Số 0786
I
PHẬT NÓI
KINH MỘC HOẠN TỬ (1)
Thích-Tâm-Châu dịch chữ Hán ra chữ Việt
Chính tôi được nghe: (2) Một thời kia đức Phật du-hóa trong núi Kỳ-Xà-Quật (Grdhrakùta), nước La-Duyệt-Kỳ (Ràjagrha), cùng với một ngh́n hai trăm năm mươi vị Đại-Tỳ-Khưu và vô số những vị Bồ-Tát, mà là những vị đă được tiếng tăm đồn xa, Nhân, Thiên cung kính.
Quốc-vương trong thời nạn ấy tên là BA-LƯU-LY, sai Sứ-giả đến chốn Phật. Đến nơi, Sứ-giả ấy đỉnh lễ chân Phật và bạch Phật rằng: Lạy đức Thế-Tôn, nước chúng con là một nước biên-tiểu, nhiều năm giặc giă, ngũ-cốc đắt đỏ, tật-dịch tràn lan, nhân dân đói khổ, chúng con thường không nằm yên được. Chúng con được biết Pháp-tạng của Như-Lai rất rộng răi, sâu xa, đáng tiếc chúng con v́ có những việc lo buồn như thế, nên không tu hành được. Chúng con kính mong đức Thế-Tôn đặc biệt rủ ḷng thương xót chúng con, cho chúng con pháp-yếu ǵ, để chúng con ngày đêm có thể tu hành được dễ dàng và trong đời mai sau xa ĺa được mọi khổ-năo.
Đức Phật bảo Sứ-giả về thưa với nhà vua rằng: nếu nhà vua muốn diệt được phiền-năo-chướng, báo-chướng nên xâu một chuỗi tràng một trăm tám hạt bằng hạt cây tra (mộc-hoạn-tử) và thường đem theo ḿnh; khi đi, khi ngồi, khi nằm thường nên chí tâm, không phân tán ư, xưng danh hiệu: PHẬT-ĐÀ, ĐẠT-MA, TĂNG-GIÀ (3) mỗi lần là lần qua một hạt cây tra. Cứ như thế, lần lượt qua hạt này đến hạt khác, như: mười hạt, hai mươi hạt, trăm hạt, ngh́n hạt, cho đến trăm ngh́n vạn hạt. Nếu lần được đủ hai mươi vạn lượt, mà thân tâm không tán-loạn, không có những siểm-khúc, thời khi xả thân này được sinh lên cơi Diệm-Thiên thứ ba. Lên đấy, y, thực tự nhiên, thường an lạc hạnh. Nếu lại lần đủ được một trăm vạn lượt, sẽ dứt hẳn được một trăm tám kết-nghiệp (4), mới gọi là vị chứng được quả Tu-Đà-Hoàn (Srotàpanna-phala: Nghịch-lưu: ngược ḍng sinh-tử), hướng đến đạo Niết-bàn, dứt hẳn cội gốc phiền-năo và được quả vô-thượng.
Đức Phật dạy xong, Sứ-giả lễ Phật lui về tâu với nhà vua những lời mà Đức Phật đă dạy, nhà vua rất vui mừng, liền xa hướng về phía đức Thế-Tôn, đầu diện lễ Phật và bạch rằng: Quư hóa thay, lạy đức Thế-Tôn, con sẽ phụng hành y như lời đức Thế-Tôn đă dạy. Lễ rồi, tức thời sai các quan và nhân dân, t́m kiếm hạt cây tra, làm thành ngh́n cỗ tràng. Làm xong, lục thân quyến-thuộc (5) nhà vua đều cho mỗi người một cỗ.
Từ đó, nhà vua thường tụng niệm. Tuy có khi nhà vua thân coi việc quân-lữ, nhưng không từng cất, bỏ tràng hạt ấy. Hơn nữa, nhà vua lại khởi ra niệm này: Đức Thế-Tôn là bậc đại-từ, ứng khắp hết thảy tâm nguyện chúng-sinh. Nếu thiện căn này của con được khỏi hẳn trầm luân khổ hải, thời mong đức Như-Lai hiện đương thân thuyết-pháp cho con nghe. Nhà vua mong muốn quá, bức bách tâm thần, đến nỗi ba ngày không ăn ǵ cả.
Đức Phật liền ứng hiện thân h́nh cùng những quyến thuộc đến trong cung vua, mà bảo nhà vua rằng: Sa-đẩu Tỳ-Khưu( 6) tụng danh hiệu Tam-bảo, trải qua mười năm, được chứng quả Tư-Đà-Hàm và tu hành dần dà sẽ được làm ngôi Bích-Chi-Phật ở thế-giới Phổ-Hương.
Sau khi nhà vua được nghe những lời Phật dạy như thế rồi, lại càng tu hành hơn lên.
Đức Phật bảo ông A-Nan: Lọ là tụng danh hiệu Tam-bảo đến vạn lượt mới được như thế, ai nghe được tên người tụng ấy, sinh nhất niệm tùy hỷ, nơi sinh của đời mai sau, thường thường được nghe mười điều thiện.
Khi đức Phật nói pháp-ngữ ấy rồi, đại chúng hoan hỷ, đều nguyện phụng hành.
II
PHẬT NÓI
KINH HIỆU-LƯỢNG
SỔ CHÂU CÔNG-ĐỨC (7)
Ngài Bảo-Tư-Duy dịch chữ Phạm ra chữ Hán
Thích-Tâm-Châu dịch chữ Hán ra chữ Việt.
Bấy giờ Ngài Văn-Thù Sư-Lỵ (Manjusri) Pháp-Vương-Tử, Bồ-Tát Ma-Ha-Tát, v́ muốn đem lợi ích cho mọi loài hữu t́nh, nên Ngài lấy tâm đại-bi bảo đại chúng rằng: Các ông nên nghe cho khéo, nay tôi sẽ v́ các ông diễn-thuyết về vấn đề “so-lường công đức thụ-tŕ việc lần tràng hạt (sổ châu) được lợi ích khác nhau thế nào? Và, nếu có ai tụng niệm những thần chú cùng danh-hiệu Phật thời thế nào?”
- V́ muốn lợi ḿnh và giúp người, cầu mong mọi pháp chóng được thành-tựu, hiệu-nghiệm, phương pháp lần tràng ấy cần phải như thế này, nên gắng thụ-tŕ: Nếu ai dùng sắt làm tràng hạt, lần, tụng một lượt được phúc gấp năm lần niệm không. Nếu ai dùng đồng đỏ làm tràng hạt, lần, tụng một lượt, được phúc gấp mười lần niệm không. Nếu ai dùng chân-châu, san-hô... làm tràng hạt, lần, tụng một lượt, được phúc gấp trăm lần niệm không. Nếu ai dùng hạt cây tra (mộc-hoạn-tử) làm tràng, lần, tụng một lượt, được phúc gấp ngh́n lần niệm không. (Nếu cầu sinh sang những cơi thanh tịnh của chư Phật cùng muốn sinh lên Thiên cung, nên thụ-tŕ cỗ tràng này). Nếu ai dùng hạt sen làm tràng hạt, lần, tụng một lượt, được phúc gấp vạn lần niệm không. Nếu ai dùng hạt Nhân-đà-la-khư-soa (8) làm tràng hạt, lần, tụng một lượt, được phúc gấp trăm vạn lần niệm không. Nếu ai dùng hạt ô-lô-đà-la-khư-soa (9) làm tràng hạt, lần, tụng một lượt được phúc gấp ngh́n vạn lần niệm không. Nếu ai dùng, hạt thủy-tinh làm tràng hạt, lần, tụng một lượt, được phúc gấp vạn vạn lần niệm không. Nếu ai dùng hạt Bồ- đề làm tràng hạt, hoặc dùng để lần, niệm, hoặc chỉ cầm tay, lần, tụng một lượt, phúc ấy vô lượng, không sao tính kể và khó thể so-lường được.
Các thiện-nam! Cỗ tràng bằng hạt Bồ-đề ấy, nếu có người tay tuy cầm tràng, chẳng hay y pháp niệm, tụng danh hiệu Phật cùng thần-chú, song, thường đem theo ḿnh, khi đi, khi ở, khi ngồi, khi nằm, dầu nói thế nào, người ấy do mang giữ hạt Bồ-đề, được phúc cũng như là niệm danh hiệu Phật và tụng thần chú không khác; nghĩa là được phúc vô-lượng.
