KINH ĐẠI THỪA ĐẠI BI PHÂN-ĐÀ-LỢI
Hán dịch: Mất tên người dịch - Phụ vào dịch phẩm đời Tần
Việt dịch: Linh-Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
QUYỂN 8
Phẩm 28: Bồ-TÁT VÂN TẬP
Này Bồ-tát Tịch Ư, ngày nay, Ta dùng Phật nhăn quan sát chư Phật Thế Tôn đă Bát-niết-bàn trong thế giới nhiều như vi trần nơi một cơi Phật khắp mười phương đều do xưa kia được Ta khuyến hóa khi mới bắt đầu phát tâm cầu đạo Bồ-đề tu tập Bố thí ba-la-mật cho đến Trí tuệ ba-la-mật và thành tựu đạo quả Chánh đẳng Chánh giác Vô thượng, chư Phật ở đời vị lai cũng như thế. Thiện nam tử, nay Ta thấy ở phương Đông, vô lượng các Đức Phật Thế Tôn hiện trụ thế chuyển pháp luân, v́ chúng sinh thuyết pháp, cũng chính nhờ Ta xưa kia đầu tiên khuyến hóa họ phát tâm cầu đạo quả Vô thượng, tu tập sáu pháp Ba-la-mật. Ở các phương Nam, Tây, Bắc, bốn hướng và phương Trên, Dưới cũng như thế.
Thiện nam tử, ở phương Đông, cách cơi Phật này hơn tám mươi chín trăm ngàn cơi Phật có thế giới tên là Ḥa phu, Đức Phật ở đó hiệu là Vô Cấu Đức Minh Vương Như Lai, hiện đang trụ thế v́ chứng sinh thuyết pháp. Đức Thế Tôn ấy cũng chính Ta đầu tiên khuyên phát tâm A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề nhờ Ta xưa kia đầu tiên khuyến hóa phát tâm cầu đạo quả Giác ngộ Vô thượng, tu tập sáu pháp Ba-la-mật. Ở phương Đông lại có cơi Lạc hỷ, Đức Phật hiệu là A-súc, có cơi Tử ma, Phật hiệu là Phật Tạng; cơi Lạc Tự Tại, Phật hiệu là Lạc Tự Tại Nguyệt Minh; cơi Nhật một, Phật hiệu là Trí Nhật; cơi Thắng tức, Phật hiệu là Long Lôi; cơi Đẳng lâm, Phật hiệu là Kim Cang Xưng, cơi Tự vương, Phật hiệu là Hổ Quan; cơi Vô lạc, Phật hiệu là Nhật Tạng; cơi Chiếu oán, Phật hiệu là Xưng Tự Tại; cơi Di quang, Phật hiệu là Bất Tư Nghị Vương; cơi Chúng hộ, Phật hiệu là Nguyệt Đức Tạng; cơi Hoa quang, Phật hiệu là Âm Thắng Quang; cơi An thượng, Phật hiệu là Hiện An Tự Tại Di-lâu, cơi Tŕ vương, Phật hiệu là Trí Tượng; cơi Tạp hoa, Phật hiệu là Vô Cấu Nhăn...
Này thiện nam tử, như vậy vô lượng vô biên a-tăng-kỳ chư Phật Thế Tôn ở phương Đông hiện đang chuyển pháp luân, v́ chúng sinh mà thuyết giảng chánh pháp. Khi các vị ấy chưa phát tâm Bồ-đề, Ta đă đầu tiên khuyến hóa họ đến và an trụ nơi đạo Chánh đẳng Chánh giác Vô thượng, khuyên họ tu tập sáu pháp Ba-la-mật, dẫn dắt đến chỗ các Đức Phật Thế Tôn hiện trụ thế thuyết pháp trong mười phương và họ được thọ kư đạo quả Giác ngộ Tối thượng. Bấy giờ, ở phương Đông, nơi thế giới Hoa phu, Đức Phật Vô Cấu Đức Minh Vương Như Lai đang ngồi nơi ṭa sư tử th́ đại địa chấn động sáu cách, có ánh sáng lớn tỏa chiếu, lại mưa xuống vô số loại hoa quư. Các vị Bồ-tát thấy các việc như vậy liền bạch với Đức Phật:
-Thưa Đức Thế Tôn, v́ nhân duyên ǵ mà ṭa ngồi của Như Lai đă rung động như thế? Chúng con chưa từng thấy việc này!
Đức Vô Cấu Đức Minh Vương Như Lai đáp:
-Thiện nam tử, về phương Tây, cách cơi Phật này hơn tám mươi chín ức cơi Phật, có thế giới tên là Ta-bà, Đức Phật ở đó hiệu là Thích-ca Mâu-ni Như Lai, hiện đang v́ bốn chúng đệ tử thuyết giảng về pháp Bản sự. Đức Như Lai đó trước kia khi c̣n hành hạnh Bồ-tát đă đầu tiên khuyến hóa Ta đến với đạo Giác ngộ, phát tâm cầu đạo quả Chánh đẳng Chánh giác Vô thượng, tu tập sáu pháp Ba-la-mật. Lại nữa, Đức Như Lai đó trước kia cũng là người đầu tiên đă dẫn dắt Ta đến chỗ các Đức Phật Thế Tôn, khiến Ta được thọ kư đạo quả Giác ngộ Tối thượng. Đức Thích-ca Mâu-ni ấy chính là thiện tri thức của Ta, hiện ở thế giới Ta-bà, v́ bốn chúng đệ tử thuyết giảng về pháp Bản sự. Do oai lực của Đức Thích-ca Mâu-ni nên khiến ṭa ngồi của Ta rung động. Này các thiện nam tử, các vị ai là người có thể đến cơi Phật Ta-bà thay Ta nói lời thăm hỏi sức khỏe Đức Thích-ca Mâu-ni Như Lai, mọi sinh hoạt có được thư thái an lạc chăng?
