Số 0018
KINH CÔNG ĐỨC TIN PHẬT
Hán dịch: Đại Sư Pháp Hiền (đời Tống).
Việt dịch: Thích Chánh Lạc
--- o0o ---
Tôi nghe như vầy:
Một thời Phật tại thành A nô ca, trong vườn Yêm La cùng với đông đủ đại chúng.
Bấy giờ Tôn giả Xá Lợi Phất đúng giờ khất thực, nên đắp y ôm bát vào thành A nô ca, thứ lớp khất thực xong, trở về chỗ ở của ḿnh, xếp y rửa chân, trải ṭa ngồi thọ thực. Khi ăn xong, đi đến chỗ đức Phật, đầu mặt lạy dưới chân Phật, rồi đứng qua một bên, chấp tay hướng về Phật bạch:
–Bạch Thế Tôn! Nay con đối với Phật pháp khởi ḷng tin một cách sâu xa. V́ sao vậy? V́ thần thông của Phật là tối thắng không ai sánh bằng. Các Sa môn, Bà la môn ở quá khứ, hiện tại và vị lai vẫn không ai có thể biết thần thông của Phật, huống chi là hơn được Phật. Làm sao họ có thể chứng được đạo quả Vô thượng bồ đề?
Phật dạy:
–Lành thay! Lành thay! Này Xá Lợi Phất, Tôn giả có thể khéo về nói nghĩa lư hết mực sâu rộng nầy. Tôn giả hăy nên thọ tŕ, ở trong đại chúng rống lên tiếng rống của sư tử, thuyết giảng rộng khắp tuyên thuyết.
Xá Lợi Phất lại bạch:
–Bạch Thế Tôn, nay con đối với Phật khởi sanh tín tâm, cho rằng dù ở quá khứ, hiện tại và vị lai không có ai bằng Phật, cũng không có Sa môn, Bà la môn nào biết rơ thần thông của Phật huống chi là hơn được Phật. Làm sao họ có thể chứng được đạo quả Vô thượng bồ đề?
Phật bảo:
–Này Xá Lợi Phất, ư ngươi nghĩ sao? Các đức Phật Như Lai, Ứng Chánh Đẳng Giác trong ba đời có đủ giới thanh tịnh, trí huệ, giải thoát, thần thông, diệu hạnh, ta dùng diệu lực của thần thông đều biết rơ cả. Các đức Như lai, Ứng cúng, Chánh đẳng Chánh giác ấy cũng lại như vậy, các Ngài biết ta có đủ giới thanh tịnh, trí huệ, giải thoát, thần thông, diệu hạnh. Nầy Xá Lợi Phất, Tôn giả chớ có bảo rằng chỉ riêng đức Phật Thích Ca Mâu Ni mới có đủ thần thông ấy.
Tôn giả Xá Lợi Phất thưa:
–Chẳng phải như vậy, thưa Thế Tôn. Con không có nói “chỉ có Phật mới có đủ thần thông ấy. Con biết ba đời các đức Như Lai, Ứng cúng, Chánh đẳng Chánh giác đều có đủ giới pháp thanh tịnh, trí huệ, giải thoát, thần thông, diệu hạnh cũng đồng như Phật”.
Phật dạy:
–Này Xá Lợi Phất! Đúng vậy, đúng vậy! Các đức Phật Như Lai, Ứng cúng, Chánh đẳng Chánh giác trong ba đời đều có đủ các pháp thần thông ấy. Tôn giả hăy v́ các chúng sanh mà niêu bày rơ khắp về pháp sâu xa như vậy, hăy một ḷng thọ tŕ. Ở trong đại chúng, hăy rống lên tiếng rống của sư tử, thuyết giảng rộng khắp.
Tôn giả Xá Lợi Phất bạch Phật:
–Thưa Thế Tôn, Phật của con đă thuyết giảng rộng răi diệu pháp tối thắng vô cùng sâu xa, cho đến nghiệp thiện và bất thiện và các pháp duyên sanh, con đều mỗi mỗi rơ biết như thật. Khi hiểu một pháp rồi liền tu một pháp; tu một pháp rồi lại diệt một pháp; diệt một pháp rồi lại chứng một pháp. Cho nên nay con khởi sanh ḷng tin nơi đức Phật là chơn chánh đẳng chánh giác.
