Số 1961
Tịnh Độ Thập Nghi Luận Trí Giả Đại Sư HT Thích Thiền Tâm
Có người cho rằng Tịnh Độ Giáo thuộc về hành môn không phải lư môn, nghĩa là Đức Thích Ca chỉ trần thuật cảnh Cực Lạc, rồi khuyên người niệm Phật để cầu sanh, không thiệp đến phần lư thuyết. Nhưng thật ra, lư để đi đến hành, trong hành tức đă có ẩn phần giáo lư. Vă lại pháp môn của Đức Phật chia làm Không Tông, Hữu Tông, Hiển Giáo, Mật Giáo, tất cả đều nương tựa và làm sáng tỏ cho nhau. Cho nên nếu nhận định rằng: không có Duy Thức hay Thiền, th́ Mật và Tịnh Độ thành ra thần quyền mê tín, hoặc không có Tịnh Độ cùng Mật, tất Duy Thức và Thiền thành ra lư thuyết trệ không, đều là biết qua các tông phái Phật Giáo bằng lối nh́n phiến diện. Chẳng hạn như bên Thiền Tông, tuy chỉ dạy tham một câu thoại đầu, nhưng trong ấy đă hàm ẩn vô biên đạo lư. Tịnh Độ Tông cũng thế, một câu niệm Phật gồm cả Thiền, Giáo, Luật, Mật, nên cổ đức đă phán định pháp môn nầy thuộc về đốn giáo. Và Ngẫu Ích Đại Sư, một vị đích truyền thuộc phái Thiên Thai, cũng bảo: 'Một câu Phật hiệu nếu niệm cho thuần thục, th́ ba ngàn oai nghi tám muôn tế hạnh, bao nhiêu công án của Thiền Tông và đạo lư cực tắc của Giáo môn đều ở trong đó.' Để chứng minh câu niệm Phật hàm đạo lư nhiệm mầu, và giải mối nghi cho những vị t́m hiểu cùng hành tŕ về môn nầy, bút giả xin phiên dịch quyển Thập Nghi của ngài Trí Giả, tập Hoặc Vấn của ngài Thiên Như, họp lại tạm lấy nhan đề là Tịnh Độ Quyết Nghi Luận. Trong đây phần nhiều bàn giải những nghi vấn hơi cao, đáng lẽ bút giả phải phụ thích thêm những nghi điểm thông thường về Tịnh Độ, song v́ tự thân kém sức khỏe lại Phật sự bận nhiều, nên xin hẹn chờ dịp khác. Nội dung quyển nầy trừ một vài điểm phụ giải có ghi chú, ngoài ra toàn là những luận thích của bậc danh đức. Học giả có thể đặt niềm tin tưởng nơi cổ huấn, mà mở đường vào Tịnh Độ Huyền Môn. Liên Du Thích Thiền Tâm
1
Hỏi:- Chư Phật Bồ Tát lấy đại bi làm sự nghiệp. Vậy người đă phát tâm Bồ Đề, nếu muốn cứu độ chúng sanh, chỉ nên nguyện sanh trong ba cơi, ở nơi đời ngũ trược, vào ba đường ác mà cứu khổ cho các hữu t́nh. Tại sao chúng ta đă học theo Phật, lại xa rời chúng sanh, tự sống riêng một cuộc đời yên ổn? Đó có phải là thiếu ḷng từ bi, chuyên lo tự lợi và trái với đạo Bồ Đề chăng? Đáp:- Bồ Tát có hai hạng. Thứ nhất, bậc tu Bồ Tát Đạo đă lâu, chứng được Vô Sanh Pháp Nhẫn. Với những vị nầy, đem lời đó trách th́ đúng. Thứ nh́, bậc chưa chứng Vô Sanh và hàng phàm phu mới phát tâm Bồ Tát. Những vị sau nầy cần phải thường không rời Phật, mới thành tựu được nhẫn lực và có thể ở trong ba cơi, vào nơi đời ác để cứu độ chúng sanh. Cho nên Luận Trí Độ nói: 'Hạng phàm phu c̣n đủ mọi sự ràng buộc, dù có ḷng đại bi, nhưng vội muốn sanh trong đời ác để cứu chúng hữu t́nh khổ năo, đó là điều không hợp lư.' Tại sao thế? V́ trong cơi đời ác trược, nghiệp phiền năo mạnh mẽ lẫy lừng. Khi ấy, ḿnh đă không có nhẫn lực, tất tâm sẽ tùy cảnh mà chuyển, rồi bị sắc, thanh danh, lợi trói buộc, sanh ra đủ nghiệp tham, sân, si. Chừng đó tự cứu đă không rồi, nói chi là cứu chúng sanh? Giả sử được sanh trong cơi người th́ cảnh xấu ác kẻ tà ngoại dẫy đầy, người chánh chơn khó gặp, cho nên Phật Pháp không dễ ǵ nghe, Thánh Đạo không dễ ǵ chứng. Nếu người nhân bố thí, tŕ giới, tu phước được làm bậc quyền quư, mấy ai không mê đắm cảnh giàu sang, buông lung trong trường dục lạc? Lúc đó dù có bậc Thiện Tri Thức khuyên bảo, họ cũng không chịu tin làm theo, lại v́ muốn thỏa măn ḷng tham dục của ḿnh, nương quyền thế sẵn có, gây ra nhiều tội nghiệp. Đến khi chết rồi, bị đọa vào tam đồ trải qua vô lượng kiếp, khi khỏi tam đồ, sanh được làm người, phải thọ thân bần tiện; nếu không gặp Thiện Tri Thức lại mê lầm gây tội ác, rồi bị đọa nữa. Từ trước đến nay chúng sanh luân hồi đều ở trong t́nh trạng ấy. Đây gọi là nan hành đạo vậy. Kinh Duy Ma cũng nói: 'Chính bịnh của ḿnh c̣n không tự cứu được, đâu có thể cứu được bịnh cho kẻ khác.' Luận Trí Độ cũng nói: 'Ví như hai người, mỗi kẻ đều có thân nhân bị nước lôi cuốn; một người tánh gấp nhảy ngay xuống nước để cứu vớt, nhưng v́ thiếu phương tiện nên cả hai đều bị đắm ch́m. Một người sáng tỉnh hơn vội chạy đến lấy thuyền bơi ra cứu vớt, nên cả hai đều không bị nạn trầm nịch.' Bậc Bồ Tát mới phát tâm v́ chưa đủ nhẫn lực nên không thể cứu chúng sanh, cũng như người trước. Những vị Bồ Tát thường gần gũi Phật chứng được Vô Sanh Nhẫn, mới có thể nhập thế và cứu độ vô lượng chúng sanh cũng như người sau. Như trẻ thơ không nên rời mẹ, nếu rời mẹ th́ hoặc rơi vào hầm giếng, té xuống sông đầm, hoặc đói khát mà chết. Lại như chim non chưa đủ lông cánh, chỉ có thể nhảy chuyền theo cành cây; đợi chừng nào lông cánh đầy đủ, mới có thể bay xa, thong thả vô ngại. Phàm phu không nhẫn lực, chỉ nên chuyên niệm Phật A Di Đà cho được nhất tâm, đợi khi tịnh nghiệp thành tựu, lúc lâm chung sẽ được Phật tiếp dẫn văng sanh, quyết định không nghi. Khi thấy Đức A Di Đà chứng quả Vô Sanh rồi, chừng ấy sẽ cỡi thuyền Pháp Nhẫn vào biển luân hồi cứu vớt chúng sanh, mặc ư làm vô biên Phật sự. Cho nên bậc bi tâm hành giả, như muốn giáo hóa nơi địa ngục, vào biển trầm luân, nên chú ư đến nhân duyên cầu sanh Tịnh Độ. Điều nầy Thập Trụ Tỳ Bà Sa Luận gọi là Dị Hành Đạo.
