佛山* Buddha Mountain * Phật Sơn

Calgary Alberta Canada

[中文ENGLISH]

[ TRANG CHỦ KINH ĐIỂN | ĐẠI TẠNG KINH | THẦN CHÚ | HÌNH ẢNH | LIÊN LẠC ]

Quyển 1  Quyển 2  Quyển 3  Quyển 4  Quyển 5  Quyển 6  Quyển 7 

Số 0765

Kinh Bổn Sự

Hán Dịch: Đường Tam Tạng Huyền Trang

Việt Dịch: HT Thích Như Điển

Quyển năm

Phẩm thứ hai

Phần ba

Ta từ Đức Thế Tôn được nghe như thế nầy. Các T Kheo nên biết. Bố thí có hai loại. Thế nào là hai ? Một là tài thí, hai là pháp thí.

Thế nào gọi là tài thí ? Nghĩa là có một loại Bổ Đặc Già La (chúng sanh) hay bố thí đủ loại đăn uống ngon lạ, thuốc men, y phục, nhà cửa, giường nằm, kể cả tài sản, đèn dầu, khi có bịnh th́ lo trị liệu, xả như thế đó, chia đều ra cho kẻ khác. Nên có tên là tài thí.

Thế nào gọi là pháp thí ? Nghĩa là rộng v́ kẻ khác mà nói chánh pháp, đầu giữa cuối đều tốt đẹp, văn nghĩa rơ ràng. Đó là pháp thuần đầy thanh tịnh phạm hạnh, làm cho các loài hữu t́nh khi nghe rồi th́ giải thoát sanh, già, bệnh, chết, sầu, thán, ưu buồn khổ sở, năo loạn. Đây có tên là pháp thí. Nơi hai pháp tài và pháp thí nầy, bố thí pháp là cao cả bậc nhất. Ví như trong thế gian từ ḅ lấy sữa, từ sữa lấy lạc, từ lạc lấy tô (váng sữa), từ váng sữa nầy sẽ sinh ra váng sữa nóng lại từ váng sữa nóng nầy sinh ra đề hồ. Nơi đó có đầy đủ những chất vị của ḅ là đề hồ vậy. Đây là chất ngon nhất.

Như vậy trong hai loại tài và pháp thí, pháp thí là cao cả bậc nhất. Ở nơi pháp thí nầy người hay bố thí chẳng sanh điên đảo. Đó là Như Lai, chánh đẳng giác, minh hạnh viên măn, thiện thệ, thế gian giải, vô thượng trượng phu, điều ngự sĩ, thiên nhơn sư, Phật, Bạt Già Phạm. Lúc ấy Đức Thế Tôn sâu vào nghĩa nầy mà nói kệ rằng:

Ở nơi hai loại thí

Pháp thí là bậc nhất

Kẻ hay bố thí pháp

Thiện thế tối thắng tôn

Nhận lănh tài sản thí

Như Lai bậc đáng kính

Thí tài vẫn chưa đ

Nên cho pháp chúng sanh

Tài thí cho chúng sanh

Đời đời được giàu có

Pháp thí làm cho người

Cứu cánh chứng Niết Bàn

Ta từ Đức Thế Tôn đă nghe được như thế nầy. Các T Kheo nên biết! Từ tế có hai loại. Thế nào gọi là hai ? Một là cúng tiền, hai là cúng pháp. Kẻ cúng tiền nghĩa là có một loại Bổ Đặc Già La (chúng sanh) hay cúng nhiều loại thức ăn ngon ngọt, mùi thơm, áo quần, nhà cửa, giường nằm, của cải đèn dầu, những loại như thế có tên là cúng tài sản. Kẻ cho pháp nghĩa là người có thể cho khế kinh, ứng với kư biệt cô khởi, tự thuyết, bổn sự bổn sanh, phương quảng, vị tằng hữu pháp cho đến vô lượng phương tiện như chơn lư mà nói ra, thí thiết tạo nên, đặc biệt mở bày, có tên là cho pháp. Đối với cho tiền bạc th́ cho pháp là tối thượng bậc nhất. Giống như trong thế gian, từ ḅ có sữa, từ sữa có lạc, từ lạc có tô, từ tô nầy sanh thêm trở thành tô nóng (váng sữa). Lại từ tô nóng nầy sinh ra đề hồ (sữa đặc). Tất cả những loại nầy cũng từ sữa ḅ sinh mà thôi. Đề hồ là tối thượng đệ nhất. Như vậy tài pháp hai loại cho ấy, cho pháp là quan trọng bậc nhất. Ở nơi pháp thường chẳng điên đảo, kẻ thực hành phép cho ấy chỉ có Như Lai, ứng cúng, chánh đẳng giác, minh hạnh viên măn, thiện thệ, thế gian giải, vô thượng trượng phu, điều ngự sĩ, thiên nhơn sư, Phật, Bạt Già Phạm. Lúc ấy Đức Thế Tôn sâu vào nghĩa nầy mà nói kệ rằng:

Nơi hai loại cho ấy

Cho pháp là hàng đầu

Kẻ hay cho pháp ấy

Thiện Thệ Đức tối tôn

Nhẫn của cải nhà vườn

Như Lai là bậc nhất

Thí cho tiền chẳng đ

Cho pháp cả chúng sanh

Cho tiền làm chúng sanh

Đời đời được sung sướng

Cho pháp cho chúng sanh

Cứu cánh chứng Niết Bàn.

