PHẬT THUYẾT VÔ CẤU XƯNG KINH
Hán Dịch: Đại Đường, Tam Tạng Pháp Sư Huyền Trang
Việt dịch: Thích Nữ Tịnh Nguyên
Chứng Nghĩa: Tỳ kheo Thích Đỗng Minh, Tỳ Kheo Thích Tâm Hạnh
-o0o-
Quyển thứ ba
V- PHẨM THĂM BỆNH
Khi ấy, đức Phật bảo Diệu Cát Tường:
- Ông hăy đến thăm bệnh Vô Cấu Xứng hỉ!
Diệu Cát Tường thưa:
- Bạch Thế Tôn! Đại cư sĩ ấy khó bề đối đáp lại được, v́ ông ấy thể nhập sâu vào pháp môn, có khả năng hiện thuyết khéo léo, trụ vào biện tài vi diệu, trí huệ vô ngại, đă hoàn thành những sự nghiệp của tất cả Bồ tát, tùy ư nhập vào chỗ bí mật của chư Như Lai và các Đại Bồ tát, thâu phục chúng ma, phương tiện thiện xảo vô ngại, đă đạt đến chỗ tối thắng không hai không xen tạp, sở hành về pháp giới đă rốt ráo đếnbờ bên kia, với một tướng, ông ta có thể trang nghiêm cả pháp giới, giảng pháp môn vô biên tướng trang nghiêm, thấu rơ căn hạnh của tất cả hữu t́nh, có thể du hí các thần thông tối thắng, đạt đến chỗ đại trí huệ phương tiện thiện xảo, đă giải quyết được tất cả những vấn đáp một cách tự tại không sợ, những lời nói thấp hèn sắc bén không thể chống cự nổi. Tuy vậy, con sẽ nương oai thần của Phật đến thăm bệnh ông ta. Đến đó, con sẽ tùy theo năng lực của con để đàm luận với ông ta.
Thế rồi, trong chúng có các Bồ tát và đại đệ tử Thanh văn, Thích, Phạm, hộ đời, chư thiên... đều nghĩ rằng: “ Hai vị Bồ tát này đều là người có thắng giải quăng đại sâu xa. Nếu cùng nhau bàn luận quyết định là nói giáo pháp vi diệu. V́ nghe pháp, chúng ta cũng sẽ đốc suất nhau đi theo đến đó”.
Bấy gờ, trong chúng có tám ngàn vị Bồ tát, năm trăm vị Thanh văn, vô lượng trăm ngàn Thích, Phạm, chư thiên hộ đời... v́ nghe pháp nên xin đi theo. Thế rồi, Diệu Cát Tường cùng các Bồ tát, đại đệ tử Thanh văn, Thích, Phạm, chư thiên hộ đời cung kính đảnh lễ Thế Tôn rồi cùng nhau ra khỏi rừng Yêm La đến thành Quảng Nghiêm để thăm bệnh ông Vô Cấu Xứng. Lúc ấy Vô Cấu Xứng nghĩ rằng: “ Ta nên dùng thần lực của ḿnh biến thành nhà trống, không c̣n những giường chiếu, ghế ngồi, của cải, vật dụng và nhữngngười giả... Chỉ để lại một chiếc giường hiện đang nằm bệnh”. Sau khi nghĩ như vậy, Vô Cấu Xứng liền dùng sức đại thần thông làm cho nhà ḿnh trống không, không c̣n vật ǵ cả chỉ để lại một chiếc giường hiện đang nằm bệnh mà thôi.
Bấy giờ, Diệu Cát Tường cùng đại chúng vào nhà ông ta, nhưng thấy nhà trống không, không có những vật dụngcả người thị giả nữa, chỉ có một chiếc giường Vô Cấu Xứng nằm thôi. Thấy Diệu Cát Tường, Vô Cấu Xứng vui mừng chào :“Lại đây, tướng không đến mà đến, tướng không thấy mà thấy, tướng không nghe mà nghe”.
Diệu Cát Tường nói:
- Đúng rồi, cư sĩ! Nếu đă đến tứclà không c̣n đến, đă đi tức là không c̣n đi. V́ sao? Đă đến chẳng phải từ đâu đến, đă đi chẳng phải từ chỗ đi. Đă thấy tức là không c̣n thấy, đă nghe tức là không c̣n nghe. Thôi hăy gát việc đó qua một bên. Cư sĩ! Bệnh ấy có chịu nổi không? Mạng sống có thể cứu được không? Giới có điều ḥa không? Bệnh có thể trị liệu được không? Có thể làm cho bệnh ấy đừng tăng nữa được không? Thế Tôn ân cần gởi lời thăm ông. Cư sĩ! Bệnh này có thuyên giảm chút nào không? Đi đứng khí lực có được khỏe không? Nguồn gốc của bệnh này do đâu mà có? Bệnh đă bao lâu rồi? Phải làm sao cho hết bệnh?
Vô Cấu Xứng nói:
- Vô minh hữu ái của các hữu t́nh sanh ra đă lâu rồi, bệnh này của tôi sanh ra cũng như vậy. Lâu xa trước khi sanh tử đến nay. V́ hữu t́nh bệnh nên tôi cũng bệnh. Nếu hữu t́nh hết bệnh th́ tôi cũng hết bệnh. V́ sao? V́ tất cả Bồ tát theo các hữu t́nh trôi măi ḍng sanh tử, do theo vào sanh tử th́ có bệnh. Nếu các hữu t́nh ĺa được bệnh khổ th́ các Bồ tát không c̣n bệnh. Ví như cư sĩ trưởng giả ở thế gian chỉ cómột người con duy nhất nên rất yêu thương, cưng ch́u không muốn xa nó. Nếu đứa con bệnh th́ cha mẹ cũng bệnh, c̣n như con lành bệnh th́ cha mẹ cũng hết bệnh. Cũng vậy, Bồ tát thương các hữu t́nh giống như con một. Nếu hữu t́nh bệnh th́ Bồ tát cũng bệnh, hữu t́nh hết bệnh th́ Bồ tát hết bệnh. Ngài lại hỏi bệnh ấy từ đâu mà có ư? Bồ tát có bệnh là do ḷng đại bi sanh ra.
Diệu Cát Tường hỏi:
- V́ sao nhà này hoàn toàn trống không, lại không có người hầu?
