佛山* Buddha Mountain * Phật Sơn

Calgary Alberta Canada

[中文ENGLISH]

[ TRANG CHỦ KINH ĐIỂN | ĐẠI TẠNG KINH | THẦN CHÚ | HÌNH ẢNH | LIÊN LẠC ]

KINH QUANG TÁN

Hán dịch: Đời Tây Tấn, Tam tạng Pháp sư Trúc Pháp Hộ.

QUYỂN 8

Phẩm 19: SỞ NHÂN XUẤT DIẾN

Đức Phật bảo Tu-bồ-đề:

–Như lời ông hỏi, thừa phát xuất từ đâu? Thừa trụ nơi nào? Ai là người thành tựu thừa?

Từ ba cõi sinh, trụ trí Nhất thiết. Nếu có cái vốn không sinh thì không có khởi thủy sẽ sinh. Vì sao? Vì Đại thừa, trí Nhất thiết, hai pháp này là pháp không hợp cũng không tan, không sắc, không thấy, không có thủ, xả, chỉ có một tướng tức là vô tướng. Vì sao? Vì pháp vô tướng ấy không chỗ xuất sinh, pháp có sinh là muốn làm cho pháp giới xuất sinh. Pháp vô tướng đó mà có sinh là muốn làm cho cái vốn không xuất sinh. Pháp vô tướng ấy không sinh mà muốn làm cho sinh tức là muốn khiếncho chân bản tế sinh. Nếu muốn khiếncho pháp vô tướng xuất sinh tức khiếncho pháp giới chẳng thể nghĩ bàn xuất sinh, muốn khiếncho pháp vô tướng sinh tức là muốn khiếncho sự chuyên tinh tu hành xuất sinh. Muốn khiếncho pháp vô tướng sinh tức là muốn khiếncho “đoạn giới” xuất sinh.

Này Tu-bồ-đề! Nói tóm lại, tức là muốn khiếncho “Ly dục giới” sinh. Muốn khiếncho pháp vô tướng sinh tức là muốn khiếncho “Diệt độ giới” sinh.

Này Tu-bồ-đề! Đó là muốn khiếncho pháp không tịch nhiên không xuất sinh. Nếu muốn khiếncho pháp vô tướng của sắc, thọ, tưởng, hành, thức xuất sinh tức là muốn khiếncho pháp hữu tướng xuất sinh. Vì sao? Vì sắc tức là không, từ ba cõi sinh, trụ ở trí Nhất thiết. Thọ, tưởng, hành, thức cũng không có tức là rỗng không, từ ba cõi sinh, trụ trí Nhất thiết, tức là không chỗ trụ. Vì sao? Vì nếu hiểu sắc tức là không, hiểu thọ, tưởng, hành, thức tức là không, nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý cũng là không là muốn khiếncho xuất sinh thì tức là muốn khiếncho hư không xuất sinh. Nhãn sắc thức, nhĩ thanh thức, tỷ hương thức, thiệt vị thức, thân xúc thức, ý pháp thức, mười tám loại nhân duyên vừa nêu đó tức là không, không muốn khiếncho xuất sinh tức là muốn khiếncho pháp vô tướng sinh. Vì sao? Này Tu-bồ-đề! Vì cái mà mắt trông thấy đều là không, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý cũng như vậy đều là không.

Này Tu-bồ-đề! Ba cõi là không, cái mà mắt trông thấy cũng là không, từ ba cõi sinh, trụ trí Nhất thiết tức không chỗ trụ. Sáu tình cũng không, từ ba cõi sinh, trụ trí Nhất thiết tức không chỗ trụ. Sự thọ nhận và tạo tác của sáu tình đều là không, không có tướng, nếu muốn khiếncho sinh tức là muốn khiếncho mộng huyễn xuất sinh. Vì sao? Vì mộng huyễn, trăng dưới nước, cây chuối, cảnh ảo, tiếng vang trong núi sâu thảy đều tự nhiên. Việc tự nhiên là sự giáo hóa của Như Lai. Ba cõi tự nhiên tức là không có chỗ sinh, trí Nhất thiết thì không chỗ trụ. Vì sao? Này Tu-bồ-đề, như mộng tự nhiên thì không sở hữu. Việc huyễn hóa cũng là Như thế.

Này Tu-bồ-đề! Nếu muốn Thí ba-la-mật, Giới ba-la-mật, Nhẫn ba-la-mật, Tinh tấn ba-la-mật, Thiền ba-la-mật, Bát-nhã ba-la-mật xuất sinh tức là muốn khiếncho pháp vô tướng xuất sinh. Vì sao? Này Tu-bồ-đề! Vì sáu pháp Ba-la-mật đều tự nhiên, từ ba cõi sinh, trí Nhất thiết không chỗ trụ. Vì sao? Này Tu-bồ-đề! Vì sáu pháp Ba-la-mật tức là tự nhiên. Cái tự nhiên ấy tức là không. Nếu muốn khiếncho pháp vô tướng sinh tức là muốn khiếncho pháp nội không, pháp ngoại không, pháp không hữu, pháp không vô, pháp không gần, pháp không xa, pháp không chân thật xuất sinh. Vì sao? Này Tu-bồ-đề! Vì bảy pháp không ấy tức là tự nhiên. Vì tự nhiên nên từ ba cõi sinh, trí Nhất thiết thì không chỗ trụ. Vì sao? Này Tu-bồ-đề! Vì bảy pháp không là tự nhiên cho nên gọi là không, vì không là không.

Này Tu-bồ-đề! Nếu muốn khiếncho pháp vô tướng sinh tức là muốn khiếncho bốn Ý chỉ, bốn Ý đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy Giác ý, tám Thánh đạo. Vì sao? Vì đều là tự nhiên không, do ba cõi sinh, trí Nhất thiết không chỗ trụ.

Này Tu-bồ-đề! Nếu muốn khiếncho ba mươi bảy phẩm xuất sinh tức là muốn khiếncho pháp vô tướng sinh. Vì sao? Này Tu-bồ-đề! Vì ba mươi bảy phẩm tức là tự nhiên, chẳng sinh từ ba cõi, trí Nhất thiết thì không chỗ trụ. Vì sao? Vì ba mươi bảy phẩm là tự nhiên không, vì rỗng không cho nên gọi là không.

