佛山* Buddha Mountain * Phật Sơn

Calgary Alberta Canada

[中文ENGLISH]

[ TRANG CHỦ KINH ĐIỂN | ĐẠI TẠNG KINH | THẦN CHÚ | HÌNH ẢNH | LIÊN LẠC ]

Số 0158  Quyển 1   Quyển 2   Quyển 3   Quyển 4   Quyển 5   Quyển 6   Quyển 7   Quyển 8

KINH ĐẠI THỪA ĐẠI BI PHÂN-ĐÀ-LỢI

Hán dịch: Mất tên người dịch - Phụ vào dịch phẩm đời Tần

Việt dịch: Linh-Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh

QUYỂN 7

Phẩm 22: TRANG NGHIÊM

        Này thiện nam tử, bấy giờ Đại Bồ-tát Đại Bi gieo năm vóc làm lễ nơi chân Đức Bảo Tạng Như Lai xong, ở trước Phật thưa:

        -Bạch Đức Thế Tôn, xin Ngài nói về pháp môn Quyết định tam-muội của Bồ-tát đạo, làm pháp môn Thanh tịnh trợ Bồ-đề phần. Làm thế nào để có đầy đủ được các pháp môn Tam-muội ấy? Kính bạch Đức Thế Tôn, những thiện nam, thiện nữ làm sao để đạt đủ được các pháp môn Tam-muội như thế, an trụ một cách vững chắc, dùng môn quyết định Tam-muội nào để tự trang nghiêm?”.

        Thiện nam tử, Đức Bảo Tạng Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri lúc ấy đă khen ngợi Bồ-tát Đại Bi:

        -Hay thay! Hay thay! Đại Bi, điều ông hỏi thật hết sức đặc biệt, có ư nghĩa lớn, là châu báu để có thể đem lại lợi ích cho vô lượng a- tăng-kỳ Bồ-tát. V́ sao? Này Đại Bi, v́ ông đă có thể nêu hỏi Phật về những sự việc lớn lao như thế. Vậy ông hăy lắng nghe, ta sẽ v́ ông mà phân biệt thuyết giảng rơ.

        Này Đại Bi, hàng thiện nam, thiện nữ nào cầu pháp Đại thừa, có tam-muội tên là Thủ-lăng-nghiêm, Bồ-tát trụ nơi pháp Tam-muội ấy th́ có thể nhập vào tất cả các pháp Tam-muội khác.

        Có tam-muội tên Bảo ấn, nhập Tam-muội này th́ có thể ấn chứng các Tam-muội.

        Có tam-muội tên Sư tử du hư, nhập Tam-muội này th́ thể hiện diệu dụng nơi các Tam-muội.

        Có tam-muội Diệu nguyệt, nhập Tam-muội này th́ có thể chiếu soi các pháp Tam-muội.

        Có tam-muội Như tịnh nguyệt tràng thắng, nhập Tam-muội này th́ hay giữ ǵn các thứ cờ Tam-muội.

        Có tam-muội Chư pháp dũng xuất, nhập Tam-muội này th́ có thể dấy khởi tất cả các Tam-muội.

        Có tam-muội Quán đảnh, nhập Tam-muội này th́ có thể quan sát các đảnh Tam-muội.

        Có tam-muội Tất pháp tánh, nhập Tam-muội này th́ có thể quyết định rốt ráo các pháp tánh.

        Có pháp tam-muội Tràng thắng, nhập Tam-muội này th́ có thể giữ ǵn các Tam-muội.

        Có tam-muội Tràng kim cang, nhập Tam-muội này th́ có thể phá trừ các pháp Tam-muội khác.

        Có tam-muội Pháp ấn, nhập Tam-muội này th́ có thể ấn chứng các pháp Tam-muội.

        Có tam-muội Vương thiện trụ, nhập Tam-muội này th́ có thể đối với các pháp Tam-muội như vua an trụ.

        Có tam-muội Phóng quang, nhập Tam-muội này th́ có thể phóng ra ánh sáng soi chiếu các Tam-muội.

        Có tam-muội Lực tấn, nhập Tam-muội này th́ có thể đối với các Tam-muội tăng tiến tự tại.

        Có tam-muội Dũng xuất, nhập Tam-muội này th́ có thể phóng ra các Tam-muội.

        Có tam-muội Tất nhập ngôn từ, nhập Tam-muội này th́ có thể biện thuyết về các pháp Tam-muội.

        Có tam-muội Thích danh tự, nhập Tam-muội này th́ có thể biện giải về danh hiệu của các Tam-muội.

        Có tam-muội Quán phương, nhập Tam-muội này th́ có thể quan sát phương nơi các Tam-muội.

        Có tam-muội Phá chư pháp, nhập Tam-muội này th́ có thể phá trừ tất cả các pháp.

        Có tam-muội Tŕ ấn, nhập Tam-muội này th́ có thể giữ ǵn các ấn Tam-muội.

        Có tam-muội Nhàn tịnh, nhập Tam-muội này th́ có thể khiến tất cả các Tam-muội trở nên tịch tĩnh.

        Có tam-muội Bất vong thất, nhập Tam-muội này th́ không quên mất các Tam-muội.

        Có tam-muội Bất động, nhập Tam-muội này th́ có thể khiến cho tất cả các Tam-muội không loạn động.

        Có tam-muội Hải ấn, nhập Tam-muội này th́ có thể thâu tóm các Tam-muội như nước trong biển cả.

        Có tam-muội Bất khinh chư pháp, nhập Tam-muội này th́ có thể đạt đến các pháp Tam-muội không kinh, không diệt che phủ khắp các Tam-muội như hư không.

        Có tam-muội Chư pháp vô đoạn, nhập Tam-muội này th́ có thể giữ ǵn các Tam-muội không để dứt mất.

        Có tam-muội Kim cang luân, nhập Tam-muội này th́ có thể duy tŕ các Tam-muội luân.

        Có tam-muội Chư pháp nhất vị, nhập pháp Tam-muội này th́ có thể giữ được tính chất một vị của các Tam-muội.

        Có tam-muội xả bảo, nhập Tam-muội này th́ có thể xả bỏ phiền năo cấu uế nơi các Tam-muội.

        Có tam-muội Chư pháp vô sinh, nhập Tam-muội này th́ có thể hiện bày các pháp không sinh diệt.

        Có tam-muội Hiển minh, nhập Tam-muội này th́ có thể dùng ánh sáng chiếu soi các pháp Tam-muội.

        Có tam-muội Chư pháp vô diệt, nhập Tam-muội này th́ có thể phá bỏ các Tam-muội.

        Có tam-muội Vô thị phi, nhập Tam-muội này th́ trọn chẳng có nhận định thị phi đối với các Tam-muội.

        Có tam-muội Vô trụ tướng, nhập Tam-muội này th́ có thể nhận thấy tính chất không trụ nơi tướng của các Tam-muội.

        Có tam-muội Hư không tướng, nhập Tam-muội này th́ có thể thấy rơ các Tam-muội như hư không.

        Có tam-muội Vô tâm, nhập vào Tam-muội này th́ có thể xả bỏ tâm, tâm sổ pháp trong tất cả các Tam-muội.

        Có tam-muội Sắc vô biên, nhập Tam-muội này th́ có thể chiếu rọi màu sắc trong các Tam-muội.

        Có tam-muội Vô cấu đăng, nhập Tam-muội này th́ có thể làm đèn sáng trong các Tam-muội.

        Có tam-muội Chư pháp vô biên, nhập nơi Tam-muội này th́ có thể hiện bày tính chất vô biên trong các Tam-muội.

        Có tam-muội Trí vô biên minh, nhập Tam-muội này th́ có thể hiện rơ trí sáng vô biên trong các Tam-muội.

        Có tam-muội Tác chư quang, nhập nơi Tam-muội này th́ có thể hiện bày ánh sáng nơi các môn Tam-muội.

        Có tam-muội Tánh vô biên, nhập Tam-muội này th́ có thể hiện bày tính chất thông hợp vô biên của các Tam-muội.

        Có tam-mưội Tịnh kiên, nhập Tam-muội này th́ có thể đạt được định không đối với các Tam-muội.

        Có tam-muội Khư di-lâu tạp, hội nhập Tam-muội này th́ có thể hiện bày các pháp đều không.

        Có tam-muội Vô cấu quang, nhập Tam-muội này th́ có thể diệt trừ mọi cấu uế trong các Tam-muội.

        Có tam-muội Chư pháp vô úy, nhập nơi Tam-muội này th́ có thể đối với các Tam-muội không hề tham vướng.

        Có tam-muội Tác lạc, nhập Tam-muội này th́ đạt được niềm vui nơi pháp thật trong các Tam-muội.

        Có tam-muội Du hư, nhập Tam-muội này th́ có thể hiện bày màu sắc trong các Tam-muội.

        Có tam-muội Tán minh, nhập Tam-muội này th́ có thể hiện bày các pháp khó đạt nơi các Tam-muội.

        Có tam-muội Vô cấu trước, nhập nơi Tam-muội này th́ có thể hiện rơ trí tuệ không cấu uế nơi các Tam-muội.

        Có tam-muội Tận tướng, nhập Tam-muội này th́ có thể hiện bày các pháp vô tận, bất tận nơi các Tam-muội.

        Có tam-muội Bất khả tư nghị thanh tịnh, nhập Tam-muội này th́ có thể hiện các pháp như bóng h́nh.

        Có tam-muội Hỏa tướng, nhập Tam-muội này th́ có thể khiến trí tuệ tỏa sáng nơi các Tam-muội.

        Có tam-muội Vô tận tướng, nhập Tam-muội này th́ có thể hiện rơ tướng không cùng tận trong các Tam-muội.

        Có tam-muội Vô tưởng, nhập Tam-muội này th́ đối với các pháp dứt hẳn mọi tưởng, thọ, dao động.

        Có tam-muội Tăng trưởng, nhập nơi Tam-muội này th́ có thể thấy các Tam-muội luôn tăng trưởng lợi ích.

        Có tam-muội Nhật đăng, nhập Tam-muội này th́ ở nơi các Tam-muội luôn phóng ra ánh sáng.

        Có tam-muội Nguyệt vô cấu, nhập Tam-muội này th́ đối với các Tam-muội hay tạo ra sự sáng tỏ.

        Có tam-muội Tịnh ảnh, nhập Tam-muội này th́ đối với các Tam-muội luôn đạt được bốn Biện tài.

        Có tam-muội Tác bất tác, nhập Tam-muội này th́ đối với các pháp thấy được tướng trí tuệ tạo tác, chẳng tạo tác.

        Có tam-muội Như kim cang, nhập Tam-muội này th́ đối với các pháp khiến nhàm chán nhưng chẳng thấy nhàm chán.

        Có tam-muội Tâm trụ, nhập Tam-muội này th́ đối với các pháp tâm không động, không nhận biết, không soi chiếu, không phiền năo, không sinh khởi.

        Có tam-muội Phổ minh, nhập Tam-muội này th́ có thể thấy ánh sáng khắp nơi các Tam-muội.