Vô Cấu Xứng nói:
- Tất cả cơi Phật đều không.
Diệu Cát Tường hỏi:
- Lấy ǵ làm không?
Vô Cấu Xứng trả lời:
- Lấy không làm không.
Hỏi:
- Không này v́ sao lại không?
Đáp:
- V́ không này không phân biệt nên không.
Hỏi:
- Tánh không có thể phân biệt được sao?
Đáp:
- Nó có thể phân biệt nhưng cũng đều không. V́ sao? V́ tánh không không thể phân biệt nên là không.
Hỏi:
- Không này phải t́m ở đâu?
Đáp:
- T́m trong sáu mươi hai kiến.
Hỏi:
- Sáu mươi hai kiến này nên t́m ở đâu?
Đáp:
- T́m trong các pháp giải thoát của chư Phật.
Hỏi:
- Pháp giải thoát của chư Phật phải t́m ở đâu?
Đáp:
- T́m trong tâm hành của tất cả hữu t́nh. Ngài lại hỏi v́ sao không có thị giả ư? Tất cả ma oán và các ngoại đạo đều là thị giả của tôi cả. V́ sao? V́ tất cả ma oán vui thích sanh tử, tất cả ngoại đạo th́ ham thích các kiến. Với những thứ ấy, Bồ tát đều nhàm chán xa ĺa. Cho nên oán ma và ngoại đạo là thị giả của tôi.
Diệu Cát Tường hỏi:
- Cư sĩ! Bệnh này tướng như thế nào?
Đáp:
- Bệnh của tôi hoàn toàn không có sắc tướng, cũng không thể thấy.
Hỏi:
- Bệnh này tương ưng với thân hay tương ưng với tâm?
Đáp:
- Bệnh của tôi chẳng tương ưng với thân v́ ĺa tướng thân; cũng tương ưng với thân v́ như ảnh tượng. Chẳng tương ưng với tâm v́ ĺa tướng tâm, cũng tương ưng với tâm v́ như huyễn hóa.
Hỏi:
- Địa, thủy, hỏa,phong giới, trong bốn giới này bệnh thuộc vào giới nào?
Đáp:
- Thân của các hữu t́nh đều do bốn đại mà có. V́ chúng có bệnh nên tôi bệnh. Nhưng bệnh này chẳng phải do bốn đại ấy sanh v́ ĺa tánh của giới.
Diệu Cát Tường hỏi:
- Bồ tát an ủi Bồ tát bị bệnh như thế nào để họ được vui vẻ.
Vô Cấu Xứng trả lời:
- Chỉ bảo thân vô thường nhưng khuyên không nhàm chán thân; chỉ bảo thân có khổ mà không khuyên thích Niết bàn. Chỉ bảo thân là vô ngă nhưng khuyên làm thành thục hữu t́nh, chỉ bảo thân là không tịch nhưng không khuyên tu rốt ráo tịch diệt, chỉ bảo sám hối tội trước nhưng không nói tội có thay đổi; khuyên lấy bệnh của ḿnh mà thương các hữu t́nh để trừ bệnh cho họ; khuyên phải nhớđến tội khổ lúc trước đă chịu mà làm lợi ích hữu t́nh; khuyên phải nhớ vô lượng gốc lànhđă tu để tu mạng thanh tịnh; khuyên đừng sợ hăi mà phải tinh tấn dơng mănh, khuyên phát nguyện rộng lớn mà làm đại y vương trị liệu cácbệnh thân tâm của các hữu t́nh để vĩnh viễn được tịch diệt. Bồ tát nên an ủi Bồ tát bị bệnh như vậy để họ được vui vẻ.
Diệu Cát Tường hỏi:
- Bồ tát trị bệnh phải điều phục tâm như thế nào?
Vô Cấu Xứng nói:
- Bồ tát bị bệnh nên nghĩ như vầy: “ Bệnh này của ta đều do phiền năo, điên đảo vọng tưởng hư dối từ đời trước mà sanh ra. Trong thân hoàn toàn không có một pháp nào chân thật cả, vậy ai có thể chịu bệnh đó. V́ sao? V́ do bốn đại ḥa hợp lại giả gọi là thân - Trong các đại không có chủ, thân cũng không có ngă. Nếu bệnh này do chấp ngă sanh ra th́ không nên vọng sanh chấp ngă. Nên hiểu rơ rằng chấp ngă này là nguồn gốc đưa đến bệnh. V́ vậy nên trừ diệt tất cả ư tưởng về ngă mà an trụ vào ư tưởng pháp. Nên nghĩ rằng: Do các pháp ḥa hợp lại mà thành ra thân này, sanh diệt xoay vần, vậy sanh chỉ do pháp sanh, diệt chỉ do pháp diệt. Như vậy các pháp xoay vần liên tục nhưng chúng không biết lẫn nhau lại không nhớ nghĩ đến. Khi sanh không nói là ta sanh, đến khi diệt không nói là ta diệt. Bồ tát có bệnh nên biết đúng đắn pháp tưởng như vậy. Pháp tưởng này của ta là điên đảo. Hễ có pháp tưởng là có đại hoạn, ta nên trừ bỏ chúng, cũng cần phải diệt trừ tất cả đại hoạn của hữu t́nh. Làm thế nào để trừ đại hoạn ấy? Nghĩa là phải trừ bỏ chấp ngă và ngă sở. Làm thế nào để trừ bỏ chấp ngă và ngă sở? Là ĺa bỏ hai pháp. Làm sao ĺa hai pháp? Là với pháp trong và pháp ngoài hoàn toàn không hành. Làm thế nào để không hành hai pháp? Là quán b́nh đẳng, không động, không chuyển, không có đối tượng để quan sát. B́nh đẳng thế nào? Nghĩa là ngă và Niết bàn cả hai đềub́nh đẳng. V́ sao? V́ tánh của hai pháp là không. Hai pháp ấy đă không có vậy lấy cái ǵ làm không? Chỉ dùng danh tự giả gọi là không. Hai pháp ấy không thật, đă thấy b́nh đẳng th́ không c̣n bệnh ǵ nữa cả, chỉ có cái bệnh không, nên quán bệnh không ấy cũng là không. V́ sao? V́ bệnh không ấy hoàn toàn là không. Bồ tát có bệnh đem cái không có sự thọ mà thọ các thọ. Nếu đối với Phật pháp mà chưa được viên măn th́ không nên diệt thọ để có sở chứng, phải ĺa hai pháp năng thọ và sở thọ. Nếu khổ chạm vào thân th́ nên thương tất cả hữu t́nh trong đường nguy hiểm mà phát ḷng đại bi diệt trừ các khổ cho họ. Bồ tát có bệnh nên nghĩ như vầy: “ Đă diệt trừ bệnh của ḿnh th́ cũng nên trừ bỏ các bệnh của hữu t́nh. Khi diệt trừ bệnh của ḿnh và người như vậy, th́ không có một pháp nhỏ nào mà có thể trừ diệt. Nên quán sát đúng đắn rằng bệnh do nhân duyên sanh hăy mau diệt trừ v́ họ mà nói chánh pháp. Sao gọi là bệnh do nhân duyên sanh?. Nghĩa là duyên suy nghĩ, các hữu duyên suy nghĩ đều là nhân của bệnh. Hễ ai có duyên suy nghĩ th́ đều có bệnh. Duyên suy nghĩ vào đâu? Duyên vào ba cơi. Làm sao biết duyên suy nghĩ như vậy? Nghĩa là thông đạt rơ ràng đúng đắn hữu duyên suy nghĩ này hoàn toàn vô sở đắc. Nếu Vô sở đắc th́ không duyên suy nghĩ, làm thế nào để chấm dứt duyên suy nghĩ, nghĩa là không duyên vào nhị kiến. Thế nào là nhị kiến? Là nội kiến và ngoại kiến. Nếu không có hai kiến này th́ vô sở đắc. Đă vô sở đắc th́ duyên suy nghĩ hoàn toàn chấm dứt. V́ duyên suy nghĩ hoàn toàn chấm dứt nên không có bệnh. Nếu ḿnh không có bệnh th́ đoạn diệt bệnh của hữu t́nh.
