佛山* Buddha Mountain * Phật Sơn

Calgary Alberta Canada

 TRANG CHỦ*--KINH ĐIỂN*--ĐẠI TẠNG KINH*--THẦN CHÚ*--HÌNH ẢNH*--中文*--ENGLISH

 VT0270

QUYỂN THƯỢNG     QUYỂN HẠ

KINH ĐẠI PHÁP CỔ

Hán dịch: Đời Tống, Tam tạng Cầu-na-bạt-đà-la, người xứ Thiên Trúc.

Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh

QUYỂN THƯỢNG

Tôi nghe như vầy:

Một thuở nọ Đức Phật ngự, trong khu lâm viên Kỳ-đà Cấp cô độc, thuộc nước Xá-vệ, cùng với năm trăm vị đại Tỳ-kheo; lại có trăm ngàn chúng Đại Bồ-tát; lại có rất nhiều chúng Trời, Rồng, Dạxoa, Càn-thát-bà; lại có trăm ngàn các chúng Ưu-bà-tắc, Ưu-bà-di; lại có chủ thế giới Ta-bà là Phạm Thiên vương, Đế Thích, bốn vua trời; lại có vô lượng Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni, Ưu-bà-tắc, Ưu-bà-di, các Bồ-tát trong các thế giới ở mười phương đều đến hội họp.

Lúc bấy giờ, Đức Như Lai ở trước bốn chúng ấy nói pháp như vầy: “Có hữu th́ có khổ vui, không hữu th́ không khổ vui. Vậy nên ĺa khổ vui th́ chính là niềm vui Niết-bàn bậc nhất.”

Năm trăm vị Thanh văn Tỳ-kheo kia, tất cả đều là bậc A-la-hán, các lậu đã hết, không còn phiền não, tâm được tự tại, ví như con rồng lớn, được tâm giải thoát tốt, tuệ giải thoát tốt, những việc phải làm đã làm xong, bỏ được gánh nặng, được lợi ích cho ḿnh, đã sạch các kết sử hữu lậu, tâm chánh trí giải thoát, được tất cả tâm tự tại Ba-la-mật bậc nhất. Có vô lượng người theo học đều chứng quả Tu-đà-hoàn, Tư-đà-hàm, A-na-hàm. Có vô lượng chúng Tỳ-kheo đầy đủ pháp hữu lậu. Có các vị Bồ-tát ma-ha-tát đầy đủ vô lượng a-tăng-kỳ công đức. Họ từ mười phương đến, số lượng nhiều không thể ví dụ được tất cả Thanh văn, Duyên giác, cũng không thể biết được, trừ Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi và Bồ-tát Đại lực, Bồ-tát Quán thế âm, Đại Bồ-tát Di-lặc. Vô lượng a-tăng-kỳ các vị Bồ-tát ma-ha-tát thượng thủ như thế, ví như cỏ cây sinh ra từ mặt đất các chúng Bồ-tát từ các phương khác đến. Cũng giống như vậy, không thể tính kể, lại có Saima Tỳ-kheo-ni cùng nhóm họp với chúng Tỳ-kheo-ni, mẹ con bà Tỳ-xá-khư và phu nhân Mạt-lợi, mỗi vị cùng với vô lượng quyến thuộc cùng nhóm họp. Trưởng giả Tu-đạt cùng nhóm họp với các Ưu-bà-tắc.

Lúc bấy giờ, Đức Thế Tôn ở trước đại chúng giảng nói pháp môn “hữu phi hữu”.

Lúc bấy giờ, vua Ba-tư-nặc đang nằm ngồi dậy, suy nghĩ như vầy: “Bây giờ, ta nên đến chỗ Đức Thế Tôn.” Nghĩ rồi, vua liền ra đi. Đánh trống, thổi loa ốc, nhà vua đến thẳng chỗ Đức Phật. Lúc bấy giờ, Đức Thế Tôn biết mà cố hỏi:

–Này A-nan! V́ cớ ǵ mà có tiếng trống, tiếng loa ốc như thế?

Tôn giả A-nan bạch Phật:

–Vua Ba-tư-nặc đến chỗ Đức Phật. Đó là tiếng trống, tiếng loa ốc của họ.

Phật bảo A-nan:

–Bây giờ, ông cũng nên đánh trống pháp lớn. Nay ta sẽ nói kinh Đại Pháp Cổ.

Tôn giả A-nan bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn! Kinh Đại Pháp Cổ này con chưa từng nghe, v́ sao tên là kinh Đại Pháp Cổ?

Phật bảo A-nan:

–Ông làm sao biết được, ngay như các vị Đại Bồ-tát đến nhóm họp ở đây đều không thể biết sáu chữ danh hiệu của kinh Đại Pháp Cổ này, huống ǵ là ông nghe được biết.

Tôn giả A-nan bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn! Chưa từng có vậy, danh hiệu của pháp này chân thật khó biết.

Đức Phật nói:

–Đúng thế, A-nan! Thật vậy không khác. Này A-nan! Kinh Đại Pháp Cổ này thế gian ít có, như hoa Ưu-đàm-bát.

Tổn giả A-nan bạch Phật:

–Có phải tất cả các Đức Phật đều có pháp này hay chăng?

Phật bảo A-Nan:

–Các Đức Phật trong ba đời đều có pháp này.

Tôn giả A-nan bạch Phật:

–Nếu vậy th́ sao các vị Bồ-tát, ở các cõi kia lại nhóm họp đến đây? Các Đức Như Lai ở các cõi ấy cớ sao không giảng nói pháp ấy.

Phật bảo A-Nan:

–Như có một vị Tỳ-kheo ở chốn vắng lặng ẩn cư trong hang núi. Đến giờ, Tỳ-kheo này vào xóm khất thực, trên đường đi thấy người, thú các thây chết của người và thú vật. Sau khi thấy rồi Tỳ-kheo sinh tâm nhàm chán, không khất thực nữa liền trở về, than: “Khổ thay, rồi đây ta cũng sẽ như vậy!”

Vào lúc khác, tâm được vui sướng, Tỳ-kheo nghĩ: “Ta lại đến quán sát thây chết để tăng thêm sự chán ĺa.” Tỳ-kheo ấy lại hướng về phía xóm làng t́m thây chết để tu bất tịnh tưởng. Thấy rồi quán sát và chứng được quả A-la-hán. Các Đức Phật ở phương khác cũng như thế, không nói vô thường, khổ, không, bất tịnh. V́ sao, v́ cõi nước của các Đức Phật là pháp nên như vậy? Các Đức Như Lai kia v́ các Bồ-tát nói như vầy: “Lạ thay, thật khó làm theo Đức Thế Tôn Thích-ca Mâu-ni, đã ra đời trong cõi nước có năm thứ vẩn đục, xấu ác, v́ sự chúng sinh khổ não nên bằng nhiều cách giảng nói kinh Đại Pháp Cổ. Cho nên những người thiện nam, phải nên tu học như thế. Các Bồ-tát kia đều muốn gặp ta để cung kính lễ bái nên đến nhóm họp. Đã nhóm họp rồi th́ có người được Sơ trụ cho đến Thập trụ. Cho nên kinh Đại Pháp Cổ rất khó gặp được. Vậy nên các chúng Đại Bồ-tát trong mười phương v́ nghe pháp nên đều đến nhóm họp.”

Tôn giả A-nan bạch Phật:

–Lành thay, lành thay! Tất cả điều lành đều đến, tất cả các vị ấy sẽ được kinh pháp khó được này.

Phật bảo A-nan:

–Bản kinh sâu xa này không phải chung cho tất cả, v́ vậy không nên nói rằng tất cả điều lành đều đến.

Tôn giả A-Nan bạch Phật:

–V́ sao họ không phải là tất cả điều lành đều đến?

Phật bảo A-Nan:

–Kinh điển này là pháp tạng bí mật của các Đức Như Lai, rất sâu xa nhiệm mầu, khó hiểu khó tin. V́ thế, này A-nan! Chẳng nên nói “Tất cả điều lành đều đến”.

Tôn giả A-Nan bạch Đức Phật:

–Không phải như vua Ba-tư-nặc khi lâm trận chiến đấu, đánh trống trận lớn, nghe tiếng trống kia tất cả tên đều rơi hết chăng?

Phật bảo A-Nan:

–Khi vua Ba-tư-nặc đánh trống trận, không phải tất cả nghe tiếng trống đều vui, mà có người yếu hèn nghe liền sợ hãi, như người chết gần chết. Cũng thế, này A-nan! Tên kinh Đại Pháp Cổ ấy hàng Nhị thừa còn chẳng tin pháp môn. Cho nên, này A-nan! Ví như vua kia khi chiến đấu, đánh trống lớn của vua. Kinh Đại Pháp Cổ ấy là bí mật của các Đức Phật, Phật xuất hiện ra đời th́ mới giảng nói.

Lúc bấy giờ, Đức Thế Tôn bảo Đại Ca-diếp:

–Các Tỳ-kheo này thanh tịnh thuần nhất, chân thật mạnh mẽ, dứt bỏ các phiền não th́ đủ sức nghe được kinh Đại Pháp Cổ này chăng?

Tôn giả Ca-diếp bạch Phật:

–Nếu có Tỳ-kheo phạm giới, trái luật th́ bị Tôn giả Đại Mụcliên quở trách. Có Tỳ-kheo như vậy th́ con đây còn chẳng cùng họ tu hành, huống ǵ Đức Thế Tôn. Nay chúng hội này như rừng Chiênđàn, thanh tịnh thuần nhất.

Phật bảo Tôn giả Ca-diếp:

–Nay chúng hội này tuy tất cả đều thanh tịnh thuần nhất, nhưng đối với “Lời nói ẩn kín th́ có người không khéo hiểu”.

Tôn giả Ca-diếp bạch Phật:

–Sao gọi là lời nói ẩn kín?

Phật bảo Ca-diếp:

–Lời nói ẩn kín ấy nghĩa là nói Như Lai rốt ráo Niết-bàn, mà thật ra Như Lai vẫn thường trụ, bất diệt. Nhập Niết-bàn ấy chẳng phải là pháp hủy hoại. Kinh này xa ĺa sự che lấp, được thanh tịnh, hiển bày rõ âm thanh, trăm ngàn nhân duyên phân biệt chỉ bày. Cho nên Ca-diếp phải lại quán sát các đại chúng này.

Khi ấy, Tôn giả Đại Ca-diếp liền quán sát những người đến dự hội. Tại sao họ đến? Th́ trong khoảng khắc, những chúng sinh hạ tín, và các vị Thanh văn, Duyên giác, Bồ-tát sơ nghiệp... tự nghĩ chẳng kham nổi nên sinh tâm xả bỏ thoái lui. Ví như các lực sĩ của nhà vua, có người tên là Thiên lực sĩ, đứng dậy rời khỏi chỗ ngồi đánh trống nói: “Ai có thể đấu sức với ta?” Trong chúng những người không có khả năng th́ đứng im lặng, tâm tự nghĩ: “Ta không có khả năng đấu sức với hắn, ra đấu th́ có thể sẽ bị thương tổn, thậm chí mất mạng.” Trong các lực sĩ kia không ai dám ra đối nghịch nên Thiên lực sĩ nổi tiếng là mạnh mẽ. Người lực sĩ khó khuất phục kia dựng cờ đại thắng.

Cũng giống như thế, những chúng sinh thấp hèn và hàng Thanh văn, Duyên giác Bồ-tát sơ nghiệp đều nghĩ: “Ta không có khả năng nghe nhận việc Như Lai đã vào Niết-bàn mà lại nói rằng thường trụ bất diệt.” Ở trong đại chúng, khi nghe điều chưa từng nghe này th́ họ đứng dậy ra về. V́ sao? V́ những người ấy sống trong đêm dài sinh tử, đối với Bát-niết-bàn, tu tập không kiến nên khi nghe kinh “Ly ẩn phú thanh tịnh” th́ đứng dậy ra về. Thanh văn, Duyên giác, Bồ-tát sơ nghiệp đến từ mười phương kia có đến hàng trăm ngàn muôn ức a-tăng-kỳ phần chỉ còn một phần trụ lại. Họ chính là những bậc Bồ-tát ma-ha-tát, tín giải Pháp thân, thường trụ bất biến. Vậy họ mới an trụ, thọ tŕ “Nhất thiết Như Lai tạng kinh”. Họ cũng có khả năng giảng nói, an ủi thế gian, hiểu rõ tất cả lời nói ẩn kín, khéo quán sát tất cả kinh liễu nghĩa, kinh không liễu nghĩa, đều có khả năng hàng phục chúng sinh, hủy phá giới cấm, tôn kính, vâng thờ người có đức thanh tịnh. Đối với Đại thừa được đại tịnh tín, không khởi ý tưởng kỳ đặc đối với Nhị thừa, trừ những kinh lớn Phương quảng như thế, chẳng giảng nói kinh khác. Chỉ nói Như Lai thường trụ và có Như Lai tạng, chẳng bỏ “không”, cũng chẳng phải thân thấy “không”. “Không” kia là tự tánh của tất cả hữu vi.

Phật bảo Tôn giả Ca-diếp:

–Tôn giả hãy hỏi đại chúng là họ có muốn nghe kinh Đại Pháp Cổ Phương Quảng Nhất Thừa, đó là kinh Đại thừa khó tin này chăng?

Đức Phật hỏi như vậy đến lần thứ ba, Ca-diếp mới bạch Phật:

–Lành thay, Đức Thế Tôn!

