Kinh Pháp Bảo Đàn Lược Giải
Lục Tổ Huệ Năng
Ḥa Thượng Tuyên Hóa Giảng Thuật
-o0o-
Phẩm Phó Chúc Đệ Thập
Một ngày kia Đại sư gọi các môn nhơn: Pháp Hải, Chí Thành, Pháp Đạt, Thần Hội, Trí Thường, Trí Thông, Chí Triệt, Chí Đạo, Pháp Trân, Pháp Như, mà nói rằng: "Chúng ngươi chẳng phải giống như những người khác. Sau khi ta diệt độ rồi, các ngươi mỗi người sẽ ra làm thầy một phương. Nay ta dạy các ông khi ra thuyết pháp, chẳng làm sai lạc bổn tông.
Giảng:
Phó là phân phó, Chúc là chúc phó, tức là những lời phó chúc của Lục Tổ Đại sư cho môn đồ, phẩm này là phẩm thứ mười.
Một ngày nọ Lục Tổ Đại sư kêu mười đại đệ tử,những đệ tử được Ngài truyền pháp, là Pháp Hải – vị Pháp sư ghi chép lại Lục Tổ Đàn Kinh, là đại đệ tử của Lục Tổ Đại sư, cho nên viết tên ḿnh đầu tiên, Pháp sư này nhất định tranh đệ nhứt mới được. Chí Thành – Thần Tú Đại sư từng phái Chí Thành làm gián điệp trộm pháp không ngờ Ngài không có trộm pháp mà lại bỏ tối theo sáng. Pháp Đạt – là vị Pháp sư niệm Kinh Pháp Hoa ba ngàn biến, đảnh lễ đầu không sát đất. Thần Hội – là chú bé mười ba tuổi nghịch ngợm dám cùng với Lục Tổ Đại sư đấu cơ phong. Trí Thường, Trí Thông. Chí Triệt – là Phi miêu họ Trương; lại có Pháp Trân, Pháp Như v.v... mười vị đại đệ tử đều đến trước Lục Tổ, Lục Tổ nói với họ rằng:
–Các ông, mười vị đây, không giống như những người khác, các ông nên làm pháp chủ, giáo hóa một phương. Sau khi ta viên tịch, các ông đều làm bậc Thầy mô phạm của trời người một phương, là bậc đáng cho trời người cúng dường. Ta nay dạy các ông dạy một phương pháp hoằng dương Phật pháp. Các ông nên thuyết pháp như thế nào? Lúc thuyết pháp không nên làm mất đi tông chỉ của pháp môn đốn giáo.
Trước hết phải cử ra ba khoa pháp môn, sau dùng ba mươi sáu pháp đối; được vậy, th́ dẫu ra vào mà chẳng ĺa Bồ đề đạo tràng, ra vào mà chẳng rơi vào nhị nguyên. Khi nói cả thảy các pháp chớ ĺa Tự tánh của ḿnh.
Thoạt có người hỏi chúng ngươi về Phật pháp, th́ các lời nói ra phải cặp nhau, đều phải dùng pháp đối, qua lại đối nhau, rốt cùng cả hai pháp đều bỏ hết, lại không chấp chỗ bỏ ấy nữa.
Giảng:
Các ông giảng pháp nên căn cứ tam khoa, lấy tam khoa làm pháp môn căn bản, lại dùng ba mươi sáu đối đăi (hay cặp) để giảng kinh thuyết pháp. Các ông được như thế th́ có thể ở tự tại ra vào trong Bồ đề đạo tràng. Lúc giảng kinh thuyết pháp, điều quan trọng nhất là không rời tự tánh mà thuyết pháp. Có người hỏi các ông Phật pháp, đạo lư mà các ông nói ra nhất định có một loại pháp đối đăi, song quan ngữ (lối chơi chữ) – tức nói như thế nào th́ có lư như thế đó. Đối với người cần phải dùng pháp đối đăi để ứng phó. Đơn cử như vấn đề đến và đi; đến và đi th́ đều giống nhau, theo nhau (tương đồng tương tuần) v́ nếu không có đến sẽ không có đi, không có đi sẽ không có đến. Đến tức là nhân của đi, đi là nhân của đến; đến, đi hai pháp đều trừ, lại cũng không c̣n chỗ đi được nữa.
Ba khoa pháp môn ấy là: Ấm, Giới và Nhập.
Ấm là năm ấm: Sắc, thọ, tưởng, hành, thức.
Nhập là mười hai chỗ vào: Ngoài có sáu trần – sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp; trong có sáu cửa (sáu căn) – mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ư.
Giới là mười tám giới hạn: Sáu trần, sáu cửa và sáu thức.
Tánh ḿnh (tự tánh) bao hàm muôn pháp, nên gọi là Hàm-tàng thức. Nếu tánh khởi nghĩ tưởng, tức là tánh chuyển ra thức. Thức này lại sanh ra sáu thức, sáu thức chun ra sáu cửa, rồi gặp sáu trần. Thế th́, mười tám giới đều do tánh ḿnh khởi dụng.
Giảng:
Cái ǵ là tam khoa pháp môn? Chính là ấm, giới, nhập. Ấm là ngũ ấm, nhập là mười hai nhập, giới là mười tám giới. Ngũ ấm chính là sắc, thọ, tưởng, hành, thức. Nhập là mười hai nhập, cái ǵ là mười hai nhập? Tức ngoài sáu trần – sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp, trong sáu cửa – mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ư, hợp lại chính là mười hai nhập. Giới là mười tám giới – tức sáu trần, sáu cửa, sáu thức. Trong sáu căn, sáu cửa sanh ra sáu thức – nhăn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức, ư thức. Trong tự tánh bao hàm tất cả pháp môn, cho nên đặt tên cho nó là Hàm tàng thức, c̣n gọi là thức thứ tám, thức này có thể chuyển thành Đại Viên Cảnh Trí. Nhưng, nếu quư vị khởi một niệm tưởng hay suy nghĩ, tức là tư lượng, (If you give rise to a thought or to thinking and considering), th́ Hàm tàng thức sẽ chuyển ra thức thứ bảy. Từ thức thứ bảy lại sanh ra sáu thức. Sáu thức khi ra khỏi sáu cửa sẽ gặp sáu trần. Trên đây là giảng về mười tám giới, chúng nó đều là dụng, tự trong tâm sanh ra.
Nếu tánh ḿnh tà, th́ khởi ra mười tám điều tà. C̣n tánh ḿnh chánh th́ khởi ra mười tám điều chánh. Tánh ḿnh ứng dụng theo điều dữ, tức là chỗ ứng dụng của chúng sanh. C̣n tánh ḿnh ứng dụng theo điều lành, tức là chỗ ứng dụng của Phật. Vậy chỗ khởi dụng do đâu mà có? Do nơi tánh ḿnh vậy.
Những pháp đối là:
–Năm pháp đối của loài vô t́nh ở ngoại cảnh: Trời đối với đất, mặt nhật đối với mặt nguyệt, sáng đối với tối, âm đối với dương, nước đối với lửa. Ấy là năm pháp đối.
Giảng:
Tự tánh nếu tà, th́ mười tám giới biến thành tà, tự tánh nếu chánh th́ mười tám giới chánh. Nếu dụng không đúng th́ đó là chúng sanh dụng. Nếu dụng thiện, viên măn đó chính là Phật dụng. Dụng từ đâu đến? Đều từ trong tự tánh sanh ra. Đây là v́ tự tánh có pháp đối đăi, mà ngoại cảnh vốn là vô t́nh.
Cái ǵ gọi là ngũ đối? Nếu người hỏi trời th́ đem đất đối. Nhật và nguyệt là một đối, minh và ám là một đối, âm và dương là một đối, nước và lửa là một đối, đây là năm đối.
Diễn bày về pháp tướng th́ có mười hai đối: Tiếng nói đối với pháp, có đối với không, có sắc chất đối không sắc chất, có tướng đối với không tướng, hữu lậu đối với vô lậu, sắc đối với không, động đối với tịnh, trong đối với đục, phàm đối với thánh, tăng đối với tục, già đối với trẻ, lớn đối với nhỏ. Ấy là mười hai pháp đối.
Giảng:
Lại có pháp tướng mười hai đối, tức là ngữ ngôn và pháp là pháp đối đăi, có và không là pháp đối đăi, hữu sắc và vô sắc là pháp đối đăi, hữu tướng và vô tướng đối, pháp hữu lậu và pháp vô lậu đối, sắc và không đối, tịnh và động đối, trong cùng đục đối, phàm phu và thánh nhân đối, người xuất gia và người tại gia đối, già và trẻ đối, lớn và nhỏ đối, đây là mười hai đối của ngôn ngữ pháp tướng.
Tánh ḿnh (tự tánh) khi khởi dụng sanh ra mười chín pháp đối: Dài đối với ngắn, tà đối với chánh, si đối với huệ, ngu đối với trí, loạn đối với định, từ đối với độc, giới đối với phi, ngay đối với vạy, thật đối với dối, hiểm đối với b́nh, phiền năo đối với Bồ-đề, thường đối với không thường, bi đối với hại, vui đối với giận, bố thí đối với bỏn sẻn, tới đối với lui, sanh đối với diệt, pháp thân đối với sắc thân, hóa thân đối với báo thân. Ấy là mười chín pháp đối.
Giảng:
Lúc Chân như Tự tánh sanh khởi tác dụng, nó có mười chín đối, tức là dài đối với ngắn, không có dài th́ không hiển được cái ngắn, nếu không có ngắn th́ không hiển được cái dài, cho nên dài và ngắn là pháp tương đối. Ở giữa dài ngắn là trung đạo. Giữa tà và chánh cũng là nghĩa trung đạo, cho nên tà và chánh đối. Ngu si và trí huệ đối – ngu dốt và thông minh cũng là tương đối. Loạn và định đối, tại sao trong tâm loạn? Tại v́ không có định lực. Từ và độc đối, v́ từ có thể ban vui. Giới và phi đối, giới tức là chư ác mạc tác, chúng thiện phụng hành, cho nên nó cùng với sai quấy đối. Ngay thẳng và cong vạy đối. Thực và hư đối. Nguy hiểm và b́nh an đối. Phiền năo và Bồ-đề đối, thường và vô thường đối. Bi có thể bạt khổ, nó cùng với hại đối. Hoan hỷ và sân nhuế đối. Bố thí và xan tham đối, năng xả th́ không có xan tham. Tiến trước và lui sau đối. Sanh và diệt đối. Pháp thân biến măn khắp nơi, cùng với sắc thân đối. Hóa thân với báo thân đối. Trên đây là do tự tánh sanh ra cái dụng này, có mười chín đối.
Ba mươi sáu pháp đối ấy, nếu hiểu mà dùng, th́ nói suốt tất cả kinh pháp, ra vào đều ĺa cả hai bên.
Giảng:
Lục Tổ Đại sư nói: Ba mươi sáu đối pháp này, nếu các ông hiểu rơ dụng của nó, th́ có thể quán thông tất cả Phật pháp kinh điển, tất cả Phật pháp kinh điển đều từ đạo lư này sanh ra. Được như thế th́ ra vào sẽ không rơi vào hai bên, đây là trung đạo liễu nghĩa.
Khi tánh ḿnh (tự tánh) động dụng, nói chuyện với người, th́ ngoài đối với tướng mà phải ĺa tướng, trong đối với không mà phải ĺa không. Nếu toàn trước tướng tức là làm lớn thêm cái tà kiến. Bằng toàn chấp không, tức là làm lớn thêm sự vô minh. Người chấp không thường có ư chê kinh, nói rằng chẳng dùng văn tự. Đă rằng chẳng dùng văn tự, lẽ th́ họ chẳng nên nói ra lời nói mới phải, v́ lời nói ra tức là cái tướng của văn tự. Lại nói: ‘Trực tâm là đạo tràng, không lập văn tự’, nhưng hai chữ "không lập" đó cũng là văn tự! Hễ thấy người ta nói th́ chê lời nói của người, đấy chính là chấp trước văn tự.
Các ông phải biết tự ḿnh mê c̣n dung được, sao dám chê bai kinh Phật? Chẳng nên chê kinh mà phải bị tội chướng vô cùng.
Giảng:
Lúc tự tánh sanh khởi dụng, lúc cùng người khác nói chuyện bên ngoài nên ở tướng mà ly tướng, bên trong th́ nơi "không" mà ly không. Nếu các ông trong ngoài đều trước tướng, th́ sẽ sanh ra tà tri tà kiến. Nếu các ông không chấp có, mà lại chấp vào không, th́ sẽ tăng trưởng vô minh. Người chấp trước vào không sẽ nói như thế này: "Cái ǵ cũng không cần, không cần học kinh điển, v́ tất cả đều là không, không cần dùng văn tự! Văn tự là chấp tướng." Đă nói không dùng văn tự vậy th́ y cũng không nên nói, v́ ngữ ngôn là tướng của văn tự, văn tự chính là ngữ ngôn.
Lại nói: "Trực tâm là đạo trường, không cần lập văn tự." Cần biết hai chữ ‘không lập’ ở đây vẫn là văn tự, vẫn chưa có rời văn tự. Nếu thấy người liền hủy báng người, nói người chấp vào văn tự, các ông mười người cần biết tự ḿnh mê lầm th́ không nói ǵ, v́ tự ḿnh đă mê lầm, đó là việc mê lầm của ḿnh. Nhưng hủy báng Phật kinh nói không công đức, th́ tạo nghiệp tội vô cùng vô tận.
Trước tướng bên ngoài mà lập ra phép tắc để cầu Chơn đạo, hoặc rộng mở đạo tràng, hoặc nói ra những điều lỗi lầm về chỗ "có" chỗ "không," người như thế ấy, dầu tu mấy muôn kiếp, cũng không thể thấy tánh được. Phải nghe và y theo chánh pháp mà tu hành, lại cũng chẳng nên chẳng nghĩ đến mọi việc, mà đối với việc tự tánh tu đạo bị chướng ngại. Nếu nghe pháp mà chẳng tu, ắt khiến người trở lại sanh tà niệm. Phải y theo pháp mà tu hành, c̣n thí pháp th́ đừng trụ vào tướng. Nếu các ông đều rơ, th́ y theo đây mà ứng dụng, y theo đây mà hành động, y theo đây mà làm các việc, th́ chẳng lạc bổn tông.
