* Buddha Mountain * Phật Sơn

Calgary Alberta Canada

[中文ENGLISH]

[ TRANG CHỦ | KINH ĐIỂN | ĐẠI TẠNG KINH | THẦN CHÚ | HÌNH ẢNH | LIÊN LẠC ]

KINH TR̀ TÂM PHẠM THIÊN SỞ VẤN

Hán dịch: Đời Tây tấn, Tam tạng Pháp sư Trúc Pháp Hộ, người nước Nguyệt Chi.

Việt dịch: Linh-Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh.

Quyển 2

Phẩm 5: NÊU VN NẠN

 

Trang Chủ

Kinh Điển

Đại Tạng Kinh

Thần Chú

Hình Ảnh

Liên Lạc

 

Số 0585

KINH TR̀ TÂM PHẠM THIÊN SỞ VẤN 4 Quyển

Quyển 1

Quyển 2

Quyển 3

Quyển 4

 

Bấy giờ, Bồ-tát Minh Vơng bạch Phật:

        -Bạch Thế Tôn! Phạm thiên Tŕ Tâm nghe Đức Như Lai giảng nói rơ ràng về pháp môn Đại Bi, sao lại không hoan hỷ cũng không lo buồn?

        Phạm thiên Tŕ Tâm đáp:

        -Thưa Đại sĩ! Người nào tu tập và nhận biết về hai hạnh th́ người ấy c̣n có hoan hỷ và lo buồn, v́ biết xứ sở của cơi chân thật là vĩnh viễn không c̣n hai hạnh, do điều ấy nên không hoan hỷ cũng không lo buồn. Như nhà ảo thuật làm các phép thuật kỳ lạ, huyễn hóa, tuy làm như vậy nhưng vị ấy không vui không buồn.

        Thưa Đại sĩ! Nếu có thể nhập vào thật tướng của các pháp th́ thấy được thật tướng và sự hiện bày, biến hóa của Như Lai nên không hoan hỷ cũng không lo buồn. ĐốI với sự hành hóa của Như Lai và nghe những biện tài nơi Đức Như Lai giảng nói th́ không hoan hỷ cũng không lo buồn. Nếu hiểu rơ các pháp như vậy th́ đối với tất cả sự việc như huyễn đều b́nh đẳng, không sai khác, nên không ân cần, hoan hỷ đối với Đức Như Lai, cũng không có tâm thấp kém đối với chúng sinh.

        Bồ-tát Minh Vơng lại hỏi:

        -Thưa Nhân giả! Nhân giả đă hiểu rơ về tướng huyễn của các pháp chăng?

        Phạm thiên đáp:

        -Thưa Đại sĩ! Người nào thực hành và an trú trong các pháp mới có thể thưa hỏi điều này.

        Bồ-tát Minh Vơng lại hỏi:

        -Nhân giả thực hành hạnh ǵ?

        Phạm thiên đáp:

        -Tất cả các hạnh phàm phu đă thực hành tôi cũng thực hành những hạnh ấy.

        Bồ-tát Minh Vơng hỏi:

        -Phàm phu hành theo tham đục, sân hận, ngu si, chấp vào thân cho là có ngă, ngă sở và theo tà kiến. Sao Nhân giả lại thực hành những hạnh ấy?

        Phạm thiên đáp:

        -Chẳng phải Đại sĩ v́ muốn cho hàng phàm phu không c̣n là phàm phu và thành tựu các pháp hay sao?

        Bồ-tát Minh Vơng nói:

        -Tôi không ưa thích pháp của hàng phàm phu th́ sao lại muốn thành tựu các pháp ấy!

        Phạm thiên thưa:

        -Thưa Đại sĩ! Tất cả các pháp đều không có đối tượng để thành tựu, pháp không có chỗ trụ, cũng không có nơi tích tập, không trói buộc, không chỗ quên mất, nên cũng không nghĩ đến sự báo ứng chăng?

        Bồ-tát Minh Vơng nói:

        -Thưa Nhân giả! Xa ĺa tham dục, giận dữ, ngu si, không thực hành các pháp th́ gọi là hành theo tướng. Nếu ai thực hành theo hạnh của phàm phu như trên và hạnh của Hiền thánh th́ người ây đă khởi lên hai pháp.

        Lại nữa, thưa Nhân giả! Tất cả sự thực hành là không có đối tượng để thực hành, tất cả sự giáo hóa là không có đôi tượng để giáo hóa, tất cả các xứ sở là không có xứ sở, tất cả các nơi hướng đên là không có nơi để hướng đến.

        Bồ-tát Minh Vơng lại hỏi:

        -Thưa Nhân giả! Tất cả sự thực hành là không có đối tượng để thực hành, nghĩa ấy là thế nào?

        Phạm thiên đáp:

        -Thưa Đại sĩ! Nếu tu hành trong trăm ngàn vạn ức kiêp cũng không thể biết được sự tăng, giảm của pháp tánh. Do đó, tất cả sự thực hành là không có đôi tượng để thực hành.

        Lại hỏi Phạm thiên:

        -Thế nào là tất cả sự giáo hóa là không có đối tượng để giáo hóa, tất cả xứ sở là không có xứ sở?

        Phạm thiên đáp:

        -Tất cả các pháp đều là chỗ giáo hóa của Như Lai, là xứ sở của Như Lai. Do đó, tất cả sự giáo hóa là không có đối tượng để giáo hóa, tất cả xứ sở là không có xứ sở.

        Lại hỏi:

        -Thế nào là tất cả các nơi hướng đến là không có nơi hướng đến?

        Phạm thiên thưa:

        -Suy xét là không có người và không có nơi hướng đến, do đó tất cả các nơi hướng đến là không có nơi nơi chốn để hướng đến.

        Bấy giờ, Đức Thế Tôn khen ngợi Phạm thiên Tŕ Tâm:

        -Lành thay, lành thay! Nếu muốn giảng nói th́ nên giảng nói như vậy.

        Khi ấy, Bồ-tát Minh Vơng hỏi Phạm thiên Tŕ Tâm:

        -Như lời Nhân giả vừa nói là Nhân giả đă tu hành theo tất cả các hạnh của phàm phu. Nếu như vậy th́ những điều đạt được đều là điên đảo hay sao?

        Phạm thiên đáp:

        -Làm ǵ có sự sinh ra để dẫn đến chỗ hành hóa.

        Bồ-tát Minh Vơng lại hỏi:

        -Nếu không sinh ra th́ sao có thể giáo hóa chúng sinh?

        Phạm thiên đáp:

        -Cũng như Như Lai là hóa sinh nên tôi cũng hóa sinh như Ngài.

        Bồ-tát Minh Vơng hỏi:

        -Như Lai là hóa sinh sao lại có sinh ra?

        Phạm thiên đáp:

        -Nếu cần có sự biến hiện th́ Như Lai sẽ biến hiện, v́ cảnh giới của Phật th́ ai có thể tạo dựng được.

        Bồ-tát Minh Vơng hỏi:

        -Nhân giả nói có sự biến hóa, sự thị hiện cùng với cảnh giới, tuy có chỗ hiện nhưng không có sự biến hiện chăng?

        Phạm thiên thưa:

        -Muốn biết về nơi sinh ra của tôi th́ nên quan sát như vầy: Nơi sinh ra ấy cũng là cảnh giới do nhân duyên kiến lập.

        Bồ-tát Minh Vơng hỏi:

        -Nhân giả chẳng phải v́ nhân duyên sinh tử mà hành hóa sao?

        Phạm thiên đáp:

        -Tôi không v́ nhân duyên sinh tử mà hành hóa.

        Bồ-tát Minh Vơng hỏi:

        -Vậy th́ sao lại có sự sợ hăi đối với cảnh giới?

        Phạm thiên đáp:

        -Giống như pháp nhân duyên, nguyên nhân sợ hăi về cảnh giới cũng vậy, biết rơ là không có nguồn gốc, cũng không có sự thoái lui.

        Bấy giờ, Trưởng lăo Xá-lợi-phất bạch Phật:

        -Bạch Thế Tôn! Có người nào hoặc các chúng trời, rồng... lănh hội được ngôn từ này th́ đạt được vô lượng phước đức. V́ sao? V́ hôm nay, được nghe Đức Thế Tôn nói về danh hiệu của các bậc Đại sĩ, chúng con rất ưa thích, huống nữa là được nghe Như Lai giảng nói về chánh pháp. Ví như cây không nương vào đất mà trụ trong hư không, lại hiện ra đủ thân, gốc, cành, lá, hoa quả.

        Như vậy, thưa Bậc Đại Thánh, hành tướng của các bậc Đại sĩ ấy cũng nên quán xét như thế, các vị trụ nơi các pháp mà thị hiện thọ sinh, thị hiện có đầu, có cuối cùng, có tồn tại, có biến mất, có xoay vần, đến đi và hiện ra các cơi Phật, tuy dùng “trí tuệ đối chiếu” vi diệu như vậy, nhưng đă an trụ tự tại trong biện tài vô ngại. Thiện nam, thiện nữ nào thấy được sự biến hóa của trí tuệ như thế mà không phát tâm cầu đạo quả Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác sao?

        Lúc này, trong chúng hội có Bồ-tát tên là Phổ Hoa hỏi Trưởng lăo Xá-lợi-phất:

        -Thưa Tôn giả! Chẳng phải Tôn giả đă đạt được pháp tánh rồi chăng? Đức Thế Tôn cũng nói Tôn giả là trí tuệ bậc nhất, sao Tôn giả không vận dụng oai lực ấy để biến hóa?

        Tôn giả Xá-lợi-phất đáp:

        -Đức Thế Tôn đă nói! Trong cảnh giới của hàng Thanh văn, tôi là trí tuệ bậc nhất.

        Bồ-tát Phổ Hoa hỏi:

        -Thưa Tôn giả! Có nhiều cảnh giới để có thể giảng nói pháp chăng?

        Tôn giả Xá-lợi-phất đáp:

        -Không có.

        Bồ-tát Phổ Hoa hỏi:

        -Thưa Tôn giả! Có thể giảng nói về cảnh giới ấy không?

        Tôn giả Xá-lợi-phất đáp:

        -Cũng như cảnh giới đă hội nhập, sự giảng nói cũng vậy.

        Bồ-tát Phổ Hoa hỏi:

        -Tôn giả đă hiểu được pháp tánh là không có giới hạn chăng?

        Tôn giả Xá-lợi-phất đáp:

        -Đúng vậy!

        Bồ-tát Phổ Hoa hỏi:

        -Thưa Tôn giả Xá-lợi-phât! Thế nào là tùy theo cảnh giới đă hội nhập và sự giảng pháp cũng vậy? Thưa Tôn giả! Tùy theo giới hạn của cảnh giới đă hội nhập nên giới hạn của sự giảng nói cũng vậy, tức là giới hạn đó đă trói buộc pháp tánh mà pháp tánh ấy là không có giới hạn.

        Tôn giả Xá-lợi-phất hỏi:

        -Pháp tánh ấy chẳng phải là nhập nơi tướng sao?

        Bồ-tát Phổ Hoa hỏi:

        -Thưa Tôn giả Xá-lợi-phất! Nếu pháp tánh không nhập vào tướng th́ ở nơi pháp tánh không có đối tượng để nhập vào tướng, do nhân duyên ǵ Tôn giả lại ân cần với pháp tánh để mong được giải thoát?

        Tôn giả Xá-lợi-phất đáp:

        -Không phải vậy.

        Bồ-tát Phổ Hoa lại hỏi:

        -Nếu b́nh đẳng thuận theo pháp th́ cũng như được hội nhập nơi pháp tánh chăng?

        Tôn giả Xá-lợi-phất đáp:

        -Tôi muốn được thấy, được nghe về điều ấy.

        Bồ-tát Phổ Hoa nói:

        -Thưa Tôn giả Xá-lợi-phất! Pháp tánh là có thể nhớ nghĩ, các pháp có thể giảng nói, có thể lănh hội được không?

        Tôn giả Xá-lợi-phất đáp:

        -Không thể được.

        Bồ-tát Phổ Hoa hỏi:

        -Thưa Tôn giả! Pháp có thể thuyết giảng, có thể thấy và nghe được chăng?

