VT0225
KINH ĐẠI MINH ĐỘ
Hán dịch: Đời Nam Ngô, Cư sĩ Chi Khiêm, người nước Nguyệt Chi.
QUYỂN 1
Phẩm 1: THƯỢNG HẠNH
Nghe như vầy:
Một thuở nọ, Đức Phật du hóa ở nước Kê thuộc nước Vương xá, cùng với chúng đại Tỳ-kheo nhiều không thể tính kể, ngài Thiện Nghiệp là bậc nhất và vô số chúng Đại Bồ-tát. Ngài Kính Thủ là bậc Thượng thủ.
Lúc bấy giờ nhằm ngày mười lăm trăng tròn, Đức Phật bảo Hiền giả Thiện Nghiệp:
–Này Thiện Nghiệp! Chúng Đại Bồ-tát nhóm họp v́ muốn ông nói về Minh độ vô cực của Bồ-tát Đại sĩ, muốn thực hành đạo lớn đều bắt nguồn từ đây.
Bấy giờ, Thu Lộ Tử suy nghĩ: “Không biết Hiền giả này nói về đạo Minh độ là tự sức ḿnh hay nhờ ân đức của Phật Thánh?”
Biết ý niệm ấy, Thiện Nghiệp đáp:
–Thưa ngài! Những điều đệ tử Phật nói đều nhờ vào Như Lai Đại sĩ mà làm cả. V́ sao? V́ từ Đức Phật nói pháp nên có Hiền giả nam, Hiền giả nữ học pháp đạt được ý pháp, cho là chứng đắc.
Những lời giải thích, dạy bảo, tŕnh bày của những vị đã chứng đắc đó tất cả đúng như pháp, không có tranh cãi. V́ sao? V́ Như Lai nói pháp làm những người này ưa thích mới truyền dạy cho những người trong dòng tộc đúng như ý kinh, không có tranh cãi.
Thiện Nghiệp nói:
–Như Đức Thế Tôn dạy, muốn nói Đại trí tuệ độ của Bồ-tát, muốn thực hành đạo lớn đều bắt đầu từ đây. Thể của đạo là Bồ-tát, là trống không, th́ đạo này cũng là Bồ-tát, cũng là trống không.
Pháp nào bề ngoài là Bồ-tát? Đó là không thấy Phật pháp có pháp nào là Bồ-tát. Đối với đạo này, tôi không thấy, không đắc, cũng như Bồ-tát không thể thấy, Trí tuệ độ vô cực cũng không thể thấy được.
Nếu không thể thấy được th́ làm sao có Bồ-tát mà nói Trí tuệ độ vô cực. Nếu nói như thế th́ ý chí của Bồ-tát không thay đổi, không xả bỏ, không kinh, không sợ. Không phải do sợ mà chấp nhận, không mệt mỏi không ngừng nghĩ, không chán ghét khó khăn, đó là Minh độ vi diệu, tương ưng với nó để phát ra hành động, nên gọi là người tùy giáo.
Lại nữa, Bồ-tát Đại sĩ thực hành Minh độ vô cực nên học pháp này. Nếu vị nào thọ nhận pháp này không nên nghĩ là ta biết ý đạo. V́ sao? V́ ý đó chẳng phải ý thanh tịnh, ý sáng suốt.
Hiền giả Thu Lộ Tử hỏi:
–V́ sao có ý đó lại là ý chẳng phải ý?
Hiền giả Thiện Nghiệp trả lời:
–Thưa Hiền giả! Nếu chẳng phải ý th́ là hữu hay là vô, điều đó có được không?
Hiền giả Thu Lộ Tử đáp:
–Không được.
Hiền giả Thiện Nghiệp thưa:
–Nếu chẳng phải ý th́ hữu và vô, đều không thể được; đã không thể được th́ không thể chứng minh và khi hợp với tương ứng này th́ đâu có ý nào là ý chẳng phải ý?
Hỏi:
–Như vậy cái ǵ gọi là chẳng phải ý?
Hiền giả Thiện Nghiệp thưa:
–Đó là vô vi, không tạp niệm.
Hiền giả Thu Lộ Tử nói:
–Lành thay, lành thay! Đức Phật khen ngợi Hiền giả nói hạnh cao sâu thật là bậc nhất.