Phật bảo:
–Nầy Xá Lợi Phất! Nay Tôn giả hăy đi hỏi những người khác trong thời quá khứ có Sa môn, Bà la môn nào có thể rơ biết về diệu lực nơi các thần thông chơn thật hơn Phật cho đến thành tựu qủa vị giác ngộ như Phật? Tôn giả hăy hỏi và xem họ sẽ đáp như thế nào?
Lại nữa, này Xá Lợi Phất! Tôn giả hăy lại đến các người khác để hỏi: Trong thời vị lai có Sa môn, Bà la môn nào bằng với đức Phật cho đến thành tựu qủa vị giác ngộ như Phật? Tôn giả hăy đến hỏi xem họ sẽ đáp như thế nào?
Lại nữa, này Xá Lợi Phất! Tôn giả hăy đến các người khác để hỏi: Trong thời hiện tại có Sa môn, Bà la môn nào bằng với đức Phật huống là thành tựu qủa vị giác ngộ như Phật?
Lại nữa, này Xá Lợi Phất! Tôn giả hăy lại đến các người khác để hỏi: Trong thời quá, khứ vị lai và hiện tại các Sa môn, Bà la môn... quy y người nào? Tôn giả hăy hỏi và xem họ sẽ đáp như thế nào?
Bấy giờ, Tôn giả Xá Lợi Phất bạch Phật:
–Bạch Thế Tôn! Nghĩa này chẳng phải như vậy. Con được theo Phật nghe Phật dạy, ghi nhớ thọ tŕ: “Không có hai đức Phật cùng xuất hiện ở thế gian, chỉ có một đức Phật Thế Tôn đúng là bậc Chánh đẳng Chánh giác, là bậc chánh biến tri, đầy đủ năng lực thần thông tối thượng”. Bạch Thế Tôn! Con không thấy các Sa môn, Bà la môn nào có thể biết được năng lực thần thông này, lại có thể hơn Phật được, huống hồ là thành tựu qủa vị giác ngộ như Phật.
Tôn giả Xá Lợi Phất lại bạch Phật:
–Con thấy đức Thế Tôn có vô số các pháp tối thắng. Pháp tối thắng ấy là: khi đức Phật Thế Tôn đang thuyết pháp, ai đạt được thiện lợi, Phật đều biết rơ. Nếu có các Sa môn, Bà la môn... an trụ ở các nơi như núi rừng hoang vắng, bên gốc cây, chốn g̣ mả, hay trong nhà trống, nhập Tam ma địa, đoạn trừ các phiền năo, tu tập viên măn, làm tăng trưởng các pháp lành, chánh tâm ghi nhớ; Lại nữa, các Sa môn, Bà la môn ấy đoạn các điều ác, tu các điều lành cho đến chứng được quả vị. Các pháp như vậy Phật đều biết rơ. Đó gọi là pháp tối thắng của Phật, không có Sa môn, Bà la môn nào biết được năng lực thần thông này hơn Phật, huống chi là thành tựu qủa vị giác ngộ như Phật.
–Lại nữa, đức Phật của con có đầy đủ pháp tối thắng. Đó là Phật Thế Tôn khéo hay phân biệt được pháp mười hai xứ. Và có thể thuyết giảng rộng răi pháp này cho người khác nghe. Không có một Sa môn, Bà la môn nào có thể rơ biết pháp mười hai xứ ấy, có thể phân biệt được mười hai xứ. Đó là nhăn xứ, sắc xứ, nhĩ xứ, thinh xứ, tỷ xứ, hương xứ, thiệt xứ, vị xứ, thân xứ, xúc xứ, ư xứ, pháp xứ. Các pháp như vậy chỉ có Phật Thế Tôn mới biết rơ. Như vậy gọi là pháp tối thắng của Phật không có Sa môn nào hơn được, huống hồ là thành tựu qủa vị giác ngộ như Phật.
