KINH ĐẠI PHƯƠNG TIỆN PHẬT BÁO ÂN
Hán Dịch: Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập

Việt Dịch: Thích Chính Tiến - Thích Quảng Độ

PL. 2506 - 1962

Quyển Thứ Năm

07. PHẨM TỪ BI THỨ BẢY

Số 0156

7Quyển

Quyển 1

Quyển 2

Quyển 3

Quyển 4

Quyển 5

Quyển 6

Quyển 7

Lúc đó đại chúng vây quanh đức Thế Tôn, cúng dàng, cung kính, tôn trọng tán thán.  Khi ấy Đức Như Lai v́ muốn cứu chúng sinh khỏi cái khổ trong ba cơi, tiêu trừ năm món phiền năo và mười điều ràng buộc, khiến hết thảy chúng sinh đều được giải thoát vào cảnh Niết Bàn yên vui nên Ngài mới mở ḷng từ bi sâu xa mà chỉ bày hai thứ ruộng phúc: Một là ruộng phúc hữu vi; hai là ruộng phúc vô vi.  Ruộng phúc hữu vi là cha mẹ; ruộng phúc vô vi là Sư trưởng, Chư Phật, Pháp, Tăng và các vị Bồ Tát.

Nếu chúng sinh hết ḷng phụng dưỡng cúng dàng, sẽ được phúc báo và có thể tiến đến thành đạo Bồ Đề.

Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo Ngài Xá Lợi Phất, các vị đại đệ tử và các hàng Bồ Tát rằng: “Các ông nên biết, chẳng bao lâu nữa Như Lai sẽ vào Niết Bàn.”  Khi nghe Phật nói như thế, Ngài Xá Lợi Phất cảm thấy thân thể rụng rời, đau đớn như cắt, buồn rầu, thương xót quá đến ngất đi và ngă xuống đất. 

Người xung quanh lấy nước lạnh rửa mặt cho Ngài, hồi lâu mới tỉnh.  Ngài liền đứng dậy, chấp tay, đọc bài kệ ca khen ngợi công đức của Phật rằng:

Phật như nhạc cơi trời,

Nghe không bao giờ chán,

Phật sắp nhập Niết Bàn,

Hết thảy đều mất lợi.

Bể sinh tử năm ngả,

Ví như vũng bùn nhơ,

Bị ái dục ràng buộc,

Ngu si không xa ĺa.

Kiếp xưa tu chính đạo,

Bố thí không phân biệt

Từ lông mi phóng quang,

Soi tỏ không hạng định,

Mắt tựa ánh trăng rằm,

Chiếu khắp mười phương cơi,

Khiến chúng sinh trông thấy,

Hết thảy đều vui mừng.

Nói trăm ngh́n kệ, tán thán Phật xong, Ngài Xá Lợi Phất cúi đầu lễ chân Đức Thế Tôn, nhiễu quanh trăm ngh́n ṿng, rồi nói với đại chúng và Thiên, Long, Quỷ thần, Nhân, Phi nhân rằng:

“Nầy các Thiện nam tử! Lạ thay! Cơi thế gian này trở thành hư không, khổ thay! Cơi thế gian này tan biến.  Đau đớn thay, cơi thế gian này nguy ngập! Cây cầu diệu pháp, nay sắp hư hoại cây đạo cao tột, nay sắp gẫy nát cột phướn diệu bảo, nay sắp nghiên ngả; mặt trời Phật Pháp sắp lặn núi đại Niết Bàn gần ngày sụp đổ!”

Đại chúng nghe rồi, ḷng sinh sợ hăi, vô cùng kinh ngạc.  Mặt trời mờ xám, núi non nghiêng ngửa, trái đất rung động. 

Bấy giờ Ngài Xá Lợi Phất đứng giữa đại chúng, nói bài kệ rằng:

Tôi thấy thân tướng Phật,

Như núi vàng chói lọi,

Tướng đẹp, đủ oai đức

Danh thơm c̣n muôn thuở.

Nên siêng tu tinh tiến,

Để ra ngoài ba cơi,

Lựa chọn mọi nghiệp lành,

Niết Bàn vui hơn hết.

Đọc bài kệ ấy để an ủi đại chúng rồi, Ngài Xá Lợi Phất vận dụng thần thông, bay lên hư không, hóa thành một ngh́n voi báu, đứng quyện lấy nhau, hướng một ngh́n đầu ra ngoài; mỗi con voi có bảy ngà, trên mỗi ngà có bảy cái ao, trong mỗi ao có bảy bông sen, trên mỗi đài sen có bảy vị hóa Phật, mỗi vị hóa Phật đều có Xá Lợi Phất đứng hầu bên cạnh; mỗi một Xá Lợi Phất phóng ra những luồng ánh sáng lớn, chiếu khắp mười phương vô lượng thế giới để chiêu tập những chúng sinh có duyên với Phật pháp. 

Khi những chúng sinh đó đến rồi, Ngài Xá Lợi Phất lại hiện ra thân lớn, chật cơi hư không, sau lại biến thân nhỏ lại mà nhẩy xuống đất; hoặc lửa trong thân bốc cháy bừng bừng, hoặc nước trong  ḿnh phun ra cuồn cuộn, tràn ngập hư không.

Sau khi đă hiện trăn ngh́n vô số các thứ thần biến như thế, Ngài từ trên hư không xuống, đến chỗ đại chúng, thuyết pháp để chỉ dạy những điều lợi ích, yên vui, khiến cho vô lượng chúng sinh mở ḷng Bồ Đề. 

Lại có trăm ngh́n người chứng được quả Tu Đà Hoàn cho đến đạo A La Hán và hàng ức triệu người phát tâm Thanh Văn và tâm Bích Chi Phật. 

Sau khi làm những việc lợi ích ấy rồi, Ngài Xá Lợi Phất nói với đại chúng rằng: “Tôi sẽ không thể yên ḷng mà nh́n Đức Như Lai vào Niết Bàn.”  Nói xong liền bay lên hư không và dùng lửa thần thông, tự đốt cháy ḿnh mà chứng nhập Niết Bàn trước.

Khi ấy đại chúng nh́n Ngài Xá Lợi Phất, mắt không muốn chớp, ḷng sinh thương tiếc, vật vă khóc than, mặt trời lu mờ, trái đất chuyển động.  Rồi trăm ngh́n đại chúng, thu lượm Xá lợi, xây tháp cúng dàng, vây quanh Ngài Xá Lợi Phất, đau khổ, sầu thương, ḷng sinh mê man, quên mất chính niệm.

Lúc bấy giờ Đức Như Lai dùng sức từ bi hóa làm Xá Lợi Phất đứng giữa đại chúng.  Thấy thế, mọi người đều cùng vui mừng, những nỗi buồn khổ tiêu tan, và hết thảy phát tâm Vô thượng Chính đẳng Chính giác.

Lúc đó, Ngài A Nan, nhờ thần lực của Phật, biết rơ trong ḷng mọi người đều có chỗ ngờ vực, liền từ chỗ ngồi đứng dậy, sửa lại áo để hở vai bên phải, đầu gối bên phải quỳ sát đất, chấp tay cung kính mà bạch Phật rằng: “Bạch Đức Thế Tôn, tại sao Ngài Xá Lợi Phất lại vội vàng nhập diệt trước Đức thế tôn, khiến cho đại chúng buồn rầu, đau khổ như vậy?”

Phật bảo Ngài A Nan và đại chúng rằng: “Chẳng những ngày nay ông Xá Lợi Phất mới nhập diệt trước Như Lai, mà ở những kiếp quá khứ xa xưa cũng không nỡ thấy thấy ta nhập diệt trước”. 

Ngài A Nan bạch Phật rằng: “Bạch Đức Thế Tôn, trong những kiếp quá khứ Ngài Xá lợi Phất đều nhập diệt trước Đức Phật, vậy việc đó như thế nào, xin Đức Thế Tôn nói cho chúng con rơ.”

Phật bảo Ngài A Nan: Ông hăy nghe cho kỹ:

Cách đây một A tăng kỳ kiếp, bấy giờ có nước gọi là Ba La Nại, Vua nước ấy tên là Đại Quang Minh, làm bá chủ sáu mươi tiểu quốc và tám trăm thôn xă.  Vua Đại Quang Minh vốn có từ tâm, bố thí hết thảy, không trái ư người. 

Cùng thời ấy, có một ông Vua nhỏ ở nước láng giềng thường mang ḷng oán ghét. 

Vua Đại Quang Minh, hàng tháng cứ đến ngày trai, dùng năm trăm con voi, chở các thứ châu báu của cải, áo mặc, thức ăn đến một cái chợ lớn và ngoài bốn cửa thành để bố thí cho mọi người. 

Bấy giờ những nước thù địch và những kẻ oán ghét thấy Vua Đại Quang Minh bố thí tất cả, không trái ư người, liền đua nhau đến lấy các thức ăn, áo mặc, vàng bạc, châu báu đem đi. 

Khi ấy, ông Vua nhỏ nước láng giềng nghe thấy đức bố thí của Vua Đại Quang Minh, sinh ḷng ghen ghét.  Ông liền triệu tập quần thần để xem có thể đến nước Ba La Nại xin cái đầu của Vua Đại Quang Minh.  Trong đám quần thần không ai dám lănh sứ mạng đó.  Vua lại truyền lệnh, nói rằng: “Nếu người nào dám sang nước Ba La Nại để xin đầu của Vua Đại Quang Minh th́ sẽ được thưởng một ngh́n cân vàng.” 

Lúc ấy có một người Bà La Môn xin đi và xin nhà Vua cấp đủ lương thực cho cuộc hành tŕnh.  Nước ấy cách Ba La Nại hơn sáu ngh́n dặm, nhà Vua cung cấp đầy đủ hành trang và giục người Bà La Môn lên đường.

Khi người Bà La Môn đến ranh giới nước Ba La Nại, th́ đất liền chấn động, chim muông sợ hăi, bỏ chạy tứ tán, mặt trời bị che lấp, mặt trăng th́ lu mờ; các v́ tinh tú mất vị trí thường, cầu ṿng đỏ, đen, trắng, ngày đêm thường hiện sao băng.  Tất cả suối, hồ, ao, giếng trong xứ đều cạn; hoa quả, cây cối tốt đẹp xanh tươi đều trở nên khô héo. 

Lúc người Bà La Môn đến thành Ba La Nại, đứng ở ngoài cửa, th́ thần giữ cửa bảo người canh gác rằng: “Người Bà La Môn đại ác này từ phương xa đến, muốn xin đầu Vua Đại Quang Minh, ngươi chớ cho vào”. 

Người Bà La Môn phải ở ngoài cửa thành mất bảy ngày, không thể vào được. 

Một hôm, y nói với người gác cửa rằng: “Tôi từ phương xa tới đây, muốn được yết kiến nhà Vua”. 

Người gác cửa liền vào tâu Vua: “Tâu Bệ hạ, có một người Bà La Môn từ phương xa đến, muốn được bệ kiến, hiện đang ở ngoài cửa.”  Vua nghe thấy thế, tức tốc ra đón tiếp, như con được gặp cha.  Vua chào mừng trước rồi, hỏi rằng: “Đường xá xa xôi, nay Ngài mới đến, Ngài có mệt mỏi lắm không?”.  Người Bà La Môn đáp:

-“Tôi ở phương xa, nghe thấy công đức nhà Vua, bố thí không trái ư người.  Thanh danh của Bệ hạ, xa gần đều ca ngợi, thật không ngoa.  Bởi thế không quản đường xa, vượt qua sông núi đến đây, tôi muốn xin Bệ hạ một vật.”

Vua nói:

-Tôi là người sẵn sàng bố thí tất cả, Ngài cần ǵ, xin cứ cho biết.

Người Bà La Môn nói:

-Thực thế sao? Tôi đến đây chỉ xin cái đầu của Bệ hạ, chớ không cần vật ǵ khác cả.

Vua nghe nói thế, liền tự nghĩ rằng, từ vô thủy kiếp đến nay, ta đă bỏ bao nhiêu thân mệnh, nhưng chưa từng bao giờ v́ pháp vong thân cả; lăn lộn trong ṿng sinh tử, uổng công, mệt trí.  Nay cái thân này, đă thề cùng chúng sinh, cầu đạo Bồ Đề, nếu mà không cho th́ trái với bản nguyện của ta.  Nếu không đem cái thân này mà bố thí, th́ nhờ duyên ǵ để chứng được đạo quả Vô thượng Chính đẳng Chính giác?

Tự nghĩ thế rồi, Vua liền nói với người Bà La Môn rằng:

-Được lắm, nhưng hăy cho tôi suy xét một chút để t́m người phó thác ngôi Vua, phu nhân và Thái tử, sau bảy ngày tôi sẽ dâng đầu biếu Ngài.

Bấy giờ, nhà Vua vào cung báo cho các phu nhân biết ư định đó và t́m lời an ủi họ rằng:

“Ở đời, hết thảy ân ái đều phải có ngày xa ĺa, con người có sống th́ có chết; sự nghiệp có thành th́ có bại, vạn vật tươi thắm trong mùa xuân, như thu, đông th́ tàn tạ.” 

Phu nhân và Thái tử nghe những lời ấy rồi nghẹn ngào sẽ hỏi nhà Vua rằng:

-Đại vương v́ lẽ ǵ lại nói như vậy?

Vua đáp:

-Có người Bà La Môn từ phương xa đến đây để xin đầu của ta và ta đă hứa cho họ rồi.  Phu nhân và Thái tử nghe xong, vật vă than khóc, đầu tóc rối bù, y phục rách nát và tâu Vua rằng:

-Tâu Đại vương, thân ḿnh là vật đáng quư nhất trên đời, tại sao Đại vương lại có thể bỏ cái khó bỏ để đem cho người khác?

Bấy giờ năm trăm vị Đại thần hỏi người Bà La Môn rằng:

-Người dùng cái đầu máu mủ hôi thối này làm ǵ?

Người Bà La Môn đáp:

-Tôi chỉ cần xin đầu, hỏi tôi làm chi?

-Ngươi đến nước ta, ta phải hỏi, và ngươi phải trả lời.

Khi ấy người Bà La Môn cũng muốn nói thật, nhưng ḷng sinh sợ hăi, sợ các Đại thần giết chết.  Năm trăm Đại thần bảo người Bà La Môn rằng:

-Ngươi đừng sợ hăi, chúng ta sẽ v́ Đại vương mà tha cho ngươi.  Người Ba La Môn nghèo hèn kia! Ngươi lấy cái đầu đầy máu mủ để làm ǵ? Chúng ta mỗi người sẽ làm một cái đầu bằng bảy thứ báu để đổi cho ngươi và cho ngươi tất cả các thứ cần dùng, trong bảy đời, ngươi sẽ không phải thiếu thốn.

Người Bà La Môn nói:

-Tôi không cần dùng các thứ đó.

Bấy giờ các vị Đại thần không được thỏa nguyện, ḷng sinh khổ năo, cất tiếng than khóc mà tâu Vua rằng:

-Nay Đại vương nỡ nào v́ một người Bà La Môn, mà vĩnh viễn xa ĺa Tổ quốc, nhân dân, phu nhân và Thái tử?

Nhà Vua nói:

-Nay ta v́ các ngươi và hết thảy chúng sinh mà xả thân bố thí.  Khi ấy có một Đại thần thấy nhà Vua đă quyết định xả thân bố thí cho người Bà La Môn, liền tự nghĩ rằng: “Ta nay làm sao có thể ngồi nh́n Đại vương bỏ thân mệnh này?”.  Nghĩ thế rồi, liền vào một căn pḥng vắng vẻ, dùng dao tự sát.

Lúc đó, nhà Vua đi vào vườn sau, gọi người Bà La Môn đến, bảo rằng:

-Ngươi từ phương xa đến để xin đầu ta, ta v́ ḷng từ bi thương xót ngươi, không làm trái ư ngươi.  Ta nguyện đời sau được đầu trí tuệ để bố thí cho các ngươi.

Nói xong, Vua chắp tay lễ bái mười phương, mà nguyện rằng: “Kính lạy chư Phật mười phương, rủ ḷng thương xót, chư đại Bồ Tát, uy thần ủng hộ, khiến cho con được thành tựu nguyện này.”

Nguyện rồi, bảo người Ba La Môn cắt đầu.  Người Bà La Môn nói:

-Nhà Vua có sức mạnh thế kia, nếu khi đau đớn, không chịu nổi, lại sinh hối hận mà quay lại giết tôi th́ sao? Vậy nhà Vua hăy dùng tóc tự quấn ḿnh vào cành cây cho tôi cắt đầu.

Nhà Vua nghe nói, sinh ḷng thương xót và tự nghĩ: “Người kia già yếu, nếu không cắt được đầu ta, sẽ mất lợi lớn.”  Liền theo lời thỉnh cầu, lấy tóc tự trói ḿnh vào cây, rồi bảo người Bà La Môn:

-Ngươi hăy cắt đầu đặt vào tay ta, ta sẽ trao cho ngươi.

Khi ấy, người Bà La Môn, tay cầm dao, tiến lại gốc cây.  Tức thời thần cây lấy ngón tay ấn vào đầu người Bà La Môn, người ấy té ngất bất tỉnh. 

Lúc đó Vua Đại Quang Minh bảo thần cây rằng: “Sao ông không giúp tôi, lại gây khó khăn để cản trở phép lành?”

Khi thần cây nghe Vua nói thế, ḷng thấy khổ năo.  Vua nói to lên rằng: “Lạ thay! Khổ thay! Bầu trời xanh ngắt mà lại mưa máu, trái đất rung động, mặt trời mờ ám.” Lúc đó người Bà La Môn cắt đầu nhà Vua, đem về nước láng giềng.

Bấy giờ năm trăm Thái tử và các quần thần, tẩm liệm thân tàn của Vua Đại Quang Minh, xây tháp cúng dàng. 

Phật bảo Ngài A Nan rằng: “Vị đệ nhất đại thần lúc bấy giờ, thấy Vua Đại Quang Minh đem đầu bố thí, mắt chẳng nỡ nh́n.  Nên đành tự sát, nay chính là Xá Lợi Phất, c̣n Vua Đại Quang Minh, nay chính là ta, Thích Ca Như Lai vậy.  Bồ Tát tu tập khổ hạnh như thế, thề v́ chúng sinh, nhớ ơn chư Phật, nên được siêu thoát, thành đạo Vô thượng Bồ Đề. 

Xá Lợi Phất, được biết Như Lai, sắp vào Niết Bàn, mắt chẳng nỡ thấy, bèn nhập diệt trước cũng như xưa kia, chẳng nỡ thấy ta, xả thân bố thí, việc đó không khác. 

Trong khu vườn ấy, gốc cây kia, ta đă từng bỏ đủ một ngàn cái đầu của ngôi Vua Chuyển Luân để bố thí, chớ đừng nói các kiếp khác, khi không làm Vua, ta cũng đă từng hy sinh cả thân thể, chân tay để bố thí nữa.”

Khi Phật nói đến nhân duyên tu khổ hạnh đó, th́ vô lượng trăm ngh́n chúng sinh phát tâm Vô thượng Chính đẳng Chính giác;

Hàng trăm ngh́n người được quả Tu Đà Hoàn cho đến quả A La Hán.

Và vô lượng trăm ngh́n người phát tâm Thanh Văn, tâm Bích Chi Phật.

Hết thảy đại chúng: Chư thiên, Long, Quỷ thần, Nhân và Phi  nhân, nghe Phật thuyết pháp vô cùng sung sướng, liền cúi đầu đỉnh lễ mà lui ra.

Bấy giờ ở nước Ma Kiệt Đà có năm trăm tên giặc, thường đón đường cướp phá, hà hiếp kẻ vô cớ, làm cản trở sự đi lại.  Vua Ma Kiệt Đà sai quân đi bắt.  Họ lùa chúng vào rừng, đến một nơi hiểm trở và bắt trọn ổ cướp, rồi móc mắt, xẻo mũi, cắt tai chúng.  Lúc đó, năm trăm tên giặc, thân thể đau đớn, sắp chết đến nơi.  Trong số năm trăm người ấy, có một người là đệ tử Phật. 

Người này bảo đồng bọn rằng: “Chúng ta chẳng sống được bao lâu nữa, tại sao không chí thành xưng niệm danh hiệu của Phật?”  Bấy giờ năm trăm người, đồng thanh hô to lên rằng: “Kính lạy Đức Phật Thích Ca Mâu Ni!”

Trong khi ấy, th́ Phật từ núi Kỳ Xà Quật, dùng sức thần thông đến núi Càn Đà. 

Gió lớn nổi lên, rung chuyển cây cối, bụi chiên đàn cuốn lên, mờ mịt hư không.  Gió liền thổi đến khu rừng, nơi bọn giặc ngộ nạn, thu nhặt những mắt, mũi, tai v.v…của bọn giặc và làm cho b́nh phục như cũ. 

Khi bọn giặc được hoàn đôi mắt, hết các thương tích, máu biến thành sữa, th́ bảo nhau rằng: “Chúng ta nhờ ơn Đức Phật mà thân thể được yên vui. 

Nếu muốn báo đền ơn Phật, chúng ta phải mau mau phát tâm Vô thượng Chính đẳng Chính giác”.  Nói xong, tất cả đều đồng thanh hô to lên rằng:

“Những người chưa được yên vui, ta sẽ làm cho được yên vui, những người chưa được giải thoát, ta sẽ khiến cho được giải thoát; những chưa được độ, ta sẽ độ cho; những người chưa đắc đạo, ta sẽ khiến cho được vào Niết Bàn.”

Lại nữa, những phương tiện từ bi và sức uy thần của Đức Như Lai thật khó nghĩ bàn.  Hồi Đức Phật ở nước Xá Vệ, lúc ấy trong núi Quật Sơn có năm trăm người, thường đón đường cướp phá, làm mọi điều phi pháp. 

Bấy giờ Đức Như Lai dùng sức phuơng tiện, hóa làm một người, cưỡi con voi lớn, ḿnh mặc áo giáp, lưng đeo cung tên, tay cầm giáo nhọn.  Con voi trang sức bằng các thứ bảy báu; đồ trang sức của người ấy cũng toàn bằng thất bảo, lộng lẫy, sáng chói; một ḿnh đi vào con đường hiểm trở, đến núi Quật Sơn.  Lúc đó, từ trên núi, năm trăm tên cướp trông thấy người ấy từ đằng xa, liền bảo nhau rằng: “Chúng ta làm giặc đă lâu, chưa từng thấy người nào như thế.” Tên đầu đảng mới hỏi đồng bọn rằng:

-Các anh thấy ǵ?

-Chúng tôi thấy một người cưỡi con voi lớn, y phực lộng lẫy, yên cương của voi toàn bằng thất bảo, tỏa ra ánh sáng, chiếu rực trời đất mà lại chỉ có một ḿnh, đang từ đằng xa đi đến.  Nếu ta bắt được, th́ y phục và đồ tư trang của người ấy dùng đến bảy đời cũng không hết. 

Tên đầu đảng nghe xong, ḷng sinh vui mừng và khẽ bảo đồng bọn rằng: “Cẩn thận, chớ bắn vội! Chúng ta hăy từ từ bao vây cả phía trước, phía sau, rồi cùng xông ra một lượt mà bắt.”

Lúc bấy giờ năm trăm người đồng thanh hô to, bảo người kia hăy đứng lại.

Người kia dùng sức từ bi, rủ ḷng thương xót, liền giương cung bắn. 

Năm trăm tên cướp lần lượt bị tên, thương tích đau nhức, không thể chịu nổi, đều cùng té nhào, lăn lộn kêu khóc, ngồi dậy nhổ tên ra, nhưng tên cứ dính chặt, không sức nào nhổ nổi.  Bọn cướp sợ hăi và nói với nhau rằng: “Hôm nay chúng ta tất phải chết.  Từ xưa đến nay chưa gặp người nào mà khó chống cự như người này.  Rồi cùng đọc bài kệ hỏi rằng:

“Ông là người thế nào

Có sức chú thuật này,

Hiện phép Long, Thần, Quỷ,

Một tên bắn năm trăm

Đau khổ không thể tả.

Chúng tôi đều quy y,

Xin v́ nhổ tên độc,

Thuận theo không dám trái.”

Bấy giờ người kia liền nói bài kệ đáp rằng:

“Vết thương không đau mấy,

Tên bắn chẳng quá mạnh,

Người khỏe không thể nhổ.

Chỉ nghe nhiều là khỏi.”

