VT0272
| ML | Q 01 | Q 02 | Q 03 | Q 04 | Q 05 | Q 06 | Q 07 | Q 08 | Q 09 | Q 10 |
KINH ĐẠI TÁT-GIÀ NI-KIỀN TỬ SỞ THUYẾT
Hán dịch: Đầu đời Ngụy, Tam tạng Bồ-đề-lưu-chi, người xứ Thiên Trúc.
Việt Dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
QUYỂN 10
Phẩm 10: THUYẾT PHÁP (Phần 2)
Bấy giờ, Tuệ mạng Đại Mục-kiền-liên bạch Đức Phật:
–Thưa Thế Tôn! Nay Tát-già Ni-kiền Tử thị hiện tướng ngoại đạo này giáo hóa được bao nhiêu chúng sinh phát tâm Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác?
Đức Phật bảo Mục-kiền-liên:
–Mục-liên! Nay ông hỏi ta việc này, trời người nghe nói thảy đều hoang mang, chỉ trừ chúng Đại Bồ-tát.
Mục-liên! Nay ta chỉ nói về phần nhỏ ấy khiến chúng sinh dễ hiểu. Thiện nam tử Tát-già dùng những loại h́nh tướng, những loại sắc, các thứ oai nghi để giáo hóa chúng sinh phát tâm Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.
Mục-liên! Số chúng sinh nhiều như vi trần của núi Tu-di ở trong pháp ngoại đạo, thiện nam tử Tát-già thực hành pháp ngoại đạo, giáo hóa khiến cho họ phát tâm Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Số chúng sinh nhiều như vi trần trong bốn thiên hạ ở trong pháp ngoại đạo Già-la-già, thiện nam tử Tát-già thực hành pháp Già-la-già giáo hóa khiến cho họ phát tâm Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Tám vạn bốn ngàn hằng hà sa số những chúng sinh sống ở trong pháp ngoại đạo Ba-lợi-bà-xà.
Thiện nam tử Tát-già thực hành pháp ngoại đạo Ba-lợi-bà-xà giáo hóa, khiến họ phát tâm Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Mười hằng hà sa những chúng sinh thích hạnh Thanh văn, thiện nam tử Tát-già thị hiện hạnh Thanh văn giáo hóa, khiến họ trụ trong Bồđề Thanh văn rồi, sau đó phát tâm Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Vượt hơn vô số những thân Thanh văn ấy, thị hiện hạnh h́nh tướng Bích-chi-phật giáo hóa, khiến họ phát tâm Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.
Người nào cầu thị hiện thân Đế Thích để giáo hóa, th́ liền hiện thân Đế Thích giáo hóa chúng sinh.
Cần phải thị hiện thân Phạm vương để giáo hóa, liền thị hiện thân Phạm vương giáo hóa chúng sinh.
Cần phải thị hiện thân vua Chuyển luân để giáo hóa th́ liền hiện thân vua Chuyển luân giáo hóa chúng sinh.
Cần phải thị hiện thân vua bốn cõi trời để giáo hóa th́ liền hiện thân vua bốn cõi trời giáo hóa chúng sinh.
Cần phải thị hiện thân Khẩn-na-la để để giáo hóa th́ liền hiện thân Khẩn-na-la giáo hóa chúng sinh.
Cần phải thị hiện thân A-tu-la để giáo hóa, liền hiện thân A-tula để giáo hóa chúng sinh.
Cần phải thị hiện thân Ca-lâu-la để giáo hóa, liền hiện thân Ca-lâu-la giáo hóa chúng sinh.
Cần phải thị hiện thân Ma-hầu-la-già để giáo hóa, liền hiện thân Ma-hầu-la-già giáo hóa chúng sinh.
Cần phải thị hiện thân người để giáo hóa, liền hiện thân người giáo hóa chúng sinh.
Cần phải thị hiện thân người nữ để giáo hóa, liền hiện thân người nữ giáo hóa chúng sinh.
Cần phải thị hiện thân đồng nam, đồng nữ để giáo hóa, liền hiện thân đồng nam, đồng nữ giáo hóa chúng sinh.
Cần phải thị hiện thân trời đất để giáo hóa, liền hiện thân trời đất để giáo hóa chúng sinh.
Cần phải thị hiện thân cùng sinh ở cõi trời, liền hiện thân cùng sinh ở cõi trời giáo hóa chúng sinh.
Cần phải thị hiện thân Thánh nhân để giáo hóa, liền thị hiện thân Thánh nhân giáo hóa chúng sinh.
Cần phải thị hiện thân Ma-na-bà để giáo hóa, liền hiện thân Ma-na-bà giáo hóa chúng sinh.
Cần phải thị hiện thân Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni để giáo hóa, liền hiện thân Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni để giáo hóa chúng sinh.
Cần phải thị hiện thân Ưu-bà-tắc, Ưu-bà-di để giáo hóa, liền hiện thân Ưu-bà-tắc, Ưu-bà-di giáo hóa chúng sinh.
Mục-liên! Thiện nam tử Tát-già đã thị hiện vô số những loại thân tướng như thể, giáo hóa vô số chúng sinh như thế phát tâm Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.
Mục-liên bạch Đức Phật:
–Bạch Thế Tôn! Thiện nam tử Tát-già cúng dường bao nhiêu chư Phật?
