Số 0825
ĐẠI HỒI HƯỚNG KINH
Đại Tạng quyển 33, Kinh Tập bộ tứ, số 825, trang 827
Bản chữ Hán thất dịch danh
Việt Dịcd: Thích Thiện Trí
Như thật tôi nghe một thuở nọ Phật cùng tám ngàn vị Tỳ kheo vân tập ở vườn cây của Trưởng giả Cấp Cô Độc và Thái tử Kỳ Đà (*) tại nước Xá vệ. Lúc bấy giờ cả đại chúng lớp lớp trước sau quây quần quanh Thế Tôn, nghe Thế Tôn thuyết pháp. Trong khi đó có một vị Bồ Tát hiệu Minh Thiên ở giữa pháp hội từ chỗ ngồi đứng dậy, trịch vai áo bên phải, quỳ gối bên phải sát đất, cung kính chắp tay bạch Phật rằng;
Kính bạch Thế Tôn! Con có một điều muốn thưa hỏi, mong Thế Tôn từ bi chỉ dạy.
Phật bảo Bồ Tát Minh Thiên rằng:
Thiện nam tử! Có điều chi ông cứ hỏi, chớ có nghi ngại Như Lai sẽ tuỳ tiện mà giải đáp.
Bồ Tát Minh Thiên liền bạch Phật:
Bồ Tát làm cách nào chỉ tu chút ít pháp lành mà được phước quả lớn và nếu làm nhiều việc công đức th́ được phước quả vô lượng ?
Phật đáp: Hay thay! Hay thay! Này Minh Thiên, ông đă từng cúng dường vô lượng chư Phật, gieo trồng rất nhiều công đức, gần gũi các bậc thiện tri thức, và đă v́ chúng sanh ưa tu phước đức mà hỏi lên những điều sâu xa như thế. Vậy ông hảy lắng nghe, lắng nghe, và khéo suy nghĩ kỹ.
Bồ Tát Minh Thiên bạch Phật rằng: Kính bạch Thế Tôn con xin thọ giáo.
Phật bảo: Minh Thiên! Đối với chư Phật quá khứ, hiện tại và vị lai, các đại Bồ Tát nên tu hạnh từ về thân, tu hạnh từ về miệng, tu hạnh từ về ư, chuyên tâm niệm các công đức mà chư Phật từng làm.
Lại nữa, này Minh Thiên ! Bồ Tát cần nên đi đến các chùa, tháp, tôn miếu, những nơi có thờ Phật, để lễ bái cúng dường, đi quanh bên phải, qú gối chắp tay, dâng hoa, đốt hương, treo tràng phan, bảo cái, trổi nhạc cung kính cúng dường. Dùng âm thanh vi diệu ca tụng những câu kinh kệ nghĩa lư thậm thâm. Tán dương công đức chư Phật. Tuỳ hỷ khuyến khích, ca ngợi các thiện.
Minh Thiên ! Thế nào là Bồ Tát đối với chư Phật quá khứ, hiện tại, vị lai tu hạnh từ về thân, tu hạnh từ về miệng, tu hạnh từ về ư và niệm công đức của chư Phật?
Thiện nam tử! Bồ Tát nên nghĩ rằng: Như Lai là bậc Vô Thượng, là bậc Tối Tôn, là bậc Tối Thắng, là bậc Sư tử Vương dũng mănh không sợ sệt. Tự cứu độ ḿnh, cứu độ mọi loài, tự ḿnh an vui, đem an vui cho kẻ khác, tự ḿnh diệt trừ khổ năo, diệt trừ khổ năo cho kẻ khác, thuyết pháp chơn đế, giáo hoá chúng sanh, giới đức thanh tịnh đầy đũ hoàn toàn, năng lực biện tài không hề sợ sệt. Vĩnh viễn dứt trừ tập khí chướng ngại. Tự tại vô ngại trước mọi hoàn cảnh và mọi sự vật không ai sánh bằng, Chuyên tâm niệm công đức của chư Phật như vậy, rồi qú xuống đất dâng hoa hương, tràng phan bảo cái, trổi nhạc cúng dường. Đó là Bồ Tát tu hạnh từ về thân.
Dùng âm thanh vi diệu ca tụng những câu kinh kệ nghĩa lư thậm thâm. Tán thán vô lượng công đức của Như Lai. Đó là Bồ Tát tu hạnh từ về miệng. Với căn lành tu niệm nơi thân khẩu nói trên mà hết ḷng chí thành cung kính. Đó là Bồ Tát tu hạnh từ về ư.