Nói kệ xong, người kia liền hiện thân Phật, phóng hào quang lớn, chiếu khắp mười phương.  Hết thảy chúng sinh được tấy ánh sáng đó, th́ người mù trở lại sáng, người gù đứng thẳng được, người què được tay chân, kẻ mê lầm được thấy chính đạo.  Nói tóm lại mọi sự không vừa ư, đều được toại nguyện.

Khi ấy Đức Như lai thuyết pháp cho năm trăm người nghe, chỉ dạy những điều lợi lạc.  Năm trăm người nghe pháp vui mừng, thương tích b́nh phục, máu trở thành sữa, liền mở ḷng Vô thượng Bồ Đề, đồng thanh đọc bài kệ rằng:

“Chúng ta phát tâm rồi.

Làm lợi ích chúng sinh.

Phải nên thường cung kính,

Thuận theo học chư Phật,

Nhờ Đức Phật từ bi,

Cứu khổ, ḷng yên vui.

Nên phải nhớ ơn Phật,

Bồ Tát và Thiện Hữu

Sư trưởng và cha mẹ,

Cùng mọi loài chúng sinh.

Oán, thân ḷng b́nh đẳng,

Ấn đức không có hai.”

Bấy giờ trên không trung, các trời ở cơi dục và trời Kiều Thi Ca, mưa hoa, tấu nhạc cúng dàng Như Lai đồng thanh đọc kệ rằng:

Con nhờ phúc đời trước,

Được sáng sủa nghiêm sức

Cúng dàng các thứ quí

Lợi ích cho hết thẩy

Thế Tôn rất khó gặp

Diệu pháp khó được nghe.

Nhờ vun trồng cơi phúc

Nay được gặp Như Lai

Chúng con nhớ ơn Phật,

Đều cùng phát đạo tâm.

Con nay được thấy Phật

Nếu có nghiệp thiện ǵ

Xin v́ mọi chúng sinh

Hồi hướng đạo Vô thượng.

Nói kệ xong, các vị trời đi nhiễu quanh Phật trăm ngh́n ṿng, cúi đầu lễ Phật rồi bay lên hư không, biến đi.

Lại nữa, sức từ bi, phương tiện của Đức Như Lai thật khó nghĩ bàn.  Một lần, tại nước Tỳ Giá Ly, có người Bà La Môn, chấp theo tà kiến tham đắm kiêu căng.  Ngài Xá Lợi Phất và Đại Mục Kiền Liên đến nhà nói pháp khuyên nhủ, nhưng người ấy không chịu tin theo, cứ cố chấp tà thuyết. 

Người này giàu có, của báu vô số, nhưng lại không con.  Người ấy tự nghĩ, một mai chết đi, của cải mất hết.  Nghĩ như thế rồi, liền đến thần miếu, và các thần cây, lễ bái cầu tự. 

Sau chín mươi ngày, người vợ mang thai.  Chín tháng mười ngày, sinh được con trai, tân h́nh đẹp đẽ, tướng mạo khôi ngô, cha mẹ yêu mến, mọi người tôn trọng.  khi mười hai tuổi, một hôm cùng các bè bạn đi chơi, giữa đường bị một con voi say đạp chết.  Cha mẹ hay tin, vật vă than khóc, ḷng phát điên cuồng, ḿnh mẩy lấm láp, bứt tóc, rức tai, cất tiếng than rằng: “Sao ḿnh bạc phúc thế này, có sống cũng như chết vậy!” Sau t́m đến nơi con chết, ôm lấy xác con, kêu gào thảm thiết tỉnh rồi lại mê, tâm trí cuồng loạn, khỏa thân mà đi. 

Lúc đó may sao, được thấy Đức Như Lai.  Phật dùng sức từ bi, hóa làm người con.  Cha mẹ thấy vậy, vội đến ôm lấy, vui mừng không xiết, tâm hết cuồng loạn, tỉnh táo như trước.  Bấy giờ Phật mới nói pháp cho nghe, nghe xong đều phát tâm Vô Thượng Bồ Đề.

Lại nữa, sức từ bi, thiện căn của Như Lai không thể nghĩ bàn.

Một lần, có ông Vua tên là Lưu Ly, xuất quân chinh phạt nước Xá Duy, bắt những người họ Thích, đem đi rồi đào hố chôn vừa tới nách, không cho cử động. 

Hơn bảy ngày sau, Đức Như Lai dùng sức từ bi biến chỗ đất đó thành một cái ao.  Nước ao trong mát, đủ tám công đức.  Trong ao có các thứ hoa thơm ngát, như hoa Ba đầu ma, hoa Phân đà lợi, to bằng bánh xe, xanh, vàng, đỏ, trắng.  Lại có các loài chim, cùng ḥa tiếng hót. 

Những người họ Thích thấy thế, sinh ḷng vui mừng, liền phát tâm Vô thượng Chính đẳng Chính giác. 

Sau khi phát tâm Bồ Đề th́ Vua Lưu Ly lấy rượu cho năm trăm voi đen uống thật say, đóng móng sắt vào chân, buộc kiếm nhọn vào ngà, rồi đóng một hồi trống, thả đàn voi ra, dày đạp những người họ Thích.  Thân thể tan nát, xương da ră rời, ngổn ngang trên mặt đất. 

Nhưng nhờ sức từ bi của Phật, nên thân tâm được yên vui nên mới mở ḷng Bồ Đề, nên đối với chúng sinh, sinh tâm b́nh đẳng; v́ sinh tâm b́nh đẳng nên không mang ḷng sầu hận; v́ không sầu hận nên sinh lên cơi trời. 

Khi sinh lên cơi trời rồi, nhờ có thiên nhăn, thấy đủ căn duyên, liền nói với nhau rằng: “Nhờ từ ân của Phật, chúng ta mới được sinh thiên.  Cung điện toàn bằng thất bảo, y phục lộng lẫy, thân tướng rực rỡ, ca nhạc tuyệt vời, hết thảy đều nhờ thần lực của Đức Như Lai mà có.  Vậy nên chúng ta phải phát tâm đại bi làm lợi ích chúng sinh.  Bất cứ nơi nào có Phật Pháp, hoặc ở thành, ấp, làng mạc, hoặc trong rừng núi, hay cung điện, nhà cửa, hễ có người đọc tụng, biên chép, giải bày nghĩa lư, th́ người ấy được mọi sự cung cấp, đầy đủ như ư, không bao giờ thiếu thốn.  Nếu có xảy ra chiến tranh, bệnh tật, đói khát, th́ chúng ta phải ngày đêm ủng hộ, tâm không xa ĺa.” 

Lúc mọi người phát nguyện như thế rồi, thân tướng trở nên sáng sủa, chói lọi, rực rỡ hơn trước bội phần, họ vui mừng nhảy múa, bay trên hư không mà đi.

Lại nữa, sức từ bi phương tiện của Đức Như Lai không thể nghĩ bàn.

Sau khi đánh phá nước Xá Duy và hăm hại những người họ Thích rồi, Vua Lưu Ly bắt những người con gái ḍng họ Thích, chọn những người có nhan sắc, và tài năng, gồm năm trăm người, bắt họ xếp hàng, gảy đàn, thổi sáo, múa hát, mà trở về nước ḿnh.

Khi về tới nhà, các bà phu nhân và cung nữ lên ngồi trên chính điện mà nói với mọi người rằng: “Hôn nay ta sung sướng vô cùng”. 

Lúc đó, những người con gái họ Thích hỏi Lưu Ly rằng:

-Tại sao hôm nay các bà ấy sung sướng?

Vua đáp:

-V́ ta đă thắng kẻ thù.

Những người con gái họ Thích nói:

-Nhà Vua không thắng đâu.  Thật ra th́ cả bốn bộ binh của nhà Vua cũng không thể địch lại được một người họ Thích chúng tôi.  Nhưng v́ chúng tôi là đệ tử của Phật, không tranh giành với ai, nên để nhà Vua thắng đó thôi.  Nếu chúng tôi mà chống cự, th́ chắc chắn nhà Vua phải kéo quân sang nước Xá Duy ba bốn lần.

Lần thứ nhứt, khi nhà Vua mang quân đến, những người trong ḍng họ Thích chúng tôi đă bảo nhau rằng: “Ông Vua Lưu Ly này không biết đến ân nghĩa, sinh ḷng tàn ác.  Nếu chúng ta cùng ông ta giao chiến, th́ không phân biệt được người hiền, kẻ ngu, đen trắng không rơ.  Vậy chúng ta chỉ nên làm cho ông ta sợ hăi mà rút lui thôi. 

Nói xong liền phát thệ rằng: “Mọi người chúng ta đều phải bắn, nhưng không được để mũi tên gây nên thương tích.” Rồi xuất bốn bộ binh ra chống cự Vua Lưu Ly.  Cách bốn mươi dặm, giương cung mà bắn.  Những mũi tên theo nhau bay đi vun vút và đều trúng đích.  Thấy thế, Vua Lưu Ly mang ḷng hoảng sợ, liền mở đường chạy lui.

Hơn chín mươi ngày sau, Vua Lưu Ly lại cử binh đi đánh ḍng họ Thích. 

Lúc đó những người họ Thích họp lại bàn rằng: “Lưu Ly là con người tàn ác, không biết hổ thẹn, lại kéo quân đến, muốn rước lấy họa hoạn hay sao?”

Nói xong cũng tuyên thệ rằng: “Hôm nay chúng ta cùng nhắm áo giáp mà bắn, đừng để cho người bị thương.”  Thế rồi mọi người đều giương cung bắn, khiến cho áo giáp và những đồ binh khí của địch tan tành, gẫy nát, chỉ c̣n người không. 

Khi ấy, Vua Lưu Ly trong ḷng sợ hăi, liền triệu tập các quần thần để thương nghị.  Vua nói: “Hôm nay, chúng ta sợ khó toàn tính mệnh” Trong số có một vị đệ nhất đại thần tâu rằng: “Những người họ Thích đều là đệ tử của Phật, giữ giới bất sát, tu hạnh từ bi, nếu không, th́ thân mệnh chúng ta chẳng bao lâu nữa sẽ bị tiêu diệt.” Vua nói: “Nếu thật như thế, th́ ta hăy tiến lên”.

Lúc đó, những người họ Thích khoang tay đứng nh́n.  Quân mă của Vua Lưu Ly đến gần bức hiếp.  Trong số ḍng họ Thích, có một người Bà La Môn bảo những người họ Thích rằng: “Tai họa đă đến nơi, sao lại thản nhiên mà đứng nh́n như vậy?”

Họ đáp: “Chúng tôi không tranh giành với ai cả, nếu đánh nhau với kẻ kia th́ không phải là đệ tử của Phật.”  Bất măn với những lời nói đó, người Bà La Môn xông ra ṿng chiến, đánh Vua Lưu Ly; bắn một phát, giết bảy người và chỉ trong khoảng thời gian ngắn, số tử thương đă tăng lên rất nhiều, và bốn bộ binh của Vua Lưu Ly phải t́m đường rút lui. 

Lúc bấy giờ, những người họ Thích lại nghĩ rằng: “Chúng ta không làm bạn với kẻ ác nhân này.” Nghĩ xong, liền họp nhau đuổi người Bà La Môn ấy đi.  Sau khi đuổi người Bà La Môn đi, th́ Vua Lưu Ly lại xuất quân đánh nước Xá Duy và v́ thế nên nhà Vua mới thắng.

Nghe xong, Vua Lưu Ly sinh ḷng hổ thẹn, liền sai bọn Chiên đà la xẻo tai, mũi, cắt chân tay của những người con gái họ Thích, rồi mang xe chở đến cái mả thật cao mà vứt. 

Sau khi bị cắt chân tay; những người con gái họ Thích lăn lóc kêu gào, khóc than thảm thiết, đau đớn khổ cực biết rằng cái thân tàn chẳng c̣n sống được bao lâu. 

Họ bắt đầu gọi đến cha mẹ, anh em và chị em, hoặc kêu trời, la đất, đau đớn không cùng. 

Trong số những người con gái đó, có một người đứng hạng nhất bảo những người kia rằng: “Này các chị em, tôi đă từng theo Phật, được biết trong lúc tai nạn nguy cấp, nếu người nào phát được một niệm niệm Phật, dốc ḷng quy mệnh, th́ được an ổn và đúng như ư nguyện.”

Lúc đó năm trăm người con gái họ Thích đồng thanh, chí thành niệm rằng: “Kính lạy Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, bậc Vô thượng Chính đẳng Chính giác!” Rồi lại cùng xướng to lên rằng: “Đau đớn thay! Than ôi, đấng Bạc Già Phạm!” 

Khi xướng như thế, th́ ở giữa không trung, nhờ sức uy thần và thiện căn của Đức Như Lai, một áng mây đại bi nổi lên, rồi tiếp theo là những giọt nước đại từ tuôn xuống thân thể của những người con gái họ Thích.  Nhờ những giọt mưa ấy, mà tai mũi, chân tay lại hoàn như cũ.

Cảm thấy vô cùng sung sướng, những người con gái họ Thích đồng thanh hô to lên rằng: “Lạy Đức Từ Phụ Như Lai, Đức Thế Tôn không ǵ hơn.  Ngài là phương diệu dược của thế gian.  Đối với những chúng sinh trong ba cơi, Ngài thường cứu khổ, ban vui, bởi thế nên ngày nay chúng con mới được thoát nạn”.

Rồi bảo nhau rằng: “Chúng ta phải nghĩ đến ơn của Phật và phải nhớ báo ơn Phật.” Nhưng họ lại nghĩ: Nên lấy ǵ để báo ân Đức Phật? Thân của Như Lai là thân kim cương, thường c̣n không mất, không đói khát, sắc tướng mầu nhiệm, hết thảy đều đầy đủ; trăm ngh́n phép định, năm căn, năm lực và bảy món trợ đạo không thể nghĩ bàn; ba mươi hai tướng tốt, tám mươi vẻ đẹp, phúc tuệ trang nghiêm, thường ở cảnh đại Niết Bàn, coi chúng sinh như con, oán thân b́nh đẳng, không mong báo đáp. 

Ngày nay chúng muốn báo ân Phật th́ chỉ nên xuất gia, giữ ǵn giới cấm và hộ tŕ chính pháp.  Suy nghĩ thế rồi, liền cầu áo bát, trở về bản quốc đến nơi tinh xá của Tỷ Khưu Ni xin được xuất gia.

Lúc ấy, bọn lục quần Tỷ Khưu Ni, thấy những người con gái họ Thích, tuổi hăy c̣n trẻ, nhan sắc lộng lẫy th́ tự nghĩ rằng: “Tại sao họ lại có thể bỏ những cái khó bỏ để đi xuất gia? Ta hăy đem những sự khoái lạc ở đời nói cho họ nghe, và bảo họ đợi khi nào luống tuổi hăy xuất gia, như thế chẳng khoái lắm sao? Nếu họ hoàn tục, tất sẽ đem áo bát dâng cho ta.” Suy nghĩ thế rồi, bọn lục quần Tỷ Khưu Ni đến trước những người con gái và đem những việc trên nói cho họ nghe. 

Những người con gái nghe xong, ḷng thấy khổ năo.  Và tự nghĩ rằng: “Đây là nơi yên ổn, sao lại có sự đáng sợ như vậy, chẳng khác nào trong thức ăn, ngon ngọt mà pha lẫn thuốc độc.  Những điều mà bọ Tỷ Khưu Ni kia vừa nói cũng lại như thế.  Trong những món dục lạc ở đời, có nhiều nguy hại, ta đă biết rồi, tại sao lại c̣n tán dương những thứ đó và khuyên ta trở về để đắm theo ngũ dục?” Nghĩ xong liền oà lên khóc và ra khỏi pḥng Tăng.

Bấy giờ có một vị Tỷ Khưu Ni tên là Hoa Sắc hỏi những người con gái rằng:

-Tại sao các người lại khóc?

-V́ không được như ư nguyện.

-Các ngươi nguyện điều ǵ?

-Chúng tôi muốn xuất gia mà không được chấp thuận.

-Các ngươi muốn xuất gia th́ ta sẽ độ cho.

Những người con gái nghe rồi, ḷng sinh vui mừng nói với bà Hoa Sắc rằng: “Bạch Ḥa Thượng, chúng con khi c̣n tại gia, gặp nhiều thống khổ, họ hàng ly tán, lại bị xẻo mũi, cắt tay, chặt hết tay chân, đau đớn khôn cùng”.

Lúc ấy bà Hoa Sắc bảo các đệ tử rằng: “Những nỗi tân khổ của các ngươi đâu đáng kể.  Khi ta c̣n tại gia đă phải gánh chịu không biết bao nhiêu khổ cực.”

Những người con gái họ Thích liền quỳ xuống, chắp tay, xin Thầy nói lại căn nguyên của các nỗi khổ c̣n tại gia cho nghe.

Bấy giờ bà Hoa Sắc Tỷ Khưu Ni mới vào đại định, dùng sức thần thông, phóng hào quang lớn chiếu khắp cơi Diêm Phù Đề, chiêu tập những người có duyên với Phật pháp, Thiên, Long, Quỷ thần, Nhân và Phi nhân. 

Rồi giữa đại chúng, bà tự nói rằng: “Khi ở tại gia, ta là người nước Xá Vệ, cha mẹ gả ta cho người phương Bắc.  Theo phong tục nước ấy, người đàn bà khi mang thai, gần ngày sinh nở phải về nhà cha mẹ ḿnh.  Cứ như thế, vài năm một lần, sau lại mang thai.  Có một kỳ gần đến ngày sinh, hai vợ chồng ta, về nhà cha mẹ đi được nửa đường th́ gặp một con sông, nước sông tràn đầy, chảy xiết, đường xá vắng tanh, lại nhiều giặc cướp. 

Khi tới sông, th́ trời vừa sẩm tối, không thể qua được, đành phải ngủ lại trên bờ sông.  Lúc canh một th́ bụng chuyển đau, ta liền ngồi dậy và không bao lâu sinh được một trai.

Trong đám cỏ trên bờ sông, có một con rắn độc, thấy mùi máu tươi, nó mới t́m đến, nhưng chưa đến chỗ ta nằm.  Trong khi đó th́ chồng ta và người đầy tớ đang ngủ ở giữa đường.  Rắn đến chỗ người đầy tớ và cắn chết ngay, rồi lại nơi chồng ta, v́ ngủ không biết, nên cũng bị nó cắn chết. 

Lúc ta hô: “Rắn! Rắn!” Không thấy chồng ta trả lời.  Sau khi cắn chết chồng ta và người đầy tớ rồi, nó lạ cắn luôn cả trâu, ngựa. 

Sáng hôm sau, thấy thân thể của chồng sưng phồng, thối nát, xương thịt tan ră, ngổn ngang trên đất.  Ta đau buồn sợ hăi quá đến nỗi ngất đi rồi vật vă than khóc, đập đầu, rứt tóc, thân h́nh lấm láp, tỉnh rồi lại mê, qua mấy ngày liền, đau khổ buồn thương như vậy.

Một ḿnh ở lại bờ sông cho đến khi nước sông rút bớt, ta mới cơng đứa con nhỏ sau lưng, c̣n đứa hài nhi mới sinh th́ bọc vào trong áo, lấy thắt lưng buộc chặt rồi ngậm ở nơi miệng mà lội qua sông. 

Khi đến giữa ḍng, ta quay lại nh́n đứa con lớn c̣n ngồi trên bờ, th́ thấy một con mănh hổ đang hồng hộc chạy tới: Ta vừa cất tiếng tri hô, bỗng đứa hài nhi rơi theo ḍng nước.  Ta vội cúi xuống ṃ t́m, đứa hài nhi đă chẳng thấy, th́ đứa con nhỏ trên lưng, v́ không tay giữ, cũng lại té xuống sông và bị ḍng nước cuốn đi.  Trong khi đó, th́ đứa con lớn trên bờ kia bị hổ ăn thịt. 

Nh́n cảnh ấy, ḷng ta tan nát, đứt, từng khúc ruột, máu trào ra miệng, kêu gào khóc than; chỉ trong một buổi sớm ta đă phải chứng kiến bao cảnh tang tóc như vậy? Khi lên đến bờ sông, ta liền ngă lăn ra bất tỉnh. 

Một lúc sau, ta thấy một bọn người đi đến.  Trong đám người đó, có một ông Trưởng giả là bạn của cha mẹ ta. 

Ta vội hỏi thăm tin tức cha mẹ, th́ được người Trưởng giả cho biết rằng, nhà cha mẹ ta vừa cháy đêm trước và cha mẹ đều bị chết thiêu.  Được biết tin ấy, ta lại chết ngất, hồi lâu mới tỉnh. 

Vừa đúng lúc đó, có năm trăm tên cướp phá bọn ông Trưởng giả kia. 

Bấy giờ tên cướp bắt ta dẫn đi, rồi ép ta làm vợ, giao cho ta giữ cửa, khi bị người đuổi, gặp lúc nguy cấp, phải mở cho mau. 

Ít lâu sau, một hôm chồng ta cùng bọn giặc đi cướp giật, bị các tài chủ trong làng, hợp lực đuổi bắt, phải bỏ chạy về. 

Lúc đó, trong nhà ta vừa sanh con, chồng ta đứng ngoài, gọi hai ba lần, nhưng không ai mở cửa. 

Bấy giờ, y tự cho rằng ta muốn hại y.  Nghĩ rồi, y liền trèo tường mà vào và hỏi tại sao ta không mở cửa? Ta nói là v́ vừa mới sinh nở nên không kịp ra mở cửa.  Thấy thế, tên tướng cướp mới nguôi giận và bảo ta rằng: “Người ta hễ có thân, th́ tất có con.  V́ ngươi sinh đẻ mà suưt nữa nguy hại cho ta.  Đức con này có ích ǵ, đem giết cho mau!”.  Nhưng ḷng ta thương xót, không nỡ đem giết.  Bấy giờ tên cướp rút dao chặt hết tay chân đứa trẻ rồi bảo ta phải ăn cho hết, nếu không chịu ăn, y sẽ chém đầu. 

V́ quá sợ hăi nên ta phải ăn, sau khi ăn xong, y hết tức giận.

Sau đó chồng ta tiếp tục đi cướp phá.  Một hôm bị nhà Vua bắt được, đem ra trị tội.  Cái phép trị giặc là phải xử tử và người vợ của tội nhân cũng bị chôn theo chồng.  Lúc ấy, ta mặc toàn đồ anh lạc.  Có kẻ tham lợi, ban đêm đến đào mả để lấy của báu và bắt ta đem đi.  Nhưng ít lâu sau, nhà Vua cho người đi ḍ xét và ta lại bị bắt. 

Sau khi bắt được ta, nhà Vua theo luật mà xử như trị tội giặc.  Phép trị tội giặc là xử tử và người vợ của tội nhân cũng chôn theo.  Nhưng chôn không được kỹ, nên đêm đến các loài hổ lang ra bới lên để ăn tử thi, nhờ thế mà ta thoát chết. 

Khi ra khỏi mả, hồn ta mê man, mặc dầu cứ đi mà không biết đi đâu. 

Dọc đường ta gặp nhiều người, ta liền nhờ họ chỉ cho một nơi yên ổn, để diệt trừ mọi nỗi lo âu sầu muộn. 

Bấy giờ có một vị Trưởng lăo thuộc ḍng Bà La Môn, rủ ḷng thương xót, nói với ta rằng: “Lăo từng nghe nói, trong giáo pháp của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, có nhiều yên vui, không c̣n khổ năo.”

Được nghe xong, ta thấy vui mừng vô hạn.  Ta liền đến chỗ Ngài Đại Ái Đạo, Kiều Đàm Di Tỷ Khưu Ni cầu xin xuất gia. 

Sau khi xuất gia, ta cứ lần lượt y theo giáo pháp mà tu tập, cho đến khi chứng được đạo quả A La Hán, đầy đủ tam minh, lục thông và tám món giải thoát.

Các ngươi thấy chưa? Khi c̣n ở tại gia, ta đă phải trải qua những nỗi khổ đau như vậy.  Nhưng cũng nhờ thế mà ngày nay ta mới chứng được đạo quả.

Những người con gái họ Thích nghe xong, ḷng rất vui mừng, chứng được pháp nhăn.  Đại chúng nghe rồi, đều cùng phát tâm, cầu đạo Vô thượng.

