KINH QUANG TÁN
Hán dịch: Đời Tây Tấn, Tam tạng Pháp sư Trúc Pháp Hộ.
QUYỂN 6
Phẩm 14: NƯƠNG THEO ĐẠI THỪA
Hiền giả Xá-lợi-phất hỏi Hiền giả Phân-nậu-văn-đà-ni-phất:
–Thế nào là Đại Bồ-tát nương ở Đại thừa?
Phân-nậu-văn-đà-ni-phất trả lời:
–Thưa Hiền giả! Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật nương vào Thí ba-la-mật, cũng lại chẳng thủ đắc Thí ba-la-mật, cũng không có Bồ-tát, chẳng thấy có người nhận, chẳng có sở đắc, cũng không có kết quả gì. Nương vào Thí ba-la-mật thì gọi là Đại Bồ-tát. Giới ba-la-mật, Nhẫn ba-la-mật, Tinh tấn ba-la-mật, Thiền ba-la-mật, Bát-nhã ba-la-mật ba-la-mật, nương Bát-nhã ba-la-mật thì cũng chẳng đắc Bát-nhã ba-la-mật, cũng chẳng đắc Bồ-tát, cũng không có kết quả gì, cũng không sở đắc. Đó là Đại Bồ-tát nương Bát-nhã ba-la-mật.
Lại nữa, thưa Hiền giả Xá-lợi-phất! Đại Bồ-tát cũng chẳng hủy mất tâm tu theo trí nhất thiết, tức là phụng hành bốn Ý chỉ, đối tượng để niệm là vô niệm, đối tượng để hành trì là không hành trì, đối với những nghĩa này cũng không sở đắc. Đó là Đại Bồ-tát nương Đại thừa.
Lại nữa, thưa Hiền giả Xá-lợi-phất! Đại Bồ-tát cũng chẳng hủy mất tâm tu theo trí nhất thiết, tức là phụng hành bốn Ý đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy Giác ý, tám Thánh đạo, đối với những nghĩa này cũng không sở đắc. Đó là Đại Bồ-tát nương Đại thừa.
Lại nữa, thưa Hiền giả Xá-lợi-phất! Đại Bồ-tát cũng chẳng hủy mất tâm tu theo trí Nhất thiết, mười Lực, bốn Vô sở úy, bốn Phân biệt biện, mười tám pháp Bất cộng của chư Phật, đối với những nghĩa này đều không sở đắc. Đó là Đại Bồ-tát nương theo Đại thừa.
Lại nữa, thưa Hiền giả Xá-lợi-phất! Đại Bồ-tát phân biệt rõ điều này:
Gọi là Bồ-tát đó là giả hiệu, tùy theo thế tục, muốn cầu người cũng chẳng thể nắm bắt được, cũng không có chỗ phát khởi.
Gọi là sắc đó chỉ là giả hiệu thôi, cũng chẳng thể nắm bắt được, cũng không có chỗ phát khởi.
Gọi là thọ, tưởng, hành, thức chỉ là giả hiệu, cũng chẳng thể nắm bắt được, cũng không có chỗ phát khởi.
Gọi là nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý chỉ là giả hiệu, cũng chẳng thể nắm bắt được, cũng không có chỗ phát khởi.
Gọi là sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp chỉ là giả hiệu, cũng chẳng thể nắm bắt được, cũng không có chỗ phát khởi.
Gọi là bốn Ý chỉ, bốn Ý đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy Giác ý, tám Thánh đạo chỉ là giả hiệu, cũng chẳng thể nắm bắt được, cũng không có chỗ phát khởi.
Gọi là mười Lực, bốn Vô sở úy, bốn Phân biệt biện, mười tám pháp Bất cộng của chư Phật chỉ là giả hiệu thôi, cũng chẳng thể nắm bắt được, cũng không có chỗ phát khởi.
Gọi là pháp nội không, pháp ngoại không và pháp không không chỉ là giả hiệu, cũng chẳng thể nắm bắt được, cũng không có chỗ phát khởi.
Gọi là pháp sở hữu không, pháp tự nhiên không, pháp sở hữu tự nhiên không, chỉ là giả hiệu, cũng chẳng thể nắm bắt được, cũng không có chỗ phát khởi.
Gọi là pháp của Như Lai, pháp vô bổn, cảnh giới của các pháp, pháp ấy tịch nhiên và bản tế, cái bản tế ấy cũng chẳng thể nắm bắt được, cũng không có chỗ phát khởi.
Gọi là Phật đạo có sở giác, thì Phật đạo ấy cũng chẳng thể nắm bắt được, cũng không có chỗ phát khởi. Đó gọi là pháp Đại thừa của Đại Bồ-tát.
Lại nữa, thưa Hiền giả Xá-lợi-phất! Đại Bồ-tát từ khi mới phát tâm đã đầy đủ thần thông. Bồ-tát này khai hóa chúng sinh, từ cõi Phật này đến cõi Phật khác, cúng dường phụng sự chư Phật Thế Tôn, ân cần gần gũi chư Phật Thế Tôn để nghe kinh pháp cầu thừa Bồ-tát. Vị ấy đối với hạnh Bồ-tát của Đại thừa, từ cõi Phật này đến cõi Phật khác, làm nghiêm tịnh cõi Phật, giáo hóa chúng sinh, cũng không tham vướng cõi nước chư Phật, cũng không có tướng nhân, trụ chỗ vô nhị, dùng sức tự thân, thường vì chúng sinh dẫn dắt làm lợi ích cho họ. Sao gọi vị ấy là tự thân có sự thu nhận, vì tâm chưa từng rời thừa Như thế, để đạt đến trí Nhất thiết. Đã đạt được trí Nhất thiết rồi thì liền chuyển pháp luân. Đã chuyển pháp luân thì tất cả Thanh văn, Bích-chi-phật, Trời, Rồng, Quỷ thần và người thế gian đều có thêm sự lợi ích. Khi ấy chư Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác ở tám phương, trên dưới đều cùng khen ngợi tuyên dương: “Có Đại Bồ-tát ấy, ở thế giới ấy, nương vào Đại thừa, đắc trí Nhất thiết. Đã đắc trí Nhất thiết rồi thì liền chuyển pháp luân.”
Thưa Hiền giả Xá-lợi-phất! Đó là Đại Bồ-tát nương theo Đại thừa.
Phẩm 15: VÔ PHƯỢC
Hiền giả Tu-bồ-đề bạch Phật:
–Tại sao gọi Đại Bồ-tát mặc áo giáp đại đức là trang nghiêm bằng thệ nguyện rộng lớn?
Phật bảo Tu-bồ-đề:
–Khi Đại Bồ-tát mặc áo giáp giới đức, hành Thí ba-la-mật, Giới ba-la-mật, Nhẫn ba-la-mật, Tinh tấn ba-la-mật, Thiền ba-la-mật, Bát-nhã ba-la-mật thì gọi là trang nghiêm bằng thệ nguyện rộng lớn. Mặc áo giáp bốn Ý chỉ, bốn Ý đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy Giác ý, tám Thánh đạo, mười Lực, bốn Vô sở úy, bốn Phân biệt biện, mười tám pháp Bất cộng của chư Phật. Mặc áo giáp pháp nội không, pháp ngoại không, pháp chư sở hữu tự nhiên không, mặc áo giáp trí nhất thiết. Mặc áo giáp trang nghiêm bằng hình tượng Phật rồi, liền dùng ánh sáng chiếu sáng tam thiên đại thiên thế giới, tám phương trên dưới cũng lại Như thế, ánh sáng ấy không đâu mà không khắp. Lại có khả năng làm chấn động cả tam thiên đại thiên thế giới, cho đến hằng hà sa các cõi Phật ở phương Đông, tám phương trên dưới cũng lại Như thế, không đâu là không chấn động. Đại Bồ-tát ấy dùng ánh sáng này trụ Thí ba-la-mật, mặc áo giáp đại thệ nguyện Đại thừa, biến tam thiên đại thiên thế giới đều thành lưu ly biếc. Vừa biến tam thiên đại thiên thế giới thành lưu ly biếc xong, lại biến làm Chuyển luân thánh vương. Đã biến thành hình dạng trang nghiêm của Chuyển luân thánh vương, liền bố thí rộng rãi, người đói thì cho ăn, người khát thì cho uống, không có y phục thì cho y phục, không hương cho hương. Các loại trang sức, hương tạp, hương bột, xe cộ, voi ngựa, tôi tớ, người giúp việc, đều thỏa mãn theo ý người xin. Nhà cửa, chỗ cư ngụ hiện có, nghề nghiệp sinh sống và các thứ khác, theo ý của mọi người muốn có đều làm cho họ có được. Đồ ăn thức uống, y phục, hương hoa, voi ngựa, nhà cửa đang sở hữu đều bố thí cho mọi người. Làm cho mọi người có được những vật theo ý muốn rồi, liền vì họ phân biệt thuyết pháp, nói nghĩa đầy đủ, làm cho tu theo sáu pháp Ba-la-mật. Các loài chúng sinh theo thuyết pháp rồi liền theo sự hướng dẫn hành Ba-la-mật, khiếncho đạt đến Vô thượng Chánh đẳng giác. Đó là pháp Đại thừa của Đại Bồ-tát trang nghiêm bằng thệ nguyện rộng lớn.
Này Tu-bồ-đề! Ví như nhà ảo thuật thông minh và đệ tử thông minh ở tại ngã tư đường hóa làm mọi người đang làm ăn sinh sống. Vì sao? Vì pháp của các nhà ảo thuật tự hiện ra Như thế. Rồi nhà ảo thuật dùng các thứ huyễn này bố thí cho vô số người thiếu thốn như là đồ ăn uống, y phục, hương hoa, các đồ trang sức, voi ngực, nhà cửa…
Này Tu-bồ-đề! Theo ý ông thì sao? Nhà ảo thuật ấy có sự ban phát cho mọi người chăng?
–Bạch Đức Thiên Trung Thiên, không.
