佛山* Buddha Mountain * Phật Sơn

Calgary Alberta Canada

[中文ENGLISH]

[ TRANG CHỦ KINH ĐIỂN | ĐẠI TẠNG KINH | THẦN CHÚ | HÌNH ẢNH | LIÊN LẠC ]

T2063

Quyển 1  Quyển 2  Quyển 3  Quyển 4

Truyện các vị tỳ-kheo-ni

Tác giả: Đời Tấn, Thích Bảo Xướng, chùa Đại Trang Nghiêm.

Việt dịch: Chúc Giải, Huệ Hạnh, Diệu Tuyền.

Hiệu đính: Định Huệ - Biên tập: Ngộ Bổn

Quyển 1

LỜI TỰA

Từng nghe, ḷng dạ kiên trinh, ư chí vững bền, khí tiết đặc biệt đâu phải hoàn toàn do bẩm tính tự nhiên mà phải dốc ḷng kính ngưỡng, noi theo những bậc có đức hạnh cao vời. Cho nên, kẻ ngưỡng mộ Nhan Uyên[1] th́ đồng bạn với Nhan Uyên, người chuộng ngựa hay th́ sẽ cưỡi được ngựa giỏi. Hơn nữa, người có phong cách tốt đẹp, đạo đức cao thượng sẽ lưu lại tiếng thơm muôn đời. Do vậy, người viết ghi lại lời này chỉ mong những kẻ chậm lụt nên noi theo lời nói và việc làm của các vị thời gần đây, ngơ hầu lấy đó làm gương để răn dạy người đời sau. Thế nên, dẫu muốn quên lời nhưng không thể được.

Xưa, đấng Đại Giác ứng hiện nơi thành La-vệ[2]. Ánh sáng trí tuệ của Ngài chiếu sáng khắp cơi Diêm-phù[3], làm chỗ nương tựa cho ba cơi, làm nơi qui ngưỡng của bốn loài[4].

Giáo đoàn t́-kheo-ni được h́nh thành và phát triển bắt đầu từ di mẫu Ái Đạo. Từ đó, việc chứng đắc giai vị và thể nhập đạo quả bên hàng ni giới đời đời không dứt, góp phần làm cho kho tàng giáo pháp lưu truyền rộng răi như ánh mặt trời tỏa sáng khắp không trung.

Từ khi Đức Thế Tôn hiện thân thị tịch tại rừng Song Thụ, thành Câu-thi[5], trải bao thời ḱ thăng trầm hỗn tạp; dần dà thời thế suy vi, con người khi th́ giữ được niềm tin, lúc lại sinh tâm phỉ báng; có người vừa nêu bày lời hay, ư đẹp th́ bị kẻ khác chê bai, bác bỏ. Đó là sự phá hoại của những kẻ bất tài.

Sở dĩ chính pháp suy rồi lại hưng là do các bậc hiền triết duy tŕ. Vào thời tượng pháp[6], sau khi giáo pháp được truyền sang Trung Quốc, ni sư Tịnh Kiểm là vị ni đầu tiên được xuất gia, thụ giới. Trải qua mấy trăm năm, các vị ni thạc đức nối nhau xiển dương chính pháp, như ni sư Thiện Diệu, Tịnh Khuê là những vị chuyên hành khổ hạnh đến tận cùng; ni sư Pháp Biện, Tăng Quả là những người đạt được chỗ sâu mầu của thiền quán; đến như ni sư Tăng Đoan, Tăng Cơ là những vị lập chí không bao giờ lui sụt; ni sư Diệu Tướng, Pháp Toàn là những người truyền pháp rộng răi làm chấn động khắp nơi. Các bậc ni lưu như thế dù ở bất cứ nơi nào cũng luôn nêu bật những lời vàng, thước ngọc của đức Như Lai, đem giáo pháp sâu mầu đến tận những nơi núi rừng hiểm trở. Thật xứng đáng là những bậc hiền tài xuất thân từ các tông phái Phật giáo, những vị thực hành pháp tứ y[7] vào cuối thời tượng pháp làm rạng danh cho ni giới. 

Về sau, thời thế xoay vần suy thoái, thanh qui[8] dần dần bị mai một, khí tiết và phong cách cao thượng ấy đáng làm khuôn phép cho ngh́n đời. Tiếc thay, chí nguyện và việc làm của các vị lại chưa được tập hợp ghi chép thành sách vở. Từ mấy năm nay, mỗi khi nghĩ đến điều này, tôi thường cảm khái thở than, nên bắt đầu gom nhặt các bài bia kí, kệ tụng và sưu tầm tất cả thư tịch, hoặc hỏi thăm những người học rộng nghe nhiều, hoặc t́m đến những bậc trưởng thượng, rồi sắp xếp theo thứ tự trước sau mà viết thành tập truyện này.

Trong khoảng từ đầu niên hiệu Thăng B́nh (357-361) đời Đông Tấn đến cuối niên hiệu Thiên Giám (502-519) đời Lương, có khoảng sáu mươi lăm vị ni sư không ưa chốn phồn hoa thị thành mà chỉ thích sống với chân lí đích thực.

Tập truyện này được h́nh thành, chỉ mong người t́m cầu giải thoát gắng sức suy nghĩ và tu tập sánh bằng các bậc hiền đức thời xưa.

Trong quá tŕnh biên soạn, không sao tránh khỏi sự sai sót vụng về, mong chư tôn đức và các bậc thiện tri thức hoan hỉ bổ chính cho những chỗ c̣n thiếu sót.

***

Truyện 1: NI SƯ TỊNH KIỂM Ở CHÙA TRÚC LÂM, ĐỜI TẤN

Ni sư họ Trọng, tên là Linh Nghi, người Bành Thành[9]. Cha ni sư giữ chức thái thú[10] Vũ Uy[11]. Thuở nhỏ, ni sư rất hiếu học; lớn lên, lập gia thất, nhưng không may đă sớm mất chồng, gia cảnh nghèo khó nên thường dạy đàn và sách vở cho những kẻ quyền quí tha hương.

Một hôm, nhân nghe pháp, ni sư khởi ḷng kính tin, ưa thích nhưng chưa biết thưa hỏi với ai. Về sau, ni sư gặp sa-môn Pháp Thỉ là một vị thông hiểu kinh điển.

Vào giữa niên hiệu Kiến Hưng (313-317), đời Tấn, thầy xây chùa ở cửa phía tây cung thành. Ni sư đến đấy và được nghe thầy thuyết pháp, nhân đó đại ngộ. V́ mong cầu lợi ích của chính pháp và nghĩ ḿnh đang lúc khỏe mạnh, nên ni sư mượn kinh sách của thầy để xem và nhận được ư chỉ sâu xa.

Hôm nọ, ni sư thưa thầy:

- Trong kinh có ghi: “T́-kheo, t́-kheo-ni”. Nay xin thầy cho con được xuất gia.

Thầy bảo:

- Bên Ấn Độ có hai chúng nam và nữ, nhưng ở đây chưa đủ giới pháp ấy.

Ni sư thưa:

- Kinh đă ghi: “T́-kheo, t́-kheo-ni”, lẽ nào lại có một giới pháp khác?

Thầy bảo:

- Người nước ngoài nói: “Bên ni có năm trăm giới”. Đó chính là điểm khác biệt. Cô nên đến hỏi ḥa thượng.

Ḥa thượng dạy:

- Giới của ni phần lớn giống giới bên tăng, chỉ khác vài chỗ, nếu không nhận được điểm khác nhau ấy th́ nhất định không được truyền. Bên ni có mười giới được lĩnh thụ từ bên đại tăng, nhưng nếu không có ḥa thượng ni th́ không có người để y chỉ.

Ngay đó, ni sư tự cạo tóc, xin ḥa thượng cho thụ mười giới. Lúc ấy, có hai mươi bốn người cũng có tâm nguyện như ni sư. Họ cùng nhau xây chùa Trúc Lâm ở cửa phía tây cung thành. Thời đó chưa có thầy ni, nên họ theo ni sư học hỏi.

Vượt hơn các vị ḥa thượng có đức độ là sa-môn Trí Sơn người Tây Vực[12] đang sống ở nước Kế-tân[13], là vị có trí tuệ, bao dung, độ lượng, chuyên tu tập thiền quán và tụng niệm.

Vào cuối niên hiệu Vĩnh Gia (307-313), đời Tấn, sư sang Trung Quốc khất thực để nuôi sống bản thân, những điều nói ra cốt là để hoằng dương đạo pháp, nhưng ḷng tin của con người thời ấy c̣n cạn mỏng, chưa ai biết cầu mong hay thưa hỏi.

Đến niên hiệu Kiến Vũ thứ nhất (317), sư trở về nước Kế-tân. Sau đó, Phật-đồ Trừng[14] từ Ấn Độ sang kể lại công hạnh và đức độ của sư. Nghe xong, mọi người đều cảm thấy hối tiếc.

Ni sư nuôi dạy đồ chúng có phép tắc rơ ràng và thanh cao thoát tục, thuyết pháp giáo hóa có ảnh hưởng rất lớn như gió thổi rạp cỏ.

Vào niên hiệu Hàm Khang (335-342), đời Tấn, sa-môn Tăng Kiến thỉnh được các bộ Tăng-ḱ-ni, Yết-maGiới bản tại nước Nhục-chi[15].

Vào ngày 8 tháng 2 niên hiệu Thăng B́nh thứ nhất (357), ni sư thỉnh được vị sa-môn người nước ngoài là Đàm-ma-kiệt-đa lập giới đàn tại Lạc Dương.

Cũng vào đời Tấn, sa-môn Thích Đạo Tràng cho nhân duyên giới kinh rất khó trao truyền, nên pháp sự ấy không thành tựu. Nhân đó, ni sư cùng với ba vị đồng một đàn giới đi thuyền vượt qua sông Tứ, đến chỗ đại tăng để xin thụ giới cụ túc. Vào đời Tấn, ni sư là vị t́-kheo-ni đầu tiên trên mảnh đất Trung Hoa này.

Ngay ngày yết-ma truyền giới, có mùi thơm đặc biệt lan tỏa khắp nơi, đại chúng đều nghe thấy, ai nấy vô cùng vui mừng và càng thêm kính trọng ni sư. Nhờ ǵn giữ giới hạnh nghiêm mật, chí tu học không ngừng nghỉ, nên ni sư có rất nhiều thí chủ. Tuy nhiên, được cúng dường bao nhiêu th́ ni sư phân phát bấy nhiêu, lúc nào cũng ưu tiên cho người, c̣n ḿnh th́ nhận sau cùng.

Vào cuối niên hiệu Thăng B́nh (357-362), ni sư bỗng nghe phảng phất mùi thơm trước đây và thấy một luồng ánh sáng đỏ, lại có cô gái cầm cành hoa năm màu từ trên hư không đi xuống. Thấy vậy, ni sư vô cùng vui mừng và bảo đại chúng:

- Các vị hăy khéo tu tŕ, giờ ta đi đây!

Nói xong, ni sư chắp tay từ biệt mọi người, rồi bay thẳng lên trời. Đoạn đường ni sư lướt qua sáng rỡ như cầu vồng. Năm đó, ni sư bảy mươi tuổi.

Truyện 2: NI SƯ AN LINH THỦ Ở CHÙA KIẾN HIỀN, NƯỚC TRIỆU

Ni sư họ Từ, người huyện Đông Quản[16]. Cha ni sư tên là Xung, làm quan ngoại binh lang cho nước Triệu. Thuở nhỏ, ni sư rất thông minh, hiếu học, lời nói tao nhă, lưu loát, tính cách thanh cao, giản dị, không ưa cuộc sống thế tục, chỉ thích thảnh thơi, nhàn nhă, an định, lấy Phật pháp để tự vui, không thích lập gia đ́nh.

Một hôm, cha ni sư bảo:

- Con nên lập gia đ́nh, đâu thể ở như vậy được.

Ni sư thưa:

- Con nguyện một ḷng tu học Phật đạo, hoàn toàn không muốn lập gia đ́nh. Cho dù mọi người khen hay chê, con vẫn không thay đổi. Bản tính con trong sáng, ngay thẳng, tự biết đủ, th́ đâu cần phải tuân giữ tam ṭng[17] mới được xem là đúng khuôn phép.

Người cha bảo:

- Con muốn sống độc thân th́ chỉ có ích cho bản thân, làm sao phụ giúp cha mẹ được.

Ni sư thưa:

- Con lập chí hành đạo là v́ muốn cứu độ tất cả chúng sinh, huống là cha mẹ ư!

Thấy cô con gái đă quyết chí, người cha đem việc này đến hỏi ngài Phật-đồ Trừng. Sư bảo:

- Ông hăy về nhà, ăn chay, ba ngày sau trở lại đây.

Ông Xung làm theo lời dạy. Sau đó, sư lấy cây yên chi[18] mài với dầu mè, lấy phấn ấy bôi vào ḷng bàn tay phải của ông Xung, rồi bảo ông nh́n vào đấy. Tức thời, ông nh́n thấy một vị sa-môn có h́nh dáng như người nữ đang giảng pháp giữa hội chúng đông người. Ông tŕnh bày đầy đủ việc này với sư. Nghe xong, sư bảo:

- Vị ấy là tiền thân của con ông. Đời trước, cô ấy xuất gia, làm lợi ích cho tất cả chúng sinh. Trước kia, cô ấy đă từng làm việc như thế, giờ đây nếu ông thuận theo chí nguyện của cô th́ họ hàng của ông sẽ vẻ vang, phát đạt, khiến ông cũng được giàu sang, thoát khỏi biển khổ sinh tử, đạt đến bờ giải thoát.

Vâng lời sư, ông Xung trở về, cho phép con ḿnh xuất gia. Ni sư theo sư xuất gia, thụ giới với ni sư Tịnh Kiểm và xây chùa Kiến Hiền. Sư lấy vải tốt do vua Thạch Lặc[19] cúng dường c̣n sót lại cắt may thành y bảy điều và lấy chiếc b́nh rửa h́nh ṿi voi trao cho ni sư.

Ni sư xem tất cả sách vở, vừa đọc qua là đă thuộc ḷng, trí thấu hiểu ư chỉ sâu xa, tâm quán chiếu nghĩa lí tường tận. Những người học đạo đương thời không ai không kính trọng ni sư. Nhân đó, có hơn hai trăm người phát tâm xuất gia. Ni sư c̣n tạo dựng năm, sáu ngôi tinh xá và không ngại độ bọn cướp v́ ni sư cho rằng, chỉ cần siêng năng chịu khó th́ họ đều tu học thành tựu. Từ đó, Thạch Hổ[20] rất kính phục ni sư.

Về sau, ông Xung được đề cử làm thái thú Thanh Hà giữ chức huỳnh môn thị lang[21].

Truyện 3: NI SƯ TRÍ HIỀN Ở TÂY TỰ, TƯ CHÂU

Ni sư họ Triệu, người Thường Sơn. Cha ni sư tên là Trân, phụ tá huyện lệnh[22] Liễu. Thuở nhỏ, ni sư đă có ư chí kiên trinh, khí tiết cao thượng. Đến khi xuất gia, ni sư giữ ǵn giới hạnh vẹn toàn, tâm trí an định, sáng suốt, rỗng rang, không tạp loạn.

Thái thú Đỗ Bá rất sùng tín đạo Hoàng Lăo, không ưa đạo Phật. Ông ta ra lệnh các chùa hẹn ngày tuyển chọn người có cốt cách cao vời hội đủ các tiêu chuẩn qui định để đào thải những kẻ tầm thường. Nghe tin ấy, các vị trẻ tuổi đều sợ hăi chạy trốn, riêng ni sư không lo sợ, nét mặt tươi vui, an nhiên như b́nh thường.

Trường bắn ở ngoài thành tập trung toàn là các bậc tuổi cao đức trọng. Đến ngày thi tuyển, trong số ni chúng chỉ có một ḿnh ni sư là người khỏe khoắn, mạnh mẽ. Trước hết, Đỗ Bá thử cốt cách của ni sư th́ hội đủ các tiêu chuẩn. Dáng vẻ của ni sư thanh cao, dịu dàng, lời nói trong sáng, khôn khéo. Đỗ Bá vốn có tâm xấu xa, ép ni sư ở lại một ḿnh. Biết ḷng dạ ông ta, ni sư nguyện không hủy phạm giới pháp. Bất kể đến tính mạng, ni sư lớn tiếng chống cự lại. Đỗ Bá nổi giận, dùng dao chém vào ni sư đến hơn hai mươi nhát, khiến ni sư bất tỉnh, ngă lăn ra đất. Khi hắn bỏ đi, ni sư mới tỉnh lại.

Từ đó, ni sư càng thêm tinh tiến gấp bội, chỉ ăn rau quả và thực hành khổ hạnh. Ni sư có hơn trăm người đệ tử, lúc nào cũng ḥa hợp như nước với sữa. Đến khi Phù Kiên[23] soán ngôi, nghe danh tiếng ni sư, ông ta rất kính trọng, may ca-sa[24] bằng gấm lụa trị giá đến trăm vạn lượng vàng để ban tặng ni sư, ba năm mới hoàn thành.

Sau, ni sư sống ở Tây tự, Tư châu, hoằng dương chính pháp, làm cho mọi người phát khởi tín tâm và theo đó thực hành.

Vào giữa niên hiệu Thái Ḥa (366-371) đời Tấn, đă ngoài bảy mươi tuổi, ni sư vẫn thường tụng kinh Chính pháp hoa[25], một ngày đêm là trọn bộ. Chim chóc thường bay đến đậu quanh chùa. Những lúc ni sư kinh hành, chúng hót vang, bay lượn theo sau ni sư.

Truyện 4: NI SƯ DIỆU TƯỚNG Ở BẮC NHẠC, HOẰNG NÔNG

Ni sư họ Trương, tên là Bội Hoa, người Hoằng Nông. Cha ni sư tên là Mậu, gia đ́nh vốn giàu có, sung túc. Thuở nhỏ, ni sư đă nghiên cứu kinh sách của các bậc thánh hiền.

Năm ni sư mười lăm tuổi, gặp lúc quan thái tử xá nhân[26], người thuộc bộ tộc Thát Đát[27] ở vùng phía bắc Trung Quốc, đang chịu tang cha, nên không thể đi sính lễ. Do không thích lập gia đ́nh, nên ni sư xin từ hôn. Nhân đó, ni sư xin xuất gia và được cha đồng ư. Ni sư chỉ ăn rau quả, tinh tiến tu học, để tâm rong chơi trong kho tàng chính pháp và thông đạt được pháp tướng.

Ni sư sống trong một nơi hoang vắng ở phía tây Ấm lâm, thuộc Bắc Nhạc[28], Hoằng Nông. Ni sư có rất nhiều đệ tử, ai cũng thích cuộc sống thanh thoát, an nhàn. Ni sư ẩn thân ở đó hơn hai mươi năm, chuyên tu khổ hạnh ngày càng tinh tiến. Mỗi khi thuyết pháp độ người, ni sư thường sợ người nghe không chú tâm, có khi phải rơi nước mắt để mọi người cùng hiểu. V́ thế, những người được ni sư chỉ dạy đều đạt được nhiều lợi ích.

Vào giữa niên hiệu Vĩnh Ḥa (345-357) đời Tấn, thái thú Hoằng Nông thỉnh cúng dường bảy ngày. Một hôm, thấy vị cư sĩ ngồi trên ṭa thưa hỏi về Phật pháp mà lời nói cao ngạo, không khiêm tốn, ni sư nghiêm mặt nói:

-  Ông chẳng những có kiến chấp cao ngạo mà c̣n quá coi thường vị quan trưởng ở đây. Sao lại vô lễ, tự cho ḿnh là hơn hẳn mọi người?

Nói xong, ni sư cáo bệnh, rồi lui về. Những kẻ đạo tục thời ấy đều khen ngợi, cảm phục ni sư.

Sau, ni sư bị bệnh nằm trên giường nhiều ngày. Khi lâm chung, thần sắc rất tươi tỉnh, ni sư bảo các đệ tử:

-  Không luận là giàu hay nghèo, hễ có sinh ắt có tử, hôm nay thầy từ biệt các con.

Nói xong, ni sư thị tịch.

Truyện 5: NI SƯ KHANG MINH CẢM Ở CHÙA KIẾN PHÚC

Ni sư họ Chu, người Cao B́nh. Lúc chưa xuất gia, ni sư tu theo kinh Đại thừa. Một hôm, ni sư bị tên cướp bắt giữ, hắn muốn ép làm vợ. Ni sư phải chịu nhiều khổ sở, thề không chịu nhục, nên bị đày đi chăn dê suốt mười năm. Ni sư rất muốn về thăm quê hương, nhưng không biết đường đi, nên thường nghĩ đến tam bảo và mong được xuất gia.

Ngày nọ, gặp một vị t́-kheo, ni sư liền xin thụ năm giới và được vị t́-kheo trao cho quyển kinh Quán Thế Âm[29]. Nhận được kinh, ni sư tụng tŕ suốt ngày đêm không nghỉ, cầu mong được về đến nhà để xây tháp năm tầng. Không dằn được nỗi ḷng, ni sư đành bỏ trốn, đi về phía đông. Hoàn toàn không biết đường đi, ni sư phải trèo đèo lội suối suốt ngày đêm. Đi thẳng đến một ngọn núi, ni sư thấy có con hổ vằn chỉ cách ni sư vài bước. Lúc đầu, ni sư vô cùng sợ hăi; nhưng chốc lát nhiếp niệm lại, quyết tâm đi tiếp theo sau hổ, trải qua nhiều ngày th́ đến được Thanh châu. Khi sắp vào thôn xóm, hổ bỗng nhiên biến mất.

Vào làng, ni sư lại bị Minh Bá Liên bắt giữ, nên viết thư gửi về nhà để chồng con đến chuộc về. Sau khi về nhà, bị gia đ́nh ngăn cản, chí nguyện chưa thành tựu, nên ni sư rất buồn khổ. Từ đó, ni sư nỗ lực không ngừng suốt ba năm ṛng, dốc chí thiền định, giữ ǵn các học giới, nếu có lỡ phạm th́ sám hối trong nhiều ngày, chủ yếu thấy được tướng tốt mới thôi. Các tướng tốt như là thấy mưa hoa, hoặc nghe tiếng nói giữa hư không, hoặc thấy h́nh tượng Phật, hoặc đêm mộng thấy điềm lành… Năm tháng trôi qua, công phu tu tập càng thuần thục, rất nhiều nam, nữ ở vùng phía bắc Trường giang đến nương tựa ni sư và kính thờ như bậc thầy.

Mùa xuân niên hiệu Vĩnh Ḥa thứ tư (348), đời Tấn, ni sư cùng với mười vị như Tuệ Trạm v.v… vượt qua Trường giang, đến vùng đất của quan tư không[30] tên là Hà Sung. Vừa gặp ni sư, ông Sung vô cùng kính trọng. Lúc đó, ở kinh đô chưa có chùa ni, ông Sung sửa nhà riêng của ḿnh thành chùa, rồi cúng dường ni sư. Ông ta hỏi ni sư:

- Nên đặt tên chùa là ǵ?

Ni sư trả lời:

- Ngày nay, nước Tấn mới có đủ bốn bộ chúng[31], chùa chiền do đàn-việt[32] xây cất đều nhằm tạo phúc nghiệp, nên đặt tên là “Kiến Phúc tự”.

Thế là ông thuận theo lời ni sư.

Về sau, ni sư bị bệnh trong thời gian ngắn, rồi qua đời.

Truyện 6: NI SƯ ĐÀM BỊ Ở CHÙA VĨNH AN

Ni sư họ Đào, người Kiến Khang, Đan Dương. Từ nhỏ, ni sư đă có ḷng tin trong sạch, muốn tu học chính pháp. V́ không có anh em, chỉ một ḿnh sống với mẹ, nên ni sư hết ḷng phụng dưỡng mẹ, bà con xóm làng ai cũng khen ngợi.

Vào tuổi thành niên, có người đến dạm hỏi, nhưng ni sư không bằng ḷng. Người mẹ chiều ư con ḿnh, nên cho phép xuất gia. Ni sư giữ giới hạnh rất tinh nghiêm, ngày đêm không lười mỏi.

Mục đế đời Tấn kính trọng ni sư, lấy lễ mà đón tiếp. Vua thường ca ngợi:

- Càng nh́n lâu, thấy ni sư càng đẹp.

Vua nói với Chương hoàng hậu họ Hà:

-Kinh đô này ít có vị t́-kheo-ni nào đẹp như Đàm Bị!

Đến niên hiệu Vĩnh Ḥa thứ mười (354), hoàng hậu cho xây chùa ở làng Định Âm để cúng dường ni sư, đặt tên là Vĩnh An (nay là chùa Hà Hậu). Ni sư hóa độ chúng sinh với tâm khiêm hạ, chưa từng tỏ vẻ kiêu căng hay xem thường người khác. Nhờ vậy, danh tiếng ngày càng vang xa, mọi người xa gần tấp nập kéo về, trong đó có khoảng ba trăm người theo làm đệ tử ni sư.

Niên hiệu Thái Nguyên thứ hai mươi mốt (396), ni sư viên tịch, thọ bảy mươi ba tuổi.

Đệ tử Đàm La tinh thông kinh luật, tài nghệ khéo léo, là người được thừa kế sự nghiệp của ni sư, lại xây tháp bốn tầng, giảng đường, pḥng ốc và dựng điện thờ tượng Phật nhập niết-bàn cùng bảy Đức Phật đời quá khứ[33].

Truyện 7: NI SƯ TUỆ TRẠM Ở CHÙA KIẾN PHÚC

Ni sư họ Bành, người Nhâm Thành[34]. Ni sư có tướng mạo thanh thoát, chí khí cao vời, tâm tính khoan dung, thường mặc y phục xấu, ăn các thức dở để vui sống, luôn lấy việc độ sinh làm chính.

Có lần, ni sư đắp y, đi vào núi, giữa đường th́ gặp bọn cướp. Chúng đưa dao định chém ni sư, nhưng tay không nhấc lên được. Nhân đó, chúng xin chiếc y mà ni sư đang đắp. Ni sư vui vẻ cười và nói:

-Các ông ḷng tham th́ quá lớn nhưng cái có được rất ít ỏi.

Nói xong, ni sư cởi chiếc áo trong và cái váy mới đưa cho chúng. Bọn cướp từ chối, không nhận, xin trả lại, nhưng ni sư để đó, rồi bỏ đi.

Niên hiệu Kiến Nguyên thứ hai (344), ni sư vượt qua Trường giang. Vừa gặp ni sư, quan tư không Hà Sung rất kính trọng và mời ni sư về trụ tại chùa Kiến Phúc.