Các Bồ-tát kia liền bạch với Đức Vô Cấu Đức Minh Vương Như Lai:
-Thưa vâng Thế Tôn, các vị Bồ-tát trong cơi Hoa Phu này có đầy đủ thần thông, đều là Bồ-tát đạt mọi công đức tự tại, nên vào sáng sớm hôm nay được thấy vầng ánh sáng lớn ấy, các vị đều biết đây là điềm ứng từ cơi khác đến, đại địa chấn động từng hồi, trời mưa các loài diệu hoa. Trông thấy như vầy xong, có vô số các vị Bồ-tát muốn dùng thần lực đến thế giới Ta-bà để chiêm ngưỡng Đức Thích-ca Mâu-ni Như Lai cùng cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen, lại thưa hỏi lănh thọ tất cả các môn Đà-la-ni nhưng đều không biết thế giới Ta-bà của Đức Thích-ca Mâu-ni Như Lai ở phương nào.
Khi ấy, Vô Cấu Đức Minh Vương Như Lai liền duỗi cánh tay phải sắc vàng, từ nơi đầu năm ngón tay phát ra vô số ánh sáng vi diệu, tỏa chiếu đến tám mươi chín ức quốc độ chư Phật, soi tới tận thế giới Ta-bà. Lúc này, các Bồ-tát kia nhờ ánh sáng nên thấy được; thế giới Ta-bà hiện có vô số các Bồ-tát ở khắp nơi, lại có các chúng Trời, Rồng, Dạ-xoa, A-tu-la... đầy cả hư không. Thấy thế rồi, các Bồ-tát liền bạch với Đức Vô Cấu Đức Minh Vương Như Lai:
-Thưa Đức Thế Tôn, chúng con nay đă được thấy thế giới Ta-bà, biết rơ phương hướng của cơi ấy, lại thấy vô số các vị Bồ-tát, các chúng Trời, Người, Rồng, A-tu-la đầy khắp ở đó, hầu như không c̣n một chỗ trông nào Đức Thích-ca Mâu-ni Như Lai kia cũng nh́n thấy chúng con. Ngài đang thuyết giảng đạo pháp vi diệu.
Lúc ấy, Đức Vô Cấu Đức Minh Vương Như Lai bảo các Bồ-tát:
-Thiện nam tử, Đức Thích-ca Như Lai thường dùng Phật nhăn thanh tịnh vô thượng thấy khắp tất cả không sót một nơi nào. Chúng sinh nơi thế giới Ta-bà ở trên đất liền hay trong hư không, tất cả đều nói: Đức Thích-ca Như Lai chỉ thấy riêng tâm của ḿnh, đều v́ ḿnh mà thuyết pháp. Thiện nam tử, Đức Thích-ca Như Lai kia dùng một âm thanh thuyết pháp cho vô số loài khác nhau. Chúng sinh nơi cơi kia nếu thờ Phạm thiên th́ thấy thân tướng Như Lai giống như Phạm thiên, thuyết pháp bằng âm thanh Đại phạm. Cho đến chúng sinh thờ Ma vương, thờ Đế Thích, thờ Mặt trời, thờ Mặt trăng, thờ Tỳ-sa-môn, thờ Tỳ-lưu-lặc-dà, thờ Tỳ-lưu-bà-xoa, thờ Đề-đà-la-ni-trá, thờ trời Ma-hê-thủ-la... cho đến tám muôn bôn ngàn chủng loại thờ phụng như vậy, đều tùy theo sự tôn kính của ḿnh mà thấy Đức Thích-ca Mâu-ni Như Lai qua h́nh tướng tôn thờ và được nghe pháp sinh y lương cho rằng đều riêng cho chủng loại ḿnh.
Bấy giờ, trong đại chúng nơi cơi Phật Hoa Phu có hai Bồ-tát, một tên là La Phan Tượng, vị thứ hai tên là Nguyệt Quang Chiếu. Đức Vô Cấu Đức Minh Vương Như Lai bảo hai vị Bồ-tát ấy:
-Thiện nam tử, các ông hăy đến thế giới Ta-bà chuyển lời của Ta: “Kính thăm hỏi sức khỏe của Đức Thích-ca Mâu-ni Như Lai, mọi sinh hoạt, hành hóa đều được yên ổn tịnh lạc chăng?”
Hai vị Bồ-tát bạch Phật:
-Chúng con thấy tất cả cơi Ta-bà của Đức Phật ấy, đại chúng vân tập đến đầy khắp cả không c̣n một khoảng trống, vậy chúng con đi đến đó th́ đứng ở đâu?