        Có tam-muội An trụ, nhập Tam-muội này th́ có thể an trụ bất động nơi các Tam-muội.

        Có tam-muội Bảo tụ, nhập Tam-muội này th́ có thể thấy các Tam-muội như sự tích tụ các vật báu.

        Có tam-muội Diệu pháp ấn, nhập Tam-muội này th́ có thể in đậm dấu ấn trong các Tam-muội.

        Có tam-muội Đẳng, nhập Tam-muội này th́ có thể thấy các pháp không ĺa sự b́nh đẳng.

        Có tam-muội xả hỷ lạc, nhập Tam-muội này th́ có thể xả bỏ mọi hỷ lạc nơi các pháp.

        Có tam-muội Pháp cự, nhập Tam-muội này th́ có thể dứt trừ được tối tăm nơi các pháp.

        Có tam-muội Tán tướng, nhập Tam-muội này th́ có thể tỏa rộng các pháp, phá bỏ mọi chấp trước đối với các pháp.

        Có tam-muội Tự tướng, nhập Tam-muội này th́ có thể đạt được tướng chữ nơi các pháp.

        Có tam-muội Vô tự tướng, nhập vào Tam-muội này th́ đối với các pháp ĺa hết mọi ngôn từ văn tự.

        Có tam-muội Đoạn tác, nhập Tam-muội này th́ có thể đoạn trừ mọi tạo tác trong các pháp.

        Có tam-muội Vô tác, nhập Tam-muội này th́ có thể đạt được sự vô tác nơi các pháp.

        Có tam-muội Tánh định, nhập Tam-muội này th́ có thể ở trong các pháp dứt mọi tư duy.

        Có tam-muội Vô tướng hành, nhập Tam-muội này th́ ở trong các pháp dứt hết mọi tướng hành.

        Có tam-muội Vô mông muội, nhập Tam-muội này th́ có thể thấy được các Tam-muội luôn b́nh đẳng.

        Có tam-muội Trừ tập chư công đức, nhập nơi Tam-muội này th́ có thể xả bỏ sự tích tập trong các pháp.

        Có tam-muội Vô tâm, nhập Tam-muội này th́ đối với các pháp không c̣n thấy có Tâm, Tâm sở.

        Có tam-muội Giác phận, nhập Tam-muội này th́ có thể biết rơ tất cả các pháp.

        Có tam-muội Vô lượng biện, nhập Tam-muội này th́ có thể đạt được a-tăng-kỳ biện tài nơi các pháp.

        Có tam-muội Trí tịnh tướng, nhập Tam-muội th́ đối với các pháp đạt được sự b́nh đẳng hay không b́nh đẳng.

        Có tam-muội Trí thắng, nhập Tam-muội này th́ có thể vượt qua ba cơi.

        Có tam-muội Đoạn trí, nhập Tam-muội này th́ có thể thấy các pháp được chấm dứt.

        Có tam-muội Phân biệt chư pháp, nhập Tam-muội này th́ có thể tạo lập sự phân biệt các pháp.

        Có tam-muội Vô trụ, nhập Tam-muội này th́ có thể thấy các pháp không có đối tượng được nương tựa.

        Có tam-muội Nhất trang nghiêm, nhập Tam-muội này th́ có thể thấy các pháp là không hai.

        Có tam-muội Tác tướng, nhập Tam-muội này th́ không c̣n thấy tướng tạo tác trong các Tam-muội.

        Có tam-muội Nhất thiết tác nhất thiết xứ tán, hội nhập Tam-muội này th́ có thể thông suốt tất cả các pháp, thấy rơ Tướng trí.

        Có tam-muội Đẳng tướng từ nhập, thực hành pháp Tam-muội này th́ có thể thấu tỏ âm thanh ngôn từ trong các tướng.

        Có tam-muội Tự giải thoát, nhập Tam-muội này th́ có thể thấy chữ trong các pháp đều là giải thoát.

        Có tam-muội Trí cự tướng, nhập nơi Tam-muội này th́ có thể dùng ánh sáng soi rọi các pháp Tam-muội.

        Có tam-muội Diệu trí tướng phấn tấn, nhập Tam-muội này th́ có thể hiện bày các tướng thanh tịnh nơi các pháp.

        Có tam-muội Phá tướng, nhập Tam-muội này th́ có thể thấy rơ sự phá trừ chân tướng nơi các pháp.

        Có tam-muội Chư tác diệu tướng, nhập nơi Tam-muội này th́ có thể đạt được các h́nh tướng vi diệu sinh khởi trong các pháp Tam- muội.

        Có tam-muội Xả chư khổ lạc, nhập Tam-muội này th́ có thể nhận thấy tính chất không chốn nương tựa nơi các pháp.

        Có tam-muội Vô tận tướng, nhập Tam-muội này th́ có thể nhận thấy các pháp là không cùng tận.

        Có tam-muội Đà-la-ni cú, nhập nơi Tam-muội này th́ có thể giữ ǵn các pháp Tam-muội, đối với các pháp không thấy có tà chánh.

        Có tam-muội Trừ nghịch thuận, hội nhập Tam-muội này th́ ở trong các pháp không c̣n thấy nghịch thuận.

        Có tam-muội Vô cấu quang, nhập Tam-muội này th́ ở trong các Tam-muội không c̣n thấy sự cấu uế của các pháp Hữu vi.

        Có tam-muội Tất kiên, nhập nơi Tam-muội này th́ ở trong các pháp luôn có được sự bền vững.

        Có tam-muội Măn nguyệt tịnh, nhập vào Tam-muội th́ có thể làm viên măn công đức nơi các Tam-muội.

        Có tam-muội Đại trang nghiêm, nhập Tam-muội này th́ đối với các Tam-muội đều thành tựu vô lượng trang nghiêm.

        Có tam-muội Nhất thiết thế quang, nhập Tam-muội này th́ có thể dùng trí soi chiếu các pháp Tam-muội.

        Có tam-muội Đẳng minh, nhập Tam-muội này th́ có thể đạt được thanh tịnh bậc nhất trong các Tam-muội.

        Có tam-muội Vô trang, nhập vào Tam-muội này th́ có thể đối với các pháp dứt hết mọi sự không tranh căi.

        Có tam-muội Vô trụ xứ lạc, nhập nơi Tam-muội này th́ có thể ở trong các pháp không c̣n thấy có trú xứ.

        Có tam-muội Như trụ vô tâm, nhập Tam-muội này th́ có thể ở trong các pháp luôn an trụ, không thoái chuyển.

        Có tam-muội Trừ thân uế, nhập Tam-muội này th́ có thể ở trong các pháp không c̣n chấp về. Bồ-tát đạt được pháp tam-muội Trừ ngữ uế hư không tướng th́ có thể ở trong các pháp không c̣n bị chướng ngại nơi ngữ nghiệp. Bồ-tát trụ nơi tam-muội Hư không vô nhiễm trước th́ có thể thành tựu được vô số các pháp như hư không đó gọi là Tam-muội quyết định của Bồ-tát cầu pháp Đại thừa.

        Thế nào là pháp môn Tư dụng của Đại Bồ-tát? Này thiện nam tử, Đại Bồ-tát có Thí tư dụng th́ đạt được sự khuyến hóa tăng tiến. Bồ-tát có Giới tư dụng th́ viên măn được các nguyện. Bồ-tát có Nhẫn tư dụng th́ tâm luôn được điều phục. Bồ-tát có Tuệ tư dụng th́ biết rơ được các thứ kết sử. Bồ-tát có được Văn tư dụng th́ được vô số biện tài. Bồ-tát có Phước tư dụng th́ có thể đem lại ích lợi cho chúng sinh. Bồ-tát có Trí tư dụng th́ đạt được a-tăng-kỳ trí tuệ. Bồ-tát có Chỉ tư dụng th́ đạt được tâm dứt mọi tạo tác. Bồ-tát có Quán tư dụng th́ đạt được sự dứt hẳn thị phi. Bồ-tát có Từ tư dụng th́ đạt được tâm không chướng ngại. Bồ-tát có Bi tư dụng th́ hóa độ chúng sinh không hề chán nản. Bồ-tát có Hỷ tư dụng th́ luôn ưa vui với đạo pháp. Bồ-tát có xả tư dụng th́ xả bỏ được mọi sự yêu ghét. Bồ-tát có Thính pháp tư dụng th́ xả bỏ được mọi nẻo che lấp ngăn trở. Bồ-tát có Xuất gia tư dụng th́ có thể xả ĺa mọi pháp hữu vi. Bồ-tát có Nhàn cư tư dụng th́ không mất nghiệp lành đă tạo tác. Bồ-tát có Niệm tư dụng th́ được các pháp Đà-la-ni. Bồ-tát có Ư tư dụng th́ đạt được tâm ư cởi mở, phân biệt thấu đáo. Bồ-tát có Chí tư dụng th́ đạt được sự thấu tỏ tận cùng về nghị luận. Bồ-tát có Niệm xứ tư dụng th́ rơ được thân bất tịnh, thọ là khổ, tâm vô thường, pháp vô ngă. Bồ-tát có Chánh xả tư dụng th́ bỏ được các pháp bất thiện, tu các pháp thiện. Bồ-tát có Thần túc tư dụng th́ thân tâm luôn khinh an, tự tại. Bồ-tát có Căn tư dụng đạt đầy đủ căn của tất cả chúng sinh. Bồ-tát có Lực tư dụng th́ điều phục được tất cả các thứ kết sử. Bồ-tát có Giác phần tư dụng th́ biết rơ được các pháp bảo. Bồ-tát có Chánh giải tư dụng th́ giải thích được mọi nghi ngờ của chúng sinh. Bồ-tát có Vô y tư dụng th́ đạt được trí tuệ tự nhiên (Trí căn bản). Bồ-tát có Thiện tri thức tư dụng th́ đạt được tất cả các môn công đức. Bồ-tát có Chí tư dụng th́ không hề xa ĺa tất cả cảnh giới thế gian. Bồ-tát có Tác tư dụng th́ biện giải được mọi sự tạo tác hành hóa. Bồ-tát có Chí tư dụng th́ luôn đạt đến mọi sự thù thắng. Bồ-tát có Tư duy tư dụng th́ có thể tu tập đầy đủ các pháp như đă được lănh hội. Bồ-tát có Nhiếp vật tư dụng th́ có thể khuyên tấn được chúng sinh luôn tăng tiến. Bồ-tát có Nhiếp chánh pháp tư dụng th́ có thể khiến cho hạt giống Tam bảo không hề bị dứt tuyệt. Bồ-tát có Giải phương tiện hồi hướng tư dụng th́ có thể làm nghiêm tịnh cơi Phật. Bồ-tát có phương tiện tư dụng th́ có thể thành tựu viên măn Nhất thiết trí. Này thiện nam tử, đó gọi là tên các pháp môn tư dụng thanh tịnh của Đại Bồ-tát.

