117. KINH NHU NHUYẾN [1]
Tôi nghe như vầy:
Một thời Phật du hóa tại nước Xá-vệ, trong rừng Thắng, vườn Cấp cô độc.
Bấy giờ, Thế Tôn nói với các Tỳ-kheo:
“Chính Ta ngày trước ra đi xuất gia học đạo là ra đi từ chỗ ưu du, từ chỗ thong dong nhàn nhă, từ đời sống cực kỳ êm dịu[2]. Khi Ta c̣n ở nhà, phụ vương Duyệt-đầu-đàn[3] tạo cho Ta đủ thứ cung điện; cung điện để ở vào mùa Xuân, cung điện để ở vào mùa Hạ, cung điện để ở vào mùa Đông.
“Bởi Ta thích du ngoạn nên cách điện không xa, người lại tạo không biết bao nhiêu là ao sen[4]: ao hoa sen xanh, ao hoa sen hồng, ao hoa sen đỏ, ao hoa sen trắng. Trong các ao đó trồng đủ các loại hoa dưới nước: hoa sen xanh, hoa sen hồng, hoa sen đỏ và hoa sen trắng. Nước luôn luôn đầy, hoa luôn luôn trổ, mà những người sai dịch chăm sóc không thông suốt được hết.
“Bởi Ta thích du ngoạn nên trên bờ ao trồng các loại hoa: hoa Tu-ma-na, hoa Bà-sư, hoa Chiêm-bặc, hoa Tu-kiền-đề, hoa Ma-đầu-kiền-đề, hoa A-đề-mưu-đa, hoa Ba-la-đầu[5].
“Bởi Ta thích du ngoạn nên người sai bốn người tắm rửa cho Ta. Tắm rửa cho Ta rồi lại xoa hương chiên-đàn đỏ vào khắp thân Ta. Xoa hương vào thân Ta rồi lại khoác vào ḿnh Ta chiếc áo lụa thật mới. Trên, dưới, trong, ngoài đều mới mẻ. Suốt ngày đêm luôn luôn cầm lọng[6] che cho Ta, không để cho Thái tử đêm phải nhiễm sương, ngày bị nắng háp.
“Như nhà dân thường được ăn đại mạch thô, cơm gạo tẻ, cháo đậu, gừng[7], cho đó là đồ ăn bậc nhất, nhưng người sai dịch thấp nhất của phụ vương Duyệt-đầu-đàn của Ta lại cho như vậy là rất dở, chỉ ăn nếp trắng[8] và hào soạn mới cho là đồ ăn bậc nhất.
“Lại nữa, nếu có cầm thú nơi đồng ruộng, loại cầm thú ngon nhất như Đề-đế-la-ḥa-tra, Kiếp-tân-xà-la, Hề-mễ-hà, Lê-nê-xa, Thi-la-mễ[9]. Các loại cầm thú nơi đồng ruộng, loại cầm thú ngon nhất như vậy Ta thường được ăn.
“Ta nhớ khi xưa, lúc c̣n ở với phụ vương Duyệt-đầu-đàn, suốt bốn tháng hạ, mỗi khi lên trên chánh điện đều không có người nam; chỉ toàn là kỹ nữ để cùng vui chơi, không hề trở xuống.
“Rồi khi Ta muốn đến viên quán th́ liền có ba mươi danh kỵ thượng thặng được tuyển chọn với những hàng đại thuẫn đi dẫn đường hộ tống trước sau, không kể những tiểu tiết khác.
“Ta có như ư túc đó[10] và sự êm dịu cực kỳ này.
“Ta c̣n nhớ khi xưa, lúc Ta thăm ruộng[11], người làm ruộng nghỉ ngơi trên đám ruộng, Ta đi đến dưới gốc cây Diêm-phù ngồi kiết già, ly dục, ly pháp ác bất thiện, có giác, có quán, hỷ lạc do viễn ly sanh, chứng đắc được Sơ thiền, thành tựu và an trụ. Ta nghĩ rằng: ‘Phàm phu ngu si không đa văn, tự có sẵn tật bệnh, không thoát khỏi tật bệnh, nhưng thấy người tật bệnh th́ ghê tởm, khinh bỉ, không yêu, không thích, mà không tự quán sát ḿnh’.
“Rồi Ta lại nghĩ: ‘Ta tự có sẵn tật bệnh, không thoát khỏi tật bệnh. Nếu Ta thấy người tật bệnh mà ghê tởm, khinh bỉ, không yêu, không thích, Ta không nên như vậy, v́ Ta cũng có trường hợp này’. Quán sát như vậy rồi th́ tâm cống cao phát khởi do không có tật bệnh liền tự tiêu diệt.
“Ta lại nghĩ rằng: ‘Phàm phu ngu si không đa văn, tự có sẵn sự già, không thoát khỏi sự già, nhưng thấy người già cả th́ ghê tởm, khinh bỉ, không yêu, không thích, mà không tự quán sát ḿnh’.
“Rồi Ta lại nghĩ: ‘Ta tự có sẵn sự già, không thoát khỏi sự già. Nếu Ta thấy người già cả mà ghê tởm, khinh bỉ, không yêu, không thích, Ta không nên như vậy, v́ Ta cũng có trường hợp này’. Quán sát như vậy rồi th́ tâm cống cao phát khởi do chưa đến tuổi già liền tự tiêu diệt.
“Phàm phu ngu si không đa văn, v́ chưa bị tật bệnh nên tâm tự cao, tự phụ, rồi do tham dục mà sanh si ám, không tu tập phạm hạnh. Phàm phu ngu si không đa văn v́ c̣n trẻ trung nên tự cao tự phụ, không tu tập phạm hạnh, rồi tham dục mà sanh si ám. Phàm phu ngu si không đa văn v́ c̣n thọ mạng nên tự cao tự phụ, phóng dật, rồi do tham dục mà sanh si ám, không tu tập phạm hạnh.”
Khi ấy, Đức Thế Tôn liền nói bài kệ:
Tuổi già, tật bệnh Và sự tử vong Là pháp có sẵn Người ngu khinh nhờn Nếu ta miệt thị Tưởng ḿnh không vướng Thật chẳng hợp lư V́ đó sự thường Ai hành như thế Biết pháp ly sanh Không bệnh, c̣n trẻ Tưởng thọ kiêu căng Đoạn trừ kiêu ngạo Vô dục b́nh an Ai hiểu như vậy Nơi dục sợ ǵ! Được vô hữu tưởng Tịnh hạnh thanh tu.
Phật thuyết như vậy. Các Tỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết, hoan hỷ phụng hành.
___________________________________________
Chú thích
[1]Bản Hán, quyển 29. Tương đương Pāli: A.iii.38 Sukhumāla; A.ii.39 Mada.
[2]Tùng ưu du, thung dung nhàn lạc, cực nhu nhuyến 從優遊從容閑樂極柔軟. Pāli: sukhumālo parasakhumālo accanta sukhumālo, êm dịu, rất êm dịu, vô cùng êm dịu.
[3]Duyệt-đầu-đàn 悅頭檀, tức vua Tịnh Phạn, Pāli: Suddhodana.
[4]Hoa tŕ 華池. Pāli: Pokkharanī.
[5]Hoa Tu-ma-na 修摩那, hoa Bà-sư 婆師, hoa Chiêm-bặc 瞻蔔, hoa Tu-kiền-đề 修犍提, hoa Ma-đầu-kiền-đề 摩頭犍提, hoa A-đề-mưu-đa 阿提牟多, hoa Ba-la-đầu 波羅頭. Bản Pāli không đề cập các loại hoa này.
[6]Tán cái 繖蓋, đúng ra phải nói “bạch tán cái”, biểu hiện của vương gia. Pāli: setachattā.
[7]Hán: thô quảng [勹/鹿] [麥+廣], mạch phạn 麥飯, đậu canh 豆羹, khương thái 薑菜. Pāli: kaṇājakaṃ bhojanaṃ… vilaṅgadutiyaṃ, cháo tấm và sữa chua.
[8]Hán: canh lương 粳糧.
[9]Đề- đế-la-ḥa-tra提帝邏惒吒; Pāli: tittirapatta (?), một loại chim trĩ, hay chim chá-cô. Kiếp-tân-xà-la劫賓闍邏, Pāli: kapinjala (?), chim trĩ. Hề-mễ-hà奚米何, Pāli: hamsa (?), chim nhạn. Lê-nê-xa 犁泥奢, Thi-la-mễ施羅米, không t́m ra tương đương âm Pāli. Trong bản Pāli không đề cập các loại thực phẩm này.
[10]Như ư túc 如意足 (Pāli: iḍhi-pāda), thường dịch là thần thông. Đây có nghĩa là quyền lực. Đoạn trên. kể bốn quyền lực của thiếu niên con nhà phú quư: gấm vóc lụa là, cung điện cho các mùa, vườn hoa tráng lệ, và thức ăn thượng hạng.
[11]Xem cht.15 kinh 32.
___________________________________________
118. KINH LONG TƯỢNG [1]
Tôi nghe như vầy:
Một thời Đức Phật du hóa tại nước Xá-vệ, ở tại Đông viên giảng đường Lộc mẫu[2].
Bấy giờ vào lúc xế trưa, Đức Thế Tôn từ chỗ tĩnh tọa đứng dậy, bước ra khỏi tịnh thất và nói:
“Ô-đà-di[3], Ta và ngươi hăy đi đến Đông hà để tắm[4].”
Tôn giả Ô-đà-di đáp:
“Kính vâng.”
Khi ấy, Đức Thế Tôn cùng với Tôn giả Ô-đà-di đi đến Đông hà, cởi bỏ y phục trên bờ sông rồi xuống nước tắm. Tắm xong, lên bờ lau ḿnh và mặc y phục vào.
Bấy giờ vua Ba-tư-nặc có một con voi chúa tên là Niệm[5], đang lội ngang qua Đông hà với tất cả các loại kỹ nhạc được tấu lên. Dân chúng trông thấy nói rằng:
“Đây phải chăng là rồng trong loài rồng, là Đại long vương hay là con ǵ vậy?[6]”
Tôn giả Ô-đà-di chắp tay hướng về Đức Phật bạch rằng:
“Bạch Thế Tôn, con voi thân h́nh to lớn cho nên dân chúng trông thấy nói rằng: ‘Đây phải chăng là rồng trong loài rồng, là Đại long vương hay là con ǵ vậy?’
Đức Thế Tôn nói:
“Đúng vậy, Ô-đà-di! Đúng vậy, Ô-đà-di, con voi có thân h́nh to lớn nên dân chúng trông thấy nói rằng: ‘Đây phải chăng là rồng trong loài rồng, là Đại long vương hay là con ǵ vậy?’
“Này Ô-đà-di, ngựa, lạc đà, trâu, lừa, rắn[7], người, cây cối... nếu có thân h́nh to lớn, này Ô-đà-di, dân chúng trông thấy cũng nói rằng: ‘Đây phải chăng là rồng trong loài rồng, là Đại long vương hay là con ǵ vậy?’
“Ô-đà-di, nếu Trời, Ma, Phạm, Sa-môn, Phạm chí (hay bất cứ ai) từø người cho đến trời ở trên đời này mà không làm hại bằng thân, miệng, ư, Ta nói vị ấy chính là rồng[8].
“Ô-đà-di, Như Lai ở trong thế gian này bao gồm Trời, Ma, Phạm, Sa-môn, Phạm chí (hay bất cứ ai) từ người cho đến trời đều không dùng thân, miệng, ư để làm hại, cho nên Ta được gọi là rồng.”
Khi ấy, Tôn giả Ô-đà-di chắp tay hướng về Đức Phật mà bạch:
“Bạch Thế Tôn, mong Đức Thế Tôn gia tŕ cho con thêm uy lực. Mong Đức Thiện Thệ gia tŕ cho con thêm uy lực để con được ở trước Phật, bằng bài tụng liên hệ đến rồng[9] mà tán thán Đức Thế Tôn.”
Đức Thế Tôn nói:
“Tùy ư ngươi muốn.”
Khi ấy Tôn giả Ô-đà-di ở trước Đức Phật, dùng bài tụng liên hệ đến rồng tán thán Đức Thế Tôn rằng:
Chánh giác sanh nhân gian, Tự chế ngự, đắc định. Phạm hạnh bước vững vàng, B́nh an, tâm ư tĩnh. Nhân loại đều xưng tôn; Vượt ngoài tất cả pháp. Chư Thiên đều kính ngưỡng; Chí Chân, Bậc Vô Trước. Từ rừng, bỏ rừng đi; Siêu việt toàn kết sử; Xả dục, sống vô dục, Vàng ṛng trong khối đá. Mặt trời trên hư không, Tối thượng giữa loài rồng, Vang lừng danh Chánh Giác, Hy-mă điệp muôn trùng. Tuyệt đối không năo hại, Đại long, thật Đại long; Chắc thật, đây tối thượng, Rồng thiêng giữa loài rồng! Ôn nhuần và vô hại, Hai chân rồng là đây. Khổ hạnh và phạm hạnh, Là bước đi của rồng. Rồng thiêng, tay là tín; Hai đức, xả là ngà; Tuệ đầu và niệm cổ; Phân biệt pháp, tư duy; Bụng lớn, chứa muôn pháp; Độc cư: đôi cánh tay; Rồng tu quán hơi thở; Nội tĩnh, tâm tinh chuyên; Chánh định, đi hay đứngï; Nằm thiền, ngồi cũng thiền; Định ư, hằng định ư; Là pháp thường của long. Thọ thực nhà thanh tịnh; Nhà bất tịnh không ăn; Ác bất tịnh, không thọ, Quay đi như Sư tử. Sở đắc những cúng dường, Từ tâm nên nạp thọ. Long thực, do tín thí; Vừa đủ, không đắm say. Đoạn trừ mọi kết sử, Giải thoát mọi đường dây. Tâm không, không trói buộc, Vạn nẻo bước du hành. Chẳng khác loài sen trắng, Nước sanh, nước nuôi lớn; Bùn lầy không nhiễm trước; Tuyệt sắc, hương ngào ngạt. Cũng vậy, tối thượng giác, Sanh thành trong thế gian; Tịnh diệu, dục không vương, Như hoa không nhiễm nước. Ví như ngọn lửa hừng; Bớt củi, ngọn tắt dần. Củi hết rồi lửa tắt; Như vậy lửa diệt tàn. Kẻ trí nói dụ này, Nghĩa ấy mong thấu triệt; Là điều long sở tri, Long tụng, long sở thuyết. Triệt đoạn dâm dục, sân, Trừ si, vô lậu tịnh; Long xả bỏ hậu thân,
Đó là long diệt tận. Phật thuyết như vậy. Tôn giả Ô-đà-di sau khi nghe Phật thuyết, hoan hỷ phụng hành.
___________________________________________
Chú thích
[1]Tham chiếu Pāli: A. Vi.43 Nāga; Thag. 689-704.
[2]Đông viên Lộc tử mẫu giảng đường 東園鹿子母講堂. Pāli: Pubbārama Migāgamātu-pāsāda, giảng đường đượcc xây dựng bởi bà Visakhā, mẹ của Miga.
[3]Ô-đà-di 烏陀夷. Pāli: Udāyi, cũng gọi là Mahā-udāyi, hay Pandita-udāyi, con của một người Bà-la-môn ở Kapilavatthu.
[4]Đông hà 東河. Pāli: Pubbakotthaka. Bản Pāli nói: Phật gọi ngài A-nan đi tắm.
[5]Long tượng danh viết Niệm 龍象名曰念. Pāli: Seto nāma nāgo (Seta, bản Hán đọc là Sati).
[6]Long trung long, vi đại long vương, vi thị thùy 龍中龍為大龍王為是誰. Pāli: Nāgo vata, bho, nāgo. “Rồng ḱa, các ngài, rồng ḱa!”
[7]Nguyên Hán: hung hành胸行, đi bằng bụng, Pāli: Uragam, loài ḅ sát hay con rắn.
[8]Bất dĩ thân khẩu ư hại (...) thị long不 以身口意害是龍. Pāli nói: Āgum na kāgoti kāyena vācāya manasā, tam ahaṃ nāgo ti brūmi, ai không làm ác bằng thân, miệng, ư; Ta nói người đó là nāga.
[9]Long tương ưng tụng龍相應頌.
___________________________________________
119. KINH THUYẾT XỨ [1]
Tôi nghe như vầy:
Một thời Đức Phật du hóa tại nước Xá-vệ, trong rừng Thắng, vườn Cấp cô độc.
Bấy giờ, Đức Thế Tôn nói với các Tỳ-kheo:
“Ở đây có ba thuyết xứ[2], chứ không phải bốn hay năm. Nếu Tỳ-kheo sau khi thấy, nhân sự thấy đó nói mà nói[3] rằng: ‘Ta thấy, nghe, hiểu, biết’, Tỳ-kheo nói mà nói rằng: ‘Đây là điều tôi biết’.
“Những ǵ là ba? Tỳ-kheo nhân vấn đề quá khứ nói mà nói[4] như vầy: ‘Trong thời quá khứ có’. Tỳ-kheo nhân vấn đề vị lai nói mà nói như vầy: ‘Trong thời vị lai có’. Tỳ-kheo nhân vấn đề hiện tại nói mà nói như vầy: ‘Trong thời hiện tại có’.
“Đó gọi là ba thuyết xứ chứ không phải bốn hay năm. Nếu Tỳ-kheo sau khi thấy, nhân sự thấy đó nói mà nói rằng: ‘Ta thấy, nghe, hiểu biết’. Tỳ-kheo nói mà nói rằng: ‘Đây là điều tôi biết’. Do điều được thuyết, khéo tập được nghĩa, do không thuyết, không khéo tập được nghĩa.
“Hiền Thánh đệ tử với hai tai nhất tâm nghe pháp. Vị ấy sau khi với hai tai nhất tâm nghe pháp, đoạn một pháp, tu một pháp, tự thân chứng đắc[5] một pháp. Vị ấy sau khi đă đoạn được một pháp, tu một pháp, tự thân chứng đắc một pháp rồi, liền được chánh định. Hiền Thánh đệ tử sau khi đă được chánh định, liền đoạn trừ hết tất cả dâm, nộ, si. Như vậy là Hiền Thánh đệ tử chứng đắc tâm giải thoát, giải thoát rồi liền biết ḿnh đă giải thoát, biết đúng như thật rằng: ‘Sự sanh của ta đă dứt, phạm hạnh đă vững, việc cần làm đă làm xong, không c̣n tái sanh nữa’.
“Do điều được nói[6] nên có bốn trường hợp để quan sát người, rằng Hiền giả này có thể cùng nói, hoặc không thể cùng nói. Nếu Hiền giả này với câu hỏi xác quyết mà không trả lời xác quyết, với câu hỏi phân biệt mà không trả lời phân biệt, với câu hỏi phản vấn mà không trả lời phản vấn, với câu hỏi xả trí vấn mà không trả lời xả trí[7]. Như vậy, Hiền giả này không thể cùng nói, cũng không thể cùng thảo luận.
“Nếu Hiền giả này với câu hỏi xác quyết mà trả lời xác quyết, với câu hỏi phân biệt mà trả lời phân biệt, với câu hỏi phản vấn mà trả lời phản vấn, với câu hỏi xả trí vấn mà trả lời xả trí. Như vậy, Hiền giả này có thể cùng nói, cũng có thể cùng thảo luận.
“Lại nữa, do điều được nói nên lại có bốn trường hợp để quan sát người, rằng Hiền giả này có thể cùng nói, hoặc không thể cùng nói. Nếu Hiền giả này không an trụ trên xứ phi xứ, không an trụ trên sở tri, không an trụ trên thuyết dụ, không an trụ trên đạo tích[8]; như vậy th́ Hiền giả này không thể cùng nói, cũng không thể cùng thảo luận.
“Nếu Hiền giả này an trụ trên xứ phi xứ, an trụ trên sở tri, an trụ trên thuyết dụ, an trụ trên đạo tích; như vậy th́ Hiền giả này có thể cùng nói, cũng có thể cùng thảo luận.
“Do điều được nói, với lời nói trầm tĩnh[9], xả bỏ sở kiến của ḿnh, xả bỏ ư kết oán, xả bỏ tham dục, xả bỏ sân nhuế, xả bỏ si ám, xả bỏ kiêu mạn, xả bỏ bất ngữ[10], xả bỏ tật đố, không háo thắng, không ép người, không chấp chặt khuyết điểm, nói nghĩa nói pháp[11]. Sau khi nói nghĩa nói pháp, khuyên dạy, rồi lại khuyên dạy cho bỏ[12], tự ḿnh hoan hỷ, khiến người kia cùng hoan hỷ. Thuyết nghĩa như vậy, thuyết sự như vậy, là Thánh thuyết nghĩa, là Thánh thuyết sự[13]; nghĩa là đă cứu cánh tận diệt hết lậu.”
Rồi th́, Đức Thế Tôn nói bài tụng rằng:
Luận tranh và luận nghị, Ư tạp, ḷng cống cao; Nghịch Thánh, chê Thánh đức, Mong cầu khuyết điểm nhau, Khai thác lỗi bất cẩn, Khăng khăng khuất phục người, Đối địch đều háo thắng; Thánh không nói như vậy. Nếu mong thành luận nghị, Người trí biết tùy thời, Có pháp và có nghĩa, Chư Thánh luận như vậy. Người trí nói như vậy, Không căi, không cống cao, Ư không biết nhàm đủ, Không kết, không oán thù; Tùy thuận, không điên đảo; Mỗi lời hợp chánh tri. Khéo nói th́ có thể Trọn không lời xấu xa; Không luận v́ luận tranh, Không tùy người thách đố; Biết xứ và thuyết xứ, Là điều được luận bàn. Đây là lời Thánh nhân; Người trí, hai mục đích[14], Cho đời này b́nh an, Cho đời sau khoái lạc. Nên biết người thông đạt, Thuyết phi đảo, phi thường[15].
Phật thuyết như vậy. Các Tỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết, hoan hỷ phụng hành.
___________________________________________
Chú thích
[1]Tương đương Pāli: A.iii.67 Kathāvatthu. Kinh số 86 ở trên cùng tên với kinh này.
[2]Thuyết xứ 說處. Pāli: tīni kathāvatthūni, “ba luận sự”. Tam ngôn y 三言依, xem Tập dị 3 (Đại 26, tr. 378 c - 78 a).
[3]Thuyết nhi thuyết 說而說.Pāli: Katham katheyya, có thể nói về vấn đề.
[4]Nhân quá khứ thuyết nhi thuyết因過去說而說. Pāli: atītam vā addhānam ārabbha katham katheyya, có thể nói về vấn đề liên hệ thời quá khứ.
[5]Hán: tác chứng作證.
[6]Nhân sở thuyết 因所說. Pāli: Kathāsampayogena, bằng sự liên hệ với ngôn thuyết.
[7]Nhất hướng luận 一向論 (ekaṃsavyākaranīyam), phân biệt luận 分別論 (vibhajjhavyākaranīyam), cật luận 詰論(paṭipucchāvyākarannīyam), chỉ luận 止論 (thapanīyam), Bốn trường hợp đặt câu hỏi và phải trả lời, bốn kư vấn (Tập dị 8, Đại 26 tr. 401a-11a): Nhất hướng kư vấn, phân biệt kư vấn, phản cật kư vấn, xả trí kư vấn.
[8]Xứ phi xứ處非處 (Pāli: thānāthāna), (không được xác định là) hợp lư hay không hợp lư; sở tri所知 (Pāli: parikappa) (có hay không có) chủ đích; thuyết dụ說喻 (Pāli: aññātavāda) ngôn ngữ được chấp thuận (của bậc trí); đạo tích (Pāli:paṭipadā), thực tiễn (được xác định bằng thực tiễn hành động).
[9]Chỉ tức khẩu hành止息口行.
[10] Hán: bất ngữ不語, không rơ nghĩa. Có lẽ Pāli: dubbhāsitaṃ, lời nói khó nghe, ác ngữ.
[11]Hán: nghĩa thuyết pháp thuyết義說法說. Pāli: atthavādī dhammavādī, lời nói hữu ích, lời nói đúng pháp.
[12]Hán: giáo phục giáo chỉ教復教止.Có lẽ Pāli: sataṃ ve hoti mantanā, được lưu ư và thật sự được khuyến cáo.
[13]Pāli: evaṃ kho ariyā mantenti, esā ariyāna mantanā, “Các Thánh đàm luận như vậy; đó là những điều được các Thánh đàm luận”.
[14]Hán: câu đắc nghĩa俱得義, được lợi (nghĩa) cả hai đường.
[15]Pāli: etad aññāya medhāvī na samusseyya, sau khi nhận thức được điều đó, bậc trí không nói lời khoa đại.
___________________________________________
120. KINH THUYẾT VÔ THƯỜNG [1]
Tôi nghe như vầy:
Một thời Đức Phật du hóa tại nước Xá-vệ, trong rừng Thắng, vườn Cấp cô độc.
Bấy giờ, Đức Thế Tôn nói với các Tỳ-kheo:
“Sắc là vô thường, vô thường nên khổ, khổ nên phi ngă[2]. Thọ[3] cũng vô thường, vô thường nên khổ, khổ nên phi ngă. Tưởng cũng là vô thường, vô thường nên khổ, khổ nên phi ngă. Hành cũng là vô thường, vô thường nên khổ, khổ nên phi ngă. Thức cũng là vô thường, vô thường nên khổ, khổ nên phi ngă.
“Như vậy là sắc vô thường; thọ, tưởng, hành, thức vô thường, vô thường nên khổ, khổ nên phi ngă. Đa văn Thánh đệ tử hăy nên quán sát như vậy, hăy tu tập bảy đạo phẩm[4], vô ngại, chánh tư, chánh niệm[5]. Vị ấy đă biết như vậy, thấy như vậy rồi th́ tâm giải thoát dục lậu, tâm giải thoát hữu lậu, vô minh lậu. Giải thoát rồi liền biết ḿnh đă giải thoát; biết đúng như thật rằng: ‘Sự sanh của ta đă dứt, phạm hạnh đă vững, việc cần làm đă làm xong, không c̣n tái sanh nữa’. Nếu có chúng sanh và chín trú xứ của chúng sanh[6], cho đến cơi đệ nhất hữu với hành c̣n tàn dư, tức cơi hữu tưởng vô tưởng xứ[7], ở trong khoang trung gian đó, là bậc đệ nhất, là tối đại, là tối thắng, là tối thượng, là tối tôn, là tối diệu; đó chính là vị A-la-hán ở trong đời. V́ sao vậy? V́ trên đời này, A-la-hán đă được an ổn khoái lạc.”
Khi ấy, Đức Thế Tôn nói bài tụng rằng:
Vô trước[8], đệ nhất lạc; Đoạn dục, ái đă trừ, Vĩnh viễn ĺa ngă mạn, Bứt tung màn lưới si[9]. Người không bị lay chuyển, Tâm chẳng bợn mảy trần, Thế gian không đắm nhiễm, Vô lậu, phạm hạnh thành, Thấu triệt năm ấm thân, Cảnh giới bảy thiện pháp[10], Chốn đại hùng du hành, Ĺa xa mọi khủng bố, Thành tựu báu thất giác[11], Học đủ ba môn học, Thượng bằng hữu tôn xưng[12]; Chân chánh con của Phật; Thành tựu mười chi đạo[13]. Đại long định kiên cố, Đấng bậc nhất trong đời; Vị này không hữu ái; Vạn cảnh không lay chuyển; Giải thoát hữu tương lai; Đoạn sanh, lăo, bệnh, tử; Lậu diệt, việc làm xong; Phát khởi vô học trí[14]; Tận cùng tối hậu thân[15]; Tối thắng thanh tịnh hạnh; Tâm không do bởi người[16]; Đối các phương trên dưới, Vị ấy không hỷ lạc; Thường rống tiếng sư tử, Vô thượng giác trên đời.
Phật thuyết như vậy. Các Tỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết, hoan hỷ phụng hành.
___________________________________________
Chú thích
[1]Tương đương Pāli S.xxii.76 Arahanta-sutta.
[2]Hán: phi thần非神, chỉ thần ngă, tự ngă, hay linh hồn. Xem cht.5 dưới.
[3]Hán: giác覺. Pāli: vedāna.
[4]Bản Nguyên-Minh: ba mươi bảy đạo phẩm. Bản Pāli, không có chi tiết này.
[5]Pāli: yad anattā taṃ n’etam mama, n’eso aham asmi na m’eso attā, ti evam etaṃ yathābhūtaṃ sammappaññāya daṭṭhabbaṃ,“ cái ǵ là vô ngă, cần phải được nhận thức một cách như thực bằng chánh trí rằng: cái này không phải của ta; ta không phải là cái này; cái này không phải là tự ngă của ta”.
[6]Hán: hữu t́nh cư, chỗ chúng sanh cư ngụ. Pāli: sattāvasā.
[7]Hán: hữu tưởng vô tưởng xứ hành dư đệ nhất hữu有 想無想處行餘第一有, chỉ Hữu đỉnh thiên, cơi cao nhất trong tam hữu, tức cơi Phi tưởng phi phi tưởng xứ, tầng thứ tư của vô sắc định. Pāli: yāvatā sattāvasā, yāvatā bhaggaṃ, cho đến các cảnh vức của hữu t́nh, cho đến chóp đỉnh của (ba) Hữu.
[8]Vô trước 無著, dịch nghĩa từ A-la-hán. Pāli: sukhino vata arahanta, A-la-hán thật sự an lạc.
[9]Vô minh vơng 無明網, Pāli: mohajāla.
[10]Cảnh giới thất thiện pháp 境界七善法. Pāli: sattasadhammagocarā, sở hành là bảy diệu (chánh) pháp. Xem Tập dị 17 (Đại 26, tr.437a), “bảy diệu pháp: tín, tàm,quư, tinh tấn, niệm, định, tuệ.”
[11]Thất bảo giác 七覺寶. Pāli: Sattaratanā, ở đây chỉ bảy giác chi: trạch pháp, tinh tấn, hỷ, khinh an, niệm, định, xả.
[12]Thượng bằng hữu 上朋友. Pāli: không rơ.
[13]Thập chi đạo 十支道, tức mười vô học chi; Tập dị 20 (Đại 26, tr.452c): 1. Vô học chánh kiến; ...; 8. Vô học chánh định; 9. Vô học chánh giải thoát; 10. Vô học chánh trí. Pāli: dasahaṅga.
[14]Vô học trí. Pāli: asekhañāṇā.
[15] Tối hậu thân. Pāli: antimoyaṃ samussayo.
[16]Bất do tha不由他, tự tri, tự chứng ngộ, không do kẻ khác. Pāli: aparapaccāya, không nương theo người khác.
___________________________________________
121. KINH THỈNH THỈNH [1]
Tôi nghe như vầy:
Một thời Đức Phật du hóa tại thành Vương xá, trong rừng Trúc, vườn Ca-lan-đa[2] cùng với chúng Tỳ-kheo gồm năm trăm vị an cư mùa mưa.
Bấy giờ vào ngày mười lăm trong tháng[3], là ngày Đức Thế Tôn nói Tùng giải thoát[4] vào giờ Tự tứ[5]. Ngài đến trước chúng Tỳ-kheo trải tọa cụ ngồi xuống rồi nói với các Tỳ-kheo:
“Ta[6] là Phạm Chí, đă chứng đắc tịch diệt, thành Vô Thượng Y Vương, thọ thân này của Ta là thân tối hậu. Ta là Phạm Chí, sau khi đă chứng đắc tịch diệt, thành Vô Thượng Y Vương, thọ thân này của Ta là thân tối hậu, th́ các ngươi là con chân chánh của Ta, thọ sanh từ miệng, hóa sanh từ pháp. Các ngươi là con chân chánh của Ta, thọ sanh từ miệng, hóa sanh từ pháp, th́ các ngươi hăy dạy dỗ lẫn nhau, răn dạy lẫn nhau.”
Bấy giờ Tôn giả Xá-lê Tử cũng đang hiện diện trong chúng. Khi ấy, Tôn giả Xá-lê Tử liền từ chỗ ngồi đứng dậy, trịch vai, sửa y, chắp tay hướng về Thế Tôn, bạch rằng:
“Bạch Thế Tôn, như Thế Tôn vừa nói: ‘Ta là Phạm Chí đă chứng đắc tịch diệt, thành Vô Thượng Y Vương, thọ thân này của Ta là thân tối hậu. Ta là Phạm Chí, sau khi đă chứng đắc tịch diệt, thành Vô Thượng Y Vương, thọ thân này của Ta là thân tối hậu, th́ các ngươi là con chân chánh của Ta, thọ sanh từ miệng, hóa sanh từ pháp. Các ngươi là con chân chánh của Ta, thọ sanh từ miệng, hóa sanh từ pháp, th́ các ngươi hăy dạy dỗ lẫn nhau, răn dạy lẫn nhau’. Bạch Thế Tôn, đối với những ai chưa điều ngự, Thế Tôn khiến cho điều ngự; những ai chưa tịch tĩnh, khiến cho tịch tĩnh[7]; những ai chưa độ thoát, khiến cho độ thoát; những ai chưa giải thoát khiến cho giải thoát; những ai chưa tịch diệt, khiến cho tịch diệt, chưa đắc đạo khiến cho đắc đạo, chưa thi thiết phạm hạnh khiến cho thi thiết phạm hạnh. Thế Tôn là Bậc Tri Đạo, Giác Đạo, Thức Đạo, Thuyết Đạo[8]. Đệ tử của Thế Tôn sau đó được đắc pháp, lănh thọ khuyến giáo, lănh thọ khiển trách. Sau khi lănh thọ khuyến giáo, lănh thọ khiển trách sẽ vâng theo lời dạy của Thế Tôn mà nhất hướng tu hành, được tự tại như ư, khéo biết Chánh pháp. Bạch Thế Tôn, Thế Tôn không phiền ǵ con đối với thân, khẩu, ư hành chăng?”
Khi ấy, Thế Tôn nói:
“Này Xá-lê Tử, Ta không phiền ǵ đối với thân, khẩu, ư hành của thầy cả. V́ sao vậy? Này Xá-lê Tử, thầy là bậc thông tuệ, đại tuệ, tốc tuệ, tiệp tuệ, lợi tuệ, quảng tuệ, thân tuệ, xuất yếu tuệ, minh đạt tuệ[9]. Này Xá-lê Tử, thầy đă thành tựu thật tuệ. Này Xá-lê Tử, ví như vua Chuyển luân vương có vị thái tử không trái phạm lời khuyên dạy, tất bái lănh sự truyền thừa của phụ vương và sau này cũng có thể truyền thừa lại. Cũng vậy, này Xá-lê Tử, Ta chuyển vận pháp luân, thầy cũng có thể chuyển vận pháp luân. Này Xá-lê Tử, v́ vậy nên Ta không phiền ǵ về thân, khẩu, ư hành của thầy.”
Tôn giả Xá-lê Tử chắp tay hướng về Thế Tôn, thưa rằng:
“Bạch Thế Tôn, Thế Tôn không phiền ǵ về thân, khẩu, ư hành của con; nhưng bạch Thế Tôn, Thế Tôn có phiền ǵ về thân, khẩu, ư hành của năm trăm thầy Tỳ-kheo chăng?”
Đức Thế Tôn nói:
“Này Xá-lê Tử, Ta cũng không phiền ǵ về thân, khẩu, ư hành của năm trăm Tỳ-kheo này. V́ sao vậy? Này Xá-lê Tử, năm trăm Tỳ-kheo này đều đă chứng đắc vô trước, dứt trừ các lậu, phạm hạnh đă vững, điều cần làm đă làm xong, đă đặt gánh nặng xuống, hữu kết đă tận và đă đạt được thiện nghĩa, chánh trí, chánh giải thoát; chỉ trừ một Tỳ-kheo[10] mà trước kia Ta đă thọ kư cho rằng: ngay trong đời này sẽ chứng đắc cứu cánh trí, biết một cách như thật rằng: ‘Sự sanh đă dứt, phạm hạnh đă vững, điều cần làm đă làm xong, không c̣n tái sanh nữa’. Này Xá-lê Tử, v́ vậy nên Ta không phiền ǵ về thân, khẩu, ư hành của năm trăm Tỳ-kheo này.”
Tôn giả Xá-lê Tử ba lần lặp lại chắp tay hướng về Đức Thế Tôn thưa rằng:
“Bạch Thế Tôn, Thế Tôn không phiền ǵ về thân, khẩu, ư hành của con và cũng không phiền ǵ về thân, khẩu, ư hành của năm trăm Tỳ-kheo này. Như vậy, bạch Thế Tôn, trong số năm trăm Tỳ-kheo này, có bao nhiêu thầy đă chứng đắc ba minh đạt[11]? Bao nhiêu thầy đă chứng đắc câu giải thoát[12]? Bao nhiêu thầy đă chứng đắc tuệ giải thoát[13]?”
Thế Tôn nói:
“Này Xá-lê Tử, trong số năm trăm Tỳ-kheo này, chín mươi Tỳ-kheo đă chứng đắc ba minh đạt; chín mươi Tỳ-kheo đă chứng đắc câu giải thoát; c̣n các Tỳ-kheo kia đều chứng đắc tuệ giải thoát. Này Xá-lê Tử, trong chúng này không có nhánh, không có cành lá, cũng không có đốt, mà chỉ có lơi chắc thật, thanh tịnh, đều đă chân chánh trụ vị.”
Bấy giờ, Tôn giả Bàng-kỳ-xá[14] cũng hiện có ở trong chúng. Khi ấy Tôn giả Bàng-kỳ-xá liền từ chỗ ngồi đứng dậy, trịch vai áo, chắp tay hướng về Thế Tôn thưa rằng:
“Bạch Thế Tôn, mong Đức Thế Tôn gia tŕ cho con thêm uy lực. Mong Đức Thiện Thệ gia tŕ cho con thêm uy lực để con được ở trước Phật và chúng Tỳ-kheo, bằng sự tương ưng như nghĩa[15] mà làm bài tụng tán thán.
Đức Thế Tôn nói:
“Bàng-kỳ-xá, ngươi cứ tùy ư.”
Khi ấy, Tôn giả Bàng-kỳ-xá ở trước Đức Phật và chúng Tỳ-kheo, bằng sự tương ưng như nghĩa mà tán tụng như vầy:
Hôm nay ngày Rằm tự tứ, Hội tọa Tăng chúng năm trăm; Đoạn tận buộc ràng kiết sử, Tiên nhân vô ngại vô sanh. Thanh tịnh ngời quang minh, Giải thoát tất cả hữu; Dứt sanh, lăo, bệnh, tử; Lậu diệt, việc làm xong. Diệt hối và nghi kết, Mạn, hữu lậu đă trừ, Nhổ tuyệt gai ái kết, Thành Vô thượng Y sư. Dơng mănh như sư tử, Khủng bố đă dứt trừ, Đă vượt sự sanh tử, Diệt lậu tận, vô dư. Ví như Chuyển luân vương, Quần thần vây xung quanh, Thống lănh toàn cơi đất, Suốt đại dương vô cùng. Đấng Đại Hùng tối thắng, Bậc Thượng Chủ, Thượng Tôn; Đệ tử hằng cung kính, Tam minh, ngoài tử sanh. Tất cả là con Phật; Cành, lá đă loại bỏ; Chuyển pháp luân vô thượng; Kính lạy Đấng Tối Tôn.
Đức Phật thuyết như vậy, các Tỳ-kheo sau khi nghe Phật dạy xong, hoan hỷ phụng hành.
___________________________________________
Chú thích
[1]Phụ chú trong bản Hán: “chữ 請 sau đọc là tỉnh”. Tương đương Pāli: S. vii.7 Pavāraṇa (tự tứ). Tham chiếu, No.99 (1212) Tạp A-hàm 45, kinh số 45 (Đại 2, tr.330); No.100 (228) Biệt dịch Tạp 12 (Đại 2, tr. 457a); No.61. Phật Thuyết Thọ Tân Tuế Kinh, Trúc Pháp Hộ dịch (Đại 1, tr.858; No.62 Phật Thuyếùt Tân Tuế Kinh, Trúc Đàm-vô-lan dịch; No.63. Phật Thuyết Giải Hạ Kinh, Tống Pháp Hiền dịch.
[2]No.61, 62 và Pāli: Xá-vệ, Đông viên, Lộc tử mẫu giảng đường (Sāvatthi, Pubbārama, Migāramātupāsāda).
[3]No.61, ngày rằm tháng bảy.
[4]Tùng giải thoát 從解脫, tức Biệt giải thoát. Pāli: Pāṭimokkha.
[5]Tương thỉnh thỉnh thời 相請請時, “trong khi hỏi lẫn nhau”, được dịch nghĩa như vậy, v́ trong lễ Tự tứ, các Tỳ-kheo chỉ điểm lẫn nhau những điều luật. Pāli: Pavāraṇā. Các bản dịch khác là “thọ tuế”, tức sau ba tháng an cư, Tỳ-kheo được tính một tuổi hạ.
[6]Trong bản Pāli và các bản Hán kia đều có ghi lời tự tứ của Đức Thế Tôn như vầy: “Này các Tỳ-kheo, bây giờ Ta tự tứ (tức yêu cầu chỉ điểm, hoặc nói là “thọ tuế”), các thầy có khiển trách ǵ Ta đối với thân, khẩu chăng?”. (Handa dāni, bhikkhave, pavāremi. Ka ca ma kinci garahatha kāyikam vā vācasikam vā).
[7]Hán: tức 息, và chỉ tức 止息.
[8]Tri Đạo, Giác Đạo, Thức Đạo, Thuyết Đạo知道覺道識道說道. No.63: Như Lai đă nhận thức toàn diện về Chánh đạo, tuyên thuyết hoàn hảo về Chánh đạo, khai thị Chánh đạo.
[9]Thông tuệ 聰慧 (Pāli: paiḍṇta), đại tuệ 大慧 (Pāli: mahāpaññā), tốc tuệ 速慧 (Pāli: hāsapañña), tiệp tuệ 捷慧 (Pāli: javapañña), lợi tuệ 利慧 (Pāli: tikkhapañña), quảng tuệ 廣慧 (Pāli: putthu pañña), thâm tuệ 深慧 (Pāli: không đề cập), xuất yếu tuệ 出要慧 (Pāli: không đề cập), minh đạt tuệ 明達慧 (Pāli: nibbedhikā).
[10]Chỉ Tôn giả A-nan, bấy giờ chưa chứng đắc lậu tận.
[11]Tam minh đạt 三明達, tức tam minh.
[12]Câu giải thoát, hay Câu phần giải thoát, Pāli: ubhatobhāgavimutta, vị A-la-hán có Tuệ giải thoát đồng thời có Diệt tận định. Về Câu giải thoát, Tuệ giải thoát, xem kinh số 127 và 195.
[13]Tuệ giải thoát, xem cht. trên.
[14]Bàng-kỳ-xá 傍耆舍, Vangīsa, thuộc một gia đ́nh Bà-la-môn rất thông suốt các tập Vệ-đà, do quán bất tịnh mà đắc quả A-la-hán.
[15]Hán: tương ưng như nghĩa相應如義. Pāli: sāruppāhi gāthāhi abhitthavi, tán thán bằng những bài kệ thích ứng.
___________________________________________
122. KINH CHIÊM-BA [1]
Tôi nghe như vầy:
Một thời Phật du hóa tại Chiêm-ba, ở bên hồ Hằng-già[2].
Bấy giờ là ngày mười lăm trong tháng, là ngày Thế Tôn thuyết Tùng giải thoát, trải tọa ngồi trước chúng Tỳ-kheo. Khi Đức Thế Tôn ngồi xong, liền nhập định và bằng tha tâm trí Ngài quan sát tâm đại chúng. Khi quan sát tâm đại chúng rồi, cho đến lúc hết buổi đầu hôm, Ngài vẫn ngồi im lặng.
Bấy giờ có một Tỳ-kheo từ chỗ ngồi đứng dậy, trịch vai, sửa y chắp tay hướng về Đức Phật thưa rằng:
“Bạch Thế Tôn, đă hết buổi đầu hôm, Phật và chúng Tỳ-kheo tập trung ngồi đây đă lâu, mong Đức Thế Tôn nói thuyết Tùng giải thoát.”
Bấy giờ, Đức Thế Tôn im lặng không trả lời.
Thế rồi, cho đến phần giữa đêm, Đức Thế Tôn vẫn ngồi im lặng. Tỳ-kheo kia lại lần nữa, từ chỗ ngồi đứng dậy, trịch vai sửa y, chắp tay hướng về Đức Phật và thưa rằng:
“Bạch Thế Tôn, buổi đầu hôm đă qua, phần giữa đêm cũng sắp hết; Phật và chúng Tỳ-kheo tập trung ngồi đây đă lâu, mong Đức Thế Tôn nói thuyết Tùng giải thoát.”
Đức Thế Tôn lại một lần nữa không trả lời.
Thế rồi, cho đến phần cuối đêm, Đức Thế Tôn vẫn ngồi im lặng. Tỳ-kheo kia lại lần thứ ba từ chỗ ngồi đứng dậy, trịch vai sửa y, chắp tay hướng về Đức Thế Tôn mà thưa rằng:
“Bạch Thế Tôn, buổi đầu hôm đă qua, phần giữa đêm cũng chấm dứt, rồi buổi cuối đêm cũng sắp hết, trời gần về sáng, không bao lâu nữa, mặt trời sẽ mọc; Phật và chúng Tỳ-kheo tập trung ngồi đây đă quá lâu, mong Đức Thế Tôn nói thuyết Tùng giải thoát.”
Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo vị Tỳ-kheo kia:
“Trong chúng này có một thầy Tỳ-kheo làm đă việc bất tịnh.”
Lúc đó Tôn giả Đại Mục-kiền-liên cũng đang ở trong chúng. Rồi Tôn giả Đại Mục-kiền-liên liền suy nghĩ thế này: “V́ Tỳ-kheo nào mà Đức Thế Tôn nói trong chúng này có một thầy Tỳ-kheo đă làm việc bất tịnh? Ta nên nhập định có h́nh thức như thế, nhân trong định có h́nh thức như thếá, bằng tha tâm trí mà quan sát tâm niệm đại chúng.”
Tôn giả Đại Mục-kiền-liên nhập định có h́nh thức như thế, nhân trong định có h́nh thức như thế, bằng tha tâm trí mà quan sát tâm niệm đại chúng.
Tôn giả Đại Mục-kiền-liên liền biết vị Tỳ-kheo mà v́ vị ấy Đức Thế Tôn nói trong chúng này có một thầy Tỳ-kheo đă làm việc bất tịnh.
Rồi th́, Tôn giả Đại Mục-kiền-liên xuất định, đi đến trước vị Tỳ-kheo ấy, nắm tay kéo đi, mở cửa lôi ra bên ngoài mà nói:
“Này người ngu si, hăy đi xa đi, đừng sống ở đây, không được trở lại hội họp với đại chúng Tỳ-kheo, từ nay trở đi ông không phải là Tỳ-kheo nữa.”
Ngài đóng cửa, gài chốt then lại, rồi trở về chỗ Đức Phật, cúi đầu sát lạy chân Phật, rồi ngồi sang một bên mà thưa:
“Vị Tỳ-kheo mà v́ vị ấy Đức Thế Tôn nói trong chúng này có một Tỳ-kheo đă làm việc bất tịnh; con đă đuổi vị ấy đi rồi. Bạch Thế Tôn, buổi đầu hôm đă qua, phần giữa đêm cũng chấm dứt, rồi buổi cuối đêm cũng sắp hết, trời gần về sáng, không bao lâu nữa, mặt trời sẽ mọc; Phật và chúng Tỳ-kheo tập trung ngồi đây đă quá lâu, mong Đức Thế Tôn nói thuyết Tùng giải thoát.”
Đức Thế Tôn nói:
“Này Đại Mục-kiền-liên, kẻ ngu si sẽ mắc đại tội nếu gây phiền nhiễu cho Đức Thế Tôn và chúng Tỳ-kheo. Này Đại Đại Mục-kiền-liên, nếu Đức Như Lai ở giữa chúng bất tịnh mà thuyết Tùng giải thoát th́ đầu người kia sẽ vỡ thành bảy mănh. Do đó, này Đại Mục-kiền-liên, từ nay về sau các thầy hăy thuyết Tùng giải thoát, Đức Như Lai không thuyết Tùng giải thoát nữa. V́ sao như thế?[3]
“V́ như vầy, này Đại Mục-kiền-liên, hoặc có người ngu si khi vào lúc ra đều với chánh tri[4]; khi co lúc duỗi, khi cúi lúc ngẩng đều khéo phân biệt quán sát; nghi dung chững chạc, khoác tăng-già-lê ngay ngắn; cầm y, bát chỉnh tề[5]; đi, đứng, ngồi, nằm, ngủ, thức, nói năng, im lặng đều biết rơ ràng, tợ như bậc Phạm hạnh chân chánh, nhưng hành động của bậc Phạm hạnh chân chánh th́ kẻ ấy không biết được.
“Này Đại Mục-kiền-liên, nếu các bậc Phạm hạnh biết được kẻ ấy, sẽ nghĩ rằng: ‘Đây là sự ô uế đối với Sa-môn, là sự ô nhục đối với Sa-môn, là sự đáng ghét đối với Sa-môn, là gai nhọn đối với Sa-môn’. Sau khi biết rồi liền cùng nhau tẫn xuất người ấy[6]. V́ sao vậy? V́ không muốn các bậc Phạm hạnh phải bị nhiễm ô.
“Này Đại Mục-kiền-liên, ví như trong ruộng lúa dé, hoặc ruộng lúa tẻ đang tươi tốt của Cư sĩ kia có sanh loại cỏ tên là cỏ uế mạch[7]. Cỏ này có rễ, thân, đốt, lá và hoa thảy đều giống hệt như cây lúa tẻ. Nhưng sau khiù kết hạt th́ø người Cư sĩ kia thấy được, liền suy nghĩ rằng: ‘Đây là sự ô nhục đối với lúa tẻ, là gai nhọn đáng ghét đối với lúa tẻ’. Sau khi biết rồi, Cư sĩ kia liền nhổ quăng đi hết. V́ sao vậy? V́ không muốn giống lúa tẻ đích thật phải bị ô nhiễm.
“Cũng vậy, này Đại Mục-kiền-liên, hoặc có người ngu si khi vào lúc ra đều với chánh tri; khi co lúc duỗi, khi cúi lúc ngẩng đều khéo phân biệt quán sát; nghi dung chững chạc, khoác tăng-già-lê ngay ngắn, cầm y, bát chỉnh tề; đi, đứng, ngồi, nằm, ngủ, thức, nói năng, im lặng đều biết rơ ràng, tợ như bậc Phạm hạnh chân chánh, nhưng hành động của bậc Phạm hạnh chân chánh th́ kẻ ấy không biết được.
“Này Đại Mục-kiền-liên, nếu các bậc Phạm hạnh biết được kẻ ấy, sẽ nghĩ rằng: ‘Đây là sự ô uế đối với Sa-môn, là sự ô nhục đối với Sa-môn, là sự đáng ghét đối với Sa-môn, là gai nhọn đối với Sa-môn’. Sau khi biết rồi liền cùng nhau tẫn xuất người ấy. V́ sao vậy? V́ không muốn các bậc Phạm hạnh phải bị nhiễm ô.
“Này Đại Mục-kiền-liên, v́ như đến mùa thu, người Cư sĩ kia đem giê lúa. Từ trên cao, lúa được đổ từ từ xuống. Nếu là hạt lúa chắc th́ nằm lại, c̣n lúa lép hay trấu th́ sẽ theo gió bay đi. Sau đó người Cư sĩ kia liền cầm chỗi quét dọn sạch sẽ. V́ sao vậy? V́ không muốn hạt lúa dé chắc thật phải bị ô tạp.
“Cũng vậy, này Đại Mục-kiền-liên, hoặc có người ngu si khi vào lúc ra đều với chánh tri; khi co lúc duỗi, khi cúi lúc ngẩng đều khéo phân biệt quán sát; nghi dung chững chạc, khoác tăng-già-lê ngay ngắn, cầm y, bát chỉnh tề; đi, đứng, ngồi, nằm, ngủ, thức, nói năng, im lặng đều biết rơ ràng, tợ như bậc Phạm hạnh chân chánh, nhưng hành động của bậc Phạm hạnh chân chánh th́ kẻ ấy không biết được.
“Này Đại Mục-kiền-liên, nếu các bậc Phạm hạnh biết được kẻ ấy, sẽ nghĩ rằng: ‘Đây là sự ô uế đối với Sa-môn, là sự ô nhục đối với Sa-môn, là sự đáng ghét đối với Sa-môn, là gai nhọn đối với Sa-môn’. Sau khi biết rồi liền cùng nhau tẫn xuất người ấy. V́ sao vậy? V́ không muốn các bậc Phạm hạnh phải bị nhiễm ô.
“Này Đại Mục-kiền-liên, ví như người Cư sĩ kia muốn có nước suối chảy đến nên làm máng dẫn nước. Người ấy cầm búa vào rừng, gơ vào thân các cây. Nếu cây có lơi cứng th́ tiếng phát ra nhỏ, c̣n cây rỗng ruột th́ tiếng phát ra lớn. Sau khi biết rơ, người Cư sĩ kia liền chặt cây ấy đem về làm máng dẫn nước.
“Cũng vậy, này Đại Mục-kiền-liên, hoặc có người ngu si khi vào lúc ra đều với chánh tri; khi co lúc duỗi, khi cúi lúc ngẩng đều khéo phân biệt quán sát; nghi dung chững chạc, khoác tăng-già-lê ngay ngắn, cầm y, bát chỉnh tề; đi, đứng, ngồi, nằm, ngủ, thức, nói năng, im lặng đều biết rơ ràng, tợ như bậc Phạm hạnh chân chánh, nhưng hành động của bậc Phạm hạnh chân chánh th́ kẻ ấy không biết được.
“Này Đại Mục-kiền-liên, nếu các bậc Phạm hạnh biết được kẻ ấy, sẽ nghĩ rằng: ‘Đây là sự ô uế đối với Sa-môn, là sự ô nhục đối với Sa-môn, là sự đáng ghét đối với Sa-môn, là gai nhọn đối với Sa-môn’. Sau khi biết rồi liền cùng nhau tẫn xuất người ấy. V́ sao vậy? V́ không muốn các bậc Phạm hạnh phải bị nhiễm ô.”
Khi ấy, Đức Thế Tôn liền nói bài tụng rằng:
Cùng tập hội, nên biết, Ác dục, tắng, tật, nhuế[8] Che giấu, hận, keo kiệt[9], Tật đố, siễm, khi cuống; Trong chúng, giả đạo đức; Lén lút xưng Sa-môn, Âm thầm làm việc ác; Ác kiến, không thủ hộ; Khi dối cùng nói láo. Nên biết, người như vậy, Tập chúng đừng cho vào; Tẫn xuất, không sống chung. Chúng dối trá, láo khoét; Chưa ngộ nói đă ngộ. Biết thời, tu tịnh hạnh, Đuổi chúng, tránh xa chúng. Hăy cùng người thanh tịnh, Sống ḥa hợp với nhau; Như vậy sẽ an ổn, Và tận cùng sự khổ.
Phật thuyết như vậy. Các Tỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết, hoan hỷ phụng hành.
___________________________________________
Chú thích
[1]Tương đương Pāli A. Viii.10. Kāraṇḍava-sutta; A, viii.20 Uposatha Biệt dịch, No.64 Chiêm-ba Tỳ-kheo Kinh, Pháp Cự dịch. Tham chiếu kinh số 37 trên.
[2]Xem các cht. liên hệ ở kinh số 37 trên.
[3]Từ đây trở xuống tương đương Pàli A. Viii.10 đă dẫn. Bản Pāli bắt đầu bằng sự kiện hai Tỳ-kheo nói xấu nhau, và khi biết được, Đức Thế Tôn nói như trong bản Hán này.
[4]Chánh tri 正知, Pāli: sampajāna, biết rơ ḿnh đang làm ǵ.
[5]Tăng-già-lê cập chư y bát 僧伽梨及諸衣鉢, Pāli: saṅghāṭīpattacīvara, chỉ ba y (gồm tăng-già-lê) và b́nh bát.
[6]Tẫn khí 擯棄.
[7]Hán: uế mạch穢麥.
[8]Tắng, tật, nhuế憎嫉恚, ghét, ganh tị, thù nghịch.
[9]Bất ngữ kết, hận, xan 不語結恨慳. Bất ngữ kết, Pāli: makkhā, che giấu tội lỗi.
___________________________________________
123. KINH SA-MÔN NHỊ THẬP ỨC [1]
Tôi nghe như vầy:
Một thời Đức Phật du hóa tại nước Xá-vệ, trong rừng Thắng, vườn Cấp cô độc. Bấy giờ, Tôn giả Sa-môn Nhị Thập Ức[2] cũng du hóa tại nước Xá-vệ, trong rừng Ám lâm[1]; đầu đêm, giữa đêm và cuối đêm đều học tập không ngủ, tinh cần chánh trụ, tu tập đạo phẩm. Khi ấy Tôn giả Sa-môn Nhị Thập Ức sống một ḿnh nơi yên tĩnh, thiền tọa tư duy, tâm khởi lên ư nghĩ: “Nếu có đệ tử nào của Đức Thế Tôn tinh cần học tập pháp luật chân chánh th́ ta là người bậc nhất, thế mà tâm vẫn chưa giải thoát được các lậu. Nhà cha mẹ ta cực kỳ phú quư, có nhiều tiền của, nay ta có nên xả giới, bỏ đạo hạnh, chuyên việc bố thí, tu tập các phước nghiệp chăng?”
Bấy giờ Đức Thế Tôn bằng tha tâm trí biết rơ tâm niệm của Tôn giả Sa-môn Nhị Thập Ức, liền bảo một Tỳ-kheo:
“Ngươi hăy đi đến chỗ kia, gọi Sa-môn Nhị Thập Ức về đây.”
Tỳ-kheo ấy bạch:
“Kính vâng.”
Rồi từ chỗ ngồi đứng dậy, cúi đầu đảnh lễ chân Phật, nhiễu quanh ba ṿng, bước ra, đi đến chỗ Tôn giả Sa-môn Nhị Thập Ức nói:
“Đức Thế Tôn cho gọi thầy.”