Bồ-tát thọ nhận đạo Vô thượng Chánh chân này không thoái chuyển, quán sát không ngừng. Minh độ vô cực là nhờ biết pháp này. Muốn học địa vị đệ tử nên nghe kinh này, chọn lấy rồi vâng giữ hành tŕ. Muốn học địa vị Duyên giác hay học địa vị Phật nên nghe kinh này, chọn lấy rồi vâng giữ hành tŕ. V́ sao? V́ Minh độ nói pháp rất rộng lớn. Đây là sở học của Bồ-tát Đại sĩ.
Hiền giả Thiện Nghiệp bạch Phật:
–Bạch Đức Thế Tôn! Con cho là Bồ-tát không thể thấy, cũng gọi là không thể được.
Lại nữa, điều khuông chánh là việc không thể thấy, không thể được, th́ tại sao Bồ-tát nói pháp? Như vậy, bạch Đức Thế Tôn! Điều nghi ngờ có nêu lên ta và muôn vật không thể được, của cải hao phí đều chẳng có được, nhưng gọi là Bồ-tát, cho đến Phật cũng là tên gọi mà thôi, nhưng không trụ, không phải không trụ. V́ sao? V́ tên gọi không thật có, cho nên nói là không trụ, không phải không trụ. Nếu làm Bồ-tát th́ giảng nói ý sâu của Minh độ không dời đổi, không xả bỏ, không mỏi mệt, không dừng nghỉ, không chán ghét khó khăn, không kinh, không sợ, không phải do sợ mà chấp nhận. V́ hiểu rõ thể mà nhập vào tánh. Đây là trụ vào địa vị không thoái chuyển, thích ứng với vô xứ, nên biết điều đó.
Vi diệu thay, bạch Đức Thế Tôn! Bồ-tát tu hành Minh độ vô cực không trụ trong sắc. Đối với thọ, tưởng, hành không trụ trong thức. V́ sao? V́ trụ vào sắc là tạo sắc hành, trụ vào thọ, tưởng, hành là tạo thức, không phải đúng pháp lãnh thọ. Minh độ vô cực không cho rằng tạo hành là pháp đáng lãnh thọ. Thọ như vậy chắc chắn không đầy đủ Minh độ vô cực, rốt cuộc không được trí Nhất thiết.
Hiền giả Thu Lộ Tử hỏi:
–Bồ-tát thực hành những ǵ mà thọ Minh độ?
Hiền giả Thiện Nghiệp thưa:
–Do không chấp sắc, không chấp thọ, tưởng, hành, thức. V́ sao? V́ sắc không phải là thọ kia. Còn thọ, tưởng, hành, thức cũng không có thọ kia. Nếu sắc không phải là thọ kia th́ chẳng phải sắc; còn thọ, tưởng, hành, thức không có thọ kia là chẳng phải thức. Đạo Minh độ không có thọ kia. V́ sao? V́ thọ của ta như chấp lấy bóng không thật có. Đây là thực hành Minh độ vô cực. Đây gọi là định không thọ các pháp rộng lớn vô lượng của Bồ-tát Đại sĩ. Tất cả đệ tử Duyên giác không thể thọ tŕ được.
Lại nữa, trí Nhất thiết cũng không có thọ kia. V́ sao? V́ không có tưởng thấy. Nếu có tưởng thấy, cuối cùng không có được pháp này (Minh độ vô cực). Nếu tin vào dị học ngoại đạo khác cũng không được trí Nhất thiết. Ngoại đạo kia tin hiểu học đạo nhập vào tuệ cũng không chấp lấy sắc, không chấp lấy thọ, tưởng, hành, thức. Không từ sắc thấy tuệ, không ở ngoài sắc thấy tục, không ở trong ngoài sắc thấy tuệ, không ở trong sắc thấy tuệ, không nhờ vào sắc khác thấy tuệ. Đối với thọ, tưởng, hành như trên đã nói, không từ nói thức, không nhờ vào trong ngoài thức khác mà thấy tuệ.
Như vậy, rốt cuộc từ tin hiểu địa vị của đạo, cân nhắc ý pháp cho là giải thoát th́ không có thọ, không có thu hoạch. Đã hiểu được độ rồi th́ Minh độ không phải là trí tưởng. Như vậy, bạch Đức Thế Tôn! Tuy Bồ-tát đối với đạo này không chấp lấy sắc, thọ, tưởng, hành, thức, cũng không đối với trung đạo diệt độ nên có đủ mười Lực, bốn Vô sở úy, mười tám pháp Bất cộng của Như Lai.
