Số 0271
Phật thuyết Bồ Tát hành phương tiện kinh
Cảnh giới thần thông biến hóa
(Quyển Thượng)
Đại Tạng kinh quyển 9, Pháp Hoa bộ từ trang 300 đến 316 gồm 3 quyển No. 271 < 270 > Đời nhà Tống, người nước Thiên Trúc Ngài Tam Tạng Pháp Sư Cầu Na Bạt Đà La dịch từ Phạn văn ra Hán văn. Thích Như Điển dịch từ Hán văn ra Việt văn tại chùa Viên Giác Hannover - Đức Quốc. Khởi dịch ngày 7 tháng 3 năm 2001 nhằm ngày 13 tháng 2 năm Tân Tỵ.
Ta nghe như thế nầy, một thời Đức Phật ở tại nước Ưu Thiền Diên, dưới gốc cây Bàn Trà trong vườn của Đề Vương. Trong ấy có rất nhiều cây Sa La, cây Đa La, cây Ca Ni Ca La, cây Ni Câu La, cây Bác Dạ, cây Ưu Đàm Bát La. Lại có hoa Bà Sư. Hoa Đa Nhị Ca. Hoa A Đề Mục Đa. Hoa Chiêm Bà cùng cây A Thục Ca, cây Bà Thác La để trang nghiêm nơi ấy. Lại cũng có suối, giếng, ao, hồ, lạch, sông chảy xiết trong sạch trang nghiêm. Lại cũng có những hoa sen xanh vàng đỏ trắng nổi trên nước. Các loại chim ngỗng, thiên nga, Câu Na La, chim Bạt Thác Quân Đà cùng với các chim lạ tạo ra những âm thinh vi diệu, cùng lúc cất lên những tiếng hát khác nhau làm cho thấm nhuần cả cây cỏ trong rừng. Cùng với các vị Tỳ Kheo độ 12 ức người câu hội. Đại Đức Xá Lợi Phất; Ngài Mục Kiền Liên; Ngài Ma Ha Ca Diếp; Ngài A Ni Kiền Đà; Ngài Tu Bồ Đề; Ngài Đại Ca Chiên Diên; Ngài Ma Ha Kiếp Tân Na; Ngài Ly Bà Đà; Ngài Ba Tân Na; Ngài Nan Đề Sí Na Na Đề Ca Diếp; Ngài Dà Da Ca Diếp; Ngài Phú Lâu Na Di Đa La Ni Tử; Ngài Kiều Phạm Ba Đề Na Đà Sí Na; Ngài Châu Lợi Bàn Tŕ; Ngài Thát Bà Ma La Tử; Ngài Khứ Đà Bà Lâm; Ngài Nan Đà; Ngài Ma Ha Câu Hy La; Ngài La Hầu La cùng với Đại Đức A Nan v.v... V́ 12 ức vị mà làm Thượng Thủ. Tất cả đều nhập vào nơi hành pháp giới, đă vào trong tất cả các pháp; như nơi tánh hành, không hành; nơi không nương vào làm việc không nương vào, ĺa tất cả những ràng buộc dính mắc bị kết lại, đă vào nơi Như Lai; không có pháp giới nào mà chỉ gần một pháp giới. Hướng tất cả con đường trí mà không lui sụt; muốn được tất cả trí mà tâm không thối chuyển. Trí huệ chứng rồi liền đến bờ kia. Sau đó khuyên răn tu hành làm cảnh giới phương tiện. Ngài Ma Ha Ba Xà Ba Đề, Ngài Da Du Đà La v.v... cùng với 8 ức Tỳ Kheo Ni cũng đồng câu hội. Tất cả đều thành tựu pháp trong sạch. Tất cả đều tốt đẹp. Tất cả con đường trí tuệ đều gần gũi nhau. Tất cả việc làm tốt đẹp ấy được vào chỗ vô hữu pháp tánh. Xem tất cả các pháp đều không có tánh tướng. Tự hiểu các pháp thật tướng không tướng, chứng được vô ngă giải thoát trí tuệ. Tùy thuận chúng sanh. Cho nên dễ dàng điều phục. Thường hay thị hiện. Lại cùng với 72 ức Đại Bồ Tát có tên là: Nhựt Đại Lực Bồ Tát, Đại Lực Tŕ Bồ Tát, Đại Biến Hóa Bồ Tát, Đại Biến Hóa Vương Bồ Tát, Đại Tiến Thú Bồ Tát, Đại Tiến Kiền Bồ Tát, Đại Hống Bồ Tát, Đại Hống Ư Bồ Tát, Đại Chúng Chủ Bồ Tát, Đại Hương Chúng Bồ Tát, Đại Nguyệt Bồ Tát, Thiện Nguyệt Bồ Tát, Công Đức Nguyệt Bồ Tát, Bảo Nguyệt Bồ Tát, Phổ Chiếu Nguyệt Bồ Tát, Pháp Vô Cấu Nguyệt Bồ Tát, Nguyệt Chiếu Bồ Tát, Diệu Danh Nguyệt Bồ Tát, Phóng Quang Nguyệt Bồ Tát, Măn Nguyệt Bồ Tát, Phạm Âm Bồ Tát, Phạm Chủ Lôi Âm Bồ Tát, Địa Âm Bồ Tát, Pháp Giới Âm Thinh Bồ Tát, Giáng Nhứt Thiết Ma Trường Âm Bồ Tát, Diệu Âm Thinh Bồ Tát, Phổ Cáo Âm Bồ Tát, Vô Vọng Tưởng Phân Biệt Âm Bồ Tát, Địa Luân Âm Bồ Tát. Nhứt Thiết Vô Chưóng Âm Bồ Tát, Phổ Tạng Bồ Tát, Vô Cấu Phổ Tạng Bồ Tát, Đức Tạng Bồ Tát, Chiếu Tạng Bồ Tát, Bảo Tạng Bồ Tát, Nguyệt Tạng Bồ Tát, Nhựt Tạng Bồ Tát, Thức Tạng Bồ Tát, Liên Hoa Tạng Bồ Tát, Liên Hoa Đức Tạng Bồ Tát, Đại Ư Bồ Tát, Ích Ư Bồ Tát, Diệu Ư Bồ Tát, Hảo Ư Bồ Tát, Thắng Ư Bồ Tát, Tăng Ư Bồ Tát, Vô Biên Ư Bồ Tát, Quảng Ư Bồ Tát, Giác Ư Bồ Tát, Vô Tận Ư Bồ Tát, Tu Di Đăng Bồ Tát, Đại Đăng Bồ Tát, Pháp Cự Đăng Bồ Tát, Chiếu Nhứt Thiết Phương Đăng Bồ Tát, Phổ Đăng Bồ Tát, Diệt Nhứt Thiết Ám Đăng Bồ Tát, Chiếu Nhứt Thiết Đạo Đăng Bồ Tát, Nhứt Chiếu Minh Đăng Bồ Tát, Nguyệt Đăng Bồ Tát, Nhựt Đăng Bồ Tát, Ly Nhứt Thiết Ác Đạo Bồ Tát, Ma Bất Hàng Phục Bồ Tát, Đại Ma Bất Hàng Phục Bồ Tát, Uy Đức Bồ Tát, Vô Hàng Phục Bồ Tát, Vô Năng Trắc Bồ Tát, Uy Đức Giác Càng Ác Bồ Tát, Đắc Đại Thế Bồ Tát, Quan Thế Âm Bồ Tát, Di Lặc Bồ Tát, Văn Thù Sư Lợi Đồng Tử Bồ Tát Ma Ha Tát v.v... gồm 72 ức vị câu hội, đều là những vị nhứt sanh, chứng Đà La Ni, được Tam Muội, được vô biên lạc thuyết, được vô ngại vô sở úy, chứng được thần thông rốt ráo. Hay qua lại nhiều quốc độ của chư Phật. Đi lại bằng thần thông, thân tâm giải thoát. Các chướng ngại của tri kiến đă thành tựu. Thế giới không có Phật liền hiện thân ra nơi đó. Thường chuyển pháp luân, không có phân biệt. Tùy theo tất cả chúng sanh mà độ. V́ họ mà nói pháp, nói vô tác pháp. Ở trong pháp tánh ấy không có động phát sinh mà cũng không có việc không động phát sinh. Những chúng sanh nào đă vào quốc độ nầy liền được đến bờ giác ngộ. Khi nói pháp dùng tiếng như Sư Tử hống, hàng phục tất cả những ngoại đạo đang phá hoại, làm cho ma phải kinh sợ. Những vị Bồ Tát nầy có những thần thông như thế. Ĺa các tâm yêu giận mà được b́nh đẳng, giống như đất nước gió lửa, vào trong tất cả các nơi bí mật của Như Lai. V́ tất cả chúng sanh mà làm tất cả những Phật sự, thường v́ chư Phật mà xưng dương tán thán, giữ ǵn tất cả những kiếp vị lai, giữ ǵn tất cả những pháp tánh của Như Lai, lấy mưa pháp để tán thán tất cả các công đức, không thể hết được. V́ thế giới mà thành tựu bổn nguyện chính vậy. Làm việc giải thoát của các Đức Như Lai. Trước tiên phải phát tâm tu theo Đại Thừa. Ḷng tin nơi mắt thanh tịnh không có ô nhiễm. Thường hay khuyến tấn cúng dường cho các việc Phật sự của các Đức Như Lai. Hay làm những việc trang nghiêm không thay đổi và luôn hướng về ḷng từ. Những tấm ḷng nầy không thể giải thích mà cũng chẳng thí dụ được. Vượt lên các sự nghi ngờ, do tâm can đảm. V́ các Phật quá khứ mà hộ tŕ. Lại cũng có rất nhiều Ưu Bà Tắc, Ưu Bà Di ở nơi 3 ngàn đại thiên thế giới oai đức vô cùng không thể sánh kịp. Chủ của các cơi trời, chủ của các loài rồng, chủ của các loài Dạ Xoa, chủ của các loài Càn Thiết Bà, chủ của các A Tu La, chủ của các La Hầu La Già, chủ của các Ma Hầu La Già, chủ của các Khẩn Na La, chủ của loài người và không phải loài người đă cùng với tất cả trăm ngàn quyến thuộc đều đến đây để ngồi. Lúc bấy giờ Đức Thế Tôn có rất nhiều trăm ngàn đại chúng vây chung quanh. Ngồi nơi ṭa Sư Tử Đức Tạng, phóng ánh quang minh bao quanh đại chúng, giống như núi Tu Di nằm trên biển lớn chiếu đến các núi khác và ánh sáng ấy luôn được bảo tŕ. Lúc ấy Đức Thế Tôn từ ṭa ngồi Sư Tử điều phục tất cả trời người và dùng ánh sáng ấy chiếu soi rực rỡ. Cũng giống như mặt trời mặt trăng vào ngày rằm chiếu sáng thanh tịnh như thế. Lúc ấy Đức Thế Tôn yên ổn cùng với chư thiên loài người đều được chiếu sáng thanh tịnh như hư không thuần khiết không có một đám mây che. Ánh sáng mặt trời tỏa ra như màn lưới, chiếu sáng đến những nơi tối tăm và làm cho được sáng sủa. Lúc ấy Đức Thế Tôn từ ṭa Sư Tử hàng phục tất cả chư thiên và loài người một cách rốt ráo và cũng đă làm cho Thích Phạm hộ thế được yên ổn cũng cùng với những ánh sáng như thế. Giống như giữa đêm tăm tối từ trên đỉnh núi cao phóng ra ánh lửa chiếu soi thanh tịnh. Lúc bấy giờ Đức Thế Tôn, từ nơi ṭa Sư Tử đă hàng phục yên ổn trời người, ánh sáng quang minh rực rỡ không bợn nhơ như chúa sơn lâm đă hàng phục tất cả các loài thú nhỏ. Lúc ấy Đức Thế Tôn từ nơi ṭa Sư Tử đă hàng phục và làm yên ổn trời người, như Tỳ lưu ly như ư bảo châu bát lăng vô cấu phóng ra ánh sáng. Lúc ấy Đức Thế Tôn từ nơi ṭa Sư Tử đoan nghiêm vi diệu chiếu sáng mười phương như chuyển luân vương hàng phục tứ hoặc để có được chúng sanh. Lúc ấy Đức Thế Tôn từ nơi ṭa Sư Tử hàng phục yên ổn chư thiên loài người và Thích Đề Hoàn Nhơn cũng như Thích Ca Tỳ Lăng Già Bảo Anh Lạc Xứ, nơi thiện pháp đường đă dùng ánh sáng để hàng phục chư thiên vậy. Lúc bấy giờ Đức Thế Tôn từ nơi ṭa Sư Tử hàng phục yên ổn chư thiên và loài người, ánh sáng chiếu khắp thanh tịnh. Lúc ấy Ngài Văn Thù Sư Lợi Đồng Tử biết được tâm của đại chúng rồi, thấy thân của Như Lai oai đức tự tại liền mới nghĩ rằng: Đây là ánh sáng ǵ mà nay Đức Thế Tôn đang ngồi ṭa Sư Tử, các ánh sáng rất thanh tịnh thù thắng. Trong chúng ấy có nhiều người; nên ta nay sẽ hỏi Đức Như Lai nghĩa nầy. Lúc ấy Ngài Văn Thù Sư Lợi Đồng Tử từ nơi chỗ ngồi mà đứng dậy, chỉnh trang y áo bày vai mặt cúi sát xuống đất chắp tay hướng về phía Phật mà thưa rằng :
Mười phương chiếu ánh sáng Hàng phục trời và người Ba cơi cũng không cùng Chúng sanh không qua hết Như trên đỉnh Tu Di Tất chiếu sáng tất cả Hàng phục các núi khác Chiếu mạnh đến các nơi Phật oai đức cũng vậy Biết hết nên ra đời Hàng phục các chúng sanh Thường hay chiếu sáng cho Như trăng nơi hư không Chiếu công đức trời trăng Đầy đủ và viên măn Hàng phục cho các loài Mười phương cũng như vậy Đệ tử vây chung quanh Dùng ánh sáng mặt trăng Chiếu cho cả trời người Giống như ánh mặt trời Chiếu sáng đến tất cả Mọi người đều như vậy Được hàng phục cả thảy Giống như lửa trên núi Nửa đêm chiếu sáng tỏa Biết ánh sáng như thế Đấng Điều Ngự phóng ra Như chúa loài Sư Tử Dùng uy đức hàng thú Ngoại đạo cũng như vậy Chiếu sáng để hàng phục Người đời chuyển luân vương Uy đức hàng phục đời Thế Tôn cũng như vậy Hàng phục cả thế gian Ba mươi ba cơi trời Hàng phục cả chư thiên Không thể so sánh bằng Hàng phục chiếu các loài.
Sau khi Đức Văn Thù Sư Lợi Đồng Tử làm kệ tán thán Đức Phật xong liền chắp tay bạch Phật rằng: Duy nguyện Thế Tôn! Nay v́ chúng này mà nói kinh: hành phương tiện cảnh giới thần lực biến hóa, để có chúng sanh nào nghe được kinh nầy mà thực hiện vậy, để phát tâm vô thượng chánh đẳng chánh giác và những người khác cũng được thắng tiến, để phát tâm vô thượng bồ đề, tăng ích vô thượng bồ đề cảnh giới. Các chúng sanh bị giải đăi sẽ phát tâm hoan hỷ. Các chúng sanh bị đày đọa sẽ được an ổn và tất cả những chúng sanh khác phát tâm tu hành vậy, đầy đủ trang nghiêm trí tuệ của Như Lai. Sau khi Văn Thù Sư Lợi thỉnh lời như thế rồi. Đức Phật liền bảo Văn Thù Sư Lợi rằng: Như Lai ứng cúng chánh biến tri nay nói khó giải. V́ nhân duyên ǵ mà nói. V́ duyên ǵ mà vào? Thật khó biết, khó hiểu, khó có thể đo lường và khó giáo hóa cũng như khó độ. Loài trời người đă làm hoại oai nghi và những người phá giới th́ không thể giải thích được. Những chúng sanh thấp kém cũng không thể giải thích được; những kẻ tín tâm bị hoại th́ khó giải thích được. V́ kẻ ác tri thức mà nhiếp hóa, cũng không thể giải thích cho những người chỉ dùng đến tri thức. Do không biết mà không v́ chư Phật để hộ tŕ, không hay nghe theo, hà huống là cắt nghĩa, không có nơi đâu cả, chỉ trừ khi những kẻ ấy được chư Phật hộ tŕ. Lúc ấy Đức Phật nói bài kệ rằng:
Văn Thù nghe ta nói Nên đă hỏi sự nghi Nơi thấp khó thực hành Không biết pháp tánh nầy Ánh sáng Phật không hiểu Đấng Điều Ngự khó độ Nếu có kẻ nghe pháp mà tâm không cung kính Nương vào ác tri thức Ĺa những thiện tri thức Nếu có nghe pháp nầy Tất không sanh ḷng tin Tâm nhỏ không phát triển Không có tâm cao cả Người thấp không ḷng tin Nghe rồi sanh không vui Phật thương không v́ nói Làm hại đến chúng nầy Do họ không tin pháp Đêm dài chẳng ích ǵ.
Lúc bấy giờ Ngài Văn Thù Đồng Tử bạch Phật rằng: Kính bạch Thế Tôn: Trong chúng hội đây tất cả đều thanh tịnh. Trước đây đă làm những việc lành như đă cúng dường quá khứ chư Phật và Thiện tri thức, đă giữ ǵn tín căn, đă cung kính các pháp xuất thế giải thoát, tâm họ thanh tịnh, nghe hiểu và thực hành ... như vậy tất cả chúng sanh như thế câu hội nơi đây và muốn biết muốn nghe muốn hiểu pháp nầy. Lành thay Thế Tôn, nguyện v́ đó mà thuyết pháp, do việc giữ ǵn lợi ích cho chúng sanh vậy. Lại nói kệ rằng:
Có nhiều chúng sanh cầu các pháp Đă hiểu rơ nghĩa pháp tánh nầy Quá khứ chư Phật đă tu hành Cho nên Đức Điều Ngự mới thuyết pháp Tất cả đều cùng cung kính ngồi Thị hiện đấng hộ thế trong đời Điều Ngự v́ họ mà hiện ra V́ giác ngộ nói thắng nghĩa nầy V́ lợi ích nhiếp hóa Bồ Tát V́ loài người mà khai pháp tạng.
Ngài Văn Thù Sư Lợi thỉnh như thế rồi, Phật liền tán thán - lành thay! lành thay! Văn Thù Sư Lợi. Nay ngươi hỏi Đức Như Lai ứng cúng chánh biến tri nghĩa nầy th́ Văn Thù Sư Lợi, ngươi phải nên biết tất cả pháp hành và ở trong pháp đó phải không có những sự nghi ngờ. Ngươi hăy nên dùng sự hiểu biết và trí huệ phương tiện. Văn Thù Sư Lợi! V́ sự lợi ích của nhiều chúng sanh mà làm. Văn Thù Sư Lợi! Hăy v́ vị lai các vị Bồ Tát mà làm nên ánh sáng rạng rỡ. Nầy Văn Thù Sư Lợi! Hăy nên lắng nghe! Hăy nên nhớ nghĩ! Nay ta đang nói kinh Bồ Tát sở hành phương tiện cảnh giới thần thông biến hóa đây.
