佛山* Buddha Mountain * Phật Sơn

Calgary Alberta Canada

[中文ENGLISH]

[ TRANG CHỦ KINH ĐIỂN | ĐẠI TẠNG KINH | THẦN CHÚ | HÌNH ẢNH | LIÊN LẠC ]

KINH QUANG TÁN

Hán dịch: Đời Tây Tấn, Tam tạng Pháp sư Trúc Pháp Hộ.

QUYỂN 3

Phẩm 7: LIỄU KHÔNG

Khi ấy ngài Tu-bồ-đề bạch Phật:

–Đại Bồ-tát muốn đầy đủ Thí ba-la-mật th́ nên học Bát-nhã ba-la-mật; muốn đầy đủ Giới ba-la-mật, Nhẫn ba-la-mật, Tinh tấn ba-la-mật, Thiền ba-la-mật th́ nên học Bát-nhã ba-la-mật.

Đại Bồ-tát muốn dứt trừ sắc th́ nên học Bát-nhã ba-la-mật; muốn dứt trừ thọ, tưởng, hành, thức th́ nên học Bát-nhã ba-la-mật; muốn dứt trừ nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý th́ nên học Bát-nhã ba-la-mật; muốn dứt trừ thanh, hương, vị, xúc, pháp th́ nên học Bát-nhã ba-la-mật; muốn dứt trừ nhãn sắc thức, nhĩ thanh thức, tỷ hương thức, thiệt vị thức, thân tế hoạt (xúc) thức, ý pháp thức th́ nên học Bát-nhã ba-la-mật; muốn dứt trừ nhãn xúc, nhĩ xúc, tỷ xúc, thiệt xúc, thân xúc, ý xúc th́ nên học Bát-nhã ba-la-mật; muốn dứt trừ tập khí nhân duyên của sắc xúc, thọ xúc, tưởng xúc, hành xúc, thức xúc th́ nên học Bát-nhã ba-la-mật.

Đại Bồ-tát muốn dứt trừ tham, dâm, sân hận, ngu si th́ nên học Bát-nhã ba-la-mật; muốn dứt trừ tham, thân kiến th́ nên học Bát-nhã ba-la-mật.

Đại Bồ-tát muốn dứt trừ hồ nghi, phạm giới th́ nên học Bát-nhã ba-la-mật; muốn dứt trừ dục, các sự đắm trước sắc dục, vô sắc dục th́ nên học Bát-nhã ba-la-mật.

Đại Bồ-tát muốn dứt trừ nhân duyên trói buộc, đắm trước đối với tưởng cảm thọ th́ nên học Bát-nhã ba-la-mật; muốn dứt trừ bốn quả Tu-đà-hoàn, Tư-đà-hàm, A-na-hàm, A-la-hán th́ nên học Bát-nhã ba-la-mật.

Đại Bồ-tát muốn dứt trừ bốn ưu, bốn trước, bốn hung thọ, bốn điên đảo th́ nên học Bát-nhã ba-la-mật; muốn dứt trừ năm cái, sáu nhập, bảy thức, tám tà, chín não, mười ác, nghiệp tội phước th́ nên học Bát-nhã ba-la-mật.

Đại Bồ-tát muốn dứt trừ mười điều thiện, bốn Thiền, bốn đế, năm thần thông, muốn dứt trừ bốn Ý chỉ, bốn Ý đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy Giác ý, tám Thánh đạo th́ nên học Bát-nhã ba-la-mật. Đại Bồ-tát muốn dứt trừ mười Lực, bốn Vô sở úy, bốn Phân biệt biện, bốn Đẳng tâm, bốn Định vô sắc, tất cả các ý chỉ, mười tám pháp Bất cộng của Phật th́ nên học Bát-nhã ba-la-mật.

Đại Bồ-tát muốn định rõ Tam-muội giác ý th́ nên học Bát-nhã ba-la-mật; muốn phân biệt Tam-muội Hư không tuệ, Tam-muội Thức tuệ, Tam-muội Bất dung tuệ, Tam-muội Hữu tưởng tuệ, Tam-muội Vô tưởng tuệ, định Chánh thọ diệt th́ nên học Bát-nhã ba-la-mật. Đại Bồ-tát muốn thành tựu Tam-muội Sư tử ngu lạc, Tam-muội Sư tử chấn hống, muốn đạt được môn tổng tŕ th́ nên học Bát-nhã ba-la-mật; muốn đắc Tam-muội Thủ-lăng-nghiêm, Tam-muội Bảo hải, Tam-muội Chánh thọ Tuệ ấn th́ nên học Bát-nhã ba-la-mật.

Đại Bồ-tát muốn đắc Tam-muội Nguyệt diệu, Tam-muội Nguyệt tràng, nhập tất cả các pháp Tam-muội Chánh thọ th́ nên học Bát-nhã ba-la-mật. Đại Bồ-tát muốn đắc Tam-muội Đổ minh ấn, Tam-muội Sinh chư pháp, Tam-muội Chánh thọ xuất ư khuyến từ tràng phan ác th́ nên học Bát-nhã ba-la-mật.

Đại Bồ-tát muốn đắc Tam-muội Kim cang dụ, Tam-muội Nhập nhất thiết chư pháp môn, Tam-muội Định ý vương, Tam-muội Chánh thọ Đế vương ấn th́ nên học Bát-nhã ba-la-mật.

Đại Bồ-tát muốn đắc Tam-muội Thế lực thanh tịnh, Tam-muội Siêu chư b́nh đẳng, Tam-muội Thuận sinh chư pháp sở qui nhập, Tam-muội Chánh thọ nhập nhất thiết chư pháp ngôn thanh th́ nên học Bát-nhã ba-la-mật.

Đại Bồ-tát muốn đắc Tam-muội Quán thập phương, muốn đắc Tam-muội Nhất thiết chư pháp tổng tŕ môn ấn, Tam-muội Nhất thiết chư pháp b́nh đẳng ấn tạo ấn, Tam-muội Chánh thọ trụ ư không xứ th́ nên học Bát-nhã ba-la-mật.

Đại Bồ-tát muốn đắc Tam-muội Nghiêm tịnh, Tam-muội Đạo tràng, Tam-muội Chánh thọ siêu việt thần thông th́ nên học Bát-nhã ba-la-mật. Đại Bồ-tát muốn đắc Tam-muội Phản xuất, Tam-muội Đẳng tràng hộ anh, Tam-muội Chánh thọ dục trí thị và các môn Tam-muội khác th́ nên học Bát-nhã ba-la-mật.

Bạch Đức Thiên Trung Thiên! Lại nữa, Đại Bồ-tát muốn khiếncho tất cả loài chúng sinh được đầy đủ nguyện th́ nên học Bát-nhã ba-la-mật.

Bạch Đức Thiên Trung Thiên! Lại nữa, Đại Bồ-tát muốn được đầy đủ gốc công đức, do đầy đủ gốc lành ấy mà không đọa vào cõi ác, không sinh về chốn ti tiện, không rơi vào địa Thanh văn, Bích-chi-phật, chẳng tranh tụng với thượng pháp Bồ-tát th́ nên học Bát-nhã ba-la-mật.

Hiền giả Xá-lợi-phất hỏi Hiền giả Tu-bồ-đề:

–Thế nào là Đại Bồ-tát chẳng tranh tụng thượng pháp?

Hiền giả Tu-bồ-đề trả lời Hiền giả Xá-lợi-phất:

–Đại Bồ-tát không khởi phương tiện thiện xảo, không khởi “không từ đâu sinh” mà dùng phương tiện thiện xảo hành sáu pháp Ba-la-mật, hiểu rõ Không, Vô tướng, Vô nguyện, không từ đâu sinh, mang đến môn Tam-muội, không rơi vào Thanh văn, Bích-chi-phật, cũng không độ người diệt định Bồ-tát. Đó gọi là Bồ-tát sinh chẳng thuần thục.

