LUẬN KIM CƯƠNG TIÊN
Tác giả: Luận sư Kim Cương Tiên
Hán dịch: Đời Nguyên Ngụy, Đại sư Bồ Đề Lưu Chi
Việt dịch: Nguyên Huệ
-o0o-
QUYỂN 6
8. Nầy Tôn giả Tu-bồ-đề! Như Lai nói Nhẫn nhục Ba-la-mật: Đây là đoạn văn kinh thứ 8 trong Phần Đối chiếu.
+ Sở dĩ có sự nối tiếp: Tức đoạn kinh trước nêu rơ, dùng Hằng sa thân mạng để bố thí, không bằng phước đức của việc thọ tŕ bốn câu kệ nơi kinh nầy, lại v́ mọi người giảng giải, phước đức ấy là không thể tính kể. Đúng ra nên nói: Người kia, trong việc dùng tâm ban đầu xả bỏ thân mạng để bố thí là nhân hữu lậu, do đó không bằng phước đức của việc thọ tŕ kinh. Luận chủ đă theo ư như vậy để giải thích.
+ Sở dĩ nói việc xả bỏ thân mạng kia khiến thân tâm khổ: Là nhằm tạo sự phát khởi cho đoạn kinh, nên nói như vậy để dẫn ra ư của kẻ nghi.
+ V́ sao nghi hoặc?: Những người kia xả bỏ Hằng sa thân mạng, là tâm chấp giữ tướng, nhân không thanh tịnh, quả báo đạt được không ra khỏi ba cơi, cũng không thanh tịnh, nên phước đức đạt được ít. Chư vị Bồ-tát v.v… dựa nơi kinh nầy tu hành, xả bỏ thân mạng, nhân cũng nên nói là không thanh tịnh. Nếu nhân không thanh tịnh th́ quả báo chiêu cảm được cũng không thanh tịnh, đồng nơi quả khổ. Tương tợ như Tiên nhân Nhẫn Nhục bị vua Ca-lợi chặt, cắt thân thể, lúc ấy thân tâm khổ năo… Nêu dẫn sự việc ấy để vấn nạn. V́ vậy, dùng kinh để đáp: Làm rơ việc xả bỏ Hằng sa thân mạng nêu trước, là hàng ở trước địa, là hàng phàm phu, chưa có được sự thông tỏ về vô ngă, chưa đoạn trừ các Hoặc như thân kiến v.v, nên có tâm chấp giữ tướng, không có nhẫn Ba-la-mật, thành ra lúc xả bỏ thân mạng, t́nh sinh khổ năo, cho việc xả bỏ thân mạng ấy là khó, nhưng v́ pháp, nên tuy khó cũng có thể xả bỏ. Lại cho Pháp thân vô vi là nhân nơi quả báo hữu vi của hàng trời, người. Có sự phân biệt ấy, nên chỗ nhân quả đạt được đều được không thanh tịnh.
Nay biện minh Tiên nhân Nhẫn Nhục chính là Bồ-tát trụ Địa thứ nhất, hiểu rơ Pháp thân là vô vi, đă đạt được Nhẫn vô sinh, thành tựu tâm ĺa chấp giữ tướng, lúc xả bỏ thân mạng, tâm không phiền năo, nên không cho là khó. Do ư nghĩa ấy, nên nhân là thanh tịnh, quả cũng thanh tịnh. Hai người ấy, đă là phàm Thánh khác bậc, sao có thể đem việc xả bỏ thân mạng có khổ của phàm phu để vấn nạn về Thánh nhân, cho là dựa nơi kinh tu hành, xả bỏ thân mạng cũng khiến có khổ.
V́ để dứt trừ nghi vấn ấy, nên phần tiếp theo đă biện minh.
+ Như Lai nói Nhẫn nhục Ba-la-mật: Tức nêu rơ Như Lai nói, dựa nơi kinh tu hành. Nghĩa là các Bồ-tát đă chứng Địa thứ nhất, tạo ra nhẫn Ba-la-mật, không c̣n tâm chấp giữ tướng, khi xả bỏ thân mạng không có khổ năo, nên gọi là: Như Lai nói Nhẫn nhục Ba-la-mật.
+ Tức chẳng phải là Nhẫn nhục Ba-la-mật: Là làm sáng tỏ chỗ đạt được Nhẫn nhục Ba-la-mật của bậc Địa thứ nhất ấy, chẳng phải là cảnh giới đạt được của hàng phàm phu trước địa, hàng Nhị thừa, nên viết: Tức chẳng phải là Nhẫn nhục Ba-la-mật.
Ở đây nêu rơ hàng phàm phu trước địa, chưa đạt được nhẫn Ba-la-mật của bậc Bồ-tát Địa thứ nhất, chưa hiểu rơ về vô ngă đích thật, c̣n có tâm chấp giữ tướng, thân có khổ. Không được đem trường hợp nầy so sánh chỗ giống nhau nêu dẫn để vấn nạn.
V́ sao nhận biết? Như Ta xưa kia bị vua Ca-lợi chặt cắt các chi phần nơi thân thể… phải sinh giận dữ, oán hận: Làm rơ Tiên nhân Nhẫn Nhục đă đạt Nhẫn vô sinh của bậc Địa thứ nhất, lănh hội về vô ngă chân thật, ĺa hai thứ phiền năo: Một là phiền năo câu sinh của ngă kiến vọng tưởng có từ vô thỉ. Đă có ngă kiến ấy nên liền tạo thành tánh của ba căn thiện và bất thiện, về sau, gặp duyên tức dấy khởi. Hai là các tùy phiền năo như sân hận v.v... Ở đây nói v́ sao, là giải thích câu hỏi: V́ sao nhận biết? ở trên. Ta, vào bấy giờ đă chứng đắc nhẫn Ba-la-mật của bậc Bồ-tát Địa thứ nhất, công đức đạt tới bờ kia, chẳng phải là hàng phàm phu trước địa, nên viết: V́ sao?
Nêu dẫn: Ta xưa kia bị vua Ca-lợi… để đáp lại.
+ Vua Ca-lợi: Đây dịch là vua ác. Nêu rơ Như Lai khi ở nơi nhân địa, từng hiện làm Tiên nhân ngoại đạo, tại núi học đạo, bị vua Ca-lợi đang lúc săn bắn, hỏi han về việc con nai chạy qua đây. Tiên nhân dùng lời lẽ đáp lại, nhưng vua không nghe theo.
+ Bị vua cắt xẻo các chi phần nơi thân thể, không sinh giận oán: Là do đă đạt được Nhẫn vô sinh của bậc Bồ-tát Địa thứ nhất, hiểu rơ về vô ngă đích thực, tâm b́nh đẳng một thể, không thấy kia là vua ác, ta là người có thể nhẫn nhục, nên không sinh giận oán. Do đấy nên biết, nhẫn Ba-la-mật chỉ ở nơi pháp trên hết của bậc Địa thứ nhất, không nên đem việc xả bỏ thân mạng có khổ của hàng trước địa, đă là không bằng, để vấn nạn về nhẫn Ba-la-mật của bậc địa trên, cũng cho là kém.
+ Ta vào lúc ấy không có tướng ngă v.v...: Nêu rơ Tiên nhân đă phiền năo của ngă kiến câu sinh. Bốn câu nói về tướng ngă v.v… ấy giải thích không khác với đoạn thứ sáu ở trên, nên không giải thích nữa.
+ Vô tướng: Nêu rơ Bồ-tát nầy đă chứng đắc vô ngă, chân như của bậc Bồ-tát Địa thứ nhất, thành tựu tâm một thể, nên không c̣n thấy kia là kẻ ác có thể giết hại, ta là Bồ-tát, là người đang bị giết hại, đây kia cùng như nhau, an nhiên quán b́nh đẳng, nên gọi là vô tướng.
+ Được gọi là vô tướng: Tức đâu chỉ không có tướng ngă, cho đến cũng không có tướng vô ngă.
Lại có cách giải thích: Do Bồ-tát nầy đă gọi là chứng đắc Địa thứ nhất, thành tựu được tâm bi một thể, nên hoàn toàn không c̣n phân biệt, không thấy có kia đây, ta khác với kẻ ác, kẻ ác khác với ta, nên gọi là vô tướng.
Nhân đấy lại sinh nghi vấn: Bồ-tát không c̣n thấy chủ thể sát hại, đối tượng bị sát hại, hai người là khác nhau, nên gọi là vô tướng. Vậy là có tâm nên nói không c̣n thấy, hay là không tâm nên nói không thấy? Nếu là không tâm nên không thấy, th́ Bồ-tát làm thế nào để tu tập, tạo lợi ích cho chúng sinh?
Đáp: Cũng chẳng phải là vô tướng: Biện minh Bồ-tát ấy, lúc lănh hội đây kia là không hai, chẳng phải là hoàn toàn không tâm, mà chính là tâm vô lậu đă thông tỏ đích thực, chuyển hơn nơi bậc Bồ-tát trụ ở Địa thứ nhất trở lên. Đă đạt được sự thông tỏ nầy, nên tuy không c̣n thấy chúng sinh cùng với thân ḿnh có khác, nhưng có thể dùng tâm từ bi hóa độ khắp chúng sinh, chỉ v́ lợi tha, không tự lợi. Như nơi Kinh Thập Địa viết: “Tất cả mọi thứ nghĩ tưởng của tâm động thảy đều dứt hết, không có tưởng về pháp bị chướng ngại, không phải là không có tưởng về pháp đối trị”. Ở đây cũng vậy, không có tưởng về chướng ngại, nên gọi là vô tướng. Không phải là không có tưởng đối trị, nên gọi là: Cũng chẳng phải là vô tướng. V́ vậy không nên vấn nạn nói Bồ-tát có được sự thông tỏ về b́nh đẳng một thể, là không tâm khi tu tập hóa độ chúng sinh.
+ V́ sao? Ta nơi ngày xưa, khi các chi phần nơi thân bị cắt xẻo, nếu có tướng ngă v.v… th́ phải sinh giận, oán: Là giải thích không có ta, người là hai. Do đâu biết được? Ta nơi ngày xưa, lúc bị vua Ca-lợi cắt xẻo các chi phần trên thân, đă ĺa các thứ phiền năo căn bản về ngă v.v... Nên giải thích: “Ta vào bấy giờ, nếu có các tướng ngă v.v… tức phải sinh giận oán”. Do đă ĺa Hoặc của ngă kiến, có được sự thông tỏ về vô ngă, ở đây, v́ ĺa sân hận nên chứng đắc, dứt các Hoặc căn bản của ngă kiến.