Tràng cầm phải đủ một trăm tám hạt. Như khó t́m đủ được, hoặc làm năm mươi tư hạt hay hai mươi bảy hạt, mười bốn hạt cũng đều dùng được. Đó là pháp-nhân sai khác của tràng hạt.
Các thiện-nam! V́ nhân-duyên ǵ nay tôi chỉ tán-thán việc dùng hạt Bồ-đề được lợi-ích tối-thắng? - Các ông nghe cho khéo, tôi v́ các ông nói lại nhân trước của việc này: Xưa kia có đức Phật ra đời và thành ngôi Đẳng-chính-giác ở dưới gốc cây Bồ-đề. Bấy giờ có một người ngoại-đạo mê-tín tà-kiến, hủy-báng Tam-bảo song, người ấy có một người con trai th́nh ĺnh bị loài Phi-nhân (Quỷ-thần) đánh chết, người ngoại-đạo ấy tự niệm rằng: Ta nay tà thịnh, chửa biết chư Phật có thần-lực ǵ: Như-Lai đă thành ngôi Đẳng-chính-giác ở dưới gốc cây này, nếu nơi Phật ngồi là Thánh-thụ, thời phải có sự cảm ứng? Nghĩ rồi, liền đem thây người con trai chết ấy để nằm dưới gốc cây Bồ-đề và nói như thế này: “Cây Phật ngồi nếu quả là Thánh-thụ thời con tôi quyết-định được sống lại.” Suốt trong bảy ngày người ấy tụng niệm danh hiệu Phật, con họ được sống lại thực. Sau đó, người ngoại-đạo ấy tán-thán rằng: “Thần-lực chư Phật, tôi chưa từng thấy; cây Phật thành đạo, hiện sự lạ lùng, uy-đức rất lớn, khó thể nghĩ, bàn.”
Và, từ đấy những người ngoại-đạo đều bỏ tà quy chính, phát tâm Bồ-đề. Mọi người đều tin và biết uy-lực của Phật không thể nghĩ, bàn được nên đều gọi là cây Duyên-mệnh. Bởi nhân-duyên ấy, cây này có hai tên (Bồ-đề và Duyên-mệnh) các ông nên biết. Và, v́ thế tôi mới v́ các ông chỉ bảo cho những chỗ cốt yếu về vấn đề này.
Ngài Văn-Thù nói những lời ấy rồi, Đức Phật liền dạy rằng: Quư hóa thay, quư hóa thay ông Văn-Thù Sư-Lỵ Pháp-vương-tử! Như lời ông nói, thực không có ǵ khác cả.
Hết thảy đại chúng được nghe sự so-lường về công-đức thụ-tŕ tràng hạt này, ai nấy đều hoan-hỷ, tín thụ phụng hành.
III
KIM-CƯƠNG-ĐÍNH DU-GIÀ
NIỆM CHÂU KINH (10)
Sa-môn Bất-Không dịch chữ Phạm ra chữ Hán
Thích-Tâm-Châu dịch chữ Hán ra chữ Việt
Bấy giờ Thế-Tôn: T́-Lô-Giá-Na (Vairocana) bảo Kim-Cương-Thủ Bồ-Tát rằng: Quư hóa thay, quư hóa thay! ông đă v́ những vị Bồ-Tát tu Chân-Ngôn-hạnh (11) nói về những phép-tắc nghi-lễ lại thương xót những loài hữu-t́nh đời mai sau mà nói về công đức thắng lợi của sự lần, niệm tràng hạt. Và, do họ nghe được ư-thú nhiệm-mầu như thế nên họ chóng chứng được diệu-quả Tất-Địa.(12)
Khi ấy Kim-Cương Tát-Đóa Bồ-Tát bạch Phật rằng: Dạ, lạy đức Thế-Tôn, nay con xin phép Thế-Tôn cho con được v́ đại-chúng và tất cả chúng-sinh nói về việc “lần, niệm tràng hạt”.
Bấy giờ Kim-Cương Tát-Đóa Bồ-Tát liền nói bài kệ rằng:
Tràng hạt biểu thắng-quả Bồ-Tát,
Trong ấy đủ làm: dứt phiền-năo;
Sợi dây xâu chuỗi biểu Quán-Âm,
Hạt giữa tiêu-biểu Phật Di-Đà.
Chớ lần qua, phạm tội việt-pháp,(13)
Được nhiều công đức do lần hạt:
Tràng hạt xà-cừ phúc gấp một.
Tràng hạt cây tra phúc gấp đôi.
Dùng sắt làm tràng phúc gấp ba,
Đồng già làm tràng phúc gấp bốn;
Thủy-tinh, trân-châu cùng mọi báu,
Những tràng hạt ấy phúc gấp trăm.
Hạt Nhân-Đà-La phúc gấp ngh́n,
Tràng hạt kim-cương phúc gấp ức;
Tràng bằng hạt sen phúc ngh́n ức,
Tràng hạt Bồ-đề phúc vô số.
Phật-bộ niệm tụng hạt Bồ-đề,
Kim-cương pháp-bộ hạt kim-cương;
Bảo-bộ niệm, tụng những hạt báu,
Liên-hoa-bộ dùng tràng hạt sen.
Trong Yết-Ma-bộ (14) niệm, lần tràng.
Nên xâu chuỗi ngọc mầu sặc-sỡ;
Tràng niệm phân biệt có bốn thứ:
Thượng-phẩm, tối-thắng và trung, hạ.
Ngh́n tám mươi (1.080) hạt là thượng-phẩm.
Một trăm tám (108) hạt là tối-thắng;
Năm mươi bốn (54) hạt là trung-phẩm,
Hai mươi bảy (27) hạt là hạ-loại.
Hai tay cầm tràng để trên tâm (trái tim).
Tĩnh lo, ĺa niệm tâm chuyên chú;
Bản-tôn Du-già tâm nhất cảnh,
Đều được thành-tựu lư, sự pháp.
Dù đặt trên đầu, hoặc đeo ḿnh,
Hoặc đeo trên cổ, hoặc cánh tay;
Nói-năng, bàn bạc thành niệm, tụng,
Bởi niệm, tụng ấy, sạch ba nghiệp.(15)
Đặt trên đầu, sạch tội Vô-gián,(16)
Đeo trên cổ, sạch tội tứ-trọng;(17)
Cầm tay, cánh tay khỏi mọi tội,
Thường khiến hành-nhân(18) chóng thanh-tịnh.
Nếu tu Chân-ngôn, Đà-La-Ni,(19)
Niệm danh chư Phật cùng Bồ-Tát;
Sẽ được vô-lượng thắng công-đức,
Cầu thắng-nguyện ǵ đều thành-tựu.
IV
PHỤ DẪN
Ngoài ba bản kinh trên, t́m-ṭi trong Đại-Tạng kinh xin trích ra đây những đoạn kinh, Đức Phật hay các vị Bồ-Tát dạy về việc lần tràng để Quư vị Phật-tử tiện sự nghiên-cứu và hành-tŕ. T.C.
I- TÔ-TẤT-ĐỊA KINH (20)
... Sau nên y pháp-tắc làm mọi sự-nghiệp. Trước tiên dùng tay hữu (phải) cầm tràng hạt, rồi để vào ḷng bàn tay tả (trái); chắp tay lại, dâng (giơ) lên, tư-niệm và tụng bài Chân-ngôn về tràng hạt:
Phật-bộ tịnh châu chân-ngôn:
Úm, át bộ đê mĩ nhă duệ tất đệ, tất đà thích đệ, sa phạ ha.
Liên-Hoa-bộ tịnh châu chân-ngôn:
Úm, a mật lật đăng già mễ, thất lỵ duệ, thất-lỵ mà lư ni, sa phạ ha.
Kim-cương-bộ tịnh châu chân-ngôn:
Úm, chỉ lư, chỉ lư lạo nặc lư ni, sa phạ ha.
Lấy ngón tay cái, thuộc tay hữu, để trên đầu ngón tay vô danh; ngón tay giữa và ngón tay út ruỗi thẳng, ngón tay đầu (ngón tay trỏ) hơi khuất, áp trên đốt bên ngón tay giữa. Tay bên tả cũng như thế. (Đây là dạy về kết ấn lần tràng).
