Trang Chủ      Hình ảnh      Kinh điển      Thần Chú      Liên lạc

 

KINH VĂN-THÙ SƯ-LỢI THỈNH VẤN VỀ BỒ-ĐỀ (1)
 

Hán-dịch: Cưu-Ma-La-Thập (2)
Việt-dịch:
Thích-Tâm-Châu

---o0o---

Chính tôi được nghe, vào một thời kia, khi đức Phật mới chứng được đạo-quả ở tại ngôi đền trên núi Già-Da (3), nước Ma-già-đà (4), cùng với một ngh́n chúng Đại-Tỳ-Khưu. Và, các vị này trước kia đều là thuộc phái các vị Tiên-nhân bện tóc. Các vị đều là bậc A-la-hán, việc làm đă xong, tâm được tự-tại, lợi ḿnh đă được, hết mọi hữu-kết (5) và đă chứng được chính-trí giải-thoát.

Lại có hàng vạn các vị Bồ-Tát, có uy-đức lớn. Các vị đều từ mười phương thế-giới, vân-tập về đây. Các vị đầy đủ các loại thần- thông (6), các nhẫn (7), các đà-ra-ni (8), các pháp tam-muội (9). Như là các Ngài: Văn-Thù Sư-Lợi bồ-tát, Quán-Thế-Âm bồ-tát, Đại-Thế-Chí bồ-tát, Hương-Tượng bồ-tát, Dũng-Thí bồ-tát, Tùy-Trí-Hành bồ-tát làm vị Thượng-Thủ. Đại-chúng Bồ-tát số nhiều vô lượng, kể đến ngh́n muôn ức vị như thế. Lại có đại-chúng: Thiên, Long, Dạ-xoa, Càn-thát-bà, A-tu-la, Ca-lâu-la, Khẩn-na-la, Ma-hầu-la-già, nhân và phi-nhân vây bọc chung quanh.

Bấy giờ Thế-Tôn nhập vào chính-định thậm thâm vi-diệu của các đức Phật, như thực quán-sát tính tướng mọi pháp, và liền nghĩ rằng: "Ta được đạo-quả vô thượng chính-đẳng chính-giác, được nhất- thiết-trí(10), bỏ mọi gánh nặng, cứu độ chúng-sinh, ở trong tam hữu (11), dứt bỏ vô-minh, chứng được chân-minh, nhổ tên tà-kiến, dứt gịng khát-ái, đóng thành thuyền pháp, đánh vang trống pháp, thổi vang loa pháp, kiến-lập phướn pháp, chuyển giống sinh-tử, tỏ tính niết- bàn (12), ngăn lấp đường tà, khơi mở đường chính, ĺa bỏ nghiệp ác, tỏ bày ruộng phúc". (13)

"Nay Ta quán sát, xem do cái ǵ được đạo vô thượng chính-đẳng chính-giác. Do thân được ư? Do tâm được ư? Nếu do thân được, thân không hay biết, không có tạo-tác, khác ǵ gỗ đá. Thân do bốn đại (14), phụ mẫu sinh thành và được sống c̣n do nhờ các thức: áo mặc, cơm ăn, giường nằm, tắm rửa. Nhưng, chúng ắt sẽ bị vô thường diệt, về chỗ bại-hoại. Và, nếu như thế, nói theo thế tục, th́ đạo bồ-đề, thuộc về danh-tự: Vô h́nh, vô sắc, vô định, vô tướng, vô hướng, vô nhập, vô đạo."

"Qua ngôn thuyết ấy, vượt ra ba cơi (15). Không thấy, không nghe, không hay, không biết, cũng không sở đắc, cũng không hí-luận, không hỏi, không bày, không có văn-tự, không đường ngôn-ngữ."

"Nếu do tâm được, tâm được sinh ra bởi từ mọi duyên. V́ mọi duyên sinh, nên chúng là không, cũng là như huyễn. Chúng không có chỗ, không có tướng-trạng, không có thể-tính, cũng không sở-hữu. Và ở trong đó, sự được bồ-đề, là pháp sở-dụng, được đạo vô thượng chính-đẳng chính-giác. Mà đă là PHÁP, pháp ấy đều không, chỉ có danh-tự. Bởi v́ thế-tục mà có ngôn-thuyết. Ngôn-thuyết đều là ức tưởng phân biệt, không có sở-hữu, không có căn-bản, không có thể- tướng, không có cảm-thụ, không có chấp-trước, không có đam-nhiễm, không có viễn ly. Hết thảy đều là không có ảnh-tướng. V́ thế cho nên trong các pháp ấy, không có chứng đắc, không pháp sở-dụng, không có bồ-đề. Thông đạt như thế, mới được gọi là chứng đắc đạo-quả vô thượng chính-đẳng chính-giác."

