Lương Hoàng Bảo Sám
QUYỂN THỨ TƯ
ĐẦU QUYỂN TƯ
Tào Khê Thủy.
Nhất phái hướng Đông Lưu.
Quan âm b́nh nội trừ tai cựu.
Đề hồ quán đảnh địch trần cấu.
Dương chi sái xứ nhuận tiêu khô.
Yết hầu trung cam lộ tự hữu quỳnh tương thấu.
Nam mô Phổ Hiền Vương Bồ tát Ma ha tát (3 lần)
CUNG VĂN
Tứ chí viên minh chi diệu thể, nghiêm nhược tinh trung chi kiểu nguyệt.
Tứ vô ngại biện chi huyền âm, cao siêu kiếp ngoại chi không đàm. Vận tứ tâm ư
tứ ác thú trung; ly tứ tướng ư tứ sinh giới nội. Tín Phật ân chi quảng bố.
Ngưỡng thánh đức chi di cao. Duy nguyện hồng ân giám nạp thành khẩn.
Thượng lai phụng v́ kim thời cầu sám đệ tử đẳng... khải kiến từ bi đại
tràng sám pháp, tư đương đệ tứ quyển nhập đàn duyên khởi. Tứ tất đàn nhân tam
nghiệp thanh tịnh. Khắc niệm nhiếp niệm dĩ đầu thành, tâm chánh thân chánh nhi
tác lễ. B́nh trâm tam đảo chi xuân quang, lô nhiệt lục thù chi hương cái. Đăng
nhiên huệ cự cúng hiến thuần đà, lễ bái truyền nhiễu, phúng vịnh tán dương,
phát lộ phi thành, khắc cần sám hối.
Thiết niệm cầu sám đệ tử đẳng... tự tùng vĩnh kiếp, trực chí kim sinh, mê
tứ đại chi sắc thân, thọ tứ sanh chi luân chuyển, khởi tứ tướng chi điên đảo,
phạm tứ chủng chi oai nghi. Tùng mê chí mê, do khổ nhập khổ, tùy cảnh phong chi
nghịch thuận. Nịch ái thủy chi trầm luân. Vô minh duy trọng duy thâm, phiền lăo
như dao như tất. Bằng đại pháp dĩ hồng tuyên, trượng chân thuyên nhi giải
thích. Kim tắc thốn tâm khánh khoái, khắc cốt minh cơ. Tập đại đức chi cao lưu,
vận nhất tâm nhi sám hối. Ngưỡng khấu hồng từ minh huân gia bị.
Tứ bát đoan nghiêm vi diệu tướng.
Tăng kỳ tam đại kiếp tu lai.
Diện như măn nguyệt mục như liên.
Thiên
thượng nhân gian hàm cung kỉnh.
Khởi vận
Từ Bi Đạo Tràng Sám Pháp. Nhất tâm quy mạng Tam thế chư Phật:
Nam mô
Quá Khứ Tỳ Bà Thi Phật,
Nam mô
Thi Khí Phật,
Nam mô Tỳ
Xá Phù Phật,
Nam mô
Câu Lưu Tôn Phật,
Nam mô
Câu Na Hàm Mâu Ni Phật,
Nam mô Ca
Diếp Phật,
Nam mô
Thích Ca Mâu Ni Phật,
Nam mô
Đương Lai Hạ Sanh Di Lặc Tôn Phật.
CHƯƠNG
THỨ BẢY NÓI RƠ QUẢ BÁO (tiếp theo)
Ngày nay
Đại chúng đồng nghiệp trong Đạo tràng lại phải chí thành đảnh lễ, nhất tâm lắng
nghe.
Lúc bấy
giờ Phật ở thành Vương Xá, trong vườn trúc Ca lan đà, Ngài Mục Kiền Liên từ
thiền định đứng dậy đi dạo trên bờ sông Hằng thấy các Ngă quỉ chịu tội không
đồng nhau.
Khi ấy
các Ngă quỉ đồng sanh ḷng cung kính đến hỏi Ngài Mục Liên về nhơn duyên đời
trước. Một Ngă quỉ hỏi rằng: "Tôi một đời lại đây, thường bị đói khát, muốn vào
nhà xí, lấy phẩn mà ăn; trên nhà xí đă có con đại lực quỉ lấy gậy đánh tôi; tôi
không đến gần nhà xí được. V́ cớ ǵ mà tôi mắc phải tội ấy?"
Ngài Mục
Liên đáp rằng: Đời trước lúc làm người, ngươi làm chủ chùa, có khách Tỳ kheo
đến xin ăn. Ngươi keo kiết không đăi khách ăn. Chờ khách đi rồi ngươi mới cho
các thầy thường ở trong chùa ăn.
V́ ngươi
vô đạo, tham tiếc của chúng; do nhơn duyên ấy nên mắc phải tội như vậy.
Đó là hoa
báo, quả báo sẽ ở Địa ngục.
- Lại có
một Ngă quỉ hỏi Ngài Mục Liên rằng: "Tôi một đời lại đây, trên vai có cái b́nh
đồng lớn, đựng đầy nước sôi. Tôi tự lấy gáo múc xối từ trên đầu xuống, đau khổ
vô cùng, không thể chịu được. Tôi v́ tội ǵ mà phải như thế?"
Ngài Mục
Liên đáp rằng:
Lúc làm
người, ngươi làm duy na trong chùa, xem việc trong Đại chúng. Có một b́nh sữa,
ngươi dấu chỗ kín; đúng giờ không đem chia cho chúng đợi khách đi rồi, mới đem
chia cho các người trong chùa. Sữa là vật chiêu đề (1), thuộc của chúng tăng
trong mười phương, mọi người đều có phần v́ ngươi vô đạo, tham tiếc của chúng.
Do nhơn duyên ấy, nên mắc phải tội như vậy. Đó là hoa báo. Quả báo sẽ ở Địa
ngục.
- Lại có
quỉ hỏi Ngài Mục Liên rằng: "Tôi một đời trở lại đây, thường nuốt những ḥn sắt
nóng. V́ những tội ǵ mà phải như vậy?"
Ngài Mục
Liên đáp rằng:
Lúc làm
người ngươi làm một vị Sa di nhỏ, lấy nước trong sạch quấy đường phèn cho
chúng. Đường phèn cứng rắn, ngươi sanh tâm trộm cắp, đập nhỏ lấy chút ít. Đại
chúng chưa uống, ngươi đă uống trộm trước một hớp. Do v́ nhơn duyên ấy nên mắc
phải tội như vậy. Đó là hoa báo. Quả báo sẽ ở Địa ngục.
Ngày nay
Đại chúng đồng nghiệp trong Đạo tràng nghe những việc Ngài Mục Liên đă nghe đă
thấy, rất đáng sợ hăi.
Chúng con
có thể làm những tội ấy. V́ vô minh ngăn che chúng con không tự nhớ biết. Giả
sử như chúng con đă tạo vô lượng tội nghiệp như vậy, đời sau quyết phải thọ
lănh quả báo đau khổ ấy. Vậy nên bây giờ phải chí tâm tha thiết, đầu thành đảnh
lễ hổ thẹn cầu xin sám hối. Nguyện trừ diệt sạch những tội lỗi ấy và nguyện xin
sám hối thế cho hết thảy Ngă quỉ khắp mười phương tận hư không giới.
Lại
nguyện xin sám hối thế cho các Cha mẹ và các Sư trưởng nguyện xin sám hối thế
cho các bậc đồng đàn tôn chứng: thượng trung hạ ṭa.
Nguyện
xin sám hối thế cho tất cả thiện ác tri thức rộng ra cho đến khắp cả mười
phương tận không giới, vô cùng vô tận hết thảy chúng sanh trong tứ sanh lục
đạo.
Những tội
đă làm, nhơn nay sám hối mà được trừ diệt. Những tội chưa làm thề không dám
làm.
Nguyện
xin mười phương chư Phật chứng biết cho chúng con.
