佛山* Buddha Mountain * Phật Sơn

Calgary Alberta Canada

[ 中文 ENGLISH ]

[ TRANG CHỦ KINH ĐIỂN | ĐẠI TẠNG KINH | THẦN CHÚ | HÌNH ẢNH | LIÊN LẠC ]

 T2066

Quyển thượng   Quyển hạ

Truyện cao tăng sang Tây Vực cầu pháp (p.1)

Tác giả: Sa-môn Nghĩa Tịnh

Việt dịch: Hạnh Xuyến, Trung Thể, Đức Như

Hiệu đính: Thích Nguyên Chơn - Biên tập: Thích Nữ Huệ Trang

 Phần 1  Phần 2  Phần 3  Phần 4  Phần 5  [^]

Quyển thượng

TỰA

Sa-môn Nghĩa Tịnh từ Tây Vực trở về, sư đă ở lại nước Phật-thệ, vùng Nam Hải, soạn Kí qui truyện và vẽ  bản đồ chùa Na-lan-đà.

Xét đất Thần châu[1] từ xưa biết bao người v́ pháp quên ḿnh. Đầu tiên, pháp sư Hiển[2] khai mở con đường c̣n hoang vắng; đến pháp sư Huyền Trang[3] lại mở ra đại lộ. Giữa hai thời ḱ đó, có người đi theo hướng tây, một ḿnh vượt qua biên ải. Người lại theo hướng nam, đơn thân đạp biển cả mênh mông. Ai cũng nghĩ tưởng đến thánh tích, mong được gieo năm vóc sát đất mà đỉnh lễ. Ai cũng muốn có ngày quay trở lại quê nhà báo đáp tứ ân để lưu danh. Thế nhưng, đường đi gian khổ, đất Phật xa xôi, nên lúa trổ mười bông, kết hạt chỉ một. Ấy là do sa mạc mênh mông với cái nắng  như thiêu đốt, biển lớn vô bờ dậy sóng cả ngút trời mây. Lẻ bước vượt Thiết môn[4], dấn thân băng vạn núi; một ḿnh qua trụ đồng[5], phó mệnh vượt Thiên giang. Có khi, đói cơm nhiều ngày, nhịn khát mấy hôm. Có thể nói, suy nghĩ nhiều khiến tinh thần ră rời; nhọc mệt quá làm thân thể tiều tụy. Dẫn đến, hơn năm mươi người đi, nhưng sống sót chỉ c̣n vài vị. Giả như có người đến được Tây Vực[6], nhưng do Trung Quốc không đặt chùa tại đây, nên phải phiêu bạt gởi thân làm khách, lo lắng không chốn tựa nương, lang thang khắp nẻo, không chắc ở một chốn nào. Thân không an đạo thành được ư? Than ôi! Nhưng cũng thật đáng mừng cho sự nghiệp thành tựu tốt đẹp của họ, mong tiếng thơm truyền măi đời sau.

Nay tôi y theo những điều nghe thấy mà biên soạn về hành trạng của các vị ấy. Thứ tự sắp xếp,  phần lớn căn cứ vào thời gian đi và sự c̣n mất trước sau mà định. Xin được liệt kê như sau:

•        Pháp sư Huyền Chiếu, người Thái châu.

•        • Pháp sư Đạo Hi, người Tề châu.

•        • Pháp sư Sư Tiên, người Tề châu.

•        • Pháp sư A-nan-da-bạt-ma, người Tân-la.

•        • Pháp sư Huệ Nghiệp người Tân-la.

•        • Pháp sư Cầu Bổn, người Tân-la.

•        • Pháp sư Huyền Thái, người Tân-la.

•        • Pháp sư Huyền Khác, người Tân-la.

•        • Hai vị tăng người Tân-la.

•        • Sư Phật-đà-đạt-ma, người Đỗ-hóa-la.

•        • Pháp sư Đạo Phương, người Tinh châu.

•        • Pháp sư Đạo Sinh, người Tinh châu.

•        • Thiền sư Thường Mẫn, người Tinh châu.

•        • Một người đệ tử của sư Thường Mẫn.

•        • Sư Mạt-để-tăng-ha, người Kinh châu.

•        • Pháp sư Huyền Hội, người Kinh châu.

•        • Sư Chất-đa-bạt-ma.

•        • Hai người con của nhũ mẫu công chúa Thổ Phồn

•        • Pháp sư Long.

•        • Pháp sư Minh Viễn, người Ích châu.

•        • Luật sư Nghĩa Lăng, người Ích châu.

•        • Một đệ tử của luật sư Nghĩa Lăng.

•        • Pháp sư Trí Ngạn, người Ích châu.

•        • Luật sư Hội Ninh, người Ích châu.

•        • Pháp sư Vận Ḱ, người Giao châu.

•        • Sư Mộc-xoa-đề-bà, người Giao châu.

•        • Pháp sư Khuy Xung, người Giao châu.

•        • Pháp sư Huệ Diễm, người Giao châu.

•        Pháp sư Tín Trụ.

•        • Pháp sư Trí Hành, người Ái châu.

•        • Thiền sư Đại Thừa Đăng, người Ái châu.

•        • Sư Tăng-già-bạt-ma, người nước Khương.

•        Sư Bỉ Ngạn và Trí Ngạn người Cao Xương.

•        Pháp sư Đàm Nhuận, người Lạc Dương.

•        • Luận sư Nghĩa Huy, người Lạc Dương.

•        • Ba vị tăng nước Đại Đường.

•        • Pháp sư Huệ Luân, người Tân-la.

•        • Pháp sư Đạo Lâm, người Kinh châu.

•        • Pháp sư Đàm Quang, người Kinh châu.

•        Một vị tăng nước Đại Đường.

•        Thiền sư Huệ Mạng, người Kinh châu.

•        • Luật sư Huyền Qú, người Nhuận châu.

•        • Pháp sư Thiện Hạnh, người Tấn châu.

•        Pháp sư Linh Vận, người Tương Dương.

•        • Thiền sư Tăng Triết, người Lễ châu và hai vị đệ tử.

•        Luật sư Trí Hoằng, người Lạc Dương.

•        • Thiền sư Vô Hành, người  Kinh châu.

•        • Thiền sư Pháp Chấn, người Kinh châu.

•        Thiền sư Thừa Ngộ, người Kinh châu.

•        • Luật sư Thừa Như, người Lương châu.

•        Pháp sư Đại Tân, người Lễ châu.

Tổng cộng có năm mươi sáu vị, phần nhiều nay đă viên tịch. Ngày Tịnh tôi đến Tây Vực, chỉ gặp được 5 vị: Vô Hành, Đạo Lâm, Huệ Luân, Tăng Triết và Trí Hoằng. Đời Vũ Chu[7], niên hiệu Thùy Củng thứ nhất (685), tôi cùng sư Vô Hành chia tay tại Tây Vực. Cho đến nay, không rơ sư ở nơi nào, c̣n sống hay đă viên tịch!

PHÁP SƯ HUYỀN CHIẾU

Sư người vùng Tiên Chưởng, Thái châu, tên Phạn là Bát-ca-xa-mạt-để (Hán dịch Chiếu Huệ). Tuy được kế thừa tước vị của cha ông, nhưng ngay từ thuở nhỏ, sư đă từ bỏ để xuất gia. Đến tuổi trưởng thành, v́ muốn lễ bái các thánh tích, sư bèn lên kinh thành t́m học kinh, luận.

Trong khoảng niên hiệu Trinh Quán[8], sư đến chỗ ngài Huyền Đăng, chùa Đại Hưng Thiện[9] học tiếng Phạn. Sau đó sư đi về phương tây, một ḷng hướng đến Ḱ Viên[10]. Sư từ bỏ chốn cao sang mà dấn thân vào sa mạc; đạp qua Thiết môn mà trèo lên núi Tuyết[11]; súc miệng nước Hương tŕ để khắc ghi trọn niệm với bốn hoằng[12]; vượt lên Thông Lĩnh[13] phát dơng tâm thệ độ khắp ba cơi[14].

Hành tŕnh qua nước Tốc-lợi, sang nước Hóa-la[15], lặn lội đến Hồ cương[16], vào nước Thổ-phồn[17]. Tại đây sư được công chúa Văn Thành[18] cho người hộ tống lên Bắc Thiên Trúc, rồi đi dần sang nước Xà-lan-đà[19]. Đường xa hiểm trở, chưa đến được nước này, đoàn của sư đă bị giặc cướp bắt. Các thương nhân t́m mọi cách báo quan nhưng không được. Thế là sư dốc ḷng cầu Phật gia hộ, đêm ngủ mộng thấy có cảm ứng. Tỉnh giấc, thấy bọn giặc cướp đang ngủ say, sư âm thầm dẫn mọi người ra khỏi ṿng vây, được thoát nạn.

Sư ở lại nước Xà-lan-đà bốn năm được quốc vương nước này kính trọng, thỉnh lưu lại cúng dường. Sư học kinh luật, trau dồi thêm tiếng Phạn. Khi đă tương đối thông thạo, lại tiếp tục đi về phương nam, đến Mạc-ha Bồ-đề[20] và lưu lại đây bốn mùa hạ. Tự hận ḿnh sinh ra không gặp Phật, nên mong chiêm ngưỡng được thánh tích; cầu chân dung do đức Từ Thị[21] tạo, nên ḷng thành kính vô cùng. Với ḷng chí kính, sư dốc tâm nghiên cứu Câu-xá luận[22], thấu đáo nghĩa Đối pháp tạng[23], nghiền ngẫm về luật nghi, thông suốt cả luật Tiểu thừa lẫn Đại thừa.

Về sau, sư đến chùa Na-lan-đà[24], lưu lại đây ba năm, theo pháp sư Thắng Quang học các bộ Trung luận[25], Bách luận[26]. Sư lại theo đại đức Bảo Sư Tử thụ học luận Du-già thập thất địa[27]. Thiền môn trạm tịch, sư đă thấy rơ điểm then chốt, nắm tận được cương yếu. Sau đó sư tiếp tục đi lên lưu vực bắc sông Hằng, nhận được sự cúng dường của quốc vương Chiêm-ba[28]. Sư lần lượt trụ các chùa Tín Giả v.v… được ba năm. Về sau, Vương Huyền Sách, sứ giả nhà Đường, trở về nước, dâng biểu tấu về những ngôn hạnh của sư, vua bèn lệnh cho ông trở lại Tây Trúc, thỉnh Huyền Chiếu về kinh.

Trên đường về, sư ghé nước Nê-ba-la[29] được quốc vương nước này phái người đưa sang nước Thổ-phồn. Tại đây, sư gặp lại công chúa Văn Thành, được tiếp đăi trọng hậu, c̣n được cấp tư lương để trở về nước.

Thế là, sư từ Tây phiên[30] mà đến Đông Hạ[31]. Tháng chín sư rời khỏi Chiêm-ba, tháng giêng năm sau đă về đến Lạc Dương. Trong ṿng năm tháng, sư đă vượt qua vạn dặm đường.

Đời Đường Cao tông, khoảng niên hiệu Lân Đức(664-665), vua xa giá đến Đông Lạc[32], sư phụng chiếu đến ra mắt. Vua ban sắc thỉnh sư sang nước Yết-thấp-di-la[33], t́m bà-la-môn Lô-ca-dật-đa lấy thuốc trường sinh. Bấy giờ, sư ở Lạc Dương gặp gỡ các vị tôn đức, cùng nhau luận giải sơ lược cương yếu Phật pháp; lại cùng luật sư Đạo, pháp sư Quán tại chùa Kính Ái dịch Tát-bà-đa bộ luật nhiếp[34], nhưng v́ nhận sắc lệnh đi gấp nên sở nguyện không thành. Sư đành để các bản kinh luật Phạn văn lại kinh thành.

Bấy giờ, sư lại phải vượt qua sa mạc, đạp trên đá sỏi. Có lúc sư phải nghiêng người lách thân vượt qua sạn đạo[35] hiểm trở cheo leo; có lúc phải đu người vượt qua cầu dây lắc lẻo, hay phải trầm ḿnh dưới nước để qua sông. Khi th́ gặp giặc Thổ-phồn đuổi, phải ném bỏ hết hành trang mới chạy thoát. Lúc lại bị bọn Hung nô cướp mất sạch chỉ c̣n lại thân mạng. Đến biên giới Bắc Ấn Độ, sư gặp sứ giả nhà Đường đi cùng Lô-ca-dật-đa. Lô-ca-dật-đa lại bảo sư cùng sứ giả và một vài tùy tùng đến nước La-đồ, vùng Tây Ấn Độ để lấy thuốc trường sinh.

Hành tŕnh đi qua Phạ-khát-la, đến Nạp-bà-t́-ha-la[36], sư tận mắt chiêm ngưỡng cái chậu dùng rửa tay của Đức Phật xưa kia và các thánh tích. Sư đến nước Ca-tất-thí, đỉnh lễ xá-lợi xương đỉnh đầu của Phật. Sư lại bày biện đầy đủ hương hoa để thỉnh bản kinh Quán lai sinh thiện ác bằng Phạn văn, rồi tiếp tục qua nước Tín-độ[37] mới đến được nước La-đồ[38]. Tại đây sư được quốc vương nước này lễ kính, sư bèn lưu lại bốn năm. Sau đó, sư đến Nam Ấn Độ lấy các thứ thuốc trở về Đông Hạ. Sư đến chiêm bái ṭa kim cang rồi quay lại chùa Na-lan-đà, gặp pháp sư Nghĩa Tịnh, thỏa chí nguyện cả một đời, nguyện cùng gặp nhau ở hội Long Hoa.

Về sau, đường từ Nê-ba-la qua Thổ-phồn bị ách tắc. C̣n đường từ Ca-tất-thí sang Đa-thị[39] lại khó qua. Thế là, sư đành dừng tâm nơi đỉnh Thứu[40], chôn ḷng nơi Trúc uyển[41]. Tuy luôn có ước vọng truyền đăng mà chưa trọn được tâm lạc diệp. Than ôi! Khổ hạnh chí thành mà tâm lợi sinh chẳng toại; ḷng muốn cỡi mây về mà găy cánh tại Trung Thiên. Tại nước Am-ma-la-phả thuộc vùng Trung Ấn Độ, sư lâm bệnh qua đời, hưởng thọ hơn sáu mươi tuổi.

Thương thay!

Chí cao ṿi vọi,

Ưu tú hơn người,

Đạp qua Tế Liễu[42],

Vượt chốn Ḱ Liên[43],

Sông Hằng cuộn chảy,

Vườn Trúc sum sê,

Niệm niệm ngóng trông,

Tâm tâm nhớ tưởng,

Ḷng mong diễn pháp,

Chí gởi độ sinh,

Than ôi! Chẳng toại,

Thương thay! Không thành,

Lưỡng hà[44] vùi cốt,

Bát thủy[45] nổi danh,

Quí thay! Chí hạnh,

Bậc triết lợi trinh[46].

PHÁP SƯ ĐẠO HI

Sư người vùng Lịch Thành, Tề châu[47], tên Phạn là Thất-lợi Đề-bà (Trung Quốc dịch Kiết Tường Thiên), thuộc ḍng dơi danh gia vọng tộc, nhiều đời kế thừa tước vị. Sư xuất gia từ thuở nhỏ, lớn lên giữ tiết tháo trong sạch.

Sư vượt sa mạc mênh mông du hóa đến Trung Thiên, băng qua những đỉnh núi cao ngất chạm mây, v́ đạo pháp coi thường tính mạng. Trên đường sang Thổ-phồn gặp nhiều nguy hiểm, sợ khó giữ giới luật nên sư tạm xả, sang đến Tây Trúc mới thụ giới lại. Sư đi khắp nơi, đến Mạc-ha Bồ-đề lễ bái các thánh tích. Trải qua vài năm, sư trụ ở Na-lan-đà rồi đến nước Câu-thi[48], được quốc vương nước Am-ma-la-bạt cung kính tiếp đăi. Tại chùa Na-lan-đà, sư chuyên học Đại thừa và đă để lại đây hơn bốn trăm quyển kinh luận mới cũ mang từ nước Đường sang. Nơi chùa Thâu-bà-bạn-na[49], sư chuyên tâm nghiên cứu luật tạng, c̣n học tập thanh minh[50], thấu hiểu tận tường cương mục[51]. Văn chương của sư rất có thần, giỏi chữ thảo lệ[52]. Tại chùa Đại Giác[53], sư tạo một bia kí nói về nhà Đường. Bấy giờ, tôi[54] đang ở tại Tây Ấn Độ nên chưa kịp gặp mặt. Sư ở tại nước Am-ma-la-bạt bị bệnh rồi viên tịch, hưởng dương hơn năm mươi tuổi. Về sau, nhân đi chiêm bái các thánh tích, tôi thấy được căn pḥng sư từng ở. Thương người chưa đạt thành chí nguyện, tôi mới cảm đề một bài thơ bảy chữ:

Quên khổ một ḿnh riêng dấn chân

Vượt xa vạn dặm đáp bốn ân[55]

Chí nguyện truyền đăng c̣n chưa thỏa

Gặp cảnh khốn cùng phải bỏ  thân.

PHÁP SƯ SƯ TIÊN

Sư người Tề châu, giỏi mật chú, thông tiếng Phạn. Sư cùng pháp sư Huyền Chiếu đi từ Bắc Thiên đến Tây Ấn Độ, đến thành Am-ma-la-cát-bạt, được quốc vương nước này kính trọng. Tại chùa Cư Vương, sư gặp pháp sư Đạo Hi, kết t́nh đồng hương, cùng lưu lại đây một mùa hạ, sau đó nhuốm bệnh rồi viên tịch, hưởng dương ba mươi lăm tuổi.

A-NAN-DA BẠT-MA

Sư người Tân-la. Vào khoảng niên hiệu Trinh Quán, sư rời Quảng Hiếp[56], Trường An để t́m cầu chính pháp và đỉnh lễ thánh tích. Tại chùa Na-lan-đà, sư nghiên cứu luật luận và sao chép các bộ kinh. Đau đớn thay! V́ không thỏa ḷng mong cầu tu tập, sư rời nước Kê Quí[57] ở phương đông đến Long Tuyền[58] ở phương tây, rồi viên tịch tại một ngôi chùa ở vùng này, hưởng thọ hơn bảy mươi tuổi.

Phần 1  Phần 2  Phần 3  Phần 4  Phần 5  [^]

 

Chú Thích:

[1] Thần châu 神州: chỉ Trung Quốc.

[2] Pháp sư Hiển 法師: ngài Pháp Hiển, cao tăng Trung Quốc, sống vào đời Đông Tấn, người Vũ Dương, B́nh Dương (nay thuộc tỉnh Sơn Tây), Trung Quốc, họ Cung. Năm 399, sư cùng các ngài Huệ Cảnh, Đạo Chỉnh… rời Trường An, băng qua sa mạc, vượt Thông Lĩnh đến Thiên Trúc cầu pháp. Về sau, sư đem rất nhiều kinh Phạn về nước, cùng một số vị phiên dịch kinh, luật. Sư c̣n soạn bộ Phật quốc kí, thuật lại hành tŕnh sang Ấn Độ cầu pháp.

[3] Pháp sư Huyền Trang 奘法師 (602-664): cao tăng Trung Quốc, sống vào đời Đường, họ Trần tên Huy, người huyện Câu Thị, Lạc Châu (nay thuộc huyện Yển Sư, Hà nam), là sơ tổ tông Pháp Tướng và là nhà phiên dịch kinh nổi tiếng nhất Trung Quốc, được người đời tôn xưng là Tam tạng pháp sư. Năm 629, ngài lên đường sang Thiên Trúc, trải qua nhiều gian nan nguy hiểm. Tại Ấn Độ, ngài tham học luận tạng với các luận sư nổi tiếng và trở thảnh một luận sư lỗi lạc, vang danh khắp Ngũ thiên. Năm 643, trở về nước, dưới sự ủng hộ của vua, ngài đă dịch được 75 bộ, gần 1335 quyển kinh, luật, luận; và c̣n soạn bộ Đại Đường Tây Vức kí 12 quyển, tường thuật là quá tŕnh Tây du cầu pháp của ngài trong suốt 17 năm.

[4] Thiết môn : cửa ải, cổng làm bằng sắt, hai bên cổng là vách đá dựng đứng, màu sắc giống thép. Nơi cửa ra vào có treo nhiều chuông bằng sắt, khi mở cửa, chuông khua rất xa để báo hiệu cho nhiều người cùng biết, là cửa ải rất hiểm trở.

[5] Trụ đồng : cột mốc chia ranh giới giữa Giao Chỉ và Trung Quốc, do tướng Mă Viện đời Đông Hán, khi đem quân xâm lược Giao Chỉ dựng lên.

[6] Tây Vực 西: danh từ Tây Vực nói trong lịch sử không có phạm vi nhất định, tên gọi các nước Tây Vực cũng tùy theo sự chuyển biến của thời đại mà thay đổi. C̣n danh từ Tây Vực trong lịch sử Phật giáo là chỉ cho các vùng phải đi qua khi truyền Phật giáo từ Ấn Độ sang Trung Quốc bằng đường bộ. Trong các nước, những nước có quan hệ với Phật giáo như: về phía tây Thông Lĩnh có Nhục-chi, An Tức, Khương-cư, Kiền-đà-la, Kế-tân. Về phía Đông Thông Lĩnh có Vu-điền, Chước-cú-ca, Qui-tư, Sơ-lặc, Cao Xương (nay là Thổ-lỗ-phồn). Trong đó, quan trọng nhất là hai nước Kiền-đà-la và Kế-tân.

[7] Vũ Chu 武周: triều Chu do Vơ Tắc Thiên lập.

[8] Trinh Quán 貞觀: niên hiệu Đường Thái Tông (627- 649).

[9] Chùa Đại Hưng Thiện善興寺: chùa ở phía nam, cách thành phố Tây An, tỉnh Thiểm tây, Trung Quốc khoảng 2,5 km, được xây dựng trong thời gianTùy  Văn đế trùng hưng Phật giáo. Đây là ngôi chùa nổi tiếng bậc nhất ở Trường An.

[10] Ḱ Viên (Gđ: Ḱ Thụ Cấp Cô Độc Viên 祇樹給孤獨園; S: Jetavana-anāthapiṇḍasyārāma): thánh địa của Phật giáo ở phía nam thành Xá-vệ , nước Kiều-tát-la, thuộc Trung Ấn Độ.

[11] Núi Tuyết (Tuyết lĩnh 雪嶺; Cg:Tuyết sơn; S;Himālaya): dăy núi hùng vĩ ở phía bắc Ấn Độ, quanh năm đều có tuyết phủ trên đỉnh, nên gọi là núi Tuyết.

[12] Bốn hoằng (tứ hoằng thệ ngưyện 四弘誓願): bốn nguyện rộng lớn mà hết thảy bồ-tát lúc mới phát tâm đều nguyện thụ tŕ, gồm:

1.     Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ.

2.     Phiền năo vô tận thệ nguyện đoạn.

3.     Pháp môn vô lượng thệ nguyện học.

4.     Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành.

[13] Thông Lĩnh : rặng núi lớn ở cao nguyên Pamir (Phạ-mễ-nhĩ), phía tây nam tỉnh Tân Cương, Trung Quốc; phía nam giáp Bắc Ấn Độ, phía đông giáp nước Ô-sát (Usa) thuộc Tân Cương, phía tây giáp nước Hoạt (Kunduj) thuộc Afghanistan, phía bắc giáp Thiên Sơn, chia Tây Vực thành hai phần.

[14] Ba cơi (tam hữu 三有): cơi Dục, cơi Sắc và cơi Vô sắc.