Truyện 8:    NI SƯ TĂNG CƠ Ở CHÙA DIÊN HƯNG

Ni sư họ Minh, người Tế Nam. Thuở nhỏ, ni sư đă hướng tâm về đạo, phát nguyện xuất gia nhưng mẹ không cho phép.

Từ đó, người mẹ lặng lẽ hứa gả cho người và âm thầm nhận sính lễ. Sắp đến ngày rước dâu, ni sư mới biết. Thế là ni sư tuyệt thực, nước cũng không uống. Họ hàng đều khuyên can nhưng ni sư quyết không thay đổi chí nguyện. Đến ngày thứ bảy, người mẹ gọi chàng rễ đến. Vốn là người có ḷng kính tin tam bảo, thấy ni sư đang trong cơn nguy kịch, chàng rễ nói với người mẹ:

- Mỗi người có một chí nguyện riêng, chúng ta không nên cưỡng ép theo ư của ḿnh.

Người mẹ thuận theo lời ấy. Nhờ vậy, ni sư được xuất gia; lúc đó, ni sư hai mươi mốt tuổi. Bà con hai bên nội ngoại đều đến thăm hỏi, chúc mừng. Ai cũng đem theo gấm lụa quí báu và các món quà giá trị để ban tặng ni sư. Vị quan châu mục cấp kĩ quận thú[35] đích thân đến thăm, đạo tục đều khen là điều chưa từng có. Sau khi xuất gia, ni sư giữ ǵn giới hạnh tinh nghiêm, siêng năng học tập kinh điển, thường được sánh với ni sư Đàm Bị là vị ni nổi tiếng. Ni sư có nhiều biệt tài, những điều sâu xa bí ẩn đều am hiểu, lời nói khéo léo, việc làm giỏi giang, nên được vua ca ngợi, lấy lễ mà đón tiếp.

Niên hiệu Kiến Nguyên thứ hai (344), hoàng hậu họ Trữ cho xây chùa ở trong hẽm Thông Cung thuộc làng Đô Đ́nh, đặt tên là Diên Hưng, mời ni sư về trụ tŕ và có hơn một trăm người theo làm đệ tử. Ni sư làm Phật sự rất trong sáng nên đạo tục ngày càng kính trọng.

Vào năm đầu niên hiệu Long An (397), ni sư thị tịch, thọ sáu mươi tám tuổi.

Truyện 9: NI SƯ ĐẠO HINH Ở ĐÔNG TỰ, THÀNH LẠC DƯƠNG

Ni sư họ Dương, người Thái sơn, bản tính chuyên cần, luôn ḥa thuận với mọi người. Lúc c̣n là sa-di, ni sư luôn v́ đại chúng làm mọi việc và miệng thường nhẩm tụng kinh.

Đến năm hai mươi tuổi, ni sư tụng các kinh Pháp hoa[36], Duy-ma[37]v.v… Sau khi thụ giới cụ túc, ni sư nghiên cứu nghĩa lí kinh điển, thường ăn rau quả, thực hành khổ hạnh; càng lớn tuổi càng tinh tiến hơn.

Thời gian trụ tại Đông tự, thành Lạc Dương, ni sư thường luận bàn ư chỉ Phật pháp và thông đạt nhất là kinh Tiểu phẩm[38], chú trọng ở chỗ thông hiểu nghĩa lí, không quan tâm đến ngôn từ. Những người học đạo ở châu này đều tôn ni sư làm thầy. Trong số các t́-kheo-ni giảng kinh, ni sư là người đầu tiên.

Vào niên hiệu Thái Ḥa (366-371), đời Tấn, có một cô gái tên là Dương Linh Biện, là người sùng tín đạo Hoàng Lăo, chuyên luyện phép phục khí[39]. Thời gian đầu, cô ấy được nhiều người kính trọng và tôn làm thầy, nhưng đến khi ni sư nổi tiếng th́ phép thuật của cô ta không được để ư đến nữa. Từ đó, Linh Biện giả kết làm người cùng họ và thường tới lui thăm hỏi ni sư, ngược lại trong ḷng th́ ganh ghét, ngầm t́m cách hăm hại.

Lần nọ, cô ta lén bỏ thuốc độc vào thức ăn của ni sư. Thế là ni sư bị trúng độc, chữa đủ mọi cách vẫn không khỏi. Các đệ tử thưa:

- Ai đă làm thầy bệnh?

Ni sư bảo:

- Thầy đă biết rơ người hại, nhưng mọi việc đều tùy thuộc vào nghiệp duyên, các con đừng hỏi nữa. Giả sử nói ra mà có lợi ích, thầy c̣n không nói, huống là không có ích lợi.

Vừa dứt lời, ni sư thị tịch.

Truyện 10: NI SƯ ĐẠO DUNG Ở CHÙA TÂN LÂM

Ni sư người Lịch Dương, ở chùa Ô Giang. Ngoài việc giữ ǵn giới hạnh tinh nghiêm, ni sư c̣n giỏi xem bói tốt xấu, đoán biết được những việc tội phúc, nên được người đời tôn là bậc thánh.

Bấy giờ, Minh đế đời Tấn rất kính trọng và thờ ni sư làm thầy. Một hôm, muốn thử xem ni sư là phàm hay thánh, vua cho người lấy hoa lót dưới ṭa ngồi của ni sư, th́ quả nhiên hoa không bị dập nát.

Đến đời Giản Văn đế, ban đầu ni sư thờ sư Thanh Thủy làm thầy, là người được vua phong là Vương Bộc Dương. Sư cho xây một giảng đường trong dinh thự của ḿnh để ni sư hoằng pháp. Ni sư đến đây thuyết giảng nhiều lần nhưng chưa có ai theo học. Sau đó, mỗi khi vua bước vào th́ thấy có một vị thần, h́nh dáng như sa-môn, to lớn chật cả pḥng. Vua nghi đó là do ni sư biến ra, nhưng không dám quả quyết.

Thời gian sau, quạ làm tổ trên điện Thái Cực, vua sai Khúc An Viễn xem bói. Ông ta tâu:

- Phía tây nam có vị sư nữ có khả năng diệt trừ điều quái lạ này.

Khi ấy, vua sai người đến chùa Ô Giang mời ni sư vào cung để hỏi việc này. Ni sư nói:

- Chỉ có cách ăn chay bảy ngày và thụ tŕ tám pháp trai giới[40] th́ việc ấy tự nhiên diệt trừ.

Vua làm theo lời ni sư dặn và hết ḷng cung kính hành tŕ. Chưa đủ bảy ngày, bầy quạ tập trung lại và dời tổ đi nơi khác. Từ đó, vua càng kính tin sâu sắc, xây chùa, mời ni sư về trụ tŕ và cúng dường mọi thứ cần dùng. Vua lấy tên rừng để đặt tên chùa là Tân Lâm; đồng thời, vua tôn ni sư làm thầy và phụng thờ chính pháp. Về sau, nhà Tấn hiển vinh, người dân mến mộ đạo Phật, đó là nhờ năng lực tu tŕ của ni sư.

Đến đời Hiếu Vũ đế, ni sư càng được mọi người kính trọng tôn sùng.

Vào niên hiệu Thái Nguyên (376-396), bỗng nhiên không thấy tung tích ni sư nữa, t́m hỏi cũng không biết ở đâu. Vua cho chôn y bát của ni sư, nên bên cạnh chùa có một ngôi mộ.

Truyện 11:  NI SƯ LINH TÔNG Ở TƯ CHÂU

Ni sư họ Măn, người làng Kim, Cao Hồ. Thuở nhỏ, ni sư có ḷng tin trong sạch, nên được xóm làng khen ngợi. Gặp thời loạn lạc, gia đ́nh li tán, nên ni sư bị giặc bắt, nhưng vẫn chí thành tha thiết niệm Phật, pháp, tăng và tụng phẩm Phổ môn. Một hôm, ni sư nhổ hết lông mày, dối nói là bị bệnh hủi và khẩn khoản xin được thả về.

Men theo con đường đi về phía nam để đến Kí châu, ni sư lại bị bọn giặc đuổi theo. Lập tức, ni sư leo lên cây, chí thành niệm Phật. Bọn giặc chỉ ngó phía trước mà không nh́n lên trên, t́m kiếm một hồi không được, chúng đành bỏ đi. Ni sư trèo xuống và đi tiếp, không dám xin ăn mà vẫn không hề thấy đói. Chiều tối th́ đến Mạnh tân[41] nhưng không có thuyền để qua sông, ni sư lo sợ thấp thỏm nên lại niệm tam bảo. Bỗng nhiên, ni sư thấy một con nai trắng không biết từ đâu tới, rồi lội xuống sông. Nó đi đến đâu th́ cát nổi lên đến đó và mặt nước không hề có sóng. Ni sư theo nai qua sông mà không bị thấm ướt, đi qua b́nh an như đi trên đất liền. Nhờ vậy, ni sư về đến nhà. Ngay đó, ni sư xuất gia học đạo, nghiên cứu Phật pháp, tinh tiến tu hành, thông suốt giáo nghĩa và lĩnh hội được yếu chỉ.

Nghe tin này, Hiếu Vũ đế đời Tấn sai người mang thư đến hỏi thăm. Về sau, nhân dân trong nước bị bệnh dịch, nhiều người đói khát, khốn khổ. Ni sư dốc hết tiền của để ban phát cho tất cả những người đến xin. Không ngại xa xôi, gian khó, hễ ai đến xin, ni sư đều cung cấp đầy đủ theo nhu cầu của họ. Số người đến nương nhờ ngày càng đông làm cho ni sư phải chịu đói, vất vả, h́nh hài tiều tụy.

Năm bảy mươi lăm tuổi, vào một sáng nọ, ni sư gọi các đệ tử vào và kể lại giấc mộng hồi hôm. Ni sư nói:

- Tối qua, thầy mộng thấy một ngọn núi lớn tên là Tu-di[42], cao lớn sừng sững chọc trời, được trang trí bằng nhiều vật báu, chiếu sáng rực rỡ như ánh mặt trời. Lại có tiếng trống pháp vang rền, khói hương phảng phất, có tiếng nói văng vẳng bên tai khiến thầy ngạc nhiên, sợ hăi, thức dậy. Ngay lúc đó, trong người thầy bỗng cảm thấy khác thường, tuy không đau đớn mà như bị xây xẩm mặt mày.

Nghe vậy, người đồng học Đạo Tân nói:

- Đó chính là cơi Cực Lạc.

Tṛ chuyện chưa xong, ni sư bỗng nhiên thâu thần thị tịch.

Truyện 12: NI SƯ CHI DIỆU ÂM Ở CHÙA GIẢN TĨNH

Không rơ ni sư người xứ nào. Thuở nhỏ, ni sư đă dốc chí tu đạo, sống ở chốn kinh thành, tinh thông cả nội và ngoại điển, đặc biệt giỏi về văn chương.

Hiếu Vũ đế đời Tấn, thái phó[43] Vương Đạo và Mạnh Khải ở Cối Kê[44] v.v… đều kính trọng ni sư. Mỗi khi cùng với vua, thái phó và các học sĩ trong triều bàn luận về văn chương, ni sư thường thể hiện tài năng kiệt xuất. Nhờ vậy, danh tiếng ni sư vang khắp.

Niên hiệu Thái Nguyên thứ mười (385), thái phó lập chùa Giản Tĩnh, mời ni sư về trụ tŕ và có hơn trăm người theo làm đệ tử. Nhờ nương theo ni sư tu học, ai cũng tinh thông nghĩa lí về nội lẫn ngoại điển và tất cả đều thành đạt. Thí chủ đến cúng dường không ngớt, mỗi ngày có hơn trăm chiếc xe ngựa chở phẩm vật đến chùa cúng dường, nên ni sư trở thành người giàu nhất kinh thành, bất luận kẻ sang người hèn đều tôn ni sư làm thầy.

Khi thứ sử[45] Vương Thầm ở Kinh châu[46] qua đời, trong ḷng Liệt Tông muốn đưa Vương Cung lên thay ông ấy. Nhưng trước đây, do nghe theo lời Vương Cung xúi giục, Thầm đă đánh bại Hoàn Huyền tại Giang Lăng, nên giờ đây Hoàn Huyền rất sợ Vương Cung. Lúc Ân Trọng Kham c̣n là học tṛ của Vương Cung, Hoàn Huyền biết Ân Trọng Kham là người kém tài cũng dễ sai bảo, nên trong ḷng muốn đưa Trọng Kham lên thay. V́ vậy, Hoàn Huyền sai sứ đến nhờ ni sư Diệu Âm sắp đặt việc nhậm chức ở Kinh châu cho Trọng Kham. Ít lâu sau, Liệt Tông đến hỏi ni sư:

- Kinh châu đang thiếu một vị quan. Xin hỏi: “Ai là người đáng được nhậm chức?”.

Ni sư nói:

- Bần đạo là người xuất gia, đâu nên tham dự vào sự mưu tính ở đời, nhưng nghe mọi người bàn luận và đều nói: “Không có người nào giỏi hơn Ân Trọng Kham v́ ông ta có những ư tưởng rất sâu sắc, nên xứng đáng trấn nhậm Kinh châu”.

Thuận theo lời ni sư, vua ban lệnh cho Trọng Kham lên thay Vương Thầm. Từ đó, ni sư có quyền hành khuynh loát cả triều đ́nh, uy thế trùm khắp trong ngoài.

Truyện 13: NI SƯ ĐẠO NGHI Ở CHÙA HÀ HẬU

Ni sư họ Giả, người Lâu Phiền, Nhạn Môn[47], là cô của ngài Huệ Viễn. Đến tuổi thành niên, ni sư được gả cho Giải Trực là người cùng quận. Đang lúc làm huyện lệnh tại Tầm Dương, Giải Trực qua đời.

Năm hai mươi hai tuổi, ni sư buông bỏ việc đời, xuất gia học đạo. Là người thông minh, nhanh trí, học rộng, nhớ lâu, nên khi tụng kinh Pháp hoa, học kinh Duy-ma và kinh Tiểu phẩm, ni sư đều thông hiểu ư nghĩa, lĩnh hội lí mầu và nhờ tu tâm mà tự ḿnh tỏ ngộ, giới hạnh cao vời, tinh thần thư thái.

Nghe ở kinh đô, kinh luật dần dần đầy đủ, các hội giảng kinh diễn ra liên tục, nên vào cuối niên hiệu Thái Nguyên (376-396) đời Tấn, ni sư đến kinh đô, trụ tại chùa Hà Hậu, chuyên tâm nghiên cứu yếu chỉ sâu xa của luật tạng. Ni sư luôn khiêm hạ, kính thuận mọi người, dù ở nơi thanh vắng vẫn không hề lười mỏi. Ni sư thường mặc y phục thô xấu, mang bát, cầm gậy đi khất thực với dáng vẻ thanh thoát, tự tại, nên tăng tục đều kính trọng.

Năm bảy mươi tám tuổi, ni sư bị bệnh đă đến lúc nguy kịch, nên càng nhiếp tâm dốc sức tụng niệm, không biết mỏi mệt. Thấy vậy, đệ tử đến thưa:

-Xin thầy nghỉ ngơi để mau lành bệnh.

Ni sư bảo:

-Các con không nên nói như vậy.

Vừa dứt lời, ni sư thị tịch.

-HẾT QUYỂN 1-

[^]


[1] Nhan Uyên 顏淵: người học tṛ cực hiền của Khổng Tử.

[2] La-vệ 羅衛 (S: Kapila-vastu): Tức đô thành Ca-t́-la-vệ, nơi Đức Phật đản sinh và cũng là vương quốc của ḍng họ Thích-ca, nay là Tilorakot, Ta-rai, Népal.

[3] Diêm-phù閻浮 (S: Jambu-dvīpa): vốn chỉ cho Ấn Độ, về sau chỉ chung cho thế giới nhân gian.

[4] Bốn loài 四生: bốn cách sinh sản khác nhau của loài hữu t́nh trong sáu đường thuộc ba cơi. Bốn loài là 1. Noăn sinh: loài sinh ra từ trứng, như ngỗng, khổng tước, gà, rắn…; 2. Thai sinh: loài sinh ra từ thai mẹ, như con người, ngựa, trâu, ḅ…; 3. Thấp sinh: loài sinh ra từ khí ẩm ướt ở những nơi ẩm thấp, như các loài thiêu thân, muỗi, sâu, mối ṃng…; 4. Hoá sinh: loài không chỗ nương tựa mà bỗng nhiên sinh ra, như các loài hữu t́nh: chư thiên, địa ngục, trung hữu, đều do nghiệp lực đời quá khứ mà hóa sinh.

[5] Câu-thi 拘尸 (S: Kuśinagara): đô thành Câu-thi-na-yết-la ở Trung Ấn Độ, nơi Đức Phật nhập niết-bàn.

[6] Tượng pháp 像法: thời ḱ mà giáo pháp tương tợ với thời chính pháp. Thời ḱ này chỉ có giáo thuyết và người tu hành th́ ít người chứng quả.

[7] Tứ y : bốn điều y chỉ. Ở đây chỉ hành tứ y: bốn hành pháp mà người tu hành y chỉ. Bốn hành pháp này là duyên để nhập đạo, là chỗ y chỉ của bậc thượng căn lợi khí. Đó là mặc y phấn tảo, thường đi khất thực, ngồi dưới gốc cây và dùng trần hủ dược.

[8] Thanh qui 清規: những qui định tổ chức trong tự viện mà chúng tăng cần phải tuân thủ để cho đại chúng được thanh tịnh.

[9] Bành Thành 彭城: tên một vùng đất cổ thuộc miền trung tỉnh Hà Nam ngày nay.

[10] Thái thú 太守: chức quan cao nhất cai trị trong một quận.

[11] Vũ Uy 武威: danh hiệu tướng quân thời xưa.

[12] Tây vực 西: danh từ Tây Vực nói trong lịch sử không có phạm vi nhất định, tên gọi các nước Tây Vực cũng tùy theo sự chuyển biến của thời đại mà thay đổi. C̣n danh từ Tây Vực trong lịch sử Phật giáo là chỉ cho các vùng phải đi qua khi truyền Phật giáo từ Ấn Độ sang Trung Quốc bằng đường bộ. Trong các nước, những nước có quan hệ với Phật giáo như: về phía tây Thông Lĩnh có Nhục-chi, An Tức, Khương-cư, Kiền-đà-la, Kế-tân; về phía đông Thông Lĩnh có Vu-điền, Chước-cú-ca, Qui-tư, Sơ-lặc, Cao Xương (nay là Thổ-lỗ-phồn).

[13] Nước Kế-tân 罽賓國: một nước cổ ở bắc Ấn Độ, nay thuộc Kaśhmir.

[14] Phật-đồ Trừng圖澄 (232-348): cao tăng người Thiên Trúc (có thuyết nói là người Qui-tư). Sư họ Bạch, tŕ luật rất nghiêm, có hành tung rất huyền bí như thần thông, chú thuật. Đệ tử xuất gia gần một vạn người, thường có vài trăm vị theo hầu sư. Ni sư An Linh Thủ là một trong những đệ tử của sư.

[15] Nước Nhục-chi月支國: một nước thuộc phía tây Ấn Độ.

[16] Đông Quản東莞: một huyện thuộc tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc.

[17] Tam ṭng: ba đức tính mà người phụ nữ thời xưa phải suốt đời tuân giữ. Đó là ở nhà th́ theo cha, lập gia đ́nh th́ theo chồng, chồng mất th́ theo con.

[18] Yên chi 臙脂: loại cây hột có phấn trắng.

[19] Thạch Lặc (274-333): vị vua thứ nhất của nhà Hậu Triệu trong mười sáu nước Ngũ Hồ, Trung Quốc. Tính ông hung hăn, hiếu sát, nhân dân rất ghê sợ. Ngài Phật-đồ Trừng bất nhẫn trước cảnh sinh linh đồ thán nên hiện thần thông giáo hóa ông. Ông rất tin phục, tính nóng lần lần giảm bớt, tâm hiếu chiến lắng dịu và cho phép người Hán xuất gia.

[20] Thạch Hổ 石虎(295-349): tên vị vua đời thứ ba của nhà Hậu Triệu trong mười sáu nước Ngũ Hồ, Trung Quốc, là cháu họ của vua Thạch Lặc, tự là Quí Long, dũng mănh không ai bằng, giỏi đánh giặc, rất được Thạch Lặc coi trọng. Sau khi Thạch Lặc qua đời, Tử Hoằng nối ngôi, phong Thạch Hổ làm tướng và phong chức Ngụy vương. Năm 334, ông giết Tử Hoằng rồi lên ngôi. Ông rất tôn thờ và kính tin ngài Phật-đồ Trừng, bất cứ việc ǵ cũng đều thưa hỏi sư rồi mới làm. Phật giáo miền bắc Trung Quốc nhờ đó mà được hưng thịnh.

[21] Huỳnh môn thị lang 黃門侍郎 (Cg: cấp sự huỳnh môn thị lang): tên một chức quan, có nhiệm vụ theo hầu vua, truyền đạt các chiếu mệnh.

[22] Huyện lệnh 縣令: vị quan đứng đầu một huyện.

[23] Phù Kiên (338-385): vua Tiền Tần đời Đông Tấn, Trung Quốc, tự là Vĩnh Cố, Văn Ngọc. Ông là người học rộng, nghe nhiều, khoan dung độ lượng. Ông giết Phù Sinh rồi lên ngôi, lấy hiệu là Tần Thiên vương. Ông rất kính trọng tam bảo, ưu đăi các bậc cao tăng, đích thân nghe pháp.

[24] Ca-sa 袈裟 (S: kasaya): pháp y của chúng tăng.

[25] Kinh Chính Pháp hoa 正法華經: kinh gồm mười quyển, do ngài Trúc Pháp Hộ dịch vào đời Tây Tấn, Trung Quốc, được xếp vào Đại chính tạng tập 9. Đây là bản xưa nhất trong ba bản dịch kinh Pháp hoa hiện c̣n.

[26] Thái tử xá nhân 太子舍人: tên một chức quan, là quan thuộc của thái tử.

[27] Thát Đát (Nguyên bản: Đạt đạt 達達): một bộ lạc ở phía bắc Trung Quốc, tức xứ Mông Cổ ngày nay.

[28] Bắc Nhạc 北岳: tức là Hoằng sơn, một trong năm ngọn núi lớn ở Trung Quốc.

[29] Kinh Quán Thế Âm 世音經(S: Samantamukhaparivarto nāmāvalokiteśvara-vikurvaṇa-nirdeśa; Cg: Quán Âm kinh, Phổ môn phẩm): kinh gồm một quyển, được xếp vào Đại chính tạng, tập 9, là bản biệt hành của phẩm Quán Thế Âm bồ-tát phổ môn thứ 25 trong 28 phẩm của kinh Pháp hoa 7. Nội dung kinh này nói về diệu dụng thị hiện rộng khắp của bồ-tát Quán Thế Âm.

[30] Tư không 司空: tên một chức quan, là một trong sáu chức quan lớn đời Chu, tương đương với bộ trưởng bộ Xây dựng ngày nay.

[31] Bốn bộ chúng 四部: bốn bộ đệ tử t́-kheo, t́-kheo-ni, cư sĩ nam, cư sĩ nữ.

[32] Đàn việt 檀越 (S: dāna-pati): người có ḷng kính tin Tam bảo, thường hành hạnh bố thí.

[33] Bảy Đức Phật : bảy Đức Phật đời quá khứ: 1. Phật T́-bà-thi, 2. Phật Thi-khí, 3. Phật T́-xá-phù, 4. Phật Câu-lưu-tôn, 5. Phật Câu-na-hàm Mâu-ni, 6. Phật Ca-diếp, 7. Phật Thích-ca Mâu-ni.

[34] Nhâm Thành 任城: tên huyện thời xưa, là vùng Tế Ninh thuộc phía tây nam tỉnh Sơn Đông.

[35] Châu mục cấp kĩ quận thú 州牧給伎郡守: vị quan đứng đầu một quận.

[36] Pháp hoa (S: Saddharma-puṇḍarīka sūtra; Gđ: Diệu pháp liên hoa kinh): kinh gồm 7 hoặc 8 quyển, 28 phẩm, do ngài Cưu-ma-la-thập dịch vào đời Hậu Tần, được xếp vào Đại chính tạng, tập 9. Đây là một trong các bộ kinh quan trọng của Phật giáo Đại thừa. Nội dung chủ yếu là khai thị cho chúng sinh ngộ nhập Phật tri kiến, tức đề xướng thuyết Tam thừa qui Nhất Phật thừa, với tư tưởng tất cả chúng sinh đều có thể thành Phật.

[37] Duy-ma (Duy-ma 維摩; S: Vimalakīrti-nirdeśa; Cg: Duy-ma-cật sở thuyết kinh, Duy-ma-cật kinh, Bất khả tư ngh́ giải thoát kinh): kinh gồm 3 quyển, 14 phẩm, do ngài Cưu-ma-la-thập dịch vào đời Dao Tần, được xếp vào Đại chính tạng, tập 14. Mục đích kinh này nói về pháp môn giải thoát không thể nghĩ bàn mà ngài Duy-ma đă chứng ngộ. Kinh này đặt trên tư tưởng Không của bát-nhă để xiển dương chân lí và sự thực hành của Phật giáo Đại thừa, đồng thời nói rơ vai tṛ của bồ-tát đạo và những công hạnh của cư sĩ tại gia.

[38] Kinh Tiểu phẩm (Tiểu phẩm 小品; S: Aṣṭasāhasrikā-prajñāpāramitā; Cg: Tiểu phẩm bát-nhă kinh; Ma-ha bát-nhă ba-la-mật kinh): kinh 10 quyển, 27 phẩm, do ngài Cưu-ma-la-thập dịch vào năm 408, đời Hậu Tần, Trung Quốc, được xếp vào Đại chính tạng, tập 8. Đây là một trong các bộ kinh căn bản về bát-nhă không quán vào thời ḱ đầu của Phật giáo Đại thừa.

[39] Phục khí 服氣: phép dưỡng sinh để kéo dài tuổi thọ.

[40] Tám pháp trai giới (bát giới 八戒; S: aṣṭāṅga-samanvāgatōpavasa; Cg: bát quan trai giới): học xứ cho hàng đệ tử tại gia tập sự xuất gia do Đức Phật chế định. Người thụ tŕ phải tạm rời gia đ́nh một ngày một đêm đến ở trong tăng đoàn để học tập cách sinh hoạt của người xuất gia. Tám pháp trai giới là không sát sinh, không trộm cắp, không dâm dục, không vọng ngữ, không uống rượu, không dùng hương hoa trang sức nơi thân hay xem nghe ca múa, không ngồi nằm giường rộng cao đẹp và không ăn phi thời.

[41] Mạnh tân 孟津: tên một bến đ̣ ở Hoàng hà thời xưa, tức ở phía tây nam huyện Mạnh, tỉnh Hà Nam ngày nay.

