KINH TU HÀNH BẢN KHỞI
Hán dịch:Đời Hậu Hán, Sa-môn Trúc Đại Lựcvà Khang Mạnh Tường
Việt dịch: Linh-Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
QUYỂN THƯỢNG
Phẩm 1: BIẾN HIỆN
Nghe như vầy:
Một thời Đức Phật ngự nơi tinh xá của ḍng họ Thích, dưới tàng cây Ni-câu-đà, thuộc nước Ca-duy-la-vệ cùng với chúng Đại Tỳ-kheo một ngàn hai trăm năm mươi vị. Những vị này đều đă đắc quả A-la- hán. Từ lâu họ đă theo Phật tịnh tu phạm hạnh, các lậu đă hết, tâm ư thanh tịnh, trí tuệ tự tại, thông hiểu các pháp, đă buông gánh nặng, đạt được điều mong muôn. Các vị Tỳ-kheo này đă đoạn ba cơi, điều cần hiểu đă hiểu, đầy đủ ba thần túc và được lục thông. Và chúng Tỳ-kheo-ni như Đại Ái Đạo... năm trăm người, không thể kể hết. Các chúng Ưu-bà-tắc, ưu-bà-di, các chúng Bà-la-môn học thuyết khác, Ni-kiền,... nhiều vô số, đều đến trong hội chúng.
Tất cả trời Tứ Thiên vương, Đao-lợi Thiên vương, Diệm Thiên vương, Đâu-suất Thiên vương, Ni-ma-la-đề Thiên vương, Bà-la-ni-mật Thiên vương, Phạm Thiên vương, cùng với vô số chúng đều đến hội họp.
Chư Long vương, A-tu-luân, Ca-lưu-la, Chân-đà-la, Ma-hưu-lặc, tất cả tôn thần cùng quyến thuộc của mỗi vị đều đến hội họp.
Bạch Tịnh vương, Vô Nộ vương, Vô Oán vương, Cam lộ Tịnh vương, chín ức trưởng giả Ca-duy-la-vệ và quyến thuộc cùng đến đảnh lễ Đức Phật rồi ngồi qua một bên.
Lúc ấy toàn thân Đức Phật có ba mươi hai tướng tốt và tám mươi vẻ đẹp, phóng ánh sáng chiếu khắp ba ngàn thế giới, như ánh trăng tṛn sáng nổi bậc giữa muôn sao, oai thần uy nghiêm là vua của các bậc Thánh trong tất cả hội chúng.
Mọi người đều có ḷng nghi và suy nghĩ: Thái tử sinh ở Ca-duy-la-vệ, Ngài là con trưởng vua Bạch Tịnh, từ bỏ vương vị quư tộc để tầm đạo. Ngài đă ngồi dưới gốc cây sáu năm hay mười hai năm mới đắc thành đạo quả?”
Họ lại suy nghĩ: “Bản hạnh và phương pháp tu tập của thái tử như thế nào mà đạt đến sự cao vời như vậy? Ngài đă thờ ai làm thầy mà hôm nay được đặc biệt tôn kính? Trước đây ngài tu tập pháp ǵ mà được giác ngộ thành Phật?...”
Đức Phật biết sự hoài nghi của mọi người, liền hỏi Tôn giả Mục-kiền-liên:
-Ông có thể nói nguyên nhân trên cho Đát-tát-a-kiệt chăng?
Tôn giả Mục-kiền-liên từ ṭa đứng dậy, sửa lại y phục, quỳ gối chắp tay bạch Đức Phật:
-Thưa vâng, bạch Đức Thế Tôn, con nay nương oai thần của Phật và giữ thần lực của Ngài, v́ tất cả mọi người để nói rơ việc đó.
Đức Phật dạy:
-Vô lượng kiếp về trước, ông vốn là người phàm từ khi mới cầu Phật đạo đến nay, theo nghiệp thọ thân, trôi lăn trong năm đường, thân này hoại diệt, lại thọ thân khác, sinh tử vô cùng. Thí như cỏ cây trong trời đất, đem chặt làm thẻ để tính thân ta vẫn không thể tính được. Hoặc lấy thời gian khởi đầu đến kết thúc của thế giới gọi là một kiếp th́ sự sinh diệt của ta hơn sự thành hoại của thế giới không thể tính đếm. Chỉ v́ xót thương ḷng tham của thế gian, triền miên trôi nổi trong biển ái dục, ta muốn trở lại nguồn tâm, tự nỗ lực vượt qua, nhiều đời tinh cần gian khổ, mà không lấy làm lao nhọc, tâm không tĩnh lặng, vô vi, vô dục, bố thí cả thân mạng và chí thành giữ giới, nhẫn nhục khiêm cung, dũng mănh tinh tấn, nhất tâm tư duy, học theo trí tuệ của bậc Thánh, sống nhân ái với mọi loài, xót thương kẻ nghèo cùng hoạn nạn, an ủi, chăm lo, dưỡng dục chúng sinh, cứu giúp người khốn khổ, thừa sự chư Phật là Bậc Chánh ngộ chân lư, có công huân tập, tích lũy công huân không thể nhớ hết được.
Từ thuở xa xưa có Đức Phật Đỉnh Quang ra đời, có bậc Thánh vương tên Đăng Thạnh, trị v́ nước Đề-ḥa-vệ. Nhân dân sống lâu, từ hiếu, nhân nghĩa. Đất đai màu mỡ, đời sống thái b́nh.
Nhà vua có sinh một thái tử tên là Đăng Quang, thông minh trí tuệ, trong đời ít ai sánh kịp. Thánh vương vô cùng thương yêu con. Đến lúc lâm chung vua cha nhường ngôi cho thái tử, nhưng thái tử Đăng Quang suy nghĩ, cuộc đời vô thường, nên nhường ngôi cho em rồi đi xuất gia làm Sa-môn. Ngài thành đạo hiệu là Phật Vô Thượng Chí Tôn, thần đức chói sáng, không phân biệt ngày đêm. Đức Phật này cùng với chúng sáu mươi hai vạn Tỳ-kheo đi du hóa khắp thế gian, khai hóa quần sinh rồi trở về nước Đề-ḥa-vệ, độ thoát cho các ḍng họ và thần dân nước trong nước và mọi người. Khi về bản quốc, th́ lúc ấy bá quan, quần thần cho rằng Đức Phật và đại chúng đến đánh chiếm đất nước. Họ bàn với nhau: “Chúng ta phải đem quân đi đánh để chống cự lại, không nên để mất nước!”. Tức th́ họ xuất binh hướng về Đức Phật.
Đức Phật dùng lục thông quán chiếu ngược lại tâm của họ. Ngài hóa làm thành lớn, cao rộng trang nghiêm, xinh đẹp để đối lại thành kia. Đức Phật v́ thương xót nhân dân trong nước, muốn làm cho họ được giải thoát, liền hóa làm hai thành làm bằng lưu ly, trong thành rỗng suốt, chiếu sáng từ trong ra ngoài. Ngài lại hóa ra sáu mươi hai vạn Tỳ-kheo giống như Phật thị hiện biến hóa.
Nhà vua thấy như vậy rất hoảng sợ, sự nghi ngờ tan biến, trong ḷng kính phục, liền đi đến chỗ Đức Phật, cúi đầu ăn năn về bản chất ngoan cố và tâm xấu ác của ḿnh đối với Phật. Ông ta tự nói:
-Niềm vui của kẻ ngu này là cúi mong Đức Phật tha thứ và xin Phật hăy trở về tinh xá. Trong bảy ngày con sẽ chuẩn bị cúng dường, cung nghinh Đấng Chí Tôn.
Đức Phật hiểu ư của nhà vua, đồng ư im lặng trở về. Lúc đó nhà vua hỏi quần thần:
-Cách phụng nghinh Thánh vương thế nào?
Các quan đáp:
-Phép cung nghinh Ca Việt vương là trang nghiêm cơi nước, san đường sá bằng phẳng cách bốn mươi dặm, dưới đất rưới nước thơm, lát vàng bạc trân quư, dùng bảy báu làm hàng rào, dựng các tràng phan, dùng lụa hoa ngũ sắc làm lọng, khắp các ngă đường trong cổng thành đều trang hoàng, đàn cầm ca nhạc y như cơi trời Đao-lợi, tung hoa, thắp đèn và xông các hương thơm, người đứng hầu cung kính hai bên đường.
Sau bảy ngày công việc đă chuẩn bị xong, nhà vua ra lệnh bá quan quần thần đi theo hộ vệ, đích thân vua cung nghinh Đức Phật.
Đức Phật thương tưởng đến dân chúng nên bảo các vị Tỳ-kheo:
-Hăy chuẩn bị thọ thỉnh. Các Tỳ-kheo vâng lệnh trở về bổnquốc.
Phật nói:
-Các ông có thấy buổi lễ cúng dường này trang nghiêm đẹp mắt chăng? Thuở xưa Ta thừa sự chư Phật quá khứ cũng cúng dường trang nghiêm như hôm nay.
Khi ấy có Phạm chí Nho đồng tên Vô cấu Quang, thuở nhỏ thông minh mẫn tiệp, chí lớn bao la, ẩn cư trong rừng núi, hành thiền giữ đạo, thông suốt tất cả sách vở bí truyền, trong tâm thích cúng dường để báo đáp ân sư, nói năng và hành động đều v́ mục đích truyền trao kinh pháp cho mọi người.
Ở trong nhóm Phạm chí có vị tên là Bất-lâu-đà thường siêng năng cúng tế nơi đền thờ trời, trong suốt mười hai tháng dâng cúng thức ăn. Đồ chúng của Phạm chí đó có tám vạn bốn ngàn người, trọn năm cúng dường vàng, bạc, châu báu, xe ngựa, trâu dê, lụa gấm, y phục, giầy dép; dùng bảy báu làm lọng, tích trượng và b́nh đựng nước... Ông ta là người rất thông minh trí tuệ, đáng thọ hưởng những vật này. Họ cúng đến bảy ngày chưa măn.
Lúc ấy Bồ-tát Nho đồng vào trong chúng của Phạm chí luận đạo nói nghĩa bảy ngày bảy đêm, chúng vô cùng hân hoan. Trưởng giả chủ nhân rất hoan hỷ đem dâng cho Bồ-tát một cô gái trẻ đẹp, Bồ-tát không nhận chỉ lấy lọng che, tích trượng, b́nh đựng nước, giày dép, vàng, bạc và tiền mỗi thứ một ngàn. Bồ-tát đem những vật đó dâng lên cho thầy ḿnh. Thầy Bổn sư hoan hỷ đem phân phát cho mọi người.
Bồ-tát Nho đồng lại từ biệt ra đi. Các chúng đồng học mỗi người đem tặng một đồng bạc. Bồ-tát trở về quê hương thấy mọi người đều hân hoan, trên khắp nẻo đường đều an b́nh hạnh phúc, mọi người đang quét dọn và xông hương. Bồ-tát hỏi người đi đường:
-Những người này họ làm ǵ thế?
Người đi đường đáp:
-Ngày hôm nay Đức Phật Đăng Quang sẽ đến, v́ thế mọi người chuẩn bị thiết lễ cúng dường.
Bồ-tát Nho đồng nghe Phật đến, trong ḷng náo nức mừng vui, sửa y phục chỉnh tề và hỏi:
-Đức Phật từ đâu đến đây? Cúng dường Ngài như thế nào?
Người đi đường nói:
-Chỉ cầm hương hoa, lọng lụa, tràng phan để cúng dường.
Khi ấy Bồ-tát liền vào thành cầu xin cúng dường trong chốc lát nhưng hoàn toàn không được. Người trong nước nói:
-Nhà vua cấm dùng hoa hương, chỉ để cho ngài cúng dường bảyngày.
Bồ-tát nghe vậy, trong ḷng không vui. Giây lát Đức Phật đến và biết được tâm đồng tử. Lúc đó có một cô gái mang b́nh đựng đầy hoa, Đức Phật phóng quang sáng ngời chiếu xuyên suốt b́nh hoa biến thành lưu ly, trong ngoài đều thấy được. Bồ-tát đến chỗ cô gái nói:
Năm trăm đồng tiền bạc
Xin mua năm cành hoa
Dâng lên Phật Đăng Quang
Xin cho tôi măn nguyện.
Cô gái hỏi:
Hoa này giá vài đồng
Sao tính đến năm trăm
Nay ông ước nguyện ǵ
Mà không tiếc tiền bạc.
Bồ-tát đáp:
Không cầu Thích, Phạm, Ma Tứ vương, Chuyển thánh vương
Nguyện tôi được thành Phật Độ thoát khắp mười phương.
Cô gái nói:
Ôi Hay thay! Hay thay!
Nguyện ngài chóng thành tựu
Xin cho tôi đời sau
Luôn được làm vợ ngài.
Bồ-tát đáp:
Người nữ thói đa t́nh
Phá người ư chánh đạo
Khuấy rối điều ta nghĩ
Đoạn trừ tâm bố thí.
Cô gái trả lời:
Tôi thề: Vào đời sau
Theo chàng hành bố thí
Con cái và thân tôi
Xin Phật, Trời chứng giám.
Nhân giả thương xót tôi
Xin ban điều tôi nguyện
Hoa này xin dâng Ngài
Tiền bạc tôi không nhận.
Tôi nhớ kiếp xa xưa
Quán thấy bản hạnh này
Đă có năm trăm đời
Từng là vợ Bồ-tát.
Cô gái đưa hoa cho Bồ-tát, ngài hoan hỷ nhận hoa rồi ra đi. Trong ḷng rất hoan hỷ, cô gái nói:
-Tôi thân nữ yếu đuối, không thể đến đó được. Xin gửi hai cành hoa để dâng lên Đức Phật.
Khi Đức Phật đến, vua quan, dân chúng, trưởng giả, cư sĩ, quyến thuộc vây chung quanh Ngài mấy trăm ngàn ṿng. Bồ-tát muốn đến trước Phật tung hoa nhưng không thể đến được. Đức Phật biết ư của Bồ-tát nên hóa đất thành bùn, mọi người tránh ra hai bên.
Lúc ấy Bồ-tát mới đến trước Phật tung năm đóa hoa, năm đóa hoa đều dừng lại trên không trung và biến thành lọng hoa, lớn bảy mươi dặm, hai hoa đứng trên hai vai Đức Phật như cành hoa sống. Bồ-tát hoan hỷ, trải tóc trên đất xin Đức Thế Tôn giẫm lên đi.
Đức Phật bảo:
-Ta có thể giẫm lên ư?
Bồ-tát bạch:
-Xin Ngài hăy giẫm lên.
Đức Phật bước lên và Ngài đứng đó mỉm cười, trong miệng ánh sáng năm màu tỏa ra xa bảy thước, chia làm hai phần:
Một ṿng ánh sáng ṿng quanh Đức Phật ba ṿng, ánh sáng đó chiếu đến ba ngàn đại thiên cơi nước, chiếu sáng khắp nơi rồi trở lại nhập vào đảnh Phật.
Một phần ánh sáng chiếu xuống mười tám địa ngục đau khổ, liền được an vui.