Minh Thiên ! Ấy là Bồ Tát đối với chư Phật quá khứ , hiện tại, vị lai, chánh niệm tu tập hạnh từ về thân miệng ư.
Phật lại bảo Bồ Tát Minh Thiên rằng:
Lại nữa, Bồ Tát đối với chúng sanh quá khứ , hiện tại, vị lai cũng nên tu hạnh từ về thân, tu hạnh từ về miệng, tu hạnh từ về ư, quan niệm b́nh đẳng đối với chúng sanh.
Minh Thiên ! thế nào là Bồ Tát đối với chúng sanh trong ba th́ gian nên tu hạnh từ về thân, miệng, ư và quan niêm b́nh đẳng.
Như vầy, Minh Thiên ! Bồ Tát không sát hại chúng sanh, không trộm cắp của kẻ khác, không tà dâm, không nói dối, không nói thêu dệt, không nói hai lưỡi, không nói hung dữ, không tham lam, không giận hờn, không si mê tà kiến.
Thế nào là Bồ Tát không hại chúng sanh ?
Đối với tất cả chúng sanh, từ bi thương xót và sanh ḷng hổ thẹn, đau đớn trước hành động giết hại, vất bỏ cả dao gậy, những khí cụ đánh đập, đâm chém, bắn giết.
Không trộm cắp nghĩa là thấy của rơi giữa phố chợ, xóm làng, ngoài đường, bất hoặc ở nơi nào không người, nếu không phải vật của ḿnh th́ không bao giờ lượm. Vật ǵ của ai, không cho th́ không lấy.
Không tà dâm (là nói với Bồ Tát tại gia, nếu Bồ Tát xuất gia là đoạn dâm) nghĩa là nam nữ đă có chồng vợ th́ không được ngoại t́nh, cả với những người c̣n lệ thuộc gia đ́nh nếu chưa có lễ nghi hợp thức th́ không được xâm phạm, cho chí nếu người khác phái cầm đưa vật ǵ th́ cũng không nên móng dục t́nh.
Không nói dối nghĩa là luôn luôn nói ngay thực , không khi nào chuyện có nói không chuyện không nói có, khi đối với hương lân làng xă hoặc đứng trứơc quan chức, pháp toà đối chứng việc ǵ, nên chơn thành khai nói đúng với sự thật, dù phải chịu chết cũng đành, chứ không nói dối.
Không nói thêu dệt nghĩa là nói đúng lúc, nói chơn thật, biết rơ nghĩa lư mới nói, v́ lợi ích kẻ khác mà nói, ḷng nghĩ sao miệng nói vậy, không nói sai khác, không nói thêm bớt.
Không nói hai lưỡi nghĩa là đối giữa người này, người kia, bên này bên nọ nên luôn luôn mong hoà hợp lẫn nhau, không đem chuyện người này xuyên tạc người nọ, không gây sự nghi ngờ xích mích giữa hai bên.
Không nói hung dữ nghĩa là luôn luôn lấy lời ôn hoà nhỏ nhẹ tỏ bày, dẩn dắt cho người, niềm nỡ chào hỏi, hoàn toàn không bao giờ dùng những lời đắng cay, độc ác chưởi rủa tác hại chúng sanh
Không tham lam nghĩa là đối với tài lợi của kẽ khác không móng ư tham muốn, thấy người đến xin, tâm không lẫn tiếc.
Không giận hờn nghĩa là đối với tất cả chúng sanh, dứt trừ những điều sân hận bực tức, nên khởi tâm niệm từ bi thương sót, tâm niệm đem lại sự lợi ích, tâm niệm đem lại sự an vui cho chúng sanh, khéo léo tuỳ thuận nhiếp hoá tất cả.
Không tà kiến nghĩa là phải biết nhận thức đúng: Cuộc sống cần có sự bố thí, có sự cứu tế, có sự giáo dục hướng dẫn, có đạo cha mẹ, có đời này đời sau, có khổ có vui, có mọi hành động và quả báo của thế gian, có các bậc A la hán tu đạo xuất thế tự thân chứng quả, đă dứt sanh tử, đă thành tựu tịnh hạnh, đă hoàn tất mọi việc làm, tự biết không c̣n thọ thân đời sau nữa.
Minh Thiên nên biết rằng: không sát hại, không trộm cắp, không tà dâm là tu hạnh từ về thân. Không nói dối, không thêu dệt, không nói hai lưỡi, không nói hung dữ là Bồ Tát tu hạnh từ về miệng. Không tham lam, không giận hờn, không si mê tà kiến là Bồ Tát tu hạnh từ về ư. Thế là Bồ Tát quan niệm b́nh đẳng đối với tất cả chúng sanh.