2
Hỏi:- Thể của Pháp là không, xưa nay vẫn vô sanh và b́nh đẳng vắng lặng. Nếu bỏ Ta Bà cầu về Cực Lạc, há chẳng là trái lư ư? Lại trong Kinh nói: 'Muốn cầu về Tịnh Độ, trước phải tịnh tâm ḿnh; tâm ḿnh thanh tịnh, cơi Phật mới thanh tịnh.' Người cầu sanh Tịnh Độ, cũng chẳng là trái lư này? Đáp:- Vấn đề ấy có hai nghĩa. Xin phân làm tổng đáp và biệt đáp. Về phần tổng đáp, nếu ông cho rằng cầu về Tịnh Độ tức là bỏ đây t́m kia, không hợp với lư b́nh đẳng như như. C̣n ông chấp Ta Bà không cầu về Cực Lạc, há lại không bị lỗi bỏ kia chấp đây sao? Nếu ông bảo: 'Tôi không cầu kia cũng không chấp đây' th́ lại mắc lỗi đoạn diệt. Cho nên Kinh Kim Cang Bát Nhă nói: 'Tu Bồ Đề! Ông đừng nghĩ rằng nói phát tâm Vô Thượng Bồ Đề là đoạn diệt hết tướng của các pháp. Tại sao thế? V́ phát tâm Vô Thượng Bồ Đề, đối với các pháp không nói tướng đoạn diệt.' Về phần biệt đáp, như ông đă gạn về lư Vô Sanh và tâm tịnh, tôi xin giải thích. Vô Sanh cũng chính là lư bất sanh bất diệt. Bất sanh là các pháp giả hợp của sanh duyên không tự tánh, nên không thật có sanh thể và thời gian sanh. Xét ra không phải thật từ đâu mà đến, nên gọi là bất sanh. Bất diệt là khi các pháp hoại diệt cũng không tự tánh, nó không bảo rằng ḿnh hoại diệt. V́ nó không thật có chỗ đi về nên gọi là bất diệt. Cho nên lư Vô Sanh hay bất sanh diệt không phải ngoài các pháp sanh diệt mà có. V́ thế chẳng phải không cầu sanh Tịnh Độ mà gọi là Vô Sanh. Trung Quán Luận nói: 'Các pháp nhân duyên sanh, ta nói chính là không, đó gọi là giả danh, cũng là nghĩa Trung Đạo.' Lại nói: 'Các pháp không tự sanh, không từ nơi cái khác mà sanh, không phải cộng sanh, cũng không phải vô nhân, nên gọi là Vô Sanh.' Kinh Duy Ma nói: 'Tuy biết các cơi Phật, cùng với hữu t́nh không, mà thường tu Tịnh Độ, để giáo hóa quần sanh.' Lại nói: 'Ví như có người tạo lập cung thất, nếu cất ở chỗ đất trống th́ tùy ư không ngại. Nếu muốn xây giữa hư không, tất không thể thành. Chư Phật thuyết pháp thường nương theo nhị đế, không phải hoại giả danh mà nói thật tướng của các pháp.' Cho nên người trí tuy siêng cần cầu sanh Tịnh Độ, mà rơ sanh thể không thật có. Đây mới là chân Vô Sanh và cũng là nghĩa tâm tịnh cơi Phật thanh tịnh. Trái lại kẻ ngu bị cái sanh ràng buộc, nghe sanh liền nghĩ là sanh, nghe nói Vô Sanh lại chấp là không có sanh về nơi nào cả, đâu biết rằng sanh chính là Vô Sanh, Vô Sanh há lại ngại v́ sanh? V́ không hiểu lẽ ấy, họ sanh ḷng tranh chấp thị phi khinh chê người cầu sanh Tịnh Độ, thật rất sai lầm! Đây chính là kẻ tội nhơn báng Pháp, hạng tà kiến ngoại đạo vậy.