[15] Hóa-la 貨邏 (Gđ: Đổ-hóa-la; S: Tukhāra): tên một nước thời xưa ở tây nam cao nguyên Pamirs và thượng du sông Oxus, phía đông giáp Thông Lĩnh, tây giáp Ba-tư (nay là Iran), nam giáp Tuyết sơn, bắc giáp Thiết môn. Nước này nằm ở vùng trọng yếu từ phía đông Thổ-nhĩ-ḱ đến Ba Tư, Ấn Độ, vốn là một vùng đất của đế quốc Ba Tư.

[16] Hồ cương 胡疆: cương giới quốc gia của các dân tộc ít người ở miền bắc và tây Trung Quốc.

[17] Thổ-phồn 吐蕃: một dân tộc ít người vùng tây nam Trung Quốc thời xưa, cương giới nước này nay là vùng Tây Tạng.

[18] Công chúa Văn Thành 成公主: công chúa Đại Đường. Niên hiệu Trinh Quán thứ 14 (640), Đường Thái tông đă gả công chúa cho quốc vương Thổ-phồn là Tùng-tán-can-bố, một vị vua tài đức vẹn toàn. Về sau, công chúa không chỉ là người cống hiến cho sự phát triển Phật giáo ở Thổ-phồn, mà c̣n có công củng cố t́nh hữu nghị giữa hai dân tộc Đại Đường-Thổ-phồn; giúp Thổ-phồn phát triển mạnh về kinh tế, văn hoá.

[19] Xà-lan-đà quốc 屠闌陀國 (Cg: Xà-lạn-đạt-la quốc 闍爛達羅國; S: Jālandhara): tên một vương quốc thời cổ ở Bắc Ấn Độ, nằm phía đông nước Chí-na-bộc-để (S: Cīna-bhukti), tương đương với vùng đất giữa hai con sông Sutlej và Beas, thuộc khu vực Ngũ Hà ngày nay.

[20] Mạc-ha Bồ-đề 莫訶菩提 (Cg: Bồ-đề-ca-da, Bồ-đề đạo tràng): thánh tích, nơi Đức Phật thành đạo.

[21] Từ Thị 慈氏: tức bồ-tát Di-lặc, vị bồ-tát Nhất sinh bổ xứ, được Đức Phật Thích-ca thụ kí thành Chính giác ở tương lai.

[22] Câu-xá luận 俱舍論 (Gđ: A-t́-đạt-ma Câu-xá luận): bộ luận do bồ-tát Thế Thân biên soạn, ngài Huyền Trang đời Đường dịch, 30 quyển.

[23] Đối pháp tạng 法藏: tức luận Câu-xá, do ngài Thế Thân tạo. V́ luận Câu-xá hàm nhiếp diệu nghĩa của các bộ luận Lục túc, Phát trí v.v… nên gọi luận Câu-xá là Đối pháp tạng.

[24] Na-lan-đà 爛陀 (S: Nālandā): ngôi chùa lớn ở nước Ma-kiệt-đà thuộc Trung Ấn Độ, cách phía đông chùa Đại Giác nơi Bồ-đề đạo tràng bảy trạm đường, do vua Thước-ca-la-a-dật-đa xây dựng sau ngày Đức Phật nhập niết-bàn.

[25] Trung luận (S: Mūlamadhyamaka-kārikā; Cg: Trung quán luận, Chính quán luận): bộ luận gồm 4 quyển, do bồ- tát Long Thụ soạn, ngài Thanh Mục giải thích, ngài Cưu-ma-la-thập dịch vào đời Dao Tần, Trung Quốc, được xếp vào Đại chính tạng, tập 30.

[26] Bách luận 百論: tức Bách pháp minh môn luận.

[27] Luận Du-già thập thất địa 瑜伽十七地論 (Cg: Du-già sư địa luận; S: Yogacārabhūmi): luận này là một kho báu lớn để nghiên cứu về tư tưởng Phật giáo Đại thừa và Tiểu thừa, giải thích rộng về 17 địa sở y của hành giả Du-già.

[28] Chiêm-ba 瞻波 (S: Campā): một nước cổ ở phía nam nước Vaisali (Phệ-xá-li) thuộc Trung Ấn Độ.

[29] Nê-ba-la 泥波羅 (S:Nepāla): tên cũ của nước Nepal

[30] Tây phiên 西蕃: chỉ các nước Tây Vực và những nước nhỏ nằm phía tây Trung Quốc.

[31] Đông Hạ 東夏: phía đông của Trung Quốc.

[32] Đông Lạc東洛: chỉ thành Lạc Dương.

[33] Yết-thấp-di-la 羯濕彌囉 (Cg: Ca-thấp-di-la): đời Hán, Trung Quốc gọi là nước Kế-tân.

[34] Tát-bà-đa bộ luật nhiếp 薩婆多部律攝: bộ luật 14 quyển, do ngài Thắng Hữu người Ấn Độ soạn.

[35] Sạn đạo 棧道: đường đi trên các vùng núi non hiểm trở, dùng cây hoặc gỗ gá vào vách núi mà đi.

[36] Nạp-bà-t́-ha-la 納婆毘訶羅: Trung Quốc gọi là Tân Tự.

[37] Tín-độ 信度 (S: Sindhu): tên một vương quốc thời xưa ở Tây Ấn Độ; về sau, dùng chỉ chung toàn vùng Ấn Độ.

[38] La-đồ 羅荼 ( Cg:La-la; S: Lāṭa): một vương quốc thời xưa ở Nam Ấn Độ, tức vùng đất Gujarat (Cổ-gia-lạp), trực thuộc thành phố Bombay ở Ấn Độ ngày nay.

[39] Đa-thị 多氏: nước Đại Lương.

[40] Đỉnh Thứu : chỉ cho Linh Thứu 靈鷲 (S: Gṛdhrakūṭa; Hâ: Ḱ-xà-quật): núi phía đông bắc thành Vương Xá, nước Ma-kiệt-đà, Trung Ấn Độ. Đức Như Lai từng giảng các kinh Đại thừa như Pháp hoa v.v… ở núi này, cho nên núi trở thành thánh địa của Phật giáo.

[41] Trúc uyển : chỉ cho Trúc Lâm tinh xá (S: Veṇuvana-vihāra), nước Ma-kiệt-đà, Trung Ấn Độ. Khi c̣n tại thế, đức Như Lai thường ngự tại đây thuyết pháp giáo hóa chúng sinh.

[42] Tế Liễu : tên đất ở tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc.

[43] Ḱ Liên 祁連: tên núi ở tỉnh Cam Túc, Trung Quốc.

[44] Lưỡng hà : Hai con sông lớn ở Ấn Độ: Hằng hà (Gaṅgā) và Tín-độ (Sindhu), người Ấn Độ gọi hai con sông này là Lưỡng hà. Ư chỉ Ấn Độ.

[45] Bát thủy (Cg: bát xuyên): tám con sông lớn ở hai tỉnh Cam Túc và Thiểm Tây, Trung Quốc, gồm: Kinh thủy, Vị thủy, Bá thủy, Sản thủy, Lao thủy, Quyết thủy, Phong thủy và Hạo thủy. Ư chỉ Trung Quốc.

[46] Lợi trinh 利貞: có ḷng hi sinh, có tâm chân chính.

[47] Tề châu : tên vùng đất thời Đường , nay thuộc tỉnh Sơn Đông.

[48] Câu-thi 俱尸(Gđ: Câu-thi-na-yết-la; S: Kuśinagara): tên nước hoặc đô thành ở Trung Ấn Độ, nơi Đức Phật nhập niết-bàn.

[49] Thâu-bà-bạn-na 輸婆伴娜 : chùa gần nơi Phật nhập niết-bàn.

[50] Thanh minh : một trong ngũ minh: 1. Thanh minh;  2. Công xảo minh;  3. Y phương minh;  4.Nhân minh;  5. Nội minh. Học Thanh minh: học văn tự, âm vận, ngữ pháp của một loại ngôn ngữ.

[51] Cương mục 綱目:  “cương”: giềng lưới,  “mục”: mắt lưới; chỉ cho phần chính và phần chi tiết.

[52] Thảo lệ : chữ Thảo và chữ Lệ. Chữ Thảo là loại chữ có từ thời Hán, dùng để viết cho nhanh. Chữ Lệ do Tần Tŕnh Mạc đặt ra, từ nhà Hán trở về sau, các sách vở cùng sớ biểu cho tới công văn, tư văn đều dùng lối chữ ấy.

[53] Chùa Đại Giác 大覺寺 (Cg: Đại Bồ-đề tự, Đại Giác tháp): ngôi tháp lớn nằm phía đông cội bồ-đề. 

[54] Tôi: chỉ ngài Nghĩa Tịnh.

[55] Bốn ân四恩: bốn ân nặng: ân cha mẹ, ân chúng sinh, ân quốc vương, ân Tam bảo.

[56] Quảng Hiếp廣脅: tên núi ở Vương thành.

[57] Kê Quí (S: Củ-củ-trá-y-thuyết-la): “củ- củ- trá” dịch là “kê (gà)”, “y-thuyết–la” dịch là “quí” (tôn quí), tức nước Cao Li. Tương truyền rằng, nước này rất quí gà nên đặt tên nước như vậy. Người ta cung kính cắm lông gà lên đầu để trang sức.

[58] Long Tuyền龍泉: hồ ở Na-lan-đà.

 

Truyện cao tăng sang Tây Vực cầu pháp (p.2)

PHÁP SƯ HUỆ NGHIỆP

Sư người nước Tân-la. Vào khoảng niên hiệu Trinh Quán, sư sang Tây Vực, đến chùa Bồ-đề, chiêm bái đỉnh lễ thánh tích. Sư ở lại chùa Na-lan-đà một thời gian dài nghe giảng kinh điển. Tôi nhân việc kiểm tra những bản kinh của nhà Đường, bỗng phát hiện quyển Lương luận [1] , bên dưới có ghi rằng: “Tăng Huệ Nghiệp, người Tân-la biên soạn dưới cây Phật xỉ”, bèn hỏi thăm những vị tăng trong chùa, được biết sư đă viên tịch nơi đây, hưởng thọ hơn sáu mươi tuổi. Những quyển kinh tiếng Phạn do sư sao chép đều c̣n lưu tại chùa Na-lan-đà.

PHÁP SƯ HUYỀN THÁI

Sư người nước Tân-la, tên Phạn là Tát-bà-thận-nhă-đề-bà, Trung Quốc dịch là Nhất Thiết Trí Thiên. Trong khoảng niên hiệu Vĩnh Huy [2], sư từ nước Thổ-phồn qua Nê-ba-la, đến Trung Ấn Độ đỉnh lễ thánh tích cội bồ-đề và kiểm chứng kĩ kinh luận. Sau đó, sư quay về đông, đến nước Đột-đục-hồn gặp pháp sư Đạo Hi. Hai sư cùng nhau lên đường đến chùa Đại Giác. Sau đó, sư trở về Trung Quốc, không rơ viên tịch nơi nào.

PHÁP SƯ HUYỀN KHÁC

Sư người nước Tân-la. Vào niên hiệu Trinh Quán, sư cùng pháp sư Huyền Chiếu đến chùa Đại Giác. Sư từng đỉnh lễ các thánh tích, về sau nhuốm bệnh và qua đời, hưởng dương hơn bốn mươi tuổi.

HAI VỊ TĂNG NGƯỜI NƯỚC TÂN-LA

Không rơ tên tuổi của hai sư, chỉ biết từ Trường An, hai sư đến Nam Hải, rồi đi thuyền sang nước Thất-lợi-phật-thệ [3], đến nước Tây-bà-lỗ-sư. Cả hai sau đó đều bị bệnh và viên tịch.

SƯ PHẬT-ĐÀ ĐẠT-MA

Sư người nước Đổ-hóa-tốc-lợi, thân h́nh vạm vỡ, khí lực dồi dào, tu theo pháp Tiểu thừa, thường đi khất thực. Lúc trẻ nhân đi buôn bán, sư từng đến Trung Quốc và xuất gia tại Ích phủ. Sư thích du hành, đi khắp đất Cửu châu [4]. Về sau, sư sang Ấn Độ, đi chiêm lễ khắp các thánh tích. Tôi có gặp sư tại Na-lan-đà. Sau đó, sư lên Bắc Ấn độ rồi viên tịch nơi ấy, hưởng dương khoảng năm mươi tuổi.

PHÁP SƯ ĐẠO PHƯƠNG

Sư người Tinh châu. Sư đă vượt qua sa mạc sang nước Nê-ba-la rồi đến trụ ở chùa Đại Giác và được cử làm trụ tŕ vài năm. Về sau, sư trở về nước Nê-ba-la và lưu lại đến nay [5]. Có người cho rằng về sau sư khuyết giới hạnh, không học kinh điển.

PHÁP SƯ ĐẠO SINH

Sư người Tinh châu, tên Phạn là Chiên-đạt-la-đề-bà, Trung Quốc dịch Nguyệt Thiên. Cuối niên hiệu Trinh Quán, sư theo đường Thổ-phồn sang Trung quốc [6], đến chùa Bồ-đề [7] lễ bái tháp Phật. Sau đó, đến chùa Na-lan-đà, học làm đồng tử [8],  được vua rất kính trọng.

Cách chùa này mười hai trạm [9] về hướng đông có Vương tự. Chúng tăng ở đây chuyên tu theo pháp Tiểu thừa. Sư ở lại chùa này nhiều năm, học ba tạng kinh luật luận Tiểu thừa, tinh thông luận Thuận chính lí [10]. Sau đó, sư mang theo rất nhiều kinh tượng, muốn trở về nước nhưng mới về đến Nê-ba-la th́ nhuốm bệnh rồi viên tịch. Lúc ấy, sư khoảng năm mươi tuổi.

THIỀN SƯ THƯỜNG MẪN

Sư người Tinh châu. Từ khi cạo tóc, đắp y hoại sắc, sư luôn siêng năng tụng kinh, niệm Phật không biếng trễ, phát đại nguyện cầu sinh về Cực Lạc. Sư hành tŕ pháp môn Tịnh Độ, xưng niệm danh hiệu Phật A-di-đà. Khi nền tảng phúc đức đă vững, một vài tai ương đều qua khỏi. Về sau, sư đến Kinh Lạc chuyên ṛng tu tập pháp môn này. Ḷng chí thành cảm ứng những điềm lành, sư bèn phát nguyện sao chép đủ mười ngh́n quyển kinh Bát-nhă. Bởi mong được đến Thiên Trúc lễ bái các thánh tích của Như Lai, đồng thời hồi hướng phúc đức thù thắng này, nguyện được văng sinh, sư bèn dâng biểu lên vua, xin được sao chép và giảng thuyết kinh Bát-nhă cho dân chúng các châu. Ḷng người chí thành, trời cũng thuận theo, sư nhận được sắc chỉ đi về phương nam, đến Giang Biểu sao chép kinh Bát-nhă để báo đền ân vua. Chí nguyện được thỏa, sư bèn đến vùng ven biển, đi nhờ thuyền xuôi về phương nam, đến nước Ha-lăng. Từ đây, sư  tiếp tục đi nhờ thuyền đến nước Mạt-la-du, rồi t́m đường đến Trung Ấn Độ. V́ thuyền buôn chở hàng hoá quá nặng, nhổ neo chưa bao xa, bỗng gặp sóng lớn, không quá nửa ngày th́ bị ch́m. Trong lúc thuyền ch́m dần, các khách buôn tranh giành, xô đẩy nhau leo sang thuyền nhỏ. Chủ thuyền là người có tín tâm, đă lớn tiếng gọi sư sang thuyền nhỏ. Sư đáp: “Hăy chở người khác, tôi không đi!”. V́ sao? V́ cứu chúng sinh, xem thường thân mạng là thuận theo tâm bồ-đề. quên ḿnh giúp người là việc làm của bậc đại sĩ.

Sau đó, sư chắp tay hướng về phương tây xưng niệm danh hiệu Phật A-di-đà. Trong phút chốc, thuyền và người cùng ch́m, tiếng niệm Phật cũng dứt, sư viên tịch, hưởng dương hơn năm mươi tuổi.

Một đệ tử của sư thấy vậy kêu khóc thảm thiết, cũng niệm Phật A-di-đà rồi ch́m theo sư. Những người được cứu sống đă kể lại chi tiết chuyện này.

Thương thay!

Vĩ nhân cao tột,

V́ người xả thân,

Sáng như gương chiếu,

Quí tợ bảo châu.

Nhuộm cũng không đen,

Mài mà chẳng mỏng,

Dấn thân non tuệ,

Dưỡng trí bến hiền.

Ở nước ḿnh hoằng dương Tịnh nghiệp,

Đến xứ người làm chỗ tựa nương,

Thấy cơn  sóng dữ sắp ch́m thuyền,

Quên ḿnh cứu người trong  gang tấc.

Xót thương muôn vật,

Ít nghĩ đến thân.

Uế thân tan trong sóng dữ,

Ǵn tịch diệt.

Nguyện sinh về nước An Dưỡng,

Để lưu thần.

Đạo cả không mờ,

Đức kia há lấp!

Tỏa ánh từ rực rỡ,

Trọn trần kiếp [11] huy hoàng.

SƯ MẠT-ĐỂ-TĂNG-HA

Mạt-để-tăng-ha, Trung Quốc dịch là Sư Tử Huệ. Sư họ Hoàng Phủ, người kinh sư [12]. Sư cùng pháp sư Sư Tiên đồng đến Ấn Độ ngụ tại chùa Tín Giả. V́ không thạo tiếng Phạn, chẳng thể lĩnh hội tường tận kinh luận, nên sư muốn trở về nước. Trên đường về, ngang qua nước Nê-ba-la [13], sư gặp nạn mà viên tịch, thọ hơn bốn mươi tuổi.

PHÁP SƯ HUYỀN HỘI

Sư người đất Kinh sư, con trai của An tướng quân. Từ Bắc Ấn Độ, sư vào nước Yết-thấp-di-la. Nơi đây, sư được quốc vương xem trọng, cho phép hằng ngày cưỡi vương tượng [14] và tấu vương nhạc [15] đến chùa Long Tŕ để cúng dường. Đây là nơi năm trăm a-la-hán thụ cúng; cũng là nơi tôn giả Mạt-điền-địa [16] (đệ tử truyền pháp của tôn giả A-nan-đà [17]) giáo hóa long vương. Sư c̣n khuyên vua nước Yết-thấp-di-la ân xá cho hơn ngh́n tử tù. Ra vào cung vua được vài năm, sau đó, có điều không hài ḷng, sư bèn đi về phương nam, đến chùa Đại Giác lễ bái cội bồ-đề, chiêm ngưỡng hồ Mộc Chân, trèo lên đỉnh Linh Thứu, đạp qua ngọn Tôn Túc [18]. Bẩm tính thông minh, đa tài, trải qua thời gian chưa bao lâu, sư đă thông thạo tiếng Phạn. Sau đó, sư chọn một ít kinh điển, thỉnh về cố hương; nhưng đi đến nước Nê-ba-la, không may qua đời, chỉ thọ hơn ba mươi tuổi.

MỘT VỊ TĂNG

Sư cùng người dẫn đường theo bắc đạo [19] đến nước Phạ-khát-la, xuất gia tại Tân tự, nơi các sư tu theo Tiểu thừa, được đặt pháp hiệu là Chất-đa-bạt-ma. Khi sắp thụ giới cụ túc, sư không ăn tam tịnh [20], vị thầy bảo: “ Đức Như Lai cho phép ăn ngũ chính [21]. Nếu không phạm tội, sao ông không ăn?”. Sư thưa: “Các kinh điển Đại thừa đều ngăn cấm ăn thịt. Đây là thói quen, con không thể sửa đổi”. Vị thầy nói: “Ta y theo luật tạng đă được kết tập. Những điều ông nói, ta chưa từng học qua. Nếu ông vẫn cố chấp, th́ ta chẳng phải là thầy ông”. Rồi buộc sư phải ăn. Sư đành che mặt vừa khóc vừa ăn. Sau đó, sư mới được thụ giới cụ túc. V́ không thông hiểu tiếng Phạn, nên sư lại theo bắc đạo trở về nước. Chẳng rơ sư đến đâu. Chuyện này do các vị tăng Bắc Ấn Độ kể lại.

HAI VỊ TĂNG

Hai sư người nước Nê-ba-la, là con của nhũ mẫu công chúa nước Thổ-phồn. Ban đầu cả hai đều xuất gia. Về sau, một người hoàn tục, một người đến ở chùa Đại Vương, giỏi tiếng Phạn cùng Phạm thư [22]. Một vị mất năm ba mươi lăm tuổi, vị kia mất năm hai mươi lăm tuổi.

Phần 1  Phần 2  Phần 3  Phần 4  Phần 5  [^]

 

Chú Thích:

[1] Lương luận 梁論: tên một bộ luận. Nguyên là bộ Nhiếp Đại thừa luận, do ngài Vô Trước người Ấn Độ soạn, ngài Chân Đế đời Trần dịch, gồm ba quyển, lấy tên Lương dịch Nhiếp đại thừa luận, hay Lương luận.

[2] Vĩnh Huy 永徽: niên hiệu Đường Cao Tông (650 - 655). 

[3] Thất-lợi-phật-thệ 室利弗逝 (S: Śrīboja): đô thành lớn của vùng biển Nam Hải, thủ đô nước Mạt-la-du (Malaya) đương thời, tương đương với miền đông đảo Sumatra trong quần đảo Mă Lai (Malaysia) ngày nay.

[4] Cửu châu九州: tên gọi nước Trung Quốc ngày xưa.

[5] Tại thời điểm ngài Nghĩa Tịnh viết bộ sách này.

[6] Trung quốc 中國: chỉ vùng Ma-kiệt-đà, nằm trong lưu vực sông Hằng. Vùng này xét về các phương diện như chính trị, kinh tế, văn hóa... đều là trung tâm của thế lực tân hưng ở Ấn Độ đương thời, nên được mệnh danh là Trung quốc của Ấn Độ.

[7] Chùa Bồ-đề 菩提寺: chỉ cho tháp Đại Giác.

[8] Đồng tử 童子 (S: kumāraka): đứa bé trai, chỉ cho hạnh bồ-tát. Bồ-tát luôn giữ tâm trong sáng, không có ư niệm dâm dục, ví như đứa trẻ.

[9] Trạm (dịch ): chỗ để truyền đưa văn thư. Thời xưa, người ta sử dụng ngựa để đưa thư, chuyển theo từng trạm một.

[10] Luận Thuận chính lí 順正理論 (Gđ: A-t́-đạt-ma Thuận chính lí luận; S: Abhidharma-nyāyānusāraśāstra): bộ luận, 80 quyển, do ngài Chúng Hiền người Ấn Độ soạn, ngài Huyền Trang đời Đường dịch, được xếp vào  Đại Chính Tạng, tập 29

[11] Trần kiếp 塵劫: số kiếp nhiều như hạt bụi nhỏ.

[12] Kinh sư 京師 (Cg: kinh đô 京都): chỉ thành Trường An, kinh đô của các triều đại: Tây Hán, Tây Ngụy, Bắc Chu, Tùy, Đường.

[13] Nê-ba-la 泥波羅: nước này có rất nhiều độc dược. V́ vậy, những người đến đây, phần nhiều bị trúng độc phải mất mạng.

[14] Vương tượng 王象: xe chỉ dành riêng cho vua.

[15] Vương nhạc 王樂: âm nhạc cung đ́nh, dùng trong các dịp lễ lạc quan trọng.

[16] Mạt-điền-địa 末田地 (Cg: Mạt-điền-địa-na; S: Madhyantika): tương truyền là vị đệ tử cuối cùng của tôn giả A-nan-đà, được phú pháp tạng làm Tổ thứ ba.

[17] A-nan-đà 阿難陀 (S: Ànanda; Hd: Khánh Hỉ): em chú bác, cũng là một trong mười vị đệ tử xuất chúng của Đức Phật, được xưng tụng là đa văn đệ nhất.