Các đệ tử bạch Phật:
-Đức Phật không vô cớ mà cười, xin Ngài dạy cho chúng con ư nghĩa này.
Đức Phật dạy:
-Các ông có thấy đồng tử này không?
Các đệ tử thưa:
-Thưa vâng, chúng con có thấy.
Đức Thế Tôn bảo:
-Vị đồng tử này ở trong vô số kiếp sở học thanh tịnh, không tiếc thân mạng để hàng phục tâm, xả bỏ dục lạc, sống đời an tịnh, tâm không vọng động, không thiếu ḷng Từ, chứa nhóm hạnh nguyện phước đức nên nay được như vậy.
Đức Phật dạy đồng tử:
-Sau một trăm kiếp ông xả bỏ thân này, sẽ được thành Phật hiệu là Thích-ca Văn Như Lai, Vô Sở Trước Chí Chân Đẳng Chánh Giác. Kiếp tên Ba-đà, thế giới tên Sa-phù. Cha của Đức Phật này là Bạch Tịnh, mẹ là Ma-da, vợ tên Cù-di, con tên La-vân, thị giả tên A-nan, đệ tử bên phải là Xá-lợi-phất, đệ tử bên trái là Ma-ha Mục- kiền-liên. Đức Phật Thích-ca đó giáo hóa chúng sinh đời năm ô trược, độ thoát khắp cả mười phương như Ta hôm nay vậy.
Bồ-tát Năng Nhân được Phật thọ kư rất hân hoan vui mừng, thông suốt các nghi ngờ, đ́nh chỉ những vọng động, bao nhiêu vọng tưởng dứt trừ mà vào thiền định tịch tĩnh, đạt được Vô sinh pháp nhẫn thanh tịnh, tức th́ thân vọt treo trên hư không, cách mặt đất bảy nhận, rồi từ trên không hạ xuống đảnh lễ dưới chân Phật, được làm Sa-môn.
Đức Phật thuyết kệ:
Ông sẽ ở đời sau
Trải cỏ ngồi gốc cây
Sức giới, nhân, định, tuệ
Hàng phục ma quyến thuộc,
Đi trên con đường Thánh
Đánh trống pháp cam lộ
V́ thương tưởng chúng sinh
Chuyển bánh xe vô thượng.
Ông sẽ ở đời sau
Khéo phương tiện trí tuệ
Chín mươi sáu ngoại đạo
Đều khiến đặng pháp nhăn.
Ông sẽ ở đời sau
Từ ái hành bốn ân
Ban bố pháp cam lộ
Dứt trừ ba bệnh độc.
Bồ-tát Năng Nhân phụng sự Phật Đăng Quang cho đến khi Phật nhập vào Niết-bàn. Bồ-tát giữ giới thanh tịnh, thủ hộ chánh pháp, từ bi che chở, ban bố ḷng nhân ái khiến cho tất cả đều được lợi lạc. Bồ- tát cứu giúp không mỏi mệt, lúc qua đời được sinh lên trời Đâu-suất. V́ muốn cứu độ tất cả chúng sinh mê muội nên Ngài từ cơi trời sinh xuống làm Chuyển luân vương hoàng đế đi khắp nơi có bảy báu theo cùng. Những ǵ là bảy? Đó là:
1. Bánh xe vàng báu.
2. Ngọc thần báu.
3. Ngọc nữ báu.
4. Chủ kho tàng báu.
5. Chủ binh báu.
6. Ngựa báu sắc xanh biếc.
7. Voi trắng báu.
Bánh xe vàng báu: Bánh xe có ngàn căm hoa được chạm khắc hoa văn và khảm các châu báu, ánh sáng xuyên suốt hơn cả mặt trời, mặt trăng. Lúc lên xe vua Chuyển luân có ư nghĩ thế nào th́ bánh xe vận chuyển theo để đi xem xét thiên hạ, chỉ trong chóc lát đă giáp ṿng quanh cơi nước, cho nên gọi là Bánh xe vàng báu.
Ngọc thần báu: Đến ngày hai mươi chín đêm cuối tháng, đem ngọc treo trên hư không th́ tùy theo đất nước đó lớn nhỏ ngọc chiếu sáng cả trong ngoài như ban ngày, cho nên gọi là Ngọc thần báu.
Ngọc nữ báu: Thân nàng ở mùa đông th́ ấm áp, mùa hạ th́ mát mẻ, trong miệng có mùi thơm hoa sen xanh, thân thơm mùi Chiên-đàn, thức ăn tự tiêu hóa, không phải lo vấn đề đại tiểu tiện, cũng không có chất dơ dáy bất tịnh của người nữ. Tóc và thân... không dài không ngắn, không trắng không đen, không mập không ốm, cho nên gọi là Ngọc nữ báu.
Chủ kho tàng báu: Khi vua cần có vàng bạc, lưu ly, thủy tinh, ma-ni, trân châu, san hô, trân bảo... th́ vị ấy đưa tay xuống đất, đấtxuất ra bảy báu, đưa tay xuống nước, nước xuất bảy báu, chỉ tay lên núi, núi xuất bảy báu, chỉ tay lên đá, đá xuất ra bảy báu, cho nên gọi là bề tôi Chủ kho báu.
Chủ binh báu: Ư vua muốn có bốn loại binh lính như mă binh, tượng binh, xa binh và bộ binh, thần tâu vua: “Nhà vua cần bao nhiêu quân? Hoặc một ngàn, một vạn, hoặc vô số...”, trong lúc ngoảnh lại, nhà vua đă thấy quân dàn sẵn, hành trận nghiêm chỉnh, cho nên gọi là bề tôi Chủ binh báu.
Ngựa báu sắc xanh biếc: Ngựa màu xanh biếc, bờm dài, đeo hạt châu, tánh thuần hậu và được tắm sạch sẽ. Khi hạt châu rơi xuống, chỉ trong giây lát liền sinh lại như cũ, hạt châu này tươi đẹp tinh khiết, lại càng đẹp hơn trước. Tiếng ngựa vang xa đến một do-tuần. Khi nhà vua cỡi ngựa để quán sát dân chúng, sáng ra đi, chiều trở về, ngựa cũng không mệt nhọc. Bụi dính chân ngựa trở thành cát vàng, cho nên gọi là Ngựa báu sắc xanh biếc.
Voi trắng báu: Voi có mắt màu trắng tuyệt đẹp, bảy chi đềubằng phẳng, sức mạnh hơn trăm voi, đuôi dài đeo châu, đă đẹp lại càng tinh khiết. Miệng voi có sáu ngà và mỗi ngà có màu bảy báu. Khi vua muốn cỡi voi, chỉ trong một ngày đă đi khắp nơi, sáng đi chiều trở về voi không hề nhọc mệt. Nếu voi lội qua nước th́ nước không bị giao động, chân voi cũng không bị thắm ướt, cho nên gọi là Voi trắng báu.
Nhân dân lúc bấy giờ sống thọ tám vạn bốn ngàn tuổi. Thể nữ trong cung, mỗi cung như vậy có tám vạn bốn ngàn người. Vua có ngàn người con nhân từ hùng mạnh, một người có thể chống lại cả ngàn người. Thánh vương cai trị bằng giới đức, dùng Thập thiện dạy dỗ nhân dân. Thiên hạ thái b́nh, mưa thuận gió ḥa, ngũ cốc đầy đủ, ăn thực phẩm này sẽ ít bệnh, hương vị như cam lộ, khí lực được dồi dào. Nhân dân chỉ có bảy bệnh:
1. Bệnh lạnh.
2. Bệnh nóng.
3. Bệnh đói.
4. Bệnh khát.
5. Đại tiện.
6. Tiểu tiện.
7. Ḷng mong muốn.
Thánh vương hết tuổi thọ lại sinh lên trời Phạm thiên làm vua Phạm thiên, trên là Thiên đế, dưới là Thánh chúa. Mỗi lần ba mươi sáu ṿng rồi trở lại từ đầu. V́ thế muốn cứu độ người nào, vua sẽ tùy lúc mà xuất hiện.
Bồ-tát tinh cần khổ hạnh trải qua ba a-tăng-kỳ kiếp. Kiếp sống đă măn nhưng v́ thương xót chúng sinh trôi lăn không bờ bến, Bồ-tát v́ chúng sinh mà đem thân nuôi hổ đói. Bồ-tát dũng mănh tinh tấn trải qua chín kiếp là Bồ-tát Năng Nhân.Ở trong chín mươi mốt kiếp tu tập đạo đức, học tâm Phật, thực hành sáu Độ vô cực, Bố thí, Tŕ giới, Nhẫn nhục, Tinh tấn, Nhất tâm, Trí tuệ, khéo dùng phương tiện quyền xảo, Từ, Bi, Hỷ, Xả che chở, dưỡng dục chúng sinh như thương con đỏ, thừa sự chư Phật, tích đức vô hạn. Trải qua nhiều kiếp tinh tấn khổ hạnh, vượt qua thập địa, ở nơi Nhất sinh bổ xứ, công hạnh đă thành, sự việc đă hoàn tất, trí thần vô lượng, đến lúc đúng thời, ngay lúc ấy Ngài thành Phật.
Ở trên trời Đâu-suất, Bồ-tát phát khởi bốn quán xét: Xem xét địa phương, xem xét cha mẹ, nên sinh vào cơi nước nào? Nên giáo hóa, cứu độ ai đầu tiên?
Bồ-tát suy nghĩ: “Vua Bạch Tịnh đă nhiều đời là cha sinh ra ta.” Câu-lợi-sát-đế có hai người con gái, khi cô ta tắm gội trong ao sauvườn, Bồ-tát đưa tay chỉ và nói: “Đây là người mẹ đă nhiều đời sinh ta”.
Đến ngày sinh con, lúc ấy có năm trăm Phạm chí đều có năm thần thông bay qua cung thành, nhưng không thể vượt qua được. Họ sợ hăi, cùng nói với nhau:
-Thần túc của chúng ta c̣n xuyên qua tường đá được, tại sao hôm nay chúng ta không thể vượt qua đây?
Thầy của Phạm chí nói:
-Ông có thấy hai cô gái này không? Một người sẽ sinh bậc Đại nhân có ba mươi hai tướng. C̣n một người sẽ sinh một người ba mươi tướng. Do oai thần của người ấy làm cho chúng ta mất thần túc.
Tiếng nói của họ vang ra khắp nơi, thiên hạ đều nghe. Khi ấy vua Bạch Tịnh hoan hỷ vui mừng muốn được Chuyển luân thánh vương sinh vào nhà ḿnh, liền xin cưới cô gái đẹp ấy làm vợ.
Ca-duy-la-vệ là nơi trung tâm của ba ngàn nhật nguyệt và một vạn hai ngàn trời đất. Chư Phật quá khứ, vị lai, hiện tại đều sinh ra ở vùng đất này.
Phẩm 2: BỒ-TÁT GIÁNG THẦN
Lúc ấy Bồ-tát Năng Nhân cỡi voi trắng đến nhập vào thai mẹ. Đúng ngày mùng tám tháng tư, phu nhân tắm gội thoa hương và mặc y phục mới. Đang lúc thiêm thiếp nghỉ, phu nhân mộng thấy trên không trung có người cỡi voi trắng đi xuống, ánh sáng chiếu khắp cơi nước, có tiếng đàn, tiếng trống, lời ca. Người ấy rải hoa, đốt hương, đi đến chỗ phu nhân, rồi bỗng nhiên biến mất, phu nhân bàng hoàng tỉnh dậy. Nhà vua hỏi:
-Có việc ǵ mà khanh hoảng hốt thế?
Phu nhân đáp:
-Vừa rồi, trong giấc mơ thiếp thấy có người cỡi con voi trắng từ trên không bay đến, có tiếng đàn, tiếng trống, tiếng nhạc, người ấy rải hoa, đốt hương, đi đến chỗ thiếp, bỗng nhiên biến mất, v́ thế thiếp kinh hoàng tỉnh giấc.
Nhà vua trong ḷng lo âu, tâm chẳng được an, nên triệu tập các thầy tướng số, đến để hỏi xem giấc mộng đó thế nào.
Thầy tướng thưa:
-Giấc mộng này là tin vui. Đó là thần thánh giáng thai cho nên có giấc mộng này. Người con này sẽ làm Chuyển luân thánh vương. Nếu xuất gia học đạo sẽ làm Phật độ thoát khắp mọi loài.
Nhà vua vô cùng hoan hỷ.
Lúc đó phu nhân thân tâm thư thái, nói kệ:
Ta nay đang có thai
Chắc là Đại Bồ-tát
Không dâm, sân, ghét, giận
Thân tâm an thanh tịnh
Tâm thường thích bố thí
Tŕ giới, nhẫn, tinh tấn
Định ư vào Tam-muội
Trí tuệ độ mọi người,
Quán sát thân đại vương
Kính như cha, như anh
Mắt thương nh́n muôn loài
Cũng như con đỏ ta,
Giúp thuốc thang người bệnh
Đói lạnh giúp áo cơm
Thương nghèo, kính trọng già
Vui khiến sinh, lăo diệt,
Tại ngục tù trói buộc
Khổ đau sầu khiếp sợ
Xin vua ban ân lớn
Phóng thích các tội nhân,
Tai ta không thích nghe
Tiếng âm nhạc thế gian
Muốn an nơi núi rừng
Tịch định và thanh tịnh.
Bấy giờ vua ở các nước nhỏ lân cận nghe phu nhân của đại vương có thai đều đến chúc mừng, mỗi người đều đem vàng bạc,châu báu, y phục và hoa hương với tâm cung kính dâng tặng mọi lời tốt đẹp đối với phu nhân. Phu nhân từ chối v́ không muốn làm phiền.
Từ khi phu nhân có thai, trời hiến các vị bổ ích tinh khí, phu nhân tự nhiên no đủ không muốn thức ăn của hoàng gia.
Măn đến mười tháng, thân thái tử thành tựu. Đến ngày mồng tám tháng tư, phu nhân đi dạo, ngang qua dưới một gốc cây, muôn hoa đua nở. Khi ấy sao mai vừa mọc, phu nhân đứng vịn cành cây, th́ từ bên hông phải của bà, thái tử sinh ra, liền đi bảy bước, một tay đưa lên và nói:
-Trên trời, dưới trời chỉ có Ta là tôn quư. Ba cơi đều khổ đau. Ta sẽ đem an vui đến cho mọi loài.
Ngay lúc ấy đất trời chuyển động mạnh, ba ngàn đại thiên thế giới đều sáng rực rỡ. Trời Thích, Phạm, Tứ vương, cùng với các quyến thuộc của họ và các Rồng, Quỷ, Thần, Duyệt-xoa, Càn-đà-la, A-tu-luân, đều đến hầu cận bên thái tử. Có hai anh em Long vương, một người tên Ca-la, một người tên là Uất-ca-la, bên trái phun nước mưa ấm cho Ngài, bên phải phun nước suối mát cho Ngài. Trời Thích, Phạm, Ma đem y trời mặc cho thái tử. Trời mưa hương hoa, các thứ đàn trống nhạc trời cùng trổi. Hương xông, hương đốt, hương xoa, hương ướp. Tất cả phủ kín một bên trời.