        Tôn giả Xá-lợi-phất đáp:

        -Đức Thế Tôn đă nói! Có hai bạng người đạt được phước vô lượng, đó là chuyên cần giảng nói pháp và nhất tâm lắng nghe.         Do vậy, khi Nhân giả giảng nói giáo pháp, tôi sẽ lắng nghe pháp ấy.

        Phạm thiên Tŕ Tâm hỏi:

        -Thưa Tôn giả Xá-lợi-phất! Tôn giả có thể bặt dứt tư tưởng, trụ trong định, tư duy để lắng nghe pháp sao?

        Tôn giả Xá-lợi-phất đáp:

        -Thưa Đại sĩ! Định ấy diệt tận, không có hai việc để lắng nghe về nghĩa lư của giáo pháp.

        Phạm thiên hỏi:

        -Thưa Tôn giả Xá-lợi-phất! Tôn giả đă đạt được sự an lạc và nguồn gốc tịch tĩnh của các pháp rồi chăng?

        Tôn giả Xá-lợi-phất đáp:

        -Thưa Đại sĩ! Tất cả các pháp vốn là thanh tịnh và vắng lặng.

        Phạm thiên nói:

        -Thưa Tôn giả! Như vậy th́ không thể luôn định tĩnh để lắng nghe chánh pháp. V́ sao? V́ tất cả các pháp vốn đều tịch tĩnh.

        Tôn giả Xá-lợi-phât hỏi:

        -Này Thiện nam! Ông có thể không xuất định mà giảng nói chánh pháp chăng?

        Phạm thiên đáp:

        -Thưa Tôn giả Xá-lợi-pĺất! quán xét về các pháp th́ làm sao có thể đạt đến, mà Tôn giả cho là không xuất định có thể giảng nói chánh pháp?

        Tôn giả Xá-lợi-phất đáp:

        -Không phải vậy.

        Phạm thiên lại hỏi:

        -Thưa Tôn giả! Tất cả hàng phàm phu luôn trụ trong định chăng?

        Tôn giả Xá-lợi-phất nói:

        -Tất cả hàng phàm phu đạt được Tam-muội định ư ǵ?

        Phạm thiên đáp:

        -Tất cả các pháp không có nơi hướng đến nên gọi là luôn trụ trong định.

        Tôn giả Xá-lợi-phất hỏi:

        -Như vậy, tất cả hàng phàm phu giống với Hiền thánh sao?

        Phạm thiên đáp:

        -Thưa Tôn giả Xá-lợi-phất! Đúng vậy, như sự quán xét của tôi th́ không muốn có sự khác nhau giữa phàm phu và Hiền thánh. V́ sao? V́ pháp của Hiền thánh không có sự đoạn trừ, pháp của phàm phu cũng không có sự sinh khởi, các pháp đều b́nh đẳng.         Do đó, không có người được giải thoát.

        Tôn giả Xá-lợi-phất hỏi:

        -Này Thiện nam! Các pháp không có nguồn gốc là thế nào?

        Phạm thiên nói:

        -Như Tôn giả biêt rơ, có thể dấy khởi pháp của Hiền thánh chăng?

        Tôn giả Xá-lợi-phất đáp:

        -Không thể được.

        Phạm thiên hỏi:

        -Tôn giả đă diệt trừ được pháp của phàm phu chăng?

        Tôn giả Xá-lợi-phất đáp:

        -Không thể diệt trừ.

        Phạm thiên hỏi:

        -Tôn giả đă đạt được pháp Hiền thánh rồi chăng?

        Tôn giả Xá-lợi-phất đáp:

        -Chưa đạt được.

        Lại hỏi:

        -Tôn giả đă hiểu rơ về pháp phàm phu sao?

        Tôn giả Xá-lợi-phất đáp:

        -Không thể hiểu.

        Phạm thiên hỏi:

        -Tôn giả biết thế nào là đúng thời?

        Tôn giả Xá-lợi-phất đáp:

        -Như pháp đă lănh hội là xa ĺa phàm phu cũng không có nguồn gốc, b́nh đẳng cũng là Như, nên không có giải thoát; diệt độ cũng là Như, nên không có nguồn gốc cũng là Như.

        Phạm thiên nói:

        -Thưa Tôn giả Xá-lợi-phất! Pháp ấy không có nguồn gốc, cũng không có sự sai khác. Pháp không có nguồn gốc là không có nơi hướng đến nên gọi là không có nguồn gốc. Như cũng không có nguồn gốc, v́ tất cả các pháp đều hội nhập vào không.

        Bấy giờ, Trưởng lăo Xá-lợi-phất bạch Phật:

        -Thưa Đấng Thiên Trung Thiên! Ví như lửa lớn bừng cháy, thiêu rụi tất cả, các thiện nam cũng vậy, đối với các pháp đă giảng nói đều thông đạt tất cả pháp tánh.

        Đức Thế Tôn đáp:

        -Đúng vậy, này Xá-lợi-phất! Các thiện nam giảng nói về pháp tánh là đúng như lời Tôn giả nói.

        Lúc ấy, Bồ-tát Minh Vơng nói với Tôn giả Xá-lợi-phất:

        -Đức Phật khen Tôn giả có trí tuệ bậc nhất, vậy trí tuệ của Tôn giả được thể hiện thế nào?

        Tôn giả Xá-lợi-phất đáp:

        -Thưa Bồ-tát Minh Vơng! Hàng Thanh văn nương vào âm thanh, tự xem xét về thân ḿnh mà đạt được giải thoát. Đức Phật khen tôi có trí tuệ bậc nhất là trong hàng Thanh văn chứ không phải là trí tuệ của hàng Bồ-tát.

        Bồ-tát Minh Vơng hỏi:

        -Thưa Tôn giả Xá-lợi-phất! Xét về trí tuệ th́ có thể nói về tướng không?

        Tôn giả Xá-lợi-phất đáp:

        -Không thể.

        Bồ-tát Minh Vơng hỏi:

        -Chẳng phải trí tuệ ấy là cùng khắp, là b́nh đẳng sao?

        Tôn giả Xá-lợi-phất đáp:

        -Đúng vậy, như lời Nhân giả nói, trí tuệ là b́nh đẳng.

        Bồ-tát Minh Vơng hỏi:

        -V́ sao biết các pháp là b́nh đẳng cùng khắp mới chính là trí tuệ; nhưng Tôn giả lại giảng nói về giới hạn của trí tuệ.

        Tôn giả Xá-lợi-phất đáp:

        -Đúng vậy, thưa Nhân giả! Trí tuệ, pháp tánh là không có giới hạn, nhưng có giới hạn là tùy thuộc vào cảnh giới, nguồn gốc nơi trí tuệ và sự hành hóa mà vị ấy đă hội nhập.

        Bồ-tát Minh Vơng hỏi:

        -Theo Nhân giả th́ trí tuệ không có giới hạn hay có giới hạn?

        Tôn giả Xá-lợi-phất đáp:

        -Không có giới hạn.

        Bồ-tát Minh Vơng hỏi:

        -Sao Nhân giả lại tự ḿnh trói buộc và cho là trí tuệ có giới hạn?

        Khi ấy Tôn giả Xá-lợi-phất im lặng không trả lời.

        Bấy giờ, Hiền giả Đại Ca-diếp nương nơi oai thần của Phật thưa:

        -Bạch Thế Tôn! Bồ-tát Minh Vơng v́ sao có danh hiệu là Minh Vơng?

        Lúc này, Đức Thế Tôn biết được lời thỉnh cầu của Trưởng lăo Đại Ca-diếp là muốn khiến cho chúng hội thấy rơ đầy đủ nguồn gốc của công đức, nên bảo Bồ-tát Minh Vơng:

        -Này Thiện nam! Ông hăy v́ chư Thiên và loài người mà hiện bày ánh sáng rực rỡ, thanh tịnh về công đức đă tạo, khiến hàng Bồ-tát có cội gốc căn lành cùng những người có chí ngưyện thuần thục đều phát tâm Bồ-đề và làm cho họ tinh tấn thêm.

        Nghe lời Phật dạy, Bồ-tát Minh Vơng sửa lại y phục, từ những đầu ngón tay, màn kết của cánh tay phải, Bồ-tát liền phóng ra ánh sáng, chiếu đến các cơi nước của chư Phật trong mười phương, thông suốt không có giới hạn. Ánh sáng ấy tỏa chiếu khắp tất cả các thế giới của vô lượng chư Phật, không thể lường xét. Chúng sinh nơi ba cơi ác: Địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh, những chúng sinh bị đui, điếc, câm, ngọng, khập khiễng, tật bệnh, gầy yếu, điên cuồng, ngu tối, ôm ḷng tham dục, sân hận, ngu si, không có y phục, bị đói khát, tù đày, bần cùng, xấu xí, già nua gần chết, keo kiệt, ganh ghét, phạm giới, giận dữ, biếng nhác, buông lung, có trí ác, không có niềm tin, không chịu học hỏi, không biết hổ thẹn, rơi vào sáu mươi hai kiến chấp điên đảo, sinh trong tám nạn, những nơi chốn không yên ổn... nhờ gặp ánh sáng này, lập tức tất cả đều được an lạc. Bấy giờ, các chúng sinh ấy liền không có tham dục, giận dữ, ngu si phiền năo và cũng không c̣n bị bức năo.

        Lúc đó, ở trước Đức Thế Tôn, tất cả chúng hội gồm Bồ-tát, Thanh văn, Ca-lâu-la, Khẩn-na-la, Ma-hầu-la-già, Tỳ-kheo, Tỳ- kheo-ni, Cư sĩ nam nữ... đều hiện ra sắc vàng ṛng giống nhau và đều có tướng tốt dung mạo như Đức Như Lai, cùng có tướng vô kiến đảnh, thân như kim cương. Tất cả chúng hội đều an tọa trên hoa sen tự nhiên hiện bày, châu ngọc kết thành màn, đủ loại báu làm lọng, hết thảy đều giống nhau, tự nhiên hiện ra thân như Đức Phật, cả chúng hội đều được an lạc giống như hàng Bồ-tát đă đạt

được pháp Tam-muội phát khởi tâm hoan hỷ.

        Khi ấy, tất cả chúng hội đều kinh ngạc, được điều chưa từng có, thảy đều nh́n thấy nhau giống Đức Như Lai, tự thấy thân ḿnh không có lỗi lầm, lại phóng ra ánh sáng. Ngay lúc ấy, ở phương dưới có bốn vị Bồ-tát tự nhiên vụt lên, chắp tay an trụ đều suy nghĩ: “Ta nên đảnh lễ Đức Như Lai nào?”

        Trong hư không liền có tiếng nói: “Do ánh sáng thù thắng của Bồ-tát Minh Vơng nên khiến cho tất cả chúng hội đều có h́nh tướng giống như Đức Như Lai.”

        Bốn vị Bồ-tát nghe nói như vậy, cho là điều chưa từng có, nên đồng thanh thưa:

        -Chúng con tha thiết muốn được thấy Đức Như Lai. Nhưng nay tất cả h́nh tướng trong chúng hội đều giống nhau, các pháp b́nh đẳng cũng không sai khác. Nếu đây là lời chân thật th́ xin cho chúng con được thấy thân tướng trang nghiêm của Đức Như Lai và xin được cúng dường Ngài.

        Tức th́ bốn vị Bồ-tát thấy Đức Thế Tôn an tọa trên ṭa sen báu sư tử, cách đất bảy thước, họ liền đảnh lễ dưới chân Phật, thưa:

        -Bạch Đng Thiên Trung Thiên! Thật là điều chưa từng có, trí tuệ của Đức Như Lai là không thể cùng tận, bản tánh thanh tịnh, công đức nguyện lực của Bồ-tát Minh Vơng cũng vậy, Bồ-tát ấy đă phóng ra ánh sáng khiên cho ngần ấy chúng sinh hiện bày các thân tướng oai nghiêm.

        Đức Thế Tôn bảo Bồ-tát Minh Vơng:

        -Này Thiện nam! Ông hăy thâu lại ánh sáng rực rỡ đă hiện bày. Ông đă thực hành Phật sự, đă kiến lập rất nhiều nhân duyên khiến cho vô lượng chúng sinh phát tâm Bồ-đề.