[42] Tu-di: vốn là ngọn núi trong thần thoại Ấn Độ, được Phật giáo sử dụng, cho rằng đây là ngọn núi cao đứng sừng sững ở chính giữa một tiểu thế giới. Lấy núi này làm trung tâm, có tám lớp núi, tám lớp biển bao bọc chung quanh, h́nh thành một thế giới (thế giới Tu-di).

[43] Thái phó 太傅: chức quan thứ nh́ trong hàng tam công: thái sư, thái phó và thái bảo.

[44] Cối Kê 會稽: tên quận, nay thuộc phía đông tỉnh Giang Tô và phía tây tỉnh Triết Giang, Trung Quốc.

[45] Thứ sử 刺史: chức quan ở Trung Quốc thời xưa, cai quản một vùng lớn ở xa kinh đô.

[46] Kinh châu 荊州: vùng đất nằm ở phía bắc Trường giang, tỉnh Hồ Bắc, phía bắc tiếp giáp với lưu vực sông Hán Thủy, là một khu vực trọng yếu trên trục lộ giao thông giữa hai miền nam-bắc Trung Quốc và cũng là nơi hoằng pháp của nhiều đời tổ sư thời xưa.

[47] Nhạn Môn 雁門: tên quận, vùng nước Triệu thời Chiến Quốc, nhà Tần đặt thành quận, nay các vùng phía bắc tỉnh Sơn Tây đều thuộc vùng đất này.


Truyện các vị tỳ-kheo-ni

Tác giả: Đời Tấn, Thích Bảo Xướng, chùa Đại Trang Nghiêm.

Việt dịch: Chúc Giải, Huệ Hạnh, Diệu Tuyền.

Hiệu đính: Định Huệ - Biên tập: Ngộ Bổn

Quyển 2

Truyện 14: NI SƯ TUỆ QUẢ Ở CHÙA CẢNH PHÚC

Ni sư họ Phan, người Hoài Nam[1]. Ni sư thường thực hành khổ hạnh, không mặc y phục bằng gấm lụa, chuyên tâm vào luật tạng, giữ giới hạnh trong sạch, được tăng tục kính trọng, danh vang khắp mọi nơi.

Thứ sử ở Thanh châu đời Tống là Phó Hoằng Nhân người đất Bắc thường khen ngợi ni sư và cúng dường đầy đủ mọi thứ cần dùng.

Niên hiệu Vĩnh Sơ thứ ba (422)[2], ông cắt đất phía đông ngôi nhà của ḿnh để xây tinh xá, đặt tên là “Cảnh Phúc tự” và mời ni sư về trụ tŕ. Ông ta đem tất cả của cải c̣n lại cúng dường chùa khiến sự tu học của đại chúng ngày càng tăng tiến và mọi người đều kính phục ông.

Đến niên hiệu Nguyên Gia thứ sáu (429), có sa-môn Cầu-na-bạt-ma[3] người Ấn Độ sang Trung Quốc, ni sư thưa:

-Các vị ni trong nước này, những vị thụ giới trước đây đều chưa có ḥa thượng đàn đầu nên suy tôn di mẫu Ái Đạo làm ḥa thượng và đă trở thành lệ cao quí, nhưng chưa lường được sự sai sót về sau. Như vậy, sự đắc giới có khác nhau không?

Sư đáp:

-Không khác.

Lại hỏi:

-Nếu căn cứ vào văn trong giới luật, th́ giới sư mắc tội, sao lại nói là không khác?

Đáp:

-Chỉ khi giới sư truyền giới cho những vị ni chưa đủ hai năm học giới th́ mới nói là mắc tội mà thôi.

Lại hỏi:

-Nhưng chỉ ở nước này trước đây chưa có ḥa thượng ni, chứ chẳng phải cả cơi Diêm-phù không có.

[937c] Đáp:

-Theo luật chế định: mười vị tăng th́ được truyền giới cụ túc, nhưng ở vùng biên địa th́ năm vị cũng được truyền giới. Chính v́ có những nơi không đủ số tăng nên không thực hành đúng pháp mà thôi.

Lại hỏi:

-Cách thành thị bao nhiêu dặm th́ gọi là biên địa?

Đáp:

-Những nơi bị núi sông ngăn cách hơn một ngh́n dặm th́ gọi là biên địa.

Niên hiệu Nguyên Gia thứ chín (432), ni sư dẫn năm người đệ tử là Tuệ Ư, Tuệ Khải v.v… theo ngài Tăng-già-bạt-ma xin thụ lại giới cụ túc và đại chúng vâng giữ kính trọng giới pháp như yêu quí bộ năo của ḿnh.

Niên hiệu Nguyên Gia thứ mười (433), ni sư thị tịch, thọ hơn bảy mươi tuổi. Các đệ tử là Tuệ Khải… đều nhờ phẩm hạnh thanh cao nên nổi tiếng vào thời ấy.

Truyện 15: NI SƯ PHÁP THỊNH Ở CHÙA KIẾN PHÚC

Ni sư họ Nhiếp, người Thanh Hà. Gặp lúc họ Triệu nổi loạn, ni sư chạy lánh nạn đến Kim Lăng[4].

Niên hiệu Nguyên Gia thứ mười bốn (437), ni sư xuất gia ở chùa Kiến Phúc. Nhờ bẩm tính thông minh, nên ni sư có tài năng kiệt xuất và học thức uyên bác.

Khi tuổi về già, ni sư đến sống tại kinh đô. Tuy được vua trọng vọng và có cuộc sống yên ổn, nhưng ni sư vẫn nhớ đến quê nhà. Chỉ có sự nghiên cứu yếu chỉ Phật pháp mới có thể làm quên đi tuổi già, nên ni sư theo pháp sư Ngẫu ở chùa Đạo Tràng thụ giới bồ-tát. Ban ngày, ni sư t́m hiểu nghĩa lí sâu xa, tối đến th́ tụng niệm để thấm nhuần pháp vị. Năm tháng dần dà, tâm trí ni sư càng tỏ ra sáng suốt. Mặc dù tuổi cao nhưng trông ni sư như c̣n rất trẻ và ni sư thường phát nguyện văng sinh về cơi An Dưỡng[5].

Một hôm, ni sư nói với hai bạn đồng tu là Đàm Kính và Đàm Ái:

-  Tôi tu thân, hành đạo cốt mong sinh về Tây phương.

Vào ngày 27 tháng 9 niên hiệu Nguyên Gia thứ mười sáu (439), ni sư đứng dưới tháp đỉnh lễ Phật, đến chiều th́ bị bệnh và ngày càng nguy kịch. Vào đêm 30 tháng ấy, ni sư vừa chợp mắt th́ trông thấy Đức Như Lai từ hư không đi xuống, luận bàn về Nhị thừa với hai vị bồ-tát; chốc lát, Ngài cùng với thánh chúng lướt nhẹ qua băi cỏ để đến thăm ni sư. Lúc đó, ai cũng thấy ánh sáng rực rỡ cả chùa và kéo nhau đến hỏi ni sư:

- Đây là ánh sáng ǵ?

Ni sư kể lại đầy đủ mọi việc cho họ nghe. Nói xong, ni sư thị tịch, thọ bảy mươi hai tuổi.

Ông Trương Biện người quận Ngô làm thái thú ở Dự Chương vốn rất kính trọng ni sư đă thuật lại chuyện này.

Truyện 16:  NI SƯ TUỆ NGỌC Ở CHÙA NGƯU MỤC, GIANG LĂNG

Ni sư người Trường An[6], luôn tu hành tinh tiến, thông hiểu cả kinh và luật, thường chu du khắp các thành ấp để hóa độ mọi người. Mỗi khi gặp cơ duyên giáo hóa, ni sư không ngại gian khó.

Lần nọ, ni sư đi về phương nam, đến vùng Kinh Sở và sống tại tinh xá Ngưu Mục ở Giang Lăng. Ni sư tụng các kinh Pháp hoa, kinh Thủ-lăng-nghiêm[7]… chỉ mười ngày là đă thuộc làu, nên tất cả tăng tục vùng Thiểm Tây đều hết ḷng kính trọng. Ni sư nghiên cứu kinh luận chưa từng xao lăng.

Vào tháng 10 niên hiệu Nguyên Gia thứ mười bốn (437), ni sư thực hành khổ hạnh, giữ trai giới bảy ngày và phát nguyện: “Nếu quả thật giữ trai giới mà có sự cảm ứng th́ sau khi xả thân này, cho con nhất định được gặp Phật, nội trong bảy ngày được thấy hào quang của Phật”.

Thế là vào nửa đêm của ngày thứ năm, tại khu rừng ở phía đông ngôi chùa có hào quang sáng rỡ, ni sư kể lại sự mầu nhiệm này cho mọi người nghe, ai nấy đều vui mừng kính ngưỡng và càng thêm mến phục ni sư. Về sau, vị chủ chùa là Pháp Hoằng cho xây một ngôi thiền thất tại nơi hào quang xuất hiện.

Trước đây, khi c̣n ở Trường An, ni sư thấy có hào quang hai màu đỏ trắng chiếu sáng rực cả hai bên ngôi chùa do vị quan thượng thư[8] họ Tiết xây dựng, đến mười ngày rồi dần dần mất hẳn. Sau đó, vào ngày mồng 8 tháng 4, sa-môn chùa Lục Trùng thấy có một tượng Phật Di-lặc bằng vàng cao một thước Tàu[9] tại nơi hào quang ấy xuất hiện.

Truyện 17: NI SƯ ĐẠO VIỆN Ở CHÙA KIẾN PHÚC

Ni sư họ Giang, người Đan Dương. Hơn mười tuổi, ni sư đă nghiên cứu các loại kinh sách, sử thư. Sau khi thụ giới cụ túc, ni sư làu thông ba tạng kinh điển, siêng tu khổ hạnh.

Vào niên hiệu Thái Nguyên (376-396), đời Tấn, hoàng hậu khen ni sư là người có đức hạnh cao vời, nên tất cả phẩm vật cúng dường phần lớn đều dâng cúng chùa ni sư. Các phụ nữ giàu sang đều kéo đến học hỏi với ni sư.

Niên hiệu Nguyên Gia thứ tám (431), ni sư cho đúc nhiều tượng Phật và tạo các pháp khí để tôn trí ở khắp nơi, như ở chùa Bành Thành tôn trí hai tượng Phật bằng vàng và cờ phướn, ṭa ngồi đầy đủ; ở chùa Ngơa Quan tôn trí tượng Phật Di-lặc đứng và bảo cái, chuỗi ngọc; ở chùa Kiến Hưng phía nam tôn trí hai tượng Phật bằng vàng và cờ phướn, bảo cái, các pháp khí khác; ở chùa Kiến Phúc tôn trí tượng Phật nhập niết-bàn và điện thờ. Ni sư lại cho đúc tượng bồ-tát Phổ Hiền đứng và tạo đầy đủ các vật cúng dường quí đẹp.

Đến niên hiệu Nguyên Gia thứ mười lăm (438), ni sư cho đúc tượng Phật Vô Lượng Thọ bằng vàng. Cũng vào ngày 10 tháng 4 năm ấy, giữa hai chặng mày của pho tượng này phóng ra hào quang chiếu sáng cả chùa, làm cho mọi vật đều có sắc vàng. Tăng tục đồn nhau, rồi cùng kéo đến cung kính chiêm lễ. Trông thấy hào quang sáng rỡ ấy, ai nấy đều vui mừng, khen ngợi. Ni sư cũng dùng những vật liệu c̣n lại do Nguyên hoàng hậu cúng dường để mở rộng phía nam ngôi chùa và sửa sang lại thiền pḥng.

Truyện 18: NI SƯ ĐẠO THỌ Ở CHÙA K̀ HOÀN, GIANG LĂNG

Không rơ ni sư người xứ nào. Thuở nhỏ, ni sư thụ tŕ năm giới chưa từng hủy phạm và được khen là người có bản tính điềm tĩnh, trong sáng, nhu ḥa, hiếu thuận.

Cha ni sư thường chê bai, nên bị bệnh, trong người tuy không đau ngứa nhưng da vàng vọt, thân thể ngày một yếu gầy; trải qua nhiều năm, chữa trị bằng nhiều cách vẫn không thuyên giảm. Vào niên hiệu Nguyên Gia (424-453), gặp lúc cha lâm bệnh, ni sư phát nguyện: “Xin cho cha con khỏi bệnh, con sẽ xuất gia”.

Ni sư vừa phát nguyện xong, bệnh t́nh của người cha dần dần b́nh phục. Theo như lời nguyện, ni sư xuất gia tại chùa Ḱ Hoàn, siêng năng, chịu khó hơn hẳn mọi người. Ni sư tụng kinh Pháp hoa ba ngh́n biến, thường thấy hào quang tốt lành.

Đêm mồng 7 tháng 9 niên hiệu Nguyên Gia thứ mười sáu (439), ni sư thấy có bảo cái từ trên không rủ xuống, phủ lên người ḿnh.

Truyện 19:  NI SƯ HUYỀN TẢO Ở CHÙA THÁI HUYỀN ĐÀI, QUẬN NGÔ

Ni sư họ Lộ, người quận Ngô, là con gái của An Cẩu[10].

Năm hơn mười tuổi, ni sư bị bệnh nặng, uống nhiều loại thuốc quí vẫn không thuyên giảm mà ngày càng nặng hơn. Lúc ấy, vị tăng Thích Pháp Tế ở chùa Thái Huyền Đài nói với An Cẩu:

-  Bệnh của con gái ông có lẽ là do nghiệp nên không thể dùng thuốc để chữa lành được. Bần đạo từng nghe trong kinh Phật có dạy: “Nếu người gặp cảnh nguy kịch mà biết qui y tam bảo, sám hối tội lỗi và nhất tâm cầu nguyện th́ đều được chư Phật gia hộ, cứu giúp. Cha con ông nên dẹp bỏ những việc bất thiện, tắm gội sạch sẽ, nhất tâm niệm Phật, th́ chắc chắn con ông sẽ b́nh phục.

Vâng lời vị tăng, ông thiết trí một căn pḥng thờ bồ-tát Quán Thế Âm ở trong nhà, tắm gội sạch sẽ, giữ tâm ư thanh tịnh và chí thành lễ bái. Ông d́u đỡ người bệnh dậy, bảo nhất tâm lễ bái và niệm danh hiệu bồ-tát liên tục. Vào đầu hôm ngày thứ bảy, ni sư bỗng thấy có một tượng Phật bằng vàng cao khoảng một thước Tàu tới xoa vào thân ni sư từ đầu đến chân ba lần như thế. Ngay đó, ni sư cảm thấy căn bệnh nguy kịch lâu nay bỗng nhiên tan biến.

Thấy sự linh nghiệm ngay trên thân ḿnh, ni sư xin xuất gia và sống ở chùa Thái Huyền Đài. Từ đó, ni sư siêng năng tụng kinh Pháp hoa không hề lười mỏi, ăn rau quả và giữ trai giới suốt ba mươi bảy năm. Ni sư thường lắng tâm, nhiếp niệm, mong được sinh về cơi trời Đâu-suất[11].

Niên hiệu Nguyên Gia thứ mười sáu (439), đời Tống, ni sư rời khỏi kinh đô. Sau, không biết ni sư viên tịch ở đâu.

Truyện 20: NI SƯ TUỆ QUỲNH Ở CHÙA NAM AN

Ni sư họ Chung, người Quảng châu, là người giữ đạo thanh cao, trong sáng, không ăn cá thịt. Năm gần tám mươi tuổi, ni sư càng tinh tiến tu hành, thường mặc áo vải gai thô xấu, không mặc y phục bằng gấm lụa, tuân giữ phép tắc của chùa và thường đi thuyết giảng.

Trước đây, ni sư sống ở chùa Nam An, Quảng Lăng. Niên hiệu Nguyên Gia thứ mười tám (441), đời Tống, có người họ Vương là mẹ của Vương Thế Tử ở Giang Hạ cúng cho ni sư một thửa đất. Ni sư cho xây một ngôi chùa và đặt tên là “Nam Vĩnh An”.

Niên hiệu Nguyên Gia thứ hai mươi hai (445), Tiêu Thừa Chi ở Lan Lăng xây cho ni sư một ngôi tháp theo kiểu Ấn Độ.

Niên hiệu Nguyên Gia thứ mười lăm (438), ni sư xây chùa Bồ-đề, điện đường, pḥng xá đều trang nghiêm, đẹp đẽ. Nhân đó, ni sư dời đến ở đây và cúng chùa Nam Vĩnh An cho sa-môn Tuệ Trí.

Niên hiệu Nguyên Gia thứ hai mươi (443), ni sư theo Mạnh Khải đến Cối Kê, nhưng vừa đến Phá Cương th́ viên tịch. Trước lúc lâm chung, ni sư bảo đệ tử:

-  Sau khi thầy mất, các con không cần chôn cất, nên nhờ người cắt xẻ thi thể của thầy để làm thức ăn cho chim, thú.

Đến khi ni sư qua đời, các đệ tử không nỡ làm như vậy, nên đưa thi thể ni sư tới huyện Cú Dung và để vào trong núi cho chim, thú tự đến ăn. Hơn mười ngày sau, thi thể ni sư vẫn uy nghiêm như cũ, vẻ mặt không biến đổi. Các đệ tử nhờ người trong làng đem gạo rải quanh thi thể của ni sư, chim chóc đến ăn hết những hạt gạo ở xa, những hạt gần thi thể vẫn c̣n. Đệ tử Tuệ Lăng đang ở kinh đô, nghe tin này, vội vă đến đem thi thể thầy về, an táng trên một ṭa cao nơi ngọn đồi ở phía trước chùa và xây tháp phụng thờ.

Truyện 21:  NI SƯ PHỔ CHIẾU Ở CHÙA TRƯƠNG QUỐC, NAM B̀

Ni sư họ Đổng, tên Bi, người An Lăng, Bột Hải. Từ nhỏ, ni sư đă có tiết tháo, dũng khí.

Năm mười bảy tuổi, ni sư xuất gia và sống ở chùa Trương Quốc, Nam B́. Sau, ni sư theo thầy đến học pháp tại tinh xá Kiến Hi, Quảng Lăng. Ni sư dốc ḷng phụng tŕ Phật pháp và toàn thể đại chúng đều khen ngợi. Đến khi thầy ni sư là Tuệ Tư viên tịch, dù bận rộn lo việc tang lễ, ni sư vẫn thực hành khổ hạnh không ai b́ kịp.

Tháng 12 niên hiệu Nguyên Gia thứ mười tám (441), đời Tống, v́ quá lao lực nên ni sư bị bệnh nặng. Tuy vậy, ni sư vẫn dốc chí và tin tưởng sâu sắc như ban đầu, không hề thay đổi, chuyên tâm chí thành bất kể ngày đêm. Mặc dù không thể bước xuống đất, ni sư vẫn ở trên giường, mỗi ngày tụng ba quyển kinh Pháp hoa và lễ lạy sám hối theo đúng thời khóa như thường lệ.

Đến giữa tháng 2 niên hiệu Nguyên Gia thứ mười chín (442), ni sư bỗng nhiên chết giấc, khoảng vài giờ sau mới tỉnh lại và nói: “Trong lúc tôi đi về phía tây, trên đường đi th́ thấy có một ngôi tháp, bên trong có một vị tăng đang nhắm mắt thiền định. Ngạc nhiên, vị ấy hỏi tôi:

-   Ni sư đến đây có việc ǵ vậy?

Tôi đáp:

- Tôi có chút chuyện.

Ngay đó, tôi hỏi:

-  Nơi này cách ngôi chùa kia bao nhiêu dặm?

Vị tăng nói:

-  Năm ngh́n vạn dặm.

Tôi thấy trên đường có hoa cỏ và người đi đường, nhưng không biết đó là thế giới nào. Khi ấy, trời quang mây tạnh, xóm làng yên tịnh, phía tây sáng rỡ, tôi muốn đi tiếp nhưng vị tăng ấy không cho. V́ thế, tôi trở về và chợt tỉnh lại”.

Bảy ngày sau, ni sư qua đời. Lúc đó, ni sư hai mươi lăm tuổi.

Truyện 22: NI SƯ TUỆ MỘC  Ở CHÙA LÀNG TRÚC QUA, QUẬN LƯƠNG

Ni sư họ Phó, người đất Bắc. Năm mười một tuổi, ni sư xuất gia, thờ ngài Tuệ Siêu làm thầy, xin thụ tŕ mười giới và sống ở chùa làng Trúc Qua, quận Lương,

Sau khi thụ giới, mỗi ngày ni sư tụng hai quyển kinh Đại phẩm bát-nhă và thông hiểu các bộ kinh khác. Mẹ ni sư già yếu, bị bệnh, lại không có răng, nên ni sư phải nhai thịt dâng cho mẹ dùng. V́ miệng không thanh tịnh, ni sư không dám thụ đại giới mà chỉ ngày đêm siêng năng sám hối tội lỗi của ḿnh.

Đêm nọ, ni sư bỗng thấy một đàn truyền giới cùng chư thiên đều có màu vàng ṛng. Ngẩng đầu lên nh́n, ni sư thấy ở phía nam có một người mặc y phục toàn màu vàng, đứng cách ḿnh không xa và bảo: “Ta đă trao giới cho con rồi”. Chốc lát, ni sư không thấy vị ấy nữa.

Những điềm cảm ứng lạ thường như vậy rất nhiều, nhưng ni sư không kể cho ai hay biết. Không ngờ anh ni sư nghe được, muốn biết rơ sự t́nh, nên dối nói với ni sư:

-  Cô xuất gia đă nhiều năm mà rốt cuộc không có ích lợi ǵ. Cô nên về nhà để tóc, anh sẽ gả chồng cho.

Nghe anh nói vậy, ni sư rất buồn, đành kể lại những điều đă thấy. Từ đó, ni sư xin thụ giới cụ túc. Vào đêm trước ngày thụ giới, ni sư mộng thấy một người đến đọc và trao giới bổn cho ḿnh. Thụ giới xong, ni sư vừa xem lại giới bổn th́ liền thuộc ḷng.

Vào niên hiệu Nguyên Gia (424-453), đời Tống, ni sư đắp tượng Phật Thập Phương[12], đồng thời thuê chép bốn bộ giới bản và yết-ma cúng dường cho bốn chúng[13].

Truyện 23: NI SƯ PHÁP THẮNG  Ở NAM TỰ, HUYỆN NGÔ

Không rơ ni sư người xứ nào. Thuở nhỏ, ni sư xuất gia và sống ở Nam tự, huyện Ngô. Ni sư là người nghiêm trang, thành thật, lễ phép, siêng năng nên được nhiều người biết đến.

Niên hiệu Nguyên Gia (424-453), đời Tống, quan tư mă Long Vi T́ ở Hà Nội đang lúc đi dẹp loạn giúp dân th́ gặp bọn giặc và đă bị tử trận. Vợ ông họ Sơn, cha mẹ mất sớm, đă lớn tuổi, lại không có con, nên dời đến đất Ngô và nhờ ni sư giúp đỡ. Ni sư đón tiếp bà ấy như người thân. Hơn một trăm ngày sau, bà bị bệnh, kéo dài ba năm và ngày càng nguy kịch. Ni sư vốn không cất chứa của cải, nên việc thuốc thang để chữa trị cho bà đều phải đi xin người khác, nhưng ni sư không ngại nắng mưa, chẳng màng gió rét, miễn sao bà được lành bệnh. Từ đó, mọi người càng quí trọng ni sư.

Sau, ni sư đến kinh đô, tu thiền, học luật, thông suốt định, tuệ, nghiên cứu pháp yếu. Ni sư độ đệ tử, không cần dạy răn mà ai cũng thành đạt, làm việc th́ không vụ lợi, tịnh tu th́ không cầu danh, nhiệt t́nh, chu đáo, tất cả đều nhằm cứu giúp chúng sinh.

Năm sáu mươi tuổi, ni sư bị bệnh kéo dài và tự nói là không thể chữa khỏi. Các đệ tử lấy làm lạ và hỏi, ni sư bảo:

-  Hôm qua, thầy thấy hai vị sa-môn đến nói cho biết như thế.

Lát sau, ni sư lại nói:

-  Bây giờ, thầy thấy hai vị t́-kheo khác, không phải hai vị trước, đắp y bày vai phải, mỗi vị cầm hoa đứng bên giường thầy. Sau đó, từ xa thầy lại thấy có một Đức Phật ngồi trên hoa sen, phóng hào quang chiếu vào người thầy.

Từ đó về sau, ban đêm ni sư không ngủ mà bảo mọi người tụng kinh Pháp hoa. Đến nửa đêm, hơi thở dần dần yếu đi, ni sư bảo mọi người ngưng tụng kinh mà niệm Phật trợ duyên cho ni sư và ni sư cũng niệm theo. Khi trời sắp sáng, vẻ mặt vẫn không biến đổi, ni sư nhẹ nhàng rời bỏ thân này.

Truyện 24: NI SƯ TĂNG ĐOAN Ở CHÙA VĨNH AN

Ni sư người Quảng Lăng. Gia đ́nh đời đời thờ Phật, chị em ai cũng kính tin Phật pháp. Ni sư phát nguyện xuất gia, không trang điểm, nhưng vẻ đẹp tự nhiên đă làm ni sư nổi tiếng khắp làng. Có người nhà giàu đến dạm hỏi, mẹ và anh đă hứa gả cho họ.

Vào đêm trước khi cưới ba ngày, ni sư trốn vào chùa. Vị trụ tŕ cho ni sư ở một pḥng riêng và cung cấp mọi thứ cần dùng. Ni sư thỉnh kinh Quán Thế Âm tụng liên tục hai ngày, cúi đầu lễ lạy mà nước mắt như mưa suốt cả đêm ngày. Hơn ba ngày sau, đang lúc lễ lạy, ni sư thấy có một vị Phật đến bảo:

-  Vị hôn phu của con số mạng đă hết, con chỉ cần siêng năng tu hành, đừng nhớ nghĩ lo buồn ǵ nữa.

Hôm sau, chàng rễ ấy bị trâu húc chết. Nhân đó, ni sư được xuất gia, giữ ǵn giới cấm, luôn nhiếp tâm thanh tịnh, dường như không nói năng; nhưng đến khi biện bác về tên gọi và thực chất, th́ ni sư trả lời trôi chảy và có sức thuyết phục. Ni sư tụng kinh Đại niết-bàn[14] năm ngày một biến.

Niên hiệu Nguyên Gia thứ mười (433), ni sư đi về phía nam, đến vùng trung nguyên và sống ở chùa Vĩnh An. Ni sư tuân giữ phép tắc, làm hết mọi việc, đối xử b́nh đẳng và thương yêu tất cả mọi người, nên lớn nhỏ đều mến phục, lâu dần càng thêm kính trọng.