Tôn giả Sa-môn Nhị Thập Ức nghe Tỳ-kheo ấy nói, liền đi đến chỗ Phật, cúi đầu đảnh lễ chân Phật rồi ngồi một bên. Đức Thế Tôn nói:
“Sa-môn, phải chăng vừa rồi ngươi sống một ḿnh nơi yên tĩnh, thiền tọa tư duy, tâm khởi lên ư nghĩ: ‘Nếu có đệ tử nào của Đức Thế Tôn tinh cần học tập pháp luật chân chánh th́ ta là người bậc nhất, thế mà tâm vẫn chưa giải thoát được các lậu. Nhà cha mẹ ta cực kỳ phú quư, có nhiều tiền của, nay ta có nên xả giới, bỏ đạo hạnh, chuyên việc bố thí, tu tập các phước nghiệp chăng?’”
Khi ấy Tôn giả Sa-môn Nhị Thập Ức thẹn thùng xấu hổ, không thể không hoang mang, rằng, “Thế Tôn đă biết rơ tâm niệm của ta”, liền chắp tay hướng về Đức Phật mà bạch rằng:
“Quả thật vậy.”
Đức Thế Tôn nói:
“Sa-môn, nay Ta hỏi ngươi; hăy tùy theo sự hiểu biết mà trả lời. Ư ngươi nghĩ sao, khi ngươi sống tại gia, giỏi đánh đàn cầm nên tiếng đàn ḥa điệu với lời ca, lời ca ăn khớp với tiếng đàn; có phải vậy chăng?”
Tôn giả Sa-môn Nhị Thập Ức thưa:
“Bạch Thế Tôn, đúng vậy.”
Thế Tôn lại hỏi:
“Ư ngươi nghĩ sao, nếu dây đàn căng quá th́ tiếng ḥa âm có đáng ưa không?”
Sa-môn Nhị Thập Ức đáp:
“Bạch Thế Tôn, không!”
Đức Thế Tôn lại hỏi:
“Ư ngươi nghĩ sao, nếu dây đàn chùng quá th́ tiếng ḥa âm có đáng ưa chăng?”
Sa-môn Nhị Thập Ức đáp:
“Bạch Thế Tôn, không.”
Đức Thế Tôn lại hỏi:
“Ư ngươi nghĩ sao, nếu dây đàn vừa phải, không căng quá, cũng không chùng quá, th́ tiếng đàn có đáng ưa không?”
Sa-môn Nhị Thập Ức đáp:
“Bạch Thế Tôn, đáng ưa.”
Đức Thế Tôn nói:
“Cũng vậy, này Sa-môn, quá sức tinh tấn sẽ khiến tâm rối loạn, nhưng chẳng tinh tấn th́ tâm sẽ biếng lười. V́ vậy ngươi hăy phân biệt thời gian nào nên quán sát tướng nào, chớ nên buông lung.”
Bấy giờ Tôn giả Sa-môn Nhị Thập Ức sau khi nghe Đức Phật dạy, khéo thọ lănh, khéo ghi nhớ, từ chỗ ngồi đứng dậy, cúi đầu đảnh lễ chân Phật, nhiễu quanh ba ṿng rồi lui ra. Lănh thọ ví dụ đàn cầm do Đức Phật dạy rồi, liền sống một ḿnh ở nơi xa vắng, tâm không buông lung, tu hành tinh tấn. Tôn giả ấy sau khi sống một ḿnh ở nơi xa vắng, tâm không buông lung, tu hành tinh tấn, liền đạt được mục đích mà một thiện nam tử cạo bỏ râu tóc, mặc áo ca-sa, chí tín, ĺa bỏ gia đ́nh, sống không gia đ́nh, học đạo, duy chỉ mong thành tựu phạm hạnh vô thượng, ngay trong đời này tự tri, tự giác, tự thân chứng ngộ, thành tựu và an trụ, biết một cách như thật rằng: ‘Sự sanh đă dứt, phạm hạnh đă vững, việc cần làm đă làm xong, không c̣n tái sanh nữa’. Tôn giả Sa-môn Nhị Thập Ức đă biết pháp rồi, v.v..., cho đến, chứng quả A-la-hán.
Lúc bấy giờ, sau khi đă chứng quả A-la-hán, Tôn giả Sa-môn Nhị Thập Ức nghĩ rằng: “Nay đă đến thời, ta có nên đi đến chỗ Đức Thế Tôn tŕnh bày về sự chứng đắc cứu cánh trí của ḿnh chăng?” Rồi th́ Tôn giả Sa-môn Nhị Thập Ức đi đến chỗ Phật, cúi đầu đảnh lễ rồi ngồi xuống một bên mà bạch rằng:
“Bạch Thế Tôn, nếu có Tỳ-kheo chứng đắc Vô sở trước[3], dứt trừ các lậu, phạm hạnh đă vững, điều cần làm đă làm xong, đă đặt gánh nặng xuống, hữu kết đă giải trừ[4], tự thân đạt được thiện nghĩa[5], bằng chánh trí mà chứng đắc giải thoát, th́ tức khắc vị ấy liền vui nơi sáu trường hợp[6]: vui nơi vô dục, vui nơi viễn ly, vui nơi vô tránh, vui nơi ái tận, vui nơi thủ tận, và vui nơi tâm không di động[7].
“Bạch Thế Tôn, hoặc có người nghĩ rằng: ‘Hiền giả này do y tín tâm nên vui nơi vô dục’. Người ấy không nên quán như vậy. Chỉ khi nào dứt trừ được tham dục, sân nhuế và ngu si th́ mới vui nơi vô dục.
“Bạch Thế Tôn, hoặc có người nghĩ rằng: ‘Hiền giả này v́ thích được khen ngợi, muốn được cúng dường, cho nên vui nơi viễn ly’. Người ấy không nên quán như vậy. Chỉ khi nào dứt trừ được tham dục, sân nhuế và ngu si th́ mới vui nơi viễn ly.
“Bạch Thế Tôn, hoặc có người nghĩ rằng: ‘Hiền giả này do y trên giới nên vui nơi vô tránh’. Người ấy không nên quán như vậy. Chỉ khi nào dứt trừ được tham dục, sân nhuế và ngu si th́ mới vui nơi vô tránh, vui nơi ái tận, vui nơi thủ tận, và vui nơi tâm không di động.
“Bạch Thế Tôn, nếu có Tỳ-kheo chứng đắc Vô sở trước, dứt trừ các lậu, phạm hạnh đă vững, điều cần làm đă làm xong, đă đặt gánh nặng xuống, hữu kết đă giải trừ, tự thân đạt được thiện nghĩa, bằng chánh trí mà chứng đắc giải thoát, th́ tức khắc vị ấy liền vui nơi sáu trường hợp này.
“Bạch Thế Tôn, nếu có Tỳ-kheo tu học tuy chưa đắc ư, mà mong cầu quả vị Niết-bàn an ổn vô thượng, vị ấy lúc bấy giờ chỉ mới thành tựu học căn và học giới, nhưng sau đó sẽ dứt trừ các lậu, chứng đắc vô lậu, tâm giải thoát, tuệ giải thoát, ngay trong đời này tự tri, tự giác, tự thân chứng ngộ, thành tựu và an trụ, biết một cách như thật rằng: ‘Sự sanh đă dứt, phạm hạnh đă vững, việc cần làm đă làm xong, không c̣n tái sanh nữa’. Vị ấy lúc bấy giờ đă thành tựu vô học căn và vô học giới.
“Bạch Thế Tôn, ví như một đồng tử thơ ấu, lúc bấy giờ chỉ mới thành tựu tiểu căn và tiểu giới, nhưng sau đó được đầy đủ học căn. Như vậy là đồng tử đó lúc bấy giờ đă thành tựu học căn và học giới. Cũng vậy, bạch Thế Tôn, nếu có Tỳ-kheo tu học tuy chưa đắc ư nhưng mong cầu quả vị Niết-bàn an ổn vô thượng, vị ấy lúc bấy giờ chỉ mới thành tựu học căn và học giới, nhưng sau đó sẽ dứt trừ các lậu, chứng đắc vô lậu, tâm giải thoát, tuệ giải thoát, ngay trong đời này tự tri, tự giác, tự thân chứng ngộ, thành tựu và an trụ, biết một cách như thật rằng: ‘Sự sanh đă dứt, phạm hạnh đă vững, việc cần làm đă làm xong, không c̣n tái sanh nữa’. Vị ấy lúc bấy giờ đă thành tựu vô học căn và vô học giới.
“Vị ấy nếu có sắc được nhận thức bởi mắt, khi sắc đó đến với mắt th́ cũng không v́ vậy mà khiến tâm giải thoát, tuệ giải thoát này phải bị vong thất, nội tâm được an trụ, khéo chế phục, thủ hộ, ghi nhớ và quán pháp hưng suy. Nếu có tiếng được nhận thức bởi tai, hương được nhận thức bởi mũi, vị được nhận thức bởi lưỡi, xúc được nhận thức bởi thân, pháp được nhận thức bởi ư, khi pháp đến với ư th́ cũng không v́ vậy mà khiến tâm giải thoát, tuệ giải thoát này phải bị vong thất, nội tâm được an trụ, khéo chế phục, thủ hộ, ghi nhớ và quán pháp hưng suy.
“Bạch Thế Tôn, ví như cách thôn không xa, có ṭa núi đá lớn, không vỡ, không sứt mẻ, không yếu ḍn, vững chắc, không trống hở, là một khối hợp nhất. Nếu có gió, mưa lớn từ phương Đông đến th́ cũng không thể lay chuyển, không thể di động; cũng không phải gió phương Đông dời đến phương Nam. Nếu có gió, mưa lớn từ phương Nam đến th́ cũng không thể lay chuyển, không thể di động; cũng không phải gió phương Nam dời đến phương Tây. Nếu có gió, mưa lớn từ phương Tây đến th́ cũng không thể lay chuyển, không thể di động; cũng không phải gió phương Tây dời đến phương Nam. Nếu có gió, mưa lớn từ phương Bắc đến th́ cũng không thể lay chuyển, không thể di động; cũng không phải gió phương Bắc dời đến các phương.
“Cũng vậy, bạch Thế Tôn, vị ấy nếu có sắc được nhận thức bởi mắt, khi sắc đó đến với mắt th́ cũng không v́ vậy mà khiến tâm giải thoát, tuệ giải thoát này sẽ bị vong thất, nội tâm được an trụ, khéo chế phục, thủ hộ, ghi nhớ và quán pháp hưng suy. Nếu có tiếng được nhận thức bởi tai, hương được nhận thức bởi mũi, vị được nhận thức bởi lưỡi, xúc được nhận thức bởi thân, pháp được nhận thức bởi ư. Khi pháp đó đến với ư th́ cũng không v́ vậy mà khiến tâm giải thoát, tuệ giải thoát này sẽ bị vong thất, nội tâm được an trú, khéo chế phục, thủ hộ, ghi nhớ và quán pháp hưng suy.”
Khi ấy, Tôn giả Sa-môn Nhị Thập Ức liền nói bài tụng:
Vui nơi vô dục[8], Th́ tâm viễn ly; Hoan hỷ vô tránh[9], Hân hoan thủ tận. Vui nơi thủ tận, Tâm không di động, Biết đúng như thật, Tâm được giải thoát. Tâm đă giải thoát, Căn trần tĩnh chỉ[10], Việc làm đă xong[11], Không phải làm nữa. Ví như núi đá, Gió không lay nổi. Sắc, thanh, hương, vị, Thân, xúc cũng vậy; Pháp ái, bất ái[12], Không làm động tâm.
Tôn giả Sa-môn Nhị Thập Ức sau khi đối trước Đức Phật tŕnh bày về sự chứng đắc cứu cánh trí, từ chỗ ngồi đứng dậy, cúi đầu đảnh lễ chân Phật, nhiễu quanh ba ṿng rồi lui ra.
Bấy giờ, sau khi Tôn giả Nhị Thập Ức đi ra không bao lâu, Đức Thế Tôn nói với các Tỳ-kheo rằng:
“Này các thiện nam tử, hăy nên đến trước Ta để tŕnh bày về sự chứng đắc cứu cánh trí như vậy. Hăy như Sa-môn Nhị Thập Ức, đi đến trước Ta tŕnh bày về sự chứng đắc cứu cánh trí mà không khen ḿnh, không khinh người, nói điều nghĩa lợi, hiển hiện pháp tùy theo các trường hợp; chớ nên như kẻ ngu si bị tăng thượng mạn trói buộc, đến trước mặt Ta tŕnh bày về sự chứng đắc cứu cánh trí. Kẻ ấy không đạt được nghĩa lợi, chỉ toàn là sự phiền nhọc. Sa-môn Nhị Thập Ức đi đến trước Ta tŕnh bày về sự chứng đắc cứu cánh trí mà không khen ḿnh, không khinh người, nói điều nghĩa lợi, hiển hiện pháp tùy theo các trường hợp.”
Phật thuyết như vậy. Các Tỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết, hoan hỷ phụng hành.
___________________________________________
Chú thích
[1]Tương đương Pāli A. Vi.55. Soṇa-sutta; tham chiếu Luật tạng Pāli, Mv.1.1~ 30. Tham chiếu, No.99(254) Tạp A-hàm 9, kinh số 254; No.125(23.3) Tăng Nhất 13, phẩm 23 “Địa Chủ” kinh số 3; Tứ Phần 29, Đại 22 tr.843; Ngũ Phần 21, Đại 22, tr.145.
[2]Sa-môn Nhị Thập Ức 沙門二十億. Pāli: Soṇa (Koḷivīsa). No.99 (254) và No125 (23.3) dịch là Nhị Thập Ức Nhĩ, do Soṇa được đọc là Sota (lỗ tai); và Koḷi được đọc là koṭi (một ức).
[3]Hán: Tỳ-kheo đắc Vô sở trước比丘得無所著; Pāli: bhikkhu arahaṃ, vị Tỳ-kheo là A-la-hán.
[4]Hán: hữu kết dĩ giải有結已解; Pāli: parikkhīṇabhavasaṃyojano(tận chư hữu kết), đă diệt tận hoàn toàn các phiền năo trói buộc dẫn tới tái sinh.
[5]Hán: tự đắc thiện nghĩa 自得善義, tự ḿnh đă đạt đến mục đích; Pāli: anuppattasadattho (đăi đắc kỹ lợi), đă đạt đến mục đích tối cao, chí thiện.
[6]Hán: lạc thử lục xứ樂此六處. Pāli: cha thānāni adhimutto, quyết định trong sáu trường hợp.
[7]Vô dục 無欲,iễn ly 遠離, vô tránh 無諍, ái tận 愛盡, thọ (=thủ) tận 受盡, tâm bất di động 心不移動. Pāli: nekkhama (xuất gia), paviveka (ẩn dật), abyāpajjha(không năo hại, hay không sân nhuế), taṇhākkhayā (đă diệt tận khát ái), upādanakkhaya (đă diệt tận chấp thủ), assammohā (vô si).
[8]Pāli: nekkhamma, xuất ly, xuất gia.
[9]Pāli: avyāpajjha, không năo hại, không thù nghịch.
[10]Hán: tức căn息根. Pāli: santacitta, tâm tịch tịnh.
[11]Hán: tác dĩ bất quán作已不觀. Pāli: katassa paṭicayo n’atthi, không có sự làm thêm đối với điều đă làm.
[12]Pāli: iṭṭhā dhammā aniṭṭhā ca, các pháp khả ái và không khả ái.
___________________________________________
124. KINH BÁT NẠN [1]
Tôi nghe như vầy:
Một thời Đức Phật du hóa tại nước Xá-vệ, trong rừng Thắng, vườn Cấp cô độc.
Bấy giờ, Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo rằng:
“Người tu phạm hạnh có tám nạn[2], tám phi thời[3]. Những ǵ là tám?
“Vào lúc Như Lai, Vô Sở Trước, Đẳng Chánh Giác, Minh Hạnh Thành Tựu, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Đạo Pháp Ngự, Thiên Nhân Sư, Phật, Chúng Hựu, xuất hiện ở thế gian, thuyết pháp đưa đến tịch tịnh, đưa đến tịch diệt, đưa đến giác đạo, những điều Thiện Thệ dạy, th́ người ấy lúc bấy giờ đang sanh vào chốn địa ngục. Đó là nạn thứ nhất đối với người tu phạm hạnh.
“Lại nữa, vào lúc Như Lai Vô Sở Trước, Đẳng Chánh Giác, Minh Hạnh Thành Tựu, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Đạo Pháp Ngự, Thiên Nhân Sư, Phật, Chúng Hựu, xuất hiện ở thế gian, thuyết pháp đưa đến tịch tịnh, đưa đến tịch diệt, đưa đến giác đạo, những điều Thiện Thệ dạy, th́ người ấy lúc bấy giờ đang sanh vào loài súc sanh, vào loài ngạ quỷ, sanh vào cơi trời Trường thọ[4], sanh ở xứ biên địa mọi rợ, không tín, vô ân, không biết báo đáp, không có Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni, Ưu-bà-tắc, Ưu-bà-di. Đó là nạn thứ năm[5] đối với người tu phạm hạnh.
“Lại nữa, vào lúc Như Lai Vô Sở Trước, Đẳng Chánh Giác, Minh Hạnh Thành Tựu, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Đạo Pháp Ngự, Thiên Nhân Sư, Phật, Chúng Hựu xuất hiện ở thế gian, thuyết pháp đưa đến tịch tịnh, đưa đến tịch diệt, đưa đến giác đạo, những điều Thiện Thệ dạy, th́ bấy giờ người ấy tuy sanh nhằm chốn văn minh[6] nhưng lại điếc, câm, ú ớ như dê kêu[7], dùng tay thay lời, không thể nói nghĩa thiện ác. Đó là nạn thứ sáu, việc phi thời thứ sáu đối với người tu phạm hạnh.
“Lại nữa, vào lúc Như Lai Vô Sở Trước, Đẳng Chánh Giác, Minh Hạnh Thành Tựu, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Đạo Pháp Ngự, Thiên Nhân Sư, Phật, Chúng Hựu xuất hiện ở thế gian, thuyết pháp đưa đến tịch tịnh, đưa đến tịch diệt, đưa đến giác đạo, những điều Thiện Thệ dạy th́ bấy giờ người ấy tuy sanh nhằm chốn văn minh, không điếc, không câm, không ú ớ như dê kêu, không dùng tay thay lời, có thể nói nghĩa thiện ác, nhưng lại có tà kiến và điên đảo kiến. Người ấy thấy như vầy và nói như vầy, ‘Không bố thí, không trai tự, không chú thuyết, không có nghiệp thiện ác, không có nghiệp báo của thiện ác, không có đời này đời khác, không cha không mẹ, ở đời không có bậc chân nhân[8] đi đến thiện xứ, khéo đi, khéo hướng[9], tự tri, tự giác, tự tác chứng thế giới này và thế giới khác[10], thành tựu an trụ’. Đó là nạn thứ bảy đối với người tu phạm hạnh.
“Lại nữa, vào lúc Như Lai Vô Sở Trước, Đẳng Chánh Giác, Minh Hạnh Thành Tựu, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Đạo Pháp Ngự, Thiên Nhân Sư, Phật, Chúng Hựu không xuất hiện ở thế gian, cũng không thuyết pháp đưa đến tịch tịnh, đưa đến tịch diệt, đưa đến giác đạo, những điều Thiện Thệ dạy th́ bấy giờ người ấy lại sanh nhằm chốn văn minh, không điếc, không câm, không ú ớ như dê kêu, không dùng tay thay lời, lại có thể nói nghĩa thiện ác và có chánh kiến, không có điên đảo kiến. Người ấy thấy như vầy và nói như vầy, ‘Có bố thí, có trai tự, cũng có chú thuyết, có nghiệp thiện ác, có nghiệp báo của thiện ác, có đời này, có đời khác, có cha, có mẹ, ở đời có bậc chân nhân, đi đến thiện xứ, khéo đi, khéo hướng, tự tri, tự giác, tự tác chứng thế giới này và thế giới khác, thành tựu an trụ’. Đó là nạn thứ tám, việc phi thời thứ tám đối với người tu phạm hạnh.
“Người tu phạm hạnh có một điều không nạn, một việc đúng thời. Thế nào là một điều không nạn, một việc đúng thời đối với người tu phạm hạnh? Lúc Như Lai Vô Sở Trước, Đẳng Chánh Giác, Minh Hạnh Thành Tựu, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Đạo Pháp Ngự, Thiên Nhân Sư, Phật, Chúng Hựu không xuất hiện ở thế gian, cũng không thuyết pháp đưa đến tịch tịnh, đưa đến tịch diệt, đưa đến giác đạo, những điều Thiện Thệ dạy, th́ bấy giờ người ấy sanh nhằm chốn văn minh, không điếc, không câm, không ú ớ như dê kêu, không dùng tay thay lời, lại có thể nói nghĩa thiện ác, có chánh kiến, không có điên đảo kiến. Người ấy thấy như vầy và nói như vầy, ‘Có bố thí, có trai tự, cũng có chú thuyết, có nghiệp thiện ác, có nghiệp báo của thiện ác, có đời này, có đời khác, có cha, có mẹ, ở đời có bậc chân nhân, đi đến thiện xứ, khéo đi, khéo hướng, tự tri, tự giác, tự tác chứng thế giới này và thế giới khác, thành tựu an trụ’. Đó là điều không tai nạn, việc đúng thời đối với người tu phạm hạnh.”
Khi ấy Đức Thế Tôn nói bài tụng rằng:
Nếu được làm thân người, Pháp được thuyết vi diệu, Mà không chứng đạo quả, Tất không phải gặp thời. Nói nhiều nạn phạm hạnh; Người ở vào đời sau, Nếu như gặp phải thời, Điều quá khó ở đời. Muốn được lại thân người, Và nghe pháp vi diệu; Cần phải siêng năng học; Ḿnh tự thương ḿnh thôi. Luận bàn, nghe pháp lành; Chớ chần chừ lỡ dịp. Nếu để mất dịp này, Tất lo đọa địa ngục. Nếu không sanh gặp thời, Không được nghe pháp lành; Như người buôn mất của; Chịu sanh tử không cùng. Nếu sanh được thân người, Được nghe pháp chánh thiện, Vâng theo Thế Tôn dạy, Chắc chắn sẽ gặp thời. Nếu đă gặp thời rồi, Siêng tu chánh pháp hạnh, Để tựu thành pháp nhăn, Đấng Nhật Thân đă nói.[11] Người ấy thường tự giữ Tiến lên, ĺa các sử, Đoạn diệt mọi kết sử, Hàng ma, quyến thuộc ma; Người ấy vượt thế gian, Đă diệt tận các lậu.
Phật thuyết như vậy. Các Tỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết, hoan hỷ phụng hành.
___________________________________________
Chú thích
[1]Tương đương Pāli: A.8.29 Akkhaṇā. Tham chiếu, No.125 (42.1) Tăng Nhất 36, “phẩm Bát Nạn” kinh số 1.
[2]Bát nạn 八難. Pāli: atth’ akkhaṇā, tám trường hợp không may mắn, không gặp vận, bất hạnh.
[3]Phi thời非時. Pāli: asamaya, không đúng lúc, trái thời.
[4]Trường thọthiên 長夀天, chỉ Vô tưởng thiên. Pāli: dīghāyukaṃ devanikāyaṃ.
[5]Trong này kể gồm luôn cả súc sanh (tiracchānayoniṃ), ngạ quỷ (pettivisayaṃ), Trường thọ thiên (dīghāyakaṃ devanikāyaṃ), và biên địa (paccantimesu janapadesu).
[6]TrungQuốc 中國. Pāli: majjhimesu janapadesu, chỉ những nước ở trung bộ Ấn-độ.
[7]Như dương minh 如羊鳴. Pāli: eḷamūga, vừa điếc vừa câm.
[8]Chân nhân真人; bản Pāli: samaṇabrāhmaṇā, Sa-môn Bà-la-môn.
[9]Thiện khứ thiện hướng 善去善向. Pāli: sammaggatā sammā paṇipannā, chánh hành, chánh hướng 正行正向, đi đúng hướng, đang hướng thẳng đến Niết-bàn.
[10]Tự tri tự giác... Pāli: ye imañca lokaṃ parañca lokaṃ sayaṃ abhiññā sacchikatvā pavedeti, những vị tự ḿnh bằng trí tuệ siêu việt đă chứng nghiệm thế giới này và thế giới khác, rồi tuyên bố.
[11]Nhật thân日親, bà con của mặt trời, chỉ ḍng họ Thích. Pāli: ādiccabandhu.
___________________________________________
125. KINH BẦN CÙNG [1]
Tôi nghe như vầy:
Một thời Đức Phật du hóa tại nước Xá-vệ, trong rừng Thắng, vườn Cấp cô độc.
Bấy giờ, Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
“Ở đời, người có tham dục mà lại bần cùng, phải chăng là sự bất hạnh lớn?”
Các Tỳ-kheo đáp:
“Bạch Thế Tôn, đúng vậy.”
Đức Thế Tôn lại bảo các Tỳ-kheo:
“Nếu một người có tham dục, lại bần cùng, lại mang nợ tài vật của người khác. Ở đời, người mang nợ tài vật của người khác, phải chăng là đại bất hạnh?”
Các Tỳ-kheo đáp:
“Bạch Thế Tôn, đúng vậy.”
Đức Thế Tôn lại bảo các thầy Tỳ-kheo:
“Nếu một người có tham dục, mang nợ tài vật của người khác mà không trả đúng hạn được, cứ hẹn rày, hẹn mai; ở đời cứ khất nợ măi, phải chăng là đại bất hạnh?”
Các thầy Tỳ-kheo đáp:
“Bạch Thế Tôn, đúng vậy.”
Đức Thế Tôn lại bảo các Tỳ-kheo:
“Nếu một người có tham dục, cứ khất nợ măi không trả được, chủ nợ đến đ̣i; ở đời bị chủ nợ đ̣i, phải chăng là đại bất hạnh?”
Các thầy Tỳ-kheo đáp:
“Bạch Thế Tôn, đúng vậy.”
Đức Thế Tôn lại bảo các thầy Tỳ-kheo:
“Nếu chủ nợ đến đ̣i, mà người có tham dục kia không thể trả được, chủ nợ cứ đến đ̣i măi; ở đời bị chủ nợ đ̣i măi, phải chăng là đại bất hạnh?”
Các thầy Tỳ-kheo đáp:
“Bạch Thế Tôn, đúng vậy.”
Đức Thế Tôn lại bảo các thầy Tỳ-kheo:
“Nếu chủ nợ cứ đ̣i măi, nhưng kẻ tham dục kia vẫn không thể trả được, liền bị chủ nợ bắt trói lại; ở đời bị chủ nợ bắt trói lại, phải chăng là đại bất hạnh?”
Các thầy Tỳ-kheo đáp:
“Bạch Thế Tôn, đúng vậy.”
“Đó là, ở đời, người có tham dục lại bần cùng là đại bất hạnh. Ở đời, người có tham dục vay nợ tài vật của người khác là đại bất hạnh. Ở đời, người có tham dục vay nợ tài vật của người khác mà khất măi là đại bất hạnh. Ở đời, người có tham dục bị chủ nợ đ̣i nợ là đại bất hạnh. Ở đời, người có tham dục bị chủ nợ đ̣i măi là đại bất hạnh. Ở đời, người có tham dục bị chủ nợ bắt trói là đại bất hạnh. Cũng vậy, nếu ai đối với Thánh pháp mà không tin ở thiện pháp, không giữ cấm giới, không nghe nhiều, không bố thí, không trí tuệ; đối với thiện pháp, dù có nhiều kim ngân, lưu ly, thủy tinh, ma ni, bạch kha, loa bích, san hô, hổ phách, mă năo, đại môi xa cừ, bích ngọc, xích thạch, tuyền châu, nhưng người ấy vẫn là kẻ nghèo nàn cô thế. Như vậy, trong Thánh pháp của Ta, gọi là sự bần cùng, bất thiện.
“Kẻ ấy thân làm việc ác, miệng nói ác và ư nghĩ ác, như thế trong Thánh pháp của Ta gọi là sự vay nợ bất thiện.
“Kẻ ấy muốn che giấu việc làm ác của thân, không tự tỏ bày, không muốn nói ra, không thích bị quở trách, không ưa theo điều phải. Muốn che giấu lời nói ác, ư nghĩ ác, không tự tỏ bày, không muốn nói ra, không thích bị khiển trách, không ưa theo điều phải, như thế trong Thánh pháp của Ta gọi là sự khất nợ bất thiện.
“Kẻ ấy hoặc sống trong thôn ấp hay ở ngoài thôn ấp, các người phạm hạnh thấy được bèn nói như thế này: ‘Này chư Hiền, người này làm như thế, hành vi như thế, ác như thế, bất tịnh như thế. Đó là cái gai của thôn ấp’. Kẻ ấy liền bào chữa, ‘Này chư Hiền, tôi không làm như vậy, không có hành vi như vậy, không ác như vậy, không bất tịnh như vậy, cũng không phải là cái gai của thôn ấp’. Như thế, trong Thánh pháp của Ta gọi là sự đ̣i nợ bất thiện.
“Kẻ ấy hoặc ở rừng vắng, hoặc ở núi non, dưới gốc cây, hoặc ở chỗ vắng vẻ, nhưng vẫn niệm tưởng ba việc bất thiện: dục, nhuế, hại. Như thế trong Thánh pháp của Ta gọi là sự không ngớt đ̣i nợ bất thiện.
“Kẻ ấy thân đă làm việc ác, miệng đă nói lời ác và ư đă nghĩ điều ác. Do đó, kẻ ấy khi thân hoại mạng chung nhất định sanh vào chỗ ác, sanh trong địa ngục. Như thế, trong Thánh pháp của Ta gọi là sự trói buộc của bất thiện.
“Ta không thấy có sự trói buộc nào đau khổ bằng, nặng nề bằng, tàn khốc bằng, khó yêu nổi bằng sự trói buộc trong địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh. Ba sự trói buộc đau khổ này chỉ có bậc Tỳ-kheo A-la-hán lậu tận mới biến tri và diệt tận, nhổ phăng cội rễ, vĩnh viễn không c̣n tái sanh.”
Rồi Đức Thế Tôn nói tụng rằng:
Kẻ nghèo khổ ở đời Vay nợ của người khác; Đă vay tiền của rồi, Mắc nợ người là khổ. Chủ nợ đến đ̣i nợ, Nhân đấy bắt trói lại; Bị trói thật khổ thay, Thế gian vẫn lạc dục. Trong Thánh pháp cũng vậy; Nếu không có chánh tín, Không tàm và không quư, Thân làm điều bất thiện, Miệng ư chẳng kém ǵ, Che giấu không nói ra, Không ưa lời dạy phải, Giả sử có tu hành, Tâm niệm cho là khổ, Hoặc thôn hay chỗ vắng, Nhân đó sanh hối hận. Các việc thân, miệng gây, Và những điều ư nghĩ, Ác nghiệp cứ tăng dần, Quen làm lại làm nữa, Tạo ác măi không thôi. Làm nhiều bất thiện rồi, Thọ sanh đă đến lúc, Tất bị trói địa ngục. Buộc ràng quá khổ này, Bậc Đại Hùng đă thoát. Đúng pháp thu tiền tài, Không nợ nần, an ổn. Bố thí được hoan hỷ Cả hai[2] đều có lợi; Các Cư sĩ theo đây, Do trí, phước tăng măi. Trong Thánh pháp cũng vậy, Nếu có thành tín vững, Đầy đủ đức tàm quư, Rộng răi không keo kiệt, Dứt ĺa năm triền cái, Thường ưa hành tinh tấn, Thành tựu các thiền định, Chuyên nhất, tâm tĩnh lạc[3]. Niềm vui không tài sản[4], Cũng như nước tắm trong; Bất động tâm giải thoát[5], Trừ sạch các hữu kết. Không bệnh là Niết-bàn; Đó là đèn vô thượng, Vô ưu, vô nhiễm lạc[6], Gọi là không di động.
Phật thuyết như vậy. Các Tỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết, hoan hỷ phụng hành.
___________________________________________
Chú thích
[1] Tương đương Pāli, A. 6. 45. Dāliddiya (iṇasutta).
[2] Hạnh phúc trong đờinày (diṭṭhadhamomahitatthāya) và an lạc trong đời sau (samparāyasukhāya).
[3] Măn cụ thường khí lạc 滿 具 常 棄 樂. Pāli: ekodi nipako sato, chuyên nhất, cẩn thận, có chánh niệm.
[4] Vô thực lạc 無 食 樂. Pāli: nirāmisam sukham, sự an lạc không do vật chất.
[5] Bất động tâmgiải thoát 不 動 心 解 脫. Pāli: akuppā me vimuttī.
[6] Vô trần an 無 塵 安. Pāli: virajam khema, sự an ổn không dính bụi.
___________________________________________
126. KINH HÀNH DỤC [1]
Tôi nghe như vầy:
Một thời Đức Phật du hóa tại nước Xá-vệ, trong rừng Thắng, vườn Cấp cô độc.
Bấy giờ, Cư sĩ Cấp Cô Độc[2] đi đến chỗ Phật, cúi đầu đảnh lễ sát chân Ngài rồi ngồi xuống một bên, thưa rằng:
“Bạch Thế Tôn, ở đời có bao nhiêu hạng người hành dục[3]?”
Đức Thế Tôn dạy:
“Này Cư sĩ, ở đời gồm có mười hạng người hành dục. Những ǵ là mười?
“Cư sĩ, có hạng người hành dục t́m cầu của cải một cách phi pháp vô đạo. Sau khi t́m cầu của cải một cách phi pháp vô đạo, kẻ ấy không tự nuôi thân đầy đủ, cùng nuôi cha mẹ, vợ con, đầy tớ, người giúp việc, cũng không cúng dường Sa-môn, Phạm chí để được lên cảnh giới an vui, thọ hưởng lạc báo, sanh vào cơi trời sống lâu. Đó là một hạng người hành dục.
“Lại nữa, này Cư sĩ, có hạng người hành dục t́m cầu của cải một cách phi pháp vô đạo. Sau khi t́m cầu của cải một cách phi pháp vô đạo, kẻ ấy có thể tự nuôi thân đầy đủ, cùng nuôi cha mẹ, vợ con, đầy tớ, người giúp việc, nhưng không cúng dường Sa-môn, Phạm chí để được lên cảnh giới an vui, thọ hưởng lạc báo, sanh vào cơi trời, sống lâu. Đó là một hạng người hành dục.
“Lại nữa, Cư sĩ, có hạng người hành dục t́m cầu của cải một cách phi pháp vô đạo. Sau khi t́m cầu của cải một cách phi pháp vô đạo, kẻ ấy có thể tự nuôi thân đầy đủ, nuôi cha mẹ, vợ con, đầy tớ, người giúp việc, cũng cúng dường Sa-môn, Phạm chí để được lên cảnh giới an vui, thọ hưởng lạc báo, sanh vào cơi trời, sống lâu. Đó là một hạng người hành dục.
“Lại nữa, Cư sĩ, có hạng người hành dục t́m cầu của cải một cách vừa hợp pháp vừa phi pháp. Sau khi t́m cầu của cải một cách vừa hợp pháp vừa phi pháp, kẻ ấy không tự nuôi thân đầy đủ, cùng nuôi cha mẹ, vợ con, đầy tớ, người giúp việc, cũng không cúng dường Sa-môn, Phạm chí để được lên cảnh giới an vui, thọ hưởng lạc báo, sanh vào cơi trời, sống lâu. Đó là một hạng người hành dục.
“Lại nữa, Cư sĩ, có hạng người hành dục t́m cầu của cải một cách vừa hợp pháp vừa phi pháp. Sau khi t́m cầu của cải một cách vừa hợp pháp vừa phi pháp, kẻ ấy có thể tự nuôi thân đầy đủ, cùng nuôi cha mẹ, vợ con, đầy tớ, người giúp việc, nhưng không cúng dường Sa-môn, Phạm chí để được lên cơi an vui, thọ hưởng lạc báo, sanh vào cơi trời, sống lâu. Đó là một hạng người hành dục.
“Lại nữa, Cư sĩ, có hạng người hành dục t́m cầu của cải một cách hợp pháp, phải lẽ. Sau khi t́m cầu của cải một cách hợp pháp, phải lẽ, kẻ ấy không tự nuôi thân đầy đủ, cùng nuôi cha mẹ, vợ con, đầy tớ, người giúp việc, cũng không cúng dường Sa-môn, Phạm chí để được lên cơi an vui, thọ hưởng lạc báo, sanh vào cơi trời, sống lâu. Đó là một hạng người hành dục.
“Lại nữa, Cư sĩ, có hạng người hành dục t́m cầu của cải một cách hợp pháp, phải lẽ. Sau khi t́m cầu của cải một cách hợp pháp, phải lẽ, kẻ ấy có thể tự nuôi thân đầy đủ cùng nuôi cha mẹ, vợï con, dầy tớ, người giúp việc, nhưng không cúng dường Sa-môn, Phạm chí để được lên cơi an vui, thọ hưởng lạc báo, sanh vào cơi trời, sống lâu. Đó là một hạng người hành dục.
“Lại nữa, Cư sĩ, có hạng người hành dục t́m cầu của cải một cách hợp pháp, phải lẽ. Sau khi t́m cầu của cải một cách hợp pháp, phải lẽ, kẻ ấy có thể tự nuôi thân đầy đủ, cùng nuôi cha mẹ, vợ con, đầy tớ, người giúp việc, cũng cúng dường Sa-môn, Phạm chí để được lên cơi an vui, thọ hưởng lạc báo, sanh vào cơi trời, sống lâu. Nhưng khi có của cải rồi lại bị đắm nhiễm, hệ lụy. Khi đă bị hệ lụy, đắm nhiễm, không thấy được tai hoạn, không biết đến sự xuất yếu mà tiêu dùng. Đó là một hạng người hành dục.
“Lại nữa, Cư sĩ, có hạng người hành dục t́m cầu của cải một cách hợp pháp, phải lẽ. Sau khi t́m cầu của cải một cách hợp pháp, phải lẽ, kẻ ấy có thể tự nuôi thân đầy đủ, cùng nuôi cha mẹ, vợ con, đầy tớ, người giúp việc, cũng cúng dường Sa-môn, Phạm chí để được lên cơi an vui, thọ hưởng lạc báo, sanh vào cơi trời, sống lâu. Khi có của cải rồi, không đắm nhiễm, không hệ lụy. Đă không hệ lụy, không đắm nhiễm, thấy được tai hoạn, biết được sự xuất yếu mà tiêu dùng. Đó là một hạng người hành dục.
“Này Cư sĩ, nếu có người hành dục t́m cầu của cải một cách phi pháp vô đạo. Sau khi t́m cầu của cải một cách phi pháp vô đạo, kẻ ấy không tự nuôi thân đầy đủ, cùng nuôi cha mẹ, vợ con, đầy tớ, người giúp việc, cũng không cúng dường Sa-môn, Phạm chí để được lên cơi an vui, hưởng thọ lạc báo, sanh vào cơi trời, sống lâu, th́ kẻ hành dục này so với các người hành dục khác là thấp hèn nhất.
“Này Cư sĩ, nếu có người hành dục t́m cầu của cải một cách vừa hợp pháp vừa phi pháp. Sau khi t́m cầu của cải một cách vừa hợp pháp vừa phi pháp, kẻ ấy tự nuôi thân đầy đủ cùng nuôi cha mẹ, vợ con, đầy tớ, người giúp việc, cũng cúng dường Sa-môn, Phạm chí để được lên cơi an vui, hưởng thọ lạc báo, sanh vào cơi trời, sống lâu, th́ kẻ hành dục này so với các người hành dục khác là tối thượng.
“Này Cư sĩ, nếu có người hành dục t́m cầu của cải một cách hợp pháp, phải lẽ. Sau khi t́m cầu của cải một cách hợp pháp, phải lẽ, kẻ ấy không tự nuôi thân đầy đủ cùng nuôi cha mẹ, vợ con, đầy tớ, người giúp việc, cũng cúng dường Sa-môn, Phạm chí để được lên cơi an vui, hưởng thọ lạc báo, sanh vào cơi trời, sống lâu. Khi có của cải rồi, không đắm nhiễm, không hệ lụy. Đă không hệ lụy, không đắm nhiễm, thấy được tai hoạn, biết sự xuất yếu khi tiêu dùng, th́ kẻ hành dục này so với các người hành dục khác là tối đệ nhất, tối đại, tối thượng, tối thắng, tối tôn, tối diệu.
“Cũng như con ḅ có sữa, do sữa có lạc, do lạc có sanh tô, do sanh tô có thục tô, do thục tô có tô tinh. Tô tinh là tối đệ nhất, tối đại, tối thượng, tối thắng, tối tôn, tối diệu. Này Cư sĩ, cũng như vậy, so với các người hành dục khác, kẻ hành dục này là tối đệ nhất, tối đại, tối thượng, tối thắng, tối tôn, tối diệu.”
Khi ấy, Đức Thế Tôn nói tụng rằng[4]:
Nếu phi pháp kiếm của; Vừa pháp vừa phi pháp; Không cúng, không tự dùng, Không bố thí, tạo phước; Cả hai đều mang họa, Kẻ hành dục thấp nhất. Nếu kiếm của hợp pháp, Đă lo được tự thân, Cung cấp và tự dùng, Bố thí và tạo phước, Cả hai đều có đức; Kẻ hành dục tối thượng. Nếu được tuệ xuất yếu, Hưởng lạc sống tại gia, Thấy tai hoạn, tri túc, Tiết kiệm dùng tài vật, Kẻ được tuệ xuất dục, Là hành dục trên hết.
Phật thuyết như vậy. Cư sĩ Cấp Cô Độc và các Tỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết, hoan hỷ phụng hành.
___________________________________________
Chú thích
[1] Bản Hán, quyển 30. Tương đương Pāli, A. 10. 91 Kāmabhogī.
[2] Cấp Cô Độc Cư sĩ 給孤獨居士. Pāli: Anāthapiiḍṇko gahapati.
[3] Hành dục (nhân) 行欲人. Pāli: kāmabhogī, người hưởng thụ dục lạc.
[4] Bản Pāli không có kệ tụng.
___________________________________________
127. KINH PHƯỚC ĐIỀN [1]
Tôi nghe như vầy:
Một thời Đức Phật du hóa tại nước Xá-vệ, trong rừng Thắng, vườn Cấp cô độc.
Bấy giờ, Cư sĩ Cấp Cô Độc đi đến chỗ Phật, cúi đầu đảnh lễ sát chân Phật rồi ngồi xuống một bên, thưa rằng:
“Bạch Thế Tôn, ở đời có bao nhiêu hạng người phước điền[2]?”
Đức Thế Tôn dạy:
“Này Cư sĩ, ở đời có hai hạng người phước điền. Những hạng người nào là hai? Một là hạng học nhân[3], hai là hạng vô học nhân[4].
“Hạng hữu học có mười tám, hạng vô học có chín.
“Này Cư sĩ, mười tám hạng người hữu học là những ai? Là tín hành, pháp hành, tín giải thoát, kiến đảo, thân chứng[5], gia gia[6], nhất chủng, hướng Tu-đà-hoàn, đắc Tu-đà-hoàn; hướng Tư-đà-hàm, đắc Tư-đà-hàm; hướng A-na-hàm, đắc A-na-hàm, trung Bát-niết-bàn, sanh Bát-niết-bàn, hành Bát-niết-bàn, vô hành Bát-niết-bàn, thượng lưu sắc cứu cánh[7]. Đó là mười tám hạng hữu học.
“Này Cư sĩ, chín hạng người vô học là những ai? Tư pháp, thăng tấn pháp, bất động pháp, thối pháp, bất thối pháp, hộ pháp, hộ tắc bất thối bất hộ tắc thối[8], thật trụ pháp, tuệ giải thoát, câu giải thoát. Đó là chín hạng vô học[9].”
Khi ấy Đức Thế Tôn nói tụng:
Học, vô học trong đời, Đáng tôn, đáng phụng kính; Các ngài tu chánh thân, Miệng, ư cũng chánh hạnh. Ruộng tốt cho tại gia, Cúng dường được phước lớn.
Phật thuyết như vậy. Cư sĩ Cấp Cô Độc và các Tỳ-kheo, sau khi nghe Phật thuyết, hoan hỷ phụng hành.
___________________________________________
Chú thích
[1] Tương đương Pāli A.2.4.4 Dakkhiṇeyya (Samacittavaggo). Hán, biệt dịch, No.99 (992).
[2] Phước điền nhân 福田人. Pāli: dakkhiṇeyya, người xứng đáng được cúng dường.
[3] Học nhân 學人, chỉ các bậc Thánh dưới A-la-hán quả, v́ c̣n phải học. Pāli: sekha.
[4] Vô học nhân 無學人, chỉ vị đắc quả A-la-hán, không cần phải học nữa. Pāli: asekha.
[5] Tín hành, hay Tùy tín hành; Pháp hành hay Tùy pháp hành; Tín giải thoát hay Tín thắng giải; Kiến đáo hay Kiến chí và Thân chứng. Xem kinh số 195.
[6] Gia gia 家家 (Pāli: Kolaṅkola), những vị chứng quả Dự lưu (Sotāpanna) phải thọ sanh từ nhân gian lên thiên thượng hay từ thiên thượng xuống nhân gian, trước khi chứng đắc Niết-bàn. Nhất chủng 一種 (Pāli: Ekabīja), những vị chứng quả Dự lưu chỉ tái sanh một lần trước khi đắc Niết-bàn. Cả hai hạng này thuộc Nhất lai hướng hay Tư đà hàm hướng (Sakadāgāmimagga), tức từ Dự lưu quả hướng đến Nhất lai quả.
[7] Năm hạng A-na-hàm (Ngũ bất hoàn 五不還) xem Tập Dị 14 (Đại 26, trang 425 c-26 c): 1. Trung Bát-niết-bàn (Pāli: antaraparinibbāyi), nhập Niết-bàn ngay sau khi vừa thác sanh lên Tịnh cư thiên (Niết-bàn với thân trung hữu, theo Hữu bộ); 2. Sanh bát Niết-bàn (Pāli: upahacca-parinibhāyi): thác sanh Tịnh cư thiên một thời gian mới nhập Niết-bàn; 3. Hữu hành Bát-niết-bàn (Pāli: sasaṅkhāra-parinibbāyī): thác sanh thượng giới, tinh tấn tu tập mới nhập Niết-bàn; 4. Vô hành Bát-niết-bàn (Pāli: asaṅkhāra-parinibhāyī): không cần tinh tấn tu tập nữa; 5. Thượng lưu sắc cứu caùnh (Pāli: uddhaṃsota-akanittha-gāmī), lần lượt tái sinh qua các cơi từ sơ thiền, cho đến tầng cao nhất của Sắc giới, nhập Niết-bàn tại đó.
[8] Đối chiếu với sáu hạng A-la-hán trong luận Câu-xá 25 (No.1558, Đại 26, trang 129a, tt.): 1. Thối pháp (thối bất thối), gặp nghịch duyên bị sụt xuống các bậc Thánh thấp hơn; 2. Tư pháp, mong cầu Vô dư Niết-bàn cấp thời v́ sợ thối thất; 3. Hộ pháp (hộ tắc bất thối, bất hộ tắc thối), do thủ hộ mà không bị thối thất; 4. An trụ pháp (thật trụ), không bị chi phối nghịch duyêân để thối thất, nhưng không tiến tới; 5. Kham đạt pháp (thăng tiến), có khả năng tiến tới bất động tánh. 6. Bất động tánh căn cơ mănh lợi, không bị chi phối bởi bất cứ duyên ǵ.
[9] Bản Pāli và No.99 (992) không đề cập đến các chi tiết, chỉ nói đại cương hai hạng phước điền và bài tụng.
___________________________________________
128. KINH ƯU-BÀ-TẮC [1]
Tôi nghe như vầy:
Một thời Đức Phật du hóa tại nước Xá-vệ, trong rừng Thắng, vườn Cấp cô độc.
Bấy giờ, Cư sĩ Cấp Cô Độc cùng chúng Ưu-bà-tắc gồm có năm trăm người đi đến chỗ Tôn giả Xá-lê Tử. Cư sĩ Cấp Cô Độc cúi đầu đảnh lễ rồi ngồi xuống một bên. Năm trăm Ưu-bà-tắc cũng làm lễ rồi ngồi xuống một bên. Cư sĩ Cấp Cô Độc và năm trăm Ưu-bà-tắc sau khi ngồi xuống một bên, Tôn giả Xá-lê Tử thuyết pháp cho họ, khuyến phát khát ngưỡng, thành tựu sự hoan hỷ. Ngài dùng vô lượng phương tiện thuyết pháp cho họ, khuyến phát khát ngưỡng, thành tựu sự hoan hỷ rồi, liền rời chỗ ngồi đi đến chỗ Phật, cúi đầu lễ sát chân Phật và ngồi xuống một bên.
Sau khi Tôn giả Xá-lê Tử đi chẳng bao lâu, Cư sĩ Cấp Cô Độc và năm trăm Ưu-bà-tắc cũng đến chỗ Phật, cúi đầu đảnh lễ sát chân Ngài rồi ngồi xuống một bên. Sau khi Tôn giả Xá-lê Tử và mọi người đă an tọa, Đức Thế Tôn dạy:
“Này Xá-lê Tử, nếu thầy biết rằng bạch y Thánh đệ tử[2] ǵn giữ, thực hành năm pháp một cách hoàn hảo và được bốn tăng thượng tâm[3], hiện pháp lạc trú, dễ được chứ không phải khó được. Xá-lê Tử, thầy nên xác nhậän rằng Thánh đệ tử này không c̣n đọa địa ngục, cũng không c̣n sanh vào loài súc sanh, ngạ quỷ và các chỗ ác, được quả Tu-đà-hoàn, không đọa ác pháp, nhất định thẳng tiến tới quả vị Chánh giác, tối đa chịu bảy lần sanh tử nữa. Sau bảy lần qua lại cơi trời, nhân gian, liền được chấm dứt khổ đau.
“Xá-lê Tử, thế nào là bạch y Thánh đệ tử khéo giữ ǵn và thực hành năm pháp[4]? Đó là bạch y Thánh đệ tử xa ĺa sát sanh, vứt bỏ dao gậy, có tâm tàm quư, tâm từ bi, làm lợi ích cho tất cả, cho đến loài côn trùng, người ấy đối với sự sát sanh, tâm đă tịnh trừ. Đó là pháp thứ nhất mà bạch y Thánh đệ tử đă giữ ǵn và thực hành một cách hoàn hảo.
“Lại nữa, này Xá-lê Tử, bạch y Thánh đệ tử xa ĺa việc lấy của không cho, dứt trừ việc lấy của không cho. Khi nào cho mới lấy, vui với việc cho mới lấy, thường ưa bố thí, hoan hỷ không keo kiết, không mong đền trả, không tham lam, thấy tài vật của kẻ khác không lấy về ḿnh[5]. Người ấy đối với việc không cho mà lấy tâm đă tịnh trừ. Đó là pháp thứ hai mà bạch y Thánh đệ tử đă giữ ǵn và thực hành một cách hoàn hảo.
“Lại nữa, Xá-lê Tử, bạch y Thánh đệ tử xa ĺa tà dâm, dứt trừ tà dâm. Người nữ kia hoặc có cha giữ ǵn, hoặc có mẹ giữ, hoặc cả cha cả mẹ cùng giữ, hoặc anh em giữ, hoặc chị em giữ, hoặc gia nương giữ, hoặc thân tộc giữ, hoặc người cùng họ giữ, hoặc là vợ của người khác, hoặc có phạt gậy[6], khủng bố, hoặc đă có ước hẹn bằng tài hóa, cho đến bằng một tràng hoa[7]; đối với tất cả những người nữ ấy, không xâm phạm đến. Người ấy đối với tà dâm, tâm đă tịnh trừ. Đó là pháp thứ ba mà bạch y Thánh đệ tử đă giữ ǵn và thực hành một cách hoàn hảo.
“Lại nữa, Xá-lê Tử, bạch y Thánh đệ tử xa ĺa nói dối, dứt trừ nói dối; nói lời chân thật, ưa sự chân thật, an trụ nơi sự chân thật, không dời đổi sai chạy. Tất cả những lời nói đều đáng tin, không lừa dối thế gian. Người ấy đối với sự nói dối, tâm đă tịnh trừ. Đó là pháp thứ tư mà bạch y Thánh đệ tử giữ ǵn và thực hành một cách hoàn hảo.
“Lại nữa, Xá-lê Tử, bạch y Thánh đệ tử ĺa rượu, bỏ rượu. Người ấy đối với việc uống rượu, tâm đă tịnh trừ. Đó là pháp thứ năm mà bạch y Thánh đệ tử giữ ǵn và thực hành một cách hoàn hảo.
“Này Xá-lê Tử, thế nào là bạch y Thánh đệ tử được bốn tâm tăng thượng, hiện pháp lạc trú, dễ chứ không phải khó được[8]? Đó là bạch y Thánh đệ tử niệm tưởng Như Lai[9], Bậc Vô Sở Trước, Đẳng Chánh Giác, Minh Hạnh Thành Tựu, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Đạo Pháp Ngự, Thiên Nhân Sư, Phật Chúng Hựu. Nhớ nghĩ Như Lai như vậy rồi, nếu có những ác dục liền được tiêu diệt. Trong tâm có những điều bất thiện, nhớp nhơ, sầu khổ, âu lo cũng được tiêu diệt. Bạch y Thánh đệ tử nương vào Như Lai, tâm tịnh được hỷ, nếu có những điều ác dục liền được tiêu diệt. Trong tâm có những điều bất thiện nhớp nhơ, sầu khổ, âu lo cũng được tiêu diệt. Như vậy, bạch y Thánh đệ tử được tâm tăng thượng thứ nhất, hiện pháp lạc trú, dễ được chứ không phải khó được.
“Lại nữa, Xá-lê Tử, bạch y Thánh đệ tử niệm tưởng Pháp[10] được Thế Tôn khéo giảng, pháp chắc chắn đưa đến cứu cánh, không phiền, không nhiệt, hằng hữu, không di động. Quán pháp như vậy, biết pháp như vậy, nhớ nghĩ pháp như vậy rồi nếu có những điều ác dục liền được tiêu diệt. Trong tâm có những điều bất thiện nhớp nhơ, sầu khổ, âu lo, cũng được tiêu diệt. Bạch y Thánh đệ tử duyên vào pháp, tâm tịnh được hỷ. Nếu có những điều ác dục, liền được tiêu diệt. Trong tâm có những điều bất thiện nhớp nhơ, sầu khổ, âu lo, cũng được tiêu diệt. Như vậy, bạch y Thánh đệ tử được tâm tăng thượng thứ hai.
“Lại nữa, Xá-lê Tử, bạch y Thánh đệ tử niệm chúng Tăng[11], Thánh chúng của Như Lai là những bậc thiện thú hướng, chánh thú hướng, như lư hành, pháp tùy pháp hành, chúng ấy thật có A-la-hán hướng, A-la-hán quả, có A-na-hàm hướng, A-na-hàm quả, có Tư-đà-hàm hướng, Tư-đà-hàm quả, có Tu-đà-hoàn hướng, Tu-đà-hoàn quả. Đó là bốn cặp tám bậc, là chúng của Như Lai thành tựu giới, thành tựu định, thành tựu trí tuệ, thành tựu giải thoát, thành tựu giải thoát tri kiến, đáng kính, đáng trọng, đáng phụng, đáng cúng, là ruộng phước an lành của thế gian. Người ấy nhớ nghĩ chúng của Như Lai như vậy, nếu có những điều ác dục liền được tiêu diệt. Trong tâm có những điều bất thiện, nhớp nhơ, âu lo, cũng được tiêu diệt. Bạch y Thánh đệ tử duyên vào chúng của Như Lai, tâm được hoan hỷ, nếu có những điều ác dục liền được tiêu diệt. Trong tâm có những điều bất thiện, nhớp nhơ, sầu khổ, âu lo cũng được tiêu diệt. Như vậy, bạch y Thánh đệ tử được tâm tăng thượng thứ ba, hiện pháp lạc trú dễ được chứ không phải khó được.
“Lại nữa, Xá-lê Tử, bạch y Thánh đệ tử tự niệm tưởng giới[12], giới này không sứt mẻ, không rách nát, không ô uế, không cấu bẩn, vững như mặt đất, không hư vọng, đó là điều mà Đức Phật ngợi khen, thọ tŕ đầy đủ tốt đẹp. Người ấy tự nhớ nghĩ giới như vậy, nếu có những điều ác dục, liền được tiêu diệt. Trong tâm có những điều bất thiện, sầu khổ, nhớp nhơ, âu lo cũng được tiêu diệt. Bạch y Thánh đệ tử duyên vào giới, tâm định được hỷ. Nếu có những điều ác dục liền được tiêu diệt. Trong tâm có những điều bất thiện, nhớp nhơ, sầu khổ, âu lo cũng được tiêu diệt. Như vậy, bach y Thánh đệ tử được tâm tăng thượng thứ tư, đối với hiện pháp lạc trú dễ được chứ không phải khó được.
“Này Xá-lê Tử, nếu thầy biết rằng bạch y Thánh đệ tử giữ ǵn và thực hành năm pháp một cách hoàn hảo và được bốn tâm tăng thượng, hiện pháp lạc trú, dễ được chứ không phải khó được, th́ này Xá-lê Tử, thầy nên ghi nhận rằng ‘Thánh đệ tử này không c̣n đọa địa ngục, cũng không sanh vào loài súc sanh, ngạ quỷ và các chỗ ác, được quả Tu-đà-hoàn, không đọa ác pháp, nhất định thẳng tiến đến quả vị Chánh giác, tối đa chịu bảy lần sanh tử nữa, sau bảy lần qua lại cơi trời và nhân gian, liền được chấm dứt khổ đau’.”