Hiền giả Xá-lợi-phất hỏi Hiền giả Tu-bồ-đề:

–Sao gọi là Bồ-tát sinh chẳng thuần thục?

Hiền giả Tu-bồ-đề trả lời Hiền giả Xá-lợi-phất:

–Sở dĩ nói không thuần thục là v́ tham vướng nơi pháp. Thưa Hiền giả Xá-lợi-phất, Đại Bồ-tát hành Bát-nhã ba-la-mật, đứng trên cái không của sắc mà biết tưởng thức có chỗ nương dựa. Thọ, tưởng, hành, thức cũng đều như vậy, đứng trên không mà biết tưởng thức có chỗ nương dựa. Đó gọi là Đại Bồ-tát tham vướng nơi pháp nhẫn nhu thuận, sinh ra chẳng thuần thục.

Lại nữa, thưa Hiền giả Xá-lợi-phất! Đại Bồ-tát đứng trên sắc vô tướng mà biết tưởng thức có chỗ nương dựa, đứng trên sắc vô nguyện mà biết tưởng thức có chỗ nương dựa. Đó là Đại Bồ-tát tham vướng nơi pháp nhẫn nhu thuận. Sắc, thọ, tưởng, hành, thức cũng đều như vậy, đứng trên không sở hữu mà biết tưởng thức có chỗ nương dựa. Nhãn sắc thức, nhĩ thanh thức, tỷ hương thức, thiệt vị thức, thân tế hoạt (xúc) thức, ý pháp thức, cũng đứng trên mặt này mà biết tưởng thức có chỗ nương dựa. Đó là Đại Bồ-tát tham vướng nơi pháp nhẫn nhu thuận. Sắc vô thường, thọ, tưởng, hành, thức vô thường. Sắc khổ, thọ, tưởng, hành, thức khổ. Sắc vô ngã, thọ, tưởng, hành, thức vô ngã cũng đều đứng trên mặt này mà biết tưởng thức có chỗ nương dựa.

Thưa Hiền giả Xá-lợi-phất! Đó là Đại Bồ-tát tham vướng nơi pháp nhẫn nhu thuận, sinh ra không thuần thục, nên đoạn sắc, thọ, tưởng, hành, thức ấy. Sắc này chẳng phải sắc th́ trừ sắc, thọ, tưởng, hành, thức cũng vậy, đó là diệt tận. Còn thiết lập sự chứng đắc, đó chẳng phải diệt tận mà là tạo lập sự chứng đắc. Nên tu theo con đường trước ấy, nên tập hành theo việc ấy. Còn điều này sau là nhiễm trần tranh chấp, đừng tập hành theo. Một bên là việc nên làm của Bồ-tát, một bên chẳng phải là việc Bồ-tát nên làm, một bên là đạo Bồ-tát, một bên là Bồ-tát học giới không nên học: Nào là Thí ba-la-mật của Bồ-tát, nào là Giới ba-la-mật của Bồ-tát, nào là Nhẫn ba-la-mật của Bồ-tát, nào là Tinh tấn ba-la-mật của Bồ-tát, nào là Thiền ba-la-mật của Bồ-tát, nào là Bát-nhã ba-la-mật của Bồ-tát, nào là Bồ-tát có phương tiện thiện xảo, nào là Bồ-tát không có phương tiện quyền xảo, nào là Bồ-tát nhập tịch nhiên, nào là Bồ-tát sinh khởi không thuần thục.

Hiền giả Tu-bồ-đề nói với Hiền giả Xá-lợi-phất:

–Nói Bồ-tát hành Bát-nhã ba-la-mật, trụ trên sự kiến lập các pháp như thế này để biết tưởng thức có chỗ nương tựa. Đó gọi là Đại Bồ-tát tham vướng nơi pháp nhẫn nhu thuận, sinh ra không thuần thục.

Hiền giả Xá-lợi-phất hỏi Hiền giả Tu-bồ-đề:

–Sao gọi là Đại Bồ-tát tịch nhiên?

Hiền giả Tu-bồ-đề trả lời Hiền giả Xá-lợi-phất:

–Đại Bồ-tát hành Bát-nhã ba-la-mật chẳng thấy pháp nội không, chẳng thấy pháp ngoại không, chẳng thấy pháp nội ngoại không, chẳng thấy pháp không của nội ngoại không, nhưng pháp không không có pháp nội ngoại không, pháp không chẳng thấy pháp nội ngoại không, chẳng thấy pháp không của đại không, pháp không của pháp đại không chẳng thấy pháp không, pháp không của pháp đại không chẳng thấy pháp chân cứu cánh không, pháp chân cứu cánh không chẳng thấy pháp đại không, pháp chân cứu cánh không chẳng thấy pháp hữu vi không, pháp hữu vi không chẳng thấy pháp vô vi không, pháp vô vi không chẳng thấy pháp hữu vi không, pháp vô vi không chẳng thấy pháp vô thỉ vô chung không, pháp vô thỉ vô chung không chẳng thấy pháp vô vi không, pháp vô thỉ vô chung không chẳng thấy pháp không vị phân biệt, pháp không vị phân biệt chẳng thấy pháp không rộng lớn dài lâu, pháp không vị phân biệt chẳng thấy pháp bản tịnh không, pháp bản tịnh không chẳng thấy pháp không vị phân biệt, pháp bản tịnh không chẳng thấy pháp tự nhiên tướng không, pháp tự nhiên tướng không chẳng thấy pháp bản tịnh không, pháp tự nhiên tướng không chẳng thấy pháp nhất thiết chư pháp không, pháp nhất thiết chư pháp không chẳng thấy pháp tự nhiên tướng không, pháp nhất thiết chư pháp không chẳng thấy pháp vô sở hữu không, pháp vô sở hữu không chẳng thấy pháp nhất thiết chư pháp không, pháp vô sở hữu không chẳng thấy pháp không tự nhiên, pháp tự nhiên không chẳng thấy pháp vô sở hữu không, pháp không của tự nhiên không chẳng thấy pháp vô sở hữu không, pháp vô sở hữu không chẳng thấy pháp không của không tự nhiên.

Thưa Hiền giả Xá-lợi-phất! Như thế Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật có khả năng như thế th́ Bồ-tát đã đạt tịch nhiên.

Lại nữa thưa Hiền giả Xá-lợi-phất! Đại Bồ-tát muốn hành Bát-nhã ba-la-mật th́ nên học thế này, nên thuận theo như thế này: Chẳng nên nghĩ sắc, thọ, tưởng, hành, thức cũng Như thế. Đối với thức chẳng nên nghĩ thức, chẳng nên nghĩ nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý; chẳng nên nghĩ sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp; chẳng nên nghĩ Thí ba-la-mật, Giới ba-la-mật, Nhẫn ba-la-mật, Tinh tấn ba-la-mật, Thiền ba-la-mật, Bát-nhã ba-la-mật; cũng chẳng nên dựa vào bốn Ý chỉ, bốn Ý đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy Giác ý, tám Thánh đạo, mười Lực, bốn Vô sở úy, bốn Phân biệt biện, bốn Đẳng tâm, mười tám pháp Bất cộng của Phật.

Như vậy, thưa Hiền giả Xá-lợi-phất! Đại Bồ-tát hành Bát-nhã ba-la-mật chẳng nên nghĩ Đại Bồ-tát, mà nên nghĩ tâm b́nh đẳng vô đẳng, nhập tâm vi diệu. V́ sao? V́ tâm ấy vô tâm, tâm ấy bản tịnh. Tâm bản tịnh là tự nhiên mà vui, trong sáng mà tịnh.

Hiền giả Xá-lợi-phất hỏi Hiền giả Tu-bồ-đề:

–Thế nào là tâm trong sáng mà tịnh?