Đức Phật bảo Mục-liên:
–Này Mục-liên! Cõi đất, cõi gió và cõi hư không… đều có thể tính được. Còn thiện nam tử Tát-già dùng các loại thân cúng dường chư Phật th́ không thể nào tính được số lượng.
Phẩm 11: THỌ KÝ
Bấy giờ, Đại đức Ma-ha Ca-diếp bảo thiện nam tử Tát-già:
–Thiện nam tử! Người đã cúng dường vô số chư Phật, thành tựu đầy đủ vô lượng, vô biên các công đức, nhưng v́ sao chưa thành Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác?
Tát-già đáp:
–Đại đức Ca-diếp! Nếu tôi có thấy Bồ-đề như thế, thấy chứng như thế th́ tôi mới chứng thành Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.
Ca-diếp nói:
–Thiện nam tử Tát-già! Có vô lượng, vô biên Bồ-tát phát tâm Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, chẳng phải đã thành Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, sẽ thành Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác và đang thành Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.
Tát-già đáp:
–Đại đức Ca-diếp! Hôm nay Đại đức nói có vô lượng, vô biên các chúng sinh thành Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Đây là số chúng sinh kiêu mạn. V́ sao? Đại đức Ca-diếp! V́ trong Đệ nhất nghĩa, Bồ-đề không thể đắc, Bồ-tát không thể đắc. V́ sao? V́ Bồđề gọi là vô vi, Bồ-đề là ĺa bỏ tất cả số, Bồ-đề chẳng phải sắc pháp, Bồ-đề không thể thấy. Bồ-đề là không phải xanh, không phải vàng, không phải đỏ, không phải trắng, không phải hồng, không phải đen, không phải màu sắc pha lê. Nó không có sắc, không có h́nh, không có tướng, không có biểu hiện, vượt qua tất cả tướng; không nương tựa, ĺa tất cả nương tựa; không vật ĺa tất cả vật, vô tướng ĺa tất cả tướng. Không thể nói, không thể thuyết, không thể thấy, không thể hòa hợp để biết, không thể riêng biệt để biết; chẳng tối, chẳng sáng. Không có h́nh, không có tướng, không thể quán. Không ngôn ngữ, ĺa ngôn ngữ, không thể tiếp xúc, không thể biết, không thể nghe; chẳng phải âm thanh, chẳng phải miệng, không ngăn, không ngại, không trói buộc, không giải thoát, không giận dữ, không ngu si. Không thể đem tất cả mọi việc thị hiện, không thể nói.
Đại đức Ca-diếp! Thể của Bồ-đề có tướng trạng như thế. Nó không thể dùng thân để chứng, không thể dùng tâm để biết. V́ sao? V́ thân ấy vô tri như cỏ cây, thân ấy không hiểu như vách đá, thân ấy không nhận thức như tấm gương. V́ thế, không thể dùng thân để chứng đắc Bồ-đề. Tâm cũng không thể thấy, không thể hiện ra, cho nên không thể dùng tâm chứng đắc Bồ-đề.
Đại đức Ca-diếp! Chúng sinh không thể thấy, v́ không có chúng sinh cho nên không đắc Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Tất cả các pháp cũng đều như thế.
Đại đức Ca-diếp! Đại đức nghĩ như thế nào mà nói rằng, tôi đã cúng dường vô số chư Phật, đầy đủ vô lượng, vô biên công đức mà sao không thành Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác?
Bấy giờ, trong chúng hội, các Đại Bồ-tát, Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni, Ưu-bà-tắc, Ưu-bà-di, Thích Đề-hoàn Nhân, vua bốn cõi Trời, Phạm và vua trời… Tất cả đại chúng cùng nghĩ rằng: “Như Lai Thế Tôn v́ trừ tâm nghi hoặc của chúng ta, tuy thuận theo lòng tin của chúng ta mà Ngài đã thọ ký Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác cho thiện nam tử Tát-già, với thời gian bao nhiêu sẽ thành Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Ở trong kiếp nào? Dòng họ ǵ? Gia đ́nh nào? Quyến thuộc nào? Xuất gia như thế nào? Ở dưới cây ǵ thành Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác? Sau khi thành Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác rồi, danh hiệu Phật là ǵ? Trụ thế được bao lâu? Có bao nhiêu chúng hội?”
Bấy giờ, Đức Thế Tôn biết tâm nghĩ của các Đại Bồ-tát, Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni, Ưu-bà-tắc, Ưu-bà-di, Thích Đề-hoàn Nhân, vua bốn cõi Trời, Phạm, vua trời… trong chúng hội rồi, liền bảo Văn-thù-sư-lợi Pháp vương tử rằng:
Văn-thù-sư-lợi! Thiện nam tử Tát-già, trải qua hiền kiếp này, lại trải qua vô lượng vô số kiếp sẽ thành Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác với danh hiệu Phật là Bảo Tuệ Tràng Vương, thế giới tên Thiện quán danh xưng. Trong thế giới ấy, không có những sự oán thù. Thế giới Thiện quán danh xưng ấy được trang nghiêm bằng những thứ hiếm có, đặc biệt rất cực đẹp và thật sung sướng. Đất ấy được trải bảy báu trang hoàng. Tường xung quanh thành quách được làm bằng bảy báu, che chắn trăm ngàn vạn lớp. Trong ấy lại có bảy trăm ngàn vạn lớp biển đại hương thủy chảy bao bọc xung quanh; lấy bảy báu trăm ngàn vạn đại Tỳ-lưu-ly, Ma-ni, bảo châu làm cửa và cổng, lấy mười trăm ngàn vạn vàng Diêm-phù-đàn làm lưới che khắp thế giới; dùng mười trăm ngàn Ma-ni lát trải ở ngoài cổng ấy; dùng mười trăm ngàn vạn báu Ma-ni sư tử ái treo khắp các cung điện để trang hoàng; dùng mười trăm ngàn vạn báu Ma-ni sư tử tràng trang hoàng những ngã tư đường; có mười trăm ngàn vạn báu vạn báu Ma-ni hỏa tràng suốt ngày đêm thường sáng chiếu khắp thế giới; có mười trăm ngàn vạn báu vạn linh hòa bảy báu thường phát ra âm thanh rất vi diệu, khắp các thế giới; dựng mười trăm ngàn vạn cờ cao báu Ma-ni, khắp các thế giới treo mười trăm ngàn vạn lộng vàng ở trên cờ cao.
