佛山* Buddha Mountain * Phật Sơn

Calgary Alberta Canada

[  中文|   ENGLISH   ]

KINH ĐẠO HÀNH BÁT-NHÃ BA-LA-MẬT

Hán dịch: Đời Hậu Hán, Tam tạng Pháp sư Chi-lâu-ca-sấm, người nước Nhục Chi.

QUYỂN 3

Phẩm 4: PHƯƠNG TIỆN THIỆN XẢO KHUYẾN TRỢ

Bấy giờ Bồ-tát Di-lặc nói với Tu-bồ-đề:

–Nếu có Đại Bồ-tát khuyến trợ làm phước nghiệp th́ phước khuyến trợ của Đại Bồ-tát này hơn phước của người bố thí, tŕ giới tự thu hoạch được! V́ thế nên biết phước đức khuyến trợ là vô cùng cao quý, không phước nào hơn. Đó là phước đức khuyến trợ của Đại Bồ-tát.

Tu-bồ-đề hỏi Bồ-tát Di-lặc:

–Lại có Đại Bồ-tát tạo các công đức ở chỗ các Đức Phật trong vô số cõi nước, mỗi mỗi cõi nước có các Đức Phật nhiều không kể xiết đã Bát-nê-hoàn. Công đức của các Đức Phật từ lúc phát tâm tu tập tự tiến lên Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác cho đến Nê-hoàn vô dư. Sau khi Đức Phật Bát-nê-hoàn cho đến lúc chánh pháp diệt tận, công đức chúng sinh gieo trồng trong khoảng thời gian ấy vô cùng vô cực. Và phước của các vị Thanh văn tu hạnh bố thí, tŕ giới thu hoạnh được, rồi từ công đức hữu dư tự tiến đến vô dư. Công đức của các vị đạt đến Nê-hoàn có đầy đủ tịnh giới thân (giới uẩn), Tam-muội thân (định uẩn), trí tuệ thân (tuệ uẩn), dĩ thoát thân (giải thoát uẩn), thoát tuệ sở hiện thân (giải thoát tri kiến uẩn). V́ Phật pháp rất thảm thương, nên không kể xiết các Đức Phật Thiên Trung Thiên thuyết pháp, công đức của người có được do học pháp này và công đức tạo ra sau khi Đức Phật Bát-nê-hoàn đem tập hợp lại th́ công đức khuyến trợ mới là cao quý. Trong các công đức th́ công đức khuyến trợ là hơn hết. Sự khuyến trợ ấy mới đúng là khuyến trợ. Khuyến trợ rồi đem hồi hướng đến Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, nguyện nhờ công đức này sẽ đắc đạo quả Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Bồ-tát này được ghi nhận là người có công đức v́ đã phát tâm cầu Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác Như thế. Bồ-tát phát tâm như thế là muốn có sở đắc chăng?

Bồ-tát Di-lặc bảo Tu-bồ-đề:

–Người không phát tâm cầu như thế mới là có sở đắc. Người khởi tưởng phân biệt là người không sáng suốt, sinh ra ý tưởng là do v́ tư tưởng hối hoàn (tưởng điên đảo), tín hối hoàn (kiến điên đảo). Chỉ v́ không sáng suốt nên người ấy rơi vào bốn thứ điên đảo: vô thường cho là hữu thường, khổ cho là vui, rỗng không cho là có thật, không có thân (vô ngã) cho là có thân (ngã), v́ thế nên tư tưởng hối hoàn, tâm hối hoàn (tâm điên đảo), tín hối hoàn. Bồ-tát chẳng nên nghĩ tâm có sở cầu Như thế. V́ sở cầu không có chỗ nơi th́ làm sao cầu Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác!

Bồ-tát Di-lặc nói tiếp:

–Không nên nói lời vừa rồi cho Bồ-tát mới học. V́ sao? V́ lời nói này sẽ khiếncho họ đánh mất niềm tin, hoặc mất niềm vui, hoặc mất nỗi mừng, hoặc bỏ việc tu, rồi từ đó mà bị đọa lạc. Phải nên v́ Đại Bồ-tát không thoái chuyển mà thuyết pháp khuyến trợ này. Nếu Đại Bồ-tát là người đã gần gũi bậc thầy lành từ lâu th́ nên v́ vị này mà thuyết. Vị này nghe qua pháp này ắt không kinh, không sợ, không hãi. Đại Bồ-tát này có khả năng khuyến trợ th́ phải phát tâm hồi hướng trí Nhất thiết trí. Khuyến trợ như thế th́ tâm cũng tận diệt, vô sở hữu, vô sở kiến, vậy tâm nào là tâm hồi hướng đến Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác? Phải dùng tâm nào để hồi hướng? Tâm không có hai, tâm không phân biệt mới có thể hồi hướng.

Thích Đề-hoàn Nhân hỏi Tu-bồ-đề:

–Bồ-tát mới học nghe pháp khuyến trợ này hoặc kinh hoặc sợ. Nếu Đại Bồ-tát muốn tạo tác công đức th́ phải khuyến trợ phước đức kia hồi hướng đến Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác như thế nào?

Tu-bồ-đề nói với Bồ-tát Di-lặc:

–Phải hộ tŕ vị Đại Bồ-tát đang khuyến trợ đối với công đức của chư Phật trong vô số cõi nước Phật đang phá các điều ác bằng cách đoạn trừ ái dục, thực hiện b́nh đẳng như nhau, hàng phục chúng ma, trút bỏ gánh nặng, siêng tu khổ hạnh, dứt hết các khổ, biết tâm đã giải thoát cho đến Bát-nê-hoàn. Công đức của các Đức Phật ấy và công đức của hàng Thanh văn tạo ra đều đem tập hợp lại th́ công đức khuyến trợ của Đại Bồ-tát mới là cao quý. Trong các công đức, không có công đức nào hơn công đức khuyến trợ. Sự khuyến trợ ấy mới đúng là khuyến trợ. Khuyến trợ rồi đem hồi hướng đến Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.

Thế nào là Đại Bồ-tát tưởng bất hối hoàn, tâm bất hối hoàn, tín bất hối hoàn? Nếu Đại Bồ-tát phát tâm hồi hướng đến Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác mà tâm vị ấy không có tưởng (chấp tướng) th́ tâm của Đại Bồ-tát này được hồi hướng đến Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Nếu tâm khởi niệm chấp tâm này là tâm hồi hướng th́ đó là tưởng hối hoàn, tâm hối hoàn, tín hối hoàn. Nếu Đại Bồ-tát có tâm phân biệt th́ phải giác biết tâm này tận diệt tướng, vô sở hữu. Giác biết tâm này tận diệt tướng th́ nắm giữ tâm nào? Có khuyến trợ th́ phải rõ biết phát tâm, tâm sở nào có khuyến trợ đối với pháp? Khuyến trợ đúng như pháp nghĩa là tùy thuận pháp th́ mới được gọi là khuyến trợ đúng, tức là chẳng phải khuyến trợ sai lầm. Đó là sự khuyến trợ của Đại Bồ-tát.