        Lại nữa này thiện nam tử, bấy giờ Đức Bảo Tạng Như Lai quan sát khắp đại chúng Bồ-tát, rồi nói với Bồ-tát Đại Bi:

        -Này Đại Bi, ở trong các pháp môn kể trên, nên dùng pháp Vô úy nào để trang nghiêm? Đại Bồ-tát được trang nghiêm đầy đủ các pháp nhẫn, th́ luôn quán chiếu về đệ nhất nghĩa. Đại Bồ-tát đạt được tâm tự tại vô ngại, th́ tạo tác các pháp vô vi nơi tất cả ba cơi. Đối với tâm của các chúng sinh cũng vô vi. Đó là pháp tam-muội Vô úy của Sa-môn như đưa tay giữa hư không chẳng bị vướng mắc, lại thấy rơ các pháp không có tướng trạng. Này Đại Bi, đó gọi là Đại Bồ-tát trang nghiêm bằng ngọc báu Vô úy. Lại nữa, thế nào gọi là Đại Bồ-tát đầy đủ pháp nhẫn. Khi Bồ-tát trụ vào pháp này thấy được tướng trạng của các pháp như vi trần và quan sát các pháp theo hướng thuận nghịch, hiểu rơ không có quả báo. Tu tập về Từ không có ngă. Tu tập về Bi không có chúng sinh. Tu tập về Hỷ không có thọ mạng. Tu tập về xả không c̣n chấp có người. Bố thí là tâm điều phục. Tŕ giới là tâm tịch tĩnh.         Nhẫn nhục là tâm hành thiện. Tinh tấn là tâm siêng năng. Thiền định là tâm tịch diệt. Trí tuệ là tâm vô hành. Niệm xứ là tâm không nhớ tưởng nghĩ ngợi. Chánh xả là tâm không sinh diệt. Thần túc là tâm vô lường. Tín là tâm vô số. Niệm là tâm tự nhiên. Tam-muội là tâm nơi Tam-muội. Tuệ căn là tâm không có gốc. Lực là tâm không khuất phục. Giác phần là tâm phá bỏ vọng ư. Đạo là tâm không tu. Chỉ là tâm vắng lặng. Quán là tâm không mất. Tu Thánh đế là tâm vĩnh viễn đoạn trừ mọi chấp về sự tu tŕ. Nhớ nghĩ Phật là tâm vô lượng tướng. Nhớ nghĩ Pháp là tâm của pháp tánh b́nh đẳng. Nhớ nghĩ Tăng là tâm vô trụ. Hóa độ chúng sinh là tâm tịnh thế giới bậc. Nhiếp chánh pháp là tâm không phá bỏ pháp tánh. Nghiêm tịnh cơi Phật là tâm ngang bằng với hư không. Măn tướng là tâm vô tướng. Đắc nhẫn là tâm vô đắc. Vô thoái chuyển địa là tâm không thoái, không lui. Trang nghiêm là tâm đạt đến chốn đạo tràng. Tam giới là tâm mở rộng mênh mông. Đối với tất cả chúng sinh là tâm hàng phục các thứ ma chướng. Nhiếp độ là tâm giáo hóa tất cả chúng sinh. Bồ-đề là tâm b́nh đẳng đối với tất cả các pháp không c̣n phân biệt. Chuyển pháp luân là tâm đối với tất cả các pháp không c̣n thấy lưu chuyển. Hiện Đại Bát-niết-bàn là tâm thật sự b́nh đẳng nơi sinh tử Bồ-tát như vậy được gọi là đầy đủ pháp nhẫn.

        Khi thuyết giảng pháp này, có sáu mươi bốn ức Đại Bồ-tát từ khắp mười phương đến núi Kỳ-xà-quật, chỗ Đức Thích-ca Mâu-ni Như Lai để được nghe kinh Bản Sư Tam-muội Thanh Tịnh Trợ Bồ-đề Pháp này. Nghe xong, tất cả đều đạt được pháp nhẫn Vô sinh. Lúc này, Đức Thích-ca Mâu-ni Như Lai bảo đại chung:

        -Này các thiện nam tử, trong đời quá khứ, khi Đức Bảo Tạng Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, thuyết giảng pháp này, có bốn mươi tám hằng hà sa số Đại Bồ-tát chứng đắc pháp nhẫn Vô sinh, các vị Đại Bồ-tát nhiều như vi trần trong bốn châu thiên hạ đạt được quả vị Bất thoái chuyển, hằng hà sa số Đại Bồ-tát có được đầy đủ pháp môn Tư dụng thanh tịnh, Quyết định Tam-muội môn, Trí tuệ viên măn.

        Này thiện nam tử, Bồ-tát Đại Bi nghe pháp này xong, tâm vô cùng hoan hỷ, nên thân tướng liền thay đổi trẻ lại như đồng tử hai mươi tuổi, theo bên sau Đức Bảo Tạng Như Lai như h́nh với bóng.

        Này thiện nam tử, khi ấy vua Vô Lượng Tịnh cùng với một ngàn người con, tám mươi bốn ngàn các tiểu vương và chín mươi hai ức chúng sinh đều xuất gia tu hành, phụng tŕ giới cấm, học hỏi tu thiền.

        Thiện nam tử, bấy giờ Đại Bồ-tát Đại Bi ở nơi chỗ Đức Bảo Tạng Như Lai, dần dần đọc tụng tám mươi bn ngàn pháp tụ của Thanh văn thừa, đọc tụng chín vạn pháp tụ của Bích-chi-phật thừa, trăm ngàn pháp tụ về Đại thừa vô thượng, gồm một trăm ngàn pháp tụ trong Thân niệm xứ, một trăm ngàn pháp tụ trong Thọ niệm xứ, một trăm ngàn pháp tụ trong Tâm niệm xứ, một trăm ngàn pháp tụtrong Pháp niệm xứ, một trăm ngàn pháp tụ trong mười tám giới, một trăm ngàn pháp tụ trong mười hai nhập, một trăm ngàn pháp tụ đoạn trừ tham dục, một trăm ngàn pháp tụ đoạn trừ sân hận, một trăm ngàn pháp tự đoạn trừ ngu si thy rơ nhân duyên sinh, một trăm ngàn pháptụ Tam-muội giải thoát, một trăm ngàn pháp tụ về lực Vô úy phápPhật bất cộng. Tất cả các pháp như thế, Bồ-tát Đại Bi đều đọc tụng thông suốt.

        Thiện nam tử, sau khi Đức Bảo Tạng Như Lai nhập Niết-bàn, bấy giờ Đại Bồ-tát Đại Bi dùng vô lượng vô số các thứ hoa, tràng hoa, hương bột, cờ phướn, lọng báu, châu ngọc, âm nhạc để cúng dường, chất vô số loại củi thơm làm giàn hỏa táng, trà-tỳ nhục thân Đức Như Lai, thu xá-lợi, dựng tháp bảy báu cao năm do-tuần, chiều ngang dọc đều bằng nữa do-tuần, trong bảy ngày, đem vô lượng vô số hương hoa, âm nhạc, cờ phướn, lọng báu cung kính cúng dường khiến cho vô lượng vô biên chúng sinh an trụ nơi pháp của Ba thừa. Qua hết bảy ngày, Bồ-tát Đại Bi cùng với tám mươi bốn ngàn người đồng xuất gia, cạo bỏ râu tóc, mặc pháp phục, kiên tŕ theo đúng chánh pháp. Từ đó trở đi Bồ-tát Đại Bi dốc tâm hộ tŕ Chánh pháp, làm cho đạo pháp được hưng hiển trong suốt mười ngàn năm, lại khuyến hóa được vô lượng vô số chúng sinh tu tập theo pháp của Ba thừa, thọ Ba quy y, thọ Năm giới, Tám trai giới, Mười giới Sa-di, tuần tự cho đến đầy đủ Pháp giới và Phạm hạnh của hàng Tỳ-kheo. Lại c̣n khiến cho hàng ức na-do-tha trăm ngàn chúng sinh tu tập bốn Hạnh vô lượng thần thông diệu dụng, quán sát năm ấm như giải thù, quán các nhập như xóm làng hoang vắng, quán các pháp hữu vi do nhân duyên sinh, giúp chúng sinh đạt được trí kiến, xem tất cả các pháp hiện có là vô ngă, như bóng phản chiếu trong gương, như dợn nắng, như trăng trong nước, là không sinh, không diệt, Niết-bàn là pháp vi diệu tịch tĩnh đệ nhất. Cũng khiến cho vô số chúng sinh an trụ nơi tám Thánh đạo. Sau khi hoàn thành các Phật sự tạo được lợi ích lớn như vậy xong, Sa-môn Đại Bi viên tịch. Bấy giờ, có vô lượng vô biên chúng sinh đem vô số vật cúng dường để cúng dường xá-lợi của Tỳ-kheo Đại bi, như pháp cúng dường xá-lợi của bậc Chuyển luân thánh vương. Trong ngày Tỳ-kheo Đại Bi mạng chung, cũng là ngày chánh pháp của Đức Bảo Tạng Như Lai bị diệt hết. Các Đại Bồ-tát khác đều theo sở nguyện của ḿnh nên sinh đến các cảnh giới khác, như cảnh giới Phật, cơi trời Đâu-suất, sinh trong loài người, loài Rồng, Dạ-xoa, A-tu-la, hoặc sinh vào các loài súc sinh.

Phẩm 23: Bố THÍ MẮT

        Này thiện nam tử, sau khi Đại Sa-môn Đại Bi mạng chung rồi, do bản nguyện nên sinh về phương Nam, cách cơi Phật này hơn mười ngàn cơi Phật trong thế giới tên là Tập uế, chúng sinh nơi cơi đó thọ được tám mươi tuổi, tích tập các căn tánh bất thiện, ưa làm việc sát hại, sống theo các nghiệp xấu ác, không có tâm Từ đối với tất cả chúng sinh, bất hiếu đốI với cha mẹ, cho nên chẳng sợ nghiệp báo nơi đời sau. Do bản nguyện nên Đại Sa-môn Đại Bi sinh vào gia đ́nh Chiên-đà-la ở thế giới Tập uế ấy, thân tướng cao lớn, tuấn tú, có sức mạnh, biện luận nhanh nhẹn, các việc như vậy đều hơn người. Ông dùng sức mạnh ấy để nhiếp phục hóa độ chúng sinh một cách mau chóng nên bảo với họ:

        -Nếu các ngươi có thể dứt bỏ được các việc trộm cắp, tà dâm cho đến xa ĺa vô số tà kiến, thực hành chánh kiến, ta sẽ tha mạng cho các ngươi, lại cung cấp đầy đủ tài sản, vật dùng cần thiết, không để thiếu thốn. Nếu không thọ giới, ta nhất định sẽ siết chết các ngươi rồi mới ra đi.