Đức Vô Cấu Đức Minh Vương Như Lai nói:
-Thiện nam tử, các ông chớ nói lời này, cho rằng thế giới ấy không c̣n chỗ! V́ sao? V́ nơi đó rộng lớn vô biên. Đức Thích-ca Mâu-ni Như Lai có đầy đủ công đức vô lượng, không thể nghĩ bàn. Do bản nguyện và tâm đại bi luôn thương xót chúng sinh nên khiến cho vô lượng các loài chúng sinh được vào pháp Phật, lănh thọ Ba quy y, sau đó thuyết giảng pháp Ba thừa cho họ, Ngài lại giảng dạy về các thứ giới luật, chỉ bày ba cửa giải thoát, cứu vớt chúng sinh ra khỏi ba đường ác, an trụ nơi ba cơi thiện. Thiện nam tử, bấy giờ sau khi Đức Thích-ca Mâu-ni thành đạo chưa bao lâu, v́ muốn điều phục chúng sinh, nên Ngài trên ṭa, nơi hang Bà-la, núi Tỳ-đà, suốt bảy ngày bảy đêm nhập Tam-muội chánh thọ, hưởng pháp thanh tịnh. Lúc này, thân Phật đầy khắp cả hang không c̣n một chút khoảng trống. Qua hết bảy ngày trong mười phương thế giới có mười hai na-do-tha Đại Bồ-tát đến thế giới Ta-bà đứng nơi triền núi kia muốn vào hang để chiêm ngưỡng, lễ bái, cung kính, thân cận Đức Thích-ca Mâu-ni Như Lai, thưa thỉnh và lănh thọ diệu pháp.
Thiện nam tử, bấy giờ Đức Thích-ca Mâu-ni Như Lai v́ đại chùng Bồ-tát này liền thị hiện thần thông khiến cho hang Bà-la trở nên vô cùng rộng lớn, mười hai na-do-tha Bồ-tát vào hang vẫn c̣n thấy rộng răi. Từng vị Bồ-tát dùng các thứ thần thông Sư tử du hư tự tại đă đạt được để cúng dường Đức Như Lai. Mỗi vị Bồ-tát đều an tọa nơi bảo ṭa hóa hiện lắng nghe diệu pháp, do thần lực của Phật như vậy, các vị Bồ-tát nghe pháp xong, đều từ chỗ ngồi đứng dậy, cung kính đảnh lễ Phật, đi nhiễu theo phía bên phải ba ṿng rồi tuần tự trở về bổn quốc, sau đấy th́ hang Bà-la trở lại như cũ. Đế Thích là chủ của cơi trời thứ hai của bốn thiên hạ, tên là Kiều-thi-ca, nhân thấy thọ mạng của ḿnh sắp hết, lại phải bị đọa vào loài súc sinh nên rất sợ hăi, liền cùng với tám vạn bốn ngàn chư Thiên của cơi trời Ba mươi ba (Đao-lợi) đi đến hang Bà-la, hướng về chỗ Đức Thế Tôn, trụ lại trước cửa hang Bà-la, nơi có Dạ-xoa Đế Nhăn là thần giữ hang này. Thừa oai thần Đức Phật, nên Đế Thích phát sinh ư nghĩ: “Ta nay nên sai Càn-thát-bà Tử là Bàn-già-sức đem diệu âm đến ngợi ca Đức Thế Tôn, may ra Đức Thế Tôn mới rời khỏi Tam-muội”.
Đế Thích suy nghĩ như vậy xong liền sai Càn-thát-bà Tử là Bàn-già-sức khảy đàn cầm lưu ly, âm thanh vi diệu khác thường, phát ra năm trăm điều ngợi khen, tán thán Đức Thế Tôn.
Thiện nam tử, khi Bàn-già-sức ca ngợi Phật th́ Đức Thích-ca Mâư-ni Như Lai chuyển nhập Vô thắng minh tam-muội. Do diệu lực Tam-muội nên khiến cho khắp thế giới Ta-bà, các chúng Dạ-xoa, La- sát, A-tu-la, Ca-lâu-la, Khẩn-na-la, Càn-thát-bà, chư Thiên nơi các cơi Dục, cơi Sắc, tất cả đều vân tập đông đủ. Trong số này, người nào ưa nghe âm thanh vi diệu đều tùy ư được nghe và rất vui mừng. Người nào thích nghe lời tán thán Phật, nghe xong đều hoan hỷ, đối với Đức Như Lai sinh ḷng cung kính, tôn trọng. Chúng sinh nào ưa nghe âm nhạc th́ liền được nghe, nghe xong cũng đều vui thích. Khi ấy, Đức Thích-ca Mâu-ni Như Lai xuất định, đại chúng đứng nơi cửa hang Bà-la, riêng Đế Thích liền đến trước Đức Thế Tôn cung kính thưa:
-Thế Tôn, hôm nay con sẽ ngồi ở chỗ nào?
Phật bảo:
-Kiều-thi-ca, quyến thuộc của ông nên tập hợp vào hết trong hang Bà-la. Như Lai sẽ khiến cho hang này trở nên rộng lớn thênh thang, đủ chỗ cho mười hai hằng hà sa số đại chúng quyến thuộc ngồi.