        Vâng lời Phật dạy, Bồ-tát Minh Vơng liền thâu lại ánh sáng. Ngay lúc ấy, tất cả oai nghi, h́nh thức của chúng hội đều trở lại như cũ, chỉ có Đức Như Lai vẫn an tọa một ḿnh trên ṭa Sư tử.

        Trưởng lăo Đại Ca-điếp bạch Phật:

        -Bạch Thế Tôn! Bốn vị Bồ-tát này từ trú xứ nào đến đây?

        Bốn vị Bồ-tát đáp:

        -Chúng tôi từ phương dưới, ở thế giới của Đức Phật khác đến.

        Lại hỏi:

        -Thế giới ấy tên là ǵ?

        Bốn vị Bồ-tát đáp:

        -Thế giới ấy tên là Chúng bảo phổ hiện.

        Lại hỏi:

        -Đức Thế Tôn Chí Chân tôn hiệu là ǵ, hiện đang thuyết pháp chăng?

        Bốn vị Bồ-tát đáp:

        -Tôn hiệu của Đức Như Lai là Nhất Bảo Cái, hiện nay đang giảng nói chánh pháp.

        Trưởng lăo Ca-diếp hỏi:

        -Thế giới ấy cách đây bao xa?

        Bốn vị Bồ-tát đáp:

        -Đức Thế Tôn biết rơ về khoảng cách ấy.

        Trưởng lăo Ca-diếp hỏi:

        -Do nhân duyên ǵ mà các Nhân Giả đến đây?

        Bốn vị Bồ-tát đáp:

        -Chúng tôi ở cơi Phật nơi phương dưới, thấy Bồ-tát Minh Vơng phóng ánh sáng đến và nghe danh hiệu của Đức Thế Tôn Năng Nhân cùng Bồ-tát Minh Vơng nên muốn đến cơi này để được gần gũi Đức Thế Tôn, lễ bái, cúng dường và muốn được yết kiến Bồ-tát Minh Vơng.

        Trưởng lăo Đại Ca-diếp lại bạch Phật:

        -Bạch Thế Tôn! Thế giới Chúng Bảo Phổ Hiện của Đức Phật Nhất Bảo Cái cách cơi này bao xa?

        Đức Phật bảo Trưởng lăo Đại Ca-diếp:

        -Về phương dưới, cách đây ba mươi hai hằng hà sa cơi Phật, có thế giới tên là Chúng bảo phổ hiện, là nơi an trụ của Đức Phật Nhât Bảo Cái, bốn vị Bồ-tát này đến từ cơi ấy.

        Trưởng lăo Đại Ca-diếp bạch Phật:

        -Bạch Thế Tôn! Từ cơi ấy đến cơi này mất bao lâu?

        Đức Phật dạy:

        -Trong khoảng một niệm liền đến cơi này.

        Trưởng lăo Đại Ca-diếp bạch Phật:

        -Bạch Thế Tôn! Thật khó sánh kịp với Bậc Đại Thánh, Bồ-tát Đại sĩ đă phóng ra ánh sáng, thần thông của các bậc Thánh thật cao vời, ánh sáng của Bồ-tát Minh Vơng chiếu xa ĺa không có giới hạn, khiến cho bốn vị Bồ-tát này lập tức đến đây. Những ai thấy được thần thông, oai lực và trí tuệ đă biến hiện như thế tất đều phát nguyện kiến lập Đại thừa.

        Đức Thế Tôn bảo Trưởng lăo Ca-diếp:

        -Đúng như lời ông nói, nẻo đường hành hóa của hàng Bồ-tát thật không thể lường xét, hàng Thanh văn, Duyên giác chẳng thể sánh kịp.

Phẩm 6: THƯA HỎI

        Bấy giờ, Trưởng lăo Đại Ca-diếp nói với Bồ-tát Minh Vơng:

        -Thưa Đại sĩ! Do nhân duyên ǵ mà Đại sĩ thị hiện ánh sáng khiến cho khắp chúng hội đều có thân tướng như vàng ṛng, oai nghiêm, sáng rỡ giống như Đức Như Lai?

        Bồ-tát Minh Vơng đáp:

        -Thưa Tôn giả Đại Ca-diếp! Tôn giả nên thưa hỏi Đức Thế Tôn, Ngài sẽ v́ Tôn giả mà giảng nói rơ.

        Trưởng lăo Đại Ca-diếp liền thưa hỏi Bậc Đại Thánh.

        Đức Phật bảo Trưởng lăo Đại Ca-diếp:

        -Khi Bồ-tát Minh Vơng thành Phật, thân tướng của tất cả chư vị nơi chúng hội sẽ như vàng ṛng đều được an lạc, dốc ḷng tin và đạt được các thông tuệ, không có tên Thanh văn, Duyên giác mà chỉ toàn là chúng Bồ-tát, Đại sĩ.

        Trưởng lăo Đại Ca-diếp bạch Phật:

        -Bạch Thê Tôn! Khi Bồ-tát Minh Vơng hóa sinh ở cơi Phật kia, liền được thành Phật chăng?

        Đức Thế Tôn đáp:

        -Này Ca-diếp! Đúng như lời Tôn giả nói, Bồ-tát Minh Vơng liền được thành Phật.

        Khi ấy, bốn vạn bốn ngàn người đều phát tâm cầu đạo quả Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, nguyện sinh về cơi nước ấy, họ đồng thanh thưa:

        -Lúc Bồ-tát Minh Vơng thành Phật, chúng con nguyện sẽ sinh vào cơi nước của Đức Phật ấy.

        Trưởng lăo Đại Ca-diếp lại bạch Phật:

        -Bạch Thế Tôn! Sau bao nhiêu kiếp nữa, Bồ-tát Minh Vơng sẽ thành tựu đạo quả Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác?

        Đức Phật bảo Trưởng lăo Đại Ca-diếp:

        -Ông hăy hỏi Bồ-tát Minh Vơng, Bồ-tát ấy sẽ nói cho ông biết là bao lâu nữa sẽ thành Phật.

        Trưởng lăo Đại Ca-diếp hỏi Bồ-tát Minh Vơng:

        -Thưa Đại sĩ! Bao lâu nữa th́ Đại sĩ sẽ thành tựu đạo quả Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác?

        Bồ-tát Minh Vơng đáp:

        -Thưa Tôn giả Ca-diếp! Nếu có ai hỏi người do nhà ảo thuật hóa ra, bao lâu nữa sẽ thành tựu đạo quả Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác th́ người ấy đáp thế nào?

        Tôn giả Ca-diếp nói:

        -Thưa Đại sĩ! Người do nhà ảo thuật hóa ra là hư giả, không thật có, nên không thể trả lời được.

        Bồ-tát Minh Vơng đáp:

        -Đúng vậy! Tất cả các pháp giống như huyễn hóa, tự nhiên mà thành, th́ sao Tôn giả lại hỏi tôi bao lâu nữa sẽ thành tựu đạo quả Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.

        Tôn giả Ca-diếp hỏi:

        -Thưa Đại sĩ! Ví như người do nhà ảo thuật biến hóa ra là tịch tĩnh, không thể phân biệt, không có tưởng niệm, cũng không có ngôn từ. Đại sĩ đối với các pháp cũng vậy chăng? Nếu như thế th́ sao có thể dẫn dắt và tạo lợi ích cho chúng sinh?

        Bồ-tát Minh Vơng đáp:

        -Đạo là thật tướng th́ người cũng là thật tướng, nếu người là thật tướng th́ huyễn cũng là thật tướng, huyễn là thật tướng th́ chúng sinh cũng là thật tướng, chúng sinh là thật tướng th́ các pháp cũng là thật tướng.

        Thưa Tôn giả Đại Ca-diếp! Do biết như vậy nên không thể quán xét là lợi ích hay không lợi ích, chẳng phải có lợi hay chẳng phải không lợi, không có sự vượt qua cũng chẳng phải không có sự vượt qua.

        Trưởng lăo Ca-diếp hỏi:

        -Đại sĩ không dẫn dắt chúng sinh trụ nơi Phật đạo chăng?

        Bồ-tát Minh Vơng nói:

        -Đạo của Như Lai có trụ nơi tướng không?

        Trưởng lăo Ca-diếp đáp:

        -Không có trụ.

        Bồ-tát Minh Vơng nói:

        -Do đó, tôi không kiến lập Phật đạo cho chúng sinh, cũng chẳng khiến họ trụ vào quả vị Thanh văn, Duyên giác.

        Trưởng lăo Ca-diếp hỏi:

        -Thưa Đại sĩ! Vậy Đại sĩ kiến lập điều ǵ?

        Bồ-tát Minh Vơng đáp:

        -Như không có nguồn gốc để kiến lập, th́ chỗ kiến lập của tôi cũng vậy.

        Trưởng lăo Ca-diếp hỏi:

        -Như không có nguồn gốc th́ không thể kiến lập cũng chẳng có thoái lui chăng?

        Bồ-tát Minh Vơng đáp:

        -Đúng vậy! Do Như không có nguồn gốc th́ không thể kiến lập, cũng chẳng thoái lui. Phật đạo không có nguồn gốc nên cũng lại như vậy, kiến lập nơi không chỗ kiến lập. Do đó, tôi nói các pháp không thể kiến lập, cũng không hề thoái chuyển.

        Trưởng lăo Ca-diếp hỏi:

        -Thưa Đại sĩ! Nếu nói không kiến lập, không thoái lui th́ làm thế nào để giáo hóa chúng sinh?

        Bồ-tát Minh Vơng đáp:

        -Người nào cho là có sự thấu đạt, có chí nguyện và sự vi diệu th́ không thể giáo hóa chúng sinh đối với các pháp cho là có thể thoái chuyển th́ cũng không thể giáo hóa.

        Trưởng lăo Ca-diếp hỏi:

        -Thưa Đại sĩ! Đại sĩ không cứu giúp chúng sinh thoát khỏi sinh tử chăng?

        Bồ-tát Minh Vơng đáp:

        -Tôi không thủ đắc sinh tử, cũng không có đối tượng để nhận biết, huống nữa là cứu giúp chúng sinh.

        Trưởng lăo Ca-diếp hỏi:

        -Đại sĩ không giáo hóa tất cả chúng sinh lần lượt đạt đến Niết-bàn chăng?

        Bồ-tát Minh Vơng đáp:

        -Tôi không thủ đắc Niết-bàn cũng không có đối tượng để nhận thức th́ lấy ǵ để giáo hóa chúng sinh?

        Tôn giả Ca-diếp hỏi:

        -Thưa Đại sĩ! Giả sử chúng sinh hoàn toàn không đạt được diệt độ th́ sao lại giáo hóa, dẫn dắt cho vô số người tu hành Phật đạo? Những chúng sinh ấy không cầu được diệt độ chăng?

        Bồ-tát Minh Vơng đáp:

        -Bồ-tát nào cho là có sinh tử và Niêt-bàn v́ tưởng của chúng sinh mà nói có người thực hành Phật đạo, th́ đó không gọi là Bồ-tát, chẳng phải là người cầu Phật đạo.

        Trưởng lăo Ca-diếp hỏi:

        -Thưa Đại sĩ! Đại sĩ thực hành như thế nào?

        Bồ-tát Minh Vơng đáp:

        -Tôi không hành theo sinh tử, không hành theo diệt độ, cũng không theo tưởng của chúng sinh.

        Thưa Tôn giả Ca-diếp! Vừa rồi Tôn giả hỏi tôi thực hành như thế nào, sự thực hành mà Đức Như Lai đă chỉ dạy thế nào th́ tôi thực hành như vậy.

        Trưởng lăo Ca-diếp nói:

        -Đức Như Lai chỉ dạy là không có chỗ thực hành.

        Bồ-tát Minh Vơng đáp:

        -Tất cả các tướng của chúng sinh cũng vậy, không nên cho là có chỗ thực hành.