Bấy giờ Văn-Thù Sư-Lợi pháp-vương-tử ở trong đại-hội đứng bên hữu Phật, cầm bảo-cái lớn che trên đức Phật. Và, trong lúc ấy, Văn- Thù Sư-Lợi ngầm biết Thế-Tôn cũng đang suy-niệm vấn-đề như thế. Bồ-tát Văn-Thù liền bạch Phật rằng:

"Bạch đức Thế-Tôn, nếu mà bồ-đề có tướng như thế, thiện-nam, thiện-nữ phát tâm làm sao?"

Thế-Tôn bảo ngài Văn-Thù Sư-Lợi:

"Thiện-nam, thiện-nữ cần nên tùy theo tướng của bồ-đề mà phát khởi tâm".

Bạch đức Thế-Tôn, Tướng của bồ-đề nên nói làm sao?"

Văn-Thù Sư-Lợi, Tướng của bồ-đề qua pháp thế-tục, ra ngoài ba cơi, đường ngôn-ngữ dứt, diệt cả sự phát và sự không phát, là phát bồ- đề. Văn-Thù Sư-Lợi, thế nên Bồ-tát cần diệt các phát, phát tâm bồ-đề, như như pháp tính, tướng như thực tế, không sinh phân biệt, không duyên thân tâm, là phát bồ-đề. Không dính các pháp, không thêm không bớt, không khác không một, là phát bồ-đề. Như dáng trong gương, như là ánh nắng trong mùa viêm-nhiệt, như bóng như vang, như trăng trong nước, cần nên phát tâm bồ-đề như thế."

Bấy giờ trong hội có vị Thiên-tử tên là Nguyệt-Tịnh Quang-Đức, vị này đă chứng ngôi bất-thoái-chuyển, liền hỏi Bồ-tát Văn-Thù Sư-Lợi pháp-vương-tử rằng:

"V́ duyên sự ǵ các vị Bồ-tát làm hạnh Bồ-tát?"

Bồ-tát Văn-Thù Sư-Lợi đáp rằng:

"Ông đem câu này hỏi đức Thế-Tôn".

Đức Phật liền bảo Văn-Thù Sư-Lợi:

Ông nên giải đáp về các pháp hành trong câu hỏi của Thiên-tử Nguyệt-Tịnh Quang-Đức".

Bồ-tát Văn-Thù Sư-Lợi bảo vị Thiên-tử ấy rằng:

"Ông nên nghe khéo, nay tôi sẽ nói. Thiên-tử nên biết, đạo các Bồ- tát, duyên với chúng-sinh, đại-bi làm gốc".

Vị Thiên-tử hỏi:

“Bồ-tát đại-bi lấy ǵ làm gốc?"

Bồ-tát Văn-Thù Sư-Lợi đáp rằng:

“Trực tâm làm gốc?"

Thiên-tử lại hỏi:

“Với trực tâm ấy lấy ǵ làm gốc?”

Văn-Thù đáp rằng:
 

“Đối với chúng-sinh, Bồ-tát lấy tâm b́nh-đẳng làm gốc".

Thiên-tử lại hỏi:

“Vậy tâm b́nh-đẳng lấy ǵ làm gốc?"

Văn-Thù đáp rằng:

“Không có riêng rẽ bởi những hành-động khác lạ làm gốc?"

Thiên-tử lại hỏi:

“Không có riêng rẽ, hành-động khác lạ, lấy ǵ làm gốc?"

Văn-Thù đáp rằng:

“Bồ-tát lấy tâm thâm-tịnh làm gốc?"

Thiên-tử lại hỏi:

“Vậy tâm thâm-tịnh lấy ǵ làm gốc?”

Văn-Thù đáp rằng:
 

“Bồ-tát lấy tâm vô thượng chính đẳng chính giác làm gốc?"

Thiên-tử lại hỏi:

“Vậy tâm vô thượng chính đẳng chính giác lấy ǵ làm gốc?"

Văn-Thù đáp rằng:

“Cần lấy sáu pháp ba-la-mật-đa (16) làm gốc?"

Thiên-tử lại hỏi:

“Sáu ba-la-mật lấy ǵ làm gốc?"

Văn-Thù đáp rằng:

“Các vị lấy phương-tiện-tuệ làm gốc?"

Thiên-tử lại hỏi:

“Vậy phương-tiện-tuệ lấy ǵ làm gốc?"

Văn-Thù đáp rằng:

“Các vị lấy không phóng-dật làm gốc?"

Thiên-tử lại hỏi:

“Vậy không phóng-dật lấy ǵ làm gốc?"

