Thiên long bát bộ
c̣n gọi là Bát bộ long thần, v́ Thiên long đứng đầu trong 8 bộ chúng. 8 bộ là:
1- Trời, 2- Rồng, 3- Dạ-xoa. 4- Càn-thát-bà, 5- A-tu-la, 6- Ca-lâu-la, 7- Khẩn-na-la, 8- Ma-hầu-la-già.
Bây giờ giải thích từng bộ như sau:
1. TRỜI, là dịch âm của chữ Đề-bà, có 6 trời cơi Dục và các trời cơi Sắc và Vô sắc.
Pháp Hoa Luận nói: “Thanh tịnh trong sáng, tối tôn tối thắng nên gọi là trời. Đây là gọi chung các Thiên bộ cơi vui ngoài Đế Thích, Tự Tại Thiên, Tỳ sa môn thiên ra.
2. RỒNG, tiếng Phạn là Na-già, là vua của loài cầm thú dưới nước. Thân rồng ẩn hiện tự tại khắp nơi. Kinh Pháp Hoa có kể tên 8 vua rồng lớn.
3. DẠ XOA, là quỷ mạnh mẽ, quỷ bạo ác, loài quỷ có thể phi hành trên hư không.
4. CÀN-THÁT-BÀ, Tiếng Phạn là Ngạn-thát-phược, dịch thành nhiều thứ không đồng: Tầm hương, Thực hương, Khướu hương, Hương thần. V́ dùng mùi thơm làm thức ăn, tấu kỹ nhạc hầu Đế Thích, thường ở phía Nam núi Tu-di, trong hang Kim Cang, có thể phi hành trên hư không.
5. A-TU-LA, chánh âm nên đọc là A-tố-lạc, dịch là phi thiên, quả báo của họ giống như trời mà không phải trời. Đây là một loại quỷ thần, cũng dịch là không đoan chính. Đàn ông th́ xấu, đàn bà đẹp đẽ. C̣n dịch là không rượu, v́ đời trước thích rượu mà không thể tùy thuận ư ḿnh, nên giữ giới không uống rượu. A-tu-la, rất nhiều nơi gọi tắt là Tu-la.
Tu-la đời trước tuy cũng tu Ngũ giới, Thập thiện, nhưng họ có tâm ngă mạn lấn lướt người khác, niệm đố kỵ rất mạnh, sau khi chết liền thành A-tu-la, hay ganh ghét với trời Đao Lợi, nên thường hay chiến đấu, thường chịu khổ vạc đồng, kiếm kích…
Người thế tục dễ dàng nổi giận gọi là bị lửa giận Tu-la thiêu đốt, là từ đây mà ra. Tu-la không nhất đđịnh ở trên trời, loài người khắp nơi đều có Tu-la.
6. CA-LÂU-LA, là một quái điểu trong thần thoại Ấn Độ, âm tiếng Phạn là Yết-lộ-trà, dịch là Chim cánh vàng hay Diêu xí điểu, c̣n gọi là Ca-lâu-la vương, tức là vua các loài chim ở trong Đại Thiết Thọ phương bắc núi Tu-di, lông cánh màu vàng, hai đầu cánh cách nhau 336 dặm. Ngày ngày đi tuần 4 thiên hạ ở núi Tu-di, bắt rồng mà ăn. Trên đầu có đeo châu như ư, thường phun lửa mạnh, do đó c̣n có tên là Ca-lâu-la viêm.
7. KHẨN-NA-LA, chính âm tiếng Phạn là Kililmara, dịch là Nghi nhân hay Nghi thần v́ h́nh người mà trên đầu có một sừng, người trông thấy thường nghi là giống như người hay không phải người, nên có tên này, là nhạc thần của Đế Thích, hay dùng ca múa hầu hạ Đế Thích, h́nh dáng hơi giống thân người đầu ngựa, thân chim đầu người.
8. MA-HẦU-LA-GIÀ, chính âm là Mâu-trá-lạc-ca, dịch là Đại Phúc Hành hay Măng thần, là h́nh người đầu rắn.
Tám bộ trời rồng đă nói như trên. Những bộ này xưa nay đều xuất phát từ thần thoại Ấn Độ. V́ người Ấn Độ trước khi Phật ra đời, đều lấy những vị này làm đối tượng thờ phượng. Do đó, sau khi Phật thành đạo, quán căn cơ để thuyết pháp, tùy duyên nhiếp hóa, tất cả ác ma, thần, quỷ, tướng trời v.v… trong Phật giáo đều dung nhiếp hết, để ban cho họ cơ hội tiến vào đại đạo chân chính.
Câu NHÂN PHI NHÂN ĐẲNG là gọi chung 8 chúng này. Trong 8 bộ chúng, có chúng giống người mà lại không phải là người như Khẩn-na-la, Ma-hầu-la-già. Có chúng hoàn toàn không phải người như rồng… do đó nói “Người và không phải người v.v…
|