Hiền giả Tu-bồ-đề trả lời Hiền giả Xá-lợi-phất:

–Giả sử tâm không hợp với dục cũng không ĺa dục, không hợp với sân cũng không ĺa sân, không hợp với si cũng không ĺa si, không trụ nhân duyên, không có ràng buộc, không bị ràng buộc, cũng không không ràng buộc, đối với tất cả nghi, sáu mươi hai kiến, không hợp không ĺa, không hợp với tâm hành của Thanh văn, Bích-chi-phật, cũng chẳng ĺa hợp, th́ thưa Hiền giả Xá-lợi-phất, đó là tâm của Đại Bồ-tát vốn thanh tịnh trong sáng mà tịnh.

Hiền giả Xá-lợi-phất hỏi Hiền giả Tu-bồ-đề:

–Có tâm này chăng? Tâm ấy vô tâm mà!

Hiền giả Tu-bồ-đề hỏi lại Hiền giả Xá-lợi-phất:

–Thưa Hiền giả Xá-lợi-phất! Thế nào là có tâm? Đâu có tâm này mà có thể biết là có tâm, vô tâm? Có thể thủ đắc chăng? Có thể nắm bắt được chăng?

Đáp:

–Không, thưa Hiền giả! Thưa Hiền giả Xá-lợi-phất, giả sử tâm ấy chẳng thể biết có cùng không có th́ cũng không thể thủ đắc, cũng không thể nắm bắt. Lại có điều này, do nhân duyên mà có lời này là có cái “tâm có tâm vô tâm” này.

Hiền giả Xá-lợi-phất hỏi Hiền giả Tu-bồ-đề:

–Thưa Hiền giả Tu-bồ-đề! Thế nào là vô tâm?

Đáp:

–Không có cái tạo tác, không có điều nhớ nghĩ, đó là cái vô tâm vô niệm đối với tất cả pháp.

Hiền giả Xá-lợi-phất hỏi Hiền giả Tu-bồ-đề:

–Thưa Hiền giả Tu-bồ-đề! Thế nào? Người phát tâm không có cái tạo tác, không có điều nhớ nghĩ chăng? Giả sử sắc không có tạo tác th́ nhớ nghĩ, thọ, tưởng, hành, thức cũng Như thế. Giả sử không tạo tác, không nhớ nghĩ th́ cho đến ý Thanh văn, Bích-chi-phật, trên đến Bồ-tát đều là vô tâm, vô niệm chăng?

Đáp:

–Thưa Hiền giả Xá-lợi-phất! Tâm như thế là không tạo tác, không nhớ nghĩ.

Hiền giả Xá-lợi-phất khen Hiền giả Tu-bồ-đề:

–Hay thay, hay thay! Hiền giả Tu-bồ-đề, Hiền giả chính là con của Đức Thế Tôn, từ pháp sinh ra, thường tùy thuận pháp, được pháp hóa sinh, nhờ pháp mà hưng phát, nhưng không v́ sự vinh hiển, do nhân duyên tự nhiên mà chứng pháp thân. Hiền giả là người hành pháp Không đệ nhất. Thế Tôn khen Hiền giả là người rõ nghĩa Không hơn hết, khó b́ kịp. Khó b́ kịp!

Thưa Hiền giả Tu-bồ-đề! Như thế, Đại Bồ-tát học Bát-nhã ba-la-mật th́ nên theo Như thế, nên quán Như thế. Người v́ địa không thoái chuyển mà muốn học địa Thanh văn th́ nên học Bát-nhã ba-la-mật, nên lắng nghe, nên thọ tŕ, đọc tụng, thường nên suy nghĩ. Người muốn học địa Bích-chi-phật th́ nên học Bát-nhã ba-la-mật, nên lắng nghe, nên thọ tŕ, đọc tụng, thường nên suy nghĩ. Người muốn học địa Bồ-tát th́ nên học Bát-nhã ba-la-mật, nên lắng nghe, nên thọ tŕ, đọc tụng, thường nên suy nghĩ. V́ sao? V́ Bát-nhã ba-la-mật này rộng khắp đầy đủ cả ba thừa, đó là Bồ-tát, Thanh văn, Bích-chi-phật. Bồ-tát đều học thông suốt không có ǵ ngăn ngại.

Phẩm 8: GIẢ HIỆU

Khi ấy Hiền giả Tu-bồ-đề bạch Phật:

–Kính bạch Thế Tôn! Như điều Ngài đã dạy cho Đại Bồ-tát, con chẳng thấy cũng chẳng có thể chứng đắc. Hành giả như con không thấy, không đắc th́ đối với Đại Bồ-tát hành Bát-nhã ba-la-mật nên nói thế nào? Dạy hành Bát-nhã ba-la-mật như thế nào cho các Bồ-tát đây? Giả sử con nói tất cả pháp mà có thể đắc th́ đó là cái chữ tạo ra danh hiệu Bồ-tát. Nếu như thế th́ sẽ rơi vào hồ nghi. Lại nói cái danh hiệu ấy th́ cũng không sở hữu, cũng không chỗ đứng. V́ sao? V́ từ vô minh mà đưa đến cái danh này, cái danh ấy như thế cũng không có nơi chốn, cũng không có trụ. Đã không có nơi chốn, cũng không có trụ mà gọi là sắc, là ngã sở th́ chẳng thể nắm bắt được, gọi thọ, tưởng, hành, thức là ngã sở th́ cũng chẳng thể nắm bắt được. V́ sao? V́ giả danh vậy. V́ vậy cho nên nhân duyên và cái danh hiệu nêu ra đó cũng không có chỗ trụ, cũng không không trụ. V́ sao? V́ từ vô minh mà đưa đến danh hiệu này th́ cái danh hiệu ấy cũng không trụ, không không trụ.

Kính bạch Thế Tôn! Con quán nhãn, vĩnh viến chẳng thể nắm bắt được cái gọi là ngã sở, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, tâm cũng lại như vậy, quán sát tâm cũng không thể nắm bắt được cái gọi là ngã sở. Đã quán nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý mà vĩnh viến không nắm bắt được ngọn ngành gốc rễ cái gọi là ngã sở th́ dựa vào đâu để lập danh hiệu Bồ-tát? Lại quán sát nhãn ấy là hư vô, lờ mờ th́ danh ấy không trụ cũng không trụ. V́ sao? V́ từ vô minh mà lập giả hiệu rồi đặt ra cái danh ấy. Cái giả như thế cũng không trụ, chẳng không trụ.

Kính bạch Thế Tôn! Con t́m gốc ngọn ngã sở của h́nh sắc mà hoàn toàn chẳng thể nắm bắt được. Sáu t́nh cũng vậy, t́m cầu gốc ngọn phát xuất của danh hiệu mà nói là ngã sở ấy, vĩnh viến không nắm bắt được. Thọ, tưởng, hành, thức cũng lại như vậy, t́m gốc ngọn của cái gọi là ngã sở cũng chẳng thể nắm bắt được. Như vậy, đối với nhãn sắc thức, nhĩ thanh thức, tỷ hương thức, thiệt vị thức, thân xúc thức, ý pháp thức, quán sát gốc ngọn cái gọi là ngã sở mà hoàn toàn chẳng thể nắm bắt được. Sáu t́nh (căn), sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp, mười tám chủng cũng lại như vậy. Thế th́ sẽ dựa vào đâu để lập danh hiệu Bồ-tát? Nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý, sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp, mười tám chủng ấy, xét ra không có danh, cũng không có chỗ trụ, cũng không không trụ. V́ sao? V́ do vô minh mà có danh tự.