Hoàng hậu ôm thái tử ngồi trên xe rồng có tràng phan, ca nhạc đưa hai mẹ con trở về hoàng cung. Vua cha nghe tin sinh thái tử, trong ḷng vô cùng vui mừng phấn khởi, Ngài cùng với bá quan, quần thần, Phạm chí, cư sĩ, trưởng giả, thầy tướng và mọi người đều ra nghênh đón phu nhân và thái tử.
Ngựa của vua chân vừa chạm đất th́ năm trăm kho tàng trong ḷng đất cùng một lúc lộ bày, đường biển qua lại cũng thuận lợi. Lúc ấy các thầy tướng, Phạm chí tập hợp đến và tung hô vạn tuế và đặt tên Thái tử là Tất-đạt.
Nhà vua thấy các trời Thích, Phạm, Tứ vương, Rồng, Thần đầy khắp trên không trung kính cẩn, trang nghiêm, bất giác Ngài xuống ngựa đảnh lễ Thái tử. Khi ấy nhà vua vẫn chưa đến cửa thành.
Các miếu thần bên đường ở trong nước là nơi mọi người sùng kính, v́ thế các thầy tướng Phạm chí đều nói: “Nên đem Thái tử
đến lễ bái tương thần”. Hoàng hậu vừa bế Thái tử vào miếu, h́nh tượng các thần đều cúi đầu. Các thầy tướng Phạm chí và mọi người nói: “Thái tử thật là thần diệu, oai đức của Ngài cảm hóa khiến cho các Thiên thần cung kính”. Họ ca ngợi Thái tử là Đấng trời trong loài trời.
Trên đường Thái tử trở về hoàng cung, trời ứng hiện ba mươi hai điềm lành:
1. Đất chấn động mạnh, g̣ nổng đều bằng phẳng.
2. Các nẻo đường tự sạch sẽ, ai cũng ngửi thấy mùi hương.
3. Cây khô trong nước đều sinh lá trổ hoa.
4. Trong vườn tự nhiên sinh quả ngọt lạ kỳ.
5. Lục địa sinh hoa sen to bằng bánh xe.
6. Kho tàng trong ḷng đất đều tự lộ bày.
7. Vật báu trong kho tàng đều phát ra ánh sáng
8. Y phục được sắp san trong rương, khi mặc tự nó máng lên giá.
9. Hàng vạn con sông, suối đều dừng lại, lắng trong.
10. Trời quang mây tạnh và trong sáng.
11. Trời làm bốn phía mưa bụi thấm hương.
12. Minh nguyệt thần châu treo ở điện nhà.
13. Những ngọn đuốc trong hư không không c̣n tác dụng.
14. Mặt trời, mặt trăng và ngôi sao đều không vận hành.
15. Ngôi sao Phỉ hiện xuống hầu Thái tử đản sinh.
16. Bảo cái của trời Phạm thiên phủ kín trên cung.
17. Chư thần tám phương đem dâng ngọc báu.
18. Trăm thức ăn cơi trời tự nhiên ở trước mặt.
19. Hàng vạn hủ báu treo đầy nước cam lộ.
20. Thiên thần đem xe trang trí bằng bảy báu đến.
21. Năm trăm con voi trắng tự nhiên giăng hàng trước điện.
22. Năm trăm con sư tử trắng từ núi Tuyết ra đứng thành hàng nơi cổng thành.
23. Thể nữ của chư Thiên hiện ra, mang những kỹ nhạc trên vai.
24. Các nữ Long vương bao quanh cung điện.
25. Hàng vạn ngọc nữ cơi trời cầm cây phất bằng lông chim Khổng tước hiện trên tường nơi cung.
26. Thể nữ các cơi trời ôm b́nh vàng đựng đầy nước thơm đứng thành hàng trên không trung.
27. Nhạc trời đồng thời trổi vang dậy.
28. Tất cả những địa ngục đều ngừng thống khổ.
29. Trùng độc ẩn núp, chim lành bay lượn hót ca.
30. Những ngư phủ ác độc, oán thù đều khởi Từ tâm.
31. Tất cả phụ nữ trong nước có thai đều sinh con trai. Trăm thứ bệnh tật như: Đui, điếc, câm, ngọng, ghẻ chóc... thảy đều khỏi hẳn.
32. Thần cây hiện thân người cúi đầu đảnh lễ đứng hầu.
Ngay lúc đó mười sáu nước lớn đều dùng âm thanh tốt đẹp nhất ca ngợi việc chưa từng có này.
Tại Hương sơn có đạo sĩ A-di, nửa đêm chợt nghe đất trời chuyển động và thấy ánh sáng rực rỡ hơn bao giờ. Trong núi có một loài hoa tên Ưu-đàm-bát, trong đóa hoa ấy tự nhiên sinh ra sư tử chúa. Vừa sinh ra sư tử đă đi bảy bước, ngẩng đầu rống to vang xa bốn mươi dặm. Trong khu rừng, tất cả các loài chim bay thú chạy, côn trùng nhỏ nhiệm nhất cũng đều phục tùng. Đạo sĩ A-di suy nghĩ: “Trong thế gian chỉ có Đức Phật mới ứng hiện điềm lành này. Nay giữa cuộc đời năm trược đầy xấu ác sao lại có hiện tượng tốt đẹp như thế?”
Sáng sớm, đạo sĩ bay đến nước Ca-duy-la-vệ. C̣n cách bốn mươi dặm chưa ra đến kinh thành, bỗng nhiên đạo sĩ bị rơi xuống đất. Tâm đạo sĩ rất kinh ngạc và cũng rất mừng vui v́ ông đoán chắc là có Phật thị hiện, không nghi ngờ ǵ nữa, bèn đi bộ đến cổng hoàng cung.
Người giữ cổng tâu vua có đạo sĩ A-di ngoài cổng. Nhà vua ngạc nhiên hỏi:
-Đạo sĩ A-di thường bay sao hôm nay lại đứng ngoài cửa hỏi thăm?
Nhà vua liền ra nghênh đón, đảnh lễ, rửa gội sạch sẽ và dâng y phục mới cho đạo sĩ, rồi hỏi thăm:
-Hôm nay có việc chi mà đạo sĩ không ngại nhọc mệt thân hành đến đây?
Đạo sĩ A-di đáp:
-Tôi nghe phu nhân của đại vương sinh Thái tử cho nên đến đây chiêm ngưỡng và thăm hỏi:
Nhà vua sai thị nữ bế Thái tử ra, thị nữ tâu:
-Thái tử nhọc mệt, Ngài mới được an giấc một chút.
Đạo sĩ A-di vui vẻ nói kệ.
Bậc Đại hùng tự giác
Giác ngộ người chưa giác
Bao kiếp không nghĩ ngơi
Há đâu c̣n ngủ nghỉ?
Khi thị nữ bế Thái tử ra. Họ muốn đem Thái tử đến đảnh lễ Đạo sĩ A-di, nhưng Đạo sĩ A-di kinh hăi đứng dậy, đảnh lễ dưới chân Thái tử trước. Quốc vương và quần thần thấy Quốc sư A-di kính lễ Thái tử, khiến ḷng họ kinh ngạc, càng hiểu rằng đây là Đấng Chí Tôn, nên tất cả đều cúi đầu đảnh lễ dưới chân Ngài.
Sức mạnh của Đạo sĩ A-di có thể quật ngă cả trăm tráng sĩ, thế mà vừa mới bế Thái tử th́ tay chân ông bủn rủn. Đạo sĩ xem thấy Thái tử có ba mươi hai tướng tốt và tám mươi vẻ đẹp, thân như kim cang thù diệu không thể suy lường. Đạo sĩ nhủ thầm: “Như lời tiên tri sâu kín, chắc chắn Thái tử sẽ thành Phật, ta không c̣n nghi ngờ ǵ nữa”. Đạo sĩ rơi lệ, nghẹn ngào xúc cảm không nói nên lời.
Khi ấy vua cha hoảng sợ, cung kính hỏi:
-Thái tử có điều chi chẳng lành chăng? Xin đạo sĩ cho biết tốt xấu thế nào? Mong sao cho không có tai nạn nào xảy ra.
Đạo sĩ A-di cố nén ḷng, nói kệ:
Bậc Đại Thánh ra đời
Trừ bao nhiêu tai họa
Tôi hận ḿnh vô phước
Bảy ngày nữa qua đời
Không thấy thần biến hóa
Mưa pháp đượm thế gian
Nay từ biệt Thái tử
Cho nên tự khóc thương.
Thái tử đưa tay nói:
Người năm đường mười cơi
Ta giáo hóa khắp cùng
Khiến họ như sở nguyện.
Ta vốn ḷng mong cầu
Phải độ khắp tất cả
Một người không đắc đạo
Ta không vào Niết-bàn.
Đạo sĩ A-di một lần nữa lại vui vẻ đảnh lễ dưới chân Thái tử.
Vua Bạch Tịnh hoan hỷ không lo sợ nữa, liền nói kệ:
Thái tử tướng thế nào
Sẽ trị đời ra sao
Xin hăy nói tất cả
Các tướng có phước ǵ?
Đạo sĩ A-di dùng kệ trả lời:
Nay xem thân Thái tử
Sắc vàng, chí kiên cố
Chày Kim cang vô thượng
Phá cối núi dâm dục,
Đại nhân tướng tṛn đầy
Dưới chân ngay bằng phẳng
Trị nước sẽ thái b́nh
Xuất gia thành Chánh giác,
Tay chân h́nh xoáy tṛn
Tướng tốt có ngàn xoáy
Sẽ là Chuyển Pháp Luân
Thành Phật ba cơi trọng,
Bắp chân nai, vế rồng
Mă âm tàng ẩn kín
Xem thấy không chán nhàm
V́ thế pháp thanh tịnh,
Tay ngón nhỏ thon dài
Bàn mềm mại có màng
Cho nên pháp bền lâu
Giáo hóa đời ngàn năm,
Da lông mềm nhỏ mịn
Hướng phải không dính bụi
Thân sáng như vàng chói
Nên hàng phục ngoại đạo,
Ngực vuông, ức sư tử
Quay lại không cong găy
Đứng thẳng, tay quá gối
V́ vậy mọi người kính,
Bảy chỗ đều đầy đặn
Sức mạnh địch ngàn người
Bồ-tát hạnh kiếp xưa
Cho nên không oán ác,
Trong miệng bốn mươi răng
Vuông, trắng, đều và khít
Nước bọt trong miệng thơm
Cho nên có bảy báu.
Má đầy như sư tử
Răng cửa chữ “Vạn” hiện
Phật đức khắp thế gian
Phổ biến suốt ba đời,
Nếm vị theo tŕnh tự
Món nào cũng biết vị
Cho nên lập pháp vị
Ban bố khắp quần sinh,
Lưỡi rộng như hoa sen
Khỏi miệng che khắp mặt
Cho nên phát âm thanh
Người nghe như cam lộ,
Tiếng nói như kim loan
Tụng kinh hơn Phạm thiên
Cho nên khi thuyết pháp
Thân an, ư được định,
Tướng mắt màu xanh biếc
Tâm Từ nh́n chúng sinh
Cho nên trời nhân loại
Măi nh́n không chán nhàm,
Đỉnh đầu sinh nhục kế
Tóc mịn màu lưu ly
V́ muôn cứu chúng sinh
Nên dùng pháp cao thượng,
Mặt sáng như trăng rằm
Đẹp như hoa mới nở
Ánh sáng giữa lông mày
Trắng sạch như minh châu.
Vua Bạch Tịnh hiểu rơ hơn về cuộc đời Thái tử, v́ thế Ngài cho xây cung điện bốn mùa: Xuân, thu, đông, hạ, mỗi cung điện ở mỗi cảnh trí khác nhau. Ở trước mỗi cung điện có trồng hàng cây trái ngọt. Giữa hàng cây có ao tắm bảy báu, trong ao có hoa quư nhiều màu sắc khác nhau, giống như hoa trời. Có cả ngàn loại chim trong nước. Cung thành kiên cố lầu gác bảy báu, treo tràng phan, linh báu. Cửa nhà khi đóng mở, tiếng nghe đến bốn mươi dặm.
Nhà vua tuyển năm trăm kỹ nữ, chọn những người tao nhă, lễ nghi đầy đủ cung cấp để làm vui và nuôi dưỡng Thái tử.
Ngày sinh của Thái tử, trong nước có tám vạn bốn ngàn trưởng giả đều sinh con trai. Tám vạn bốn ngàn chuồng ngựa, ngựa đều sinh ngựa câu; trong đó có một con có điểm đặc biệt: lông thuần màu trắng, bờm dài, đeo ngọc. V́ thế cho nên gọi là ngựa quư. Trong tám vạn bốn ngàn chuồng voi đều sinh voi trắng, nhưng chỉ có một con voi trắng bảy chi đều đặn nhau, đuôi dài đeo ngọc. Miệng voi có sáu ngà, cho nên gọi là bạch tượng báu. Người giữ ngựa trắng tên gọi là Xa-nặc.
Thái tử sinh ra được bảy ngày th́ hoàng hậu qua đời. Do nhờ công đức mang thai Đấng Thiên Sư nên bà được sinh lên trời Đao-lợi, hưởng phước đầy đủ. Thái tử ở trong cung không thích cảnh náo nhiệt, Ngài chỉ thích nơi thanh vắng. Nhà vua hỏi thị nữ:
-Thái tử có vui chăng?
Thị nữ tâu:
-Tŕnh tấu ca nhạc trong tất cả mọi thời, nhưng xem ra Thái tử không nhờ thế mà vui.
Vua cha lo lắng ưu tư, ngài cho triệu tập quần thần và nhắc lời đạo sĩ A-di đă nói: “Thái tử chắc chắn sẽ thành Phật”:
-Chúng ta phải làm cách nào cho Thái tử ở lại và không c̣n ư hướng về đạo?
Có một đại thần tâu:
-Chỉ có một là đem sách vở dạy cho Thái tử để ràng buộc ư chíNgài.
Vua sai năm trăm người hầu cùng đưa Thái tử đến nhà thầy giáo. Thầy giáo nghe Thái tử đến liền ra bái rước. Thái tử hỏi:
-Người này làm ǵ?
Vị đại thần đáp:
-Đây là thầy dạy học trong nước.
Thái tử hỏi:
-Sách ở cơi Diêm-phù-đề có sáu mươi bốn loại, tức là tên số sách. Hôm nay thầy dạy sách nào?
Phạm chí kinh ngạc đáp:
-Thái tử nói sáu mươi bốn loại sách tôi chưa hề nghe đến, chỉ dùng hai quyển để dạy nhân dân.
Thầy giáo cúi đầu quy kính, xin xá tội và không dám nhận lờidạy.
Phẩm 3: THI TÀI NĂNG
Thái tử và các quan, quyến thuộc trở về hoàng cung.