Này Tu-bồ-đề! Nếu muốn khiếncho mười Lực, bốn Vô sở úy, bốn Phân biệt biện, mười tám pháp Bất cộng của chư Phật đều là tự nhiên không, vì không cho nên gọi là không. Nếu muốn khiếncho Tu-đà-hoàn, Tư-đà-hàm, A-na-hàm, A-la-hán, Bích-chi-phật, cho đến Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác sinh tức là muốn khiếncho pháp vô tướng sinh. Vì sao? Này Tu-bồ-đề! Vì ba thừa ấy lại cũng tự nhiên, chẳng xuất ra từ ba cõi, trí Nhất thiết thì không chỗ trụ. Vì sao? Vì A-la-hán tức là tự nhiên, vì tự nhiên cho nên không, nên gọi là không. Như Lai tức là tự nhiên, vì tự nhiên cho nên rỗng không, nên gọi là không.

Này Tu-bồ-đề! Nếu muốn khiếncho danh hiệu sinh tức là muốn khiếncho pháp vô tướng sinh; Không, Vô tướng, Vô nguyện cũng giống Như thế. Nếu muốn khiếncho nhân duyên, ngôn từ sinh tức là muốn khiếncho pháp vô tướng sinh. Vì sao? Này Tu-bồ-đề! Cái danh hiệu ấy là không, chẳng sinh từ ba cõi, trí Nhất thiết không có chỗ trụ. Vì sao? Vì danh hiệu là rỗng không, vì danh hiệu là rỗng không cho nên gọi là không. Nhân duyên ngôn từ, các xứ sở đều là không, các pháp xứ rỗng không cho nên gọi là không. Nếu muốn khiếncho không chỗ sinh tức là muốn khiếncho pháp vô tướng sinh. Vì sao? Vì pháp vô tướng là không, không có xứ sở, xứ sở là không cho nên gọi là không. Nếu muốn khiếncho không diệt, không tưởng, không trần, không sân, không sở hữu sinh tức là muốn khiếncho pháp vô tướng sinh. Vì sao? Vì các pháp này là không, vì không cho nên gọi là không. Danh hiệu, nhân duyên, ngôn từ, xứ sở, ba mươi bảy phẩm, mười Lực, bốn Vô sở úy, bốn Phân biệt biện, mười tám pháp Bất cộng của chư Phật cũng giống Như thế.

Này Tu-bồ-đề! Vì vậy cho nên, Đại thừa từ ba cõi sinh là không chỗ sinh, sinh trí Nhất thiết, sinh cũng không chỗ sinh, không có chỗ động.

Lại như Tu-bồ-đề hỏi, trụ ở nơi nào? Tâm không chỗ trụ, thừa không có chỗ. Vì sao? Vì không chỗ trụ. Tất cả các pháp cũng không chỗ trụ.

Lại nữa, này Tu-bồ-đề! Chỗ trụ của thừa là trụ không chỗ trụ. Pháp giới ấy cũng không chỗ trụ, trụ không chỗ trụ. Thừa cũng Như thế, trụ không chỗ trụ. Như trên, hư không không chỗ chuyển đổi, thừa cũng Như thế, trụ không chỗ trụ. Lại nữa, ví như vô sinh trụ không chỗ trụ, thừa cũng như vậy, trụ không chỗ trụ. Ví như không diệt, không trần, không sân và không sở hữu, trụ không chỗ trụ, thừa cũng như vậy, trụ không chỗ trụ. Vì sao? Vì pháp giới tự nhiên, trụ không chỗ trụ. Vì sao? Pháp giới tự nhiên, vì tự nhiên nên tự nhiên là không và cùng bảy không đều không sở hữu, tự nhiên là không, không không có sở hữu cho nên gọi là không.

Này Tu-bồ-đề! Vì vậy, thừa không chỗ trụ, trụ không chỗ trụ nên không động chuyển. Tu-bồ-đề hỏi là trụ từ chỗ nào để thành tựu thừa? Thừa không chỗ sinh. Vì sao? Vì không có cái từ trong sinh ra, không có cái đầu mối sinh ra. Tất cả các pháp đều không sở hữu, vì vậy nên không có. Tất cả các pháp cũng như thế thì có pháp nào sẽ sinh. Vì sao? Vì ngã, nhân, thọ mạng cũng giống Như thế, cũng không có như, cũng không sở kiến, cũng không sở đắc, xưa nay thanh tịnh. Vì vậy ngã, nhân, thọ mạng, như, kiến, pháp giới đều chẳng thể nắm bắt được, xưa nay đều không. Vì vậy, Như Lai cũng chẳng thể nắm bắt được. Cái bản tế ấy, cũng chẳng thể nắm bắt được, xưa nay đều thanh tịnh. Vì vậy, các cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn, đều chẳng thể nắm bắt được, xưa nay đều thanh tịnh. Vì vậy, ấm, chủng, các nhập đều chẳng thể nắm bắt được, xưa nay đều thanh tịnh. Sáu pháp Ba-la-mật đều chẳng thể nắm bắt được, xưa nay đều thanh tịnh. Vì vậy, bảy không cũng chẳng thể nắm bắt được, xưa nay đều thanh tịnh. Ý chỉ, Ý đoạn, Thần túc, Căn, Lực, bảy Giác ý, tám Thánh đạo, ba mươi bảy phẩm, mười Lực, bốn Vô sở úy, bốn Phân biệt biện, mười tám pháp Bất cộng của chư Phật, cũng chẳng thể nắm bắt được, xưa nay đều thanh tịnh. Tu-đà-hoàn, Tư-đà-hàm, A-na-hàm, A-la-hán, Bích-chi-phật cho đến Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác, đều chẳng thể nắm bắt được, xưa nay đều thanh tịnh. Pháp ba thừa, trí Nhất thiết, chẳng thể nắm bắt được, xưa nay đều thanh tịnh. Cái không có sinh đó chẳng thể nắm bắt được, xưa nay đều thanh tịnh. Không diệt, không trần, không sân, không tranh, các cái không sở hữu và các sở hữu, đều chẳng thể nắm bắt được, xưa nay đều thanh tịnh. Các việc quá khứ, vị lai, hiện tại, sự qua lại, chỗ ở, chỗ dừng, chỗ sinh, đều chẳng thể nắm bắt được, xưa nay đều thanh tịnh. Sự tăng thêm, sự tổn giảm, đều chẳng thể nắm bắt được, xưa nay đều thanh tịnh. Ai là người sẽ đạt được cái chẳng thể nắm bắt? Cái pháp giới ấy cũng chẳng thể đạt được, không có ai đạt được. Vì sao? Vì muốn đạt được pháp giới thì cũng chẳng thể nắm bắt được. Nếu cầu A-la-hán, Bích-chi-phật, Như Lai mà muốn đắc pháp này thì đều chẳng thể nắm bắt được. Nếu có người muốn đắc ba mươi bảy phẩm, mười Lực, bốn Vô sở úy, bốn Phân biệt biện, mười tám pháp Bất cộng của chư Phật thì cũng chẳng thể nắm bắt được, không ai có thể đạt được. Nếu có người muốn đạt được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác đều chẳng thể nắm bắt được; bản tế đều không, chẳng thể nắm bắt được. Sáu pháp Ba-la-mật và bảy Không cũng lại Như thế, đều chẳng thể nắm bắt được. Hễ không chỗ sinh thì cũng không chỗ diệt; không trần, không sân, không sở hữu, đều chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì quán sát một cách chân chánh thì đều không sở hữu, đều chẳng thể nắm bắt được. Ai muốn đạt được trụ thứ nhất thì cũng chẳng có thể nắm bắt được, cho đến trụ thứ mười cũng chẳng thể nắm bắt được, xưa nay thanh tịnh. Chỗ nào có trụ thứ nhất? Nếu ai thanh tịnh quán sát và thị hiện địa chủng tánh Bát đẳng là địa Sở hữu, địa Ly dục, địa Sở tác biện, địa Bích-chi-phật, địa đạo Bồ-tát, địa Chánh đẳng giác và địa Đệ nhất thì đều chẳng thể nắm bắt được. Bảy pháp không ấy, chẳng thể nắm bắt được. Xét pháp nội không cho đến mười trụ đều chẳng thể nắm bắt được. Bảy không, mười trụ đều không sở hữu, đều chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Này Tu-bồ-đề, trụ thứ nhất ấy chỉ có danh tự mà thôi, thì chẳng thể nắm bắt được. Cho đến trụ thứ mười cũng giống Như thế, giả sử có sở đắc thì cũng chẳng thể nắm bắt được, xưa nay thanh tịnh. Vì chúng sinh nên giảng thuyết pháp nội không chẳng thể nắm bắt được; tất cả chúng sinh cũng chẳng thể nắm bắt được; vì chúng sinh nói việc bảy phẩm không, điều mà có thể nói đó đều chẳng thể nắm bắt được, xưa nay thanh tịnh. Vì pháp nội không nên cõi Phật thanh tịnh, đều không có sở đắc. Bảy không là tự nhiên, tự nhiên là không cho nên cõi Phật thanh tịnh đều chẳng thể nắm bắt được, xưa nay thanh tịnh. Vì vậy pháp nội không và năm nhãn đều chẳng thể nắm bắt được, đều không sở hữu tự nhiên, tự nhiên không là năm nhãn ấy, đều không xứ sở, xưa nay thanh tịnh.

