佛山* Buddha Mountain * Phật Sơn

Calgary Alberta Canada

 TRANG CHỦ*--KINH ĐIỂN*--ĐẠI TẠNG KINH*--THẦN CHÚ*--HÌNH ẢNH*--中文*--ENGLISH

 

KINH ĐẠI MINH ĐỘ

Hán dịch: Đời Nam Ngô, Cư sĩ Chi Khiêm, người nước Nguyệt Chi.

QUYỂN 3

Phẩm 6: ĐỊA NGỤC

Thu Lộ Tử bạch Phật:

–Bạch Đức Thế Tôn! Đạo Minh độ mở rộng vào khắp trong cảnh tuệ. 

Bạch Đức Thế Tôn! Tự quy y Minh độ vô cực, thực hành một cách vắng lặng không cấu uế, trừ tăm tối, chỉ bày sáng suốt. Minh độ vô cực vòi vọi, chí tôn, không có ǵ mà không thành tựu. Người mù mắt mê mờ, trao cho mắt trí tuệ của đạo, không sinh không diệt, người khổ được an vui, đều nhập vào vô tưởng. Pháp môn trí tuệ Minh độ là mẹ của bậc Đại sĩ, nhổ sạch gốc rễ sinh tử, được đại Thần túc. Ba lần khớp với mười hai chuyển Minh độ. 

Bạch Đức Thế Tôn! Bồ-tát Đại sĩ phải làm thế nào để đứng vững trong đó?

Đức Phật dạy:

–Phải cung kính Minh độ như cung kính Đức Phật, ở trong đó đứng vững tự quy y, giống như tự quy y Phật.

Đế Thích nghĩ: “V́ lý do ǵ mà Tỳ-kheo Thu Lộ Tử hỏi việc này?”

Tôn giả Thu Lộ Tử đáp:

–Minh độ này cứu giúp Bồ-tát, là ân của công đức tùy hỷ bố thí đạo Vô thượng chánh chân. Nếu có vị nào Bố thí, Tŕ giới, Nhẫn nhục, Tinh tấn, Thiền định đều không bằng. V́ như người còn sống đã bị đọa vào địa ngục, hoặc nhiều người đi đường mà không có người hướng dẫn, muốn đến một nơi nào đó nhưng không biết đường đi. Thường th́ năm độ giống như người mù, còn Bồ-tát ĺa xa Minh độ muốn vào trong trí Nhất thiết là không biết đường đi. Minh độ sẽ giúp năm độ ban cho mắt, ban cho tên gọi.

Thu Lộ Tử bạch Phật rằng:

–Bạch Đức Thế Tôn! Làm thế nào vào trong Minh độ giữ ǵn?

Phật dạy:

–Hãy quán năm ấm không từ đâu sinh diệt, thấy năm ấm không có nơi sinh diệt, Minh độ cũng vậy.

Thu Lộ Tử lại bạch:

–Bạch Đức Thế Tôn! Người làm việc giữ ǵn này phải cần đến pháp nào?

Phật dạy:

–Đến pháp không chỗ đến, pháp không chỗ đến gọi là Minh độ.

Đế Thích bạch Phật rằng:

–Bạch Đức Thế Tôn! Minh độ không đến trí Nhất thiết sao?

Phật dạy:

–Nếu không nghĩ là đến th́ không dính mắc, không tên gọi, không hay biết.

Đế Thích hỏi:

–Bạch Đức Thế Tôn! Nên đến như thế nào?

Phật dạy:

–Nếu không có chỗ đến th́ mới đến được.

Đế Thích thưa:

–Bạch Đức Thế Tôn! Ít có ai sánh bằng! Không như Minh độ, các pháp không sinh diệt.

Thiện Nghiệp bạch Phật:

–Bạch Đức Thế Tôn! Bồ-tát có ý nghĩ này là xa ĺa Minh độ.

Đức Phật dạy:

–Minh độ là không, không thật có, cho nên không xa, không gần, không thành, không hoại.

Thiện Nghiệp hỏi:

–Bạch Đức Thế Tôn! Tin vào đây là tin vào pháp nào?

Phật dạy:

–Chính là không tin năm ấm, không tin quả Dự lưu, Tần lai, Bất hòa, Ứng nghi, Duyên giác.

Thiện Nghiệp thưa:

–Đại Minh độ là pháp của Bồ-tát.

Phật hỏi:

–V́ sao biết Đại Minh độ là trí tuệ của Bồ-tát?

Thiện Nghiệp thưa:

–Năm ấm không lớn, không nhỏ, không thoái lui, không rối loạn. Đức Như Lai Nhất Thiết Trí có mười thứ năng lực không mạnh, không yếu, không thoái lui, không rối loạn. Tại sao không thoái lui, không rối loạn, Nhất thiết trí không rộng không hẹp? 

Bạch Đức Thế Tôn! Nếu có ý niệm này là không phải cầu Đại Minh độ, chẳng phải oai thần của Đại Minh độ. Muốn độ chúng sinh là bị dính mắc. V́ sao? V́ con người vốn không có Đại Minh độ, cũng không có người, không hoại nghĩa Minh độ, nhưng con người là nơi sinh ra năng lực. Đức Như Lai hiển hiện năng lực cũng như thế.

Thu Lộ Tử bạch Phật rằng:

–Bạch Đức Thế Tôn! Nếu ai tin pháp này th́ không có nghi ngờ. Người ấy từ đâu sinh đến? Cầu đạo cho đến nay được bao lâu mới hiểu được giáo nghĩa trong đây?

Đức Phật dạy:

–Người ấy từ cõi Phật phương khác sinh đến, đã hỏi nghĩa ấy, nghe rồi liền cung kính, chiêm ngưỡng Pháp sư như Đức Phật và nghĩ rằng ta đã thấy Đức Phật rồi.

Thiện Nghiệp bạch Phật:

–Bạch Đức Thế Tôn! Minh độ có được nghe thấy không?

Đức Phật dạy:

–Không thể thấy được.

–Bồ-tát cầu Phật cho đến nay được bao nhiêu người theo pháp này?

Phật dạy:

–Chẳng phải một hạng người học, nhưng mỗi người đều có công hạnh riêng của ḿnh, hoặc trước kia cúng dường bao nhiêu ngàn Đức Phật, thọ tŕ đầy đủ giới kinh, không được nghe kinh này quyết định bỏ nên không cung kính, cho đến đời Phật vị lai được nghe cũng lại bỏ đi.

Phật dạy:

–Người này tự tùy thuận thân ý nên phải chịu tâm ngu si, tự chuốc lấy tội này và cũng tự hại ḿnh. Nghe người giảng nói Minh độ lại ngăn chận họ. Người nào ngăn chận việc này là ngăn chận trí Nhất thiết, là ngăn chận mắt sáng dẫn đường từ xa xưa đến nay. Do người này ngu si, mắc tội dứt bỏ kinh pháp, khinh thường ứng nghi, lãnh thọ đạo bất tín, nên chết rồi đọa vào địa ngục Vô trạch, trải qua thời gian khó tính toán được, chịu khổ nhọc đau đớn không thể nói hết. Khi trời đất hoại sẽ đọa vào địa ngục ở phương khác, loanh quanh trong ba đường suốt vô lượng kiếp số.