Nam mô Di
Lặc Phật
Nam mô
Thích Ca Mâu Ni Phật
Nam mô
Câu Lưu Tôn Phật
Nam mô
Câu Na Hàm mâu ni Phật
Nam mô Ca
Diếp Phật
Nam mô Sư
Tử Phật
Nam mô
Minh Viêm Phật
Nam mô
Mâu Ni Phật
Nam mô
Diệu Hoa Phật
Nam mô
Hoa Thị Phật
Nam mô
Thiện Túc Phật
Nam mô
Đạo Sư Phật
Nam mô
Đại Tư Phật
Nam mô
Đại Lực Phật
Nam mô
Túc Vương Phật
Nam mô Tu
Dược Phật
Nam mô
Danh tướng Phật
Nam mô
Đại minh Phật
Nam mô
Viêm Kiên Phật
Nam mô
Chiếu Diệu Phật
Nam mô
Nhật Tạng Phật
Nam mô
Nguyệt Thị Phật
Nam mô
Chúng Viêm Phật
Nam mô
Thiện Minh Phật
Nam mô Vô
Ưu Phật
Nam mô Sư
Tử Du Hư Phật
Nam Mô Sư
Tử Phấn Tấn Phật
Nam Mô Vô
Biên Thân Bồ tát
Nam Mô
Quán Thế Âm Bồ tát
Nam Mô
Phật Đà
Nam Mô
Đạt Mạ
Nam Mô
Tăng Già.
Lại quy y
như vậy mười phương tận hư không giới hết thảy Tam bảo, nguyện xin Tam bảo dũ
ḷng đại Từ bi cứu vớt hết thảy chúng sanh khắp mười phương hiện đương chịu khổ
trong đường Ngă quỉ.
Lại
nguyện xin cứu vớt hết thảy chúng sanh khắp mười phương hiện đương chịu khổ vô
lượng trong đường Địa ngục; trong đường Súc sanh và trong nhân loại; làm cho
các chúng sanh ấy liền được giải thoát đoạn ba nghiệp chướng (2) trừ năm sợ hăi
(3) chứng tám giải thoát (4) dùng bốn hoằng thệ (5) độ thoát chúng sanh đảnh lễ
Thế Tôn, thưa thỉnh giáo lư vi diệu; không rời đương xứ sạch hết hữu lậu, tùy
tâm tự tại, dạo khắp cơi Phật, hạnh nguyện viên măn, chóng thành chánh giác.
Ngày nay
Đại chúng đồng nghiệp trong Đạo tràng, lại chí thành lắng ḷng mà nghe.
Lúc bấy
giờ Phật ở thành Vương xá, phía đông nam có một hồ nước bao nhiêu tiểu dăi ô uế
đều chảy vào hồ ấy, hôi thúi không thể đến gần được. Có một con trùng lớn sanh
ở trong hồ ấy. Thân dài mấy trượng; không có tay chân, quằn quại lăn lóc, hằng
ngàn người đến xem. Ngài A Nan thấy vậy về bạch Phật. Phật và Đại chúng cùng
nhau đến hồ ấy xem. Đại chúng nghĩ rằng:
"Nay đây
đức Như Lai sẽ nói rơ đầu đuôi việc con trùng ấy cho mọi người nghe".
Phật bảo
Đại chúng: "Sau khi đức Phật Duy Vệ nhập Niết bàn rồi, có năm trăm thầy Tỳ kheo
đi qua một ngôi chùa. Lúc ghé vào chùa, chủ chùa rất hoan hỷ vui mừng, mời Đại
chúng ở lại để cúng đường. Ông hết ḷng thết đăi không tiếc món ǵ".
Sau đó có
năm trăm người đi buôn vào biển lấy ngọc, lúc về cũng ghé lại chùa. Các người
ấy thấy 500 Tỳ kheo tu hành tinh tấn liền hân hoan, phát tâm cúng dường, mới
cùng nhau nghĩ rằng: "Phước điền khó gặp chúng ta nên cúng dường lễ mọn".
Mỗi người
cúng một viên ngọc; cộng được năm trăm ma ni châu, đem gửi chủ chùa. Sau đó chủ
chùa sanh tâm không tốt, lập mưu muốn đoạt lấy một ḿnh, không đem ra cúng
dường chúng tăng.
Đại chúng
mới hỏi: Ngọc châu của khách buôn bố thí nên đem ra cúng dường Đại chúng?
Chủ chùa
đáp rằng: "Ngọc châu ấy cúng cho ta, nếu các người muốn đoạt, th́ có phẩn uế
cho các ngươi. Nếu các ngươi không đi ngay bây giờ, ta sẽ chặt tay chân các
người quăng vào hầm phẩn".
Đại chúng
nghĩ thương người ấy quá ngu si, bèn làm thinh bỏ đi.
V́ tội ác
ấy nên nay chủ chùa kia phải làm thân trùng này; sau sẽ vào Địa ngục chịu vô
lượng đau khổ.
- Lại
nữa, khi ấy Phật ở thành Vương xá, thấy một chúng sanh có cái lưỡi rất dài lớn.
Có đinh sắt đóng vào lưỡi lửa phát cháy hừng hực, chịu đau khổ suốt ngày đêm.
Ngài Mục
Liên bèn hỏi Phật: Chúng sanh ấy v́ tội ǵ mà chịu khổ như vậy?
Phật đáp:
Người ấy
xưa kia từng làm chủ chùa, hay mắng nhiếc, xua đuổi các thầy Tỳ kheo ở lâu
trong chùa hay khách tăng mới đến cũng vậy và không cho ăn uống, không b́nh
đẳng cúng dường. V́ nhơn duyên ấy nên nay mắc phải tội như vậy.
- Lại có
một chúng sanh thân thể dài lớn, trên đầu có cái vạc nước đồng sôi, bốc lửa
cháy hừng hực, nước đồng sôi chảy tràn ra tứ phía, chảy khắp thân thể, chúng
sanh ấy nương hư không mà đi măi không nghỉ.
Ngài Mục
Liên hỏi Phật: Chúng sanh ấy v́ tội ǵ mà phải chịu khổ như thế.
Phật đáp:
Người ấy
đời xưa làm Tri sự ở chùa, Đàn việt cúng dầu thắp, Tri sự không chia cho khách
tăng. Đợi các thày khách tăng đi rồi sau đó mới chia cho các thày thường ở
trong chùa.
V́ nhơn
duyên ấy nên nay người ấy mắc phải tội như vậy.
- Lại có
một chúng sanh bị các ḥn sắt cháy đỏ hừng hực, từ trên đầu mà vào, từ dưới
chân mà ra; nương hư không mà đi người ấy đau khổ vô cùng, không thể chịu được.
Ngài Mục
Liên hỏi Phật: Chúng sanh ấy v́ tội ǵ mà phải chịu khổ như vậy?
Phật đáp
rằng:
Người ấy
đời trước làm ông Sa di có trộm bảy trái me (6) trong vườn chúng tăng. Sau khi
chết rồi, Sa di ấy đă chịu vô lượng khổ trong Địa ngục. Nay nghiệp báo chưa
hết, hăy c̣n dư ươn, nên phải chịu khổ như vậy.
- Lại có
một con cá lớn, một thân trăm đầu, mỗi đầu một khác, bị sa vào lưới người.
Thế Tôn
thấy vậy bèn nhập định "Từ tâm Tam muội" gọi con cá ấy. Cá ấy tức thời ứng khẩu
trả lời.
Thế Tôn
hỏi cá:
- Mẹ
ngươi ở đâu?
- Mẹ tôi
làm con trùng rúc trong nhà xí!
Phật bảo
các Tỳ kheo: Lúc Phật Ca Diếp ra đời, con cá lớn này làm vị Tam tạng Tỳ kheo;
v́ ác khẩu nên chịu quả báo nhiều đầu. Mẹ nó bấy giờ thọ hưởng lợi dưỡng của
nó, nên đọa làm con trùng rúc trong cầu tiêu.
- Phật dạy
tiếp rằng: - Mắc phải báo ấy đều do chúng sanh ác khẩu, nói lời thô tháo cứng
xẳng, tuyên truyền bỉ thử, làm cho hai bên tranh đấu loạn lạc lẫn nhau. Chết
rồi vào Địa ngục, bị ngục tốt đốt đỏ cái bề sắt trong ngoài nóng đỏ như nước
đồng sôi để nung cái lưỡi người có tội. Quỉ lại đốt đỏ móc sắt, móc có ba lưỡi
sắt bén như mũi nhọn để đoạn cái lưỡi của tội nhơn. Lại kéo dài cái lưỡi ra như
trâu kéo cày.
Lại đốt
đỏ cái chày sắt dộng vào yết hầu, trải qua ngàn vạn kiếp. Tội hết mới ra khỏi
Địa ngục, làm loài chim muông.
Phật dạy:
"Nếu có chúng sanh nào đàm luận việc vua chúa, chánh trị, Cha mẹ và Sư trưởng,
th́ tội lại c̣n nặng hơn.
Ngày nay
Đại chúng đồng nghiệp trong Đạo tràng nghe Phật dạy lời ấy, rất đáng sợ hăi.
Bấy giờ Đại chúng đă thấy rơ ràng: thiện ác hai đường không sai, tội phước và
quả báo chắc thật, quyết định không c̣n nghi ngờ ǵ nữa.