Bấy giờ, Đức Thích-ca Mâu-ni Như Lai dùng âm thanh vi diệu thuyết giảng chánh pháp khiến cho tám vạn bốn ngàn chúng sinh với căn cơ khác nhau đều lắng nghe. Trong đại chúng, người nào học theo Thanh văn thừa th́ được nghe pháp Thanh văn và có chín mươi ức chúng sinh đắc quả Tu-đà-hoàn. Người nào học theo Bích-chi-phật thừa th́ được nghe pháp Bích-chi-phật. Những người học theo Phật thừa Vô lượng th́ được nghe pháp thuần túy Đại thừa vô lượng. Đại chúng do Càn-thát-bà Tử Bàn-già-sức đứng đầu có mười tám na-do-tha chúng sinh được quả vị Bất thoái chuyển nơi đạo quả Bồ-đề tối thượng. Những người chưa phát tâm th́ đều phát tâm, hoặc phát tâm cầu đạo quả Chánh đẳng Chánh giác, hoặc phát tâm cầu đạo quả Bích-chi-phật, có người phát tâm cầu Thanh văn thừa. Riêng Đế Thích Kiều-thi-ca th́ hết sợ hăi, tuổi thọ được tăng lên một ngàn năm, đắc quả Tu-đà-hoàn.
Thiện nam tử, Đức Thích-ca Mâu-ni Như Lai với thần lực có thể tạo nên các sự việc rộng lớn vô biên như vậy. Âm thanh thuyết giảng chánh pháp cũng như thế. Không một ai có thể lường được giới hạn nơi âm thanh đó. Phương tiện của Đức Phật ấy là vô lượng vô biên để giáo hóa, dẫn dắt chúng sinh không ai có thể biết được hết bến bờ nơi các phương tiện kia. Thiện nam tử, sắc thân của Đức Như Lai ấy cũng là vô biên vô lượng, không ai có thể nh́n thấy đỉnh của Ngài, cũng không biết nơi tận cùng. Chẳng hạn như hôm nay ở cơi Ta-bà, chúng sinh vân tập về đây, nếu tất cả muốn vào trong bụng của Đức Thích-ca Mâu-ni Như Lai th́ đều dung nạp được hết mà bụng của Đức Như Lai không tăng giảm. Các chúng sinh kia cũng không biết đâu là biên giới nơi bụng Đức Như Lai. Các chúng sinh này cùng lúc hợp lại đi vào trong một lỗ chân lông, đều không bị trở ngại, cho đến dùng Thiên nhăn cũng không thấy đâu là giới hạn nơi một lỗ chân lông nhưng lỗ chân lông của Như Lai th́ không thêm bớt. Thân tướng của Đức Thích-ca Mâu-ni Như Lai đă dung nạp được vô lượng vô biên chúng sinh như thế!
Lại nữa thiện nam tử, thế giới của Đức Thích-ca Mâu-ni Như Lai cũng rộng lớn vô cùng tận. Thiện nam tử, giả sử chúng sinh trong các thế giới nhiều như các sông Hằng trong mười phương th́ thế giới của Phật ấy cũng dung nạp được hết. V́ sao? V́ Đức Như Lai kia khi mới phát tâm cầu thành Bậc Chánh Giác đă phát vô lượng vô biên thệ nguyện. Thiện nam tử, không những chỉ là chúng sinh trong các thế giới nhiều như số cát một sông Hằng, mà cả chúng sinh trong các thế giới nhiều như số cát một ngàn sông Hằng khắp cả mười phương th́ thế giới kia vẫn dung nạp hết, mà tướng của thế giới ấy vẫn như cũ, không thêm không bớt.
Thiện nam tử, Đức Thích-ca Như Lai khi mới phát tâm cầu thành Bậc Chánh Giác, muốn đạt đầy đủ Nhất thiết trí nên đă phát đại thệ nguyện, do đó ngày nay có được thế giới vô lượng vô biên. Đức Thích-ca Mâu-ni Như Lai đă dùng bốn pháp ấy, chư Phật Thế Tôn khác không thể sánh kịp. Thiện nam tử, nay hai ông đem hoa Nguyệt lạc vô cấu này đến thế giới Phật Ta-bà ở phương Tây như đă nh́n thấy, thay lời Ta thưa hỏi Phật Thích-ca Mâu-ni: “Mọi sinh hoạt hành hóa đều được ổn định, an lạc chăng?” Khi ấy, Vô Cấu Đức Minh Vương Như Lai đem hoa Nguyệt lạc vô cấu trao cho hai vị Bồ-tát La Phan Tượng và Bồ-tát Nguyệt Quang Chiếu và bảo:
-Các ông hăy nương theo diệu lực nơi thần thông của Ta-bà mà đến thế giới kia.
Lúc này, trong cơi đó có hai vạn Bồ-tát cùng bạch Phật:
-Kính thưa Đức Thế Tôn, chúng con cũng muốn nương theo thần lực của Đức Như Lai đến thế giới Ta-bà để chiêm ngưỡng, cung kính, cúng dường Đức Thích-ca Mâu-ni Như Lai.
Phật Vô Cấu Đức Minh Vương bảo:
-Thiện nam tử, các ông nên biết đúng thời.