Thu Lộ Tử bạch Phật:

–Bạch Đức Thế Tôn! Tội ấy có bằng với năm tội nghịch không? Xin Ngài hãy nói tỉ mỉ về việc ấy.

Đức Phật dạy:

–Tội đó khó ví dụ được. Khi đọc tụng Minh độ này nếu có tâm niệm không đúng với những ǵ Như Lai giảng nói, rồi ngăn chận người học tập là tự phá hoại ḿnh, lại pháp hoại người; là tự uống thuốc độc, lại cho người uống. Những người này tự giết chết ḿnh, không hiểu Minh độ mà còn mê hoặc người khác. Người học không thấy người này ngồi, đứng, nói, cười, giao hảo, ăn uống… V́ sao? V́ dứt bỏ kinh này. Người này tự ở trong nơi tăm tối, lại xô người vào nơi tăm tối, không khác ǵ người ấy tự uống thuốc độc giết ḿnh. Người ngu dứt bỏ kinh này, tin vào lời người kia th́ tội khổ giống như nhau. Phỉ báng Minh độ là phỉ báng mười hai bộ kinh.

Thu Lộ Tử thưa:

–Bạch Đức Thế Tôn! Ngài chưa nói tội phỉ báng, dứt bỏ kinh pháp đọa vào ngục Thái sơn. H́nh dáng chủng loại người ấy như thọ thân lớn nhỏ. Cúi xin Ngài thương xót giải thích cho.

Phật dạy:

–Nếu không hỏi nghe việc ấy, th́ e rằng ở trong chỗ máu mủ nóng bức, do bảy lỗ ở trên mặt nên sợ mất mạng. Do hái hoa suốt ngày đựng đầy nên khô mà bay đi. Người ngu chết như vậy, thân họ cao lớn, xấu xí, chỗ ở hôi hám, ai thấy cũng ghê tởm, ta khó nói hết được. Người phá pháp tôn quý ấy ở trong địa ngục phải chịu từng loại h́nh phạt.

Thu Lộ Tử bạch Phật:

–Cúi xin Ngài nói rõ về tội ấy để người đời sau cung kính phụng thờ pháp Minh độ, v́ lo sợ nên thận trọng không phạm tội phỉ báng, dứt bỏ để rồi bị đau khổ như kia.

Đức Phật dạy:

–Ta sẽ chỉ bày Đại Minh độ cho người. Người đời sau nghe rồi phỉ báng sẽ mắc tội đọa địa ngục chịu đau khổ vô hạn, tội ấy mới biết được.

Thiện Nghiệp bạch Phật:

–Bạch Đức Thế Tôn! Con người phải thường giữ ǵn mọi hành động của thân, miệng, ý, hễ phỉ báng pháp Minh độ th́ bị tội này!

Phật dạy:

–Người ngu ở trong pháp của ta làm Sa-môn mà phỉ báng Minh độ. Người nói không ngăn chận dứt trừ là dứt trừ trí Nhất thiết, mười hai bộ kinh, là dứt trừ đạo của chư Phật ba đời, là dứt trừ Tỳ-kheo Tăng, chịu tội trong hằng sa kiếp.

Thiện Nghiệp hỏi:

–Bạch Đức Thế Tôn! Người phỉ báng dứt trừ kinh pháp này gồm có bao nhiêu việc?

Phật dạy:

–Người nam, người nữ này không có giới, bị ở trong tà vạy nên không ưa thích kinh cao sâu. Do hai việc này mà dứt bỏ Minh độ, lại có bốn việc:

1.     Nghe lời của vị thầy tà ác.

2.     Không thuận theo học.

3.     Không nương nhờ vào pháp Bồ-tát.

4.     Chủ động việc phỉ báng dứt bỏ kinh pháp, thích t́m tòi lỗi xấu của người rồi tự cống cao.

Đây là bốn việc.

Thiện Nghiệp bạch Phật:

–Bạch Đức Thế Tôn! Không thấy ai quy y sâu sắc, ít có người tin tưởng.

Đức Phật dạy:

–Đúng vậy!

Thiện Nghiệp lại hỏi:

–V́ lý do ǵ ít người tin Phật?

Đức Phật dạy:

–Từ xưa đến nay năm ấm không dính mắc, không trói, không mở. V́ sao? V́ nó không có h́nh tướng, là nghĩa của Minh độ, do đó ít người tin.

Phẩm 7: THANH TỊNH

Tôn giả Thiện Nghiệp bạch Phật rằng:

–Bạch Đức Thế Tôn! Nếu hiểu chút ít về Minh độ vô cực th́ không xem thường việc học tập.

Đức Phật dạy:

–Năm ấm thanh tịnh th́ đạo thanh tịnh, đạo thanh tịnh th́ năm ấm cũng thanh tịnh như nhau không khác. Năm ấm thanh tịnh th́ trí Nhất thiết thanh tịnh, trí Nhất thiết thanh tịnh th́ năm ấm cũng thanh tịnh. Bây giờ không dứt bỏ trước th́ sau này cũng không dứt bỏ, bây giờ không phá hoại trước th́ sau này cũng không phá hoại. Ngay bây giờ như nhau không khác.

Thu Lộ Tử bạch Phật:

–Bạch Đức Thế Tôn, rất thanh tịnh sâu xa!

Đức Phật dạy:

–Thanh tịnh!

Thu Lộ Tử thưa:

–Cực minh hư vô, không có dấu vết, không thật có, cùng khắp tất cả, không sinh dục, không sắc tưởng, thanh tịnh, bạch Đức Thế Tôn.

Phật dạy:

–Thanh tịnh!

Thu Lộ Tử lại thưa:

–Năm ấm có thanh tịnh không? Bạch Đức Thế Tôn.

Phật dạy:

–Không biết, không tùy thuận theo, không nghĩ tưởng đến thanh tịnh.

Thu Lộ Tử lại thưa:

–Trí Nhất thiết Minh độ không thêm không bớt, v́ sao? V́ không thật có, giữ cho thanh tịnh.

Đức Phật dạy:

–Thanh tịnh!

Thiện Nghiệp lại bạch Phật:

–Bạch Đức Thế Tôn! Ý thanh tịnh th́ năm ấm thanh tịnh, năm ấm thanh tịnh th́ ý cũng thanh tịnh?

Đức Phật dạy:

–Vốn thanh tịnh vậy!

–Trí Nhất thiết thanh tịnh th́ đạo cũng thanh tịnh?

Đức Phật dạy:

–Vốn thanh tịnh!

–Năm ấm vô biên th́ ý cũng vô biên?

Đức Phật dạy:

–Vốn thanh tịnh! Đại sĩ soi sáng cội nguồn của ḿnh, v́ lý do ấy, Minh độ vốn thanh tịnh, không ở kia, không ở đây, không ở giữa, vốn thanh tịnh.

Thiện Nghiệp bạch Phật:

–Bạch Đức Thế Tôn! Bồ-tát có tưởng th́ xa ĺa Minh độ?

Phật dạy:

–Lành thay! Đúng như lời ông nói, có danh tưởng th́ dính mắc.

Thiện Nghiệp thưa:

–Khó ai sánh bằng, bạch Đức Thế Tôn! Minh độ Như Lai cứu giúp chúng sinh đây nếu nói ra th́ bị dính mắc.