Đến năm mười bảy tuổi tài năng kỳ diệu của Thái tử càng hiện rơ hơn, nhưng ngày đêm Thái tử vẫn luôn ưu tư, chưa từng vui vẻ. Ngài vẫn luôn nhớ đến chí nguyện xuất gia.
Vua cha hỏi người hầu cận:
-Thái tử thế nào?
Người hầu cận đáp;
-Thái tử vẫn ngày ngày ưu tư, Ngài chưa từng vui vẻ.
Vua cha lại lo âu, ngài triệu tập các quan hỏi:
-Thái tử vẫn ưu tư, nay chúng ta phải làm ǵ?
Có một vị quan cận thần tâu:
-Nên tập luyện cho Thái tử về binh mă hoặc tập cho Ngài thật giỏi môn bắn cung và đưa Ngài đi tuần tra bờ cơi của nước nhà, khiến cho khi thi hành công việc, Ngài sẽ quên đi những ư nghĩ khác.
Một vị quan khác tâu:
-Thái tử đă lớn bệ hạ nên lo việc kết hôn cho Thái tử để Thái tử không c̣n ư nghĩ đến việc xuất gia.
Vua cha tuyển chọn biết bao nhiêu cô gái đẹp, nhưng Thái tử chẳng bằng ḷng một ai cả.
Ở tiểu quốc kia có một vị vua tên là Tu-bà-phật (Thiện Giác). Nhà vua này có một người con gái tên Cù-di đoan trang xinh đẹp ít ai sánh bằng. Các vua trong tám nước đều muốn cầu hôn Cù-di cho con của họ, nhưng vua đều từ khước.
Vua Bạch Tịnh nghe tin cho mời vua Thiện Giác đến và nói:
-Ta v́ Thái tử, muốn cưới cô con gái đẹp của ngài cho Thái tử.
Vua Thiện Giác đáp:
-Con của tôi có mẫu hậu và quần thần, quốc sư, Phạm chí đảm trách lo liệu, riêng tôi chưa thể tŕnh bày ư của tôi được.
Sau đó vua Thiện Giác trở về nước lo buồn không an, tuyệt không ăn uống. Cô con gái hỏi thăm vua cha sao sức khỏe bất an hay v́ cớ ǵ mà vua cha không vui. Vua cha đáp:
-V́ con nên khiến ta lo lắng.
Cù-di hỏi:
-Tại sao lại v́ con, thưa cha?
Vua cha trả lời:
-Ta nghe các quốc vương đến cầu hôn con, ta đều không bằng ḷng. Nay vua Bạch Tịnh muốn cầu hôn con cho Thái tử. Nếu ta không bằng ḷng e sẽ bị trách phạt, c̣n bằng ḷng th́ các nước oán thù. Do đó nên khiến ta lo buồn.
Cô gái thưa:
-Xin phụ vương an tâm, vấn đề này không khó ǵ. Con xin khất lại bảy ngày, con sẽ đến đó.
Vua Thiện Giác đồng ư và dâng thư tâu vua Bạch Tịnh: “Con gái tôi xin khất lại bảy ngày, sau đó nó sẽ đến và yêu cầu mở cuộc thi những người có tài năng, vơ nghệ cao cường ở trong nước của nhà vua, lúc đó con tôi mới bằng ḷng lễ cầu hôn”.
Vua Bạch Tịnh suy nghĩ: “Thái tử ở trong cung chưa tập luyện. Nay cô gái ấy muốn thử tài năng, ta phải làm thế nào đây?”.
Đến đúng ngày hẹn, Cù-di đi cùng năm trăm thị nữ lên trên cổng thành, yêu cầu:
-Những người có tài năng của các nước, tất cả đều vân tập để cho tôi duyệt xem ai có kỹ thuật, lễ nhạc thật hoàn chỉnh và đầy đủ nhất, tôi mới bằng ḷng kết hôn.
Vua Bạch Tịnh ra lệnh quần thần phải sai các kỹ thuật quan sát hư trường và nói với Ưu-đà:
-Ngươi thưa với Thái tử là muốn cưới vợ phải thể hiện những tài năng xuất sắc nhất.
Ưu-đà tuân lệnh, đến thưa với Thái tử:
-Nhà vua bảo phải thi lễ nhạc mới được cưới vợ, xin mời Thái tử đến hư trường.
Thái tử cùng Ưu-đà, Nan-đà, Điều-đạt, A-nan... năm trăm người, mang theo những nhạc cụ và dụng cụ như cung kiếm... rời khỏi cổng thành. Ngay nơi cổng thành để một con voi áng ngữ để thử người nào có sức mạnh. Điều-Đạt đi đầu tiên, thấy voi chận cổng liền nắm tay đấm con voi một đấm làm cho con voi chết liền. Nan-đà đi đến thấy, kéo xác voi để một bên đường. Thái tử đến sau hỏi người hầu cận:
-Ai đă giết con voi này?
Người hầu đáp:
-Điều-đạt giết nó.
Thái tử lại hỏi:
-Ai lại kéo nó?
Người hầu thưa.
-Nan-đà.
Bồ-tát nhân từ, chậm răi đến trước xem xét con voi rồi nhấc nó ném lên ra khỏi thành, con voi trở nên tươi tỉnh sống lại.
Điều-đạt đến thao trường cùng đấu với các lực sĩ, không ai địch nổi ông ta. Các lực sĩ mạnh khỏe đều bị đánh gục. Vua hỏi bề tôi:
-Ai là người chiến thắng?
Bề tôi đáp:
-Điều-đạt.
Nhà vua bảo Nan-đà:
-Ngươi cùng Điều-đạt hai người đọ sức thử.
Nan-đà tuân lệnh đánh nhau cùng Điều-đạt. Điều-đạt quỵ chân bất tỉnh, các thị vệ dùng nước rưới lên người ông ta, phút chốc ông ta mới tỉnh dậy. Nhà vua lại hỏi:
-Ai là người chiến thắng.
Bề tôi đáp:
-Nan-đà chiến thắng.
Nhà vua bảo Nan-đà cùng Thái tử quyết đấu. Nan-đà tâu:
-Anh như núi Tu-di, Nan-đà như hạt cải. Thật t́nh con không dám sánh cùng.
Nói xong, Nan-đà bái lui.
Tiếp đến là thi bắn cung. Trước tiên, người ta đặt một cái trống bằng sắt, cứ cách mười dặm người ta đặt một cái, tất cả có bảy cái trống. Những người bắn cung giỏi th́ sức mạnh của mũi tên họ bắn không tới một cái trống. Điều-đạt bắn th́ xuyên suốt cái thứ nhất đến trúng cái trống thứ hai. Nan-đà bắn xuyên hai trống và mũi tên găm vào trống thứ ba. Ngoài ra, những người tài ba khác không thể sánh kịp.
Thái tử đến kéo thử cung, cái nào cũng bị găy, không vừa với tay của Ngài. Nhà vua bảo người hầu cận:
-Tiên tổ của ta có cây cung hiện nay đang thờ tại thiên miếu. Ngươi lấy đem đến đây.
Người hầu cận đi lấy cung, phải hai người mới khiêng nổi. Mọi người không thể nào nhấc lên được. Thái tử giương cung, tiếng cung nghe tiếng như sấm nổ, truyền đến tai mọi người đều nghe thấy. Âm thanh Thái tử kéo sợi dây đồng đến bốn mươi dặm c̣n nghe. Mũi tên từ dây cung phóng ra xuyên qua bảy cái trống, phát thứ hai xuyên qua trống, đâm vào ḷng đất làm suối nước vọt lên, phát thứ ba xuyên qua trống, mắc vào núi Thiết vi. Tất cả mọi người trong hội chúng đều ca ngợi là việc chưa từng có. Những người đến dự thi đều thua cuộc, thẹn nên bỏ đi.
Lại có một ông vua khỏe mạnh là người đến sau cùng, tráng kiện phi thường, dũng mănh tuyệt thế. Ông ta cho rằng Điều-đạt, Nan-đà là không đủ sức đánh nên ông ta phải đi đến thi đấu tài nghệ cùng Thái tử. Những người bị khuất phục bỏ đi, nghe được tin báo, họ vô cùng mừng rỡ nói với vị vua có sức mạnh:
-Sự hùng kiệt của ngài ở đời không ai sánh nổi, chắc chắn sẽ giành phần thắng, như ư muốn.
Họ kéo theo sau người ấy, trở lại xem ông ta và Thái tử ai thắng ái bại.
Điều-đạt, Nan-đà tận dụng hết sức mạnh của ḿnh muốn đánh trước. Thái tử ngăn lại nói:
-Đây chẳng phải là người mà là Ma vương có sức mạnh hơn người mà thôi. Các ngươi không thể khống chế được, ất sẽ bị ông ta khuất phục, để ta đương đầu cho.
Vua cha nghe được điều này, nghĩ rằng sức Thái tử c̣n yếu nên rất lo sợ. C̣n những người đến xem th́ cho rằng Thái tử sẽ thắng.
Lúc đó, vị vua có sức mạnh đạp mạnh xuống đất, nhảy vọt lên, dùng hết sức b́nh sinh đưa tay túm lấy Thái tử. Ngay lúc đó Thái tử chụp lấy và quật ông ta xuống đất, đất bị chuyển động mạnh, trong hội chúng rất nể phục, tản mát bỏ đi hết. Thái tử đă hoàn toàn chiến thắng, mọi người hoan hỷ nổi chuông trống, đàn sáo ca vang cùng đoàn ngựa xe trở về hoàng cung.
Ưu-đà tâu vua Thiện Giác:
-Tài nghệ của Thái tử thật là tuyệt luân, ái nữ Cù-di của ngài nay ở đâu?
Vua Thiện Giác đáp:
-Cù-di đang cùng năm trăm thị nữ đang ở trên cổng thành.
Ưu-đà tâu Thái tử:
-Ngài nên thực hiện một cuộc chọn lựa đặc biệt.
Thái tử cởi một chuỗi ngọc anh lạc quư giá nhất trên thân và định gieo xuống, ưu-đà thưa:
-Các cô gái th́ nhiều, bây giờ Ngài muốn cho ai?
Thái tử đáp:
-Chuỗi ngọc anh lạc này trúng vào cổ ai th́ thuộc về người đó.
Nói rồi, ném chuỗi ngọc anh lạc trúng nhằm Cù-di. Tất cả các cô gái đều ca ngợi sự kiện quá ư huyền diệu và hy hữu, thù thắng nhất trên đời.
Khi ấy, vua Thiện Giác chuẩn bị chu đáo tiễn cô con gái về cung Thái tử. Có hai vạn thị nữ theo hầu, ngày đem vui chơi đủ mọi âm thanh tuyệt đỉnh nhất trên thế gian. Tâm chí Thái tử không lấy đó làm vui, Ngài vẫn muốn bỏ đi để tĩnh tu đạo nghiệp, cứu độ chúng sinh.
Vua cha hỏi người hầu cận:
-Từ ngày Thái tử kết hôn đến nay, tâm trạng của Thái tử thếnào?
Người hầu cận tâu vua:
-Thái tử vẫn măi ưu tư, thân thể gầy gộc, sinh hoạt không như trước nữa.
Ḷng vua cha nặng trĩu buồn lo, liền triệu tập quần thần:
-Thái tử không vui, các khanh nghĩ phải làm thế nào?
Quần thần bàn bạc:
-Chúng ta nên tuyển thêm cung nữ xinh đẹp, tăng thêm ca nhạc may ra mới làm Thái tử ưa thích thế gian.
Nhà vua liền cho tuyển thêm người đẹp, một cô tên là Chúng Xứng Vị, cô thứ hai tên là Thường Lạc Ư. Cứ mỗi một phu nhân của Thái tử có hai vạn thể nữ, ba phu nhân th́ có sáu vạn thể nữ xinh đẹp, nết na, không khác ǵ Thiên nữ, nhà vua hỏi Cù-di:
-Bây giờ Thái tử có sáu vạn thể nữ ca múa, hát xướng, cung cấp hầu hạ, Thái tử có vui chăng?
Cù-di thưa:
-Thái tử từ xưa đến nay, ngày đêm vẫn một ḷng chuyên tinh hướng về Phật đạo, không hề nghĩ đến dục lạc.
Nhà vua nghe vậy buồn da diết, triệu tập quần thần rồi cùng nhau bàn bạc.
-Chúng ta đă cung cấp hết những ǵ trân quư nhất trên đời mà Thái tử vẫn giữ chí, chưa từng có lúc nào vui vẻ. Thật đúng như lời đạo sĩ A-di đă tiên đoán.
Các quần thần tâu:
-Sáu vạn thể nữ cung phụng mọi niềm vui trong thế gian, Thái tử không lấy đó làm vui. Bây giờ chúng ta nên cho Thái tử dạo chơi xem xét t́nh h́nh trị dân để chi phối bớt tâm đạo.
KINH TU HÀNH BẢN KHỞI
Hán dịch:Đời Hậu Hán, Sa-môn Trúc Đại Lựcvà Khang Mạnh Tường
Việt dịch: Linh-Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
QUYỂN HẠ
Phẩm 4: DU QUÁN
Vua Bạch Tịnh bảo Thái tử:
-Con nên đi dạo xem khắp nơi.
Thái tử thầm nghĩ: “Ta ở trong thâm cung đă lâu cũng có ư muốn ra ngoài, nay đă được như ư”.
Nhà vua hạ lệnh trong nước:
-Thái tử sẽ đi dạo xem, hăy sửa sang đường xá, quét dọn sạch sẽ, đốt hương và treo cờ phướn, lọng báu... khiến cho tất cả đều được sạch đẹp, tươi vui.
Thái tử dẫn đầu đoàn tùy tùng cả ngàn vạn xe ngựa. Đầu tiên, đoàn người đi ra cửa thành phía Đông.
Khi ấy trời Thủ đà hội tên Nan-đề-ḥa-la, muốn làm sao cho Thái tử nhanh chóng đi xuất gia, cứu giúp chúng sinh đang bị thiêu đốt bởi ngọn lửa tam độc, tuôn nước mưa pháp để tiêu diệt ngọn lửa độc hại. Nan-đề-ḥa-la hóa làm một ông già ngồi xổm bên vệ đường, tóc bạc răng rụng, da nhăn mặt xấu, thân h́nh gầy gộc, lưng gù, tay chân cong queo, mắt mũi lèm nhèm, nước dăi chảy liên tục, hơi thở kḥ khè, thân thể đen đua, đầu tay run rẩy, thân thể lắc lư, các chất nhơ bẩn trong thân tự bài tiết ra, rồi ngồi nằm trên đó.
Thái tử hỏi:
-Đây là người ǵ?
Thiên thần đánh thức người hầu cận trả lời:
-Một người già.
Thái tử lại hỏi:
-Người già là ǵ?
Người hầu thưa:
-Người già là tuổi cao, cơ thể đă cằn cỗi. H́nh dáng suy vi và biến đổi, khí lực khô kiệt, ăn uống khó tiêu, gân cốt ră rời, ngồi nằmphải có người d́u đỡ, mắt mờ tai điếc, sắp trở về cơi chết, nên thường nói những lời bi ai, sinh mạng chẳng c̣n bao lâu nữa. V́ thế nên gọi là người già.