Đức Phật dạy:
–Này Tu-bồ-đề! Như thế việc Đại Bồ-tát mặc áo giáp thệ nguyện rộng lớn hành sáu pháp Ba-la-mật, ba mươi bảy phẩm, pháp nội không, pháp ngoại không, pháp nội ngoại không và pháp chư sở hữu tự nhiên không; mặc áo giáp thệ nguyện rộng lớn hành mười Lực, bốn Vô sở úy, bốn Phân biệt biện, mười tám pháp Bất cộng của chư Phật và mặc áo giáp thệ nguyện rộng lớn trí nhất thiết; mặc áo giáp đại đức hóa làm hình dạng Phật, ánh sáng chiếu khắp tam thiên đại thiên thế giới và hằng hà sa cõi nước chư Phật ở phương Đông, cùng tám phương trên dưới, không đâu là chẳng khắp, hằng hà sa cõi nước chư Phật trong mười phương chấn động sáu cách, dùng ánh sáng lớn trụ Thí ba-la-mật, theo nhu cầu của mọi người, cho thức uống, y phục, hương hoa, đồ trang sức, voi ngựa, nhà cửa, nghề nghiệp sinh sống, tuy là hóa hiện sự bố thí đã xong, nhưng không cho gì hết. Tuy mọi người có đến nhận lãnh vật dụng sinh sống, nhưng không có người cho, cũng không có người nhận. Vì sao? Này Tu-bồ-đề, vì các pháp như thế cũng lại như huyễn, huyễn chẳng lìa pháp. Đó là Đại Bồ-tát trang nghiêm bằng thệ nguyện rộng lớn.
Lại nữa, Tu-bồ-đề! Đại Bồ-tát trụ Giới ba-la-mật, muốn dùng để cứu hộ các loài thọ sinh cho nên hiện làm dòng Chuyển luân vương. Vị này khi đã được lập nên ngôi Chuyển luân vương rồi, liền dùng mười điều thiện để xây dựng và khai mở chúng sinh tu bốn Thiền, bốn Đẳng tâm, bốn Định vô sắc, bốn Ý chỉ, bốn Ý đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy Giác ý, tám Thánh đạo, mười Lực, bốn Vô sở úy, bốn Phân biệt biện, mười tám pháp Bất cộng của chư Phật vì các chúng sinh nói kinh điển rộng khắp, chưa từng làm cho chúng sinh lìa đạo nghĩa ấy, có khả năng khiếncho họ an ổn đến được Phật đạo. Đó là Đại Bồ-tát trang nghiêm bằng thệ nguyện rộng lớn.
Này Tu-bồ-đề! Ví như nhà ảo thuật tài giỏi, hoặc đệ tử thông minh, ở ngã tư đường, hóa ra vô số người chẳng thể kể xiết, rồi vì các người đó giảng thuyết kinh pháp, tạo lập mười điều thiện, ba mươi bảy phẩm, mười Lực, bốn Vô sở úy, bốn Phân biệt biện, mười tám pháp Bất cộng của chư Phật.
Này Tu-bồ-đề! Theo ý ông thì sao?
Thật có người trụ mười điều thiện, ba mươi bảy phẩm, mười Lực, bốn Vô sở úy, bốn Phân biệt biện, mười tám pháp Bất cộng của chư Phật chăng?
Trả lời:
–Bạch Đức Thiên Trung Thiên, không.
–Này Tu-bồ-đề! Như thế, Đại Bồ-tát khai hóa chúng sinh, khiếntrụ mười điều thiện, ba mươi bảy phẩm, mười Lực, bốn Vô sở úy, bốn Phân biệt biện, mười tám pháp Bất cộng của chư Phật, cũng không có sự khuyến hóa chúng sinh. Vì sao? Này Tu-bồ-đề! Vì cái gọi là các pháp ấy cũng lại như huyễn, huyễn chẳng lìa pháp.
Này Tu-bồ-đề! Như thế là pháp Đại thừa của Đại Bồ-tát trang nghiêm bằng thệ nguyện rộng lớn.
Lại nữa, Tu-bồ-đề! Đại Bồ-tát trụ Nhẫn ba-la-mật, khai hóa tất cả các loài chúng sinh xây dựng Nhẫn độ vô cực.
Sao gọi là Bồ-tát trụ Nhẫn ba-la-mật, khai hóa tất cả các loài chúng sinh xây dựng pháp Nhẫn nhục ba-la-mật vô cực?
Này Tu-bồ-đề! Đại Bồ-tát từ khi mới phát ý, mặc áo giáp đại đức mà tự thệ nguyện: “Giả sử tất cả các loài chúng sinh dùng đao gây hại ta thì ta là Đại Bồ-tát, chẳng nên phát khởi ý sân hận, dù trong giây lát, cũng lại giáo hóa tất cả các loài chúng sinh khiếnan lập ở nhẫn này.”
Này Tu-bồ-đề! Ví như nhà ảo thuật tài giỏi và đệ tử thông minh, ở ngã tư đường, hóa làm vô số người chẳng thể tính đến, rồi liền dùng gậy đánh. Dùng đao chặt gây hại. Như vậy, thật có sự đánh đập và chặt phá gây hại không?
Ngài Tu-bồ-đề trả lời:
–Bạch Đức Thiên Trung Thiên, không.
Đức Phật dạy:
–Này Tu-bồ-đề! Như vậy, Đại Bồ-tát hành Bát-nhã ba-la-mật, nếu có đao gậy gây hại thân mình thì đều nhẫn chịu. Lại giáo hóa chúng sinh khiếnan lập nhẫn này, không có người đánh, cũng không có người nhẫn chịu.
Này Tu-bồ-đề! Đó là pháp Đại thừa của Đại Bồ-tát trụ Nhẫn ba-la-mật, trang nghiêm bằng thệ nguyện rộng lớn.
Lại nữa, Tu-bồ-đề! Đại Bồ-tát trụ Tinh tấn ba-la-mật khuyến hóa tất cả các loài chúng sinh, khiếnđều an lập ở Tinh tấn ba-la-mật.
Sao gọi là Đại Bồ-tát an lập chúng sinh ở Tinh tấn ba-la-mật vô cực?
Này Tu-bồ-đề! Khi Đại Bồ-tát, tâm ý tu theo trí Nhất thiết mà phát đạo ý, thì cũng không tưởng nghĩ, cũng không tinh tấn, khuyến khích chúng sinh khiếnđi theo hạnh ấy.
Này Tu-bồ-đề! Ví như nhà ảo thuật tài giỏi và đệ tử thông minh, ở tại ngã tư đường, hóa làm vô số người chẳng thể tính đếm, rồi khiếnhọ hành tinh tấn, giữ gìn thân, khẩu, ý, thì thực ra cũng không có người, cũng không có thân, khẩu, ý, cũng không có việc hành trì.
Này Tu-bồ-đề! Cũng Như thế, Đại Bồ-tát tạo lập Tinh tấn ba-la-mật, khuyến hóa tất cả các loài chúng sinh, khiếnhành tinh tấn thì không có tưởng tinh tấn, cũng không có việc hành trì, cũng không có khai hóa các loài chúng sinh an lập tinh tấn. Đó là pháp Đại thừa của Đại Bồ-tát trụ Tinh tấn ba-la-mật trang nghiêm bằng thệ nguyện rộng lớn.
Lại nữa, Tu-bồ-đề! Đại Bồ-tát trụ Thiền ba-la-mật, khuyến hóa tất cả các loài chúng sinh hành Thiền ba-la-mật.
Này Tu-bồ-đề! Thế nào là Đại Bồ-tát trụ Thiền ba-la-mật? Bồ-tát bình đẳng trụ các pháp thì các pháp không loạn, cũng chẳng thấy các pháp phiền não. Đại Bồ-tát có thể dùng sự an trụ này, đối với Thiền ba-la-mật bình đẳng tại vô bổn, khuyến khích trợ giúp chúng sinh đối với pháp bình đẳng mà vị ấy đã giáo hóa, chưa từng trái nghịch, xa rời lời dạy của chư Phật, cho đến khi đắc Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác cũng không thấy đạt đến Vô thượng Bồ-đề. Thí như nhà ảo thuật tài giỏi và đệ tử thông minh, ở ngã tư đường, hóa làm vô số người chẳng thể tính đếm, rồi khiếnđều ngồi thiền, định tĩnh tâm ý, nhưng thật không có định, cũng không có loạn.
Này Tu-bồ-đề! Cũng vậy, Đại Bồ-tát khuyến hóa chúng sinh, khiếnhành pháp Như thế, nhưng chẳng thấy các pháp có người nhất tâm hoặc có người loạn ý. Đó là pháp Đại thừa của Đại Bồ-tát trụ Thiền ba-la-mật trang nghiêm bằng thệ nguyện rộng lớn.
Lại nữa, Tu-bồ-đề! Đại Bồ-tát trụ Bát-nhã ba-la-mật khuyến hóa các loài chúng sinh, khiếnhọ đều trụ ở Trí độ vô cực.
Sao gọi là tự trụ Bát-nhã ba-la-mật, khuyến hóa chúng sinh trụ Trí độ vô cực?
Này Tu-bồ-đề! Như vậy, Đại Bồ-tát cũng không có pháp để hành, cũng không có kết quả đạt được. Đại Bồ-tát ấy trụ Bát-nhã ba-la-mật rồi, cũng dùng pháp này khai hóa tất cả các loài chúng sinh, khiếnđạt đến chỗ không chướng ngại. Thí như nhà ảo thuật tài giỏi và đệ tử thông minh, hóa làm vô số người chẳng thể tính đếm, có trí tuệ biện tài, phân biệt nhiều sự việc, thật ra không có trí tuệ, cũng không nói điều gì.
Này Tu-bồ-đề! Theo ý ông thì sao? Thật có nói có nghe chăng?
Đáp:
–Bạch Đức Thiên Trung Thiên, không.
Đức Phật dạy:
–Đó là pháp Đại thừa của Đại Bồ-tát trang nghiêm bằng thệ nguyện rộng lớn.
Lại nữa, Tu-bồ-đề! Pháp Đại thừa của Đại Bồ-tát trang nghiêm bằng thệ nguyện rộng lớn, tự trụ pháp tự nhiên, khai hóa hằng hà sa chúng sinh, khiếnđều thật hành Thí-ba-mật, Giới ba-la-mật, Nhẫn ba-la-mật, Tinh tấn ba-la-mật, Thiền ba-la-mật, Bát-nhã ba-la-mật, vì họ giảng thuyết pháp. Giả sử chúng sinh được nghe sáu pháp Ba-la-mật này, thì chẳng bao giờ lìa sáu pháp Độ vô cực, cho đến khi đạt Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Tất cả mười phương đều Như thế. Giống như cõi nước chư Phật ở phương Đông, tất cả mười phương đều Như thế, không có gì sai khác.