Lại quán sát danh tự, cũng không chỗ trụ, không không trụ. Nhãn xúc, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý, xúc cũng lại như vậy. Từ lúc nhãn tiếp xúc với đối tượng duyên đến khi tâm hành, sắc, thọ, tưởng, hành, thức tiếp xúc đối tượng duyên cho đến cảm thọ, quán sát gốc ngọn cái gọi là ngã sở, vĩnh viến chẳng thể nắm bắt được. Sáu t́nh (căn), sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp, sắc, thọ, tưởng, hành, thức và mười tám chủng, quán sát gốc ngọn cái gọi là ngã sở, vĩnh viến chẳng thể nắm bắt được, cũng không có danh tự. Cái giả hiệu ấy cũng không chỗ trụ, không không trụ. Do vô minh mà khởi lên Như thế, cái ngã sở ấy hoàn toàn chẳng thể nắm bắt được. Hành, thức, danh sắc, lục nhập, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sinh lão bệnh tử, quán sát gốc ngọn cái gọi là ngã sở, hoàn toàn chẳng thể nắm bắt được, cũng không chỗ trụ, không không trụ. Vô minh diệt, hành, thức, danh sắc, lục nhập, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sinh lão bệnh tử diệt, quán sát gốc ngọn cái gọi là ngã sở diệt, hoàn toàn chẳng thể nắm bắt được. Dâm, tật, sân, nộ, ngu si, quán sát gốc ngọn cái gọi là ngã sở, hoàn toàn chẳng thể nắm bắt được, do từ danh tự ấy mà khởi lập như vậy. Xét cái danh ấy cũng không chỗ trụ, cũng không không trụ.

Sắc, thọ, tưởng, hành, thức; nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý; sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp, mười tám chủng diệt hết trừ xong, quán sát t́m cầu gốc ngọn của cái gọi là ngã sở, vĩnh viến chẳng thể nắm bắt được, do từ danh hiệu mà khởi lập Như thế. Lại cái danh hiệu ấy cũng không chỗ trụ, cũng không không trụ. Thí ba-la-mật, Giới ba-la-mật, Nhẫn ba-la-mật, Tinh tấn ba-la-mật, Thiền ba-la-mật, Bát-nhã ba-la-mật, quán sát gốc ngọn cái gọi là ngã sở, vĩnh viến chẳng thể nắm bắt được, do từ danh hiệu mà khởi lập Như thế.

Lại quán sát cái ngã để biết gốc ngọn của cái gọi là ngã sở th́ cũng do từ danh hiệu, cái giả hiệu ấy hoàn toàn chẳng thể nắm bắt được, cũng không chỗ trụ, cũng không không trụ. Nhân, thọ mạng, cái tạo tác, cái quán sát, cái thấy cũng lại Như thế, quán sát gốc ngọn của cái gọi là ngã sở, vĩnh viến chẳng thể nắm bắt đuợc, do từ danh hiệu mà khởi lập Như thế.

Lại danh hiệu ấy cũng không chỗ trụ, cũng không không trụ. Bốn Ý chỉ, bốn Ý đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy Giác ý, tám Thánh đạo, quán sát gốc ngọn cái gọi là ngã sở, vĩnh viến chẳng thể nắm bắt được, do danh hiệu này mà khởi lập Như thế. Lại cái giả hiệu ấy cũng không chỗ trụ, cũng không không trụ. Không, Vô tướng, Vô nguyện, quán sát gốc ngọn của cái gọi là ngã sở, vĩnh viến chẳng thể nắm bắt được, do từ danh hiệu mà khởi lập Như thế.

Lại cái giả hiệu của nó cũng không chỗ trụ, cũng không không trụ. Bốn Thiền, bốn Đẳng tâm, bốn Tam-muội chánh thọ vô sắc, quán sát gốc ngọn cái gọi là ngã sở, hoàn toàn chẳng thể nắm bắt được, do từ danh hiệu mà khởi lập Như thế. Lại danh hiệu ấy cũng không chỗ trụ, cũng không không trụ. Niệm Phật, niệm Pháp, niệm Thánh chúng, niệm thức, niệm thí, niệm bác văn, niệm xuất nhập thủ ý, niệm lão bệnh tử, quán sát gốc ngọn cái gọi là ngã sở hoàn toàn không thể nắm bắt được, cũng chẳng thể thấy, do từ danh hiệu mà khởi lập Như thế. Lại cái giả hiệu ấy cũng không chỗ trụ, cũng không không trụ. Mười Lực, bốn Vô sở úy, bốn Phân biệt biện, mười tám pháp Bất cộng của Phật, quán sát gốc ngọn cái gọi là ngã sở, hoàn toàn chẳng thể nắm bắt được, do từ danh hiệu mà khởi lập Như thế. Lại cái giả hiệu ấy, cũng không chỗ trụ, cũng không không trụ, chẳng thấy gốc ngọn, không có xứ sở, cũng không thể nắm bắt được th́ làm thế nào để lập danh hiệu Bồ-tát mà gọi là Bồ-tát? Giả sử có danh hiệu ấy cũng không chỗ trụ, cũng không không trụ, do từ vô minh mà đưa đến danh tự. Lại cái danh tự ấy cũng không chỗ trụ, cũng không không trụ. Xét danh hiệu ấy cho đến năm thạnh ấm, quán sát gốc ngọn của nó, cũng chẳng thể nắm bắt được, do từ danh hiệu mà khởi lập Như thế.

Lại danh hiệu ấy cũng không chỗ trụ, cũng không không trụ.

Quán sát sắc thọ, tưởng, hành, thức; nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý; sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp; mười tám chủng, mười hai nhân duyên như vang theo tiếng kêu, như bóng, ảo ảnh, trăng dưới nước, huyễn hóa. Quán sát năm ấm và năm thạnh ấm cũng lại như vậy để biết gốc ngọn cái gọi là ngã sở, hoàn toàn chẳng thể nắm bắt được, do từ danh hiệu mà khởi lập Như thế. Lại cái danh hiệu của nó cũng không chỗ trụ, cũng không không trụ, là hư vô mờ mịt. Sắc, thọ, tưởng, hành, thức, Không, Vô tướng, Vô nguyện, quán sát gốc ngọn của cái gọi là ngã sở th́ hoàn toàn chẳng thể nắm bắt được, do từ danh hiệu mà khởi lập Như thế. Lại cái danh hiệu ấy cũng không chỗ trụ, cũng không không trụ, giống như vang của tiếng, h́nh bóng, ảo ảnh, cây chuối, trăng dưới nước, huyễn hóa, quán sát gốc ngọn của nó th́ hoàn toàn chẳng thể nắm bắt được, không khởi, không diệt, giống như bóng dưới nước, không nhiễm ô, cũng không sân hận. Nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý, sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp, mười tám chủng, mười hai nhân duyên, pháp giới, bản tế, pháp, chỗ hướng đến của pháp, pháp tịch nhiên, danh của các pháp thiện ác, họa phúc, pháp hữu vi, pháp vô vi, có tạo tác, không tạo tác, hữu lậu, vô lậu, quán sát gốc ngọn nơi phát xuất của pháp, hoàn toàn chẳng thể nắm bắt được, cũng không chỗ trụ, cũng không không trụ, giống như vang của tiếng, h́nh bóng, trăng dưới nước, ảo ảnh, cây chuối, huyễn hóa. Pháp của quá khứ, vị lai, hiện tại, quán sát gốc ngọn của nó, cũng chẳng thể nắm bắt được, cũng không chỗ trụ, cũng không không trụ. Pháp quá khứ, vị lai, hiện tại, không thể thấy nguồn gốc.

Sao gọi là pháp không sở hữu? Cái gọi là pháp không sở hữu là không có quá khứ, vị lai, hiện tại. T́m cầu, quán sát gốc ngọn của pháp vô vi, hoàn toàn chẳng thể thấy.

