Trang Chủ      Hình ảnh      Kinh điển      Thần Chú      Liên lạc
 
Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh
Quyển 48
Chư Tôn Bộ số 2005
Số 2012B - Trang 384

Uyển Lăng Truyền Tâm
Thiền Sư Hoàng Bá
(Đoạn này chép lúc Thiền Sư ở đất Uyển Lăng)

Tướng Quốc Bùi Hưu hỏi Thiền Sư Hy Vận: Trong núi có gần trăm người, người nào được pháp của Ḥa Thượng?

Thiền Sư Hy Vận đáp: Người được pháp không lường hết số! V́ sao? V́ đạo tại tâm ngộ, đâu do lời nói. Ngôn ngữ chỉ để dạy cho người mới học mà thôi.

Hỏi: Thế nào là Phật?

Đáp: Chính tâm là Phật, không tâm là Đạo, chỉ cần không sanh tâm động niệm có, không, dài, ngắn, kia, đây, năng, sở. V́ tâm vốn là Phật, Phật vốn là tâm, tâm như hư không. Do đó, chơn pháp thân Phật cũng như hư không, không cần t́m cầu, có cầu là có khổ. V́ thế, người thực hiện sáu độ muôn hạnh, được quả giác ngộ cũng không phải là cứu kính. V́ sao? V́ thuộc nhơn duyên tạo tác, nhơn duyên nếu hết, đều trở về vô thường. Do đó, báo thân và hóa thân không phải là Phật thiệt, cũng không phải là thuyết pháp. Chỉ biết tự tâm không người, không ta, vốn xưa nay là Phật.

Hỏi: Thánh nhơn vô tâm chính là Phật, phàm phu vô tâm đâu khỏi trầm không tịch?

Đáp: Pháp không phàm thánh, cũng không trầm tịch. Pháp vốn không có, đừng cho là không thấy, pháp vốn có, đừng cho là có thấy. Cái thấy có và không, đều là t́nh kiến, giống như ảo thuật, v́ thế Cổ Đức dạy: Thấy nghe như ảo thuật, tri giác là của chúng sanh. Trong Tông môn ta, chỉ luận dứt động cơ, quên thấy. V́ thế, quên động cơ (tạo nghiệp) th́ Phật Đạo thạnh, c̣n phân biệt th́ quân ma nổi dậy.

Hỏi: Tâm ta xưa nay vốn là Phật, vậy có cần tu sáu độ muôn hạnh chăng?

Đáp: Ngộ ở trong ḷng, không quan hệ ǵ sáu độ muôn hạnh. Sáu độ muôn hạnh là phương tiện hóa đạo để tiếp vật độ người, dù cho Bồ Đề, chơn như, thật tế, giải thoát, pháp thân, cho đến mười địa, bốn quả thánh, đó cũng là phương tiện hóa độ thôi, không quan hệ ǵ đến tâm Phật. Tâm chính là Phật, v́ thế, trong tất cả các phương pháp hóa độ, tâm Phật là thứ nhất. Chỉ v́ không có các tâm sanh tử phiền năo, nên không cần dùng các pháp giác ngộ. Sở dĩ nói: Phật nói tất cả pháp v́ độ tất cả tâm ta. Ta không có tất cả tâm, cần ǵ dùng tất cả pháp. Từ Phật đến Tổ đều không luận việc ǵ khác, chỉ luận nhất tâm, cũng gọi là nhất thừa. V́ thế, lẽ thật ở mười phương không có thừa ǵ khác, ở đó không có cành lá, chỉ có gốc chắc. Ư này khó tin. Đức Đạt Ma đến cơi này, chỉ có Đại sư Huệ Khả thầm tin tự tâm, sau lời t́m tâm liền hội, chính tâm ḿnh là Phật. Thân và tâm đều không, gọi là Đại Đạo. Đại Đạo xưa nay vốn b́nh đẳng, do đó, thâm tín mọi loài đồng một chơn tánh, tâm tánh không khác, tức tánh tức tâm, tâm không khác tánh, gọi đó là Tổ. Nên nói: "Khi nhận được tâm tánh, có thể nói là không thể nghĩ bàn."

Hỏi: Phật độ chúng sanh chăng?