Này Tu-bồ-đề! Vì vậy, Đại Bồ-tát đối với tất cả đều không sở đắc, tức là đạt đến sự thành tựu trí Nhất thiết không thoái chuyển Đại thừa.

Phẩm 20: VÔ KHỨ LAI

Bấy giờ Hiền giả Tu-bồ-đề bạch Phật:

–Bạch Đức Thiên Trung Thiên! Cái gọi là Đại thừa đó là ý nghĩa hướng đến của Đại thừa. Ở trên cõi trời, trong cõi người thế gian nó là tôn quý hơn hết, không ai là không quy ngưỡng thừa và không bình đẳng. Thí như hư không dung chứa, che chở vô lượng, vô số người, không ai là không được che chở.

Bạch Đức Thiên Trung Thiên! Đại thừa cũng giống như vậy, Đại Bồ-tát che chở vô số người chẳng thể tính đếm, đều nhờ đó mà được độ. Đại thừa là khi đến chẳng thấy, lúc đi chẳng hay, chẳng thấy ở đâu.

Bạch Đức Thiên Trung Thiên! Như thế Đại thừa là chẳng thấy ở quá khứ, vị lai, hiện tại, cũng không thấy ở trung gian, cũng không sở đắc. Tên của nó ngang bằng ba cõi, cho nên gọi là thừa và vì vậy cho nên là Đại thừa.

Bấy giờ Thế Tôn bảo Tu-bồ-đề:

–Đúng vậy, đúng vậy! Cái gọi là Đại thừa đó là sáu pháp Ba-la-mật: Thí ba-la-mật, Giới ba-la-mật, Nhẫn ba-la-mật, Tinh tấn ba-la-mật, Thiền ba-la-mật, Bát-nhã ba-la-mật của Đại Bồ-tát.

Này Tu-bồ-đề! Đó là Đại thừa của Đại Bồ-tát.

Lại nữa, Tu-bồ-đề! Đại thừa của Đại Bồ-tát đó là tất cả các môn Đà-la-ni, các môn Tam-muội, Tam-muội Thủ-lăng-nghiêm, Tam-muội không đẳng, Tam-muội Giải thoát, Tam-muội Vô trước, Tam-muội Tịch tĩnh. Đó là Đại thừa của Đại Bồ-tát.

Lại nữa, Tu-bồ-đề! Đại thừa của Đại Bồ-tát là hiểu rõ bảy không, ba mươi bảy phẩm, mười Lực, bốn Vô sở úy, bốn Phân biệt biện, mười tám pháp Bất cộng của chư Phật. Đó là Đại thừa của Đại Bồ-tát.

Lại nữa, này Tu-bồ-đề! Nói là Đại thừa là vì trên cõi trời và dưới chốn nhân gian, nó là tối thượng không ai là không quy ngưỡng.

Này Tu-bồ-đề! Ví như cõi Dục vốn không nhưng không vốn không, nó là pháp bình đẳng không có khác, chẳng thể phân biệt, không có điên đảo, thành thật tự nhiên, lâu dài vững chắc, không có phân ly, không hợp, không tan, chưa từng có mặt. Đó là Đại thừa, trên cõi trời, dưới nhân gian không ai là không quy ngưỡng.

Này Tu-bồ-đề! Giả sử khi tiếp tận thiêu đốt, Bồ-tát sẽ thị hiện giáo hóa tất cả, khiếnbiết vô thường, không có dài lâu, không vững chắc, đều không sở hữu. Vì vậy, Đại thừa, ở trên cõi trời, dưới chốn nhân gian, là tôn quý không ai là không quy ngưỡng.