Văn-Thù đáp rằng:

“Các vị lấy ba thiện-hạnh (17) làm gốc?"

Thiên-tử lại hỏi:

“Vậy ba thiện-hạnh lấy ǵ làm gốc?"

Văn-Thù đáp rằng:

“Cần lấy mười thiện nghiệp đạo (18) làm gốc".

Thiên-tử lại hỏi:

“Mười thiện nghiệp đạo lấy ǵ làm gốc?"

Văn-Thù đáp rằng:

“Cần phải thu-nhiếp sáu-căn(19) làm gốc?"

Thiên-tử lại hỏi:

“Thu-nhiếp sáu căn lấy ǵ làm gốc?"

Văn-Thù đáp rằng:

“Các vị lấy chính ức niệm làm gốc?"

Thiên-tử lại hỏi:

“Vậy chính ức niệm lấy ǵ làm gốc?"

Văn-Thù đáp rằng:

“Các vị cần lấy chính quán làm gốc".

Thiên-tử lại hỏi:

“Vậy th́ chính quán lấy ǵ làm gốc"?

Văn-Thù đáp rằng:

“Cần giữ kiên niệm không quên làm gốc".

Vị Thiên-tử nói:

“Bồ-tát Văn-Thù, các vị Bồ-tát có bao nhiêu tâm có thể nhiếp nhân, có thể nhiếp quả?".

Bồ-tát Văn-Thù Sư-Lợi đáp rằng:

“Các vị Bồ-tát có bốn loại tâm có thể nhiếp nhân, có thể nhiếp quả. Những ǵ là bốn? Một là, sơ phát tâm. Hai là, hành đạo tâm. Ba là, bất thoái chuyển tâm. Bốn là, nhất sinh bổ xứ tâm. Sơ phát tâm làm nhân duyên cho hành đạo tâm. Hành đạo tâm làm nhân duyên cho bất thoái chuyển tâm. Bất thoái chuyển tâm làm nhân duyên cho nhất sinh bổ xứ tâm."

“Lại nữa Thiên-tử, Thiên-tử nên biết, với sơ phát tâm ví như hạt thóc gieo xuống mảnh ruộng. Với hành đạo tâm, ví như hạt thóc dần dần tăng trưởng. Bất thoái chuyển tâm, ví như hoa quả mới được kết thành. Và, bổ xứ tâm cũng như hoa quả đă thành hữu dụng."

“Lại nữa, với sơ phát tâm như thợ làm xe, gom góp gỗ lạt. Với hành đạo tâm, xẻ đóng gỗ lạt. Bất thoái chuyển tâm, gỗ làm đâu đấy. Và bổ xứ tâm, xe đă hoàn thành, vận chuyển như ư."

“Lại nữa, với sơ phát tâm: mặt trăng mới sinh. Với hành đạo tâm: trăng ngày thứ năm. Bất thoái chuyển tâm: trăng ngày mồng mười. Và, Bổ xứ tâm: trăng ngày mười bốn. Trí tuệ Như-Lai như trăng ngày rằm."

“Lại nữa, với sơ phát tâm: qua Thanh văn địa. Với hành đạo tâm: qua Bích chi địa. Bất thoái chuyển tâm: qua Bất động địa. Và, bổ xứ tâm: an trụ định địa."

“Lại nữa, với sơ phát tâm như học chương đầu. Với hành đạo tâm như học chương hai. Bất thoái chuyển tâm như là có thể đem ư trong chương, thực hiện công dụng. Và, bổ xứ tâm như thông suốt vào lư sâu trong kinh."

“Lại nữa, với sơ phát tâm do từ nhân sinh. Với hành đạo tâm do từ trí sinh. Bất thoái chuyển tâm do từ đoạn sinh. Và, bổ xứ tâm do từ quả sinh."

“Lại nữa, với sơ phát tâm là nhân thế lực. Với hành đạo tâm là trí thế lực. Bất thoái chuyển tâm là đoạn thế lực. Và, bổ xứ tâm là quả thế lực".

“Lại nữa, với sơ phát tâm như người đau cầu thuốc. Với hành đạo tâm như phân biệt phương thuốc. Bất thoái chuyển tâm như đau uống thuốc. Và, bổ xứ tâm như đau được khỏi."

“Lại nữa, với sơ phát tâm sinh nhà Pháp vương. Với hành đạo tâm học pháp Pháp vương. Bất thoái chuyển tâm học được đầy đủ pháp của Pháp vương. Và, bổ xứ tâm học pháp Pháp vương thường được tự tại."