Ta từ Đức Thế Tôn đă được nghe như thế nầy. Các T Kheo nên biết, phàm những kẻ tu hành khi tập trung lại nên làm hai việc. Một là nói pháp, hai là lặng yên. Do pháp mà nói, hiểu được cái đức. Khi rơ các đức rồi liền sanh kính tin sâu xa. Sau khi tin kính sâu xa rồi th́ thực hành, sau khi thực hành rồi th́ thân cận cúng dường. Khi thân cận cúng dường rồi cầu nghe chánh pháp. Khi cầu nghe chánh pháp rồi th́ làm cho chẳng loạn. Sự nghe chẳng loạn rồi th́ tai nghe chánh pháp. Khi nghe chánh pháp rồi th́ nơi pháp mà thông suốt. Khi pháp thông suốt rồi th́ có thể giữ ǵn và nhớ pháp ấy, đoạn quan sát nghĩa lư. Khi quan sát nghĩa lư rồi th́ từ nơi pháp sâu vào ư nghĩa suy nghĩ. Lúc từ pháp nầy suy nghĩ th́ sanh ra ham muốn. Khi ham muốn rồi th́ liền được sức mạnh. Khi đă có sức mạnh rồi th́ có thể gọi số nhiều. Khi nhiều rồi th́ hay chọn lựa. Khi chọn lựa rồi th́ tùy theo sự hiểu biết mà tự làm cho ngộ. Ta việc sanh đă hết, phạm hạnh đă lập, việc làm đă xong, chẳng thọ thân sau do v́ đă vắng lặng vậy, tâm được tịnh lặng, thanh tịnh trong sáng, chẳng có khó khăn, xa rời phiền năo, điều thuận chủ động, an trụ chẳng động, thường hay phát sanh, khi phát sanh rồi, như thật mà biết. Như thật biết rồi làm cho xa ĺa. Khi đă xa ĺa rồi, làm cho ly dục. Lại khi ly dục rồi làm cho giải thoát. Khi đă được giải thoát rồi làm cho tự biết là ta đă được giải thoát rồi. Ta việc sanh đă tận, phạm hạnh đă lập, việc làm đă xong, chẳng thọ thân sau nữa. Nên các T Kheo nên nói pháp lành, nên hiểu pháp quư. Nếu làm được vậy cho đến có tên chân thật, giữ ǵn cờ pháp, chẳng người tập hội, nói chơi cười đùa, mà hay nghe biết đứng đắn, các pháp thật tướng, hay trừ các lậu, hay chứng Niết Bàn. Ta thường ở chung và nói pháp lành, hiểu rơ pháp nầy nên có tên là số một, ǵn giữ cờ pháp. Lúc ấy Đức Thế Tôn sâu vào nghĩa nầy mà nói kệ rằng:

Có kẻ khi tập trung

Nên tu hành hai việc

Nghĩa vắng lặng yên ổn

Và nói lời chánh pháp

Do nói lời chánh pháp

Cùng ở yên thanh tịnh

Biết thực tướng các pháp

Cứu cánh chứng Niết Bàn

Các T Kheo các ngươi

Nếu muốn nói pháp lành

Cho đến tên chân thật

Cầm giữ cờ chánh pháp

Ta thường ở trong chúng

Hay nói sáng các pháp

Cho nên tên thứ nhất

Nắm giữ cờ chánh pháp

Nếu nương cờ chánh pháp

Hay nói hay tu hành

Sẽ thoát ly sanh tử

Đến cứu cánh Niết Bàn.

Ta từ Đức Thế Tôn đă được nghe như thế nầy. Các T Kheo nên biết! Nếu có T Kheo khi nói năng phi lư tạo ư, khởi ư mong cầu, khởi ư si mê, khởi ư tổn hại. Như vậy T Kheo, tên là kẻ ác, làm kẻ kiêu mạn hay hướng đến nhiều phương tiện ác xấu vậy. Hay đoạn hay ĺa, hay bỏ thiện pháp buông lung giải đăi, chẳng hay siêng năng, quên mất chánh niệm, lại chẳng chánh tri, tâm hay tán loạn, nương vào các căn, chẳng ĺa sự thấy, chẳng muốn xa rời, như thật trí chánh, hướng đến ác ma, việc ác chẳng thiện. V́ các ác ma và các bất thiện pháp điều phục mà tăng trưởng tất cả các ác pháp. Nếu các T Kheo khi lúc ở yên, phi lư tác ư, quảng nói rộng ra tăng trưởng tất cả sự ác, chẳng thiện. Như vậy T Kheo đă phá đi những kẻ có trí và phạm hạnh, ta v́ nơi họ thường chẳng tán dương. Như vậy T Kheo tuy được xuất gia, thọ giới Cụ Túc; nhưng là kẻ ác, ngu si vô trí. Cho nên các ngươi nên biết rơ vậy. Ta nay v́ sao mà phương tiện đoạn trừ kẻ phi lư tạo ư, tạo ra phương tiện tu tập như lư tác ư. Nầy các T Kheo! phải biết như thế. Lúc ấy Đức Thế Tôn sâu vào nghĩa nầy mà nói kệ rằng:

Lúc nói hoặc ở yên

Từ các căn tạo ác

Chẳng nghe lời ta dạy

Đó kẻ ngu vô trí

Nên hỡi các T Kheo

Nên tu chẳng buông lung

Ĺa phi lư tạo ư

Hăy như lư suy nghĩ

Các ngươi nếu siêng năng

Lời nói chẳng buông lung

Chẳng xa độ sanh tử

Chứng vô thượng Niết Bàn.

Ta từ Đức Thế Tôn được nghe như thế nầy. Các T Kheo nên biết! Nếu các T Kheo khi dùng lời nói như chân lư mà tác ư, xa rời khỏi tính toán, chẳng si mê, chẳng tổn hoại, như vậy các T Kheo có tên là đa thiện. Chẳng có tà mạn, hướng đến những niềm an lạc làm phương tiện. Nơi đoạn, nơi ĺa, chẳng buông xả. ĺa sự buông lung, siêng năng tinh tấn, chánh niệm chánh tri, niệm định chẳng loạn, các căn giữ ǵn, có thấy nghe xuất ly, hay biết xa rời. Đó là trí huệ chơn chánh làm tiêu hủy ác ma và các pháp bất thiện. Điều phục ác ma và các pháp bất thiện, làm tổn giảm những việc ác và các pháp bất thiện. Nếu các T Kheo ở nơi yên ổn như giáo lư mà tác ư, nói rộng cho đến làm tổn giảm các việc ác và các pháp chẳng lành. Như vậy đó các T Kheo. V́ những người có trí và có phạm hạnh mà xưng tán. Ta cũng y nơi họ mà thường hay xưng tán. Như vậy đó các T Kheo, có tên là kẻ xuất gia chơn chánh và thọ giới Cụ Túc vậy. Có trí tuệ lớn, chẳng vui riêng ai, tên gọi chẳng si, cho nên các ngươi phải biết làm theo như vậy. Ta nay v́ sao mà tạo phương tiện tu tập, như chơn lư mà tác ư, phương tiện đoạn trừ cũng như chẳng phải chân lư mà tác ư th́ các ngươi nên biết, nên học như thế. Lúc ấy Đức Thế Tôn sâu vào nghĩa nầy mà nói kệ rằng:

Nói năng cùng yên lặng

Chẳng từ căn tạo ác

Hay phụng hành ta dạy

Đó là người có trí

Tu xa rời hơn thua

Đến chẳng si, chẳng hại

Có xa rời chánh kiến

Phải hiểu biết như thật

Hay điều phục ác ma

Các ác cùng chẳng thiện

Xa rời cùng phiền năo

Chứng cứu cánh Niết Bàn

Cho nên các T Kheo

Nên tu, chẳng buông lung

Nên như lư tạo ư

Ĺa phi lư suy nghĩ

Các ngươi nếu siêng năng

Lời yên chẳng buông lung

Chẳng lâu nơi sanh tử

Chứng vô thượng Niết Bàn.

