Số 0571
Phật Thuyết Kinh NGƯỜI PHỤ NỮ GẶP ĐIỀU BẤT HẠNH TK Thích Tâm Nhăn
Dẩn nhập
“Nếu chúng ta mang thương tích ở chỗ nào sẽ cảm thấy rất đau đớn. Mà cái giá trị của sự đau đớn là ở chỗ chúng ta trị liệu vết thương để ngăn ngừa sự suy nhược của toàn thân. Khổ đau là lẽ thường của cuộc đời, nếu chán ghét mà trốn tránh nó th́ sự sinh hoạt trở thành vô giá trị”.
Trong Tập san Pháp Luân kỳ này, chúng tôi xin giới thiệu với quí Phật tử kinh “Người phụ nữ gặp điều bất hạnh” (Phật thuyết phụ nhơn ngộ cô kinh 佛說婦人遇辜經), do Sa-môn Thánh Kiên người Tây Vực dịch thời Khất Phục Tần, A.D. 385-431 (Khất Phục tên bộ lạc Tiên Ti cũ - thời Đông Tấn kiến thiết thành nước Tây Tần), Đại Chánh 14, số hiệu 571, trang 944.
Nội dung bản kinh này tương đồng với truyện tích Pháp cú (Dhamma-pada) 113, trường hợp nàng Paṭācārā(1) và truyện Paṭācārā (Therī. 134) trong Trưởng lăo Ni kệ (phần năm kệ) thuộc Tiểu bộ kinh (Khuddhaka Nikāya).
Toát yếu nội dung kinh
Kinh kể về một chàng trai đến nước Xá-vệ (Śrāvastī) lập gia đ́nh rồi trở về quê sinh được hai đứa con. Sau người vợ lại mang thai, đến ngày “măn nguyệt khai hoa”, theo phong tục xưa của xứ Thiên Trúc, người vợ phải về nhà cha mẹ để sinh.
Một sáng nọ, chồng đánh xe ḅ đưa vợ cùng hai con lên đường. Đến xế trưa, mọi người dừng xe nghỉ ngơi ăn cơm, bất chợt có con rắn độc ḅ tới tấn công con ḅ và giết luôn người chồng. Cô vợ thấy cảnh tượng như vậy run sợ hoảng hốt, kêu trời khóc lóc thảm thiết... Khi mặt trời khuất núi, người vợ đành dẫn hai con tiếp tục cuộc hành tŕnh, đi một đoạn không xa lại gặp con sông. V́ tối trời người vợ sợ bị giặc cướp, vội vă để đứa lớn trên bờ c̣n ẵm đứa nhỏ lội qua trước. Mới lội qua giữa ḍng th́ nghe tiếng hét lớn: Mẹ ơi…! mẹ…! Cô ta quay lại, thấy con ḿnh đă bị sói ăn thịt. Cô ta kinh hồn khiếp đảm buông đứa con đang bồng, ḍng nước cuốn đứa bé trôi đi. Cô ảo năo mê hoặc ngă té trong nước bị sẩy thai luôn. Về đến nhà lại nghe hung tin cha mẹ ḿnh chết trong trận hỏa hoạn đêm qua, c̣n cha mẹ chồng th́ bị giặc cướp sát hại.
Bao chuyện khổ đau dồn về một lúc làm cô ta mê loạn phát điên, cởi hết quần áo bỏ chạy. Ai thấy cũng xót thương. Có người lại nghĩ cô bị tà ma, quỉ thần quấy nhiễu. Cô ta chạy măi đến tinh xá Kỳ Thọ Cấp Cô Độc(2), lúc đức Phật đang thuyết pháp cho bốn chúng đệ tử và chư Thiên, Long thần nghe. Khi ấy tâm trí cô ta tự nhiên tỉnh lại, thấy ḿnh khỏa thân, mắc cỡ quá nên khom xuống sát đất. Phật bảo A-nan lấy y phục cho cô ta. Cô ấy mặc rồi đảnh lễ sát chân Phật, ngồi sang một bên. Đức Phật thuyết kinh về: Tội phước hiện tiền, mạng người vô thường, có hợp th́ có tan, có sinh th́ có tử, không sinh không diệt tất cả vốn không, tự khởi tự diệt luân chuyển năm đường, ví như bánh xe đă tháo gỡ th́ không quay được nữa.
