佛山* Buddha Mountain * Phật Sơn

Calgary Alberta Canada

 TRANG CHỦ*--KINH ĐIỂN*--ĐẠI TẠNG KINH*--THẦN CHÚ*--HÌNH ẢNH*--中文*--ENGLISH

VT0273

KINH KIM CANG TAM-MUỘI

Hán dịch: Mất tên người dịch. Dựa theo bản sao lục đời Bắc Lương.
Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh

MỤC LỤC

Phẩm 1: PHẦN TỰA

Phẩm 2: PHÁP VÔ TƯỚNG

Phẩm 3: HÀNH VÔ SINH

Phẩm 4: BẢN GIÁC LỢI

Phẩm 5: NHẬP THẬT TẾ

Phẩm 6: CHÂN TÁNH KHÔNG

Phẩm 7: NHƯ LAI TẠNG

Phẩm 8: TỔNG TR̀

KINH KIM CANG TAM-MUỘI

Hán dịch: Mất tên người dịch. Dựa theo bản sao lục đời Bắc Lương.

Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh

Phẩm 1: PHẦN TỰA

Tôi nghe như vầy:

Một thời, Đức Phật ở tại núi Kỳ-xà-quật thuộc đại thành Vương xá cùng với chúng đại Tỳ-kheo một vạn người đông đủ, chư vị đều là những bậc đã chứng quả A-la-hán, như Tôn giả Xá-lợi-phất, Tôn giả Đại Mục-kiền-liên, Tôn giả Tu-bồ-đề…

Lại có chúng Đại Bồ-tát gồm hai vạn người như các vị: Bồ-tát Giải Thoát, Bồ-tát Tâm Vương, Bồ-tát Vô Trụ…

Lại có tám vạn Trưởng giả, như các Trưởng giả Phạm Hạnh,

Trưởng giả Đại Phạm, Trưởng giả Thọ Đề…

Còn có tám bộ chúng hộ pháp: Trời, Rồng, Dạ-xoa, Càn-thátbà, A-tu-la, Ca-lâu-la, Khẩn-na-la, Ma-hầu-la-già, Nhân phi nhân số lượng đến sáu mươi vạn ức.

Bấy giờ, Đức Thế Tôn ở giữa đại chúng giảng nói kinh Đại thừa tên là Nhất Vị Chân Thật Vô Tướng Vô Sinh Quyết Định Thật Tế Bản Giác Lợi Hành. Nếu người nghe kinh này, cho đến chỉ thọ tŕ một bài kệ gồm bốn câu, th́ người ấy sẽ được hội nhập vào cõi trí tuệ của Đức Phật, có thể dùng phương tiện giáo hóa chúng sinh, v́ tất cả các loài làm bậc Đại tri thức. Đức Phật giảng nói kinh này xong ngồi kiết già, nhập Tam-muội Kim cang, thân tâm không động.

Lúc ấy, trong chúng có một Tỳ-kheo tên là A-già-đà, từ chỗ ngồi đứng dậy, quỳ gối chắp tay nhằm lập lại nghĩa này nên nói bài kệ rằng:

Đấng đầy đủ đại Từ

Trí tuệ thông, không ngại

V́ độ khắp chúng sinh

Nói Đệ nhất nghĩa đế.

Đều dùng đạo nhất vị

Quyết không dùng Tiểu thừa

Giảng nói nghĩa Nhất thừa

Đều xa ĺa hư vọng.

Vào trí tuệ chư Phật

Quyết định cõi chân thật

Người nghe vượt thế gian

Tất cả được giải thoát.

Vô lượng các Bồ-tát

Thảy đều độ chúng sinh

V́ chúng hỏi rộng sâu

Biết pháp tướng tịch diệt.

Vào nơi chốn quyết định

Trí Như Lai phương tiện

Sẽ chân thật giảng nói

Tùy thuận đạo Nhất thừa.

Không có các thừa khác

Giống như một trận mưa

Cỏ cây đều tươi tốt

Tùy căn tánh khác nhau.

Thấm nhuần một pháp vị

Tất cả đều sung mãn

Như trận mưa pháp kia

Nuôi lớn mầm Bồ-đề.

Vào Tam-muội Kim cang

Chứng pháp định chân thật

Quyết định dứt nghi hối

Thành tựu trọn nhất pháp.

Phẩm 2: PHÁP VÔ TƯỚNG

Bấy giờ, Đức Thế Tôn từ Tam-muội đứng dậy nói với đại chúng:

–Cõi trí tuệ của chư Phật nhập vào pháp tướng chân thật, v́ là tánh quyết định nên phương tiện thần thông đều không cùng có lợi. Diệu nghĩa của Nhất thừa vốn khó hiểu, khó vào, hàng Nhị thừa chẳng thể nhận biết được, chỉ có Phật và Bồ-tát mới có thể thấu đạt, v́ độ chúng sinh nên giảng nói Nhất thừa.

Lúc ấy, Bồ-tát Giải Thoát từ chỗ ngồi đứng dậy, quỳ gối chắp tay thưa Phật:

–Bạch Thế Tôn! Sau khi Phật diệt độ, chánh pháp cách xa, tượng pháp trụ thế, vào thời kiếp mạt, chúng sinh ở trong năm trược phần nhiều tạo nghiệp ác, bị luân hồi trong ba cõi không có lúc nào ra khỏi. Xin Phật từ bi v́ chúng sinh sau này mà giảng nói rõ về Nhất thừa quyết định chân thật, khiến cho các chúng sinh đều được giải thoát.

Đức Phật dạy:

–Này thiện nam! Ông đã có thể hỏi, nguyên nhân ra đời của ta là nhằm giáo hóa chúng sinh, khiến họ được quả xuất thế, đây là một việc lớn không thể nghĩ bàn, v́ lòng đại Từ, đại Bi, nếu không giảng nói th́ ta sẽ bị rơi vào chỗ tham lam keo kiệt. Các ông hãy nhất tâm lắng nghe, ta sẽ v́ các ông mà giảng nói.

Này thiện nam! Nếu giáo hóa chúng sinh mà không có chúng sinh để hóa độ, không chúng sinh, không giáo hóa th́ sự giáo hóa ấy rất lớn, khiến cho chúng sinh đều xa ĺa tâm chấp ngã. Tất cả tâm ngã xưa nay đều vắng lặng, nếu đắc tâm không th́ tâm không phải là huyễn hóa, không huyễn không hóa tức được vô sinh, tâm vô sinh ở nơi vô hóa.

Bồ-tát Giải Thoát thưa Phật:

–Bạch Thế Tôn! Tâm tánh của chúng sinh vốn lặng không, thể của tâm lặng không, không có sắc tướng, vậy làm thế nào tu tập để được tâm không? Xin Đức Phật từ bi giảng nói cho con.

Đức Phật dạy:

–Này Bồ-tát! Tướng của tất cả tâm xưa nay vốn không, không nguồn gốc, không xứ sở, vắng lặng vô sinh. Nếu tâm vô sinh tức vào chỗ không tịch, cõi tâm không tịch tức đắc tâm không. Thiện nam, tâm vô tướng, không tâm, không ngã, tất cả pháp tướng cũng như vậy.

Bồ-tát Giải Thoát thưa Phật:

–Bạch Thế Tôn! Tất cả chúng sinh nếu chấp ngã, chấp tâm th́ dùng pháp ǵ để khiến cho chúng sinh ấy ra khỏi sự trói buộc ấy?

Đức Phật dạy:

–Này thiện nam! Nếu người nào chấp ngã th́ nên quán mười hai nhân duyên. Mười hai nhân duyên vốn từ nhân quả, chỗ phát khởi của nhân quả ở nơi tâm hành. Tâm còn không có huống nữa là có thân. Nếu người chấp hữu ngã th́ khiến diệt trừ hữu kiến; nếu chấp vô ngã th́ khiến diệt vô kiến. Nếu là tâm sinh th́ khiến diệt tánh sinh; nếu là tâm diệt th́ khiến diệt tánh diệt. Diệt th́ thấy tánh, tức hội nhập vào thật tế. V́ sao? V́ sinh vốn không diệt, diệt vốn không sinh. Không diệt, không sinh; không sinh, không diệt, tất cả các pháp cũng đều như vậy.

Bồ-tát Giải Thoát thưa Phật:

–Bạch Thế Tôn! Nếu có chúng sinh, khi thấy pháp sinh nên diệt kiến chấp nào? Khi thấy pháp diệt nên diệt kiến chấp nào?

Đức Phật dạy:

–Bồ-tát! Nếu có chúng sinh khi thấy pháp sinh nên diệt vô kiến, khi thấy pháp diệt nên diệt hữu kiến. Nếu diệt hết kiến này th́ được pháp chân không, nhập vào tánh quyết định, quyết định vô sinh.

Bồ-tát Giải Thoát liền bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn! Khiến cho chúng sinh ấy trụ nơi vô sinh là vô sinh chăng?

Đức Phật dạy:

–Trụ nơi vô sinh tức là hữu sinh. V́ sao? V́ không trụ, không sinh, chính là vô sinh. Bồ-tát, nếu sinh nơi vô sinh, là do sinh diệt sinh. Sinh diệt đều diệt, sinh vốn vô sinh. Tâm thường không tịch, không tánh là vô trụ, tâm không có trụ chính là vô sinh.

Bồ-tát Giải Thoát bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn! Tâm không có chỗ trụ th́ có ǵ phải tu học, v́ hữu học là vô học.

Đức Phật dạy:

–Này Bồ-tát! Tâm vô sinh, tâm chẳng ra vào. Bản tánh của Như Lai tạng là vắng lặng, không động, cũng chẳng phải là hữu học, cũng chẳng phải là vô học; không có học nào mà chẳng học, đó tức là vô học; chẳng phải là không hữu học đó là chỗ cần học.

Bồ-tát Giải Thoát thưa:

–Bạch Thế Tôn! Thế nào là tánh của Như Lai tạng vắng lặng, bất động?

Đức Phật dạy:

–Như Lai tạng là tướng nhận biết suy xét về sinh diệt, lý ấn không hiện rõ. Đó là tánh Như Lai tạng vắng lặng, không động.

Bồ-tát Giải Thoát thưa:

–Bạch Thế Tôn! Thế nào là tướng nhận biết suy xét về sinh diệt?

Đức Phật dạy:

–Này Bồ-tát! Lý không thể đạt được chăng? Nếu có thể đạt được tức sinh khởi các niệm, ngàn suy vạn xét là tướng sinh diệt. Bồ-tát quán tướng của bản tánh lý tự đầy đủ. Ngàn suy vạn xét không làm tăng lý đạo, chỉ theo động loạn mất gốc nơi tâm vương. Nếu không suy xét th́ không sinh diệt, như thật, không sinh khởi, các thức vắng lặng, sự trôi chảy chẳng sinh, được năm pháp tịnh, đó là Đại thừa. Bồ-tát nhập vào năm pháp tịnh, tâm tức không vọng. Nếu không có vọng th́ nhập vào cảnh giới Thánh trí tự giác của Như Lai. Người nhập vào trí địa th́ khéo biết tất cả vốn từ chẳng sinh, biết vốn không sinh th́ không vọng tưởng.

Bồ-tát Giải Thoát bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn! Người không vọng tưởng nên không dừng dứt?