Này Tu-bồ-đề! Ví như nhà ảo thuật tài giỏi và đệ tử thông minh, ở ngã tư đường, hóa làm vô số người không thể tính đếm, thật hành việc Bố thí, Trì giới, Nhẫn nhục, Tinh tấn, Nhất tâm, Trí tuệ, nhưng thật ra cũng không Bố thí, cũng không Trì giới, cũng không Nhẫn nhục, cũng không Tinh tấn, cũng không Nhất tâm, cũng không Trí tuệ.
Này Tu-bồ-đề! Như thế là pháp Đại thừa của Đại Bồ-tát trang nghiêm bằng thệ nguyện rộng lớn.
Lại nữa, Tu-bồ-đề! Đại Bồ-tát không thoái chuyển tâm chí tôn sùng trí Nhất thiết chưa từng khởi phát tâm niệm nào khác, cũng không tin điều gì, không nghe thọ gì, hoặc khai hóa người an lập ở Thí ba-la-mật, hoặc khai hóa người an lập ở Giới ba-la-mật, hoặc khai hóa người an lập ở Nhẫn ba-la-mật, hoặc khai hóa người an lập ở Tinh tấn ba-la-mật, hoặc khai hóa người an lập ở Thiền ba-la-mật, hoặc khai hóa người an lập ở Bát-nhã ba-la-mật, hoặc khai hóa người đạt đến không chỗ an lập, không chỗ khai hóa. Hoặc khai hóa một số người an lập ở bốn Ý chỉ, khai hóa một số người an lập ở bốn Ý đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy Giác ý, tám Thánh đạo, khai hóa một số người an lập ở mười Lực, bốn Vô sở úy, bốn Phân biệt biện, mười tám pháp Bất cộng của chư Phật, hoặc chẳng khai hóa. Hoặc khai hóa người an lập ở quả Tu-đà-hoàn, hoặc khai hóa người an lập ở quả Tư-đà-hàm, hoặc khai hóa người an lập ở quả A-na-hàm, hoặc khai hóa người an lập ở quả A-la-hán, hoặc khai hóa người an lập ở quả Bích-chi-phật. Hoặc có một số người chẳng thể khai hóa, hoặc an lập một số người ở trí Nhất thiết, hoặc một số người chẳng nên khai hóa. Có một số loài chúng sinh nhiều chẳng thể đếm biết, chẳng thể hạn lượng nên khai hóa an lập họ ở Thí ba-la-mật, Giới ba-la-mật, Tinh tấn ba-la-mật, Thiền ba-la-mật, Bát-nhã ba-la-mật, bốn Ý chỉ, bốn Ý đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy Giác ý, tám Thánh đạo, mười Lực, bốn Vô sở úy, bốn Phân biệt biện, mười tám pháp Bất cộng của chư Phật. Khai hóa chúng sinh nhiều chẳng thể tính đếm, chẳng thể hạn lượng an lập ở trí Nhất thiết.
Này Tu-bồ-đề! Theo ý ông thế nào? Bồ-tát khai hóa một số người chẳng thể tính đếm đều có chỗ hướng đến, đều có chỗ phát khởi, đều khiếnđược độ. Vậy thật có chỗ phát khởi, có người được độ chăng?
Đáp:
–Bạch Đức Thiên Trung Thiên, không.
Đức Phật dạy:
–Như vậy, Đại Bồ-tát dùng sáu pháp Ba-la-mật có sự khai hóa ba mươi bảy phẩm và các Phật pháp, bốn Đạo, Duyên giác cũng không có chỗ hướng đến, cũng không có chỗ độ thoát.
Này Tu-bồ-đề! Đó là pháp Đại thừa của Đại Bồ-tát trang nghiêm bằng thệ nguyện rộng lớn.
Ngài Tu-bồ-đề bạch Phật:
–Bạch Đức Thiên Trung Thiên! Nếu con nghe pháp, quán sát ý nghĩa trong đó, thường quán Đại Bồ-tát thì chẳng phải trang nghiêm bằng thệ nguyện rộng lớn. Vì sao? Vì từ không mà hưng khởi các tướng tự nhiên. Vì vậy cho nên, bạch Đức Thiên Trung Thiên, quán sát các sắc thì sắc là không, các thọ, tưởng, hành, thức là không. Quán sát nhãn thì nhãn là không; nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý là không. Quán sát nhãn sắc thức, nhĩ thanh thức, tỷ hương thức, thiệt vị thức, thân xúc thức, ý pháp thức, mười tám chủng cũng đều là không. Nhãn xúc, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc, sở xúc của sáu tình ấy, cũng lại như vậy, đều là không, tất cả đều không, pháp sở tập cũng không.
Bạch Đức Thiên Trung Thiên! Thí ba-la-mật cũng không, Giới ba-la-mật, Nhẫn ba-la-mật, Tinh tấn ba-la-mật, Thiền ba-la-mật, Bát-nhã ba-la-mật cũng đều là không. Quán sát bên trong cũng không, cái nội không cũng không, cái tự nhiên vô sở hữu cũng không, cái không ấy cũng không. Bốn Ý chỉ cũng đều là không, bốn Ý đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy Giác ý, tám Thánh đạo cũng đều là không. Mười Lực, bốn Vô sở úy, bốn Phân biệt biện, mười tám pháp Bất cộng của chư Phật cũng đều là không. Cái gọi là Bồ-tát cũng không, trang nghiêm bằng thệ nguyện rộng lớn cũng không.
Bạch Đức Thiên Trung Thiên! Vì vậy nên quán Đại Bồ-tát là không trang nghiêm bằng thệ nguyện rộng lớn.
Đức Phật bảo Tu-bồ-đề:
–Đúng vậy, đúng vậy! Này Tu-bồ-đề, đúng như lời ông nói. Trí Nhất thiết có tạo tác mà không có đối tượng tạo tác, cũng chẳng phải chẳng tạo tác, cũng không sở hữu. Tất cả chúng sinh cũng không tạo tác, cũng không sở hữu. Đại Bồ-tát vì chúng sinh nên trang nghiêm bằng thệ nguyện rộng lớn, cũng không tạo tác, cũng chẳng phải chẳng tạo tác, cũng không sở hữu.
Tu-bồ-đề bạch Phật:
–Bạch Đức Thiên Trung Thiên! Vì sao trí Nhất thiết không tạo tác, cũng chẳng phải chẳng tạo tác, cũng không sở hữu? Loài chúng sinh này cũng không có tạo tác, cũng chẳng phải chẳng tạo tác, cũng không sở hữu? Và sự trang nghiêm bằng thệ nguyện rộng lớn của các Đại Bồ-tát cũng Như thế?
Đức Thế Tôn trả lời:
–Có tạo tác, có sở đắc thì có sự hưng khởi, nhưng trí nhất thiết thì không tạo tác, cũng chẳng phải chẳng tạo tác, cũng không sở hữu. Các chúng sinh ấy cũng không có sự tạo tác, cũng chẳng phải chẳng tạo tác, cũng không có sở hữu. Vì sao? Vì sắc không có sự tạo tác, cũng chẳng phải không tạo tác, cũng không có sở hành, cũng không có sở tác. Thọ, tưởng, hành, thức cũng không có sự tạo tác, cũng chẳng phải không tạo tác, cũng không có sở hành, cũng không có sở tác. Nhãn cũng không có sự tạo tác, cũng chẳng phải không tạo tác, cũng không có sở hành, cũng không có sở tác. Nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý cũng không có sự tạo tác, cũng chẳng phải không tạo tác, cũng không có sở hành, cũng không có sở tác. Sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp cũng không có sự tạo tác, cũng chẳng phải không tạo tác, cũng không có sở hành, cũng không có sở tác. Mười tám chủng, các thọ do sáu tình tiếp xúc làm duyên sinh ra cũng không có sự tạo tác, cũng chẳng phải không tạo tác, cũng không có sở hành, cũng không có sở tác.
Này Tu-bồ-đề! Tôi, ta không có sự tạo tác, cũng chẳng phải không tạo tác, cũng không có sở hành, cũng không có sở tác. Và có cái biết, cái thấy, cũng không có sự tạo tác, cũng chẳng phải không tạo tác, cũng không có sở hành, cũng không có sở tác. Vì vậy cho nên, rốt ráo gốc ngọn không có căn nguyên, cũng chẳng thể nắm bắt được. Chúng sinh và mộng cũng không có sự tạo tác, cũng chẳng phải không tạo tác, cũng không có sở hành, cũng không có sở tác. Vì sao? Vì rốt ráo gốc ngọn không có căn nguyên, cũng chẳng thể nắm bắt được, giống như tiếng vang, trăng trong nước, trò huyễn hóa, ảnh ảo, cũng không có sự tạo tác, cũng chẳng phải không tạo tác, cũng không có sở hành, cũng không có sở tác. Vì sao? Vì rốt ráo gốc ngọn không có căn nguyên, cũng chẳng thể nắm bắt được.
Này Tu-bồ-đề! Pháp nội không cũng không có sự tạo tác, cũng chẳng phải không tạo tác, cũng không có sở hành, cũng không có sở tác. Pháp ngoại không cũng như vậy. Pháp tự nhiên không có sở hữu ấy cũng không có sự tạo tác, cũng chẳng phải không tạo tác, cũng không có sở hành, cũng không có sở tác. Ba mươi bảy phẩm, mười Lực, bốn Vô sở úy, bốn Phân biệt biện, mười tám pháp Bất cộng của chư Phật cũng không có sự tạo tác, cũng chẳng phải không tạo tác, cũng không có sở hành, cũng không có sở tác. Vì sao? Vì rốt ráo gốc ngọn không, có căn nguyên, cũng chẳng thể nắm bắt được.