Đáp: Thật không có chúng sanh nào Như Lai độ. Chính ta c̣n không thể được, huống chi không phải ta làm sao có thể được. Phật và chúng sanh đều không có thể được.

Hỏi: Phật hiện có 32 tướng và độ chúng sanh, sao lại nói không?

Đáp: Phàm có tướng đều là hư vọng, nếu thấy các tướng mà không phải tướng, tức thấy Như lai. Phật và chúng sanh, tất cả đều là vọng kiến của ông tạo ra, chỉ v́ không biết bổn tâm, nên lạm phát ra kiến giải. Vừa tạo ra kiến giải về Phật, là bị Phật chướng ngại. Tạo ra kiến giải về chúng sanh, là bị chúng sanh chướng. Những kiến giải về làm ra thánh, làm ra phàm, làm ra tịnh, làm ra uế, đều trở thành chướng ngại. V́ chướng tâm ḿnh, rốt cuộc bị luân chuyển, như vượn buông bắt, không có ngày hết. Các vị muốn học theo Tông này, cần phải không có học, không phàm, không thánh, không tịnh, không uế, không nhỏ, không lớn, không có, không không, vô lậu, vô vi. Trong tâm được như thế, mới trang nghiêm, nếu các ông học được ba thừa, mười hai phần giáo, tất cả kiến giải, đều ném hết. Chỉ để một cái gường gẩy để nằm, trong ḷng không khởi ra các chấp, không có một pháp có thể được, không bị pháp chướng, thoát hết cảnh giới phàm thánh và ba cơi, mới gọi là Phật xuất thế. Sở dỉ nói: Cúi đầu như hư không, không có chỗ nương, là vượt qua hàng ngoại đạo. Tâm đă không khác, pháp cũng không khác, tâm đă vô vi, pháp cũng vô vi, muôn pháp đều do tâm biến. Sở dĩ tâm ta không, nên các pháp cũng không. Muôn phẩm muôn loại đều bằng nhau, tất cả thế giới không trong thập phương đồng một tâm thể. Chỉ v́ ông có kiến giải không đồng, nên có chỗ sai biệt, như chư thiên cùng nhận đồ ăn quư báu, nhưng tùy theo phước đức mà màu sắc cơm có sai khác. Chư Phật trong mười phương không có một pháp ǵ có thể được gọi là A nậu đa la tam miệu tam bồ đề. Chỉ v́ nhất tâm thật không có tướng ǵ khác, cũng không có màu sắc, cũng không hơn thua, không có ǵ thù thắng, nên không có tướng Phật, không kém nên không có tướng chúng sanh,

Hỏi: Nếu nói tâm đă không tướng, đâu được hoàn toàn không có ba mươi hai tướng, tám mươi cách đẹp, hóa độ chúng sanh?

Đáp: Ba mươi hai tướng thuộc về tướng. Phàm cái ǵ có tướng đều là hư vọng, tám mươi vẻ đẹp thuộc sắc. "Nếu lấy sắc mà thấy ta, người ấy làm theo đạo tà, không thể thấy được đức Như Lai".

Hỏi: Phật tánh và chúng sanh tánh có cái ǵ đồng, cái ǵ sai khác?

Đáp: Tánh không có đồng và khác, nếu nói về giáo pháp Ba thừa là nói có Phật tánh, có chúng sanh tánh, chạy theo nhơn quả của Ba thừa, th́ có chỗ đồng và có chỗ khác. Nếu nói về Phật thừa và chỗ Tổ Sư truyền nhau, tức không nói như thế được, chỉ có một tâm không đồng, không khác, không nhơn, không quả. Nên Tổ sư nói: Chỉ nói một nhất thừa, không hai cũng không ba, ngoài ra Phật v́ phương tiện mà nói thôi.

Hỏi: Trong kinh nói Bồ tát vô biên thân, v́ sao không thấy được đảnh tướng của Như Lai?