        Trưởng lăo Ca-diếp hỏi:

        -Thưa Đại sĩ! Quán xét hành tướng nơi chúng sinh cũng như vậy chăng? Sao chúng sinh lại hành theo tham, sân, si mà Đức Như Lai giáo hóa họ không hề bị nhiễm ô, không bị trói buộc, cũng chẳng quên mất?

        Bồ-tát Minh Vơng nói:

        -Thưa Trưởng lăo! Nếu muốn hỏi về tướng th́ Trưởng lăo hăy trả lời tôi theo sự hiểu biết của ḿnh.

        Thưa Trưởng lăo! Trưởng lăo có tham, sân, si không?

        Trưởng lăo Ca-diếp đáp:

        -Không có.

        Bồ-tát Minh Vơng hỏi:

        -Có thể diệt trừ tham, sân, si được chăng?

        Tôn giả Ca-diếp đáp:

        -Không thể được.

        Bồ-tát Minh Vơng hỏi:

        -Nếu Trưởng lăo không có tham, sân, si cũng không thể diệt trừ tham, sân, si vậy th́ tham, sân, si ấy ở đâu?

        Trưởng lăo Ca-diếp đáp:

        -Thưa Đại sĩ! Phàm phu do si mê nên ở trong điên đảo, tư tưởng và ư niệm luôn mong cầu, đối với những điều ứng hợp hoặc chẳng ứng hợp đều làm theo tham, sân, si. C̣n các bậc Hiền thánh th́ biết rơ các pháp là điên đảo, nên không làm theo tư tưởng và ư niệm, không điều ǵ mà chẳng ứng hợp, lại cũng chẳng làm theo tham, sân, si.

        Bồ-tát Minh Vơng nói:

        -Thưa Tôn giả! Ư Tôn giả thế nào? Các pháp do điên đảo mà sinh, đó là nhận biết tận cùng chăng? Là có sinh hay chẳng sinh ra?

         Trưởng lăo Ca-diếp đáp:

        -Thưa Đại sĩ! Các pháp không sinh cũng chẳng phải không sinh.

        Bồ-tát Minh Vơng hỏi:

        -Đúng vậy! Thưa Tôn giả Ca-diếp! Ư Tôn giả thế nào? Các pháp không sinh cũng chẳng thật có, như vậy các pháp có đối tượng được sinh chăng?

        Trưởng lăo Ca-diếp đáp:

        -Các pháp là không có đối tượng được sinh.

        Bồ-tát Minh Vơng hỏi:

        -Đúng vậy! Thưa Tôn giả Ca-diếp! Các pháp là không sinh muốn khiến cho chúng sinh khởi th́ chúng sinh ra từ đâu?

        Trưởng lăo Ca-diếp đáp:

        -Không phải vậy.

        Bồ-tát Minh Vơng hỏi:

        -VÍmong cầu sinh ra nên các pháp nương vào tham, sân, si mà phát khởi chăng?

        Trưởng lăo Ca-diếp đáp:

        -Không phải vậy.

        Bồ-tát Minh Vơng nói:

        -Thưa Tôn giả Đại Ca-diếp! Do đó, làm ǵ có tham, sân, si để chúng sinh lệ thuộc, đắm nhiễm rồi phát sinh phiền năo.

        Trưởng lăo Ca-diếp đáp:

        -Đúng vậy, đúng vậy! Thưa Đại sĩ! Tất cả các pháp vốn là thanh tịnh, không hề có tham, sân, si.

        Bồ-tát Minh Vơng nói:

        -Do vậy, tôi mới nói tất cả các pháp đều như huyễn hóa, là thật tướng của Như Lai.

        Lúc giảng nói pháp này, có bốn vạn bốn ngàn Bồ-tát đạt được pháp Nhẫn nhu thuận.

        Bấy giờ, Trưởng lăo Đại Ca-diếp bạch Phật:

        -Bạch Thế Tôn! Những ai tận mắt được thấy Bồ-tát Minh Vơng th́ không bị đọa vào đường ác, các ma và quyến thuộc của chúng không thể làm hại. Người nào được nghe Bồ-tát Minh Vơng thuyết pháp th́ đó là hàng Bồ-tát, vĩnh viễn không rơi vào cảnh giới của hàng Thanh văn, Duyên giác, v́ người ấy đă tiếp nhận được sự giảng dạy của Bồ-tát Minh Vơng.

        Đức Phật liền khen ngợi công đức nơi cơi nước của Bồ-tát Minh Vơng. Ngài bảo Tôn giả Ca-diếp:

        -Tất cả cơi nước của chư Phật mà Bồ-tát Minh Vơng đă đến, Bồ-tát ấy đều giáo hóa, cứu độ vô số chúng sinh. Này Tôn giả Ca-diếp! Ông đă thấy ánh sáng của Bồ-tát Minh Vơng chưa?

        Tôn giả Ca-diếp đáp:

        -Bạch Thế Tôn, con đă thấy!

        Đức Thế Tôn bảo:

        -Giả sử số lượng hạt cải chứa đầy trong tam thiên đại thiên thế giới, c̣n có thể biết được là bao nhiêu, nhưng sự giáo hóa của Bồ-tát Minh Vơng khiến cho chúng sinh an trụ vào Phật đạo th́ không thể lường xét được.

        Tôn giả Ca-diếp nên biết! Chúng sinh nào nh́n thấy ánh sáng của Bồ-tát Minh Vơng th́ đạt được lợi ích như thế, huống nữa là Bồ-tát ấy dùng phương tiện thiện xảo để giảng nói chánh pháp.

        Lại nữa, này Ca-diếp! Hăy lắng nghe, ta sẽ giảng nói về cơi nước đặc thù, gọi là xứ sở đủ công đức trang nghiêm, thanh tịnh của Bồ-tát Minh Vơng. Trải qua sáu trăm bảy mươi vạn a-tăng-kỳ kiếp, Bồ-tát Minh Vơng sẽ thành Phật, hiệu là Phổ Minh Biến Động Quang Vương, gồm đủ mười tôn hiệu: Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật Thế Tổn, cơi nước tên là Đẳng tập thù thắng. Khi vừa đến đạo tràng, Bồ-tát ấy liền được thành Phật. Trong cơi nước của Đức Phật đó, không có các thứ ma và cảnh giới của ma, tất cả đều cầu đạt đạo quả Vô thượng Bồ-đề.

        Cơi nước ấy, đất toàn bằng gỗ quư chiên-đàn, bằng phẳng như bàn tay, thân tướng của chúng sinh đều đẹp đẽ, đất đai an ổn, ph́ nhiêu. Cơi Phật đó do tất cả các loại báu làm thành, không có các sự uế tạp của cát, đá, gai góc; không có các tai họa như cơi ác, khổ đau, cũng không có tám nạn và những nơi không an ổn. Ở đấy lại có rất nhiều hoa sen báu, tỏa hương ngào ngạt gồm đủ màu sắc hiện bày nơi cảnh giới rộng lớn, bốn phía không có hạn lượng. Đức Như Lai Phổ Minh Biến Động Quang Vương có vô lượng chúng Bồ-tát. Thánh chúng ấy nương vào pháp của Phật mà tu hành, gồm đủ oai thần biến hóa, dùng ánh sáng để trang nghiêm, đạt được kho tàng tổng tŕ, biện tài vô ngại, đầy đủ trí tuệ, oai đức thần thông lớn, hàng phục các ma nghĩ đến điều ǵ cũng luôn biết hổ thẹn, tinh tấn tu hành theo bậc Thánh, dùng trí tuệ để giáo hóa.

        Đức Phật bảo Tôn giả Ca-điếp:

        -Lại nữa, cơi Phật ấy không có người nữ, tất cả hàng Bồ-tát đều từ hoa sen hóa sinh, tự nhiên lớn lên, dùng thiền định làm thức ăn, nhà cửa, nơi chốn kinh hành, giường chiếu, cung điện, ao tắm, vườn rừng và tất cả tài sản đều giống như ở cơi trời. Đức Như Lai Phổ Minh Biến Động Quang Vương không dùng văn tự để giảng nói chánh pháp, hàng Bồ-tát chỉ nhờ ánh sáng của Đức Phật chiếu vào thân th́ liền đạt được pháp Nhẫn vô sinh.

        Ánh sáng ấy làm tiêu sạch hết các thứ nhơ uế của tham, sân, si, soi tỏa đến các cơi Phật khác, khiến mọi chúng sinh ở những cơi ấy tiêu trừ hết các trần cấu nơi sắc dục, không c̣n tỳ vết đều thuận theo chánh pháp.

        Đức Phật bảo Tôn giả Ca-diếp:

        -Trong ánh sáng của Đức Phật ấy tự nhiên diễn nói về ba mươi hai pháp môn. Những ǵ là ba mươi hai pháp môn?

        1. Các pháp là không nên tất cả sự nhận thức đều thanh tịnh.

        2. Các pháp là vô tướng nên xa ĺa mọi tưởng và niệm.

        3. Các pháp là vô nguyện nên vượt qua ba cơi.

        4. Các pháp là không tham dục v́ bản tánh thanh tịnh, vắng lặng.

        5. Các pháp là không sân nên diệt trừ hết các tướng.

        6. Các pháp là không si nên xa ĺa hết tối tăm.

        7. Các pháp là không đến nên không có sự sinh khởi.

        8. Các pháp là sẽ đến nên thuận theo sự quán xét.

        9. Các pháp là không trụ nên kiến lập nơi thật tướng.

        10. Các pháp là hoàn toàn giải thoát nên không có quá khứ, vị lai, hiện tại.

        11. Các pháp là không sai khác nên chính là thật tướng.

        12. Các pháp là không sinh nên chẳng có báo ứng.

        13. Các pháp là không dẫn đến quả báo nên không có chỗ sinh ra.

        14. Các pháp là không tạo tác v́ do nơi các hành mà dấy khởi.

        15. Các pháp là không h́nh tướng, v́ nương theo suy nghĩ mà có.

        16. Các pháp là không dung mạo nên xa ĺa các đối tượng phát sinh.

        17. Các pháp là chắc thật nên biết rơ là chân thật.

        18. Các pháp là chân thật nên đều b́nh đẳng.

        19. Các pháp là không có người nên không thể nắm bắt được người.

        20. Các pháp là không thọ mạng nên rốt ráo chân thật.

        21. Các pháp là ngu muội nên không thể truyền trao.

        22. Các pháp là xả bỏ nên diệt trừ hết các kết sử.

        23. Các pháp là không đắm nhiễm, nên chẳng bị phiền năo thiêu đốt.

        24. Các pháp là không nhơ uế v́ bản tánh thanh tịnh, không ô nhiễm.

        25. Các pháp là nhất tướng v́ cơi chân vốn tịch tĩnh.

        26. Các pháp là vắng lặng v́ cùng định b́nh đẳng.

        27. Các pháp là trụ nơi nguồn gốc v́ do duyên mà phát khởi.

        28. Các pháp là không có gốc tạo tác nên không thể duyên dựa, hủy hoại.

        29. Các pháp là an trụ nơi pháp tánh nên hội nhập khắp tất cả.

        30. Các pháp là không duyên dựa, nên không cùng lầm lẫn.

        31. Các pháp là giác ngộ nên hiện ra như thật.

        32. Các pháp là vô vi nên không có các đối tượng.

        Đức Phật bảo Tôn giả Ca-diếp:

        -Ánh sáng của Như Lai Phổ Minh Biến Động Quang Vương phát ra các âm thanh như vậy. Ánh sáng ấy chiếu đến các Bồ-tát khiến họ thực hiện các Phật sự. Cơi nước của Đức Phật ấy không có các việc ma nên cũng không bị trở ngại, bỏ phế.

        Đức Phật bảo Tôn giả Ca-diếp:

        -Lại nữa, Đức Như Lai ấy thọ mạng không có giới hạn.

        Bấy giờ, Hiền giả Đại Ca-diếp bạch Phật:

        -Bạch Thế Tôn! Có người nào muốn sinh về cơi nước ấy th́ nên làm thanh tịnh cảnh giới của Phật như Bồ-tát Minh Vơng đă làm khiến cho người ấy liền được đầy đủ tất cả các công đức.