Này Tu-bồ-đề! Cái vô bổn ấy cũng không có sự tạo tác, cũng chẳng phải không tạo tác, cũng không có sở hành, cũng không có sở tác. Vô bổn cũng lại Như thế, cũng không có pháp khác. Các loại pháp ấy trụ ở pháp giới, các pháp tịch nhiên. Cái bản tế ấy cũng không có sự tạo tác, cũng chẳng phải không tạo tác, cũng không có sở hành, cũng không có sở tác. Vì sao? Vì rốt ráo gốc ngọn không có căn nguyên, cũng chẳng thể nắm bắt được. Bồ-tát ấy cũng không có tạo tác, cũng chẳng phải không tạo tác, cũng không có sở hành, cũng không có sở tác. Trí Nhất thiết tuệ, nhất thiết ai tuệ cũng không có sự tạo tác, cũng chẳng phải không tạo tác, cũng không có sở hành, cũng không có sở tác. Vì sao? Vì rốt ráo gốc ngọn không có căn nguyên, cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì vậy cho nên, này Tu-bồ-đề, trí Nhất thiết không có sở tác, cũng chẳng phải không tác. Chúng sinh cũng vậy, không có sở hành, cũng không có sở tác, cũng chẳng phải chẳng tác. Pháp Đại thừa của Đại Bồ-tát nương vào sự trang nghiêm bằng thệ nguyện rộng lớn.
Này Tu-bồ-đề! Vì vậy cho nên, nên quán sát pháp Đại thừa của Đại Bồ-tát cũng không có trang nghiêm bằng thệ nguyện rộng lớn.
Hiền giả Tu-bồ-đề bạch Phật:
–Như vậy, Thế Tôn dạy phân biệt ý nghĩa con xin phân biệt ý nghĩa: sắc không trước, không buộc, không thoát. Thọ, tưởng, hành, thức không trước, không buộc, không thoát.
Phân-nậu-văn-đà-ni-phất hỏi Tu-bồ-đề:
–Thưa Hiền giả! Có phải sắc không trước, không buộc, không thoát? Có phải thọ, tưởng, hành, thức không trước, không buộc, không thoát?
Ngài Tu-bồ-đề trả lời ngài Phân-nậu-văn-đà-ni-phất:
–Thưa Hiền giả, đúng vậy! Sắc không trước, không buộc, không thoát. Thọ, tưởng, hành, thức không trước, không buộc, không thoát.
Ngài Phân-nậu-văn-đà-ni-phất lại hỏi:
–Thưa Hiền giả Tu-bồ-đề! Vì sao sắc không trước, không buộc, không thoát? Vì sao thọ, tưởng, hành, thức không trước, không buộc, không thoát?
Hiền giả Tu-bồ-đề trả lời:
–Sắc tự nhiên, không trước, không buộc, không thoát. Thọ, tưởng, hành, thức tự nhiên, không trước, không buộc, không thoát.
Sắc như tiếng vang, không trước, không buộc, không thoát. Thọ, tưởng, hành, thức như tiếng vang, không trước, không buộc, không thoát.
Sắc như ảnh ảo, không trước, không buộc, không thoát. Thọ, tưởng, hành, thức như cảnh ảo, không trước, không buộc, không thoát.
Sắc như huyễn, không trước, không buộc, không thoát. Thọ, tưởng, hành, thức như huyễn, không trước, không buộc, không thoát.
Sắc như hóa, không trước, không buộc, không thoát. Thọ, tưởng, hành, thức như hóa, không trước, không buộc, không thoát.
Sắc quá khứ, không trước, không buộc, không thoát. Thọ, tưởng, hành, thức quá khứ, không trước, không buộc, không thoát.
Sắc vị lai không trước, không buộc, không thoát. Thọ, tưởng, hành, thức vị lai không trước, không buộc, không thoát.
Sắc hiện tại không trước, không buộc, không thoát. Thọ, tưởng, hành, thức hiện tại không trước, không buộc, không thoát.
Sắc không thật, không trước, không buộc, không thoát. Thọ, tưởng, hành, thức không thật, không trước, không buộc, không thoát.
Sắc tịch mịch, không trước, không buộc, không thoát. Thọ, tưởng, hành, thức tịch mịch, không trước, không buộc, không thoát.
Sắc không chỗ sinh, không trước, không buộc, không thoát. Thọ, tưởng, hành, thức không chỗ sinh, không trước, không buộc, không thoát. Thưa Hiền giả Phân-nậu, sắc thiện không trước, không buộc, không thoát. Thọ, tưởng, hành, thức thiện không trước, không buộc, không thoát.
Sắc bất thiện không trước, không buộc, không thoát. Thọ, tưởng, hành, thức bất thiện không trước, không buộc, không thoát.
Sắc vô ký, không trước, không buộc, không thoát. Thọ, tưởng, hành, thức vô ký, không trước, không buộc, không thoát.
Sắc không phân biệt, không trước, không buộc, không thoát. Thọ, tưởng, hành, thức không phân biệt, không trước, không buộc, không thoát. Thưa Hiền giả Phân-nậu, sắc thế tục, không trước, không buộc, không thoát. Thọ, tưởng, hành, thức thế tục, không trước, không buộc, không thoát.
Sắc siêu thế, không trước, không buộc, không thoát. Thọ, tưởng, hành, thức siêu thế, không trước, không buộc, không thoát.
Sắc hữu lậu vô lậu, không trước, không buộc, không thoát. Thọ, tưởng, hành, thức hữu lậu vô lậu, không trước, không buộc, không thoát.
Hư vô không trước, không buộc, không thoát. Hoảng hốt không trước, không buộc, không thoát. Tất cả pháp không trước, không buộc, không thoát. Không sở hữu không trước, không buộc, không thoát. Tịch nhiên không trước, không buộc, không thoát.
Thí ba-la-mật không trước, không buộc, không thoát. Giới ba-la-mật không trước, không buộc, không thoát. Nhẫn ba-la-mật, Tinh tấn ba-la-mật, Thiền ba-la-mật, Bát-nhã ba-la-mật không trước, không buộc, không thoát. Phát chí thật không trước, không buộc, không thoát.
Phát chí tịch mịch không trước, không buộc, không thoát. Pháp nội không không trước, không buộc, không thoát. Pháp ngoại không không trước, không buộc, không thoát. Pháp sở hữu tự nhiên không không trước, không buộc, không thoát. Bốn Ý chỉ không trước, không buộc, không thoát. Bốn Ý đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy Giác ý, tám Thánh đạo không trước, không buộc, không thoát. Mười Lực, bốn Vô sở úy, bốn Phân biệt biện, mười tám pháp Bất cộng của chư Phật không trước, không buộc, không thoát. Từ hư không khởi không trước, không buộc, không thoát. Phật đạo không trước, không buộc, không thoát. Trí Nhất thiết không trước, không buộc, không thoát. Học đạo Bồ-tát không trước, không buộc, không thoát. Từ hư không sinh không trước, không buộc, không thoát. Tịch nhiên không sinh khởi không trước, không buộc, không thoát. Vô bổn không trước, không buộc, không thoát. Lại cái không khác vô bổn, thuận theo pháp trụ, không trước, không buộc, không thoát. Pháp tịch định không trước, không buộc, không thoát. Bản tế và vô vi không trước, không buộc, không thoát. Sự hưng khởi không thật không trước, không buộc, không thoát. Không tịch không có sự hưng khởi không trước, không buộc, không thoát. Thưa Hiền giả Phânnậu, đó là Đại Bồ-tát không trước, không buộc, không thoát Ba-la-mật. Thí ba-la-mật, Giới ba-la-mật, Nhẫn ba-la-mật, Tinh tấn ba-la-mật, Thiền ba-la-mật, Bát-nhã ba-la-mật không trước, không buộc, không thoát. Trí Nhất thiết, vô bổn tuệ, nhất thiết ai tuệ thúc đẩy thăng tiến cũng đều không trước, không buộc, không thoát. Thúc đẩy sự thăng tiến Bố thí, Trì giới, Nhẫn nhục, Tinh tấn, Nhất tâm, Trí tuệ không trước, không buộc, không thoát. Thúc đẩy sự thăng tiến trụ trí Nhất thiết tuệ, Nhất thiết ai tuệ không trước, không buộc, không thoát. Giáo hóa chúng sinh không trước, không buộc, không thoát. Nghiêm tịnh cõi Phật không trước, không buộc, không thoát. Phụng sự chư Phật Thế Tôn không trước, không buộc, không thoát. Lắng nghe kinh điển không trước, không buộc, không thoát. Chưa từng rời chư Phật không trước, không buộc, không thoát. Chưa từng quên mất thần thông không trước, không buộc, không thoát. Chẳng lìa năm Căn không trước, không buộc, không thoát. Chẳng bỏ tổng trì không trước, không buộc, không thoát. Chẳng bỏ Tam-muội không trước, không buộc, không thoát. Phát lòng thương đạo không trước, không buộc, không thoát. Trí nhất thiết tuệ không trước, không buộc, không thoát. Chuyển pháp luân không trước, không buộc, không thoát. Khai hóa chúng sinh trụ ở ba thừa không trước, không buộc, không thoát.
Thưa Hiền giả Phân-nậu-văn-đa-ni-phất, đó là sáu pháp Ba-la-mật của Đại Bồ-tát không trước, không buộc, không thoát. Hiểu rõ tất cả các pháp Chánh giác từ hư không sinh khởi, tịch mịch đạm bạc cùng với không từ đâu sinh.
–Thưa Hiền giả Phân-nậu! Đó là pháp Đại thừa của Đại Bồ-tát trang nghiêm bằng thệ nguyện rộng lớn không trước, không buộc, không thoát.
Phẩm 16: TAM-MUỘI
Hiền giả Tu-bồ-đề bạch Phật:
–Bạch Đức Thiên Trung Thiên, sao gọi là thệ nguyện rộng lớn của pháp Đại thừa của Đại Bồ-tát ? Sao gọi là pháp Đại thừa của Đại Bồ-tát? Người học Đại thừa thệ nguyện gì đối với thừa? Thừa trụ chỗ nào? Từ đâu sinh? Trong thừa, ai là người thành tựu thừa?
Phật bảo Hiền giả Tu-bồ-đề:
–Như lời Tu-bồ-đề hỏi, sao gọi là pháp Đại thừa của Đại Bồ-tát? Sáu pháp Ba-la-mật tức là pháp Đại thừa của Đại Bồ-tát.
Những gì là sáu? Thí ba-la-mật, Giới ba-la-mật, Nhẫn ba-la-mật, Tinh tấn ba-la-mật, Thiền ba-la-mật, Bát-nhã ba-la-mật.
Sao gọi là Thí ba-la-mật?