Đức Phật dạy:

–Bồ-tát! Vọng vốn không sinh, nên không vọng có thể dứt; biết tâm là vô tâm, th́ vô tâm có thể dừng. Không phân không biệt th́ hiện thức không sinh, vô sinh có thể dừng. Đó tức là không dừng, cũng chẳng phải là không dừng. V́ sao? V́ dừng là không dừng.

Bồ-tát Giải Thoát thưa:

–Bạch Thế Tôn! Nếu dừng là không dừng, dừng tức là sinh, sao gọi là vô sinh?

Phật bảo:

–Bồ-tát nên biết! Dừng là sinh, dừng rồi th́ không dừng, cũng chẳng trụ nơi không dừng, cũng chẳng trụ nơi vô trụ, th́ sao gọi là sinh.

Bồ-tát Giải Thoát thưa:

–Bạch Thế Tôn! Tâm đã vô sinh th́ có ǵ để lấy và bỏ? Trụ nơi pháp tướng nào?

Đức Phật dạy:

–Tâm vô sinh, th́ không lấy, không bỏ, trụ ở chỗ không tâm, trụ nơi không pháp.

Bồ-tát Giải Thoát thưa:

–Bạch Thế Tôn! Thế nào là trụ nơi không tâm, trụ nơi không pháp?

Đức Phật dạy:

–Không sinh nơi tâm là trụ nơi không tâm, không sinh nơi pháp là trụ nơi không pháp. Thiện nam, tâm và pháp không sinh tức không nương dựa, không trụ nơi các hành, tâm thường vắng lặng, không có thể khác. Ví như hư không kia không có động, dừng, không sinh khởi, không tạo tác, không đây, không kia. Đắc Nhãn tâm không, đắc Pháp tâm không. Năm ấm, sáu nhập thảy đều vắng lặng. Này thiện nam, người tu pháp không, không nương nơi ba cõi, không trụ nơi tướng giới, thanh tịnh vô niệm, không thâu giữ, không phóng xả, tánh như Kim cang, không hoại Tam bảo, tâm rỗng lặng bất động, đầy đủ sáu pháp Ba-la-mật.

Bồ-tát Giải Thoát thưa Phật:

–Bạch Thế Tôn! Sáu pháp Ba-la-mật đều là hữu tướng, pháp của hữu tướng có thể xuất thế gian chăng?

Đức Phật dạy:

–Này thiện nam! Ta nói sáu pháp Ba-la-mật là vô tướng, vô vi. V́ sao? Nếu người ĺa dục, tâm thường thanh tịnh, phương tiện của thật ngữ, lợi ḿnh lợi người là Bố thí ba-la-mật. Chí niệm vững chắc, tâm thường không trụ, thanh tịnh vô nhiễm, không chấp vướng nơi ba cõi, là Tịnh giới ba-la-mật. Tu pháp không, dứt trừ kết sử, không nương vào các cõi, ba nghiệp tịch tĩnh, không trụ nơi thân tâm, đó là Nhẫn nhục ba-la-mật. Xa ĺa phiền não, đoạn trừ chấp có và không, vào sâu nơi không ấm, đó là Tinh tấn ba-la-mật. Đều ĺa không tịch, chẳng trụ các không, tâm ở nơi vô trụ, chẳng trụ nơi không đại, là Thiền định ba-la-mật. Tâm không tướng tâm, không chấp thủ hư không, các hành chẳng sinh, không thủ chứng tịch diệt, tâm không ra vào, tánh thường b́nh đẳng, các pháp nơi thật tế đều là tánh quyết định, không nương nơi các địa, không trụ nơi trí tuệ, là Trí tuệ Ba-la-mật.

Này thiện nam! Sáu pháp Ba-la-mật này đều đạt lợi ích cho ḿnh, vào tánh quyết định, siêu việt thế gian, giải thoát vô ngại. Này thiện nam, Pháp tướng giải thoát như vậy đều là hành không tướng, cũng không nẻo nào là không giải, đấy gọi là giải thoát. V́ sao? V́ tướng của giải thoát là không tướng, không hành, không động, không loạn, là Niết-bàn tịch tĩnh, cũng không chấp thủ tướng Niết-bàn.

Bồ-tát Giải Thoát nghe lời Phật dạy rồi, tâm rất vui mừng được điều chưa từng, muốn nhắc lại nghĩa trên nên nói kệ rằng:

Đấng đầy đủ Đại Giác

V́ chúng diễn nói pháp

Đều nói đạo Nhất thừa

Không có đạo Nhị thừa.

Một vị không tướng lợi

Cũng giống như hư không

Đều dung chứa tất cả

Tùy căn tánh khác nhau,

Đều được nơi chốn gốc

Như xa ĺa tâm ngã

Một pháp được thành tựu

Các hữu, hành đồng khác,

Thảy đều được lợi ích

Đoạn dứt tướng nhị kiến

Nơi Niết-bàn tịch tĩnh

Không chấp thủ chứng đắc,

Nhập vào chỗ quyết định

Không tướng, không có hành

Cõi tâm không, vắng lặng

Tâm tịch diệt, vô sinh,

Đồng tánh Kim cang kia

Không hoại nơi Tam bảo

Đủ sáu Ba-la-mật

Độ tất cả chúng sinh,

Siêu vượt khỏi ba cõi

Đều không dùng Tiểu thừa

Pháp ấn của một vị

Thành tựu đạo Niết-bàn.

Lúc ấy, đại chúng nghe ý nghĩa này rồi, đều rất vui mừng, xa ĺa tâm ngã, hội nhập vào pháp không, vô tướng, mở ra nẻo rộng lớn vô biên, tất cả đều được quyết định, đoạn trừ hết các phiền não lậu hoặc.

Phẩm 3: HÀNH VÔ SINH

Bấy giờ, Bồ-tát Tâm Vương nghe Đức Phật thuyết giảng pháp ra ngoài ba cõi không thể nghĩ bàn, liền từ chỗ ngồi đứng dậy, chắp tay dùng kệ, hỏi:

Nghĩa Như Lai thuyết giảng

Xuất thế không có tướng

Có tất cả chúng sinh

Đều dứt hết hữu lậu,

Đoạn kiết, không tâm, ngã

Gọi là không có sinh

V́ sao không có sinh

Mà đắc Nhẫn vô sinh?

Đức Phật bảo Bồ-tát Tâm Vương:

–Thiện nam! Pháp Nhẫn vô sinh là pháp vốn không sinh. Các hành là vô sinh chẳng phải là hành vô sinh, thủ đắc Nhẫn vô sinh tức là hư vọng.

Bồ-tát Tâm Vương thưa:

–Bạch Thế Tôn! Thủ đắc Nhẫn vô sinh tức là hư vọng. Không đắc, không nhẫn nên chẳng phải là hư vọng?

Đức Phật dạy:

–Chẳng phải vậy. V́ sao? V́ không đắc, không nhẫn tức là có đắc. Có đắc, có nhẫn, tức là có sinh. Có sinh nơi đắc, có pháp sở đắc, th́ đều là hư vọng.

Bồ-tát Tâm Vương thưa:

–Bạch Thế Tôn! Tại sao vô nhẫn, tâm vô sinh mà chẳng phải là hư vọng?

Đức Phật dạy:

–Vô nhẫn, tâm vô sinh, tâm không h́nh tướng, cũng như tánh của lửa, tuy ở trong cây nhưng tánh của lửa đó không chỗ quyết định nên chỉ là danh tự, tánh đó không thể thủ đắc. Muốn giải rõ nghĩa lý này chỉ giả nêu về tên gọi. Danh không thể thủ đắc th́ tướng của tâm cũng vậy. Không thấy nơi chốn, biết tâm như thế tức là tâm vô sinh. Thiện nam, tướng tánh của tâm ấy lại như quả A-ma-lặc vốn không tự sinh, không từ nơi khác sinh, không cùng sinh, không nhân sinh nên là vô sinh. V́ sao? V́ duyên thay đổi. Duyên khởi chẳng phải là sinh, duyên dứt chẳng phải là diệt, ẩn hiện đều là không tướng, lý gốc tịch diệt, ở chỗ không nơi chốn, không thấy chỗ trụ v́ tánh quyết định. Tánh quyết định ấy cũng chẳng một, chẳng khác, chẳng đoạn, chẳng thường, không nhập, không xuất, không sinh, không diệt, xa ĺa bốn luận chứng, bặt dứt nẻo ngôn ngữ. Tánh của tâm vô sinh cũng lại như vậy. V́ sao nói sinh chẳng sinh, có nhẫn không nhẫn? Nếu có người cho rằng tâm có thủ đắc, có trụ cùng có thấy, th́ không chứng đắc đạo quả Bồ-đề Vô thượng. Trí tuệ đó là trong đêm dài sinh tử hiểu rõ, phân biệt về tâm tánh, biết tâm tánh như vậy, tánh cũng như vậy là đạt được vô sinh, vô hành.

Bồ-tát Tâm Vương thưa:

–Bạch Thế Tôn! Nếu tâm vốn như như, không sinh nơi hành, các hành không sinh th́ sinh, hành không sinh, chẳng sinh vô hành tức là hành vô sinh.

Đức Phật dạy:

–Thiện nam! Ông dùng vô sinh mà chứng hành vô sinh chăng?

Bồ-tát Tâm Vương thưa:

–Chẳng phải vậy. V́ sao? V́ như hành vô sinh, tánh tướng vắng lặng, không thấy, không nghe, không được, không mất, không ngôn, không thuyết, không biết, không tướng, không lấy, không bỏ th́ làm sao thủ chứng được. Nếu người thủ chứng tức là tranh luận, không tranh không luận chính là hành vô sinh.

Đức Phật hỏi:

–Ông đã chứng đắc đạo quả Bồ-đề Vô thượng chăng?

Bồ-tát Tâm Vương thưa:

–Bạch Thế Tôn! Con không chứng đắc đạo quả Bồ-đề Vô thượng. V́ sao? V́ trong tánh Bồ-đề không có tướng được, mất, giác, tri, phân biệt. Trong chỗ không phân biệt tức là tánh thanh tịnh. Tánh ấy không xen tạp, không có ngôn từ. Chẳng phải là có, chẳng phải là không, chẳng phải là biết, chẳng phải là không biết. Các pháp có thể hành cũng lại như vậy. V́ sao? V́ tất cả pháp hành là không thấy xứ sở và tánh quyết định, vốn không có đắc hay không đắc, th́ sao lại có chứng đắc đạo quả Bồ-đề Vô thượng?

Đức Phật dạy:

–Đúng vậy, đúng vậy, đúng như lời ông nói! Tất cả tâm hành không lỗi, thể của nó là vô tướng, vắng lặng, vô sinh. Các thức hiện có cũng lại như vậy. V́ sao? V́ nhãn, nhãn xúc đều là không tịch, thức cũng không tịch, không có tướng động, bất động, bên trong không có ba thọ, ba thọ vắng lặng. Tai, mũi, lưỡi, thân, tâm ý, ý thức và thức Mạt-na, thức A-lại-da cũng lại như vậy, đều cũng không sinh nên tâm tịch diệt và tâm không sinh. Nếu sinh tâm tịch diệt, nếu sinh tâm vô sinh là có sinh hành, chẳng phải là hành vô sinh.