Ngài Văn Thù Sư Lợi thưa: Như vậy đó Thế Tôn, chúng con đang lắng nghe. Phật lại bảo: Nầy Thiện Nam Tử! Nếu có kẻ thành tựu 12 ức pháp công đức th́ kẻ thiện nam người thiện nữ kia hăy v́ phát tâm chứng được vô thượng bồ đề. Thế nào là 12 ? Lư giải trong sạch ĺa các bợn nhơ. Có tánh từ bi sanh ra thanh tịnh. Có tâm chuyên hành tŕ pháp vô vi. Có trang nghiêm việc thiện và làm cho việc thiện nầy lâu bền. Có tâm cung kính cúng dường chư Phật nên thành tựu những pháp thanh tịnh. Có thân khẩu ư nghiệp không làm những điều sai trái, xa ĺa đường ác. Có tâm xa rời những kẻ ác trí thức và gần gũi bậc thiện trí thức. Như pháp mà nói mà làm, không xảo trá. Có sự hiểu biết các pháp, không tham cầu đồ ăn ngon. Có hộ tŕ các Đức Như Lai, xa ĺa ma chướng. Hay thường trong tất cả chúng sanh, sanh tâm đại bi. Không xa ĺa tất cả chúng sanh. Tâm không sanh tham đắm. Có sức mạnh của nhân duyên trang nghiêm công đức.
Nầy Thiện Nam Tử! Đây gọi là thành tựu 12 pháp công đức vậy. Nầy các Thiện nam tử Thiện nữ nhơn! Hăy phát tâm thành được vô thượng chánh đẳng chánh giác. V́ tâm lợi ích, hay cùng với chúng sanh tạo ra niềm vui. Có tâm ai mẫn, không làm những điều ác. Tâm từ bi hay thương xót tất cả chúng sanh. Tâm đại từ làm cho tiêu diệt tất cả các ác đạo. Bạch tịnh tâm, không cầu dư thừa. Vô ái tâm, ĺa tất cả những kiết sử lậu vậy. Tâm thanh tịnh làm cho tánh được tịnh. Như huyễn tâm, không có vật ǵ dính mắc. Tâm vô sở hữu, ĺa việc sở hữu. Tâm kiên cố, không giao động vậy. Tâm không thối chuyển, được các pháp vậy. Độ tất cả cho chúng sanh là người có tâm làm những điều như vậy. Lúc bấy giờ Đức Thế Tôn mới nói lời rằng:
Nếu có Phật Tử hay tu hành Thanh tịnh các pháp tâm đầy đủ Tất cả chúng sanh tâm từ bi Mềm mỏng chính là tâm Bồ Đề Đầu tiên xa rời ác tri thức Sau đó gần gũi thiện tri thức Thệ nguyện khuyến tấn quả Bồ Đề Sanh ra hiểu biết Bồ Đề tâm Thường hay không sanh tâm mệt mỏi Hay tu hành làm như lời dạy Ví như kim cương không thối tâm Như vậy đó sanh Bồ Đề tâm V́ các chúng sanh sanh tâm từ Để cho chúng sanh nơi an lạc Xa ĺa tất cả các khổ năo Như vậy sẽ sanh Bồ Đề tâm Kẻ trí không cầu cho dư thừa Suy nghĩ giác ngộ là công đức Tâm sạch không dơ và không ái Như vậy luôn là tâm Bồ Đề Xa rời không vật, không có yêu Tánh nầy giống như tánh điện vậy Ĺa tất cả vật không có tướng Phật nói tâm Bồ Đề như thế Ĺa xa tất cả các điều ác Không dơ trong sáng như hư không Tất cả chữ nghĩa không thể thấy Nên nói tâm Bồ Đề thanh tịnh Gốc giác ngộ thắng tất cả pháp Lại giống như là một thần chú Lại làm các căn được trong sạch Điều nầy được Phật các công đức.
Phật bảo Ngài Văn Thù Sư Lợi rằng: Bồ Tát ở yên, thấy 12 công đức khuyến tấn tu hành đàn ba la mật. Thế nào là 12 ? Thấy đạo Bồ Đề, an ổn thích nghi, khuyến tấn tu hành bố thí. Thấy các gia đ́nh giàu có, khuyến tấn bố thí. Thấy nơi đồng loại dễ thương, khuyến tấn tu hành bố thí. Thấy ĺa bợn nhơ, khuyến tấn tu hành bố thí. Thấy thí tâm đầy đủ, khuyến tấn tu hành. Thấy cửa nơi ngạ quỷ đóng lại, khuyến tấn tu hành bố thí. Thấy tiền nhiều cùng cầu bền chắc, khuyến tấn tu hành bố thí. Thấy các việc tự tại đầy đủ, khuyến tấn tu hành bố thí. Thấy tu hành làm những việc xả hỷ, khuyến tấn tu hành bố thí. Thấy ta đang đầy đủ nơi bố thí, khuyến tấn tu hành bố thí. Thấy ưng thuận lời dạy của Như Lai, khuyến tấn tu hành bố thí.
Những sự bố thí như thế đều hồi hướng về vô thượng chánh đẳng chánh giác. Nầy Thiện Nam Tử! Đây có tên gọi là Bồ Tát thấy 12 công đức nên khuyến tấn tu hành bố thí vậy. Lúc bấy giờ Đức Thế Tôn nói lời kệ rằng:
Thí cầu khó sánh tất cả trí Tay chân cùng mắt đầu gân cốt Không kể trong ngoài đều xả hết Sau không tham chứa nhiều phước đức Sẽ thành vi diệu kẻ cao cả Ta sanh giác ngộ bỏ tham cầu Được tự tại chính nhờ bố thí Tất cả chư Phật hay tán thán Dùng huệ thấy đây các công đức Ta nay tu hành bỏ tất cả.
Lại nữa nầy các Thiện Nam Tử! Nếu có Bồ Tát thấy được 12 công đức như thế, nên khuyến tấn tu hành về Thi Ba La Mật. Thế nào là 12 ? Thấy ta đương hộ tŕ giữ ǵn thành tựu các giới, nên khuyến tấn tu hành giữ giới. Thấy ta đang hướng đến con đường giác ngộ, hăy khuyến tấn thực hành giới. Thấy ta đang cởi bỏ những sự ràng buộc, nên khuyến tấn tu hành giữ giới. Thấy ta đang xa ĺa ác đạo, hăy khuyến tấn tu hành giữ giới. Thấy ta đang trừ tất cả đường ác, khuyến tấn tu hành giữ giới. Thấy ta đang làm cho thân khẩu ư không tạo nghiệp, hăy khuyến tấn tu hành giữ giới. Thấy ta đang v́ kẻ trí tuệ, hăy khuyến tấn tu hành giữ giới. Thấy ta đang tập không buông lung, khuyến tấn tu hành giữ giới. Thấy ta đang cho tất cả chúng sanh sự không sợ hăi, hăy khuyến tấn tu hành giữ giới. Thấy ta đang được giới của thân khẩu ư, hăy nên khuyên tu hành giữ giới. Thấy ta đang v́ tất cả pháp mà được tự tại, khuyến tấn tu hành giữ giới.
Nầy Thiện Nam Tử! Đây tên gọi là Bồ Tát thấy 12 công đức vậy; nên khuyến tấn tu hành giữ giới. Những giới đức nầy hồi hướng về nhứt thiết trí. Lúc ấy Đức Thế Tôn nói lời kệ rằng:
Ta nay giải được các ràng buộc Ta đang đóng tất cả cửa ác Ta đương nghĩ suy những nghĩa màu Ta nay giữ giới, trâu yêu đuôi Ta nay như Phật mà dạy dỗ Ta nay trí tuệ được xưng tán Ta nay hộ tŕ thường không ĺa Ta đang ở nơi giới công đức Ta nay thân khẩu được vô tác Ta đang ư thức việc làm nầy Ta nay hay giữ thân khẩu ư Ta nay không trở lại đường ác Nếu không buông lung được tán thán Đây là tất cả các nghiệp lành Ta hay thường ở nơi chốn nầy Xa rời tất cả các phóng dật Ta đương hành tŕ Thi Ba La Ta đương thành tựu các Phật Pháp Ta nay thanh tịnh Như Lai giới Giới là tất cả hơn ai hết Không cần hy vọng công đức nầy Nếu đến giải thoát cầu như thế Giữ giới ví như trâu mến đuôi Sẽ được tất cả các công đức.
Lại nữa nầy các Thiện Nam Tử! Bồ Tát nhớ 12 việc nầy, tu hành kham nhẫn. Thế nào là 12 ? Tất cả các hành, phải tu pháp nhẫn. Không được giới, phải tu nhẫn. Không được chúng sanh, phải tu nhẫn. Không được nơi kẻ khác, phải tu nhẫn. Cứu cánh không sân, phải tu nhẫn. Dứt sạch ràng buộc, phải tu nhẫn. Xa rời tham sân, phải tu nhẫn. Thành tựu tướng tốt, phải tu nhẫn. Muốn sanh cơi Phạm Thiên, phải tu nhẫn. Xa đây sinh kia, phải tu nhẫn. Muốn được trí huệ, phải tu nhẫn. Muốn hàng phục các ma, phải tu nhẫn. Muốn thấy nhiều thân của Như Lai, tu hành phải nhẫn.
Nếu mà nhẫn nại được như thế, tất nhiên sẽ được hồi hướng đến nhứt thiết trí. Nầy Thiện Nam Tử! Như vậy đó có tên là Bồ Tát thấy 12 việc tu hành nhẫn nhục. Lúc bấy giờ Đức Thế Tôn mới nói lời rằng:
Pháp nầy chẳng không có T́m chẳng được chúng sanh Hiểu rơ bởi pháp nầy An trụ nhẫn công đức Lại xa rời nhị biên Ḿnh người chẳng có sân Kẻ trí tu nhẫn lực Ḷng từ hiển bày ra Cứu cánh chẳng có sân Tiến tu nhẫn chẳng lo Hiểu biết đến cuối cùng Tu nhẫn xa kiết sử Tướng tốt sắc trang nghiêm Sanh vào nơi Phạm cung Tiến đến gần nhẫn lực Vui tư duy nhẫn hay Chẳng lực nhẫn nào bằng Lực ma cũng chẳng có Tất cả đức sẽ đến Cho nên tu nhẫn vậy.
Lại nữa các Thiện Nam Tử! Bồ Tát lại có 12 loại trang nghiêm để tu tiến. Thế nào là 12 trang nghiêm ? Hiểu biết tất cả Phật Pháp, khuyên tu hành đến chỗ trang nghiêm. Đến tất cả các xứ Phật, khuyên tu hành đến chỗ trang nghiêm. Cung cấp cho tất cả các Đức Như Lai, khuyên tu hành đến chỗ trang nghiêm. Giáo hóa tất cả chúng sanh, khuyên tu hành tiến tới chỗ trang nghiêm. An trụ tất cả chúng sanh vào trong Phật Pháp, khuyến tấn tu hành đến chỗ trang nghiêm. Nếu có những chúng sanh vô minh cũng khuyến tấn đến chỗ trang nghiêm. Cho chúng sanh trí tuệ của Phật, khuyến tấn tu hành đến chỗ trang nghiêm. Làm cho các quốc độ của Phật thanh tịnh, khuyến tấn tu hành đến chỗ trang nghiêm. Cho đến những kiếp rốt sau nầy tu Bồ Tát hạnh không biết mỏi mệt, khuyến tấn tu hành trang nghiêm. Muốn chỉ trong một cái khoảng móng tay th́ đến thế giới của Phật, khuyến tấn tu hành đến chỗ trang nghiêm. Tất cả các thế giới của Phật, thành vô thượng đạo, chuyển pháp luân vi diệu, khuyến tấn tu hành đến chỗ trang nghiêm.
Nầy các Thiện Nam Tử! Đây có tên gọi là Bồ Tát 12 loại trang nghiêm khuyến tấn tu hành. Lúc bấy giờ Đức Thế Tôn lại nói kệ rằng:
Vô thượng dũng tiến không giải đăi Là Phật Tử hướng tới Bồ Đề Qua nhiều nước Phật như chẳng dứt Nơi nào cũng chẳng biết mỏi mệt V́ độ chúng sanh nên siêng năng Đến trăm ngàn ức kiếp khổ vui Thường hay khuyến tấn khuyên giải đăi Thí cho chúng sanh những niềm vui Ta nguyện tu tịnh từng nơi Phật Tận hiểu tất cả các Pháp Phật Ta trong thế giới làm bánh xe Chuyển hóa nhiều ức chúng sanh ấy Một niệm nơi tâm tới giác ngộ Để mà điều phục các chúng sanh Phật Tử thường hay qua bờ kia Hiện thân trang nghiêm v́ chúng sanh.
Lại nữa chư Thiện Nam Tử! Bồ Tát thực hành 12 phép Thiền Định. Thế nào là 12 ? Làm cho mất đi các phiền trược, rốt cuộc không sanh nữa. Ở tâm thanh tịnh, không lệ thuộc cảnh giới. Không nương vào nơi không chỗ nương. Ĺa xa dục giới, sắc giới và vô sắc giới. Ra khỏi thế gian. Dùng lực định để hàng phục thánh nhơn và phàm phu vậy. Làm cho tăng trưởng tâm vô ngă. Sau đó thiền định làm phân biệt các loại thiền. Làm việc không sở hữu, ĺa sự nhớ nghĩ. Làm việc không biên giới, có thể đến biên giới của Thiền Tam Muội. Đó là định, là tịch diệt vậy. Làm việc điều tâm, chẳng phải không biết. Làm việc thanh tịnh, hộ tŕ các căn. Làm việc phương tiện cảnh giới là Bồ Tát tu Thiền. Không bỏ, không hoại, không huệ, không mạn, chẳng thấy, chẳng yêu, chẳng nghĩ đến vậy.
Đây gọi là Bồ Tát hàng phục tất cả những người tu thiền vậy. Nầy chư Thiện Nam Tử! Đây là Bồ Tát thấy 12 việc tu hành thiền định vậy. Lúc ấy Đức Thế Tôn nói lại lời rằng:
Thiền định nầy rất tốt Để cho Bồ Tát làm Tiêu hết thảy kiết sử Cứu cánh chẳng phát sanh Chuyên tu thiền yên lặng Chẳng tu theo cảnh giới Nếu có chẳng trụ tâm Khuyến khích ở nơi định Tu chẳng nương chỉ thiền Nơi ấy chẳng nương vào Dục sắc vô sắc giới Tư duy không chướng ngại Là thiền siêu thế gian Đây Bồ Đề biết đủ V́ vậy nên tất cả Chẳng phải thánh định vậy Thực hành các thứ thiền Sẽ được tự tại vậy Đây gọi là xả thiền Sanh ra nơi dục giới Tăng ích làm việc lành Kẻ trí huệ tu thiền Đó vô ngă tâm thiền V́ Bồ Tát mà nói Vô lượng vô biên hành Tu hành tối thượng thiền Đó là phần thiền ít Chiếu sáng và hàng phục Trí huệ phương tiện đủ Tu thiền tiếng gọi lớn Cả hai đều chẳng chứng Hướng về hạnh thanh tịnh Lại chẳng nương vào đâu Lại chẳng ở nơi vật Người tu thiền trí huệ Xa rời các h́nh tướng Làm những việc như thế Người tu thiền trí huệ Là Duyên Giác tự tại Cho nên gọi chẳng làm.
Nầy các Thiện Nam Tử! Bồ Tát có 12 việc làm để vào Bát Nhă Ba La Mật. Thế nào là 12 ? Việc đă làm xong, không ǵ vướng bận. Làm đuốc sáng, chiếu trừ tất cả các kiết sử. Phóng trí tuệ ra ĺa vô trí vậy. Làm cho vô minh mất đi, lợi ích cho mọi người. Phá trừ lưới ái, làm chất kim cương, giống như phá núi vậy. Làm ánh mặt trời, chiếu phá chỗ bùn lầy. Làm lửa lớn, thiêu cây cối. Làm Ma Ni quư, không mê cảm vậy. Đó là không hành, chẳng có vật ǵ cả. Vô tướng hành, không có tướng nào cả. Vô ngại hành, ra khỏi tam giới vậy.
Nầy Thiện Nam Tử! Đây là Bồ Tát làm 12 việc để vào Bát Nhă Ba La Mật. Lúc ấy Đức Thế tôn liền nói kệ rằng:
Huệ nầy hơn thế gian ánh sáng soi chỗ tối Lửa sáng thật thanh tịnh Chiếu đến các kiết sử Huệ ấy diệt vô minh Biết rằng phá hoại yêu Phá tất cả kiết sử Chủ trời chày kim cương Phá hoại A Tu La gồm thâu các chúng ma Chiếu sáng chỗ tối tăm Huệ ấy sáng như đèn Như trời chiếu chỗ ướt Huệ ấy như mặt trời Độ qua bờ bên kia Giống như thuyền qua nước Chặt phá cây không trí Như dao cắt cây vậy Được chẳng mê mờ thảy Cả không vật tánh tướng Thường ĺa các giác quan Chẳng nương vào các đường Hay phá hoại nghi hoặc Hay luận nói các lời Là sanh tử chẳng lo Thị hiện cảnh Niết Bàn Huệ nầy điều thế gian Hiện ra tướng chẳng mê V́ huệ Bồ Tát lập Xa tối làm giác ngộ.
Nầy Thiện Nam Tử! Đây là 12 cảnh giới thị hiện phương tiện của Bồ Tát. Thế nào là 12 ? Nầy Thiện Nam Tử! Đây gọi là Bồ Tát đến cảnh giới Niết Bàn. Phương tiện thị hiện sanh tử cảnh giới. Đến cảnh giới thanh tịnh. Phương tiện thị hiện nơi chỗ ồn ào, đến cảnh giới thiền. Phương tiện thị hiện nơi hậu cung là một dâm nữ, đến vô tác cảnh giới, phương tiện thị hiện các cảnh giới có động tác. Đến cảnh giới vô sanh, phương tiện thị hiện cảnh giới sanh tử, ĺa 4 cảnh giới của ma, phương tiện thị hiện hàng phục các ma để đến cảnh giới thánh nhơn. Phương tiện thị hiện gần cảnh giới không phải thánh, xa rời cảnh giới thế gian, phương tiện thị hiện cảnh giới thế gian, được cảnh giới trí tuệ. Phương tiện thị hiện cảnh giới phàm phu. Thấy rơ cảnh giới thực tế. Phương tiện thị hiện không đọa vào cảnh giới Thanh Văn, Duyên Giác cảnh giới, đạt được pháp giới vô tướng. Phương tiện thị hiện tướng hảo nghiêm thân, v́ hóa độ chúng sanh mà nhập vào cảnh giới Phật. Phương tiện thị hiện cảnh giới ma.
Nầy chư Thiện Nam Tử! Đây gọi là 12 cảnh giới phương tiện thị hiện của Bồ Tát thấy biết vậy. Lúc bấy giờ Đức Thế Tôn nói bài kệ rằng:
Là cảnh giới phương tiện Bồ Tát cùng chúng sanh Ở nơi cảnh giới ấy Hiện tất cả cảnh giới Chứng cảnh giới Niết Bàn Phương tiện hiện hữu vi Lại đến cảnh giới nầy Không hai chẳng ô nhiễm Chứng được xứ yên ổn Phương tiện hiện nơi ồn Cả hai không dính mắc Không mắc vào việc làm Thị hiện thân người nữ Trong cung vui ăn uống Thế nhưng cũng tịnh yên Hộ người đức phương tiện Chẳng lui nơi thiền định Phương tiện hiện loạn tâm Thấy việc nào cũng nhẫn Phương tiện trí thị hiện Lại cũng chẳng cung kính Chẳng vọng tưởng hư luận Chẳng vọng tưởng cảnh giới Phương tiện trí thị hiện Chẳng sanh lại chẳng chết Không sanh pháp tốt đẹp Thị hiện nơi sanh tử Phương tiện trí dũng kiện Ra ngoài cảnh giới ma Ở nơi uy Đức Phật Mà hiện cảnh giới ma Đây Phật Tử phương tiện Đến đỉnh thánh công đức Phương tiện làm phàm phu Và trí lực chúng sanh Phương tiện trí biến hóa Tất cả pháp không cùng Biết rằng gốc vẫn không Chẳng cầu nơi diệt độ Đây phương tiện hay làm Tất cả pháp vô tướng Đạt chỗ không chẳng có V́ hóa độ chúng sanh Thị hiện tướng tốt nầy Là phương tiện cảnh giới Đại uy đức Phật Tử Làm Phật Tử ở yên Thị hiện nhiều biến hóa.