Thưa ngài Diệu Cát Tường! Bồ tát có bệnh nên điều phục tâm như vầy: Chỉ có Bồ đề của Bồ tát mới có thể đoạn trừ tất cả khổ già bệnh chết. Nếu tự ḿnh không siêng năng tu hành như vậy tức là bị vứt bỏ uổng phí. V́ sao? V́ như người chiến thắng quân địch th́ mới gọi là người dơng tướng. Cũng vậynếu đoạn dứt hẳn khổ già bệnh chết th́ mới gọi là Bồ tát.
Thưa ngài Diệu Cát Tường! Bồ tát bệnh nên tự ḿnh quán sát; nếu bệnh này của ta chẳng phải thật chẳng phải có th́ tất cả bệnh của các hữu t́nh cũng chẳng phải thật chẳng phải có. Khi quán như vậy không nên lấy ái kiến mà buộc tâm ḿnh vào các hữu t́nh để phát sanh ḷng đại bi, mà cần phải đoạn trừ khách trần phiền năo để phát sanh ḷng đại bi với các hữu t́nh. V́ sao? V́ nếu Bồ tát đem ái kiến buộc tâm ḿnh, phát sanh ḷng đại bi với các hữu t́nh th́ tức là nhàm chán sanh tử. Nếu đoạn trừ khách trần phiền năo, phát sanh ḷng đại bi với các hữu t́nh tức là không nhàm chán sanh tử. V́ các hữu t́nh mà Bồ tát ở trong sanh tử không nhàm chán, không bị ái kiến trói buộc tâm ḿnh. V́ không bị ái kiến trói buộc tâm nên ở trong sanh tử không bị trói buộc. V́ không bị trói buộc trong sanh tử nên được giải thoát. V́ ở trong sanh tử được giải thoát nên có năng lực giảng nói pháp vi diệu khiến cho các hữu t́nh xa ĺa sự trói buộc mà chứng đắc giải thoát. Đức Thế Tôn căn cứ vào mật ư này mà nói. Nếu bản thân ḿnh bị trói buộc mà cởi tháo trói buộc cho người th́ không có vấn đề ấy xảy ra. C̣n như bản thân ḿnh đă tháo gỡ sự trói buộc có thể tháo gỡ trói buộc cho người th́ việc này có xảy ra. Cho nên Bồ tát cần cầu giải thoát xa ĺa các sự trói buộc.
Thưa ngài Diệu Cát Tường! Sao gọi là Bồ tát bị trói buộc? Sao gọi là Bồ tát được giải thoát? Nếu các Bồ tát đắm trước vào những sự tu về tịnh lự giải thoát, đẳng tŕ, đẳng chí th́ gọi là Bồ tát bị trói buộc. Nếu các Bồ tát dùng phương tiện thiện xảo giúp đỡ các hữu t́nh nhưng không tham trước đó là Bồ tát được giải thoát. Nếu không có phương tiện thiện xảo thâu nhiếp diệu huệ th́ gọi là trói buộc. Nếu có phương tiện thiện xảo thâu nhiếp diệu huệ th́ gọi là giải thoát. V́ sao Bồ tát không có phương tiện thiện xảo thâu nhiếp diệu huệ gọi là trói buộc? Nghĩa là Bồ tát lấy pháp không - vô tướng - vô nguyện để tự điều phục ḿnh, không dùng tướng tốt trang sức thân ḿnh, trang nghiêm cơi Phật làm thành thục chúng sanh. Bồ tát này không có phương tiện thiện xảo thâu nhiếp diệu huệ nên gọi là trói buộc. V́ sao Bồ tát có phương tiện thiện xảo thâu nhiếp diệu huệ gọi là giải thoát? Nghĩa là Bồ tát lấy pháp không - vô tướng - vô nguyện để điều phục tâm ḿnh, quán sát các pháp hữu tướng vô tướng tu tập để chứng đắc, lại dùng tướng tốt trang sức thân ḿnh, trang nghiêm cơi Phật, làm thành thục chúng sanh. Các Bồ tát này có phương tiện thiện xảo thâu nhiếp diệu huệ gọi là giải thoát. V́ sao Bồ tát không có phương tiện thiện xảo thâu nhiếp diệu huệ gọi là trói buộc? Nghĩa là Bồ tát an trụ vào các kiến, tất cả phiền năo trói buộc tùy miên, tu các gốc lành, nhưng không hồi hướng lên Chánh Đẳng Bồ đề lại chấp trước sâu chặt vào đó. Bồ tát này không có phương tiện thiện xảo thâu nhiếp diệu huệ gọi là trói buộc. V́ sao Bồ tát có phương tiện thiện xảo thâu nhiếp diệu huệ gọi là giải thoát? Nghĩa là các Bồ tát xa ĺa các kiến, tất cả phiền năo trói buộc tùy miên, tu các gốc lành hồi hướng lên Chánh Đẳng Bồ đề mà không có chấp trước. Bồ tát này có phương tiện thiện xảo thâu nhiếp diệu huệ gọi là giải thoát.