+ Lại nhớ nghĩ về quá khứ, từng năm trăm đời làm Tiên nhân Nhẫn Nhục… đến: Không có tướng thọ giả: V́ sao lại dẫn ra đoạn nầy? Là nhằm nêu rơ về Nhẫn Ba-la-mật có hai thứ: Một là trước địa. Hai là trên địa. Chẳng phải chỉ hiện nay, nơi Địa thứ nhất, đạt được Nhẫn Ba-la-mật, thành tựu, nên có thể ĺa bỏ hai thứ chướng nơi phiền năo, mà nhớ lại về thời xa xưa, năm trăm đời làm Tiên nhân Nhẫn Nhục, lúc c̣n ở trong tánh địa, trước địa, ở đây do đạt nhẫn tương tợ, chế ngự trọn vẹn các phiền năo, nên dù bị vua ác cắt xẻo các chi phần nơi thân, cũng không sinh oán hận, huống hồ là hôm nay, ở trong Địa thứ nhất, đạt được vô ngă đích thật, thành tựu hạnh nhẫn mà lại khởi oán hận? Do đó, nêu dẫn Tiên nhân nầy để làm sáng tỏ.
+ V́ thế, nầy Tôn giả Tu-bồ-đề! Bồ-tát nên ĺa tất cả tướng mà phát tâm Bồ-đề: Phần văn nầy sở dĩ lại nêu ra, là để làm rơ chỗ “V́ thế”. Là do nơi Địa thứ nhất trở lên, có được sự thông tỏ về vô ngă b́nh đẳng nơi thật trí của chân như, thành tựu Nhẫn Ba-la-mật, có thể nhẫn nơi hạnh khổ, đối với đạo quả Bồ-đề Vô thượng không sinh thối chuyển. Là do hàng trước địa, chưa đạt được Nhẫn vô sinh, chưa thành tựu Nhẫn Ba-la-mật, nếu gặp hạnh khổ th́ đối với đạo quả Bồ-đề Vô thượng, dễ sinh thối chuyển. V́ thế khuyên chư vị tiểu Bồ-tát nơi trước địa phải gắng sức, phải nên ĺa bỏ chấp giữ tướng nơi tất cả pháp, khéo phát tâm Tam-Bồ-đề.
+ Nói phát tâm Tam-Bồ-đề: Là khuyên hàng trước địa phát tâm Bồ-đề Vô thượng, chứng đắc Địa thứ nhất trở lên.
+ V́ sao? Là hỏi: V́ sao khuyên hàng trước địa phát tâm Bồ-đề Vô thượng, chứng đắc Địa thứ nhất, không chấp giữ tướng, thông tỏ về vô ngă chân thật?
Nên đáp: Nếu tâm có trụ, tức là chẳng phải trụ. Nêu rơ, nếu tâm ở trong pháp năm dục hữu vi như sắc v.v… th́ có tâm chấp giữ tướng.
+ Trụ là điên đảo: Tức trụ trong pháp hữu vi của thế gian, không phải là trụ nơi pháp vô vi xuất thế gian.
+ Tức là chẳng phải trụ: Biện minh, đă trụ trong pháp thế gian, tức là chẳng phải trụ nơi Địa thứ nhất, chẳng phải trụ nơi pháp xuất thế gian, thông tỏ về vô lậu đích thật của đạo chẳng trụ.
+ Chẳng nên trụ nơi sắc v.v… sinh tâm: Tức không chấp trước nơi quả báo.
+ Nên sinh tâm không chốn trụ: Là không chấp trước nơi báo ân (chỗ nầy thiếu, không bàn), không chấp nơi tự thân.
+ V́ thế, Phật nói Bồ-tát, tâm không trụ nơi sắc để bố thí: V́ thế, tức nếu mang tâm chấp giữ tướng, là trụ nơi thế gian, không thể trụ trong đạo không trụ xuất thế gian. Nên nơi phần thứ tư: Tu hành như thật ở trước, Phật nói: Không chấp nơi ba sự việc để hành bố thí. Do đó nói: Không trụ nơi sắc để bố thí. Do trước nói: Chẳng trụ nơi thế gian, chẳng chấp nơi ba sự, nhân đấy sinh nghi vấn: Nếu Bồ-tát đạt được sự thông tỏ về vô ngă b́nh đẳng xuất thế gian, không trụ nơi ba sự, lại không thấy có ba sự như người bố thí v.v… Như thế là Bồ-tát ra khỏi thế gian, c̣n chúng sinh th́ ch́m trong thế gian. Lại nói không thấy chúng sinh, nếu vậy Bồ-tát làm sao có bố thí để tạo lợi ích cho chúng sinh?
Nên đáp: Bồ-tát, v́ tạo lợi ích cho tất cả chúng sinh, nên phải bố thí như vậy. Nêu rơ, nếu tâm chấp giữ tướng mà bố thí, hăy c̣n khiến tự lợi, huống là có thể lợi tha. Chính do tâm không chấp giữ tướng mà hành bố thí, nên có thể tạo lợi ích cho hết thảy chúng sinh, như đă nói ở trên. Như vậy, tâm không chấp giữ tướng mà hành bố thí, đạt được phước đức vô lượng.
Lại sinh nghi vấn: Nếu nói v́ tạo lợi ích cho chúng sinh mà hành bố thí, tức trở lại là chấp giữ tướng chúng sinh. V́ sao ở trên nói: Bồ-tát ở trong lư b́nh đẳng, không thấy ta là Bồ-tát, kia là tướng chúng sinh.
Nên đáp: Thế Tôn! Tướng của tất cả chúng sinh tức là chẳng phải tướng.
+ Đây là nêu rơ, tướng của tất cả chúng sinh: Tức do năm ấm tạo nên, chỉ là danh tự giả danh, hư vọng, chúng sinh chỉ có danh dụng.
+ Tức là chẳng phải tướng: Là làm rơ chúng sinh hư vọng ấy cùng với năm ấm, xưa nay là vắng lặng, cầu t́m thần ngă định thật nơi chúng sinh, cùng với ngă sở định thật, là không thể có được. Nên nói: Tức là chẳng phải tướng. Đây là biện minh về người không, ngă không.
Nhân đấy lại có nghi vấn: Nếu hết thảy chúng sinh xưa nay là vô ngă, ngă sở, v́ không nên không thể có được, tức là chẳng phải tướng. V́ sao Như Lai, ở trong xứ nơi kinh nói có chúng sinh. Như trong kinh nầy nói có chúng sinh như noăn sinh v.v... Theo đấy mà xét, nên biết là thật có chúng sinh. Sao có thể cho rằng: Chúng sinh tức chẳng phải là chúng sinh. Như thế, chính là có thể hóa độ chúng sinh của thần ngă định thật, nên nói: Tất cả chúng sinh tức là chẳng phải tướng. Nhưng không phải là không có chúng sinh hư giả do năm ấm tạo thành, do đâu không độ?
Nên đáp: Như Lai nói tất cả chúng sinh tức chẳng phải là chúng sinh: Làm rơ Như Lai đă dựa trong nẻo Thế đế để nói là có chúng sinh, chẳng phải cho là có chúng sinh định thật. Ở đây, chính là dẫn ra pháp năm ấm để xác nhận chúng sinh hư vọng kia. Pháp năm ấm ấy, tự thể xưa nay là vắng lặng. Chúng sinh giả danh do năm ấm nầy tạo thành cũng không, nên nói: Tức chẳng phải là chúng sinh. Đây là nêu rơ pháp nhân duyên của năm ấm, thể là không, cho đến giả danh cũng không, nên cũng không có chúng sinh hư giả để có thể hóa độ.
Một đoạn kinh nầy, dùng gồm 5 kệ để giải thích.
* Kệ thứ 1 nói về: Hay nhẫn nơi hạnh khổ: Tạo sự hỏi đáp ở trên, ư là giải thích nghi vấn.
+ Hay nhẫn nơi hạnh khổ: Hai câu đầu giải thích phần nơi kinh: Nhẫn nhục Ba-la-mật. Đây là nêu rơ, nhẫn của Bồ-tát nơi Địa thứ nhất có hai thứ: Một là có thể nhẫn đối với các khổ năo như bị đánh đập mạ lỵ, cắt xẻo các chi phần nơi thân. Hai là đạt được Nhẫn vô sinh. Có thể nhẫn để thuyết pháp về tai họa v.v… của sinh diệt, nên gọi là có thể nhẫn nơi hạnh khổ. Do đâu có thể nhẫn? Nên câu kệ sau viết: Do hạnh khổ có thiện.
Có thiện: Tức đạt được Nhẫn Ba-la-mật với công đức vô lậu nơi trí chứng chân như, thông tỏ diệu lư, nên gọi là: Do hạnh khổ có thiện.
+ Phước kia không thể lường: Giải thích phần kinh: Tức chẳng phải là Ba-la-mật, làm rơ, Nhẫn Ba-la-mật do hàng Bồ-tát Địa thứ nhất đạt được chẳng phải là nơi chốn lường xét của hàng phàm phu, Nhị thừa. Nên kệ viết là: Không thể lường.
+ Nghĩa tối thắng như vậy: Là xác nhận chỗ không thể lường ở trên, biện minh Bồ-tát nơi Địa thứ nhất chứng được Nhẫn Ba-la-mật thông tỏ hai vô ngă nơi pháp đệ nhất, hàng Nhị thừa, phàm phu trước địa đều không thể đạt tới.
* Kệ thứ 2 giải thích phần nơi kinh: Tiên nhân bị vua Ca-lợi cắt xẻo các chi phần nơi thân, đă nhẫn nhục, không có hai thứ phiền năo, không sinh giận oán.
+ Ĺa ngă cùng tướng giận: Một câu kệ nầy nêu rơ Bồ-tát xưa từng làm Tiên nhân, bị vua Ca-lợi hành h́nh, đă ĺa hai thứ phiền năo: Một là ĺa phiền năo câu sinh của ngă kiến. Hai là ĺa phiền năo của khách trần như sân hận v.v...
Ĺa ngă: Tức ĺa các Hoặc căn bản như kiến chấp về ngă, người.
Cùng tướng giận: Là ĺa các Hoặc, phiền năo nơi khách trần như sân hận v.v... Đây là nêu rơ, Bồ-tát nơi Địa thứ nhất đă vĩnh viễn đoạn trừ bốn trụ và tập khí cũng dứt sạch.
+ Thật không nơi khổ năo: Là giải thích phần nơi kinh: Vô tướng. Gốc của khổ là do nơi chấp ngă, ngă sở. Bồ-tát đă ĺa dứt ngă và ngă sở th́ c̣n có ǵ gây khổ năo? Nên kệ viết: Thật không nơi khổ năo.
+ Cùng lạc có từ bi: Là giải thích phần trong kinh: Cũng chẳng phải là vô tướng.
Cùng lạc (vui): Đây là làm rơ Bồ-tát từ lúc phát tâm trở đi, luôn có tâm niệm: Ta, vào khi nào sẽ thành tựu được từ bi, thân như đất, nước, gió, lửa, có thể tạo lợi ích chân thật cho chúng sinh. Do đó, Bồ-tát đă lănh hội lư vô sinh của Địa thứ nhất, thành tựu được tâm một thể, nên có thể dùng từ bi tạo lợi ích thật sự, xứng hợp với tâm nguyện gốc, nên gọi là: Cùng lạc.
Do đâu không khổ? Do có được an lạc bậc nhất của Nhẫn Ba-la-mật. Do đâu đạt được an lạc bậc nhất ấy? Do đạt được tâm từ bi một thể tương ưng.
