Số 0796
KINH KIẾN CHÁNH
Đức Phật giảng kinh Kiến Chánh
Người dịch: THÍCH GIÁC QUẢ
Tôi nghe như vầy: Một thời đức Phật đang lưu trú tại Tịnh Xá Kỳ Hoàn([1]) thuộc kinh thành La-duyệt-kỳ([2]). Bấy giờ, gần đến giờ ngọ, đức Phật cùng năm trăm vị Tỷ-kheo, một ngàn vị Bồ-Tát và Ưu-bà-tắc đang nâng thực phẩm cúng dường đi ra ngoài thành La-duyệt-kỳ, bổng thấy cây đại thọ tên là Cam Hương, cây to gốc lớn, cành lá sum sê, hoa trái tươi đẹp đỏ hồng, hàm chứa mùi vị ngọt thơm, xung quanh gốc cây sạch sẽ bằng phẳng. Đức Phật muốn dừng lại tại đây, hàng đệ tử tuỳ tùng đều vâng lời, rồi lấy đá làm toà ngồi cho Ngài, sau đó đại chúng ngồi xung quanh đức Phật.
Trong hàng đệ tử của đức Phật, có Tỷ-kheo tên là Kiến Chánh, mới nhập đạo tu tập, nên thầy hay nghi ngờ rằng: “Đức Phật thường dạy có các đời sau, nhưng từ loài vật đến loài người, sau khi chết chưa có một ai trở lại báo tin cho biết sự kiện ấy như thế nào cả”. Thầy liền tŕnh bày những nghi ngờ ấy lên đức Phật. Nhân đây, đức Phật chỉ dạy để các đệ tử được hiểu rơ bằng nhưng thí dụ, chứng minh như sau:
- Gốc đại thọ này vốn từ một hạt giống và các trợ duyên của đất, nước, gió, lửa mà được to lớn, tàng cây có thể che phủ một số người nhiều như thế này. Nếu truy nguyên khi đang c̣n hạt giống th́ không thấy nhánh, là, hoa, trái ǵ cả. Nhưng nhờ gặp đủ nhân duyên tứ đại([3]), hạt giống mới nứt mầm, nảy nhánh sanh hoa, kết trái và dần dần trở thành một cây to lớn, tàng lá che phủ một khoảng đất rộng. Ban đầu, nó chỉ là một hạt giống, rồi hạt sanh mầm, mầm sanh nhánh, nhánh sanh lá, lá sanh hoa, hoa sanh trái, cứ thế chuyển qua nhiều giai đoạn biến chuyển mới thành cây đại thọ. Như vậy, cây đại thọ và hạt giống không phải là một mà cũng không phải là khác, có danh nhưng chẳng phải thường danh([4]). Bấy giờ nó đă trở thành cây đại thọ, vậy có thể tập hợp tất cả hoa, trái, nhánh, lá, cọng, gốc ấy lại, để làm thành hạt giống như cũ được không?
+ Các đệ tử đáp: Không thể được. Chúng đă biến chuyển th́ không trở lại như cũđược. Hạt giống trở thành mầm, nhánh.v.v. mỗi ngày mỗi thoái hoá, càng sanh th́ càng biến đổi, tuy không tiêu mất, nhưng không thể trở lại hạt giống như cũđược.
- Vấn đề sanh tử cũng tương tự như thế. Thần thức([5]) là pháp duyên khởi, pháp ấy là si (vô minh). Do vô minh sanh thám ái. Vô minh tương tự như hạt giống. Hạt giống tuy nhỏ mà tăng trưởng thành cây đại thọ; vô minh tuy vi tế, vô h́nh mà tạo thành những hiện tượng nhân duyên sai khác. Các hiện tượng nhân duyên ấy đều do tâm thức biến hiện. Do vô minh sanh hành, hành sanh thức, thức sanh danh sắc, danh sắc sanh lục nhập, lục nhập sanh xúc, xúc sanh thọ, thọ sanh ái, ái sanh thủ, thủ sanh hữu, hữu sanh sanh, sanh sanh lăo tử, cọng lại là mười hai nhân duyên làm căn bản cho thân này. Đă có thân th́ phải có ngày bị già, chết. Khi chết, tuỳ theo nghiệp lực đă làm, thần thức sẽ được dẫn dắt tái sanh thành một thân xác mới, cũng có cha mẹ, cũng có sanh sáu t́nh([6]), cũng khởi ô nhiễm, cũng chịu khổ vui, cũng theo phong tục, nhưng không thứ nào cũng giống như đời trước. Kiến thức đă không trở lại như cũ th́ làm sao biết được quá khứ. Do vậy, con người chỉ thuận theo kiến thức mới trong hiện tại mà cho rằng, kiến thức là thật có, là thường c̣n, rồi chấp cái tri kiến ấy. Do cố chấp nên không biết rằng: “Có đời trước, có đời sau là do thần thức biến chuyển theo nghiệp lực mà hiện diện”.