Ta từ Đức Thế Tôn đă từng được nghe như thế nầy. Các T Kheo nên biết! Các hữu học T Kheo! Có hai loại lực. Thế nào gọi là hai ? Nghĩa là tư trạch lực (lực chọn lựa) và tu tập lực. V́ sao T Kheo ? Có tư trạch lực ? Nghĩa là có một loại T Kheo có học thọ dụng nhiều loại áo quần, đăn uống, nhà cửa, giường nằm, thuốc men và những đồ dùng tất cả đều có chọn lựa, chẳng phải không chọn lựa để mà thọ dụng. Ở nơi chưa được áo quần, đăn uống, nhà cửa, chỗ nằm, thuốc men cùng đồ dùng chẳng có tâm hy vọng cầu mong đđược áo quần, đăn uống, nhà ở, pḥng ốc, thuốc men, đồ dùng không tham đắm nhiễm trước mà hay nhẫn thọ. V́ mưa nắng đói khát, gió máy, trùng muỗi, gặp rắn rít v.v... mà nhẫn thọ, để khỏi phỉ báng, ḍm ngó mà lănh thọ. V́ sự sống c̣n của thân, làm cho mạnh khỏe, nhẫn điều khó nhẫn, sợ mạng bị mất, khó trị nên khổ sở mà thọ, thường hay nhẫn thọ v́ tất cả thế gian hay làm việc nhẫn khó làm. V́ việc lành mà chọn lựa. Các thân, ngữ, ư ba loại việc ác nầy hay chiếu soi hiện pháp, sanh pháp và hậu pháp, chẳng phải v́ ái lạc khổ và quả dị thục mà tác ư tư dung. Ta nay đang đoạn những việc xấu của 3 loại thân khẩu ư nầy. Ta đương tu tập 3 loại vi diệu của thân khẩu ư nầy có thể biết được rơ ràng 3 loại ác kia là quá ngu dại. Lại cũng phải hiểu rằng 3 loại vi diệu ấy luôn luôn có công đức. Khi biết như thế chơn chánh rồi phải siêng dứt, siêng tu, việc ác việc thiện, tu giữ tự thân làm cho thanh tịnh, ĺa các tội lỗi. Như vậy có tên là có học T Kheo suy nghĩ lực sơ khởi.

Sao gọi là T Kheo có lực tu tập ? Nghĩa là có một loại T Kheo có học có thể nhớ nghĩ tất cả những sự hiểu biết đều tương thuận, nhưng mà không gặp, cho đến trạch pháp, tinh tấn, hỉ, khinh an, định, xả tất cả đều thuộc về giác chi mà chẳng sai biệt, tu niệm giác chi, đều nương tựa vào việc dừng lại sự đầy đủ, dừng lại chỗ xa ĺa, tất cả đều nương tựa nơi mất đi, hồi hướng về việc xả bỏ, tu tập chọn pháp, tinh tấn, hỉ, khinh an, định, xả, giác chi, tất cả đều nương vào sự dừng lại của sự đầy đủ. Tất cả đều nương vào sự dừng lại chia ĺa, nương vào nơi diệt, hồi hướng về sự xả bỏ. Như thế có tên là hữu học T Kheo có tu tập và có lực. Như vậy có tên là T Kheo có học có 2 lực. Lúc ấy Đức Thế Tôn sâu vào nghĩa nầy mà nói kệ rằng:

Các hữu học T Kheo

Lược nói hai loại lực

Tư trạch và tu tập

Hay hàng phục ma quân

Thấy việc ác hay đoạn

Biết diệu đức hay tu

Nên nhẫn thọ suy nghĩ

Có tên tư trạch lực

Nương tựa đủ, rời, diệt

Và hướng về nơi xả

Mà tu bảy giác chi

Có tên tu tập lực.

Ta từ Đức Thế Tôn đă được nghe như thế nầy. Các T Kheo nên biết, do 2 loại pháp tận diệt mà chết. Thế nào là 2 pháp? Một là do nghiệp và hai là do thọ. Do nghiệp xoay chuyển và do tuổi thọ đă măn mà quyết định mệnh chung. Nếu lúc có nghiệp cũng đồng thời có thọ. Nếu lúc có thọ cũng đồng thời có nghiệp. V́ sao thế ? Đó là 2 pháp hằng thường ḥa hợp, chẳng khi nào không ḥa hợp. Đó là 2 pháp khó thể cho được, không thể phân ly, lúc mà có nghiệp cũng đồng thời có thọ. Khi lúc có thọ cũng đồng thời có nghiệp. Nếu có nghiệp nầy tức có thọ kia. Nếu có thọ nầy tức có nghiệp kia. Nếu chẳng có nghiệp cũng chẳng có thọ. Nếu chẳng có thọ nầy cũng chẳng có nghiệp kia. Dụ như lửa sinh ánh sáng vậy. Nếu có lửa tức có ánh sáng. Nếu có ánh sáng tức có lửa. Nếu chẳng có lửa tức chẳng có ánh sáng. Nếu chẳng có ánh sáng tức chẳng có lửa. Nghiệp và thọ lại như thế. Nếu có nghiệp nầy tức có thọ kia. Nếu có thọ nầy tức có nghiệp kia. Nếu chẳng có nghiệp nầy tức chẳng có thọ kia. Nếu chẳng có thọ nầy tức chẳng có nghiệp kia. Như thế đó 2 loại pháp, mất hết đi rồi th́ chết vậy. Lúc ấy Đức Thế Tôn sâu vào nghĩa nầy mà nói kệ rằng:

Hai pháp hằng nương nhau

Đó là nghiệp và thọ

Nghiệp có thọ cùng hữu

Nghiệp không thọ cũng không

Thọ nghiệp chưa mất đi

Hữu t́nh chưa chết hẳn

Thọ nghiệp nếu tận diệt

Hàm thức chết chẳng ghi.