Lại nữa, Bồ-tát Đại sĩ thực hành Minh độ vô cực phải quán sát ở đây, đó là những trí tuệ ǵ? Cái ǵ là Minh độ? V́ sao nói các pháp không do đâu có được, nên gọi là Minh độ vô cực? Như vậy, quán sát, suy nghĩ không kinh không sợ, không dời đổi, không mỏi mệt. Như thế Bồ-tát thực hành Minh độ vô cực không dừng nghỉ nửa chừng nhờ biết được việc ấy.
Hiền giả Thu Lộ Tử hỏi:
–V́ sao Bồ-tát biết ḿnh dừng nghỉ, hay biết đối với sắc bãi bỏ bổn tánh sắc; đối với thọ, tưởng, hành bãi bỏ bổn tánh thức? Minh độ vô cực bãi bỏ bổn tánh thức; Minh độ vô cực bãi bỏ bổn tánh trí?
Hiền giả Thiện Nghiệp thưa:
–Đúng vậy, thưa Hiền giả! Họ đối với sắc bỏ sắc tự nhiên; đối với thọ, tưởng, hành, bỏ thức tự nhiên. Minh độ vô cực bỏ thức tự nhiên, Minh độ vô cực bỏ trí tự nhiên. Ai thực hành đạo này đều dứt bỏ trí. Trí tự nhiên bỏ rồi th́ tưởng bỏ, tưởng tự nhiên cũng bỏ luôn.
Hiền giả Thu Lộ Tử khen:
–Hay thay, hay thay! Người học pháp này chắc chắn sinh ra trí Nhất thiết.
Hiền giả Thiện Nghiệp thưa:
–Đúng vậy! Bồ-tát học pháp này th́ phát sinh trí Nhất thiết. V́ sao? V́ họ đối với các pháp không xuất, không sinh. Học như thế cho nên đạt được địa vị Phật.
Lại nữa, kỳ diệu thay Hiền giả! Bồ-tát thực hành Minh độ vô cực, hoặc hành sắc là tưởng hành, hoặc hành sắc tự xem là tưởng hành, hoặc hành sắc không tự xem là tưởng hành, hoặc hành sắc phát triển là tưởng hành; hoặc hành sắc bại hoại là tưởng hành; hoặc hành sắc tiêu mất là tưởng hành; hoặc hành sắc tư duy là tưởng hành; hoặc hành sắc trống không là tưởng hành; hoặc hành sắc chẳng phải thân là tưởng hành? Thọ, tưởng, hành, thức như trên đã nói đều là tưởng hành.
Nếu thức là có th́ ta sẽ hành dục được. Nếu hành là có th́ hành như thế, như thế chỉ là hành động suy nghĩ. Đạo này chính là Bồ-tát Đại sĩ, là thực hành được hành của tưởng, không khéo dùng phương tiện quyền biến để bỏ Minh độ vô cực.
Thu Lộ Tử hỏi:
–Bồ-tát thực hành thế nào là hành vô tưởng vô đắc, dù có phương tiện quyền biến nhưng không bỏ Minh độ vô cực?
Thiện Nghiệp thưa:
–Không hành sắc, không hành sắc tự tiện, không hành sắc phát triển, không hành sắc bại hoại, không hành sắc diệt mất, không hành sắc tưởng, không hành sắc rỗng không, không hành sắc chẳng phải thân. Thọ, tưởng, hành, thức như trên đã nói, không có ta sẽ được thực hành hạnh ấy. Không có thực hành như vậy, suy nghĩ như vậy là suy nghĩ thực hành đạo này. Như vậy, thực hành Bồ-tát Đại sĩ là hành vô tưởng vô đắc, là có phương tiện quyền biến nhưng không bỏ Minh độ vô cực.
Lại nữa, Bồ-tát Đại sĩ thực hành Minh độ vô cực đối với việc này không gần gũi là không thực hành, không gần gũi thực hành, không thực hành, không gần gũi cũng không thực hành, ở đây không thực hành, ở đây không gần gũi thực hành, ở đây không gần gũi không thực hành, ở đây cũng không gần gũi, đối với hành, không hành, đối với không gần gũi không hành, đối với không hành chẳng phải không hành, đối với không gần gũi.
Thu Lộ Tử hỏi:
–V́ sao không gần gũi?
Thiện Nghiệp thưa:
–Nếu các pháp không có chỗ gần gũi th́ không do đâu mà độ, đó gọi là định vô độ của tất cả các pháp dẫn đường rộng lớn vô lượng của Bồ-tát Đại sĩ. Tất cả đệ tử Duyên giác không thể hành tŕ được. Vị nào thực hành định này mau được đạo Vô thượng chánh chân v́ đều biết nương vào tông chỉ của Phật Thánh.