Thần thức đă biến chuyển, lại có cha mẹ làm trợ duyên để sanh ra thân xác mới, rồi bị trói buộc theo sáu t́nh, ô nhiễm, khổ vui, phong tục không thể trở lại thân xác cũ, tập quán cũ, kiến thức cũ, cuộc đời cũ; tương tự như cây đại thọ không thể trở lại hạt giống của ngày trước được.
Sau khi được nghe đức Phật chỉ dạy, Tỷ-kheo Kiến Chánh từ chỗ ngồi đứng dậy đến trước đức Phật quỳ xuống bạch rằng: “Bạch Thế Tôn, sự nghi ngờ của đệ tử vẫn chưa được giải trừ. Giờ đây, chính là lúc đệ tử tỏ bày sự ngu si của ḿnh, ngưỡng cầu Thế Tôn từ bi chỉ bảo. Kể từ khi c̣n nhỏ tới giờ, đệ tử đă gặp những người chết rất nhiều; hoặc là cha mẹ, anh em, vợ chồng, nội ngoại; hoặc là bạn hữu đang thương yêu nhau; hoặc là kẻ thù đang oán hận nhau, thế mà sau khi chết, thần thức của họ không có một ai trở lại để báo tin, người nào khổ, người nào sướng cả. Tại sao như vậy? Thần thức bị trở ngại điều ǵ mà họ không trở lại báo tin cho người sống biết? Mong Thế Tôn phân tích và giải bày giúp đệ tử chúng con đoạn trừ được nghi hoặc, thấy rơ sự thật.”
- Này Tỷ-kheo! Thần thức ấy không có h́nh tướng, khi biến chuyển th́ tuỳ theo nghiệp lực mà hiện diện. Giả như một người làm nhiều việc phước, khi chết thần thức có phước đước chuyển sang một đời sống khác, cũng không thể trở lại báo tin, huống ǵ kẻ độc ác. Tại sao thế?- Ví như người kỹ sư nấu đá hoá lỏng để t́m thiếc, rồi lấy thiếc đúc thành các dụng cụ. Vậy các dụng cụ ấy có thể trở thành đá được không?
+ Thưa không.
- Thần thức biến chuyển thành thân trung ấm([7]), tương tự như đá lọc thành thiếc; thân trung ấm biến chuyển để thọ thân khác, tượng tự như thiếc đă đúc thành khí cụ. Cho nên, khi thân xác đă thay đổi, biến mất th́ làm sao trở lại thân cũđược.
Những người nào tu tập năm điều thiện (năm giới) th́ được tái sanh làm người; họ sẽ có cha mẹ và sẽ bị ràng buộc bởi sáu thứ. Đó là: thứ nhất, trú tại thân trung ấm không thể trở lại đời sống cũ; thứ hai, bị trói buộc trong bào thai; thứ ba, khi đang bị chèn ép đau đớn, quên mất quá khứ; thứ tư, khi rớt xuống chỗ sanh, các kiến thức cũđều quên mất, phát sanh kiến thức mới; thứ năm, sanh rồi liền tham chấp vật dục, v́ tham chấp nên kiến thức cũ bị gián đoạn; thứ sáu, dần dần khôn lớn, sống theo kiến thức mới chứ không nhớ kiến thức cũ.
- Các đệ tử! Ví như có nhà kinh doanh đi khắp bốn phương gặp đủ mọi điều gian khổ, vui sướng. Khi nhớ nghĩ những điều đă xảy ra ở quận này, ở thôn nọ của phương đông th́ ông ta không c̣n nhớ những ǵ đă xảy ra ở ba phương kia nữa. Trong ḍng sanh tử cũng vậy, đời này tạo tác các hạnh nghiệp, rồi sanh qua đời sống khác, đă thọ thân khác liền sanh kiến thức mới, nên kiến thức cũ không thể hiện diện được. Bởi sáu thức ấy ngăn che, trói buộc, nên không c̣n nhớ đời trước th́ làm sao có sự báo tin!