        Khi ấy, mọi người đều chắp tay thưa:

        -Nếu cứu giúp thân mạng chúng tôi, chúng tôi xin thuận theo chỉ dẫn của ngài, trọn đời dứt bỏ sát sinh, trộm cắp cho đến tà kiến, thực hành chánh kiến. Bấy giờ, Chiên-đà-la Cường Lực đi đến gặp vua, các vương tử, quần thần, trăm quan thưa:

        -Tôi đang cần các tài sán, vật dụng như là thực phẩm, y phục, y dược, tọa cụ, hương hoa, vàng bạc, châu báu các loại. Nếu tôi có được vô số vật ấy sẽ đem bố thí cho chúng sinh. Nhà vua, các vương tử, quần thần liền đem cho ông đầy đủ các vật như trên. Nhân làm việc bố thí này, Chiên-đà-la Cường Lực đă khiến cho nhà vua quyến thuộc an trụ nơi mười nghiệp lành cho đến hết đời. Tuổi thọ của người ở đây tăng lên đến năm trăm năm. Khi ấy, quốc vương bỗng nhiên băng hà, quần thần trăm quan bèn đưa Chiên-đà-la Cường Lực lên làm vua, lấy hiệu là Phước Lực.

        Thiện nam tử, bấy giờ vua Phước Lực, chẳng bao lâu, đă giáo hóa xong một nước, rồi tiến tới làm vua được hai nước... tuần tự như thế vua Phước Lực chẳng bao lâu đă làm đến Chuyển luân thánh vương thông lĩnh của toàn cơi Diêm-phù-đề, lần lượt giáo hóa tất cả chúng sinh khiến an trụ nơi giới bất sát cho đến thực hành theo chánh kiến, tùy theo chỗ ưa thích của chúng sinh, mà đều khuyến hóa họ tu tập theo giáo pháp của Ba thừa. Khi vua Phước Lực giáo hóa chúng sinh khắp cơi Diêm-phù-đề tu tập theo mười nghiệp lành, an trụ nơi Ba thừa, xong th́ nhà vua cho ban bố khắp cơi được biết: “Nếu có những ai cầu xin các thứ vật dụng, thực phẩm, cho đến những thứ châu báu, th́ hăy t́m tới đây, ta sẽ cấp cho. Khi nghe được tin này, tất cả đám khất sĩ ở khắp cơi Diêm-phù-đề đều tập hợp đến. Bấy giờ, vua Phước Lực tùy theo người cầu xin những thứ ǵ th́ đều cấp cho họ những thứ ấy. Khi đó, có kẻ tà mạng theo phái Ni-kiền Tử tên là Thổ Minh đến trước nhà vua thưa:

        -Tâu Đại vương, những việc làm bố thí lớn lao của nhà vua đang thực hiện là để cầu đạo quả Bồ-đề Vô thượng, nếu ngài có thể thỏa măn được ư nguyện của tôi th́ nhất định sẽ là ngọn đèn sáng đáng tôn kính trong đời.

        Nhà vua nói:

        -Ông muốn cầu xin những ǵ?

        Thổ Minh tâu:

        -Thưa Đại vương, tôi tŕ tụng chú thuật, muốn thành công trong việc hàng phục thần chú của Trời cho nên đến đây cầu xin ngài vật tôi nay cần dùng là đôi mắt và da của người c̣n sống.

        Thiện nam tử, khi ấy vua Phước Lực suy nghĩ: “Ta đă được làm Chuyển luân thánh vương, với uy lực vô lượng như vậy lại khuyến hóa vô số chúng sinh an trụ nơi mười nghiệp thiện, tùy khả năng mà tu tập giáo pháp của Ba thừa, cùng thực hiện vô lượng việc bố thí lớn lao. Người này chính là thiện tri thức của ta mới khuyên ta đem thân không bền chắc đổi lấy thân bền chắc”. Sau khi suy nghĩ, nhà vua nói:

        -Xin ông phát tâm hoan hỷ, ta sẽ đem mắt thịt phàm phu này bố thí cho ông, nhờ đó, đời sau ta sẽ có được tuệ nhăn thanh tịnh vô lượng. Với tâm hoan hỷ, ta xin lột da cho ông, nhờ đó sau khi ta thành Chánh giác sẽ được thân sắc màu vàng ṛng.

        Thiện nam tử, khi ấy vua Phước Lực dùng tay phải tự móc lấy đôi mắt đưa cho người tà mạng, máu chảy đầy mặt mà vẫn nói:

        Hỡi chư Thiên, Thiện thần, Dạ-xoa

        Khẩn-na, Tu-la, nghe ta nói

        Sông chn hư không, trụ cơi người

        Rơ ta bô thí v́ đạo lớn

        Nguyện đạt đạo vi diệu tối thượng

        Để chúng sinh vượt bốn ḍng dữ

        Đến nơi bờ Giác ngộ Niết-bàn.

        Vua lại bảo:

        -Nếu ta chắc chắn thành tựu đạo quả Chánh đẳng Chánh giác Vô thượng th́ khiến cho mạng căn của ta hôm nay không dứt tuyệt, tâm niệm không rối loạn, không hối hận, chú thuật của người tà mạng ấy sẽ được thành tựu.

        Nhà vua lại nói với người kia:

        -Ông hăy, đến lột lấy da của ta!

        Lúc này, kẻ tà mạng Thổ Minh bèn dùng dao bén lóc lấy da của nhà vua. Sau bảy ngày, chú thuật của người tà mạng hoàn thành, trong thời gian đó, mạng căn của vua Phước Lực không dứt tuyệt, tâm niệm không loạn động, chịu nỗi thống khổ như thế mà tâm không chút hối hận.

        Này thiện nam tử, ông nên biết Bồ-tát Đại Bi cha của Đức Bảo Tạng Như Lai thời ấy đâu phải là ai xa lạ. Đó chính là thân Ta nơi đời quá khứ, bắt đầu phát tâm cầu đạo quả Bồ-đề Vô thượng ở chỗ Phật Bảo Tạng, đă khuyến hóa vô số chúng sinh an trụ nơi đạo Giác ngộ chân chính. Đó là lần đầu tiên Ta tu hạnh tinh tấn dũng mănh. Theo nguyện lực của ḿnh nên sau khi ở cơi ấy mạng chung, Ta sinh vào gia đ́nh Chiên-đà-la nơi thế giới Tập uế, là lần thứ hai Ta tu hạnh tinh tấn dũng mănh. Ớ trong chủng tộc Chiên-đà-la, Ta đă khuyến hóa chúng sinh sống theo nghiệp thiện, dùng uy lực của ḿnh để giáo hóa, cho đến khi được làm Chuyển luân thánh vương, diệt trừ tất cả mọi sự tranh chấp, oán thù, ganh ghét cùng các thứ uế trược nơi cơi Diêm-phù-đề, khiến cho thọ mạng của chúng sinh ỏ đây đă tăng thêm, quốc độ thanh tịnh. Đó là lần đầu tiên Ta mới tự bố thí mắt và da.

        Thiện nam tử, do nguyện lực, nên Ta mạng chung ở cơi kia và sinh trở lại nơi thế giới Tập uế, trong hai cơi thiên hạ, cũng thuộc vào gia đ́nh Chiên-đà-la... (nói lược)... cũng dùng uy lực lớn đem pháp thiện khuyến hóa chúng sinh... cho đến khi làm Chuyển luân thánh vương, diệt trừ mọi sự tranh chấp, thù oán, ganh ghét cùng các thứ uế trược ở cơi đó, khiến cho thọ mạng của chúng sinh tăng lên... và nơi cơi này Ta đă tự bố thí lưỡi và tai. Cho đến tất cả cơi Phật trong Tam thiên đại thiên thế giới, khắp mọi nơi, mọi chốn, Ta đều tu tập hạnh Đại trượng phu như thế, thể hiện bản nguyện kiên tŕ tinh tấn, dũng mănh liên tục. Trong hằng hà sa số cơi Phật có đủ năm thứ uế trược, cũng do bản nguyện luôn kiên cố dũng mănh, Ta đă tạo lợi ích lớn khuyên hóa chúng sinh an trụ nơi pháp thiện của Ba thừa, diệt trừ hết mọi sự tranh giành, oán hận, ganh ghét và các thứ xấu ác khác.

        Thiện nam tử, vậy nên chư Phật Thế Tôn nơi các cơi Phật thanh tịnh ở phương khác, khi tu tập cầu đạo quả Bồ-đề Vô thượng với bản hạnh đă không nói về lỗi của kẻ khác, không nói lời thô ác với mọi người, không dùng uy lực hiện bày sự khủng bố, không dùng Thanh văn, Bích-chi-phật thừa để khuyến hóa chúng sinh, nên các Đức Phật Thế Tôn ấy đều đạt được cơi Phật thanh tịnh viên măn, đúng theo ư nguyện. Trong các cơi Phật này không có danh từ thọ giới, phạm giới, lại chẳng hề nghe các lời thô ác, tiếng chẳng lành, không có âm thanh xấu ác, chỉ có tiếng thuyết giảng đạo pháp tràn đầy nơi cơi Phật, chúng sinh ở đấy luôn được tự tại, không có danh từ Thanh văn, Bích-chi-phật. Chẳng phải như Ta, trong hằng hà sa số đại kiếp, nơi hằng hà sa số thế giới có đủ năm thứ uế trược không có Phật, phải dùng phương tiện là các sự khủng bố, bức bách, lời thô ác để khuyên chúng sinh tu các hạnh thiện, khéo léo tùy thuận để khiến họ an trụ nơi giáo pháp của Ba thừa. Do tàn dư của nghiệp khiến nay Ta ở cơi Phật uế trược, đầy dẫy âm thanh xấu ác, khắp nơi chúng sinh tích tập các căn nghiệp bất thiện. Ta đem giáo pháp Ba thừa, tùy duyên hóa độ muôn loài theo đúng ư nguyện chọn lấy cơi Phật như trước đây Ta đă bày tỏ. Do diệu lực xưa kia tinh tấn tu tập hành đạo Bồ-tát, tùy thuận để hóa độ chúng sinh theo chỗ đă vun trồng, nên được cơi Phật như vậy. Nay bản nguyện của Ta đă đạt.

        Thiện nam tử, Ta nay... (nói tóm lược về việc tu hạnh Bố thí ba-la-mật). Lúc Ta hành hạnh Bồ-tát, luôn tận lực bố thí, thời quá khứ không có Bồ-tát nào tu hạnh bố thí như Ta, vào đời vị lai cũng không có Bồ-tát nào tu hạnh Bồ-đề hành thí được như Ta làm. Ngoại trừ tám vị Đại trượng phu sau đây:

        Vị thứ nhất tên là Bồ-tát Tŕ Dữ, ở phương Nam trong thế giới Nhất thiết hộ, thành đạo quá Chánh giác Vô thượng, hiệu là Trừ Uế Minh Như Lai, ở trong cơi người thọ mạng một trăm tuổi thuyết giảng đạo pháp, sau bảy ngày th́ vào Niết-bàn.