Thiện Nghiệp nói:
–Bồ-tát Đại sĩ lễ bái Đức Như Lai Chí Chân Đẳng Chánh Giác Phật thuở xưa rồi mới thực hành định này. Thọ ấy không thấy, không thấy là định, người ấy đối với định không biết ta lãnh thọ định, ta đã có định, ta nương vào định. Ở trong định này các vị ấy không rõ tất cả.
Thu Lộ Tử hỏi:
–Tại sao thuở xưa Bồ-tát được Đức Như Lai thọ ký sẽ được thành Phật? Các vị ấy có khả năng được định, đó có phải là định không?
Thiện Nghiệp thưa:
–Không phải! V́ sao? V́ như người thiện nam kia thực hành
Minh độ vô cực không phải không có tưởng. V́ sao? V́ không biết rõ ràng nên cho là định, chẳng phải tưởng, chẳng phải không tưởng.
Đức Phật dạy:
–Lành thay, lành thay! Thiện Nghiệp nói hạnh cao sâu là biện luận bậc nhất. Bồ-tát Đại sĩ nên học pháp này. Như thế là học Minh độ vô cực.
Thu Lộ Tử hỏi:
–Bạch Đức Thế Tôn! Phật đã học như thế? Người học đạo trí tuệ phải học pháp nào?
Đức Phật dạy:
–Nếu ai học như thế là pháp vô sở học của Bồ-tát. V́ sao? V́ nếu không biết rõ ràng pháp này th́ giống như người ngu hay chấp trước.
Thu Lộ Tử hỏi:
–Bạch Đức Thế Tôn! Nên dùng pháp nào để biết rõ pháp này?
Phật dạy:
–Phải biết về bất minh, nghĩa là biết rõ cái không có ǵ để biết.
Kẻ phàm ngu hay chấp trước nên muốn biết rõ lại không biết rõ. Do bất minh làm trở ngại đôi bên. Không biết, không thấy, không hiểu pháp Tứ đế mà muốn có pháp rồi từ pháp suy nghĩ sẽ chấp trước vào danh sắc. V́ chấp trước mà không biết pháp này không dùng pháp thông minh. Đã không thấy biết cũng không suy nghĩ, không quán không xét cho nên rơi vào ngu muội, bèn không tin, không hiểu, không thực hành, cho nên gọi là phàm ngu chấp trước.
Thu Lộ Tử hỏi:
–Bạch Đức Thế Tôn! Chấp học như vậy, Bồ-tát Đại sĩ không học trí Nhất thiết ư?
Đức Phật dạy:
–Đúng vậy! Học như vậy th́ không học trí Nhất thiết. Như vậy mới hiểu rõ học trí Nhất thiết có khả năng vượt ngoài tất cả pháp.
Thiện Nghiệp thưa:
–Bạch Đức Thế Tôn! Như Thế Tôn dạy, đây là người làm ảo thuật học trí Nhất thiết. Đã học trí Nhất thiết mới vượt ngoài các pháp. Như vậy, đúng ra nên gọi nó như thế nào?
Đức Phật dạy:
–Ta nhân đây hỏi về sự hiểu biết của ông.
Thiện Nghiệp thưa:
–Rất hay, bạch Đức Thế Tôn!
Đức Phật dạy:
–Thế nào, huyễn và sắc có khác nhau không?
Thiện Nghiệp thưa:
–Thưa không, bạch Đức Thế Tôn!
Đức Phật hỏi:
–Huyễn và thọ, tưởng, hành, thức có khác nhau không?
Thiện Nghiệp thưa:
–Thưa không, bạch Đức Thế Tôn! Sắc giống như huyễn. Thọ, tưởng, hành, thức cũng giống như huyễn.
–Thế nào, Thiện Nghiệp, nói tưởng trong đây biết lập hạnh năm ấm nên thành Bồ-tát.
Thiện Nghiệp thưa:
–Bạch Đức Thế Tôn! Bồ-tát học giống như người làm ảo thuật. Trong đây giữ ǵn như ảo thuật tức là năm ấm. V́ sao? V́ như Đức Phật dạy: Thức như huyễn, như thức này, sáu căn cũng vậy, v́ sao ý huyễn là ba cõi. Như ba cõi tức là sáu căn, năm ấm.