Thưa ngài Diệu Cát Tường! Bồ tát có bệnh nên quán các pháp, thân và bệnh đều là vô thường, khổ, không, vô ngă đó gọi là huệ. Mặc dầu thân có bệnh nhưng thường ở trong sanh tử làm lợi ích cho hữu t́nh mà không hề mệt mỏi, đó gọi là phương tiện. Lại quán thân tâm và các bệnh xoay vần nương vào nhau lưu chuyển măi không có đầu mối, sanh diệt không gián đoạn, chẳng phải mới, chẳng phải cũ, đó gọi là huệ. Không mong cầu thân, tâm và các bệnh ḥa toàn tịch diệt, đó gọi là phương tiện.
Thưa ngài Diệu Cát Tường! Bồ tát có bệnh nên điều phục tâm ḿnh như vầy: Không nên an trụ vào tâm điều phục hay không điều phục. V́ sao? V́ nếu trụ vào tâm không điều phục th́ đó là pháp của phàm phu. Nếu trụ vào tâm điều phục th́ đó là pháp của Thanh văn. Cho nên Bồ tát không antrụ vào hai biên này, đó gọi là Sở hành của Bồ tát. Nếu ở chỗ ấy, chẳng phải sở hành của phàm phu, chẳng phải sở hành của bậc Thánh th́ gọi là sở hành của Bồ tát. Nếu ở chỗ quán sát sở hành sanh tử mà không có sở hành của tất cả phiền năo, th́ gọi là sở hành của Bồ tát. Nếu ở chỗ quán sát sở hành Niết bàn mà không có sở hành tịch diệt rốt ráo th́ gọi là sở hành của Bồ tát. Nếu ở chỗ thị hiện sở hành bốn ma nhưngvượt qua sở hành của tất cả ma sự, th́ gọi là sở hành của Bồ tát. Nếu cầu sở hành trí Nhất thiết trí mà không có sở hành của phi thời chứng trí, th́ gọi là sở hành của Bồ tát. Nếu cầu sở hành trí Tứ đếdiệu mà không có sở hành phi thời chứng đế th́ gọi là sở hành của Bồ tát. Nếu quán sát đúng đắn về sở hành nội chứng nên bao gồm sở hành sanh tử, th́ gọi là sở hành của Bồ tát. Nếu hành sở hành của tất cả duyên khởi là có thể xa ĺa sở hành kiến thú th́ gọi là sở hành của Bồ tát. Nếu hành sở hành tất cả hữu t́nh và các pháp ĺa nhau mà không có sở hành phiền năo tùy miên th́ gọi là sở hành của Bồ tát. Nếu quán sát đúng đắn sở hành vô sanh mà không rơi vào sở hành chánh tánh của Thanh văn th́ gọi là sở hành của Bồ tát. Nếu bao gồm tất cả sở hành của hữu t́nh mà không có sở hành phiền năo tùy miên th́ gọi là sở hành của Bồ tát. Nếu thật sự ưa thích sở hành viễn ly mà không cầu sở hành thân tâm tận diệt th́ đó là sở hành của Bồ tát. Nếu thích quán sát sở hành ba cơi mà không hoại sở hành pháp giới, th́ gọi là sở hành của Bồ tát. Nếu sở hành thích quán sát tánh không mà sở hành cầu tất cả công đức th́ gọi là sở hành của Bồ tát. Nếu sở hành thích quán sát vô tướng mà sở hành cầu độ thoát hữu t́nh th́ gọi là sở hành của Bồ tát. Nếu sở hành thích quán sát vô nguyện mà sở hành thị hiện hữu thú th́ gọi là sở hành của Bồ tát. Nếu sở hành thích qua lại vô tác mà sở hành thường tạo tất cả căn lành không thay đổi đó là sở hành của Bồ tát. Nếu sở hành thích qua lại lục độ nhưng sở hành không hướng đến diệu trí bờ bên kia của tâm hành hữu t́nh, đó gọi là sở hành của Bồ tát. Nếu sở hành thích quán sát bốn vô lượng từ bi hỷ xả mà sở hành không cầu sanh vào cơi Phạm Thiên đólà sở hành của Bồ tát. Nếu sở hành thích qua lại sáu thần thông mà sở hành không hướng đến chứng lậu tận th́ gọi là sở hành của Bồ tát. Nếu sở hành thích kiến lập các pháp mà sở hành không phan duyên theo tà đạo, th́ gọi là sở hành của Bồ tát. Nếu sở hành thích quán sát sáu niệm mà sở hành không theo đó sanh ra các lậu, gọi là sở hành của Bồ tát. Nếu sở hành thích quán sát phi chướng mà sở hành không mong cầu tạp nhiễm, đó là sở hành của Bồ tát. Nếu sở hành thích quán sát các định tịnh lự, giải thoát, đẳng tŕ, đẳng chí mà sở hành không theo thế lực của các định để đến thọ sanh, đó là sở hành của Bồ tát. Nếu sở hành thích qua lại niệm trụ mà sở hành không mong cầu xa ĺa thân - thọ - tâm - pháp, đó là sở hành của Bồ tát. Nếu sở hành thích qua lại chánh đoạn mà không thấy hai pháp thiện và bất thiện, đó gọi là sở hành của Bồ tát. Nếu sở hành thích qua lại thần túc mà sở hành của thần túc biến hóa tự tại không có công dụng đó gọi là sở hành của Bồ tát. Nếu sở hành thích qua lạinăm căn mà sở hành với diệu trí không phân biệt các căn thắng liệt của tất cả hữu t́nh, đó gọi là sở hành của Bồ tát. Nếu sở hành thích an trụ vào năm lực mà sở hành cầu mười lực của Như Lai th́ gọi là sở hành của Bồ tát. Nếu sở hành thích an trụ vào sự viên măn của bảy đẳng giác chi mà sở hành không cầu sự sai biệt diệu trí thiện xảo của Phật pháp đó gọi là sở hành của Bồ tát. Nếu sở hành thích an trụ vào sự viên măn của Bát Thánh đạo mà sở hành không nhàm chán bọn tà đạo, đó là sở hành của Bồ tát. Nếu sở hành cầu tư lương chỉ - quán mà sở hành không rơi vào tịch diệt rốt ráo, đó gọi là sở hành của Bồ tát. Nếu sở hành thích quán sát các pháp không có tướng sanh diệtmà sở hành dùng tướng tốt trang nghiêm thân ḿnh, thành tựu tất cả Phật sự đó gọi là sở hành của Bồ tát. Nếu sở hành thích thị hiện oai nghi của Thanh văn, Độc giác mà sở hành không ĺa bỏ duyên suy nghĩ về tất cả Phật pháp đó là sở hành của Bồ tát. Nếu sở hành tùy theo với bản tánh hoàn toàn thanh tịnh, thườngtịch diệu định của các pháp mà sở hành tùy theo sự ưa thích oai nghi của tất cả hữu t́nh, đó là sở hành của Bồ tát. Nếu sở hành thích quán sát tất cả cơi Phật là tánh không tịch, không thành không hoại như hư không mà sở hành thị hiện tất cả công đức trang nghiêm cơi Phật, làm lợi ích cho các hữu t́nh, đó là sở hành của Bồ tát. Nếu sở hành thích thị hiện tất cả Phật pháp chuyển pháp luân vào đại Niết bàn làm Phật sự mà sở hành tu hành những sự sai biệt của Bồ tát hạnh, gọi là sở hành của Bồ tát.