Đáp: Thật không thể thấy được. V́ sao? V́ Bồ tát vô biên thân chính là Như lai, nên không thể thấy, chỉ v́ trong giáo pháp Phật dạy: Không chấp Phật nên không lạc bên Phật, không chấp chúng sanh nên không lạc bên chúng sanh, không chấp hữu nên không lạc bên hữu, không chấp vô nên không lạc bên vô, không chấp phàm nên không lạc bên phàm, không chấp thánh nên không lạc bên thánh. Chỉ không có các thứ chấp là vô biên thân. Nếu có chỗ chấp, gọi là ngoại đạo. Người ngoại đạo ưa thích các chấp, Bồ tát ở trong các chấp không động. Như lai là các pháp đúng như nghĩa của nó. V́ thế nói: Di Lặc cũng như, các thần thánh cũng như, như là không sanh, như là không diệt, như là không thấy, như là không nghe, như lai đảnh là chỗ viên kiến (cái thấy tṛn sáng), nhưng cũng không có viên kiến, nên không lạc vào bên viên (tṛn sáng). Sở dĩ thân Phật vô vi, không lạc vào các số. Có thể tạm lấy hư không làm thí dụ: Cái thấy tṛn sáng đồng với thái hư không thiếu, không dư. Trong ấy không có một vật ǵ, đừng cố gắng thêm cho nó một cảnh, chấp trước trở thành thức. V́ thế, nên có câu: Viên thành ch́m biển thức - Trôi nổi khắp tây đông. Cứ nói tôi biết, tôi lọc được, tôi khế ngộ, tôi giải thoát, tôi có đạo lư, nếu chỗ mạnh được như ư, chỗ yếu không được như ư, những thứ kiến giải đối đăi ấy dùng để làm ǵ? Ta nói với ông, ông đừng dụng tâm suy nghĩ chấp trước, v́ chấp trong, chấp ngoài đều lầm, Phật đạo và ma đạo đều xấu. Văn Thù tượng trưng cho Thật trí, Phổ Hiền tượng trưng cho Quyền trí. Quyền thật chỉ là đối trị, cứu kính không có quyền và thật. Chỉ c̣n có nhất tâm. Tâm vốn không có Phật và chúng sanh và không có cả cái thấy sai khác. Tạm có chấp Phật liền có chấp chúng sanh, chấp có, chấp không, chấp thường, chấp đoạn, trở thành hai núi Thiết vi, chỉ v́ bị chấp làm chướng ngại.

Tổ sư chỉ thẳng bổn tâm cho tất cả chúng sanh, bản thể của nó vốn là Phật, không nhờ tu mà thành, không có tầng bậc, không có tối sáng. Không phải là sáng nên không có ánh sáng, không phải là tối nên không có bóng tối, v́ thế không có vô minh, cũng không hết vô minh. Muốn vào tông môn ta, cần phải có ư như thế. Thấy được danh tự gọi là pháp, thấy được pháp gọi đó là Phật, Phật pháp đều không gọi là Tăng. Được làm vị Tăng vô vi cũng gọi là Nhất thể Tam bảo. Phàm người cầu pháp, không chấp Phật để cầu, không chấp pháp để cầu, không chấp chứng để cầu, nên không có chỗ cầu. Không chấp Phật cầu nên không Phật, không chấp pháp cầu nên không pháp, không chấp chứng cầu nên không tăng.

Hỏi: Nay thấy Ḥa Thượng nói pháp, sao nói rằng không tăng cũng không pháp?

Đáp: Nếu ông chấp rằng có pháp để nói, tức là lấy âm thinh t́m ta, nếu chấp có ta là có nơi chốn, pháp cũng không pháp, pháp tức là tâm. Sở dĩ Tổ sư nói: Khi phó chúc tâm pháp này, mỗi pháp đâu từng là pháp, không pháp không bổn tâm, mới hiểu được mỗi tâm là pháp. Thiệt không một pháp có thể được gọi là tọa đạo tràng. Đạo tràng là triệt để không khởi ra các chấp. Ngộ các pháp gốc nó vốn không, gọi là Không Như lai tàng. Xưa nay không một vật, chỗ nào có bụi bặm. Nếu nói đúng ư ấy, tự do không thể bàn.

Hỏi: Xưa nay không một vật, không vật có đúng chăng?

Đáp: Không cũng không đúng, Bồ đề không có chỗ nơi, cũng không phải là không có tri giải.