Thu Lộ Tử thưa:
–Bạch Đức Thế Tôn! Bồ-tát nghe việc này không còn biếng nhác nữa phải không?
Đức Phật dạy:
–Nếu bị bạn xấu lôi kéo th́, chắc chắn sẽ biếng nhác, còn như gặp bạn lành, th́ sẽ không biếng nhác.
Thiện Nghiệp bạch Phật rằng:
–Bạch Đức Thế Tôn! Làm sao biết là bạn xấu của Bồ-tát?
Đức Phật dạy:
–Họ không ưa thích Minh độ vô cực, muốn vứt bỏ h́nh tướng ngu si, tự tiện trang sức trái với trí tuệ cao sâu, lại còn giảng nói kinh đạo. Nên biết đây là bạn xấu của Bồ-tát.
Thiện Nghiệp thưa:
–Bạch Đức Thế Tôn! Thế nào là bạn lành của Bồ-tát?
Đức Phật dạy:
–Người chưa phát sinh Minh độ vô cực th́ khuyến khích học hỏi, nhưng phải hướng dẫn để họ đi vào đạo này. Hiện hạnh tà cho họ thấy để nói về cái hại của tà. Hạnh tà này là cái hại của tà, làm cho xa ĺa đạo này. Nên biết, đây là bạn lành áo giáp của Bồ-tát Đại sĩ thệ nguyện rộng lớn.
Thiện Nghiệp lại hỏi:
–Bạch Đức Thế Tôn! Vậy th́ gọi đạo nhân là Bồ-tát, cú nghĩa ấy như thế nào?
Đức Phật dạy:
–Cái gọi là Bồ-tát th́ tất cả các pháp học không có trở ngại. Đã học không trở ngại th́ có khả năng vượt khỏi các pháp, cho nên gọi là Bồ-tát.
Thiện Nghiệp thưa:
–Bạch Đức Thế Tôn! Còn ý nghĩa của Đại sĩ là thế nào?
Đức Phật dạy:
–Đại sĩ là người có khả năng nhóm họp nhiều người, giáo hóa đạo lớn cho họ, nên gọi là Đại sĩ.
Thu Lộ Tử thưa:
–Bạch Đức Thế Tôn! Con cũng thích làm Đại sĩ. Đối với việc thấy thân, thấy tánh, thấy mạng, thấy người, thấy trượng phu, thấy có, thấy không, thấy đoạn diệt, thấy thường còn hay đoạn diệt, nhiều cái thấy. V́ sao lại nói các cái thấy trên, pháp vượt ngoài các kiến nên gọi là Đại sĩ.
Thiện Nghiệp thưa:
–Bạch Đức Thế Tôn! Nói về Đại sĩ, như bậc trí Nhất thiết. Ý
Ngài không bằng lòng cho đệ tử Duyên giác v́ Bồ-tát Đại sĩ không chấp trước. V́ sao? V́ tất cả đều biết ý ngay thẳng vô lậu, không thọ, không diệt (đối với Bồ-tát ở trong sinh tử không theo, không diệt). Do biết ý của Bồ-tát chiếu soi cùng khắp nên gọi là Đại sĩ.
Thu Lộ Tử hỏi:
–Tại sao Bồ-tát Đại sĩ biết tất cả, nhưng ý không chấp trước?
Thiện Nghiệp thưa:
–V́ không có ý. Bồ-tát Đại sĩ biết tất cả, nhưng không hề chấp trước.
Hiền giả Mãn Từ Tử thưa:
–Tôi cũng thích làm Đại sĩ. Rồi vái chào mọi người, tiến lên Đại thừa, mặc áo giáp thệ nguyện rộng lớn. Đây chính là Đại sĩ.
Thiện Nghiệp bạch Phật rằng:
–Bạch Đức Thế Tôn! Thế nào là áo giáp thệ nguyện rộng lớn?
Phật dạy:
–Bồ-tát tự ḿnh thệ nguyện: “Tôi sẽ diệt độ vô số người”, đã độ vô lượng, vô số người đều được Nê-hoàn, biết không có pháp để được diệt độ. V́ sao? V́ ý pháp như vậy. Ví như nhà ảo thuật cùng với đệ tử ở ngã tư đường hóa thành nhiều người, v́ là hóa nhân (người do biến hóa mà có) nên chặt đầu họ, ý ông thế nào? Họ có bị giết, có bị chết không?
Thiện Nghiệp thưa:
–Thưa không, bạch Đức Thế Tôn!