        Đức Phật dạy:

        -Đúng như lời ông nói! Bồ-tát Minh Vơng đă hiện bày đầy đủ chí nguyện thanh tịnh nơi trăm ngàn ức chư Như Lai không thể tính kể.

        Lúc ấy, Phạm thiên Tŕ Tâm hỏi Bồ-tát Minh Vơng:

        -Nay Nhân giả đă được Như Lai thọ kư rồi chăng?

        Bồ-tát Minh Vơng đáp:

        -Này Phạm thiên! Tất cả chúng sinh đều được thọ kư từ Đức Như Lai.

        Phạm thiên thưa:

        -Làm thế nào để được Phật thọ kư?

        Bồ-tát Minh Vơng đáp:

        -Tùy theo sự tạo tác của mỗi người mà nhận lấy quả báo, cũng nhờ đó mà được thọ kư.

        Phạm thiên hỏi:

        -Do nhân ǵ mà được thọ kư, cũng như v́ sao Nhân giả được thọ kư?

        Bồ-tát Minh Vơng đáp:

         -Này Phạm thiên! Chỗ gọi là duyên, tức thân không tạo tác, miệng không phát ra ngôn từ, ư không thể nhận thức, như vậy có tạo ra tội, phước chăng?

         Phạm thiên đáp:

        -Không thể tạo ra.

        Bồ-tát Minh Vơng hỏi:

        -Phật đạo ấy có hành tướng không?

        Phạm thiên đáp:

        -Không có! Đạo không có h́nh tướng cũng không phân biệt. Đạo không có tên gọi nên cũng chẳng có hành tướng.

        Bồ-tát Minh Vơng hỏi:

        -Nếu không có sự tạo tác th́ có thể khiến cho đạo phát khởi h́nh tướng để chứng đắc chăng?

        Phạm thiên đáp:

        -Không thể được.

        Bồ-tát Minh Vơng nói:

        -Do vậy, Phạm thiên nên biết! Nếu không có tạo tác th́ không có quả báo, không có hành tướng, cũng không có tánh của hành tướng, đó chính là đạo. Người đạt được đạo này cũng như được thọ kư, không thể dùng h́nh tướng mà thọ kư được.

        Phạm thiên hỏi:

        -Thưa Nhân giả! Không thực hành sáu pháp Ba-la-mật, mà được thọ kư ư?

        Bồ-tát Minh Vơng đáp:

        -Như thế, này Phạm thiên! Thực hành sáu pháp Ba-la-mật, sau đó mới được thọ kư.

        Lại nữa, hàng Thánh hiền phải xa ĺa tất cả phiền năo, đó gọi là Bố thí ba-la-mật. Không dấy khởi, cũng chẳng tạo tác, đó là Tŕ giới ba-la-mật. Chịu đựng được tất cả, gọi là Nhẫn nhục ba-la-mật. Luôn vắng lặng an nhiên gọi là Tinh tấn ba-la-mật. Thuận theo Như mà an trụ gọi là Thiền định ba-la-mật. Hiểu rơ về hết thảy gọi là Trí tuệ ba-la-mật.

        Này Phạm thiên! Bồ-tát nào tu hành theo sáu pháp Ba-la-mật này th́ người ấy có hiện bày hành tướng không?

        Phạm thiên đáp:

        -Không có hiện bày hành tướng. V́ sao? Nếu người thực hành cho là ḿnh có thực hành và có đối tượng để thực hành th́ không gọi là thực hành. Người nào không có đối tượng để thực hành th́ đấy mới đích thực là hành hóa.

        Bồ-tát Minh Vơng nói:

        -Do vậy, này Phạm thiên! Đúng như lời ông nói, không có đối tượng để thực hành chính là thực hành Phật đạo.

        Lại nữa, như lời ông hỏi, tôi đă được thọ kư thành Phật chăng? Nếu pháp tánh không có nguồn gốc, người nào thấy pháp tánh không có nguồn gốc th́ được thọ kư nên việc thọ kư của tôi cũng vậy.

        Phạm thiên thưa:

        -Thưa Nhân giả! Pháp tánh không có nguồn gốc, nên tất cả pháp tánh không thể thọ kư.

        Bồ-tát Minh Vơng nói:

        -Tướng của sự thọ kư cũng vậy, giống như chỗ không có nguồn gốc và pháp tánh đều là b́nh đẳng, không sai khác.

        Bấy giờ, Phạm thiên Tŕ Tâm bạch Phật:

        -Bạch Thế Tôn! Hàng Bồ-tát hành hóa thế nào để được thọ kư thành tựu đạo quả Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác?

        Đức Phật bảo:

        -Này Phạm thiên! Nẻo hành hóa của Bồ-tát là không hành theo pháp sinh, diệt, không hành theo thiện ác, không hành theo thế gian cũng chẳng theo xuất thế gian, không làm theo pháp có tội hay có phước, không làm theo điều lỗi lầm hay chẳng phải không lỗi lầm, không hành theo hữu lậu cũng chẳng phải vô lậu, không làm theo hữu vi cũng chẳng phải vô vi, không làm theo hữu cũng chẳng phải xa ĺa hữu, không tu hành tinh tấn cũng chẳng phải xa ĺa tinh tấn, không đoạn trừ cũng chẳng phải không đoạn trừ, không làm theo sinh tử cũng chẳng phải diệt độ, không hành theo sự thấy cũng chẳng có đố́ tượng nghe, không làm theo ư niệm cũng chẳng có đối tượng nhận biết, không hành bố thí cũng không bỏn sẻn, không giữ ǵn giới cấm cũng chẳng sài phạm, không hành nhẫn nhục cũng chẳng phải không nhẫn nhục, không hành tinh tấn cũng không biếng nhác, không tu tập thiền định cũng không có đối tượng để thiền định, cũng không có đối tượng để thiền định, không hành trí tuệ cũng chẳng phải không có trí tuệ, không có chứng đắc cũng không có đôi tượng để hội nhập.

        Đức Phật bảo Phạm thiên:

        -Bồ-tát nào thực hành như vậy th́ Như Lai sẽ thọ kư thành tựu đạo quả Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. V́ sao? Này Phạm thiên! Ông nên ứng hợp với Như mà thực hành. Người nào có sự thực hành là có đôi tượng tạo tác, hoặc tu hành Phật đạo nên khởi tưởng, hoặc chẳng khởi tưởng để tu hành Phật đạo, cho đến có sự tạo tác hay chẳng có tạo tác để tu hành Phật đạo, hoặc có sự buông lung hay không buông lung, có phiền năo hoặc không c̣n phiền năo, người thực hành đạo như vậy th́ chẳng phải là thực hành Phật đạo. Do đó, Phạm thiên nên biết! Không nên quán xét như thế nếu vượt qua tất cả các đối tượng được tạo tác th́ Bồ-tát ấy được thọ kư.

        Phạm thiên bạch Phật:

        -Bạch Thế Tôn! Thế nào là thọ kư và được thọ kư?

        Đức Phật bảo:

        -Tất cả các pháp xa ĺa hai tướng gọi là thọ kư, đối với tất cả các pháp mà không tạo tác hai tướng, gọi là thọ kư, đối với các đối tượng đă phát khởi mà b́nh đẳng với các sắc tướng gọi là thọ kư, thân, miệng, ư thanh tịnh, an nhiên gọi là thọ kư.

        Đức Phật bảo:

        -Này Phạm thiên! Như Lai nhớ lại nơi kiếp quá khứ, bấy giờ có kiếp tên là Hỷ kiến. Trong kiếp ấy ta đă cúng dường bảy mươi hai ức Đức Phật, nhưng ta không được chư Như Lai thọ kư.

        Lại nữa, có kiếp tên là Thiện hóa, ở trong kiếp ấy, ta lại cúng dường thêm hai mươi hai ức Đức Phật, nhưng vẫn không được thọ kư.

        Lại nữa, có kiếp tên là Phạm thán, trong kiếp ấy ta lại cúng dường một vạn tám ngàn Đức Phật, vẫn không được thọ kư.

        Lại nữa, có kiếp tên là Hân lạc, trong kiếp ấy, ta lại cúng dường thêm ba trăm hai mươi vạn Đức Phật, nhưng vẫn không được chư Như Lai thọ kư. Trong kiếp quá khứ về sau, lại có kiếp tên là Đại diễn, trong kiếp ấy, có tám trăm bốn mươi vạn Đức Phật ra đời, ta lại cúng dường tất cả chư Như Lai dùng đủ loại phẩm vật tùy lúc để dâng cúng, nhưng ta vẫn không được chư Như Lai thọ kư.

        Đức Phật dạy:

        -Này Phạm thiên! Lại nữa, trong kiếp quá khứ, ta đă giảng nói về danh hiệu của chư Như Lai. Từ xưa, ta đă cúng dường rất nhiều chư Phật và ở nơi chư Phật ấy tu hành thanh tịnh, bố thí tất cả, có phẩm vật ǵ đều cúng dường hết, giữ ǵn giới luật trọn vẹn, luôn nhẫn nhục, thực hành Từ bi, xa ĺa phiền năo, ân cần tinh tấn, thọ tŕ theo hết thảy những điều đă nghe, nhất tâm định ư thực hành thiền định, tịch tĩnh cũng giảng nói, thưa hỏi về trí tuệ, nhưng ta vẫn không được chư Như Lai thọ kư. V́ sao? V́ c̣n có đối tượng tạo tác và có sự lệ thuộc.

        Phạm thiên nên biết! Phải vượt qua tất cả sự tạo tác, đây mới gọi là Bồ-tát được thọ kư. Về sau, khi gặp Như Lai Định Quang, ta liền đạt được pháp Nhẫn vô sinh. Đức Như Lai Định Quang thọ kư cho ta: “Vào đời vị lai, ông sẽ được thành Phật, hiệu là Năng Nhân, đầy đủ mười tôn hiệu: Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật Thế Tôn.

        Lúc ấy, ta mới vượt khỏi tất cả các sự tạo tác, đầy đủ sáu pháp Ba-la-mật. V́ sao? V́ xả bỏ tất cả các tưởng gọi là Bố thí ba-la-mật. Diệt trừ hết các duyên gọi là Tŕ giới ba-la-mật. Nhẫn chịu đối với các cơi gọi là Nhẫn nhục ba-la-mật. Đối với tất cả hành đều tịch tĩnh gọi là Tinh tấn ba-la-mật. Ở nơi hết thảy các niệm đều không dấy khởi gọi là Thiền định ba-la-mật. Biết rơ về bản tánh của pháp Nhẫn vô sinh là thanh tịnh gọi là Trí tuệ ba-la-mật.

        Lúc gặp Đức Như Lai Định Quang, ta liền đạt đầy đủ sáu pháp Ba-la-mật. Từ khi mới phát tâm đến nay, ta đă bố thí tất cả những ǵ có thể bố thí, nhưng chỉ công đức cúng dường năm cành hoa sen đă nhiều gấp trăm gấp ngàn lần, gấp vạn ức lần, hơn cả ức vạn lần, không thể so sánh, không thể ví dụ. Từ lúc mới phát tâm cho đến khi đầy đủ công hạnh bố thí, giữ ǵn giới câm, đối với các pháp luôn nhẫn nhục, nhu ḥa, biết hổ thẹn, chịu đựng, tinh tấn ân cần, tu hành không hề mệt mỏi, luôn thiền định tịch tĩnh không đắm nhiễm. Từ khi mới phát tâm, ta luôn quan sát trí tuệ, không buông lung, kể cả Trí tuệ ba-la-mật và các Ba-la-mật khác. Ta đă tu tập nhiều gấp trăm, ngàn lần, gấp vạn ức lần, hơn cả ức vạn lần không thể so sánh, không thể ví dụ. Do vậy, Phạm thiên nên biết! Lúc ấy ta liền được đầy đủ sáu pháp Ba-la-mật.

        Phạm thiên thưa:

        -Bạch Thế Tôn! Thế nào là đầy đủ sáu pháp Ba-la-mật?

        Đức Phật bảo Phạm thiên:

        -Không nhớ nghĩ đến bố thí, không vướng mắc vào tŕ giới, không suy nghĩ về nhẫn nhục, không nắm giữ tinh tấn, không trụ vào thiền định, biết trí tuệ là không hai. Đấy gọi là đầy đủ sáu pháp Ba- la-mật.