Khi Vô Cấu Xứng nói tất cả sở hành việc hiếm có của Bồ tát, th́ tám ức đồng tử mà Diệu Cát Tường dẫn theo được nghe pháp đều phát tâm lên ngôi Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề.
VI- PHẨM BẤT TƯ NGH̀
Thấy trong nhà này không có giường ngồi, Xá Lợi Tử thầm nghĩ: “ Các Đại Bồ tát và đại Thanh văn này phải ngồi ở đâu”, biết tâm niệm của Xá Lợi Tử, Vô Cấu Xứng liền nói:
- Thưa ngài Xá Lợi Tử! Ngài v́ pháp mà đến hay v́ cầu chỗ ngồi mà đến?
Xá Lợi Tử nói:
- Tôi v́ pháp đến chứ chẳng phải v́ cầu chỗ ngồi.
Vô Cấu Xứng hỏi:
- Thưa ngài Xá Lợi Tử! Những người cầu pháp không đoái hoài đến thân mạng ḿnh huống chi chỗ ngồi. Thưa Xá Lợi Tử! Người cầu pháp không cầu sắc uẩn cho đến thức uẩn. Người cầu pháp không cầu Nhăn giới cho đến Ư thức giới. Người cầu pháp không cầu Nhăn xứ cho đến Pháp xứ. Người cầu pháp không cầu Dục giới - Sắc giới và Vô sắc giới.
Thưa ngài Xá Lợi Tử! Người cầu pháp không cầu sự chấp trước Phật, Pháp và Tăng. Người cầu pháp không cầu theo sự biết khổ, đoạn tập, chứng diệt và tu đạo. V́ sao? V́ pháp không có hư luận. Nếu nói rằng ta biết khổ, đoạn tập, chứng diệt, tu đạo tức là hư luận chẳng phải gọi là cầu pháp.
Thưa ngài Xá Lợi Tử! Người cầu pháp không cầu sanh, không cầu diệt. V́ sao? V́ pháp là tịch tịnh và gần gũi tịch tịnh. Nếu hành sanh diệt th́ đó là cầu sanh diệt, chẳng phải gọi là cầu pháp, chẳng phải cầu viễn ly. Người cầu pháp không cầu tham nhiễm. V́ sao? V́ pháp không có tham nhiễm ĺa các tham nhiễm. Nếu đối với các pháp cho đến Niết bàn mà có chút tham nhiễm th́ đó là cầu tham nhiễm chẳng phải gọi là cầu pháp.
Thưa ngài Xá Lợi Tử! Người cầu pháp không cầu cảnh giới. V́ sao? V́ pháp chẳng phải cảnh giới. Nếu hành tất cả cảnh giới th́ đó là cầu cảnh giới, chẳng phải gọi là cầu pháp.
Thưa ngài Xá Lợi Tử! Người cầu pháp không cầu thủ và xả. V́ sao? V́ pháp không thủ và xả. Nếu pháp thủ - xả th́ là cầu thủ - xả, chẳng phải là cầu pháp.
Thưa ngài Xá Lợi Tử! Người cầu pháp không cầu sự cất chứa. V́ sao? V́ pháp không cất chứa. Nếu thích cất chứa đó là cầu sự cất chứa, chẳng phải là cầu pháp.
Thưa ngài Xá Lợi Tử! Người cầu pháp không cầu tướng của pháp. V́ sao? V́ pháp là vô tướng. Nếu theo tướng mà biết tức là cầu tướng chứ chẳng phải cầu pháp.
Thưa ngài Xá Lợi Tử! Người cầu pháp không trụ với pháp. V́ sao? V́ pháp không có chỗ trụ. Nếu trụ với pháp tức là cầu trụ, chứ chẳng phải cầu pháp.
Thưa ngài Xá Lợi Tử! Người cầu pháp không cầu thấy nghe và hay biết. V́ sao? V́ pháp không thể thấy nghe hay biết. Nếu hành thấy nghe hay biết tức là cầu sự thấy nghe hay biết, chứ chẳng phải là cầu pháp.
Thưa ngài Xá Lợi Tử! Người cầu pháp không cầu hữu vi. V́ sao? V́ pháp là vô vi, ĺa tánh hữu vi. Nếu hành hữu vi, tức là cầu hữu vi chứ chẳng phải cầu pháp.
Thưa ngài Xá Lợi Tử! Cho nên, nếu muốn cầu pháp th́ đối với tất cả phải nên không có sự cầu.
Khi Vô Cấu Xứng nói pháp ấy, có năm trăm thiên tử xa ĺa trần cấu, ở trong các pháp được chứng đắc Pháp Nhăn tịnh.
