佛山* Buddha Mountain * Phật Sơn

Calgary Alberta Canada

[中文ENGLISH]

[ TRANG CHỦ KINH ĐIỂN | ĐẠI TẠNG KINH | THẦN CHÚ | HÌNH ẢNH | LIÊN LẠC ]

Số1659

Phát Bồ Đề Tâm Luận

THÍCH NGUYÊN NGÔN
(dịch)

Lời Giới Thiệu

PHÁT BỒ ĐỀ TÂM LUẬN, là một trong số rất nhiều tác phẩm của Bồ Tát THẾ THÂN thuyết minh, được các Thánh giả kết tập thành Tạng Luận trong Tam tạng Thánh giáo. Khi Phật giáo du nhập vào Trung Hoa, th́ tác phẩm này được ngài Cưu-Ma-La-Thập phiên dịch (344- 413 vào thời Diêu Tần). Bản dịch của Ngài La Thập chia làm hai phần (thượng và hạ), gồm 12 phẩm, theo danh mục như sau:

Phẩm thứ nhất: Khuyên phát tâm,

Phẩm thứ hai: Luận phát tâm,

Phẩm thứ ba: Nguyện phát tâm,

Phẩm thứ tư: Đàn-na-ba-la-mật,

Phẩm thứ năm: Thi-la-ba-mật,

Phẩm thứ sáu: Sằn-đề-ba-la-mật,

Phẩm thứ bảy: Tỳ-lê-da-ba-la-mật,

Phẩm thứ tám: Thiền-ba-la mật,

Phẩm thứ chín: Bát-nhă-ba-lamật,

Phẩm thứ mười: Như Thật Pháp Môn

Phẩm thứ mười một: Không Vô Tướng,

Phẩm thứ mười hai: Công Đức Tŕ.

Từ phẩm 1 đến phẩm 3, Luận Chủ cho biết Đạo nghiệp của Bồ Tát, từ khi sơ phát tâm, cho đến tu học các Pháp Ba-la-mật. Từ phẩm 4 đến phẩm 9, nói về phương pháp tu học sáu Ba-la-mật. Ba phẩm sau cùng, mỗi phẩm mang một nội dung như Danh Xưng của phẩm ấy. Nếu nói theo ngu ư, th́ đây dường như Luận Chủ lược bày Bổn, Tích, Bồ Tát Đạo của Đức Thế Tôn, (tức là phần chứng minh pháp môn). Và ba phẩm này nói về quả vị của Phật Đạo, cũng từ các pháp ba-la-mật mà thành tựu.

Chúng tôi được dịp may đọc qua tác phẩm vào mùa hạ 1987, và đă tŕnh bày với một số Pháp hữu trong mùa hạ năm ấy. V́ thấy các Pháp Ba-la-mật rất cần thiết cho sự học đạo, hành đạo của người Phật tử, và cũng làm tài liệu nghiên cứu cho Tăng Ni trẻ.

Năm nay, đáp ứng nhu cầu năm học thứ 2 của cơ sở 2 Trường Cơ Bản Phật Học Thành phố, nên chúng tôi mạo muội phiên dịch tác phẩm này để tŕnh bày với Tăng Ni sinh. Tin chắc rằng với bản dịch đầu tiên của chúng tôi, c̣n rất nhiều sự sai sót về mặt văn nghĩa...

Ngưỡng mong CHƯ TÔN ĐỨC từ bi chỉ giáo.

CUNG KÍNH

THÍCH NGUYÊN NGÔN

Phẩm thứ nhứt

Khuyến Phát Tâm

Xưng tán Tam Bảo

Kính lễ Vô biên tế,

Khứ lai, hiện tại Phật,

Đẳng không bất động trí

Cứu thế Đại-bi-tôn.

Tạm dịch : Cung kính đảnh lễ khắp tất cả chư Phật trong ba đời. Là bậc Trí tuệ cao tột, tâm Đại bi cứu khổ muôn loài.

Luận nói : Có Pháp Đại Phương đẳng tối thượng diệu: Ma-đắc-lặc-già-tạng (tức Khế Kinh, cũng gọi là Luật tạng, cũng gọi là Luận tạng, cũng gọi là bốn Mẫu tạng), là chỗ (PHÁP) tu hành của hàng Đại Bồ Tát. Pháp này khuyến khích cho người tu học Đạo Vô thượng Bồ đề, khiến cho chúng sanh phát tâm sâu rộng, và kiến lập thệ nguyện nhứt định trang nghiêm, bằng cách bỏ thân mạng, tài bảo để nhiếp phục tham lam keo bơn, tu tập “ngũ tụ giới” dẫn dắt cho kẻ phạm cấm hạnh. Sau rốt lấy Nhẫn nhục mà điều phục kẻ sân hận, si mê.

Lại phát tâm dơng mănh tinh tiến, an chỉ cho chúng sinh, tu tập thiền định, biết rơ tâm chúng sanh. Do tu hành Trí huệ để diệt trừ vô minh, chứng đắc Như thật-pháp-môn, xa ĺa chấp trước, lại giải rơ nghĩa thậm thâm, vô-tướng-hạnh, xưng tán công đức khiến cho Phật-chủng không đoạn dứt. Như vậy, có vô lượng phương tiện pháp môn thanh tịnh, phù-trợ tâm Bồ đề. Những pháp thượng thiền trên đây, phải phân biệt khai thị rơ ràng, khiến cho chúng sanh rốt ráo đạt đến quả vị A-nậu-da-la-tam-miệu-tam-bồ-đề.

Này chư Phật tử, nếu là đệ tử của Phật, đă thọ tŕ Phật ngữ (giới pháp) thường v́ chúng sanh mà rộng nói chánh pháp, th́ trước hết phải xưng tán công đức chư Phật, chúng sanh nghe được công đức của chư Phật, mới có khả năng phát tâm cầu trí huệ của Phật. Do phát tâm như vậy, nên Phật tánh không đoạn diệt. Nếu có hàng Tỳ kheo, Tỳ kheo ni, hàng Ưu bà tắc, Ưu bà di, niệm Phật, niệm pháp và niệm công hạnh của Đức Như Lai khi c̣n tu hạnh Bồ tát, v́ cầu pháp rộng lớn, trải qua A tăng

kỳ kiếp thọ các cần khổ. Nghĩ nhớ công hạnh như vậy để tu tập Bồ Tát hạnh, v́ chúng sanh thuyết pháp, nhẫn đến một bài kệ tán thán hạnh Bồ Tát. Chúng sanh được nghe pháp, thấy rơ, vâng làm, được lợi ích vui vẻ. Lại phải khéo trồng thiện căn, tu học Phật pháp để chứng đắc quả Vô thượng chánh giác, đoạn trừ vô lượng khổ năo cho chúng sanh trong vô lượng sinh tử. Hàng Bồ Tát muốn thành tựu vô lượng thân tâm, th́ cần tu Tinh tấn, thâm phát đại nguyện, thực hành Đại phương tiện, khởi Đại từ bi, cầu Đại Trí huệ, đắc Vô-kiến-đảnh-tướng. Cầu đắc các pháp lớn của chư Phật như vậy, lại phải biết Đại pháp ấy vô lượng vô biên; pháp đă vô lượng th́ phước đức quả báo cũng lại vô lượng.

Đức Như Lai dạy rằng: « Hàng Bồ Tát khi sơ phát tâm, dù chỉ trong một niệm hạ liệt (trong chốc lát), th́ phước đức quả báo của họ trăm ngàn vạn kiếp nói cũng không hết. Huống chi trong một ngày, một tháng, một năm, cho đến trăm năm. Chỗ huân tập tâm niệm, th́ phước đức quả báo không thể nói hết. V́ sao vậy? V́ sở hành của Bồ Tát không cùng tận. V́ muốn cho tất cả chúng sanh đều trụ vào quả « Vô sanh pháp nhẫn », cho đến thành tựu Vô thượng chánh đẳng chánh giác vậy ».

Chư Phật tử, hàng Bồ Tát khi sơ phát tâm Bồ đề, thí như đại hải khởi sự khô cạn, phải biết rằng sự khô cạn phải từ từ theo thời gian: hạ, trung, thượng (từ cao xuống thấp), cho đến lúc hoàn toàn. Bây giờ thấy được Ngọc như ư bảo châu ở biển cả, ngọc bảo châu này từ nơi biển cả mà sanh. Hàng Bồ Tát khi phát tâm bồ đề cũng như vậy. Lúc ban đầu phát tâm phải biết rơ đó là phương tiện làm Nhơn, Thiên, cho đến đạo quả Thanh văn, Duyên giác, cho đến tất cả thiện pháp của chư Phật Bồ Tát, Pháp thiền định, Trí huệ cũng từ đó mà phát sanh.

Lại nữa, cũng như tam thiên đại thiên thế giới từ khi mới h́nh thành, phải biết rằng, đây là sanh xứ của 25 cơi. Ở nơi đó, chỗ có tất cả chúng sanh đều nương gá, y chỉ làm trú xứ, Bồ Tát phát Bồ đề tâm cũng lại như vậy. Từ khi sơ phát tâm, khắp v́ lợi ích của tất cả vô lượng chúng sanh, như: lục thú, tứ sanh, chánh kiến, tà kiến, tu thiện, làm ác, hộ tŕ tịnh giới, hay phạm tứ trọng giới cấm, tôn kính Tam Bảo, hay huỷ báng chánh pháp, cho đến chư ma ngoại đạo, Sa môn Phạm chí, Sát Đế lợi, Bà la môn, Tỳ-xá-già, Thủ đà la v.v... tất cả đều nương nhờ ư chỉ nơi đó.

Lại nữa, Bồ Tát phát tâm Bồ đề, lấy Từ bi làm đầu. Tâm đại Từ bi của Bồ Tát vô lượng vô biên, cho nên khi phát tâm không có ngằn mé, rộng khắp chúng sanh giới. Ví như hư không trùm khắp tất cả, Bồ Tát phát tâm cũng lại như vậy; tất cả chúng

sanh, khắp cùng tất cả, như chúng sanh giới vô lượng vô biên bất khả cùng tận, Bồ Tát phát tâm cũng lại như vậy. Nghĩa là cũng vô lượng vô biên không có cùng tận, hư không vô tận, cho nên chúng sanh cũng vô tận, chúng sanh cũng vô tận cho nên

Bồ Tát phát tâm khắp tất cả chúng sanh giới vậy. Nghĩa chúng sanh giới, tức là không có hạn lượng.

Ta nay thừa Thánh chỉ, nói lên phần nào: Như đông phương có thiên ức hằng hà sa A tăng kỳ chư Phật thế giới, cho đến nam, tây, bắc phương tứ duy thượng hạ, mỗi mỗi đều có thiên ức hằng hà sa A tăng kỳ thế giới chư Phật, đem tán nhỏ thành vi trần. Số vi trần tán nhỏ này, cho đến nhục nhăn cũng không thấy được (tác đối). Cho đến bách vạn ức hằng hà sa A tăng kỳ tam thiên đại thiên thế giới chỗ có chúng sanh, tất cọng tụ tập, đều ở nơi một bụi trần. Cho đến nhị bách hằng hà A tăng kỳ tam thiên đại thiên thế giới, chỗ có chúng sanh, đều chung ở nơi hai hạt bụi trần. Như vậy tiếp nối nhau (triển chuyển) đều ở khắp mười  phương, tất cả thiên ức hằng hà A tăng kỳ chư Phật thế giới, nơi nào có địa chủng có vi trần, đều là chỗ ở của chúng sanh giới, cũng không trọn khắp.

Lại như có người khéo tay, chỉ một sợi lông mà chia chẻ thành trăm phần, rồi lấy một phần của sợi lông kia chấm vào nước đại hải (đến khi nào biển cả khô cạn?) - Nay đây ta cũng chi nói nghĩa thiểu phần đối với chúng sanh kia, cũng lại như vậy việc ấy không thể nói hết, cũng như việc làm đối với đại hải. Giả sử chư Phật ở nơi vô lượng vô biên A tăng kỳ kiếp, rộng nói các thí dụ, th́ sự thuyết dụ ấy cũng không hết ư nghĩa phát tâm bồ đề của hàng Bồ Tát.

Cho nên, Bồ Tát phát tâm có khả năng biến khắp tất cả chúng sanh. V́ sao vậy? -Chư Phật tử - Bởi Bồ đề tâm vô tận đó vậy. Nếu có Bồ Tát nghe lời như vây mà chẳng lo âu sợ sệt, không thối chí, không quên lăng, th́ phải biết người đó quyết có khả năng phát tâm Bồ đề, và thành tựu Bồ đề tâm vậy.

Dẫu cho hiện nay có vô lượng tất cả chư Phật, ở nơi vô lượng A tăng kỳ kiếp tán thán công đức (phát tâm) kia, cũng không nói hết. V́ cớ sao? – V́ Bồ đề tâm không có ngằn mé, nói không hết lời vậy. Giá trị lợi ích rất là vô lượng. Cho nên hôm nay ta tuyên bày, là v́ khiến cho khắp cả chúng sanh được nghe biết, và được phát tâm Bồ đề vậy.

Phẩm thứ hai: Luận Về Sự Phát Tâm

Luận nói: Bồ Tát như thế nào mà phát tâm Bồ đề? - Và do nhơn duyên ǵ tu tập Đạo Bồ Đề?

Nếu có Bồ Tát thường thân cận Thiện tri thức, và thường cúng dường chư Phật, tu tập Pháp Bồ đề (37 phẩm) chí cầu chánh pháp, tâm thường nhu ḥa, gặp cảnh khổ có khả năng nhẫn chịu, tâm từ bi thuần hậu, thâm tâm b́nh đẳng, tin vui Pháp đại thừa, cầu trí tuệ Phật.

Nếu có người thường thực hành đầy đủ 10 pháp như vậy, là có khả năng pháp tâm Bồ đề, cầu Đạo vô thượng chánh đẳng chánh giác.

Lại nữa, có bốn duyên để phát tâm tu tập Vô thượng bồ đề. Những ǵ là bốn duyên?

Một là, tư duy về chư Phật, mà phát tâm Bồ đề.

Hai là, quán thân quá hoạn (thân tột khổ) mà phát tâm Bồ đề.

Ba là, v́ thương xót (từ mẫn) tất cả chúng sanh mà phát tâm Bồ đề.

Bốn là v́ cầu TỐI THẮNG QUẢ, mà phát Tâm Bồ đề.

TƯ DUY CHƯ PHẬT CÓ NĂM PHÁP

1/ Một là đối với khắp10 phương quá khứ hiện tại vị lai chư Phật, khi ban sơ phát tâm cầu Đạo vô thượng cùng đầy đủ phiền năo tánh như chúng ta hôm nay. Nhưng rốt cùng các Ngài thành tựu Chánh giác, là bậc Vô thượng tôn. Do nhơn duyên như vậy, mà hôm nay ta phát tâm Bồ đề.

2/ Hai là, tư duy về nhứt thiết tam thế chư Phật, phát đại dũng mănh, tất cả đều chứng đắc Vô thượng Bồ đề, nếu Pháp-bồ-đề như vậy qủa thật đă chứng đắc, th́ chúng ta hôm nay cần phải duyên kết pháp đó mà phát Tâm Bồ đề.

3/ Ba là, tư duy về nhứt thiết tam thế chư Phật, phát Đại minh huệ, ở nơi vô minh mà kiến lập THẮNG TÂM, chứa nhóm khổ hạnh (quá khứ) đều có khả năng tự dứt sạch siêu xuất tam giới. Chúng ta hôm nay cũng phải như vậy, nghĩa là phải tự cứu tế. Do nhơn duyên như vậy mà ta phát tâm Bồ đề.

4/ Bốn là, tư duy về nhứt thiết tam thế chư Phật, cũng từ nơi nhơn loại mà vượt khỏi sanh tử phiền năo đại hải. Chúng ta hôm nay cũng là bực Trượng phu, cũng phải vận dụng nơi nhơn duyên này mà đột thoát, cho nên phải phát Tâm Bồ đề.