        Phạm thiên lại hỏi:

        -Bạch Thế Tôn! Nếu đầy đủ sáu pháp Ba-la-mật th́ có thể đầy đủ thêm những ǵ?

        Đức Thế Tôn đáp:

        -Nếu đầy đủ sáu pháp Ba-la-mật th́ sẽ đạt đầy đủ các thông tuệ.

        Phạm thiên thưa:

        -Bạch Thế Tôn! Nếu đầy đủ sáu pháp Ba-la-mật th́ làm thế nào để đầy đủ các thông tuệ.

        Đức Phật dạy:

        -Này Phạm thiên! Nếu bố thí b́nh đẳng th́ các thông tuệ b́nh đẳng, nhờ tŕ giới b́nh đẳng nên các thông tuệ b́nh đẳng, nếu nhẫn nhục b́nh đẳng th́ các thông tuệ b́nh đẳng, nếu tinh tấn b́nh đẳng th́ các thông tuệ b́nh đẳng, khi thiền định b́nh đẳng nên các thông tuệ b́nh đẳng, trí tuệ b́nh đẳng th́ các thông tuệ cũng b́nh đẳng, nhờ có thể b́nh đẳng như vậy nên các pháp đều b́nh đẳng, liền được b́nh đẳng đôi với các thông tuệ.

        Lại nữa, này Phạm thiên! Nhớ nghĩ đầy đủ về bố thí th́ đầy đủ các thông tuệ, nhớ nghĩ về tŕ giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định và trí tuệ đầy đủ th́ các thông tuệ được đầy đủ, xa ĺa ư niệm về các thông tuệ th́ gọi là đầy đủ sáu pháp Ba-la-mật, cũng đầy đủ các thông tuệ. Như vậy, này Phạm thiên! Nếu có thể thực hành đầy đủ sáu pháp Ba-la-mật th́ đạt đầy đủ các thông tuệ.

        Phạm thiên lại thưa:

        -Bạch Thế Tôn! Thế nào là đầy đủ các thông tuệ?

        Đức Thế Tôn đáp:

        -Nếu mắt không chấp vào sắc, tai không chấp vào tiếng, mũi không chấp nơi hương, miệng không chấp vào vị, thân không chấp vào xúc chạm, ư không nắm giữ các pháp. Các pháp không ở trong, chẳng ở ngoài, không có nguyên do, chẳng có đối tượng để nắm giữ, cũng chẳng tự nhớ nghĩ th́ đạt đầy đủ hết thảy các thông tuệ, như vậy gọi là đầy đủ các thông tuệ. Nên mắt không chấp vào sắc, tai đối với thanh, mũi đối với hương, lưỡi đối với vị, thân đối với xúc và ư đối với pháp đều không c̣n chấp thủ. Do đó, trí tuệ của Như Lai không chướng ngại, sự thấy cũng không có giới hạn, đạt được các thông tuệ nhưng đối với chúng cũng không chấp giữ. V́ sao? Nếu muốn thành tựu các thông tuệ th́ không nên dụng công mà cũng chẳng có sự dụng công, do không có sự dụng công nên gọi là hiển bày, do hiển bày các hành b́nh đẳng nên đối với các thông tuệ không có sự chấp giữ.

        Này Phạm thiên! Ví như tất cả cấc pháp đều nương vào hư không, mà hư không chẳng có chỗ nương tựa. Biết rơ tất cả các pháp là như vậy, lại mong cầu nương vào các thông tuệ để đạt được mà các thông tuệ cũng chẳng có nơi để nương tựa, mong cầu.

        Phạm thiên bạch Phật:

        -Bạch Thế Tôn! Các thông tuệ ấy gọi là ǵ? Sao lại gọi là các thông tuệ?

        Đức Phật dạy:

        -Này Phạm thiên! Các thông tuệ chỉ là giả danh mà thôi, biết rơ tất cả các hành là không có đối tượng để chấp giữ, không phải là pháp của hàng Thanh văn, Duyên giác, gọi là các thông tuệ. Trừ bỏ tất cả các ư niệm gọi là các thông tuệ. Biết rơ về các nơi hướng đến gọi là các thông tuệ. Trí tuệ không có giới hạn, hiểu rơ mọi tạo tác của chúng sinh, gọi là các thông tuệ. Nhận biết về tất cả, tùy thời để thuận theo điều đă học, không tu tập theo trí tuệ của hàng Duyên giác, không có điều ǵ mà chẳng thông đạt, thị hiện giáo hóa đúng lúc gọi là các thông tuệ. Tùy theo bệnh của chúng sinh để b́nh đẳng chữa trị đúng lúc gọi là các thông tuệ. Diệt trừ các loại bệnh gọi là các thông tuệ. Phá bỏ hết các thứ chướng ngại, các gốc rễ nương tựa, đắm nhiễm gọi là các thông tuệ. Luôn trụ trong thiền định, gọi là các thông tuệ. Thông đạt về tất cả các pháp, khồng c̣n nghi ngờ, gọi là các thông tuệ. Hoàn toàn thấu suốt khắp nơi, không điều ǵ mà không biết, khai mở trí tuệ thế gian và xuất thế gian, phân biệt rơ ràng, giảng nói trọn vẹn, thông suốt tất cả gọi là các thông tuệ. Này Phạm thiên! Đó gọi là các thông tuệ.

        Bấy giờ, Phạm thiên Tri Tâm bạch Phật:

        -Bạch Thế Tôn! Thật là chưa từng có, tâm của chư Phật, Thế Tôn nhận nơi trí tuệ mà hiển bày, nhưng tâm ấy vốn thanh tịnh. Như Lai hiểu rơ tường tận mọi tạo tác của tâm chúng sinh.

        Bạch Thế Tôn! Không có thiện nam, thiện nữ nào được nghe các thông tuệ này mà chẳng phát tâm cầu đạo quả Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, cho đến đạt được vô lượng công đức thù thắng.

        Bấy giờ, Bồ-tát Minh Vơng bạch Phật:

        -Bạch Thế Tôn! Nếu Bồ-tát mong cầu công đức mà phát tâm Bồ-đề th́ người ấy không phải là mến mộ Phật đạo, cũng chẳng phải là kiến lập Đại thừa. V́ sao? V́ tất cả các pháp không có công đức, cũng chẳng có sự đối đăi.

        Bạch Đấng Thiên Trung Thiên! Đấy chẳng phải là công đức của Bồ-tát.

        Bạch Thế Tôn! Người nào không có sự duyên dựa mới gọi là kiến lập Phật đạo. Chỉ v́ ḷng Từ bi nhằm diệt trừ khổ năo, hoạn nạn cho chúng sinh, tự ḿnh nhẫn nhục, khổ nhọc nhưng không hề nhàm chán, do tâm vô lượng nên không sợ khởi đầu hay kết thúc, không quên mất lời Phật dạy, hộ tŕ chánh pháp, cung kính đối với các bậc Thánh, dùng pháp lành để diệt trừ pháp ác, đem các pháp môn giải thoát để cứu độ muôn loài, chữa trị các loại bệnh khiến diệt trừ tận gốc, cứu giúp hết thảy chúng sinh khiến họ được sinh vào cơi lành giúp đỡ tất cả, chẳng nghĩ đến yêu, ghét, không đắm nhiễm pháp thế gian, thoát khỏi hoạn nạn sinh tử, đạt đến vô vi, an ổn.

        Thưa Đấng Thiên Trung Thiên! Lại nữa, các Bồ-tát không nên nghi ngờ, không v́ sự tạo tác của chúng sinh mà mong cầu, cũng chẳng có đôi tượng để nghi ngờ.

        Bạch Thế Tôn! Hàng Bồ-tát không bị khổ, vui chi phối.

        Thưa Đấng Thiên Trung Thiên! Thế nào là chủng tánh thanh tịnh của Bồ-tát?

        Đức Thế Tôn dạy:

        -Nếu Bồ-tát sinh vào ḍng dơi Chuyển luân thánh vương, sinh vào cơi trời Đế Thích hay Phạm thiên và bất cứ nơi chốn nào đều chẳng phải là chủng tánh thanh tịnh. Bồ-tát nên tạo lập đầy đủ cội gốc của công đức, phát khởi nguồn gốc nơi pháp lành cho chúng sinh. Đó gọi là chủng tánh thanh tịnh của Bồ-tát.

        Lại nữa, nếu ở trong loài súc sinh th́ cũng xa ĺa các kiến chấp, đầy đủ tâm Từ, Bi, Hỷ, xả, b́nh đẳng cùng pháp lạc, tâm ư không c̣n nhơ uế. Đó gọi là chủng tánh thanh tịnh của Bồ-tát. Bố thí là chủng tánh thanh tịnh v́ không bỏn sẻn. Tŕ giới là chủng tánh thanh tịnh v́ không bị phiền năo thiêu đốt. Nhẫn nhục là chủng tánh thanh tịnh v́ xa ĺa sân hận. Tinh tân là chủng tánh thanh tịnh v́ không hề biếng nhác. Thiền định là chủng tánh thanh tịnh v́ luôn nhất tâm định tĩnhề Trí tuệ là chủng tánh thanh tịnh v́ không bị tố́ tăm che lấp. Đây gọi là Bồ-tát trừ bỏ các nhơ uế, không bỏ tâm Bồ-đề, chính là chủng tánh thanh tịnh của Bồ-tát v́ không ưa thích thừa Thanh văn, Duyên giác.

Phẩm 7: ĐÀM LUẬN

        Bấy giờ, Phạm thiên Tŕ Tâm bạch Phật:

        -Bạch Thế Tôn! Sao Bồ-tát Phổ Thủ ngồi im lặng trong chúng hội, không giảng nói cũng chẳng bàn luận?

        Đức Phật bảo Bồ-tát Phổ Thủ:

        -Bồ-tát có thể v́ chúng hội mà thuyết pháp không? Nếu có điều ǵ chưa rơ th́ hăy thưa hỏi.

        Bồ-tát Phổ Thủ bạch Phật:

        -Bạch Thế Tôn! Có thể nương theo ư nghĩa của pháp mà đạt được Chánh giác không? Pháp ấy có thể giảng nói chăng?

        Đức Phật dạy:

        -Này Phổ Thủ! Pháp là không thể giảng nói được.

        Bồ-tát Phổ Thủ thưa:

        -Bạch Thế Tôn! Pháp có ngôn từ, có thể tư duy và giảng nói được không?

        Đức Phật dạy:

        -Pháp không có ngôn từ, không thể tư duy, cũng chẳng thể giảng nói được.

        Bồ-tát Phổ Thủ thưa:

        -Bạch Thế Tôn! Nếu các pháp không có ngôn từ, không thể tư duy cũng chẳng luận bàn th́ không thể giảng nói.

        Phạm thiên Tŕ Tâm thưa với Bồ-tát Phổ Thủ:

        -Chẳng phải Nhân giả đă giảng nói chánh pháp cho chúng sinh sao?

        Bồ-tát Phổ Thủ đáp:

        -Này Phạm thiên! Có thể giảng nói về pháp tánh, phân biệt làm hai chăng?

        Phạm thiên đáp:

        -Không thể được.

        Bồ-tát Phổ Thủ hỏi:

        -Pháp tánh ấy có thể hội nhập vào tất cả các pháp chăng?

        Phạm thiên đáp:

        -Đúng vậy.

        Bồ-tát Phổ Thủ nói:

        -Này Phạm thiên! Nếu như vậy th́ pháp tánh vốn không hai, nhưng pháp tánh lại bao trùm tất cả các pháp, thế th́ sao lại giảng nói pháp cho chúng sinh?

        Phạm thiên hỏi:

        -Người nào có thuyết pháp tức là c̣n chấp vào ngă, ngă sở, sao lại nói là không có hai tướng?

        Bồ-tát Phổ Thủ đáp:

        -Này Phạm thiên! Nếu có sự chứng đắc th́ có thể giảng nói, hoặc có người nghe chăng?

        Phạm thiên hỏi:

        -Đức Như Lai đă chẳng giảng nói chánh pháp đó sao?