[18] Ngọn Tôn Túc (Tôn Túc lĩnh尊足嶺): núi Kê Túc, nơi tôn giả Ma-ha Ca-diếp nhập định. V́ tôn kính ngài nên gọi suy tôn núi này là Tôn Túc.

[19] Bắc đạo 北道: con đường quan trọng dùng để giao thông giữa Trung Quốc và Ấn Độ thời xưa.

[20] Tam tịnh 三淨 (Cg: tam tịnh nhục): ba loại thịt mà t́-kheo được phép ăn: 1. không thấy giết v́ ḿnh; 2. không nghe giết v́ ḿnh; 3. không nghi giết v́ ḿnh.

[21] Ngũ chính 五正 (Cg: ngũ đạm thực; S: Pañcabhojanīya): năm loại thức ăn: cơm, lúa ḿ, cơm sấy khô, thịt và bánh.

[22] Phạm thư 梵書 (S: Brāhmaṇa): sách giải thích thánh điển Phệ-đà của bà-la-môn giáo.

Truyện cao tăng sang Tây Vực cầu pháp (p.3)

PHÁP SƯ LONG

Chẳng rơ sư người vùng nào. Vào niên hiệu Trinh Quán, sư theo con đường phía bắc sang Bắc Ấn Độ rồi đến Trung Ấn Độ. Sư tụng được kinh Pháp hoa tiếng Phạn. Về sau, sư đến nước Kiền-đà-la, bị bệnh rồi viên tịch. Các vị tăng Bắc Ấn Độ kể lại chuyện này.

PHÁP SƯ MINH VIỄN

Sư người vùng Thanh Thành, Ích châu, tên Phạn là Chấn-đa-đề-bà, (Trung Quốc dịch là Tư Thiên). Từ thuở bé, sư đă thấm nhuần đạo pháp, đến lúc trưởng thành càng gia tâm tu tập. Sư có dung mạo tuấn tú, học vấn uyên thâm, giỏi về Trung luận, Bách luận, thông cả học thuyết Trang Chu [1]. Sư từng đi qua Thất trạch [2], Tam Ngô [3], chuyên học kinh luận, tu tập thiền định. Về sau, sư đến ẩn cư trên đỉnh Lô sơn [4] trải qua một mùa hạ. Cảm thương Phật pháp bị phân phái, sư bèn đi về phương nam, đến Giao Chỉ [5], theo thuyền vượt sóng dữ qua nước Ha-lăng, rồi lại sang nước Sư Tử [6], rất được vua nước này quí trọng.

Một lần, sư lén vào nội các [7], âm thầm lấy xá-lợi răng Phật, định đem về nước xây tháp cúng dường, nhưng đă bị đoạt lại. Ư nguyện không thành c̣n bị lăng nhục, sư bèn bỏ đến Nam Ấn Độ.

Người dân đảo Sư Tử truyền rằng: “Trên đường đến chùa Đại Giác th́ bặt tin sư. Có thể sư đă mất dọc đường, chẳng rơ thọ bao nhiêu tuổi.”

Quan dân đảo Sư Tử canh giữ xá-lợi răng Phật rất nghiêm ngặt. Họ tôn trí xá-lợi trên lầu cao, khóa chặt mấy lớp cửa, năm vị quan cùng đóng dấu niêm phong. Nếu mở một cánh cửa, sẽ gây tiếng vang dội khắp cả thành. Mỗi ngày, họ bày biện rất nhiều hương hoa để cúng dường. Nếu chí tâm cầu thỉnh th́ trên hoa sẽ xuất hiện xá-lợi, hoặc hiện ánh sáng lạ; mọi người đều nh́n thấy.

Tương truyền: “Nếu để mất xá-lợi răng Phật, dân chúng đảo này sẽ bị la-sát ăn thịt”. V́ ngăn ngừa nạn này, nên họ canh pḥng rất nghiêm ngặt.

Cũng có thuyết nói: “Xá-lợi này nên đưa về Trung Quốc”. Nhưng Phật lực bao trùm khắp nơi, có cảm tức có ứng, há con người có thể cưỡng chiếm được ư!

LUẬT SƯ NGHĨA LĂNG

Sư người Thành Đô, Ích châu, giỏi luật tạng, thông Du-già [8]. Từ kinh thành Trường An, sư lên đường đi khắp các vùng của Trung Quốc.

Sư có một người bạn cùng quê là sư Trí Ngạn và người em tên Nghĩa Huyền, mới hai mươi tuổi mà đă thấu đạt chân lí, uyên thâm kinh điển lại điêu luyện văn chương. V́ muốn chiêm bái thánh tích nên cả ba người cùng ra đi. T́nh anh em gắn bó, cùng nhau d́u dắt; nghĩa bè bạn keo sơn, chung một chí hướng. Đến Ô-lôi, ba người đi nhờ thuyền buôn, vượt đường xa trăm trượng, đạp sóng gió muôn trùng. Thuyền đi về phương nam, hạ neo tại nước Lang-ca-thú, ba vị được quốc vương nước này tiếp đăi như khách quí. Tại đây, Trí Ngạn bị bệnh và qua đời. Sư rất đau buồn trước cảnh biệt li, nhưng cũng đành phải cùng em theo thuyền sang nước Sư Tử  sưu tầm các kinh điển và đỉnh lễ xá-lợi răng Phật, rồi đi dần sang Tây Vực.

Chuyện này chỉ nghe truyền lại, cho đến nay không rơ sư đang ở đâu. Tại nước Sư Tử không ai gặp, ở Trung Ấn Độ cũng chẳng nghe tin. E rằng hồn sư đă về cơi khác, hưởng dương hơn bốn mươi tuổi.

LUẬT SƯ HỘI NINH

Sư người Thành Đô, Ích châu, phẩm hạnh thanh cao, luôn nuôi chí nguyện hoằng pháp lợi sinh. Lúc nhỏ sư đă thông tuệ, tu học khắp các đạo tràng, quí Phật  lí tợ minh châu, bỏ vinh hoa như cởi giày rách. Sư đă giỏi kinh luận lại thông luật tạng, tâm muốn diễn bày chính pháp, ḷng mong mỏi đến Tây Thiên. Vào niên hiệu Lân Đức, sư đến Nam Hải, rồi theo thuyền đến đảo Ha-lăng [9], lưu lại đây ba năm. Sư đă cùng với Nhă-na-bạt-đạt-la [10], vị tăng học rộng của nước này, dịch phần nói về việc trà-t́ nhục thân Đức Phật sau khi Ngài nhập niết-bàn trong kinh A-cấp-ma. Phần này so với kinh Đại thừa niết-bàn rất khác nhau. Nhưng tôi xem kinh Đại thừa niết-bàn ở Tây Trúc, thấy có ghi: “Tổng cộng có hai mươi lăm ngh́n bài tụng, dịch ra hơn sáu mươi quyển”; nhưng khi kiểm tra lại toàn bộ th́ thấy không đủ, chỉ có phẩm Đại chúng vấn thứ nhất hơn bốn ngh́n bài tụng mà thôi.

Về sau, sư dịch xong kinh A-cấp-ma, sai tăng Vận Ḱ mang đến Giao Chỉ, rồi dùng ngựa trạm trở về kinh thành dâng lên vua, mong muốn những sự việc chưa từng được nghe này lưu bố khắp Trung Quốc. Vận Ḱ từ kinh đô trở lại Giao Chỉ, báo cho đạo tục [11] biết việc hi hữu này. Được mọi người tặng vài trăm xấp vải lụa mịn, Vận Ḱ mang sang nước Ha-lăng báo đáp ân đức của ngài Trí Hiền và gặp lại sư. Bấy giờ, sư vừa mới sang Tây Trúc. Về sau mọi người ḍ la tin tức ở Ha-lăng và nghe ngóng khắp Ngũ thiên [12] cũng chẳng thấy dấu vết của sư. Theo đó cho thấy, có thể sư đă viên tịch.

Thương thay!

Hội Ninh v́ pháp lên đường

Chí cầu bảo sở [13] chẳng nương hoá thành [14]

Dịch kinh thấy khác ngọn ngành

Sai người bẩm báo kinh thành biết mau.

Thân phàm tuy mất c̣n đâu

Danh thơm lưu măi đạo cao rạng ngời

Hạnh nguyện bồ-tát giúp đời

Sáng soi hậu thế người trời kính tin.

Sư hưởng dương khoảng ba mươi bốn hoặc ba mươi lăm tuổi.

SƯ VẬN K̀

Sư người Giao châu, cùng sang Tây Vực với sư Đàm Nhuận, lễ ngài Trí Hiền thụ giới cụ túc. Sau đó, sư quay về ở tại Nam Hải hơn mười năm. Sư giỏi tiếng Côn Luân [15], thông thạo Phạn ngữ. Về sau, sư hoàn tục và ở tại nước Thất-lợi-phật-thệ. Sư thường qua lại hai nơi này để tuyên dương yếu lí kinh điển và nỗ lực truyền bá giáo pháp mà người ở đây chưa từng được nghe. Lúc ấy, sư khoảng bốn mươi tuổi.

MỘC-XOA-ĐỀ-BÀ

Sư Mộc-xoa-đề-bà (Trung Quốc dịch là Giải Thoát Thiên) người Giao châu. Sư theo thuyền lớn vượt biển nam đi khắp các nước, đến chùa Đại Giác đỉnh lễ các thánh tích, không may viên tịch tại nơi này, hưởng dương khoảng hai mươi bốn hoặc hai mươi lăm tuổi.

PHÁP SƯ KHUY XUNG

Sư người Giao châu, đệ tử của ngài Minh Viễn, tên Phạn là Chất-đát-la Đề-bà. Sư cùng ngài Minh Viễn theo thuyền qua Nam Hải, đến nước Sư Tử, rồi sang Tây Ấn Độ. Tại đây, sư gặp ngài Huyền Chiếu và cùng nhau qua Trung Quốc.

Bẩm tính thông tuệ, tụng thông kinh Phạn, nên ở nơi nào sư cũng thường biên chép, giảng thuyết kinh điển. Về sau, sư lại đến đỉnh lễ cội bồ-đề rồi đến thành Vương Xá. Tại tinh xá Trúc Lâm, sư bị bệnh một thời gian dài rồi mất, hưởng dương hơn ba mươi tuổi.

SƯ HUỆ DIỄM

Sư người Giao châu, đệ tử của ngài Hành Công. Sư theo thầy đến nước Tăng-ha-la và ở lại nơi đây. Đến nay không rơ sư c̣n sống hay đă mất.

PHÁP SƯ TÍN TRỤ

Chẳng rơ sư người vùng nào, tên Phạn là Thiết-lạt-đà-bạt-ma. Theo lối bắc đạo sang Thiên Trúc, sư đến đỉnh lễ các thánh tích rồi trụ lại chùa Tín Giả. Tầng trên cùng của chùa này, vị trụ tŕ cho xây một cái thất gạch nhỏ, trải ngọa cụ quí tốt để cúng dường hẳn cho sư.

Một hôm, sư chợt nhuốm bệnh, chỉ vài ngày sau tự biết thọ mạng sắp hết, đến nửa đêm sư bỗng nói: “Có bồ-tát đưa tay đón ta đến một nơi rất tốt đẹp”. Nói xong, sư chắp tay rồi thị tịch, hưởng dương ba mươi lăm tuổi.

PHÁP SƯ TRÍ HÀNH

Sư người Ái châu [16], tên Phạn là Bát-nhă Đề-bà (Trung Quốc dịch là Huệ Thiên). Sư theo thuyền qua Nam Hải, rồi đến Tây Trúc, đỉnh lễ khắp các thánh tích. Về sau, sư lên phía bắc sông Hằng, trụ ở chùa Tín Giả rồi viên tịch tại đây, hưởng dương hơn năm mươi tuổi.

THIỀN SƯ ĐẠI THỪA ĐĂNG

Sư người Ái châu, tên Phạn là Mạc-ha-dạ-na Bát-địa-dĩ-ba. Thuở nhỏ, sư cùng cha mẹ đi thuyền đến nước Đỗ-ḥa-la-bát-để và xuất gia tại đây. Về sau, sư theo Đàm Tự, sứ giả nhà Đường, đến kinh đô Trường An, lễ Tam tạng pháp sư Huyền Trang tại chùa Từ Ân [17] thụ giới cụ túc và ở lại vài năm học thông kinh điển.

Sư mong được đỉnh lễ các thánh tích, ḷng nghĩ tưởng đến Tây Thiên. Sư khoan dung độ lượng, bản tính ngay thẳng, giới luật luôn bên ḷng, thiền định trọn nơi tâm. Sư cho rằng: “Đắm hữu là do nương duyên, duyên đă không th́ hữu liền mất. Ĺa sinh là gá nơi duyên, duyên nếu thật tức trái với sinh”.

Thế là, sư đặt trọn chí nơi Vương Xá, một ḷng hướng về Trúc Lâm, mong đập tan bát nạn [18], đạt được tứ luân [19]. Sư bèn mang tượng Phật, quảy kinh luận, vượt biển nam đến nước Sư Tử, đỉnh lễ xá-lợi răng Phật và chứng kiến được những điều linh dị. Sau đó, sư đến Nam Ấn Độ, rồi qua Đông Ấn Độ, đến nước Đam-ma-lập-để [20]. Vừa vào đến cửa sông, sư gặp giặc cướp, thuyền bị ch́m, hành lí mất hết nhưng may mắn thoát chết. Sư ở lại nước này mười hai năm, nên thông thạo tiếng Phạn, thường tụng niệm các kinh như Duyên sinh… và tu tập phúc nghiệp [21].

Một lần nọ, nhân gặp các thương nhân, sư cùng ngài Nghĩa Tịnh theo họ đến Trung Ấn Độ. Đầu tiên, sư đến chùa Na-lan-đà, kế đến sang ṭa Kim Cang rồi trở lại nước T́-xá-li. Sau đó, sư cùng thiền sư Vô Hành đi đến nước Câu-thi-na [22].

Sư thường than: “Ḷng muốn hoằng pháp nơi quê nhà, đâu ngờ chí nguyện không thành, bởi tuổi ngày một già yếu. Đời nay chẳng thỏa chí, đời sau nguyện sẽ thành”. Sư hằng nguyện sinh về cơi trời Đâu-suất, gặp gỡ đức Từ Thị. Hàng ngày, sư vẽ cây long hoa [23] có hai cành [24] làm biểu tượng để hướng về. Một lần, nhân đi hóa đạo, sư ngang qua pḥng của ngài Đạo Hi từng ở trước kia. Bây giờ, người đă đi xa nhưng kinh sách Hán Phạn vẫn c̣n. Nh́n thấy cảnh này, sư rơi lệ than: “Xưa ở Trường An cùng nhau tu học, nay đến nước người chỉ thấy pḥng không”.

Thương thay!

Than ôi! Diêm vương [25],

Sức mạnh khôn lường,

Bậc truyền nối pháp,

Cũng phải mạng vong.

Thần châu chẳng thấy,

Thánh cảnh [26] hồn nương,

Thấy chốn xưa mà rơi lệ,

Cảm áo vải mà xót ḷng.

Về sau, sư viên tịch tại chùa Bát Niết-bàn, thành Câu-thi, thọ hơn sáu mươi tuổi.

Phần 1  Phần 2  Phần 3  Phần 4  Phần 5  [^]

 

Chú Thích :

[1] Trang Chu 莊周 (Cg: Trang Tử): một triết gia xuất sắc thời Chiến quốc (369-286 TCN). Ông là người kế thừa và phát triển học thuyết của Lăo Tử, giúp Đạo giáo ngày càng phát triển.

[2] Thất trạch 七澤: bảy đầm đẹp nổi tiếng ở Trung Quốc thời bấy giờ.

[3] Tam Ngô 三吳: tên ba vùng đất thời nhà Đường: Ngô Hưng, Ngô Quận, Đan Dương.

[4] Lô sơn 盧山: núi nằm phía nam thành phố Cửu Giang, tỉnh Giang Tây, Trung Quốc; phía bắc dựa vào Trường Giang, đông giáp hồ Ba Dương.

[5] Giao Chỉ 交阯: tức Giao Châu, nước Việt Nam dưới thời Hán Vũ đế. 

[6] Nước Sư Tử 師子國 (Cg: Sư Tử châu): đảo Tích-lan ngày nay.

[7] Nội các 內閣: lầu gác trong cung vua.

[8] Du-già 瑜伽: chỉ cho luận Du-già (Gđ: Du-già sư địa luận 瑜伽師地論; S: Yogacāra-bhūmi): bộ luận do bồ-tát Di-lặc giảng, bồ-tát Vô Trước ghi lại, là kho báu lớn để nghiên cứu về tư tưởng của Phật giáo Đại thừa và Tiểu thừa.

[9] Đảo Ha-lăng 訶陵洲 (Cg: Ba-lăng): địa danh đời Đường, nay thuộc đảo Java, nước Indonesia.

[10] Nhă-na-bạt-đạt-la 若那跋陀羅 (Hd: Trí Hiền 智賢): danh tăng người nước Ha-lăng, Nam Hải, sang Trung Quốc dịch kinh vào đời Đường. Sư làu thông ba tạng, hiểu rộng giáo lí Đại-Tiểu thừa.

[11] Đạo tục 道俗: người xuất gia và người tại gia.

[12] Ngũ thiên 五天: chỉ năm vùng đông, tây, nam, bắc và trung của Ấn Độ.

[13] Bảo sở 寶所: chỗ có châu báu. Phẩm Hóa thành dụ trong kinh Pháp hoa dùng từ này để dụ cho niết-bàn cứu cánh.

[14] Hóa thành 化城 (S: ṛddhi-nagara): thành ấp do biến hóa mà có, dùng dụ cho niết-bàn của hàng Nhị thừa.

[15] Côn Luân 昆崙: chỉ các nước ở vùng Nam Hải.

[16] Ái châu 愛州: tên một châu của Việt Nam thời xưa, nay thuộc địa phận tỉnh Thanh Hóa.

[17] Chùa Từ Ân 慈恩寺: ngôi chùa nằm phía nam thành Tây An, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc, được sáng lập vào đời Tùy, với tên gọi đầu tiên là Vô Lậu tự. Năm 648 đời Đường, lúc vua Cao tông c̣n làm hoàng thái tử đă sửa chữa và xây cất rộng thêm để cầu phước cho mẹ là hoàng hậu Văn Đức, cho đặt lại tên là Từ Ân tự. Đại sư Huyền Trang từ Tây Vực trở về, được cử làm Thượng tọa trông coi mọi việc trong chùa và phiên dịch kinh điển. Tại đây, ngài đă dịch hơn 40 bộ kinh.

[18] Bát nạn八難 (S: aṣṭāv akṣaṇāḥ; Cg: bát nạn xứ): tám nơi khổ nạn, chướng ngại chúng sinh đến với đạo pháp. Theo kinh Bát nạn, Trung A-hàm 29 nêu bát nạn: 1. Nạn địa ngục; 2. Nạn ngạ quỉ; 3. Nạn súc sinh; 4. Nạn sinh lên cơi trời Trường Thọ; 5. Nạn sinh ở cơi Uất-đơn-việt; 6. Nạn đui, điếc, câm, ngọng; 7. Nạn thế trí biện thông; 8. Nạn sinh trước Phật, sau Phật.

[19] Tứ luân 四輪: bốn nhân duyên dùng để đối trị tám nạn: 1.Ở chỗ tốt: được sống ở đô thị; 2. Nương người thiện: sinh ra đời gặp Phật; 3. Tự phát nguyện chân chính: đầy đủ chính kiến; 4. Gieo sẵn căn lành: các căn đầy đủ.

[20] Đam-ma-lập-để 耽摩立底 (Cg: Đam-ma-lật-để; S: Tāmralipti): tên một nước cổ miền Đông Ấn Độ, bao gồm những vùng đất gần cửa sông Hằng đổ ra biển.

[21] Phúc nghiệp 福業 (S: puṇya-karma): thiện nghiệp hữu lậu, có công năng chiêu cảm quả vui cơi trời, cơi người. Theo phẩm Tam bảo, kinh Tăng nhất A-hàm 12, đức Thế Tôn cho rằng: bố thí, tŕ giới, tu định được gọi là phúc nghiệp, hay tam phúc nghiệp.

[22] Câu-thi-na 拘尸那 (S: Kuśinagara): nơi Đức Phật nhập niết-bàn.

[23] Cây Long hoa 龍華樹 (S: nāgapuṣpa): có thuyết cho rằng hoa này có cánh giống như đầu rồng, nhánh giống thân rồng, nên gọi là cây Long hoa. Giống cây này thường mọc nhiều ở vùng Bangladesh hoặc hai bên bờ sông của bán đảo Ấn Độ. Trong các bộ kinh về tín ngưỡng Di-lặc, thường nói đến việc đức Di-lặc vào đương lai sẽ hạ sinh ở cơi Diêm-phù, thành Phật ở dưới cội cây này.

[24] Hai cành: biểu trưng cho hai viện: (1) Đâu-suất nội viện: trụ xứ của bồ-tát sắp thành Phật, như bồ-tát Di-lặc. (2) Đâu-suất ngoại viện: thuộc cơi Dục, nơi cư trú của thiên chúng. Người ở đây hưởng thụ nhiều dục lạc nhưng ít được nghe pháp.

[25] Diêm vương (Cg: Tử vương 死王): vua cai quản cơi địa ngục.

[26] Thánh cảnh 聖境: chỉ Ấn Độ.

Truyện cao tăng sang Tây Vực cầu pháp (p.4)

TĂNG-GIÀ-BẠT-MA

Sư người nước Khương, thuở thiếu thời đă vượt sa mạc đến Nam Kinh[1]. Sư bẩm chất sùng tín Phật pháp, giới hạnh thanh cao, luôn tu tập tâm bố thí, thực hành hạnh từ bi.

Trong khoảng niên hiệu Hiển Khánh[2], sư phụng chỉ cùng sứ giả sang Tây Vực đỉnh lễ các thánh tích. Sư đến chùa Đại Giác, lập pháp hội ở toà Kim Cang, thắp đèn sáng suốt bảy ngày bảy đêm để cúng dường. Dưới cây Vô Ưu[3] ở viện Bồ-đề, sư điêu khắc tượng Phật và bồ-tát Quán Thế Âm. Ngày thiết lễ an vị tôn tượng, mọi người đều khen ngợi nét tôn nghiêm hiếm thấy.

Sau đó, sư trở về Trung Quốc, lại phụng mệnh sang Giao Chỉ t́m thuốc. Năm ấy, nước này bị mất mùa, dân chúng đói khát; hằng ngày, sư bày biện cơm nước để cứu giúp kẻ cơ khổ. Cảm thương cho cảnh khốn cùng họ, sư thường rơi lệ. V́ vậy, người bấy giờ gọi sư là bồ-tát Thường Đề (bồ-tát hay khóc). Sư chỉ nhuốm bệnh nhẹ rồi thị tịch, thọ hơn sáu mươi tuổi.

PHÁP SƯ BỈ NGẠN - PHÁP SƯ TRÍ NGẠN

Hai sư vốn là người Cao Xương[4] nhưng từ bé đă sống ở kinh đô, luôn nuôi chí hoằng dương chính pháp.

Sau khi dốc tâm nghiên cứu kinh điển, muốn sang Tây Trúc, nên hai sư đă cùng với sứ giả Vương Huyền Khuyếch giương buồm ra khơi. Giữa đường, cả hai đều nhuốm bệnh và qua đời. Những bản kinh Hán như Du-già và các kinh luận khác… hai sư mang theo, đều được lưu lại nước Thất-lợi-phật-thệ.

PHÁP SƯ ĐÀM NHUẬN

Sư người Lạc Dương[5], giỏi chú thuật, tinh thông huyền lí, thạo luật tạng, am tường y học, dung mạo tuấn tú, phong thái ung dung.