Bấy giờ, ở trong đại chúng có vị Thiên tử tên là Định Quang Minh Chủ, vị này đă chứng ngôi bất thoái chuyển trong đạo vô thượng chính đẳng chính giác. Thiên tử Định Quang Minh Chủ bạch với Văn Thù Sư Lợi pháp vương tử rằng: "Những ǵ là đường yếu lược của các vị Đại bồ tát? Và, do con đường ấy chóng được đạo quả vô thượng chính đẳng chính giác?"

Văn Thù đáp rằng: "Thiên tử, con đường yếu lược của Đại bồ tát có hai. Do con đường ấy, chóng được đạo quả vô thượng chính đẳng chính giác. Những ǵ là hai? Một là phương tiện. Hai là, trí tuệ. Thu nhiếp thiện pháp gọi là phương tiện. Phân tán các pháp gọi là trí tuệ."

“Lại nữa, phương tiện, tùy chúng sinh hạnh, trí tuệ, đích thực pháp tướng không chuyển. Phương tiện, tiếp ứng với tâm chúng sinh, trí tuệ, không sánh với hết thảy pháp. Phương tiện, thường là ḥa hợp các pháp, trí tuệ, thường là xả ly các pháp. Phương tiện, thường là ḥa hợp các pháp, trí tuệ, thường là xả ly các pháp. Phương tiện thường là khởi phát nhân duyên, trí tuệ, thường là trừ diệt nhân duyên. Phương tiện, biết được phân biệt các pháp, trí tuệ, không hay phân biệt pháp tính. Phương tiện, được là trang nghiêm cơi Phật, trí tuệ cũng là trang nghiêm cơi Phật, không chỗ phân biệt. Phương tiện biết được căn tính lợi, độn của các chúng sinh, trí tuệ, thường không nắm được chúng sinh. Phương tiện, có thể đến nơi đạo tràng, trí tuệ, thường được hết thảy Phật pháp".

Văn Thù lại nói: "Thiên tử nên biết, vị Đại bồ tát có thêm hai đường. Do hai đường ấy, chóng được đạo quả vô thượng chính đẳng chính giác. Những ǵ là hai? Một là, trợ đạo. Hai là, đoạn đạo. Trợ đạo tức là năm ba la mật. Đoạn đạo tức là bát nhă ba la mật đa."

“Có hai đường nữa. Những ǵ là hai? Một là, có hệ đạo. Hai là, không có hệ đạo. Có hệ đạo là năm ba la mật. Không có hệ đạo tức là bát nhă ba la mật đa."

“Có hai đường nữa. Những ǵ là hai? Một là, có lượng đạo. Hai là, không có lượng đạo. Có lượng đạo là chấp tướng phân biệt. Không có lượng đạo tức là không có chấp tướng phân biệt."

“Có hai đường nữa. Một là, trí đạo. Hai là, đoạn đạo. Trí đạo là từ Sơ địa cho đến Thất địa. Đoạn đạo là từ Bát địa cho đến Thập địa."

Bấy giờ trong hội có vị Bồ tát tên là Tùy Trí Dũng Hạnh hỏi ngài Văn Thù Sư Lợi pháp vương tử rằng:

“Thế nào là Bồ tát nghĩa? Thế nào là Bồ tát trí?"

Văn Thù Sư Lợi đáp rằng:

“Thiện nam tử, “nghĩa” là vô dụng. “Trí” là hữu dụng. Tại sao lại gọi “nghĩa” là vô dụng? “Nghĩa” là vô vi. Là vô vi pháp, nên đối với pháp, vô dụng phi dụng".

“Lại nữa, “nghĩa”, chẳng phải là nhiễm tướng, chẳng phải ly tướng, “nghĩa” đối với pháp, vô dụng phi dụng".

“Lại nữa, “nghĩa” là không tăng, không giảm, nên đối với pháp nó là vô dụng phi dụng".

“Thiên tử, sao gọi là “trí”? Trí là nhẫn đạo (20), sở dụng của tâm, chẳng phải vô dụng, cho nên, Trí là hữu dụng, chẳng phải vô dụng. Công năng của Trí quy về nơi “đoạn”, cho nên, Trí là hữu dụng, chẳng phải vô dụng. Trí biết năm Ấm (21), biết mười hai Nhập (22), biết mười tám Giới (23), mười hai Nhân duyên (24), là xứ phi xứ, v́ vậy, Trí là hữu dụng, chẳng phải vô dụng."