Này Tu-bồ-đề! Đại Bồ-tát phát tâm tôn sùng trí Nhất thiết mà hành Bố thí. Tất cả sở hữu trong ngoài đều không tiếc, dùng chúng cấp pháp cho chúng sinh để cho họ được vững vàng an ổn, chẳng đề phòng oán địch, tức là dùng để khuyến khích hỗ trợ Vô thượng Chánh đẳng giác. Đó là Thí ba-la-mật của Đại Bồ-tát.
Sao gọi là Giới ba-la-mật của Đại Bồ-tát?
Đại Bồ-tát phát tâm tôn sùng trí Nhất thiết, thân tự phụng hành mười điều thiện. Lại dùng mười điều thiện đó khuyến khích trợ giúp người chẳng theo điên đảo, cũng không sở đắc. Đó là Giới ba-la-mật của Đại Bồ-tát, không quên mất, chẳng rơi vào điên đảo, cũng không sở đắc.
Hiền giả Tu-bồ-đề bạch Phật:
–Bạch Đức Thiên Trung Thiên! Sao gọi là Nhẫn ba-la-mật của Đại Bồ-tát?
Đức Phật bảo Hiền giả Tu-bồ-đề:
–Đại Bồ-tát tự thân đã viên mãn Nhẫn nhục, giáo hóa cho người đối với Nhẫn nhục không rơi vào điên đảo, cũng không sở đắc. Đó là Nhẫn ba-la-mật của Đại Bồ-tát.
Hiền giả Tu-bồ-đề bạch Phật:
–Bạch Đức Thiên Trung Thiên! Sao gọi là Tinh tấn ba-la-mật của Đại Bồ-tát?
Đức Phật bảo Hiền giả Tu-bồ-đề:
–Đại Bồ-tát phát tâm tôn sùng trí Nhất thiết, đối với năm pháp Ba-la-mật chẳng lơ là xa cách, dùng năm pháp Ba-la-mật giáo hóa chúng sinh, chẳng rơi vào điên đảo, cũng không sở đắc. Đó là Tinh tấn ba-la-mật của Đại Bồ-tát.
Ngài Tu-bồ-đề lại hỏi Thế Tôn:
–Bạch Đức Thiên Trung Thiên! Sao gọi là Thiền ba-la-mật của Đại Bồ-tát?
Đức Phật bảo Tu-bồ-đề:
–Đại Bồ-tát phát tâm tôn sùng trí Nhất thiết, tự thân thường dùng phương tiện thiện xảo hành Thiền Tam-muội, chẳng tùy thuận theo Tam-muội mà sinh, cũng dạy người khiếnhọc thiền định, chẳng rơi vào điên đảo, cũng không sở đắc. Đó là Thiền ba-la-mật của Đại Bồ-tát.
Hiền giả Tu-bồ-đề bạch Phật:
–Bạch Đức Thiên Trung Thiên! Sao gọi là Bát-nhã ba-la-mật của Đại Bồ-tát?
Đức Phật bảo Tu-bồ-đề:
–Đại Bồ-tát phát tâm tôn sùng trí Nhất thiết, đối với tất cả pháp, không nương tựa, quán các pháp, tất cả vốn là thanh tịnh, chẳng rơi vào điên đảo, cũng không sở đắc. Đối với tất cả pháp, không chấp trước. Vì quán các pháp, tất cả vốn là thanh tịnh nên dùng pháp này để giáo hóa chúng sinh, chẳng rơi vào điên đảo, cũng không sở đắc. Đó là Bát-nhã ba-la-mật của Đại Bồ-tát. Đó là pháp Đại thừa của Đại Bồ-tát.
Lại nữa, Tu-bồ-đề! Pháp Đại thừa của Đại Bồ-tát là trong không, ngoài cũng không, trong ngoài đều không, không cũng không, cho đến hoàn toàn không, chân diệu không, thanh tịnh không, hữu vi không, vô vi không, tướng tự nhiên không, tất cả pháp không, không sở đắc không, không có không, tự nhiên không, hữu sở kiến không, vô sở kiến không.
Sao gọi là trong không? Đó là pháp bên trong: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý. Cái gọi là mắt và những gì mà mắt thấy cũng đều là không, chẳng thể làm thương tổn, chẳng thể hoại, khởi. Vì sao? Vì vốn thanh tịnh. Tai và những điều tai nghe cũng là không, chẳng thể làm thương tổn, chẳng thể hoại, khởi. Vì sao? Vì vốn thanh tịnh. Mũi và những mùi mũi ngửi cũng là không, chẳng thể làm thương tổn, chẳng thể hoại, khởi. Vì sao? Vì vốn thanh tịnh. Lưỡi và những vị mà lưỡi nễm cũng là không, chẳng thể làm thương tổn, chẳng thể hoại, khởi. Vì sao? Vì vốn thanh tịnh. Thân và những xúc chạm của thân cũng là không, chẳng thể làm thương tổn, chẳng thể hoại, khởi. Vì sao? Vì vốn thanh tịnh. Tâm và những ý nghĩ của tâm cũng là không, chẳng thể làm thương tổn, chẳng thể hoại, khởi. Vì sao? Vì vốn thanh tịnh. Đó là trong không.
Sao gọi là ngoài không? Pháp ngoài là sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp. Đã là sắc thì sắc cũng là không, chẳng thể làm tổn thương, chẳng thể hoại, khởi. Vì sao? Vì vốn thanh tịnh. Sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp ấy là không, chẳng thể làm tổn thương, chẳng thể hoại, khởi. Vì sao? Vì vốn thanh tịnh.
Sao gọi là pháp trong ngoài không? sáu nhập bên trong, sáu nhập bên ngoài là pháp trong ngoài không, chẳng thể làm thương tổn, chẳng thể hoại, khởi. Vì sao? Vì vốn thanh tịnh. Đó là pháp trong, pháp ngoài đều không.
Sao gọi là không cũng không? Nghĩa là tất cả pháp là không, các pháp là không, không này cũng không. Đó là không không.
Sao gọi là hoàn toàn không? Nghĩa là phương Đông cũng không, phương Nam, phương Tây, phương Bắc, phương Đông nam, phương Tây nam, phương Tây bắc, phương Đông bắc, phương Trên, phương Dưới cũng đều không, chẳng thể làm tổn thương, chẳng thể hoại, khởi. Vì sao? Vì vốn thanh tịnh. Đó là hoàn toàn không.
Sao gọi là chân diệu không? Nghĩa là vô vi, cái vô vi ấy cũng không, chẳng thể làm tổn thương, chẳng thể hoại, khởi. Vì sao? Vì vốn thanh tịnh. Đó là chân diệu không.
Sao gọi là sở hữu không? Sở hữu không là cõi Dục, cõi Sắc, cõi Vô sắc cũng đều không, chẳng thể làm tổn thương, chẳng thể hoại, khởi. Vì sao? Vì vốn thanh tịnh. Đó là sở hữu không.
Sao gọi là vô vi không? Gọi là vô vi không là chẳng khởi, chẳng diệt, cũng chẳng tự tại, cũng không chỗ trụ, chân đế thường tại. Đó là vô vi không. Đã gọi là vô vi không thì cái vô vi đó chẳng thể làm thương tổn, chẳng thể hoại, khởi. Vì sao? Vì vốn thanh tịnh.
Sao gọi là rốt ráo không? Rốt ráo không là chẳng thể đạt tới bến bờ. Vì sao? Vì vốn thanh tịnh. Đó là rốt ráo không.
Sao gọi là quảng viến không? Nghĩa là chẳng thấy đến, cũng không sở đắc. Vì sao? Vì vốn thanh tịnh. Đó là quảng viến không.
Sao gọi là không phân biệt không? Đó là pháp không thể bỏ, cũng không chỗ trụ. Vì sao? Vì vốn thanh tịnh. Đó là không phân biệt không.
Sao gọi là bản tịnh không? Có khả năng hiểu rõ tất cả các pháp vốn là thanh tịnh, hữu vi, vô vi chẳng phải là pháp Thanh văn tạo ra, chẳng phải là pháp Bích-chi-phật tạo ra. Đó là bản tịnh không.
Sao gọi là tất cả pháp không? Tất cả pháp, nghĩa là sắc thọ, tưởng, hành, thức, nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý; sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp, nhãn sắc thức, nhĩ thanh thức, tỷ hương thức, thiệt vị thức, thân xúc thức, ý pháp thức, nhãn xúc, nhĩ tỷ thiệt thân ý xúc, các thọ, pháp hữu vi, vô vi. Đó là tất cả pháp không. Pháp không của các pháp chẳng thể làm thương tổn, chẳng thể hoại, khởi. Vì sao? Vì vốn thanh tịnh. Đó là tất cả pháp không.
Sao gọi là tướng tự nhiên không? Gọi là tướng của sắc mà sắc thì không có tướng sở hữu. Tướng thọ tưởng tạo ra tướng hành. Biết tướng hành, thức thì thọ, tưởng, hành, thức cũng lại như vậy. Nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý; sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp, mười tám chủng, tất cả xúc, tướng của pháp hữu vi, tướng của pháp vô vi, tất cả pháp là tướng tự nhiên không.
Sao gọi là chẳng thể nắm bắt được không có sở hữu không? Tất cả các pháp cũng chẳng thể nắm bắt được, không thể hủy hại, chẳng thể hoại, khởi. Vì sao? Vì vốn thanh tịnh. Đó là chẳng thể nắm bắt được không có sở hữu không.
Sao gọi là không sở hữu không? Tìm cầu hình dáng sở hữu nhưng chẳng thể nắm bắt được. Đó là không sở hữu không.
Sao gọi là tự nhiên không? Không hợp hội là tự nhiên. Đó là tự nhiên không.
Sao gọi là không sở hữu tự nhiên không? Cái tự nhiên ấy không có hợp hội. Đó là không sở hữu tự nhiên không.
Lại nữa, Tu-bồ-đề! Cái sở hữu ấy là sở hữu không, cái vô sở hữu ấy là vô sở hữu không. Tự nhiên là tự nhiên không. Vì người khác nên người khác cũng không.
Sao gọi là sở hữu của sở hữu là không? Đó là năm ấm. Sở hữu của năm ấm ấy là sở hữu không. Đó là sở hữu của sở hữu là không.
Sao gọi là vô sở hữu của vô sở hữu là không? Đó là vô vi. Cái vô vi ấy là vô vi cho nên không. Đó là vô sở hữu của vô sở hữu là không.
Sao gọi là tự nhiên của tự nhiên là không? Cái không ấy tức là không có tướng, cũng không có tạo tác, cũng không có cái thấy. Đó là tự nhiên không.