Hỏi: Người nào là Phật?

Đáp: Tâm ông là Phật, Phật chính là tâm, tâm và Phật không khác, nên nói tâm ấy là Phật. Nếu ĺa tâm ấy, không có Phật khác.

Hỏi: Nếu tâm ḿnh là Phật, th́ ư chỉ Tổ sư từ Ấn Độ sang làm sao truyền thọ?

Đáp: Ư chỉ Tổ sư từ Ấn Độ sang chỉ truyền tâm Phật, chỉ thẳng tâm ta xưa nay là Phật, mỗi tâm không sai khác nên gọi là Tổ, nếu sau lời nói đó mà hiểu được bản ư, tức vượt qua các địa vị của Ba thừa, tâm xưa nay là Phật, không cần tu hành mới thành.

Hỏi: Nếu như thế mười phương chư Phật ra đời dạy những pháp ǵ?

Đáp: Mười phương chư Phật ra đời, đều nói có một tâm pháp. Sở dĩ Phật mật phú cho ngài Đại Ca Diếp thể của tâm pháp này, khắp hư không pháp giới, gọi là lư luận chư Phật, pháp ấy không phải ở trên câu nói mà có thể hiểu được nó, cũng không phải ở trong một cơ, một cảnh mà có thể thấy được nó. Ư này chỉ có thầm hiểu được, pháp môn ấy gọi là vô vi pháp môn, nếu muốn hiểu được, cần biết Vô Tâm. Ngộ liền là được, nếu dụng tâm t́m học, liền bị xa ĺa. Nếu không tâm tách rời tất cả những tâm thủ xă, vô tâm mới có phần học đạo.

Hỏi: Như nay hiện có các thứ vọng niệm, v́ sao gọi rằng không?

Đáp: Vọng vốn không thực thể, nó từ tâm ông khởi ra, nếu biết tâm ḿnh là Phật, tâm vốn không có vọng, đâu nên khởi tâm lại nhận thêm vọng. Ông nếu không sanh tâm vọng niệm, tự nhiên không vọng. V́ thế nói: "Tâm sanh th́ các pháp sanh, tâm diệt th́ các pháp diệt".

Hỏi: Khi vọng niệm khởi, Phật ở chỗ nào?

Đáp: Khi ông biết (giác) vọng khởi, biết (giác) chính là Phật, trong ấy, nếu không có vọng niệm, Phật cũng không. V́ sao vậy? V́ ông khởi tâm chấp Phật, gọi là có Phật có thể thành, khởi tâm chấp chúng sanh, gọi là chúng sanh có thể độ. Khởi tâm động niệm, đó là chỗ chấp của ông, nếu không có tất cả chấp, Phật đâu có chỗ nơi. Như Văn Thù vừa khởi cái chấp Phật, liền bị chê là hướng vào hai núi Thiết vi.

Hỏi: Khi ngộ rồi, Phật ở chỗ nào?

Đáp: Câu hỏi từ đâu đến? Giác từ chỗ nào khởi? Nói, nín, động, tịnh, tất cả âm thanh, sắc tướng đều là Phật sự, c̣n chỗ nào để t́m Phật. Không thể đầu lại thêm đầu, sừng lại thêm sừng. Chỉ đừng sanh cái thấy ǵ khác th́ núi là núi, nước là nước, Tăng là Tăng, tục là tục, núi sông, đất liền, mặt trời, mặt trăng, tinh tú đều không ngoài tâm ông. Ba ngàn thế giới đều từ trong tâm ông. Có chỗ nào cho ra nhiều việc. Ngoài tâm không có pháp, đầy mắt núi xanh, hư không, thế giới sờ sờ trước mắt, không cho ông có chút nào để lập thành kiến giải. Do đó, tất cả âm thinh, sắc tướng đều là mắt huệ của Phật. Pháp không tự nó mà khởi, y theo cảnh mà sanh, v́ vật mà làm, sao gọi là nhiều trí. Suốt ngày nói mà như chưa từng nói, suốt ngày nghe mà như chưa từng nghe. V́ thế, đức Thích Ca Thế Tôn suốt 49 năm nói pháp như chưa từng nói một chữ.

Hỏi: Nếu nói như thế chỗ nào là Bồ đề?