5/ Năm là, tư duy về tất cả ba đời chư Phật, phát Đại Tinh tấn, xả thân mạng tài bảo, cầu đắc Nhứt thiết trí. Chúng ta hôm nay phải nương vào công đức chư Phật mà tu học, đó là nhơn duyên chơn chánh nên phải phát tâm Bồ đề.

QUÁN THÂN QUÁ HOẠN, Phát Bồ đề tâm cũng có năm pháp:

- Một là, tự quán thân ta do 5 ấm, 4 đại ḥa hợp, sanh khởi đầy đủ vô lượng ác nghiệp. Nay muôn xả ly nên phát Tâm Bồ đề.

- Hai là, tự quán sát thân ta, cửu khiếu trường lưu, xú uế bất tịnh, cần phải sanh tâm chán chê mà xa ĺa nó vậy.

- Ba là, tự quán thân ta có THAM, SÂN, SI, và vô lượng lửa phiền năo thiêu đốt thiện tâm, nên muốn sớm diệt trừ khổ cảnh ấy, mà phát Tâm Bồ đề

- Bốn là, tự quán sát thân ta như bọt, như bèo, nổi trên biển cả, niệm niệm sanh diệt nên cần phải t́m phương pháp trừ diệt nó vậy.

- Năm là, tự quán sát thân ta do vô minh phiền năo ngăn che, thường tạo nghiệp ác phải luân hồi trong lục thú, không lợi ích ǵ, cho nên cần phải phát Tâm Bồ đề vậy.

LẠI NỮA CẦU TỐI THẮNG QUẢ PHÁT TÂM BỒ ĐỀ CŨNG CÓ NĂM PHÁP:

1/ Một là, trông thấy tướng hảo của chư Phật Như Lai trang nghiêm sáng suốt, thanh tịnh cao tột không ǵ sánh bằng, khiến ai trong thấy tướng như vậy, liền trừ được phiền năo, nên phải phát Tâm Bồ đề, tu tập vậy.

2/ Hai là, trông thấy chư Phật Như Lai đầy đủ (cụ túc) Giới, Định Huệ, Giải thoát, Giải thoát tri  kiến thanh tịnh, cụ túc các pháp (pháp tụ), mà chúng ta phát tâm tu tập.

3/ Ba là, trông thấy các Đức Như Lai pháp thân thường trụ thanh tịnh hoàn toàn, không chút nhiễm ô, mà chúng ta phát tâm tu tập.

4/ Bốn là, trông thấy các Đức Như Lai có đầy đủ các pháp: Thập lực, Tứ Vô Sở Uư, Đại bi , tam niệm xứ, mà phát tâm tu tập.

5/ Năm là, do trông thấy các Đức Như Lai có nhứt thiết trí lân mẫn chúng sanh từ bi bủa khắp, thường v́ tất cả kẻ ngu phu mê mờ, độ cho họ quay về chánh đạo, mà phát tâm tu tập.

TỪ MẪN ĐỐI VỚI CHÚNG SANH, PHÁT TÂM BỒ ĐÊ CŨNG CÓ NĂM PHÁP :

1- V́ thấy chúng sanh bị vô minh ràng buộc, mà phát Tâm Bồ đề.

2- V́ thấy chúng sanh bị các khổ thắt chặt, mà phát Tâm Bồ đề.

3- V thấy chúng sanh kết tập bất thiện nghiệp, mà phát Tâm Bồ đề.

4- V́ thấy chúng sanh tạo cực trọng ác, mà phát Tâm Bồ đề.

5- V́ thấy chúng sanh chẳng tu học chánh pháp, lại bị vô minh thắt buộc, nên phát Tâm Bồ đề.

Lại có 20 việc mà Bồ tát phát tâm Bồ đề:

1- V́ thấy các chúng sanh bị si ái làm cho mê lầm, phải thọ lănh những khổ cảnh to lớn, nên phát Tâm Bồ đề.

2- V́ thấy các chúng sanh bất tín nhơn quả, tạo tác chư ác nghiệp nên phát Tâm Bồ đề.

3- V́ thấy chúng sanh xả ly chánh Pháp, tín thọ tà giáo nên pháp Tâm Bồ đề

4- Lại thấy các chúng sanh lặn hụp trong sông phiền năo, bị bốn ḍng phiền năo (tứ lưu) cuốn trôi, và các khổ ràng buộc, nên phát Tâm Bồ đề.

5- V́ thấy chúng sanh lo sợ cảnh khổ sanh lăo bịnh tử, chẳng cầu giải thoát mà lại c̣n tạo các ác nghiệp, nên phát Tâm Bồ đề.

6- Thấy các chúng sanh sống trong ưu bi khổ năo, mà lại thường tạo các ác nghiệp, không biết chừa bỏ, nên phát tâm Bồ đề

7- Thấy các chúng sanh thọ cảnh biệt ly khổ, mà chẳng giác ngộ, lại t́m cách tham đắm dây dưa nên phát Tâm Bồ đề

8- Thấy các chúng sanh thọ oán táng hộ khổ, lại thường khởi tâm ganh ghét, không chịu từ bỏ, lại c̣n tạo các oán kết bất thiện cho đời sau, nên phát tâm Bồ đề.

 9- Thấy các chúng sanh v́ ái dục mà tạo các nghiệp ác, nên phát  Tâm Bồ đề.

10- Lại thấy các chúng sanh đă biết DỤC là khổ, nhưng không xả ly, nên Phát Tâm Bồ đề.

11- Thấy các chúng sanh tuy muốn được an vui trái lại không thọ cấm giới ( của Phật), nên phát Tâm Bồ đề

12- Thấy các chúng sanh tuy không ưa khổ cảnh, mà lại luôn tạo cực trọng ác, nên phát Tâm Bồ đề.

I3- Thấy các chúng sanh hủy phạm trọng giới, tuy biết. ăn năn lo sợ. nhưng vẫn phóng dật, nên phát Tâm Bồ đề.

14- Thấy các chúng sanh thích tạo cực ác, cho nên đọa ngũ-vô gián nghiệp, hung dữ ngoan cố, tự ngăn che lỗi lầm không biết xấu hổ ăn năn nên phát Tâm Bồ đề.

 l5- V́ thấy chúng sanh hủy báng Chánh pháp đại thừa phương đẳng, lại chuyên ngu tự chấp, khởi tâm kiêu mạn, nên phát Tâm Bồ đề

16- Thấy các chúng sanh tuy có phần thông minh hiểu biết, mà phạm vào lỗi đoạn dứt thiện căn, tự phản cống-cao, trọn chẳng cải hối, chẳng học chính pháp, do vậy mà Bồ tát phát Tâm Bồ đề.

17- Thấy các chúng sanh, sanh vào nơi bát nạn, nên không nghe biết chánh pháp, chẳng biết cách tu hành thiện pháp, nên phát Tâm Bồ đề.

18- Thấy các chúng sanh, tuy được gặp Phật ra đời, được nghe Phật thuyết pháp, nhưng lại chẳng biết thọ tŕ tu tập, nên phát Tâm Bồ đề.

19- Lại thấy các chúng sanh tập nhiễm theo các ngoại đạo, khổ thân tu học theo ngoại giáo, trọn chẳng thoát được khổ cảnh, nên phát Tâm Bồ đề.

20- Thấy các chúng sanh tu hành đến cơi Phi phi tưởng định, lầm nhận đó là cảnh niết bàn thiện báo. Nhưng khi hết phước báo hữu lậu đó th́ đọa vào tam đồ khổ, mà chúng  ta phát Tâm Bồ đề .

Lại nữa hàng Bồ tát v́ thấy chúng sanh bị vô minh mà tạo các ác nghiệp,đêm dài  thọ khổ, xa ĺa chánh pháp (lầm lỗi không ra khỏi) không ra khỏi cảnh mê mờ, do đó mà phát Tâm đại từ bi, chí cầu Vô thượng chánh đẳng chánh giác, như cứu cảnh khổ lửa cháy đầu. Tất cả chúng sanh có cảnh khổ nào, Bồ tát phải lo cứu tế khiến cho không sót một ai.

Chư Phật tử, ta nay lược nói các pháp đối với hàng Bồ tát sơ phát Tâm Bồ đề. Nếu như nói rộng ra th́ nhiều vô lượng vô biên pháp môn.

Phẩm thứ ba: Thệ Nguyện

Luận nói: Bồ tát phải như thế nào mà phát tâm đắc quả Bồ đề, và do đâu mà hạnhh nghiệp được thành tựu Đạo Bồ đề?

Hàng Bồ Tát khi phát Tâm trụ được Càn-huệ-địa, trước hết tâm phải kiên cố, phát Đại chánh nguyện, nhiếp thọ tất cả vô lượng chúng sanh, rằng: Ta nay cầu Vô thượng Bồ đề để cứu hộ độ thoát chúng sanh, không để thiếu sót, đều khiến cho tất cả rốt ráo vào địa vị Vô dư niết bàn.

Cho nên, sơ phát Tâm Bồ đề, hàng Bồ tát phải do tâm đại bi làm đầu, do Đại bi tâm nên hay phát chuyển Thập thắng Đại chánh nguyện. Những ǵ gọi là mười ?

1/ Ta nguyện từ thân đời trước, đến thân đời này, đă làm các thiện căn, đều đem các thiện căn hồi hướng cho tất cả vô lượng chúng sanh, cùng nhau hướng về quả Vô Thượng Bồ đề. Nguyện cho tâm niệm, nguyện lực cho chúng ta luôn luôn tăng trưởng, đời đời phát huy, thường giữ niệm tại tâm, trọn chẳng quên mất. Tâm niệm, nguyện lực ấy cũng như Đàlani (tổng tŕ) thường phải thủ hộ.

2/ Chúng ta nguyện hồi hướng đến đạo quả Đại Bồ đề, do thiện căn này đối với tất cả chúng sanh,ở bất cứ nơi nào, thường đến cúng dường tất cả chư Phật, chẳng sanh về các quốc độ không có Phật.

3/ Chúng ta nguyện sanh vào quốc độ của chư Phật. rồi, thường được thân cận, thường xuyên có mặt hai bên, như bóng theo h́nh, không sát na nào vắng mặt xa rời chư Phật.

4/ Chúng ta nguyện được thân cận chư Phật rồi, tùy theo thu cầu khế hợp, mà chư Phật, thuyết pháp cho chúng ta nghe, nghe rồi thành tựu Bồ Tát đạo, đắc ngũ thần thông.

5/ Ta nguyện thành tựu Bồ tát ngũ thông rồi, lại thông  đạt thế đế, dẫu cho danh xưng được lưu bố, giai liễu đệ nhứt nghĩa đế, đắc Như-thật-tánh, và Chánh-pháp-trí.

6/ Ta nguyện được chánh-pháp-trí rồi, do tâm không mệt mỏi (vô yếm tâm) v́ chúng sanh mà nói pháp khai thị, khiến cho lợi ích và đều giải thoát.

7/ Ta nguyện đủ khả năng khai thị giải thoát cho chúng sanh rồi, nương vào thần lực chư Phật, đến khắp mười phương vô lượng thế giới cúng dường chư Phật, thỉnh thọ Chánh Pháp, rộng độ chúng sanh

8/ Ta nguyện khi thính thọ Chánh pháp của chư Phật rồi, tức đủ khả năng tùy theo căn cơ chúng sanh mà chuyển khai thanh tịnh pháp luân (chuyển pháp luận thanh tịnh), đến mười thế giới, tất cả chúng sanh nghe ta thuyết pháp, nghe danh tự ta, liền được xả ly tất cả phiền năo, phát Tâm Bồ đề.

9/ Ta nguyện, khi đă khiến cho chúng sanh phát tâm Bồ đề rồi, thường thường gần gũi hộ tŕ chúng sanh, khiến trừ những điều bất thiện, đem đến vô lượng an lạc, xả bỏ thân mạng tài bảo nhiếp thọ chúng sanh, gánh vác Chánh Pháp.

10/ Ta nguyện khi được gánh vác chúng sanh rồi, tuy thực hành Chánh pháp, mà tâm vô-sở-hành. cũng như chư Bồ tát thực hành chánh pháp, mà vô-sở-hành, cũng lại là vô sở bất hành. V́ giáo hóa chúng sanh nên không rời bỏ Chánh nguyện, đó là hàng Bồ tát phát tâm Bồ đề thành tựu Thập Đại nguyện. Thập Đại nguyện này biến khắp chúng sanh giới, nhiếp thọ tất cả hằng sa chư nguyện lực.  Nếu chúng sanh giới tận th́ đại nguyện của ta mới hết, mà chúng sanh giới thật không thể hết, cho nên đại nguyện của ta cũng không cùng.

Lại nữa, BỐ THÍ, là chánh nhơn phát Tâm Bồ đề, v́ nhiếp thủ tất cả chúng sanh vậy .

TR̀ GIỚI là chánh nhơn phát Tâm Bồ đề, v́ cụ túc thiện pháp, đầy đủ bổn nguyện này.

NHẪN NHỤC là chánh nhơn phát Tâm Bồ đề, v́ thành tựu 32 tướng hảo, và 80 tùy h́nh hảo vậy.

TINH TẤN, là chánh nhơn phát Tâm Bồ đề, v́ tăng trưởng thiện hạnh, đối với chúng sanh khuyến hóa tu tập vậy.

THIỀN ĐỊNH là chánh nhơn phát tâm Bồ đề, v́ tự ḿnh điều phục tâm tư của chúng sanh.

TRÍ TUỆ là chánh nhơn Bồ đề tâm, v́ đầy đủ trí huệ nên biết rơ chánh tướng của các pháp.

Tóm lại, mà nói đó, Lục Độ Ba la mật là chánh nhơn Bồ đề, Tứ vô lượng tâm, 37 phẩm trợ đạo, và vạn thiện chư hành, tương ứng ḥa hợp phù trợ mà thành Đạo Bồ đề vậy.

Cho nên, nếu Bồ tát tu tập Lục Độ Ba la mật, tùy theo pháp hạnh dó, mà dần dần đắc cận quả A nậu đa tam miệu tam Bồ đề.

Chư phật tử, người cầu Đạo Bồ đề, tâm hành không được phóng dật, khi tâm hạnh phóng dật th́ hư hoại thiên căn. Nếu Bồ tát chế phục lục căn không cho phóng dật, tất người đó đă tu tập sáu Pháp Ba la mật vậy. Hàng Bồ tát phát tâm, trước phải kiến lập quyết định, chí thành lập thệ nguyện, hành giả trọn không phóng dật, giải đăi, kiêu mạn, V́ cớ sao?

Khi lập quyết định, thệ nguyện có năm pháp chấp tŕ:

1/ Phát tâm phải cho kiên cố

2/ Phải thường ngăn ngừa và diệt trừ phiền năo

3/ Phải ngăn ngừa tâm phóng dật.

4/ Phải phá trừ ngũ cái.

5/ Tinh tấn tu.tập sáu Pháp ba la mật. V́ sáu Pháp này như chư Phật đă tán thán:

Như Lai Đại Trí Tôn

Hiển thuyết công đức chứng,

Nhẫn, Huệ phước nghiệp lực,

Thệ nguyện lực tối thắng.

Tạm dịch:

Đấng Như Lai bậc Đại trí đáng tôn kính,

Nói rơ các công đức đă tu chứng

Nhẫn nhục, Trí huệ, Phước nghiệp lớn,

Thệ nguyện lực, là Pháp tối thắng.

Làm thế nào lập thệ nguyện?

Nếu có người lúc bấy giờ đến nơi ta cầu xin cácthứ cho được, th́ chúng ta phải tùy theo sự mong cầu của họ mà bố thí giúp đỡ. Bố thí như vậy, cho đến không khởi lên một niệm sẽn tiếc. Nếu tâm ta khởi niệm ác (tiếc rẽ), dù chỉ trong thời gian một cái khảy móng tay, rằng lấy sự ấy bố thí làm nhơn duyên cầu được quả báo an vui. Th́ ta (Luận chủ) liền chê trách, cho đến 10 thế giới vô lượng vô biên A tăng kỳ chư Phật hiện tại, và chư Phật vị lai cũng chê trách, người ấy quyết định bất thành A nậu đa la tam miệu tam bồ đề. Nếu chúng ta THỌ TR̀ CẤM GIỚI, cho dẫu mất thân mạng, kiến lập tịnh tâm, thề không cải hối (hối tiếc việc tu tập).