Nầy các Thiện Nam Tử! Nay hăy biết rằng, Như Lai phương tiện đă làm cho 12 công đức được thành tựu. Tinh cần tu luyện nơi nước Phật để thành được con đường chân chánh rồi, thị hiện lúc kiếp trược, chúng sanh trược, kiến trược, phiền năo trược, mệnh trược. Hiện ra những thừa sai biệt, thị hiện nước Phật nơi chỗ ô nhiễm; hiện ra chúng sanh và thuyết pháp khác nhau. Hiện chúng sanh khác nhau, hiện ra sự tranh căi khác nhau; hiện ra nghiệp của ma quỷ, chẳng qua chỉ là tất cả đều do phương tiện của Như Lai mà thôi. Khi Phật nói lời ấy rồi, Ngài Văn Thù Đồng Tử bạch Phật rằng:
- Bạch Đức Thế Tôn: Ngài đă nói 12 công đức để thành tựu tinh luyện nơi nước Phật. Các Đức Thế Tôn v́ công đức nầy mà trang nghiêm quốc độ, thành được đạo vô thượng chánh chơn. Văn Thù Sư Lợi nay thuần thục nơi quốc độ Phật, đă nhiều kiếp tinh luyện thành tựu đầy đủ, không rời bỏ những công đức tinh luyện nầy. Các Đức Thế Tôn ở đâu th́ được thành đạo vô thượng chánh chơn ở đó. Đó gọi là tinh luyện Phật độ. Khi tinh luyện th́ thành tựu đầy đủ, không xa ĺa mất mát những hành pháp, gọi là tinh luyện nơi nước Phật, cũng có thành tựu tinh luyện cho chúng sanh nữa. Cũng chẳng phải không biết pháp mà tinh luyện Phật độ. Cũng tinh luyện phước điền thành tựu, gọi là thiện diệu tịnh. Đó cũng gọi là tinh luyện nước Phật. Cũng làm cho chúng sanh được thành tựu nơi nước Phật, không chậm trễ vậy. Đó gọi là tinh luyện nơi nước Phật. Cũng có tinh luyện bộ phái được thành tựu đầy đủ và ra khỏi các bộ phái vậy. Đó gọi là tinh luyện nơi nước Phật. Cũng có việc tinh luyện thành tựu diệu địa, không có vật ǵ làm chướng ngại. Đó gọi là tinh luyện nơi nước Phật. Có việc tinh luyện thành tựu diệu địa, th́ tất cả không ngoài việc làm của đạo pháp vậy. Đó gọi là tinh luyện nơi nước Phật. Có sự tinh luyện công đức được thành tựu, không có việc dua nịnh nhỏ nhoi. Đó gọi là tinh luyện nơi nước Phật. Có việc tinh luyện của tâm với cảnh thành tựu. Đây gọi là tánh trong sạch của chúng sanh vậy. Đó gọi là tinh luyện Phật độ. Lại có sự tinh luyện thánh nhơn thành tựu, phước điền không phải là không có. Đó gọi là tinh luyện nước Phật. Cũng có sự tinh luyện đạo tràng thành tựu, từ xưa đă đến trước nơi đất Phật.
Nầy Văn Thù Sư Lợi! Đây có tên là 12 loại công đức thành tựu tinh luyện Phật độ vậy. Ở đây tất cả các Đức Phật Như Lai đă thành đạo vô thượng thánh nhơn. Nầy Văn Thù Sư Lợi! Ngươi hăy nên biết! Nơi nầy ta không an trụ các Thanh Văn, Duyên Giác. V́ sao vậy? V́ Như Lai đă ĺa bỏ các tướng khác. Văn Thù Sư Lợi! Nếu Đức Như Lai có muốn nơi chúng sanh thành Đại Thừa, hoặc muốn chúng sanh ở nơi Tiểu Thừa, tất cả đều làm cho tâm của Như Lai không thanh tịnh, không có tâm b́nh đẳng, c̣n chấp trước, vẫn c̣n tâm thương yêu phân biệt, cũng c̣n suy nghĩ khác, cũng c̣n tiếc thương.
Nầy Văn Thù Sư Lợi! Ta nếu v́ chúng sanh mà thuyết pháp, chỉ một mực nơi giác ngộ và nơi Đại Thừa, vào nhứt thiết trí và đến được nhứt thiết trí. Đây là nghĩa chính vậy. Không có thừa nào khác dừng lại nơi nầy.
Văn Thù Sư Lợi bạch Phật rằng: Thế Tôn! nếu không có thừa nào khác ở nơi đây th́ v́ sao Như Lai muốn nói 3 thừa cho chúng sanh mà nói pháp? Đây là Thanh Văn thừa. Đây là Duyên Giác thừa. Đây là Đại Thừa.
Phật dạy: Nầy Văn Thù Sư Lợi! Thừa là dừng lại một nơi. Như Lai v́ sự an ổn mà dừng lại chỗ thấy nghe, chứ chẳng có thừa nào dừng lại một nơi cả. Cũng chẳng có tướng nào làm cho an ổn và dừng lại cả. Như Lai v́ người làm sự an ổn mà dừng lại vậy. Nếu sự trang nghiêm ít so với sự trang nghiêm nhiều là an ổn và dừng lại. Đây gọi là thừa không sai biệt pháp giới vậy. Nầy Văn Thù Sư Lợi! Như Lai đă nói về pháp môn không chướng ngại, thứ lớp đến chỗ dừng lại. Nầy Văn Thù Sư Lợi! Cũng giống như người mới học, từ vị Thầy đầu đến vị Thầy sau, có nhiều phương tiện khác nhau, tùy theo các đệ tử muốn học cái ǵ cho nên mới dùng đến trí phương tiện, thị hiện nhiều loại khác nhau để khuyên bảo dạy dỗ. Đây là một trí tuệ quyền biến vậy.
Nầy Văn Thù Sư Lợi! Như Lai Thế Tôn cũng lại như vậy. Ta là Thầy của phương tiện, là tất cả trí, nói ra 3 loại. Nầy Văn Thù Sư Lợi! Ví như ngọn lửa nhỏ có thể đốt cháy trong nhiều kiếp. Văn Thù Sư Lợi! Trí tuệ ấy cũng lại như vậy. Dần dần tăng trưởng, cho đến chứng được đại trí của Như Lai. Trí tuệ sáng suốt, đốt cháy tất cả những ràng buộc của chúng sanh.
Văn Thù Sư Lợi! Tu Di Sơn Vương cũng không thể phân biệt được. Nếu có chúng sanh nào đến nơi đó, tất cả cùng một màu, đó là màu vàng. Nầy Văn Thù Sư Lợi! Đó là trí tuệ vô thượng của Như Lai như núi Tu Di. Cũng giống như vậy không thể phân biệt được. Nếu quán về pháp tánh của Như Lai cũng giống một màu như vậy. Nghĩa là nhứt thiết trí. Nầy Văn Thù Sư Lợi! Dụ như màu xanh biếc của Đại Ma Ni Bảo ở nơi nào, th́ trong cảnh giới ấy có nhiều màu sắc ánh sáng có nhiều loại và nhiều h́nh tướng khác nhau. Đây là nhờ uy đắc lực của Ma Ni Bảo vậy, làm cho tất cả đều một màu. Đó là màu xanh.
Văn Thù Sư Lợi! Như Lai có vô lượng màu xanh biếc cũng giống như vậy. Nếu có chúng sanh nào tiếp xúc với ánh sáng của Như Lai th́ có được tất cả là một màu và một màu trí tuệ. Nầy Văn Thù Sư Lợi! Dụ như biển lớn, tuy rằng có nhiều cửa ngơ để nước chảy vào; nhưng khi vào rồi chỉ c̣n một vị. Đó là vị mặn và hay ở cùng vậy. Nầy Văn Thù Sư Lợi! Đại hải kia cũng giống như trí tuệ của Như Lai, nhiều loại nước chảy vào như Thanh Văn, Duyên Giác, Bồ Tát, khi đă vào rồi, đều cùng một vị. Đó chỉ là một thừa không c̣n phân biệt được nữa.
Văn Thù Sư Lợi! Đây là phương tiện! Nên biết Như Lai an ổn không hư dối, chỉ có tên để phân biệt chỉ dẫn làm chỗ an nghỉ, chứ thật ra khi đă vào trong pháp của Như Lai rồi th́ được ở yên vậy. Như Lai đă thị hiện và trước sau nhập vào trong Phật Pháp cả. Làm cho trang nghiêm ít hay nhiều trang nghiêm đều an trụ nơi Phật Pháp vậy. Đây là phương tiện trí huệ của Như Lai vậy. Biến hóa nhiều loại khác nhau khi xuất thế. Chỉ có một nghĩa, một thừa và không có hai. Nầy Văn Thù Sư Lợi! Ở mỗi nước Phật! Nếu có những người ngoại đạo xuất gia th́ Như Lai sẽ ở trong đó mà thị hiện phương tiện và hộ tŕ chỉ dẫn cho họ. V́ sao vậy? Nầy Văn Thù Sư Lợi! V́ lẽ Như Lai hay có khả năng hàng phục những sự trái nghịch đó. V́ Như Lai không có ǵ ngăn ngại cả.
(Phật thuyết Bồ Tát hành phương tiện kinh - Hết Quyển thượng)
Phật thuyết Bồ Tát hành phương tiện kinh
Quyển Trung
Văn Thù Sư Lợi! Như vua chuyển luân có những công đức nhỏ gom thành nhiều đức lớn. Có tham có sân có si có thân có kết có sử. V́ vua chuyển luân nầy! Tất cả đều không làm nên oán trách. V́ sao vậy? Nầy Văn Thù Sư Lợi! Vị chuyển luân vương nầy không có sầu năo. Văn Thù Sư Lợi! Như Lai từ khi chuyển bánh xe pháp dùng vô lượng trí tuệ công đức trang nghiêm đầy đủ, chứng được tâm từ bi không dứt, làm những việc b́nh đẳng thấu suốt như bảy phần Bồ Đề được thành tựu, v́ pháp không quên mà chuyển pháp luân. Bên ngoài có nhiều sự tranh tụng phiền năo, không nơi nào là không có. Văn Thù Sư Lợi nên biết! Nếu thấy nơi quốc độ của Phật có ngoại đạo xuất gia th́ thiện nam tử nên biết rằng tất cả đều ở yên một nơi! đây là nơi Phật.. Văn Thù Sư Lợi! Cũng giống như những con thú yếu đuối đứng trước con sư tử. Cũng như thế ấy Văn Thù Sư Lợi, các ngoại đạo xuất gia không thể vào nơi cảnh giới của Như Lai được. Cũng chẳng có thể cùng với Như Lai để tranh luận nữa. Sư Tử lớn kia luôn có 10 lực được vô úy, phía trước rống lên, cũng không sao cả. Chỉ trừ khi có sức gia tŕ của Như Lai. Nầy Văn Thù Sư Lợi! Giống như mặt trời phóng ra nhiều lưới ánh sáng, tất cả những đám lửa đều yên ổn, tất cả những trân bảo nhờ ánh sáng chiếu cũng như chiếu vào chỗ tối tăm. Như vậy đó Văn Thù Sư Lợi! Khi Đức Như Lai chiếu ra ánh sáng, phóng đại quang minh trí tuệ làm cho những ngoại đạo xuất gia cũng được yên ổn, không có nơi nào là không chiếu sáng.
Văn Thù Sư Lợi! Dụ như Thắng Thiết Vương tùy nơi đất mà xuất hiện, tất cả các loại sắt đều không tồn tại, v́ sắt ḥa nhập vào vậy. Như vậy đó Văn Thù Sư Lợi. Nếu có nước Phật nào có Phật xuất thế, phải biết rằng dẫu cho các ngoại đạo có xuất gia đi chăng nữa th́ cũng không sao. V́ sao vậy? V́ tướng của họ không giống tướng của Phật ở nơi đời. Nầy Văn Thù Sư Lợi! Giống như Ư Bảo Vương tùy nơi mà xuất hiện, không sanh tất cả những Ma Ni Bảo giả. Như vậy đó Văn Thù Sư Lợi! Như Lai có đại trí tuệ quư giá xuất hiện th́ phải biết rằng nơi đó không có sinh ra ngoại đạo.
Nầy Văn Thù Sư Lợi! Dụ như Bảo Tánh có xuất hiện vàng nơi Diêm Phù đàn th́ nơi ấy không xuất hiện đồ đồng thấp giá v.v... Như vậy đó Văn Thù Sư Lợi! Nếu thế giới nào có Phật xuất hiện th́ xứ đó tất nhiên không có ngoại đạo xuất hiện.
Nầy Văn Thù Sư Lợi! Hăy biết rằng tùy theo phương tiện mà Phật xuất hiện, không muốn cho các ngoại đạo xuất gia. Văn Thù Sư Lợi! Nay ngươi nên biết Như Lai đă ǵn giữ bất khả tư ngh́ phương tiện cảnh giới. Đây là nhân duyên vậy. Ở trong những quốc độ Phật nầy hiện ra ngoại đạo để xuất gia. V́ sao làm vậy? V́ tất cả ngoại đạo mà làm cho giải thoát bất khả tư ngh́, từ nơi Bát Nhă Ba La Mật Đa mà sanh ra, du hí phương tiện, lại cũng chẳng xa rời niệm Phật, niệm Pháp và niệm Tăng, giáo hóa chúng sanh đến bờ giải thoát. Như Lai giữ nhiệm vụ giáo hóa chúng sanh vậy. Cho nên lúc nói pháp có 8 ngàn thiên tử nương vào Thanh Văn thừa nghe nói một thừa, phát tâm vô thượng chánh đạo. 500 vị Tỳ Kheo được nhứt thừa, chứng được Tam Muội; 1.200 Bồ Tát chứng được vô sanh pháp nhẫn, làm cho 3 ngàn đại thiên thế giới 6 loài chấn động. Từ cơi trời chư thiên rải hoa sen xanh vàng đỏ trắng, lại cũng có mưa bột chiên đàn. Trước nơi Phật có trăm ngàn thiên tử từ trên không trung phát lời tán thán. Áo chư thiên xoay vần trên hư không, tự tại qua lại - chư thiên trổi nhạc nói lời rằng: Xưa nay chưa từng nghe kinh như thế xuất hiện nơi đời. Thế Tôn! Nên làm cho kinh nầy lưu hành nơi Diêm Phù Đề, 800 Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni rời khỏi chỗ ngồi đến trước Phật. Lúc bấy giờ Đức Thế Tôn muốn nói lại nghĩa nầy một lần nữa, nên nói kệ rằng:
Phương tiện cảnh giới bất tư ngh́ Văn Thù Sư Lợi đang biết ta Ta chuyên luyện tŕ sự giác ngộ Ta cũng thị hiện như lúc nầy Thời tiết thay đổi ta chẳng ngại Thường hay nhớ đến pháp hay nầy Chúng sanh nghe pháp ta qua khỏi Chúng sanh hết khổ ta chẳng có Siêng năng luyện tập công đức ấy Cũng luyện phước điền không bợn nhơ Ta siêng năng nên chứng bồ đề Cho nên biết rằng ta chẳng động Ta từ vô lượng kiếp đến nay Thành tựu vô lượng trí huệ Phật Như ta đắc độ, mạng cũng thế Ở giữa khoảng nầy chẳng mất đi Ta phương tiện hiện ra diệt độ Có thường tưởng vậy như vô thường Ta nay thị hiện để bỏ đi Thọ mệnh của ta ở vị lai Ta chỉ một thừa mà diệt độ Ta chẳng chứng được sai biệt thừa Làm như ba thuyết lại ba thừa Phải biết rằng đây là phương tiện Có tâm giải đăi và tâm nhỏ Nghe rồi sanh ra chẳng sợ hăi Làm thế cho nên chỉ ba thừa Chỉ có một thừa không có hai Ta v́ chúng sanh mà thuyết pháp Nhắm vào Phật đạo là cốt yếu Chỉ có một thừa nhưng nói ba Từ nơi thừa nầy chẳng mất mát Như giả làm cho qua bờ kia Đây là trí thị hiện nơi đời Thế Tôn lại cũng hơn các pháp Đây chỉ một thừa nói thành ba Tâm Phật cùng với tâm chúng sanh Ta lại cũng hay nghĩ sai khác Ta có ư tốt nơi thừa thấp Ta lại có các sự kiên định Trong lưu ly có nhiều chất quư Tùy theo lúc mà ở yên đó Tất cả đều cùng một màu sắc Đó là sắc vàng không phân biệt Đức Phật trí tốt cũng như thế Tất cả nước Phật đều chiếu sáng Tất cả chúng sanh đều một màu Màu của giác ngộ chẳng khác nhau Giống như lửa nhỏ khi bị đốt Dần dần lớn lên thành lửa lớn Trí tuệ Thanh Văn cũng như thế Cũng nhờ chư Phật chiếu công đức Núi Tu Di cũng lại quay về Giống với uy đức cùng một màu Trở về mười lực cũng như thế Kẻ nhẫn nại sẽ được giác ngộ Giống như tất cả các cửa ngơ Thâu thập nhiều loại vật khác nhau Tất cả các vật đều ḥa hợp Tất cả đều làm một tướng ngọt Biết đời hiểu đời cũng như vậy Thị hiện trải qua ba thừa rồi Tất cả các loại ḥa hợp xong Thành giác ngộ chẳng có tướng khác Chuyển luân trời người không sầu muộn Chẳng có nơi nào riêng hờn dỗi Ta v́ pháp giới mà khuyên bảo V́ sao lại có cảnh ngoại đạo Giống như mặt trời mới mọc lên Làm yên tất cả ánh sáng sao Trí huệ phát sanh cũng như vậy Bởi v́ ngoại đạo chẳng chiếu sáng Tùy theo chỗ mạnh mà nương vào Tất cả ngoài có chẳng làm được Nếu có nơi nào Như Lai đến Nơi ấy chẳng có ngoại đạo làm Tùy theo chỗ ấy vàng bạc hiện Chỗ ấy chẳng sanh thêm đồng nữa Nếu cả đất nước thành giác ngộ Xứ ấy chẳng có người ngoại đạo Châu tốt châu xấu không ḥa lẫn Quá khứ vị lai chẳng ḥa chung Phật và ngoại đạo cũng như thế Ở cùng một nơi chẳng ḥa hợp Thẩm định thần thông cùng tự tại Tất cả cửa vào trí ngoại đạo Làm phương tiện kẻ ấy trí huệ Thị hiện các loại cùng biến hóa Nghe các phương tiện cảnh giới rồi Lúc ấy Phật Tử rất hoan hỉ Sanh ra vui mừng không kể hết Rải hoa cúng dường nơi Đức Phật Đất nầy sáu điệu đều rung động Trên không trổi nhạc tiếng vang lên Vạn người cơi trên đều chắp tay Khen rằng lành thay Đức Phật nói.