Minh Thiên! Bồ Tát tu hạnh từ về thân, tu hạnh từ về miệng , tu hạnh từ về ư đối với chư phật quá khứ, hiện tại và vị lai, cũng như tu hạnh từ về thân, tu hạnh từ về miệng, tu hạnh từ về ưđối với tất cả chúng sanh quá khứ. Hiện tại và vị lai được những phươc báo công đức ǵ đều đem công đức đó hồi hướng cho tất cả chúng sanh đồng thành Chánh Đẳng Chánh Giác.
Minh Thiên ! khi Bồ Tát thành tựu vô lượng công đức như vậy th́ hăy đem công đức ấy hồi hướng vô lượng trí tuệ. Lại cùng tất cả chúng sanh hồi hướng về quả vị Chánh Đẳng Chánh Giác.
Công đức này có ba thứ:
- Quá khứ không
- Hiện tại không
- Vị lai không
Không có người hồi hướng.
Không có pháp hồi hướng.
Khôngcó nơi hồi hướng.
Bồ Tát nên hồi hướng như vậy. Khi hồi hướng như vậy, ba chỗ đều thanh tịnh. Đem công đức thanh tịnh đó cho tất cả chúng sanh đồng hồi hướng về quả vị Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác. Người hồi hướng như vậy, không có phàm phu và pháp phàm phu, cũng không có tín hành, không có pháp hành, không có bát nhẫn (1), không có Hướng Tu Đà Hoàn, Quả Tu Đà Hoàn, không có Hướng Tư Đà Hàm, Quả Tư Đà Hàm, không có Hướng A Na Hàm, Quả A Na Hàm, không có Hướng A La Hán, Quả A La Hán, không có Hướng Bích Chi phật, Quả Bích Chi phật. Cũng không có Hướng Phật và Quả Phật.
Tại sao thế? – V́ pháp tánh không vướng mắc, không sanh, không trú, không diệt.
Thế nên Bồ Tát đem ba thứ công đức thanh tịnh của ba cách hồi hướng này cho tất cả chúng sanh, đồng hồi hướng về quả vị Chánh Đẳng Chánh Giác.
Bồ Tát hồi hướng như vậy, lại nguyện rằng: “Nếu tôi sanh ra chỗ nào, đều thường gặp Phật, đạt dược pháp chánh định thậm thâm, thấy được vô lượng Phật, thành tựu sự hiểu biết sâu rộng, trí tuệ thanh tịnh, thề không bỏ chúng sanh “.
Khi Phật nói pháp này, có trăm ngàn vị Thiên Nhơn đều nguyện văng sanh về cơi Phật A Súc.
Bấy giờ Phật bảo Tôn giả A Nan: “Khi ta vừa nói pháp thậm thâm này, th́ có trăm ngàn Thiên Nhơn đều nguyện văng sanh về cơi nước Phật A Súc. Rồi từ một cơi Phật này đến một cơii Phật khác cúng dường chư Phật, nghe pháp, được pháp tổng tŕ, ghi nhận tu hành đúng như Chánh pháp. Tất cả những vị ấy đều sẽ thành tựu trí tuệ không thể nghĩ bàn, và sẽ được làm Phật ở cơi Ngũ trược, đều đồng một danh hiệu, gọi là Cam Lồ Âm Vương Như Lai, Ứng Cúng Chánh Đẳng Chánh Giác.
Khi thọ kư cho các vị Trời ấy, có trăm ngàn chúng sanh đều phát tâm Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác.
Bấy giờ Thích Đề Hoàn Nhơn bạch Phật rằng:
“Bạch Thế Tôn! Theo nghĩa Phật nói th́ con biết rằng như vậy là đạt được công đức rộng lớn, là công đức vô lượng là công đức vô biên!”.
Phật bảo: “Kiều Thi Ca! pháp này hoàn toàn thanh tịnh”.
Kiều Thi Ca thưa: “ Bạch Thế Tôn, kinh này tên ǵ và phải phụng tŕ như thế nào?”
Phật đáp: “Thích Đề Hoàn Nhơn Kiều Thi Ca ! Kinh này tên là Đại Hồi Hướng, cũng gọi là Thậm Thâm Pháp Tánh Hồi Hướng. Các ông nên đúng như vậy mà phụng tŕ.
Kiều Thi Ca, nếu có thiện nam tử, thiện nữ nhơn nào tu học theo pháp hồi hướng này th́ nên biết rằng người ấy chắc chắn đạt được Vô sanh Pháp nhẫn, có thể độ tất cả chúng sanh chưa được độ, đem lại cho vô lượng chúng sanh sự an lạc!”