Văn-thù-sư-lợi! Thế giới Thiện quán danh xưng kia đất bằng phẳng như bàn tay, có cây báu che phủ. Các loại cỏ mềm mại mọc xoay về bên hữu giống như một bức họa tuyệt đẹp, như lông ở cổ chim Khổng tước. Khi xúc chạm vào nó rất mềm mại, như chim Calăng-tần-già trải khắp cả thế giới; có mười trăm ngàn vạn khu vườn được trang hoàng rất đẹp khắp cả thế giới; trong mỗi khu vườn ấy có mười trăm ngàn vạn những ao báu lớn trang hoàng khắp cả; trong mỗi cái ao đó lại có tám con đường chảy theo mỗi hướng, dùng loại báu lăng Ma-ni tám mặt đan nhau, lấy vàng cát bằng Diêm-phù-đàn trải ở dưới đáy. Trong mỗi ao đều có đủ nước có tám mùi hương thơm; dùng hoa Bát-đầu-ma bảy báu rải che ở trên mặt nước. Những loài chim như chim Côn loan, chim Xà-bà-xà-bà thường hót với âm thanh rất vi diệu vang khắp thế giới.
Văn-thù-sư-lợi! Thế giới Thiện quán danh xưng kia có tám ngàn vạn thành, ấp, tụ lạc khắp cả đất nước để làm trang nghiêm. Trong một thành lớn lại có mười trăm ngàn vạn các thành nhỏ làm trang nghiêm. Tất cả những thành ấp khác cũng đều như thế. Mỗi mỗi thành ấp, tụ lạc đều có đầy đủ trăm ngàn vạn người, đồng nam, đồng nữ.
Văn-thù-sư-lợi! Trong thế giới Thiện quán danh xưng kia, có một Tứ thiên hạ gọi là thế giới người thấy ưa thích. Xinh đẹp thù thắng nhất trong các bốn thế giới, nhân dân phồn thịnh, an ổn hạnh phúc. Đức Như Lai Thật Tuệ Tràng Vương ứng Cúng Chánh Tri xuất hiện ở trong thế giới đó.
Văn-thù-sư-lợi! Đức Như Lai Thật Tuệ Tràng Vương kia sinh trong gia đ́nh Bà-la-môn. Thân mẫu tên là Tốc Hành, giống như mẹ ta hiện tên là Ma-da. Thân phụ tên là Phạm Tài, giống như cha của ta hiện nay tên Bạch Tịnh. Con tên Diệu Xưng, giống như con của ta hiện nay tên La-hầu-la. Vợ tên Đại Tuệ, giống như vợ của ta hiện đời tên là Cù-di dòng họ Thích. Nhũ mẫu tên Đại Xưng, giống như Ma-ha-ba-xà-ba-đề Cù-đàm-di của ta hiện nay. Người hầu tên là Thường Tùy Thuận, giống như Đàn-đà-ca của ta hiện nay. Ngựa tên là Đại Tốc, giống như ngựa chúa Kiền-trắc của ta hiện nay.
Đức Như Lai Thật Tuệ Tràng Vương cỡi trên con ngựa Đại Tốc, vượt thành xuất gia, giống như ta hiện nay cỡi ngựa chúa Kiền-trắc vượt thành xuất gia. Đạo tràng của Đức Phật Thật Tuệ Tràng Vương tên là Pháp thượng và ở trong đạo tràng ấy thành Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, giống như ta ở đạo tràng Tịch diệt. Ở trong đạo tràng kia lại có tám mươi vạn trăm ngàn vạn ức cây cối làm quyến thuộc.
Văn-thù-sư-lợi! Đức Như Lai Thật Tuệ Tràng Vương, khi ra đời, ở kiếp ấy không có các ma oán và quyến thuộc của ma. Khi Đức Như Lai Thật Tuệ Tràng Vương thành Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, tất cả các chúng sinh trong thế giới ấy mang các loại hương hoa, hương thoa, hương bột, hương tán và thổi các loại âm nhạc, ca múa, một lúc cùng nhau đi đến đạo tràng Pháp thượng. Thậm chí trời Hữu đảnh và các chúng trời trổi lên các âm nhạc vi diệu của trời, tập hợp ở đạo tràng ấy. Tất cả chúng Dạ-xoa cũng trổi các âm nhạc tập trung ở đạo tràng ấy. Tất cả chúng Càn-thát-bà, tất cả chúng A-tu-la, tất cả chúng Ca-lầu-la, tất cả chúng Khẩn-na-la, tất cả chúng Mahầu-la-già ở trong thế giới ấy, mỗi mỗi đều trổi lên những loại âm nhạc và cùng với quyến thuộc của họ tập hợp ở đạo tràng ấy. Các vị Bồ-tát ở vô lượng, vô biên thế giới khắp Đông, Tây, Nam, Bắc, bốn phía, trên dưới đều đến tập hợp.