Khi nói kệ nầy xong Tát Giá Ni Kiền Tử cùng với 80 ức đồ đệ của Ni Kiền từ Nam Phương lần lượt tiến đến các thế giới khác, hướng về Ưu Thiền Ni thành bốn và cùng với trăm ngàn đại chúng vây quanh trang nghiêm xướng lên rằng: Lúc bấy giờ vua Chiên Trà Bát Thọ Đề thấy được Tát Giá Ni Kiền Tử đến. Tát Giá sinh tâm vui mừng thanh tịnh, cùng với các Đại Thần trong cung và quyến thuộc, quốc vương, thứ dân với bốn loại lính. Đại vương uy đức, Đại vương thần lực. Trăm ngàn cảnh đẹp làm trang nghiêm, tiếng trống và trăm ngàn kỷ nhạc cùng với tràng phan bảo cái trang nghiêm, tất cả đều đến để nghinh tiếp Tát Giá Ni Kiền. Lúc bấy giờ Tát Giá Ni Kiền Tử đưa mắt nh́n Đại Vương Chiên Trà Bát Thụ Đề, nói lời nhỏ nhẹ. Đại Vương cao quư! Ở nơi nước Ngài chẳng có tướng của sự sợ hăi, không có bịnh hoạn, khổ năo, sầu bi. Nước nầy chư thần và âm nhạc rất tốt. Người ác chẳng có, giữ cho đẹp đẽ, như vậy nước nầy chẳng loạn ly. Thưa Đại Vương! Nơi nước nầy chư vị Sa Môn, Bà La Môn có an lạc chăng ?
Đại Vương - Có dùng luật pháp mà trị nước không ? Đại Vương có làm hại các chúng sanh như chim cá hay không ? V́ sao vậy ? Đại Vương nên biết! Tất cả chúng sanh đều yêu mạng sống của chúng. Cho nên Đại Vương! Nên giữ giới không sát sanh và đừng nên trộm cắp th́ đời sống tại đó sẽ được sung túc. Không tà dâm, tự biết đủ với nhan sắc của vợ nhà. Cuối cùng là không vọng ngữ mà nói lời chơn thật. Cũng chẳng nói lưỡi đôi chiều. Không nói ác khẩu mà nói lời nhu ḥa. Không nói lời trau chuốt mà nói lời thành thật. Hăy v́ kẻ khác mà bố thí th́ ít sanh tâm tham lam.
Nầy Đại Vương! Hăy nên ĺa xa sự sân hận. Hăy lấy ḷng từ để trang nghiêm thân, khẩu, ư. Nầy Đại Vương! Không nên sanh tà kiến, mà phải thực hành chánh kiến. Nầy Đại Vương! Cũng không nên sống hạnh buông lung. Hay quán sát về sự vô thường. Đại Vương nên biết! Đời sống ngắn ngủi và kế tiếp đời khác. Cho nên Đại Vương phải nên lo cho đời sau và hăy tin vào nghiệp báo. Nên nói kệ như vầy :
Con người thường đừng buông lung Hộ tŕ chỗ ở đừng thay đổi Kẻ nào buông lung vào đường dữ Nếu không buônglung sanh đường lành Lại chẳng thâu ngắn mạng chúng sanh Tất cả chúng sanh yêu mạng sống Kẻ trí chẳng nên hại mạng chúng Thương giúp chúng sanh như thân ḿnh Hăy nên xa ĺa sự trộm cắp Cũng đừng nên nói lời chẳng thật Thường hay giúp đỡ nói lời ngay Đại Vương ngày sau sanh chỗ tốt Nên dùng ngôn ngữ dễ vui nghe Chẳng nên nói lời thô bạo quá Thường nói lời hay và diệu hiền Đại Vương chẳng nên nói hai lưỡi Ngài cũng chẳng nên nói ỷ ngữ Mà phải tùy thuận để nói ra Ĺa các sân hận và lời ác Như voi lớn kia sanh đường lành Ngài cũng chẳng làm việc tà dâm Được vậy vợ Ngài chẳng móng tâm Hăy nên biết đủ nơi vợ ḿnh Sẽ được sanh vào nơi đường tốt Đại Vương chớ nên thấy không đúng Hăy nên thấy nghe chỗ chơn chính Mà nên thực hành các thuận pháp Đại Vương sanh thêm nhiều niềm vui Bậc Sa Môn Bà La Môn thảy Cũng lại hiếu thuận nơi cha mẹ Xa rời đường ác qua đi rồi Sẽ nhận niềm vui nơi cơi trời.
Đây là lời của Tát Giá Ni Kiều Tử nói pháp không phóng dật cho Đại Vương, khuyên Bát Thọ Đề Vương rồi, lúc bấy giờ Chiên Trà Bát Thọ Đề Vương hướng đến Tát Giá Ni Kiền Tử nói những lời tốt đẹp an lạc. Tự nói rằng: Nếu không làm những việc như thế th́ như Bà La Môn đă đến nhà ta. V́ sao vậy ? Ta nay khuyến thỉnh chư vị cùng quyến thuộc và muốn thiết đăi cơm nước. Ni Kiền Tử nói rằng: Hay thay! Hay thay! Hăy cứ thế mà làm! V́ sao vậy ? Này Đại Vương! Ta đạt đến đạo và đă xa rời sự đói khát. Đại Vương cứ như vậy, theo lời mà thỉnh.
Lúc bấy giờ Đại Vương đi sau quyến thuộc của Tát Giá Ni Kiền Tử, trước đó vào cung vua. Khi vào rồi Tát Giá Ni Kiền Tử ngồi xuống và các Ni Kiền khác tùy theo thứ lớp mà ngồi. Lúc bấy giờ Đức Vua với ḷng từ tâm cung kính tự tay ḿnh lấy đồ ăn cho Tát Giá Ni Kiền và các quyến thuộc. Sau khi ăn no rồi, lúc bấy giờ Đức Vua mới suy nghĩ như thế nầy: Ta nay nên hỏi một ít nơi Tát Giá Ni Kiền Tử rằng ông ta có kính trọng Đức Như Lai chăng ? Sau khi vua nghĩ như thế rồi, lấy gối ngồi quỳ phía trước Ni Kiền Tử và nói lời như thế nầy:
Nầy Bà La Môn, ta có một ít luận tranh. Nếu nghe mà hứa th́ ta sẽ hỏi, v́ ta mà nói.
Tát Giá Ni Kiền Tử bảo Đại Vương rằng: Tùy theo ư của vua muốn hỏi cái ǵ th́ cứ hỏi, ta sẽ trả lời theo sự hiểu của ta.
Vua nghe lời ấy rồi liền hỏi: Nầy Bà La Môn! Trong thế giới nầy có nhiều chúng sanh có trí tuệ hiểu được rơ ràng, tâm không loạn động có nhiều chăng ?
Tát Giá đáp rằng: Thật có vậy Đại Vương.
Nhà vua lại hỏi: Đây là ai vậy ?
Tát Giá đáp rằng: Bạt Sa Bà La Môn vậy. Đại Vương lại hỏi: Bạt Sa Bà La Môn có cái ǵ đặc biệt ?
Tát Giá đáp rằng: Bạt Sa Bà La Môn biết được chiêm tinh, biết được thời tiết, biết được ca hát, biết được ánh trăng, biết được động đất, biết được sự hiểm nguy, hiểu rơ thế tục, hiểu biết tướng trạng, thực hành tà dâm cùng với những người nữ khác.
Đại Vương nói rằng: Người trí huệ không làm việc tà dâm. Tại sao vậy ?
Đại Vương nói: Kẻ làm việc tà dâm cả đời nầy lẫn đời sau bị khổ nạn. Cho đến Thiên nhơn cũng bị khinh khi và nói kệ như vầy :
Ham muốn người nữ khác Chẳng xa cảnh giới ác Không đủ nơi vợ ḿnh Đời đời bị chê cười.
Nhà vua nói: Nầy Bà La Môn! Trong thế giới chúng sanh lại có chúng sanh trí huệ sáng suốt, không loạn tâm, có trí hiểu biết như vậy không ?
Tát Giá đáp rằng: Thật có vậy thưa Đại Vương.
Vua hỏi ai vậy ?
Tát Giá đáp rằng: Đó là Ba La Đọa Bà La Môn, là kẻ trí tuệ, kẻ sáng suốt, biết đúng lúc hoặc không đúng lúc. Ông ta không lo buồn.
Đại Vương lại hỏi: Cái ǵ qua được ?
Đáp rằng: Thưa Đại Vương! V́ Bà La Môn nầy ngủ nhiều.
Đại Vương: Người trí huệ không cần ngủ nhiều. V́ sao vậy ? Đại Vương nói rằng kẻ ngủ nhiều hay mất mát, khi ra đời trí tuệ có lúc có lúc không ? Sau đó nói kệ như vầy :
Nếu ngủ nghỉ nhiều quá Lười biếng lại thêm lên Ngủ nghỉ cũng buông lung Phàm phu mất lợi ích.
Nhà vua lại hỏi thêm rằng: Nầy Bà La Môn! Xuất hiện trong đời giữa chúng sanh lại có những chúng sanh thành tựu các pháp môn như vậy có phải không ?
Tát Giá đáp rằng: Thật có như vậy Đại Vương.
Vua bảo rằng: Ai vậy ? Thưa Đại Vương: Đó là Hắc Vương Tử.
Vua lại hỏi rằng: Hắc Vương Tử cũng có khả năng như vậy sao ?
Đáp rằng: Thưa Đại Vương! Có nhiều ghen ghét.
Đại Vương bảo rằng: Kẻ trí tuệ không bao giờ có nhiều ghen ghét. V́ sao vậy ? Đại Vương bảo: Nếu có thành tựu nơi làng xóm mà có tâm ghen ghét th́ kẻ đó đối với làng xóm chẳng phải là kẻ hiền. Tay không mà chết. Chết rồi liền đọa vào thế giới ngạ quỷ và nói kệ rằng :
Ghen ghét chứa tâm hẹp Người kia thành kẻ chủ Khi chết chỉ tay không Đọa vào nơi ngạ quỷ.
Đại Vương lại hỏi: Lại có chúng sanh nào mà thành tựu những công đức của pháp có được qua khỏi chăng ?
Tát Giá đáp rằng: Thật có như vậy Đại Vương.
Đại Vương nói: Ai vậy ?
Đáp rằng: Thưa Đại Vương! Đó là Kiết Quân Vương Tử vậy.
Đại Vương lại hỏi: Kiết Quân Vương Tử có thể qua được chăng ?
Đáp rằng: Thưa Đại Vương! Kiết Quân Vương Tử rất thích sát sanh.
Đại Vương nói: Kẻ có trí tuệ thật chẳng ưa sát sanh.
V́ sao vậy?
Đại Vương bảo rằng: Sát sanh sẽ chết yểu, phải chết vào địa ngục, ngạ quỷ và súc sanh. Sau đó nói kệ rằng:
Người ấy mà sát sanh Sức ít và chết yểu Chết rồi vào địa ngục Cho nên đừng hại mạng.
Nhà vua lại hỏi rằng: Nầy Bà La Môn! Lại có chúng sanh có trí tuệ sáng suốt, không loạn tâm, hiểu biết, không lo buồn sao ?
Tát Giá đáp rằng: Thật có như vậy Đại Vương.
Vua nói: Ai vậy ?
Đáp rằng: Thưa Đại Vương! Đây là Vô Úy Vương Tử vậy.
Vua lại hỏi rằng: Vô Úy Vương Tử được qua những ǵ ?
Đáp rằng: Thưa Đại Vương! Có nhiều ḷng thương hại kẻ khác.
Đại Vương bảo: Kẻ có trí tuệ không nên có ḷng thương hại kẻ khác. V́ sao vậy? Đại Vương bảo - Có ḷng thương hại kẻ khác là kẻ hay tự tại, khi nước có giặc, khó có thể hàng phục v́ gặp nhiều việc khó khăn. Cho nên nói kệ rằng:
Nhiều thương hại kẻ khác Nếu người kia tự tại Chẳng thể hàng phục vậy Chẳng nên chấp vào đó.
Nhà vua lại hỏi rằng: Trong chúng sanh kia lại có những chúng sanh trí tuệ và tán thán việc quá hoạn sao ?
Tát Giá trả lời: Thật có như vậy Đại Vương.
Vua nói: Ai vậy ?
Đáp rằng: Đó là Thiên Lực Vương Tử vậy. Có trí tuệ, tán thán trí tuệ và qua được vậy.
Vua nói: Nầy Bà La Môn! Thiên Lực Vương Tử qua được cái ǵ ?
Đáp rằng: Thưa Đại Vương! Thiên Lực Vương Tử uống rượu buông lung.
Đại Vương bảo: Kẻ trí th́ không uống rượu.
V́ sao vậy?
Đại Vương bảo rằng: Rượu làm cho mất chánh niệm sinh ra chướng ngại, hay nghi ngờ. Ở trong đời lại mất ư nghĩa. Sau đó nói kệ rằng:
Hay lấy buông lung Tất cả việc vua Rượu hư tất cả Ĺa đời mất ư
Đại Vương lại bảo rằng: Nầy Bà La Môn! Lại có chúng sanh có trí huệ, tán thán trí huệ, qua được khỏi hoạn chăng ?
Tát Giá đáp rằng: Thật có như vậy Đại Vương.
Vua hỏi: Ai vậy ?
Đáp rằng: Thưa Đại Vương! Đó là Thiên Hắc Vương Tử vậy. Người có trí tuệ, tán thán trí tuệ nên qua khỏi hoạn nạn.
Vua bảo: Nầy Bà La Môn! Thiên Hắc Vương Tử qua được cái ǵ ?
Đáp rằng: Thưa Đại Vương! Thiên Hắc Vương Tử thường hay suy nghĩ lâu.
Đại Vương bảo: Kẻ trí huệ thương không nên suy nghĩ lâu.
V́ sao vậy ? Đại Vương bảo: Kẻ mà hay suy nghĩ thường hay mất đi cuộc sống vốn nó vẫn yên tĩnh. Cho nên Đại Vương nói: Tất cả những kẻ có trí tuệ th́ không nên suy nghĩ lâu. Sau đó có kệ rằng:
Nếu có suy nghĩ lâu Việc mất ít an ổn Đây là điều trang nghiêm Đề pḥng tâm chướng ngại.
Vua lại hỏi rằng: Tát Giá! Lại có chúng sanh trí tuệ, tán thán trí tuệ mà qua khỏi hoạn nạn ư ?
Tát Giá đáp rằng: Thật có như vậy Đại Vương.
Vua hỏi: Ai vậy ?
Đáp rằng: Thưa Đại Vương! Đó là Đại Quân Vương Tử vậy. Kẻ có trí tuệ, kẻ hay tán thán trí tuệ nên qua khỏi hoạn nạn.
Nhà Vua lại hỏi: Đại Quân Vương Tử qua khỏi được nạn ǵ ?
Đáp rằng: Thưa Đại Vương! Qua được khỏi những sự hiềm ác, kiếp mất tài sản c̣n.
Đại Vương bảo: Kẻ có trí tuệ thường chẳng phải làm thế; nên có nói kệ như vầy :
Nếu người chủ keo kiệt Được gọi chẳng biết đủ Do đây mà chứa của Đến đời khác sầu lo.
Vua lại hỏi rằng: Nầy Tát Giá! Lại có kẻ có trí tuệ, tán thán trí tuệ, tất nhiên qua khỏi được hoạn nạn không ?
Tát Giá đáp rằng: Thật có như vậy Đại Vương.
Vua hỏi: Ai vậy ?
Đáp rằng: Thưa Đại Vương! Đó là Vua Ba Tư Nặc, người có trí tuệ, kẻ tán thán trí tuệ; nên tự nhiên sẽ qua khỏi khổ nạn.
Vua bảo: Nầy Bà La Môn! Ba Tư Nặc Vương có ǵ là qua khỏi khổ nạn ?
Đáp rằng: Thưa Đại Vương! Vua Ba Tư Nặc có nhiều việc ăn uống.
Nhà Vua bảo: Phàm kẻ có trí tuệ th́ chẳng nên ăn nhiều.
V́ sao vậy ?
Đại Vương bảo: Nếu ăn uống nhiều th́ thân thể nặng nề, khó tiêu. Sau đó nói kệ rằng:
Người chủ dùng nhiều Lười biếng thân nặng Lại hại trí tuệ Sắc diện không tốt.
Đại Vương lại hỏi rằng: Nầy Bà La Môn! Trong đời nầy có kẻ trí tuệ, ca ngợi trí tuệ có tự nhiên qua khỏi hoạn nạn chăng ?
Tát Giá đáp rằng: Thật có vậy Đại Vương.
Vua bảo: Ai vậy ? Đáp rằng: Chính Đại Vương vậy. Trong thế gian là kẻ trí, kẻ tán thán trí tuệ cho nên cũng qua khỏi.
Vua nói: Nầy Bà La Môn! Ta qua được ǵ ?
Đáp rằng: Thưa Đại Vương! Ngài không có nhiều tính ác nên chẳng gặp thú hung dữ.
Đại Vương nói: Phàm là kẻ có trí không nhất thiết phải như vậy. Người chẳng có được bao nhiêu; cho đến cha mẹ cũng chẳng thích nghi, hà huống là chúng sanh.
Đại Vương bảo: Nếu nghe người có trí tuệ, kẻ đó chẳng có niệm ác th́ phải biết rằng người có trí tuệ kia suy nghĩ sâu xa và nói kệ rằng:
Nếu có ḷng ác Chẳng biết suy nghĩ Tất có ư đồ Chẳng ai gần gũi.
Lúc bấy giờ vua Bàn Trà Bát Thọ Đề thấy nghe qua rồi sân hận phẫn nộ, chẳng giữ ư tứ, chẳng thể nhẫn nại nói với Tát Giá Ni Kiền Tử rằng: Ngươi ở trong đại chúng mà hủy nhục ta sao? Do sân si mà ra lệnh sát hại.
Lúc bấy giờ Tát Giá sợ hăi hướng về phía Vua mà nói rằng: Tâu Đại Vương! Không nên làm việc như thế. Cho tôi đừng sợ hăi và hăy nghe tôi nói.
Vua bảo: Ngươi nay không sợ, muốn nói cái ǵ ?
Thưa Đại Vương! Tôi cũng đă qua rồi! Tôi trước mặt vua, thấy vua quá ác, lời nói hung hăng, tánh ác hiện ra, không từ bi như loài thú. Đúng thật mà nói như vậy.
Nầy Đại Vương! Kẻ có trí tuệ không nên lúc nào cũng nói ra sự thật! Đại Vương là người có trí th́ nên nói lúc nào và không nên nói lúc nào.
V́ sao vậy ?
Thưa Đại Vương! Nếu như thật mà nói th́ chẳng qua mất ḷng; người không gần gũi là kẻ không có trí tuệ vậy. Sau đó lại nói kệ rằng:
Như thật vị vua nói Người phàm cũng như vậy Đó là người có trí Suy nghĩ sau nầy nói.
Lúc bấy giờ đức Vua dùng lời tán thán và hỏi vị Bà La Môn kia một lần nữa:
Nầy Bà La Môn! Trong đời nầy có chúng sanh nào có trí huệ sáng suốt, tâm trí không loạn động, có thể trải qua chăng ?
Tát Giá đáp rằng: Thật có vậy thưa Đại Vương.
Vua hỏi: Ai vậy ?