Rồi liền đứng dậy, bày vai áo bên phải, quỳ gối phải chấm đất, đảnh lễ dưới chân Phật, đi quanh bên phải ba vòng xong bảo các đại chúng:

–Các vị có muốn nghe kinh Đại Pháp Cổ này chăng? Bây giờ Đức Như Lai sẽ giảng nói rộng một thừa, còn gọi là Đại thừa, vượt hơn tất cả cảnh giới của Thanh văn, Duyên giác cho các vị nghe.

Tôn giả nói ba lần như vậy, đại chúng kia đều đáp:

–Chúng con rất muốn được nghe. Thưa Tôn giả Đại Ca-diếp! Chúng con đều v́ nghe pháp nên đến đây. Lành thay, xin Đức Phật thương xót, giảng nói kinh Đại Pháp Cổ cho chúng con được nghe!

Đại Ca-diếp lại nói:

–V́ sao các vị lại tin?

Họ liền đáp:

–Ví như nói người hai mươi tuổi có con một trăm tuổi. Nếu Đức Phật nói như thế th́ chúng tôi cũng sẽ tin theo như thế. Huống chi Đức Phật nói chánh pháp mà chẳng tin nhận. V́ sao? V́ Đức Như Lai nói sao, làm vậy, tịnh nhãn của Như Lai chiếu suốt vô ngại. Như Lai dùng mắt Phật quán biết tâm của chúng tôi.

Ca-diếp khen:

–Lành thay, lành thay! Này các vị Hiền giả, các vị đủ sức nghe kinh Đại Pháp Cổ, cả việc tŕ tụng và giảng nói nữa.

Đức Phật bảo Ca-diếp:

–Ví như người hai mươi tuổi có con một trăm tuổi. Kinh Đại Pháp Cổ cũng giống như vậy. V́ sao? V́ Như Lai Niết-bàn mà vẫn thường trụ. Tất cả vô ngã mà lại nói có ngã.

Đại chúng kia liền bạch Phật:

–Chỉ có Phật là biết được, như Thế Tôn đã nói, chúng con cứ như thế thọ tŕ.

Ca-diếp bạch Phật:

–Cúi xin Thế Tôn giảng nói kinh Đại Pháp Cổ. Đánh trống đại pháp, thổi loa pháp lớn.

Đức Phật nói:

–Lành thay, lành thay! Này Ca-diếp! Bây giờ ông hãy lắng nghe kinh Đại Pháp Cổ.

Ca-diếp bạch Phật:

–Thưa vâng, con xin thọ giáo. V́ sao? V́ là cảnh giới của con vậy. Vậy nên Như Lai rất kính đãi con. Sao gọi là kính đãi? V́ Như Lai từng nói: “Nghe lời ta, ông hãy lại đây ngồi chung.” Do nhân duyên này nên con rất biết ân Như Lai.

Phật dạy:

–Lành thay! Này Ca-diếp! V́ ý nghĩa này nên ta kính đãi ông. Này Ca-diếp! Ví như vua Ba-tư-nặc khéo nuôi dưỡng bốn thứ binh, nếu khi chiến đấu, đánh trống đại chiến, thổi loa đại chiến lên th́ họ đối địch chiến đấu mạnh mẽ. Nhờ cái ân nuôi dưỡng ấy nên họ đem hết sức ra chiến đấu, chiến thắng được kẻ thù đem lại sự an ổn cho đất nước. Cũng như vậy, này các Tỳ-kheo! Sau khi ta vào Niết-bàn, ông Ma-ha Ca-diếp sẽ giữ ǵn kinh Đại Pháp Cổ này. Do ý nghĩa ấy nên ta chia cho ông nửa chỗ ngồi của ta. Vậy nên ông ấy sẽ làm cái mà ta đã làm. Sau khi ta diệt độ, ông ấy có khả năng giảng nói rộng rãi kinh Đại Pháp Cổ.

Ca-diếp bạch Phật:

–Con chính là đứa con đầu lòng sinh ra từ miệng của Đức Thế Tôn.

Phật bảo các Tỳ-kheo:

–Ví như vua Ba-tư-nặc giáo dục các vương tử học các minh xứ để về sau họ đủ sức nối dõi dòng họ vua. Cũng vậy, này các Tỳ-kheo! Sau khi ta diệt độ, Tỳ-kheo Ca-diếp giữ ǵn kinh này cũng giống như vậy.

Lại nữa, này Ca-diếp! Vua Ba-tư-nặc cùng nhiều vị vua khác là kẻ thù của nhau, công phạt lẫn nhau. Trong mọi lúc, các chiến sĩ trong bốn binh chủng voi, ngựa, xe, bộ binh của ông ta nghe tiếng trống lớn lòng không sợ hãi, giữ chắc áo giáp, binh khí v́ ân vua đã tràn trề. Khi tiễn đưa đã ban cho nhiều. Khi đang chiến đấu còn ban thưởng thêm nhiều đồ quý báu và ban cho cả thành ấp nữa. Nếu đánh tan được kẻ địch th́ ban mũ lụa ngũ sắc, phong cho làm tiểu vương. 

Như vậy này Ca-diếp! Các Thanh văn Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni, Ưu-bà-tắc, Ưu-bà-di của ta như giới theo học Ba-la-đề-mộc-xoa được thành tựu, khéo an trụ luật nghi, Như Lai th́ cùng với trời, người an vui. Trong số ấy, người có công lớn hàng phục bốn ma th́ dùng “lụa bốn chân đế giải thoát” mà làm mũ đội đầu cho họ. Nếu có người tin hiểu tăng thượng, cầu Pháp thân Phật tạng đại ngã, Pháp thân thường trụ th́ lúc ấy Như Lai dùng nước trí Nhất thiết trí rưới lên đỉnh đầu họ, dùng lụa trắng Đại thừa mà làm mũ đội đầu cho họ.

Này Đại Ca-diếp! Ta nay cũng giống như vậy, dùng lụa trắng Đại thừa làm mũ đội đầu cho ông, ở đời vị lai, trong vô lượng cõi Phật, ông sẽ giữ ǵn kinh này. Ca-diếp! Nên biết sau khi ta diệt độ, ông đủ sức giữ ǵn kinh điển như thế.

Ca-diếp bạch Phật:

–Con sẽ vâng làm như lời Thế Tôn dạy. Lại bạch Phật rằng: Kể từ hôm nay cho đến sau khi Thế Tôn diệt độ, con sẽ thường giữ ǵn giảng nói rộng rãi kinh này.

Đức Phật bảo Ca-diếp:

–Lành thay, lành thay! Hôm nay ta sẽ v́ ông giảng nói kinh Đại Pháp Cổ.

Khi ấy trong hư không các chúng trời, rồng đồng thanh khen:

–Lành thay, lành thay! Tôn giả Ca-diếp! Hôm nay các vị trời mưa xuống nhiều hoa trời, các chúng rồng đầu đàn mưa nước Cam lồ và bột thơm xuống để an ủi, làm cho tất cả chúng sinh được an vui, đáng được Đức Thế Tôn kiến lập làm trưởng tử của pháp.

Rồi chúng trời, rồng đồng thanh nói kệ rằng:

Vua ở thành Xá-vệ

Nổi trống chiến, tù và

Vua pháp rừng Kỳ hoàn

Gióng lên trống pháp to.

Phật bảo Ca-diếp:

–Nay ông sẽ dùng cái “dùi vấn nạn” đánh lên trống pháp lớn. Như Lai Pháp vương sẽ giảng nói về “trời trong các trời cho ông nghe” sẽ giải quyết sự nghi ngờ của ông.

Bấy giờ, Đức Thế Tôn bảo Đại Ca-diếp:

–Có vị Tỳ-kheo tên là Tín Đại Phương Quảng, nếu có bốn chúng nghe được tên ông ấy th́ những mũi tên tham, sân, si đều được nhổ ra hết. V́ sao? Này Ca-diếp! Ví như vua Ba-tư-nặc có Kỳbà-tử tên là Thượng Dược. Nếu khi vua Ba-tư-nặc cùng đánh nhau với nước địch th́ vua bảo Thượng Dược: “Ông hãy mau mang loại thuốc co s thể nhổ tên ra cho chúng sinh lại đây.”

Lúc bấy giờ, Thượng Dược liền mang thuốc tiêu độc đến. Nhà vua bôi thuốc vào trống chiến, hoặc bôi, hoặc xông, hoặc đắp vào, nếu chúng sinh kia bị tên độc mà nghe tiếng trống ấy, hoặc cách một do tuần, hoặc cách hai do-tuần tên độc đều được nhổ ra. Cũng vậy, này Ca-diếp! Nếu có người nghe tên vị Tỳ-kheo Tín Phương Quảng th́ tên độc tham, sân, si đều được nhổ ra. V́ sao? V́ ông ấy nhờ kinh này mà mở rộng thêm chánh pháp, rồi nhờ thành tựu hiện pháp ấy nên được đại quả này.

Này Đại Ca-diếp! Ông hãy xem cái trống thường vô tâm kia, dùng thứ thuốc vô tâm hoặc bôi, hoặc xông, hoặc đắp mà có năng lực làm lợi ích cho chúng sinh như vậy. Huống chi lại được nghe tên vị Tỳ-kheo Tín Phương Quảng Bồ-tát Ma-ha-tát kia mà chẳng trừ được ba độc của chúng sinh hay sao?

Ca-diếp bạch Phật:

–Nếu nghe tên vị Bồ-tát ấy mà còn trừ được ba thứ tên độc cho chúng sinh, huống là xưng niệm danh hiệu công đức của Đức Thế Tôn. Xưng rằng “Nam-mô Thích-ca Mâu-ni”. Nếu khen ngợi danh hiệu công đức của Đức Thế Tôn còn có công năng nhổ ra được ba thứ tên độc cho chúng sinh, huống ǵ là nghe được kinh Đại Pháp Cổ này. Chỉ an ủi, giảng nói bằng một bài kệ, bằng một câu kinh, huống ǵ là giảng nói rộng rãi mà không thể nhổ được ba thứ tên độc sao?

Phật bảo Ca-diếp:

–Như ta trước kia có nói Tỳ-kheo giữ giới thanh tịnh th́ do bản nguyện có thể tùy tâm đạt được những ǵ mong muốn. Tất cả các Đức Phật đều có pháp này, đó là kinh Bất Tác Bất Khởi Bất Diệt Đại Pháp Cổ. Cho nên, này Ca-diếp! Vào đời sau ông cũng sẽ như ta. V́ sao? V́ nếu có bốn chúng nghe được danh hiệu ông th́ ba thứ tên độc đều được nhổ ra.

Vậy nên, này Ca-diếp! Nay ông phải hỏi về kinh Đại Pháp Cổ để sau khi ta diệt độ, về lâu về dài ở thế gian ông sẽ giữ ǵn, giảng nói cùng khắp.

Ca-diếp bạch Phật:

–Lành thay, bạch Thế Tôn! Nay xin Thế Tôn v́ con giảng nói kinh Đại Pháp Cổ.

Phật bảo Ca-diếp:

–Đối với kinh Đại Pháp Cổ, ông nên ít thưa hỏi.

Lúc ấy, Ca-diếp liền bạch Phật:

–Lành thay, bạch Thế Tôn! Con sẽ thưa hỏi về những điều con thắc mắc. Như Đức Thế Tôn đã nói nếu có “hữu” th́ có khổ vui, không có “hữu” th́ không có khổ vui. Điều này có nghĩa như thế nào?

Phật bảo Ca-diếp:

–Nếu không có “hữu” th́ đó là niềm vui bậc nhất của Bát-Niết-bàn. Cho nên ĺa khổ vui để được niềm vui bậc nhất của Bát-Niết-bàn, hoặc khổ hoặc vui, đó chính là “hữu”. Nếu không có “hữu” th́ không có khổ vui, cho nên nếu muốn được Bát-niết-bàn th́ phải dứt bỏ hữu.

Lúc bấy giờ, Đức Thế Tôn v́ muốn nói lại ý nghĩa vừa nói nên nói bài kệ rằng:

Tất cả “hữu” vô thường

Cũng không biến không đổi

Hữu kia có khổ, vui

Vô “hữu” không khổ vui

Chẳng “làm” không khổ vui

“Làm” th́ có vui khổ

Chớ ưa các hữu vi

Cũng lại chớ gần gũi

Như người được an vui

Trở lại nơi đau khổ

Nếu chẳng đến Niết-bàn

Chẳng trụ nơi an vui.

Khi ấy, Ca-diếp đáp bằng bài kệ như sau:

Chúng sinh chẳng v́ “hữu”

Niết-bàn vui bậc nhất

Kia là tên gọi vui

Không có người thọ vui

Khi ấy, Đức Thế Tôn lại nói kệ rằng:

Thường giải thoát không tên

Diệu sắc trụ vắng lặng

Chẳng phải cảnh giới của

Nhị thừa và Bồ-tát.

Ca-diếp bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn! V́ sao nói sắc mà lại thường trụ?

Phật bảo:

–Nay ta sẽ nói ví dụ. Ví như sĩ phu từ phương Nam Ma-đầu-la đến. Có người hỏi ông ấy ông từ đâu đến?

Sĩ phu đáp:

–Từ Ma-đầu-la đến.

Người kia liền hỏi:

–Ma-đầu-la là địa phương nào? Khi ấy vị sĩ phu kia liền chỉ phương Nam. Này Ca-diếp! Không phải v́ người kia đến đây mà được tin chăng? V́ sao? V́ Chánh sĩ phu tự thấy ḿnh đến từ đó vậy. Cũng vậy, này Ca-diếp! V́ ta thấy nên phải tin ta.

Lúc bấy giờ, Đức Thế Tôn liền nói kệ rằng:

Ví như có sĩ phu

Đưa tay chỉ hư không

Nay ta cũng như vậy

Danh tự nói giải thoát.

Ví như sĩ phu kia

Xa đến từ phương Nam

Nay ta cũng như vậy

Từ Niết-bàn kia ra.