Kính bạch Thế Tôn! Con quán sát, xem xét gốc ngọn của hằng hà sa thế giới chư Phật ở phương Đông, vĩnh viến không thể thấy. Lại quán sát, xem xét gốc ngọn của chúng Bồ-tát và chúng Thanh văn, Bích-chi-phật của Đức Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác, hoàn toàn không thấy. Xem xét gốc ngọn của chúng Bồ-tát và chúng Thanh văn, Bích-chi-phật của chư Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác ở chín phương: phương Nam, phương Tây, phương Bắc, phương Đông nam, phương Tây nam, phương Tây bắc, phương Đông bắc, phương Trên, phương Dưới, hoàn toàn không thấy, th́ chỗ nào là Bát-nhã ba-la-mật của Bồ-tát. Nương vào cái ǵ mà nói danh hiệu Bồ-tát?

Lại danh hiệu ấy cũng không chỗ trụ, không không trụ. V́ sao? V́ loài chúng sinh từ tâm vô minh mà giả mượn danh hiệu, hành, thức, danh sắc, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sinh, già, bệnh, chết cũng lại như vậy, giả mượn mà có danh tự, gốc của danh tự đó, hoàn toàn không chỗ trụ, cũng không không trụ. V́ sao? Kính bạch Thế Tôn, v́ tất cả pháp đều không có cội gốc. V́ vậy cho nên t́m cầu cội gốc của nó, hoàn toàn chẳng thể nắm bắt được. Vậy th́ dựa vào nhân duyên nào mà v́ Bồ-tát lập danh hiệu? Lại nữa, kính bạch Đức Thiên Trung Thiên! Cái không cội gốc ấy không danh, không trụ, cũng không không trụ. V́ sao? V́ chúng sinh vô minh, từ tâm vô minh mà đưa đến danh tự này.

Lại danh tự này cũng không chỗ trụ, cũng không không trụ. Pháp nhân duyên hợp nên có giả hiệu, gọi là Bồ-tát. Nó không có ngôn thuyết, không có các ấm, các chủng, các nhập, vô minh, mười tám chủng, mười hai nhân duyên và các pháp Phật. Duyên là giả hiệu.

Kính Đức bạch Thế Tôn, xin dẫn thí dụ: Bóng, tiếng vang, ảo ảnh, cây chuối, huyễn hóa, chỉ có giả hiệu hoặc như hư không, rỗng không, không tên. Ví như tên địa, thủy, hỏa, phong, không, th́ địa thủy hỏa phong tự nó không có tên. Sở dĩ gọi là giới, định, tuệ, giải thoát, tri kiến, Tu-đà-hoàn, Tu-đà-hoàn, A-na-hàm, A-la-hán, th́ chỉ có danh hiệu. Thanh văn, Bích-chi-phật cũng lại Như thế, chỉ có giả hiệu. Cái gọi là Bồ-tát và danh tự Bồ-tát chỉ là giả hiệu thôi. Cái gọi là Phật và pháp của chư Phật cũng không có tên thật, chỉ là giả hiệu thôi. Thiện, ác, họa, phúc, hoặc thường, vô thường, khổ, lạc, hoặc ngã, phi ngã, tịch mịch, đạm bạc, có phước, không có phước, hoặc thường, vô thường, khổ, lạc, con quán những nghĩa này nên gọi đó là do nhân duyên. Giả sử sẽ v́ Đại Bồ-tát mà lập danh hiệu th́ đối với tất cả pháp tất có hồ nghi, quán sát gốc ngọn của nó, cũng chẳng thể nắm bắt được.

Kính bạch Thế Tôn! Có danh hiệu ấy th́ không có pháp giới, cũng không có chỗ trụ. V́ sao? V́ loài chúng sinh từ tâm vô minh mà đưa đến danh tự này. Cái danh hiệu ấy cũng không có chỗ trụ, cũng không không trụ, cũng không có nơi chốn.

Hiền giả Tu-bồ-đề bạch Phật:

–Bạch Đức Thế Tôn! Đại Bồ-tát giả sử nghe nói chủng loại và hiện tướng như thế của Bát-nhã ba-la-mật mà không kinh, không khiếp, không sợ, không băn khoăn, tâm không lo lắng th́ nên biết là Đại Bồ-tát ấy đã trụ quả không thoái chuyển, trụ không chỗ trụ, hành không chỗ hành.

Kính bạch Đức Thiên Trung Thiên! Lại nữa, Đại Bồ-tát chẳng nên trụ sắc, chẳng nên trụ thọ, tưởng, hành, thức; chẳng nên trụ nhãn, chẳng nên trụ nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý; chẳng nên trụ sắc, chẳng nên trụ thanh, hương, vị, xúc, pháp; chẳng nên trụ nhãn sắc thức, nhĩ thanh thức, tỷ hương thức, thiệt vị thức, thân xúc thức, ý pháp thức; chẳng nên trụ nhãn xúc, chẳng nên trụ nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc; chẳng nên trụ thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra, chẳng nên trụ thọ do nhĩ, tỷ thiệt, thân, ý xúc làm duyên sinh ra; chẳng nên trụ địa, thủy, hỏa, phong; chẳng nên trụ không; chẳng nên trụ các chủng thức; chẳng nên trụ vô minh, hành, thức, danh sắc, lục nhập, xúc, ái, thọ, thủ, hữu, sinh lão bệnh tử. V́ sao? Bạch Đức Thiên Trung Thiên! V́ sắc tức là không; thọ, tưởng, hành, thức cũng không. Cái nói là không đó chính là sắc không chứ chẳng phải gọi cái không nào khác. Sắc ấy là không. Không nương vào sắc. Đại Bồ-tát muốn cầu tưởng tự duyên mà hành Bát-nhã ba-la-mật th́ nên trụ sắc, nên trụ thọ, tưởng, hành, thức; nên trụ nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý, sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp, mười tám chủng, mười hai nhân duyên. V́ sao? V́ sắc, thọ, tưởng, hành, thức là không, mười hai nhân duyên cũng không. Mà mười hai nhân duyên, nguồn gốc sinh tử, không có không nào khác, không có chỗ trụ nào khác. Lão bệnh tử trong mười hai nhân duyên đó chính là không th́ mười hai nhân duyên… sinh lão bệnh tử tự nhiên là không, không vốn tự nhiên. V́ vậy cho nên, kính bạch Đức Thiên Trung Thiên, chẳng nên trụ sắc, thọ, tưởng, hành, thức, nhãn, nhĩ, tỷ thiệt, thân, ý, sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp, mười tám chủng, là đầu mối của mười hai nhân duyên vậy.

Kính bạch Đức Thiên Trung Thiên! Lại nữa, Đại Bồ-tát hành Bát-nhã ba-la-mật, chẳng nên trụ bốn Ý chỉ. V́ sao? V́ quán bốn Ý chỉ cũng lại là không, chẳng phải có cái không nào khác bốn Ý chỉ, chẳng có không khác. Bốn Ý chỉ ấy tự nhiên là không. Cũng không nên trụ bốn Ý đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy Giác ý, tám Thánh đạo, mười Lực, bốn Vô sở úy, bốn Phân biệt biện, mười tám pháp Bất cộng của Phật. V́ sao? V́ pháp bốn Ý chỉ, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy Giác ý, tám Thánh đạo, mười Lực, bốn Vô sở úy, bốn Phân biệt biện, mười tám pháp Bất cộng của chư Phật ấy cũng lại là không. Mười tám pháp Bất cộng của chư Phật tự nhiên là không, không có cái không khác. Mười tám pháp Bất cộng của chư Phật bản tánh là không, không có cái không khác. V́ sao? V́ xét về Phật pháp th́ lại là không. Không cho nên gọi là Phật pháp.

Kính bạch Đức Thiên Trung Thiên! V́ vậy cho nên Đại Bồ-tát hành Bát-nhã ba-la-mật, chẳng nên trụ năm ấm, sáu suy, mười tám chủng, mười hai nhân duyên, ba mươi bảy phẩm, mười Lực, bốn Vô sở úy, bốn Phân biệt biện, mười tám pháp Bất cộng của chư Phật.