Giảng:
Nếu ông bên ngoài chấp tướng, dùng vọng tâm tác pháp cầu chân, làm muôn việc trước tướng, để cầu chân lư, hoặc kiến lập đạo trường, hoặc nói lỗi lầm có không, loại người này nhiều kiếp nhiều đời cũng không hiểu, không minh tâm kiến tánh được. Ông chỉ nên nghe lời nói của tôi, y theo pháp tu hành là được rồi. Nhưng lại không nên trăm vật không nghĩ v́ đây lại biến thành ngoan không, đối với tự tánh tu đạo sẽ sanh ra chướng ngại.
Nếu ông chỉ nghe mà không y pháp thực hành, sẽ khiến người sanh ra tà niệm. Ông cần nên y theo lời thuyết pháp của tôi tu hành mà không chấp tướng. Nếu ông hiểu rơ đạo lư của tôi nói ra, mà y theo đạo lư của tôi đă dạy mà đi giảng kinh thuyết pháp, y theo đạo lư của tôi nói ra mà sanh ra dụng biến hóa. Y theo lời nói của tôi mà tu hành, y theo đạo lư của tôi nói ra mà thân hành thực tiễn, th́ sẽ không mất đi tông chỉ của đốn giáo.
Nếu có người hỏi các ông về đạo nghĩa: Hỏi có th́ đối không, hỏi không th́ đối có, hỏi phàm th́ đối thánh, hỏi thánh th́ đối phàm, hai đường đối nhau th́ sanh ra nghĩa trung đạo. Một câu hỏi một câu đáp, đến như các câu hỏi khác, cứ y theo đây mà thi hành th́ chẳng sai lư vậy. Giả như có người hỏi sao gọi là tối? Đáp: "Sáng là nhơn, tối là duyên, sáng dứt th́ tối. Lấy cái sáng mà chỉ rơ cái tối, lấy cái tối mà chỉ rơ cái sáng, qua lại đối nhau th́ thành cái nghĩa trung đạo." Mấy điều hỏi khác, tất cả đều y theo cách chỉ đó mà trả lời. Ngày sau các ông có đi truyền pháp, cứ y theo pháp ấy mà truyền dạy nhau, chớ làm sai tông chỉ.
Giảng:
Khi có người hỏi ông pháp nghĩa, họ hỏi ông đạo lư "có" th́ ông dùng đạo lư "không" đối, họ hỏi đạo lư "phàm phu" th́ ông dùng đạo lư "thánh nhân" đối. Họ hỏi đạo lư "thánh nhân" th́ ông dùng đạo lư "phàm phu" đối. Đây là đạo lư lưỡng trùng. Tương nhân tương tuần, từ trong sanh ra nghĩa lư trung đạo. Như một vấn một đối. Những cái khác đều như vậy th́ không mất đi tông chỉ đốn giáo. Ví như có người hỏi ông: "Cái ǵ là tối?" Ông nên trả lời như thế này: "Sáng là nhân, tối là duyên của quả. Lúc sáng không có đó là tối. Lấy quang minh để hiển cái hắc ám, dùng hắc ám mới có thể hiển ra cái quang minh. Đến và đi là giống nhau, theo nhau (tương nhân tương tuần) mà thành tựu trung đạo liễu nghĩa." Các vấn đề khác cũng căn cứ theo đạo lư này mà trả lời. Sau này các ông truyền pháp đều y theo đạo lư này mà chuyển đại pháp luân, cùng nhau giáo hóa truyền thọ, không nên làm mất đi tông chỉ chân chánh.
Thái Cực ngươn niên cải lại là Diên Ḥa, nhằm năm Nhâm Tư, tháng bảy, Đại sư sai môn nhơn qua Tân Châu, nơi chùa Quốc Ân Tự, xây một cái tháp và đốc thúc các người làm công phải xây cho rồi sớm. Cuối mùa hạ năm kế, làm lễ lạc thành.
Ngày mồng một, tháng bảy, Đại sư nhóm các đồ chúng mà nói rằng: "Đến tháng tám, ta muốn ĺa bỏ thế gian, các ngươi có điều nào nghi, phải hiệp nhau hỏi cho sớm, ta sẽ phá nghi cho các ngươi hết mê muội. Sau ta tịch rồi, sẽ không có người chỉ dạy các ngươi."
Ngài Pháp Hải v.v… nghe rồi, cả thảy đều khóc mùi. Duy có Thần Hội, thần t́nh không động, lại cũng không khóc.
Giảng:
Lục Tổ Đại sư vào niên hiệu Chánh Cực nguyên niên Đường Duệ Tông, Diên Ḥa tháng bảy (v́ trong tháng năm cải niên hiệu thành Diên Ḥa, đến tháng tám lại cải thành Tiên Thiên nguyên niên, trong thời gian một năm đổi ba lần niên hiệu), phân phó dạy môn hạ đệ tử đến chùa Quốc Ân ở Tân Châu. Tân Châu tức quê hương của Lục Tổ Đại sư, chùa Quốc Ân là nơi cư trú lúc trước của Ngài. Ngài đến chỗ này dự bị xây tháp, và đốc thúc công tŕnh mau hoàn tất. Đến năm thứ hai tháng bảy cuối mùa hạ khánh thành.
Ngày một tháng bảy thỉnh chuông gơ trống, chiêu tập tất cả đồ đệ đến Pháp đường, Lục Tổ Đại sư nói:
–Các ông nghe đây, tháng tám năm này tôi sẽ rời khỏi thế gian, các ông nếu c̣n nghi vấn ǵ th́ sớm hỏi, tôi sẽ v́ các ông phá trừ nghi hoặc, khiến nghi hoặc trong tâm các ông trừ sạch. Nếu sau khi tôi văng sanh viên tịch, th́ không có ai giáo hối các ông, các ông có biết không? Cho nên có vấn đề ǵ th́ hỏi mau đi.
Đệ tử thứ nhất lại là Pháp Hải, Ngài hướng dẫn tất cả đệ tử, nghe lời nói này liền khóc lớn lên, có người lén khóc, có người không sợ xấu hổ liền ̣a khóc, đại khái cũng có người giả bộ khóc. Nh́n thấy người bên cạnh khóc, ḿnh không khóc coi không được. Trong đó có thiệt cũng có giả, giống như đóng kịch vậy.
Chỉ có chú Thần Hội nhỏ nhất lại không khóc, tại sao chú không khóc? Có lẽ chú không hiểu, hoặc là không có tri giác? Không phải vậy! Thần Hội tuy tuổi nhỏ, nhưng định lực không phải nhỏ, chú đă hiểu rơ bất cứ cảnh giới nào đến, đều cần phải không động, như thế mới là chân chánh học được tâm bất động. Như thế nào mới gọi "tâm bất động?" Chính là có người nói quư vị tốt, quư vị cũng không vui vẻ, có người nói quư vị xấu, quư vị cũng không tức giận. Có người nói quư vị dụng công biện đạo, quư vị cũng không vui mừng. Có người nói quư vị làm biếng nhất, quư vị cũng không phiền năo. Nhưng nếu quư vị thiệt làm biếng mà có người nói, quư vị không động tâm, lại tự biện hộ nói đây là định lực, đó thiệt sai lầm. Như Thần Hội là một chú bé, thần t́nh không động, không hoan hỷ cũng không khóc lóc.
Đại sư rằng: Thần Hội tiểu sư đă chứng được bậc thiện và chẳng thiện đồng như nhau, chê khen không động, buồn vui chẳng sanh, c̣n giai dư các đồ đệ khác không đặng như vậy.
Ở trong núi mấy năm, các ngươi hành đạo ǵ đâu? Nay các ngươi buồn khóc là lo cho ai? Nếu lo cho ta không biết chỗ đi, th́ ta đă tự biết chỗ đi rồi. Nếu ta không biết chỗ đi, th́ ta chẳng báo tin cho các ngươi hay trước. Các ngươi buồn khóc v́ chẳng biết chỗ ta đi. Nếu biết chỗ ta đi, th́ chẳng nên buồn khóc. Pháp tánh vốn không sanh diệt, khứ lai. Các ngươi hết thảy ngồi xuống, ta nói cho các ngươi một bài kệ gọi là "Chơn Giả Động Tĩnh Kệ." Các ngươi hăy tụng bài kệ này, th́ được đồng một tâm với ta. Y theo bài kệ ấy mà tu hành, th́ chẳng sai tông chỉ.
Chúng tăng làm lễ, xin Sư làm kệ.
Giảng:
Thọ giới từ một năm đến mười năm gọi là Tiểu sư, Hạ tọa. Thọ giới mười năm đến hai mươi năm gọi Trung tọa, thọ giới hai mươi năm đến ba mươi năm gọi Thượng tọa. Lục Tổ Đại sư nói:
–Tiểu sư Thần Hội, chú ấy nay không phải là tiểu Sa Di, v́ chú đă thọ cụ túc giới, các ông nh́n xem, chú ấy tuy tuổi nhỏ, nhưng tiến bộ hơn các ông nhiều, tại sao vậy? V́ chú đối với thiện, bất thiện, tốt xấu đều có thể b́nh đẳng đối đăi, mà không có tâm phân biệt. Chú ấy thật đă chuyển thức thành trí, có đại trí huệ.
Ông xem Lục Tổ Đại sư tán thán tiểu sư Thần Hội như thế.
"Chú ấy đối với sự hủy báng tán thán đều không động tâm, cũng không tham luyến, cũng không xả bỏ, thương ghét đều không động. Vị tiểu sư này tuy tuổi nhỏ, nhưng ông nói chú tốt, chú cũng không hoan hỷ, ông nói chú không tốt, chú cũng không nổi nóng. Chú cũng không sanh ḷng bi ai, cũng không sanh ḷng vui mừng, đây thật là trung đạo liễu nghĩa, thật là khó được! Các ông tuổi già cũng có, tuổi trung niên cũng có, hỏa hầu không đủ, thi không đậu rồi! Nhiều năm như thế ở trong núi, các ông tu đạo ǵ? Một chút định lực cũng không có, vừa nghe tôi nói văng sanh viên tịch đều ̣a khóc lên. Ôi, những người như vậy thật vô tích dụng!" Mỗi người đều bị Tổ Sư la cho một trận: "Các ông tu đạo ǵ? Chỉ biết ăn ngủ. Các ông nay ưu buồn than khóc, ưu buồn cái ǵ? Các ông v́ ai khóc? Khóc ai? Nếu như các ông lo lắng cho tôi, không biết tôi đi về đâu, tôi nay nói cho các ông biết: Không nên lo lắng, yên tâm đi. Tôi biết ḿnh đi về đâu, việc của tôi, tôi tự sắp đặt, cũng giống như: ‘Không lớn không nhỏ, không trong không ngoài, tự tu tự liễu tự an bài.’ Nếu như tôi không biết tôi đi đâu th́ tôi đă không nói trước cho các ông biết tôi tháng tám sẽ ra đi. Các ông bi ai rơi lệ như thế, dường như không biết chỗ đi của tôi, nếu các ông biết chỗ đi của tôi th́ không nên buồn bă khóc lóc. Tự tánh pháp, vốn không sanh diệt, nó không sanh không diệt, không có đến cũng không có đi, mọi người không nên lo lắng, không nên buồn rầu. Mọi người cùng ngồi xuống, tôi nay v́ các ông thuyết một bài kệ, gọi là "Chân Giả Động Tĩnh Kệ." Bài kệ này giảng về đạo lư chân, cũng giảng về ư nghĩa giả, đạo lư động, đạo lư tịnh. Sau khi các ông niệm tụng bài kệ này, cần phải giữ ǵn bảo tồn, th́ tương đồng với ư của tôi. Các ông theo bài kệ này tu hành th́ không làm mất đi tông chỉ đốn giáo."
Chúng Tăng sau khi bị Lục Tổ Đại sư la rầy như thế, liền khấu đầu đảnh lễ, cung thỉnh Lục Tổ thuyết kệ.
Nhất thiết vô hữu chân,
Bất dĩ kiến ư chân.
Nhược kiến ư chân giả,
Thị kiến tận phi chân.
Nhược năng tự hữu chân,
Ly giả tức tâm chân.
Tự tâm bất ly giả,
Vô chân hà xứ chân ?
Hữu t́nh tức giải động,
Vô t́nh tức bất động.
Nhược tu bất động hạnh,
Đồng vô t́nh bất động.
Nhược mích chân bất động,
Động thượng hữu bất động.
Bất động thị bất động,
Vô t́nh vô Phật chủng.
Năng thiện phân biệt tướng,
Đệ nhất nghĩa bất động.
Đản tác như thử kiến,
Tức thị chân như dụng.
Báo chư học đạo nhân,
Nỗ lực tu dụng ư.
Mạc ư đại thừa môn,
Khước chấp sinh tử trí.
Nhược ngôn hạ tương ưng,
Tức công luận Phật nghĩa.
Nhược thực bất tương ưng,
Hiệp chưởng linh hoan hỷ.
Thử tông bổn vô tránh,
Tránh tức thất đạo ư.
Chấp nghịch tránh pháp môn,
Tự tính nhập sanh tử.
Thế gian muôn vật thảy không chơn,
Chẳng khá lầm xem nhận thật chơn.
Nếu thấy nh́n đều chắc thật,
Chỗ xem thấy ấy quả không chơn.
Tự tâm rơ thấu nguồn chơn chánh,
Ĺa giả th́ tâm vẫn chánh chơn.
Tự tánh chẳng ĺa điều huyễn giả,
Tâm ḿnh chẳng chánh, chỗ nào chơn?
Có t́nh hiểu biết đương nhiên động,
Không động là loài chẳng có t́nh.