+ Quả hạnh khổ như thế: Tức an lạc bậc nhất của từ bi như vậy là chỗ đạt được của Bồ-tát Địa thứ nhất.
+ Quả hạnh khổ: Là không nhân nơi hàng trước địa, xác nhận phước đức của việc thọ tŕ kinh nêu trên là hơn hẳn.
Từ câu: Hai kệ nầy nêu bày về nghĩa ǵ, tiếp xuống: Một đoạn văn xuôi nơi Luận có hai chi tiết. Từ đầu đến tâm từ bi tương ưng, nên nói như vậy, là giải thích hai kệ trước.
+ Tuy hạnh khổ ấy đồng nơi quả khổ, nhưng hạnh khổ đó không mệt mỏi: Luận chủ sắp chính thức đáp lại chỗ nghi, đă dẫn việc xả bỏ thân mạng không khổ, nên trước là lănh hội tóm lược về ư của nghi vấn, do đấy nói: Tuy hạnh khổ ấy đồng nơi quả khổ. Là nêu rơ Tiên nhân Nhẫn Nhục bị vua Ca-lợi hành h́nh, hạnh khổ đó tuy tương tợ với việc xả bỏ thân mạng ở trước, nhưng hạnh khổ nầy không có mệt mỏi, do Tiên nhân lúc bị hành h́nh, không cho hạnh khổ ấy là khổ.
Nơi hạnh khổ xả thân nầy, t́nh không chán mệt, nên đối với đạo quả Bồ-đề Vô thượng tâm không thối chuyển.
+ Do có được Nhẫn nhục Ba-la-mật gọi là bậc nhất: Nêu rơ tiên nhân nhân đấy nên có thể đối với việc xả bỏ thân mạng không mệt mỏi.
+ Đối với đạo quả Bồ-đề không thối chuyển: Là do thành tựu được Nhẫn nhục Ba-la-mật của Bồ-tát Địa thứ nhất ấy, nên không sinh khổ năo, không đồng với hàng trước địa xả thân sinh khổ, đâu có thể cho đấy là khó. Đây là giải thích câu đầu trong kệ.
+ Bờ kia có hai thứ nghĩa: Là giải thích câu thứ hai trong kệ: Do hạnh khổ có thiện, cũng giải thích nghĩa Ba-la-mật nơi kinh.
+ Một là thể của thiện căn thanh tịnh nơi Ba-la-mật: Tức thể của muôn đức nơi thiện căn thanh tịnh, là trí chứng chân như của Bồ-tát Địa thứ nhất.
+ Hai là công đức tới bờ kia không thể lường: Nêu rơ thể của trí chứng ấy là trên hết, có diệu dụng của muôn công đức. Diệu dụng của muôn công đức đó chẳng phải là cảnh giới có thể lường xét của hàng phàm phu, Nhị thừa, nên viết là: Không thể lường.
Câu nầy giải thích về nghĩa Ba-la-mật xong, nhân đấy nêu về nghĩa: Chẳng phải là Ba-la-mật.
+ Như nơi kinh: Tức chẳng phải là Ba-la-mật: Là nhân đấy nêu lên câu thứ hai nơi kinh để tóm kết, sau đó mới giải thích nghĩa: Chẳng phải là Ba-la-mật.
+ V́ thế nên đạt được pháp bậc nhất: Tức Nhẫn nhục Ba-la-mật của Địa thứ nhất đạt được, không phải là cảnh giới có thể lường xét của hàng Nhị thừa, phàm phu trước địa. Nên nói: Hàng trước địa chưa có được sự thông tỏ về vô ngă, chỉ là Bồ-tát chứng đắc Địa thứ nhất mới đạt được pháp bậc nhất của Nhẫn nhục Ba-la-mật.
Hạnh khổ nầy hăy c̣n hơn việc xả bỏ thân mạng kia, huống hồ là Tiên nhân đă chứng Địa thứ nhất, ĺa dứt tướng ngă cùng tướng giận dữ, mà lại không hơn việc xả bỏ thân ở trước? Câu nầy tóm kết chỗ hơn đối với việc xả bỏ ở trước, tức giải thích câu đầu của kệ thứ hai: Ĺa ngă cùng tướng giận.
+ Lại, hành ấy là không khổ: Tức giải thích câu trong kệ: Thật không nơi khổ năo.
+ Chẳng những không khổ mà c̣n có lạc (vui), do có từ bi: Là giải thích câu trong kệ: Cùng lạc có từ bi, theo như kinh tóm kết.
+ Ở đây nêu rơ tâm từ bi tương ưng, nên nói như thế: Tức Luận chủ tự nói: Do đâu ta làm kệ, viết:
Thật không nơi khổ năo
Cùng lạc có từ bi.
Là để giải thích phần trong kinh: Vô tướng, cũng chẳng phải là vô tướng. Do đạt được tâm từ bi tương ưng một thể, nên khi xả bỏ thân mạng không khổ mà có an lạc. Có thể nói hai câu trong kệ là giải thích, nên viết: Nói như vậy.
+ Nếu có Bồ-tát không ĺa tướng ngă v.v...: Phần văn xuôi thứ hai nơi đoạn Luận nầy là chuẩn bị cho việc tạo kệ thứ ba, giải thích phần trong kinh: Bồ-tát nên ĺa tất cả tướng, cho đến: Tâm không trụ nơi sắc để bố thí. Trước hết là nêu dẫn Bồ-tát phàm phu chưa có được sự thông tỏ về vô ngă, đối với hạnh khổ sinh chán, lại muốn thối chuyển nơi tâm Bồ-đề. Nhằm khuyến khích những vị ấy khiến tu tập không chấp giữ tướng, hành không thối chuyển, nên tạo chỗ phát khởi nầy, như kinh v.v… là nêu chỗ kinh khuyến khích để tóm kết.
+ Ở đây biện minh về nghĩa ǵ?: Câu hỏi nầy hướng về Luận chủ, hỏi trong chỗ nêu dẫn kinh để tóm kết là biện minh về nghĩa ǵ? Tức giải thích: Người chưa khởi tâm Bồ-đề bậc nhất, có lỗi lầm như vậy.
+ Làm rơ người chưa chứng tâm Bồ-đề bậc nhất của Địa thứ nhất, nếu gặp hạnh khổ th́ hay có lỗi lầm là thối chuyển tâm Bồ-đề.
* V́ nhằm ngăn chận lỗi lầm ấy: Là nhằm ngăn chận lỗi lầm thối chuyển, nên tạo ra kệ thứ 3, giải thích phần trong kinh: Ngăn chận lỗi lầm. Ư nói: V́ không bỏ tâm khởi.
Kệ thứ ba nầy nêu rơ Bồ-tát Địa thứ nhất không bỏ tâm Bồ-đề, phát khởi hành không chấp giữ tướng nơi hàng trước địa, giải thích phần trong kinh: Do đó, Bồ-tát nên ĺa tất cả tướng mà phát tâm cầu đạo quả Bồ-đề Vô thượng.
+ Không bỏ tâm: Nghĩa là Bồ-tát Địa thứ nhất không bỏ tâm Bồ-đề.
+ Nêu rơ Bồ-tát trước địa chưa phát khởi tâm vô ngă của Địa thứ nhất: Tức thấy hạnh khổ cho là khổ, nên có thối chuyển.
+ Nay nói như thế: Tức dẫn dạy các Bồ-tát trước địa, v́ Bồ-tát nơi Địa thứ nhất không xả bỏ tâm Bồ-đề, khởi phát phương tiện hành không chấp giữ tướng nơi hàng trước địa hướng tới địa trên, hiểu rơ một cách chắc chắn về Nhẫn vô sinh đích thực, nên viết: V́ không bỏ tâm khởi.
+ Tu hành đạt kiên cố: Câu một nầy là khởi. Đây gọi là tu. Nêu rơ, bậc Bồ-tát Địa thứ nhất hiểu rơ về vô sinh, là vĩnh viễn không thối chuyển, không thể hủy hoại, nên viết là kiên cố.
Sở dĩ nêu hàng trước địa cần tu tập, hành phương tiện: Là chứng tỏ bậc Bồ-tát Địa thứ nhất đă thông tỏ một cách chắc chắn về lư vô sinh, nên viết: Tu hành đạt kiên cố.
Câu trên nói: V́ không bỏ tâm khởi. Ở đây nói: Tu hành đạt kiên cố, nghĩa là một mà tên gọi khác.
+ Là Nhẫn Ba-la-mật: Là giải thích hai câu trước. Nhưng hai câu trước giải thích nghĩa đă xong, sở dĩ có câu thứ ba, v́ bốn câu nầy lần lượt cùng giải thích, gọi là tạo thành kệ.
Nên câu thứ ba nầy trở lại giải thích, xác nhận về câu một, nêu rơ, Bồ-tát Địa thứ nhất sở dĩ đạt được hành không bỏ tâm Bồ-đề: Là do thành tựu được Nhẫn Ba-la-mật nên không thấy hạnh khổ là khổ, không bỏ tâm Bồ-đề. Nhẫn Ba-la-mật cũng là sự thông tỏ về lư vô sinh của Địa thứ nhất.
+ Tập tâm hay học kia: Câu kệ thứ tư nầy giải thích câu thứ hai ở trên.
+ Tập: Là tu tập.
+ Kia: Là đối với sự thông tỏ chắc chắn về lư vô sinh của Địa thứ nhất kia.
+ Tâm hay học: Là hành phương tiện trước của bậc Địa thứ nhất. Làm rơ là sự thông tỏ chắc chắn về pháp b́nh đẳng vô thượng của Địa thứ nhất kia, khiến hàng trước địa tu tập phương tiện theo tâm hay học. Tâm hay học ấy tức là tu hành, nên viết: Tập tâm hay học kia.
+ Nghĩa nầy như thế nào v.v...: Là một đoạn văn xuôi nơi Luận, lược có hai ư.
+ Từ đầu đến câu: Gồm thâu sáu Ba-la-mật: Đây là giải thích kệ trước.
+ V́ những tâm ǵ để khởi hành tướng mà tu tập?: Là hỏi về câu thứ hai trong kệ.
+ V́ những tâm ǵ không bỏ tướng?: Là hỏi về câu thứ nhất trong kệ. Nếu tạo thành thứ lớp th́ từ câu đầu nên hỏi cũng được. Ở đây nêu hai câu hỏi xong th́ dùng nửa kệ sau để đáp:
Là Nhẫn Ba-la-mật
Tập tâm hay học kia.
+ Lại, tâm của đệ nhất nghĩa: Là nêu ra tâm đệ nhất trong phần sinh khởi trước kệ.
+ Đă hội nhập nơi Địa thứ nhất, đạt được Nhẫn nhục Ba-la-mật: Là thuộc về Nhẫn Ba-la-mật được nơi đến nơi nơi nửa kệ sau, là do đă hội nhập nơi tâm đệ nhất nghĩa của Địa thứ nhất, tức đáp lại hai câu hỏi vừa nêu, xong.