Thu Lộ Tử hỏi Thiện Nghiệp:

–Cái ǵ làm dính mắc?

Thiện Nghiệp đáp:

–Nghĩ nhớ năm ấm dính mắc vào không, nghĩ nhớ từ xưa đến nay đếu là dính mắc.

Trời Đế Thích hỏi Thiện Nghiệp:

–V́ nguyên nhân nào dính mắc?

Đáp:

–Tâm nghĩ nhớ bố thí đạo Vô thượng chánh chân là tâm không đảm đương. Bố thí những ǵ người lành ưa thích? Dạy người ở nơi vốn không. Như vậy không có lỗi lầm. Đúng như Đức Phật đã dạy là bỏ đi một dính mắc.

Phật dạy:

–Lành thay! Ông là Bồ-tát Đại sĩ y cứ vào không, không dính mắc. Lại nữa, nếu có quá dính mắc về việc nghĩ nhớ Như Lai th́ hễ nghĩ tưởng ǵ liền bị dính mắc. Từ xưa đến nay Đức Phật không bị dính mắc vào pháp nào cả, tùy hỷ bố thí. Người thực hành đạo Vô thượng chánh chân pháp không có từ xưa đến nay. Tất cả không được có ý tưởng bố thí, không nhớ, không thấy, không nghe, không tâm, không nghĩ về tâm.

Đáp:

–Rất sâu xa, bạch Đức Thế Tôn!

Phật dạy:

–Minh độ vốn thanh tịnh.

Thiện Nghiệp thưa:

–Con tự quy y Minh độ.

Đức Phật dạy:

–Pháp không có người làm th́ không có người thực hành đạo Vô thượng chánh chân.

Thiện Nghiệp thưa:

–Đúng như Đức Phật dạy, không có người làm.

Đức Phật dạy:

–Không có hai pháp, vốn không phải một gốc, vốn không là vốn không, không làm. Đây là pháp vốn không. Như vậy tất cả nhanh chóng vượt qua dính mắc.

Thưa:

–Thật khó hiểu, bạch Đức Thế Tôn!

Đức Phật dạy:

–Như vậy không được thành Phật.

Thưa:

–Bạch Đức Thế Tôn! Minh độ không thể tính lường.

Phật dạy:

–Đúng vậy, tâm không tự biết tâm.

Thiện Nghiệp thưa:

–Bạch Đức Thế Tôn! Không có người thực hành Minh độ.

Phật dạy:

–Không có thầy làm ra th́ cầu Minh độ không phải năm ấm cầu, năm ấm chẳng không, cầu là cầu Minh độ, năm ấm không đầy đủ là chẳng phải năm ấm, không cầu là cầu Minh độ.

Thưa:

–Khó ai sánh bằng, bạch Đức Thế Tôn! Dính mắc, không dính mắc, bạch Đức Thế Tôn! Dính mắc, không dính mắc, đây là không dính mắc.

Phật dạy:

–Năm ấm không dính mắc, không cầu là cầu Minh độ. Năm ấm dính mắc là không cầu Minh độ. Dự lưu, Tần lai, Bất hoàn, Ứng nghi, Duyên giác dính mắc là không cầu. V́ sao? V́ dính mắc có ra từ trí Nhất thiết. Như vậy Bồ-tát dính mắc, không dính mắc có ra từ sự giữ ǵn trí Nhất thiết.

Thưa:

–Khó theo kịp, bạch Đức Thế Tôn! Ngài đã nói pháp rất sâu xa. Nói về không bớt, không nói, không thêm.

Phật dạy:

–Như vậy là không bớt không thêm. V́ sao? V́ Như Lai hết sức khen ngợi hư không cũng không thêm bớt. Ví như người làm ảo thuật, dù được khen hay bị chê cũng không thể làm cho họ có thêm bớt sự vui buồn. Kinh ta nói ra, dù chúng sinh học tập, phúng tụng th́ kinh không thêm bớt. Người chịu khó cầu Minh độ rồi giữ ǵn th́ không biếng nhác, không sợ hãi, không lay động, không chuyển dời, vâng theo lời dạy này không xả bỏ. V́ sao? Người làm việc giữ ǵn này là giữ ǵn rỗng không; các Trời, Người, Quỷ, Rồng…đều phải lễ lạy, v́ vị ấy mặc áo giáp đại Từ chiến đấu với hư không, cứu giúp tai họa của chúng sinh, hiện đời đang bị khổ não bức bách.

Thiện Nghiệp thưa:

–Người mặc áo giáp khen ngợi hư không nên người ở ba chỗ hết sức tinh tấn, mạnh mẽ vô cùng. 

Bạch Đức Thế Tôn! Pháp như hư không cho nên t́m đạo Vô thượng chánh chân, muốn được b́nh đẳng Tối chánh giác có khác với tâm niệm của Tỳ-kheo, tự quy y Minh độ là pháp không diệt.

Đế Thích thưa với Thiện Nghiệp:

–Làm là mong cầu theo sự dạy dỗ này, v́ sao phải theo sự dạy dỗ này?

Thiện Nghiệp nói:

–Minh độ tùy theo sự dạy dỗ này là tùy theo không giáo.

Đế Thích bạch Phật:

–Bạch Đức Thế Tôn! Người học Minh độ nên giữ mấy thứ nghe?

Thiện Nghiệp nói:

–Thế nào Đế Thích? Thấy pháp không cần phải ủng hộ là tùy theo sự dạy dỗ này, th́ chúng sinh không thể được tiện lợi. Ủng hộ thực hành Minh độ là ủng hộ thực hành hư không. Thế nào Đế Thích? Người có năng lực có giữ ǵn ảnh hưởng không?

Đế Thích thưa:

–Không thể được. Như tiếng vang cũng không có nghĩ nhớ là cầu Minh độ, giữ ǵn oai thần Phật.

Các vị Đế Thích, Phạm thiên, bốn vị Thiên vương, các vị Thiên vương trong cõi tam thiên đại thiên… tất cả đều đến đảnh lễ Đức Phật, nhiễu quanh ba vòng rồi lui đứng sang một bên nghĩ nhớ đến danh hiệu, h́nh dung, cách ăn mặc, nơi cõi nước sinh ra của ngàn Đức Phật đều như Đức Phật Thích-ca. Tên đệ tử của các Ngài đều như Thiện Nghiệp. Người thưa hỏi về Minh độ đều như Đế Thích. Nền tảng dạy trao, thời gian dạy trao của các Ngài đều cùng một nơi. Bồ-tát Đại sĩ đều mặc áo giáp lớn học tập Minh độ.

Phật bảo Thiện Nghiệp:

–Bồ-tát Từ Thị lúc thành tựu Vô thượng chánh chân b́nh đẳng giác cũng sẽ ở đó giảng nói Minh độ.

Thưa:

–Thế nào là giảng nói về năm ấm?

–Không thọ giảng nói, không rỗng không giảng nói, không dính mắc giảng nói, không cởi mở năm ấm giảng nói.

Thiện Nghiệp khen ngợi:

–Thanh tịnh, bạch Đức Thế Tôn!

Phật dạy:

–Năm ấm thanh tịnh, Minh độ thanh tịnh giống như hư không.