Khi bấy giờ bà d́ Phật là Ngài Kiều Đàm Di Tỷ Khưu Ni bảo các vị Tỷ Khưu Ni, Thức Xoa Ma Na, Sa Di Ni, Ưu Bà Di và hết thảy phụ nữ rằng: Phật pháp là lợi ích lớn.  Chỉ trong giáo pháp của Đức Như Lai mới có đầu đủ các công đức và ba thứ quả báo.  Hết thảy chúng sinh đều có phần trong đó. 

Thế mà Đức Như Lai lại không cho phụ nữ chúng ta được dự vào Phật pháp là v́ lẽ ǵ? Là v́ phụ nữ chúng ta phần nhiều hay ngờ vực, chấp trước, không có ḷng hỷ xả.  Cũng v́ chấp trước nên mới tạo không biết bao nhiêu nghiệp trói buộc, đến nỗi bị ngu si và ái dục che lấp mất chân tâm, do đó mà phải ch́m đắm măi trong bể khổ sinh tử, mặc cho lớp sóng ái dục dập vùi. 

V́ tà kiến và tham ái làm chướng ngại, nên mới sinh ra kiêu ngạo, lười biến, bởi thế thân này, không thể đạt đến đạo quả Vô Thượng Bồ Đề, không thể có được ba mươi hai tướng tốt. 

Trong đường sinh tử, không được làm Chuyển Luân Thánh Vương, dùng phép Thập thiện, giáo hóa chúng sinh; cũng không thể đạt đến ngôi Phạm Vương cùng tột, không thể kiến lập Chính Pháp, và khuyến thỉnh chư Phật chuyển bánh xe pháp để cho hết thẩy chúng sinh đều được lợi lạc.  Bởi thế nên Đức Như Lai không cho nữ nhân được làm đệ tử. 

Thiên Ma Ba Tuần, các loại tà kiến và hết thảy ngoại đạo chuyên làm điều ác, chấp theo tà thuyết, phá hoại chính pháp, diệt Phật Pháp Tăng.  V́ vậy Đức Như Lai không cho nữ nhân dự vào Phật Pháp.

“Ta v́ hết thảy phụ nữ, ba lần thỉnh cầu Đức Như Lai cho được xuất gia, tu học Phật pháp, mà Phật không thuận. 

V́ không được như nguyện, ḷng ta buồn tủi, giận cho thân phận nữ nhân, bất giác, lệ tràn mí mắt, ta mới thất thểu bước ra khỏi Kỳ Hoàn Tinh Xá.

Lúc đó ta gặp Ngài A Nan.  Ngài A Nan hỏi tại sao mà trông ta buồn khổ như vậy.  Ta liền thuật lại cho Ngài A Nan nghe là ta muốn xuất gia, tu theo Phật pháp, mà cầu xin đến ba lần Đức Như Lai cũng không chấp thuận, bởi thế nên ta buồn khổ.

Bấy giờ Ngài A Nan bảo ta đừng lo, Ngài hứa sẽ xin Đức Như lai chấp thuận cho ta vào Phật Pháp.  Nghe lời Ngài A Nan nói vậy ḷng ta sung sướng vô cùng.”

Khi ấy Ngài A Nan vào bạch Phật rằng: “Bạch Thế Tôn, con muốn cầu xin Thế Tôn hứa khả cho một việc.”  Phật bảo A Nan:

-Ông muốn xin điều ǵ, cứ nói.

A Nan thưa:

-Bạch Đức Thế Tôn, Di Mẫu Ba Xà Ba Đề đă chăm nom nuôi nấng sắc thân của Thế Tôn, đến ngày nay, Thế Tôn đă thành Phật.  Nếu kể đến công lao của Di Mẫu đối với Như Lai, th́ Như Lai phải mang ơn Di Mẫu rất nhiều.

Thế mà, hết thảy chúng sinh, Như Lai c̣n cho dự vào Phật Pháp huống chi Di Mẫu, nỡ nào Như Lai không thuận?

Phật bảo Ngài A Nan:

-Đúng như lời ông nói.  Không phải ta không biết đến thâm ân của Di Mẫu đối với ta, nhưng ta không muốn cho nữ nhân dự vào Phật pháp.  Nếu ta cho nữ nhân ở trong Phật pháp, th́ sau năm trăm năm, chính pháp của ta sẽ suy đồi.  Bởi thế mà ta không muốn để cho nữ nhân dự vào Phật pháp.

Bấy giờ Ngài A Nan cúi đầu lễ, rồi quỳ gối, chấp tay lại bạch Phật rằng:

-Bạch Thế Tôn, con tự nghĩ chư Phật ở quá khứ đều có đủ bốn bộ chúng, mà chỉ có một ḿnh Đức Thích Ca Như Lai là không đủ.

Phật bảo Ngài A Nan:

-Nếu Di Mẫu quư chuộng Phật pháp, phải hết sức tinh tiến, tu tập phép Bát Kính, ta sẽ ưng thuận, cho được xuất gia sống trong Phật pháp.

Lúc đó Ngài A Nan lễ Phật, đi nhiễu ba ṿng, rồi lui trở ra.  Ngài liền đến báo cho ta biết là Đức Như Lai đă theo lời cầu xin của Ngài mà bằng ḷng cho ta được xuất gia, phụng tŕ Phật pháp. 

Được biết tin ấy ḷng ta vui mừng vô hạn, và bạch Ngài A Nan rằng:

-Quí hóa thay, Ngài A Nan! Ngài đă hết ḷng thỉnh cầu Đức Như Lai, khiến cho tôi được toại nguyện.”

“Rồi Ngài nói lại cho ta nghe pháp Bát Kính mà Đức Như Lai đă ân cần dạy bảo.  Nghe xong, nửa mừng nửa tủi, ta tự nghĩ rằng: Thân ta đây là cái thân vô thường, nay được đem đổi lấy cái thân quư báu; mệnh sống ta đây, niệm niệm hằng biến diệt, không nhất định, nay được đem đổi lấy mệnh quư báu; thân mệnh, của cải của ta đây đều do nhân duyên giả dối mà có, không phải chân thật, nay được đem đổi lấy của báu vĩnh viễn bất diệt. 

Khi nghĩ đến những công đức và lợi ích như thế, ta liền sinh ḷng chí thành cung kính cúng dàng Ngài A Nan và bạch rằng: “Đại Đức A Nan, xin Ngài đừng lo.  Tôi sẽ trọn đời tuân theo giáo pháp mà Đức Như Lai chỉ dạy.  Dù có phải bỏ cả thân mệnh chăng nữa, tôi cũng không dám vi phạm.”

“Bấy giờ Đức Như Lai mới nói pháp Bát Kính nhiệm mầu cho ta nghe.  Lúc đó, ta vận dụng ḷng đại bi, v́ hết thảy nữ nhân đời vị lai mà bạch Phật rằng: “Bạch Thế Tôn, nếu sau này, trong đời ác trược, có người Thiện nữ nào, đối với Phật pháp, sinh ḷng kính mến, th́ xin Thế Tôn cũng nhận cho được vào Phật pháp.” Khi ấy Phật bảo ta rằng:

-Quí hóa thay! Nếu sau này có những người Thiện nữ, biết hộ tŕ Phật pháp, theo thứ lớp mà tu tập, giữ giới, bố thí, học rộng, tu các thiện pháp, tại gia hay xuất gia, thụ tam quy hoặc tŕ ngũ giới, hay giữ đủ các giới, tu các pháp lục độ và các pháp trợ đạo, ta sẽ cho được tùy ư mà tu tập, và cũng được ba thứ quả báo ở cơi người, cơi trời và đạo quả Vô Thượng.

Nghe Phật nói thế, ḷng ta vui sướng vô cùng, ta liền bạch Phật rằng:

-Bạch Thế Tôn, nếu nữ nhân chúng tôi mà được ba thứ quả báo ấy, th́ chính là nhờ ơn Phật vậy.

Phật nói:

-Đừng nghĩ như thế, Như Lai không hề có ơn, đối với chúng sinh, Như Lai không bao giờ kể có ơn.  Nếu kể ơn tức là phá hoại cái tâm b́nh đẳng của Như Lai.  Nên biết rằng, đối với chúng sinh nếu Như Lai c̣n kể có ơn hay không ơn, th́ Như Lai không có tâm b́nh đẳng. 

Nếu chúng sinh nào đem ḷng hủy hoại Phật, Như Lai không giận, hoặc có chúng sinh lấy hương chiên đàn mà ướp vào thân Như Lai, Như Lai cũng không mừng. 

Như Lai đối với hết thảy chúng sinh đều b́nh đẳng, không c̣n oán, thân phân biệt.  Ơn là ơn của A Nan, chớ không phải của Như Lai.  Là v́ nhờ có A Nan mà nữ nhân mới được vào Phật pháp. 

Vậy nên đời sau, các Tỷ Khưu Ni và hết thảy những người Thiện nữ, thường phải nên hết ḷng ghi nhớ ơn của A Nan, nhắc nhở danh hiệu, cung kính, cúng dàng, tôn trọng tán thán, đừng để dứt mất.  Nếu không thể làm được như thế luôn luôn, th́ đêm ngày sáu thời, cũng phải để tâm ghi nhớ.

Bấy giờ, Ngài Kiều Đàn Di bảo các vị Tỷ Khưu Ni và tất cả mọi người Thiện nữ rằng: “Chúng ta phải nên dốc ḷng quy mệnh A Nan Đại Sư.  Nếu người Thiện nữ nào, muốn cầu sự yên ổn và quả báo tốt lành, cứ đến ngày mùng Tám tháng Hai, hoặc mùng Tám tháng Tám, mặc áo sạch sẽ, dốc ḷng thụ tŕ phép Bát Trai Giới, ngày đêm sáu thời, siêng tu tinh tiến, th́ Ngài A Nan sẽ dùng sức uy thần, tùy nguyện giúp đỡ, khiến được như ư.”

Nghe pháp xong, đại chúng vui mừng, rồi đi ṿng bên phải mà lui ra.

Quyển Thứ Sáu

08: PHẨM ƯU BA LY THỨ TÁM

Khi bấy giờ đại chúng vây quanh Đức Thế Tôn, cúng dàng cung kính, tôn trọng tán thán.

Lúc đó Ngài A Nan nhận thấy trong tâm mọi người đều có điểm ngờ vực, liền từ chỗ ngồi đứng dậy, bạch Phật rằng:

-Bạch Thế Tôn, tại sao Thế Tôn lại nhận cho Ưu Ba Ly, là người hạ tiện, theo Phật xuất gia? Việc đó làm nhục nhă cho hàng đệ tử Phật và khiến cho các ḍng bất kính, do vậy mà tổn mất phúc điền, và cũng khiến cho con Vua Bạch Tịnh là Nan Đà Tỷ Khưu sinh ḷng khinh mạn?

Phật bảo Ngài A Nan và đại chúng rằng: “Các ông nghe cho kỹ! Các ông có thể nói Như Lai không có ḷng b́nh đẳng, không có tâm đại bi, không có năm trí, không có chính định, nhưng các ông không được nói rằng Ưu Ba Ly là người hạ tiện, tu tập hạnh hạ tiện, nguyện hạ tiện và tinh tiến hạ tiện.

Các ông có thể nói, Như Lai c̣n phiền năo, thay đổi không thường, nhưng các ông không được nói Ưu Ba Ly là người hạ tiện đi xuất gia”.

“Như Lai dùng cái trí biến khắp, chân chính mà nói những lời chân thật, vậy các ông nên tin theo lời Phật.

Như Lai khi thấy rơ được sự sinh tử là tai họa mà một ḿnh giác ngộ thành Phật, th́ Ưu Ba Ly cũng theo Phật xuất gia, chứng được tam minh, lục thông và đầy đủ tám món giải thoát, các chúng cơi trời, cơi người đều sinh ḷng ngưỡng mộ.

Ưu Ba Ly là người giữ luật vào bật nhất, hộ tŕ chính pháp xứng đáng lănh nhận sự cúng dường, khiến cho chúng sinh thành tựu được ba thứ diệu quả, nghĩa là: Quả báo ở đời này, đời sau và nhiều kiếp về sau nữa. Bởi thế, các ông nên biết, Ưu Ba Lay là một đại bi Bồ Tát, tu hạnh vi diệu. Ở những kiếp quá khứ xa xưa, trong giáo pháp của Phật Thích Ca Mâu Ni, Ưu Ba Ly cũng là người tŕ luật thứ nhất”.

Khi nghe Phật tán thán mật hạnh của Ngài Ưu Ba Ly, Nan Đà Tỷ Khưu mới khởi tâm cung kính, liền đứng dậy đến lễ Ngài Đại Kiều Trần Như và lần lượt lễ các vị đệ tử khác. Nhưng khi đến Ngài Ưu Ba Ly th́ Nan Đà chỉ cúi đầu, rồi ngẩng lên và chắp tay đứng nh́n mà thôi. Lúc đó, đức Như Lai v́ Nan Đà nói bài kệ rằng:

Nan Đà, ngươi nên biết,

Chớ khinh người nghèo cùng,

Đừng cậy ḿnh giàu sang,

Xuất gia không phân biệt.

Nan Đà nghe Phật chỉ dạy cho những điều lợi lạc, sinh ḷng vui mừng, liền sửa lại y phục, rồi cúi đầu lễ chân Ngài Ưu Ba Ly. Lúc ấy trời đất đều rung động. Nan Đà thấy ḿnh khoan khoái, nhẹ nhàn tức th́ chứng được đạo quả A La Hán mà vào địa vị của bậc vô học vậy.

Bấy giờ Phật bảo Ngài Ưu Ba Ly rằng: “Ông hăy thuyết pháp, nói rơ sự sai khác về Tam Bảo, pháp Tứ Đế, về tại gia, xuất gia, về thất chúng… nghĩa là ông hăy nói rơ về Tam Quy, Ngũ Giới cho đến hết thảy các giới, về giới làm lợi ích chúng sinh, giới diệt trừ phiền năo, giới điều trị thân tâm, giới thuyền định, và giới vô lậu v.v…để làm cho ngôi Tam Bảo được hưng vượng”.

Bấy giờ Ngài Ưu Ba Ly bạch Phật rằng: “Bạch Thế Tôn, nhờ sức uy thần của Như Lai tiếp dẫn, hộ niệm, con xin hỏi Thế Tôn một vài điều không hiểu”.

Nói xong, Ngài tự suy nghĩa: Thế nào là Tam Bảo? Phật, Pháp, Tăng?

Tam Bảo nếu không có bản chất th́ làm thế nào phân biệt mà nói được? Pháp Tăng cũng khác nhau, vậy nếu quy y Tam Bảo th́ phụng hành thế nào? C̣n Tam Quy nếu chỉ là một th́ không thể nói có ba, nếu nói Tam Quy th́ tại sao lại có thất chúng khác nhau?

Tự suy nghĩ thế rồi, Ngài Ưu Ba Ly mới bạch Phật rằng: “Bạch Thế Tôn, nương nhờ về đâu gọi là quy y Phật?”

Khi ấy Đấng Đại Giác Thế Tôn bảo Ngài Ưu Ba Ly rằng: “Phật là người đă giác ngộ, thấu suốt cả hai phần “tính” và “Tướng” của hết thảy các pháp. Lại nữa tất cả chúng sinh đang mê man trong ba cơi, Phật đă được đạo nhăn, tự ḿnh đă được đạo nhăn, tự ḿnh đă thức tỉnh, lại thức tỉnh cho chúng sinh c̣n mê man kia, bởi thế mới gọi là Giác.

Phật đă thấu suốt hết thảy mọi pháp và có thể thuyết minh tất cả các pháp”.

Ngài Ưu Ba Ly hỏi Phật:

-Thế nào gọi là Phật thuyết hết thảy các pháp? Phật tùy cơ, thích ứng với chúng hội mà thuyết, chỉ thuyết cho từng nhóm người thôi?

Phật đáp:

-Phật theo căn tính của chúng sinh và tùy thời cơ mà thuyết các pháp.

Sau này các đệ tử kết tập pháp tạng sẽ chia ra từng bộ loại một.

Khi Phật thành đạo, v́ các đệ tử mà nói ra giới luật, có giới khinh giới trọng, hữu tàn và vô tàn, kết tập thành Luật Tạng.

Khi Như Lai nói về nhân quả, tội phúc, các món ràng buộc, phiền năo và các nghiệp thân, khẩu, ư th́ kết thành Luận Tạng.

Như Lai v́ trời, người, tùy thời có thuyết pháp để khuyên họ tu tập, nói ra bộ Tăng Nhất A Hàm.

Sau lại v́ những chúng sinh thông minh, nói các pháp cao sâu, gọi là Trung A Hàm, để cho những người có lợi căn theo đó mà tu tập.

Sau nữa, nói các phép tọa thiền cho những người tu thiền định học tập, nên mới thành bộ Tạp A Hàm.

Sau hết, v́ phá trừ tà kiến, ngoại đạo mà nói ra bộ Trường A Hàm.

Tất cả bốn loại đó, sau kết tập thành Kinh Tạng.

Ngài Ưu Ba Ly hỏi:

-Nếu Phật đă nói hết thảy các pháp, th́ tại sao một hôm Phật ngồi dưới gốc cây, bốc một nắm lá mà hỏi các đệ tử là lá trong tay Phật nhiều hơn hay lá trên cây nhiều hơn? Các đệ tử đều trả lời là lá trên cây nhiều hơn.

Lúc đó Phật bảo các đệ tử rằng tất cả các pháp Phật đă thấu suốt cũng nhiều như là lá trên cây. C̣n các pháp Phật đă nói chỉ là lá trong bàn tay mà thôi. Vậy làm sao có thể nói là Phật đă thuyết hết thảy pháp?

Phật trả lời:

-Hết thảy các pháp đều có “biệt tướng” và “tổng tướng”.

Như Lai nói đă thuyết hết thảy các pháp là nói về phần “biệt tướng” chứ không phải “tổng tướng”.

Không phải Như Lai không nói được phần “tổng tướng” đâu, nhưng nếu Như Lai nói phần “tổng tướng” th́ chúng sinh không thể lănh hội được.

Các ông nên biết Như Lai đă thấu suốt hết thảy pháp, nhưng mới chỉ nói về phần “biệt tướng” của các pháp chứ chưa nói đến phần “tổng tướng”.

Ngài Ưu Ba Ly hỏi:

-Nếu Phật biết mà có thể nói được, th́ các vị Thanh Văn, Duyên Giác, căn cứ vào chỗ hiểu biết, cũng có thể nói được.

Vậy tại sao các vị đó không thể xưng là Phật được?

Phật đáp:

-Không thể được. Là v́ Phật biết và nói được đầy đủ cả hai phần “tính”, “tướng” của các pháp, c̣n các vị Thanh Văn, Duyên Giác, tuy cũng biết và nói được, nhưng không thể nói hết “tính”, “tướng” của mọi pháp.

Lại nữa, Phật hiểu thấu và có thể đặt tên cho các pháp, nhưng Thanh Văn, Duyên Giác không thể làm được.

Lại nữa, Phật chứng được vô biên pháp và có thể nói măi không cùng, nhưng Nhị Thừa không thể được.

Lại nữa, có pháp “cộng” và “bất cộng” cái mà Nhị Thừa được th́ Phật cũng có, nhưng cái mà Phật có th́ Nhị Thừa chưa được.

Cái mà Thanh Văn đă chứng được th́ Tam Thừa đều biết; cái mà Duyên Giác đă chứng được th́ Thanh Văn và Bồ Tát cũng đều biết.

Nhưng cái mà Phật đă chứng th́ Nhị Thừa không thể biết được, chỉ Phật tự biết mà thôi.

Lại nữa, tráp lớn th́ nắp phải lớn, pháp lớn th́ pháp tướng cũng vô cùng.

Cái trí của Phật là cái trí không có bờ bến, cho nên Phật mới có thể thấu suốt và thuyết minh được hết thảy các pháp, c̣n trí của Nhị Thừa là cái trí có hạn, nên Nhị Thừa không thể thấu suốt được “tính”, “tướng” của hết thảy pháp.

Lại nữa, Phật đă chứng được cái trí biết như thực, nghĩa là đối với “tính”, “tướng” của các pháp, Phật đều hiểu rơ như thực, Nhị Thừa hiểu các pháp chưa được hoàn toàn chưa thấu suốt đến căn nguyên của “tính” và “tướng”, bởi thế không thể nói là đă chứng được trí biết như thực.

Căn cứ vào những nghĩa nói trên, nên biết Nhị Thừa không thể xưng là Phật.

Hơn nữa, chữ Phật không thể dùng tiếng mà truyền được, cũng không thể lấy nghĩa mà hiểu được.

C̣n thế nào gọi là Thế Tôn? Là người có thể biết hết các pháp đối trị vậy.

Lại nữa, ở thế gian ngôn ngữ bất đồng, nên người đời không hiểu được nhau, mà Phật th́ hiểu biết tất cả, nên gọi Phật là Thế Tôn.

Lại nữa, như Lặc Tỷ Khưu nói, Nhị Thừa phàm phu tự nói đă chứng được các pháp, hoặc ưa nơi tĩnh mịch, hoặc thích thiền định, hay các pháp khác, nhưng giữ bí mật. Phật th́ không thế, Phật chứng được các pháp, đều rủ ḷng từ bi mà nói cho người khác nghe.

Lại nữa, v́ Phật đă diệt trừ được tham, sân và si, nên gọi là Thế Tôn.

Ngài Ưu Ba Ly hỏi:

-Nhị Thừa cũng đă phá trừ được tham, sân, si, tại sao lại không thể xưng là Thế Tôn?

Phật trả lời:

-Không thể được, v́ Nhị Thừa đối với tâm đại thừa c̣n có khi thoái chuyển, Phật th́ không bao giờ thoái chuyển. Thoái chuyển có ba:

Một là, đă chứng quả mà c̣n thoái chuyển;

Hai là, chưa chứng quả mà đă thoái chuyển;

Ba là, đă đến chỗ ứng dụng mà c̣n thoái chuyển.

Đă chứng quả mà thoái chuyển là nói ngôi Thanh Văn đă chứng được quả thứ ba mà c̣n có khi thoái chuyển.

Chỉ có quả thứ tư là quả A La Hán th́ mới không c̣n thoái chuyển.

C̣n như Trung Thừa, nếu đă tu tập đủ trăm kiếp, đă thấu suốt được mười hai nhân duyên, thành Bích Chi Phật, cũng không c̣n thoái chuyển nữa.

Nhưng nếu là Hạ Thừa, chứng quả thứ ba, mà thành Bích Chi Phật, th́ vẫn c̣n thoái chuyển.

C̣n như Phật đă chứng quả rồi, th́ không bao giờ thoái chuyển nữa.

Chưa chứng quả mà thoái chuyển là nói những người Tam Thừa, chưa chứng được quả mà đă thoái chuyển; nếu tu ba nghiệp của Tỷ Khưu mà lười biếng, hoặc tu tập các pháp, không chăm chỉ, th́ gọi là chưa chứng quả đă thoái chuyển vậy.

Đă tới chỗ ứng dụng mà c̣n thoái chuyển là nói những người đă chứng được các pháp, mà không ứng dụng hiện tiền, như thập lực của Phật và mười trí của Tiểu Thừa, mà chỉ ứng dụng một; hay phải tụng mười vạn lời kinh, mà không tụng, đều gọi là đă đến chỗ ứng dụng mà thoái chuyển vậy.

Thanh Văn chưa chứng quả mà thoái chuyển; Duyên Giác và Độc Giác cũng có khi chưa chứng quả mà thoái chuyển, nhưng Phật th́ không bao giờ thế.

Đối với tất cả hạnh tu tập, không bao giờ Phật biếng nhác.

Nhị Thừa đă đến chỗ ứng dụng mà c̣n thoái chuyển, chứ Phật th́ lại không nhất định.

Như trong mười lực mà chỉ dùng một, bỏ chín, nên gọi là thoái chuyển.

Hoặc như tụng hai mươi vạn lời kinh, mà người phàm sức yếu, phải tụng một, hai ngày mới xong, nhưng Phật có thể tụng xong ngay.

Thập lực cũng vậy, dùng là dùng liền, không bị ngăn ngại.

Cho nên Phật không không có sự không dùng mà bỏ. Như người mặc áo Nê hoàn tăng không phải thời không mặc, không như người thế gian. Bất cứ làm việc ǵ đều v́ lợi ích của chúng sinh mà làm. Việc ǵ có lợi th́ làm, không có lợi th́ bỏ, chứ không phải có lợi th́ bỏ, chứ không phải không làm được, bởi thế Phật không có sự không dùng mà thoái chuyển.