Khi ấy Đức Thế Tôn nói tụng rằng:
Kẻ trí sống tại gia, Thấy địa ngục, sợ hăi; Do thọ tŕ Thánh pháp, Trừ bỏ tất cả ác. Không sát hại chúng sanh, Biết rồi hay ĺa bỏ, Chân thật không nói dối, Không trộm của kẻ khác; Tri túc với gia phụ, Không ái lạc vợ người; Dứt bỏ việc uống rượu, Gốc tâm loạn cuồng si. Thường nên niệm chánh giác, Suy nghĩ các pháp lành. Niệm Tăng, quán cấm giới, Do đó được hoan hỷ. Muốn hành hạnh bố thí, Mà cầu mong hưởng phước, Trước thí bậc tịch tịnh[13], Như vậy thành quả báo. Ta nói, bậc tịch tịnh, Xá-lợi nên nghe kỹ. Nếu có đen và trắng, Dù sắc đỏ hay vàng Tạp sắc, sắc đang yêu[14], Ḅ và các chim câu, Tùy loại chúng sanh ra. Ḅ thuần, đi phía trước, Thân sức thành đầy đủ; Đi nhanh lại về nhanh, Dùng theo khả năng chúng, Kẻ ǵ sắc tốt xấu. Nhân gian này cũng vậy, Tùy theo chỗ thọ sanh, Sát-đế-lị, Phạm chí, Cư sĩ hay thợ thuyền, Tùy thọ sanh của họ, Trưởng thượng do tịnh giới. Bậc Vô Trước, Thiện Thệ, Cúng thí ấy, quả lớn. Phàm phu, vô sở trí, Không tuệ, không học hỏi, Thí nơi ấy, quả nhỏ. Không quang minh rọi đến, Nơi nào rọi quang minh, Phật đệ tử trí tuệ, Tín tâm nơi Thiện Thệ, Thiện căn được vững bền, Người ấy sanh thiện xứ, Như ư chứng Gia gia, Tối hậu đắc Niết-bàn, Như vậy có duyên cả.
Phật thuyết như vậy. Tôn giả Xá-lê Tử, chư Tỳ-kheo, Cư sĩ Cấp Cô Độc và năm trăm Ưu-bà-tắc sau khi nghe lời Phật thuyết, hoan hỷ phụng hành.
___________________________________________
Chú thích
[1] Tương đương Pāli A.5.179: Gihi-sutta.
[2] Bạch y Thánh đệ tử 白衣聖弟子. Pāli: gihi odātavasana, tại gia áo trắng.
[3] Bốn tăng thượng tâm 增上心, ở đây chỉ bốn chứng tịnh hay bốn bất hoại tín, (xem Pháp Uẩn 2, No.1537, trang 460a). Pāli: cataro ābhicetasikā dhammā; xem đoạn dưới.
[4] Thiện hộ hành ngũ pháp 善護行五法. Pāli: pañcasu sikkhāpadesu saṃvutta- kammanto, hoạt động được pḥng hộ trong năm điều học, tức hộ tŕ năm giới.
[5] Bất dĩ thâu sở phú thường tự hộ dĩ 不以偷所覆常自護以, không bị ám ảnh bởi việc ăn trộm. Sau khi thường tự giữ ǵn... Câu này bất thường so với các nơi khác cũng trong bản Hán này. Ở đây dịch theo thông lệ của các trường hợp kia.
[6] Hữu tiên phạt, khủng bố 有鞭罰恐布, roi vọt và đe dọa; hai hạng nữ không là vợ hay con của ai, nhưng một hạng được pháp luật vua ǵn giữ; và một hạng vốn là nô t́ được chủ ǵn giữ.
[7] Người nữ đă hứa hôn.
[8] Nghĩa là, do có bốn tăng thượng tâm (catunnaṃ ābhicetasikānaṃ) mà sống an lạc ngay trong hiện tại (diṭṭhadhammavihārānaṃ).
[9] Hán: niệm Như Lai 念如來; Pāli: buddhe aveccappasādena samannāgato, thành tựu niềm tin không dao động đối với Phật. Có bốn niềm tin bất động, gọi là bốn chứng tịnh hay bất hoại tín; xem đoạn tiếp của kinh.
[10] Hán: niệm Pháp. Pāli: dhamme aveccappasādena samannāgato, thành tựu niềm tin bất động nơi Pháp.
[11] Niệm Tăng. Pāli: saṅhge aveccappasdēna samannāgato.
[12] Tự niệm thi-lại 自念尸賴. Pāli: ariyakantehi sīlehi aveccappasādena samannāgato, thành tựu các học giới mà Thánh ái mộ.
[13] Hán: tiên thí ư tức tâm 先施於息心, bố thí cho người có tâm tịch tĩnh trước hết. Pāli: santesu paṭhamaṃ dinnā.
[14] Mang sắc ái lạc sắc 尨色愛樂色. Pāli: kammasāsu sarūpāsu, (những con ḅ) có đốm hay cùng màu. H́nh như bản Hán đọc là surūpa thay v́ sarūpa.
___________________________________________
129. KINH OÁN GIA [1]
Tôi nghe như vầy:
Một thời Đức Phật du hóa tại nước Xá-vệ, trong rừng Thắng, vườn Cấp cô độc.
Bấy giờ, Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
“Có bảy pháp oán gia[2] để gây thành oán gia; tức là khi mà bọn nam nữ nổi lên sân nhuế.
“Những ǵ là bảy?
“Oán gia th́ không muốn oán gia có sắc đẹp. V́ sao oán gia không muốn oán gia có sắc đẹp? Người hay sân nhuế bị tác động bởi sân nhuế, bị chi phối bởi sân nhuế, tâm không xả bỏ sân nhuế, th́ người ấy tuy luôn tắm gội, dùng danh hương thoa ḿnh, nhưng sắc thân[3] vẫn xấu. V́ sao như vậy? V́ bị chi phối bởi sân nhuế, tâm không bỏ sân nhuế. Đó là pháp oán gia thứ nhất gây thành oán gia khi mà bọn nam nữ nổi lên sân nhuế.
“Lại nữa, oán gia th́ không muốn oán gia ngủ nghỉ an lành. V́ sao oán gia không muốn oán gia ngủ nghỉ an lành? Người hay sân nhuế bị tác động bởi sân nhuế, bị chi phối bởi sân nhuế, tâm không bỏ sân nhuế, th́ người ấy tuy nằm trên giường vua, trải bằng thảm lông chim, phủ bằng gấm vóc lụa là, có nệm mềm, hai đầu kê gối, được phủ bằng thảm quư, bằng da sơn dương[4], nhưng giấc ngủ vẫn âu lo, đau khổ. V́ sao như vậy? V́ bị chi phối bởi sân nhuế, tâm không bỏ sân nhuế. Đó là pháp oán gia thứ hai để gây thành oán gia khi mà bọn nam nữ nổi lên sân nhuế.
“Lại nữa, oán gia th́ không muốn oán gia có lợi lớn. V́ sao oán gia không muốn oán gia có lợi lớn? Người hay sân nhuế bị tác động bởi sân nhuế, bị chi phối bởi sân nhuế, tâm không bỏ sân nhuế, th́ người ấy đáng lẽ được lợi, hai điều ấy không trái nhau, thật là bất lợi lớn. V́ sao như vậy? V́ bị chi phối bởi sân nhuế, tâm không bỏ sân nhuế. Đó là pháp oán gia thứ ba để gây thành oán gia khi mà bọn nam nữ nổi lên sân nhuế.
“Lại nữa, oán gia th́ không muốn oán gia có bằng hữu. V́ sao oán gia không muốn oán gia có bằng hữu? Người hay sân nhuế bị tác động bởi tâm sân nhuế, bị chi phối bởi tâm sân nhuế, tâm không bỏ sân nhuế, th́ người ấy nếu có bằng hữu thân thiết, họ cũng t́m cách lánh mặt bỏ đi. V́ sao như vậy? V́ bị chi phối bởi sân nhuế, tâm không bỏ sân nhuế. Đó là pháp oán gia thứ tư để gây thành oán gia khi mà bọn nam nữ nổi lên sân nhuế.
“Lại nữa, oán gia th́ không muốn oán gia có sự khen ngợi. V́ sao oán gia không muốn oán gia có sự khen ngợi? Người hay sân nhuế bị tác động bởi sân nhuế, bị chi phối bởi sân nhuế, tâm không bỏ sân nhuế, người ấy danh ô tiếng xấu đồn khắp. V́ sao như vậy? V́ bị chi phối bởi sân nhuế, tâm không bỏ sân nhuế. Đó là pháp oán gia thứ năm để gây thành oán gia khi mà bọn nam nữ nổi lên sân nhuế.
“Lại nữa, oán gia th́ không muốn oán gia quá giàu sang. V́ sao oán gia không muốn oán gia quá giàu sang? Người hay sân nhuế bị tác động bởi sân nhuế, bị chi phối bởi sân nhuế, tâm không bỏ sân nhuế, người ấy tạo nghiệp thân, khẩu, ư như vậy khiến mất nhiều tài vật. V́ sao như vậy? V́ bị chi phối bởi sân nhuế, tâm không bỏ sân nhuế. Đó là pháp oán gia thứ sáu để gây thành oán gia khi mà bọn nam nữ nổi lên sân nhuế.
“Lại nữa, oán gia th́ không muốn để oán gia khi thân hoại mạng chung được đến chỗ an lành, sanh ở cơi trời. V́ sao oán gia không muốn oán gia đến chỗ an lành? Người hay sân nhuế bị tác động bởi sân nhuế, bị chi phối bởi sân nhuế, tâm không bỏ sân nhuế, thân khẩu ư tạo ác nghiệp. Người ấy sau khi thân, khẩu, ư tạo ác nghiệp, thân hoại mạng chung chắc chắn đến chỗ ác, sanh trong địa ngục. V́ sao như vậy? V́ bị chi phối bởi sân nhuế, tâm không bỏ sân nhuế. Đó là pháp oán gia thứ bảy để gây thành oán gia khi mà bọn nam nữ nổi lên sân nhuế.
“Đó là cả bảy pháp oán gia gây thành oán gia khi mà bọn nam nữ nổi lên sân nhuế.”
Khi ấy Đức Thế Tôn nói tụng rằng:
Người sân, sắc da xấu; Nằm ngủ, khổ không yên. Đáng lẽ được của nhiều, Trở lại bị bất lợi. Kẻ bằng hữu thân thiết, Xa ĺa người sân nhuế. Luôn luôn tập sân nhuế, Tiếng xấu đồn khắp nơi. Sân gây nghiệp thân khẩu, Nhuế buộc ràng nghiệp ư. Người bị nhuế chế ngự, Mất tất cả tài vật. Sân nhuế sanh bất lợi, Sân nhuế sanh tâm nhơ. Sợ sệt sanh bên trong, Người không thể biết được. Người sân không biết nghĩa, Người sân không hiểu pháp, Không mắt, mù mịt tối, Là người ưa sân nhuế. Nhuế dậy, sắc da ghê, Như lửa mới bốc khói, Từ đó sanh ghét ghen, Duyên sân lại do đó. Việc làm của người sân, Dù thiện và bất thiện, Sau khi cơn sân qua, Nóng ḷng như lửa đốt. Gọi là nghiệp phiền nhiệt, Và các pháp buộc ràng. Tất cả Ta đă nói, Các ngươi hăy nghe kỹ. Người sân nghịch hại cha, Và với cả anh em, Cũng giết hại chị em, Người sân nhiều tàn khốc. Sanh ra và lớn lên, Được thấy thế gian này, Nhờ mẹ được sống c̣n, Khi sân cũng sát hại. Không xấu, không hổ thẹn, Sân triền, không nói năng, Người bị sân chế ngự, Miệng nói không chừa ǵ. Tạo tác tội nghịch si, Để ḿnh tự yểu mạng, Khi làm không tự biết, Do sân sanh sợ hăi. Tự buộc trói thân ḿnh, Ái lạc không cùng cực, Dù ái niệm tự thân, Người sân cũng tự hại. Hoặc tự đâm bằng dao, Hoặc nhảy xuống hang sâu, Hay dùng dây thắt cổ, Uống các loại thuốc độc, Đó là tượng sân nhuế. Là chết bởi v́ sân, Tất cả đều dứt hết, Dùng tuệ mới biết được. Nghiệp bất thiện dù nhỏ, Người trí biết liền trừ. Nên nhẫn nại hạnh này, Màu da không dữ dằn, Không nhuế, cũng không ưu, Khói tắt không lay động, Chế ngự đoạn sân nhuế, Tịch diệt, không c̣n lậu.
Đức Phật thuyết như vậy, các Tỳ-kheo sau khi nghe Phật dạy xong, hoan hỷ phụng hành.
___________________________________________
Chú thích
[1] Tương đương Pāli A.7.60. Kodhana-sutta.
[2] Thất oán gia pháp 七怨家法. Pāli: sattime dhammā sapattakantā sapattakaraṇā, bảy pháp được kẻ thù yêu thích, tạo thành kẻ thù.
[3] Sắc, đây chỉ màu da. Pāli: vanna.
[4] Ca- lăng- già -ba- ḥa-la-ba-già-tất-đa-la-na, phiên âm. Ca-lăng-già: tên xứ. Ba- ḥa-la: dịch là ác. Ba-già-tất-đa-la-na: dịch là áo gối (phiên Phạn ngữ 10, No.2130, trang 1051b). Pāli:kadalimigapavara-paccattharaṇa.
___________________________________________
130. KINH GIÁO [1]
Tôi nghe như vầy:
Một thời Đức Phật du hóa tại nước Xá-vệ, trong rừng Thắng, vườn Cấp cô độc[2].
Bấy giờ, Tôn giả Đàm-di[3], vị tôn trưởng địa phương[4] làm chủ Phật-đồ[5], được mọi người tôn sùng, tánh t́nh hung bạo, nóng nảy, rất cộc cằn thô lỗ, hay mắng nhiếc các vị Tỳ-kheo. V́ vậy, các vị Tỳ-kheo địa phương[6] đều bỏ đi, không muốn sống ở đó. Các Ưu-bà-tắc địa phương thấy các vị Tỳ-kheo địa phương đều bỏ đi, không muốn ở đó, liền nghĩ rằng: “Các vị Tỳ-kheo địa phương này v́ sao lại bỏ đi, không muốn sống ở đây?” Rồi các vị Ưu-bà-tắc địa phương nghe được rằng: “Tôn giả Đàm-di, vị tôn trưởng địa phương, làm chủ Phật-đồ, được mọi người tôn sùng, tánh t́nh hung bạo, nóng nảy, rất cộc cằn thô lỗ, hay mắng nhiếc các Tỳ-kheo. V́ vậy các Tỳ-kheo địa phương đều bỏ đi, không muốn sống ở đó.”
Các vị Ưu-bà-tắc nghe việc ấy rồi, liền cùng nhau kéo đến Tôn giả Đàm-di, xua đuổi ông ra khỏi các chùa địa phương[7]. Bấy giờ Tôn giả Đàm-di bị các vị Ưu-bà-tắc địa phương xua đuổi ra khỏi các tinh xá địa phương, liền vấn y, mang bát du hành đến nước Xá-vệ, dần dà đến vườn Cấp cô độc, rừng Thắng, nước Xá-vệ. Rồi Tôn giả Đàm-di đi đến chỗ Phật, cúi đầu lễ sát chân Ngài, ngồi sang một bên mà bạch rằng:
“Bạch Thế Tôn, con đối với Ưu-bà-tắc địa phương không có điều ǵ xấu xa, chẳng nói việc chi, không xúc phạm đến ai, nhưng các Ưu-bà-tắc địa phương xua đuổi con ra khỏi các chùa địa phương.”
Khi đó, Đức Thế Tôn bảo rằng:
“Thôi đủ rồi, này Đàm-di, cần chi phải nói việc đó.”
Tôn giả Đàm-di chắp tay hướng Phật, bạch lại một lần nữa rằng:
“Bạch Thế Tôn, con đối với Ưu-bà-tắc địa phương không có điều ǵ xấu xa, chẳng nói việc chi, không xúc phạm đến ai, nhưng các Ưu-bà-tắc địa phương xua đuổi con ra khỏi các tinh xá địa phương.”
Đức Thế Tôn cũng lần thứ hai bảo rằng:
“Đàm-di, thuở xưa, ở châu Diêm-phù này có các thương nhâân đi thuyền ra biển, mang theo con ó t́m bờ. Bọn người ấy ra biển chưa bao xa, họ thả con ó t́m bờ. Nếu con ó t́m bờ đến được bờ của biển cả, nó sẽ vĩnh viễn không trở lại thuyền. Nếu con ó t́m bờ không đến được bờø của biển cả, nó sẽ trở lại thuyền. Ngươi cũng vậy, này Đàm-di, bởi v́ ngươi bị các Ưu-bà-tắc địa phương xua đuổi ra khỏi các chùa địa phương nên ngươi mới trở về chỗ Ta. Thôi, đủ rồi Đàm-di, c̣n cần ǵ phải nói điều đó nữa.”
Tôn giả Đàm-di bạch lại lần thứ ba:
“Bạch Thế Tôn, con đối với Ưu-bà-tắc địa phương không có điều ǵ xấu xa, chẳng nói việc chi, không xúc phạm đến ai, nhưng các Ưu-bà-tắc địa phương xua đuổi con ra khỏi các tinh xá địa phương.”
Đức Thế Tôn cũng lại lần thứ ba bảo rằng:
“Đàm-di, ngươi trụ trong Sa-môn pháp mà vị các Ưu-bà-tắc địa phương xua đuổi ra khỏi các tinh xá địa phương sao?”
Lúc đó Tôn giả Đàm-di liền từ chỗ ngồi đứng dậy, chắp tay hướng Phật, bạch rằng:
“Bạch Thế Tôn, thế nào gọi là Sa-môn trụ trong pháp Sa-môn?”
Đức Thế Tôn dạy:
“Này Đàm-di, thuở xưa, khi con người sống đến tám vạn tuổi. Đàm-di, khi con người sống đến tám vạn tuổi, châu Diêm-phù này cực kỳ giàu sang hạnh phúc, dân cư đông đúc, thôn ấp gần nhau bằng khoảng một con gà bay.
“Khi con người sống đến tám vạn tuổi, con gái đến năm trăm tuổi mới lấy chồng. Đàm-di, khi con người sống đến tám vạn tuổi, chỉ có các bệnh như vầy: đại tiện, tiểu tiện, ḷng dục, ăn uống và già.
“Đàm-di, khi con người sống đến tám vạn tuổi, có một vị vua tên là Cao-la-bà[8], thông minh trí tuệ, làm Chuyển luân vương, có bốn loại binh chủng chỉnh trị thiên hạ; là Pháp vương hành theo chánh pháp, thành tựu bảy báu. Bảy báu là bánh xe báu, voi báu, ngựa báu, ngọc báu, nữ báu, cư sĩ báu, tướng quân báu; đó là bảy báu. Có đủ một ngàn người con, tướng mạo đoan chánh, dũng mănh vô úy, có thể khuất phục mọi kẻ địch. Vua ấy thống lănh tất cả cơi đất đai cho đến biển cả, không cai trị bằng dao gậy mà chỉ bằng chánh pháp trị hóa, khiến được an ổn.
“Đàm-di, vua Cao-la-bà có một gốc cây tên là Thiện trụ ni-câu-loại thọ[9] vương[10]. Đàm-di, Thiện trụ ni-câu-loại thọ vương có năm cành. Cành thứ nhất dành cho vua và hoàng hậu ăn. Cành thứ nh́ dành cho thái tử và các quan ăn. Cành thứ ba dành cho nhân dân trong nước ăn. Cành thứ tư dành cho Sa-môn, Phạm chí ăn. Cành thứ năm dành cho cầm thú ăn. Đàm-di, quả của cây Thiện trụ ni-câu-loại thọ vương lớn bằng cái hủ hai thăng, mùi vị như mật nguyên chất. Đàm-di, quả Thiện trụ ni-câu-loại thọ vương không ai canh giữ mà cũng chẳng ai trộm cắp. Về sau có một người đói khát gầy c̣m, nhan sắc tiều tụy, muốn được ăn quả, nó đến cây Thiện trụ ni-câu-loại thọ vương ăn quả rồi bẻ găy cành cây hái quả đem về. Trên cây Thiện trụ ni-câu-loại thọ vương có một vị trời nương ở đó. Ông ấy nghĩ rằng: ‘Lạ thay, người ở châu Diêm-phù vô ân, không biết báo đáp. V́ sao? V́ nó ăn quả nơi cây Thiện trụ ni-câu-loại thọ vương rồi bẻ găy cành cây, hái quả đem về. Mong cho cây Thiện trụ ni-câu-loại thọ vương không có quả, không sanh quả nữa!’ Tức th́ cây Thiện trụ ni-câu-loại thọ vương không có quả, cũng không sanh quả.
“Rồi lại có một người đói khát, gầy c̣m, nhan sắc tiều tụy, muốn được ăn quả, đi đến cây Thiện trụ ni-câu-loại thọ vương không có quả, cũng không sanh quả, tức th́ đến vua Cao-la-bà tâu rằng: ‘Tâu Thiên vương, nên biết, cây Thiện trụ ni-câu-loại thọ vương không có quả, cũng không sanh quả nữa’.
“Vua Cao-la-bà nghe xong, trong khoảnh khắc như người lực sĩ co duỗi cánh tay biến khỏi Câu-lâu-sấu, đến cơi Tam thập tam thiên, đứng trước Thiên Đế Thích[11] mà tâu rằng: ‘Tâu Câu-dực[12] nên biết, cây Thiện trụ ni-câu-loại thọ vương không có quả, cũng không sanh quả nữa. Khi đó, Thiên Đế Thích và vua Cao-la-bà trong khoảnh khắc như người lực sĩ co duỗi cánh tay biến khỏi cơi Tam thập tam thiên, đến nước Câu-lâu-sấu, cách cây Thiện trụ ni-câu-loại thọ vương đứng lại. Thiên Đế Thích thực hiện Như ư túc như vậy[13], bằng Như ư túc như kỳ tượng, hóa làm nước lớn, gió băo và mưa to. Do nước lớn, gió băo và mưa to, cây Thiện trụ ni-câu-loại thọ vương bị tróc gốc ngă đổ.
“Lúc đó có vị trời sống trên cây Thiện trụ ni-câu-loại thọ vương nhận thấy như vậy mới buồn khổ, sầu thương, khóc lóc chảy nước mắt, đứng trước mặt Thiên Đế Thích, Thiên Đế Thích hỏi, ‘Thiên, v́ lẽ ǵ mà ông buồn khổ, sầu thương, khóc lóc rơi lệ, đứng trước mặt ta?’ Vị trời kia thưa rằng: ‘Tâu Câu-dực, nên biết, nước lớn, gió băo, mưa to, cây Thiện trụ ni câu loại thọ vương bị tróc gốc ngă đổ’. Khi ấy, Thiên Đế Thích bảo Thọ thiên kia rằng: ‘Thiên, ông là Thọ thiên, trụ Thọ thiên pháp[14] mà để nước lớn, gió mạnh, mưa to làm cây Thiện trụ ni-câu-loại thọ vương bị tróc gốc ngă đổ sao?’ Thọ thiên thưa rằng: ‘Tâu Câu-dực, thế nào gọi là Thọ thiên trụ Thọ thiên pháp?’ Thiên Đế Thích bảo, ‘Thiên, giả sử có người muốn được rễ cây, cứ lấy rễ cây đi; muốn được cành cây, nhánh cây, lá cây, hoa quả, cứ đem đi, Thọ thiên không nên giận dữ, không nên ghen ghét, tâm không nên thù hận, Thọ thiên vẫn an trụ trên thọ thiên với ư niệm buông xả. Như vậy gọi là Thọ thiên trụ Thọ thiên pháp’. Vị trời kia lại tâu rằng: ‘Tâu Câu-dực, tôi là Thọ thiên mà không trụ Thọ thiên pháp. Từ nay về sau tôi sẽ trụ Thọ thiên pháp. Ước mong cây Thiện trụ ni-câu-loại thọ vương trở lại như cũ’. Rồi th́ Thiên Đế Thích thực hiện Như ư túc như vậy. Thực hiện Như ư túc như vậy xong, lại hóa làm nước lớn, gió băo, mưa to. Hóa làm nước lớn, gió băo, mưa to xong, cây Thiện trụ ni-câu-loại thọ vương liền trở lại như cũ.
“Này Đàm-di, cũng vậy, nếu có Tỳ-kheo bị người mắng nhiếc, không mắng nhiếc lại; bị người sân giận không sân giận lại; bị người quấy phá, không quấy phá lại; bị đánh đập không đánh đập lại. Này Đàm-di, như vậy gọi là Sa-môn trụ Sa-môn pháp.”
Lúc đó, Tôn giả Đàm-di liền từ chỗ ngồi, trịch vai áo đang mặc, chắp tay hướng Phật khóc lóc rơi lệ, bạch rằng:
“Bạch Thế Tôn, con không phải là Sa-môn trụ Sa-môn pháp. Từ nay về sau con sẽ là Sa-môn trụ Sa-môn pháp.”
Đức Thế Tôn dạy:
“Xưa có một Đại sư tên là Thiện Nhăn[15], được các ngoại đạo tiên nhân tôn làm tôn sư, ĺa bỏ ái dục, được như ư túc. Đàm-di, Thiện Nhăn đại sư có vô lượng trăm ngàn đệ tử. Đàm-di, Thiện Nhăn đại sư nói Phạm thế pháp[16] cho các đệ tử nghe. Đàm-di, khi Thiện Nhăn đại sư nói Phạm thế pháp cho các đệ tử, trong các đệ tử có người không phụng hành trọn vẹn, th́ người ấy sau khi mạng chung, hoặc sanh lên cơi trời Tứ thiên vương, hoặc sanh cơi trời Tam thập tam thiên, hoặc sanh cơi trời Diệm-ma, hoặc sanh cơi trời Đâu-suất-đà, hoặc sanh cơi trời Hóa lạc, hoặc sanh cơi trời Tha hóa lạc. Đàm-di, khi Thiện Nhăn đại sư nói Phạm thế pháp cho đệ tử nghe, trong các đệ tử có người phụng hành trọn vẹn, người ấy tu bốn phạm thất[17], ĺa bỏ dục. Khi mạng chung rồi được sanh lên cơi trời Phạm thiên. Đàm-di, khi ấy Thiện Nhăn đại sư nghĩ rằng: ‘Đời sau ta không nên cùng các đệ tử đồng sanh đến một chỗ. Bây giờ ta hăy tu tăng thượng từ. Sau khi tu tăng thượng từ, mạng chung sẽ được sanh vào cơi trời Hoảng dục. Đàm-di, sau đó Thiện Nhăn đại sư liền tu tăng thượng từ. Sau khi tu tăng thượng từ, mạng chung được sanh vào cơi trời Hoảng dục. Đàm-di, Thiện Nhăn đại sư và các đệ tử học đạo không luống công, được quả báo lớn. Cũng như Thiện Nhăn đại sư, có các Đại sư Mâu-lê-phá-quần-na, A-la-na-giá Bà-la-môn, Cù-đà-lê-xá-đa, Hại-đề-bà-la Ma-nạp, Thù-đề-ma-lệ Kiều-đệ-bà-la và Thất-đa Phú-lâu-hề-đa[18].
“Đàm-di, Đại sư Thất-đa Phú-lâu-hề-đa cũng có vô lượng trăm ngàn đệ tử. Đàm-di, Đại sư Thất-đa Phú-lâu-hề-đa nói Phạm thế pháp cho các đệ tử. Trong số các đệ tử có người không phụng hành trọn vẹn pháp đă dạy, người ấy sau khi thân hoại mạng chung, hoặc sanh lên cơi trời Tứ thiên vương, hoặc sanh cơi trời Tam thập tam thiên, hoặc sanh cơi trời Diệm-ma, hoặc sanh cơi trời Đâu-suất-đà, hoặc sanh cơi trời Hóa lạc, hoặc sanh cơi trời Tha hóa. Đại sư Thất-đa Phú-lâu-hề-đa khi nói Phạm thế pháp, trong số các đệ tử có người phụng hành trọn vẹn pháp ấy, tu bốn phạm thất, ĺa bỏ dục ái. Người ấy sau khi thân hoại mạng chung được sanh vào cơi trời Phạm Thiên. Đàm-di, Đại sư Thất-đa Phú-lâu-hề-đa nghĩ rằng: ‘Đời sau ta không nên cùng các đệ tử sanh cùng một chỗ. Bây giờ ta nên tu tăng thượng từ. Sau khi tu tăng thượng từ, mạng chung sẽ được sanh vào cơi trời Hoảng dục’. Đàm-di, sau đó vị Đại sư thứ bảy Thất-đa Phú-lâu-hề-đa tu tăng thượng từ. Sau khi tu tăng thượng từ rồi, mạng chung được sanh lên cơi trời Hoảng dục. Đàm-di, Đại sư Thất-đa Phú-lâu-hề-đa và các đệ tử học đạo không hư dối, được quả báo lớn.
“Đàm-di, nếu có người nào mắng nhiếc bảy vị Đại sư và vô lượng trăm ngàn đệ tử kia, cùng đánh phá, sân nhuế, trách móc họ, chắc chắn chịu vô lượng tội. Nhưng đối với một Tỳ-kheo đă thành tựu chánh niệm, một đệ tử Phật chứng đắc tiểu quả, mà có ai mắng nhiếc, đả phá sân nhuế, trách móc vị ấy th́ tội nhiều hơn thế nữa.
“Thế cho nên, này Đàm-di, các ngươi hăy luôn luôn nhắc nhở, thủ hộ lẫn nhau. V́ sao như vậy? V́ ngoài sự quá thất này, không c̣n sự quá thất nào hơn nữa[19].”
Khi ấy, Đức Thế Tôn nói kệ:
Tu-niết[20], Mâu-lê-phá-quần-na, A-la-na-giá Bà-la-môn, Cù-đà-lê-xá-đa, Hại-đề-bà-la Ma-nạp, Thù-đề-ma-lệ Kiều-đệ-bà-la và Thất-đa Phú-lâu-hề-đa, Trong đời quá khứ ấy Danh đức bảy tông sư, Bi tâm, không nhiễm ái, Dục kết đă dứt trừ. Trăm ngàn số đệ tử, Vô lượng đếm sao vừa, Cũng đều ly dục kiết, Dù cứu cánh c̣n chưa. Với các tiên nhân ấy, Thủ tŕ khổ hạnh này, Ai ôm ḷng oán hận, Tội mắng nhiếc nhiều thay. Huống chi với Phật tử, Quả thấy tri kiến ngay; Ai chửi mắng, đập phá, Tội nghiệp lại tràn đầy. Này Đàm-di, do đó, Hăy biết thủ hộ nhau; Sở dĩ hộ tŕ nhau, Tội nặng nào hơn đâu. Như thế thật quá khổ; Bậc Thánh cũng ghét bỏ, Màu da lại dữ dằn[21]; Chớ thủ tà kiến xứ. Đó là hạng thấp hèn, Thánh pháp gọi như thế[22]. Dù chưa ĺa dâm dục, Có diệu ngũ căn này: Tín, tinh tấn, niệm xứ, Chánh định, chánh quán đây. Khổ kia ḿnh chịu vậy, Trước phải thọ họa tai[23]. Họa tai đă tự thọ, Sau nữa gây hại người. Ai hay tự thủ hộ, Tất thủ hộ bên ngoài. Cho nên hăy tự hộ, Kẻ trí hoan lạc thay!
Phật thuyết như vậy, Tôn giả và các Tỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết, hoan hỷ phụng hành
___________________________________________
Chú thích
[1] Tương đương Pāli A.6.54 Dhammika-sutta.
[2] Bản Pāli: Phật tại Rājagaha, núi Gijjhakūṭa.
[3] Đàm-di 曇彌. Pāli: Dhammika thera, nguyên là một Bà-la-môn ở Kosala, quy Phật vào lúc rừng Jetavana được cúng.
[4] Sanh địa tôn trưởng 生地尊長. Pāli: Jātibhūmiyaṃ āvasiko.
[5] Phật-đồ chủ 佛圖主, có lẽ muốn nói Phật tháp. Bản Pāli: sattasu āvāsesu, trong bảy trú xứ (ở địa phương). H́nh như tất cả đều do Dhammika làm chủ.
[6] Bản Hán: sanh địa chư Tỳ-kheo 生地諸比丘. Bản Pāli: āgantukā bhikkhū, các Tỳ-kheo khách.
[7] Bản Pāli nói: Bị xua đuổi, Tôn giả đến một tinh xá khác cũng trong địa phương. Nhưng vừa đđến Tôn giả lại mắng nhiếc các Tỳ-kheo ở đó, họ lại bỏ đi và Tôn giả lại bị các Cư sĩ kéo đến xua đuổi. Cứ như vậy, Tôn giả sống bảy nơi tất cả tại địa phương (sabbaso jātibhūmiyam sattasu āvāsesu). Cuối cùng, Tôn giả phải t́m đến Đức Phật tại Rājagaha, núi Gijjhakūta.
[8] Cao-la-bà 高羅婆. Pāli: Koravya, trong các truyện bản sanh thường được nói là vua của bộ tộc Kuru.
[9] Bản Cao-li không có chữ thọ. Ba bản Tống-Nguyên-Minh đều có.
[10] Thiện trụ ni-câu-loại thọ vương 善住尼拘類夀王. Pāli: Suppatiṭṭha- nigrodha-rājā.
[11] Thiên Đế Thích. Pāli: Sakka devānam Inda.
[12] Câu-dực 拘翼. Pāli: Kosika, biệt danh Thiên Đế Thích.
[13] Tác như kỳ tượng như ư túc. Pāli: tathārūpaṃ iddhābhisaṃkhāraṃ abhisaṃkhāsi, thực hiện một loại thần thông như thế.
[14] Thọ thiên pháp 樹天法. Pāli: rukkhadhamma, đây hiểu là đạo lư tự nhiên của cây.
[15] Đại sư Thiện Nhăn 大師善眼. Pāli: Sunetto nāma satthā, một trong sáu vị tôn sư cổ đại, thường được kể trong các mẫu truyện cổ Phật giáo.
[16] Phạm thế pháp 梵世法, pháp dẫn đến đời sống trên Phạm thiên. Pāli: Brahama-lokasahavyatāya dhamma.
[17] Phạm thất hay phạm trụ.
[18] Danh sách sáu Đại sư thời cổ: Mâu-lê-phá-quần-na, Pāli: Mūgapakkha; A-la-na-giá Bà-la-môn, Pāli: Aranemi Brāhmṇa; Cù-đà-lê-xá-đa, Pāli: Kuddālakasattā; Hại-đề-bà-la Ma-nạp, Pāli: Hatthipāla mānava; Thù-đề-ma-lệ Kiều-đệ-bà-la, Pāli: Jotipāla govinda; Thất-đa Phú-lâu-hề-đa, Pāli: Satta purohita.
[19] Pāli: Nāham (....) ito bahiddā evarūpam khantim vādāmi. Ngoài sự nhẫn nại này, ta nói không c̣n sự nhẫn nại nào như vậy nữa.
[20] Sunetta, xem chú thích trên.
[21] Hán: tất đắc thọ ác sắc 必得受惡色. Pāli: nā sādhurūpaṃ āsīde, dùng công kích người (có sắc diện) đoan chánh. Có lẽ Hán hiểu āsīde là “hăy ngồi gần” do gốc động từ sīdati, ngồi.
[22] Bản Pāli: sattamo puggalo eso, ariyasaṅghassa vuccati, người ấy (xả bỏ tà kiến) được nói là cao cả trong hàng Thánh chúng. H́nh như bản Hán hiểu ngược lại?
[23] Dịch sát như vậy, nhưng không rơ nghĩa. Pāli nói: tādisam bhikkhum āsajja, pubbeva upahaññati, ai công kích Tỳ-kheo (dù chưa ly dục nhưng đă có ngũ diệu căn: tín, tấn v.v...) như vậy, nó bị tai họa trước.
___________________________________________
131. KINH HÀNG MA [1]
Tôi nghe như vầy:
Một thời Đức Phật du hóa tại Bạt-ḱ-sấu, trong núi Ngạc, rừng Bố, vườn Lộc dă[2].
Lúc bấy giờ Đại Mục-kiền-liên đang coi việc dựng thiền thất cho Phật[3]. Trong lúc Tôn giả đang kinh hành trên khoảng đất trống, bấy giờ Ma vương hóa h́nh nhỏ xíu, chui vào trong bụng của Tôn giả Đại Mục-kiền-liên. Lúc đó, Tôn giả Đại Mục-kiền-liên nghĩ như vầy, “Bụng ta cảm thấy nặng, giống như đang ăn phải hạt đậu. Ta hăy nhập Như kỳ tượng định, bằng Như kỳ tượng định ta nh́n vào bụng xem.”
Rồi Tôn giả Đại Mục-kiền-liên đi đến cuối đường kinh hành, trải ni-sư-đàn, ngồi xếp kiết già, nhập như kỳ tượng định, bằng như kỳ tượng định mà nh́n vào bụng ḿnh, Tôn giả Đại Mục-kiền-liên thấy Ma vương đang ở trong đó. Tôn giả bèn ra khỏi định, nói với Ma vương:
“Này Ba-tuần, ngươi hăy đi ra! Này Ba-tuần, ngươi hăy đi ra! Chớ có xúc nhiễu Như Lai, cũng chớ xúc nhiễu đệ tử của Như Lai. Đừng sống măi trong sự vô nghĩa, vô ích mà phải tái sanh ác xứ, thọ vô lượng khổ.”
Khi ấy, Ma vương liền nghĩ: “Sa-môn này không thấy, không biết, thế mà lại nói: ‘Này Ba-tuần, ngươi hăy đi ra! Này Ba-tuần, ngươi hăy đi ra! Chớ có xúc nhiễu Như Lai, cũng chớ xúc nhiễu đệ tử của Như Lai. Đừng sống măi trong sự vô nghĩa, vô ích mà phải tái sanh ác xứ, thọ vô lượng khổ’. Tôn sư của ông ta có đại như ư túc, có đại oai đức, có đại phước hựu, có đại oai thần, cũng không thể thấy mau lẹ, biết mau lẹ như vậy, huống nữa là đệ tử mà thấy biết được sao!”
Tôn giả Đại Mục-kiền-liên lại nói với Ma vương rằng:
“Ta lại biết trong ư của ngươi, ngươi nghĩ như vầy, ‘Sa-môn này không thấy, không biết, thế mà lại nói: ‘Này Ba-tuần, ngươi hăy đi ra! Này Ba-tuần, ngươi hăy đi ra! Chớ có xúc nhiễu Như Lai, cũng chớ xúc nhiễu đệ tử của Như Lai. Đừng sống măi trong sự vô nghĩa, vô ích mà phải tái sanh ác xứ, thọ vô lượng khổ’. Tôn sư của ông ta có đại như ư túc, có đại oai đức, có đại phước hựu, có đại oai thần, cũng không thể thấy mau lẹ, biết mau lẹ như vậy, huống nữa là đệ tử mà thấy biết được sao!’”
Ma Ba-tuần kia nghĩ rằng: “Sa-môn này đă thấy và biết ta nên mới nói như vậy.” Rồi ma Ba-tuần hóa h́nh nhỏ xíu, từ trong miệng vọt ra, đứng ngay trước mặt Tôn giả Đại Mục-kiền-liên.
Tôn giả Đại Mục-kiền-liên bảo rằng:
“Này ma Ba-tuần, thuở xưa, có Như Lai tên là Giác-lịch-câu-tuân-đại[4], Đấng Vô Sở Trước, Đẳng Chánh Giác. Lúc đó ta làm ma có tên là Ác[5]. Ta có người em gái[6] tên là Hắc[7]. Ngươi chính là con trai của nó. Này ma Ba-tuần, v́ lẽ đó cho nên ngươi là cháu gọi ta bằng cậu.
“Này ma Ba-tuần, Đức Giác-lịch-câu-tuân-đại Như Lai, Vô Sở Trước, Đẳng Chánh Giác có hai đệ tử, một tên là Âm[8], hai tên là Tưởng[9]. Này Ba-tuần, do ư nghĩa nào được gọi là Âm? Ba-tuần, Tôn giả đó lúc sống trên cơi trời Phạm thiên, tiếng nói b́nh thường của ngài vang cả ngàn thế giới, lại không có một đệ tử nào có âm thanh ngang bằng, hoặc tương tợ, hoặc trội hơn được. Này Ba-tuần, v́ lẽ ấy cho nên Tôn giả đó được gọi là Âm vậy. Ba-tuần, lại do ư nghĩa nào mà Tôn giả Tưởng có tên là Tưởng? Này Ba-tuần, Tôn giả Tưởng nương nơi thôn ấp mà du hành. Khi đêm đă qua, lúc trời hừng sáng, Tôn giả ấy đắp y, mang b́nh bát, đi vào thôn ấp khất thực, cẩn thận thủ hộ thân, thu nhiếp các căn, giữ vững chánh niệm. Ngài sau khi khất thực xong và sau khi ăn vào lúc giữa trưa, thâu vén y bát, rửa tay chân, vắt Ni-sư-đàn trên vai, đi vào rừng vắng vẻ, hoặc đến dưới gốc cây trong rừng sâu, hoặc đến chỗ không tĩnh, trải ni-sư-đàn ngồi kết già, liền nhập Tưởng tri diệt định một cách mau chóng. Lúc ấy có những người đang lùa trâu, dê, người đi mót cỏ, hoặc người đi đường, họ vào trong núi, thấy ngài nhập Tưởng tri diệt định, bèn nghĩ rằng: ‘Nay Sa-môn này ngồi mà chết trong khu rừng vắng này. Chúng ta hăy nhặt cỏ khô chất đống phủ lên trên, ràng rịt cẩn thận, lượm củi chất chồng lên trên thân để hỏa thiêu’. Họ bèn nhặt cỏ chất đống phủ lên thân ngài, nổi lửa đốt rồi bỏ mà đi. Tôn giả kia, sau khi đêm đă qua, trời vừa hừng sáng, ra khỏi định, đập phủi y phục, du hành trở về thôn ấp, đắp y, mang b́nh bát vào thôn ấp khất thực như thường lệ, khéo giữ ǵn thân căn, giữ vững chánh niệm. Những người lùa trâu, dê, những người mót cỏ khô, hoặc người đi đường vào trong núi đă gặp Tôn giả trước kia, họ bèn nghĩ: ‘Đây là Sa-môn ngồi mà chết trong khu rừng vắng vẻ này. Chúng ta đă nhặt cỏ khô chất đống phủ trên thân, nổi lửa đốt rồi bỏ đó mà đi. Song Hiền giả này vẫn c̣n biết tưởng[10].’ Này Ba-tuần, v́ lẽ đó cho nên Tôn giả Tưởng được gọi là Tưởng vậy.
“Này Ba-tuần, lúc ấy ác ma nghĩ rằng: ‘Sa-môn trọc đầu này bị da đen trói chặt[11], bị tuyệt chủng, không con cái, học thiền, ḍ xét, ngong ngóng ḍ xét, luôn luôn ngong ngóng ḍ xét[12]. Giống như con lừa trọn ngày mang nặng, bị cột lại trong tàu, không được ăn lúa mạch, nó ḍ xét, ngong ngóng ḍ xét, luôn luôn ngong ngóng ḍ xét; Sa-môn trọc đầu này bị da đen trói chặt, tuyệt chủng, không con cái, chúng nó học thiền, ḍ xét, ngong ngóng ḍ xét, luôn luôn ngong ngóng ḍ xét.
“‘Giống như con mèo ngồi ŕnh bên hang chuột, v́ muốn bắt chuột nên nó ḍ xét, ngong ngóng ḍ xét, luôn luôn ngong ngóng ḍ xét; cũng vậy, Sa-môn trọc đầu này bị da đen trói chặt, tuyệt chủng không con cái, chúng nó học thiền, ḍ xét, ngong ngóng ḍ xét, luôn luôn ngong ngóng ḍ xét.
“ ‘Cũng giống như con cú mèo[13] ở giữa đống củi khô, v́ muốn bắt chuột nên nó ḍ xét, ngong ngóng ḍ xét, luôn luôn ngong ngóng ḍ xét; cũng vậy, Sa-môn trọc đầu này bị da đen trói chặt, tuyệt chủng không con cái, chúng nó học thiền, ḍ xét, ngong ngóng ḍ xét, luôn luôn ngong ngóng ḍ xét.
“ ‘Giống như con chim hạc[14] ở bên bờ nước, v́ muốn bắt cá nên nó ḍ xét, ngong ngóng ḍ xét, luôn luôn ngong ngóng ḍ xét; cũng vậy, Sa-môn trọc đầu này bị da đen trói chặt, bị tuyệt chủng không con cái, chúng nó học thiền, ḍ xét, ngong ngóng ḍ xét, luôn luôn ngong ngóng ḍ xét.
“‘Chúng ḍ xét cái ǵ? Ḍ xét với mục đích ǵ? Ḍ xét để mong cái ǵ? Chúng nó loạn trí, phát cuồng, bại hoại. Ta chẳng biết chúng nó ở đâu đến, cũng chẳng biết chúng nó đi về đâu, chẳng biết chúng nó sống ở đâu, chẳng biết chúng nó chết như thế nào, sanh như thế nào? Ta hăy dạy bảo các Phạm chí, Cư sĩ rằng: ‘Ngươi hăy đi đến mà chửi, mà đập, mà phá, mà rủa xả Sa-môn tinh tấn kia’. V́ sao vậy? Khi bị chửi, bị đập, bị phá, bị rủa xả, biết đâu chúng nó chẳng nổi ác tâm để ta dễ lợi dụng’.
“Bấy giờ ác ma bèn xúi dục các Cư sĩ, Phạm chí. Các Cư sĩ, Phạm chí ấy chửi, đập phá, rủa xả Sa-môn tinh tấn. Các Cư sĩ, Phạm chí ấy hoặc dùng cây đánh, hoặc lấy đá ném, hoặc vác gậy đập, có khi gây thương tích Sa-môn tinh tấn, có khi làm rách toạc áo, có khi làm bể b́nh bát. Bấy giờ trong số Cư sĩ Phạm chí ấy do nhân duyên này thân hoại mạng chung phải đến ác xứ, sanh trong địa ngục. Chúng sanh vào đó rồi, suy nghĩ như vầy, ‘Ta phải thọ khổ này, lại phải thọ cực khổ hơn nữa. V́ cớ sao? V́ chúng ta đă đối xử tàn ác với Sa-môn tinh tấn vậy’.
“Này Ba-tuần, đệ tử của Đức Giác-lịch-câu-tuân-đại Như Lai, Đấng Vô Sở Trước, Đẳng Chánh Giác mang đầu thương tích, mang y rách toạc, mang b́nh bát bể, đi đến chỗ Giác-lịch-câu-tuân-đại Như Lai, Đấng Vô Sở Trước Đẳng Chánh Giác. Lúc bấy giờ Đức Giác-lịch-câu-tuân-đại Như Lai, Đấng Vô Sở Trước Đẳng Chánh Giác đang thuyết pháp cho vô lượng trăm ngàn quyến thuộc vây quanh. Đức Giác-lịch-câu-tuân-đại Như Lai, Đấng Vô Sở Trước Đẳng Chánh Giác trông thấy từ xa một đệ tử mang đầu bị thương tích, y rách toạc, b́nh bát bể đi đến. Ngài thấy vậy, bảo các Tỳ-kheo rằng: ‘Các ngươi có thấy chăng, ác ma đă xúi dục các Cư sĩ, Phạm chí rằng ‘Các ngươi hăy đến mà chửi, mà đập, mà rủa xả Sa-môn tinh tấn. V́ cớ sao? Khi bị chửi, bị đập, bị rủa xả, biết đâu chúng nó chẳng nổi ác tâm để ta dễ dàng lợi dụng’.’ Này các Tỳ-kheo, hăy với tâm tương ưng với từ, biến măn một phương, thành tựu an trụ. Cũng vậy, hai, ba, bốn phương, tứ duy thượng hạ bao trùm tất cả, tâm tương ưng với từ, Bồ tát kết, không oán, không nhuế, không năo hại, rộng lớn bao la, vô lượng, khéo tu tập, biến măn tất cả thế gian, thành tựu và an trụ. Bi và hỷ cũng vậy. Tâm tương ưng với xả, không kết, không oán, không nhuế, không tranh, rộng lớn bao la, vô lượng, khéo tu tập, biến măn tất cả thế gian, thành tựu và an trụ. Với tâm ấy khiến ác ma không thể lợi dụng’.
“Này ma Ba-tuần, Đức Giác-lịch-câu-tuân-đại Như Lai, Đấng Vô Sở Trước Đẳng Chánh Giác bằng giáo pháp như vậy mà dạy đệ tử. Họ bèn thọ lănh giáo pháp ấy, tâm tương ưng với từ, không oán, không nhuế, không tranh, rộng lớn bao la, khéo tu tập, biến măn tất cả thế gian, thành tựu và an trụ. Với tâm ấy, ác ma kia không thể lợi dụng được.
“Này ma Ba-tuần, lúc đó ác ma lại nghĩ: ‘Bằng sự việc ấy ta muốn lợi dụng Sa-môn tinh tấn mà không thể được. Bây giờ ta hăy xúi dục các Cư sĩ, Phạm chí rằng: ‘Các người hăy đến phụng kính, cúng dường, lễ sự Sa-môn tinh tấn’. Biết đâu do sự phụng kính, cúng dường, lễ sự Sa-môn tinh tấn, chúng nó chẳng nổi ác tâm để ta dễ dàng lợi dụng’.
“Này Ma Ba-tuần, các Cư sĩ, Phạm chí kia sau khi bị ác ma xúi dục, họ đến phụng kính, cúng dường, lễ sự Sa-môn tinh tấn. Họ lấy áo trải lên mặt đất mà nói rằng ‘Sa-môn tinh tấn, xin đạp lên mà đi. Sa-môn tinh tấn thường làm những việc khó làm, khiến cho chúng tôi măi măi được lợi ích, được an ổn khoái lạc’. Hoặc có Phạm chí trải tóc lên mặt đất, nói rằng ‘Sa-môn tinh tấn, xin đạp lên tóc mà đi. Sa-môn tinh tấn thường làm những việc khó làm, khiến cho chúng tôi măi măi được lợi ích, được an ổn khoái lạc’. Hoặc có Cư sĩ, Phạm chí hai tay bưng đủ các loại ẩm thực, đứng bên dưới đợi và nói rằng ‘Sa-môn tinh tấn, xin nhận vật thực này, xin cứ mang đi tùy ư mà thọ dụng, để cho tôi măi măi được lợi ích, được an ổn khoái lạc’. Các Cư sĩ, Phạm chí thành tín thấy Sa-môn tinh tấn, cung kính bồng bế vào nhà, đem đủ thứ tài vật ra cho Sa-môn tinh tấn và nói rằng: ‘Xin thọ nhận cái này, xin thọ dụng cái này, xin mang cái này đi, tùy ư mà thọ dụng’. Lúc bấy giờ trong số các Cư sĩ, Phạm chí đó có người chết, do nhân duyên này thân hoại mạng chung được đi đến thiện xứ, sanh lên cơi trời. Sau khi sanh vào đó, họ bèn nghĩ ‘Ta đáng thọ hưởng sự an lạc này, lại sẽ thọ hưởng cực lạc hơn nữa. V́ sao thế? V́ chúng ta đă làm các việc lành với Sa-môn tinh tấn vậy’.
“Này ma Ba-tuần, đệ tử của Đức Giác-lịch-câu-tuân-đại Như Lai, Đấng Vô Sở Trước Đẳng Chánh Giác, sau khi được phụng kính, cúng dường, lễ sự, họ đi đến Đức Giác-lịch-câu-tuân-đại Như Lai, Đấng Vô Sở Trước Đẳng Chánh Giác. Lúc đó Đức Giác-lịch-câu-tuân-đại Như Lai, Đấng Vô Sở Trước Đẳng Chánh Giác đang thuyết pháp cho vô lượng trăm ngàn đệ tử vây quanh. Khi Đức Giác-lịch-câu-tuân-đại Như Lai, Vô Sở Trước Đẳng Chánh Giác trông thấy từ xa các đệ tử được phụng kính, cúng dường, lễ sự đang đi đến, thấy vậy, ngài bảo các Tỳ-kheo rằng: ‘Các ngươi có thấy chăng? Ác ma xúi dục các Cư sĩ, Phạm chí rằng ‘Các ngươi hăy đến phụng kính, cúng dường, lễ sự Sa-môn tinh tấn’. Biết đâu do phụng kính, cúng dường, lễ sự Sa-môn tinh tấn, chúng sẽ nổi ác tâm để ta dễ dàng lợi dụng. Này các Tỳ-kheo, các ngươi hăy quán các hành vô thường, quán các pháp hưng suy, quán vô dục, quán xả ly, quán diệt, quán đoạn để cho bọn ác ma không thể lợi dụng’.
“Này ma Ba-tuần, Đức Giác-lịch-câu-tuân-đại Như Lai, Đấng Vô Sở Trước Đẳng Chánh Giác bằng giáo pháp như vậy mà dạy các đệ tử, họ bèn thọ lănh giáo pháp ấy, quán các hành vô thường, quán pháp hưng suy, quán vô dục, quán xả ly, quán diệt, quán đoạn, khiến cho ác ma không thể lợi dụng.
“Này ma Ba-tuần, lúc đó ác ma bèn nghĩ: ‘Bằng việc ấy ta muốn lợi dụng Sa-môn tinh tấn mà không được. Ta hóa h́nh làm một đứa nhỏ[15] tay cầm cây gậy lớn, đứng bên đường, đánh vỡ đầu Tôn giả Âm, khiến máu chảy ướt cả mặt’.
“Này ma Ba-tuần, Đức Giác-lịch-câu-tuân-đại Như Lai, Đấng Vô Sở Trước Đẳng Chánh Giác sau đó đang du hành trong thôn ấp. Khi đêm đă qua, lúc trời hừng sáng, mang y bát vào trong thôn xóm khất thực, Tôn giả Âm đi hầu theo phía sau. Ma Ba-tuần, lúc ấy ác ma hóa h́nh làm một đứa bé, tay cầm một cây gậy lớn đứng bên đường, đánh vỡ đầu Tôn giả Âm, khiến máu chảy ướt cả mặt. Ma Ba-tuần, Tôn giả Âm sau khi bị vỡ đầu chảy máu, vẫn đi theo sau Đức Giác-lịch-câu-tuân-đại Như Lai, Đấng Vô Sở Trước Đẳng Chánh Giác như bóng không rời h́nh. Này ma Ba-tuần, Đức Giác-lịch-câu-tuân-đại Như Lai, Bậc Vô Sở Trước Đẳng Chánh Giác sau khi đến thôn ấp, bằng sức mạnh cực kỳ của bản thân, Ngài xoay nh́n theo phía hữu, như cái nh́n của một voi chúa, không sợ không hăi, không kinh không khiếp, quán sát khắp mọi phía. Này ma Ba-tuần, Đức Giác-lịch-câu-tuân-đại Như Lai, Bậc Vô Sở Trước Đẳng Chánh Giác nh́n thấy Tôn giả Âm đầu bị chảy máu ướt cả mặt, đang đi theo sau Phật như bóng không rời h́nh, bèn nói rằng: ‘Ác ma thật là hung bạo này có đại oai lực, ác ma này không biết vừa đủ’.
“Này ma Ba-tuần, Đức Giác-lịch-câu-tuân-đại Như Lai, Đấng Vô Sở Trước Đẳng Chánh Giác nói chưa xong th́ ngay tại chỗ đó ác ma liền bị đọa vào đại địa ngục Vô khuyết[16]. Ma Ba-tuần, đại địa ngục này có bốn tên gọi[17], một là Vô khuyết, hai là Bách đinh, ba là Nghịch thích, bốn là Lục cánh. Trong đại địa ngục đó có ngục tốt đi đến chỗ ác ma ở mà nói rằng: ‘Ngươi nay nên biết, nếu đinh hiệp với các đinh, phải biết măn một trăm năm’.”
Ma Ba-tuần nghe nói như vậy xong, trong ḷng hết sức rúng động, kinh sợ, khủng khiếp vô cùng, tóc lông dựng ngược, bèn hướng đến tôn giả Đại Mục-kiền-liên mà nói bài kệ:
Địa ngục kia thế nào, Xưa ác ma ở đó? Nhiễu hại bậc Phạm hạnh Xúc phạm cả Tỳ-kheo. Tôn giả Đại Mục-kiền-liên đáp lại ma Ba-tuần bài kệ rằng: Địa ngục tên Vô khuyết, Ác ma từng ở trong. Nhiễu hại bậc Phạm hạnh, Xúc phạm Tỳ-kheo Tăng. Đinh sắt cả trăm cái, Thảy đều đâm ngược lên. Địa ngục tên Vô khuyết, Ác ma từng ở trong. Nếu như ai không biết, Đệ tử Phật, Tỳ-kheo, Tất nhiên khổ như vậy, Mà thọ báo nghiệp đen. Trong nhiều loại viên quán, Loài người trên đất này, Ăn loại lúa tự mọc, Đời Bắc châu, tự nhiên.[18] Đại Tu di triền núi Xông ướp bởi nhân lành.[19] Tu tập nơi giải thoát, Thọ tŕ tối hậu thân, Đứng sững trên suối lớn, Cung điện kiếp lâu bền.[20] Sắc vàng thật ái lạc, Như lửa rực huy hoàng[21]. Nhạc trời trỗi các thứ; Đến Đế Thích thiên cung. Kiếp xưa với nhà cửa, Thiện Giác đă cúng dường[22]. Nếu Đế Thích đi trước, Lên điện Tỳ-xà-diên[23], Hân hoan chào đón Thích, Thiên nữ vũ chúc mừng. Nếu thấy Tỳ-kheo đến[24], Nh́n lui, vẻ thẹn thùng. Nếu Tỳ-lan-diên hiện, Luận nghĩa cùng Sa-môn, Ái tận, đắc giải thoát[25]; Đại tiên có biết chăng? Tỳ-kheo liền đáp lại, Người hỏi đúng như nghĩa. Câu-dực, ta biết đây, Ái tận, đắc giải thoát. Nghe lời giải đáp này, Đế Thích hoan hỷ lạc. Tỳ-kheo ban lợi ích, Nói năng đúng nghĩa chân. Trên Tỳ-xà-diên điện, Hỡi Đế Thích thiên vương, Cung điện tên ǵ vậy, Mà người nhiếp tŕ thành? Thích đáp: Đại Tiên Nhân! Tên Tỳ-xà-diên-đá. Gọi là thế giới ngàn, Ở trong ngàn thế giới; Không cung điện nào hơn Như Tỳ-la-diên-đá. Thiên vương Thiên Đế Thích, Tự tại mà du hành. Ái-lạc na-du-đá[26], Hóa một thành trăm hàng. Trong Tỳ-lan-diên điện, Đế Thích tự tại chơi. Tỳ-lan-diên đại điện, Ngón chân đủ lung lay[27]. Thiên vương mắt xem thấy, Đế Thích tự tại chơi. Giảng đường Lộc tử mẫu[28], Nền sâu, đắp kiên cố, Khó động, khó lung lay, Lay bởi định như ư. Kia có đất lưu ly, Thánh nhân bước lên đi Trơn nhuần, cảm thọ lạc, Trải gấm êm diệu kỳ. Ái ngữ thường ḥa hiệp, Thiên vương thường hân hoan. Nhạc trời hay khéo trỗi, Âm tiết họa nhịp nhàng. Thiên chúng đều hội tụ, Nhưng thuyết Tu-đà-hoàn[29]. Biết mấy vô lượng ngàn, Và hằng trăm na thuật. Đến Tam thập tam thiên, Bậc Tuệ Nhăn thuyết pháp. Nghe Ngài thuyết pháp xong, Hoan hỷ và phụng hành. Ta cũng có pháp ấy, Như lời của tiên nhân; Tức lên cơi Đại phạm, Hỏi Phạm thiên sự t́nh. Phạm vẫn có thấy ấy; Tức thấy có từ xưa, Ta vĩnh tồn, thường tại, Hằng hữu, không biến đổi. Đại Phạm trả lời kia, Đại tiên tôi không thấy, Tức thấy có từ xưa, Ta thường hằng không đổi. Tôi thấy cảnh giới này, Các Phạm thiên quá khứ; Ta nay do đâu nói, Thường hằng không biến đổi. Ta thấy thế gian này, Bậc Chánh Giác đă dạy. Tùy nhân duyên sanh ra, Luân chuyển rồi trở lại. Lửa không nghĩ thế này: “Ta đốt kẻ ngu dại” Lửa đốt, ngu sờ tay, Tất nhiên phải bị cháy. Cũng vậy, ma Ba-tuần, Đến Như Lai pháp khuất, Măi làm điều bất thiện, Tất thọ báo miên viễn. Ngươi đừng trách Phật-đà, Chớ hại Tỳ-kheo tịnh. Một Tỳ-kheo hàng ma, Tại Bố Lâm rừng già. Con quỷ sầu áo năo, Bị Kiền-liên quở la. Hăi hùng mất trí tuệ, Biến mất bèn đi xa.