Niên hiệu Nguyên Gia thứ hai mươi lăm (448), ni sư viên tịch, thọ hơn bảy mươi tuổi. Các đệ tử đều kính trọng, thương tiếc, ai cũng lấy việc tu khổ hạnh và tụng kinh Pháp hoa để làm rạng danh thầy.

TRUYỆN 25:  NI SƯ QUANG TĨNH Ở CHÙA QUẢNG LĂNG TRUNG

Ni sư họ Hồ, tên là Đạo T́, người Đông Thiên, Ngô Hưng[15]. Thuở nhỏ, ni sư theo thầy xuất gia và sống ở chùa Quảng Lăng Trung. Tuổi nhỏ th́ ni sư dốc sức làm việc, lớn lên th́ chuyên tu thiền định. Ni sư không dùng các món ngon, bổ dưỡng. Lúc sắp thụ đại giới, ni sư tuyệt đối không ăn các loại ngũ cốc, hoa quả.

Mười lăm năm sau khi thụ giới cụ túc, tuy tâm trí ni sư sáng suốt, tinh tường mà thân thể th́ yếu gầy, mỏi mệt, nên ni sư chí thành cầu nguyện để vượt qua. Ni sư thường cảm thấy mệt mỏi, có khi kéo dài suốt cả tháng.

Một hôm, sa-môn Thích Pháp Thành đến bảo ni sư:

- Ăn uống chẳng phải là việc lớn của Phật.

Nghe lời này, ni sư trở lại ăn uống b́nh thường và tinh tiến tu học gấp bội phần mà không biết mỏi mệt. Thường có khoảng trăm người theo ni sư học pháp thiền.

Vào tháng 5 niên hiệu Nguyên Gia thứ mười tám (441), ni sư bị bệnh và bảo các đệ tử:

- Thầy đă khổ sở và chán ngán cái thân này từ lâu rồi.

Thế nên, tuy thân bệnh, nhưng tâm và miệng ni sư luôn sám hối, tâm hồn an định, tinh thần tươi vui.

Đến ngày đầu niên hiệu Nguyên Gia thứ mười chín (442), ni sư nhịn ăn, bỏ uống, một ḷng nguyện sinh lên cơi trời Đâu-suất, niệm niệm liên tục, không gián đoạn.

Đêm ngày 18 tháng 4, có hiện tượng lạ và mùi thơm đặc biệt phảng phất khắp không trung và ni sư đă viên tịch vào đêm ấy.

Truyện 26: NI SƯ THIỆN DIỆU Ở QUẬN THỤC

Ni sư họ Âu Dương, người huyện Phồn. Thuở nhỏ, ni sư xuất gia, tính t́nh nhu ḥa, ít sân giận, cũng không quá vui. Ni sư không sắm y phục đẹp, cũng không ăn các món ngon.

Em rể của ni sư mất sớm, người em gái sống không nơi nương tựa, nên dẫn đứa bé đến xin ở nhờ nhà ni sư. Cô em thường nghe ni sư tự than: “Sinh ra đời mà không được gặp Phật”. Mỗi lần nói như vậy, ni sư đều nghẹn ngào, buồn tủi, không sao cầm được nước mắt. Sống chung với ni sư được bốn, năm năm, cô em chưa từng thấy ni sư ăn cơm.

Một hôm, nấu cơm xong, cô em mời ni sư cùng ăn. Ni sư bảo:

- Chị vừa ăn ở đằng kia.

Hoặc lúc khác ni sư nói:

- Trong người không được khỏe, chị chưa ăn được.

Trải qua nhiều năm như thế, cô em cảm thấy ân hận, buồn tủi, thưa với chị:

- Em thật vô phước, chồng mất sớm, lại không có bà con, dẫn con đến nương tựa chị mà cứ làm phiền chị hoài. Chắc chị thấy chán nên không dùng cơm với em.

Cô em nói trong sự nghẹn ngào, rồi muốn ra đi. Ni sư cầm tay em và bảo:

- Em không hiểu ư chị. Chị vừa đi ra ngoài, được người khác cúng dường, đâu phải tốn kém cơm của nhà ḿnh. Em cứ ở thoải mái, không bao lâu nữa chị phải đi xa, em nên giữ nhà, chớ bỏ đi nơi khác.

Nghe chị nói vậy, cô em ở lại. Ni sư tự tay se sợi thành vải và mua mấy hộc[16] dầu đựng đầy trong b́nh sành, rồi để trước sân và bảo em:

- Những thứ này để tạo công đức, em chớ lấy dùng.

Đến nửa đêm ngày 8 tháng 4, ni sư lấy vải quấn quanh thân, rồi tự thiêu. Khi lửa cháy gần đến đầu, ni sư bảo em gọi vị duy-na[17] đánh khánh và nói:

- Nay chị xả thân này, em hăy báo cho chư ni mau đến đây để chị từ biệt.

Nghe nói vậy, chư ni đều hốt hoảng, vội chạy đến, th́ thấy ni sư vẫn tươi tỉnh. Ni sư bảo các vị:

- Mỗi người nên tinh tiến dũng mănh, việc sinh tử đáng sợ, phải cầu ra khỏi, chớ để bị luân hồi. Tôi xả thân này để cúng dường đă hai mươi bảy lần, hết đời này sẽ đắc quả Tu-đà-hoàn[18].[19]

Truyện 27:  NI SƯ TĂNG QUẢ Ở QUẢNG LĂNG

Ni sư họ Triệu, tên Pháp Hựu, người Tu Vũ, quận Cấp. Vốn có căn lành từ đời trước, bẩm tính chân thật, thuần hậu, nên lúc c̣n bé, ni sư không bú quá giờ ngọ. Cha mẹ lấy làm lạ và ngợi khen. Đến khi lớn lên, ni sư chuyên tâm vào thiền định, tránh làm điều tội lỗi.

Năm hai mươi bảy tuổi, ni sư mới xuất gia, thờ ni sư Tuệ Thông ở Quảng Lăng làm thầy. Nhờ giữ giới hạnh tinh nghiêm, thiền quán thanh tịnh, nên mỗi lần nhập định, ni sư càng tỏ ngộ, tâm trí luôn trụ trong cảnh tịnh, h́nh hài như cây khô, khiến người kém hiểu biết sinh tâm nghi ngờ.

Đến niên hiệu Nguyên Gia thứ sáu (429), có vị thuyền trưởng tên là Nan-đề người Ấn Độ đưa một vị t́-kheo-ni từ nước Sư Tử[20] đến kinh đô nước Tống và sống tại chùa Cảnh Phúc. Ít lâu sau, vị t́-kheo-ni hỏi ni sư:

- Trước giờ, nước này đă từng có vị ni nào người Ấn Độ chưa?

Ni sư thưa:

- Chưa có.

Vị t́-kheo-ni hỏi:

- Vậy th́ trước đây, chư ni thụ giới làm sao có đủ hai bộ đại tăng?

Ni sư thưa:

- Chư ni chỉ theo đại tăng thụ giới, đắc giới là do phát tâm thụ giới, tâm người sinh kính trọng là phương tiện đắc giới. Như di mẫu Đại Ái Đạo chỉ thụ tám kính pháp[21] liền đắc giới, từ đó năm trăm người nữ họ Thích tôn bà làm ḥa thượng. Đây là trường hợp cao quí.

Tuy trả lời như vậy, nhưng ni sư vẫn c̣n nghi ngờ. Thế rồi, ni sư nghiên cứu ba tạng th́ thấy trong ba tạng cũng giải thích như vậy.

Ni sư lại hỏi:

- Thụ giới lại có được hay không?

Vị t́-kheo-ni đáp:

- Ba môn học giới định tuệ từ cạn đến sâu, thụ lại th́ càng tốt.

Niên hiệu Nguyên Gia thứ mười (433), vị thuyền trưởng Nan-đề lại dẫn mười một vị ni như Thiết-tát-la… từ nước Sư Tử đến đây. Đến khi các vị ni đắc giới trước đây đă thông hiểu tiếng nước Tống, ni sư mời ngài Tăng-già-bạt-ma lập đàn truyền giới tại chùa Nam Lâm, lần lượt có hơn ba trăm người xin thụ giới lại. Lúc đó nhằm niên hiệu Nguyên Gia thứ mười tám (441), ni sư ba mươi bốn tuổi.

Bấy giờ, ni sư ngồi yên lặng cả ngày, vị duy-na cố ư chạm vào, nhưng thấy ni sư bất động, nên cho rằng ni sư đă chết. Vị này sợ hăi, báo cho vị quan cúng chùa cùng đến xem, th́ thấy người ni sư lạnh, thịt đă cứng, chỉ c̣n hơi thở yếu dần.

Ban đầu, họ định dời ni sư đi, nhưng tự nhiên ni sư mở mắt ra và cười nói b́nh thường. Lúc đó, những người đến gặp ni sư đều lấy làm lạ và nể phục. Sau, không biết ni sư viên tịch ở đâu.

Truyện 28: NI SƯ TĨNH XƯNG  Ở CHÙA TRÚC LÂM, ĐÔNG HƯƠNG, SƠN DƯƠNG

Ni sư họ Lưu, tên Thắng, người quận Tiều. Ni sư siêng năng giữ giới luật, tu khổ hạnh, tụng kinh bốn mươi lăm vạn chữ. Chùa ở gần núi rừng, không có tiếng ồn náo, nên ni sư chuyên tâm vào thiền định, dứt hẳn trần lao.

Lần nọ, có người bị mất trâu t́m kiếm măi mà không được. Ban đêm, họ vào núi nh́n thấy quanh chùa có ánh lửa sáng rực, nhưng đến nơi th́ không thấy ǵ cả. Mọi người thường thấy có con hổ quanh quẩn bên ni sư, lúc ni sư ngồi thiền th́ nó đến ngồi bên cạnh. Chư ni trong chùa nếu phạm tội mà không sám hối ngay lúc đó, th́ hổ liền nổi giận; khi vị ấy sám hối xong th́ nó vui vẻ.

Sau, có lần ra khỏi núi, giữa đường ni sư gặp một cô gái người đất Bắc. Hỏi thăm trong chốc lát th́ cả hai cùng vui mừng như gặp bạn cũ. Cô gái ấy họ Cừu, tên là Văn Khương, người Bác B́nh, ḷng mến mộ Phật pháp. Nghe nước Nam giàu có, đạo pháp hưng thịnh, nên cô gái mới sang nước này; nhân đó, xin xuất gia, cùng tu khổ hạnh. Cả hai đều không ăn các loại lúa gạo, chỉ ăn mè, hoa quả và cỏ thuốc, nên tiếng vang đến kinh đô nước Lỗ.

Người nước Lỗ cho đó là thánh nhân, nên từ xa cho người đến đón tiếp hai vị. Tuy nhiên, họ không thích người vùng biên giới, nên đă nói xấu và có những cử chỉ không tốt làm tổn thương đến ngôn hạnh của hai vị. Một hôm, người đứng đầu nước Lỗ chuẩn bị bữa ăn ngon và mời mọi người cùng thụ dụng. Từ đó, nhiều người tỏ ra xem thường và không mời hai vị lưu lại.

Thế rồi, ni sư và Văn Khương trở về chùa cũ. Đến năm chín mươi ba tuổi, ni sư không bệnh mà thị tịch.

Truyện 29: NI SƯ PHÁP TƯỚNG  Ở CHÙA THÁI HUYỀN ĐÀI, QUẬN NGÔ

Ni sư họ Hầu, người Đôn Hoàng. Ni sư có đức hạnh thanh cao, tiết tháo trong sạch, tài năng kiệt xuất, học thức hơn người. Ni sư dốc chí ham học, không v́ nghèo khó mà bỏ bê việc học; luôn giữ phận thanh bần, không v́ vinh hiển mà thay ḷng đổi dạ. Ni sư xuất thân trong một gia đ́nh giáo chức và đông bà con.

Khi chúa Phù Kiên thua trận, quyến thuộc li tán, ni sư xuất gia, giữ giới, càng tin hiểu sâu sắc về Phật pháp. Ni sư thường lấy y phục tốt và thức ăn ngon của ḿnh chia bớt cho cô Tuệ Túc. Các vị ni trong chùa can ngăn:

- Cô Tuệ Túc bản chất quê mùa, ít nói, chưa từng chú tâm vào kinh luật Phật Pháp, không có phương pháp để dạy người muốn tu học thiền định, làm việc vụng về, nói năng chậm chạp, là hạng người ngu muội, kém cỏi. Sao ni sư không trồng phúc trên ruộng tốt mà lại gieo vào ruộng xấu này?

Ni sư bảo:

- Ruộng phúc tốt xấu chỉ bậc thánh mới biết được, tôi là người phàm, lẽ nào lại chọn người này hay bỏ người kia, hễ gặp người th́ bố thí. Điều này có liên quan ǵ đến các vị mà lại nghĩ như vậy?

Về sau, cô Tuệ Túc mở thiền thất bảy ngày. Đến đêm thứ ba, cô Tuệ Túc ngồi thiền với đại chúng. Khi đại chúng xả thiền, cô Tuệ Túc vẫn ngồi yên bất động. Mọi người cùng đến xem, th́ thấy cô Tuệ Túc vẫn ngồi vững như cây, đá, lôi kéo vẫn không nhúc nhích, có người cho là cô Tuệ Túc đă chết. Ba ngày sau, cô Tuệ Túc xuất định. Sau khi xuất định, cô Tuệ Túc vẫn như b́nh thường, nên ai nấy đều lấy làm lạ. Từ đó, chư ni mới biết ni sư là người biết rơ cô Tuệ Túc nhất.

Những việc như thế rất nhiều. Càng lớn tuổi, đức hạnh của ni sư càng sâu dày.

Vào cuối niên hiệu Nguyên Gia (424-453), ni sư viên tịch, thọ hơn chín mươi tuổi.

Truyện 30: NI SƯ NGHIỆP THỦ Ở CHÙA ĐÔNG THANH VIÊN

Ni sư họ Trương, người Bành Thành, có thân tướng đoan trang, giới hạnh thanh cao, hiểu sâu giáo pháp Đại thừa[22], lĩnh hội sâu sắc nghĩa lí nhiệm mầu. Ni sư rất thích ngồi thiền, tụng kinh, không xao lăng dù chỉ trong giây lát.

Cao tổ Vũ hoàng đế đời Tống rất kính trọng ni sư. Văn đế từ nhỏ cũng đă theo ni sư thụ ba qui y[23]. Thời gian ở chùa Vĩnh An, ni sư được cúng dường liên tục.

Niên hiệu Nguyên Gia thứ hai (425), có người họ Phạm là mẹ của Vương Cảnh Thâm cúng dường cho ni sư thửa đất thuộc ngôi từ đường cũ của Vương Thản. Ni sư cho xây chùa và đặt tên là Thanh Viên. Ni sư nghiêm khắc với đệ tử và sống rất có qui củ.

Phan quí phi khen ni sư:

- Ni sư Nghiệp Thủ hoằng truyền Phật pháp, thật đáng kính trọng!

Niên hiệu Nguyên Gia thứ mười lăm (438), bà cho mở rộng về phía tây ngôi chùa để xây điện Phật, lại nới rộng phía bắc ngôi chùa để làm pḥng tăng, cúng dường đầy đủ những vật cần dùng để sự tu học của ni chúng ngày càng tăng tiến. Ni sư có hơn hai trăm đệ tử, công việc hoằng pháp không hề ngừng nghỉ.

Ni sư càng lớn tuổi càng có nhiều người ngưỡng mộ. Các vị tôn túc đă nhiều lần đem phẩm vật đến cúng dường nhưng ni sư đều không nhận.

Niên hiệu Đại Minh thứ sáu (462), ni sư viên tịch, thọ chín mươi tuổi.

Cùng thời với ni sư c̣n có các ni sư Tịnh Ai, Bảo Anh, Pháp Lâm, đều là những vị tu hành thanh tịnh, nổi tiếng khắp kinh thành.

Ni sư Tịnh Ai tu thiền, tụng kinh đă lâu, gặp việc ǵ cũng giải quyết thỏa đáng, viên tịch vào niên hiệu Thái Thỉ thứ năm (469).

Ni sư Bảo Anh xây tháp năm tầng, thông suốt diệu lí, siêng năng tu tập, ăn uống đạm bạc, viên tịch vào niên hiệu Thái Thỉ thứ sáu (470).

Ni sư Pháp Lâm làu thông kinh luật, tuy tuổi già vẫn không trễ năi, viên tịch vào niên hiệu Nguyên Huy thứ nhất (473).

Ni sư có đệ tử là Đàm Dần tinh thông thiền, luật, không màng danh lợi, cũng không đến nơi phố thị, viên tịch vào niên hiệu Nguyên Huy thứ sáu (478).

Truyện 31:  NI SƯ PHÁP BIỆN Ở CHÙA CẢNH PHÚC

Ni sư người Đan Dương, xuất gia từ thuở nhỏ, làm đệ tử của ni sư Tuệ Quả ở chùa Cảnh Phúc. Ni sư vốn là người thật thà, thận trọng, thanh cao, cần kiệm, thường mặc y phục thô xấu, ăn uống đạm bạc, không ăn các thức cay nồng, nên tiếng tốt sớm vang khắp kinh thành. Quan thứ sử ở Dương châu là Lang Da Vương Úc rất kính trọng ni sư.

Sau, ni sư theo học thiền quán với sa-môn Cương-lương-da-xá[24] người Ấn Độ ở chùa Đạo Lâm, tu hành đúng pháp và thông hiểu tường tận về thiền học.

Mỗi khi ngồi thiền với đại chúng, ni sư thường ngồi yên như ngủ say. Lần nọ, ngồi thiền ở trai đường, đại chúng đều xả thiền, chỉ riêng ni sư vẫn ngồi bất động. Vị duy-na ngạc nhiên, chạm vào người ni sư th́ thấy như cây, như đá. Vị ấy nói cho đại chúng biết, ai nấy đều kéo đến xem. Lát sau, ni sư xuất định, nói năng như b́nh thường, mọi người đều khâm phục và càng kính trọng ni sư gấp bội.

Niên hiệu Đại Minh thứ bảy (463), ni sư viên tịch, thọ hơn sáu mươi tuổi.

Trước khi ni sư mất hai ngày, pháp sư Siêu Biện ở chùa Thượng Định Lâm mộng thấy có một cung thành trang nghiêm, lộng lẫy, các đồ vật đều sáng chói mà thế gian không thể có được, nam nữ trang sức đẹp đẽ và đông đúc bên trong, nhưng không thấy người chủ. Pháp sư hỏi nguyên do.

Mọi người trả lời:

- Ngày mai, ni Pháp Biện ở chùa Cảnh Phúc sẽ sinh về đây và làm chủ nơi này.

Cùng ngày ấy, ni sư thấy ḿnh mẩy hơi đau nhức, liền bảo đại chúng lớn nhỏ cùng vân tập và nói:

- Hồi hôm, có một người lạ đến gần thầy, chợt hiện, chợt ẩn, như bóng, như mây.

Nói xong, ni sư ngồi mà viên tịch.

Về sau, lại có ni sư Đạo Chiếu và ni sư Tăng Biện cũng nhờ tinh tiến mà nổi danh. Ni sư Đạo Chiếu họ Dương, người Từ châu, đất Bắc, chỉ ăn rau quả, tụng kinh và thường được Lâm Hạ Vương cúng dường.

Truyện 32: NI SƯ ĐẠO TỔNG Ở CHÙA TAM TẰNG, GIANG LĂNG

Không rơ ni sư người xứ nào. Ni sư sống ở chùa Tam Tằng, Giang Lăng. Thuở nhỏ, ni sư không v́ hơn người mà bận tâm; lớn lên, không v́ ḥa đồng mà ô nhiễm. Ni sư cho rằng, ranh giới giữa người hiền và kẻ ngu chỉ căn cứ vào sự thông hiểu mà thôi. Nhờ sống ḥa lẫn nơi đời thường, nên ni sư âm thầm độ được nhiều người.

Vào đêm 15 tháng 3 niên hiệu Đại Minh thứ bảy (463), đời Tống, ni sư bôi dầu vào ḿnh, đóng cửa lại để tự thiêu. Khi lửa cháy đến đầu, tai và mắt bị hư hoại nhưng ni sư vẫn không ngừng tụng kinh. Tăng tục đều thương tiếc, ma quỉ đều kinh sợ. Cả nước nghe tin ấy đều phát tâm bồ-đề. Ẩn sĩ Lưu Cầu đời Tống rất tử tế và kính trọng ni sư, có làm bài kệ khen ngợi.

Truyện 33: NI SƯ TUỆ TUẤN Ở CHÙA TRÚC VIÊN

Ni sư họ Trần, người Sơn Âm. Thuở nhỏ, ni sư thông minh, tài giỏi, tinh tiến hơn người. Sáng nào ni sư cũng giành thời gian để đốt hương, quán tưởng, lễ Phật. Ni sư ăn một ngày một bữa trưa, chỉ dùng rau quả đạm bạc, không ăn các món cá, thịt thơm ngon. Tuy sống ở nhà nhưng ni sư tu tập chẳng khác ǵ người xuất gia, cha mẹ cũng không thể ngăn cản chí nguyện con ḿnh.

Đến khi mười tám tuổi, cha mẹ cho phép xuất gia, tất cả sách vở nội và ngoại điển, ni sư vừa xem qua liền thuộc làu. Các môn thiền định sâu xa, pháp quán vi diệu, ni sư đều thể nhập. Ni sư sống tĩnh lặng mà không ganh đua, ḥa đồng nhưng có tiết tháo. Những lúc giao du với bạn bè hay gần gũi bậc trưởng thượng, ni sư chưa từng nói giỡn.

Thừa tướng Vương Nghĩa Cung đời Tống ở Giang Hạ rất tử tế và kính trọng ni sư, thường cúng dường y phục, thuốc thang quanh năm không để thiếu thốn.

Ni sư không cất chứa tiền của cho riêng ḿnh, tất cả đều dùng vào việc xây dựng tự viện. Chùa Trúc Viên được h́nh thành là nhờ công lao to lớn của ni sư. Ni sư luôn an trú trong niềm vui thiền vị, dù lớn tuổi vẫn không lui sụt.

Niên hiệu Đại Minh thứ tám (464), đời Tống, ni sư viên tịch, thọ bảy mươi ba tuổi, nhục thân được an táng ở núi Phó.

Cùng chùa với ni sư, có ni Tăng Hóa cũng thông minh, tài giỏi hơn người, thuộc nhiều kinh luật, chỉ ăn rau quả, tu hành khổ hạnh và nổi tiếng như ni sư vậy.

Truyện 34: NI SƯ BẢO HIỀN Ở CHÙA PHỔ HIỀN

Ni sư họ Trần, người quận Trần. Năm ni sư mười sáu tuổi, mẹ qua đời, ba năm liền ni sư không dùng ngũ cốc, chỉ ăn khoai, sắn để sống qua ngày, không mặc y phục bằng tơ lụa, không ngồi trên giường chiếu.

Mười chín tuổi, ni sư xuất gia và sống ở chùa Kiến An, giữ giới hạnh thanh cao, siêng năng tu tập, tinh thông cả thiền, luật.

Văn đế (424-453) đời Tống kính trọng ni sư, lấy lễ mà đón tiếp, lại cúng dường y phục và thực phẩm.

Hiếu Vũ đế (453-464) cũng tử tế và cung kính tiếp đón, mỗi tháng cúng dường một vạn tiền.

Minh đế (465-472) lên ngôi, cũng khen ngợi và đón tiếp càng trọng vọng hơn.

Niên hiệu Thái Thỉ thứ nhất (465), vua ban sắc cho ni sư trụ tŕ chùa Phổ Hiền. Năm thứ hai (466), vua lại ban cho ni sư giữ chức tăng chính[25] ở kinh đô. Vốn có bẩm tính cương trực, không ai có thể làm lay chuyển, ni sư luôn biểu hiện dáng vẻ uy nghiêm, phán quyết chắc chắn như thần, giỏi luận bàn về nguyên lí của sự vật, giải thích tường tận những vấn đề khúc mắc.

Niên hiệu Vĩnh B́nh (291) đời Sơ Tấn[26], ni sư Tịnh Kiểm là vị t́-kheo ni đầu tiên ở Trung Quốc. Ban đầu, chư ni thụ giới cụ túc chỉ theo cầu đại tăng. Các ni sư Huệ Quả, Tịnh Âm… ở chùa Cảnh Phúc đem việc này thưa hỏi ngài Cầu-na-bạt-ma. Ngài Cầu-na-bạt-ma bảo:

-    Thời ấy, đất nước này chưa đủ hai bộ tăng, chỉ theo đại tăng thụ giới th́ cũng đắc giới cụ túc.

Khi gặp lại các ni sư người Ấn Độ như Thiết-tát-la… đến đây vào niên hiệu Nguyên Gia thứ mười một (434), các ni sư Huệ Quả… theo ngài Tăng-già-bạt-ma thụ lại giới cụ túc tại giới đàn chùa Nam Lâm, nhằm tăng trưởng giới phẩm cao quí chứ chẳng phải v́ lần thụ trước không đắc giới. Về sau, những người hiếu ḱ bắt chước trao truyền ngày càng nhiều, nên trong giới luật dần dần bỏ đi phần này.

Niên hiệu Nguyên Huy thứ hai (474), luật sư Dĩnh mở hội giảng luật Thập tụng[27] tại chùa Tấn Hưng. Ngay ngày đầu tiên đă có hơn mười vị ni tham dự. Pháp sư giảng xong, nhiều vị ni muốn xin thụ giới lại. Ni sư thỉnh đại tăng đến giảng ṭa quyết định việc này. Đại tăng đánh bảng ra lệnh: “Chư ni không được tự ư thụ giới lại. Nếu vị nào xét thấy chưa đủ tuổi, th́ bổn sư của vị ấy trước hết phải nhóm chúng để sám hối, sau đó mới đưa đến đại tăng. Nếu được đại tăng cho phép, chư ni phải thỉnh một vị để khảo hạch, rồi mới được thụ giới. Nếu vị nào chống trái th́ bị đuổi ra khỏi tăng đoàn”. Từ đó về sau, t́nh trạng tranh đua thụ giới tạm thời chấm dứt.

Ni sư sống giản dị, thanh bạch, giỏi cả sự lẫn lí, thương yêu người kém cỏi, giúp đại chúng được sống yên ổn. Ni sư là người nghiêm túc, ít muốn biết đủ, nên được người đời tôn trọng.

Niên hiệu Thăng Minh thứ nhất (477), ni sư viên tịch, thọ bảy mươi bảy tuổi.

Truyện 35: NI SƯ PHÁP TỊNH Ở CHÙA PHỔ HIỀN

Ni sư người Giang Bắc. Năm hai mươi tuổi, gặp thời loạn lạc, ni sư theo cha lánh nạn ở cửa Mạt Lăng và tu theo đạo Phật.