Tuy Phật hiểu suốt các pháp mà nói không nhất định là v́ ư Phật sâu xa, không thể nghĩ lường được.

Ngài Ưu ba Ly hỏi:

-Tại sao Thanh Văn đă chứng đến quả A Na Hàm c̣n thoái chuyển? Nhưng chứng quả A La Hán th́ không thoái chuyển?

Phật đáp:

-Quả A Na Hàm đă từng được nên thoái chuyển, c̣n quả A La Hán th́ chưa từng được, cho nên không thoái chuyển.

Cũng như người đang đói mà được ăn cỗ ngon, không bao giờ quên, ư nghĩa quả A La Hán cũng vậy.

Lại nữa, A La Hán lấy nhẫn nhục làm đạo vô ngại, lấy trí tuệ làm đạo giải thoát, c̣n A Na Hàm lấy trí tuệ làm đạo vô ngại và cũng lấy trí tuệ làm đạo giải thoát, cho nên c̣n thoái chuyển.

Lại nữa, A La Hán lấy sự hiểu biết như thực làm đạo, cho nên không thoái chuyển, c̣n a Na Hàm th́ lấy tư duy làm đạo, cho nên c̣n thoái chuyển.

A Na Hàm v́ c̣n phải diệt hết vọng tưởng và trừ sạch tham, sân, si, ái, tà kiến, vô minh, nên c̣n bị tư duy bức bách.

Nhưng A La Hán th́ t́m hiểu đạo như thực, nên không bị bức bách. Thấy rơ được phần “vọng” tức thấy lư “chân”. Như không cần tư duy, nên không bị bức bách và v́ thế không thoái chuyển vậy.

Lại nữa, cái trí t́m hiểu của A La Hán lớn mạnh, như rường cột, chống đỡ mọi vật, nên không thoái; c̣n cái trí tư duy của A Na Hàm nhỏ, yếu, cho nên c̣n thoái.

Lại nữa, A La Hán dùng tâm nhẫn nhục và trí tuệ để diệt trừ chín phẩm tư hoặc ở dục giới, bảy mươi hai phẩm kết phược ở sắc giới, cho nên không c̣n thoái chuyển.

Căn cứ vào các nghĩa nói trên, nên biết Nhị Thừa không thể xưng là Thế Tôn, mà chỉ có Phật mới được xưng Thế Tôn mà thôi.

Lại nữa, Phật đă dứt hết tập khí, nhưng Nhị Thừa chưa đoạn kết.

Chẳng hạn như Ngưu Ty Tỷ Khưu thường nhai như trâu, là v́ năm trăm kiếp trước phải đọa làm kiếp trâu, bây giờ mới được làm người, nhưng cái tập khí nhai như trâu vẫn chưa hết.

Hoặc như vị Tỷ Khưu kia, tuy đă chứng quả A La Hán, nhưng thường thích soi giương, là v́ những kiếp trước phải làm thân kỳ nữ.

Lại như một vị Tỷ Khưu kia, thường hay bám lấy bao lơn mà đánh đu, nhẩy, nhót, là v́ những kiếp trước, đọa làm loài khỉ vậy.

Bởi thế Nhị Thừa không được xưng là Thế Tôn.

Ngài Ưu Bà Ly hỏi:

-Phần đầu các kinh thường có câu: “Chính tôi được nghe…” là lời của A Nan nói khi Phật c̣n ở đời thuyết pháp, ông được nghe như vậy.

Nhưng hai mươi năm sau khi Phật thành đạo, A Nan mới theo Phật xuất gia.

Như vậy, trong hai mươi năm Phật thuyết pháp, A Nan không được nghe.

Thế mà, tại sao sau khi Phật nhập Niết Bàn, lúc kết tập Pháp Tạng, lại nói: “Chính tôi được nghe…”

Phật trả lời:

-Khi A Nan theo Như Lai xuất gia, có xin bốn điều như sau:

“Điều thứ nhất, xin Phật đừng cho con áo cũ của Phật;”

“Điều thứ hai, xin Phật đừng bảo người khác mời con đi phó trai; con v́ cầu pháp, v́ cung kính Phật mà theo hầu bên Phật chứ không phải v́ cơm, áo.”

“Điều thứ ba, sớm tối, các vị Tỷ Khưu muốn được thấy Phật th́ cứ việc vào, chứ con không phải vào bạch trước.”

“Điều thứ tư, trong hai mươi năm Phật thuyết pháp, con không được nghe, xin Phật nói lại hết cho con nghe.”

Theo điều nguyện thứ tư, Như Lai phải tuyền chư Thiên nói lại cho A Nan nghe. Cũng có khi Như Lai dùng tâm Tam Muội truyền cho A Nan nghe lại từ các vị Tỷ Khưu khác.

Ngài Ưu Ba Ly lại hỏi:

-Phật thuyết pháp trong hai mươi năm, làm thế nào có thể nói lại hết được?

Phật đáp:

-Như Lai dùng cái trí phương tiện thiện xảo, cho nên trong một câu, có thể diễn ra vô lượng pháp, và trong vô lượng pháp, có thể chỉ tóm tắt trong một câu. Nhờ lợi căn, Phật chỉ nói qua giềng mối của tám vạn pháp là A Nan thông hiểu hết cả.

Như một cái cây, gồm có gốc, thân cây và cành, lá, gọi là một cây, Phật v́ chúng sinh, trước sau nói pháp, gọi là một Tạng, như thế gọi là tám vạn pháp.

Lại nói, phật ngồi ở một nơi nói pháp, gọi là một Tạng, như thế là tám vạn pháp. Lại như mười sáu chữ, là nữa bài kệ, ba mươi hai chữ là một bài kệ, như thế cũng gọi là tám vạn pháp.

Lại như một bài kệ dài hay ngắn, có bốn mươi hai chữ, cũng là một bài kệ, như thế cũng gọi là tám vạn pháp.

Lại như nửa tháng một lần tụng giới, cũng gọi là một Tạng, như thế cũng là tám vạn pháp.

Lại như Phật tự nói ra sáu vạn, sáu ngh́n bài kệ, cũng là một Tạng và như thế cũng gọi là tám vạn pháp.

Lại như Phật nói, có tám vạn trần lao, th́ có tám vạn pháp tạng để đối trị, cho nên gọi là tám vạn pháp tạng.

Ngài Ưu Bà Ly lại hỏi:

-Tại sao Kinh, Luận không lấy Phật làm đầu, mà chỉ có Luật Tạng là lấy Phật làm đầu?

Phật trả lời:

-V́ Luật là hơn hết, và chỉ có Phật mới chế ra Luật mà thôi.

C̣n trong Kinh cũng có khi các đệ tử thuyết pháp, cũng có khi Thiêng, Long, Bát Bộ do Phật hỏi mà nói pháp, chẳng hạn như Thích Đề Hoàn Nhân tự nói rằng bố thí là đệ nhất, v́ ông đă nhờ công đức bố thí mà được làm Vua cơi Trời, được mọi điều như ư, và Phật cũng cho như thế là phải.

Lại cũng có khi Phật hóa thành các vị Hóa Phật thuyết pháp.

Nhưng Luật th́ không thế: Hết thảy Luật nghi, đều do Phật thuyết, v́ thế nên lấy Phật làm đầu.

Lại nữa, Kinh th́ tùy nơi thuyết pháp mà có quyết định, luật th́ không thế. Nếu phạm luật trong nhà, th́ không được kết tội ngay, mà phải ra ngoài để kết tội.

Nếu ở nhà người bạch y, làm điều ǵ phạm luật, phải ra trước công chúng tăng để buộc tội; nếu ở trong làng xóm mà phạm luật, cũng phải ra trước chúng tăng để buộc tội; nếu trong năm chúng xuất gia mà làm điều phạm luật, th́ phải ra trước các Tỷ Khưu, Tỷ Khưu Ni mà buộc tội, bởi thế cho nên lấy Phật làm đầu.

Ngài Ưu Ba Ly hỏi:

-Tam Quy lấy ǵ làm tính?

Phật trả lời:

-Tam Quy lấy chỗ người khác dạy làm tính, hoặc không theo người dạy làm tính. Nghĩa là: Khi thụ Tam Quy, qú gối, chắp tay, miệng theo người xướng, mà đọc Tam Quy, thế là cả thân, khẩu đều theo người dạy, bởi vậy gọi là lấy chỗ người dạy làm tính. Nếu dốc ḷng chí kính, tự ḿnh xướng hiệu Tam Quy, không theo người khác, thế gọi là lấy chỗ không theo người khác làm tính.

Lại nữa, Tam Quy lấy thân, khẩu, ư, tức tam nghiệp, làm tính. Hoặc Tam Quy là Ngũ âm thiện; lấy ngũ âm thiện của chúng sinh là Tam Quy, lấy Tam Bảo làm chỗ sở quy, sở quy là nói theo nghĩa cứu hộ. Ví như người có tội đối với nhà Vua, chạy sang nước khác để cầu cứu. Vua nước ấy nói: “Nếu nhà ngươi muốn được che chở, th́ không được ra khỏi nước ta, và không được trái lệnh ta.” Chúng sinh cũng như vậy, vốn thuộc ḍng ma, có tội sinh tử, quay về Tam Bảo để cầu sự cứu hộ.

Nếu thành tâm tin tưởng nơi Tam Bảo, không tin chỗ khác, không trái lời Phật dạy, th́ Ma Vương tà ác chẳng làm ǵ được.

Trước có một con chim bồ câu bị một con chim cắt đuổi, bay đến núp sau bóng Ngài Xá Lợi Phất, nhưng vẫn thấy sợ hăi.

Sau nó bay đến núp bóng Như Lai, th́ thấy thản nhiên, không sợ; dù cho bể lớn có thể rời đi, nhưng con chim đó bất động.

Sở dĩ thế, là v́ Phật có đức đại từ, đại bi, c̣n Ngài Xá Lợi Phất chưa có được ḷng đại từ bi; Phật đă hết tập khí, nhưng Ngài Xá Lợi Phất vẫn c̣n.

Phật đă tu hạnh Bồ Tát trong ba A tăng kỳ kiếp, Ngài Xá Lợi Phất mới tu tập khổ hạnh trong sáu mươi kiếp. Do đó, chim câu núp bóng Ngài Xá Lợi Phất, vẫn c̣n sợ hăi, mà núp bóng Phật th́ thản nhiên không sợ vậy.

Ngài Ưu Ba Ly hỏi:

-Nếu nói quy y Tam Bảo th́ diệt trừ được tội ác, ḷng được yên vui, th́ sao Đề Bà Đạt Đa cũng quy y Tam Bảo, tín tâm xuất gia, thụ giới cụ túc, mà c̣n phạm tội tam nghịch, đến nỗi phải đọa vào địa ngục A Tỳ?

Phật đáp:

-Nói cứu hộ là cứu những người c̣n có thể cứu được mà thôi. Tội ác của Đề Bà Đạt Đa quá sâu nặng, hơn nữa, lại v́ định nghiệp nên khó cứu nổi.

Ngài Ưu Ba Ly hỏi:

-Nếu người tội nặng mà Phật không thể cứu được, th́ người không có tội, không cần Phật cứu. Vậy tại sao lại nói Tam Bảo có sức cứu hộ?

Phật đáp:

-Đề Bà Đạt Đa tuy quy y Tam Bảo, nhưng tâm không thành thật, không đủ Tam Quy, thường ham danh lợi, tự cho ḿnh là người hiểu biết hết thảy, cạnh tranh với Phật, cho nên Tam Bảo dù có sức lớn, cũng không thể cứu nổi.

Như A Xà Thế Vương, tuy phạm tội nghịch, đáng phải đọa vào địa ngục A Tỳ, nhưng nhờ ḷng chí thành, biết cầu Phật ăn năn, nên giảm tội A Tỳ, chỉ phải đọa vào địa ngục Hắc Thằng, cũng như những tội nhân khác, chỉ trong bảy ngày, đều được thoát tội. Đó là nhờ sức cứu hộ của Tam Bảo vậy.

Ngài Ưu Ba Ly lại hỏi:

-Nếu tội của Đề Bà Đạt Đa không thể cứu được, th́ tại sao có Kinh nói: “Nếu người nào quy y Phật, không phải sa vào ba đường ác”, là nghĩa ǵ?

Phật trả lời:

-Nhờ có quy y Tam Bảo nên dù phải vào địa ngục A Tỳ, nhưng Đề Bà Đạt Đa cũng bớt được phần khổ cực, và cũng có lúc tạm nghỉ.

Lại như có người ở trong rừng núi, hay chỗ hoang vắng đáng sợ, nếu họ tưởng niện đến công đức của Phật, th́ sự rùng rợn sẽ tiêu tan.

Như thế th́ sự quy y Tam Bảo không phải là vô ích vậy.

Ngài Ưu Ba Ly hỏi:

Trong Tứ Đế, th́ Tam Bảo thay thế cho Đế nào?

Trong hai mươi căn, Tam Bảo thay cho căn nào?

Trong mười tám giới, Tam Bảo thay cho giới nào?

Trong mười hai Nhập, Tam Bảo thay cho Nhập nào?

Trong năm Ấm, Tam Bảo thay cho Ấm nào?

Phật đáp:

Trong Tứ Đế th́ Tam Bảo thay cho Diệt Đế và một phần Đạo Đế.

Trong hai mươi hai Căn, Tam Bảo thay cho ba Căn, tức là Căn chưa biết, Căn biết rồi, và Căn muốn biết.

Trong mười tám Giới, Tam Bảo thay cho Ư Căn Giới, Ư Thức Giới và Pháp Trần Giới.

Trong mười hai Nhập, Tam Bảo thay cho Ư Nhập và Pháp Nhập.

Trong năm Ấm, Tam Bảo thay cho năm Ấm vô lậu.

Trong Tứ Đế, Phật Bảo thay cho một phần Đạo Đế, Pháp Bảo thay cho Diệt Đế và Tăng Bảo cũng thay cho một phần Đạo Đế.

Trong mười hai Căn, Phật Bảo thay cho Căn muốn biết; Pháp Bảo v́ là Diệt Đế vô vi, nên không thay cho Căn nào. C̣n Tăng Bảo thay cho ba Căn vô lậu.

Trong mười tám Giới, Phật Bảo thay cho một phần Ư Căn Giới, Ư Thức Giới và Pháp Trần Giới; Pháp Bảo thay cho một phần Pháp Trần Giới; Tăng Bảo thay cho một phần Ư Căn Giới, Ư Thức Giới và Pháp Trần Giới.

Trong mười hai Nhập, Phật Bảo thay cho một phần Ư Căn Nhập và Pháp Trần Nhập; Pháp Bảo thay cho một phần Pháp Trần Nhập, Tăng Bảo cũng thay một phần Ư Căn Nhập và Pháp Trần Nhập.

Trong năm Ấm, Phật Bảo thay cho một phần năm Ấm vô lậu, Pháp Bảo th́ không thay cho năm Ấm, v́ năm Ấm thuộc về Hữu vi, c̣n Pháp Bảo thuộc về Vô vi. Tăng Bảo thay cho một phần năm Ấm vô lậu.

Quy y Phật là quy y Phật Thích Ca Văn hay quy y Phật cả ba đời? Phật trả lởi:

-Quy y Phật ba đời, v́ Pháp thân của Phật cùng một thể, cho nên quy y một đức Phật tức là quy y chư Phật ở ba đời vậy.

Ngài Ưu Ba Ly hỏi:

-Nếu nói quy y chư Phật ba đời, th́ tại sao các người cơi Trời, mỗi người đều tự xưng là đệ tử của một đức Phật trong bảy vị Phật. Chẳng hạn, người th́ nhận ḿnh là đệ tử của Phật Ca Diếp, người th́ nhận ḿnh là đệ tử Phật Câu Lưu Tôn v.v… Như vậy, th́ chỉ nên nói là quy y một đức Phật, chứ không nên nói là quy y chư Phật ba đời.

Phật trả lời:

-Không nên nói thế. V́ sao? V́ trong Kinh Tỳ Sa Môn nói: “Tỳ Sa Môn Thiên Vương quy y Tam Bảo, là quy y chư Phật ở quá khứ, hiện tại và vị lai”. Theo nghĩa đó th́ phải nói là quy y chư Phật ba đời.

Ưu Ba Ly hỏi:

-Nếu thế th́ như các người cơi trời kia, đều tự nhận ḿnh là đệ tử của một đức Phật, nghĩa là sao?

Phật đáp:

-Không thể căn cứ vào lời chư thiên nói mà cho là nghĩa nhất định được.

Chư thiên nhận là quy y một đức Phật, nhưng thật ra th́ quy y chư Phật ở ba đời, song chỉ lấy một vị Phật đă xuất thế để chứng minh thôi.

Ưu Ba Ly hỏi:

-Quy hướng vào đâu gọi là quy y Phật?

Phật đáp:

-Quy y Phật nghĩa là quay về với cái bản tính chân như, đầy đủ trí tuệ công đức của ḿnh.

Ưu Ba Ly hỏi:

-Như vậy th́ quy y sắc thân hay quy y pháp thân?

Phật trả lời:

-Quy y pháp thân chư không quy y sắc thân.

Đừng tưởng sắc thân là Phật; nó chỉ là cái thân hư vọng mà thôi.

Ưu Ba Ly hỏi:

-Nếu sắc thân là hư vọng, không phải Phật, th́ tại sao Đề Bà Đạt Đa làm cho thân Phật chảy máu, lại mắc tội nghịch?

Phật trả lời:

-Sắc thân tuy là giả dối, nhưng là chỗ sở y của Pháp thân, nghĩa là pháp thân phải nương tựa vào sắc thân; cho nên làm hại sắc thân tức là làm hại thân Phật, v́ thế mà phạm tội nghịch vậy.

Ưu Ba Ly hỏi:

-Nương tựa vào đâu gọi là quy y Pháp? Phật đáp:

-Đoạn trừ hết thẩy dục vọng để hướng về Niết Bàn, thế gọi là quy y Pháp.

Ưu Ba Lay hỏi:

-Như thế th́ quy y cái vô dục của chính ḿnh hay quy y cái vô dục của người khác?

Phật trả lời:

-Quy y cái vô dục của ḿnh và cái vô dục của người, gọi là quy y Pháp.

Ưu Ba Ly hỏi:

-Quy y Tăng là quy y vào đâu?

Phật đáp:

-Quy y Tăng là hướng về ruộng phúc tốt lành, nghĩa là hướng tới quả vị Thanh Văn hữu học, và vô học đầy đủ công đức vậy. Thế gọi là quy y Tăng.

Ưu Ba Ly hỏi:

-Thế th́ quy y Tục Đế Tăng hay quy y Đệ Nhất Nghĩa Tăng?

Nếu quy y Đệ Nhất Nghĩa Tăng, th́ v́ lẽ ǵ khi Phật thụ Tam Quy cho hai người lái buôn là Đề Vị và Ba Lợi, Phật lại dặn họ: “Sau này có Tăng, các ngươi phải nên quy y.” Sao Phật không nói: “Đệ Nhất nghĩa Tăng thường ở thế gian, các ngươi phải nên quy y?”

Phật trả lời:

-V́ Tục Đế Tăng là chỗ sở y của Đệ Nhất Nghĩa Tăng, cho nên Như Lai mới nói sau này có Tăng, họ phải quy y. Và Như Lai nói thế cũng là v́ muốn tôn trọng Tục Đế Tăng vậy.

Ngài Ưu Ba Ly hỏi:

-Phật cũng là Pháp, Pháp cũng là Pháp, mà Tăng cũng là Pháp, như thế chỉ có một Pháp, chứ có chi sai khác?

Phật trả lời:

-Tuy là một Pháp, nhưng theo nghĩa mà nói th́ có khác nhau. Chẳng hạn, nói về Tam Bảo th́ Vô Sư Trí, quả vị Vô học và hết thẩy công đức là Phật Bảo; Diệt Đế vô vi là Pháp Bảo, công đức, trí tuệ của quả vị Thanh Văn hữu học và vô học là Tăng Bảo.

Nói về Pháp, th́ trí vô sư và pháp vô học là Phật Bảo, Diệt Đế vô vi, không phải pháp hữu học, cũng không phải pháp vô học, là Pháp Bảo, Thanh Văn học và Vô học là Tăng Bảo.

Nói về căn th́ Phật là Căn vô tri (vi), Pháp th́ không căn, Tăng là ba Căn vô lậu. Nói về Tứ Đế th́ Phật là Đạo Đế, Pháp là Diệt Đế, Tăng là một phần Đạo Đế.

Nói về quả Sa Môn, th́ Phật là Sa Môn, Pháp là quả Sa Môn, Tăng cũng là Sa Môn.

Nói về Bà La Môn th́ Phật là Bà La Môn, Pháp là quả Bà La Môn, Tăng cũng là quả Bà La Môn.

Nói về Phạm Hạnh th́ Phật là Phạm Hạnh, Pháp cũng là Phạm Hạnh quả, Tăng cũng là Phạm Hạnh.

Nói về Nhân quả th́ Phật là Nhân, Pháp Bảo là quả, Tăng là Nhân, Pháp Bảo cũng là quả.

Nói về Đạo quả th́ Phật là Đạo, Pháp Bảo cũng là quả, Tăng là Đạo, Pháp Bảo cũng là quả. Phật lấy Pháp làm thầy, Phật do Pháp sinh ra, Pháp là mẹ của Phật, Phật nương vào Pháp mà trụ.

Ưu Ba Ly hỏi:

-Phật lấy Pháp làm thầy vậy tại sao trong Tam Bảo lại không xưng Pháp trước?

Phật đáp:

-Pháp tuy là thầy, nhưng nếu không có Phật th́ Pháp không được mở rộng, bởi thế thường nói: “Đạo do người mở mang”, cho nên Phật đứng đầu Tam Bảo là thế.

Lúc bấy giờ Ngài Ưu Ba Ly lại hỏi Phật rằng: “Bạch Thế Tôn, nếu khi thụ Tam Quy, xưng Pháp Bảo trước rồi sau mới xưng Phật, có được không?”

Phật trả lời:

-Nếu người không hiểu biết, đọc không theo thứ tự, họ không mắc tội, cũng thành Tam Quy được. Nhưng nếu người hiểu biết, mà cố t́nh đọc sai thứ lớp th́ phải mắc tội, và không thể thành được Tam Quy.

Ưu Ba Ly hỏi:

-Nếu chỉ xưng Phật và Pháp, mà không xưng Tăng, có thành Tam Quy không? Hoặc xưng Pháp và Tăng mà không xưng Phật, có thành Tam Quy không?

Hay chỉ xưng Phật và Tăng mà không xưng Pháp, có thành Tam Quy không?

Phật đáp:

-Tất cả đều không thành Tam Quy, v́ không đủ Tam Bảo.

Ưu Bà Ly hỏi:

-Nếu không thụ Tam Quy mà thụ ngay Ngũ giới, có được không?

Hoặc không thụ Tam Quy mà thụ ngay Bát giới, có thành không?

Hay không thụ Tam Quy có được thụ Thập giới không?

Nếu không bạch Tứ Yết Ma, có được thụ giới Cụ Túc không?

Phật trả lời:

-Hết thảy đều không được. Nếu muốn thụ Ngũ giới, trước phải thụ Tam Quy.

Thụ Tam Quy, xong mới được thụ Ngũ giới. Sở dĩ phải nói tên của năm giới, là v́ muốn cho người thụ biết rơ tên các giới, cũng như bạch bốn lần Yết Ma rồi mới được thụ giới Cụ Túc.

C̣n phải nói đến bốn y, bốn đọa và mười ba tăng tàn, cũng là v́ muốn cho người thụ giới rơ vậy.

Thụ Tam Quy xong, nói đến giới sát, v.v…bấy giờ mới được giới.

Nếu một giới giữ được th́ năm giới cũng có thể giữ được, bởi thế nói một giới mà gồm được cả năm giới.

Hơn nữa, trong năm giới phân biệt rơ ràng, nên tự ư phát nguyện thụ cả năm giới.

Nói thụ năm giới rồi sau được giới, song trong tất cả thuyết nói trên, đều nên phải thụ Tam Quy rồi mới thụ ngũ giới, như thế mới đúng nghĩa.