Thái tử than thở:
-Con người sinh ra ở đời có nỗi lo về già này, thế mà người ngu tham ái, nào có ǵ vui! Vạn vật sinh ra trong mùa xuân, đến mùa thu mùa đông th́ tàn tạ. Già đến nhanh như điện chớp, thân làm sao tồn tại được.
Ngài nói kệ:
Già h́nh sắc suy
Bệnh tật khô gầy
Da dùn, gân rút
Mạng chết gần kề.
Già h́nh sắc đổi
Như cỗ xe cũ
Pháp trừ được khổ
Nên nỗ lực học.
Mạng sống thật mong manh
Hăy kịp thời gắng sức
Thế gian quả vô thường
Mê hoặc đọa vô minh.
Phải học soi sáng tâm
Tự luyện cầu trí tuệ
Xa ĺa chớ nhiễm ô
Cầm đuốc soi đường đi.
Thái tử lên xe trở về hoàng cung, ḷng thương xót chúng sinh phải chịu tai họa lớn này nên ngài măi ưu tư.
Nhà vua hỏi người hầu cận:
-Thái tử đi dạo sao trở về nhanh thế?
Người hầu cận thưa:
-Trên đường đi Thái tử gặp một người già, ḷng thương cảm không vui. Ngài trở về hoàng cung mà ḷng vẫn măi sầu tư.
Sau thời gian hơi nguôi ngoai, Thái tử lại muốn đi dạo xem. Vua cha hạ lệnh trong nước:
-Thái tử sắp đi dạo, ta cấm các vật ô uế bày ở bên đường.
Khi ấy Thái tử lên xe ra cửa thành phía Nam. Trời hóa làm người bệnh nằm ngay bên đường, thân gầy, bụng lớn, toàn thân vàng bủn, ho hen kḥ khè, gân cốt nhức mỏi, chín lỗ lở loét thường chảy nước dơ, mắt không thấy sắc, tai không nghe tiếng, hô hấp tắc nghẽn, tay chân quờ quạng kêu gọi mẹ cha, thương tiếc vợ con.
Thái tử hỏi:
-Người này tại sao như vậy?
Người hầu cận đáp:
-Đó là người bệnh.
Thái tử lại hỏi:
-Thế nào là bệnh?
Người hầu cận trả lời:
-Con người có bốn đại là địa, thủy, hỏa, phong. Mỗi đại có một trăm lẻ một bệnh, lần lượt cọ sát nhau, rồi bốn trăm lẻ bốn bệnh cùng khởi một lúc. Người này có lẽ do quá lạnh, quá nóng, quá đói, quá no, quá khát hoặc uống nhiều quá. Thời tiết thay đổi, thức ngủ vô chừng cho nên đưa đến bệnh này.
Thái tử than.
-Ta ở chỗ giàu sang trân quư nhất trên đời, ăn uống đầy đủ vị ngon, phóng tâm buông lung, đắm say trong năm dục, không thể tự giác cũng sẽ có bệnh, nào có khác ǵ người bệnh kia.
Ngài nói kệ:
Thân này quá mỏng manh
Kết hợp trong bốn đại
Chín lỗ nước dơ chảy
Có già và bệnh hoạn,
Sinh thiên vẫn vô thường
Nhân gian lo già bệnh
Quán thân như bọt nước
Cơi đời có ǵ vui.
Thái tử quay xe trở về hoàng cung, tất cả đều có nỗi khổ lớnnày.
Vua cha hỏi người hầu cận:
-Hôm nay Thái tử đi dạo xem như thế nào?
Người hầu cận đáp:
-Thái tử gặp người bệnh, do đó Ngài không vui.
Sau thời gian hơi khuây khỏa, Thái tử lại muốn đi dạo xem. Nhà vua hạ lệnh trong nước:
-Thái tử sẽ đi dạo xem. Hăy dọn dẹp sạch sẽ đồ dơ bẩn, chớ để hai bên đường.
Thái tử và đoàn tùy tùng đi ra cửa phía tây. Trời lại hóa làm một người chết, xe đưa ra ngoại thành, cả nhà đi theo xe kêu khóc thảm thiết: “V́ sao đành bỏ chúng tôi mà biệt ly măi măi?”
Thái tử hỏi:
-Người này sao vậy?
Người hầu cận đáp:
-Đó là một người chết.
Ngài lại hỏi:
-Thế nào là chết?
Người hầu nói:
-Chết có nghĩa là chấm dứt, tinh thần ĺa khỏi xác, tứ đại tan ră, thần hồn bất an. Phong đại mất th́ hết thở, mà hỏa đại diệt th́ thân lạnh, phong đại đi trước, kế đó là hỏa đại, linh hồn đi sau hết. Thân thể người chết nằm cứng đờ, chẳng c̣n hiểu biết ǵ. Khoảng mười ngày, thịt vỡ, máu chảy, śnh trướng và hôi thôối chẳng c̣n ǵ. Trong thân th́ có gịi, gịi trở lại ăn thịt người đó, gân mạch vữa hết nên xương cốt ră ra, đầu lâu rơi một nơi, xương sườn, xương sống, bả vai, lá lách, chân tay mỗi thứ đều ră ra một nơi. Chim muôn cầm thú tranh nhau đến ăn người chết. Cho dù là Trời, Rồng, Quỷ, Thần, vua chúa, nhân dân, nghèo giàu, sang hèn... cũng không ai thoát khỏi tai họa này.
Thái tử nghe xong thở dài và nói tụng:
Quán thân già bệnh chết
Ḷng ta thêm buồn rầu
Nhân sinh măi vô thường
Thân ta cũng vậy thôi.
Thân này là vật chết
Tinh thần pháp vô h́nh
Giả hợp tử lại sinh
Tội phước không mất hẳn.
Chung thủy đâu một đời
Do si ái dài lâu
Tự thân thọ khổ vui
Thân chết thần không mất.
Hoặc trong không, trong biển
Hoặc vào giữa núi đá
Chẳng có địa phương nào
Thoát hẳn không bị chết.
Thái tử quay xe trở về hoàng cung, thương xót chúng sinh bị tai họa khổ năo lớn của già, bệnh, chết, Ngài buồn bă chẳng ăn uống.
Vua hỏi người hầu cận:
-Thái tử đi dạo xem có được vui chăng?
Người hầu vội tâu:
-Thái tử gặp một người chết, v́ thế Ngài chẳng được vui.
Sau thời gian tạm nguôi ngoai, Thái tử lại muốn đi dạo xem. Mọi người trang hoàng xa giá đi ra cửa thành phía Bắc. Trời lại hóa làm Sa-môn đắp y, ôm b́nh bát khoan thai tiến bước, mắt nh́n tới trước. Thái tử hỏi:
-Đây là người ǵ?
Người hầu cận đáp:
-Đây là vị Sa-môn.
Thái tử liền hỏi:
-Thế nào là Sa-môn?
Người hầu cận thưa:
-Tôi nghe rằng người hành đạo Sa-môn, từ biệt gia đ́nh, vợ con, dứt bỏ ái dục, đoạn tuyệt lục t́nh, giữ giới vô vi, người đó sẽ được nhất tâm và diệt được mọi điều tà vạy. Đạo nhất tâm nghĩa là quả vị La-hán, người đắc quả La-hán là bậc Chân nhân. Người này không bị thanh sắc làm nhiễm ô, không bị khuất phục theo vinh hoa địa vị, như đất khó lay động và đă thoát khỏi khổ đau, sống chết tự tại.
Thái tử nói:
-Lành thay! Ta rất thích được như vậy.
Ngài liền nói kệ:
Xót thay nỗi khổ này
Họa sinh, già, bệnh, chết
Tinh thần lại vào tội
Trải qua bao nỗi khổ.
Nay phải diệt khổ này
Trừ sinh, già, bệnh, chết
Chẳng trở lại dục ái
Vĩnh viễn được diệt độ.
Thái tử vội trở về hoàng cung, buồn rầu không ăn uống. Vua hỏi người hầu cận;
-Thái tử đi dạo xem lần này, Ngài có được vui chăng?
Người hầu cận đáp:
-Thái tử gặp một Sa-môn, lại càng ưu tư gấp bội, chẳng buồn ăn uống.
Vua cha nghe xong rất giận dữ, đập mạnh tay xuống bàn, nói:
-Trước đây ta đă ra lệnh dọn dẹp đường sá, làm sao lại để cho Thái tử trông thấy những điều không tốt. Tội này thật đáng chết!
Nhà vua liền triệu tập quần thần, các quan cùng bàn luận lập ra phương kế làm thế nào để Thái tử không bỏ hoàng cung đi tầm đạo. Có một vị quan tâu:
-Nên đưa Thái tử đi xem nông dân trồng trọt để thay đổi ư nghĩ sẽ làm cho Thái tử không c̣n nhớ đến con đường đạo.
Nhà vua chấp nhận ư kiến và sai chuẩn bị nông cụ đầy đủ, cùng đoàn tùy tùng đi theo. Họ cày bừa trên một cánh đồng nhỏ cho Thái tử thị sát.
Thái tử ngồi dưới gốc cây Diêm-phù, Ngài trông thấy người nông phu cày trên luống đất bày ra những côn trùng lúc nhúc. Trời lại biến hóa khiến cho cổ trâu bị trầy lở, côn trùng rơi xuống dưới những luống đất bị vỡ ra, chim chóc sà xuống tranh nhau mổ. Trời lại làm con ễnh ương luồn lách t́m lươn để ăn thịt, rắn từ trong hang chui ra vồ nuốt con ễnh ương, con công bay xuống mổ vào con rắn, chim ưng đói bay đến quắp lấy con công, diều hâu lại đến tóm lấy chim ưng ăn thịt.
Bồ-tát chứng kiến các loài thú tranh giành ăn thịt lẫn nhau như thế, tâm Từ thương xót, ngay lúc ấy dưới cội cây, Ngài đạt được đệ Nhất thiền. Khi ấy ánh nắng mặt trời chói chang, những cành cây cong lại làm bóng râm che mát thân Ngài.
Nhà vua suy nghĩ: “Thái tử ở trong cung chưa từng biết khổ là ǵ”. Ngài liền hỏi người hầu cận Thái tử:
-Thái tử đang ở đâu?
Người hầu thưa:
-Ngài đang ngồi dưới gốc cây Diêm-phù, nhất tâm thiền định.
Nhà vua nói:
-Ta sắp đặt cho Thái tử đi xem xét để khuây khỏa tâm tư, nhưng Thái tử vẫn thiền định y như đang ở hoàng cung.
Vua ra lệnh chuẩn bị xe đi rước Thái tử về. Từ xa mọi người đă thấy Thái tử ngồi dưới gốc cây có những cành cong che mát, thần sắc chói sáng lạ thường. Vua cha bất giác xuống ngựa vái chào Thái tử và cùng nhau trở về hoàng cung.
Đoàn người chưa kịp đến cổng thành đă có hàng hàng, lớp lớp người đem hương hoa đến dâng đón. Tất cả thầy xem tướng đều tung ho: “Thọ vô lượng!”
Vua cha hỏi lư do, Phạm chí đáp:
-Ngày mai khi mặt trời vừa ló dạng, bảy báu sẽ đến.
Nhà vua rất hoan hỷ cho rằng Thái tử sẽ thành bậc Thánh chúa.
Phẩm 5: THÁI TỬ XUẤT GIA
Trở về hoàng cung, Thái tử luôn tư duy nhớ nghĩ đến đạo lư thanh tịnh, không nên sống tại gia mà phải ở chốn núi rừng chuyên cần thiền định.
Đến năm mười chín tuổi, vào ngày mồng bảy tháng tư, Thái tử phát nguyện xuất gia. Lúc ấy đă quá nửa đêm, khi sao mai vừa mọc, chư Thiên đầy cả hư không khuyến khích Thái tử ra đi. Khi ấy, Cù-di thấy năm giấc mộng, liền giật ḿnh tỉnh dậy. Thái tử hỏi:
-V́ sao Cù-di giật ḿnh thức giấc?
Cù-di thưa:
-Vừa rồi trong giấc mộng em thấy: Núi Tu-di nghiêng đổ, trăngsáng vụt rơi xuống đất, viên ngọc quư bỗng mất, búi tóc trên đầu bị rơi xuống, có người đoạt lọng che của em. V́ thế mà em giật ḿnh thức giấc.
Bồ-tát nghĩ năm giấc mộng này ứng với trường hợp của ta đang nghĩ đến việc đi xuất gia. Thái tử bảo Cù-di:
-Núi Tu-di không nghiêng đổ, mặt trăng vẫn chiếu sáng, viên ngọc quư không mất, búi tóc trên đầu không bị rơi, lọng che nay vẫn c̣n, nàng hăy ngủ yên chớ lo.
Lúc đó chư Thiên bàn với nhau: “Thái tử sắp ra đi, nhưng e rằng Thái tử sẽ bị giữ lại”, nên họ cho gọi thần Ô-tô-mạn đích thân vào cung. Lúc mọi người trong nước đang yên giấc th́ Nan-đề-bồ-na hóa các cung điện trở thành băi tha ma, Cù-di và kỹ nữ đều trở thành người chết, xương cốt phân tán một nơi, đầu lâu nằm một ngă, śnh trương hôi thối, máu mủ ứ đọng liên tục chảy tràn.
Thái tử nh́n cung điện đều biến thành băi tha ma. Các loài cầm thú như diều hâu, chồn, sói, hổ, beo... bay chạy trong đó. Thái tử quán thấy tất cả những hiện tượng như huyễn như hóa, như giấc mộng, như tiếng vang. Tất cả đều trở về với không mà người ngu vẫn cố t́nh ôm giữ. Thái tử liền gọi Xa-nặc hăy mau dắt ngựa đến cho Ngài. Xa-nặc tâu:
-Trời chưa sáng dắt ngựa làm ǵ?
Thái tử nói kệ:
Ta không thích ở đời
Xa-nặc chớ lưu lại
Nếu ta đạt bản nguyện
Trừ khổ ba đời ngươi.
Xa-nặc vội dắt con bạch mă đến cho Thái tử. Con ngựa nhảy chồm lên không thể đến gần được. Xa-nặc trở lại tâu với Thái tử:
-Con ngựa chứng, con không thể dắt nó được.
Bồ-tát tự đến vỗ nhẹ lên lưng ngựa, nói:
Trong sinh tử dài lâu
Nay dứt kiếp ngựa cỡi
Kiền-đặc đưa ta đi
Đắc đạo không quên người.
Khi Xa-nặc chuẩn bị ngựa xong, Kiền-đặc thầm nghĩ: “Nay ta sẽ nhảy trên đất làm cho kinh động đến tất cả mọi người”. Nhưng có bốn vị thần tiếp đỡ chân ngựa khiến chân nó không chạm đất. Con ngựa muốn hư vang làm cho khắp chốn gần xa đều nghe thấy, nhưng Thiên thần làm cho tiếng vang ấy tan trong hư không.