Tay hữu cầm và lần tràng hạt, thông dụng cho hết thảy các bộ. Nếu dùng vào phép điều phục (A-tỳ-giá-rô-ca: Abhicàraka), thời ngón tay cái ruỗi thẳng để kết ấn tràng hạt. Và, Phật-bộ dùng tràng hạt Bồ-đề. Quán-âm-bộ (có chỗ gọi là Liên-hoa-bộ) dùng tràng hạt sen. Kim-cương-bộ dùng tràng hạt kim-cương. Ba bộ này dùng trong những hạt tràng như trên là thuộc về loại tối-thắng-thượng; hết thảy khi niệm tụng nên ǵn-giữ. Hoặc là dùng hạt cây tra, hoặc hạt cây Đa-la (21) hoặc dùng tràng thổ (đất), hoặc dùng tràng vỏ ốc, hoặc dùng tràng thủy-tinh hoặc dùng tràng bằng hạt trân-châu, hoặc dùng tràng bằng ngà, hoặc dùng tràng bằng hạt xích-châu, hoặc dùng tràng bằng những ngọc Ma-ni, hoặc dùng bằng Yết-châu (22), hoặc bằng các hạt cỏ. Song, đều tùy các Bộ, xem sắc loại của mỗi thứ, nhận lấy mà niệm tŕ. Nếu muốn làm pháp điều-phục, nên dùng những thứ xương, mà làm y như tràng hạt, chóng được thành-tựu và lại được hộ-tŕ tăng thêm pháp nghiệm vậy.
Phật-bộ tŕ châu chân-ngôn:
Úm, na mô bàn già phạ để, tất đệ đệ, sa đà giă, tất đà thích đệ, sa phạ ha.
Liên-hoa-bộ tŕ châu chân-ngôn:
Úm, tố mạ để thất lỵ duệ, bát đồ,mạ ma lư ni, sa phạ ha.
Kim-cương-bộ tŕ châu chân-ngôn:
Úm, bạt nhật ra, nhĩ đán nhă duệ, sa phạ ha.
Dùng ấn tràng hạt như trên, đều y vào trong từng Bộ mà niệm tụng. Khi niệm tụng tràng hạt nên để ngang tâm (trái tim), không được cao thấp. Khi dâng (giơ) tràng hạt lên, nên cúi đầu một chút, đem ḷng chí thành, đỉnh lễ Tam-bảo, thứ lễ tám vị Đại-Bồ-Tát, sau lễ Minh-Vương quyến-thuộc. Sau cùng nên tŕ-tụng Chân-ngôn, tưởng Chân-ngôn-chủ như đối trước mắt. Chí thành như thế, không nên tán-loạn tâm; duyên (dính-líu) vào cảnh khác...
II- CHƯ PHẬT CẢNH GIỚI (23)
NHIẾP CHÂN-THỰC KINH
Lại thứ nữa, so-lường về việc lần, niệm tràng hạt. Về tràng hạt năm Bộ đều có chỗ khác nhau. Nếu tŕ Phật-bộ thời dùng hạt Bồ-đề. Nếu tŕ Kim-cương-bộ thời dùng hạt kim-cương. Nếu tŕ Bảo-bộ thời dùng vàng, bạc, pha-lê, cùng mọi thứ châu-báu. Nếu tŕ Liên-Hoa-bộ thời dùng hạt sen. Nếu tŕ Ca-rô-Ma-bộ (tức Yết-Ma-bộ) thời dùng những hạt châu-báu có màu sắc sặc-sỡ.
Lại thứ nữa, tŕ-niệm theo Phật-bộ thời lấy ngón tay cái và ngón tay đầu (tức ngón tay chỏ) thuộc tay hữu mà tŕ niệm tràng hạt, c̣n các ngón khác đều ruỗi thẳng. Nếu tŕ niệm theo Kim-cương-bộ, thời lấy ngón tay cái và ngón tay giữa, thuộc tay hữu, mà tŕ-niệm tràng hạt. Nếu tŕ-niệm theo Bảo-bộ, thời lấy ngón tay cái và ngón tay vô danh, thuộc tay hữu, mà tŕ-niệm tràng hạt. Nếu tŕ-niệm theo Liên-Hoa-bộ thời lấy ngón tay cái, ngón tay vô danh và ngón tay út, mà cầm, lần, tŕ-niệm tràng hạt. Nếu tŕ-niệm theo Ca-rô-ma-bộ, th́ bốn thứ trên, cầm, lần, tŕ-niệm thứ nào cũng được cả.
Lại thứ nữa, so-lường về công-đức lần tràng sẽ được như thế nào: Nếu dùng những tràng bằng gỗ thơm sẽ được một phần phúc; Nếu dùng bằng thau, đá, đồng, sắt, được hai phần phúc. Nếu dùng tràng bằng thủy-tinh, trân-châu được một ức phần phúc. Nếu dùng tràng bằng hạt sen, hạt kim-cương, được hai ức phần phúc. Nếu dùng tràng bằng mọi thứ báu sặc-sỡ cùng hạt Bồ-đề được vô-lượng, vô-biên bất khả thuyết, bất khả thuyết phần phúc.
Đời quá-khứ, vô-lượng Hằng-hà-sa chư Phật đă nói ra, số lượng của tràng hạt là một trăm tám hạt.
III- ĐÀ-LA-NI TẬP KINH (24)
Lấy ngón tay cái, thuộc tay tả, để trên móng tay vô danh; ngón tay út và ngón tay giữa ruỗi thẳng, ngón tay đầu hơi khuất, để trên lưng đốt ngón tay giữa. Và, tay hữu cũng cùng như thế. Khi lần, thời dùng ngón tay giữa mà để tràng hạt, thân-thể đoan-nghiêm, ngồi kết Gia-phu...
Thiện-nam-tử! Làm tràng hạt nên dùng vàng, bạc, đồng đỏ, thủy-tinh, lưu-ly, trầm-đàn-hương, hạt sen xanh, hạt anh-lạc. Đức Phật bảo bác vị Tỳ-Khưu: trong những tràng hạt nói trên, thủy-tinh là thứ nhất.... Và, tràng hạt này đều đủ một trăm tám (108) hạt. Hoặc năm mươi bốn (54) hạt, bốn mươi hai (42) hạt, hoặc hai mươi mốt (21) hạt cũng được dùng vào trong số ấy...
IV.- THỦ-HỘ QUỐC GIỚI CHỦ
ĐÀ-LA-NI KINH (25)
Nay ta sẽ nói sự sai khác về việc dùng tràng hạt:
Phật-bộ nối Phật-chủng,
Nên dùng hạt Bồ-đề;(26)
Tràng trong bộ Kim-cương,
Cũng dùng hạt kim-cương.
Dùng riêng trong Bảo-bộ,
Các vàng, báu làm tràng;
Trân-châu làm tràng niệm,
Chư Phật đều xưng-tán.
Dùng trong Liên-Hoa-bộ,
Hạt sen là tôn quư;
Tràng trong Yết-Ma-bộ,
Mọi thứ ḥa-hợp làm.
Phép lần của năm Bộ,
Cùng dùng ngón tay cái;
Phật-bộ tiếp ngón đầu,
Kim-cương-bộ ngón giữa.
Bảo-bộ ngón vô danh,
Liên-hoa-bộ hợp ba;
Yết-Ma tiếp bốn ngón,
Đều dùng nơi đầu đốt.
Tràng vàng phúc gấp đôi,
Trân-châu được ức phúc;
Tràng kim-cương, hạt sen,
Được phúc trăm ngh́n ức.
Nếu tŕ hạt Bồ-đề,
Cùng tràng sắc ḥa-hợp;
Vô số phúc trang-nghiêm,
Chư Phật đều đă nói.
Tràng có trăm tám hạt,
Nhiếp loạn tâm không phóng...
V- TRI-HÀNH TỔNG-YẾU
Thế là sự t́m hiểu về vấn-đề tràng hạt đă được tŕnh bày rơ trong các kinh: Mộc-hoạn-tử kinh, Hiệu-lượng sổ châu công-đức kinh, Kim-Cương-đính Du-Già niệm châu kinh, Tô-Tất-Địa kinh, Chư Phật cảnh-giới nhiếp chân-thực kinh, Đà-La-Ni tập kinh và Thủ-hộ quốc-giới chủ Đà-La-Ni kinh trên đây.
Trước đây, Bắc-Việt thấy có một bản giải-nghĩa về một trăm tám hạt tràng bằng lối văn vần lục, bát. Nội dung văn này chỉ rơ mấy hạt, mấy hạt biểu-thị cho Phật, Bồ-Tát và Thiên, long bát bộ nào. Ngay câu đầu của bản văn ấy viết:
Tích xưa có đức Thần-tiên,
Hỏi ông Lục-Tổ đạo Thuyền trước sau.