        Vị thứ hai tên là Bồ-tát Tấn Giác, ở phương Đông, trong thế giới A-xà-bạt-đề, thành Bậc Chánh Giác Vô Thượng, hiệu là Xá-đề Như Lai, ở nơi cơi người có thọ mạng một trăm tuổi, thuyết giảng chánh pháp, trải qua một hằng hà sa số đại kiếp làm Phật sự xong, nhập Vô dư Niết-bàn, cho đến nay, ở các cơi không có Phật, xá-lợi của Phật Xá-đề vẫn tiếp tục làm các Phật sự như Ta không khác.

        Vị thứ ba tên là Bồ-tát Đạo Thị Kiên Hoa, dùng diệu lực của thệ nguyện tinh tấn bố thí, tu hạnh Bồ-tát, vào đời vị lai, trải qua mười hằng hà sa số đại kiếp, ở phương Bắc có cơi Phật đủ năm thứ uế trược tên là Nhân nậu, bậc Đại trượng phu kia sẽ thành đạo quả Chánh đẳng Chánh giác Vô thượng ở đó, hiệu là Nhân Trừ Ái Vương Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri cho đến Phật Thế Tôn.

        Vị Bồ-tát thứ tư tên là Tuệ Minh Vô Úy Hỷ, trải qua một đại kiếp, ở phương Tây, nơi cơi người có thọ mạng là một trăm tuổi của thế giới đủ năm thứ ô trược tên là Tam-tỳ-la-bà-đế, sẽ thành đạo quả Chánh giác Vô thượng, hiệu là Nhật Tạng Minh Vô cấu Chủ Vương Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri cho đến Phật Thế Tôn.

        Hiện ở trước là hai vị Bồ-tất tên Đẳng Lạc, Hỷ Tư, trải qua vô s đại kiếp nơi phương Trên, có thế giới đủ năm thứ ô ưược, cực ác tên là Khôi tập khúc, kiếp tên là Đại loạn. Bồ-tát Đẳng Lạc, do bản nguyện của ḿnh sẽ ở thế giới Khôi tập khúc, trong cơi người có thọ mạng là năm mươi năm, thành đạo quả Chánh đẳng Chánh giác Vô thượng hiệu là Bất Khả Tư Nghị Lạc Như Lai, cho đến Phật Thế Tôn, thực hiện viên măn mọi Phật sự trong mười năm rồi vào Niết-bàn, ngay hôm ấy Chánh pháp cũng diệt. Rồi suốt trong mười năm cơi ấy không có Phật tuổi thọ của con người giảm dần xuống ba mươi năm, Bồ-tát Hỷ Tư, do ư nguyện chính, nên ở nơi thế giới ấy thành Bậc Chánh Giác Tối Thượng, hiệu là Chiếu Minh Phục Như Lai, cho đến Phật Thế Tôn, cũng làm đầy đủ Phật sự trong mười năm, rồi vào vô dư Niết-bàn, chánh pháp trụ thế bảy mươi năm. Bấy giờ, ở trước Phật hai vị trượng phu kia được Phật thọ kư thành Bậc Chánh Giác nên rất hoan hỷ đều cung kính đảnh lễ nơi chân Đức Thế Tôn xong, lại v́ quá vui mừng nên đều bay vút lên hư không cách mặt đất bảy nhận, chắp tay hướng Phật đồng thanh dùng kệ khen ngợi Đức Thế Tôn:

        Ví như mặt trời soi chiếu khắp

        Trí tuệ vô thượng cùng tỏa sáng

        Bậc Đạo Sư mắt tuệ thanh tịnh

        Hàng phục, phá trừ đám dị học.

        Nơi nhiều kiếp tu tập vô tướng

        Dốc cầu đạo Bồ-đề tối thượng

        Cúng dường chư Phật như Hằng sa

        Chưa được Phật quá khứ thọ kư.

        Tâm ưa giải thoát dứt tham dục

        Khiến cơi tôi tăm tu hạnh thiện

        Thuyết giảng diệu pháp, chỉ đường chánh

        Đưa muôn loài qua sông sinh tử

        Con nay tự theo pháp xuất gia

        Giữ giới giải thoát như Phật dạy

        Chúng con tu học cùng hành định

        Hầu cận Thế Tôn như bóng h́nh.

        Vui pháp, hành hóa, không lợi dưỡng.

        Nghe pháp tâm tưởng luôn gắn bó

        Nên Phật thọ kư cho chúng con 

        Đời vị lai đắc đạo Vô thượng.

        Đức Phật dạy: Ngoài hai người chưa phát tâm Bồ-đề, sáu vị đă phát tâm là: Đẳng Lạc, Hỷ Tư, cùng bn vị trước là: Từ Dữ, Tấn Giác, Đạo Thị Kiên Hoa và Tuệ Minh Vô Úy Hỷ. Đây là sáu vị trượng phu đầu tiên đă được Ta khuyến hóa phát tâm cầu đạo Giác ngộ Vô thượng. Các vị hăy lắng nghe, Ta nay sẽ giảng nói.

Phẩm 24: BỐ THÍ THÂN MẠNG

        Này Bồ-tát Tịch Ư, vào đời xa xưa, trải qua vô lượng a-tăng-kỳ đại kiếp về trước, bấy giờ cơi này tên Vô trần Di-lâu-yếm, thuộc thời kỳ tượng pháp của Đức Liên Hoa Hương Như Lai, loài người thọ một trăm tuổi, khi ấy Ta làm Chuyển luân thánh vương Đại Cường Lực, thống lănh cơi Diêm-phù-đề hiệu là Vô Thắng, có một ngàn người con trai, đều được Ta khuyến hóa khiến cùng phát tâm thành Chánh giác Vô thượng. Chúng đă xuất gia theo giáo pháp của Đức Liên Hoa Hương Như Lai, tu tập đầy đủ phạm hạnh, phát huy làm hưng hiển đạo pháp của Phật để lại chỉ trừ có sáu người con không muốn xuất gia, chẳng chịu phát tâm Bồ-đề.         Ta đă đôi lần dạy bảo chúng:

        -Các con cầu ǵ mà không phát tâm Bồ-đề? Không chịu xuất gia tu tập đạo Giác ngộ?

        Sáu người con thưa:

        -Chúng con không thể xuất gia được! V́ sao? Vào thời kỳ tượng pháp tệ ác này, dù có xuất gia cũng không thể giữ ǵn đầy đủ giới cấm cho bản thân, xa ĺa bảy Thánh tài, luôn sống trong vực sâu sinh tử, do không có hộ giới, nên khi chết bị đọa vào ba đường ác, không có đủ công đức để được sinh lên cơi trời, trong cơi người. V́ vậy, chúng con không thể xuất gia.

        Ta lại hỏi:

        -Các con cớ sao không phát tâm Bồ-đề?

        Chúng đáp:

        -Nếu phụ vương có thể đem toàn cơi Diêm-phù-đề này cho chúng con th́ sau đó chúng con sẽ phát tâm cầu đạo quả Giác ngộ Vồ thượng.

        Này thiện nam tử, nghe chúng nói như vậy, ta rất đỗi vui mừng, suy nghĩ: “Ta đă khiến mọi người trong cơi Diêm-phù-đề an trụ nơi Ba quy y, giữ ǵn Tám trai giới, tu tập theo Ba thừa. Nay Ta nên chia cơi Diêm-phù-đề này làm sáu phần đem cho sáu người con để khuyên hóa chúng phát tâm cầu đạo Vô thượng. C̣n Ta th́ sẽ xuất gia tu tập phạm hạnh đầy đủ”. Sau đấy, Ta làm theo ư nghĩ của ḿnh, đem cơi Diêm-phù-đề chia thành sáu phần cho các con, rồi đi xuất gia. Sáu vị vua của cơi Diêm-phù-đề lúc này không ḥa thuận với nhau lại gây chiến tranh, oán thù, ganh ghét, mưu hại, gieo rắc tang thương thống khổ. Bấy giờ, toàn cơi Diêm-phù-đề rơi vào cảnh đói kém, loạn lạc, trời hạn không mưa, ngũ cốc không thu hoạch được, cây cối khô héo nên không có hoa trái, cả đến thảo dược cũng không sinh sản. Muôn dân, cả cầm thú đều đói khát, thân bị khổ nạn bức bách, thiêu đốt. Khi ấy, Ta liền suy nghĩ:

        -Nay chính là lúc Ta phải đem thân ḿnh ra bố thí, tự đem máu thịt của bản thân để khiến cho chúng sinh được no đủ”. Nghĩ như vậy xong, Ta bèn rời nơi tu tập đi vào vùng giữa nước, đến thẳng núi Chướng thủy, lập thệ nguyện:

        Như Ta nay tự bỏ thân mạng Chỉ v́ tâm Bi, không cầu báo V́ lợi ích chư Thiên, người đời Khiên thành núi thịt thí chúng sinh.

Như Ta đă bỏ sắc thân diệu Chẳng cầu Thích, Phạm hay Thiên ma Chỉ nhằm đem lợi ích người trời Khiến máu thịt Ta thành núi lớn.

Trời, Người, Rồng, Dạ-xoa hăy nghe Có tại nơi đây Thần cây, núi V́ muôn loài khởi tâm Đại bi Đem thân máu thịt cung cấp đủ.

        Thiện nam tử, ngay khi Ta lập nguyện xong th́ nơi cơi Trời, A- tu-la đều động, núi Tu-di, biển lớn, cả đại địa đều chấn động sáu cách, Trời, Thần, đại chúng đều thương khóc. Bấy giờ, Ta từ nơi núi Chướng thủy tự gieo ḿnh xuống, do bản nguyện nên thân Ta hóa trở thành núi thịt, cao một do-tuần, ngang dọc mỗi chiều đều rộng bằng một do-tuần. Lúc này muôn dân, chim thú cùng kéo nhau đến ăn uống máu thịt nơi thân Ta. Nhờ bản nguyện của Ta nên núi thịt ngày đêm sinh trưởng thêm, dần dần cao đến một ngàn do-tuần, ngang dọc cũng bằng một ngàn do-tuần. Cả bốn bên đều có đầu người, gồm đủ tóc, mắt, tai, mũi, lưỡi, miệng, răng. Các đầu người này cùng cao giọng xướng lên:

        -Hỡi các chúng sinh, theo nhu cầu của ḿnh, các ngươi cứ đến đây ăn thịt, uống máu tùy ư, cả đến mắt, tai, mũi, lưỡi, miệng, răng, tóc này cũng vậy, tùy chỗ cần dùng th́ cứ theo ư muốn mà lấy. Nếu như các ngươi phát tâm cầu đạo quả Bồ-đề Vô thượng, hoặc cầu Bích-chi-phật thừa, Thanh văn thừa, th́ các thứ nuôi dưỡng thân này dùng măi không hết. Nhận của bố thí này không làm cho các ngươi phạm tội, mà lại khiến được sống lâu.