Vậy nên
hết ḷng hổ thẹn, siêng năng tu hành, cầu xin sám hối. Đại chúng đă cùng nhau
xem kinh, đă đồng thấy những việc như trên, nếu không cố gắng, lười biếng muốn
thối lui th́ việc tu hành không do đâu có kết quả.
Ví như
người nghèo thiếu ḷng thèm khát các vị cao lương mà thật tế không có một vị
nào rốt cuộc cũng không có ích ǵ cho sự thèm khát khổ năo kia.
Cho nên
biết rằng: người nào muốn cầu có pháp môn nhiệm mầu thù thắng, muốn độ thoát
hết thảy chúng sanh, người ấy không thể nói suông rằng: tôi chỉ tu tâm mà được.
Người ấy cần phải có tâm mà cũng cần phải thực hành bằng sự tướng nữa mới được.
Cần phải có sự có lư. Sự lư đi đôi công việc mới có kết quả hoàn toàn, thành
tựu viên măn.
Vậy nên
Đại chúng phải nỗ lực tinh tấn tu hành cầu xin sám hối. Cùng nhau chí tâm tha
thiết, đầu thành đảnh lễ Tam bảo. Nguyện xin thay thế hết thảy chúng sanh trong
đường Địa ngục, đường Ngă quỉ, đường Súc sanh và đường nhơn loại mà cầu xin sám
hối.
Lại
nguyện v́ Cha mẹ, Sư trưởng thiện ác tri thức và cùng hết thảy bà con mà cầu
xin sám hối. Những tội đă làm rồi nguyện xin trừ diệt. Những tội chưa làm thề
không dám làm.
Nhất tâm
đảnh lễ Quy y Thế gian Đại Từ bi Phụ:
Nam mô Di
Lặc Phật
Nam mô
Thích Ca Mâu Ni Phật
Nam mô Đề
Sa Phật
Nam mô
Minh Diệu Phật
Nam mô
Tŕ Man Phật
Nam Mô
Công Đức Minh Phật
Nam mô
Thị Nghĩa Phật
Nam mô
Đăng Diệu Phật
Nam mô
Hưng Thịnh Phật
Nam mô
Dược Sư Phật
Nam mô
Thiện Nhu Phật
Nam mô
Bạch Hào Phật
Nam mô Kiên
Cố Phật
Nam Mô
Phước Oai Đức Phật
Nam Mô
Bất Khả Hoại Phật
Nam Mô
Đức Tướng Phật
Nam Mô La
Hầu Phật
Nam Mô
Chúng Chủ Phật
Nam Mô
Phạm Thanh Phật
Nam Mô
Kiên Tế Phật
Nam Mô
Bất Cao Phật
Nam Mô
Tác Minh Phật
Nam Mô
Đại Sơn Phật
Nam Mô
Kim cang Phật
Nam Mô
Tương Chúng Phật
Nam Mô Vô
Úy Phật
Nam Mô
Trân Bảo Phật
Nam Mô Sư
Tử Phan Bồ tát
Nam mô Sư
Tử Tác Bồ tát
Nam mô Vô
Biên Thân Bồ tát
Nam mô
Quán Thế Âm Bồ tát.
Lại quy y
như vậy mười phương, tận hư không giới hết thảy Tam bảo. Nguyện xin Tam bảo
dùng đại Từ bi lực, đại trí huệ lực, vô lượng tự tại thần lực không thể tư
nghị; độ thoát nhất thế chúng sanh lực, trong lục đạo, diệt trừ hết thảy đau
khổ cho chúng sanh trong lục đạo; khiến các chúng sanh ấy đoạn trừ hết tội
nghiệp trong ba đường ác; rốt ráo không tạo năm tội nghịch; không tạo mười ác
nghiệp nữa. Từ nay trở đi các chúng sanh ấy không sanh vào chỗ khổ báo, được
sanh về Tịnh độ; bỏ mạng sống khổ báo được mạng sống trí huệ; bỏ thân khổ báo
được thân Kim cang; bỏ khổ ác thú được vui Niết bàn; nhớ khổ trong ác thú, phát
tâm Bồ đề. Bốn Vô lượng tâm, sáu Ba la mật thường được hiện tiền. Bốn vô ngại
biện, sáu sức thần thông được tự tại như ư, dơng mănh tinh tấn, không thôi
không nghỉ, và thắng tấn tu hành đến khi măn hạnh Thập địa, trở lại độ thoát
hết thảy chúng sanh.
CHƯƠNG
THỨ TÁM RA KHỎI ĐỊA NGỤC
Ngày nay
Đại chúng trong đồng nghiệp Đạo tràng nên biết rằng: Vạn pháp không đồng, công
dụng bất nhất, như sáng và tối đối đăi nhau. Tuy nhiên chỉ có thiện và ác là
gồm thâu tất cả.
Làm thiện
được quả báo tốt đẹp ở các cơi trời, cơi người. Làm ác thời mắc quả báo xấu xa,
đau khổ kiệt liệt trong ba đường ác.
Đó là hai
sự thật rơ ràng trên đời, không phải giả dối. Nhưng người ngu si lầm lạc phần
nhiều sanh tâm nghi ngờ; hoặc cho cơi trời là chuyện bịa đặt; Địa ngục là lời
nói dối, không có. Những người ấy không biết suy nhơn nghiệm quả; không biết
xét quả t́m nhơn. Người không biết phân biệt nhơn quả th́ cứ chấp lấy sự hiểu
biết sai lầm của thế gian. Không những chấp không, chấp có mà c̣n làm thơ làm
bài để biếm xích. Tâm họ trái với điều thiện lợi mà không hề tự biết sai lầm.
Giả như có người chỉ bảo cho th́ họ càng chấp chặt lấy thiên kiến; sai lầm c̣n
kiên cố hơn nữa. Những người như thế là họ tự gieo đầu vào đường ác. Trong nháy
mắt liền thẳng xuống Địa ngục, từ thân hiếu tử không thể cứu được. Họ đi vào
hầm lửa, vạc dầu trước hơn ai hết. Họ đi thiêu thân trong lửa nóng vạc dầu sôi
mà không tự biết. Thân tâm tan nát, tinh thần thống khổ, khi ấy ăn năn không
kịp.
Ngày nay
Đại chúng trong Đạo tràng thấy rơ thiện ác nương nhau như bóng theo h́nh, như
vang theo tiếng.
Tội phước
hai đường tuy khác nhau nhưng cũng phải đợi kỳ trả quả báo nghiêm nhặt, mong
sau mọi người đều sáng suốt tin tưởng không sanh tâm nghi ngờ.
Sao gọi là Địa ngục?
Kinh dạy rằng:
Trong tam thiên đại thiên thế giới, ở giữa khoảng hai núi Thiết vi. chỗ
tối tăm nhất gọi là Địa ngục. Thành bằng sắt, dài rộng một ngàn sáu trăm vạn
dặm. Trong thành chia ra tám vạn bốn ngàn ngăn. Dưới lấy sắt làm đất, trên lấy
sắt làm lưới. Lửa đốt thành ấy trong ngoài cháy đỏ chảy ra nước. Lửa trên cháy
suốt xuống dưới, lửa dưới cháy suốt bốc lên trên.
Tên riêng của mỗi ngục là:
Ngục nhóm họp
Ngục tối tăm
Ngục xe đao
Ngục rừng kiếm
Ngục máy sắt
Ngục rừng gai
Ngục vơng sắt
Ngục hang sắt
Ngục hoàn sắt
Ngục đá nhọn
Ngục hầm
than
Ngục rừng
cháy.
Ngục hổ lang
Ngục kêu la
Ngục nước sôi
Ngục than nóng
Ngục núi dao
Ngục rừng kiếm
Ngục đá mài lửa
Ngục thành lửa
Ngục cột trụ đồng
Ngục giường sắt
Ngục xe lửa
Ngục bánh xe lửa
Ngục uống nước đồng sôi
Ngục khạc ra lửa
Ngục hết sức nóng
Ngục hết sức lạnh
Ngục rút lưỡi,
Ngục đóng đinh vào thân
Ngục trâu cày
Ngục chém chặt
Ngục đao binh
Ngục mổ xẻ
Ngục sông tro.
Ngục tiểu dăi trào lên
Ngục giá lạnh
Ngục bùn lầy
Ngục ngu si
Ngục khóc lóc
Ngục đui điếc
Ngục câm ngọng
Ngọng lưỡi câu sắt
Ngục mổ sắt nhọn.