Nếu ta tu tập PHÁP NHẪN NHỤC, có người đến xâm hại cho đến họ cắt xẻo thân ta, th́ cùng phải giữ ḷng từ ái, thề không khởi tâm sân hận ngăn ngại. Nếu ta tu tập Pháp TINH TẤN gặp cảnh cơ khát bức ngặt, nóng lạnh trái mùa, cho đến lúc các tai nạn, như vương tặc, thủy hỏa, sư tử hổ lang, cho đến những nơi không nước uống, không cơn ăn, cũng phải giữ tâm vững bền, thề không thối chuyển đạo nghiệp. Nếu ta phát tâm tu tập THIỀN ĐỊNH, đến nơi ngoại cảnh nhiễu loạn, cũng phải nhiếp tâm, chớ để dao động. Phải giữ tâm thật kiên cố, nhứt niệm tại cảnh, thề chẳng vọng khởi phi pháp loạn tưởng. Nếu ta tu tập PHÁP TRÍ HUỆ, quán sát « nhứt thiết pháp như thật tánh », tùy thuận Pháp mà thọ tŕ, đối với các khổ bất thiện. Với Pháp hữu vi, vô vi, cho đến pháp sanh tử Niết bàn, chẳng khởi nhị kiến. Nếu bấy giờ tâm ta sanh hối hận, sân si, thối tâm, quên lảng, loạn tưởng khởi lên nhị kiến, dù chỉ trong thời gian khảy móng tay, liền phải dùng Giới, Nhẫn, Tinh tấn, Thiền định, mà cầu được tịnh báo. Như vậy, ta (Luận chủ) cũng chê trách, cho đến 10 phương thế giới vô lượng vô biên A tăng kỳ chư Phật hiện tại, chư Phật vị lai cũng chê trách, mà người kia trọn không thành quả vị A Nậu đa la tam miệu Tam bồ đề.

Cho nên, nếu có Bồ tát nương vào Thập Đại nguyện, thọ tŕ chánh pháp, thực hành theo LỤC ĐẠI THỆ NGUYỆN (sáu Balamật), tức ngăn ngừa tâm hành phóng dật, tất phải tinh cần, tu học Pháp lục Ba la mật, tất sẽ thành tựu quả vị VôThượng chánh đẳng chánh giác vậy.

Phẩm thứ tư: Đàn Na Ba La Mật

Luận nói : Hàng Bồ tát phải tu Pháp Bố thí như thế nào ? - Làm lợi ích cho ḿnh và cho người, và cả hai đều lợi ích như thế nào?

Nếu Bồ tát tu Pháp Bố thí được như vậy, tức là trang nghiêm Đạo Bồ đề. Và Bồ tát muốn điều phục chúng sanh, khiến cho xa ĺa khổ năo cho nên phải tu hạnh Bố thí vậy.

Người thực hành Pháp Bố thí, là đối với tài vật của ḿnh thường đem ḷng xả bỏ, đối với người đến cầu đạo (học hỏi), phải khởi tâm tôn trọng, tưởng đó như là Cha Mẹ, Sư trưởng, Thiện hữu tri thức vậy. Đối với kẻ bần cùng nghèo túng phải khởi tâm lân mẫn, tưởng như con một của ḿnh. Tuỳ theo chỗ mong cầu, mà ḿnh vui vẻ tôn kính. Đó là Bồ tát tu tập Tâm Bố thí vậy.

Người tu pháp Bố thínhư vậy, thiện danh được lưu bố, tùy chỗ sanh xứ mà tài bảo được phong vinh, gọi đó là Tự lợi. Và hay khiến chúng sanh Tâm đắc măn túc. Lại hay giáo hóa điều phục họ, khiến tâm tư họ không khởi sự xan lận. Được như vậy, gọi là LỢI THA. Pháp tu như vậy, gọi là VÔ TƯỚNG ĐẠI THÍ. Pháp này giáo hoá chúng sanh khiến họ đồng lợi ích cho ḿnh, cho nên gọi là cả hai trọn lợi ích vậy. Chánh nhơn tu Bố thí, đắc đia vị Chuyển luân thánh vương nhiếp thọ tất cả vô lượng chúng sanh, cho đến thành tựu PHÁP TẠNG VÔ TẬN của chư Phật. Đó gọi là trang nghiêm Đạo Bồ đề vậy...

Bố thí có ba phần (ba phẩm loại) :

1/ Gọi là Pháp Thí

2/ Gọi là Tài Thí

3/ Gọi là Vô Úy Thí

Trước nói PHÁP THÍ mà khuyến tấn người thọ tŕ CẤM GIỚI, tu tập tu hạnh xuất gia, lại khiến họ phá trừ tà kiến, nói rơ chấp đoạn , chấp thường, cùng bốn thí điên đảo với những quá-hoạn sai lầm. Lại phải phân biệt khai thị về nghĩa CHƠN ĐẾ tán thán công đức Tinh Tấn, giải minh tai hại của phóng dật. Các việc như vậy thực hành, gọi là Tu Hạnh Pháp Thí vậy.

Nhưng nếu có chúng sanh lo sợ pháp Vua, cho đến sài lang sư tử, và các nạn thủy hỏa, trộm cướp v.v.. Bồ tát thấy họ như vậy, cần phải tạo mọi điều kiện cứu giúp, làm được như vậy gọi là Pháp Vô Úy Thí...

Lại đối với tài vật của ḿnh bố thí đến người, mà ḷng không tiếc rẽ cho đến những thứ trân bảo, voi ngựa, xe cộ và các loại vải vóc tơ lụa, lúa nếp... y phục, sau nữa, cho đến vườn ruộng, lầu các ranh giới. Nếu là nhiều hay ít, tùy theo ư mong cầu của người mà ta cứu giúp họ. Làm được như vậy, gọi là TÀI THÍ.

TÀI THÍ có năm loại:

1- Chí tâm thí

2- Tín tâm thí

3- Tùy thời thí

4- Tự thủ thí

5- Như pháp thí. (xem thêm Kinh Ưu bà tắc).

Những điều kiện không nên Bố thí, cũng có năm trường hợp:

1/ Phi lư, cầu tài, không nên bố thí cho người. Nghĩa là tài vật phi lư phi nghĩa, ta không nên đem cho người.

2/ Vật bất tịnh như rượu, độc dược, không nên bố thí cho người. V́ những thứ ấy sẽ làm loạn tâm người vậy.

3/ Lưới, bẩy, máy móc... không nên bố thí cho người, v́ những thứ ấy sẽ làm khổ năo cho chúng sanh.

4/ Đao trượng, cung tên...không nên bố thí cho nguời, v́ đó là vật làm hại chúng sanh.

5/ Âm nhạc, nữ sắc (sắc đẹp), không nên bố thí cho người. v́ những thứ ấy sẽ làm hại tinh thần của người.

Tóm lại mà nói, những ǵ không đúng với Pháp thiện (bất như pháp), vật ǵ làm năo loạn chúng sanh, th́ không nên bố thí. Ngoài ra, những ǵ khiến cho chúng sanh được an lạc, th́ gọi đó là Pháp thí.

Người thực hành Pháp Bố thí, cũng có năm điều gọi là danh văn thiện lợi :

1- Thường dược thân cận tất cả các bực hiền thánh trong đời.

2- Được tất cả chúng sanh trông thấy th́ vui thích.

3- Khi đến chỗ đông người, đều được mọi người cung kính.

4- Danh dự tốt đẹp được lưu bố mười phương.

5- V́ Đại Bồ đề khởi tác thượng diêu nhơn.

Năm pháp như vậy, gọi là Bồ tát thành tựu Nhứt thiết trí .

NHỨT THIẾT TRÍ, chẳng phải trông vào nhiều tài vật mà thật sự ở nơi tâm hạnh vậy. Đúng như pháp cầu tài, mà thọ tŕ bố thí, gọi là Nhứt thiết thí vậy. Thấy kẻ bần cùng, khởi tâm thương xót giúp đỡ gọi đó là Nhứt thiết thí vậy. Thấy người nguy khổ, khởi tâm từ bi cứu tế, đó là Nhứt thiết thí. Đời sống của ḿnh tuy không dư giả, vẫn giữ Đạo Bố thí giúp người, gọi đó là Nhứt thiết thí. Quư trọng bảo vật, nhưng biết ư người mong cầu, nên thương mà giúp, đó gọi là nhứt thiết thí vậy.  Không luận là người tŕ giới hay hủy phạm, là bậc phước điền hay phi phước điền, ta đều b́nh đẳng bố thí nên gọi đó là Nhứt thiết thí. Không cầu quả báo thiện lạc nơi cơi nhơn thiên, nên gọi đó là Nhứt thiết thí. Chí cầu Vô thượng Bồ đề mà bố thí, nên gọi là Nhứt thiết thí vậy.

Lại nữa, hành Đạo Bố thí đúng thời, hợp lúc. Vui vẻ thí, bố thí rồi không ăn năn, gọi đó là Nhứt thiết thí vậy. Nếu đem bông hoa bố thí, th́ sẽ đầy đủ Đà a la ni, Thất Giác hoa vậy. Nếu đem hương vị mà bố thí th́ cụ túc được Giới, Định, Huệ, huân hợp nơi thân. Nếu đem quả trái mà bố Thí, th́ thành tựu Vô lậu quả vậy. Nếu đem thức ăn mà bố thí th́ được cụ túc thân mạng, cụ túc biện tài, sức lực an vui vậy. Nếu đem y phục mà bố thí, th́ sắc thân được cụ túc thanh tịnh, trừ được bịnh vô tâm vô quư vậy. Nếu đem đèn sáng mà bố thí th́ cụ túc Phật nhăn, thấu suốt tất cả Pháp tánh vậy. Nếu đem các thứ giày dép quư, cùng với xa mă đồ chuyên chở mà bố thí, th́ đắc quả Vô thượng thừa, cụ túc thần thông. Nếu đem chuỗi anh lạc bố thí, th́ sẽ cụ túc 80 tướng tùy h́nh hảo. Nếu đem trân bảo mà bố thí, cúng dường, th́ cụ túc 32 tướng hảo của bậc Đại nhơn. Nếu đem sức lực, sứ bộc mà bố thí cúng dường, th́ cụ túc Thập lực, Tứ vô sở uư của Phật.

Tóm lại, tu pháp Bố thí, như đem cả quốc thành thê tử, đầu mắt tay chân, bố thí cúng dường, mà tâm không lẫn tiếc, chỉ v́ cầu Vô thượng Bồ đề, cứu độ tất cả chúng sanh vậy. Hành Đại Bồ Tát tu hành bố thí không c̣n kiến chấp tài vật thí, và kẻ thọ thí, chỉ v́ Pháp Vô Thượng Thí , tức nhiên cụ túc Pháp Bố thí Ba la mật vậy.

Phẩm thứ năm: Giới Ba La Mật

Luận nói: Hàng Bồ Tát phải tu hành (tŕ) Giới hạnh như thế nào? Và Tŕ Giới cách nào để làm lợi ích cho ḿnh và cho người? - Và cả hai đều lợi ích rốt ráo?

Người tu Tŕ giới như vậy, tức có khả năng trang nghiêm Đạo Bồ đề. Bồ Tát v́ muốn điều phục chúng sanh, khiến cho họ xa ĺa khổ năo, cho nên phải Tu Tŕ Tịnh giới. Người tu tŕ Tịnh giới, th́ ba nghiệp thân, khẩu, ư tức phải thanh tịnh, đối với kẻ tánh bất thiện, tâm luôn luôn xa lánh, lại khéo quở trách ác hạnh, và kẻ huỷ phạm cấm giới. Đối với những lỗi nhỏ, trong ḷng luôn lo sợ, với những điều như vậy được gọi là hàng Bồ Tát sơ phát tâm tu tŕ tịnh giới vậy.

Nguời tu Tŕ giới , th́ phải xa ĺa tất cả ác nghiệp, các lỗi lầm, thường sanh vẻ nơi thiện xứ (thiên giới), và được như vậy gọi là tự lợi. Lại biết giáo hoá chúng sanh, khiến họ không phạm vào điều ác, th́ gọi là lợi tha. Do tu công đức này, hồi hướng về Bồ đề giới, giáo hoá chúng sanh khiến đồng lợi ích như ḿnh, th́ gọi đó là cả hai đều lợi (viên măn giới).

Do nhơn tu Tŕ giới, mà đắc quả LI DỤC, cho đến dứt hết các lậu hoặc, thành Tối chánh giác, bấy giờ gọi đó là trang nghiêm Đạo Bồ đề.

Giới có ba loại (thành phần):

1- Thân giới

2- Khẩu giới

3- Y giới.

Người thọ tŕ Thân giới, vĩnh ly tất cả các hạnh sát đạo dâm, bất đoạt vật mạng, bất xâm phạm tài sản của người, cũng không xâm phạm vào ngoại sắc. Lại nữa, cũng không vi phạm SÁT, v.v... làm nhơn duyên, cho đến một phương tiện nhỏ nào. Chẳng dùng cây gậy, gạch đá làm thương tích chúng sanh. Nếu vật thuộc của người, là của người thọ dụng, như một ngọn cỏ, lá cây, người chẳng cho th́ ta chẳng nên lấy dùng. Lại nữa, cho đến việc lấy mắt nh́n lén, xem trộm sắc đẹp màu mè v.v:.. Nên giữ Tứ oai nghi cho tề chỉnh. Những điều như vậy gọi là Thân Tŕ giới.

Khẩu thọ tŕ giới thư thế nào ? Tức là đoạn trừ tất cả những lời vọng ngữ, lưỡng thiệt ác khẩu, ỷ ngữ, không khi cuốn người, không ly gián người này, lại nói lời hoà hợp với người kia, phỉ báng lỗi lầm của người, hoặc dùng văn sức ngôn từ khéo léo làm phương tiện, khiến cho tha nhân xúc măo. Trái lại lời nói ta phải chí thành, phải ôn ḥa, phải trung tín đối với người. Lời nói phải là lời nói nhiêu ích cho người, khuyến hoá người tu thiện. Những điều kiện như vậy, gọi là tu Khẩu giới.

Người Tŕ Tâm giới phải như thế nào ? Phải dứt trừ tham sân si, tà kiến, lại thường tu tập nhu nhuyển, không tạo các tội lỗi, tin rỏ ác nghiệp sẽ thọ lành quả báo ác. Phải nỗ lực tư duy, không tạo ác nghiệp, đối với tội nhẹ, tâm luôn tưởng là điều to lớn,

nếu có lỗi lầm đều phải lo sợ, ăn năn. Đối với chúng sanh tâm không khỏi sân hận nào loạn, thấy chúng sanh khổ, phải khởi tâm thương cảm, luôn luôn biết ơn báo ơn, và tâm không keo ḅn, vui làm việc phúc đức, thường làm lợi ích, giáo hoá mọi người, thường tu Từ tâm. thương xót tất cả. Với những điều kiện như vậy, gọi là Tu Tâm giới.

NÓI VỀ THẬP THIỆN GIƠÍ, CÓ NĂM ĐIỀU LỢI ÍCH:

1-Thường ngăn ngừa ác hạnh.

2- Thường khởi tác thiện căn

3- Thường xa lánh phiền năo

4- Thường thành tựu Tịnh Tâm

5- Thuờng tăng trưởng giới hạnh.