Thuở nhỏ, ni sư xuất gia và sống ở chùa Vĩnh Phúc, giữ giới hạnh thanh tịnh, thông hiểu cả sự lẫn lí. Ni sư suy gẫm, nghiên cứu đến tận cùng nghĩa lí sâu xa của kinh điển. Đức hạnh của ni sư có thể sánh với các ni sư nổi tiếng như Bảo Hiền v.v…

Minh đế (465-472) đời Tống rất kính trọng ni sư. Niên hiệu Thái Thỉ thứ nhất (465), vua ban sắc mời ni sư về trụ tŕ chùa Phổ Hiền. Vua quan đón tiếp ni sư vừa kính như bậc thầy vừa thân như người bạn.

Năm thứ hai (466), vua sắc cho ni sư giữ chức đô duy-na ở kinh đô. Ni sư làm việc công b́nh, chính trực và vô cùng chính xác, tùy trường hợp mà giúp đỡ hay cất nhắc, dùng đức cảm hóa nên rất nhiều người qui phục. Ni chúng ở vùng Kinh Sở và phụ nữ tại gia không ai không ngại gửi thư, phát tâm cúng dường và xin kết làm tri thức. Những ai được ni sư giáo hóa đều có đức hạnh giống như ni sư và có tới bảy trăm người theo ni sư học về giới luật.

Niên hiệu Nguyên Huy thứ nhất (473), ni sư viên tịch, thọ sáu mươi lăm tuổi.

Truyện 36: NI SƯ TUỆ DIỆU  Ở CHÙA VĨNH KHANG, QUẬN THỤC

Ni sư họ Chu, người Tây B́nh, xuất gia từ thuở nhỏ, thường phát nguyện thiêu thân để cúng dường tam bảo.

Cuối niên hiệu Thái Thỉ (471), ni sư bày tỏ ư nguyện này với quan thứ sử Lưu Lượng. Lúc đầu, Lưu Lượng bằng ḷng cho ni sư thực hiện. Vùng ấy có một ngôi tháp gạch của người họ Vương là thiếp của Triệu Xử Tư. Ni sư xin lên tháp ấy để thiêu thân th́ bà Vương cũng đồng ư.

Vào đêm rằm tháng giêng, ni sư cùng các đệ tử đem dầu và vải đi đến chỗ ngôi tháp ấy. Trong lúc thầy tṛ đang chuẩn bị, th́ Lưu Lượng gửi thư nói với ni chúng:

- Nếu quả thật cô Tuệ Diệu thiêu thân, th́ toàn bộ ni chúng ở chùa Vĩnh Khang đều mắc tội nặng.

Thế là ni sư bất đắc dĩ phải đ́nh chỉ việc này.

Bà Vương cũng nổi giận nói:

- Cô Tuệ Diệu chỉ v́ danh lợi mà dối bày điều ḱ lạ, lại ngầm đút lót tiền của cho những người canh giữ tháp nên mới làm như vậy. Nếu không th́ tại sao nửa đêm mà người trong thành này đều hay biết?

Ni sư trả lời:

- Chị đừng bực bội vô lí như vậy. Xả thân là việc của tôi, người khác làm sao biết được?

Nói xong, ni sư trở về chùa, không ăn các loại lúa gạo, chỉ uống dầu mè.

Niên hiệu Thăng Minh thứ nhất (477), ni sư thiêu thân tại chùa. Lửa đă cháy đến mặt mà ni sư vẫn không ngừng tụng kinh, lại bảo các đệ tử:

- Di cốt của thầy sẽ nhặt được hai thăng[28].

Đến khi lửa tắt, quả đúng như lời ni sư nói.

Trước lúc ni sư tự thiêu độ một tháng, có vị tăng người Ấn Độ khoảng hai mươi tuổi, dung mạo đẹp đẽ, nơi bả vai phải có cọng lông dài sáu, bảy tấc, rất nhỏ và mềm mại. Có người hỏi về điều đó, vị tăng trả lời:

- V́ lâu nay để lộ vai nên lông mọc như vậy.

Vị tăng ấy nói với ni sư:

- Tôi sống ở nước Ba-la-nại, đến đây được mấy hôm. Nghe nói cô muốn xả thân để cúng dường tam bảo, nên tôi đến biếu chiếc b́nh bạc này.

Ngay đó, ni sư đỉnh lễ, nhận lấy chiếc b́nh, song chưa kịp cảm ơn th́ vị tăng đă vội từ biệt ra đi. Ni sư cho người đuổi theo và mời vị ấy lưu lại, nhưng ra khỏi cổng th́ không thấy vị ấy đâu nữa.

Các đệ tử nhặt xá-lợi[29] của ni sư để vào chiếc b́nh, th́ chưa đầy hai cáp[30].

-HẾT QUYỂN 2-

[^]


[1] Hoài Nam 淮南: chỉ vùng đất từ phía nam sông Hoài đến phía bắc Trường giang, nay riêng chỉ miền trung tỉnh An Huy.

[2] Đàm Tông nói: “Niên hiệu Nguyên Gia thứ bảy (430), vị trụ tŕ chùa là ni sư Hoằng An muốn xây dựng lại chùa, tôi có mượn thư ngỏ để xem, nên biết rằng chùa được khởi tạo vào niên hiệu Vĩnh Sơ thứ ba (422)”.

[3] Cầu-na-bạt-ma 求那跋摩 (S: Guṇavarman; 367-431): cao tăng Ấn Độ sang Trung Quốc dịch kinh vào đời Lưu Tống.

[4] Kim Lăng 金陵: chỉ Nhuận châu, tức thành phố Trấn Giang, tỉnh Giang Tô ngày nay.

[5] Cơi An Dưỡng (An Dưỡng 安養): tên khác của thế giới Cực Lạc. Chúng sinh sinh về thế giới này đều có thể an tâm, dưỡng thân nên gọi cơi này là An Dưỡng.

[6] Trường An 長安: kinh đô của các triều đại (từ triều Hán đến triều Đường, trong khoảng một ngh́n năm): Tây Hán, Tây Ngụy, Bắc Chu, Tùy, Đường.

[7] Kinh Thủ-lăng-nghiêm (Thủ-lăng-nghiêm kinh 首楞嚴經; Gđ: Đại Phật đảnh Như Lai mật nhân tu chứng liễu nghĩa chư bồ-tát vạn hạnh thủ-lăng-nghiêm kinh): kinh gồm 10 quyển, do ngài Bát-lật-mật-đế dịch vào đời Đường, Trung Quốc, được xếp vào Đại chính tạng, tập 19.

[8] Thượng thư 尚書: vị quan đứng đầu một bộ trong triều, tương đương với bộ trưởng ngày nay.

[9] Một thước Tàu (nhất xích 一尺): bằng 33 cm.

[10] An Cẩu 安苟: một số tư liệu ghi là An Tuân 安荀.

[11] Đâu-suất 兜率 (S: Tuṣita): cơi trời thứ tư trong sáu tầng trời cơi Dục, rộng tám vạn do-tuần.

[12] Tượng Phật Thập Phương (Thập Phương Phật tượng 十方佛像): tức tượng Phật A-di-đà.

[13] Bốn chúng (tứ chúng 四眾): t́-kheo, t́-kheo-ni, sa-di, sa-di-ni.

[14] Kinh Đại niết-bàn (Đại niết-bàn kinh大涅槃經; S: Mahā-parinirvāṇa-sūtra; Cg: Đại bát-niết-bàn kinh, Niết-bàn kinh): kinh gồm 40 quyển, do ngài Đàm-vô-sấm dịch vào năm 421 đời Bắc Lương, Trung Quốc, được xếp vào Đại chính tạng, tập 12. Nội dung kinh này giảng nói về giáo nghĩa Như Lai thường trụ, chúng sinh đều có Phật tính, hạng xiển-đề thành Phật...

[15] Ngô Hưng 吳興: tên một huyện thuộc tỉnh Triết Giang, Trung Quốc.

[16] Hộc : dụng cụ đong lường thời xưa, bằng mười đấu.

[17] Duy-na (Cg: đô duy-na, duyệt chúng, tri sự): một chức tăng quan vào thời Bắc Ngụy, Trung Quốc. Chức quan này quản lí, điều hành và lo liệu các việc của đại chúng trong chùa.

[18] Quả Tu-đà-hoàn (Sơ quả 初果; S: Srota-āpanna): quả vị đầu tiên trong bốn quả Thanh văn, tức quả vị của bậc thánh đă đoạn tận kiến hoặc.

[19] Hỏi thăm những người ở đất Ích, có người nói ni sư tự thiêu vào niên hiệu Nguyên Gia thứ mười bảy (440), có người nói vào thời Hiếu Kiến, có người nói vào giữa thời Đại Minh, nên ghi đầy đủ ra đây.

[20] Nước Sư Tử (Sư Tử quốc 師子國; Cg: Sư Tử châu): đảo Tích-lan ngày nay.

[21] Tám kính pháp (bát kính 八敬; S: aṭṭha garu-dhammā): tám pháp mà t́-kheo-ni phải trọn đời tôn trọng, không được trái phạm. Đó là 1. T́-kheo-ni dù trăm tuổi hạ, khi thấy t́-kheo mới thọ giới, phải đứng dậy nghinh tiếp, lễ bái, trải ṭa mời ngồi; 2. T́-kheo-ni không được mắng nhiếc, quở trách t́-kheo, chê là người phá giới, phá kiến, phá uy nghi; 3. T́-kheo-ni không được nói lỗi lầm và cử tội t́-kheo, nhưng t́-kheo được nói lỗi lầm và cử tội t́-kheo-ni; 4. Thức-xoa-ma-na hai năm học giới xong, phải đến t́-kheo tăng xin thụ giới cụ túc; 5. T́-kheo-ni phạm tội tăng tàn phải ở giữa hai bộ tăng, nửa tháng hành pháp ma-na-đỏa; 6. T́-kheo-ni mỗi nửa tháng phải đến t́-kheo tăng thỉnh giáo thụ; 7. T́-kheo-ni không được kết hạ an cư ở chỗ không có trụ xứ t́-kheo tăng; 8. T́-kheo-ni tăng (chúng t́-kheo-ni) an cư xong, phải đến t́-kheo tăng cầu ba sự tự tứ: thấy, nghe, nghi.

[22] Đại thừa 大乘 (S: Mahā-yāna): vốn chỉ các phương tiện chuyên chở lớn như xe cộ, thuyền bè… Trong kinh điển thường dùng từ này để chỉ cho giáo pháp sâu xa vi diệu, như cỗ xe lớn chuyên chở vô lượng chúng sinh rời bờ phiền năo, sang bờ giải thoát.

[23] Ba qui y (tam qui 三歸; S: tri-śaraṇa-gamana; Cg: tam qui y): quay về nương tựa tam bảo, đồng thời xin được cứu hộ để vĩnh viễn giải thoát tất cả khổ đau.

[24] Cương-lương-da-xá 畺良耶舍 (S: Kālayaśas; 383-442): danh tăng người Tây Vực, sang Trung Quốc dịch kinh, sống vào đời Lưu Tống. Sư hiểu rộng về A-t́-đàm, luật bộ và rất giỏi thiền quán. Năm 424, Văn đế mời sư đến Kiến Nghiệp, trụ tŕ tinh xá Đạo Lâm ở Chung sơn. Người theo học rất đông. Sư viên tịch ở Giang Lăng, thọ sáu mươi tuổi.

[25] Tăng chính 僧正 (Cg: tăng chủ): chức tăng quan thống lĩnh giáo đoàn toàn quốc hoặc một địa phương, có nhiệm vụ chấn chỉnh hành vi sai phạm của tăng ni.

[26] Sơ Tấn 初晉: tức Tây Tấn (265-317).

[27] Luật Thập tụng (Thập tụng luật 十誦律): quảng luật gồm 61 quyển, do hai ngài Phất-nhă-đa-la và Cưu-ma-la-thập cùng dịch vào đời Dao Tần, Trung Quốc, được xếp vào Đại chính tạng, tập 23. Bộ luật này chia giới luật thành 10 phần (10 tụng) để giải thích nên được gọi là luật Thập tụng, là bộ quảng luật của Tát-bà-đa bộ.

[28] Thăng : đơn vị đo lường của Trung Quốc thời xưa, bằng một phần mười đấu.

[29] Xá-lợi 舍利 (S: śarīra): di cốt. Thông thường chỉ cho di cốt của Phật, về sau cũng chỉ cho xương c̣n sót lại sau khi thiêu nhục thân của cao tăng.

[30] Cáp : đơn vị đo lường của Trung Quốc thời xưa, bằng một phần mười thăng.


 

Truyện các vị tỳ-kheo-ni

Tác giả: Đời Tấn, Thích Bảo Xướng, chùa Đại Trang Nghiêm.

Việt dịch: Chúc Giải, Huệ Hạnh, Diệu Tuyền.

Hiệu đính: Định Huệ - Biên tập: Ngộ Bổn

Quyển 3

Truyện 37: NI SƯ PHÁP DUYÊN Ở TĂNG THÀNH, ĐÔNG QUAN

Ni sư họ Du, người Tăng Thành, Đông Quan.

Niên hiệu Nguyên Gia thứ chín (432), ni sư mười tuổi, em gái ni sư là Pháp Thải chín tuổi, đều chưa biết ǵ về Phật pháp.

Ngày mồng 08 tháng 02 năm ấy, ni sư và người em bỗng đi đâu mất, ba ngày sau mới trở về và thưa với cha mẹ:

- Hai chị em con vừa lên cung trời ở Tịnh độ, gặp Phật và được Ngài thuyết pháp khai thị.

Ngày rằm tháng 09, hai chị em lại ra đi, mười ngày sau mới trở về, th́ có khả năng viết sách bằng tiếng Ấn Độ và biết tụng kinh. Thấy người Ấn Độ nói nói năng, đùa giỡn, hai chị em cũng đều hiểu rơ.

Ngày rằm tháng giêng năm thứ mười (433), hai chị em lại đi lần nữa. Những người làm ruộng thấy hai chị em theo gió bay thẳng lên trời. Lần này, cha mẹ lo lắng, cúng thần, cầu phước th́ một tháng sau hai chị em mới về. Khi trở về, hai chị em đă xuất gia, mặc pháp phục, đem tóc về và thưa với cha mẹ:

- Chúng con được gặp Phật và các vị t́-kheo-ni. Đức Phật bảo: “Nhờ nhân duyên đời trước, nay các con xứng đáng làm đệ tử của Ta”. Dứt lời, Đức Phật đưa tay xoa đầu chúng con th́ tóc tự rụng và Ngài đặt pháp danh con là Pháp Duyên, em con là Pháp Thải. Khi chúng con sắp trở về, Đức Phật bảo: “Các con nên lập tinh xá, Ta sẽ trao kinh cho các con”.

Sau khi về nhà, hai chị em dẹp bỏ đền thờ thần, sửa lại thành tinh xá, đọc tụng suốt ngày đêm. Tối nào cũng có ánh sáng năm màu chiếu sáng trên đỉnh núi giống như ánh sáng của ngọn đuốc.

Từ đó về sau, dung nghi, cử chỉ của hai chị em đều cao đẹp, thanh nhă, giọng tụng kinh ngân vang, trong sáng. Các vị ni ở kinh đô không ai tụng kinh hay hơn hai chị em này.

Các quan thứ sử Vi Lăng, Khổng Mặc đều hạ ḿnh đến cúng dường, nghe hai chị em thuyết giảng và rất kính phục. Nhân đó, người dân trong nước đều phụng thờ chính pháp.

Vào niên hiệu Kiến Nguyên (479-482), ni sư viên tịch, thọ năm mươi sáu tuổi.

Truyện 38: NI SƯ ĐÀM TRIỆT Ở CHÙA NAM VĨNH AN

Không rơ ni sư người xứ nào. Thuở nhỏ, ni sư là đệ tử của ni sư Phổ Yếu và cùng sống với thầy ở chùa Nam Vĩnh An. Ni sư Phổ Yếu là người giữ đạo thanh bạch, tu học rất giỏi và nổi tiếng vào thời ấy.

Ni sư là người có hạnh thanh cao, thật thà, không ngừng cầu học và mong muốn thông hiểu toàn bộ nghĩa lí sâu xa của Phật pháp. Khi chưa thụ giới, ni sư đă nghiên cứu kinh, luận. Sau khi thụ giới cụ túc, ni sư học tất cả các bộ luật, có khả năng đảm đương mọi việc và rất giỏi về thuyết giảng, phân tích tỉ mĩ những điểm tinh tế, nghiên cứu tường tận yếu chỉ sâu mầu.

Các vị ni lớn nhỏ đều tôn ni sư làm thầy. Ni sư tùy căn cơ mà dùng phương tiện tiếp độ, nên số người nương theo ni sư tu học rất đông. Các phụ nữ con nhà quyền quí cho đến những người thấp kém không ai không kính trọng ni sư.

Niên hiệu Vĩnh Minh thứ hai (484), đời Tề, ni sư viên tịch, thọ sáu mươi ba tuổi.

Truyện 39: NI SƯ TĂNG KÍNH Ở CHÙA SÙNG THÁNH

Ni sư họ Lí, người Cối Kê, đến ngụ cư tại huyện Mạt Lăng. Khi ni sư c̣n trong thai mẹ, gia đ́nh ni sư mở trai hội, thỉnh vị tăng ở chùa Ngơa Quan và ni Đàm Chi ở chùa Siêu Tây đến cúng dường. T́nh cờ hai vị ấy chỉ vào đứa bé trong thai mẹ và gọi là đệ tử. Người mẹ thay con ḿnh gọi hai vị ấy là thầy và thưa:

- Sau này, đứa bé được sinh con ra dù trai hay gái, con đều cho xuất gia.

Ngày sắp sinh, người mẹ mộng thấy có vị thần đến bảo:

- Bà nên mở hội thụ tŕ tám pháp trai giới.

Vâng lời dạy, trong lúc người mẹ đang sửa soạn thiết trai thỉnh tăng th́ đứa bé chào đời. Bà lại nghe giữa không trung có tiếng vọng lại:

- Nên cho đứa bé làm đệ tử của ni sư ở chùa Kiến An.

Người mẹ vâng làm theo lời dạy.

Khi lên năm, sáu tuổi, nghe người khác tụng kinh, ni sư cũng tụng theo kịp và ghi nhớ rơ ràng. Ni sư đọc mấy trăm quyển kinh và ngày càng hiểu sâu nghĩa lí vi diệu. Ni sư ăn uống đạm bạc, nghiêm khắc với bản thân, nên tiếng tốt dần vang xa.

Đến giữa niên hiệu Nguyên Gia (424-453), quan thứ sử Khổng Mặc ở quận Lỗ đi trấn nhậm ở Quảng châu và mời ni sư cùng đi. T́nh cờ ni sư gặp các ni sư người Ấn Độ như Thiết-tát-la v.v... đang đến kinh đô nước Tống, đều là những vị có tiết tháo cao vời, nên ni sư xin được thụ giới và thấu rơ lẽ vô thường.

Nhân đó, ni sư muốn đi thuyền, vượt biển sang Ấn-độ để chiêm bái di tích của Đức Phật, nhưng tăng tục đều ngăn cản, nên ni sư lưu lại ở Lĩnh Nam hơn ba mươi năm. Đạo phong của ni sư dần tỏa sáng khiến những kẻ hung tàn cũng thay đổi tâm tính, mười ba gia đ́nh đem vườn, nhà cúng dường cho ni sư và cùng nhau xây chùa ở Triều Đ́nh, đặt tên là Chúng Tạo.

Tống Minh đế nghe danh tiếng của ni sư, từ xa sai sứ đến nghinh đón. Kẻ tăng người tục ở Phiên Ngu đều buồn rầu, lưu luyến. Khi ni sư về đến kinh đô, vua ban sắc cho ni sư trụ tŕ chùa Sùng Thánh. Tăng tục đều vâng theo những điều ni sư chỉ dạy.

Ông Nhạc Tuân ở Đan Dương cũng phát tâm sửa ngôi nhà của ḿnh thành chùa và cúng dường cho ni sư. Sau, ni sư dời về ở đó.

Văn Huệ đế và Cánh Lăng Văn Tuyên vương[1] đời Tề đều khâm phục đức hạnh của ni sư và cúng dường không ngớt.

Vào ngày mồng 03 tháng 02 niên hiệu Vĩnh Minh thứ tư (486), ni sư viên tịch, thọ tám mươi bốn tuổi, nhục thân của ni sư được an táng ở phía nam Chung sơn[2]. Các đệ tử dựng bia, quan trung thư thị lang Ngô Hưng Thẩm soạn bài văn để ghi lên bia.

Truyện 40: NI SƯ TĂNG MĂNH Ở CHÙA TỀ MINH, DIÊM QUAN

Ni sư họ Sầm, người Nam Dương. Tổ tiên của ni sư dời đến sống ở huyện Diêm Quan, tới ni sư là đời thứ năm. Tằng tổ[3] nhậm chức chính viên lang Dư Hàng lệnh vào đời Tấn . Gia đ́nh ni sư đời đời theo đạo Hoàng Lăo, lại c̣n kính tin tà thần, nên dù tuổi nhỏ, ni sư đă thấy đau buồn và có ư nguyện xuất gia theo đạo Phật.

Năm ni sư mười hai tuổi, người cha qua đời. Ni sư đau xót, gào khóc thảm thiết đến nổi thổ ra máu, chết giấc, hồi lâu mới tỉnh lại. Sau ba năm cư tang cha, ni sư tŕnh bày tính bất diệt[4] và xin từ biệt mẹ đi xuất gia.

Từ đó, ni sư giữ giới hạnh thanh tịnh, một ḷng cung kính thờ thầy, ăn uống đạm bạc chỉ cốt duy tŕ mạng sống. Ni sư siêng năng tụng kinh, lễ Phật, sám hối chưa từng lười mỏi, thường ăn năn về những lỗi lầm đă tạo trước đây, nên chí thành lễ sám đến rơi nước mắt. Ni sư thường làm những việc mà người khác không thể làm được. Nghe danh tiếng của ni sư, Trương Đại, người quận Ngô, làm quan thứ sử ở Ích châu, rất quí trọng và tôn ni sư làm thầy.

Niên hiệu Nguyên Huy thứ nhất (473), đời Tống, ni sư Tịnh Độ sang đất Ngô và mời ni sư rời khỏi kinh thành, đến sống tại chùa Kiến Phúc. Từ sáng tới tối, ni sư đọc hết kinh này đến kinh khác, rồi theo đó thuyết giảng, chưa bao giờ cảm thấy biếng lười, mỏi mệt. Ni sư là người học rộng, nhớ lâu, kinh điển vừa nghe qua th́ đă ghi nhớ đầy đủ. Do đó, ni sư thông hiểu tường tận về kinh, luật, lại luôn tọa thiền nhiếp niệm, nên cuộc sống vô cùng an lạc.

Niên hiệu Kiến Nguyên thứ tư (482), đời Tề, do mẹ bệnh, nên ni sư sửa căn nhà phía đông thành chùa, đặt tên là Tề Minh. Ni sư cho xây dựng điện Phật, xung quanh trồng trúc thành từng hàng, trong ngoài đều thanh tịnh tựa như cơi tiên. Gặp người đói th́ ni sư cho thức ăn, gặp kẻ lạnh th́ ni sư cho y phục.

Ở phía nam ngôi chùa có một người thợ săn. Mỗi lần thấy ông ta, chim thú sợ hăi, kéo nhau chạy vào chùa ni sư, nhưng chó, chim ưng lại đuổi theo bắt chúng, nên ni sư lấy thân ḿnh để chận lại. Tuy thân thể ni sư bị chim chó cắn mổ, nhưng chim thú nhờ vậy mà được thoát nạn.

Mấy mươi người sống chung với ni sư đă hơn ba mươi năm, nhưng chưa từng thấy ni sư lộ vẻ buồn giận.

Niên hiệu Vĩnh Minh thứ bảy (489), ni sư viên tịch, thọ bảy mươi hai tuổi.

Cùng thời ấy, có ni sư Tăng Viện là em họ của ni sư, cũng nổi tiếng là người có hiếu, hạnh nghiệp cao vời, trí tuệ sâu lắng.

Truyện 41: NI SƯ DIỆU TRÍ Ở CHÙA HOA NGHIÊM

Ni sư họ Tào, người Hà Nội, bẩm tính thông minh, có ḷng độ lượng, giữ ǵn giới cấm như bảo hộ minh châu, thường tu hạnh nhẫn nhục, không làm trái ư mọi người. Dù bị người năo hại, nét mặt ni sư vẫn luôn vui vẻ. Suốt năm, ni sư chuyên tâm tu học, trọn ngày không chút sầu muộn, tinh thông pháp tướng, nên được mọi người tôn kính.

Vừa xây dựng xong thiền đường, Tề Vũ đế ban chiếu mời ni sư về giảng kinh Thắng Man và kinh Tịnh Danh. Lúc ni sư thuyết giảng, nhà vua đích thân đến nghe mấy lần và nêu ra nhiều câu hỏi, song ni sư lí giải, phân tích trôi chảy, không hề bị bế tắc hay hoăn lại, nên luôn được vua khen ngợi, bốn chúng kính phục. Từ đó, Cánh Lăng Văn Tuyên vương đời Tề ban cho vùng đất ở Chung sơn làm nơi an táng các vị danh tăng thạc đức.

Niên hiệu Kiến Vũ thứ hai (495), ni sư viên tịch, thọ sáu mươi bốn tuổi, nhục thân được an táng tại chùa Định Lâm.

Người họ Giang, vợ của thị trung Vương Luân ở Lang Da, đời Nam Tề, có làm bài văn khen ngợi ni sư được khắc trên bia đá dựng bên trái ngôi mộ.

Truyện 42: NI SƯ TRÍ THẮNG Ở CHÙA KIẾN PHÚC

Ni sư họ Từ, người Trường An. Gia đ́nh ni sư ngụ cư ở Cối Kê đă ba đời.

Năm lên sáu tuổi, ni sư theo mẹ là người họ Vương, rời khỏi kinh đô, đến viếng chùa Ngơa Quan. Nh́n thấy ngôi chùa được trang trí bằng các thứ báu vô cùng trang nghiêm, đẹp đẽ, ni sư chạnh ḷng rơi lệ, mong được xuất gia. Thấy vậy, người mẹ hỏi nguyên do, ni sư tŕnh bày đầy đủ ư nguyện của ḿnh. Người mẹ bảo:

- Con c̣n quá nhỏ, nên mẹ chưa thể cho phép xuất gia.