Ta từ Đức Thế Tôn đă được nghe như thế nầy. Các T Kheo nên biết! Có 2 loại hành. Trong chúng sanh ở thế gian đều cùng tạo tác. Thế nào gọi là hai ? Một là hay cảm thấy việc thọ mạng ngắn ngủi. Hai là hay cảm thấy thọ mạng dài lâu.

Thế nào gọi là cảm thấy thọ mạng ngắn ngủi ? Nghĩa là có một loại Bổ Đặc Già La (chúng sanh) thường ưa sát sanh, v́ tánh hung bạo, làm tay dính máu, tổn hại sanh mạng, chẳng chút xấu hổ, chẳng có ḷng thương nơi các chúng sanh ấy nên thường làm việc sát hại, cho đến giết chết những con kiến nhỏ. Điều ấy có tên là cảm thấy đời sống thọ mạng ngắn ngủi.

Thế nào gọi là cảm thấy thọ mạng dài lâu ? Nghĩa là có một loại Bồ Đặc Già La (chúng sanh) xa rời sự sát sanh, bỏ khí cụ giết hại, xấu hổ và có ḷng từ mẫn nơi những chúng sanh thường chẳng sát hại cho đến chẳng hại một con kiến nhỏ, cho nên có tên là hay cảm thấy thọ mệnh dài lâu. Như vậy có tên là 2 loại việc làm. Thế gian các chúng sanh tất cả đều tạo tác. Lúc ấy Đức Thế Tôn sâu vào nghĩa nầy mà nói kệ rằng:

Thế gian loài hữu t́nh

Lược nói có hai hành

Do hai hành sai biệt

Cảm thọ có dài ngắn

Nghĩa thường ưa sát sanh

Hung bạo huyết dính tay

Chẳng xấu không từ mẫn

Cảm sống ngắn chẳng ghi

Thường ưa ĺa sát sanh

Thí bỏ những đồ sát

Có xấu có ḷng thương

Cảm sống lâu chẳng ghi.

Ta từ Đức Thế Tôn đă được nghe như thế nầy. Các T Kheo nên biết! Do 2 hành tương ưng mà giữ tâm tướng. Thế nào là hai ? Một là duyên lành tướng, hai là tác ư hành tướng. Cho nên tất cả lấy quá khứ hiện tại và tương lai làm tướng của tâm. Tất cả đều do 2 loại hành tướng nầy. Nầy các T Kheo! Do 2 loại hành tướng nầy mà nên chánh cần, làm tốt cho tướng của tâm. Tâm đă thâu rồi, nên tác ư làm việc thuận, sau khi tác ư thuận rồi nên quan sát giỏi. Sau khi quan sát tốt rồi nên hay ở yên. Khi ở yên rồi liền cùng địa giới, siêng năng tu tập, chẳng tính chẳng hại cùng với thủy giới, hỏa giới, phong giới siêng năng tu tập vô lượng vô tổn. T Kheo nên biết! Dụ như địa giới nếu ở trong ấy an trí phẫn uế, nước tiểu, máu mủ những loại như vậy đồ tốt hoặc xấu đều để ở chung ở trong đất ấy, chẳng có phân biệt cao thấp, xấu dơ. Như thế tâm nầy ở vào với đất ấy. Nên phải siêng năng tu tập vô lượng vô tổn tức đồng đất đai, siêng năng tu tập vô lượng vô tổn chỉ gặp những loại chúng duyên sai biệt, mà tâm th́ chẳng phân biệt tính toán, chung quy do điều sai biệt làm nhân duyên mà tâm nầy có cao thấp. Lại như nơi nước, nơi lửa, nơi gió, nếu ở trong ấy mà an trí phẫn uế, nước tiểu, hôi nồng mùi máu như thế nhiều loại sạch và chẳng sạch để vào trong ấy, mà nơi nước, nơi lửa, nơi gió chẳng có chống trái, chẳng hiểu cao thấp, như vậy tâm nầy cũng đồng thủy giới, hỏa giới, phong giới, phải siêng tu tập, vô lượng vô tổn, tức đồng thủy giới, hỏa giới, phong giới, siêng năng tu tập, vô lượng, vô tổn, chỉ gặp những loại giống, khác nhau làm duyên mà tâm th́ không phân biệt tính toán, chung lại chẳng do sự sai biệt nầy làm nhân duyên mà tâm nầy cao thấp. Do sự cố định nầy mà có ư thức của thân cho đến tất cả duyên tướng bên trong, chấp ta, chấp thuộc về ta, thấy nghe theo mắt, tốt c̣n, tốt mất nương vào 2 loại, tâm nầy cao cả, ĺa tất cả tướng, tịch tĩnh an lạc, được thuận giải thoát. Cho nên tất cả tâm thuận giải thoát, huệ thuận giải thoát đều ở tâm nầy. Chấp của ta và chấp thuộc về ta, thấy ghi tùy mắt, thuận cùng chẳng thuận nương vào hai loại. Tâm nầy siêu việt, ĺa tất cả tướng, tịch tịnh an ổn thuận giải thoát, tâm nầy có được, lợi ích xưng tán, tâm nầy chẳng phải chỉ gặp điều khổ, tâm nầy chẳng cảm cho nên vượt lên trên tám pháp của thế gian. Tâm nầy b́nh đẳng, dụ như đất, lửa, nước, gió trong thế gian. Thế gian 8 pháp chẳng hay bị nhiễm. Lúc ấy Đức Thế Tôn vào sâu nghĩa nầy mà nói kệ rằng:

Khó điều phục động tâm

Xa đi chẳng có hai

Hay siêng năng làm tướng

Đó là sáng thế gian

Lấy tâm tướng lành rồi

Lại lấy ư quan sát

Chánh niệm ở tâm nầy

Khuyên tu cùng bốn giới

Như vậy chánh ở yên

Hay cởi bỏ các dục

đời ở tám pháp

Tâm lành tốt chẳng nhiệm

Ta từ Đức Thế Tôn đă được nghe như thế nầy. Các T Kheo nên biết! Có 2 loại pháp là cùng lên xuống ḥa hợp và ở trong đó vô khuyết, vô gián. Thế nào gọi là hai ? Nghĩa là sanh và tử. Giống như ánh sáng của thế gian bị che khuất, chỉ có cùng lên hoặc xuống hay ḥa hợp nhau. Ở trong nầy vô khuyết, vô gián; khi ánh sáng xuất hiện th́ bóng tối liền tan. Khi bóng tối đến th́ ánh sáng phải đi. Sanh tử cũng vậy. Hay cùng lên xuống ḥa hợp nhau. Ở nơi nầy vô khuyến, vô gián. Khi có sanh tức không có tử. Khi có tử tức chẳng có sanh. Lúc bây giờ Đức Thế Tôn sâu vào nghĩa nầy mà nói kệ rằng:

Như ánh sáng bóng tối

Cùng đến và cùng đi

Ở nơi hai pháp ấy

Chưa hề có gián đoạn

Sanh tử cũng như vậy

Cả hai cùng lên xuống

Ở nơi hai pháp ấy

Chưa từng có gián đoạn

Vô minh vốn là gốc

Nước ái cứ thấm dần

Sanh tử măi liên tục

Chẳng mất cũng chẳng diệt.

Ta từ Đức Thế tôn đă được nghe như thế nầy. Các T Kheo nên biết! Chết cũng có 2 loại. Thế nào là hai ? Một là chẳng điều phục được sự chết. Hai là điều phục được sự chết. Thế nào gọi là chẳng điều phục được sự chết ? Nghĩa là kẻ ngu, không hiểu biết sanh ra chưa thể thân cận với bậc chánh kiến hiền lành. Chưa hề hiểu rơ pháp lành. Ở nơi pháp lành chưa thể tự điều phục. Bị cái thấy chi phối như lấy sắc làm ta. Lấy sự bị có cho là ta. Cái có ở nơi ta, ta ở nơi h́nh tướng ấy. Bị cái thấy chi phối nên thọ tức là ta. Sự cảm thọ cũng cho là ta. Thọ ở nơi ta và ta ở nơi thọ. Nó bị cái thấy chi phối. Tưởng tức là ta, tưởng xúc cũng là ta. Tưởng ở nơi ta, ta ở nơi tưởng. Bị cái thấy chi phối. Hành tức là ta, hành xúc ở nơi ta. Hành ở tại ta, ta ở tại hành. Bị cái thấy chi phối nên nói thức tức là ta, thức xúc thuộc về ta. Thức ở tại ta, ta ở tại thức. Mắt thấy sắc cũng vậy, chấp vào h́nh tướng, chấp lấy việc nầy và lấy đó làm nhân duyên. Ở nơi nhăn căn chẳng thể chánh niệm pḥng giữ mà trụ vào sự phát khởi của tham muốn. Cho nên phát sanh rất nhiều việc ác và những pháp chẳng lành. Tùy theo tâm nầy mà chảy xiết, chẳng thể dừng nghỉ. Ở nơi nhăn căn chẳng thể giữ ǵn. Từ con mắt phóng túng nh́n ra các cảnh giới tham trước màu sắc và mùi vị, cột chặt vào tâm nầy, do sự tham lam nầy mà thọ khổ dài lâu, thọ khổ cực h́nh, thọ sự trói buộc khổ sở, tăng sự nóng giận nơi thân, tăng sự trống rỗng nơi ư, không biết bao nhiêu sự qua lại lên xuống sanh vào bàng sanh, ngạ quỉ, hoặc A Tu La, người, trời các thú v.v... thọ nhận những sự cực khổ, đều do con mắt chẳng điều phục được vậy. Như vậy đó khi tai nghe âm thanh rồi, mũi ngửi mùi hương rồi, lưỡi nếm vị rồi, thân có sự va chạm rồi, ư đă hiểu pháp rồi, chấp giữ vào h́nh tướng ấy, rồi sự chấp thủ ấy cho là tốt. Đây là nhân duyên và tại nơi ư chẳng thể chánh niệm, giữ ǵn để mà ở yên, phát sanh sự tham năo. Cho nên tạo ra không biết bao nhiêu là việc ác và pháp chẳng lành. Tùy theo tâm nầy mà lưu chuyển thấm vào chẳng thể chấm dứt. Ở nơi ư căn nầy chẳng thể giữ ǵn; nên từ ư căn phóng túng đó, tạo ra những cảnh giới, tham trước các mùi vị và trói buộc vào đó, đây là nhân duyên làm cho tham dục, thọ đêm dài khổ sở, thọ sự khổ cực h́nh, thọ sự trói buộc khổ sở, tăng máu nơi người, tăng nên con đường trống rỗng, qua lại lên xuống nhiều đời đọa lạc sanh vào bàng sanh, ngạ quỉ và A Tu La, người, trời các loài thú, thọ nhận nhiều khổ sở, đều do ư căn chẳng điều phục được vậy. Như vậy có tên là chẳng điều phục được sự chết.

Thế nào gọi là có thể điều phục được sự chết ? Nghĩa là các hiền thánh, đa văn đệ tử thường hay thân cận với những bậc chánh kiến, hiểu biết và có tâm lành. Cho nên phải hiểu đây là tất cả các pháp lành. Từ nơi pháp lành ấy mà tự điều phục, chẳng theo sự tùy thích của sự thấy nghe như sắc tức là ta, sắc xúc thuộc về ta, sắc ở tại ta, ta ở tại sắc, không thuận theo sự thấy đó. Thọ tức là ta, thọ xúc ở nơi ta, thọ ở nơi ta, ta ở nơi thọ, chẳng thấy như vậy. Tưởng tức là ta, tưởng xúc ở nơi ta, tưởng ở tại ta, ta ở tại tưởng, chẳng thuận theo sự thấy như thế. Hành tức là ta, hành xúc ở nơi ta, hành ở tại ta, ta ở tại hành; chẳng thuận theo sự thấy như vậy. Thức tức là ta, thức xúc ở tại ta, thức ở tại ta, ta ở tại thức. Mắt thấy sắc rồi chẳng chứng và tướng nầy,chẳng chấp vào sự phụ thuộc. Do nhân duyên nầy mà ở nơi con mắt, hay sanh chánh niệm, phép lành, pḥng hộ giữ ǵn ở yên chẳng khởi tham dục. Cho nên những việc ác, bất thuận theo tâm mà thấm nhuần, tất cả có thể không trói buộc nơi nhăn căn và nơi đây hay ǵn giữ những pháp lành, chẳng từ con mắt nầy mà thấy những cảnh giới; chẳng tham sắc, mùi vị làm trói buộc tâm nầy; chẳng chuyên vào sự tham mà nhận lănh đêm dài khổ sở, thọ cực h́nh, thọ những sự khổ nhọc như tăng máu nơi thân, tăng sự trống không nơi nội tại; chẳng làm cho sanh vào bàng sanh, ngạ quỷ hoặc A Tu La, người, trời các thú để thọ những phiền năo. Tất cả đều do sự điều phục được nhăn căn vậy.