Ưu Ba Ly hỏi:

-Như một người Ưu Bà Tắc, trước đă thụ Tam Quy rồi sau nếu muốn thụ năm giới, tám giới hoặc mười giới, th́ có cần phải thụ lại Tam Quy nữa không?

Phật đáp:

-Không cần phải thụ tam Quy nữa cũng được các giới, v́ trước đă thụ Tam Quy rồi.

Ưu Ba Ly hỏi:

-Nếu trước không thụ Tam Quy mà bạch ngay Tứ Yết Ma, th́ có được giới Cụ Túc không?

Phật đáp:

-Nếu thụ năm giới, tám giới và mười giới, th́ trước cần phải thụ Tam Quy rồi sau mới thụ các giới đó, th́ mới thành giới.

Nhưng nếu thụ giới Cụ Túc th́ cần phải bạch Tứ Yết Ma mới thành giới, chứ không cần phải thụ Tam Quy trước. Là v́ công đức của giới Cụ Túc rất sâu dầy, nếu không nhờ nhiều duyên sức khác th́ không thành được giới.

Cho nên Tam Quy không đủ mà phải có ba vị Ḥa Thượng và bảy vị tôn chứng, bạch Tứ Yết Ma mới thành được giới Cụ Túc vậy.

C̣n như năm giới, tám giới và mười giới ít công đức, cho nên nếu thụ Tam Quy là được thành giới, không cần nhiều duyên sức khác như giới Cụ Túc.

Ưu Ba Ly hỏi:

-Tại sao khi thụ giới Cụ Túc rồi chỉ nói đến bốn tội và mười ba tội tăng tàn, mà không nói đến các giới khác?

Phật đáp:

-Hai đoạn giới này là những giới nặng nhất, nếu phạm một giới, khó trở lại thanh tịnh được.

Tuy có thể trở lại thanh tịnh được nhưng cách sám hối rất khó.

Người phạm giới này phải hành pháp Ba Lợi Bà Sa và Ma Na Đỏa, sau phải đối trước hai mươi vị Tăng mà sám hối mới được thanh tịnh.

Những giới đó rất khó giữ, c̣n các giới khác th́ dễ giữ, cho nên không cần nói.

Bởi thế chỉ nói đến hai đoạn Tứ đọa và Thập Tam Tăng Tàn, mà không nói đến những đoạn khác.

Ưu Ba Ly hỏi:

-Giới Ba La Đề Mộc Xoa này là Vô lậu giới hay Thiền giới?

Phật đáp:

-Không phải Vô lậu giới, cũng không phải Thiền giới. Nếu có Phật ra đời th́ mới có giới Ba La Đề Mộc xoa, nếu không có Phật ra đời th́ không có.

Nhưng Thiền giới và Vô lậu giới, th́ dù có Phật ra đời hay không, lúc nào cũng có cả.

Giới Ba La Đề Mộc Xoa phải do người dạy, c̣n Thiền giới và Vô lâu giới không do người dạy.

Giới Ba La Đề Mộc Xoa phải có người truyền, c̣n Thiền giới và Vô lậu giới không cần người truyền.

Bất luận lúc ngủ hay thức, tâm thiện, tâm ác, hay tâm không thiện không ác, lúc nào cũng có giới Ba La Đề Mộc Xoa, nhưng Thiền giới và Vô lậu giới th́ chỉ tâm Thiền định và tâm vô lậu mới có, ngoài ra trong các tâm vọng niệm th́ không có.

Giới Ba La Đề Mộc Xoa chỉ ở cơi người mới có, nhưng Thiền giới và Vô lậu giới th́ cả cơi người và cơi trời đều có.

Giới Ba La Đề Mộc Xoa chỉ có ở cơi Dục, c̣n giới Vô lậu và Thiền giới th́ ở cơi Dục cũng như cơi Sắc, đều thành tựu cả.

Giới Ba La Đề Mộc Xoa chỉ đệ tử Phật mới có, nhưng Thiền giới th́ không những đệ tử Phật mới có, mà cả đệ tử của ngoại đạo cũng có.

Ưu Ba Ly hỏi:

-Trong năm giới của Ưu Bà Tắc, th́ giới nào là tính tội, giới nào là tội cấm?

Phật trả lời:

-Bốn giới: Sát sinh, trộm cắp, tà dâm và nói dối là tính tội, c̣n giới uống rượu là tội cấm. V́ uống rượu mà có thể phạm bốn giới kia, cho nên đặt thành giới thứ năm.

Uống rượu là nguồn gốc của sự buông lung, dông dỡ, có thể dễ phạm vào bốn giới khác.

Như trong thời đức Phật Ca Diếp, có một người Ưu Bà Tắc, v́ say rượu mà phạm giam với vợ người khác, bắt gà của người ta mà giết, đến khi người ta hỏi tại sao, th́ lại chối là không làm ǵ cả. V́ say rượu, có thể trong một lúc phá cả bốn giới. Lại v́ say rượu, có thể gây nên bốn tội nghịch nữa, duy có tội phá ḥa hợp Tăng là không thể gây được mà thôi.

Tuy không phải là túc nghiệp, nhưng vẫn phải chịu quả báo cuồng loạn, v́ uống rượu, nên tâm hồn trở nên mê man, rối loạn, cũng như người điên.

Lại cũng v́ say rượu mà bỏ mất chính nghiệp như: Ngồi thiền, tụng kinh hoặc giúp đỡ công việc trong chúng.

Do đó, uống rượu tuy không phải là tính tội, nhưng cũng không khác ǵ tính tội.

Ngài Ưu Bà Ly lại hỏi Phật rằng:

-Trong năm giới của Ưu Bà Tắc th́ chỉ đối với chúng sinh mới là giới cấm, không được phạm, hay đối với các loài không phải là chúng sinh, như Thiên, Long, Quỷ, Thần v.v…cũng là giới cấm không được phạm?

Lại nữa, đối với chúng sinh có thể giết hại, có thể trộm cướp, có thể tà dâm, có thể nói dối, th́ mới là giới cấm, không được phạm.

C̣n đối với Thiên, Long, Quỷ thần, không phải là chúng sinh, không thể sát hại, không thể trộm cướp, không thể tà dâm, không thể nói dối, cũng là giới cấm, không được phạm sao?

Phật trả lời:

-Đối với chúng sinh, th́ có bốn giới đầu, đối với loài không phải chúng sinh, th́ có giới cấm thứ năm.

Nhưng, nếu nói rộng ra, th́ dù chúng sinh có thể giết hại, không thể giết hại, có thể trộm cướp, không thể trộm cướp, có thể tà dâm, không thể tà dâm, có thể nói dối, không thể nói dối, hết thảy đều có giới cấm, không được phạm.

Dưới từ địa ngục A T, trên từ cơi trời Phi Phi Tưởng, và trong ba ngàn đại thiên thế giới, cho đến Như Lai, hết thảy mọi loài có sinh mệnh, đều có giới cấm, không được phạm, v́ ngay lúc thụ giới, tất cả đều không được sát hại, không được trộm cướp, không được tà dâm, không được nói dối. Bởi vậy, hết thảy chúng sinh đều có giới cấm.

Cho nên, phàm thụ giới pháp, trước phải nói các giới cho người ta nghe, chỉ bày, giải thích cho người ta hiểu, để lượng sức ḿnh xem có lănh thụ được không, nếu được họ sẽ sinh ḷng khao khát, do đó mới phát tâm tinh tiến mà tu tŕ.

C̣n phép thụ giới, th́ tất cả chúng sinh đều có bốn giới, và bốn giới này lại khác nhau, nên thành mười hai giới.

Chẳng hạn, không được giết hại, không được trộm cướp, không được tà dâm, không được nói dối, mà nếu phạm vào bốn giới đó, đều do ba cớ: Một là v́ tham, hai là v́ sân, ba là v́ si.

Như vậy th́ ai ai cũng có mười hai điều ác và nếu làm trái lại với mười hai điều ác ấy, th́ thành được mười hai giới thiện.

Hết thảy mọi loài chúng sinh đều như thế, ví thử một trăm vạn hay ngàn vạn vị A La Hán được vào Niết Bàn, th́ từ vị La Hán đầu tên cho đến vị La Hán cuối cùng, đều do công đức tŕ giới mà được thành tựu đạo quả.

Nhưng đừng tưởng rằng các vị La hán đă chứng quả th́ các giới cũng không c̣n nữa đâu.

Chẳng hạn đă thụ giới “không uống rượu” th́ trọn đời không uống rượu, v́ khi thụ giới đă phát nguyện, dù khắp trong ba ngh́n thế giới có các thứ rượu, cũng không bao giờ uống nữa.

Giả sử không c̣n ai làm rượu chăng nữa, th́ giới do vẫn thường được tŕ, mà không bị bỏ mất vậy.

Ngài Ưu Bà Ly hỏi:

-Một người trước khi thụ giới, đối với hết thảy nữ nhân, không phạm giới dâm, nhưng sau lại lấy vợ, th́ có phạm giới dâm không?

Phật đáp:

-Không phạm. Là v́ đối với tất cả nữ nhân, không được tà dâm, nhưng đây là vợ ḿnh, th́ không phải tà dâm, nên không phạm giới đó.

Lấy nghĩa ấy mà suy ra, th́ tất cả đều thế.

Tám giới, mười giới, Chúng sinh hay Thiên Long, Quỷ thần được giới cũng thế. Trong hai trăm năm mươi giới, th́ hết thẩy chúng sinh đều được bảy giới.

Trong bảy giới này, phân biệt về nghĩa, th́ có hai mươi mốt giới.

Thí dụ: Chúng sinh nào thân tạo ba điều ác, và miệng tạo bốn, thành bảy điều ác, th́ khi tạo những điều ác đó phải có đủ ba yếu tố: Một là v́ tham, hai là v́ sân, và ba là v́ si mà tạo. Do ba yếu tố đó mà gây nên bảy điều ác, cho nên ba bảy thành hai mươi mốt giới ác.

Nếu làm trái lại hai mươi mốt giới ác ấy th́ thành được hai mươi mối giới thiện. Một chúng sinh được hai mươi mốt giới tướng như thế th́ hết thẩy chúng sinh khác cũng vậy.

Lấy đó mà suy, th́ trong một lúc có thể được vô lượng giới, nhưng không thể phạm hết các giới trong một lúc, song có thể xả tất cả giới trong một lúc.

Nói về phép phá giới, nếu phá bốn giới nặng, th́ kể như mất giới, nếu phá giới rồi, sau thụ lại, cũng không được giới. Chẳng hạn như đă phá một giới nặng trong Bát trai giới, sau lại thụ tám giới, năm giới, mười giới, hoặc hai trăm năm mươi giới, thiền giới và giới vô lậu, hết thẩy đều không được.

Nếu trong năm giới mà phá hết bốn giới nặng rồi, sau có thụ tám giới, mười giới, giới Cụ Túc, giới vô lậu hay thiền giới, đều không thành giới.

Nếu phá cả năm giới rồi, muốn xả năm giới để thụ mười giới, th́ lại không thể được nữa.

Nếu đă phá và xả năm giới, tám giới, mười giới, Cụ Túc giới, Vô lậu giới và Thiền giới, hết thẩy đều không được.

Nếu đă phá những giới nặng trong mười giới và giới Cụ Túc, muốn được giới lại nên mới xả giới để thụ lại, th́ cũng như trong năm giới đă nói ở trên, nghĩa là không được.

Ngài Ưu Ba Ly hỏi:

-Thiền giới, Vô lậu giới và Ba La Đề Mọc Xoa, trong ba giới đó th́ giới nào hơn hết?

Phật đáp:

-Ba La Đề Mộc Xoa hơn hết. Là v́ nếu Phật có ra đời th́ mới có giới này c̣n Thiền giới và Vô lậu giới th́ thời nào cũng có.

Chỉ có loài người mới được thụ tŕ Ba La Đề Mộc Xoa giới, c̣n Thiền giới và Vô lậu giới th́ người cũng như trời đều được cả.

Đối với hết thẩy chúng sinh, phải sinh ḷng thương xót, mới được thụ Ba La Đề Mộc Xoa giới, c̣n Thiền giới và Vô lậu giới th́ không do ḷng từ bi cũng được.

Sở dĩ duy tŕ được Phật pháp, là nhờ có Thất chúng, đạo quả Tam Thừa c̣n măi ở thế gian, không bao giờ dứt, đều là nhờ lấy Ba La Đề Mộc Xoa làm gốc.

Thiền giới, Vô lậu giới th́ không thế, cho nên trong ba cơi Ba La Đề Mộc Xoa giới tôn quư hơn hết.

Khi sắp thụ giới, bạch Tứ Yết Ma rồi, là giới tướng đă thành tựu. Một mối nghĩ về giới tướng lúc ban đầu gọi là thiện nghiệp, cũng gọi là đạo nghiệp.

Nhưng nếu có một niệm ban đầu rồi, sau mới sinh giới tướng, th́ chỉ là thiện nghiệp thôi, chứ chưa phải là đạo nghiệp.

Là v́ một niệm về giới tướng lúc đầu, có đầy đủ hai phần “tư” và “nguyện” và v́ thế nên gọi là “Tư” đạo nghiệp.

Trước lấy giới làm nhân, sau giới tướng tự nhiên phát sinh, cho nên gọi là thiện nghiệp mà không phải là đạo nghiệp.

Chẳng hạn như một niệm về giới đầu tiên, có “giới tướng”, “giới tính” rồi sau lần lượt sinh ra các giới, nhưng chỉ có giới tính mà không có giới tướng, cho nên một niệm về giới lúc đầu, cũng gọi là giới, cũng gọi là hạnh lành, hoặc gọi là luật nghi. Sau đó, các giới tiếp tục phát sinh, th́ cũng theo nghĩa ấy.

Ưu Ba Ly lại hỏi Phật:

-Trong ba đời, th́ đời nào được giới?

Phật trả lời:

-Ở hiện tại, chỉ một niệm là được giới, c̣n quá khứ và vị lai là pháp, chứ không phải chúng sinh, cho nên không được giới, hiện tại một niệm là chúng sinh, cho nên được giới.

Ưu Ba Ly hỏi:

-Vậy th́ ở trong tâm thiện mà được giới, hay trong tâm bất thiện, hoặc trong tâm vô kư, hay trong cái vô tâm mà được giới?

Phật đáp:

-Trong hết thảy các thứ tâm ấy đều được cả.

Trước hết phải lấy thiện tâm mà làm lễ Tăng, thỉnh cầu thầy Ḥa Thượng, xin thụ đại giới, qu gối chấp tay, bạch Tứ Yết Ma xong, thiện tâm vẫn tiếp tục, đến khi giới tướng được thành tựu, như thế gọi là trong thiện tâm mà được giới.

Nếu lúc đầu lần lượt theo các pháp, thường sinh thiện tâm mà nghe lời truyền giới, nhưng đến khi bạch Tứ Yết Ma, th́ lại phát khởi tâm tham dục, tâm sân hận và các niệm bất thiện, nếu trong lúc ấy, mà thành tựu các giới tướng, th́ gọi là trong tâm bất thiện mà được giới, là v́ phải nhờ sức thiện tâm mới được giới chứ không phải nhờ sức tâm bất thiện vậy.

Nếu lúc đầu, lấy thiện tâm mà nghe lời giảng dạy về giới luật, nhưng khi bạch Tứ Yết Ma lại buồn ngủ, và nếu trong lúc ngủ ấy mà sinh các giới tướng, th́ gọi là trong tâm vô kư mà được giới.

Nếu lúc đầu lấy tâm thiện mà nghe lời truyền giới, nhưng đến khi bạch Tứ Yết Ma lại vào định Diệt Tận, nếu ngay lúc đó mà thành tựu các giới tướng, th́ gọi là trong các vô tâm mà được giới vậy.

Ngài Ưu Bà Ly lại hỏi Phật:

-Nếu người tại gia không thụ năm giới mà khi xuất gia, thụ ngay mười giới như thế có thành giới không?

Phật trả lời:

-Nếu như thế th́ một lúc được hai loại giới: Được giới Ưu Bà Tắc và được giới Sa Di. Nếu không thụ năm giới, mười giới, mà thụ ngay hai trăm năm mươi giới, th́ một lúc được ba loại giới.

Ưu Ba Ly lại hỏi:

-Nếu thụ hai trăm năm mươi giới mà đồng thời được ba loại giới, th́ hà tất phải theo thứ lớp trước thụ năm giới, kế thụ mười giới rồi mới thụ hai trăm năm mươi giới?

Phật đáp:

-Tuy có thể đồng thời được ba loại giới đấy, nhưng muốn được thấm nhuần Phật pháp, tất phải theo thứ lớp, trước thụ năm giới đđiều phục lấy ḿnh, khiến cho ḷng tin tăng dần, kế thụ mười giới rồi, thiện căn càng thêm sâu, sau mới thụ hai trăm năm mươi giới.

Nếu theo thứ lớp như thế, th́ thâm nhiễm được Phật pháp, ḷng tin vững bền, khó có thể thoái chuyển, cũng như đi vào bể lớn, dần dần tới chỗ thật sâu, vào bể Phật pháp, cũng lại như thế.

Nếu một lúc mà thụ ngay hai trăm năm mươi giới, th́ không những đă mất thứ lớp mà lại c̣n phá uy nghi nữa. Hơn nữa, cũng có người chỉ thụ năm giới mà được đạo quả, cũng có người do thụ mười giới mà được đạo quả.

Bởi những sự khác nhau ấy, cho nên Như Lai mới đặt ra thứ tự.

Nếu trước thụ năm giới, kế thụ mười giới, th́ trong lúc thụ mười giới cũng thành tựu hai loại giới, nghĩa là năm giới, và mười giới.

Thụ mười giới rồi, sau thụ đến hai trăm năm mươi giới, th́ trong lúc thụ hai trăm năm mươi giới, cũng thành tựu được ba loại giới, nghĩa là ngũ giới, thập giới, và Cụ túc giới.

Như trong phép thụ giới của bảy chúng, th́ duy chỉ có giới bạch Tứ Yết Ma là phải lần lượt ba thời mới được giới, c̣n sáu chúng khác th́ chỉ thụ một thời cũng được giới chứ không cần phải theo thứ lớp ba thời.

Nếu một lúc thụ được ba loại giới, khi muốn xả giới, nếu nói rằng: “Tôi là Sa Di, không phải Tỷ Khưu”, th́ mất giới Cụ Túc, chỉ c̣n hai loại giới. Nghĩa là ngũ giới và thập giới.

Nếu nói rằng: “Tôi là Ưu Bà Tắc không phải Sa Di”, th́ mất mười giới, chỉ c̣n năm giới.

Nếu nói rằng: “Tôi xả hết các giới tại gia, xuất gia. Tôi chỉ là Ưu Bà Tắc Quy y mà thôi”, th́ đồng thời mất hết ba loại giới, nhưng Tam Quy vẫn c̣n.

Ngài Ưu Ba Ly hỏi:

-Nếu khi thụ giới, theo thứ lớp được ba loại giới, th́ khi xả giới cũng theo thứ tự: Chẳng hạn trước đă thụ giới Ưu Bà Tắc, sau xuất gia thụ thập giới, có phải xả ngũ giới, trước không?

Phật trả lời:

-Không phải xả, chỉ mất danh Ưu Bà Tắc và tại gia, chứ không mất ngũ giới. Mất danh Ưu Bà Tắc, được danh Sa Di, mất thứ lớp tại gia, được thứ lớp xuất gia.

Ưu Bà Ly hỏi:

-Sa Di khi thụ giới Cụ Túc, có mất thập giới và ngũ giới không?

Phật đáp:

-Chỉ mất danh và thứ lớp, chứ không mất giới.

Mất danh Sa Di, được danh Tỷ Khưu; mất danh thứ lớp Sa Di, được thứ lớp Tỷ Khưu, trước, sau vẫn là ba loại giới, nhưng tùy thời mà thay đổi tên gọi.

Cũng như lá cây, mùa xuân, mùa hạ th́ xanh, mùa thu th́ vàng, mùa đông th́ trắng, màu sắc có khác những lá cây vẫn một.

Giới cũng như thế, thường là một giới, nhưng tùy thời mà có những tên gọi khác nhau. Hay cũng như sữa để lâu thành váng sữa và sau thành sữa đặc, tùy thời có khác, nhưng vẫn là sữa.

Giới cũng vậy, tuy có ba loại khác nhau, nhưng giới vẫn là một.

Ưu Ba Ly lại hỏi Phật rằng:

-Phàm thụ giới Ưu Bà Tắc, nếu người không đủ sức thụ cả năm giới, mà chỉ thụ một giới, hai giới, hay bốn giới thôi, như thế có được không?

Phật trả lời:

-Không được.

Ưu Ba Ly lại hỏi:

-Nếu không được, th́ tại sao lại có Kinh nói “Thiểu phận Ưu Bà Tắc”, “Đa phận Ưu Bà Tắc”, là thế nào?

Phật đáp:

-Nói như thế là để minh định cái công đức tŕ giới nhiều hay ít, chứ không phải nói cái phép thụ giới như thế được.

Ưu Ba Ly lại hỏi Phật:

-Năm giới chỉ thụ tŕ trong một ngày, hai ngày hay mười ngày, như thế có được không?

Phật trả lời:

-Không được. Phật đặt ra giới, đều có hạn định, nếu thụ năm giới, phải giữ trọn đời; nếu thụ tám giới, phải tŕ một ngày, một đêm, bởi thế không được.

-Phàm giới bạch Tứ Yết Ma, đều có thượng, trung, hạ. Năm giới là giới hạ phẩm; mười giới là giới trung phẩm, hai trăm năm mươi giới là giới thượng phẩm.

Trong năm giới, cũng có ba phẩm, nếu phát tâm nhỏ mà thụ giới, th́ được hạ phẩm; nếu phát tâm vừa mà thụ giới, th́ được giới trung phẩm; nếu phát tâm lớn mà thụ giới, th́ được giới thượng phẩm; mười giới, hai tăm năm mươi giới đều có ba phẩm, cũng như trong năm giới nói trên.

Nếu phát tâm nhỏ mà được năm giới rồi, sau phát tâm vừa hay tâm lớn mà thụ mười giới, th́ trước cũng được năm giới, chứ không thêm, không hơn.

Từ giới thứ sáu cho đến giới “Quá giờ không ăn” nghĩa là ngoài năm giới, th́ gọi là được “năm giới tăng thượng”.

Nếu trước phát tâm nhỏ mà được năm giới, th́ cũng vẫn được năm giới hạ phẩm thôi. Lại như trước phát tâm nhỏ mà thụ năm giới, sau phát tâm vừa và tâm lớn mà thụ hai trăm năm mươi giới, th́ trước cũng chđược năm giới, không thêm, không hơn.

Ngoài năm giới ra, các giới khác cũng thế, nếu khi thụ giới mà tâm thêm lên, th́ được giới tăng thượng. Lấy đó mà suy, th́ giới Ba La Đề Mộc Xoa không phải dễ được.

Theo thứ tự mà nói, th́ năm giới là hạ phẩm, mười giới là trung phẩm, hai trăm năm mươi giới gọi là thượng phẩm.

Theo nghĩa đó mà suy, th́ cũng có thể là: Nếu phát tâm lớn mà thụ năm giới, th́ được giới thượng phẩm; nếu phát tâm vừa mà thụ mười giới, th́ được giới trung phẩm; nếu phát tâm nhỏ mà thụ hai trăm năm mươi giới th́ được hạ phẩm.

Căn cứ vào đó th́ biết rằng, cứ tu ở tâm, có lớn, vừa, nhỏ, mà được giới cũng có thượng, trung, hạ, không giống nhau, không nhất định vậy.

Nếu thỉnh thầy Ḥa Thượng, mà trong lúc thụ mười giới, Ḥa Thượng không đến, th́ cũng được giới.

Nếu trong khi thụ mười giới, mà thầy Ḥa Thượng chết, hoặc biết tin đă chết, th́ thụ giới không được; nếu chết mà không biết, th́ thụ giới, được giới. Nếu trong lúc bạch Tứ Yết Ma thụ giới Cụ Túc, mà thầy Ḥa Thượng vắng mặt, th́ không được thụ giới; là v́ không đủ tăng số; nếu đủ tăng số và có người thay mặt cho Ḥa Thượng, th́ được thụ giới.

Ngài Ưu Ba Ly lại hỏi Phật rằng:

-Người Ưu Bà Tắc thụ năm giới, có được buôn bán không?