Cuối đời Tống, đất nước nhiều tai họa, nhân dân bị thất nghiệp, t́nh thế rối ren kéo dài đến nhiều năm, nên gần hai mươi tuổi, ni sư mới được xuất gia và sống ở chùa Kiến Phúc. Ni sư thường tu học một ḿnh, không giao du với ai, lánh xa thế tục, chán bỏ lệ thường. Đối với kinh Đại niết-bàn, chỉ nghe giảng dạy một lần, ni sư đă có thể thụ tŕ. Sau, ni sư nghiên cứu luật tạng, cũng không phải nhọc sức hai lần. Học các môn tổng tŕ[5], ni sư đều thay đổi đề mục và tự biên soạn mấy mươi quyển nghĩa sớ, ngôn từ ngắn gọn mà chỉ thú sâu xa, ư nghĩa ẩn kín mà chân lí nhiệm mầu.

Ni sư sống thanh cao, vững chăi, gần nhơ uế vẫn không ô nhiễm, gặp gian khó cũng chẳng sờn ḷng. Vào niên hiệu Đại Minh (457-464), có một thanh niên gạt ni sư, hẹn đợi ni sư ở đầu cầu, muốn mưu toan làm điều bất chính. Ni sư giữ ḷng kiên định, lập chí vững vàng, thẳng thắn nói cho mọi người cùng biết và họ đă bắt thanh niên kia giao cho quan. Quả ni sư là người giữ ǵn giới luật tinh nghiêm như giữ viên minh châu.

Lần nọ, có vị tăng Tông Huyền Thú, đệ tử của pháp sư Đàm Bân ở chùa Trang Nghiêm và người trực điện Phật canh giữ lơ đễnh đă để kẻ trộm lấy mất chuỗi ngọc của bồ-tát và cái chậu bằng bảy báu, ngay cả vật dụng trong pḥng pháp sư Đàm Bân cũng không c̣n ǵ cả, chỉ trừ y và bát. Pháp sư vừa buồn vừa giận, phải nghỉ giảng và đóng cửa pḥng suốt ba ngày. Ni sư kể cho bốn chúng đều biết và quyên góp chỉ trong ṿng mười ngày th́ sắm lại đầy đủ cho pháp sư. Với đức độ, ni sư đă cảm hóa được mọi người và làm nên nhiều việc đều như thế.

Nghe đức hạnh cao vời của ni sư, Tề Văn Huệ đế cho người mời ni sư vào kinh đô. Mỗi lần vào cung, ni sư đều thuyết giảng các kinh. Quan tư đồ Cánh Lăng Văn Tuyên vương cũng kính phục ni sư gấp bội.

Với ư chí tinh thành tợ vàng ṛng, tấm ḷng trong trắng như ngọc kha tuyết, ni sư răn dạy ni chúng rất nghiêm minh, nên được mọi người tin tưởng, khiến vua ban chiếu ni sư làm chủ chùa. Từ đó, mọi người đều quí mến ni sư, phụng thờ như bậc thầy khả kính.

Một hôm, nhân lúc thụ giới bồ-tát với pháp sư Tăng Viễn ở chùa Định Lâm, thấy bên cạnh pháp ṭa có đặt ḷ hương, ni sư định đến đốt hương, pháp sư ngăn lại và nói: “Con không cần đốt, chỉ chí thành là đủ rồi”. Vậy mà từ trong ḷ phảng phất ra khói hương thơm ngát. Mọi người đều khen: “Nhờ ḷng thành của ni sư nên đă ứng hiện như thế”.

Vào niên hiệu Vĩnh Minh (483-493), ni sư thiết trai cúng dường. Trong lúc đang nhất tâm cầu nguyện, bỗng nghe giữa hư không có tiếng khảy móng tay, ni sư liền chắp tay, lắng nghe.

Ở chùa đă ba mươi năm, ni sư chưa từng đi dự trai hội, cũng không bước đến nhà quyền quí. Ni sư luôn thích ở những nơi vắng vẻ để nhiếp niệm quán chiếu, nên ít người biết đến.

Văn Huệ đế đặc biệt cúng dường ni sư đầy đủ mọi thứ cần dùng. Ni sư đem những phẩm vật này dùng vào việc xây dựng pḥng xá, tự viện cho khang trang, đẹp đẽ. Ni sư c̣n đổi y bát lấy tiền để đúc bảy tượng vua đời Tống, Tề bằng đá và an trí tại chùa Nhiếp Sơn.

Niên hiệu Vĩnh Minh thứ mười (492), khi đang nằm trên giường bệnh, ni sư bỗng thấy xe vàng, nhà ngọc đến nghinh đón. Đến ngày rằm tháng tư , ni sư bảo các đệ tử:

- Nay thầy từ biệt các con.

Nghe vậy, các đệ tử đều buồn khóc. Lúc đó, ni sư vén áo bày ngực, th́ nơi ngực có một chữ “Phật” được viết bằng kiểu chữ thảo với sắc thái trắng tươi, đường nét sáng rỡ.

Vào giờ ngọ ngày mồng 08, ni sư viên tịch, thọ sáu mươi sáu tuổi, nhục thân được an táng tại Chung sơn.

Thời gian ni sư bị bệnh, Văn đế cúng dường thuốc thang; đến lúc ni sư qua đời, vua cũng lo liệu đầy đủ.

Truyện 43: NI SƯ TĂNG CÁI Ở CHÙA THIỀN CƠ

Ni sư họ Điền, người Quân Nhân, nước Triệu. Cha ni sư tên là Hồng Lương, giữ chức thái thú Thiên Thủy. Xuất gia từ thuở nhỏ, làm đệ tử của ni sư Tăng Chí và sống ở chùa Hoa Lâm, Bành Thành, ni sư không màng đến lợi dưỡng, cũng không bận tâm tới những lời khen chê.

Niên hiệu Nguyên Huy thứ nhất (473), châu mà ni sư đang sinh sống bị bọn giặc phương bắc đến xâm chiếm, nên ni sư cùng bạn đồng tu là ni sư Pháp Tiến đi về phương nam, đến kinh đô và sống tại Diệu Tướng ni tự. Nơi đây, ni sư được nghe nhiều kinh luật, nghiên cứu tường tận yếu chỉ sâu xa, chuyên tu thiền định suốt cả ngày đêm. Dù thời tiết nóng hay lạnh, ni sư vẫn không thay đổi y phục theo mùa; quanh năm cũng không thay đổi món ăn mới lạ, chỉ dùng rau quả đạm bạc vào buổi trưa.

Sau, ni sư theo học với thiền sư Ẩn và thiền sư Thẩm. Cả hai vị đều khen ni sư là người sớm tỏ ngộ.

Vào niên hiệu Vĩnh Minh (483-493), đời Tề, ni sư dời đến chùa Thiền Cơ để hoằng truyền pháp môn thiền quán. Tăng, tục đến học đạo ngày càng đông, nên ni sư xây riêng một thiền pḥng ở bên trái ngôi chùa và tọa thiền ở đó. Khi xả thiền, ni sư hết ḷng chỉ dạy mọi người không biết mỏi mệt.

Cánh Lăng Văn Tuyên vương tên là Tiêu Tử Lương đời Tề quanh năm cúng dường ni sư mọi thứ cần dùng. Tuy ni sư đă lớn tuổi, nhưng tâm chí vẫn không lui sụt; cả ngày th́ tĩnh tâm, suốt đêm th́ không ngủ.

Niên hiệu Vĩnh Minh thứ mười một (493), ni sư viên tịch, thọ sáu mươi bốn tuổi.

Vào thời ấy, cũng trong chùa này có ni sư Pháp Diên, họ Hứa, người Cao Dương, là người tinh tiến và có đạo hạnh, cũng nổi tiếng về thiền định.

Truyện 44: NI SƯ PHÁP TOÀN Ở CHÙA ĐÔNG THANH VIÊN

Ni sư họ Đái, người Đan Dương, là người đoan chính, thích nơi yên tĩnh và rất siêng tu định tuệ.

Thời gian đầu, ni sư theo ngài Tông Viện nghiên cứu nhiều kinh sách. Sau, ni sư thờ thiền sư Thẩm và thiền sư Ẩn làm thầy, nhờ vậy mà tinh thông thiền quán; ban ngày th́ đọc sách, suy gẫm nghĩa lí, ban đêm th́ quán chiếu cảnh giới vi diệu. Đối với giáo nghĩa sâu xa của Đại thừa, ni sư đều có khả năng giảng nói; đối với các pháp tam-muội[6] sâu kín, ni sư là bậc thầy tài giỏi.

Ni sư chỉ dùng rau quả đạm bạc, y phục vừa đủ che thân, thường dẫn dắt những người chưa hiểu đạo, khuyên dạy kẻ hậu học. Từ đó, số người theo nghe giảng và tu học với ni sư ngày càng đông, chùa lại rộng lớn, nên việc quản lí gặp nhiều khó khăn.

Niên hiệu Thái Thỉ thứ ba (467), đại chúng đề nghị chia thành hai chùa. Bấy giờ, ni sư Bảo Anh yêu cầu xây thiền pḥng và bảo tháp ở phía đông, nên bắt đầu chia thành chùa Đông Thanh Viên.

Niên hiệu Thăng Minh thứ hai (478), ni sư Bảo Anh viên tịch. Đại chúng phần lớn là hàng sơ cơ, lại chưa có người đáng trọng vọng, nên tập trung lại thành một và ni sư làm chủ chùa. Bấy giờ, ni chúng lớn nhỏ cùng vui vẻ, thương yêu và đối xử b́nh đẳng với nhau.

Niên hiệu Long Xương thứ nhất (494), ni sư viên tịch, thọ tám mươi ba tuổi.

Vào thời ấy, cũng trong chùa này c̣n có các ni sư Tịnh Luyện, Tăng Luật, Tuệ H́nh, đều là những vị nổi tiếng về tu học.

Truyện 45: NI SƯ TỊNH HUY Ở CHÙA PHỔ HIỀN

Ni sư họ Dương, người Kiến Khang, luôn dốc chí tu đạo và thành khẩn cầu pháp. Khi mới thụ giới cụ túc, ni sư theo học với ngài Tế Viện, chuyên tâm nghiên cứu nghĩa lí sâu xa của giáo nghĩa Đại thừa. Sau khi đủ mười tuổi hạ, ni sư trở thành bậc thầy tài giỏi. Văn Huệ đế và Cánh Lăng Văn Tuyên vương đời Tề đều kính phục ni sư.

Niên hiệu Vĩnh Minh thứ tám (490), Cánh Lăng Văn Tuyên vương mời ni sư về nhà ông để giảng kinh Duy-ma. Sau, ông dựng chùa và mời ni sư làm chủ chùa. Suốt hơn hai mươi năm ở chùa ấy, mọi người lớn nhỏ đều kính trọng ni sư như phụng thờ cha mẹ và có hơn bốn trăm người theo làm đệ tử.

Niên hiệu Vĩnh Minh thứ mười (492), ni sư viên tịch, thọ bảy mươi hai tuổi.

Vào lúc ấy, cũng trong chùa này c̣n có các ni sư Tăng Yếu, Quang Tịnh, đều là những vị nổi tiếng về tu học và hành đạo.

Truyện 46: NI SƯ ĐÀM GIẢN Ở CHÙA PHÁP ÂM

Ni sư họ Trương, người Thanh Hà, là đệ tử của ni sư Pháp Tịnh. Sau, ni sư sang vùng Hoài Hải để học đạo và hoằng truyền chính pháp. Với chí nguyện cứu độ rộng khắp, lúc nào ni sư cũng nghĩ đến người trước, rồi sau mới tới ḿnh.

Niên hiệu Kiến Nguyên thứ tư (482), đời Tề, ni sư dựng tinh xá Pháp Âm, tu tập thiền định và thông đạt tam-muội. Từ đó, đức hạnh của ni sư vang dội khắp nơi, sự nghiệp giáo hóa ngày càng lan rộng. Kẻ tăng, người tục đều kính ngưỡng và cúng dường ni sư rất nhiều.

Lúc ấy, có pháp sư Tuệ Minh vốn sống ở chùa Đạo Lâm, rất thích sự yên tĩnh. Vào niên hiệu Vĩnh Minh (483-493), pháp sư được Văn Huệ đế và Cánh Lăng Văn Tuyên vương đến cúng dường. Từ đó, phần lớn các vị tăng nghĩa học[7] thường thích giảng kinh luận hay tới lui, làm ồn náo, nên pháp sư muốn đi khỏi nơi này. Thấy vậy, ni sư cúng dường pháp sư ngôi chùa ấy, c̣n ḿnh th́ vào núi Bạch, dựng am tranh để che mưa gió, đến giờ th́ đi khất thực, nhận lấy sự cúng dường của mọi người. Ni sư thường nhặt củi chất thành đống để lo việc công đức sau này.

Vào đêm 18 tháng 02 niên hiệu Kiến Vũ thứ nhất (494), ni sư ngồi trên đống củi ấy, châm lửa tự thiêu, xả thân sinh tử này để cúng dường tam bảo. Thấy lửa bốc lên, những người ở làng bên cạnh kéo nhau đến cứu, nhưng vừa tới nơi th́ toàn thân ni sư đă bị cháy rụi. Kẻ tăng, người tục vô cùng thương tiếc, khóc than, làm chấn động cả vùng núi ấy. Mọi người nhặt lấy xương c̣n sót lại và xây tháp cúng dường.

Truyện 47: NI SƯ TỊNH KHUÊ Ở CHÙA PHÁP ÂM

Ni sư họ Chu, người Tấn Lăng. Tổ tiên của ni sư ba đời đều ngụ cư tại huyện Kiến Khang. Thuở nhỏ, ni sư thông minh hơn người, nghe ít, hiểu nhiều, không thích giao du với người đời và sớm phát nguyện xuất gia.V́ thương con, nên cha mẹ bằng ḷng cho ni sư được toại nguyện.

Thế là, ni sư xuất gia, làm đệ tử của ni sư Pháp Tịnh và sống ở chùa Pháp Âm. Ni sư là người có đức hạnh vẹn toàn, tâm lượng sâu xa, không ai có thể suy lường được. Ni sư tinh thông kinh, luật; đối với các pháp thiền, mật của ba thừa[8], không pháp nào ni sư không thông hiểu. Ni sư xả thân, quên ăn, thường tu khổ hạnh và tinh tiến tu học các môn tổng tŕ, đáng làm khuôn phép cho đời. Sự trao truyền, chỉ dạy của ni sư phần lớn đều dẫn dắt mọi người hướng tâm về Phật đạo.

Thời gian đầu, ni sư ở chung với ni sư Đàm Giản tại chùa Pháp Âm. Sau, hai ni sư vào núi Bạch, sống dưới gốc cây, từ đó sự nghiệp giáo hóa ngày càng lan rộng.

Vào đêm mồng 08 tháng 02 niên hiệu Kiến Vũ thứ nhất (494), cả hai ni sư cùng thiêu thân. Tăng tục hay tin, đi đến, ai cũng nghẹn ngào thương tiếc. Mọi người nhặt lấy xá-lợi, xây tháp cúng dường tại vùng đất ấy.

Truyện 48: NI SƯ TUỆ TỰ Ở CHÙA TẬP THIỆN

Ni sư họ Chu, người Cao B́nh, Lư Khâu. Ni sư được mọi người trọng vọng noi theo nhưng không dám thân gần. Ai cũng thấy ni sư có dáng như đấng trượng phu, không giống như phụ nữ b́nh thường. Mỗi khi bàn luận hay nói điều ǵ, ni sư dùng lời lẽ thẳng thắn, không hề e dè, kiêng tránh.

Mới bảy tuổi, ni sư đă ăn chay, thụ tŕ tám pháp trai giới và có ư chí dơng mănh.

Năm mười tám tuổi, ni sư xuất gia, sống ở chùa Tam Tằng, Kinh châu, giữ giới hạnh đầy đủ, nên tăng tục đều khen ngợi.

Thuở ấy, ở Giang Lăng có ni sư Ẩn, là người có đức hạnh nổi tiếng cả miền Tây, nhưng khi gặp ni sư, vị ấy lại càng kính phục. Thế là, hai vị tâm đồng ư hợp, quên cả tuổi tác cùng giúp nhau tu học, từng ở chung vào một mùa hạ tu tập pháp Bát-chu[9], cho dù thân tâm khổ nhọc mà ngày đêm không ngơi nghỉ.

Lúc Thẩm Du Chi làm quan thứ sử, ông sa thải toàn bộ tăng ni, nên ni sư lánh nạn sang vùng hạ đô[10]. Đến khi ông Thẩm bị thất bại, ni sư trở lại miền Tây.

Cuối niên hiệu Thăng Minh (477-479), đời Tống, thái úy đại tư mă Dự Chương vương, người nước Tề là Tiêu Nghi ra trấn nhậm vùng Thiểm Tây, Kinh châu, biết ni sư là người có đạo hạnh, nên ông cho người đến thỉnh ni sư về kinh đô và cúng dường đầy đủ tứ sự[11].

Bấy giờ, có thiền sư Huyền Sướng từ đất Thục đến Kinh châu, ni sư liền theo sư học thiền pháp, nghiên cứu tận cùng nghĩa lí vi diệu. Thiền sư thường khen ni sư là người có căn lành sâu dày từ nhiều đời trước.

Ni sư đă khéo am hiểu về hạnh tu thiền, lại ăn uống đạm bạc, giữ giới hạnh trong sạch, nên vương phi Dự Chương và những người trong cung rất kính tin, cùng theo ni sư học thiền pháp. Mỗi lần thụ nhận phẩm vật cúng dường, ni sư liền ban phát cho mọi người, không bao giờ có tâm cất chứa. Từ đó, tấm ḷng cao cả của ni sư vang khắp kinh đô, nhưng ni sư không v́ những tài vật ấy mà quan tâm đến người họ Tiêu.

Tiêu vương muốn ni sư cùng ngài trở lại kinh đô, nên cho xây một tinh xá ở phía đông dinh Đông Điền, đặt tên là chùa Phúc Điền và mời ni sư về đây ở để thường vào dinh giảng pháp.

Vào một hôm trong niên hiệu Vĩnh Minh thứ chín (491), ni sư nói:

- Bỗng nhiên tôi bị bệnh nặng, nhưng không đến nổi nguy kịch, chỉ không muốn ăn.

Từ đó, h́nh hài ngày càng tiều tụy, ni sư tha thiết trở về chùa. Về đến chùa, ni sư liền b́nh phục. Chưa đầy mười ngày, Tiêu vương lại thỉnh ni sư vào dinh. Vừa vào dinh, ni sư lại bị bệnh như trước mà không rơ nguyên nhân. Không bao lâu, vương qua đời, bệnh của ni sư vẫn không khỏi.

Bấy giờ, gần vùng Đông Điền, Vũ đế cho xây thêm chùa Tập Thiện và mời chư ni ở chùa Phúc Điền về chùa Tập Thiện; c̣n chùa Phúc Điền th́ nhường lại cho vị đạo sĩ người Ấn Độ tên là A-lê. Người trong dinh thường đến cúng dường và đọc tụng kinh chú cùng với vị đạo sĩ, nên ni sư dời đến sống ở chùa Tập Thiện. Từ đó, ni sư không bước chân vào dinh suốt mấy năm ṛng.

Thời ấy, mọi người trong và ngoài dinh đều kính trọng ni sư. Họ thường khuyên ni sư hăy tạm đến dinh; sau đó, nhân dịp Trúc phu nhân muốn thỉnh ni sư đến để cúng dường, ni sư mới vào dinh. Trước tiên, Trúc phu nhân sai người đến hỏi ư ni sư. Ni sư nói:

- Tốt lắm! Bần đạo đă lớn tuổi rồi. Giờ đây, nhân ư nguyện chân thành của Trúc phu nhân, tôi vào dinh một lần để từ biệt các phu nhân.

Thế là, ni sư đến dự. Sau khi thụ trai, ni sư xin giấy, bút và viết bài thơ:

Người đời v́ không biết

Gọi tôi là bà Chu

Phu nhân thỉnh bảy ngày

Cúng dường không gián đoạn[12].

Viết thơ xong, ni sư vừa nói vừa cười với mọi người mà vẫn giữ nét thanh cao không khác với ngày thường. Nhân đó, ni sư nói lời từ biệt:

-  Hôm nay, nhân có việc đến đây nên tôi xin chào từ biệt. Tôi đă lớn tuổi rồi, không có dịp để vào dinh nữa.

Lúc ấy, trong người ni sư rất khỏe. Hơn một tháng sau khi rời chùa Tập Thiện để đến thiền pḥng, ni sư nói là bị bệnh, nhưng vẫn không có biểu hiện ǵ khác lạ và kéo dài trong vài ngày sau th́ ni sư viên tịch. Hôm ấy nhằm ngày 20 tháng 11 niên hiệu Vĩnh Nguyên thứ nhất (499). Ni sư thọ sáu mươi chín tuổi. Nhà họ Chu viết lời tựa khen ngợi ni sư.

Thời đó c̣n có ni sư Đức Thịnh, là người có đạo đức và ư chí hợp với ni sư, cùng hành đạo và tu quán, là người vâng theo lời dạy của ni sư.

Truyện 49: NI SƯ SIÊU MINH Ở CHÙA TỀ MINH, TIỀN ĐƯỜNG

Ni sư họ Phạm, người Tiền Đường[13]. Người cha quá cố của ni sư lúc nhỏ học ở trường quốc tử giám. Gia đ́nh ni sư đời đời phụng thờ Phật pháp.

Thuở nhỏ, ni sư thông minh hơn người, có chí hướng thượng, học ngũ kinh[14], giỏi về văn nghĩa. Là người chính trực, biết lễ nghĩa, nên ni sư được mọi người kính trọng.

Năm ni sư hai mươi mốt tuổi, người chồng qua đời, ni sư ở vậy thờ chồng. Có người cùng làng đến cầu hôn nhưng ni sư một mực từ chối. Từ đó, ni sư xuất gia và sống ở chùa Sùng Ẩn với tinh thần sáng suốt và nhận thức rơ ràng về đạo lí.

Một hôm, nghe ở chùa Bắc Trương, huyện Ngô, có pháp sư Đàm Chỉnh là người có đạo đức, chuyên tu khổ hạnh, ni sư đến xin thụ giới cụ túc.

Sau, ni sư đến Đồ sơn, nghe pháp sư Tuệ Cơ giảng nói các kinh, liền nghiên cứu nghĩa lí kinh văn. Vừa nghe qua, ni sư đều ghi nhớ rơ ràng. Tất cả quan dân ở vùng Tam Ngô đều kính trọng ni sư. Sống ở đây không lâu, ni sư trở lại chùa Tề Minh, huyện Tiền Đường.

Niên hiệu Kiến Vũ thứ năm (498), ni sư viên tịch, thọ hơn sáu mươi tuổi.

Cùng thời ấy c̣n có ni sư Pháp Tạng, cũng nổi tiếng là người có học thức và đạo hạnh.

Truyện 50: NI SƯ ĐÀM DŨNG Ở TINH XÁ PHÁP ÂM

Ni sư là chị của ni sư Đàm Giản, là người có bẩm tính cương trực, không ai có thể làm lay chuyển, thường lấy việc tu thiền, tŕ luật làm sự nghiệp, không quan tâm đến việc ăn mặc. Thời gian sống ở tinh xá Pháp Âm, ni sư hiểu sâu lẽ vô thường, quí trọng nếp sống giải thoát.

Niên hiệu Kiến Vũ thứ nhất (494), ni sư cùng ni sư Đàm Giản vào sống trong núi Bạch.

Đêm rằm tháng 02 niên hiệu Vĩnh Nguyên thứ ba (501), ni sư chất củi, tự thiêu thân để cúng dường tam bảo. Người đương thời nghe thấy tin này, đều phát đạo tâm, cùng nhặt lấy xương c̣n sót lại và xây tháp cúng dường.

Truyện 51: NI SƯ ĐỨC LẠC Ở CHÙA TỀ HƯNG, HUYỆN DIỆM

Ni sư họ Tôn, người T́ Lăng[15]. Cao tổ của ni sư tên là Dục Tấn, làm quan thứ sử ở Dự châu[16]. Vừa sinh ra, ni sư đă có hai cái răng. Khi lớn lên, ni sư thường ở trong pḥng tối, không cần đèn nến mà vẫn thấy rơ mọi vật.

Ni sư mong được xuất gia, cha mẹ rất thương yêu nhưng không dám ngăn cản chí nguyện con ḿnh. Đến năm ni sư tám tuổi, cha mẹ cho phép hai chị em cùng xuất gia, làm đệ tử của ni sư Tấn Lăng Quang. Sau khi thụ giới cụ túc, hai chị em cùng đến kinh đô để học đạo và sống ở chùa Nam Vĩnh An. Ni sư chuyên tâm, tinh tiến suốt ngày đêm để nghiên cứu kinh luật và luận đàm hợp với giáo điển. Tống Văn đế thường khen ngợi ni sư.

Niên hiệu Nguyên Gia thứ bảy (430), sa-môn Cầu-na-bạt-ma người Ấn Độ sang trung Quốc. Đại tướng quân đời Tống cho xây chùa Vương Viên[17] và mời sa-môn về ở đây. Sau đó, đến niên hiệu Nguyên Gia thứ mười một (434), có hơn mười vị t́-kheo-ni người nước Sư-tử[18] sang Trung Quốc. Ni sư lại theo ngài Tăng-già-bạt-ma xin thụ lại giới cụ túc.

Đến năm thứ hai mươi mốt (444), các ni sư cùng chùa là Pháp Tịnh, Đàm Lăm, do bị mắc mưu của Khổng Hi Tiên, đă làm thương tổn thanh danh, hủy mất giới pháp, phá hoại chùa chiền, li tán ni chúng, nên ni sư dời đến chùa Đông Thanh Viên, tham học pháp thiền sâu xa, nghiên cứu giáo nghĩa vi diệu.

Đến khi Văn đế thăng hà, ni sư đi về phía đông đến Cối Kê, sống tại tinh xá Chiếu Minh ở núi Bạch, huyện Diệm[19]. Người học nhóm họp, ni sư đều chỉ dạy tận tường; từ đó, đạo pháp hưng thịnh ở vùng đông nam.

Niên hiệu Vĩnh Minh thứ năm (487), đời Tề, Trần Lưu và Nguyễn Kiệm là những Phật tử thuần thành, đă sửa ngôi nhà của ḿnh thành tinh xá Tề Hưng và cúng dường ni sư.

Ni sư sống có phép tắc, nên lớn nhỏ đều mến phục. Chư ni xa gần kính mộ đạo phong của ni sư, nên đều đến xin y chỉ. Đồ chúng có hơn hai trăm người, nhưng ni sư không cất chứa phẩm vật cúng dường mà quanh năm vẫn dư dả, ni chúng nhiều vô kể và đều được phân phát b́nh đẳng.

Niên hiệu Vĩnh Nguyên thứ ba (501), ni sư viên tịch, thọ tám mươi mốt tuổi.