- Hoặc như người thợ gốm nung đất để làm đồ dùng, do sức nóng của lửa đốt, miếng đất trở thành tấm ngói. Vậy ta có thể khiến tấm ngói ấy trở thành cục đất được không?
+ Thưa, không thể được.
- Hoặc như một cây đại thọ bị đốn xuống, người ta cưa xẻ…làm thành hàng trăm loại đồ dùng. Nếu có người muốn tập hợp các tấm gỗ đă bị cưa và mọi vật dụng đă được h́nh thành, làm thành cây đại thọ như cũ có được không?
+ Thưa, không được.
- Hoặc như người thợ nấu cát thành màu hồng, rồi thành màu trằng như nước. Vậy ta có thể khiến màu trắng ấy trở thành cát được không?
+ Thưa, không được.
- Vấn đề sanh tử cũng thế. Người chưa ngộ đạo lư, chưa có đạo nhăn([8]), khi chết, thần thức biến chuyển theo nghiệp lực để thọ thân khác. V́ vậy, những kiến thức đời trước của họ, giờ đây đang bị che lấp trong bào thai, trong kiến thức mới, trong tập quán mới, nên không thể biết ǵ về đời trước được.
- Hoặc như nước được chứa trong b́nh tṛn th́ nước có h́nh tṛn, nếu đổ nước qua b́nh vuông th́ nước có h́nh vuông. Tuỳ theo vật chứa mà nước thay h́nh đổi dạng theo tướng trạng lớn nhỏ, vuông tṛn. Vấn đề sanh tử cũng như thế. Tâm thức vốn không có tướng trạng cố định, chỉ tuỳ theo hành vi thiện ác mà thọ lănh báo thân. Báo thân ấy đối diện với sự trắng-đen, dài-ngắn, khổ-vui, lành-dữ đều là sự hiện hành biến chuyển theo nghiệp lực cả. Như đời này, tâm thức của chúng ta đă tạo nhiều điều phi pháp, nên khi chết sẽ bị đọa làm súc sanh, bị khổ sở, mất tự do. Như vậy, làm sao nhớ được đời trước mà về báo tin!
- Hoặc như con sùng sanh ở trong đất, không kêu, không có cánh; nhưng đúng thời tiết th́ nó hoá thành con ve, ở trên cây kêu suốt ngày không dứt. Vậy ta có thể bảo con ve ấy trở thành con sùng để báo tin cho các con sùng khác đang ở dưới đất biết được không?
+ Thưa, không được. Con sùng đă biến đổi rời âm (đất) để sống trên dương khí, thân xác thay đổi dần cho đến ngày chết hay bị chim chóc bắt ăn thịt, chứ không thể trở lại thân con sùng được.
- Vấn đề sanh tử cũng như thế. Thân này chết rồi, thần thức biến chuyển để thọ thân mới, bị năm ấm([9]) ngăn che; nào kiến thức, nào tập quán đều biến đổi theo môi trường mới; cho đến ngày suy tàn, già chết, chứ không thể trở lại thân xác cũ với kiến thức cũ để báo tin cho người ta biết được.
- Hoặc như miếng thịt sống để lâu ngày trở thành hôi thối, sanh ra trùng gịi. Vậy có thể khiến nó trở thành miếng thịt tươi được không?
+ Thưa, không được.
- Vấn đề sanh tử cũng như thế. Người thế gian thân làm ác, miệng nói ác, tâm nghĩ ác; khi chết thần thức của họ biến chuyển đọa vào địa ngục hoặc súc sanh. Khi ở trong cảnh giới mới lạ ấy th́ sự thấy biết sẽ khác với đời trước, lại bị lưới tội trói buộc, chuyện cũ quên hết; nên không thể trở lại báo tin cho người ta biết được.
- Hoặc như đêm tối không trăng, mọi vật đều ch́m trong đen tối, giả sử trong trăm ngàn vạn người, có một người nh́n vào trong đêm tối ấy, có thể phân biệt rơ ràng các màu xanh, vàng, đỏ, trắng, đen của các vật được không?
+ Dù ức triệu người nh́n vào đêm tối cũng chẳng thấy được ǵ, huống là phân biệt rơ ràng năm màu.