        Bồ-tát Phổ Thủ đáp:

        -Này Phạm thiên! Đức Như Lai tuy có giảng nói nhưng không có hai tướng. V́ sao? V́ Như Lai là không hai, không tạo tác hai tướng.

        Phạm thiên hỏi:

        -Nếu các pháp không có hai tướng th́ ai tạo ra hai tướng ấy?

        Bồ-tát Phổ Thủ đáp:

        -Chúng sinh nương vào danh mà chấp là có ngă và ngă sở, hàng phàm phu do mê mờ nên tạo ra hai tướng. Thật sự hai tướng ấy hoàn toàn chẳng khác, cho đến tạo ra vô số nhưng vẫn không khác, v́ các pháp là chân thật nên không có hai tướng, cũng không thể tạo ra hai tướng.

        Phạm thiên hỏi:

        -Làm thế nào để biết pháp là không hai?

        Bồ-tát Phổ Thủ đáp:

        -Này Phạm thiên! Nếu có thể biết th́ gọi là có hai tướng, người nào có thể biết pháp là khổng hai th́ người ấy hiểu được giáo pháp. Đức Như Lai tuy giảng nói có pháp chân thật, nhưng Như Lai không có đố́ tượng để thuyết pháp. V́ sao? V́ các pháp không có văn tự.

        Phạm thiên hỏi:

        -Đức Như Lai thuyết pháp có nơi hướng đến chăng?

        Bồ-tát Phổ Thủ đáp:

        -Này Phạm thiên! Hướng đến nơi không có đố́ tượng để hướng đến, mới gọi là sự thuyết pháp của Đức Như Lai.

        Phạm thiên hỏi:

        -Đức Như Lai thuyết pháp lẽ nào không hướng đến Niết-bàn chăng?

        Bồ-tát Phổ Thủ đáp:

        -Này Phạm thiên! Niết-bàn mà có xứ sở đi đến sao?

        Phạm thiên thưa:

        -Như vậy là Niết-bàn không có xứ sở đi, đến?

        Bồ-tát Phổ Thủ đáp:

        -Đúng vậy, Như Lai thuyết pháp hướng đến nơi không có đối tượng để hướng đến.

        Phạm thiên thưa:

        -Ai có thể nghe pháp này?

        Bồ-tát Phổ Thủ đáp:

        -Người có tâm b́nh đẳng.

        Phạm thiên thưa:

        -Thế nào là tâm b́nh đẳng?

        Bồ-tát Phổ Thủ đáp:

        -Không có sự giáo hóa cũng chẳng có đôi tượng được nghe. Phạm thiên hỏi:

        -Ai có thể nghe pháp của Như Lai giảng nói?

        Bồ-tát Phổ Thủ đáp:

        -Đối với pháp tánh th́ chẳng có đôi tượng nghe.

        Phạm thiên hỏi:

        -Nên nương vào điều ǵ để hiểu rơ pháp ấy?

        Bồ-tát Phổ Thủ đáp:

        -Người có thể biết rơ nhưng không tranh luận.

        Phạm thiên hỏi:

        -Thế nào là Tỳ-kheo ưa tranh luận?

        Bồ-tát Phổ Thủ đáp:

        -Người cho là điều ấy ứng hợp với Như hay chẳng ứng hợp với Như, th́ gọi là tranh luận. Điều ấy có nhân duyên hoặc không có nhân duyên, gọi là tranh luận. Đây là phiền năo, là trói buộc, gọi là tranh luận. Pháp ấy là tốt, là xấu, gọi là tranh luận. Người hay giữ giới, phá giới gọi là tranh luận. Đây là giữ ǵn hoặc xả bỏ, gọi là tranh luận. Cho là có sự chứng đắc, có thời gian gọi là tranh luận.

        Lại nữa, này Phạm thiên! Cho là có tên gọi, không có tên gọi, hoặc khởi lến các pháp khác đều gọi là tranh luận. Đức Như Lai thuyết pháp không có tranh luận, không có phiền năo, không làm ǵ khảc, không có các lư lẽ để tranh luận th́ gọi là Sa-môn. Sa-môn là không tham dục, b́nh đẳng đối với các h́nh sắc.

        Phạm thiên hỏi:

        -Thế nào là Tỳ-kheo hành tŕ theo lời Phật dạy?

        Bồ-tát Phổ Thu đáp:

        -Này Phạm thiên! Giả sử chịu các sự xua đuổi để được nghe giáo hóa mà vẫn không cho là bị hoạn nạn, gọi là thuận theo lời Phật dạy mà không hề buông lung. Không vướng mắc vào hai tuệ là thuận theo lời Phật dạy. Nếu mong cầu được hội nhập, không bị mê hoặc là thuận theo lời Phật dạy. Không tranh luận về chí nguyện là thuận theo lời Phật dạy. Hộ tŕ chánh pháp là thuận theo lời Phật dạy. Không hủy hoại chánh pháp là thuận theo lời Phật dạy.

        Phạm thiên hỏi:

        -Thế nào là Tỳ-kheo hộ tŕ chánh pháp?

        Bồ-tát Phổ Thủ đáp:

        -Nếu giữ ǵn khắp tất cả, không hủy hoại, gọi là hộ tŕ chánh pháp, không trái với pháp tánh là hộ tŕ chánh pháp.

        Phạm thiên hỏi:

        -Thế nào là Tỳ-kheo gần gũi Đức Như Lai, thuận theo giáo pháp để thực hành chân chánh?

        Bồ-tát Phổ Thủ đáp:

        -Nếu Tỳ-kheo đối với các pháp mà không thây có xa hoặc gần, cũng chẳng có đối tượng để thấy, đó gọi là Tỳ-kheo gần gũi với Đức Như Lai, cung kính thuận theo giáo pháp, gọi là thứ lớp thực hành.

        Phạm thiên hỏi:

        -Thế nào là Tỳ-kheo hầu cận Đức Phật?

        Bồ-tát Phổ Thủ đáp:

        -Này Phạm thiên! Nếu thân của Tỳ-kheo không tạo tác, cũng chẳng có đố́ tượng được tạo tác không ngôn từ, cũng chẳng có ư niệm, gọi là cúng dường, hầu cận Đức Phật.

        Phạm thiên hỏi:

        -Thế nào là cúng dường Như Lai?

        Bồ-tát Phổ Thủ đáp:

        -Không phải cúng dường y phục, thức ăn mà nên cung kính, thuận theo Đức Phật.

        Phạm thiên hỏi:

        -Ai có thể thấy Đức Như Lai?

        Bồ-tát Phổ Thủ đáp:

        -Là người không chấp vào nhục nhăn, không chấp vào Thiên nhăn, không chấp vào Tuệ nhăn, cũng không thấy có đối tượng nào để chấp.

        Phạm thiên hỏi:

        -Ai có thể thấy pháp?

        Bồ-tát Phổ Thủ đáp:

        -Người nào không đoạn diệt pháp duyên khởi th́ thấy pháp. Phạm thiên hỏi:

        -Ai có thể thấy pháp duyên khởi?

        Bồ-tát Phổ Thủ đáp:

        -Người không dấy khỏi b́nh đẳng. Nếu b́nh đẳng không dấy khởi th́ không có sự sinh khởiễ Phạm thiên hỏi:

        -Ai đạt được thần thông?

        Bồ-tát Phổ Thủ đáp:

        -Người không dấy khởi các lậu cũng chẳng có đối tượng để diệt trừ.

        Phạm thiên hỏi:

        -Ai có thể theo học với Như Lai?

        Bồ-tát Phổ Thủ đáp:

        -Người không tạo tác, không dấy khởi cũng chẳng xả bỏ.

        Phạm thiên hỏi:

        -Thế nào là đạt được b́nh đẵng?

        Bồ-tát Phổ Thủ đáp:

        -Đối với ba cơi đều chẳng có đôi tượng đạt đến.

        Phạm thiên hỏi:

        -Thế nào là khéo léo giáo hóa?

        Bồ-tát Phổ Thủ đáp:

        -Đối với các pháp hiện có không c̣n lệ thuộc. Phạm thiên hỏi:

        -Thế nào là an lạc?

        Bồ-tát Phổ Thủ đáp:

        -Người không chấp vào ngă và ngă sở.

        Phạm thiên hỏi:

        -Ai là người đạt được giải thoát?

        Bồ-tát Phổ Thủ đáp:

        -Không bị các kết sử trói buộc.

        Phạm thiên hỏi:

        -Ai là người được độ?

        Bồ-tát Phổ Thủ đáp:

        -Không có nơi sinh tử, cũng chẳng được diệt độ.

        Phạm thiên hỏi:

        -Tỳ-kheo dứt sạch các lậu là dứt sạch điều ǵ?

        Bồ-tát Phổ Thủ đáp:

        -Này Phạm thiên! Đối với các chỗ tận mà không thấy có đối tượng để dứt sạch, người biết các lậu là không có nguồn gốc, biết rơ như vậy gọi là dứt sạch các lậu.

        Phạm thiên hỏi:

        -Thế nào là lời nói chân thật, dứt bặt các ngôn từ?

        Bồ-tát Phổ Thủ đáp:

        -Người có thể phân biệt, nhận biết rơ các điều khó.

        Phạm thiên hỏi:

        -Ai là người chứng đạo?

        Bồ-tát Phổ Thủ đáp:

        -Hàng phàm phu chứng đạo th́ không nghĩ là đạt đến. Đối với pháp Hiền thánh cũng không có nơi hướng đến, nên hiểu rơ tường tận tất cả pháp.

        Phạm thiên hỏi:

        -Ai có thể thấy Thánh đế?

        Bồ-tát Phổ Thủ đáp:

        -Thánh đế là không thể thấy. V́ sao? V́ người nào cho là có thấy đều là hư vọng, nên không có sự quan sát gọi là thấy Thánh đế.

        Phạm thiên hỏi:

        -Thế nào là quan sát để thấy Thánh đế?

        Bồ-tát Phổ Thủ đáp:

        -Đối với tất cả sự thấy mà không có đối tượng để thấy th́ gọi là thấy Thánh đế.

        Phạm thiên hỏi:

        -Nên cầu Thánh đế ở đâu?

        Bồ-tát Phổ Thủ đáp:

        -Nên cầu trong bốn thứ điên đảo.

        Phạm thiên hỏi:

        -Tại sao nói như vậy?

        Bồ-tát Phổ Thủ đáp:

        -Bốn thứ điên đảo là suy xét tận nguồn gốc của chúng nhưng hoàn toàn không có thường, không có lạc, cũng không có ngă và ngă sở; không có sự tịnh và pháp chân thật vô thường ấy chính là chẳng phải thường, vô lạc ấy chính là chẳng phải lạc, vô ngă ấy chính là chẳng phải ngă, vô không ấy chính là chẳng phải không.

        Lại nữa, này Phạm thiên! Đối với tất cả các pháp là không có lạc, là mong cầu Thánh đế. Người nào cầu Thánh đế th́ không thấy có khổ, không đoạn tập, không chứng diệt, cũng không tu tập đạo.

        Phạm thiên hỏi:

        -Thế nào là tu tập đạo?

        Bồ-tát Phổ Thủ đáp:

        -Không nghĩ đến tạo tác cũng chẳng phải là không tạo tác, xa ĺa hai tướng là đạo hay chẳng phải đạo để cầu đạo, không thủ đắc đối với tất cả pháp, đấy mới gọi là đạo. Nếu đối với đạo mà không dấy khởi cũng chẳng phải không dấy khởi, không có sự đoạn trừ cũng chẳng phải khổng đoạn trừ, không sinh tử cũng không diệt độ. V́ sao? V́ không dấy khởi cũng chẳng phải không có sự dấy khởi. Đó gọi là đạo của bậc Hiền thánh.

        Bấy giờ, con của Phạm chí Đại Tánh tên là Phổ Hạnh thưa Bồ- tát Phổ Thủ:

        -Thế nào là Ưu-bà-tắc quy y Phật, quy Pháp, quy y Tăng?