Thưa:

–Bạch Đức Thế Tôn! Năm ấm không nhơ nhớp?

Phật dạy:

–Không nhơ nhớp.

Thiện Nghiệp thưa:

–Người học Minh độ này không bị chết một cách phi pháp. Các vị trời thường theo họ. Ngày mười bốn, mười lăm tháng tám, khi Kinh sư giảng nói kinh, các Bồ-tát thường đến đại hội.

Đức Phật dạy:

–Thiện nam, tín nữ này được công đức rất nhiều, khó tính lường. V́ Minh độ không phải là chỗ gần gũi pháp, không chấp lấy kinh, không có, không đắc, không dấu vết, không nhơ bẩn, không mong cầu, không nghĩ tưởng. Đây là mong cầu Minh độ. Không hề quán thấy có pháp.

Các Thiên tử rất vui mừng, đồng lên tiềng khen ngợi:

–Dưới tầng trời này lại thấy Kinh luân chuyển.

Phật bảo Thiện Nghiệp:

–Không phải hai Kinh luân chuyển, pháp không từ đâu sinh, không đến, không đi như vậy.

Thiện Nghiệp thưa:

–Mong cho các pháp của Bồ-tát đều không có ǵ trở ngại, thành tựu đạo Vô thương chánh chân, b́nh đẳng chánh giác.

Phật dạy:

–Không có kinh luân chuyển, không có kinh trở về th́ chỗ nào là Kinh luân chuyển? Không có kinh trở về th́ chỗ nào là Kinh luân chuyển? Không thấy kinh, không quán pháp. V́ sao? v́ nơi sinh ra các kinh giống như hư không, không dời đổi, không đến đi. Thực hành theo lời giảng nói này th́ chính là giảng nói kinh. Người không nói kinh, người không nghe, th́ không chứng, người nói kinh này được diệt độ. Đây là nói kinh, không phải người.

Thiện Nghiệp bạch Phật:

–Như hư không vô cực đều là Minh độ. B́nh đẳng quán sát các pháp không có ǵ không hiểu rõ. 

Bạch Đức Thế Tôn! Các pháp vô thượng vốn không không thể theo kịp; không dính mắc, không thân, không đi, không đến, không có, không giữ ǵn, không hết, không căn, không từ đâu sinh, không diệt, không làm, không thầy, không biết, không nghĩ tưởng, không có ǵ trở ngại, không thích ứng, không hoại, không nguồn gốc, như huyễn hóa, không thấy, như mộng, vô ngã, thanh tịnh không nhơ nhớp, không thể thấy, không nơi chốn, nhất định không dời đổi, không nghĩ nhớ, b́nh đẳng, pháp bất động không dời đổi. Pháp vô dục không khác, không từ đâu sinh, hướng đến vô tưởng, bỏ hết cấu uế, tức giận. Không phải người, người vốn không, không quán sát pháp, không từ đâu sinh khởi, không bến bờ mé, không có chỗ dừng, không vữa nát, không hư hoại, không chỗ nào không vào được. Các Ứng nghi, Duyên giác không thể sánh bằng. Không rối loạn, không lầm lẫn, không thể lường, không phải pháp nhỏ, không có h́nh tướng, không có chỗ sinh khởi, các pháp không có khổ, không xâm lấn nhau, vô ngã, không chấp không. Các pháp không có chỗ sinh ra th́ năng lực không ai hơn được, không thể nào tính toán hết được, không có ǵ lo sợ, tâm không biếng nhác. Các pháp của Như Lai vốn không, không có thầy. Vô vi vắng lặng, Minh độ vô cực.

Phẩm 8: TẤT TR̀

Đế Thích nghĩ rằng: “Nay gặp được Phật, nghe Minh độ vô cực là người ở thời Phật quá khứ, huống ǵ học tập, thọ tŕ, phụng túng, an trụ trong lời dạy này, người ấy đời trước đã từng cúng dường bao nhiêu Đức Phật, theo thưa hỏi mọi việc. Người thiện nam này đã từng gặp bậc Chánh chân Chánh giác ở quá khứ, khi theo nghe nói pháp sâu xa này th́ không nghi, không kinh, không sợ, không khó khăn.”

Thu Lộ Tử bạch Phật:

–Bạch Đức Thế Tôn! Minh độ sâu xa này, Bồ-tát Đại sĩ tin tưởng lãnh thọ được xem như không thoái chuyển. V́ sao? V́ vốn tinh tấn.

Đế Thích thưa Thu Lộ Tử:

–Pháp này rất sâu xa, theo Minh độ này nhất định khó đến vậy ư? Người nào nghe nghĩa ấy mà không tin là v́ người ấy cầu Phật đạo chưa bao lâu. V́ vậy cho nên là khó. Tự quy y Minh độ là tự quy y trí Nhất thiết. Bậc trí Nhất thiết là do Minh độ chiếu sáng nên phải thực hành để hiểu biết vững vàng và trụ trong trí tuệ này.

Đế Thích bạch Phật rằng:

–Bạch Đức Thế Tôn! Làm thế nào ở trong Minh độ hiểu biết vững vàng về trí tuệ?

Phật dạy:

–Lành thay Đế Thích! Nay ông đặt câu hỏi ấy là v́ giữ ǵn oai thần của Đức Phật mới làm cho ông nảy sinh câu hỏi này. Bồ-tát cầu Minh độ nên thực hành không trụ trong năm ấm, năm ấm không phải là rốt ráo, thế không nên trụ ở trong đó.

Thu Lộ Tử bạch Phật:

–Rất sâu xa, bạch Đức Thế Tôn! Pháp này khó thấy vô biên.

Phật dạy:

–Năm ấm không trụ, không tùy thuận, không vào trong năm ấm.

Thu Lộ Tử thưa:

–Bạch Đức Thế Tôn! Nếu có Bồ-tát không thoái chuyển th́ nên nói như ở trước cho vị ấy nghe về pháp tuệ này để không nghi ngờ, không nhàm chán.

Đế Thích hỏi Thu Lộ Tử:

–Thưa Tôn giả! Đối với Bồ-tát chưa được thọ ký, nếu nói như trước th́ có ǵ khác không?

Thu Lộ Tử nói:

–Người chưa được thọ ký nghe pháp này th́ mê mờ, sợ hãi, lui sụt. Còn Bồ-tát Đại sĩ nghe nghĩa này th́ được định thanh tịnh. Nếu nhanh chóng gần gũi để được thọ ký th́ không bao lâu sẽ thấy một hay hai Đức Phật thọ ký, hoặc tự ḿnh ở trong đó được thọ ký đắc đạo Vô thượng chánh chân.

Phật dạy:

–Việc cầu Phật đạo như vậy là việc từ lâu nay phải biết. Người chưa được thọ ký nên nghe pháp này.

Thu Lộ Tử bạch Phật:

–Bạch Đức Thế Tôn! Con ưa thích lời dạy này làm an vui trong loài người.

Phật dạy:

–Người nào yêu thích sẽ được ở trước Phật mà nói về pháp ấy.

Thu Lộ Tử thưa:

–Bạch Đức Thế Tôn! Ví như Bồ-tát có chí đức, tự ở trong mộng tiến đến tòa ngồi của Đức Phật, nên biết Bồ-tát này sắp được thành Phật. Như vậy, bạch Đức Thế Tôn! Nếu có vị nào đắc được Minh độ này th́ công đức của vị ấy sắp thành tựu tràn đầy, được gần gũi bên Phật.