–Lại nữa, Phật Thế Tôn của con có pháp tối thắng. Đó là Phật Thế Tôn khéo biết phân biệt thấu đạt lư nơi pháp của Bổ đặc già la và giảng nói cho người khác nghe pháp ấy. Không có Sa môn, Bà la môn nào biết được pháp như vậy và nói cho người khác nghe về pháp Bổ đặc già la. Thân có bảy loại, đó là tùy tín hành, tùy pháp hành, tín giải, kiến chí, thân chứng, huệ giải thoát, câu giải thoát. Bảy loại pháp tối thắng của Bổ đặc già la như vậy chỉ có Phật Thế Tôn mới rơ biết, gọi đó là pháp tối thắng của Phật.
–Lại nữa, Phật Thế Tôn của con có pháp tối thắng. Đó là Phật Thế Tôn nói ra lời chơn thật không hư dối, cũng không nói lời thêu dệt và nói lời hai lưỡi. Những điều Ngài nói ra là đúng đắn, đem lại lợi ích lớn. Pháp tối thắng này có nhân có duyên, có thể ở trong đại chúng phát ra âm thanh vi diệu, giảng nói ư nghĩa sâu xa. Pháp chơn thật hơn hết như vậy chỉ có Phật Thế Tôn mới có thể biết rơ, đó gọi là pháp tối thắng của Phật.
–Lại nữa, đức Phật Thế Tôn của con có pháp tối thắng. Đó là Phật Thế Tôn dùng Tam ma bát để quán sát về thân hữu lậu là dơ nhớp xấu xa. Ấy là những phần trên và dưới của thân thể như tóc, lông, móng, răng, da thịt, gân, cốt, các vật bất tịnh như thế đầy dẫy trong thân, Phật đều biết rơ, đấy là vật không rốt ráo, cần phải xa ĺa, nhàm chán. Đó gọi là Tam ma bát để thứ nhất.
–Lại nữa, thưa Thế Tôn! Nếu có Sa môn, Bà la môn đối với những vật trong thân như da, thịt, xương, tủy, các vật hôi thối... là hữu lậu bất tịnh, có thể dùng trí tuệ để quán sát một cách như thật. Đó là Tam ma bát để thứ nh́.
–Lại nữa, thưa Thế Tôn! Nếu có Sa môn, Bà la môn nào có thể dùng trí tuệ quán sát về thân hữu lậu, suốt cả cuộc đời mà vẫn chẳng phải là rốt ráo. Nếu có thể quán sát như vậy th́ đó là Tam ma bát để thứ ba.
–Lại nữa, thưa Thế Tôn! Nếu có Sa môn nào có thể dùng trí tuệ quán sát về thân hữu lậu, đời này chẳng phải là rốt ráo, cho đến đời sau cũng chẳng phải là rốt ráo. Nếu có thể quán sát được như vậy th́ đó là Tam ma bát để thứ tư.
–Lại nữa, thưa Thế Tôn! Nếu có Sa môn có thể dùng trí tuệ như ở trước quán sát về thân hữu lậu, đời này và đời sau đều chẳng phải là rốt ráo. Cho đến đời sau và đời sau nữa vẫn chẳng phải là rốt ráo, đều là bất tịnh đáng ghét. Nếu có thể quán sát như vậy gọi là Tam ma bát để thứ năm.
–Lại nữa, thưa Thế Tôn! Hữu lậu bất tịnh như vậy là pháp không rốt ráo. Chỉ có Phật Thế Tôn dùng thiên nhăn thanh tịnh thấy xa hơn mắt thường, đều thấy chúng sanh sống, chết, đẹp, xấu, sinh đến chỗ lành hay chỗ ác, cho đến sanh lên cơi trời, Ngài đều biết đúng như thật. Đó gọi là pháp tối thắng của Phật.
–Lại nữa, đức Phật Thế Tôn của con có pháp tối thắng. Đó là khi Thế Tôn thuyết pháp, nếu có Sa môn, Bà la môn nào quy y hướng về Ngài để nghe pháp thọ tŕ, cầu đạt sự tịch tĩnh, họ đều nương tựa vào Thất giác phần. Thất giác phần là Trạch pháp giác phần, Tinh tấn giác phần, Hỷ giác phần, Khinh an giác phần, Xả giác phần, Niệm giác phần, Định giác phần. Bảy pháp như vậy chỉ có Phật Thế Tôn mới có thể biết rơ. Đó gọi là pháp tối thắng của Phật.