Ư trong một chuỗi sổ châu,
Một trăm tám quả lư mầu làm sao...
Căn-cứ những câu văn trên đây, nghiên cứu lại bộ Pháp-Bảo đàn-kinh của Ngài Lục-tổ Huệ-Năng để t́m thực-chứng, thời trong bộ này không thấy có ai hỏi về vấn-đề tràng hạt cũng như Ngài Lục-Tổ cũng không nói chi cả, nên bản văn nôm này xin tạm để thành nghi-vấn. Mong các Phật- tử nên thận-trọng việc tŕ-niệm và truyền-thuyết Phật-kinh!
Để các Phật-tử dễ hiểu, dễ nhớ, dễ làm và tránh sự lộn-xộn, tôi xin tóm tắt kinh Lần-tràng này như sau:
I: NGUYÊN-NHÂN: Căn-cứ theo kinh Mộc-Hoạn-tử, nguyên-nhân phát-khởi ra việc lần tràng này là do ḷng tư-niệm công đức Tam-bảo của vua Ba-Lưu-Ly, v́ hoàn cảnh xa xôi..., nên đức Phật nói ra pháp-môn này trong núi Kỳ-Xà-Quật (Grdhrakùta) nước La-Duyệt-Kỳ (Ràjagrha).
II: SỐ-MỤC: Căn-cứ theo các kinh đă nói trên, tràng hạt có bảy thứ: 1) Thứ tràng có một ngh́n tám mươi hạt (1.080). 2) Thứ tràng có một trăm tám (108) hạt. 3) Thứ tràng có năm mươi bốn (54) hạt. 4) Thứ tràng có bốn mươi hai (42) hạt. 5) Thứ tràng có hai mươi bảy (27) hạt. 6) Thứ tràng có hai mươi mốt (21) hạt. 7) Thứ tràng có mười bốn (14) hạt. Ngoài những thứ trên, trước đây Niệm-Phật-tôn có khi dùng tràng ba mươi sáu (36) hạt và Thiền-môn dùng tràng mười tám (18) hạt. Hai thứ tràng này chỉ là ư-niệm chia theo số phần của 108 hạt để đeo cho tiện mà thôi, chứ không thuộc số mục và không có biểu-thị ǵ như trong kinh nói.
III: BIỂU-THỊ: Số-mục của tràng hạt kể trên đều có biểu-thị: 1) Một ngh́n tám mươi (1.080) hạt là biểu-thị cho 1.080 phiền-năo hoặc 1080 tôn vị. V́, Pháp-giới này có mười giới (27) mà mỗi một giới có 108 phiền-năo (28) hoặc 108 tôn-vị (29) v.v... 108 này nhân với 10 giới thành ra 1.080. 2) Một trăm tám (108) hạt biểu cho 108 phiền-năo hoặc 108 tôn-vị, 108 pháp Tam-muội (30) hoặc biểu cho năm mươi bốn vị (54) bản hữu (sẳn có) và 54 vị do tu-hành hiện-tại phát-sinh (31). 3) Năm mươi bốn (54) hạt là biểu cho 54 vị do tu-hành hiện tại phát-sinh. 4) Bốn mươi hai (42) hạt là biểu cho 42 vị: Thập (10) Trụ, Thập (10) Hành, Thập (10) Hướng; Thập (10) Địa (32) và Đẳng-Giác, Diệu-Giác. 5) Hai mươi bảy (27) hạt là biểu cho 27 vị Hiền-Thánh của Thanh-Văn-thừa (33). 6) Hai mươi mốt (21) hạt là biểu cho 10 ngôi Địa (thập địa) bản hữu cùng 10 ngôi Địa (thập địa) do tu-hành hiện-tại phát-sinh. Thế là 20 và Phật-quả là 21. 7) Mười bốn (14) hạt biểu cho 14 nhẫn-pháp tức: Trụ-nhẫn, Hành-nhẫn, Hướng-nhẫn là 3 nhẫn, thêm và 10 nhẫn của Thập Địa vào một nhẫn của Phật-quả là thành số 14.
IV: VẬT-DỤNG: Căn-cứ các kinh trên đây, vật liệu làm tràng có rất nhiều như sau, tùy chỗ thiết-dụng của các Bộ. Hoặc làm bằng hạt Bồ-đề, hạt sen, hạt kim-cương, hạt ngọc xanh của cung vua Đế-Thích, hạt cây tra, hạt Ma-ni, thủy-tinh, trân-châu, sà-cừ, san-hô Xích-châu, mọi báu, vàng, bạc, đồng đỏ, sắt, thau, hạt cây Đa-la, mộc-hương, đất, vỏ ốc, hạt cỏ v.v...
V. SO-SÁNH CÔNG-ĐỨC: Sự tạo-tác và lần niệm của mỗi tràng theo từng Bộ mà công-đức có hơn, kém. Song, thu góp sự so-sánh phúc-báo trong các kinh trên đây thời tràng bằng hạt Bồ-đề, hạt sen, kim-cương là nhiều phúc hơn.
VI. TR̀-NIỆM: Việc tŕ-niệm này tùy theo mỗi Bộ có khác nhau về kết ấn, về ngón tay cầm, về tụng chú, nhưng pháp- tắc phổ-thông tương-tự.
Nay y theo Phật-bộ niệm Phật làm tiêu-chuẩn:
Trước khi định lần tràng, niệm Phật, đương nhiên là thân thể, tay chân, miệng lưỡi và tâm-thức phải thanh-tịnh đi đă. Tới trước bàn Phật hoặc nơi nào định ngồi (cũng có phương pháp đi, ở, nằm, ngồi đều niệm được là việc khác, trong kinh, luận có bàn), nên ngồi kết Gia-phu (ngồi xếp bằng, hai bàn chân để ngửa, chéo nhau, trên giáp hai bắp vế), thân thể đoan-nghiêm, tay hữu (phải) cầm tràng hạt, để vào ḷng tay tả (trái), hai tay chắp lại, dâng (giơ) tràng hạt lên. Khi dâng (giơ) tràng hạt lên, vẫn chắp tay và nên cúi đầu đem ḷng chí thành đỉnh lễ Tam-bảo, chư vị Bồ-Tát, chư Hiền-thánh-tăng, Thiên, Long bát bộ, rồi niệm bài thần-chú Phật-bộ tịnh-châu rằng: “Úm, át bộ đê mĩ nhă duệ tất đệ, tất đà thích đệ, sa phạ ha. (niệm 3 lần). Niệm xong, vái (xá) 3 vái. Tay hữu cầm tràng, để vừa trước ngực, ngang trái tim, không được cao, thấp; thế rồi chuỗi tràng để trên ngón tay giữa, đầu ngón tay cái và đầu ngón tay chỏ (ngón tay đầu) cầm vào hạt tràng (hạt tràng đầu áp với hạt giữa) mỗi một niệm là lần một hạt. Nhưng trước khi lần và niệm hăy niệm bài Thần chú Phật-bộ tŕ châu: “Úm, na mô bàn già phạ để, tất đệ đệ, sa đà giă, tất đà thích đệ, sa phạ ha (niệm 3 lần). Hoặc niệm danh-hiệu Phật, danh-hiệu Bồ-Tát hay Thần-chú tùy nguyện, nhưng nhớ rằng mỗi niệm là một hạt hết hạt này đến hạt khác và tùy theo thứ tràng ḿnh niệm; khi lần đến giáp hạt giữa thời lần trở lại, không được lần qua hạt giữa mà phải tội Việt-pháp. Khi lần, niệm phải chí thành, tâm không nên tán-loạn, không duyên (dính- líu) vào cảnh khác, chỉ nhất tâm tŕ-niệm, tưởng đức Phật hay Bồ-Tát... ḿnh niệm ấy như đối trước mặt. Và khi lần niệm xong, kết bằng bốn câu hồi-hướng:
“Nguyện đem công-đức này,
Hướng về khắp tất cả;
Đệ-tử và chúng-sinh,
Đều trọn thành Phật đạo”.
(Nguyện dĩ thử công đức,
Phổ cập ư nhất thiết;
Ngă đẳng giữ chúng-sinh,
Giai cộng thành Phật đạo).
Trên đây là tóm tắt những chỗ yếu-ước trong sự cần hiểu, cần làm về việc tŕ-niệm tràng hạt. Hiểu, làm đúng chắc chắn sẽ thành-tựu mầu-nhiệm và viên-măn.