Cô ta nghe Phật nói, tâm khai ư giải liền đắc quả Bất thối chuyển, sầu muộn tiêu tan như mặt trời không mây. Đức Phật nói như vậy, tứ chúng vui mừng, chư Thiên, Long thần đảnh lễ thối lui.
Lời kết
Cuộc đời đâu chỉ lấy đi nước mắt của người phụ nữ bất hạnh ấy hay nước mắt của nàng Paṭācārā, mà c̣n lấy đi bao nước mắt của những con người sống trong cảnh chiến tranh, thiên tai, đói khổ, sinh tử phân ly… Dù thế giới ngày nay vô cùng tự kiêu với nền văn minh hiện đại th́ chân lư khổ đau vẫn hằng ngự trị đâu đó.
Song, hạnh phúc phải t́m nơi hạnh phúc không thể tồn tại. Quan niệm của Phật giáo tuy chỉ chân tướng cuộc đời là khổ, nhưng không phải chủ thuyết bỏ đời, trốn khổ, hay chán nản, mà hăy nh́n thẳng vào nó để t́m ra con đường giải thoát. Cho nên người phụ nữ bất hạnh kia có đau đớn, có khổ luỵ h́nh hài, th́ mới chiêm nghiệm, mới chinh phục được khổ đau. Đức Phật cũng dạy, “kẻ tự thắng ḿnh lại vẻ vang hơn sự oanh liệt của một dũng sĩ chiến thắng ngàn quân địch trên băi chiến trường.” Cô ấy chiến thắng được ḿnh cũng không phải dễ, phải điên dại, phải lang thang, nhưng không tuyệt vọng, không quyên sinh, cái giá trị tinh thần căn bản của Phật giáo là điểm ấy. Và khi điên loạn mất trí, sao cô ấy không chạy vào rừng sâu, thôn xóm, chợ búa… mà chạy đến tinh xá Kỳ Thọ Cấp Cô Độc? V́ ánh sáng trí tuệ giác ngộ của đạo Phật luôn song hành với cuộc đời, ánh sáng ấy có thể quét sạch bóng tối dục vọng và khổ đau. Đạo Phật có mặt bắt đầu từ sự khổ đau, từ thân phận con người, từ cuộc đời thực tại để giải quyết những vấn đề thực tại, chứ không từ thế giới siêu h́nh. Cô ta giác ngộ trong cái thực tại ấy, cái thực tại chơn thường vĩnh cửu trong cái vô thường, là mọi sự mọi vật không thể nào không thay đổi, sau khi nghe Phật dạy: mạng người vô thường, có hợp th́ có tan, có sinh th́ có tử…
Người sống một trăm năm, Không thấy pháp sanh diệt, Tốt hơn sống một ngày, Thấy được pháp sanh diệt. (Truyện tích Pháp cú 113)
Đạo Phật không ca ngợi, đề cao nỗi đời trầm thống, hay tán thán cảnh khổ của thế gian mà muốn nói, nó cần thiết cho chất liệu lư tưởng. Sinh tử là Niết- bàn, phiền năo tức Bồ-đề!
1. Paṭācārā: Phiên âm là Bát-tra-tả-la, dịch là “kẻ mang xiêm áo”. V́ lúc nàng phát điên, đi lang thang mang xiêm áo tả tơi nên người ta gọi nàng như vậy.
2. Trong truyện tích Pháp cú, đức Phật dùng thần lực khiến cho nàng chạy vào, và Ngài gọi, Paṭācārā! Tỉnh lại đi con. Nghe tiếng Phật gọi, nàng định thần tỉnh lại.
|