Này Bồ-tát! Bên trong sinh ba thọ, ba hành, ba giới. Nếu do sinh tâm tịch diệt là không sinh, v́ tâm thường vắng lặng, không công, không dụng, không chứng tướng tịch diệt, cũng không trụ nơi không chứng, cũng không chỗ trụ, thâu giữ vô tướng, tức không có ba thọ, ba hành, ba giới, thảy đều tịch diệt, thanh tịnh không trụ, không vào Tam-muội, không trụ tọa thiền, vô sinh, vô hành.

Bồ-tát Tâm Vương thưa:

–Thiền có thể thâu giữ nẻo động, an định các thứ huyễn loạn, v́ sao nói không thiền?

Đức Phật dạy:

–Này Bồ-tát! Thiền tức là động. Không động, không thiền là Thiền vô sinh. Tánh của thiền là vô sinh, ĺa tướng sinh khởi về thiền. Tánh của thiền là vô trụ, ĺa chỗ động của trụ thiền. Nếu biết tánh của thiền là không có động tĩnh, tức đạt vô sinh. Trí tuệ vô sinh cũng không nương trú, tâm cũng không động. Nhờ trí tuệ này mà được Bát nhã ba-la-mật vô sinh.

Bồ-tát Tâm Vương thưa:

–Bạch Thế Tôn! Trí tuệ vô sinh nơi tất cả xứ, không trụ nơi tất cả xứ, tâm không ĺa, không trụ xứ, tâm vô xứ trụ, không trụ không tâm, tâm trụ vô sinh, tâm trụ như vậy, tức trụ vô sinh. Bạch Đức Thế Tôn! Tâm trụ vô sinh là không thể nghĩ bàn, trong sự không thể nghĩ bàn ấy cũng không thể nêu bày.

Đức Phật dạy:

–Đúng vậy, đúng vậy!

Bồ-tát Tâm Vương nghe lời này rồi, tán thán là điều chưa từng có, liền nói bài kệ rằng:

Đấng đầy đủ Đại Trí

Giảng nói pháp Vô sinh

Nghe việc chưa từng nghe

Chưa nói mà nay nói,

Như cam lồ thanh tịnh

Lâu mới có một lần

Khó gặp, khó nghĩ bàn

Người nghe cũng lại khó.

Ruộng phước tốt Vô thượng

Thuốc thắng diệu bậc nhất

V́ hóa độ chúng sinh

Nên nay Phật giảng nói.

Bấy giờ, trong chúng hội nghe giảng nói điều này rồi đều chứng được Bát-nhã vô sinh.

Phẩm 4: BẢN GIÁC LỢI

Bấy giờ, Bồ-tát Vô Trụ nghe Đức Phật giảng dạy về Nhất thừa chân thật không thể nghĩ bàn, bèn từ xa đến gần nơi tòa ngồi của Đức Như Lai, chuyên niệm lắng nghe, nhập vào cõi thanh tịnh, thân tâm không động.

Lúc ấy, Đức Phật bảo Bồ-tát Vô Trụ:

–Ông từ đâu đến? Nay đến đây để làm ǵ?

Bồ-tát Vô Trụ thưa:

–Thưa Thế Tôn! Con vốn từ chỗ không đến, nay đến chỗ vốn không.

Đức Phật bảo:

–Ông vốn chẳng từ đâu đến, nay cũng đến chỗ vốn không, ông được lợi ích không thể nghĩ bàn.

Đại Bồ-tát này liền phóng ra ánh sáng lớn, chiếu khắp cả đại thiên thế giới, rồi nói kệ rằng:

Lành thay! Bồ-tát,

Trí tuệ đầy đủ

Thường dùng bản lợi

Lợi ích chúng sinh.

Trong bốn oai nghi

Thường trụ bản lợi

Dắt dẫn muôn loài

Không đi, không đến.

Lúc ấy, Bồ-tát Vô Trụ thưa Phật:

–Bạch Thế Tôn! Dùng lợi ǵ để chuyển tất cả t́nh thức của chúng sinh nhập vào A-ma-la (thức thanh tịnh vô cấu).

Đức Phật dạy:

–Chư Phật Như Lai thường dùng nhất giác mà chuyển các thức vào thức thanh tịnh vô cấu. V́ sao? V́ hết thảy các chúng sinh đều có bản giác, thường dùng nhất giác để giác ngộ các chúng sinh, khiến cho muôn loài kia đều đạt được bản giác, biết các t́nh thức đều vắng lặng vô sinh. V́ sao? V́ bản tánh quyết định, vốn không có động.

Bồ-tát Vô Trụ thưa:

–Hết thảy các thức đều duyên nơi cảnh để khởi, v́ sao lại không động?

Đức Phật dạy:

–Tất cả cảnh vốn không, tất cả thức vốn không, tánh không không duyên tánh, như vậy th́ do duyên ǵ sinh khởi?

Bồ-tát Vô Trụ thưa:

–Tất cả cảnh đều không, như thế th́ sao gọi là thấy?

Đức Phật bảo:

–Thấy tức là vọng. V́ sao? V́ tất cả vạn hữu đều không sinh, không tướng, vốn không có tên gọi, đều là vắng lặng. Tướng của tất cả các pháp cũng lại như vậy, thân của hết thảy chúng sinh cũng lại như vậy. Thân hãy còn không có làm sao có thấy?

Bồ-tát Vô Trụ thưa:

–Tất cả cảnh đều không, tất cả thân đều không, tất cả thức đều không th́ giác cũng phải là không chăng?

Đức Phật dạy:

–Nhất giác là không hủy, không hoại, v́ tánh quyết định nên chẳng phải là không chẳng phải là chẳng không, không ǵ là chẳng không.

Bồ-tát Vô Trụ thưa:

–Các cảnh cũng như vậy. Chẳng phải là không tướng, chẳng phải là không không tướng?

Phật bảo:

–Đúng vậy! Các cảnh giới ấy, tánh vốn quyết định, tánh căn quyết định, không có xứ sở.

Bồ-tát Vô Trụ thưa:

–Giác cũng như vậy, không có xứ sở?

Phật dạy:

–Đúng vậy! Giác không xứ sở cho nên thanh tịnh, thanh tịnh không giác. Vật không xứ sở nên thanh tịnh, thanh tịnh vô sắc.

Bồ-tát Vô Trụ thưa:

–Nhãn thức nơi tâm cũng lại như vậy, không thể nghĩ bàn?

Phật dạy:

–Nhãn thức nơi tâm cũng lại như vậy, chẳng thể nghĩ bàn. V́ sao? V́ sắc không xứ sở, thanh tịnh, không tên, không vào bên trong. Mắt không xứ sở, thanh tịnh, không thấy, không ra bên ngoài. Tâm không xứ sở, thanh tịnh không dứt, không có chỗ sinh khởi. Thức không xứ sở, thanh tịnh không động, không có duyên khác, tánh đều lặng không, tánh không có giác, giác tức là giác.

Thiện nam! Giác biết là không giác th́ hội nhập vào các thức. V́ sao? V́ trí địa Kim cang đoạn dứt con đường giải thoát, đoạn rồi th́ nhập vào địa vô trụ, không có ra vào, cõi tâm không ở trong tánh quyết định, cõi ấy thanh tịnh như lưu ly trong sạch, tánh thường b́nh đẳng giống như mặt đất. Giác vi diệu quan sát như ánh sáng của mặt trời trí tuệ, bản lợi thành tựu như trận mưa pháp lớn. Người được vào trí này là vào trí địa của Phật. Người vào trí địa của Phật th́ các thức không sinh.

Bồ-tát Vô Trụ thưa:

–Như Lai đã nói: Thánh lực của Nhất giác bốn trí địa rộng lớn tức là gốc rễ giác, lợi vốn có của tất cả chúng sinh. V́ sao? V́ trong thân ấy của tất cả chúng sinh xưa nay đều đầy đủ.

Phật dạy:

–Đúng vậy! V́ sao? V́ tất cả chúng sinh xưa nay không có lậu, hoặc, mà vốn có các thiện lợi, ngày nay do dục trói buộc nên chưa thể hàng phục.

Bồ-tát Vô Trụ hỏi:

–Nếu có chúng sinh chưa đạt được bản lợi, còn phải gom nhặt, tích tập, làm thế nào hàng phục được những điều khó hàng phục?

Phật dạy:

–Hoặc đông đảo hoặc một ḿnh hành hóa phân biệt, và do bị nhiễm tạp, tâm thức xoay chuyển trụ nơi chốn không th́ hàng phục được những điều khó hàng phục, giải thoát khỏi sự trói buộc của ma, thức ấm Bát-niết-bàn, siêu việt hiện bày rõ ngay tại chỗ ngồi.

Bồ-tát Vô Trụ thưa:

–Tâm được Niết-bàn một ḿnh không bạn, thường trụ nơi Niết-bàn nên được giải thoát?

Phật dạy:

–Niết-bàn thường trụ là Niết-bàn trói buộc. V́ sao? V́ Niết-bàn vốn là giác lợi, giác lợi vốn là Niết-bàn. Phần giác Niết-bàn tức là phần bản giác, tánh giác không khác, Niết-bàn cũng không khác. Bản giác không sinh, Niết-bàn cũng không sinh. Bản giác không diệt, Niết-bàn cũng không diệt. Niết-bàn và bản giác không khác. Niết-bàn vô đắc là không thủ đắc về Niết-bàn, vậy làm sao có thể trụ?

Thiện nam! Người giác ngộ là không trụ nơi Niết-bàn. V́ sao? V́ giác ngộ vốn là vô sinh, ĺa mọi thứ cấu uế của chúng sinh. Giác ngộ vốn không tịch, xa ĺa tánh động của Niết-bàn. Trụ vào địa như vậy th́ tâm không chỗ trụ, không có ra vào, nên nhập vào thức Thanh tịnh vô cấu.

Bồ-tát Vô Trụ hỏi:

–Thức Thanh tịnh vô cấu là có nhập, xứ, có chỗ chứng đắc hay là pháp đạt được?

Đức Phật bảo:

–Chẳng phải vậy. V́ sao? Ví như người con mê muội, trên tay cầm đồng tiền vàng mà không biết là ḿnh đang có, chạy khắp mười phương, trải qua năm mươi năm, nghèo cùng khốn khổ, lo t́m các việc để nuôi thân mà chẳng được đầy đủ. Cha người ấy thấy con như vậy, bảo: “Con cầm đồng tiền vàng trên tay tại sao không biết lấy dùng, tùy ý sử dụng cho những việc cần thiết đều được đầy đủ.” Người con tỉnh ra, biết ḿnh có tiền vàng, lòng rất vui mừng, cho rằng ḿnh được tiền. Người cha liền bảo: “Này người con mê muội, con chớ vui mừng, tiền vàng này là vật vốn có của con, chẳng phải do con lượm được, tại sao lại vui mừng?”

Này thiện nam! Thức Thanh tịnh vô cấu cũng như vậy. Vốn không có tướng hiện ra, tức chẳng phải là nhập vào. Xưa mê muội nên chẳng phải là không. Nay giác ngộ nên chẳng phải là bên ngoài vào.

Bồ-tát Vô Trụ hỏi:

–Người cha kia biết đứa con ḿnh mê muội, v́ sao trải qua năm mươi năm, đi khắp mười phương, nghèo cùng khốn khổ mới bảo cho biết?