Sao gọi là vị tha cho nên không? Giả sử Đức Như Lai xuất hiện, hoặc Như Lai không xuất hiện thì pháp ấy vẫn thường trụ. Pháp giới ấy cũng tịch diệt cho nên vốn không, mà cái vốn không ở đây tức là bản tế. Cái ấy đối với cái này là vị tha không. Đó là vị tha cho nên không.
Này Tu-bồ-đề! Đó gọi là pháp Đại thừa của Đại Bồ-tát.
Lại nữa, Tu-bồ-đề! Pháp Đại thừa của Đại Bồ-tát là Tam-muội Thủ-lăng-nghiêm, lại có Tam-muội tên là Thật ấn, có Tam-muội tên là Sư tử ngu lạc, có Tam-muội tên là Thiện nguyệt, có Tam-muội tên là Nguyệt tràng anh, có Tam-muội tên là Nhất thiết pháp siêu thượng, có Tam-muội tên là Quán đảnh, có Tam-muội tên là Phân biệt nhất thiết pháp, có Tam-muội tên là Liễu tràng anh, có Tam-muội tên là Kim cang dụ, có Tam-muội tên là Nhập pháp ấn, có Tam-muội tên là Phóng quang vô sở đoạt, có Tam-muội tên là Định ý vương, có Tam-muội tên là Thiện trụ, có Tam-muội tên là Phóng quang, có Tam-muội tên là Lực tinh tấn, có Tam-muội tên là Đẳng siêu, có Tam-muội tên là Phân biệt tùy thuận, có Tam-muội tên là Nhập chư ngữ, có Tam-muội tên là Chiếu chư phương diện, có Tam-muội tên là Tổng trì ấn, có Tam-muội tên là Vô sở đoạt, có Tam-muội tên là Đẳng ngự chư pháp hải ấn, có Tam-muội tên là Phổ biến hư không, có Tam-muội tên là Kim cang đạo tràng, có Tam-muội tên là Thắng chư bảo, có Tam-muội tên là Chiếu minh, có Tam-muội tên là Bất huyễn, có Tam-muội tên là Trụ bất cứu cánh, có Tam-muội tên là Quyết liễu, có Tam-muội tên là Ly cấu đăng minh, có Tam-muội tên là Vô lượng quang, có Tam-muội tên là Quang tạo, có Tam-muội tên là Phổ chiếu, có Tam-muội tên là Tịnh ngự định, có Tam-muội tên là Ly cấu minh, có Tam-muội tên là Vi ngu lạc cố, có Tam-muội tên là Tuệ đăng, có Tam-muội tên là Vô tận, có Tam-muội tên là Oai thần cụ, có Tam-muội tên là Trừ tận, có Tam-muội tên là Vô đặc, có Tam-muội tên là Khai thông, có Tam-muội tên là Nhựt đăng minh, có Tam-muội tên là Nguyệt ly cấu, có Tam-muội tên là Tịnh chiếu minh, có Tam-muội tên là Hữu sở chiếu diệu, có Tam-muội tên là Tác đương sở tác, có Tam-muội tên là Tuệ anh, có Tam-muội tên là Thí kim cang, có Tam-muội tên là Thiện kiến chí, có Tam-muội tên là Bảo tích, có Tam-muội tên là Siêu pháp ấn, có Tam-muội tên là pháp phổ, có Tam-muội tên là Thắng ngu lạc, có Tam-muội tên là Độ pháp đảnh, có Tam-muội tên là Hữu sở phá hoại, có Tam-muội tên là Phân biệt chư cú, có Tam-muội tên là Đẳng tạo tự, có Tam-muội tên là Ly văn tự, có Tam-muội tên là Trừ đoạn duyên, có Tam-muội tên là Ly sở tác, có Tam-muội tên là Vô sở tác, có Tam-muội tên là Hành bất sử liễu, có Tam-muội tên là Trừ minh, có Tam-muội tên là Hành tích, có Tam-muội tên là Vô động, có Tam-muội tên là Độ cảnh giới, có Tam-muội tên là Quyết nhất thiết đức, có Tam-muội tên là Quyết sở trú, có Tam-muội tên là Thanh tịnh nghiêm hoa, có Tam-muội tên là Giác ý cú, có Tam-muội tên là Vô lượng đăng minh, có Tam-muội tên là Đẳng vô đẳng, có Tam-muội tên là Độ nhất thiết pháp, có Tam-muội tên là Đoạn tuyệt cố, có Tam-muội tên là Ly sở tác, có Tam-muội tên là Ly sở trụ, có Tam-muội tên là Nhất nghiêm tịnh, có Tam-muội tên là Ngự hành sự, có Tam-muội tên là Nhất sự cố, có Tam-muội tên là Chễ chư sự, có Tam-muội tên là Trừ yểm nhất thiết sở tác, có Tam-muội tên là Nhập duyên hợp tượng âm, có Tam-muội tên là Thoát âm giáo văn tự ngôn, có Tam-muội tên là Quang hiểm xí thạnh, có Tam-muội tên là Tướng nghiêm tịnh, có Tam-muội tên là Vô tướng, có Tam-muội tên là Tạo nhất thiết chư cụ, có Tam-muội tên là Bất duyệt nhất thiết khổ lạc, có Tam-muội tên là Vô tận cố, có Tam-muội tên là Tổng trì cú, có Tam-muội tên là Ái hộ nhất thiết chánh tà, có Tam-muội tên là Nhập nhất thiết chư sắc vô sắc, có Tam-muội tên là Vô âm đoạn âm, có Tam-muội tên là Ly cấu diệu, có Tam-muội tên là Ngự cố yếu, có Tam-muội tên là Ly cấu mãn nguyệt, có Tam-muội tên là Đại nghiêm tịnh, có Tam-muội tên là Nhất thiết quang thế minh cố, có Tam-muội tên là Phổ minh, có Tam-muội tên là Ngự không, có Tam-muội tên là Đẳng ngự, có Tam-muội tên là Vô thanh cứu cánh vô sở ngu lạc, có Tam-muội tên là Cứu cánh vô bổn trụ, có Tam-muội tên là Thân thời an tường, có Tam-muội tên là Khẩu ngôn thời quyên trừ hư không niệm, có Tam-muội tên là Thoát hư vô sắc vô sở trước. Tất cả là một trăm mười định.
Sao gọi là Tam-muội Thủ-lăng-nghiêm? Định ý ấy đều nhập vào hạnh của tất cả các Tam-muội. Đó gọi là Tam-muội Thủ-lăngnghiêm.
Sao gọi là Tam-muội Thật ấn? Dùng định ý này ấn tất cả Tam-muội. Đó gọi là Tam-muội Thật ấn.
Sao gọi là Tam-muội Sư tử ngu lạc? Khi trụ định ý này đều làm vui vẻ tất cả định ý. Đó gọi là Tam-muội Sư tử ngu lạc.
Sao gọi là Tam-muội Thiện nguyệt? Khi trụ định ý này, tất cả đều bình đẳng, không có sở hữu. Đó gọi là Tam-muội Thiện nguyệt.
Sao gọi là Tam-muội Nguyệt tràng anh? Khi trụ Tam-muội định ý ấy, thì dùng định ý nắm hết tất cả các Tam-muội tràng. Đó gọi là Tam-muội Nguyệt tràng anh.
Sao gọi là Tam-muội Siêu nhất thiết pháp thượng? Khi trụ định ý ấy, tất cả đều đạt đến sự bình đẳng. Đó gọi là Tam-muội Siêu nhất thiết pháp thượng.
Sao gọi là Tam-muội Quán đảnh? Khi trụ định ý ấy, thì liền quán thấy các đảnh định ý của tất cả Tam-muội. Đó gọi là Tam-muội Quán đảnh.
Sao gọi là Tam-muội Phân biệt pháp giới? Khi trụ định ý ấy, thì có thể phân biệt các pháp giới. Đó gọi là Tam-muội Phân biệt pháp giới.
Sao gọi là Tam-muội Quyết liễu tràng anh? Khi trụ định ý ấy, thì tất cả định ý rốt ráo chấp tràng. Đó gọi là Tam-muội Quyết liễu tràng anh.
Sao gọi là Tam-muội Kim cang? Khi trụ định ý ấy, thì tất cả đều bình đẳng, không thể phá hoại. Đó gọi là Tam-muội Kim cang.
Sao gọi là Tam-muội Nhập pháp ấn? Khi trụ định ý ấy, thì liền được nhập tất cả pháp ấn. Đó gọi là Tam-muội Nhập pháp ấn.
Sao gọi là Tam-muội Thiện trụ vương? Khi trụ định ý ấy, thì tất cả các Tam-muội pháp vương đều được tạo lập. Đó gọi là Tam-muội Thiện trụ vương.
Sao gọi là Tam-muội Phóng quang minh? Khi trụ định ý ấy, thì tất cả các Tam-muội đều phát ra ánh sáng. Đó gọi là Tam-muội Phóng quang minh.
Sao gọi là Tam-muội Tinh tấn lực? Khi trụ định ý ấy, thì sức tinh tấn của tất cả các Tam-muội đều phát khởi. Đó gọi là Tam-muội Tinh tấn lực.
Sao gọi là Tam-muội Đẳng hộ? Khi trụ định ý ấy, thì tất cả các Tam-muội đều đạt đến sự bình đẳng. Đó gọi là Tam-muội Đẳng hộ.
Sao gọi là Tam-muội Thuận nhập ngôn giáo? Khi trụ định ý ấy, thì đều được nhập khắp âm thanh thuận ý. Đó gọi là Tam-muội Thuận ngôn giáo.
Sao gọi là Tam-muội Nhập chư ngôn giáo? Khi trụ định ý ấy, thì tất cả đều theo ngôn giáo của Tam-muội. Đó gọi là Tam-muội Nhập ngôn giáo.
Sao gọi là Tam-muội Chiếu chư phương diện? Khi trụ định ý ấy, thì đều chiếu tất cả các phương diện định ý. Đó gọi là Tam-muội Chiếu chư phương diện.
Sao gọi là Tam-muội Tổng trì ấn? Khi trụ định ý ấy, thì bao gồm tất cả ấn Tam-muội tổng trì. Đó gọi là Tam-muội Tổng trì ấn.