Lại có những đại tiểu tiện nê lê A tỳ Địa ngục.
Phật bảo
đức A Nan:
Sao gọi là A tỳ Địa ngục?
- A: nghĩa là vô
- Tỳ: nghĩa là già
- A: nghĩa là vô
- Tỳ: nghĩa là cứu.
Nói chung lại A tỳ nghĩa là vô già, vô cứu: không ngăn dứt, không cứu
vớt được.
Lại nữa:
- A là không gián đoạn.
- Tỳ là không lay động.
- A là hết sức nóng nhiệt.
- Tỳ là hết sức khổ năo.
- A là
không an nhàn.
- Tỳ là
không an trú.
Tóm lại:
A tỳ nghĩa là hết sức hành hạ, không tạm nghỉ, không gián đoạn, không lay
chuyển; hết sức khổ năo, như nung như nấu, không an nhàn, không chấm dứt, cứ
hành phạt măi măi nên gọi là A tỳ.
Lại nữa:
- A là đại diệm: là lửa dữ.
- Tỳ là mănh liệt, là nóng dữ.
Lửa dữ nhập tâm, gọi là A tỳ Địa ngục.
Phật dạy Ngài A Nan: Địa ngục A tỳ dài rộng bằng nhau ba mươi hai vạn
dặm. Bảy lớp thành sắt, bảy lớp lưới sắt bao bọc ngục A tỳ. Dưới có mười tám
ngăn, xung quanh có bảy lớp thành, đều có đặt rừng dao.
Trong bảy lớp thành lại có rừng gươm. Dưới mười tám ngăn, ngăn có tám
vạn bốn ngàn lớp. Bốn góc đều có bốn đại đồng cẩu, thân dài lớn đến một vạn sáu
ngàn (16.000) dặm, mắt như điện chớp, răng như cây gươm, nanh như núi dao, lưỡi
như mũi sắt nhọn toàn thân chân lông phun lửa dữ, hơi bay như khói, hơi thúi
khó chịu, thế gian không có vật ǵ thúi bằng.
Lại có mười tám ngục tốt đầu như đầu la sát miệng như miệng dạ xoa. Chó
có sáu mươi bốn con mắt, mắt tung ra xa những ḥn sắt nóng: như xe chạy xa mười
dặm. Răng phía trên cao một trăm sáu mươi dặm. Trên đầu răng tuông ra lửa dữ,
đốt cháy xe sắt phía trước, làm cho bánh xe kia mỗi lỗ lưỡi tṛn hóa làm một ức
con dao lửa, kiếm kích sắc bén; những lưỡi nhọn đều từ trong lửa dữ ấy lưu
xuất. Lửa ra như suối chảy đốt cháy ngục thành A tỳ. Thành cháy đỏ như nước
đồng sôi.
Bọn ngục tốt kia đầu có tám đầu trâu, mỗi mỗi đầu đều có mười tám cái
sừng. Trên đầu mỗi sừng tuông ra một đống lửa lớn. Đống lửa lớn lại hóa ra bánh
xe dao lớn. Như bao nhiêu bánh xe, mỗi mỗi bánh xe thứ lớp theo nhau chạy trong
lửa dữ ghê gớm, đầy cả A tỳ Địa ngục.
Ở dưới đất th́ có chó đại đồng cẩu há miệng le lưỡi. Lưỡi như đ̣n xóc
nhọn; le ra th́ hóa thành vô lượng lưỡi, đầy cả A tỳ Địa ngục.
Ở trong bảy lớp thành có bảy lớp cờ. Ở đầu mỗi cờ lửa tuôn ra như suối
trào vọt, nước sắt chảy cả A tỳ Địa ngục.
Bốn cửa thành ngục A tỳ, ở trên mỗi ngưỡng cửa có mười tám chảo nước
đồng sôi trào ra rồi chảy tràn đầy cả thành A tỳ.
Trong mỗi ngăn. Địa ngục lại có tám vạn bốn ngàn rắn măng xà sắt, phun
độc, phun lửa thân h́nh lớn đầy thành, kêu la như sấm dậy, mưa xuống những hoàn
sắt nóng lớn đầy cả thành A tỳ.
Nỗi khổ trong thành kể đến tám vạn ức thiên. Bao nhiêu thống khổ trong
những thống khổ đều tích tụ ở trong thành này.
Lại có năm trăm ức con trùng ở trong thành, mỗi con trùng có tám vạn bốn
ngàn mỏ nhọn. Đầu mỗi mỏ nhọn có lửa tuôn như mưa xối, đầy cả thành A tỳ.
Mỗi khi trùng ấy rơi xuống th́ lửa dữ trong thành A tỳ bốc ngọn lên dữ
dội, hừng hực sáng choang. Lửa mạnh ấy chiếu đến ba trăm ba mươi sáu vạn dặm.
Từ A tỳ ngục xông lên biển cả dưới núi ốc tiêu nước biển cả giọt xuống, mỗi
giọt lớn bằng trục bánh xe to, thành ra những mũi nhọn sắt lớn, đầy cả thành A
tỳ.
Phật bảo Ngài A Nan: Như chúng sanh nào giết cha hại mẹ, nhục nhă sáu
gịng bà con, người ấy khi mạng chung chó sắt hả miệng, hóa làm mười tám bánh
xe, giống như xe vàng, có bảo cái che trên. Hết thảy mũi lửa nhọn kia hóa làm
ngọc nữ. Người có tội kia xa trông thấy, sanh tâm vui mừng. Nghĩ rằng: "Ta muốn
đến đó chơi, Ta muốn đến đó chơi". Khi đến rồi, th́ bị gió phong đao xẻ thân,
lạnh quá chừng. Tội nhơn lại nghĩ: Há được lửa tốt, ngồi trên xe đốt lên mà hơ!
Nghĩ như thế rồi th́ liền chết. Trong giây phút lại thấy ḿnh ngồi trên xe vàng
ngắm xem ngọc nữ. Nhưng bị ngọc nữ cầm búa sắt chém thân. Dưới thân lửa bốc
hừng hực, mau như chớp nhoáng, trong nháy mắt lại rơi vào A tỳ Địa ngục.
Từ ngăn trên, chớp mắt đọa xuống ngăn dưới. Thân lớn đầy ngăn. Chó đồng
cẩu lớn tiếng sủa lên và nhai xương nuốt tủy. Ngục tốt la sát cầm xoa sắt lớn
xoa đầu bắt đứng dậy; lửa cháy khắp thân, cháy luôn thành A tỳ. Lưới sắt tuông
mưa dao. Dao theo lỗ chân lông vào trong thân thể, hóa làm vua Diêm Vương. Vua
lớn tiếng bảo rằng: "Kẻ ngu si, giống ngục tốt kia, ngươi ở dương thế, bất hiếu
với Cha mẹ, tà mạng không đạo đức nên phải đọa vào chỗ này, gọi là A tỳ Địa
ngục. Ngươi là người không biết ơn, không hổ thẹn. Ngươi chịu khổ năo như thế
có sướng không?" Nói rồi, biến mất.
Bấy giờ ngục tốt lại đuổi tội nhơn từ ngăn dưới lên ngăn trên. Phải trải
qua tám vạn bốn ngàn ngăn giữa mới qua khỏi lớp lưới sắt cuối cùng một ngày một
đêm mới khắp A tỳ Địa ngục. Một ngày một đêm ở Địa ngục bằng sáu chục tiểu kiếp
(7) ở dương gian. Tội nhơn sống như vậy trong Địa ngục một đại kiếp (8).
Người phạm tội ngũ nghịch không biết hổ thẹn nên gây tội ấy. V́ tội ngũ
nghịch nên lúc lâm chung có mười tám thứ phong đao như xe lửa sắt cắt xẻ thân
thể. Tội nhơn v́ nóng bức nên nói thế này: "Nếu ta có các thứ hoa sắc đẹp ấy,
cây đại thọ mát mẻ kia, ở đó dạo chơi há không vui sao!"
Nghĩ như thế rồi th́ có tám vạn bốn ngàn rừng ác kiếm hóa làm cây báu,
hoa quả tốt tươi, sắp bày ra trước mắt lửa nóng hừng hực hóa làm hoa sen nơi
gốc cây kia. Tội nhơn thấy vậy liền nghĩ thầm: "Ta đă măn nguyện".
Trong nháy mắt, tội nhơn liền ngồi trên hoa sen. Trong khoảnh khắc, các
trùng mỏ nhọn, từ trong hoa lửa sanh ra rúc ráy cốt tủy, thấu suốt tâm can. Tội
nhơn phải vịn cây đứng dậy. Các nhành cây hóa thành lưỡi kiếm, róc thịt chẻ
xương, vô lượng rừng đao từ không trung rơi xuống. Những ḷ hổng xe lửa mười
tám điều đau khổ nhất thời đưa đến.