Nhưng này Ca-diếp! Nếu thấy nghĩa ấy th́ không cần nhân duyên. Nếu chẳng thấy nghĩa th́ cần nhân duyên. Cũng vậy, này Ca-diếp! Các Đức Phật, Thế Tôn thường dùng vô lượng nhân duyên để hiển bày giải thoát.

Ca-diếp bạch Phật:

–Sao gọi là nhân? Phật bảo Ca-diếp:

–Nhân chính là việc.

Ca-diếp bạch Phật:

–Sao gọi là duyên?

Phật bảo Ca-diếp:

–Duyên nghĩa là nương tựa.

Ca-diếp bạch Phật:

–Nguyện xin Phật chỉ bày cho. Ví dụ ấy như thế nào?

Phật bảo Ca-diếp:

–Như từ cha mẹ mà sinh ra con. Mẹ là nhân, cha là duyên. Vậy nên cha mẹ là nhân duyên sinh ra con. Như vậy nói về pháp trụ nhân duyên, ấy gọi là thành.

Ca-diếp bạch Phật:

–Thành ấy có nghĩa là ǵ?

Phật bảo Ca-diếp:

–Thành ấy là thế gian thành.

Ca-diếp bạch Phật:

–Sao gọi là thế gian?

Phật bảo Ca-diếp:

–Chúng sinh hòa hợp thiết lập nên.

Ca-diếp bạch Phật:

–Sao gọi là chúng sinh?

Phật bảo Ca-diếp:

–Pháp tập hợp thiết lập nên.

Ca-diếp bạch Phật:

–Sao gọi là pháp? Phật bảo Ca-diếp:

–Chẳng phải pháp cũng là pháp, pháp cũng là chẳng phải pháp. Pháp lại có hai thứ, hai thứ ấy là? Hữu vi và vô vi, sắc và phi sắc, lại không có pháp thứ ba.

Ca-diếp bạch Phật:

–H́nh dáng, chủng loại của pháp ra sao?

Phật bảo Ca-diếp:

–Pháp là chẳng phải sắc.

Ca-diếp bạch Phật:

–Chẳng phải pháp thuộc loại ǵ?

Phật bảo Ca-diếp:

–Chẳng phải pháp ấy cũng chẳng phải sắc.

Ca-diếp bạch Phật:

–Nếu pháp, chẳng phải pháp, chẳng phải sắc, vô tướng th́ sao gọi là pháp? Th́ sao gọi là chẳng phải pháp?

Phật bảo Ca-diếp:

–Pháp ấy chính là Niết-bàn, phi pháp ấy chính là “hữu”.

Ca-diếp bạch Phật:

–Nếu pháp, chẳng phải pháp chẳng phải sắc, vô tướng th́ tuệ kia làm sao biết được? Biết chỗ nào? Nhờ đâu biết được tướng kia?

Phật bảo Ca-diếp:

–Chúng sinh sống trong sinh tử tu tập các thứ phước đức, căn lành thanh tịnh. Đó là chánh hạnh. Nếu họ thực hành theo pháp ấy th́ tất cả tướng thanh tịnh sinh ra, nếu thực hành theo pháp ấy th́ họ là “chúng sinh đúng pháp”. Chúng sinh sống trong sinh tử gây ra các nghiệp bất thiện, không phải phước đức. Nếu họ thực hành không đúng pháp như vậy th́ tất cả tướng ác, bất tịnh sinh ra. Nếu thực hành những việc không đúng pháp ấy th́ họ là “chúng sinh không đúng pháp.

Ca-diếp bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn! Thế nào gọi là chúng sinh?

Phật bảo Ca-diếp:

–Chúng sinh là do bốn giới nhiếp thiết lập nên, bao gồm: địa giới, thủy giới, hỏa giới, phong giới và nhập xứ, năm căn... cho đến mười hai chi duyên khởi, thọ, tưởng, tư, tâm, ý, thức, đó gọi là chúng sinh pháp. Ca-diếp nên biết, đó gọi là tất cả pháp.

Ca-diếp bạch Phật:

–Trong đó pháp nào là chúng sinh?

Phật bảo Ca-diếp:

–Trong đó chẳng có một pháp nào tên là chúng sinh cả. V́ sao? Này Ca-diếp! Ví như trống của vua Ba-tư-nặc th́ cái ǵ gọi là trống?

Ca-diếp bạch Phật:

–Cái gọi là trống ấy gồm da, cây và dùi. Ba pháp ấy hòa hợp th́ gọi là trống.

Phật bảo Ca-diếp:

–Đúng vậy, hòa hợp thiết lập gọi là chúng sinh.

Ca-diếp bạch Phật:

–Thế th́ tiếng trống không phải là trống chăng?

Phật bảo Ca-diếp:

–Ĺa tiếng trống ấy th́ trống cũng có tiếng; do gió động vậy.

Ca-diếp bạch Phật:

–Trống ấy là pháp hay chẳng phải pháp?

Phật bảo Ca-diếp:

–Trống ấy là chẳng phải pháp, chẳng phải chẳng phải pháp.

Ca-diếp hỏi Phật:

–Gọi là pháp ǵ?

Phật bảo Ca-diếp:

–Chẳng phải pháp, chẳng phải chẳng phải pháp ấy gọi là vô ký.

Ca-diếp bạch Phật:

–Nếu có pháp vô ký th́ thế gian đáng lẽ phải có đến ba pháp.

Phật bảo Ca-diếp:

–Tướng vô ký ấy giống như chẳng phải nam, chẳng phải nữ. Chẳng phải nam, chẳng phải nữ th́ gọi là “bất nam”, vô ký kia cũng giống như vậy.

Ca-diếp bạch Phật:

–Như Thế Tôn nói cha mẹ hòa hợp sinh ra con. Nếu cha mẹ không có chủng tử chúng sinh th́ không phải là nhân duyên cha mẹ.

Phật bảo Ca-diếp:

–Kia không chủng tử chúng sinh th́ gọi là Niết-bàn. Thông thường “bất nam” cũng giống như vậy. V́ sao? V́ như vua Ba-tưnặc khi chiến đấu với các nước địch th́ các chiến sĩ của vua ăn lộc của bậc trượng phu. Kẻ không mạnh mẽ th́ chẳng gọi là trượng phu. Cũng như vậy, nếu không có chủng tử chúng sinh th́ không gọi là cha mẹ được. Thông thường, kẻ “bất nam” cũng giống như vậy.

Ca-diếp bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn! Pháp thiện, pháp bất thiện, pháp vô ký, pháp nào là pháp thiện? Pháp nào là pháp bất thiện, pháp nào là pháp vô ký?

Phật bảo Ca-diếp:

–Thọ vui là pháp thiện, thọ khổ là pháp bất thiện, thọ không khổ không vui là pháp vô ký. Đây là ba pháp mà chúng sinh thường gặp phải. Thọ vui là công đức năm dục của người, trời, thọ khổ là địa ngục, súc sinh, ngạ quỷ, A-tu-la; còn thọ không khổ không vui là hói đầu.

Ca-diếp bạch Phật:

–Ở đây không phải như thế.

Phật bảo Ca-diếp:

–Từ vui sinh ra khổ, từ khổ sinh ra khổ, đó là vô ký.

Ca-diếp bạch Phật:

–Ví dụ ấy như thế nào?

Phật bảo Ca-diếp:

–Do ăn uống sinh ra bệnh. Ăn là vui, bệnh là khổ, còn hói đầu kia gọi là vô ký.

Ca-diếp bạch Phật:

–Nếu khổ vui gọi là vô ký th́ cha mẹ, con cái cũng gọi là vô ký?

Phật bảo Ca-diếp:

–Như cõi trời Phi tưởng, Phi phi tưởng... cho đến Vô tưởng th́ thường trụ tử pháp, thiện cũng giống như vậy.

Ca-diếp bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn! Như Phật đã nói, thọ tưởng là chúng sinh, cho nên cõi Phi tưởng phi phi tưởng xứ lẽ ra không phải là chúng sinh.

Phật bảo Ca-diếp:

–Kia có hành phần, ta nói pháp chúng sinh này trừ trời Vô tưởng.

Ca-diếp bạch Phật:

–Chúng sinh là sắc hay chẳng phải sắc?

Phật bảo Ca-diếp:

–Chúng sinh chẳng phải sắc, cũng chẳng phải chẳng phải sắc, nhưng thành tựu được pháp kia th́ gọi là chúng sinh.

Ca-diếp bạch Phật:

–Nếu như vậy, không phải chúng sinh thành tựu pháp, lại có chúng sinh khác, chẳng nên có cõi trời Vô sắc. Nếu vậy th́ không có hai pháp thế gian sắc và vô sắc.

Phật bảo Ca-diếp:

–Pháp cũng chẳng phải sắc, chẳng phải pháp cũng chẳng phải sắc.

Ca-diếp bạch Phật:

–Thế nào là pháp cùng chung với giải thoát? Thế nào là chẳng phải pháp cùng chung với giải thoát? Trời Vô sắc cũng có giải thoát.

Phật bảo Ca-diếp:

–Không phải vậy, chỉ có pháp hữu vi, pháp vô vi. Vậy nên trời Vô sắc là hữu vi số, giải thoát là vô vi. Trời Vô sắc có sắc tánh vậy.

Ca-diếp bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn! Tất cả hữu vi là sắc, chẳng phải sắc là vô vi. Trời Vô sắc có sắc ấy là cảnh giới Phật, không phải cảnh giới của chúng con.

Phật bảo Ca-diếp:

–Lành thay, lành thay! Đúng là cảnh giới của ta, không phải cảnh giới của các ông. Cũng như thế chư Phật Thế Tôn đến giải thoát th́ chư Phật đều có sắc, giải thoát cũng có sắc.

Phật bảo Ca-diếp:

–Thế nào là trời Vô sắc? Những việc mà các vị trời làm, ông có biết chăng? Này Ca-diếp! Thế nào là trời Hữu sắc? Gọi là Vô sắc số chăng?

Ca-diếp bạch Phật:

–Không phải cảnh giới của chúng con.

Phật bảo Ca-diếp:

–Cũng như vậy, chư Phật Thế Tôn đến giải thoát đều có sắc. Ông phải quán xét!

Ca-diếp bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn! Nếu như thế mà được giải thoát th́ lẽ ra phải còn thọ khổ vui.

Phật bảo Ca-diếp:

–Nếu có chúng sinh bệnh, uống thuốc hết bệnh rồi, trở lại bệnh nữa sao?

Ca-diếp bạch Phật:

–Nếu có nghiệp th́ phải có bệnh.

Phật bảo Ca-diếp:

–Nếu không có nghiệp th́ người ấy có bệnh chăng?

Ca-diếp bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn, không!

Phật bảo Ca-diếp:

–Đúng vậy, ĺa khổ vui là giải thoát, phải biết khổ vui là bệnh. Như trượng phu là được Niết-bàn.

Ca-diếp bạch Phật:

–Nếu ĺa khổ vui là được giải thoát th́ không nghiệp, có được hết bệnh chăng?

Phật bảo Ca-diếp:

–Ở thế gian, hễ có vui th́ có khổ, ĺa được khổ vui, như thế nghiệp hết th́ được giải thoát.

Ca-diếp bạch Phật:

–Không còn chung tận chăng?

Phật bảo Ca-diếp:

–Ví hư không như biển th́ hư không có như biển chăng? Hư không không thể thí dụ, giải thoát không thể thí dụ, cũng giống như vậy. Như trời Vô sắc có sắc mà không thể biết, cũng không thể biết giống như cái này, giống như cái kia, cũng như vậy, ở chốn rong chơi như vậy..., không phải là cảnh giới của Thanh văn, Duyên giác, giải thoát cũng giống như vậy.

Ca-diếp bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn! Tất cả chúng sinh do ai tạo ra?

Phật bảo Ca-diếp:

–Chúng sinh tự tạo ra.

Ca-diếp bạch Phật:

–Nghĩa ấy ra sao? Phật bảo Ca-diếp:

–Làm phước là Phật, làm ác là chúng sinh.

Ca-diếp bạch Phật:

–Chúng sinh đầu tiên do ai tạo ra?

Phật bảo Ca-diếp:

–Các tầng trời Vô sắc như Phi tưởng phi phi tưởng, do ai tạo ra? Sống như thế nào? An trụ như thế nào?

Ca-diếp bạch Phật:

–Ở đó các nghiệp còn không thể biết, chỉ theo nghiệp mà an trụ. Những chúng sinh như thế, sinh tử là đen và Niết-bàn là trắng do ai tạo ra?

Phật bảo Ca-diếp:

–Do nghiệp tạo ra. Nghiệp sinh ra vô lượng pháp. Thiện sinh ra vô lượng pháp.

Ca-diếp bạch Phật:

–Thế nào là nghiệp khởi? Thế nào là thiện khởi?

Phật bảo Ca-diếp:

–Nghiệp khởi là hữu. Thiện khởi là giải thoát.

Ca-diếp bạch Phật:

–Ở cõi vô sinh th́ làm sao thiện khởi?

Phật bảo Ca-diếp:

–Như như không khác.

Ca-diếp bạch Phật:

–Nếu thiện khởi th́ làm sao đến chỗ vô sinh?

Phật bảo Ca-diếp:

–Thực hành nghiệp lành.

Ca-diếp bạch Phật:

–Do ai dạy bảo?

Phật bảo Ca-diếp:

–Do Phật giáo vô thỉ dạy bảo.

Ca-diếp bạch Phật:

–Tất cả Phật vô thỉ, ai hóa độ? Ai dạy bảo?