VI- PHỤ-LỤC
Thêm vào những mục dưới đây, để giúp quư Phật-Tử mới bước chân tới cửa Đạo, tiện sự tạm hiểu và tu-tŕ hàng ngày.
I. ĐỨC PHẬT THÍCH-CA MƯU-NI
Đức Phật Thích-Ca Mưu-Ni (Sakya Muni) là vị sáng lập ra đạo Phật. Tục-danh là Sĩ-Đạt-Ta (hoặc gọi là Tất-Đạt-Đa: Siddharthà). Ngài là con vua Tịnh-Phạn (Suddodana),con Hoàng-Hậu Ma-Gia (Maya), nước Ca-Duy-La-Vệ (Kapilavastu) thuộc Trung-Ấn-Độ. Ngài giáng-sinh sáng sớm ngày mồng 8 tháng tư âm lịch (theo Phật Giáo Thế Giới th́ vào ngày trăng tṛn tháng tư âm lịch) cách đây (1957) đă 2581 năm. Ngài rất thông minh. Lớn lên kết duyên cùng nàng Da-Du-Đà-La (Yasodhanà), sau sinh một người con trai tên là La-Hầu-La (Rahula). Năm 29 tuổi (có thuyết nói 19 tuổi) Ngài từ biệt gia-đ́nh đi xuất-gia. Năm 35 tuổi (có thuyết nói 30 tuổi) Ngài đắc đạo. Ngài đi thuyết-pháp 45 năm (có thuyết nói 49 năm) và đến năm 80 tuổi Ngài viên-tịch dưới gốc cây Sa-La song thụ. Từ năm Ngài viên-tịch tới nay (1957) đă 2501 năm rồi. Hiện nay Phật-Giáo thế-giới lấy năm viên-tịch của Ngài làm Phật-lịch năm đầu; thế là Phật-lịch tới nay (1957) là 2501.
Ngài viên-tịch, nhưng giáo-pháp của Ngài c̣n lưu măi ở thế-gian. Hiện nay trên 600 triệu tín-đồ Phật-Giáo khắp năm châu đều tín-ngưỡng nơi giáo-pháp của Ngài.
II. TAM-QUY
1. Quy y Phật, nguyện đời đời, kiếp kiếp không quy-y Thiên-thần, quỷ, vật.
2. Quy-y Pháp, nguyện đời đời, kiếp kiếp không quy-y ngoại-đạo, tà-giáo.
3. Quy-y Tăng, nguyện đời đời, kiếp kiếp không quy-y tổn-hữu, ác-đảng.
III. SÁM-HỐI
Xưa kia tạo nên bao ác-nghiệp,
Đều do vô-thỉ tham, sân, si;
Từ thân, miệng, ư phát-sinh ra,
Hết thảy con nay xin sám-hối.
IV. PHÁT-NGUYỆN
- Chúng-sinh vô số lượng, thệ-nguyện đều độ khắp,
- Phiễn-năo không cùng tận, thệ-nguyện đều dứt sạch;
- Pháp-môn không kể xiết, thệ-nguyện đều tu học,
- Phật-đạo không ǵ hơn, thệ-nguyện được viên-thành.
V. NGHI-THỨC NIỆM PHẬT
BUỔI SÁNG
(Chắp tay đọc:)
Đại-từ, đại-bi thương chúng-sinh,
Đại-hỷ, đại-xả cứu muôn loài;
Tướng tốt sáng ngời tự trang-nghiêm,
Đệ-tử chí tâm quy-mệnh lễ.
Nam-mô Sa-Bà Giáo-Chủ Bản-Sư Thích-Ca Mưu-Ni Phật (đọc 3 lượt rồi bỏ tay xuống, cầm tràng, lần, niệm):
Nam-mô Thích-Ca Mưu-Ni Phật
(niệm 10 lượt, 1 tràng hay nhiều hơn càng tốt)
Nam-mô Văn-Thù Sư-Lỵ Bồ-Tát
Nam-mô Phổ-Hiền Bồ-Tát
Nam-mô Thanh-tịnh đại-hải-chúng Bồ-Tát.
(Những danh hiệu Bồ-Tát trên đọc 3 lượt hoặc 10 lượt.
Chắp tay đọc):
Nguyện đem công-đức này,
Hướng về khắp tất cả;
Đệ-tử và chúng-sinh,
Đều trọn thành Phật-đạo.
VI- NGHI-THỨC NIỆM PHẬT
BUỔI TỐI
(Chắp tay đọc:)
Phật A-Di-Đà thân kim sắc,
Tướng tốt sáng ngời không sánh kịp;
Năm Tu-Di uyển-chuyển bạch-hào,
Bốn biển lớn trong ngần mắt biếc.
Trong hào-quang hóa vô số Phật,
Vô số Bồ-Tát hiện ở trong;
Bốn mươi tám nguyện độ chúng-sinh.
Chín phẩm sen vàng lên Giải-thoát.
Nam-mô Tây-Phương Cực-Lạc thế-giới, đại từ, đại-bi A-Di-Đà Phật
(đọc 3 lượt rồi bỏ tay xuống, cầm tràng lần, niệm):
Nam-mô A-Di-Đà Phật
(niệm 10 lượt, 1 tràng hay nhiều hơn càng tốt)
Nam-mô Quán-Thế-Âm Bồ-Tát
Nam-mô Đại-Thế-Chí Bồ-Tát
Nam-mô Thanh-Tịnh đại-hải-chúng Bồ-Tát
(Những danh hiệu Bồ-Tát trên đọc 3 lượt hoặc 10 lượt.
Chắp tay đọc):
Ba đời mười phương Phật,
A-Di-Đà bậc nhất.
Chín phẩm độ chúng-sinh,
Uy-đức không cùng cực.
Đệ-tử nguyện quy-y,
Sám-hối ba nghiệp-tội.
Phàm được bao phúc-thiện,
Chí tâm nguyện hồi-hướng.
Nguyện cùng người niệm Phật,
Cảm-ứng hiện theo thời.
Lâm-chung cảnh Tây-phương,
Rơ ràng bày trước mắt.
Thấy, nghe đều tinh-tiến,
Đồng sinh nước Cực-Lạc.
Thấy Phật thoát sinh-tử,
Như Phật độ hết thảy.
Đọan vô biên phiền-năo,
Tu vô-lượng pháp-môn.
Thệ nguyện độ chúng-sinh,
Đều trọn thành Phật-đạo.
Nguyện đem công-đức này,
Hướng về khắp tất cả;
Đệ-tử và chúng-sinh,
Đều trọn thành Phật-đạo.
VII. TƯỞNG NIỆM TRƯỚC KHI
ĂN CƠM
Nam-mô Bản-Sư Thích-Ca Mưu-Ni Phật (3 lượt)
- Nguyện đọan các điều ác.
- Nguyện tu các điều thiện.
- Nguyện tu được thiện-căn, hồi-hướng chúng-sinh, đồng thành Phật-đạo.
VIII. NHỮNG NGÀY TRAI (ăn chay)
- THẬP TRAI: Mỗi tháng mười ngày:1, 8, 14, 15, 18, 23, 24, 28, 29, 30 (Nếu tháng thiếu kể cả ngày 27)
- LỤC TRAI: Mỗi tháng sáu ngày: Mồng 8, 14, 15, 23, 29, 30.
- TỨ TRAI: Mỗi tháng bốn ngày: Mồng 1, 14, 15, 30.
- NHỊ TRAI: Mỗi tháng hai ngày: Mồng 1, 15.
IX. NHỮNG NGÀY KỶ NIỆM
Tháng Giêng
Ngày mồng 1: Đức Phật Di-Lặc.
Tháng Hai
Ngày mồng:
8: Đức Phật Thích-Ca xuất-gia
15: Đức Phật Thích-Ca viên-tịch
19: Đức Quán-Thế-Âm Bồ-Tát.
21: Đức Phổ-Hiền Bồ-Tát.
Tháng Ba
Ngày 16: Đức Chuẩn-Đề Bồ-Tát.
Tháng Tư
Ngày mồng:
4: Đức Văn-Thù Bồ-Tát.
8: Đức Thích-Ca giáng-sinh.
(Phật-giáo thế-giới kỷ-niệm ngày trăng tṛn tháng tư).
Tháng Sáu
Ngày 19: Đức Quán-Thế-Âm Bồ-Tát.
Tháng Bảy
Ngày 13: Đức Đại-Thế-Chí Bồ-Tát.
Ngày 15: Vu-Lan-Bồn
Ngày 30: Đức Địa-Tạng Bồ-Tát.