+ Đây gọi là tâm không trụ: Nghĩa là Nhẫn Ba-la-mật ấy là tâm của đạo không trụ nơi Địa thứ nhất. Như nơi kinh tiếp xuống: Là lại nêu dẫn kinh để tóm kết.
+ V́ sao?: Tức hỏi trong phần kinh nầy, v́ sao nói: Nên ĺa tất cả tướng để phát tâm Bồ-đề, nên viết: V́ sao?
Tức giải thích: Cũng sinh tâm không trụ.
+ Chỉ rơ, ở trong các pháp như sắc v.v… không c̣n chấp giữ, vướng mắc: Là nghĩa có thể làm sáng rơ tâm Bồ-đề của Địa thứ nhất. Đây là giải thích phần trong kinh: V́ sao? V́ nếu tâm có trụ tức là chẳng phải trụ.
+ Nếu tâm trụ nơi các pháp như sắc v.v… th́ tâm ấy không trụ nơi Bồ-đề của Phật: Đây là nêu rơ, người đối với các pháp như sắc v.v… chấp giữ, vướng mắc, th́ không thể chứng đắc tâm Bồ-đề của Địa thứ nhất, tức là giải thích phần nơi kinh: Không trụ nơi sắc để sinh tâm, cho đến: Tâm không trụ nơi sắc để bố thí.
+ Đây là biện minh về tâm không trụ để hành tŕ bố thí: Tức đây là tóm kết chỗ tiếp theo trước đă giải thích hai câu nơi kinh.
+ Phần văn kinh nầy nêu tâm không trụ để dấy khởi hành phương tiện: Tức phần văn kinh vừa dẫn ra, nêu rơ: Nếu người có thể dấy khởi tâm không chấp trước, th́ có thể cùng với Địa thứ nhất làm nhân cho phương tiện.
+ Do Bố thí Ba-la-mật thâu tóm cả sáu thứ: Như trong phần thứ tư: “Tu hành như thật” ở trên đă dùng một thâu tóm sáu, nghĩa có thể nhận biết.
+ Thế nào là tạo lợi ích cho chúng sinh mà tu tập, không gọi là trụ nơi các sự? Đây là ư thứ hai trong kệ. Luận chủ sắp tạo kệ thứ tư để giải thích kinh. Trước nêu ra ư nghi vấn, tức dẫn phần kinh đoạn trừ nghi để tóm kết, sau mới dùng kệ để giải thích.
* Kệ thứ 4 nầy nêu rơ ĺa tướng chúng sinh cùng sự việc của năm ấm, giải thích phần nơi kinh: Bồ-tát v́ tạo lợi ích cho tất cả chúng sinh nên bố thí như vậy.
+ Tu hành lợi chúng sinh: Một câu nầy giải thích riêng về việc v́ tạo lợi ích cho tất cả chúng sinh nên bố thí như vậy. Ở đây có nghi vấn: Nếu không thấy ba sự, không giữ lấy tướng chúng sinh, th́ làm sao thực hành bố thí, nghĩa của nhân được thành?
Nên đáp: Tu hành lợi chúng sinh. Làm rơ Bồ-tát tuy không thấy có ba sự, không giữ lấy tướng chúng sinh, nhưng không phải là không v́ tạo lợi ích cho chúng sinh mà hành bố thí, nghĩa của nhân được thành. Nên câu kệ tiếp viết: Nhân như vậy nên biết.
Nhân như vậy: Tức Bố thí Ba-la-mật chính là hành của Liễu nhân, nghĩa của nhân đă thành nên khuyên người nhận biết.
Từ đấy lại sinh nghi: V́ tạo lợi ích cho chúng sinh, hành bố thí, tức là giữ lấy tướng chúng sinh. Nên nơi nửa kệ sau đáp: Chúng sinh cùng sự tướng, Xa ĺa cũng nên rơ.
Đây là giải thích phần trong kinh: Tất cả tướng chúng sinh tức là chẳng phải tướng.
+ Xa ĺa: Là không chấp giữ tướng chúng sinh.
+ Cũng nên rơ: Tức biện minh: Chẳng phải chỉ ĺa tướng chúng sinh mà cũng xa ĺa tướng của năm ấm, do đấy tức biết.
+ Bồ-tát nơi Địa thứ nhất tạo lợi ích cho chúng sinh, hành tŕ các độ: Tức chẳng phải là hành chấp giữ tướng.
+ Lợi ích là thể của nhân: Tức giải thích nửa kệ trên.
+ Bồ-tát tu hành, tạo lợi ích, chẳng phải là giữ lấy tướng chúng sinh: Là giải thích nửa kệ sau.
+ Thế nào là các sự việc của chúng sinh? Tức nêu câu hỏi tạo chuyển tiếp cho kệ thứ năm.
* Kệ thứ 5 nầy trở lại xác nhận kệ thứ tư ở trước, giải thích phần trong kinh: V́ sao Như Lai nói tất cả chúng sinh tức chẳng phải là chúng sinh. Thế nào là xác nhận kệ thứ tư? Trên đă nêu trực tiếp: Xa ĺa tướng chúng sinh cùng sự định thật. Nhưng chưa rơ, năm ấm của chúng sinh ấy v́ sao không có định thật, do đó mà ĺa, nên nơi kệ nầy chính thức nêu ra.
+ Giả danh: Tức chỉ cho tên gọi nơi chúng sinh là giả danh.
+ Cùng sự ấm: Là sự tướng của năm ấm.
+ Lại có nghi vấn: Trên nói ĺa tướng chúng sinh, đúng là không có chúng sinh định thật để có thể hóa độ, nhưng không phải là không có chúng sinh hư vọng, v́ sao không hóa độ? Nên đáp: Như Lai ĺa tướng ấy.
Năm ấm ấy tạo thành chúng sinh, tánh của chúng không thật, cũng như ánh sáng huyền ảo, xưa nay vắng lặng, nên cũng không có chúng sinh hư vọng do năm ấm tạo thành để hóa độ.
+ Chư Phật không hai kia: Không khác với câu thứ hai ở trước.
Nhưng theo pháp của Luận Xiển Đà, th́ một câu, hai câu, cho đến ba câu, nghĩa được giải thích tuy hết, nhưng cần để thành kệ, nên có thể nêu dẫn lần nữa.
+ Do thấy rơ pháp thật: Tức biện minh Như Lai do đâu ĺa hai thứ tướng giả thật? Là do thấy rơ pháp thật của chân như nơi đệ nhất nghĩa đế, chứng đắc quả vị Phật, không có hai tướng ấy. Nên biết chúng sinh cùng năm ấm, thể là hư vọng, xưa nay vắng lặng. Do không thật nên Như Lai xa ĺa. Nếu là thật th́ chư Phật nên giữ lấy.
+ Ở đây nói về nghĩa ǵ?: Một đoạn văn xuôi nơi Luận, từ đầu cho đến: Người vô ngă, là giải thích câu đầu trong kệ, xác nhận kệ thứ tư ở trước.
+ Tên, tướng nơi chúng sinh cùng sự kia: Tức nói về giả danh, việc năm ấm trong câu đầu.
+ Thế nào là Bồ-tát tu hành ĺa sự tướng chúng sinh: Là hỏi nơi kệ thứ tư ở trước, nói Bồ-tát tu hành, lúc tạo lợi ích cho chúng sinh, gọi là xa ĺa tướng chúng sinh cùng sự tướng của năm ấm, nghĩa ấy là thế nào? Nên giải thích: Tức tưởng của tên, tướng kia chẳng phải là tướng, làm rơ chúng sinh giả danh, thể là hư vọng, nên nói: Chẳng phải là tướng, do không có thể thật kia.
+ Chúng sinh giả danh ấy, sở dĩ là không: Là nêu rơ, ở trong pháp giả danh, cầu t́m thể của chúng sinh thật là không thể được.
+ Do nghĩa ấy, nên chúng sinh tức chẳng phải là chúng sinh: Là nêu dẫn kinh để tóm kết.
+ Do những pháp ǵ?: Tức do những pháp ǵ để tạo thành chúng sinh ấy, mà nói thể của chúng sinh là không?
Tức đáp: Nghĩa là pháp của năm ấm gọi là chúng sinh, biện minh do năm ấm ḥa hợp, tức pháp ấy trước hết là giả được mang tên là chúng sinh.
+ Nếu năm ấm ḥa hợp được mang tên là chúng sinh, tức là có chúng sinh, v́ sao nói là không?
Giải thích: Năm ấm kia không là thể của chúng sinh, nêu rơ: Chúng sinh ấy tuy là chúng sinh của năm ấm, nhưng trong năm ấm đó, từ xưa đến nay không thật có chúng sinh để có thể đạt được. Từ trước, Luận đă giải thích về người không ngă không.
+ Do là không thật: Là làm rơ pháp nhân duyên là vô ngă.
+ Sở dĩ trong năm ấm không có thể của chúng sinh: Là do năm ấm ấy như huyễn như hóa, tức thể tự không. Ở đây nêu rơ, chủ thể tạo thành là năm ấm, Thể là không, nên đối tượng được tạo thành là chúng sinh cũng không thật.
+ Như thế là biện minh pháp vô ngă, người vô ngă: Là tóm kết về tên gọi của hai thứ vô ngă.
+ V́ sao?: Tức hỏi v́ sao biết được chúng sinh của năm ấm ấy, thể là không, chẳng thật?
Giải thích: Tất cả chư Phật ĺa hết thảy tướng. Nêu rơ, chư Phật do ĺa nên chứng biết năm ấm của chúng sinh thể là không.
+ Câu nầy làm rơ hai tướng kia là không thật: Câu nầy với Luận vừa cho là Phật xa ĺa, hai câu, làm rơ, do hai tướng không thật, nên Như Lai ĺa, tức dùng ba câu sau trong kệ để tóm kết, xác nhận.
+ Đây nêu bày về nghĩa ǵ?: Là hỏi ba câu sau của kệ nầy nêu bày về những nghĩa ǵ? Tức giải thích: Nếu hai thứ kia là thật có, th́ chư Phật, Như Lai nên có hai tướng ấy. Làm sáng tỏ, nếu chúng sinh, năm ấm kia là thật có, chẳng không, tức là chư Phật Như Lai, nơi đệ nhất nghĩa đế phải có hai tướng ấy. Nhưng v́ chư Phật đă ĺa, nên biết rơ là chúng không thật.
Lại giải thích một cách tường tận: V́ sao? Nếu hai thứ ấy là thật, tức trong muôn đức của Như Lai phải có. Do chư Phật, Như Lai là người đă thấy rơ thật đế của chân như, mà không thấy hai tướng ấy, lại xa ĺa, nên chứng tỏ năm ấm của chúng sinh, giả thật đều không.
9. Nầy Tôn giả Tu-bồ-đề! Như Lai là người nói thật v.v...: Một đoạn kinh nầy là đoạn văn kinh thứ 9 trong Phần Đối chiếu.
+ Ở đây, sở dĩ được nêu ra: Là cũng để gián tiếp giải thích về nghi vấn nơi đoạn thứ sáu: Thánh nhân do pháp vô vi mà được mang tên. Pháp ấy không thể giữ lấy, nêu bày, nên thọ tŕ ngôn giáo của kinh nầy th́ không có phước đức.