Những cảnh tượng này hiện ra th́ tội nhơn bị hăm xuống Địa ngục từng
dưới; rồi từ từng dưới lên từng trên. Thân h́nh lột hết như hoa nở. Trải khắp
ngăn dưới, rồi lên ngăn trên, bị lửa mạnh thiêu đốt dữ dội.
Đến ngăn trên rồi, thân h́nh tràn khắp ngăn ấy, bị khổ năo nung nấu vô
cùng. Tội nhơn phải trợn mắt le lưỡi. V́ phạm tội ngũ nghịch, nên bị vạn ức
đồng sôi, trăm ngàn đao luân, từ trên không rơi xuống, vào trên đầu, ra dưới
chân; đau khổ c̣n gấp bội hơn trước nữa một trăm, một ngàn vạn phần. Người phạm
đủ năm nghịch tội phải chịu tội đủ năm kiếp.
Lại nữa nếu người nào phá cấm giới của Phật, luống ăn dùng của tín thí,
phỉ báng Tam bảo, tà kiến, không biết nhơn quả, không học trí huệ Bát nhă,
khinh chê mười phương Phật, trộm cắp của pháp, làm việc ô uế bất tịnh hạnh,
không hổ thẹn, hủy nhục bà con, tạo các điều ác, người ấy khi sắp lâm chung,
tội báo bị phong đao xẻ thân, nằm ngửa bất tỉnh, như bị đánh đập.
Tư tưởng hoang mang, si mê lầm lẫn. Thấy nhà cửa và con cái nam nữ, và
lớn nhỏ, cùng tất cả sự vật của ḿnh đều bất tịnh. Tiểu dăi hôi thối, tràn đầy
thân thể. Bấy giờ người ấy nghĩ rằng:
"Sao đây không có thành quách và núi rừng tốt đẹp, để ta dạo chơi mà lại
ở giữa đám bất tịnh ô uế này ư?"
Nghĩ như thế rồi, liền bị ngục tốt la sát lấy cái xoa sắt lớn đánh ngục
A tỳ, và các rừng đao hóa làm cây báu, và ao hồ mát mẻ, lửa dữ hóa làm hoa sen
lá vàng; những con trùng sắt mỏ nhọn hóa làm chim phù nhạn. Những tiếng thống
khổ trong Địa ngục như âm thanh ca vịnh.
Tội nhơn trông thấy tốt đẹp như vậy liền nghĩ rằng: "Ta mau đến đó mà
dạo chơi". Nghĩ xong liền thấy ḿnh ngồi trên hoa sen lửa. Các trùng sắt mỏ
nhọn từ các lỗ chân lông trong thân rúc ra, cắn rức thân thể. Trăm ngàn bánh xe
sắt từ trên đánh vào thân; hằng hà sa số xoa sắt, khiêu múc tṛng mắt. Chó đồng
cẩu trong Địa ngục hóa làm trăm ức chó sắt dành nhau cấu xé thân h́nh tội nhơn,
lấy trái tim mà ăn. Trong nháy mắt, thân thể đă thành cánh hoa sắt, tràn khắp
mười tám ngăn ngục, mỗi mỗi hoa có tám vạn bốn ngàn lá, mỗi mỗi lá, đầu ḿnh
tay chân chi tiết đều ở trong một ngăn; Địa ngục không lớn thân này không nhỏ
cho nên biến khắp Địa ngục.
Những tội nhơn này đọa vào Địa ngục ấy tám vạn bốn ngàn đại kiếp. Ngục
này tiêu diệt rồi lại vào trong mười tám ngăn ngục khác, chịu khổ như trên. A
tỳ ngục này về phương Nam cũng có 18 ngăn; phương Tây cũng có mười tám ngăn,
phương Bắc cũng có mười tám ngăn.
Hủy báng các kinh Phương đẳng Đại thừa tạo đủ năm tội nghịch; phá hoại
Hiền Thánh, đoạn các căn lành. Những người như vậy chịu đủ tội lỗi. Thân lớn
khắp A tỳ Địa ngục; tứ chi trải khắp cả mười tám ngăn A tỳ Địa ngục này chỉ
thiêu đốt những chúng sanh tạo giống Địa ngục như trên. Khi kiếp Địa ngục sắp
hết th́ thấy cửa Địa ngục phương Đông liền mở. Tội nhơn nh́n thấy ngoài cửa ấy
có ḍng nước trong chảy mát mẻ; có rừng cây hoa quả tốt tươi hiện ra những tội
nhơn ở ngăn dưới nh́n thấy th́ mắt tạm bớt đổ lửa. Từ ngăn dưới vươn ḿnh lên
quằn quại ḅ đi, tuột cả thân h́nh mà chạy lên ngăn trên, tay vịn bánh xe đao.
Bấy giờ trên không trung mưa xuống những hoàn sắt nóng. Tội nhơn chạy đến cửa
phương Đông. Vừa đến cổng th́ ngục tốt la sát tay cầm xoa sắt đâm ngược vào
tṛng mắt của tội nhơn.
Chó đồng cẩu nhai ngầu trái tim; tội nhơn phải chết ngất. Chết rồi sống
lại, thấy cửa phương Nam mở như cửa phương trước kia không khác.
Cửa phương Tây, phương Bắc cũng đều như vậy. Trải qua thời gian nửa
kiếp, tội nhơn phải chết trong A tỳ Địa ngục.
Chết rồi sống lại sanh vào Địa ngục giá lạnh rồi chết trong Địa ngục hàn
băng này. Chết rồi lại sống; sống rồi lại sanh vào Địa ngục hắc ám, một trăm,
một ngàn vạn năm mắt không trông thấy, thân làm con đại trùng, quằn quại bỏ đi;
các căn (9) ám độn, không hiểu biết ǵ phải quấy lại bị một trăm một ngàn hổ
lang lôi kéo dành ăn. Chết rồi lại sanh vào loài Súc sanh, năm ngàn vạn năm làm
thân chim muông. Khổ sở như thế cho đến khi hết tội, được sanh làm người. Nhưng
lại phải đui, điếc, ngọng, lịu, phung hủi, ung thư, bần cùng hạ tiện. Bao nhiêu
suy đồi khổ sở ḿnh phải tự rước lấy. Làm thân hèn hạ như vậy năm trăm lần sống
thác. Lại sanh vào loài quỉ đói. Ở trong Ngă quỉ gặp được thiện tri thức các vị
đại Bồ tát quở trách nói rằng:
"Người ở trong vô lượng đời về trước đă tạo ra vô lượng tội, phỉ báng
Tam bảo, không tin nhơn quả nên đọa trong A tỳ Địa ngục chịu nhiều khổ năo
không thể kể xiết. Nay ngươi nên phát tâm Từ bi".
Bấy giờ các Ngă quỉ nghe lời ấy rồi liền xưng Nam mô Phật.
Nhờ sức hồng ân của chư Phật, liền được mạng chung, sanh lên cơi trời tứ
thiên. Sanh lên đó rồi, ăn năn tự trách, phát tâm Bồ đề.
Tâm quang của các chư Phật không bỏ những người phát tâm này, thâu nhiếp
những người phát tâm như vậy và thương mến như La Hầu La. Dạy bảo tránh xa Địa
ngục, không cho thân sa đọa như quư tṛng con mắt.
Phật bảo Đại vương: "Muốn biết hào quang chư Phật thường chiếu nơi nào
th́ hăy xem hào quang ấy thường chiếu những nơi chúng sanh đau khổ như vậy
không gián đoạn, không người cứu vớt. Tâm Phật thường biết nơi đâu? Thường biết
những nơi chúng sanh chịu hành phạt cực h́nh, cực ác như vậy. Vậy đem tâm Phật
mà trau dồi tâm ḿnh, trải qua nhiều số kiếp, khiến các người ác kia phát tâm
Bồ đề".
Hôm nay Đại chúng đồng nghiệp trong Đạo tràng nghe Phật Thế Tôn nói các
thống khổ như trên th́ gia tâm giữ ư, chớ sanh ḷng buông lung. Nếu Đại chúng
không siêng năng lập phương tiện tu hành Bồ tát đạo th́ ở trong mỗi Địa ngục
đều có tội phần.