“Lại nữa, Thiên tử, các vị Bồ tát chứng được mười trí. Những ǵ là mười? Một là, nhân trí. Hai là, quả trí. Ba là, nghĩa trí. Bốn là, phương tiện trí. Năm là, tuệ trí. Sáu là, nhiếp trí. Bảy là, ba la mật trí. Tám là, đại bi trí. Chín là, thành tựu chúng sinh trí. Mười là, bất trước nhất thiết pháp trí.(25)

“Lại nữa Thiên tử, các vị bồ tát chứng được mười phát. Những ǵ là mười? Một là, thân phát, v́ muốn chúng sinh thân nghiệp thanh tịnh. Hai là khẩu phát, v́ muốn chúng sinh khẩu nghiệp thanh tịnh. Ba là, ư phát, v́ muốn chúng sinh ư nghiệp thanh tịnh. Bốn là, nội phát: hết thảy nội vật không c̣n tham trước. Năm là, ngoại phát, v́ muốn chúng sinh trụ trong chính hạnh. Sáu là, trí phát: đầy đủ Phật trí. Bảy là, từ phát: nghĩ đến hết thảy công đức trang nghiêm. Tám là, chúng sinh thành thục trí phát, nghĩa là, giữ ǵn phương thuốc trí tuệ. Chín là, hữu vi trí phát: đầy đủ các định. Mười là, vô vi trí phát: tâm không dính chặt vào trong ba cơi."

“Lại nữa Thiên tử, các vị Bồ tát chứng được mười hạnh. Những ǵ là mười? Một là, ba la mật hạnh. Hai là, nhiếp-phục hạnh. Ba là, trí-tuệ hạnh. Bốn là, phương-tiện hạnh. Năm là, đại bi hạnh. Sáu là, cầu trợ tuệ pháp hạnh. Bảy là, cầu trợ trí pháp hạnh. Tám là, tâm thanh-tịnh hạnh. Chín là, quán chư đế hạnh (26). Mười là, nhất thiết sở thụ vô tham trước hạnh (tất cả cảm-thụ không có tham-trước)".

“Lại nữa Thiên tử, các vị Bồ tát có mười tư duy về lẽ cùng tận. Những ǵ là mười? Một là, tư duy về lẽ cùng tận của sự. Hai là, tư duy về lẽ cùng tận của ái. Ba là, tư duy về lẽ cùng tận của pháp. Bốn là, tư duy về lẽ cùng tận của các phiền năo. Năm là, tư duy về lẽ cùng tận của sự thấy biết. Sáu là, tư duy về lẽ cùng tận của các cảm-thụ. Tám là, tư duy về lẽ cùng tận của sự không chấp. Chín là, tư duy về lẽ cùng tận của các kết sử (27). Mười là, tư duy về lẽ cùng tận của trợ đạo hạnh(28)".

“Lại nữa Thiên tử, các vị Bồ tát có mười pháp trị. Những ǵ là mười? Một là, mưa bố thí, trị tâm xan tham. Hai là, thanh tịnh ba pháp (29) trị tâm phá giới. Ba là, tu hạnh từ nhẫn, trị tâm giận tức. Bốn là, cần cầu Phật pháp không biết chán mỏi, trị tâm biếng nhác. Năm là, muốn được thiền định, giải thoát tự tại, trị tâm không khéo giác quán. Sáu là, muốn sinh trợ pháp quyết định bát nhă ba la mật đa, trị tâm ngu si. Bảy là, muốn sinh các pháp trợ đạo, điều trị các tâm phiền năo. Tám là, muốn tu trợ pháp tứ đế (30), cần trị đạo tâm điên đảo. Chín là, muốn thời, phi thời, kinh hành tự tại, trị tâm chấp trước. Mười là, quán pháp vô ngă, để trị cái Ta."

“Lại nữa Thiên tử, các vị Bồ tát có mười thiện địa. Những ǵ là mười? Một là, thân thiện: xa ĺa ba ác nơi thân (31). Hai là, khẩu thiện: xa ĺa bốn ác nơi miệng (32). Ba là, ư thiện: xa ĺa ba ác nơi tâm (33). Bốn là, nội thiện: không chấp thân kiến (34). Năm là, ngoại thiện: không chấp các pháp. Sáu là, bất trước trợ trí thiện: không tham đắm vào các pháp trợ đạo. Bảy là, bất tự cao thiện: luôn luôn nghĩ về thể tính Thánh đạo. Tám là, trừ thân thiện: tu tập bát nhă ba la mật đa. Chín là, ly điên đảo thiện: không lừa chúng sinh. Mười là, không tiếc thân mệnh thiện: đem tâm đại bi hóa độ chúng sinh."

“Lại nữa Thiên tử, các vị Bồ tát quư sự thực hành theo đúng chính pháp, chứng được bồ đề, không phải không quư về sự thực hành theo đúng chính pháp. Làm theo chính pháp, là nói mà làm. Làm sai chính pháp, chỉ nói, không làm theo như lời nói".