Nếu nguời khéo tu Giới, không buông lung phóng dật, đầy đủ chánh niệm,  phân biệt rơ thiện ác .v.v... Th́ phải biết rằng người đó quyết định thường tu Thập thiện nghiệp giới, và 84.000 vô lượng giới phẩm, tất cả đều nhiếp thuộc nơi Thập thiện giới vậy. Phải biết Thập thiện giới chính là tất cả giới căn bổn, đoạn các nghiệp ác nơi thân, khẩu, ư vậy. Lại có năng lực ngăn ngừa tất cả pháp bất thiện cho nên gọi là Tu Giới Hạnh vậy.

LUẬN VỀ GIỚI CÓ NĂM LOẠI: (năm ư nghĩa)

1- Gọi là Ba la đề mộc xoa giới.

2- Gọi là Định cộng giới.

3- Gọi là Vô lậu giới.

4- Gọi là Nhiếp căn giới.

5- Gọi là Vô tác giới.

- Khi Bạch Tứ Yết Ma, theo Thầy mà thọ giới, gọi đó là Giới Ba-la-đề-mộc-xoa. Từ Giới căn bản tu tập Tứ thiền, quả Tứ thiền chưa được ( tức c̣n tu tập). Gọi đó là Định cộng giới.

Căn bản giới, tu tập Tứ thiền, đắc sơ thiền, chưa măn Tứ thiền, gọi đó là Vô lậu giới. Nhiếp thủ chư căn, tu chánh niệm tâm, kiến văn, giác, tri, sắc, thanh, hương, vi, giải, bất sanh phóng dật, gọi đó là Nhiếp căn giới. Xả bỏ thân này cho đến thân sau chẳng tạo ác nghiệp, gọi đó là Vô tác giới.

Hàng Bồ Tát, tu Tŕ giới không cùng với hàng Thanh văn, Bích chi Phật-hợp hay không hợp (đây là cách so sánh) như vậy gọi Thiện tŕ Tịnh giới. Do Thiện tŕ Tịnh giới, nên hay làm lợi ích cho tất cả chúng sanh.

Tu tŕ Từ tâm giới. thường hay cứu độ chúng sanh, khiến cho được an lạc vậy

Tu tŕ Bi tâm giới, hay nhân thọ các khổ, cứu nguy nạn cho chúng sanh.

Tu tŕ Hỷ tâm giới, khuyến thỉnh mọi người tụ tập thiện phập, khiếm dứt trừ tâm giải đăi.

Tu tŕ Xả tâm giới, đối với kẻ oán người thân đều b́nh đẳng, khiến họ xa ĺa ái nhuế vậy.

Tu tŕ Huệ thí giới, khéo giáo hoá điều phục chúng sanh vậy.

Tu tŕ Nhẫn nhục giới, tâm thường nhu nhuyễn không sân si vậy.

Tu tŕ Tinh tấn giới, th́ thiện nghiệp mỗi ngày được tăng trưởng không thối thất vậy.

Tu tŕ Thiền định giới, tức là xa ĺa dục lậu và bất thiện pháp, tăng trưởng thiền cảnh vậy.

Tu tŕ Trí huệ giới, tức thành tựu đa văn, và thiện căn, lại không nhàm chán chánh pháp.

Tu tŕ Thân cận thiện tri thức giới, ấy là làm nhơn duyên phù trợ thành tựu Đạo Vô Thượng Bồ đề vậy

Tu tŕ Viễn ly ác tri thức giới, th́ xa ĺa ba ác đạo và tám nạn xứ.

Hàng Bồ Tát phát tâm tu tŕ Tịnh giới, chẳng nương nơi cơi Dục giới chẳng gần gũi cơi Sắc giới, cũng chẳng trụ nơi cơi Vô sắc giới. V́ tu tịnh giới thanh tịnh, xả ly dục trần (tam giới), trừ sân nhuế si mê, diệt vô minh chướng. V́ tu Thanh Tịnh giới dứt đoạn thường nhị biên, mà không nghịch với lư nhơn duyên. V́ tu Thanh tịnh giới, th́ không chấp trước nơi sắc, thọ, tưởng, hành, thức, v́ đó là giả danh tướng. V́ tu Thanh tịnh giới nên chẳng ràng buộc nơi Nhơn duyên, chẳng khơi các kiến chấp, chẳng trụ nơi nghi hối. V́ tu Thanh tinh giới bất trụ tham sân si, nó là tam bất thiện căn. V́ tu Thanh tịnh giới nên không c̣n ngă mạn, kiêu mạn, tăng thượng mạn, mạn mạn, đại mạn, mà phải nhu hoà thiện thuận. V́ tu Thanh tinh giới nên đối với lợi, suy, hủy, dự, xưng, cơ, khổ, lạc, chẳng v́ tám thứ đó mà bị khuynh động. V́ tu Tịnh giới nên không nhiễm trước các pháp thế gian, hư vọng, giả danh, ma chỉ thuận theo Chân đế. V́ tu Tịnh giới nên chẳng c̣n phiền năo ray rứt mà được tịch diệt, ly các tưởng được mọi sự an vui

Tóm lại, mà nói, người tu Tịnh giới cho đến chẳng tiếc thân mạng, quán sát lư vô thường, khởi tưởng nhàm chán, cần thực hành thiện căn, dơng mănh tinh tấn, đó gọi là Thanh Tịnh giới vậy.

Bồ Tát Mahatát, tu hành Tŕ giới, lại chẳng thấy ḿnh có tâm thanh tịnh, bởi đă xa ĺa các tướng. Như vậy th́ trọn đủ ư nghĩa Thi ba la mật.

Phẩm Thứ Sáu: Nhẫn nhục Ba La Mật

Luận nói: Bồ Tát phải tu Pháp Nhẫn Nhục như thế nào? Và làm thế nào cho Pháp Nhẫn Nhục được kết quả tự lợi, lợi tha và cả hai đều lợi ích viên măn?

Hàng Bồ Tát tu Pháp Nhẫn Nhục đúng pháp th́ có khả năng trang nghiêm Đạo Bồ đề: Bồ Tát v́ muốn điều phục chúng sanh, khiến họ xa ĺa khổ năo, cho nên phải tu Pháp Nhẫn Nhục.

Người tu Pháp Nhẫn Nhục, th́ tám thường khiêm hạ, đối với tất cả chúng sanh có tâm cang cường, kiêu mạn, th́ ḿnh phải hỉ xả không chấp trách. Lại khi thấy người bị nguy ác, th́ phải khởi tâm thương xót giúp đỡ, ngôn ngữ phải nhu nhuyễn, để khuyến hóa người tu thiện pháp. Khéo léo phân biệt giải thích quả báo sai biệt của tâm sân nhuế, và luôn ôn ḥa Nhẫn nhục (ḥa nhẫn), đó là bước đầu của hàng Bồ Tát phát tâm tu Pháp Nhẫn Nhục. Tu hành Pháp Nhẫn Nhục, th́ được tránh khỏi những điều xấu ác, thân tâm được an lạc đó gọi là tự lợi vậy.

Lại hay hoá đạo chúng sanh, khiến cho họ thảy đều ḥa thuận, đó gọi là lợi tha vậy.

Do chỗ tu Pháp Vô Thượng Nhẫn Nhục, nên giáo hóa các chúng sanh, khiến cho họ đồng lợi ích như ḿnh, cho nên gọi là cả hai đều ích lợi vậy. Do chánh nhơn tu Nhẫn Nhục, nên được kết quả đoan chánh, khiến cho mọi người đều cung kính, cho đến

khi thành Phật có các tướng hảo thượng diệu. Đó gọi là thành tựu trang nghiêm Đạo Bồ đề vậy.

Nhẫn nhục có ba trường hợp :

Gọi đó là: THÂN NHẪN - KHẨU NHẫN và Ư NHẪN.

1/ Thế nào gọi là THÂN NHẪN ?

Nghĩa là có kẻ đến mắng chửi, hay đánh đập hủy báng, ác tâm với ta, cho đến đả thương làm đau đớn, ta cũng phải nhẫn thọ cảnh khổ đau ấy. Lại nữa, khi ta thấy các chúng sanh bi uy bức, sợ hăi, ta phải đem thân mà gánh vác cho họ, nhưng ḷng không mỏi mệt thối chí, trường hợp làm được như vậy, gọi là Thân Nhẫn Nhục .

2/ Thế nào gọi là KHẨU NHẪN ?

Nếu có người mạ lỵ ta, ta phải mặc nhiên nhẫn thọ, không mắng trả lại lại có kẻ rất là phi lư đến quở trách ta, ta cũng phải tỏ lời ôn ḥa, mà thuận ghi nhớ lời (tỏ lời ôn ḥa mà đối xử với họ). Nếu có kẻ to lời lớn tiếng chửi rủa phỉ báng ta, ta cũng phải nhẫn thọ. Sự kiện như vậy gọi là tu Khẩu Nhẫn Nhục.

3/ Thế nào gọi là ư NHẪN?

Nếu thấy có kẻ sân hận với ta, ḷng ta cũng không ghi nhớ, luôn tránh xa họ. Nếu có kẻ gây sự xúc năo, ta cũng phải giữ tâm thanh tịnh chớ dao loạn, nếu có kẻ dùng lời lẽ hủy báng, ḷng ta cũng  không oán trách. Những sự kiện như vậy gọi là tu Pháp ư Nhẫn Nhục.

Ở thế gian, đánh đập nhau có hai trường hợp,một là sự thật, hai là ngang ngạnh, ẩu xử. Nếu là có lỗi lầm, có người hiềm nghi, v́ lẻ đó mà ẩu đả ta, ta phải nhẫn nhục. xem như được uống vị cam lồ? và đối với nguời kia ta c̣n khởi tâm cung kính.

V́ sao? V́ đó là một sự khéo léo điều phục và giáo huấn ta, khiến ta xa ĺa các điều tội lỗi. Nếu có kẻ ỷ quyền cậy thế ngang tàng ẩu đả; làm ta xấu hổ (bỉ mặt), cho đến bị thương tích, th́ ta phải suy nghĩ: Ngày nay ta không lỗi lầm nhưng biết đâu quá khứ túc nghiệp sai lầm, nay phải lănh thọ, cho nên phải Nhẫn thọ vậy.

Vả lại, ta phải tư duy thân tứ đại giả hợp, ngũ ấm duyên hội mà có, th́ ai là người bị đánh (hay ai đánh ai?). Rồi lại quan sát: người trước mặt ta, biết đâu không lại là kẻ si cuồng, th́ ta oán trách họ làm ǵ? Cho nên ta phải nhẫn thọ vậy! Lại nữa, kẻ mắng chửi cũng có hai loại: một là thật, hai là hư (giả).

Nếu những lời người kia là thật, th́ ta phải khởi tâm tàm quư (ăn năn). Nếu những lời người kia hư ngụy, th́ việc đó ta vô can dự, khác nào âm vang gió thổi qua tai, không làm hại ta được. V́ vậy nên phải tu Pháp Nhẫn Nhục.

Lại nữa, sự sân hận cũng như vậy. Nếu có người vô cớ đến sân hận với ta, th́ ta phải nhẫn thọ. Nếu ta khởi sân hận với họ, tất đời sau sẽ bị đọa vào ác đạo thọ đại khổ năo. Do nhơn duyên như vậy, thân ta dù có bị sự ác tâm của người chẽ chặt phân ly, cũng không nên khởi tâm sân hận, rnà cần phải quán sát sâu xa về NGHIỆP LỰC, NHƠN DUYÊN ở đời trước. Cần phải tu tập TÂM TỪ BI, thường lân mẫn tất cả, nếu cảnh khổ nhỏ mà ta không nhẫn thọ được th́ làm sao có thể tự điều phục được

TÂM ta ? Và làm sao có thể điều phục được TÂM CHÚNG SANH? - Khiến cho họ được giải thoát tất cả ác pháp, thành tựu Vô thượng quả. Cho nên, là NGƯỜI TRÍ, tất phải vui vẻ Tu Pháp Nhẫn Nhục, th́ người tu hạnh này được dung mạo đoan chánh, lại được rất nhiều tài bảo, khiến cho mọi người trông thấy đều hoan hỷ, kính ngưỡng phục tùng.

Lại phải quan sát, nếu thấy có kẻ h́nh hài, nhan sắc xấu xa các căn không đủ, thiếu thốn tài vật (cuộc sống nghèo khổ), th́ phải biết rằng, đều do nhơn sân hận nên như vậy. Do nhơn duyên đó, NGƯỜI TRÍ cần phải Tu Pháp Nhẫn Nhục thâm thiết vậy.

Pháp sanh nhẫn nhơn duyên có 10 môn:

1/ Không quán sát (cố chấp) ngă và ngă sở.

2/ Không phân biệt, ghi nhớ tộc họ.

3/ Phá trừ tánh kiêu mạn.

4/ Đối với sự ác xấu, không cần báo trả.

5/ Quán sát rơ ràng tướng vô thường.

6/ Tu tập Tâm từ bi.

7/ Giữ tâm không phóng dật.

8/ Xa ĺa sự cơ khát, khổ, lạc v.v...

9/ Đoạn trừ sân nhuế.

10/ Tu tập trí huệ.

Nếu người thành tựu 10 pháp như trên, th́ người đó thành tựu Pháp Nhẫn Nhục vậy.

Hàng Bồ Tát Mahatát, khi tu tập Nhẫn thanh tịnh rốt ráo, tất vào được Pháp KHÔNG, VÔ TƯỚNG, VÔ NGUYỆN, VÔ TÁT (Tức chứng đắc các pháp ấy), không cùng với Kiến , Giác, Nguyện, Tát mà ḥa hợp, cũng không đắm trước (cố chấp) nơi PHÁP KHÔNG, VÔ TƯỚNG, VÔ NGUYỆN, VÔ TÁC, cho nên các Kiến Giác, Nguyện , Tác đều là KHÔNG (đều dứt hết).

Như vậy, Nhẫn Nhục không có hai tướng (vô nhị tướng), cho nên gọi là THANH TỊNH TẤT CÁNH NHẪN.

Nếu đă chứng nhập Nhơn trí, và diệt hết kiết sử, nếu vào cảnh tịch-diệt, cũng không cùng tận sanh tử mà ḥa hợp, cũng không ỷ lại chỗ Tận kiết tịch diệt , đối với các sự sanh tử đều là KHÔNG. Pháp Nhẫn như vậy, gọi là Pháp vô nhị tướng, cũng gọi là Thanh Tịnh Tất Cánh Nhẫn vậy.

Lại nữa, TÁNH bất tự sanh, bất tùng tha sanh, bất ḥa hợp sanh, lại cũng không từ đâu đến và cũng không thể phá hoại. V́ Bất khả hoại, nên gọi là Bất khả tận: Như vậy Pháp Nhẫn ấy là Pháp vô nhị tướng. Cho nên gọi là “Thanh tịnh tất cảnh nhẫn” vậy.

Lại nữa, “không làm, chẳng phải chẳng làm”, không chỗ nương tựa, không phân biệt, không trang nghiêm. không tu trị (sửa chữa) không tới lui (tấn phát) v.v... trọn chẳng tạo sanh. Pháp Nhẫn như vậy gọi là Đắc Pháp Vô Sanh Nhẫn.

Do đó, khi Bồ Tát tu hành Pháp Nhẫn này, th́ đắc Thọ kư Nhẫn. Hàng Bồ Tát, Mahatát tu hành Pháp Nhẫn Nhục này, thành tựu Tánh Tướng Tận Không, không có chúng sanh v.v... Cho nên trọn đủ (viên măn) Nhẫn Nhục Ba La Mật vậy.

Phẩm Thứ Bảy: Tinh Tấn Ba La Mật

Luận nói: Hàng Bồ Tát phải như thế nào là Tu Hạnh Tinh Tấn ? Tu Tinh Tấn là v́ lợi ích cho ḿnh và cho người, cũng như cả hai đều lợi ích – Tu pháp Tinh Tấn như vậy, th́ mới trang nghiêm được Đạo Bồ Đề.