Sư đến Giang Biểu, ôm chí nguyện cứu giúp chúng sinh. Sau đó, sư đến Giao Chỉ và trụ lại đây một năm, được người tăng kẻ tục kính trọng. Về sau, sư ngược thuyền lên hướng nam, muốn sang Tây Ấn Độ, nhưng mới đến nước Bột-bồn, phía bắc nước Ha-lăng, sư bị nhuốm bệnh rồi thị tịch, hưởng dương ba mươi tuổi.

LUẬN SƯ NGHĨA HUY

Sư người Lạc Dương, bẩm tính thông minh, tư duy sâu sắc, ham muốn học hỏi, tham cầu chân lí. Sư dụng công nghiên cứu tường tận Nhiếp luận, Câu-xá luận… Thấy nghĩa lí có chỗ dị đồng, ḷng sư hoang mang, muốn xem ngay bản Phạn để kiểm chứng lời lẽ sâu nhiệm. V́ thế, sư quyết tâm đến Tây Trúc, mong thành tựu chí nguyện rồi trở về quê hương. Tiếc thay! Số mạng ngắn ngủi, chí lớn chưa thành, mới đến nước Lang-ca-thú, sư bị bệnh rồi thị tịch, hưởng dương hơn ba mươi tuổi.

BA VỊ TĂNG NƯỚC ĐẠI ĐƯỜNG

Ba sư theo lối bắc đạo đến nước Ô-trường-na[6]. Nghe các vị tăng nước này kể lại rằng: “Ba sư đến lễ bái nơi thờ xá-lợi xương đỉnh đầu Phật”. Đến nay không rơ ba vị c̣n hay mất.

SƯ HUỆ LUÂN

Sư người Tân-la (Triều Tiên ngày nay), tên Phạn là Bát-nhă-bạt-ma (Trung Quốc dịch là Huệ Giáp[7]). Sư xuất gia tại quê hương, v́ ḷng mong được đỉnh lễ các thánh tích, nên đă theo thuyền đến Mân Việt[8], rồi lặn lội đến Trường An. Tại đây, sư phụng chỉ làm thị giả ngài Huyền Chiếu cùng sang Tây Trúc.

Đến Tây Trúc, sư đỉnh lễ khắp các thánh tích. Sau đó, sư trụ tại chùa Tín Giả nước Am-ma-la mười năm. Gần nơi sư ở, về hướng đông có một ngôi chùa tên là Kiện-đà-la-sơn-đồ, do người nước Đổ-hoá-la xây dựng, dành riêng  cho các vị tăng cùng quê từ phương bắc đến. Chùa này rất thịnh, các món ăn thức uống được cúng dường dồi dào. Về sau, sư đến ở tại đây. Sư giỏi tiếng Phạn, tinh thông Câu-xá, nay tuổi cũng gần bốn mươi. Những vị tăng từ phương bắc đến, đều làm chủ chùa này.

Phía tây chùa Đại Giác có chùa Lũ-noa-chiết-lí-đa (Trung Quốc dịch là Đức Hạnh) của người nước Ca-tất-thí[9]. Chùa này cũng rất giàu và có nhiều bậc đạo cao đức trọng, họ đều tu theo Tiểu thừa. Các vị tăng từ phương bắc đến cũng trụ tại đây.

Cách chùa Đại Giác khoảng hai trạm đường về hướng đông bắc, có chùa tên Quật-lục-ca, do vua nước Quật-lục-ca ở phương nam xây dựng. Chùa này tuy thiếu thốn vật chất, nhưng chúng tăng giữ giới hạnh trang nghiêm. Bên cạnh chùa cũ, vua Nhật Quân cho xây dựng một ngôi chùa mới, những vị tăng từ phương nam đến, phần nhiều đều trụ ở đây. Các nước đều cho xây dựng chùa tại đây, v́ từ đây có thể giao lưu với nhiều nước chung quanh. Riêng Trung Quốc không có ngôi chùa nào, nên chư tăng sang gặp nhiều khó khăn.

Cách chùa Na-lan-đà về hướng đông khoảng bốn mươi trạm, men theo lưu vực sông Hằng đi dần xuống có chùa Mật-lật-già-tất-tha-bát-na (Trung Quốc dịch là Lộc Viên); cách chùa này không xa có một ngôi chùa cũ, nay chỉ c̣n lại nền gạch và bảng hiệu ghi là Chi-na tự. Những người già kể lại rằng: “Chùa này do vua Thất-lợi-cấp-đa xưa kia xây dựng cho các vị tăng từ Trung Quốc đến ở”.

Trước đây, có khoảng hai mươi vị tăng nhà Đường từ vùng Thục Xuyên[10], theo đường Tang-ca, đến lễ bái Mạc-ha Bồ-đề. Nhà vua biết được, rất kính trọng, bèn cúng dường đất này làm chùa để các vị cư trú, và c̣n cấp cho họ một thôn lớn gồm hai mươi bốn khu. Về sau, các vị tăng này viên tịch, các thôn bị cắt chia cho người khác. Hiện nay, có ba thôn nhỏ được nhập vào đất chùa Lộc Viên.

Tính đến nay[11], chùa Chi-na có thể đă tồn tại hơn năm trăm năm. Hiện tại, vùng đất này thuộc sự cai quản của vua Đề-bà-bạt-ma vùng Đông Ấn Độ. Vua thường nói: “Nếu thiên tử Đại Đường cử vài vị tăng đến, ta sẽ xây cất lại chùa này và hoàn trả lại tất cả các thôn đă được cấp cho trước đây”. Thật đáng khen thay!

Bàn rằng: “Tổ chim thước c̣n dễ được, người ưa thích việc phúc thật khó gặp. Như tâm muốn làm điều lợi ích, tấu lên triều đ́nh, hoằng dương đạo này, thật chẳng phải là việc nhỏ”.

Chùa Đại Giác ở toà Kim cang do vua nước Tăng-ha-la tạo dựng, các vị tăng nước Sư Tử xưa kia từng trụ tại đây. Cách chùa Đại Giác khoảng bảy trạm đường về hướng đông bắc là chùa Na-lan-đà, do tiên vương Thất-lợi-thước-yết-la-điệt-để tạo dựng cho t́-kheo Hạt-la-xă-bàn, người phương bắc. Nền chùa này xưa chỉ rộng hơn mười sáu mét vuông[12], các vị vua kế thừa đời sau nối tiếp xây dựng ngày một hoành tráng, các ngôi chùa trong cơi Thiệm-bộ[13] hiện nay, không đâu sánh bằng, qui mô chẳng thể thuật lại đầy đủ, chỉ có thể tŕnh bày sơ lược qua.

Chùa này vuông vức, tương ứng với khu đất, bốn mặt đều có mái hiên thẳng, hành lang dài bao bọc giáp ṿng, các pḥng được xây bằng gạch. Chùa  cao ba tầng, mỗi tầng cao hơn một trượng[14], đặt xà ngang lót ván, không lợp ngói, dùng gạch xây phủ lên trên làm mái. Các kiến trúc trong chùa được sắp xếp ngay thẳng, có thể tùy ư qua lại. Bức tường sau các pḥng là mặt ngoài của chùa, cao khoảng ba bốn trượng, bên trên đúc tượng đầu người bằng người thật. Mặt trước của pḥng tăng có đắp h́nh chín chim yên, mỗi pḥng rộng khoảng một trượng vuông, mặt sau trổ cửa sổ trông ra hiên. Cửa pḥng cao, chỉ có một cánh, không cho che rèm, từ một pḥng có thể trông thấy các pḥng khác. Từ ngoài nh́n vào, th́ thấy trọn cả pḥng, dễ dàng kiểm soát lẫn nhau, đâu thể sinh mảy may ư không tốt. Ở mỗi góc trên lầu đều bắt cầu ván để đi lại. Bốn góc trên của chùa đều xây những ngôi nhà gạch lớn, dành cho các vị thạc đức đa văn. Cổng chùa quay về hướng tây, cao vút, điêu khắc những h́nh tượng tinh xảo, lạ mắt. Cổng chùa nối liền với các pḥng, không tách rời. Nhưng trước các dăy pḥng khoảng hai bộ[15] có dựng bốn cây trụ, Cánh cổng tuy không lớn lắm, nhưng rất kiên cố. Đến giờ thụ trai, các cánh cửa đều được đóng lại, đây là ư Phật dạy pḥng ngừa kẻ gian. Trong khu vực chùa, có xây những thềm gạch rộng khoảng ba mươi bộ, hoặc nhỏ hơn th́ khoảng bảy bộ hay năm bộ vuông.

Vật liệu dùng lợp nóc, lót trong pḥng và trước mái hiên được gia công bằng cách: Dùng các loại gạch vụn lớn bằng quả đào, quả táo trộn với đất sét dẻo đắp lên rồi lấy chày nện cho bằng; kế đó ngâm chung các thứ như đá vôi, dây gai, dầu, bă gai, vỏ cây mục trong nhiều ngày, rồi trát lên trên hợp chất đất sét, gạch vụn. Sau đó, dùng cỏ xanh phủ lên trong ba ngày; thấy sắp khô th́ dùng đá nhẵn mài lại, rồi quét lên một lớp nhựa rễ dâu đỏ hoặc đan sa; cuối cùng, quét dầu lên, sáng bóng như gương. Các nơi như giảng đường, chính điện, bậc thềm đều lót theo cách này. Sau khi làm xong, dù bị người qua lại giẫm đạp mười năm, hai mươi năm vẫn không bị nứt hư; không giống như đá vôi, khi nước thấm vào liền bị ră ra. Tám chùa có cách thức xây dựng giống nơi đây.

Phía đông chùa có dành một hoặc ba pḥng để an vị tôn tượng, cách phía trước không xa lập riêng một ṭa cao làm điện Phật. Phía tây bên ngoài đại viện, xây dựng hàng trăm tốt-đổ-ba[16] và chế-để[17]. Các thánh tích được tôn tạo kế tiếp nhau chẳng thể kể hết, lại c̣n trang trí vàng ngọc quí, thật là hiếm có!

Về qui tắc ra vào của tăng đồ, trong Trung phương lục và Kí qui truyện đă thuật rơ. Trong chùa, vị thượng tọa cao tuổi nhất được cử làm tôn chủ, chẳng cần xét đến đức hạnh. Mỗi đêm, sau khi khóa các cửa, ch́a khoá được giao lại cho thượng tọa tôn chủ, không lập riêng tự chủ, duy-na.

Chỉ người sáng lập chùa mới gọi là tự chủ, tiếng Phạn là T́-ha-la-sa-nhĩ. Người quản lí việc canh giữ cổng chùa, ḥa hợp chúng tăng thông báo các việc, gọi là T́-ha-la-ba-la (Trung Quốc dịch là hộ tự). Người đánh kiền chùy và coi sóc việc ăn uống trong chùa gọi là Yết-ma-đà-na (Trung Quốc dịch là thụ sự), nói duy-na là gọi tắt.

Chúng tăng có việc, cần tập hợp đại chúng để trưng cầu ư kiến, hộ tự được cử lần lượt đến trước từng người, chắp tay tŕnh bày sự việc. Nếu một người không đồng ư th́ việc không thành. Hoàn toàn không có pháp gơ kiền chùy trước chúng để ra lệnh. Nếu ai không đồng ư, phải dùng lí lẽ để giải thích, không được cậy quyền ép buộc mọi người phải theo.

Những người thủ kho của trang, nếu ai cần sử dụng vật của thường trụ, dù chùa chỉ có hai hoặc ba người, cũng phải nói qua với vị quản lí kho, rồi chắp tay thưa tŕnh giữa chúng. Nếu tất cả chấp thuận mới được sử dụng, như vậy sẽ không phạm lỗi tự ư dùng riêng. Nếu không thưa trước mà tự ư dùng, dù chỉ nửa thăng lúa cũng phạm lỗi, sẽ bị đuổi đi. Nếu một người cậy quyền, tự ư sử dụng đồ vật của chúng tăng, xử đoán những việc quan trọng mà không bạch với đại chúng, gọi đó là Câu-la-bát-để (Trung Quốc dịch là Gia chủ), đây chính là ung nhọt trong Phật pháp, người và quỉ thần đều oán ghét, dẫu có làm lợi ích cho chùa, nhưng sau khi chết vẫn bị tội rất nặng. Người trí ắt không làm điều này.

Ngoại đạo ban đầu có chín mươi sáu bộ phái, nay chỉ c̣n hơn mười bộ. Khi có trai hội chung, mỗi bộ phái tập trung riêng một chỗ, không tranh giành chỗ với tăng ni. V́ giáo pháp sai biệt, nên hạnh tu không đồng, mỗi phái tu học theo chủ thuyết của ḿnh, không ngồi xen lẫn nhau.

Qui chế chùa này rất nghiêm khắc, mỗi nửa tháng, vị điển sự, tá sử[18] tuần tra các tăng pḥng và đọc qui chế. Tên tuổi của chúng tăng không nằm trong sổ bộ của nhà vua, người nào phạm lỗi, chúng tăng tự trị phạt. V́ vậy, tăng chúng đều kính sợ lẫn nhau.

Tăng chúng chùa này, về mặt vật chất tuy thụ dụng ít, nhưng về mặt tu tập lại đạt được sự lợi ích rất lớn.

Nhớ lại lúc c̣n ở kinh thành, tôi từng thấy có người vẽ mô h́nh chùa Ḱ-hoàn[19], nhưng đều không có bản y cứ. Nay v́ muốn truyền bá những điều mới lạ, nên tôi tŕnh bày sơ lược như thế.

Những ngôi chùa lớn ở vùng Ấn Độ, nhà vua đều cho đặt đồng hồ nước, để dễ xác định thời gian đêm ngày. Theo luật, một đêm chia làm ba thời, chế định tăng chúng đầu và cuối đêm ngồi thiền, tụng niệm, nửa đêm tùy ư nghỉ ngơi. Cấu tạo của đồng hồ này trong Kí qui truyện đă thuật rơ.

Tuy đă tŕnh bày mô h́nh của chùa, nhưng sợ không được rơ ràng nên tôi vẽ lại, mong người xem tận mắt thấy, không c̣n thắc mắc. Nếu có thể tấu tŕnh lên vua, xin tạo dựng một ngôi chùa theo kiểu mẫu này, th́ giữa Ấn Độ và Trung Quốc đâu có ǵ khác biệt. Dưới đây là bản vẽ mô h́nh của ngôi chùa.

Đây là mô h́nh của Thất-lợi Na-lan-đà Mạc-ha T́-ha-la (Trung Quốc dịch là Cát Tường Thần Long Đại Trụ Xứ). Ở Ấn Độ, khi gọi tên vua, tên quan lớn hoặc tinh xá lớn, đều có từ thất-lợi đặt trước, có nghĩa là cát tường, tôn quí. Na-lan-đà chính là tên của rồng, v́ gần chùa này có con rồng tên là Na-già-lan-đà, v́ thế lấy đó làm tên. T́-ha-la nghĩa là trụ xứ, Trung Quốc dịch: “tự”, không phải là cách phiên âm chính thức. Nếu quan sát ngôi chùa này, ta thấy nó cũng giống như bảy ngôi chùa khác, kiến trúc trước sau đều bài trí ngay thẳng, mọi người có thể  qua lại dễ dàng. Phàm khi quan sát ngôi chùa, phải bắt đầu từ mặt nam, rồi ra cổng phía tây th́ mới hợp lẽ. Cách mé nam cổng chùa khoảng hai mươi bộ có một tốt-đổ-ba cao hơn trăm thước, tên tiếng Phạn là Mộ-la-kiện-đà-câu-chi (Trung Quốc dịch là Căn Bản Hương điện), đây là chỗ xưa kia Đức Thế Tôn an cư trong ba tháng hạ. Cách mé bắc cổng khoảng năm mươi bộ lại có một tốt-đổ-ba lớn, do vua Huyễn Nhật xây dựng bằng gạch, cao như tháp phía nam, trang trí tinh xảo, nền bằng vàng, đất bằng các thứ báu, thật là hiếm có, bên trong thờ tượng đức Như Lai chuyển pháp luân. Phía tây nam cũng có một chế-để nhỏ, cao hơn một trượng, là nơi bà-la-môn Chấp Tước thưa hỏi Đức Phật, nên gọi là tháp Tước Li. Mé tây của Căn Bản Hương điện có cây Phật xỉ, chẳng phải là dương liễu. Gần đó có một giới đàn rộng hơn một trượng vuông, tường chắn bằng gạch cao khoảng hai thước bao bọc xung quanh, bên trong có một cái nền cao năm tấc, ở giữa có một chế-để nhỏ. Góc điện ở phía đông của giới đàn có một nền gạch, là nơi kinh hành của Đức Phật, rộng khoảng hai khủy tay, dài mười bốn mười lăm khủy tay, cao hơn hai khủy tay, trên nền tạc mười bốn mười lăm hoa sen nở bằng đá vôi, cao khoảng hai tấc, chu vi khoảng một thước, biểu trưng cho mười bốn mười lăm dấu chân Phật.

Từ chùa này, nh́n về hướng nam, cách khoảng ba mươi dặm là thành Vương Xá. Núi Linh Thứu và vườn Trúc đều nằm cạnh thành này. Hướng tây nam là chùa Đại Giác, hướng chính nam là núi Tôn Túc, đều cách chùa khoảng bảy trạm đường. Hướng bắc là thành T́-xá-li, cách khoảng hai mươi lăm trạm đường. Hướng tây nh́n về Lộc Uyển, cách khoảng hơn hai mươi trạm đường. Hướng đông là nước Đam-ma-lập-để, cách xa khoảng sáu mươi hoặc bảy mươi trạm đường, chính là cửa biển để trở về Trung Quốc.

Chùa có ba ngh́n năm trăm tăng chúng tu học. Có khoảng hai trăm lẻ một thôn trang trực thuộc chùa, do nhiều đời vua đă cúng dường vĩnh viễn, Tương truyền đây là vùng đất đầm rồng hang cọp, cách xa trời đất, đường vào xa lại hiểm nguy, lối vắng không người qua lại.Nhưng đến nay trở thành truyền thuyết, đă không c̣n chân thật nữa.

Theo h́nh mà khắc họa, y qui cách mà tŕnh bày, đă từa tựa dáng xưa lại phảng phất nét mới. Mong rằng khi mọi người nh́n thấy, chuyên ḷng quán tưởng như cảnh tượng lúc Phật đang tại thế, mà phát tâm chí thành vậy.

Quyển thượng hết

[^]

Truyện cao tăng sang Tây Vực cầu pháp

Tác giả: Sa-môn Nghĩa Tịnh

Việt dịch: Hạnh Xuyến, Trung Thể, Đức Như

Hiệu đính: Thích Nguyên Chơn - Biên tập: Thích Nữ Huệ Trang

Quyển hạ

PHÁP SƯ ĐẠO LÂM

Sư người Giang Lăng, Kinh châu, tên Phạn là Thi-la-bát-phả (Trung Quốc dịch Giới Quang). Năm hai mươi tuổi, sư ĺa tục xuất gia. Khi tuổi ngoài ba mươi, sư tham vấn thiện hữu tri thức, t́m cầu chân lí. Nhờ nghiên cứu luật tạng mà giới châu trong sư sáng tỏ; bởi tu tập môn thiền nên nước định lắng trong. Bẩm tính sư thanh cao, nhă nhặn, ngay thẳng. Sư lại thường tắm giặt khe xanh để an chí, hay súc miệng suối biếc để dưỡng thần. Sư thường ngồi chẳng nằm, ăn ngày một bữa. V́ cảm thương Phật pháp truyền vào Trung Quốc đă nhiều năm mà cửa thiền hiếm người chứng nhập, luật điển c̣n nhiều thiếu sót, nên sư muốn lần theo ḍng t́m đến tận nguồn, vượt đường xa vạn dặm sang đất Tây Thiên.

Sư giương thuyền ra biển nam, qua trụ đồng, rồi đến nước Lang-ca, qua Ha-lăng rồi sang Lơa quốc. Tại đây, sư được vua tiếp đăi rất nồng hậu và đă lưu lại vài năm. Sau đó, sư sang nước Đam-ma-lập-để thuộc Đông Ấn Độ, lưu lại ba năm học tiếng Phạn. Nơi đây, sư xả giới rồi thụ lại giới pháp, học Nhất thiết hữu bộ [1] Sư cho rằng chỉ học luật chưa đủ, phải trau dồi thêm định và tuệ. Sư c̣n dốc tâm nghiên cứu chú tạng [2].

Về sau, sư đến Trung Ấn Độ, đỉnh lễ thánh tích Bồ-đề đạo tràng và Kim Cang ngự toà, rồi sang chùa Na-lan-đà. Tại đây, sư dốc ḷng nghiên cứu kinh luận Đại thừa, nghiền ngẫm luận Câu-xá trong khoảng vài năm. Sư c̣n đến chiêm bái, thành kính đỉnh lễ các thánh tích như đỉnh Thứu, Trượng lâm [3], Sơn Viên, Hộc thụ [4]. Sau đó, sư xuống Nam Ấn Độ t́m học giáo nghĩa cao sâu, sang nước La-đồ thuộc Tây Ấn Độ trụ lại một năm, lập linh đàn trùng tụng minh chú [5].

Minh chú, tiếng Phạn là T́-đệ đà-la tất-đắc-gia. T́-đệ dịch là minh chú, đà-la nghĩa là tŕ, tất-đắc-gia nghĩa là tạng, dịch đầy đủ là Tŕ minh chú tạng. Nghe truyền: Chú tạng này, bản Phạn có mười vạn bài tụng, Trung Quốc dịch thành ba trăm quyển, hiện nay đă thất lạc nhiều, c̣n lại rất ít. Sau khi Đức Phật nhập diệt, có ngài A-li-dă Na-già-hạt-thụ-na, tức bồ-tát Long Thụ, tinh thâm tông yếu này. Nan-đà, đệ tử ngài Long Thụ là người thông minh học rộng, cũng thấu đạt tông yếu này, đă ở Tây Ấn Độ mười hai năm, chuyên tâm tŕ chú, có cảm ứng. Mỗi khi đến giờ ăn, thức ăn từ không trung hiện xuống trước mặt ngài Nan-đà; khi tụng chú cầu b́nh Như ư, không lâu b́nh hiện đến. Do được kinh này trong b́nh, nên tôn giả vui mừng, không tŕ chú kết giữ, b́nh liền biến mất.

Pháp sư Nan-đà sợ minh chú bị thất lạc mất, bèn toát yếu lại c̣n mười hai ngh́n bài tụng, h́nh thành tác phẩm y cứ của một tông. Thường trong một bài tụng, có văn tŕnh bày ấn và chú. Tuy ngôn từ giống, nhưng nghĩa và dụng khác nhau, nếu chẳng được trực tiếp khẩu truyền th́ không thể thật ngộ giải. Về sau, luận sư Trần-na đọc được tác phẩm tuyệt vời này, thể nhận được trí tuệ uyên thâm, thấu đạt, nên đă vỗ kinh khen rằng: “Nếu bậc hiền [6] này dốc chí vào Nhân minh, th́ nay ta đâu có ǵ để thể hiện”. Thật là, bậc trí biết khả năng ḿnh, kẻ ngu chẳng rơ sự cạn sâu của người.

Chú tạng này ở Trung Quốc chưa được lưu truyền. Sở dĩ sư Đạo Lâm chú tâm vào tạng ḱ diệu này, bởi v́ trên đó có ghi: “Lên trời, cỡi rồng, sai khiến trăm thần, làm lợi chúng sinh, chỉ có chú này là hơn cả”.

Nghĩa Tịnh tôi lúc ở Na-lan-đà cũng nhiều lần nhập đàn tham cứu yếu chỉ này, nhưng không thành tựu, bèn dốc ḷng đem những điều mắt thấy, tai nghe ghi chép đại khái lại như vậy.