Thái tử nhảy lên lưng ngựa, đi ra khỏi cổng hoàng thành. Chư Thiên, Long thần, Thích, Phạm, trời Tứ thiên đều vui vẻ đi theo bao phủ cả hư không. Khi ấy thần giữ cổng thành hiện ra, lạy và thưa:
-Nước Ca-duy-la-vệ, Ngài là bậc tối thượng trong thiên hạ, đem lại an b́nh thịnh vượng cho nhân dân, tại sao Ngài lại bỏ ra đi?
Thái tử dùng kệ đáp:
Sinh tử thật dài lâu
Trải qua trong năm đường
Ta đạt thành bản nguyện
Sẽ mở cửa Niết-bàn,
Lúc đó cổng thành tự nhiên mở, Kiền-đặc phóng như bay, trời vừa sáng nó đă đi được bốn trăm tám mươi dặm. Đến nước A-nô-ma th́ Thái tử dừng chân. Ngài cởi bỏ áo măo, chuỗi anh lạc quư giá... trao hết cho Xa-nặc bảo:
-Ngươi hăy dắt ngựa trở về, ta xin dâng lời từ tạ Đại vương và quần thần trong nước.
Xa-nặc thưa:
-Con xin theo Thái tử để cung cấp những điều cần dùng. Con không thể một ḿnh phóng ngựa trở về. Chốn núi rừng có nhiều độc xà, hổ lang, sư tử... Ai sẽ lo thức ăn, nước uống và giường nằm cho Ngài? Làm sao con có thể để Ngài ở đây một ḿnh được? Con cần phải đi theo để bảo vệ thân mạng cho Ngài.
Ngựa Kiền-đặc quỳ dài, nước mắt tuôn trào, nó dùng lưỡi liếm chân Thái tử, thấy nước không uống, gặp cỏ chẳng ăn, kêu la thảm thiết, bồi hồi không chịu đi, Thái tử nói kệ:
Thân mạnh bệnh quật ngă
Khí thạnh, già sẽ suy
Chết mất, sống biệt ly
Đời có ǵ vui thú?
Xa-nặc ngậm ngùi đảnh lễ dưới chân Thái tử rồi dắt ngựa từ tạ trở về. Xa-nặc chưa đến quốc thành, c̣n ở ngoài đến bốn mươi dặm, bạch mă kêu lên thảm thiết, tiếng kêu của nó vang dội cả nước. Mọi người cả nước bảo nhau: ‘Thái tử đă trở về”. Nhân dân cả nước nối gót nhau ra nghênh đón Thái tử, nhưng họ chỉ thấy Xa-nặc dẫn con ngựa Kiền-đặc trở về không. Cù-di thấy vậy liền đặt hoàng tử xuống, đến ôm cổ bạch mă lệ tuôn lă chă như mưa. Vua cha thấy Cù-di khóc, toàn thân đều thương tổn, cố nén ḷng bảo:
-Con ta học đạo vô vi.
Nhân dân trong nước thấy nhà vua và Cù-di nghẹn ngào than khóc, họ không khỏi đau đớn xót xa. Cù-di ngày đêm thương nhớ Thái tử không nguôi.
Nhà vua triệu tập quần thần bảo:
-Ta chỉ có một ḿnh Thái tử, lại bỏ ta vào chốn núi rừng. Bây giờ các khanh hăy theo thứ tự từng nhóm năm người đi theo phục vụ Thái tử, không được trở về nửa chừng.
Thái tử xa ĺa được thế tục, vô cùng hoan hỷ, khoan thai đi bộ vào thành. Người trong nước thấy Thái tử, hân hoan không chán. Thái tử đă ĺa ân ái, xa các cội nguồn khổ năo, Ngài suy nghĩ, muốn cạo tóc nhưng ở núi rừng không có dụng cụ. Trời Đế Thích cầm dao đến Thiên thần nhận cạo tóc liền đi đến trước, nhân dân trong nước đi theo để xem Thái tử. Lúc đó Thái tử ra khỏi nước, có một số người đi theo Ngài đến nước Ma-kiệt-đà, Ngài đi vào cửa bên phải và đi ra cửa bên trái. Nhân dân nam nữ, lớn nhỏ trong nước đó trông thây Thái tử, hoặc gọi Ngài là người trời hoặc gọi là Đế Thích, Phạm vương, Thiên thần, Long vương, họ hoan hỷ vui mừng và phân vân không biết Ngài là thần ǵ.
Thái tử biết tâm niệm của họ liền đến ngồi dưới gốc cây bên đường, dân chúng sung sướng vây quanh chiêm ngưỡng. Khi ấy vua B́nh-sa hỏi sứ thần:
-V́ sao trong nước yên lặng không có tiếng động?
Sứ thần tâu:
-Khi sáng có một đạo sĩ đi qua nước này, Ngài có tướng uy nghi chói sáng, ở đời không dễ ǵ có được. Mọi người trong nước đi theo chiêm ngưỡng ngài đến nay chưa về.
Lúc đó nhà vua và quần thần cùng đến chỗ bậc Đạo sĩ, từ xa họ đă trông thấy tướng thù diệu rạng ngời của Thái tử. Họ đến hỏi Thái tử:
-Ngài có phải là thần chăng?
Thái tử đáp:
-Ta không phải là thần.
Vua hỏi:
-Nếu không phải thần, vậy th́ Ngài từ nước nào đến? Tên họ làchi?
Thái tử đáp:
-Ta từ phía Bắc ngọn Tuyết sơn, phía Đông đỉnh Hương sơn đến. Ta ở nước Ca-duy, phụ vương ta là Bạch Tịnh và mẫu hậulà Ma-da.
Vua B́nh-sa hỏi:
-Ngài có phải là Thái tử Tất-đạt chăng?
Ngài trả lời:
-Thưa đúng vậy.
Vua B́nh-sa kinh sợ đứng dậy đảnh lễ dưới chân Thái tử, thưa:
-Thái tử sinh ra đời h́nh tướng đă hiện rơ những đặc điểm khác người. Ngài làm Chuyển luân thánh vương, là vua bốn châu thiên hạ, bốn biển ngưỡng vọng đều mong mỏi thần báu đến. Tại sao Ngài lại bỏ ngôi trời, tự dấn thân vào chốn núi rừng. Chắc là Ngài có cái nh́n khác cuộc đời, xin được nghe cao ư.
Thái tử đáp:
-Ta nhận thấy chúng sinh và mọi hiện tượng trong thế gian có sinh ra th́ có hoại diệt, đều bị chi phối bởi bốn nỗi khổ lớn, đó là: Khổ về sinh, già, bệnh, chết mà không ai tránh được. Thân này là vật chứa đựng các khổ, biết bao là lo sợ. Nếu ở nơi tôn quư th́ ta sẽ sinh tâm kiêu căng phóng dật, tham cầu khoái lạc. Thiên hạ bị hoạn nạn, do đó mà ta nhàm chán, cho nên muốn đi vào chốn núi rừng.
Các bậc kỳ lăo thưa:
-Những vấn đề già, bệnh, chết là lẽ thường của thế gian, sao Thái tử lại ưu tư một ḿnh? Lại từ bỏ địa vị cao sang để ẩn cư nơi rừng vắng, chịu đày đọa thân ḿnh, chẳng gian khổ sao?
Thái tử nói kệ:
Nếu người trong thai không dơ bẩn
Nếu người sạch măi chẳng nhiễm ô
Nếu khổ không nhiều, không đáng kể
Th́ thế gian ai chẳng mến ưa
Nếu người già thân h́nh không đổi
Nếu người làm lành, không làm ác
Nếu yêu thương khi xa không khổ
Th́ thế gian ai chẳng mến ưa.
Nếu ốm đau không là nỗi sợ
Nếu đời sau tội ác không đền
Nếu đọa địa ngục không chịu khổ
Th́ thế gian ai chẳng mến ưa.
Nếu trẻ măi, h́nh hài không hoại
Nếu điều không thích, không bận tâm
Nếu khi sắp chết không sợ hăi
Th́ thế gian ai chẳng mến ưa.
Nếu ngu si không dày tăm tối
Nếu sân nhuế không tạo oan gia
Nếu năm dục lạc, tâm không nhiễm
Th́ thế gian ai chẳng mến ưa!
Nếu không ở chung với kẻ si
Nếu đối pháp si tự xa ĺa
Nếu kẻ si không có tưởng
Th́ thế gian ai chằng mến ưa.
Nếu các việc ác chẳng là bao
Nếu các ác diệt, tự xa người
Nếu như không nghĩ về điều ác
Th́ thế gian ai chẳng mến ưa.
Nếu thế gian ác là trên hết
Nếu ác đă diệt không sinh lại
Nếu việc ác là không thật có
Th́ thế gian ai chẳng mến ưa.
Nếu chư Thiên hưởng phước măi măi
Nếu con người tuổi thọ thường c̣n
Nếu các cơi không c̣n luân chuyển
Th́ thế gian ai chẳng mến ưa.
Nếu các ấm cái chẳng oan gia
Nếu sáu nhập không c̣n khổ năo
Nếu tất cả cuộc đời không khổ
Th́ thế gian ai chẳng mến ưa.
Thái tử nói với vua B́nh-sa và các quan cận thần:
-Các ngài chớ nên lo lắng, giả sử ta có làm vua, lúc già, bệnh kéo đến, hoặc phải chết th́ ai có thể thay ta để nhận lấy những ách nạn này? Nếu như không có người thay thế được, các ngài lo lắng làm ǵ? Thiên hạ có cha hiền, con hiếu, yêu thương chí thiết, nhưng đến lúc chết họ có thể chết thay cho nhau được không? Hoặc cái thân giả tạo này một ngày nào đó khổ đến, tuy ở địa vị cao quư, lục thân quấn quít một bên th́ cũng như người mù cầm đuốc, có giúp ǵ cho đôi mắt đâu? Ta quán tất cả hành đều vô thường, đều là huyễn hóa không thật, hạnh phúc ít, đau khổ nhiều, thân này chẳng phải của ta. Thế gian hư vô khó ở được lâu dài. Vạn vật có sinh ắt có tử, sự nghiệp thành tựu sẽ có thất bại, có an b́nh th́ có nguy biến, có được sẽ có mất, vạn vật hỗn độn sẽ trở về không. Tinh thần vô h́nh chao động bất minh, sẽ đưa đến hiểm nạn sinh tử, chẳng phải chỉ có chịu một đời mà thôi. Do v́ tham ái, bị bao phủ trong lưới vô minh, ch́m đắm trong ḍng sông sinh tử, không thể giác ngộ được. V́ thế ta muốn vàochốn núi rừng, nhất tâm tịnh tu Tứ không, vượt khỏi sắc dục, diệt trừ sân hận, đoạn hết ḷng mong cầu và quán tưởng đến tánh Không, hoàn toàn không có chỗ dính mắc. Đó là quay lại cội nguồn, trở về bản tánh, mới ra khỏi các cội rễ của tử sinh. Như vậy ta đạt được tâm nguyện không phải là an ổn hoàn toàn hay sao?
Vua B́nh-sa và các vị kỳ lăo, hiểu rơ, hoan hỷ ca ngợi:
-Chí nguyện của Thái tử thật vi diệu, thế gian này khó có được. Chắc chắn Ngài sẽ thành đạo, xin hăy độ cho tôi trước.
Thái tử im lặng ra đi, Ngài nghĩ: “Ta nay vào núi rừng, lại đang mặc chiếc áo quư giá, người thế gian ngu si đều v́ của cải mà bị tai nạn”. Ngay lúc ấy Thái tử gặp một người thợ săn đang khoác trên người chiếc Pháp y, Thái tử vui mừng nghĩ: “Đây đúng là chiếc áo của bậc Chân nhân, Pháp phục từ bi cứu đời, tại sao người thợ săn lại mặc nó? Ta muốn đổi chiếc Pháp y này để hoàn thành chínguyện của ta”. Thái tử liền đem chiếc áo dát vàng của ḿnh đổi lấy chiếc Pháp y ấy. Người thợ săn trong ḷng rất mừng, Bồ-tát cũng hoan hỷ.
Thái tử khoác chiếc Pháp y, cảm thấy nó mềm mại nhẹ nhàng và thanh khiết, trông giống như Tăng-già-lê của Phật không khác. Ngài đi vào trong núi. Bồ-tát mặc Pháp y, ánh sáng hân hoan, tỏa chiếu khắp núi rừng. Lúc ấy có hai đạo sĩ, một vị tên A-lan, một vị tên Ca-lan, học đạo đă nhiều năm, có đủ tứ thiền, đạt đến ngũ thông, trông thấy ánh sáng họ kinh hăi, lấy làm lạ: “Đây là điềm lành ǵ?” Liền cùng nhau ra xem, từ xa họ trông thấy Thái tử Tất-đạt nay đă xuất gia, họ nói:
-Lại đây Tất-đạt! Xin đến ngồi nơi chiếc chơng này, có nước suối mát và trái cây ngon, mời Ngài dùng.
Họ nói kệ:
Nhật vương mới xuất hiện
Ở trên đỉnh núi này
Ánh sáng trí tuệ chiếu
Tất cả khắp chúng sinh
Ai chiêm ngưỡng tôn nhan
Không bao giờ thấy chán
Đạo đức Ngài cao tột
Vô song không ai sánh.
Khi đó Bồ-tát nói:
Tuy tu bốn định ư
Không biết tuệ vô thượng
Tâm đạo chính cội nguồn
Không phải thờ tà thần
Hành tục gọi là chân
Luôn luôn cầu Phạm thiên
Cho nên không biết đạo
Luân chuyển đọa tử sinh.
Phẩm 6: SÁU NĂM TINH CẦN KHỔ HẠNH
Bồ-tát khởi tâm Từ bi nghĩ khắp chúng sinh già suy lú lẫn, không thoát khỏi nỗi đau về bệnh tật, tử vong. Ngài muốn khiến cho chúng sinh được giải thoát nên chuyên nhất tâm ư mà khởi tâm Bi, thương xót chúng sinh bị tai họa gian nan đói khát, nóng lạnh, được mất và tội lỗi. Ngài muốn khiến cho chúng sinh được an ổn nên chuyên nhất tâm ư mà khởi tâm Hỷ. Ngài quán thấy khắp thế gian đều phải gặp tai họa lo âu, khủng bố. Ngài muốn cho họ được nhẹ nhàng nên chuyên nhất tâm ư mà khởi tâm Hộ. Ngài muốn độ chúng sinh thoát khỏi tám nạn trong năm đường, bị ngu si che lấp mê mờ không thấy đạo chân chánh. Ngài quán niệm muốn cứu giúp cho họ được giải thoát, chuyên tâm nhất ư, được thiện không mừng, gặp ác không lo, xả bỏ tám việc ở thế gian như: Lợi dưỡng, suy hao, chê bai, khen ngợi, tôn xưng, quở trách, khổ đau, vui sướng, tám việc đó không làm lay động. Lúc ấy Bồ-tát thành tựu tầng Thiền thứ hai.