"Lại nữa Thiên tử, vị Bồ tát có hai tùy pháp hành. Những ǵ là hai? Một là, hành đạo. Hai là, hành đoạn. Lại có hai tùy pháp hành. Những ǵ là hai? Một là, thân tự tu thiện. Hai là, giáo hóa chúng sinh. Lại có hai tùy pháp hành. Những ǵ là hai? Một là, hành trí hành (làm theo trí tuệ). Hai là, bất hành trí hành (không làm theo trí). Lại có hai tùy pháp hành. Những ǵ là hai? Một là, phân biệt các địa. Hai là, không có phân biệt các địa, phi địa (35). Lại có hai tùy pháp hành. Những ǵ là hai? Một là, biết các quả địa cùng sự chuyển tiến. Hai là, khéo biết đầy đủ địa này, địa kia. Lại có hai tùy pháp hành. Những ǵ là hai? Một là, biết đạo Thanh-Văn và Bích-Chi-Phật. Hai là, biết rơ Phật đạo, hành không thoái chuyển."

Bấy giờ đức Phật khen ngợi Văn Thù Sư Lợi pháp vương tử rằng: "Hay thay, hay thay, ông luôn luôn v́ các Đại bồ tát nói về căn-bản nghiệp-đạo. Và, nghiệp-đạo ấy, đúng như ông nói".

Khi nói pháp ấy, mười ngh́n Bồ tát chứng được vô sinh pháp nhẫn.(36)

Văn Thù Sư Lợi pháp vương tử cùng hết thảy thế gian: Thiên, Nhân, A tu la... nghe lời Phật nói, hoan hỷ tín thụ.


 

dịch xong tại chùa Từ Quang, Nice (Pháp)

ngày 29 tháng 08 năm Bính Tư (11-10-1996)

 

Chú-Thích:


(1) Văn-Thù Sư-Lợi Vấn Bồ-Đề Kinh là quyển kinh mang số 464 trong Đại-Chính Tân Tu Đại-Tạng Kinh. Kinh này nói về Bồ-Tát Văn-Thù Sư-Lợi thỉnh vấn đức Thế-Tôn về chân-nghĩa của sự phát tâm bồ-đề. Đồng thời, Bồ-Tát Văn-Thù cũng tuân theo lời Phật, giải đáp về pháp hành của Bồ-Tát.

(2) Cưu-Ma-La-Thập (Kumàrajiva: 344-413): Cưu-Ma-La-Thập Trung-Hoa dịch nghĩa là Đồng-Thọ. Ngài là vị dịch kinh, luật, luận xuất xắc nhất trong các vị dịch kinh sách Phật-giáo từ chữ Phạm sang chữ Hán. Ngài sinh tại nước Quỳ-Tư (Tân-Cương). Cha mẹ ngài đều xuất-gia. Ngài theo mẹ nhập đạo năm 7 tuổi. Ngài rất thông-minh. Lớn lên, ngài du học khắp Ấn-Độ. Khi trở về nước, ngài được nhà vua tôn kính như bậc thày. Đời Tiền-Tần, Phù-Kiên sai tướng Lă-Quang sang thỉnh Ngài, nhưng về tới Lương-Châu, nghe tin Phù-Kiên bị bại-trận chết. Ngài lưu lại Lương-Châu 16, 17 năm. Đời Hậu-Tần, Diêu-Hưng, vào khoảng năm 401, ngài mới về Trường-An, vua đời Hậu-Tần tôn phong ngài làm Quốc-Sư, thỉnh ngài cư-trụ tại vườn Tiêu-Dao để phiên-dịch kinh sách Phật-giáo. Dưới sự chỉ-đạo của ngài có các vị Tăng lỗi-lạc như các vị: Tăng-Triệu, Đạo-Sinh, Đạo-Dung, Tăng-Duệ, Đàm-Ảnh, Tăng-Đạo v.v..., trong 12 năm dịch được 35 bộ, gồm 294 quyển (có chỗ lại viết, ngài dịch được 74 bộ, gồm 384 quyển). Do đó, trong những kinh sách ngài dịch thường hay ghi câu "Diêu-Tần, Quỳ-Tư, Tam Tạng Pháp-Sư Cưu-Ma-La-Thập dịch". Ngài viên-tịch năm 70 tuổi.

(3) Già-Da (Gaya): Trung-Hoa dịch nghĩa là tượng đầu (đầu voi). Núi Già-Da gần Bồ-Đề đạo tràng.

(4) Ma-già-đà (Magadha): tức là nước Ma-kiệt-đà, thuộc Trung-Ấn-Độ.

(5) Hữu-kết: "Hữu" là có. Có tạo nghiệp nên có quả-báo trong sinh-tử. Có quả-báo, nó lại chiêu-cảm những phiền-năo ràng buộc vào nó, nên gọi là "kết". Phiền-năo: tham, sân, si v.v... ràng buộc chúng-sinh, khiến chúng-sinh phải ở trong ṿng sinh-tử.