Nếu có Đại Bồ-tát đối với công đức của chư Phật quá khứ, vị lai, hiện tại hoặc công đức của Thanh văn cho đến phàm phu tạo tác hoặc súc sinh nghe pháp hoặc hàng Trời, Rồng, Dạ-xoa, Kiện-đà-la, A-tu-luân, Câu-lâu-la, Chân-đà-la, Ma-hầu-lặc, loài Người, chẳng phải nhân nghe pháp, phát tâm làm các công đức và người bắt đầu học đạo Bồ-tát. Đem tất cả các công đức ấy tập hợp lại, tích lũy lại th́ công đức khuyến trợ là vượt lên trên. Sự khuyến trợ ấy mới đúng là sự khuyến trợ cực kỳ cao quý, trong tất cả các công đức th́ không có công đức nào hơn công đức khuyến trợ này. Thế nên khuyến trợ nghĩa là pháp nào đáng khuyến trợ th́ khuyến trợ. Đem công đức khuyến trợ này hồi hướng đến Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Nếu Bồ-tát biết các pháp đều tận diệt nghĩa là các pháp không sinh, không diệt, không xứ sở. Đem pháp không sinh hồi hướng Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác th́ không trái với pháp dùng để hồi hướng Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Người này không có Tưởng hối hoàn, Tâm hối hoàn, Tín hối hoàn. Không có sự mong muốn như thế th́ không ai b́ kịp. Đó là hồi hướng đến Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.

Nếu có Đại Bồ-tát không hiểu kỹ, không biết rõ người tạo ra phước đức là v́ sao? V́ bản thân mù mờ (chấp tướng) nên đối với khuyến trợ phước đức cũng mù mờ. Bồ-tát rõ biết th́ sự mù mờ không có, đó là Bát-nhã ba-la-mật của Đại Bồ-tát. Nếu đối với chư Phật Bát-nê-hoàn mà tạo tác công đức. Đem công đức này muốn làm đối tượng để cầu th́ trí không phân biệt ấy có thể hồi hướng Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Sự thấy biết của chư Phật Thiên Trung Thiên không chấp tướng, quá khứ đã diệt cũng không có tưởng, cũng không khởi tưởng. Người khởi tưởng th́ không có công đức.

Đại Bồ-tát phải học phương tiện thiện xảo. Người chưa đắc Bát-nhã ba-la-mật th́ chẳng được vào, người đắc Bát-nhã ba-la-mật mới được vào. Đừng v́ thân mà khởi thức tưởng, v́ nó có diệt, thế nên không có thân. Người chấp có công đức, có tưởng phân biệt th́ bị chướng ngại, trở lại vào trong đau khổ. Đức Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác không công nhận sự khuyến trợ công đức chấp tướng này. V́ sao? V́ khuyến trợ ấy không đúng. Thấy Phật Bát-nê-hoàn rồi, lại chấp tướng, v́ thế làm chướng ngại công đức khuyến trợ, là chẳng được lợi ích, trái lại còn bị đau khổ. Người không khởi tưởng phân biệt mới là người có công đức của Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác. Còn người khởi tưởng phân biệt th́ ví như tạp độc, v́ sao? Như dọn thức ăn ngon có trộn thuốc độc, tuy màu sắc hấp dẫn, mùi vị thơm tho, không ai không thích, nhưng không biết trong thức ăn ấy có độc. Kẻ ngu si ăn một cách thích thú no nê, đến khi thức ăn tiêu hóa, chẳng bao lâu thân bị tổn hại. Người không biết khuyến trợ phước đức th́ rất là khó, chẳng hiểu hộ tŕ, chẳng hiểu đọc tụng, chẳng hiểu đúng sự việc, chẳng thể hiểu nghĩa. Người khuyến trợ phước đức như vậy th́ như thức ăn có độc.

Theo lời Phật dạy, th́ thiện nam, thiện nữ khuyến trợ công đức của chư Phật quá khứ, vị lai, hiện tại đầy đủ tŕ giới thân, Tam-muội thân, trí tuệ thân, dĩ thoát thân, thoát tuệ sở hiện thân và công đức của Thanh văn, Bích-chi-phật tạo tác. khuyến trợ rồi, đem phước đức này hồi hướng đến Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Nếu khởi tưởng chấp tướng về sự khuyến trợ này th́ ví như tạp độc. Đại Bồ-tát phải học Như thế.

Thế nào là công đức của chư Phật quá khứ, vị lai, hiện tại? Phải khuyến trợ làm phước nghiệp như thế nào để thành tựu Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác? Bồ-tát theo lời dạy của Như Lai biết công đức của Phật được sinh ra từ tự tánh và biết thật tướng của các pháp, rồi đem phước đức này làm khuyến trợ. Nhân sự khuyến trợ như thế th́ không có pháp nào hơn, không bao giờ xa ĺa Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác. Khuyến trợ như thế th́ chẳng phải là tạp động, lời của Đức Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác nói ra đều rất thành thật.

Lại nữa Đại Bồ-tát phải khuyến trợ như thế này, nghĩa là như tịnh giới, như Tam-muội, như trí tuệ, như dĩ thoát, như thoát tuệ sở hiện thân, không có cõi Dục, không có cõi Sắc, không có cõi Vô sắc, cũng không có quá khứ, vị lai, hiện tại cũng vô sở hữu, công đức khuyến trợ cũng vô sở hữu. Công đức khuyến trợ đúng như pháp, pháp cũng vô sở hữu. Khuyến trợ như thế là khuyến trợ không có tạp độc. Nếu khuyến trợ khác đi, tức là khuyến trợ sai trái. Đại Bồ-tát khuyến trợ đúng như pháp, Đức Phật Thiên Trung Thiên biết sự khuyến trợ này là hồi hướng đến Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.

Phật nói:

–Hay thay, hay thay, này Tu-bồ-đề! Khuyến trợ như Phật, đó là sự khuyến trợ của Bồ-tát. Phước đức của mọi người trong tam thiên đại thiên thế giới phát tâm b́nh đẳng từ bi hộ niệm chúng sinh cũng không vượt lên trên phước đức khuyến trợ của Đại Bồ-tát, v́ phước đức khuyến trợ là cao quý hơn hết.

Lại nữa, này Tu-bồ-đề! Nếu mọi người trong tam thiên đại thiên thế giới đều phát tâm Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, khiếncho mọi người trong các cõi nước Phật nhiều như số cát sông Hằng đều cúng dường các vị Bồ-tát này y phục thích hợp, thức uống ăn, giường nệm, thuốc thang, trải qua số kiếp nhiều như số cát sông Hằng cúng dường theo sở thích của các vị ấy. Tu-bồ-đề, ý ông nghĩ sao, phước cúng dường này có nhiều chăng?

Tu-bồ-đề thưa:

–Bạch Đức Thiên Trung Thiên, rất nhiều, rất nhiều!

Đức Phật dạy:

–Phước của công đức khuyến trợ vượt hơn phước đức nói trên không thể tính kể.

Tu-bồ-đề bạch Phật:

–V́ cõi nước Phật nhiều như số cát sông Hằng cũng không thể dung chứa hết phước đức khuyến trợ này.

Phật nói:

–Hay thay, hay thay, này Tu-bồ-đề! Nếu Bồ-tát thọ tŕ Bát-nhã ba-la-mật th́ phước đức khuyến trợ của Bồ-tát này hơn phước đức của người bố thí kể trên gấp trăm lần, ngàn lần, vạn lần, ức lần, vạn ức lần.

Bấy giờ hai vạn chư Thiên trên cõi trời Tứ Thiên vương đảnh lễ dưới chân Phật và bạch:

–Bạch Đức Thiên Trung Thiên! Sự khuyến trợ cực kỳ vĩ đại, chỉ bậc Đại Bồ-tát có phương tiện thiện xảo mới có thể thực thi sự khuyến trợ này. Công đức khuyến trợ này rất lớn. V́ sao? V́ Đại Bồ-tát này học Bát-nhã ba-la-mật và khuyến trợ từ trong pháp ấy.