Sao gọi là Tam-muội Vô sở đoạt? Khi trụ định ý ấy, thì tức khắc chẳng quên tất cả định ý. Đó gọi là Tam-muội Vô sở đoạt.
Sao gọi là Tam-muội Đẳng ngự chư pháp hải ấn? Khi trụ định ý ấy, thì hành việc bình đẳng, thâu nhiếp tất cả. Đó gọi là Tam-muội Đẳng ngự chư pháp hải ấn.
Sao gọi là Tam-muội Phổ biến hư không? Khi trụ định ý ấy, thì tất cả các Tam-muội đều biến khắp hư không, không chỗ nào là chẳng khắp. Đó gọi là Tam-muội Phổ biến hư không.
Sao gọi là Tam-muội Kim cang đạo tràng? Khi trụ định ý ấy, thì gồm thâu hết tất cả định ý đạo tràng. Đó gọi là Tam-muội Kim cang đạo tràng.
Sao gọi là Tam-muội Thắng chư bảo? Khi trụ định ý ấy, thì dứt hết tất cả các dục trần cấu, chẳng còn dấu vết. Đó gọi là Tam-muội Thắng chư bảo.
Sao gọi là Tam-muội Chiếu minh? Khi trụ định ý Tam-muội ấy, thì đạt được tất cả sự bình đẳng với các đường, không đâu là không chiếu sáng. Đó gọi là Tam-muội Chiếu minh.
Sao gọi là Tam-muội Bất huyễn? Khi trụ định ý ấy, thì đối với các Tam-muội chẳng cầu các pháp. Đó gọi là Tam-muội Bất huyễn.
Sao gọi là Tam-muội Bất cứu cánh trụ? Khi trụ định ý ấy, thì chẳng thấy sở trụ của các pháp ba cõi. Đó gọi là Tam-muội Bất cứu cánh trụ.
Sao gọi là Tam-muội Quyết liễu? Khi trụ định ý ấy, thì không tâm không niệm pháp hướng đến. Đó gọi là Tam-muội Quyết liễu.
Sao gọi là Tam-muội Ly cấu minh? Khi trụ định ý ấy, thì tất cả các Tam-muội chuyển tướng chiếu sáng. Đó gọi là Tam-muội Ly cấu minh.
Sao gọi là Tam-muội Vô lượng quang? Khi trụ định ý ấy, thì ánh sáng đó không chỗ nào là không chiếu. Đó gọi là Tam-muội Vô lượng quang.
Sao gọi là Tam-muội Tạo sở vi quang? Khi trụ định ý ấy, thì tất cả định ý Tam-muội đã đắc, đều phóng ánh sáng. Đó gọi là Tam-muội Tạo sở vi quang.
Sao gọi là Tam-muội Phổ chiếu? Đạt được Tam-muội này, thì tất cả các môn Tam-muội tự nhiên chiếu sáng. Đó gọi là Tam-muội Phổ chiếu.
Sao gọi là Tam-muội Ngộ chư tịnh? Khi trụ định ý ấy, liền đạt được tất cả các Tam-muội đều thanh tịnh. Đó gọi là Tam-muội Ngộ chư tịnh.
Sao gọi là Tam-muội Ly cấu quang? Khi trụ định ý Tam-muội ấy, thì đối với các Tam-muội trừ hết tất cả cấu, khiếntiêu tan hết. Đó gọi là Tam-muội Ly cấu quang.
Sao gọi là Tam-muội Sở ngu lạc? Khi trụ định ý ấy, thì ưa thích tất cả Tam-muội. Đó gọi là Tam-muội Sở ngu lạc.
Sao gọi là Tam-muội Tuệ đăng minh? Khi trụ định ý ấy, thì chiếu sáng tất cả Tam-muội. Đó gọi là Tam-muội Tuệ đăng minh.
Sao gọi là Tam-muội Vô tận? Khi trụ định ý ấy, thì đối với tất cả Tam-muội cũng không tận, cũng không không tận, lại cũng không thấy tận và chẳng tận. Đó gọi là Tam-muội Vô tận.
Sao gọi là Tam-muội Oai thần cú? Khi trụ định ý ấy, thì tất cả ánh sáng oai thần lồng lộng bình đẳng chiếu xa. Đó gọi là Tam-muội Oai thần cú.
Sao gọi là Tam-muội Trừ chư tận? Khi trụ định ý ấy thì thấy các Tam-muội tất cả đều vô tận, thấy mà không cội gốc, mà không chỗ thấy. Đó gọi là Tam-muội Trừ chư tận.
Sao gọi là Tam-muội Vô đặc dị? Khi trụ định ý ấy thì tất cả bình đẳng không trước không niệm, không có, không có hoạ khổ, cũng không nhân duyên. Đó gọi là Tam-muội Vô đặc dị.
Sao gọi là Tam-muội Khai thông? Khi trụ định ý ấy thì chẳng thấy các pháp có chỗ thông đạt, cũng không điên đảo. Đó gọi là Tam-muội Khai thông.
Sao gọi là Tam-muội Nhật đăng minh? Khi trụ định ý ấy thì khai phát tất cả các môn Tam-muội, làm phát ánh sáng. Đó gọi là Tam-muội Nhật đăng minh.
Sao gọi là Tam-muội Ly nguyệt cấu? Khi trụ định ý ấy đối với các Tam-muội dùng sáng trừ tối. Đó gọi là Tam-muội Ly nguyệt cấu.
Sao gọi là Tam-muội Thanh tịnh đăng minh? Khi trụ định ý ấy thì đối với các Tam-muội đạt được tất cả bốn phân biệt biện. Đó gọi là Tam-muội Thanh tịnh đăng minh.
Sao gọi là Tam-muội Hữu sở chiếu diệu? Khi trụ định ý ấy thì đều chiếu sáng các môn Tam-muội. Đó gọi là Tam-muội Hữu sở chiếu diệu.
Sao gọi là Tam-muội Sở tạo tác? Khi trụ định ý ấy thì đi đến sự thành tựu tất cả các Tam-muội hiện có. Lại khi lập định ý của các Tam-muội Sở tạo tác, thì thấy hết tinh anh trí tuệ của tất cả các Tam-muội. Đó gọi là Tam-muội Sở tạo tác.
Sao gọi là Tam-muội Kim cang dụ? Khi trụ định ý ấy thì diệt trừ tất cả các pháp tạo ra, lại chẳng thấy các hoạn khổ não. Đó gọi là Tam-muội Kim cang dụ.
Sao gọi là Tam-muội Tâm trụ? Khi trụ định ý ấy thì tâm không dao động, cũng chẳng mở, đóng, cũng chẳng chiếu sáng, cũng chẳng thấy chỗ khởi, cũng chẳng nghĩ là có tâm này. Đó gọi là Tam-muội Tâm trụ.
Sao gọi là Tam-muội Phổ thễ? Khi trụ định ý ấy thì thấy khắp tất cả các định Tam-muội, không đâu là không chiếu. Đó gọi là Tam-muội Phổ thế.
Sao gọi là Tam-muội Thiện chí trụ? Khi trụ định ý ấy thì tất cả các Tam-muội đều an lập. Đó gọi là Tam-muội Thiện chí trụ.
Sao gọi là Tam-muội Bảo tích? Khi trụ định ý ấy thì thấy khắp tất cả các Tam-muội đều chứa báu. Đó gọi là Tam-muội Bảo tích.
Sao gọi là Tam-muội Thắng pháp ấn? Khi trụ định ý ấy thì đều ấn chứng các pháp, nếu chưa gặp ấn chứng thì đều được thấy ấn chứng, ấn chứng rồi đều có thể rốt ráo. Đó gọi là Tam-muội Thắng pháp ấn.
Sao gọi là Tam-muội pháp bình đẳng? Khi trụ định ý ấy thì chẳng thấy các pháp bình đẳng hoặc hiểm trở. Đó gọi là Tam-muội pháp bình đẳng.
Sao gọi là Tam-muội Thắng ngu lạc? Khi trụ định ý ấy thì hàng phục tất cả các pháp lạc. Đó gọi là Tam-muội Thắng ngu lạc.
Sao gọi là Tam-muội Độ chư pháp đảnh? Khi trụ định ý ấy thì điều định tất cả các thượng pháp, đều vượt qua các Tam-muội khác. Đó gọi là Tam-muội Độ chư pháp đảnh.
Sao gọi là Tam-muội Hoại trừ? Khi trụ định ý ấy thì trừ tất cả pháp hoại các Tam-muội. Đó gọi là Tam-muội Hoại trừ.
Sao gọi là Tam-muội Phân biệt các pháp? Khi trụ định ý ấy thì đều có thể phân biệt các Tam-muội, hiểu rõ ý nghĩa của tất cả các pháp. Đó gọi là Tam-muội Phân biệt các pháp.
Sao gọi là Tam-muội Đẳng tạo văn tự? Khi trụ định ý ấy, thì phân biệt hiểu rõ văn tự, đạt đến Tam-muội. Đó gọi là Tam-muội Đẳng tạo văn tự.
Sao gọi là Tam-muội Trừ chư văn tự? Khi trụ định ý ấy thì đối với các Tam-muội không có một văn tự nào, cũng không sở đắc. Đó gọi là Tam-muội Trừ chư văn tự.
Sao gọi là Tam-muội Trừ đoạn nhân duyên? Khi trụ định ý ấy thì đoạn các duyên Tam-muội, không có các loạn động. Đó gọi là Tam-muội Trừ đoạn nhân duyên.
Sao gọi là Tam-muội Vô sở tác? Khi trụ định ý ấy thì chẳng bị sự tác động của các pháp, cũng không tạo tác. Đó gọi là Tam-muội Vô sở tác.
Sao gọi là Tam-muội Ly sở tác? Khi trụ định ý ấy thì chẳng bị sự tạo tác của các pháp nhân duyên. Đó gọi là Tam-muội Ly sở tác.
Sao gọi là Tam-muội Bất cứu cánh hành? Khi trụ định ý ấy, thì chẳng phải hành đến rốt ráo biên tế của tất cả các Tam-muội. Đó gọi là Tam-muội Bất cứu cánh hành.
Sao gọi là Tam-muội Trừ chư minh? Khi trụ định ý ấy thì tất cả Tam-muội trừ các tăm tối, diệt hết các loạn động, khiếnđạt đến thanh tịnh. Đó gọi là Tam-muội Trừ chư minh.