        Việc b thí này đă mở mang trí tuệ cho chúng sinh, nên có người phát tâm cầu Thanh văn thừa, có người phát tâm cầu Bích-chi-phật thừa, có người phát tâm cầu đạo quả Giác ngộ Vô thượng, có người cầu phước báo nơi cơi trời, người. Trong số các chúng sinh đến ăn thịt, uống máu nơi thân ta, có kẻ lấy mắt, có kẻ lấy tai, có kẻ lấy mũi, có kẻ lấy môi, có kẻ lấy răng, có kẻ lấy lưỡi... Nhưng do bản nguyện, nên hễ mất đi th́ chúng liền có lại như cũ, không bao giờ hết, không bao giờ giảm, đến cả mười ngàn năm, khiến cho tất cả loài Người, Dạ-xoa, Quỷ, Thần cùng chim thú trong cơi Diêm-phù-đề đều được sung măn. Trong mười ngàn năm, Ta đă bố thí mắt nhiều như cát sông Hằng, bố thí máu nhiều như nước trong bốn biển lớn, bố thí thịt nơi thân nhiều bằng một ngàn núi Tu-di, bố thí lưỡi nhiều như núi Thiết vi, bố thí tai bằng núi Trung Di-lâu, bố thí mũi như núi Đại Di-lâu, bố thí răng như núi Kỳ-xà-quật. Ta đă dùng thịt nơi bản thân bố thí trong khắp cơi Ta-bà. Thiện nam tử, ông nên biết trong mười ngàn năm xưa kia, Ta đă dùng một thân mạng như thế khiến cho vô lượng vô biên a-tăng-kỳ chúng sinh đều được no đủ mà không có chút khoảnh khắc nào sinh ḷng hối hận. Lúc ấy, Ta lại lập nguyện: “Nếu ta nhất định thành Chánh giác, ư nguyện thành tựu bản thân được lợi ích, th́ trong bốn châu thiên hạ này, Ta luôn dùng bản thân bố thí, khiến cho tất cả được sung măn. Trong hằng hà sa số ngàn vạn năm, ở khắp mọi phương nơi cơi Phật Vô trần Di-lâu-yếm này, Ta sẽ dùng thân bố thí như thế. Ớ mỗi một phương, đủ mười ngàn năm, Ta đem thân thể, máu, thịt, da, mắt, tai, mũi, lưỡi, môi, răng, tóc bố thí đầy đủ cho chúng sinh cùng đem giáp pháp Ba thừa khuyến hóa họ. Nếu Người, Dạ-xoa, La-sát và các loài súc sinh có thân tứ đại ưa ăn thịt, uống máu... thậm chí cả loài ngạ quỷ nữa, Ta cũng bô" thí cho tất cả khiến chúng đều được no đủ. Nếu trong một cơi Phật Ta đă dùng máu thịt nơi bản thân cứu tế cho chúng sinh, th́ y như vậy, trong khắp hằng hà sa số cơi Phật có đủ năm thứ ô trược ở mười phương, Ta cũng dùng máu thịt, mắt... lưỡi của bản thân ḿnh để bố thí cho chúng sinh được sung măn.”

        Ta bố thí thân mạng như thế trong hằng hà sa số đại kiếp, khiển cho tất cả chúng sinh trong các cơi Phật thoát khỏi đói khổ. Nếu như nguyện này của Ta không thành tựu th́ khiến cho Ta măi không được gặp chư Phật Thế Tôn đang trụ thế chuyển Pháp luân trong các thế giới khác ở mười phương, Ta cũng không thành tựu đạo quả Chánh đẳng Chánh giác Vô thượng, khiến cho Ta ở măi nơi sinh tử, không được nghe tiếng Phật, tiếng Pháp, tiếng Tăng, tiếng Ba-la-mật, tiếng Lực, tiếng Vô úy, thậm chí không được nghe âm thanh nói về điều thiện. Ta đă xả thân bố thí cho tất cả chúng sinh được no đủ, nếu thệ nguyện như thế không thành th́ khiến cho Ta luôn bị đọa nơi địa ngục A-tỳ. Này thiện nam tử, thưở xưa các thệ nguyện như thế của Ta đều được viên măn. Như ở một cơi Phật, trong khắp mọi nơi, Ta dùng máu thịt của bản thân bố thí cho tất cả chúng sinh đều được đầy đủ. Như vậy, trong hằng hà sa số cơi Phật khác khắp mười phương, Ta cũng đem máu thịt của bản thân bố thí cho tất cả chúng sinh đều được đầy đủ.         Thiện nam tử, ông nên biết, Như Lai bấy giờ v́ dốc tu tập Bốthí ba-la-mật, cứ tuần tự xả thân bố thí như vậy. Nếu đem máu đă bố thí gom lại th́ chứa đầy cơi Diêm-phù-đề cho đến cơi trời Ba mươi ba. Thiện nam tử, đây gọi là Như Lai lược nói về việc xả thân Bố thí ba-la-mật!

Phẩm 25: BỐ THÍ BẢO VẬT

        Lại nữa này thiện nam tử, từ đó về sau trải qua vô lượng vô biên a-tăng-kỳ kiếp, thế giới này có tên là Nguyệt minh, cũng là cơi có đủ năm thứ uế trược, Ta ở cơi Diêm-phù-đề làm Cường Lực Chuyển luân vương hiệu là Đăng Minh, dùng các pháp thiện như trước đă nói để khuyến hóa tất cả chúng sinh trong cơi ấy. Khi đi dạo nơi vườn, Ta thấy có một người bị trói, liền hỏi quần thần:

        -Người này phạm tội ǵ?

        Quần thần tâu:

        -Người này phạm vương pháp. Theo luật, ruộng hàng năm thu hoạch thường chia làm sáu phần, đóng thuế một phần mà người này dám trái lệnh. Vả lại hắn ở trên đất vua trồng trọt nuôi thân mà không nộp tô thuế nên phải bị trừng trị.

        Ta liền bảo quần thần:

        -Nay mau thả người này ra! Chớ đem việc thuế ruộng, thuế dầu, sách nhiễu làm khổ mọi người!

        Quần thần tâu vua:

        -Thật ra không ai có ḷng tốt tự cống nạp vật phẩm cho vua cả. Tất cả những nhu cầu hằng ngày của vua, hoàng hậu cùng hoàng tộc, quyến thuộc được cung cấp đều lấy trong dân ra cả. Không dùng quyền lực của vua th́ không thể thu đạt được, chưa có một kẻ tốt bụng nào dâng nộp cả.

        Khi ấy, Ta buồn lo, liền tự nghĩ: “Vương vị nơi cơi Diêm-phù-đề này sẽ giao cho phó cho ai, khi Ta có tới năm trăm người con, đều muốn đem đạo Bồ-đề khuyến hóa chúng”. Ta liền chia cơi Diêm- phù-đề ra làm năm trăm phần cho các con, rồi xuất gia tu tập Phạm hạnh của các bậc Tiên, ngồi thiền định nơi rừng cây Ưu-đàm-ba-la gần biển lớn phía Nam, dùng hoa quả, rau cỏ để nuôi thân, dần dần, chẳng bao lâu Ta chứng được năm thần thông.

        Bấy giờ có năm trăm người khách thương ở cơi Diêm-phù-đề vào biển t́m kiếm châu báu, trong s này có thương chủ tên là Túc Vương, nhờ phước đức từ đời trước nên t́m được ngọc báu Ma-ni Như ư. Những người kia cũng đến chỗ băi chứa châu báu lấy được vô s vật báu, tất cả chuẩn bị tr về đất liền. Khi vừa xuất phát th́ nước biển dậy sóng lớn, thần biển khóc than, các Rồng gây năo loạn muốn hại đám thương nhân. Có vị Rồng tên là Mă Tạng, chính là một Bồ-tát, do bản nguyện nên sinh trong loài ấy, đă phát tâm Từ bi cứu giúp các khách thương vượt qua biển lớn yên ổn trở về đến bờ. Lúc này có một La-sát đại ác luôn đuổi theo sau đám thương nhân như bóng theo h́nh, ŕnh ṃ t́m cơ hội để làm hại. Hắn ngày đêm tuôn ra mưa to gió lớn khiến cho các khách thương mờ mịt mất lối đi, không biết nơi hướng đến nên rất hăi hùng. Họ kêu gào thảm thiết, khóc lóc, cầu khẩn Thiên thần, Thần gió, Thần nước, thậm chí c̣n gọi cả cha mẹ, vợ con, quyến thuộc xin được cứu giúp. Bấy giờ, Ta dùng Thiên nhĩ nghe được âm thanh kia, liền đến an ủi họ:

        -Này các khách thương, chớ nên sợ hăi! Ta sẽ chỉ đường, khiến các ngươi trở về cơi Diêm-phù-đề.

        Ngay khi đó Ta liền dùng lụa trắng quấn cánh tay nhúng vào dầu đốt cháy rồi chí thành phát nguyện: “Ta trước kia nhờ ở trong rừng ba mươi sáu năm, chuyên tinh tu tập bốn tâm vô lường nhằm tạo lợi ích cho chúng sinh nên chỉ ăn hoa quả và rau cỏ, đă hóa độ được tám vạn bốn ngàn các Rồng, Dạ-xoa khiến chúng đạt Bất thoái chuyển an trụ nơi đạo quả Chánh đẳng Chánh giác Vô thượng. Nhờ nơi thiện căn này, nay Ta đốt cháy cánh tay để chỉ đường giúp cho những thương khách này yên ổn trở về cơi Diêm-phù-đề”.

        Cánh tay cứ cháy như thế qua suốt bảy ngày bảy đêm, các thương nhân kia nhờ vậy mà yên ổn trở về đến chốn cũ.

        Thiện nam tử, lúc đó, Ta liền lập nguyện:

        -Như cơi Diêm-phù-đề này thiếu thốn các thứ châu báu và nếu như Ta chắc chắn thành tựu đạo quả Giác ngộ Vô thượng đúng như bản nguyện, th́ xin cho Ta làm thương chủ có ngọc như ư, nơi toàn bộ cơi Phật này sẽ mưa liên tiếp bảy lần tuôn xuống vô số các thứ vật báu, rồi trong hằng hà sa số cơi có đủ năm thứ ô trược không Phật ở khắp mười phương cũng tuôn các vật báu như thế. Thiện nam tử, thuở xưa ấy, các thệ nguyện Ta đă lập đều được thành tựu. Trong một hằng hà sa số đại kiếp, Ta làm thương chủ giàu có vô lượng, khiến nơi vô số vô lượng thế giới đủ năm thứ ô trược, không có Phật luôn mưa xuống vô số các bảo vật, nhờ như vậy mà muôn loài chúng sinh được no đủ và khiến họ an trụ nơi giáo pháp của Ba thừa.

        Này thiện nam tử, ông nên biết Như Lai được quả báo tướng tốt là nhờ thiện căn bố thí vật báu như vậy.