Phật trả lời:

-Được buôn bán, nhưng không được làm năm nghề sau đây:

1. Không được lấy việc buôn bán súc sinh làm nghề nghiệp.Nếu trước khi thụ giới, nhà có nuôi súc vật, được phép bán đi, nhưng không được bán cho nhà đồ tể.

2. Không được làm nghề buôn bán cung, tên, dao, kiếm, súng đạn. Trước khi thụ giới, nếu có các thứ đó, th́ được bán đi.

3. Không được làm nghề bán rượu. Trước khi thụ giới, nếu có rượu, th́ được đem bán.

4. Không được ép dầu, sát hại côn trùng. V́ cách ép dầu ở nước Thiên Trúc và nước Kế Tân là: Giă nhỏ hạt gai, đem chôn xuống đất mấy ngày, khi nào sanh ra nhiều trùng mới đem ra ép, đđược nhiều dầu. Nhưng nếu xứ nào không làm theo cách ấy, th́ ép dầu không phạm giới.

5. Không được làm nghề nhuộm năm sắc lớn, v́ phải giết nhiều sâu bọ. Cách nhuộm màu sắc ở các nước Lạc Sa v.v…phải giết nhiều côn trùng bởi thế cấm làm nghề nhuộm.

Ưu Ba Ly lại hỏi Phật:

-Phép thụ “Bát quan trai”, không được ăn quá Ngọ. Nhưng không ăn quá Ngọ là giới thứ chín, vậy tại sao không nói là “Cửu quan trai”, mà gọi là “Bát quan trai”?

Phật đáp:

-Phàm phép ăn chay là lấy sự không ăn quá Ngọ làm thể. Tám giới cùng giúp đỡ cho thành cái “thể” của phép ăn chay, gọi là “Trai pháp Bát Chi” cho nên nóiTám giới mà không gọi là Chín giới vậy.

Ưu Ba Ly hỏi:

-Người thụ Bát quan trai giới, trong bảy chúng, họ thuộc chúng nào?

Phật trả lời:

-Tuy không thụ giới trọn đời, nhưng v́ họ giữ giới trong một ngày đêm; th́ cũng có thể gọi là Ưu Bà Tắc.

Ưu Ba Ly lại hỏi:

-Ngoài bảy chúng ra, có giới Ba La Đề Mộc Xoa không?

Phật đáp:

-Có Bát trai giới đó. Lấy đấy mà suy, th́ nếu thụ Bát trai giới, không thuộc vào bảy chúng vậy. Phép thụ Bát trai giới, chỉ nói không sát sinh trong một ngày, một đêm thôi, ngoài ra không cấm. Cho nên đừng lầm lẫn với giới tướng trọn đời.

Ưu Ba Ly hỏi:

-Phép thụ Bát trai giới, có được thụ một lúc trong hai ngày, ba ngày cho đến mười ngày không?

Phật trả lời:

-Phật đă chế ra giới một ngày, một đêm, th́ không được quá hạn. Nếu có sức thụ được, th́ một ngày xong rồi, lại lần lượt thụ lại, cứ như thế tùy sức nhiều hay ít, chứ đừng tính số ngày. Phàm thụ Bát trai pháp, là phải theo người khác dạy, mới được thụ.

Ưu Ba Ly hỏi:

-Theo người nào mà thụ?

Phật trả lời:

-Theo người trong năm chúng xuất gia mà thụ. Đă thụ Tám giới, mà đánh đập chúng sinh, th́ không được thanh tịnh. Tuy ngay hôm thụ giới, không đánh đập nhưng hôm sau mà đánh đập chúng sinh, cũng không được thanh tịnh.

Nói tóm lại, nếu thân, khẩu, ư làm những việc trái uy nghi, tuy không phạm giới, nhưng cũng mất thanh tịnh. Nếu thân, khẩu, thanh tịnh, nhưng tâm lại khỏi lên những ư tưởng tham dục sân hận, và năo hại, th́ cũng không được thanh tịnh.

Nếu thân, khẩu, ư ba nghiệp đều thanh tịnh, nhưng lại không tu sáu niệm, th́ cũng mất thanh tịnh.

Thụ Tám giới rồi, siêng tu sáu niệm, mới được gọi là trai pháp thanh tịnh.

Nếu làm đến Vua cơi Diêm Phù Đề, giàu có tự tại, vàng bạc, của báu, không thiếu thứ ǵ. Tuy có những công đức như thế, nhưng nếu đem chia ra làm mười sáu phần, th́ công đức của Vua Diêm Phù Đề không bằng một phần công đức giữ Bát quan trai giới được hoàn toàn thanh tịnh.

Nếu người muốn thụ pháp Bát quan trai nhưng trước khi thụ, làm những điều phóng túng, như ham mê sắc dục, đàn địch, ca hát, ăn thịt uống rượu và bày mọi tṛ vui, phóng tâm làm những việc ấy rồi, sau mới thụ Bát trai giới, như thế bất luận trước sau, đều không thành trai giới.

Nếu người trong tâm không định thụ giới Bát trai, mà làm các việc phóng túng ấy, sau gặp Thiện trí thức dạy cho, liền thụ Bát trai giới, th́ bất luận trước sau, đều thành được trai giới.

Nếu người muốn thụ Bát trai giới, mà gặp nhiều việc khó khăn, chướng ngại, không được tự tại, nhưng sau giải quyết xong các việc khó khăn, rồi thụ Bát trai giới, th́ bất luận trước sau, đều thành trai giới.

Ngài Ưu Ba Ly hỏi:

-Nếu người muốn thụ có hạn, thí dụ chỉ thụ trai pháp ban ngày mà không thụ trai pháp ban đêm hoặc chỉ thụ trai pháp ban đêm mà không thụ trai pháp ban ngày, như thế có được tám giới không?

Phật trả lời:

-Không được. Là v́ Phật đặt ra trai pháp, cho thụ một ngày một đêm đă có hạn định như vậy, không được làm sai.

Ưu Ba Ly hỏi:

-Nếu không được, th́ tại sao trong luận B́ Cách nói rằng: “Ức Nhĩở chỗ đồng không mông quạnh, thường thấy các loài quỷ đói, chịu mọi tội khổ; hoặc ban ngày hưởng phúc, ban đêm chịu tội. Hoặc ban đêm hưởng phúc, ban ngày phải chịu tội. Sở dĩ như thế, là v́ trước kia, khi họ làm người, ban ngày th́ thụ giới pháp, ban đêm th́ làm việc ác, hoặc ban đêm thụ giới pháp, ban ngày lại làm các hạnh chẳng lành”, th́ nghĩa ấy ra sao?

Phật đáp:

-Phàm là nhân duyên kiếp trước, th́ không thể căn cứ vào lời nói đó được. Luận B́ Cách không phải là Kinh Luật, cho nên không thể căn cứ vào đó đđịnh nghĩa các thực được. Điều ấy có khi là ông Ca Chiên Diên, v́ muốn độ Ức Nhĩ, mà biến hiện như thế để hóa độ Ức Nhĩ, chứ không phải sự thực.

Khi thụ trai rồi nếu muốn xả trai, không cần phải cầu năm chúng để xả. Khi muốn ăn, chỉ cần đến nói với một người là hôm nay xả trai, thế là trai đă được xả rồi.

Nếu nói đến năm ngả, th́ chỉ có loài người mới được giới Ba La Đề Mộc Xoa, c̣n bốn ngả không được.

Chẳng hạn người cơi trời th́ đắm đuối ham vui quá nên không được giới. Như trước kia, một hôm v́ một đệ tử lâm bệnh, nên Đại Mục Liền Liên phải lên cung trời Đao Lợi để t́m thầy thuốc K Bà xuống chữa.

Khi lên tới nơi, th́ Mục Kiền Liên thấy các người cơi trời đang vui chơi trong vườn Hoan Lạc. Lúc do Mục Liên dừng lại bên đường, nhưng không ai để ư đến cả. Sau K Bà ngoảnh lại trông thấy Mục Liên, liền giơ tay chào, rồi cưỡi xa thẳng tới. Mục Liên tự nghĩ: “Người này trước kia vốn là đệ tử của ta. Nay được hưởng phúc báo ở cơi trời, và v́ quá đắm say thú vui nên không c̣n nhớ nữa”. Nghĩ xong, liền dùng sức thần thông để chặn xe lại. K Bà xuống xe, làm lễ Mục Liên.

Bấy giờ Mục Liên dùng mọi lời để trách móc. K Bà thưa rằng: “Bạch Ngài Mục Liên, v́ trước kia ở cơi người, tôi vốn là đệ tử của Đại Đức, bởi thế mới giơ tay chào hỏi, chứ Ngài có thấy chư thiên làm như thế không? Phàm đă sinh lên cơi trời, tâm người nào cũng đắm theo khoái lạc, nên không được tự tại, cho nên mới thế.”

Bấy giờ, Mục Liên hỏi K Bà rằng:

-Tôi có người đệ tử lâm bệnh, nên chữa theo cách nào?

Kđáp:

-Nên nhịn ăn là tốt hơn hết.

Lại một hôm Mục Liên khuyên Vua Thích Đề Hoàn Nhân, nói rằng: “Phật ra đời khó gặp, tai sao Ngài không luôn luôn gần gũi, để cúng dàng và cầu nghe chính pháp?”

Vua Đế Thích muốn hiểu ư Ngài Mục Liên, nên sai một người sứ đến. Nhưng gọi hai ba lần mà người này không lại, v́ họ có một người vợ và một nàng ca kỹ, ham mê t́nh dục, nên tuy là người cơi trời, mà không tự cắt đứt được. Nhưng cuối cùng, không thể dừng được mà phải đến.

Khi tới nơi, Vua Đế Thích mới hỏi nguyên do tại sao, th́ người ấy cứ thực t́nh mà đáp, nghĩa là v́ quá say mê các thú vui, nên không đến ngay được.

Nhân thế, Vua Đế Thích mới bạch Mục Liên rằng: “Người ấy chỉ có một vợ và một nàng ca kỹ, mà c̣n vui chơi đắm đuối, không tự dứt được, huống nữa là Vua Cơi Trời, có rất nhiều cung điện, vô số thiên nữ, các món thiên thực, trăm mùi thơm ngon, trăm ngh́n ca kỹ, ham mê, đắm đuối, nh́n về phía Đông, quên mất phía Tây, th́ tự dứt sao được? Cho nên tuy biết rằng Phật ra đời khó được gặp, chính pháp khó được nghe, nhưng v́ các lạc thú trói buộc, mất hết tự tại, biết làm sao được?”

Phàm phép thụ giới, là phải dùng cái tâm dũng mănh, thề cắt đứt mọi duyên, sau mới được giới.

Các người ở cơi Trời, ḷng ham đắm dục lạc th́ nhiều, sức thiện tâm lại yếu ớt, th́ do đâu mà được giới? Các loài ngạ quỷ th́ đói khát khổ sở, thân tâm bị thiêu đốt; các loài ở địa ngục th́ chịu mọi sự h́nh phạt, đau đớn ê chề, tâm ư năo loạn, cũng không nhđâu mà được giới.

C̣n các loài súc sinh th́ nghiệp chướng sâu dầy, ngu si dốt nát, không hiểu, không biết, nên cũng không thể thụ được giới.

Tuy có chỗ Tịnh nói là Rồng cũng thụ Trai pháp, nhưng đó chỉ nói về thiện tâm, nghĩa là thụ tám giới trong một ngày một đêm th́ được công đức thiện tâm, chứ không được tám giới, là v́ nghiệp chướng vậy.

Nếu nói về bốn thiên hạ, th́ chỉ có ba thiên hạ là Diêm Phù Đề, Câu Gia Ni, Phất Bà Đề và những người trên Hải Châu, khoảng giữa ba thiên hạ, là được giới pháp. Như ở châu Câu Gia Ni, th́ Phật sai Tân Đầu Lư đến để truyền bá đạo pháp, thành lập bốn bộ chúng.

Ở châu Phất Bà Đề cũng có Tỷ Khưu thi hành Phật sự, và cũng có bốn bộ chúng. Duy chỉ có Bắc Câu Lư châu là không có Phật pháp, và dĩ nhiên là không có giới. V́ ở đây phúc báo sung sướng quá, và con người lại ngu si, nên không lănh thụ được Phật pháp.

Lại nữa, có bốn hạng người là: Con trai, con gái, hoàng môn, và nhị căn. Trong bốn hạng ấy, chỉ có hai hạng: Con trai, con gái là được giới, c̣n hai hạng kia, là hoàng môn và nhị căn, th́ không được giới.

Nhưng trong những hạng con trai và con gái, nếu người nào giết cha mẹ, giết A La Hán, làm thân Phật chảy máu, phá hoại chúng Tăng, làm nhơ Tỷ Khưu ni, dứt hết căn lành, và những kẻ giả mạo làm tăng, những kẻ không thể độ, tất cả những người như thế đều không được giới.

Nói rộng ra th́ phàm đă mến chuộng Phật Pháp, bất luận là Trời, Rồng, Quỷ thần, hay Bắc Câu Lư châu, hoặc hoàng môn, nhị căn, tất cả nhưng loài phi nhân ấy, đều được thụ Tam Quy vậy.

Ưu Ba Ly hỏi:

-Chư Phật ba đời, độ cho chúng sinh được thụ giới đều nhau hay hơn kém nhau?

Phật đáp:

-Không đều. Phàm nói đến giới, th́ chỉ có các loài chúng sinh và phi chúng sinh mới được giới mà một vị Phật ra đời, độ vô số A tăng k chúng sinh, vào cơi Vô dư Niết Bàn.

Đến đức Phật sau ra đời, th́ hết thảy các chúng sinh ấy đều không được giới. Như thế đủ biết, chư Phật chỗ được giới, đều không giống nhau. Chẳng hạn, như Phật Ca Diếp, độ cho vô số A tăng k chúng sinh. Vào cơi Vô dư Niết Bàn và Ngài cho hết thẩy chúng sinh đó đều được giới.

Nhưng đến Phật Thích Ca Văn, th́ những chúng sinh ấy đều không được giới.

Song hết thảy chu Phật đều có ba việc như nhau:

Một là chứa góp công hạnh như nhau.

Hai là pháp thân như nhau.

Ba là độ chúng sinh như nhau.

Hết thẩy chư Phật đều đă tu hạnh Bồ Tát qua ba A tăng k kiếp, đều đă đầy đủ “Năm phần pháp thân”, “Mười lực”, “Tứ vô sở úy”, “Mười tám pháp bất cộng”, và cũng đă độ cho vô số A tăng k chúng sinh vào cơi Vô dư Niết Bàn.

Ưu Ba Ly hỏi:

-Trong kinh thường nói, một đức Phật ra đời, độ cho chín mươi na do tha chúng sinh vào Vô dư Niết Bàn, nay lại nói vô số A tăng k chúng sinh, là nghĩa thế nào?

Phật trả lời:

-Trong kinh nói, một Phật ra đời, độ chín mươi na do tha chúng sinh, là chỉ nói nhờ Phật mà từng ấy chúng sinh được độ. C̣n có những chúng sinh, hoặc nhờ Phật mà được độ, hoặc nhờ các đệ tử của Phật mà được độ, hay nhờ giáo pháp của Phật mà được độ.

Cho nên nói chín mươi na do tha chúng sinh là chỉ do nhờ chính Phật mà được độ. Nói tóm lại, hoặc nhờ Phật, nhờ đệ tử hay nhờ giáo pháp mà vô số A tăng k chúng sinh đă được độ vào cơi Vô dư Niết Bàn.

Chư Phật ba đời đều có ba việc giống nhau, nhưng cách độ sinh đắc giới th́ khác nhau vậy.

Ưu Ba Ly hỏi:

-Các loài chúng sinh và phi chúng sinh đều được thụ ác luật nghi giới không?

Phật đáp:

-chỉ có chúng sinh mới được thụ ác luật nghi giới, c̣n phi chúng sinh không được thụ. Nói một cách khác, chỉ có các loài có thể giết hại, được thụ ác giới, c̣n loài không thể giết hại, th́ không được thụ, nhưng cũng có thể nói, chúng sinh hay sát hại hay chúng sinh không thể giết, đều được thụ ác giới.

Chẳng hạn, như người đồ tể giết dê, thường mang ḷng giết chóc. Ư lúc nào cũng nghĩa đến việc giết dê, giả sử có người ở cơi nhân hay cơi thiên, không làm nghề giết chóc, nhưng v́ phải lưu chuyển trong ṿng thụ sinh, cũng có khi phải đọa làm kiếp dê. Cho nên hết thảy chúng sinh đều có thể thụ ác giới.

Trong mười hai ác luật nghi cũng vậy. Mười hai ác luật nghi là:

1. Nghề đồ tể

2. Nghề bán nem

3. Nghề nuôi heo

4. Nuôi gà

5. Bắt cá

6. Săn bắn

7. Bẫy chim

8. Bắt trăng

9. Bẫy rồng

10. Làm nghề coi ngục

11. Làm giặc

12. Làm nghề đánh giặc mướn

Đó là mười hai nghề Ác luật nghi. Như người làm nghề nuôi tằm cũng là người không xa ĺa được Ác luật nghi.

Có ba thời xả ác Luật nghi giới: Một là lúc chết, hai là lúc thụ luật nghi giới, ba là lúc thụ Tam Quy. Thời thứ nhất bỏ được Ác giới, thời thứ hai và thứ ba th́ được gọi là Thiện giới.

Ưu Ba Ly hỏi:

-Khi người ta làm Ác giới, th́ lúc nào xả thiện giới mà được ác giới?

Phật đáp:

-Lần đầu tiên nói: “Tôi là người đồ tể”, th́ bỏ mất thiện giới. Lần thứ hai, thứ ba nói: “Tôi là người đồ tể”, liền được ác giới.

Nói cách khác, tùy lúc bỏ thiện giới mà được ác giới.

Nếu người tu thiện giới, tuy chưa nói ḿnh là đồ tể, nhưng v́ tham lợi, cùng với đồ tể làm việc giết hại, th́ lúc ấy cũng phạm thiện giới rồi.

Muốn bỏ thiện giới mà cầu ác giới, th́ chỉ tự ḿnh phát thệ là được, chứ không cần theo người khác dạy cho.

Nếu muốn thụ Ác luật nghi giới trong một ngày, một đêm, cho đến mười ngày, hoặc một năm, hai năm cứ tùy theo chỗ tâm ḿnh muốn lâu hay chóng, th́ đều được cả, là v́ các pháp Ác thuận theo ḍng sinh tử, cho nên cứ tùy theo việc làm là được, chứ không như thiện luật nghi giới.

Quyển Thứ Bảy

09: PHẨM THÂN CẬN THỨ CHÍN

Phật nói: Các bậc đại Bồ Tát biết ơn, báo ơn, tu các phương tiện, làm lợi ích chúng sinh, phải nên tùy thời thích nghi mà hiển bày Phật pháp.

Bấy giờ Phật bảo các vị Bồ Tát rằng:

-Này các Thiện nam tử! Cách đây đă lâu, có một vị Phật ra đời, hiệu là Vô Úy Vương, Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hành Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật Thế Tôn. Ngài ra đời để tiếp dẫn cho những kẻ có duyên với Phật pháp, và khi độ hết những người có duyên rồi Ngài liền vào Niết Bàn.

Sau khi Ngài nhập diệt, trong thời Chính Pháp, có người Bà La Môn, hết sức thông minh, thụ tŕ năm giới, ủng hộ Phật pháp.

Một hôm người Bà La Môn, nhân có duyên sự, phải đi đến một nước khác, mà con đường này, lại có nhiều giặc cướp. Cùng đi với người Bà La Môn, c̣n có năm trăm người nữa.

Khi đến quăng đường khó khăn, họ liền tạ trú lại. Nơi đây thường có một bọn cướp gồm năm trăm người, ẩn núp để cướp giật những khách bộ hành.

Khi thấy bọn người Bà La Môn dừng lại, tên tướng cướp liền mật sai một người đi ḍ xét rồi hẹn giờ cùng xông ra. Nhưng trong đám cướp ấy lại có một người, trước kia là bạn thân với người Bà La Môn, và v́ chỗ thân thiện, nên mới đến trước bảo người Bà La Môn rằng: “Ông bạn nên biết, canh một, đêm nay sẽ có cướp đến. Tôi sợ lúc đó lộn xộn, sẽ làm phương tổn đến ông, nên mới đến trước báo cho ông hay. Vậy ông nên t́m cách một ḿnh lánh xa đi, đừng để các bạn ông biết”.

Nghe xong, người Bà La Môn nghẹn ngào, đau đớn. Muốn đem việc đó nói cho mọi người đồng hành biết, nhưng lại sợ họ giết hại người kia. Nếu họ giết hại, họ sẽ phải đọa vào ba đường ác, chịu khổ vô cùng. Mà nếu cứ im đi, th́ bọn cướp sẽ hại đồng bạn.

Nếu bọn cướp giết hại những người đồng hành, chúng cũng sẽ phải sa vào ba ngả ác, chịu các tội khổ. Thật là khó nghĩ! Sau một lúc phân vân, người Bà La Môn tự quyết định rằng: “Ta phải dùng phương tiện làm lợi ích cho chúng sinh, dù phải đọa vào ba đường ác, cũng là v́ chúng sinh mà chịu khổ, chứ không phải v́ bản thân.” Nghĩ xong, người Bà La Môn liền cầm dao giết người kia đi, khiến các bạn đồng hành đều được b́nh an.

Khi ấy, mọi người sửng sốt, đồng thanh hỏi rằng: “Xưa nay, ông vốn là người cao quư, hiền lương, tại sao hôm nay ông lại làm một việc cực ác như vậy? Lúc đó ,người Bà La Môn quỳ gối chắp tay, ḷng sinh hổ thẹn, nói rằng:

-Lẽ ra tôi không được làm ác, nhưng v́ lợi ích của chúng sinh, và của các bạn, mà hôm nay tôi phải giết người.

Đồng bạn lại hỏi:

-Ông tự ư giết người, chứ có lợi lạc ǵ cho chúng tôi đâu?

Người Bà La Môn nói:

-Đây là một tên cướp, định mưu hại các bạn. V́ các bạn mà tôi phải giết y, để các bạn được b́nh an trở về. C̣n tội khổ phải đọa địa ngục, tôi sẽ xin chịu.

Bấy giờ năm trăm người, vừa mừng vừa sợ, đồng thanh nói rằng:

đời không ǵ hơn mệnh sống, và không ǵ đáng sợ hơn cái chết. Thế nên, hết thảy chúng sinh đều sẵn sàng bỏ cả vàng bạc, của báu, cho đến quốc thành, thê tử, hoặc cơm ăn, áo mặc đđổi lấy mệnh sống.

Nói xong, liền tự nghĩ rằng: “Người Bà La Môn này, v́ làm lợi ích cho chúng sinh, đă không sợ các nỗi thống khổ trong ba đường dữ. Ngày nay chúng ta nên ghi nhớ trọng ân và sẽ phải báo đền trọng ân ấy.” Nghĩ thế rồi, tất cả đều phát tâm Vô thượng Chính đẳng Chính giác.

Trong khi ấy, th́ bọn cướp cũng đă đến và đồng thanh nói rằng:

-Xưa nay ông là người cao quư, hiền lương, tại sao có thể làm một việc đại ác như thế này?

Người Bà La Môn nói:

-Thật tôi không nên làm việc cực ác ấy, nhưng v́ lợi ích của chúng sinh, và cũng v́ tính mệnh của các ông nữa, mà tôi phải làm.

Bọn cướp lại hỏi:

-Việc ông giết người có lợi ích ǵ cho chúng tôi?

Người Bà La Môn bảo bọn cướp:

-Ta đă biết trước là các ngươi hiện ở đây, nhưng ta cứ mặc nhiên, không báo cho nhà Vua và đồng bạn của ta biết, bởi thế nên tính mệnh của các ngươi mới được toàn vẹn.

Nghe xong, bọn cướp tự nghĩ: “À ra v́ thế mà cuộc đời chúng ta được b́nh an.” Nghĩ rồi liền chắp tay nói với người Bà La Môn rằng:

-Quư hóa thay, bậc Đại Sĩ! Người tu nguyện đại bi. Xin dậy cho chúng tôi biết, chúng tôi phải làm ǵ đđền đáp ơn cao cả ấy?

Người Bà La Môn nói:

-Các ngươi muốn trả ơn ta, th́ chỉ có cách là: Các ngươi hăy cải tà quy chính, làm ăn lương thiện và mau phát tâm Vô thượng Bồ Đề.