Tôn giả Đại Mục-kiền-liên thuyết như vậy. Ma Ba-tuần sau khi nghe Tôn giả thuyết, hoan hỷ phụng hành.
___________________________________________
Chú thích
[1] Tương đương Pāli M.50. Māratajjaniya-sutta. Biệt dịch No.66 và No.67.
[2] Ngạc sơn, Bố lâm: xem cht.3, kinh 74.
[3] No.66 cũng nói dữ kiện này. No.67 và Pāli không có.
[4] Giác-lịch-câu-tuân-đại 覺 礫 拘 荀 大. No.66: Câu-lâu-tôn. No.67: Câu-lâu-tần. Pāli:Kakusandha.
[5] Ác 惡. No.66: xúc nhiễu ma. No.67: sân hận. Pāli: Dūsī.
[6] No.66 cũng nói là muội. No.67 nói là tỷ, chị. Pāli: bhaginī.
[7] Hắc 黑. No.67: Yểm hắc. Pāli: Kālī.
[8] Âm 音; Pāli: Vidhura.
[9] Tưởng 想; Pāli: Sañjīva.
[10] Thử Hiền giả cánh phục tưởng 此 賢 者 更 復 想; Pāli: ayaṃ samaṇo... svāyaṃ paṭisañjīvito, sa-môn này tự ḿnh sống lại. Ở đây, sañjīva: người c̣n sống; bản Hán đọc là saññīva; người c̣n có tưởng.
[11] Dĩ hắc sở phược 以 黑 所 縳. Pāli: kiṇhā bandhupādāpacca, đen điu, ṇi giống ti tiện (sinh từ bàn chân của bà con của Phạm thiên). Trong bản Hán, bandhu, bà con, được đọc là bandha, sự cột trói.
[12] Cố dịch sát: học thiền, tứ, tăng tứ, sác sác tăng tứ 學 禪 伺 增 伺 數 數 增 伺. Pāli: jhāyanti, pajjhāyanti, nijjhāyanti, apajjhāyanti (chúng nó thiền, chúng nó thiền trầm ngâm, chúng nó thiền đắm đuối, chúng nó thiền si dại). Hán tăng tứ thường dịch chữ abhijjhā, tham cầu (theo nghĩa, ḍm ngó tài sản người khác), được hiểu cùng gốc động từ jhāyati: thiền hay tư duy.
[13] Nguyên Hán: hưu hồ 鵂 狐, có lẽ chính xác là con hưu lưu 鵂 鶹, loại cú tai mèo, bắt chuột. Pāli: ulūka, con cú.
[14] Hạc điểu 鶴 鳥, chính xác nên hiểu là con sếu; nhưng bản Pāli: kotthu nadītīre, con giả can bên bờ sông.
[15] Bản Pāli: nhập vào một cậu bé (aññataraṃ kumārakaṃ anvāvisitvā).
[16] No.66: danh A-tỳ-nê-lê. Có lẽ, Vô khuyết tức Vô gián, hay A-tỳ (Avici). Bản Pāli không nói tên địa ngục ǵ.
[17] Bản Pāli chỉ có ba tên: chaphassāyataniko, địa ngục sáu xúc xứ; saṅkusamāhato, địa ngục cọc sắt; paccattavedaniyo, địa ngục thọ khổ các biệt.
[18] Bốn câu trở lên nói đời sống châu Bắc Câu-lô.
[19] Hai câu nói về trời Tứ thiên vương, ở ngay sườn núi Tu-di (Sineru).
[20] Nói về cơi trời Tam thập tam thiên hay Đao lợi thiên (Tavatimsa), ở trên chóp Tu-di. Từ đây trở xuống, nói về các cơi cao hơn.
[21] Hán: Hoảng dục; danh từ b́nh thường, không chỉ trời Quang âm ở Nhị thiền thiên.
[22] Trong một tiền kiếp, Đế Thích cúng dường nhà cửa cho Sa-môn. Do đó, c̣n có tên là Vāsava.
[23] Tỳ-xà-diên. Pāli: Vejayanta (Chiến thắng), được gọi như vậy v́ xuất hiện khi Thiên Đế Thích chiến thắng A-tu-la (Asura).
[24] Tức Tôn giả Đại Mục-kiền-liên. Xem chú thích ngay dưới.
[25] Thiên Đế Thích (Sakka) được Phật giảng cho về ái tận giải thoát. Trở về cung điện, Tôn giả Đại Mục-kiền-liên muốn biết Sakka có hiểu hay không, nên t́m đến điện Vejayanta. Thiên Đế Thích từ chối trả lời. Khi Tôn giả thấy đời sống hưởng thụ của Thiên Đế Thích cho rằng quá đáng, nên bấm ngón chân cái, làm rung động điện Vejayanta, Thiên Đế Thích hoảng sợ (xem M.37).
[26] Na-du-đá, Pāli: nahuta hay nayuta, đơn vị đo đường dài. Nhưng trong đây không rơ ư ǵ.
[27] Xem chú thích 25 trên.
[28] Phật nói về ái tận giải thoát cho Đế Thích tại giảng đường Lộc tử mẫu.
[29] Đế Thích được coi như đắc Tu-đà-hoàn, sau khi nghe Phật nói kinh Sakkapañhā (Pāli: D.21,Hán No.1914).
___________________________________________
132. KINH LẠI-TRA-H̉A-LA [1]
Tôi nghe như vầy:
Một thời Đức Phật du hóa tại Câu-lâu-sấu[2] cùng với chúng đại Tỳ-kheo, đi dến Thâu-lô-tra[3]; trú trong vườn Thi-nhiếp-ḥa[4], phía Bắc thôn Thâu-lô-tra.
Bấy giờ, các Phạm chí, Cư sĩ thôn Thâu-lô-tra nghe đồn rằng: “Sa-môn Cù-đàm, con ḍng họ Thích, ĺa bỏ tông tộc, xuất gia học đạo, đang du hóa Câu-lâu-sấu cùng với chúng đại Tỳ-kheo, đi đến thôn Thâu-lô-tra này, trú trong rừng Thi-nhiếp-ḥa, phía Bắc thôn Thâu-lô-tra. Sa-môn Cù-đàm ấy có tiếng tăm lớn, đồn khắp mười phương. Sa-môn Cù-đàm là Như Lai, Vô Sở Trước, Đẳng Chánh Giác, Minh Hạnh Thành Tựu[5], Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Đạo Pháp Ngự[6], Thiên Nhân Sư, Phật, Chúng Hựu[7]. Vị ấy ở trong thế gian này, giữa Chư Thiên, Ma, Phạm, Sa-môn, Phạm chí, từ người đến trời, mà tự tri, tự giác, tự chứng ngộ, thành tựu an trụ[8]. Vị ấy thuyết pháp vi diệu ở khởi đầu, vi diệu ở khoảng giữa và đoạn cuối cũng vi diệu, có nghĩa, có văn; cụ túc thanh tịnh, hiển hiện phạm hạnh[9]. Nếu được gặp Đức Như Lai, Bậc Vô Sở Trước, Đẳng Chánh Giác để tôn trọng, lễ bái, cúng dường, thừa sự, thật là thiện lợi thay! Chúng ta nên cùng nhau đến gặp Sa-môn Cù-Đàm để lễ bái, cúng dường.”
Các Cư sĩ, Phạm chí thôn Thâu-lô-tra sau khi đă được nghe như vậy, mỗi người cùng với quyến thuộc theo sau, từ thôn Thâu-lô-tra ra đi, hướng về phía Bắc, đến vườn Thi-nhiếp-ḥa. Họ mong gặp Đức Thế Tôn để lễ bái, cúng dường. Sau khi đến nơi Phật, các Phạm chí, cư sĩ thôn Thâu-lô-tra kia, có người cúi đầu lễ bái sát chân Phật rồi ngồi sang một bên; có người chào hỏi Phật rồi ngồi sang một bên; có người chắp tay hướng Phật rồi ngồi sang một bên; có người từ xa thấy Phật, lặng lẽ ngồi xuống. Khi các Phạm chí, Cư sĩ thôn Thâu-lô-tra ai nấy đều ngồi yên, Đức Phật nói pháp cho họ, khuyến phát khát ngưỡng, thành tựu hoan hỷ. Sau khi bằng vô lượng phương tiện nói pháp cho họ, khuyến phát khát ngưỡng, thành tựu hoan hỷ rồi Đức Phật ngồi im lặng.
Bấy giờ, các Phạm chí, Cư sĩ thôn Thâu-lô-tra sau khi được Phật thuyết pháp, khuyến phát ngưỡng, thành tựu hoan hỷ rồi, ai nấy đều rời chỗ ngồi đứng dậy, cúi đầu sát chân Phật, đi quanh Phật ba ṿng rồi ra về.
Lúc bấy giờ con trai cư sĩ là Lại-tra-ḥa-la[10] vẫn ngồi không đứng dậy. Đến lúc các Phạm chí, cư sĩ thôn Thâu-lô-tra ra về chẳng bao lâu, Lại-tra-ḥa-la con trai cư sĩ liền rời chỗ ngồi đứng dậy, trịch vai áo, chắp tay hướng về Phật mà bạch rằng:
“Bạch Thế Tôn, như con biết, đối với giáo pháp mà Phật đă dạy, nếu con sống tại gia bị tù hăm trong những sự phiền tỏa, không thể trọn đời thanh tịnh tu hành phạm hạnh được. Bạch Thế Tôn, xin cho con được theo Thế Tôn xuất gia học đạo, thọ giới cụ túc, được làm Tỳ-kheo tịnh tu phạm hạnh.”
Đức Thế Tôn hỏi:
“Này con trai Cư sĩ, cha mẹ có cho phép ông ở trong Chánh pháp luật này, chí tín, ĺa bỏ gia đ́nh, sống không gia đ́nh học đạo không?”
Lại-tra-ḥa-la con trai Cư sĩ bạch Phật:
“Bạch Thế Tôn, cha mẹ chưa cho con ở trong Chánh pháp luật này chí tín, ĺa bỏ gia đ́nh, sống không gia đ́nh học đạo.”
Đức Thế Tôn dạy:
“Này con trai Cư sĩ, nếu cha mẹ không cho phép ông sống trong Chánh pháp luật này, chí tín, ĺa bỏ gia đ́nh, sống không gia đ́nh học đạo, th́ Ta không thể độ ông xuất gia học đạo, cũng không thể truyền trao giới cụ túc.
Lại-tra-ḥa-la con trai Cư sĩ bạch:
“Bạch Thế Tôn, con sẽ phương tiện xin cha mẹ để con được phép ở trong Chánh pháp luật này chí tín ĺa bỏ gia đ́nh, sống không gia đ́nh học đạo.”
Đức Thế Tôn dạy:
“Này con trai Cư sĩ, tùy ước muốn của ông.”
Khi ấy Lại-tra-ḥa-la con trai Cư sĩ nghe lời Phật dạy, cẩn thận ghi nhớ, cúi đầu lễ sát chân Phật, đi quanh ba ṿng rồi ra về. Về đến nhà, ông thưa với cha mẹ:
“Thưa cha mẹ, như con biết, đối với giáo pháp mà Phật đă dạy, nếu con sống tại gia đ́nh, bị tù hăm trong những sự phiền tỏa, không thể trọn đời thanh tịnh tu hành phạm hạnh được. Cúi xin cha mẹ cho con trong Chánh pháp luật này mà chí tín ĺa bỏ gia đ́nh, sống không gia đ́nh học đạo.”
Cha mẹ của Lại-tra-ḥa-la con trai Cư sĩ bảo:
“Lại-tra-ḥa-la, cha mẹ chỉ có một ḿnh con, hết sức yêu thương chiều chuộng, ḷng những quyến luyến không kể xiết. Giả sử con có chết đi, cha mẹ c̣n không muốn rời bỏ, huống ǵ c̣n sống mà nỡ ĺa xa, không nh́n thấy được mặt sao?”
Lại-tra-ḥa-la con trai Cư sĩ lại thưa đến lần thứ ba:
“Thưa cha mẹ, như con biết, đối với giáo pháp mà Phật đă dạy, nếu con sống tại gia đ́nh, bị tù hăm trong những sự phiền tỏa, không thể trọn đời thanh tịnh tu hành phạm hạnh được. Cúi xin cha mẹ cho con trong Chánh pháp luật này mà chí tín ĺa bỏ gia đ́nh, sống không gia đ́nh học đạo.”
Cha mẹ Lại-tra-ḥa-la cũng lại bảo đến lần thứ ba:
“Lại-tra-ḥa-la, cha mẹ chỉ có một ḿnh con, hết sức yêu thương chiều chuộng, ḷng những quyến luyến không kể xiết. Giả sử con có chết đi, cha mẹ c̣n không muốn rời bỏ, huống ǵ c̣n sống mà nỡ ĺa xa, không nh́n thấy được mặt sao?”
Khi ấy Lại-tra-ḥa-la con trai Cư sĩ liền vật ḿnh xuống đất, nói:
“Từ nay con không đứng dậy, không uống, không ăn, cho đến khi nào cha mẹ cho con ở trong Chánh pháp luật này chí tín ĺa bỏ gia đ́nh, sống không gia đ́nh học đạo.”
Rồi Lại-tra-ḥa-la con trai Cư sĩ trải qua một ngày không ăn, cho đến hai ngày, ba ngày, bốn ngày, nhiều ngày không ăn. Bấy giờ cha mẹ Lại-tra-ḥa-la con trai Cư sĩ đến bên con bảo rằng:
“Lại-tra-ḥa-la, người con mềm mại, thân h́nh đẹp đẽ, thường nằm ngồi trên giường tốt, nay con không biết khổ sao? Lại-tra-ḥa-la, con hăy mau đứng dậy, sống đời dục lạc mà bố thí, sung sướng mà tu phước nghiệp. V́ sao? Lại-tra-ḥa-la, cảnh giới của Đức Thế Tôn rất khó, rất khó! Xuất gia học đạo lại càng rất khó.”
Lại-tra-ḥa-la con trai Cư sĩ vẫn nằm im lặng không đáp.
Rồi cha mẹ Lại-tra-ḥa-la con trai Cư sĩ đi đến thân bằng quyến thuộc và các quan viên nói rằng:
“Mong quư vị hăy cùng đến chỗ Lại-tra-ḥa-la khuyên nó dậy.”
Thân bằng quyến thuộc của Lại-tra-ḥa-la và các quan viên bèn cùng nhau đi đến chỗ Lại-tra-ḥa-la bảo rằng:
“Này cậu Lại-tra-ḥa-la, người cậu mềm mại, thân h́nh đẹp đẽ, thường nằm ngồi trên giường tốt, nay không biết khổ sao? Lại-tra-ḥa-la, cậu hăy mau đứng dậy, sống đời dục lạc mà bố thí, sung sướng tu phước nghiệp. V́ sao? Lại-tra-ḥa-la, cảnh giới của Đức Thế Tôn rất khó, rất khó! Xuất gia học đạo lại càng rất khó.”
Lại-tra-ḥa-la con trai Cư sĩ vẫn nằm im lặng không đáp.:
Rồi cha mẹ Lại-tra-ḥa-la con trai Cư sĩ đi đến các thiện tri thức đồng bạn đồng lứa với Lại-tra-ḥa-la con trai Cư sĩ, nói rằng:
“Mong các cậu đến chỗ Lại-tra-ḥa-khuyên nó đứng dậy.”
Các thiện tri thức đồng bạn đồng lứa với Lại-tra-ḥa-la con trai Cư sĩ, liền cùng nhau đi đến bên Lại-tra-ḥa-la con trai Cư sĩ, nói rằng:
“Lại-tra-ḥa-la con trai Cư sĩ, người bạn mềm mại, thân h́nh đẹp đẽ, thường nằm ngồi trên giường tốt, nay bạn không biết khổ sao? Lại-tra-ḥa-la, bạn hăy mau đứng dậy sống đời dục lạc mà bố thí, sung sướng tu phước nghiệp. V́ sao? Lại-tra-ḥa-la, cảnh giới của Đức Thế Tôn rất khó, rất khó! Xuất gia học đạo lại càng rất khó.”
Lại-tra-ḥa-la con trai Cư sĩ vẫn im lặng không đáp.
Khi ấy các thiện tri thức đồng bạn, đồng lứa với Lại-tra-ḥa-la con trai Cư sĩ đi đến chỗ cha mẹ Lại-tra-ḥa-la con trai Cư sĩ nói rằng:
“Hai bác nên cho Lại-tra-ḥa-la con trai Cư sĩ ở trong Chánh pháp luật này chí tín ĺa bỏ gia đ́nh, sống không gia đ́nh học đạo. Nếu anh ấy thích sống như vậy, th́ ngay trong đời này c̣n có thể gặp nhau. Nếu anh ấy chán sống cảnh ấy th́ tự nhiên sẽ trở về với cha mẹ. Nay nếu không cho anh ấy đi, nhất định anh ấy sẽ chết, không nghi ngờ ǵ nữa. Như thế có ích ǵ?”
Khi ấy, cha mẹ Lại-tra-ḥa-la con trai Cư sĩ nghe xong, liền nói với các thiện tri thức đồng bạn đồng lứa với Lại-tra-ḥa-la con trai Cư sĩ rằng:
“Chúng tôi nay cho Lại-tra-ḥa-la ở trong Chánh pháp luật mà chí tín ĺa bỏ gia đ́nh, sống không gia đ́nh học đạo. Nếu học đạo mà vẫn trở về cho chúng tôi gặp.”
Rồi các thiện tri thức đồng bạn đồng lứa với Lại-tra-ḥa-la con trai Cư sĩ liền cùng nhau đến chỗ Lại-tra-ḥa-la con trai Cư sĩ nói rằng:
“Này bạn, cha mẹ đă cho bạn ở trong Chánh pháp luật mà chí tín ĺa bỏ gia đ́nh, sống không gia đ́nh, học đạo. Khi học đạo rồi, phải trở về thăm cha mẹ.”
Lại-tra-ḥa-la con trai Cư sĩ nghe như vậy, vui mừng khôn tả, hân hoan, sinh ái, sinh lạc, bèn đứng dậy, dần dần bồi dưỡng thân thể. Khi thân thể đă b́nh phục, liền rời khỏi thôn Thâu-lô -tra, đi đến chỗ Phật, cúi đầu sát chân Phật, bạch rằng:
“Bạch Thế Tôn, cha mẹ đă cho con ở trong Chánh pháp luật này chí tín ĺa bỏ gia đ́nh, sống không gia đ́nh học đạo. Ngưỡng mong Thế Tôn cho con được theo Thế Tôn xuất gia học đạo, thọ giới Cụ túc, được làm Tỳ-kheo.”
Khi ấy Đức Thế Tôn độ Lại-tra-ḥa-la con trai Cư sĩ xuất gia học đạo, truyền trao giới Cụ túc. Sau khi truyền trao giới Cụ túc, Đức Thế Tôn ở lại thôn Thâu-lô-tra một thời gian, sau đó Ngài thâu y mang bát lần lượt du hành đến nước Xá-vệ, trú trong rừng Thắng, vườn Cấp cô độc.
Tôn giả Lại-tra-ḥa-la sau khi xuất gia học đạo, thọ giới Cụ túc, sống cô độc ở nơi xa vắng, tâm không phóng dật, tu hành tinh tấn. Do sống cô độc ở nơi xa vắng, tâm không phóng dật, tu hành tinh tấn, ngài đạt đến mục đích mà một thiện nam tử cạo bỏ râu tóc, mặc áo ca-sa, chí tín ĺa bỏ gia đ́nh, sống không gia đ́nh học đạo, là chỉ cầu hoàn thành vô thượng phạm hạnh, ở ngay đời này tự tri, tự giác, tự chứng ngộ, thành tựu an trụ, biết như thật rằng: “Sự sanh đă dứt, phạm hạnh đă vững, việc cần làm đă làm xong, không c̣n tái sanh nữa". Tôn giả Lại-tra-ḥa-la biết như pháp rồi, cho đến, chứng đắc quả A-la-hán.
Tôn giả Lại-tra-ḥa-la, sau khi đắc quả A-la-hán, khoảng chín mười năm trôi qua, bèn nghĩ rằng: “Ngày xưa ta đă hứa xuất gia học đạo rồi sẽ trở về thăm cha mẹ. Ta nay nên trở về để trọn lời hứa đó.”
Rồi Tôn giả Lại-tra-ḥa-la đi đến chỗ Phật, cúi đầu lễ sát chân Phật, ngồi sang một bên, bạch rằng:
“Bạch Thế Tôn, con trước có lời hứa, là sau khi học đạo rồi, sẽ về thăm cha mẹ. Hôm nay con xin từ giă để về thăm cha mẹ cho trọn lời hứa trước.”
Bấy giờ, Đức Thế Tôn nghĩ: “Thiện nam tử Lại-tra-ḥa-la[11] này, nếu giả sử xả giới, bỏ đạo, sống đời dục lạc như cũ, chắc chắn không có trường hợp đó.” Đức Thế Tôn biết vậy, liền bảo:
“Ngươi hăy đi. Những ai chưa được độ, hăy độ; chưa giải thoát, hăy khiến cho giải thoát; tịch diệt, khiến được tịch diệt. Lại-tra-ḥa-la, nay tùy ư ngươi.
Khi đó, Tôn giả Lại-tra-ḥa-la nghe Phật nói xong, cẩn thận ghi nhớ, liền rời chỗ ngồi đứng dậy, cúi lạy sát chân Phật, đi quanh ba ṿng, rồi đi về pḥng riêng, thu xếp ngọa cụ, mang y ôm bát, lần lượt du hành đến thôn Thâu-lô-tra, trú trong vườn Thi-nhiếp-ḥa, phía Bắc thôn Thâu-lô-tra.
Khi đêm đă qua, trời vừa hừng sáng, Tôn giả Lại-tra-ḥa-la mang y ôm bát vào thôn Thâu-lô-tra khất thực. Tôn giả Lại-tra-ḥa-la nghĩ như vầy: “Đức Thế Tôn khen ngợi việc thứ lớp khất thực. Ta nay ở trong thôn Thâu-lô-tra này nên theo thứ lớp khất thực.”
Tôn giả Lại-tra-ḥa-la ở trong thôn Thâu-lô-tra theo thứ lớp khất thực, lần lượt về đến nhà ḿnh. Lúc đó cha của Tôn giả Lại-tra-ḥa-la đứng trong cửa, đang chải tóc cạo râu. Ông ta thấy Lại-tra-ḥa-la đi vào, liền nói rằng:
“Sa-môn trọc đầu này bị quỷ đen trói chặt[12], tuyệt chủng không con cái, phá hoại gia đ́nh ta. Ta có một đứa con, hết sức thương yêu chiều chuộng, ḷng những quyến luyến không kể xiết, thế mà nó dẫn đi mất. Đừng cho nó ăn!
Tôn giả Lại-tra-ḥa-la ở nhà cha đă không được bố thí, mà lại bị rủa xả rằng: “Sa-môn trọc đầu này bị màu đen trói chặt, tuyệt chủng không con cái, phá hoại gia đ́nh ta. Ta có một đứa con, hết sức thương yêu chiều chuộng, ḷng những quyến luyến không kể xiết, thế mà nó dẫn đi mất. Đừng cho nó ăn!” Tôn giả Lại-tra-ḥa-la nghe vậy liền vội vàng bỏ đi.
Lúc đó người nô tỳ của cha Tôn giả Lại-tra-ḥa-la xách một giỏ đồ ăn thiu thối, định vất vào đống rác. Tôn giả thấy người nô tỳ của cha Tôn giả Lại-tra-ḥa-la xách một giỏ đồ ăn thiu thối, định vất vào đống rác, liền nói:
“Này cô em, nếu đồ ăn thiu thối này đáng bỏ đi th́ nên bỏ vào bát của tôi. Tôi sẽ ăn.”
Khi ấy, đứa nô tỳ của cha người nô tỳ của cha Tôn giả Lại-tra-ḥa-la đem đồ ăn thiu thối trong giỏ đổ vào bát. Đang khi đổ vào bát, do hai dấu hiệu mà cô nhận ra Tôn giả; đó là: tiếng nói và tay chân của Tôn giả. Nhận ra được hai dấu hiệu này, nó liền chạy đến chỗ cha của Tôn giả[13] Lại-tra-ḥa-la, thưa:
“Thưa ông, nên biết, cậu Lại-tra-ḥa-la đă trở về đế thôn Thâu-lô-tra này rồi. Ông nên đến gặp.”
Cha Tôn giả Lại-tra-ḥa-la nghe xong, rất đổi vui mừng phấn khởi, tay trái vén áo, tay mặt vuốt sửa râu tóc, rồi đi nhanh đến chỗ Tôn giả Lại-tra-ḥa-la. Khi đó Tôn giả Lại-tra-ḥa-la đang quay mặt vào vách, ăn đồ ăn thiu thối ấy.
Cha Tôn giả Lại-tra-ḥa-la thấy Tôn giả Lại-tra-ḥa-la đang quay mặt vào vách ăn đồ ăn thiu thối, nói rằng:
“Lại-tra-ḥa-la con, người con rất mềm mại, thân h́nh đẹp đẽ, thường ăn thức ăn ngon. Lại-tra-ḥa-la, tại sao con lại ăn đồ ăn thiu thối như thế? Lại-tra-ḥa-la, v́ lẽ ǵ con đă về đến thôn Thâu-lô-tra này mà không về nhà cha mẹ?”
Tôn giả Lại-tra-ḥa-la thưa rằng:
“Thưa Cư sĩ, con đă vào nhà cha, nhưng không được bố thí mà lại bị rủa xả, mắng rằng: ‘Sa-môn trọc đầu này bị quỷ đen trói chặt, tuyệt chủng không con cái, phá hoại gia đ́nh ta. Ta có một đứa con, hết sức thương yêu chiều chuộng, ḷng những quyến luyến không kể xiết, thế mà nó dẫn đi mất. Đừng cho nó ăn!’ Con nghe như vậy bèn vội vàng bỏ đi.
Cha Tôn giả Lại-tra-ḥa-la nói lời xin lỗi rằng:
“Lại-tra-ḥa-la, con hăy tha lỗi! Lại-tra-ḥa-la, con hăy tha lỗi! Cha thật không biết Lại-tra-ḥa-la trở về nhà cha.”
Rồi cha Tôn giả Lại-tra-ḥa-la với ḷng cung kính, d́u đỡ Tôn giả Lại-tra-ḥa-la đưa vào trong nhà, trải chỗ ngồi và mời ngồi. Tôn giả Lại-tra-ḥa-la bèn ngồi xuống. Lúc đó, người cha thấy Tôn giả Lại-tra-ḥa-la ngồi xong, liền đến chỗ vợ, nói rằng:
“Này bà, nên biết, Thiện nam tử Lại-tra-ḥa-la đă về lại nhà rồi, mau sửa soạn cơm nước.”
Mẹ Tôn giả Lại-tra-ḥa-la nghe xong, rất đổi vui mừng, phấn khởi, liền vội vàng sửa soạn cơm nước. Soạn cơm nước xong, bà liền mang tiền bạc ra để giữa nhà một đống lớn. Đống tiền lớn đến nỗi một người đứng bên này, một người ngồi bên kia, không trông thấy nhau. Dồn một đống tiền lớn xong, bà đi đến chỗ Tôn giả Lại-tra-ḥa-la nói:
“Lại-tra-ḥa-la, đây là phần tiền tài của mẹ. C̣n tiền tài của cha con th́ nhiều vô lượng trăm ngàn, không thể tính được. Nay giao hết cho con. Lại-tra-ḥa-la con, con nên xả giới, bỏ đạo, sống đời dục lạc mà bố thí, sung sướng tu phước nghiệp. V́ sao như vậy? V́ cảnh giới của Thế Tôn rất khó, rất khó! Xuất gia học đạo lại càng rất khó.”
Tôn giả Lại-tra-ḥa-la thưa với mẹ rằng:
“Con nay có một điều muốn nói mẹ có chịu nghe không?”
Mẹ Lại-tra-ḥa-la nói:
“Này con nhà Cư sĩ, có điều ǵ con cứ nói, mẹ sẵn sàng nghe.”
Tôn giả Lại-tra-ḥa-la thưa với mẹ rằng:
“Nên may bao vải mới, đựng đầy tiền, dùng xe chở đến sông Hằng, đổ xuống chỗ sâu. V́ sao vậy? V́ do tiền này làm cho con người lo khổ, sầu thương, khóc lóc, không được an vui.”
Khi ấy, mẹ Tôn giả Lại-tra-ḥa-la nghĩ rằng: “Bằng phương tiện này không thể làm cho con ta Lại-tra-ḥa-la xả giới bỏ đạo. Ta nên đến mấy con vợ cũ của nó, nói như thế này: ‘Các con dâu ơi, các con nên dùng ngọc anh lạc khi trước trang điểm thân thể, thứ ngọc mà thiện nam tử Lại-tra-ḥa-la lúc c̣n ở nhà ưa thích nhất. Dùng thứ anh lạc này trang điểm rồi, các con cùng nhau đến bên Lại-tra-ḥa-la, mỗi đứa ôm một chân mà nói rằng: Không biết hiền lang có thiên nữ nào đẹp hơn tôi mà khiến cho hiền lang bỏ tôi để tu phạm hạnh v́ nàng?’”
Nghĩ xong, bà ta liền đến chỗ các vợ cũ của Tôn giả Lại-tra-ḥa-la nói như thế này:
“Các con dâu ơi, các con nên dùng ngọc anh lạc khi trước trang điểm thân thể, thứ ngọc mà thiện nam tử Lại-tra-ḥa-la lúc c̣n ở nhà ưa thích nhất. Dùng thứ anh lạc này trang điểm rồi, các con cùng nhau đến bên Lại-tra-ḥa-la, mỗi đứa ôm một chân mà nói rằng: ‘Không biết hiền lang có thiên nữ nào đẹp hơn tôi mà khiến cho hiền lang bỏ tôi để tu phạm hạnh v́ nàng?’”
Khi ấy, các cô vợ cũ của Tôn giả Lại-tra-ḥa-la liền dùng ngọc anh lạc khi trước trang điểm thân thể, thứ anh lạc mà Tôn giả Lại-tra-ḥa-la lúc c̣n tại gia ưa thích nhất. Dùng loại ngọc đó trang điểm rồi, liền kéo đến bên Tôn giả Lại-tra-ḥa-la, mỗi người ôm một chân mà nói như thế này:
“Không biết hiền lang có thiên nữ nào đẹp hơn tôi mà khiến cho hiền lang bỏ tôi để tu phạm hạnh v́ nàng?”
Tôn giả Lại-tra-ḥa-la nói với các cô vợ cũ rằng:
“Này các cô em, các cô nên biết, tôi không phải v́ thiên nữ mà tu phạm hạnh. Sở dĩ tôi tu phạm hạnh, nay đă được mục đích ấy. Những điều Phật dạy, nay tôi đă làm xong.”
Những bà vợ của Tôn giả Lại-tra-ḥa-la đứng sang một bên khóc lóc rơi lệ mà nói rằng:
“Tôi không phải em gái của hiền lang, nhưng hiền lang lại gọi tôi bằng cô em.”
Lúc đó Tôn giả Lại-tra-ḥa-la quay nh́n về phía cha mẹ, nói:
“Thưa Cư sĩ, nếu có thí cơm, đúng giờ th́ thí, tại sao làm phiền nhau?”
Bấy giờ, cha mẹ Tôn giả Lại-tra-ḥa-la liền đứng dậy, thân hành lấy nước rửa, dâng ngài các món hào soạn dồi dào, đủ các loại nhai nuốt, tự thân châm chước cho ngài ăn no. Ăn xong thâu dọn chén bát, dùng nước rửa xong, lấy một cái giường nhỏ ngồi riêng nghe pháp.
Tôn giả Lại-tra-ḥa-la thuyết pháp cho cha mẹ nghe, khuyến phát khát ngưỡng, thành tựu hoan hỷ. Sau khi bằng vô lượng phương tiện thuyết pháp cho họ, khuyến phát khát ngưỡng, thành tựu hoan hỷ rồi, ngài từ chỗ ngồi đứng dậy, nói tụng rằng:
Hăy nh́n h́nh bóng trang sức này, Trân bảo ngọc ngà và các thứ; Tóc uốn lượn buông xuôi phía hữu; Nốt ruồi xanh, mắt kẻ, mi dài. Tṛ dối trá gạt người si dại, Nhưng lừa sao được kẻ sang bờ! Với bao nhiêu gấm vóc lụa là, Mong làm đẹp thân h́nh xú uế. Tṛ dối trá gạt người si dại; Nhưng lừa sao được kẻ sang bờ! Và bao nhiêu hương liệu bôi xoa, Châm chấm điểm phấn vàng son đỏ. Tṛ dối trá gạt người si dại; Nhưng lừa sao được kẻ sang bờ! Áo tịnh diệu trang hoàng thân thể; Nhưng nguyên h́nh huyễn hoặc c̣n trơ. Tṛ dối trá gạt người si dại; Nhưng lừa sao được kẻ sang bờ! Khi nai đă đạp tan lưới bẫy, Và phá tung cổng nhốt một đời; Ta bỏ lại miếng mồi, đi mất; Ai yêu ǵ trói buộc thân nai?
Tôn giả Lại-tra-ḥa-la nói tụng rồi, dùng như ư túc nương hư không mà đi. Đến rừng Thâu-lô-tra, đi vào rừng ấy, trải ni-sư-đàn ngồi kiết già dưới cây Bệ-hê-lặc[14].
Bấy giờ, vua Câu-lao-bà[15] với quần thần trước sau vây quanh, ngồi ở chánh điện, bàn tán khen ngợi Tôn giả Lại-tra-ḥa-la rằng:
“Nếu ta nghe tin Thiện nam tử Lại-tra-ḥa-la[16] đến Thâu-lô-tra này th́ ta quyết đến thăm.”
Khi ấy vua Câu-lao-bà bảo thợ săn rằng:
“Ngươi hăy đi ḍ xét rừng Thâu-lô-tra. Ta muốn đến đó săn.”
Thợ săn vâng lời, liền đến ḍ xét rừng Thâu-lô-tra. Khi người thợ săn ḍ xét rừng, thấy Tôn giả Lại-tra-ḥa-la trải tọa cụ ngồi kiết già dưới cây Bệ-hê-lặc, liền nghĩ: “Người mà vua Câu-lao-bà cùng quần thần ngồi tại chánh điện bàn tán khen ngợi, bây giờ ở đây.”
Khi người thợ săn ḍ xét rừng Thâu-lô-tra xong rồi, trở về tâu với vua Câu-lao-bà rằng:
“Tâu Đại vương, nên biết, tôi đă xem rừng Thâu-lô-tra rồi. Xin theo ư Đại vương. Tâu Đại vương, Tôn giả Lại-tra-ḥa-la, người mà Đại vương cùng quần thần ngồi ở chánh điện bàn tán khen ngợi rằng: ‘Nếu ta nghe tin Thiện nam tử Lại-tra-ḥa-la đến Thâu-lô-tra này, ta quyết đến thăm’. Nay Tôn giả Thiện nam tử Lại-tra-ḥa-la hiện đang ở trong rừng Thâu-lô-tra, trải tọa cụ ngồi kiết già dưới cây bệ-hê-lặc, Đại vương muốn gặp có thể đến đó.”
Vua Câu-lao-bà nghe xong, bảo người đánh xe:
“Ngươi mau mau sửa soạn xa giá. Ta muốn đến gặp Lại-tra-ḥa-la.
Người đánh xe vâng lệnh, sửa soạn xa giá xong trở lại tâu vua:
“Tâu Đại vương, nên biết, xa giá đă sửa soạn xong. Xin theo ư Đại vương.”
Khi ấy vua Câu-lao-bà liền ngồi xe ra đi đến rừng Thâu-lô-tra. Từ xa trông thấy Tôn giả Lại-tra-ḥa-la, nhà vua liền xuống xe, đi bộ đến chỗ Tôn giả Lại-tra-ḥa-la. Tôn giả Lại-tra-ḥa-la thấy vua Câu-lao-bà đến, nói rằng:
“Đại vương, nay đến đây, muốn ngồi đâu tự tiện ngồi, được chăng?”
Vua Câu-lao-bà đáp:
“Hôm nay tuy tôi đến bờ cơi của ḿnh, nhưng ư tôi muốn Thiện nam tử Lại-tra-ḥa-la mời tôi ngồi.
Tôn giả Lại-tra-ḥa-la liền mời vua Câu-lao-bà rằng:
“Đây có chỗ ngồi riêng, xin mời Đại vương ngồi.”
Khi ấy, vua Câu-lao-bà với Tôn giả Lại-tra-ḥa-la cùng chào hỏi nhau rồi ngồi sang một bên. Vua nói với Tôn giả Lại-tra-ḥa-la:
“Có phải ngài v́ gia đ́nh suy sụp mà xuất gia học đạo chăng? Nếu v́ không có tài vật nên sống đời học đạo, th́ này Lại-tra-ḥa-la, trong nhà của Câu-lao-bà vương gia này có nhiều tài vật, tôi sẽ xuất tài vật cho Lại-tra-ḥa-la, khuyên Lại-tra-ḥa-la xả giới bỏ đạo, sống đời dục lạc mà bố thí, tùy ư tu phước nghiệp. V́ sao như vậy? Lại-tra-ḥa-la, giáo pháp của Tôn sư rất khó, xuất gia học đạo lại càng khó hơn”.
Tôn giả Lại-tra-ḥa-la nghe xong, nói rằng:
“Đại vương nay bằng sự bất tịnh mời tôi, không phải bằng sự thanh tịnh mà mời.”
Vua Câu-lao-bà nghe xong, hỏi:
“Tôi phải làm sao để thỉnh mời Lại-tra-ḥa-la bằng sự thanh tịnh, không phải bằng sự bất tịnh?”
Tôn giả Lại-tra-ḥa-la đáp:
“Đại vương, nên nói như thế nầy: ‘Lại-tra-ḥa-la, nhân dân trong nước tôi an ổn, sung sướng, không có việc kinh sợ, không có đấu tranh, không có hà khắc, không có khổ nô dịch; lúa gạo đầy đủ, khất thực dễ được. Lại-tra-ḥa-la sống trong nước tôi, tôi sẽ ủng hộ như pháp’. Đại vương, nói như vậy gọi là bằng sự thanh tịnh mời tôi, không phải bằng sự bất tịnh mà mời.”
Vua Câu-lao-bà nghe xong, nói:
“Nay tôi bằng sự thanh tịnh mà mời Lại-tra-ḥa-la; không phải bằng sự bất tịnh. Nhân dân trong nước tôi an ổn, sung sướng, không có việc kinh sợ, không có đấu tranh, không có hà khắc, không có khổ nô dịch; lúa gạo đầy đủ, khất thực dễ được. Lại-tra-ḥa-la sống trong nước tôi, tôi sẽ ủng hộ như pháp.”
“Lại nữa, Lại-tra-ḥa-la, có bốn trường hợp suy vi, do suy vi nên cạo bỏ râu tóc, mặc áo ca-sa, chí tín ĺa bỏ gia đ́nh, sống không gia đ́nh học đạo. Những ǵ là bốn? Bệnh suy, lăo suy, tài sản suy, thân tộc suy.
“Lại-tra-ḥa-la, thế nào là bệnh suy? Hoặc có người trường kỳ bị bệnh; bệnh tật rất nặng, quá đau đớn, người ấy nghĩ rằng: ‘Ta trường kỳ bị bệnh; bệnh tật rất nặng, quá đau đớn. Ta thật có dục vọng nhưng không sống đời dục lạc được. Ta nay nên cạo bỏ râu tóc, mặc áo ca-sa, chí tín ĺa bỏ gia đ́nh, sống không gia đ́nh học đạo’. Sau đó, người ấy v́ bệnh suy nên cạo bỏ râu tóc, mặc áo ca-sa, chí tín ĺa bỏ gia đ́nh, sống không gia đ́nh học đạo. Đó gọi là bệnh suy.
“Lại-tra-ḥa-la, thế nào gọi là lăo suy? Hoặc có người tuổi già, các căn suy yếu, tuổi thọ gần hết, người ấy nghĩ rằng: ‘Ta tuổi đă già, các căn suy yếu, tuổi thọ gần hết, ta thật có dục vọng nhưng không thể sống đời dục lạc, ta nay nên cạo bỏ râu tóc, mặc áo ca-sa, chí tín ĺa bỏ gia đ́nh, sống không gia đ́nh học đạo’. Sau đó, người ấy v́ lăo suy nên cạo bỏ râu tóc, mặc áo ca-sa, chí tín ĺa bỏ gia đ́nh, sống không gia đ́nh học đạo. Đó gọi là lăo suy.
“Lại-tra-ḥa-la, thế nào là tài sản suy? Hoặc có người bần cùng cô thế, người ấy nghĩ rằng: ‘Ta bần cùng cô thế, ta nên cạo bỏ râu tóc, mặc áo ca-sa, chí tín ĺa bỏ gia đ́nh, sống không gia đ́nh học đạo’. Sau đó, người ấy v́ tài sản suy nên cạo bỏ râu tóc, mặc áo ca-sa, chí tín ĺa bỏ gia đ́nh, sống không gia đ́nh học đạo. Đó gọi là tài suy.
“Lại-tra-ḥa-la, thế nào gọi là thân tộc suy? Hoặc có người bà con tuyệt tự, chết tuyệt, không c̣n một ai, người ấy nghĩ rằng: Ta nay bà con tuyệt tự, chết tuyệt, không c̣n một ai. Ta nên cạo bỏ râu tóc, mặc áo ca-sa, chí tín ĺa bỏ gia đ́nh, sống không gia đ́nh học đạo’. Sau đó người ấy v́ thân suy nên cạo bỏ râu tóc, mặc áo ca-sa, chí tín ĺa bỏ gia đ́nh, sống không gia đ́nh học đạo. Đó gọi là thân suy.
“Lại-tra-ḥa-la khi xưa không bệnh hoạn, an ổn trọn vẹn, đường tiêu hóa điều ḥa, không lạnh không nóng, b́nh chánh an lạc, thuận ḥa không tranh chấp; do đó, các thứ đồ ăn mềm hay cứng được dễ dàng tiêu hóa, an ổn. Như vậy, Lại-tra-ḥa-la chẳng phải v́ bệnh suy mà cạo bỏ râu tóc, mặc áo ca-sa, chí tín ĺa bỏ gia đ́nh, sống không gia đ́nh học đạo.
“Lại-tra-ḥa-la khi xưa vào tuổi niên thiếu, tóc đen óng mướt, thân thể khỏe mạnh, rồi xướng ca tấu nhạc, mặc t́nh thỏa thích. Lại chưng diện thân thể, thường thích dạo chơi. Lúc ấy bà con không ai muốn để ngài học đạo; cha mẹ khóc lóc, lo sầu áo năo, cũng không cho ngài xuất gia học đạo. Nhưng ngài cạo bỏ râu tóc, mặc áo ca-sa, chí tín ĺa bỏ gia đ́nh, sống không gia đ́nh học đạo. Như vậy Lại-tra-ḥa-la không v́ lăo suy mà cạo bỏ râu tóc, mặc áo ca-sa, chí tín ĺa bỏ gia đ́nh, sống không gia đ́nh học đạo.
“Lại-tra-ḥa-la ở trong thôn Thâu-lô-tra này, về phần tài vật, gia đ́nh ngài là đệ nhất, là tối đại, là tối thắng, là tối thượng. Như vậy Lại-tra-ḥa-la không v́ tài sản suy mà cạo bỏ râu tóc, mặc áo ca-sa, chí tín ĺa bỏ gia đ́nh, sống không gia đ́nh học đạo.
“Lại-tra-ḥa-la ở trong rừng Thâu-lô-tra này, các bà con giàu có đều c̣n sống. Như vậy, Lại-tra-ḥa-la không phải v́ thân tộc suy mà cạo bỏ râu tóc, mặc áo ca-sa, chí tín ĺa bỏ gia đ́nh, sống không gia đ́nh học đạo.
“Lại-tra-ḥa-la, đối với bốn trường hợp suy vi ấy, hoặc do một suy vi nào đó nên cạo bỏ râu tóc, mặc áo ca-sa, chí tín ĺa bỏ gia đ́nh, sống không gia đ́nh học đạo, nhưng tôi thấy Lại-tra-ḥa-la không có một suy vi nào khả dĩ khiến Lại-tra-ḥa-la cạo bỏ râu tóc, mặc áo ca-sa, chí tín ĺa bỏ gia đ́nh, sống không gia đ́nh học đạo. Lại-tra-ḥa-la hiểu biết thế nào và được nghe những ǵ mà cạo bỏ râu tóc, mặc áo ca-sa, chí tín ĺa bỏ gia đ́nh, sống không gia đ́nh học đạo?”
“Tôn giả Lại-tra-ḥa-la đáp:
“Đại vương, Thế Tôn là đấng đă biết, đă thấy, là Như Lai, Vô Sở Trước, Đẳng Chánh Giác, đă giảng thuyết bốn sự. Tôi hoan hỷ chấp nhận điều ấy; tôi thấy, nghe, hiểu biết điều ấy, nên cạo bỏ râu tóc, mặc áo ca-sa, chí tín ĺa bỏ gia đ́nh, sống không gia đ́nh học đạo.
“Những ǵ là bốn[17]? Đại vương, thế gian này không được bảo vệ, không đáng nương tựa[18]. Thế gian này nhất thiết phải đi đến sự già nua[19]. Thế gian này không thường, cần phải bỏ đi[20]. Thế gian này không có sự thỏa măn, không có sự biết đủ, là tôi tớ của ái[21].”
Vua Câu-lao-bà hỏi:
“Lại-tra-ḥa-la, như ngài vừa nói, ‘Đại vương, thế gian này không được bảo vệ, không đáng nương tựa’. Nhưng, Lại-tra-ḥa-la, tôi có con, cháu, anh, em, bè đảng, tượng quân, xa quân, mă quân, bộ quân, thảy đều giỏi bắn, giỏi chống cự, nghiêm nghị, dơng mănh như vương tử, lực sĩ, Bát-la-khiên-đề, Ma ha năng già[22]; lại có người xem tướng, có kẻ trù mưu, có người tính toán, có kẻ thông hiểu điển sách, có người giỏi đàm luận, có quân thần, có quyến thuộc, người tŕ chú, kẻ biết chú, bất cứ phương nào có sự khủng bố th́ có kẻ chế phục, ngăn cản. Nếu như lời Lại-tra-ḥa-la nói, ‘Đại vương, thế gian này không được bảo vệ, không đáng nương tựa,’ th́ này Lại-tra-ḥa-la, nói như thế có nghĩa ǵ?”
Tôn giả Lại-tra-ḥa-la đáp:
“Đại vương, bây giờ tôi hỏi nhà vua, xin tùy theo sự hiểu biết mà trả lời. Đại vương, thân này có bệnh chăng?”
Vua Câu-lao-bà đáp:
“Lại-tra-ḥa-la, nay thân này của tôi thường có phong bệnh[23].
Tôn giả Lại-tra-ḥa-la hỏi:
“Đại vương, khi phong bệnh bộc phát rất trầm trọng, rất đau đớn, th́ này Đại vương, lúc ấy có thể bảo bọn con cháu, anh em, họ hàng thân thích, tượng quân, xa quân, mă quân, bộ quân, thảy đều giỏi bắn, giỏi chống cự, nghiêm nghị, dơng mănh như vương tử, lực sĩ, Bát-la-khiên-đề, Ma-ha-năng-già, kẻ xem tướng, kẻ trù mưu, người tính toán, kẻ thông hiểu điển sách, người giỏi đàm luận, quân thần quyến thuộc, kẻ tŕ chú, người biết chú, rằng ‘Các ngươi hăy đến, tạm thời thay thế ta chịu sự khổ sở đau đớn để ta khỏi bệnh, an lạc’ được chăng?”
Vua Câu-lao-bà đáp:
“Không được. V́ sao vậy? Tôi tự gây nghiệp; nhân bởi nghiệp, duyên bởi nghiệp, riêng ḿnh chịu khổ sở đau đớn.”
Tôn giả Lại-tra-ḥa-la bảo:
“Đại vương, thế cho nên Đức Thế Tôn dạy rằng ‘Thế gian này không được bảo vệ, không đáng nương tựa. Tôi muốn nhẫn lạc điều đó, tôi thấy, nghe, hiểu biết điều đó nên cạo bỏ râu tóc, mặc áo ca-sa, chí tín ĺa bỏ gia đ́nh, sống không gia đ́nh học đạo.”
Vua Câu-lao-bà nói rằng:
“Như Lại-tra-ḥa-la đă nói, ‘Đại vương, thế gian này không được bảo vệ, không đáng nương tựa’. Này Lại-tra-ḥa-la, tôi cũng muốn nhẫn lạc điều đó. V́ sao như vậy? Thế gian này quả thật không được bảo vệ, không đáng nương tựa.”
Vua Câu-lao-bà lại hỏi:
“Như Lại-tra-ḥa-la đă nói, ‘Đại vương, thế gian này tất cả đều đi đến chỗ già nua’. Lại-tra-ḥa-la, nói như vậy có nghĩa ǵ?”
Tôn giả Lại-tra-ḥa-la đáp:
“Đại vương, bây giờ tôi hỏi nhà vua, xin tùy theo sự hiểu biết mà trả lời. Lúc Đại vương c̣n hai mươi bốn tuổi hay hai mươi lăm tuổi th́ như thế nào? Khi ấy sự nhanh nhẹn như thế nào đối với ngày nay? Khi ấy, gân sức, h́nh thể, nhan sắc như thế nào đối với ngày nay?”
Vua Câu-lao-bà đáp:
“Khi tôi c̣n hai mươi bốn hay hai mươi lăm tuổi, tự nhớ lại thời ấy, sự nhanh nhẹn, gân sức, h́nh thể, nhan sắc không ai hơn tôi. Lại-tra-ḥa-la, tôi nay đă già nua, các căn lụn bại, mạng sống sắp chấm dứt, tuổi đầy tám mươi, đâu có mạnh khỏe như xưa.”
Tôn giả Lại-tra-ḥa-la nói:
“Đại vương, thế cho nên Đức Thế Tôn dạy rằng: ‘Thế gian này, tất cả đều đi đến chỗ già nua’. Tôi muốn tiếp nhận điều đó, tôi thấy, nghe, hiểu biết điều đó nên cạo bỏ râu tóc, mặc áo ca-sa, chí tín từ bỏ gia đ́nh, sống không gia đ́nh học đạo.”
Vua Câu-lao-bà nói:
“Như Lại-tra-ḥa-la nói, ‘Đại vương, thế gian này tất cả đều đi đến chỗ già nua’. Tôi cũng muốn tiếp nhận điều đó. V́ sao như vậy? Thế gian này quả thật tất cả đều đi đến chỗ già nua.”
Vua Câu-lao-bà lại hỏi:
“Như Lại-tra-ḥa-la đă nói, ‘Đại vương, thế gian này vô thường, cần phải bỏ đi’. Lại-tra-ḥa-la, nói như vậy lại có nghĩa ǵ?”
Tôn giả Lại-tra-ḥa-la đáp:
“Đại vương, bây giờ tôi hỏi nhà vua, xin tùy theo sự hiểu biết mà trả lời. Đại vương, có nước Câu-lâu-sấu dồi dào, hậu cung dồi dào, kho tàng dồi dào không?”
Vua Câu-lao-bà đáp:
“Đúng vậy!”
Tôn giả Lại-tra-ḥa-la lại hỏi:
“Đại vương, có nước Câu-lâu-sấu dồi dào, hậu cung dồi dào, kho tàng dồi dào, nếu thời gian đă đến, không thể nương tựa, chịu đựng sự tan vỡ, tất cả đời này đều đi đến chỗ diệt vong; lúc đó nước Câu-lâu-sấu dồi dào, hậu cung dồi dào, kho tàng dồi dào, có thể từ đời này mang qua đời sau không?”
Vua Câu-lao-bà đáp:
“Không được. V́ sao như vậy? Tôi phải đơn độc, cô thân, cũng không bạn bè, từ đời này mà đi đến đời sau.”
Tôn giả Lại-tra-ḥa-la nói:
“Thế cho nên Đức Thế Tôn dạy rằng: ‘Thế gian này vô thường, cần phải bỏ đi’. Tôi muốn nhẫn lạc điều đó, tôi thấy, nghe, hiểu biết điều đó nên cạo bỏ râu tóc, mặc áo ca-sa, chí tín xuất gia, từ bỏ gia đ́nh, sống không gia đ́nh học đạo.”
Vua Câu-lao-bà nói:
“Như Lại-tra-ḥa-la đă nói, ‘Đại vương, thế gian này vô thường, cần phải bỏ đi’. Tôi cũng muốn nhẫn lạc điều đó. V́ sao? Thế gian này quả thật vô thường, cần phải bỏ đi.”
Vua Câu-lao-bà lại hỏi:
“Như Lại-tra-ḥa-la đă nói, ‘Đại vương, thế gian này không có sự thỏa măn, không có sự biết đủ, là tôi tớ của ái’. Lại-tra-ḥa-la, nói điều này, như vậy có nghĩa ǵ?”
Tôn giả Lại-tra-ḥa-la đáp:
“Đại vương, bây giờ tôi hỏi nhà vua, xin tùy theo sự hiểu biết mà trả lời. Có nước Câu-lâu-sấu dồi dào, hậu cung dồi dào, kho tàng dồi dào không?”
Vua Câu-lao-bà đáp:
“Đúng vậy.”
Tôn giả Lại-tra-ḥa-la lại hỏi:
“Có nước Câu-lâu-sấu dồi dào và hậu cung dồi dào, kho tàng dồi dào; nếu có một người từ phương Đông đến, đáng tín nhiệm, không lừa dối, nói với nhà vua rằng: Tôi từ phương Đông đến, thấy nước ấy vô cùng giàu có an vui, nhân dân đông đúc.”
Tôn giả Lại-tra-ḥa-la lại nói:
“Phương Nam, phương Tây, phương Bắc cũng như vậy. Từ bờ biển lớn, nếu có một người đến, đáng tín nhiệm, không lừa dối, nói với nhà vua rằng: Tôi từ bờ biển lớn đến, thấy nước ấy vô cùng giàu có an lạc, nhân dân đông đúc.”
Tôn giả Lại-tra-ḥa-la nói:
“Đại vương, thế cho nên Đức Thế Tôn dạy rằng: ‘Thế gian này không có sự thỏa măn, không có biết đủ, là tôi tớ của ái’. Tôi muốn nhẫn lạc điều đó; tôi thấy, nghe, hiểu biết điều đó nên cạo bỏ râu tóc, mặc áo ca-sa, chí tín ĺa bỏ gia đ́nh, sống không gia đ́nh học đạo.”
Vua Câu-lao-bà nói:
“Như Lại-tra-ḥa-la đă nói, ‘Đại vương, thế gian này không có sự thỏa măn, không có sự biết đủ, là tôi tớ của ái’. Tôi cũng muốn nhẫn lạc điều đó. V́ sao? V́ thế gian này quả không có sự thỏa măn, không có sự biết đủ, là tôi tớ của ái.”
Tôn giả Lại-tra-ḥa-la nói:
“Đức Thế Tôn, là đang đă biết, đă thấy, là Như Lai, Vô Sở Trước Đẳng Chánh Giác, nói cho tôi nghe bốn việc này. Tôi muốn nhẫn lạc điều đó nên cạo bỏ râu tóc, mặc áo ca-sa, chí tín ĺa bỏ gia đ́nh, sống không gia đ́nh học đạo.”