Văn-thù-sư-lợi! Khi Đức Như Lai Thật Tuệ Tràng Vương vừa mới thành Chánh giác, đại chúng đã được tập họp, Đức Như Lai nói pháp môn lớn Bồ-tát Hành phương tiện cảnh giới phấn tấn này. Có vô số trăm ngàn vạn ức na-do-tha Tu-đa-la làm quyến thuộc. Khi Đức Như Lai Thật Tuệ Tràng Vương kia nói pháp môn này, có hằng hà sa những chúng sinh đạt được địa vị không thoái chuyển nơi đạo Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Đức Như Lai Thật Tuệ Tràng Vương kia ra đời không nói pháp ba thừa để giáo hóa. V́ sao? V́ cõi Phật kia không có hàng Thanh văn và Bích-chi-phật. Chúng sinh ở trong thế giới ấy đều tin Nhất thừa, đều tịnh hạnh thượng diệu thù thắng của Bồ-tát.
Văn-thù-sư-lợi! Đức Như Lai Thật Tuệ Tràng Vương kia, hội thuyết pháp đầu tiên có vô lượng hằng hà sa những vị Bồ-tát bất thoái đến tập hội. Hội thuyết pháp thứ hai có tám mươi ức trăm ngàn vạn na-do-tha vị Bồ-tát Nhất sinh bổ xứ đến tập hội. Hội thuyết pháp thứ ba có sáu mươi Tần-bà-la Bồ-tát đến tập hội. Hội thuyết pháp sau cùng có vô lượng, vô biên chúng sinh đạt địa vị không thoái chuyển nơi đạo Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.
Văn-thù-sư-lợi! Đức Như Lai Thật Tuệ Tràng Vương kia, khi chứng địa vị Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác rồi, trụ thế ở thế gian thuyết pháp đến sáu mươi tiểu kiếp, sau đó nhập vào Niết-bàn. Sau khi Đức Phật nhập Niết-bàn, chánh pháp tồn tại ở thế gian tám mươi vạn trăm ngàn ức na-do-tha kiếp. Chánh pháp lưu hành giáo hóa chúng sinh, số lượng chúng sinh được lợi ích bằng với số lượng được độ khi Đức Phật còn tại thế.
Văn-thù-sư-lợi! Đức Như Lai Thật Tuệ Tràng Vương trước khi sắp Niết-bàn đã thọ ký cho Bồ-tát Đại tràng vương rồi, sau đó mới nhập Niết-bàn. Ngài thọ ký rằng: “Đại Tràng Vương Bồ-tát sẽ kế thừa ta và sẽ thành Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác với danh hiệu Đại Trang Nghiêm Như Lai Ứng Cúng Chánh Giác Biến Tri.”
Bấy giờ, đại chúng muốn biết trong chúng này người nào là Bồ-tát Đại Tràng Vương sẽ tiếp thừa kế Đức Như Lai Thật Tuệ Tràng Vương thành Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Người nào có danh hiệu là Đại Trang Nghiêm Như Lai Ứng Cúng Chánh Biến Tri.
Bấy giờ, Đức Thế Tôn biết được ý nghĩ của chúng sinh lúc ấy. Biết tâm niệm chúng sinh như thế rồi, Ngài bảo Văn-thù-sư-lợi Pháp vương tử:
–Văn-thù-sư-lợi! Thiện nam tử Tát-già này đang ngồi trước mặt đây tên là Đồng tử Thật Hỷ, tối thắng đệ nhất ở trong chúng đệ tử. Vào thời đó, Đồng tử này sẽ thành Đại Trang Nghiêm Như Lai Ứng Chánh Biến Tri. Thế giới Trang nghiêm diệu lạc của Đức Phật đó cũng giống như thế giới của Thật Tuệ Tràng Vương không khác.
Bấy giờ, trong chúng hội nghe Đức Phật nói về công đức thù thắng vi diệu trang nghiêm ở quốc độ Đức Phật kia th́ có sáu mươi trăm ngàn vạn ức na-do-tha Bồ-tát nguyện được sinh về quốc độ ấy mà thưa rằng: Khi Thật Tuệ Tràng Vương Như Lai này thành Phật, chúng con nguyện được sinh về quốc độ của Đức Phật ấy. Khi ấy, Đức Thế Tôn liền thọ ký cho họ đều được vãng sinh về quốc độ của Đức Phật ấy. Có tám mươi ngàn vạn chúng Ni-kiền Tử đồng thời cùng nhau thưa:
–Bạch Thế Tôn! Chúng con cũng nguyện sinh về quốc độ của Đức Phật ấy.
Đức Thế Tôn cũng liền thọ ký cho họ:
–Thiện nam tử! Các ông đều sẽ được sinh về quốc độ của Đức Phật ấy.