(6) Thần-thông: "Thần" có nghĩa là không thể suy lường được. "Thông" có nghĩa là không bị ngăn ngại. Lực-dụng không thể lường và không bị ngăn ngại nên gọi là "thần-thông". Thần-thông có nhiều loại như: a) Thiên-nhăn-thông: quan-sát các chủng-loại chúng-sinh, b)Thiên-nhĩ-thông: nghe được mọi âm-thanh, c) Túc-mệnh-thông: biết thân-mệnh kiếp trước, d) Tha-tâm-thông: biết tâm-niệm chúng-sinh, e) Thần-túc-thông: đi lại các nơi một cách tự-tại, f) Lậu-tận-thông: thành vô thượng giác, thị-hiện hóa độ chúng-sinh v.v...

(7) Nhẫn (Ksànti): Nhẫn-nại: Không khởi tâm sân-hận trước những nghịch-cảnh. Lại có nghĩa là "an-nhẫn": an-trụ trong đạo lư không động tâm. Nhẫn có nhiều loại: Hai nhẫn: Chúng-sinh-nhẫn và vô sinh pháp nhẫn. Ba nhẫn: âm-hưởng-nhẫn, nhu-thuận-nhẫn, và vô sinh pháp nhẫn. Bốn nhẫn: Vô-sinh-nhẫn, vô-diệt-nhẫn, nhân-duyên-nhẫn và vô-trụ-nhẫn. Năm nhẫn: a) Phục-nhẫn: chỉ cho quả-vị của Tam Hiền là Thập trụ, Thập hành, Thập hồi-hướng của Bồ tát, b) Tín-nhẫn: chỉ cho quả-vị từ Sơ địa đến Tam địa Bồ tát, c) Thuận-nhẫn: chỉ cho quả-vị từ Thất địa đến Cửu địa Bồ tát, e) Tịch-diệt-nhẫn: chỉ cho quả-vị Thập địa cho đến Diệu giác địa, dứt hết các hoặc, chứng niết-bàn tịch-diệt.

(8) Đà-ra-ni (Dhàrani): Trung-Hoa dịch nghĩa là "tŕ" hay "tổng-tŕ". Nghĩa là lực-dụng của nó ǵn giữ thiện-pháp không tán đi và ác-pháp không phát-khởi. Đà-ra-ni có bốn loại: a) Pháp-đà-ra-ni: nghe và giữ giáo-pháp của Phật không quên, b) Nghĩa-đà-ra-ni: Tóm thâu nghĩa của chư pháp và ǵn giữ không quên, c) Chú-đà-ra-ni: y vào thiền-định phát-khởi ra những lời bí-mật có thần nghiệm khôn lường, nay ǵn giữ chú ấy không mất, d) Nhẫn-đà-ra-ni: an-trụ trong thực-tướng của các pháp, ǵn giữ sự an-trụ ấy.

(9) Tam-muội (Samàdhi), c̣n gọi là tam-ma-đề, Trung-Hoa dịch nghĩa là “định”: tâm định vào một chỗ không động.

(10) Nhất thiết trí (Tát-bà-nhă-na: Sarvajnàna) tức Phật-trí. Có nghĩa là nhận biết sự vật một cách như thực.

(11) Tam Hữu: Có nhân có quả nên gọi là “hữu”. Tam hữu tức là 3 cơi, c̣n có nhân, quả, c̣n bị luân-hồi sinh-tử là: dục-hữu, sắc-hữu và vô-sắc-hữu.

(12) Đoạn trên tỏ bày sự chứng quả chính-giác không c̣n vướng trong ṿng sinh-tử. Trong sự hoằng pháp độ sinh, cần chuyển sinh-tử của chúng-sinh, để chúng-sinh đạt tới thể-tính niết-bàn tịch-tĩnh. Niết-bàn (nirvàna), có nghĩa là tịch-diệt, viên-tịch, giải-thoát.

(13) Ruộng phúc là nghĩa của “phúc-điền”. “Điền” có ư-nghĩa sinh-trưởng. Như gieo mạ được thóc, cúng-dường được phúc-báo, nên gọi là “phúc-điền”. Phúc-điền có ba: a) Ân-điền: đền ơn cha mẹ, sư-trưởng. b) Kính-điền: quy y, cung kính; Phật, Pháp, tăng. c) Bi-điền: thương xót, cứu giúp chúng-sinh.

(14) Bốn đại, tức bốn chất-liệu có thể-tính rộng lớn, tạo-tác, xuất sinh ra các sắc-pháp, đó là: đất (chất rắn), nước (chất lỏng), lửa (chất nóng), gió (chất hơi).