- Nếu có người cầm đuốc soi sáng rồi bảo nó nh́n xem. Vậy nó có thể thấy được không?
+ Có thể thấy được.
- Nếu có người ngu không cầm đuốc đi vào chỗ tối, càng đi xa càng thấy tối. Vậy, nó muốn thấy năm màu ấy được không?
+ Người ngu đă xây lưng với ánh sáng mà đi vào chỗ tối, nó đă đi xa ánh sáng nên không thể thấy được màu sắc.
- Các đệ tử! Chúng sanh ở trong ḍng sanh tử tối tăm cũng như thế. Kể từ con người cho đến súc sanh, đă thọ thân xác đầy ngu si mờ ám, không có đạo hạnh, không hiểu được nguồn cội của thân tâm, chưa có tuệ nhăn([10]) mà nôn nóng muốn biết thần thức qua lại, thọ sanh trong ḍng sanh tử và trở về báo tin, th́ chẳng khác ǵ trong đêm tối mà muốn thấy rơ năm màu sắc. Trái lại nếu ai biết học Kinh, tŕ Luật, tu tập ba mươi bảy phẩm trợ đạo Bồ Đề, giữ ǵn tâm ư thanh tịnh; đây là người như kẻ cầm đuốc thấy rơ năm màu. Người nương theo giáo pháp của đức Phật có thể biết rơ ḍng sanh tử và các cảnh giới thiện hay ác mà thần thức đă đi qua. Bên cạnh, những người không hiểu rơ thân tâm, chống bỏ Kinh luật, cuốn theo trần tục, tự ư buông lung, đoạn diệt chánh pháp, tâm không tin tưởng và thực hành pháp Phật; đây là người như kẻ ném đuốc mà đi vào chỗ tối, càng đi càng đen tối chẳng thấy ǵ cả.
- Các đệ tử! Các ngươi chớ thuận theo tâm ư ngu si, phiền năo mà nghi ngờ đạo lư chân chánh thanh tịnh. Nếu thuận theo tâm ư ngu si ấy, th́ các ngươi khó thoát khỏi những cảnh giới xấu ác, đọa đày thống khổ. Ta đă cố ư dẫn dụ, giải thích rơ ràng; vậy, các ngươi hăy tin tấn phụng hành, đừng bao giờ lăng quên.
- Các đệ tử! Người đời với đôi mắt thịt nên chỉ thấy những việc trong hiện tại, mà không thể thấy ḿnh từ đâu đến và sau khi già chết sẽ đi về đâu, sẽ thọ lănh thân ǵ. V́ sao thế?-V́ mỗi lần sống chết, thần thức biến chuyển theo mười hai nhân duyên, mà trong mười hai nhân duyên, ngu si (vô minh) là chủ yếu và mang tính chất u tối, nên một lần chuyển đổi là khó nhớ biết việc cũ. Như đem tấm vải màu trắng nhuộm thành các màu xanh, vàng, đỏ, tím; th́ tấm vải ấy không thể trở lại màu trắng được. Sự sanh tử luôn biến chuyển cũng như thế. Tâm thức không có thể tánh cố định, nó bị ảnh hưởng theo hạnh nghiệp mà biến đổi không ngừng. Hơn nữa, tâm ư của chúng sanh trong một đời, luôn niệm tưởng về mọi pháp, luôn nhớ nghĩ rất nhiều về các điều lành dữ báo ứng, hễ niệm mới sanh khởi th́ niệm cũ tiêu diệt, chỉ có ngu si (vô minh) là thường hiện diện trong ḍng sanh tử. Nếu ai muốn hiểu nguồn gốc sanh tử qua lại (luân hồi), th́ hăy tinh tấn tu luyện thân tâm, tư duy nguồn cội vạn pháp, thâm nhập thanh tịnh (thiền định) th́ có thể khai ngộ như giấc ngủ đă tỉnh thức.
- Các đệ tử! Thần thức bị ngu si đầu độc trong các việc thiện ác, nên khi chết th́ lại tái sanh với các thân h́nh sai khác. Nếu không tạo tác thiện ác th́ không thọ lănh thân khác nữa, như lửa gặp củi th́ c̣n, củi cháy hết th́ lửa mất. Ư thức không chấp trước hành vi thiện ác th́ không c̣n h́nh thức tái sanh nào nữa.