Phật bảo Ca-diếp:

–Vô thỉ này tất cả Thanh văn, Duyên giác không thể suy nghĩ, lường biết được. Nếu có sĩ phu ra khỏi thế gian, trí tuệ học rộng như Xá-lợi-phất mà đêm dài suy nghĩ, cũng không bao giờ biết được vô thỉ của Phật th́ ai là người đầu tiên. Cho đến ở trong Niết-bàn cũng không biết được.

Lại nữa, này Ca-diếp! Như Đại Mục-liên dùng năng lực thần thông để t́m thế giới Phật đầu tiên th́ vô thỉ chung, không bao giờ biết được, cũng như vậy, tất cả Thanh văn, Duyên giác, Thập địa Bồ-tát như Bồ-tát Di-lặc... đều không thể biết được. Như nguyên khởi của Phật khó có thể biết được, nguyên khởi của chúng sinh cũng giống như vậy.

Ca-diếp bạch Phật:

–Vậy Thế Tôn! Không có tác giả, không có thọ giả.

Phật bảo Ca-diếp:

–Nhân là tác giả, thọ giả.

Ca-diếp bạch Phật:

–Thế gian có tận diệt hay không có tận diệt.

Phật bảo Ca-diếp:

–Thế gian không hề có tận diệt, không có chỗ tận diệt, không có thời gian tận diệt. 

Phật bảo Ca-diếp:

–Như dùng một sợi lông để chấm nước biển cả th́ có thể hết được chăng?

Ca-diếp bạch Phật:

–Dạ, có thể hết được.

Phật bảo Ca-diếp:

–Thuở xưa, cách nay vô lượng a-tăng-kỳ đại kiếp, có Đức Phật hiệu là Kể-la-bà ra đời, giảng rộng giáo pháp. Lúc bấy giờ, trong thành có một đồng tử Ly-xa tên là Nhất Thiết Thế Gian Nhạo Kiến, làm Chuyển luân thánh vương, cai trị bằng chánh pháp. Nhà vua cùng với trăm ngàn đại quyến thuộc đi đến chỗ Phật, đảnh lễ dưới chân Ngài, đi nhiễu bên phải ba vòng.

Sau khi cúng dường xong rồi nhà vua bạch Phật:

–Còn bao lâu nữa con sẽ được đạo Bồ-tát?

Đức Phật bảo nhà vua:

–Chuyển luân thánh vương tức là Bồ-tát đâu có khác. V́ sao? V́ không có người khác làm Đế Thích, Phạm vương và Chuyển luân thánh vương như Bồ-tát ấy. Tức là Đế Thích, Phạm vương, Chuyển luân thánh vương, trước đã làm rất nhiều Đế Thích, Phạm vương, sau đó mới làm Chuyển luân thánh vương, cai trị bằng chánh pháp. Ông đã từng làm hằng hà sa số a-tăng-kỳ thân Phạm vương, Đế Thích, nay làm Chuyển luân thánh vương.

Nhà vua bạch Phật:

–Đế Thích, Phạm vương thuộc loại h́nh nào?

Phật bảo đại vương:

–Đế Thích, Phạm Thiên vương cũng như đại vương hôm nay, đầu đội Thiên quan. Nhưng họ đoan nghiêm không bằng được đại vương. Như sắc tướng đoan nghiêm đặc biệt của Đức Phật th́ hàng Thanh văn, Duyên giác, Bồ-tát chẳng bằng được, đại vương cũng như vậy.

Này Ca-diếp! Lúc bấy giờ Thánh vương lại hỏi Phật:

–Chừng bao lâu nữa con sẽ thành Phật?

Phật bảo đại vương:

–Muốn thành Phật th́ phải trải qua thời gian rất lâu. V́ sao? V́ giả như khiến nhà vua bỏ cái phước đức hiện nay của ḿnh, trở lại người thường rồi lấy một sợi lông mà chấm vào nước biển cả đến khô cạn, còn như vũng nước dấu chân trâu, khi ấy sẽ có một Đức Như Lai ra đời, hiệu là Đăng Quang Như Lai Ứng Cúng Đẳng Chánh Giác, bây giờ có vị quốc vương tên là Địa Tự Tại. Đức Đăng Quang Như Lai thọ ký cho vua sẽ được thành Phật.

Lúc bấy giờ, ông sẽ làm trưởng tử thứ nhất của vua kia, cũng đều được thọ ký, th́ bấy giờ Đức Như Lai kia sẽ nói như vầy:

–Này đại vương! Đứa con lớn của ông đây từ thuở xa xưa đến nay như biển cả dần cạn, sinh làm con ông. Ở trong khoảng ấy chẳng làm tiểu vương, hoặc là Đế Thích, Phạm vương, Chuyển luân thánh vương, cai trị bằng chánh pháp. Đứa con lớn của ông đây mạnh mẽ tinh tấn như vậy. Này Địa Tự Tại! Bồ-đề khó được. V́ nhân duyên này nên nói thí dụ ấy. Này Địa Tự Tại! Đứa con lớn của ông đây có sáu muôn thể nữ xinh đẹp khác thường, trang nghiêm bằng chuỗi anh lạc giống như các cô gái cõi trời mà bỏ đi như nhổ bỏ đàm dãi. Biết dục là vô thường, mong manh chẳng bền chắc, bèn nói: “Ta sẽ xuất gia.”

Nói rồi, anh ta tin nhà chẳng phải nhà nên bỏ nhà đi học đạo. Cho nên Đức Phật kia thọ ký cho đồng tử ấy: “Vào đời sau có Đức Phật hiệu là Thích-ca Mâu-ni, thế giới tên là Nhẫn. Này đồng tử! Ngươi tên là Nhất Thiết Thế Gian Nhạo Kiến Ly-xa. Sau khi Đức Phật Niết-bàn, lúc chánh pháp sắp diệt, còn tám mươi năm, ngươi làm Tỳ-kheo thọ tŕ danh hiệu Phật, giảng nói kinh này, chẳng đoái hoài đến thân mạng. Thọ một trăm tuổi, sau khi mạng chung vãng sinh về cõi nước An lạc, được thần lực rộng lớn, trụ Đệ bát địa. Một thân trụ trên cõi trời Đâu-suất, một thân trụ ở nước An lạc. Lại hóa một thân nữa đến thỉnh vấn Bồ-tát A-dật-đa về kinh ấy.”

 Bấy giờ, vua Địa Tự Tại nghe lời Phật thọ ký cho con ḿnh, vui mừng hớn hở nghĩ: “Hôm nay Đức Như Lai thọ ký cho con ta được trụ Đệ bát địa.” Đồng tử kia nghe lời thọ ký th́ càng thêm tinh tấn mạnh mẽ.

Ca-diếp bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn! Cho nên một sợi lông chấm lấy nước biển cả, vẫn còn có thể cạn.

Phật bảo Ca-diếp:

–Nghĩa ấy thế nào?

Ca-diếp bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn! Ví như có người đi buôn đếm số tiền vàng để trong một cái thùng. Khi con khóc đòi th́ lấy cho một tiền. Tiền trong thùng kia mỗi ngày một ít đi, cũng giống như vậy, Bồ-tát Ma-ha-tát đối với nước trong biển cả, từng giọt, từng giọt tổn giảm đều, đều có thể biết được, cũng biết cả số còn lại. Huống chi là Đức Thế Tôn đối với chúng sinh đông đảo mà không biết hay sao?

Nhưng các chúng sinh không có tổn giảm và diệt tận. Tất cả Thanh văn, Duyên giác không thể biết được, chỉ có Phật Thế Tôn mới có thể biết.

Đức Phật bảo Ca-diếp:

–Lành thay, lành thay, như lời ông nói! Chúng sinh đông đảo không có lúc cùng tận.

Ca-diếp bạch Phật:

–Chúng sinh Bát-niết-bàn ấy là có cùng tận, hay là vô tận?

Phật bảo Ca-diếp:

–Chúng sinh không có cùng tận. Ca-diếp bạch Phật:

–Sao gọi là chúng sinh biết tận?

Phật bảo Ca-diếp:

–Nếu chúng sinh cùng tận th́ nên có tổn giảm. Kinh này trở nên vô nghĩa. Vậy này Ca-diếp! Các Đức Phật Thế Tôn Bát-Niết-bàn thảy đều thường trụ. Do ý nghĩa này nên chư Phật, Thế Tôn Bátniết-bàn nhưng chẳng bị mài mòn tiêu diệt.

Ca-diếp bạch Phật:

–Sao gọi là chư Phật nhập Niết-bàn, không rốt ráo diệt?

Phật bảo Ca-diếp:

–Đúng vậy, đúng vậy! Nhà hoại th́ trở thành hư không. Đúng vậy, đúng vậy! Chư Phật Niết-bàn tức là giải thoát.

KINH ĐẠI PHÁP CỔ

QUYỂN THƯỢNG     QUYỂN HẠ

KINH ĐẠI PHÁP CỔ

Hán dịch: Đời Tống, Tam tạng Cầu-na-bạt-đà-la, người xứ Thiên Trúc.

Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh

QUYỂN HẠ

Lúc bấy giờ, Đức Thế Tôn bảo Đại Ca-diếp:

–Ví như có vị vua thực hành bố thí, trong nước của vị vua ấy xuất hiện nhiều kho báu trong lòng đất. V́ sao? V́ vị vua ấy chu cấp mọi thứ cho chúng sinh nghèo khổ. Vậy nên các kho tàng tự nhiên xuất hiện. Cũng giống như vậy, này Ca-diếp! Vị Bồ-tát có phương tiện rộng lớn, v́ chúng sinh giảng nói Pháp bảo sâu xa nên được kinh ĺa phi pháp sâu xa này, còn gọi là kinh Không Vô Tướng Vô Tác Tương Ưng, lại được kinh Như Lai thường trụ như thế và có được tạng kinh Như Lai.

Này Ca-diếp! Như ở cõi Uất-đan-việt, thức ăn thức uống tự nhiên có, mọi người đều lấy dùng mà không hề tổn giảm. V́ sao? V́ trong suốt cuộc sống họ không có ý tưởng về ngã sở và ý tưởng về xan tham. Cũng giống như vậy, này Ca-diếp! Ở cõi Diêm-phù-đề này Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni, Ưu-bà-tắc, Ưu-bà-di được kinh điển sâu xa này mà sao chép, thọ tŕ, đọc tụng, thông đạt rốt ráo, giảng nói rộng rãi cho người nghe, không bao giờ mệt mỏi, nhàm chán, không nghi ngờ, không hủy báng. Nhờ năng lực thần thông của Phật, họ thường được cúng dường như ý tự nhiên, cho đến khi chứng quả Bồđề, không hề thiếu thốn, không bao giờ hết được, ngoại trừ nghiệp báo đã định.

Như vị Tỳ-kheo giữ giới chẳng biếng nhác đối với việc giữ giới th́ suốt đời được Thiên thần theo hầu hạ cúng dường. Nếu như họ có thể đối với kinh điển sâu xa như vậy, thậm chí chẳng nghĩ đến không khởi một ý tưởng bài báng th́ sẽ được Như Lai tạng, Như Lai thường trụ, thường gặp các Đức Phật, gần gũi cúng dường.

Như vị Chuyển luân thánh vương, hễ có đi đâu th́ bảy vật báu thường theo bên ḿnh, cũng giống như vậy “Thuyết An úy” ấy là chỗ trụ. Như vậy kinh này thường đi chung với thuyết ấy, như chỗ ở của vị Chuyển luân thánh vương th́ bảy vật báu thường có mặt, không ở chỗ khác được, đó chẳng phải là trân bảo ở chỗ khác. “Thuyết An úy” cùng với kinh này hiện tại đã trụ như thế đều từ phương khác đến chỗ ấy. Các kinh chẳng rõ nghĩa “không tương ưng” th́ trụ ở chỗ khác. “Thuyết An úy” này trụ nơi nào th́ chốn ấy có kinh này thường theo.

Như nơi nào vị Chuyển luân thánh vương đến th́ các chúng sinh khác đều thuận theo vua mà nghĩ: “Chỗ vua ấy an trụ, chúng ta cũng nên đi. Cũng giống như thế, chỗ “Thuyết An úy” này an trụ, kinh này cũng lại thường theo, như khi vị Chuyển luân thánh vương ra đời th́ bảy món báu cũng ra đời theo. Cũng giống như vậy “Thuyết An úy” này xuất hiện ở thế gian th́ kinh này cũng xuất hiện theo.

Như vị Chuyển luân thánh vương đã có bảy vật báu. Nếu bị mất một vật báu th́ vị vua ấy sẽ t́m cho được, ắt phải đến chỗ báu. Cũng giống như vậy, “Thuyết An úy” này v́ nghe có kinh này nên t́m cầu khắp nơi th́ tất yếu phải đến chỗ kinh.

Lại nữa, như khi vị Chuyển luân thánh vương không ra đời, th́ các vị tiểu vương khác gắng sức như Chuyển luân vương hòa hợp các vua, mỗi vị đều xuất hiện ở đời. Các địa phương như vậy không người giảng nói chỗ sâu xa của kinh này. Toàn là người tạp thuyết, nói các tạp kinh, gồm Chánh bất chánh tạp kinh. Các chúng sinh kia cũng theo học như thế. Khi họ theo học, nghe về kinh thâm sâu rốt ráo Như Lai tạng, Như Lai thường trụ, tâm sinh nghi hoặc đối với “Thuyết An úy” sinh lòng nhuế hại, khinh rẻ cười chê, không sinh ái niệm, mạ nhục chẳng nhịn mà nói: “Đây ghi chép những lời ma nói.” Rồi họ cho là hủy pháp nên đều bỏ hết mà đi về bản xứ. Họ lại cùng nhau phá hoại, phạm giới tà kiến, không bao giờ được kinh này. V́ sao? V́ chỗ an trụ của “Thuyết An úy” là chỗ kinh này theo trụ vậy.