Học đạo nếu tu hạnh chẳng động,
Giống loài chẳng động tức không t́nh.
Muốn t́m cảnh thiệt tâm không động,
Trong lúc động mà tánh chẳng lay.
Chẳng động, thiệt ṛng tâm chẳng động,
Không t́nh đâu có giống Như Lai!
Biệt phân các tướng đều thông suốt,
Ấy nghĩa tột cao chẳng động tu.
Hiểu thấu lư mầu như thế ấy,
Tức là diệu dụng của Chơn-như.
Hởi người học Phật t́m chơn lư,
Hành động gắng dùng ư biệt phân.
Vào cửa Đại thừa đừng cố chấp,
Mà theo sanh tử trí phàm trần.
Nói rồi nếu hiểu đồng tương ứng,
Hội luận cùng nhau Phật nghĩa chơn.
Bằng thiệt chẳng đồng tâm hiệp ư,
Kính nhau vui vẻ chớ sanh hờn.
Tông này vốn thiệt không tranh luận,
Tranh luận th́ sai đạo ư thâm.
Cửa pháp cố tranh điều trái lẽ,
Tự tâm ắt đọa chốn luân trầm.
Giảng:
Tất cả đều không phải là chân, các ông không nên xem những việc không chân là chân, nếu ở trong không chân mà cho là chân, th́ những ǵ ông thấy không phải là chân. Nếu ông tự ḿnh hồi quang phản chiếu trở lại t́m cầu nơi ḿnh, trong tự tánh, liền biết nó là chân. Nếu ông có thể ly khai tất cả giả h́nh giả tướng ở thế gian này, đó là chân tâm của ông. Trong tâm ông không rời giả, trong tâm không có chân, th́ đi đâu t́m được cái chân? Cho nên chân, không phải rời tự tánh, rời tự tánh th́ không t́m được chân.
Cái tánh tri giác hữu t́nh của ông có thể hiểu rơ cái động này, nếu ông không có tánh tri giác chính là bất động. Nếu ông muốn tu hành pháp môn bất động này, th́ nên giống như vô t́nh bất động. Nếu ông lại muốn t́m bất động chân chánh, th́ không nên rời động mà t́m bất động, v́ trên động th́ có bất động. Bất động chính là bất động, mà động th́ ở hữu t́nh mới có động. Nếu là hữu t́nh mà ông lại có thể bất động, đó là chân chánh bất động. Nếu ông không có tánh tri giác, th́ ngay chủng tánh Phật ông cũng không có. Trên tánh tri giác hữu t́nh của ông, không dùng thức tâm phân biệt, mà dùng Thành Sở Tác Trí để phân biệt các pháp tướng, chứng đắc lư thể tự tánh, đạt đến cảnh giới Đệ nhất nghĩa, đó mới là chân chánh bất động. Nếu ông chỉ có kiến giải này, th́ đó là diệu dụng Chân như.
Tôi nay nói cho các ông, những người học đạo biết! Các ông cần phải nỗ lực thành tâm tu hành. Không nên ở trong pháp môn Đại thừa Phật pháp, lại chấp trước trí huệ sanh tử của ông, trí huệ chấp tướng. Tôi nay v́ các ông mà nói bài kệ này, nghe xong nếu có thể minh tâm kiến tánh, th́ tôi có thể cùng các ông thảo luận nghĩa lư Phật pháp, nếu nghe xong mà các ông không thể lập tức tương ưng, minh tâm kiến tánh, th́ cũng nên chấp tay khiến cho tất cả chúng sanh hoan hỷ. Tông này của tôi là tu vô sanh pháp nhẫn, không có chỗ tranh luận, không cùng người tranh chấp. Nếu ông cùng người tranh chấp th́ mất đi đạo nghĩa, mất đi bổn thể của đạo, cho nên nói: "Tranh là tâm thắng phụ, là tương nghịch với đạo, liền sanh tâm tứ tướng, sao đắc được tam muội?" Nếu ông chấp vào pháp môn tranh luận, th́ không thể ra khỏi ṿng luân hồi sanh tử.
Khi nghe kệ rồi, các đồ chúng đều làm lễ. Cả thảy đều thể theo bổn ư của Đại sư, mỗi người nhiếp tâm, y pháp tu hành, lại chẳng dám tranh luận nữa.
Biết rằng Đại sư chẳng c̣n ở lâu tại thế, thầy Thượng Tọa Pháp Hải lại làm lễ mà hỏi rằng: "Sau khi Ḥa Thượng nhập diệt rồi, y pháp phải truyền cho ai?"
Giảng:
Lúc đó, đồ đệ của Lục Tổ Đại sư ở Chùa Nam Hoa, nghe xong bài kệ này, đều kiền thành khấu đầu đảnh lễ, và đều hiểu rơ tâm ư của Đại sư, tất cả mọi người nay không c̣n khóc c̣n la nữa, cũng không cùng nhau biện luận, từ đây y pháp tu hành, không cùng nhau tranh biện. Mọi người đều biết Lục Tổ Đại sư tại thế chỉ c̣n hơn một tháng thôi, v́ thế Thượng Tọa Pháp Hải (Thượng Tọa lúc nào cũng không quên được ḿnh, lúc nào cũng tranh đứng nhứt), lại lễ bái hỏi Đại sư:
–Bạch Ḥa thượng! Sau khi Ngài viên tịch, y pháp nên giao phó cho ai?
Thượng Tọa cũng muốn tiếp thọ y bát này.
Đại sư nói: "Các lời ta thuyết pháp từ lúc ở Chùa Đại Phạm đến ngày nay đều nên biên chép lại mà lưu hành, và để tựa đề là ‘Pháp Bảo Đàn Kinh.’ Các ngươi hăy giữ ǵn, thay thế nhau mà truyền thọ để độ chúng sanh. Hăy y theo lời kinh này mà tu hành, ấy gọi là chánh pháp.
Nay ta nói pháp cho các ngươi, mà chẳng giao cho cái áo Ca-sa, là bởi tín căn của các ngươi đă thuần thục, chắc chắn không nghi, có thể nhậm kham việc lớn. Lại cứ như ư bài kệ của tiên tổ Đạt Ma Đại sư để lại, th́ cái áo Ca-sa chẳng nên truyền. Kệ rằng:
Ta đến cơi này,
Truyền pháp cứu mê t́nh.
Một hoa nở năm cánh,
Kết quả tự nhiên thành.
Giảng:
Lục Tổ Đại sư nói:
–Tôi ở Chùa Đại Phạm Thiều Châu thuyết pháp, những điều sao chép lưu thông cho đến hôm nay, bộ kinh này gọi là Pháp Bảo Đàn Kinh, các ông cần phải giữ ǵn thủ hộ Pháp bảo này, cần chuyển chuyển lưu thông, cùng nhau sao chép truyền thọ, rộng độ tất cả chúng sanh. Nếu ông y theo phương pháp này tu hành, đó là chánh pháp. Các ông nay đă hiểu rơ những lời thuyết pháp của tôi dạy cho các ông, cho nên không cần phải truyền y này. V́ y là vật biểu tín, mà các ông đều là những người tín căn thuần thục, đối với quyết định của tôi không có hoài nghi, chướng ngại, đều có thể gánh vác gia nghiệp của Như Lai để giáo hóa chúng sanh. Nhưng cần nói thêm, căn cứ tiên đại Tổ Sư, Bồ Đề Đạt Ma Tổ sư, bài kệ Ngài truyền thọ, ư nói: Y này bắt đầu từ tôi không nên truyền nữa.
Bài kệ của Tổ sư Đạt Ma nói:
–Tôi đến Trung Quốc, vốn là muốn truyền chánh pháp, cứu độ tất cả chúng sanh mê t́nh. Một hoa của tôi sau này sẽ nở ra năm lá – tức năm vị Tổ Sư: Nhị Tổ, Tam Tổ, Tứ Tổ, Ngũ Tổ và Lục Tổ. Đến lúc đó th́ không nên truyền y này, chỉ cần truyền pháp là được rồi. Cho nên Ngũ Tổ cũng nói với Lục Tổ rằng: "Y là đầu mối của sự tranh giành, đến đời ông th́ không nên truyền nữa."
Các vị xem, "kết quả tự nhiên thành," quả* ở đây chính là chỉ các vị, cần phải tự nhiên thành thục. Lục Tổ Đại sư cũng nói: "Bồ đề quả tự nhiên thành," quaû Bồ đề của các vị cần phải nhanh chóng thành tựu, điều quan trọng chính là không nên lười biếng. Các vị xem! Tổ sư Bồ Đề Đạt Ma sớm đă thọ kư cho các vị rồi đó. (* Đệ tử quy y Ḥa Thượng, pháp danh bắt đầu bằng chữ "Quả" v́ y cứ theo bài kệ truyền thừa của Tông Quy Ngưỡng)
Sư lại nói rằng: "Chư Thiện tri thức! Các ngươi mỗi người phải tịnh tâm mà nghe ta nói pháp.
Nếu muốn thành tựu Nhất thiết chủng trí, th́ phải đạt đến cảnh: Nhất tướng tam muội, Nhất hạnh tam muội. Đối với cả thảy các nơi mà tâm chẳng trụ vào các tướng. Trong các tướng ấy chẳng sanh ḷng ghét yêu, cũng không chấp bỏ, chẳng tưởng đến việc lợi hại nên hư, một mực an nhàn điềm tịnh, hư dung đạm bạc, ấy gọi là Nhất tướng tam muội.
Đối với cả thảy các nơi, đi đứng ngồi nằm, phải ṛng giữ một ḷng ngay thật, chẳng động đạo tràng, phải thiệt ḷng tịnh độ, ấy gọi là Nhất hạnh tam muội.
Nếu người nào có đủ hai tam muội ấy, th́ cũng như đất có hạt giống, ngậm chứa chăm nuôi cho hột giống ấy lớn lên tới kỳ trổ quả chín mọng. Nhất tướng tam muội, Nhất hạnh tam muội cũng giống như thế.
Giảng:
Lục Tổ Đại sư nói:
–Quư vị Thiện tri thức, các ông mỗi người đều nên tự tịnh kỳ ư, không nên chứa chấp tâm tham sân si, nghe tôi nói pháp.
Các ông nếu muốn thành tựu Nhất thiết chủng trí, th́ phải thông đạt nhứt tướng tam muội, nhứt hạnh tam muội – là tam muội nhứt tướng mà không tất cả tướng, là tam muội nhứt hạnh mà không tất cả hạnh.
Nếu ông ở khắp nơi, bất cứ nơi nào – tức không kể chỗ tốt chỗ xấu, hoặc động hoặc tịnh, mà không chấp vào tướng. Gặp phải cảnh giới không sanh tâm oán hận chán ghét hoặc yêu thích ưa mến, gọi là tâm thương ghét bất động, như như bất động. Đối với cảnh giới mà ông ưa thích cũng không nghĩ việc thủ lấy làm của ḿnh, có ḷng yêu mến th́ có thủ, giống như Thập Nhị Nhân Duyên – ái duyên thủ, thủ duyên hữu. Tại sao lại muốn thủ? V́ muốn chiếm làm của sở hữu. Xả bỏ v́ nhân ghét, lúc ông giận ghét th́ xả bỏ nó. Ông không nên nghĩ đến việc lợi ích, thành hoại. Có lợi ích ǵ cho ḿnh th́ mới làm, đó là tâm tham, tâm phan duyên, tâm không thanh tịnh. Cũng không tính toán, như là đối với ḿnh có thành công hoặc tổn hại ǵ không, chớ nên chứa chấp tâm này. An nhàn tự tại, việc ǵ cũng không phiền năo, giống như nước không có sóng, không có phiền năo của thương yêu ghét bỏ, không có phiền năo của sự thủ lấy, xả bỏ, không có phiền năo của lợi ích, thành hoại. Ông không nghĩ đến việc thành công, th́ không biết cái ǵ là thất bại. Hư dung đạm bạc, như vạn vật từ hư không sanh ra, nhưng hư không vô sở sử sự, không có tạo tác một việc ǵ, nó cũng không có một nơi làm việc, bảo ông ở đây sanh ra, hoặc đến chỗ khác chết đi. V́ tất cả vạn vật sanh sanh diệt diệt, sanh sanh hóa hóa, đều là một loại hiện tượng thiên nhiên, mà không có thêm vào sự tạo tác. Rất đạm bạc chính là b́nh thường, thứ ǵ th́ là thứ đó, cho nên đạm bạc để làm sáng cái trí. Không có một chút tham tâm, sân tâm, si tâm, cũng chính là thiểu dục tri túc, không có tâm phan duyên. Cho nên nói: Tri túc thường lạc, năng nhẫn nhịn th́ ḿnh tự an vui, xem thường danh lợi, th́ có thể ở trong tướng mà rời tướng, ở trong trần mà ra khỏi trần, v́ thế gọi là nhứt tướng tam muội.
Nhứt hạnh tam muội tức là ông có thể ở bất cứ chỗ nào, vô luận là chỗ tốt, chỗ xấu, chỗ thiện, chỗ ác, chỗ thị, chỗ phi, hành trụ tọa ngọa trong bốn đại oai nghi, mọi lúc đều dùng trực tâm. Trực tâm là đạo tràng, chúng ta là người học Phật không nên dùng tâm cong quẹo, quư vị đối với bất cứ người nào cũng cần trực tâm, trực ngôn, trực hạnh; trong tâm không nên có sự cong cong quẹo quẹo. Trực ngôn không phải tâm nghĩ đông miệng nói tây, tâm khẩu bất nhất. Làm việc cũng trực, nói chuyện cũng trực, nếu nhân bất trực th́ sau này quả cũng không trực, cho nên đi đứng nằm ngồi cần phải thuần nhứt trực tâm. Thuần nhứt tức là tinh thuần đến trực điểm, chỉ có một cái, không có hai cái. Một cái chính là trực tâm, chúng ta là người tu đạo, bất luận đối với người, đối với ḿnh, đối với sự việc đều nên dùng trực tâm, trong tâm không nên tính toán việc người, ví dụ người đó có tiền, ta mượn ông ta một ít tiêu dùng. Dù nghèo đến cực điểm, ta cũng không nên làm những hành vi không có liêm sỉ. Nếu sau khi mượn mà trả lại th́ không mất đi quân tử, nếu chỉ mượn mà không trả th́ hành vi này rất đê tiện. Bất động đạo trường, chính là tâm quư vị trực, lúc quư vị có thể trực ngôn trực hạnh, bất động đạo trường đó chính là tịnh độ, đó gọi là nhứt hạnh tam muội.