Như vậy là hai vị Bồ-tát La Phan Tượng và Nguyệt Quang Chiếu cùng với hai vạn Bồ-tát khác nương theo thần lực của đức Vô Cấu Đức Minh Vương Như Lai rời khỏi thế giới Hoa phu, chỉ trong khoảng khắc một niệm họ đă đến thế giới Ta-bà, thẳng tới núi Kỳ- xà-quật, ở trước Đức Thích-ca Mâu-ni, quỳ thẳng, chắp tay bạch Phật:
-Thưa Đức Thế Tôn, ở phương Đông, cách đây hơn tám mươi chín ức cơi Phật có thế giới tên là Hoa phu. Đức Phật nơi cơi ấy hiệu là Vô Cấu Đức Minh Vương Như Lai, hiện đang có vô số đại chúng Bồ-tát vây quanh nghe pháp, đă xưng tụng ca ngợi công đức của Thế Tôn, nói rằng: “Nơi thế giới Ta-bà có Đức Phật hiệu là Thích-ca Mâu-ni Như Lai hiện đang v́ đại chúng mà chuyển xe chánh pháp. Khi c̣n là Bồ-tát, Đức Thế Tôn ấy đă khuyên Ta phát tâm Bồ-đề đầu tiên. Sau khi Ta phát tâm cầu đạo Vô thượng, Ngài lại khuyên tu tập sáu pháp Ba-la-mật. Đức Thích-ca Mâu-ni Như Lai dùng bốn pháp ấy nên các Đức Như Lai khác không thể sánh kịp. Hôm nay, Phật Vô Cấu Đức Minh Vương sai chúng con mang hoa Nguyệt lạc vô cấu này đến dâng lên Thế Tôn, kính thăm hỏi sức khỏe cùng mọi sinh hoạt hành hóa luôn được yên ổn, tịnh lạc chăng?”.
Thiện nam tử, trong thế giới Lạc hỷ ở phương Đông có Đức Phật A-súc, nơi ṭa ngồi của Ngài cũng chấn động sáu cách. Các Bồ-tát trong pháp hội trông thấy sự việc như vậy đều thưa với Phật (nói lược như trên). Bây giờ ở phương Đông có vô lượng vô số Đức Như Lai sai các Bồ-tát mỗi người đều mang hoa Nguyệt lạc vô cấu đến thế giới Ta-bà để chiêm ngưỡng, lễ bái, thăm hỏi, cúng dường Đức Thích-ca Mâu-ni Như Lai, cung kính, gần gũi để lănh hội diệu pháp.
Này Bồ-tát Tịch Ư, Ta thấy ở phương Nam, cách cơi Phật này hơn một hằng hà sa số cơi Phật, có thế giới tên là Trừ nhất thiết ưu năo, Đức Phật ở đó hiệu là Vô Năo Đức Như Lai hiện đang trụ tại thế thuyết pháp. Trước kia khi c̣n tu hạnh Bồ-tát, Ta đă khuyên Đức Phật ấy phát tâm Bồ-đề, cầu đạt quả vị Giác ngộ Vô thượng. Lại có, Đức Phật Pháp Tự Tại Lôi trong cơi Diêm-phù-đề quang. Đức Chí Tự Tại Kiên Đế Phật trong cơi Di-lâu-an. Đức Sư Tử Phấn Tấn Vương Phật trong cơi Đức trang nghiêm đế; Đức Na-la-diên Phục Tạng Phật trong cơi Châu quang trang nghiêm; Đức Bảo Tập Công Đức Phấn Tấn Phật trong cơi Phóng quang biến phú; Đức Minh Tạng Phật trong cơi Thiên lạc; Đức Tinh Tú Xưng Phật trong cơi Chiên-đàn căn; Đức Phước Lực Bà-la Vương Phật trong cơi Hương văn; Đức Nhu Nhuyến Lôi Âm Thanh Phật trong cơi Thiện giải; Đức Bà-la Xứng Đế Vương Phật trong cơi Nhàn cư; Đức Tự Tại Minh Chiếu Phật trong cơi Lôi thị; Đức Nhu Nhuyến Âm Thanh Phật trong cơi Vân lôi; Đức Bảo Chưởng Long Phật trong cơi Phân bảo; Đức Pháp Vân Nguyệt Minh Tự Tại Phật trong cơi Ba-la-ma bảo thọ... (nói lược như trên).
Như vậy, ở phương Nam với vô lượng a-tăng-kỳ các Đức Phật như thế nơi ṭa ngồi đều bị rung động. Các Đức Phật, Thế Tôn đó đều Xưng tụng, ca ngợi Đức Thích-ca Mâu-ni Như Lai và đều sai các vị Bồ-tát mang hoa Nguyệt lạc vô cấu đến cơi Ta-bà này để chiêm ngưỡng, cúng dường, cưng kính, gần gũi, tôn trọng, khen ngợi, thứ lớp an tọa lănh hội diệu pháp.