- Hoặc như tấm gương dơ bẩn không thể soi thấy ǵ được. Cũng vậy, tấm gương tâm thức bị ô uế ngăn che, biến chuyển sanh tử, bị dẫn dắt theo sự họa phúc tai ương, tràn đầy thảm khốc sợ hăi, nên chẳng soi thấy được ǵ trong đời trước. Như ao nước đục, dù có cá trạch trong ao cũng không trông thấy. Cũng vậy, ở trong sanh tử hỗn độn, bị mọi điều sầu đau, lo lắng ngăn che, nên khi một lần chuyển sanh đời khác là một lần quên hết đời trước. Như người nhắm mắt đi trong đêm tối, hoàn toàn chẳng trông thấy được ǵ. Cũng vậy, người đi trong đêm tối sanh tử, trôi dạt theo ḍng họa phúc, phải gánh chịu những điều vui mừng, đau khổ, không thể nhớ biết việc cũđời trước.
- Các đệ tử! Ta dùng tuệ nhăn thanh tịnh soi thấy một cách rơ ràng rằng, hết thảy chúng sanh sanh tử qua lại trong ba cơi, khác nào nh́n rơ sợi chỉ hoặc xanh, hoặc vàng trong hạt ngọc thuỷ tinh lưu ly. Hoặc nhu nước trong có thể nh́n thấy đáy và thấy cả mọi loài thuỷ tộc. Đức Phật thấy chúng sanh sống chết trong năm đường([11]) như người đứng cạnh chiếc cầu lớn thấy rơ mọi hành khách qua lại trên cầu. Hoặc như đứng trên núi cao nh́n thấy cả bốn phương xa gần. Với tuệ nhăn siêu việt, đức Phật thấy sự sanh tử của mọi loài cũng tương tự như vậy.
Các ngươi, nếu tuân theo lời chỉ bảo cuả Ta th́ sẽ rơ biết sự sanh tử trong muôn ngàn kiếp. Bằng cách thực hành ba mươi bảy pháp trọng yếu, đó là: bốn Niệm xứ, bốn Chánh cần, bốn Như ư túc, năm Căn, năm Lực, bảy Giác chi và tám Chánh đạo, để diệt trừ sự ô uế của tự tâm, đoạn tận ba độc tham-sân-si, cắt đứt mọi nghi ngờ, khai mở trí tuệ như chư Phật, là có thể biết được mọi việc của quá khứ và vị lai.
- Các đệ tử! Người đời làm những điều thiện hoặc điều ác, sau khi chết đều có quả báo tương xứng. Dù vậy, nhưng không ai biết được; bởi v́ chưa có ba thứ tịnh nhăn([12]), và đang bị ngăn che bởi sáu căn([13]), nh́n với con mắt thịt, cứ làm theo những điều xấu xa, ô uế, đắm đuối trong chốn ngu si, biến chuyển theo ḍng sanh tử, bị chướng ngại bởi xác thân, nên rời xa việc cũ, say mê việc mới, mà không biết quả báo tương xứng với hành nghiệp. Sự thật, ở đời có sự đón nhận phước đức, có sự đ̣n nhận tai họa, hoặc tốt nhiều hay xấu nhiều. Đó chính là bảo chứng về sự báo tin (quả báo) của các hành nghiệp trong quá khứ vậy.
Những người sanh ra từ chỗ ngu si, bị trói buộc trong sự nghi ngờ, không chút hành vi thanh tịnh mà muốn biết các việc đời trước và quả báo tương xứng, th́ khác ǵ kẻ không có tay mà muốn viết, kẻ không có mắt mà muốn nh́n. Đây là lư do mà đức Phật xuất thế giảng dạy Kinh pháp để khai mở tâm ư cho mọi người. Ai là kẻ muốn biết rơ và hoán chuyển nhân quả cho ḿnh trong ḍng sanh tử th́ hăy tuân theo lời dạy đức Phật mà thực hành chánh pháp, điều chỉnh tâm ư, luyện tập thiền quán, trau dồi trí tuệ, th́ sẽ được kết quả như ư.