Phẩm 26: Bố THÍ PHƯƠNG THUỐC

        Lại nữa này Bồ-tát Tịch Ư, trải qua vô lượng vô biên a-tăng-kỳ kiếp, cơi Phật này có tên là Mông muội, đại kiếp tên là Hỷ duyệt, dân chúng nơi cơi ngũ trược ấy thọ năm vạn năm, do bản nguyện, Ta làm Bà-la-môn tên là Man Hương ở cơi Diêm-phù-đề này, thông hiểu bn bộ Tỳ-đà. Bấy giờ, chúng sinh phần nhiều chấp nơi “thường kiến” rất nặng, ưa oán thù, ganh ghét, ham tranh giành, xấu ác, Ta dùng dũng lực v́ họ mà thuyết giảng đạo pháp, nói năm thọ ấm như oán thù, các “nhập” như xóm làng hoang vắng, nhân duyên tiếp nối nhau sinh diệt, chỉ dạy pháp quán sổ tức, khuyên họ phát tâm cầu đạo quả Giác ngộ Tối thượng, đem căn lành đă làm thành Chánh giác. Rồi Ta tự chứng được ngũ thông, có vô lượng vô số chúng sinh nhờ lời truyền dạy của Ta, cũng tu tập chứng được Ngũ thông. Như thế là có vô lượng vô số chúng sinh xả bỏ oán thù, ganh ghét và các thứ tranh chấp, muốn xuất gia nên t́m đến vườn rừng ăn hoa quả, rau cỏ, ngồi thiền tư duy, dốc tu tập bốn vô lượng tâm, ngày đêm không tranh căi. Khi kiếp sắp hết, các Tiên nhân này đều phân tán đi khắp cơi Diêm-phù-đề để giáo hóa chúng sinh, khiến họ xa ĺa tranh chấp, oán thù. Bấy giờ, thời tiết thuận hơn, mưa gió điều ḥa, đất đai màu mỡ, ngũ cốc được mùa, thức ăn dồi dào, dân chúng no đủ, khí lực sung măn. Lại đến kiếp xấu ác, nên chúng sinh bị khốn đốn v́ các thứ bệnh tật. Ta liền suy nghĩ:

        -Nếu không trừ hết các bệnh tật của chúng sinh th́ Ta chẳng thể thành tựu đạo quả Chánh giác Vô thượng. Vậy phải dùng những phương tiện ǵ để trừ bệnh cho họ. Chỉ có tập hợp các vị Đế Thích, Phạm thiên, Tứ thiên vương cùng Thiên tiên, Tiên rồng, Tiên dạ-xoa, Tiên người... v́ tạo lợi ích cho chúng sinh mà phải dốc t́m ra phương thuốc.

        Ta liền dùng thần túc thông đến bảo với Đế Thích, Phạm thiên, Tứ đại Thiên vương và các vị tiên khác...:

        -Hăy đến tập hợp nơi đỉnh Thạch-tỳ-đà-già-la-ca ở núi ức-ca- tỳ-la-bát-đế!

        Nghe xong, đại chúng liền tập hợp đông đủ và tŕ tụng chú thuật Tỳ-đà, ủng hộ chúng sinh. Sau đó, Ta t́m ra phương dược chữa trị các bệnh về nóng lạnh, nội ngoại khiến cho vô lượng vô số chúng sinh tiêu trừ hết bệnh hoạn xa ĺa khổ năo. Khi ấy Ta lại lập nguyện như vầy: “Ta nay dùng trí tuệ này soi sáng cho vô lượng vô số chúng sinh, khiến đều an trụ nơi giáo pháp của Ba thừa, lánh xa nẻo ác, cửa bất thiện nơi cơi trời, người, diệt trừ hết các bệnh tật.” Như vậy, Ta v́ vô lượng vô số chúng sinh mà tạo ra ánh sáng trí tuệ, đặt niềm vui yên ổn. Nhờ phước báo từ thiện căn ấy mà nguyện lớn của Ta được thành tựu.

        Ta đă v́ chúng sinh trong một cơi thiên hạ này đóng cửa ba đường ác, mở cửa thiện nơi cơi trời, người, v́ các loài bị bệnh tật mà  thỉnh các hàng Trời, Rồng, Thần tiên tập hợp ở đỉnh núi Tỳ-già-đà-la-ca, nơi có nhiều cỏ thuốc, tụng chú Tỳ-đà, t́m ra thuốc hay trừ hết bệnh tật, khiến cho vô số chúng sinh thọ hưởng an lạc. Như thế, Ta đem lại lợi ích cho tất cả chúng sinh khắp nơi trong thế giới Mông muội, khiến họ tu theo giáo pháp của Ba thừa, đóng cửa ba đường ác, mở cửa thiện nơi cơi trời, người, lại v́ những người bệnh trong thế giới này mà thỉnh chư Thiên, Rồng, Thần, Tiên... như trên. Cho đến hằng hà sa số các thế giới gồm đủ năm thứ ô trược, không có Phật cũng đều được Ta cứu giúp như vậy. Thiện nam tử, bấy giờ nơi thế giới Mông muội với năm thứ ô trược xấu ác nối tiếp nhau trong vô lượng vô biên kiếp, các thệ nguyện của Ta đă phát đều được thành tựu. Thiện nam tử, nên biết lúc Như Lai c̣n là Bồ-tát luôn làm tăng trưởng trí tuệ, tu tập hạnh Bồ-tát, gọi là Như Lai hộ tŕ chủng tử thiện căn nơi ba nghiệp thân, khẩu, ư.

Phẩm 27: HIỆN PHỤC TẠNG BỐ THÍ

        Thiện nam tử, sau đó, trải qua vô số kiếp, cơi Phật này tên là Trừ uế, đại kiếp tên là Nhiêu ích, cũng là đời có đủ năm thứ ô trược xấu ác. Về phương Đông, cách đây năm mươi bốn cơi thiên hạ, có cơi Diêm-phù-đề tên là Đề-lệ, do bản nguyện nên Ta sinh ra ở đó, làm Chuyển luân thánh vương thống lănh bốn châu thiên hạ, hiệu là Hư Không, đem mười điều thiện giáo hóa chúng sinh, dùng giáo pháp nơi Ba thừa khuyến hóa khiến họ an trụ trong ấy. Bấy giờ, Ta thực hành pháp bố thí, bố thí khắp nơi, không có sự phân biệt. Có vô số người đến xin những thứ vật báu như vàng, bạc, lưu ly, pha lê, ngọc báu Ma-ni các loại... Ta đều theo ư cho họ hết. Vật báu có hạn mà người đến xin quá đông, Ta hỏi quần thần:

        -Từ đâu mà có các vật báu này?

        Quần thần tâu:

        -Là do Long vương hiện ra. Tuy có các vật báu ấy nhưng chỉ để cúng dường Thánh vương, không có đủ để bố thí cho mọi người như vậy.

        Ta liền lập nguyện lớn: ‘Thời vị lai, Ta ở trong cơi đời năm trược xấu ác, phiền năo đầy dẫy, loài người thọ một trăm tuổi, nếu Ta thành Bậc Chánh Giác đúng như ư nguyện th́ khiến Ta ở cơi Phật này được làm Long vương, tên là Hiện Phục Tạng, trong tất cả mọi nơi cơi Phật Trừ uế, Ta nguyện bảy lần thọ sinh thân rồng, mỗi một thân thị hiện hằng ức na-do-tha trăm ngàn kho tàng, trong đó đầy các của báu như vàng, bạc cho đến ngọc lưu ly, Ma-ni đủ loại, ngọc minh nguyệt, pha lê... để đem ra bố thí. Mỗi một kho tàng ngang dọc đều bằng một ngàn do-tuần chứa đầy của báu được mở ra để bố thí cho tất cả chúng sinh. Ta đă tạo được sự dũng mănh, tinh tấn ở cơi Phật này, tuần tự như thế, nơi hằng hà sa số thế giới gồm năm thứ ô trược không có Phật khắp mười phương, mỗi mỗi thiên hạ, mỗi một cơi Phật, Ta đều bảy lần thọ sinh làm thân rồng...” (như trước đă nói).

        Thiện nam tử, ngay khi Ta lập nguyện ấy th́ có hàng ức na-do- tha trăm ngàn chư Thiên trong hư không mưa xuống các loài hoa quư và khen ngợi: “Hay thay! Hay thay! Tất cả mọi sự bố thí như Ngài đă lập nguyện ắt được thành tựu”. Tất cả đại chúng đều nghe lời ấy. Chư Thiên trong không trung c̣n v́ vua mà đổi danh hiệu là Nhất Thiết Thí. Mọi người nghe thế liền sinh ư nghĩ: “Chúng ta nên theo đức vua ấy cầu xin các thứ khó cho, nếu Ngài chịu cho th́ đúng là Nhất Thiết Thí, c̣n nếu không cho th́ đâu được gọi tên là Nhất Thiết Thí”. Bấy giờ mọi người đều đến gặp vua để xin cung nhân, chánh hậu, con cái. Vua Hư Không với tâm ḷng hoan hỷ đều đem cho họ tất cả. Có người khác lại phát sinh ư nghĩ: “Cho vợ con chưa lấy ǵ làm khó lắm, chúng ta phải theo xin ngôi vua và các chi thể nơi Ngài. Nếu vua ban cho th́ quả đúng là Nhất Thiết Thí.”

        Khi ấy có người trẻ tuổi tên là Nguyệt Quang thọ tŕ giới pháp của Ngài đến trước vua Hư Không tâu:

        -Nếu Ngài quả là bậc Nhất thiết thí th́ xin đem hết cơi Diêm-phù-đề này bố thí cho tôi!

        Ta nghe xong rất vui mừng, liền lấy nước thơm tắm gội, mặc vương phục cho ông ấy và lập lên làm vua đem toàn cơi Diêm-phù-đề trao cho ông ấy.

        Ta lại lập nguyện: “Như Ta đă bốthí toàn cơi Diêm-phù-đề, do sự việc ấy Ta sẽ thành Bậc Chánh Giác, bản nguyện được thành tựu, nguyện cho muôn dân trong cơi này sẽ vâng lời tôn kính vị vua mới, khiến cho vị Chuyển luân thánh vương ấy sống lâu vô lượng, Ta thành Bậc Chánh Giác xong sẽ thọ kư cho họ: Sẽ c̣n một đời là thành tựu quả vị Phật.”

        Có Bà-la-môn tên là Hư Già đến xin Ta hai chân, nghe xong Ta rất hoan hỷ, bèn cầm dao bén tự chặt hai chân đưa cho người ấy. Ta liền lập đại nguyện:

        -Xin cho Ta vào đời sau thành tựu Giới túc vô thượng.

        Lại có Bà-la-môn tên là Đà-trá-ba đến xin đôi mắt, nghe xong Ta rất hoan hỷ liền tự móc đôi mắt cho kẻ ấy và liền lập nguyện: “Ta nay dùng việc bố thí này, xin cho vào đời sau sẽ được năm loại mắt vô thượng”.

        Lại có Bà-la-môn tên là Kiên Hồng đến xin hai tai, nghe xong Ta rất vui mừng, bèn tự cắt tai cho ông ấy và lập nguyện: “Nguyện vào đời sau đạt được tai đầy đủ trí tuệ vô thượng.”