Chư Thiên trên cõi trời Đao-lợi đem hoa trời, danh hương, hương bột, hương xoa, hương tổng hợp, hương đốt, lụa trời, lọng báu, cờ phướn, kỹ nhạc cúng dường Đức Phật. Cúng dường xong, chư Thiên đều bạch Phật:

–Bạch Đức Thiên Trung Thiên! Sự khuyến trợ cực kỳ vĩ đại, chỉ bậc Đại Bồ-tát có phương tiện thiện xảo mới có thể thực thi sự khuyến trợ này. Công đức khuyến trợ này rất lớn. V́ sao? V́ Đại Bồ-tát học Bát-nhã ba-la-mật và khuyến trợ từ trong pháp ấy.

Chư Thiên trên cõi trời Viêm (Diệm-ma) đem hoa trời, danh hương, hương bột, hương xoa, hương tổng hợp, hương đốt, lụa trời, lọng báu, cờ phướn, kỹ nhạc cúng dường Đức Phật. Cúng dường xong, chư Thiên đều bạch Phật:

–Bạch Đức Thiên Trung Thiên! Sự khuyến trợ cực kỳ vĩ đại, chỉ bậc Đại Bồ-tát có phương tiện thiện xảo mới có thể thực thi sự khuyến trợ này. Công đức khuyến trợ này rất lớn. V́ sao? V́ Đại Bồ-tát học Bát-nhã ba-la-mật và khuyến trợ từ trong pháp ấy.

Chư Thiên trên cõi trời Đâu-thuật đem hoa trời, danh hương, hương bột, hương xoa, hương tổng hợp, hương đốt, lụa trời, lọng báu, cờ phướn, kỹ nhạc cúng dường Đức Phật. Cúng dường xong, chư Thiên đều bạch Phật:

–Bạch Đức Thiên Trung Thiên! Sự khuyến trợ cực kỳ vĩ đại, chỉ bậc Đại Bồ-tát có phương tiện thiện xảo mới có thể thực thi sự khuyến trợ này. Công đức khuyến trợ này rất lớn. V́ sao? V́ Đại Bồ-tát học Bát-nhã ba-la-mật và khuyến trợ từ trong pháp ấy.

Chư Thiên trên cõi trời Hóa lạc đem hoa trời, danh hương, hương bột, hương xoa, hương tổng hợp, hương đốt, lụa trời, lọng báu, cờ phướn, kỹ nhạc cúng dường Đức Phật. Cúng dường xong, chư Thiên đều bạch Phật:

–Bạch Đức Thiên Trung Thiên! Sự khuyến trợ cực kỳ vĩ đại, chỉ bậc Đại Bồ-tát có phương tiện thiện xảo mới có thể thực thi sự khuyến trợ này. Công đức khuyến trợ này rất lớn. V́ sao? V́ Đại Bồ-tát học Bát-nhã ba-la-mật và khuyến trợ từ trong pháp ấy.

Chư Thiên trên cõi trời Tha hóa tự tại đem hoa trời, danh hương, hương bột, hương xoa, hương tổng hợp, hương đốt, lụa trời, lọng báu, cờ phướn, kỹ nhạc cúng dường Đức Phật. Cúng dường xong, chư Thiên đều bạch Phật:

–Bạch Đức Thiên Trung Thiên! Sự khuyến trợ cực kỳ vĩ đại, chỉ bậc Đại Bồ-tát có phương tiện thiện xảo mới có thể thực thi sự khuyến trợ này. Công đức khuyến trợ này rất lớn. V́ sao? V́ Đại Bồ-tát học Bát-nhã ba-la-mật và khuyến trợ từ trong pháp ấy.

Chư Thiên trên các cõi trời Phạm thiên, Phạm phụ, Phạm chúng, Đại phạm, Quang thiên, Thiểu quang, Vô lượng quang, Quang âm, Tịnh thiên, Thiểu tịnh, Vô lượng tịnh, Biến tịnh, Nghiêm sức, Tiểu nghiêm sức, Vô lượng nghiêm sức, Nghiêm sức quả thật, Vô tưởng, Vô tạo, Vô nhiệt, Thiện kiến, Đại thiện kiến, Sắc cứu cánh đều cúi đầu đảnh lễ dưới chân Phật và thưa rằng:

–Bạch Đức Thiên Trung Thiên, lành thay! Đại Bồ-tát học Bát-nhã ba-la-mật có công đức khuyến trợ rất lớn. V́ sao? V́ Đại Bồ-tát này học Bát-nhã ba-la-mật và khuyến trợ từ trong pháp ấy.

Đức Phật nói với chư Thiên ở cõi trời Tịnh cư:

–Hãy gác việc của Đại Bồ-tát trong tam thiên đại thiên thế giới lại. Nếu mọi người trong cõi nước Phật nhiều như số cát sông Hằng đều phát tâm Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Lại có mọi người ở trong cõi nước Phật nhiều như số cát sông Hằng khác đều cùng cúng dường các Đại Bồ-tát này các thứ áo chăn thích hợp, thức uống ăn, giường nệm, thuốc thang, cúng dường như thế trải qua số kiếp nhiều như cát sông Hằng tùy theo sở thích của người thọ nhận. Hoặc cúng dường hơn thế nữa, công đức cũng không bằng vị Đại Bồ-tát thực thi sự khuyến trợ. Công đức của tịnh giới thân, Tam-muội thân, trí tuệ thân, dĩ thoát thân, thoát tuệ sở hiện thân của chư Phật quá khứ, vị lai, hiện tại và công đức của hàng Thanh văn tạo ra, đều đem tập hợp lại cũng không bằng công đức khuyến trợ. Nếu khuyến trợ th́ cao quý vô cùng, không có công đức nào hơn, v́ thế cần phải thực thi sự khuyến trợ này. Khuyến trợ rồi, đem hồi hướng đến Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.

Tu-bồ-đề bạch Phật:

–Như lời Đức Thiên Trung Thiên vừa nói, tất cả các công đức tập hợp lại, cực tôn quý th́ không công đức nào hơn công đức khuyến trợ. Do đó, Đại Bồ-tát đều v́ tất cả các công đức kia mà khuyến trợ. Khuyến trợ xong th́ Đại Bồ-tát được thế nào?

Phật nói với Tu-bồ-đề:

–Bồ-tát là người đạo đức thường biết các pháp quá khứ, vị lai, hiện tại không nắm giữ, cũng không xả bỏ, cũng không chỗ hiểu biết, cũng không có chứng đắc. Pháp ấy là pháp không sinh, pháp không diệt, cũng là pháp không từ đâu sinh ra, cũng không diệt mất đi đâu. Ở trong pháp không sinh th́ rõ ràng là pháp không từ đâu sinh, cũng không có chỗ diệt, đó là thật tướng của pháp. Ta v́ pháp ấy mà khuyến trợ th́ mới đúng là khuyến trợ. Người khuyến trợ như thế mau chóng đắc đạo quả Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Thế nên, này Tu-bồ-đề! Sự khuyến trợ của Đại Bồ-tát rất là cao quý.