Ngày nay Đại chúng nên v́ hết thảy chúng sanh hiện đang chịu thống khổ
trong A tỳ Địa ngục, v́ hết thảy chúng sanh sẽ chịu thống khổ trong A tỳ Địa
ngục, và rộng ra cho đến hết thảy chúng sanh hiện chịu, và sẽ chịu vô cùng vô
tận thống khổ trong hết thảy Địa ngục ở mười phương mà đầu thảnh đảnh lễ Quy y
Thế gian Đại Từ bi Phụ:
Nam mô Di Lặc Phật
Nam mô Thích Ca Mâu Ni Phật
Nam Mô Quá Khứ Thất Phật
Nam Mô Thập Phương Thập Phật
Nam Mô
Tam Thập Ngũ Phật
Nam Mô
Ngũ Thập Tam Phật
Nam Mô
Bách Thất Thập Phật
Nam Mô
Trang Nghiêm Kiếp Thiên Phật
Nam Mô
Hiền Kiếp Thiên Phật
Nam Mô
Tinh Tú Kiếp Thiên Phật
Nam Mô
Thập Phương Bồ tát Ma ha tát
Nam Mô
Thập Nhị Bồ tát
Nam Mô
Địa Tạng Vương Bồ tát
Nam Mô Vô
Biên Thân Bồ tát
Nam Mô
Quán Thế Âm Bồ tát.
Lại xin
quy y mười phương tận hư không giới vô lượng h́nh tượng:
Tượng
vàng và tượng chiên đàn của vua Ưu Điển.
Tượng
đồng của vua A Dục.
Tượng đá
của Ngô Trung.
Tượng
ngọc của nước Sư tử.
Tượng
vàng, tượng bạc, tượng lưu ly, tượng san hô, tượng hổ phách, tượng xa cừ, tượng
mă năo, tượng trân châu, tượng ma ni, tượng vàng từ ma thượng sắc diêm phù đàn
ở trong các quốc độ.
Lại quy y
hết thảy các tháp thờ tóc của mười phương Phật:
Quy y hết
thảy các tháp thờ hàm răng.
Quy y hết
thảy các tháp thờ răng.
Quy y hết
thảy các tháp thờ móng tay.
Quy y hết
thảy các tháp thờ xương trên đảnh.
Quy y hết
thảy các tháp thờ xá lợi trong thân.
Quy y hết
thảy các tháp thờ cà sa.
Quy y hết
thảy các tháp thờ muỗng, b́nh bát.
Quy y hết
thảy các tháp thờ b́nh tắm rửa.
Quy y hết
thảy các tháp thờ tích trượng.
Quy y hết
thảy các nơi làm Phật sự như vậy. (1 lạy)
Lại quy y
nơi tháp Phật giáng sanh,
Quy y
tháp Phật đắc đạo;
Quy y
tháp Phật chuyển pháp luân;
Quy y
tháp Phật nhập Niết bàn.
Quy y
tháp trên trời, tháp ở nhân gian và tất cả bảo tháp ở trong cung Long Vương.
(1lạy)
Lại quy y
như vậy mười phương tận hư không giới, hết thảy chư Phật;
Quy y
mười phương tận hư không giới hết thảy Tôn pháp.
Quy y
mười phương tận hư không giới hết thảy Hiền Thánh Tăng. (1 lạy)
Nguyện
xin Tam bảo đồng đem Từ bi lực an ủi chúng sanh lực, vô lượng đại tự tại lực,
vô lượng đại thần lực, thâu nhiếp thọ lănh chúng con ngày nay sám hối thế cho
hết thảy chúng sanh đang chịu khổ trong A tỳ đại Địa ngục, sám hối thế rộng ra
cho đến hết thảy chúng sanh trong tất cả Địa ngục ở mười phương, nhiều không
thể kể xiết; sám hối thế cho Cha mẹ, Sư trưởng và tất cả bà con quyến thuộc
nguyện xin Tam bảo dùng nước đại bi tẩy trừ tội lỗi cho hết thảy chúng sanh
hiện đang chịu khổ trong A tỳ Địa ngục và trong những Địa ngục khác, khiến
chúng sanh được thanh tịnh.
Nguyện
xin Tam bảo tẩy trừ tội lỗi cho chúng sanh, hiện đồng sám hối trong Đạo tràng
hôm nay; tẩy trừ tội lỗi cho tất cả Cha mẹ Sư trưởng, cho hết thảy bà con quyến
thuộc của chúng con, khiến tội lỗi được thanh tịnh.
Lại xin
tẩy trừ tội lỗi cho tất cả chúng sanh trong sáu đường, khiến chúng sanh thẳng
đến Đạo tràng hoàn toàn thanh tịnh. Từ nay trở đi cho đến ngày thành Phật chúng
sanh đều đoạn trừ được hết khổ năo trong A tỳ Địa ngục. Rộng ra nữa là đoạn trừ
hết thảy thống khổ nhiều không thể nói, không thể nói trong các Địa ngục, ở
mười phương tận hư không giới. Chúng sanh ấy rốt ráo không c̣n đọa trở lại
trong ba đường ác, rốt ráo không c̣n đọa trở lại trong các Địa ngục. Rốt ráo
không c̣n tạo trở lại mười ác nghiệp; không c̣n tạo trở lại năm tội nghịch để
chịu khổ năo. Tất cả các tội, nguyện đều tiêu diệt, bỏ sống Địa ngục, được sống
Tịnh độ, bỏ mạng Địa ngục, được mạng trí huệ, bỏ thân Địa ngục, được thân Kim
cang, bỏ khổ Địa ngục, được vui Niết bàn; nhớ khổ Địa ngục, phát tâm Bồ đề, tứ
đẳng lục độ thường được hiện tiền; tứ biện lục thông đều được tự tại như ư; đầy
đủ trí huệ, tu đạo Bồ tát, dơng mănh tinh tấn, không thôi không nghỉ, tu hành
măi lên cho đến măn hạnh Thập địa vào tâm Kim cang, thành đẳng chánh giác để
trở lại đời này, độ thoát hết thảy chúng sanh trong mười phương.
Hôm nay
Đại chúng đồng nghiệp trong Đạo tràng c̣n có các Địa ngục khác, chịu khổ rất
phức tạp, không thể ghi chép. Danh hiệu như vậy, khổ sở vô cùng. Đại chúng dở
xem trong kinh sẽ thấy rơ việc ấy.
Trong
kinh Phật dạy rằng: "Một niệm ác của vua Diêm Vương sanh ra đủ các việc trong
Địa ngục. Tự thân Diêm Vương chịu khổ cũng không thể kể xiết".
Diêm La
Đại vương xưa kia là vị Tỳ sa quốc vương, nhơn v́ cùng với Duy Đà thủy chúa
chiến đấu thất bại, bèn lập thệ nguyện: "Nguyện ta đời sau làm chủ ngục trị tội
nhơn vậy".
Mười tám
vị đại thần và trăm vạn tùy tùng đồng phát nguyện như vậy.
Tỳ sa
vương ấy nay là Diêm la vương, mười tám vị đại thần kia, nay là mười tám ngục
vương vậy.
Trăm vạn
chúng tùy tùng nay là ngưu đầu ngục tốt vậy.
Bọn quan
thuộc này đều lệ thuộc Bắc phương Tỳ Sa môn thiên vương.
Kinh
Trường A Hàm chép:
"Chỗ ở
của Diêm La Đại vương tại Diêm phù đề trong núi Kim cang, về phương Nam Vương
cung dài rộng sáu ngàn do tuần" (10). Kinh Đại Địa ngục dạy rằng: "Thành quách
cung vua Diêm vương, ở trong Địa ngục rộng dài ba vạn dặm; dùng sắt và đồng mà
xây dựng".
Ngày đêm
ba thời có chảo đồng lớn đựng đầy nước đồng sôi, tự nhiên để phía trước vua. Có
ngục tốt to lớn nằm trên giường sắt nóng của vua, lấy móc sắt đánh miệng vua,
rót nước đồng sôi vào miệng vua. Từ yết hầu trở xuống đều cháy tiêu tan. Các
Đại thần kia cũng phải chịu khổ như vậy.
Mười tám
ngục vương ấy tên là:
1. Ca
Diên giữ ngục Nê lê.
2. Khuất
Tôn giữ ngục Đạo sơn.
3. Phí
Thọ giữ ngục Phí sa.
4. Phí
Khúc giữ ngục Phất sí.
5. Ca Thế
giữ ngục Hắc nhĩ.
6. Hạp
Sai giữ ngục Hỏa xa.
7. Than
Vị giữ ngục Hoạch than.
8. Thích
Ca Nhiên giữ ngục Thiết sàng.
9. Ác
Sanh giữ ngục Hạp sơn
10. Thân
Ngâm giữ ngục Hàn băng.
