không thật có, cũng chẳng thể thấy.
Đức Phật dạy:
–Bồ-tát cầu Bát-nhã ba-la-mật là cầu cái ǵ?
Tu-bồ-đề thưa:
–Là cầu không.
Đức Phật dạy:
–Giả sử chẳng có cái không th́ cầu cái ǵ?
Tu-bồ-đề thưa:
–Là cầu tưởng.
Đức Phật dạy:
–Thế nào, có trừ khử tưởng được không?
–Không.
–Bồ-tát ấy chẳng trừ khử tưởng chăng?
Tu-bồ-đề thưa:
–Chẳng cầu như thế là quên tưởng. V́ sao? V́ cầu tưởng hết. Giả sử tưởng diệt tức là có thể được diệt độ liền đắc đạo quả A-la-hán. Đó là phương tiện thiện xảo của Bồ-tát, chẳng diệt tưởng mà được chứng, đã không có tưởng tức là tuân theo lời dạy này.
Xá-lợi-phất nói với Tu-bồ-đề:
–Bồ-tát có ba sự việc hướng đến ba môn Tam-muội, nắm giữ ba môn Tam-muội. Đó là Không, Vô tướng, Vô nguyện. Ba môn Tam-muội này tăng tiến đối với Bát-nhã ba-la-mật. Chẳng những ban ngày có tăng tiến mà ban đêm trong mộng cũng có tăng tiến. V́ sao? V́ Phật nói, ban ngày và ban đêm trong mộng như nhau không khác.
Tu-bồ-đề nói:
–Nếu Bồ-tát ban ngày có tăng tiến đối với Bát-nhã ba-la-mật th́ ban đêm trong mộng cũng có tăng tiến.
Xá-lợi-phất hỏi:
–Thế nào, nếu ở trong mộng có tạo tác th́ có sở đắc không? Phật thuyết kinh như việc làm ở trong mộng chăng?
Tu-bồ-đề đáp:
–Làm việc thiện trong mộng, thức dậy rất vui là tăng tiến, trong mộng làm việc ác, thức dậy không vui là có tổn giảm.
Xá-lợi-phất nói:
–Giả sử trong mộng giết người, tâm người ấy vui, thức dậy nói: “Tôi giết người đó, sướng quá!” Như vậy là sao?
Tu-bồ-đề đáp:
–Không đúng! Như thế đều có nhân duyên, tâm chẳng không th́ như thế sẽ có nhân duyên. Như thấy, như nghe, như niệm đều là nhân duyên, v́ thế nên biết mà thôi. Từ trong đó khiếntâm có chấp trước nay khiếntâm người không chấp trước. Đó là chẳng quên, v́ như thế đều có nhân duyên.
Xá-lợi-phất nói:
–Việc làm đều không th́ do đâu mà tâm có nhân duyên?
Tu-bồ-đề nói:
–Ý tưởng nhân duyên, thế nên tâm nhân duyên theo đó khởi.
Xá-lợi-phất hỏi:
–Bồ-tát trong mộng bố thí đem công đức bố thí này hồi hướng Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, như vậy là có bố thí hay không?
Tu-bồ-đề nói:
–Bồ-tát Di-lặc sắp được bổ Phật xứ, hiện đang ở đây, ông nên hỏi ông ấy.
Xá-lợi-phất bạch Bồ-tát Di-lặc:
–Điều tôi thưa hỏi, Tôn giả Tu-bồ-đề nói Bồ-tát Di-lặc có thể giải đáp.
Di-lặc nói:
–Như tên ta là Di-lặc phải giải đáp chăng? Hay phải đem sắc, thống dương, tư tưởng, sinh tử, thức để giải đáp? Hay đem thân này ra để giải? Nếu đem không hoặc đem sắc, thống dương, tư tưởng, sinh tử, thức để giải đáp th́ sắc, thống dương, tư tưởng, sinh tử, thức rỗng lặng không có năng lực. Pháp cần phải giải đáp là pháp hoàn toàn không thể thấy và cũng không thấy có người phải giải đáp. Pháp ấy hoàn toàn chẳng thấy có người sẽ đắc Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.
Xá-lợi-phất nói:
–Pháp Bồ-tát Di-lặc nói là pháp được chứng ?
Di-lặc nói:
–Không! Pháp tôi nói là pháp chẳng được chứng.
Xá-lợi-phất liền nghĩ: “Bồ-tát Di-lặc nhập vào trí tuệ rất sâu. V́ sao? V́ Bồ-tát thường thực hành Bát-nhã ba-la-mật-đã lâu lắm rồi.”
Phật hỏi Xá-lợi-phất:
–Thế nào, có khi nào ông tự thấy ḿnh thành A-la-hán không?
Xá-lợi-phất thưa:
–Con chẳng thấy.
Đức Phật dạy:
–Cũng vậy, Bồ-tát chẳng nghĩ ḿnh được thọ ký, phải ở trong pháp đó đắc Vô thượng Chánh giác, cũng không có người đắc Vô thượng Chánh giác. Bồ-tát hành như thế chính là cầu Bát-nhã ba-la-mật, không bao giờ sợ ḿnh chẳng đắc Vô thượng Chánh giác. Bồ-tát theo lời dạy trong pháp đó cầu Bát-nhã ba-la-mật v́ thế không chút sợ hãi, thầm nghĩ: “Giả sử chúng ăn thịt ta th́ ta sẽ bố thí để thực hành Bố thí ba-la-mật hầu tiếp cận Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Nguyện sau khi ta thành Phật, trong cõi nước ta không có loài cầm thú.”