Tuy nhiên, phần đối chiếu, từ đầu đến giờ, đă giải thích rộng: Giả như khiến ba ngàn Hằng sa thế giới với bảy báu, cùng xả bỏ thân mạng để bố thí, phước đức tuy nhiều, cũng không bằng phước đức của việc thọ tŕ bốn câu kệ nơi kinh nầy. Dù đă đối chiếu như vậy, giải thích rộng như thế nhưng tâm nghi của một số lớn chúng sinh vẫn c̣n, chưa dứt hết. Lại nhân nơi các đối chiếu nêu trước mà sinh nghi. Như vậy, ở trên tuy đă giải thích rộng về thể của Pháp thân được chứng đắc là dứt tuyệt nơi tên gọi, h́nh tướng, mọi ngôn từ giảng nêu đều không đạt tới. Lại cho không có pháp được chứng đắc nêu giảng trong pháp của ngôn giáo nơi mười hai bộ kinh. Như thế th́ giáo của chủ thể giảng giải cùng với Pháp thân của đối tượng được giảng giải rơ ràng là có khác biệt. Mà ở đây ngôn giáo tức trở lại là chẳng phải pháp. Vậy sao có thể thọ tŕ một kệ nơi ngôn giáo có khả năng chứng đắc Pháp thân, hơn phước đức của việc xả bỏ vô lượng thân mạng để bố thí? Từ đấy sinh nghi nên không tin.
Đă có nghi ấy, Như Lai cũng nên nêu dẫn dụ lần nữa để đối chiếu.
+ Nhưng sở dĩ lại không đối chiếu lần nữa: Là nhân nơi lời nói ở trên, sợ lại sinh nghi, nghi rốt cuộc là bất tận. Giả sử Như Lai trụ trong vô lượng kiếp nêu dẫn rộng khắp việc xả thí của cải thân mạng trong ngoài để so sánh, th́ cũng lại không bằng phước đức của việc thọ tŕ bốn câu kệ nơi kinh, nên Như Lai chỉ đáp, trực tiếp khuyên qua lời nói ấy, chỉ tin vào lời ta nói, chớ lại sinh nghi. Ta là người đạt Nhất thiết trí, trọn không lừa dối ông.
+ Do đó, kinh đáp, nói: Như Lai là người nói thật, cho đến: Không nói lời khác lạ: Nêu rơ việc tán thán Như Lai nói bốn pháp v.v… thảy đều không trống rỗng, khuyên người tin nói lời nói thành thật của Như Lai. V́ thế, phần tiếp theo là nêu rơ.
+ Nầy Tôn giả Tu-bồ-đề! Như Lai là người nói thật: Làm rơ Như Lai là người đạt Nhất thiết trí, chứng đắc các quả như mười Lực, bốn Vô sở úy với các thứ công đức. Như chỗ đă chứng đắc, trở lại v́ mọi người mà giảng nói đúng như thật, không hư dối, nên gọi là người nói thật.
Như Lai v́ người Tiểu thừa thuyết giảng pháp bốn Đế. Người của hàng Thanh-văn nầy quán xét về lư của bốn Đế, đoạn trừ kiết sử trong ba cơi chứng đắc quả Tiểu thừa, tuy chẳng phải là cứu cánh đích thật, nhưng nơi phần ấy có cảnh giới quán xét để dứt trừ, không sai lầm, nên gọi là nói thật.
+ Người nói đúng: Nêu rơ Như Lai v́ các Bồ-tát thuyết giảng pháp tánh của chân như. Người của Đại thừa ấy tự chứng đắc mà nêu bày đúng như lư không sai lầm, nên gọi là nói đúng.
+ Người nói không dị biệt: Làm rơ Như Lai thuyết giảng sự việc của ba đời, xứng hợp với pháp hư, thật, trọn không sai, lộn, nên gọi là nói không dị biệt.
+ Nầy Tôn giả Tu-bồ-đề! Pháp được Như Lai chứng đắc, thuyết giảng: Là Như Lai tự nêu bày: Ta cũng nhân nơi việc thọ tŕ pháp nơi ngôn giáo của kinh nầy, nên chứng quả là Pháp thân vô vi. Đă chứng đắc, trở lại v́ mọi người mà nêu giảng, hoàn toàn không hư vọng. Các ông phải nên sinh tin tưởng, chớ có nghi hoặc.
+ Pháp được chứng đắc: Tức là pháp chứng đắc.
+ Pháp được nêu giảng: Nghĩa là pháp nơi ngôn giáo.
Đă nghe nói như vậy, lại nhân đấy sinh nghi: Nếu Như Lai nói Ta chứng đắc pháp nầy, trở lại v́ người nêu giảng, khuyên sinh tin tưởng, th́ pháp được thuyết giảng đó tức có thể giữ lấy, nói ra nhờ ở tên gọi, h́nh tướng. Như thế, trở lại đồng với chỗ nghi vấn ở trước. Trên nói pháp chứng đắc là không tên gọi, h́nh tướng, không thể giữ lấy, nêu bày. Nói như thế là không hợp.
Có nghi vấn như vậy, nên đáp: Lời không thật. Làm rơ, nay nói pháp được chứng đắc, nêu giảng là dựa vào nẻo danh (tên gọi) tướng (h́nh tướng) của Thế đế, mà nói có chứng đắc, có thuyết giảng, chẳng phải là trong lư của chân như có danh, tướng nên có thể thuyết giảng. Lư của chân như, từ xưa đến nay, mọi nẻo ngôn ngữ đều dứt, mọi chốn hành của tâm đều bặt, nên không đắc không thuyết, sao được nêu nghi vấn cho là có đắc có thuyết, nên khiến pháp chứng đắc đồng nơi danh tướng có thể giữ lấy, nêu bày.
Pháp chứng đắc đă không phải là danh, tướng. Nếu cho pháp chứng đắc đồng nơi danh, tướng, có thể thủ đắc, có nêu giảng, th́ đấy tức là không thật.
Lại sinh nghi vấn: Nếu pháp chứng đắc hoàn toàn không tên gọi, h́nh tướng th́ v́ sao Như Lai trước nói: Ta là người nói thật nói đúng v.v… khuyên khiến thọ tŕ kinh giáo của chủ thể giảng giải.
Nay lại nói: Trước nói không thật. Hai lời ấy là mâu thuẫn. Như thế là trở lại giống với nghi vấn thứ hai ở trước. Rơ ràng là ĺa nơi pháp chứng đắc, có ngôn giáo của chủ thể nêu giảng, ngôn giáo ấy tức là chẳng phải pháp, giả như thọ tŕ, đọc tụng, th́ không có lợi ích. Trên nói ngôn giáo là pháp có nghĩa của nhân kia. Đây nói th́ không hợp.
Tức đáp: Không vọng ngữ. Nêu rơ Như Lai thật sự chứng đắc chân như, trở lại nêu giảng về pháp chân như, th́ ngôn giáo ấy từ trong pháp chứng đắc mà ra, là một phần của pháp chứng đắc, nên không cho hoàn toàn là phi pháp. Mà ngôn giáo nầy đă nói về chân như, nên thọ tŕ kinh giáo ấy, trở lại có thể chứng đắc chân như. Có lợi ích lớn như vậy nên không vọng ngữ.
* Luận viết: Trong đây có nghi v.v... Luận chủ sắp tạo kệ để giải thích kinh, nên trước lược dẫn ra ư sinh nghi. Lại dẫn kinh, lược nêu rơ về nghĩa của việc đoạn trừ nghi. Gồm có 3 kệ để giải thích một đoạn kinh nầy.
* Kệ thứ 1 tạo ra ư hỏi đáp, để giải thích nghi, nêu chung về bốn ngữ, nhằm để khuyên tin tưởng, hai câu trên giải thích nghi vấn trước, hai câu sau giải thích, nêu ra bốn lời, ư khuyên tin tưởng.
+ Kệ nói: Quả tuy không trụ đạo, Mà đạo hay làm nhân.
Quả: Là quả của pháp chứng đắc. Đạo: Là đạo của ngôn giáo, một câu nầy nên nói: Đạo của ngôn giáo không trụ trong quả của pháp chứng đắc. Nhưng giáo, đạo ấy, trở lại có thể cùng với pháp chứng đắc làm nhân. Do ngôn giáo hiển bày quả chứng đắc nên là nhân.
Vấn nạn ở trên nói: Pháp chứng đắc là không tên gọi, h́nh tướng. Ngôn giáo th́ có tên gọi, h́nh tướng. Pháp có tên gọi, h́nh tướng ấy, làm sao có thể cùng với pháp không tên, tướng làm nhân?
Nên đáp: Do chư Phật nói thật. Ở đây nêu rơ chư Phật là người đạt Nhất thiết trí, gồm đủ bốn thứ thật ngữ, nói tâm hợp lư, chỉ nên tin chớ nghi.
Có người nhân đấy lại sinh nghi. Cảnh giới nơi trí của Như Lai có vô lượng vô biên, v́ sao chỉ nói có bốn thật ngữ?
Nên đáp: Trí ấy có bốn thứ. Ở đây nêu rơ là dựa nơi bốn cảnh, nên chỉ nói bốn ngữ. Nhưng bốn cảnh nầy tuy gọi là hẹp mà nghĩa th́ bàn rộng. Pháp tuy vô lượng, nhưng không ra ngoài quả vị Phật, Tiểu thừa, Đại thừa, cùng pháp hữu vi v.v… của ba đời. Do bốn tên gọi ấy đều thâu tóm hết các pháp, nên lược nêu rơ về bốn thứ ấy.
Hai câu của kệ trước ấy cùng với kệ thứ hai tiếp sau làm chương môn giải thích riêng, văn nêu đủ nơi kệ sau.
Nghĩa nầy như thế nào?… cho đến: Có bốn thứ thật ngữ: Giải thích hai câu sau của kệ đầu, làm chuyển tiếp để sinh kệ thứ hai.
* Kệ thứ 2 chính thức giải thích bốn thứ trí – cảnh.
+ Trí thật cùng Tiểu thừa: Một câu kệ nầy là kết hợp giải thích về hai ngữ.
Trí thật: Là giải thích về “Nói đúng” nơi kinh.
Tiểu thừa: Là giải thích về “Nói thật” nơi kinh.
+ Nói pháp Ma-ha-diễn: Ma-ha-diễn là phiên âm theo tiếng Phạn, Hán dịch là Đại thừa, giải thích về “Nói như lư” nơi kinh.
+ Cùng tất cả thọ kư: Là giải thích “Không nói dị biệt” nơi kinh.
+ Do không nói hư dối: Là nghĩa chuyển đổi nhanh, hiện bày khắp nơi bốn câu trên, nên phần tiếp sau đều nói: “Do không nói hư dối”. Nêu rơ Như Lai đă có bốn thứ thật ngữ, nên phàm có nêu giảng đều không hư vọng. Đại chúng các vị đối với lời Như Lai, dù không nói về công đức thọ tŕ kinh, chỉ nên sinh tin tưởng sâu xa, chớ có hoài nghi. Do đó, làm rơ bốn thứ là thât, để xác nhận về sự nêu giảng không hư dối.