Lại nữa, này Tu-bồ-đề! Đại Bồ-tát ở chỗ chư Phật quá khứ, vị lai, hiện tại v́ người hành bố thí mà khuyến trợ, v́ người tŕ giới, nhẫn nhục, tinh tấn, trí tuệ mà khuyến trợ, v́ người dĩ thoát mà khuyến trợ, v́ người thoát tuệ sở hiện thân mà khuyến trợ. Sự giải thoát ấy chính là bố thí. Sự giải thoát ấy chính là tŕ giới. Sự giải thoát ấy chính là nhẫn nhục. Sự giải thoát ấy chính là tinh tấn. Sự giải thoát ấy chính là nhất tâm. Sự giải thoát ấy chính là trí tuệ. Sự giải thoát ấy chính là thoát tuệ. Sự giải thoát ấy chính là thoát tuệ sở hiện thân. Sự giải thoát ấy chính là dĩ thoát. Sự giải thoát ấy chính là v́ sự khuyến trợ kia.

Sự giải thoát ấy chính là pháp. Thế nên tương lai sẽ có người giải thoát Như thế. Nay trong vô số cõi nước, chư Phật Thiên Trung Thiên hiện đang có mặt th́ người được giải thoát là chư Phật và đệ tử Phật. Người đã được giải thoát là chư Phật và đệ tử ở quá khứ. Người đang được giải thoát là chư Phật và đệ tử hiện tại. Ở trong pháp ấy không chấp trước, không trói, không mở. Pháp Như thế, đem hồi hướng đến Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Từ trong pháp này khuyến trợ th́ không có công đức nào hơn, không ai có thể phá hoại được. Thế nên, này Tu-bồ-đề! Sự khuyến trợ của Đại Bồ-tát là cao quý.

Nếu các Bồ-tát trong cõi nước Phật nhiều như số cát sông Hằng có tuổi thọ hằng hà sa số kiếp được số người trong cõi nước Phật nhiều như số cát sông Hằng cúng dường áo chăn thích hợp, thức uống ăn, giường nệm, thuốc thang trong hằng hà sa số kiếp. Này Tu-bồ-đề, và công đức của người tŕ giới thành nhẫn nhục, tinh tấn không biếng nhác, thiền định đắc Tam-muội trăm lần, ngàn lần, vạn lần, ức lần, ngần ấy ức vạn lần cũng không bằng công đức khuyến trợ. Phước đức khuyến trợ cao quý hơn hết, vượt lên trên phước thực hành năm pháp Ba-la-mật kể trên.

Phẩm 5: ĐỊA NGỤC

Xá-lợi-phất bạch Phật:

–Bạch Đức Thiên Trung Thiên! Bát-nhã ba-la-mật mang lại nhiều sự thành tựu.

Bạch Đức Thiên Trung Thiên! Do Bát-nhã ba-la-mật mà không pháp nào không được mệnh danh là Ba-la-mật.

Bạch Đức Thiên Trung Thiên! Bát-nhã ba-la-mật là cực kỳ sáng chói.

Bạch Đức Thiên Trung Thiên! Bát-nhã ba-la-mật là trừ khử tối tăm.

Bạch Đức Thiên Trung Thiên! Bát-nhã ba-la-mật là không chấp trước.

Bạch Đức Thiên Trung Thiên! Bát-nhã ba-la-mật là cực kỳ cao quý.

Bạch Đức Thiên Trung Thiên! Bát-nhã ba-la-mật làm con mắt cho người không có mắt.

Bạch Đức Thiên Trung Thiên! Bát-nhã ba-la-mật là người dẫn đường cho kẻ lạc lối.

Bạch Đức Thiên Trung Thiên! Trí Nhất thiết trí tức là Bát-nhã ba-la-mật.

Bạch Đức Thiên Trung Thiên! Bát-nhã ba-la-mật là mẹ của Đại Bồ-tát.

Bạch Đức Thiên Trung Thiên! Không sinh, không diệt tức là Bát-nhã ba-la-mật.

Bạch Đức Thiên Trung Thiên! Chuyển đầy đủ ba hành mười hai pháp luân tức là chuyển Bát-nhã ba-la-mật.

Bạch Đức Thiên Trung Thiên! Bát-nhã ba-la-mật làm cho người khốn khổ được an ổn.

Bạch Đức Thiên Trung Thiên! Bát-nhã ba-la-mật làm người cứu hộ trong biển sinh tử.

Bạch Đức Thiên Trung Thiên! Bát-nhã ba-la-mật là thật tướng của các pháp.

Bạch Đức Thiên Trung Thiên! Đại Bồ-tát phải trụ trong Bát-nhã ba-la-mật như thế nào?

Đức Phật nói với Xá-lợi-phất:

–Đại Bồ-tát nhờ Bát-nhã ba-la-mật mà trụ th́ phải kính lễ Bát-nhã ba-la-mật như kính lễ Phật.

Thích Đề-hoàn Nhân thầm nghĩ: “Tôn giả Xá-lợi-phất v́ sao đặt câu hỏi này.” Thích Đề-hoàn Nhân liền hỏi Xá-lợi-phất:

–V́ sao Tôn giả hỏi Như thế?

Xá-lợi-phất đáp Thích Đề-hoàn Nhân:

–Này Câu-dực! Bát-nhã ba-la-mật là pháp hộ tŕ của Bồ-tát. Nhân công đức khuyến trợ pháp này, đem hồi hướng đến trí Nhất thiết trí, th́ vượt lên trên công đức của Bồ-tát thực hành bố thí, tŕ giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định. Ví như hoặc người mới sinh ra đã mù hoặc trăm người hoặc ngàn người hoặc vạn người hoặc ngàn vạn người vừa sinh ra đã mù, lại không có người dẫn đường mà muốn đi đến thành ấp th́ những người ấy không biết phải đi như thế nào.

Cũng vậy, này Câu-dực! Năm pháp Ba-la-mật kia cũng như người mù không thấy đường, nếu ĺa Bát-nhã ba-la-mật mà muốn đạt đến trí Nhất thiết trí th́ không biết phải làm thế nào. Bát-nhã ba-la-mật là pháp hộ tŕ của năm pháp Ba-la-mật kia, đem lại đôi mắt cho năm pháp Ba-la-mật kia. Bát-nhã ba-la-mật là pháp hộ tŕ khiếncho năm pháp Ba-la-mật kia được mệnh danh là Ba-la-mật.

Xá-lợi-phất bạch Phật:

–Phải làm thế nào để thể nhập vào trong Bát-nhã ba-la-mật?

Đức Phật đáp Xá-lợi-phất:

–Chẳng thấy sắc là đối tượng để nhập, chẳng thấy thống dương, tư tưởng, sinh tử, thức là đối tượng để nhập. Chẳng thấy năm ấm là đối tượng để nhập tức là thể nhập vào Bát-nhã ba-la-mật.

Xá-lợi-phất hỏi Phật:

–Bạch Đức Thiên Trung Thiên! Người như thế là người thể nhập Bát-nhã ba-la-mật. Thể nhập như thế th́ sẽ hoàn thành pháp ǵ?

Phật bảo Xá-lợi-phất:

–Không thành pháp nào hết tức là Bát-nhã ba-la-mật.

Thích Đề-hoàn Nhân bạch Phật:

–Bát-nhã ba-la-mật không thành trí Nhất thiết trí, cũng không thật có. Nếu đặt câu hỏi: Bát-nhã ba-la-mật không đắc trí Nhất thiết trí, cũng không được thành, cũng không có danh tự gọi là thành. Đối với sinh tử cũng không có danh tự gọi là thành. Đối với sinh tử cũng không có thành. Bạch Thế Tôn! Vậy phải thế nào mới là thành?

Đức Phật dạy:

–V́ không thành nên mới là thành.