Đáp rằng: Thưa Đại Vương! Đó chính là Sa Môn Cồ Đàm vậy. Sinh ra từ ḍng chúa họ Thích và từ đó xuất gia. Như tôi đă biết rằng ông ta có thể trải qua nhiều việc khác nhau không chướng ngại. Sanh ra đă rơi vào nơi chuyển luân vương. Điều ấy chẳng chướng ngại. Không sanh vào nơi ḍng dơi hạ tiện; nên cũng không chướng ngại. Sanh từ ḍng họ Thích, là ḍng họ cao cả. Sắc diện uy đức trang nghiêm đẹp đẽ; nên chẳng chướng ngại. Lại nếu Thích Cồ Đàm nếu chẳng xuất gia cũng đương nhiên sẽ làm một vị Chuyển Luân Vương, có bảy của báu thành tựu, đó là: có xe quư, voi quư, ngựa quư, vàng bạc quư, gái đẹp, của quư, người chủ tớ quư. Thiên Tử đầy đủ dũng kiện đoan chánh, có thể hơn nhiều người khác, lại thành tựu tướng Chuyển Luân Thánh Vương. V́ bốn thiên hạ mà thống lănh tự tại, cũng là vua của chánh pháp nữa; không dùng binh để chinh phạt, mà dùng chánh pháp để trị nước. Sau khi xuất gia rồi, tu sáu năm khổ hạnh, ngày ngày chỉ ăn một hạt mè và một hạt gạo. Ngồi dưới gốc cây Bồ Đề hàng phục ma chúng. Sau khi hàng phục rồi, mỗi sự nhớ nghĩ, trí tuệ sáng suốt. Biết như vậy, được như vậy, xúc như vậy, giác như vậy, chứng như vậy... tất cả đều hiểu biết. Không có chúng sanh nào có thể so sánh được, hà huống có người hơn ông ta. Đó là Sa Môn Cồ Đàm, không ai có thể bằng được. Cho nên gọi là không có ǵ ngăn cản vậy.
V́ sao thế ?
Đại Vương! V́ Sa Môn Cồ Đàm ngay cả gia tộc cũng không ai sánh được. Sự đoan chánh uy đức cũng không ai sánh bằng. Trí huệ uy đức cũng chẳng có ai như vậy cả. Cho nên gọi là không có chướng ngại. V́ vậy nói lời kệ rằng:
Giữ lại ba mươi hai tướng tốt Sanh ra nơi ḍng Thích, sư tử Là Thái Tử của Tịnh Phạn Vương Thế Tôn có trí không sai biệt.
Sau khi Tát Giá Ni Kiền Tử nói lời ấy rồi. Bát Thụ Đề Vương nói:
Đại Bà La Môn! Nghe ta nói đây. Có ai so sánh được với 32 tướng đại trượng phu của Như Lai chăng ?
Bà La Môn nói: Ta đang nói đây.
Vua nói: Nghĩa ǵ vậy?
Đại Vương! Đây là Sa Môn Cồ Đàm có tướng tốt đầy đủ, khi đứng như chân tṛn đầy có dấu pháp luân, tay chân mềm mại, ngón tay thon dài, tay chân đẹp đẽ. Đó là Sa Môn Cồ Đàm. Chân ngay ngắn, xương chân đầy đủ. Đó là Sa Môn Cồ Đàm. Tướng hiện ra đẹp. Đó là Sa Môn Cồ Đàm. Toàn thân đoan chánh. Đó là Sa Môn Cồ Đàm. Âm tàng che kín. Đó là Sa Môn Cồ Đàm. Lông xoáy về phía phải. Đó là Sa Môn Cồ Đàm. Lông dựng đứng. Đó là Sa Môn Cồ Đàm. Tóc có màu xanh dịu. Đó là Sa Môn Cồ Đàm. Da ánh lên sắc vàng vi diệu. Đó là Sa Môn Cồ Đàm. Bảy nơi đầy đủ. Đó là Sa Môn Cồ Đàm. Thân thể tṛn đầy. Đó là Sa Môn Cồ Đàm. Tất cả đều đẹp. Đó là Sa Môn Cồ Đàm. Thân không ủy mị. Đó là Sa Môn Cồ Đàm. Thân cao lớn. Đó là Sa Môn Cồ Đàm. Thân thể tṛn trịa như cây Ni Câu Đà. Đó là Sa Môn Cồ Đàm. Thân như Sư Tử Vương. Đó là Sa Môn Cồ Đàm. Đủ 40 cái răng. Đó là Sa Môn Cồ Đàm. Răng nầy kín đáo. Đó là Sa Môn Cồ Đàm. Răng nhỏ và đều: Đó là Sa Môn Cồ Đàm. Răng nầy rất trắng. Đó là Sa Môn Cồ Đàm. Được mùi thơm sạch. Đó là Sa Môn Cồ Đàm. Lưỡi dài mà rộng. Đó là Sa Môn Cồ Đàm. Tiếng nói phạm âm. Đó là Sa Môn Cồ Đàm. Ngực đầy đủ. Đó là Sa Môn Cồ Đàm. Mắt ánh màu xanh. Đó là Sa Môn Cồ Đàm. Tướng trắng đẹp đẽ. Đó là Sa Môn Cồ Đàm. Trên đầu có nhục kế. Thưa Đại Vương! Đó là Sa Môn Cồ Đàm có đủ 32 tướng Đại Trượng Phu vậy. V́ nghĩa nầy nên chẳng có ai qua được. Sau đó nói lời kệ rằng :
Sanh từ họ Thích có nhục kế Tóc ấy màu xanh xoay bên mặt Mắt như sen xanh, đuôi trâu chúa Như vậy Như Lai có đầy đủ Ca Lăng Tần Già tiếng Phạm Thiên Lưỡi ấy dài rộng thơm tho nhẹ Không ai có răng như Thế Tôn Hợp lại bốn mươi răng trắng toát Tất cả loài người và chư thiên Khi nh́n đều sanh tâm hoan hỷ Lưỡi của Phật trùm khắp như thế Cho nên chúng sanh khó sánh bằng Tất cả chúng sanh đều hợp lại Từ nơi tướng lưỡi của Thế Tôn Làm cho chúng sanh thành một vị Cho nên Thế Tôn chẳng ai bằng Thân như sư tử trái Tần Bà Bả vai trang nghiêm no đầy ắp Thế Tôn thân như cây Ni Câu Chung quanh đầy đủ ở an lành Thế Tôn trang nghiêm thân đoan chánh Thân như sư tử lớn mạnh dài Bảy nơi đầy đủ khó sánh bằng Trên tỏa ánh vàng thật vi diệu Lông như sư tử nhỏ mà mịn Thân da mịn màn thật đẹp đẽ Tất cả tốt đẹp tạo nên thành Cho nên chúng sanh khó sánh bằng Lại như sư tử lúc ngủ nghỉ Căn âm nằm sâu như ngựa chúa Hông vai đầy đủ như nai chúa Ai thấy lại chẳng sanh hoan hỷ Tay chân Thế Tôn có vân quư Các ngón bằng nhau cho đến móng Chân bằng đầy đủ chẳng chỗ lơm Bàn chân bằng thẳng chẳng cao thấp Tay chân Thế Tôn thật mềm mại Chỉ tay chỉ chân có luân xa Thế Tôn lúc đi thật an tịnh Đi trên mặt đất chẳng rung động Chẳng ai có thể sánh tướng ấy Trong đời đèn tuệ thật trang nghiêm Ở trong đại chúng được tôn quư Giống như mặt trăng giữa ngôi sao Trong chốn phàm phu ánh sáng ấy Thế Tôn v́ đời làm ánh sáng.
Nầy Đại Vương! Đó là Sa Môn Cồ Đàm. Ánh sáng ấy rất vi diệu. Tất cả chúng sanh đều khó sánh bằng. V́ ư nghĩa nầy nên không có ǵ hơn được. Nầy Đại Vương! Sa Môn Cồ Đàm do lực của Từ Bi mà thành tựu. V́ tất cả chúng sanh mà dùng tâm nầy để hóa độ không quái ngại. Thường hay dùng đại từ cho nên không gặp những chướng ngại. Tự nhiên việc ấy phổ cập đến tất cả chúng sanh trong thế giới nầy cũng như những thế giới khác. Nầy Đại Vương! Như Ma Ni bảo châu hay thanh lọc nước đục trở thành trong. V́ tánh thanh tịnh vậy. Với tánh ấy hay làm cho nước thanh tịnh trong sạch. Nầy Đại Vương! Sa Môn Cồ Đàm cũng lại như thế ấy. Bên trong lại cũng trong sáng, cho nên làm thanh tịnh tất cả chúng sanh để khử trừ những kiết sử đóng lâu như bùn và ô nhiễm như thế; cho nên gọi là không trên. Sau đó nói lời kệ rằng :
Tâm từ khắp thế gian Ba đời các thế giới Tất cả tâm chúng sanh Một ḷng biết tâm từ Không đâu không phổ cập Từ nầy khó sánh bằng Phổ cập khắp hư không Tất cả biết như thế Sạch như Ma Ni bảo Làm sạch nước đục trong Thế Tôn vốn thanh tịnh Làm sạch chúng sanh nhiễm.
Nầy Đại Vương! Đó là Sa Môn Cồ Đàm vậy. Thành tựu 32 đại bi tâm. Thế nào là 32?
V́ thấy chúng sanh ch́m đắm trong ngu muội; cho nên Sa Môn Cồ Đàm mới v́ chúng sanh mà dùng tâm đại bi.
V́ thấy chúng sanh bị đọa vào nơi luân hồi sanh tử cho nên Sa Môn Cồ Đàm v́ chúng sanh mà thực hành tâm đại bi.
Hay thấy chúng sanh siêng làm các việc không lành cho nên Sa Môn Cồ Đàm v́ những chúng sanh nầy mà thể hiện ḷng từ bi.
V́ thấy chúng sanh trôi lăn trong sanh tử, cho nên Sa Môn Cồ Đàm mới v́ chúng sanh mà khởi Đại Bi tâm.
V́ thấy chúng sanh đọa vào nơi khổ sở cho nên Sa Môn Cồ Đàm đă v́ chúng sanh mà khởi đại bi tâm.
V́ thấy chúng sanh ĺa xa con đường giác ngộ rơi vào tà đạo; cho nên Sa Môn Cồ Đàm đă v́ chúng sanh mà khởi đại bi tâm.
V́ thấy chúng sanh tự dẫn ḿnh vào trong lao ngục; nên Sa Môn Cồ Đàm đă v́ chúng sanh mà khởi đại bi tâm.
V́ thấy chúng sanh tham đắm sắc, thanh, lương, vị, xúc không biết đủ; cho nên Sa Môn Cồ Đàm đă v́ chúng sanh mà khởi đại bi tâm.
V́ thấy chúng sanh thích nô lệ kẻ khác; cho nên Sa Môn Cồ Đàm đă v́ chúng sanh mà khởi tâm Đại Bi.
V́ thấy chúng sanh, già, chết làm cho bức thiết khốn cùng; cho nên Sa Môn Cồ Đàm đă v́ chúng sanh mà khởi tâm Đại Bi.
V́ thấy chúng sanh bị bệnh khổ ngặt nghèo; cho nên Sa Môn Cồ Đàm đă v́ chúng sanh mà khởi Đại Bi tâm.
V́ thấy chúng sanh trong 3 cơi bị thiêu đốt; cho nên Sa Môn Cồ Đàm v́ chúng sanh mà khởi Đại Bi tâm.
V́ thấy chúng sanh bị ràng buộc bởi sự sanh tử; cho nên Sa Môn Cồ Đàm v́ chúng sanh mà khởi tâm Đại Bi.
V́ thấy chúng sanh trong đời thường hay bị khủng bố; cho nên Sa Môn Cồ Đàm v́ chúng sanh mà khởi tâm Đại Bi.
V́ thấy chúng sanh bị tham đắm vị lạ, không thấy lỗi lầm hay lo lắng buông lung; cho nên Sa Môn Cồ Đàm đă v́ chúng sanh mà khởi tâm Đại Bi.
V́ thấy chúng sanh buông lung lười biếng; cho nên Sa Môn Cồ Đàm thường v́ chúng sanh mà khởi tâm Đại Bi.
V́ thấy chúng sanh đọa vào nơi đói khổ, thường hay hại nhau; cho nên Sa Môn Cồ Đàm hay v́ chúng sanh mà khởi tâm Đại Bi.
V́ thấy chúng sanh thường hay tranh đoạt tổn hoại với nhau; cho nên Sa Môn Cồ Đàm khởi tâm Đại Bi.
V́ thấy chúng sanh vô minh mờ mịt như kẻ mù ḷa; cho nên Sa Môn Cồ Đàm v́ chúng sanh mà khởi tâm Đại Bi.
V́ thấy chúng sanh cùng nhau đấu tranh năo loạn không dừng nghỉ; cho nên Sa Môn Cồ Đàm đă v́ chúng sanh mà khởi tâm Đại Bi.
V́ thấy chúng sanh như cỏ, đậu; cho nên Sa Môn Cồ Đàm đă v́ chúng sanh mà khởi tâm Đại Bi.
V́ thấy chúng sanh ưa nơi bất tịnh; cho nên Sa Môn Cồ Đàm đă v́ chúng sanh mà khởi tâm Đại Bi.
V́ thấy chúng sanh rơi vào chỗ khó ra; cho nên Sa Môn Cồ Đàm đă v́ chúng sanh mà khởi tâm Đại Bi.
V́ thấy chúng sanh có nhiều nghi ngờ, chấp trước vào tà kiến; cho nên Sa Môn Cồ Đàm đă v́ chúng sanh mà khởi tâm Đại Bi.
V́ thấy chúng sanh như hoa Đâu La nương vào nhiễu loại; cho nên Sa Môn Cồ Đàm đă v́ chúng sanh mà khởi tâm Đại Bi.
V́ thấy chúng sanh suy nghĩ sai trái như vô thường cho là thường, khổ cho là vui, không thanh tịnh cho là thanh tịnh. Không có ngă mà cho là có cái ta; cho nên Sa Môn Cồ Đàm v́ chúng sanh ấy mà khởi tâm Đại Bi.
V́ thấy chúng sanh thường hay bị khổ chồng chất lên nhau; cho nên Sa Môn Cồ Đàm v́ những chúng sanh ấy mà khởi Đại Bi tâm.
V́ thấy chúng sanh nương vào nơi u tối; cho nên Sa Môn Cồ Đàm đă v́ chúng sanh mà khởi tâm Đại Bi.
V́ thấy chúng sanh hay bị nhiễm ô; cho nên Sa Môn Cồ Đàm đă v́ chúng sanh mà khởi tâm Đại Bi. V́ thấy chúng sanh bị tâm tham đắm cột chặt; cho nên Sa Môn Cồ Đàm đă v́ chúng sanh mà khởi tâm Đại Bi.
V́ thấy chúng sanh tâm ưa lợi dưỡng; cho nên Sa Môn Cồ Đàm đă v́ chúng sanh mà khởi tâm Đại Bi.
V́ thấy chúng sanh sa vào nhiều bịnh khổ lo luồn, ho hăng năo hại càng lớn; cho nên Sa Môn Cồ Đàm đă v́ chúng sanh mà khởi Đại Bi tâm.
Nầy Đại Vương! Đó là Sa Môn Cồ Đàm thành tựu 32 tâm Đại Bi như vậy. Cho nên chẳng có ai trên được. Sau đó nói kệ rằng:
Vô minh ngu si ám muội lớn Thấy vô minh nhiễu hại chúng sanh Thấy chúng sanh vui ngục sinh tử V́ vậy Thế Tôn sinh Đại Bi Thường hay khuyên răn làm việc lành Phật thấy chúng sanh trôi nổi măi Cho nên tùy thuận mà hóa độ Mười lực hay sanh tâm Đại Bi Tội lỗi chất chồng như núi lớn Thấy chúng sanh rơi vào đường tà Muốn cho chúng sanh nơi Thánh Đạo An tịnh thanh tịnh không phiền năo Những tà kiến ấy trói buộc lại Thương ghét cảnh giới chưa đầy đủ V́ sanh già chết ch́m nơi ấy V́ thế Thế Tôn khởi Đại Bi Gặp nhiều loại khổ rất khác nhau Thấy đời ba cơi đang thiêu đốt Sợ hăi như kẻ bị lột da V́ lẽ ấy mà Thế Tôn thương Chúng sanh tham đắm nơi vị ngọt Buông lung tham trước là cảnh giới Cho nên đọa vào nơi đói khổ Điều Ngự hay cứu sự hại nầy Thấy các chúng sanh hại lẫn nhau V́ màn vô minh che đậy kín Giống như cây cỏ bị che khuất V́ lẽ ấy mà Thế Tôn thương Dâm dục sanh ra nhiều ràng buộc Thấy các chúng sanh khó thực hành Rơi vào tà kiến như rừng rậm V́ lẽ ấy mà Thế Tôn thương Ở trong chỗ dơ tâm thanh tịnh Vô thường, có thường, ngă và không Cho nên chúng sanh phạm lỗi lầm V́ thế Thế Tôn sinh ḷng thương Thấy vác nhiều việc càng thêm nặng Phàm phu hay nương không dừng nghỉ Thường v́ trói buộc bị nhiễm ô V́ vậy Thế Tôn có ḷng thương Hay thấy lợi dưỡng nên che khuất Sanh vào cảnh giới không đầy đủ Đọa vào tham dục như biển lớn Cho nên Thập Lực khởi tâm từ Thường hay có nhiều bệnh tật sinh Thấy xong sự khổ của chúng sanh V́ trừ tất cả khổ sở ấy Cho nên Thập Lực sinh t́nh thương Hăy biết chẳng có cũng chẳng không Do đây mà sinh Đại Bi tâm Tất cả chúng sanh đầy khắp cả V́ vậy Thế Tôn chẳng ai bằng.
Nầy Đại Vương! Nay lại nói thêm rằng: Đó là việc Sa Môn Cồ Đàm thành tựu 4 niệm xứ; 4 chánh cần, 4 như ư túc, 4 thiền, 5 căn, 5 lực, bảy pháp trợ đạo, bát chánh đạo thành tựu đầy đủ; cho nên Đại Vương! Đức Cồ Đàm nầy chẳng ai có thể sánh kịp. Sau đó nói kệ rằng:
Thường khuyên tinh tấn tu niệm xứ Đại Giác hay biết việc nào nên Đức Phật thiền định được tự tại Hơn cả chúng sanh không ǵ trên Điều Ngự trong đời chứng thần thông Biện luận tự tại đến bờ kia Như Lai hay biết phép giải thoát Đại Giác thần thông đến rốt ráo Từ nơi Phạm hạnh chứng tự tại Tu các từ bi và hỷ xả Thường hay an trụ nơi định huệ Cho nên vượt khỏi thường không thường Đức Phật hay giúp việc giác ngộ Như Lai rơ biết tám đường Thánh Thấy được chúng sanh đang khổ sở Dẫn dắt chúng sanh đến an lạc Tất cả thế giới chẳng c̣n ai Đều được chứng thành vô thượng đạo Tất cả đều thành nhiều công đức Thường hay chẳng dứt giống lành nầy.
Nầy Đại Vương! Đó là Sa Môn Cồ Đàm. Ngài thành tựu mười lực.
Vua hỏi: Nầy Bà La Môn, thế nào là mười lực của Như Lai ?