–Lại nữa, đức Phật Thế Tôn của con có pháp tối thắng. Đó là khéo phân biệt pháp Tứ chánh cần. Tứ chánh cần là điều ác đă làm khiến cho đoạn trừ; điều ác chưa làm khiến cho không phát sinh; điều thiện đă làm khiến cho tăng trưởng; điều thiện chưa làm khiến cho phát sanh. Các pháp như vậy đối với thiên thượng, nhơn gian, Ngài đều thuyết giảng rộng răi để tạo mọi lợi ích. Đó gọi là pháp tối thắng của Phật.
–Lại nữa, đức Phật Thế Tôn của con có pháp tối thắng. Đó là Phật Thế Tôn hay dùng chánh trí hiện đại thần thông. Thần thông đó là: từ một thân hiện thành nhiều thân, từ nhiều thân hợp thành một thân, hoặc hiện không có ǵ cả, hoặc dùng thân xuyên qua thành quách núi đá để đi, hoặc hiện từ mặt đất lấy tay tiếp xúc với hư không cho đến cơi trời Phạm thiên, hoặc hiện đi dưới nước như đi trên đất liền, hoặc hiện ngồi kiết già trên không trung, hoặc hiện hành tướng giống như mặt trời mặt trăng du hành trên không trung. Những thần thông như vậy nếu có Sa môn, Bà la môn nào thấy diệu lực nơi thần thông ấy mà sanh ḷng ngờ vực, con nói những người ấy là những kẻ phàm phu ngu si, không phải là bậc Thánh, không đủ sức thần thông, không cầu chánh giác, cũng không muốn cầu Niết bàn tịch tĩnh. Nhưng năng lực thần thông này chính là pháp tối thắng của Phật.
–Lại nữa, bạch Thế Tôn! Những điều ưa muốn của thế gian là sắc hoan hỷ, sắc đẹp... Nếu có ai mong cầu, Như lai v́ các chúng sanh đó, theo căn cơ mà giáo hóa, đó là thần thông của Như lai.
–Lại nữa, bạch Thế Tôn! Những sắc vui và những sắc không vui, sắc đẹp và sắc không đẹp của thế gian, cả hai đều xa ĺa, xả bỏ không trụ, khéo biết túc mạng. Đó chính là thần thông của Như lai.
–Lại nữa, bạch Thế Tôn! Trong sắc thấy sắc, đó gọi là thần thông của Như lai.
–Lại nữa, bạch Thế Tôn! Bên trong không có tưởng về sắc, thấy các sắc bên ngoài, đó gọi là thần thông của Như lai.
–Lại nữa, bạch Thế Tôn! Thân khéo giải thoát, chứng được Hành trụ, đó gọi là thần thông của Như lai.
–Lại nữa, bạch Thế Tôn! Quyết định chứng đắc Không Vô Biên Xứ, đó gọi là thần thông của Như lai.
–Lại nữa, bạch Thế Tôn! Quyết định chứng đắc Thức Vô Biên Xứ, đó gọi là thần thông của Như lai.
–Lại nữa, bạch Thế Tôn! Quyết định chứng đắc Vô Sở Hữu Xứ, đó gọi là thần thông của Như lai.
–Lại nữa, bạch Thế Tôn! Quyết định chứng đắc Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ, đó gọi là thần thông của Như lai.
–Lại nữa, bạch Thế Tôn! Rơ biết thọ, tưởng, thọ tưởng diệt rồi, đó gọi là thần thông của Như lai.
Như vậy tất cả những cảnh giới thần thông tối thắng chỉ có Phật Thế Tôn mới có thể rơ biết hoàn toàn. Đó gọi là năng lực thần thông của Phật.