Đáp: Bồ đề không có nơi chỗ, Phật cũng không chứng Bồ đề, chúng sanh cũng không mất Bồ đề. Bồ đề không thể dùng thân được, không thể dùng tâm cầu, tất cả chúng sanh đều có tướng Bồ đề.

Hỏi: Làm sao phát tâm Bồ đề?

Đáp: Bồ đề không có chỗ được, vậy ông nên phát tâm không có chỗ được, quyết định không được một pháp là tâm Bồ đề. Bồ đề không có chỗ nơi nên không thể gọi là được. Nên trong kinh Phật nói: "Ta ở nơi Phật Nhiên Đăng, không có một chút pháp nào có thể được. Phật Nhiên Đăng liền thọ kư cho ta." Từ đó, chúng ta thấy rơ tất cả chúng sanh vốn có sẳn Bồ đề, không nên muốn được Bồ đề. Ông nay nghe nói phát tâm Bồ đề, liền đem tâm học để làm Phật, chỉ nương theo việc làm Phật cũng phải trải qua tu ba a tăng kỳ kiếp cũng chỉ được hóa Phật, cùng với bản nguyên chơn tánh của Phật đâu có liên hệ ǵ. Nên Kinh nói: Chạy theo bên ngoài mà t́m Phật có tướng, cùng ông chẳng giống nhau.

Hỏi: Vốn đă là Phật, tại sao lại có bốn loài các thứ h́nh tướng chẳng đồng?

Đáp: Thể chư Phật tṛn sáng, không có thêm bớt, vào trong sáu nẽo, mỗi chỗ đều tṛn, sanh trong muôn loài, mỗi loại đều là Phật, như một bát thủy ngân chia ra làm nhiều mảnh, mỗi mảnh đều tṛn, nếu khi chưa chia ra chỉ là một khối. Đó một là tất cả, tất cả là một, các thứ h́nh tướng cũng như nhà cửa, bỏ chuồng lừa vào nhà người, bỏ thân người đến thân trời, cho đến nhà Thinh văn, Duyên giác, Bồ tát, Phật đều tùy theo ông muốn lấy hay bỏ, nhà có khác, nhưng tánh bản nguyên nào có khác ǵ?

Hỏi: Chư Phật v́ sao lại làm hạnh đại từ bi v́ chúng sanh thuyết pháp?

Đáp: Từ bi của Phật là vô duyên từ, nên gọi là đại từ bi. Từ là không thấy có Phật để thành, bi là không thấy có chúng sanh để độ, người nói pháp không nói và không chỉ, kẻ nghe pháp cũng không nghe và không được. V́ thế, thầy ảo thuật v́ người ảo thuật mà nói pháp. Nếu pháp ấy nói v́ tôi từ thiện tri thức nói mà lănh hội được, ngộ được cái đó là từ bi, nếu ông v́ khởi tâm động niệm, học được kiến giải của người khác, mà không phải tự ngộ bản tâm ông, rốt ráo không có ích lợi.

Hỏi: Sao gọi là tinh tấn?

Đáp: Thân và tâm không khởi vọng tưởng, gọi là đại tinh tấn. Vừa khởi tâm hướng bên ngoài t́m, gọi là Vua Ca Lợi thích đi săn. Tâm không chạy ra ngoài, chính là ông Tiên nhẫn nhục đă đáp với vua Ca-Lợi: thân tâm đều không bằng ḷng cho vua Ca Lợi lấy đầu. Đó chính là Phật đạo.

Hỏi: Nếu vô tâm mà làm, có được đạo không?

Đáp: Vô tâm là làm đúng theo đạo, cần ǵ nói được cùng không được. Như khởi lên một niệm, đó là cảnh, nếu không một niệm, lúc ấy cảnh mất, tâm tự diệt, nên không thể t́m cầu.

Hỏi: Làm sao ra khỏi ba cơi?

Đáp: Lành dữ đừng lo nghĩ, lúc ấy là ra khỏi ba cơi. Như lai ra đời v́ phá ba cái có (Thân, Phật, vật). Nếu không có tất cả tâm, th́ tam giới không có, như một hạt bụi chẻ làm trăm phần, chín mươi chín phần là không, một phần là có. Đại thừa th́ trăm phần đều không, mới gọi là ra khỏi.