Hàng Bồ Tát v́ muốn điều phục chúng sanh, khiến họ xa ĺa khổ năo, cho nên phải tu Pháp Tinh Tấn. Người tu Hạnh Tinh Tấn, th́ bất luận thời gian nào, hoàn cảnh nào cũng phải thường tu tập, thanh tinh phạm hạnh, xả ly tâm lười biếng, ngă mạn, dù tâm không phóng dật, đối với việc gian nan, dù không lợi ích cho ḿnh, tâm vẫn thường tinh tấn tu tập, trọn chẳng thối thất, lăng quên. Cho nên hàng Bồ Tát khi sơ phát tâm tu tập Pháp Tinh Tấn, nếu có khả năng thành tựu thế gian và xuất thế gian Thượng diệu pháp. Đó là pháp tự lợi. Lại giáo hoá chúng sanh, khiến họ tinh cần tu học thiện pháp, đó gọi là lợi tha. Bởi nhờ công đức tu chánh nhơn Bồ Đề như vậy, nên khi giáo hóa chúng sanh khiến họ đồng lợi ích như ḿnh, v́ vậy gọi là cả hai cùng lợi ích.

Chánh nhơn tu Tinh Tấn sẽ chứng đắc quả vị Chuyển Thắng Thanh Tịnh Diệu Quả: Duy thức gọi là Nhị chuyển y quả, tức địa vị thập địa Bồ Tát, siêu việt các cơi (tam giới), cho đến sớm thành tựu Chánh Giác. Đó gọi là tu Tinh Tấn được trang nghiêm Đạo Bồ Đề vậy

TINH TẤN có hai môn:

- V́ cầu Vô thượng Bồ Đề.

- V́ muốn cứu độ chúng sanh rộng khắp.

Do hai lư do do mà khởi tâm tu Pháp Tinh Tấn ba la mật vậy.

Tuy nhiên, hàng Bồ Tát thành tựu 10 niệm, mới có khả năng phát tâm cần hành Tinh tấn.

Những ǵ là mười niệm?

1. Tưởng niệm vô lượng công đức của Chư Phật.

2. Tưởng niệm công đức Chánh pháp bất tư ngh́ giải thoát.

3. Tưởng niệm công đức Tăng già thanh tịnh, vô nhiễm vậy.

4. Tưởng niệm tu hành Tâm đại từ, để an vui cho chúng sanh.

5. Tưởng niệm thực hành Tâm đại bi cứu khổ chúng sanh vậy

6. Tưởng niệm Chánh định, khuyến cần chúng sinh an vui tu tập thiện pháp vậy.

7. Ghi nhớ các tà định của chúng sanh để cứu giúp họ trở về chánh định.

8. Tưởng niệm đến cảnh nhiệt năo, cơ khát của loài ngạ quỷ mà cứu tế.

9. Tưởng niệm khổ cảnh nơi địa ngục chúng sanh chịu sự thiêu đốt bức năo mà cứu tế vậy.

10. Tưởng niệm đến cảnh khổ đau triền miên của loài súc sanh mà cứu giúp vậy.

Hàng Bồ Tát phải tư duy 10 niệm như thế, đối với công đức TAM BẢO, cần phải tu tập Từ bi, chánh định, phải khuyến khích hướng dẫn kẻ tà định trở về chơn chánh, và luôn cứu giúp chúng sanh trong ba đường khổ năo, chúng ta phải lo cứu tế. Phải đúng như Pháp mà tư duy, chuyên niệm không tán loạn, ngày đêm cần tu không được dừng nghỉ. Đó gọi là Năng khởi Chánh niệm Tinh Tấn. Pháp tu Tinh Tấn của hàng Bồ Tát lại có 4: Bốn việc đó là tu Tứ Chánh cần:

Một là, ác pháp chưa sanh khởi, cần ngăn chận không để phát sanh.

Hai là, ác pháp đăsanh, phải sớm đoạn trừ.

Ba là, thiện pháp chưa sanh khởi, phải tạo phương tiện khiến cho sớm phát sanh.

Bốn là, thiện pháp đă sanh cần phải tu tập thành tựu viên măn vậy.

Hàng Bồ Tát tu tập Pháp tứ Chánh cần như vậy, luôn luôn không dừng nghỉ, mới gọi đó là Tinh Tấn Ba La Mật. Cần tu Pháp Tinh Tấn, th́ làm hoại được tất cả phiền năo, tăng trưởng Vô Thượng Bồ Đề, đó là Chánh nhơn vậy. Bồ Tát nếu có khả năng thọ lănh tất cả các khổ nơi thân tâm, đó là v́ muốn an lập sự vui cho chúng sanh, mà không khởi tâm mệt mỏi, nên gọi đó là Tinh Tấn Ba La Mật.

Bồ Tát tu Tinh Tấn, tức xa ĺa sự xấu ác, tâm siểm khúc, và các tà tinh tấn. Phải tu tập Chánh Tinh Tấn, nghĩa là : TÍN, THÍ, GIỚI, NHẪN, ĐỊNH, HUỆ, TỪ BI, HỶ XĂ. Việc làm phải làm cho xong. Việc sẽ làm phải chí tâm làm cho xong (dục tác dĩ tác, dương tác chí tám), thường thực hành tinh cần, không hối tiếc đối với thiện pháp và sự cứu khổ cho chúng sanh, cũng như ta cứu lữa cháy đầu, tâm không quên lăng, không thối lui. Đó gọi là Tinh Tấn Ba La Mật.

Hàng Bồ Tát, tuy là không tiếc thân mạng, nhưng v́ đại sự là cứu tế khổ bức cho chúng sanh, và cứu  hộ Chánh pháp, cho nên phải quư trọng thân mạng, ǵn giữ oai nghi, thường tu thiện pháp.

Khi tu tập thiện pháp th́ tâm không giăi đăi, dẫu cho bị mất thân mạng, cũng không xă bỏ chánh pháp. Đó gọi là Bồ Tát, tu hành Đạo Bồ Đề. V́ tu hành Đạo Bồ Đề, nên phải thực hành Pháp Tinh tấn.

Người tâm hạnh giăi đăi, th́ không thể nhứt thời tu học trọn vẹn Pháp bố thí, chẳng thể tu Tŕ giới, tu Tinh tấn, th́ đối các khổ cảnh cần phải thực hành pháp nhiếp tâm, niệm, định, tư tưởng, phân biệt thiện ác. Cho nên nói rằng: Lục Ba La Mật nhơn nơi Pháp Tinh tấn mà được tăng trưởng. Nếu hàng Bồ Tát Mahatát tu pháp Tinh tấn tăng thượng diệu hạnh, th́ sớm thành tựu quả Vị Vô Thượng Chánh đẳng Chánh giác.

Bồ Tát phát khởi hạnh trang nghiêm, tu Pháp Tinh Tấn lại có 4 việc như sau:

Một là, phát tâm đại trang nghiêm.

Hai là, tích tập tâm hạnh dơng kiện.

Ba là, tu tập các thiện căn.

Bốn là, giáo hóa tất cả các chúng sanh.

Thế nào là Bồ Tát phát tâm ĐẠI TRANG NGHIÊM?

Nghĩa là ở nơi các cảnh sanh tử, tâm luôn luôn kham nhẫn, chẳng kể kiếp số, cho đến vô lượng vô biên, trăm ngàn vạn ức na do tha hằng hà sa A tăng kỳ kiếp, cho đến khi thành Phật đạo, tâm hạnh cũng không mệt mỏi. Sự kiện như vậy, gọi là không giăi đăi tu tập Pháp Tinh Tấn.

Thế nào là Bồ Tát tu Tích Tập Dơng Kiện?

Nghĩa là đối với tam thiên đại thiên thế giới như nhà lửa thiêu đốt, chỉ v́ mong được thấy Phật, mong được nghe Pháp, v́ mong được An chỉ cho chúng sanh đối với thiện pháp. Tất nhiên từ nơi đại hỏa kia mà vượt qua để điều phục cho chúng sanh, tâm tư khéo léo, khiến cho chúng sanh an vui (an chỉ) . Đó là do Tâm đại bi, nên gọi là Dơng kiện Tinh tấn vậy.

Thế nào là Bồ Tát tu Tích Tập THIỆN CĂN ?

Nghĩa là đúng Như pháp mà khởi tâm tu tập tất cả thiện căn, tất cả pháp thiện đều hồi hướng về quả Vô Thượng Chánh đẳng Chánh giác, là thành tựu Nhất thiết trí. Như vậy gọi là tu tập Thiện căn Tinh tấn.

Thế nào là v́ giáo hoá chúng sanh mà Bồ Tát tu TINH TẤN?

Nghĩa là đối với tất cả chúng sanh, tánh, loại, không thể đếm, nhiều vô lượng vô biên tính bằng hư không giới. Bồ Tát tu Tinh Tấn lập thệ nguyện rằng: Ta phải cứu độ tất cả, không để thiếu sót một chúng sanh nào. V́ muốn giáo hoá chúng sanh, cho nên phải tu hành Pháp Tinh tấn. V́ vậy gọi là Giáo hóa Tinh tấn vậy.

Tóm lại mà nói, Bồ Tát v́ tu tập thành tựu công đức 37 phẩm Trợ đạo, thành tựu Vô thượng trí huệ, v́ tu tập Phật pháp, mà phát khởi hạnh Tinh tấn Ba La Mật. Đối với chư Phật và các công đức vô lượng vô biên, Bồ Tát Ma Ha Tát, do phát tâm Đại trang nghiêm, tu tập Tinh tấn cũng phải vô lượng vô biên như vậy. Lại nữa, Bồ Tát v́ cứu tất cả chúng sanh khổ cảnh, mà tu Tinh tấn, tâm v́ ly dục thà tu Tinh tấn, do đó viên măn Tinh tấn Ba La Mật.

Phẩm Thứ Tám: Thiền Định Ba La Mật

Luận nói: V́ sao Bồ Tát phải tu tập Thiền định? Tu Thiền định Ba La Mật là v́ tự lợi, lợi tha, và cả hai đều viên măn lợi ích. Tu Thiền định như vậy tất là Bồ Tát trang nghiêm Đạo Bồ Đề.

Bồ Tát v́ muốn điều phục chúng sanh, khiến cho không sanh xa ĺa khổ năo, cho nên phải tu tập Thiền định Ba La Mật. Người tu Pháp Thiền định (Tam ma địa, Tam ma đề, Tam muội) là phải khéo nhiếp phục kỳ tâm, và nhiếp phục tất cả loạn tưởng, chẳng cho tâm vọng động, hành, trụ, tọa, ngọa, luôn luôn buộc niệm tại tiền, phải quán sát thuận nghịch, từ đầu, cho đến cổ, xương sống, tay,  cùi chỏ, xương sườn, bụng ngực, đầu gối, gót chân, năo tủy, cho đến mắc cá chân... tu tập An-ban-sổ- tức,- đây là giai đoạn đầu tiên của Bồ Tát tu tập pháp Thiền định (định tâm), tu Thiền định chẳng gặp những điều ác xấu (tức là lánh xa) tâm thường vui vẻ đây là đầu pháp tự lợi, lại phải giáo hóa chúng sanh khiến tu chánh niệm, đây gọi là hạnh-lợi tha. Bởi do sự tu tập thanh tịnh tam muội, xa ĺa ác giác, quán sát giáo hóa chúng sanh, khiến đồng lợi ích như ḿnh, đây gọi là cả hai đều lợi vậy.

Nhơn duyên tu Thiền định, mà thành tựu Bát- giải-thoát, cho đến Thủ-lăng-nghiêm-tam-muội, Kim-cang-tam-muội, v́ vậy nên gọi là Thiền định tức trang nghiêm Đạo Bồ Đề.

Tu Thiền định do ba pháp mà sanh khởi? Những ǵ là ba?

Một là, do Văn Huệ sanh khởi.

Hai là, do Tư Huệ sanh khởi.

Ba là, do Tu Huệ sanh khởi.

Bồ Tát do nơi ba pháp ấy tu tập, dần dần sanh khởi tất cả Pháp tam muội vậy.

Thế nào do Văn Huệ mà sanh khởi?

Nghĩa là đúng như chỗ được nghe Chánh pháp (như sở văn pháp), mà tâm thường thọ lạc, lại khởi niệm như vậy, th́ đắc Vô-ngại-giải-thoát...Cho đến Pháp yếu của chư Phật đều được thọ lạc, bởi do Văn Huệ là có.Nguyên nhân do đa văn Chánh pháp mà thành tựu Chánh niệm, từ đó đối với các pháp cầu học, ngày đêm thường Tinh tấn vui nghe chánh pháp chẳng hề mệt mỏi, đó gọi là DO VĂN HUỆ

Thế nào do Tư Huệ mà sanh khởi?

Nghĩa là suy tư ghi nhớ, quán sát nhứt thiết hữu vi pháp như thật tướng, tức là tướng vô thường, khổ, không, vô ngă, bất tinh, niệm niệm sanh diệt, tán hoại, mau chóng, bởi lẽ đó nên chúng sanh ưu bi khổ năo, tắng ái buộc ràng, chỉ v́ lửa dữ của tham, sân, si thiêu đốt, tăng trưởng cho đến đời sau, - khổ năo chứa nhóm (tích tập), nhưng vốn không tự tánh, nó như huyển hóa. Khi hành giả thấy biết như vậy, đối với tất cả pháp hữu vi, tất nhiên sanh tâm chán ngán xa ĺa. Chuyên tâm Tinh tấn cầu đắc Trí Huệ Phật. Lại suy nghi rằng, Trí Huệ của chư Phật Như Lai bất khả tư ngh́ , bất khả xưng lường, dẫu cho có kẻ có đại thế lực trong đời, cũng không bằng công đức Trí Huệ của Phật. V́ công đức Trí Huệ ấy, đưa chúng sanh đến chỗ Đại an ổn, không c̣n đau khổ: Trí Huệ ấy lại hay cứu giúp vô lượng chúng sanh khổ năo. Như vậy, TRI KIẾN PHẬT VÔ LƯỢNG, - Trí Huệ Phật quán triệt các pháp hữu vi, vô lượng khổ năo, chí nguyện Tinh tấn cầu Vô thượng thượng thiện thừa ,-gọi đó là TƯ HUỆ phát sanh Thiền định Ba La Mật vậy.

Thế nào do Tu Huệ mà sanh khởi?

Nghĩa là ngay từ lúc khởi quán bạch cốt, chỗ đến đắc thành Vô thượng chánh đẳng chánh giác, đều do công phu TU HUệ vậy. Như Tu ly dục bất thiện pháp, hữu giác hữu quán pháp, thành tựu Ly Sanh Hỷ Lạc Địa. Khi nhập Sơ thiền, diệt trừ giác quán, nội tâm thanh tịnh nhứt xứ, đắc Vô giác Vô quán, vào Định Sanh Hỷ Lạc Địa. Khi nhập Nhị thiền do Ly Hỷ hành xă tâm niệm an huệ thân thọ lạc, đồng với Hiền thánh, có khả năng xả bỏ thuyết giáo, thường niệm thọ lạc. Khi nhập Tam thiền, do đoạn khổ đoạ lạc, trước khử trừ vui buồn (ưu hỷ), đắc Bất-khổ-bất-lạc, hành Xả niệm thanh-tịnh. Khi nhập Tứ thiền, vượt qua nhứt thiết sắc tướng, diệt trừ nhứt thiết hữu đối tướng, bất niệm nhứt thiết biệt dị tướng, cho nên biết rơ vô biên hư không, tức thành tựu Hư Không Vô Sắc Diệt Xứ. Lại vượt quá nhứt-thiết-hư-không tướng, tri-vô-hữu- thức, tức vào cảnh giới Vô sắc thức diệt định xứ. Lại vượt quá Nhứt thiết thức-tướng, tri vô sở hữu tức nhập vào cảnh giới Vô sở hữu xứ, Vô sắc định xứ. Lại vượt quá nhứt thiết Vô sở hữu xứ, tri Phi hữu tưởng, phi vô tưởng an ổn, tức vào cảnh giới Vô sắc phi hữu tưởng, phi vô tưởng xứ. Bây giờ tùy thuận các thiện pháp tu hành, nhưng không đắm nhiễm (không nhiễm pháp, chấp pháp), chỉ cầu VÔ THƯỢNG THỪA, thành Tối Chánh Giác. Đó gọi là do TU HUỆ mà thành tựu Thiền định ba la mật. Như vậy, Bồ Tát do VĂN, TƯ  mà tinh tấn nhiếp tâm, tức thành tựu « Thông minh tam muội Thiền Ba la mật ».