Bấy giờ bọn cướp, v́ muốn báo ân, liền phát tâm Vô thượng Chính đẳng Chính giác.

Phật bảo Ngài A Nan rằng: “Bồ Tát siêng tu tinh tiến, muốn trang nghiêm đạo Bồ Đề, muốn đền đáp ơn Phật, th́ phải nhớ nghĩđến hết thảy chúng sinh, như thương nhớ một đứa con vậy. Ông nên biết, người Bà La Môn lúc ấy, có phải ai khác đâu, chính là Như Lai đây. Nhờ thế mà sau chín kiếp tu hành, Như Lai đă chứng đạo Vô thượng Chính đẳng Chính giác.

Lại nữa, Bồ Tát tu các phương tiện, biết ơn, đền ơn. Khi Như Lai ở Trúc Lâm tinh xá, có một Tỷ Khưu, mắc bệnh lở lói, khắp cả thân thể máu mủ thường chảy, ai cũng sợ hăi, không dám thân gần. Vị Tỷ Khưu này, ở trong căn pḥng dột nát, cách xa đại chúng.

Bấy giờ Như Lai, dùng sức thần thông, che mắt mọi người, không cho ai biết, Như Lai một ḿnh đến chỗ ngườiTỷ Khưu có bệnh, trông nom săn sóc, lấy nước rửa ráy.

Nghĩ như thế rồi, Như Lai bèn cho hết thảy chư Thiên ở cơi Dục biết. Đế Thích Đề Hoàn Nhân cùng với trăm ngh́n quyến thuộc vây quanh trước sau, đứng giữa không trung, mưa mọi thứ Thiên hoa và khởi các loại Thiên nhạc. Lúc đó Vua cơi trời Đao Lợi nâng một chiếc b́nh bách phúc trang nghiêm, trong đựng đầy nước đại bi thanh tịnh, đến trước mà dâng Như Lai, cúi đầu đính lễ, rồi đứng lại một bên.

Như Lai liền giơ cánh tay đầu đủ phúc đức lên, th́ ngay lúc ấy, từ năm đầu ngón tay nhỏ bé phóng ra những tia sáng lớn, chiếu khắp các cơi trời.

Khi các người cơi trời, theo ánh sáng ấy mà cùng đến hội họp rồi, Như Lai mới đến chỗ người Tỷ Khưu có bệnh. Lúc đến nơi, Như Lai liền phóng ra một luồng hào quang từ đỉnh đầu, chiếu vào người bệnh Tỷ Khưu.

Khi gặp được ánh sáng ấy, người bệnh Tỷ Khưu cảm thấy hết đau đớn, liền ngồi dậy cúi đầu quy mệnh. Lúc đó Như Lai dùng tay phải đỡ lấy nước từ Vua Đế Thích và rửa đầu cho người bệnh Tỷ Khưu, c̣n tay trái th́ xoa vuốt ḿnh mẩy. Tay Như Lai đưa tới đâu th́ những vết lở lói trên ḿnh Tỷ Khưu đều khỏi đến đấy. Sau khi b́nh phục, người Tỷ Khưu vui mừng khôn xiết, liền cất tiếng niệm rằng:

-Kính lạy đức Thích Ca Mâu Ni! Đấng Đại Từ Phụ, Đấng Vô Thượng Y Vương! Con nay đă hết thân bệnh. Xin Như Lai rủ ḷng thương xót, cho con Pháp dược để trừ hết bệnh hoạn của thân, tâm.

Bấy giờ Như Lai bảo người bệnh Tỷ Khưu rằng: “Như Lai vẫn nhớ trọng ân của ngươi. Nay Như Lai muốn đền đáp ơn ấy.” Nghe xong, người bệnh Tỷ Khưu vô cùng kinh ngạc. Như Lai liền chỉ dạy cho những điều lợi hỷ.

Người Tỷ Khưu vui mừng, và ngay lúc ấy, chứng quả A La Hán đầy đủ Tam Minh, Lục thông và tám món giải thoát.

Khi ấy Vua Đế Thích và các quyến thuộc, cùng vô lượng Thiên chúng đều nghi ngờ, liền hỏi: “Tại sao đức Như Lai đă hạ thân vàng ngọc để rửa những vết ung nhọt, đầy máu mủ của người bệnh Tỷ Khưu, mà lại bảo là báo ân, th́ việc đó ra sao? Xin Như Lai v́ chúng con mà phân biệt giải thích?”

Phật bảo Đế Thích và Chư Thiên rằng: “Các ông hăy nghe cho kỹ tôi sẽ v́ các ông mà nói việc kiếp trước”.

“Này Đế Thích, ở đời quá khứ, cách đây vô lượng A tăng k kiếp, có một ông Vua độc ác, vô đạo, thường hay áp bức, bóc lột dân lành một cách phi lư đđoạt của cải. Ông Vua độc ác này có một người bầy tôi thân tín, tên là Ngũ Bá.

Nhà Vua cho Ngũ Bá có toàn quyền trừng trị những người phạm pháp, hoặc thi ân hay gia uy là tùy ở Ngũ Bá, nhưng nếu có lợi lộc đút lót, th́ phải chia cho nhà Vua. Cho nên Ngũ Bá thường hay đánh đập phạm nhân; ai có nhiều tiền của hối lộ th́ tha, ai không có tiền đút lót th́ đánh đập có khi đến chết và coi đó là việc đó rất thường.

“Một hôm có một người Ưu Bà Tắc phạm chút lỗi nhỏ, được giao cho Ngũ Bá tùy ư trừng phạt. Nhưng Ngũ Bá vốn biết người Ưu Bà Tắc là một người hiền lành, phúc hậu, nên không nỡ đánh đập bèn tha cho, do đó mà người Ưu Bà Tắc được thoát nạn và vui mừng khôn xiết.

Kiều Thi Ca nên biết: Ngũ Bá lúc bấy giờ, nay là người bệnh Tỷ Khưu và người Ưu Bà Tắc nay là Như Lai vậy. Cho nên, Bồ Tát trong vô lượng A tăng k kiếp, ơn tuy nhẹ nhưng cũng lo đền đáp, cho đến khi thành bậc Chính Giác mà ḷng thường không quên.”

Lúc đó Vua Đế Thích và vô lượng thiên chúng hết sức vui mừng, có bốn vạn tám ngh́n chư thiên, phát tâm Vô thượng Chính đẳng Chính giác.

Phát tâm xong rồi, trổi thiên nhạc cúng dàng Như Lai, đoạn trở về cơi trời.

Phật bảo Ngài A Nan rằng: “Nếu người thiện nam, thiện nữ biết ơn, muốn báo ơn, th́ phải làm bốn việc sau đây:

1. Phải gần gũi bạn hiền.

2. Phải dốc ḷng nghe pháp.

3. Phải suy nghĩ nghĩa lư.

4. Phải đúng như pháp mà tu hành.

Lại có bốn việc nữa sau đây:

1. Theo pháp chứ không theo người.

2. Theo nghĩa, không theo chữ.

3. Theo trí, không theo thức.

4. Theo Kinh liễu nghĩa, không theo Kinh không liễu nghĩa.

Làm theo tám việc ấy gọi là biết ơn.

Nếu lại làm theo tám pháp sau đây mà không nhiễm trước gọi là báo ân:

1. Lợi

2. Suy

3. Hủy

4. Khen

5. Tán thán

6. Chê bai

7. Khổ

8. Vui

Lại nữa, nếu làm theo bốn việc sau đây th́ gọi là biết ơn và báo ơn:

1. Thấy những kẻ độc ác, ḷng sinh thương xót, để khởi ḷng từ.

2. Thấy những người đau khổ, mắt không thể rời, để khởi tâm thương.

3. Thấy Sư trưởng, cha mẹ và những bậc có đức, tâm tính vui vẽ, để khởi ḷng kính mến.

4. Thấy những người thù oán, ḷng không giận tức, để tu phép hỷ xả.

Bấy giờ Ngài A Nan sửa lại y phục đến trước Phật bạch rằng: “Bạch Thế Tôn, khi Thế Tôn mới phát tâm Bồ Đề, đă biết ơn, báo ơn mà làm theo bốn việc kể trước, là thế nào?

Phật bảo A Nan rằng:

-Ở thời quá khứ, cách đây vô lượng A tăng kỳ kiếp, có một vị Phật, hiệu là Tỳ Bà Thi, Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hành Túc, Thiện Thệ Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn. Ngài ra đời để giáo hóa cho chúng sinh có duyên với Phật Pháp. Giáo hóa xong, Ngài mới vào Niết Bàn.

Sau khi Chính Pháp và Tượng Pháp của Phật diệt rồi, có một nước gọi là Ba La Nại. Nhân dân giàu có, đất đai ph́ nhiêu. Vua dùng chính pháp trị nước, không ức hiếp dân lành. Trong nước lớn có một dăy núi gọi là Tiên Thánh Sơn. Trên núi thường có năm trăm vị Bích Chi Phật và rất nhiều Thần, Tiên. Lại có vô số cầm thú, trong số đó, có con sư tử tên là Kiên Thệ, lông vàng chói lọi, mạnh khỏe lực lưỡng, bệ vệ uy nghiêm, khi cất tiếng rống, chim đang bay phải rơi xuống, các thú rừng đều sợ hăi, t́m nơi ẩn núp.

Một hôm sư tử Kiên Thệ đến chỗ khe núi, thấy một vị Bích Chi Phật, thân tướng uy nghi, thanh tịnh. Kiên Thệ thấy, th́ ḷng vui mừng, không sợ. Rồi từ đó, cứ ngày ngày đến gần để nghe vị Bích Chi Phật tụng kinh, thuyết pháp. Bấy giờ có người thợ săn, thấy sư tử Kiên Thệ, ḿnh vàng chói lọi, hết sức mừng rỡ, liền tự nghĩ rằng: “Nếu ḿnh bắt được con sư tử kia lột da đưa dâng nhà Vua chắc sẽ được ban thưởng rất nhiều, bảy đời không phải thiếu thốn. Nhưng sư tử Kiên Thệ là chúa sơn lâm, cung tên khó có thể bắn nổi, và bẫy rập cũng khó có thể bắt được. Vậy ta phải lập mưa để bắt.

Kiên Thệ thường kính mến và gần gũi vị Sa Môn Bích Chi Phật, ta phải giả dạng làm Sa Môn, dấu cung tên có tẩm thuốc độc dưới lớp Cà sa, rồi từ từ tến đến ngồi dưới gốc cây kia. Kiên Thệ thấy ta tất sẽ lại gần, lúc đó ta sẽ giương cung bắn, th́ chắc cả trăm phần là được”.

Nghĩ như thế rồi, liền trở về nói với người nhà rằng: “Tổ tiên ta đă trải mấy đời làm nghề săn bắn, mà ta chưa từng nghe nói có con thú nào lại có bộ lông vàng chói như thế, huống nữa bây giờ ta được thấy, th́ phải bắt cho bằng được. “Nói xong, lập tức, cạo đầu, khoác áo Cà sa như đă định trước, rồi trở vào trong núi, ngồi dưới gốc cây.

Khi thấy người Tỷ Khưu giả mạo kia, sư tử Kiên Thệ sinh ḷng vui mừng, tiếng ngay lại gần, liếm chân Tỷ Khưu.

Lúc đó, người thợ săn giương cung bắn ngay. Bị trúng tên độc, sư tử gầm thét, kêu rống, muốn vồ lấy người thợ săn mà xé tan thân xác.

Nhưng lại nghĩ rằng, đó là một vị Sa Môn, mặc áo hoại sắc là tiêu biểu của Chư Phật, Hiền Thánh. Nếu ta định giết th́ chẳng khó ǵ, nhưng nếu giết người tức là phá hoại cái tiêu biểu của chư Phật, Hiền, Thánh vậy. Nghĩ như thế liền nuốt giận chịu khổ.

Sau một lúc lâu, v́ thuốc độc chạy khắp thân thể, sư tử cảm thấy đau đớn, khó nhẫn, lại định cấu xé người thợ săn. Nhưng lại nghĩ rằng, nếu giết th́ không khó, nhưng Chư Phật, Hiền, Thánh sẽ quở trách hơn nữa người đời sẽ không phân biệt được được thiện ác.

Đây là một kẻ ác nhân, mang ḷng thâm độc, âm mưu hại ta, nếu ta không nhịn được th́ cũng không khác ǵ kẻ kia.

Người tu hành nhẫn nhục, ai cũng kính mến, kẻ không nhẫn nhịn, ai cũng ghét bỏ, v́ thế mà càng thêm phiền năo tăng trưởng th́ sinh tử thêm lên, sinh tử càng tăng th́ phải sinh vào những nơi nạn xứ; sinh vào nơi nạn xứ, th́ xa ĺa bạn lành, xa ĺa bạn lành th́ khôngđược nghe Chính pháp, không được nghe Chính pháp càng sinh hoài nghi, hoài nghi càng nhiều th́ phải xa ĺa đạo Vô thượng Chính đẳng Chính giác, v́ thế ta không nên làm ác.

Nghĩ như thế rồi, liền nói bài kệ rằng:

Đối với người mặc (áo) pháp

Xin tự nguyện bỏ ḿnh

Trọng không khởi tâm ác.

Đối với người Xuất gia,

Xin tự nguyện bỏ ḿnh,

Trọn không khởi tâm ác.

Nói bài kệ xong, liền vật ra chết. Lúc đó trời đất rúng động, cầm thú sợ hăi, bỏ chạy tứ tán, trời xanh mưa máu, mặt nhật lu mờ.

Bấy giờ người thợ săn mới cởi bỏ áo pháp, cầm dao lột lấy da đem về. Khi về tới nhà liền đưa dâng Vua. Vua thấy vui mừng, mới nói với quần thần rằng: “Ta chưa từng nghe thấy có giống thú nào mà lông lại vàng chói như thế. Vậy mà hôm nay mắt lại được thấy, thế mới lạ. Vua mới hỏi người thợ săn dùng cách nào mà bắt được da ấy. Người thợ săn tâu Vua rằng:

-Nếu Bệ hạ có tha cho hạ thần, th́ hạ thần mới dám tâu.

Nhà Vua nói:

-Cho phép nhà ngươi cứ tự do mà nói.

Người thợ săn bèn thuật lại đầy đủ câu chuyện cho Vua nghe.

Nghe xong, Vua thấy ḷng nghẹ ngào, đau đớn, nói chẳng nên lời.

Liền triệu tập tất cả quan đại thần và các tiểu vương lại mà tuyên bố rằng: “Các khanh nên biết, ta từng được nghe các bậc trí giả nói rằng, nếu có con thú nào lông ḿnh sắc vàng, tức là Bồ Tát hóa hóa thân, v́ hết thẩy chúng sinh, mở ḷng Bồ Đề mà làm việc đại lợi ích.

Tại sao ngày này, tên thợ săn độc ác này dám dùng quỷ kế để giết hại một vị Bồ Tát? Nay nếu ta đem quan tước, bổng lộc, voi, ngựa, của báu, cơm áo, tiền tài và tơ lụa mà ban thưởng kẻ ác nhân này, th́ tức là ta đă vào hùa với y mà làm việc vô đạo vậy”.

Nói xong liền đem người thợ săn ra mà chém đầu. Rồi đem bộ da sư tử vào trong núi, t́m lấy xác chết bọc lấy, và dùng ngưu đầu, chiên đàn chất lên thành giàn mà đốt. Đốt xong thu lấy Xá lợi, xây tháp cúng dàng.

Phật bảo A Nan và đại chúng rằng:

-Các thiện nam tử! Kiên Thệ sư tử bấy giờ, nay là Như Lai, Thích Ca Văn Phật vậy. Bồ Tát thân cận thiện trí thức như thế biết ơn và báo ơn.

Bởi thế Bồ Tát thường được gần gũi thiện hữu, tri thức và chóng thành được đạo Vô thượng Chính đẳng Chính giác.

Thiện nam tử! Bồ Tát siêng tu, gần thiện trí thức, cầu nghe Chính pháp, cho đến một câu, một bài kệ hoặc một nghĩa để diệt trừ hết thảy phiền năo trong ba cơi. Khi Bồ Tát dốc ḷng cầu lời Phật dạy, v́ khao khát phép mầu, nên chẳng tiếc thân mệnh, dù có phải đứng trên sắt nóng, bị lửa thiêu đốt, cũng không lấy thế làm lo.

Bồ Tát v́ một câu kệ c̣n chẳng tiếc thân mệnh, huống chi cả mười hai bộ Kinh. V́ một câu kệ mà đến thân mệnh c̣n không tiếc, huống chi những báu vật khác. Là v́ cái lợi nghe pháp làm cho thân tâm được yên vui, sinh ra tín tâm chân chính. Được thấy người thuyết pháp, cũng như thấy cha mẹ, ḷng không dám khinh lờn.

V́ chúng sinh mà dốc ḷng nghe pháp, chứ không phải v́ lợi lộc; v́ làm lợi cho chúng sinh chứ không phải v́ tư lợi.

V́ chính pháp mà không sợ mọi nạn khổ, cho đến đói khát, nóng lạnh, hổ lang, ác thú và những việc giặc giă, trộm cướp, hết thảy đều không sợ.

Trước phải điều phục lấy ḿnh, diệt trừ tận gốc các phiền năo, rồi sau mới nghe pháp. Khi nghe pháp, ḷng không rối loạn, cung kính người nói pháp, tôn trọng pháp, thế gọi là Bồ Tát biết ơn, báo ơn.

Thế nào gọi là Bồ Tát dốc ḷng nghe pháp? Nghe pháp có bốn điều:

1. Tâm thành tín.

2. Tâm chuyên chú.

3. Tâm cung kính.

4. Thiện tâm.

Sở dĩ Bồ Tát dốc ḷng nghe pháp, cần cầu mười hai bộ Kinh, là v́ nhớ nghĩ trọng ân của Phật, muốn cho chính pháp của Phật được lưu bố khắp nơi, muốn làm cho Phật pháp trường tồn măi măi; muốn cho thế gian tin ở Phật pháp, khiến cho hết thẩy chúng sinh đều chứng được đạo Vô Thượng Bồ Đề.

Thế là Bồ Tát v́ nghĩ đến vô lượng chúng sinh ở mười phương, v́ đền đáp ơn sâu dầy của Phật, cho nên dốc ḷng nghe pháp, cần cầu mười hai bộ Kinh.

Tại sao Bồ Tát lại cần cầu Phật pháp?

-Là v́ muốn khiến cho chúng sinh, sinh ḷng tin cậy. Cho nên Bồ Tát cần cầu Phật pháp.

Tại sao Bồ Tát phải t́m hiểu Nhân Luận?

-Là v́ muốn hiểu thấu mọi tội lỗi, muốn phá trừ các tà thuyết của ngoại đạo, muốn biết phương tiện để điều phục chúng sinh, muốn phân biệt rơ ư nghĩa của lời Phật dạy để đối trị những lời lời nói của thế gian. Bởi thế Bồ Tát phải t́m hiểu Nhân Luận.

Tại sao Bồ Tát phải t́m hiểu Thanh Luận?

-Là v́ muốn cho lời nói được thanh tịnh trang nghiêm. Nếu lời nói không thanh tịnh th́ không thể giải thích rơ ràng mọi ư nghĩa, v́ muốn hiểu biết hết thảy mọi nghĩa lư đề làm cho chính pháp khỏi bị tổn hại, để diệt trừ ḷng kiêu mạn của người khác và phá tan mọi ta kiến. V́ muốn biết phương tiện để điều phục chúng sinh, bởi thế mà Bồ Tát phải t́m hiểu Thanh Luận.

Tại sao Bồ Tát phải t́m hiểu các phương Thuốc?

-Là v́ muốn khiến cho chúng sinh thoát khỏi tứ bách tứ bệnh, xa ĺa các điều ác; v́ thương xót hết thảy chúng v́ muốn cho chúng sinh sinh ḷng tin tưởng để tránh mọi khổ đau cho ḷng được yên vui.

Khi ḷng đă được yên vui th́ thường nhớ nghĩ đến tâm đại bi cứu độ chúng sinh của Phật. Bởi thế mà Bồ tát t́m hiểu mọi phương thuốc.

Tại sao Bồ Tát phải t́m hiểu các học thuật thế gian?

-Là v́ muốn làm lợi ích cho chúng sinh một cách dễ dàng. Là v́ nếu hiểu suốt các học thuật thế gian th́ rất dễ phá trừ ḷng kiêu mạn của mọi người để điều phục họ, khiến cho họ sinh ḷng chính tín, trừ bỏ các tà kiến và chấp trược. Bởi thế mà Bồ tát phải t́m hiểu các học thuật thế gian.

Nếu Bồ Tát nào không chịu cầu học năm việc ấy th́ không thể chứng được đạo Vô Thượng Bồ Đề. V́ muốn được đạo Vô Thượng Bồ Đề mà Bồ Tát phải cầu năm việc ấy.

Bồ Tát ghi ơn, trả ơn là v́ chúng sinh mà nói. Nhưng nói việc ǵ? Và nói cách nào?

-Nói việc ǵ là nói mười hai bộ Kinh vậy. C̣n nói cách nào là phải thông thạo năm việc kể ở trên. V́ muốn chứng được đạo Vô Thượng Bồ Đề cho nên phải nói theo hai cách:

1. Nói Pháp theo thứ lớp;

2. Nói Pháp Thanh Tịnh.

Nói pháp theo thứ lớp là: Trước phải nói bố thí, kế nói tŕ giới v.v…cho đến Trí tuệ. Nếu muốn ghi ơn, đền ơn, th́ phải suy nghĩ nghĩa lư, rồi như Pháp mà tu hành. Thế gọi là nói Pháp theo thứ lớp.

Nói Pháp Thanh Tịnh là:

Nếu người nghe th́ ngồi mà người nói lại đứng, th́ không nên nói pháp.

Nếu người nghe cố t́m những lỗi của Pháp và của người nói Pháp th́ cũng không nên nói Pháp.

Nếu người nghe căn cứ vào người nói mà không căn cứ vào Pháp, th́ cũng không nên nói Pháp.

Nếu người nghe chấp theo chữ mà không y theo nghĩa, th́ cũng không nên nói Pháp, cho đến người nghe không y theo Kinh liễu nghĩa th́ cũng không nên nói Pháp. Tại sao vậy? Là v́ những người ấy không biết cung kính chư Phật, Bồ Tát, và Pháp Thanh Tịnh.

Nếu người nói Pháp biết tôn trọng Pháp và những người nghe Pháp cũng biết sùng kính, dốc ḷng nghe Pháp, không sinh tâm khinh nhờn, thế gọi là nói Pháp Thanh Tịnh.

Lại nữa, nói Pháp theo thứ lớp là nói hết thẩy các Pháp. Nói là nói hết thẩy các Pháp nghĩa là nói mười hai bộ Kinh cho đến một câu, một bài kệ hay nửa bài kệ, trong đó tùy theo lời nói, ư nghĩa và phương tiện tŕnh bày, chỉ giáo lợi ích cho mọi người. Cũng có khi phải dùng lời quở trách, có lúc nên nói thẳng, cũng có khi cần phải thí dụ, cứ tùy chỗ nên nói, hoặc nói thiển cận cho người nghe dễ hiểu, cứ tùy theo chỗ người ta muốn nghe, dùng phương tiện mà nói Pháp, thế gọi là Bồ Tát biết ơn và đền ơn, theo thứ lớp mà nói Pháp.

Nói Pháp Thanh Tịnh là: Các bậc đại Bồ Tát đối với những việc oán ghét phải tu tập ḷng từ. Khi đă được ḷng từ rồi, dùng mọi phương tiện để nói Pháp cho những người độc ác, những người dông dỡ cho đến những kẻ ham đắm dục lạc, tâm hồn phóng túng, và những người nghèo cùng, khiến cho họ đều cùng được tỉnh ngộ, đừng v́ khen ḿnh chê người, đừng v́ ăn uống, lợi lộc và danh vọng. Thế gọi là Bồ Tát biết ơn và đền ơn mà nói Pháp Thanh Tịnh.

Theo đúng như Pháp mà tu tập các điều thiện, diệt trừ ba nghiệp, đầy đủ Thanh Tịnh, ghi ơn đền ơn để trang nghiêm đạo Vô Thượng Bồ Đề.