Một hôm, Tổ thượng đường dạy: Tâm này là Phật. trên đến chư Phật, dưới đến ḅ bay mái cựa, đều có Phật tánh, cùng thể nhất tâm như nhau. Sở dĩ Tổ Đạt Ma từ Ấn Độ sang, chỉ truyền pháp nhất tâm, chỉ thẳng tất cả chúng sanh xưa nay vốn là Phật, không cần phải tu hành, chỉ biết được tự tâm, thấy được tự tánh, đừng t́m cầu cái ǵ khác. Làm sao biết được tự tâm? Nay có lời nói, đó chính là tâm ông, nếu không có ngôn ngữ, làm sao biết được tác dụng của tâm thể. Tâm thể giống như hư không, không có tướng mạo, cũng không chỗ nơi, nhưng cũng không phải hoàn toàn không có và cũng không phải hoàn toàn không thể thấy được. Nên Tổ sư dạy: "Chơn tánh dấu trong tâm địa, không đầu cũng không đuôi, ứng duyên mà hóa ra vật, phương tiện gọi là trí." Lúc không ứng với duyên, cũng không thể nói có hay không. Lúc ứng duyên cũng không có dấu vết. Đă biết như thế, chỉ cần không nương gá có và không, là đi con đường chư Phật.

Kinh dạy: "Nên không có chỗ trụ mà sanh tâm ấy". Tất cả chúng sanh luân hồi sanh tử, v́ ư duyên chạy theo làm tâm ở nơi sáu nẽo luân hồi không dừng, nên nhận các thứ khổ. Kinh Tịnh Danh nói: "Cái khó giáo hóa nhất của con người là tâm như vượn chuyền cây". V́ vậy, nên dùng nhiều phương pháp chế ngự tâm, dần dần mới điều phục, v́ tâm sanh th́ các pháp sanh, tâm diệt th́ các pháp diệt. Nên biết, tất cả pháp đều do tâm tạo. Cho đến, người, trời, tu la, địa ngục, ba nẽo, sáu đường đều do tâm tạo. Ngày nay, chỉ cần học vô tâm, mau dứt các duyên, đừng sanh vọng tưởng phân biệt, không người, không ta, không tham, giận, ghét, thương, không hơn thua, chỉ cần trừ hết các thứ vọng tưởng, tánh tự nó xưa nay vẫn thanh tịnh. Chính là tu hành Phật pháp Bồ đề. Nếu không hiểu ư này, dù có học rộng, cần khổ tu hành, áo cỏ, ăn cây, không biết tự tâm, đều gọi là tà hạnh. Dù hết làm thiên ma, ngoại đạo, các thần thủy lục, nào có ích ǵ ? Chí Công dạy: Bản thể là của tự tâm, đâu có thể t́m được trong văn tự. Như nay chỉ biết tự tâm, dứt hết tư duy, vọng tưởng trần lao tự nhiên chẳng sanh. Kinh Tịnh Danh nói: Chỉ để một cái giường yên ổn mà nằm, tâm không khởi, như nay nằm nghỉ, dứt hết phang duyên, vọng tưởng khô diệt, đó chính là Bồ đề. Như nay trong tâm phân vân chẳng định, dù rằng học đến Ba thừa, bốn quả, các vị, mười địa, dù ngồi trong ḍng thánh, các hạnh đều trở về vô thường, thế lực đều có kỳ hạn chấm dứt, cũng như tên bắn hư không, hết sức rồi rớt xuống, cuối cùng cũng trở về sanh tử luân hồi. Người tu hành không hiểu ư Phật, lay động tu hành, đâu không phải là lầm lớn sao?