Nếu người này đầy đủ nhứt tướng tam muội, nhứt hạnh tam muội, ông có thể y theo đạo lư này tu hành, giống như dưới đất gieo trồng hạt giống, chôn trong ḷng đất, thời gian lâu dài liền tự nhiên sanh ra mầm Bồ-đề, thành thục thật quả Bồ-đề. Nhứt tướng tam muội và nhứt hạnh tam muội cũng giống như đạo lư này
Nay ta nói pháp cũng giống như trời mưa thấm ướt khắp cả mặt đất, Phật tánh của các ông tỷ như các hạt giống gặp đám mưa pháp này, th́ cả thảy đều thấm ướt và phát sanh. Người nào vâng theo tông chỉ của ta, chắc đặng đạo Bồ đề; y theo chỗ làm của ta, ắt chứng Diệu quả. Hăy nghe ta kệ:
Đất tâm chứa hạt giống,
Mưa rưới thảy nảy mầm.
Hoa t́nh đốn ngộ rồi,
Quả Giác tự kết thành.
Đại sư nói kệ rồi tiếp rằng: "Pháp vốn không hai, tâm ḿnh cũng vậy. Đạo là trong lặng không có các tướng. Các ngươi hăy cẩn thận, chớ đắm vào cảnh không và chỉ quán cảnh tĩnh (trầm không quán tĩnh). Tâm vốn trong sạch, chẳng có ǵ mà chấp hay bỏ được. Mỗi người tự gắng sức và tùy duyên mà hóa độ."
Khi ấy đồ chúng làm lễ mà lui ra.
Giảng:
Tôi nay thuyết pháp, giống như kịp thời mưa xuống phổ nhuận đại địa. Đương lúc nhà nông cần mưa, th́ có mưa. Nếu không cần mưa, mà mưa rất lớn th́ những vật trồng trọt sẽ bị mưa làm úng. Nếu cần mưa mà không có mưa, cây cối sẽ bị khô héo mà chết.
Các ông mỗi vị vốn có Phật tánh, th́ giống như những hột giống này gặp phải mưa đúng lúc liền trưởng dưỡng tươi tốt, có hy vọng thành thục quả Bồ đề. Các ông là những người hiểu rơ tông chỉ tôi nói ra, nhất định đắc được Bồ đề. Nếu các ông y theo pháp của tôi nói ra mà tu hành, th́ nhất định đắc được diệu quả Bồ đề. Các ông nghe tôi nói kệ, cần phải chú ư a! Tôi đă v́ các ông nói nhiều pháp như thế, nhưng các ông khi nghe qua tai rồi th́ tản mạn rời rạc, cho nên tôi phải dùng kệ tụng để biểu đạt rơ ràng.
Các ông đều nên tự tịnh kỳ tâm, dùng tâm nghe bài kệ của tôi.
Tâm địa tức tự tánh, nó chứa đựng tất cả hạt giống. Nay đúng lúc gặp mưa, tưới tẩm nhuần thấm hết thảy, cho nên đều sanh ra mầm Bồ đề. Hữu t́nh chúng sanh đốn ngộ, kịp thời hiểu rơ, kết quả cần khai hoa, khai hoa cần kết quả. Sau khi khai hoa, diệu quả Bồ đề tự nhiên thành tựu. Ông xem! "Bồ đề quả tự thành."
Tổ sư Đạt Ma nói: Kết quả tự nhiên thành, đây nói về các ông. Cái quả này có thể phổ biến khắp thế giới, kết quả tự nhiên thành, tự nhiên quả sẽ đến mọi hang cùng ngơ hẻm trên toàn thế giới, mỗi chỗ sẽ trổ quả Bồ đề. Mỗi người cần tự ḿnh thành tựu quaû của ḿnh, tôi không thể giúp quư vị được, nếu tự ḿnh không thành tựu, chính là tự ḿnh cam chịu kém cỏi, lạc hậu. Quư vị xem! Thật là khéo, pháp tự của quư vị là chữ Quaû, tông phái của chúng ta đối với quả nói ra rất diệu mầu:
Tư tu thường an quaû,
Thân truyền vô vi giáo.
Lục Tổ Đại sư nói xong phần đầu bài kệ, lại nói với mọi người:
–Tôi thuyết đốn giáo pháp môn không có hai, chỉ có một, chính là đốn giáo này, tâm cũng nên biến thành một. Đạo mà ḿnh tu vốn thanh tịnh, và không có tất cả tướng. Tuy nói không có các tướng, nhưng các ông cũng không nên hiểu lầm nói là duy quán cái tĩnh này. Nếu ông chỉ quán tĩnh, đó cũng là chấp trước, đồng thời cũng không nên chấp chặt ngoan không. Tại sao vậy? V́ nhất thiết chúng sanh tâm vốn thanh tịnh, không có nhiễm ô, không có thủ lấy, cũng không có xả bỏ, các ông mỗi người cần nên nỗ lực tinh tấn, không nên làm biếng, tùy theo nhân duyên mà đi khắp nơi, kiến lập đạo trường, nỗ lực dụng công tu hành.
Lúc này đồ chúng của Lục Tổ Đại sư có mấy ngàn người, đều khấu đầu đảnh lễ lui về một bên.
Ngày mồng tám, tháng bảy, th́nh ĺnh Đại sư gọi các môn nhơn mà dạy rằng: "Ta muốn về Tân Châu, các ông mau sửa soạn thuyền bè."
Đại chúng buồn thảm và gắng sức cầm Ngài ở lại.
Sư nói: "Chư Phật ra đời, rồi cũng vào Niết Bàn. Có lại ắt có đi, lẽ ấy cũng là thường vậy. Cái h́nh hài của ta đây đi về, ắt có chỗ."
Chúng nhơn bạch rằng: "Từ đây Thầy đi, sớm muộn xin Thầy cũng trở về."
Sư nói: "Lá rụng th́ về cội. Lúc ta lại đây cũng đâu có nói ǵ."
Chúng nhơn lại hỏi: "Chánh Pháp Nhăn Tàng sẽ truyền trao cho người nào?"
Sư nói: "Người có Đạo th́ đặng pháp ấy, người vô tâm th́ thông hiểu."
Lại hỏi: "Ngày sau có tai nạn chi chăng?"
Sư nói: "Sau khi ta tịch diệt, năm sáu năm, sẽ có người đến lấy đầu ta. Hăy nghe lời ta thọ kư.
Kệ rằng:
Dốc ḷng thờ kính giống cha sanh,
V́ đói phải toan kế lợi ḿnh.
Gặp Măn, gian nhơn lâm khổ nạn,
Hai quan Dương, Liễu xử phân rành."
Giảng:
Lục Tổ Đại sư vào ngày tám tháng bảy năm này, chợt nói với đại chúng rằng:
–Tôi muốn trở về Tân Châu, các ông mau mau chuẩn bị thuyền bè.
Lúc đó, trong số đông đồ đệ của Lục Tổ có người ̣a lên khóc. Trước kia đă khóc rồi, lần này Lục Tổ sắp đi, họ lại khóc nữa, không muốn Lục Tổ ra đi.
Lục Tổ Đại sư nói:
–Mười phương ba đời Chư Phật xuất hiện ở đời vẫn thị hiện tướng Niết Bàn, có đến tất có đi, có sanh tất có diệt, đây là đạo lư rất b́nh thường. Thân này của tôi, nhất định có chỗ quy về.
Đại chúng nói:
–Bạch Tổ Sư, Ngài từ đây ra đi, nhưng chúng con không muốn Ngài viên tịch, nhập Niết Bàn, hy vọng sớm muộn ǵ Ngài cũng sẽ trở lại.
Lục Tổ Đại sư nói:
–Tôi giống như chiếc lá rơi, nên trở về với cội cây, khi tới cũng không lời (vô khẩu).
Tôi nghĩ chữ "khẩu" ở đây có lẽ viết sai, nên là trở lại "vô nhựt", ư nói lúc tôi tới cũng không có ngày.
Lai thời vô khẩu, có một cách giảng khác, là khi tôi tới không có thuyết pháp, khi tôi đi cũng không có thuyết pháp, pháp tướng vốn không tăng không diệt. Tôi tuy thuyết pháp lâu năm như thế, sự thực không thuyết một pháp nào cả, cho nên nói: "khi tới không nói." Pháp vô định pháp, chỉ cần hợp lư giảng như thế nào cũng được, nhưng không nên giảng sai lầm, dẫn người đến địa ngục. Pháp này th́ bất khả thuyết, không thể dùng ngôn từ diễn bày được.
Phần đông đệ tử đều lưu luyến Lục Tổ Đại sư, cho nên đây hỏi cái này, đó hỏi cái kia, thật nhiều lời lôi thôi, tôi tin rằng lúc đó Lục Tổ cảm thấy những người này thật là phiền phức, nghĩ: "Ta phải nhanh chóng ra đi."
Lại có người hỏi: "Chánh Pháp Nhăn Tạng tức y bát đă truyền cho ai?" Lúc đó nhiều người như thế đều không biết Lục Tổ Đại sư truyền pháp cho ai. Những người hỏi câu này đại khái đều có ḷng tham muốn đắc được Chánh Pháp Nhăn Tạng, nếu không th́ họ hỏi việc ấy làm ǵ? Đó cũng giống như: "Kư tại giang biên trạm, tựu hữu vọng hải tâm." Đă đứng bên bờ sông lại muốn nh́n ra biển, nếu không muốn nh́n biển th́ đứng bên bờ sông làm chi? Chúng ta có thể thấy người đương thời, đối với y bát, đều rất coi trọng.
Lục Tổ Đại sư nói:
–Truyền cho ai? Ai có Đạo tôi liền truyền cho người ấy, ai không có tâm phan duyên người ấy liền hiểu rơ pháp của tôi. Người chứng đắc nhứt tướng tam muội, nhứt hạnh tam muội th́ được pháp của tôi.
Lục Tổ Đại sư đắc Pháp ǵ? Chính là đạo lư trong mấy bài kệ tụng này. Quư vị nếu y theo đạo lư ấy mà tu hành, th́ có thể đắc được pháp của Ngài.
Đồ chúng lại hỏi: "Sau này trong giáo đoàn có tai nạn, khó khăn, ma nạn hoặc có hoạn nạn ǵ không?" Ư nói, Lục Tổ Đại sư trong lúc sanh thời gặp phải nhiều ma nạn như thế – thuê người đến ám sát Ngài, lại phái gián điệp trộm pháp, lại có người phóng hỏa muốn thiêu chết Ngài, vô số tai nạn một lời khó nói hết. Lục Tổ Đàn Kinh chỉ ghi lại chút ít, nhưng tin rằng lúc đó có rất nhiều tai nạn, chớ không chỉ có vài sự kiện như vậy thôi. Như có người đến trộm y bát sáu lần, đều nhân tiện muốn giết luôn Lục Tổ, nhưng v́ không trộm được cho nên kinh không có ghi lại.
Lục Tổ Đại sư kêu đệ tử là Lập Khải, năm trước đi xây tháp, năm nay tháp đă xây xong, cho nên Ngài muốn trở về Tân Châu. Đồ chúng hỏi: "Sau này có c̣n tai nạn ǵ nữa không?" Ư tức hy vọng sẽ không c̣n tai nạn nào nữa? Mang theo khẩu khí hy vọng! Tổ Sư đă viên tịch rồi, vậy có c̣n ai lại muốn giết chúng con không, v́ chúng con là đệ tử của Ngài, giết Ngài không được th́ có thể sẽ đến giết chúng con.
Lục Tổ Đại sư nói:
–Sau khi Ta viên tịch, năm sáu năm sau có người đến cắt đầu ta.
Quư vị xem, c̣n sống có người đến giết Ngài, sau khi viên tịch vẫn c̣n có người muốn lấy đầu của Ngài. Thời đó làm Tổ Sư thật khó a! Nay th́ không có nghiêm trọng như thế nữa, v́ thế không nên sợ hăi. Không nên nói làm Tổ Sư khó quá, tôi không muốn làm Tổ Sư, không nên thối tâm!
Nay tôi nói cho các ông một lời dự ngôn, lúc đó không có ai biết, sau này sẽ chứng minh "đầu thượng dưỡng thân," là một vị tăng người nước Cao Ly, muốn trộm đầu của Lục Tổ về nước cúng dường. "Đầu" là đầu của Lục Tổ Đại sư. "Thượng" là chỉ ông ta rất cung kính. "Dưỡng Thân" ư là như cúng dường Cha Mẹ vậy. Vị tăng này tên gọi là Kim Đại Bi, ông ta ở Hồng Châu thuê một người tên Trương Tịnh Măn, đến lấy đầu Lục Tổ. Cho nên nói "khẩu lư tu xan." V́ sao ông ta đến trộm đầu Lục Tổ? V́ sinh kế, cần phải ăn cơm, cho nên nhận tiền của người đi chặt lấy đầu một vị Tổ Sư đă viên tịch. Đại khái vị tăng Cao Ly này rất giàu có, thuê ông ta rất nhiều tiền, v́ thế ông ta đồng ư đi trộm lấy đầu Lục Tổ Đại sư. Người này gọi là Trương Tịnh Măn, cho nên nói "ngộï Măn chi nạn." Ngộ Măn chính là gặp phải Trương Tịnh Măn, chỉ dùng một tên của ông ta đưa vào trong lời dự ngôn. V́ Tịnh Măn đến rồi th́ sẽ chặt đầu Lục Tổ Đại sư. Đây cũng tính là một nạn. "Dương Liễu vi quan": Quan Thứ sử đương thời là Liễu Vô Thiểm, Quan Huyện tên là Dương Khản, v́ thế nói Dương Liễu vi quan. Quả nhiên, Lục Tổ viên tịch năm sáu năm sau, vào một đêm nọ có vị Tăng nghe động tịnh trong tháp nhục thân của Ngài. Đồ đệ của Lục Tổ đă biết dự đoán của Lục Tổ cho nên dùng sắt bao cổ Ngài lại, cho nên lúc Trương Tịnh Măn đến dùng đao chém cổ Lục Tổ, chém như thế nào chém cũng không đứt. Dùng đao liền gây ra tiếng động khiến vị tăng canh gác giật ḿnh tỉnh dậy, Trương Tịnh Măn bèn vội vàng từ trong tháp chạy ra – toàn thân mặc hiếu phục. Sau đó vị tăng này vào trong tháp kiểm soát cổ của Lục Tổ Đại sư, phát hiện có dấu tích bị người dùng đao chém, v́ thế liền báo với Thứ sử Thiều Châu và quan huyện, họ phái binh lính nỗ lực đi t́m trong năm ngày liền bắt được Trương Tịnh Măn.