Thiện nam tử, Ta lại thấy về phương Tây, cách đây hơn chín mươi bảy na-do-tha trăm ngàn cơi Phật, có thế giới tên là Tịch tĩnh, Đức Phật ở đó hiệu là Bảo Sơn Như Lai, hiện đang trụ thế v́ chúng sinh thuyết pháp. Khi c̣n tu hạnh Bồ-tát, Ta đă khuyên Đức Phật kia đầu tiên phát tâm Bồ-đề, cầu đạo Giác ngộ Vô thượng. Lại có Phật Diệu Quang Tạng, Phật Âm Trí Tạng, Phật Quang Xưng, Phật Phổ Tạng Phục, Phật Phạm Hoa, Phật Chưởng Siêu Việt, Phật Pháp Đăng Minh, Phật Vô Đẳng Từ, Phật Lạc Cao Âm, Phật Lưu Bố Vương, Phật Phạm Đế Thanh... (đều như trước đă nói)... Như thế ở phương Tây có vô lượng vô số các Đức Phật, Thế Tôn đă được Đức Thích-ca Mâu-ni Như Lai xưng tán danh hiệu. Ṭa ngồi của các vị đều rung động. Bấy giờ, ở phương ấy vô lượng vô số các Đức Phật đều sai Bồ-tát mang hoa Nguyệt lạc vô cấu đến thế giới Ta-bà, thảy đều an tọa để nghe thuyết pháp... (nói lược)... Như vậy ở các phương Bắc, Trên, Dưới, Đông nam, Tây nam, Tây bắc đều như trên đă nói. Thiện nam tử! Ta thấy ở phương Đông Bắc, cách thế giới này hơn chín mươi tám ức na-do-tha trăm ngàn cơi Phật có thế giới tên là Vô trần, Đức Phật ở đó hiệu là Trừ Ưu Năo Dũng Thượng Quảng Văn Bà-la Vương Như Lai. Khi c̣n làm Bồ-tát, Ta đă đầu tiên khuyên Đức Như Lai ấy phát tâm Bồ-đề, cầu đạo quả Giác ngộ Vô thượng, tu tập sáu pháp Ba-la- mật, dẫn dắt đến chỗ chư Phật và được thọ kư. Lúc này nơi ṭa ngồi của Đức Phật ấy cũng chấn động... Trong đại chúng của Đức Như Lai đó có hai vị Bồ-tát, một tên là Sơn Mật, vị thứ hai tên là Đẳng Lạc Thú. Khi ấy, Đức Trừ Ưu Năo Dũng Thượng Quảng Văn Bà-la Vương Như Lai bảo hai vị Bồ-tát kia:
-Thiện nam tử, các ông hăy đến thế giới Ta-bà thay Ta nói lời như vầy: “Kính thăm hỏi sức khỏe của Đức Thích-ca Mâu-ni Như Lai, mọi sinh hoạt, hành hóa đều được yên ổn, tịnh lạc chăng?”...(lược nói như trên). Lại có các vị Phật: Phật Hoại Chư Ma, Phật Ta-la Vương, Phật Đại Lực Quang Minh, Phật Liên Hoa Tăng, Phật Chiên-đàn, Phật Di Lâu Vương, Phật Kiên Trầm Thủy, Phật Hỏa Trí Đại Lực, vô lượng chư Phật như vậy đều sai Bồ-tát đi đến thế giới Ta-bà. Cho đến các phương Bắc, bốn hướng, phương trên dưới cũng đều như vậy.
Phẩm 29: NHẬP TAM MUỘI MÔN
Bấy giờ tất cả chúng hội đă vân tập đông đủ ở cơi Ta-bà này. Đức Thích-ca Mâu-ni Như Lai dùng diệu lực thần thông khiến cho thân của mỗi người có mặt ở đây đều biến nhỏ như hạt cải, đầy khắp cả mặt đất và hư không, cả thế giới Ta-bà hầu như không c̣n một khoảng trống nào dù nhỏ như một sợi lông.
Lúc này, mọi người trong chúng hội không thấy nhau, lại cũng không thấy các núi Tu-di, núi Thiết vi, Đại thiết vi, chỗ tối tăm giữa hai núi Đại, Tiểu thiết vi vây quanh, nhưng tất cả đều không gây chướng ngại. Trên lên tới cung điện của chư Thiên, dưới đến nền kim cang, chỉ trừ mỗi Phật Thế Tôn là thấy suốt khắp.
Bấy giờ, Đức Thích-ca Mâu-ni Như Lai lại nhập tam-muội Biến hư không pháp vô đoạn diệt khiến cho vô lượng hoa Nguyệt lạc vô cấu đều nhập vào các lỗ chân lông trên toàn thân. Tất cả đại chúng đều trông thấy. Khi ấy, các chúng sinh ở đây không c̣n nhớ đấy là sắc thân của Phật mà chỉ thấy có khu vườn đẹp đẽ trong lỗ chân lông. Trong khu vườn ấy có các loại cây báu, cành lá hoa trái sum suê, trang trí bằng vô số y báu, cờ phướn, lọng báu, mũ báu, chuỗi báu anh lạc, ngọc trân châu, giống như thế giới An lạc ở phương Tây. Thấy xong, đại chúng đều suy nghĩ: Ta nên đến vườn đẹp đẽ kia dạo xem. Bấy giờ, chỉ trừ các chúng sinh ở địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh và trời Vô sắc, c̣n tất cả đại chúng đang có mặt đều theo lỗ chân lông vào ngồi, dạo chơi nơi từng khu vườn trong thân Như Lai. Khi Đức Thế Tôn thu lại thần thông th́ các chúng sinh mới thấy được nhau như cũ. Họ liền hỏi:
-Đức Thích-ca Mâu-ni Như Lai đang ở đâu?