3
Hỏi:- Tất cả cơi Tịnh Độ của chư Phật ở mười phương công đức đều b́nh đẳng, pháp tánh cũng như vậy. Người tu nên nhớ nghĩ khắp tất cả công đức của chư Phật, cầu về các cơi tịnh ở mười phương mới phải, sao nay lại riêng cầu Tịnh Độ của một Đức Phật? Như thế chẳng là trái với lư b́nh đẳng cầu sanh ư? Đáp:- Tất cả cơi tịnh của chư Phật, thật ra đều b́nh đẳng. Nhưng v́ chúng sanh ở cơi này phần nhiều là kẻ độn căn trược loạn, nếu không buộc tâm chuyên vào một cảnh, th́ Tam Muội khó thành. Chuyên niệm Phật A Di Đà, tức là Nhất Tướng Tam Muội, v́ tâm chuyên nhất, nên được sanh về cơi kia. Như trong Kinh Tùy Nguyện Văng Sanh, Phổ Quảng Bồ Tát hỏi Phật: 'Bạch Đức Thế Tôn, Mười phương đều có Tịnh Độ, tại sao Thế Tôn lại riêng khen ngợi cơi Tây Phương Cực Lạc và khuyên chúng sanh nên chuyên niệm Phật A Di Đà để cầu về cơi ấy?' Phật bảo ngài Phổ Quảng: 'Chúng sanh ở cơi Diêm Phù Đề phần nhiều tâm trược loạn, v́ thế ta chỉ tán thán một Tịnh Độ ở Tây Phương, khiến các hữu t́nh chuyên tâm vào một cảnh, để cho sự văng sanh được dễ thành tựu. Nếu nhớ niệm tất cả chư Phật, v́ niệm cảnh quá rộng, nên tâm mênh mang tán lạc, Tam Muội khó thành, không được văng sanh. Lại sự cầu công đức của một vị Phật cùng sự cầu công đức của tất cả Phật không khác nhau, v́ chư Phật đồng một pháp tánh. Cho nên niệm Phật A Di Đà tức là niệm tất cả Phật, sanh Tây Phương Tịnh Độ, tức là sanh tất cả Tịnh Độ. V́ thế Kinh Hoa Nghiêm nói: 'Thân tất cả chư Phật, là thân một Đức Phật, một tâm một trí huệ, lực vô úy cũng thế.' Lại nói: 'Ví như trăng tṛn sáng, in bóng khắp sông hồ, ảnh tượng tuy vô cùng, mặt trăng chỉ là một, như đấng Vô Ngại Trí, thành bậc Đẳng Chánh Giác, ứng hiện tất cả cơi, thân Phật không có hai.' Tóm lại, người có trí huệ nương nơi thí dụ trên sẽ hiểu được lư một tức tất cả, tất cả là một. Khi hiểu được lư nầy, th́ niệm một Đức Phật, chính là niệm tất cả chư Phật vậy.
4
Hỏi:- Mười phương đều có chư Phật và Tịnh Độ. Nếu v́ lẽ chúng sanh ở cơi nầy tâm tánh trược loạn, niệm nhiều vị Phật e Tam Muội khó thành, tại sao người tu không tùy ư niệm một Đức Phật, tùy nguyện cầu sanh về một Tịnh Độ nào khác, hà tất phải riêng niệm Đức A Di Đà cầu sanh về Cực Lạc Đáp:- Phàm phu vô trí phải theo lời Phật dạy, chẳng nên tự chuyên, v́ thế xưa nay những người tu Tịnh Độ đều chuyên niệm Phật A Di Đà. Theo lời Phật dạy là thế nào? Đức Thích Ca Thế Tôn một đời thuyết pháp, hằng khuyên chúng sanh niệm Phật A Di Đà cầu sanh về thế giới Cực Lạc. Như trong các Kinh Vô Lượng Thọ, Quán Vô Lượng Thọ, Phật Thuyết A Di Đà, Pháp Hoa, Hoa Nghiêm... có đến mấy mươi bộ, Phật đều ân cần khuyên sanh về Tây Phương. Chẳng những riêng các Kinh, mà trong các luận, chư Bồ Tát, Tổ Sư đều bảo nên cầu sanh về Cực Lạc. Lại nữa, Đức Phật A Di Đà có bốn mươi tám điều đại bi nguyện lực để tiếp độ chúng sanh. Kinh Quán Vô Lượng Thọ nói: 'Phật A Di Đà có tám mươi bốn ngàn tướng, mỗi tướng có tám mươi bốn ngàn vẻ đẹp tùy h́nh, mỗi vẻ đẹp phóng ra tám mươi bốn ngàn tia sáng soi khắp pháp giới nhiếp lấy chúng sanh niệm Phật không rời bỏ. Nếu có chúng sanh nào niệm danh hiệu ngài, th́ cơ cảm tương ưng, quyết định sẽ được văng sanh.' Các Kinh Phật Thuyết A Di Đà, Vô Lượng Thọ, Cổ Âm Vương Đà La Ni đều nói: 'Khi Đức Thích Ca thuyết Kinh, hằng hà sa chư Phật ở mười phương đều hiện tướng lưỡi rộng dài che khắp cơi đại thiên để chứng thật rằng nếu chúng sanh nào niệm Phật A Di Đà, tất sẽ nương nhờ đại bi nguyện lực của ngài, quyết định được sanh về thế giới Cực Lạc.' Nên biết Phật A Di Đà đối với cơi nầy có nhân duyên lớn. Như Kinh Vô Lượng Thọ nói: 'Trong thời mạt, khi các Kinh khác đă diệt hết, chỉ c̣n Kinh nầy lưu trú ở đời một trăm năm để tiếp độ loài hữu t́nh văng sanh về cơi kia.' Đây là điểm chứng minh Phật A Di Đà đối với chúng sanh ở cơi trược nầy có đại nhân duyên. Về các Tịnh Độ khác, tuy một hai bộ Kinh có lược khuyên văng sanh, song chẳng bằng cơi Cực Lạc là tiêu điểm mà các Kinh Luận đều ân cần khuyến hướng.