        Lại có người tà mạng tên Dật Lâm đến xin “nam căn”, nghe xong, Ta rất hoan hỷ, bèn tự cắt cho ông ấy, rồi lập nguyện: “Nguyện đời sau thành Bậc Chánh Giác được tướng Mă âm tàng.”

        Lại có người đến xin thịt máu, Ta liền cho họ và lập nguyện, do dùng sự bố thí này nên đời sau được phước báo “Thân tướng màu vàng ṛng vô thượng”.

        Lại có Bà-la-môn tên là Nhật Vị đến xin hai tay, nghe xong, Ta rất hoan hỷ, bèn tự chặt tay trái và bảo người khác chặt tay phải đưa cho ông ấy. Ta liền lập nguyện: “Nguyện vào đời sau được tay thành thật vô thượng. Thiện nam tử, cắt hết chân tay như thế nên thân thể đổ máu, Ta lại phát nguyện: Nhân việc bố thí này, Ta chắc chắn thành Bậc Chánh Giác, sở nguyện thành tựu th́ phần thân c̣n lại cũng được người nhận nữa.”

        Khi ấy quần thần và các tiểu vương không có Thánh trí, không nhận thức được trọng ân, nên cùng nhau bàn: “Nhà vua rất ngu si, không chút trí tuệ, làm thương tổn chi thể, chẳng đoái hoài ngôi vua, bây giờ giống như một đống thịt, c̣n làm được ǵ, nay nên đem bỏ đi”. Thế rồi họ liền nhặt lấy Ta đem bỏ nơi g̣ hoang ngoài thành, xong bèn ra về. Ta ở lại đó bị ruồi nhặng muỗi ṃng, chồn, sói, diều quạ kéo nhau đến hút máu ăn thịt. Lúc này mạng sống của Ta chưa dứt hẳn, tâm rất hoan hỷ Ta liền lập nguyện: “Như Ta nay đă xả bỏ cả ngôi vua và các chi thể nơi thân để bố thí không một chút giận hờn cũng không hề khởi tâm hối hận. Nếu nguyện của Ta thành tựu, bản thân được lợi ích th́ xin khiến cho thân thể này biến thành núi thịt lớn, các loài chúng sinh ăn thịt, uống máu có thể đến đây để ăn uống tùy thích.”

        Phát nguyện như vậy xong, liền có nhiều loài chúng sinh cùng đến. Do sức mạnh của bản nguyện nên Ta khiến thân này của Ta hằng ngày sinh sôi nảy nở thêm ra, cao đến một ngàn do-tuần, dài rộng đầu bằng năm trăm do-tuần và đă đem máu thịt của thân thể cung cấp no đủ cho chúng sinh trong một ngàn năm. Chỉ riêng việc bố thí lưỡi thôi, khi các loài cầm thú đến ăn, do bản nguyện nên lưỡi liền mọc trở lại, nếu gom số lưỡi được bố thí th́ lớn như núi Kỳ-xà-quật. Làm xong việc bố thí này, Ta lại lập nguyện: “Nguyện Ta vào đời sau được thành tựu đầy đủ tướng lưỡi rộng dài.”

        Thiện nam tử, khi Ta qua đời, do bản nguyện, Ta lại sinh vào cơi Diêm-phù-đề trong loài Rồng làm Long vương, tên là Hiện Phục Tạng. Ngay nơi đêm vừa sinh ra, Ta liền hiện hàng ức na-do-tha trăm ngàn kho tàng chứa đầy các vật báu như vàng, bạc, thủy tinh... cùng tự ra lệnh: “Này các chúng sinh, phải nên tu tập theo do nghiệp thiện, pháp tâm cầu đạo quả Bồ-đề Vô thượng hoặc phát tâm cầu theo Bích-chi-phật thừa, Thanh văn thừa, th́ tùy ư các ngươi muốn lấy bao nhiêu bảo vật cứ lấy.”

Ở cơi Diêm-phù-đề này Ta đă bảy lần tái sinh làm Long vương, trải qua bảy mươi bảy ức na-do-tha trăm ngàn năm, hiện ra vô lượng vô số kho báu cung cấp cho chúng sinh khiến họ an trụ nơi Tam thừa, tu mười nghiệp lành, dùng các thứ vật báu khiến cho chúng sinh luôn được sung túc. Sau đó, Ta liền lập nguyện: “Nguyện vào đời vị lai Ta sẽ được có đầy đủ Ba mươi hai tướng vô thượng”.

        Như vậy, vào thời gian của thiên hạ thứ hai, Ta cũng bảy lần tái sinh làm Long vương, tu hạnh Trượng phu như trên. Khắp nơi khắp chốn trong các thế giới Ta đều thực hiện vô lượng lợi ích như vậy. Nơi hằng hà sa số cơi có đủ năm thứ ô trược, không Phật khắp mười phương, trong mọi khu vực của các cơi đó, mỗi mỗi nơi Ta đều bảy lần tái sinh làm Long vương, trải qua bảy mươi bảy ức na-do- tha trăm ngàn năm, đem vô lượng vô số kho tàng vật báu bố thí cho chũng sinh... (như trên). Này thiện nam tử, nên biết đó là khi c̣n làm Bồ-tát, Như Lai hết sức tinh tấn tu tập để có được ba mươi hai tướng. Trước Ta không có vị Bồ-tát nào dốc sức như thế để tu hạnh Bồ-đề. Hiện nay và sau này cũng không có Bồ-tát nào đă dốc hết tâm lực như vậy để hành đạo Bồ-tát, ngoại trừ tám vị Ta đă nói trước đây.

        Thiện nam tử, trải qua a-tăng-kỳ kiếp, với vô số biến chuyển, cơi Phật này có tên là San hô tỉnh. Bấy giờ, là đời ngũ trược, không Phật, đại kiếp tên Liên hoa, Ta làm Đế Thích của bốn châu thiên hạ, tên là Đẳng Chiếu, thấy chúng sinh ở cơi Diêm-phù-đề chẳng cầu giới hạnh, chuyên làm điều ác, Ta liền biến làm Dạ-xoa đáng sợ hiện xuống trước những người nơi cơi Diêm-phù-đề. Trông thấy Ta, mọi người rất kinh hăi hỏi:

        -Ngài muốn cầu những ǵ?

        Ta nói:

        -Ta chỉ cần ăn uống, nhưng không ăn những đồ ăn thông thường, hăy mau dọn ra!

        Họ lại hỏi:

        -Ngài muốn ăn thứ ǵ?

        Ta nói:

        -Chỉ ăn thịt người, không ăn thứ ǵ khác. Nhưng nếu có người từ nay cho đến khi mạng chung có thể chấm dứt việc sát sinh, theo tà kiến, phát tâm cầu đạo quả Giác ngộ Vô thượng, hoặc phát tâm cầu Bích-chi-phật thừa, hoặc phát tâm cầu Thanh văn thừa th́ Ta không ăn nuốt những kẻ ấy.

        Khi đó, Ta luôn hóa ra những hóa nhân rồi bắt ăn thịt. Các chúng sinh kia trông thấy càng thêm sợ hăi, nên tất cả từ đấy cho đến khi mạng chung đều dứt hẳn sát sinh, trộm cắp cho đến tà kiến, có người phát tâm cầu đạo quả Bồ-đề Vô thượng, có người phát tâm cầu Bích-chi-phật thừa, hoặc cầu Thanh văn thừa, khiến cho chúng sinh toàn cơi Diêm-phù-đề này đều tu mười điều lành, an trụ Ba thừa. Sau đó Ta lại lập nguyện: “Nếu Ta chắc chắn thành Bậc Chánh Giác, bản nguyện được thành tựu, th́ khiến chúng sinh trong bốn châu thiên hạ này tu tập theo mười thiện nghiệp. Cho đến khắp trong thế giới này, ở bất cứ nơi chốn nào trong bốn châu thiên hạ Ta đều thị hiện sự khủng bố như thế, để khiến cho chúng sinh ở đó tu tập mười điều lành, an trụ nơi Ba thừa. Lại cũng như vậy, khắp mười phương, trong các cơi ngũ trược, không có Phật... khiến chúng sinh ở đó tu tập theo mười điều lành, an trụ nơi Ba thừa.”

        Này thiện nam tử, bản nguyện như thế của Ta đều được viên măn. Như trong khắp thế giới San hô tỉnh này, Ta đă dùng h́nh tướng Dạ-xoa để điều phục mọi người, đưa họ đến với pháp thiện. Rồi trong hằng hà sa số cơi ngũ trược không Phật trong mười phương, Ta cũng dùng h́nh tướng Dạ-xoa để điều phục người đời, an trụ họ nơi nẻo thiện. Do thời xưa Ta đă dùng sự khủng bố, bức bách chúng sinh an trụ nơi hạnh thiện nên các nghiệp tàn dư đó đă khiến cho Ta khi sắp thành đạo Bồ-đề, ngồi trên ṭa Kim cang bên gốc cây Bồ-đề, c̣n bị Ma vương Ba-tuần đem chúng ma binh đến quấy phá, tạo chướng ngại cho việc thành đạo Bồ-đề của Ta.

        Này thiện nam tử, đây là Ta lược nói về hành Bố thí ba-la-mật của ḿnh khi c̣n hành đạo Bồ-tát. Thiện nam tử, pháp nhẫn của các Đại Bồ-tát rất sâu xa, pháp Tổng tŕ giải thoát tam-muội rất vi diệu, lúc ấy Ta chưa đạt được mà chỉ có hai thân: Năm thông và hữu lậu. Khi Ta thực hành các việc đem lại lợi ích lớn lao như thế, khiến cho vô lượng vô biên chúng sinh an trụ nơi đạo quả Chánh đẳng Chánh giác Vô thượng, hoặc an trụ nơi Bích-chi-phật thừa, Thanh văn thừa, lại được cúng dường chư Phật như vô số vi trần trong một thế giới Phật, công đức đạt được nơi mỗi cơi Phật nhiều như những giọt nước trong biển lớn. Ta đă cúng dường vô số hạng Thanh văn, Bích-chi- phật, cúng dường vô số Như Lai, cúng dường Cha mẹ, Tiên nhân đạt ngũ thông cũng như thế. Xưa kia, khi tu hạnh Bồ-tát, Ta luôn thương xót chúng sinh, đem máu thịt của bản thân để cung cấp cho họ được no đủ, luôn thể hiện tâm đại bi, nhưng hiện tại các vị A-la-hán không có được như vậy.

HẾT QUYỂN 7

 

Quyển 1   Quyển 2   Quyển 3   Quyển 4   Quyển 5   Quyển 6   Quyển 7   Quyển 8

back_to_top.png

[ TRANG CHỦ KINH ĐIỂN | ĐẠI TẠNG KINH | THẦN CHÚ | HÌNH ẢNH | LIÊN LẠC ]

google-site-verification=Iz-GZ95MYH-GJvh3OcJbtL1jFXP5nYmuItnb9Q24Bk0