Như thế hoặc lúc khi tai nghe rồi, mùi ngửi rồi, lưỡi nếm vị rồi, thân xúc chạm rồi, ư hiểu pháp rồi, không chấp vào tướng ấy, chẳng chấp theo tốt hay xấu. Do nhân duyên nầy ở nơi ư căn, lại hay chánh niệm giữ ǵn mà ở, chẳng khởi ḷng tham lo cho đến nhiều tội ác, chẳng có thiện pháp, tùy theo tâm mà lưu chuyển. Tất cả đều có thể lo lắng là đều do ư căn, việc tốt hay giữ, chẳng từ ư căn mà nh́n qua các cảnh giới, chẳng tham pháp vị trói buộc tâm nầy. Chẳng duyên nơi sự tham nầy mà thọ nhận đêm dài khổ sở, hay thọ nhận sự khổ sở, sự làm cho khổ, tăng trưởng áp huyết nơi thân và tăng đường trống rỗng nơi ư. Chẳng qua lại ở đây hay sanh vào bàng sanh, ngạ quỷ và A Tu La, người trời các thú, thọ nhận những sự khổ cực. Tất cả đều do ư căn tốt đẹp điều phục vậy. Như vậy có tên là điều phục mà chết.

Các T Kheo nên biết! Chẳng điều phục mà chết, ch́m đắm vô lượng sanh tử khổ hải. C̣n điều phục mà chết th́ siêu độ vô lượng sanh tử khổ hải. Cho nên có tên là 2 sự chết. Lúc ấy Đức Thế Tôn sâu vào nghĩa nầy mà nói kệ rằng:

Lược nói các hữu t́nh

Phép chết có hai loại

Điều phục hoặc chẳng điều

Chẳng có phép thứ ba

Nếu chẳng điều mà chết

Nhứt định sinh vào thú

Thọ các khổ luân hồi

Trải qua nhiều vô lượng

Kẻ điều phục mà chết

Cuối chẳng vào ác thú

Sanh vào cơi trời người

Hay diệt trừ các khổ

Ta từ Đức Thế Tôn đă được nghe như thế nầy. Các T Kheo nên biết! Tất cả các pháp, lược nói có 2 loại. Thế nào là hai ? Một là tạp nhiễm, hai là thanh tịnh. Nên quan sát chơn chánh do chỉ một pháp. V́ sao vậy ? Nếu chỉ một pháp, mà hay giữ ǵn chánh đáng, tức là tất cả hay giữ ǵn tốt. Nếu ở một pháp mà chẳng giữ ǵn chơn chánh th́ ở pháp đó tất cả đều chẳng giữ ǵn. Thế nào gọi là một pháp ? Nghĩa là tâm chúng sanh. Nếu ở tâm ấy chẳng thể giữ ǵn, tức chẳng thể giữ thân, miệng, ư nghiệp. Nếu chẳng thể giữ thân ngữ ư nghiệp th́ người nầy tức làm hư hoại tất cả thân ngữ ư. Thân ngữ ư nghiệp, tất cả đều bại hoại vậy. Tâm nầy tức có nhiễm ô cấu uế. Tâm nầy nhiễm ô và cấu uế có thể biết được rơ ràng về sự tự lợi lạc và sự lợi lạc cho kẻ khác. Chẳng có nơi nào có thể biết nói lời lành hay nói nghĩa ác. Chẳng có nơi có thể chứng tất cả pháp tối thượng chơn chánh thánh trí. Lại cũng chẳng có nơi nào cả. V́ sao vậy ? V́ tâm có nhiễm ô và cấu uế vậy. Dụ như trong thế gian có chỗ quan sát. Nếu ở nơi tâm mà chứa bất thiện tức là duyên nhiễm ô. Tất cả đều bị thấm qua trợ duyên cho sự xấu. Do vậy cho nên bị bại hoại. Lại như ở thế gian nầy nơi thôn xóm, tụ lạc gồm có các ao hồ nên nhiễm ô và cấu uế. Người có mắt sáng th́ ở tại bên bờ lấy ư quan sát. Ở nơi đó ếch nhái rùa cá, đá sỏi các loại, đi đứng qua lại rất khó khăn. V́ sao vậy ? V́ nước bị dơ và xấu xa. Như vậy đó chúng sanh nếu tâm chẳng giữ ǵn tức chẳng thể bảo hộ cho thân ngữ ư nghiệp được. Nếu chẳng thể giữ ǵn thân ngữ ư nghiệp được th́ kẻ đó tức đă làm bại hoại tất cả thân ngữ ư nghiệp rồi. Thân ngữ ư nghiệp tất cả đều bị bại hoại. Tâm nầy tức bị nhiễm ô, cấu uế. Kẻ có tâm nhiễm ô cấu uế thường có thể thấy biết được sự lợi lạc và làm lợi lạc đầy đủ cho kẻ khác. Cũng chẳng có nơi nào có thể làm cho hiểu biết lời nói hay, đúng và lời nói xấu ác. Cũng chẳng có nơi nào có thể chứng tất cả pháp chơn thánh tri kiến. Lại cũng chẳng có nơi nào cả. V́ sao vậy ? V́ tâm nầy có nhiễm ô và cấu uế vậy. Nếu có tâm hay bảo hộ tốt, tức có thể hộ cho thân ngữ ư nghiệp. Nếu giữ ǵn cho thân ngữ ư nghiệp tốt th́ người ấy tức là người đă làm cho thân ngữ ư nghiệp chẳng bại hoại. Cho nên gọi là thân ngữ ư nghiệp chẳng bại hoại vậy. Tâm nầy tức chẳng có ô nhiễm cấu uế. Tâm chẳng ô nhiễm và cấu uế th́ thường hay thấy rơ việc tự lợi lạc và sự lợi lạc cho kẻ khác đều đầy đủ. Ở nơi nầy thường hay biết rơ việc lành mà nói nghĩa lư cũng như việc ác. Ở nơi ấy hay chứng được tất cả thắng pháp chơn thánh tri kiến. Ở nơi ấy, tại sao như vậy ? V́ tâm không xấu xa và cáu bợn vậy. Dụ như trong thế gian nầy là nơi quan sát. Nếu có một tâm mà chứa toàn điều lành, tức sẽ trong sạch. Chẳng có thẩm thấu. Do duyên đẹp đẽ nầy mà không bị thẩm thấu vậy. Tất cả chẳng hư hại. Lại như ở thế gian nầy xa rời làng xóm ao hồ. Chẳng có xấu xa cùng những dơ sạch. Người có mắt sáng sống ở bên bờ tác ư quan sát. Trong nầy lại có ếch nhái, rùa cá, đá vụn đủ loại. Đi ngang qua đó có thể thấy rơ ràng. V́ sao vậy ? V́ nước không đục, không bị cáu bợn vậy. Cho nên chúng sanh nếu có tâm hay giữ ǵn th́ có thể làm cho thân ngữ ư nghiệp được tốt. Nếu có thể làm cho thân ngữ ư nghiệp được tốt th́ người nầy tức v́ thân ngữ ư nghiệp chẳng làm bại hoại. Cho nên thân ngữ ư nghiệp chẳng bại hoại vậy. Tâm nầy tức tâm chẳng dơ, không cấu uế. Tâm chẳng ô trược và cấu uế th́ có thể thấy rơ sự lợi lạc và sự lợi lạc đầy đủ khác. Lại có nơi có thể biết rơ lời nói ư nghĩ lành, lời nói ư nghĩ xấu. Lại có nơi có thể chứng được tất cả thắng pháp chơn chánh tri kiến. Lại có nơi như thế. Tại sao vậy ? V́ tâm không có dơ uế và xấu xa vậy.