–Lại nữa, đức Phật Thế Tôn của con có pháp tối thắng. Đó là các Sa môn Bà la môn... từ một đời cho đến nhiều đời trong quá khứ, mọi nhân duyên tạo tác, nhận lấy, quả báo, mọi suy nghĩ...cho đến tuổi thọ. Con đối với số năm nhiều như vậy không thể nào biết được. Chỉ có Phật Thế Tôn mới biết được các Sa môn, Bà la môn này trong kiếp quá khứ với những nơi họ đă ở, hoặc trong sắc giới, hoặc trong vô sắc giới, hoặc Hữu tưởng xứ, hoặc Vô tưởng xứ, hoặc Phi hữu tưởng phi vô tưởng xứ, mọi nhân duyên mà họ đă làm các thứ quả báo, Ngài đều biết rơ cả. Đó gọi là pháp tối thắng của Phật.
–Lại nữa, đức Phật Thế Tôn của con có pháp tối thắng. Đó là khi Thế Tôn thuyết pháp đều thuyết giảng hoàn toàn như thật. Hoặc có Sa môn, Bà la môn v́ ngu si nên sanh ra ư nghĩ này nọ, khởi tâm nghi hoặc cho: Pháp Phật nói ra đều dùng ngôn ngữ thuyết giảng về sự tướng: Pháp được nói ra đó là ba đời cùng thuyết, hoặc gần hoặc xa, pháp đều thích hợp với tâm ư và cũng đều được thuyết giảng như thế. C̣n pháp do vị kia nói đều chẳng như thật. Khởi lên sự nghi này Phật biết rơ cả. Đó gọi là pháp tối thắng của Phật.
–Lại nữa, đức Phật Thế Tôn của con khi thuyết pháp, nếu có Sa môn, Bà la môn nào tự ḿnh không sanh nghi, sau đó nghe người khác nói: “Pháp Phật nói ra đều chẳng như thật”. Nghe lời nói ấy rồi lại sanh ḷng nghi, cũng cho: “Thế Tôn dùng sự tướng để thuyết giảng các pháp.” Khởi lên sự hủy báng này Phật cũng biết rơ. Đó gọi là pháp tối thắng của Phật.
–Lại nữa, đức Phật Thế Tôn của con khi thuyết pháp, nếu có Sa môn, Bà la môn vốn không sanh nghi hoặc, không bảo “Thế Tôn dùng sự tướng để thuyết giảng các pháp” Sau lại nghe người khác nói, do đó mà sanh nghi hoặc, lại bảo với người khác khiến cho người này cũng sanh nghi hoặc. Do tâm nghi hoặc mới sanh ra ư này ư nọ, nói như thế này: “Việc này giống như trước, đều chẳng chơn thật”. Đó là những tâm sai khác của chúng sanh, đối với những việc như vậy Phật đều biết cả. Đó gọi là pháp tối thắng của Phật.
–Lại nữa, đức Phật Thế Tôn của con thấy có Sa môn ở trong Tam ma địa, không nghi, không nói, Phật đều biết rơ hạnh nguyện của họ. Lại nữa, hoặc thấy Sa môn từ định mà ra Phật cũng biết rơ. Họ có những việc ǵ và những nghi hoặc nào cho nên mới xuất định, những nghi hoặc như vậy Phật đều biết rơ. Đó gọi là pháp tối thắng của Phật.
–Lại nữa, đức Phật Thế Tôn của con có pháp tối thắng. Đó là Phật Thế Tôn khéo biết rơ các pháp không rốt ráo. Nếu có Sa môn, Bà la môn nào ở trong núi, tâm an trụ nơi pháp Đẳng dẫn, dùng thần thông diệu lực từ của ḿnh biết được sự việc hai mươi kiếp tăng giảm. Họ nghĩ như vầy: “Ta ở trong thời quá khứ, những sự việc trong kiếp tăng giảm đều biết rơ”. Bạch Thế Tôn! Các Sa môn, Bà la môn kia đối với những việc tăng giảm trong thời vị lai và hiện tại họ không thể biết được. Chỉ có đức Phật Thế Tôn mới biết rơ sự tăng giảm của ba đời. Đó gọi là biết rơ pháp không rốt ráo thứ nhất.