+ Ở đây là biện minh về nghĩa ǵ? Tức một đoạn văn xuôi nơi Luận. Đại ư có hai: Từ đầu cho đến: không điên đảo: Là thứ lớp giải thích về kệ, dùng kinh để tóm kết. Lại giả thiết có vấn nạn rồi, th́ theo thứ lớp giải thích rộng về vấn nạn ấy.
+ Do trí thật của Như Lai không nói hư dối về đạo quả Bồ-đề của Phật… đến: Thứ lớp nói bốn ngữ: Là cùng giải thích bốn câu trong kệ.
Từ câu: Như kinh tiếp xuống: Là cùng dẫn kinh để tóm kết về bốn ngữ.
+ Không vọng nói Tiểu thừa v.v...: Sở dĩ nêu ra câu nầy là Luận chủ giả thiết có vấn nạn: Như Lai nêu giảng về Đại thừa, lư là chân thật, quả là cứu cánh có thể gọi là thật ngữ v́ người Tiểu thừa giảng nói về bốn Đế, lư chẳng phải là cứu cánh, tuy chứng A-la-hán, nhưng quả chưa đầy đủ. Nhưng trong các kinh Đại Thừa lại đả phá rộng về Tiểu thừa, cho chẳng phải là chân thật. Vậy sao có thể nói, nêu giảng về bốn Đế, gọi là thật ngữ? Giải thích: Nói khổ đế v.v… của Tiểu thừa, chỉ là đế. Nêu rơ, Như Lai thuyết giảng pháp bốn Đế v.v người Tiểu thừa dựa nơi giáo mà tu hành, đạt được tánh không, hiểu rơ về người vô ngă, đoạn trừ bốn trụ phiền năo, chứng quả A-la-hán, chỉ đối với Tiểu thừa là thật, nên nói: Chỉ là đế.
+ Không nói dối thọ kư: Lại giả thiết có một vấn nạn: Pháp của ba đời ấy chuyển động không thật, thể là hư vọng. V́ sao bảo: Nói sự việc nơi ba đời, gọi là không nói dị biệt (mâu thuẫn). Giải thích: Tất cả quá khứ hiện tại vị lai đều được thọ kư, nên như nghĩa kia, như thế mà thuyết giảng, không điên đảo.
+ Như nghĩa kia: Tức như pháp của ba đời kia. Giả th́ như giả mà nêu giảng. Thật th́ dựa nơi thật mà ghi nhận nên không điên đảo.
+ Kinh lại nói: Nầy Tôn giả Tu-bồ-đề! Pháp được Như Lai chứng đắc nêu giảng v.v...: Đây là ư thứ hai trong đoạn văn xuôi nơi Luận. V́ sắp tạo ra kệ thứ ba tiếp sau để giải thích, nên trước là nêu ra do-tuần kinh nầy, tạo câu hỏi chuyển tiếp: V́ sao nên nói như vậy.
* Kệ thứ 3:
Thuận theo trí thật kia
Nói chẳng thật, chẳng giả.
Là giải thích phần nơi kinh: Pháp chứng đắc, pháp nêu giảng không thật.
+ Thuận theo trí thật kia: Là giải thích phần trong kinh: Pháp được Như Lai chứng đắc, nêu giảng, là không vọng ngữ. Biện minh Như Lai tuy dùng âm thanh, ngôn giáo, nêu giảng về pháp chứng đắc, nhưng pháp chứng đắc luôn là không tên gọi, nên ngôn giáo của chủ thể nêu giảng, tức chẳng phải là pháp chứng đắc. Rơ ràng ngôn giáo tuy chẳng phải là pháp chứng đắc, nhưng không phải là không nhân nơi chứng mà có nêu bày, nhờ nơi giáo mà được chứng, v́ ngôn giáo ấy có thể cùng với pháp chứng đắc làm nhân, nên viết: “Thuận theo trí thật kia”.
+ Nói chẳng thật, chẳng giả: Là giải thích phần trong kinh: Không thật, không vọng ngữ. Làm rơ pháp chứng đắc của chân như dứt tuyệt mọi tên gọi, h́nh tướng. Nếu cho âm thanh tên, tướng đồng nơi pháp chứng đắc, th́ đấy gọi là hư vọng, nên gọi là “Nói chẳng thật”.
Tuy âm thanh ngôn giáo chẳng phải là chứng đắc, nhưng không phải là không giống với sự chứng đắc có nêu bày, trở lại nhờ nơi giáo mà lănh hội lư. Ngôn giáo là pháp, nên viết: “Nói chẳng giả”.
+ Như nghe âm thanh, thủ chứng, đối trị như thế nên nói: Là nêu hỏi: Trong phần kinh trước, Như Lai tự nói: Ta là người nói đúng v.v… gồm bốn thứ thật ngữ. Lại nói: Pháp chứng đắc, pháp nêu giảng là không thật không vọng ngữ. Hai đoạn kinh nầy do đâu có mâu thuẫn? Nên liền dùng nửa kệ sau để đáp: Như nghe tiếng, thủ chứng, Đối trị nói như vậy.
Ư giải đáp e sợ chúng sinh, dựa theo âm thanh mà thủ chứng, cho là pháp chân như tức đồng với ngôn giáo của âm thanh là có tên gọi, h́nh tướng. Tạo nên ư như vậy, th́ để đối trị sự chấp trước đó, nên chỉ dẫn nói: Chớ như chỗ nghe về âm thanh mà chấp giữ cho là pháp chứng đắc.
+ Đối trị, nói như vậy: Tức đối trị như theo âm thanh chấp giữ hoặc là không thật, hoặc nói không giả.
+ Nghĩa nầy như thế nào?: Là một đoạn văn xuôi nơi Luận giải thích có hai ư: Từ đầu đến câu: Dựa nơi câu chữ để nêu bày, giải thích nửa kệ trên, cũng giải thích phần nơi kinh: Từ câu: Pháp được chứng đắc, tiếp xuống.
Từ câu: Pháp được chư Phật thuyết giảng, cho đến: Pháp chứng đắc ấy là không thể thủ đắc: Là giải thích câu đầu nơi kệ.
Từ câu: V́ sao?, đến câu: Do đó, không vọng ngữ: Là giải thích câu thứ hai nơi kệ.
+ Nếu thế, v́ sao nói Như Lai chứng đắc pháp, thuyết giảng pháp: Là nêu vấn nạn: Nếu theo chỗ nghe âm thanh, trí thủ chứng là không thật, th́ một câu của pháp chứng đắc cũng không thể nêu bày, v́ sao Như Lai tự nói: Pháp được Ta chứng đắc, nêu giảng? Tức giải thích: Do dựa nơi câu chữ để nói. Làm rơ pháp chứng đắc là không tên gọi, h́nh tướng, không thể thủ đắc, nêu bày, nhưng không phải là không dựa nơi ngôn giáo để luận bàn về diệu lư trước tiên.
+ V́ sao Như Lai trước nói: Ta là người nói đúng. Lại nói pháp được nêu giảng là không thật, không giả, không vọng ngữ: Đây là ư thứ hai nêu vấn nạn trong phần văn xuôi nơi Luận, dựa theo lời nói cho là mâu thuẫn nơi kinh của Như Lai để nêu vấn nạn. Nên dẫn nửa kệ sau để giải thích ư hỏi đáp không khác trong kệ.
* Phần 8: Nầy Tôn giả Tu-bồ-đề! Ví như có người đi vào nơi tối tăm th́ không thấy ǵ cả v.v…: Gồm 2 đoạn văn kinh. Đây là phần thứ 8 trong đoạn kinh lớn: Nêu rơ tất cả chúng sinh đều có Phật tánh của chân như. Trong đoạn nầy biện minh hết thảy chúng sinh đều có tánh chân như, tức nhân đấy mà được mang tên.
Do theo thứ lớp nào để dấy khởi? Là nhân trong đoạn thứ 6 ở trên, nói tất cả Thánh nhân đều do pháp chân như vô vi mà được gọi tên, phát sinh nghi vấn thứ 8, cho đến nơi đoạn thứ 7 đă giải thích rộng về tất cả Thánh nhân đều do pháp vô vi mà được gọi tên.
Nghi vấn nêu: Đúng ra nên nói: Tất cả chúng sinh đều do pháp chân như vô vi mà được mang tên. V́ sao chỉ nói về tất cả Thánh nhân… Sở dĩ nên như thế, là v́, như trong đoạn kinh thứ ba ở trên, bàn về tâm thường, nói: Nếu Bồ-tát có tưởng về chúng sinh tức chẳng phải là Bồ-tát, làm rơ: Nếu Bồ-tát đối với tất cả chúng sinh không khởi tâm về ngă th́ không gọi là Bồ-tát thông tỏ về chân như. Nên thông tỏ về tất cả chúng sinh đều b́nh đẳng, có ngă của Phật tánh, chân như, mới gọi là Bồ-tát. Nhưng Bồ-tát nầy, khi chứng đắc Địa thứ nhất, hiểu rơ về hết thảy chúng sinh như thân ḿnh, do tất cả chúng sinh đều có Phật tánh chân như, thân ḿnh cũng hiện có Phật tánh, chân như, b́nh đẳng không hai, không sai khác, nên xem chúng sinh như thân ḿnh. Lại như rất nhiều chỗ trong kinh nói: Tất cả chúng sinh đều có Phật tánh. Nếu hết thảy chúng sinh cùng với Thánh nhân, về lư chân như là đồng, th́ v́ sao hết thảy chúng sinh có tâm chấp trước, không do chân như thanh tịnh mà được gọi tên. Chỉ riêng chư Phật, Bồ-tát không có tâm chấp trước, do chân như thanh tịnh mà được gọi tên? V́ thế nên biết, Thánh nhân do pháp chân như nên được gọi tên, có thể có Phật tánh. C̣n tất cả chúng sinh không do pháp chân như để được gọi tên, tức không có Phật tánh. Nếu chúng sinh vốn không có Phật tánh, Thánh nhân, do nhân duyên tu tập, về sau mới có được. Chúng sinh không có Phật tánh tức xưa không nay có, nên là vô thường.
Lại nữa, nếu Phật tánh - chân như nơi tất cả chúng sinh đều có b́nh đẳng, th́ v́ sao có người được thấy, có người không thấy?
Có nghi vấn như thế, nên nêu dẫn thí dụ về người đi vào nơi tối tăm v.v… để giải đáp. Ư của phần đáp nói: Phật tánh - chân như, tuy các chúng sinh đều có, b́nh đẳng, nêu rơ chư Phật, Bồ-tát do tu hành đoạn trừ Hoặc, nên có thể thấy tánh. C̣n hết thảy chúng sinh th́ chưa có thể tu hành dứt trừ phiền năo, do đó không thấy tánh.