Đức Phật dạy:

–Trải qua năm mươi năm là một niệm tâm động, mười phương đi khắp là biến kế sở chấp đi xa.

Bồ-tát Vô Trụ hỏi:

–Thế nào là một niệm tâm động?

Phật dạy:

–Một niệm tâm động là năm ấm cùng sinh. Trong năm ấm sinh gồm đủ năm mươi điều ác.

Bồ-tát Vô Trụ hỏi:

–Biến kế sở chấp đi xa khắp cả mười phương, một niệm tâm sinh gồm đủ năm mươi điều ác, làm sao khiến cho các chúng sinh kia không sinh một niệm?

Đức Phật dạy:

–Khiến cho các chúng sinh kia tâm thần an tọa, trụ vào địa Kim cang vắng lặng không khởi niệm, tâm thường an ổn tức không sinh một niệm.

Bồ-tát Vô Trụ nói:

–Biết niệm không sinh là không thể nghĩ bàn, tâm được an ổn tức là phần lợi của bản giác, lợi không có động thường ở chỗ chẳng không, không có chẳng không, chẳng không chẳng giác, giác biết không giác, bản lợi, bản giác. Giác ấy thanh tịnh không nhiễm, không chấp, không biến đổi, không khác, là tánh quyết định không thể nghĩ bàn.

Đức Phật dạy:

–Đúng vậy!

Bồ-tát Vô Trụ nghe lời này rồi, đạt được điều chưa từng có, liền nói kệ rằng:

Đấng Đại Giác, Thế Tôn

Thuyết nêu pháp vô niệm

Tâm không niệm, không sinh

Tâm thường sinh không diệt.

Nhất giác, bản giác lợi

Lợi nơi các bản giác

Như người được tiền vàng

Chỗ đạt tức phi đắc.

Lúc ấy, đại chúng nghe lời này rồi đều được Bát-nhã ba-la-mật của bản giác lợi.

Phẩm 5: NHẬP THẬT TẾ

Bấy giờ, Đức Như Lai bảo:

–Này các Bồ-tát! Vào sâu nơi bản lợi, có thể hóa độ chúng sinh. Nếu sau này chẳng phải thời, nên như thời mà thuyết pháp lợi ích, không những thuận hợp mà không thuận hợp cũng thuyết, chẳng phải đồng, chẳng phải khác, ứng hợp như vậy mà giảng nói, dẫn dắt trí của hữu t́nh nhập vào biển Nhất thiết trí, không để cho chúng như gió thổi vào hư không, mà làm cho nhiều thứ trở về một vị. Thế gian chẳng phải là thế gian, trụ chẳng phải chỗ trụ, có năm không, ra, vào, không có, lấy, bỏ… V́ sao? V́ các pháp là không tướng, tánh chẳng phải là có không, phi không chẳng không, chẳng không chẳng có, không có tánh quyết định, không trụ vào có không. Chẳng phải là hữu vô kia. Trí của Thánh phàm có thể suy lường được. Này các Bồ-tát! Nếu nhận biết lợi ấy th́ chứng được Bồ-đề.

Khi ấy, trong chúng hội có một Bồ-tát tên là Đại Lực, từ chỗ ngồi đứng dậy thưa:

–Bạch Thế Tôn! Như lời Phật dạy: Có năm không ra, vào, có, không, lấy, bỏ. Thế nào là năm không mà không lấy bỏ?

Đức Phật dạy:

–Này Bồ-tát! Năm không là: Ba cõi là không, h́nh ảnh của sáu đường là không, pháp tướng là không, danh tướng là không, nghĩa của tâm thức là không. Này Bồ-tát! Các thứ không như thế, không chẳng trụ nơi không, không chẳng trụ nơi tướng, pháp không có tướng th́ có ǵ để nắm bắt, xả bỏ? Vào cõi không chấp thủ tức hội nhập nơi ba không.

Bồ-tát Đại Lực hỏi:

–Thế nào là ba không?

Đức Phật dạy:

–Ba không là: Không tướng cũng không, không không cũng không, đối tượng không cũng không. Những không như vậy không trụ nơi ba tướng, đều là chân thật, con đường ngôn từ dứt bặt nên không thể nghĩ bàn.

Bồ-tát Đại Lực thưa:

–Chẳng phải không chân thật là tướng nên có?

Đức Phật dạy:

–Vô không trụ nơi vô, hữu không trụ nơi hữu; không hữu, chẳng vô, chẳng hữu. Pháp của chẳng hữu tức chẳng trụ nơi vô. Tướng của chẳng vô tức chẳng trụ nơi hữu. Chẳng phải đem chỗ hữu, vô mà hiển bày được lý. Này Bồ-tát! Nghĩa tướng không tên, nên chẳng thể nghĩ bàn. V́ sao? V́ danh của vô danh, chẳng phải không nơi danh. Nghĩa của vô nghĩa, chẳng phải không nơi nghĩa.

Bồ-tát Đại Lực thưa:

–Danh, nghĩa như vậy là như tướng chân thật, như tướng của Như Lai. Như chẳng trụ nơi như, như không có tướng như, v́ như là vô tướng, nên chẳng phải là không. Thưa Như Lai, tướng tâm của chúng sinh cũng là tướng Như Lai, nên tâm của chúng sinh không có cảnh khác.

Đức Phật dạy:

–Đúng vậy, tâm của chúng sinh thật không khác biệt. V́ sao? V́ tâm vốn thanh tịnh, lý không có ô uế, do nhiễm cảnh trần gọi là có ba cõi. Tâm của ba cõi gọi là cảnh khác. Cảnh ấy hư vọng, từ tâm hóa sinh. Nếu tâm không vọng, th́ không có cảnh khác.

Bồ-tát Đại Lực thưa:

–Tâm nếu đang tịnh th́ các cảnh không sinh. Khi tâm này tịnh th́ tức không có ba cõi.

Đức Phật dạy:

–Đúng vậy, này Bồ-tát! Tâm không sinh cảnh, cảnh không sinh tâm. V́ sao? V́ chỗ thấy nơi các cảnh chỉ là chỗ thấy nơi tâm, tâm không huyễn hóa tức không chỗ thấy. Này Bồ-tát! Bên trong không có chúng sinh, v́ ba tánh vắng lặng nên không có ḿnh cũng không có người khác, cho đến hai nhập tâm cũng không sinh. Được lợi như vậy th́ không có ba cõi.

Bồ-tát Đại Lực hỏi:

–Thế nào là hai nhập không sinh nơi tâm? Tâm vốn không sinh sao lại có nhập?

Đức Phật dạy:

–Hai nhập: Một là nhập của Lý, hai là nhập của Hành.

Lý nhập (Nhập của lý) là tin chắc chúng sinh chân tánh không khác, không một, không nhiều, chỉ do bị khách trần che lấp làm chướng ngại. Không đi, không đến, dừng trụ nơi giác quán, thấy được Phật tánh; không hữu, không vô, không tự, không tha, phàm Thánh không hai, tâm địa Kim cang trụ vững, không dời đổi, vắng lặng vô vi, không có phân biệt, đó gọi là Lý nhập.

Hành nhập (Nhập của hành) là tâm không điên đảo, ảnh tượng không dời đổi. Đối với nơi chốn có, tâm thanh tịnh không mong cầu, gió thổi không động, giống như mặt đất, xa ĺa tâm ngã, cứu độ chúng sinh không sinh, không tướng, không thủ, không xả.

Này Bồ-tát! Tâm không ra vào, không có tâm xuất nhập, nhập mà không nhập nên gọi là nhập.

Này Bồ-tát! Pháp nhập như vậy là pháp tướng chẳng không, pháp của chẳng không, pháp không xả bỏ. V́ sao? V́ pháp của chẳng không, công đức đầy đủ, chẳng phải tâm, h́nh, v́ pháp vốn thanh tịnh.

Bồ-tát Đại Lực hỏi:

–Thế nào là chẳng phải tâm, chẳng phải h́nh, pháp vốn thanh tịnh?

Đức Phật dạy:

–Pháp của không và như chẳng phải là pháp của tâm, hay thức. Chẳng phải do tâm mà có, v́ pháp chẳng phải là tướng không, pháp chẳng phải là sắc tướng, pháp chẳng phải là tâm hữu vi, là pháp không tương ưng, chẳng phải là tâm vô vi, là pháp tương ưng. Chẳng phải là chỗ hiện h́nh ảnh, chẳng phải là chỗ để chỉ dạy, chẳng phải là tự tánh, chẳng phải là sai biệt, chẳng phải là danh, tướng, nghĩa. V́ sao? V́ nghĩa không có như, pháp của vô như cũng không vô như, chẳng có vô như, chẳng phải không có như. V́ sao? V́ pháp của căn và lý chẳng phải lý, chẳng phải căn, ĺa xa các tranh luận, không thấy tướng của chúng. Này Bồ-tát! Pháp tịnh như vậy, sinh chẳng phải là sinh của chỗ sinh, diệt chẳng phải là diệt của chỗ diệt.

Bồ-tát Đại Lực thưa:

–Pháp tướng như vậy là không thể nghĩ bàn, v́ không hợp thành, không riêng thành, không cậy nhờ, không ràng buộc, không tụ tán, sinh diệt, cũng không có tướng đến đi, nên không thể nghĩ bàn.

Đức Phật dạy:

–Đúng vậy! Không thể nghĩ bàn, là tâm không nghĩ bàn nên tâm cũng như vậy. V́ sao? V́ tâm không khác như, tâm vốn là như. Phật tánh, chúng sinh là không một, không khác. Tánh của chúng sinh vốn không sinh diệt. Tánh của sinh diệt, vốn là tánh Niết-bàn. Tướng của tánh vốn như, v́ như không động. Tất cả pháp tướng không từ duyên khởi. Tướng tánh của như khởi, như không chuyển động. Tánh tướng của nhân duyên, tướng vốn không vô, duyên duyên không không, không có duyên khởi. Tất cả pháp duyên, do tâm mê vọng thấy, hiện vốn không sinh, v́ duyên vốn không. Tâm như pháp lý, v́ tự thể là không, vô. Như không vương kia vốn không trụ xứ. Tâm của hàng phàm phu vọng phân biệt thấy. Tướng của như như, vốn chẳng có và không. Tướng của có và không, chỉ do tâm thức thấy.

Này Bồ-tát! Tâm pháp như vậy, tự thể chẳng không, tự thể chẳng có, tức chẳng có chẳng không. Này Bồ-tát! Thảy đều là vô tướng, nằm ngoài lĩnh vực ngôn thuyết. V́ sao? V́ pháp của chân như, như hư không vô tướng, hàng Nhị thừa chẳng thể nhận biết được. Cảnh giới của hư không, trong ngoài không thể suy lường, người tu tập sáu hành mới có thể nhận biết.

Bồ-tát Đại Lực hỏi:

–Thế nào là sáu hành?

Đức Phật dạy:

–Một là hành Thập tín, hai là hành Thập trụ, ba là hành Thập hạnh, bốn là hành Thập hồi hướng, năm là hành Thập địa, sáu là hành Đẳng giác. Người hành hóa như vậy mới có thể nhận biết.

Bồ-tát Đại Lực hỏi:

–Giác lợi của thật tế không có vào ra, th́ những tâm pháp ǵ được hội nhập vào thật tế?