Chí Công dạy: Chưa gặp vị minh sư xuất thế, uổng công uống thuốc pháp đại thừa. Như nay, trong tất cả thời đi đứng nằm ngồi chỉ học vô tâm cùng không phân biệt, cũng không nương cậy, cũng không trụ trước. Suốt ngày lồng lộng không trước cảnh, giống như người ngu. Mọi người không biết ta, ta cũng không cần người biết hay không biết, tâm như ḥn đá tṛn, không chút dính mắc, tất cả pháp đều không vào tâm, không hề chấp trước. Có được như thế, mới có ít phần tương ưng. Thấu được cảnh lỗi lầm tam giới gọi là Phật ra đời. Tâm không c̣n lậu, gọi là trí vô lậu. Không làm nghiệp trời người, không tạo nghiệp địa ngục, không khởi tất cả tâm, các duyên dứt hẳn không sanh, chính lúc ấy là người tự do cả thân và tâm. Không phải chỉ có một bề không sanh, chỉ tùy ư ḿnh mà sanh. Kinh dạy: "Bồ Tát chỉ cố ư sanh ra thân, độ chúng sanh. Nếu người chưa hiểu vô tâm, trước tướng mà thực hành, đều thành nghiệp ma, cho đến kiến tạo tịnh độ, làm các Phật sự đều thành nghiệp, nên gọi là Phật chướng và chướng luôn cả tâm ḿnh, bị nhơn quả trói buộc không có được phần tự do.

Sở dĩ các pháp Bồ đề đều không thật có, lời nói Như Lai cốt để trị bệnh cho người, như lấy lá vàng nói dối với trẻ con là vàng thật để nó nín khóc, nên thực không có pháp gọi là vô thượng chánh đẳng chánh giác. Như người hiểu lư này, đâu cần chấp khư khư một bề, chỉ cần theo duyên để làm tan nghiệp cũ và đừng tạo họa sau, tâm lư ấy thực rơ ràng. V́ thế, trước đây có kiến giải ǵ, phải sớm rời bỏ. Kinh Tịnh Danh nói: Trừ bỏ tất cả cái có. Pháp Hoa nói: Trong hai mươi năm thường dạy hốt phân. Sở dĩ tạng tánh Như lai vốn không tịch, đều không thể dừng tại ở một pháp. Nên kinh nói: Các quốc độ chư Phật lại cũng đều không, nếu nói đạo Phật do tu học mà được, người có kiến giải như thế, toàn không có giao thiệp ǵ! Hoặc làm một cơ, một cảnh, nhướng mày, liếc mắt, chỉ đối tương đương, liền nói khế hợp với đạo, được chứng ngộ thiền lư. Bổng có người không hiểu liền nói, họ tưởng rằng ḿnh được đạo lư, trong ḷng sanh vui mừng, nếu có người hiểu, bị họ chiết phục, cảm thấy không bằng người, sanh ḷng buồn bực, người có tâm ư như thế, đem học thiền nào có quan hệ ǵ? Dù chúng ta có học được pháp, đối với Thiền đạo, vẫn không quan hệ. V́ thế, Tổ Đạt Ma quay mặt vào vách chín năm, đều ngầm ư chỉ cho mọi người đừng chấp trước. Nên Cổ Đức nói: Vọng động là Phật đạo, phân biệt là cảnh ma.Tánh ấy, dù ta lúc mê cũng không mất, khi ngộ cũng không được. Tự tánh thiên chơn vốn không có mê ngộ, hư không khắp mười phương thế giới gốc là tâm thể của chúng ta. Dù có động dụng tạo tác, cắt xén hư không, hư không xưa nay không lớn nhỏ, vô lậu, vô vi, không mê, không ngộ, thấy rơ ràng không có một vật, cũng không người và không Phật, tuyệt không có măy may h́nh tướng, không có chỗ nương đỗ một mạch lưu thông, trong sạch là tự tánh, chỗ vô sanh pháp nhẫn, không thể nghĩ bàn. Ông Phật thật không miệng có thể nói pháp, chỗ nghe chơn thật không thuộc vào tai, nào ai nghe được.

Trân trọng.

Tụng rằng:

Thoát khỏi trần lao việc chẳng thường.

Nắm chặt đầu dây, giữ lập trường

Không phải một phen sương lạnh buốt

Hoa mai đâu tỏa nực mùi hương.


 

 
Trang Chủ      Hình ảnh      Kinh điển      Thần Chú      Liên lạc
 

google-site-verification=Iz-GZ95MYH-GJvh3OcJbtL1jFXP5nYmuItnb9Q24Bk0