Đạo Lâm từ Tây Ấn Độ đi lên phương bắc, đến nước Yết-thấp-di-la, vào nước Ô-trường-na tham vấn thiền lí, t́m cầu bát-nhă, rồi đến nước Ca-tất-thí đỉnh lễ xá-lợi xương đỉnh đầu của Phật. Từ đó về sau, chẳng rơ sư ở đâu.

Khi tôi quay về, đến nước Yết-đồ ở Nam Hải nghe người Hồ từ  phương bắc đến kể: “Có hai vị tăng người Hồ gặp một sư Trung Quốc”. Nghe tả h́nh dạng th́ đúng sư Đạo Lâm. Sư cùng với ngài Trí Hoằng định quay về cố hương, nhưng bị giặc cướp chặn đường, phải trở lên Bắc Ấn Độ. Lúc ấy, sư khoảng hơn năm mươi tuổi.

LUẬT SƯ ĐÀM QUANG

Sư người Giang Lăng, Kinh châu. Sau khi xuất gia, sư đă t́m lên kinh đô. Sư là đệ tử của luật sư Thành, luận biện lưu loát, văn chương có thần, thông suốt cả nội điển lẫn ngoại điển, giới hạnh thanh khiết. Về sau sư đi về hướng nam, vượt Minh Bột [7] sang đỉnh lễ các thánh tích ở Tây Ấn Độ, lại đến nước Ha-lợi-kê-la [8] thuộc phía đông của Đông Ấn Độ. Sư c̣n khoẻ mạnh, nhưng đến nay vẫn bặt tin, không rơ sư ở đâu, có lẽ đă viên tịch trên đường đi

Lại nghe vị tăng nước Ha-lợi-kê-la kể: “Có vị tăng nhà Đường, tuổi ngoài năm mươi, được vua kính trọng cho cai quản một ngôi chùa. Do sư đem theo nhiều kinh tượng, đi đường lao nhọc nên đă nhuốm bệnh rồi viên tịch, được chôn cất tại nước này”.

SƯ HUỆ MẠNG

Sư người Giang Lăng, Kinh châu, giới hạnh thanh sạch, ḷng dạ ngay thẳng, thông suốt cả nội điển lẫn ngoại điển, ư chí cao vời, thoát tục. Do đặt trọn tâm nơi Tường hà [9], để hết ḷng ở Trúc uyển, nên sư đă theo thuyền lớn đến nước Chiêm-ba, trên đường gặp sóng to gió lớn, chịu bao phen gian khổ mới tới chỗ trụ đồng Mă Viện, nhưng rồi sư đành dừng lại, quay về.

LUẬT SƯ HUYỀN QÙ

Sư họ Hồ, người Giang Ninh, Nhuận châu, thuộc ḍng dơi danh gia vọng tộc, thông văn giỏi vơ, chuộng nhân quí nghĩa, cháu con nhiều đời kính pháp trọng tăng, tiếng thơm truyền khắp.

Sư xuất gia từ thuở nhỏ, lớn lên có đức độ. Đến khi thụ giới cụ túc, sư đă trác tuyệt hơn người. Sư chuyên tu thiền định, thông suốt các bộ luật, giới hạnh cao vời, nghe các kinh Đại thừa, đạt rốt ráo nghĩa ẩn sâu, văn chương thông bác, giỏi chữ lệ chữ thảo, thật là hiếm có trong giới xuất tục.

Sư không có vật dụng ǵ ngoài ba y, khi đắp mặc luôn để lộ tay, chéo y vắt vai. Khi vào chù, sư đi chân trần, ra đường mới mang giày, giả sử có người thấy cười chê, sư vẫn không thay đổi. Sư thường ngồi, chẳng bao giờ nằm trên giường yên giấc, luôn hành Đầu-đà [10] khất thực, chẳng hề bước qua quán rượu ồn náo. Người hiền thiện đều thích dép cỏ rơm, nhưng sư biết rơ mang giày da thú cũng đâu có lỗi! Xét rằng giày dép là giúp không lộ bàn chân trần bước đi trên mặt đất. Đó là phép tắc vậy. Tốt lành thay! Người này tâm đă thầm hợp với lí, ĺa ác theo thiện. Nhưng tự thẹn ḿnh c̣n nổi trôi theo ḍng tục, như một khi tỉnh ngộ, há dám cùng người say măi ở chốn tối tăm!

Mới đến Đan Dương, có người vừa gặp sư liền kết thành bạn tốt; đến Nam Thượng, anh em lưu luyến cảm thương; nơi Tam Kinh, bạn bè chia tay không nỡ. Nhưng thương thay! Chí nguyện không thành. Bởi tâm ấp ủ nguyện hoằng truyền chính pháp, nên chí tiết cao vời, nhưng mới tới Quảng châu, sư đă bị nhiễm phong hàn. V́ bệnh tật ngăn trở, sư đành ôm hận quay về cố hương. Năm ấy, sư khoảng hai mươi lăm, hai mươi sáu tuổi.

Về sau, sư Tăng Triết đến Tây Vực kể: “Sư Qú viên  tịch mà chí nguyện chưa thỏa”. Thật bất hạnh thay! Con đường vinh quang thật lắm gian nan, nghiệm lại thật không sai. Mong đem đại pháp về hoằng truyền, mà chỉ có nỗi ngóng trông mờ mịt; muốn mang di giáo về xiển dương, mà chỉ chôn ḷng nơi biên cảnh.

Than ôi! Bậc đức dày đă ra đi, ai là người nối chí? Bất hạnh mạng ngắn ngủi. Ô hô! Thương thay! Đắp non cao chín nhận, sắp thành lại dở dang, tài hoa mà phận bạc. Thật cảm thương! Để hiểu th́ rất dễ, làm được mới khó thay! Khi tuổi sư c̣n thơ ấu, nghiệp đức đă vẹn tṛn, nuôi chí truyền đuốc sáng, nhưng tật bệnh lại trở ngăn. Cảm thương chí lớn, xót người ra đi, khí tiết truyền lưu măi, rực rỡ tận ngh́n sau.

Sư Qú, lời ĺa Quảng phủ, hồn vọng Quế lâm. Thương người khuất bóng, đề thơ tặng rằng:

Chuyên tâm nơi cửa Phật

Ḷng mong đến Tây Thiên

Tật bệnh làm ngăn ngại

U hoài măi t́nh riêng.

Lá rời cành khó hợp

T́nh ĺa chẳng thể cầm

Ngày nào quay trở lại

Tận mặt, diễn pháp âm.

Niên hiệu Hàm Hanh [11] thứ nhất, khi ấy Nghĩa Tịnh tôi đang tham học ở Tây kinh [12], đă cùng với pháp sư Xử Nhất người Tinh Xuyên, luận sư Hoằng Húy người Lai châu, cùng vài ba sư khác đồng hướng ḷng về đỉnh Thứu, đặt tâm nơi cội giác [13]. Nhưng v́ pháp sư Xử Nhất c̣n mẹ già nên đành trở về Tinh Xuyên. Khi đến Giang Ninh, sư Húy gặp sư Huyền Chiêm, nên để tâm nơi An Dưỡng [14]. Sư Huyền Qú mới đến Quảng phủ th́ lâm bệnh nặng phải quay về, chỉ c̣n tiểu tăng Thiện Hạnh, người Tấn châu cùng tôi tiếp tục lên đường. Ở Thần Châu, bạn bè cũ đôi ngả đă phân li; đến Ấn Độ, tri kỉ mới mịt mờ chưa gặp. Lúc này, trong ḷng bồi hồi, buồn bă làm bài thơ tứ tuyệt để bày tỏ nỗi ḷng:

Tôi qua bao dặm đường

Trăm mối sầu vấn vương

Sao để sáu tấc bóng

Độc bước Ngũ Thiên phương.

Lại tự đề một bài thơ để giải sầu:

Ba quân nhất Thượng tướng

Kẻ sĩ chí kiên cường

Nếu như sợ mạng yểu

Đâu trọn được niềm vương.

Vào niên hiệu Hàm Hanh thứ ba, tôi nhập hạ tại Dương phủ. Đầu thu, t́nh cờ gặp sứ quân [15] Phùng Hiếu Thuyên, người Cung châu, tôi bèn theo ông ta đến Quảng phủ, rồi hẹn với chủ thuyền người Ba-tư cùng đi phương nam. Lại được lệnh của Sứ quân trở qua Cương châu. Bấy giờ, em trai của sứ quân Hiếu Thuyên là sứ quân Hiếu Đản, sứ quân Hiếu Chẩn, cùng quận quân [16] họ Ninh, quận quân họ Bành với quyến thuộc tận tâm cúng dường. Ai ai cũng đều dâng tài vật tốt và thực phẩm ngon, mong rằng tôi không thiếu thốn khi vượt biển mênh mông, không cực khổ trên đường đi hiểm trở. Dốc ḷng chu cấp như thân thuộc, thuận tâm cứu giúp của Cấp Cô [17], cùng làm chỗ nương, đồng duyên nơi thánh cảnh. Sở dĩ Tịnh tôi thành tựu những việc tốt đẹp ấy, là nhờ vào công sức của nhà họ Phùng.

Tăng tục ở Lĩnh Nam ḷng nghẹn ngào với kẻ ở người đi, bậc tài hoa đất Bắc tâm ôm mối sầu sống mà cách biệt. Đến tháng mười một, tôi từ Phiên Ngung sang Dực Chẩn, hướng đến Lộc Uyển mà ngóng trông, nh́n về Kê sơn mà thở dài. Bấy giờ, gió bấc bắt đầu thổi mạnh, chúng tôi vững đôi chèo hướng phương nam xa lạ. Tiết đông mới bắt đầu, cả đoàn căng buồm rời phương bắc quê hương. Cắt dọc biển khơi, làm dậy sóng như non chắn ngang biển lớn; xẻ thông đại hải, khiến sóng cuộn như mây cao ngút trời. Do đó, không đầy hai tuần [18], chúng tôi đă tới được nước Phật-thệ, dừng lại nơi đây sáu tháng, học thêm Thanh minh. Về sau, vua nước này cấp phương tiện đưa chúng tôi qua nước Mạt-la-thâu. Chúng tôi dừng nơi đây hai tháng, rồi chuyển hướng đi sang nước Yết-đồ.

Đến tháng mười hai, đoàn lại giương buồm vua tặng đi dần sang Đông Ấn Độ. Từ nước Yết-đồ đi về phương bắc hơn mười ngày, th́ vào nước của người lơa thể. Nh́n về bờ đông khoảng một, hai dặm thấy toàn rừng dừa cau sum sê, tươi tốt. Người dân thấy thuyền lớn cập bến, tranh nhau chèo hàng trăm thuyền nhỏ chở đầy dừa, chuối, vật dụng bằng mây trúc đến muốn trao đổi. Người ở đây thích nhất là thanh sắt lớn bằng hai ngón tay, mỗi thanh có thể đổi được năm hoặc mười trái dừa. Đàn ông xứ này đều khỏa thân, đàn bà dùng lá cây kết lại để che thân. Có lần, các thương nhân đùa trao cho quần áo, họ khoác tay không nhận. Nghe truyền rằng, nước này ở biên giới tây nam của Thục Xuyên. Ở xứ này ngũ cốc không nhiều, thức ăn chính của họ là dừa và củ mài, không có mỏ sắt, vàng bạc cũng rất hiếm, v́ thế sắt là kim loại quí nhất. Người dân ở đây diện mạo không đen, vóc người trung b́nh. Họ đan giỏ mây tṛn rất khéo, xứ khác không thể b́ kịp. Nếu thuyền buôn đến mà không trao đổi hàng hóa với họ, sẽ bị bắn tên độc. Người nào một khi trúng tên, ắt không cứu được.

Ở đây khoảng nửa tháng, đoàn lại đi về hướng tây bắc, đến nước Đam-ma-lập-để, thuộc phía nam của Đông Ấn Độ, cách Mạc-ha Bồ-đề và Na-lan-đà hơn sáu mươi trạm đường. Tại đây, tôi gặp sư Đại Thừa Đăng và lưu lại một năm học tiếng Phạn cùng Thanh luận. Sau đó, tôi cùng sư Đăng theo đoàn buôn vài trăm người theo hướng tây đến Ấn Độ. Chỉ c̣n cách Mạc-ha Bồ-đề khoảng mười ngày đường, nhưng đoàn phải vượt qua nhiều đầm lầy, núi cao gian nan hiểm trở; cũng nhờ đông người nên không cảm thấy lẻ loi.

Lúc ấy, tôi lại nhiễm thời bệnh [19], người mệt mỏi, yếu sức nên không thể theo kịp đoàn buôn, tuy gắng hết sức nhưng chỉ đi được năm dặm mà phải dừng nghỉ nhiều lần. Khi ấy, nhân gặp khoảng hai mươi vị tăng chùa Na-lan-đà, sư Đăng đă cùng họ đi trước, c̣n lại ḿnh tôi đơn độc vượt đường hiểm trở. Trời xế chiều, bọn sơn tặc xuất hiện, giương cung quát bảo tôi đến gặp, rồi lăng nhục, đoạt lấy hết quần áo của tôi, ngay cả dây lưng cũng không chừa. Bấy giờ, tôi đinh ninh sẽ mất mạng, chẳng thể thỏa nguyện đỉnh lễ các thánh tích, chẳng những chết không toàn thây, mà c̣n không thể đạt được bản nguyện. Không ngờ, cuối cùng bọn chúng lại tha cho đi.

Người nước này lại phao tin: Nếu gặp người da trắng, họ sẽ giết để tế trời. Nghĩ đến điều này, tôi càng thêm lo lắng, bèn xuống hố lấy bùn bôi khắp thân, kết lá cây che thân, chống gậy đi chầm chậm. Trời tối dần mà vẫn c̣n cách thôn xóm khá xa. Đến canh hai tôi mới đuổi kịp mọi người. Nghe sư Đăng đứng ngoài thôn gọi lớn, tôi rảo bước tới. Sư trao cho một bộ áo quần, tôi xuống ao tắm rửa rồi cùng vào thôn.

Đi thêm vài ngày đường, chúng tôi đến được chùa Na-lan-đà, trước lễ tháp Căn Bản, kế lên núi Ḱ-xà-quật chiêm bái nơi thờ y của Đức Phật, sau qua chùa Đại Giác đỉnh lễ tôn tượng. Tôi lại đem vải lụa trước đây được tăng tục ở Sơn Đông tặng, may thành ca-sa bằng lượng Như Lai chế, đích thân khoác lên cúng dường tôn tượng. Luật sư Huyền ở Bộc châu gửi hàng vạn la-cái dâng lên cúng dường, thiền sư An Đạo ở Tào châu nhờ đỉnh lễ cội bồ-đề, tôi đều thực hiện xong. Lúc ấy, năm vóc sát đất, chí thành đỉnh lễ, trước v́ bốn ân ở quê nhà, sau v́ cả pháp giới chúng sinh, tôi nguyện hội đầu Long Hoa [20] diện kiến đức Từ Thị, khế hợp chân tông [21], được vô sinh trí [22]. Tiếp đó, tôi đỉnh lễ khắp các thánh tích, đi qua trượng thất của cư sĩ Duy-ma [23] mà đến Câu-thi, nơi nào cũng chí thành. Đến Lộc viên [24], lại trèo lên đỉnh Thứu. Tôi lưu lại chùa Na-lan-đà mười năm để nghiên cứu kinh điển, sau mới quay trở lại nước Đam-ma-lập-để. Giữa đường, gặp giặc cướp dữ, nhưng tôi may mắn thoát họa đao kiếm, giữ được tính mạng trong gang tấc. Từ đây, tôi giương buồm qua nước Yết-đồ [25], thỉnh về hơn năm trăm ngh́n bài tụng trong ba tạng kinh điển chữ Phạn, dịch ra tiếng Trung Quốc thành cả ngh́n quyển. Bấy giờ, tôi tạm trú tại nước Phật-thệ.

Phần 1  Phần 2  Phần 3  Phần 4  Phần 5  [^]

 

Chú thích:

[1] Nhất thiết hữu bộ 一切有部 (Gđ: Thuyết nhất thiết hữu bộ; S: Sarvàsti-vàdin; Gt: Tát-bà-đa): một bộ phái Tiểu thừa, được phân ra từ Thượng tọa bộ vào khoảng thời gian đầu sau khi Phật diệt độ ba trăm năm. Bộ phái này chủ trương tất cả các pháp trong ba đời đều thật.

[2] Chú tạng 咒藏 (Cg: Cấm chú tạng, Đà-la-ni tạng): những kinh điển về bí mật chân ngôn, đà-la-ni do Đức Phật nói, ngoài ba tạng kinh, luật, luận.

[3] Trượng lâm 仗林 (S: Yasti-vana): khu rừng tre, nằm ngoại thành Vương Xá nước Ma-kiệt-đà, nơi ngày xưa bà-la-môn dùng gậy tre đo chiều cao thân Đức Phật, nhưng đo măi vẫn không tận cùng, ông bèn ném gậy chạy. Về sau, gậy ấy bén rễ mọc cây, lâu ngày trở thành rừng tre.

[4] Hộc thụ 鵠樹(Cg: Sa-la song thụ): tên cây, nơi Phật nhập niết-bàn.

[5] Minh chú 明咒 (Cg: thần chú, đà-la-ni): lời bí mật linh diệu có khả năng phá trừ ngu si tăm tối, được xướng tụng lúc tu Mật pháp.

[6] Bậc hiền: chỉ ngài Nan-đà.

[7] Minh Bột (Cg: Bột Hải): vùng biển nằm giữa bán đảo Liêu Đông và bán đảo Sơn Đông, Trung Quốc.

[8] Nước Ha-lợi-kê-la 訶利雞羅國 (S: Harikela): tên một nước nhỏ ngày xưa, có lẽ là vùng Arakan của nước Miến Điện ngày nay.

[9] Tường hà 祥恆河: chỉ sông Hằng. Người Ấn Độ xem sông Hằng là một con sông thiêng, người đến đó tắm gội sẽ trừ sạch mọi tai ương, bệnh tật, được hưởng nhiều phúc lành.

[10] Hạnh Đầu-đà 頭陀行 (S: dhūta-guṇa): tu tập khổ hạnh, giảm thiểu tối đa ba nhu cầu ăn, ở, mặc. Người tu hạnh đầu-đà, phải tuân thủ mười hai hạnh: 1- Ở a-lan-nhă; 2- Thường hành khất thực; 3- Khất thực theo thứ tự; 4- Ngày ăn một bữa; 5- Không ăn quá nhiều; 6- Sau ngọ trai, không được uống nước trái cây; 7- Đắp y bá nạp; 8- Chỉ có ba y; 9- Ở trong nghĩa địa; 10- Ngủ dưới gốc cây; 11- Ngồi chỗ đất trống; 12- Thường ngồi không nằm.

[11] Hàm Hanh 咸亨: niên hiệu của vua Đường Cao Tông ( 3/670-8/674)

[12] Tây kinh 西京: kinh đô Trường An. Triều Tây Hán đặt kinh đô tại Trường An, đến triều Đông Hán dời kinh đô về Lạc Dương. Nhân đó, gọi Lạc Dương là Đông Kinh, Trường An là Tây Kinh.

[13] Cội giác 覺樹: cây bồ-đề, thánh tích Phật thành đạo.

[14] An Dưỡng 安養: chỉ cơi Cực Lạc phương tây, nơi Đức Phật A-di-đà làm giáo chủ.

[15] Sứ quân 使君: tôn xưng các vị đứng đầu châu, quận. Thời Hán, gọi quan Thứ sử là Sứ quân.

[16] Quận quân 郡君: tước hiệu vua nhà Đường phong cho vợ của những vị quan thuộc hàng tứ phẩm.

[17] Cấp Cô 給孤: tên một trưởng giả thời Phật tại thế, chuyên cấp dưỡng cho những người nghèo khổ, cô độc.

[18] Tuần : Trung Quốc lấy mười ngày làm một tuần.

[19] Thời bệnh 時病: căn bệnh thời tiết lưu hành lúc bấy giờ.

[20] Hội đầu Long Hoa 龍華初會: bồ-tát Di-lặc thành đạo dưới cội long hoa, thuyết pháp trước sau gồm ba hội. Theo phẩm Tam thế đẳng, kinh Bồ-tát xử thai 2 : Long Hoa có ba hội: hội thứ nhất, bồ-tát thuyết pháp độ chín mươi sáu ức người thành đạo quả; hội thứ hai, độ chín mươi bốn ức người; hội thứ ba, độ chín mươi ba ức người.

[21] Chân tông 真宗: đạo lí chân thật.

[22] Vô sinh trí 無生智 (S:anutpādajñāna): trí biết rơ các pháp vô sinh. Tức trí tuệ cứu cánh, vô lậu, diệt tận hết cả phiền năo, xa ĺa sinh diệt biến hóa.

[23] Duy-ma 維摩 (S: Vimalakīrti): đệ tử tại gia của Đức Phật, là trưởng giả ở thành T́-xá-li, Trung Ấn Độ. Ngài rất tinh thông giáo nghĩa Phật giáo Đại thừa, thân chứng cảnh giới “bất khả tư nghị”, nên rất nhiều đệ tử xuất gia của Phật không thể sánh kịp. V́ tịnh thất của ngài vuông vức mỗi bề một trượng, nên gọi là Duy-ma phương trượng.

[24] Lộc viên 鹿園( Cg: Lộc dă uỵển 鹿野苑): thánh tích Phật giáo, thuộc nước Ba-la-nại, Trung Ấn độ. Sau khi thành Phật, đức Thế tôn đến đây đầu tiên, thuyết pháp tứ đế độ năm anh em Kiều-trần-như chứng quả A-la-hán.

[25] Yết-đồ 羯荼 (S: Kaccha): một quốc gia, ở phía Bắc Sumatra (Tô-môn-đáp-lạp) thuộc lĩnh thổ nước Phật-thệ; tức Khota-raja (Khố-tháp-lạp-tra) hiện nay.

Chú thích:

[1] Nam Kinh: đô thị lớn ở hạ lưu ḍng Trường Giang, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc.

[2] Hiển Khánh 顯慶: niên hiệu vua Đường Cao Tông (656 – 2/661)

[3] Cây Vô Ưu 無憂樹 (S: Aśoka):  Đức Phật đản sinh dưới gốc cây này tại vườn Lâm-t́-ni.

[4] Cao Xương 高昌: một nước cổ ở Tây Tạng, nằm trong khu vực Karakhoja phía đông nam huyện Thổ-lỗ-phồn, tỉnh Tân Cương ngày nay.

[5] Lạc Dương 洛陽: cố đô của Trung Quốc, nằm phía nam sông Hoàng Hà, tỉnh Hồ Nam.

[6] Ô-trường-na 烏長那 (Cg: Ô-trượng-na): nước nằm phía bắc nước Kiều-đà-la (S: Gandhara) thuộc Bắc Ấn Độ thời xưa.

[7] Ba bản Tống, Nguyên, Minh dịch là Huệ Thân.

[8] Mân Việt 閩越: tên đất thời xưa, nay thuộc tỉnh Phúc Kiến, cũng là tên chỉ tỉnh Phúc Kiến.

[9] Ca-tất-thí 迦畢試: một nước ở phía tây bắc Ấn Độ cổ đại.

[10] Thục Xuyên 蜀川: vùng đất cách chùa Chi-na hơn năm trăm trạm dịch. Một trạm khoảng 1 du-thiện-na, tương đương 40 dặm (1 dặm = 360 bước).

[11] Thời điểm thuật lại chuyện này.

[12] Nguyên bản: “dư phương đổ” 餘方堵. Đổ: đơn vị đo lường thời xưa. 1đổ = 5 trượng. (1 trượng = 10 thước Trung Quốc, 1 thước Trung Quốc khoảng 0,33m) 1 trượng = 3,3m. Vậy 1 đổ = 16.5m

[13] Thiệm-bộ 贍部 (Cg: Diêm-phù-đề): cơi chúng ta đang sinh sống.