Đức Phật dạy:

–Pháp của thật tế là pháp không có biên vực, bến bờ, tâm của vô tế tức hội nhập vào thật tế.

Bồ-tát Đại Lực hỏi:

–Trí của tâm vô tế, trí ấy không bến bờ, tâm không bến bờ, tức tâm được tự tại. Trí của tự tại có thể nhập vào thật tế, như hàng phàm phu kia, với chúng sinh tâm yếu kém, tâm ấy đa đoan nên dùng pháp nào để chế ngự, khiến tâm được kiên cố để nhập vào thật tế?

Đức Phật dạy:

–Này Bồ-tát! Tâm người đa đoan, khiến cho bên trong và ngoài tùy tiện trôi chảy, tích chứa lâu dần thành biển, gió to sóng lớn, đại long kinh sợ, do tâm kinh sợ nên khiến thành nhiều mối.

Này Bồ-tát! Phải khiến cho chúng sinh lưu lại ba giữ lấy một, nhập vào thiền Như Lai, nhờ thiền định, tâm tức không còn nhiều mối.

Bồ-tát Đại Lực thưa:

–Thế nào là nhập thiền Như Lai lưu lại ba mà giữ lấy một?

Phật dạy:

–Lưu lại ba là ba giải thoát, giữ lấy một là giữ một tâm như. Người vào thiền Như Lai, tâm như quán lý, vào cõi tâm như vậy tức là hội nhập thật tế.

Bồ-tát Đại Lực hỏi:

–Những ǵ là ba giải thoát? Thiền định như lý quan sát, từ pháp nào hội nhập?

Đức Phật dạy:

–Ba giải thoát là: Hư không giải thoát, Kim cang giải thoát và Bát-nhã giải thoát. Người đúng quan sát như lý, tâm như lý thanh tịnh, không thể không tâm.

Bồ-tát Đại Lực hỏi:

–Thế nào là tồn dụng? Thế nào là quan sát?

Đức Phật dạy:

–Tâm sự (cảnh) không hai, gọi là tồn dụng. Trong hành, ngoài hành, xuất nhập không hai, chẳng trụ vào một tướng, tâm không được mất, một chẳng phải một cõi, tâm tịnh hội nhập, đó gọi là quán sát. 

Này Bồ-tát! Người hành hóa như vậy không trụ nơi hai tướng, tuy không xuất gia mà chẳng vướng tại gia, tuy không mặc pháp phục, không thọ tŕ đầy đủ giới Ba-la-đề-mộc-xoa, không vào Bồ-tát nhưng có thể điều phục tự tâm đạt vô vi, tự tứ chứng được quả Thánh, không trụ nơi hai thừa, nhập đạo Bồ-tát, sau đấy sẽ viên mãn các địa, thành tựu đạo quả Bồ-đề Vô thượng.

Bồ-tát Đại Lực nói:

–Thật không thể nghĩ bàn! Người như vậy chẳng phải là xuất gia, chẳng phải là không xuất gia. V́ sao? V́ vào nhà Niết-bàn, mặc y phục của Như Lai, ngồi nơi tòa Bồ-đề, những người như vậy thậm chí hàng Sa-môn cũng phải cung kính, cúng dường.

Đức Phật dạy:

–Đúng vậy! V́ sao? V́ vào nhà Niết-bàn th́ tâm vượt khỏi ba cõi. Mặc y của Như Lai là nhập vào chốn pháp không, ngồi nơi tòa Bồ-đề chứng Thập địa Chánh giác. Người như vậy tâm siêu việt Nhị thừa, huống chi là hàng Sa-môn không cung kính, cúng dường.

Bồ-tát Đại Lực thưa:

–Như một địa kia cùng với biển không, người của hàng Nhị thừa không thể thấy được?

Phật dạy:

–Đúng vậy! Người của hàng Nhị thừa kia mê chấp nơi Tammuội, chứng được Tam-muội, thân đối với một địa của biển không kia như người mắc bệnh uống rượu say sưa hôn mê không tỉnh, cho đến nhiều kiếp hãy còn không giác ngộ. Tới khi rượu hết mới tỉnh, t́m cách tu hành, về sau chứng được thân Phật. Như người kia từ chỗ ĺa bỏ hàng Xiển-đề tức hội nhập nơi sáu hành, ở trong cõi hành, niệm chuyên nhất, tâm thanh tịnh, quyết định sáng suốt rõ ràng, từ diệu lực của trí Kim cang được không thoái chuyển, độ thoát chúng sinh, hiện bày Từ bi vô tận.

Bồ-tát Đại Lực thưa:

–Người như vậy, nếu không tŕ giới th́ đối với người ấy, hàng Sa-môn chẳng nên kính ngưỡng.

Đức Phật dạy:

–V́ người ấy thuyết giới, không hoàn toàn kiêu mạn, như biển có sóng lớn, tâm địa người ấy cũng vậy, lúc này tám thức lắng trong, chín thức trôi chảy thanh tịnh, gió chẳng thể động, sóng không sinh khởi, tánh của giới b́nh đẳng như hư không, chấp giữ là điên đảo mê muội. Người như vậy, thức thứ bảy, thứ tám không sinh các tập, tu diệt định mà không xa ĺa ba thân Phật, phát tâm Bồ-đề; ở trong ba vô tướng, tâm tùy thuận hội nhập vào chỗ thâm diệu, cung kính sâu xa đối với Tam bảo, không mất oai nghi. Đối với người ấy hàng Samôn đều phải cung kính.

Này Bồ-tát! Nhân giả này chẳng trụ chấp nơi thế gian, pháp động và chẳng động, tâm nhập vào ba không, diệt hết ba cõi.

Bồ-tát Đại Lực thưa:

–Người này đối với Phật đầy đủ quả đức, đối với Phật của Như Lai tạng, đối với Phật h́nh tượng, ở chỗ các Đức Phật như thế phát tâm Bồ-đề, vào Tam tụ giới, chẳng trụ chấp nơi tướng, diệt hết tâm của ba cõi, không ở trong cõi tịch tĩnh, không xả bỏ chúng sinh, hội nhập cõi không thuận hợp không thể nghĩ bàn.

Lúc này, Tôn giả Xá-lợi-phất từ chỗ ngồi đứng dậy nói kệ rằng:

Biển trí tuệ đầy đủ

Chẳng trụ thành Niết-bàn

Như hoa sen đẹp quý

Chẳng nở từ vùng cao,

Chư Phật vô lượng kiếp

Không bỏ các phiền não

Độ đời nên sau đạt

Như từ bùn hoa nở,

Đối với cõi sáu hành

Bồ-tát đã tu tập

Tích tụ ba không kia

Đạo Bồ-đề chân thật,

Nay ta trụ chẳng trụ

Như lời của Phật thuyết

Lại đến chỗ đã đến

Đầy đủ, sau mới xuất,.

Lại khiến các chúng sinh

Như ta, một không hai

Người đến trước đến sau

Đều chứng Đẳng chánh giác.

Đức Phật bảo Tôn giả Xá-lợi-phất:

–Thật không thể nghĩ bàn! Ông đời sau sẽ được thành tựu đạo quả Bồ-đề, hóa độ vô lượng chúng sinh, đều vượt khỏi biển khổ sinh tử.

Khi ấy, đại chúng đều giác ngộ đạo Bồ-đề, các hàng Thanh văn đều nhập vào biển cả của năm không.

Phẩm 6: CHÂN TÁNH KHÔNG

Bấy giờ, Tôn giả Xá-lợi-phất bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn! Tu tập đạo Bồ-tát không có danh tướng, ba giới không có oai nghi, làm thế nào để thâu nhận v́ chúng sinh nêu giảng? Xin Đức Phật từ bi giảng rõ cho con.

Đức Phật bảo:

–Này thiện nam! Ông nên lắng nghe, ta sẽ giảng nói cho ông.

Này thiện nam! Pháp thiện và bất thiện từ tâm mà sinh, tất cả cảnh giới dùng ý nghĩ, lời nói phân biệt, thâu gồm lại một chỗ, đoạn dứt các duyên. V́ sao? Này thiện nam! Một gốc không sinh, ba dụng không bỏ, trụ nơi như lý, ngăn cửa của sáu đường, tùy thuận bốn duyên, ba giới đầy đủ.

Tôn giả Xá-lợi-phất hỏi:

–Thế nào là tùy thuận bốn duyên, đầy đủ ba giới?

Đức Phật dạy:

–Bốn duyên:

1.     Tác trạch diệt lực thủ duyên, theo giới nhiếp luật nghi.

2.     Bản lợi tịch căn lực sở tập khởi duyên, theo giới nhiếp Thiện pháp.

3.     Bản tuệ đại Bi lực duyên, theo giới nhiếp chúng sinh.

4.     Nhất giác thông trí lực duyên, tùy thuận nơi như an trụ.

Đó là bốn duyên. Thiện nam! Diệu lực của bốn đại duyên này chẳng trụ nơi sự tướng, chẳng phải không có công dụng, xa ĺa một xứ th́ không thể cầu.

Thiện nam! Một việc như vậy thâu tóm được sáu hành, là biển Nhất thiết trí giác ngộ của Phật.

Tôn giả Xá-lợi-phất thưa:

–Bạch Thế Tôn! Chẳng trụ nơi sự tướng, chẳng phải không có công dụng, là pháp chân không; thường, lạc, ngã, tịnh, siêu việt nơi hai ngã, là Đại Bát-niết-bàn, tâm không bị lệ thuộc; là đại lực quán, trong giác quán ấy gồm đủ ba mươi bảy phẩm Trợ đạo.

Đức Phật dạy:

–Đúng vậy, đầy đủ ba mươi bảy pháp trợ đạo. V́ sao? V́ bốn Niệm xứ, bốn Chánh cần, bốn Như ý túc, năm Căn, năm Lực, bảy Giác chi, tám Chánh đạo…, có nhiều tên gọi nhưng là một nghĩa, chẳng một, chẳng khác. Dùng nhiều tên gọi chỉ là danh tự, v́ pháp không thể nắm bắt. Pháp không thể nắm bắt được ấy không chứng một nghĩa không văn tự, nghĩa của tướng không văn tự là không tánh chân thật, nghĩa của không tánh, là như thật, như như; lý của như như gồm đủ tất cả các pháp. Thiện nam, người trụ nơi lý như, vượt khỏi biển ba khổ.

Tôn giả Xá-lợi-phất hỏi:

–Tất cả vạn pháp đều là ngôn ngữ văn tự; tướng của văn tự, ngôn ngữ tức chẳng phải là nghĩa, v́ nghĩa của như thật, th́ không thể giảng nói, nay tại sao Như Lai giảng nói pháp?

Đức Phật dạy:

–Ta thuyết pháp là do các chúng sinh như ông ở nơi sinh tử mà nêu bày, thuyết mà không thể thuyết giảng, đó gọi là thuyết giảng. Chỗ thuyết giảng của ta, ý nghĩa, lời nói chẳng phải là văn tự; còn chúng sinh nêu bày th́ văn tự, ngôn ngữ chẳng phải là ý nghĩa. Chẳng phải là nghĩa của ngôn ngữ v́ tất cả đều là không, vô. Ngôn ngữ của không, vô tức vô ngôn nơi nghĩa. Chẳng phải nghĩa ngôn ngữ v́ đều là vọng ngữ. Như nghĩa nơi ngôn ngữ th́ thật không chẳng không, không thật chẳng thật, xa ĺa nơi hai tướng, trung gian chẳng giữa, pháp không chặng giữa, xa ĺa ba tướng, không thấy có nơi chốn. Như nói về như như, như không hữu vô, không có đối với không, như không hữu vô, có không đối với có, không ở nơi chỗ có hay không, v́ thuyết mà không ở nơi thuyết giảng, không ở nơi như, như không có như, chẳng không như thuyết.