Kính bạch Đức Thiên Trung Thiên! Lại nữa Đại Bồ-tát hành Bát-nhã ba-la-mật, chẳng nên trụ Thí ba-la-mật, Giới ba-la-mật, Nhẫn ba-la-mật, Tinh tấn ba-la-mật, Thiền ba-la-mật, Bát-nhã ba-la-mật. V́ sao? V́ Bát-nhã ba-la-mật cũng lại là không. Nếu Bát-nhã ba-la-mật là không th́ chẳng phải cái không khác Bát-nhã ba-la-mật. V́ sao? V́ không có cái không nào khác Bát-nhã ba-la-mật. Tự thân Bát-nhã ba-la-mật là không. Bát-nhã ba-la-mật tự nhiên không, chỉ dùng văn tự làm giả hiệu mà thôi. Văn tự là không mới là Bát-nhã ba-la-mật. V́ vậy, Đại Bồ-tát hành Bát-nhã ba-la-mật, th́ đối với Bát-nhã ba-la-mật không trụ. Năm ấm, sáu suy, mười tám chủng, mười hai nhân duyên, ba mươi bảy phẩm, mười Lực, bốn Vô sở úy, bốn Phân biệt biện, mười tám pháp Bất cộng của phật, người hành Bát-nhã ba-la-mật chẳng nên trụ trong đó.

Kính bạch Đức Thiên Trung Thiên! Đại Bồ-tát hành Bát-nhã ba-la-mật chẳng nên trụ văn tự, chẳng nên trụ Văn tự thuyết, chẳng nên trụ một bữa ăn, hai bữa ăn, ba bữa ăn, bốn bữa ăn, ăn bằng nắm vắt, ăn bằng tâm, ăn bằng thức. V́ sao? V́ gọi văn tự th́ văn tự là không, không có cái không khác. Văn tự tự nhiên là không. Cái không ấy không có văn tự. Văn tự vốn không. Cái gọi là không đó không có tên gọi.

Kính bạch Đức Thiên Trung Thiên! Lại nữa Đại Bồ-tát hành Bát-nhã ba-la-mật, chẳng nên trụ thần thông. V́ sao? V́ loại thần thông ấy là thần thông tự thân không, thần thông vốn không, không có thần thông khác mà là cái không, thần thông là không, không có cái không khác. Thần thông là cái không tự không. Kính bạch Thế Tôn, v́ vậy cho nên Đại Bồ-tát hành Bát-nhã ba-la-mật chẳng nên trụ thần thông.

Kính bạch Đức Thiên Trung Thiên! Lại nữa Đại Bồ-tát hành Bát-nhã ba-la-mật, chẳng nên trụ tưởng sắc, chẳng nên trụ tưởng thọ, chẳng nên trụ tưởng tưởng, chẳng nên trụ tưởng hành, chẳng nên trụ tưởng thức. V́ sao? V́ chúng vô thường, mà vô thường là không. Cái vô thường ấy tự nhiên là không th́ cái không vô thường không khác vô thường mà là không, không có cái không khác. Vô thường tự không. Cái không ấy không có vô thường. Kính bạch Đức Thiên Trung Thiên, v́ vậy, Đại Bồ-tát hành Bát-nhã ba-la-mật chẳng nên trụ không của sắc, chẳng nên trụ không của thọ, tưởng, hành, thức; chẳng nên trụ vô thường của sắc, chẳng nên trụ vô thường của thọ, tưởng, hành, thức; chẳng nên trụ vô thường của nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý; chẳng nên trụ vô thường của sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp; chẳng nên trụ vô thường của mười tám chủng, mười hai nhân duyên chung thủy; chẳng nên trụ khổ, chẳng nên trụ lạc; chẳng nên trụ ngã sở và phi ngã sở của sắc; chẳng nên trụ ngã sở và phi ngã sở của thọ, tưởng, hành, thức; chẳng nên trụ cái không của sắc, cái không của thọ, tưởng, hành, thức; chẳng nên trụ cái không của nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý; chẳng nên trụ không của sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp; chẳng nên trụ không của mười tám chủng, mười hai nhân duyên là hoạn của sinh tử; chẳng nên trụ hữu vi, vô vi; chẳng nên trụ pháp bản tế; chẳng nên trụ sự tịch nhiên của sắc, chẳng nên trụ sự tịch nhiên của thọ, tưởng, hành, thức; chẳng nên trụ cái hư vô mịt mờ của sắc, chẳng nên trụ cái hư vô mịt mờ của thọ, tưởng, hành, thức. Sáu suy, mười tám chủng, mười hai nhân duyên cũng lại Như thế.

Kính bạch Đức Thiên Trung Thiên! Lại nữa, Đại Bồ-tát hành Bát-nhã ba-la-mật, chẳng trụ vô bổn. V́ sao? V́ cái vô bổn ấy rốt ráo không có sở hữu, cũng lại là không. Vô bổn không khác, vô bổn là không, không có cái không khác, mà không có cái không khác là vô bổn vậy. Vô bổn tự nhiên không. Không cũng là vô bổn. V́ vậy, Đại Bồ-tát hành Bát-nhã ba-la-mật chẳng trụ vô bổn. Sắc, thọ, tưởng, hành, thức cũng chẳng trụ vô bổn. Cho đến các pháp và các pháp giới, các pháp tịch nhiên cho đến bản tế cũng không chỗ trụ.

Kính bạch Đức Thiên Trung Thiên! Lại nữa, Đại Bồ-tát hành Bát-nhã ba-la-mật, chẳng trụ tất cả các môn Tổng tŕ, cũng chẳng trụ tất cả các môn Tam-muội. V́ sao? Cái gọi là môn Tổng tŕ th́ môn tổng tŕ ấy cũng lại là không. Cái gọi là môn Tam-ma-địa th́ môn Tam-ma-địa ấy cũng lại là không. Môn Tam-muội, môn Tổng tŕ tự nhiên là không, không có không khác. Tự nhiên không là không có cái không khác. Môn Tổng tŕ, môn Tam-muội là bản tịnh, mà bản tịnh là không, tánh tự nhiên không.

Kính bạch Đức Thiên Trung Thiên! Ví như Đại Bồ-tát hành Bát-nhã ba-la-mật không có phương tiện thiện xảo, nghĩ là có ta, đó là ngã sở. Mà nghĩ như thế là trụ sắc, ở trong sắc có hành tạo tác sinh tử, trụ thọ, tưởng, hành, thức, trong đó có cái tạo tác là hành. Không trừ cái nhân tạo tác sinh tử mà trở lại thọ Bát-nhã ba-la-mật, không chịu tinh cần hành Bát-nhã ba-la-mật th́ không đủ điều kiện phát sinh Bát-nhã ba-la-mật-đạt đến trí Nhất thiết.

Kính bạch Đức Thiên Trung Thiên! Ví như Đại Bồ-tát không có phương tiện thiện xảo, vị ấy nghĩ việc tôi ta, thị phi, sắc, thọ, tưởng, hành, thức, khổ, lạc, thiện ác, môn Tổng tŕ, môn Tam-muội th́ không thể tu hành môn tổng tŕ, cũng không thể thuận theo môn Tam-muội, không thể tạo hành vô tưởng để thọ Bát-nhã ba-la-mật, cũng không thể tinh cần hành Bát-nhã ba-la-mật. V́ không đầy đủ Bát-nhã ba-la-mật nên không thể thành tựu trí nhất thiết. V́ sao? V́ Đại Bồ-tát hành Bát-nhã ba-la-mật mà không có phương tiện thiện xảo th́ chẳng nên thọ sắc, chẳng nên thọ thọ, tưởng, hành, thức nhưng vị Bồ-tát ấy ngược.