Lại nữa, này Tu-bồ-đề! Cõi Dục cũng Như thế, như nhau không có khác, là pháp không có điên đảo, thành thật tự nhiên, lâu dài vững chắc, không có biệt ly, không có nhân duyên, không sở hữu, không bao giờ sở hữu. Đó là Đại thừa, trên cõi trời, dưới nhân gian, là tôn quý hơn hết.

Này Tu-bồ-đề! Giả sử, cõi Dục có tưởng thì là vô thường, điên đảo, hiện bị phá hoại, tất cả đều là pháp vô thường, không có lâu dài, chẳng thể vững chắc, biệt ly, không sở hữu.

Này Tu-bồ-đề! Vì vậy, Đại thừa ở cõi trời, chốn nhân gian đối với cõi Vô sắc cũng giống Như thế.

Này Tu-bồ-đề! Giả sử các sắc vốn không, đều không sở hữu, cũng giống Như thế, như nhau không sai khác là pháp không có điên đảo, thành thật tự nhiên, lâu dài vững chắc, không biệt ly. Nó không có, chẳng thể làm cho có. Đó là Đại thừa, trên cõi trời, dưới nhân gian, nó là tôn quý hơn hết.

Này Tu-bồ-đề! Giả sử đối với sắc có niệm tưởng nên đáng lẽ thanh tịnh thì lại bị điên đảo, khiếncho đầy dẫy, đều là pháp vô thường, không có dài lâu, chẳng được vững chắc, biệt ly, không sở hữu. Vì vậy, đối với Đại thừa, sắc, thọ, tưởng, hành, thức cũng giống Như thế. Nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý như nhau không có khác. Nhãn sắc thức, nhĩ thanh thức, tỷ hương thức, thiệt vị thức, thân xúc thức, ý pháp thức như nhau không khác, đều không sở hữu, có thể phân biệt, chí thành, chân thật. Nếu chấp có thường, lâu dài bền vững thì chẳng phải là Đại thừa vì tập theo sáu việc, tâm có tưởng niệm, nhân duyên tạo tác, mê hoặc cầu nhiều, để tự no đủ. Tất cả pháp ấy đều vô thường, không có tồn tại lâu dài, chẳng thể vững chắc. Vì vậy, trên cõi trời, dưới nhân gian, Đại thừa là tôn quý hơn hết.

Này Tu-bồ-đề! Giả sử sở hữu của pháp giới đều không sở hữu thì đó là Đại thừa, trên cõi trời, dưới nhân gian, nó là tôn quý hơn hết, vững chắc không có chỗ sinh.

Này Tu-bồ-đề! Như sở hữu của pháp giới đều không sở hữu, hành không sở hữu. Vì vậy, trên cõi trời, dưới nhân gian, Đại thừa là tôn quý hơn hết.

Này Tu-bồ-đề! Giả sử sở hữu hiện có của Như Lai đều không sở hữu, cái sở hữu của cảnh giới chân bản tế chẳng thể nghĩ bàn ấy đều không sở hữu, thì đó là Đại thừa. Trên cõi trời, dưới nhân gian, nó là tôn quý hơn hết.

Này Tu-bồ-đề! Giả sử cái sở hữu của các cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn đều không sở hữu thì đó là Đại thừa. Trên cõi trời, dưới nhân gian, nó là tôn quý hơn hết.

Này Tu-bồ-đề! Giả sử sở hữu của sáu pháp Ba-la-mật đều không sở hữu, cũng lại không không, thì đó là Đại thừa.

Này Tu-bồ-đề! Giả sử pháp nội không chẳng có, chẳng không, tự nhiên, rỗng không, chẳng có, chẳng không, thì đó là Đại thừa.

Này Tu-bồ-đề! Vì vậy, pháp nội không ấy tự nhiên không có, có rồi không, chẳng có, chẳng không, cho nên gọi là Đại thừa.

Này Tu-bồ-đề! Giả sử ba mươi bảy phẩm, mười Lực, bốn Vô sở úy, bốn Phân biệt biện, mười tám pháp Bất cộng của chư Phật chẳng có, chẳng không, cũng chẳng không không, thì đó là Đại thừa.

Này Tu-bồ-đề! Giả sử pháp chủng tánh ấy chẳng có chẳng không, vì pháp chủng tánh chẳng có chẳng không, cũng chẳng không không, thì đó là Đại thừa.

Này Tu-bồ-đề! Giả sử pháp Bát đẳng ấy chẳng có chẳng không, pháp Tu-đà-hoàn, pháp Tư-đà-hàm, pháp A-na-hàm, pháp A-la-hán, pháp Bích-chi-phật, pháp chư Phật chẳng có, chẳng không, vì chẳng có chẳng không, cũng chẳng không không, thì đó là Đại thừa.

Này Tu-bồ-đề! Giả sử pháp Bát đẳng ấy và chư Phật chẳng có, chẳng không, cũng chẳng không không, thì đó là Đại thừa.

Này Tu-bồ-đề! Vì các chủng tánh chẳng có chẳng không, cũng chẳng không không, vì các Bát đẳng chẳng có chẳng không, cũng chẳng không không. Tu-đà-hoàn, Tư-đà-hàm, A-na-hàm, A-la-hán, Bích-chi-phật, cho đến Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác chẳng có chẳng không, cũng chẳng không không, cho nên đó là Đại thừa.

Này Tu-bồ-đề! Vì muốn biết các Bát đẳng Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác chẳng có chẳng không, cũng chẳng không không cho nên gọi là Đại thừa.

Này Tu-bồ-đề! Giả sử chư Thiên, loài người, A-tu-luân trong thế gian chẳng có chẳng không, cũng chẳng không không, vì chư Thiên, loài người, A-tu-luân trong thế gian chẳng có, chẳng không, cũng chẳng không không cho nên là Đại thừa.

Này Tu-bồ-đề! Giả sử Đại Bồ-tát từ khi mới phát ý cho đến khi ngồi gốc Bồ-đề tại đạo tràng, trong khoảng trung gian phát tâm chẳng có, chẳng không, cũng chẳng không không thì, này Tu-bồ-đề, đó là Đại thừa.

Này Tu-bồ-đề! Giả sử Đại Bồ-tát trí tuệ giống như kim cương chẳng có, chẳng không, cũng chẳng không không, thì đó là Đại Bồ-tát hiểu rõ, thấy rõ tất cả các chướng ngại và các trần lao, đắc trí Nhất thiết.

Này Tu-bồ-đề! Vì Đại Bồ-tát rõ các chướng ngại, tất cả trần lao đều không có sở hữu nên đắc trí Nhất thiết, cho nên gọi là Đại thừa.