Nầy Đại Vương! Đó là: Phật Như Lai, là xứ Như Thật Tri, là Xứ Phi Xứ Như Thật Tri, là Phi Xứ khứ lai, hiện tại, tác nghiệp thọ nghiệp, trụ xứ nhơn báo như thật tri, là vô lượng thế giới, chẳng chẳng thế giới như thật tri. Là loài người, chúng sanh sở giải như thật tri. Là loài người, chúng sanh có căn, không căn như thật tri. Là tất cả con đường như thật tri. Là chúng sanh, loài người đầy đủ các căn lực. Là trợ đạo, các Thiền, giải thoát, định, thứ đệ định. Là tất cả kiết sử nhiễm ô được trong sạch. Tùy nơi nơi như thật liễu tri. Nhớ nghĩ vô lượng chẳng chẳng túc mệnh. Nếu có chúng sanh, sanh ra trong vô lượng kiếp có việc làm như thế, có đời sống như thế như thật tri. Thiên nhăn thanh tịnh vượt qua mắt thường của người, thắng tất cả chúng sanh có nhiều đoạn đường sanh tử khác nhau. Cho đến sanh vào nơi đường lành, đường dữ như thế mà biết. Các lậu hết và không hết, tâm giải thoát và huệ giải thoát như thật tri. Nầy Đại Vương! Đó gọi là 10 lực của Như Lai thành tựu, đầy đủ lực vậy; tên gọi là giữ 10 lực. Tên gọi là không chịu hàng phục; cho nên không có ai trên. Như thế mà nói kệ rằng:
Là xứ chẳng là Như thật mà biết Nói thật đại nhơn Chẳng ai sánh bằng Biết chẳng mất đi Hiểu rằng nghiệp báo Biết có nhân duyên Như thật chẳng sai Điều Ngự biết vậy Biết rất nhiều điều Thế giới khác nhau Biết rơ nơi ấy Người đời khó sánh Hiểu rơ từng loại Giải rơ rất nhiều Chiếu sáng thế gian Như thật không đổi Biết rơ căn lành Lại biết căn vừa Cũng biết căn thuần Đến căn bờ kia Tất cả đến đạo Như thật mà biết Căn ấy giúp đạo Thần thông giải thoát Nhiễm ô trong sạch Các các rơ bày Không có chướng ngại Thấy nghe vô ngại Nhớ nghĩ b́nh đẳng Vô lượng xứng thật Chính ḿnh và người Như thật chẳng khác Thiên nhăn thanh tịnh Vượt khỏi mắt người Sanh tử chúng sanh Điều Ngự thấy rơ Biết chỗ lậu tận Cũng biết giải thoát Vô lậu có đổi Lại cũng biết luôn Đây người cao cả Hiểu rành tự tại Đấy chỉ một tâm Tâm không phân biệt Động tịnh chẳng động Tự nhiên mà có Từ khi chuyển pháp Chẳng phân biệt vậy Một ḷng mà biết Các ân chúng sanh Và tâm chúng sanh Chẳng có hai tướng Cho nên chẳng qua Phật chứng tự tại Tất cả pháp lành Sanh ra công đức.
Nầy Đại Vương! Đó là Sa Môn Cồ Đàm, thành tựu bốn vô úy.
Đại Vương lại hỏi: Nầy Bà La Môn! Những ǵ là 4 vô úy của Như Lai vậy ?
Nầy Đại Vương! Sa Môn Cồ Đàm tự nói rằng:
Ta chứng được Chánh Biến Tri. Nếu có Sa Môn, Bà La Môn, Ma Phạm và trời người mà không biết được các pháp chẳng chánh biến th́ ta chẳng thấy tướng vậy. Chẳng thấy tướng ấy nên được an ổn tự tại. Chứng được hành vô úy. Lại nói rằng: Ta đă chứng được tối thắng hành. Từ nơi Đại Chúng, Chánh Sư Tử hống, hay chuyển xe pháp, Sa Môn, Bà La Môn cho đến trong đời, chẳng có ǵ là không chuyển được. Đó là Chánh Pháp vậy. Phật lại tự thệ nguyện rằng:
Các lậu tận đối với ta, nếu dùng ngôn từ để mà nói th́ cái lậu không có cái cuối cùng. Phật chẳng thấy tướng nầy, lại cũng chẳng thấy; cho nên Như Lai chứng được an lạc; chứng được hành vô úy; đắc được thắng xứ hành. Tại nơi Đại Chúng, Chánh Sư Tử hống, hay chuyển Phạm âm. Sa Môn, Bà La Môn và tất cả trong đời chẳng có ǵ không chuyển được; nên gọi là Chánh Pháp vậy.
Phật nói pháp chứng đạo. Nếu có kẻ nói rằng thân cận là pháp chẳng có chướng ngại, th́ Phật chẳng thấy tướng ấy; v́ chẳng thấy tướng ấy cho nên được hành an lạc; chứng được vô úy hành. Được thắng xứ hành. Từ nơi Đại Chúng, Chánh Sư Tử hống, chuyển thành âm thanh. Sa Môn, Bà La Môn và người trong đời chẳng ǵ là không chuyển; nên gọi là Chánh Pháp. Ta cũng đă nói về đạo xuất thế. Nếu có kẻ nói rằng: Kẻ thân cận chẳng thể xuất thế; mà Phật th́ chẳng thấy tướng ấy; v́ chẳng thấy tướng ấy; nên gọi là an lạc hạnh. Đắc vô úy hạnh. Đắc thắng xứ hạnh. Từ nơi Đại Chúng, Chánh Sư Tử hống hay chuyển Phạm âm. sa Môn, Bà La Môn và người đời chẳng có thể chuyển được Chánh Pháp. Nầy Đại Vương! Đây là những điều gọi là Như Lai tứ vô sở úy vậy. Như Lai thành tựu nơi 4 việc không sợ nầy. Từ nơi Đại Chúng, Chánh Sư Tử hống, chẳng có ǵ hơn. Bèn nói kệ rằng:
Trong chúng tiếng Sư Tử Điều Ngự chẳng sợ hăi Ta cũng chẳng thể sánh Huống nữa các chúng sanh Nếu ta biết việc ấy Là chơn thật chẳng hư Đức Chánh Biến đă thấy Nai chúa tiếng Sư Tử Nếu có kẻ sai trái Chẳng thấy tướng đó kia Lại chẳng thấy tướng ấy Lại được chẳng sợ hăi Ta tất cả các lậu Thân ta là vô lậu Có không cũng giống nhau Chư thiên và người đời Có các pháp chướng ngại Cho nên Phật dạy cho Đó là điều chơn thật Chẳng có thể biến đổi Ta nói ra chánh đạo Tự biết đă giải bày Người tu hành pháp nầy Chẳng có sanh chướng ngại Hiểu rơ biết làm rồi Như Lai được an lạc Chứng được vui vô úy Trên cả các pháp hành Chuyển nói tiếng phạm thiên Ngoài những việc khó chuyển Thế gian nơi chẳng chuyển Duy trừ lưỡng Túc Tôn
(Phật nói Bồ Tát Hành Phương Tiện Kinh - Hết quyển trung)
Phật thuyết Bồ Tát hành phương tiện kinh
Quyển hạ
Lại nữa Đại Vương! Với Sa Môn Cồ Đàm thành tựu 18 pháp bất cộng. Đại Vương! Thế nào là 18 pháp bất cộng. Nầy Đại Vương! Đó là Phật Như Lai không lẫn lộn. Miệng không nói những lời không đáng nói. Không bị mất chánh niệm. Không có tư tưởng khác. Không lúc nào là tâm không định. Không lúc nào là không biết về ḿnh. Bỏ dục không giới hạn. Luôn luôn tiến bước không bao giờ lùi. Chánh niệm không thay đổi. Tất cả thân nghiệp đều do trí huệ dẫn đầu mà làm việc. Tất cả khẩu nghiệp cũng đều do trí huệ dẫn đầu mà thực hiện. Tất cả ư nghiệp cũng đều do trí huệ dẫn đầu mà thực hiện. Nh́n thấy quá khứ một cách thông suốt. Nh́n thấy vị lai một cách thông suốt. Nh́n thấy hiện tại một cách vô ngại thông suốt. Nầy Đại Vương! Đây có tên là Như Lai thành tựu 18 pháp bất cộng. Do vậy nên không ai có thể qua được. Cho nên nói kệ rằng :
Thế Tôn chẳng lầm lẫn Miệng luôn nói lời ngay Niệm nầy chẳng thể mất Cho nên chẳng ai trên Chẳng có tưởng nào khác Biết ngay tâm chẳng loạn Tùy thời chẳng cho sanh Tất cả trí chẳng trên Muốn luôn được giảm theo Việc tốt luôn chẳng ngừng Niệm nầy chẳng để mất Kia chẳng thể sanh khởi Huệ chẳng bao giờ giảm Hiểu không thể giới hạn Nghĩa hiểu biết không dừng Trí kia chẳng có buồn Tất cả các thân nghiệp Khẩu nghiệp và ư nghiệp Tất cả đều tự lực Tự biết chẳng mất được Biết rằng trong quá khứ Trí kia chẳng chướng ngại Vị lai cũng chẳng sao Hiện tại chẳng có ǵ Những công đức như thế Đó Sa Môn Cồ Đàm Lại chẳng có ǵ hơn Ta chẳng thể nói cùng.
Lúc ấy Bàn Trà Bát Thụ Đề Vương nghe qua công đức bất khả tư ngh́ công đức của Như Lai rồi, thấm nhuần hiểu biết, hoan hỷ ca tụng kính ngưỡng. Rồi đến chỗ Tát Giá Ni Kiền Tử được rất nhiều hoan hỷ, được bất khả tư ngh́ ư tưởng, được niệm nơi Thế Tôn, được ư tưởng của Thiện Tri thức. Lại có thêm tư tưởng giác ngộ. Được qua bên kia tất cả tri kiến. Được tư tưởng khải thỉnh. Được niệm tưởng, lại được ư tưởng bất khả tư ngh́ của Bồ Tát giải thoát. Sau khi được những ư tưởng như thế từ tâm rồi, lại dùng trăm ngàn trân châu anh lạc giá trị cùng các loại y phục vô giá cúng dường Tát Giá Ni Kiền Tử rồi mới thán lên lời rằng:
Lành thay! Lành thay! Tát Giá Ni Kiền Tử đă v́ phương tiện mà thuyết pháp theo thứ lớp. Lại nói rằng: Tát Giá nói những việc ấy tất cả đều thuận theo trí tuệ. Việc thuyết pháp kia tất cả đều đạt đến tất cả trí. Việc thuyết pháp kia cốt thoát ly sanh tử.
Nên biết rằng việc thuyết pháp kia làm cho các kiết sử không c̣n nữa. Nhờ việc thuyết pháp ấy mà phá được những tật đố. Việc thuyết pháp ấy như đánh trống lớn. Việc thuyết pháp như thế hay phá hoại những ma đại kiêu mạn cao như núi. Việc thuyết pháp kia làm khô đi biển ái dục. Việc thuyết pháp kia như ánh sáng chiếu vào đường ngu si. Việc thuyết pháp ấy nhằm giáo hóa chúng sanh không mất đi chánh niệm.
Sau khi vua nói lời ấy rồi Tát Giá Ni Kiền Tử đáp lại lời Đại Vương như vầy:
Bồ Tát uy nghi chẳng thể chẳng điều phục được chúng sanh, chẳng có sự thuyết pháp nào mà nghịch với Đại Thừa. Nếu chẳng phải v́ tăng trưởng tất cả trí. Nếu chẳng phải v́ trừ các kiết sử. Nếu chẳng phải vượt qua biển sanh tử. Nếu chẳng phải nên đến Niết Bàn. Nếu chẳng phải gần gũi các Bồ Tát. Nếu chẳng phải v́ tự lợi lợi tha và đầy đủ cho kẻ khác th́ chẳng có nơi nào như vậy cả.
Nầy Đại Vương! Nếu có một ư tưởng ǵ đó mới phát sanh cho đến việc tự lợi lợi tha nầy được đầy đủ vậy. Sau khi Tát Giá Ni Kiền Tử nói lời ấy rồi Bàn Trà Bát Thụ Đề Vương được đoạn khỏi nghi ngờ ḷng tin được bất hoại. Cả 16 vương tử khác cũng sinh tâm hoan hỷ kính tin. 8.000 Thiên Tử được Tam Muội có tên là Trang Nghiêm Phật Hạnh. Trong vương cung ấy có 13.000 Ni Kiền Tử đang ngồi, phát ư vô thượng tâm chánh giác. Tất cả đều cởi áo để cúng dường Ni Kiền Tử, sau đó mới nói lời rằng:
Chúng tôi hôm nay được nhiều lợi ích. V́ thấy được Tát Giá Đại Thiện Nam Tử. Lại nghe diễn thuyết theo pháp mà tùy thuận. Lại nói rằng: Tát Giá! Thật đầy đủ, nếu muốn thấy Thế Tôn th́ Như Lai hiện tại đang ở nơi vườn của ta.
Tát Giá đáp rằng: Tất cả đồng đến vậy.
Lúc bấy giờ Đại Vương cùng với tất cả quyến thuộc đại thần nhân dân rất là cung kính. Từ ngoài thành, Đại Vương nói lớn rằng:
Ngoại trừ những kẻ phạm tội sát, trong thành tất cả các nam tử và nữ nhơn, đồng nam đồng nữ sau khi nghe lệnh của vua rồi hăy tắm gội sạch sẽ, tẩm hương hoa vào tóc vào ḿnh sau đó ra khỏi thành, hướng về nơi vườn và chờ Đức Vua.
Lúc ấy th́ Bát Thụ Đề Vương cùng với Tát Giá Ni Kiền Tử cùng với các Đại Thần, Vương tử, binh lính; nội cung dâm nữ cùng với nhân dân lên ngựa đi quanh. Đại Vương oai đức. Vua có thần lực lớn. Nhà vua biến hóa, nhà vua vui tươi, kích động bảo cái phan lọng với trăm ngàn âm nhạc ca múa xướng lên, ống tiêu, ống địch phát ra nhiều tiếng hay lạ. Hằng trăm thớt voi ngựa dẫn đoàn ra đi. Dùng những loại vàng bạc để trang trí xe voi xe ngựa. Có 98 ức người vây quanh vượt qua và hướng về nơi Đức Thế Tôn. Đến rồi đảnh lễ dưới chân Đức Phật rồi đi nhiễu bên phải ba ṿng, đoạn đứng lại nh́n thẳng. Tát Giá Ni Kiền Tử cùng với quyến thuộc cũng đảnh lễ dưới chân Phật rồi đi nhiễu qua phía phải rất nhiều ṿng như thế, đứng yên chắp tay nh́n Phật không động. Lúc ấy Đại Đức Xá Lợi Phất thấy Tát Giá Ni Kiền Tử đến trước Phật và dùng mắt để chiêm ngưỡng Phật không cử động; sau khi thấy việc ấy rồi liền mới suy nghĩ rằng:
V́ lư do ǵ mà Tát Giá Ni Kiền Tử lại đến đây vậy? Sau khi nghĩ như vậy rồi mới hỏi Tát Giá Ni Kiền Tử:
Nầy Tát Giá! V́ lư do ǵ mà đến nơi Như Lai vậy?
Tát Giá Ni Kiền Tử đáp rằng: V́ muốn nghe thấy Như Lai thuyết pháp vậy.
Đại Đức Xá Lợi Phất nói: Tôi chẳng thấy Phật cũng chẳng hề nghe pháp. Đại Đức tiếp: Tôi nay chẳng dùng tất cả pháp để thỉnh cầu nơi Như Lai.
V́ sao vậy ?
Ngài tiếp: Thấy sắc chẳng phải thấy. Đó là Như Lai. Thấy thọ tưởng hành thức lại chẳng có tên, th́ mới thấy được Như Lai. Chẳng thấy đất nước gió lửa, mới có thể thấy Như Lai. Chẳng thấy có cái ta, mới thấy được Như Lai. Chẳng thấy chúng sanh, chẳng thấy thọ mạng, chẳng thấy dưỡng dục, mới có thể thấy Như Lai. Chẳng thấy trượng phu, mới có thể thấy Như Lai. Chẳng thấy chỗ ta được, chỗ được thuộc về ta, mới có thể thấy Như Lai. Chẳng thấy nơi tướng, mới có thể thấy Như Lai.
Ngài Xá Lợi Phất tiếp: Chẳng thấy tất cả tướng, mới có thể thấy Như Lai. Chẳng thấy sự chấp trước, mới có thể thấy Như Lai. Thấy chẳng có một vật nào, mới có thể thấy Như Lai. Thấy được bản tánh của chính ḿnh, tức thấy Như Lai. Thấy nhăn sắc ĺa ham muốn, mới thấy được Như Lai. Thấy việc tai nghe không c̣n lời nói, mới thấy được Như Lai. Thấy mùi thơm nơi mũi không ḥa hợp, mới thấy được Như Lai. Thấy mùi vị nơi lưỡi không c̣n nữa, mới thấy được Như Lai. Thấy thân khi va chạm không c̣n cảm giác nữa, mới thấy được Như Lai. Thấy ư không c̣n phân biệt nữa, lúc ấy mới thấy Như Lai.
Ngài Xá Lợi Phất nói: Nầy Tát Giá! Đó là cách thấy Như Lai vậy. Thế nào là thấy Như Lai vậy ?
Tát Giá đáp rằng: Đại Đức Xá Lợi Phất, chẳng có loại nào thấy hết, tức thấy Như Lai. Cũng chẳng phải tánh mà thấy Như Lai. Phi tướng phi vô tướng, phi pháp phi vô pháp, phi thật phi bất thật, phi cảnh giới phi bất cảnh giới. Phi tư duy phi bất tư duy. Chẳng phân biệt cũng chẳng phải chẳng phân biệt. Chẳng phải hữu vi cũng chẳng phải vô vi. Chẳng phải vật cũng chẳng phải chẳng vật. Chẳng nhóm họp, chẳng chia ly. Chẳng sắc, chẳng thọ, chẳng tưởng, chẳng hành, chẳng thức. Chẳng giữ lấy, chẳng phải chẳng giữ lấy. Tức là có thể thấy Như Lai.
Ngài Xá Lợi Phất nói: Nầy Tát Giá! Những việc như thế có thể thấy Như Lai. Nầy bậc trượng phu! Thế nào là việc có thể thấy được Như Lai ư ?
Tát Giá đáp rằng: Đại Đức Xá Lợi Phất! Tôi chẳng dùng sắc để thấy Như Lai; cũng chẳng ĺa sắc để thấy Như Lai. Lại cũng chẳng làm cho sắc mất đi để thấy Như Lai. Thọ tưởng hành thức cũng lại như thế. Chẳng dùng thức để thấy Như Lai. Chẳng ĺa thức để thấy Như Lai. Lại chẳng hoại thức để thấy Như Lai. Chẳng phải phân biệt hiện tại để thấy Như Lai. Chẳng phải phân biệt đời trước để thấy Như Lai. Chẳng phải phân biệt cơi âm để thấy Như Lai. Chẳng phải phân biệt cảnh giới để thấy Như Lai. Tôi đă thấy Như Lai như vậy đó.
Tôi thấy tất cả lời nói chẳng phải lời nói, tức thấy Như Lai. Tôi chẳng thấy lại chẳng phải chẳng thấy. Chẳng phải có mà cũng chẳng phải chẳng có. Chẳng phải phân biệt mà cũng chẳng phải chẳng phân biệt. Chẳng suy nghĩ, chẳng tranh luận, chẳng năo phiền, chẳng khởi lên, chẳng giữ, chẳng bỏ, chẳng hí luận. Chẳng làm sự suy nghĩ mà cũng chẳng phải chẳng làm sự suy nghĩ. Chẳng tạo nên vật mà cũng chẳng phải chẳng tạo nên vật. Chẳng phải có động tác mà cũng chẳng phải chẳng có động tác. Chẳng thấy việc có làm mà cũng chẳng thấy chẳng có việc có làm. Chẳng thấy không có cảnh giới mà cũng chẳng phải chẳng thấy không có cảnh giới. Chẳng có ngôn ngữ mà cũng chẳng phải chẳng có ngôn ngữ. Ấy là thấy Như Lai vậy. Ĺa tất cả lời nói đàm luận, âm thanh, tức thấy Như Lai vậy. Lại cũng chẳng thấy ǵ cả. Thưa Đại Đức Xá Lợi Phất! Chư Bồ Tát thấy Như Lai như thế, th́ tôi cũng lại thấy Như Lai như vậy.