Lại nữa, thọ sắc, mà sắc th́ bản tịnh, rõ ràng là không. Lấy đó mà suy th́ nếu thọ thọ, tưởng, hành, thức, như đã nói là bản tịnh th́ cũng lại là không, chẳng thọ các môn Tổng tŕ, các môn Tam-muội. Nếu chẳng thọ môn Tam-muội, môn Tổng tŕ th́ có thể hưng lập bản tịnh là không, cũng chẳng thọ Bát-nhã ba-la-mật. Do biết bản tịnh là không nên Đại Bồ-tát hành Bát-nhã ba-la-mật. Như thế th́ quán sát các pháp, bản tịnh là không, nên trụ quán này, chẳng nghĩ pháp ngã sở là hạnh, đó là Đại Bồ-tát làm mà không thọ nhận, gọi là Tam-muội vô thọ. Đạo tràng đầy đủ, rộng khắp không có biên giới, không có hạn lượng. Tất cả Thanh văn, Bích-chi-phật chẳng thể sánh kịp. Lại chẳng thọ trí Nhất thiết. Còn quán sát nội không, ngoại cũng không, có cái nội ngoại không, cầu không cũng không tức là không lớn, mới là cái không chân không, cái không có sở hữu, cái không không sở hữu, cái không hoàn toàn rốt ráo, cái không xa rộng, cái không có sở tạo, cái bản tịnh không, cái tự nhiên tướng không, cái không tất cả chư pháp, cái không không sở hữu, cái không tự nhiên, cái không do từ tự nhiên phát khởi. V́ sao? V́ vừa hướng đến cái hóa th́ cái hóa ấy là trần lao.

Sao gọi là hóa? Sao gọi là tưởng? Sắc là hóa, thọ, tưởng, hành, thức là tưởng. Mười tám chủng, mười hai nhân duyên, môn tổng tŕ, môn Tam-muội, đó là tưởng trần lao. Nên tiếp nhận làm theo, không có cái nương dựa, không có cái dưỡng dục. Thanh văn, Bích-chi-phật không tin trí Nhất thiết.

Sao gọi là tin ưa? Tin là Bát-nhã ba-la-mật, dốc lòng ưa thích, không nghi ngờ, tư duy, phân biệt. Quán yếu nghĩa của nó th́ không tưởng, hành tŕ cũng không tưởng. Cho nên không thọ tưởng, chuyên nhất nương tựa, hoan hỷ ưa thích hành tŕ, dốc hết lòng tin th́ đối với cái bản tịnh không ấy sẽ được đạt đến, không trở lại thọ sắc, cũng không thọ thọ, tưởng, hành, thức. V́ sao? V́ tướng tự nhiên ấy hiện tại là pháp không. Cái không đã thọ ấy cũng không có đối tượng chứng đắc. V́ sao? V́ cái bên trong của định Tam-muội ấy chẳng thể nắm bắt được, gọi là thời tuệ, chẳng ở ngoài, chẳng ở trong, chẳng ở trong ngoài mà có thể nắm bắt được. Thời tuệ ấy cũng không thấy được, trong ngoài đều không. Trừ nhân duyên ấy th́ sở học, niềm tin giống như ngoại đạo. Bồ-tát ưa thích pháp này rồi th́ dốc hết lòng tin, cho nên gọi là trí Nhất thiết. Dùng giới hạn các pháp, xét tất cả pháp, hoàn toàn không nắm bắt được cái nguyên ủy của nó. Khởi lòng tin như thế rồi th́ không có thọ pháp lại chẳng tưởng niệm cái có, cũng chẳng có thể nắm bắt được vô số pháp. Ngay đối với cái đang thọ, th́ thọ hay không thọ cũng lại không nghĩ. Cái mà con người có thể dùng để tu tập là đối với tất cả pháp không niệm ǵ hết. Đó là Bát-nhã ba-la-mật của Đại Bồ-tát. Các vị cũng không khứ lai, độ không có sở độ mà lại đi cùng khắp. Sở dĩ được như vậy v́ chẳng thọ sắc, chẳng thọ thọ, tưởng, hành, thức. Đối với tất cả pháp, cũng không thọ, cũng không thọ các môn Tổng tŕ, không thọ các môn Tam-muội. Đối với tất cả pháp không thọ sự phát khởi, cũng không trung gian mà nhập Niết-bàn, dùng đầy đủ hết mười Lực, bốn Vô sở úy, bốn Phân biệt biện, mười tám pháp Bất cộng của Phật, bốn Ý chỉ, bốn Ý đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy Giác ý, tám Thánh đạo. V́ sao? V́ bốn Ý chỉ ấy là dừng không chỗ dừng, bốn Ý đoạn ấy là đoạn không chỗ đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy Giác ý, tám Thánh đạo cũng đều như vậy. Mười Lực, bốn Vô sở úy, bốn Phân biệt biện, mười tám pháp Bất cộng của chư Phật, giác ngộ các pháp ấy là không có chỗ giác ngộ. Xét pháp ấy cũng chẳng phải là pháp. Đó là Bát-nhã ba-la-mật của Đại Bồ-tát, không thọ sắc, cũng không thọ thọ, tưởng, hành, thức, cho đến môn Tổng tŕ, môn Tam-muội như vậy, không có ǵ khác.

Kính bạch Đức Thiên Trung Thiên! Lại nữa Đại Bồ-tát hành Bát-nhã ba-la-mật nên nghĩ thế này: Chỗ nào là Bát-nhã ba-la-mật? V́ sao gọi là Bát-nhã ba-la-mật? Cái ǵ là Bát-nhã ba-la-mật này? Duyên cớ ǵ có Bát-nhã ba-la-mật ấy? Dùng Bát-nhã ba-la-mật ấy cũng là không có cái chứng đắc, cũng không có cái thấy, cũng không có cái không thấy. Đó là Bát-nhã ba-la-mật của Đại Bồ-tát.

Kính bạch Đức Thiên Trung Thiên! Lại nữa, Đại Bồ-tát hành Bát-nhã ba-la-mật, nên tư duy thế này: Cái pháp không sở hữu đó cũng không thể nắm bắt được, cũng không có Bát-nhã ba-la-mật.

Hiền giả Xá-lợi-phất hỏi Hiền giả Tu-bồ-đề:

–Thưa nhân giả! Pháp nào gọi là không sở hữu cũng chẳng thể nắm bắt được?

Đáp:

–Pháp Bát-nhã ba-la-mật không sở hữu, cũng chẳng thể nắm bắt được. Thí ba-la-mật, Giới ba-la-mật, Nhẫn ba-la-mật, Tinh tấn ba-la-mật, Thiền ba-la-mật, Bát-nhã ba-la-mật cũng lại Như thế, không sở hữu cũng chẳng thể nắm bắt được, v́ ở trong không, ở ngoài cũng không, trong ngoài cũng không. Cái không đó đạt đến cái không lớn, đưa đến chân không, vô sở hữu không. Do cái không này đưa đến không có không, vô thường cũng không, sợ hãi cũng không, hữu vi không, bản tịnh cũng không, tự nhiên tướng không, nhất thiết pháp không, tự nhiên cũng không, sở hữu tự nhiên cũng không. V́ duyên cớ đó nên sắc không sở hữu, cũng chẳng thể nắm bắt được, thọ, tưởng, hành, thức cũng không sở hữu, cũng chẳng thể nắm bắt được. Cái nội không ấy cũng không sở hữu, cũng chẳng thể nắm bắt được, cái sở hữu không, cái vô sở hữu không, cái tự nhiên không đều không sở hữu, cũng chẳng thể nắm bắt được. Bốn Ý chỉ ấy cũng đều không sở hữu, cũng chẳng thể nắm bắt được. Bốn Ý đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy Giác ý, tám Thánh đạo cũng đều không sở hữu, cũng chẳng thể nắm bắt được. Mười Lực, bốn Vô sở úy, bốn Phân biệt biện, mười tám pháp Bất cộng của chư Phật cũng đều không sở hữu, cũng chẳng thể nắm bắt được. Sáu Thần thông cũng đều không sở hữu, cũng chẳng thể nắm bắt được. Cái vô bổn ấy cũng không sở hữu, cũng chẳng thể nắm bắt được. Cái gọi là pháp trụ ở pháp, hoặc pháp tịch nhiên, xét bản tế cũng đều không sở hữu, cũng chẳng thể nắm bắt được. Cái gọi là Phật đó cũng không sở hữu, cũng chẳng thể nắm bắt được. Trí Nhất thiết cũng không sở hữu, cũng chẳng thể nắm bắt được. Nhất thiết cụ tuệ cũng không sở hữu, cũng chẳng thể nắm bắt được. Tất cả trong cũng không, xét ngoài cũng không, trong ngoài cũng không, sở hữu cũng không.