Khi ấy, Vô Cấu Xứng hỏi Diệu Cát Tường:
- Ngài đă từng đi qua vô lượng vô số trăm ngàn câu chi cơi chư Phật trong mười phương thế giới, vậy ngài thấy những cơi Phật nào có ṭa Sư tử đầy đủ công đức tốt đẹp thượng diệu?
Diệu Cát Tường trả lời:
- Cách đây về phương Đông ba mươi sáu hằng hà sa các cơi Phật có cơi Phật tên Sơn Tràng. Như Lai cơi ấy hiệu là Sơn Đăng Vương hiện đang trụ tŕ an ổn. Thân đức Phật ấy cao tám mươi bốn ức du thiện na. Ṭa Sư tử của đức Phật ấy cao sáu mươi tám ức du thiện na. Thân của Bồ tát cơi ấycao bốn mươi hai ức du thiện na, ṭa sư tử của Bồ tát cao ba mươi bốn ức du thiện na.
Cư sĩ nên biết! Ṭa Sư tử của Như Lai cơi ấy rất là thù diệu có đầy đủ công đức.
Khi đó Vô Cấu Xứng nhiếp tâm nhập định phát sanh thần thông tự tại. Lập tức đức Phật Sơn Đăng Vương ở thế giới Sơn Tràng phía Đông dời ba mươi hai ức ṭa đại Sư tử cao rộng trang nghiêm sạch sẽ, nương hư không mà vào nhà Vô Cấu Xứng. Điều này làm cho các Bồ tát, đại Thanh văn, Thích, Phạm, Chư thiên hộ đời...xưa chưa từng thấy chưa từng nghe. Nhà của ông ta sáng sủa rộng lớn nghiêm tịnh có thể dung chứa ba mươi hai ức ṭa Sư Tử mà không chướng ngại nhau, mà đại thành Quảng Nghiêm, bốn đại châu Thiệm Bộ Châu.v.v... thành ấp xóm làng đô thành đất nước trong các thế giới, cung điện của trời, rồng, Dạ xoa, Tố lạc... cũng không bị chật hẹp. Tất cả đều thấy xưa sao bấy giờ vậy không khác.
Lúc ấy Vô Cấu Xứng mời Diệu Cát Tường lên ngồi ṭa Sư tử cùng các Đại Bồ tát và đại Thanh văn theo chỗ sắp đặt mà đếnngồi. Nhưng phải tự ḿnh biến thânxứng với ṭa Sư tử ấy. Các Đại Bồ tát có thần thông đều biến thân cao bốn mươi hai ức du thiện na lên ngồi ṭa Sư tử một cách đoan nghiêm. C̣n các Bồ tát mới học th́ không thể lên ngồi ṭa Sử tử được. Khi ấy, Vô Cấu Xứng nói chánh pháp để tất cả vị ấy được năm thần thông, các vị ấy liền dùng thần lực tự ḿnh biến hóa thân cao bốn mươi hai ức du thiện na rồi lên ṭa Sư tử ngồi rất đoan nghiêm. Trong đó, có các đại Thanh văn không thể nào lên ṭa Sư tử để ngồi được.
Bấy giờ, Vô Cấu Xứng nói với Xá Lợi Tử:
- V́ sao ngài không lên ṭa ngồi.
Xá Lợi Tử nói:
- Ṭa ấy cao lớn quá tôi không thể nào lên được.
Vô Cấu Xứng nói:
- Thưa ngài Xá Lợi Tử! Ngài nên lễ kính đức Phật Sơn Đăng Vương để xin ban cho thần lực th́ mới có thể lên ngồi được.
Lúc ấy, các đại Thanh văn đều lễ kính đức Phật Sơn Đăng Vương để xin ban cho thần lực và tất cả đều lên ṭa Sư tử ngồi rất đoan nghiêm.
Xá Lợi Tử nói:
- Thật kỳ diệu thay này cư sĩ! Ngôi nhà nhỏ như thế này có thể chứa trăm ngàn ṭa Sư tử cao lớn nghiêm tịnh như vậy mà không bị chướng ngại nhau, đến đại thành Quảng Nghiêm,Bốn đại châu; Thiệm Bộ Châu..., thành ấp, xóm làng, đô thành, đất nước trong các thế giới, tất cả cung điện của trời, rồng, dạ xoa, A tố lạc... cũng không bị chật hẹp. Tất cả đều thấy trước sao nay vậy không khác.
Vô Cấu Xứng nói:
- Thưa ngài Xá Lợi Tử! Chư Phật Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác và Bồ tát Bất thối chuyển có pháp giải thoát tên là Bất Khả Tư Ngh́. Nếu Bồ tát trụ vào giải thoát Bất tư ngh́ ấy th́ có thể dùng thần lực đem núi chúa Diệu Cao to lớn kia bỏ vào trong hạt cải mà h́nh thái và trọng lượng của hạt cải không tăng c̣n h́nh thái và trọng lượng của núi chúa Diệu Cao th́ không giảm. Mặc dầu hiện tác dụng thần thông như vậy nhưng không làm cho Tứ đại thiên vương, tam thập tam thiên hay biết chúng ta đi đâu và vào đâu. Chỉ trừ làm cho những người nhờ sức thần thông để điều phục mới hay biết núi Diệu Cao vào trong hạt cải. Cũng vậy, Bồ tát an trụ vào giải thoát bất tư ngh́ dùng phương tiện thiện xảo và trí lực mà nhập vào cảnh giới giải thoát Bất tư ngh́. Cảnh giới ấy chẳng phải hàng Thanh văn, Độc giác đo lường được.
Thưa ngài Xá Lợi Tử! Nếu Bồ tát an trụ vào giải thoát Bất tư ngh́ này có thể dùng thần lực đem bốn biển sâu rộng bỏ vào lỗ chân lông mà h́nh thái và trọng lượng của lỗ chân lông không tăng, c̣n h́nh thể và trọng lượng của bốn biển lớn không giảm. Mặc dầu hiện tác dụng thần thông như vậy nhưng không làm cho các rồng, dạ xoa, A tố lạc... biết chúng ta đến đâu và vào đâu. Cũng không làm cho các loài thủy tộc khác: cá, rùa, ba ba..., các rồng, thần... tất cả hữu t́nh lo sợ năo hại, chỉ trừ làm cho những người nhờ sức thần thông để điều phục mới thấy nước của bốn biển lớn vào trong lỗ chân lông. Cũng vậy, Bồ tát an trụ vào giải thoát Bất tư ngh́ dùng phương tiện thiện xảo trí lực nhập vào cảnh giới giải thoát bất tư ngh́ cảnh giới mà hàng Thanh văn, Độc giác không thể đo lường được.