Tháng Chín
Ngày 19: Đức Quán-Thế-Âm Bồ-Tát.
30: Đức Phật Dược-Sư.
Tháng Mười Một
Ngày 11: Đức Phật A-Di-Đà.
Tháng Chạp
Ngày mồng 8: Đức Phật Thích-Ca thành-đạo.
Chú thích:
(1) Kinh Mộc-hoạn-Tử là cuốn kinh số 786 trong Đại-Tạng-Kinh. Mộc-Hoạn-tử tiếng Phạm gọi là A-Lê-sắt-ca-tử (Aristaka). Mộc-Hoạn-tử cũng gọi là Vô-Hoạn-tử và Tra-mộc, là thứ cây hay trừ được tà-quỷ, nhưng, kỳ thực hạt và gỗ nó có thể làm được hạt tràng. Sao lại gọi là “Vô-Hoạn-tử” và “Tra-mộc”? Theo trong Thôi-Báo cổ-kim chú nói: Tŕnh-Nhă hỏi: cây tra (tra-mộc) sao lại gọi là cây “Vô-hoạn”? - Đáp: Xưa kia có vị Thần-Vu, tên là Bảo-Mạo hay làm bùa để bắt trị mọi quỷ, khi bắt được quỷ, vị ấy dùng gậy đánh chết; người đời thấy thế dùng cây ấy làm một thứ cho mọi quỷ sợ, mà ḿnh không sợ quỷ nữa, nên gọi là “Vô-hoạn”. (Để dễ gọi tên cây này và có tên là Tra-mộc, nên trong quyển này “Mộc-Hoạn-tử” đều dịch là cây “Tra”).
Kinh này mất tên vị dịch chữ Phạm ra chữ Hán, nay phụ vào Đông-Tấn lục mà thôi.
(2) Chính tôi được nghe: là lời tự xưng của Ngài A-Nan mà các cuốn dịch trước đă giải thích kỹ. (Và, nếu pháp số ở đây không có chú thích là đă có ở các cuốn trước).
(3) Phật-Đà, Đạt-ma, Tăng-già: Tức là tiếng gọi đủ của ngôi Phật (Buddha), ngôi Pháp (Dharma), ngôi Tăng (Sangha) ba ngôi báu (Tam-bảo) vậy.
(4) Trăm tám kết nghiệp: Tức là 108 phiền-năo. Phiền-năo này kết-tập sinh-tử nên gọi là kết. Và, cũng do phiền-năo sinh ra mọi thứ ác-nghiệp nên gọi là kết-nghiệp. Trăm tám kết-nghiệp là 88 sử của Kiến-hoặc tức là về cơi Dục: Khổ-đế có 10: Thâm, sân, si, mạn, nghi, thân-kiến, biên-kiến, tà-kiến, kiến-thủ, giới-cấm-thủ; Tập-đế có 7: tham, sân, si, mạn, nghi, tà-kiến, và kiến-thủ; Diệt-đế có 7: tham, sân, si, mạn, nghi, tà-kiến và kiến-thủ; Đạo-đế có 8: tham, sân, si, mạn, nghi, tà-kiến, kiến-thủ, và giới-cấm-thủ. Như thế là cơi Dục có 32 sử. Cơi Sắc và cơi Vô-sắc mỗi cơi đều có 28 sử như: Khổ-đế có 9: Tham, si, mạn, nghi, thân-kiến, biên-kiến, tà-kiến, kiến-thủ, giới cấm thủ; Tập-đế có 6: tham, si, mạn, nghi, tà-kiến và kiến-thủ; Diệt-đế có 6: tham, si, mạn, nghi, tà-kiến và kiến-thủ; Đạo-đế có 7: tham, si, mạn, nghi, tà-kiến, kiến-thủ và giới-cấm-thủ. Thế là trong 4 Đế của cơi Sắc và Vô-Sắc mỗi cơi có 28 sử, hai cơi thành 56 sử. 56 sử này cộng với 32 sử trên thành 88 sử của Kiến-hoặc. Thêm vào 10 sử của Tư-hoặc (theo Tiểu-thừa) là: cơi Dục có 4: tham, sân, si, mạn; cơi Sắc có 3: tham, si, mạn; cơi Vô-sắc có 3: tham, si, mạn. Tổng cộng là 10 Sử của Tư-hoặc. 88 Sử trên với 10 Sử này là 98 Sử. Lại thêm vào 10 Triền nữa: vô tàm, vô quư, hôn-trầm, ác-tác, năo, tật, điệu-cử, thụy-miên, phẫn, phú, thành ra 108 kết-nghiệp.
(5) Lục thân quyến-thuộc: Nói hẹp là cha, con, anh, em, chồng, vợ, nói rộng là họ hàng thân-thích.
(6) Sa-Đẩu Tỳ-Khưu: Có lẽ có ư-nghĩa như “Thiện lai Tỳ-khưu”? V́ thường pháp của chư Phật: do nguyện-lực của đương-nhân cùng sức uy-thần của Phật, Phật hướng về người nguyện xuất-gia hay gọi là “Thiện lai Tỳ-Khưu”. Nơi đây tra-cứu không thấy có danh-từ Sa-đẩu, hoặc là Phật đặt tên cho ông vua Ba-lưu-ly chăng?
(7) Kinh Hiệu-Lượng sổ-châu công-đức: Là cuốn kinh số này 788 trong Đại-Tạng-kinh. Kinh này ở trong kinh Văn Thù Nghi Quỹ. Và, do Ngài Văn-Thù xin phép đức Thế-Tôn nói ra. Sổ châu tiếng Phạm gọi là Bát-tắc-mạc.
(8) Nhân Đà la khư soa (indranilàksa): là hạt ngọc xanh như hạt ngọc xanh trên cung vua Đế Thích.
(9) Ô lô đà la khư soa (Budràksa): Tức là hạt Kim-cương.
(10) Kim-cương đính Du-Già niệm-châu kinh: là cuốn kinh số 789 trong Đại-Tạng-kinh và do trong Thập-vạn quảng tụng lược ra.
(11) Chân-ngôn-hạnh: Đây là nói về những vị tu về hạnh mật-ngôn, như là tŕ chú chẳng hạn. Chân-ngôn tiếng phạm gọi là Mạn-đát-La (Mantra) và biệt gọi là Đà-la-ni, tàu dịch là Tổng-tŕ, bí-mật hiệu, mật-ngôn, mật-ngữ. Chân-ngôn thuộc về Mật-tôn.
(12) Tất-địa: Tàu dịch là “Thành-tựu”, cũng có chỗ gọi là “thành Bồ-đề”. Tất-Địa là diệu-quả của Chân-ngôn-tôn, v́ muốn đạt được quả này, nên tu nhân-hạnh vậy.
(13) Tội việt-pháp: Lại gọi là tội Việt Tam-muội-gia. Là tội vi phạm và vượt qua những pháp bí-mật của chư Phật trong ba đời. (Mật-tôn).
(14) Yết-Ma-bộ: Mật-tôn có chia làm 5 Bộ:
1) Liên-Hoa-bộ: Trong tâm chúng-sinh có cái lư thanh-tịnh của bản hữu tịnh Bồ-đề-tâm, ở trong bùn nhơ lục-đạo sinh-tử, không bị nhơ, nhiễm, cũng như hoa sen mọc trong bùn nhơ lên mà không nhiễm, không nhơ, nên gọi là Liên-Hoa-bộ.
2) Kim-cương-bộ: Nơi lư của tự tâm chúng-sinh, lại có cái trí bản-hữu, ở trong bùn nhơ sinh-tử trải qua vô số kiếp, không mục, không nát, nên gọi là Kim-cương-bộ.
3) Phật-bộ: Lư, trí ấy ở ngôi phàm chưa hiển-hiện, vào quả-vị thời lư trí ấy hiển-hiện, giác-đạo viên-măn, nên gọi là Phật-bộ.
4) Bảo-bộ: Trong vạn đức viên-măn của Phật, phúc-đức vô biên nên gọi là Bảo-hộ.
5) Yết-Ma-bộ: Yết-Ma dịch là tác-nghiệp: Phật v́ chúng-sinh mà rủ ḷng thương xót, làm thành hết thảy sự-nghiệp, gọi là Yết-Ma-bộ.
(15) Ba-nghiệp: Là nghiệp thân, nghiệp khẩu và nghiệp ư (xem thêm kinh Thập thiện).