Lại nũa, Bồ Tát tu thiền định có 10 pháp thực hành, chẳng cùng với hàng Thanh Văn và Bích Chi Phật. Muời pháp ấy như thế nào?

- Một là, khi tu tập Thiền định không cầu chấp ngă, pháp, phải thực hành đầy đủ các Pháp Thiền của Như lai.

- Hai là, khi tu Thiền. định, tâm không tham đắm mùi vị, chắp chặt xả ly, nhiễm trước, không riêng cầu an vui cho ḿnh.

- Ba là, khi tu Thiền định phải biết đủ thông-nghiệp (nghiệp lực), và biết rỏ tâm hành của chúng sanh.

- Bốn là, khi tu Thiền đinh, v́ biết rỏ tâm các chúng sanh, nên phải lập nguyện độ thoát chúng sanh.

- Năm là, khi tu Thiền định phải khởi Tâm Đại bi đoạn trừ phiến năo kiết sử cho chúng sanh.

- Sáu là khi tu tập Thiền định, và các tam-muội-thiền, hành giả phải khéo léo biết rơ pháp nhập, pháp xả, vượt ra ngoài tam giới.

- Bảy là, khi tu tập Thiền định th́ thường đắc Pháp cụ túc tự tại vậy (có nghĩa là đối với các thiện pháp phải luôn luôn tự tại).

- Tám là, khi tu tập Thiền định tâm tư phải vắng lặng thắng diệu, đối với các pháp Thiền nhị thừa, và các Thiền tam muội.

- Chín là, khi tu tập Thiền định, thường chứng nhập Trí huệ, vượt các pháp thế gian đến Bỉ ngạn vậy.

- Mười là, khi tu tập Thiền định, có khả năng hưng thạnh Chánh pháp, thiệu-long Tam Bảo khiến chánh pháp không đoạn tuyệt vậy.

Mười pháp tu tập Thiền định như vậy chẳng cùng với hàng Thanh-Văn-Bích-Chi-Phật (tức là không thành tựu nơi Nhị thừa) (xem thêm kinh Niết bàn, phẩm Sư Tử Hống Bồ Tát)

Lại nữa, v́ biết rỏ tất cả tâm, và phiền năo của chúng sanh, cho nên cần tu tập Thiền định là PHÁP TRỢ THÀNH TRỤ TÂM; khiến cho Thiền định trụ b́nh đẳng tâm, nên gọi là Thiền định.

Tất cả pháp Thiền định như thế, là pháp tắc khi đối với các pháp KHÔNG, VÔ TƯỚNG, VÔ NGUYỆN, VÔ TÁC. Tất cả pháp không, vô tướng, vô nguyện, vô tác v.v... là pháp tắc cần có đối với tất cả chúng sanh. Tất cả chúng sanh đều b́nh đẳng như vậy, tất nhiên các pháp cũng b́nh đẳng chứng nhập như vậy, bây giờ gọi là thành tựu Đại Định.

Lại nữa, Bồ Tát tuy tùy theo thế gian tu hành, nhưng không tạp nhiễm thế gian pháp, lại xả bỏ thế gian pháp, nhập chánh pháp, diệt trừ nhứt thiết kiết sử, viễn ly nơi ồn náo lo âu, chỉ thích hợp với thanh tịnh vắng vẻ, khi Bồ Tát tu Thiền định như thế, th́ tâm AN CHỈ TRỤ, xa ĺa các việc làm thế gian. Lại nữa, khi Bồ Tát hành pháp Thiền định, th́ phải cụ túc các PHÁP THÔNG, TRÍ, PHƯƠNG TIỆN, HUỆ.

Thế nào gọi là THÔNG , Thế nào gọi là TRÍ?

Nghĩa là, khi thấy sắc tướng, khi nghe âm thanh, hay biết tâm tư kẻ khác, lại ghi nhớ quá khứ, cho đến có khả năng chu du đến thế giới của chư Phật, đó gọi là THÔNG vậy.

Bằng như TRI Sắc tức Pháp tánh, giải liễu âm thanh, tầm hành tánh tướng tịch diệt, ba đời b́nh đẳng biết rỏ thế giới chư Phật đồng như hư không tướng, mà chẳng chứng diệt tận. gọi đó là TRÍ.

Thế nào là PHƯƠNG TIỆN, Thế nào gọi là HUỆ?

Nghĩa là hành giả khi nhập Thiền th́ sanh khởi Đại từ bi, không quên thệ nguyện độ sanh. Tâm tư kiên cố thư kim cang, quán sát chư Phật, thế giới để trang nghiêm, như Bồ Đề đạo tràng, gọi đó là pháp PHƯƠNG TIỆN vậy. Lại nữa, khi vào Thiền định, tâm tư hành giả vĩnh viễn yên lặng trong sáng “vô ngă vô chúng sanh tướng”, tư duy các pháp bản tính không loạn động, thấy thế giới chư Phật đồng như hư không trước mắt, nâng quán sở quán đều trang nghiêm vắng lặng (tịch diệt tướng), đó gọi là PHÁP HUỆ vậy.

Khi thành tựu như thế, gọi là Bồ Tát tu hành Thiền định, Thông Trí Phương Tiện Trí Huệ, sai biệt bốn pháp, khi thành tựu bốn pháp như thế, tức là gần kề quả vị A-nâu-đa-la-tam-muội-tam-bồ-đề. Bồ Tát Mahatát, khi tu hành Thiền định không c̣n mảy may ác liệt, đối với các pháp đều bất động, đó chính là cụ túc Thiền Ba na la mật vậy.

Phẩm Thứ Chín: Bát Nhă Ba La Mật

Luận nói: V́ sao hàng Bồ Tát phải tu tập Bát Nhă Ba la mật ?

Tu tập Trí Huệ Bát Nhă là v́ tự lợi và lợi tha, cho đều khi cả hai đều lợi ích viên măn. Như vậy , có Trí Huệ là có khả năng trang nghiêm Đạo Bồ Đề.

Bồ Tát v́ muốn điều phục chúng sanh, khiến họ xa ĺa khổ lăo cho nên phải tu tập Trí Huệ.

Bồ Tát tu tập TRÍ HUỆ, tất phải rơ biết các pháp thế gian, xă tham sân si, kiến lập Từ tâm thương xót, làm lợi ích cho tất cả chúng sanh, thường niệm cứu tế và làm người hướng dẫn chân chính, có khả năng phân biệt học thuyết của các tà đạo và chánh đạo, cho đến phân biệt rơ ràng thiện ác. Đó là hàng Bồ Tát tu tập Pháp Trí Huệ lúc ban đầu vậy. Tu tập Trí huệ thư vậy, viễn ly vô minh, trừ phiền năo chướng và Trí huệ chướng, được như thế gọi là tự lợi. Lại phải giáo hóa chúng sanh

khiến họ được điều phục thanh tâm, gọi đó là lợi tha. Bởi do tu Vô thượng Bồ đề, lại giáo hóa chúng sanh khiến họ đồng lợi ích như ḿnh, bây giờ gọi là cả hai đều viên măn vậy. Do nhơn tu tập Trí huệ nên thành tựu quả Sơ địa, cho đến chứng đắc Tát Bà Nhă Trí, bây giờ gọi là trang nghiêm Đạo Bồ Đề.

Bồ tát tu hành Trí Huệ có 20 môn tâm pháp tuần tự kiến lập

1. Phải phát khởi thiện tâm thân cận thiện hữu tri thức.

2. Phải xả ly tâm kiêu mạn, và phóng dật.

3. Phải tùy thuận giáo hoá, và tâm luôn vui vẻ cầu được nghe Pháp.

4. Khi được nghe Pháp tâm không nhàm chán, phải khéo léo tư duy.

5. Phải thực hành Tứ phạm hạnh, tu tập Chánh trí.

6. Phải quán Bất tịnh hạnh và tu yếm ly tâm.

7. Phải quán sát Tứ Chơn đế, và 16 pháp thánh tâm

8. Phải quán sát 12 Nhơn duyên, và tu Minh Huệ tâm

9. Khi nghe các Pháp Ba la mật tâm luôn luôn ghi nhớ, vui thích tu tập.

10. Phải khởi tâm quán các pháp: vô thường, khổ không, vô ngă, bất tịnh.

11. Phải khởi tâm quán các pháp, không ,vô tướng, vô nguyện, vô tác.

12. Phải khởi tâm quán sát: 5 ấm, 18 giới, 12 nhập là các pháp khổ đau sai lầm đối với chúng sanh.

13. Phải khởi tâm hàng phục phiền năo ( chớ thân cận phiền năo).

14. Phải khởi tâm giữ ǵn thiện pháp, tự coi đó là bạn hữu thân thích của ḿnh.

15. Phải khởi tâm ức chế ác pháp, khiến dần dần trừ diệt.

16. Phải khởi tâm tu tập Chánh pháp, khiến được tăng trưởng quảng đại.

17. Tuy c̣n tu tập Pháp Nhị thừa nhưng phải khởi tâm xả ly.

18. Khi nghe được Bồ đề tạng pháp, th́ khởi tâm vui vẻ phụng hành.

19. Phải khởi tâm tùy thuận tăng trưởng để tự lợi, lợi tha, và tăng tấn các thiện nghiệp, thiện pháp.

20. Phải khởi tâm thọ tŕ Chân thật. hạnh, cầu đắc Nhứt thiết Phật pháp.

Lại nữa, Bồ Tát tu hành Trí huệ, lại có 10 pháp thiện tư duy , tâm không cùng với hàng Thanh Văn, Bích Chi Phật:

1. Tư duy dể phân biệt Định, Huệ, căn bản.

2. Tư duy về hai pháp bất xả đoạn thường nhị biên.

3. Tư duy về Nhơn duyên sanh khởi các pháp.

4. Tư duy về Vô ngă, Vô nhơn, Vô chúng sanh, Vô thọ giới

5. Tư duy về các pháp không có ba đời khứ, lai trụ.

6. Tư duy về không bỏ sót các hạnh, mà chẳng đoạn nhơn quá khứ.

7. Tư duy về pháp nhị không, nhưng phải thâm sâu thiện pháp, chớ giải đăi.

8. Tư duy về Pháp Vô tướng để độ chúng sanh, chớ thiếu sót.

9. Tư duy về Pháp Vô nguyện; nhưng luôn luôn cầu thành tựu Đạo Bồ đề, chớ lăng quên.

10. Tư duy về Pháp Vô Tác, nhưng luôn luôn thọ-thân-độ sanh, không xả bỏ.

Lại nữa, Bồ Tát có 12 phép khéo léo tu tập

TRÍ HUỆ môn :

1. Khéo tu tập thành tựu pháp Không-đẳng-tam- muội, mà chẳng chấp thủ chứng đắc thiện.

2. Thành tựu chư Thiền tam muội, mà chẳng tùy theo thiện sanh.

3. Thành tựu chư Trí thông, mà không chấp trước chứng Vô lậu pháp.

4. Thành tựu Nội quán pháp, mà không chứng quyết định.

5. Thành tựu Quán nhất thiết chúng sanh không tịch, mà chẳng xả ly Đại từ.

6. Thành tựu Quán nhứt thiết chúng sanh vô ngă, mà không xả ly Đại bi tâm.

7. Có khả năng vào các cơi ác, nhưng chẳng v́ NGHIỆP CŨ mà thọ sanh khổ.

8. Thành tựu Ly dục pháp nhưng chẳng chứng ly dục pháp.

9. Thành tựu xả sở dục lạc, nhưng chẳng xả pháp lạc.

10. Thành tựu xả nhứt thiết hỷ luận chư giác, nhưng chẳng xả ly phương tiện các Quán pháp.

11. Thành tựu Tư duy hữu vi pháp đa quá hoạn, nhưng chẳng xả ly hữu vị pháp.

12. Thành tựu Vô vi pháp thanh tịnh, viễn ly, nhưng chẳng trụ vô vi pháp.

Như vậy, hàng Bồ Tát thường tu tập, nhứt thiết thiện nhập pháp môn, tức hay khéo léo biện giải “tam thế không vô sở hữu”. Nếu khởi tác quán sát như vậy, quán tam giới không, do Trí huệ lực vậy. Nếu ở nơi tam thế chư Phật đâu có gieo trồng vô

lượng công đức tất đều đem hồi hướng quả vị Vô thượng bồ đề. Cho nên gọi là Bồ Tát quán tam thế phương tiện pháp.

Lại nữa, Bồ tát tuy thấy rơ các pháp quá khứ, tận vị lai đều rốt ráo, nhưng thường tu thiện căn, tinh cần chẳng giải đăi. Quán vị lai pháp tuy không sanh khởi, nhưng cũng không xả bỏ Pháp tinh tấn, nguyện hồi hướng Bồ đề đạo. Quán hiện tại pháp, tuy là niệm niệm sanh diệt, nhưng tâm không quên lăng, dơng mănh đến quả vị Bồ đề. Đó  gọi là Bồ Tát Quán Tam Thế Phương Tiện, rằng: Quá khứ đă diệt, vị lai chưa đến, hiện tại bất trụ, tuy là như vậy, nhưng lại quán triệt tâm vương, tâm sở, pháp sanh diệt tán hoại, mà thường chẳng xả ly, tích tập thiện căn Trợ Bồ đề pháp. Đó gọi là Bồ Tát “Quán tam thế phương tiện” vậy.

Lại nữa, Bồ Tát quán nhứt thiết thiện, bất thiện, vô ngă, ngă, thật, bất thật, không và bất không, thế đế và chơn đế, chánh định và tà định, hữu vi và vô vi hữu lậu , vô lậu, hắc pháp, bạch pháp, sanh tử và Niết bàn, như pháp giới tánh, nhứt tướng vô tướng, ở trong đó không pháp nào có thể gọi là vô tướng, cũng không pháp nào nhơn đó là vô tướng.

Như vậy gọi là Nhất thiết Pháp ấn bất khả ngại. Pháp ấn ấy, đối với các Pháp ấn khác cũng Vô tướng ấn, gọi đó là Chơn-thật-trí-huệ-phương-tiện Bát nhă Balamậtđa. - Đó là Phát Bồ Đề tâm. (Tóm ư câu này, có nghĩa là: Thị pháp trụ pháp vị, thế gian tướng thường trụ).

Bồ Tát Ma Ha Tát nên như vậy mà hành tŕ, tức gần gũi với A Nậu Đa La Tam Muội Tam Bồ Đề. Bồ Tát Ma Ha Tát tu hành Trí huệ, Tâm vô sở hành , Pháp tánh tức thanh tịnh. Đó là viên măn Bát nhă Ba la mật vậy.

Phẩm Thứ Mười: Như Thật Pháp Môn

Luận nói: nếu có kẻ thiện nam tín nữ nào tu tập lục Ba la mật, cầu Vô thượng Chánh Đẳng Chách Giác, cần phải xa ĺa bảy pháp như sau :

1. Xa ĺa ác tri thức. Ác tri thức là những người dạy bảo kẻ khác xa ĺa chánh tín, xa ĺa tinh tấn, xa ĺa t́nh thương mến đối với chúng sanh (xả ly từ bi lân mẫn)

2. Xả ly nữ sắc, không tham đắm thị dục, xa ĺa những nơi thế nhân ồn năo, nhưng luôn luôn giữ chánh sự của ḿnh, tức là Đạo nghiệp vậy.