Nếu các bậc đại Bồ Tát muốn nhớ ơn để trả ơn th́ phải suy nghĩ giáo nghĩa, học rộng, nigh nhiều để thông suốt hết thẩy để nêu cao ngọn đuốc Phật pháp. Nếu muốn làm lợi ích cho hết thảy chúng sinh, th́ phải tu các Pháp bố thí, tŕ giới v.v… lại phải cúng dàng những người nói Pháp, không t́m lỗi của Pháp và của người nói Pháp, không mang ḷng ác hại, đem sự yên vui cho mọi người, thế gọi là biết ơn.

Sau khiến cho cả ḿnh và người được hưởng phúc báo ở cơi người và cơi trời, cho đến khi chứng được đạo quả Niết Bàn, thế gọi là báo ơn.

Lại nữa Bồ Tát phải theo bốn phép để tu hạnh nhẫn nhục, diệt trừ ḷng bất nhẫn, trang nghiêm đạo Bồ Đề:

1. Khuyên hết thảy chúng sinh tu hạnh nhẫn nhục.

2. Tự ḿnh nhẫn và dạy người khác nhẫn để xa ĺa sự sợ hăi, thế gọi là biết ơn.

3. Nhờ sự nhẫn nhục nên không sinh ḷng giận hờn, không làm hại ai, không phải chịu khổ năo nên không ḷng ân hận.

4. Sau khi bỏ thân này, được hưởng phúc báo ở cơi người và cơi trời, cho đến chứng được đạo quả Niết Bàn, thế gọi là báo ơn.

Này các thiện nam tử! Bồ Tát lại theo bốn việc mà siêng tu tinh tiến để diệt bỏ tính lười biếng, trang nghiêm đạo Bồ Đề:

1. Khuyên hết thảy chúng sinh v́ đạo Bồ Đề mà siêng tu tinh tiến.

2. Xa ĺa mọi phiền năo, tăng trưởng các pháp lành cho thân được yên vui, thế là tự lợi.

3. Bồ Tát tinh tiến, không làm phiền chúng sinh, đánh đập, chửi rủa, thế là lợi tha.

4. Bỏ thân này rồi, được hưởng phúc báo ở cơi người, cơi trời, ḿnh được yên vui, cho đến được đạo Bồ Đề, thế là được đại quả báo.

Lại nữa, Bồ Tát theo bốn việc mà tu phép định để phá trừ tâm tán loạn, trang nghiêm đạo Bồ Đề:

1. Khuyên hết thẩy chúng sinh v́ đạo Bồ Đề mà tu Thiền định.

2. Đời này được yên vui, thân tâm vắng lặng, thế gọi là biết ơn.

3. V́ thân tâm vắng lặng, nên không làm phiền chúng sinh, thế gọi là biết ơn, đền ơn.

4. Bồ Tát bỏ thân này rồi, được thân thanh tịnh, yên ổn vui vẻ, chứng được Niết Bàn, thế là Bồ Tát theo bốn việc mà tu Thiền định.

Lại nữa, Bồ Tát biết ơn, đền ơn, cũng phải theo bốn việc mà thành tựu trí tuệ để phá trừ vô minh, trang nghiêm đạo Bồ Đề:

1.-Dùng pháp Tứ Nhiếp dạy bảo chúng sinh, v́ đạo Bồ Đề, tu hành trí tuệ.

2.-V́ hiểu thấu “tính”, “tướng” của các pháp, nên ḿnh được yên vui, thế là tự lợi.

3.-Có thể giúp chúng sinh về các việc thế gian và xuất thế gian, thế là lợi tha.

4.-Có thể tiêu trừ được hai cái chướng phiền năo và trí tuệ phàm phu, thế là được quả báo lớn. Như vậy gọi là biết ơn, đền ơn.

Đó là Bồ Tát theo bốn việc mà tu trí tuệ không thể nghĩ bàn.

Lại nữa, Bồ Tát dùng trí tuệ kiếp trước, biết được các việc kiếp trước, hiểu suốt các nghiệp của chúng sinh, dù thiện hay ác, cũng đă đến ngày được hưởng một duyên lành. Cho nên Bồ Tát, v́ muốn làm lợi ích cho hết thảy chúng sinh, đă dùng đại phương tiện, từ cung trời Đâu Suất, đầy đủ thọ mệnh, có ba điều tối thắng:

1.- Thọ mệnh hơn hết;

2.- Đẹp đẽ hơn hết;

3.- Danh thơm hơn hết;

Khi mới giáng sinh, phóng ra những tia sáng lớn, chiếu khắp mười phương và đă biết trước giờ phút ra đời ngay từ khi mới thụ thai. Lúc vừa sinh ra, đă đi bảy bước, không phải d́u dắt và tự nói rằng: “Kiếp này là kiếp sau chót của ta.” Bấy giờ, Chư Thiên, Quỷ, Thần, Càn Thát Bà, A Tu La, Ca Lâu La, Khẩn Na La, Ma Hầu La Già dâng các thứ hoa, hương, trổi ca nhạc và treo phan, phướn cúng dàng. Bồ Tát có ba mươi hai tướng, đẹp đẽ trang nghiêm, không ai hơn được; thân thể khỏe mạnh, khí lực đầy đủ, dùng sức từ thiện, dẹp chúng ma quân. Khi lên bảy tuổi, không học thế sự mà hiểu biết hết thảy, học không cần thầy, tự tu mà chứng đạo Vô thượng Chính đẳng Chính giác.

Sau khi thành đạo, Phạm Thiên khuyến thỉnh chuyển bánh xe pháp, tế độ chúng sinh. Khi nhập đại định th́ dù cho sấm sét cũng không lay chuyển.

Các loại thú vật, thường đến gần giũ, mến như mến cha mẹ; súc vật dâng các thức ăn. Phật hiểu ḷng ḿnh, linh thần tuôn mưa, tắm gội thân thể, cây rủ cành lá, che rợp khắp ḿnh.

Trong sáu năm tu khổ hạnh, Ma thường t́m kiếm mà không thấy một lỗi lầm. Thường ngồi thiền định, thành tựu được sáu tâm niệm, để hiểu biết các giác quan có lúc khởi, lúc diệt.

Đó là điểm bất khả tư nghị của Bồ Tát giống với chúng sinh. C̣n điểm khác với chúng sinh, là Bồ Tát làm lợi ích cho hết thảy mọi loài chúng sinh, như người điên được thấy Như Lai th́ trở lại bản tâm, người mù được thấy, người điết được nghe, người sinh ngược trở lại thuận và những tính tham, sâm, si đều trừ diệt. Đó là chỗ bất khả tư nghị của Bồ Tát khác với chúng sinh.

Lại nữa, tuy cũng sinh ra như chúng sinh, nhưng chỗ hành động của Như Lai không thể nghĩ bàn: Như Lai thường nằm nghiêng bên phải, như sư tử vương, dù cỏ hay lá cũng không làm loạn được, gió cuốn, băo táp mà y phục không lay động. Khi cất chân đi, như sư tử vương và Bạch Nga Vương. Nếu lúc muốn đi, bao giờ cũng bước chân phải trước, những chỗ đi qua, đều bằng phẳng không c̣n cao thấp. Khi ăn xong, không c̣n sót một hạt cơm ở miệng. Đó là chỗ “Cộng sinh” bất khả tư ngh́ của Như Lai.

Lại nữa, tuy cũng sinh như chúng sinh, nhưng Như Lai có ba mươi hai tướng không thể nghĩ bàn:

1- Bàn chân bằng phẳng;

2- Bàn chân có ngh́n xoáy ốc;

3- Ngón chân dài và nhỏ;

4- Gót chân đầy đặn;

5- Ngón tay có nhiều vân;

6- Chân tay mềm mại;

7- Bụng tṛn trĩnh, đầy đặn như bụng kim sắc lộc vương;

8- Mắt cá chân bằng phẳng;

9-Tay dài tới đầu gối;

10- Năm căn ẩn kín, như tượng mă vương;

11- Ḿnh tṛn trằn, đầy đặn như cây Ni Câu Đà;

12- Lông trong ḿnh đều nghiêng lên phía trên;

13- Lông đều xoáy theo bên phải;

14- Thân ḿnh sắc vàng;

15- Thường chiếu sáng cách thân tám thước.

16- Lớp da mịn màng, không dính bụi bặm;

17- Bảy chổ đầy đặn, bằng phẳng;

18- Nửa ḿnh trên như ḿnh sư tử;

19- Cánh tay tṛn lẳn;

20- Xương ngực bằng phẳng;

21- Thân h́nh vạn vỡ;

22- Trong miệng có bốn mươi rằng;

23- Răng nhỏ khít và rất đều;

24- Răng trắng như ngà;

25- Hàm vuông như hàm sư tử;

26- Khi ăn thấy hương vị thượng hảo;

27- Đỉnh trên tráng nhô lên thành tướng nhục kế;

28- Lưỡi dài và rộng;

29- Tiếng như tiếng Phạm Âm;

30- Sắc mắt xanh biếc;

31- Mắt như mắt ngưu vương;

32- Khoảng giữa lông mi có một sợi lông dài và trắng.

Như thế cho đến tám mươi vẻ đẹp không thể nghĩ bàn. Mỗi mỗi tướng tốt lại có vô lượng trăm ngh́n vẻ đẹp huyền diệu. Mỗi một tướng tốt đều là kết quả của sự tu diệu hạnh của Bồ Tát từ lúc mới phát tâm Bồ Đề kiên cố cho đến khi được thành đạo Vô Thượng Bồ Đề.

Phật lại nói: “Như Lai đă từng trong vô lượng A tăng kỳ kiếp dốc ḷng tu tŕ tịnh giới, cho nên nay mới được cái tuớng bàn chân bằng phẳng.

Nhờ sự cúng dàng cha mẹ, Ḥa Thượng Sư Trưởng và các bậc có đức, cho nên được tướng ngh́n xoáy ốc dưới bàn chân.

Đối với chúng sinh không mang ḷng làm hại, không có ư tưởng cướp đoạt, hễ thấy cha mẹ, Ḥa Thượng, Sư trưởng và những bậc có đức, th́ ra xa đón chào, sửa đặt ṭa ngồi, cung kính lễ bái, dẹp bỏ ḷng kiêu mạn, nhờ thế mà nay được tướng ngón tay dài và nhỏ.

Có đủ ba hạnh kể trên, nên được tướng gót chân đầy đặn.

Nhờ dùng Tứ nhiếp pháp giúp đỡ chúng sinh, nên được tướng ngón tay có nhiều vân.

Dùng các thứ dầu thơm tắm gội cho cha mẹ, Sư Trưởng và các bậc có đức, nhờ thế mà được tướng chân tây mềm mại.

Nhờ công tu tập các pháp lành, không biết chán mỏi, nên được tướng bụng tṛn trặn, đầy đặn.

Nghe pháp vui vẽ, thích nói lại cho người khác nghe, và ưa làm việc đạo, nhờ thế mà được tướng mắt cá chân bằng phẳng.

Nhờ ba nghiệp thanh tịnh, khám bệnh cho thuốc, phá trừ ḷng kiêu ngạo, ăn uống có chừng mực, nên được tướng tay dài bằng gối.

Thấy người chia rẽ, dùng lời nói khéo cho người ta đoàn tụ với nhau; biết tự tu hổ thẹn, lại dạy người tu, nhờ thế mà được tướng năm căn ẩn kín.

Tự ḿnh tu sạch ba nghiệp, lại dạy người khác tu, nếu chúng sinh nào đau ốm, th́ t́m cách chạy chữa, như thế mà được tướng thân ḿnh tṛn lẳn.

Nhờ ḷng vui vẻ nghe pháp, lại hay nói lại cho người khác nghe, mà được tướng lông trong ḿnh đều hướng lên trên.

Suy nghĩ ư nghĩa sâu xa của các pháp, ưa tu các pháp lành, cúng dàng cha mẹ, Sư Trưởng và những bậc có đức; nếu đi dọc đường gặp pháp, hoặc tăng pḥng đều cúng dàng, giữa đường nếu có gạch đá, gai góc hay vật bẩn thỉu th́ dọn đi, nhờ thế mà được coi tướng lông trong ḿnh đều xoáy bên phải.

Nếu đem thức ăn hoặc đồ châu báu cho người, th́ không bao giờ sinh ḷng sân hận, nhờ thế mà được hai tướng: Một là sắc vàng, hai là thường có ánh sáng và lại được tướng da ḿnh mịn màng, không dính bụi nhơ.

Thường giúp cho những thứ cần dùng, nhờ thế mà được tướng bảy chỗ đầy đặn.

Tự ḿnh dẹp bỏ tính kiêu mạn, biết điều ḥa tính t́nh, tùy theo sở thích của mọi người, như pháp tu hành để diệt các điều bất thiện và tăng tưởng các pháp lành, nhờ thế mà được tướng nửa ḿnh trên như ḿnh sư tử, tướng cánh tay tṛn lẳn và tướng xương ngực bằng phẳng, tướng ngón tay nhỏ và tướng thân h́nh đầy đặn.

Nhờ không nói lưỡi hai chiều và làm cho những người tranh giành phải ḥa thuận mà được tướng có bốn mươi răng, tướng răng khít không hở kẽ, tướng răng bằng nhau, đều đặn.

Nhờ tu các nghiệp từ bi, thiện lạc mà được tướng răng trắng như ngà.

Thấy người thiếu thốn, vui vẻ giúp đỡ, đón đưa, nhờ thế mà được tướng hàm vuông như hàm sư tử, coi hết thẩy chúng sinh như một người con, v́ thế mà được tướng ăn thức ǵ cũng thấy mùi vị thượng hảo, thường bố thí chúng sinh pháp vị Vô thượng, gặp người hay quên th́ cho trí nhớ, tự ḿnh giữ năm giới, lại dạy người cũng tu tập ḷng từ, haybố thí pháp cho mọi người, nhờ nhân duyên ấy mà được tướng nhục kế, tướng lưỡi dài rộng, cứ như thực mà nói pháp cho mọi người vui mừng, nói những lời êm ái, dịu dàng, không đúng giờ không nói, do đó mà được tướng tiếng Phạm Âm.

Chứa góp ḷng thương, coi hết thẩy chúng sinh như cha mẹ, nhờ nhân duyên ấy mà được sắc mắt xanh biếc, và tướng mắt ngưu Vương, thấy những người có đức, thành thật tán thán, do đó mà được tướng bạch hào.

Đó là ba mươi hai tướng, tuy có những nhân duyên khác nhau, nhưng nhân duyên chính là cái nhân “tŕ giới” và “tinh tiến”. Tại sao vậy? V́ nếu không chịu tŕ giới, và siêng tu tinh tiến, th́ đến thân người c̣n chẳng được làm, nói chi đến ba mươi hai tướng?.

Lại nữa, phàm đă làm việc th́ ḷng nhất định không hối hận, nhờ thế mà được tướng bàn chân bằng phẳng.

Và khi làm việc th́ dốc ḷng làm, do đó mà được tướng ngh́n xoáy ốc dưới bàn chân, tướng ngón tay có nhiều vân, tướng bảy chỗ bằng phẳng tuớng da mịn màng, tướng thân thẳng và tṛn, tướng lưỡi dài rộng.

Thường tu các pháp thiện và dạy người khác tu, cho nên được tướng ngón tay dài nhỏ, tướng tay chấm gối; tướng thường phát ánh sáng cách xa tám thước và tướng răng khít, không thưa hở.

Nhờ công phu tu sạch ba nghiệp nên được các tướng khác.

Lại nữa, đối với chúng sinh, sinh tâm thuần thiện, nhờ nhân duyên ấy được tướng tay chân mềm mại, da thịt mịn màng, bụi nhơ không bám.

V́ theo thứ lớp và thời tiết mà tu tập các pháp lành, cho nên được tướng thứ hai, thứ ba, và thứ tư.

Ưu làm điều lành, ḷng không chán nản, nhờ nhân duyên ấy mà được tướng thân sắc vàng; tướng thân thường sáng; tướng răng trắng; tướng giữa khoảng lông mi có sợi lông trắng.

Nếu nghe người ta ca ngợi đức tính của ḿnh không sinh ḷng kiêu mạn, giấu giếm việc lành không cho người khác biết, nhờ nhân duyên ấy mà được tướng Mă âm tàng.

Phàm tu các việc lành đều hồi hướng cho đạo Bồ Đề, v́ thế mà được tướng lông trong ḿnh đều hướng lên phía trên và đều xoay theo bên phải; tướng trong miệng có bốn mươi chiếc răng; tướng khi ăn thấy mùi vị thượng hảo.

Nhờ nhân duyên siêng tu tinh tiến, nên được tướng hàm vuông như hàm sư tử; tướng nửa ḿnh trên như ḿnh sư tử.

Dốc ḷng thương nhớ hết thẩy chúng sinh, như mẹ thương con, nhờ nhân duyên ấy mà được tướng răng nhỏ và bằng phẳng, tướng mắt xanh biết như mắt Ngưu vương.

Nhờ tu tập các pháp lành không biết chán nản, cho nên được các tướng khác.

Các bậc đại Bồ Tát, khi y vào tịnh hạnh mà tu ba mươi hai tướng tối, khi các nghiệp đă được thanh tịnh, tuy có ba mươi hai tướng tốt như thế nhưng chưa đầy đủ, chưa được hoàn toàn trong sáng. Bồ Tát c̣n phải tu theo mười ba hạnh để thấu suốt đầy đủ hết thảy các pháp của Phật.

Trong vô lượng tướng, chúng sinh không giống nhau, có Thượng, Trung và Hạ không thể nghĩ bàn.

Bởi thế Phật nói, trong ba mươi hai tướng, đem công đức tích góp hợp của hết thảy chúng sinh mà so sánh th́ mới chỉ bằng cái tướng mảy lông của Như Lai. Hết thảy các lỗ chân lông đều có công đức, chứa góp ḥa hợp mà thành một vẻ đẹp, rồi tập hợp công đức của tám mươi vẻ đẹp, tăng gấp trăm lần mới thành một tướng.

Duy có hai tướng Bạch hào và Nhục kế th́ phải tập hợp hết thảy các tướng khác, tăng đến ngh́n lần mới thành được hai tướng đó.

Bởi đem ḥa hợp hết thảy công đức, đem hết công đức của ba mươi hai tướng tốt và tám mươi vẽ đẹp tăng lên ngh́n vạn ức lần mới thành được cái tướng Lôi âm của Như Lai, mà âm vang xa thẳm đến vô lượng vô biên thế giới của chư Phật nhiều như vi trần cũng đều nghe thấy.

V́ làm lợi ích cho chúng sinh mà Bồ Tát tu hạnh đại từ bi, nhớ ơn đền ơn, tu tập các pháp sâu xa mầu nhiệm, khó thể nghĩ bàn các tướng tốt vi diệu như thế.

Trong mỗi tướng có thể lợi ích cho vô lượng trăm ngh́n vạn ức chúng sinh, khiến cho đều mở ḷng Bồ Đề, lần lượt tu tập, đầy đủ công đức, cho thành được ba mươi hai tướng tốt đẹp.

Khi có đủ các tướng tốt đẹp rồi, đều khiến đi đến gốc cây Bồ Đề, hàng phục ma quân chứng thành Phật quả, quay bánh xe Chính Pháp, độ cho chúng sinh qua khỏi bể khổ, ngu si, sinh tử mà lên bờ giác ngộ, giải thoát yên vui để thành tựu công việc lợi ích cho hết thảy chúng sinh.

Phật bảo Ngài A Nan, hết thảy đại chúng và các bậc đại Bồ Tát rằng: “Các thiện nam tử! Các ông ai có thể thường nhớ ơn của Phật, hộ tŕ Chính pháp, biên chép đọc tụng kinh Đại Phương Tiện Phật Báo Ân sâu xa vi diệu này? Ai có thể ở đời ác trược sau này, phát tâm đại tinh tiến thụ tŕ ủng hộ đạo Vô thượng Chính đẳng Chính giác? Ai có thể hộ pháp truyền bá Kinh này để làm lợi ích cho hết thảy chúng sinh?”

Bấy giờ trong đại hội có một vạn tám ngh́n vị đại Bồ Tát, đều từ chỗ ngồi đứng dậy sửa lại y phục, để hở vai áo bên phải, đầu gối bên phải quỳ sát đất, chắp tay cung kính mà bạch Phật rằng: “Bạch Đức Thế Tôn, trong đời ác trược sau này chúng con đều có thể thụ tŕ ủng hộ đạo Vô thượng Chính đẳng Chính giác; đều có thể hộ tŕ Chính pháp và giáo hóa chúng sinh.

Lúc đó Bồ Tát Sư Tử lại nói rằng: “Bạch Đức Thế Tôn, con cũng có thể dùng mọi phương tiện để giúp đỡ chúng sinh”.

Bồ Tát Kim Cương nói: “Bạch Đức Thế Tôn, nếu chúng sinh sắp sa vào ba đường dữ con có thể ngăn lại, khiến cho khỏi sa đọa.”

Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi nói: “Bạch Đức Thế Tôn, nếu có chúng sinh cầu tu các thiện pháp, con có thể khiến cho hết thẩy đều đầy đủ như ư.”

Bồ tát Trí Tràng nói: “Con có thể cho chúng sinh được trí lớn.”

Bồ Tát Pháp Trang nói: “Bạch Đức Thế Tôn con có thể lấy pháp mà bố thí khắp cho chúng sinh.”

Bồ Tát Nhật Quang nói: “Bạch Đức Thế Tôn, con nguyện đem sự yên vui mà bố thí chúng sinh.”

Bồ Tát Nguyệt Quang nói: “Bạch Đức Thế Tôn, con có thể giáo hóa hết thảy chúng sinh, khiến tu phúc thiện.”

Bồ Tát Thiện Hộ nói: “Bạch Đức Thế Tôn, con có thể giáo hóa hết thẩy chúng sinh, khiến không buông lung.”

Bồ Tát Vô Tận Ư nói: “Bạch Đức Thế Tôn, con có thể giáo hóa hết thảy chúng sinh, khiến cho thấy rơ “tính’, “tướng” của vô tận pháp giới.”

Bồ Tát Nguyệt Thượng nói: “Bạch Thế Tôn, con có thể bố thí chúng sinh điều yên vui không ǵ hơn.”

Như thế, các vị Bồ Tát lần lượt tự lập thệ nguyện vi diệu để trang nghiêm đạo Bồ Đề, làm lợi ích cho hết thảy chúng sinh.

V́ muốn nhớ ơn Phật và muốn đền đáp ơn Phật, nên từ chỗ ngồi đứng dậy, hồ quỳ, chắp tay mà bạch Phật rằng: “Xin Đức Thế Tôn đem Kinh này giao phó cho hàng Bồ Tát chúng con.”

Bấy giờ Ngài A Nan bạch Phật rằng: “Bạch Đức Thế Tôn, Kinh này nên đặt tên là ǵ và phụng tŕ như thế nào?”

Phật bảo Ngài a Nan:

-Kinh này gọi là Kinh “Nhiếp Chúng Sinh Thiện Bản”, cũng gọi là “Đại Phương Tiện”, cũng gọi là “Vi Mật Hạnh”, cũng gọi là “Phật Báo Ân”.

Phật bảo Ngài A Nan và các bậc đại Bồ Tát rằng: “Các ông phải như thuyết mà tu hành.”

Khi Phật nói phẩm Chúc Lũy này có bảy vạn, hai ngh́n vị Thanh Văn phát tâm Vô Thượng Bồ Đề. Hết thảy chư Thiên, Long, Quỷ, Thần, Kiền Thác Bà, Khẩn Na La, Ma Hầu La Già, Nhân, Phi Nhân, và đại chúng, nghe Phật thuyết Pháp, vui mừng vâng theo.


KINH ĐẠI PHƯƠNG TIỆN PHẬT BÁO ÂN
Quyển Thứ Bảy Hết

NAM MÔ ĐẠI BÁO ÂN HỘI THƯỢNG PHẬT BỒ TÁT, MA HA TÁT (BA LẦN)

Nguyện đem công đức này
Hướng về khắp tất cả
Mọi loài và chúng sinh
Đều đồng thành Phật đạo.
Trên đền bốn ơn nặng
Dưới cứu khổ ba đường
Nếu có ai thấy nghe
Phát nguyện tâm Bồ Đề
Hết một báu thân này
Đồng sinh An Lạc Quốc.

Nam Mô A Di Đà Phật.

 


previous.png      back_to_top.png

 

google-site-verification=Iz-GZ95MYH-GJvh3OcJbtL1jFXP5nYmuItnb9Q24Bk0