Phật dạy:

–Lời ấy hay thay! Ông làm điều yêu thích này như oai thần của Phật.

Thu Lộ Tử bạch Phật:

–Bạch Đức Thế Tôn! Ví như muốn đi một muôn dặm, hoặc hai muôn dặm đến cái đầm sâu lớn, từ xa tưởng thấy người chăn trâu, dê, quang cảnh, nhà cửa, cây cối… trong tâm nghĩ rằng đi đến phía trước từ từ sẽ thấy quận huyện, xóm làng. Chỉ khi nào sắp đến gần quận huyện th́ không còn lo sợ giặc cướp. 

Như vậy, bạch Đức Thế Tôn! Bồ-tát Đại sĩ được pháp này, nay gần được thọ ký không còn bao lâu, không còn lo sợ rơi vào đạo Ứng nghi, Duyên giác. V́ sao? V́ dừng đúng chỗ đã tưởng thấy. Người muốn nh́n thấy biển lớn, từ từ đi đến tưởng thấy núi rừng kia sáng sủa, nh́n kỹ th́ biển còn xa, lập tức không tưởng thấy nữa. Nếu chỉ muốn đến th́ không còn tưởng đến núi, cây. Người được pháp này tuy không thấy Phật thọ ký nhưng không lâu sẽ thành Phật. Ví như mùa Xuân, cây lá rất ít sinh sôi nẩy nở, nên biết nơi đó không lâu hoa lá như thật sẽ đang tăng trưởng tươi tốt. Người có mắt ở nơi đó rất vui mừng do thấy hoa lá thật, cho nên biết tăng trưởng tươi tốt. Như vậy, Bồ-tát Đại sĩ tưởng thọ ký, không bao lâu được thọ ký thành đạo Vô thượng chánh chân.

Đức Phật dạy:

–Hay thay, hay thay! Thu Lộ Tử, v́ giữ ǵn oai thần Phật làm cho ông giảng nói về Minh độ. Thiện Nghiệp bạch Phật:

–Khó sánh bằng, bạch Đức Thế Tôn! Tất cả đều được sớm ghi nhận là Bồ-tát Đại sĩ thành Như Lai Vô Sở Trước Chánh Chân Đạo Tối Chánh Giác.

Đức Phật dạy:

–Do vậy, Bồ-tát Đại sĩ ngày đêm thương xót chúng sinh, muốn làm cho họ được an ổn, tự ḿnh đạt đến đạo Vô thượng chánh chân. Khi thành Phật, đều giảng nói kinh (Minh độ).

Thiện Nghiệp thưa:

–Bạch Đức Thế Tôn! Làm sao cầu được thành tựu thành Phật?

Đức Phật dạy:

–Trong kinh dạy: Thực hành pháp quán này năm ấm không còn lỗi lầm là cầu Minh độ, không quán thấy pháp là cầu Minh độ.

Thiện Nghiệp thưa:

–Không thể tính lường lời dạy của Đức Thế Tôn.

Phật dạy:

–Như vậy năm ấm không thể tính lường, không thể mong cầu.

Thiện Nghiệp thưa:

–Ai sẽ tin pháp này và y theo đây là cầu Bồ-tát Đại sĩ?

Phật dạy:

–Là cầu cái ǵ? Dù cho mong cầu cũng chỉ là tên gọi mà thôi. Trong đây năng lực Minh độ của Bồ-tát Đại sĩ, bốn việc Phật pháp, trí Nhất thiết đều không thể tính kể, các pháp năm ấm cũng giống như vậy, dù cho mong cầu cũng là không cầu ǵ cả, chính là cầu Minh độ. Đúng ra, nếu làm việc mong cầu này chỉ là tên gọi thôi.

Thiện Nghiệp thưa:

–Rất sâu xa, bạch Đức Thế Tôn! Đây chính là bảo tướng trung vương chiến đấu mạnh mẽ với hư không. Đức khó thắng được, làm cho hành nghiệp của Đức Phật truyền đến vô cùng.

Đức Phật dạy:

–Đúng vậy! Thế nên Bồ-tát hãy nhanh chóng viết chép kinh này cho đến chết. V́ sao? V́ đối với vật báu có nhiều việc dứt trừ, phát sinh.

Thiện Nghiệp thưa:

–Bạch Đức Thế Tôn! Còn giữ tưởng tà vạy sẽ làm cho kinh dứt bặt.

Phật dạy:

–Tà vạy muốn làm dứt bặt kinh, chắc chắn không thể hơn được.

Thu Lộ Tử hỏi:

–Bạch Đức Thế Tôn! Trong việc dứt bỏ kinh, nhờ ân của ai mà không thể hơn được?

Phật dạy:

–Nhờ oai thần của chư Phật hiện tại ở mười phương đều ủng hộ Bồ-tát Đại sĩ này. Đức Phật đã trao cho, chắc chắn tà vạy không thể làm cho dứt trừ được.

Thu Lộ Tử bạch Phật:

–Bạch Đức Thế Tôn! Nếu ai nghĩ nhớ, tŕ tụng, học tập, viết chép th́ oai thần của chư Phật đều ủng hộ vị ấy.

Đức Phật dạy:

–Ta xem thấy người học tập, tŕ tụng này, cho đến người viết chép, giữ ǵn quyển kinh nên biết họ được Như Lai trông thấy. Người chí đức thọ tŕ kinh này nau gần gũi tòa Phật (địa vị Phật), được nhiều công đức lớn. Sau khi Như Lai ra đi, pháp này sẽ ở nước Thích thị. Các bậc Hiền ở nước ấy học tập rồi chuyển đến nước Hội-đa-ni, ở trong đó học tập rồi lại đến nước Uất-đơn-việt, ở trong đó học tập, sau đến lúc kinh ta sắp dứt mất. Ta đã biết việc này. Lúc ấy, v́ giữ ǵn Minh độ nên cuối cùng nếu có người nào viết chép th́ đều được Đức Phật dự kiến (cho người ấy) và khen ngợi người ấy.

Thu Lộ Tử hỏi Đức Phật:

–Bạch Đức Thế Tôn! Nước Uất-đơn-việt sẽ có bao nhiêu Bồ-tát Đại sĩ học định này?

Đức Phật dạy:

–Ít thôi! Khi giảng nói kinh này, nghe mà không sợ, không thấy khó khăn là mau gần Như Lai. Đời trước, người ấy đã theo học Như Lai rồi. Bồ-tát chí đức giữ giới đầy đủ, độ thoát nhiều người, là những người t́m cầu Phật đạo. Ta biết Bồ-tát này gần trí Nhất thiết, vị ấy sinh nơi nào ý chí vẫn còn quy hướng, nên học tập nghĩa này muốn cầu đạo Vô thượng chánh chân. Hạnh của người này cao quý, tà chắc chắn không thể lay động làm cho bỏ chí Phật, nghe Minh độ rồi rất vui mừng, tôn kính, được đức Đại thừa, đến gần đạo Vô thượng chánh chân. Tuy không thấy nhưng đời sau được pháp này là tạn mặt thấy Phật.