+ Tuy nhiên, người thấy tánh, đoạn trừ Hoặc, do chân như thanh tịnh mà được mang tên. Nếu người không thấy tánh, chưa đoạn trừ Hoặc th́ không do chân như thanh tịnh mà được gọi tên. Nêu rơ, phàm, Thánh hai người tuy lại có b́nh đẳng, nhưng do chỗ thấy, không thấy mà khác biệt. Như vậy, không nên đem trường hợp tất cả chúng sinh cùng có, b́nh đẳng, để giả đặt, dẫn đến tất cả đều do chân như thanh tịnh mà được mang tên.
Nhằm dứt trừ nghi vấn ấy, nên phần tiếp theo đă biện minh.
+ Như người đi vào chỗ tối tăm tức không thấy ǵ cả: Một việc nầy, nơi kinh có hai thứ dụ. Dụ cho hai kẻ ngu, trí, làm rơ: Người có tu tập, đoạn trừ Hoặc, có thể thấy Phật tánh, do pháp vô vi mà được gọi tên. Kẻ không tu tập, chưa đoạn trừ phiền năo, th́ không thể thấy tánh. Do không thể thấy tánh, nên không do pháp vô vi để được mang tên.
+ Ví như người đi vào nơi tối tăm tức không thấy ǵ cả: Là nêu thí dụ.
+ Nếu Bồ-tát tâm trụ nơi sự việc, cũng lại như vậy v.v...: Là kết hợp với dụ. Dụ cho hàng phàm phu, Nhị thừa, các vị Tiểu Bồ-tát, có bốn trụ tối tăm của vô minh tập khí, hành theo nẻo chấp giữ tướng, nên không thể thấy Phật tánh - Chân như.
Người của hai Thừa đă chứng đắc, thông tỏ về vô lậu đích thật, sở dĩ cũng gọi là người chấp giữ tướng: Là người của hai Thừa, tuy không chấp giữ tướng của pháp hữu vi, nhưng lại chấp giữ về tướng của Niết Bàn vô vi.
+ Như người có mắt, thấy các h́nh sắc v.v...: Là nêu dụ.
+ Nếu Bồ-tát không trụ nơi các sự v.v…, cũng lại như vậy: Là kết hợp dụ. Dụ cho các Bồ-tát từ Địa thứ nhất trở lên, đoạn trừ, loại bỏ dần bốn trụ vô minh tập khí, hành không chấp giữ tướng, trí sáng, đạt được vô lậu chân thật, nên có thể thấy Phật tánh cùng diệu lư vô thường, thường.
* Luận viết: Lại có nghi vấn v.v...: Ở đây Luận chủ muốn dùng kệ để giải thích phần kinh nầy, nên lược ghi ư của người nghi, tạo sự chuyển tiếp cho kệ tiếp sau.
+ Nếu Thánh nhân do pháp vô vi mà được gọi tên: Là nêu rơ chỗ sinh nghi nơi kinh trong đoạn thứ sáu ở trước.
+ Chân như kia, nơi tất cả thời, tất cả xứ đều có: Là dựa vào đoạn kinh thứ ba để vấn nạn, cùng nêu dẫn hai phần kinh đó. Sau đấy đưa ra hai vấn nạn.
+ V́ sao tâm không trụ, đạt được Bồ-đề của Phật, tức chẳng phải là không trụ? Nếu ba đời chúng sinh cùng có Phật tánh - Chân như, th́ hết thảy chúng sinh phải đều do pháp vô vi mà được gọi tên. V́ sao chỉ chư Phật, Bồ-tát mới có tâm không trụ, để đạt được Bồ-đề của Phật?
Người có tâm không trụ, đạt được quả vị Bồ-đề của Phật do pháp vô vi mà được gọi tên, nhưng tất cả chúng sinh có tâm không trụ, không có tâm không trụ, chẳng đạt được Bồ-đề của Phật, chẳng do pháp vô vi mà được gọi tên.
+ Nếu tất cả thời, tất cả xứ có chân như, v́ sao có người có thể đạt được, có người không đạt được?: Đây là lặp lại lần nữa về kinh, để nêu ra vấn nạn thứ hai: có thể thấy, không thấy. Dựa nơi phần sau của Luận có thể nhận biết. Nhằm dứt trừ hai nghi vấn ấy, nên lược dẫn dụ “Đi vào chỗ tối tăm” nơi kinh, bàn rộng về ư đoạn trừ nghi vấn, tiếp sau tạo kệ nhằm giải thích: Gồm có 2 kệ để giải thích một đoạn kinh ấy.
* Kệ thứ 1 tạo ư hỏi đáp để giải thích nghi. Trên đă có nghi vấn đối với phần trước, nên kệ đáp viết: Thời cùng xứ thật có.
+ Thời: Là thời gian của ba đời. Thể của Phật tánh là không có ba đời. Chúng sinh có ba đời nên gắn liền với chúng sinh gọi là ba đời.
+ Xứ: Là xứ của tất cả chúng sinh trong ba đời. Đây là biểu thị chỗ khác với các vật vô t́nh như gỗ, đá.
+ Thật có: Tức chúng sinh của ba đời ấy thật có Phật tánh đó. Như ư của kẻ nghi không khác.
+ Mà không được chân như: Nêu rơ vấn nạn: Nếu chúng sinh nơi thời xứ thật có chân Phật tánh, th́ v́ sao không đạt được? Nên câu kệ thứ ba viết: Không trí, do trụ pháp.
+ Không trí: Là nói về hàng phàm phu, Nhị thừa, chưa đạt được trí vô lậu của Địa thứ nhất.
V́ sao không trí? Là do tâm trụ chấp nơi pháp.
+ Trụ nơi pháp: Nêu rơ hàng phàm phu trước địa, luôn bị vướng nơi hai chướng, nên có tâm chấp trước. Do hàng phàm phu, Nhị thừa trụ nơi pháp, hành chấp trước, nên không thể thấy Phật tánh - Chân như.
+ C̣n lại, có trí đạt: Nêu rơ các Bồ-tát từ hội nhập địa trở lên, cùng chư Phật, Như Lai, đạt được thắng giải xuất thế gian nên có thể thấy Phật tánh ấy.
+ Văn xuôi nơi Luận viết: Nghĩa nầy như thế nào? tiếp xuống đến: V́ thế nên có thể đạt được: Là ở đây Luận chủ tạo ra ba phần hỏi đáp để giải thích một kệ trước. Dựa nơi Luận có thể nhận biết.
+ Do ư nghĩa ấy, nên chư Phật Như Lai thanh tịnh được mang tên. Do đó người có tâm trụ chấp, không đạt được Bồ-đề của Phật: Tức cùng hỏi rơ về nguyên do được mang tên, không được mang tên.
* Kệ thứ 2 giải thích chung về hai dụ tối, sáng trong kinh cùng sự kết hợp.
+ Tối, sáng, ngu không trí: Hai chữ tối, sáng là cùng nêu lên hai dụ dùng làm chương môn, phần sau, theo thứ lớp kết hợp với dụ.
Ngu: Là kết hợp riêng với chữ tối ở trên. Tức giải thích: V́ sao gọi là ngu? Là do kẻ ấy không trí. Trong một câu nầy, ba chữ sau là giải thích. Kết hợp với dụ về tối xong.
+ Sáng ấy, như có trí: Kẻ sáng: Tức trở lại nhắc lần nữa chữ sáng trong câu trên, là kết hợp với dụ về người có trí, nên viết: Như có trí.
+ Đối pháp cùng đối trị v.v...: Từ đây trở xuống gồm nửa kệ sau là giải thích về dụ thứ hai nơi kinh.
Đối pháp: Là nêu: Thứ nhất là đi vào pháp tối, dụ cho pháp được đối trị.
Cùng đối trị: Tức nêu phần sáng trong dụ, kết hợp cả hai pháp trí nơi dụ.
+ Được pháp diệt như thế: Được: Là được trí sáng nơi pháp của chủ thể đối trị. Diệt: Là diệt trừ ngu tối nơi pháp của đối tượng bị đối trị. Như có ánh sáng mặt trời đối trị, có thể diệt trừ tối tăm. Do hiểu rơ không chấp giữ tướng về bố thí, đối trị tâm trụ nơi các sự là tâm ngu chấp giữ tướng, nên viết:
Đối pháp cùng đối trị
Được pháp diệt như thế.
+ Nghĩa nầy như thế nào? Về dụ tối, sáng kia, là pháp tương tợ: Tức tối, sáng, ngu trí, pháp - dụ, về nghĩa có tương tợ, nên dùng để so sánh.
+ Tối: Là chỉ rơ về không trí.
+ Ánh sáng mặt trời: Là chỉ rơ về có trí. Mỗi mỗi kết hợp riêng nơi hai dụ. Ở đây là giải thích nửa kệ trên.
+ Có mắt: Là nêu rơ về nghĩa ǵ: Chỗ vừa nêu tuy là giải thích chung về hai dụ tối, sáng, nhưng chưa nêu ra ư của dụ nối tiếp. Nay dùng nửa kệ sau để giải thích dụ thứ hai nơi kinh. Tóm kết, tạo ra nghĩa chủ thể đối trị, đối tượng được đối trị, nên dẫn ra phần kinh tiếp theo.
Hỏi: Kẻ có mắt là nêu rơ về nghĩa ǵ? Tức đáp: Kệ viết:
Đối pháp cùng đối trị
Được pháp diệt như thế.
+ Thứ lớp như thế: Tức trước nêu rơ về đối pháp, sau làm sáng tỏ về đối trị.
+ Lại, người có mắt, tiếp xuống: Là theo thứ lớp nêu rơ kinh, giải thích về đối trị, sau th́ dùng kinh để tóm kết.
* Lại nữa, nầy Tôn giả Tu-bồ-đề! Nếu có thiện nam, thiện nữ, có thể đối với pháp nầy, thọ tŕ, đọc tụng, tu tập: Đây là phần văn kinh thứ 2 trong đoạn thứ 8.
+ Phần kinh nầy sở dĩ được nêu ra: V́ đoạn kinh trước nêu rơ tất cả chúng sinh đều có Phật tánh nơi Chân như, dẫn hai dụ tối, sáng để dụ cho người tu hành th́ thấy tánh, người không tu hành th́ không thể thấy tánh. Nêu vấn nạn: Người tu hành thấy tánh, chưa rơ là dựa nơi những pháp môn nào, dùng phương tiện ǵ, dùng ǵ làm nhân, để có thể thấy được Phật tánh nơi chân như?
Có vấn nạn như thế, nêu dẫn kinh để giải đáp, nêu rơ: Dựa nơi Kinh Kim Cương Bát Nhă nầy, cùng các kinh Đại Thừa, thọ tŕ, đọc tụng, tu hành ba thứ, thành tựu nghiệp thù thắng, dùng phương tiện ấy, với muôn hạnh làm nhân, nên có thể thấy Phật tánh. Do đó, nơi phần tiếp theo sẽ biện minh.
Căn cứ vào một đoạn kinh nầy, có hai phần: Một là nêu rơ về ba thứ tu hành. Hai là nêu rơ việc đối chiếu công đức, cùng tạo sự nối kết với đoạn thứ chín ở sau nói về lợi ích.