(15) Ba cơi tức tam giới: cơi Dục, cơi Sắc và cơi Vô sắc.

(16) Sáu ba-la-mật-đa (Pàramita): Ba-la-mật-đa, Trung-Hoa dịch nghĩa là cứu-cánh, đáo bỉ ngạn, độ vô cực hay là “độ”. Đây là đại-hạnh của Bồ-tát. Làm trọn vẹn công việc hóa độ chúng-sinh là “cứu cánh”. Từ bờ sinh-tử bên này sang bờ niết-bàn giải-thoát bên kia là “đáo bỉ ngạn”. Do đại-hạnh ấy vượt qua các pháp một cách xa rộng, nên gọi là “độ vô cực”. Sáu ba-la-mật-đa: a) Bố-thí (Dàna). b) Tŕ giới (Sila). c) Nhẫn-nhục (Ksanti). d) Tinh-tiến (Virya). e) Thiền-định (Dhyana. f) Trí-tuệ (Prajna)

(17) Ba thiện-hạnh: Không tham, không sân và không si.

(18) Mười thiện-nghiệp đạo: Không sát sinh, không trộm cắp, không tà dâm, không nói dối, không nói lưỡi đôi chiều, không nói thêu dệt, không nói thô ác, không tham-lam, không giận-dữ, không tà-kiến.

(19) Sáu căn tức sáu giác-quan: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ư.

(20) Nhẫn-đạo: Xem chú-thích số 7 ở trên.

(21) Năm ấm: Sắc, thụ, tưởng, hành và thức.

(22) 12 nhập: 6 căn (ghi ở trên) và 6 trần: sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp.

(23) 18 giới: 6 căn, 6 trần và 6 thức: nhăn-thức, nhĩ-thức, tỵ-thức, thiệt-thức, thân-thức và ư-thức.

(24) 12 nhân-duyên: vô minh, hành, thức, danh sắc, lục nhập, xúc, thụ, ái, thủ, hữu, sinh, lăo-tử... (xem cuốn Nhân-Duyên Tâm Luận).

(25) Nhất thiết pháp trí: Trí-tuệ thấu suốt hết thảy sư sự vật vật. Nhất thiết pháp c̣n gọi là nhất thiết vạn pháp, nhất thiết chư pháp. Nhất thiết pháp, nói đại lược có 3 loại: hữu-vi-pháp, vô-vi-pháp và bất khả thuyết pháp.

(26) Quán chư đế hạnh: Thực-hành việc quán-sát sự vật, thấu suốt chân-lư đứng trên cơ sở của Tục-đế và Chân-dế

(27) Kết-sử: Kết và Sử đều là tên riêng của phiền-năo. Ràng buộc tâm thân, kết thành khổ-quả là “Kết”. Theo đuổi chúng-sinh và sai khiến chúng-sinh là “Sử”. Có 9 kết và 10 sử. Chín kết: Tham-ái, giận-tức, kiêu-mạn, vô minh, ác-kiến, chấp-thủ, nghi-hoặc, ganh ghét, bỏn xẻn. Mười sử: tham, sân, si, mạn, nghi, thân-kiến, biên-kiến, tà-kiến, kiến-thủ, giới-cấm-thủ.

(28) Trợ đạo: Chỉ cho 37 phẩm trợ đạo, tức là 4 niệm xứ, 4 chính-cần, 4 như-ư-túc, 5 căn, 5 lực, 7 giác-chi và 8 chính-đạo.

(29) Thanh-tịnh ba pháp đây chỉ cho thanh-tịnh ba nghiệp: thân, khẩu và ư.

(30) Tứ đế: khổ, tập, diệt, đạo.

(31) 3 điều ác nơi thân: sát sinh, trộm cắp, tà dâm.

(32) 4 điều ác nơi miệng: nói dối, nói lưỡi đôi chiều, nói thêu-dệt, nói thô ác.

(33) 3 điều ác nơi tâm: tham, sân, si.

(34) Thân-kiến (Satkàyadrsti): Một loại tà-kiến trong 5 loại của ác-kiến. Tư-tưởng chấp rằng, thân này là Ta, có cái Ta như thực.

(35) Địa, phi địa: chỉ cho các quả-địa của hàng Đại-Bồ-tát và Phật.

(36) Vô-sinh-pháp-nhẫn: Xem chú-thích số 7 ghi trên.

 

Trang Chủ      Hình ảnh      Kinh điển      Thần Chú      Liên lạc

 

google-site-verification=Iz-GZ95MYH-GJvh3OcJbtL1jFXP5nYmuItnb9Q24Bk0