Có tám ngàn vạn ức na-do-tha Thiên tử ở giữa hư không thưa rằng:
–Bạch Thế Tôn! Khi Thật Tuệ Tràng Vương Như Lai đạt được Bồ-đề, chúng con nguyện đều được sinh về thế giới Thiện quán danh xưng kia, được thấy quốc độ với công đức chẳng thể nghĩ bàn trang nghiêm thanh tịnh của Đức Phật ấy.
Lúc đó, Đức Phật liền bảo các Thiên tử:
–Các thiện nam! Các ông đều sẽ sinh về thế giới Thiện quán danh xưng kia để cúng dường Đức Phật ấy. Các ông cũng ở trong thế giới Thiện quán danh xưng ấy thành Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, với các loại danh hiệu, tuổi thọ ở đời kiếp số bao nhiêu, giống như Thật Tuệ Tràng Vương Như Lai kia trụ thế, không khác.
Khi ấy, tam thiên đại thiên thế giới chấn động sáu cách, đại địa xuất hiện trăm ngàn vạn ức hoa Bát-đầu-ma; lá bằng Diêm-phù-đàn, đài bằng báu đại thanh Nhân-đà-la ni, tua hoa bằng báu mã não nhật quang, cọng hoa bằng báu đại Tỳ-lưu-ly ma-ni. Ở trên tất cả các đóa hoa Bát-đầu-ma ấy thấy có trăm ngàn vạn ức những vị Bồ-tát ngồi kiết già, với ba mươi hai tướng tốt và tám mươi vẻ đẹp trang nghiêm thân. Tất cả đều cùng quy mạng Đức Như Lai.
Những vị Bồ-tát ấy, mỗi người dùng các loại lưới mây báu cúng dường Đức Như Lai rồi thưa rằng:
–Bạch Thế Tôn! Chúng con từ các thế giới đến chỗ Đức Phật để nghe ngài nói về pháp môn công đức chẳng thể nghĩ bàn thị hiện Bồ-tát; v́ được yết kiến Như Lai, đảnh lễ Như Lai và cúng dường Như Lai; để thấy được thiện nam tử Tát-già, v́ muốn thấy các chúng Bồ-tát ở trong đại hội này.
Khi Đức Như Lai thuyết pháp môn vi diệu này, vô lượng, vô biên các Bồ-tát ở trong quốc độ Phật chẳng thể nghĩ bàn đều đạt được địa vị không thoái chuyển nơi đạo Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.
Bấy giờ, Đức Thế Tôn muốn tuyên lại nghĩa trên nên nói bài kệ rằng:
Nhất tâm giữ các căn
Nghe ta nói pháp diệu
Như Lai không vọng ngữ
Chư Phật nói chân thật.
Tát-già và đại chúng
Vô lượng đời tương lai
Trải qua vô số kiếp
Trong kiếp Vô thích tịnh.
Vị ấy sẽ thành Phật
Hiệu Thật Tuệ Tràng Vương
Đời ấy không dơ, bại
Nên gọi kiếp Vô thích.
Thế giới Phật lúc đó
Hiệu Thiện quán danh xưng
Đầy đủ các công đức
Trời người đều kính ngưỡng,
Đồ trang hoàng thế giới
Tất cả đều thù thắng
Cổng cửa các lầu gác
Trăm ngàn các thành báu,
Lưới vàng Diêm-phù-đàn
Che khắp, phát tướng sáng
Ánh sáng thường chiếu khắp
Ngày đêm không sai khác,
Treo trăm ngàn châu báu
Kiến lập cờ sư tử
Linh báu phát tiếng hay
Thuyết pháp đúng như thật,
Báu vô cấu làm tường
Hơn cung điện các trời
Dòng suối, các ao nước
Đầy đủ tám mỹ vị,
Các hoa Bát-đầu-ma
Và Câu-ca-na-đà
Tươi sáng đầy các ao
Không nhiễm những bụi nhơ,
Trụ xứ thế giới ấy
Vượt hẳn bốn thiên hạ
Trang hoàng đẹp đầy đủ
Cho nên gọi Lạc kiến,
Chỗ ấy Như Lai sinh
Bà-la-môn xuất gia
Mẹ tên là Tốc Hành
Cha tên là Phạm Tài,
Con tên là Diệu Xưng
Như nay La-hầu-la
Phu nhân tên Đại Tuệ
Như Cù-di vợ ta
D́ tên Đại Danh Xưng
Như là Ba-xà-đề
Người hầu tên Tùy Thuận
Cũng gọi Đàn-ni-ca
Như là Đàn-ni-ca
Cung kính tùy tâm ta
Ngựa đệ nhất tối thắng
Tên gọi là Đại Tốc
Nó đưa Như Lai đi
Như ta cỡi Kiền-trắc
Cây Bồ-đề Phật kia
Có tên là Pháp thượng
Nhiều cây làm quyến thuộc
Tám mươi trăm ngàn vạn
Pháp Vương dưới cây ấy
Tên là Thật Tuệ Phật
Ngồi dưới đạo tràng kia
Thành tựu đại Bồ-đề
Không ma làm quyến thuộc
Không có các nghiệp ma
Trong quốc độ Phật kia
Không có các oán thù
Vô lượng các trời, người
Tập hợp cõi tịnh ấy
Đều cầm vòng hoa đẹp
Trăm ngàn các âm nhạc
Họ với tâm cung kính
Cùng nhau đến chỗ Phật.