Liễu Vô Thiểm liền đem tên trộm này đến chùa Nam Hoa thẩm vấn: "Tại sao ngươi dám chặt đầu Lục Tổ Đại sư?" Trương Tịnh Măn nói: "V́ có vị tăng, ông ta muốn trộm đầu Lục Tổ, nhưng ông ta không dám làm, cho nên mướn tôi rất nhiều tiền, mà tôi th́ cần tiền để sanh sống, cho nên mới bằng ḷng làm việc này." Lúc đó Liễu Vô Thiểm liền hỏi đệ tử của Lục Tổ Đại sư là Thiền sư Linh Thao: "Án này nên giải quyết như thế nào?" Thiền sư Linh Thao trả lời: "Việc này nếu án theo luật nhà nước xử lư, nhất định phải chém đầu, không có cách nào khác. Nhưng trong Phật giáo, th́ oán thân b́nh đẳng, ư của tôi hay là thả y đi; vă lại Lục Tổ Đại sư lúc trước có nói, sẽ có việc này xảy ra." Liễu Vô Thiểm nghe xong, nói: "Tôi nay mới biết Phật môn quảng đại, Phật giáo vĩ đại quá!" V́ thế tha cho Trương Tịnh Măn.
Sư lại nói: "Ta tịch rồi, bảy mươi năm sau, sẽ có hai vị Bồ Tát từ Đông phương đến, một vị xuất gia, một vị tại gia, đồng thời hưng hóa, kiến lập tông phái của ta và tạo tu Phật tự. Chánh là hai vị pháp-tự xương minh chánh giáo vậy."
Giảng:
Lục Tổ Đại sư lại nói: "Bảy mươi năm sau khi ta viên tịch, có hai vị Bồ Tát từ Đông phương đến đây, một là Bồ Tát xuất gia, một là Bồ Tát tại gia, đồng thời hưng hóa." Xuất gia Bồ Tát theo truyền thuyết là Giang Tây Mă Tổ Đạo Nhứt Tổ Sư, tất cả Tùng lâm ở Giang Tây đều do Mă Tổ xây dựng, có câu: "Mă Tổ tạo tùng lâm, Bách Trượng lập thanh quy." Tại gia Bồ Tát theo truyền thuyết là cư sĩ Long Uẩn, cả gia đ́nh Ngài đều khai ngộ, lại cùng một lúc văng sanh nhập Niết Bàn. Cư sĩ Long Uẩn rất giàu có, ông đem tất cả vàng bạc châu báu trong nhà chất trên một chiếc thuyền, đem tiền quăng hết dưới đáy biển tặng cho Long Vương để trang nghiêm long cung, làm một việc đại bố thí. Sau đó làm nghề đan lồng trúc để sinh nhai, sống đời thanh bần, nhứt tâm tu đạo. Một ngày kia cư sĩ than rằng: "Khó! khó! khó! Như mười gánh mè mà rắc trên cây." Đây thật là khó, đem mười gánh mè từng hột, từng hột rắc trên cây. Vợ của ông nghe xong liền nói: Ông già này thật không làm nên tích sự ǵ, có cái ǵ mà khó, khó cái ǵ chớ? Ông xem khó, c̣n tôi cảm thấy đây là việc dễ nhất, cho nên nói: "Dị! Dị! Dị! Bách thảo đầu thượng Tổ Sư ư," tức trên đầu ngọn cỏ đều là ư của Tổ Sư. Con gái của ông là Linh Chiếu nói: "Cũng không khó, cũng không dễ, đói th́ ăn cơm, mệt đi ngủ," con không cảm thấy khó, cũng không cảm thấy dễ, đói th́ đi ăn cơm, mệt th́ đi ngủ. Cư sĩ Long Uẩn tuy có vợ, nhưng hai người giống như bạn bè b́nh thường, không có quan hệ nam nữ như người đời. Làm cư sĩ th́ nên học theo cảnh giới bất khả tư ngh́ này của cư sĩ Long Uẩn. Lại có người nói hai vị Bồ Tát đó, là Tổ sư Hoàng Bá và Thừa tướng Bùi Hưu. Nói hai vị nào cũng đều được. Hai vị Bồ Tát này kiến lập tông chỉ đốn giáo, trùng tu xây dựng già lam tự viện, phát dương rộng lớn Phật pháp.
Hỏi rằng: "Chẳng biết từ trên Phật tổ ứng hiện tới nay, đă nay truyền thọ được mấy đời? Xin Tổ Sư chỉ dạy."
Sư nói: "Cổ Phật ra đời đă vô số, không thể kể hết được. Nay kể bảy vị Phật làm đầu mà thôi.
Đời quá khứ Trang Nghiêm kiếp có: Tỳ Bà Thi Phật, Thi Khí Phật, Tỳ Xá Phù Phật.
Đời hiện tại Hiền kiếp có: Câu Lưu Tôn Phật, Câu Na Hàm Mâu Ni Phật, Ca Diếp Phật, Thích Ca Văn Phật.
Ấy là bảy vị Phật.
Giảng:
Đại chúng lại khấu đầu đảnh lễ hỏi:
–Chúng con không biết từ lúc đức Phật đầu tiên ứng hóa cho đến hôm nay th́ đă truyền thọ được bao nhiêu đời rồi? Cúi mong Tổ Sư v́ chúng con khai thị.
Lục Tổ Đại sư nói:
–Từ xưa đến nay Chư Phật ứng hiện giữa đời đă vô số vô lượng, nhiều đến nổi đếm không xiết, huống chi tôi lại không biết chữ, nay chỉ lược nói bảy Đức Phật quá khứ lúc ban đầu. Kiếp quá khứ Trang Nghiêm có một ngàn Đức Phật ra đời, Đức Phật thứ chín trăm chín mươi tám tên là Tỳ Bà Thi Phật, dịch là Thắng Quán, Chủng Chủng Quán, Thắng Kiến hoặc Chủng Chủng Kiến. Vị Đức Phật thứ hai là Thi Khí Phật, dịch là Ly Hỏa, là vị Phật thứ chín trăm chín mươi chín. Vị Phật thứ ba là Tỳ Xá Phù Phật, là vị Phật cuối cùng trong kiếp Trang Nghiêm. Kiếp tiếp theo tên là Hiền kiếp. Sao gọi là Hiền kiếp? V́ trong kiếp này có rất nhiều bậc Thánh hiền, có ngàn Đức Phật ra đời. Vị Phật đầu tiên là Câu Lưu Tôn Phật, dịch là Sở Ứng Cúng, là bậc đáng cho trời người cúng dường, c̣n dịch là Trang Nghiêm. Vị Phật thứ hai là Câu Na Hàm Mâu Ni Phật. Vị thứ ba là Ca Diếp Phật. Vị thứ tư là Thích Ca Mâu Ni Phật, tức Giáo chủ cơi thế giới Ta-bà hiện nay. Trên đây là bảy vị Phật gần nhất.
Trước hết Thích Ca Văn Phật truyền cho Sơ Tổ Ma Ha Ca Diếp Tôn giả. Ma Ha Ca Diếp Tôn giả truyền cho Nhị Tổ A Nan Tôn giả, A Nan Tôn giả truyền cho…
Giảng:
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni truyền cho đệ nhứt Tổ Sư – Tôn giả Ma Ha Ca Diếp. Một lần nọ, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni trong pháp hội, trăm vạn người trời bao quanh, tay cầm hoa Kim Đàn Mộc do Đại Phạm Thiên Vương cúng dường, những người khác đều không biết ư ǵ, chỉ có Tôn giả Ca Diếp mỉm cười. Phật nói: "Ta có Chánh Pháp Nhăn Tàng, Niết Bàn diệu tâm, thực tướng vô tướng, giáo ngoại biệt truyền, pháp môn dùng tâm ấn tâm, đă phó chúc cho Ma Ha Ca Diếp." Sau truyền cho đệ Nhị Tổ – Tôn giả A Nan. Đệ Tam Tổ là Tôn giả Thương Na Ḥa Tu. Tôn giả này lúc mới sanh ra trên ḿnh đă khoát một bộ y phục, Ngài lớn lên bao nhiêu th́ y phục cũng lớn theo Ngài bấy nhiêu. Tôn giả A Nan sau khi độ Ngài xuất gia, y phục trên thân Ngài liền biến thành Pháp phục. Sau khi thọ Cụ túc giới, y đó lại biến thành y Tăng-già-hội. Lúc viên tịch, Ngài lưu lại y này nói: "Lúc Phật pháp của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni diệt tận, th́ y này mới hoại. Nếu pháp chưa diệt th́ y này vẫn c̣n tồn tại."
Đệ Thập Tổ Hiếp Tôn giả, Tôn giả này ở trong thai mẹ hơn sáu mươi năm, sau khi sanh ra râu tóc đều bạc trắng. Sau khi chào đời liền thích tu hành, gặp Đệ Cửu Tổ Tôn giả Phục Đà Mật Đa, truyền cho Ngài pháp môn Phật tâm ấn.
Thập nhất Phú Na Dạ Xa Tôn giả, thập nhị Mă Minh Đại Sĩ, thập tam Ca Tỳ Ma La Tôn giả, thập tứ Long Thọ Đại Sĩ, thập ngũ Ca Na Đề Bà Tôn giả, thập lục La Hầu La Đa Tôn giả, thập thất Tăng Già Nan Đề Tôn giả, thập bát Già Da Xá Đa Tôn giả, thập cửu Cưu Ma La Đa Tôn giả, nhị thập Xà Da Đa Tôn giả.
Giảng:
Đệ Thập Nhất Tổ Phú Na Dạ Xa Tôn giả hỏi Hiếp Tôn giả rằng:
–Như thế nào mới có thể thành Phật?
Hiếp Tôn giả trả lời:
–Nay không có thành, đó chính là Phật.
Phú Na Dạ Xa Tôn giả nói:
–Nay chưa thành chính là Phật, vậy th́ con làm sao biết được cái chưa thành này là Phật?
Hiếp Tôn giả nói:
–Ông làm sao biết cái chưa thành này không phải là Phật?
Một hỏi một đáp như thế, Phú Na Dạ Xa Tôn giả liền khai ngộ, cho nên Hiếp Tôn giả liền truyền cho Ngài pháp môn Phật tâm ấn.
Mă Minh Đại sĩ tuyệt đỉnh thông minh. V́ biết Ngài căn duyên thành thục, nên Phú Na Dạ Xa Tôn giả liền đến độ hóa Mă Minh Tôn giả làm vị Tổ Sư đời thứ mười hai.
Mă Minh Đại sĩ hỏi Phú Na Dạ Xa Tôn giả:
–Con muốn nhận biết Phật, như thế nào mới có thể nhận biết Phật?
Phú Na Dạ Xa Tôn giả nói:
–Ông không nhận biết, đó chính là Phật.
Mă Minh Đại sĩ nói:
–Cái không nhận biết chính là Phật. Vậy th́, nếu con đă không nhận biết Phật, th́ thế nào biết đó là Phật?
Phú Na Dạ Xa Tôn giả nói:
–Ông đă không nhận biết Phật, th́ làm sao biết đó không phải là Phật?
Cuộc đối thoại này cũng giống như cuộc đối thoại giữa Ngài Phú Na Dạ Xa và Hiếp Tôn giả vậy.
Mă Minh Đại sĩ nói:
–Ồ! Đây có nghĩa như cái cái cưa. Ngài nói thế này, con nói như thế kia – chúng ta phân xẻ đạo lư giống cây cưa, cưa qua cưa lại khúc gỗ vậy.
Phú Na Dạ Xa Tôn giả:
–A! Đó nghĩa là gỗ, c̣n cưa có nghĩa là ǵ?
Mă Minh Đại sĩ :
–Là giống như Ngài. Vậy gỗ nghĩa là sao?
Phú Na Dạ Xa Tôn giả trả lời:
–Ông bị tôi cưa đứt! Tôi đă giải thoát cho ông rồi đó.
Ngay lời nói đó của Phú Na Dạ Xa Tôn giả, Mă Minh Đại sĩ hoát nhiên khai ngộ, bèn theo Ngài Phú Na Dạ Xa Tôn giả xuất gia, và sau được Phú Na Dạ Xa Tôn giả truyền pháp.
Tại sao gọi là Mă Minh Đại sĩ? Mỗi khi Ngài thuyết pháp, ngựa liền kêu lên, v́ có cảm ứng như thế nên gọi là Mă Minh Đại sĩ. Đại sĩ là cách gọi khác của Bồ tát.
Tổ Sư thứ mười bốn Long Thọ Đại sĩ, Ngài lấy Kinh Hoa Nghiêm từ Long cung, Tôn giả có trí huệ phi phàm, phát dương giáo nghĩa Đại thừa, trước tác Trung Quán Luận, Đại Trí Độ Luận v.v...