Ngài Xá Lợi Phất nói rằng: Ta đây cũng thấy Như Lai như vậy đó. Nhưng ngươi v́ sao muốn nghe thuyết pháp vậy ?
Tát Giá đáp rằng: Thưa Đại Đức Xá Lợi Phất! Nếu tôi nghe được Như Lai thuyết pháp. Từ pháp ấy sẽ sinh ra tưởng hoặc chẳng tưởng.
V́ sao vậy ?
Thưa Đại Đức Xá Lợi Phất! Chư Bồ Tát đều từ lời nói ấy mà sinh ra pháp. Cũng chẳng chấp trước lại chẳng sanh suy nghĩ.
V́ sao vậy ?
V́ ĺa pháp suy nghĩ vậy.
Ngài Xá Lợi Phất nói rằng: Nầy Tát Giá! Chẳng phải v́ muốn nghe pháp mà đến Như Lai sao ?
Tát Giá đáp rằng: Thưa Đại Đức Xá Lợi Phất! Tôi chẳng cầu pháp mà cũng chẳng phải chẳng cầu pháp nên mới đến Như Lai.
V́ sao vậy ?
Thưa Đại Đức Xá Lợi Phất! Phàm kẻ cầu pháp có nghĩa chẳng cầu tất cả pháp. Thưa Đại Đức Xá Lợi Phất! Phàm kẻ cầu pháp chẳng đến trước Phật để cầu chẳng đến pháp để cầu, chẳng đến trước Tăng để cầu. Chẳng biết khổ công để cầu. Chẳng mất niềm tin mà cầu. Chẳng phải v́ tu đạo mà cầu. Chẳng phải không c̣n sự hiểu biết mà cầu. Chẳng qua khỏi dục giới, qua khỏi sắc giới, qua khỏi vô sắc giới mà cầu. Chẳng cầu sanh tử. Chẳng cầu Niết Bàn. Thưa Đại Đức Xá Lợi Phất! Hăy nên biết rằng: Tôi chẳng phải cầu một pháp nào cả mà đến nơi Như Lai.
Ngài Xá Lợi Phất bảo: V́ nhân duyên ǵ mà nói lời như thế ?
Tát Giá đáp rằng: Lại tánh của pháp giới chẳng có nhân duyên; chẳng phải chẳng có nhân duyên, lại cũng chẳng được vậy.
Ngài Xá Lợi Phất nói rằng: Nay ngươi đang lưu chuyển vào con đường nào ?
Tát Giá thưa rằng: Thưa Đại Đức Xá Lợi Phất! Nếu có con đường nào đó tức có tôi lưu chuyển. Nếu có sự sanh ra nào đó; tức tôi có sanh. Nếu có việc ra đi nào đó; tức tôi có chết. Thưa Đại Đức Xá Lợi Phất! Tất cả các pháp đều chẳng đến cũng chẳng phải mất c̣n.
Ngài Xá Lợi Phất nói rằng: Nầy Tát Giá! Như Phật đă dạy: Nầy các Tỳ Kheo! Sanh già bệnh chết vậy.
Tát Giá đáp rằng: Thưa Đại Đức Xá Lợi Phất! Tất cả chúng sanh đều nương vào con đường hay nơi kiêu mạn. Phá hoại sự nương nhờ đó, Đức Như Lai Thế Tôn mới dạy như thế. Phật Pháp, Như Lai tánh chẳng có sự sanh già bệnh chết như thế.
Ngài Xá Lợi Phất đáp rằng: Lành thay! Lành thay! Tát Giá! Nay ngươi đang nói Đại Thừa hay phân biệt nghĩa vậy.
Tát Giá đáp rằng: Thưa Đại Đức Xá Lợi Phất! Nay tôi muốn biết nghĩa ấy là thế nào? V́ sao gọi là phân biệt ?
Ngài Xá Lợi Phất nói rằng: Nầy Thiện Nam Tử! Ta đă chẳng nói ta nay muốn nghe. Nầy Thiện Nam Tử! Ta đang diễn thuyết. Nghĩa nầy thế nào ? Phân biệt những ǵ ?
Tát Giá đáp rằng: Thưa Đại Đức Xá Lợi Phất! Nghĩa là chẳng có lời nào để nói nữa. Nếu có lời nói tức có phân biệt. Lại cũng có nghĩa là chẳng thể nói ǵ cả. Nếu có lời nói tức có phân biệt. Lại cũng có nghĩa chẳng nói lời nào, mà có lời nào tức có phân biệt. Lại cũng có nghĩa, chẳng có sự động tịnh, không có những hí luận, chẳng có phân biệt, chẳng có trang nghiêm. Chẳng có vật nào, chẳng có điều tôi nghĩ đến. Chẳng dũng mănh, chẳng thể lấy, chẳng thể thấy. Chẳng thể ở yên, ĺa xa tất cả những lời nói về nơi ở yên. Lại có kẻ phân biệt rằng: Sự suy nghĩ nhiều, đến đi nơi tâm người khác. Lại có nghĩa rằng v́ tên gọi mà có sự phân biệt. Kẻ phân biệt có nghĩa là lời nói pháp ấy vui hay không vui. Thưa Ngài Xá Lợi Phất! Đây là nói tóm lược nghĩa ấy về phân biệt.
Lúc bấy giờ Đức Thế Tôn tán thán Ni Kiền Tử. Lành thay! Lành thay! Nầy Thiện Nam Tử! Như ta đă nói: Khi nói pháp nầy có 3.000 Thiên Tử chứng được vô sanh pháp nhẫn. Hai vạn chúng sanh khi nghe được việc biện luận nầy phát ư vô thượng chánh giác đạo tâm.
Lúc bấy giờ Ngài Đại Đức Mục Kiền Liên bạch Phật rằng:
Kính bạch Đức Thế Tôn! Có phải Tát Giá Thiện Nam Tử nầy là giả trang y phục của Ni Kiền Tử hóa hiện thành chúng sanh chăng ?
Phật bảo Ngài Mục Kiền Liên rằng:
Hăy nghe việc nầy: Tất cả trời người đều đang mê hoặc. Tuy nhiên chỉ trừ các vị Đại Bồ Tát. Mục Liên hăy lắng nghe ta nay nói đây. Tát Giá Ni Kiền Tử có nhiều loại h́nh tướng uy nghi cũng đă có một ít phận sự giáo hóa chúng sanh.
Nầy Mục Liên! Nay Tát Giá mặc y áo ngoại đạo; nhưng đă giáo hóa chúng sanh rất nhiều như núi Tu Di. Nay lại phát tâm vô thượng chánh chân, mặc y phục như thế để hóa hiện ra trong 4 châu thiên hạ nhiều vô số chúng sanh phát ư vô thượng chánh chân, làm h́nh tướng xuất gia ngoại đạo để hóa độ 84 Hằng Hà Sa chúng sanh và khiến các chúng sanh ấy phát tâm vô thượng đạo. Hiện ra h́nh tướng Thanh Văn hóa hiện cho 10 Hằng Hà Sa chúng sanh. Khi qua Thanh Văn thừa rồi lúc ấy mới hiện trở lại để giáo hóa chúng sanh phát tâm cầu vô thượng đạo. Làm h́nh tướng của bậc Duyên Giác giáo hóa chúng sanh nhiều vô số. Khi mặc y phục của Bồ Tát cũng đă giáo hóa chúng sanh nhiều vô số kể. Cũng có lúc hiện thân Đế Thích, thân Phạm Vương, thân Chuyển Luân Vương, thân Hộ Thế. Lại cũng có thân của Khẩn Na La, cũng có thân A Tu La, Ca Lâu La, Ma Hầu La. Lại có thân người, thân chẳng phải người. Thân nam tử, thân nữ nhơn, thân đồng nam, thân đồng nữ; thân trời lại sanh lên Trời làm chư Tiên. Lại có h́nh tướng thiếu niên của Bà La Môn. Lại làm Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni, Ưu Bà Tắc, Ưu Bà Di.
Nầy Mục Liên! Tát Giá Thiện Nam Tử giáo hóa chúng sanh nhiều như thế đó.
Lúc bấy giờ Ngài Mục Liên mới bạch Phật rằng:
Bạch Thế Tôn! Có phải Tát Giá Ni Kiền Tử đă phụng sự chúng dường bao nhiêu Đức Như Lai nên mới được như vậy ?
Phật bảo Ngài Mục Liên rằng:
Nếu mà hư không có biên giới th́ không ai có thể được như Tát Giá Ni Kiền Tử đây. V́ đă cúng dường nhiều loại khác nhau lên chư Phật Như Lai nên mới được như vậy.
Nầy Mục Liên! Nếu mà biên giới của đất đai, nước non, gió lửa và biên giới của chúng sanh có, th́ không ai có thể được như Tát Giá Thiện Nam Tử đây. V́ đă phụng sự cúng dường chư Như Lai nên mới được như vậy.
Lúc bấy giờ Ngài Đại Ca Diếp nghe việc Tát Giá Thiện Nam Tử nên mới nói rằng: Thiện Nam Tử nầy nhờ đă cúng dường nhiều Đức Phật nên với công đức nầy mà thành tựu được như vậy. Nhưng tại sao không thành được vô thượng đạo ?
Tát Giá đáp rằng: Thưa Đại Đức Ca Diếp! Nếu có bồ đề th́ có kẻ giác ngộ bồ đề. Ta nay đương giác ngộ đây.
Đại Đức Ca Diếp nghe Tát Giá nói hằng hà sa đẳng Bồ Tát Ma Ha Tát đă phát nguyện thành chánh giác, giác ư vô thượng đạo, đă giác, nay giác và sẽ giác.
Tát Giá đáp rằng: Thưa Đại Đức Ca Diếp! V́ chúng sanh kiêu mạn cho nên mới như vậy. Trong nghĩa thứ nhứt nầy không có Bồ Đề cũng chẳng có giác Bồ Đề.
V́ sao vậy ?
Thưa Đại Đức Ca Diếp: Bồ Đề là vô vi, ĺa tất cả sự đếm số. Bồ Đề chẳng có h́nh tướng, chẳng thế thấy được. Bồ Đề chẳng phải xanh, chẳng phải vàng, chẳng phải đỏ,chẳng phải trắng, chẳng phải tím, chẳng phải nâu,chẳng có h́nh tướng. Không có gốc, không có h́nh, qua khỏi các tướng, chẳng có nơi dừng nghỉ; ĺa tất cả nơi dừng nghỉ. Chẳng có và ĺa tất cả có. Phi tướng, ĺa tất cả tướng, không có sự nói năng, khẩu nghiệp cũng không c̣n nữa. Chẳng thấy chẳng gom lại cũng chẳng có vật ǵ cả. Chẳng tối, chẳng sáng, chẳng có h́nh cũng chẳng có cốt. Chẳng thể nói được và cũng chẳng thể nói được. Chẳng va chạm, chẳng biết, chẳng nghe, chẳng có tiếng, chẳng có câu; chẳng trói, chẳng buộc, chẳng mở ra, chẳng nhiễm vào: chẳng sân, chẳng si, chẳng tất cả mọi việc. Chẳng phải giả danh mà cũng chẳng phải phải chẳng giả danh. Thưa Đại Đức Ca Diếp! Tánh Bồ Đề lại có kẻ Bồ Đề. Chẳng có thân để mà giác. Lại nơi Bồ Đề chẳng có tâm để giác.
V́ sao vậy ?
Thưa Đại Đức Ca Diếp! Thân nầy si vô trí giống như cây cỏ bị tường đất đè lên cho nên không thể giác được. Nhưng ở đây Bồ Đề Tâm là không có sắc lại cũng chẳng thể thấy, cho nên không thể giác được Bồ Đề. Lại cũng chẳng có chúng sanh nào có thể giác được Bồ Đề. Thưa Đại Đức Ca Diếp! Tất cả pháp tánh đều như vậy cả. Lại nói lời rằng làm sao chẳng thành vô thượng đạo ư ?
Lúc bấy giờ Bồ Tát, Đại Thanh Văn chúng, Ưu Bà Tắc, Ưu Bà Di và Thích Phạm Hộ Thế mới suy nghĩ như thế nầy và liền bạch Phật. Nếu Ngài biết rơ tâm nghi của chúng con th́ xin giải nghi và làm cho tâm nghi của chúng con tiêu trừ đi. Nay noí về Tát Giá Thiện Nam Tử một thời nọ sẽ thành vô thượng chánh giác. Thế giới ấy có tên ǵ ? Chứng Bồ Đề rồi danh hiệu như thế nào ? Trụ thọ được bao lâu ? Đại chúng được bao nhiêu ?
Lúc bấy giờ Đức Thế Tôn biết được các Bồ Tát Thanh Văn, Ưu Bà Tắc, Ưu Bà Di các vị Phạm Hộ Thế về tâm niệm ấy nên mới bảo Ngài Văn Thù Sư Lợi rằng: Tát Giá Thiện Nam Tử ấy trong Hiền Kiếp đă qua và trong vô lượng kiếp về sau, người ấy sẽ thành Phật hiệu là Thật Ư Tướng Vương Như Lai Ứng Cúng Chánh Biến Tri. Thế giới của vị Phật ấy tên là Thiện Quán. Kiếp tên Diệt Lạt. Văn Thù Sư Lợi! Thế giới Thiện Quán ấy đoan nghiêm ái lạc; có bảy loại báu trang nghiêm chung quanh nước ấy nhiều ngàn lần. Tường vách cũng làm bằng bảy báu. Có trăm ngàn ao hào, trong ấy có 7 loại mùi hương và nước trong đó lúc nào cũng đầy. Lại cũng có trăm ngàn nơi cao ráo; nơi ấy cũng được làm bởi bảy chất lưu ly mà thành tựu. Có trăm ngàn vạn Diêm Phù Đàn làm vơng và làm trang nghiêm nơi ấy. Lại cũng có trăm ngàn bảo châu Ma Ni làm đài. Có trăm ngàn vạn ức Sư Tử Ma Ni bảo châu trang nghiêm làm lan can. Có trăm ngàn vạn ức phan lọng h́nh Sư Tử bằng Ma Ni bảo châu trang nghiêm nơi chỗ ngồi. Có trăm ngàn vạn những tràng phan bảo châu lớn, chiếu sáng tất cả. Trăm ngàn vạn chuông báu thoát ra những âm thanh vi diệu, tràn đầy trong hư không. Lại cũng có trăm ngàn vạn trân châu vàng bạc quư báu làm vơng. Có hàng trăm ngàn loại phan lọng khác nhau.
Nầy Văn Thù Sư Lợi! Đó là Thế Giới Thiện Quán vậy. Nơi đó đất bằng phẳng. Cây quư bao bọc chung quanh, sanh ra cây cỏ mềm mại; những cỏ nầy đều mọc về phía bên phải, giống như màu sắc của Nan Đề Bạt Đán Khổng Tước; giống như áo trời. Cỏ nầy mọc đầy cả Thế Giới Thiện Quán nầy; làm trang nghiêm cả trăm ngàn vườn như thế tại đây. Cứ mỗi một vườn như thế lại có trăm ngàn vườn cây chung quanh rất trang nghiêm. Cũng có trăm ngàn vạn ao báu vây quanh trang nghiêm. Cứ mỗi ao như thế đều có 8 loại Lăng Ma Ni nơi đáy ao. Trên ao có những cây Diêm Phù Đàn. Dưới đáy ao toàn bằng cát vàng. Nơi đó có nước 8 công đức, hoa quư bao bọc. Có Thiên Nga bơi lội và múa hát.
Nầy Văn Thù Sư Lợi! Thế giới tên là Thiện Quán kia có trăm ngàn vạn nước thành ấp thôn xóm làng mạc được bao vây chung quanh. Cứ mỗi một thành lớn như thế có trăm ngàn thành vây quanh trang nghiêm; các thôn ấp tụ lạc cũng lại như vậy. Trong tất cả các nước, thành, ấp, thôn, tụ lạc ấy nam nữ đều đầy đủ.
Nầy Văn Thù Sư Lợi! Trong thế giới tên là Thiện Quán đó là 4 châu thiên hạ. Tên là Thích Ư Kiến, rất là đặc biệt. Nơi ấy thật là trang nghiêm, thật là phong phú vui vẻ; nam nữ cũng nhiều. Nơi đó có Thật Ư Tướng Vương Như Lai Ứng Cúng Chánh Biến Tri đang sanh ở đó.
Nầy Văn Thù Sư Lợi! Vị Thật Ư Tướng Vương Như Lai ấy xuất sanh từ ḍng dơi Bà La Môn. Mẹ tên là Dũng Mănh cũng giống như tên của mẹ ta bây giờ gọi là Ma Ya vậy. Cha tên là Phạm Ma Bà Tú, cũng giống như cha ta tên gọi là Tịnh Phạn. Ông ta có một người con tên là Biến Thinh cũng giống như ta có con tên gọi là La Hầu La vậy. Có người vợ tên là Đại Ư cũng như ta có vợ tên Da Du Đà La. Cũng có d́ tên là Đại Xứng cũng như ta có d́ tên là Ma Ha Ba Xà Ba Đề Kiều Đàm Di. Vị Phật Thế Tôn ở xứ ấy có đệ tử tên là Thường Thuận Hạnh cũng giống như ta có đệ tử tên là Siển Đà. Vị Phật Như Lai kia có một con ngựa lớn tên là Đại Lực. Thật Ư Tướng Vương khi xuất gia cũng giống như nay ta có con ngựa tên là Kiền Trắc. Vị Phật Như Lai kia có đạo tràng tên là Pháp Dũng. Vị Phật Như Lai ở nơi đạo tràng ấy đang thành Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác. Đang có 80 ức cây Bồ Đề vây chung quanh rất trang nghiêm. Nầy Văn Thù Sư Lợi! Lúc bấy giờ Đức Phật ấy không có ma mà cũng không có Thân chúng ma. Nầy Văn Thù Sư Lợi! Vị Phật tương lai ấy Thật Ư Tướng Vương thành vô thượng chơn đạo rồi thế giới của Phật kia các chúng sanh mới dùng hoa hương và nhiều loại kỷ nhạc cùng những người ở đó đến Pháp Dũng đạo tràng cho đến trời A Ca Nị Tắc thân chúng cũng tụ họp; Rồng, Dọa Xoa, Càn Thát Bà, A Tu La, Ca Lâu La, Khẩn Na La, Ma Hầu La Già tất cả cũng đều vân tập. Đông Tây Nam Bắc các Đại Bồ Tát cũng đều đến đó. Nầy Văn Thù Sư Lợi! Vị Thật Ư Tướng Vương nầy sau khi đă chứng Bồ Đề rồi tại đại chúng ấy nói kinh nầy gọi là "Bồ Tát Hành PhươngTiện Cảnh Giới Thần Thông Biến Hóa" có rất nhiều kinh điển khác vây chung quanh. Nầy Văn Thù Sư Lợi! Khi Đức Như Lai Thật Ư Tướng Vương thuyết kinh ấy rồi hằng hà sa chúng sanh chứng được A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề không thối chuyển.