Bồ-tát Di-lặc bèn bảo đại chúng:
-Các vị nên biết, hiện nay chúng ta đều đang ở trong thân của Đức Như Lai.
Đă thấy được cả trong và ngoài thân Như Lai, đại chúng này mới biết ḿnh cùng vô lượng đại chúng khác đang tập trung trong thân Như Lai, nên cùng bảo nhau:
-Làm sao chúng ta vào được trong này? Ai dẫn dắt cho chúng ta vào trong được?
Bồ-tát Di-lặc lại nói với đại chúng:
-Các vị nên biết Như Lai đang hiện diệu lực thần thông biến hóa lớn, v́ nhằm đem lại lợi ích cho đại chúng nên Ngài sắp thuyết bốn pháp. Các vị hăy nhất tâm, chú ư lănh hội.
Nghe như vậy, tất cả đại chúng đều quỳ thẳng, chắp tay, vâng theo lời dạy để lắng nghe. Bấy giờ, Đức Như Lai liền thuyết giảng kinh Nhất Thiết Pháp Môn Hành. Sao gọi là kinh Nhất Thiết Pháp Môn Hành? Đó là kinh đưa chúng sinh qua khỏi vực sâu sinh tử để đi vào tám Thánh đạo, thành tựu đầy đủ Nhất thiết chủng trí.
Thiện nam tử, có mười tâm chuyên cần phát Bồ-đề để có thể hội nhập môn này. Những ǵ là mười?
Một là dốc làm cho chúng sinh đều được giải thoát, tùy hỷ hồi hướng.
Hai là đối với chúng sinh phải có tâm đại bi cứu giúp.
Ba là đem lợi ích nhiếp độ tất cả chúng sinh.
Bốn là người chưa được độ phải hóa độ hết như bậc Đại thuyềnsư.
Năm là người chưa giải thoát phải giải thoát, dứt hết mọi thứ điên đảo.
Sáu là phải gầm lên tiếng rống lớn của sư tử để làm kinh động tất cả chúng sinh, khiến họ quán tưởng về pháp vô ngă.
Bảy là phải du hành đến các thế giới để giác ngộ cho chúng sinh hiểu tất cả các pháp như là h́nh ảnh ảo mộng.
Tám là tạo được thế giới quang minh, trang nghiêm, sửa sang pháp giới, khiến được thanh tịnh.
Chín là thành tựu trang nghiêm mười lực của Như Lai, đầy đủ các pháp Ba-la-mật.
Mười là thành tựu trang nghiêm bốn Vô úy, theo như chỗ thuyết giảng để tu tập, trang nghiêm mười tám pháp Bất cộng.
Đó là mười pháp chuyên tâm phát Bồ-đề Vô thượng th́ có thể hội nhập tất cả hạnh môn này, đạt Bất thoái chuyển nơi đạo quả Giác ngộ Tối thượng, nhập môn Vô tướng hạnh, môn Trí đạo hạnh. Do vậy nên chẳng phải thoái chuyển, chẳng phải bất thoái, chẳng phải đoạn, chẳng phải thường, chẳng phải định, chẳng phải loạn. Khi Đức Thế Tôn nói các pháp này, tám mươi ức hằng hà sa số chúng sinh đang ở trong bụng của Như Lai liền được Bất thoái chuyển nơi đạo quả Chánh đẳng Chánh giác Vô thượng. Lại có vô số Đại Bồ-tát chứng được các pháp Tam-muội, Đà-la-ni thâm diệu. Lúc này tất cả đại chúng đều theo lỗ chân lông của Đức Như Lai trở ra ngoài, vô cùng kinh ngạc, tán thán là việc chưa từng có, liền đến ngay trước Phật cung kính đảnh lễ nơi chân Đức Như Lai xong rồi trở về lại quốc độ của ḿnh trong mười phương.
Bấy giờ, đại chúng ở trong thân các Đức Như Lai đều theo lỗ chân lông mà ra ngoài, đều cung kính đảnh lễ nơi chân Đức Thế Tôn, đi nhiễu quanh chỗ Phật ba ṿng, rồi ở trước Đức Như Lai dùng vô số bài kệ vi diệu, câu nghĩa đầy đủ, đồng thanh xưng tán, khen ngợi Đức Như Lai.
Lúc này chư Thiên nơi cơi Dục, cơi sắc mưa xuống đủ các loài hoa mầu nhiệm, hương xoa hương bột, tấu kỹ nhạc của trời, treo các giải lụa trời năm sắc và cờ phướn, lọng báu, ngọc báu, chuỗi báu... để cúng dường Đức Như Lai.
Phẩm 30: CHÚC LỤY
Bấy giờ, trong chúng hội có Bồ-tát tên Vô Úy Đẳng Tŕ đến trước Phật quỳ thẳng, chấp tay bạch:
-Thưa Đức Thế Tôn, sự kiện thọ kư lớn lao này sẽ gọi là Kinh ǵ? Phụng tŕ như thế nào?