- Các đệ tử! Thần thức có tên gọi (danh) mà không có h́nh tướng, nó phụ thuộc vào bốn đại làm thể chất và các hành vi thiện ác. Khi mới sanh ra, thân h́nh bé nhỏ, sáu căn chưa hoàn bị, kiến thức nông cạn, hiểu biết hẹp ḥi. Đến khi khôn lớn, sáu căn phong phú, tâm, thức huân tập các điều ái dục mỗi ngày mỗi nhiều; đến ngày yếu già, bốn đại hao ṃn, sáu t́nh sút giảm, tâm thức không c̣n minh mẫn. Chỉ trong một đời hiện tại mà thay đổi thường xuyên, sau không giống trước, kiến thức của tuổi trẻ hầu như bị lăng quên khi tuổi già đến, huống ǵ là nhiều đời cách biệt, thai ấm ngăn che, tà hạnh mê lầm, chưa đạt đạo lư mà mong biết sau khi chết trở lại báo tin. Sự mong muốn ấy khác ǵ kẻ xâu kim trong đêm tối, kẻ t́m lửa ở trong nước.
Vậy, các đệ tử hăy tinh tấn thực hành giới pháp, tư duy sâu sắc nguồn gốc: Sanh tử từ đâu đến và sẽ về đâu? Do nhân ǵ mà có sự qua lại? Do duyên ǵ mà phải sanh tử? Suy tư thật kỹ tự tánh vô ngă của các pháp th́ mọi sự nghi ngờ tức khắc tự giải.
Khi đức Phật giảng Kinh này xong, năm trăm vị Tỷ-kheo và Ưu-bà-tắc đều được Kiến đạo([14]), các hàng Bồ-tát đều chứng Bất thối Tam-muội([15]), Đại chúng đứng dậy nhiễu quanh đức Phật ba ṿng rồi đảnh lễ Ngài sát đất; sau đó, theo đức Phật trở về Tịnh xá.
________________________________________
[1] Kỳ Hoàn (Anàtapindika): c̣n gọi là Kỳ Viên, Kỳ Viên Tịnh xá, Kỳ thọ Cấp cô độc viên, tức là vườn cây của Thái tử Kỳđà và ông Cấp cô độc.
[2] La-duyệt-kỳ (Ràjagrha): c̣n gọi là La-việt, La-duyệt, La-duyệt-kỳ-ca-la, tức thành Vương Xá của nước Ma Kiệt Đà.
[3] Tứ đại: là bốn chất, Địa, Thuỷ, Hoả, Phong (chất răng, chất lỏng, chất nóng và chất hơi) luôn có mặt khắp thế giới.
[4] Nghĩa là tên gọi ấy không phải thường c̣n măi măi.
[5] Thần thức: Tâm thức linh diệu của loài hữu t́nh, không thể nghĩ bàn. Thông thường gọi là Linh hồn-nhưng đạo Phật không gọi như vậy.
[6] Sáu t́nh (lục dục): là sáu căn (lục căn). Là cách dịch cũ.
[7] Thân trung ấm: C̣n gọi là thân trung hữu. Là thân thể trong buổi giao thời sau khi chết và trước khi tái, cũng đầy đủ cả năm ấm.
[8] Đạo nhăn: chính là Thiên nhăn. sự thấy nh́n không bị chướng ngại nhờ công phu tu tập,
[9] Năm ấm (ngũ ấm): C̣n gọi là ngũ uẩn. Gồm sắc, thọ, tưởng, hành và thức. Là năm yếu tố h́nh thành cá thể mọi người.
[10] Tuệ nhăn: Mắt tuệ-do tu tập mà được. Là một trong năm mắt: Nhục nhăn, Thiên nhăn, Tuệ nhăn, Pháp nhăn và Phật nhăn.
[11] Năm đường (ngũ thú): C̣n gọi là ngũđạo, ngũ ác thú. Đó là năm đường ác dữ: Địa ngục, Ngạ quỷ, Súc sanh, Người và Trời (A-tu-la được xếp vào loài trời)
[12] Ba tịnh nhăn (Tam tịnh nhăn): Ba thứ mắt hay ba thứ thấy nh́n thanh tịnh. Đó là Thiên nhăn, Tuệ nhăn và Pháp nhăn.
[13] Sáu căn (Lục căn): Nhăn căn, Nhĩ căn, Tỷ căn, Thiệt căn, Thân căn và Ư căn (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ư)
[14] Kiến đạo: Thấy rơ con đường dẫn đến Niết bàn. Là một trong ba Đạo: Kiến đạo, Tu đạo và Vô học đạo.
[15] Bất thối tam muội: chánh định không c̣n thối chuyển.
KINH KIẾN CHÁNH
|