–Lại nữa, bạch Thế Tôn! Nếu có Sa môn, Bà la môn nào ở trong núi sâu, tâm an trụ nơi pháp Đẳng dẫn dùng thần thông diệu lực từ của chính ḿnh biết được sự việc bốn mươi kiếp tăng giảm, vị ấy nghĩ: “Trong đời vị lai có những kiếp tăng giảm ta đă biết rơ”. Bạch Thế Tôn! Các Sa môn, Bà la môn kia họ lại không biết sự tăng giảm của kiếp quá khứ và hiện tại. Chỉ có đức Phật Thế Tôn mới biết ba đời một cách đầy đủ. Đó gọi là biết rơ pháp không rốt ráo thứ hai.
–Lại nữa, bạch Thế Tôn! Nếu có Sa môn, Bà la môn nào ở trong núi sâu, tâm an trụ nơi pháp Đẳng dẫn dùng diệu lực từ thần thông của chính ḿnh biết được sự việc tăng giảm của tám mươi kiếp. Vị ấy nghĩ: “Những việc tăng giảm của quá khứ và vị lai ta đều biết rơ”. Bạch Thế Tôn! Vị Sa môn, Bà la môn ấy chỉ c̣n đối với biên vực tận cùng của hiện tại là không thể biết. Duy có Phật Thế Tôn là mỗi mỗi đều biết rơ giới mốc của ba đời. Đó gọi là biết rơ pháp không rốt ráo thứ ba.
Như vậy đức Thế Tôn đă dùng thiên nhăn thanh tịnh thấy xa hơn mắt thường, Ngài thấy hết các pháp sanh và diệt của chúng sanh cho đến sanh lên cơi trời. Đó gọi là pháp tối thắng của Phật.
–Lại nữa, đức Phật Thế Tôn của con có pháp tối thắng. Đó là đức Phật Thế Tôn dùng pháp điều phục biết rơ pháp an lạc nơi tâm của các Bổ đặc già la, từ đó Ngài giảng nói cho Bổ đặc già la ấy. Khi đă biết rơ th́ theo đúng như lư mà tu hành, đoạn ba thứ phiền năo, không lâu sau đó chứng quả Tu đà hoàn, ngược ḍng sanh tử, bảy lần qua lại nơi cơi trời hoặc ở nhơn gian, dứt tận biên vực của khổ. Như vậy Thế Tôn đều biết rơ cả. Lại nữa bạch Thế Tôn, biết pháp ưa thích nơi tâm ư của Bổ đặc già la này rồi, giúp họ theo đúng như lư mà tu hành, đoạn trừ ba thứ phiền năo, đoạn trừ tham, sân, si, sau đó không lâu sẽ chứng quả Tư đà hàm; một lần trở lại nhân gian nữa th́ dứt được tận cùng biên vực của khổ. Như vậy Thế Tôn đều biết rơ cả. Lại nữa, bạch Thế Tôn! Khéo biết pháp ưa thích nơi tâm ư của Bổ đặc già la rồi, giúp họ đúng như lư tu hành, đoạn ba món phiền năo và tùy phiền năo, không lâu sau đó chứng quả A na hàm. Như vậy Thế Tôn đều biết rơ cả. Lại nữa, bạch Thế Tôn! Khéo biết rơ Bổ đặc già la, giúp họ theo đúng như lư tu hành, chẳng bao lâu th́ dứt sạch các lậu, chứng pháp giải thoát, sanh tử đă hết, phạm hạnh được lập, việc cần làm đă làm xong, không c̣n tái sanh nữa. Những pháp như vậy Thế Tôn mỗi mỗi đều biết rơ cả. Đó là pháp tối thắng của Phật.
–Lại nữa, đức Phật Thế Tôn của con có pháp tối thắng. Đó là đức Phật Thế Tôn khéo biết rơ về bốn loại thai tạng. Một là không biết nhập thai, cũng không biết trụ thai và ra khỏi thai; hai là có biết nhập vào thai nhưng không biết trụ trong thai và ra khỏi thai; ba là biết nhập vào thai, trụ trong thai nhưng không biết ra khỏi thai; bốn là nhập vào thai, trụ ở thai và ra khỏi thai đều biết rơ. Bốn loại như vậy, sự biết có sai khác, chỉ có Phật Thế Tôn mỗi mỗi mới biết rơ. Đó gọi là pháp tối thắng của Phật.