3. Xa ĺa ác giác ác quán, phải tự quán sát h́nh dung, than tiếc ái trọng c̣n nhiễm đắm, thủ hộ, gọi đó là lỗi lớn.

4. Xa ĺa sân nhuế, kiêu mạn, tật đố, cho đến những sự khởi phát tranh tụng làm hại thiện tâm

5. Phải xa ĺa phóng dật, kiêu mạn, giăi đăi, tự giữ ǵn các điều thiện nhỏ đối với người; phải tự thầm trách chở để người khinh khi thầm trách ta.

6. Phải xa ĺa người ngoại đạo và sách vở ngoại đạo cho đến văn chương thế tục, những ngôn ngữ hoa mỹ, chẳng phải là lời Phật dạy, th́ chẳng đọc tụng ngợi khen.

7. Chẳng nên thân cận kẻ tà kiến, ác kiến.

Bảy pháp như vậy, người tu học Chánh pháp phải nên biết rơ, và phải xa lánh.

Lời nói của Đức Như Lai, nay nói chẳng cùng. chừng ấy đă đủ bao gồm các pháp bất thiện. (Như Lai thuyết ngôn bất kiến cánh hữu dư).

Những pháp thâm chướng Phật đạo như vậy, có bảy (bảy pháp trên là chỗ chướng ngại nguy hiểm cho người tu học đạo). Cho nên Bồ Tát cần phải viển ly.

Nếu muốn cầu Vô thượng Bồ đề, th́ Bồ Tát lại phải Tinh tấn học bảy pháp như sau :

1. Hàng Bồ Tát phát Tâm Bồ đề, trước hết phải biết thân cận với thiện hữu tri thức. Hàng Thiện-tri-thức đó là chư Phật, Bồ Tát vậy. Đối với hàng Thanh Văn, và nhơn thiên cũng có điều kiện khiến cho Bồ Tát trụ thâm nhập pháp tạng, và các pháp Balamật, th́ đều gọi là Thiện- trí thức của Bồ Tát .

2. Bồ Tát phải thân cận hàng xuất gia, sống gần gũi nơi A-lan-nhă, xa ĺa nữ sắc và các thị dục, chẳng cùng thế nhơn hội hợp, cộng sự (những sự việc trái chánh pháp th́ Bồ Tát phải xa lánh)

3. Bồ Tát phải tự quán sát thân ḿnh như phấn- thổ, đó là chỗ đầy những xú uế, nào phong, hàn, nhiệt huyết... đâu có chỗ nào có thể tham đắm, nay c̣n mai mất, cần phải suy nghĩ nhàm chán, để tinh tấn tu tập Đạo pháp.

4. Bồ Tát cần phải thường tu tập các Pháp Hoà Nhẫn, Cung kính Nhu thuận, cùng khuyến tấn tha nhơn, khiến họ TRỤ vào các Pháp nhẫn.

5. Bồ Tát cần phải tu tập Tinh tấn, thường khởi tâm tàm quư, kính phụng Sư trưởng, thương xót kẻ bần cùng những khi thấy họ nguy ách, khổ năo, đích thân ḿnh ra giúp đỡ.

6. Bồ Tát cần phải tu tập pháp Phương-đẳng-đại- thừa, và chư Bồ Tát tạng, những pháp mà Đức Phật đă truyền dạy, cần phải thọ tŕ đọc tụng.

7. Bồ Tát cần phải thân cận và tu tập Đệ-nhứt-nghĩa- đế gọi đó là thực tướng nhứt tướng, vô tướng vậy. Nếu hàng bồ Tát muốn thành tựu vô thượng Bồ Đề th́ phải thân cận học hỏi bảy pháp như vậy.

Lại nữa, nếu có kẻ phát Tâm Bồ Đề, do đó mà có sở đắc đối với vô lượng A tăng kỳ kiếp, tu tập TỪ, BI, HỶ, XẢ, Bố thí Nhẫn nhục, Tinh Tấn, Thiền Định, Trí huệ, th́ phải biết rơ nghĩa này :Bất ly sanh tử bất khế Bồ Đề. V́ cớ sạo? - V́ có tâm sở

đắc cho đến các pháp Sơ đắc như ấm, giới, nhập, có ngă kiến, có nhơn kiến, có chúng sanh kiến, có thọ mạng kiến, kiến chấp là có Từ, Bi, Hỷ, Xả, kiến chấp có Bố thí, Tŕ giới, Nhẫn nhục v.v ...

Tóm lại mà nói, kiến chấp có Phật, Pháp, Tăng; kiến chấp có Niết bàn, như vậy là chấp thủ vào Sở kiến đắc, tức là c̣n chấp trước. Tâm chấp trước đó, gọi là tâm tà kiến. V́ cớ sao? là c̣n luân chuyển trong tam giới, chưa viễn ly rốt ráo. Nên người chấp trước cũng vậy, chưa rốt ráo viễn ly sanh tử, để được an vui. Cho nên rốt cùng chưa thành tựu Vô Thượng Chánh đẳng Chánh Giác vậy.

Nếu người phát tâm Bồ đề, nên quán sát Tâm là không tướng. Thế nào gọi là Tâm? Thế nào gọi là không tướng ?

- TÂM, cũng c̣n gọi là ư thức, tức là Thức, Ấm Ư nhập, ư giới

- TÂM KHÔNG TƯỚNG, tức là Tâm vô tâm tướng, cũng là vô tác giả. V́ cớ sao ? - V́ Tâm tướng không tác giả, không sử dụng tác giả. Nếu vô tác giả tức vô tác tướng. Bồ Tát biết rơ pháp như vậy, đối với tất cả pháp, tức không chấp trước đắm nhiễm. VÔ CHẤP, cho nên đối với thiện ác rơ biết không quả báo, đối với các pháp Từ tâm rơ biết không có ngă, đối với các pháp tu tập Bi Tâm rơ biết không có chúng sanh, đối với sự tu tập Hỷ Tâm rơ biết không có mạng, đối với sự tu tập Xả Tâm rơ biết không có nhơn. (Tứ Vô Lượng tâm tu tập đối trị chấp ngă nhơn, chúng sanh, thọ giả).

Tuy tu hành pháp Bố thí, mà chăng thấy vật thí. Tuy tu hành Tŕ giới, mà chẳng tịnh tâm . Tuy hành pháp Nhẫn nhục, nhưng chẳng thấy chúng sanh tâm. Tuy hành Pháp Tinh tấn mà chẳng ly dục tâm Tuy hành Pháp Thiền định, vô trừ ác tâm. Tuy hành Pháp Trí huệ mà Tâm vô sở hành. Đối với tất cả các duyên đều là Trí Huệ, mà chẳng nhiễm trước Trí Huệ. Chẳng đặng Trí Huệ, chẳng thấy Trí Huệ. Hành giả tu tập đúng pháp như vậy, thành tựu Trí Huệ, nhưng Vô sở tu, cũng Vô bất tu, chỉ v́ giáo hoá chúng sanh, nên hiện thực hành Lục độ mà trong ngoài đều thanh tịnh.

Hành giả, như vậy, mà khéo léo tu tập tâm ḿnh đối với tất cả niệm (Ư nhất niệm khoảnh, sở chủng thiện căn) là chỗ gieo trồng thiện căn phước đức quả báo vô lượng vô biên, bách thiêu vạn kiếp A tăng kỳ kiếp, bất khả cùng tận, tự nhiên thành tựu A Nậu đa la ta miệu ta bồ đề.

Phẩm Thứ mười một: Không, Vô Tướng

Luận nói: Lúc bấy giờ Đức Phật trú tại Ca-Lan- Đà Trúc-lâm, cùng với đại chúng vô lượng, đông đủ. Thuở ấy Thế Tôn tuyên bày chánh pháp, khai thị đại chúng rằng: “Chỗ nói pháp của Đức Như Lai nói về các Pháp vô tánh, không vô sở hữu, tất cả thế gian đối với pháp ấy, th́ rất khó hiểu. V́ cớ sao ? SẮC , vô phược vô giải, thọ tướng hành thức, cũng vô phược vô giải. SẮC vô tuớng, ly các tướng, thọ tưởng hành thức, vô tướng, ly các tướng. SẮC, vô niệm ly chư niệm, thọ thông hành thức vô niệm ly chư niệm”.

“Nhăn sắc, Nhĩ thinh, Tỷ hương, Thiệt vị, Thân Xúc, Ư pháp, cũng lại như vậy. Vô thủ, vô xả, vô cấu, vô tịnh, vô khứ vô lai, vô hưởng, vô bối (trái), vô ám, minh, vô si, vô huệ, phi thử ngạn, phi bỉ ngạn, phi trung lưu, đó gọi là VÔ PHƯỢC vậy .

“Vô phược, cho nên gọi là KHÔNG, -KHÔNG, gọi là Vô tướng, Vô tướng cũng không, cho nên gọi là KHÔNG. KHÔNG gọi là VÔ NIỆM - Vô niệm cũng không, cho nên gọi đó là không. Trong cái KHÔNG kia, vô thiện vô ác nhẫn đến cũng không vô tướng, cho nên gọi là không »

Hàng Bồ Tát, nên như vậy mà liễu tri về Tánh của 5 uẩn, 12 nhập, và 18 giới, tức là không tham chấp đắm nhiễm, bây giờ gọi là Pháp-Nhẫn. Hàng Bồ Tát do pháp Nhẫn này, nên được Thọ Kư Nhẫn. Chư Phật Tử, ví như có người ngữa mặt lên hư không mà viết chữ, chép đủ 12 Bộ Kinh của Như Lai, trải qua vô lượng kiếp. Phật pháp đă diệt, ngưừi cầu Pháp không có chỗ thấy nghe, chúng sinh lại điên đảo tạo ác nghiệp vô biên... .

Bấy giờ có người ở phương kia, là bậc có Trí huệ cao sáng,  thương xót chúng sanh, rộng cầu Phật Pháp, du hành đến phương này, thấy trong hư không có những văn tự phân minh rơ ràng, tức liền biết đó là Kinh-Văn, đọc tụng thọ tŕ, đúng như sở thuyết mà tu hành, lại rộng nói phân biệt làm lợi ích cho chúng sanh. Những nét chữ trong hư không kia, nguời ấy biết rơ chữ nghĩa, gọi đó là người khá suy tưởng đúng đắn, nhưng mà chẳng nên được tuyên bày chỉ được tu tập thọ tŕ dẫn đạo chúng sanh, khiến chúng sanh thoát khỏi cảnh ràng buộc.

Chư Phật Tử, Đức Như Lai nói rằng, trong thời quá khứ khi Ngài cầu Bồ Đề Đạo, gặp được 33 ức 9 vạn 8 ngàn Chư Phật, lúc bấy giờ Ngài đều làm Chuyển-Luân-Thánh-Vương, dùng tất cả các thứ vui thích cúng dường chư Phật, và chư đệ tử của Phật (Lạc cụ: Tất cả sự cúng dường đúng như Pháp và cúng dường đều đủ) . Do đó sự mong cầu sở đắc trong sự cúng dường (dĩ hữu sở đắc), cho nên chẳng được thọ kư.

Măi cho đến thời gian sau, Ngài lại gặp tám vạn 4 ngàn ức, 9 vạn Bích Chi Phật, Ngài cũng đem 4 pháp cúng dường suốt đời cúng dường. Sự cúng dường như vậy một thời gian lâu, lại gặp sáu trăm hai mươi vạn, 1261 Đức Phật nữa.

Lúc bấy giờ, Ngài là Chuyển luân thánh vương, cũng đem tất cả nhạc cụ cúng dường Chư Phật, đến khi chư Phật diệt độ, lại kiến lập 7 Bảo tháp để cúng dường Xá lợi. Với ước mong rằng chư Phật xuất thế để được cúng dường, chiêm nguỡng khuyến thỉnh chuyển Pháp luân. Với sự cúng dường và hạnh nguyện như vậy, trải qua trăm ngàn vạn ức chư Phật, bấy giờ các Đức Như Lai đều ở nơi “không pháp” mà nói “chư Pháp Tướng, di hữu sở đắc”, cho nên cũng chẳng được thọ kư. Sự kiện như vậy tiếp tục cho đến khi gặp Đức Phật Nhiên Đăng ra đời, theo Phật thấy Phật, liền đắc Nhất Thiết Vô Sanh pháp nhẫn. Khi đắc Pháp nhẫn rồi, liễn được Đức Phật Nhiên Đăng thọ kư. Phật Nhiên Đăng cũng ở nơi Không pháp mà nói Chư Pháp Tướng, độ thoát vô lượng trăm ngàn chúng sanh, nhưng vô sở thuyết và cũng vô sở độ.

Đức Mâu Ni Thế Tôn, xuất thế nơi đời này, cũng đối với “Không pháp, mà lại nói có văn tự, khai thị giáo hóa thiện lợi, khắp tất cả chúng sanh được thọ tŕ tu hành, nhưng cũng không khai thị, cũng không thọ hành”. Phải biết rằng, Pháp Tánh-Tướng như vậy, rốt ráo không có sách vở ( tức là biên chép) cũng không có thức giả, cũng không thuyết giả, cũng không giải giả (tùng bổn lai không, vị lai diệc không hiện tại diệc không) cũng không có từ xưa, cũng không đến nay mới có, cho đến vị lai cũng không, hiện tại cũng không.

Nhưng hàng Bồ Tát phải tích tập hàng vạn phương tiện thiện lực, tinh cần không bê trễ công đức viên  măn, Đắc Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác. Những pháp ấy thật là thậm nan, chẳng thể nghĩ bàn. Đối với VÔ PHÁP, trong ấy mà có thuyết các Pháp tướng (nghĩa là trong PHÁP VÔ mà có người nói Pháp Tướng). Đối với VÔ-ĐẮC mà nói Pháp Hữu-Đắc, những việc như vậy cho đến cảnh giới chư Phật, phải là bậc Vô lượng trí mới có thể hiểu rơ, chẳng dùng phàm trí suy nghĩ tính toán mà có thể biết được.

Bấy giờ, Bồ Tát Tân-Phát-Ư thành tâm kính ngưỡng, hoan hỷ thích thú thọ lănh Pháp Bồ Đề, tin rơ lời Phật nói, dần dần đắc nhập Chánh pháp.

Thế nào gọi là Tín?

- Chánh tín, quán sát Tứ Đế, trừ các phiền năo, trừ vọng kiến kết phược, đắc A-La-Hán.

- Chánh tín, quán sát 12 nhơn duyên, diệt trừ vô minh, sanh khởi các thiện hạnh, đắc Bích Chi Phật.

- Chánh tín, tu tập Tự vô lượng tâm, lục Ba La Mật, đắc Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác. Đó gọi là TÍN NHẪN.

Chúng do vô thủy sanh tử, khởi vọng tưởng chấp trước chẳng rơ thấy Pháp tánh th́ trước cần phải quán sát tự thân ngũ ấm giả danh, trong chúng sanh th́ vô ngă, vô hữu chúng sanh. V́ cớ sao ? V́ chấp có ngă, th́ phải biết rằng cái ngă đó là tự tại. Nhưng chúng sanh thường bị sanh lăo bệnh tử luôn luôn gây tai hại, chẳng được tự tại. Cho nên phải nhận thức đó là vô ngă. Vô ngă tức là vô tác giả, vô tác giả cũng là vô thọ giả Pháp-tánh-thanh-tịnh như thật thường trú. Quán sát như vậy mà chưa được rốt ráo hoàn toàn, th́ gọi là THUẬN NHẪN.

Bồ Tát tu tập TÍN-THUẬN-NHẪN chẳng bao lâu th́ thành tựu TỐI-THƯỢNG-PHÁP-NHẪN vậy.

Phẩm Thứ mười hai: Công Đức Tŕ

Luận nói: Hàng Bồ Tát phải cụ túc VÔ TƯỚNG TÂM, mà tâm chưa thường trụ, đối với tác nghiệp, ấy là v́ hàng Bồ Tát đối với các nghiệp tướng, biết mà cố làm, v́ tu thiện căn cầu Bồ đề, nên chẳng xả các pháp hữu vi. Bồ Tát v́ chúng sanh tu tập Đại bi tâm, nên bất trụ vô vi. Bồ Tát v́ Nhứt thiết chơn thật diệu trí của Phật, nên bất xả sanh tử. Bồ Tát v́ độ vô biên chúng sanh khiến không thiếu sót cho nên chẳng trụ Niết bàn. Đó gọi là Bồ Tát Ma ha tát thâm tâm cầu Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác vậy.