Đức Phật nói việc này là nói về như. Nếu có người cầu đạo, nên dạy bảo khuyến khích làm cho họ học Phật đạo, ta đều vui theo. Nếu có người nào làm việc giáo hóa này th́ tâm phục, tâm chuyển đến sáng suốt tự tại và nguyện sinh ở cõi Phật nào, hoặc khi được sinh ở phương nào khác cũng thấy Phật giảng nói kinh, lại sau này còn người dạy cầu Phật.

Thu Lộ Tử bạch Phật rằng:

–Khó sánh kịp, bạch Đức Thế Tôn! Làm thế nào mới có Đức Như Lai đây? Từ xưa đến nay, Bồ-tát này pháp nào lại không biết? Cầu ǵ mà chẳng được? Làm sao lại có quyết định này? Người thành Phật là người tinh tấn học tập sáu Độ.

Phật dạy:

–Người này có cầu kinh hay không cầu, khi gặp kinh pháp nguyện không rời bỏ kinh. T́m cầu mãi không dừng, khi không còn t́m cầu nữa th́ tự được sáu Độ.

Thu Lộ Tử hỏi:

–Bạch Đức Thế Tôn! Có phải Minh độ này từ nhiều kinh rút ra?

Đức Phật dạy:

–Có người hiểu Minh độ từ nhiều kinh rút ra. V́ sao? V́ đây là giáo pháp của Phật nên đem dạy cho tất cả mọi người, khuyến khích làm cho họ nắm bắt được Phật đạo và cũng tự ḿnh học nghĩa lý sâu xa của kinh này. Các vị Bồ-tát ấy sinh ra nơi nào cũng gặp Phật, được sáu Độ vô cực.

Phẩm 9: HIỂU RÕ TÀ VẠY

Thiện Nghiệp hỏi Phật:

–Bạch Đức Thế Tôn! Đối với Bồ-tát, những thứ sắp học tập phải làm thế nào để biết sự khó khăn của nó?

Đức Phật dạy:

–Muốn học Minh độ vô cực th́ tâm không ưa thích, phải hiểu tà vạy là tâm vọng động, rồi vội vàng phát tâm muốn học tập, rốt cuộc rối loạn phát sinh. Nếu viết chép kinh này, sấm sét làm lo sợ Bồ-tát chuyển sang nh́n thấy chung quanh đùa giỡn. Viết chép kinh này, niệm tà vạy không dính mắc vào kinh, từ chỗ ngồi đứng dậy đi, tự nghĩ: “Ta không có pháp thọ ký, không ở trong Minh độ th́ tâm rối loạn phát sinh, bên trong không được thanh tịnh.” Tự nghĩ: “Quê hương xứ sở của ta không nghe kinh này”, ý hối hận bỏ đi. Người ấy qua nhiều kiếp về sau, nghe kinh đạo khác vui mừng th́ không thể nào gánh vác Minh độ, nên theo kinh khác, liền rơi vào đạo Ứng nghi, Duyên giác. Đây là cành lá, ví như người nam được voi, xem chân nó. Thế nào, có đúng không?

Thưa:

–Thưa không, bạch Đức Thế Tôn!

Đức Phật dạy:

–Như vậy cầu đạo Bồ-tát mà vứt bỏ Minh độ, lại tu hành kinh khác th́ chỉ được đạo Ứng nghi, Duyên giác, có đúng không?

–Thưa không, bạch Đức Thế Tôn!

Đức Phật dạy:

–Ví như muốn thấy biển lớn nhưng lại nh́n vũng nước rồi nói rằng đó là biển lớn, có đúng không?

–Thưa không, bạch Đức Thế Tôn!

Đức Phật dạy:

–Bồ-tát vứt bỏ Minh độ sâu xa mà lấy kinh khác, rơi vào đạo Ứng nghi, Duyên giác, có trí không?

–Thưa không, bạch Đức Thế Tôn!

Phật dạy:

–Ví như làm cung điện tuyệt đẹp, ý người thợ muốn cung điện bằng mặt trời mặt trăng, vậy theo ý Thiện Nghiệp có làm được không?

–Bạch Đức Thế Tôn! Chắc chắn không làm được.

–Người thợ này có nhỏ không?

–Thưa không, bạch Đức Thế Tôn!

Phật dạy:

–Cầu Bồ-tát, đã ở yên trong Minh độ rồi lại vứt bỏ, đi học giáo pháp của đạo Ứng nghi, Duyên giác, muốn ở trong đó cầu Phật đạo, người này có đúng không?

–Thưa không, bạch Đức Thế Tôn!

Phật dạy:

–Ví như thấy hoàng đế Phi Hành, trái lại thấy h́nh dung của tiểu vương mặc y phục, nh́n kỹ vị ấy rồi nói: “Đây chính là Hoàng đế Phi Hành”, người này có đúng không?

–Thưa không, bạch Đức Thế Tôn!

Phật dạy:

–Bồ-tát vị lai được pháp sâu xa rồi lại vứt bỏ, đi vào pháp Ứng nghi muốn cầu Phật đạo. Thế nào, có trí không?

–Thưa không, bạch Đức Thế Tôn!

–Ví như người rất đói, được trăm vị thức ăn lại không ăn, chỉ muốn được sáu mươi vị thức ăn. Người lái buôn được hạt ngọc Minh nguyệt vô giá, đem thủy tinh so với hạt ngọc Minh nguyệt, người này có đúng không?

–Thưa không, bạch Đức Thế Tôn!

Đức Phật dạy:

–Bồ-tát vị lai được kinh Minh độ, lại đem so sánh với đạo Ứng nghi rồi vứt bỏ, đi vào pháp Ứng nghi muốn được thành Phật. Lại nữa, khi đang viết chép tà vạy làm cho tài lợi từ phương khác đến, nghe lợi liền bỏ pháp, không thể viết hoàn tất được, nên hiểu là do tà vạy gây ra. Khi viết chép kinh này chớ nói rằng tôi viết. Chớ nói như vậy. Nên nghe theo trong kinh quả quyết nói. Tà vạy được dịp thuận tiện. Nếu không như vậy th́ cảnh giới tà vạy rỗng không. Khi viết, ý hoặc dính mắc vào binh giặc rối loạn thế gian, thân thuộc, tài lợi, cơm áo, bệnh tật, thuốc men, nhớ cha mẹ, anh em và nhớ nhiều thứ khác. Bồ-tát nên sáng suốt hiểu đây là do tà vạy sai sử. Lại nữa, ta có kinh sâu xa, tà vạy theo thứ lớp học, liền thực hành loạn ý Minh độ, khiến bỏ gốc theo ngọn, bèn không được biến trí tuệ quyền biến.

Phật dạy:

–Bồ-tát Đại sĩ muốn giảng nói biến trí tuệ quyền biến phải theo Minh độ mà t́m, nhưng bây giờ đạt được lại vứt bỏ, đi vào đạo Ứng nghi t́m kiến trí tuệ quyền biến, Bồ-tát này có đúng không?

–Thưa không, bạch Đức Thế Tôn!