11. Tỳ Ca
giữ ngục Bác b́.
12. Diêu
Đầu giữ ngục Súc sanh.
13. Đề
Bạt giữ ngục Đao binh.
14. Di
Đại giữ ngục Thiết ma.
15. Duyệt
Đầu giữ ngục Khôi hà.
16. Xuyên
Cốt giữ ngục Thiết sách.
17. Danh
Thân giữ ngục Thơ trùng.
18. Quán
Thân giữ ngục Dương đồng.
Những
ngục như vậy đều có vô lượng Địa ngục khác làm quyến thuộc; mỗi ngục đều có chủ
ngục. Ngưu đầu ngục tốt tánh t́nh bạo ngược không có một mảy từ tâm. Thấy chúng
sanh chịu ác báo như vậy chỉ sợ chúng sanh không khổ mà thôi. Nếu hỏi ngục tốt:
"Chúng
sanh chịu khổ như vậy rất đáng thương xót, sao các ngươi thường cứ ôm ḷng độc
ác khốc liệt, không chút thương tâm?"
Ngục tốt
liền đáp:
Những
người chịu khổ ấy tội ác như thế này: "Bất hiếu với Cha mẹ, bài báng Phật,
Pháp, Tăng, chê bai Thánh Hiền, nhục mạ lục thân, khinh mạn Sư trưởng, hủy hoại
tất cả, nói lời độc ác, nói lời hai lưỡi nịnh hót, tật đố, chia rẽ t́nh cốt
nhục của người, giận hờn nóng nảy, sát hại tham dục, dối gạt khinh khi, tà
mạng, tà cầu, lại do v́ tà kiến, giải đăi buông lung gây kết nhiều thù oán".
Những
người như vậy, đến đây chịu khổ rồi, mỗi khi được thoát ra chúng tôi thường
khuyên bảo rằng: "Ở đây cực khổ lắm, không thể chịu được. Các người nay được ra
rồi chớ nên tạo tội mà phải trở vào đây nữa."
Nhưng các
tội nhơn ấy không chịu chừa bỏ ăn năn, ngày nay ra rồi thoạt vậy lại vào. Lần
lựa luân hồi, không biết thống khổ, làm cho chúng tôi phải mỏi mệt v́ các chúng
sanh ấy. Kiếp này kiếp khác, cứ đối đầu nhau măi. V́ duyên cớ ấy nên chúng tôi
đối với tội nhơn không có chút thương tâm, mà c̣n cố ư làm cho khổ sở thêm nữa.
Chúng tôi
mong họ biết khổ, biết hổ, biết thẹn, không trở lại đây nữa.
Chúng tôi
xem các chúng sanh ấy thật là chỉ khổ mà không chịu tránh, không chí quyết làm
lành để vào Niết bàn.
Họ đă là
vật vô tri, không biết tránh khổ t́m vui, sở dĩ họ phải chịu đau khổ hơn ở nhơn
gian, th́ làm sao chúng tôi có thể dung thứ ma sanh tâm thương được.
Hôm nay
Đại chúng đồng nghiệp trong Đạo tràng hăy đem việc lao ngục ở thế gian mà so
sánh th́ có thể biết ngay; tin chắc rằng việc này không phải là luống dối.
Giả sử có
người ba phen đến cửa ngục tuy bà con thân tộc nhưng thấy người ấy cứ vào ra cửa
ngục măi cũng đă chán ngán, không có ḷng buồn thương, huống ǵ ngưu đầu ngục
tốt thấy các chúng sanh đă ra lại vào để chịu thống khổ măi măi.
Vậy đă
thoát khỏi Địa ngục rồi th́ nên tu tâm dưỡng tánh, cải cách tập quán. Nếu không
chừa bỏ th́ nhiều kiếp ch́m trong biển khổ. Đă vào trong ấy rồi, cứ thứ lớp mà
qua, hết khổ này đến khổ khác, không bao giờ dừng nghỉ.
V́ vậy
nên oán thù ba đời, nhơn quả theo nhau, hai vừng thiện ác chưa từng tạm nghỉ.
Việc báo ứng tŕnh bày rơ ràng rất dễ trông thấy. Làm ác gặp khổ, lấy ác trả
ác, ở trong Địa ngục cùng năm măn kiếp, chịu thống khổ đủ điều. Hết tội Địa
ngục lại làm Súc sanh. Hết tội Súc sanh lại làm quỉ đói; trải qua vô lượng sanh
tử, vô lượng thống khổ.
Như thế
Đại chúng há có thể không lo tu hành Bồ tát đạo cho kịp thời sao?
Chúng con
ngày nay, nhất đầu thành đảnh lễ Tam bảo nguyện v́ hết thảy chúng sanh trong
đường Địa ngục, ngục vương, đại thần, ngưu đầu, ngục tốt và quyến thuộc của
chúng khắp mười phương, nguyện v́ hết thảy chúng sanh trong đường Ngă quỉ, Ngă
quỉ vương, Ngă quỉ thần v.v... và quyến thuộc của Ngă quỉ ở khắp mười phương;
nguyện v́ hết thảy chúng sanh trong đường Súc sanh, Súc sanh thần v.v... và quyến
thuộc của chúng sanh khắp mười phương; rộng ra nguyện v́ hết thảy chúng sanh vô
cùng vô tận trong mười phương mà cầu xin sám hối, cải văng tu lai, không làm ác
nữa. Những tội đă làm nguyện xin diệt trừ, những tội chưa làm thề không dám
làm.
Nguyện
xin hết thảy chư Phật trong mười phương dùng bất khả tư nghị tự tại thần lực
gia tâm cứu hộ thương xót nhiếp thọ, khiến tất cả chúng sanh tức thời giải
thoát.
Nguyện
xin Quy y Thế gian Đại Từ bi Phụ:
Nam mô Di
Lặc Phật
Nam mô
Thích Ca Mâu Ni Phật
Nam mô
Hoa Nhật Phật
Nam mô
Quân Lực Phật
Nam mô
Hoa Quang Phật
Nam mô
Nhơn Ái Phật
Nam Mô
Đại Oai Đức Phật
Nam Mô Phạm
Vương Phật
Nam Mô Vô
Lượng Minh Phật
Nam Mô
Long Đức Phật
Nam mô
Kiên Bộ Phật
Nam mô
Bất Hư Kiến Phật
Nam mô
Tinh Tấn Đức Phật
Nam mô
Thiện Thủ Phật
Nam mô
Hoan Hỷ Phật
Nam mô
Bất Thối Phật
Nam mô Sư
Tử Tướng Phật
Nam mô
Thắng Trí Phật
Nam mô
Pháp Thị Phật
Nam mô Hỷ
Vương Phật
Nam mô Sa
Ngự Phật
Nam mô Ái
Tác Phật
Nam mô
Đức Tư Phật
Nam mô
Hương Tượng Phật
Nam mô
Quán Thị Phật
Nam mô
Vân Âm Phật
Nam mô
Thiện Tư Phật
Nam mô Sư
Tử Phan Bồ tát
Nam mô Sư
Tử Tác Bồ tát
Nam mô
Địa Tạng Vương Bồ tát
Nam mô Vô
Biên Thân Bồ tát
Nam mô
Quán Thế Âm Bồ tát.
Lại quy y
như vậy mười phương tận hư không giới hết thảy Tam bảo. Nguyện xin Tam bảo dủ
ḷng Từ bi, tự tại thần lực cứu vớt chúng sanh trong đường Địa ngục, ngục
vương, đại thần và quyến thuộc của các vị ấy cùng mười tám Địa ngục.
Mười tám
ngăn Địa ngục này đều có nhiều Địa ngục khác làm quyến thuộc.
Nguyện
xin Tam bảo cứu vớt hết thảy ngưu đầu ngục tốt và tất cả chúng sanh chịu khổ
trong đường Địa ngục, khiến các chúng sanh ấy đều được giải thoát. Tội nhơn khổ
quả đồng thời tiêu diệt. Từ nay trở đi, rốt ráo vĩnh viễn đoạn trừ hết nghiệp
Địa ngục, rốt ráo không đọa trong ba đường ác, bỏ sống Địa ngục, được sống Tịnh
độ, bỏ mạng Địa ngục, được mạng trí huệ, bỏ thân Địa ngục, được thân Kim cang,
bỏ khổ Địa ngục được vui Niết bàn. Nhớ khổ Địa ngục, phát tâm Bồ đề; tứ đẳng
lục độ thường được hiện tiền. Tứ biện lục thông như ư tự tại.