Thái tử tiếp tục đi đến ḍng sông Tư-na, ḍng sông nước chảy êm đềm có nhiều cây trái. Nơi nào cũng có suối chảy, ao tắm, nước lại trong mát không có sâu bọ, muỗi ṃng, ruồi nhặng... Vị đạo sĩ ở sông ấy tên là Tư-na, ông giảng dạy cho năm trăm người đệ tử tu theo phương pháp của ông.
Lúc ấy Bồ-tát ngồi dưới gốc cây Ba-la, dốc chí cầu đạo Vô thượng Chánh chân. Chư Thiên dâng cam lộ, Bồ-tát dứt khoát không nhận, tự thệ mỗi ngày chỉ ăn một hạt gạo, hạt mè để duy tŕ khí lực. Ngồi tu như thế sáu năm, h́nh thể hao gầy chỉ c̣n da bọc xương nhưng tinh thần lại lắng sâu tĩnh mịch, nhất tâm tịch mặc, quán pháp an ban: Một là sổ. Hai là Tùy. Ba là Chỉ. Bốn là Quán. Năm là Hoàn. Sáu là Tịnh. Thái tử quán pháp môn này đến mười hai lần như vậy, ư vẫn không bị tán loạn, đạt đến thần thông vi diệu, xả bỏ các pháp ác, không c̣n năm triền cái, không thọ năm dục, các việc ác tự tiêu diệt, nhớ nghĩ phân minh quán pháp vô vi. Thí như người dũng kiện thắng được oan gia, ư được thanh tịnh. Bồ-tát thành tựu tầng Thiền thứ ba.
Trời Đế Thích suy nghĩ: “Bồ-tát ngồi dưới gốc cây đă tṛn sáu năm, h́nh thể gầy g̣, ta phải làm cho người thế gian cúng thức ăncho bậc Chuyển luân vương để bù đắp lại sáu năm khổ hạnh.”
Trời Đế Thích tác động tư tưởng hai cô gái Tư-na khiến trong giấc mộng hai cô thấy: Tất cả thiên hạ trở thành nước, trong nước ấy có một đóa hoa bảy báu chói sáng, trong chốc lát đóa hoa ấy bị héo úa, mất đi màu sắc tươi đẹp, rồi có người dùng nước rưới lên, đóa hoa sống lại. Các đóa hoa trong nước, lúc mới nẩy mầm che nước mà mọc ra. Hai cô gái tỉnh mộng, lấy làm kinh ngạc cho là việc chưa từng có, đem tŕnh với thân phụ, thân phụ của họ cũng không giải thích được. Họ đi hỏi khắp các người lớn tuổi, nhưng không ai trả lời được.
Trời Đế Thích lại hóa làm Phạm chí để giải thích giấc mộng ấy cho cô gái nghe:
-Ngươi thấy thiên hạ trở thành nước và trong nước lại sinh một đóa hoa, đó là Thái tử con vua Bạch Tịnh khi mới ra đời, hiện đang ngồi dưới gốc cây đă sáu năm, thân h́nh gầy yếu, thể hiện lúc hoa héo úa. Thấy một người lấy nước rưới lên, hoa tươi lại, đó là người dâng cúng thực phẩm. Hoa nhỏ nẩy mầm muốn mọc ra, đó là người sinh tử trong năm đường.
Lúc đó, trời Đế Thích nói:
Sáu năm ḷng vẫn vững
Đói lạnh cũng chẳng màng
Tinh tấn, không tham đắm
H́nh gầy da bọc xương.
Các người nên cung kính
Dâng cúng cho Bồ-tát
Hiện đời được phước lớn
Đời sau hưởng quả lành.
Cô gái hỏi:
-Cách cúng thức ăn như thế nào?
Phạm chí đáp:
-Nên lấy sữa của năm trăm con ḅ, lần lượt cho ḅ uống, giảm dần cho đến một con ḅ cuối cùng đă uống các ḍng sữa kia, lấy nước sữa ấy nấu thành cháo, cho cháo sữa sôi bọt lên cao bảy nhẫn, rồi tay trái bưng ở trên, tay phải ở dưới, hoặc ngược lại mới rót cháovào bát. Bát đựng cháo và muỗng phải sạch sẽ.
Hai cô gái cung kính dâng bát cháo sữa lên Bồ-tát. Bồ-tát suy nghĩ: “Trước hết ta phải tắm gội sạch sẽ. Rồi mới dùng cháo”.
Ngài đến bên ḍng sông tắm gội sạch sẽ. Khi tắm xong, Ngài muôn lên bờ th́ được Thiên thần đè cành cây che phủ. Khi dùng xong bát cháo của hai cô gái dâng cúng, khí lực Thái tử trở lại b́nh thường. Ngài chú nguyện cho hai cô gái được phước vô lượng và dạy cho họ biết quy kính Tam tôn.
Thái tử dùng cháo xong súc miệng, rửa tay, Ngài rửa bát rồi thả xuống sông, bát trôi ngược ḍng chưa đến bảy dặm th́ trời hóa làm chim cánh vàng bay đến tha chiếc bát đi, đem đến để chung một chỗ với búi tóc của Thái tử, rồi xây tháp cúng dường.
Khi ấy, Thái tử vượt qua sông Ni-liên-thiền. Ngài nói kệ:
Vượt sông Ni-liên-thiền
Từ bi thương chúng sinh
Ba độc trong năm đường
Đoạn trừ như nước sạch.
Bồ-tát lại suy nghĩ:
Chúng sinh đọa si ám
Phải dùng tám thứ nước
Rửa sạch ba độc nhơ.
Như thế mới lên bờ
Có năm trăm Thanh tước
Bay lượn quanh Bồ-tát
Hót vang nhiễu ba ṿng.
Rồi Bồ-tát tiếp tục đi qua ao của con rồng mù. Rồng rất vui mừng vọt lên gặp Bồ-tát, nói kệ:
Lành thay gặp Tất-đạt
Đến cứu sao chậm thế
Phụng thỉnh tất cả chúng
Nước cam lộ vô thượng.
Ngài đi đất chấn động
Âm nhạc tự nhiên trổi
Chính chư Phật quá khứ
Đối con không có nghi.
Ngài đem tuệ vô thượng
Hàng phục các ma oán
Mặt trời Phật chiếu soi
Thức tỉnh khắp muôn loài.
Thái tử lại tiếp tục đi, Ngài trông thấy núi rừng rậm rạp, đất đai bằng phẳng, khắp nơi thanh tịnh, cỏ xanh mềm mại, suối ngọt chảy đầy, hoa hương tinh khiết tốt tươi. Trong khu rừng này có một cây cao lớn đặc biệt, các cành cây mọc theo tầng lớp, cành lá sum suê, màu hoa xinh đẹp rực rỡ như trời trang sức, ngọn cây như chiếc phướn trời. Đó là biểu tượng tốt đẹp nhất, là vua trong rừng cây.
Lúc ấy Bồ-tát đi mấy bước nữa th́ thấy có một người đang cắt cỏ, Ngài hỏi:
-Bạn tên là ǵ?
-Tôi tên là Cát Tường.
-Vậy cỏ bạn cắt là cỏ Cát tường! Bạn cho tôi một ít cỏ th́ mười phương đều cát tường.
Khi ấy Cát Tường nói kệ:
Từ bỏ ngôi Thánh vương
Bảy báu và ngọc nữ
Giường ṭa bằng vàng bạc
Nệm, thảm dệt gấm lụa
Tiếng chim vui cát tường
Âm hưởng đến bát độ
Siêu việt hơn Phạm thiên
Ngài dùng cỏ làm ǵ?
Bồ-tát đáp:
Ta nguyện a-tăng-kỳ
Muốn độ khắp quần sinh
Nay đến hoàn bản nguyện
V́ thế ta xin cỏ.
Nếu ngươi có cỏ rối
Đem đến gốc cây to
Thế gian Ḷng đều rối
Ta sẽ khiến cho ngay.
Hăy đem cỏ trải đất
Bằng phẳng như ta nói
Bồ-tát sẽ ngồi lên
Tất cả nhờ ân này.
Bồ-tát nguyện ba điều
Ngồi ở cội cây này
Nếu ta không đắc đạo
Trọn không bỏ lời thề:
Dầu thân ta khô héo
Chưa thành, không đứng lên
Khi xưa Phật đắc đạo
Đều phát từ nhất tâm.
Khi ấy Bồ-tát ngồi yên nhập định, bỏ tâm khổ, lạc, không tưởng Ưu, hỷ, tâm không vin thiện, cũng không dựa ác, ở ngay trung đạo. Ví người tắm gội sạch sẽ, phủ lên ḿnh tấm áo choàng trắng, trong ngoài đều sạch, hoàn toàn không có bụi nhơ, hơi thở tự diệt, trong vắng lặng an tịnh, Ngài đạt được tầng Thiền thứ tư.
Đă thành tựu thiền định, Bồ-tát không rời xa tâm đại bi, dùng phương tiện trí tuệ thấu suốt những điều sâu xa vi diệu, thông rơ ba mươi bảy phẩm đạo. Những ǵ là ba mươi bảy phẩm? Đó là:
1. Tứ ư chỉ.
2. Tứ ư đoạn.
3. Tứ thần túc.
4. Ngũ căn.
5. Ngũ lực.
6. Thất giác ư.
7. Bát trực hành.
Bồ-tát quán trở lại từ đầu: khổ, không, vô thường, vô tưởng, vô nguyện, nghĩ đến thế gian do tham ái, tham dục phải đọa trong khổ tử sinh, ít có người có thể tự giác, vốn bắt nguồn từ mười hai nhân duyên.
Những ǵ là mười hai nhân duyên? Đó là: duyên Si hành có Thức, duyên Thức hành có Danh tự, duyên Danh tự hành có Lục nhập, duyên Lục nhập hành có Lạc, duyên Lạc hành có Thống (Thọ), duyên Thống (Thọ) hành có Ái, duyên Ái hành có Thủ, duyên Thủ hành có Hữu, duyên Hữu hành có Sinh, duyên Sinh hành có Lăo, Tử, Ưu, Bi, Khổ thống, Phiền năo, đại hoạn, đầy đủ cả một khối đau khổ, từ đó chuyển đọa trong sinh tử. Người muốn đắc đạo phải đoạn trừ tham ái, trừ diệt dục t́nh, hoàn toàn vắng lặng vô vi. Lúc ấy Si mớidiệt, Si diệt th́ Hành diệt, Hành diệt th́ Thức diệt, Thức diệt th́ Danh tự diệt, Danh tự diệt th́ Lục nhập diệt, Lục nhập diệt th́ Lạc diệt, Lạc diệt th́ Thống (Thọ) diệt. Thống (Thọ) diệt th́ Ái diệt, Ái diệt th́ Thủ diệt. Thủ diệt th́ Hữu diệt. Hữu diệt th́ Sinh diệt. Sinh diệt th́ Lăo, Tử, Ưu, Bi, Khổ thống tâm, Phiền năo đều đoạn tận. Lúc đó gọi là đắc đạo.
Phẩm 7: HÀNG PHỤC MA
Bồ-tát suy nghĩ: “Ta nay phải hàng phục các ma và quyến thuộc của chúng”. Ngài liền phóng tướng chói sáng giữa chân mày làm rung động cung ma. Các ma vô cùng hoảng sợ, trong ḷng bất an. Các ma trông thấy Bồ-tát ngồi một ḿnh dưới gốc cây, thanh tịnh vô dục, tinh tấn thiền định, không giải đăi, trong ḷng chúng, buồn bực, ăn không ngon, ngủ không yên, không c̣n ham thích ca hát, v́ chúng đang lo sợ Bồ-tát thành đạo ắt sẽ đại thắng chúng. Chúng muốn kịp thời phá hoại tâm đạo của Bồ-tát khi Ngài chưa thành Phật.
Ma con Tu-ma-đề (Hiền Ư) can gián ma cha:
-Bồ-tát thực hành hạnh thanh tịnh, ba cơi không ai bằng, thần thông tự tại. Cho nên muôn ức hàng trời, các ma đều phải đảnh lễ, chẳng phải trời, người có thể ngăn cản, phá hoại Bồ-tát được. Chúng ta không nên tăng thêm điều ác mà tự phá hoại phước đức của ḿnh. Ma vương không nghe, cho gọi ba cô con gái: người thứ nhất tên Ân Ái, người thứ hai tên Thường Lạc, người thứ ba tên Đại Lạc. Cả ba cùng thưa:
-Xin vua cha chớ lo, chúng con sẽ đến phá hoại đạo tâm của Bồ-tát cho vừa ư cha. Vua cha chớ bận ḷng âu lo suy nghĩ.
Lúc đó ba cô gái trang sức bằng y phục của trời, dẫn theo năm trăm ngọc nữ đến chỗ Bồ-tát, đàn ca, tán tụng những lời trữ t́nh để làm rối loạn tâm đạo của Bồ-tát. Ba cô gái nói:
-Ngài có nhân đức cao tột, chư Thiên đều kính ngưỡng muốn được dâng cúng, nên trời hiến chúng tôi cho Ngài, chúng tôi rất trong sạch, tuổi đang độ sung măn, chúng tôi xin được ngày đêm hầu hạ bên Ngài.
Bồ-tát đáp:
-Các ngươi có phước báo đời trước được làm thân trời, không nghĩ đến vô thường mà đi làm tṛ yêu mị. H́nh thể các ngươi tuy đẹp nhưng tâm không đoan chánh, ví như trong chiếc b́nh đẹp lại chứa đầy chất hôi độc. Các ngươi sẽ tự hủy hoại ḿnh, có ǵ lạ đâu! Phước báo khó tồn tại lâu dài, dâm ác bất thiện đánh mất bản tâm, phước hết, tội đến, đọa ba đường ác, làm thân lục thú khó mà thoát khỏi. Bọn các người làm khuấy rối ư đạo của người, không kể vô thường, trải qua kiếp số xoay chuyển trong năm đường. Nay đối đầu với bọn các ngươi, ta vẫn không rời cần khổ. Trong thế gian, ta sinh ra bất cứ nơi nào đều quán thấy người già như mẹ, người đứng tuổi như chị, người nhỏ như em. Các chị hăy trở về cung, chớ nên làm những việc sai trái này.
Bồ-tát nói dứt lời, các cô gái bỗng trở thành bà già, đầu bạc, răng rụng, lưng c̣ng, mắt mờ, phải chống gậy nhờ người d́u đỡ trở về.
Ma vương thấy ba con gái trở về đều trở thành bà già, càng thêm phẫn nộ, liền triệu tập các quỷ thần vương hợp lại thành mười tám ức, từ trên trời bay xuống, vây quanh Bồ-tát ba mươi sáu do-tuần. Chúng biến thành thân h́nh sư tử, gấu, beo, hổ, voi, rồng, ḅ, ngựa, chó, heo, khỉ, vượn... không thể kể hết. Chúng hóa thành những loài trùng đầu người, ḿnh rắn đầu rùa, hay con ba ba có sáu mắt, hoặc là một cổ mà nhiều đầu, răng nanh móng vuốt giương ra, đội núi phun lửa, sấm chớp bốn bên, tay lại cầm kiếm, kích.