Phật dạy:

–Người lãnh thọ kinh muốn nghe pháp, Pháp sư không an ổn. Nếu Pháp sư an ổn muốn ban cho Minh độ th́ người lãnh thọ kinh lại bỏ đi. Thấy trò không hòa hợp, viết chép không hoàn thành. Người học đến lãnh thọ th́ Pháp sư muốn đến nơi khác. Cả hai không hòa hợp, hoặc Pháp sư nghĩ về y phục, ăn uống, tài lợi… th́ người thọ kinh cũng không đem ra cúng dường, rốt cuộc không được Minh độ. Như vậy nên biết do tà vạy gây ra. Người thọ kinh giả sử không có ǵ yêu tiếc, không trái nghịch Pháp sư th́ đệ tử thưa hỏi mọi việc với Pháp sư có kinh này th́ thầy không chịu giải thích. Người thọ kinh oán hận lui sụt, hoặc lúc Pháp sư muốn nói th́ người lãnh thọ không vui. Hoặc thân thể Pháp sư mỏi mệt không thể đứng giảng nói kinh được. Người học ý chí mạnh mẽ, mà không được học nên biết là tà vạy gây ra.

Lại nữa, khi giảng nói hay viết chép kinh pháp này chợt có người đến nói địa ngục, ngạ quỷ, cầm thú rất khốn khổ, nên sớm dứt trừ nó để làm Ứng nghi không bị tai họa nặng. Hoặc đối với mọi người khen ngợi cõi trời vui sướng, nói rằng ở đó có năm dục tùy ý, cũng có thể nhất tâm nghĩ nhớ rỗng không. Tuy được nhớ nghĩ nhưng nên ĺa xa thọ các khổ đó, không bằng ở đây cầu đạo Dự lưu, Tần lai, Bất hoàn, Ứng nghi, chớ tôn thờ hư không hư hoại.

Lại nữa, Pháp sư tâm cao quý có nghĩ rằng: “Có cung kính quy y ta, ta ban cho Minh độ, còn không th́ thôi.” Người học tự quy y, không tránh né việc khó khăn nào th́ Pháp sư không chịu trao cho, lại muốn đến bốn nơi đáng sợ hãi rồi bảo: “Ta muốn đến giữa năm đầm trống, trong đó có cọp, sói, giặc cướp, nơi lúa gạo quý hiếm, ngươi hãy suy nghĩ, bàn luận cho thật kỹ rồi hãy theo ta đi, chịu đựng các thứ khổ não này về sau không được hối hận.”

Đệ tử buồn lo thưa: “Thầy có sự hiểu biết sâu kín mà không chịu trao truyền, con biết làm sao?” Ý trí thầy trò trái nghịch nhau, lúc viết chép, học tập, tụng kinh, kinh hành về Minh độ th́ đệ tử tức giận, chán ghét không chịu lãnh thọ học tập, muốn bỏ về thế tục, làm cho ý nghĩa kinh pháp bị bít lấp, nên biết do tà vạy gây ra.

Lại nữa, thầy mạnh khỏe đi khất thực, khi lười biếng th́ liền nói với người học: “Ta nên đến nơi nào có sự thăm hỏi.” Do không biết như vậy nên lúc học tụng, kinh hành mà gặp việc này th́ hiểu là do tà vạy gây ra.

Lại nữa, tà vạy xấu xa, thường t́m chỗ thuận lợi của nó, phiền não như thế, không lãnh thọ được pháp sâu xa.

Thiện Nghiệp hỏi:

–Bạch Đức Thế Tôn! V́ sao vậy?

Phật dạy:

–Tà vạy xấu xa, chủ trương hành động phỉ báng Minh độ rằng: “Ta có kinh sâu xa, ý nghĩa nhiệm mầu, ngoài ra đều là phi pháp”, thế nên tâm Bồ-tát mới học nghi ngờ, e rằng chẳng phải Minh độ vô cực nên từ đầu đến cuối không chịu học. Khi việc tà vạy nhất thời nổi lên, nếu có Bồ-tát nào giữ sâu việc hành thiền th́ được đạo Dự lưu. Đây là chứng đắc.

Phẩm 10: CHIẾU MINH THẬP PHƯƠNG

Thiện Nghiệp bạch Phật:

–Bạch Đức Thế Tôn! Cúi xin Đức Thế Tôn giảng về Minh độ vô cực chiếu sáng cho đời. Thế nào gọi là chiếu sáng?

Phật dạy:

–Như Lai chỉ bày năm ấm cho thế gian.

Thiện Nghiệp lại hỏi:

–Bạch Đức Thế Tôn! Làm thế nào thấy rõ năm ấm hư hoại có thực ngay ở thế gian, hay không hư hoại có thực ngay ở thế gian?

Phật dạy:

–Năm ấm vốn không hư, không hoại. V́ sao? V́ nó không tướng, nguyện, không hư, không hoại, không có chỗ sinh ra, không hư hoại, không có chỗ biết. Do không hư không hoại, năm ấm vốn không tướng, nguyện không có chỗ sinh ra, không có chỗ biết. Minh độ chỉ bày rõ ràng cho thế gian. Đối với tâm của vô lượng người, Như Lai đắc được Minh độ đều biết cội nguồn của họ. Làm thế nào để biết cội nguồn của họ? Đối với bổn tâm của con người th́ bổn tâm là cội rễ của con người vốn b́nh đẳng không khác. Như vậy, Minh độ sinh ra Như Lai thị hiện nơi đời.

Lại nữa, này Thiện Nghiệp! Với tâm lanh lợi, Như Lai theo Minh độ đều biết hết. Tâm lanh lợi là ǵ? Tâm loạn động liền biết. Kinh vốn ra vào ở trong tâm, kinh vốn không vào, cũng không ra kinh. Nên tâm là gốc của kinh, kinh vốn là gốc của tâm. Cội nguồn của kinh không lanh lợi, không loạn động liền biết. Thế nào là tâm lanh lợi liền biết? Theo sự lanh lợi ấy th́ tất cả đếu không thật có, v́ tâm giống như không thật có nên không lanh lợi, không loạn động. Đó là tâm lanh lợi liền biết. Như vậy, Minh độ sinh ra Như Lai thị hiện ở đời. Ái dục tâm vốn liền biết. Tâm tức giận vốn liền biết, tâm ngu si vốn liền biết? Tâm ái dục vốn không phải tâm ái dục, tâm tức giận vốn chẳng phải tâm sân giận, tâm ngu si vốn chẳng phải tâm ngu si. V́ sao? V́ tâm vốn không hiển hiện, không tưởng. Không tưởng là không có ái dục, tức giận, ngu si. Đây chính là vốn không, giống như kinh này không có cội nguồn. Như vậy, Minh độ sinh ra Như Lai. Nếu tâm ái dục, tức giận, ngu si, dứt trừ liền biết. Thế nào là tâm dứt trừ liền biết? V́ tâm dứt trừ không có ái dục, không có tức giận, không có ngu si. V́ sao? V́ có ái dục th́ tâm dứt trừ tận gốc rễ, có tức giận th́ tâm dứt trừ tận gốc rễ, có ngu si th́ tâm dứt trừ tận gốc rễ nên đều không từ nơi nào sinh ra được. Không có cội nguồn nên không từ nơi nào sinh ra, v́ không từ nơi nào sinh ra nên các pháp không từ nơi nào sinh ra. Không có ái dục v́ ái dục được dứt trừ, không có tức giận v́ tức giận được dứt trừ, không có ngu si v́ ngu si được dứt trừ, không thể thấy được. Như vậy, Minh độ sinh ra Như Lai, dùng người có đức. Tâm rộng lớn liền biết. Không có tâm lớn, nhỏ, vô ích, không có tâm bỏ đi. V́ sao? V́ tâm dứt trừ như thế sinh ra Như Lai. Dùng người có đức, không có tâm diêm dúa liền biết. Tâm này không đi, không đến, không ở. V́ sao? V́ nó vốn không, không có chỗ sinh ra. Vốn không nên không đến, không đi, không ở. Không thể lường như vậy, tâm liền biết. Trong thân tâm không tăng thêm th́ tâm biết. Như hư không không thể tính lường như vậy tâm liền biết. Minh độ sinh ra Như Lai không thể tính kể, người nào chưa thấy, tâm liền biết. V́ sao? V́ vô tưởng nên tất cả thấy các pháp của kinh giống như tâm b́nh đẳng. Như các pháp tưởng không phải các pháp. Các pháp không phải tâm tưởng. Thế nào là pháp tưởng không phải các pháp? Thế nào là không phải tâm tưởng? V́ các pháp không có tâm tưởng, cũng vô tưởng, không thấy. Như vậy Minh độ sinh ra Như Lai, muốn được đây th́ đến đây, đem sự có đức giúp người. Thế nào là muốn được đây th́ đến đây? V́ tất cả muốn được đến, ở trụ trong năm ấm, muốn được theo đây th́ liền đến đây.