–Đúng vậy, này Thiện Nghiệp! Độ vô số người nhưng không có người được diệt độ. Bồ-tát nghe vậy không kinh, không sợ, không v́ sợ thọ, không dời đổi, không xả bỏ, không mỏi mệt nên không buồn rầu, khốn khổ. Đây là có áo giáp thệ nguyện rộng lớn, có khả năng tiến lên Đại thừa là nhờ biết pháp này.
Mãn Từ Tử thưa:
–Bạch Đức Thế Tôn! Nếu xét kỹ lời Ngài dạy th́ sự hiểu biết của con nghĩa này là không phải mang áo giáp. V́ sao? V́ như Đức Phật dạy Thiện Nghiệp: “Không tạo ra tất cả pháp của Phật, không làm thành các pháp, cũng không tạo ra chúng sinh.” Nghĩa như vậy không phải là mặc áo giáp thệ nguyện rộng lớn.
Thiện Nghiệp thưa:
–Bồ-tát Đại sĩ không có sự kiểm thúc th́ không có thệ nguyện rộng lớn. V́ sao? V́ sắc, thọ, tưởng, hành, thức không có đắm trước, không buộc, không mở.
Thu Lộ Tử thưa:
–Thế nào là sắc, thọ, tưởng, hành, thức mà nói là không đắm trước, không ràng buộc, không cởi mở?
Thiện Nghiệp thưa:
–Sắc như người huyễn nên không đắm trước, không ràng buộc, không cởi mở. Thọ, tưởng, hành, thức giống như người huyễn nên không đắm trước, không ràng buộc, không cởi mở. Không có nó th́ sắc không đắm trước, không buộc, không mở. Không có nó th́ thọ, tưởng, hành, thức không đắm trước, không buộc, không mở. Năm ấm như thế, các pháp cũng vậy. Cho nên Bồ-tát thực hành thệ nguyện mà không có thệ nguyện.
Thiện Nghiệp hỏi:
–Bạch Đức Thế Tôn! Làm sao biết Bồ-tát thẳng tiến đến Đại thừa? Thế nào gọi là Đại thừa? Và bắt đầu trụ vào thừa nào để gầy dựng thuần thục Đại thừa? Thừa này phát xuất từ đâu?
Phật dạy:
–Thừa được gọi là Đại thừa là Vô lượng thừa, là vô lượng chúng sinh. V́ sao? V́ có vô lượng hạng người, v́ họ mà Bồ-tát phát tâm đại Bi. Nhờ trụ vào Đại thừa này mà tiến đến đến trí Nhất thiết, của bậc Thánh trong ba cõi, cũng chính là gầy dựng Đại thừa. Thừa không phát xuất từ đâu. V́ sao? V́ có sinh có xuất là hai pháp, còn không sinh khởi, không đến, đối với các pháp không đắc là không từ đâu sinh, không từ đâu phát xuất.
Thiện Nghiệp thưa:
–Thừa này cao cả thay! Được trời người tin tưởng, là vua các thế gian, là thừa nghiệp lành xuất thế, không ǵ sánh bằng, rộng lớn như hư không, chứa đựng chúng sinh không có số lượng; thường đem sự an ổn cứu giúp vô số người và được truyền bá rộng khắp nên gọi là Đại thừa. Không thấy mặt trái của nó, cũng không thấy vượt ra; như vậy thừa này không có bắt đầu, không có kết thúc, cũng không có ở giữa, đối với ba cõi b́nh đẳng nên gọi là Đại thừa.
Đức Phật dạy:
–Đúng vậy, này Thiện Nghiệp! Người nào thực hành được thừa này th́ gọi là Bồ-tát Đại sĩ.
Thu Lộ Tử thưa:
–Này Hiền giả! Đức Phật mời Hiền giả giảng nói Minh độ vô cực nhưng đạo Đại thừa Hiền giả có hiểu biết chăng?
Thiện Nghiệp bạch Phật rằng:
–Bạch Đức Thế Tôn! Con giảng nói Minh độ vô cực có điều ǵ sai không?
Đức Phật dạy:
–Không! Rất đúng với ý nghĩa của nó.