Nầy Văn Thù Sư Lợi! Vị Như Lai Thật Ư Tướng Vương ấy không nói pháp tam thừa. V́ thế giới Phật ấy không có Thanh Văn Duyên Giác. Nơi ấy chỉ có một thừa để hướng dẫn chúng sanh. Khi sanh về thế giới ấy. Văn Thù Sư Lợi! Vị Như Lai Thế Tôn Thật Ư TướngVương kia khi nói pháp hội lần đầu có hằng hà sa Bồ Tát chứng được bất thối chuyển. Khi pháp hội thứ hai có 80 Na Do Tha Bồ Tát chứng được nhứt sanh. Khi pháp hội thứ ba có 60 Tần Bà La (khoảng 10 triệu) Bồ Tát từ đó trở đi có rất nhiều Bồ Tát không thể đếm được, an trụ chẳng thoái, thành vô thượng chánh đẳng chánh giác.
Nầy Văn Thù Sư Lợi! Vị Phật Thật Ư Tướng Vương kia sau khi thành đạo rồi, thọ mạng có 60 trung kiếp. Sau khi Phật nhập Niết Bàn chánh pháp trụ ở đời 80 ức, trăm ngàn Na Do Tha tuổi. Xá Lợi của Phật kia cũng rộng răi lưu bố khắp nơi giống như số lượng chúng sanh bên trên. Nầy Văn Thù Sư Lợi! Khi vị Phật kia thị tịch Niết Bàn đă giữ lấy tướng của Bồ Tát mà diệt độ và Đại Tướng Bồ Tát ấy sau tu sẽ thành vô thượng chánh đẳng chánh giác hiệu là Đại Trang Nghiêm Như Lai Ứng Cúng Chánh Biến Tri. Lúc ấy đại chúng tâm sinh nghi hoặc, ai là Đại Tướng Bồ Tát lúc ấy mà sau Phật lại thành được bậc vô thượng chánh đẳng chánh giác, hiệu là Đại Trang Nghiêm Như Lai Ứng Cúng Chánh Biến Tri. Lúc ấy Đức Thế Tôn biết tâm của đại chúng nên tức thời bảo Ngài Văn Thù Sư Lợi rằng: Đó là Tát Giá Thiện Nam Tử ngồi phía trước với thân h́nh là tiểu đồng tử của ngoại đạo, tên thật là Thật Hoan Hỉ, trên tất cả các đồng tử khác. Ông ta sẽ thành Phật, hiệu là Đại Trang Nghiêm Như Lai Ứng Cúng Chánh Biến Tri. Thế giới của Đức Phật kia cũng trang nghiêm như vị Như Lai Thật Ư Tướng Vương ấy không có ǵ sai khác cả. Khi đại chúng nghe vị Phật kia có công đức trang nghiêm như thế ở trong hội chúng 60 ức, trăm ngàn Na Do Tha các Bồ Tát cũng đều phát tâm nguyện sanh thế giới của Đức Phật kia. Các vị ấy bạch Phật rằng:
Kính bạch Đức Thế Tôn! Khi Đức Phật Thật Ư Tướng Vương thành Phật rồi chúng con sẽ sanh về thế giới của Phật ấy. Thế Tôn liền thọ kư cho sanh nước kia.
Có 80 ức Ni Kiền Tử cũng đồng xướng lên rằng:
Kính bạch Thế Tôn! chúng con lại cũng muốn sanh nơi nước của Phật kia. Phật đă thọ kư cho tất cả sanh sang nước kia.
Từ trên không trung có 90 ức, trăm ngàn Na Do Tha cùng chư Thiên Tử v.v... nói lời như thế nầy: Kính bạch Đức Thế Tôn! Khi Phật Thật Ư Tướng Vương thành Phật rồi chúng con sẽ sanh nơi kia và vào nơi thế giới Thiện Quán ấy và sẽ thấy những công đức trang nghiêm. Sau khi Phật thọ kư rồi, tất cả Thiên
Tử lại cũng được sanh vào thế giới Thiện Quán ấy và phụng sự Phật kia. Khi các Thiên Tử phát nguyện sanh vào thế giới Thiện Quán ấy, thành được Vô Thượng Đạo. Các vị ấy đều có tên khác nhau và cùng một thọ mệnh. Tức thời 3 ngàn đại thiên thế giới 6 loại chấn động. Từ nơi đất tự nhiên mọc lên trăm ngàn Na Do Tha hoa sen quư. Diêm Phù Đàn làm lá, lấy Lưu Li Ma Ni làm đài. Xa Cừ làm lá, Lưu Ly làm cọng. Trong các hoa sen nầy có Bồ Tát thị hiện ngồi kiết già phu tọa tướng hảo trang nghiêm cung kính lễ Phật. Sau đó dùng nhiều anh lạc lọng vơng để cúng dường Đức Phật. Tất cả đều nói: Tất cả chúng con tại thế giới của Đức Phật khác giao động khi nghe nói kinh bất khả tư ngh́ Bồ Tát công đức nầy, cho nên chúng con sang đây, gặp Đức Thế Tôn đảnh lễ và đi nhiễu về phía phải. Lại cũng thấy được Tát Giá Thiện Nam Tử và các đại chúng. Lại thưa Phật rằng: Có bất khả tư ngh́ các nước Phật, có vô số chúng sanh khi nghe kinh nầy rồi liền chứng được vô thượng đạo. Lúc ấy Đức Thế Tôn muốn tuyên lại nghĩa nầy mà nói kệ rằng :
Ta nghe nói nghĩa nầy Nhất tâm chớ loạn niệm Như Lai nói chẳng dối Điều Ngự chẳng nói khác Tát Giá Phật ra đời Nhiều ức kiếp về sau Hiệu Thật Ư Tướng Vương Kiếp sạch chẳng dơ nhớp Chẳng có dâm dục thảy Cũng chẳng có lỗi lầm Lại cũng chẳng ngu si Kiếp đó chẳng tham đắm Thế giới tên Tịnh Quán Nhiều màu sắc trang nghiêm Người trời vui xem nghe Điều Ngự ở trong đời Từ đài quí nh́n xem Đang có nhiều nghiêm tịnh Diêm Phù vàng vây quanh Tiếng hay nghe vừa ư Hiện Sư Tử bảo tràng Sắc trân bảo quư giá Tường vách đều trân bảo Nơi ấy có đức trời Nơi ấy có ao hồ Tất cả đều trang nghiêm Hoa sen xanh trắng khắp Nước tám mùi đầy cả Nơi ấy bốn Thiên Vương Tên là Thích Ư Kiến Thiện thệ sanh thành ấy Từ ḍng Bà La Môn Mẹ tên là Dũng Mănh Cha Phạm Ma Bà Tú Tên con Biến Danh Thinh Như con ta La Hầu Hoàng hậu vị vua kia Tên gọi là Đại Ư Như vợ ta Da Du D́ ruột tên Đại Xứng Như nay d́ của ta Tên gọi Kiều Đàm Di Thị giả tên Thuận Hạnh Đang làm thị giả Phật Cùng với Đức Phật ấy Như ta có Siển Đà Ngựa quư của vua kia Có tên là Đại Lực Đưa Đức Phật xuất gia Như ngựa Kiền Trắc vậy Đạo tràng Như Lai kia Có tên là Pháp Dũng Tám mươi ức trăm ngàn Cây báu vây chung quanh Đức Phật ngồi nơi ấy Thật Ư chẳng ai bằng Vô Thượng chánh đẳng giác Dưới cây kia giác ngộ Chẳng tà ma quấy nhiễu Cuối cùng chẳng nghiệp ma Nơi đất Phật chẳng hại Lại chẳng có phàm phu Nơi ấy có chúng sanh Làm người trời công đức Hoa báu cùng kỷ nhạc Vang lên lời Thế Tôn Điều Ngự biết chúng hội Biết tâm họ thanh tịnh Mới nói kinh tột nầy Có ức kinh chung quanh Nghe qua kinh nầy rồi Đức Thế Tôn nói pháp Nhiều ức chúng hằng sa Chẳng thể thoái Phật trí Chẳng có nghe thừa thốp Lại cũng chẳng Duyên Gaíc Chỉ toàn những Bồ Tát Thế giới của Phật kia Hội đầu của Thế Tôn Có đến hằng hà sa Công đức hải chẳng lùi Bồ Tát cũng rất nhiều Lần hai tám mươi Na Do Tha Tất cả được sanh chỉ một đời Lần ba sáu mươi Tần Bà La Hết thảy Bồ Tát nhiều lợi ích Hết sáu mươi bốn kiếp Đức Thiện Thệ thọ mệnh Khi Điều Ngự Niết Bàn Chánh pháp rộng lưu truyền Tám mươi ức ngàn năm Pháp trụ Na Do Tha Xá Lợi có khắp nơi Nhằm điều phục chúng sanh Thế Tôn diệt độ rồi Thọ kư Tướng Bồ Tát Nay thành Điều Ngự đây Tên là Đại Trang Nghiêm Nơi trang nghiêm cơi ấy Làm lợi ích chúng sanh Làm cho đời giác ngộ Vô thượng đạo Niết Bàn Ta thấy nghe vô thượng Biết trong vô lượng kiếp Hà huống việc bây giờ Tất cả biết chẳng ngại Nên tin lời ta nói Như Lai chẳng nói hư Giáo lư nơi ta dạy Lấy từ lời ta nói Nghe Thiện Thệ nói rồi Đại chúng sanh hoan hỷ Phát nguyện sanh nước kia Những người sanh nơi đó Nghe Phật thuyết pháp rồi Sanh tâm chẳng nhàm chán Nay ta chỉ đường tốt V́ phổ độ chúng sanh Nên nói kinh vương nầy Đại địa sáu loại động Trong hoa có Bồ Tát Chắp tay lễ Điều Ngự Lành thay độ phàm phu Hay nói pháp chẳng nghỉ Phật nói pháp ta nghe Xa lại cũng pháp nầy.
Lúc bấy giờ tất cả đại chúng đều một ḷng hoan hỷ tung hô vui mừng thọ tŕ, chỉ giữ lại một áo, ngoài ra đều dâng lên cúng Phật rồi nói lời rằng:
Thế Tôn xuất thế tái chuyển pháp luân, nơi Ba La Nại mà nói pháp. Nay cũng thế chuyển đại pháp luân. Chúng con mong Đức Thế Tôn làm cho chúng con đừng ĺa những pháp báu như thế. Cũng đừng xa ĺa tướng phàm phu nầy.
Lúc ấy trên không trung nổi lên nhiều loại nhạc trời, mưa xuống những hoa sen xanh vàng đỏ trắng xuống phía trước chân của Đức Phật. Chư thiên cùng thiên y từ trên không trung tự quay lại và xướng lên lời như thế nầy :
Nầy những kẻ phàm phu! Các ngươi ở đời vị lai sẽ thành tựu bất khả tư ngh́ công đức. Cho nên nếu có thọ tŕ đọc tụng kinh nầy rất được lợi lạc và nên quảng bá rộng ra.
Sau khi nói lời ấy rồi, Ngài Văn Thù Sư Lợi bạch Phật rằng:
Kính bạch Đức Thế Tôn! Các Thiện Nam Tử, Thiện Nữ Nhơn nầy nếu viết lại kinh nầy hoặc thọ tŕ đọc tụng được lợi ích và làm cho lan truyền măi ra th́ được những công đức nào?
Sau khi hỏi lời ấy rồi, Phật đáp rằng:
Nầy Văn Thù Sư Lợi! Nếu có kẻ Thiện Nam hay người Thiện Nữ nào trong ba ngàn đại thiên thế giới nầy hoặc có chúng sanh nào từ có h́nh cho đến vô h́nh, có tưởng cho đến không tưởng; cho đến các chúng sanh ở các thế giới khác, chỉ có Phật mới có thể biết hết tất cả, sẽ làm cho những người nào chưa được thân người sẽ được thân người. Sau khi thành vô thượng chánh đẳng chánh giác rồi th́ kẻ thiện nam người thiện nữ ấy cung kính cúng dường tôn trọng lễ bái tất các các vị Phật, làm cho được an ổn, thọ mệnh một kiếp.
Nầy Văn Thù Sư Lợi! Ư nầy nghĩa như thế nào ? Th́ kẻ thiện nam hay người thiện nữ ấy với nhân duyên nầy được phước đức nhiều chăng ?
Văn Thù Sư Lợi đáp rằng:
Kính bạch Đức Thế Tôn! Rất nhiều. Kính bạch Đức Thiện Thệ! Rất nhiều. Nhiều không thể nào đo lường và tính đếm được.
Phật bảo rằng:
Nầy Văn Thù Sư Lợi! Kẻ Thiện Nam hay người Thiện Nữ kia khi viết kinh hoặc thọ tŕ đọc tụng làm lợi lạc quảng bá rộng ra cũng nhiều phước đức như những kẻ Thiện Nam người Thiện Nữ kia cúng dường chư Phật vậy.
Ngài Văn Thù Sư Lợi đáp rằng:
Kính bạch Đức Thế Tôn! Thật hy hữu thay. Ngài đă v́ lợi ích của tất cả thế gian mà nói kinh điển nầy và v́ cơi Diêm Phù Đề mà lưu bố kinh nầy lúc nào th́ tốt ?
Phật bảo rằng:
Nầy Văn Thù Sư Lợi! Sau khi ta nhập Niết Bàn và lúc lưu bố Xá Lợi của ta, lúc ấy có 8 v́ vua lấy hộp báu để đựng Xá Lợi của ta. Sau khi chia làm 8 phần rồi các v́ vua nầy đều về nước của ḿnh tạo dựng tháp báu và vua A Xà Thế sẽ lấy phần Xá Lợi thứ 8 của ta cúng dường hương hoa trang trọng và xây dựng ở phía ngoài thành Vương Xá; nơi đó yên ổn và nơi đó cũng có nhiều loại hương hoa vi diệu, làm những tràng phang bảo cái, rải hằng trăm thứ hoa, kết hằng trăm lồng đèn và tàng trữ Xá Lợi nơi ấy. Chờ vua A Thúc Ca dùng vàng lá để viết kinh nầy xong rồi. Lúc ấy, nầy Xá Lợi Phất, tức sau khi ta nhập Niết Bàn 100 năm. Có vị vua tên là A Thúc Ca. Nhà vua xuất thân từ ḍng dơi Mạc Sát Lợi làm vua cơi Diêm Phù Đề được tự tại làm chuyển luân vương ở 4 châu. Lúc ấy nhà vua sẽ tu niệm những pháp của ta đă nói và từ trong Phật Pháp chứng được tâm thanh tịnh.
Lúc ấy có vị Tỳ Kheo tên Nhơn Đà Xá Ma chứng đại thần thông có đại uy đức nhiếp tŕ chánh pháp, tŕ kinh Phương Đẳng và vị nầy từ ḍng dơi vua chúa xuất gia. Vào ra vương cung của vua A Thúc Ca. Nầy Văn Thù Sư Lợi! A Thúc Ca vương sau khi đă công bố rộng răi xá lợi của ta cho nên có nhiều tướng tài và quư nhơn giúp đỡ, đại vương oai đức trang nghiêm mang đến Vương Xá Thành rất nhiều hoa hương, hương bột và các loại kỹ nhạc để thiết lễ cúng dường, đào dưới đất lên để lấy hộp xá lợi và trong 7 ngày thiết nhiều lễ để cúng dường. Dùng tất cả hoa, hương, hương bột cùng kỹ nhạc để cúng dường và sau khi cúng dường rồi lúc ấy tùy theo từng loại người, từng nơi mà cho nghinh tiếp. Mỗi ngày, mỗi giờ như thế cho đến 84.000 Đại Tháp. Lúc ấy Ngài Nhơn Đà Xá Ma Pháp Sư từ nơi hộp quư ấy mà cho xuất hiện kinh nầy và an trí nơi phương Bắc, ở đó có nhiều người cư ngụ. Kinh nầy lại cũng có rất nhiều người chưa biết đến; cũng chẳng có nhiều người giải thích; cũng có rất nhiều người chưa thọ tŕ; có rất ít người thọ tŕ kinh nầy.
Nầy Văn Thù Sư Lợi! Kinh nầy đă để yên nơi hộp quư ấy. V́ sao vậy? V́ không có người thọ tŕ vậy! Không có người biết vật quư đó vậy. Nầy Văn Thù Sư Lợi! Hăy biét rằng kinh nầy rất khó giải thích và khó tin tưởng; khó hiểu rốt ráo; kẻ b́nh thường th́ rất khó để mà phát khởi ḷng tin. Những kẻ b́nh thường th́ ít hay tŕ tụng.
Nầy Văn Thù Sư Lợi! Sau 50 đời nếu lại có người nghe kinh điển nầy mà giải thích cung kính, th́ Văn Thù Sư Lợi cũng không nên nghi ngờ mà nên biết rằng người ấy đă cúng dường rất nhiều Phật, làm những hạnh lành cho nên mới được kinh Đại Thừa nầy. Đây là pháp khí chơn thật. Nếu có ai đó biên chép, thọ tŕ đọc tụng kinh nầy và làm cho lợi ích thêm ra th́ chúng sanh đó nên tự biết rằng sẽ gặp được hằng hà sa Phật Như Lai vậy. Phụng sự cúng dường, đi theo bên phải để lễ bái hoặc thấy ta nơi nước ấy khi nói kinh nầy và thấy đại chúng.
Lúc ấy Phật bảo Ngài A Nan rằng:
Hăy v́ sự lợi ích mà ngươi nên thọ tŕ đọc tụng kinh nầy và hăy lưu ư không nên nói kinh nầy trước kẻ hạ liệt mà không hiểu rơ nguồn gốc vậy. V́ sao thế ? Nầy A Nan! Đó là công đức của Như Lai. Đó là bí mật của Như Lai. Đó là lời nói của Như Lai. Đó toàn là những pháp không tạp lục. Đó là ấn chỉ của Như Lai. Đó là Thắng Tài của Như Lai.
Nầy A Nan! Hăy nên kiên tŕ đối với người nói dối. Chỉ trừ trưởng tử của ta mới có thể ǵn giữ pháp tạng, hộ tŕ pháp tạng của ta cho mọi người mà thôi.
Ngài A Nan bạch:
Con tŕ kinh nầy rồi! Bạch Thế Tôn! Tên kinh nầy gọi là ǵ ? V́ sao phải thọ tŕ ?
Phật bảo An Nan rằng:
Tên kinh nầy gọi là "Bồ Tát Hành Phương Tiện Cảnh Giới Thần Thông Biến Hóa Kinh". Cũng có tên là Như Lai Mật Xứ. Cũng có tên là Như Lai nói thuần pháp thanh tịnh. Lại cũng có tên Như Lai nói nhứt thừa. Lại cũng có tên Văn Thù Sư Lợi Sở Vấn. Cũng lại có tên Tát Giá Thọ Kư. Cũng có tên Tát Giá phẩm. Cứ như thế mà thọ tŕ. Sau khi Đức Như Lai nói kinh nầy xong có ba ngàn Na Do Tha chúng sanh chưa phát vô thượng đạo tâm nay liền phát tâm. Có sáu vạn Bồ Tát chứng được Vô Sanh Pháp Nhẫn. Vô lượng chúng sanh thành định vô thượng đạo. Khi Phật nói kinh nầy rồi; Đại Đức A Nan Đà rất hoan hỷ vừa ư. Ngài Văn Thù Sư Lợi Đồng Tử cùng với tất cả Bồ Tát, Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni, Ưu Bà Tắc, Ưu Bà Di, Thích Phạm hộ thế thiên cùng với người đời nghe Phật nói rồi hoan hỷ tín thọ.
(Phật nói Bồ Tát Hành Phương Tiện kinh - Quyển hạ hết)
|