        Bồ-tát Phổ Thủ đáp:

        -Nếu Ưu-bà-tắc không dấy khởi hai kiến chấp th́ Ưu-bà-tắc ấy quy y Phật, quy y Pháp, quy y Tăng. Vị ấy không chấp vào ngă, không chấp vào người khác, không chấp vào Phật cũng không chấp nơi chính ḿnh, không chấp vào Pháp cũng không chấp nơi chính ḿnh, không chấp vào Tăng cũng không chấp nơi chính ḿnh, không khởi các kiến chấp th́ Ưu-bà-tắc ấy đă quy y Phật, quy Pháp và quy y Tăng.

        Nếu Ưu-bà-tắc không dùng sắc để cầu thấy Phật, cũng không dùng thọ, tưởng, hành, thức để cầu thấy Phật, không tạo tác cũng chẳng mong đạt được quả vị Phật, đó gọi là quy y Phật.

        Nếu đối với các pháp không phân biệt, không cho là giống nhau cũng không có sự so sánh, đó gọi là quy y Pháp.

        Nếu đối với các pháp hữu vi mà không có sự lệ thuộc, không mong cầu đạt được an lạc đối với pháp hữu vi, cũng chẳng mong cầu an lạc đối với pháp vô vi, đó gọi là quy y Tăng.

        Nếu Ưu-bà-tắc không chấp nơi Phật, không chấp vào Pháp và Tăng th́ gọi là quy y Phật, Pháp, Tăng.

        Bồ-tát Phổ Hạnh hỏi:

        -Nếu Bồ-tát cầu Phật đạo là cầu điều ǵ?

        Bồ-tát Phổ Thủ đáp:

        -Đó là cầu nơi hư không. V́ sao? V́ đạo b́nh đẳng như hư không.

        Bồ-tát Phổ Hạnh hỏi:

        -Thế nào là Bồ-tát cầu Phật đạo?

        Bồ-tát Phổ Thủ đáp:

        -Nếu Bồ-tát đối với tất cả sự mong cầu mà chẳng thấy có đối tượng để mong cầu, biết rơ về các pháp, do biết rơ các pháp nên hiểu rơ về chúng sinh, đó gọi là Bồ-tát cầu Phật đạo.

        Bồ-tát Phổ Hạnh lại bạch Phật:

        -Bạch Thế Tôn! Thế nào là Bồ-tát được gọi là Bồ-tát?

        Đức Phật dạy:

        -Này Thiện nam! Nếu Bồ-tát thấy chúng sinh tà kiến mà phát tâm Từ bi, khiến họ có được chánh kiến, dẫn dắt chúng sinh hội nhập vào đạo chân chánh th́ Bồ-tát ấy được gọi là Bồ-tát. V́ sao? V́ Bồ-tát ấy không an trụ cũng chẳng phải không an trụ, chỉ v́ chúng sinh mà phát nguyện, v́ vô lượng chúng sinh bị rơi vào tà kiến nên tạo lập chí nguyện.

        Do đó, này Thiện nam! Bồ-tát v́ chúng sinh bị rơi vào tà kiến mà phát tâm Từ bi, tạo lập chí nguyện nơi đạo, cho nên gọi là Bồ- tát.

        Bấy giờ, Bồ-tát Đạo Ư bạch Phật:

        -Bạch Thế Tôn! Chúng con cũng muốn nói về việc làm thế nào để được gọi là Bồ-tát?

        Đức Phật bảo:

        -Nếu ông muốn nói th́ hăy tùy ư.

        Bồ-tát Đạo Ư bạch Phật:

        -Ví như người nam, người nữ trong thế gian tinh tấn giữ tám giới trong một ngày một đêm, không hủy phạm cũng chẳng thiếu sót.

        Thưa Bậc Đại Thánh! Như vậy vị ấy thực hành hạnh Bồ-tát từ khi mới phát tâm chưa thành Phật, luôn giữ ǵn tám giới, đó gọi là Bồ-tát.

        Bồ-tát Kiên Ư nói:

        -Nếu Bồ-tát tâm kiên cố, thực hành ḷng từ đầy đủ th́ đó gọi là Bồ-tát.

        Bồ-tát Độ Nhân nói:

        -Ví như thuyền, như cầu có đưa người qua sông nhưng không hề thấy khổ nhọc, cũng chẳng phân biệt, người tu hành có tâm như ví dụ này th́ gọi là Bồ-tát.

        Bồ-tát Khí Ác nói:

        -Nếu Bồ-tát kiến lập được các cơi Phật th́ có thể diệt trừ sạch tất cả các điều ác, đấy gọi là Bồ-tát.

        Bồ-tát Quan Thế Âm nói:

        -Nếu chúng sinh được thấy Bồ-tát th́ sẽ lập chí nguyện hướng đến Phật đạo, chỉ quan sát về danh hiệu của Bồ-tát th́ liền được giải thoát, đó gọi là Bồ-tát.

        Bồ-tát Đắc Đại Thế nói:

        -Người nào bước đi làm chấn động cả tam thiên đại thiên thế giới cơi Phật và tất cả cung điện của ma th́ gọi là Bồ-tát.

        Bồ-tát Hoạn Yểm nói:

        -Giả sử trong hằng hà sa kiếp, ngày đêm ân cần tinh tấn, hoặc tu tập liên tục trong nửa tháng, một tháng, mười hai tháng, mười năm hoặc một ngàn năm, ức trăm ngàn năm mđi có Đức Phật ra đời. Hoặc lại cúng dường chư Như Lai nhiều như số cát sông Hằng, tu hành thanh tịnh, sau đó mới được thọ kư, lại v́ chúng sinh mà phát tâm đại Bi, kiến lập Phật đạo, không hề nhớ nghĩ, không buông lung, tâm không nghi ngờ, cũng chẳng biếng nhác, đó gọi là Bồ-tát.

        Bồ-tát Đạo Sư nói:

        -Nếu v́ những chúng sinh rơi vào đường tà mà phát tâm đại Bi khiến họ an trụ trong chánh đạo, không buông lung cũng chẳng mong cầu, đó gọi là Bồ-tát.

        Bồ-tát Đại Sơn nói:

        -Người nào đối với các pháp mà b́nh đẳng như núi lớn không phân biệt th́ gọi là Bồ-tát.

        Bồ-tát Câu Tiêu nói:

        -Người nào không thấy có sự diệt trừ tất cả phiền năo th́ gọi là Bồ-tát.

        Bồ-tát Dũng Tâm nói:

        -Nếu dùng tâm suy nghĩ về tất cả các pháp mà phát khởi tâm nhẫn nhục, không hề tăng giảm, th́ gọi là Bồ-tát.

        Bồ-tát Dục Sư Tử Biến nói:

        -Người nào không âu lo, không sợ hăi, đem pháp vi diệu để giáo hóa ngoại đạo th́ gọi là Bồ-tát.

        Bồ-tát Vô Niệm nói:

        -Nếu dùng tâm để hội nhập tâm, không có suy nghĩ, cũng chẳng phải không suy nghĩ th́ gọi là Bồ-tát.

        Thiên tử Thiện Nhuận nói:

        -Nếu sinh ra trong các cung điện của cơi trời mà không bị đắm nhiễm, cũng không chấp vào pháp ĺa tham dục th́ gọi là Bồ-tát.

        Bồ-tát Thành Ngôn nói:

        -Nếu luôn nói lời thành thật, lời nói của người ấy hợp với như và chân lư cũng chẳng phải không hợp với chân lư th́ gọi là Bồ-tát.

        Bồ-tát Ái Kính nói:

        -Nếu thấy tất cả h́nh sắc đều là h́nh sắc của Phật th́ gọi là Bồ-tát.

        Bồ-tát Thường Thảm nói:

-Nếu thấy chúng sinh bị rơi vào nẻo luân hồi, đối với tất cả các niềm vui, vị ấy không vui mừng, chỉ nghĩ: “Ta sẽ cứu giúp tất cả chúng sinh”. Đó gọi là Bồ-tát.

        Bồ-tát Mạc Năng Đương nói:

        -Bạch Thế Tôn! Người nào không bị ma tham dục quấy phá th́ gọi là Bồ-tát.

        Bồ-tát Thường Tiếu Hỷ Căn nói:

        -Người nào vui thích vô lượng, các căn hoan hỷ, viên măn hạnh nguyện của ḿnh, việc làm đă xong th́ gọi là Bồ-tát.

        Bồ-tát Hoại Chư Nghi Vơng nói:

        -Người nào không xa ĺa tâm ư, cũng chẳng nghi ngờ đố́ với tất cả các pháp th́ gọi là Bồ-tát.

        Đồng nữ Sư Tử nói:

        -Người nào không thấy có pháp của nữ, không có pháp của nam, có thể thị hiện vô số thân tướng để giáo hóa chúng sinh. Đó gọi là Bồ-tát.

        Bồ-tát Bảo Nữ nói:

        -Người nào không ưa thích châu háu, chỉ ưa thích ba ngôi báu là Phật, Pháp và Tăng th́ gọi là Bồ-tát.

        Ưu-bà-tắc Ly Ưu Thí nói:

        -Nếu không điên đảo, cũng chẳng mê lầm, Bồ-tát đối với đạo và tất cả các pháp mà không có thủ đắc, không sinh khởi cũng chẳng diệt trừ th́ gọi là Bồ-tát.

        Trưởng giả Hiền Hộ nói:

        -Nếu Bồ-tát giả dùng danh hiệu để dẫn dắt chúng sinh đạt đến Phật đạo, th́ gọi là Bồ-tát.

        Đồng nữ Bảo Nguyệt nói:

        -Nếu luôn tôn trọng, tu tập phạm hạnh, bố thí b́nh đẳng, không phân biệt cũng không tham dục, huống nữa là mong cầu của cải giàu có, đó gọi là Bồ-tát.

        Bồ-tát Hương Hoa nói:

        -Như chư Thiên cơi trời Đao-lợi dùng hương giới để xông ướp thân ḿnh, Bồ-tát không tỏa ra hương khác mà chỉ dùng hương pháp của giới cấm, nên gọi là Bồ-tát.

        Bồ-tát Tạo Lạc nói:

        -Người nào không ưa thích các pháp khác, chỉ mong đạt được ba pháp là cúng dường Phật, giảng nói kinh pháp và giáo hóa chúng sinh, th́ gọi là Bồ-tát.

        Phạm thiên Tŕ Tâm nói:

        -Giả sử Bồ-tát không mong cầu các pháp, cũng không mong muốn kinh điển của chư Phật, chỉ nương theo hào quang mà được giác ngộ, th́ gọi là Bồ-tát.

        Bồ-tát Từ Thị nói:

        -Nếu chúng sinh nào nh́n thy Bồ-tát th́ chúng sinh ấy liền thực hành Tam-muội về ḷng Từ, đó gọi là Bồ-tát.

        Bồ-tát Phổ Thủ nói:

        -Nếu Bồ-tát giảng nói về tất cả các pháp nhưng không có đốu tượng để giảng nói, không khởi tưởng về pháp, cũng chẳng nhớ nghĩ đến các pháp, đó gọi là Bồ-tát.

        Bồ-tát Minh Vơng nói:

        -Giả sử hào quang hiện có của Bồ-tát có thể diệt trừ hết các phiền năo, tham dục, th́ gọi là Bồ-tát.

        Bồ-tát Phổ Hoa nói:

        -Nếu thấy chư Như Lai khắp mười phương cơi Phật như rừng hoa th́ gọi là Bồ-tát.

        Như vậy, hàng Bồ-tát mỗi vị đều nêu bày theo ư nguyện củaḿnh.

        Bấy giờ, Đức Thế Tôn bảo Bồ-tát Phổ Hạnh:

        -Nếu Bồ-tát v́ các chúng sinh mà nhận chịu các thứ khổ năo nhưng không hề quên mất nguồn gốc của tất cả công đức, cũng không bỏ chúng sinh, đó gọi là Bồ-tát.

Quyển 2 HẾT

previous.png   back_to_top.png    next.png

[ TRANG CHỦ | KINH ĐIỂN | ĐẠI TẠNG KINH | THẦN CHÚ | HÌNH ẢNH | LIÊN LẠC ]

google-site-verification=Iz-GZ95MYH-GJvh3OcJbtL1jFXP5nYmuItnb9Q24Bk0