Tổ thứ mười bảy Tăng Già Nan Đề Tôn giả hỏi Tổ thứ mười tám Già Da Xá Đa Tôn giả:
–Chú bao nhiêu tuổi?
Chú đồng tử này trả lời:
–Con một trăm tuổi.
Tổ thứ mười bảy hỏi:
–Chú nhỏ tuổi như thế, sao lại là một trăm tuổi?
Chú đồng tử trả lời:
–Nếu con một trăm tuổi mà không hiểu Phật pháp, không bằng một ngày mà có thể hiểu Phật pháp.
Tổ thứ mười bảy thấy chú đồng tử thông minh như thế liền độ cho xuất gia và truyền pháp làm Tổ thứ mười tám.
…Huệ Năng này là Tổ thứ ba mươi ba. Từ trên các vị Tổ mỗi vị đều có vâng mạng truyền kế nhau. Ngày sau, các ông phải thay thế nhau mà lưu truyền, đừng làm trái nghịch và sai lầm.
Giảng:
Tổ thứ hai mươi mốt Bà Tu Bàn Đầu Tôn giả. Tổ thứ hai mươi hai là Ma Noa La Tôn giả. Tổ thứ hai mươi ba là Hạc Lặc Na Tôn giả. Tổ thứ hai mươi bốn là Sư Tử Tôn giả, Ngài cũng bị người giết. Ngài du hóa đến nước Kế Tân. Quốc vương nước này tin thờ ngoại đạo, có lănh tụ ngoại đạo phá hoại Phật giáo, cho nên nước này lúc đó không cho phép có Tỳ kheo. Tỳ kheo Sư Tử v́ muốn giáo hóa vua nước này, cho nên du hóa đến đó. Quốc vương hỏi:
–Ông đă liễu sanh tử chưa?
Tỳ kheo Sư Tử trả lời:
–Tôi đă liễu rồi.
Quốc vương nói:
–Nếu ông đă liễu sanh tử th́ nên bố thí đầu ông cho trẫm. V́ Phật giáo khuyên người hành Bồ Tát đạo, cần bố thí đầu mắt năo tủy, Trẫm nay muốn đầu của ông, ông có thể bố thí không?
Tỳ kheo Sư Tử trả lời:
–Có thể. Tôi sanh tử đă liễu. Cái đầu này có đáng ǵ đâu. Bệ hạ cứ việc lấy đi.
Nhà vua nghe Ngài nói như thế, liền lấy bảo kiếm chém đầu Ngài, đầu chém đứt xuống liền tuôn ra ḍng nước trắng, không có máu chảy. Quốc vương dùng kiếm chém đầu Tỳ kheo Sư Tử, cánh tay của nhà vua cũng lập tức đứt đoạn! V́ nhà vua đă phạm vào tội giết A-la-hán. Lúc này Quốc vương mới tin vào sự bất khả tư ngh́ của Phật pháp, liền chém đầu lănh tụ ngoại đạo, nhưng nhóm người ngoại đạo th́ giống như phàm phu b́nh thường, chém th́ chém cũng không có tuôn ra ḍng nước trắng hoặc hiện ra những thoại tướng kỳ đặc. Sau đó nhà vua liền thông cáo toàn quốc, không cho phép ngoại đạo lưu truyền, phục hưng Phật giáo, từ đó về sau Phật giáo phát triển rất mạnh.
Lục Tổ nói:
–Các vị! Chư Tổ ở trên đều có truyền thừa, dùng tâm ấn tâm, các ông về sau đời đời truyền thọ, không nên để cho Phật pháp đoạn tuyệt.
Đại chúng nghe Lục Tổ Đại sư thuyết về lịch đại Tổ sư đều sanh ḷng tín tâm, khấu đầu đảnh lễ lui về một bên.
Niên hiệu Tiên Thiên thứ hai, nhằm năm Quư Sửu, tháng tám, ngày mùng ba, tại chùa Quốc Ân, sau khi thọ trai rồi, Đại sư bèn kêu đại chúng mà bảo rằng:
"Chúng ngươi hăy theo ngôi thứ mà ngồi, ta sắp từ biệt chúng ngươi."
Pháp Hải bạch rằng: "Ḥa Thượng để lại giáo pháp ǵ, khiến cho những người mê muội đời sau đặng thấy Phật tánh?"
Giảng:
Lục Tổ Đại sư vào ngày mùng ba tháng tám năm thứ hai niên hiệu Tiên Thiên, tại chùa Quốc Ân, Tân Châu (quê hương của Ngài), sau khi độ trai xong, nói với đồ chúng:
–Các ông theo thứ tự mà ngồi (trong Phật giáo người thọ giới trước ngồi trước, người thọ giới sau ngồi sau, lấy giới luật làm thứ tự tôn ty). Tôi nay cùng với các ông từ biệt.
Pháp Hải là vị trưởng lăo dưới ṭa Tổ Sư, cao hơn những người khác, nên lúc nào Ngài cũng đều đứng ra thưa chuyện, v́ thế Ngài nói với Lục Tổ Đại sư:
–Không biết Ḥa thượng lưu lại giáo pháp ǵ, khiến cho kẻ mê đời sau được minh tâm kiến tánh ?
Sư nói: "Chúng ngươi hăy chú tâm nghe cho rơ. Những người mê muội đời sau nếu nhận thức được chúng sanh th́ nhận thức được Phật tánh. Bằng chẳng nhận biết chúng sanh, th́ muôn kiếp t́m Phật ắt khó gặp. Nay ta dạy các ngươi thế nào biết chúng sanh ở tâm ḿnh, thấy Phật tánh ở tâm ḿnh. Muốn cầu thấy Phật th́ chỉ cần biết chúng sanh. Chỉ v́ chúng sanh mê (không nhận thức được) Phật, chớ chẳng phải Phật mê (không nhận thức được) chúng sanh. Nếu tánh ḿnh giác th́ chúng sanh là Phật. Bằng tánh ḿnh mê muội, th́ Phật là chúng sanh. Tánh ḿnh b́nh đẳng, th́ chúng sanh là Phật. Tánh ḿnh tà hiểm, th́ Phật là chúng sanh. Nếu tâm chúng ngươi hiểm khúc tức là Phật ở trong chúng sanh. Một niệm b́nh đẳng, ngay thật, tức là chúng sanh thành Phật. Tâm ta tự có Phật, Phật ở tâm ḿnh, mới thiệt là chơn Phật. Nếu tự ḿnh không có tâm Phật, th́ t́m chơn Phật ở nơi nào? Cái tự tâm của chúng ngươi là Phật, chớ khá hồ nghi.
Thiệt sự th́, ngoài cái tâm không có một vật ǵ tạo được, mà chính cái Bổn tâm sanh ra chủng chủng pháp. Cho nên Kinh nói: Tâm sanh th́ chủng chủng pháp đều sanh, tâm diệt th́ chủng chủng pháp đều diệt.
Nay ta để lại một bài kệ đặng từ biệt chúng ngươi. Bài kệ nầy gọi là "Tự Tánh Chơn Phật Kệ" – Bài kệ nói về chơn Phật ở nơi tánh ḿnh. Người đời sau biết được cái ư chỉ của bài kệ nầy, th́ tự ḿnh thấy Bổn tâm, tự ḿnh thành Phật đạo.
Giảng:
Lục Tổ Đại sư nói:
–Các ông chú ư nghe, người mê đời sau, nếu nhận biết (recognize) được chúng sanh, th́ nhận biết được Phật tánh. Nếu không nhận ra chúng sanh th́ cũng không nhận ra Phật tánh. Nếu như các ông không nhận ra được chúng sanh mà đi t́m Phật tánh, th́ t́m muôn kiếp cũng t́m không ra. Ông muốn t́m Phật th́ nên t́m trong chúng sanh. Bồ Tát Thường Bất Khinh gặp chúng sanh liền khấu đầu lễ bái, bởi v́ Ngài cho rằng tất cả chúng sanh đều là Phật, cho nên Ngài mới có thể thành Phật. Nếu Ngài thấy mọi người đều là ma, tự Ngài cũng chính là ma.
Tôi nay dạy các ông cần nhận ra chúng sanh trong tâm của ḿnh, nên thấy Phật tánh trong tâm của ḿnh, không nên giong ruổi bên ngoài t́m cầu. Ông muốn thấy Phật, trước tiên phải cung kính chúng sanh; nhận thức chúng sanh là Phật, th́ ông cũng sẽ minh tâm kiến tánh. Chúng sanh không nhận biết Phật, chớ không phải Phật không nhận biết chúng sanh, nếu ông tự tâm giác ngộ, vậy th́ cái chúng sanh của ông là Phật. Nếu ông tự ngu si, không hiểu rơ, không giác ngộ, dù ông vốn là Phật th́ nay cũng biến thành chúng sanh. Phật tánh của ḿnh th́ b́nh đẳng, như thế chúng sanh cũng chính là Phật. Nếu tâm ông tà hiểm, chỉ thấy người sai lầm, dù ông là Phật, nay cũng biến thành chúng sanh, cho nên Phật và chúng sanh th́ chỉ trong một niệm. Nếu tâm ông không trực, cong cong quẹo quẹo, th́ Phật ở trong chúng sanh; nếu ông có thể trực tâm, chúng sanh liền thành Phật. Mỗi người trong tâm đều có Phật, Phật của ḿnh mới là chân Phật, nếu trong tâm ông một Phật cũng không có, th́ ông đi đâu t́m chân Phật? Chân Phật chính là trong tâm ông phải có một chân Phật. Phật tức tâm, tâm tức Phật, ông có chánh niệm, chính là Phật, chứa chấp tà niệm chính là ma. Sanh ra một niệm thanh tịnh chính là Phật, sanh ra một niệm ô nhiễm chính là ma. Chỉ cần xem ông sanh niệm ǵ? Nếu ông có thể tự tịnh kỳ tâm, đó mới là chân Phật! Nếu tâm ông không thanh tịnh, không có một tâm Phật chân chánh, vậy th́ ông đi đâu t́m chân Phật? T́m không ra đâu, cho nên nói: "Phật ngồi trong tâm."
Tự tâm các ông chính là Phật, không nên giong ruổi bên ngoài t́m cầu, lại không nên sanh ḷng hoài nghi. Nếu truy cầu bên ngoài th́ không có một vật có thể thành lập. Vạn pháp đều từ tự tâm sanh ra. Cho nên Kinh nói: V́ tâm sanh cho nên vạn pháp sanh, nếu tâm diệt th́ vạn pháp diệt. Cho nên: "Phật thuyết nhứt thiết pháp v́ độ nhất thiết tâm, nhược không tất cả tâm, đâu dùng nhất thiết pháp?" Tất cả pháp không rời tự tâm, cũng không rời tự tánh. Tôi nay lưu lại một bài kệ tụng cùng các ông giă biệt:
Quư vị nên chú ư bài kệ tụng này, trong "Đàn Kinh" quan trọng nhất chính là bài kệ tụng sau cùng này, bài này rất hay! Lục Tổ Đại sư không những lưu cho những người thời đó mà cũng lưu cho chúng ta những người tu hành hiện nay. Tên bài kệ là: "Tự tánh chân Phật kệ." Chúng ta đều có phần, đều nên y theo bài kệ này tu hành. Nếu hiểu rơ bài kệ này, th́ có thể tự kiến bổn tâm, mà tự thành Phật đạo.
Chân như tự tính thị chân Phật.
Tà kiến tam độc thị ma vương.
Tà mê chi thời ma tại xá,
Chính kiến chi thời Phật tại đường.
Tính trung tà kiến tam độc sinh,
Tức thị ma vương lai trụ xá.
Chính kiến tự trừ tam độc tâm,
Ma biến thành Phật chân vô giả.
Pháp thân báo thân cập hóa thân,
Tam thân bổn lai thị nhất thân.
Nhược hướng tính trung năng tự kiến,
Tức thị thành Phật Bồ đề nhân.
Bổn tùng hóa thân sinh tịnh tính.
Tịnh tính thường tại hóa thân trung.
Tính sử hóa thân hành chánh đạo.
Đương lai viên măn chân vô cùng.
Dâm tính bổn thị tịnh tính nhân,
Trừ dâm tức thị tịnh tính thân.
Tánh trung các tự ly ngũ dục,
Kiến tính sát-na tức thị chân.
Kim sinh nhược ngộ đốn giáo môn,
Hốt ngộ tự tính kiến Thế Tôn.
Nhược dục tu hành mích tác Phật,
Bất tri hà xứ nghĩ cầu chân,
Nhược năng tâm trung tự kiến chân,
Hữu chân tức thị thành Phật nhân.
Bất kiến tự tính ngoại mích Phật,
Khởi tâm tổng thị đại si nhân.
Đốn giáo pháp môn kim dĩ lưu,
Cứu độ thế nhân tu tự tu.
Báo nhữ đương lai học đạo giả :
Bất tác thử kiến đại du du.
Chân như tự tánh là chân Phật.
Tà kiến tam độc thật Ma vương.
Lúc tà mê Ma ở trong nhà,
Khi chánh kiến Phật ở trong nhà.
Trong tánh tà kiến tam độc sanh,
Tức là Ma vương đến trong nhà,
Chánh kiến tự trừ tâm tam độc,
Ma biến thành Phật thật không giả.
Pháp thân, Báo thân và Hóa thân,
Ba thân xưa nay là một thân.
Nếu nhằm trong tánh hay tự thấy,
Tức là nhân Bồ đề thành Phật.
Vốn từ Hóa thân sanh tánh tịnh,
Tánh tịnh thường ở trong Hóa thân.
Tánh khiến Hóa thân hành chánh đạo,
Khiến sau viên măn thật không cùng.
Tánh dâm vốn là nhân tánh tịnh,
Trừ dâm tức là thân tánh tịnh.
Trong tánh mỗi tự ĺa ngũ dục,
Thấy tánh sát-na tức là chân.
Đời này nếu gặp pháp Đốn giáo,
Chợt ngộ tự tánh thấy được Phật.