Đức Phật dạy:
-Kinh này tên là "Nhập Nhất Thiết Chủng Trí Hành Đà-la-ni Môn" cũng gọi là "Chư Phật Chi Tạng" cũng gọi là "Đa Tập" cũng có tên là "Thọ Bồ-tát Kư" cũng gọi là "Nhập Vô Úy Đạo" cũng mang tên là "Nhập Chư Tam-muội" cũng gọi là "Hiện Chư Phật Độ", cũng gọi là "Như Đại Hải" cũng có tên là "Quá Số" cũng được gọi là "Đai Bi Phân-đà-lợi".
Bồ-tát Vô Úy Đẳng Tŕ lại bạch:
-Thưa Đức Thế Tôn, nếu có thiện nam, thiện nữ nào thọ tŕ đọc tụng kinh này, v́ người khác thuyết giảng, thậm chí chỉ một bài kệ bốn câu th́ phước đức đạt được như thế nào?
Đức Phật dạy:
-Về công đức của kinh này, Ta đă nói ở trước rồi, nay sẽ v́ ông mà nói tóm lược. Nếu có thiện nam, thiện nữ nào thọ tŕ kinh này, đọc tụng, sao chép, v́ người khác thuyết giảng, cho đến chỉ một bài kệ bốn câu, th́ phước đức của người ấy đạt được hơn cả Bồ-tát tu tập sáu pháp Ba-la-mật trong mười đại kiếp. V́ sao? V́ kinh này có thể diệt trừ tâm xấu ác của các hàng chư Thiên, Người đời, Phạm thiên, Ma vương, Sa-môn, Bà-la-môn, Dạ-xoa, La-sát, Rồng, Càn-thát-bà, Cưu-bàn-trà, Ngạ quỷ, Tỳ-xá-già, Khẩn-na-la, A-tu-la. Kinh này lại có thể diệt trừ tất cả các căn bệnh về tranh chấp, oán thù, ganh ghét, các sự việc như băo tố, lụt lội, các thứ dịch bệnh, đói kém, có thể khiến cho chúng sinh thường được yên ổn, an lạc, sức khỏe tăng trưởng, đời sống vui vẻ, làm cho những kẻ không thuận nhau ḥa hợp lại, người bị khủng bố th́ dứt mọi sợ hăi, đạt an lạc vô úy. Kinh có thể diệt trừ các thứ kết sử, tăng trưởng các căn lành, khiến cho chúng sinh trong ba đường ác thoát khỏi các khổ ải, thể hiện đạo mầu cửa Ba thừa, khiến đạt được các pháp Tam-muội, Đà-la-ni, Nhẫn nhục, đem lại lợi lạc cho tất cả chúng sinh, có thể an tọa nơi ṭa Kim cang của Bồ-đề đạo tràng, phá trừ bốn thứ ma chướng, chỉ dạy các pháp trợ Bồ-đề, hay chuyển xe chánh pháp, người thiếu thốn Thánh tài th́ được đầy đủ khiến cho vô lượng vô biên chúng sinh được vào thành tŕ Vô úy. Đây là kinh lớn, đem lại nhiều lợi ích lớn, nay sẽ được phó chúc cho ai? Ai là người có thể ở trong đời có đủ năm thứ ô trược xấu ác hộ tŕ pháp này? Ai là người có thể tuyên thuyết kinh này cho các vị Bồ-tát bất thoái ở khắp mọi nơi chốn được nghe? Lại nữa, ai là người có thể v́ các chúng sinh làm việc phi pháp, tham dục, tà kiến, không tin quả báo thiện ác, mà giảng nói giáo pháp này?
Lúc ấy, đại chúng đều biết tâm nguyện của Đức Như Lai, có một vị Tiên dạ-xoa tên là Na-di-lâu-phất-sa hiện có mặt trong đại chúng, được Bồ-tát Di-lặc dẫn đến chỗ Đức Thế Tôn.
Đức Phật nói:
-Này Đại tiên, ông sẽ thọ nhận pháp môn này... về sau, trong cơi ác thế, ông sẽ tuyên dương rộng răi, lưu truyền khắp nơi khiến cho tất cả Bồ-tát bất thoái ở mọi phương đều được biết, người được nghe th́ tâm an trụ nơi pháp Bất thoái chuyển.
Vị Tiên kia bạch Phật:
-Thưa vâng! Bạch Đức Thế Tôn, do bản nguyện con làm tiên Dạ-xoa, trải qua tám vạn bốn ngàn đại kiếp tu hạnh Bồ-đề, con đă khuyến hóa vô sốchúng sinh, tu tập theo bốn tâm vô lượng, an trụ nơi bậc Bất thoái chuyển. Thưa Đức Thế Tôn, về sau, trong đời ác trược, có chúng sinh nào thọ tŕ, đọc tụng, sao chép kinh này, v́ người thuyết giảng dù chỉ một bài kệ bốn câu, th́ con sẽ tự thân hết ḷng ủng hộ khiến cho vị Pháp sư kia xa ĺa mọi khổ năo.
Đức Phật nói kinh này xong, Bồ-tát Tịch Ư, các đại chúng Trời, Rồng, Càn-thát-bà, A-tu-la, người đời thảy đều hoan hỷ, làm lễ rồi lui ra.
HẾT QUYỂN 8
|