Lúc Bồ-tát gặp đám giặc cướp cũng không sợ hãi, thầm nghĩ: “Giả sử ta chết ở đây, thân ta trước sau ǵ rồi cũng phải bỏ. Nếu như ta bị đám giặc cướp giết chết, ta không nên có tâm giận hờn, thực hiện đầy đủ nhẫn nhục để thành tựu Nhẫn nhục ba-la-mật hầu tiếp cận Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Nguyện sau khi thành Phật, trong cõi nước ta không có giặc cướp.”
Bồ-tát đến chỗ không có nước uống, cũng không sợ hãi, tự nghĩ: “Người không có đức khiếncho nơi đó không có nước. Nguyện sau khi thành Phật, trong cõi nước ta đều có nước, khiếncho dân chúng trong cõi nước ta đều được nước tám vị của trí Nhất thiết trí.”
Bồ-tát lúc đến chỗ lúa gạo đắt đỏ, tâm không sợ hãi, tự nghĩ: “Ta sẽ tinh tấn tu hành thành Phật, trong cõi nước ta không bao giờ lúa gạo đắt đỏ, dân chúng trong cõi nước ta được thức uống ăn hiện ra trước mặt tùy theo ý muốn như thức ăn trên cung trời Đao-lợi.”
Bồ-tát gặp lúc dịch bệnh, thầm nghĩ: “Ta không kinh sợ, giả sử thân ta chết đi trong lúc này, ta sẽ tu hành tinh tấn chóng được thành Phật để cho trong cõi nước ta không có mất mùa, dịch bệnh.
Ta chắc chắn sẽ hàng phục ma bè lũ của chúng.” Đức Phật dạy:
–Bồ-tát nghe nói Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác đó phải tu hành lâu lắm mới được thành Phật, tâm không sợ hãi, từ lúc bắt đầu phát tâm học đến nay không cho là lâu, coi như khoảnh khắc của sự chuyển đổi một ý niệm mà thôi. V́ sao? V́ không có chỗ bắt đầu.
Lúc Đức Phật thuyết pháp này, có một vị Ưu-bà-di từ chỗ ngồi đứng dậy đi đến chỗ Phật, đảnh lễ, quỳ bạch Phật:
–Con nghe pháp ấy không kinh, không sợ th́ ắt hàng phục được sự sợ hãi. Con cầu Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, đắc Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác rồi con sẽ thuyết kinh.
Đức Phật mỉm cười, miệng phóng ra hào quang kim sắc. Ưu-bàdi liền rải hoa vàng lên trên Đức Phật, nhờ oai thần của Phật hoa đều không rơi xuống đất.
A-nan từ chỗ ngồi đứng dậy sửa lại ca-sa, đảnh lễ, quỳ xuống hỏi Phật:
–Đức Phật không cười vô cớ. Ngài đã cười th́ sẽ có điều ǵ sắp nói ra.
Đức Phật dạy:
–Ưu-bà-di Đát-kiệt này vào kiếp Tinh tú ở đời vị lai sẽ thành Phật hiệu là Kim Hoa. Ưu-bà-di này đời sau sẽ bỏ thân nữ, thọ thân nam sinh vào cõi Phật A-súc, rồi từ cõi Phật A-súc sinh đến một cõi nước Phật khác, từ một cõi nước Phật lại sinh đến một cõi nước Phật cứ như vậy không cùng tận. Ví như Chuyển luân thánh vương từ một đền đài này đến một đền đài khác, từ lúc sinh ra cho đến lúc chết chân không dẫm xuống đất. Vị Ưu-bà-di này từ một cõi nước Phật đến một cõi nước Phật, chưa từng chẳng thấy Phật.
A-nan thầm nghĩ: “Như các hội Bồ-tát ở cõi Phật A-súc, đó là Phật hội.
Đức Phật biết ý nghĩ của A-nan nên Phật dạy:
–Các hội Bồ-tát ấy đều đã thoát hẳn sinh tử rồi. Ưu-bà-di này về sau sẽ thành Phật Kim Hoa độ chẳng kể xiết A-la-hán khiếnBátnê-hoàn. Lúc đó, trong cõi nước Phật ấy không có cầm thú, giặc cướp, không thiếu nước uống hoặc lúa gạo đắt đó, không có dịch bệnh và các việc hung ác đều không có.
A-nan hỏi Phật:
–Vị Ưu-bà-di này đã tạo công đức từ thời Đức Phật nào?
Đức Phật dạy:
–Vị Ưu-bà-di này đã tạo công đức từ thời Phật Nhiên Đăng. Lúc mới phát tâm cầu thành Phật, vị Ưu-bà-di này cũng đã đem hoa vàng rải lên trên Đức Phật Nhiên Đăng và nguyện: “Đem công đức này hồi hướng đến Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.”
Đức Phật nói tiếp:
–Như ta đã đem năm cành hoa cúng dường Phật Nhiên Đăng mà được đứng vào trong pháp lạc Vô sở tùng sinh và được Phật thọ ký: “Sau vô số kiếp sẽ thành Phật hiệu Thích-ca Văn”. Vị Ưu-bà-di này lúc đó thấy ta được Phật thọ ký, trong lòng thầm nghĩ: “Tôi cũng sẽ được thọ ký Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, như Bồ-tát ấy được thọ ký.”
Đức Phật bảo A-nan:
–Ưu-bà-di Đát-kiệt này bắt đầu phát tâm Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác ở chỗ Đức Phật Nhiên Đăng, A-nan bạch Phật:
–Ưu-bà-di Đát-kiệt này đã đạt được điều mong ước?
Đức Phật dạy:
–Đã đạt được rồi!
KINH ĐẠO HÀNH BÁT-NHÃ BA-LA-MẬT
|