Này Tu-bồ-đề! Giả sử Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác, ba mươi hai tướng đại nhân của Ngài chẳng có, chẳng không không, cũng chẳng không không, vì vậy cho nên Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác, ở trên cõi trời, dưới chốn nhân gian, là bậc Tôn quý hơn hết, oai thần thánh đức, ánh sáng vi diệu, không đâu là không chiếu đến, không có gì sánh bằng. Vì vậy Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác oai thần rạng rỡ, Thánh đức quang minh chiếu hằng hà sa thế giới chư Phật ở mười phương và chư Thiên trên cõi trời, loài người chốn nhân gian, các A-tu-luân, ánh sáng đều soi khắp, vì chẳng có, chẳng không, cũng chẳng không không, cho nên Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác ánh sáng chiếu hằng hà sa thế giới mười phương.

Lại nữa, Tu-bồ-đề! Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác có tám bộ âm thanh chẳng có, chẳng không, cũng chẳng không không, vì vậy cho nên âm thanh của Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác truyền khắp vô số vô lượng thế giới trong mười phương. Tám bộ âm thanh của Như Lai chẳng có, chẳng không, cũng chẳng không không, cho nên có tám loại âm thanh truyền khắp vô lượng thế giới chẳng thể tính đếm được trong mười phương.

Lại nữa, Tu-bồ-đề! Sự chuyển pháp luân của Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác chẳng có, chẳng không, cũng chẳng không không, đó là Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác chuyển pháp luân. Sa-môn, Bà la môn, các chúng Phạm thiên, trên cõi trời, dưới chốn nhân gian không ai có thể làm được, đều khiếnđúng như pháp, đều đúng căn cơ. Vì vậy, Như Lai chuyển pháp luân, Sa-môn, Bà-lamôn trên cõi trời, con người dưới chốn nhân gian không ai có thể làm được.

Lại nữa, Tu-bồ-đề! Tất cả chúng sinh chẳng có, chẳng không, cũng chẳng không không, vì vậy Như Lai thường chuyển pháp luân, khiếncho các chúng sinh chẳng đạt đến cảnh giới Niết-bàn vô dư.

Lại nữa, này Tu-bồ-đề! Các chúng sinh này chẳng có, chẳng không, cũng chẳng không không. Rõ như thế rồi, Như Lai chuyển pháp luân, vì vậy chúng sinh đạt đến cảnh giới vô dư, ở cảnh giới Niết-bàn mà nhập Niết-bàn.

Phẩm 21: DIẾN DỮ KHÔNG

Đức Phật bảo Tu-bồ-đề:

–Như lời ông nói thì thừa và không bình đẳng. Đúng thế, Đúng thế! Quả đúng như lời ấy. Thừa với không bình đẳng. Thí như hư không, chẳng thể tính biết số dặm ở phương Đông, phương Nam, phương Tây, phương Bắc, bốn góc, trên, dưới, cũng chẳng thể biết, không xa, không gần, không có giới hạn. Trí tuệ của Như Lai cũng vậy, chẳng thể cùng tận tám phương, trên dưới, không có giới hạn, không có xa gần, trí tuệ chẳng thể cùng tận. Ví như hư không không dài, không ngắn, không có góc cạnh, không tăng không giảm, trí tuệ của Như Lai cũng Như thế, không dài, không ngắn, chẳng tròn, chẳng vuông, chẳng tăng, chẳng giảm.

Lại nữa, này Tu-bồ-đề! Ví như hư không không có quá khứ, vị lai, hiện tại. Thừa cũng như vậy, không có quá khứ, vị lai, hiện tại.

Lại nữa, này Tu-bồ-đề! Ví như hư không không thể tăng, không thể giảm, thừa cũng như vậy, chẳng tăng, chẳng giảm. Cho nên nói thừa cùng với không bình đẳng.

Lại nữa, Tu-bồ-đề! Ví như hư không không có trần lao, không có sân hận, không có tăng, cũng không có giảm, cũng không chỗ trụ, cũng chẳng phải không trụ, cũng không chỗ nghĩ, thừa cũng như vậy. Cho nên nói thừa cùng với không bình đẳng.

Lại nữa, này Tu-bồ-đề! Ví như hư không không có thiện ác, không có ngôn từ, cũng chẳng phải không ngôn từ, thí như hư không không thấy, không nghe, không nghĩ, không biết, thừa cũng như vậy. Vì vậy, nói thừa cùng hư không bình đẳng.

Lại nữa, này Tu-bồ-đề! Ví như hư không cũng không có khác, cũng chẳng phải không khác, cũng không chỗ đoạn, cũng không chỗ trừ, cũng không chỗ chứng đắc, thừa cũng như vậy.

Lại nữa, này Tu-bồ-đề! Ví như hư không không có pháp dục, chẳng lìa pháp dục, không có pháp sân hận, chẳng lìa pháp sân hận, không có pháp ngu si, chẳng lìa pháp ngu si, thừa cũng như vậy.

Lại nữa, này Tu-bồ-đề! Ví như hư không chẳng cùng cõi Dục phối hợp, chẳng cùng cõi Sắc, cõi Vô sắc phối hợp, cũng chẳng lìa ba cõi, thừa cũng như vậy.

Lại nữa, Tu-bồ-đề! Ví như hư không không có phát ý ban đầu từ trụ thứ nhất, thừa cũng như vậy, không có mười trụ.

Lại nữa, này Tu-bồ-đề! Ví như hư không không có thanh, trược, không chỗ quán thấy, không có xứ sở, không có địa chủng tánh, không có địa Bát đẳng, không có địa Thị hiện, không có địa Ngã sở, không có địa Sở dục, không có địa Sở tác bất tác, thừa cũng như vậy.

Lại nữa, Tu-bồ-đề! Ví như hư không, không có quả Tu-đà-hoàn, không có quả Tư-đà-hàm, không có quả A-na-hàm, không có quả A-la-hán, thừa cũng như vậy.

Lại nữa, này Tu-bồ-đề! Thí như hư không, không có địa Thanh văn, không có địa Bích-chi-phật, không có địa Chánh đẳng giác, thừa cũng như vậy.

Lại nữa, này Tu-bồ-đề! Ví như hư không, không có hình dạng, cũng chẳng phải không hình, cũng không có thấy, cũng chẳng phải không thấy, không nhận không xả, không hợp không tan, thừa cũng như vậy.

Lại nữa, này Tu-bồ-đề! Ví như hư không, không có thường, cũng chẳng phải không thường, không khổ, không vui, không ngã, chẳng ngã, thừa cũng như vậy.