Thiện Nghiệp thưa:
–Bồ-tát Đại sĩ không kể ở đầu, không kể ở cuối, cũng không kể ở giữa. Sắc vô biên, đạo vô biên; thọ, tưởng, hành, thức đạo cũng vô biên, cho nên Bồ-tát không gần, không đắc, không biết, không nói. Đối với sắc, Bồ-tát không biết, không nói, không đến, không đắc. Vậy phải làm thế nào để Bồ-tát giảng nói Minh độ vô cực? Còn không thấy th́ Bồ-tát làm sao thấy được Minh độ vô cực?
Bồ-tát chỉ là tên gọi mà thôi. Giống như ngã là ngã không thể chấp trước. Cái ngã rỗng không, không đáng xét rõ. Ngã không thể làm sáng tỏ đạo th́ đáng biết làm ǵ? Các pháp như vậy không có chấp trước.
Thế nào là sắc? Sắc vốn không bền chắc. Thế nào là thọ, tưởng, hành, thức? Thức không sinh, không bền chắc. Các pháp vô sinh, không bền chắc. Nó không bền nên không phải pháp, cũng không phải phi pháp. Hiểu rõ nó vốn vô chủ th́ sẽ v́ ai nói? Chỗ này không biết, cũng không có chỗ khác có thể hành đạo Bồ-tát được.
Đúng vậy, bạch Đức Thế Tôn! Các vị ấy nghe lời này mà không kinh, không sợ, không xả bỏ, không mỏi mệt, không buồn rầu. Biết và thực hành như thế, Bồ-tát này v́ có khả năng suy nghĩ về Minh độ vô cực. V́ sao? V́ thực hành kinh này th́ dùng pháp như vậy quán sát thuần thục đạo này. Lúc ấy v́ không gần gũi sắc, không gần gũi sắc th́ không bị diệt. V́ sao? V́ đối với sắc tự nhiên mà không khởi là chẳng phải sắc. Nếu sắc bị hao phí cũng chẳng phải sắc. Cho đến không làm thịnh suy ngã. Đây không phải hai việc. Nếu sắc là ngã là do đây là ngã sắc. Đây là do làm ra.
Khi thọ, tưởng, hành, thức đúng như pháp quán sát th́ không gần gũi thức. Đối với thức tự nhiên mà không khởi là chẳng phải thức. Nếu thức hao phí cũng chẳng phải thức, cho đến cũng không làm thịnh suy ngã, th́ đây không phải hai việc. Nếu nói thức là ngã th́ do đây là ngã thức. Đó là việc do làm mà có ra.
Thu Lộ Tử thưa:
–Tôi xét lời này th́ nghĩa Bồ-tát không sinh khởi. Nếu không sinh khởi th́ v́ sao Bồ-tát thực hành hạnh gian nan? V́ chúng sinh lại chịu khổ vô lượng?
Thiện Nghiệp thưa:
–Tôi không thích hạnh gian nan của Bồ-tát. Nhưng Đại sĩ th́ không nghĩ đến gian nan đến hành đạo. V́ sao? V́ nghĩ đến gian nan khó khổ th́ không thể làm lợi ích lớn cho vô lượng người. Do đó nên nghĩ đến an ổn dễ thực hành. V́ chúng sinh mà gầy dựng, tưởng như mẹ, như cha, tưởng như anh em, như chị em, tưởng như con trai, con gái, nên sinh ra tưởng này để thực hành đạo Bồ-tát. Đối với tất cả mọi người tưởng là thân thuộc của ḿnh. Do tưởng như vậy sẽ khiến ta thấy chúng sinh giống như thân ḿnh, không phân biệt trong ngoài, đó là sinh được pháp tưởng, tưởng tất cả là con ta, Bồ-tát sẽ vượt qua vô lượng khổ não này, không có ý tức giận. Nếu bị tội h́nh mà tâm không tức giận th́ chắc chắn không bị tưởng làm khổ.
Như lời Hiền giả nói: “Bồ-tát không sinh khởi, v́ không sinh khởi cho nên là Bồ-tát.”
Thu Lộ Tử hỏi rằng:
–Tại sao Bồ-tát lại không khởi? Đối với pháp của đạo nhân, đối với trí Nhất thiết cũng sẽ không sinh khởi phải chăng? Thiện Nghiệp thưa:
–Đúng vậy! Đối với pháp Phật đều không sinh khởi.
Thu Lộ Tử hỏi:
–Đối với pháp Phật mà không sinh khởi th́ phàm nhân và pháp của phàm nhân cũng sẽ không sinh khởi phải chăng?
Thiện Nghiệp thưa:
–Đúng vậy! Đối với pháp của phàm nhân cũng không sinh khởi.