Thích Đề-hoàn Nhân thưa:

–Hy hữu thay! Bạch Đức Thiên Trung Thiên! Nếu Bát-nhã ba-la-mật đối với các pháp không sinh, không đắc th́ chỗ trụ là vô sở trụ.

Tu-bồ-đề bạch Phật:

–Nếu Bồ-tát nghĩ như thế tức là xa ĺa Bát-nhã ba-la-mật.

Đức Phật nói với Tu-bồ-đề:

–Nếu như Bồ-tát có nhân duyên với Bát-nhã ba-la-mật th́ quán niệm Bát-nhã ba-la-mật, biết Bát-nhã ba-la-mật là không, vô sở hữu, không gần, không xa. Đó là Bát-nhã ba-la-mật của Đại Bồ-tát.

Tu-bồ-đề hỏi Phật:

–Tin Bát-nhã ba-la-mật là tin pháp nào?

Đức Phật đáp Tu-bồ-đề:

–Người tin Bát-nhã ba-la-mật là không tin sắc, không tin thống dương, tư tưởng, sinh tử, thức là có, không tin quả vị Tu-đà-hoàn, không tin các quả vị Tư-đà-hàm, A-na-hàm, A-la-hán, Bích-chi-phật và Phật đạo là có.

Tu-bồ-đề bạch Phật:

–Bạch Đức Thiên Trung Thiên! Đại Ba-la-mật chính là Bát-nhã ba-la-mật.

Phật hỏi Tu-bồ-đề:

–Tại sao biết Đại Ba-la-mật chính là Bát-nhã ba-la-mật?

Tu-bồ-đề đáp:

–Đối với sắc không có lớn, không có nhỏ, chẳng lấy sắc làm chứng đắc, chẳng v́ sắc mà chứng đắc. Thống dương, tư tưởng, sinh tử, thức cũng không có lớn, không có nhỏ, chẳng lấy thức làm chứng đắc, chẳng v́ thức mà chứng đắc, th́ đối với mười Lực của Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác không còn yếu kém. Trí Nhất thiết trí th́ không rộng, không hẹp. V́ sao trí Nhất thiết trí không rộng, không hẹp biết là vô sở hành đối với Bát-nhã ba-la-mật? V́ Bát-nhã ba-la-mật vô sở hữu, nếu đối với pháp này có sở cầu nghĩa là có sở hữu, th́ đó là một sai lầm lớn. V́ sao? V́ chúng sinh không sinh nên Bát-nhã ba-la-mật và chúng sinh đều không sinh, Bát-nhã ba-la-mật không nên chấp tướng chúng sinh, mà chúng sinh cũng không diệt. Bát-nhã ba-la-mật cũng giống như vậy. Chúng sinh như Bát-nhã ba-la-mật nghĩa là đạt đến Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. V́ chúng sinh có năng lực nên Như Lai hiện có năng lực.

Xá-lợi-phất bạch Phật:

–Bạch Đức Thiên Trung Thiên! Bát-nhã ba-la-mật rất thâm diệu! Nếu có Đại Bồ-tát tin sâu Bát-nhã ba-la-mật, chẳng nói chỗ kém dở, cũng chẳng hồ nghi pháp này. Người này từ chỗ nào sinh đến đây? Người này là người đã hành đạo Bồ-tát, đã nghe và hiểu pháp Bát-nhã ba-la-mật, rồi theo lời dạy trong đó mà sinh vào chỗ này.

Phật bảo Xá-lợi-phất:

–Từ cõi Phật phương khác đến sinh ở đây. Đại Bồ-tát này ở phương khác cúng dường Phật xong, v́ muốn được học hỏi pháp Bát-nhã ba-la-mật thâm diệu nên khi được nghe nói đến Bát-nhã ba-la-mật, liền tự nghĩ: “Ta gặp Bát-nhã ba-la-mật như gặp Phật, không khác.”

Tu-bồ-đề bạch Phật:

–Bát-nhã ba-la-mật có thể được thấy nghe chăng?

Phật đáp:

–Không thể được thấy nghe.

Tu-bồ-đề bạch Phật:

–Bồ-tát tu hành theo Bát-nhã ba-la-mật thâm diệu từ trước đến này đã được nghe pháp này bao nhiêu lần?

Đức Phật bảo Tu-bồ-đề:

–Các vị Bồ-tát ấy không phải cùng tu học như nhau, mà mỗi người đều có hạnh riêng. Hoặc có người đã cúng dường ngần ấy trăm, ngần ấy ngàn Đức Phật, đã gặp được pháp Bát-nhã ba-la-mật rồi đều tu hành giới thanh tịnh. Hoặc có người ở trong chúng nghe Bát-nhã ba-la-mật mà bỏ đi, v́ chẳng kính pháp của Đại Bồ-tát, nay nghe Phật nói pháp Bát-nhã ba-la-mật thâm diệu, người này cũng bỏ đi, không muốn nghe. V́ sao? V́ người này ở đời trước cũng đã từng nghe thuyết pháp Bát-nhã ba-la-mật thâm diệu mà bỏ đi. Thâm tâm chẳng yên là do tội nghiệp vô tri gây ra. V́ tội nghiệp này nên hoặc nghe nói đến pháp Bát-nhã ba-la-mật thâm diệu lại ngăn người khác không cho họ nói. Người ngăn Bát-nhã ba-la-mật tức là ngăn trí Nhất thiết trí. Người ngăn trí Nhất thiết trí là người ngăn Phật quá khứ, vị lai, hiện tại. Do v́ tội đoạn pháp này mà sau khi chết đi bị đọa vào đại địa ngục ngần ấy trăm ngàn năm, ngần ấy ức ngàn vạn năm, còn phải ở trong ngần ấy địa ngục chịu đủ các sự đau khổ không thể nói hết. Hết tuổi thọ ở địa ngục này lại sinh qua đại địa ngục ở phương khác, hết tuổi thọ ở đó lại sinh qua đại địa ngục ở phương khác nữa.

Xá-lợi-phất bạch Phật:

–Tội ấy như tội ngũ nghịch.

Phật bảo Xá-lợi-phất:

–Tội ấy dù muốn ví dụ cũng không thể so sánh được. Nếu lúc người ấy được nghe đọc tụng, giảng nói Bát-nhã ba-la-mật thâm diệu th́ tâm người ấy nghi ngờ pháp này mà chẳng chịu học, nghĩ rằng: “Chẳng phải là pháp của Như Lai thuyết”, rồi nói lời ngăn cản người khác: “Đừng học pháp này”. Đó là tự làm hỏng ḿnh còn làm hỏng người khác, tự ḿnh uống thuốc độc rồi lại còn cho người khác uống thuốc độc. Hạng người này tự bỏ mất ḿnh, còn bỏ mất người khác, tự chẳng hiểu biết Bát-nhã ba-la-mật thâm diệu, lại còn làm hại người khác. Bồ-tát chẳng nên gần gũi hạng người này.

Này Xá-lợi-phất! Bồ-tát chẳng nên sinh hoạt chung với hạng người này. V́ sao? V́ hạng người này là hạng phỉ báng pháp, tự ở trong chỗ tối tăm, còn lôi kéo người khác vào trong chỗ tối tăm. Họ không khác ǵ người tự uống thuốc độc hại thân chết. Lời của kẻ đoạn pháp cũng có người tin. Người nào tin lời kẻ ấy nói th́ tội cũng đồng như kẻ ấy. V́ sao Như thế? V́ phỉ báng lời Phật dạy. Người phỉ báng Bát-nhã ba-la-mật chính là đã phỉ báng các pháp.