Thưa Hiền giả Xá-lợi-phất! Đại Bồ-tát hành Bát-nhã ba-la-mật tư duy Như thế, quán sát Như thế. Tư duy như thế rồi th́ không thể thấy tâm, tâm không đắm trước, không nhiễm ô, không sợ, không hãi, không khiếp, không lo, không xấu hổ, nên biết đó là Đại Bồ-tát không ĺa Bát-nhã ba-la-mật.

Hiền giả Xá-lợi-phất hỏi Hiền giả Tu-bồ-đề:

–Thế nào là Đại Bồ-tát biết điều đó th́ không ĺa Bát-nhã ba-la-mật?

Hiền giả Tu-bồ-đề trả lời Hiền giả Xá-lợi-phất:

–Cái gọi là ĺa sắc là ĺa cái tự nhiên của sắc, cái gọi là ĺa thọ, tưởng, hành, thức là ĺa cái tự nhiên của thọ, tưởng, hành, thức. Cái gọi là ĺa Thí ba-la-mật là ĺa cái tự nhiên của Thí ba-la-mật, cái gọi là ĺa Giới ba-la-mật, Nhẫn ba-la-mật, Tinh tấn ba-la-mật, Thiền ba-la-mật, Bát-nhã ba-la-mật là ĺa cái tự nhiên của Giới ba-la-mật, Nhẫn ba-la-mật, Tinh tấn ba-la-mật, Thiền ba-la-mật, Bát-nhã ba-la-mật. Cái gọi là ĺa Ý chỉ, Ý đoạn, Thần túc, Căn, Lực, Giác ý, tám Thánh đạo là ĺa cái tự nhiên của ba mươi bảy phẩm. Cái gọi là ĺa mười Lực, bốn Vô sở úy, bốn Phân biệt biện, mười tám pháp Bất cộng của chư Phật là ĺa cái tự nhiên của pháp Phật. Cái gọi là ĺa các môn Tổng tŕ, các môn Tam-muội, bản tế là ĺa cái tự nhiên của các môn tổng tŕ, các môn Tam-muội và bản tế.

Hiền giả Xá-lợi-phất hỏi Hiền giả Tu-bồ-đề:

–Sao gọi là tự nhiên của sắc? Sao gọi là tự nhiên của thọ, tưởng, hành, thức? Sao gọi là tự nhiên của mười hai nhân duyên, ba mươi bảy phẩm, mười tám pháp Bất cộng của chư Phật?

Hiền giả Tu-bồ-đề trả lời:

–Đã không sở hữu nên gọi là tự nhiên. Sắc không sở hữu nên gọi là sắc tự nhiên, thọ, tưởng, hành, thức không sở hữu nên gọi là thọ, tưởng, hành, thức tự nhiên. Cho đến bản tế không sở hữu nên gọi là bản tế tự nhiên. Thưa Hiền giả Xá-lợi-phất! V́ vậy người khởi quán này th́ biết ĺa sắc là tự nhiên của sắc, biết ĺa thọ, tưởng, hành, thức là tự nhiên của thọ, tưởng, hành, thức. Năm ấm, sáu suy, mười tám chủng, mười hai nhân duyên, ba mươi bảy phẩm, mười Lực, bốn Vô sở úy, bốn Phân biệt biện, mười tám pháp Bất cộng của chư Phật cho đến bản tịnh không sở hữu nên gọi là bản tịnh tự nhiên. Cái gọi là ĺa sắc là ĺa bản tướng của sắc, cái gọi là ĺa thọ, tưởng, hành, thức là ĺa bản tướng của thọ, tưởng, hành, thức. Tất cả các pháp và các Phật pháp ĺa bản tế là ĺa tướng của bản tế. Tướng tự nhiên của sắc là tướng tự nhiên nên gọi là tướng tự nhiên mà được xa ĺa.

Hiền giả Xá-lợi-phất hỏi Hiền giả Tu-bồ-đề:

–Phải chăng Đại Bồ-tát nào học pháp này đều hướng về trí Nhất thiết?

Hiền giả Tu-bồ-đề trả lời Hiền giả Xá-lợi-phất:

–Đúng vậy, đúng vậy! Hiền giả! Ai học pháp này đều hướng về trí Nhất thiết. V́ sao? V́ tất cả pháp đều không có chỗ khởi, không chỗ diệt.

Hiền giả Xá-lợi-phất hỏi Hiền giả Tu-bồ-đề:

–Thưa Hiền giả Tu-bồ-đề! V́ sao tất cả các pháp không khởi, không diệt?

Đáp:

–Thưa Hiền giả Xá-lợi-phất! Gọi sắc th́ sắc ấy là không, v́ vậy nên chẳng khởi chẳng diệt, cũng chẳng thể nắm bắt được. Thọ, tưởng, hành, thức cũng là không, v́ vậy nên chẳng khởi, chẳng diệt, cũng chẳng thể nắm bắt được. Nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý, sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp, mười tám chủng, mười hai nhân duyên, ba mươi bảy phẩm, mười Lực, bốn Vô sở úy, bốn Phân biệt biện, mười tám pháp Bất cộng của chư Phật, các môn Tổng tŕ, các môn Tam-muội cho đến bản tế đều chẳng khởi, chẳng diệt, cũng chẳng thể nắm bắt được. Đại Bồ-tát hành Bát-nhã ba-la-mật có thể được như thế th́ tiếp cận với trí Nhất thiết. Giả sử có thể tiếp cận với trí Nhất thiết th́ thân, khẩu, ý tự nhiên thanh tịnh. Các tướng thanh tịnh tự nhiên đầy đủ. Thân, khẩu, ý đã có thể thanh tịnh, đầy đủ các tướng đạt đến thanh tịnh th́ ngay khi ấy Bồ-tát liền chẳng còn khởi tâm dâm, nộ, si. Tâm dâm, nộ, si đã thanh tịnh rồi th́ không có kiêu mạn, sân hận, tham lam, lại cũng không khởi sáu mươi hai kiến. Các tâm tà, nghi, tham, giận, đã không khởi th́ có thể trừ sáu mươi hai kiến, các điều ý nghi ở các chỗ sinh ra không tạo thường kiến, chỗ sinh ra là cõi nước của chư Phật, từ cõi Phật này du hành đến cõi Phật khác, giáo hóa chúng sinh, làm nghiêm tịnh cõi Phật, luôn luôn chuyên nhất, không rời chư Phật Thế Tôn cho đến khi đạt Vô thượng Bồ-đề thành Đẳng Chánh Giác. Như vậy là Đại Bồ-tát hành Bát-nhã ba-la-mật.

KINH QUANG TÁN

 

[ TRANG CHỦ KINH ĐIỂN | ĐẠI TẠNG KINH | THẦN CHÚ | HÌNH ẢNH | LIÊN LẠC ]

 

google-site-verification=Iz-GZ95MYH-GJvh3OcJbtL1jFXP5nYmuItnb9Q24Bk0