Bồ-tát Từ tâm, không hề có mảy may nao núng sợ sệt. Dung nhan Ngài chói sáng tươi đẹp hơn lên, binh của ma quỷ không thể đến gần được. Ma vương đến trước Bồ-tát dùng kệ hỏi. Bồ-tát tâm Từ đă trả lời các câu hỏi ấy:
-Tỳ-kheo cầu ǵ ngồi dưới cây
Thích ở giữa rừng nhiều thú dữ?
Mây nổi mịt mù thật đáng sợ
Thiên ma khuấy nhiễu sao chẳng kinh?
-Thuở xưa chân đạo Phật đă hành
Điềm tĩnh vô cùng trừ u ám
Trong ta chứa đầy pháp tối thắng
Ta ngồi nơi này quyết chống ma.
-Ông rơ làm vua Chuyển luân vương
Bảy báu tự đến chủ bốn phương
Năm dục tột cùng không ai sánh
Ông hăy đứng dậy trở về cung.
-Ta quán ái dục: nước đồng sôi
Bỏ ngôi như bỏ nước bọt thôi
Làm vua đâu khỏi lo già chết
Điều này vô ích chớ vọng bàn.
-V́ sao lớn lối giữa núi rừng
Bỏ nước, tài, vị, chọn nhàn không
Không thấy ta dẫn bốn đội binh
Voi, ngựa, bộ binh mười tám ức?
-Đă thấy khỉ, vượn cùng sư tử
H́nh quỷ, hổ, beo, heo, rắn độc
Mang theo đao kiếm cùng gươm giáo
Nhảy nhót, hét la dậy khắp trời
Lại bày muôn ức thần vơ bị.
-Là ma như ngươi đến hội này
Tên nhọn hỏa công như mưa gió
Không làm lay động được Phật đâu!
Bản nguyện của ma mong ta thoái
Ta cũng tự thề không về không
Nay ngươi phước đức sao bằng Phật
Do đó khá biết thắng về ai.
-Ta từng trải thân thích bố thí
Nên làm ma vương sáu cơi trời
Ta biết Tỳ-kheo có phước ǵ
Tự xưng vô lượng ai làm chứng?
-Xưa ta nguyện theo Phật Đăng Quang.
Thọ kư được làm Thích-ca Văn
Sân, sợdứt trừ ngồi thiền tọa
Tâm định, quân ngươi bị phá tan
Ta từng thờ phụng nhiều Đức Phật
Thí của, tiền tài lẫn áo cơm
Nhân từ tích đức dầy như đất
Nhờ đó thoát tưởng không hoạn nạn.
-Bồ-tát liền dùng sức trí tuệ
Duỗi tay chí đất: biết rơ ta.
Lúc ấy đất bằng bao chấn động
Ma cùng quyến thuộc ngă lăn quay
Ma vương thất bại hận vô vàn
Hôn mê bất tỉnh ngă ra đất.
Ma con tâm hiểu mới tỉnh ngộ
Tức thời đến trước ăn năn lỗi:
Con sẽ không dùng binh khí nữa
Chỉ có Từ tâm, bỏ ma oán.
-Đời dùng binh khí động nhân tâm
Ta xem các ngươi như chúng sinh
Nếu điều voi ngựa tuy điều được
Nhưng sau thói cũ vẫn c̣n sinh
Nếu điều tối thượng như Phật tánh
Như Phật đă điều không bất nhân.
Chư Thiên thấy Phật bắt chúng ma
Điều phục vô tưởng, oán tự hàng
Chư Thiên hoan hỷ đến dâng hoa
Ma vương bị thua, Pháp vương thắng.
Vốn nhờ trí tuệ, tâm b́nh đẳng
Trí tuệ phá tan bao xấu ác
Khiến cho oan gia làm đệ tử
Đảnh lễ bậc chứng đạo Tứ đẳng.
Mặt như trăng sáng, sắc an nhiên
Tiếng khắp mười phương đức như núi
Cầu tướng mạo Phật không thể sánh
Cúi đầu đảnh lễ Đấng Từ Tôn.
Bồ-tát đă trải qua nhiều kiếp thực hành hạnh thanh tịnh, đại từ nhuận thấm thiền định tự tại, sức nhẫn hàng ma, ma quân tan ră. Định tâm như thế, không nhờ trí suy tư không tưởng mừng lo, sau nửa đêm hôm ấy, Bồ-tát chứng đắc Tam minh (Tam thần măn cụ túc), các lậu đă dứt trừ không c̣n kết phược. Bồ-tát biết rơ các tập nghiệp trong nhiều kiếp xa xưa của ḿnh, chứng đắc Tứ thần túc, tinh tấn định, dục định, ư định, tuệ định, được pháp biến hóa, những điều mong muốn đều được như ư, không cần dụng tâm. Bồ-tát có thể bay được và có thể phân một thân thành trăm ngàn thân, cho đến phân thành vô số thân rồi trở lại thành một thân. Ngài có thể đi xuyên qua ḷng đất, xuyên qua vách đá, từ một phương xuất hiện và ẩn mất cũng như sóng nước; có thể làm trong thân phát ra nước, lửa, có thể lặn trong nước hoặc đi trong hư không mà thân không bị rơi xuống, ngồi nằm trong hư không như chim bay liệng, có thể đứng cao bằng trời, tay nắm tới mặt trời, mặt trăng, thân có thể đứng thẳng đến trời Phạm, Tự tại; mắt nh́n xuyên suốt, tai nghe rơ tất cả tiếng, ư có thể biết trước mọi sự việc. Chư Thiên, Người, Rồng, Quỷ, Thần và những loài ḅ, bay, máy, cựa... thân đi, miệng nói, tâm nghĩ của họ Bồ-tát đều nghe biết. Những người có tâm tham dâm hoặc không có tâm tham dâm, có tâm sân hận hoặc không có tâm sân hận, người ngu si hoặc không ngu si, người có ái dục hoặc không có ái dục, người có hạnh đại chí hoặc không có hạnh đại chí, người có hạnh nội ngoại hoặc không có hạnh nội ngoại, người có niệm thiện hoặc niệm bất thiện, người có nhất tâm hoặc không nhất tâm, người có ư giải thoát hoặc không có ư giải thoát..., Bồ-tát đều biết tất cả.
Bồ-tát quán khắp trong năm đường: Trời, người, địa ngục, súc sinh, quỷ thần, tiên thế phụ mẫu, huynh đệ, vợ con, tên họ trong ngoài thảy đều phân biệt, một đời, mười đời, trăm ngàn vạn ức vô số đời trước, cho đến khi trời đất một kiếp băng hoại hoang sơ, một kiếp mới khác lập thành, khi đó con người và vạn vật lại sinh ra.
Bồ-tát có thể biết mười kiếp, trăm kiếp, cho đến ngàn vạn ức trong vô số kiếp tên họ nội, ngoại, ăn, mặc, khổ vui, tuổi thọ dài ngắn, chết đây sinh kia, luân chuyển qua lại, từ lúc bắt đầu thọ thân cho đến sinh ra, lớn lên rồi già chết, h́nh sắc xấu đẹp, hiền ngu khổ vui, tất cả khắp ba cơi, Bồ-tát đều có thể phân biệt được. Bồ-tát thấy người, quỷ thần, tùy theo nghiệp của họ mà sinh vào năm đường hoặc đọa địa ngục, hoặc đọa súc sinh, hoặc làm quỷ thần, hoặc sinh lên cơi trời, hoặc làm thân người, có người sinh vào nhà sang quư, giàu có an vui, có người sinh vào nhà ti tiện nghèo hèn.
Bồ-tát biết chúng sinh mê hoặc bị năm ấm ngăn che, đó là: 1. Sắc; 2. Thọ; 3. Tưởng; 4. Hành; 5. Thức(1), nên chạy theo năm dục như: Mắt tham sắc, tai tham tiếng, mũi tham hương, lưỡi tham vị, thân tham láng mịn (xúc) đưa đến ái dục. Hoặc đối với tài sắc mơ ước được an vui, từ đó phát sinh nguồn gốc ác, từ ác đưa đến khổ. Có thể đoạn tận tập ái là không theo tâm dâm, biết rơ từng vi tế và thực hành theo Bát chánh đạo, lúc đó các khổ sẽ diệt. Thí như không có củi th́ cũng không có lửa. Gọi đó là đạo giải thoát vượt khỏi thế gian.
Bồ-tát tự biết đă bỏ nguồn gốc ác, không c̣n dâm, nộ, si, đă dứt hết mầm mống sinh tử, năm ấm, không c̣n tai nạn oan trái, việc làm đă xong, trí tuệ viên măn.
Khi sao mai vừa mọc, Bồ-tát hoát nhiên đại ngộ, đắc đạo Vô thượng Chánh chân, trở thành Bậc Tối Chánh Giác, chứng đắc mười tám pháp Phật, mười thần lực và bốn vô sở úy. Mười tám pháp Phật, từ lúc thành Phật cho đến lúc nhập Niết-bàn, là:
1. Không mất đạo.
2. Không nói lời vô nghĩa.
3. Luôn luôn chánh niệm.
4. Luôn luôn tỉnh giác.
5. Luôn luôn ở trong định.
6. Luôn luôn tỉnh táo khi xem xét.
7. Ư muốn độ sinh không giảm.
8. Tinh tấn không giảm.
9. Định ư không giảm.
10. Trí tuệ không giảm.
11. Giải thoát không giảm.
12. Giải thoát tri kiến không giảm.
13. Biết rơ tất cả việc quá khứ.
14. Biết rơ tất cả việc đời vị lai.
15. Biết rơ tất cả việc hiện tại.
16. Dùng trí tuệ kiểm soát tất cả việc làm của thân.
17. Dùng trí tuệ kiểm soát tất cả ngôn hạnh.
18. Dùng trí tuệ kiểm soát tất cả ư nghĩ.
Đó là mười tám pháp bất cộng.
Mười thần lực là:
1. Đức Phật có tri kiến rất sâu xa vi diệu. Đó là xứ và phi xứ đều hiển lộ như thật hữu.
2. Đức Phật biết rất rơ nhân quả nghiệp báo đời vị lai, hiện tại và quá khứ của tất cả chúng sinh.
3. Đức Phật phân biệt được tất cả ư niệm khác nhau của trời, người và các chúng sinh.
4. Đức Phật biết hết bao nhiêu loại ngôn ngữ của chúng sinh và ngôn ngữ để độ đời.
5. Đức Phật biết rơ vô lượng t́nh thái phức tạp trong thế gian.
6. Đức Phật luôn luôn sống trong thiền định, hiểu rơ các loại thiền định và các tạp nhiễm của các thiền khác.
7. Đức Phật biết hết chỗ trói buộc hoặc cởi mở bí yếu của dục và điều nên thực hành.
8. Trí tuệ Đức Phật rộng như biển, ngôn ngữ hoàn toàn thiện, biết rơ túc mạng của tất cả chúng sinh.
9. Thiên nhăn thanh tịnh của Đức Phật thấy thần thức của người và vật ra khỏi thân khi chết và thọ báo tùy theo thiện ác hay họa phước.
10. Đức Phật đă đoạn hết phiền năo, không c̣n bị ràng buộc, trí tuệ hoàn toàn chân chánh tối thượng, tự chứng tri kiến thấu suốt đạo hạnh. Điều đáng làm đă làm xong, không c̣n sinh tử, trí tuệ sâu xa sáng suốt.
Đó là mười thần lực của Phật.
Tứ vô sở úy (Bốn điều không sợ) là:
1. Thần trí chánh giác của Đức Phật, không có ǵ là không biết.Nhưng người ngu si cho rằng Đức Phật không thể biết khắp. Đến nhưPhạm, Ma, các Thánh đều không thể bàn luận về trí tuệ của Phật được. Ngài đi một ḿnh không sợ.
2. Đức Phật đă chấm dứt phiền năo. Những người ngu si nói phiền năo của Đức Phật chưa hết. Đến như Phạm, Ma, các Thánh đều không thể bàn luận chí của Phật được. Ngài đi một ḿnh không sợ.
3. Đức Phật thuyết giới kinh, mọi người tụng tập. Người ngu si nói kinh Phật ngăn ngại. Đến như Phạm, Ma, các Thánh đều không thể bàn luận hủy báng kinh điển chân chánh của Phật. Ngài đi một ḿnh không sợ.
4. Đức Phật thể hiện đạo nghĩa, dạy những điều chân chánh và quan trọng vượt qua mọi khổ ách. Người ngu si nói Phật không thể độ chúng sinh hết khổ. Đến như Phạm, Ma, các Thánh đều không thể bàn luận con đường chân chánh của Phật. Ngài đi khắp nơi không sợ.
Đức Phật đạt được pháp này với tất cả tri kiến, Ngài ngồi tư duy: “Đây là thật vi diệu, khó biết, khó tường, rất khó đạt đến, cao tột vô thượng, rộng không biên giới thăm thẳm không bờ, sâu không thấy đáy, lớn bao đất trời, nhỏ không chỗ nào, nuôi dưỡng chúng sinh xem như con đỏ, thừa sự chư Phật, tích đức vô lượng, nhiều kiếp tinh cần luôn nhớ công này, nay được tất cả.”
Đức Phật hoan hỷ tụng:
Làm phước quả báo vui
Các nguyện đều thành tựu
Nhanh chóng vào tịch diệt
Đều được đến Nê-hoàn
Ngộ quả Phật tối thượng
Ĺa dâm, vô lậu tịnh
Sẽ dẫn đường tất cả
Người theo ắt hoan hỷ.
Khi ấy Đức Phật ở dưới gốc cây Bối-đa, đạo tràng Thiện Thắng, nước Ma-kiệt-đề, dùng đức lực hàng phục ma binh, trí tuệ thanh tịnh, đạt Tam vô ngại. Ngài hóa độ hai khách buôn Đề-vị và Ba-lị, truyền trao cho pháp Tam quy và Ngũ giới, họ trở thành Thanhtín sĩ. Ngài nhớ xưa Đức Phật Đăng Quang thọ kư Ngài sẽ làm Phật: “Ông sẽ ở vào một trăm kiếp sau, sẽ được làm Phật hiệu là Thích-ca Văn Như Lai Chí Chân, Đẳng Chánh Giác, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Đạo Pháp Ngự, Thiên Nhân Sư, hiệu Phật Thế Tôn”. Đức Phật độ thoát chúng sinh như Ta hôm nay vậy.” Ta từ đó đến nay đă kiến lập thệ nguyện rộng lớn, phụng hành sáu độ, bốn đẳng, bốn ân và ba mươi bảy phẩm, khéo dùng phương tiện hợp thời, tích lũy tất cả các pháp không lười mỏi, thực hành những hạnh cao cả khác nhau, nhẫn khổ vô lượng, báo ân không sót, đại nguyện thành tựu.
Đức Phật nói kinh này xong, tất cả hội chúng đều rất hoan hỷ, đảnh lễ Đức Phật rồi lui ra.
(1) Nguyên văn Hán dịch: 1. sắc tượng; 2. Thống dương; 3. Tư tưởng; 4. Hành tác; 5. Hổn thức.
|