Lúc ấy, ni sư Tăng Mậu, họ Vương, người Bành Thành, là người sống có tiết độ, ăn uống đạm bạc, lấy việc tu khổ hạnh làm sự nghiệp, đă đem những đồ vật của ni sư tặng tinh xá Trúc Viên để làm vật kỉ niệm.

-HẾT QUYỂN 3-

[^]


[1] Cánh Lăng Văn Tuyên vương 竟陵文宣王: quan tư đồ đời Nam Tề (479-502), tên Tiêu Tử Lương.

[2] Chung sơn 鍾山: núi ở Nam Kinh, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc, cao 468 mét.

[3] Tằng tổ 曾祖: ông tổ bốn đời, tức ông cố nội.

[4] Tính bất diệt 不滅性: bản chất thường trụ, không sinh, không diệt của các pháp.

[5] Tổng tŕ 總持 (S: dharani; Hâ: đà-la-ni): năng lực của trí tuệ tóm thâu, giữ ǵn vô lượng Phật pháp không để cho quên sót.

[6] Tam-muội 三昧 (S: samādhi): trạng thái thiền định, tâm an trụ vào một chỗ, một cảnh.

[7] Nghĩa học 義學: học về lí luận và giải thích danh tướng.

[8] Ba thừa 三乘 (S: trīṇi yānāni): ba xe, dụ cho ba pháp môn chuyên chở chúng sinh vượt qua sinh tử đến bờ niết-bàn. Ba thừa là Thanh văn thừa, Duyên giác thừa và Bồ-tát thừa.

[9] Bát-chu般舟 (S: pratyutpanna): pháp môn tu tập vừa đi vừa niệm Phật vừa quán tưởng.

[10] Hạ đô 下都: thủ đô thứ nh́, chỉ thành phố lớn bậc nh́ trong nước.

[11] Tứ sự : bốn món cần thiết trong sinh hoạt hàng ngày của chúng tăng. Đó là y phục, thức ăn uống, ngọa cụ, thuốc men; hoặc chỉ cho y phục, thức ăn uống, ngọa cụ, pḥng xá.

[12] Bài thơ này c̣n mười chữ nữa nhưng ni sư chỉ nói qua, nay tôi không nhớ rơ.

[13] Tiền Đường 錢塘: tên huyện thời xưa, nay thuộc tỉnh Triết Giang.

[14] Ngũ kinh 五經: năm bộ sách quan trọng của Nho giáo, gồm kinh Thi, kinh Thư, kinh Dịch, kinh Lễ và kinh Xuân thu.

[15] T́ Lăng毘陵: tên một vùng đất thời xưa ở Trung Quốc.

[16] Dự châu豫州: một trong chín châu thời xưa ở Trung Quốc.

[17] Chùa Vương Viên王園寺: chùa ở phía bắc chùa Chỉ Viên.

[18] Nước Sư Tử師子國: nay là đảo Tích-lan.

[19] Diệm : tên huyện ngày xưa, thuộc phía tây nam huyện Thặng, tỉnh Triết Giang ngày nay.


Truyện các vị tỳ-kheo-ni

Tác giả: Đời Tấn, Thích Bảo Xướng, chùa Đại Trang Nghiêm.

Việt dịch: Chúc Giải, Huệ Hạnh, Diệu Tuyền.

Hiệu đính: Định Huệ - Biên tập: Ngộ Bổn

Quyển 4

Truyện 52: NI SƯ TỊNH TÚ Ở CHÙA THIỀN LÂM

Ni sư họ Lương, người Ô Thị, An Định. Tổ tiên của ni sư nhiều đời làm quan tư mă đi dẹp giặc. Cha của ni sư tên là Xán Chi, giữ chức đô hương hầu ở huyện Long Xuyên.

Ni sư tuy nhỏ tuổi, nhưng thông minh, có hiếu hạnh, nhân từ. Năm lên bảy, tự nhiên ni sư thụ tŕ trai giới. Thấy vậy, cha mẹ thỉnh chư tăng đến tụng kinh Niết-bàn. Nghe xong, ni sư không ăn thịt cá, chỉ dùng rau quả, nhưng không dám để cho cha mẹ biết. Nếu thấy cá, lươn, ni sư lén thả chúng.

Sau, ni sư theo sa-môn Phổ Luyện, người nước ngoài, xin thụ tŕ năm giới, tinh tiến ǵn giữ chưa từng trái phạm, lễ Phật, tụng kinh suốt ngày đêm.

Năm mười hai tuổi, ni sư xin xuất gia nhưng cha mẹ không cho phép. Đến khi biết viết chữ, ni sư thường tự chép kinh sách. Ni sư đem tiền bạc, của cải của ḿnh dùng vào việc công đức, không chạy theo thú vui thế gian, không mặc y phục bằng gấm lụa, cũng không trang điểm phấn son.

Ni sư sống thầm lặng như thế đến năm mười chín tuổi mới được cha mẹ cho phép xuất gia, làm đệ tử của ni sư Nghiệp Thủ ở chùa Thanh Viên. Ni sư tận tâm hầu thầy mà vẫn sợ ḿnh làm không vừa ư thầy, siêng tu ba nghiệp sớm tối không dám biếng lười. Đối với những việc tăng sai, ni sư thường là người làm giỏi nhất, gặp điều khổ nhọc th́ siêng năng, chịu khó, gặp việc th́ giải quyết thỏa đáng, nên được thiện thần kính trọng, thường theo hộ tŕ.

Thuở ấy, có ông họ Mă, người đời cho là thần nhân. Thấy ni sư, ông ta nói: “Vị ni sư này sẽ sinh lên cơi trời Đâu-suất”.

Có lần, ni sư cùng hai ni sư khác ngồi thiền trong điện Phật, bỗng nghe trong hư không có tiếng như ḅ rống, hai vị kia sợ hăi, c̣n ni sư th́ vẫn thản nhiên. Khi trở về pḥng lấy đèn, vừa bước lên bậc thềm, hai vị lại nghe trong hư không có tiếng nói: “Chư ni hăy tránh đường, thiền sư Tú trở về!”.

Hôm sau, ni sư cùng mấy vị ni khác ngồi tại pḥng thiền. Có một vị ni đang lúc mơ ngủ th́ thấy có một người ở trong nhà nơi hàng cột đầu tiên nói: “Đừng làm kinh động ni sư Tú!”.

Thời gian sau, ni sư cùng ngồi thiền với các vị ni khác, có một vị ni tạm đứng lên, th́ lại thấy có một người đưa tay ngăn lại và nói: “Đừng làm động tâm ni sư Tú! Mọi cử chỉ, việc làm đều phải tuân theo phép tắc”.

Lần nọ, ni sư muốn thỉnh pháp sư Diệu giảng luật Thập tụng, nhưng chỉ có một ngh́n tiền nên sợ sự việc không thành. Đêm ấy, ni sư mộng thấy các loài chim khách, chim sáo, chim sẻ, mỗi con cưỡi xe lớn-nhỏ xứng với thân h́nh của nó và đồng cất tiếng nói: “Chúng tôi sẽ giúp ni sư Tú trong việc thỉnh giảng bộ luật ấy”. Thế là có đến bảy mươi thí chủ kéo nhau đến cúng dường.

Sau, ni sư lại thỉnh luật sư Pháp Dĩnh giảng lại luật Thập tụng. Vào ngày đầu tiên, nước trong bồn tắm tự nhiên thơm phức. Hôm ấy, ni sư ngồi thiền một ḿnh, không có các vị ni khác; khi xuất thiền v́ sợ ngồi một ḿnh là phạm giới, ni sư đến hỏi luật sư. Luật sư bảo: “Không phạm”.

Một hôm, thấy chư ni chưa thực hành đúng pháp, ni sư than: “Chính pháp chưa xa mà sự tu học đă suy đồi, bản thân không lo sửa đổi cho ngay thẳng th́ làm sao dẫn dắt người khác?”. Ni sư liền hành pháp ma-na-đỏa[1] để tự sám hối trước tiên. Cả chúng thấy vậy, ai cũng làm theo, xét lại những điều lầm lỗi mà hổ thẹn sám hối.

Niên hiệu Nguyên Gia thứ bảy (430), đời Tống, có sa-môn Cầu-na-bạt-ma người Ấn Độ đến kinh đô. Sư là người giữ giới luật tinh nghiêm, nên ni sư lại theo xin thụ giới. V́ đồ chúng ở chùa Thanh Viên có kiến giải không đồng, nên ni sư muốn lập một nơi ở riêng để ngoài th́ giữ ǵn giới luật, trong th́ an trụ thiền định, hầu xứng hợp phần nào với tâm nguyện của ḿnh.

Vào tháng 08 niên hiệu Đại Minh thứ bảy (463), đời Tống, công chúa Nam Xương và Hoàng Tu Nghi cúng dường mảnh đất ở Nghi Tri để ni sư lập tinh xá. Ni sư mặc áo vải gai, ăn lá dâu, đích thân tô bùn, lợp ngói, dốc sức làm suốt ngày đêm để tạo dựng điện Phật, đắp tượng, mọi việc đều chu toàn. Có hơn mười người sống chung với ni sư, ai cũng lấy thiền định làm sự nghiệp.

Niên hiệu Thái Thỉ thứ ba (467), từ sự nhóm họp tu tập của chư ni, Tống Minh đế sắc lệnh đặt tên chùa là Thiền Lâm. Ni sư tự tay chép các kinh và lập riêng một đài kinh đặt ở trong chùa. Hai anh em vua rồng Sa-già-la hiện ra suốt ngày để ủng hộ ni sư, những người quen biết tới lui không ai không trông thấy.

Mỗi khi ni sư thỉnh chư tăng đến cúng dường th́ đều có những hiện tượng ḱ lạ. Có lần, ni sư mở hội cúng dường bảy ngày. Trong lúc đang qú gối, chú tâm quán tưởng, lễ sám, ni sư bỗng thấy có hai vị tăng người Ấn Độ cùng đưa tay ra nói, một vị tự xưng là Di-khư-la, một vị tự xưng là T́-khư-la. Cả hai vị đều mặc ca-sa đỏ thẫm như màu trái dâu chín. Thấy vậy, ni sư lấy bùn đất nhuộm y phục của ḿnh cho giống màu ca-sa của hai vị ấy.

Hôm khác, ni sư lại mở đại hội cúng dường hai ngày, thỉnh năm trăm vị a-la-hán ở ao A-nậu-đạt[2], năm trăm vị a-la-hán ở nước Kế-tân và các vị đại đức ở kinh đô đến dự. Qua ngày thứ hai, lại thấy có một vị tăng người Ấn Độ, đại chúng ai cũng nghi ngờ và cùng đến hỏi thăm. Vị ấy nói: “Tôi từ nước Kế-tân đến đây đă một năm rồi”. Ni sư bảo người giữ cửa ngầm theo dơi, th́ nhiều người cùng thấy vị ấy đi ra từ cửa Tống Lâm, nhưng mới đi được hơn mười bước bỗng nhiên không thấy nữa.

Lại nữa, có lúc ni sư tắm th́ trong ngoài đều yên lặng, chỉ nghe tiếng của chiếc gáo gỗ khua mà không nghe tiếng nước chảy.

Những điềm lành ḱ lạ đều giống như vậy.

Văn Huệ đế và Cánh Lăng Văn Tuyên vương đời Tề kính trọng ni sư, lấy lễ mà đón tiếp và cúng dường không ngớt.

Đến khi tuổi cao, sức yếu, ni sư không thể đi lại được. Niên hiệu Thiên Giám thứ ba (504), đời Lương, vua sắc cho ni sư được ngồi kiệu vào cung.

Ngày 17 tháng 06 niên hiệu Thiên Giám thứ năm (506), [945c] tinh thần mê mẩn, ni sư cũng không ăn uống được.

Ngày 19 tháng 06, pháp sư Tuệ Lệnh ở chùa Bành Thành mộng thấy có điện một cột đẹp đẽ lạ thường. Pháp sư cho rằng, đó là cung trời Đâu-suất và thấy ni sư đang ở trong đó. Pháp sư dặn: “Khi được sinh lên cơi tốt đẹp ấy, ni sư đừng quên đón tôi”. Ni sư thưa: “Pháp sư là bậc đại trượng phu, thông hiểu kinh giáo th́ tự sinh về cơi tốt đẹp ấy”. Nghe ni sư bệnh, pháp sư đến thăm và kể lại những điều trong mộng.

Ngày 13 tháng 07, bệnh t́nh của ni sư có phần thuyên giảm, ni sư mộng thấy tràng phan, bảo cái và nhạc khí giăng treo ở phía tây điện Phật.

Ngày 22, ni sư thỉnh những vị tăng quen biết đến để từ biệt.

Ngày 27, ni sư bảo các đệ tử:

- Thầy sẽ lên cung trời Đâu-suất.

Nói xong, ni sư viên tịch, thọ tám mươi chín tuổi.

Truyện 53: NI SƯ TĂNG NIỆM Ở CHÙA THIỀN LÂM

Ni sư họ Dương, người Nam Thành, Thái sơn[3]. Cha ni sư là một vị quan nhỏ làm việc ở Di châu. Ni sư là cô của pháp sư Đàm Duệ ở chùa Chiêu Đề.

Từ thuở bé, ni sư đă thông minh, tài giỏi và biết trau giồi đức hạnh. Lên mười tuổi, ni sư xuất gia, làm đệ tử của ni sư Pháp Hộ và theo thầy sống ở chùa Thái Hậu. Ni sư là người có tiết tháo cao vời, chuyên tu khổ hạnh, thiền định tinh nghiêm, học rộng, hiểu nhiều, giỏi cả văn lẫn nghĩa. Ni sư ăn uống đạm bạc, thường lễ bái sám hối. Càng lớn tuổi, ni sư càng tinh tiến, tụng kinh Pháp hoa suốt đêm ngày trọn bộ bảy quyển.

Tống Văn đế và Hiếu Vũ đế thường cúng dường ni sư mọi thứ cần dùng.

Niên hiệu Vĩnh Minh thứ mười (492), đời Tề, ni sư đến sống ở chùa Thiền Lâm. Từ đó, thiền pháp ngày càng hưng thịnh, người theo học ngày càng đông. Quan tư đồ Cánh Lăng vương cúng dường mọi thứ cần dùng.

Niên hiệu Thiên Giám thứ ba (504), đời Lương, ni sư viên tịch, thọ chín mươi tuổi. Nhục thân của ni sư được an táng tại làng Trung Hưng, huyện Mạt Lăng.

Truyện 54: NI SƯ ĐÀM HUY Ở CHÙA TRƯỜNG LẠC, THÀNH ĐÔ

Ni sư họ Thanh Dương, tên là Bạch Ngọc, người Thành Đô. Thuở nhỏ, ni sư thích xuất gia nhưng cha mẹ không cho phép.

Niên hiệu Nguyên Gia thứ chín (432), thiền sư Cương-lương-da-xá người Ấn Độ vào đất Thục hoằng truyền pháp môn thiền quán. Năm ấy, ni sư mười một tuổi. Lúc đó, ni sư thưa mẹ thỉnh thiền sư dạy thiền pháp và được mẹ đồng ư. Vừa thấy ni sư, thiền sư khen: “Cô bé này có căn cơ đối với Phật pháp, nên cho cô tu tập”. Thiền sư c̣n dặn ni sư Pháp Dục cho cô ta ở bên cạnh.

Trước đây, người mẹ đă hứa gả ni sư cho con trai của một người cô. Ngày xuất giá, người mẹ dặn: “Con không được thay đổi mà có ư định khác”. Trước t́nh cảnh này, ni sư Pháp Dục lén đưa ni sư về chùa. Từ đó, ni sư dũng mănh phát nguyện: “Nếu chí nguyện xuất gia của con không thành mà bị ép lập gia đ́nh, th́ con sẽ tự thiêu”.

Nghe tin này, Quan thứ sử Chân Pháp Sùng sai người đến đón ni sư, tập hợp các vị quan và những người có uy tín, đồng thời thỉnh chư ni t́m mọi cách để vượt qua nạn này. Pháp Sùng hỏi:

- Cô đă suy nghĩ kĩ về việc xuất gia chưa?

Ni sư đáp:

- Tôi phát nguyện xuất gia đă lâu rồi, cúi xin ông giúp đỡ cho tôi được toại nguyện.

Pháp Sùng nói:

- Được rồi!

Thế là ông cho người đến thuyết phục người mẹ của chàng trai và được bà chấp thuận.

Từ đó, ni sư xuất gia, làm đệ tử của ni sư Pháp Dục. Năm ấy, ni sư mười ba tuổi. Sau khi xuất gia, ni sư theo học và thực tập thiền quán với ni sư Pháp Dục. Vừa nhận lĩnh được thiền pháp, ni sư nhập định ngay tại ṭa ngồi cuối cùng và thấy ở phương đông có hai vầng ánh sáng: một vầng màu trắng sáng rỡ như mặt trời, một vầng màu xanh mát dịu như mặt trăng. Đang ở trong định, ni sư nghĩ: “Ánh sáng màu trắng nhất định là đạo bồ-tát, ánh sáng màu xanh là pháp thanh văn; nếu quả đúng như vậy th́ hăy khiến cho vầng ánh sáng xanh mất đi, vầng ánh sáng trắng sáng rực lên”. Ngay khi ni sư khởi nghĩ như vậy, vầng ánh sáng xanh biến mất, vầng ánh sáng trắng sáng rực lên. Xuất định, ni sư đem điều ấy thưa với thầy.

Ni sư Pháp Dục vốn là người giỏi về thiền quán, nghe nói vậy, hoan hỉ khen: “Lành thay!”. Lúc ấy, hơn bốn mươi người cùng ngồi thiền, ai cũng khen là điều hiếm có.

Nghe tin này, chàng thanh niên kia sinh tâm nghi ngờ, cho đó là điều tà vạy, nên đến buộc ni sư trở về nhà. Lúc ấy, ni sư mười sáu tuổi. Ni sư sai người nữ công quả canh chừng để không bị bức hại. Chàng thanh niên không biết làm thế nào, liền đi báo quan. Quan thứ sử khen ngợi, cho là điều ḱ lạ, nên đến hỏi ngài Cương-lương-da-xá. Ngài bảo: “Vị ni này có căn tính linh lợi, đừng làm trái ư cô ta. Nếu gia đ́nh chàng trai muốn phân giải điều này th́ chỉ là việc làm uổng công, không đáng. Bần đạo đă già rồi, cũng tùy hỉ theo cô ấy”. Quan thứ sử về giải thích cho anh ta nghe như thế.

Sau, ngay trong định, ni sư tự ngộ được Phật tính, thường trụ trong giáo nghĩa b́nh đẳng của Đại thừa mà không cần thầy chỉ dạy. Bấy giờ, các bậc thầy nổi tiếng t́m nhiều cách vấn nạn, nhưng không ai có thể làm cho ni sư khuất phục. Từ đó, danh tiếng của ni sư vang khắp, xa gần đều qui phục.

Niên hiệu Nguyên Gia thứ mười chín (442), đời Tống, Lâm Xuyên vương tên là Lâm Nam Duyện từ xa đến trấn nhậm nơi này. Năm ấy, ni sư hai mươi mốt tuổi. Lúc đó, phiêu kị[4] tướng quân Mục Thiểm lại đưa ni sư đến sống ở vùng Nam Sở[5]. Nam nữ, tăng tục khoảng một ngh́n hai trăm người đều tôn ni sư làm thầy. Năm tháng dần trôi, ni sư nhớ về mẹ hiền nên xin trở về quê.

Ni sư là người có đức hạnh cao vời, đệ tử ngày càng đông. Ni sư cho xây tháp miếu, điện đường, pḥng tăng ở phía tây bắc Thị Kiều, không bao lâu đă hoàn thành. Ni sư lại xây thêm ba ngôi chùa đều hoàn thành một cách nhanh chóng thần ḱ, ai cũng khen ngợi, cho ni sư là người có thần lực.

Niên hiệu Thiên Giám thứ ba (504), ni sư viên tịch, thọ tám mươi ba tuổi.

Thời gian đầu, Trương Tuấn theo cha mẹ đến sống ở Ích châu. Có lần, ông cùng đi với khoảng ba mươi người khách nhưng không tính trước là đi đâu. Họ vừa ngồi xuống th́ ngay lúc đó có các loại trái cây đúng mùa thơm ngon, quí lạ tự nhiên rơi xuống. Sau, quan thứ sử Lưu Thuân có lần dẫn quân đi ngang qua đó th́ cũng thấy như vậy.

Một hôm, Lương Tuyên Vũ vương định đem phẩm vật đến nhờ ni sư thiết lễ cúng dường hơn một trăm vị, nhưng vương chưa thưa với ni sư mà đến giữa trưa đă có hơn ba trăm vị tăng tự đến, cộng với những người pḥ tá vương là gần bốn trăm vị. Sắp đến giờ cúng dường, vương bảo người hầu đến nhờ người dọn thức ăn. Ngay khi vương sai người vào, th́ chỉ thấy hai đệ tử và hai người hầu đă dọn sẵn thức ăn mà hoàn toàn không tốn công sức hay tiền của. Vương lại càng khen ngợi ni sư không ngớt lời.

Có người hỏi:

- Tôi thấy tài sản của ni sư và của các đệ tử không hơn những gia đ́nh bậc trung mà ni sư làm ǵ cũng như thần biến. Sao lại có sự nhiệm mầu như thế?

Ni sư trả lời:

- Bần đạo không bao giờ cất chứa của cải cho riêng ḿnh, nếu muốn làm việc ǵ th́ chỉ cần năm ba tiền vàng mà thôi, rồi tự nhiên có lại, nhưng tôi không biết v́ sao mà có được như vậy. V́ thế, nhiều người bàn tán cho rằng, tôi có một kho tàng vô tận.

Cùng thời ấy, có ni sư Hoa Quang, họ Tiên, là người thâm nhập về thiền quán, thông suốt nghĩa lí vi diệu, xem hết ba tạng kinh điển, thông cả học thuyết của bách gia[6], lại giỏi về văn chương. Ni sư viết những bài kệ tụng ca ngợi ni sư Đàm Huy với ngôn từ chuẩn xác, ư nghĩa thanh cao, chẳng khác ǵ những bài thơ trong kinh Thi.

Truyện 55: NI SƯ PHÙNG Ở CHÙA ĐÔ LANG TRUNG,CAO XƯƠNG, NƯỚC NGỤY

Ni sư họ Phùng, người Cao Xương[7]. Người đương thời kính trọng nên lấy họ để gọi ni sư.

Năm ba mươi tuổi, ni sư xuất gia, sống ở chùa Đô Lang Trung, Cao Xương, cơm rau đạm bạc, ăn ngày một bữa trưa, giữ ǵn giới luật và chuyên tu khổ hạnh. Lần nọ, ni sư đốt sáu ngón tay để cúng dường tam bảo, ngón nào cũng cháy đến bàn tay. Ni sư tụng kinh Đại bát-niết-bàn ba ngày một bộ.

Lúc ấy, có pháp sư Pháp Huệ là vị tinh tiến hơn người, làm thầy y chỉ cho ni chúng cả vùng Cao Xương. Một hôm, ni sư thưa với pháp sư:

- A-xà-lê[8] chưa được hoàn hảo, Phùng sẽ làm thiện tri thức[9] cho a-xà-lê. A-xà-lê hăy đến pháp hội chùa Kim Hoa, nước Qui-tư[10] để nghe sư Trực Nguyệt thuyết giảng và sẽ nhận lĩnh được pháp thù thắng.

Nghe theo lời ni sư, pháp sư đến chùa ấy gặp sư Trực Nguyệt. Sư Trực Nguyệt vui mừng, lấy một lít rượu nho đưa pháp sư uống. Pháp sư ngạc nhiên, thưa:

- Con đến đây để cầu pháp thù thắng, sao thầy lại đưa rượu cho con uống? Rượu là vật phi pháp, con không uống đâu!

Lập tức, sư Trực Nguyệt vỗ vào lưng pháp sư và đuổi ra ngoài. Pháp sư lại nghĩ: “Ta đă từ xa đến đây mà chưa thành tựu ư nguyện, có lẽ ta không nên trái mệnh”.

Ngay đó, pháp sư uống một hơi, nên bị say, ói mửa, mê man, chẳng hay biết ǵ. Sư Trực Nguyệt liền bỏ đi nơi khác. Khi tỉnh rượu, pháp sư biết ḿnh phạm giới, cảm thấy rất hổ thẹn, tự đánh ḿnh, trách điều đă làm và muốn tự vẫn. Nhân đó, pháp sư nhập thiền định và đắc quả thứ ba[11].

Sư Trực Nguyệt trở về và hỏi:

-  Đắc quả rồi sao?

Pháp sư trả lời:

-  Thưa, phải!

Từ đó, pháp sư trở về Cao Xương, đi chưa được hai trăm dặm, hoàn toàn không ai báo tin mà từ xa ni sư Phùng đă gọi ni chúng ra nghinh đón.

Những việc dự đoán như thế rất nhiều. Ni chúng vùng Cao Xương ai cũng tôn ni sư làm thầy.

Niên hiệu Thiên Giám thứ ba (504), đời Lương, ni sư viên tịch, thọ chín mươi sáu tuổi.

Truyện 56: NI SƯ HUỆ THẮNG Ở CHÙA NHÀN CƯ, NƯỚC LƯƠNG

Ni sư họ Đường, người Bành Thành. Cha ni sư tên là Tăng Trí, ngụ cư tại huyện Kiến Khang. Ni sư phát nguyện xuất gia từ thuở nhỏ, nhờ bản tính ngay thẳng, điềm đạm, tự lập, ít nói, nhưng hễ nói là làm, cả ngày không ra khỏi cửa, nên hễ ai gặp ni sư cũng đều kính trọng.

Niên hiệu Nguyên Gia thứ hai mươi mốt (444), đời Tống, lúc mười tám tuổi, ni sư xuất gia, làm đệ tử của ni sư Tịnh Tú và sống ở chùa Thiền Lâm. Sau khi thụ giới cụ túc, ni sư giảng kinh Pháp hoa, theo ni sư Tự ở chùa Tập Thiện học năm môn thiền[12].

Sau, ni sư theo sư Huệ Ẩn ở chùa Thảo Đường và sư Pháp Dĩnh ở chùa Linh Căn tu tập hết các pháp quán hạnh, thấy được tướng ḱ lạ và có sự chứng đắc nhiệm mầu, nhưng ni sư giữ kín trong ḷng. Có người biết, đến hỏi th́ ni sư nói: “Tội không có nhẹ hay nặng, chỉ cần ngay đó phát lộ, thành khẩn sám hối suốt ngày đêm là được”. Kẻ sang, người hèn đều tôn kính ni sư và cúng dường không ngớt.

Niên hiệu Thiên Giám thứ tư (505), đời Lương, ni sư viên tịch, thọ tám mươi mốt tuổi, nhục thân được an táng tại núi Bạch Bản.