Thưa ngài Xá Lợi Tử! Nếu Bồ tát an trụ vào giải thoát Bất khả tư ngh́ với ba ngàn đại thiên thế giới có h́nh thể trọng lượng rộng lớn như vậy mà có thể dùng thần lực phương tiện đem lấy đặt trong ḷng bàn tay, giống như bánh xe của thợ gốm quay tṛn rất mau lẹ, quăng ra ngoài hằng hà sa cơi khác. Rồi đem trở về chỗ cũ mà không bị tăng hay giảm. Mặc dầu hiện tác dụng thần thông như vậy nhưng làm cho hữu t́nh đang sống nơi ấy không biết rằng chúng ta đi đâu và về đâu, hoàn toàn không làm cho họ có ư tưởng qua lại và cũng không bị năo hại. Chỉ trừ làm cho những người nhờ thần thông để điều phục mới biết thế giới có đến có đi. Bồ tát an trụ vào giải thoát Bất khả tư ngh́ dùng phương tiện thiện xảo trí lực nhập vào cảnh giới giải thoát bất tư ngh́. Cảnh giới mà hàng Thanh văn, Độc giác không thể đo lường được.
Thưa ngài Xá Lợi Tử! Nếu Bồ tát an trụ vào giải thoát Bất tư ngh́ như vậy, có các hữu t́nh cần có thời gian lâu dài để điều phục, có hữu t́nh cần thời gian ít để điều phục th́ có thể dùng thần lực theo sự thích nghi của họ mà kéo dài bảy ngày làm một kiếp, làm cho hữu t́nh ấy cho rằng đă qua một kiếp. Hoặc rút ngắn một kiếp thành bảy ngày khiến hữu t́nh kia cho rằng qua bảy ngày theo sự hiểu biết của họ để điều phục. Mặc dầu hiện tác dụng thần thông như vậy nhưng không làm cho hữu t́nh đă giáo hóa ấy biết có thời gian kéo dài hay rút ngắn như vậy. Chỉ trừ làm cho những người nhờ sức thần thông để điều phục biết kéo dài rút ngắn. Cũng vậy, Bồ tát an trụ vào giải thoát Bất tư ngh́ dùng phương tiện thiện xảo, trí lực nhập vào cảnh giới giải thoát bất khả tư ngh́. Cảnh giới mà hàng Thanh văn, Độc giác không thể đo lường được.
Thưa ngài Xá Lợi Tử! Bồ tát an trụ vào giải thoát Bất khả tư ngh́ như vậy có thể dùng thần lực tập họp tất cả thế giới công đức trang nghiêm thanh tịnh của chư Phật đặt vào một cơi Phật để chỉ dạy các hữu t́nh. Lại dùng thần lực đem tất cả hữu t́nh trong một cơi Phật bỏ vào ḷng bàn tay phải, rồi theo ư dùng thế lực thần thông đi đến khắp mười phương chỉ bày khắp tất cả cơi chư Phật. Mặc dầu đến tất cả cơi Phật mười phương trụ vào một cơi Phật nhưng vẫn không bị lay động. Lại dùng thần lực từ một lỗ chân lông hiện ra tất cả vật cúng dường thượng diệu, đi qua khắp tất cả thế giới mười phương để cúng dường chư Phật, Bồ tát và Thanh văn. Lại dùng thần lực từ một lỗ chân lông hiện lên tất cả mặt trời, mặt trăng, sao trong các thế giới mười phương lại dùng thần thông hút đại phong luân... của tất cả thế giới khắp mười phương bỏ vào trong miệng mà thân không bị tổn hại. Tất cả cỏ cây rừng rậm mặc dầu gặp gió này nhưng hoàn toàn không bị lay động. Khi tất cả cơi Phật trong mười phương thế giới gặp kiếp thiêu lại dùng thần lực nuốt tất cả lửa vào trong bụng. Sức của lửa này cháy rực không dứt nhưng thân ấy hoàn toàn không bị tổn hại.
Lại dùng thần lực bưng một cơi Phật qua vô lượng câu chi hằng hà sa cơi Phật ở phương dưới quăng trong một cơi Phật qua câu chi hằng hà sa cơi Phật ở phương trên, chỉ giống như mũi kim nhọn đâm lá táo nhỏ quăng sang nơi khác mà hoàn toàn không bị tổn hại. Mặc dầu hiện tác dụng thần thông như vậy nhưng người không có duyên th́ không thấy không biết các hữu t́nh không bị tổn hại. Chỉ trừ những người nhờ sức thần thông để điều phục th́ mới thấy việc ấy. Cũng vậy, Bồ tát an trụ vào giải thoát Bất tư ngh́ dùng phương tiện thiện xảo và trí lực mà nhập vào cảnh giới giải thoát bất tư ngh́, cảnh giới mà Thanh văn, Độc giác không thể nào đo lường được.
Thưa ngài Xá Lợi Tử! Nếu Bồ tát an trụ giải thoát bất tư ngh́ như vậy th́ có thể dùng thần lực hiện làm đủ sắc tướng của thân Phật, hoặc hiện các sắc tướng Thanh văn, Độc giác, hoặc hiện các sắc tướng của Bồ tát có đầy đủ các tướng đẹp trang nghiêm. Hoặc hiện làm Phạm Vương, Đế Thích, Tứ Đại Thiên Vương, Chuyển Luân Vương... Hoặc dùng thần lực biến các hữu t́nh thành thân Phật và các Bồ tát, Thanh văn, Độc giác, Thích, Phạm, Hộ đời, Chuyển Luân Vương... Hoặc dùng thần lực biến tất cả âm thanh sai khác bậc thượng, bậc trung, bậc hạ của các hữu t́nh thành một âm thanh vi diệu đệ nhất của đức Phật.Từ âm thanh của đức Phật này diễn nói những ngôn ngữ sai khác về nghĩa vô thường, khổ, không, vô ngă, cứu cánh, Niết bàn, tịch tịnh, cho đến tất cả âm thanh thuyết pháp của chư Phật, Bồ tát, Thanh văn, Độc giác đều từ trong đó phát ra. Cho đến tất cả âm thanh sai biệt về chữ từ câu củathân chư Phật mười phương nói ra cũng đều phát ra từ âm thanh của đức Phật ấy, làm cho tất cả hữu t́nh được nghe và tùy theo sự sai biệt ấy mà đều được điều phục.