Xá-lợi-phất bạch Phật:

–Con xin được nghe nói về kẻ phỉ báng. Kẻ ấy thọ thân như thế nào, chẳng biết thân lượng thế nào?

Phật nói với Xá-lợi-phất:

–Kẻ phỉ báng pháp này, nếu được nghe nói đến thân lượng của họ, th́ họ sẽ mửa máu hoặc sợ hãi mà chết v́ bị đau đớn quá. Kẻ ấy nghe qua sẽ bị sự buồn rầu nung nấu mà chết ví như ngắt bông hoa để ngoài ánh nắng mặt trời th́ phải bị khô héo.

Xá-lợi-phất bạch Phật:

–Cúi xin Ngài v́ mọi người mà nói về thân lượng của kẻ phỉ báng pháp như thế nào để làm gương cho đời sau. Người nào được nghe qua sẽ sợ hãi tự nghĩ: “Ta không nên phỉ báng và đoạn pháp như người kia.

Phật bảo Xá-lợi-phất:

–Đây là v́ làm gương cho mọi người. Do nhân duyên tội nghiệp mà thọ thân rất xấu xí, đau khổ ở chỗ hôi hám không thể nói hết. Kẻ ấy đau khổ lớn lao và lâu dài. Thiện nam, thiện nữ nghe lời này rồi không còn dám phỉ báng.

Đức Tu-bồ-đề bạch Phật:

–Thiện nam, thiện nữ thường phải ǵn giữ thân, khẩu, ý. Người chỉ ngồi không, lời nói ở cửa miệng làm cho mang tội này.

Phật nói với Tu-bồ-đề:

–Người ngu si này ở trong pháp của ta làm Sa-môn trở lại phỉ báng Bát-nhã ba-la-mật tức là ngăn Phật, Bồ-tát. Ngăn Phật, Bồ-tát tức là đoạn trí Nhất thiết trí của chư Phật quá khứ, vị lai, hiện tại. Đoạn trí Nhất thiết trí tức là đoạn pháp. Đoạn pháp tức là đoạn Tỳ-kheo Tăng. Đoạn Tỳ-kheo Tăng th́ phải chịu tội vô số không thể kể xiết.

Tu-bồ-đề hỏi Phật:

–Bạch Đức Thiên Trung Thiên! Nếu có người đoạn Bát-nhã ba-la-mật thâm diệu th́ do mấy nguyên nhân?

Đức Phật đáp Tu-bồ-đề:

–Một là bị ma sai khiến, hai là không tin không ưa pháp thâm diệu. Do hai nguyên nhân này nên thiện nam, thiện nữ đoạn Bát-nhã ba-la-mật.

Lại nữa, này Tu-bồ-đề! Người đoạn Bát-nhã ba-la-mật còn có bốn nguyên nhân. Thế nào là bốn nguyên nhân do nghe theo lời thầy ác nói? Một là không học theo diệu pháp, hai là không phụng hành diệu pháp, ba là chủ trương phỉ báng, bốn là t́m chỗ kém dở của người để tự đề cao ḿnh.

Tu-bồ-đề bạch Phật:

–Bạch Đức Thiên Trung Thiên! Hiễm có người tin Bát-nhã ba-la-mật v́ họ không hiểu nổi pháp này.

Đức Phật nói với Tu-bồ-đề:

–Đúng thế, Đúng thế! Hiễm có người tin Bát-nhã ba-la-mật v́ họ không hiểu nổi pháp này.

Tu-bồ-đề hỏi:

–Bát-nhã ba-la-mật thâm diệu thế nào mà ít có người tin hiểu?

Đức Phật đáp Tu-bồ-đề:

–Sắc không dính mắc, không trói buộc, không cởi mở. V́ sao? V́ chân tánh của sắc là sắc. Thống dương, tư tưởng, sinh tử, thức không dính mắc, không trói buộc, không cởi mở. V́ sao? V́ chân tánh của thức là thức. Sắc quá khứ không dính mắc, không trói buộc, không cởi mở. V́ sao. V́ chân tánh của sắc quá khứ là sắc. Sắc vị lai không dính mắc, không trói buộc, không cởi mở. V́ sao? V́ chân tánh của sắc vị lai là sắc. Sắc hiện tại không dính mắc, không trói buộc, không cởi mở. V́ sao? V́ chân tánh của sắc hiện tại là sắc. Thống dương, tư tưởng, sinh tử, thức quá khứ không dính mắc, không trói buộc, không cởi mở. V́ sao? V́ chân tánh của thức quá khứ là thức. Thức vị lai không dính mắc, không trói buộc, không cởi mở. V́ sao? V́ chân tánh của thức vị lai là thức. Thức hiện tại không dính mắc, không trói buộc, không cởi mở. V́ sao? V́ chân tánh của thức hiện tại là thức. Thế nên, này Tu-bồ-đề! Bát-nhã ba-la-mật thâm diệu ít có người tin hiểu.

Phẩm 6: THANH TỊNH

Tu-bồ-đề bạch Phật:

–Bát-nhã ba-la-mật ít có người hiểu phải chăng là do v́ chưa quen?

Đức Phật bảo Tu-bồ-đề:

–Đúng thế, Đúng thế! Bát-nhã ba-la-mật ít có người hiểu là do v́ chưa quen. V́ sao? Này Tu-bồ-đề! V́ sắc thanh tịnh th́ đạo quả cũng thanh tịnh, nên nói sắc thanh tịnh th́ đạo quả cũng thanh tịnh. Thống dương, tư tưởng, sinh tử, thức cũng thanh tịnh nên nói đạo quả thanh tịnh, thế nên thức cũng thanh tịnh th́ đạo quả cũng đồng thanh tịnh.

Lại nữa, này Tu-bồ-đề! V́ sắc thanh tịnh th́ trí Nhất thiết trí cũng thanh tịnh, nên nói trí Nhất thiết trí thanh tịnh th́ sắc cũng thanh tịnh, thế nên sắc thanh tịnh th́ trí Nhất thiết trí cũng đồng thanh tịnh, không khác. Nay chẳng đoạn pháp trước, pháp trước chẳng đoạn pháp sau, cho nên không hoại, v́ thế pháp trước không bị đoạn. Nói thống dương, tư tưởng, sinh tử, thức thanh tịnh, th́ trí Nhất thiết trí thanh tịnh. Trí Nhất thiết trí thanh tịnh th́ thức cũng đồng thanh tịnh không khác. Nay chẳng đoạn pháp trước, pháp trước chẳng đoạn pháp sau, cho nên không hoại, v́ thế pháp trước không bị đoạn.

Xá-lợi-phất bạch Phật:

–Bạch Đức Thiên Trung Thiên! Thanh tịnh th́ thâm diệu.

Đức Phật dạy:

–Rất thanh tịnh.

Xá-lợi-phất thưa:

–Bạch Đức Thiên Trung Thiên! Thanh tịnh th́ rất sáng.

Đức Phật dạy:

–Rất thanh tịnh.

Xá-lợi-phất thưa:

–Bạch Đức Thiên Trung Thiên! Thanh tịnh không có nhơ bẩn.

Đức Phật dạy:

–Rất thanh tịnh.

Xá-lợi-phất thưa:

–Bạch Đức Thiên Trung Thiên! Thanh tịnh không có tỳ vết.

Đức Phật dạy:

–Rất thanh tịnh.