(16) Vô-Gián-tội: Là làm tội đại-ác, quyết định phải chịu tội-quả cực khổ không có chút nào gián-cách trong địa-ngục A-Tỳ (Avici).
(17) Tứ trọng: Bốn tội trọng là: sát sinh, trộm cắp, tà-dâm, và nói dối.
(18) Hành-nhân: Là chỉ vào người thực-hành tŕ-niệm tràng hạt.
(19) Đà-La-Ni: (Dhàrani) Dịch là Tổng-tŕ, nghĩa là hay giữ và hay ngăn-ngừa, có lực dụng tŕ thiện-pháp khiến không tan mất, tŕ ác-pháp không cho nó khởi lên. Đà-La-Ni chia làm 4 thứ: Pháp Đà-La-Ni, Nghĩa Đà-La-Ni, Chú Đà-La-Ni và Nhẫn Đà-La-Ni, như câu trong kinh này nói là thuộc về Chú Đà-La-Ni.
(20) Tô-Tất-Địa kinh: Là cuốn kinh số 893 trong Đại-Tạng-kinh. Riêng nói về việc lần tràng này thuộc về phẩm cúng-dường (biệt bản). Tô-Tất-Địa (Susidhi) dịch là Diệu-thành-tựu.
(21) Đa-La (Tăla): Cây này Đông Ấn-Độ nhiều nhất. Gỗ rắn như sắt, làm tràng tốt.
(22) Yết-châu: Tên một thứ ngọc quư trong nước Ấn-Độ thời xưa.
(23) Chư Phật cảnh-giới nhiếp-chân-thực kinh: Là cuốn kinh số 868 trong Đại-Tạng-kinh. Riêng nói về việc lần tràng này thuộc về phẩm tŕ-niệm.
(24) Đà-La-Ni tập kinh: Là cuốn kinh số 901 trong Đại-Tạng-kinh.
(25) Thủ-hộ quốc-giới chủ Đà-La-Ni kinh: Là cuốn kinh số 997 trong Đại-Tạng-kinh.
(26) Bồ-đề: (Bodhi): Xưa dịch là “Đạo” nay dịch là “Giác”. Đạo có nghĩa là thông suốt; Giác có nghĩa là giác-ngộ. Song, cảnh sở-thông và sở-giác ấy đều có sự và có lư: Lư là Niết-bàn, đoạn phiền-năo-chướng, mà chứng Nhất-thiết-trí của Niết-bàn. Đó là nghĩa Bồ-đề thông cả Tam-thừa vậy. Sự là hết thảy mọi pháp hữu-vi, đọan sở-tri-chướng mà biết được Nhất-thiết-chủng-trí của mọi pháp. Bồ-đề này duy của Phật mà thôi. Và, Bồ-đề của Phật thông cả hai trí trên, nên gọi là Đại-Bồ-Đề. Hạt Bồ-đề ở đây thuộc về Phật-bộ cũng tượng-trưng cho ư nghĩa ấy.
(27) Mười Pháp-giới: Là Địa-ngục, ngă-quỷ, súc-sinh, A-tu-la, Nhân, Thiên, Thanh-văn, Duyên-giác, Bồ- Tát và Phật. Tức là 6 cơi phàm, 4 cơi Thánh.
(28) Trăm tám phiền-năo: Cùng như 108 kết-nghiệp (ghi trong mục chú-thích số 4 ở trên). Và, lại có chỗ nói: 108 phiền-năo là: nhăn-căn đối với sắc đẹp trong ấy có “ấm-quả và tập-nhân”, đối với sắc xấu cũng có “ấm-quả, tập-nhân” và đối với sắc trung b́nh cũng có ấm quả và tập nhân. Như thế nguyên có nhăn-căn đối với sắc mà đă phân-biệt thành 6 thứ rồi, nên c̣n từ nhĩ, tỵ, thiệt, thân và ư năm căn nữa đối với năm trần (thanh, hương, vị, xúc, pháp) mỗi thứ cũng phân-biệt thành 6, tổng-cộng lại: 6x6: thành 36 thứ. 36 thứ này phối với tâm, ư, thức trong 3 đời thành 108 phiền-năo (36x3: 108).
(29) Trăm tám Tôn-vị: Trong Kim-Cương-giới có 108 tôn-vị là:
1) 5 đức Phật (5 trí của Kim-cương-giới thành 5 đức Như-Lai): a- Pháp-giới thể-tính-trí thành đức Đại-Nhật Như-Lai. b- Đại-viên-kính-trí thành đức A-Súc Như-Lai. c- B́nh-đẳng chính-trí thành đức Bảo-Sinh Như-Lai. d- Diệu-Quán-sát-trí thành đức Vô-Lượng-Thọ Như-Lai. đ- Thành-sở-tác-trí thành đức Bất-Không Thành-Tựu Như-Lai.
2) Bốn vị Ba-la-mật Bồ-Tát là: Kim-cương Ba-la-mật Bồ-Tát, Bảo-Ba-la-mật Bồ-Tát, Pháp-Ba-la-mật Bồ-Tát và Nghiệp-Ba-la-mật Bồ-Tát.
3) Mười sáu vị Đại-Bồ-Tát là: Di-Lặc Bồ-Tát, Bất-Không Bồ-Tát, Trừ-Ưu Bồ-Tát, Trừ-Ác Bồ-Tát, Hương-Tượng Bồ-Tát, Đại-Tinh-Tiến Bồ-Tát, Hư-Không-Tạng Bồ-Tát, Trí-Tràng Bồ-Tát, Vô-Lượng-Quang Bồ-Tát, Hiền-Hộ Bồ-Tát, Vơng-Minh Bồ-Tát, Nguyệt-Quang Bồ-Tát, Vô-lượng-Ư Bồ-Tát, Biện-Tích Bồ-Tát, Kim-Cương-Tạng Bồ-Tát và Phổ-Hiền Bồ-Tát.
4) Mười hai cúng-dường-pháp: Hy-Hư Bồ-Tát, Man (hoa-man) Bồ-Tát, Ca-Bồ-Tát và Vũ-Bồ-Tát là Nội-cúng-dường. Hương-Bồ-Tát, Hoa-Bồ-Tát, Đăng-Bồ-Tát và Đồ-Hương-Bồ-Tát là Ngoại cúng-dường. Tám vị Bồ-Tát trên là tượng-trưng 8 đồ cúng-dường. Cùng Tứ (4) nhiếp Bồ-Tát: Kim-Cương-Câu Bồ-Tát, Kim-Cương-Sách Bồ-Tát, Kim-Cương-Tỏa Bồ-Tát và Kim-Cương-Linh Bồ-Tát thành 12 vị tượng-trưng cho 12 cúng-dường-pháp.
5) Thêm mười sáu (16) vị Bồ-Tát đời Hiền-kiếp: Có thuyết nói là 16 vị Bồ-Tát từ Ngài Di-Lặc trở xuống đến Ngài thứ 16 như trên (trong tiểu mục số 3) nếu gọi giản-biệt, c̣n đặc-tôn thời gọi là Đại-Bồ-Tát. Song, 16 vị trên là gọi theo Mật-giáo, c̣n Hiển-Giáo thời 16 vị là: Bạt-Đà-Bà-La Bồ-Tát, Bảo-Tích Bồ-Tát, Tinh-Đức Bồ-Tát, Đế-Thiên Bồ-Tát, Thủy-Thiên Bồ-Tát, Thiện-Lực Bồ-Tát, Đại-Ư Bồ-Tát, Thù-Thắng-Ư Bồ-Tát, Tăng-Ư Bồ-Tát, Thiện-Phát-Ư Bồ-Tát, Bất-Hư-Kiến Bồ-Tát, Bất-Hưu-Tức Bồ-Tát, Bất-Thiểu-Ư Bồ-Tát, Đạo-Sư Bồ-Tát, Nhật-Tạng Bồ-Tát và Tŕ-Địa Bồ-Tát.
6) Hai mươi Thiên-vị: Đại-Phạm Thiên-vương, Đế Thích Tôn-thiên. Đa-Văn Thiên-Vương, Tŕ-quốc Thiên-vương, Tăng-trưởng Thiên-vương, Quảng-Mục Thiên-vương, Kim-Cương mật tích, Ma-Hê-Thủ-La, Tán-Chỉ đại-tướng, Đại-Biện-Tài-Thiên, Đại-công-đức-thiên, Vĩ-Đà thiên-thần, Kiên Lao địa-thần, Bồ-đề-thụ-thần, Quỷ tử mẫu thần, Ma-lỵ-chi-thiên, Nhật-cung thiên-tử, Nguyệt-cung thiên-tử, Sa-Kiệt-La Long-Vương và Diêm-Ma-La-Vương.