5
Hỏi:- Hàng cụ phược phàm phu nghiệp ác sâu dày, đầy đủ tất cả phiền năo, dù có chút ít công đức tu hành, hoặc chướng vẫn chưa vơi được trong muôn một. Cơi Cực Lạc rất thanh tịnh trang nghiêm, c̣n siêu việt hơn tam giới. Thế th́ hạng phàm phu ấy làm sao văng sanh? Đáp:- Có hai duyên: tự lực và tha lực. Về tự lực, hàng cụ phược phàm phu ở thế giới nầy tuy có đôi chút tu hành, thật ra chưa có thể sanh về Tịnh Độ và xứng đáng được ở Tịnh Độ. Kinh Anh Lạc nói: 'Từ địa vị cụ phược phàm phu chưa biết Tam Bảo và nhân quả thiện ác, trước tiên mới phát tâm Bồ Đề phải lấy tín làm gốc, đến khi vào Đạo Phật lại lấy giới làm nền tảng. Hạng phàm phu nầy khi mới thọ giới Bồ Tát, nếu mỗi đời cứ tiếp tục giữ giới như thế không cho khuyết phạm, trải qua ba kiếp mới đến địa vị Sơ Phát Tâm Trụ. Lại cứ như thế mà tu Thập Tín, Thập Ba La Mật cùng vô lượng hạnh nguyện, nối nhau không gián đoạn, măn một vạn kiếp, mới đến ngôi đệ lục Chánh Tâm Trụ. Khi tiến lên đệ thất Bất Thối Trụ tức là đă vào Chủng Tánh Vị, nhưng địa vị nầy cũng chưa được sanh về Tịnh Độ. Đây là ước về tự lực. Về tha lực, nếu kẻ nào tin nơi nguyện lực đại bi nhiếp lấy chúng sanh niệm Phật của Đức A Di Đà, rồi phát ḷng Bồ Đề tu môn Niệm Phật Tam Muội, chán thân hữu lậu trong ba cơi, thực hành bố thí, tŕ giới cùng các phước nghiệp, mỗi hạnh đều hồi hướng nguyện sanh Tây Phương th́ cơ cảm hợp nhau, nương nhờ Phật lực liền được văng sanh. Cho nên Thập Trụ Tỳ Bà Sa Luận nói: 'Có hai lối tu: Nan Hành Đạo và Dị Hành Đạo. Nan Hành Đạo là chúng sanh ở cơi ngũ trược trải qua vô lượng đời chư Phật, cầu ngôi A Bệ Bạt Trí, thật rất khó được. Nỗi khó nầy nhiều vô số như cát bụi, nói không thể xiết. Nay chỉ kể sơ lược năm điều: Ngoại đạo dẫy đầy, làm loạn Bồ Tát Pháp. Bị người ác, kẻ vô lại phá hư thắng đức của ḿnh. Dễ bị phước báo làm điên đảo, có thể khiến hoại mất phạm hạnh. Dễ bị lạc vào lối tự lợi của Thanh Văn, làm chướng ngại ḷng đại từ. Bởi duy có tự lực không tha lực hộ tŕ, nên sự tu hành rất khó khăn, ví như người què yếu đi bộ một ḿnh tuy rất khó nhọc, một ngày chẳng qua chỉ được vài dặm. Dị Hành Đạo là chúng sanh ở cơi nầy nếu tin lời Phật, tu môn Niệm Phật nguyện về Tịnh Độ, tất sẽ nhờ nguyện lực của Phật nhiếp tŕ, quyết định được văng sanh không c̣n nghi. Ví như người nương nhờ sức thuyền xuôi theo ḍng nước, tuy đường xa ngàn dặm cũng đến nơi không mấy chốc. Lại ví như người tầm thường nương theo luân bảo của Thánh Vương, trong một ngày đêm có thể du hành khắp bốn châu thiên hạ. Đây không phải do sức ḿnh, mà chính là nhờ thế lực của Chuyển Luân Vương.' Cũng có kẻ suy theo lư mà cho rằng hạng phàm phu hữu lậu không thể sanh về Tịnh Độ và không thể thấy thân Phật. Nhưng công đức niệm Phật thuộc về vô lậu thiện căn, hạng hữu lậu phàm phu do phát tâm Bồ Đề cầu sanh Tịnh Độ và thường niệm Phật, nên có thể phục diệt phiền năo, được văng sanh, và tùy phần thấy thô tướng của Phật. C̣n bậc Bồ Tát th́ cố nhiên được văng sanh, lại thấy tướng vi diệu của Phật, điều ấy không c̣n nghi ngờ chi nữa. Cho nên Kinh Hoa Nghiêm nói: 'Tất cả các cơi Phật, đều b́nh đẳng nghiêm tịnh, chúng sanh hạnh nghiệp khác, chỗ thấy chẳng đồng nhau.' Đây là chỉ cho ư nghĩa trên vậy.
6
Hỏi:- Hàng cụ phược phàm phu được sanh về cơi Cực Lạc, giả sử phiền năo ác kiến thường nổi lên, th́ làm sao được gọi là: 'vượt hơn ba cơi, lên ngôi bất thối?' Dáp:- Người được sanh về Tây Phương, dù là hàng cụ phược phàm phu, cũng không khi nào khởi phiền năo ác kiến và không được lên ngôi bất thối; bởi có năm nhân duyên: Do nguyện lực đại bi của Phật nhiếp tŕ. Ánh sáng của Phật thường soi đến thân, nên ḷng Bồ Đề của chư thiên nhơn luôn luôn tăng tiến. Chim, nước, rừng, cây gió, âm nhạc thường phát ra tiếng pháp: khổ, không, vô thường, vô ngă; hành giả nghe rồi sanh ḷng niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng. Chúng sanh được sanh về Cực Lạc, th́ bạn lành toàn là bậc Bồ Tát thượng thiện, tuyệt tất cả chướng nạn, ác duyên, lại không ngoại đạo tà ma, nên tâm thường an tịnh. Đă được sanh về cơi ấy th́ thọ lượng vô cùng, đồng với Phật và Bồ Tát, an nhiên tu tập trải qua vô biên A tăng kỳ kiếp. Do năm nhân duyên trên nên chúng sanh sanh về Cực Lạc tất được bất thối chuyển và không khi nào khởi phiền năo ác kiến. C̣n chúng hữu t́nh ở cơi ác trược nầy, thọ số ngắn ngủi, ác duyên chướng nạn dẫy đầy, nên rất khó được bất thối chuyển, lư ấy đă hiển nhiên, không c̣n chi phải nghi ngờ.