Tôn giả Xá-lợi-phất thưa:

–Tất cả chúng sinh từ Nhất-xiển-đề, tâm của Nhất-xiển-đề trụ ở bậc nào để đạt đến Như Lai, thật tướng của Như Lai?

Đức Phật bảo:

–Từ tâm của Xiển-đề cho đến Như Lai, thật tướng của Như Lai trụ trong năm vị:

1.     Tín vị: Tín trong thân này là hạt giống của chân như, bị vọng tưởng che lấp. Xa ĺa tâm vọng tưởng th́ tâm được thanh tịnh, nhận biết các cảnh giới, ý lời phân biệt.

2.     Tư vị: Tư là quán xét các cảnh giới, chỉ là ý nghĩ, lời nói. Ý nghĩ, lời nói phân biệt, tùy nơi tâm mà hiện bày, cảnh giới được nhận thấy chẳng phải là thức gốc của ngã. Nhận biết thức gốc này chẳng phải là pháp, chẳng phải là nghĩa, chẳng phải là chủ thể chấp thủ và đối tượng được chấp thủ.

3.     Tu vị: Tu là thường khởi có thể dấy khởi, khởi tu đồng một lúc, trước dùng trí dẫn dắt, bỏ các chướng nạn, xa ĺa mọi thứ trói buộc, che lấp.

4.     Hành vị: Hành là xa ĺa các cõi hành, tâm không lấy, bỏ, lợi căn thanh tịnh, tâm như không động, thật tánh quyết định, Đại Bátniết-bàn chính là tánh lớn lao rỗng lặng.

5.     Xả vị: Xả là không trụ nơi tánh không, chánh trí lưu chuyển đại Bi như tướng, tướng chẳng trụ nơi như, Bồ-đề Vô thượng, tâm rỗng lặng không chứng, tâm không biên vực, không thấy nơi chốn, là đạt đến chỗ Như Lai.

Năm vị một giác từ bản lợi nhập vào. Nếu giáo hóa chúng sinh th́ từ nơi chốn căn bản này.

Tôn giả Xá-lợi-phất thưa:

–Thế nào là từ nơi bản Xứ?

Phật dạy:

–Xưa nay vốn không gốc, xứ ở nơi chỗ không xứ, nhập vào chỗ không nơi thật tế, phát tâm Bồ-đề, thành tựu đầy đủ Thánh đạo. V́ sao? Này thiện nam! Như đưa tay nắm bắt hư không, không được cũng chẳng phải là không được.

Tôn giả Xá-lợi-phất thưa:

–Thế Tôn đã dạy, việc làm trước hết là phải giữ lấy bản lợi, là niệm về tịch diệt, tịch diệt như vậy là thâu giữ chung các đức, tất cả vạn pháp viên dung không hai, không thể nghĩ bàn, nên biết pháp này là đại Trí tuệ ba-la-mật, là chú Đại thần, là chú Đại minh, là chú Vô thượng, là chú không ǵ hơn, không ǵ có thể so sánh.

Đức Phật dạy:

–Đúng vậy, đúng vậy! Tánh không của chân như, lửa của trí tánh không đốt cháy tất cả các kết sử, phiền não, b́nh đẳng, ba địa đẳng giác, ba thân diệu giác, ở trong chín thức, sáng tỏ thanh tịnh, không có các ảnh tượng.

Này thiện nam! Pháp này chẳng phải là nhân, chẳng phải là duyên, trí tự hoạt dụng chẳng phải động tĩnh, diệu dụng nơi tánh không nên nghĩa chẳng phải là có không, v́ không có tướng không. Này thiện nam, nếu giáo hóa chúng sinh nên khiến cho chúng sinh quán nhập vào nghĩa này, người được hội nhập nơi nghĩa ấy là thấy Như Lai.

Tôn giả Xá-lợi-phất thưa:

–Nghĩa quán của Như Lai không trụ nơi các dòng, nên ĺa bốn thiền, vượt khỏi cõi trời Hữu đảnh.

Phật bảo:

–Đúng vậy! V́ sao? V́ tất cả các pháp đều là danh số. Bốn thiền cũng như vậy. Nếu người thấy Như Lai, tâm Như Lai tự tại, thường ở trong cõi diệt tận, không xuất cũng không nhập, trong ngoài b́nh đẳng. Này thiện nam! Như các thiền quán kia đều là tưởng không định, như ấy chẳng phải trở lại nơi kia. V́ sao? V́ dùng như quán xét như, thật chẳng thấy quán, tướng như nơi các tướng là tịch diệt, tịch diệt tức là nghĩa của như. Nếu tưởng về thiền định là động, chẳng phải là thiền. V́ sao? V́ tánh của thiền ĺa các thứ động, chẳng phải là nhiễm chẳng phải là đối tượng bị nhiễm, chẳng phải là pháp, chẳng phải là h́nh, ĺa các phân biệt. Này thiện nam! Định quán như vậy mới gọi là thiền.

Tôn giả Xá-lợi-phất thưa:

–Thật khó nghĩ bàn! Như Lai thường dùng nghĩa như thật mà giáo hóa chúng sinh, nghĩa thật như vậy th́ văn nhiều nghĩa rộng, hạng chúng sinh lợi căn mới có thể tu tập được, hạng chúng sinh căn cơ thấp kém th́ khó dùng tâm ý để thực hành. Dùng phương tiện thế nào để khiến cho hạng chúng sinh độn căn được nhập vào nghĩa chân thật này?

Đức Phật dạy:

–Khiến cho hạng chúng sinh độn căn kia thọ tŕ một bài kệ bốn câu th́ hội nhập được nghĩa thật này. Tất cả pháp Phật đều thâu tóm trong một bài kệ bốn câu.

Tôn giả Xá-lợi-phất hỏi:

–Thế nào là một bài kệ bốn câu? Nguyện xin Phật nói cho!

Đức Thế Tôn liền nói kệ rằng:

Nghĩa do nhân duyên sinh

Là nghĩa diệt chẳng sinh

Diệt các nghĩa sinh diệt

Là nghĩa sinh không diệt.

Lúc ấy, đại chúng nghe Đức Phật nói kệ này rồi, đều rất hoan hỷ, cùng diệt được các pháp sinh diệt, phát sinh biển trí Bát-nhã tánh không.

Phẩm 7: NHƯ LAI TẠNG

Lúc ấy, trưởng giả Phạm Hạnh, từ chỗ ngồi đứng dậy, thưa Phật:

–Bạch Thế Tôn! Nghĩa sinh chẳng diệt, nghĩa diệt chẳng sinh, nghĩa như như vậy tức là Bồ-đề của Phật. Tánh của Bồ-đề th́ không phân biệt. Trí không phân biệt th́ phân biệt vô cùng. Tướng của vô cùng chỉ diệt phân biệt. Tướng của nghĩa như vậy là không thể nghĩ bàn. Ở trong không thể nghĩ bàn mới là không phân biệt. 

Bạch Thế Tôn! Tất cả pháp số là vô lượng, vô biên. Pháp tướng vô biên là một nghĩa tánh thật, chỉ trụ nơi một tánh, việc này là thế nào?

Đức Phật dạy:

–Này trưởng giả! Các pháp ta giảng nói là không thể nghĩ bàn, v́ người mê lầm nên tạo phương tiện dẫn dắt. Tất cả pháp tướng là trí của một nghĩa thật. V́ sao? Ví như một cái chợ có bốn cửa lớn, cả bốn cửa này đều quy về một chợ. Như các chúng sinh kia tùy ý hội nhập nơi vô số các pháp vị cũng lại như vậy.

Trưởng giả Phạm Hạnh thưa:

–Pháp nếu như vậy th́ ta trụ nơi một vị nên thâu tóm hết các vị.

Đức Phật dạy:

–Đúng vậy, đúng vậy! V́ sao? Thật nghĩa của một vị như một biển lớn, tất cả các dòng đều chảy về.

Này trưởng giả! Tất cả mọi pháp vị cũng như các dòng kia, tên gọi, số lượng tuy có khác nhau nhưng nước của chúng th́ không khác. Nếu tụ nơi biển lớn th́ có thể bao quát hết các dòng. Trụ nơi một vị th́ thâu tóm các vị.

Trưởng giả Phạm Hạnh thưa:

–Các pháp là một vị, tại sao có đạo của ba thừa, trí nơi mỗi thừa lại có khác?

Đức Phật dạy:

–Này trưởng giả! Ví như sông Giang, sông Hà, sông Hoài và biển, lớn nhỏ không giống nhau, cạn sâu đều khác, tên gọi cũng khác nhau. Nước ở trong sông Giang th́ gọi là nước sông Giang, nước trong sông Hoài th́ gọi là nước sông Hoài, nước trong sông Hà th́ gọi là nước của sông Hà, tất cả đều chảy về nơi biển th́ gọi là nước biển. Các pháp cũng lại như vậy, đều ở nơi chân như nên gọi là Phật đạo. Này trưởng giả! Trụ nơi một Phật đạo tức đạt được ba hành.

Trưởng giả Phạm Hạnh hỏi:

–Thế nào là ba hành?

Đức Phật dạy:

–Một là Tùy sự thủ hành, hai là Tùy thức thủ hành, ba là Tùy như thủ hành. Này trưởng giả! Ba hành như thế là thâu tóm hết các pháp môn. Tất cả các pháp môn đều hội nhập vào đấy. Người vào được hành này chẳng sinh tướng không. Hội nhập như vậy có thể gọi là nhập Như Lai tạng. Người nhập Như Lai tạng là nhập mà chẳng nhập.

Trưởng giả Phạm Hạnh thưa:

–Thật khó nghĩ bàn! Nhập Như Lai tạng như hạt mầm thành quả, không có nơi chốn nhập. Căn, lực thông lợi, thành tựu lợi ích, đạt được trí tuệ chân thật. Trí ấy như thế nào?

Đức Phật đáp:

–Trí ấy là vô cùng, nói tóm lược th́ có bốn.

Những ǵ là bốn?

1.     Trí định, nghĩa là tùy theo Như.

2.     Trí bất định, nghĩa là phương tiện để dứt trừ bệnh.

3.     Trí Niết-bàn, là trí tuệ dứt trừ cái biết chớp nhoáng về thật tế.

4.     Trí cứu cánh, nghĩa là nhập vào Phật đạo đầy đủ sự chân thật.

Này trưởng giả! Diệu dụng của bốn việc lớn ấy, chư Phật ở quá khứ đã giảng nói, như chiếc cầu lớn, như bờ bến lớn, muốn hóa độ chúng sinh nên dùng trí này.

Này trưởng giả! Dùng là đạt được diệu dụng lớn. Lại có ba việc lớn:

1.     Ở nơi ba Tam-muội trong ngoài không xâm đoạt nhau.