Khi nghe Phật thuyết pháp này, các Tỳ kheo, Đế thích, Phạm Thiên, Trời, Người, A Tu La v.v.. đều vui vẻ phụng hành.
Chú thích:
(1) Bát nhẫn: Là trí nhẫn được và chứng nhập lư tứ đế của cơi Dục và hai cơi trên –Sắc và Vô sắc-Nhẫn tứ đế của cơi Dục gọi là tứ pháp nhẫn; Khổ Pháp nhẫn, Tập Pháp nhẫn, Diệt Pháp nhẫn, Đạo Pháp nhẫn. Nhẫn tứ đế của cơi Sắc và Vô sắc goi là: Khổ Loại nhẫn, Tập Loại nhẫn, Diệt Loại nhẫn, Đạo Loại nhẫn – Loại là tợ loại, v́ ở hai cơi trên sự nhẫn không hoàn toàn giống như cơi Dục, bỡi lẽ các cơi trên tương đối ít khổ hơn. Nhờ bát nhỗn mà đoạn được kiến hoặc ba cơi. Đoạn được kiến hoặc rồi, quán chiếu một cách rơ ràng th́ gọi là bát trí. Bát nhẫn là Vô gián đạo, bát trí là Giải thoát đạo. Nhẫn là nhơn của Trí, Trí là quả của Nhẫn. Hợp cả bát trí và bát nhẫn gọi là mười sáu tâm kiến đạo.
Phụ chú:
(*) Cấp Cô Độc tên thật là Tu Đạt Đa, cũng gọi là trưởng giả Tu Đạt. Ông thường giúp đỡ trẻ mồ côi và người già cả không có gia đ́nh con cái. Do đó người đời bấy giờ thường gọi là Cấp Cô Độc,
Kỳ Đà, c̣n gọi là Thệ Đa,(v́ phiên âm tuỳ mỗi nơi nên có hơi khác) có nghĩa là Chiến Thắng, tức Thái tử con vua Ba Tư Nặc. V́ khi sanh Thái tử, nhằm lúc nhà vua giao chiến với ngoại quốc được thắng trận, nên lấy đó đặt tên cho Thái tử.
Trưởng giả Tu Đạt lúc đầu chưa biết Phật pháp, nhơn có việc đến thành Vương Xá, gặp Phật ông sanh ḷng tín kính, mới đảnh lễ thỉnh Phật về ở nước Xá Vệ để thuyết pháp. Phật nhận lời và phái ngài Xá Lợi Phất đến trước để t́m chỗ thích nghi cho Tăng chúng đến ở. Trưởng giả Tu Đạt và ngài Xá Lợi Phất đi t́m khắp nơi trong thành Xá Vệ, chỉ có vườn cây của Thái tử Kỳ Đà là nơi thích hợp nhất. Trưởng giả đến hỏi Thái tử để mua khu vườn ấy mà lập tịnh xá, Thái tử không có ư định bán vườn, nhưng trước sự khẩn khoản của Trưởng giả, Thái tử vui miệng nói: “Trưởng giả cứ đem vàng trải đủ th́ tôi sẽ nhượng khu vườn đó cho”. Sẳn có nhiều vàng, lại nhiệt tâm v́ đạo, Trưởng giả không ngần ngại cho người mở kho chở vàng đến, lần lượt trải vàng lên các khoảng đất trống. Đến khi c̣n lại một phần đất và những chỗ có cây chưa trải được th́ Trưởng giả đứng ngẫm nghĩ. Lúc đó Thái tử mới nói với Trưởng giả rằng: “Hay là Trưởng giả nghĩ đắc giá, thôi th́ Trưởng giả cứ đem vàng về và vườn tôi để lại cho tôi chứ không sao”. Thái tử ngạc nhiên khi nghe Trưởng giả đáp; ‘Thưa, tôi đang tính các khoảng c̣n lại phải dùng hết bao nhiêu vàng nữa, và những chỗ có cây th́ phải làm sao? Chứ tôi không nghĩ đến việc giá că.” Thái độ cương quyết và thành thật của Trưởng giả đă làm cho Thái tử cảm động, phát tâm cúng cả cây cối và phần đất c̣n lại. Đoạn cả hai người đồng chung kiến lập tịnh xá thỉnh Phật và chúng tăng đến ở để thuyết pháp. Nên sau này những hội thuyết pháp tại đó đều có ghi tên hai vị đại thí chủ ấy trong kinh.
ĐẠI HỒI HƯỚNG KINH
|