7
Hỏi:- Di Lặc Bồ Tát là bậc nhứt sanh bổ xứ, hiện ở cung trời Đâu Suất; Ngài sẽ kế vị đức Thích Ca mà thành Phật trong tương lai. Thiết tưởng chúng ta nên tu thượng phẩm thập thiện cầu sanh về nơi đó để được diện kiến Ngài. Đợi đến khi Bồ Tát giáng thế thành Phật, ta cũng theo Ngài mà hạ sanh, trong ba hội Long Hoa tất sẽ được chứng thánh quả. Thế th́ cần chi phải cầu sanh về Tây Phương Tịnh Độ? Đáp:- Cầu về Đâu Suất cũng có thể gọi là nghe đạo, thấy Phật, gần giống như cầu về Tây Phương. Nhưng nếu xét kỹ lại trong ấy có sự hơn kém rất xa. Xin kể ra hai việc để luận: 1. Dù chúng ta có tu thập thiện, chưa chắc đă được sanh về Đâu Suất. V́ Kinh Di Lặc Thượng Sanh nói: 'Hành giả phải tu các môn Tam Muội đi sâu vào chánh định, mới được sanh lên Nội Viện thiên cung'. Xét qua phương diện ấy, ta thấy Di Lặc Bồ Tát không có phương tiện tiếp dẫn, đâu bằng sức bản nguyện cùng sức quang minh của Đức A Di Đà có năng lực nhiếp thủ và tế độ những chúng sanh niệm Phật. Lại khi Đức Thích Ca nói về nghĩa phương tiện tiếp dẫn trong cửu phẩm giáo môn, Ngài đă ân cần khuyên chúng sanh nên về Cực Lạc. Phương tiện nầy rất giản dị, hành giả chỉ cần niệm Phật A Di Đà, cơ cảm hợp nhau, liền được văng sanh. Như ở thế gian chiêu mộ người, nếu kẻ nào muốn gia nhập th́ cơ hội hợp nhau, liền thành sự việc. 2. Đâu Suất thiên cung dù sao cũng ở trong Dục giới, nên kẻ thối vị rất nhiều. Nơi ấy chim, nước, rừng cây gió, âm nhạc không phát ra tiếng pháp, có thể khiến chúng sanh phục diệt phiền năo nhớ nghĩ Tam Bảo, phát ḷng Bồ Đề. Trái lại c̣n có nữ nhơn gây tăng thượng duyên cho tâm trước nhiễm ngũ dục của hành giả. Mà vẻ xinh đẹp của các thiên nữ ấy lại vi diệu tuyệt vời, làm cho chư thiên đắm mê, ít có vị nào tránh khỏi. Sao bằng cơi Cực Lạc cây chim tuyên Diệu Pháp, gió nhạc diễn Bồ Đề, chúng sanh nghe rồi phiền năo tiêu tan, đạo tâm tăng tiến? Cơi Tịnh Độ của Phật A Di Đà, không có người nữ và kẻ phát tâm nhị thừa, chỉ thuần là những pháp lữ Đại Thừa thanh tịnh, phiền năo ác nghiệp không thể phát khởi; như thế làm sao hành giả không mau chứng quả vị Vô Sanh? Chỉ so sánh qua vài điều mà sự hơn kém đă hiển nhiên, c̣n chi phải nghi ngờ do dự? Đến như sự gặp Phật Di Lặc được chứng thánh quả, cũng đă vị tất! Như khi Đức Thích Ca c̣n tại thế có biết bao nhiêu chúng sanh thấy Phật, mà vẫn không được chứng thánh quả? Lúc Đức Di Lặc ra đời cũng vậy, có vô số chúng sanh thấy Phật nghe pháp, song không được chứng thánh quả. Riêng về Tịnh Độ của Phật A Di Đà, chỉ được sanh về, quyết sẽ chứng Vô Sanh Pháp Nhẫn, không một kẻ nào thối đọa trở lại tam giới, bị nghiệp sanh tử buộc ràng. Lại nghe Tây Vức Truyện nói: -Có ba vị Bồ Tát là Vô Trước, Thế Thân, Sư Tử Giác thâm tu thiền định quyết chí đồng sanh về Đâu Suất. Ba vị đó cùng ước hẹn, nếu ai sanh lên Nội Viện được thấy Đức Di Lặc trước, phải trở về báo tin cho huynh đệ biết. Ngài Sư Tử Giác quy tịch trước, trải qua thời gian khá lâu, không trở lại báo tin. Kế đó ngài Thế Thân vô thường; khi lâm chung, Vô Trước Bồ Tát dặn rằng: 'Sau khi em bái kiến Đức Di Lặc, phải trở xuống cho anh biết ngay.' Thế Thân Bồ Tát tịch rồi ba năm sau mới trở lại báo tin. Ngài Vô Trước hỏi: 'Tại sao em thông báo trể như thế?' Thế Thân đáp: 'Sau khi lễ kiến Đức Di Lặc, vừa nghe Ngài thuyết pháp chỉ dạy xong, em cung kính đi vi nhiễu ba ṿng rồi trở xuống đây báo tin liền. V́ một ngày đêm ở Đâu Suất bằng 400 năm nơi hạ giới, nên mới trể đến ba năm.' Vô Trước lại hỏi: 'C̣n Sư Tử Giác hiện ở đâu?' Thế Thân đáp: 'Sư Tử Giác bị lạc vào Đâu Suất ngoại viện, đang say đắm cảnh ngũ dục, từ khi sanh lên đến nay, chưa được thấy Đức Di Lặc.' Xem thế th́ biết các bậc tiểu Bồ Tát sanh về Đâu Suất c̣n bị mê lạc, huống nữa là phàm phu. Cho nên người tu muốn chắc chắn được bất thối chuyển, nên cầu về Cực Lạc, chớ nguyện sanh lên Đâu Suất.