Lúc bấy giờ, ở thế gian có nhiều chúng sinh thấy nghe kinh Đại thừa sinh tâm phỉ báng, không sinh sợ hãi. V́ sao? V́ ở cõi đời có năm thứ trược ác th́ chánh pháp bị tổn giảm, có nhiều chúng sinh phỉ báng Đại thừa, như trong thôn bảy nhà chắc chắn có xuất hiện quỷ Trà-di-ni. Cũng giống như vậy, nơi kinh này lưu hành trong chúng bảy người chắc chắn có người phỉ báng.

Này Ca-diếp! Ví như người đồng giới, gặp nhau vui mừng, những người kia cũng vậy, ai nấy đều hủy giới. Ở trong chúng nói pháp, khi nghe kinh này, lại nh́n nhau cười cợt: “Kẻ nào là chúng sinh giới? Kẻ nào thường ngắm nhan sắc kia? Rồi suy nghĩ: “Kia là bạn ta lại thương xót nhau”. Nghĩ như vậy rồi, họ giữ tánh mà an trụ, giữ tánh mà ra đi. Như vị Trưởng giả Bà-la-môn sinh đứa con trai có tánh ác, cha mẹ răn dạy chẳng hề sửa đổi, bỏ nhà đi theo các bạn xấu, nghe theo những lời cầm thú cho là vui vẻ. Như vậy xoay vần cho đến nước khác, cấu kết được những kẻ cùng loại, cùng nhau làm những việc không đúng pháp. Đó gọi là đồng hành. Người không ưa kinh này cũng giống như vậy, thấy người khác đọc tụng, giảng nói trở lại chê cười. V́ sao? V́ lúc bấy giờ chúng sinh rất lười biếng, giữ giới lỏng lẻo, làm trở ngại chánh pháp, những người đồng hành kia theo nhau phỉ báng.

Ca-diếp bạch Phật:

–Than ôi, thật là thời buổi trược ác!

Đức Phật bảo Ca-diếp:

–Đến lúc th́ “Thuyết An úy” ấy sẽ như thế nào? Này Ca-diếp! Ví như ven thành ấp, ruộng gần đường đi bị mọi người, các giống voi, ngựa chiếm ăn. Khi ấy, chủ ruộng sai một người trông nom. Người trông nom chẳng siêng năng giữ ǵn. Người chủ lại tăng thêm hai, ba, bốn, năm... rồi mười, hai mươi... thậm chí cả trăm người. Nhưng người giữ càng nhiều th́ kẻ lấy càng đông. Sau cùng có một người nghĩ: “Thật ra kẻ giữ ǵn trông nom ấy không phải tất cả đều giữ ǵn, phải có phương tiện khéo léo mới khiến cho không còn bị xâm hại.” Rồi ông liền tự tay lấy lúa ruộng ban cho. Những người kia sinh tâm cảm động hổ thẹn, lúa ruộng được an toàn. Này Ca-diếp! Nếu có thể được phương tiện khéo léo như vậy th́ sau khi ta diệt độ kinh này sẽ được giữ ǵn.

Ca-diếp bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn! Con không hề có khả năng thu nhiếp những người ác ấy, con thà dùng hai vai gánh vác núi Tu-di đến trăm ngàn kiếp chứ không thể chịu đựng để cho bọn người ác kia phạm giới cấm, hủy diệt đạo pháp, phỉ báng chánh pháp, làm hoen ố đạo pháp, những điều ác, không đúng pháp như vậy. 

Bạch Thế Tôn! Con thà lệ thuộc kẻ khác làm kẻ nô bộc sai khiến chứ không thể chịu đựng nghe những điều ác, không đúng pháp như vậy của bọn người ác phạm giới, trái pháp, xa pháp, hoại pháp kia.

Bạch Thế Tôn! Con thà đầu đội quả đất, núi biển suốt trăm ngàn kiếp chứ không thể chịu đựng nghe những điều ác, không đúng pháp như vậy của bọn người ác phạm giới, diệt pháp, tự cao hủy kẻ khác kia.

Bạch Thế Tôn! Con thà luôn luôn chịu thân đui điếc, câm ngọng chứ không thể chịu đựng nghe những âm thanh ác, không đúng pháp như vậy của bọn người ác hủy phạm tịnh giới, v́ lợi xuất gia thọ nhận của tín thí.

Bạch Thế Tôn! Con thà xả thân, chóng nhập Niết-bàn chứ không thể chịu nhịn nghe những âm thanh ác, không đúng pháp như vậy của bọn người ác hủy phạm tịnh giới, rêu rao tu hành mà thân làm những điều tà vạy, miệng nói lời hư dối kia.

Đức Phật bảo Ca-diếp:

–Ông nhập Niết-bàn, ấy là Niết-bàn Thanh văn không phải là rốt ráo.

Ca-diếp bạch Phật:

–Nếu nhập Niết-bàn của Thanh văn, Duyên giác không phải là rốt ráo, th́ bạch Thế Tôn! V́ sao nói có ba thừa: Thanh văn thừa, Bích-chi-phật thừa và Phật thừa.

Bạch Thế Tôn! Sao đã vào Niết-bàn rồi lại còn vào Niết-bàn nữa?

Đức Phật bảo Ca-diếp:

–Bậc Thanh văn cho Thanh văn vào Niết-bàn nhưng vào Niết-bàn chẳng phải là rốt ráo. Bích-chi-phật cho Bích-chi-phật nhập Niết-bàn nhưng nhập Niết-bàn chẳng phải là rốt ráo. Cho đến khi được tất cả các thứ công đức, được tất cả các thứ trí tuệ Đại thừa vào Niết-bàn, sau đó mới rốt ráo, không còn rốt ráo nào khác.

Ca-diếp bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn! Nghĩa ấy ra sao?

Phật bảo Ca-diếp:

–Ví như từ sữa lấy ra được bơ, từ bơ lấy ra được tô sống, từ tô sống lấy ra được tô chín, từ tô chín lấy ra được đề hồ. Kẻ phàm phu tà kiến như sữa mới sinh, sữa máu lẫn lộn. Người thọ Tam quy giống như sữa thuần. Kẻ tin theo tu hành và Bồ-tát mới phát tâm trụ địa vị Giải hạnh giống như sữa đã thành bơ. Bảy hạng người học và Bồ-tát Thất địa trụ giống như bơ sinh tô. Bậc ý sinh thân A-la-hán, Bích-chi-phật được năng lực tự tại và bậc Bồ-tát cửu trụ, Thập trụ giống như tô chín. Như Lai Ứng Cúng Chánh Đẳng Chánh Giác giống như đề hồ.

Ca-diếp bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn! V́ sao Đức Như Lai nói có ba thừa?

Phật bảo Ca-diếp:

–Ví như người dẫn đường mạnh mẽ dẫn các người thân thuộc và nhiều người khác, từ chỗ ḿnh ở đến một địa phương khác mà phải đi qua vùng hoang vắng nguy hiểm bèn nghĩ: “Những người này mệt mỏi thiếu thốn sẽ sợ sệt mà lui về”; để giúp cho mọi người ngưng ngay ý ấy nên ở phía trước đường kia ông hóa ra một ngôi thành lớn. Từ xa ông dùng tay chỉ cho mọi người thấy và nói rằng đàng trước có ngôi thành lớn, hãy mau đến đó đi. Mọi người đều thấy dần dần đến gần ngôi thành kia. Họ đều nói với nhau rằng đó là chỗ nghỉ của chúng ta. Rồi họ liền cùng nhau vào thành nghỉ ngơi sung sướng. Họ mãi vui trong ấy chẳng muốn tiếp tục đi nữa.

Lúc bấy giờ, người dẫn đường bèn nghĩ: “Những người này mới được chút vui này đã cho là đủ. Họ yếu đuối, lười nhác, nghỉ ngơi, không muốn tiếp tục đi nữa.”

Lúc bấy giờ, người dẫn đường liền diệt ngôi thành hóa hiện ấy. Bọn người kia thấy thành đã bị diệt rồi bèn nói với người dẫn đường:

–Đây là ǵ? Là huyễn, là mộng hay là chân thật?

Người dẫn đường nghe thế liền bảo mọi người:

–Ngôi thành lớn vừa rồi v́ dừng nghỉ ngơi tạm nên ta hóa ra vậy thôi, còn có ngôi thành khác nữa, giờ đây nên tiếp tục đi nữa, phải mau đến đó để được an ổn vui sướng.

Mọi người đáp:

–Xin vâng, v́ sao lại ưa cái chỗ thấp hèn nhỏ nhoi này? Chúng tôi sẽ cùng nhau tiếp tục đi nữa để đến ngôi thành lớn an vui.

Người dẫn đường đáp:

–Hay lắm, hãy đi đi.

Họ liền cùng nhau tiến bước về phía trước. Người dẫn đường lại bảo mọi người:

–Ngôi thành lớn mà chúng ta phải đến đã hiện ra rồi. Các vị hãy quan sát ngôi thành lớn trước mặt kia hết mực giàu có an vui.

Họ đi dần đi về phía trước th́ thấy ngôi thành lớn kia. Lúc bấy giờ, người dẫn đường bảo mọi người:

–Các vị nên biết, đây là ngôi thành lớn.

Mọi người thấy xa xa một ngôi thành lớn, yên ổn vui sướng, tâm đầy vui mừng. Mọi người đều nh́n nhau sinh tâm ít có nghĩ:

“Thành này là thật là hay lại là hư dối?” Người dẫn đường đáp:

–Đây là ngôi thành chân thật, tất cả đều đặc biệt yên ổn giàu có an vui. Liền bảo mọi người vào thành và nói đây là ngôi thành lớn rốt ráo bậc nhất, qua chỗ này rồi không còn ngôi thành nào khác nữa.

Mọi người đều vào thành, liền sinh tâm ít có, lòng đầy vui mừng khen ngợi người dẫn đường kia:

–Lành thay, lành thay! Bậc Đại Trí, Đại Bi chân thật, dùng phương tiện thương xót cứu vớt chúng con.

Này Ca-diếp! Ông nên biết ngôi thành biến hóa đầu tiên kia chỉ cho trí tuệ thanh tịnh của hàng Thanh văn thừa, Duyên giác thừa. Còn cái trí tuệ Không, Vô tướng, Vô tác giải thoát là ngôi thành lớn chân thật, chính là Như Lai giải thoát. Cho nên Như Lai mở bày ba thừa, thị hiện hai Niết-bàn, lại giảng nói Nhất thừa.

Phật bảo Ca-diếp:

–Nếu có người nói không có kinh này th́ đó chẳng phải là đệ tử của ta và ta cũng chẳng phải là Thầy của người ấy.

Ca-diếp bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn! Các kinh Đại thừa nói nhiều về nghĩa Không.

Phật bảo Ca-diếp:

–Tất cả kinh nói về Không là còn có dư thừa, chỉ có kinh này là Vô thượng thuyết, chẳng còn dư thừa. Lại nữa, này Ca-diếp! Như vua Ba-tư-nặc thường vào tháng mười một lập hội đại thí. Trước tiên bố thí thức ăn cho ngạ quỷ, kẻ cô độc, người nghèo, tiếp đến bố thí cho Sa-môn, Bà-la-môn. Các món ngon đủ vị cứ theo sự ưa thích của mọi người. Các Đức Phật Thế Tôn cũng giống như vậy, v́ thuận theo các sở thích của chúng sinh mà giảng nói các thứ kinh pháp cho họ nghe. Như có chúng sinh lười biếng, phạm giới, chẳng siêng tu tập, bỏ diệu điển Như Lai tạng thường trụ, thích tu học các kinh nói về Không, hoặc theo câu chữ lời nói, hoặc thêm câu chữ khác. V́ sao? V́ người ấy nói như vầy: “Tất cả kinh Phật đều nói vô ngã.” Nhưng người ấy chẳng biết cái nghĩa “không vô ngã”. Người không có trí tuệ kia hướng về sự tận diệt hoàn toàn, nhưng thuyết “không, vô ngã” cũng là do Phật nói. V́ sao? V́ Niết-bàn vô lượng trần cấu các phiền não tạng, thường không tất cả câu Niết-bàn như vậy, kia thường trụ an lạc, đó là câu đại Bát-niết-bàn sở đắc của Phật.

Ca-diếp bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn! Sao gọi là xa ĺa đoạn, thường?

Phật bảo Ca-diếp:

–Cho đến chúng sinh sinh tử luân hồi, chẳng được tự tại. Vậy nên ta nói nghĩa vô ngã cho họ nghe. Nhưng sở đắc của chư Phật là Đại Bát-niết-bàn thường trụ an vui. Do nghĩa này nên phá hoại cái đoạn, thường kia.

Ca-diếp bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn! Như vậy là tái chuyển vô ngã thành ngã vĩnh cữu.

Phật bảo Ca-diếp:

–V́ phá ngã thế gian nên ta nói nghĩa vô ngã. Nếu không nói như vậy th́ làm sao khiến cho họ lãnh thọ giáo pháp của Đại sư. Phật nói vô ngã, các chúng sinh kia mới sinh ý tưởng lạ lùng là nghe điều chưa từng nghe, mới đến chỗ Phật. Sau đó, Phật dùng trăm ngàn nhân duyên khiến họ đến với Phật pháp. Đến với Phật pháp rồi lòng tin mới tăng trưởng, siêng tu, tinh tấn, khéo học pháp không. Sau đó ta mới giảng nói về thường trụ an lạc hữu sắc giải thoát cho họ nghe.