Xá-lợi-phất thưa:

–Bạch Đức Thiên Trung Thiên! Thanh tịnh vô sở hữu.

Đức Phật dạy:

–Rất thanh tịnh.

Xá-lợi-phất thưa:

–Bạch Đức Thiên Trung Thiên! Thanh tịnh th́ đối với dục mà vô dục.

Đức Phật dạy:

–Rất thanh tịnh.

Xá-lợi-phất thưa:

–Bạch Đức Thiên Trung Thiên! Thanh tịnh th́ đối với sắc mà vô sắc.

Đức Phật dạy:

–Rất thanh tịnh.

Xá-lợi-phất thưa:

–Bạch Đức Thiên Trung Thiên! Vô sở sinh th́ vô sắc rất thanh tịnh.

Đức Phật dạy:

–Rất thanh tịnh.

Xá-lợi-phất thưa:

–Bạch Đức Thiên Trung Thiên! Ở nơi hữu trí mà vô trí th́ rất thanh tịnh.

Đức Phật dạy:

–Rất thanh tịnh.

Xá-lợi-phất thưa:

–Bạch Đức Thiên Trung Thiên! Ở nơi trí mà không có biết (phân biệt) th́ rất thanh tịnh.

Đức Phật dạy:

–Rất thanh tịnh.

Xá-lợi-phất thưa:

–Bạch Đức Thiên Trung Thiên! Đối với sắc mà có trí nhưng không có biết (phân biệt) th́ rất thanh tịnh.

Đức Phật dạy:

–Rất thanh tịnh.

Xá-lợi-phất thưa:

–Bạch Đức Thiên Trung Thiên! Đối với thống dương, tư tưởng, sinh tử, thức mà có trí nhưng không có biết (phân biệt) th́ rất thanh tịnh.

Đức Phật dạy:

–Rất thanh tịnh.

Xá-lợi-phất thưa:

–Bạch Đức Thiên Trung Thiên! Bát-nhã ba-la-mật rất thanh tịnh th́ trí Nhất thiết trí không tăng, không giảm.

Đức Phật dạy:

–Rất thanh tịnh.

Xá-lợi-phất thưa:

–Bạch Đức Thiên Trung Thiên! Bát-nhã ba-la-mật rất thanh tịnh th́ không chấp thủ đối với các pháp.

Đức Phật dạy:

–Rất thanh tịnh.

Tu-bồ-đề bạch Phật:

–Bạch Đức Thiên Trung Thiên! Ngã thanh tịnh th́ sắc cũng thanh tịnh.

Đức Phật dạy:

–Vốn thanh tịnh.

Tu-bồ-đề thưa:

–Bạch Đức Thiên Trung Thiên! Ngã thanh tịnh th́ thống dương, tư tưởng, sinh tử, thức cũng thanh tịnh.

Đức Phật dạy:

–Vốn thanh tịnh.

Tu-bồ-đề thưa:

–Bạch Đức Thiên Trung Thiên! Ngã thanh tịnh th́ đạo quả cũng thanh tịnh.

Đức Phật dạy:

–Vốn thanh tịnh.

Tu-bồ-đề thưa:

–Bạch Đức Thiên Trung Thiên! Ngã thanh tịnh th́ trí Nhất thiết trí cũng thanh tịnh.

Đức Phật dạy:

–Vốn thanh tịnh.

Tu-bồ-đề thưa:

–Bạch Đức Thiên Trung Thiên! Ngã thanh tịnh th́ không có manh mối.

Đức Phật dạy:

–Vốn thanh tịnh.

Tu-bồ-đề thưa:

–Bạch Đức Thiên Trung Thiên! Ngã thanh tịnh vô biên th́ thống dương, tư tưởng, sinh tử, thức cũng vô biên.

Đức Phật dạy:

–Vốn thanh tịnh.

Tu-bồ-đề thưa:

–Bạch Đức Thiên Trung Thiên! Bát-nhã ba-la-mật cũng chẳng bờ bên này, cũng chẳng bờ bên kia, cũng chẳng ở giữa dòng.

Đức Phật dạy:

–Vốn thanh tịnh.

Tu-bồ-đề bạch Phật:

–Đại Bồ-tát biết như thế tức là thực hành Bát-nhã ba-la-mật. Người có tưởng (phân biệt chấp tướng) là đã ĺa xa Bát-nhã ba-la-mật rồi.

Đức Phật dạy:

–Hay thay, hay thay! Này Tu-bồ-đề! Hễ có danh tự th́ có tưởng, v́ thế sinh ra chấp trước.

Tu-bồ-đề bạch Phật:

–Bạch Đức Thiên Trung Thiên! Hy hữu thay! Như Lai khéo nói pháp Bát-nhã ba-la-mật giải quyết một cách ổn thỏa đối với chấp trước.

Xá-lợi-phất hỏi Tu-bồ-đề:

–Thế nào là chấp trước?

Tu-bồ-đề đáp:

–Phân biệt sắc với không, đó là chấp trước. Phân biệt thống dương, tư tưởng, sinh tử, thức với không, đó là chấp trước. Đối với pháp quá khứ th́ phân biệt pháp quá khứ, đó là chấp trước. Đối với pháp vị lai th́ phân biệt pháp vị lai, đó là chấp trước. Đối với pháp hiện tại th́ phân biệt pháp hiện tại, đó là chấp trước. Người đúng như pháp phát tâm Bồ-tát rồi cho là có công đức lớn th́ đó là chấp trước.

Thích Đề-hoàn Nhân hỏi Tu-bồ-đề:

–Tại sao việc ấy bị gọi là chấp trước?

Tu-bồ-đề đáp:

–Này Câu-dực! V́ người ấy phân biệt tâm này hồi hướng đến Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Thiện nam, thiện nữ nên ĺa bỏ sự chấp trước để chỉ ra bản tế (thật tướng của pháp).

Đức Phật dạy:

–Hay thay, hay thay! Này Tu-bồ-đề! Ông khiếncho Đại Bồ-tát biết bản tế chính là giác biết sự chấp trước.

Lại nữa, này Tu-bồ-đề! Có sự chấp trước rất vi tế. Nay ta sắp giảng nói, ông hãy lắng nghe. Lời của Như Lai nói trước, sau, giữa đều thiện.

Tu-bồ-đề bạch Phật:

–Con mong muốn được nghe.

Đức Phật dạy:

–Thiện nam, thiện nữ muốn tưởng niệm Đức Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác, v́ theo ý tưởng nên có chấp trước. Các Đức Phật Thiên Trung Thiên quá khứ, vị lai, hiện tại v́ pháp vô dư mà khuyến trợ, đó là khuyến trợ Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. V́ đối với pháp mà vô pháp nên nói không có quá khứ, vị lai, hiện tại. V́ thế không thể có sở tác, cũng không thể có tưởng, cũng không thể làm nhân duyên, không thể thấy nghe như tâm có thể phân biệt.

Tu-bồ-đề bạch Phật:

–Bạch Đức Thiên Trung Thiên! Cội nguồn ấy rất thanh tịnh.

Đức Phật dạy:

–Rất thanh tịnh.

Tu-bồ-đề thưa:

–Nay con tự quy hướng về Bát-nhã ba-la-mật.

Đức Phật dạy:

–V́ pháp vô tác nên đắc Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Tu-bồ-đề thưa:

–Các pháp thật vô tác là Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.

Phật bảo Tu-bồ-đề:

–Không có hai pháp v́ nói vốn thanh tịnh cho nên nói là một. Sự thanh tịnh ấy là đối với tất cả pháp không có người tạo tác.