Nếu muốn tu hành mong làm Phật,
Không biết nơi nào nghĩ làm chân,
Nếu hay trong tâm tự thấy chân,
Có chân tức là nhân thành Phật.
Chẳng thấy tự tánh ngoài t́m Phật,
Khởi tâm thảy là người đại si.
Pháp môn Đốn giáo nay lưu truyền,
Cứu độ người đời phải tự tu.
Bảo ông, người học đạo đời sau:
Không khởi thấy này uổng luống tu."
Giảng:
Chân Phật là ǵ? Mọi người đều có cái Chân như tự tánh, nó c̣n gọi là Thực tướng, c̣n gọi là Như Lai Tàng, lại gọi là Phật tánh. Chân như chính là tự tánh của ông, tự tánh cũng chính là Chân như của ông, tự tánh Chân như cũng chính là chân Phật. Chân Phật ông đă nhận biết th́ nên biết ma vương là cái ǵ, ma vương chính là tà kiến của ông, tam độc của ông. Mà tam độc cũng chính là tà kiến của ông, tà kiến cũng chính là tam độc của ông, có tà kiến, có tam độc, đó là ma vương, tam độc chính là tham sân si – tham tài, tham sắc, tham tất cả đều là tam độc. Giống như sau khi xuất gia, tham trước phan duyên, đi khắp nơi muốn có đệ tử, đây đều là tam độc. Như đạo trường này, ai quy y chính là tự ḿnh phát tâm quy y, nếu không phát tâm cũng không miễn cưỡng. Nếu tôi kêu ông quy y tôi, ông hỏi: "Thầy có đủ tư cách làm thầy không? Thầy có đủ tư cách làm vị Thiện tri thức không?" Thế th́, tôi không có lời nào để nói.
Lúc có tà mê th́ sanh ra vô minh, vừa có vô minh liền sanh ái dục, vừa có ái dục th́ ma ở trong nhà ông. Ông có chánh kiến mà không có tâm tham, tâm sân, tâm si, không có tà tri tà kiến, dọn dẹp tâm ḿnh thanh tịnh sạch sẽ, lúc đó Phật ở trong nhà.
Phật và ma đều do tự tánh ông hiển hiện, nếu tự tánh ông sanh tà kiến, th́ sanh ra tham sân si tam độc. Nếu không tà kiến, tam độc sẽ không sanh khởi. Nếu sanh tam độc th́ ma vương ở trong nhà của ông, nhà của ông cũng chính là thân của ông. Nếu có chánh kiến sẽ trừ đi tam độc. Lúc tâm không có tam độc, ma vương liền biến thành Lục Tổ, cái đạo lư này th́ rất chân thực và chân thực nhất mà không hư giả, ông chỉ cần có chánh kiến đó là Phật, nếu ông chứa chấp tà kiến đó là ma. Thanh tịnh Pháp thân, Viên măn Báo thân và Thiên bách ức Hóa thân, tuy nói là ba thân, nhưng ba thân này là do một thân của ông biến hóa mà ra, đây gọi ba là một, một mà ba, ba thân tức là một thân, một thân tức là ba thân.
Nếu trong tự tánh thấy được chân Phật của tự tánh, đó là hột giống sẽ thành Phật sau này. Ông có hột giống Bồ đề, tương lai nhất định sẽ trổ quả Bồ đề, trổ quả Bồ đề cũng chính là thành Phật.
Tự tánh thanh tịnh của ông vốn từ Hóa thân của ông sanh xuất ra. Tự tánh thanh tịnh Pháp thân của ông cũng ở trong Hóa thân của ông. Tự tánh của chính ông có thể khiến Hóa thân ông thành chánh đạo, tương lai viên măn Bồ đề tự tánh và viên măn Báo thân cũng sẽ vô cùng vô tận.
Người có tâm dâm dục, nhưng không cần sợ, ông xem Hỏa Đầu Kim Cang trong Kinh Lăng Nghiêm, ḷng dâm dục của ông ta vốn rất nặng, nhưng sau đó ông có thể dụng công phu biến lửa dâm dục thành lửa trí huệ mà làm Hỏa Đầu Kim Cang. Cho nên nói dâm dục vốn là nhân của tịnh tánh. Nếu ông có một niệm chánh, đó là nhân của tịnh tánh. Nếu ông chứa chấp một niệm tà th́ sẽ không thanh tịnh, cho nên không phải đoạn trừ tánh dâm dục, mà biến dâm dục thành tịnh tánh. Dâm tánh vốn không thanh tịnh, nhưng cần biến nó thành tịnh tánh – chánh tri chánh kiến. Đấy mới là đúng! Cho nên nói: Tánh dâm tức là tịnh tánh thân, trừ dâm th́ được Pháp thân thanh tịnh.
Ông ở trong tự tánh nên rời bỏ ngũ dục. Ngũ dục tức là sắc, thanh, hương, vị, xúc, có chỗ nói là tài, sắc, danh, thực, thùy. Năm dục này ông nên rời xa, trong tự tánh không khởi lên tà kiến, mọi lúc đều cần có chánh tri chánh kiến. Một khi rời bỏ ngũ dục th́ ông sẽ kiến tánh ngay và sẽ đắc được Chân như diệu tánh.
Chúng ta trong đời này gặp phải pháp môn đốn giáo – pháp môn Thiền tông, hốt nhiên khai ngộ, hiểu rơ Bổn tâm, kiến tự Bổn tánh, lúc này có thể tự ḿnh thấy Thế Tôn và mười phương Chư Phật. Nếu ông muốn tu hành, muốn làm Phật, th́ ông không nên truy cầu bên ngoài mà nên ở trong tự tánh dụng công phu. Bằng không, th́ ông sẽ không biết đi đâu mà t́m chân Phật.
Nếu đi t́m Phật tánh chân chánh trong bổn tâm ḿnh, th́ có thể minh tâm kiến tánh, thấy được Chân như diệu tánh, đó là hột giống thành Phật. C̣n như ông không hồi quang phản chiếu trở về t́m cầu nơi ḿnh, chỉ truy cầu bên ngoài, sanh lên một niệm muốn t́m Phật bên ngoài th́ đó là người ngu si nhất.
Pháp môn đốn giáo thiền tông này nay tôi đă truyền hết cho các ông, người đời gặp pháp môn này cũng nên tự ḿnh tu hành, không thể không tu hành a! Tôi nay v́ các ông, là người học đạo mà giảng thuyết, nếu các ông không nghĩ như thế, th́ bỏ phí thời gian, để thời giờ luống trôi như vậy, rốt cuộc không có lợi ích ǵ.
Đại sư nói kệ rồi, bảo rằng: "Chúng ngươi hăy ở lại, sau khi ta diệt độ, chẳng nên theo thế t́nh mà buồn khóc ủ-ê, hoặc thọ sự điếu vấn của người, hoặc ḿnh mặc hiếu phục. Nếu như thế th́ chúng ngươi chẳng phải là đệ tử của ta, v́ đó chẳng phải là chánh pháp. Chúng ngươi chỉ cần nhận biết Bổn tâm ḿnh, thấy Bổn tánh ḿnh, là không động không tịnh, không sanh không diệt, không đi không lại, không phải không quấy, không trụ không văng.
Bởi sợ e chúng ngươi c̣n mê muội, không hiểu ư ta, nên nay ta dặn lại cho chúng ngươi, đặng cho chúng ngươi thấy tánh. Sau khi ta diệt độ, phải y theo pháp ấy mà tu hành, như lúc ta c̣n ở tại thế. Nếu làm trái lời ta dạy, dầu ta ở tại thế cũng không ích ǵ."
Sư lại nói kệ rằng:
"Ngột ngột bất tu thiện,
Đằng đằng bất tạo ác,
Tịch tịch đoạn kiến văn,
Đăng đăng tâm vô trước."
An nhiên, thiện sự vẫn không tu,
Siêu thoát, ác duyên hẳn bỏ từ.
Lẳng lặng, dứt trừ nghe thấy biết,
Phẳng bằng, tâm địa không níu vương.
Giảng:
Lục Tổ Đại sư thuyết xong bài kệ phía trước, lại nói với đại chúng:
–Các ông nên trụ tâm không nên vọng tưởng, nên buông bỏ, không nên nh́n không thấu, nên nh́n thấu, buông bỏ xuống th́ đắc được tự tại. Sau khi tôi viên tịch nhập Niết Bàn, không nên biểu hiện hoặc có cử chỉ giống như người phàm phu tục tử – thọ người tế bái cúng điếu, thân mặc hiếu phục, khóc than, bi ai, nước mắt rơi như nước mưa, khiến hàng trăm mẫu ruộng cũng không bị khô hạn. Nếu các ông làm như thế th́ không phải đệ tử của tôi, mà là đệ tử của tôi th́ cần phải nghe lời của tôi, nếu các ông không nghe lời, th́ không phù hợp chánh pháp, cho nên các ông không nên làm như vậy. Vậy phải làm sao? Các ông chỉ cần nhận thức bổn tâm của chính ḿnh, thấy được bổn tánh của chính ḿnh. Bổn tâm bổn tánh không động không tịnh. Tự tánh không sanh không diệt, tự tánh không đến không đi, tự tánh không đúng không sai, tự tánh không thiện không ác, tự tánh không tốt không xấu, tự tánh không đen không trắng, tự tánh không dài không ngắn, tự tánh không ở không đi – không ở chỗ này cũng không ở chỗ kia, các ông trong tự tánh dụng công phu cần minh tâm kiến tánh, nếu không minh tâm kiến tánh, th́ thời gian trôi qua vô ích. Tôi sợ các ông trong tâm vẫn c̣n mê hoặc không hiểu rơ đạo lư của tôi nói, tôi nay nói lại một lần nữa, phó chúc các ông lần nữa, chính là muốn khiến cho các ông thức tự bổn tâm, kiến tự bổn tánh, có thể minh tâm kiến tánh. Sau khi tôi viên tịch, các ông nên y theo phương pháp này tu hành, th́ giống như tôi c̣n tại thế. Nếu các ông làm ngược lại lời giáo hóa của tôi, th́ dù tôi tại thế không nhập Niết Bàn, đối với các ông cũng không có ích lợi ǵ. V́ thế lại nói một bài kệ tụng:
Ngột ngột tức như như bất động liễu liễu thường minh, mà không chấp vào tu thiện, ông làm thiện cũng không nên giống như Lương Vơ Đế đi khắp nơi khoe khoang công đức. Đây không phải kêu ông không tu thiện, mà là không nên chấp vào việc tu thiện.
Đằng đằng tức diêu dao tự tại, thung dung thoải mái, suốt ngày đều an lạc. Không tu thiện nghĩa là không chấp chặt vào thiện pháp, không tạo ác tức là không phải tạo ác rồi không chấp vào nó mà là tuyệt đối không thể làm điều ác, tức sát đạo dâm, nhất là dâm, cho nên có câu: Vạn ác dâm đứng đầu, tử lộ chớ đi vào. Có hành vi tà dâm, đó chính là đi về con đường chết.
Tịch tịch tức là dáng an tịnh, cảnh giới này vừa b́nh an, vừa thoải mái, vừa an lạc. Đoạn kiến văn tức không thấy không nghe, tức đoạn trừ kiến văn, không ở nơi cửa lục căn sanh ra tà kiến. Sanh chánh kiến th́ có thể, nhưng phải đoạn trừ tà kiến tà văn, tức việc phi lễ không nh́n, điều phi lễ không nghe, lời phi lễ không nói.
Đăng đăng là bằng phẳng rộng lớn không có biên tế. Tâm lượng bao gồm vũ trụ, chan ḥa trời đất, dáng bằng phẳng rộng răi, tâm không có chỗ chấp trước.
Sư nói kệ rồi, ngồi ngay thẳng đến canh ba, th́nh ĺnh gọi môn nhơn mà bảo rằng: "Ta đi." Hốt nhiên Ngài thiên hóa. Khi ấy mùi thơm xông ướp đầy nhà, móng bạc liên giao giáp đất, rừng cây biến ra màu trắng, thú cầm kêu vọng bi ai.
Giảng:
Lục Tổ Đại sư nói xong bốn câu kệ này liền kiết già phu tọa ngồi đến canh ba nửa đêm mười hai giờ (Lục Tổ Đại sư lúc ngồi thiền, th́ đồ đệ đều ngồi bên cạnh). Đại sư nói nói với môn đồ rằng: "Thời gian đă đến, ta sắp đi rồi, ta từ giă các ông!" Nói xong lời này, Ngài lập tức đoạn khí, người không động mà nhập Niết Bàn. "Thiên hóa" tức là dọn về nhà mới. Ai dọn nhà vậy? Tức nhục thân Bồ Tát dọn nhà. Lúc này có một mùi hương lạ tràn ngập Pháp đường, trên trời xuất hiện một móng cầu ṿng trắng, ánh sáng trắng chiếu xuống mặt đất. Cây rừng biến thành màu trắng v́ ánh sáng trắng chiếu sáng, cho nên cây rừng đều biến thành màu trắng, đây là một cách nói, cách nói khác là cây rừng v́ Lục Tổ văng sanh viên tịch, mà buồn thương bi ai, cho nên cây rừng biến thành sắc trắng giống như mặc hiếu phục. Lúc đó trên núi có rất nhiều phi cầm động vật đều khóc lên, thảo mộc vốn vô t́nh, nhưng đều biến thành hữu t́nh, đều mặc hiếu phục. Cầm thú vốn là vô tri, nhưng nay cũng có linh tánh, cũng đều khóc lên.
Tháng mười một, các quan và chức sắc, ở ba quận: Quảng châu, Thiều châu và Tân châu, cùng các môn nhơn tăng, tục, giành rước chơn thân của Ngài, nhưng chưa quyết đem về đâu, bèn đốt nhang vái rằng: Khói nhang bay về xứ nào, th́ Sư sẽ về xứ ấy. Lúc ấy khói nhang bay thẳng về Tào Khê.
Ngày mười ba, tháng mười một, dời Thần khám của Đại sư và đồ y bát của Tổ truyền về xứ Tào Khê.