[14] Trượng : đơn vị đo lường. 1 trượng = 10 thước Trung Quốc, 1 thước Trung Quốc khoảng 0,33m, tính ra 1 trượng khoảng 3,3m.

[15] Bộ : đơn vị đo lường. 5 thước Trung Quốc = 1 bộ.

[16] Tốt-đổ-ba 窣賭波: xưa dịch gọn “tháp” là chưa chính xác. Tháp thờ xá-lợi gọi là tốt-đổ-ba, không thờ xá-lợi gọi là chế-để.

[17] Chế-để 制底: xưa phiên âm chi-đề là sai.

[18] Tá sử 佐史: chỉ chung cho Thư tá và Tào sử, làm việc trong công đường của quan địa phương thời Hán.

[19] Ḱ-hoàn 祇洹: tức  Ḱ viên, một thánh địa của Phật giáo, vị trí ở phía nam thành Xá-vệ, nước Kiều-tát-la, thuộc Trung Ấn Độ.

Truyện cao tăng sang Tây Vực cầu pháp (p.5)

SƯ THIỆN HẠNH

Sư người Tấn châu, là đệ tử của Nghĩa Tịnh tôi. Thuở nhỏ, sư từ giă quê nhà, đến Đông Sơn học đạo. Lớn lên, sư tu tập luật nghi, để tâm nghiên cứu minh chú. Tính t́nh sư nhu hoà, cẩn trọng, cần kiệm, chất phác, chỉ một ḷng nghĩ đến việc làm lợi ích chúng sinh. Sư cùng tôi đến nước Thất-lợi-phật-thệ, có ư muốn sang Ấn Độ, nhưng bị bệnh nặng đành phải quay thuyền trở về. Lúc ấy, sư khoảng bốn mươi tuổi.

SƯ LINH VẬN

Sư người Tương Dương, tên Phạn là Bát-nhă-đề-bà. Tính t́nh sư ngay thẳng, chí muốn xuất gia, luôn để chí nơi việc lợi sinh. V́ muốn chiêm bái các thánh tích, sư cùng sư Tăng Triết vượt biển nam sang Ấn Độ. Sư rất giỏi tiếng Phạn, đi đến đâu cũng đều được quốc vương nước ấy lễ kính. Sư đến chùa Na-lan-đà, vẽ h́nh cây bồ-đề và chân dung đức Từ Thị, không thua ǵ một họa sĩ giỏi. Sau đó, sư mang các thứ trở về nước, xiển dương Phật pháp, phiên dịch kinh điển. Sư quả là người có khả năng lợi lạc quần sinh.

THIỀN SƯ TĂNG TRIẾT

Sư người Lễ châu, từ nhỏ tính t́nh đă thuần hậu, chí tiết cao xa; sớm gởi thân cửa Phật. Khả năng lĩnh ngộ của sư thật ḱ diệu, trọn vẹn như nước từ b́nh này rót sang b́nh kia; tài luận biện sắc bén, thật là người có thể gánh vác trọng trách vẻ vang, lên toà cao tuyên dương diệu pháp!

Sư hiểu sâu luật tạng, thông đạt pháp thiền, nắm vững nội dung hai bộ Trung luận và Bách luận, thấu đạt chỗ then chốt của hai thuyết Trang Lưu. V́ ngưỡng mộ thánh tích, sư lên thuyền sang Tây Vực, đến Tây Ấn Độ tùy duyên giáo hoá. Sư đỉnh lễ khắp các thánh tích rồi trở qua nước Tam-ma-đát-trá [1], thuộc Đông Ấn Độ. Vua nước này tên Yết-la-xă-bạt-trá, là một Phật tử thuần thành, hết ḷng kính tin Tam bảo, xưa nay khó ai b́. Hàng ngày, vua tạo mười vạn tượng Phật Thích-ca bằng gỗ dâu, tụng mười vạn bài kinh Bát-nhă, dâng cúng mười vạn đóa hoa tươi. Phẩm vật dâng cúng chất cao bằng người. Khi xa giá, vua bài trí xe tượng Quan Âm dẫn đầu, đến cờ phướn rợp trời, trống nhạc tấu vang, kế là tượng Phật, tăng ni, cuối cùng mới đến đoàn của vua cùng tùy tùng.

Trong thành, có khoảng bốn ngh́n tăng ni, đều nhận sự cúng dường của vua. Mỗi sáng sớm, vua sai sứ giả vào chùa, đến trước tăng pḥng chắp tay thưa:

- Đại vương kính hỏi thăm các pháp sư đêm qua có được an ổn chăng?

Tăng đáp:

- Cầu mong đại vương không bệnh tật, sống lâu, đất nước thịnh vượng, thái b́nh.

Sứ giả trở về tâu lại. Sau đó, vua mới luận bàn việc nước.

Lâu ngày, danh tiếng về đức độ của vua vang xa, khiến những bậc thông minh đức độ, trí rộng tài cao, thông hiểu mười tám bộ phái Tiểu thừa, thấu đạt ngũ minh ở khắp Ngũ Thiên đều tụ hội về. Sư Tăng Triết ở tại Vương tự trong thành này, được vua rất trọng đăi.

Sư dốc ḷng tham học kinh Phạn, ngày càng làu thông. Lúc tôi đến đây, không gặp sư, được nghe đến nay sư vẫn c̣n sống, tuổi khoảng bốn mươi. Huyền Du, đệ tử của sư, người nước Cao Li, theo thầy qua nước Sư Tử, xuất gia và ở lại nơi này.

LUẬT SƯ TRÍ HOẰNG

Sư người Lạc Dương, cháu của Vương Huyền Sách, là sứ giả sang Ấn Độ trước đây. Tuổi mới hai mươi mà sư đă muốn an nhàn, xem thường phú quí, ḷng thích ẩn cư. Do đó, sư t́m lên núi Thiếu Lâm sống đời đạm bạc. Sư thích tụng kinh điển, rất giỏi văn chương.

Về sau, sư tỉnh ngộ sự ồn náo chốn chợ đời, chuộng cảnh thanh tịnh nơi cửa Phật, nên rời Bát Thủy đến Tam Ngô, ĺa tục xuất gia, lễ thiền sư Tha làm thầy, thụ lănh giáo pháp. Chưa được bao năm, sư phảng phất thấy được đạo. Một thời gian sau, sư đến chỗ thiền sư Nhẫn ở Ḱ châu, tiếp tục tu tập thiền định. Tuy cội thiền đă trồng, nhưng cành lá chưa vươn cao, sư bèn vượt sông Tương [2] sang núi Hoành [3], vào rừng quế gởi chí, ẩn suối vắng lắng tâm. Một năm sau, sư đến y chỉ thiền sư Trượng Tịch.

Ngắm sông núi xinh đẹp, nh́n rừng rậm lặng yên, sư đề thơ ca ngợi cảnh rừng núi thâm u, làm phú bày tỏ chí nguyện viễn du. Về sau, sư đến tham học với các bậc đạo cao ở Tam Ngô, sáng tỏ mối đạo. Sư lại tham vấn thiện hữu tri thức khắp nơi, thấm sâu diệu lí. Đó là do thiện căn đă gieo trồng từ quá khứ, chứ chẳng phải từ người cho.

Khởi hành từ Trung phủ, sư muốn sang Ấn Độ đỉnh lễ thánh tích, may gặp được thiền sư Vô Hành đồng chí hướng. Đến Hợp Phố [4], hai sư giương buồm ra biển cả, gặp gió ngược, thuyền lênh đênh trên biển, đành đổi hướng đến Giao châu, lưu lại một mùa hạ. Cuối đông, hai sư đến vùng bờ biển, theo thuyền đi về hướng nam, qua nước Thất-lợi-phật-thệ. Hành tŕnh sư trải qua, được tŕnh bày rơ trong truyện Thiền sư Vô Hành.

Đến chùa Đại Giác, sư trụ lại hai năm, chí thành đỉnh lễ tôn tượng Phật Thích-ca, phúng tụng kinh Phạn. Trải qua một thời gian, sư đă giỏi Thanh luận, lại thông Phạm thư, thấu luật nghi, hiểu Đối phá. Không những sư giỏi Câu-xá mà c̣n thông Nhân minh. Tại chùa Na-lan-đà, sư nghiên cứu Đại thừa. Ở đạo tràng Tín Giả, sư chuyên tâm nơi Tiểu thừa. Sư cùng các bậc danh đức chỉnh sửa luật nghi, chí thành khẩn thiết chẳng dám xao lăng. Sư đến dự nghe luật sư Đức Quang giảng giải kinh luật, nghe đến đâu biên dịch đến đó, rất công phu. Sư khéo giữ ǵn giới luật, không mảy may thiếu sót; thường ngồi không nằm, sống biết đủ, thanh bạch, kính trên nhường dưới,  đạo tâm ngày càng kiên cố.

Với ḷng chí thành, sư đến chiêm bái các thánh tích như thành Vương Xá, đỉnh Thứu, Tiên uyển [5], Ḱ viên, Thiên giai, Am viên [6], Sơn huyệt. Mỗi khi có y bát dư, sư đều nghĩ đến việc cúng dường cho người khác. Đến chùa Na-lan-đà th́ thiết trai cúng dường, ở thành Vương Xá cúng vào thường trụ. Ở Trung Ấn Độ gần tám năm, sư đến nước Yết-thấp-di-la thuộc Bắc Ấn Độ và có ư định trở về Trung Quốc. Nghe nói sư kết bạn với sư Đạo Lâm, không biết hiện nay ở đâu. Sư đạt rất nhiều thành tựu trong sự nghiệp phiên dịch.

THIỀN SƯ VÔ HÀNH

Sư người Giang Lăng, Kinh châu, tên Phạn là Bát-nhă-đề-bà (Trung Quốc dịch Huệ Thiên). Bẩm tính sư trầm tĩnh, ôn hoà, khí chất thanh cao, văn nhă, ḷng đầy nhân đức, chí muốn ẩn cư chốn núi rừng. Thuở nhỏ sư đă đặt chân đến Thạch Cừ, lớn lên dốc ḷng nơi Kim Mă [7]. Sư thấu suốt  bách thị [8], thông đạt tam kinh [9], nổi tiếng khắp châu huyện, xuất sắc nơi quê nhà. Lúc bấy giờ, danh tiếng của sư đă vang dội, văn chương tợ ráng chiều rực rỡ, sáng chói cả vùng Tam giang [10]; ư thơ như ḍng suối trào, tràn khắp vùng Thất trạch [11]. Nhưng do nhân lành đời trước, cảm thành quả hiện tiền, sư kính mộ cửa pháp, trộm nh́n vườn huyền. Sư may mắn gặp năm người hướng dẫn, được vào ở nơi đạo tràng Đẳng Giới. Không bao lâu, sư đă thấm nhuần đạo lí, đậm t́nh pháp lữ.

Về sau, sư lễ pháp sư Huệ Anh, đệ tử ưu tú của ngài Cát Tạng, chùa Đại Phước Điền làm thầy. Có thể nói, bậc thạc đức nối nhau xuất hiện, chắc chắn đời không thiếu người hiền.

Thế là, sư hướng tâm về Bát-nhă, đặt chí nơi cửa thiền, xa ĺa trần tục, dạo chốn núi sông. Sư thường mượn những nơi luận bàn về Nho Lăo mà  xiển dương giáo lí vi diệu; tuy là hàng hậu sinh, nhưng vượt hơn các bậc tiền bối.  Khi thụ giới cụ túc, cùng đàn với hơn hai mươi người, sư tụng giới thông thuộc, trong hai giờ là xong, được mọi người tôn xưng là thượng thủ, khó ai hơn được.

Sau đó, sư vào ẩn cư nơi núi sâu, tụng kinh Pháp hoa, không đầy một tháng đă xong bảy quyển, và than rằng: “Tuy nói t́m nơm, ư muốn được cá; t́m cầu nơi lời, vốn mong đạt lí, nên tham học với những bậc thầy nổi tiếng để sáng tâm trí, mở cửa định, đoạn trừ phiền năo”. Do đó, sư đến Cửu Giang rồi qua Tam Việt [12], t́m lên Hoành nhạc [13], dừng ở Kim Lăng [14]. Sư lại gởi ḷng ở Tung Hoa [15], tụng tập nơi Thiếu Thất [16], rồi rửa chân nơi Bát thủy, giặt áo ở Tam xuyên [17]. Như thế, chí sư luôn t́m thiện tri thức, hoặc v́ tu định, sư lên phương bắc, t́m cầu tinh hoa nơi thiền sư Trí Giả [18], hoặc v́ học tạng luật, sư trở về đông, tham cứu điểm tinh túy nơi luật sư Đạo Tuyên [19].

V́ muốn nghe kinh luận mới cũ, học phép tắc xưa nay mà sư phải vượt qua biết bao cảnh mênh mông sóng nước trải dài, sừng sững núi cao chót vót. Sư kết bạn đường với ngài Trí Hoằng, gặp gió đông cùng căng buồm ra khơi. Một tháng sau, sư đến nước Thất-lợi-phật-thệ, được nhà vua tiếp đăi đặc biệt nồng hậu, trải kim hoa [20], rải kim túc [21], cúng dường tứ sự [22], năm lần triệu kiến để bảy tỏ tấm ḷng. Được biết hai sư từ Đại Đường đến, vua càng thêm kính trọng. Sau đó, hai sư đi thuyền vua tặng, trải qua mười lăm ngày đến nước Mạt-la-du [23], thêm mười lăm ngày, đến nước Yết-đồ. Cuối đông, sư cho thuyền đi về hướng tây, mất ba mươi ngày th́ đến Na-già-bát-đản-na, lênh đênh thêm hai ngày th́ đến nước Sư Tử. Sau khi đỉnh lễ xá-lợi răng Phật, hai sư lại giương buồm theo hướng đông bắc, mất một tháng th́ tới nước Ha-lợi-kê-la. Nước này nằm về phía đông của Đông Ấn Độ, cách chùa Na-lan-đà một trăm trạm đường. Lưu lại đây một năm, cả hai lại đi dần sang Đông Ấn Độ. Sau khi dừng lại nghỉ ngơi, hai sư tiếp tục đến chùa Đại Giác. Tại đây, hai sư được vua nước này sắp đặt cử làm chủ chùa. Rất khó được thường trụ một ngôi chùa ở Ấn Độ, v́ trách nhiệm và quyền lợi đồng như mọi người; nếu là khách, chỉ được thụ thực mà thôi.

Về sau, sư đến chùa Na-lan-đà, tham học Du-già, nghiên cứu Trung quán, nghiền ngẫm Câu-xá, t́m hiểu giới luật, rồi lại đến chùa Đê-la-đồ, cách đó hai trạm đường. Chùa này có bậc pháp tượng [24] rất giỏi Nhân minh. Sư c̣n nghiên cứu những trước tác của ngài Trần-na [25], ngài Pháp Xứng [26], dần nhập vào huyền quan [27], khai mở được u kiện [28].

Suốt đời sư chuyên khất thực, sống thiểu dục tri túc, tâm tính thoát tục . Lúc rảnh rỗi, sư dịch kinh A-cấp-ma [29], thuật lại việc Như Lai niết-bàn, tóm lại thành ba quyển, gởi về Trung Quốc. Kinh này rút ra từ trong luật tạng của phái Nhứt Thiết Hữu Bộ, không giống với kinh ngài Hội Ninh đă dịch.

Ban đầu, sư bảo muốn ở lại Ấn Độ, nhưng sau lại nói có ư quay về Trung Quốc, nên từ Bắc Ấn Độ trở về quê hương. Khi ấy, Nghĩa Tịnh tôi đang ở Na-lan-đà, có đến tiễn biệt. Đưa sư qua sáu trạm đường về hướng đông, ḷng ôm nỗi sầu li biệt, nhưng vẫn mong có ngày gặp lại, rồi gạt lệ chia tay. Năm ấy, sư năm mươi sáu tuổi.

Sư bẩm tính chí thành, cung kính. Mỗi khi lá bồ-đề bắt đầu xanh, sư khẩn thiết tắm cây nơi Long tŕ; khi vườn Trúc trở màu vàng, sư chí thành hái hoa nơi đỉnh Thứu[30].

Có một lần, cùng sư lên Linh Thứu, đỉnh lễ thánh tích xong, trông xa về quê nhà, trong ḷng cảm thương, Tịnh tôi làm thơ bày tỏ nỗi ḷng:

Đứng trên đỉnh núi cao

Ngắm nh́n Vương thành cổ

Vạn năm hồ[31] vẫn sạch

Ngh́n năm vườn[32] vẫn xanh

Phảng phất con đường cũ

Quảng Hiếp núi hoang tàn.

Đài tiên bảy báu mờ dấu cũ

Hoa trời bốn sắc bặt tiếng mưa.

Tiếng mưa hoa đă xa

Hận ḿnh sao sinh muộn!

Cảm thương mê mờ nơi nhà lửa[33]

Lại than bảo sở mất lối về

Chân bước lên B́nh Giao

Rong chơi trên Thất Hải[34]

Ba cơi loạn động d́m tà mê

Chúng sinh mịt mờ quên thầy giỏi

Chỉ bậc Năng Nhân riêng giác ngộ.

Rũ trần lặng sóng mở đường huyền.

Vừa gặp đói khổ, mạng ĺa thân

Lại v́ cứu người, ban tất cả (thí)

Giữ phao[35] trọn vẹn, sáng giới châu[36] (giới)

Mặc giáp hộ tâm, áo nhẫn bền (nhẫn).

Tam ḱ[37] tinh tiến vượt Nhị thừa

Nhón chân chẳng nhọc, vượt chín kiếp[38] (cần)

Nước định lắng trong, sạch kết xưa (định)

Gươm tuệ sắc bén chém mầm mê (tuệ).

Trải qua nhiều kiếp dụng công phu

Sáu độ[39] độ sinh trong mọi lúc

Chúng sinh qui hướng, công đức thành.

Kim hà[40] thị tịch, về thường trụ.

Kê sơn tạm nói, công đă tṛn

Đệ tử ngày xưa truyền di giáo

Bí điển Long cung cất biển sâu

Chân ngôn Thạch thất[41] thỉnh non cao.

Giáo truyền đến ngày nay

Người người kế lưu danh.

Sa mạc, Tuyết sơn, lầm đường sớm

Biển lớn, non Hồng lạc bến đêm.

Dấn vào muôn đường chết

T́m ra một nẻo sống.

Đầu châm[42], ngẫu huyệt hai dụ khác

Trói ngựa, treo xe há lên đường.

Không bỏ vui đời nay

Chẳng mong vinh đời sau

Thệ xả thân mạng cầu thắng nghĩa

Mong được thành tựu nguyện truyền đăng.

Thôi chớ tỏ bi thương

Mong sớm trọn hành tŕnh.

Nh́n về đông, Nữ loan[43] lưu hai tích

Dong về tây, Lộc uyển dứt tam luân[44]

Hướng sang bắc, Vương Xá, hồ c̣n đấy

Ngoảnh qua nam, Tôn lĩnh động chưa dời.

Năm đỉnh đẹp

Trăm hồ xanh

Rực rỡ hoa tươi soi khắp chốn

Xanh tốt cội đạo thắm ngày xuân.

Leo lên đỉnh  núi cao

Đến tận vườn Ḱ-đà

Thấy tảng đá Như Lai giặt  y

Nh́n dấu tích Thiên Thụ[45] lăn đá.

Dừng nơi Linh trấn bặt nghĩ suy

Hoa vàng tung rải kính tôn dung

Biến thành lọng thơm bay sau điện

Lại nhiễu quanh nơi Phật kinh hành

Mắt nh́n, tâm tưởng thầm hợp đạo

Đem chút phúc này nhuần bến  giác

Nơi hội Long Hoa bỏ cấu trần.

Tại thành Vương Xá, Tây Trúc, nhớ lại chuyện xưa, Tịnh tôi cảm tác bài thơ:

Phương xa sầu cố quốc

Ḷng ngập nỗi nhớ quê.

Đỉnh Thứu gió lạnh thổi lùa qua

Long hà[46] nước xiết cuồn cuộn chảy.

Sáng nghe ḷng vui, ngày qua ngày

Bất giác tuổi già, năm lại năm.

Ḱ sơn đă đến

Bổn nguyện thật khó, cũng trọn thành

Thỉnh được chân kinh về cố quận.

Phần 1  Phần 2  Phần 3  Phần 4  Phần 5  [^]

 

Chú thích:

[1] Nước Tam-ma-đát-trá 三摩呾吒國 (S: Samatgta): thuộc Đông Ấn Độ, rộng hơn ba ngh́n dặm, nằm gần biển, đất đai ẩm thấp. Người nước này thân h́nh thấp, nước da đen; tính khí chính trực, dũng cảm.

[2] Sông Tương 湘川 (Cg: Tương giang): tên một sông lớn ở Trung Quốc, bắt nguồn từ tỉnh Quảng Tây, chảy qua tỉnh Hồ Nam.

[3] Núi Hoành 衡嶺: xưa gọi là Nam nhạc, một trong năm núi lớn ở Trung Quốc, nằm phía nam tỉnh Hồ Nam.

[4] Hợp Phố 合浦: một quận xưa của Trung Quốc, nay thuộc Quảng Tây.

[5] Tiên uyển 僊宛 (Gđ: Tiên nhân Lộc dă uyển; Cg: Lộc lâm): vườn Nai, thuộc nước Ba-la-nại, Trung Ấn Độ, nơi Đức Phật thuyết pháp tứ đế độ năm anh em Kiều-trần-như ngay sau khi thành đạo. Nơi đây là chỗ cư ngụ của các tiên nhân, nên có tên Tiên uyển.

[6] Am viên 菴園 (Gđ: Am-la thụ viên): vườn xoài, do vương phi của vua Tần-bà-sa-la, nước Ma-kiệt-đà hiến cúng Phật.

[7] Thạch Cừ, Kim Mă 石渠, 金馬: những nơi này lưu chứa kinh sách thánh hiền. Ở đây chỉ việc sư  học tập về thế học.

[8] Bách thị 百氏: chỉ những nhà tư tưởng lớn của Trung Quốc lúc bấy giờ.

[9] Tam kinh 三經: ba bộ kinh sách của Nho gia: kinh Dịch, kinh Thi, Xuân Thu.

[10] Tam giang 三江: từ thời xưa gọi chung cho những vùng có nhiều đường thủy. 

[11] Thất trạch 七澤: bảy ao hồ. Tương truyền, thời xưa nước Sở có bảy vùng có ao hồ; về sau, dùng chỉ chung cho các ao hồ ở nước Sở. Ở đây, ư chỉ khắp nơi.

[12] Tam Việt 三越: chỉ Ngô Việt, Mân Việt và Nam Việt. Nay có lẽ thuộc vùng duyên hải phía đông nam Trung Quốc

[13] Hoành nhạc 衡嶽; Cg: Hoành lĩnh.

[14] Kim Lăng 金陵: tức Nhuận châu, nay thuộc huyện Trấn Giang, tỉnh Giang Tô.

[15] Tung Hoa 嵩華: gọi chung Tung sơn và Hoa Sơn.

[16] Thiếu Thất 少室: ngọn núi phía bắc huyện Đăng Phong, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc, thuộc dăy Tung Sơn. Vào thời Bắc Nguỵ, Hiếu Văn Đế cho xây chùa Thiếu Lâm trên núi này.

[17] Tam xuyên 三川: ba con sông. Về Tam xuyên, các thuyết không đồng nhất với nhau; đời Tây Chu, chỉ cho Kinh thủy, Lạc thủy, Vị thủy; đời Đông Chu, chỉ cho Hoàng hà, Vị thủy, Y thủy.