Lúc đó, Tôn giả Lại-tra-ḥa-la nói tụng rằng:
Ta thấy người thế gian, Có của, ngu không thí; Được của rồi cầu thêm, Xan tham chứa chất của. Nhà vua được thiên hạ, Chỉnh ngự tùy sức ḿnh. Trong nước không biết đủ, Lại t́m ở nước ngoài. Nhà vua và nhân dân Chưa ĺa dục, mạng vong. Xỏa tóc, vợ con khóc; Ôi thôi, khổ khó ngăn. Bó chăn đệm chôn cất; Hoặc chất củi hỏa thiêu. Duyên đi đến đời sau; Thiêu rồi vẫn ngu dại. Chết rồi của không theo; Vợ con và nô tỳ, Của nhiều cùng chung hưởng; Ngu, trí, cũng vậy thôi. Người trí chẳng âu lo; Kẻ ngu ôm sầu thảm. Thế nên trí tuệ hơn; Bước về nẻo chánh giác. Chấp chặt theo có Hữu, Kẻ ngu gây hạnh ác. Với pháp, làm phi pháp; Dùng sức cưỡng đoạt người. Kém trí bắt chước theo; Ngu làm nhiều hạnh ác. Nhập thai đến đời sau, Luôn luôn chịu sanh tử. Đă thọ sanh ra đời, Chỉ làm các việc ác. Như giặc bị bắt trói; Tự làm ác hại ḿnh. Chúng sanh này như thế, Cho măi đến đời sau. Do nghiệp ḿnh đă tạo Tự làm ác hại ḿnh. Như trái chín tự rụng; Già trẻ cũng như vậy. Muốn trang điểm, yêu thích; Tâm hưởng sắc tốt xấu; Bị dục trói buộc hại; Do dục sanh kinh hăi. Vua, tôi thấy giác này, Biết Sa-môn vi diệu.
Tôn giả Lại-tra-ḥa-la thuyết như vậy vua Câu-lao-bà sau khi nghe lời Tôn giả Lại-tra-ḥa-la thuyết xong, hoan hỷ phụng hành.
___________________________________________
Chú thích
[1] Bản Hán, quyển 31. Tương đương Pāli, M. 82 Raṭṭhapāla-suttanta. Hán biệt dịch, No.68 Phật thuyết Lại-tra-ḥa-la kinh, Ngô Chi Khiêm dịch; No.69 Phật Thuyết Hộ Quốc Kinh, Tống, Pháp Hiền dịch.
[2] Câu-lâu-sấu 拘樓瘦. Pāli: Kurūsu, giữa những Kuru.
[3] Thâu- lô-tra 鍮蘆吒. No.69: Đổ-la tụ lạc. No.68: từ Câu-lưu quốc đến Thâu-la-âu-tra quốc. Pāli: Thullakoṭṭhikaṃ nāma kurūnaṃ nigamo, một làng của người Kuru tên là Thullakoṭṭihika.
[4] Thi-nhiếp-ḥa viên 尸攝惒園. Pāli: Siṃsapāvana, rừng cây siṃsapa.
[5] Hán: Minh Hành Thành Vi 明行成為;thường nói là Minh Hành Túc. Pāli: vijjā-caraṇsampanno.
[6] Hán: Đạo pháp ngự道法御; thường nói là Điều ngự trượng phu. Bản Hán này đọc dhamma (pháp) thay v́ damma (huấn luyện).
[7] Chúng Hựu 眾佑, tức Thế Tôn. Pāli: Bhagavā.
[8] Hán: bỉ ư thử thế… tự tri tự giác tự tác chứng thành tựu du. Các bản Pāli: so imaṃ lokaṃ sadevakaṃsayaṃ abhiññā sacchikatvā pavedeti, “Vị ấy sau khi bằng thắng trí tự ḿnh chứng nghiệm thế giới này bao gồm chư Thiên… rồi thuyết minh”. Trong Pāli, các từ lokaṃ (thế gian)... đều đồng nghiệp cách, túc từ trực tiếp cho pavedeti (thuyết minh) và sacchikatvā (sau khi chứng nghiệm); trong khi, trong bản Hán, thế gian… được hiểu là ư cách, túc từ chỉ nơi chốn.
[9] Hán: cụ túc thanh tịnh, hiển hiện phạm hạnh 具 足淸淨顯現梵行. Pāli: kevalaparipuṇṇaṃ parisuddhaṃ brahmacariyaṃ pakāseti, giới thiệu đời sống phạm hạnh tuyệt đối hoàn hảo, tuyệt đối trong sạch. Trong bản Hán, các từ cụ túc, thanh tịnh, cần được hiểu là phẩm định cho phạm hạnh.
[10] Lại-tra-ḥa-la Cư sĩ tử 賴吒惒羅居士子. Pāli:Raṭṭhapālo nāma kulaputto.
[11] Trong nguyên bản: Lại-tra-ḥa-la tộc tánh tử 賴吒惒羅族姓子. Pāli: Raṭṭhapālo kulaputto.
[12] Hán: vị hắc sở phược為黑所縳. Pāli: imehi muiḍakehi samaṇakehi…, v́ bọn Sa-môn trọc đầu nay mà…
[13] Bản Pāli, báo tin cho mẹ của Raṭṭhapāla. Sau đó bà báo tin cho ông.
[14] Bệ-hê-lặc 鞞醯勒. Pāli: vibhīṭaka, cây xuyên luyện (Terminalia belerica), có thể dùng quả nó làm thuốc.
[15] Câu-lao-bà; tên vua, chủ khu vườn nai mà Lại-tra-ḥa-la đang trú. Xem No(160), kinh “A-lan-na” sau. Pāli: Koravya.
[16] Hán: Lại-tra-ḥa-la tộc tánh tử: Lại-tra-ḥa-la, con trai nhà tông tộc, hay con nhà gia thế.
[17] Bốn sự kiện theo No.69: lăo, bệnh, ái, tử. No.68: đại loại như vậy. Pāli và bản Hán này tương đồng về đại cương.
[18] Pāli: attāṇo loko anabhissaro’ti, thế giới này vô hộ, vô chủ.
[19] Hán: thú hướng lăo pháp趣向老法. Pāli: upanīyyati loko addhuvo ti, thế gian này không bền vững, bị lôi cuốn đi.
[20] Pāli: assako loko sabbaṃ pahāya gamanīyan ti, thế giới này không sở hữu; cần xả bỏ tất cả khi ra đi. Trong bản Hán, assaka, “không có sở hữu” được đọc là asassaka, “không thường hằng”.
[21] Hán: vi ái tẩu sứ為愛走使. Pāli: ūno loko atitto taṇhādāso ti, thế gian này thiếu thốn, không thỏa măn, nô lệ của khát ái.
[22] Bát-la-khiên-đề Ma-ha-năng-già鈢 邏騫提摩訶能伽, không rơ tên của ai. Đại tạng kinh sách dẫn, vol.1 cho là tên của một người. Hoặc giả là tên một con voi chúa (Ma-ha-năng-già: mahānāga).
[23] Hán: phong bệnh風病. Pāli: anusāyiko ābādho, bệnh thống phong mạn tính.
___________________________________________
133. KINH ƯU-BA-LY [1]
Tôi nghe như vầy:
Một thời Đức Phật du hóa tại Na-nan-đà[2], trong vườn xoài Ba-bà-ly[3].
Lúc bấy giờ có người Ni-kiền là Trường Khổ Hạnh[4] sau giờ ăn trưa, ung dung đi đến chỗ Phật, và sau khi chào hỏi, ngồi xuống một bên.
Bấy giờ Đức Thế Tôn bèn hỏi:
“Nhà khổ hạnh Ni-kiền Thân Tử[5] chủ trương có bao nhiêu hành vi để không hành ác nghiệp, không tạo tác ác nghiệp?[6]”
Ni-kiền Trường Khổ Hạnh đáp:
“Thưa Cù-đàm, Tôn sư của tôi, Ni-kiền Thân Tử, không giảng dạy cho chúng tôi về những hành vi để không hành ác nghiệp, không tạo tác ác nghiệp. Nhưng người giảng dạy chúng tôi về sự trừng phạt để không hành ác nghiệp, không tạo tác ác nghiệp.”
Thế Tôn lại hỏi:
“Nhà khổ hạnh Ni-kiền Thân Tử chủ trương có bao nhiêu sự trừng phạt để không hành ác nghiệp, không tạo tác ác nghiệp?”
Ni-kiền Trường Khổ Hạnh đáp rằng:
“Thưa Cù-đàm, Tôn sư của tôi, Ni kiền Thân Tử giảng dạy cho chúng tôi về ba sự trừng phạt để không hành ác nghiệp, không tạo tác ác nghiệp. Những ǵ là ba? Đó là sự trừng phạt bằng thân, sự trừng phạt bằng miệng và sự trừng phạt bằng ư[7].
Đức Thế Tôn lại hỏi:
“Này Khổ Hạnh, thế nào, thân phạt, khẩu phạt, ư phạt có khác nhau không?”
Ni-kiền Trường Khổ Hạnh đáp rằng:
“Thưa Cù-Đàm, đối với chúng tôi, thân phạt khác, khẩu phạt khác, ư phạt khác.”
Đức Thế Tôn lại hỏi:
“Này Khổ Hạnh, các sự trừng phạt này tương tự như vậy. Ni-kiền Thân Tử chủ trương trừng phạt nào nặng hơn hết để không hành ác nghiệp, không tạo tác ác nghiệp? Sự trừng phạt của thân chăng? Của khẩu chăng? Của ư chăng?”
Ni-kiền Trường Khổ Hạnh đáp rằng:
“Thưa Cù-đàm, các sự trừng phạt này tương tự như vậy. Tôn sư tôi, Ni-kiền Thân Tử chủ trương thân phạt là nặng hơn hết để không hành ác nghiệp, không tạo tác ác nghiệp. Khẩu phạt th́ không phải vậy, ư phạt th́ nhẹ nhất, không bằng thân phạt vốn “rất lớn lao, rất nặng nề.
Thế Tôn lại hỏi:
“Này Khổ Hạnh, ông nói thân phạt nặng nhất chăng?”
Ni-kiền Trường Khổ Hạnh đáp:
“Thưa Cù-đàm, thân phạt nặng nhất.”
Đức Thế Tôn hỏi lại đến lần thứ ba:
“Này Khổ Hạnh, ông nói thân phạt nặng nhất chăng?”
Ni-kiền Trường Khổ Hạnh cũng ba lần đáp lại:
“Thưa Cù-đàm, thân phạt nặng nhất.”
Đức Thế Tôn thẩm định ba lần Ni-kiền Trường Khổ Hạnh việc như vậy xong, bèn ngồi im lặng.
Ni-kiền Trường Khổ Hạnh hỏi:
“Sa-môn Cù-đàm chủ trương có bao nhiêu sự trừng phạt để không hành ác nghiệp, không tạo tác ác nghiệp?”
Bấy giờ Đức Thế Tôn đáp:
“Này Khổ Hạnh, ta không giảng thuyết về những trừng phạt để không hành ác nghiệp, không tạo tác ác nghiệp. Ta chỉ giảng thuyết về nghiệp để không hành ác nghiệp, không tạo tác ác nghiệp.”
Ni-kiền Trường Khổ Hạnh hỏi: “Cù-đàm chủ trương có bao nhiêu nghiệp để không hành ác nghiệp, không tạo tác ác nghiệp?”
Thế Tôn lại đáp:
“Này Khổ Hạnh, Ta giảng thuyết về ba nghiệp để không hành ác nghiệp, không tạo tác ác nghiệp. Thế nào là ba? Là thân nghiệp, khẩu nghiệp và ư nghiệp.”
Ni-kiền Trường Khổ Hạnh lại hỏi:
“Cù-đàm, thân nghiệp khác, khẩu nghiệp khác, ư nghiệp khác chăng?”
Thế Tôn lại đáp:
“Ta nói, thân nghiệp khác, khẩu nghiệp khác, ư nghiệp khác vậy”.
Ni-kiền Trường Khổ Hạnh hỏi:
“Thưa Cù-đàm, ba nghiệp này tương tự như vậy, Ngài chủ trương nghiệp nào nặng nhất để không hành ác nghiệp, không tạo tác ác nghiệp? Là thân nghiệp chăng? Khẩu nghiệp chăng? Ư nghiệp chăng?”
Thế Tôn lại đáp:
“Này Khổ Hạnh, ba nghiệp này tương tự như vậy, Ta giảng thuyết ư nghiệp là nặng nhất để không hành ác nghiệp, không tạo tác ác nghiệp. Thân nghiệp và khẩu nghiệp th́ không phải vậy.”
Ni-kiền Trường Khổ Hạnh hỏi:
“Cù-Đàm chủ trương ư nghiệp nặng nhất chăng?”
Thế Tôn đáp:
“Này Khổ Hạnh, Ta giảng thuyết ư nghiệp là nặng nhất.”
Ni-kiền Trường Khổ Hạnh lại hỏi đến ba lần:
“Cù-Đàm chủ trương thi thiết ư nghiệp là nặng nhất chăng?”
Thế Tôn cũng trả lời đến ba lần:
“Này Khổ Hạnh, Ta giảng thuyết ư nghiệp là nặng nhất vậy.”
Ni-kiền Trường Khổ Hạnh ba lần thẩm định Thế Tôn sự việc đó như vậy xong, liền từ chỗ ngồi đứng dậy, đi nhiễu ba ṿng quanh Thế Tôn rồi lui về; đi đến chỗ Ni-kiền Thân Tử. Ni-kiền Thân Tử từ xa thấy Trường Khổ Hạnh đi đến, liền hỏi:
“Này Khổ Hạnh, ngươi từ đâu đến vậy?”
Ni-kiền Trường Khổ Hạnh đáp:
“Con từ Na-nan-đà, trong vườn xoài Ba-bà-ly, tại chỗ của Sa-môn Cù-đàm đến đây.”
Ni-kiền Thân Tử hỏi:
“Này Khổ Hạnh, ông có cùng Sa-môn Cù-đàm bàn luận không?”
Ni-kiền Trường Khổ Hạnh đáp:
“Có bàn luận với nhau.”
Ni-kiền Thân Tử nói rằng:
“Này Khổ Hạnh, nếu đă cùng với Sa-môn Cù-đàm bàn luận, th́ hăy nói lại hết cho ta nghe, để hoặc giả ta biết được luận thuyết của vị ấy”.
Rồi Ni-kiền Trường Khổ Hạnh mới đem sự việc thảo luận với Thế Tôn nói lại cho ông nghe. Ni-kiền Thân Tử nghe xong, khen rằng:
“Hay thay Khổ Hạnh! Ngươi đối với Tôn sư đă làm đúng pháp của đệ tử. Ông là người mà việc phải làm được thành biện bằng trí tuệ. Với quyết định thông minh, với sự trầm tĩnh không sợ hăi, hoàn toàn tự tin tưởng, đă đạt đến tài hùng biện, đă bắt được ngọn cờ cam lộ, ở trong cảnh giới cam lộ tự thân chứng ngộ, thành tựu an trụ[8]. V́ sao vậy? Ngươi vừa rồi đối với Sa-môn Cù-đàm mà giảng thuyết thân phạt là nặng nhất để không hành ác nghiệp, không gây ác nghiệp. Khẩu phạt không như vậy. Ưù phạt càng kém hơn; không bằng thân phạt rất lớn lao, rất trầm trọng.”
Khi ấy, Cư sĩ Ưu-ba-ly[9] cùng năm trăm Cư sĩ tập họp trong chúng chắp tay hướng Ni-kiền Thân tử. Rồi Cư sĩ Ưu-ba-ly nói với Ni-kiền Trường Khổ Hạnh:
“Ngài đă ba lần thẩm định Sa-môn Cù-đàm việc như vậy?”
Ni-kiền Trường Khổ Hạnh đáp:
“Cư sĩ, tôi đă ba lần thẩm định Sa-môn Cù-đàm việc như vậy.”
Cư sĩ Ưu-ba-ly nói với Ni-kiền Trường Khổ Hạnh:
“Tôi cũng có thể đến thẩm định ba lần Sa-môn Cù-đàm việc như vậy, rồi lôi kéo đi đâu tùy ư. Cũng như người lực sĩ nắm con dê có cái bờm dài[10] rồi lôi kéo đi đâu tùy ư; tôi cũng như vậy, có thể đến thẩm định ba lần Sa-môn Cù-đàm việc như vậy, rồi lôi kéo đi đâu tùy ư. Cũng như người lực sĩ cầm áo lông giũ bụi, tôi cũng như vậy, có thể đến thẩm định lại ba lần với Sa-môn Cù-đàm việc như vậy, rồi lôi kéo đi đâu tùy ư. Tôi cũng như vậy, có thể đến thẩm định lại ba lần với Sa-môn Cù-đàm việc như vậy rồi lôi kéo đi dâu tùy ư. Cũng như người nấu rượu[11], hay đệ tử của người nấu rượu, lấy cái túi lọc rượu đem để vào trong nước, rồi tùy theo ư muốn, lôi đi đâu tùy ư; tôi cũng như vậy, có thể đến thẩm định ba lần Sa-môn Cù-đàm việc như vậy, rồi lôi kéo đi đâu tùy ư. Cũng như con voi chúa đă sáu mươi tuổi, là một đại long tượng kiêu ngạo[12], đủ ngà, đủ vóc, gân sức mạnh mẽ, một lực sĩ dẫn đi, lấy nước rửa bắp vế, rửa xương sống, rửa sườn, rửa bụng, rửa răng, rửa đầu và giỡn chơi trong nước; tôi cũng như vậy, có thể đến thẩm định ba lần với Sa-môn Cù-đàm việc như vậy, rồi tùy theo chỗ mà tẩy. Tôi đến chỗ Sa-môn Cù-đàm cùng ông bàn luận, hàng phục xong rồi trở về.”
Ni-kiền Thân Tử nới với Cư sĩ Ưu-ba-ly rằng:
“Ta cũng có thể hàng phục Sa-môn Cù-đàm. Ông cũng có thể. Ni-kiền Trường Khổ Hạnh cũng có thể vậy.”
Khi ấy, Ni-kiền Trường Khổ Hạnh thưa với Ni-kiền Thân Tử:
“Con không muốn để cho Cư sĩ Ưu-ba-ly đi đến chỗ Sa-môn Cù-đàm. V́ sao như vậy? V́ Sa-môn Cù-đàm biết chú huyễn hóa, có thể dùng chú thuật biến hóa làm đệ tử, Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni, Ưu-bà-tắc, Ưu-bà-di. Con sợ Cư sĩ Ưu-ba-ly bị Sa-môn Cù-đàm biến hóa, hóa làm đệ tử.”
Ni-kiền Thân Tử nói:
“Khổ Hạnh, Cư sĩ Ưu-ba-ly mà bị Sa-môn Cù-đàm biến hóa, hóa làm đệ tử, việc đó hoàn toàn không có. Sa-môn Cù-đàm bị Cư sĩ Ưu-ba-ly biến hóa làm đệ tử, chắc chắn có việc ấy.”
Cư sĩ Ưu-ba-ly thưa lại lần thứ ba với Ni-kiền Thân Tử rằng:
“Hôm nay con đi đến chỗ Sa-môn Cù-đàm cùng ông ấy đàm luận. Hàng phục xong, con trở về.”
Ni-kiền Thân Tử cũng đáp lại lần thứ ba rằng:
“Ông nên đi nhanh đi. Ta cũng có thể hàng phục Sa-môn Cù-đàm. Ông cũng có thể. Ni-kiền Trường Khổ Hạnh cũng có thể vậy.”
Ni-kiền Trường Khổ Hạnh bạch lại lần thứ ba rằng:
“Con không muốn để cho Cư sĩ Ưu-ba-ly đi đến chỗ Sa-môn. V́ sao vậy? V́ Sa-môn Cù-đàm biết chú huyễn hóa, có thể dùng chú thuật biến hóa làm đệ tử, Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni, Ưu-bà-tắc, Ưu-bà-di. Con sợ Cư sĩ Ưu-ba-ly bị Sa-môn Cù-đàm biến hóa làm đệ tử.”
Ni-kiền Thân Tử nói:
“Khổ Hạnh, Cư sĩ Ưu-ba-ly bị Sa-môn Cù-đàm biến hóa làm đệ tử, việc đó hoàn toàn không có. Sa-môn Cù-đàm bị Cư sĩ Ưu-ba-ly biến hóa làm đệ tử, chắc chắn có việc ấy. Cư sĩ Ưu-ba-ly, người đi tùy ư.”
Lúc ấy, Cư sĩ Ưu-ba-ly cúi đầu sát chân Ni-kiền Thân Tử ba lần rồi đi đến chỗ Phật, chào hỏi Phật rồi ngồi sang một bên, hỏi rằng:
“Thưa Cù-đàm, ngày hôm nay Ni-kiền Trường Khổ Hạnh có đến đây không?”
Đức Thế Tôn đáp:
“Cư sĩ, có đến.”
Cư sĩ Ưu-ba-ly hỏi:
“Cù-đàm, có cùng với Ni-kiền Trường Khổ Hạnh đàm luận chăng?”
Đức Thế Tôn đáp:
“Có cùng đàm luận.”
Cư sĩ Ưu-ba-ly nói:
“Cù-đàm, nếu đă cùng với Ni-kiền Trường Khổ Hạnh đàm luận, xin Ngài thuật lại hết cho tôi nghe. Hoặc giả, sau khi nghe xong, tôi biết được việc đó.”
Rồi Thế Tôn thuật hết lại những điều mà Ngài cùng với Ni-kiền Trường Khổ Hạnh đàm luận cho Ưu-ba-ly nghe. Lúc đó Cư sĩ Ưu-ba-ly nghe rồi, khen rằng:
“Hay thay Khổ Hạnh! Như vậy mới gọi là đối với Tôn sư làm đúng việc thực hành pháp của một đệ tử. Điều phải làm được thành biện bằng trí tuệ, với quyết định thông minh, với sự trầm tĩnh không sợ hăi, với sự hoàn toàn tự tin tưởng, đạt đến đại biện tài, bắt được ngọn cờ cam lộ, ở trong cảnh giới cam lộ mà tự tác chứng, thành tựu an trụ. V́ sao như vậy? V́ đă đối với Sa-môn Cù-đàm mà tŕnh bày thân phạt là tối thượng để không hành ác nghiệp, không gây ác nghiệp. Khẩu phạt không như vậy, ư càng kém hơn, không bằng thân phạt, vốn rất lớn lao, rất nặng nề”.
Khi đó Đức Thế Tôn bảo rằng:
“Cư sĩ, ta muốn cùng ông bàn luận về việc này. Nếu như ông an trụ trong sự thật, th́ bằng sự thật mà đáp.”[13]
Cư sĩ Ưu-ba-ly đáp:
“Cù-đàm, tôi an trụ trong sự thật, bằng sự thật mà đáp. Sa-môn Cù-đàm, hăy nên cùng tôi bàn luận việc này.”
Đức Thế Tôn hỏi:
“Cư sĩ, ông nghĩ sao? Ở đây nếu Ni-kiền ưa bố thí, thích hành việc bố thí, không hư luận, ưa sự không hư luận, rất thanh tịnh, chuyên hành chú[14]. Nếu khi người ấy đi đến đây, đạp chết nhiều côn trùng lớn nhỏ, th́ thế nào, Cư sĩ, Ni-kiền Thân Tử đối với việc sát sanh này chủ trương có quả báo ra sao?”
Cư sĩ Ưu-ba-ly đáp:
“Thưa Cù-đàm, nếu người ấy cố ư th́ có tội lớn, nếu không cố ư[15] th́ không có tội lớn.”
Đức Thế Tôn hỏi:
“Cư sĩ, ông nói cố ư là thế nào?”
Cư sĩ Ưu-ba-ly đáp:
“Thưa Cù-đàm, đó là ư nghiệp[16] vậy.”
Đức Thế Tôn bảo:
“Cư sĩ, ông nên suy nghĩ rồi trả lời. Những điều nói trước trái với điều sau, sau trái với điều trước, không phù hợp nhau. Cư sĩ, ông ở trong chúng này tự nói: ‘Cù-đàm, tôi an trụ trong sự thật, bằng sự thật mà đáp. Sa-môn Cù-đàm, hăy nên cùng tôi bàn luận việc này’. Cư sĩ, ông nghĩ sao? Nếu có Ni-kiền chỉ uống nước nóng, dứt hẳn nước lạnh[17]. Nhưng khi không có nước nóng bèn muốn uống nước lạnh. Không có nước lạnh người ấy liền chết. Này Cư sĩ, Ni-kiền Thân Tử có thể nói thế nào về chỗ thác sanh của Ni-kiền ấy?”
Cư sĩ Ưu-ba-ly đáp:
“Thưa Cù-đàm, có loại trời gọi là Ư trước[18]. Vị Ni-kiền đó mạng chung, do ư có chấp trước tất sanh vào chỗ ấy.”
Đức Thế Tôn bảo:
“Cư sĩ, ông nên suy nghĩ rồi sẽ trả lời. Những điều ông nói trước trái với sau, sau trái với trước, không phù hợp nhau. Cư sĩ, ông ở trong chúng này tự nói: ‘Cù-đàm, tôi an trụ trong sự thật, bằng sự thật mà đáp. Sa-môn Cù-đàm, hăy nên cùng tôi bàn luận việc này’. Cư sĩ, ông nghĩ sao, giả sử có người cầm dao bén tới đây, người ấy nói rằng: ‘Trong một ngày tôi chém đầu, lột da, xẻ thịt tất cả chúng sanh ở trong xứ Na-nan-đà này chất thành đống thịt, làm thành khối thịt’. Cư sĩ, ông nghĩ sao, người ấy có thể trong một ngày mà chém đầu, lột da, xẻ thịt tất cả chúng sanh ở xứ Na-nan-đà này chất thành đống thịt, làm thành một khối thịt không?”
Cư sĩ Ưu-ba-ly đáp:
“Không thể. V́ sao như vậy? Xứ Na-nan-đà này quá giàu có an vui, nhân dân đông đúc, cho nên người ấy chắc chắn không thể trong một ngày mà chém đầu, lột da, xẻ thịt tất cả chúng sanh chất thành đống thịt, làm thành khối thịt được. Thưa Cù-đàm, người ấy chỉ gây phiền nhọc vô ích.”
Đức Thế Tôn bảo:
“Cư sĩ, ông nghĩ sao, nếu có Sa-môn, Phạm chí đến, có đại như ư túc, có đại oai đức, có đại phước hựu, có đại oai thần, tâm được tự tại, người ấy nói như vầy: ‘Ta chỉ khởi một niệm sân, làm cho cả xứ Na-nan-đà này thiêu rụi thành tro’. Này Cư sĩ, ông nghĩ sao? Sa-môn, Phạm chí ấy có thể làm cho cả Na-nan-đà này thiêu rụi thành tro không?”
Cư sĩ Ưu-ba-ly đáp:
“Thưa Cù-đàm, đâu phải chỉ một Na-nan-đà, đâu phải chỉ hai hoặc ba, hoặc bốn; mà thưa Cù-đàm, Sa-môn Phạm chí kia có đại như ư túc, có đại oai đức, có đại phước hựu, có đại oai thần, tâm được tự tại, nếu khởi lên niệm sân th́ có thể làm cho hết thảy các nước, hết thảy nhân dân thiêu rụi thành tro, sá ǵ một Na-nan-đà?”
Đức Thế Tôn bảo:
“Cư sĩ, ông nên suy nghĩ rồi sẽ trả lời. Những điều nói trước trái với sau, sau trái với trước, không phù hợp nhau. Ông ở tại chúng này tự nói: ‘Sa-môn Cù-đàm, tôi an trú trong sự thật, bằng sự thật mà đáp. Sa-môn Cù-đàm, hăy nên cùng tôi bàn luận việc này’.”
Đức Thế Tôn hỏi:
“Cư sĩ, ông có từng nghe rừng Đại-trạch, rừng Kỳ-lân, rừng Mê-lộc, rừng Tĩnh tịch, rừng Không dă; tại sao những khu rừng ấy là những khu rừng?[19]”
Cư sĩ Ưu-ba-ly đáp:
“Thưa Cù-đàm, tôi có nghe.”
“Cư sĩ, ông nghĩ sao? V́ ai mà rừng Đại-trạch, rừng Kỳ-lân, rừng Mê-lộc, rừng Tĩnh tịch, rừng Không dă, tại sao những khu rừng này là những khu rừng?”
Cư sĩ Ưu-ba-ly im lặng không đáp.
Đức Thế Tôn bảo:
“Cư sĩ, hăy trả lời nhanh đi! Hăy trả lời nhanh đi! Bây giờ không phải là lúc im lặng. Cư sĩ! Ở tại chúng này, ông tự nói: ‘Thưa Cù-đàm, tôi an trú trong sự thật, bằng sự thật mà đáp. Sa-môn Cù-đàm, hăy nên cùng tôi bàn luận việc này’.”
Lúc ấy, Cư sĩ Ưu-ba-ly chỉ im lặng trong chốc lát rồi nói:
“Thưa Cù-đàm, tôi không im lặng. Tôi chỉ suy nghĩ về ư nghĩa này vậy. Thưa Cù-đàm, bọn Ni-kiền ngu si kia không hiểu rơ ràng, không thể giải biết, không biết khoảnh ruộng tốt mà không tự xét, cứ măi lừa dối tôi, tôi mê lầm v́ họ, nghĩa là v́ nhắm đến Sa-môn Cù-đàm mà họ chủ trương thân phạt là nặng nhất để không làm ác nghiệp, không gây ác nghiệp, khẩu phạt và ư phạt không bằng. Nếu như theo những điều mà Sa-môn Cù-đàm đă nói, tôi hiểu ư nghĩa rằng, bởi v́ Tiên nhân khởi một niệm sân mà có thể làm cho rừng Đại-trạch, rừng Kỳ-lân, rừng Mê-lộc, rừng Tĩnh tịch, rừng Không dă, những khu rừng này trở thành những khu rừng.
“Bạch Thế Tôn, con đă biết. Bạch Thiện Thệ, con đă hiểu. Hôm nay con xin quy y Phật, Pháp và chúng Tỳ-kheo. Cúi xin Thế Tôn nhận con làm Ưu-bà-tắc. Từ nay về sau, trọn đời con quy y cho đến khi chết”.
Đức Thế Tôn bảo:
“Cư sĩ, ông hăy im lặng mà làm, không nên lớn tiếng tuyên bố[20]. Sự im lặng của người thù thắng[21] như vậy là tốt đẹp.”
Cư sĩ Ưu-ba-ly bạch:
“Bạch Thế Tôn, với sự kiện này, đối với Thế Tôn con lại bội phần hoan hỷ. V́ sao như vậy? V́ Thế Tôn đă nói như thế này: “Cư sĩ, ông hăy im lặng mà làm, không nên lớn tiếng tuyên bố. Sự im lặng của người thù thắng như vậy là tốt đẹp’.
“Bạch Thế Tôn, nếu như con mà làm đệ tử của các Sa-môn, Phạm chí khác th́ họ đă cầm tràng phan, dù lọng đi tuyên bố khắp nơi Na-nan-đà, nói như thế này: ‘Cư sĩ Ưu-ba-ly đă làm đệ tử ta! Cư sĩ Ưu-ba-ly đă làm đệ tử ta!’ Nhưng Thế Tôn lại nói như thế này: ‘Cư sĩ, ông hăy im lặng mà làm, không nên lớn tiếng tuyên bố. Sự im lặng của người thù thắng như vậy là tốt đẹp’.”
Cư sĩ Ưu-ba-ly lại bạch rằng:
“Bạch Thế Tôn, từ nay về sau con không cho các Ni-kiền đi vào nhà con. Chỉ có bốn chúng đệ tử Thế Tôn, Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni, Ưu-bà-tắc, Ưu-bà-di vào mà thôi.”
Đức Thế Tôn bảo:
“Cư sĩ, các Ni-kiền kia cùng với gia đ́nh ông trong một thời gian dài đă tôn kính nhau. Nếu họ có đến th́ ông nên tùy theo khả năng của ḿnh mà cúng dường họ.”
Ưu-ba-ly bạch:
“Bạch Thế Tôn, với sự kiện này, đối với Thế Tôn con lại bội phần hoan hỷ. V́ sao như vậy? V́ Thế Tôn đă nói như thế này: ‘Cư sĩ, các Ni-kiền kia đối với gia đ́nh ông trong một thời gian dài đă tôn kính nhau. Nếu họ có đến th́ ông nên tùy theo khả năng của ḿnh mà cúng dường họ’. Bạch Thế Tôn, ngày trước con nghe nói Thế Tôn dạy như thế này: ‘Nên cho Ta, đừng cho người khác. Nếu cho Ta sẽ được phước lớn, nếu cho người khác th́ không được phước lớn. Cho đệ tử Ta th́ sẽ được phước lớn, cho đệ tử người khác th́ không được phước lớn’.”
Đức Thế Tôn bảo:
“Cư sĩ, Ta không nói như thế. Ta không nói rằng: ‘Nên cho Ta chứ đừng cho người khác. Cho đệ tử Ta chứ đừng cho đệ tử người khác. Nếu cho Ta th́ phước lớn, nếu cho người khác th́ không được phước lớn. Cho đệ tử Ta sẽ được phước lớn, nếu cho đệ tử người khác th́ không được phước lớn’. Cư sĩ, Ta nói như thế này: ‘Hăy cho tất cả tùy theo tâm hoan hỷ. Nhưng cho người không tinh tấn không được phước lớn. Cho người tinh tấn sẽ được phước lớn’.”
Cư sĩ Ưu-ba-ly bạch:
“Bạch Thế Tôn, xin nguyện không làm vậy[22]. Con tự biết nên cho Ni-kiền hay không nên cho Ni-kiền. Bạch Thế Tôn, hôm nay một lần nữa con xin tự quy y Phật, Pháp và chúng Tỳ-kheo. Cúi xin Thế Tôn nhận con làm Ưu-bà-tắc. Từ nay về sau, trọn đời quy y cho đến khi chết.”
Khi ấy Đức Thế Tôn thuyết pháp cho Cư sĩ Ưu-ba-ly, khuyến phát khát ngưỡng, thành tựu hoan hỷ. Sau khi bằng vô lượng phương tiện thuyết pháp, khuyến phát khát ngưỡng, thành tựu hoan hỷ rồi, như pháp của chư Phật, Đức Phật trước hết nói pháp đoan chánh[23] khiến người nghe hoan hỷ, ấy là nói pháp bố thí, tŕ giới, sanh thiên, chê bai dục là tai hoạn, sanh tử là nhớp nhơ; khen vô dục là đạo phẩm vi diệu, là bạch tịnh.
Thế Tôn nói pháp như vậy cho ông nghe xong, Ngài biết ông có tâm hoan hỷ, tâm cụ túc, tâm nhu nhuyến, tâm kham nại, tâm tăng thượng, tâm hướng đến, tâm không nghi ngờ, tâm không triền cái, có năng lực nhận lănh chánh pháp. Rồi như pháp chánh yếu mà chư Phật đă nói, Đức Thế Tôn liền nói Khổ, Tập, Diệt, Đạo cho ông nghe. Cư sĩ Ưu-ba-ly ngay tại chỗ ngồi đă thấy bốn Thánh đế Khổ, Tập, Diệt, Đạo. Cũng như vải trắng dễ nhuộm sắc màu; cũng vậy, Cư sĩ Ưu-ba-ly ngay tại chỗ ngồi thấy bốn Thánh đế Khổ, Tập, Diệt, Đạo. Ngay khi đó, Cư sĩ Ưu-ba-ly thấy pháp, đắc pháp, biết pháp bạch tịnh, đoạn nghi độ hoặc, không c̣n tôn thờ ai khác, không theo ai khác, không c̣n do dự, đă trụ quả chứng. Đối với pháp của Thế Tôn được vô sở úy, liền rời chỗ ngồi đứng dậy làm lễ Đức Phật:
“Bạch Thế Tôn, hôm nay con ba lần tự quy y Phật, Pháp và chúng Tỳ-kheo. Cúi xin Thế Tôn nhận con làm Ưu-bà-tắc. Từ nay về sau, trọn đời con quy y cho đến khi chết.”
Rồi Cư sĩ Ưu-ba-ly sau khi nghe pháp được Phật giảng dạy, khéo thọ, khéo tŕ, cúi đầu lễ chân Phật, đi quanh ba ṿng, trở về nhà bảo người đứng giữ cửa rằng:
“Các ngươi nên biết, nay ta là đệ tử của Đức Thế Tôn. Từ nay về sau, các Ni-kiền tử đến chớ cho vào cửa, chỉ cho bốn chúng đệ tử của Đức Thế Tôn là Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni, Ưu-bà-tắc, Ưu-bà-di vào mà thôi. Nếu có Ni-kiền đến th́ nói với họ rằng: ‘Tôn giả, Cư sĩ Ưu-ba-ly nay được Phật cải hóa, đă hóa làm đệ tử Phật, nên không cho các Ni-kiền vào cửa, chỉ cho bốn chúng đệ tử của Đức Thế Tôn là Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni, Ưu-bà-tắc, Ưu-bà-di vào mà thôi. Nếu người cần thức ăn, hăy đứng đó. sẽ đem thức ăn ra cho.”
Khi đó, Ni-kiền Trường Khổ Hạnh nghe Cư sĩ Ưu-ba-ly đă được Sa-môn Cù-đàm cải hóa, hóa làm đệ tử và không cho Ni-kiền vào cửa, chỉ cho đệ tử của Sa-môn Cù-đàm là Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni, Ưu-bà-tắc, Ưu-bà-di vào. Ni-kiền Trường Khổ Hạnh nghe xong như vậy rồi đi đến chỗ Ni-kiền Thân Tử bạch rằng:
“Thưa tôn sư, đây điều con đă nói trước.”
Ni-kiền Thân Tử hỏi:
“Khổ Hạnh, điều ǵ gọi là điều ngươi đă nói trước?”
Ni-kiền Trường Khổ Hạnh đáp:
“Thưa tôn sư, con đă nói trước rằng: ‘Không muốn cho Cư sĩ Ưu-ba-ly đi đến chỗ Sa-môn Cù-đàm. V́ sao như vậy? V́ Sa-môn Cù-đàm biết chú huyễn hóa, có thể dùng chú thuật hóa làm đệ tử Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni, Ưu-bà-tắc, Ưu-bà-di. Con sợ rằng Cư sĩ Ưu-ba-ly sẽ bị Sa-môn Cù-đàm biến hóa, hóa làm đệ tử’. Thưa tôn sư, Cư sĩ Ưu-ba-ly nay đă bị Sa-môn Cù-đàm biến hóa, hóa làm đệ tử rồi, không cho các Ni-kiền vào cửa, chỉ cho đệ tử Sa-môn Cù-đàm là Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni, Ưu-bà-tắc, Ưu-bà-di vào.”
Ni-kiền Thân Tử nói:
“Khổ Hạnh, Cư sĩ Ưu-ba-ly bị Sa-môn Cù-đàm biến hóa làm đệ tử, việc ấy hoàn toàn không có. Sa-môn Cù-đàm bị Cư sĩ Ưu-ba-ly biến hóa làm đệ tử, việc ấy chắc chắn có.”
Ni-kiền Trường Khổ Hạnh bạch lại:
“Thưa tôn sư, nếu không tin lời con nói, th́ tôn sư có thể thân hành đến, hoặc sai người đến.”
Khi ấy, Ni-kiền thân tử bảo:
“Khổ Hạnh, ông nên thân hành đến đó xem sao. Có phải Cư sĩ Ưu-ba-ly đă bị Sa-môn Cù-đàm biến hóa làm đệ tử rồi chăng? Hay là Sa-môn Cù-đàm bị Cư sĩ Ưu-ba-ly biến hóa làm đệ tử rồi?”
Ni-kiền Trường Khổ Hạnh vâng lệnh Ni-kiền Thân Tử, đi đến nhà Cư sĩ Ưu-ba-ly. Người giữ cửa vườn trông thấy Ni-kiền Trường Khổ Hạnh đến, liền nói như thế này:
“Tôn giả, Cư sĩ Ưu-ba-ly nay đă được Phật cải hóa, hóa thành đệ tử Phật rồi, nên không cho các Ni-kiền vào cửa, chỉ cho bốn chúng đệ tử của Thế Tôn là Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni, Ưu-bà-tắc, Ưu-bà-di vào thôi. Nếu ngài muốn nhận thức ăn th́ nên đứng đó, con sẽ đem thức ra cho.
Ni-kiền Trường Khổ Hạnh nói:
“Người giữ cửa, ta không cần thức ăn.”
Ni-kiền Trường Khổ Hạnh biết việc này như vậy rồi, lắc đầu bỏ đi, về tới chỗ Ni-kiền Thân Tử thưa:
“Thưa tôn sư, đây là điều con đă nói trước.”
Ni-kiền thân tử hỏi:
“Khổ Hạnh, cái ǵ gọi là điều ông đă nói trước?”
Trường khổ hạnh Ni-kiền đáp:
“Thưa tôn sư, tôi đă nói rằng: ‘Không muốn cho Cư sĩ Ưu-ba-ly đi đến chỗ Sa-môn Cù-đàm. V́ sao như vậy? V́ Sa-môn Cù-đàm biết chú huyễn hóa, có thể dùng chú thuật hóa làm đệ tử Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni, Ưu-bà-tắc, Ưu-bà-di. Con sợ rằng Cư sĩ Ưu-ba-ly sẽ bị Sa-môn Cù-đàm biến hóa, hóa làm đệ tử’. Thưa tôn sư, Cư sĩ Ưu-ba-ly nay đă bị Sa-môn Cù-đàm biến hóa, hóa làm đệ tử rồi, không cho các Ni-kiền vào cửa, chỉ cho đệ tử Sa-môn Cù-đàm là Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni, Ưu-bà-tắc, Ưu-bà-di vào.”
Ni-kiền Thân Tử nói:
“Khổ Hạnh, Cư sĩ Ưu-ba-ly bị Sa-môn Cù-đàm biến hóa làm đệ tử, việc ấy hoàn toàn không có. Sa-môn Cù-đàm bị Cư sĩ Ưu-ba-ly biến hóa làm đệ tử, việc ấy chắc chắn có.”
Ni-kiền Trường Khổ Hạnh bạch lại:
“Thưa tôn sư, nếu không tin lời con nói, th́ tôn sư có thể thân hành đến.
Lúc đó Ni-kiền thân tử và đại chúng Ni-kiền năm trăm người cùng đi đến nhà Cư sĩ Ưu-ba-ly. Người giữ cửa vừa trông thấy Ni-kiền Thân Tử và đại chúng Ni-kiền năm trăm người kéo đến, nói như thế này: “Thưa Tôn giả, Cư sĩ Ưu-ba-ly nay đă được Phật cải hóa, hóa thành đệ tử Ngài rồi, nên không cho các Ni-kiền vào cửa, chỉ cho bốn chúng đệ tử của Thế Tôn là Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni, Ưu-bà-tắc, Ưu-bà-di vào cửa mà thôi. Nếu ngài muốn nhận thức ăn th́ nên đứng đó, con sẽ đem thức ăn ra cho.”
Ni-kiền Thân Tử nói:
“Người giữ cửa, ta không cần thức ăn, Ta chỉ muốn gặp Cư sĩ Ưu-ba-ly.”
Người giữ cửa nói:
“Xin ngài đứng đó, để con thưa với Cư sĩ Ưu-ba-ly.”
Người giữ cửa kia liền vào thưa rằng:
“Thưa Cư sĩ, Ni-kiền Thân Tử cùng đại chúng Ni-kiền năm trăm người đứng ở ngoài cửa, nói như thế này: ‘Ta muốn được gặp Cư sĩ Ưu-ba-ly.’”
Cư sĩ Ưu-ba-ly bảo người giữ cửa:
“Ngươi đến cửa giữa[24] trải bày ṭa ngồi. Bày xong trở lại cho ta biết.”
Người giữ cửa vâng lệnh, đi đến cửa giữa trải bày giường ngồi xong rồi trở lại thưa:
“Thưa Cư sĩ, đă trải giường xong, kính mong Cư sĩ tự biết thời.”
Cư sĩ Ưu-ba-ly dẫn người giữ cửa đi đến nhà giữa. Ở đó có một cái giường thật cao rộng, to lớn, rất sạch sẽ, được trải khéo léo, đó là chỗ Cư sĩ Ưu-ba-ly trước kia đă bế[25] Ni-kiền Thân Tử để ngồi lên đó, th́ bây giờ Cư sĩ Ưu-ba-ly tự leo lên ngồi kiết già, bảo với người giữ cửa:
“Ngươi ra chỗ Ni-kiền Thân Tử nói như thế này: ‘Tôn nhân, Cư sĩ Ưu-ba-ly nói tôn nhân muốn vào th́ tùy ư’.”
Người giữ cửa vâng lệnh đi ra, đến chỗ Ni-kiền nói như thế này:
“Tôn nhân, Cư sĩ Ưu-ba-ly nói: Tôn nhân muốn vào th́ tùy ư.”
Lúc đó, Ni-kiền Thân Tử và đại chúng Ni-kiền năm trăm người cùng đến nhà giữa. Cư sĩ Ưu-ba-ly vừa trông thấy Ni-kiền Thân Tử và đại chúng Ni-kiền năm trăm người cùng vào, nói như thế này:
“Tôn nhân, ở đây có chỗ ngồi, muốn ngồi xin tùy ư.”
Ni-kiền thân tử nói:
“Cư sĩ, ông làm như vậy phải lẽ chăng? Tự ḿnh lên ṭa cao ngồi kiết già cùng nói chuyện với người như người xuất gia học đạo không khác?”
Cư sĩ Ưu-ba-ly nói:
“Tôn nhân, tôi có đồ vật của ḿnh, muốn cho th́ cho, không cho th́ không cho. Chỗ ngồi này là của tôi, cho nên tôi nói có chỗ ngồi, muốn ngồi xin tùy ư.”
Ni-kiền Thân Tử trải chỗ ngồi mà ngồi, rồi nói rằng:
“Cư sĩ, v́ sao như vậy? Muốn hàng phục Sa-môn Cù-đàm nhưng khi trở về đă bị hàng phục. Cũng như có người vào rừng nên đi t́m con mắt, nhưng khi trở về bị mất con mắt. Cũng vậy, Cư sĩ, muốn đến hàng phục Sa-môn Cù-đàm nhưng khi trở về đă bị hàng phục. Cũng như người v́ khát mà xuống ao; nhưng trở lên vẫn cứ khát. Cư sĩ cũng như vậy, muốn đi chinh phục Sa-môn Cù-đàm, th́ bị chinh phục ngược trở lại. Cư sĩ, v́ sao như vậy?”
Cư sĩ Ưu-ba-ly nói:
“Tôn nhân, xin nghe tôi nói dụ. Người trí tuệ nghe dụ th́ hiểu được ư nghĩa. Tôn nhân, ví như có một người Phạm chí có người vợ trẻ. Người vợ kia đang có thai, nói với chồng rằng: ‘Tôi nay mang thai, anh hăy đến chợ mua đồ chơi đẹp về cho con’. Lúc đó, Phạm chí kia nói với vợ rằng: “Chỉ mong em được b́nh yên sinh sản, rồi lo ǵ mà không có. Nếu sanh con trai th́ mua đồ chơi con trai cho nó. Nếu sanh con gái th́ mua đồ chơi con gái cho nó’. Người vợ lại ba lần nói với chồng: ‘Tôi nay đang mang thai, anh hăy đến chợ mua đồ chơi về cho con’. Phạm chí đă ba lần nói lại với vợ rằng: Chỉ mong em được b́nh yên sanh sản, rồi lo ǵ mà không có. Nếu sanh con trai th́ phải mua đồ chơi con trai. C̣n nếu sanh con gái th́ mua đồ chơi con gái’. Phạm chí kia thương vợ quá sức, liền nói rằng: ‘Em muốn mua đồ chơi ǵ cho con?’ Người vợ đáp: ‘Anh mua đồ chơi đẹp là con khỉ con’. Phạm chí nghe rồi, đi vào chợ mua đồ chơi đẹp bằng con khỉ con, đem về nói với vợ: ‘Tôi đă mua đồ chơi đẹp bằng khỉ con về đây’. Người vợ thấy rồi chê rằng màu sắc không đẹp, liền nói với chồng: ‘Anh nên đem thứ đồ chơi khỉ con này thợ nhuộm màu vàng để được rất dễ thương hơn và nhồi cho nó phát ra ánh sáng’. Phạm chí nghe xong, liền cầm đồ chơi con khỉ con đến thợ nhuộm, nói rằng: ‘Hăy nhuộm đồ chơi khỉ con này thành sắc vàng, làm cho nó rất dễ thương và nhồi cho nó phát ra ánh sáng cho tôi’. Khi ấy người thợ nhuộm nói với Phạm chí: ‘Đồ chơi khỉ con nhuộm thành màu vàng làm cho dễ thương, việc này làm được, nhưng không thể nhồi cho nó phát ra ánh sáng được’.
“Khi ấy người thợ nhuộm nói tụng này:
‘Khỉ nhỏ tiếp nhận sắc, Không hay chịu đảo nhồi. Nếu nhồi, nó sẽ chết; Chịu sao được với chày? Đây là đăy xú uế, Khỉ con đầy bất tịnh’.
“Thưa Tôn nhân, nên biết, những điều được Ni-kiền thuyết cũng giống như vậy, không thể chịu đựng được những nạn vấn của người khác, cũng không thể suy nghĩ quán sát được. Chỉ có nhuộm sự ngu si, không nhuộm trí tuệ. Tôn nhân, xin hăy nghe đấy. Cũng như chiếc áo Ba-la-nại thanh tịnh, người chủ cầm đến thợ nhuộm, nói rằng: ‘Nhuộm giùm chiếc áo này thành cực đẹp, làm cho dễ yêu, cũng đập nhồi kỹ cho nó phát ánh sáng’. Lúc đó, thợ nhuộm bảo với chủ áo rằng: ‘Áo này có thể nhuộm thành màu sắc cực đẹp, làm cho dễ ưa; cũng có thể đập nhồi cho phát ánh sáng’.
“Khi ấy thợ nhuộm nói tụng này:
‘Như vải Ba-la-nại, Trắng sạch, chịu sắc màu; Đập xong thời mềm mại, Sáng chói, càng thêm đẹp’.
“Thưa Tôn nhân, những điều các Đấng Như Lai, Vô Sở Trước, Đẳng Chánh Giác đă dạy cũng như vậy; rất đủ khả năng chịu đựng những nạn vấn của kẻ khác, cũng có thể suy nghĩ quán sát một cách thỏa đáng được; chỉ có nhuộm trí tuệ, không nhuộm ngu si.”
Ni-kiền Thân Tử nói:
“Cư sĩ, ông đă bị Sa-môn Cù-đàm biến hóa bằng chú huyễn thuật.”
Cư sĩ Ưu-ba-ly nói:
“Tôn nhân, thật tốt đẹp loại chú huyễn hóa ấy, rất tốt đẹp loại chú huyễn hóa. Thưa Tôn nhân, loại chú huyễn hóa đó làm cho cha mẹ tôi được lợi ích an ổn, khoái lạc lâu dài; vợ con, nô tỳ, người giúp việc, quốc vương Na-nan-đà và tất cả thế gian, chư Thiên, Ma, Phạm, Sa-môn, Phạm chí, từ người đến trời, làm cho họ được lợi ích an ổn khoái lạc lâu dài.”
Ni-kiền thân tử nói:
“Cư sĩ, toàn cơi Na-nan-đà đều biết Cư sĩ Ưu-ba-ly là đệ tử Ni-kiền, nay đây cuối cùng là đệ tử của ai?”
Khi ấy, Cư sĩ Ưu-ba-ly liền từ chỗ ngồi đứng dậy, gối phải quỳ xuống đất, nhắm phương có Phật, chắp tay hướng về, nói:
“Tôn nhân, hăy nghe điều tôi nói đây:
Đại Hùng, trừ si ngốc; Diệt uế, bắt hàng phục. Vô địch, vi diệu tư, Học giới, thiền, trí tuệ; An ổn không bợn nhơ; Ba-ly đệ tử Phật. Bậc Đại Thánh tu nhiều; Thành đức tự tại thuyết. Khéo niệm, quán sát mầu; Không thấp, cũng không cao; Bất động, thường tự tại; Ba-ly đệ tử Phật. Không cong, thường biết đủ; Thỏa măn, trừ xan tham; Hiện Sa-môn chứng ngộ, Tôn đại sĩ, hậu thân; Vô tỷ, không nhiễm trần; Ba-ly đệ tử Phật. Bao dung, không ganh ghét; Đấng Tịch Mặc nhiệm mầu, Dũng mănh, hằng an ổn; Trụ pháp, vi diệu tư, Chế ngự, không hư bỡn; Ba-ly đệ tử Phật. Đại long sống vượt tục, Giải trừ mọi sử kiết, Ưng thanh tịnh biện tài, Tuệ phát, dứt vui buồn; Đức Thích-ca, cơi ngoài; Ba-ly đệ tử Phật. Thiền tư duy Chánh pháp, Thanh tịnh, nhiễu loạn trừ; Thường cười, không hờn giận; Đệ nhất đời viễn ly. Thường chuyên tinh, vô úy Ba Ly đệ tử Phật Bậc Thất Tiên[26] vô đẳng, Chứng tịnh hạnh, tam minh[27]. Tắm sạch, như đèn sáng Yên nghỉ, dứt oán kết; Dũng mănh, cực thanh tịnh’ Ba-ly đệ tử Phật. Tịch tĩnh, tuệ như đất; Trí trừ tham thế gian; Đáng thờ, con mắt siêu; Thượng sỹ không ai sánh; Tự điều ngự, triệt sân; Ba-ly đệ tử Phật. Đoạn dục[28], vô thượng thiện; Khéo điều ngự vô song; Vô thượng thường hoan hỷ; Trừ nghi, rực sắc quang; Đoạn mạn, vô thượng giác; Ba-ly đệ tử Phật. Đoạn ái, giác tối thượng; Khói tan, lửa đă tắt; Đấng Như Khứ[29], Thiện Thệ; Đấng Vô Đẳng, Tối Tôn; Đấng Đại Danh, Chân Chánh; Ba-ly đệ tử Phật. Trăm lời tán Phật này, Tự phát, không cần suy. Những sự Ba-ly nói, Chư Thiên đến hội tề. Khéo gia sức hùng biện; Đúng pháp, đúng nhân tài. Ni-kiền thân tử hỏi: ‘Đệ tử của Như Lai’.”
Ni-kiền Thân Tử hỏi:
“Cư sĩ, ông ca ngợi Sa-môn Cù-đàm với ư ǵ?”
Cư sĩ Ưu-ba-ly đáp:
“Hăy nghe tôi nói dụ, người trí nghe dụ th́ hiểu rơ ư nghĩa. Như thầy tṛ người làm tràng hoa, chọn các loại hoa, dùng dây dài kết làm các loại tràng hoa. Cũng vậy, này Tôn nhân, Đức Như Lai, Vô Sở Trước, Đẳng Chánh Giác, có vô lượng xưng tán, là đấng tối tôn thờ, nên tôi ca ngợi.”
Khi nói pháp này, Cư sĩ Ưu-ba-ly xa ĺa trần cấu, phát sanh con mắt pháp thấy các pháp. Ni-kiền Thân Tử liền mửa máu nóng, rồi đến nước Bà-ḥa[30] v́ bệnh này mà mạng chung.
Phật nói như vậy, Cư sĩ Ưu-ba-ly nghe lời Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.
___________________________________________
Chú thích
[1] Bản Hán, quyển 32. Tương đương Pāli, M. 56. Upāli-suttaṃ
[2] Na-nan-đà 那難陀. Pāli: Nāḷandā.
[3] Ba-bà-ly nại lâm 波婆離柰林. Pāli: Pāvārikambavana, khu rừng xoài của Pāvārika, một đại phú tại Nālānda (Na-nan-đà), một thị trấn ở gần Rājagaha.
[4] Trường Khổ Hạnh Ni-kiền 長苦行尼犍. Pāli: Dīghatapassī-nigantha, một đệ tử của Nigaṇṭha-Nātaputta (Ni-kiền Thân Tử).
[5] Ni-kiền Thân Tử 尼犍親子, Nigaṇṭha-Nātaputta.
[6] Hán: kỷ hành linh bất hành ác nghiệp bất tác ác nghiệp 幾 行令不行惡業不作惡業. Pāli: kati…kammāni paññapeti pāpassa kammassa kiriyāya pāpassa kammassa pavattiyā’ti, có bao nhiêu nghiệp để thi hành ác nghiệp, để tiến hành ác nghiệp?
[7] Tam phạt: thân phạt, khẩu phạt, ư phạt 三罰身罰口罰意罰. Pāli: tiṇi … daiḍāni paññapeti… seyyathidam, kāyadaṇḍaṃ vacīdaṇḍaṃ manodaṇḍaṃ.
[8] Sở tác trí biện, thông minh quyết định, an ổn vô úy, thành tựu điều ngự, đăi đắc biện tài đắc cam lộ tràng, ư cam lộ giới, tự tác chứng thành tựu du 所作智辯, 聰明決定, 安隠無畏, 成就調御, 逮得辯扌, 得甘露幢 , 於甘露界, 自作證成就遊. Lời khen ngợi này cũng giống như lời khen ngợi giữa Tôn giả Xá-lợi-phất và Măn Từ Tử trong kinh số 9 trên.
[9] Ưu-ba-ly cư sĩ 優波離居士, đệ tử tại gia của Ni-kiền Thân Tử. Pāli: Upāli- gahapati.
[10] Chấp trường mao dương執長髦羊. Pāli: dīghalomikaṃ eḷakaṃ lomesu gahetvā, túm lấy lông của con dê có lông dài.
[11] Cô tửu sư沽酒師 (nhà bán rượu). Cô, Tống-Nguyên-Minh: 酤; Pāli, gồm hai thí dụ: balavā soṇḍikākammakaro, lực sĩ nấu ruợu; và balavāsoiḍikādhutto, lực sĩ say rượu.
[12] Kiêu ngạo Ma-ha-năng-già 憍傲摩訶能加. Không rơ Pāli; nhưng Sanskrit có thể là pramādana-mahānāga, con voi chúa say rượu; thay v́ pra-māna- (kiêu mạn). Thí dụ này, trong bản Pāli: (…) kuñjaro saṭṭhihāyano, con voi già sáu mươi tuổi.
[13] Pāli: sace kho tvaṃ gahapati sacce patiṭṭhāya manteyyāsi siyā no ettha kathāsallāpo ti, “nếu ông an trú trên sự thật mà tư duy th́ ở đây có thể có hội thoại của chúng ta”.
[14] Trong bản Pāli, đề cập bốn chế giới của Ni-kiền Tử, cātuyāmasaṃvarasaṃvutto: sabbavārivārito sabbavāriyutto sabbavāridhuto sabbavāriphuṭo, hoàn toàn cấm chỉ nước, hoàn toàn chuyên tâm (vào sự cấm chế tất cả nước).