8
Hỏi:- Chúng sanh từ vô thỉ đến giờ tạo vô lượng tội; đời nay lúc bé đến già, do không gặp thiện tri thức, lại gây thêm nhiều nghiệp ác. Như thế làm sao lại bảo: 'Khi lâm chung mười niệm thành tựu liền được văng sanh?' Và cái lư 'vượt qua kiết nghiệp ba cơi' làm sao giải thích cho thông? Đáp:- Những nghiệp chủng lành dữ của chúng sanh từ kiếp vô thỉ đến nay, hoặc ít hoặc nhiều, hoặc yếu hoặc mạnh thật ra vẫn khó biết. Nhưng nếu người nào khi lâm chung gặp thiện tri thức và thành tựu mười niệm, tất kẻ ấy đă có túc thiện nghiệp. Nếu chẳng thế th́ thiện tri thức c̣n không được gặp, huống chi là thành tựu mười niệm? Như ông cho rằng ác nghiệp từ vô thỉ là nặng, mười niệm khi lâm chung là nhẹ; tôi xin đem ba đạo lư để giải thích sự văng sanh ấy không thuộc về trường hợp khinh trọng, không phải tại công hạnh nhiều ít hay thời gian lâu mau. Ba đạo ấy là: Do bởi tâm, do bởi duyên, và do bởi quyết định. Do bởi tâm, là loài hữu t́nh khi tạo tội đều từ nơi vọng niệm điên đảo mà sanh, c̣n lúc niệm Phật lại từ nơi nghe danh hiệu công đức chân thật của Phật A Di Đà mà khởi; một bên hư một bên thật đâu thể sánh nhau! Ví như một gian thạch thất đóng kín để tối muôn năm, nếu được người mở ra cho ánh sáng mặt trời soi vào, sự tối ấy liền mất; đâu phải v́ do tối tăm đă lâu mà không được sáng ư? Người tạo ra tội nhiều kiếp, khi lâm chung thành tựu mười niệm được văng sanh cũng lại như vậy. Do bởi duyên, là loài hữu t́nh khi tạo tội đều từ nơi vọng niệm tối tăm điên đảo, duyên theo cảnh giới hư huyễn mà sanh; lúc niệm Phật lại từ nơi nghe danh hiệu công đức chân thật thanh tịnh của Phật Di Đà duyên theo Bồ Đề tâm mà khởi. Như thế, một bên chân một bên ngụy, đâu thể sánh nhau! Ví như có người bị trúng tên độc, tên ghim sâu sức độc mạnh, xương thịt nhiễm trọng thương, nếu được nghe được tiếng trống thần dược, th́ tên tự bắn ra, độc tiêu tan hết; đâu phải v́ do tên sâu độc nặng, mà không được an lành ư? Người tạo tội nhiều kiếp, khi lâm chung thành tựu mười niệm mà được văng sanh cũng lại như vậy. Do bởi quyết định, là loài hữu t́nh khi tạo tội đều từ nơi gián tâm hoặc hậu tâm; lúc lâm chung niệm Phật lại không có hai tâm đó, mà từ nơi một niệm mănh liệt tŕ danh rồi xả mạng, nên được siêu thoát. Ví như sợi dây cực to, cả ngàn người bứt không đứt, nếu có đứa bé cầm gươm Thái A mà chém, dây liền đứt đoạn. Lại như đống củi rất lớn chứa góp từ cả ngàn năm, nếu có người dùng một đốm lửa mà đốt, củi liền cháy hết. Và như có người trọn đời tu mười nghiệp lành ưng được sanh về cơi trời, nhưng khi lâm chung kẻ ấy khởi một niệm tà kiến mạnh mẽ, liền vị đọa vào A Tỳ địa ngục. Nghiệp ác vẫn hư vọng, mà do bởi tâm niệm quyết liệt, c̣n có thể lấn lướt nghiệp lành một đời, khiến cho chúng sanh bị đọa vào ác đạo; huống chi sự niệm Phật là nghiệp lành chân thật, có người khi lâm chung dùng tâm mănh liệt tŕ danh, lại không thể lấn áp ác nghiệp từ vô thỉ ư? Cho nên người tạo tội nhiều kiếp, khi lâm chung dùng tâm mănh liệt thành tựu mười niệm mà không được văng sanh, quyết không có lư đó! Kinh nói: 'Chí tâm niệm một câu A Di Đà, sẽ tiêu diệt được tội nặng nơi đường sanh tử trong tám mươi ức kiếp.' Sỡ dĩ có sự kiện đó, v́ hành giả niệm Phật dùng tâm mănh liệt nên mới phục diệt được ác nghiệp; nếu khi lâm chung dùng tâm ấy niệm Phật, quyết định sẽ văng sanh, không c̣n nghi ngờ chi nữa! Cổ truyền phán định mười niệm khi lâm chung hoàn toàn thuộc về biệt thời ư ( ư nói túc nhân). Lư ấy không đúng. Tại sao thế? -V́ trong Nhiếp Luận nói: 'Nếu chỉ là biệt thời, th́ duy phát nguyện, toàn không có hạnh.' Tạp Tập Luận nói: 'Nếu nguyện văng sanh về Cực Lạc liền được văng sanh, nếu nghe danh hiệu Phật Vô Cấu liền chứng được quả Vô Thượng chánh giác, đó mới là biệt thời nhân.' Riêng về người khi lâm chung thành tựu mười niệm, là do duyên lành nên được gặp thiện tri thức dạy bảo, lại cũng do tự ḿnh chí tâm thật hành pháp niệm Phật, mới có kết quả; nếu chỉ định cho hoàn toàn thuộc về túc nhân, thật đă sai lầm! Nguyện các hành giả nghĩ sâu lư nầy tự sanh ḷng kiên cố đừng tin theo dị kiến ma để lạc lối mê.