Hoặc dùng thần thông theo các âm thanh sai biệt của các hữu t́nh mười phương rồi ứng theo từng hạng mà phát ra những âm thanh giảng nói diệu pháp, khiến cho các hữu t́nh được lợi ích.
Thưa ngài Xá Lợi Tử! Nay tôi nói sơ lược về Bồ tát an trụ vào giải thoát bất khả tư ngh́, dùng phương tiện thiện xảo và trí lực mà nhập vào cảnh giới giải thoát bất khả tư ngh́. Nếu tôi có giảng nói trải qua một kiếp hay hơn một kiếp hoặc quá hơn đó nữa th́ với trí huệ biện tài không thể cùng tận. Trí huệ biện tài của tôi cũng không cùng tận. Bồ tát an trụ vào cảnh giới bất tư ngh́, dùng phương tiện thiện xảo và trí lực mà nhậpï vào cảnh giới giải thoát bất khả tư ngh́ cũng không cùng tận, bởi v́ nó vô lượng.
Bấy giờ, tôn giả Ca Diếp Ba nghe nói thần lực giải thoát bất khả tư ngh́ của Bồ tát an trụ vào giải thoát bất khả tư ngh́ liền khen ngợi chưa chưa từng có, và nói với tôn giả Xá Lợi Tử:
- Ví như có người đứng đối diện với người mù, mặc dầu người ấy có thểbiểu hiện những h́nh tượng sai khác nhưng người mù kia hoàn toàn không thể thấy. Cũng vậy, tất cả Thanh văn, Độc giác đều giống như người mù kia không có con mắt thù thắng, nghe nói thần lực giải thoát bất khả tư ngh́ của Bồ tát an trụ giải thoát bất khả tư ngh́ hiện ra cho đến một việc cũng không thể hiểu nổi. Người nam người nữ nào có trí nghe nói thần lực giải thoát bất khả tư ngh́ ai mà không phát tâm Vô Thượng Chánh Đẳng Giác. Đối với Đại thừa này, chúng ta giống như hạng tiêu nha bại chủng, mất hẳn các căn không làm ǵ được nữa. Nghe nói về thần lực giải thoát bất khả tư ngh́ hàng Thanh văn, Độc giác chúng ta đều kêu khóc chấn động cả ba ngàn đại thiên thế giới. C̣n tất cả các Bồ tát nghe nói thần lực giải thoát bất khả tư ngh́ th́ đều hân hoan vui mừng cung kính thọ tŕ, giống như thái tử con vua nhận ngôi Quán Đảnh càng thêm thế lực, có ḷng tin hiểu kiên cố. Nếu các hữu t́nh nghe nói thần lực giải thoát bất khả tư ngh́ này th́ có ḷng tin hiểu kiên cố. C̣n tất cả ma vương, các chúng không thể nào làm ǵ được với Bồ tát này.
Tôn giả Ca Diếp Ba đang nói như vậy th́ trong chúng có ba vạn hai ngàn thiên tử đều phát tâm Vô Thượng Chánh Đẳng Giác.
Bấy giờ, Vô Cấu Xứng nói với tôn giả Ca Diếp Ba:
- Những kẻ làm ma vương trong vô lượng vô số thế giới khắp mười phương, phần đông đều là Bồ tát an trụ vào giải thoát Bất tư ngh́, dùng phương tiện thiện xảo làm ma vương bởi v́ muốn làm thành thục các hữu t́nh.
Thưa Đại Ca Diếp Ba! Tất cả các Bồ tát trong vô lượng vô số thế giới khắp mười phương, có người đến xin vị ấy tay chân mũi tai đầu mắt tủy năo máu thịt, gân cốt, tất cả những bộ phận trên thân thể cho đến vợ con trai gái, nô tỳ thân thuộc, xóm làng thành ấp, đô thành, bốnbộ châu..., những tài của trên ngôi vị vua, các vật trang sức trân bảo vàng bạc, chân châu, san hô, luy hối, lưu ly..., nhà cửa, giường chiếu, y phục, thức ăn uống, thuốc thang, tài sản, voi ngựa, xe cộ, các thuyền lớn nhỏ, binh khí, quân chúng, tất cả đến bức bách để xin th́ phần đông những người đó là Bồ tát an trụ vào giải thoát Bất khả tư ngh́, dùng phương tiện thiện xảo hiện làm những việc như vậy để thử Bồ tát, mục đích là để biết ư lạc kiên cố không. V́ sao? V́ các Bồ tát dơng mănh tăng thượng v́ muốn làm lợi ích cho các hữu t́nh mà thị hiện những đại sự khó khăn như vậy. Kẻ phàm phu thấp kém, lại không có thế lực th́ không thể nào bức bách Bồ tát để cầu xin được.
Thưa ngài Đại Ca Diếp Ba! Ví như lửa đom đóm hẳn không có oai lực để che ánh sáng mặt trời. Cũng vậy kẻ phàm phu thấp kém lại không có oai lực đến bức bách Bồ tát để cầu xin như vậy.
Thưa ngài Đại Ca Diếp Ba! Ví như long tượng hiện oai chiến đấu, loài lừa không thể chống cự được, chỉ có long tượng chiến đấu với long tượng mà thôi. Cũng vậy, kẻ phàm phu thấp kém không có thế lực để bức bách Bồ tát. Chỉ có Bồ tát bức bách với Bồ tát mà thôi. Đó gọi là Bồ tát an trụ vào giải thoát Bất khả tư ngh́, dùng phương tiện thiện xảo trí huệ mà nhập vào cảnh giới giải thoát bất tư ngh́. Khi nói pháp này có tám ngàn Bồ tát được nhập vào Bồ tát dùng phương tiện thiện xảo trí lực nhập vào cảnh giới giải thoát Bất khả tư ngh́.
Hết quyển thứ ba
Quyển 1 Quyển 2 Quyển 3 Quyển 4 Quyển 5 Quyển 6
|