Như Lai biết tâm họ
Nên thuyết các diệu pháp
Vô lượng Tu-đa-la
Lấy làm các quyến thuộc,
Hội thứ nhất của Phật
Người nghe pháp môn này
Vượt hằng sa trần chúng
Không thoái quả Bồ-đề,
Không có Thanh văn thừa
Và không Bích-chi-phật
Các Bồ-tát dũng mãnh
Đầy khắp cõi tịnh ấy.
Trong pháp hội thứ hai
Có các chúng Bồ-tát
Tám mươi na-do-tha
Một đời trụ Bổ xứ.
Trong pháp hội thứ ba
Các đại thắng Bồ-tát
Sáu mươi Tần-bà-la
Trụ ở chỗ như thật,
Như Lai kia trụ thế
Tuổi thọ sáu mươi kiếp
Sau khi Phật diệt độ
Đàn pháp trụ thế gian,
Xá-lợi lưu bố khắp
Tám mươi ức ngàn vạn
Trụ na-do-tha kiếp
Lợi ích các chúng sinh,
Phật thọ ký Đại Tràng
Sau mới nhập Niết-bàn
Phật tên Đại Trang Nghiêm
Danh tiếng khắp thế gian,
Thế giới kia xinh đẹp
Giống cõi Phật Thật Tuệ
Ở trong quốc độ ấy
Thành Bồ-đề vô cấu.
Các ông nên tin ta
Trí tuệ như hư không
Tánh vô tận thường trụ
Ở khắp không chướng ngại
Thảy đều thấy tương lai
Việc chưa có sẽ có
Huống ǵ kiếp quá khứ
Từng có mà không nhớ,
Ta trụ nghĩa đệ nhất
Bằng trí tuệ như thật
Phát ngôn không hư dối
Không thể nói lời khác,
Nay ta nói chân thật
Pháp cam lồ tuyệt mỹ
Nên ông và đại chúng
Nghe tin thọ vững chắc.
Đại chúng nghe Phật thuyết
Đều sinh tâm vui mừng
Khi Phật kia thành đạo
Nguyện sinh về nước ấy.
Thế Tôn thọ ký họ
Vô lượng các chúng sinh
Phật kia hiện ở đời
Các ông đều sinh về,
Ông cùng thế giới đó
Giáo hóa các chúng sinh
Ở đó thành Bồ-đề
Thế giới cũng không khác.
Khi nói pháp môn này
Đại địa động sáu cách
Bồ-tát trong hoa sen
Chắp tay hướng Phật thưa:
Lành thay. Phật Thế Tôn!
Thật không thể nghĩ bàn
V́ vô lượng các chúng
Khéo nói pháp môn này,
Chúng con, các đại chúng
Đến từ vô số cõi
Đều muốn nghe pháp này
Pháp luân tối thượng diệu.
Phẩm 12: CÔNG ĐỨC CỦA TÍN THỌ TR̀ KINH
Bấy giờ, tất cả đại chúng trong hội đều rất vui mừng hớn hở, mỗi người tự cởi chiếc áo ngoài trên thân ḿnh cúng dường Đức Như Lai rồi thưa rằng:
–Như Lai Thế Tôn! Nay đối với thế gian chuyển pháp luân lần hai, khi xưa ở thành Ba-la-nại, Như Lai đã sơ chuyển pháp luân. Và bây giờ, Như Lai lại ở thành Uất-xà-diên này chuyển đệ nhị pháp luân.
Lại thưa:
–Thưa Thế Tôn! Chúng con thường nghe, không bao giờ bỏ pháp môn báu vi diệu này; chúng con nguyện mãi mãi ở bên cạnh thiện nam tử Tát-già.
Bấy giờ, ở trong hư không, âm nhạc tiếng trống vi diệu phát ra của chư Thiên; mưa trời các loài hoa, như hoa Ưu-bát-la, hoa Bátđầu-ma, hoa Câu-nâu-đầu, hoa Phân-đà-lợi, hoa Bà-sư-ca đầy cả dưới chân Đức Phật.
Trời ở trong hư không rải xuống các loại y báu đầy cả trời giống như mây và thưa:
–Nếu có thiện nam, thiện nữ nào có khả năng thọ tŕ, đọc tụng, biên chép, v́ người khác giải nói pháp môn vi diệu này th́ người kia nhất định được vô lượng, vô biên công đức.
Bấy giờ, Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi Pháp vương tử thưa Đức Phật:
–Bạch Thế Tôn! Thiện nam, thiện nữ nào có khả năng thọ tŕ, đọc tụng, biên chép và nói rộng pháp môn vi diệu này cho người khác th́ thành tựu được bao nhiêu công đức?
Đức Phật bảo Văn-thù-sư-lợi Pháp vương tử:
–Văn-thù-sư-lợi! Nếu có thiện nam, thiện nữ nào đến được những chúng sinh trong tam thiên đại thiên thế giới, hoặc có sắc, hoặc không có sắc, hoặc có tưởng, không tưởng. Đối với chúng sinh ở trong thế giới chúng sinh, trí tuệ Đức Phật biết tất cả chúng sinh ở trong thế giới chúng sinh, cùng một lúc đều được sinh làm người. Khi được sinh làm người rồi, họ đều cùng nhau tu hạnh Ba-la-mật, cùng thành Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Chư Phật kia trụ một kiếp ở thế gian. Có thiện nam, thiện nữ nào, suốt một kiếp đó cúng dường các chư Phật Như Lai ấy, lễ bái, cung kính, tôn trọng, khen ngợi; đầy đủ tất cả những sự cúng dường thù thắng, cho đến tất cả các thứ hoa, hương và âm nhạc.