Thu Lộ Tử hỏi:
–Như vậy Bồ-tát đối với pháp của đạo nhân, từ trí Nhất thiết cho đến pháp của phàm nhân đều không sinh khởi. Đây có phải là không gần gũi, không sinh khởi, được trí Nhất thiết hay chăng?
Thiện Nghiệp đáp:
–Pháp không khởi không phải là chán ghét. Niệm không khởi cũng không phải là pháp hữu để chọn lấy. Dù được thành Phật, tôi cho là tranh cãi.
Thu Lộ Tử hỏi:
–Như thế tại sao từ pháp chưa sinh mà chọn pháp đã sinh? Là pháp sinh tử đến hay pháp sinh đến?
Thiện Nghiệp đáp:
–V́ sao pháp sinh bất sinh, mà bất pháp sinh lại sinh?
Thu Lộ Tử thưa:
–V́ pháp bất sinh khônh khởi pháp. Lới ưa pháp không khởi là lời nói ưa khởi. Như Hiền giả ưa thích th́ chắc chắn không cần bất khởi.
Thiện Nghiệp nói:
–Như vậy nên ưa thích cái không cần bất khởi. Điều Hiền giả yêu thích tôi cũng muốn nói.
Thu Lộ Tử nói:
–Theo Thiện Nghiệp v́ pháp mà giảng không ǵ sánh bằng. V́ sao? V́ theo chỗ hỏi mà ứng đáp. Ý pháp không dao động, những lời nói ấy đều rất hay.
Thiện Nghiệp đáp:
–Đây là ý pháp. Nếu các đệ tử Phật hỏi th́ nên đáp. Ý không dao động là chỗ nương của tất cả.
Thu Lộ Tử thưa:
–Lành thay, lành thay! Đây là lời tranh biện bậc thượng, v́ sao gọi là các pháp Bồ-tát không nương gá.
Thiện Nghiệp đáp:
–V́ Minh độ vô cực này chính là các pháp của Bồ-tát không nương gá.
Thu Lộ Tử hỏi:
–Nếu không phải tất cả thừa th́ chỉ có các pháp trong kinh này là không nương gá chăng?
Thiện Nghiệp đáp:
–Đều nương vào Minh độ vô cực, v́ các pháp không nương gá. Bồ-tát lúc ấy không nương chỗ núi đá mà lặng yên chọn lấy chỗ quan trọng của các pháp. Nếu không chọn lấy th́ đó là thực hành các pháp mà không nương nhờ vào hành động.
Nếu nói cho Bồ-tát nghe về sự hiểu biết sâu kín này th́ không nghi ngờ, không trông mong nhưng hiểu sâu xa. Đây là biết thực hành, đã làm không ngừng nghỉ mà còn nghĩ nhớ như vậy nữa.
Thu Lộ Tử thưa:
–Nếu không dừng hành này th́ dừng việc nghĩ nhớ kia. Nếu dừng việc nghĩ nhớ kia th́ không ngừng nghỉ việc này. Như ḿnh nhớ việc làm nên không dừng nghỉ. Đó gọi là thường thực hành b́nh đẳng, nghĩ nhớ b́nh đẳng.
Đã nghĩ nhớ b́nh đẳng, thực hành b́nh đẳng th́ tất cả mọi người chắc chắn thường có sự tiếp nối thực hành này để được làm Bồ-tát. Như vậy, chúng sinh cũng sẽ không dừng nghỉ niệm này và sự thực hành này. V́ sao? V́ con người không bỏ được niệm kia vậy.
Thiện Nghiệp thưa:
–Lành thay, lành thay! Hiền giả khuyên giúp giảng nói những lời hết sức quan trọng này. Như Hiền giả nói, nếu thực hành b́nh đẳng, nghĩ nhớ b́nh đẳng, cứu giúp tất cả mọi người, không bỏ hạnh này. Thường th́ chúng sinh tự nhiên, nghĩ nhớ cũng tự nhiên. Nên biết chúng sinh này rộng lớn, nghĩ nhớ cũng rộng lớn. Nên biết, việc này chúng sinh không chân chánh th́ nghĩ nhớ cũng không chân chánh, hành động cũng không chân chánh. Nên biết việc này thực hành, nghĩ nhớ như vậy, tôi thích Bồ-tát nhớ nghĩ hành động này.
KINH ĐẠI MINH ĐỘ
MỤC LỤC Quyển 01 Quyển 02 Quyển 03 Quyển 04 Quyển 05 Quyển 06
|