Lại nữa, này Tu-bồ-đề! Ví như hư không, không có không, cũng không có chẳng phải không, không có khác không, cũng có tướng, cũng chẳng phải không tướng, cũng không có nguyện, cũng chẳng phải không nguyện, thừa cũng như vậy. Cho nên nói thừa cùng không bình đẳng.

Lại nữa, này Tu-bồ-đề! Ví như hư không, không có vắng lặng, cũng chẳng phải không vắng lặng, không có buồn, cũng chẳng phải không buồn, thừa cũng như vậy.

Lại nữa, này Tu-bồ-đề! Ví như hư không, không có ánh sáng, cũng không có bóng tối, thừa cũng như vậy.

Lại nữa, này Tu-bồ-đề! Ví như hư không, không chỗ đạt đến, cũng chẳng phải không đạt, thừa cũng như vậy. Vì vậy nên nói thừa cùng với không bình đẳng.

Lại nữa, này Tu-bồ-đề! Ví như hư không, không ngôn không thuyết, cũng chẳng phải không ngôn, thừa cũng như vậy. Vì vậy cho nên nói thừa cùng với không bình đẳng.

Này Tu-bồ-đề! Vì vậy hư không bình đẳng, thừa cũng bình đẳng, như lời Tu-bồ-đề nói, thí như hư không, không có giới hạn phủ che vô số người không thể tính kể, thừa cũng như vậy, làm an lạc vô số người chẳng thể tính kể.

Này Tu-bồ-đề! Như thế, thí như hư không phủ che vô số người, chẳng thể tính đếm, thừa cũng như vậy, hộ trì vô số người chẳng thể tính đếm. Ví như hư không chẳng thể nắm bắt được cái hữu không vì không có, Đại thừa cũng Như thế.

Này Tu-bồ-đề! Vì vậy, Đại thừa làm an lạc, hộ trì cho vô số người. Vì sao? Vì con người, hư không và Đại thừa, tất cả pháp này, hoàn toàn chẳng thể nắm bắt được.

Lại nữa, này Tu-bồ-đề! Con người chẳng thể tính đếm, không cũng chẳng thể tính đếm, hư không cũng chẳng thể tính đếm, Đại thừa cũng chẳng thể tính đếm. Vì vậy, nên Đại thừa che chở vô số người chẳng thể tính đếm. Vì sao? Này Tu-bồ-đề! Vì con người cùng hư không và Đại thừa đều chẳng thể tính đếm, đều chẳng thể nắm bắt được.

Lại nữa, này Tu-bồ-đề! Vì chẳng thể tính đếm, nên Đại thừa che chở hộ trì vô số người chẳng thể tính đếm.

Lại nữa, này Tu-bồ-đề! Con người không sở hữu, pháp cũng không sở hữu, tất cả các pháp cũng không sở hữu, cho nên nói hư không cũng không sở hữu. Người cùng hư không và Đại thừa đều không sở hữu, vô số không sở hữu, vô lượng không sở hữu, không có bờ đáy không sở hữu. Vì vậy nên Đại thừa che chở hộ trì vô số người chẳng thể tính đếm. Vì sao? Vì pháp giới chúng sinh cùng Đại thừa và vô số chẳng thể hạn lượng, không có bờ đáy, đều chẳng thể nắm bắt được.

Lại nữa, nàyTu-bồ-đề! Con người không sở hữu, Như Lai cũng không sở hữu, hư không cũng không sở hữu, Đại thừa cũng không sở hữu, vô số cũng không sở hữu, chẳng thể tính đếm cũng không sở hữu, không đáy cũng không sở hữu, tất cả các pháp cũng không sở hữu.

Này Tu-bồ-đề! Vì vậy, Đại thừa vì vô số người chẳng thể tính đếm hạn lượng, thiết lập sự ủng hộ. Vì sao? Vì Như Lai, hư không, chúng sinh, Đại thừa, vô số, chẳng thể tính đếm, không có bờ đáy đều chẳng thể nắm bắt được.

Lại nữa, này Tu-bồ-đề! Tôi ta không sở hữu, cái biết, cái thấy cũng không sở hữu, bản tế không sở hữu, nên hiểu là bản tế không sở hữu cho đến chẳng thể tính đếm và vô lượng, vô số cũng không sở hữu, vì không sở hữu nên tất cả các pháp cũng không sở hữu. Vì vậy cho nên Đại thừa che chở hộ trì vô số vô lượng người chẳng thể tính đếm. Vì sao? Này Tu-bồ-đề! Cái biết, cái thấy của tất cả chúng sinh và bản tế đến vô lượng, vô số chẳng thể tính đếm đều chẳng thể nắm bắt được.

Lại nữa, này Tu-bồ-đề! Tôi ta và con người đều không sở hữu, cái biết, cái thấy cũng không sở hữu, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn cũng không sở hữu, sắc, thọ, tưởng, hành, thức cũng không sở hữu, hư không cũng không sở hữu, Đại thừa cũng không sở hữu, vô số cũng không sở hữu, chẳng thể tính đếm cũng không sở hữu, vô ương số cũng không sở hữu, tất cả các pháp cũng không sở hữu, cho nên Đại thừa che chở hộ trì cho vô số người chẳng thể tính đếm. Vì sao? Này Tu-bồ-đề! Vì như tôi ta, tất cả các pháp đều chẳng thể nắm bắt được.

Lại nữa, này Tu-bồ-đề! Tôi ta và con người đều là hư không, cái biết, cái thấy cũng là hư không, nhãn cũng là hư không, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý cũng là hư vô, vì hư không, hư vô cũng hư vô, vì không hư vô nên Đại thừa cũng hư vô, vì cả hai hư vô nên vô số, vô ương số, chẳng thể tính đếm cũng lại hư vô, vì chẳng thể tính đếm hư vô nên tất cả các pháp cũng lại là hư vô. Vì vậy nên Đại thừa che chở vô số người chẳng thể tính đếm. Vì sao? Này Tu-bồ-đề, tôi ta và con người, tất cả các pháp đều chẳng thể nắm bắt được.