[15] Hán: tư思, và vô tư. Pāli: cetana; và asañcetanika.
[16] Bản Hán, tư tức ư nghiệp. Bản Pāli: tư trong trường hợp này là ư phạt: cetanṃ… manodaiḍaṣmiṃ.
[17] Pāli: (…) nigaṇṭho ābādhika… sītodakapaṭikkhito uṇhodakapaṭisevī, có người Ni-kiền bệnh… không uống nước lạnh, mà chỉ uống nước nóng.
[18] Ư trước (thiên) 意著天. Pāli: Manosatta, những ai khi chết mà c̣n có chỗ chấp trước sẽ tái sinh vào đây.
[19] Đại-trạch vô sự, Kỳ-lân vô sự, Mi-lộc vô sự, Tĩnh tịch vô sự, Không dă vô sự 大澤無事, 麒麟無事, 麋鹿無事, 靜寂無事, 空野無事. Tham chiếu dẫn chứng của Duy thức nhị thập luận: rừng Đàn-trạch-ca, rừng Ma-đăng-già, rừng Kiết-lăng-già. Những khu rừng này trước kia vốn là những đô thị trù phú, nhưng do sự phẫn nộ của các đạo sĩ, chúng trở thành rừng xanh. (Xem giải thích của Khuy Cơ, Duy thức nhị thập luận thuật kư. No.1834, trang 1005 a và tt). Các khu rừng được kể trong bản Pāli: Daṇḍakāraññaṃ Kāliṅgāraññaṃ Mejjhāraññaṃ Mātaṅgāraññaṃ.
[20] Hán: mặc nhiên hành…; Pāli: manasi karohi…manasi karitvā vyākarohi: hăy suy nghĩ chín chắn. Suy nghĩchín chắn rồi hăy tuyên bố.
[21] Thắng nhân 勝人. Pāli nói: ñāta-nanussa, người nổi tiếng, v́ Upāli vốn là nhân vật nổi tiếng.
[22] Nguyện vô vi dă願無為也. Không rơ nghĩa chính xác.
[23] Đoan chánh pháp 端正法. Trong bản Pāli: anupubbikathā, thuận tự pháp thoại.
[24] Hán: trung môn 中門. Pāli: majjhimāya dvārasālāya, căn nhà (pḥng) giữa có trổ cửa lớn.
[25] Hán: băo 抱. Tống-Nguyên-Minh: thí 施.
[26] Đức Thích-ca cũng được xưng hiệu là Đệ Thất Tiên.
[27] Nguyên Hán: tam đạt 三達.
[28] Hán: đoạn vọng斷望.
[29] Như khứ如去, cùng nghĩa với Như Lai. Đối với Niết-bàn mà nói là Như Lai, đối với sanh tử mà nói là Như khứ.
[30] Ba-ḥa quốc 波惒國.Tức Pāli: Pāva; xem kinh số 196.
___________________________________________
134. KINH THÍCH VẤN [1]
Tôi nghe như vầy:
Một thời Đức Phật du hóa tại phía Đông thành Vương xá, nước Ma-kiệt-đà, trong động đá Nhân-đà-la, trên núi Bệ-đà-đề, phía Bắc thôn Nại lâm[2].
Bấy giờ Thiên Vương Thích[3] nghe Phật du hóa tại phía Đông thành Vương xá, nước Ma-kiệt-đà, trong động Nhân-đà-la, trên núi Bệ-đà-đề, phía Bắc thôn Nại lâm. Khi ấy, Thiên Vương Thích bảo Ngũ Kết nhạc tử[4] rằng:
“Ta nghe Đức Thế Tôn du hóa tại phía Đông thành Vương xá, nước Ma-kiệt-đà, trong động Nhân-đà-la, trên núi Bệ-đà-đề, phía Bắc thôn Nại lâm. Này Ngũ Kết, ngươi hăy cùng ta đến yết kiến Đức Thế Tôn”.
Ngũ Kết nhạc tử thưa rằng:
“Xin vâng.”
Rồi th́, Ngũ kết nhạc tử ôm đàn lưu ly[5] cùng đi theo Thiên Vương Thích. Chư Thiên ở Tam thập tam thiên nghe Thiên Vương Thích rất khát khao muốn gặp Phật, chư Thiên Tam thập tam thiên cũng theo hầu Thiên vương mà đi. Bấy giờ trong khoảnh khắc, nhanh như lực sĩ co duỗi cánh tay, Thiên Vương Thích cùng chư Thiên Tam thập tam và Ngũ Kết biến mất khỏi cơi trời Tam thập tam, đă hiện đến phía Đông thành Vương xá, nước Ma-kiệt-đà, trên núi Bệ-đà-đề, phía Bắc thôn Nại lâm, cách động đá không xa.
Lúc bấy giờ núi Bệ-đà-đề hào quang chiếu sáng rực rỡ như lửa cháy. Nhân dân ở chung quanh núi thấy vậy nghĩ rằng: “Núi Bệ-đà-đề bị lửa đốt cháy khắp nơi.”
Khi ấy Thiên Vương Thích sau khi đă đứng xuống tại một nơi, bảo rằng:
“Này Ngũ Kết, Đức Thế Tôn là như vậy. Ngài ở trong rừng vắng, trong rừng sâu, dưới gốc cây, thích ở trên sườn núi cao, vắng bặt không tiếng động, xa lánh, không có sự dữ, không có bóng người, tùy thuận mà tĩnh tọa, có đại oai đức; cùng với chư Thiên, ưa thích đời sống xa lánh, tĩnh tọa ấy, đời sống an ổn khoái lạc ấy. Chúng ta chưa thông báo trước, không nên tự tiện bước tới. Này Ngũ Kết, ngươi hăy đi đến thông báo trước, sau đó chúng ta mới bước tới.”
Ngũ kết thưa rằng:
“Xin vâng lời.”
Ngũ Kết sau khi vâng lời dạy của Thiên Vương Thích, liền ôm đàn lưu ly đi trước, đến động đá Nhân-đà-la, rồi nghĩ rằng: “Hăy ở nơi này, cách Phật không gần cũng không xa, để Phật biết được và nghe được âm thanh của ta.”.
Khi đă đến đứng ở nơi kia, Ngũ Kết gảy đàn và hát lên những bài tụng nói về t́nh yêu, nói về rồng, nói về Sa-môn, nói về A-la-hán[6]:
Hiền nương ơi[7]! Ta kính lễ phụ mẫu nàng; Mặt trăng và Đam-phù-lâu[8]; Đă sanh nàng thù diệu, Gây hoan lạc ḷng ta. Như nóng cầu gió mát; Như khát cầu nước lạnh; Như vậy, ta yêu nàng, Như La-hán yêu Pháp. Như ḍng nước, khó giữ! Lụy t́nh cũng như vậy. Đời đời mong sống chung, Như cúng dường Vô Trước. Ao nước trong, vừa mát; Dưới đáy có cát vàng[9]; Như voi chúa[10] nóng bức, Xuống ao tắm mặc t́nh. Như voi bị móc câu Ḷng ta bị nàng khuất Hành động nàng không hay Yểu điệu, chưa được nàng. Tâm ư ta hoàn toàn lệ thuộc, Và phiền oan đă đốt cháy tim; Và v́ vậy không c̣n hoan lạc, Như một người đi vào hang hùm. Như Thích tử tư duy thiền tọa, Hằng vui say trong sự nhất tâm. Như Mâu-ni đạt thành giác ngộ [11]; Cũng diệu tịnh như ta được nàng. Như niềm vui Đại thánh Mâu-ni[12] Do chứng đắc viên toàn giác đạo. Niềm vui ta cũng ở nơi kia, Bằng khao khát được nàng hội tụ Như người bệnh mong cầu phương dược; Như đói ăn hoài niệm thức ăn; Ơi Hiền nữ, mong ḷng ta tắt, Như nước rưới cho ngọn lửa tàn. Nếu ta có hành vi tạo phước, Như cúng dường La-hán chân nhân[13]; Thọ báo ấy tức thành tịnh diệu, Ta mong cùng Hiền nữ sống chung. Ta ước nguyện bên nàng vĩnh kiếp; Không xa nàng sống lẻ đơn thân. Và ta hẹn theo nàng được chết, Không mong ǵ cách biệt ly sanh. Ôi, Thiên đế cho tôi lời nguyện, Bậc tôn cao Tam thập tam thiên! Ôi Đại Thánh, trên đời tối thượng, Biết cho tôi lời nguyện vững bền. Kính lễ Đấng Hùng Lực, Tối thượng giữa nhân gian, Dứt trừ gai ái dục, Con lạy Đấng Nhật Thân[14].
Bấy giờ, Đức Thế Tôn từ tam-muội dậy, tán thán Ngũ Kết Nhạc tử:
“Lành thay! Lành thay! Ngũ Kết, giọng ca của ngươi cùng với tiếng đàn ḥa điệu; tiếng đàn và giọng ca ḥa điệu. Giọng ca không đi ngoài tiếng đàn; tiếng đàn không đi ngoài giọng ca. Này Ngũ Kết, ngươi nhớ lại ngày xưa, ngươi có ca tụng bài kệ liên quan đến t́nh yêu, liên quan đến rồng, liên quan đến Sa-môn, liên quan đến La-hán này chăng?”
Ngũ Kết thưa rằng:
“Bạch Thế Tôn, mong Đại Tiên Nhân[15] tự biết cho. Bạch Đại Tiên Nhân, ngày xưa, khi Thế Tôn mới chứng đắc giác đạo, ở tại Uất-bệ-la[16], bên bờ sông Ni-liên-thiền[17], dưới gốc cây A-xà-ḥa-la-ni-câu-loại[18]. Bấy giờ con gái của Nhạc vương Đam-phù-lâu[19], tên là Hiền Nguyệt Sắc[20] và có một thiên thần tên là Kết, con trai của Ma-đâu-lệ, người đánh xe[21], yêu người con gái kia.
“Bạch Đại Tiên Nhân, vị ấy trong lúc đang yêu người con gái ấy, con cũng yêu người con gái ấy. Nhưng, bạch Đại Tiên Nhân, khi con yêu người con gái ấy mà cuối cùng không được. Bấy giờ con đứng sau người con gái ấy mà ngâm bài kệ liên quan đến t́nh yêu, liên quan đến rồng, liên quan đến Sa-môn, liên quan đến La-hán này.
“Bạch Đại Tiên Nhân, khi con ngâm bài kệ này, người con gái ấy quay nh́n lại, hân hoan cười nụ và nói với con rằng: ‘Ngũ Kết, tôi chưa được thấy Phật Thế Tôn kia, nhưng tôi nghe từ các vị trời Tam thập tam nói rằng: ‘Đức Thế Tôn kia là Như Lai, là Vô Sở Trước, Đẳng Chánh Giác, Minh Hạnh Thành Tựu Tựu, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Đạo Pháp Ngự, Thiên Nhân Sư, Phật, Chúng Hựu’. Này Ngũ Kết, nếu anh đă từng nhiều lần ca ngợi Đức Thế Tôn, vậy anh có thể cùng với tôi đồng thờ kính Đấng Đại Tiên Nhân’. Con chỉ gặp gỡ nàng được một lần duy nhất, từ đó về sau không c̣n thấy lại.”
Bấy giờ Thiên Vương Thích nghĩ rằng: “Ngũ Kết nhạc tử đă làm cho Thế Tôn ra khỏi thiền định, thông báo ta với Đức Thiện Thệ.” Rồi th́, Thiên Vương Thích nói:
“Ngũ Kết, ngươi hăy đến nơi ấy, thay mặt ta đảnh lễ sát chân Phật mà thăm hỏi Đức Thế Tôn rằng: ‘Thánh thể có khỏe mạnh, an ổn khoái lạc, không bệnh, đi đứng thoải mái, khí lực b́nh thường chăng? Bạch Đại Tiên Nhân, Thiên Vương Thích và chư Thiên ở Tam thập tam muốn đến yết kiến Thế Tôn’.”
Ngũ kết thưa:
“Xin vâng.”
Khi đó, Ngũ Kết bỏ đàn lưu ly xuống, chắp tay hướng về Phật, bạch rằng:
“Bạch Thế Tôn! Kính Đại Tiên Nhân! Thiên Vương Thích xin cúi đầu dưới chân Phật, thăm hỏi Thế Tôn rằng: ‘Thánh thể có khỏe mạnh, an ổn khoái lạc, không bệnh, đi đứng thoải mái, khí lực b́nh thường chăng? Bạch Đại Tiên Nhân, Thiên Vương Thích và chư Thiên ở Tam thập tam muốn đến yết kiến Thế Tôn’.”
Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo rằng:
“Này Ngũ Kết, mong cho Thiên Vương Thích được an ổn khoái lạc. Chư Thiên, loài người, A-tu-la, Kiền-thát-bà, La-sát và tất cả các loài chúng sanh khác đều được an ổn, khoái lạc. Này Ngũ Kết, Thiên Vương Thích có muốn đến yết kiến Ta, vậy xin cứ tùy ư.”
Ngũ Kết nghe Phật dạy xong, khéo léo thọ tŕ, đảnh lễ chân Phật, nhiễu quanh ba ṿng rồi lui ra, trở về đến chỗ Thiên Vương Thích thưa rằng:
“Tâu Thiên vương, tôi đă bạch với Thế Tôn. Thế Tôn nay đang đợi Thiên vương. Mong Thiên vương nên tự biết thời.”
Bấy giờ, Thiên Vương Thích cùng chư Thiên Tam thập tam và Ngũ kết nhạc tử đi đến chỗ Phật. Khi ấy, Thiên Vương Thích cúi đầu sát chân Phật, ba lần tự xưng danh tánh rằng:
“Bạch Đại Tiên Nhân! Con là Thiên Vương Thích! Con là Thiên Vương Thích!”
Đức Thế Tôn bảo:
“Quả thật vậy! Quả thật vậy. Này Câu-dực[22], ngươi chính là Thiên Vương Thích.”
Thiên Vương Thích ba lần tự xưng danh tánh, đảnh lễ chân Phật rồi đứng sang một bên. Khi ấy, Thiên Vương Thích thưa rằng:
“Bạch Đại Tiên Nhân, con nên ngồi cách Thế Tôn xa hay gần?”Đức Thế Tôn dạy:
“Ngươi hăy ngồi gần ta. V́ sao? V́ người có hàng chư Thiên quyến thuộc đông vậy.”
Rồi Thiên Vương Thích đảnh lễ chân Phật và ngồi sang một bên. Chư Thiên Tam thập tam và Ngũ Kết nhạc tử cũng đảnh lễ chân Phật rồi ngồi sang một bên. Lúc ấy động Nhân-đà-la bỗng nhiên rộng lớn. V́ sao? V́ do oai thần của Phật và oai đức của chư Thiên vậy.
Thiên Vương Thích sau khi ngồi xuống, thưa rằng:
“Bạch Đại Tiên Nhân, đă từ lâu con muốn đến yết kiến Thế Tôn, muốn thưa hỏi về giáo pháp. Bạch Đại Tiên Nhân, xưa kia, một thời Đức Thế Tôn du hóa tại nước Xá-vệ, trong một vách đá[23]. Bạch Đại Tiên Nhân, lúc đó con có việc riêng, cùng với chư Thiên Tam thập tam đi xe ngàn voi[24] đến nhà của đại vương Bệ-Sa-môn[25]; Bệ-sa-môn đại vương gia có người thiếp tên là Bàn-xà-na[26].
“Lúc bấy giờ Thế Tôn đang nhập định, im lặng tịch nhiên. Người thiếp kia chắp tay đảnh lễ dưới chân Đức Thế Tôn. Bạch Đại Tiên Nhân, con nói với Bàn-xà-na rằng: ‘Này hiền muội, nay không phải lúc ta đến yết kiến Thế Tôn. Thế Tôn đang nhập định. Nếu khi nào Thế Tôn xuất định, hiền muội hăy thay mặt ta đảnh lễ Thế Tôn và hỏi thăm Thánh thể của Thế Tôn có khỏe mạnh, an ổn, khoái lạc, không bệnh, đi đứng thoải mái, khí lực b́nh thường không nói như vầy: ‘Bạch Đại Tiên Nhân, Thiên Vương Thích đảnh lễ chân Phật và thăm hỏi rằng: ‘Thế Tôn có khỏe mạnh, an ổn, khoái lạc, không bệnh, đi đứng thoải mái, khí lực b́nh thường không?’ Bạch Đại Tiên Nhân, cô em ấy có thay mặt con đảnh lễ chân Phật và thăm hỏi Thế Tôn, Thế Tôn có nhớ chăng?”
Đức Thế Tôn bảo:
“Này Câu-dực, cô em ấy có thay mặt ngươi đảnh lễ và cũng nói lại ư ngươi muốn thăm hỏi. Ta có nhớ việc ấy. Này Câu-dực, khi người đi, Ta nghe tiếng xe lăn mà xuất định.”
“Bạch Thế Tôn, ngày xưa con có nghe rằng, khi Đức Như Lai, Bậc Vô Sở Trước, Đẳng Chánh Giác, Minh Hạnh Thành Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Đạo Pháp Ngự, Thiên Nhân Sư, Phật, Chúng Hựu xuất hiện ở đời th́ thiên chúng được hưng thịnh mà A-tu-la bị giảm thiểu.
“Bạch Đại Tiên Nhân, chính mắt con trông thấy Tỳ-kheo đệ tử Thế Tôn theo Phật tu hành phạm hạnh, xả dục, ly dục. Khi thân hoại mạng chung được đến cơi an lành, sanh lên trời.
“Bạch Đại Tiên Nhân, Thích nữ Cù-tỳ[27] là đệ tử của Thế Tôn cũng theo Thế Tôn tu tập phạm hạnh, ghê tởm thân nữ, ái lạc thân nam, chuyển thân nữ thành thân nam, xả dục, ly dục, khi thân hoại mạng chung được sanh đến cơi Tam thập tam thiên làm con của con. Nàng đă thọ sanh rồi, chư Thiên thảy đều biết, Cù-bà thiên tử[28], có đại như ư túc, có đại oai đức, có đại phước hựu, có đại oai thần.
“Bạch Đại Tiên Nhân, con lại thấy có ba vị Tỳ-kheo đệ tử Thế Tôn cũng theo Thế Tôn tu tập phạm hạnh, nhưng không xả ly dục, khi thân hoại mạng chung chúng sanh vào trong Kỹ nhạc cung[29] thấp kém. Họ đă thọ sanh rồi, ngày ngày đến Tam thập tam thiên cùng chư Thiên hầu hạ Cù-bà thiên tử. Thiên tử thấy chúng liền nói bài kệ:
Pháp nhăn Ưu-bà-di[30], Tôi vốn tên Cù-t́, Phụng kính Phật và pháp, Tịnh ư thờ Tăng-già. Tôi đă nhờ ân Phật, Thích tử phước đức lớn, Diệu sanh Tam thập tam, Thiên tử, mọi người biết. Biết người vốn Tỳ-kheo, Sanh làm thần kỹ nhạc; Chắp tay đứng trước mặt Cù-bà nói kệ cho. Vốn con Đức Cù-đàm; Khi tôi ở nhân gian, Nhà ta các ngươi đến; Ẩm thực tôi cúng dường. Ngươi vốn cùng bậc Thánh Hành vô thượng phạm hạnh; Nay lại để người sai, Thường nhật kính phụng trời. Xưa tôi hầu hạ người, Cùng nghe Thánh diệu pháp. Được tín, thành tựu giới; Khéo sanh cơi trời này. Người vốn được thờ phụng, Hành vô thượng phạm hạnh. Nay lại để người sai Thường nhật kính phụng trời. Mặt mày người là ǵ? Phật pháp đă thọ tŕ, Quay lưng, không hướng Pháp, Pháp nội tâm chứng tri[31], Thánh nhăn đă dạy rơ[32]. Tôi xưa hầu các vị; Nay nhạc thần thấp kém; Tự theo phi pháp hành, Tự sanh chỗ phi pháp. Ta sống đời tại gia; Nay xem thắng đức ta, Chuyển nữ thành thiên tử, Thọ ngũ dục tự do. Con Cù-đàm bị mắng, Buồn nản, khen Cù-đàm[33]: Ta[34] nay hăy tiến hành; Thiên tử nói thật đúng. Hai trong số cần hành, Nhớ pháp luật Cù-đàm, Biết dục là tai họa, Bèn xả ly dục tham. Chúng bị dục trói chặt, Tức xả ly được liền. Như voi bứt dây xích, Vượt Tam thập tam thiên. Nhân-đà-la, Thiên, Phạm, Tất cả đều đến nhóm. Họ liền vượt chỗ ngồi, Hùng mănh xả trần dục. Đế Thích thấy chúng phiền[35]; Thắng Thiên[36], trời trên trời. Chúng vốn sanh hạ tiện, Nay vượt Tam tam thiên. Ưu phiền, rồi tấm tắc[37]. Cù-bà nói sau hết: Loài người có Đại Giác, Đấng Mâu-ni thắng dục[38]. Con Ngài do lăng quên, Bị quở trách, lại được. Một trong ba vị kia Sanh trong thần kỹ nhạc. Hai vị chánh đạo thành Tại trời, vui định căn. Ngươi nói pháp như vầy; Đệ tử không mê hoặc, Vượt lậu, đoạn tà nghi, Lễ Phật, thắng phục căn[39]. Bởi v́ tỏ các pháp, Hai vị được tiến thăng. Từ chỗ tiến thăng ấy Sanh lên trời Phạm thiên. Chúng con biết pháp ấy Nên đến đây, Đại Tiên!”
Bấy giờ Đức Thế Tôn nghĩ rằng: “Vị Quỷ[40] này không bao giờ dua nịnh, dối trá, không huyễn hoặc, chất trực. Nếu có hỏi tất là muốn biết, chứ không phải muốn xúc nhiễu. Những điều vị này muốn hỏi cũng vậy. Ta hăy nói A-tỳ-đàm thậm thâm.”
Đức Thế Tôn biết như thế rồi, Ngài liền nói bài kệ cho Thiên Vương Thích:
V́ an lạc đời này, Và an lạc đời sau, Câu-dực tùy ư hỏi, Theo những điều sở thích. Điều này hay điều kia, Ta quyết đoán hết thảy. Thế Tôn đă nghe cho Nhật Thiên cầu đạo nghĩa, Tại nước Ma-kiệt-đà Hiền Bà-sa-bà hỏi[41].
Bấy giờ Thiên Vương Thích thưa rằng:
“Bạch Thế Tôn, các loại trời, người, A-tu-la, Kiền-đạt-ḥa, La-sát và các chủng loại khác[42], mỗi mỗi có bao nhiêu kết sử[43]?”
Đức Thế Tôn nghe xong, đáp:
“Này Câu-dực, các loại trời, người, A-tu-la, Kiền đạt ḥa, La-sát và các chủng loại khác, mỗi mỗi đều có hai kết là bỏn sẻn và ganh tị[44]. Mỗi chủng loại ấy đều nghĩ rằng: ‘Mong sao ta không gậy[45], không kết, không oán, không nhuế, không tranh, không đấu, không khổ, sống trong an lạc[46].’ Chúng tuy nghĩ như vậy, nhưng vẫn có gậy, có kết, có oán, có nhuế, có tranh, có đấu, có khổ mà không sống trong sự an lạc.”
Thiên Vương Thích nghe thế, thưa rằng:
“Thật sự như vậy, bạch Thế Tôn! Thật sự như vậy, bạch Thiện Thệ! Thật sự như vậy, bạch Đại Tiên Nhân, các loài trời, người, A-tu-la, Kiền đạt ḥa, La-sát và các chủng loại khác, mỗi mỗi đều có hai kiết sử. Chúng nghĩ rằng: ‘Mong sao ta không gậy, không kết, không oán, không nhuế, không tranh, không đấu, không khổ, mà sống trong sự an lạc’. Chúng tuy nghĩ như vậy, nhưng vẫn có gậy, có kết, có oán, có nhuế, có tranh, có đấu, có khổ mà không sống trong sự an lạc. Thật sự như vậy, bạch Thế Tôn! Thật sự như vậy, bạch Thiện Thệ! Thật sự như vậy, bạch Đại Tiên Nhân. Đúng như pháp mà Phật đă nói, con đă biết. Con đă đoạn trừ nghi hoặc, không c̣n do dự, do nghe những điều Phật dạy.”
Thiên Vương Thích sau khi nghe những điều Phật nói, hoan hỷ phụng hành; rồi lại hỏi:
“Bạch Đại Tiên Nhân, bỏn sẻn, ganh tị do nhân ǵ duyên ǵ, từ đâu sanh ra, do đâu mà có? Lại do nhân ǵ, duyên ǵ mà không có bỏn sẻn và ganh tị?”
Thế Tôn đáp rằng:
“Này Câu-dực, bỏn sẻn và ganh tị nhân nơi yêu và không yêu[47], duyên nơi yêu và không yêu; từ nơi yêu và không yêu sanh ra; do yêu và không yêu mà có. Nếu không có yêu, và không yêu th́ không có bỏn sẻn và ganh tị vậy.”
Thiên Vương Thích nghe xong, thưa rằng:
“Thật sự như vậy, bạch Thế Tôn! Thật sự như vậy, bạch Thiện Thệ! Thật sự như vậy, bạch Đại Tiên Nhân. Bỏn sẻn và ganh tị nhân nơi yêu và không yêu, duyên nơi yêu và không yêu; từ nơi yêu và không yêu sanh ra; do yêu và không yêu mà có. Nếu không có yêu, và không yêu th́ không có bỏn sẻn và ganh tị. Thật sự như vậy, bạch Thế Tôn! Thật sự như vậy, bạch Thiện Thệ! Thật sự như vậy, bạch Đại Tiên Nhân. Đúng như pháp mà Phật đă nói, con đă biết. Con đă đoạn trừ nghi hoặc, không c̣n do dự, do nghe những điều Phật dạy.”
Thiên Vương Thích sau khi nghe những điều Phật nói, hoan hỷ phụng hành.
Thiên Vương Thích lại hỏi:
“Bạch Đại Tiên Nhân, yêu và không yêu là do nhân ǵ, duyên ǵ, từ đâu phát sanh, do đâu mà có? Lại do nhân nào mà không có yêu và không yêu?”
Đức Thế Tôn bảo rằng:
“Này Câu-dực, yêu và không yêu là nhân nơi dục và duyên nơi dục mà phát sanh, do dục mà có[48]. Nếu vô dục th́ không có yêu và không yêu vậy.”
Thiên Vương Thích nghe xong, thưa rằng:
“Thật sự như vậy, bạch Thế Tôn! Thật sự như vậy, bạch Thiện Thệ! Thậït sự như vậy, bạch Đại Tiên Nhân! Yêu và không yêu là nhân nơi dục và duyên nơi dục mà phát sanh, do dục mà có. Nếu vô dục th́ không có yêu và không yêu vậy. Thật sự như vậy, bạch Thế Tôn! Thật sự như vậy, bạch Thiện Thệ! Thật sự như vậy, bạch Đại Tiên Nhân! Đúng như pháp mà Phật đă nói, con đă biết. Con đă đoạn trừ nghi hoặc, không c̣n do dự, do nghe những điều Phật dạy.”
Thiên Vương Thích sau khi nghe những điều Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.
Thiên Vương Thích lại hỏi:
“Bạch Đại Tiên Nhân, dục là do nhân ǵ, duyên ǵ, từ đâu mà sanh, do đâu mà có; do nhân nào không có dục?”
Đức Thế Tôn đáp:
“Này Câu-dực, dục là do nhân niệm[49] và duyên nơi niệm, từ nơi niệm mà phát sanh; do niệm mà có; nếu không có suy niệm th́ không có dục.”
Thiên Vương Thích nghe thế thưa rằng:
“Thật sự như vậy, bạch Thế Tôn! Thật sự như vậy, bạch Thiện Thệ! Thật sự như vậy, bạch Đại Tiên Nhân, dục là do nhân niệm và duyên nơi niệm, từ nơi niệm mà phát sanh; do niệm mà có; nếu không có suy niệm th́ không có dục. Thật sự như vậy, bạch Thế Tôn! Thật sự như vậy, bạch Thiện Thệ! Thật sự như vậy, bạch Đại Tiên Nhân! Đúng như pháp mà Phật đă nói, con đă biết. Con đă đoạn nghi, trừ hoặc, không c̣n do dự, do nghe những điều Phật dạy.”
Thiên Vương Thích sau khi nghe những điều Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.
Thiên Vương Thích lại hỏi:
“Bạch Đại Tiên Nhân, niệm là do nhân ǵ, duyên ǵ, từ đâu mà sanh, do đâu mà có. Lại do nhân nào không có suy niệm?”
Đức Thế Tôn đáp:
“Này Câu-dực, niệm là nhân nơi tư và duyên nơi tư, từ nơi tư mà phát sanh, do tư mà có[50]. Nếu không có tư th́ không có niệm.
“Do niệm có dục, do dục có yêu và không yêu. Do yêu và không yêu có bỏn sẻn và ganh tị. Do bỏn sẻn và ganh tị mà sanh ra dao, gậy, đấu tranh, thù nghịch, dua nịnh, dối trá, nói láo, nói hai lưỡi, trong tâm sanh ra vô lượng pháp ác bất thiện. Như vậy, toàn khối lớn khổ đau này phát sanh.
“Nếu không có tư th́ không có niệm. Nếu không có niệm th́ không có dục. Nếu không có dục th́ không có yêu và không yêu. Nếu không có yêu và không yêu th́ không có bỏn sẻn và ganh tị. Nếu không có bỏn sẻn và ganh tị th́ không có dao gậy, đấu tranh, th́ nghịch, dua nịnh, dối trá, nói láo, nói hai lưỡi, trong tâm không sanh ra vô lượng pháp ác bất thiện. Như vậy, toàn khối lớn đau khổ này tiêu diệt”.
Thiên Vương Thích nghe xong, thưa rằng:
“Con đă hiểu, bạch Thế Tôn! Con đă hiểu, bạch Thiện Thệ! Con đă hiểu, bạch Đại Tiên Nhân. Niệm là nhân nơi tư và duyên nơi tư, từ nơi tư mà phát sanh, do tư mà có. Nếu không có tư th́ không có niệm.
“Do niệm có dục, do dục có yêu và không yêu. Do yêu và không yêu có bỏn sẻn và ganh tị. Do bỏn sẻn và ganh tị mà sanh ra dao, gậy, đấu tranh, thù nghịch, dua nịnh, dối trá, nói láo, nói hai lưỡi, trong tâm sanh ra vô lượng pháp ác bất thiện. Như vậy, toàn khối lớn khổ đau này phát sanh.
“Nếu không có tư th́ không có niệm. Nếu không có niệm th́ không có dục. Nếu không có dục th́ không có yêu và không yêu. Nếu không có yêu và không yêu th́ không có bỏn sẻn và ganh tị. Nếu không có bỏn sẻn và ganh tị th́ không có dao gậy, đấu tranh, th́ nghịch, dua nịnh, dối trá, nói láo, nói hai lưỡi, trong tâm không sanh ra vô lượng pháp ác bất thiện. Như vậy, toàn khối lớn đau khổ này tiêu diệt.
“Thật sự như vậy, bạch Thế Tôn! Thật sự như vậy, bạch Thiện Thệ! Thật sự như vậy, bạch Đại Tiên Nhân! Đúng như pháp mà Phật đă nói, con đă biết. Con đă đoạn nghi, trừ hoặc, không c̣n do dự, do nghe những điều Phật dạy.”
Thiên Vương Thích sau khi nghe xong những điều Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.
Thiên Vương Thích lại hỏi:
“Bạch Đại Tiên Nhân, thế nào là con đường tiêu diệt hư luận[51]. Tỳ-kheo thực hành như thế nào để hướng đến con đường tiêu diệt hư luận?”
Đức Thế Tôn đáp rằng:
“Này Câu-dực, con đường tiêu diệt hư luận là Thánh đạo tám chi. Đó là, chánh kiến, chánh tư duy, cho đến chánh định. Này Câu-dực, đó là con đường tiêu diệt hư luận. Tỳ-kheo thực hành như vậy để hướng đến con đường tiêu diệt hư luận.”
Thiên Vương Thích nghe dạy xong, thưa rằng:
“Thật sự như vậy, bạch Thế Tôn! Thật sự như vậy, bạch Thiện Thệ! Thật sự như vậy, bạch Đại Tiên Nhân, con đường tiêu diệt hư luận là Thánh đạo tám chi. Đó là, chánh kiến, chánh tư duy, cho đến chánh định. Này Câu-dực, đó là con đường tiêu diệt hư luận. Tỳ-kheo thực hành như vậy để hướng đến con đường tiêu diệt hư luận. Đúng như vậy, bạch Thế Tôn! Đúng như vậy, bạch Thiện thệ! Đúng như vậy, bạch Đại Tiên Nhân! Đúng như pháp mà Đức Phật đă dạy, con đă rơ. Con đă đoạn trừ nghi hoặc, không c̣n do dự, do nghe những điều Phật dạy”.
Thiên Vương Thích sau khi nghe những điều Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.
Thiên Vương Thích lại hỏi:
“Bạch Đại Tiên Nhân, một Tỳ-kheo hướng đến con đường tiêu diệt hư luận phải đoạn bao nhiêu pháp và hành bao nhiêu pháp?”
Đức Thế Tôn đáp:
“Này Câu-dực, Tỳ-kheo hướng đến con đường tiêu diệt hư luận phải đoạn ba pháp và tu hành ba pháp. Thế nào là ba? Một là niệm, hai là ngôn, ba là cầu[52].
“Này Câu-dực, niệm ấy Ta nói có hai loại, nên hành và không nên hành. Nếu niệm mà không nên hành th́ Ta liền đoạn trừ. Nếu niệm nên hành th́ Ta biết lúc nào nên hành, có niệm, có trí để thành tựu niệm kia vậy. Ngôn cũng như thế.
“Này Câu-dực, cầu ấy Ta nói cũng có hai loại, nên hành và không nên hành. Nếu cầu mà không nên hành th́ Ta liền đoạn. Nếu cầu mà nên hành th́ Ta biết lúc nào nên hành, có niệm, có trí, để thành tựu cầu kia vậy.”
Thiên Vương Thích nghe xong, thưa:
“Thật sự như vậy, bạch Thế Tôn! Thật sự như vậy, bạch Thiện Thệ! Thật sự như vậy, bạch Đại Tiên Nhân! Tỳ-kheo không hướng đến con đường tiêu diệt hư luận, đoạn ba pháp, tu hành ba pháp. Thế nào là ba? Một là niệm, hai là ngôn, ba là cầu.
Đại Tiên Nhân đă nói, niệm có hai loại nên hành và không nên hành. Nếu niệm tăng trưởng pháp ác bất thiện và giảm tổn thiện pháp th́ Đại Tiên Nhân liền đoạn trừ. Nếu niệm giảm tổn pháp ác bất thiện và tăng trưởng thiện pháp th́ Đại Tiên Nhân biết lúc nào nên hành, có niệm, có trí để thành tựu niệm kia vậy. Ngôn cũng như vậy. Đại Tiên Nhân đă nói cầu cũng có hai loại, nên hành và không nên hành. Nếu cầu tăng trưởng pháp ác bất thiện và tổn giảm thiện pháp th́ Đại Tiên Nhân liền đoạn trừ. Nếu cầu mà giảm tổn pháp ác bất thiện và tăng trưởng thiện pháp th́ Đại Tiên Nhân biết lúc nào nên hành, có niệm, có trí để thành tựu cầu kia vậy.
“Đúng như vậy, bạch Thế Tôn! Đúng như vậy, bạch Thiện Thệ! Đúng như vậy, bạch Đại Tiên Nhân! Đúng như pháp Phật đă nói, con đă biết. Con đă đoạn trừ nghi hoặc, không c̣n do dự, do nghe những điều Phật dạy.”
Thiên Vương Thích sau khi nghe những điều Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.
Thiên Vương Thích lại hỏi:
“Bạch Đại Tiên Nhân, Tỳ-kheo hướng đến con đường tiêu diệt hư luận, có bao nhiêu pháp; để thủ hộ Tùng giải thoát[53], hành bao nhiêu pháp?
Đức Thế Tôn đáp:
“Này Câu-dực, Tỳ-kheo hướng đến con đường tiêu diệt hư luận có sáu pháp; để thủ hộ tùng giải thoát hành sáu pháp. Sáu pháp ấy là ǵ? Đó là, mắt thấy sắc, tai nghe thanh, mũi ngửi hương, lưỡi nếm vị, thân biết xúc, ư biết pháp.
“Này Câu-dực, mắt thấy sắc ấy, Ta nói có hai loại, nên hành và không nên hành. Nếu mắt thấy sắc không nên hành th́ Ta liền đoạn trừ. Nếu mắt sắc nên hành th́ Ta biết lúc nào nên hành, có niệm, có trí để thành tựu mắt vậy.
“Cũng như thế, đối với tai nghe tiếng, mũi ngửi hương, lưỡi nếm vị, thân biết xúc và ư biết pháp ấy, Ta nói cũng có hai loại, nên hành và không nên hành. Nếu ư biết pháp không nên hành th́ Ta liền đoạn trừ. nếu ư biết pháp nên hành th́ Ta biết lúc nào nên hành, có niệm, có trí để thành tựu ư vậy.”
Thiên Vương Thích nghe xong, thưa:
“Đúng như vậy, bạch Thế Tôn! Đúng như vậy, bạch Thiện Thệ! Đúng như vậy, bạch Đại Tiên Nhân! Tỳ-kheo hướng đến con đường tiêu diệt hư luận có sáu pháp; để thủ hộ Tùng giải thoát hành sáu pháp. Sáu pháp ấy là ǵ? Mắt thấy sắc, tai nghe tiếng, mũi ngửi hương, lưỡi nếm vị, thân biết xúc, ư biết pháp. Đại Tiên Nhân đă nói, mắt thấy sắc có hai loại, nên hành và không nên hành. Nếu mắt thấy mà tăng trưởng pháp ác bất thiện và làm tổn giảm thiện pháp th́ Đại Tiên Nhân liền đoạn trừ. Nếu mắt thấy sắc làm tổn giảm pháp ác bất thiện và làm tăng trưởng thiện pháp th́ Đại Tiên Nhân biết lúc nào nên hành vậy. Có niệm, có trí để thành tựu mắt vậy. Cũng như thế, đối với tai nghe tiếng, mũi ngửi hương, lưỡi nếm vị, thân biết xúc, ư biết pháp cũng có hai loại, nên hành và không nên hành. Nếu ư biết pháp làm tăng trưởng pháp ác bất thiện và giảm tổn thiện pháp th́ Đại Tiên Nhân liền đoạn trừ. Nếu ư biết pháp làm tổn giảm pháp ác bất thiện và tăng trưởng thiện pháp th́ Đại Tiên Nhân biết lúc nào nên hành, có niệm, có trí để thành tựu ư vậy. Đúng như vậy, bạch Thế Tôn! Đúng như vậy, bạch Thiện Thệ! Đúng như vậy, bạch Đại Tiên Nhân! Đúng như pháp Phật đă nói, con đă biết. Con đă đoạn nghi, trừ hoặc, không c̣n do dự, do nghe những điều Phật dạy.”
Thiên Vương Thích sau khi nghe những điều Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.
Thiên Vương Thích lại hỏi:
“Bạch Đại Tiên Nhân, vị Tỳ-kheo hướng đến con đường tiêu diệt hư luận, khi thân mạng tồn tại trong một khoảnh khắc, phải đoạn bao nhiêu pháp và tu hành bao nhiêu pháp?”
Đức Thế Tôn dạy:
“Này Câu-dực, Tỳ-kheo hướng đến con đường tiêu diệt hư luận, khi thân mạng tồn tại trong một khoảnh khắc, lại cũng phải đoạn ba pháp và tu hành ba pháp. Ba pháp ấy là ǵ? Một là hỷ, hai là ưu và ba là xả[54].
“Này Câu-dực, hỷ ấy Ta nói có hai loại, nên hành và không nên hành. Nếu hỷ mà không nên hành th́ Ta liền đoạn trừ. Nếu hỷ nên hành th́ Ta biết lúc nào nên hành, có niệm, có trí để thành tựu hỷ vậy. Ưu cũng như thế.
“Này Câu-dực, xả ấy Ta nói cũng có hai loại, nên hành và không nên hành. Nếu xả mà không nên hành th́ Ta liền đoạn trừ. nếu xả nên hành th́ Ta biết lúc nào nên hành, có niệm, có trí để thành tựu xả vậy.”
Thiên Vương Thích nghe xong, thưa:
“Đúng như vậy, bạch Thế Tôn! Đúng như vậy, bạch Thiện Thệ! Đúng như vậy, bạch Đại Tiên Nhân! Tỳ-kheo hướng đến con đường tiêu diệt hư luận, khi thân mạng tồn tại trong một khoảnh khắc phải đoạn trừ ba pháp và thực hành ba pháp. Ba pháp ấy là ǵ? Một là hỷ, hai là ưu, ba là xả. Đại Tiên Nhân đă nói hỷ có hai loại, nên hành và không nên hành. Nếu hỷ làm tăng trưởng pháp ác bất thiện và giảm tổn thiện pháp th́ liền đoạn trừ. Nếu hỷ làm giảm tổn pháp ác bất thiện và tăng trưởng thiện pháp th́ biết lúc nào nên hành, có niệm, có trí để thành tựu hỷ vậy. Ưu cũng như thế. Đại Tiên Nhân đă nói xả cũng có hai loại, nên hành và không nên hành. Nếu xả làm tăng trưởng pháp ác bất thiện và giảm tổn thiện pháp th́ liền đoạn trừ. Nếu xả làm tổn giảm pháp ác bất thiện và trăng trưởng thiện pháp th́ biết lúc nào nên hành, có niệm, có trí để thành tựu xả vậy. Đúng như vậy, bạch Thế Tôn! Đúng như vậy, bạch Thiện Thệ! Đúng như vậy, bạch Đại Tiên Nhân! Đúng như pháp Phật đă nói, con đă biết. Con đă đoạn nghi trừ hoặc, không c̣n do dự, do nghe những điều Phật dạy.”
Thiên Vương Thích sau khi nghe những điều Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.
Thiên Vương Thích lại hỏi:
“Bạch Đại Tiên Nhân, tất cả Sa-môn, Phạm chí đều đồng một thuyết, đồng một mong cầu, đồng một sở thích, đồng một an lạc, đồng một ư hướng chăng?[55]”
Đức Phật dạy:
“Này Câu-dực, tất cả Sa-môn, Phạm chí không đồng một thuyết, không đồng một mong cầu, không đồng một sở thích, không đồng một an lạc, không đồng một ư hướng.”
Thiên Vương Thích lại hỏi:
“Bạch Đại Tiên Nhân, tất cả Sa-môn, Phạm chí v́ lư do ǵ mà không đồng một thuyết, không đồng một mong cầu, không đồng một sở thích, không đồng một an lạc, không đồng một ư hướng?”
Đức Thế Tôn đáp:
“Này Câu-dực, thế giới này có nhiều chủng loại giới, có vô lượng giới[56]. Vị ấy tùy theo một giới được biết đến, rồi nhân giới đó tùy khả năng của ḿnh mà nói một chiều rằng ‘Đây là chân thật, ngoài ra đều hư dối’. Này Câu-dực, cho nên tất cả Sa-môn, Phạm chí không đồng một thuyết, không đồng một mong cầu, không đồng một sở thích, không đồng một an lạc, không đồng một ư hướng vậy.”
Thiên Vương Thích nghe xong, thưa:
“Đúng như vậy, bạch Thế Tôn! Đúng như vậy, bạch Thiện Thệ! Đúng như vậy, bạch Đại Tiên Nhân! Thế giới này có nhiều chủng loại giới, có vô lượng giới. Vị ấy tùy theo một giới được biết đến, rồi ở nơi giới đó tùy khả năng của ḿnh mà nói một chiều rằng ‘Đây là chân thật, ngoài ra đều hư vọng’. Bạch Đại Tiên Nhân, v́ thế mà tất cả Sa-môn, Phạm chí không đồng một thuyết, không đồng một mong cầu, không đồng một sở thích, không đồng một an lạc, không đồng một ư hướng vậy. Đúng như vậy, bạch Thế Tôn! Đúng như vậy, bạch Thiện Thệ! Đúng như vậy, bạch Đại Tiên Nhân! Đúng như pháp Phật đă nói, con đă biết. Con đă đoạn trừ nghi hoặc, không c̣n do dự, do nghe những điều Phật dạy”.
Thiên Vương Thích sau khi nghe những điều Phật nói, hoan hỷ phụng hành.
Thiên Vương Thích lại hỏi:
“Bạch Đại Tiên Nhân, tất cả Sa-môn, Phạm chí đều đạt đến cứu cánh, cứu cánh bạch tịnh, cứu cánh phạm hạnh, thành tựu cứu cánh phạm hạnh chăng[57]?”
Đức Thế Tôn đáp:
“Này Câu-dực, không hẳn tất cả Sa-môn, Phạm chí đều đạt đến cứu cánh, cứu cánh bạch tịnh, cứu cánh phạm hạnh, thành tựu cứu cánh phạm hạnh.”
Thiên Vương Thích, thưa:
“Bạch Đại Tiên Nhân, v́ lư do ǵ mà không hẳn tất cả Sa-môn, Phạm chí đều đạt đến cứu cánh, cứu cánh phạm bạch tịnh, cứu cánh phạm hạnh, thành tựu cứu cánh phạm hạnh?”
Đức Thế Tôn đáp:
“Này Câu-dực, nếu có Sa-môn, Phạm chí đối với vô thượng ái tận, không toàn vẹn chân chánh tâm giải thoát[58], kẻ ấy không đạt đến cứu cánh, không cứu cánh bạch tịnh, không cứu cánh phạm hạnh, không thành tựu cứu cánh phạm hạnh.
“Này Câu-dực, nếu có Sa-môn, Phạm chí đối với vô thượng ái tận toàn vẹn chân chánh tâm giải thoát, kẻ ấy đạt đến cứu cánh, cứu cánh bạch tịnh, cứu cánh phạm hạnh, thành tựu cứu cánh phạm hạnh.”
Thiên Vương Thích, thưa:
“Đúng như vậy, bạch Thế Tôn! Đúng như vậy, bạch Thiện Thệ! Đúng như vậy, bạch Đại Tiên Nhân, nếu có Sa-môn, Phạm chí đối với vô thượng ái tận không hoàn toàn chân chánh tâm giải thoát, kẻ ấy không đạt đến cứu cánh, không cứu cánh bạch tịnh, không cứu cánh phạm hạnh, không thành tựu cứu cánh phạm hạnh.
‘Bạch Đại Tiên Nhân, nếu có Sa-môn, Phạm chí đối với vô thượng ái tận toàn vẹn chân chánh tâm giải thoát, kẻ ấy đạt đến cứu cánh, cứu cánh bạch tịnh, cứu cánh phạm hạnh, thành tựu cứu cánh phạm hạnh. Đúng như vậy, bạch Thế Tôn! Đúng như vậy, bạch Thiện Thệ! Đúng như vậy, bạch Đại Tiên Nhân! Đúng như pháp Phật đă nói, con đă biết, con đă đoạn nghi, trừ hoặc, không c̣n do dự, do nghe những điều Phật dạy.”
Thiên Vương Thích sau khi nghe những điều Phật nói, hoan hỷ phụng hành.
Thiên Vương Thích lại nói:
“Bạch Đại Tiên Nhân, con lâu nay bị gai nhọn nghi hoặc, ngày nay được Thế Tôn nhổ ra. V́ sao? V́ Như Lai là Bậc Vô Sở Trước, Đẳng Chánh Giác vậy.”
Đức Thế Tôn hỏi:
“Này Câu-dực, ngươi nhớ lại ngày xưa ngươi đă từng hỏi các Sa-môn, Phạm chí việc như thế chăng?”
Thiên Vương Thích đáp:
“Bạch Thế Tôn, mong Đại Tiên Nhân tự biết cho. Bạch Đại Tiên Nhân, chư Thiên Tam thập tam tập họp tại Pháp đường, đều ôm ḷng sầu năo, thường than thở rằng ‘Chúng ta nếu gặp được Đức Như Lai, Bậc Vô Sở Trước, Đẳng Chánh Giác, quyết sẽ đến yết kiến’. Bạch Đại Tiên Nhân, nhưng chúng con không gặp được Như Lai, Bậc Vô Sở Trước, Đẳng Chánh Giác, bèn thụ hưởng đầy đủ công đức của ngũ dục[59].
“Bạch Đại Tiên Nhân, chúng con phóng dật. Sau khi sống phóng dật, vị thiên tử có đại oai đức, ngay nơi chỗ cực diệu mà mạng chung. Bạch Đại Tiên Nhân, khi con thấy vị thiên tử đại oai đức ngay nơi chỗ cực diệu mà mạng chung bèn chán nản hết sức, lông tóc đều dựng ngược ‘Mong ta không ở nơi này mà mạng chung nhanh chóng’.
“Bạch Đại Tiên Nhân, con do sự chán này, sự ưu năo này, nên thấy Sa-môn, Phạm chí nào sống nơi rừng vắng, trong rừng sâu, dưới gốc cây, thích ở trên sườn núi cao, vắng bặt không có tiếng động, xa lánh, không có sự dữ, không có bóng người, tùy thuận tĩnh tọa; sau khi thấy vị ấy ưa thích nơi xa vắng, tĩnh tọa, sống an ổn khoái lạc, con cho rằng đây là Như Lai, Bậc Vô Sở Trước, Đẳng Chánh Giác, liền đến yết kiến.
“Vị ấy không biết con, nên hỏi rằng: ‘Ông là ai?’
“Lúc đó con đáp rằng ‘Bạch Đại Tiên Nhân, con là Thiên Vương Thích. Bạch Đại Tiên Nhân, con là Thiên Vương Thích’.
“Vị ấy lại hỏi ‘Ta từng thấy Thích và cũng thấy chủng tánh Thích. V́ lư do ǵ gọi là Thích? V́ lư do ǵ gọi là chủng tánh Thích?’
“Con liền đáp rằng ‘Bạch Đại Tiên Nhân, nếu có ai đến hỏi con việc như vậy, con liền tùy khả năng, tùy sức[60] mà trả lời, cho nên được gọi là Thích’.
“Vị ấy lại hỏi ‘Chúng ta nếu tùy theo việc mà hỏi Thích, Thích cũng tùy việc mà đáp lại ta’.
“Vị ấy hỏi việc con, nhưng con không hỏi việc vị ấy. Vị ấy quy mạng con, nhưng con không quy mạng vị ấy.
“Bạch Đại Tiên Nhân, từ nơi Sa-môn Phạm chí kia, hoàn toàn không được oai nghi giáo pháp, huống nữa lại được hỏi như vậy sao?”
Lúc ấy, Thiên Vương Thích nói bài tụng:
Thích[61] đi qua, đi qua; Thích hay nói như thế. Ư tưởng niệm ĺa xa; Trừ nghi, các do dự; Từ lâu đi trong đời, T́m cầu Đức Như Lai. Thấy Sa-môn, Phạm chí Tĩnh tọa nơi xa xôi Cho là Chánh Đẳng Giác; Đến phụng cúng, lạy thờ: ‘Làm sao được thăng tấn’. Như vậy con hỏi Ngài Đă hỏi, không được đáp, Thánh đạo và đạo tích. Thế Tôn nay v́ con, Nếu ư có sở nghi, Sở niệm và sở tư, Và sở hành của ư; Biết tâm ẩn và hiện, Thánh Nhăn nói cho hay. Tôn Phật là Đạo Sư, Tôn Vô trước Mâu-ni, Tôn Bậc Đoạn kết sử, Độ ḿnh và độ người. Đệ nhất trong hàng giác ngộ; Tối thượng ngự trong hàng Điều ngự; Tối diệu tịch trong hàng Tịch tĩnh; Đấng Đại Tiên, độ ḿnh, độ người. Nên con lễ Đại Hùng; Cúi lạy Tối Thượng Nhân; Đoạn tuyệt gai ái dục; Kính lạy Đấng Nhật Thân.
Bấy giờ Đức Thế Tôn lại hỏi rằng:
“Này Câu-dực, ông có nhớ ngày xưa, được xả ly như vậy, được hoan hỷ[62] như vậy, nghĩa là do nơi Ta mà đạy được pháp hỷ chăng?”Thiên Vương Thích thưa:
“Bạch Thế Tôn, mong Đại Tiên Nhân tự biết cho.
“Bạch Đại Tiên Nhân, một thời xưa, chư Thiên và A-tu-la chiến đấu với nhau. Bạch Đại Tiên Nhân, khi chư Thiên và A-tu-la chiến đấu với nhau, con nghĩ rằng ‘Mong chư Thiên thắng, phá vỡ A-tu-la. Thực phẩm của chư Thiên và thực phẩm của A-tu-la hăy để tất cả cho Tam thập tam thiên thọ thực’.
“Bạch Đại Tiên Nhân, khi chư Thiên đánh nhau với A-tu-la, chư Thiên đắc thắng, phá vỡ chúng A-tu-la. Thực phẩm của chư Thiên và thực phẩm của A-tu-la, tất cả đều được chư Thiên Tam thập tam thọ thực.
“Bạch Đại Tiên Nhân, bây giờ có ly, có hỷ, nhưng xen lẫn dao gậy, kết oán, đấu tranh, thù nghịch, không được thần thông, không được giác đạo, không được Niết-bàn.
“Bạch Đại Tiên Nhân, ngày nay được ly, được hỷ, không xen lẫn dao gậy, kết oán, đấu tranh, thù nghịch, được thần thông, được giác đạo và được Niết-bàn.”
Đức Thế Tôn hỏi:
“Này Câu-dực, do đâu ngươi được ly được hỷ? Do nơi Ta mà được pháp hỷ chăng?
“Thiên Vương Thích đáp rằng:
“Bạch Đại Tiên Nhân, con nghĩ rằng ‘Ta mạng chung ở đây, sanh nơi nhân gian. Ở đó nếu có ḍng họ rất giàu sang, tiền của vô số, sản nghiệp, súc mục không thể tính được. Phong hô thực ấp các thứ đầy đủ, hoặc là chủng tộc Sát-lợi trưởng giả, chủng tộc Phạm chí trưởng giả và các chủng tộc khác, rất là giàu sang, của cải vô số, sản nghiệp, súc mục không thể tính được. Phong hô thực ấp các thứ đầy đủ. Sau khi sanh vào chủng tộc như thế, thành tựu các căn, có tín tâm đối với pháp luật mà Đức Như Lai giảng thuyết. Sau khi có tín tâm, liền cạo bỏ râu tóc, mặc áo ca-sa, chí tín ĺa bỏ gia đ́nh, sống không gia đ́nh mà học đạo và học trí. Sau khi học trí, nếu thành đạt trí, liền chứng đắc cứu cánh trí, đạt đến biên tế cứu cánh. Nếu sau khi học trí mà không được cứu cánh học trí và sau khi học trí th́ có chư Thiên nào đó có đại phước hựu, có sắc tượng uy nguy, chói sáng rực rỡ, rất có oai lực, an ổn khoái lạc, sống măi trong cung, sanh nơi tối thượng. Ta sanh trong đó”.
Bấy giờ Thiên Vương Thích nói bài tụng:
Xả ly thân Thiên thần, Sanh xuống nơi nhân gian; Thác thai không ngu muội, Tùy sở thích hân hoan. Thành thân đă hoàn măn, Chất trực, tu Thánh đạo, Hành phạm hạnh trọn đủ Sống vui đời xin ăn.
“Và sau khi học trí, nếu được trí, liền chứng đắc cứu cánh trí, đạt đến biên tế cứu cánh. Nếu học trí và sau khi học trí rồi mà được trí nhưng không chứng đắc cứu cánh trí, đă thành vị trời tối thượng diệu, chư Thiên đều nghe danh, đó là Sắc cứu cánh thiên, sẽ sanh vào đó. Bạch Đại Tiên Nhân, con mong sẽ chứng đắc A-na-hàm. Bạch Đại Tiên Nhân, con nay đă chứng đắc Tu-đà-hoàn.”
Đức Thế Tôn hỏi:
“Này Câu-dực, ngươi do đâu mà được sai giáng[63] rất tốt đẹp, cực cao, cực rộng này, để có thể tự nói là đă chứng đắc Tu-đà-hoàn?”
Bấy giờ Thiên Vương Thích dùng bài kệ đáp:
Không c̣n tôn ai khác Ngoài cảnh giới Thế Tôn. Chứng Vô thượng sai giáng, Cơi này thật chưa từng. Đại Tiên, con ngồi đây, Ngay với thân trời này Con liền được tăng thọ Chính mắt thấy như vầy.
Khi nói pháp này, Thiên Vương Thích xa ĺa trần cấu, pháp nhăn của các pháp phát sanh. Tám vạn chư Thiên cũng được xa ĺa trần cấu, pháp nhăn của các pháp phát sanh. Khi ấy Thiên Vương Thích thấy pháp, đắc pháp, giác ngộ pháp bạch tịnh, đoạn trừ nghi hoặc, không c̣n tôn ai khác, không c̣n do ai khác, không c̣n do dự, đă an trụ trên quả chứng, đối với giáo pháp của Phật mà chứng đắc vô sở úy, liền từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ chân Phật, thưa rằng:
“Bạch Thế Tôn, con nay xin tự quy Phật, Pháp và Chúng Tỳ-kheo. Ngưỡng mong Thế Tôn nhận con làm Ưu-bà-tắc. Kể từ hôm nay cho đến trọn đời, con tự quy y cho đến khi mạng chung.”
Bấy giờ Thiên Vương Thích ngợi khen Ngũ kết nhạc tử rằng:
“Lành thay! Lành thay! Ngũ Kết, ngươi đă giúp ích cho ta rất nhiều. Lư do v́ sao? Do ngươi mà Phật xuất định, bởi ngươi trước hết khiến Thế Tôn từ định ra, khiến ta sau đó mới yết kiến được Thế Tôn. Này Ngũ Kết! Sau khi từ đây trở về, ta đem Hiền Nguyệt Sắc, con gái của Nhạc vương Đam-phù-lâu gă cho ngươi và đem bổn quốc của Nhạc vương ấy trao cho ngươi, phong tặng ngươi làm vua kỹ nhạc[64].”