Chư Phật tử, hàng Bồ Tát thành tựu 10 pháp trọn chẳng thối thất Vô Thượng Bồ Đề. Những ǵ là 10? (Mười pháp như thế nào):

1. Bồ Tát thâm tâm phát Vô Thượng Bồ Đề, để giáo hoá chúng sanh, cũng khiến cho chúng sanh phát tâm như vậy.

2. Thường vui thấy Phật, bởi do công đức cúng dường trân bảo, gieo trồng thiện căn sâu dày.

3. V́ cầu Chánh Pháp, nên chí tâm cung kính cúng dường Pháp-sư, vui thích nghe pháp không nhàm chán. .

4. Nếu thấy hàng Tỳ kheo Tăng, ở trong hai bộ chúng khởi sự tranh tụng, hợp nhau lầm lỗi, th́ Bồ Tát phải cần cầu phương tiện khiến cho hàng Tỳ Kheo ḥa hợp.

5. Nếu thấy có quốc độ tà ác nổi lên, Phật pháp muốn hoại, th́ Bồ Tát cần phải đọc tụng Kinh điển, và giảng thuyết Chánh Pháp, cho đến một câu, một bài kệ, khiến cho Chánh Pháp chẳng tuyệt dứt. Lại phải chuyên tâm hộ pháp không tiếc thân mạng.

6. Nếu thấy chúng sanh lo sợ khổ năo, v́ họ mà bố thí cứu tế, khiến họ nương nơi pháp Bố thí ấy mà không sợ hăi.

7. Phải Phát Tâm chuyên cần tu hành, cầu được các Pháp đại-thừa-phương-đẳng, là pháp thậm thâm, là tạng chư Bồ Tát hạnh.

8. Khi đắc Pháp đó rồi (Pháp phương đẳng) th́ phải thọ tŕ đọc tụng đúng như Pháp mà tu hành, đúng như Thuyết mà thọ tŕ. (Như sở thuyết hành, như sở thuyết trụ).

9. Khi đă được tự tại trụ nơi Pháp rồi, vẫn phải tinh tấn hướng dẫn vô số chúng sanh thâm nhập Pháp ấy.

10. Bồ Tát khi đă nhập Pháp rồi, tinh tấn giải thuyết, khai thị giáo hóa, làm thuận lợi cho chúng sanh.

Hàng Bồ Tát thành tựu 10 Pháp như thế, th́ đối với Vô Thượng Bồ đề trọn không thối thất. Bởi thế, Bồ Tát phải nên như vậy mà tu hành đối với Kinh này. Kinh này công đức bất khả tư ngh́, cho nên gọi là NĂNG SANH NHỨT THIẾT ĐẠI TỪ

BI. Kinh này có khả năng khai ngộ, dẫn đạo cho tất cả chúng sanh, khiến họ phát Tâm Bồ đề. Kinh này có khả năng v́ người cầu Đạo Bồ đề mà làm Sanh Nhơn.

Kinh này có khả năng thành tựu làm Sanh Nhơn. Kinh này có khả năng thành tựu tất cả Pháp-hạnh-vô-động của Bồ Tát. Kinh này có khả năng làm đối tượng cho ba đời chư Phật hộ niệm (tam thế chư Phật sở hộ niệm).

Nếu có thiện nam tử, thiện nữ nhơn nào muốn cần tu tập Vô Thượng Bồ đề, th́ phải v́ họ mà quảng diễn lưu bố Kinh này  khắp cơi Diêm phù đề, khiến cho đạo tâm không đoạn tuyệt, khiến cho vô lượng vô biên chúng sanh được nghe Kinh này. Nếu có thiện nam tử, thiện nữ nhơn nào, một khi nghe được Kinh này, th́ tất cả những người ấy thành tựu Phước đức và Trí đức bất khả tư ngh́, thành tựu Đại trí huệ không thể nói hết, phước đức quả báo cũng lại như vậy. V́ cớ sao? Bởi Kinh này có khả năng khai thị vô lượng thanh-tịnh-huệ-nhăn, hay khiến cho Phát chủng tương tục, chẳng gián đoạn. Có khả năng cứu giúp vô lượng chúng sanh thoát khổ năo, và có khả năng chiếu phá tất cả vô minh si ám.Có khả năng phá trừ tà ma, cho đến các ma nghiệp. Có khả năng phá hoại tất cả ngoại đạo tà kiến. Có khả năng diệt trừ lửa dữ phiền năo. Có khả năng làm hao ṃn những nhơn duyên sanh bởi các hạnh bất tịnh. Có khả năng đoạn trừ ḷng xan tham tật đố, sân thuế, giải đăi, cho đến kẻ phá giới, loạn ư, ngu si. Sáu món binh cực trọng như thế. Lại có khả năng diệt trừ nghiệp chướng, báo chướng, phiền năo chướng, kiến chướng, vô minh chướng, trí chướng, tập chướng.

Tóm lại mà nói , Kinh này có khả năng khiến cho tất cả ác pháp tiêu diệt không c̣n mảy may, lại có khả năng khiến cho tất cả thiện pháp tăng trưởng mạnh mẽ , viên măn.

Nếu có thiện nam tử, thiện nữ nhơn nào nghe được Kinh này rồi hoan hỷ thâm tín, thích thú khởi tâm hy hữu, phải biết rằng người đó đă thường cúng dường vô lượng chư Phật, gieo trồng vô số thiện căn. V́ cớ sao? Bởi v́ Kinh này ba đại chư Phật đă thường tu tập hành tŕ. Cho nên khi hành giả được nghe Kinh này phải tự biết là một điều vạn hạnh (khánh hạnh), là một đại thiện lợi vậy. Lại nữa, nếu có người biên chép đọc tụng Kinh này, th́ phải biết người ấy sẽ thành tựu phước báo vô lượng vô biên. V́ cớ sao vậy? Bởi Kinh này là chỗ duyên khởi vô biên là chỗ hưng phát vô lượng đại thệ nguyện, nhiếp thọ tất cả chúng sanh vậy, và trang nghiêm Vô Thượng Đại Bồ đề. Cho nên thành tựu phước đức cũng lại như vậy, không có hạn lượng tính kể.

Nếu có người lại hay giải thích nghĩa lư của Kinh, đúng như thuyết của Kinh mà tu hành, th́ đối với tất cả chư Phật ở trong A tăng kỳ kiếp, với Vô tận-trí tán thán phước báo cũng không thể hết. Nếu có Pháp sư diễn thuyết Kinh này, th́ phải biết cần tạo tháp nơi đó. V́ cớ sao? V́ đây là Chánh pháp chân thật đă được xuất sanh nơi chỗ đó. Lại nữa, Kinh ở nơi quốc độ nào, thành ấp hay tụ lạc, Tự miếu hay Tịnh xá nào, th́ phải biết ở nơi đó có Pháp-thân chư Phật. Nếu có người cúng dường hương hoa kỷ nhạc, phường lọng tràng phan, cho đến ca vịnh tán thán, chấp tay cung kính v.v ... phải biết người đó đă chiêu cảm giống Phật (Phật trí). Huống nữa kẻ chơn chánh thọ tŕ Kinh này, tức những người đó thành tựu công đức trí huệ trang nghiêm, cho đến vị lai quyết định được thọ kư Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác vậy.

Lời bạt

Qua nội dung tác phẩm PHÁT BỒ ĐỀ TÂM LUẬN, cho chúng ta biết, Bồ Tát Thế Thân tạo Luận này nhằm mục đích khai thị các Pháp Cơ bản, và các Pháp Rốt ráo cho những hành giả có Đạo nghiệp lớn, có Nhơn duyên lớn, có TÍN TÂM lớn đối với Chánh Pháp và đối với chúng sanh nên Phát Tâm Bồ Đề, cầu Đạo Vô Thượng, giáo hoá chúng sanh đến chỗ Đại An Lạc.

Ư nghĩa thậm thâm được Luận chủ hiển bày nổi bật nơi hai phẩm KHÔNG VÔ TƯỚNG và CÔNG ĐỨC TR̀. Giáo nghĩa hai phẩm này nói lên LƯ TRUNG ĐẠO đ̣i hỏi hành giả phải nhận thức tường tận nghĩa Khế lư, Khế cơ, tức Nhơn đế, tục đế, Quyền giáo, Thật giáo, liễu triệt viên dung dẫn khởi đến các phẩm trước. Nói khác hơn là phải quán triệt TÁNH TƯỚNG, TÂM CẢNH, Y BÁO, CHÁNH BÁO, SANH TỬ và NIẾT BÀN ... Cũng từ năm ấm, 12 nhập, 18 giới, hay từ nơi Sắc pháp, và Tâm pháp vậy. Giáo nghĩa toàn bộ và giáo nghĩa hai phẩm này tương đồng với BÁT NHĂ TÂM KINH .V́ thế, Văn học Phật giáo c̣n gọi Luận này với danh đề: “ PHÁT BỒ ĐỀ TÂM KINH” . Và nội dung phẩm 12 Luận chủ cũng gọi là KINH.

Với Nghĩa CÔNG ĐỨC TR̀, cho chúng ta cảm nhận rằng: Có NĂNG TR̀ và SỞ TR̀ . Hay nói khác hơn là Tánh Xuất Sanh, Xuất Sanh, Tánh Hiển Thị, Hiển Thị.

NĂNG TR̀ cũng chỉ cho Cộng năng thọ tŕ giáo nghĩa của hành giả, mà cũng chỉ cho Tánh-Năng- Tŕ của Giáo nghĩa đối với chúng sanh. Nghĩa là Giáo nghĩa GIỮ G̀N (chấp tŕ) được TÁNH GIÁC cho chúng sanh, phát khởi được Tánh giác cho chúng sanh, thành tựu được Tánh giác cho chúng sanh. Hẳn nhiên, điều này đ̣i hỏi TÍN TÂM của hành giải phải rốt ráo thanh tịnh.

Như Khế Kinh nói : Nhược nhơn dục liễu tŕ, Tam thế nhứt thiết Phật, Ưng quán pháp giới tánh, nhất thiết duy tâm tạo. PHÁP GIỚI TÁNH, DUY TÂM TẠO, cũng là NĂNG-TR̀-TÁNH, và SỞ-TR̀-TÁNH, nh́n theo Giáo nghĩa Luận này vậy SỞ TR̀ nghĩa thế nào? - Tức là Chánh pháp, là đối tượng (mục tiêu) mà hành giả phải đạt đến, cần phải THÀNH TỰU CÔNG ĐỨC, nó liên tục tập khởi trong tâm thức hành giả.

TÂM KINH nói: - HÀNH THÂM BÁT NHĂ BA LA MẬT ĐA THỜI, CHIẾU KIẾN NGŨ UẨN GIAI KHÔNG, ĐỘ NHỨT THIẾT KHỔ ÁCH ... Đây là nghĩa NĂNG. SỞ không hai. Cảnh, Tâm bất nhị. Nhưng khó khăn vô cùng, thâm sâu vô tận? Nếu hành giả không thắm thiết với Chánh pháp, và Đạo nghiệp to lớn, th́ không làm sao thể nhập được Lư-Trung-Đạo nhiệm mầu. Nói một cách khác nữa, Công Đức Tŕ, là công năng diệu dụng cao cả. Công Đức Tŕ và Không Vô Tướng là khẳng định giá trị chân thật cao diệu của tác phẩm, và công năng hành tŕ tinh tấn của hành giả, tất nhiên đạt đến quả vị Vô Thượng vậy.

Luận Hiển Dương nói : Người phát khởi được TÂM ấy, tức là Hạnh Nguyện Phát Bồ Đề Tâm của hàng Bồ Tát . Là hàng Bồ Tát đă an trụ BỒ TÁT PHÁP TÁNH vậy. V́ muốn lợi ích cho chúng hữu t́nh trong khắp mười phương thế giới, nương nơi những h́nh tướng kia có gieo trồng ít nhiều đối với nhân duyên Vô Thượng Bồ đề mà phát khởi Đại Thệ Nguyện “Thọ Phát Tâm Pháp”. Nghĩa như thế này: Tôi nay quyết định thệ nguyện chứng đắt Vô lượng Bồ đề là v́ để cứu độ mười phương thế giới chúng hữu t́nh, khiến họ xa ĺa các phiền năo, xa ĺa các khổ nạn. Sự Phát Tâm Bồ Đề như vậy, có hai trường hợp:

Một là, Thế tục phát tâm, nghĩa là khi thấy có bậc trí giả nơi thế gian th́ phải đối trước người ấy, cung kính an trụ, khởi tăng-thượng-ư (tâm vui vẻ hoan hỷ cao độ) mà phát nguyện rằng: Thưa Trưởng giả , xin người chứng minh cho tôi là ......từ vô thỉ đến ngày nay, tôi đă từng Phát Tâm Vô Thượng Bồ đề , v́ muốn làm lợi ích cho chúng hữu t́nh và từ nay cho đến mai sau, tu học các pháp Lục Độ, cũng để hồi hương chứng đắc Vô Thượng Bồ đề, và cho chúng sanh. Tôi nay đối trước Bồ Tát, Đại Bồ Tát , xuất gia và tại gia, xin các Ngài chứng tri và hộ niệm cho Đạo hạnh Bồ Tát của tôi. Hành giả phải thưa bạch ba lần như vậy, trước các các bậc Trí giả thế tục.

Hai là, CHỨNG PHÁP TÁNH PHÁT TÂM, Pháp này cho biết hành giả phải qua một kiếp số A tăng kỳ chứng đắc Sơ địa (Hoan hỷ địa Bồ Tát) cho đến khi thành tựu Đại Bồ đề, NGUYỆN không thối chuyển, Hành trạng đó gọi là Chứng pháp Tánh Phát Tâm Bồ Đề

Tóm lại, Cổ Đức nói:

Học Đạo yếu môn Phát Tâm vi chủ,

Tu hành cấp vụ Lập Hạnh chi tiên

Tâm Phát, tức chúng sanh khả độ,

Hạnh lập, tức Phật Đạo khả thành.

Tạm dịch:

Cửa vào Đạo bao la,

Cần phát Tâm làm đầu,

Tu hành là việc lớn,

Trước tiên phải lập Hạnh.

Tâm Phát Nguyện đă thành,

Độ chúng sanh khắp cả.

Hạnh tu tập đă Lập,

Quả Vô Thượng Viên Minh.

Cũng như với hạnh nguyện của Bồ Tát Phổ Hiền, cho chúng ta biết nhơn hạnh tu tập và phát tâm rằng : Ngă kim phát tâm bất vị tự cầu nhơn thiên phước báo, Thanh văn, Duyên giác, năi chí Quyền thừa, chư vị Bồ Tát, DUY Y TỐI THƯỢNG THỪA PHÁT BỒ ĐỀ TÂM, NGĂ DỮ PHÁP GIỚI CHÚNG SANH, NHỨT THỜI ĐỒNG ĐẮC A NẬU ĐA LA TAM MIỆU TAM BỒ ĐỀ

Nhơn hạnh như vậy rất là thực tế, rất là cao sáng vĩ đại, và mỗi mỗi việc tu học của người Phật tử, luôn luôn noi theo Nhơn hạnh của  Bồ Tát, tức là phải cao sáng và b́nh đẳng giác ngộ, th́ mới đúng nghĩa Phát Bồ Đề Tâm vậy.

Rất mong (1990)

 

back_to_top.png

[ TRANG CHỦ KINH ĐIỂN | ĐẠI TẠNG KINH | THẦN CHÚ | HÌNH ẢNH | LIÊN LẠC ]

 

google-site-verification=Iz-GZ95MYH-GJvh3OcJbtL1jFXP5nYmuItnb9Q24Bk0