Văn-thù-sư-lợi! Ý ông nghĩ sao? Thiện nam, thiện nữ kia được phước nhiều không?
Văn-thù-sư-lợi thưa:
–Thưa Thế Tôn, rất nhiều! Thưa Thiện Thệ, rất nhiều! Thiện nam, thiện nữ kia được vô lượng, vô biên công đức không thể tính được, không thể đếm được, không thể biết, không thể nói.
Đức Phật bảo Văn-thù-sư-lợi:
–Nếu có thiện nam! Thiện nữ nào thọ tŕ, đọc tụng, biên chép, xiển dương và v́ người khác nói rộng pháp môn Bồ-tát Hành Phương Tiện Công Đức này th́ được công đức vượt hơn công đức của thiện nam, thiện nữ cúng dường chư Phật vô lượng, vô biên không thể kể hết, không thể so sánh kia.
Văn-thù-sư-lợi bạch Đức Phật:
–Bạch Thế Tôn! Thật là hy hữu, thật là hiếm có. Đức Như Lai v́ muốn tất cả chúng sinh đều được an lạc, nên nói pháp môn này.
Lại thưa Đức Phật:
–Bạch Thế Tôn! Đối với cõi Diêm-phù-đàn Thế Tôn trụ thế được bao lâu?
Đức Phật bảo Văn-thù-sư-lợi:
–Khi ta nhập Niết-bàn, có tám đại quốc vương v́ muốn lưu bố xá-lợi của ta nên lúc đó chia làm tám phần cho tám nước, đặt trong tám chiếc hộp. Mỗi người giữ lấy một hộp mang về nước ḿnh, lập tháp miếu tôn thờ, cúng dường. Bấy giờ, vua A-xà-thế cũng được một phần xá-lợi của ta. Chép kinh này ở trên bảng vàng, cùng với xá-lợi; tất cả đều đặt ở trong hộp bảy báu. Ở phía ngoài thành Vương xá đào đất làm hồ, ở giữa xây tháp trang hoàng rất đặc biệt, đặt hộp xá-lợi ở trong tháp ấy; treo trăm ngàn vạn a-tăng-kỳ cờ báu, lộng báu, rải tất cả những loại hương hoa vô giá, b́nh hương bảy báu đựng đầy nước hoa thơm, đèn đuốc lớn sáng mãi một trăm năm không tắt.
Văn-thù-sư-lợi! Sau một trăm năm ta nhập Niết-bàn, có vua Athâu-ca, xuất hiện ở thế gian, sinh vào trong nhà Mao-lê, làm vua Chuyển luân thánh vương ở Diêm-phù-đề, đạt được tự tại và có năng lực đầy đủ, khéo hàng phục các chúng sinh kiên cường. Lúc ấy, vị vua kia chắc chắn quan sát ta, có thể nghĩ về ta, hộ tŕ pháp của ta, tôn trọng, cung kính đối với pháp thân của ta.
Văn-thù-sư-lợi! Vua A-thâu-ca kia có một Tỳ-kheo tên là Tịnh Tự Tại, sinh ở trong hàng vương tử, rồi xuất gia cầu đạo. Vua A-thâu-ca nhận làm Thầy. Vị ấy có năng lực thần thông rất lớn, có năng lực uy đức rất lớn, hộ tŕ pháp chư Phật, hộ tŕ đại phương quảng. Vua A-thâu-ca rất tôn trọng Tỳ-kheo Tịnh Tự Tại nên không để cho Tỳ-kheo ấy đi nơi khác, thường ở trong cung, nhà vua đích thân cúng dường.
Văn-thù-sư-lợi! Vua A-thâu-ca v́ muốn lưu bố xá-lợi của ta, v́ muốn tất cả chúng sinh được lợi ích nên muốn mở hộp đựng Xá-lợi ra nên cùng với vô lượng đại thần, vương tử, trưởng giả, cư sĩ quyến thuộc vây quanh nhà vua; trần thiết rất trang nghiêm, thể hiện uy lực lớn của nhà vua, rồi mang các loại hương hoa, hương bột, hương tán và trổi lên trăm ngàn loại âm nhạc vi diệu, cùng nhà vua đi đến thành Vương xá; thiết lập tất cả sự cúng dường vi diệu thù thắng vô lượng, vô biên không thể tính được. Nhà vua cho đào đất lấy hộp báu xá-lợi, để bảy ngày, dùng tất cả các loại hương thơm, tất cả các loại hoa, tất cả vòng hoa, tất cả hương tán, tất cả hương hoa và tất cả các loại âm nhạc cung kính cúng dường. Trải qua bảy ngày, tất cả các quốc độ trong Diêm-phù-đề, chẳng phải lúc trước, lúc sau mà ở trong một lúc, một ngày, trong một khoảng khắc, khắp cả Diêm-phù-đàn cùng xây dựng tám vạn bốn ngàn ngôi tháp thờ xá-lợi Phật.
Bấy giờ, Tỳ-kheo Tịnh Tự Tại lấy pháp môn này từ ở trong hộp đựng xá-lợi mang đến cõi nước lớn Bắc cương để truyền bá rộng rãi.