Lại nữa, này Tu-bồ-đề! Tôi ta không sở hữu, cái biết, cái thấy cũng không sở hữu. Vì cái biết, cái thấy không sở hữu, nên Thí ba-la-mật cũng không sở hữu. Giới ba-la-mật, Nhẫn ba-la-mật, Tinh tấn ba-la-mật, Thiền ba-la-mật, Bát-nhã ba-la-mật cũng không sở hữu. Vì Bát-nhã ba-la-mật không sở hữu nên hư không cũng không sở hữu, Đại thừa cũng không sở hữu. Vì vậy nên Đại thừa che chở hộ trì vô lượng, vô số người chẳng thể tính đếm. Vì sao? Này Tu-bồ-đề, tôi ta và thọ, tất cả các pháp đều chẳng thể nắm bắt được.

Lại nữa, này Tu-bồ-đề! Tôi ta và con người không sở hữu, cái biết của thế gian, pháp nội không, pháp ngoại không, pháp không gần, pháp không xa, pháp chân không, pháp sở hữu không cũng không sở hữu. Vì bảy chẳng không có nên hư không cũng không sở hữu, Đại thừa cũng không sở hữu, vô ương số, vô lượng chẳng thể tính đếm, cũng không sở hữu, tất cả các pháp cũng không sở hữu. Vì vậy nên Đại thừa che chở hộ trì vô lượng, vô số người chẳng thể tính đếm. Vì sao? Vì ngã, con người, thọ, tất cả các pháp đều chẳng thể nắm bắt được.

Lại nữa, này Tu-bồ-đề! Tôi ta, con người, tri kiến đều không sở hữu. Ý chỉ, Ý đoạn, Thần túc, Căn, Lực, Giác ý, tám Thánh đạo, ba mươi bảy phẩm cũng không sở hữu. Mười Lực, bốn Vô sở úy, bốn Phân biệt biện, mười tám pháp Bất cộng của chư Phật cũng không sở hữu. Hư không, Đại thừa cũng không sở hữu. Vì vậy nên Đại thừa che chở, hộ trì vô lượng, vô số người chẳng thể tính đếm. Vì sao? Vì tôi ta, con người, tất cả các pháp đều chẳng thể nắm bắt được.

Lại nữa, này Tu-bồ-đề! Tôi ta, con người, tri kiến đều không sở hữu. Chủng tánh, các pháp cũng không sở hữu. Vì địa sở tác không sở hữu nên hư không cũng không sở hữu, Đại thừa cũng không sở hữu, vô lượng, vô số người chẳng thể tính đếm, tất cả các pháp cũng không sở hữu. Vì vậy cho nên Đại thừa che chở, hộ trì vô lượng, vô số người chẳng thể tính đếm.

Lại nữa, này Tu-bồ-đề! Tôi ta, con người, tri kiến đều không sở hữu. Tu-đà-hoàn, Tư-đà-hàm, A-na-hàm, A-la-hán, Bích-chi-phật cũng không sở hữu, tất cả các pháp cũng không sở hữu. Vì vậy cho nên Đại thừa che chở, hộ trì vô lượng, vô số người chẳng thể tính đếm. Vì sao? Vì tôi ta, con người, tất cả các pháp đều chẳng thể nắm bắt được.

Lại nữa, này Tu-bồ-đề! Thanh văn, Bích-chi-phật cho đến Như Lai cũng không sở hữu, trí Nhất thiết cũng không sở hữu, tất cả các pháp cũng không sở hữu. Vì vậy cho nên Đại thừa che chở, hộ trì vô lượng, vô số người chẳng thể tính đếm. Vì sao? Vì tôi ta, con người, tất cả các pháp đều chẳng thể nắm bắt được.

Này Tu-bồ-đề! Cảnh giới Niết-bàn che chở hộ trì vô số người chẳng thể tính đếm, Thừa cũng như vậy. Vì vậy cho nên thừa cùng hư không bình đẳng, che chở, hộ trì vô số người chẳng thể tính đếm. Còn Đại thừa, theo lời ông hỏi thì khi đến cũng chẳng thấy, lúc đi cũng chẳng thấy, cũng chẳng thấy chỗ trụ, thừa cũng Như thế. Vì sao? Vì tất cả các pháp chẳng thể chuyển động. Vì vậy nên không có cái trụ, không có cái đến, cũng không chỗ trụ. Vì sao? Này Tu-bồ-đề! Vì sắc, thọ, tưởng, hành, thức cũng không từ đâu đến, cũng không đi về đâu, cũng không chỗ trụ.

Này Tu-bồ-đề! Sắc, thọ, tưởng, hành, thức cũng thanh tịnh, không từ đâu đến, không đi về đâu, cũng không chỗ trụ. Sắc, thọ, tưởng, hành, thức là không cội gốc, không từ đâu đến, không đi về đâu, cũng không chỗ trụ. Sắc, thọ, tưởng, hành, thức là tự nhiên, không từ đâu đến, không đi về đâu, cũng không chỗ trụ. Sắc, thọ, tưởng, hành, thức là tướng tự nhiên, không từ đâu đến, không đi về đâu, cũng không chỗ trụ. Nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý là tướng tự nhiên, không từ đâu đến, không đi về đâu, cũng không chỗ trụ. Đất, nước, lửa, gió, không, các thứ ấy không có, thanh tịnh, cũng không không cội gốc. Cái tự nhiên ấy cũng không có địa chủng, cái tướng tự nhiên ấy không từ đâu đến, không đi về đâu, cũng không chỗ trụ. Các thứ nước, lửa, gió, hư không, thức cũng giống Như thế. Như Lai không cội gốc, tự nhiên và tướng tự nhiên, không từ đâu đến, không đi về đâu, cũng không chỗ trụ.

Này Tu-bồ-đề! Bản tế thanh tịnh, bản tế không có cội gốc, vốn tự nhiên, vốn là tướng tự nhiên, là cảnh giới thanh tịnh chẳng thể tính bàn, không từ đâu đến, không đi về đâu, cũng không chỗ trụ. Tướng tự nhiên của cảnh giới không sở niệm chẳng thể nghĩ bàn, không cội gốc và cảnh giới tự nhiên chẳng nghĩ bàn, không từ đâu đến, không đi về đâu, cũng không chỗ trụ.

Này Tu-bồ-đề! Sáu pháp Ba-la-mật cũng thanh tịnh. Bát-nhã ba-la-mật cũng không không cội gốc, cũng không tự nhiên, tướng tự nhiên, không từ đâu đến, không đi về đâu, cũng không chỗ trụ. Ba mươi bảy phẩm, mười Lực, bốn Vô sở úy, bốn Phân biệt biện, mười tám pháp Bất cộng của chư Phật là đạo đức thanh tịnh. Phật và Chánh Giác không từ đâu đến, không đi về đâu, cũng không chỗ trụ. Cái không sở hữu, không cội gốc và cái vô vi ấy chẳng phải tự nhiên, cái vô vi ấy là tướng không tự nhiên, không từ đâu đến, không đi về đâu, cũng không chỗ trụ.