Phật bảo Tu-bồ-đề:

–Thế nên ĺa các chấp trước là để chỉ ra bản tế.

Tu-bồ-đề bạch Phật:

–Bạch Đức Thiên Trung Thiên! Bát-nhã ba-la-mật rất khó hiểu.

Đức Phật dạy:

–Như Lai không có đắc Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.

Tu-bồ-đề thưa:

–Bạch Đức Thiên Trung Thiên! Bát-nhã ba-la-mật không thể tính lường.

Đức Phật dạy:

–Đúng thế, này Tu-bồ-đề! Chẳng phải là đối tượng nhận biết của tâm.

Tu-bồ-đề thưa:

–Bạch Đức Thiên Trung Thiên! V́ không có người tạo tác.

Đức Phật dạy:

–V́ không có người tạo tác nên không chấp trước.

Tu-bồ-đề hỏi Phật:

–Bồ-tát phải thực hành Bát-nhã ba-la-mật như thế nào?

Đức Phật dạy:

–Chẳng tưởng (chấp trước) sắc mà hành tức là thực hành Bát-nhã ba-la-mật. Chẳng tưởng thống dương, tư tưởng, sinh tử, thức mà hành tức là thực hành Bát-nhã ba-la-mật. Chẳng thỏa mãn sắc mà hành tức là thực hành Bát-nhã ba-la-mật. Chẳng thỏa mãn thống dương, tư tưởng, sinh tử, thức mà hành tức là thực hành Bát-nhã ba-la-mật. Sắc chẳng thỏa mãn là chẳng phải hành sắc, tức là thực hành Bát-nhã ba-la-mật. Thống dương, tư tưởng, sinh tử, thức chẳng thỏa mãn là chẳng phải hành thức, tức là thực hành Bát-nhã ba-la-mật.

Tu-bồ-đề bạch Phật:

–Bạch Đức Thiên Trung Thiên! Hy hữu thay! Như Lai ở trong các chấp trước mà thuyết không chấp trước th́ sự chấp trước này mới thật là chẳng chấp trước.

Đức Phật dạy:

–Chẳng chấp sắc mà hành tức là thực hành Bát-nhã ba-la-mật. Chẳng chấp thống dương, tư tưởng, sinh tử, thức mà hành tức là thực hành Bát-nhã ba-la-mật. Đây là Đại Bồ-tát hành nơi sắc không chấp trước, hành nơi thống dương, tư tưởng, sinh tử, thức cũng không chấp trước, hành nơi đạo Tu-đà-hoàn, Tư-đà-hàm, A-na-hàm, A-la-hán, Bích-chi-phật, Phật đạo cũng không chấp trước. V́ sao? V́ đã vượt qua chấp trước nên còn thoát ra khỏi sự chấp trước trí Nhất thiết trí. Đó là Bát-nhã ba-la-mật.

Tu-bồ-đề bạch Phật:

–Bạch Đức Thiên Trung Thiên! Pháp của Như Lai tuyên thuyết rất thâm diệu hiễm có, dù Như Lai có nói th́ pháp cũng không tăng, không nói th́ pháp cũng không giảm.

Đức Phật dạy:

–Đúng thế, Đúng thế! Này Tu-bồ-đề! Ví như Như Lai suốt đời ngợi khen hư không th́ hư không cũng không tăng, nếu chẳng ngợi khen hư không th́ hư không cũng không giảm. Ví như ngợi khen th́ người huyễn hóa cũng không tăng, nếu chẳng ngợi khen th́ người huyễn hóa cũng không giảm, v́ nghe khen cũng không mừng, nghe chê cũng không giận. Cũng vậy, này Tu-bồ-đề! Đối với pháp, được mọi người phúng tụng, pháp cũng không tăng, không giảm.

Tu-bồ-đề bạch Phật:

–Đại Bồ-tát rất siêng năng tinh tấn thực hành Bát-nhã ba-la-mật. Hoặc có vị thọ tŕ Bát-nhã ba-la-mật không biếng nhác, không lo, không sợ, không động, không thoái lui. V́ sao? V́ thọ tŕ Bát-nhã ba-la-mật như là thọ tŕ hư không. Mọi người đều nên đảnh lễ vị Đại Bồ-tát này. Đại Bồ-tát v́ tất cả chúng sinh mà mặc áo giáp đại công đức chiến đấu với hư không. Bạch Đức Thiên Trung Thiên, vị Đại Bồ-tát này rất dũng mãnh, v́ pháp là không, nên tự đạt đến Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác được thành Phật. Có một vị Tỳ-kheo khác thầm nghĩ: “Ta phải kính lễ Bát-nhã ba-la-mật, v́ đó là pháp không sinh, cũng là pháp không diệt.”

Thích Đề-hoàn Nhân hỏi Tu-bồ-đề:

–Nếu Bồ-tát tu học pháp Bát-nhã ba-la-mật th́ phải tu học pháp nào?

Tu-bồ-đề đáp:

–Phải tu học pháp không. Thích Đề-hoàn Nhân hỏi:

–Thế nào là tu học pháp Không?

Tu-bồ-đề đáp:

–Người muốn tịch tĩnh là Đại Bồ-tát, v́ người ấy biết Bát-nhã ba-la-mật.

Thích Đề-hoàn Nhân thưa:

–Con sẽ giữ ǵn người tu học Bát-nhã ba-la-mật.

Tu-bồ-đề hỏi Thích Đề-hoàn Nhân:

–Thế nào? Này Câu-dực! Ông thấy có pháp để giữ ǵn chăng, mà nói là muốn giữ ǵn?

Thích Đề-hoàn Nhân đáp:

–Không có.

Tu-bồ-đề nói:

–Người trụ nơi pháp Bát-nhã ba-la-mật tức là đã được giữ ǵn. Dù người hay chẳng phải người cũng không thể ŕnh rập hãm hại được.

Tu-bồ-đề nói tiếp:

–Nếu Đại Bồ-tát giữ ǵn Không tức là tu học Bát-nhã ba-la-mật rồi. Này Câu-dực! Ý ông nghĩ sao, có thể giữ ǵn tiếng vang được chăng?

Thích Đề-hoàn Nhân đáp:

–Không thể.

Tu-bồ-đề nói:

–Này Câu-dực! Đại Bồ-tát thực hành Bát-nhã ba-la-mật th́ pháp ấy cũng như tiếng vang. V́ biết như thế nên không còn tưởng. V́ không có tưởng niệm tức là thực hành Bát-nhã ba-la-mật. Do oai thần của Đức Phật, các vị Tứ Thiên vương, Đế Thích, Phạm vương và các vị trời tôn quý khác đều đến chỗ Phật, trước tiên đảnh lễ Phật rồi nhiễu quanh ba vòng, mỗi vị đều đứng qua một bên. Các vị Tứ Thiên vương, Đế Thích, Phạm vương và các vị trời tôn quý khác đều thừa oai thần của Phật nghĩ là ngàn Đức Phật đều là Phật Thích-ca Văn, Tỳ-kheo của các Ngài đều tên Tu-bồ-đề và người thưa hỏi pháp Bát-nhã ba-la-mật đều là Thích Đề-hoàn Nhân.

KINH ĐẠO HÀNH BÁT-NHÃ BA-LA-MẬT



previous.png

MỤC LỤC

next.png



Uploaded on 2019/10/14

 

 

google-site-verification=Iz-GZ95MYH-GJvh3OcJbtL1jFXP5nYmuItnb9Q24Bk0