2.     Đối với đại nghĩa khoa, tùy theo đạo pháp mà lựa chọn.

3.     Đối với định tuệ này, dùng từ bi đều được lợi.

Ba việc như vậy sẽ thành tựu đạo Bồ-đề. Không thực hành theo việc này th́ không thể nhập vào biển bốn trí, bị các loài ma sai khiến.

Này trưởng giả! Đại chúng các ông, từ này cho đến lúc thành Phật, thường nên tu tập, chớ khiến phải dừng nghỉ, quên mất.

Trưởng giả Phạm Hạnh hỏi:

–Thế nào là ba Tam-muội?

Đức Phật dạy:

–Ba Tam-muội đó là: Tam-muội Không, Tam-muội Vô tướng, Tam-muội Vô tác.

Trưởng giả Phạm Hạnh thưa:

–Thế nào là ở nơi đại nghĩa khoa?

Đức Phật bảo:

–Đại nghĩa là bốn đại. Nghĩa tức là ấm, giới, nhập. Khoa nghĩa là thức gốc, đó là ở nơi khoa nghĩa của đại.

Trưởng giả Phạm Hạnh thưa:

–Thật chẳng thể nghĩ bàn! Trí sư như vậy là đạt được lợi ích cho ḿnh và lợi ích cho người khác, vượt khỏi ba cõi, không trụ vào Niết-bàn, nhập đạo Bồ-tát. Pháp tướng như vậy là pháp sinh diệt, v́ còn phân biệt. Nếu ĺa phân biệt tức là pháp chẳng diệt.

Bấy giờ, Đức Phật muốn nhắc lại ý nghĩa trên nên nói kệ rằng:

Pháp từ phân biệt sinh

Lại từ phân biệt diệt

Diệt các pháp phân biệt

Là pháp chẳng sinh diệt.

Trưởng giả Phạm Hạnh nghe kệ này rồi, tâm rất vui mừng, muốn nhắc lại ý nghĩa trên nên nói kệ rằng:

Các pháp vốn tịch diệt

Tịch diệt cũng không sinh

Các pháp sinh diệt ấy

Là pháp chẳng vô sinh.

Kia tức không cùng đây

V́ còn có đoạn, thường

Đây tức ĺa cả hai

Cũng chẳng trụ một chỗ.

Nếu nói pháp có một

Tướng ấy như mao luân

Như lửa nước mê lộn

Là những điều hư vọng.

Nếu thấy nơi pháp không

Pháp ấy đồng với không

Như mù không ánh sáng

Thuyết pháp như lông rùa.

Con nay nghe Phật dạy

Biết pháp ngoài nhị kiến

Cũng không ở chặng giữa

V́ thế không trụ chấp.

Pháp của Như Lai thuyết

Đều từ nơi vô trụ

Con từ chốn vô trụ

Đến đảnh lễ Như Lai.

Kính lễ tướng Như Lai

Trí bất động như không

Không chấp, không xứ sở

Kính lễ thân vô trụ.

Con ở khắp mọi nơi

Thường thấy chư Như Lai

Xin nguyện các Như Lai

V́ con thuyết pháp thường.

Bấy giờ, Đức Phật bảo:

–Này các thiện nam! Các ông hãy lắng nghe, ta sẽ v́ các ông mà giảng nói pháp thường. Này các thiện nam, pháp thường chẳng phải là pháp thường, chẳng phải là ngôn thuyết, cũng chẳng phải là văn tự, chẳng phải là sự thật, chẳng phải là giải thoát, chẳng phải là không, chẳng phải là cảnh giới, xa ĺa các vọng tưởng, đoạn trừ mọi giới hạn. Pháp này chẳng phải là vô thường, xa ĺa các kiến chấp về thường đoạn. Thấy rõ thức là thường, thức này thường vắng lặng, tịch diệt cũng tịch diệt. Này các thiện nam! Người biết pháp tịch diệt, tâm không tịch diệt, tâm thường tịch diệt. Người được tịch diệt, tâm thường quán xét đúng đắn biết rõ các danh sắc chỉ là do tâm si. Tâm si phân biệt, phân biệt về các pháp, lại không có việc khác ngoài danh sắc. Biết rõ pháp như vậy không theo văn tự, ngôn ngữ. Tâm tâm đối với nghĩa không phân biệt ngã, biết ngã là giả danh, tức đạt được vắng lặng. Nếu được vắng lặng liền chứng đắc đạo quả Bồ-đề Vô thượng.

Trưởng giả Phạm Hạnh nghe lời này rồi liền nói kệ:

Sự phân biệt danh, tướng

Và pháp gọi là ba

Trí chánh diệu chân như

Tất cả ấy là năm.

Nay con biết pháp này

Bị đoạn, thường ràng buộc

Vào nơi nẻo sinh diệt

Là đoạn chẳng phải thường.

Như Lai thuyết pháp không

Xa ĺa cả thường đoạn

Nhân duyên không chẳng sinh

Không sinh nên không diệt.

Nhân duyên chấp là có

Như hoa giữa hư không

Giống như là Thạch nữ

Hoàn toàn không thể có.

Ĺa các nhân duyên chấp

Không từ người khác diệt

Và nghĩa đại nơi ḿnh

Nương Như nên đạt thật.

V́ vậy pháp chân như

Thường tự tại, như như

Tất cả nơi vạn pháp

Chẳng phải như thức hóa.

Ĺa thức, pháp tức không

Nên từ chỗ không thuyết

Diệt các pháp sinh diệt

Mà trụ nơi Niết-bàn.

Đấng Đại Bi đạt được

Niết-bàn diệt không trụ

Chuyển năng thủ, sở thủ

Nhập vào Như Lai tạng.

Lúc ấy, đại chúng nghe nghĩa này này rồi đều được chánh mạng, nhập vào biển Như Lai tạng của Như Lai.

Phẩm 8: TỔNG TR̀

Bấy giờ, Bồ-tát Địa Tạng, từ trong chúng hội đứng dậy đi đến trước Phật, quỳ gối chắp tay thưa:

–Bạch Thế Tôn! Con quán thấy tâm của đại chúng có điều nghi, còn chưa quyết định. Nay Như Lai muốn trừ nghi, con sẽ v́ đại chúng mà thưa hỏi, xin Đức Phật từ bi thương xót chấp thuận.

Đức Phật dạy:

–Đại Bồ-tát, ông có thể cứu độ chúng sinh như vậy, tâm đại Từ của ông là không thể nghĩ bàn, ông nên thưa hỏi, ta sẽ v́ ông mà giảng nói.

Bồ-tát Địa Tạng hỏi:

–V́ sao tất cả các pháp là không duyên sinh?

Bấy giờ, Như Lai muốn nhắc lại nghĩa này nên nói kệ rằng:

Nếu pháp do duyên sinh

Ĺa duyên, không có pháp

Làm sao pháp tánh không

Mà duyên lại sinh pháp?

Bồ-tát Địa Tạng hỏi:

–Pháp nếu vô sinh th́ sao lại nói các pháp là từ tâm sinh?

Đức Thế Tôn liền nói kệ rằng:

Pháp do từ tâm sinh

Là pháp còn chấp thủ

Mắt loạn thấy hoa đốm

Pháp ấy cũng như vậy.

Bồ-tát Địa Tạng thưa:

–Nếu pháp như vậy th́ pháp không đối đãi, pháp không đối đãi th́ pháp phải tự thành.

Đức Thế Tôn liền nói kệ rằng:

Pháp vốn không hữu, vô

Tự, tha cũng như vậy

Không đầu, cũng không cuối

Thành hoại mà chẳng trụ.

Bồ-tát Địa Tạng thưa:

–Tướng của tất cả các pháp tức là gốc nơi Niết-bàn. Niết-bàn và tướng không cũng như vậy. Các pháp là không, là pháp ứng hợp với như.

Đức Phật dạy:

–Không, Như là pháp, pháp ấy là Như.

Bồ-tát Địa Tạng thưa:

–Bạch Thế Tôn! Thật không thể nghĩ bàn. Tướng Như như vậy chẳng phải là cùng, không cùng với ý nghiệp chấp thủ, tức đều là không tịch, tâm pháp không tịch đều không thể chấp thủ th́ tất cả ý và nghiệp lẽ ra cũng tịch diệt.

Đức Thế Tôn nói kệ rằng:

Tất cả pháp không tịch

Là pháp tịch, chẳng không

Khi tâm ấy chẳng không

Là được tâm chẳng có.

Bồ-tát Địa Tạng thưa:

–Pháp này chẳng phải ba đế; sắc, không và tâm đều diệt, là pháp vốn vắng lặng, pháp ấy nên là diệt.

Đức Thế Tôn liền nói kệ rằng:

Pháp vốn không tự tánh

Do diệt mà có sinh

Chẳng phải không có sinh

Lại có diệt như vậy.

Bồ-tát Địa Tạng hỏi:

–Tất cả các pháp không sinh, không diệt, v́ sao không là một?

Đức Thế Tôn liền nói kệ rằng:

Pháp trụ nơi chỗ không

Tướng thường không, nên không

Gọi tên hai pháp ấy

Là chấp thủ năng, sở.

Bồ-tát Địa Tạng thưa:

–Tướng của tất cả các pháp không trụ ở hai bên bờ, cũng không dừng lại giữa dòng, tâm thức cũng lại như vậy. V́ sao các cảnh giới từ thức mà sinh? Nếu có thức sinh th́ thức ấy cũng theo đó mà sinh. V́ sao thức không sinh lại có chủ thể sinh và đối tượng được sinh?

Đức Thế Tôn liền nói kệ rằng:

Pháp năng sinh, sở sinh

Hai duyên năng, sở này

Tên gọi vốn tự không

Chấp có không như huyễn.

Khi thức còn chưa sinh

Th́ cảnh cũng không sinh

Còn khi cảnh chưa sinh

Lúc ấy thức cũng diệt.

Cảnh, thức vốn đều không

Cũng không có hữu, vô

Thức vô sinh cũng không

Làm sao lại có cảnh.

Bồ-tát Địa Tạng thưa:

–Pháp tướng như vậy, trong ngoài đều không, hai thứ cảnh trí xưa nay vắng lặng. Như Lai đã giảng nói về thật tướng của pháp chân không như thế tức chẳng phải là tập?

Đức Phật dạy:

–Đúng vậy! Pháp chân thật không sắc, không trụ, chẳng phải là chủ thể tập, chẳng phải là đối tượng được tích tập, ngoài ý nghĩa văn tự, căn bản của một pháp, tích chứa công đức sâu xa.

Bồ-tát Địa Tạng thưa:

–Chẳng thể nghĩ bàn, tích tập là chẳng thể nghĩ bàn. Bảy mươi lăm pháp không sinh, tám mươi sáu pháp vắng lặng, chín tướng đều không, có không, không có, chẳng không, chẳng có. Như lời Phật dạy pháp, nghĩa đều không, nhập vào không hành, không mất các nghiệp, không có ngã và ngã sở, thân kiến nơi chủ thể và đối tượng phiền não bên trong bên ngoài đều vắng lặng, các nguyện cũng dứt, như lý quan sát, định tuệ chân như. Thế Tôn thường nói pháp không, chân như tức là lương dược.