Các T Kheo nên biết! Đó là tâm tạp nhiễm vậy, gọi là hữu t́nh tạp nhiễm. Lại cũng có tâm thanh tịnh, có hữu t́nh thanh tịnh. Cho nên gọi là tạp nhiễm thanh tịnh 2 pháp, tất cả đều nương vào nơi tâm và từ tâm nầy mà sanh khởi. Lúc ấy Đức Thế Tôn sâu vào nghĩa nầy mà nói kệ rằng:

Nếu chẳng giữ ǵn tâm

Tùy theo các sở thích

Hay buông lung cẩu thả

Tất cả chẳng có làm

Nếu giữ ǵn tâm tốt

Chẳng tùy theo ham muốn

Không buông lung cẩu thả

Tất cả đều giữ ǵn

Thế gian có kẻ tốt

Hay giữ thân ngữ ư

Chẳng tạo các việc ác

Tên chân thật trượng phu

Lại từ Đức Thế Tôn được nghe như thế nầy. Các T Kheo nên biết! Có 2 loại thấy, làm cho các loài hữu t́nh hay thay đổi tướng tốt xấu, oán hại nhau, ca tụng để thấy, quan trọng đầu tiên. Nầy các Sa Môn hoặc Bà La Môn! Hăy nhiếp lấy sự chẳng thấy hăy tập thấy sự chẳng thấy. Nếu chẳng thấy có cũng như ái lạc cùng các sự thấy khác; thay đổi tướng tốt xấu, oán hại nhau, chẳng thấy nghe sự tán thưởng, là điều đầu tiên. Nếu có Sa Môn hoặc Bà La Môn ở nơi 2 sự thấy có tập diệt mà xa ĺa sự ngu muội nầy, chẳng phải chánh huệ, hiểu rơ như thật th́ ta nói người kia tên gọi là vô tri kiến (chẳng hiểu biết ǵ cả). Có tham sân si, có sai có hại. Chẳng huệ, chẳng sáng, chẳng thể giải thoát sanh tử, sầu thán, ưu năo v.v... Chẳng thể giải thoát sanh tử và các sự khổ. Nếu có Sa Môn hoặc Bà La Môn ở nơi 2 sự thấy nầy mà các tập diệt vị, quá ngu si xa rời,có thể được chánh huệ, như thật hiểu biết, ta nói người kia được gọi là kẻ tri kiến, chẳng tham sân si, chẳng sai chẳng hại, có trí tuệ sáng suốt. Thường hay được giải thoát sanh lăo bệnh tử sầu năo than van v.v... Có thể được giải thoát sanh tử là những khổ lớn. Lúc ấy Đức Thế Tôn sâu vào nghĩa nầy mà nói kệ rằng:

Thế gian do hai thấy

Làm cho đúng hoặc sai

Nầy kia làm giận hờn

Để thấy hoặc chẳng thấy

Kẻ thấy có thế nầy

Ái lạc chẳng hay bỏ

Đó là kẻ ngu si

Thường hay tự xưng tán

Nếu chẳng biết thấy nầy

Tập diệt, ngu phải ra

Thấy tên độc, bị thương

Vô minh bị che lấp

Đầy đủ tham sân si

Vô minh thấy trí sáng

Định chẳng thể giải thoát

Sanh lăo bệnh tử thảy

Nếu hay biết thấy nầy

Ra khỏi ngu, tập diệt

Thấy tên độc chẳng hại

Phá vô minh tối tăm

Xa rời tham sân si

Đầy đủ thấy nghe trí

Quyết định hay giải thoát

Sanh lăo bệnh tử thảy

Lại từ Đức Thế Tôn được nghe như thế này. Các T Kheo nên biết! Có 2 loại chánh kiến, nên t́m sự chân thật mà suy nghĩ quan sát. Kẻ hay t́m hiểu xưng tán, quan sát th́ có thể được những ǵ chưa được, hay gặp những ǵ chưa gặp, hay chứng những ǵ chưa chứng, hay qua khỏi sầu than, hay diệt các ưu khổ, hay được như chơn lư, hay gặp gỡ cam lồ, hay chứng được Niết Bàn. Sao lại có hai ? Nghĩa là tất cả thế gian chánh kiến và xuất thế gian chánh kiến. Thế nào mà có tên là thế gian chánh kiến ? Nghĩa là có một loại khởi sự thấy chân thật, lập luận như thật, quyết định có bố thí, có thọ có xấu hổ, có nghiệp lành dữ, có dị thục quả, có thế gian nầy và ở tại thế gian nầy có cha, có mẹ, có các loài hữu t́nh hóa sanh khác nhau nhiều loại. Ở nơi thế gian nầy có các Sa Môn, Bà La Môn v.v... sống đời thanh tịnh ở thế gian nầy và thế gian khác; tự nhiên thông đạt làm được chứng thọ. Như vậy có tên là thế gian chánh kiến. Nầy các đệ tử! Nơi đây ta gọi là thế gian chánh kiến nên t́m hiểu tư duy xưng tán quan sát, y vào đó ta nói là thế gian chánh kiến. Có thể làm cho chúng sanh cứu cánh giải thoát sanh lăo bệnh tử, sầu thán, ưu khổ, phiền năo v.v... Nếu chẳng quan sát rơ cũng chẳng hiểu biết, nương vào đó ta nói thế gian chánh kiến, chẳng làm cho chúng sanh cứu cánh giải thoát sanh lăo bệnh tử sầu năo, ta thán v.v... V́ sao vậy ? Như vậy đó nói rằng thế gian chánh kiến. Chẳng phải là thánh kiến, chẳng ĺa ly kiến, chẳng có thể làm cho cứu cánh Niết Bàn kiến, chẳng yểm chẳng ly, chẳng mất chẳng tịnh, chẳng chứng thông huệ, chẳng thành đẳng giác, chẳng chứng Niết Bàn, mà hay bị cảm vào sự sanh lăo bệnh tử, sầu thán, ưu năo, buồn phiền v.v... Như vậy biết rồi th́ với thế gian pháp nầy phải sanh tâm sợ hăi, mà tưởng nhớ đến pháp xuất thế gian an tịnh. Cho nên từ đó sanh sợ hăi nơi pháp của thế gian. Cả 2 đều chẳng chấp nhận. Khi không chấp nhận rồi, chẳng có cầu mong. Chẳng cầu mong rồi th́ nội chứng đắc cứu cánh Niết Bàn. Khi chứng như thế rồi th́ tự biết rằng, ta sanh đă hết, phạm hạnh đă lập, những ǵ đă làm xong, chẳng thọ sanh nữa. Như thế các ngươi! Y theo nơi nầy nói rằng thế gian chánh kiến, hay t́m ṭi xưng tán, quan sát. Sao lại có tên là xuất thế gian chánh kiến ? Nghĩa là biết sự khổ, biết sự khổ tập, biết sự khổ diệt và có thể biết được hứng thú tới con đường diệt khổ. Cho nên có tên là xuất thế gian chánh kiến. Nầy các Thánh đệ tử, y vào nơi nầy mà nói xuất thế gian chánh kiến vậy. Nên t́m hiểu, suy nghĩ, xưng tán quan sát. Y vào nơi nầy mà nói là xuất thế gian chánh kiến, có thể làm cho chúng sanh cứu cánh giải thoát sanh lăo bệnh tử, sầu năo, lo buồn v.v... Chẳng lắng nghe quan sát rồi, th́ làm cho hiểu rơ. Y vào nơi nầy mà nói là xuất thế gian chánh kiến, hay là làm cho chúng sanh cứu cánh giải thoát sanh lăo bệnh tử, sầu khổ, ưu bi, phiền loạn v.v... Cho nên gọi đây là xuất thế gian chánh kiến, đây là chơn Thánh kiến, đây là xuất ly kiến, đây là cứu cánh chứng Niết Bàn kiến, hay yểm hay ly, hay diệt hay tịnh, hay chứng thông huệ, hay thành đẳng giác, hay được Niết Bàn, hay qua khỏi tất cả sanh lăo bệnh tử, sầu thán, lo âu, khổ năo v.v... Như vậy đă biết rồi th́ nơi thế gian nầy sẽ xuất hiện trân bảo, đồng thời ở thế gian nầy sẽ sanh tư tưởng hạ tặc. Khi có tư tưởng xuất thế trân bảo rồi th́ thân được nhẹ nhàng. Khi thân nhẹ nhàng rồi th́ được niềm vui miên viễn, thọ được niềm vui miên viễn rồi th́ tâm được tịch tịnh. Khi tâm được tịch tịnh rồi th́ có thể sinh thật tri kiến. Khi đă có thật tri kiến rồi th́ hay thích xa ĺa. Khi xa ĺa rồi th́ hay ly dục. Khi ly dục rồi th́ hay giải thoát. Khi được giải thoát rồi th́ làm cho hiểu biết, ta sự sanh đă hết, phạm hạnh đă lập, việc làm đă xong, chẳng thọ thân sau. Như thế các ngươi! Y nơi nầy mà nói xuất thế gian chánh kiến. Nên t́m hiểu và suy nghĩ rơ rồi xưng tán quan sát. Cho nên có tên là 2 loại chánh kiến. Nên t́m hiểu xưng tán quan sát có thể được những điều chưa được, có thể gặp những điều chưa gặp, có thể chứng những ǵ chưa chứng, có thể qua được các sầu thán, có thể diệt được ưu khổ, có thể được như chơn lư, có thể gặp gỡ cam lồ, có thể chứng được Niết Bàn. Lúc ấy Đức Thế Tôn sâu vào nghĩa nầy mà nói kệ rằng:

Chánh kiến có hai loại

Thế gian, xuất thế gian

Kẻ trí thường suy nghĩ

Hay hiểu tất cả khổ

Suy nghĩ nơi thế gian

Mà sinh tâm sợ hăi

Do chẳng chấp vào thọ

Cứu cánh chứng Niết Bàn

Suy nghĩ xuất thế gian

Hay sanh của trân bảo

Hoan hỷ tâm an lạc

Từ đây mà nhẹ nhàng

Nhẹ nhàng rồi an vui

Vui rồi tâm vắng lặng

Tâm định sinh giác chi

Hiểu rơ bốn như thật

Thấy đoạn thật các nghi

Nghi không nơi chứa chấp

Giải thoát tất cả khổ

Chứng vô thượng Niết Bàn

Sâu vào nghĩa trước Uẩn Đà Nam viết:

Cho cùng các tập hội

Như cùng chẳng học hết

Hành tướng chết, giống, khác

Sạch dơ cùng hai thấy.

Kinh Bổn Sự- quyển thứ 5

-o0o-

 

 

previous.png   back_to_top.png   next.png

[ TRANG CHỦ KINH ĐIỂN | ĐẠI TẠNG KINH | THẦN CHÚ | HÌNH ẢNH | LIÊN LẠC ]

google-site-verification=Iz-GZ95MYH-GJvh3OcJbtL1jFXP5nYmuItnb9Q24Bk0