[18] Trí Giả智者 (358-597): đức hiệu của đại sư Trí Khải, cao tăng Trung Quốc, sống vào đời Tùy. V́ là người khai sáng tông Thiên Thai, nên c̣n được gọi là Thiên Thai Trí Khải đại sư. 

[19] Đạo Tuyên道宣 (596-667) (Cg: Đạo Tuyên luật sư): cao tăng Trung Quốc, sống vào đời Đường, người Ngô Hưng, Chiết Giang, Sơ Tổ của Nam Sơn Luật tông.

[20] Kim hoa 金華 (Gđ: kim-ba-la hoa): hoa sen màu vàng óng ánh như vàng ṛng.

[21] Kim túc 金粟: lúa màu vàng óng ánh như vàng ṛng.

[22] Tứ sự 四事: bốn việc: 1. Mặc; 2. Uống ăn; 3. Ngủ nghỉ; 4. Bệnh tật. Cúng dường tứ sự, tức cung cấp các nhu cầu cần thiết cho bốn việc này. Như đối với việc mặc th́ cúng dường y phục, đối với việc ăn uống th́ cúng thức ăn thức uống, đối với bệnh tật th́ cúng dường thuốc men, đối với việc ngủ nghĩ th́ cúng dường mền chiếu, pḥng xá …

[23] Mạt-la-du 末羅瑜: tên một nước cổ thuộc vùng Nam Hải, nay thuộc bán đảo Mă-lai.

[24] Pháp tượng 法匠: bậc đạo cao đức trọng, thông hiểu kinh điển.

[25] Trần-na 陳那 (S: Dignàga): cao tăng Ấn Độ, sống vào khoảng thế kỉ V, VI. Ngài người nước Hương Chí, thuộc Nam Ấn Độ, ḍng dơi Ba-la-môn; thông tuệ, có tài biện luận, chiết phục ngoại đạo, xiển dương giáo pháp, chuyên giảng các bộ luận nổi tiếng như Nhân minh, Câu-xá, Duy thức…

[26] Pháp Xứng 法稱 (S: Dharmakirti): đệ tử ngài Trần-na, ḍng dơi Bà-la-môn, người Trimalaya, Ấn Độ. Ngài là một học giả nổi tiếng về Nhân minh học ở thế kỉ V, VI và là một luận sư lỗi lạc của phái Du-già.

[27] Huyền quan 玄關: chỗ vi diệu, sâu mầu của đạo.

[28] U kiện 幽鍵: then chốt sâu kín.

[29] A-cấp-ma 阿笈摩 (S: Āgama; Cg: A-hàm): chỉ những giáo thuyết được truyền thừa hoặc các thánh điển do gom tập các giáo thuyết ấy tạo thành sau khi Phật nhập diệt.

[30] Đây là hai lễ hội lớn vào mùa xuân ở vùng này. Khắp nơi xa gần, đạo tục đều tham dự lễ hội tắm cây bồ-đề. Vào thời gian này, trên đỉnh Thứu nở rộ nhựng bông hoa lớn bẳng bàn tay, rực rỡ sắc vàng kim, mọi người hái dâng lên cúng dường Phật. Hoa nở  khắp núi rừng, người ở đây gọi là hoa xuân nữ.

[31] Chỉ hồ Mộc Chân.

[32] Chỉ vườn Trúc.

[33] Nhà lửa 火宅 (S: adīptāgāra): dụ cho ba cơi nhiều bức bách mà chúng sinh đang sống.

[34] Thất hải 七海: theo Phật giáo, có bảy lớp núi vàng bao quanh núi Tu-di, ở khoảng giữa các lớp núi ấy là tám biển lớn. Ngoài một lớp biển nước mặn th́ bảy lớp biển c̣n lại đều chứa đầy nước tám công đức, gọi chung là Thất hải.

[35] Giữ phao 持囊: giới luật ví như phao nổi, đưa người qua biển lớn. Người muốn vượt biển sinh tử, phải giữ ǵn cẩn thận phao giới luật.

[36] Giới châu 戒珠: giới luật thanh tịnh như viên minh châu trong sáng không t́ vết, có thể trang nghiêm thân 

[37] Tam ḱ 三祇 (Gđ: tam a-tăng-ḱ kiếp): chỉ thời gian tu hành rất lâu dài của bồ-tát để được thành Phật.

[38] Luận Câu xá chép: Vào thời quá khứ, có Đức Phật ra đời hiệu là Phất-sa. Ngài có hai vị đệ tử: Di-lặc, thích tu hạnh tự độ và Thích-ca, thích tu hạnh lợi tha. Đức Phật quán sát, thấy ngài Di-lặc sẽ thành Phật trước ngài Thích-ca chín kiếp, nhưng những chúng sinh có duyên với ngài Thích-ca, căn cơ đă thành thục hơn. V́ lợi ích độ sinh, Phật Phất-sa đă vào hang núi, phóng ánh sáng rực rỡ, khác lạ, khiến ngài Thích-ca vừa trông thấy liền khởi tâm ưa thích, bèn tiến vào hang. Trông thấy ánh sáng rực rỡ, ngài Thích-ca vui mừng, đứng kiễng một chân, đọc kệ tán thán Phật, suốt bảy ngày bảy đêm không gián đoạn, quên cả việc hạ chân xuống. Do sức tinh tấn này, Ngài đă thành Phật trước bồ-tát Di-lặc chín kiếp.

[38] Sáu độ 六度: sáu ba-la-mật: bố thí, tŕ giới, nhẫn nhục, tinh tiến, thiền định, trí tuệ.

[39] Kim Hà 金河: chỉ thành Câu-thi-na, nơi Đức Phật nhập diệt.

[40] Thạch thất 石室: chỉ nước Kiền-đà-la, thuộc Bắc Ấn Độ. Tương truyền, thuở quá khứ, khi c̣n hành hạnh bồ-tát, Đức Phật Thích-ca từng bố thí đầu cho người tại nước này.

[41] Đầu châm 投針 (Gđ: Đề-bà đầu châm): bồ-tát Đề-bà từ nước Sư Tử đến xin tranh luận với bồ-tát Long Thụ. Long Thụ từng nghe tiếng Đề-bà, bèn sai đệ tử bưng một bát nước đầy ra. Đề-bà nh́n bát nước, rồi lẳng lặng thả vào đó một cây kim. Khi người đệ tử mang bát nước vào tŕnh, Long Thụ trông thấy liền khen: “Đây là bậc trí giả. Nước đầy trong bát ví với trí tuệ lớn lao của ta, vậy mà ông ta thả được chiếc kim vào đến tận đáy, quả là con người phi thường!”, bèn cho mời Đề-bà vào.

[42] Nữ loan 女巒: tên núi (chưa xác định ở nơi nào).

[43] Tam luân 三輪: ba đặc tính lưu chuyển ở thế gian, gồm: vô thường, bất tịnh, khổ.

[44] Thiên Thụ 天授: tức Đề-bà-đạt-đa.

[45] Long hà龍河(sông Rồng): tên gọi khác của sông Ni-liên-thiền. V́ sông này có rồng ở nên có tên như vậy.

[^]

THIỀN SƯ PHÁP CHẤN

Sư người Kinh châu, đức độ cao vời, chuyên tu phúc lành, rửa chân sóng thiền, đặt tâm biển giới. Sư được pháp lữ kính nể, xem như bậc thầy. Sư thường ở ẩn chốn núi sông, chuyên tâm đọc tụng kinh luật.

Về sau, v́ muốn đỉnh lễ thánh tích nên sư có ư muốn sang Tây Thiên. Do đó, sư kết bạn đường với thiền sư Thừa Ngộ đồng hương và luật sư Thừa Như người Lương châu, cả hai đều là những vị thông đạt nội, ngoại điển, trí tuệ cao xa.

Cả ba vị rời Tam Giang, giương buồm tiến về phía trước, vượt sóng đến vùng Bắc Ha-lăng, đi qua nhiều đảo, tới được nước Yết-đồ. Không lâu sau, sư Pháp Chấn nhuốm bệnh rồi tịch; hưởng dương khoảng ba lăm, ba sáu tuổi. Do một người đă mất, hai sư c̣n lại thoái tâm, bèn quay thuyền về hướng đông, đến nước Giao Chỉ, rồi sang Chiêm-ba[1]. Có người từ Chiêm-ba đến kể rằng: “Sư Thừa Ngộ viên tịch tại nước này. C̣n lại Thừa Như, sư bảo sẽ trở về cố hương”, nhưng không thuật chi tiết.

Tuy chí nguyện không thành, nhưng hạnh tốt đă đơm bông. Nhưng sao cả ba mà không một ai thành tựu!

SƯ ĐẠI TÂN

Sư người Lễ châu[2]; thuở nhỏ đă thấm nhuần đạo pháp; lớn lên tính t́nh thuần hậu, sống hạnh thiểu dục tri túc, chỉ khất thực nuôi thân.

Mong muốn đỉnh lễ thánh tích, ước nguyện đến được Vương thành, sư thường than rằng: “Đấng cha lành Thích-ca đă không được gặp, nay ta phải quyết diện kiến đức Từ Thị ở cung trời Đâu-suất. Nếu chẳng chiêm ngưỡng được cội bồ-đề, chưa đặt chân đến thắng tích sông Hằng, há ta có thể nhiếp tâm trước lục cảnh[3], chuyên ḷng mà tu tập ư!”.

Vào niên hiệu Vĩnh Thuần[4] thứ hai, sư đến Nam Hải. Ban đầu, sư kết bạn đường với rất nhiều người, nhưng cuối cùng chỉ c̣n lại một ḿnh, mang theo kinh tượng, đi cùng sứ giả nhà Đường. Thuyền đi hơn một tháng, đến nước Thi-lợi-phật-thệ[5] và dừng lại đây nhiều năm. Sư giỏi tiếng Côn Luân, thông đạt  kinh Phạn, lại có giới hạnh thanh sạch, nên được cho thụ giới cụ túc.

Tịnh tôi gặp sư tại nước này, yêu cầu sư trở về Đại Đường, cầu thỉnh ân vua lập chùa ở Tây Thiên. Do thấy được lợi ích to lớn, nên không quản hiểm nguy, ngày mười lăm tháng năm, niên hiệu Thiên Thụ[6] thứ hai, sư theo thuyền vượt biển trở lại Trường An.

Hiện nay, sư đang giúp tôi dịch Tạp kinh luận, mười quyển; biên soạn Nam Hải kí qui nội truyện, bốn quyển; Tây Vực cầu pháp cao tăng truyện, hai quyển.

Khen rằng:

Giỏi thay tuổi nhỏ!

Một ḷng mộ pháp.

Ở Đông Hạ ḷng chí thành

Đến Tây Thiên chuyên tham học.

Trở lại đất Thần Châu

V́ chúng sinh lưu dấu.

Hoằng pháp truyền thập pháp[7]

Lưu măi đến ngh́n thu.

LUẬT SƯ TRINH CỐ

Sư họ Mạnh, người Vinh châu, đất Trịnh[8], tên Phạn là Bà-la-cấp-đa. Từ thuở ấu thơ, sư đă sớm đặt chí nơi cửa từ, để tâm nơi vườn tuệ. Tuổi vừa mười bốn đă gặp cảnh gian truân, nhận rơ cảnh phù du của cuộc đời, nhận chân sự cao thượng của Phật pháp, sư bèn phát tâm đến đạo tràng của pháp sư Viễn, chùa Đẳng Từ, vùng Phiếm Thủy[9]; hầu thầy cầu pháp, chuyên tâm nơi kinh giáo, đọc tụng các kinh điển Đại thừa. Sau vài năm, sư lại du hóa các nơi.

Về sau, sư đến các chùa ở vùng Lâm Lự, Tương châu(相州)[10] t́m thầy học đạo. Muốn chuyên tâm tu tập, nhưng tự nghĩ chưa thông giáo pháp, chưa thể phân biệt rơ thật hư, nên sư đến Đông Ngụy[11] tham học luận Duy Thức[12]; rồi lại đến chỗ thiền sư Đại Du, đất An châu học tập Phương đẳng[13]. Mới chỉ vài tuần, sư đă thấy được diệu tướng. Sư lại đến các chùa vùng Kinh châu, tham cầu thiện tri thức, mong học được những điều chưa từng nghe, rồi lại đến thụ học Di-đà thắng hạnh với thiền sư Thiện Đạo ở Tương châu((襄州).

Lúc ấy, sư mong bỏ cơi Ta-bà cấu uế, muốn đến nước An Dưỡng thanh tịnh, nhưng lại nghĩ: “Nếu chỉ tự độ th́ tổn hoại hạnh bồ-tát. Tất cả các pháp đều do thức biến hiện, đâu chẳng phải là Tịnh độ”. Sư bèn đến chỗ thiền sư Trừng, chùa Khôi Giác, Hiện Sơn[14], ban đầu thụ học giáo pháp Tiểu thừa, sau dần thông cả Đại thừa. Thiền sư nghiên cứu sâu luật điển, đảm đương ngũ đức[15] của Thế Tôn  đă ủy thác; thâm nhập kinh luận, nhận lĩnh tứ y[16] thời mạt pháp[17] mà giữ ǵn; nước định lắng sâu, đạt bát giải[18] mà truyền tông; non tuệ cao vời, thực hành lục độ mà phân phái; ngũ trần[19] chẳng ô nhiễm, cửu năo[20] chẳng kinh tâm; ngoài vượt tứ lưu[21], trong lắng tam định[22]. Tăng tục kính trọng, suy tôn thiền sư làm thầy. Được vua ban chiếu vời vào kinh thành, trụ tại Đông tự ở nước Ngụy, sư đứng đầu các vị đa văn. Khi ấy, sư mới ngoài hai mươi tuổi, nương thiền sư Trừng cầu thụ giới cụ túc. Chỉ mới một năm, sư đă thâu tóm cương yếu của luật tạng. Sau đó, sư  đến chỗ thiền sư Tú ở An châu, lưu lại ba năm, chuyên tâm đọc văn sao của luật sư Đạo Tuyên[23]. Có thể nói, sư thưa hỏi th́ cùng tột như Ưu-ba-li[24], thấu rơ toàn bộ văn nghĩa ngũ thiên[25]; lĩnh thụ th́ trọn vẹn như tín nữ T́-xá[26], thông hiểu then chốt của thất tụ[27]. Luật ghi: “Tỳ-kheo năm tuổi hạ mới được du phương học đạo”, sư chưa đủ mà đă sớm khế lí; “mười năm mới được ĺa y chỉ”, sư chưa trọn mà đă hội đạo.

Luật sư Tú là đệ tử xuất sắc của luật sư Hưng ở quận Thục. Sau khi thụ giới cụ túc, sư đến Thục quận, học luật với ḥa thượng Tú bốn năm, sau lại nương luật sư Đạo Tuyên ở Trường An để học luật. Đặt bát sữa tâm, như ngỗng chúa uống vào biết rơ dở ngon; dốc b́nh nước trí, như Trời Hoan Hỉ[28] khéo ǵn trước sau. Suốt mười sáu năm miệt mài không ĺa trượng thất, sư nghiên cứu tận tường các bộ luật, tham khảo nhiều nhà, cuối cùng đă lấy sớ giải của luật sư Thủ làm tông bổn. Về sau, sư rời Tam dương đến Bát thủy, rồi qua Hoàng châu hoằng hóa, báo ân nơi quê cha đất tổ; đến An châu xiển dương luật giáo. Các quan lại trong vùng đều vâng theo ư đạo, đúng như trong luật ghi: “Nơi nào có luật sư, nơi đó như có Ta không khác”.

Sư trụ tại chùa Thập Lực, hơn bảy mươi tuổi mới viên tịch.

Sư giới hạnh thanh sạch, trí tuệ cao siêu. Ôi! Đời có người này làm rường cột th́ mặt trời Phật pháp được truyền nối không dứt.

Thật là, châu sông Hán, ngọc núi Kinh[29], tuy sông núi có khác, nhưng châu ngọc đều đẹp như nhau. Cành quế nhành lan tuy khác mùa, nhưng hương tỏa ra đều thơm nức.

Đă thông luật điển, lại giỏi kinh luận, sư từng tụng kinh Pháp hoa, kinh Duy-ma cả ngh́n biến, tâm tâm luôn đọc, niệm niệm thường tŕ, ba nghiệp chuyên nhất, bốn nghi[30] thường ǵn.

Sư trở lại chỗ ḥa thượng Thiện Đạo ở Tương châu, nghe lại Tô-đát-la[31], tham học Đối pháp tạng, tinh thông chỗ sâu mầu, như nhặt được châu trong chéo áo, biết rơ hóa thành[32] chỉ là nơi tạm nghỉ, bảo chử[33] mới là chốn nương về. Sau, sư rời Tương châu quay về Lô sơn, nương bậc cao đức mà làm sạch bụi trần, dừng tại chùa Đông Lâm[34] để nhàn chí.

Sư có ư đến nước Sư Tử đỉnh lễ xá-lợi răng Phật, chiêm bái các thánh tích. Vào niên hiệu Thùy Củng, sư sang Quế Lâm, vân du khắp nơi, tùy duyên giáo hóa; dần dần đến trụ tại Giáp cốc vùng Thanh Viễn, những người cùng chí hướng đồng t́m đến.

Về sau, sư đến Quảng phủ ở Phiên Ngung, pháp đồ thỉnh dạy luật điển. Thời Đại Đường, vua đặt lệ tam sư[35], hầu mong ánh mặt trời Phật măi sáng soi, con thuyền pháp luôn vững tiến; mà oai nghi tức là giới luật. V́ thế, sư được đại chúng thỉnh giảng luật điển tại đạo tràng Tam Tạng. Trải qua chín hạ, hoàn tất bảy thiên, sư nhiệt tâm dạy bảo đệ tử gia xuất và giáo hóa người đời. Bấy giờ, xà-lê[36] Cung ở chùa Chế Chỉ[37] mỗi khi đăng ṭa, đều tự xiển dương giới luật, có thể nói khéo chỉ dạy cho người, cứu độ quên cả mệt nhọc. Xà-lê là người đồng chân[38] xuất gia, đạo cao đức trọng, tuổi ngoài bảy mươi, kính giữ giới luật. Người có phúc mới có thể gặp được bậc thượng trí này. Thật là, ao thiền mênh mông chảy vào biển pháp mà cuộn sóng, non tưởng[39] ṿi vọi dẫn lên đỉnh tuệ mà vút cao.

Xà-lê thông suốt gốc huyễn, hiểu thấu nguồn tâm; tuy rơ “thể” các pháp là không, nhưng “dụng” lợi lạc quần sinh vẫn khắp, tạo phúc hữu vi, làm phương tiện cho đạo vô thượng. Xà-lê lại thường sao chép kinh tạng, lo liệu việc ăn mặc của tăng chúng; thật cũng là thiện tri thức của mọi người, tùy duyên cảm hóa quần sinh. Xà-lê luôn khuyến khích mọi người siêng học luật điển.

Sư đă gặp được pháp lữ, luận đàm về giới luật, rồi quay trở về Giáp cốc, mong gởi thân nơi non vắng, lại được trọn chí ẩn tu. Sư được tự chủ Khiêm xem sư như khách quí. Tự chủ đạo vượt mọi người, ḷng nhân từ độ lượng, tiếp chúng bốn phương, tháng năm chẳng mỏi mệt; hạ ḿnh tôn người, lời lẽ khiêm cung.

Sư có ư dừng tâm chốn sơn môn, lại nuôi chí xây đường hành lang lớn thông đến chính đạo, tạo bậc thềm giải thoát để sửa nền tà; đào ao xẻ núi, mong dẫn ḍng bát giải trong mát; khai mở đàn giới, muốn xiển dương giới luật thanh qui. Sư định xây một thiền pḥng nhỏ phía sau giới đàn, lập đạo tràng Phương đẳng tu Pháp hoa tam-muội; nghi thức bố-tát y theo cương điều. Việc tuy chưa thành nhưng ḷng đă quyết. Sư thường than rằng: “Trước chưa gặp đức Thích-ca, sau chưa thấy đức Từ Thị, thời mạt pháp này phải khởi hạnh[40] thế nào đây?”. Sư măi phân vân giữa lí có-không, đắn đo trước pháp môn của các bậc thầy.

Nghĩa Tịnh tôi từ cửa biển ở Phật-thệ, đem theo thư làm tin, đi nhờ thuyền về Quảng châu, t́m giấy mực để chép kinh Phạn, và chi phí vận chuyển.

Bấy giờ, trời thuận gió, các thương nhân liền giương buồm ra khơi. Buồm căng gió đẩy thuyền đi nhanh, dầu muốn dừng cũng không thể. Thế mới biết, sức nghiệp dẫn dắt, người chẳng định được.

Đến ngày hai mươi tháng bảy, niên hiệu Vĩnh Xương thứ nhất[41], thuyền về tới Quảng phủ, tôi gặp lại bạn bè tăng tục xưa.

Tôi than với chúng tăng tại chùa Chế Chỉ rằng: “Bổn nguyện sang Tây Vực là mong chính pháp được lưu truyền đến quê nhà, nay quay về Hải Nam[42], mà kinh điển vẫn chưa đủ, tôi có mang về hơn năm mươi vạn bài tụng trong ba tạng, nhưng đều để tại nước Phật-thệ, cần phải đem về. Nay tuổi đă ngoài năm mươi, tôi lại phải một phen vượt biển, v́ thời gian trôi nhanh, thân mạng khó giữ, nếu vô thường chợt đến, biết giao phó cho ai? Kinh điển là yếu môn của Phật pháp, ai có thể theo tôi mang về, vừa phiên dịch, vừa lĩnh thụ yếu chỉ? Tôi rất cần những người như vậy”

Đại chúng đều thưa: “Cách đây không xa, có sư Trinh Cố; từ lâu đă nghiên cứu luật tạng, sớm chứa ḷng chí thành. Nếu được người này, đó sẽ là bạn đường tốt của ngài”. Vừa nghe qua, dường như hợp ư nguyện, tôi bèn thảo một lá thư gởi lên núi, lược nói hành tŕnh sẽ đi. Xem qua, sư liền có ư đồng hành. Ví như, bắn một mũi tên vào Liêu Thành, hạ được hùng tâm của ba quân tướng sĩ[43]; cầu một bài kệ ngắn nơi Tuyết sơn, khơi mở chí lớn của bậc Đại sĩ[44]; thế là, sư bằng ḷng rời suối vắng, vui vẻ bỏ rừng sâu, phấn chấn đến Thạch Môn, quyết chí vào Chế Chỉ. Mới gặp nhau, cả hai đă cảm thấy như thân thiết từ lâu; vừa chào hỏi, ḷng đây kia tựa hợp tự bao giờ. Tuy trước nay chưa được gặp, mà cả hai như đă ngầm khế hợp từ lâu, cùng luận việc thâu đêm. Sư bảo: “Đạo muốn hội hợp, không cần dẫn tiến mà vẫn thân gần; thời sắp đến, dẫu ngăn cản cũng chẳng thể được, chỉ xin được cùng góp sức hoằng dương tam tạng, phụ thắp sáng ngh́n ngọn đèn vậy!”.

Thế là, sư quay về núi Giáp, từ biệt tự chủ Liêm. Vị tự chủ v́ thuận thời cơ mà đồng ư, không lưu giữ. Nghe sư thuật lại chí nguyện, mọi người đều tùy hỉ trợ giúp. Họ tự nghĩ không thể có được tâm nguyện độ sinh như sư, bèn gom góp hành lí cúng dường; tăng tục ở Quảng phủ cũng tặng nhiều tư lương.

Ngày một tháng mười một năm ấy, rời Phiên Ngung, cả hai theo thuyền buôn đến Chiêm-ba, tiến thẳng sang Phật-thệ. Sư làm thềm thang cho quần sinh, làm chiếc thuyền trong biển dục, ḷng vui giữ măi bản hoài, quyết không nửa chừng bỏ dở. Năm ấy sư khoảng bốn mươi tuổi.