+ Những ǵ là ba thứ tu hành? Đó là:
1. Tu hành bằng thọ nhận: Tức từ chỗ gần gũi nơi người khác để thọ nhận.
2. Tu hành bằng hành tŕ: Tức bên trong tự đọc, giữ, không khiến quên mất.
3. Tu hành bằng đọc tụng: Là đọc tụng khắp các kinh, cũng gọi là tu hành.
Ba thứ tu hành ấy đều thuộc về văn tuệ, không chung nơi hai tuệ tư và tu. Nên kinh viết: Nếu thiện nam, thiện nữ, có thể đối với pháp môn nầy, thọ tŕ, đọc tụng, tu hành…
Nhờ vào ba thứ tu hành nêu trên, nhân đấy lại sinh nghi: Như Lai tuy nói thọ tŕ, đọc tụng, tu hành, tất có thể thấy Phật tánh, nhưng chưa rơ, người dựa nơi kinh tu hành ấy, là quyết định có thể thấy hay là sẽ chẳng thấy? Nên đáp: Tức Như Lai là người tất biết, tất thấy, tất hiểu rơ.
+ Tất biết: Là dùng trí Phật để nhận biết.
+ Tất thấy: Là dùng mắt Phật để nhận thấy.
+ Tất hiểu rơ (giác): Là dùng Nhất thiết chủng trí để hiểu rơ, thấu tỏ về mọi thứ. Làm sáng tỏ điều Như Lai tự nói: Ta là người đạt được Nhất thiết trí, mọi nẻo tri kiến đều thông tỏ, thấu suốt. Nên dựa nơi pháp môn nầy, tu hành ba thứ, có thể thấy Phật tánh, là sự quyết định không nghi.
Nhân đấy lại sinh nghi vấn: Ở trên tuy nêu rơ ba thứ tu hành, có thể thấy Phật tánh, nhưng chưa biết lúc thấy được tánh ấy th́ đạt được bao nhiêu công đức, là nhiều hay là ít?
Có nghi vấn như vậy, nên đáp: Đều thành tựu vô lượng vô biên nhóm công đức, nêu rơ sự tu hành khi thấy tánh, thành đạo, chứng đắc Pháp thân vô vi, công đức của quả đạt được là không thể hạn lượng, không phải là đối tượng nhận biết của toán số. Sao có thể nêu nghi vấn: Được bao nhiêu công đức, nhiều hay ít? Đây là nói quả trong nhân.
+ Nầy Tôn giả Tu-bồ-đề! Nếu thiện nam, thiện nữ, vào buổi sáng, đem Hằng ha sa thân mạng để bố thí… chủ đích v́ người nói rộng…: Tức nêu dẫn thí dụ về sự xả bỏ thân mạng nầy, đối chiếu với công đức của việc thọ tŕ kinh.
+ Nơi đoạn thứ bảy ở trên đă biện minh rộng về việc đối chiếu công đức. Sở dĩ ở đây lại nêu rơ việc so sánh công đức: Ở trên nêu nghi vấn: Thọ tŕ, đọc tụng, tu hành nơi kinh nầy có thể thấy Phật tánh, nhưng chưa biết khi thấy Phật tánh, th́ chỗ công đức đạt được là nhiều hay ít? Trước dùng pháp để nêu bày, làm rơ là đạt được vô lượng vô biên nhóm công đức. Tuy đă có giải đáp ấy, nhưng chưa hiển bày về nghĩa của việc có nhiều phước đức. Do đó, lại dẫn thí dụ về phần ít của thế gian, đối chiếu nhằm giải đáp nghĩa đó. Nêu rơ: Công đức của việc dựa nơi kinh nầy tu hành, thấy tánh, không phải là pháp của toán số, không thể hạn lượng. C̣n công đức của việc xả bỏ thân mạng là hữu vi là pháp của số lượng, chấp giữ tướng, nên tuy nhiều mà không bằng. Đây là biện minh về phần nhiều nơi vô lượng, không phải là phần ít nơi kinh.
Trong phần đối chiếu trước đă nêu rơ về thí dụ xả bỏ thân mạng, có những hơn kém ǵ. Nên ở đây lại làm rơ. Gồm có hai thứ hơn: Một là do nơi thân mạng. Hai là thời, kiếp dài lâu. Do có hai thứ hơn ấy nên lại biện minh lần nữa.
+ Nếu lại có người, nghe pháp môn nầy, tâm tin tưởng không hủy báng: Là nêu rơ trường hợp trực tiếp nghe kinh, tâm tin tưởng, không chống đối, hăy c̣n hơn phước đức của việc xả bỏ thân mạng, vô lượng A-tăng-kỳ, huống chi là c̣n có thể biên chép, đọc tụng, đúng như chỗ nêu giảng tu hành, v́ người khác diễn nói, th́ phước đức càng nhiều, là vô lượng A-tăng-kỳ.
Một đoạn kinh nầy, Luận đă dùng 3 kệ để giải thích.
* Kệ thứ 1: Cùng với hai đoạn kinh, luận trước sau, trong đó có năm kệ làm gốc. Một câu trên sinh khởi kệ thứ hai trong một đoạn ấy. Câu thứ hai sinh khởi trong một đoạn ấy. Câu thứ ba về nghĩa sinh khởi phần kinh sau nói về lợi ích, chính thức cùng với phần lợi ích bàn luận, trong ấy có ba kệ làm gốc. Câu thứ tư tóm kết chung về ba câu trên, với hai kệ gốc dùng để tu tập.
+ Nơi pháp nào tu hành?: Tức hỏi dựa nơi pháp môn nào để tu hành, nhằm có thể thấy Phật tánh?
+ Lại hỏi: Tu hành, thấy tánh “Đạt những phước đức ǵ?”.
+ Lại thành tựu nghiệp ǵ?: Tức lại hỏi, trực tiếp thọ tŕ kinh nầy nên có thể thấy Phật tánh, lại thành tựu những hạnh thù thắng như thế, có thể đoạn trừ Hoặc, kiến tánh.
+ Theo như thuyết, tu hành: Ở trên hỏi: Làm thế nào để tu hành, có thể thấy Phật tánh, gọi là tu hành, nên viết: “Theo như thuyết, tu hành”.
Kệ thứ nhất nầy sinh khởi chung hai đoạn kinh, cùng với năm kệ làm gốc.
+ Nơi pháp nào tu hành: Là nêu lên câu đầu trong kệ, hỏi để tạo sự nối tiếp.
+ Chỉ rơ việc tu tập: Là đáp lại câu hỏi trên, chỉ rơ dựa nơi kinh giáo nầy thọ tŕ, đọc tụng, tu hành ba thứ, tạo sự chuyển tiếp nơi kệ thứ hai.
* Kệ thứ 2 nầy đáp lại câu đầu của kệ thứ nhất: Nơi pháp nào tu hành, chính thức giải thích phần trong kinh: Ba thứ tu hành, thọ tŕ, đọc tụng.
+ Tên, chữ, ba thứ pháp: Tức cũng là ba thứ tu hành. Nên câu kệ thứ hai chỉ ra sự việc ấy: Thọ tŕ, nghe, nói rộng, tức là ba thứ thuộc văn tuệ trong tên, chữ. Ở trên tuy nói về thể của ba thứ văn tuệ, nhưng chưa rơ về phương pháp tu hành lại như thế nào. Nên nửa kệ sau viết: Tu từ tha, cùng nội, Được nghe là tu trí.
+ Tu từ tha (người khác): Tức theo, gần gũi Phật Bồ-tát, tri thức thiện khác để nghe pháp, là tu hành bằng thọ nhận.
+ Cùng nội: Là đă thọ nhận nơi người khác nên được nội dung, tự đọc tụng, giữ ǵn, không khiến quên mất. Tức là tu hành bằng hành tŕ. Dựa theo Tây Trúc, pháp tụng đọc có ba thứ: Một là tụng đọc lớn tiếng. Hai là tụng đọc nhỏ tiếng. Ba là tụng đọc thầm.
+ Được nghe: Nêu rơ, nghe không chỉ là thọ tụng, gọi là văn tuệ song c̣n có thể chuyển đọc các kinh, cũng gọi là văn tuệ. Đây là tu hành bằng đọc tụng.
+ Là tu trí: Do ba thứ văn tuệ ấy nên trí thông tỏ. Tóm kết là trí của văn tuệ nơi ba thứ tu hành.
+ Đây là nêu bày về nghĩa ǵ?… đến: Thọ tŕ, đọc tụng: Là giải thích về nửa kệ trên, xong th́ tóm kết.
+ Sự tu hành kia làm sao đạt được… đến: V́ có thể tu tập: Là nêu vấn nạn, tạo chuyển tiếp, rồi dùng nửa kệ sau để đáp. Sau đấy, theo thứ lớp giải thích.
+ Vừa nói tên, chữ cùng do tu hành: Là nhắc lại phần trước, tạo nối tiếp cho kệ sau.
* Kệ thứ 3 đáp lại câu thứ hai nơi kệ một: Đạt được những phước đức ǵ? Giải thích phần trong kinh: Đối chiếu.
+ Đây là tự thuần thục: Tức nhắc lại ba thứ tu hành nêu trước, nêu rơ ba thứ văn tuệ đă tạo thành đức của tự hành.
+ C̣n lại, hóa chúng sinh: Nêu rơ, v́ người khác mà thuyết giảng rộng khắp, hoàn thành hành lợi tha. Trước đă biện minh, ở đây v́ sao lại nêu ra lần nữa? V́ nhằm dùng dụ để đối chiếu, nêu dẫn ra. Trước, tự hành bên ngoài, giáo hóa, thọ tŕ kinh, khi thấy tánh th́ có được bao nhiêu phước đức. Nay nêu rơ, khi thấy tánh, lănh hội Pháp thân vô vi, th́ đạt được vô lượng vô biên công đức, không thể hạn lượng. Tuy không thể hạn lượng, lại dẫn ba thời, xả bỏ Hằng sa thân mạng để bố thí, so với công đức của việc thọ tŕ kinh, cũng không bằng phần ít. Do vậy nên nêu ra.
+ Do sự cùng thời lớn: Sự nghĩa là sự việc của chỗ xả bỏ thân mạng. Thời là số lượng của kiếp nhiều, làm rơ ở trong nhiều thời xả bỏ vô lượng thân mạng, nên viết: Do sự cùng thời lớn.
+ Phước đức hơn trong phước: Nêu rơ hai thứ phước đức xả bỏ thân, thọ tŕ kinh. Ở đây, trong hai thứ phước th́ phước đức của thọ tŕ kinh là hơn, phước đức kia th́ kém. Nên viết: Phước đức hơn trong phước.
+ Nghĩa nầy là thế nào? … cho đến: Thuyết pháp rộng khắp: Là giải thích nửa kệ trên.
+ Đạt được những phước đức ǵ tiếp xuống: Là nói về chỗ chưa hỏi sự đối chiếu. Dùng nửa kệ sau để đáp, thứ lớp giải thích, sau đấy dùng kinh để tóm kết. Dựa nơi Luận có thể nhận biết.
HẾT - QUYỂN 6
|