Bấy giờ Thiên Vương Thích bảo chư Thiên Tam thập tam rằng:
“Các ngươi hăy lại đây! Nếu trước kia chúng ta vốn là Phạm thiên, sống trên cơi Phạm thiên, thường ba lần cung kính, lễ sự Phạm thiên vương th́ các vị ấy nay tất cả đều cung kính lễ sự Thế Tôn. Lư do v́ sao? V́ Thế Tôn là Phạm thiên, là vị Phạm thiên sẽ tạo hóa những bậc tối tôn, những chúng sanh đă sanh, những chúng sanh đă có và sẽ có, những ǵ Phạm thiên biết, Ngài đều biết hết, những ǵ Phạm thiên có thể thấy, Ngài đều thấy hết.”
Rồi Thiên Vương Thích, chư Thiên cơi Tam thập tam, Ngũ Kết nhạc tử, nếu trước kia từng là Phạm thiên, sống trên cơi Phạm thiên, ba lần cung kính, lễ sự Pham thiên, th́ nay họ thảy đều hướng sự cung kính, lễ sự ấy đến Đức Thế Tôn, cúi đầu trước Đức Như Lai, Bậc Vô Sở Trước, Đẳng Chánh Giác.
Bấy giờ, Thiên Vương Thích, chư Thiên Tam Tập Tam và Ngũ Kết nhạc tử lại lần nữa cung kính lễ sự Thế Tôn, cúi đầu lễ sát chân Phật, nhiễu quanh ba ṿng rồi bỗng nhiên biến mất khỏi chỗ đó, không thấy nữa.
Bấy giờ Phạm thiên với sắc tượng nguy nguy, sáng chói rực rỡ, vào lúc trời gần sáng, đi đến chỗ Phật, cúi đầu sát chân Phật, rồi đứng sang một bên, dùng kệ bạch Thế Tôn:
Do gây nhiều thiện ích Do lợi nghĩa, là “trời”. Hiền giả ở Ma-kiệt, Bà-sa-bà hỏi han.
“Khi Đại Tiên Nhân nói pháp này, Thiên Vương Thích xa ĺa trần cấu, pháp nhăn về các pháp khác phát sanh và tám vạn chư Thiên cũng xa ĺa trần cấu, pháp nhăn về các pháp phát sanh.”
Bấy giờ, Thế Tôn bảo Phạm thiên rằng:
“Quả như vậy! Quả như vậy! Đúng như Phạm thiên đă nói:
Do gây nhiều thiện ích Do lợi nghĩa, là “trời”. Hiền giả ở Ma-kiệt, Bà-sa-bà hỏi han.
“Này Phạm thiên, khi Ta nói pháp, Thiên Vương Thích xa ĺa trần cấu, pháp nhăn về các pháp phát sanh và tám vạn chư Thiên cũng xa ĺa trần cấu, pháp nhăn về các pháp phát sanh.”
Đức Phật thuyết như vậy. Thiên Vương Thích, chư Thiên Tam thập tam, Ngũ Kết nhạc tử và Đại phạm thiên, sau khi nghe Phật dạy xong, hoan hỷ phụng hành.
___________________________________________
Chú thích
[1] Bản Hán, quyển. Tương đương Pāli D. 21 Sakkapañha-sutta. Hán, biệt dịch No.1(14). Trường A-hàm kinh số 14 “Thích Đề-hoàn Nhân Vấn”; No.15 Phật Thuyết Đế Thích Sở Vấn Kinh, Tống Pháp Hiền dịch; Tham chiếu No.203 Tạp Bảo Tạng Kinh kinh số 73 “Đế Thích Vấn Sự Duyên Kinh”, Nguyên Ngụy, Cát-ca-dạ & Đàm-vô-sấm dịch (Đại 4, tr. 476).
[2] Ma- kiệt-đà 摩竭陀; Pāli: Magadha.Vương xá thành 王舍城; Pāli: Rājagaha. Nại lâm 奈林; No.1(14) Am-bà, Pāli: Ambasasaiḍa. Nhân-đà-la thạch thất 因陀羅石室; No.1(14) Nhân-đà-sa-la khốt (quật); Pāli: Indasāla-gūha.Bệ-đà-đề 鞞陀提; No.1(14) Ty-đà sơn; Pāli: Vediyaka.
[3] Thiên Vương Thích 天王釋 hay Thiên Đế Thích 天帝釋; Pāli: Sakka devānam inda.
[4] Ngũ Kết nhạc tử 五結樂子; cũng thường gọi là Ngũ Kế 五髻 (năm chỏm); No.14 gọi là Chấp nhạc thần Ban-giá-dực. No.15: Ngũ Kết Càn-thát-bà vương tử. Sở dĩ có tên như vậy v́ khi thọ sanh nhân gian, lúc c̣n nhỏ, vị này thắt năm cái búi tóc trên đầu. Pāli: Pañcasikha Gandhabbaputta, một vị Càn-thát-bà (Gandhabba) xử dụng cây huyền cầm.
[5] Lưu ly cầm 琉璃琴. Pāli: Beluvapaṇḍuvīṇā: một nhạc khí nguyên là của Māra.
[6] Dục tương ưng kệ, Long tương ưng kệ, Sa-môn tương ưng kệ, A-la-ha tương ưng kệ 欲, 龍, 沙門, 阿羅訶相應偈. Pāli: buddhūpasaṃhitā dhammūpasaṃhitā saṅghūpasaṃhitā arahantūpasaṃhitā kāmūpasaṃhitā, nói về Phật, về Pháp, về Tăng, về A-la-hán, về dục.
[7] Hán: Hiền 賢. No.1(14) Bạt-đà; Pāli: Bhaddā, con gái của Timbaru, Chấp nhạc Thiên vương.
[8] Hán: nguyệt cập Đam-phù-lâu 月及耽浮樓.Pāli: (…) Timbaraṃ Suriyavaccase, (cha nàng) Timbara, (và nàng th́) rực rỡ như mặt trời.
[9] Hán: kim túc sa金粟沙. Pāli: kiñjakkha, tơ sen hay nhụy sen.
[10] Hán: long tượng 龍象.
[11] Pāli: amataṃ muni jigīsāno, (như) tu sĩ khát vọng sự bất tử (hay cam lộ).
[12] Các từ Mâu-ni ở đây chỉ chung các ẩn sĩ, hay tu sĩ; không chỉ riêng Đức Thích-ca Mâu-ni. Xem thêm chú thích trên.
[13] Trong nguyên bản: cúng dường chư Vô trước.
[14] Nhật chi thân 日之親. Pāli: Ādicca-bandhu, bà con của mặt trời, chỉ Đức Thích Tôn; theo truyền thuyết, ḍng họ Thích xuất thân từ Mặt trời.
[15] Đại Tiên Nhân 大仙人. Pāli: Mahesi. Chỉ Phật.
[16] Uất-bệ-la 鬱鞞羅. Pāli: Uruvela, tên thôn; phía Nam Bồ-đề đạo tràng.
[17] Ni-liên-thiền hà 尼連禪河. Pāli: Nerañjarā, chi lưu của sông Hằng, cách chỗ Phật thành đạo khoảng một dặm.
[18] A-xà-ḥa-la-ni-câu-loại 阿闍惒羅尼拘類. Pāli: Ajapāla-Nigrodha, tức cây bồ-đề.
[19] Đam-phù-lâu Nhạc vương 耽浮樓樂王. Pāli: Timbaru-Gandhabba-rāja, Thần âm nhạc (vua Càn-thát-bà) tên là Timbaru.
[20] Hiền Nguyệt Sắc 賢月色. Pāli: Bhaddā Suriya-vaccasā, nàng Bhaddā lộng lẫy như mật trời.
[21] Thiên danh Kết Ma-đâu-lệ ngự xa tử 天名結摩兜麗御車子. No.1(14): Thi-hán-đà, Thiên đại tướng tử; Pāli: Sikkhaṇḍīnāma Mātalissa saṭthāhakassa putto, Sikkhandi, vốn là con trai của thần đánh xe Mātali.
[22] Câu-dực 拘翼, cũng gọi la Kiêu-thi-ca. Pāli: Kosiya, biệt danh của Thiên Đế Thích.
[23] Thạch nham 石巖. Pāli: Salaḷāgāra, ngôi nhà (agāra) có những cây salaḷa (loại cây tỏa mùi thơm) ở trước cửa (bản hán đọc là Sela-lagāra?). No.1(14): tại ngôi nhà của một người Bà-la-môn.
[24] Thiên tượng xa 千象車. No.1(14): thiên bức hảo xa, cỗ xe báu có bánh xe ngh́n căm.
[25] Bệ-sa-môn 鞞沙門, hoặc T́-sa-môn. Pāli: Vessavaṇa, Đa Văn Thiên vương, đứng đầu trong Tứ đại Thiên vương.
[26] Bàn-xà-na 槃闍那. Pāli: Bhuñjatī (Diệu Tư).
[27] Cù-tỳ Thích nữ 瞿毗釋女. Pāli: Gopikā nāma Sakya-dhitā.
[28] Cù-bà thiên tử 瞿婆天子. Pāli: Gopako devaputto.
[29] Kỹ nhạc cung 伎樂宫. Pāli: Gandhabbakāya, đội viên đội âm nhạc của Thiên Đế Thích.
[30] Nguyên Hán: dữ nhăn Ưu-bà-di 與眼優婆夷. Pāli: upāsikā cakkhumato ahosi, tôi vốn là Ưu-bà-di, vị nữ đệ tử của Bậc Hữu Nhăn, tức Đức Phật.
[31] Nguyên Hán: phản bối bất hướng pháp反背不向法, Pháp quay vào nội tâm chứ không hướng ra bên ngoài. Pāli: paccattaṃ veditabbo hi dhammo.
[32] Nguyên Hán: thị nhăn giác thiện thuyết是眼覺善說. Pāli: sudesito cakkhumatānubuddho, pháp ấy được khéo thuyết bởi Đấng Giác Ngộ có mắt.
[33] Pāli: te coditā Gotama-sāvakena saṃvegam āpāduṃ samecca Gopakaṃ, “họ bị mắng v́ là đệ tử của Gotama, cuối cùng, đồng ư với Gopaka (và nói như sau)…”
[34]Ta, lời của những Thiên tử bị Cù-bà mắng.
[35] Pāli: Te disvā samvegam (...), (Đế Thích) sau khi thấy chư Thiên hiện diện ưu phiền (v́ họ bị vượt qua ngay tại chỗ).
[36] Thắng thiên 勝天, chỉ cho Thiên Đế Thích. Pāli: Devabhibhū.
[37] Diệu tức ngôn 妙息言 (những lời trầm lắng). Pāli: vaco nisamma, suy nghĩ sâu xa về những lời (khiển trách). Trong bản Hán, đọc là nisama (diệu tức, hoàn toàn lắng xuống), thay v́ nisamma (tư duy sâu xa).
[38] Nguyên Hán: tri dục知欲. Pāli: kāmābhibhū, vị đă chiến thắng dục vọng.
[39] Thắng phục căn 勝伏根. Pāli: buddhaṃ namassāma jinaṃ janidṃ, “chúng con lễ Phật, Đấng Chiến Thắng muôn loài”. Trong bản Hán, Janinda, Thiên đế của sanh loại, được hiểu là: jana (sanh loại) = jita: bị chinh phục, và inda (Thiên đế) = indriya: căn (quan năng hay giác quan).
[40] Hán: thử quỷ此 鬼. Pāli: ayaṃ yakkho, con quỷ Dạ-xoa này. Yakkha (Dạ-xoa), Thiên Đế Thích cũng thường được gọi như vậy. Yakkha đôi khi là một mỹ từ cũng được dùng để tán Phật, như M.56 (tr.386) (....) buddhasa (....) anupalittassa āhuneyya yakkhassa, Đức Phật (....) vị Yakkha vô nhiễm, ứng cúng.
[41] Bà-sa-bà 婆娑婆. Pāli: Vāsava, một tên khác của Thiên Đế Thích. Xem cht. 21, kinh 131.
[42] Chủng chủng thân 種種身. Pāli: Putthukāyā, phàm phu thân.
[43] Kết 結. Pāli: saṃyojana, chỉ phiền năo trói buộc.
[44] Xan và tật 慳嫉. Pāli: issā-macchariya. Trong bản Pāli, Sakka hỏi do kiết sử ǵ (kiṃ samyojanā) mà chúng sanh gây hận thù (savera). Phật trả lời như vậy. Hai bản kia cũng tương tợ bản Pāli. Có lẽ bản Hán này dịch sát, v́ câu hỏi của Thiên Đế Thích phiếm định.
[45] Hán: vô trượng無丈. Pāli: adaiḍā, không chiến tranh, gây hấn nhau.
[46] Trong các bản kia, Thiên Đế Thích đă hỏi tương tợ như vậy.
[47] Ái bất ái 愛不愛. Pāli: Piyāppiya, khả ái và không khả ái, yêu và ghét.
[48] Pāli: chanda: ham muốn.
[49] Niệm 念, cũng thường nói là tầm尋. Pāli: vitakka. No.1(14) Ái do tưởng sanh; Pāli: chando (... ) vitakkanidāno, dục có nguyên nhân là tầm 尋, tức tầm cầu hay suy nghĩ t́m ṭi.
[50] Tư 思. Bản Pāli: papañca-saññā-saṅkhā, hư luận vọng tưởng.
[51] Diệt hư đạo tích滅戲道跡. Pāli: papañca-saññā-saṅkhā-nirodha-gāmini- patipadā, thực hành hay tu tập dẫn đến chỗ diệt trừ hư luận vọng tưởng.
[52] Niệm, ngôn, cầu念言求; No.1(14): khẩu, tưởng, cầu口 想求. Pāli không đề cập và thaybằng somanassa, domanassa, upekkha, hỷ, ưu và xả. Ba pháp này trong bản Hán được trả lời cho câu hỏi khác ở sau. Xem cht.54 dưới.
[53] Tức Biệt giải thoát (luật nghi), hay Ba-la-đề-mộc-xoa.
[54] Pāli: somanassa, domanassa, upekkha, xem cht.52 trên.
[55] Đồng nhất thuyết, đồng nhất dục, đồng nhất ái, đồng nhất lạc, đồng nhất ư同 一說, 同一欲, 同一愛, 同一樂, 同一意. Pāli: ekantavādā ekantasīlā ekantachandā ekanta-ajjhosānā ti? Đồng một chủ thuyết, đồng một giới đúc, đồng một ước muốn, đồng một chí hướng.
[56] Pāli: anekadhātu-nānādhātu, vô số giới loại sai biệt.
[57]Pāli: accantaniṭṭhā accantayogakkhemī accantabrahmacārī accantapariyosānā ti? “Đồng một cứu cánh, đồng một an ổn, đồng một phạm hạnh, đồng một mục đích”.
[58] Pāli: taṇhāsaṃkhaya-vimutta, ái tận giải thoát, hay giải thoát do diệt tận khát ái.
[59] Ngũ dục công đức. Pañca kāma-guṇā, năm phẩm chất, hay đặc tính, của dục.
[60] Tùy sở năng, tùy kỳ lực. Định nghĩa từ sakka, mà nghĩa đen là “khả năng”.
[61] Tức Thiên Đế Thích.
[62] Hán: đắc ly đắc hỷ. Pāli: veda-paṭilābha, somanassa-paṭilābha, có được cảm giác phấn khích, hoan hỷ.
[63] Sai giáng差降, ở đây có lẽ chỉ sự lần lượt chuyển sanh.
[64] Tức phong làm Càn-thát-bà vương.
___________________________________________
135. KINH THIỆN SANH [1]
Tôi nghe như vầy:
Một thời Đức Phật du hóa tại thành Vương-xá, trong rừng Nhiêu hà mô[2].
Bấy giờ, trong thành Vương xá có con của vị Cư sĩ tên là Thiện Sanh[3]. Khi người cha sắp lâm chung, nhân sáu phương mà trối trăn, khéo dạy khéo quở rằng:
“Này Thiện Sanh! Sau khi cha mất, con phải chắp tay mà lạy sáu phương rằng: ‘Ở phương Đông, nếu có chúng sanh nào th́ tôi hết ḷng cung kính, cúng dường, lễ bái, thờ phụng chúng sanh đó. Khi tôi đă hết ḷng cung kính, cúng dường, lễ bái, thờ phụng chúng sanh đó rồi, chúng sanh đó cũng hết ḷng cung kính, cúng dường, lễ bái, thờ phụng lại tôi.
“Cũng như vậy, phương Nam, phương Tây, phương Bắc, trên, dưới, nếu có chúng sanh nào th́ tôi hết ḷng cung kính, cúng dường, lễ bái, thờ phụng chúng sanh đó. Khi tôi đă hết ḷng cung kính, cúng dường, lễ bái, thờ phụng chúng sanh đó rồi, chúng sanh đó cũng hết ḷng cung kính, cúng dường, lễ bái, thờ phụng lại tôi’.”
Thiện Sanh, con trai Cư sĩ, nghe cha dạy xong, thưa rằng:
“Con xin vâng theo lời cha dạy bảo.”
Sau khi cha mất, vào mỗi sáng sớm, Thiện Sanh tắm gội xong, mặc áo sô-ma mới[4], tay cầm lá câu-xá[5] c̣n tươi, đi đến bờ sông, chắp tay lạy sáu phương:
“Ở phương Đông, nếu có chúng sanh nào th́ tôi hết ḷng cung kính, cúng dường, lễ bái, thờ phụng chúng sanh đó. Khi tôi đă hết ḷng cung kính, cúng dường, lễ bái, thờ phụng chúng sanh đó rồi, chúng sanh đó cũng hết ḷng cung kính, cúng dường, lễ bái, thờ phụng lại tôi.
“Cũng như vậy, phương Nam, phương Tây, phương Bắc, trên, dưới, nếu có chúng sanh nào th́ tôi hết ḷng cung kính, cúng dường, lễ bái, thờ phụng chúng sanh đó. Khi tôi đă hết ḷng cung kính, cúng dường, lễ bái, thờ phụng chúng sanh đó rồi, chúng sanh đó cũng hết ḷng cung kính, cúng dường, lễ bái, thờ phụng lại tôi.”
Bấy giờ, khi đêm đă qua, vào buổi sáng sớm, Đức Thế Tôn mang y, cầm bát vào thành Vương xá khất thực. Khi Đức Thế Tôn vào thành Vương xá khất thực, từ xa trông thấy Thiện Sanh, con vị Cư sĩ, vào lúc sáng sớm, tắm gội, mặc áo sô-ma mới, tay cầm lá câu-xá c̣n tươi, đi đến bờ sông, chắp tay lạy sáu phương:
“Ở phương Đông, nếu có chúng sanh nào th́ tôi hết ḷng cung kính, cúng dường, lễ bái, thờ phụng chúng sanh đó. Khi tôi đă hết ḷng cung kính, cúng dường, lễ bái, thờ phụng chúng sanh đó rồi, chúng sanh đó cũng hết ḷng cung kính, cúng dường, lễ bái, thờ phụng lại tôi.
“Cũng như vậy, phương Nam, phương Tây, phương Bắc, trên, dưới, nếu có chúng sanh nào th́ tôi hết ḷng cung kính, cúng dường, lễ bái, thờ phụng chúng sanh đó. Khi tôi đă hết ḷng cung kính, cúng dường, lễ bái, thờ phụng chúng sanh đó rồi, chúng sanh đó cũng hết ḷng cung kính, cúng dường, lễ bái, thờ phụng lại tôi.”
Đức Thế Tôn thấy thế, liền đi đến gần, hỏi Thiện Sanh, con trai Cư sĩ:
“Này con trai Cư sĩ, ông thọ nhận sự giáo hóa của Sa-môn, Phạm chí nào? Ai dạy ông cung kính, cúng dường, lễ bái, thờ phụng sáu phương? Mà vào mỗi buổi sáng tắm rửa, mặc áo sô-ma mới, tay cầm lá câu-xá c̣n tươi, đi đến bờ sông, chắp tay lạy sáu phương:
“‘Ở phương Đông, nếu có chúng sanh nào th́ tôi hết ḷng cung kính, cúng dường, lễ bái, thờ phụng chúng sanh đó. Khi tôi đă hết ḷng cung kính, cúng dường, lễ bái, thờ phụng chúng sanh đó rồi, chúng sanh đó cũng hết ḷng cung kính, cúng dường, lễ bái, thờ phụng lại tôi.
“‘Cũng như vậy, phương Nam, phương Tây, phương Bắc, trên, dưới, nếu có chúng sanh nào th́ tôi hết ḷng cung kính, cúng dường, lễ bái, thờ phụng chúng sanh đó. Khi tôi đă hết ḷng cung kính, cúng dường, lễ bái, thờ phụng chúng sanh đó rồi, chúng sanh đó cũng hết ḷng cung kính, cúng dường, lễ bái, thờ phụng lại tôi?’.”
Thiện Sanh, con trai Cư sĩ, thưa rằng:
“Bạch Thế Tôn, không có vị Sa-môn, Phạm chí nào dạy con cả. Bạch Thế Tôn, cha con khi sắp lâm chung, nhân sáu phương mà trối lại con, khéo dạy, khéo quở rằng: ‘Này Thiện Sanh! Sau khi cha mất, con phải chắp tay mà lạy sáu phương rằng: ‘Ở phương Đông, nếu có chúng sanh nào th́ tôi hết ḷng cung kính, cúng dường, lễ bái, thờ phụng chúng sanh đó. Khi tôi đă hết ḷng cung kính, cúng dường, lễ bái, thờ phụng chúng sanh đó rồi, chúng sanh đó cũng hết ḷng cung kính, cúng dường, lễ bái, thờ phụng lại tôi.
“‘Cũng như vậy, phương Nam, phương Tây, phương Bắc, trên, dưới, nếu có chúng sanh nào th́ tôi hết ḷng cung kính, cúng dường, lễ bái, thờ phụng chúng sanh đó. Khi tôi đă hết ḷng cung kính, cúng dường, lễ bái, thờ phụng chúng sanh đó rồi, chúng sanh đó cũng hết ḷng cung kính, cúng dường, lễ bái, thờ phụng lại tôi.’
“Bạch Thế Tôn, con vâng lời trối của cha nên con cung kính, cúng dường, lễ bái, thờ phụng. Mỗi sáng sớm tắm gội, mặc áo sô-ma mới, tay cầm lá câu-xá c̣n tươi đi đến bờ sông, chắp tay lạy sáu phương rằng: ‘Phương Đông nếu có chúng sanh nào th́ tôi hết ḷng cung kính, cúng dường, lễ bái, thờ phụng chúng sanh đó. Khi tôi đă hết ḷng cung kính, cúng dường, lễ bái, thờ phụng chúng sanh đó rồi, chúng sanh đó cũng hết ḷng cung kính, cúng dường, lễ bái, thờ phụng lại tôi.
“‘Cũng như vậy, phương Nam, phương Tây, phương Bắc, trên, dưới, nếu có chúng sanh nào th́ tôi hết ḷng cung kính, cúng dường, lễ bái, thờ phụng chúng sanh đó. Khi tôi đă hết ḷng cung kính, cúng dường, lễ bái, thờ phụng chúng sanh đó rồi, chúng sanh đó cũng hết ḷng cung kính, cúng dường, lễ bái, thờ phụng lại tôi’.”
Đức Thế Tôn sau khi nghe như vậy, Ngài nói rằng:
“Này con trai Cư sĩ, Ta nói có sáu phương, chớ không nói là không có[6]. Này con trai Cư sĩ, nếu có người khéo phân biệt sáu phương, xa ĺa những nghiệp ác bất thiện ở bốn phương, người đó ngay trong đời này đáng được cung kính, tôn trọng. Sau khi thân hoại mạng chung, chắc chắn sẽ sanh đến thiện xứ, sanh vào cơi trời. Này con trai Cư sĩ, chúng sanh có bốn loại nghiệp, bốn loại ô uế[7]. Những ǵ là bốn? Này con trai Cư sĩ, sát sanh là một loại nghiệp, một loại ô uế của chúng sanh; lấy vật không được cho, tà dâm, vọng ngôn, là một loại nghiệp, một loại ô uế của chúng sanh.”
Rồi Đức Thế Tôn nói bài kệ này:
Sát sanh cùng trộm cắp, Tà dâm lấy vợ người, Lời nói không chân thật, Bậc trí không ngợi khen.
“Này con trai Cư sĩ, con người do bốn việc mà bị nhiều tội lỗi. Bốn việc đó là ǵ? Đó là đi theo dục, đi theo sân hận, đi theo sợ hăi và đi theo ngu si[8].”
Rồi Đức Phật dạy tiếp bài kệ:
Dục, nhuế, bố và si; Làm hạnh ác, phi pháp, Thanh danh tất bị diệt, Như mặt trăng sắp tàn.
“Này con trai Cư sĩ, con người do bốn việc mà được nhiều phước. Bốn việc đó là ǵ? Đó là không đi theo dục, không đi theo sân hận, không đi theo sợ hăi và không đi theo ngu si.”
Khi ấy, Đức Thế Tôn dạy bài kệ:
Đoạn dục, không nhuế, bố, Không si, hành pháp hạnh; Thanh danh được tṛn đủ, Như mặt trăng dần đầy.
“Này con trai Cư sĩ, kẻ mong cầu của cải nên biết sáu điều phi đạo[9]. Sáu điều đó là ǵ? Một là với mọi chơi bời[10] mà mong cầu tài vật là phi pháp. Hai là rong chơi không phải lúc[11] mà mong cầu tài vật là phi pháp. Ba là đam mê rượu chè mà mong cầu tài vật là phi pháp. Bốn là gần gũi ác tri thức mà mong cầu tài vật là phi pháp. Năm là đam mê kỹ nhạc mà mong cầu tài vật là phi pháp. Sáu là quen lười biếng mà mong cầu tài vật là phi pháp.
“Này con của vị Cư sĩ, với kẻ chơi bời bài bạc, nên biết có sáu tai họa. Sáu tai họa đó là ǵ? Một là, thắng[12] th́ sanh oán thù. Hai là, thua th́ sanh xấu hổ. Ba là, mắc nợ[13] th́ ngủ không yên. Bốn là, khiến kẻ thù vui mừng. Năm là, khiến thân thuộc lo âu. Sáu là, nói giữa đám đông không ai tin dùng. Này con trai Cư sĩ, người chơi bài bạc th́ làm việc không kinh doanh. Làm việc không kinh doanh th́ công nghiệp không thành. Tài vật chưa có được th́ không thể có được. Tài vật đă có sẵn th́ càng lúc càng tiêu hao.
“Này con trai Cư sĩ, với người rong chơi không phải lúc, nên biết có sáu món tai họa. Sáu món đó là ǵ? Một là không tự giữ ḿnh. Hai là không giữ ǵn tài vật. Ba là không giữ ǵn vợ con. Bốn là bị người nghi ngờ[14]. Năm là sanh nhiều khổ hoạn[15]. Sáu là bị người hủy báng[16]. Này con trai Cư sĩ, người rong chơi không phải lúc th́ việc làm không kinh doanh. Việc làm không kinh doanh th́ công nghiệp không thành. Tài vật chưa có được th́ không thể có. Tài vật đă có sẵn th́ càng lúc càng tiêu hao.
“Này con của vị Cư sĩ, với người đam mê rượu chè, nên biết có sáu món tai họa. Sáu món đó là ǵ? Một là tài sản hiện tại bị tổn thất. Hai là thân bị nhiều bệnh hoạn. Ba là đấu tranh càng tăng trưởng. Bốn là để lộ chỗ kín. Năm là tổn thất danh tiếng. Sáu là mất trí, thành ngu. Này con của vị Cư sĩ, người đam mê rượu th́ việc làm không kinh doanh được. Việc làm không kinh doanh th́ công nghiệp không thành. Tài vật chưa có được th́ không thể có. Tài vật đă có sẵn th́ càng lúc càng bị tiêu hao.
“Này con nhà Cư sĩ, người gần gũi tri thức ác, nên biết có sáu món tai họa. Sáu món đó là ǵ? Một là thân cận giặc cướp. Hai là thân cận kẻ lừa gạt. Ba là thân cận kẻ say sưa. Bốn là thân cận kẻ buông lung. Năm là tụ hội chơi bời. Sáu là lấy đó làm thân hữu, lấy đó làm bạn đồng hành[17]. Này con nhà Cư sĩ, người gần gũi ác tri thức th́ việc làm không kinh doanh. Việc làm không kinh doanh th́ công nghiệp không thành. Tài vật chưa có được th́ không thể có. Tài vật đă có sẵn th́ càng lúc càng bị tiêu hao.
Này con trai Cư sĩ, với người đam mê kỹ nhạc, nên biết có sáu món tai họa. Sáu món đó là ǵ? Một là mê nghe ca. Hai là mê xem vũ. Ba là mê đánh nhạc. Bốn là mê xem lắc chuông. Năm là thích vỗ tay. Sáu là thích tụ hội đông người. Này con nhà Cư sĩ, người đam mê kỹ nhạc không phải lúc th́ việc làm không kinh doanh. Việc làm không kinh doanh th́ công nghiệp không thành. Tài vật chưa có được th́ không thể có. Tài vật đă có sẵn th́ càng lúc càng bị tiêu hao.
Này con nhà Cư sĩ, với người lười biếng, nên biết có sáu tai họa. Sáu món đó là ǵ? Một là quá sớm, không làm việc. Hai là quá trễ, không làm việc. Ba là quá lạnh, không làm việc. Bốn là quá nóng, không làm việc. Năm là quá no, không làm việc. Sáu là quá đói, không làm việc. Này con nhà Cư sĩ, người lười biếng không phải lúc th́ việc làm không kinh doanh được. Việc làm không kinh doanh th́ công nghiệp không thành. Tài vật chưa có được th́ không thể có. Tài vật đă có sẵn th́ càng lúc càng bị tiêu hao.”
Rồi Đức Thế Tôn nói bài kệ này:
Bài bạc, đuổi theo sắc, Nghiện rượu, thích đánh nhạc, Gần gũi ác tri thức, Lười biếng không làm việc, Buông lung không giữ ḿnh; Những thứ ấy hại người. Tới lui không giữ ǵn, Tà dâm, lấy vợ người, Trong tâm thường kết oán, Cầu nguyện không có lợi, Uống rượu, nhớ nữ sắc; Những thứ ấy hại người. Nặng nề các việc ác, Ngoan cố không nghe lời, Chửi Sa-môn, Phạm chí, Điên đảo có tà kiến, Hung bạo làm nghiệp đen, Những thứ ấy hại người. Thiếu thốn không của cải, Uống rượu, mất áo quần, Mang nợ, như ch́m suối, Kẻ ấy phá họ hàng; Thường đi đến ḷ rượu, Gần gũi bằng hữu xấu, Muốn được của không được, Lấy bạn bè làm vui. Có nhiều bạn hữu ác, Thường theo bạn không lành, Đời nay và đời sau, Hai đời đều bại hoại. Người làm ác giảm lần; Làm lành lần hưng thạnh. Tập thù thắng càng tăng. Cho nên phải tập thắng; Tập thắng th́ được thắng; Thường theo trí tuệ thắng. Càng được giới thanh tịnh, Càng an vui vi diệu. Ngày th́ ưa ngủ nghỉ, Đêm lại thích rong chơi; Buông lung, thường uống rượu; Ở nhà không yên được. Quá lạnh và quá nóng, Đều lười biếng không làm; Rốt cuộc không sự nghiệp, Không kiếm ra tài vật. Hoặc lạnh và quá nóng, Bất kể, như ngọn cỏ. Siêng làm việc như vậy, Suốt đời đều an vui.
“Này con nhà Cư sĩ, có bốn hạng người không thân cận, tuồng như thân cận[18]. Bốn hạng người đó là ǵ? Một là biết việc[19], th́ chẳng phải thân cận in tuồng thân cận. Hai là trước mặt nói lời dịu ngọt[20], th́ chẳng phải thân cận in tuồng như thân cận. Ba là lời nói[21] th́ chẳng thân cận in tuồng như thân cận. Bốn là bạn đưa đến chỗ ác th́ chẳng thân cận in tuồng như thân cận.
“Này con nhà Cư sĩ, do bốn trường hợp nên người biết việc dù chẳng phải thân cận in tuồng như thân cận. Bốn trường hợp ấy là ǵ? Một là do biết việc mà đoạt của. Hai là cho ít lấy nhiều. Ba là hoặc v́ sợ mà làm. Bốn là hoặc v́ lợi mà hùa theo.”
Rồi Đức Thế Tôn nói bài kệ:
Người lấy biết làm việc, Nói năng rất êm dịu, Sợ, v́ lợi hùa theo, Biết chẳng thân, tuồng thân. Nên xa ĺa kẻ ấy Như đường có hiểm họa.
“Này con nhà Cư sĩ, do bốn trường hợp, trước mặt nói lời dịu ngọt, dù chẳng thân cận in tuồng như thân cận. Bốn trường hợp đó là ǵ? Một là bày ra những việc hay đẹp. Hai là xúi làm các việc ác. Ba là trước mặt ngợi khen. Bốn là sau lưng nói việc xấu.”
Rồi Đức Thế Tôn nói bài kệ:
Nếu đặt chuyện hay ho, Xúi làm ác bất thiện, Đối mặt th́ ngợi khen, Sau lưng lại nói xấu; Nếu biết hay và ác, Và biết hai lối nói, Dù thân, không nên thân; Biết người ấy như vậy, Nên xa ĺa kẻ ấy; Như đường có hiểm họa.
“Này con nhà Cư sĩ, có bốn trường hợp, ngôn ngữ dù chẳng phải thân cận in tuồng như thân cận. Bốn trường hợp đó là ǵ? Một là chấp nhận việc đă qua. Hai là bàn bạc việc ngày mai[22]. Ba là dối trá không nói thật. Bốn là việc hiện tại th́ hỏng; nhận nói rằng ‘tôi sẽ làm’ nhưng không làm.”
Rồi Đức Thế Tôn nói bài kệ:
Nhận việc qua, chưa đến; Bàn suông, việc nay hỏng; Nói làm, nhưng không làm; Biết chẳng thân như thân; Nên xa ĺa kẻ ấy Như đường có hiểm họa.
“Này con nhà Cư sĩ, có bốn trường hợp bạn dẫn đến chỗ ác, dù chẳng phải thân cận in tuồng như thân cận. Bốn trường hợp đó là ǵ? Một là xúi các việc bài bạc. Hai là xúi đi rong chơi không phải thời. Ba là xúi uống rượu. Bốn là xúi thân cận kẻ ác.”
Rồi th́ Đức Thế Tôn nói bài kệ:
Xúi đủ thứ bài bạc Uống rượu, lấy vợ người; Thói thấp, không vươn lên; Nó diệt như trăng tàn. Nên xa ĺa kẻ ấy Như đường có hiểm họa.
“Này con nhà Cư sĩ, nên biết, có bốn hạng bạn lành[23]. Những ǵ là bốn? Một là cùng chịu khổ vui, nên biết đó là bạn lành. Hai là thương tưởng, nên biết đó là bạn lành. Ba là khuyên điều lợi, nên biết đó là bạn lành. Bốn là giúp đỡ, nên biết đó là bạn lành.
“Này con nhà Cư sĩ, do bốn việc mà cùng khổ cùng vui. Bốn trường hợp đó là ǵ? Một là quên ḿnh, v́ bạn. Hai là quên tài sản v́ bạn. Ba là quên vợ con v́ bạn. Bốn là biết nghe lời.”
Rồi Đức Thế Tôn nói bài kệ:
Xả dục, tài, vợ, con, Lời nói hay kham nhẫn; Biết thân cùng khổ vui, Kẻ trí nên làm thân.
“Này con nhà Cư sĩ, do bốn việc mà thương tưởng, nên biết là bạn lành. Những ǵ là bốn? Một là dạy cho diệu pháp[24]. Hai là ngăn cấm ác pháp. Ba là khen ngợi trước mặt. Bốn là khước từ oán gia[25].
Rồi Đức Thế Tôn nói bài kệ:
Dạy lành, cản việc ác, Khen trước mặt, tránh thù; Biết bạn lành thương tưởng, Kẻ trí nên làm thân.
“Này con nhà Cư sĩ, do bốn việc mà cầu lợi[26], nên biết là bạn lành. Những ǵ là bốn? Một là bộc lộ việc kín ra. Hai là không che giấu việc kín. Ba là được lợi nên vui mừng. Bốn là không được lợi, không buồn.”
Rồi Đức Thế Tôn nói bài kệ:
Việc mật, bày không giấu; Lợi vui; không, chẳng buồn. Biết bạn lành cầu lợi, Kẻ trí nên thường thân.
“Này con nhà Cư sĩ, do bốn việc mà giúp đỡ, nên biết bạn lành. Những ǵ là bốn? Một là biết bạn hết của cải. Hai là biết của cải hết, liền cung cấp vật. Ba là thấy buông lung nên khuyên ngăn. Bốn là thường thương tưởng.”
Rồi Đức Thế Tôn nói bài kệ:
Biết của hết, cho thêm; Buông lung khuyên; thương tưởng. Biết bạn lành giúp đỡ, Kẻ trí nên làm quen.
“Này con nhà Cư sĩ, trong pháp luật của bậc Thánh, có sáu phương: Đông, Nam, Tây, Bắc, Trên, Dưới.
“Này con nhà Cư sĩ, cũng như đối với phương Đông, con đối với cha mẹ cũng vậy. Người con phải có năm điều thờ kính, phụng dưỡng cha mẹ. Năm điều đó là ǵ? Một là tăng thêm của cải. Hai là cáng đáng mọi việc. Ba là dâng lên cha mẹ những ǵ người muốn. Bốn là không tự tác, không trái ư. Năm là tất cả vật riêng của ḿnh đều dâng hết cha mẹ. Người con làm năm việc như trên để phụng dưỡng, thờ kính cha mẹ.
“Cha mẹ cũng lấy năm việc để chăm sóc các con. Năm việc đó là ǵ? Một là thương yêu con cái. Hai là cung cấp không thiếu. Ba là khiến con không mang nợ. Bốn là gả cưới xứng đáng. Năm là cha mẹ có của cải vừa ư đều giao hết cho con. Cha mẹ bằng năm điều ấy mà chăm sóc các con.
“Này con nhà Cư sĩ, như vậy phương Đông có hai trường hợp phân biệt. Này con nhà Cư sĩ, trong luật pháp của bậc Thánh, phương Đông là giữa con và cha mẹ. Này con nhà Cư sĩ, nếu người từ hiếu với cha mẹ, chắc chắn có sự tăng ích, chứ không có sự suy hao.
“Này con nhà Cư sĩ, cũng như phương Đông, phương Nam có hai trường hợp phân biệt.
“Học tṛ đối với thầy nên biết năm điều thờ kính, phụng dưỡng thầy. Năm điều đó là ǵ? Một là khéo cung kính vâng lời. Hai là khéo giúp đỡ, hầu hạ. Ba là hăng hái. Bốn là nghề nghiệp giỏi. Năm là hay thờ kính thầy. Đệ tử lấy năm điều ấy cung kính, phụng dưỡng Sư trưởng.
“Sư trưởng cũng dùng năm việc săn sóc đệ tử. Năm việc đó là ǵ? Một là dạy cho nên nghề. Hai là dạy dỗ nhanh chóng. Ba là dạy hết những điều ḿnh biết. Bốn là đặt để ở những chỗ lành. Năm là gửi gấm bậc thiện tri thức. Sư trưởng lấy năm điều ấy mà săn sóc đệ tử.
“Này con nhà Cư sĩ, như vậy phương Nam có hai trường hợp phân biệt. Này con nhà Cư sĩ, trong luật pháp của bậc Thánh, phương Nam là giữa học tṛ và thầy. Này con nhà Cư sĩ, nếu người từ thuận đối với Sư trưởng, chắc chắn có sự tăng ích chứ không có sự suy hao.
“Này con nhà Cư sĩ, cũng như phương Tây, người chồng đối với vợ cũng vậy. Người chồng nên lấy năm việc mà yêu thương, cấp dưỡng vợ. Năm việc đó là ǵ? Một là thương yêu vợ. Hai là không khinh rẻ. Ba là sắm các thứ chuỗi ngọc, đồ trang điểm. Bốn là ở trong nhà để vợ được tự do. Năm là xem vợ như chính ḿnh. Người chồng lấy năm việc để thương yêu, cấp dưỡng vợ.
“Người vợ phải lấy mười ba điều[27] khéo léo kính thuận chồng. Mười ba điều ấy là ǵ? Một là thương yêu kính trọng chồng. Hai là cung phụng, kính trọng chồng. Ba là nhớ nghĩ đến chồng. Bốn là trông nom các công việc. Năm là khéo tiếp đăi bà con. Sáu là trước mặt đưa mắt hầu đợi. Bảy là sau lưng th́ cử chỉ yêu thương. Tám là lời nói thành thật. Chín là không khóa kín cửa pḥng. Mười là thấy đến th́ ca ngợi. Mười một là trải sẵn giường mà đợi. Mười hai là bày dọn đồ ăn uống ngon lành, sạch sẽ, dồi dào. Mười ba là cúng dường Sa-môn, Phạm chí. Người vợ lấy mười ba việc ấy để khéo léo kính trọng chồng.
“Này con nhà Cư sĩ, như vậy phương Tây có hai trường hợp phân biệt. Này con nhà Cư sĩ, trong luật pháp của bậc Thánh, phương Tây là giữa vợ với chồng. Này con nhà Cư sĩ, nếu người từ mẫn với vợ, chắc có sự tăng ích, chứ không có sự suy hao.
“Này con nhà Cư sĩ, cũng như phương Bắc, chủ nhà đối với tôi tớ cũng như vậy[28]. Người chủ nhà nên lấy năm điều thương mến chu cấp cho tôi tớ. Năm điều ấy là ǵ? Một là tùy sức mà sai làm việc. Hai là tùy lúc mà cho ăn. Ba là tùy lúc cho uống. Bốn là hết ngày th́ cho nghỉ. Năm là bệnh hoạn cho thuốc thang. Chủ nhà lấy năm việc trên mà thương xót cung cấp cho tôi tớ.
“Tôi tớ cũng nên lấy chín điều[29] mà phụng sự chủ nhà. Chín điều ấy là ǵ? Một là tùy thời mà làm việc. Hai là chuyên tâm vào công việc. Ba là làm tất cả việc. Bốn là trước mặt th́ đưa mắt hầu đợi. Năm là sau lưng th́ thương kính mà làm. Sáu là nói lời thành thật. Bảy là khi chủ hoạn nạn th́ không bỏ đi. Tám là đi phương xa th́ nên khen ngợi chủ. Chín là khen chủ nhà là dễ dăi. Tôi tớ lấy chín điều ấy khéo léo phụng sự chủ nhà.
“Này con nhà Cư sĩ, như vậy phương Bắc có hai trường hợp phân biệt. Này con nhà Cư sĩ, trong luật pháp của bậc Thánh, phương Bắc là giữa chủ nhà và tôi tớ. Này con nhà Cư sĩ, nếu có người thương xót tôi tớ, chắn chắn có sự tăng ích chứ không có sự suy hao.
“Này con nhà Cư sĩ, cũng như phương Dưới, bằng hữu đối với bằng hữu[30] cũng vậy. Thân hữu nên lấy năm việc để ái kính cung cấp thân hữu. năm việc ấy là ǵ? Một là ái kính. Hai là không khinh mạn. Ba là không dối gạt. Bốn là cho tặng đồ quư. Năm là t́m cách giúp đỡ. Thân hữu lấy năm việc trên để ái kính, cung cấp thân hữu.
“Thân hữu này[31] cũng lấy năm việc để nhớ nghĩ đến thân hữu. Năm việc đó là ǵ? Một là biết của cải hết. Hai là khi biết của cải hết th́ cung cấp của cải. Ba là thấy buông lung th́ khuyên răn. Bốn là thương nhớ. Năm là gặp hoạn nạn th́ cho nương tựa. Thân hữu lấy năm việc ấy để nhớ nghĩ đến thân hữu.
“Này con nhà Cư sĩ, như vậy, phương Dưới có hai trường hợp phân biệt. Này con nhà Cư sĩ, trong pháp luật của bậc Thánh là thân hữu đối với thân hữu vậy. Này con nhà Cư sĩ, nếu người thương xót thân hữu, chắc chắn có sự tăng ích chứ không phải có sự suy hao.
“Này con nhà Cư sĩ, cũng như phương Trên, thí chủ đối với Sa-môn, Phạm chí cũng vậy. Thí chủ nên lấy năm điều để tôn kính, cúng dường Sa-môn, Phạm chí. Năm điều đó là ǵ? Một là không đóng kín cửa. Hai là thấy đến th́ tán thán. Ba là trải giường mà đợi. Bốn là làm các món ăn uống ngon sạch, dồi dào, mà cúng. Năm là đúng như pháp mà hộ tŕ. Người thí chủ lấy năm điều trên cung kính cúng dường Sa-môn, Phạm chí.
“Sa-môn, Phạm chí cũng lấy năm việc để khéo nhớ nghĩ đến thí chủ. Năm việc ấy là ǵ? Một là dạy cho có tín, hành tín và niệm tín. Hai là dạy các giới cấm. Ba là dạy nghe rộng. Bốn là dạy bố thí. Năm là dạy cho có tuệ, hành tuệ và lập tuệ. Sa-môn, Phạm chí lấy năm việc ấy để nhớ nghĩ đến thí chủ.
“Này con nhà Cư sĩ, như vậy phương Trên có hai trường hợp phân biệt. Này con nhà Cư sĩ, trong luật pháp của bậc Thánh, phương trên là giữa thí chủ và Sa-môn, Phạm chí. Này con nhà Cư sĩ, nếu người nào tôn kính cúng dường Sa-môn, Phạm chí th́ chắc chắn có sự tăng ích chứ không có sự suy hao.
“Này con nhà Cư sĩ, có bốn nhiếp sự[32]. Bốn việc ấy là ǵ? Một là huệ thí. Hai là lời nói khả ái. Ba là làm lợi cho người. Bốn là có lợi cùng chia[33].”
Rồi Đức Thế Tôn nói bài kệ:
Huệ thí và ái ngôn, Thường v́ người lợi hành, Với tất cả đồng sự, Khắp nơi đều vang danh. Sự này duy tŕ đời Cũng như người đánh xe. Nhiếp sự này vắng mặt, Mẹ không nhân bởi con Mà được kính phụng dưỡng. Con đối cha cũng vậy. Nếu có nhiếp sự này, Phước hựu thật to lớn; Chiếu soi như ánh nhật, Tiếng tốt truyền đi nhanh. Thông minh, không nói cộc Như vậy, làm nên danh Định vững, không cao ngạo; Tiếng loan truyền đi nhanh Thành tựu tín và giới[34], Như vậy làm nên danh. Hăng hái, không giải đăi; Thường cho người uống ăn; D́u dắt vào nẻo chánh; Như vậy làm nên danh. Bạn bè cùng lân tuất, Ái lạc có giới hạn; Giữa người thân, nhiếp sự Thù diệu như sư tử. Học nghề, học buổi đầu, Kiếm lợi, kiếm sau đó. Sản nghiệp đă dựng thành, Phân chia làm bốn phần. Phần cung cấp ẩm thực; Phần điền giả nông canh; Phần kho tàng chất chứa, Pḥng khi hữu sự cần; Gom nông tang, thương cổ, Thu xuất, lợi một phần. Thứ năm để cưới vợ; Thứ sáu làm nhà cửa. Tại gia sáu sự này, Hưng thịnh, sống khoái lạc. Tiền tài sẵn càng đầy, Như nước xuôi biển cả. Đời mưu sinh như vầy, Như ong hút nhụy hoa; Đời mưu sinh lâu dài, Sống an lạc hưởng thọ. Xuất tiền, không xuất xa; Không tản mác tung ra. Không thể đem tài vật Cho hung bạo, ngoan tà. Phương Đông là cha mẹ; Phương Nam là tôn sư; Phương Tây là thê tử; Phương Bắc là nô tỳ; Phương Dưới bằng và hữu; Phương Trên bậc tịnh tu; Nguyện lễ các phương ấy, Phước đời này đời sau. Do lễ các phương ấy, Thí chủ sanh trời cao.
Phật thuyết như vậy. Thiện Sanh con trai Cư sĩ sau khi nghe Phật thuyết, hoan hỷ phụng hành.
___________________________________________
Chú thích
[1] Tương đương Pāli D.31 Siṅgālovāda-suttanta. Hán, biệt dịch No.1(16) Trường A-hàm Kinh 16 “Thiện Sinh”; No.16. Phật Thuyết Thi-ca-la-việt Lục Phương Lễ Bái Kinh, Hậu Hán, An Thế Cao dịch; No.17 Phật Thuyết Thiện Sinh Tử Kinh, Tống, Chi Pháp Độ dịch.
[2] Nhiêu hà mô 饒蝦蟆, chỗ nuôi ễnh ương (hay nuôi sóc?). No.1(16) nói: trên núi Kỳ-xà-quật tức Linh thứu. Pāli nói: Veḷuvane Kalandaka-nivāpe, trong rừng Trúc, chỗ nuôi sóc.
[3] No.1(16): trưởng giả tử. Pāli: Gahapati-putto, con trai gia chủ.
[4] Sô-ma y 芻磨衣 (Pāli: khoma: áo len). No.1(16): toàn thân đều ướt. Pāli: alla-vattham alla-kesam: áo và tóc đều ướt hết.
[5] Câu-xá diệp 拘舍葉, có lẽ Pāli gọi là kusa, một loại cỏ thơm (cỏ cát tường).
[6] Tham chiếu No.1(16): “có tên của sáu phương, nhưng trong pháp của Hiền Thánh không phải lạy như vậy.” Tham chiếu Pāli: na (....) ariyassa vinaye evaṃ chaddisā namassitabhā ti, “trong luật của bậc Thánh, không phải lạy sáu phương như vậy”.
[7] No.1(16): nghiệp kết. Pāli: cattāro kamma-kilesā, bốn phiền năo, hay bốn sự ô nhiễm, của nghiệp.
[8] Hán: hành dục, hành khuể (nhuế), hành bố, hành si 行欲行欲行恚行怖行癡. Pāli: chandāgatiṃ dosāgatiṃ bhayāgatiṃ mohāgatiṃ.
[9] Lục phi đạo 六非道. Pāli: cha bhogānaṃ apāya-mukhāni, sáu nguyên nhân cho sự hao tài.
[10] Hán: chủng chủng hư種種戲; Pāli: jūta-ppamāda-ṭṭhānuyogo, đam mê cờ bạc.
[11] Hán: phi thời hành 非時行. Pāli: vikāla-visikhā-cariyānuyogo, du hành đường phố phi thời.
[12] Trong bản Hán: phụ負 “thua”. Theo ngữ cảnh, phải hiểu “thắng”.
[13] Trong bản Hán: phụ負, ở đây nên hiểu là “mắc nợ”.
[14] Pāli: saṃkiyo hoti pāpakesu ṭhānesu, bị t́nh nghi các trường hợp phạm tội.
[15] Nghĩa là, chuốc vào thân những chuyện rắc rối.
[16] Pāli: nạn nhân của tin đồn thất thiệt.
[17] Dịch sát: dĩ thử vi thân hữu dĩ thử vi bạn lữ以 此為親友以此為伴侶; tối nghĩa. Pāli: ye sāhasikā tyāssa mittā honti, te sahāyā, “những kẻ thô bạo, thật vậy, là những người bạn, những người đồng hành của nó”. Bản Hán hiểu sāhasika (thô bạo) cùng gốc với sahāya (bằng hữu).
[18] Pāli: amittā mitta-ptṭirūpakā, không phải bạn mà có vẻ bạn.
[19] Hán: tri sự 知事. No.1(16) úy phục. Pāli: aññadatthu-haro, hạng người vật ǵ cũng lấy. H́nh như, trong bản Hán, aññad (khác) được hiểu là aññā(d) (biết); atthu, động từ khả năng cách: mong nó là; được hiểu là attha: sự việc.
[20] Pāli: anuppiya-bhāṇī, nói ngọt, tức nịnh hót.
[21] Hán: ngôn ngữ 言語, không rơ ư. Pāli: vacī-paramo, nói giỏi.
[22] Một và hai, No.1(14): việc trước dối trá; việc sau dối trá. Pāli: atītena paṭisamtharati anāgatena paṭisamtharati, hoan nghinh bằng việc quá khứ… bằng việc vị lai.
[23] Hán: thiện thân善親. Pāli: mittā suhadā, bạn tâm giao.
[24] Tức pháp thiện.
[25] Ba và bốn, bản Pāli: khuyên người nói tốt bạn; ngăn người nói xấu bạn.
[26] Tức mong điều lợi cho bạn. Pāli: atthakkhayī.
[27] No.1(16) và Pāli, chỉ có năm.
[28] Pāli: quan hệ bằng hữu ở phương Bắc, quan hệ chủ tớ ở phương dưới.
[29] No.1(16) có năm.
[30] Nguyên Hán: thân hữu quán thân hữu thần親 友觀親友臣. Ư muốn phân biệt người bạn này đối với người bạn kia, rồi người kia đối lại. Pāli nói rơ hơn: một thiện nam tử đối với bạn hữu, kula-puttena (....) mittāmaccā (....) và ngược lại. Hán: thân hữu thần, Pāli: mittāmacca, trong đó, amacca có nghĩa bằng hữu, cũng có nghĩa người phụ tá hay thần thuộc (mahāmacca: quan đại thần).
[31] Thân hữu thần: xem chú thích trên.
[32] Nhiếp sự 攝事, tức bốn nhiếp pháp.
[33] Huệ thí, ái ngữ, hành lợi, đẳng lợi. Thuật ngữ thông dụng của các kinh Đại thừa: bố thí, ái ngữ, lợi hành, đồng sự.
[34] Thi lại 尸賴, phiên âm, Pāli: sīla.
___________________________________________
136. KINH THƯƠNG NHÂN CẦU TÀI [1]
Tôi nghe như vầy:
Một thời Đức Phật du hóa tại nước Xá-vệ, trong rừng Thắng, vườn Cấp cô độc.
Bấy giờ Đức Thế Tôn nói với các Tỳ-kheo[2]:
“Thuở xưa, tại châu Diêm-phù, có một số đông thương nhân cùng nhau tụ tập tại nhà khách buôn. Họ suy nghĩ như vầy: “Chúng ta hăy dong một chiếc thuyền đi biển[3] mà vào biển lớn, t́m kiếm tài bảo mang về cung cấp những chi dụng trong gia đ́nh.”
Họ lại suy nghĩ rằng: “Này các bạn, việc đi biển không thể biết trước là an ổn hay không an ổn. Vậy mỗi người trong chúng ta nên chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ làm phao nổi trên biển, tức là gồm túi bằng da dê đen[4], trái bầu lớn và mững bè.”
Sau đó mỗi người trong bọn họ đều chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ làm phao nổi trên biển, gồm túi bằng da dê đen, trái bầu lớn và mững bè rồi đi vào biển cả.
“Khi họ đi vào biển cả, vua cá là Ma-kiệt[5] phá vỡ chiếc thuyền ấy. Các thương nhân này mỗi người đều tự nương vào các dụng cụ làm phao nổi như túi bằng da dê đen, trái bầu lớn hay mững bè, rồi trôi đi về các phía.
“Lúc bấy giờ, từ phía Đông cửa biển ngọn gió lớn trỗi dậy, thổi các thương nhân tấp vào bờ biển Tây. Nơi ấy, họ gặp một bọn con gái rất mỹ lệ, đoan chánh, trang sức thân thể bằng tất cả các loại trang sức. Bọn con gái ấy thấy rồi, bèn nói:
“Xin kính chào các bạn! Xin đón mừng các bạn. Nơi đây là chỗ rất diệu hảo, cực kỳ khoái lạc. Nào là vườn tược, ao tắm, những chỗ ngồi và nằm, nào là rừng cây, hoa cỏ um tùm và lại có nhiều tiền tài, vàng, bạc, thủy tinh, lưu ly, ma ni, chơn châu, bích ngọc, bạch kha, xa cừ, san hô, hổ phách, mă năo, đồi mồi, xích thạch, toàn châu; tất cả đều dành cho các bạn. Hăy cùng chúng tôi vui chơi hoan lạc. Mong các thương nhân châu Diêm-phù không đi về phương Nam, dù trong chiêm bao.
“Bọn thương nhân ấy đều cùng với những người đàn bà này vui chơi hoan lạc. Rồi bọn thương nhân ấy v́ cùng với những người đàn bà này hiệp hội mà sanh ra con trai hoặc con gái.
“Về sau, châu Diêm-phù có một thương nhân có trí tuệ, sống cô độc tại một nơi thanh vắng mà nghĩ rằng: ‘V́ lư do ǵ bọn đàn bà này ngăn cản chúng ta không cho đi về phương Nam? Chúng ta nên canh chừng người đàn bà sống chung; khi biết nó đă ngủ, ta lặng lẽ chỗi dậy, rồi lén đi về phương Nam’.
“Thương nhân trí tuệ ở châu Diêm-phù ấy sau đó canh chừng người đàn bà sống chung. Khi biết nó đă ngủ, bèn lặng lẽ chỗi dậy, rồi lén đi về phương Nam. Thương nhân trí tuệ châu Diêm-phù ấy khi đi về phương Nam, từ xa nghe có tiếng kêu réo vang dậy, tiếng nhiều người la khóc áo năo, hoặc kêu gọi cha mẹ, hoặc réo vợ réo con và nhớ thương bạn bè thân thích, rằng ‘Châu Diêm-phù tốt đẹp, an ổn khoái lạc, không c̣n thấy nữa’. Thương nhân này rất sợ hăi, lông tóc dựng ngược, nghĩ rằng: ‘Mong cho loài người và loài phi nhân không quấy rầy ta’.
“Rồi một thương nhân trí tuệ châu Diêm-phù tự kềm chế sự sợ hăi, tiếp tục đi lần về phương Nam. Một thương nhân trí tuệ châu Diêm-phù kia khi đi lần về phương Nam bỗng thấy có một ṭa đại thiết thành. Sau khi thấy bèn t́m khắp nhưng không thấy cửa, cho đến một chỗ đủ để con mèo chui ra cũng không. Thương nhân trí tuệ châu Diêm-phù ấy thấy phía Bắc của thiết thành có một lùm cây to lớn sum suê bèn đi đến lùm cây đại thọ ấy, chậm chạp leo lên cao. Leo lên rồi, hỏi đám đông:
“Này các bạn, các bạn v́ cớ ǵ khóc la áo năo, kêu cha gọi mẹ, réo vợ réo con, nhớ thương bạn bè thân thích rằng châu Diêm-phù tốt đẹp, an ổn khoái lạc không c̣n thấy nữa?