Khen rằng:

(Giai đoạn một)

Bậc trí tu hành

Đă sẵn túc nhân

Tuổi thơ tâm sáng

Chỉ phúc là thân.

Tâm cầu thắng kỉ

Ư sáng ḷng nhân

Chẳng ham danh lợi

Quí trọng người hiền.

(Giai đoạn hai)

Thụ tŕ diệu điển

Tuệ vững, ư bền

Tâm thuần, ḷng thiện

Lỗi nhỏ cũng e.

Xuất tục bản hoài

Chẳng màng phú quí.

Khi ở, không khiếm khuyết

Như trâu li mến tiếc đuôi.

Lúc đi, không hoang phí

Như ong không làm tổn sắc hương.

(Giai đoạn ba)

Đơn thân từ giă Huỳnh Trạch[45]

Lẻ bóng t́m đến Hán Âm[46]

Tham cầu bậc trí

Nghiên tầm luật nghi

Đă rơ cương lĩnh

Lại đạt ư huyền.

Đặt ḷng nơi Giác thụ

Chống gậy đến Quế lâm

(Giai đoạn bốn)

Dưỡng tâm tại  núi Giáp

Giáo hóa ở Quảng châu

Không bao lâu!

T́m bản xưa nơi Đông Hạ

Thỉnh kinh mới về Hải Nam.

Muốn tuyên dương giáo pháp chưa tuyên

Mong truyền lưu kinh điển chưa truyền

Vui mừng, bậc chí lớn

V́ mọi người xả thân.

(Giai đoạn năm)

Làm bạn tốt của ta

Cùng hướng đến Kim châu[47].

Phạm hạnh thật vững chắc

Nhờ sức của bạn lành

Dùng xe thuyền cứu giúp

T́nh đệ huynh tựa nương.

Ví được hợp chí nguyện truyền đăng

Chẳng thẹn trăm năm sống trên đời.

(Giai đoạn sáu)

Đến Phật-thệ, đúng nguyện xưa

Nghe được pháp chưa từng nghe

Thấy được điều chưa từng thấy.

Kinh vừa dịch, tâm liền lĩnh hội

Tra cứu kĩ những chỗ thông, tắc

Thấy được điều mới lạ.

Khéo rơ được những điểm mở, ngăn

Nên biết rộng hiểu nhiều.

Buổi sáng tâm vui nghe đạo

Thường cung kính siêng năng.

Chẳng lo buổi chiều mạng hết

Ngại chúng nhiều, việc bận.

Thích vắng lặng mà  lợi sinh.

Nhen một ngọn lửa bừng

Thắp ngh́n đèn sáng măi.

[^]

Chú thích

[1] Chiêm-ba 瞻波 ( Cg: Lâm-ấp 林邑, Chiêm-thành): một nước cổ ở vùng Nam Hải, nằm về phía nam của Giao Chỉ.

[2] Lễ châu 澧州: nay thuộc tỉnh Hồ Nam.

[3] Lục cảnh 六境: sáu cảnh trần, gồm: sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp.

[4] Vĩnh Thuần 永淳: niên hiệu Đường Cao Tông (2/682-11/683).

[5] Thi-lợi-phật-thệ 尸利佛逝: tên khác của nước Thất-lợi-phật-thệ.

[6] Thiên Thụ 天授: niên hiệu Vũ Hậu đời Đường (9/690-3/692).

[7] Thập pháp 十法: mười pháp. Theo kinh Đại thừa Thập pháp, nếu bồ-tát thành tựu 10 pháp này th́ liền trụ Đại thừa: 1. Thành tựu chính tín; 2. Thành tựu hạnh; 3. Thành tựu tính; 4. Nhạo bồ-đề tâm; 5. Nhạo pháp; 6. Nhạo quán chính pháp; 7. Hành ư chính pháp cập thuận pháp; 8. Viễn li mạn, ngă mạn đẳng sự; 9. Thiện hảo thông đạt chư vi mật ngữ; 10. Bất nhạo thanh văn cập duyên giác. Ở đây chỉ cho Phật pháp.

[8] Nay thuộc tỉnh Hà Nam.

[9] Phiếm Thủy 氾水: nay thuộc huyện Trung Mâu, tỉnh Hà Nam.

[10] Tương châu 相州: nay thuộc tỉnh Hà Bắc.

[11] Đông Ngụy 東魏: nay thuộc tỉnh Hà Bắc.

[12] Duy thức 唯識: 10 quyển, do 10 đại luận sư soạn, ngài Huyền Trang dịch, được xếp vào Đại chính tạng, tập 31.

[13] Phương đẳng 方等: theo tông Thiên Thai, “phương” là phương chính, “đẳng” là b́nh đẳng. Theo nghĩa này, phương đẳng là tên chung của hết thảy kinh điển Đại thừa.

[14] Hiện sơn 峴山 (Cg: Hiện Thủ sơn峴首山): núi nằm phía nam huyện Tương Dương, tỉnh Hồ Bắc.

[15] Ngũ đức 五德: năm đức của giới sư: 1. Tŕ giới; 2. Đủ mười tuổi hạ; 3. Hiểu luật tạng; 4. Thông thiền định; 5. Trí tuệ thấu hiểu lí huyền diệu.

[16] Tứ y 四依 (Cg: tứ y pháp): bốn hành pháp làm chỗ y chỉ của bậc thượng căn lợi khí, là duyên để nhập đạo:

1.  Mặc y phấn tảo.

2.  Thường đi khất thực.

3.  Ngồi dưới gốc cây.

4.  Dùng hủ lạn dược (các dược liệu người ta bỏ đi không dùng đến).

[17] Mạt pháp 末法: thời đại Phật pháp suy đồi, người học Phật pháp th́ nhiều, nhưng không có người chứng ngộ.

[18] Bát giải 八解 (Cg: bát giải thoát): tám loại thiền định giúp chúng sinh xả li phiền năo trong ba cơi:

1.  Trong có tưởng về sắc dục, quán các sắc để giải thoát

2.  Trong không có tưởng về sắc dục, ngoài quán sắc giải thoát

3.  Thân thanh tịnh, an trụ đầy đủ giải thoát

4.  Vượt các sắc tưởng diệt hữu đối tưởng, không suy nghĩ mọi cái tưởng, nhập vào Không vô biên xứ, an trụ đầy đủ giải thoát.

5.  Vượt tất cả Không vô biên xứ, nhập Thức vô biên xứ, an trụ đầy đủ giải thoát

6.  Vượt qua tất cả Thức vô biên xứ, nhập vào Vô sở hữu xứ, an trụ đầy đủ giải thoát

7.  Vượt qua tất cả Vô sở hữu xứ, nhập vào Phi tưởng phi phi tưởng xứ, an trụ đầy đủ giải thoát

8.  Vượt qua tất cả Phi tưởng phi phi tưởng xứ, nhập vào tưởng thụ diệt, thân tác chứng trọn vẹn, an trụ tṛn đầy giải thoát.

[19] Ngũ trần 五塵: năm cảnh, gồm: 1.Sắc,; 2. Thanh; 3. Hương; 4. Vị; 5. Xúc. Do năm cảnh này làm nhiễm ô chân tính, nên gọi là trần.

[20] Cửu năo九惱 (Cg: cửu nạn, cửu tội báo): chín tai nạn mà Đức Phật dù đă thành đạo vẫn phải trả quả báo do nhân ác đă tạo nhiều đời trước:

1.  Sáu năm khổ hạnh

2.  Bị vu báng đă giết nàng Tôn-đà-lợi

3.  Bị cọc đâm chân khi đi khất thực

4.  Bị bà-la-môn A-ḱ-đạt-đa cho ăn lúa ngựa

5.  Bị nhức đầu dữ dội

6.  Có lần vào thôn xóm khất thực, không được ai cúng dường

7.  Bị nàng Chiên-già độn bụng vu oan, phỉ báng

8.  Bị giá lạnh suốt tám ngày.

9.  Bị Đề-bà-đạt-đa xô đá, làm ngón chân cái chảy ít máu.

[21] Tứ lưu 四流: : bốn pháp khiến các loài hữu t́nh trôi lăn trong ba cơi, gồm:

1.Kiến lưu: kiến hoặc trong ba cơi.

2.Dục lưu: tất cả các phiền năo trong cơi Dục.

3.Hữu lưu: tất cả phiền năo của cơi Sắc và Vô sắc.

4.Vô minh lưu: vô minh trong ba cơi.

[22] Tam định 三定: ba thứ định, gồm: 1. Hữu tầm hữu tứ; 2. Vô tầm duy tứ; 3. Vô tầm vô tứ.

[23] Luật sư Đạo Tuyên 宣律師: cao tăng Trung Quốc, sống vào đời Đường, họ Tiền, người Ngô Hưng, tỉnh Chiết Giang, sơ tổ của Nam Sơn Luật tông. Sư có các tác phẩm văn sao như: Tứ phần luật san phồn bổ khuyết hành sự sao (12 quyển), Thập t́-ni nghĩa sao (6 quyển), T́-kheo-ni nghĩa sao (6 quyển).

[24] Ưu-ba-li優波離 (S: Upāli): một trong mười đệ tử lớn của Phật, là vị tŕ luật đệ nhất.

[25] Ngũ thiên五篇 (Cg: ngũ phạm tụ): năm khoa mục lớn của giới luật, gồm: 1. Ba-la-di; 2. Tăng tàn; 3. Ba-dật-đề; 4. Ba-la-đề-đề-xá-ni; 5. Đột-kiết-la, bao gồm hai trăm năm mươi giới của t́-kheo và ba trăm bốn mươi tám giới của t́-kheo-ni.

[26] T́-xá 毘舍 (Cg: Lộc Tử Mẫu): vị ưu-bà-di đắc Sơ quả, sống vào thời Đức Phật c̣n tại thế, con gái của trưởng giả nước Ương-già, là người cúng dường tài vật để xây dựng giảng đường Đông Viên Lộc Mẫu dâng cúng Phật cùng các đệ tử.

[27] Thất tụ 七聚 (Cg: thất phạm tụ): bảy nhóm tội, tức đem tướng phần của phạm tội chia làm bảy nhóm, gồm: 1. Ba-la-di; 2. Tăng-già-bà-thi-sa; 3. Thâu-lan-giá; 4. Ba-dật-đề; 5. Ba-la-đề-đề-xá-ni; 6. Đột-kiết-la; 7. Ác thuyết.

[28] Trời Hoan Hỉ歡喜天 (S: Nandikeśvara): vị thần có sức chướng ngại và phá trừ chướng ngại.

[29] Châu sông Hán, ngọc núi Kinh (Hán châu Kinh ngọc 漢珠荊玉): chỉ châu Tùy Hầu đời Hán và ngọc Ḥa Thị nước Triệu, là hai viên ngọc được xem là vật vô giá trong thiên hạ.  

[30] Bốn nghi (tứ nghi 四儀): bốn oai nghi: đi, đứng, nằm, ngồi.

[31] Tô-đát-la蘇怛羅 (S: sūtra; Hd: khế kinh): từ gọi chung kinh điển.

[32] Hóa thành 化城: thành do biến hóa mà có, một trong bảy dụ của kinh Pháp hoa, dụ cho niết-bàn của hàng Nhị thừa.

[33] Bảo chử 寶渚: cồn băi quí báu, dụ cho Niết-bàn cứu cánh; đồng với từ “bảo sở” trong kinh Pháp hoa.

[34] Chùa Đông Lâm (Đông Lâm tự東林): nay thuộc Lô sơn, tỉnh Giang Tây.

[35] Tam sư 三師: khi thụ giới cụ túc, phải thỉnh tam sư chứng minh, tức là giới ḥa thượng, yết-ma ḥa thượng và giáo thụ ḥa thượng.

[36] Xà-lê 闍梨 (Gđ: A-xà-lê; Hd: quĩ phạm sư): bậc thầy dạy dỗ tăng chúng, bậc mô phạm để tăng chúng noi theo.

[37] Chùa Chế Chỉ 制旨寺: ở Quảng Châu, do sa-môn người Kế-tân xây dựng vào năm 362.

[38] Đồng chân 童真: tuổi ấu niên.

[39] Non tưởng 想嶺: chỉ đỉnh cao của sự quán tưởng.

[40] Khởi hạnh 起行: những hạnh được phát khởi bằng ba nghiệp thân, miệng, ư.

[41] Vĩnh Xương thứ nhất (Vĩnh Xương nguyên niên 永昌元年): niên hiệu triều Vũ Hậu (689).

[42] Hải Nam 海南: một ḥn đảo lớn nằm phía nam Trung Hoa, thuộc địa phận tỉnh Quảng Đông.

[43] Tích “Liêu Thành nhất tiễn”: Thời Chiến Quốc, nước Tề bị nước Yên đánh, chiếm hơn bảy mươi thành.Tướng Tề muốn đánh chiếm lại Liêu Thành (nay thuộc tỉnh Sơn Đông), nhưng kéo dài một năm vẫn không hạ được. Về sau, Lỗ Trọng Liêm, người nước Tề, đă viết một phong thư buộc vào đuôi tên, bắn vào thành, khuyên tướng Yên lui binh. Tướng nước Yên xem thư, vui vẻ rút binh. Nước Tề được giải vây.

[44] Theo kinh Niết-bàn, Tuyết Sơn Đại sĩ (tiền thân Đức Phật Thích-ca), v́ tha thiết cầu nửa bài kệ sau (Sinh diệt diệt dĩ, tịch diệt vi lạc.), đă đồng ư cho La-sát (hóa thân của trời Đế Thích) ăn thịt ḿnh để đổi nghe nốt bài kệ.

[45] Huỳnh Trạch滎澤: tên một hồ lớn, thuộc địa phận tỉnh Hà Nam, Trung Quốc.

[46] Hán Âm 漢陰: tên một huyện, thuộc tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc.

[47] Kim châu 金洲: một nước cổ, nay thuộc huyện An Khang, tỉnh Thiểm Tây.

ĐỆ TỬ SƯ TRINH CỐ

Sư họ Mạnh, tên Hoài Nghiệp (Phạn: Tăng-già-đề-bà). Tổ tiên sư vốn người phương bắc, nhân được bổ quan nên chuyển về vùng Lĩnh Ngoại[1]; gia đ́nh thuộc hàng giàu sang, quyền quí, rất mộ pháp, kính trọng sư tăng. Tuy tuổi c̣n trẻ mà chí sư đă cao rộng, gặp được thầy liền nuôi chí hoằng pháp, có ư muốn theo chân, cắt ái dứt lụy, dấn thân biển cả, đến nước Phật-thệ. Sư thạo tiếng Côn Luân, lại giỏi kinh Phạn, thông suốt luận Câu-xá. Tuy mọi việc c̣n phải t́m cầu, nhưng chí sư đă vươn xa ngh́n nẻo, nếu chuyên cần tham cứu, ắt sẽ sánh ngang với các bậc hiền. Sư nay mười bảy tuổi, hiện làm thị giả, phụ giúp thầy trong việc phiên dịch.

T̀-KHEO ĐẠO HOẰNG

Sư họ Cận, tên Giác Thiên (Phạn: Phật-đà-đề-bà), người Ung Khâu, Biện châu[2]. Do buôn bán, cha sư đi về phương nam, lặn lội đến Tam Giang, rồi vượt sang Ngũ Lĩnh, qua Thiều bộ[3], sau đến núi Giáp. Thấy núi non thanh tĩnh, ngắm suối nguồn lặng trong, gặp được thiện tri thức, ông bèn bỏ tục xuất gia, hiệu là Đại Cảm thiền sư.

Lúc bấy giờ, Đạo Hoằng tuổi vẫn c̣n nhỏ, theo gió nghiệp đẩy đưa, cùng cha du hành, vào rừng quế[4] mà tư duy, đến suối vắng mà thiền tọa. Về sau, sư Đại Cảm đến chỗ thiền sư Tịch thụ học pháp thiền, được một năm, biết sơ yếu chỉ, rồi trở lại núi Giáp.

Đạo Hoằng cũng theo cha xuất gia, đến tuổi hai mươi, được thụ giới cụ túc. Thường qua lại Quảng phủ[5], ra vào sơn môn[6], tuy tuổi c̣n trẻ, nhưng sư rất có chí khí. Nghe Tịnh tôi đến đây, sư bèn t́m tới kính cẩn hỏi thăm chỗ ở, được người chỉ cho biết tôi ở chùa Chế Chỉ. Một, khi nói về việc chiêm lễ, th́ hợp với tâm nguyện tu hành; hai, là nghĩ đến thân nơi sinh tử, th́ chẳng kể ǵ đến tính mạng; nghe nói sóng dâng ngập trời, xem thường như ao nhỏ; nh́n thấy cá ḱnh biển cả, coi khinh như trạch lươn. Sư tạm biệt sơn môn, trở về vùng Thanh Viễn, cùng sư Trinh Cố trở về Quảng Phủ; khi đă trọn chí ở Nam Hải, lại cùng đến Kim châu, sao chép ba tạng, công đức được truyền tụng đến ngh́n sau.

Sư là người thông minh, có tầm nhận thức và sự lĩnh ngộ cao, tính t́nh nhu ḥa, giỏi viết chữ thảo, chữ lệ, lại thông thuyết Trang Chu. Sư hiểu thiên Tề vật[7] vô căn cứ, biết thuyết Chỉ mă[8] thật mơ hồ; tuy không lội mà vẫn có thể qua sông, gặp việc nguy hiểm vẫn khéo trù liệu. Sư dù công hạnh chưa tỏa sáng, nhưng cũng đă bộc lộ tài năng hơn người, tuy có tài hơn người nhưng đâu cần tỏ bày, chỉ một ḷng v́ pháp xả thân; không lấy vui để làm vui, không lấy thân thích để làm thân thích, mong tất cả chúng sinh giống như thân ḿnh, há thực hành nhân đức như những hạng tầm thường ư!

Về sau, sư đến nước Phật-thệ, chuyên tâm nơi luật tạng, vừa dịch vừa ghi, ḷng mong được truyền đăng; làm sáng lại giới châu, được mọi người kính ngưỡng; cầu viên măn niết-bàn, bỏ trọng chướng[9] bến mê.

Sự nghiệp lớn của tôi thành tựu cũng nhờ công của bậc tài đức trẻ tuổi này. Mong sư nhổ bật gốc hữu lưu[10], được vô lượng phúc. Hiện nay, sư được hai mươi hai tuổi.

SƯ PHÁP LĂNG

Sư họ An Thật, tên Phạn là Đạt-ma-đề-bà; người Tương châu, Tương Dương; gia phong nề nếp, nhiều đời làm quan. Sư xuất gia từ nhỏ; ở tại chùa Linh Tập, chuyên tâm tu tập. Về sau, sư ĺa quê nhà đến Lĩnh Nam.

Khi Tịnh tôi đến Phiên Ngung, báo cho sư biết hành tŕnh. Tuy học đạo sở ngộ của sư chưa sâu, nhưng ḷng ngưỡng mộ rất cao, nghe thế, sư liền vui ḷng cùng tôi vượt biển cả. Chưa đầy một tháng, thuyền đến nước Phật-thệ. Tại đây, sư lấy việc tu tập làm sự nghiệp, sớm tối chuyên tâm học yếu nghĩa Nhân minh, sáng chiều dốc ḷng nghe tông chỉ Câu-xá. Không bao lâu, việc học đă hoàn toàn thành tựu. Sư đặt trọn tâm nơi tam tạng, thông suốt luật điển, chẳng quản lao nhọc. Sư tính thức thông minh, chí muốn lợi sinh, sao chép kinh điển quên cả mỏi mệt. Hằng ngày, sư khất thực để nuôi thân, hành trang chỉ có ba y, vai trần chân đất, luôn tuân hành theo oai nghi của bậc thánh. Tuy chưa thật xuất sắc, nhưng sư cũng được ngưỡng mộ bởi tài năng t́m ẩn. Ai cũng muốn t́m sự an vui, riêng sư đặt việc lợi sinh lên trên hết, không ngừng tư duy chân lí, để có thể rộng độ sinh như đấng Đại Bi[11], mong được trí tuệ như ngài Từ Thị. Bấy giờ, sư khoảng hai mươi bốn tuổi.

Theo lời truyền, bốn người gồm sư, sư Trinh Cố… đến nước Phật-thệ, học kinh ba năm, dần thông cả Phạn-Hán. Sau đó, sư đến nước Ha-lăng, một năm sau bị bệnh rồi viên tịch. Sư Hoài Nghiệp muốn ở lại Phật-thệ, không trở về Phiên Ngung, chỉ có sư Trinh Cố, Đạo Hoằng cùng quay về Quảng phủ, ở đây một thời gian khá lâu rồi mỗi người mỗi ngả.  Sư Trinh Cố đến đạo tràng Tam Tạng xiển dương luật giáo, chưa đầy ba năm nhiễm bệnh rồi viên tịch. Sư Đạo Hoằng một ḿnh đến Lĩnh Nam, đến nay vẫn bặt tăm. Tôi thường ḍ hỏi tin tức, nhưng vẫn không có kết quả.

Than ôi! Bốn người cùng vượt biển, dốc sức tận tâm thắp sáng ngọn đuốc pháp. Nhưng đâu biết nghiệp có thọ, yểu khác đường, kẻ ở người đi; mỗi khi nghĩ đến, cảm thương vô cùng. Thế mới biết, sự nghiệp khó thành, tính mạng dễ mất. Tất cả phúc điền cùng nhau chung hưởng, mong hội đầu Long Hoa rũ sạch trần lao.

Chú Thích:

[1] Lĩnh Ngoại嶺外: vùng đất phía nam của dăy Ngũ Lĩnh ( Đại Dữu lĩnh, Việt Thành lĩnh, Manh Chử lĩnh, Kị Điền lĩnh, Đô Bàng lĩnh).

[2] Biện châu汴州: nay thuộc huyện Khai Phong, tỉnh Hà Nam.

[3] Thiều bộ韶部: nay thuộc tỉnh Quảng Đông.

[4] Rừng quế (quế lâm 桂林): chỉ chốn tu hành thanh tịnh.

[5] Quảng phủ 廣府: chỉ những chốn giàu sang, quyền quí.

[6] Sơn môn 山門: chỉ chốn ṭng lâm.

[7] Tề vật齊物: tư tưởng triết học của Lăo Trang. Tư tưởng này cho rằng tất cả vạn vật trong vũ trụ như chết sống, thọ yểu, đúng sai, được mất, ta người, có không… đều phải nên xem trọng như nhau.

[8] Chỉ mă指馬: một học thuyết của Công Tôn Long thời Chiến Quốc. Tư tưởng này cho rằng, thế giới là một thể thống nhất, mỗi loại vận hành theo lẽ tự nhiên, không phân biệt đây kia, phải trái, ngắn dài, ít nhiều.

[9] Trọng chướng重障: là những điều chướng ngại, khiến chúng sinh không thể giải thoát; tóm yếu có ba loại:

1.     Hoặc chướng: tất cả vô minh phiền năo.

1.     Nghiệp chướng: phạm ngũ nghịch, thập ác.

1.     Báo chướng: đọa tam đồ, bát nạn.

[10] Hữu lưu有流: quả báo trong ba cơi, goi là hữu; bốn thứ hoặc khiến chúng sinh ch́m đắm trong biển sinh tử của ba cơi, gọi là lưu. 

[11] Đấng Đại Bi: chỉ bồ-tát Quán Thế Âm.

Quyển hạ hết

[^]

 

 

 back_to_top.png

 

 

[ TRANG CHỦ KINH ĐIỂN | ĐẠI TẠNG KINH | THẦN CHÚ | HÌNH ẢNH | LIÊN LẠC ]

google-site-verification=Iz-GZ95MYH-GJvh3OcJbtL1jFXP5nYmuItnb9Q24Bk0