Lại nữa, có thuyết thế tục cho hữu là giải thoát. Để phá thuyết đó nên ta nói:

–Giải thoát đều là vô sở hữu. Nếu không nói như vậy th́ làm sao khiến họ lãnh thọ pháp Đại sư. Vậy nên ta dùng trăm ngàn nhân duyên nói giải thoát là diệt tận vô ngã. Sau đó ta lại thấy chúng sinh kia cho diệt rốt ráo diệt là giải thoát. Những người không có trí tuệ kia hướng về diệt tận, sau đó ta lại dùng trăm ngàn nhân duyên để nói giải thoát là hữu.

Ca-diếp bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn! Được giải thoát tự tại phải biết chúng sinh ắt là hữu thường. Ví như thấy khói biết chắc có lửa. Nếu có ngã chắc chắn có giải thoát. Nếu nói có ngã th́ là đã nói giải thoát hữu sắc. Chẳng phải thân kiến thế tục, cũng chẳng phải nói đoạn, thường.

Ca-diếp lại bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn! V́ sao Như Lai chẳng vào Niết-bàn mà thị hiện vào Niết-bàn? Chẳng sinh mà thị hiện sinh?

Phật bảo Ca-diếp:

–Để phá cái tư tưởng chấp thường của chúng sinh nên Như Lai chẳng vào Niết-bàn mà thị hiện Niết-bàn, chẳng sinh mà thị hiện sinh. V́ sao? V́ chúng sinh cho là Phật mà còn có chết đi, chẳng được tự tại, huống ǵ là chúng ta còn ngã và ngã sở. Ví như có vị vua bị nước bên cạnh bắt được, trói buộc kềm kẹp, nghĩ rằng: “Nay ta còn là vua là chúa chăng? Nay ta chẳng phải là vua, chẳng phải là chúa. V́ sao đến nỗi chịu các khổ nạn như vậy? Do ta buông lung vậy.” Cũng giống như vậy, chúng sinh sinh tử luân hồi, ngã chẳng tự tại. V́ chẳng tự tại nên ta nói nghĩa vô ngã. Ví như có người bị cướp rượt, vung đao muốn hại, bèn nghĩ: “Bây giờ ta không có sức mạnh để thoát khỏi cái nạn chết này.” Do những tư tưởng không đúng về chúng sinh đã có đủ các thứ khổ, sinh, già, bệnh, chết nên họ nguyện làm Đế Thích, Phạm vương. Như Lai v́ phá cái tư tưởng đó nên thị hiện có chết. Như Lai là trời trong các trời, nếu nhập Niết-bàn đều tiêu diệt hết th́ thế gian lẽ ra phải diệt. Nếu không diệt th́ thường trụ an vui mà thường trụ an vui th́ chắc chắn có ngã, như có khói th́ chắc chắn có lửa. Nếu lại vô ngã mà còn có ngã th́ thế gian phải đầy khắp ‘thật hữu’ ‘ngã phi’, vô ngã cũng chẳng hoại. Nếu thật vô ngã th́ ngã chẳng thành.” Ca-diếp bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn! Hữu là ǵ?

Phật bảo Ca-diếp:

–Hữu chỉ cho hai mươi lăm cõi chúng sinh hạnh, phi hữu ấy là vật vô tư. Nếu phi hữu là chúng sinh th́ phải từ người khác đến, nếu vật hữu tư bị hoại th́ chúng sinh sẽ giảm. Nếu phi hữu là chúng sinh th́ chúng sinh phải đầy khắp v́ chúng sinh chẳng sinh chẳng hoại nên chẳng giảm chẳng đầy.

Ca-diếp bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn! Nếu có ngã th́ sao sinh ra các cấu trược phiền não kia?

Phật bảo Ca-diếp:

–Lành thay, lành thay! Nên đem câu hỏi này để hỏi Như Lai. Ví như người thợ vàng thấy tánh vàng kia bèn suy nghĩ rằng: “Tánh vàng này do đâu mà sinh ra chất bám bẩn. Nay phải t́m tòi cái nguồn gốc sinh ra chất bám bẩn.” Người kia có t́m ra được nguồn gốc chăng?

Ca-diếp bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn, không!

Phật bảo Ca-diếp:

–Nếu suốt đời suy nghĩ t́m tòi cái tướng nhân ban đầu cho đến được cái bản tế vô thỉ chăng nữa th́ đã chẳng được gốc cũng chẳng được vàng. Nếu bằng phương tiện khéo léo, siêng năng chẳng lười biếng, chùi đi chất bám bẩn của vàng kia th́ mới được vàng ròng.

Phật bảo Ca-diếp:

–Như vậy ngã sinh ra khách trần phiền não. Người muốn thấy ngã bèn nghĩ: “Nay phải t́m tòi ngã và gốc của chất bám bẩn. Người kia có t́m được gốc chăng?” Ca-diếp bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn, không!

Phật bảo Ca-diếp:

–Nếu họ siêng năng dùng phương tiện để chùi rửa chất bẩn phiền não th́ mới được ngã. Nghĩa là nghe được kinh này trong thâm tâm kính tin, ưa thích chẳng hoãn, chẳng gấp, dùng phương tiện khéo léo chuyên tinh ba nghiệp. Do cái nhân duyên này mới được ngã.

Ca-diếp lại bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn! Nếu có ngã th́ sao chẳng thấy?

Phật bảo Ca-diếp:

–Bây giờ ta sẽ nói ví dụ: Ví như người mới học, học câu năm chữ, giới hạn thành câu kệ, muốn biết nghĩa trước, sau đó mới học th́ có biết chăng? Hay phải học trước, sau đó mới biết. Người kia khéo học rồi sau đó thầy dạy, giới hạn thành nghĩa của câu, dẫn ví dụ để tŕnh bày th́ người kia có thể nghe nhận. Nhờ thầy mà được rõ giới hạn thành nghĩa của câu nên sẽ kính tin ưa thích.

Như vậy, nay ta v́ chúng sinh bị phiền não che lấp mà nói:

–Này thiện nam! Như Lai tạng như vậy, như vậy... họ liền muốn thấy th́ sẽ được thấy chăng?

Ca-diếp bạch:

–Bạch Thế Tôn, không!

Phật bảo Ca-diếp:

–Như họ chẳng biết giới hạn thành nghĩa của câu sẽ nhờ thầy mà tin như vậy. Này Ca-diếp phải biết! Như Lai là người có lời nói thành thật, dùng lời thành thật nói có chúng sinh, về sau ông sẽ biết, như người kia học đã thành. Nay sẽ v́ ông, ta lại nói ví dụ. Như thí dụ bốn loại chúng sinh giới bị ngăn che. Đó là màng da che mắt, mây dầy ẩn trăng, như người đào giếng, đèn sáng trong b́nh. Phải biết bốn nhân duyên có Phật tạng này. Tất cả chúng sinh đều có Phật tánh, có vô lượng tướng tốt trang nghiêm chiếu sáng. Do cái tánh đó cho nên tất cả chúng sinh đều được vào Niết-bàn. Như mắt bị màng che kia là bệnh có thể trị được, chưa gặp thầy thuốc th́ mắt kia thường tối tăm, đã gặp thầy thuốc rồi th́ chúng thấy được màu sắc.

Vô lượng phiền não tạng như thế là màng che Như Lai tánh. Cho đến khi chưa gặp chư Phật, Thanh văn, Duyên giác th́ chấp ngã, phi ngã, ngã sở là ngã. Nếu gặp chư Phật, Thanh văn, Duyên giác rồi mới biết được chân ngã.

Như trị lành bệnh th́ mắt được mở sáng. Màng che ấy là các phiền não. Mắt ấy là tánh Như Lai.

Như mây che mặt trăng, trăng chẳng trong sáng, các phiền não tạng che lấp tánh Như Lai, tánh chẳng trong sáng. Nếu ĺa tất cả mây phiền não che đậy th́ tánh Như Lai thanh tịnh như mặt trăng tròn.

Như người đào giếng nếu gặp đất khô th́ biết nước còn xa, nếu thấy đất ướt th́ biết nước gần kề. Nếu được nước rồi th́ đó là rốt ráo. Như vậy gặp được chư Phật, Thanh văn, Duyên giác tu tập thiện hạnh, đào đất phiền não được nước tánh Như Lai.

Như đèn sáng trong b́nh, ánh sáng ấy không lọt ra ngoài, đối với chúng sinh trở nên vô dụng. Nếu đập bể b́nh th́ ánh sáng kia chiếu khắp. Như vậy b́nh chứa các phiền não che đèn Như Lai tạng, tướng tốt trang nghiêm chẳng trong sáng, đối với chúng sinh trở nên vô dụng. Nếu ĺa tất cả các phiền não tạng th́ tánh Như Lai kia dứt hết phiền não, tướng tốt chiếu sáng, làm các Phật sự, như đập b́nh, đèn sáng th́ chúng sinh thọ dụng.

Như bốn thứ ví dụ nhân duyên này, nếu ngã có chúng sinh giới th́ phải biết tất cả chúng sinh đều cũng giống như vậy. Chúng sinh giới kia trong sáng vô biên.

Ca-diếp bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn! Nếu tất cả chúng sinh có Như Lai tạng một tánh, một thừa th́ v́ sao Như Lai nói có ba thừa: Thanh văn thừa, Duyên giác thừa và Phật thừa.

Đức Phật bảo Ca-diếp:

–Bây giờ ta sẽ nói ví dụ! Như có vị trưởng giả giàu có, chỉ có một đứa con trai. Người con đi theo người vú bị lạc mất ở chỗ đông người. Đến lúc gần chết, vị Trưởng giả nghĩ: “Ta chỉ có một đứa con đã bị lạc mất từ lâu, không còn đứa con nào khác, kể cả cha mẹ thân thuộc. Nếu một mai sau khi ta chết th́ tất cả của cải vua đều lấy đi hết.”

Trong lúc ông đang suy nghĩ th́ đứa con vốn thất lạc đi ăn xin đến ngay cửa nhà ấy mà nó chẳng biết là nhà của cha ḿnh. V́ sao? V́ thất lạc lúc còn nhỏ quá vậy. Người cha biết đó là con ḿnh mà chẳng dám nhận v́ sao? V́ sợ nó bỏ chạy nên cho nhiều của cải mà nói với nó:

–Ta vốn không có con cái, ngươi hãy làm con ta, đừng đi nơi khác.

Đứa con đáp:

–Tôi không thể ở đây. V́ sao? V́ ở đây thường khổ sở như bị trói buộc.

Trưởng giả nói:

–Ngươi muốn làm ǵ?

Người con lại đáp:

–Thà dọn dẹp đồ dơ uế, thả trâu, làm ruộng.

Ông trưởng giả nghĩ: “Đứa con này bạc phước, ta phải biết lúc, chiều theo ý nó.” Ông liền cho nó hốt dọn phân dơ.

Sau một thời gian lâu, đứa con kia thấy vị trưởng giả tự vui chơi năm thứ dục lạc nên tâm sinh vui sướng nghĩ: “Xin ông đại trưởng giả thương nhận ḿnh, cho nhiều của báu, nhận ta làm con.” Nghĩ vậy rồi nó chẳng siêng năng làm việc.

Vị trưởng giả thấy vậy bèn nghĩ: “Như vậy th́ chẳng bao lâu nữa chắc chắn nó sẽ làm con ta.”

Khi ấy, vị trưởng giả t́m đến nó nói với nó:

–Nay sao ngươi khởi tâm tưởng khác lạ, chẳng siêng năng làm việc.

Nó liền đáp:

–Ý nguyện muốn làm con nên sinh tâm như vậy.

Vị trưởng giả nói:

–Tốt lắm! Ta là cha ngươi, ngươi là con ta. Ta thật sự là cha ngươi nhưng ngươi chẳng biết. Các kho tàng ta có đều giao hết cho ngươi.

Rồi ở trước mọi người nói:

–Đây là đứa con của ta thất lạc lâu rồi, nay trở về nhà mà ḿnh không tự biết. Ta bảo làm con mà lại chẳng chịu. Hôm nay tự xin làm con ta.

Này Ca-diếp! Vị trưởng giả kia dùng phương tiện dẫn dụ ý chí đứa con thấp hèn. Trước tiên sai hắn quét dọn phân nhơ, sau đó mới giao của cải, ở trước mọi người ông nói: “Đây vốn là đứa con của ta thất lạc đã lâu, nay nó may mắn tự t́m t́m đến làm con ta.”

Này Ca-diếp! Cũng giống như vậy, người chẳng ưa một thừa th́ nói cho họ nghe ba thừa. V́ sao? V́ đây là Như Lai khéo dùng phương tiện. Các Thanh văn này đều là con ta, như người quét dọn phân nhơ nay mới tự biết.

Ca-diếp bạch Phật:

–Ôi lạ thay! Thanh văn thừa này sao quá thấp hèn, thật là con Phật mà chẳng biết cha.

Phật bảo Ca-diếp:

–Nên học như vậy. Nếu ông chẳng kham quở trách hủy mắng th́ nên ĺa bỏ. Về sau khi thuần thục rồi th́ ông sẽ biết.

Lại nữa, này Ca-diếp! Thanh văn và Đại thừa thường trái ngược nhau như thế tục với vô lậu, ngu si với thông minh.

Lại nữa, này Ca-diếp! Nếu kẻ hủy báng kinh này nên phải nhiếp hóa họ. V́ sao? V́ kẻ kia hủy báng nên khi xả thân phải đọa vào nơi đen tối vô biên. Thương xót bọn họ nên phải lập ra phương tiện, dùng pháp Đại thừa làm cho họ thành thục. Nếu người không thể trị được sẽ bị đọa địa ngục. Nếu có người tin th́ tự người tự sẽ tin. Còn các chúng sinh khác nên dùng nhiếp sự để nhiếp hóa cho họ giải thoát.