Như Tu-bồ-đề đã nói, Đại thừa quá khứ chẳng đắc, vị lai chẳng đắc, hiện tại chẳng đắc, ba đời bình đẳng. Đại thừa chỉ có danh tự mà thôi. Như lời Tu-bồ-đề nói thì Đại thừa không có quá khứ, vị lai, hiện tại, ba đời bình đẳng. Đại thừa chỉ có danh tự thôi. Vì sao?

Này Tu-bồ-đề! Vì quá khứ cũng không, vị lai cũng không, hiện tại cũng không, ba đời bình đẳng, ba đời rỗng không bình đẳng. Đại thừa cũng rỗng không, bình đẳng. Bồ-tát cũng không. Cái không ấy không một, không hai, không ba, không bốn, chẳng nhiều, chẳng ít. Vì vậy cho nên gọi là ba đời bình đẳng, là công đức chói lọi của Bồ-tát Đại thừa, không ai sánh bằng, không chánh, không tà, cũng chẳng dục, cũng chẳng lìa dục, cũng chẳng sân hận, chẳng lìa sân hận, cũng chẳng ngu si, chẳng lìa ngu si, cũng chẳng kiêu mạn, chẳng lìa kiêu mạn, chẳng tham lam ganh ghét, cũng không lìa chúng, chẳng đắc pháp thiện, pháp ác, chẳng đắc hữu thường, vô thường, chẳng đắc khổ, vui, chẳng đắc ngã, vô ngã, cõi Dục, cõi Sắc, cõi Vô sắc cũng chẳng thể nắm bắt được, chẳng vượt qua cõi Dục, chẳng vượt qua cõi Sắc, chẳng vượt qua cõi Vô sắc. Vì sao? Vì chẳng đắc tự nhiên. Sắc quá khứ không, sắc vị lai không, sắc hiện tại không. Thọ, tưởng, hành, thức cũng giống Như thế. Sắc, chẳng thể nắm bắt được vì sắc quá khứ, vị lai, hiện tại là không, chẳng nắm bắt được cái không cho nên gọi là không. Không, chẳng thể nắm bắt được, huống gì nghĩ không hay có quá khứ, vị lai, hiện tại. Thọ, tưởng, hành, thức cũng giống Như thế.

Lại nữa, này Tu-bồ-đề! Sáu pháp Ba-la-mật chẳng đắc quá khứ, chẳng đắc vị lai, chẳng đắc hiện tại.

Này Tu-bồ-đề! Sáu pháp Ba-la-mật cũng chẳng thể nắm bắt được, vì ba đời bình đẳng nên sáu pháp Ba-la-mật cũng chẳng thể nắm bắt được. Cái bình đẳng ấy không có quá khứ, vị lai, hiện tại, vì bình đẳng vậy.

Lại nữa, này Tu-bồ-đề! Ba mươi bảy phẩm, mười Lực, bốn Vô sở úy, bốn Phân biệt biện, mười tám pháp Bất cộng của chư Phật cũng chẳng thể nắm bắt được, vì quá khứ, vị lai, hiện tại, ba đời bình đẳng. Ba mươi bảy phẩm, mười Lực, bốn Vô sở úy, bốn Phân biệt biện, pháp của chư Phật cũng chẳng thể nắm bắt được. Cái bình đẳng ấy không có quá khứ, vị lai, hiện tại. Mười Lực, bốn Vô sở úy, bốn Phân biệt biện, mười tám pháp Bất cộng của chư Phật không có quá khứ, vị lai, hiện tại, vì bình đẳng cho nên gọi là bình đẳng, huống gì ba mươi bảy phẩm, mười Lực, bốn Vô sở úy, bốn Phân biệt biện, mười tám pháp Bất cộng của chư Phật quá khứ, vị lai, hiện tại đã bình đẳng mà có thể nắm bắt được sao?

Lại nữa, này Tu-bồ-đề! Quá khứ, vị lai, hiện tại, phàm phu cũng chẳng thể nắm bắt được. Ba đời bình đẳng cho nên phàm phu bình đẳng. Vì sao? Vì suy tìm con người, vĩnh viến chẳng thể nắm bắt được. Tu-đà-hoàn, Tư-đà-hàm, A-na-hàm, A-la-hán, Bích-chi-phật, Bồ-tát, Như Lai cũng chẳng thể nắm bắt được. Vị lai, hiện tại cũng giống như vậy, ba đời bình đẳng, nên Thanh văn, Bích-chi-phật, Bồ-tát, Như Lai cũng chẳng thể nắm bắt được. Suy tận cùng nguồn gốc con người, chẳng thể nắm bắt được.

Này Tu-bồ-đề! Vì thế cho nên Đại Bồ-tát trụ Bát-nhã ba-la-mật, hiểu rõ ba đời, dùng đầy đủ trí Nhất thiết đó là Đại Bồ-tát, vì Đại thừa ba đời bình đẳng. Đại Bồ-tát vì trụ như thế nên trên cõi trời, dưới chốn nhân gian là tôn quý hơn hết, vì phát sinh trí Nhất thiết.

Tu-bồ-đề bạch Phật:

–Bạch Đức Thiên Trung Thiên, hay thay, hay thay! Đại thừa là thừa mà Đại Bồ-tát theo học. Đại Bồ-tát quá khứ cũng nhờ học thừa này mà đắc trí Nhất thiết. Đại Bồ-tát vị lai cũng nhờ học thừa này mà đắc trí Nhất thiết. Các Đại Bồ-tát hiện tại ở vô lượng, vô số thế giới chẳng thể tính đếm cũng học Đại thừa này mà đắc trí Nhất thiết. Bạch Đức Thiên Trung Thiên, đó là Đại thừa của Đại Bồ-tát.

Đức Phật bảo Tu-bồ-đề:

–Đúng vậy, đúng vậy! Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác quá khứ, vị lai, hiện tại đều học pháp này mà đắc trí Nhất thiết.

KINH QUANG TÁN

 

[ TRANG CHỦ KINH ĐIỂN | ĐẠI TẠNG KINH | THẦN CHÚ | HÌNH ẢNH | LIÊN LẠC ]

 

 

google-site-verification=Iz-GZ95MYH-GJvh3OcJbtL1jFXP5nYmuItnb9Q24Bk0