9
Hỏi:- Thế giới Cực Lạc cách đây mười muôn ức cơi Phật, hạng phàm phu yếu kém làm sao có thể đi đến? Lại, trong luận Văng Sanh nói: 'Người nữ, kẻ căn thiếu. Nhị thừa chủng không sanh.' Đă có lời ấy th́ người nữ và kẻ sáu căn không toàn vẹn chắc là không được văng sanh? Đáp:- Thế giới Cực Lạc cách đây mười muôn ức cơi Phật, là đối với tâm lượng của hạng nhục nhăn phàm phu ở trong nẻo luân hồi mà nói vậy thôi. Nếu đối với chúng sanh tịnh nghiệp thành tựu, th́ tâm ở trong định khi lâm chung, chính là tâm thọ sanh về Tịnh Độ, vừa động niệm liền được văng sanh. V́ thế trong Quán Kinh nói: 'Cơi nước của Phật A Di Đà cách đây không xa!' Lại nghiệp lực không thể nghĩ bàn, trong một niệm liền được sanh về cơi Phật, không cần phải lo đường lối xa xuôi. Ví như người nằm mơ, thân tuy ở nơi giường, mà tâm đi khắp các nơi xa lạ như lúc c̣n thức. Sự sanh về Tịnh Độ đại để cũng như vậy. C̣n câu: 'Người nữ, kẻ căn thiếu. Nhị thừa chủng không sanh' là ư nói người nữ khi sanh về Cực Lạc sẽ chuyển thành nam, kẻ căn thiếu lúc về đó các căn sẽ đầy đủ, và tất cả đều được ba mươi hai tướng tốt; chớ không phải bảo người nữ cùng kẻ căn thiếu, không được văng sanh. Nếu quả như thế th́ bà Vi Đề Hy và năm trăm thị nữ đâu được Phật thọ kư cho sanh về Cực Lạc? Thế nên, người nữ cùng kẻ đui điếc câm ngọng ở cơi nầy, nếu niệm Phật A Di Đà, tất đều được văng sanh. Đến như hàng nhị thừa, nếu chịu hướng về Đại Thừa tin môn Tịnh Độ, nguyện về Cực Lạc, niệm Phật A Di Đà, quyết định đều được văng sanh, và khi đă về cơi ấy không c̣n chấp theo tâm lượng hẹp ḥi của nhị thừa nữa. Trong Kinh Vô Lượng Thọ, Pháp Tạng Tỳ Khưu, tiền thân của Phật A Di Đà đă phát nguyện rằng: 'Như tôi đắc quả Vô Thượng Giác, tất cả người nữ trong mười phương thế giới nhàm chán thân nữ, xưng danh hiệu tôi, nguyện kiếp sau không c̣n thọ nữ nhân, quyết đều sẽ được toại ư. Nếu chẳng như thế, tôi thề không thành Phật.' Người nữ chỉ v́ muốn chuyển nữ thành nam, niệm Phật A Di Đà, c̣n được toại nguyện, huống chi những vị đă sanh về Cực Lạc? Cho đến kẻ căn thiếu cũng lại như thế. Tóm lại, hai câu trên đại ư chỉ luận ở cơi Cực Lạc không có người nữ, kẻ căn thiếu, cùng hạng chủng tử nhị thừa mà thôi.
10
Hỏi:- Nay tôi quyết định cầu sanh Tây Phương, nhưng chưa biết phải làm những nghiệp ǵ, và lấy chi làm chủng tử để được sanh về Cực Lạc? Lại hạng phàm phu ở thế tục đều có gia đ́nh, chưa biết không đoạn dâm dục có được sanh về cơi kia chăng? Đáp:- Muốn quyết định được sanh về Tây Phương phải có đủ hai hạnh: yễm ly và hân nguyện. Nói yễm ly, là hàng phàm phu từ vô thỉ đến nay bị ngũ dục buộc ràng nên luân hồi trong sáu đạo, chịu không biết bao nhiêu nỗi khổ! Trong ṿng lẩn quẩn ấy, nếu không chán ĺa ngũ dục th́ làm sao có thể thoát ly? Cho nên người tu Tịnh Độ phải thường xét thân nầy là một khối thịt xương máu mủ, chứa đựng đàm dăi, đại tiểu tiện và các thứ nhơ nhớp hôi tanh. Kinh Niết Bàn nói: 'Ṿng thành thân kiến như thế, duy loài La Sát ngu si mới chịu ở trong đó; nếu người có trí ai lại đắm nhiễm thân nầy! Lại trong Kinh cũng nói: 'Thân nầy là nơi tập hợp của các thứ khổ, là cảnh tù ngục, là một khối ung sanh tất cả đều bất tịnh. Nên xét cho cùng, nó không có nghĩa lư lợi ích chi khi ta chấp lấy nó, dù là thân của chư thiên.' V́ thế, hành giả ở trong các oai nghi hoặc khi nằm nghỉ, lúc thức giấc, nên thường quán sát thân nầy chỉ có khổ không chi vui, mà thâm tâm sanh niệm chán ĺa. Như thế, dù cho không dứt liền được việc nam nữ, cũng có thể lần lần khởi tâm nhàm chán. Lại hành giả cũng cần nên quán bảy pháp bất tịnh. Bảy pháp ấy là: Chủng tử bất tịnh: Thân nầy do nơi nghiệp dâm dục, từ hạt giống tham ái mà sanh. Thọ sanh bất tịnh: Mầm sanh khởi của bản thân lại do một điểm tinh huyết cha mẹ ḥa hợp trong khi gần gũi. Trụ xứ bất tịnh: Thai thân ở trong tử cung nhơ nhớp, nằm dưới ruột non, trên là ruột già. Thực đạm bất tịnh: Khi c̣n ở trong thai, huyễn thân lại thọ dụng huyết phần của người mẹ. Sơ sanh bất tịnh: Khi đă đủ tháng ngày, thai thân đầu hướng về sản môn, ra khỏi ḿnh người mẹ cùng một lúc với máu mủ, sự hôi nhơ dẫy đầy. Cử thể bất tịnh: Trong lớp da ngoài che đậy, thân nầy là tất cả sự hôi nhơ của các chất: thịt, xương máu, đàm đại tiểu. Cứu cánh bất tịnh: Đến khi chết rồi, thân nầy là một đống thịt śnh thúi ră