Lại nữa, này Ca-diếp! Nếu có sĩ phu lúc mới bị bệnh chẳng nên cho thuốc và các trị liệu khác. V́ sao? V́ chưa đến lúc. Cần phải đợi đúng lúc mới trị liệu được. Chẳng biết hai điều đó th́ là lang băm. Vậy nên bệnh thành thục mới trị liệu được. Nếu chưa thành thục th́ cần phải đợi đúng lúc. Cũng giống như vậy, chúng sinh hủy báng kinh này, khi lỗi lầm thành thục mới tự hối trách: “Ôi, khổ thay! Việc mà ta làm nay mới rõ biết.” Đến lúc này nên dùng nhiếp sự mà nhiếp hóa họ.

Lại nữa, này Ca-diếp! Như có sĩ phu đi qua một vùng hoang vắng rộng lớn, nghe bầy chim kêu vang th́ sĩ phu kia sợ hãi tiếng chim này, cho là có cướp bóc bèn đi qua đường khác. Đường ấy dẫn ông vào trong đầm trống, đến chỗ cọp, sói bị cọp ăn thịt. Cũng giống như vậy, này Ca-diếp! Trong đời đương lai Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni, Ưu-bà-tắc, Ưu-bà-di đối với tiếng hữu ngã, vô ngã, sợ tiếng hữu ngã mà vào “đại không đoạn kiến”, tu tập vô ngã. Đối với Như Lai tạng như thế là kinh điển sâu xa của chư Phật không sinh kính tín, ưa thích.

Lại nữa, này Ca-diếp! Những lời ông hỏi ta, v́ A-nan giảng nói, hễ có “hữu” th́ có khổ vui, không có “hữu” th́ không có khổ vui. Bây giờ ông hãy lắng nghe.

Này Ca-diếp! Như Lai chẳng phải hữu, chẳng phải chúng sinh, cũng chẳng hoại diệt.

Ca-diếp bạch Phật:

–Sao gọi là Thế Tôn?

Phật bảo Ca-diếp:

–Như dưới núi Tuyết có phát ra ánh sáng thanh tịnh, tánh quý báu của ngọc Ma-ni. Có người khéo biết tướng quý báu của ngọc Ma-ni th́ thấy tướng là biết ngay, liền lấy mang đi. Như cách luyện vàng, loại bỏ cặn dơ, bỏ chất bẩn được trong sạch, hễ để ở bất cứ chỗ nào, gốc bẩn cũng chẳng nhiễm ô. V́ sao? Ví như sĩ phu cầm đèn mà đi, hễ đến chỗ nào, th́ bóng tối đều xua tan, ánh đèn sáng tỏ. Ngọc báu Ma-ni kia cũng giống như vậy. Như luyện vàng ròng th́ chất nhơ bẩn chẳng làm nhiễm ô được, trăng sao chiếu soi th́ mưa nước sạch. Ánh sáng mặt trời chiếu soi liền sinh ra lửa.

Cũng giống như vậy, này Ca-diếp! Như Lai Ứng Cúng Chánh Đẳng Chánh Giác xuất hiện ở đời, ĺa hẳn tất cả sinh, già, bệnh, chết, phiền não tạp cấu, tất cả đều tiêu diệt, thường chiếu sáng rực rỡ như hạt châu sáng kia. Tất cả chẳng nhiễm ô như hoa sen trong sạch chẳng dính nước.

Lại nữa, này Ca-diếp! Thời của Như Lai như vậy, như vậy. Loại h́nh của Như Lai như vậy, như vậy. Như Lai sẽ xuất hiện ở thế gian, hễ Ngài ứng hiện nơi nào th́ thị hiện phàm thân, chẳng bị các thứ phàm phẩm thế gian của nơi sống kia làm nhiễm ô cấu bẩn, cũng lại chẳng thọ khổ vui của thế gian. Vui ấy là công đức năm thứ dục lạc của người, trời, đó chính là khổ. Chỉ có giải thoát mới là rốt ráo thường vui.

Ca-diếp bạch Phật:

–Lành thay, lành thay! Bạch Thế Tôn! Con tự suy nghĩ, nay mới xuất gia, thọ giới Cụ túc, được làm Tỳ-kheo, thành A-la-hán. Đối với Đức Như Lai con biết ân và báo đền ân đức, v́ ngày trước Như Lai đã chia cho con nửa chỗ ngồi, hôm nay lại còn ở trước bốn đại chúng, rót nước pháp Đại thừa vào đỉnh đầu của con.

Lúc bấy giờ, trong chúng có người giữ sắc tượng nghi thức của Tỳ-kheo, hoặc có người giữ sắc tượng nghi thức của Ưu-bà-tắc, hoặc có người giữ sắc tượng nghi thức chẳng phải Ưu-bà-tắc đổ nghiêng, cúi ngửa, tất cả đều là việc làm của ma.

Lúc ấy, Tôn giả A-nan bạch Phật:

–Bạch Đức Thế Tôn! Nay đại chúng này đã dứt bỏ phiền não, vững chắc chân thật, như một rừng Chiên-đàn ở trong chúng như thế người kia an trụ ra sao?

Đức Phật bảo A-nan hỏi Tôn giả Đại Ca-diếp. A-nan thưa:

–Lành thay, vâng con sẽ hỏi!

Rồi liền hỏi Tôn giả Ca-diếp:

–Ở trong chúng đây, người kia an trụ ra sao?

Ca-diếp đáp:

–Những người ngu si kia là quyến thuộc của ma, đã cùng với ma đến đây. Cho nên này A-nan! Trước đây tôi đã nói rằng không có khả năng sau khi Như Lai diệt độ, dùng phương tiện khéo léo để giữ ǵn chánh pháp, như khéo giữ ruộng vườn, cho nên trước tôi đã nói rằng thà gánh vác quả đất... nói rộng như trên.

Lúc bấy giờ, Đức Thế Tôn liền bảo tôi là sau khi Ngài diệt độ tôi phải chịu đựng giữ ǵn chánh pháp cho đến khi chánh pháp diệt tận. Bấy giờ, tôi bạch Phật rằng ḿnh có khả năng đảm nhận giữ ǵn chánh pháp trong bốn mươi năm th́ Đức Phật trách là sao tôi lười biếng không thể giữ ǵn chánh pháp cho đến khi chánh pháp diệt tận.

Đức Phật bảo Ca-diếp:

–Ông hãy đi t́m ma, nếu t́m được th́ có khả năng giữ ǵn chánh pháp.

Ca-diếp liền dùng mắt trời quan sát mà chẳng thấy. Đức Phật bảo:

–Như ở nước Xá-vệ có một dã nhân, con nó lạc mất trong đám đông người, t́m con chẳng được, nó mệt mỏi quay về. Này Ca-diếp! Dùng mắt trời, ở trong đại chúng t́m ma chẳng được cũng giống như vậy.

Ngài Ca-diếp liền bạch Phật:

–Con chẳng đủ sức t́m ác ma. Cũng như vậy, tám mươi vị đại Thanh văn đều nói rằng không có khả năng.

Đức Phật lại bảo năm trăm vị Bồ-tát như Tôn giả Hiền Hộ… trừ một vị Bồ-tát tên là Nhất Thiết Thế Gian Nhạo Kiến, t́m kiếm ác ma cũng chẳng t́m được.

Lúc bấy giờ, Đức Thế Tôn lại bảo Ca-diếp:

–Ông không có khả năng khi chánh pháp sắp diệt tận giữ ǵn chánh pháp trong hơn tám mươi năm. Các Bồ-tát ở phương Nam sẽ giữ ǵn được, ông phải ở trong chúng năm trăm vị Bồ-tát như Hiền Hộ… làm người đi t́m cuối cùng.

Ca-diếp đáp:

–Lành thay, con sẽ t́m!

Rồi t́m được Đồng tử Nhất Thiết Thế Gian Nhạo Kiến Ly-xa nên bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn! Đồng tử Nhất Thiết Thế Gian Nhạo Kiến Ly-xa chính là người ấy.

Phật bảo Ca-diếp:

–Ông hãy đến khuyến khích nhờ đồng tử ấy t́m kiếm ác ma.

Lúc bấy giờ, Tôn giả Ca-diếp liền cùng tám mươi các đại Thanh văn và năm trăm vị Bồ-tát như Hiền Hộ đều cùng khuyến khích Đồng tử Nhất Thiết Thế Gian Nhạo Kiến Ly-xa:

–Này đồng tử! Đức Thế Tôn nói rằng ông đủ sức t́m kiếm ác ma.

Lúc bấy giờ, đồng tử ở giữa đại chúng bạch Tôn giả Ca-diếp:

–Nay tôi có khả năng t́m kiếm ác ma. Nhưng có tám mươi vị Đại Thanh văn, năm trăm vị Đại Bồ-tát như Hiền Hộ… và Văn-thù-sư-lợi, Quán Thế Âm, Đắc Đại Thế dứt bỏ các đường ác, Bồ-tát Di-lặc,... v́ sao chẳng t́m mà bảo tôi t́m vậy? Phải bảo các vị ấy t́m trước sau đó mới đến tôi.

Ca-diếp nói:

–Hàng phục ác ma không có phước sao?

Đồng tử đáp:

–Này Ca-diếp! Tôn giả biết có phước th́ nên tự ḿnh làm đi, tôi không thể làm được.

Lúc bấy giờ, Ca-diếp bạch việc này lên Đức Phật. Đức Phật bảo Ca-diếp:

–Đồng tử này nói như thế nào?

Ca-diếp bạch Phật:

–Đồng tử nói rằng các vị Đại đức t́m trước, sau đó mới đến ḿnh, ḿnh là người tục, căn tánh lại thấp kém. Các vị Đại đức đó là tám mươi vị Thanh văn và năm trăm vị thượng thủ như ngài Hiền Hộ... Họ đều là bậc trên trước, sau đó mới đến ḿnh.

Khi ấy, các vị Thanh văn và Hiền Hộ... tất cả đều t́m kiếm nhưng đều không thể t́m được như dã nhân kia t́m con chẳng được, đều nói rằng chẳng có khả năng, rồi họ đứng sang một bên. Lúc bấy giờ, Đức Thế Tôn lại bảo Ca-diếp:

–Nay ông được nghe kinh Đại Pháp Cổ này, sau khi ta diệt độ trong vòng bốn mươi năm, ông phải khéo giữ ǵn chánh pháp như hiện nay. Ông hãy đánh trống đại pháp, thổi loa đại pháp, thiết lập đại pháp hội, xây dựng ngọn cờ đại pháp, sau đó Đồng tử Nhất Thiết Thế Gian Nhạo Kiến Ly-xa, khi chánh pháp sắp diệt tận sẽ dùng năm điều ràng buộc trói ác ma kia và quyến thuộc của chúng trong hơn tám năm như trói con thỏ nhỏ, rồi sẽ giảng nói kinh Đại Pháp Cổ. Ông sẽ đánh trống đại pháp, thổi loa đại pháp, thiết lập đại pháp hội, xây dựng ngọn cờ đại pháp.

Ca-diếp bạch Phật:

–Vào lúc nào?

Đức Phật bảo Ca-diếp:

–Vào lúc chánh pháp sắp diệt tận còn hơn tám mươi năm nữa.

Ca-diếp bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn! Con muốn thấy ác ma.

Phật bảo đồng tử:

–Hãy mau chỉ ác ma cho đại chúng thấy.

Bấy giờ, đồng tử chiêm ngưỡng Đức Thế Tôn rồi liền chỉ:

–Hãy xem ác ma này từ phương khác đến như các vị Bồ-tát mang dáng vẻ Tỳ-kheo, ngồi trong đại chúng, đại chúng đều thấy, hiện bị năm thứ trói buộc.

Ma nói với đồng tử:

–Ta đối với kinh này không còn làm trở ngại.

Ma nói như vậy ba lần.

Lúc bấy giờ, Đức Thế Tôn bảo chúng Bồ-tát như Đồng tử Nhất Thiết Thế Gian Nhạo Kiến Ly-xa...

–Ma-ha Ca-diếp đã có khả năng giữ ǵn Chánh pháp trong vòng bốn mươi năm sau khi ta diệt độ. Các vị ai là người cuối cùng có khả năng giữ ǵn Chánh pháp sau khi ta diệt độ.

Phật nói như vậy ba lần, không ai có khả năng.

Đức Phật bảo đại chúng:

–Các vị chớ khởi lên tư tưởng khinh ḿnh yếu kém. Trong chúng này của ta có nhiều đệ tử có khả năng giữ ǵn chánh pháp, giảng nói kinh này sau khi ta diệt độ. Trong năm trăm vị Bồ-tát, như Hiền Hộ… cuối cùng có một người, là Đồng tử Nhất Thiết Thế Gian Nhạo Kiến Ly-xa, sau khi ta diệt độ sẽ đánh trống đại pháp, thổi loa đại pháp, thiết lập đại pháp hội, xây dựng ngọn cờ đại pháp.

Lúc bấy giờ, đồng tử liền thả ác ma ra. Khi đó, các đại chúng nói với đồng tử:

–Ông đã được thọ ký.