Sao gọi là Tam-muội Hành chư cú? Khi trụ định ý ấy thì thấy hết tất cả hạnh của Tam-muội. Đó gọi là Tam-muội Hành chư cú.
Sao gọi là Tam-muội Vô động? Khi trụ định ý ấy thì thấy tất cả các Tam-muội có sự chấn động. Đó gọi là Tam-muội Bất động.
Sao gọi là Tam-muội Độ chư giới? Khi trụ định ý ấy thì tất cả Tam-muội vượt qua các tà vạy, cũng không sai lầm, thuận theo nghĩa chân chánh. Đó gọi là Tam-muội Độ chư giới.
Sao gọi là Tam-muội Phân biệt chư đức? Khi trụ định ý ấy thì quyết định tất cả các pháp, hiểu rõ Tam-muội chúng sinh. Đó gọi là Tam-muội Phân biệt chư đức.
Sao gọi là Tam-muội Sở trụ cứu cánh? Khi trụ định ý ấy, thì đối với tất cả định cầu tìm cội gốc của tâm, chẳng thể nắm băt được. Đó gọi là Tam-muội Sở trụ cứu cánh.
Sao gọi là Tam-muội Tịnh hoa nghiêm sức? Khi trụ định ý ấy, thì được trang nghiêm bằng tất cả hoa thanh tịnh của các Tam-muội. Đó gọi là Tam-muội Tịnh hoa nghiêm sức.
Sao gọi là Tam-muội Giác ý cú? Khi trụ định ý ấy, thì tất cả Tam-muội nhanh chóng đạt giác ý. Đó gọi là Tam-muội Giác ý cú.
Sao gọi là Tam-muội Vô lượng biện? Khi trụ định ý ấy, thì lập tức đạt được vô lượng biện tài, tùy hạnh phân biệt. Đó gọi là Tam-muội Vô lượng biện.
Sao gọi là Tam-muội Đẳng vô đẳng? Khi trụ định ý ấy, thì tất cả định đạt được Tam-muội Đẳng vô đẳng, có khả năng làm cho các tà đều đạt bình đẳng. Đó gọi là Tam-muội Đẳng vô đẳng.
Sao gọi là Tam-muội Độ nhất thiết chư pháp? Khi trụ định ý ấy thì đều có thể vượt qua ba cõi. Đó gọi là Tam-muội Độ nhất thiết chư pháp.
Sao gọi là Tam-muội Đoạn chư sở tác? Khi trụ định ý ấy, thì thấy định Tam-muội của tát cả pháp đều dứt hết. Đó gọi là Tam-muội Đoạn chư sở tác.
Sao gọi là Tam-muội Vô ý vô hủy? Khi trụ định ý ấy, thì đạt được các định, rõ các pháp đều trở về hoại diệt. Đó gọi là Tam-muội Vô ý vô hủy.
Sao gọi là Tam-muội Vô sở trụ? Khi trụ định ý ấy, thì chẳng thấy các pháp có chỗ trụ. Đó gọi là Tam-muội Vô sở trụ.
Sao gọi là Tam-muội Nhất thanh tịnh? Khi trụ định ý ấy, thì chẳng thấy các pháp có hai việc. Đó gọi là Tam-muội Nhất thanh tịnh.
Sao gọi là Tam-muội Ngự chư sự hành? Khi trụ định ý ấy, thì chẳng thấy các pháp có quan hệ nhân duyên. Đó gọi là Tam-muội Ngự chư sự hành.
Sao gọi là Tam-muội Thắng chư sự? Khi trụ định ý ấy, thì đối với tất cả Tam-muội chẳng thấy hai việc, cũng không có cái thấy. Đó gọi là Tam-muội Thắng chư sự.
Sao gọi là Tam-muội Trừ diệt nhất thiết sở hữu đoạn chư căn? Khi trụ định ý ấy, thì đối với tất cả các Tam-muội diệt trừ các việc, đạt đến tuệ sở, nhập vào chỗ không có sự gặp gỡ. Đó gọi là Tam-muội Trừ diệt nhất thiết sở hữu đoạn chư căn.
Sao gọi là Tam-muội Nhập hợp tùy âm? Khi trụ định ý ấy, thì chẳng theo các âm thanh Tam-muội. Đó gọi là Tam-muội Nhập hợp tùy âm.
Sao gọi là Tam-muội Độ chư ngôn tự âm thanh? Khi trụ định ý ấy, thì đều độ thoát tất cả việc các hành văn tự, cũng không sở kiến. Đó gọi là Tam-muội Độ chư ngôn tự âm thanh.
Sao gọi là Tam-muội Xí thạnh quang diệu? Khi trụ định ý ấy, thì ánh sáng chiếu khắp lấn át ánh sáng mặt trời. Đó gọi là Tam-muội Xí thạnh quang diệu.
Sao gọi là Tam-muội Chư tướng nghiêm tịnh? Khi trụ định ý ấy, thì trang nghiêm tất cả các tướng công đức. Đó gọi là Tam-muội Chư tướng nghiêm tịnh.
Sao gọi là Tam-muội Vô tướng? Khi trụ định ý ấy, thì đối với tất cả Tam-muội, vĩnh viến chẳng thấy tất cả tướng. Đó gọi là Tam-muội Vô tướng.
Sao gọi là Tam-muội Nhất thiết cụ túc? Khi trụ định ý ấy, thì tất cả điều mong cầu đều được đầy đủ. Đó gọi là Tam-muội Nhất thiết cụ túc.
Sao gọi là Tam-muội Bất duyệt khổ an? Khi trụ định ý ấy, thì chẳng thấy tất cả khổ, an của Tam-muội. Đó gọi là Tam-muội Bất duyệt khổ an.
Sao gọi là Tam-muội Vô tận cố? Khi trụ định ý ấy, thì đối với tất cả Tam-muội không có sự cùng tận, cũng không thấy được. Đó gọi là Tam-muội Vô tận.
Sao gọi là Tam-muội Tổng trì cú? Khi trụ định ý ấy, thì nắm giữ hết tất cả sự của các Tam-muội. Đó gọi là Tam-muội Tổng trì cú.
Sao gọi là Tam-muội Hộ chư chánh tà? Khi trụ định ý ấy, thì đối với các Tam-muội, vĩnh viến chẳng thấy chánh ngang bằng tà. Đó gọi là Tam-muội Hộ chư chánh tà.
Sao gọi là Tam-muội Diệt trừ chư thanh sắc vô thanh vô sắc? Khi trụ định ý ấy, thì đối với các Tam-muội, tất cả đều chẳng thấy có thanh sắc, vĩnh viến không thanh sắc. Đó gọi là Tam-muội Diệt trừ chư thanh sắc vô thanh vô sắc.
Sao gọi là Tam-muội Vô âm đoạn âm? Khi trụ định ý ấy, thì thấy tất cả pháp không tiếng, không âm. Đó gọi là Tam-muội Vô âm (Đoạn âm).
Sao gọi là Tam-muội Ly cấu minh? Khi trụ định ý ấy, thì chẳng đắc cái quang minh hoặc cấu uế của tất cả Tam-muội. Đó gọi là Tam-muội Ly cấu minh.
Sao gọi là Tam-muội Yếu ngự? Khi trụ định ý ấy, thì chẳng thấy các Tam-muội có quan trọng hoặc không quan trọng, có chễ ngự hoặc không chễ ngự. Đó gọi là Tam-muội Yếu ngự.
Sao gọi là Tam-muội Mãn nguyệt ly cấu minh? Khi trụ định ý ấy, thì tất cả bình đẳng, đầy đủ trọn vẹn phước công đức. Thí như mặt trăng tròn đầy vào ngày rằm. Đó gọi là Tam-muội Mãn nguyệt ly cấu minh.
Sao gọi là Tam-muội Đại nghiêm tịnh? Khi trụ định ý ấy, thì tất cả bình đẳng, vô cùng thanh tịnh trang nghiêm đầy đủ. Đó gọi là Tam-muội Đại nghiêm tịnh.
Sao gọi là Tam-muội Phổ chiếu thế gian? Khi trụ định ý ấy, thì tất cả đều bình đẳng, đều có thể chiếu sáng tất cả các pháp. Đó gọi là Tam-muội Phổ chiếu thế gian.
Sao gọi là Tam-muội Phổ định ý? Khi trụ định ý ấy thì tất cả định không loạn động, cũng chẳng đắc nhất tâm. Đó gọi là Tam-muội Phổ định ý.
Sao gọi là Tam-muội Ngự không? Khi trụ định ý ấy thì bình đẳng chễ ngự tất cả pháp không an lạc làm cho an lạc. Đó gọi là Tam-muội Ngự không.
Sao gọi là Tam-muội Ngự trí nhất thiết không đẳng ngự? Khi trụ định ý ấy thì đối với tất cả sự ngự bình đẳng cũng không chỗ ngự. Đó gọi là Tam-muội Ngự trí nhất thiết không đẳng ngự.
Sao gọi là Tam-muội Vô thanh cứu cánh vô lạc? Khi trụ định ý ấy thì chẳng đắc danh hiệu, cũng không có cái đạt được. Đó gọi là Tam-muội Vô thanh cứu cánh vô lạc.
Sao gọi là Tam-muội Trụ ư vô bổn vô tâm? Khi trụ định ý ấy thì trụ ở các Tam-muội vào khắp vô bổn, không chỗ chuyển cầu. Đó gọi là Tam-muội Trụ ư vô bổn vô tâm.
Sao gọi là Tam-muội Thân thời an tường? Khi trụ định ý ấy thì đối với các Tam-muội vĩnh viến không sở đắc, cũng không thấy thân. Đó gọi là Tam-muội Thân thời an tường.
Sao gọi là Tam-muội Khẩu ngôn thời hoại trừ hư không niệm? Khi trụ định ý ấy thì tất cả Tam-muội chẳng đắc chỗ hướng tới của lời nói. Đó gọi là Tam-muội Khẩu ngôn thời hoại trừ hư không niệm.
Sao gọi là Tam-muội Thoát hư vô vô sắc? Khi trụ định ý ấy thì đạt được vô số tất cả pháp tịch hư vô vi không. Đó gọi là Tam-muội Thoát hư vô vô sắc.
Này Tu-bồ-đề! Đó là Bát-nhã ba-la-mật của pháp Đại thừa của Đại Bồ-tát.
KINH QUANG TÁN
|