Văn-thù-sư-lợi! Mặc dù Tỳ-kheo Tịnh Tự Tại kia nỗ lực truyền bá, nhưng người lãnh hội thọ tŕ pháp môn này rất ít. Có nhiều người không biết, nhiều người không hiểu, nhiều người không giữ ǵn, nhiều người không thọ tŕ đọc tụng pháp môn này. V́ sao? V́ đây là pháp môn thù thắng, chúng sinh bạc phước không thể nghe được. Nhiều người giấu kín đặt ở trong hộp kinh, trong các kho lẩm. V́ sao? V́ không có pháp khí th́ không thể gieo trồng thiện căn Vô thượng được. V́ sao? V́ pháp môn này khó tin, khó thực hành và khó lường.
Văn-thù-sư-lợi! Phàm người nào không có thiện căn đời trước, đã từng nghe Đại thừa sinh tâm nghi ngờ phỉ báng. Cho nên, khi nghe pháp môn vô thượng này không thể sinh lòng tin, không thể hội nhập được.
Văn-thù-sư-lợi! Đến thời kỳ mạt pháp, khi tượng pháp sắp diệt, nếu có người nghe pháp môn này có thể sinh lòng tin, người có khả năng t́m cầu, người có khả năng ngộ nhập th́ nên biết rằng, những người này trong quá khứ đã từng cúng dường vô lượng, vô biên chư Phật, khéo thực hành các hạnh nên mới có khả năng tin hiểu và ngộ nhập pháp môn Đại thừa này.
Văn-thù-sư-lợi! Nếu có thiện nam, thiện nữ nào ở trong thời kỳ mạt pháp nghe tên kinh này. Nghe rồi có thể sinh lòng tin, thọ tŕ, đọc tụng, biên chép, giải nói. Biên chép rồi tôn trọng cúng dường quyển kinh. Những chúng sinh ấy nên tự suy nghĩ biết rằng, trong quá khứ đã từng gặp vô lượng hằng sa chư Phật, cung kính cúng dường hằng sa chư Phật.
Văn-thù-sư-lợi! Những chúng sinh ấy cũng thấy ra ở tại nước này thuyết pháp môn này và cũng thấy các chúng trong đại hội này. Bấy giờ, Đức Thế Tôn bảo A-nan:
–Này A-nan! Ông nên thọ tŕ, đọc tụng pháp môn vi diệu này, tuyên thuyết rộng rãi cho các chúng sinh. Ông nên quán chúng sinh, xem người nào có căn Đại thừa, có thể tin thọ rồi mới thuyết pháp môn này cho họ, không được sơ xuất, không quán mà nói. V́ sao? V́ những chúng sinh ít phước nghe pháp môn này sẽ sinh tâm bất tín, chịu tội vô lượng.
Này A-nan! Pháp môn này gọi là Công đức chân thật của Như Lai, gọi là Tạng bí mật của Như Lai, gọi là Tạng thuần tịnh vi diệu của Như Lai, gọi là Tạng pháp ấn của Như Lai, gọi là Tạng hộ tâm của Như Lai, gọi là Tạng hiện thật tánh của Như Lai. V́ vậy, ông nên giữ kỹ, chớ vội vàng tuyên thuyết, ngoại trừ các Phật tử Đại Bồ-tát. V́ sao? V́ thiện nam ấy, đối với chư Phật đã gieo trồng thiện căn sâu xa, có khả năng hộ tŕ tạng pháp, có thể lợi ḿnh và lợi mgười th́ ông nên nói cho người đó.
A-nan thưa:
–Bạch Thế Tôn! Con đã lãnh hội pháp môn vi diệu này. Thưa Thế Tôn! Nay pháp môn này gọi tên là ǵ? Thọ tŕ như thế nào?
Đức Phật bảo A-nan:
–Pháp môn vi diệu này gọi là Pháp Môn Bồ-tát Hành Phương Tiện Cảnh Giới Phấn Tấn, gọi là Tạng Bí Mật Sâu Xa Của Như Lai, gọi là Như Lai Đầy Đủ Công Đức, gọi là Cảnh Giới Sâu Xa Của Như Lai, gọi là Thuyết Nhất Thừa, gọi là kinh Văn-thù-sư-lợi Sở Thuyết, gọi là kinh Tát-già Ni-kiền Tử Thọ Ký, gọi là kinh Tát-già Ni-kiền Tử Sở Thuyết. Nay ông nên tụng tŕ như vậy!
Khi Đức Như Lai nói pháp môn này, có ba mươi ức na-do-tha chúng sinh phát tâm Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, có sáu mươi ngàn Bồ-tát đạt được Vô sinh pháp nhẫn; có vô lượng, vô biên chúng sinh rốt ráo không thoái tâm Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.
Khi Đức Phật thuyết kinh này xong, Tuệ mạng A-nan, Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi Pháp vương tử và tất cả các Đại Bồ-tát, Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni, Ưu-bà-tắc, Ưu-bà-di, Thích Đề-hoàn Nhân, Tứ Thiên vương, Phạm Thiên vương, Trời, Người, A-tu-la… đều rất hoan hỷ tin thọ phụng hành.
KINH ĐẠI TÁT-GIÀ NI-KIỀN TỬ SỞ THUYẾT
<<-- --MỤC-LỤC
|