Truyện 57: NI SƯ TỊNH HIỀN Ở CHÙA ĐÔNG THANH VIÊN

Ni sư họ Hoằng, người Vĩnh Thế, sống ở chùa Đông Thanh Viên. Ni sư có tài năng kiệt xuất, thích tu thiền định, thông suốt kinh luật, lời nói hợp với kinh điển, tuy không giảng nói nhưng ni sư nghiên cứu tinh tường yếu chỉ kinh văn.

Tống Văn đế khen ngợi ni sư. Tương Đông vương lúc c̣n nhỏ khi ngủ thường giật ḿnh hoảng sợ v́ ác mộng, nhà vua bảo nên theo ni sư thụ ba qui y, th́ quả nhiên nỗi sợ hăi ấy không c̣n nữa. Từ đó, Tống Văn đế càng khen ngợi, kính trọng, cúng dường, tiếp đăi vừa như người thân vừa như khách quí.

Đến khi lên ngôi, Minh đế lấy lễ mà đón tiếp ni sư, lại càng kính trọng và cúng dường nhiều hơn, lập đàn cúng dường, mở hội thuyết giảng liên tục. Các danh sĩ đương thời không ai không trọng vọng. Sau, ni sư đảm nhiệm chức tổng quản tự viện suốt hơn mười năm.

Niên hiệu Thiên Giám thứ tư (505), đời Lương, ni sư viên tịch, thọ bảy mươi lăm tuổi.

Lại có các ni sư Huệ Cao, Bảo Ngung đều là những vị nổi tiếng. Ni sư Huệ Cao chuyên ngồi thiền, tụng kinh, siêng làm việc chúng. Ni sư Bảo Ngung chuyên tụng kinh Pháp Hoa, thông suốt các môn quán hạnh.

Truyện 58: NI SƯ TỊNH UYÊN Ở CHÙA TRÚC VIÊN

Ni sư họ Thời, người Cự Lộc. Thuở nhỏ, ni sư đă có trí sáng như người lớn. Khoảng năm sáu tuổi, ni sư thường nhóm cát làm tháp và khắc gỗ thành tượng Phật, đốt hương lễ lạy trọn ngày vẫn không thấy đủ. Mỗi khi nghe người nói điều ǵ mà chưa hiểu rơ, ni sư liền hỏi lại đến khi nắm vững nghĩa lí mới thôi.

Năm hai mươi tuổi, ni sư xuất gia. Một hôm, ni sư nhớ cha mẹ đến nỗi không ăn, không ngủ, chỉ uống nước và giữ trai giới, ai can ngăn, ni sư cũng không nghe, suốt bảy ngày như thế. Từ đó về sau, ni sư ăn rau, ngày một bữa trưa, giữ giới, nhẫn nhục, chuyên tu khổ hạnh, không cần người khuyên bảo, nên thầy bạn quí kính, mọi người đều khen ngợi.

Tề Văn đế rất khâm phục, trọng vọng, cúng dường mọi thứ cần dùng và nhiều lần gửi thư qua lại thưa hỏi về Phật pháp.

Niên hiệu Thiên Giám thứ năm (506), đời Lương, ni sư viên tịch, thọ bảy mươi mốt tuổi.

Truyện 59: NI SƯ TỊNH HẠNH Ở CHÙA TRÚC VIÊN

Ni sư là người em thứ năm của ni sư Tịnh Uyên. Từ nhỏ, ni sư đă thông minh tài giỏi, có kiến thức sâu rộng, ư chí mạnh mẽ, phong thái ung dung, cử chỉ nhanh nhẹn, trội hơn mọi người.

Lớn lên, ni sư quen biết với người họ Tang là vợ của Thái Mạt lệnh Quách Hiệp. Hiệp muốn hại vợ ḿnh nhưng điều ấy đă bị tiết lộ ra ngoài. Ni sư nhờ người anh can ngăn Hiệp nhưng Hiệp không nghe theo, ni sư lén nói cho người họ Tang biết th́ cô ấy không tin. Ni sư cầm tay cô ấy mà ḷng nghẹn ngào rơi lệ, rồi trở về. Một hai hôm sau, quả nhiên Hiệp đă hại vợ ḿnh.

Năm lên mười bảy tuổi, ni sư xuất gia với ni sư Pháp Thí và sống ở chùa Trúc Viên, học luận Thành thật, luận A-t́-đàm tâm, kinh Niết-bàn, kinh Hoa nghiêm[13]. Mỗi khi gặp các bộ kinh luận, ni sư không những thông đạt yếu chỉ mà c̣n nghiên cứu nghĩa lí sâu xa, luận giải sâu rộng.

Cánh Lăng Văn Tuyên vương Tiêu Tử Lương đời Tề cúng dường đầy đủ mọi thứ cần dùng. Hai vị pháp sư Tăng Tông và Bảo Lượng thường khen ngợi ni sư là người đặc biệt và mời thuyết giảng với số thính chúng đến mấy trăm người. Các pháp sự trong chùa và dinh thự được tổ chức liên tục, nhưng những người tài giỏi đương thời không ai vượt trội hơn ni sư.

Cánh Lăng vương muốn chọn một người làm tăng lục[14] trong số những vị cùng lớp với ni sư, nhưng không có ai sánh bằng ni sư. Sau, có ni sư Thông Lăng là người có tài năng kiệt xuất, biện luận như thần, nên ni sư thường gần gũi ni sư Thông Lăng. Trong chúng ai cũng xem hai vị ấy là bậc tài giỏi, đáng làm gương cho người đời sau học hỏi. Tuy tuổi cao, ni sư vẫn thích thiền quán, ăn uống đạm bạc, chuyên tu khổ hạnh. Hoàng đế nghe danh, vô cùng khen ngợi.

Niên hiệu Thiên Giám thứ tám (509), ni sư viên tịch, thọ sáu mươi sáu tuổi, nhục thân được an táng tại Chung sơn.

Truyện 60: NI SƯ LỆNH NGỌC Ở CHÙA NAM TẤN LĂNG

Ni sư họ Thái, người Kiến Khang, xuất gia từ thuở nhỏ, làm đệ tử của ni sư Tịnh Diệu và ở trong thiền pḥng chùa Hà Hậu.

Ni sư Tịnh Diệu là người giữ giới hạnh tinh nghiêm, có đạo nghiệp hơn người.

Lúc c̣n nhỏ, ni sư hầu thầy; lớn lên, càng cung kính, siêng năng, không chút biếng lười. Vừa thụ mười giới[15], ni sư đă có uy nghi đáng kính. Đến khi thụ giới cụ túc, ni sư giữ giới hạnh trong sáng tợ như băng tuyết, học thông năm bộ luật[16], nghiên cứu tinh tường giáo nghĩa vi diệu và thường giảng nói cho mọi người.

Thiệu Lăng vương đời Tống hết ḷng kính phục ni sư và mời về làm chủ chùa Nam Tấn Lăng, nhưng ni sư một mực từ chối. Lăng vương không mời được ni sư, nên đem việc này tŕnh với Nguyên Huy. Nguyên Huy ban sắc mời ni sư lần nữa. Cuối cùng, không từ chối được, ni sư về làm chủ chùa nhiều năm, không kiêu ngạo mà thẳng thắn, không khắt khe mà uy nghiêm.

Niên hiệu Thiên Giám thứ tám (509), đời Lương, ni sư viên tịch, thọ bảy mươi sáu tuổi.

Sau, lại có các ni sư như Lệnh Huệ, Giới Nhẫn, Huệ Lực… đều là những vị nổi tiếng. Ni sư Lệnh Huệ chuyên tụng các kinh như Diệu pháp liên hoa, Duy-ma, Thắng Man…, lại tu khổ hạnh, ăn uống đạm bạc, tài năng xuất chúng, đáng làm gương cho mọi người. Ni sư Giới Nhẫn th́ thông minh, ham học, những ǵ đă xem qua th́ không quên. Ni sư Huệ Lực là người thông tuệ, học vấn uyên bác, nhưng không kiêu ngạo.

Truyện 61: NI SƯ TĂNG THUẬT Ở CHÙA NHÀN CƯ

Ni sư họ Hoài, người Bành Thành. Cha ni sư tên là Tăng Trân, ngụ cư tại huyện Kiến Khang. Thuở nhỏ, ni sư đă có chí tu đạo, tám tuổi đă ăn chay.

Lên mười chín tuổi, nhằm niên hiệu Nguyên Gia thứ hai mươi bốn (447), đời Tống, ni sư xuất gia với ni sư Tịnh Tú ở chùa Thiền Lâm, trau giồi đức hạnh, sống kham khổ, không trái phạm thanh qui, chuyên tâm t́m đọc kinh luật, không bộ nào không xem qua. Sau, ni sư dốc sức nghiên cứu toàn bộ văn nghĩa của luật Thập tụng, lại theo hai vị pháp sư Ẩn và pháp sư Thẩm thụ học các phép quán sâu mầu và các môn tam-muội. Thế rồi, ni sư trở về chùa Thiền Lâm, được các thiền sinh tôn làm thầy. Từ đó, mọi người tấp nập kéo về khiến ngôi chùa trở nên ồn náo. Nhân đó, ni sư có ư định ẩn cư.

Mẹ của Lâm Xuyên vương đời Tống tên là Trương Quí Tần nghe danh ni sư, sửa ngôi nhà của ḿnh thành chùa để cúng dường ni sư. Thời ấy tuy chưa được phép của nhà vua, nhưng bà đă vội xây dựng.

Đến ngày mồng 01 tháng 09 niên hiệu Nguyên Huy thứ hai (474), mẹ của Nhữ Nam vương là Ngô Sung Hoa tâu lên vua, vua liền ban sắc cho xây cất. Lúc ấy, bà cho xây giảng đường, chính điện, pḥng ốc… hơn năm mươi gian. V́ ni sư cùng hai mươi người bạn đồng tu chuyên lấy thiền định làm vui, nên chùa có tên là Nhàn Cư. Trong mọi cử chỉ hành động, ni sư đều giữ nét thanh cao, không chạy theo vẻ hào nhoáng bên ngoài.

Vào khoảng cuối đời Tống[17] đầu đời Tề[18], đạo đức xă hội rối ren, ni sư vừa thiền vừa tịch, nên không bị cảnh trần quấy nhiễu. Văn Huệ đế và Cánh Lăng Văn Tuyên vương đời Tề rất kính trọng ni sư, lấy lễ mà đón tiếp, trang trí khắp chùa chỗ nào cũng đẹp đẽ, sáng sủa, cúng dường quanh năm chưa từng ngừng nghỉ.

Đến đời Đại Lương (502-557), đất nước thái b́nh, người dân có đạo đức, tăng tục đều kính ngưỡng ni sư, mọi người khắp nơi đều kéo về đông đảo. Tuy nhiên, ni sư không cất chứa tiền của cho riêng ḿnh, được cúng dường bao nhiêu th́ ban phát bấy nhiêu, có khi cúng dường cho bốn chúng, có khi dùng vào việc phóng sinh… Ni sư c̣n quyên góp để đúc năm bức tượng bằng vàng rất đẹp, chép hơn một ngh́n quyển kinh, luật và đều được viết trên lụa, có trục cuốn, trang trí bằng vật báu rất trang trọng.

Niên hiệu Thiên Giám thứ mười bốn (515), ni sư viên tịch, thọ tám mươi bốn tuổi, nhục thân được an táng tại phía nam Chung sơn.

Truyện 62: NI SƯ DIỆU Y Ở CHÙA TÂY THANH VIÊN

Ni sư họ Lưu, người Kiến Khang. Từ thuở bé, ni sư đă biểu lộ tư chất thông minh. Ni sư xuất gia thuở nhỏ, sống ở chùa Tây Thanh Viên, giữ giới hạnh trong sạch, tâm trí sáng suốt, hết ḷng kính tin tam bảo và thường bố thí cúng dường, không có tâm cất chứa của cải. Ni sư rất thích luận bàn và rất khéo ứng đối, tụng các kinh: Đại niết-bàn, Pháp hoa, Thập địa… mỗi bộ hơn ba mươi lần, lại giảng luật Thập tụng, kinh T́-ni mẫu…, tùy hoàn cảnh mà dẫn dắt chúng sinh, đem lại rất nhiều lợi ích.

Niên hiệu Thiên Giám thứ mười hai (513), ni sư viên tịch, thọ bảy mươi tuổi.

Truyện 63:   NI SƯ HUỆ HUY Ở CHÙA LẠC AN

Ni sư họ Lạc, người Thanh châu. Mới sáu tuổi, ni sư đă thích xuất gia nhưng cha mẹ không cho phép.

Đến năm mười một tuổi, ni sư không ăn các thứ bổ dưỡng, cay nồng, sống an nhàn, đạm bạc, dung mạo thanh cao, thường tụng kinh Đại niết-bàn kinh Pháp hoa.

Năm mười bảy tuổi, ni sư theo cha đến kinh đô, tinh tiến, dũng mănh, làm những việc người khác không làm được. Cha mẹ thương yêu nên bằng ḷng cho ni sư được toại nguyện.

Năm mười tám tuổi, ni sư xuất gia và sống ở chùa Lạc An. Ni sư theo bốn vị pháp sư: Bân, Tế, Nhu, Thứ nghe giảng luận Thành thật và các kinh như kinh Niết-bàn

Trong hơn mười năm ni sư nghiên cứu giáo lí, chư ni ở kinh đô đều theo ni sư học hỏi. Từ đó, các hội thuyết pháp diễn ra liên tiếp, mọi người khắp nơi kéo về đông đảo. Ni sư giảng nói không ngừng, thiền tụng liên tục, nhiếp tâm chính niệm quên cả ngày đêm. Tất cả vua quan, kẻ sang, người hèn… không ai không kính trọng ni sư. Thí chủ khắp nơi kéo nhau đến cúng dường quanh năm. Tất cả tài vật có được ni sư đều dùng vào việc chép kinh, đúc tượng…, hễ nơi nào cần th́ ni sư đều đem đến cúng dường. Bấy giờ, những chỗ hư dột trong chùa Lạc An đều được ni sư tu bổ lại khiến cho cảnh chùa trở nên mới đẹp.

Niên hiệu Thiên Giám thứ mười ba (514), ni sư viên tịch, thọ bảy mươi ba tuổi, nhục thân được an táng ở đồi Thạch Đầu.

Thời ấy c̣n có ni sư Huệ Âm thường lấy việc tụng kinh, lạy Phật làm sự nghiệp.

Truyện 64:   NI SƯ ĐẠO QUÍ Ở CHÙA ĐỂ SƠN

Ni sư họ Thọ, người Trường An. Thuở nhỏ, ni sư là người vui ḥa, chất phác, sống trong sạch, b́nh dị, chuyên nghiên cứu nguyên lí biến hóa của sự vật cốt để tự sách tấn và hoàn thiện bản thân. Ni sư sống khổ hạnh hơn người, phát nguyện rộng lớn hóa độ muôn loài, không ăn thịt cá, lấy việc cứu giúp chúng sinh làm bản nguyện, mặc y phục thô xấu chỉ đủ che thân, tụng kinh Thắng Man[19], kinh Vô Lượng Thọ[20]… không kể ngày đêm. Cha mẹ thương yêu nên cho ni sư xuất gia.

Năm mười bảy tuổi, ni sư xuất gia, xem hết kinh luật, nghiên cứu văn nghĩa. Ni sư không màng đến danh vọng, chỉ lấy việc tu học làm sự nghiệp, quán cảnh để vào định, trong mọi cử chỉ đều không xao lăng, luôn sám hối, phát nguyện với những lời bi ai thống thiết khiến người nghe phải động ḷng, tự chỉnh đốn lại ḿnh.

Cánh Lăng Văn Tuyên vương Tiêu Tử Lương đời Tề rất tử tế và kính trọng ni sư. Khi vương xây chùa Đỉnh Sơn để qui tụ những vị tu thiền và thỉnh ni sư làm tri sự th́ ni sư một mực từ chối, song thỉnh làm thiền chủ th́ ni sư nhận lời. Từ đó, ni sư sống ở chốn thiền lâm này cho đến trọn đời. Dẫu gặp mây giăng mịt mù, tuyết rơi đầy núi, ni sư vẫn ngồi yên thiền định, chưa từng bỏ dỡ. Những phẩm vật có được do mọi người kính tin cúng dường ni sư đều dùng vào việc tô bồi phúc nghiệp, dù mảy may cũng không dám dùng riêng cho ḿnh.

Niên hiệu Thiên Giám thứ mười lăm (516), ni sư viên tịch, thọ tám mươi sáu tuổi, nhục thân được an táng tại phía nam Chung sơn.

Truyện 65: NI SƯ PHÁP TUYÊN Ở CHÙA CHIÊU MINH, SƠN ÂM

Ni sư họ Vương, người huyện Diệm. Ḍng dơi bên cha đời đời phụng thờ chính pháp. Từ nhỏ, ni sư đă có chí xuất trần. Mới bảy tuổi, ni sư đă ăn chay, sống khổ hạnh.

Năm mười tám tuổi, ni sư tụng kinh Pháp hoa, thuộc làu từ đầu đến cuối và hiểu rơ yếu chỉ của kinh. Lúc nào người ta cũng thấy có phướn lọng che ni sư. Bỗng một hôm, có một thanh niên đến xin kết hôn, nhưng ni sư từ chối.

Đến năm hai mươi bốn tuổi, ni sư được cha mẹ đưa đến chùa Tề Minh, huyện Diệm, xin phép ni sư Đức Lạc xuất gia và tu học tại đây. Từ đó, phướn lọng che ni sư tự nhiên biến mất. Ni sư xem hết kinh sách, hiểu sâu nghĩa lí các kinh. Sau khi thụ giới cụ túc, những người học đạo có tiếng tăm trong làng thời ấy không ai không kính phục ḷng chí thành của ni sư.

Đến cuối đời Tống, có pháp sư Tăng Nhu đi khắp miền đông Trung Quốc thuyết giảng kinh luận. Thế là ni sư một ḿnh lặn lội, có khi vào núi Thô[21], núi Thặng[22], rồi đến Vũ Huyệt[23], có khi lên Linh Ẩn[24], có khi qua Cô Tô[25]… Đối với chỉ thú Số luận[26] của ngài Tăng Nhu, yếu nghĩa kinh sách của ngài Huệ Cơ, ni sư đều thông suốt những chỗ vi diệu, nghiên cứu những phần sâu xa.

Vào niên hiệu Vĩnh Minh (483-493), đời Tề, ni sư lại theo pháp sư Huệ Hi học luật Thập tụng, ăn uống càng kham khổ, kiến thức càng sâu rộng. Sau đó, ni sư đến sống ở chùa Chiêu Minh, Sơn Âm, lần lượt giảng kinh luật, danh tiếng càng vang xa. Ni sư không giữ của cải cho riêng ḿnh. Đối với những phẩm vật cúng dường ni sư đều đem sửa sang chùa chiền, đắp vẽ hoa văn giống như thần làm, lại c̣n chép kinh, đúc tượng… tất cả đều tốt đẹp.

Các vị như Trương Viện, Dĩnh Xuyên, Dữu Vịnh ở quận Ngô, Chu Ngung ở Nhữ Nam là những bậc nổi tiếng thời ấy đều đến kính lễ ni sư. Ba Lăng vương Tiêu Chiếu Trụ, người nước Tề ra trấn nhậm ở vùng Cối Kê, càng cung kính đón tiếp ni sư nồng hậu. Hoành Dương vương Nguyên Giản, người nước Lương khi đến quận này, cũng tôn ni sư làm thầy.

Niên hiệu Thiên Giám thứ mười lăm (516), đời Lương, ni sư viên tịch, thọ tám mươi ba tuổi.

-HẾT QUYỂN 4-

[^]


[1] Ma-na-đỏa 摩那埵 (S: mānatta): phương pháp diệt tội và sám hối của một vị t́-kheo-ni khi phạm trọng tội tăng tàn.

[2] Ao A-nậu-đạt耨達池 (S: Anavatapta): ao ở phía bắc núi Đại Tuyết, phía nam núi Hương Túy (S: Gandhamādana, có lẽ là núi Kailana ngày nay). Tương truyền ao này là nơi bắt nguồn của bốn con sông lớn ở Thiên Trúc thuộc cơi Diêm-phù đề.

[3] Thái sơn 泰山: ngọn núi ở miền trung tỉnh Sơn Đông, xưa gọi là Đông Nhạc; một trong năm ngọn núi lớn ở Trung Quốc.

[4] Phiêu kị 驃騎: danh hiệu đời xưa đặt cho bậc đại tướng.

[5] Nam Sở 南楚: tên một vùng đất ngày xưa. Vào thời Xuân Thu Chiến Quốc, nước Sở ở phía nam Trung Nguyên nên người đời sau gọi vùng đất ấy là Nam Sở.

[6] Bách gia 百家: tên gọi chung các học giả Trung Quốc thời Xuân Thu Chiến Quốc gồm 189 người, mỗi người giỏi một môn.

[7] Cao Xương 高昌: một nước cổ ở Tây Vực, nằm trong khu vực Karakhoja phía đông nam huyện Thổ-lỗ-phồn, tỉnh Tân Cương ngày nay.

[8] A-xà-lê 阿闍梨 (S: acārya; Hd: quĩ phạm sư, giáo thụ): người dạy dỗ đệ tử khiến mọi việc làm của đệ tử đều trang nghiêm, đúng pháp; chính bản thân cũng xứng đáng làm bậc thầy gương mẫu cho đệ tử noi theo. Ở đây chỉ pháp sư Pháp Huệ.

[9] Thiện tri thức 善知識: người chân chính ngay thẳng, có đức hạnh, có khả năng giáo hóa, dẫn dắt người khác tu chính đạo.

[10] Nước Qui-tư茲國 (S: Kucīna): một nước xưa thuộc Tây Vực, nay là vùng Trung Á, tên gọi hiện nay là Kucha, là khu vực trọng yếu ở phía nam Thiên sơn thuộc Tân Cương.

[11] Quả thứ ba三果 (S: Anāgāmin; Cg: A-na-hàm quả; Hd: bất lai): quả vị thứ ba trong bốn quả thanh văn, là quả vị của bậc thánh đă đoạn hết chín phẩm tư hoặc ở cơi Dục và không c̣n thụ sinh trở lại cơi Dục nữa.

[12] Năm môn thiền門禪: năm pháp quán để dứt trừ phiền năo mê hoặc. Đó là quán bất tịnh, quán từ bi, quán nhân duyên, quán giới phân biệt và quán sổ tức.

[13] Hoa nghiêm 華嚴 (S: Buddhāvataṃsaka-mahāvaipulya-sūtra): bộ kinh trọng yếu của Phật giáo Đại thừa, cũng là pháp môn tự nội chứng mà Như Lai tuyên thuyết cho các bồ-tát thượng vị như bồ-tát Văn-thù, bồ-tát Phổ Hiền sau khi Ngài thành đạo dưới cội bồ-đề.

[14] Tăng lục僧錄: chức tăng quan có trách nhiệm quản lí việc ghi chép, lưu giữ danh sách tăng ni và bổ nhiệm các tăng quan khác.

[15] Mười giới 十戒: mười giới của sa-di-ni. Đó là 1. Không được giết hại chúng sinh; 2. Không được gian tham trộm cắp; 3. Không được dâm dật; 4. Không được nói dối; 5. Không được uống rượu; 6. Không được đeo tràng hoa hay ướp nước hoa, xoa hương phấn sáp vào ḿnh; 7. Không được làm tṛ nhạc, ca múa hát xướng và cố đi xem nghe; 8. Không được nằm giường cao tốt rộng lớn; 9. Không được ăn phi thời; 10. Không được cầm giữ vàng bạc của báu.

[16] Năm bộ luật: năm bộ luật của năm bộ phái khác nhau được năm vị đệ tử của ngài Ưu-ba-cúc-đa (tổ thứ năm) truyền từ khoảng một trăm năm sau Phật nhập diệt. Đó là Đàm-vô-đức bộ, Tát-bà-đa bộ, Di-sa-tắc bộ, Ca-diếp-di bộ và Ma-ha tăng-ḱ bộ.

[17] Đời Tống: từ năm 420 đến năm 479.

[18] Đời Tề: từ năm 479 đến năm 502.

[19] Thắng Man 勝鬘 (S: Śrīmālā-siṃha-nāda-sūtra; Gđ: Thắng Man sư tử hống Nhất thừa đại phương tiện phương quảng kinh): kinh gồm 1 quyển, do ngài Cầu-na-bạt-đà-la dịch vào đời Lưu Tống thuộc Nam triều, Trung Quốc, được xếp vào Đại chính tạng, tập 12. Kinh này là một trong những tác phẩm tiêu biểu cho kinh điển thuộc hệ thống Đại thừa Như Lai tạng. Nội dung kinh nói về việc phu nhân Thắng Man lập mười đại nguyện, ba đại nguyện trước đức Thích Tôn, đồng thời tự nói pháp môn Đại thừa Nhất thừa, giải thích rộng thánh đế, pháp thân, Như Lai tạng.

[20] Kinh Vô Lượng Thọ量壽經 (S: Sukhāvatī-vyūha): kinh gồm 2 quyển, do ngài Khương Tăng Khải dịch vào đời Tào Ngụy, Trung Quốc, được xếp vào Đại chính tạng, tập 12. Đây là một trong ba bộ kinh căn bản của Tịnh Độ giáo. Nội dung kinh này nói về thời Phật Thế Tự Tại Vương có một vị quốc vương xuất gia làm tăng, hiệu là Pháp Tạng, thệ nguyện hóa độ tất cả chúng sinh đến thế giới Cực Lạc.

[21] Thô : tên núi ở phía bắc huyện Thặng, tỉnh Triết Giang, Trung Quốc.

[22] Thặng : tên núi thuộc tỉnh Triết Giang, Trung Quốc.

[23] Vũ Huyệt 禹穴: tên núi ở Cối Kê, Thiệu Hưng, tỉnh Thiểm Tây ngày nay.

[24] Linh Ẩn 靈隱: tên núi ở bờ Tây hồ, thành phố Hàng châu, tỉnh Triết Giang, Trung Quốc.

[25] Cô Tô 姑蘇: tên núi ở tây nam huyện Ngô, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc.

[26] Số luận 數論: tên gọi khác của Luận tạng thuộc Thuyết Nhất Thiết Hữu bộ (Tát-bà-đa bộ) của Tiểu thừa.


 

back_to_top.png

 

 

[ TRANG CHỦ KINH ĐIỂN | ĐẠI TẠNG KINH | THẦN CHÚ | HÌNH ẢNH | LIÊN LẠC ]

 

google-site-verification=Iz-GZ95MYH-GJvh3OcJbtL1jFXP5nYmuItnb9Q24Bk0