Lúc bấy giờ, Đức Thế Tôn lại bảo Đại Ca-diếp:

–Nay Ca-diếp! Như người giữ ruộng, không phương tiện khéo léo, không có khả năng giữ ǵn kinh này. Nay đồng tử này nghe kinh này rồi, có khả năng đọc tụng, hiện tiền giữ ǵn, giảng nói cho người nghe, thường thị hiện làm thân phàm phu, trụ ở địa thứ bảy. Khi chánh pháp sắp diệt còn hơn tám mươi năm nữa, ở tại phương Nam, nước Văn-trà-la, thôn Đại-ba-lợi, bên bờ sông Thiện phương tiện, đồng tử sinh ra trong họ Ca-da-lê, sẽ làm Tỳ-kheo tŕ niệm danh hiệu ta. Như người canh giữ ruộng lúa có phương tiện khéo léo, đối với các thứ ngã mạn, tŕ trệ, biếng nhác ĺa tục xuất gia, dùng bốn Nhiếp pháp mà nhiếp hóa chúng ấy. Được kinh sâu này đọc tụng thông suốt khiến cho Tăng chúng thanh tịnh, xả bỏ những vật vốn bất tịnh đã thọ trước đây. Giảng kinh Đại Pháp Cổ cho họ nghe, lần thứ hai giảng nói kinh Đại Thừa Không cho họ nghe, lần thứ ba giảng nói kinh Chúng Sinh Giới Như Lai Thường Trụ Đại Pháp Cổ cho họ nghe. Ông đánh trống đại pháp, thổi loa đại pháp, thiết lập đại pháp hội, xây dựng ngọn cờ đại pháp. Ông sẽ ở trước ta mặc giáp thệ nguyện rộng lớn, suốt trăm năm tuổi thọ thường rải mưa pháp, giảng nói kinh này. Sau trăm năm th́ thị hiện năng lực thần thông rộng lớn mà vào Niết-bàn.

Đức Phật Thích-ca Mâu-ni nói lời ký như vậy, những người đến đây hôm nay đều phải cung kính chiêm ngưỡng lễ bái. Đức Phật lại nói tiếp:

–Như vậy Như Lai thường trụ an lạc. Các nhân giả hãy quán sát chân thật thường lạc như ta đã nói.

Lúc bấy giờ, trên không trung chư Phật mười phương đều hiện thân nói như vầy:

–Đúng vậy, đúng vậy, như lời Thế Tôn nói! Tất cả đều phải kính tin lời nói khéo léo ấy.

Ca-diếp bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn! Bồ-tát phải thành tựu bao nhiêu công đức mới thấy được Pháp thân Như Lai thường trụ bất hoại, khi sắp qua đời hiện năng lực thần thông rộng lớn?

Đức Phật bảo Ca-diếp:

–Nếu Bồ-tát ma-ha-tát thành tựu được tám công đức th́ hiện tiền thấy được Pháp thân Như Lai thường trụ bất hoại. Tám công đức ấy:

1.     Giảng nói kinh sâu này tâm không lười biếng.

2.     Giảng nói thuyết “Tam thừa tam chủng” kia chẳng biết mỏi mệt.

3.     Không bao giờ ĺa bỏ người đáng hóa độ.

4.     Nếu Tăng bị hủy hoại th́ làm cho hòa hợp thành một vị.

5.     Không bao giờ gần gũi Tỳ-kheo-ni, người nữ, huỳnh môn.

6.     Không gần gũi quốc vương và người có thế lực lớn.

7.     Thường ưa thích thiền định.

8.     Suy nghĩ quan sát bất tịnh vô ngã. Đó là thành tựu tám thứ công đức.

Lại có bốn việc, bốn việc ấy:

1.     Có khả năng giữ ǵn chánh pháp.

2.     Thường tự vui mừng “Lành thay! Vui sướng với việc lành to lớn mà ta đã làm.”

3.     Tự quy y, nghĩ: “Ta được lợi ích tốt lành”.

4.     Đối với Như Lai thường trụ, quyết định không nghi ngờ, ngày đêm thường nhớ nghĩ công đức của Như Lai. Do cái nhân duyên này hiện tiền được thấy Pháp thân thường trụ, hiện năng lực thần thông rộng lớn sau đó mới mạng chung.

Này Ca-diếp! Các thiện nam, thiện nữ như thế tùy theo chỗ đã ở, thành ấp xóm làng, ta v́ những người ấy thị hiện Pháp thân mà nói lời này: “Này thiện nam, thiện nữ! Như Lai thường trụ. Từ hôm nay các vị nên thường thọ tŕ đọc tụng kinh này, giải thích cho người khác nghe.”

Rồi Đức Phật nói:

–Phải biết Như Lai thường trụ an vui, chánh tâm hy vọng chớ làm những điều tà vạy, phải biết Thế Tôn thường trụ như thế, người có hy vọng thanh tịnh, ta sẽ hiện thân.

Này Đại Ca-diếp! Nên tin tưởng, nên quán xét. Nếu chẳng tu hành theo pháp như vậy th́ do đâu mà thấy được ta? Làm sao có thể thị hiện được thần thông?

Như ta v́ Thanh văn thừa mà nói nếu Tỳ-kheo xả bỏ được một pháp th́ ta bảo nhận cho họ chứng được quả A-na-hàm. Cái gọi là công đức mà người ấy thực hành thành tựu cũng giống như vậy. Như ta trước có nói Tỳ-kheo giữ giới th́ suốt đời được Thiên thần thường theo cúng dường, thờ phụngï. Vậy nên các ông chớ tham lợi dưỡng, nên phải nhàm ĺa trụ trong Thân niệm xứ.

Lại nữa, này Ca-diếp! Tỳ-kheo tŕ niệm danh hiệu ta thường khiến cho chúng Tăng thanh tịnh.

Ca-diếp bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn! Đây gọi là ǵ?

Phật bảo Ca-diếp:

–Khi thực hành nhiếp thủ th́ đầy đủ những việc phạm giới, tham ô, như phương tiện khéo léo kia giữ ǵn bốn Nhiếp pháp. Năm trăm Bồ-tát như Hiền Hộ... trước chẳng có khả năng, nay họ do dự nên không có khả năng. Sau khi ta diệt độ việc giữ ǵn chánh pháp sau này cùng khi Tỳ-kheo tŕ niệm danh hiệu ta thực hành bốn Nhiếp pháp để nhiếp hóa các Tỳ-kheo buông lung, biếng nhác th́ phải tu tập, gần gũi, cúng dường kinh này, giữ ǵn những tin tức về phiền não, như cách nuôi trâu, khi biết có thể hàng phục, th́ mới điều phục. Nếu nhiếp lấy điều phục mà chẳng sửa đổi th́ phải bỏ đi, chớ để cho mũi tên độc gây thương tổn cho điều lành thanh tịnh. Tỳ-kheo thực hành bốn Nhiếp pháp kia lại nghĩ: “Chớ làm cho Tỳ-kheo tịnh hạnh nhân đó mà phạm giới. Bọn kia nói chẳng phải pháp, làm những việc ác th́ chẳng nên cung kính cùng nhóm họp pháp hội làm các việc.” Tăng như Bố-tát, Tự tứ, Yết-ma đều chẳng nên cùng làm. Như vị vua diệt kẻ địch kia cũng giống như vậy. Dùng phương tiện như thế để điều phục người ấy rồi th́ trong trăm năm thường rưới mưa pháp. Đánh trống đại pháp, thổi loa đại pháp, thiết lập đại pháp hội, xây dựng ngọn cờ đại pháp, thị hiện năng lực thần thông rộng lớn, mạng chung Niết-bàn. Đã qua một ngàn Đức Phật, sáu mươi hai kiếp, trải qua trăm ngàn Duyên giác và sau khi tám Đức Như Lai nhập Niết-bàn mới thành Phật đạo, danh hiệu Trí Tích Quang Minh Như Lai Ứng Cúng Đẳng Chánh Giác. Khi ấy, vị Tỳ-kheo tŕ niệm danh hiệu ta là Đồng tử Nhất Thiết Thế Gian Nhạo Kiến Ly-xa, sẽ ở cõi này thành Đẳng chánh giác.

Này Ca-diếp phải biết! Đạo Vô thượng Bồ-đề thật là khó được. Này Ca-diếp! Đã là người phàm có thể được chăng?

Ca-diếp bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn, không được vậy!

Phật bảo Ca-diếp:

–Một cõi Phật có một Đức Phật làm việc Phật. Cõi Phật thứ hai, thứ ba cũng giống như vậy. Như trong một hạt cải có nhiều thế giới, tới lui qua lại mà không tự biết. Ai giữ đi lại? Ai an ta đây? Tùy chỗ nên biết, tùy thuận mà làm. Như vậy hoặc có người biết ta, hoặc có người chẳng biết ta; thế giới này trong núi Kỳ-xà-quật có Đức Phật Thích-ca Mâu-ni, tức là trong đó có Phật A-dật-đa. Ở thế giới này hoặc thấy kiếp thiêu hoặc thấy nói pháp. Điều đặc biệt lạ lùng như vậy rất là ít có.

Lại có những điều tối thượng đặc biệt ǵ? Gọi là Đồng tử Nhất Thiết Thế Gian Nhạo Kiến chẳng sinh ra ở nhà phàm tục v́ người sinh ra vị ấy đều là Bồ-tát.

Này Ca-diếp phải biết! Người cúng dường, cung cấp kia thảy đều vui mừng, bà con thương yêu nhớ nghĩ, đều nói: “Trong dòng họ ta sinh ra được người như vậy. Tất cả những người này đều chịu sự sai khiến của ta.”

Này Ca-diếp nên biết! Vị Đại Bồ-tát kia nếu bốn chúng khác làm quyến thuộc, đều nghe nói kinh Đại Pháp Cổ này th́ tất cả đều được đạo Vô thượng Bồ-đề.

Này Ca-diếp! Thuở xưa, cách nay rất lâu xa, tại thành Tỳ-xá-ly ta làm vua Chuyển luân tên là Nan-đề-tư-na. Lúc bấy giờ, thành Tỳxá-ly như tứ thiên hạ cõi Diêm-phù-đề, như thế giới Nhẫn. Các thiên hạ khác cũng giống như vậy. Cứ như vậy tam thiên đại thiên thế giới, tuổi thọ của ta khi ấy dài lâu không thể suy nghĩ bàn luận. Ta làm vua Chuyển luân thánh vương như vậy, thực hành a-tăng-kỳ việc bố thí thù thắng và các công đức, giữ giới thanh tịnh, tu các hạnh lành, tập hợp vô lượng phước đức như vậy. Nếu có thiện nam, thiện nữ nghe giảng nói kinh Nhất Thừa Đại Pháp Cổ bèn cười đùa mà đến, nghe, dù cho chỉ một niệm thôi th́ cũng được công đức hơn cả phước nghiệp của ta trước kia, không thể, ghi chép, đo lường, thí dụ, tính kể. Như có vua thần chú tên là Diễm Chiêu, tụng chú này một biến được che chở giữ ǵn bốn tháng.

Này Ca-diếp phải biết! Thế lực phàm chú của thế gian mà còn như vậy huống chi một lần đọc kinh Đại Pháp Cổ mà năng lực không thể che chở trọn đời hay sao. Vậy nên có người cúng dường kinh này th́ các chúng sinh này v́ đạo Vô thượng Bồ-đề đã tạo cái nhân quyết định, cho đến Bồ-đề rốt ráo chẳng ĺa kinh này.

Khi ấy, các đại chúng đồng thanh nói:

–Lành thay, lành thay, rất kỳ lạ, bạch Thế Tôn! Nay Đồng tử này sẽ là Tỳ-kheo tŕ niệm danh hiệu Phật. Nếu ông nhập Niết-bàn th́ thần cây cỏ rừng Kỳ hoàn không chỗ nương cậy. V́ sao? V́ ông ấy từ phương Nam đến chỗ Đức Phật mà vào Niết-bàn.

Đức Phật bảo đại chúng:

–Ông ấy cũng chẳng đến đây, ta tự đến chỗ ông ấy. Thị hiện thân kia, trước để lại kinh này, sau đó mới đến. V́ sao? V́ nếu kinh này chẳng đến trong tay ông ấy th́ ông ấy sẽ sinh tâm thoái chuyển. Nếu chỗ ấy có chúng sinh nên điều phục th́ ta cùng đại chúng đến trụ trước vị ấy, vị ấy thấy ta rồi sẽ trở về, đến đón rước vị ấy rồi bèn vào Niết-bàn. Tùy theo chỗ mong muốn hóa độ chúng sinh mà vào Niết-bàn.

Lúc bấy giờ, con trai trời Đế Thích tên là A-tỳ-mạn-nhu sẽ nương thần thông mà đến cõi này. Người kia tuy trẻ thơ nhưng chân tâm thanh tịnh kính tin ưa thích Đại thừa. Chỉ riêng một người không có ai bằng, ở trong các trời, người thọ tŕ kinh điển Đại thừa sâu xa này. Cho nên người ấy giảng nói cái nhân giải thoát, được Đức Phật thọ ký. Khi ấy, đại chúng đồng thanh nói kệ:

Lạ thay Nhất thiết

Thế gian nhạo kiến

Hiện dáng Tỳ-kheo

Đánh trống đại pháp

Giữ ǵn Phật pháp

Khiến ở đời lâu

Sau khi Niết-bàn

Thế gian trống rỗng

Vị ấy diệt độ

Không ai sánh bằng

Tỳ-kheo như vậy

Thế gian ít khó

V́ người thế gian

Nói đạo rốt ráo.

Lúc bấy giờ, Tôn giả Ca-diếp, Tôn giả A-nan, Bồ-tát Hiền Hộ... vô lượng đại chúng nghe lời Phật nói, vui mừng thực hành.

KINH ĐẠI PHÁP CỔ


-

TRANG CHỦ*--KINH ĐIỂN*--ĐẠI TẠNG KINH*--THẦN CHÚ*--HÌNH ẢNH*--中文*--ENGLISH

Uploaded / Updated on 2020-01-19

 

google-site-verification=Iz-GZ95MYH-GJvh3OcJbtL1jFXP5nYmuItnb9Q24Bk0