7) Năm (5) Đính-Luân-Vương: Bạch-tán cái Phật-đính luân-vương, Thắng-Phật-đính luân-vương, Nhất-tự tối-thắng Phật-đính luân-vương, Hỏa-quang-Phật-đính luân-vương và Xả-trừ Phật-đính luân-vương (Năm vị trên là biểu 5 Trí của đức Thích-Ca).
8)Mười sáu (16) vị Chấp Kim-cương-thần: Hư-không vô-cấu Kim-cương, Kim-cương-luân, Kim-cương-nha, Diệu-trụ Kim-cương, Danh-xưng Kim-cương, Đại-Phận Kim-cương, Kim-cương-lợi, Tịch-nhiên Kim-cương, Đại-Kim-cương, Thanh-Kim-cương, Liên-Hoa Kim-cương, Quảng-Nhăn Kim-cương, Chấp-Diệu Kim-cương, Kim-cương Kim-cương, Trụ vô-hư-luận Kim-Cương, Hư-không vô biên du-bộ Kim-Cương.
9) Mười (10) Ba-la-mật: Bố-thí Ba-la-mật, Tŕ-giới Ba-la-mật, Nhẫn-nhục Ba-la-mật, Tinh-tiến Ba-la-mật, Thiền-định Ba-la-mật, Bát-nhă Ba-la-mật, Phương-tiện Ba-la-mật, Nguyện Ba-la-mật, Lực Ba-la-mật, Trí Ba-la-mật. Mười Ba-la-mật này là tượng trưng cho mười ngôi Bồ-Tát.
10) Bốn (4) đại: Địa, thủy, hỏa, phong. Thế là 108 Tôn-vị.
(30) Trăm tám Tam-muội: Phật Đại-phẩm Bát-Nhă kinh Ma-ha-diễn phẩm nói về 108 thứ Tam-muội: Đầu là Thủ-Lăng-nghiêm Tam-muội đến 108 là Ly-trước hư-không bất nhiễm Tam-muội. (Nhiều quá không thể kể hết ra đây, xin xem chính kinh sẽ rơ).
(31) Năm mươi bốn vị: Đây là chỉ về giai-vị của Bồ-Tát-thừa:
A- Thập tín: 1.Tín tâm 2. Tinh-tiến-tâm 3. Niệm-tâm 4. Định-tâm 5. Tuệ-tâm 6. Thí-tâm 7. Giới-tâm 8. Hộ-tâm 9. Nguyện-tâm 10. Hồi-hướng-tâm. Mười bậc này đều lấy đức “TIN” làm gốc, nên gọi là “Thập tín”.
B- Thập trụ: 1. Phát-tâm-trụ 2. Trị-địa-trụ 3. Tu-hành-trụ 4. Sinh-quư-trụ 5. Phương-tiện-trụ 6. Chính-tâm-trụ 7. Bất-thoái-trụ 8. Đồng-chân-trụ 9. Pháp-vương-tử-trụ 10. Quán-đính-trụ. Mười bậc này đều gọi là “Trụ”, nghĩa là chỗ ở của các vị Bồ-Tát an-trụ-tâm, đối với sự tu-hành về lục-độ (a) chưa được rốt-ráo mầu-nhiệm, cho nên chỉ gọi là “Trụ”.
C- Thập-hạnh: 1. Hoan-hỷ-hạnh 2. Nhiêu-ích-hạnh 3. Vô-khuể-hạnh 4. Vô-tận-hạnh 5. Ly-si-loạn-hạnh 6. Thiện-hiện-hạnh 7. Vô-trước-hạnh 8. Tôn-trọng-hạnh 9. Thiện-pháp-hạnh 10. Chân-thực-hạnh. Mười bậc này chú trọng tu hành về phép lục-độ hơn các hạnh tu khác, cho nên gọi là “Hạnh”.
D- Thập-hồi-hướng: 1. Cứu-độ chúng-sinh-ly chúng-sinh tướng hồi-hướng (cứu giúp chúng-sinh mà không chấp-trước về sự cứu giúp) 2. Bất-hoại hồi-hướng (không bao giờ thoái lui ḷng cứu giúp chúng-sinh) 3. Đẳng chư Phật hồi-hướng (ḷng Từ-bi cứu giúp chúng-sinh đă bằng chư Phật) 4. Chí nhất-thiết xứ hồi-hướng (ḷng cứu giúp chúng-sinh mỗi việc đều chu-đáo). 5. Vô-tận công-đức tạng hồi-hướng (tích chứa công-đức vô-tận) 6. Tùy thuận nhất-thiết kiên-cố thiện-căn hồi-hướng (thuận theo hết thảy căn lành bền chặt) 7. Đẳng tâm tùy thuận nhất-thiết-chúng-sinh hồi-hướng (đem tâm b́nh-đẳng tùy thuận hết thảy chúng-sinh) 8. Như-tướng hồi-hướng (làm các công-đức đều hồi-hướng về tự-tính chân-như) 9. Vô-trước vô phược giải-thoát tâm hồi-hướng (không chấp trước, không ràng buộc một ḷng giải thoát) 10. Pháp-giới vô-lượng hồi-hướng (hồi-hướng về vô-lượng pháp-giới). Mười bậc nầy đều gọi là hồi-hướng, v́ những sự tu hành của các vị Bồ-Tát về bậc ấy, đều đem công-đức mà hồi-hướng vậy.
Đ- Thập-địa: 1. Hoan-hỷ-địa 2. Ly-khổ-địa 3. Phát-quang-địa 4. Diệm-tuệ-địa 5. Nan-thắng-địa 6. Hiện-tiền-địa 7. Viễn-hành-địa 8. Bất-động-địa 9. Thiện-tuệ-địa 10. Pháp-vân-địa. Mười bậc này đều gọi là “Địa”, v́ tóm thâu các công-đức hữu vi và vô vi dùng làm tự tính, cùng làm chỗ nương-tựa chắc-chắn hơn cả cho sự tu-hành khiến hay sinh-trưởng cho nên gọi là “Địa”.
Thêm vào Tứ (4) hạnh: 1) Noăn pháp (đây là lời ví dụ, như cưa cây lấy lửa, lửa tuy chưa ra, nhưng đă có nóng; người tu-hành tuy chưa được trí-tuệ viên-măn, nhưng đă có tướng trí-tuệ phát-hiện). 2) Đỉnh-pháp (các căn lành c̣n bị xao động, bậc này c̣n ở trong thời-kỳ tiến-thoái, như đỉnh núi có thể lên xuống). 3) Nhẫn-pháp Thế-đệ nhất pháp (bậc này tuy chưa chứng được chính đạo nhưng, đă được phần tôn-trọng thứ nhất của thế-gian). Bốn bậc này đă gần kiến-đạo, một mực gia công tu-hành nên gọi là “gia-hạnh”. Thế là thành 54 vị. 54 vị bản-hửu (sẵn có) và 54 vị do tu-hành hiện-tại phát sinh (tu-sinh) là 108 vị.
(32) Bốn mươi hai vị: Là Thập Trụ, Thập Hạnh, Thập Hồi-hướng, Thập Địa và Đẳng-Giác, Diệu-Giác.
(33) Hai mươi bảy vị Hiền-Thánh của Thanh-Văn-Thừa: Là 18 vị Hữu-học và 9 vị Vô-học. Mười tám vị Hữu-học (có ba thuyết, nhưng nay lấy một thuyết của Câu-Xá như sau) là: Dự-lưu-hướng, Dự-lưu-quả, Nhất-lai-hướng, Nhất-lai-quả, Bất-Hoàn-hướng, Bất-Hoàn-quả, A-La-Hán-hướng, Tùy-tín-hạnh, Tùy-pháp-hạnh, Vô-tướng-hạnh, Tín-giải, Kiến-trí, Gia-gia, Nhất-gian, Trung-sinh, Hữu-hành, Vô-hành và Thượng-lưu. Chín vị Vô-học là: Thoái-pháp La-Hán, Tư-pháp La-Hán, Hộ-pháp La-Hán, An-trụ-pháp La-Hán, Kham-đạt-pháp La-Hán, Bất-động La-Hán, Bất-thoái La-Hán, Tuệ-giải-thoát La-Hán và Câu-giải-thoát La-Hán.
|