–Lại nữa, đức Phật Thế Tôn của con có pháp tối thắng. Đó là Phật Thế Tôn khéo biết rơ các Bổ đặc già la, tùy theo loại mà đoạn trừ các chướng ngại để chứng thánh quả. Các pháp như vậy Phật đều biết rơ. Đó gọi là pháp tối thắng của Phật.
–Lại nữa, đức Phật Thế Tôn của con có pháp tối thắng. Đó là Phật Thế Tôn biết rơ có người đă đủ tín căn, giới hạnh thanh tịnh, trí huệ đầy đủ, chơn thật không hư vọng, không có ngă, không biếng trễ, không có các thứ huyễn hoặc, không bị tán loạn, cũng không có tham dục, không dùng tà đạo để dẫn dắt chúng sanh, thường thực hành chánh niệm. Những pháp như vậy chỉ có Phật Thế Tôn mới có thể biết rơ. Đó gọi là pháp tối thắng của Phật.
Bấy giờ Tôn giả Xá Lợi Phất bạch Phật:
–Bạch Thế Tôn! Hàng phàm phu ngu si của thế gian tham các dục lạc, lao khổ thân ḿnh, cầu lợi một các vô nghĩa. Chư Phật Như lai chẳng giống như vậy, chỉ muốn làm lợi cho người khác, chẳng cầu cái vui riêng cho ḿnh, khéo biết tâm pháp, thấy pháp tịch tĩnh, trụ trong an lạc, không dục không khổ, được bốn thiền định. Cho nên bạch Thế Tôn, nếu có những thiện nam thuộc hàng thượng căn nên thấy như vậy, nên nghe như vậy, nên hay như vậy, nên biết như vậy. Đó gọi là bậc thượng căn đích thực.
Bấy giờ, trong chúng hội có một Tôn giả tên là Long Hộ, tay cầm phất trần báu, đứng một bên hầu Phật. Lúc đó, Tôn giả Long Hộ bạch Phật:
–Bạch Thế Tôn! Con xem các hàng ngoại đạo tà kiến như Ni càn tử v.v... đối với Phật Thế Tôn trước không có ḷng tin, chỉ dùng tà đạo để cạnh tranh nói cho hơn. Cho nên con nay dốc tạo nên pháp tràng để niêu bày chỉ dẫn cho người đời, nhằm khiến họ đều nghe biết về công đức thù thắng của Phật. V́ Phật Thế Tôn là bậc Đại trượng phu tối tôn tối thượng, không ai bằng.
Đức Thế Tôn bảo Tôn giả Long Hộ:
–Tôn giả chớ nói như vậy, chớ có niêu bày chỉ ra cho người khác biết về công đức thù thắng của Phật. Nay ta không muốn xưng dương như vậy.
Tôn giả Long Hộ liền tán thán đức Thế Tôn:
–Lành thay! Lành thay! Đúng là bậc Chánh đẳng Chánh giác.
Phật bảo Tôn giả Xá Lợi Phất:
–Tôn giả hăy khéo dùng chánh pháp như vậy, rộng v́ các Bí sô, Bí sô ni, Ưu bà tắc, Ưu bà di và các Sa môn, Bà la môn mà niêu giảng quảng diễn khắp chốn, cho đến các hàng ma, ngoại đạo Ni càn tử v.v... Những hàng tà kiến không có tin Phật, được nghe chánh pháp này khiến họ khởi sanh ḷng tin sâu xa, quy hướng về Phật mà sanh chánh kiến, rơ biết chánh pháp.
Ngài lại nói:
–Này Xá Lợi Phất! Tôn giả hăy nên thuyết giảng rộng khắp như vậy.
Bấy giờ, đức Thế Tôn nói với Tôn giả Xá Lợi Phất xong rồi th́ ngồi im lặng. Tôn giả Xá Lợi Phất, nương vào oai lực của Phật, nói pháp này xong, lạy Phật lui ra. Khi ấy, những vị ở trong hội chúng được nghe chánh pháp, hoan hỷ đảnh lễ, tín thọ phụng hành.
PHẬT THUYẾT TÍN PHẬT CÔNG ĐỨC KINH
|