Này Thiện Nghiệp! Như Lai làm thế nào mà muốn được nhân này đến đây? Từ chết đến chết thuộc về sắc. Từ chết đến không chết thuộc về sắc. Từ không chết đến không chết thuộc về sắc. Không có chết, không có không chết thuộc về sắc. Năm ấm như vậy. Có thế gian vô ngã chính là sắc, không thế gian có ngã chính là sắc. Có thế gian có ngã, không thế gian vô ngã thuộc về sắc. Không có thế gian không có ngã, không phải không có thế gian không phải vô ngã thuộc về sắc. Như vậy được cội nguồn thế gian, được cội nguồn của ngã thuộc về sắc. Có cội nguồn, không có cội nguồn thuộc về sắc. Không cội nguồn, không phải không có cội nguồn thuộc về sắc. Không được cội nguồn thế gian, không được cội nguồn của ngã thuộc về sắc. Có cội nguồn, không có cội nguồn thuộc về sắc. Không có cội nguồn, không phải không có cội nguồn thuộc về sắc. Mạng này, thân này thuộc về sắc. Chẳng có mạng, chẳng có thân thuộc về sắc. Năm ấm cũng như vậy. Đây là muốn được nhân này đến đây. Từ thân ta khởi ra công dụng của Như Lai. Người bị dính mắc, bị trói buộc, bị dục liền biết. Biết Như Lai quá khứ, biết thời, biết Như Lai hiện nay, biết thời, biết sắc. Làm thế nào biết sắc Như Lai biết? Như cội nguồn vốn không, năm ấm cũng vậy. Năm ấm của Như Lai làm sao biết được? Như cội nguồn vốn không, năm ấm vốn không. Như Lai vốn không. Làm như vậy thấy được vốn không. Năm ấm vốn không, thế gian vốn không, các pháp cũng vốn không. Dự lưu, Tần lai, Bất hoàn, Duyên giác vốn không, Như Lai cũng vốn không. Tất cả vốn không, không khác nhau; không có nơi đến, không có nơi dừng, vô tưởng, vô tận. Như vậy vốn không chẳng khác Như Lai. Từ trong Minh độ sinh ra đều biết điều này. Thế nên gọi là Phật.

Thiện Nghiệp bạch Phật:

–Rất sâu xa, bạch Đức Thế Tôn! Ai sẽ là người tin việc này? Chỉ có Thanh văn và người đạt địa vị không thoái chuyển mới tin thôi.

Phật dạy:

–Khi vốn không vô tận th́ điều Như Lai nói là vô cực.

Đế Thích và cả muôn vị Thiên tử cùng hai muôn vị Thiên tử trời Phạm chúng đều đến chỗ Đức Phật, đảnh lễ sát chân Ngài rồi lui đứng một bên. Thiên tử trời Ái dục, Thiên tử trời Phạm thiên đều bạch Phật rằng:

–Bạch Đức Thế Tôn! Ngài đã giảng pháp rất sâu xa, làm sao tưởng pháp ấy?

Phật bảo các Thiên tử:

–Hư không dính mắc vô tướng, vô nguyện, vô sở trụ, như hư không không có ǵ trở ngại, các Trời, Rồng, Quỷ, Thần không thể làm lay động. V́ sao? V́ đây là tướng không tác giả. Năm ấm không thể tạo ra tưởng. Người, chẳng phải người không thể làm được.

Phật dạy các Thiên tử:

–Nếu có người nói làm ra được hư không, thế nào? Có tin được không?

–Thưa, không tin được, bạch Đức Thế Tôn! Không có ai làm ra được hư không. V́ sao? V́ hư không không có sắc.

Đức Phật dạy:

–Đây là tướng thường trụ. Dù có Phật hay không có Phật, tướng này vẫn trụ như vậy. Như Lai đều biết hết.

Các Thiên tử bạch Phật:

–Bạch Đức Thế Tôn! Tưởng này rất sâu xa, Đức Như Lai đều biết hết, không có ǵ trở ngại. Minh độ là đạo tự tại của Như Lai. Đây là nơi Phật ở.

Phật bảo Thiện Nghiệp:

–Đối với kinh, Như Lai tôn kính tôn thờ, tự quy y. tại sao gọi là kinh Minh độ? V́ Như Lai từ kinh này mà được đạo Vô thượng chánh chân. Do đó ta cung kính kinh, sẽ báo ân kinh. Các pháp là vô tác, ta đều biết không đem đến. Đây là báo ân kinh.

Thiện Nghiệp bạch Phật:

–Bạch Đức Thế Tôn! Các pháp không biết, không thấy, làm sao Minh độ sinh ra Như Lai thị hiện ở đời?

Đức Phật dạy:

–Các pháp không chỗ tru. Như vậy đều thấy biết sinh ra Như Lai thị hiện ở đời. Năm ấm không thấy làm ra được thị hiện ở đời. Thế nào là không thấy? Năm ấm không có nhân duyên nên không thấy. Không thấy chính là Minh độ sinh ra Như Lai thị hiện ở đời. Như hư không thị hiện ở đời. Thị hiện ở đời khó hoàn toàn thanh tịnh. Đây là thị hiện ở đời.

KINH ĐẠI MINH ĐỘ

MỤC LỤC     Quyển 01    Quyển 02    Quyển 03    Quyển 04    Quyển 05    Quyển 06

 

-

TRANG CHỦ*--KINH ĐIỂN*--ĐẠI TẠNG KINH*--THẦN CHÚ*--HÌNH ẢNH*--中文*--ENGLISH

Uploaded on 2019-11-25

 

google-site-verification=Iz-GZ95MYH-GJvh3OcJbtL1jFXP5nYmuItnb9Q24Bk0