Dơng mănh
tinh tấn, không thôi không nghỉ, tiến lên cho đến măn hạnh Thập địa, trở lại độ
thoát hết thảy chúng sanh, đồng nhập Kim cang, thành đẳng chánh giác.
CUỐI
QUYỂN TƯ
Lương
Hoàng Bảo Sám,
Sắc mạng
Sa môn,
Huỳnh kim
điện thượng diễn huyền văn
Cung các
ái tường vân,
Pháp vơ
tân phân,
Trần thế
cảm hoàng ân.
Lương
Hoàng Bảo Sám vạn đức hồng danh,
Linh văn
tứ quyển tối hoằng thâm,
Tự tự miễn
tai truân.
Đảnh lễ
Phật danh,
Tiêu tai
bảo an ninh.
Nam mô
Diệm Huệ Địa Bồ tát Ma ha tát. (3 lần)
CUNG VĂN
Thiên
thượng thiên hạ duy Phật độc tôn, thế xuất thế gian, thử pháp tối thắng. Cam lộ
phổ triêm ư sa giới, bồ đề hương tán ư nhơn gian. Đảnh như bạch ngọc chi hào
quang. Thể lộ huỳnh kim cho diệu tướng. Phàm t́nh khẩn đảo, đẳng niệm hiện
tiền. Duy nguyện hồng từ ai lân nhiếp thọ.
Thượng
lai phụng v́ cầu sám đệ tử đẳng... tu sùng từ bi đạo tràng sám pháp, kim đương đệ
tứ quyển, lễ tụng tương hoàn, công huân cáo tất. Bi tâm trùng vận khắc niệm
kiền thành. Hương đàm trầm thủy chi tường vân, chúc thổ ưu đàm chi hoa nhụy.
Hiến thiên trù chi diệu cúng, liệt thiền duyệt chi tô đà. Chung khánh tiếp
thiên nhạc chi tề minh; phạm âm ḥa diệu âm chi diễn xướng. Tập tư thiện lợi
phổ ích hữu t́nh. Hồi hướng giác thiên kim tướng, măn nguyệt năng nhân. Măn bán
măn chi chơn thuyên, học vô học chi Thượng sĩ, thiên địa minh dương linh triết,
nhân gian, liệt miếu âu cơ, giám thử quỳ hoạt chi tâm, phổ giáng ân quang chi tỳ.
Xuất sinh công đức, phụng v́ cầu sám đệ tử đẳng...
Sám trừ
tà chủng chi thâm khiên, đắc nhập tứ không chi chánh định. Phục nguyện tứ sinh
căn bổn nhân do, như than ốc tuyết; tứ trú phiền năo chướng cấu, tợ nhật dung
sương. Hành xuất tứ lưu, ly ái hà chi cốt một; tốc thành tứ đức, thú lạc độ chi
huyền do. Tứ an lạc hạnh dĩ hiện tiền, tứ hoằng thệ nguyện nhi kiên cố.
Đa sinh
phụ mẫu đồng đăng giải thoát chi môn. Lụy kiếp oan thân, cộng chứng bồ đề chi
quả. Thị tắc y văn sám hối, thành khẩn túc nghiệp vị trừ; tái lao tôn chúng,
đồng cầu sám hối.
Nam mô
Sám Hối Sư Bồ tát Ma ha tát. (3 lần)
Lương
Hoàng Bảo Sám, tứ quyển công đức lực, nguyện diệt đệ tử đẳng tội chướng, thân
chứng Bồ tát Diệm Huệ Địa.
Sám văn
cử xứ, tội hoa phi,
Giải liễu
oan, sám liễu tội,
Tiêu tai
tăng phước huệ,
Thoát khổ
sinh Đao Lợi.
Giải liễu
oan, sám liễu tội,
Tiêu diêu
trực nhập Long Hoa Hội,
Long Hoa
tam hội nguyện tương phùng,
Di Lặc
Phật tiền thân thọ kư.
Nam mô
Long Hoa Hội Bồ tát Ma ha tát (3 Lần)
Lương
Hoàng Bảo Sám,
Tứ quyển
dĩ toàn châu,
Hồi hướng
tứ ân tịnh tam hữu,
Bái sám
chúng đẳng tăng phước thọ.
Nguyện
tương pháp thủy tẩy khiên vưu,
Duy
nguyện vong giả văng Tây du.
Diệm Huệ
Địa Bồ tát,
Duy
nguyện ai nạp thọ.
Nam mô
Đăng Vân Lộ Bồ tát Ma ha tát (3 lần)
Ma Ha Bát Nhă Ba La Mật Đa Tâm Kinh...
CHÚ THÍCH QUYỂN TƯ:
(1) Chiêu đề: Của thuộc 10 phương Tăng, do người thí, chỉ có nguyện cúng
chung cho chúng Tăng ở khắp 10 phương, ai gặp th́ dùng. Cất mà dùng riêng là
sai với bản nguyện của thí chủ. Nếu thí chủ chỉ nguyện cúng cho chúng hiện tiền
ở trong chùa, th́ chúng hiện diện ở đó có quyền xử dụng.
(2) Ba chướng: 1 Phiền năo chướng. 2 Nghiệp chướng. 3 Khổ báo chướng. V́
phiền năo tham, sân, si thúc đẩy nên tạo nghiệp, do tạo nghiệp nên bị quả báo
đau khổ.
(3) Năm sợ hăi: Bồ tát sơ học phát tâm có năm món sợ:
1. Sợ không sống: nên có của không thể thí hết vật sở hữu.
2. Sợ tiếng xấu: V́ sợ xấu nên không thể chung sống với chúng sanh mà tu
(ḥa quang đồng trần).
3. Sợ chết: Tuy phát tâm rộng lớn nhưng sợ chết, nên không thể xả thân.
4. Sợ đọa ác đạo: V́ sợ chết đọa đường ác nên đối trị các pháp bất thiện
không dám làm để lợi ích chúng sanh.
5. Sợ oai đức của Đại chúng: V́ sợ có đông người hay sợ người có oai đức
nên đối cảnh ấy không dám làm như Sư tử hống để lợi ích chánh pháp.
(4) Tám giải thoát:
1. Tưởng nội sắc thân mà quán ngoại sắc giải thoát.
2. Tăng nội vô sắc thân mà quán ngoại sắc giải thoát.
3. Tịnh giải thoát thân tác chứng cụ túc trú giải thoát.
4. Không vô biên xứ giải thoát.
5. Thức vô biên xứ giải thoát.
6. Vô sở hữu xứ giải thoát.
7. Phi tưởng, phi phi tưởng xứ giải thoát.
8. Diệt thọ tưởng định thân tác chứng cụ túc trụ giải thoát.
(5) Bốn hoằng thệ:
1. Chúng sanh không số lượng, thệ nguyện độ hết.
2. Phiền năo không cùng tận, thệ nguyện đều dứt sạch.
3. Pháp môn không kể xiết, thệ nguyện đều tu học.
4. Phật đạo không ǵ hơn, thệ nguyện đều viên thành.
(6) Bảy
trái me: Có người nghĩ bảy trái me không đáng ǵ, mà đọa Địa ngục nên không
tin. Họ không biết bảy trái me hay bảy lượng vàng cũng do một tâm ăn trộm. Me,
vàng khác nhưng cái tâm ăn trộm chỉ một, nên tâm làm chủ động si ám nên đọa Địa
ngục là chỗ tối tăm.
(7) Tiểu
kiếp: Người sống từ tám vạn tuổi, cứ 100 năm giảm xuống 1 tuổi, giảm xuống đến
10 tuổi, rồi cứ 100 năm tăng lên 1 tuổi, tăng đến 8 vạn tuổi. Một lần tăng, một
lần giảm như vậy gọi là một tiểu kiếp. 20 lần tăng giảm như vậy gọi là một
trung kiếp. Bốn trung kiếp hay 80 lần tăng giảm của một ṿng thành, trụ, hoại
và không th́ gọi là một đại kiếp.
(8) Đại
kiếp Bằng 80 tiểu kiếp bằng 4 trung kiếp; (1 trung kiếp bằng 20 tiểu kiếp. Đại
kiếp bằng một ṿng thành, trụ, hoại và không.
(9) Các
căn: Nhăn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ư.
(10) Do
tuần: (Yojma) theo kinh chép mỗi do tuần có 16 dặm, mỗi dặm có 576 thước tây.
Như thế mỗi do tuần hơn chín cây số, đây là tiểu do tuần, trung do tuần 40 dặm.
1 đại do tuần 60 dặm. (Xem kinh Tâm Địa Quán, trang 134 của Đại đức Tâm Châu
dịch).
QUYỂN THỨ TƯ HẾT