rời, mặc cho ṿi tủa ḅ lan hoặc quạ diều tha mổ. Thân của ḿnh đă thế, thân người khác cũng như vậy. Nếu thường quán sát bảy điều ấy, đối với các thân nam nữ mà người đời cho rằng xinh đẹp, cũng sanh niệm yễm ly và lửa ái dục cũng lần lần tiêu giảm. Như thật hành được môn cửu tưởng quán, càng thêm tốt: Tưởng thân mới chết. Tưởng thây chết đổi sắc bầm xanh tím. Tưởng thây chết śnh lên dẫy đầy máu mủ và sắp ră. Tưởng thây śnh bấy nức ră, nước hôi chảy ra. Tưởng thây śnh ră, ṿi tửa ḅ lúc nhúc. Tưởng thây śnh thịt tiêu hết chỉ c̣n gân và xương. Tưởng gân cũng tiêu hoại chỉ c̣n xương nằm ngổn ngang. Tưởng thây bị thiêu chỉ c̣n bộ xương co rút, hay thây ră chỉ c̣n những khúc xương thúi. Tưởng nắng chan mưa gội, xương hóa thành khô trắng. Lại nên phát nguyện cầu cho ḿnh vĩnh viễn thoát ly thân nam nữ mê nhiễm, tạp thực, không sạch của ba cơi, mà được thân pháp tánh Tịnh Độ. Trên đây là đại lược về yễm ly môn. Về hạnh hân nguyện, đại khái có hai điều kiện. 1. Phải nhận rơ mục đích cầu sanh: Sỡ dĩ chúng ta cầu về Tịnh Độ, là v́ muốn thoát sự khổ cho ḿnh và tất cả chúng sanh. Hành giả phải nghĩ rằng: Sức ḿnh yếu kém, c̣n bị nghiệp ràng buộc, mà ở cơi đời ác trược nầy cảnh duyên năo phiền quá mạnh. Ta cùng chúng sanh bị ch́m đắm nơi ḍng mê, xoay vần trong sáu nẻo, trải qua trần kiếp từ vô thỉ đến nay, cũng v́ lẽ ấy. Bánh xe sống chết quay măi không ngừng, ta làm thế nào để t́m con đường độ ḿnh độ người một cách yên ổn chắc chắn? Muốn được như thế, duy có cầu sanh Tịnh Độ, gần gũi Phật, Bồ Tát, nhờ cảnh duyên thắng diệu bên cơi ấy tu hành chứng Vô Sanh Nhẫn, mới có thể vào nơi đời ác cứu khổ cho hữu t́nh. Luận Văng Sanh đă nói: 'Phát tâm Bồ Đề chính là phát tâm cầu thành Phật, tâm cầu thành Phật là tâm độ chúng sanh, tâm độ chúng sanh là tâm nhiếp chúng sanh sanh về cơi Phật.' Lại muốn sanh về Tịnh Độ, phải có đủ hai phương diện: xa ĺa ba pháp chướng Bồ Đề và y theo ba pháp thuận Bồ Đề. Ba pháp chướng Bồ Đề là thế nào? Một là tâm cầu sự an vui riêng cho ḿnh, chấp ngă và tham trước bản thân. Hành giả phải y theo trí huệ môn mà xa ĺa tâm niệm ấy. Hai là tâm rời bỏ không chịu cứu vớt chúng sanh khổ. Hành giả phải y theo từ bi môn mà xa ĺa tâm niệm ấy. Ba là tâm chỉ cầu sự cung kính cúng dường, không t́m phương pháp làm cho chúng sanh được lợi ích an vui. Hành giả phải y theo phương tiện môn mà xa ĺa tâm niệm ấy. Nếu ĺa ba pháp chướng Bồ Đề, th́ sẽ được ba pháp thuận Bồ Đề. Xin kể rơ ra đây ba pháp tùy thuận ấy: Một là Vô Nhiễm Thanh Tịnh tâm, không v́ tự thân mà cầu các sự vui. Bởi Bồ Đề là thể trong sạch ĺa nhiễm trước, nếu cầu sự vui riêng cho ḿnh tức thân tâm có nhiễm, làm chướng Bồ Đề môn; nên tâm thanh tịnh không nhiễm gọi là tùy thuận Bồ Đề. Hai là An Thanh Tịnh tâm, v́ cứu độ tất cả khổ cho chúng sanh. Bởi Bồ Đề là tâm trong sạch làm cho chúng sanh được an ổn, nếu không cứu độ loài hữu t́nh khiến họ được ĺa sự khổ sanh tử, tức là trái với Bồ Đề môn; nên tâm cứu khổ đem lại an ổn cho chúng sanh gọi là tùy thuận Bồ Đề. Ba là Lạc Thanh Tịnh tâm, muốn khiến cho chúng sanh được đại niết bàn. Bởi đại niết bàn là chỗ cứu cánh thường vui, nếu không khiến cho loài hữu t́nh được niềm vui cứu cánh tức là ngăn che Bồ Đề môn; nên tâm muốn cho chúng sanh được hưởng cảnh thường lạc gọi là tùy thuận Bồ Đề. Làm thế nào để thành tựu sự xa ĺa và tùy thuận trên đây? -„y là phải cầu sanh Tịnh Độ để được thường gần Phật, tu hành cho đến khi chứng Vô Sanh Nhẫn. Chừng đó mặc ư cỡi thuyền đại nguyện vào biển luân hồi, vận tâm bi trí cứu vớt chúng sanh, tùy duyên mà bất biến, không c̣n chi trở ngại nữa. Tất cả mấy điểm trên đây là thuyết minh về mục đích cầu sanh. 2. Nên quán tưởng y chánh cơi Cực Lạc: Hành giả nên quán tưởng báo thân của Phật A Di Đà sắc vàng rực rỡ, có tám muôn bốn ngàn tướng, mỗi tướng có tám muôn bốn ngàn vẻ đẹp, mỗi vẻ đẹp có tám muôn bốn ngàn tia sáng, soi khắp pháp giới, nhiếp lấy chúng sanh niệm Phật. Lại nên quán cơi Cực Lạc bảy báu trang nghiêm như các Kinh Tịnh Độ đă nói. Ngoài ra, người niệm Phật khi bố thí, tŕ giới, cùng làm tất cả hạnh lành, đều phải hồi hướng cầu cho ḿnh và chúng sanh đồng sanh Cực Lạc. Nếu thật hành hai điều trên, hành giả sẽ phát tâm khát ngưỡng Tây Phương, quyết định sẽ được văng sanh. Và đây là hân nguyện môn.
Tịnh Độ Thập Nghi Luận
|