Đức Phật bảo:

–Đúng vậy! V́ sao? V́ pháp tánh là không. Tánh không không sinh nên tâm thường không sinh. Tánh Không không diệt, nên tâm thường không diệt. Tánh Không không trụ, nên tâm cũng không trụ. Tánh Không vô vi nên tâm cũng vô vi. Không ấy không có ra vào, xa ĺa mọi nẻo được, mất; các ấm, giới, nhập cũng đều là không, tâm chân như không chấp trước cũng lại như vậy.

Này Bồ-tát! Ta nói các pháp không là để đoạn trừ các pháp có.

Bồ-tát Địa Tạng thưa:

–Biết có chẳng phải là thật, như sóng nắng. Biết thật chẳng phải là không như tánh của lửa sinh. Người quán được như vậy là người có trí tuệ.

Đức Phật dạy:

–Đúng vậy! V́ sao? V́ người ấy quán chân thật, nhất quán tịch diệt, tướng cùng vô tướng, b́nh đẳng, không chấp về không để tu pháp không, nên được thấy Phật. Do được thấy Phật mà không theo ba dòng, ở trong Đại thừa nơi ba đường giải thoát, một thể không tánh. V́ vô tánh nên không, v́ không nên vô tướng, vô tướng nên vô tác, vô tác nên vô cầu, vô cầu nên vô nguyện, do đó tâm được thanh tịnh. Nhờ tâm thanh tịnh nên được thấy Phật, nhờ thấy Phật nên được sinh vào cõi tịnh. Bồ-tát nơi pháp thâm diệu này, siêng tu ba hóa, định tuệ thành tựu th́ siêu việt khỏi ba cõi.

Bồ-tát Địa Tạng thưa:

–Như Phật dạy! Không sinh, không diệt tức là vô thường. Diệt là sinh diệt, sinh diệt diệt rồi th́ tịch diệt là thường, v́ thường không đoạn là pháp bất đoạn. Ĺa cả ba cõi, pháp động và bất động. Đối với pháp hữu vi tránh xa như hầm lửa, th́ nương nơi những pháp ǵ để xét lại ḿnh, nhập vào một pháp môn?

Đức Phật dạy:

–Này Bồ-tát! Đối với ba việc lớn th́ xét về tâm ḿnh, đối với ba đế lớn th́ nhập vào một hành.

Bồ-tát Địa Tạng hỏi:

–Thế nào là ba điều nên xét lại về tâm? Thế nào là ba đế nhập vào một hành?

Đức Phật dạy:

–Ba điều lớn: Một là Nhân, hai là quả, ba là thức. Ba điều như vậy vốn từ chỗ không, chẳng phải ngã hay chân ngã, v́ sao đối với chúng lại sinh ái nhiễm? Quán xét ba pháp này là phiền não trói buộc khiến trôi lăn trong biển khổ. Do việc này mà phải tự xét lại tâm ḿnh. 

Ba đế:

1.     Đạo Bồ-đề, là đế (sự thật) b́nh đẳng, chẳng phải là không b́nh đẳng.

2.     Đại giác chánh trí đạt được sự thật (đế), chẳng phải là trí tà.

3.     Định tuệ không khác hành hội nhập nơi sự thật (đế), chẳng phải hội nhập vào các hành xen tạp.

Dùng ba đế này mà tu tập Phật đạo th́ người ấy ở nơi pháp này đều đạt được Chánh giác, được trí Chánh giác, tâm Từ hiện bày rất lớn, ḿnh và người đều có lợi ích, được giác ngộ thành Phật.

Bồ-tát Địa Tạng thưa:

–Bạch Thế Tôn! Như vậy pháp này là không nhân duyên. Nếu pháp không duyên th́ nhân không sinh khởi, vậy làm sao được nhập vào pháp Như Lai bất động?

Lúc ấy, Như Lai muốn nhắc lại nghĩa trên nên nói kệ rằng:

Tướng tất cả các pháp

Tánh Không, không bất động

Pháp ấy lúc như thế

Không sinh khởi như vậy.

Khi không có pháp khác

Chẳng sinh khởi pháp khác

Pháp không động, bất động

Tánh không nên vắng lặng.

Khi tánh không vắng lặng

Pháp ấy hiện đúng lúc

Ĺa tướng nên lặng dừng

Lặng dừng nên không duyên.

Các duyên sinh khởi pháp

Pháp ấy không duyên sinh

Không nhân duyên sinh diệt

Sinh diệt tánh vắng lặng.

Duyên tánh, năng sở duyên

Duyên này vốn duyên khởi

Pháp khởi chẳng do duyên.

Duyên chẳng sinh cũng vậy.

Pháp do nhân duyên sinh

Pháp ấy là nhân duyên

Tướng nhân duyên sinh diệt

Pháp th́ chẳng sinh diệt.

Pháp như tướng chân thật

Vốn không hề sinh diệt

Đối với các pháp này

Tự nó có sinh diệt.

V́ thế rất thanh tịnh

Vốn chẳng do các lực

Liền ở nơi đời sau

Chứng được pháp đã chứng.

Lúc ấy, Bồ-tát Địa Tạng nghe Phật chỉ dạy, tâm rất vui mừng, biết tâm của đại chúng không còn điều nghi ngờ, nên nói kệ:

Con biết tâm chúng nghi

V́ thế nên cố hỏi

Như Lai, Đấng Đại Từ

Khéo phân biệt dứt hết.

Cả hai chúng ở đây

Tất cả được hiểu rõ

Nay con ở nơi này

Giáo hóa các chúng sinh.

Như Lai, Đấng Đại Bi

Không ĺa bỏ bản nguyện

Nên ở cõi nhất tự

An trụ nơi phiền não.

Bấy giờ, Như Lai bảo đại chúng:

–Vị Bồ-tát này là không thể nghĩ bàn, thường đem lòng Từ lớn cứu khổ chúng sinh. Nếu có chúng sinh nào thọ tŕ kinh pháp này, thọ tŕ danh hiệu của Bồ-tát ấy th́ không bị rơi vào đường ác, tất cả các chướng nạn đều trừ diệt. Nếu có chúng sinh chuyên tŕ kinh này, như pháp tu hành th́ không còn tạp niệm, được các Bồ-tát thường hóa thân thuyết pháp, luôn luôn ủng hộ người ấy khiến họ mau chóng chứng đắc đạo quả Bồ-đề Vô thượng. Bồ-tát các ông, nếu muốn giáo hóa chúng sinh th́ phải nên tu tập pháp quyết định thấu đạt nghĩa như vậy của Đại thừa.

Lúc này, Tôn giả A-nan từ chỗ ngồi đứng dậy, thưa Phật:

–Như Lai đã giảng nói về các phước của Đại thừa, quyết định đoạn trừ phiền não, giác lợi vô sinh là không thể nghĩ bàn. Như vậy pháp này gọi là kinh ǵ? Thọ tŕ kinh này th́ đạt được công đức như thế nào? Xin Đức Phật từ bi giảng nói cho con.

Đức Phật dạy:

–Này thiện nam! Tên gọi của kinh này là Bất Khả Tư Ngh́, được các Đức Phật ở quá khứ hộ niệm, có thể nhập vào biển Nhất thiết trí của Như Lai. Nếu có chúng sinh thọ tŕ kinh này th́ ở trong tất cả các kinh không còn mong cầu, v́ kinh này bao gồm tất cả pháp, thâu tóm các kinh, là pháp cốt lõi của tất cả kinh. Tên của kinh này là “Nhiếp Đại Thừa”, là “Kim Cang Tam-muội”, lại gọi là “Vô Lượng Nghĩa Tông”. Nếu có người thọ tŕ kinh này tức được công đức của trăm ngàn chư Phật như vậy, ví như hư không chẳng có biên vực, chẳng thể nghĩ bàn. Ta đã phó chúc về kinh điển này.

Tôn giả A-nan thưa:

–Thế nào là tâm hành? Làm sao mọi người có thể thọ tŕ kinh này?

Đức Phật dạy:

–Này thiện nam! Người thọ tŕ kinh này, tâm không còn được mất, thường tu phạm hạnh. Nếu ở chỗ hý luận tâm thường an lạc tịch tĩnh, vào thôn xóm tâm luôn ở trong định. Nếu ở tại gia, không đắm chấp nơi ba cõi. Người này trong đời hiện tại được năm thứ phước:

1.     Được mọi người tôn kính.

2.     Thân không bị chết yểu.

3.     Giỏi biện đáp với các luận thuyết của ngoại đạo.

4.     Thích hóa độ chúng sinh.

5.     Được nhập vào Thánh đạo.

Như vậy là người thọ tŕ kinh này được năm thứ phước đức.

Tôn giả A-nan hỏi:

–Người như vậy, hóa độ các chúng sinh, xứng đáng nhận được sự cúng dường không?

Đức Phật dạy:

–Người ấy có thể làm ruộng phước lớn cho các chúng sinh, thường hành đại trí, quyền thật đều hiển bày, là Tứ y tăng. Đối với các sự cúng dường cho đến cả đầu, mắt, tủy, não cũng đều được thọ nhận, huống ǵ là y phục, thức ăn mà chẳng được thọ nhận sao.

Này thiện nam! Người như vậy là bậc tri thức của các ông, là chiếc cầu của các ông, huống hồ là chẳng được hàng phàm phu cúng dường chăng.

Tôn giả A-nan thưa:

–Đối với người thọ tŕ kinh này mà cúng dường th́ người ấy được phước đức ra sao?

Đức Phật dạy:

–Nếu có người đem nhiều vàng bạc đầy thành mà bố thí cũng không bằng người thọ tŕ kinh này chỉ mỗi một bài kệ bốn câu, cúng dường cho người ấy th́ được phước không thể nghĩ bàn. Thiện nam! Người khiến cho các chúng sinh thọ tŕ kinh này, tâm thường ở trong định không quên mất. Nếu quên mất, tâm liền phải sám hối, pháp của sám hối này là thanh lương.

Tôn giả A-nan thưa:

–Sám hối tội trước, không trở lại quá khứ?

Đức Phật dạy:

–Đúng vậy! Như trong căn nhà tối, nếu gặp đèn sáng th́ bóng tối liền mất. Thiện nam! Không nói ăn năn những tội lỗi trước mà nói là nhập vào quá khứ.

Tôn giả A-nan thưa:

–Thế nào gọi là sám hối?

Phật dạy:

–Nương vào kinh này chỉ dạy mà nhập vào pháp quán chân thật. Một khi nhất tâm nhập vào pháp quán th́ các tội được tiêu diệt, ĺa xa các đường ác, sẽ được sinh về cõi Tịnh, chóng thành tựu đạo quả Bồ-đề Vô thượng.

Đức Phật giảng nói kinh này xong, Tôn giả A-nan và các Bồ-tát, bốn bộ chúng đều vui mừng, tâm được quyết định, đảnh lễ Đức Phật, hoan hỷ phụng hành.

KINH KIM CANG TAM-MUỘI

MỤC-LỤC

-

TRANG CHỦ*--KINH ĐIỂN*--ĐẠI TẠNG KINH*--THẦN CHÚ*--HÌNH ẢNH*--中文*--ENGLISH

Uploaded / Updated on 2020-01-18

 

 

google-site-verification=Iz-GZ95MYH-GJvh3OcJbtL1jFXP5nYmuItnb9Q24Bk0