“Khi ấy đám đông đáp:
“Này bạn, chúng tôi là thương nhân ở châu Diêm-phù, đều cùng nhau tụ tập tại nhà khách buôn rồi nghĩ rằng ‘Chúng ta hăy dong một chiếc thuyền đi biển mà vào biển lớn t́m kiếm tài bảo mang về cung cấp những chi dụng trong gia đ́nh’. Này bạn, chúng tôi lại nghĩ rằng ‘Này các bạn, việc đi biển không thể biết trước là an ổn hay không an ổn. Vậy mỗi người trong chúng ta hăy nên chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ làm phao nổi trên biển, tức là gồm túi bằng da dê đen, trái bầu lớn và mững bè’. Này bạn, sau đó chúng tôi mỗi người đều chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ làm phao nổi trên biển, gồm túi bằng da dê đen, trái bầu lớn và mững bè rồi đi vào biển cả. Khi chúng tôi ở giữa biển, ngư vương Ma-kiệt phá vỡ chiếc thuyền ấy. Này bạn, bọn thương nhân chúng tôi mỗi người tự nương vào các dụng cụ làm phao nổi như túi bằng da dê đen, trái bầu lớn hay mững bè rồi trôi đi về các phía. Lúc bấy giờ, từ phía Đông bờ biển, ngọn gió lớn trỗi dậy thổi bọn thương nhân chúng tôi tấp vào bờ bể phía Tây. Nơi ấy gặp một bọn con gái rất mỹ lệ, đoan chánh, trang sức thân thể bằng tất cả các loại trang sức. Bọn con gái ấy thấy rồi bèn nói rằng ‘Xin kính chào các bạn. Nơi đây là chỗ rất diệu hảo, cực kỳ khoái lạc; nào là vườn tược, ao tắm, những chỗ ngồi, nằm, rừng cây, hoa cỏ um tùm và lại có nhiều tiền tài, vàng bạc, thủy tinh, lưu ly, ma ni, chơn châu, bích ngọc, bạch kha, xa cừ, san hô, hổ phách, mă năo, đại mạo, xích thạch, toàn châu; tất cả đều dành cho các bạn. Hăy cùng chúng tôi vui chơi hoan lạc. Mong các thương nhân châu Diêm-phù không đi về phương Nam, dù trong chiêm bao’. Này bạn, chúng tôi cùng với những người vợ này vui chơi hoan lạc. Chúng tôi nhân v́ cùng với những người vợ này hiệp hội mà sanh ra con trai hoặc con gái. Này bạn, những người đàn bà ấy nếu không nghe châu Diêm-phù có bọn thương nhân khác ở giữa biển mà ngư vương Ma-kiệt phá vỡ thuyền th́ họ cùng chúng tôi tôi vui chơi hoan lạc. Này bạn, những người đàn bà ấy nếu nghe châu Diêm-phù có bọn thương nhân khác ở giữa biển mà ngư vương Ma-kiệt phá vỡ thuyền, liền ăn thịt chúng tôi. Chúng tôi gặp phải sự bức bách. Nếu khi ăn thịt người mà c̣n thừa tóc, lông, móng, răng th́ bọn đàn bà ấy lấy ăn hết. Nếu khi ăn thịt người, có máu huyết nhỏ xuống đất, bọn đàn bà ấy liền lấy móng tay đào sâu xuống đất bốn tấc, lấy mà ăn. Này bạn, nên biết, chúng tôi là những thương nhân ở châu Diêm-phù, trước kia có năm trăm người, trong số đó bị ăn thịt hết hai trăm năm mươi người, c̣n lại hai trăm năm mươi người, nay đều ở trong thiết thành lớn này. Này bạn, bạn chớ có tin lời của bọn đàn bà ấy. Chúng không phải thật là người, chính là quỷ La-sát vậy’.
“Bấy giờ thương nhân trí tuệ châu Diêm-phù từ trên cây đại thọ thong thả leo xuống, trở ra đường cũ trở về chỗ sống chung với người đàn bà kia. Khi biết người đàn bà ấy c̣n ngủ say, ngay trong đêm đó, thương nhân trí tuệ châu Diêm-phù tức tốc trở lại chỗ ở của các thương nhân châu Diêm-phù, nói rằng:
“Các người hăy đến đây. Chúng ta hăy đến một nơi vắng vẻ, mỗi người đi một ḿnh, chớ đem con cái theo. Hăy cùng nhau đến chỗ kín đáo, v́ có điều cần bàn luận.
“Bọn thương nhân châu Diêm-phù cùng đi đến một nơi vắng vẻ, mỗi người đi một ḿnh, không đem theo con cái. Khi ấy, thương nhân trí tuệ châu Diêm-phù nói:
“Các bạn thương nhân, khi tôi sống cô độc tại một nơi thanh vắng mà nghĩ rằng: ‘V́ lư do ǵ bọn đàn bà này ngăn cản chúng ta không cho đi về phương Nam? Chúng ta nên canh chừng người đàn bà sống chung; khi biết nó đă ngủ, ta lặng lẽ chỗi dậy, rồi lén đi về phương Nam’.
“‘Rồi th́, tôi sau đó canh chừng người đàn bà sống chung. Khi biết nó đă ngủ, bèn lặng lẽ chỗi dậy, rồi lén đi về phương Nam. Tôi khi đi về phương Nam, từ xa nghe có tiếng kêu réo vang dậy, tiếng nhiều người la khóc áo năo, hoặc kêu gọi cha mẹ, hoặc réo vợ réo con và nhớ thương bạn bè thân thích, rằng ‘Châu Diêm-phù tốt đẹp, an ổn khoái lạc, không c̣n thấy nữa’. Tôi nghe thế rất sợ hăi, lông tóc dựng ngược, nghĩ rằng: ‘Mong cho loài người và loài phi nhân không quấy rầy ta’.
“‘Rồi tôi tự kềm chế sự sợ hăi, tiếp tục đi lần về phương Nam. Tôi khi đi lần về phương Nam bỗng thấy có một ṭa đại thiết thành. Sau khi thấy bèn t́m khắp nhưng không thấy cửa, cho đến một chỗ đủ để con mèo chui ra cũng không. Tôi thấy phía Bắc của thiết thành có một lùm cây to lớn sum suê bèn đi đến lùm cây đại thọ ấy, chậm chạp leo lên cao. Leo lên rồi, hỏi đám đông rằng:
“–Này các bạn, các bạn v́ cớ ǵ khóc la áo năo, kêu cha gọi mẹ, réo vợ réo con, nhớ thương bạn bè thân thích rằng châu Diêm-phù tốt đẹp, an ổn khoái lạc không c̣n thấy nữa?’
“‘Khi ấy đám đông đáp rằng ‘Này bạn, chúng tôi là thương nhân ở châu Diêm-phù, đều cùng nhau tụ tập tại nhà khách buôn rồi nghĩ rằng ‘Chúng ta hăy dong một chiếc thuyền đi biển mà vào biển lớn t́m kiếm tài bảo mang về cung cấp những chi dụng trong gia đ́nh’. Này bạn, chúng tôi lại nghĩ rằng ‘Này các bạn, việc đi biển không thể biết trước là an ổn hay không an ổn. Vậy mỗi người trong chúng ta hăy nên chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ làm phao nổi trên biển, tức là gồm túi bằng da dê đen, trái bầu lớn và mững bè’. Này bạn, sau đó chúng tôi mỗi người đều chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ làm phao nổi trên biển, gồm túi bằng da dê đen, trái bầu lớn và mững bè rồi đi vào biển cả. Khi chúng tôi ở giữa biển, ngư vương Ma-kiệt phá vỡ chiếc thuyền ấy. Này bạn, bọn thương nhân chúng tôi mỗi người tự nương vào các dụng cụ làm phao nổi như túi bằng da dê đen, trái bầu lớn hay mững bè rồi trôi đi về các phía. Lúc bấy giờ, từ phía Đông bờ biển, ngọn gió lớn trỗi dậy thổi bọn thương nhân chúng tôi tấp vào bờ biển phía Tây. Nơi ấy gặp một bọn con gái rất mỹ lệ, đoan chánh, trang sức thân thể bằng tất cả các loại trang sức. Bọn con gái ấy thấy rồi bèn nói rằng ‘Xin kính chào các bạn. Nơi đây là chỗ rất diệu hảo, cực kỳ khoái lạc; nào là vườn tược, ao tắm, những chỗ ngồi, nằm, rừng cây, hoa cỏ um tùm và lại có nhiều tiền tài, vàng bạc, thủy tinh, lưu ly, ma ni, chơn châu, bích ngọc, bạch kha, xa cừ, san hô, hổ phách, mă năo, đại mạo, xích thạch, toàn châu; tất cả đều dành cho các bạn. Hăy cùng chúng tôi vui chơi hoan lạc. Mong các thương nhân châu Diêm-phù không đi về phương Nam, dù trong chiêm bao’. Này bạn, chúng tôi cùng với những người vợ này vui chơi hoan lạc. Chúng tôi nhân v́ cùng với những người vợ này hiệp hội mà sanh ra con trai hoặc con gái. Này bạn, những người đàn bà ấy nếu không nghe châu Diêm-phù có bọn thương nhân khác ở giữa biển mà ngư vương Ma-kiệt phá vỡ thuyền th́ họ cùng chúng tôi tôi vui chơi hoan lạc. Này bạn, những người đàn bà ấy nếu nghe châu Diêm-phù có bọn thương nhân khác ở giữa biển mà ngư vương Ma-kiệt phá vỡ thuyền, liền ăn thịt chúng tôi. Chúng tôi gặp phải sự bức bách. Nếu khi ăn thịt người mà c̣n thừa tóc, lông, móng, răng th́ bọn đàn bà ấy lấy ăn hết. Nếu khi ăn thịt người, có máu huyết nhỏ xuống đất, bọn đàn bà ấy liền lấy móng tay đào sâu xuống đất bốn tấc, lấy mà ăn. Này bạn, nên biết, chúng tôi là những thương nhân ở châu Diêm-phù, trước kia có năm trăm người, trong số đó bị ăn thịt hết hai trăm năm mươi người, c̣n lại hai trăm năm mươi người, nay đều ở trong thiết thành lớn này. Này bạn, bạn chớ có tin lời của bọn đàn bà ấy. Chúng không phải thật là người, chính là quỷ La-sát vậy’.’
“Khi ấy, các thương nhân châu Diêm-phù hỏi thương nhân trí tuệ châu Diêm-phù rằng:
“Này bạn, sao bạn không hỏi đám đông người kia như vầy ‘Này các bạn, có phương tiện nào khiến chúng tôi và các bạn từ nơi này an ổn về đến châu Diêm-phù?’
“Thương nhân trí tuệ châu Diêm-phù đáp:
“Này các bạn, khi ấy tôi quên không có hỏi như vậy.
“Rồi các thương nhân châu Diêm-phù nói rằng:
“Này bạn, bạn hăy trở về đến chỗ sống chung với người đàn bà ấy, rồi canh chừng khi nó đang ngủ hăy lặng lẽ chỗi dậy, rồi lén đi về phương Nam, lại đến chỗ đông người kia hỏi rằng ‘Này các bạn, có phương tiện nào khiến chúng tôi và các bạn từ đây mà an ổn về đến châu Diêm-phù?’
“Khi ấy, thương nhân trí tuệ châu Diêm-phù im lặng nhận lời các thương nhân.
“Lúc bấy giờ thương nhân trí tuệ châu Diêm-phù trở lại chỗ sống chung với người đàn bà ấy, ḍ xét thấy nó đang ngủ bèn lặng lẽ chỗi dậy, rồi lén đi về phương Nam, lại đi đến chỗ đông người kia hỏi rằng:
“Này các bạn, có phương tiện nào khiến chúng tôi và các bạn từ đây mà an ổn về đến châu Diêm-phù chăng?
“Đám đông kia đáp rằng: Này bạn, hoàn toàn không có phương tiện nào khiến chúng tôi và các bạn từ đây mà an ổn về đến châu Diêm-phù. Này bạn, tôi đă nghĩ rằng ‘Chúng ta hăy đào phá vách tường này mà trở về chốn cũ’. Vừa nghĩ như thế, bức tường này lại cao gấp bội b́nh thường. Này bạn, thế là phương tiện này khiến chúng ta không thể từ đây mà an ổn về đến châu Diêm-phù được. Chúng ta hoàn toàn không có cách nào. Này bạn, chúng tôi nghe trên không trung nói rằng: Bọn thương nhân châu Diêm-phù ngu si bất định cũng không khéo hiểu biết. V́ sao? V́ không thể vào ngày mười lăm là ngày nói Tùng giải thoát giới mà đi về phương Nam. Nơi ấy có Mao mă vương[6] ăn gạo trắng tự nhiên, an ổn khoái lạc, các căn sung măn, ba lần xướng lên rằng ‘Ai muốn qua bờ bên kia? Ai muốn nhờ ta được giải thoát? Ai muốn nhờ ta đưa từ đây đến châu Diêm-phù an ổn?’ Các người hăy đến Mao mă vương mà nói rằng ‘Chúng tôi muốn được đưa qua bờ bên kia. Mong giải thoát chúng tôi! Mong đưa chúng tôi từ đây an ổn về đến châu Diêm-phù’ Này bạn, đó là phương tiện khiến các người từ đây an ổn mà về đến châu Diêm-phù. Này thương nhân, hăy đến chỗ Mao mă vương kia mà nói rằng ‘Chúng tôi muốn được đưa qua bờ bên kia. Mong giải thoát chúng tôi. Mong đưa chúng tôi từ đây an ổn trở về châu Diêm-phù’.
“Khi ấy, thương nhân trí tuệ châu Diêm-phù nói:
“Này các thương nhân, mong sao[7] tới lúc đi đến chỗ Mao mă vương mà nói: ‘Chúng tôi muốn được đưa qua bờ bên kia. Mong giải thoát chúng tôi. Mong đưa chúng tôi từ đây an ổn trở về châu Diêm-phù’. Các thương nhân tùy theo ư của chư Thiên. Này các thương nhân, nếu như vào ngày mười lăm là ngày thuyết Tùng giải thoát, Mao mă vương ăn gạo trắng tự nhiên, an ổn khoái lạc, các căn sung măn, ba lần xướng lên rằng ‘Ai muốn được đưa qua bờ bên kia? Ai muốn nhờ ta được giải thoát? Ai muốn nhờ ta đưa từ đây an ổn về tới châu Diêm-phù?’ Bấy giờ chúng ta hăy đến chỗ kia mà nói rằng ‘Chúng tôi muốn được đưa qua bờ bên kia? Mong giải thoát chúng tôi. Mong đưa chúng tôi từ đây an ổn về tới châu Diêm-phù’.
“Khi ấy, Mao mă vương, vào ngày mười lăm kế đó, là ngày thuyết Tùng giải thoát, ăn gạo trắng tự nhiên, an ổn khoái lạc, các căn sung măn ba lần xướng lên rằng:
“Ai muốn được đưa qua bờ bên kia? Ai muốn nhờ ta được giải thoát? Ai muốn nhờ ta đưa từ đây an ổn về tới châu Diêm-phù?
“Khi những thương nhân châu Diêm-phù nghe xong, liền đi đến chỗ của Mao mă vương nói:
“Chúng tôi muốn được đưa qua bờ bên kia! Mong giải thoát chúng tôi! Mong đưa chúng tôi từ đây an ổn về đến châu Diêm-phù!
“Bấy giờ Mao mă vương nói: Này các thương nhân, các đàn bà kia sẽ bồng con cùng nhau đến đây mà nói rằng ‘Này các bạn, xin mời các bạn trở về đây. Nơi đây là chỗ rất diệu hảo, cực kỳ khoái lạc. Nào là vườn tược, ao tắm, những chỗ ngồi nằm, rừng cây, hoa cỏ um tùm và lại có nhiều tiền của như kim ngân, thủy tinh, lưu ly, ma ni, chơn châu, bích ngọc, bạch kha, xa cừ, san hô, hổ phách, mă năo, đại mạo, xích thạch, toàn châu; tất cả dành cho các bạn. Hăy cùng chúng tôi vui chơi hoan lạc. Giả sử không cần đến chúng tôi th́ nên thương nghĩ đến con trẻ’. Nếu các thương nhân kia nghĩ rằng ‘Ta có con trai, con gái. Ta có nơi cực lạc, tối diệu hảo. Nào là vườn tược, ao tắm, những chỗ ngồi nằm, rừng cây, hoa cỏ um tùm và lại có nhiều tiền tài, kim ngân, thủy tinh, lưu ly, ma ni, chơn châu, bích ngọc, bạch kha, xa cừ, san hô, hổ phách, mă năo, đại mạo, xích thạch, toàn châu...’ th́ họ dù có cỡi trên lưng ta, chắc sẽ bị ngă lộn xuống, rồi rơi xuống nước và sẽ bị bọn đàn bà ăn thịt, sẽ gặp sự bức bách. Nếu khi ăn thịt người mà c̣n sót tóc, lông, móng, răng th́ bọn họ sẽ lấy ăn hết. Lại nữa, nếu khi ăn có máu huyết nhỏ xuống đất, bọn đàn bà lấy móng tay đào sâu xuống đất bốn tấc, lấy mà ăn. Nếu các thương nhân kia không nghĩ rằng ‘Ta có con trai, con gái. Ta có nơi cực lạc, tối diệu hảo. Nào là vườn tược, ao tắm, những chỗ ngồi nằm, rừng cây, hoa cỏ um tùm và lại có nhiều tiền tài, kim ngân, thủy tinh, lưu ly, ma ni, chơn châu, bích ngọc, bạch kha, xa cừ, san hô, hổ phách, mă năo, đại mạo, xích thạch, toàn châu...’ th́ họ dù chỉ nắm một sợi lông trong thân ta, chắc sẽ được an ổn về đến châu Diêm-phù.”
“Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
“Bọn đàn bà kia bồng con đến màø nói rằng ‘Này các bạn, xin mời các bạn trở về đây. Nơi đây là chốn cực lạc, rất là diệu hảo. Nào là vườn tược, ao tắm, những chỗ ngồi nằm, rừng cây, hoa cỏ um tùm và lại có nhiều tiền tài, kim ngân, thủy tinh, lưu ly, ma ni, chơn châu, bích ngọc, bạch kha, xa cừ, san hô, hổ phách, mă năo, đại mạo, xích thạch, toàn châu... tất cả dành cho các bạn, hăy cùng chúng tôi vui chơi hoan lạc’. Nếu thương nhân kia nghĩ rằng ‘Ta có con trai, con gái. Ta có nơi cực lạc, tối diệu hảo. Nào là vườn tược, ao tắm, những chỗ ngồi nằm, rừng cây, hoa cỏ um tùm và lại có nhiều tiền tài, kim ngân, thủy tinh, lưu ly, ma ni, chơn châu, bích ngọc, bạch kha, xa cừ, san hô, hổ phách, mă năo, đại mạo, xích thạch, toàn châu...’ th́ họ dù cỡi trên chỗ cao nhất nơi lưng của Mao mă vương, chắc chắn sẽ bị ngă lộn xuống, rơi xuống nước, liền bị bọn đàn bà ăn thịt, sẽ gặp bước đường rất là bức bách. Nếu khi ăn thịt người mà c̣n sót tóc, lông, móng, răng th́ bọn họ sẽ lấy ăn hết. Lại nữa, nếu khi ăn có máu huyết nhỏ xuống đất, bọn đàn bà ấy liền lấy móng tay đào xuống đất bốn tấc, lấy mà ăn. Nếu các thương nhân kia không nghĩ rằng ‘Ta có con trai, con gái. Ta có nơi cực lạc, tối diệu hảo. Nào là vườn tược, ao tắm, những chỗ ngồi nằm, rừng cây, hoa cỏ um tùm và lại có nhiều tiền tài, kim ngân, thủy tinh, lưu ly, ma ni, chơn châu, bích ngọc, bạch kha, xa cừ, san hô, hổ phách, mă năo, đại mạo, xích thạch, toàn châu...’ th́ họ dù chỉ một sợi lông nơi thân Mao mă vương, chắc chắn được an ổn về đến châu Diêm-phù.
“Này các Tỳ-kheo, Ta nói ví dụ này là muốn cho biết nghĩa. Ví dụ ấy là nói nghĩa này:
“Pháp của Ta được thuyết giảng khéo léo, phơi bày sâu rộng, khéo giữ ǵn không trống, không khuyết, cũng như cầu, bè, các dụng cụ làm phao nổi, được lưu bố cùng khắp đến cả trời, người.
“Pháp của Ta được khéo giảng thuyết như vậy, phơi bày sâu rộng như vậy, khéo giữ ǵn, không trống, không khuyết như vậy, cũng như cầu, bè, các dụng cụ làm phao nổi, được lưu bố cùng khắp đến cả trời người, đối với pháp ấy, nếu có Tỳ-kheo nào nghĩ rằng ‘Con mắt là ta; ta sở hữu con mắt. Tai, mũi, lưỡi, thân và ư là ta; ta sở hữu ư’; Tỳ-kheo ấy chắc chắn sẽ bị hại, giống như bọn thương nhân bị quỷ La-sát ăn thịt.
“Pháp của Ta được giảng thuyết khéo léo, phơi bày sâu rộng như vậy, khéo giữ ǵn, không trống, không khuyết như vậy, cũng như cầu, bè, các dụng cụ làm phao nổi, được lưu bố cùng khắp đến cả trời người. Nếu có Tỳ-kheo nào nghĩ rằng ‘Mắt không phải là ta. Ta không sở hữu con mắt. Tai, mũi, lưỡi, thân và ư không phải là ta. Ta không sở hữu con mắt’; Tỳ-kheo ấy chắc chắn được an ổn. Ví như thương nhân cỡi trên Mao mă vương an ổn mà giải thoát nạn.
“Pháp của Ta khéo nói, khéo giảng thuyết như vậy, phơi bày sâu rộng như vậy, khéo giữ ǵn, không trống, không khuyết như vậy, cũng như cầu, bè, các dụng cụ làm phao nổi, được lưu bố cùng khắp đến cả trời người. Nếu có Tỳ-kheo nào nghĩ rằng: ‘Sắc là ta. Ta sở hữu sắc. Thanh, hương, vị, xúc và pháp là Ta. Ta sở hữu pháp’; Tỳ-kheo ấy chắc chắn sẽ bị hại, giống như bọn thương nhân bị quỷ La-sát ăn thịt.
“Pháp của Ta khéo nói, phơi bày sâu rộng, khéo giữ ǵn, không trống, không khuyết, ví như chiếc cầu nổi, được lưu bố cùng khắp đến cả trời người. Nếu các Tỳ-kheo nào nghĩ rằng ‘Sắc không phải là ta. Ta không sở hữu sắc. Thanh, hương, vị, xúc và pháp không là Ta. Ta không sở hữu pháp’, Tỳ-kheo ấy chắc chắn được an ổn, giống như thương nhân kia cỡi trên Mao mă vương mà an ổn được thoát nạn.
“Pháp của Ta khéo nói, phơi bày sâu rộng, khéo giữ ǵn, không trống, không khuyết, ví như chiếc cầu nổi, được lưu bố cùng khắp đến cả trời người. Nếu có Tỳ-kheo nghĩ rằng ‘Sắc ấm là ta. Ta sở hữu sắc ấm. Thọ, tưởng, hành, và thức ấm là ta. Ta sở hữu thức ấm’; Tỳ-kheo ấy chắc chắn sẽ bị hại, giống như thương nhân bị quỷ La-sát ăn thịt.
“Pháp của Ta khéo nói, phơi bày sâu rộng, khéo giữ ǵn, không trống, không khuyết, ví như chiếc cầu nổi, được lưu bố cùng khắp đến cả trời người. Nếu có Tỳ-kheo nghĩ rằng ‘Sắc ấm không là ta. Ta không sở hữu sắc ấm. Thọ, tưởng, hành, và thức ấm không là ta. Ta không sở hữu thức ấm’, Tỳ-kheo ấy chắc chắn được an ổn, giống như thương nhân cỡi trên Mao mă vương mà an ổn thoát nạn.
“Pháp của Ta khéo nói, phơi bày sâu rộng, khéo giữ ǵn, không trống, không khuyết, ví như chiếc cầu nổi, được lưu bố cùng khắp đến cả trời người. Nếu có Tỳ-kheo nghĩ rằng ‘Đất là ta. Ta sở hữu đất. Cho đến nước, lửa, gió, không và thức[8] là ta. Ta sở hữu thức’, Vị Tỳ-kheo kia chắc chắn bị hại, giống như thương nhân bị quỷ La-sát ăn thịt.
“Pháp của Ta khéo nói, phơi bày sâu rộng, khéo giữ ǵn, không trống, không khuyết, ví như chiếc cầu nổi, được lưu bố cùng khắp đến cả trời người. Nếu có Tỳ-kheo nghĩ rằng ‘Đất là không ta. Ta không sở hữu đất. Cho đến nước, lửa, gió, không và thức không là ta. Ta không sở hữu thức’, vị Tỳ-kheo kia chắc chắn được an ổn, giống như thương nhân nhờ ngồi trên lưng Mao mă vương đưa đến chỗ an lành.”
Lúc bấy giờ Đức Thế Tôn nói bài tụng:
Phật thuyết Chánh pháp luật; Nếu có kẻ không tin, Người ấy chắc bị hại Như bị La-sát thịt. Phật thuyết Chánh pháp luật; Nếu có kẻ kính tin, Người ấy được an ổn, Như nương Mao mă vương.
Phật thuyết như vậy. Các Tỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết, hoan hỷ phụng hành.
___________________________________________
Chú thích
[1] Bản Hán, quyển 34. Tương đương Pāli, JĀ.196 Valāhassa (Vân mă). Biệt dịch, No.125 (45.1) Tăng Nhất Phẩm 45 Kính 1. Tham chiếu, No.190 Phật Bản Hạnh Tập Kinh, Tùy, Xà-na-quật-đa dịch (Đại 3, tr.883b); No.152 Lục Độ Tập Kinh, Khang Tăng Hội dịch (Đại 3 tr.19c, 33b).
[2] No.125 (45.1) bắt đầu với sự kiện: một người Bà-la-môn mang mộït người con gái dâng cho Phật, Đức Phật khước từ. Một vị trưởng lăo Tỳ-kheo cố gắng thuyết phục Phật chấp nhận. Do đó Ngài nói câu chuyện tiền thân này.
[3] Hán: hải trang thuyền 海裝船.
[4] Hán: cổ dương羖羊.
[5] Ma-kiệt ngư vương摩竭魚王, hay nói là Ma-già-đà ngư vương 摩伽陀魚王 dịch là cá ḱnh (Phiên Phạn Ngữ 7), hoặc cự ngao (Tuệ Uyển Âm Nghĩa, hạ). Pāli: makara, một loại cávoi trong huyền thoại.
[6] Mao mă vương [馬+毛] 馬王Pāli: valāhassa (vân mă), giống ngựa lông dài có thể lướt mây bay đi.
[7] Bản Nguyên: linh令; các bản khác: kim今.
[8] Bốn đại chủng, cùng với hư không và thức, được kể là sáu giới (dhātu).
___________________________________________
137. KINH THẾ GIAN [1]
Tôi nghe như vầy:
Một thời Đức Phật du hóa tại nước Xá-vệ, trong rừng Thắng, vườn Cấp cô độc.
Bấy giờ, Thế Tôn nói với các Tỳ-kheo:
“Như Lai đă tự ḿnh giác ngộ về thế gian và cũng nói lại cho người khác. Như Lai biết[2] thế gian. Như Lai tự giác ngộ về sự tập khởi của thế gian và cũng nói lại cho người khác. Như Lai đoạn trừ thế gian tập. Như Lai tự giác ngộ sự diệt tận của thế gian và cũng nói cho người khác. Như Lai chứng ngộ thế gian diệt. Như Lai tự giác ngộ đạo tích[3] của thế gian và cũng nói cho người khác. Như Lai tu thế gian đạo tích.
“Nếu có tất cả những ǵ cần đuơc hiểu biết một cách toàn diện[4], tất cả những ǵ điều đó Như Lai đă biết, thấy, giác, ngộ, chứng đắc. V́ sao vậy? Như Lai từ đêm chứng ngộ Vô thượng chánh đẳng chánh giác cho đến ngày hôm nay vào lúc ban đêm sẽ đi vào tịch diệt trong Vô dư Niết-bàn giới[5]; trong khoảng thời gian giữa đó, nếu những ǵ được nói ra, được ứng đối từ chính miệng của Như Lai, tất cả những điều ấy đều là chắc thật, không hư vọng, không ra ngoài sự Như[6], cũng không phải là điên đảo. Đó là sự chắc thật, là sự chân thật.
“Nếu nói về sư tử như thế nào, th́ hăy nói về Như Lai cũng như vậy. V́ sao vậy? Như Lai ở giữa đại chúng nếu có giảng thuyết th́ đó chính là tiếng rống của Sư tử[7].
“Đối với tất cả thế gian, Thiên, Ma, Phạm, Sa-môn, Phạm chí, từ trời đến người, Như Lai là Phạm Hữu[8]. Như Lai là Bậc Chí Lănh[9] v́ không phiền cũng không nhiệt. Như Lai là Bậc Chân Thật không hư vọng[10].”
Bấy giờ Thế Tôn liền nói bài kệ:
Biết tất cả thế gian; Ra khỏi mọi thế gian; Thuyết tất cả thế gian; Trọn thế gian như thật[11] Đấng Tối Tôn Đại Hùng Giải thoát mọi triền phược, Diệt tận hết thảy nghiệp, Sanh tử đều giải thoát. Là trời cũng là người, Thảy đều quy mạng Phật. Cúi đầu lễ Như Lai, Đại dương sâu vô cực. Chư Thiên, thần Hương âm[12], Kính lạy Đấng Đă Biết. Chúng sanh trong tử sanh, Đều cúi đầu quy phục, Cúi đầu lễ Trí sĩ; Quy mạng Đấng Thượng Nhân; Không trần lụy, vô ưu, Vô ngại, các giải thoát; V́ vậy, hăy vui thiền, Sống viễn ly tịch tịnh. Hăy tự ḿnh đốt đèn, V́ Như Lai khó gặp[13]. Không gặp thời Như Lai, Đời sống trong địa ngục.
Phật thuyết như vậy. Các Tỳ-kheo sau khi Phật thuyết, hoan hỷ phụng hành.
___________________________________________
Chú thích
[1] Tương đương Pāli A.4.23 Loka-sutta; tham chiếu It. 112 Loka.
[2] Bốn Thánh đế, tri khổ, đoạn tập, chứng diệt và tu đạo.
[3] Đạo tích 道 跡; Pāli: paṭipāda, phương pháp, hay đường lối thực hành.
[4] Nhất thiết tận phổ chánh hữu 一 切 盡 普 正 有 (?) Có lẽ là (…) chánh tri, thay v́ chánh hữu. Tham chiếu Pāli: yam… sadevakassa lokassa… sadevamanussasāya diṭṭhaṃ sutaṃ mutaṃ viññataṃ pattaṃ pariyesitaṃ anuvicaritaṃ manasā sabbaṃ taṃ tathāgatena abhisaṃbuddhaṃ, thế giới này bao gồm Thiên giới, cho đến, chư Thiên và nhân loại, những ǵ được thấy, được nghe, được nghĩ đến, được biết đến, được đạt đến, được tầm cầu, được suy xét bởi ư; tất cả những cái ấy đều được Như Lai giác ngộ.
[5] Vô dư Niết-bàn giới 無 餘 涅 槃 界. Pāli: anupādisesā nibbānadhātu.
[6] Bất ly ư như 不 離 於 如. Pāli nói: sabbaṃ tam tatheva hoti, no aññathā, tất cả những điều ấy chính thực là như vậy, không thể khác.
[7] Pāli khác hẵn: nói như vậy th́ cũng làm như vậy (...) cho nên gọi là Như Lai. Yathāvādī tathākārī (...) tathāgato vuccati.
[8] Phạm Hữu 梵 有được hiểu là “Bậc Tối Diệu” (Pāli: Brahmabhūta, S.IV. Pp-95, M.I. P.111), không được đề cập trong bản Pāli.
[9] Chí lănh hữu 至 冷 有, cực kỳ mát lạnh, v́ đă dập tắt các thứ lửa. Pāli:?
[10] Chân đế bất hư hữu 真 諦 不 虛 有, không rơ Pāli. Đoạn văn Pāli được coi tương đương: (…) Tathāgato abhibhū anabhibhūti aññadṛatthudaso vasavattī, Như Lai là Vị chiến thắng, Vị không thể bị đánh bại, là Vị thấy tất cả, biết tất cả, tự do tự tại.
[11] Pāli: sabhaṃ loke yathātatham, (biết) tất cả thế gian một cách như thật.
[12] Hương âm thần 香 音 神, hay nhạc thần, hay Càn-thát-bà; Pāli: Gandhabba.
[13] Vô ngă tất thất thời 無 我 必 失 時.
___________________________________________
138. KINH PHƯỚC [1]
Tôi nghe như vầy:
Một thời Đức Phật du hóa tại nước Xá-vệ, trong rừng Thắng, vườn Cấp cô độc.
Bấy giờ, Phật bảo các vị Tỳ-kheo:
“Đừng sợ hăi phước[2] mà hăy có ư niệm yêu thích. V́ sao vậy? V́ những ǵ được gọi là phước th́ cũng nói là lạc. Sự sợ hăi đối với phước là không có ư niệm yêu thích. V́ sao vậy? Những ǵ là phi phước được nói là khổ.
“Ta nhớ lại trong thời quá khứ, lâu dài tác phước, lâu dài thọ báo mà ư niệm yêu thích. Thời quá khứ Ta hành từ tâm trong bảy năm mà trải qua bảy lần kiếp thành và kiếp hoại, không tái sanh trong thế gian này. Nếu thời kiếp hoại, Ta sanh lên cơi trời Hoảng dục[3]. Trong thời kiếp thành, Ta tái sanh trở xuống trong cung điện trống không của Phạm thiên và là Đại Phạm thiên trong cơi Phạm thiên đó.
“Trong những trường hợp khác, ta trải qua một ngàn lần làm Tự Tại Thiên vương, ba mươi sáu lần làm Thiên Đế Thích và vô lượng lần làm vua Sát-lợi Đảnh Sanh.
“Này Tỳ-kheo, lúc làm vua Sát-lợi Đảnh Sanh, Ta có tám vạn bốn ngàn thớt voi lớn được phủ những đồ cưỡi rất đẹp; dùng các báu bạch châu lạc[4] trang sức, phủ lên voi chúa đầu đàn Vu-sa-hạ[5].
“Này Tỳ-kheo, lúc Ta làm vua Sát-lợi Đảnh Sanh, có tám vạn bốn ngàn con ngựa được phủ lên các thứ đồ cưỡi đẹp. Dùng các báu vàng, bạc, dao lạc để trang sức cho ngựa đầu đàn là ngựa Mao[6].
“Này Tỳ-kheo, lúc Ta làm vua Sát-lợi Đảnh Sanh, có tám vạn bốn ngàn cỗ xe, trang sức bằng bốn cánh, dùng da vằn quư báu đủ màu của các thú như sư tử, cọp, beo, dệt thành đủ loại màu sắc xen lẫn trang sức cho cỗ xe dẫn đầu chạy rất nhanh chóng tên là xe Nhạc thanh[7].
“Này Tỳ-kheo, lúc Ta làm vua Sát-lợi Đảnh Sanh, có tám vạn bốn ngàn thành lớn, giàu có cùng cực, dân chúng đông đúc, lấy vương thành Câu-xá-ḥa-đề[8] làm đầu.
“Này Tỳ-kheo, lúc làm vua Sát-lợi Đảnh Sanh, Ta có tám vạn bốn ngàn ngôi lầu; có bốn loại lầu báu, làm bằng vàng, bạc, lưu ly và thủy tinh; đứng đầu là Chánh pháp điện[9].
“Này Tỳ-kheo, lúc làm vua Sát-lợi Đảnh Sanh, Ta có tám vạn bốn ngàn ngự ṭa; bốn loại ṭa báu, bằng vàng, bạc, lưu ly và thủy tinh; trải lên bằng các thứ nệm, chiếu dệt bằng lông năm sắc, phủ lên bằng những gấm, the, sa trun, lụa là; có chăn nệm lót, hai đầu để gối, trải thảm quư bằng da sơn dương[10].
“Này Tỳ-kheo, lúc làm vua Sát-lợi Đảnh Sanh, Ta có tám vạn bốn ngàn chiếc áo song y, áo sơ-ma[11], áo gấm, áo lụa, áo kiếp bối, áo gia-lăng-già-ba-ḥa-la.
“Này Tỳ-kheo, lúc làm vua Sát-lợi Đảnh Sanh, Ta có tám vạn bốn ngàn người nữ, thân thể nơn nà, sạch sẽ sáng sủa, sắc đẹp hơn người, không thua chư Thiên, tư dung đoan chánh, ai nh́n cũng sinh ưa thích, trang điểm bằng các thứ vật báu, anh lạc; tất cả đều thuộc ḍng Sát-lợi. Ngoài ra, những người thuộc ḍng khác th́ nhiều vô số.
“Này Tỳ-kheo, lúc làm vua Sát-lợi Đảnh Sanh, Ta có tám vạn bốn ngàn món ăn, ngày đêm thường dọn ra cho Ta ăn.
“Này Tỳ-kheo, trong tám vạn bốn ngàn món ăn kia, có một món hết sức ngon, sạch sẽ, có vô lượng mùi vị, là món Ta thường ăn.
“Này Tỳ-kheo, trong tám vạn bốn ngàn người nữ kia có một người thuộc ḍng Sát-lợi, đoan chánh đẹp đẽ khác thường, hầu hạ Ta.
“Này Tỳ-kheo, trong tám vạn bốn ngàn song y kia có một chiếc áo song y, hoặc là áo sơ ma, hoặc áo gấm, hoặc áo lụa, hoặc áo kiếp-bối[12], hoặc áo gia-lăng-già-ba-ḥa-la là Ta thường mặc.
“Này Tỳ-kheo, trong tám vạn bốn ngàn ngự ṭa kia, có một ngự ṭa làm bằng vàng, hoặc bạc, hoặc lưu ly, hoặc thủy tinh; đồ trải lên th́ dùng những tấm nệm, những chiếc chiếu dệt bằng lông năm sắc; đồ phủ lên th́ dùng gấm, the, sa trun, lụa là, có chăn nệm lót, hai đầu để gối, có trải thảm quư bằng da sơn dương, là Ta thường nằm.
“Này Tỳ-kheo, trong tám vạn bốn ngàn lầu quán kia, có một lầu quán làm bằng vàng, hoặc bạc, hoặc lưu ly, hoặc thủy tinh, tên là Chánh pháp điện, là nơi Ta thường ở.
“Này Tỳ-kheo, trong tám vạn bốn ngàn thành lớn kia, có một thành giàu có cùng cực, dân chúng đông đúc, gọi là thành Câu-xá-ḥa-đề là chỗ ta thường ở.
“Này Tỳ-kheo, trong tám vạn bốn ngàn cỗ xe kia, có một cỗ được dùng da đủ màu của các thú như sư tử, cọp, beo dệt thành, màu sắc xen kẽ để trang hoàng, chạy rất nhanh chóng, tên là xe Nhạc thanh, Ta thường ngồi lên, đi đến các lầu quán để ngắm nh́n các vườn tược.
“Này Tỳ-kheo, trong tám vạn bốn ngàn con ngựa kia có một con màu xanh biếc, đầu như chim, gọi là ngựa Mao, là Ta thường cưỡi, đi đến các lầu quán để ngắm các vườn tược.
“Này Tỳ-kheo, trong tám vạn bốn ngàn thớt voi lớn kia, có một thớt toàn thân trắng toát, bảy chi thảy đều ngay thẳng, gọi là voi Chúa Vu-sa-hạ, là Ta thường cưỡi đi đến các lầu quán để ngắm các vườn tược.
“Này Tỳ-kheo, bấy giờ Ta nghĩ: ‘Đó là nghiệp quả ǵ, là nghiệp báo ǵ, mà ngày nay Ta có đại như ư túc, đại oai đức, đại phước hựu, đại oai thần?’
“Này Tỳ-kheo, Ta lại nghĩ: ‘Đó là ba nghiệp quả, là ba nghiệp báo, khiến ta ngày nay có đại như ư túc, có đại oai đức, có đại phước hựu, có đại oai thần: một là bố thí, hai là điều phục, ba là thủ hộ’.”
Bấy giờ Thế Tôn liền nói bài kệ:
Quán sát phước báo này, Diệu thiện, nhiều ích lợi. Tỳ-kheo, Ta quá khứ Bảy năm tu từ tâm; Bảy kiếp thành, kiếp hoại, Không tái sinh cơi này. Lúc thế gian hủy hoại, Ta sanh trời Hoảng dục. Lúc thế gian chuyển thành, Ta sanh vào Phạm thiên; Ở đó, Ta Đại phạm. Ngh́n sanh, Tự Tại thiên; Ba sáu lần Đế thích; Vô lượng trăm Đảnh vương. Sát-lợi Đảnh Sanh vương, Tối tôn trong loài người[13]. Đúng pháp, không dao gậy, Thống trị cả thiên hạ. Đúng pháp, không dối trá[14] Chánh an lạc, dạy dân. Đúng pháp, lần lượt truyền, Khắp tất cả cơi đất. Chỗ giàu sang, nhiều của, Sanh vào chủng tộc ấy; Lúa gạo thảy tràn đầy’ Thánh tựu bảy trân bảo. Do các phước lớn ấy, Chỗ sanh đều tự tại. Chư Phật ngự thế gian, Những điều Phật ấy dạy; Biết điều này kỳ diệu, Thấy thần thông không ít. Ai biết mà không tin, Như vậy sanh trong tối. V́ vậy hăy v́ ḿnh Mong cầu đại phước hựu. Hăy cung kính Chánh pháp; Thường niệm Pháp Luật Phật.
Phật thuyết như vậy. Các Tỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết, hoan hỷ phụng hành.
___________________________________________
Chú thích
[1] Tham chiếu Pāli A.7.58 Pacala (ngủ gục), đoạn cuối.
[2] Pāli: mā bhikkhave puññānaṃ bhāyittha, sukkhass’etaṃ bhikkhave adhivacanaṃ, yad idaṃ puññaun ti, “đừng sợ phước; đồng nghĩa với lạc, đó là phước”.
[3] Hoảng dục thiên tức Quang âm thiên hay Cực quang thiên; Pāli: Ābhassara.
[4] Bạch châu lạc 白珠珞.
[5] Vu-sa-hạ tượng vương 于娑賀象王. Pāli: Uposathanāgarāja.
[6] Mao mă vương [馬+毛] 馬王. Pāli: Valāhaka-assarāja.
[7] Nhạc thanh xa 樂聲車. Pāli: Vejayanta-ratha, cỗ xe (= cung điện) Chiến thắng.
[8] Câu-xá-ḥa-đề 拘舍惒提. Pāli: Kusāvati.
[9] Chánh pháp điện 正法殿. Pāli: Dhammapāsāda.
[10] Hán dịch: gia-lăng-già-ba-ḥa-la ba-giá-tất-đa-la-na 加陵伽波惒邏波遮悉多羅那. Pāli: kadalimigapavara-pacchattharaṇa, thảm lông bằng da sơn dương cực quư.
[11] Sơ-ma y初摩衣; Pāli: khoma-pilotikā, vải lanh.
[12] Kiếp-bối y 劫貝衣. Pāli: kappāsika, vải bông (g̣n).
[13] Pāli: Muddhābhisitto khattiyo manussādhipatī, làm vua Đảnh Sanh, thuộc ḍng Sát-lợi, là bậc Nhân chủ.
[14] Như pháp bất gia uổng如法不加抂. Pāli: asāhasena dhammena, đúng theo pháp chứ không cưỡng chế.
___________________________________________
139. KINH TỨC CHỈ ĐẠO [1]
Tôi nghe như vầy:
Một thời Đức Phật du hóa tại nước Xá-vệ, trong rừng Thắng, vườn Cấp cô độc.
Bấy giờ, Đức Thế Tôn nói với các Tỳ-kheo:
“Tỳ-kheo niên thiếu vừa mới thành tựu giới hăy thường xuyên đi đến một nghĩa địa[2] mà quán sát các tướng trạng tử thi: tướng xương, tướng xám xanh, tướng rữa nát, tướng bị thú ăn, tướng bộ xương khô. Vị ấy sau khi ghi nhận kỹ những tướng trạng tử thi này rồi trở về trụ xứ của ḿnh, rửa sạch tay chân, trải ni-sư-đàn trên giường, ngồi kiết già và suy niệm về các tướng trạng này: tướng xương, tướng xám xanh, tướng rữa nát, tướng bị thú ăn, tướng những đốt xương dính liền. V́ sao vậy? Nếu Tỳ-kheo tu tập bằng các tướng trạng này sẽ đoạn trừ nhanh chóng những bệnh tham dục, sân nhuế trong tâm.”
Rồi Đức Thế Tôn nói bài tụng này:
Những niên thiếu Tỳ-kheo, Chưa đạt thành niệm trụ[3] Hăy đến băi tha ma Để trừ dâm dục ư. Để tâm không hận thù, Thương yêu cả chúng sanh, Tràn đầy khắp mọi phương. Hăy quán sát thân thể, Quán sát tướng xám xanh Và rữa nát, hư hoại; Quán sâu, quạ rỉa thân, Xương phơi bày từng đốt. Tu tập những tướng này, Rồi trở về trụ xứ, Gội rửa sạch chân tay, Trải giường ngồi ngay thẳng; Hăy quán sát như chân, Trong thân và ngoài thân, Chứa đầy đại tiểu tiện; Tim, thận, gan và phổi, Nếu khi đi tŕ b́nh[4] Đến nơi thôn ấp người, Như tướng mang giáp trụ, Hăy chánh niệm trước mắt. Nếu thấy sắc khả ái Tinh sạch, liên hệ dục; Thấy vậy quán như chân, Chánh niệm pháp luật Phật. Trong đây không xương, gân, Không thịt, cũng không máu; Không thận, tim, gan, phổi; Không đàm, giải, năo, óc, Địa đại thảy đều không; Thủy đại cũng bất thực; Hỏa đại cũng là không; Phong đại cũng chẳng thực. Nếu có cảm thọ nào, Tinh sạch liên hệ dục, Tất cả đều lắng tịnh; Quán sát bằng thật tuệ. Như vậy tinh cần hành. Thường niệm bất tịnh tưởng; Đoạn trừ dâm, nộ, si, Vô minh cũng dứt tuyệt; Hưng khởi thanh tịnh minh, Tỳ-kheo vượt khổ tế.
Phật thuyết như vậy. Các Tỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết, hoan hỷ phụng hành.
___________________________________________
Chú thích
[1] Tham chiếu Sn.(1.11) Vijiya-sutta và đối chiếu kinh số 98 trên.
[2] Tức chỉ đạo 息止道. Pāli: Sīvathikā.
[3] Nguyên Hán: ư chỉ意止. Pāli: satipaṭṭhāna.
[4] Phân vệ 分衛, phiên âm. Pāli: piṇḍapāta.
___________________________________________
140. KINH CHÍ BIÊN [1]
Tôi nghe như vầy:
Một thời Đức Phật du hóa tại nước Xá-vệ, trong rừng Thắng, vườn Cấp cô độc.
Bấy giờ, Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
“Trong sự nuôi sống, thấp kém nhất, cùng biên nhất, đó là đi khất thực. Thế gian rất húy kỵ, gọi là “đầu trọc, tay ôm b́nh bát bước đi.” Nhưng thiện nam tử ấy v́ mục đích mà chấp nhận. Lư do v́ sao? V́ nhàm tởm, ghê sợ sự sanh, già, bệnh, chết, sầu bi, khóc than, ưu khổ, áo năo; hoặc để đạt đến biên tế của toàn vẹn khối lớn đau khổ này. Các ngươi há không phải với tâm như vậy mà xuất gia học đạo chăng?”
Các Tỳ-kheo bạch rằng:
“Thật sự như vậy.”
Đức Thế Tôn lại bảo các Tỳ-kheo:
“Người ngu si kia, với tâm như vậy mà xuất gia học đạo, nhưng lại sống theo tham dục, ch́m đắm đến tận cùng, sự ô trược quấn chặt lấy tâm, ganh ghét, bất tín, lười biếng, mất chánh niệm, không chánh định, ác tuệ, tâm cuồng, rối loạn các căn, giữ giới hết sức lơ là, không tu Sa-môn, không phát triển rộng lớn.
“Cũng như người dùng mực để giặt những đồ bị mực dính dơ; lấy máu rửa máu, lấy dơ chùi dơ, lấy bẩn trừ bẩn, lấy phân trừ phân, chỉ tăng thêm ô uế mà thôi; bỏ chỗ mờ mịt để vào chỗ mờ mịt, bỏ chỗ tối tăm để vào chỗ tối tăm. Ta nói người ngu si kia giữ giới Sa-môn cũng lại như vậy, nghĩa là nó sống theo tham dục, ch́m đắm đến tận cùng, sự ô trược quấn chặt lấy tâm, ganh ghét, bất tín, lười biếng, mất chánh niệm, không chánh định, ác tuệ, tâm cuồng, rối loạn các căn, giữ giới hết sức lơ là, không tu Sa-môn, không phát triển rộng lớn.
“Cũng như đống tro tàn giữa những que củi tàn thiêu xác người trong rừng vắng. Núi rừng không cần đến nó, thôn ấp cũng không dùng đến nó. Ta nói người ngu si giữ giới Sa-môn cũng lại như vậy, nghĩa là nó sống theo tham dục, ch́m đắm đến tận cùng, sự ô trược quấn chặt lấy tâm, ganh ghét, bất tín, lười biếng, mất chánh niệm, không chánh định, ác tuệ, tâm cuồng, rối loạn các căn, giữ giới hết sức lơ là, không tu Sa-môn, không phát triển rộng lớn.”
Rồi Thế Tôn nói bài tụng:
Người ngu muội hỏng đời dục lạc, Và hư luôn mục đích Sa-môn. Đạo và tục cả hai đều mất, Như tro tàn theo ngọn lửa tàn. Như thể giữa khu rừng hoang vắng, Xác người thiêu c̣n lại tro tàn; Dù thôn ấp, núi rừng, vô dụng; Người tham mê dục vọng không hơn. Đạo và tục cả hai đều mất, Như tro tàn theo ngọn lửa tàn.
Phật thuyết như vậy. Các Tỳ-kheo ấy sau khi nghe Phật thuyết, hoan hỷ phụng hành.
___________________________________________
Chú thích
[1]Tham chiếu Pāli, It. 91. Jīvita; S. 22. 80 Piiḍo. Tham chiếu Hán, No.765 (2.32) Bản Sự Kinh, phẩm 2 kinh 32.
___________________________________________
141. KINH DỤ [1]
Tôi nghe như vầy:
Một thời Đức Phật du hóa tại nước Xá-vệ, trong rừng Thắng, vườn Cấp cô độc.
Bấy giờ, Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
“Nếu có vô lượng thiện pháp mà có thể đạt được th́ tất cả đều lấy sự không phóng dật làm căn bản, không phóng dật làm tập khởi, nhân không phóng dật mà phát sanh, không phóng dật làm đầu. Trong các thiện pháp, không phóng dật là tối đệ nhất.
“Cũng như làm ruộng, tất cả đều nhân nơi đất, y cứ trên đất, thiết lập trên đất mới làm được ruộng. Cũng vậy, nếu có vô lượng thiện pháp mà có thể đạt được th́ tất cả đều lấy sự không phóng dật làm căn bản, không phóng dật làm tập khởi, nhân không phóng dật mà phát sanh, không phóng dật làm đầu. Trong các thiện pháp, không phóng dật là tối đệ nhất.
“Cũng như hạt giống, các loại hạt giống[2], các loại thảo mộc[3], trăm giống lúa, cây thuốc được phát sanh, trưởng dưỡng, tất cả đều nhân nơi đất, y cứ trên đất, thiết lập trên đất mới được sanh trưởng. Cũng vậy, nếu có vô lượng thiện pháp mà có thể đạt được th́ tất cả đều lấy sự không phóng dật làm căn bản, không phóng dật làm tập khởi, nhân không phóng dật mà phát sanh, không phóng dật làm đầu. Trong các thiện pháp, không phóng dật là tối đệ nhất.
“Cũng như trong các căn hương[4], trầm hương[5] là tối đệ nhất. Cũng như trong các thọ hương[6], xích chiên-đàn[7] là tối đệ nhất. Cũng như trong các hoa dưới nước, hoa sen xanh là tối đệ nhất. Cũng như trong các hoa trên đất, hoa Tu-ma-na[8] là tối đệ nhất. Cũng như trong các dấu chân của loài thú, th́ tất cả đều nhập vào trong dấu chân voi; dấu chân voi gồm chứa hết là bậc nhất; dấu chân voi ấy là tối đệ nhất, v́ rất rộng, rất lớn. Cũng như thế, nếu có vô lượng thiện pháp mà có thể đạt được th́ tất cả đều lấy sự không phóng dật làm căn bản, không phóng dật làm tập khởi, nhân không phóng dật mà phát sanh, không phóng dật làm đầu. Trong các thiện pháp, không phóng dật là tối đệ nhất.
“Cũng như trong các loài thú, Sư tử vương là tối đệ nhất. Ví như khi các trận cùng đấu chiến nhau th́ yếu thệ[9] là thứ nhất. Cũng như các đ̣n tay của lầu gác, tất cả đều y cứ trên đ̣n dông[10], thiết lập trên dông, được duy tŕ bởi đ̣n dông, đ̣n dông là bậc nhất v́ duy tŕ tất cả. Cũng vậy, nếu có vô lượng thiện pháp mà có thể đạt được th́ tất cả đều lấy sự không phóng dật làm căn bản, không phóng dật làm tập khởi, nhân không phóng dật mà phát sanh, không phóng dật làm đầu. Trong các thiện pháp, không phóng dật là tối đệ nhất.
“Cũng như trong các ngọn núi, Tu di sơn vương là bậc nhất. Cũng như trong các ḍng suối, biển lớn thu nhập nước, biển lớn là bậc nhất. Cũng như trong các loại đại thân[11], A-tu-la vương là thứ nhất. Cũng như trong các loại chiêm thị[12], Ma vương là thứ nhất. Cũng như trong các loại hành dục, Đảnh sanh vương là thứ nhất. Cũng như trong các Tiểu vương, Chuyển luân vương là bậc nhất. Cũng như giữa các v́ tinh tú trong hư không, mặt trăng là bậc nhất. Cũng như trong các loại vải lụa, lụa trắng tinh là thứ nhất. Cũng như trong các loại ánh sáng, ánh sáng của trí tuệ là thứ nhất. Cũng như trong các chúng hội, chúng đệ tử của Như Lai là bậc nhất. Cũng như trong các pháp hữu vi và vô vi, ái tận, vô dục, diệt tận, Niết-bàn là bậc nhất. Cũng như trong các loài chúng sanh không chân, hai chân, bốn chân, nhiều chân; sắc, vô sắc, có tưởng, không tưởng, cho đến phi hữu tưởng, phi vô tưởng, trong đó Như Lai là bậc nhất, là tối đại, là tối thượng, là tối cao, là tối tôn, là tối diệu.
“Cũng như do ḅ mà có sữa; nhân sữa có tô; nhân tô có sanh tô; nhân sanh tô có thục tô; nhân thục tô có tô tinh; tô tinh là bậc nhất, là lớn, là trên, là tối, là thắng, là tôn, là diệu. Cũng như thế, trong các loài chúng sanh không chân, hai chân, bốn chân, nhiều chân, sắc, vô sắc, hữu tưởng, vô tưởng, cho đến phi hữu tưởng, phi vô tưởng, trong đó Như Lai là bậc nhất, là tối đại, là tối thượng, là tối cao, là tối thắng, là tối tôn, là tối diệu.”
Bấy giờ Đức Thế Tôn nói bài tụng:
Những ai mong tài vật, Tốt đẹp, tăng tiến nhiều, Khen ngợi không phóng dật Sự, vô sự, đều tỏ[13]. Những ai không phóng dật, Lợi nghĩa cả hai đời; Đời này khéo thu hoạch; Và đời sau thu hoạch. Và thu hoạch đời này Dũng mănh quán các nghĩa Kẻ trí tất giải thoát.
Phật thuyết như vậy. Các Tỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết, hoan hỷ phụng hành.
___________________________________________
Chú thích
[1] Tham chiếu Pāli S.3.2(7-8) Appamāda-sutta; S.45.140.148. Padam. Tham chiếu Hán No.99 (1239), 100 (66), No.765 (1.12) Bản Sự Kinh, Huyền Tráng dịch.
[2] Chủng tử thôn 種子村. Pāli: bījagāma, loại hạt giống; chỉ các thực vật thuộc nhóm gieo hạt.
[3] Nguyên Hán: quỷ thần thôn 鬼神村. Pāli: bhūta-gāma, chỉ các loại cây trồng, đối lập với chủng tử thôn, xem cht. trên.
[4] Căn hương 根香; hương liệu lấy từ rễ cây.
[5] Trầm hương 沈香; trong bản Pāli: kāḷānusāriya, hương chiên-đàn đen.
[6] Thọ hương 樹香; hương liệu lấy từ thân cây.
[7] Xích chiên-đàn 赤栴檀;Pāli: lohita-candana, chiên-đàn đỏ.
[8] Tu-ma-na hoa 須摩那華; Pāli: sumana, duyệt ư hoa.
[9] Yếu thệ 要誓, No.100 (66) nói: ai xông lên trước là bậc nhất.
[10] Thừa duyên lương 承椽梁, đ̣n dông. Pāli: gopānasī. No.100 (66): trong tất cả lầu các, cao-ba-na-tả (gopānasī) là tối đệ nhất.
[11] Đại thân 大身, thân h́nh to lớn đồ sộ.
[12] Chiêm thị瞻侍; bản Thánh: chiêm đặc特. Không rơ.
[13] Sự vô sự tuệ thuyết 事無事慧說.
Hết Phẩm 11
|