Qua năm kế ngày hai mươi lăm, tháng bảy, mở Thần khám ra, đệ tử là Phương Biện lấy bột thơm rải lên chơn thân Ngài.
Giảng:
Tháng mười một, quan liêu, đệ tử quy y và các đệ tử xuất gia ở ba vùng Quảng Châu, Thiều Châu và Tân Châu đều tranh nhau nghinh rước chân thân Lục Tổ. Đệ tử ở Quảng Châu muốn thỉnh chân thân Lục Tổ đến chùa Quang Hiếu, tức là nơi Lục Tổ Đại sư thế phát. Người ở đây nói: "Tóc của Lục Tổ Đại sư chôn ở đất này, vậy th́ chân thân của Tổ Sư cũng nên thỉnh đến đất Quảng Châu của chúng tôi để cúng dường."
Các vị Tăng sĩ và đệ tử quy y tại Tân Châu nói: "Đại sư là người Tân Châu của chúng tôi nên nghinh rước chân thân của Ngài trở về cố hương để phụng thờ."
Người Thiều Châu th́ nói: "Đại sư trụ tại chùa Nam Hoa, là Tổ Sư khai sơn ở đó, th́ phải thỉnh Ngài về chùa Nam Hoa mới đúng."
Mọi người cùng nhau tranh luận, mỗi người đều đưa ra lư do của ḿnh mà không thể quyết định, họ dường như sắp đánh nhau. Quư vị chắc biết, người đương thời đều muốn tranh Tổ Sư để cúng dường. Lúc Tổ Sư c̣n tại thế, họ không tranh v́ Tổ Sư có tự do của Tổ Sư. Lúc này Tổ Sư đă viên tịch không c̣n hơi sức, mọi người đều có quyền cúng dường, cho nên mỗi người mới đưa ra lư do của ḿnh. Lục Tổ Đại sư vốn là người Tân Châu, thỉnh đến Tân Châu là đúng rồi, v́ chính Lục Tổ Đại sư cũng nói: "diệp lạc quy căn— lá rụng về cội mà." Song, chùa Nam Hoa là do Lục Tổ kiến tạo, thỉnh đến chùa Nam Hoa cũng đúng nữa. Nhưng, chùa Quang Hiếu ở Quảng Châu là nơi Lục Tổ Đại sư xuống tóc; tóc của Ngài rơi tại đó, cho nên Pháp của Ngài nên rơi về đó, họ muốn thỉnh cũng đúng luôn. Mỗi người đều có lư do chính đáng, v́ thế dường như sắp đánh nhau.
Lúc này có một người thông minh đứng ra nói: "Khi Lục Tổ Đại sư tại thế, chúng ta vâng theo lời giáo hóa của Ngài, nay Lục Tổ Đại sư đă viên tịch, chúng ta vẫn nên nghe theo sự giáo hóa của Ngài, nay thỉnh Lục Tổ Đại sư tự Ngài quyết định." Có người nói: "Lục Tổ Đại sư đă viên tịch rồi, Ngài làm sao có thể dạy chúng ta nghinh rước đến chỗ nào được?" Người thông minh nói: "Tôi có biện pháp, v́ Lục Tổ Đại sư rất linh ứng, lúc tại thế Ngài có tha tâm thông, sau khi viên tịch Ngài đương nhiên cũng có tha tâm thông a! Chúng ta nay tranh giành cúng dường chân thân của Ngài mà căi vă với nhau, Ngài nhất định không vui. Nay chúng ta đảnh lễ thắp hương, khói hương chỉ về hướng nào, th́ đó là hướng mà Lục Tổ Đại sư muốn về, chúng ta nghe theo lời dạy của Lục Tổ Đại sư, được không?" Mọi người nghe xong đều tán thành nói: "Hay lắm! Chúng ta nên nghe theo lời dạy bảo của Lục Tổ Đại sư." V́ thế bèn đốt hương, khói hương hướng thẳng về chùa Nam Hoa. Người Quảng Châu và Tân Châu v́ thế mà tâm phục, v́ thế mới đưa chân thân của Lục Tổ Đại sư về chùa Nam Hoa cúng dường.
Quư vị xem kinh văn: "tranh nghinh chân thân, mạc quyết sở tri," th́ biết t́nh h́nh lúc đó rất nghiêm trọng, rất gay go, mỗi người đều muốn giành bảo thân Lục Tổ. V́ thế đốt hương khẩn vái: "Bồ Tát Lục Tổ, Ngài phát đại từ bi, hiển đại thần thông, Ngài chỉ khói hương về hướng nào th́ chúng con đưa Ngài đến chỗ đó." Lúc đó khói hương trực chỉ Tào Khê. Ngày mười ba tháng mười một, mọi người đưa chân thân của Lục Tổ và y bát do Đạt Ma Tổ Sư truyền thọ về chùa Nam Hoa. Tháng bảy năm sau thỉnh chân thân Lục Tổ Đại sư từ trong khám thờ ra, đệ tử Phương Biện, tức là vị có tài đắp tượng Phật, cũng là một trong những vị được Lục Tổ truyền pháp, bèn dùng bột thơm, tro thơm và bùn, đắp vào những chỗ hũng trên thân Lục Tổ.
Các môn đồ nhớ lại lời thọ kư về sự lấy đầu, mới dùng lá sắt mỏng mà bố dầu bao chặt cổ Đại sư rồi để vào tháp. Th́nh ĺnh trong tháp có một luồng bạch quang hiện ra, xông lên trời ba ngày mới tan.Giảng:
Môn đồ nhớ lời Lục Tổ Đại sư tiên đoán: năm sáu năm sau, có người lại lấy đầu của Ngài, cho nên dùng lá sắt vải dầu bao chung quanh cổ Đại sư, sau đó đưa vào trong tháp. Th́nh ĺnh trong tháp xuất hiện ánh bạch quang chiếu thẳng lên trời, ba ngày sau mới tan mất.
Quan huyện Thiều châu làm sớ tâu cho vua hay, và vâng sắc chỉ dựng bia, ghi lại đạo hạnh của Tổ Sư để làm kỷ niệm như vầy:
Tổ Sư xuân thu bảy mươi lẻ sáu. Hai mươi bốn tuổi đă được truyền y, ba mươi chín tuổi xuống tóc. Sư thuyết pháp độ sanh ba mươi bảy năm. Trong các môn nhơn của Ngài có bốn mươi ba người đặng đạt tông chỉ và nối truyền chánh pháp. C̣n những người ngộ đạo siêu phàm, chẳng biết bao nhiêu mà kể!
C̣n cái tín y của Đạt Ma Tổ Sư truyền, cái áo Ma Nạp và cái bửu bát (do vua Trung Tông hiến cho), cùng cái chơn tượng của Đại sư do Phương Biện nắn và cả thảy các món đạo cụ, đều giao cho người coi tháp chăm sóc và giữ ǵn vĩnh viễn nơi đạo tràng tại Chùa Bảo Lâm. Các bảo vật nầy cất giữ để lưu truyền với quyển Đàn Kinh, đặng tỏ bày cái tông chỉ của Đại sư, cùng mở mang Tam Bảo, mà phổ lợi quần sanh.
Giảng:
Thứ sử Thiều Châu tấu tŕnh lên Hoàng đế những điềm lành linh thiêng: Lục Tổ Đại sư phóng quang ba ngày. Hoàng đế liền ra lệnh lập bia ghi thuật lại quá tŕnh tu hành đạo đức của Lục Tổ Đại sư lúc c̣n tại thế: "Lục Tổ Đại sư thọ thế bảy mươi sáu tuổi, lúc hai mươi bốn tuổi được truyền pháp, ba mươi chín tuổi mới thế phát, Ngài thuyết pháp lợi sanh ba mươi bảy năm, đệ tử truyền pháp có bốn mươi ba người. Cho đến những người đắc đạo siêu phàm nhập thánh không biết bao nhiêu mà tính. Tổ sư Đạt Ma truyền thọ tín y ca sa, Trung Tông ban ca sa và bát thủy tinh, cùng với chân tượng Lục Tổ Đại sư do Pháp sư Phương Biện đắp, cùng với vật dụng tu hành cần dùng như tam y, bát, tọa cụ, tích trượng, đều do vị thị giả hộ tŕ bảo tháp cất trong tháp, là bảo vật trấn tự vĩnh viễn của Bảo Lâm đạo tràng. Lưu truyền Đàn Kinh của Lục Tổ, để hiển đạo lư pháp môn thiền tông, đây đều là hưng long Tam bảo, khiến cho Tam bảo phát dương rộng lớn, khắp lợi ích hết thảy chúng sanh."
Bộ Lục Tổ Đàn Kinh này đă giảng giải viên măn, trong thời gian này quư vị đă chịu khổ rất nhiều, nhưng tôi không biết quư vị có cảm thấy cực nhọc không, nếu quư vị biết cực nhọc, th́ giống như Lục Tổ Đại sư đă nói, đó là phàm phu, nếu không biết cực khổ th́ đó là khúc cây ḥn đá. Vậy quư vị có biết cực khổ hay không biết cực khổ?
Cho đến việc tôi giảng kinh, tôi cũng không biết là giảng hay không hay, cũng không biết quư vị nghe hay hay dở. Nhưng chúng ta đều không cần cái hay hoặc cái không hay, nghe chính là nghe, tôi giảng chính là giảng, cũng không có hay, cũng không có không hay. Mọi người ở đây đều có duyên mới tụ tập một nơi, nghe được cuộc đời tu hành của Lục Tổ Đại sư. Quư vị không nên chứa chấp cái hay hoặc cái không hay, mà nên — là đạo th́ tiến, không phải đạo th́ lùi, hợp chánh pháp th́ y pháp tu hành, không hợp chánh pháp th́ không làm. Quư vị nên ghi nhớ nằm ḷng bài kệ cuối cùng của Lục Tổ Đại sư, thường thường tụng niệm ghi nhớ, y theo bài kệ này tu hành th́ nhất định sẽ thành Phật. Quư vị không nên phân biệt tôi giảng hay hay không, mà cần xem quư vị có hành hay không? Quư vị hành th́ không hay cũng thành hay, nếu quư vị không hành, th́ hay đến mấy cũng là không hay!
Tôi nay hỏi quư vị: "Lục Tổ Đại sư là vị không biết chữ, người không biết chữ th́ không có tri thức ǵ, nhưng tại sao Ngài lại thuyết được Kinh?"
–Học sinh: Con nghĩ, Kinh có nói: người không cần có rất nhiều nghiên cứu học thức mới có thể khai ngộ. Chủ yếu của pháp môn đốn giáo là từ trong tâm địa tự tánh dụng công phu, mà chúng con đều nên y theo đây tu hành.
–Học sinh: Lục Tổ Đàn Kinh nói: Một pháp đă không lập, cho nên ngay một chữ cũng không nói ra.
–Học sinh: Nghĩa lư Đàn Kinh vô cùng rơ ràng, nhưng mỗi lần con muốn thử nói ra, đều không có cách nào lấy ngôn ngữ để miêu tả, diễn đạt.
–Học sinh: Lúc Lục Tổ Đại sư nhập Niết Bàn nói: Tạm biệt! Vậy th́ nay Ngài ở đâu?
Đáp: Ngài nay đă đến ngay nơi ông nói đó.
Bây giờ, đối với vấn đề Lục Tổ Đại sư không biết chữ, để nói cho các vị nghe:
–V́ Trung Quốc đương thời, nền giáo dục không có phổ cập nhiều, muốn học nhất định phải có tiền, mà hoàn cảnh gia đ́nh Lục Tổ lại rất nghèo khó, v́ cha của Ngài là một vị thanh quan, cho nên sau khi cha chết gia đ́nh Ngài rất nghèo khổ. Thời niên thiếu của Lục Tổ Đại sư, sự sinh sống cơm ăn, áo mặc đều là vấn đề khó khăn, nên đương nhiên là không có cách nào đi học. Đây là hai nguyên nhân, cho nên Lục Tổ Đại sư không biết chữ.
Vậy th́ tại sao Lục Tổ Đại sư thị hiện sanh ra trong một gia đ́nh bần cùng? Sanh ra trong gian khổ khó khăn, không biết chữ như thế? Đây là Lục Tổ Đại sư lấy ḿnh để làm gương cho mọi người chúng ta thấy, chính là không biết chữ mà cũng có thể thành Phật thành Tổ Sư. Tu thành Tổ Sư không nhất định phải biết chữ hay không biết chữ. Đây là v́ để tăng trưởng chí nguyện của những người không biết chữ. Lục Tổ không biết chữ nhưng Ngài đă tu thành đạo quả, chúng ta cũng có thể tu thành đạo quả. Chúng ta không nên nói: V́ một chữ không biết mà bỏ đi sự tu hành, tự ti nói, "tu hành th́ cần nhân tài có học thức mới có thể tu hành, người không có học vấn th́ không thể tu hành." Ngài muốn cho tất cả chúng ta không có loại biên kiến này. Đây là cách nh́n của tôi.
Quư vị đối với Lục Tổ Đại sư nên có nhận thức chân chánh, Lục Tổ Đại sư chính v́ không giải đăi, mà nỗ lực hành tŕ, cho nên Ngài mới có thể giác ngộ. Sau khi khai ngộ Ngài thuyết Lục Tổ Đàn Kinh. Tuy Ngài không biết chữ, nhưng cái không biết chữ này là trí huệ của thế gian. Mà Ngài nhận thức hiểu rơ tự tánh, minh tâm kiến tánh, cho nên sử dụng đại trí huệ vốn có. Kinh điển mà Ngài thuyết ra, là từ quang minh trí huệ nói ra, cho nên giá trị của bộ kinh này th́ không thể so sánh được. Kinh này và kinh Phật nói th́ giống nhau, v́ thế chúng ta không nên nói v́ Ngài không biết chữ, liền sanh tâm khinh mạn. Sau khi giảng xong Lục Tổ Đàn Kinh, tôi hy vọng các vị đối với điều này cần nên triệt để hiểu rơ.
HẾT
|